Người Về - Quỳnh Dao

Truyện tình mùi mẫn, truyện ma kinh rợn hay các thể loại khác. Xin mời vào.

Moderators: Mười Đậu, SongNam, A Mít

Re: Người Về - Quỳnh Dao

Postby tuvi » 16 Sep 2019

Chương 31

Chiếc phản lực cơ bay vào không phận Ðài Bắc, lượn vòng rồi từ từ đáp xuống phi đạo Tùng Sơn.

Từ trong phi cơ bước ra, Thanh Thanh tự nghĩ mà không khỏi buồn cườị Mới vừa rởi khỏi nơi này, chưa đầy hai mươi bốn giờ sau, lại trở lạị Thật là một trò đùa giỡn vô vị. Vừa xuống thang vừa nhìn xuống chỗ đám đông ra đón người thân, nàng thấy phi cảng vẫn nhộn nhịp tưng bừng như hôm qua vậỵ

Biết mình hôm nay có ai tới đón, nàng thoăn thoắt tiến vào phòng kiểm soát, bước đi tuy hơi lẹ, nhưng phong độ vẫn mười phần khải ái, yêu kiềụ Bởi không có hành lý, trong “sắc” lại đầy đủ giấy tờ, nên nàng là người được kiểm soát mau nhất, và bước ra ngoài trước tiên. Nhưng vừa rời cửa phòng kiểm soát mươi bước, nàng đã nghe một tiếng chào nửa vui mừng, nửa sửng sốt:

- Thưa cô ạ! Cô đã về ạ!

Thì ra ông quản lý Ngô Lộc Tuyền của hãng trà Chính Phương. Trông thấy nàng, ông rảo bước như chạy tới đón, vừa nói tiếp, vừa thở:

- Cô thứ lỗi cho, tôi đến đón hơi chậm. Vì đợi mãi mới được công ty hàng không cho biết danh sách “hành khách đến” trước hết tôi phải bảo Lệ Quyên lập tức lên lầu, báo cho bà hay, rồi mới ra đường gọi tắc xi, lên đây đón cộ

- Cảm ơn ông.

Nàng không khỏi đỏ mặt vì ngượng ngập. nàng vừa đi vừa hỏi:

- Thế nào.. Bà chủ vẫn khỏe khoắn, không có sao chứ..?

- Thưa cô, sáng nay bà đã uống nước thuốc, và buổi trưa thì ngủ được một giấc yên ổn rồi

ông đưa tay mở cửa tắc xi, ân cần mời nàng vào ngồi băng sau, rồi ông mới mở cửa trước, vào ngồi bên tài xế.

Xe bắt đầu chạy, nàng hỏi về tin tức của Quốc Hùng. ông Tuyền cho hay: ông đi với bà Phương tìm hắn qua nhà các bạn học của hắn. Khi vào trường, thì gặp được Lý Khoan Văn, Văn cho hay: Quốc Hùng đã đi Cao hùng rồi . Trước khi ra đi, Hùng tới gặp Văn, rồi nói cho biết ý định du hành một vòng quanh đảo Đài Loan. Nhưng mang số tiến năm mươi ngàn trong mình đi xa, sợ xảy ra chuyện bất trắc, nên hắn gởi lại Văn bốn mươi lăm ngàn đồng, nhờ gởi vào nhà băng để dành.

Và mỗi khi hắn thiếu tiền chi dùng, đánh điện về, thì Văn gửi tiếp cho hắn một ít. Bấy giờ bà Phương đến tìm Quốc Hùng, Lý Khoan Văn mới biết là hắn trốn nhà ra đị Văn liền trao hết số bốn mươi lăm ngàn đồng cho bà Phương, và hứa rằng:

- Hễ khi nào anh Hùng trở lại đây, cháu sẽ giữ riết lại, một mặt gọi điện thoại báo tin cho Bác.

Lý Khoan Văn? ... Thanh Thanh nhớ ra chàng sinh viên cao cao, đeo kính trắng mà Quốc Hùng giới thiệu với nàng, vào khi hôm nàng làm bài thi xong, từ trong trường bước ra ...

Thế là nàng như trút được hòn đá, đeo nặng ở tim: bà Phương chưa đến nỗi phát điên cuồng, lâm bệnh nặng. Tin tức về Quốc Hùng cũng đã có rồi. Trông ra nhà những nhà cửa cây cối chạy vùn vụt hai bên đường. Thanh Thanh thở một hơi dài, nhẹ nhõm ...

Bước chân vào hãng trà Chính Phương, nàng dư biết hàng chục cặp mắt của công nhân đều soi rọi vào mình, nên không hề liếc ngang, rảo bước tiến vào nhà trong.

Lệ Quyên đứng ở đầu cầu thang lên lầu, vừa thoáng trông thấy nàng, đã kêu gọi bằng giọng thân mến vui mừng, và chạy xuống lưng chừng cầu thang đón nàng. Nàng không khỏi ngượng ngập khi nghĩ lại hành động hôm qua, nên khẽ kêu lên một tiếng “em” và toan nói gì với cô sen ... nhưng rồi lại thôị

Vào đền phòng chính, Thanh Thanh không khỏi ngây người trước cảnh tượng bất ngờ: Bà Phương nằm ngửa, đầu kê cao trên cái gối xếp bốn tầng, mái tóc hoa râm như bạc thêm mấy phần và buông xõa tơi tả hai bên gốị Thân thể bà như thê liệt, mềm nhũn, không còn sức cử động. Một bàn tay xương xương, trắng xanh nhợt, buông thõng ở cạnh giường. Chỉ có chiếc nhẫn hột xoàn ở ngón tay áp út là còn y nguyên mầu sắc cũ ...

Lòng nàng chợt tê tái, chân bước vội lập chập, những mong bà thức dậy, để nàng nắm tay bà, bà ôm gọn nàng vào lòng như “ôm” con thơ ... Do đó, ánh mắt nàng tuy có chạm phải một đôi mắt khác thường mà nàng không để ý nhìn thêm: đó là đôi mắt hơi khác lạ của Uyển Hoa! Lúc ấy Uyển Hoa đang ngồi dưới chân giường mẹ. Thấy Thanh Thanh bước vào, cô gái nở nụ cười ngượng ngập, sắc mặt hơi đỏ lên, và cô vội vàng đứng dậy như để tỏ dáng chào đón thân mật.

Thật vậy, thái độ Uyển Hoa đã đổi khác, và ánh mắt cô không còn vẻ kỳ thị ghen ghét đối phó, dè chừng như trước nữa . Lâm Thanh Thanh không kịp nhận ra... Nàng chỉ còn trông thấy bà Phương. Nàng ghé đến bên giường, hai tay đỡ lấy bàn tay mềm nhũn của bà, nhè nhẹ nâng lên, đặt trên giường, miệng ấp úng khẽ kêu:

- Bác ơi! Bác thức hay ngủ? Cháu đã về đây, bác!

Nghe rõ tiếng nàng gọi, bà kêu lên ú ớ ... rồi mở mắt nhìn chòng chọc vào mặt nàng:

- Ờ ... ờ ... Thật rồi..! Con đã về, Thanh con! ...

Nàng gượng nụ cười, cầm bàn tay bà, áp lên má mình thân thiết nói:

- Dạ ... vâng ... con đã về với bác đâỵ

Ðột nhiên bà Phương chống tay ngồi bật dậy, như đón Hỉ thần vừa từ trên trời rơi xuống! Rồi mắt bà sáng rực lên, hai tay ôm choàng lấy nàng, ôm gọn vào người , Bà lắp bắp nói như giọng ngọng nghịu:

- A! Thanh! Thanh Thanh! Tốt lắm ... con về với ta rồị Con nghe lời ta rồi

ôm nàng một lát, bà lại đẩy nàng ra khỏi ngực, đưa tay nâng cằm cho mặt nàng ngửng lên mà hỏi:

- Từ nay con sẽ không đi lang thang nữa chứ? Ðừng như thế nữa nhé! Ðừng rời ta nửa bước nào nữa, nghe con! Con vâng lời ta chứ? Con không rời ta nữa chứ?

Lòng Thanh Thanh vô cùng cảm động nhưng nàng phải nén, không dám tỏ lộ cử chi quá thân yêu trìu mến với bà, vì còn có Uyển Hoa ngồi đó, nàng sợ cô gái lại sinh lòng ghen. Do đó, đáp lại mỗi lời nói của bà, nàng chỉ biết gật đầu, và những giọt lệ ứa ra từ lúc nào, cứ tiếp tục rơi xuống lã chã ...

Nhưng bà Phương chưa hài lòng. Bà cứ thúc giục:

- Con nói đi, Thanh..? Nói đi chứ! Ta muốn được nghe chính miệng con cam kết với ta ... thế nào.. Từ nay trở đi con có còn rời bỏ ta nữa không? Nói đi con..?

Nàng không thể im lặng đành phải gắng hé môi, nói mấy tiếng thì thào trong hơi thở:

- Vâng, cháu xin hứa ... từ nay sẽ không đi đâu nữa

Lúc ấy, Lệ Quyên lách mình qua màn cửa, nhón chân đi vào hết sức êm nhẹ, bỗng chứng kiến cảnh ấỵ Cô gái bất giác cũng mủi lòng xúc động cặp mắt đỏ lên, đưa tay giụi mắt, và đứng ở gần cửa, chờ một chút xem bà chủ có sai bảo gì không. Uyển Hoa thấy thế, cũng nhón chân rón rén bước đến gần Lệ Quyên, rồi cầm tay cô sen, khẽ bấm một cáị Lệ Quyên hiểu ý, lặng lẽ bước theo Uyển Hoa ra ngoài ...

