Tiếng Gọi Trong Mơ - Người Khăn Trắng

Truyện tình mùi mẫn, truyện ma kinh rợn hay các thể loại khác. Xin mời vào.

Moderators: Mười Đậu, SongNam, A Mít

Tiếng Gọi Trong Mơ - Người Khăn Trắng

Postby tuvi » 12 Jul 2019

Image

Tác giả: Người Khăn Trắng


Chương 1

Lần đầu tiên phải khăn gói xa nhà để lên thành phố ôn thi đại học, lòng Trường không khỏi sự nôn nao hồi hộp. Nhất là từ nhỏ đến lớn anh chưa hề rời khỏi vùng quê đã gắn chặt đời mình để đi đâu.

Tối qua, lúc sang nhà nhỏ Dung để từ giã, anh đã nghe hoài cái điệp khúc dặn dò của nhỏ mà đâm lo ngay ngáy. Nào là trên thành phố có nhiều cạm bẫy, nào là những ánh đèn hồng đầy ma quái, nào là nước mía bán bên lề đường cũng có thuốc mê v.v. .... Nhưng đó chỉ mới là lời căn dặn của nhỏ Dung, còn mẹ của Trường bà cảnh giác tối đa hơn. Suốt một ngày liền bà bỏ thời gian ngồi cặm cuội khâu vào lưng quần cho anh những chiếc túi ngầm kín đáo để đựng tiền ăn tiêu, chi phí trong khoảng thời gian anh xa nhà. Rồi nào là bánh tét, thịt chà bông, thuốc cảm, thuốc trợ thần kinh và dầu gió nhét đầy vào một giỏ khiến Trường có cảm tưởng như mình sắp sửa đi du hành chứ chẳng phải đi thi.

– Ăn cái đùi gà này đi, đặng lấy sức mà học thi.

Bà Hải đặt chén vào chén cơm con phần ngon nhất rồi cố ép Trường ăn.

Nhưng anh đã gắp trả lại cho mẹ:

– Con là trai tráng mà ăn đùi gà coi sao được. Phần này của má, anh em con nhai thứ còn lại cũng ngon rồi.

Song bà Hải không chịu:

– Thời gian vừa ôn luyện vừa thi không phải ngắn ngủi gì. Nhà mình nghèo không có tiền bồi bổ như người ta, chỉ có bữa ăn này. Thằng Tòan cũng vừa thi chuyển cấp xong, hai anh em mày ăn hai cái đùi gà cho lại sức. Nhà hãy còn vô khối, má muốn ăn thì làm thịt lúc nào mà chẳng được.

Trước lời khẩn khoản của mẹ, Trường không dám từ chối sự quan tâm của bà nên nhỏ nhẹ dặm cái đùi. Thằng Toàn ngồi kế bàn hích nhẹ:

– “Nam thực như hổ, nữ thực như miêu” ... Anh ăn thế sao làm nên đại sự được. Hãy cứ nhìn thằng em đây nè.

Liếc mắt qua thấy thằng Toàn nhai ngồm ngoàm, Trường bèn la nó:

– Coi chừng mắc xương thì khốn khổ bây giờ đó, chứ bày dặt bắt chước ăn như hổ đâu.

– Em đâu có dại nhai cả xương mà anh sợ hóc cổ. - Thằng Toàn hấp háy cười.

– Ừ, phải đó. Ăn thịt đi chứ nhai xương làm gì.

Bà Hải ngồi gấp thức ăn liên tục cho hai thằng con, miệng nhoẻn nụ cười hiền hậu. Đã từ lâu bà mơ ước cái ngày này, nay đã tới rồi. goá chồng từ khi thằng con trai nhỏ chưa kịp thôi nôi. Bà Hải đã cố gắng làm lụng và ở vậy để nuôi con ăn học. Nhà nghèo, tài sản chẳng có gì ngoài vài công đất cấy trồng làm nguồn sống, bà Hải đã vất vả vô song nhưng quyết không cho đứa nào nghỉ học để giúp mình. Một lần thấy mẹ nhọc nhằn quá Trường có ý định đi làm công cho người ta nửa buổi để kiếm tiền thì liền bị bà đánh rồi sau đó cả hai mẹ con cùng khóc. Cuộc sống khó khăn đến nỗi nhiều lúc hai anh em Trường phải đi học với chiếc bụng sôi sùng sục vì ăn cơm ít hơn rau. Nhưng rồi thời gian cũng phải qua mau, Trường không còn là thằng nhóc thường đi rọc lá chuối bán cho người ta để lấy tiền mua vở. mà hôm nay anh đã là một thanh niên vạm vỡ khá đẹp trai. Còn thằng Toàn cũng đã mười lăm, tuy chưa cao lớn bằng anh nhưng nó cũng khiêng nổi một bao gạo năm chục cân mà chẳng hề biết nặng.