Trong này bà Phương vẫn nắm chặt cổ tay Thanh Thanh, như sợ rằng buông thả ra, nàng sẽ lại chạy mất vậỵ Dặn dò nhiều rồi, bây giờ bà mới ngỏ lời trách cứ nàng:

- Tại sao đột nhiên con lại nghĩ đến chuyện bỏ về Tân Gia Ba vậy ... Thằng Hùng đã bỏ đi, con lại cũng bỏ về bên ấy luôn nữa, con không sợ ta uất lên mà chết hay sao

Trong tình trạng này, mọi lới giải thích đều là dư thừạ Thanh Thanh biết rõ như thế. Cho nên nàng không nói gì cả, chỉ gượng nụ cười buồn, e lệ cúi đầu . Trách cứ, rồi tỏ lộ nỗi buồn giận, bà Phương khẽ dí ngón tay vào bên má Thanh Thanh:

- Con cái như chúng mày thật hư hỏng! Chỉ làm cho cha mẹ đau lòng, chỉ còn thiếu cái nước moi trái tim cho chúng mày ăn nữa thôi!

Câu nói này của bà, nghe ra có ý bao hàm xa xôi, lẫn lộn khó hiểu, và lại cũng nặng nề, khiến Thanh Thanh phải kêu lên:

- Kìa Bác!

Lập tức bà Phương lại an ủi nàng:

- Ta nói chơi đấy, nói đùa với con đấy mà, Thanh! Con đâu có biết: con đã làm cho ta suốt một ngày một đêm điên cuồng khốn khổ, chẳng khác gì con bỏ cái thân thể ta vào sanh mỡ sôi sục mà chiên vậy! ta vừa đau lòng vừa thương xót, vừa sốt ruột, lo sợ vừa hối tiếc ăn năn! Nhất là vào cái lúc ta đi với chú Tuyền, tìm kiếm thằng Hùng khắp nơi không thấy, lo buồn điếng người, vừa trở về đến nhà, lại phát giác rằng con cũng bỏ đi luôn nữa rồi!

- Thưa bác, con đã để lại lá thư, trình bày rõ ràng việc con phải về tân gia ba đó thôi ...

- Thư mà làm gì? (Bà mỉm cười héo hắt) Không có con ở bên ta, là ta mất hết bình tĩnh, rối loạn tâm thần. Phải có mặt con, ta mới vui lên được.

- Ba con đã gọi điện thoại cho con rồi, vậy chừng nào ông ấy sang tới đây

- Ba cháu nói chậm lắm cũng chỉ có ba bốn ngày nữa thôị

Bà Phương thở dài, vẻ nhẹ nhõm, và nói như nói một mình:

- A! ông ấy sắp sang đây rồi ... Mọi chuyện sẽ êm đẹp hết. Mưa đã tạnh gió đã tan. chỉ mong sao cho các con được yên lòng sung sướng.

Thanh Thanh ngạc nhiên hỏi:

- Thưa bác, bác nói vậy là ý thế nào

Bà đưa tay vỗ vỗ vào lưng bà tay nàng, thân ái nói:

- Ðợi vài ba hôm nữa, rồi con sẽ rõ hết.

Còn ba bốn hôm nữa, cha nàng mới qua đây, và mọi sự thể bí ẩn mới được công bố rõ rệt? Chao ôi, ba bốn ngày chờ đợi trong thắc mắc, đối vói nàng, thật dài bằng ba bốn năm ...

Nàng đang nghĩ mà sốt ruột, thì chợt thấy Lệ Quyên đẩy cửa bước vàọ Cô sen ghé gần tai nàng, nhỏ nhẹ thưa:

- Nếu bà cần nghỉ mệt, không hỏi chuyện cô nữa, thì kính mời cô tìm qua bên kia, để cô Hai được thưa chuyện với cô ạ!

Thanh Thanh lập tức đứng dậy rảo bước ra khỏi phòng. Ra đến bên ngoài, thấy khắp tầng lầu vắng vè, không có một ai thì nàng biết chắc Uyển Hoa đang ngồi đợi trong phòng riêng. Nàng liền bước tới, đưa tay ra đập cửa khe khẽ.

- Mời chị vào ạ!

Dù còn đang đứng ngoài, Thanh Thanh cũng nhận ra tiếng nói vui mừng và thân mật của Uyển Hoa, một giọng nói hoàn toàn khác trước. Thế nhưng, chính sự thay đổi của Uyển Hoa lúc này, lại khiến Thanh Thanh cảm hoài chuyện cũ, mà buồn man mác trong chốc lát.

Nàng đẩy cửa bước vào, thì Uyển Hoa tươi cười vui vẻ, từ chiếc ghế sa lông đứng bật dậy, bước ra nắm tay nàng, không mời ngồi ở ghế nệm cũng nhau kéo ngồi ở cạnh giường, mặt nhìn tận mặt,, ân cần thân ái hỏi:

- Ngồi máy bay hai ngày liên tiếp chị có mệt lắm không?

- Không sao (Thanh Thanh mỉm cười) Thật chẳng khác gì trong giấc mộng. Mới hôm qua ở Hương Cảng hôm nay đã ở Đài Bắc.

Uyển Hoa mân mê bàn tay Thanh Thanh:

- ôi chao! chị đi chuyến này khiến má điên đảo người lên. Chỉ chút xíu nữa là em chạy đi mời bác sĩ tâm bệnh về cứu cấp rồị

Thanh Thanh đang thắc mắc về thái độ hoàn toàn đổi khác của Uyển Hoa, và đang không hiểu rõ cô gái mời mình sang nói chuyện gì ... cho nên nàng chỉ im lặng chờ đợị Cô gái có lẽ hiểu rõ tâm trạng nàng, nên mới mở đầu câu chuyện:

- Chị ạ, vừa nãy ở bên ấy, có mặt của má em không tiện nóị Vây giờ em mời chị qua đây, để nói dùm anh Hùng một lời, vì anh ấy đã nhờ em ...

- Anh Hùng? (nàng ngạc nhiên) Hoa đã gặp anh Hùng rồi ử

- Gặp mặt thì chưa (cô gái khẽ lắc đầu) Nhưng anh ấy lại có gọi thêm một lần điện thoại về nữa cho em vào lúc tám giờ sáng naỵ

Nàng hối hả hỏi:

- Anh ấy hiện ở đâu.. Hay vẫn còn ở Đài Bắc này

- Ở cao hùng, Uyển Hoa khẽ nóị Anh ấy tới Cao Hùng ngày hôm qua, nghỉ tại nhà một anh bạn học. Anh ấy nói rằng: trong lòng lúc này lòng rất buồn khổ, tinh thần sa sút quá, nên muốn đi chơi vòng quanh đảo một chuyến để tìm quên. Rồi ngày nhà trường khai giảng sẽ trở về đi học. Anh ấy còn dự tính: sẽ vào ăn ở trong trường luôn, bởi vì sống ở nhà, sợ mỗi khi trong thấy mặt, má lại nổi giận và buồn khổ.

Thanh Thanh bồi hồi nghĩ lại chuyện đã qua, cảm động ngồi im không nóị

Uyển Hoa nói tiếp:

- Lần gọi điện thoại thứ nhất, anh Cả chưa biết tin chị bỏ đi Hương Cảng, nên nhắn lời em, anh ấy khuyên chị nên bình tâm tỉnh trí, đừng quá buồn vì chuyện xảy rạ Anh ấy sợ chị sống ở đây cô tịch buồn chán, một khi anh ấy đã đi khỏi nhà. Và anh ấy ân cần ngỏ lời xin lỗi, tha thiết mong chị hãy quên chuyện đã qua ...

- Thế đến lần nói chuyện sáng nay

- Ðến sáng nay, anh ấy gọi về, thì em kể cho biết việc chị bỏ đi Hương Cảng. Mới nghe anh ấy sửng sốt lo sợ lắm. Nhưng rồi em cũng báo tin vui cho anh ấy hay rằng: má đã gọi sang Tân Gia Ba báo tin, và bác Thành đã hứa khuyên chị trở lại Ðài Bắc, đồng thời bác cũng sắp sửa tìm sang đây

- Phản ứng của Anh Hùng ra saỏ

- Anh Hùng mừng quá. Anh ấy nói sẽ thu xếp bay gấp về Ðài Bắc.

- Thế thì chỉ trong ngày hôm nay là anh ấy sẽ về nhà?

- Chưa, anh ấy còn phải chờ đến hôm bác Thành qua đây đã, rồi mới dám về nhà.

Thanh Thanh nghĩ đến một điều, khó hiểu:

- Hoa à! Hoa có thể cho tôi biết: bác với ba tôi nói chuyện qua đường giây điện thoại viễn thông, đã bàn luận những chuyện gì? ...

- Rất tiếc, em không thể nói được. Vả lại, má đã nói: hãy chờ bác Thành qua đây, rồi sẽ tuyên bố công khai cho chúng ta haỵ

- Tuyên bố công khaỉ (Nàng cắn môi suy nghĩ) Như vậy chắc phải là chuyện tối quan trọng?

- Vâng. Chị có thể nói như thế (Uyển Hoa vui tươi đáp) Cho nên chị đừng sốt ruột. Nói tóm lại, bóng tối nghi ngờ áy náy, nay đã tan biến rồi, ánh sáng hạnh phúc sắp sửa tỏa ra chan hòa cho chúng ta . Ðiều này, chắng những em nói với chị, và em còn báo tim cho anh Hùng hay nữa rồị Hiện chỉ còn chờ bác từ Tân Gia Ba qua đây, là anh ấy tìm về nhà.

Thanh Thanh vẫn còn ngây ngẩn, như chưa tin những lời Uyển Hoa nói ...

Hai hôm sau đó, vào một buổi chiều vàng nắng đẹp bầu không khí trong nhà họ Châu rộn rã tưng bừng hẳn lên.

Vào lúc ba giờ rưỡi chiều, Lệ Quyên cầm bức điện tín vội vã leo lên cầu thang, chạy lên lầu trao cho bà chủ. Bà Phương mở xem, được biết chỉ một tiếng đồng hồ nữa, chiếc phi cơ chở ông Lâm Ngọc Thành sẽ đáp xuống phi trường Tùng Sơn!

Lập tức bà Phương thúc giục con sen chạy đi kêu từng người bảo sửa soạn gấp rút, gọi tắc xi đón quý khách.

Thanh Thanh nghe tin từ ngoài bước vào hỏi:

- Bốn giờ rưỡi chiều nay, ba cháu đến Đài Bắc, phải không bác?

- Không ba con, thì còn ai nữả sửa soạn mau lên, để đi đón ông ấy! Bảo con Hoa nữa. Chú Tuyền đâu rồi , Con Quyên gọi chú Tuyền, mau lên!

Thanh Thanh nhìn ngắm bà Phương một chút, và nhận thấy con người bà hôm nay, so với hôm nàng mới từ Hương Cảng trở về, thật khác hẳn như mầu đỏ với mầu xanh!

Hôm trước, bà già nua ốm yếu bao nhiêu, thì hôm nay tươi trẻ khỏe khắn bấy nhiêụ Hôm ấy bà nằm liệt giường như sắp chết, thì hôm nay bà hoạt động linh lợi như thiếu nữ đương xuân! Bà thay vận quần áo rất lẹ làng, tuy Thanh Thanh và Uyển Hoa có ghé đến giúp đỡ bà, nhưng chỉ là giúp cho phải phép thôi, chứ thực ra chẳng cần hai cô giúp bà cũng ăn vận chỉnh tề. Và khi mọi người trang điểm xong, bước ra xe tắc xi thì người trông thấy đôi má phớt hồng của bà, có cảm tưởng bà còn muốn ganh đua sắc đẹp với hai cô thiếu nữ đang kèm sát hai bên, hai gương mặt trẻ giống nhau như đúc, và cũng giống gương mặt già như tạc khuôn.

Tới phi cảng Tùng sơn, ông Ngô Lộc Tuyền đi trước mở đường, bà Phương đi sau; Thanh Thanh và Uyển Hoa kèm hai bên, cùng nhau len lách qua đàm đông, tiến vào chỗ đón đợị

Chẳng bao lâu, chiếc phản lực ơ của công ty hàng không đã đáp xuống sân bay Tùng Sơn ... Rồi cửa phi cơ mở ra, cầu thang được đẩy tới, và đoàn lữ khách kéo nhau bước xuống ...

Mặc dù cả bốn người cũng hết sức chú ý, nhưng người nhìn ra ông Lâm Ngọc Thành trước tiên vẫn là ... Thanh Thanh:

- Ba! Ba! ...

ông Thành vận bộ âu phục trắng tinh, thắt ca vát sole màu đỏ tía, tay ôm một bó hoa hường Mân côi màu vàng, miệng tươi cười, ánh mắt sáng rỡ, bước từ trên thang xuống.

Trông thấy bốn người ra đón mình, ông đưa tay lên vẫy chào, như một chánh khánh đáp lại sự hoan hô của quần chúng.

Trong lúc ông Tuyền khom mình vái chào, đồng thời với Uyển Hoa, thì Thanh Thanh đã chạy vòng tới sau lưng ông, nắm lấy vạt áo sau của cha, đôi chân nàng nhún nhảy như theo một điệu nhạc khiêu vũ. Bà Phương cư đứng thẳng người, nhưng bà chào bằng ánh mắt, bằng đôi má già ửng sắc hồng. Và khi mọi người kéo nhau ra khỏi phi cảng tìm đền chỗ hai chiếc tắc xi, thì Uyển Hoa nghe rõ tiếng mẹ nàng khẽ nói với ông Thành:

- Anh Thành ạ! Tôi thấy anh càng thêm tuổi, lại càng trẻ ra!

Hai chiếc xe chạy về đến hãng trà Chính Phương, mọi người bước ra khỏi xẹ ông Thành tươi cười giơ tay lên, ra dấu chào chung hết thảy mọi người làm công ở hãng trà, bấy giờ đã đứng sắp hàng tề tựu, chắp tay vái chào ông. Thanh Thanh không còn đi sát gót cha, Uyển Hoa cũng bước, để cho ông Thành với bà Phương sánh đôi nhau, bước vào nhà trong, và leo thang lên lầụ

Phòng khách đã được Lệ Quyên và người nhà bầy biện sẵn sàng, không khí thật tưng bừng long trọng. Bà Phương đưa khách quí vào cùng ngồi nghỉ ngơị Bà còn dặn Lệ Quyên phải dọn sẵn giường nệm ở phòng riêng của Quốc Hùng, để ông Thành mỏi lưng lúc nào sẽ nằm nghỉ tạm ...

ông Ngô Lộc Tuyền cũng bước vào phòng khách, ngồi bồi tiếp chốc lát, rồi phải đứng dậy, xin tạm rút lui, để lo công việc hãng trà như thường lệ, mà lo việc ... kiểm soát lại các món cao lương mỹ vị đãi quí khách, bởi thời giờ từ lúc này đến bữa tối, cũng chẳng còn bao nhiêụ Tuy ông đã đích thân đi đặt món ăn ở tiệm lớn, đã đích thân vào nhà bếp, dặn dò làm thêm món nọ, món kia ... nhưng lúc này ông cũng cần kiểm soát lại, và chỉ huy mọi người bầy “dạ tiệc”. Dạ tiệc đãi ông Thành tối nay còn linh đình thịnh soạn hơn cả bầy tiệc “tẩy trần” đón Thanh Thanh trước đây nữa ... Trong phòng khách, Uyển Hoa nhận thấy chưa bao giờ mẹ nàng cười nói nhiều lúc này, Thanh Thanh cũng cảm thấy cha mình cười thật nhiều, nhiều hơn bất cứ lúc nào
User avatar
tuvi
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $57,226
Posts: 96017
Joined: 29 Apr 2006
Location: FRANCE
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng tuvi từ: Que Huong

Re: Người Về - Quỳnh Dao

Postby tuvi » 16 Sep 2019

Chương 32

Hai con người tuổi sắp về già, lại sắp sửa phải kể lể thở than trong muộc cuộc đàm luận tối quan trọng, và cảm động rơi nước mắt ... có lẽ vì thế cho nên lúc này hai người hãy cố gắng nói cười, tạo một bầu không khí vui tươi, để cùng với mọi người ăn cho được ngon miệng, trong bữa dạ tiệc trước đã ...

Bà Phương và ông Thành trò chuyện hàn huyên được chốc lát, thì thấy Lệ Quyên rón rén tìm vào phòng khách. Cô sen đi vòng đến sau lưng Uyển Hoa, ghé vào tai thì thầm:

- Cậu Cả gọi điện thoại về, bảo cô mau mau xuống nói chuyện!

Uyển Hoa khẽ gật đầu nheo mắt ra dấu riêng với Lệ Quyên. Rồi thừa lúc mọi người không chú ý, nàng đứng dậy, bước ra ngoài ...

Thì ra Châu Quốc Hùng đã đáp máy bay về Đài Bắc, Uyển Hoa vừa cầm ống nghe lên nói “a lô” một tiếng, đã nghe tiếng hỏi:

- Hoa hả em! Bác Thành đến đây chưa

- Ðến rồi! (nàng cười vào ống nói) anh còn đợi gì mà chưa chạy về chào bác ấy

- Ðừng làm ồn lên, em ... Này Hoa ơi, câu chuyện em kể qua đường giây điện thoại ngày hôm qua, hoàn toàn đúng sự thật đấy chứ?

- Ủa Không thật, thì dễ thường em dám bịa ra cảm một đại bi kịch trong quá khứ đó sao. Nếu như anh cho tiền, bảo em thử viết một thiên truyện tương tự, em cũng không đủ trí tưởng tượng để viết nổi, anh à!

- Chẳng phải anh ngờ em nói ngoạ . Nhưng sau khi nghe em kể, anh đã suy nghĩ suốt đêm qua, không ngủ được. Anh cảm thấy đây là chuyện không ai có thể tưởng tượng nổị

- Chẳng phải tưởng tượng gì cả. Ðó là do chính má kể lại tường tận cho em nghẹ . Má nói thêm rằng: sở dỉ má phải thẳng thắn kể ra, không thể dấu diếm được nữa, là vì tình thế bắt buộc. Ðem chuyện tâm tình u uẩn từ hơn hai mươi năm qua kể ra, má chỉ muốn con cái hiểu thấu nỗi lòng cho má. Như vậy mới đánh tan hết mọi nghi ngờ áy náy, như từ trước đến naỵ Và toàn thể gia đình sẽ khôi phục được sự bình tĩnh cho tâm tình mà chấp nhận mọi sự an bài hợp lý. Thật ra, má cũng còn do dự, chưa chịu nói sự thật cho con cái nghe kia đấy. Nhưng vì bác Thành đã kiên quyết chủ trương, bác khuyên má đừng dấu diếm nữa, cứ kể lại hết sự thật hai mươi mấy năm qua cho con cái rõ.