Nhìn sự trưởng thành của các con, bà Hải có cảm giác nỗi khó nhọc bấy lâu sắp được đền bù.

– Ráng thi đậu vào Bách Khoa nghe anh Trường . Em thấy anh có năng khiếu làm kỹ sư điện tử đó!

Nghe em nói, Trường nhìn lên lắc đầu thay cho câu đáp vì bận nhai.


Song thằng Toàn cứ hỏi:

– Thế anh muốn theo ngành gì?

Bất đắc dĩ, Trường phải mở lời:

– Sư phạm ... chuyên Anh.

Thằng Toàn trố mắt như đụng phải một sự kiện ngạc nhiên:

– Sao? Anh thích làm thầy giáo ư?

Trường ngừng ăn để nói chuyện:

– Tao làm thầy giáo có thì có gì là không tốt đâu. Mày sao lộn xộn quá.

Nhưng thằng Toàn không chịu dừng ở đó mà cứ bô bô cái miệng trước định hướng tương lai của anh trai.

– Anh hãy rút đơn lại mà thi vào Bách Khoa đi. Làm kỹ sư không thích thú hơn làm thầy giáo hay sao chứ?

– Chuyện đó để hậu xét. Tao nộp đơn thi những ba trường chứ có phải một đâu.

– Trời ... dữ vậy sao? Lỡ đậu hết lấy đâu ra người để học?

Thấy thằng em ngu ngơ, Trường đùa:

– Thì để dành cho mày, mai mốt khỏi phải thi.

Tưởng thiệt, thằng Toàn mừng ríu rít:

– Sướng vậy hả? Nhưng anh phải chừa ngành nào mà em thích, chứ làm thầy giáo em hổng chịu đâu nha.

Trường đã ăn xong buông đũa nhìn ra cửa. Anh nói y như thật:

– Thì mày thích gì tao sẽ nhường cho nấy.

Thằng Toàn khoái chí nói:

– Vậy anh để một đơn thi vào ngành Hàng Hải đi. Em thích làm thủy thủ lênh đênh trên mặt nước để đi đó, đi đây.

Ước muốn của thằng Toàn tắt lịm ngay bởi lời giễu cợt của Trường:

– Cho xin can đi ông “thủy thủ con”. học lực thuộc loại khá như tao mà chưa dám với lên cao, huống hồ mày ... hãy cố mà học kẻo làm thầy giáo cũng không nổi đâu. Coi vậy chứ vào đại học sư phạm mấy năm nay cũng khó lắm, chứ không phải dễ.

Đang hớn hở tựa mùa xuân, thằng Toàn xìu liền.

– Vậy là ...

Trường không cười:

– Còn ba năm nữa thì đến lượt mày, ráng học để mà thi.

Thằng Toàn phồng mồm lên:

– Thế mà nãy giờ anh làm em mừng hụt.

– Ai biểu mi dốt.

– Không dám dốt đâu, ông anh. Năm nào em cũng là học sinh tiên tiến chứ đâu bỡn.

– Thế thì hãy cứ tự tin đi.

Được sự động viên của anh trai, thằng Toàn vui lại ngay. Trông cậu bé rất hồn nhiên bởi cái tuổi chỉ biết lo ăn và học.

– Anh Trường nè, dường như nhỏ Dung nó để ý đến anh.

Mãi nghĩ đến chuyện sắp đi xa nên Trường không nghe thấy gì. Chừng thằng Toàn lặp lại anh mới giật mình hỏi:

– Nãy giờ hỏi anh cái chi?

Thằng Toàn bụm miệng cười:

– Anh không nghe thiệt hả?