Ðầu giây bên kia im lặng chốc lát. Ðương nhiên là Quốc Hùng đang suy tư sâu xa . Uyển Hoa kiên nhẫn chờ đợi, vì nàng quan niệm rằng sự kiện này thật vô cùng quan trọng.

Hơn một phút sau, Quốc Hùng hỏi với giọng áy náy:

- Này Hoa, em nghĩ thế nào về chuyện này

Ðến lượt Uyển Hoa suy nghĩ nửa phút, rồi mới đáp:

- Ðây tuy là sự thể diễn ra hai mươi mấy năm về trước, nhưng dù có lấy quan điểm thời nay mà cân nhắc, em thấy má cũng không có điểm nào bị đời dị nghị được. Trái lại, những tao ngộ của má chỉ khiến người biết chuyện phải thông cảm, đồng tình. Do đó, em nghĩ rằng: má chôn kính nỗi sầu hận u uẩn suốt hai mươi năm qua trong đáy lòng để chịu đựng bao nhiêu buồn khổ giầy vò ... thật là việc không cần thiết. Bởi vì, dù má đem hết những chuyện đó kể rõ cho chúng ta biết, lòng chúng ta cũng vẫn tôn thờ má, không chút giảm thiểụ Má vẫn là một người mẹ vĩ đại, một phụ nữ kiên cường.

- Phải lắm! Em nói rất đúng (Tiếng Quốc Hùng khen em, nghe trong trẻo rõ ràng) Hoa ơi, em nhận định sáng suốt như thế, khiến anh vui sướng vô cũng. Bởi vì, anh đã suy nghĩ suốt đêm qua, và anh cũng đi đến kết luận giống như em vậỵ

Uyển Hoa mỉm cười, nói tiếp:

- Ðến như bác Thành, thì cái cách bác đối đãi với má hơn hai mươi năm trước thật khó mà tha thứ. Nhưng em nghĩ rằng: suốt hai mươi năm qua, bác ấy đã chịu đủ hình phạt của lòng hối hận. Bác ấy cố gắng chuộc lại những lỗi lầm đã chứng tỏ bác ấy là người tốt. Bác ấy quả có thành tâm thiện ý. Cứ xét những việc này cũng đủ thấy: hơn hai chục năm qua bác ấy không chịu lấy vợ kế; chỉ một lòng lo nuôi dạy chị Thanh Thanh. Rồi đến năm vừa qua, tình cờ gặp lại má, bác ấy tình nguyện chịu đựng nỗi buồn khổ thiệt thòi, cho chị Thanh Thanh xa rời bác, để chị Thanh về quấn quít bên má được đền bù nỗi nhung nhớ hai mươi năm, và chị Thanh được hưởng cái tình mẫu tử bị thiếu vằng hai mươi năm ấỵ . Thế rồi, khi thấy xảy chuyện sôi nổi náo động vừa qua, bác ấy lại hết lời năn nỉ má, hãy kể hết ân tình cho chúng ta haỵ Và hôm nay bác thân tới Ðài Bắc, để thẳng thắn thừa nhận lỗi lầm của mình. Em rất khâm phục bác Thành, anh à! Em vừa được gặp mặt bác ấy, em càng nhận thấy bác là người quang minh lỗi lạc, và em đã coi bác như một vị phụ chấp đạo mạo quân tử, mà lại có tư tưởng tân tiến, có hành vi hợp thời!

Quốc Hùng nghe em khen ông Thành cũng nói xuôi theo:

- Về phần bác Thành, thì ý nghĩ của anh chưa giống hẳn như em. Nhưng anh thành khẩn tiếp thụ quan điểm hoàn toàn khách quan của em.

Uyển Hoa quay nhìn chung quanh thấy mọi người làm công trong hãng trà đều biết giữ ý, ai nấy đứng rất xa chỗ nàng nói chuyện. Một cô gái thấy nàng nói chuyện bằng điện thoại đã lâu, sợ nàng khô cổ khát nước, nên rót một tách trà nóng bưng đến mờị Nhưng đặt tách trà xuống bàn rồi, cô lập tức lui ra xa ... nàng thấy thế yên chí, khẽ nói vào ống nói:

- Chỉ có điều đáng tiếc duy nhất là ...

- Ðiều gì đáng tiếc hả em? (Quốc Hùng cũng khẽ hỏi)

Nàng ngập ngừng một chút rồi nói:

- Chỉ có điều là, sau khi sự tình bí ẩn hai mươi năm được công khai tuyên bố, thì nó lại nhắc nhở cho anh em ta thấy rằng quan hệ cốt nhục giữa chúng ta, không được “quá gần” như chúng ta vẫn tưởng trước nay! Anh Cả nhỉ! Không ngờ anh em ta cùng cha lại khác mẹ. Trước nay, chưa bao giờ em có một linh cảm nào liên quan đến thực tế này cả.

Quốc Hùng vội an ủi em:

- Ðành rằng sự thực là thế, nhưng nó vẫn không gây phương hại mảy may đến tình cảm tha thiết giữa anh và em. Em Hoa ơi! Em mãi mãi trọn đời em vẫn là đứa em ruột quí hóa của anh, đứa em gái mà anh yêu mến tha thiết ... Em hoa à!

Hắn ngừng lại vì quá xúc động rồi nghẹn ngào tiếp:

- Vả lại, em là người thân ruột rà duy nhất của anh trên cõi đời này!

- Vâng, anh cả, em cũng nghĩ thế ...

- Ðương nhiên, anh vẫn kính yêu má như cũ, như xưạ Má tuy là kế mẫu nhưng má bồng bế anh từ lúc còn trứng nước, má chịu bao nhiêu nhọc nhằn cay đắng để nuôi nấng dạy dỗ anh nên ngườị Cái công ơn dưỡng dục này, anh dẫu phải chết cũng khó đền đáp xứng đáng. Từ nhỏ dại, cho đến mấy năm khôn lớn gần đây, anh chưa có giờ khắc nào phát giác được một ngôn ngữ cử chỉ của má, có thể khác với ngôn ngữ cử chỉ của một người mẹ ruột đối với con đẻ của mình. Má không phân biệt con sinh, con dưỡng như vầy, khiến anh cảm thấy má chẳng những từ ái mà còn vĩ đại nữạ

- Anh nói vậy thật đúng, anh Cả ạ.

Bỗng nàng như sốt ruột thúc giục:

- Mà anh ơi! Về nhà ngay đi, chứ? Còn đợi gì nữa, hả anh?

Tiếng hắn nghe ấp úng ngập ngừng:

- Anh ... anh nghĩ nên đợi chút ... Bởi vì bác Thành mới vừa đến nơi, hẳn còn bàn luận với má một vài vấn đề ... Ðể đến giờ ăn tối, rồi anh về nhé?

- Cũng được (Nàng dặn kỹ) Anh nhớ rằng: Má đã cho đặt món ăn từ chiều, và đúng bảy tối thì cả nhà dùng cơm tại phòng khách đấy nhé! Nhớ nhé!

Lâm Thanh Thanh đứng tựa cửa sổ phòng riêng của Quốc Hùng mắt nhìn ra bên ngoàị Nàng đứng im, không rỉ răng một lờị

ông Lâm Ngọc Thành ngồi ở cạnh giường Quốc Hùng và chỉ nhìn thấy sau lưng cô con gái cưng, nên không thể hiểu con vui hay buồn, mỉm cười hay ứa lệ?

ông đan mười đầu ngón tay vào nhau, đặt giữa hai đầu gối, rồi bắt đầu kể lể với giọng hối tiếc cảm hoài:

- “Con ơi! Ba thừa nhận rằng: hết thảy sự thể đáng buồn trong hơn mười năm qua, đều do lỗi lầm của bạ Ba chỉ mong con hiểu thấu cho nỗi lòng và hoàn cảnh của mẹ con, vào những năm đầu ấỵ Con ạ, ba với má xưa, sống ở làng quê, đã vâng lệnh cha mẹ, nghe lời mai mối mà lấy nhaụ Sau khi má về làm dâu nhà họ Lâm ta, ba má đã yêu thương nhau lại còn nhận thấy hoàn cảnh gia đình đôi bên giống nhau, chí hướng và tính cách đều hợp cả. Cho nên, trong cái năm đầu của cuộc hôn nhân, bá má thật thỏa lòng toại ý, tình nghĩa rất mặn nồng ... Nhưng rồi, đến ngày má mang thai con được bốn tháng, thì một cuộc ly biệt bất ngờ xảy ra, ba má không thể nào cưỡng lại được: số là ông nội của con vốn xuất ngoại kinh doanh từ lâu, đã gây dựng được một cơ sở thương mãi lớn ở bên Tân Gia Ba, ngày ấy bỗng lâm bệnh nặng, nhờ đánh điện tín về nước, gọi ba sang gấp. Ba là con trai một, và cũng là con duy nhất của ông nội con, thế tất phải ra đi ngay lập tức. Thêm nữa, cứ như lời điện tín, thì bệnh cụ đã nguy lắm, không chừng ba sang đến nơi, là chỉ còn lo việc tang lễ mà thôị Ba mà chậm chân, chẳng những không được nhìn mặt ông nội con lần cuối, mà còn sợ cái gia tài to tát đó lọt vào tay người ngoài nữa! Do đó, ba buộc lòng phải để má con bụng mang dạ chửa ở nhà. Ba dự tính: sang bên đó chạy chữa ông nội con lành bệnh sẽ trở về, nếu cụ qui tiên, thì lo tang lễ xong, tiếp nhận gia sản, nhờ người sắp đặt, cắt cứ người quản lý tạm thời, rồi cũng trở về que chờ ngày má con sinh đẻ để chăm sóc. Nào ngờ số trời đã định, chuyện éo le xảy ra: ba sang đến nơi thì ông nội con đã mất rồị Hiếu phục còn ở bên mình, ba phải lo trăm công ngàn việc, lại gặp những sự kiện tụng rắc rối tranh chấp lôi thôi, thành thử phải ở lại bên ấy gần một năm trời chưa về được. Ðến ngày má con ở quê nhà đã sanh đẻ, mẹ tròn con vuông, mỏi mắt trông chờ suốt gần năm trời, mà chỉ thấy thư tín đưa về thỉnh thoảng, chứ chưa được thấy chồng! Vốn bẩm tính kiên cường đảm đang, má sốt ruột phải quyết ra đi theo chồng. Họ hàng bạn hữu khuyên can mấy cũng không được. Má con bế ẵm con, lúc đó chỉ mới là cục thịt đỏ hỏn, bọc trong tấm chăn nhỏ, má dám mua vé xe lửa, lên đường đến Thượng Hải, rồi mua vé tàu thủy, vượt sóng trùng dương, sang Tân Gia Ba tìm chồng. Nghĩ đến dây, ba lại đau lòng quặn ruột vì sự sơ hở của mình. Tại sao hồi đó ba không đề phòng chuyện má con có thế bật chấp vượt biển tìm sang, mà không đánh điện báo trước? tại sao ba không “nghi ngờ tính đa nghi” của người vợ yêu chồng? Do đó, cái hôm vừa bước chân tới Tân Gia Ba, má con đã tức uất người lên, tưởng có thể chết được! Sự thể như vầy: vì còn là thân trai tráng, xa nhà lâu ngày, ba không thể sống cô độc mãi trong một cái nhà vắng vẻ, cho nên ba đã đưa ... đưa một cô gái Mã Lai khá xinh đẹp về nhà, trước là có người trông nom cửa nhà, giúp đỡ mọi việc sau là cón nguồn vui cho cuộc sống ở tuổi thanh xuân. Và cái hôm má con bế con tìm sang Tân Gia Ba, vừa bước chân vào nhà, vợ chồng con cái được đoàn tụ chưa được vài giờ đồng hồ, bà ấy đã trố mắt uất người, vì trông thấy một “cô gái” lạ đó! Lập tức má con làm dữ. Ba giải bầy biện bạch đến rát cổ đứt hơi, má con vẫn không ngớt dằn vặt mỉa móc, rồi ... mắng nhiếc thật sự! Máu ghen đâu có lạ đời nhà ghen! Vượt ngàn vạn dặm trùng dương để tìm đến với chồng, và rồi chỉ vì không chịu chấp nhận một phụ nữ lạ trong nhà, má con nỡ bỏ con nằm đó, như “quẳng vào mặt” ba, và bỏ ra khỏi nhà, đi lấy vé tàu, quyết liệt trở về nước, thề rằng không thèm nhìn mặt ba nữa, không tha thiết gì đến cái hòn máu của ba nữa ... Về đến quê hương, má con không dám đi đâu khỏi nhà, phần vì buồn giận, phần vì sợ người ngoài chê cườị Ba ở ngoại quốc, ngày đêm cầu trời phật cho má con nguôi giận, tìm sang với ba, để con khỏi khổ vì thiếu tình thương của mẹ. Ba gửi về nhiều lá thư, nói rõ rằng: đã đuổi “cô gái ở mướn” nọ đi rồi, và không thuê mướn một người đàn bà con gái nào giúp việc nhà nữạ Thật ra, thì ít lâu sau, cô gái Mã Lai đó đánh cắp một số tiền bạc rồi bỏ trốn, nhưng ba phải nói dối rằng đuổi cô ả để má con nguôi giận. Ba chưa thể về nước năn nỉ má được, vì lúc đó con còn bé nhỏ quá, ba không thể bế ẵm con về theo không dám tin ai cả. Thêm nữa, việc kinh doanh bề bộn cũng chưa cho phép ba rời Tân Gia Bạ Ba chỉ ngày đêm cầu trời cho má con nguôi giận. Nào ngờ, số trời đã định: đang lúc má con oán hờn sầu tủi ấy, thì có người mai mối tìm đến, khuyên má con nên “bước đi bước khác”, làm lại cuộc đời với một người đàn ông góa vợ, thật thà trung hậu, là bác Châu Chính Phương, thân phụ của Quốc Hùng! Số là hồi đó, bàc Phương đã bán chác thu xếp xong, đang sắp sử di cư từ lục địa qua Ðài Loan lập nghiệp, thì không may bác Phương gái, mẹ ruột của Quốc Hùng bỗng lâm bạo bệnh, rồi từ trần. Bác Phương lâm vào cảnh gà trống nuôi con, thì còn di cư lập nghiệp sao được? Thế là nhờ mai mối, hai người bằng lòng kết nghĩa phu thê, cùng lập lại cuộc đờị Má con bỏ quê hương di cư qua Ðài Loan thì khỏi sợ làng xóm chê cười dị nghị gì nữa, nên càng vui lòng ra đi gấp. Sau hôn lễ, má con trở thành kế mẫu của Quốc Hùng, bồng bế nuôi nấng Hùng, coi như con đẻ. Rồi ba năm sau, má con mới sinh hạ được một đứa gái là Châu Uyển Hoa! Phần Quốc Hùng, vì không được cha và kế mẫu nói cho hay, nên từ ngày hiểu biết lớn không cho đến mãi ngày nay, hắn vẫn đinh ninh rằng: má con là mẹ ruột của hắn ... Thanh ơi! ...

Kể đến đây, ông Lâm Ngọc Thành xúc động, kêu tên con gái một tiếng, rồi giọng ông trở nên bi thương, ông nói tiếp:

- Lúc này thì con đã hiểu rồi chứ? Người đàn bà bấy lâu con vẫn xưng hô là “bác bác cháu cháu” kia, người phụ nữ cao quí đó, chính là người vợ đầu đời và duy nhất của cha, chính là người mang nặng đẻ đau ra con! Cô gái Châu Uyển Hoa bấy lâu không hợp tính hợp tình, dè chừng nghi kỵ với con, chính là em gái ruột cùng một bụng mẹ sinh ra của con vậỵ

Thanh Thanh rùng mình vì xúc động, nhưng nàng vẫn gượng đứng im lặng, im hơị ông Thành thì mồ hôi tuôn đẫm trán, mà ông vẫn không chú ý lau, cứ tiếp tục kể lể với con:

- Hẳn con đã hiểu lòng bà thương con đến ngần nàỏ Như cái ả Mã Lai nọ, thì con chẳng hề biết được, bởi vì con còn đang ẵm bế trong tay, thì ả đã bỏ trốn, sau khi biết ba có “vợ ghen dữ dằn”. Trong đầu óc con, không hề có một ấn tượng gì vẻ ả cả. Nhưng từ ngày con biết nhận xét mọi sự quang minh, cho đến khi khôn lớn, và mãi tới ngày nay ... con có bao giờ thấy ba đem một người đàn bà con gái về nhà, cho sống chung hay không? Sở dĩ như vậy là vì ba thương con quá. Con là hòn máu của ba, ba thương mười phần. Con bị mẹ bỏ rơi, ba lại thương con trăm phần, ba sợ rằng: hễ ba dan díu, dây dưa với một người đàn bà nào, rồi bị người đó quyến dụ đến lấy nhau thì thế nào đời con cũng khổ! Dù con không bị dì ghẻ đánh đập hành hạ đi nữa, mà rồi dì ghẻ có con với ba, thì tình thương của ba cũng bị chia sẻ bớt cho những đứa em khác mẹ của con! Cho nên, đã quá thương con, thì ba không khi nào dám nghĩ đến chuyện lấy vợ khác.

ông Thành ngưng lời lần nữa, thở dài não ruột, rồi nói tiếp về chuyện bà Phương:

- Ba không lấy “vợ” cũng không hẳn ba còn hy vọng má con trở về với chúng tạ Xa cách bao năm, ba đã đoán chắc: má con không bao giờ trở về nữa, và quả nhiên đoạn tuyệt tình nghĩa, bặt hẳn tăm cá bóng chim hai mươi năm trời ấy, mãi cho đến năm vừa qua, mới tình cờ gặp mặt. Ngày hôm ấy, ba với má thật ngẩn ngây chẳng khác chết đi sống lại, bình sinh duy nhất, là ... không làm tròn thiên chức người mẹ đối với con, má con nói rằng: “lúc nào cũng khao khát có một ngày được gần gũi con, để đem tình thương mẫu tử gấp bội, bù đắp lại chỗ thiếu vắng mà con đã phải chịu thiệt trong bao năm”. Ba nghe nói, lòng vô cùng cảm động, nên chấp nhận cho con trở về tổ quốc theo học, ăn ở tại nhà họ Châu, để con được má ôm vào vòng tay ... Còn nhớ, bữa hôm ấy, ba còn đề nghị với má con một kế hoạch cho tương lai, là ... cho bọn trẻ các con được sống gần nhau, để có dịp củng cố thêm mối giây liên hệ giữa hai gia đình, và nếu thấy có thể, thì chuẩn bị cho hai nhà ... hợp nhất! Ba cho đó là kế “vẹn toàn”. Không ngờ ý nguyện má con lại không giống như thế. Má không chấp nhận kế hoạch của ba, ba càng thấy má là người phụ nữ có tinh thần cao quí, biểt bảo thủ lễ giáo cổ truyền của tổ tiên.