Trường cau mặt:

– Nếu nghe tao đâu có hỏi lại mày.

– Vậy anh đang nghĩ gì?

– Hỏi để làm chi?

Thằng Toàn nháy đôi mắt hóm hỉnh:

– Có phải anh đang nghĩ đến chuyện sắp xa nhỏ Dung không?

Trường kêu lên:

– Nói bậy. Mà người ta lớn hơn mày, cứ sao lại kêu bằng “nhỏ”?

Nhún vai một cái để tỏ ra mình đã lớn thằng Toàn đáp lời anh:

– Con gái dù lớn tuổi hơn một chút vẫn phải làm em của con trai. Đó là điều mà tương lai sẽ khẳng định.

Bất giác Trường nói đùa:

– Nói vậy là mày đã có ý chọn nhỏ dung rồi à?

Vừa nghe qua Toàn đã giãy lên như đỉa:

– Anh mới là kẻ nói bậy, năm nay em mới mười lăm tuổi, hơi sức đâu mà giữ phần. Con gái trong xóm này có thiếu gì.

Bà Hải nghe thế liền mắng thằng nhỏ:

– Coi bộ mày rành ba cái chuyện đó dữ.

Thằng Toàn chối đây đẩy:

– Má nói con rành, oan ức cho con quá. Chẳng qua là con chỉ nghe ...

Trường chận lời:

– Nghe thấy gì?

Thằng Toàn nói một mạch:

– Nghe tụi nó đồn con nhỏ Dung rất khoái anh. Còn anh thì cũng ... chịu con nhỏ ...

Dưới ánh đèn dầu đỏ quạch, mặt Trường nóng ran. bởi thật tình mà nói thì anh cũng hơi thích con nhỏ Dung, vì nó có gương mặt tựa búp bê trông rất đẹp và ngộ nghĩnh. Hơn nữa, lại ở gần nhà nhau vào ra đụng mặt riết thành thân.

Nhưng đó chỉ là thứ tình cảm thân thiết giữa bạn bè lối xóm thôi, còn chuyện xa hơn Trường chưa bao giờ nghĩ tới ... Thậm chí ... không dám nghĩ vì xét thấy bản thân mình chưa làm nên được trò trống gì.

– Em nói thế có đúng không, anh Trường?

Nghe hỏi Trường sực tỉnh cốc nhẹ lên đầu thằng Toàn.

– Đúng cái mốc xì. Đang còn con nít, ăn chưa no, lo chưa tới mà bày đặt nhiều chuyện.

Thằng Toàn đưa một cánh tay lên xoa đầu rồi cãi lại:

– Không dám nhiều chuyện đâu. Ngó mặt anh là biết anh khoái nhỏ Dung liền.

Rồi quay qua bà Hải, thằng Toàn gặng – Phải không má?

Trong lúc Trường đỏ mặt lên vì ngượng thì bà Hải cười âu yếm với các con:

– Má đâu biết chuyện tụi bây.

Thằng Toàn được đà nói tới:

– Má cũng đồng tình với em rồi.

Bà Hải bèn bào chữa:

– Thằng này hồ đồ quá. Ai bảo với con là má đồng tình nào?

Bị mắng, thằng Toàn ngớ mặt ra giả bộ vô tình nhưng lại là cố ý:

– Ủa, té ra má không ưng nhỏ Dung sao?

Đến đoạn này thì Trường không thể ngồi yên được, anh dí ngón tay vào đít nồi rồi nhằm ngay miệng thằng Toàn mà khoanh vùng. Vì không kịp đề phòng nên thằng Toàn đã lãnh đủ một vòng tròn bằng lọ nghẹ trên mặt trông dị hợm.

nó hét rần:

– Ối ... anh giỡn kiểu này con gái nhìn thấy thì còn gì là đời “chai” của em nữa.

Thằng Toàn rời mâm cơm chạy vội xuống nhà sau để lâu chùi những vết bẩn trên khuôn mặt của mình. Khi trở lên, nó không ăn cơm nữa mà buông tiếng trách:

– Cũng may là trời tối chứ ban ngày thì có phải chết em không?

Trường nhạo nó:

– Bộ có người tính “coi mắt” hay sao mà hoảng lên dữ vậy?

Thằng Toàn vừa quan sát lại mặt mình trong gương vừa đáp:

– Tất nhiên ... À, mà không ... chỉ có con nhỏ Mai nó rủ em đi ăn kem.

Trường gật gù:

– Chà, thế này thì đã hơn hẳn thằng anh này rổi còn gì. Mới bây lớn mà đã được con gái để ý.

Đến lượt thằng Toàn quýnh quáng lên vì bị anh chọc quê:

– Đừng có dùng sai từ kẻo em nổi da gà lên đây nè. Nhỏ Mai bằng tuổi anh lận đó!

Trường trả đũa:

– Chẳng phải lúc nãy mày biểu tuổi tác không thành vấn đề sao?

– Nhưng ...

– Để tao thưa với má giùm cho một câu.

Thằng Toàn nhảy tại chỗ như bị cả bầy kiến lửa cắn:

– Úi, khổ lắm. Anh đừng có xuyên tạc vấn đề mà.

Trường tỉnh bơ:

– Thì tao thấy mày cũng đâu còn nhỏ nhít gì. Trong xóm có khối đứa bằng mày đã có đầy bạn gái.

Thằng Toàn vụt thanh minh:

– Đúng rồi. Nhưng bạn gái chứ có phải là bồ đâu?

Thái độ của thằng em làm Trường phải bật cười:

– Thì tao có nói nhỏ Mai là bồ của mày đâu mà đính chính ầm lên vậy.

Thằng Toàn khẽ thở ra:

– Vậy mà nãy giờ anh cũng làm người ta run bắn cả người.

– Tại mày có tật nên mới giật mình.

Thấy anh liên tục đả kích mình, thằng Toàn bèn chuẩn bị hô biến:

– Cho anh ở nhà nói chuyện với má, em đi chơi một lát đây.

Rồi không chờ ai kịp giữ lại, thằng Toàn bước nhanh ra ngoài trời tối khi có tiếng huýt sáo làm hiệu từ đàng xa. Bà Hải tính dặn với theo nhưng không còn thấy bóng thằng Toàn đâu nên bèn quay qua Trường chặc lưỡi:

– Trong hai đứa bây má lo cho thằng Toàn nhiều nhất vì tính nó hơi xốc nổi, không chín chắn một chút nào.

Nghe mẹ nói Trường chỉ bật cười. Anh rất thông cảm cho nỗi lòng của mẹ trước những đứa con đang tuổi lớn. Anh lên tiếng trấn an bà:

– Hơi sức đâu má lo xa làm gì. dẫu sao thì thằng Toàn cũng chỉ mới mười lăm, giống như con ngày trước.

– Nhưng con không “quậy” như nó.

– Đó là những hiếu động ở lứa tuổi thiếu niên, chẳng có gì đáng ngại đâu mà.

Bà Hải tạm yên lòng một chút nhưng rồi cơn áy náy lại trỗi lên. Bà bảo khẽ với Trường:

– Vào nghỉ ngơi đi con, mai còn lên đường sớm ...
User avatar
tuvi
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $57,250
Posts: 96097
Joined: 29 Apr 2006
Location: FRANCE
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng tuvi từ: Que Huong

Re: Tiếng Gọi Trong Mơ - Người Khăn Trắng

Postby tuvi » 12 Jul 2019

Chương 2

Sài Gòn hoa lệ quả đúng như lời đồn đại của mọi người. Vừa bước xuống khỏi xe, vẻ mặt Trường đã ngơ ngác trông tựa như nai rời khỏi rừng già để ra đồng cỏ vậy. Nét ngờ nghệch của anh con trai miền núi đã làm nhiều kẻ phải cười khi thấy Trường cứ nhìn hoài vào những dãy nhà cao tầng và các cửa tiệm trưng bày lộng lẫy đến nỗi suýt va vào xe.

– Đi đâu em? Anh chở giá hữu nghị thôi.

Một chiếc xe honda ôm kè sát bên hông Trường gạ gẫm, song anh từ chối vì theo lời mẹ dặn là phải hết sức cảnh giác. Khẽ xốc lại túi hành lý, Trường cứ nhắm thẳng con đường ngược với bến xe mà đi. Bởi trong địa chỉ, thì nhà của bà Nhàn cách đó không xa.