Nghe đến đây, Thanh Thanh đã thoáng hiểu được ý nghĩ của chữ “nghị ước” mà nàng đọc thấy trong lá thư cha nàng gửi cho mẹ nàng, cách đây mấy hôm. Tuy nhiên, nàng chỉ khẽ rùng mình vì xúc động, rồi lại cố đứng im, không nói năng gì cả.

ông Thành tiếp tục nói, với giọng bớt u sầu hơn:

- Ba đã đưa con tới cho má con ôm ấp vào lòng. Những tưởng từ đó chỉ còn những tháng ngày tươi đẹp với những giờ phút sung sướng hân hoan ... Nào ngờ, chỉ vì hai người già không thẳng thắn can đảm, để nói ra ẩn tình năm xưa, mà khiến cho ba kẻ non trẻ sinh lòng nghị kỵ, hoang mang, rồi bất hòa với nhau, lôi thôi rắc rối! ... Thế là ba với má không thể giữ kín chuyện xưa được nữạ . Má con đã kể lể suốt đêm cho Uyển Hoa haỵ Và con bé thật khác: con vừa trở về đây, nó đã chìa bàn tay thân ái ra đón, một lời thưa “chị” hai lời xưng “em”. Ba rất khen phục Uyển Hoa: đã thông minh linh lợi, lại giàu tình cảm, tình thương.

Ðến đây, Thanh Thanh không thể nín lặng được nữa, nàng phải cất tiếng xác nhận:

- Vâng. Ðúng như vậy, ba à!

Thấy con cất tiếng đáp lại, ông Thành biết tâm tình nàng đã trở lại bình thường, không con hoang mang giao động nữạ ông mới buông lơi hai bàn tay, đặt lên hai đầu gối, ngửng đầu lên nói cao giọng hơn:

- Và bây giờ, chúng ta nói đến Quốc Hùng ... Như buồi tối hôm ấy, má con nổi giận như điên mắng nhiếc hắn tàn tệ, và la rầy con cũng khá gay gắt, thì mới đầu, hẳn con phải lấy làm kỳ quáỉ Và ngay lúc này nghĩ lại, con cũng như ba, chúng ta đều cho thấy như thế là quá đáng! ... Nhưng con ạ, cứ suy xét kỹ hơn chút, là chúng ta thấy lý phải của má con, và không thể nào chê trách bà ấy được.

ông ngưng nửa phút, lấy giọng nhẹ nhàng êm ái hơn:

- Tại sao vậỷ Bởi vì trong đáy sâu tiềm thức của má con, Quốc Hủng không còn là đứa con chồng nữa mà đã biến thành đứa con đẻ của bà rồi! Má con bế ẵm hắn trong lòng từ lúc hắn còn là một hài nhi đỏ hỏn, bà chăm sóc cho hắn từng giọt sửa, từng tấm áo, bát cơm; rồi nuôi nấng dạy dỗ hắn suốt hai mươi năm qua ... thì má con phải có nhiều lúc “quên” bẵng cái bản chất con ghẻ của hắn, và cứ đinh ninh rằng hắn do chính mình sinh ra! ... Như thế mà bỗng nghe nói con với với hắn ... chuyện trò riêng tư trong phòng kín, thí má con phải giật mình điên người, lo sợ các con xâm loạn luân thường, thương phạm lễ giáo, tức là gây tai họa ghê gớm cho tình cốt nhục, nghĩa gia đình!

Thanh Thanh lại bồi hồi xúc động, khẽ kêu:

- Ba! ... Con hiểu rồị

ông Thành có ý an ủi con:

- Tuy vậy, trong lúc nói chuyện bằng điện thoại viễn thông với ba, má con đã có ý hối, và tự nhận mình quá nóng nảy, Má nói rằng: chỉ vì thố giác thố cảm chốc lát, má sợ hãi quá sức, đến nỗi năng lời mắng nhiếc Quốc Hùng, rầy la cả con. Cho đến lúc hắn bỏ đi ra, rồi con cũng bỏ về ... thì má con mới nhận ra lỗi mình, và thầm tội nghiệp cho các con: chắc là các con đau lòng lắm!

- Ba! Thôi thế là đủ rồi!

- Con ạ, má tuy hết giận Quốc Hùng rồi, như đến như cái hội nghị ước mà ba đề ra với má, từ bữa hôm tái ngộ đầu tiên, thì má vẫn chưa chịu chấp nhận.

- Thôi, gác lại, ba ơi!

- Ừ thì thôi, không nói chuyện đó nữạ Nhưng Thanh ơi! Còn một điều tối quan trọng không thể tạm gác ba phải dặn con ngay từ giờ là, con hãy tưởng tượng cuộc đời của má con, với số mạng éo le, với bao nỗi cay đắng. Ðời má con, thật ra, chỉ được sung sướng có hai thời gian. Một là cái thời gian ngắn ngủi, từ sau ngày cưới của ba, cho tới ngày bế ẵm con, vượt biển tìm sang Tân Gia Ba, để rồi hờn ghen giận dữ, đoạn tuyệt với bạ Còn như, hết thảy khoảng thời gian ở giữa, tức là suốt hai mươi năm qua, má con không có ngày tháng nào sung sướng trong hạnh phúc. Làm lại cuộc đời với bác Phương, phải lo di cư làm ăn, bề bộn công việc, phải nuôi nấng Quốc Hùng, rồi chăm sóc Uyển Hoa ... Và Uyển Hoa được khôn lớn thì bác Phương đã mất! Má con góa bụa, đâm chán ngán hết thảy, sống đúng với cái nghĩa của chữ “vị vong nhân”, đóng cửa cài then, không ra khỏi nhà nửa bước. Công việc làm ăn, nhờ người khác quản lý. Má con chỉ biết dạy dỗ Quốc Hùng, và Uyển Hoạ Sống nếp sống như thế, thử hỏi còn gì sinh thú? Cho mãi đến ngày tình cờ gặp ba, rồi được ba chiều lòng, đưa con về vòng tay má, thì má mới thấy cuộc sống có ý nghĩạ Ðó, Thanh con! Con hãy nghĩ coi: má thương yêu con biết chừng nàỏ Những ngày sống bên má vừa qua, hẳn con đã nhận thấy tình thương đó đúng là bao la như biển, cao cả như trời, không bờ không bến! Vậy ba dặn con, con phải ghi nhớ làm lòng: ba đã hy sinh vì con để con còn được gặp lại mẹ hiền như ngày nay, thì con phải hết lòng vâng lời má, hết dạ kính yêu má, chiều theo mọi ý muốn của má, con nhé! Con chớ bao giờ trái ý trái lời, khiến má con phải buồn lòng. Như thế, chẳng những con không tròn đạo hiếu, mà ba cũng có lỗi với má con nữa đấy! Con nhớ chưa, hả Thanh?

- Con xin nhớ lời ba thôi ba nói thể đủ rồị

Và nàng quay lại nhìn cha, cặp mắt mở lớn như muốn mở cả khối óc và trái tim cho cha tin:

- Vâng, con xin thề với ba: con quyết phụng dưỡng má cho đúng đạo hiếụ Bất cứ má muốn gì, con cũng xin tuân theọ Ba yên chí rồi chứ ạ?

- Ba cảm ơn con! Cảm ơn con! Thanh ơi! Thế thì con ngoan lắm.

Vừa vặn lúc ấy có tiếng gõ cửa nhè nhẹ. ông Thành và Thanh Thanh cùng giơ cổ tay xem đồng hồ đã đúng bẩy giờ tối!

Than Thanh ra mở cửa, thì quả nhiên thấy Lệ Quyên bước vào chắp tay cúi đầu, kính cẩm mời cha con nàng qua phòng khách xơi cơm tối: bà chủ đã ngồi đợi sẵn ở bên ấy ...
User avatar
tuvi
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $57,226
Posts: 96017
Joined: 29 Apr 2006
Location: FRANCE
 
 

Re: Người Về - Quỳnh Dao

Postby tuvi » 16 Sep 2019

Chương 33

Lúc đó là tám giờ tối ...

Trước khi rời khỏi hãng trà Chính Phương để về nhà riêng, ông quản lý Ngô Lộc Tuyền còn buớc lên tầng lầu cao, mở cửa sau, để nhìn vào tầng lầu của tòa nhà trong. ông nhìn qua cửa sổ của phòng khách ngắm cảnh bữa tiệc “đoàn viên” của hai gia đình Châu, Lâm rồi khẽ lẩm nhẩm khen sang khen đẹp:

- Rõ là cảnh “cung điện trên trời, thần tiên dưới đất”!