Trời nắng chói chang, Trường vừa đói bụng vừa khát nước nhưng nghĩ tới lời dọa của nhỏ Dung nên chẳng dám tấp vào đâu để ăn hay uống thứ gì. Biết đâu trong chất nước mía, hay sâm lạnh nhan nhản bày bán kia lại chẳng có thuốc mê ... Và như thế thì Trường sẽ là con mồi ngon của kẻ bất lương đó. Tuy trong người anh không có tài sản gì quý giá lắm ngoài vài bộ quần áo, sách vở và một số tiền để chi phí ăn tiêu. Nhưng đó cũng là tất cả, là mồ hôi nước mắt mà mẹ anh đã chắc chiu dành dụm hòng mong con học hành đỗ đạt. Trường tự nhủ phải hết sức cẩn thận trước cảnh lạ, người xa. Bởi dẫu sao anh cũng chỉ là một tên con trai nhà quê vừa đặ chân lên đất thành phố lần đầu.

Đưa tay quệt những giọt mồ hôi đang rịn ra hai bên trán, Trường dừng chân bên một tấm bảng quảng cáo để tránh nắng và nghỉ ngơi đôi chút thì bỗng có tiếng la ở bên kia đường:

– Cướp ... cướp ...

– Giữa ban ngày mà có chuyện này ư?

Trường buộc miệng thốt lên rồi lao nhanh theo phản xạ khi thấy tên cướp vừa vọt ngang mặt mình. Tuy không có võ nghệ, nhưng anh có sức khoẻ của một thanh niên. Trường vật ngã tên cướp chẳng khó khăn gì lắm để lấy lại đồ vật cho nạn nhận. Đó là một sợi dây chuyền khá lớn bằng vàng mười tám.

– Của cô đây.

Nạn nhân là cô gái có gương mặt khá xinh vẫn chưa hết hoảng hốt, nhìn Trường thán phục:

– Cám ơn anh ... anh giỏi quá.

Trường đột nhiên bẽn lẽn:

– Không có chi.

Nói xong anh cúi nhặt hành lý của mình định bỏ đi, nhưng cô gái đã vội vàng réo gọi:

– Nè! Anh gì ơi ... anh tên gì vậy?

Ngoảnh đầu lại, Trường đáp thật khẽ:

– Tôi nghĩ không cần thiết để nói tên của mình.

– Nhưng tôi muốn biết để sau này gặp nhau có thể gọi ...

– Thì cứ kêu tôi là ... Trường ...

Đã biết tên rồi, song cô gái vẫn chưa chịu để Trường đi. Cô ta mời anh vào quán nước.

– Trời nắng qua, tôi nghĩ anh cũng đã khát. Hay chúng ta vào đây uống một chút gì để làm quen nha!

Vừa nghe thấy vậy, Trường cảnh giác tối đa. bởi tuy ở nông thôn nhưng anh cũng từng đọc báo và biết ít nhiều về những vụ lừa đảo mánh khóe của bọn gian. Khẽ chạm tay vào chỗ cất tiền trên mình, lòng Trường thấp thỏm lo âu.

Không biết cô gái này có ý tốt hay chỉ là một con yêu nhền nhện lạc loài đang giăng bẫy anh đây? Nhưng từ chối lời mời thì cũng hết sức là kỳ, hơn nữa cô ta đã bước vào trong quán. bấm bụng vô theo, song trông Trường khép nép như con gái. Anh không dám dùng nước ngọt mà chỉ khẽ vớt cục đá để nó tan bớt một hồi rồi mới cho vào miệng ngậm đỡ. Thấy vậy cô gái ngơ ngác hỏi:

– Sao anh không uống nước?

Trường không dám nhìn thẳng vào khuôn mặt đang gợn lên nét phật ý của cô gái. Anh bối rối:

– Tôi ... tôi ... không khát lắm ...

Như đoán được tâm trạng của anh, cô gái bảo thẳng luôn:

– Chắc anh sợ em thả thuốc mê vào ly nước để đầu độc anh phải không?

Thấy người đối diện nói đúng nên Trường đành ngồi im, anh nghe cô gái nói cười chế giễu:

– Anh đúng là dân nhà quê thứ thiệt không trật chìa ở chỗ nào.