Quang cảnh buổi dạ tiệc quả xứng đáng với lời khen. Gian phòng khách cao rộng thênh thang, các vách tường trát “nhám tổ mối”, sơn mầu hồng nhạt, được trang điểm bẳng những bức họa, những đôi liễn câu đối, mầu sơn đen láy làm nổi bật nét vàng rực rỡ. Các cây “đèn chùm” hoặc treo gắn trên trần, trên tường, hoặc đắt ở góc phòng, giữa phòng ... tối nay đều được bật sáng hết thảỵ Các tán đèn nửa nâu nửa vàng thẫm che chung quanh những bóng đèn vàng mờ, chiếu tỏa ánh sáng dìu dịu vào những màn là trướng gấm màu lam ngọc, tạo ra một cảnh huy hoàng, nhìn không chán mắt.

Bàn tiệc giữa phòng hình bầu dục thật rộng, mà lại chỉ có năm người ngồi bao quanh. Bên trên tấm khăn trải bàn, trắng muốt thêu hoa, chén bát sứ Giang tây xen lẫn ly tách pha lê, dĩa thìa bằng bạc. Ở giữa bàn hai chiếc bình cổ cắm những bông hường, hồng bạch xen nhau, sắc đẹp mầu tươi trông thật rực rỡ ...

Ngồi ở ghế khách danh dự, ông Lâm Ngọc thành hướng mặt ra phía cửa, nên ông Tuyền nhìn rất rõ: quả là một tay trưởng giả hào hoa, phong độ đường bệ hiên ngang, nói cười cởi mở.

Bà Phương ngồi ghế chủ nhân bồi tiếp, đối diện với ông Thành, tức là quay lưng về phía ông Tuyền nên ông không rõ sắc diện bà vui hay buồn ra saọ Tuy nhiên, thỉnh thoảng ông cũng nghe được tiếng cười của bà, phụ họa theo tiếng cười của ông Thành.

Uyển Hoa ngồi chỉ cách “bác Thành” một người, và thái độ của cô gái hôm nay trái ngược hẳn với thường lệ. Trong các bữa ăn họp mặt cả nhà trước đây, cô cứ thản nhiên ăn uống, ít nói, không cườị Thế mà tối nay, cô cười nói thật xôm xả vui tươi, đặt biệt là cô hỏi chuyện và đối đáp với “bác Thành” rất niều, và rất linh lợị

Quốc Hùng là người có thái độ dè dặt, giữ ý nhất đám, Hắn có vẻ ngượng ngập với mặc cảm lỗi lầm, cho nên rất ít nói chuyện, không dám cười dù là cượi gượng. Hắn ngồi giữa ông Thành và Uyển Hoạ Uyển Hoa ngồi bên mặt bà Phương, Thanh Thanh ngồi bên trái bà. Như thế là Thanh Thanh với Quốc Hùng vẫn đối diện nhaụ

Phần Thanh Thanh tuy là được gặp cha sau mấy tháng trời cách biệt, nhưng nàng cũng cười nói vừa phải, chứ không nhí nhảnh vui nhộn như cái lúc đón cha ở phi trường.

Trông ngắm hai gia đình trong tiệc đoàn viên một lát, rồi ông Tuyền thủng thẳng bước xuống nhà. Vừa xuống thang, ông vừa thầm nghĩ:

- Mình cũng nhanh chân lẹ trí lắm chứ! Chỉ huy bọn gia nhân phục sự, chuẩn bị món ăn, bố trí phòng tiệc xong, là mình rút êm ngay ra khỏi nhà. Chứ nếu chậm chân, để bà Phương trông thấy, thì bà hẳn phải ngỏ lời mời mình cùng dự tiệc. Lúc bấy giờ mình biết ăn nói ra saỏ Từ chối thì bất tiện, mà nhận lời cùng dự, ấy mới càng bất tiện hơn! ...

Xuống đến nhà dưới, ông còn ngồi lại chốc lát, chưa về vộị ông nghĩ rằng: ông mà dự bữa ăn tối nay, thì bầu không khí khó thở, vì sự ngượng ngập của nhiều ngườị Trước hết là ông quí khách Lâm Ngọc Thành, chồng cũ của bà chủ. ông Tuyền kém tuổi nhiều nhưng cái hồi ông Thành lấy bà Phương ở quê lục địa, ông cũng biết được, mặc dù lúc đó ông chỉ mới là một thiếu niên chưa am hiểu tình đờị ông cũng biết cả vụ đoạn tuyệt giữa ông Thành và bà Phương; rồi đến cuộc hôn nhân của bà Phương với ông Phương. Những tháng ngày vui buồn trong nhà họ Châu, ông đều được chứng kiến. Vậy mà ông kín miệng im tiếng, đến nỗi giữ trọn được bí mật, không khi nào sơ hở để Quốc Hùng có thể nghi ngờ rằng bà Phương chỉ là kế mẫu của hắn.

Cho đến những ngày gần đây, Uyển Hoa ghen với Thanh Thanh, rồi toan dứt tình với Kiến Quốc ra sao! Quốc Hùng yêu vụng ghen thầm Thanh Thanh như thế nào ... ông Tuyền cũng đều rõ hết. Cho đến những lời tâm sự giữa ông Thành với bà Phương qua đường dây điện thoại viễn thông ông Tuyền cũng nghe và hiểu được rành rẽ từng lời, bởi vì ông phải đi theo sát bà chủ, mà ông coi như người “chị kết nghĩa” để giúp đỡ bà trong lúc bà lo lắng, bối rối như điên cuồng. Thậm chí, ông còn biết rõ: Sau khi Uyển Hoa được mẹ kể thật chuyện bí ẩn từ hai mươi năm trước cho nghe, cô gái dám thẳng thắn hỏi mẹ: “thế thì ngày nay má với bác Thành có thể nối lại tình nghĩa, như chuyện xưa ... gương vỡ lại lành chăng?" ông Tuyền cũng biết bà Phương đã cười buồn lắc đầu bảo Uyển Hoa rằng: “việc đó thì nhất định là không thể được”. ông Tuyền không ở gần bà chủ luôn luôn như con sen Lệ Quyên, nhưng những gì Lệ Quyên biết thì ông cũng biết cả. Trái lại, có những chuyện ông được biết, mà Lệ Quyên không hề hay biết gì cả. Cái “nghị ước” mà ông Thành đề ra với bà Phương vào ngày mới tái ngộ là nghị ước gì? ông Tuyền rõ ngay từ đầu là: ông Thành muốn Thanh Thanh và Quốc Hùng gần gũi yêu thương nhau thật sự, thì ông sẵn lòng gả Thanh Thanh cho Quốc Hùng. Như thế thì trong tương lại hai cái gia tài của họ Châu, họ Lâm sẽ nhập làm một và hoàn toàn nắm trong tay Thanh Thanh và Quốc Hùng không còn phải chia xẻ cho một kẻ thứ ba nào nữạ Tuy nhiên ông Thành có tân tiến, chủ trương giản dị như thế, nhưng bà Phương thì lại có tư tưởng rất bảo thủ. Bà không chịu chấp nhận con chồng làm chàng rể. Ba coi Quốc Hùng làm con đẻ, và buộc hắn phải thờ bà làm mẹ ruột, phải coi Thanh Thanh là em gái cùng mẹ khác cha; mà đã coi nhau làm anh em, thì không thể phạm loạn luân thường được. Tương lai, bà sẽ lựa một nàng dâu không phải là con gái ruột của bà, và bà sẽ kén một chàng rể khác, chứ Quốc Hùng thì không được phép hưởng gia tài nhà họ Lâm!

Nghĩ đến đây, ông Ngô Lộc Tuyền mỉm cười, thầm khen bà chủ có tinh thần phong hóa vững chắc hơn ông chồng cũ. Rồi ông đứng dậy, dặn dò người gác dan, trước khi ra về ... ông ngồi canh giữ trong nhà, đề phòng kẻ gian bất ngờ lẻn vào trộm cắp. Hai là phải ghi số điện thoại của tổ hợp tắc xi gần nhất. Hễ khi nào thấy Lệ Quyên chạy xuống báo tin ông khách họ Lâm sắp sửa ra về, thì ra ngay ngoài đường đón tắc xi, nếu thấy có xe, thì lập tức vẫy tay gọi vào đợi sẵn. Nếu không thấy xe nào cả, thì quay điện thoại đến Tổ hợp nọ, bảo họ cho ngay một chiếc chay đến hãng trà, để đưa ông Thành về khách sạn nghỉ ngơi ...

Dặn dò xong người gác, ông Tuyền thủng thẳng đi bộ một đoạn đường, như đi dạo mát sau bữa cơm tối vậy ...

Khi ông đi gấn đến cổng tòa biệt thự nọ, thì thấy một người cao lớn đang tha thẩn từng bước rất chậm rồi như muốn tránh mặt ông, hắn ghé vào đứng nép bên cổng dưới bóng giàn hoa leo um tùm.

ông nhận ra ngay ... Trần Kiến Quốc, chàng trai khôi ngô tuấn tú, học giỏi, con nhà giàu sang, bạn trai yêu mến của Uyển Hoạ ông đã thấy hắn lởn vởn lảng vảng ở đây nhiều lần rồi, đâu phải riêng hôm nay! Từ hôm hắn bị Uyển Hoa giận tức và đoạn tuyệt thì hắn thường lai vãng đến gần hãng trà Chính Phương, đi đi lại lại để nghe ngóng và ... hy vọng.