Bộ trông em giống bọn yêu quái thường bỏ thuốc mê cho người ta để cướp của lắm hả? Nói cho anh biết em đang là học sinh, con nhà đàng hoàng đó. Tên em là Thiên Băng, không tin cứ theo em về nhà thử một phen.

Bấy giờ Trường mới quan sát kỹ và nhận thức được rằng nét mặt của cô gái trông còn rất ngây thơ. Chắc chỉ tầm cỡ nhỏ Dung dưới quê, nhưng đôi mắt sáng đen toát lên vẻ thông minh, láu lỉnh. Trường có cảm tưởng mình bị nao núng khi cô gái kéo tay anh:

– Đi ... nhà em cũng gần đây thôi.

Trường phải thu hết can đảm để lắc đầu:

– Mong Thiên Băng thông cảm. Tôi không có thời gian.

Nét mặt cô gái hơi tiu nghỉu:

– Anh làm em bị hố.

Trường vội vàng gỉai thích:

– Hôm nay tôi chưa thể, nhưng chừng nào rảnh tôi sẽ đến ...

Thiên Băng thay đổi sự thất vọng bằng thái độ mừng rỡ:

– Vậy nhé! Em sẽ đưa địa chỉ cho anh.

Rồi không chờ Trường phản ứng, Thiên Băng lấy giấy bút trong chiếc túi xách đeo trên vai loay hoay viết một hồi. Cô chìa trước mặt Trường:

– Đây ... anh nhớ đến thăm em nha.

Nhận mảnh giấy xong Trường không nhìn mà cất ngay vào túi áo. Anh gật đầu:

– Tôi sẽ đến sau khi tìm được nhà quen.

– Anh ở quê ra thăm họ hàng phải không?

– Chỉ đúng một phần. Tôi còn có ý định ở trọ để chuẩn bị thi đại học.

Thiên Băng cười xinh xắn:

– Hèn chi lúc anh bắt cướp chiếc giỏ đổ ra em thấy toàn là sách với vở, vẫn có cả những thứ dự trữ nữa.

Nghe Thiên Băng nói vậy Trường có vẻ rất ngượng, anh phải ngó lơ dù không thể lãng câu chuyện.

– Mong cô đừng cười.

Thiên Băng phải dùng tay bịt miệng.

– Em nào có ý nhạo anh đâu.

Cử chỉ của Thiên Băng làm Trường tự ái.

– Cô có nhạo tôi cũng đành chịu vậy, bởi tôi là dân quê chứ có phải dân thành thị đâu.

Thế rồi Trường đột ngột đứng lên tỏ ý muốn chia tay:

– Hẹn khi khác gặp lại. bây giờ tôi phải kiếm chỗ trọ cái đã.

Thiên Băng cũng không có ý giữ chân Trường nên đành phải vẫy tay.

– Hẹn gặp lại.

Không dám nấn ná lâu bên cạnh cô gái thành phố, Trường bước nhanh chân ra khỏi quán rồi lầm lũi đi theo con đường ở phía trước đến một ngã tư. Lấy địa chỉ nhà bà Nhàn ra xem, Trường quẹo phải rồi đi khoảng trăm mét mới bắt đầu dò dẫm số nhà ở quãng đường này. Một trăm mười lăm ... một trăm mười sáu ...

lại ở phía bên kia đường. thì ra một bên số chẵn một bên số lẻ, nếu không sáng trí chắc chắn sẽ mò đến tối luôn.

Đứng trước ngôi nhà mình sẽ ở trọ để học thi, Trường lại có cảm giác như đôi chân mình bị chùn bước, Bởi đó là ngôi nhà mặt tiền khá sang trọng so với những người dân quê như Trường. Hay mình đã lầm nhà? Trường tự bảo thầm vì không tin là bà Nhàn người bạn của mẹ anh lúc xưa lại khá giả đến như vậy.

Nhưng nếu chẳng phải thì Trường biết tìm đâu nữa cái địa chì trên tay anh đã dẫn tới đây. Thôi thì cứ đánh bạo vậy, Trường nhìn vào cái nút chuông rồi đặt tay lên ấn nhè nhẹ. Trong khoảng thời gian chờ đợi anh xốc lại chiếc túi trên vai mặt quay ra phía đường. Có tiếng động, song Trường không dám xoay người, anh chờ đợi cho tới khi đôi vai bị ai đó lay mạnh mới giật mình quay ngang.

– A ... anh Trường. Anh không tìm được nhà người quen của mình nên muốn đến nhờ em có phải chăng?

Trường ngỡ ngàng không thể tưởng vì người tiếp anh là Thiên Băng chứ chẳng phải ai khác:

– Ủa, đây là nhà của cô ư?

Thiên Băng vừa mở cổng vừa tíu tít cười.

– Vâng. Nhà em đây ... mời anh vào.

Theo chân Thiên Băng bước vô trong Trường cứ ngờ ngợ rằng mình đã đến nhằm địa chỉ. Anh phải níu cô gái:

– Xin cho hỏi ... chủ nhà có phải là ... bác Nhàn?

Tiếng Thiên Băng trong trẻo:

– Đúng rồi. Má em tên là Nhàn, vậy té ra người quen của anh là má em sao?

Trường vẫn không dám gật đầu. Anh đưa mắt dáo dác như có ý tìm kiếm người mà mình cần gặp, bởi Trường có biết mặt bác Nhàn trong một dịp bác về quê ăn giỗ:

– Má của Thiên Băng đâu?

– Bà đang ở trên lầu. Anh ngồi chơi để em lên gọi.

Thiên Băng đặt vào tay Trường một ly nước mát rượi vừa rót ra từ trong tủ lạnh rồi mới phóng lên cầu thang. Trong lúc Trường ở bên dưới chưa kịp nghĩ ngợi gì thì Thiên Băng đã trở xuống, giọng líu lo như chim:

– Má em xuống nè anh Trường.

Giật mình, Trường vội rời chiêc salon để đứng lên. Anh cất tiếng chào ngay khi vừa thấy mẹ của Thiên Băng xuất hiện.

– Thưa bác ạ.

Nghe thế, Thiên Băng khúc khích cười:

– Con trai miền quê lễ phép ghê.

Mẹ của Thiên Băng quả đúng là người mà Trường cần tìm. Bà nhìn con trai người bạn rồi sôi nổi:

– Cháu đó hả? Đường xa có mệt không?

Trường khoang tay thưa như đứa trẻ con:

– Thưa ... không sao ... Cháu không ngờ bác lại là mẹ của Thiên Băng.

Bà Nhàn cười hiền hậu:

– Thì sao nào. Hai đứa quen nhau đã lâu chưa?

Thiên Băng đáp thay cho Trường:

– Mới chỉ cách đây chừng hơn một tiếng đồng hồ thôi má à.

Bà Nhàn hơi ngạc nhiên:

– Ủa, hai đứa nhận ra nhau giữa đường?

– Ồ, không phải. Lúc nãy đang đi trên đường con bị một tên cướp giật dây chuyền, và anh ấy đã xuất hiện, dũng cảm nhảy ra chận đầu tên cướp, khống chế hắn.

Hiểu chuyện, bà Nhàn luôn miệng khen:

– Cháu giỏi thiệt. Mới lớ ngớ lên thành phố lần đầu mà đã làm nên sự kiện rồi.

Trường khiêm tốn:

– Bác quá lời. Cháu chỉ hành động vì cảm thấy không thể đứng yên được thôi. thật tình nếu tên cướp ấy giỏi võ nghệ phản công lại thì cháu cũng không chống đỡ nổi.

Bà Nhàn vui vẻ nói:

– Bác muốn nhấn mạnh vấn đề ở đây là tinh thần dũng cảm của cháu kia. Mà thôi ... cho bác hỏi thăm tình hình dưới quê ...

Bấy giờ Trường mới có dịp lấy bức thư của mẹ đưa ra cho bà Nhàn đọc.

Xem xong, bà Nhàn tỏ ra ân cần hơn.

– Thì ra cháu tôi đang chuẩn bị tiến thân. Nào, muốn làm kỹ sư hay bác sĩ tương lai đây?