Như mọi lần, thì ông Tuyền đã làm lơ như không trông thấy hắn, và cúi đầu đi thẳng vào nhà riêng. Nhưng tối nay thì khác: ông cảm thấy vui lây với hắn, và muốn trò chuyện chút cho vuị ông mới đi thẳng tới trước mặt hặn Kiến Quốc ngạc nhiên, trố mắt trong bóng tối nhìn ông Tuyền, thì ông mỉm cười, ôn tồn thân mật nói:

- Này, cậu Quồc, cậu biết không? Giờ này bà chủ chúng tôi đang đãi khách quí, tiệc bày ở lầu trong đó. Quí khách là ông thân của cô Thanh Thanh. ông ấy vừa từ Tân Gia Ba tớị Cậu Hùng, cô Hoa, cô Thanh đều có mặt ở trong bữa tiệc.

- Cô Thanh trở lại rồỉ

Kiến Quốc như còn chưa tin, lớn tiếng hỏi như kêu lên, rồi tiếp:

- Và ông thân của cô ấy qua thăm con gáỉ

ông Tuyền nhỏ nhẹ nói, giọng ông đượm ý vị bóng bẩy sâu xa:

- Một thiên truyện cũ vừa được kể lại trong nhà đó, cậu à! Một thiên truyện rất cảm động, bất cứ ai được nghe cũng phải cảm thán dùm người trong cuộc. Chuyện xảy ra từ hai mươi năm trước. Có thể, một ngày mai đây cậu cũng được biết rõ nữa đấỵ Và còn điều này nữa ...

Chợt ông Tuyền cao hứng, đổi qua giọng vui cười:

- ... Là tại sao cậu chưa dám đi thẳng vào nhà tìm gặp cô Hoả Cậu ơi, đừng nghĩ lầm nữa: dù trong trường hợp nào, dù nội tình các cô các cậu ra sao, cũng không một ai ngăn cản cậu tiến vào! Mọi người làm việc trong hãng tuyệt đối không kẻ nào dám nghĩ đến việc đó. Chỉ có tôi có thể làm như thế; nhưng đã bao ngày qua, tôi vẫn ngồi ở nhà ngoài để đợi cậu tới, đợi cậu tới để chào hỏi và nhìn ngắm cậu tiến vào nhà trong! Hay ít ra, tôi cũng chẳng bao giờ nghĩ đến chuyện ngăn cản cậu!

Cuối cùng, ông Tuyền nói như say men rượu, gặp chuyện vui, ông ghé gần tai Kiến Quốc mà bảo:

- Thế nàỏ Cậu hiểu ý tôi muốn nói rồi chứ?

Dứt lời, ông bỏ đi thẳng, bỏ mặc Kiến Quốc đứng trố mắt nhìn theọ Nhưng hắn trố mắt ngạc nhiên vì vui mừng thích thú, chứ không phải kinh ngạc vì nghe tin bất lợi cho mình. Ðôi ánh mắt hắn sáng rực lên, miệng hắn nhoẻn ra cười bí mật, và hắn còn vươn cổ nhìn theo bóng dáng ông Tuyền đang rời xa, như tỏ dấu cám ơn vị sứ giả đã báo tin hạnh phúc cho hắn vậy ...

Thật ra, thiên truyện chấm dứt ở đâỵ Nhưng nếu có vị độc giả nào ưa cẩn thận, chu đáo, còn thắc mắc, và muốn thuật giả phải nói rõ hơn về phần “hạ lạc” của bốn nhân vật trẻ: Quốc Hùng, Kiến Quốc, Uyển Hoa, Thanh Thanh ... thì thuật giả xin ghi thêm như vầy:

- Lời nói của ông quản lý Ngô Lộc Tuyển ở trên, đã cho thấy rõ rằng: Uyển Hoa đã vui lòng nối lại giây tình cảm với Kiến Quốc, và cố nhiên chàng với nàng còn có thể tiến xa hơn nữa, tiến tới ... hưởng hạnh phúc bằng cuộc hôn nhân! Tâm lý Uyển Hoa không có gì khó hiểu: Người phụ nữ, nhất là người thiếu nữ, khi đã yêu, thường thường là có sự tính toán đắn đọ Phụ nữ khác nam giới ở điểm đó. Nàng đã dặn lòng yêu Kiến Quốc, nhưng khi thấy hắn “dường như” lăm le ... ”thấy mới quên cũ” thì nàng phải đau đớn xót xa thầm, và đành phải tỏ rõ thái độ phản đốị Muốn phản đối cho hữu hiệu và giữ được thanh giá của mình, thì tốt nhiên nàng phải làm ra vẻ như “vung kiếm sắt cắt tơ tình” thật sự. Sau đó, hắn đã năn nỉ van lơn, xin nàng nối lại mối tình giâỵ Khốn nỗi, cuộc tình đã bị cái ngôi “hung tinh” xung chiếu vào, cản trở gay gắt quá cho nên Uyển Hoa muốn dằn lòng đoạn tuyệt, coi như mối tình của mình là thứ “tình tuyệt vọng” cho xong! Nhưng nay tình thế khác hắn rồi: Ngôi “hung tinh” mà nàng ngờ là phá hoại cuộc tình của nàng, bỗng chốc đã biến thành ngôi sao quí, như Hồng Loan, Thiên Hỉ, giúp thêm cho tình duyên của nàng sớm thành tựu tốt đẹp: Thanh Thanh hôm qua là kẻ tình địch ghê gớm. Thanh Thanh hôm nay là người chị đáng kính yêu của nàng, cùng chung một bọc mẹ sinh ra! Ðối với Kiến Quốc, tuy vì giận hờn tức tối hắn, mà nàng đã phải chịu đựng những ngày đêm thất vọng, những giờ khắc đau buồn cay đắng, và cũng đã thốt ra những lời thật mỉa mai cay đắng với hắn. Nhưng kinh nghiệm người xưa cho thấy: tình yêu tuổi trẻ thường “phải có: những giận hờn cay đắng như thế. Và một khi đã được hàn gắn lại, thì từng cay đắng lại mặn mà hơn xưa”! Sự phát giác bí mật cốt nhục thân tình giữa hai cô gái, đồng thời cũng làm cho Kiến Quốc phải bừng tỉnh, dừng tắp ngay bước chân phiêu lưu trên tình trường. Dù hắn có yêu Thanh Thanh hơn Uyển Hoa đi nữa, hắn cũng phải chôn kín khối tình tận đáy lòng, và thầm lấy câu: Tình chị duyên em làm nguồn an ủi ...

Quốc Hùng thì saỏ

Hẳn độc giả đang nóng nảy hỏi thế. Phải, thiên truyện nói về Quốc Hùng còn lờ mờ chưa rõ. Vậy xin xác định: tình yêu của Quốc Hùng đối với Thanh Thanh quả là mối tình rất chân thành, rất thực có thể nói là tình yêu trọn vẹn, tình yêu muôn thuở! Trước một người như thế, trong hoàn cảnh như thế, trong trường hợp tao ngộ như vậy, thì hắn phải yêu với mối tình “thực” và trọn vẹn không có một khía cạnh nào có thể bị nghi ngờ. Chúng ta chỉ còn phải đặt hai giả thiết:

- Một là nếu môt ngày kia ý nguyện của ông Lâm Ngọc Thành sẽ thắng, thì Quốc Hùng sẽ là người trai được hưởng hạnh phúc nhất đờị

Hai là nếu rốt cuộc ý chí của bà Châu Chính Phương thắng, thì Quốc Hùng phải tạm thời rời xa gia đình, dọn vào ký túc xá nhà trường mà ở. Rồi ra, nếu hắn hoàn toàn tuyệt vọng trên tình trường, thì hắn cũng đành tự an ủi bằng câu: “tình tuyệt vọng là mối tình cao đẹp nhất”!

Còn Thanh Thanh?

Phải! Thanh Thanh thì saỏ Nàng là nhân vật chính yếu của thiên truyện nàỵ Hai chữ “ người về” có thể được thay bằng hai chữ “Thanh Thanh” ... Hẳn độc giả rất thắc mắc về thực chất tình cảm của nàng đối với Quốc Hùng, và đang nóng lòng đòi câu trả lời của thuật giả? ...

Nhưng ... chúnh thuật giả cũng chẳng biết trả lời ra sao cho chắc đúng đâỷ Bởi lẽ, ở tuổi niên thiếu, giữa gái và trai kinh nghiệm xưa nay cho thấy có rất nhiều loại tình yêu khác biệt: tìnhy yêu thể xác tình yêu đam mê, tình yêu sở thích, tình yêu trọn vẹn, tình yêu thật, tình yêu muôn thuở ...

Thanh Thanh đã thực sự yêu chưả Nếu thật yêu rồi, thì đó đã là tình yêu trọn vẹn chưa, hay chỉ mới là “tình yêu sở thích” cho tuổi dậy thì và hoàn cảnh thuận tiện gây nên? Thật chưa thể nào xác nhận định được.

Chỉ thấy rằng, nàng vẫn tươi vui quyến rũ như bông “hoa xuân cười gió” như một đóa “hải đường mơn mởn cành tơ” rất dễ vui, dễ cười, và cũng rất dễ buồn dễ tủi hơn! ...

Nếu một ngày nào đó, có một chàng trai xứng đáng là vị “hoàng tử của lòng nàng” tìm đến, và đóa hoa xuân phải nghiêng ngả xuống, thành thật năn nỉ vị hoàng tử hái mình đi, thì đó mới chính là “tình yêu thật và trọn vẹn” của nàng vậỵ.

-- Hết --
User avatar
tuvi
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $57,226
Posts: 96017
Joined: 29 Apr 2006
Location: FRANCE
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng tuvi từ: Que Huong

Previous

Return to Truyện Ðọc



Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 44 guests