Nghe hỏi, Trường đỏ mặt như con gái. Anh khẽ liếc qua Thiên Băng để coi cô gái ấy có chú ý nghe chuyên không rồi mới chậm rãi đáp lời bà Nhàn:

– Thưa bác ... cháu có ý định vào sư phạm.

Bà Nhàn không phản đối mà còn khích lệ thêm:

– Ừ, làm thầy giáo cũng tốt. bác mong con Thiên Băng sau này nó cũng có hướng giống như cháu.

Thiên Băng giãy nãy lên trước ước vọng của mẹ. Cô ứ hự:

– Con không chịu đi làm cái nghể gõ đầu trẻ ấy đâu. Sang năm tốt nghiệp con sẽ thi vào ngành hàng không để du lịch khắp năm châu, bốn biển.

Giọng điệu của con làm bà Nhàn trợn mắt.

– Nói thiệt hay giỡn đó? Má chỉ e con làm cô giáo cũng không xong.

Thiên Băng chu nhọn cặp môi hồng:

– Má đừng quá coi thường con gái cưng của má. Học lực lẫn ngoại hình của con không thua ai đâu.

Bà Nhàn buông tiếng thách thức đứa con gái độc nhất:

– Được rồi. Má sẽ ráng coi “cô” làm được trò trống gì. Có cháu Trường làm chứng cho bác nghe.

Bị kéo vào câu chuyện của mẹ con chủ nhà, Trường chỉ biết cười.

– vâng. Cháu xin tự nguyện làm chứng.

Bà Nhàn hài lòng bảo Thiên Băng:

– Con đi dọn phòng cho anh Trường nghỉ ngơi rồi chúng ta sửa soạn ăn cơm.

Nó đi đường xa chắc đã đói lắm rồi.

Lúc này Trường mới chuyển giỏ quà của mẹ cho bà Nhàn. Anh nói không được tự nhiên lắm:

– Bánh tét của má cháu tự gói và ít đậu để bác nấu chè. Mong bác ...

Bà Nhàn chận lời của Trường bằng một cái khoát tay:

– Thằng này khách sáo ghê. Bác đâu có chê quà của má cháu mà phải ngại.

Những thứ này con Thiên Băng nó hảo lắm cháu à.

Không chờ mẹ kịp nhận, Thiên Băng dùng hai tay nâng chiếc giỏ Trường đưa nhảy chân sáo xuống dưới, miệng hát vang:

– Ố ... là ... la ...

Bà Nhàn nhìn theo bóng con gái lắc đầu bảo với Trường:

– Cháu coi ... đã mười bảy tuổi rồi mà nó vẫn như con nít ấy. mai mốt cháu thi đậu vào đại học rồi lên đây ở kèm nó giúp bác luôn.

Trước lời đề nghị ấy Trường không dám nhận cũng chẳng thể chối từ, anh ngồi yên trên salon mắt dõi ra đường phố lòng bâng khuâng thấy nhớ nhà không chịu nổi. Đó là chỉ mới xa nhà nửa ngày, còn khoảng thời gian dài sắp tới Trường sẽ phải nhớ biết bao?
User avatar
tuvi
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $57,250
Posts: 96097
Joined: 29 Apr 2006
Location: FRANCE
 
 

Re: Tiếng Gọi Trong Mơ - Người Khăn Trắng

Postby tuvi » 12 Jul 2019

Chương 3

Ngày đầu tiên đến ở nhà người lạ chẳng hiểu sao Trường không chợp mắt được dù anh rất mệt. Cứ hễ như anh sắp sửa thiu thiu ngủ thì lại như có ai đó đánh thức anh dậy ... và sự việc xảy ra nhiều lần như thế! Mở mắt nhìn dáo dác thì tuyệt nhiên không thấy động tĩnh gì, nhưng nhắm mắt lại thì cảm giác như có người trong phòng dù Trường đã cẩn thận khóa trái cửa. Tuy không phải là kẻ nhát gan nhưng hiện tượng này cũng làm cho Trường cảm thấy rờn rợn và khẳng định trong căn phòng anh đang ở có vấn đề. Một loạt da gà nổi lên kèm theo ý nghĩ vụt thoáng qua. Trường không dám nằm trên giường nữa mà tụt xuống đi đi lại lại rồi đưa mắt quan sát khắp mọi nơi.

Căn phòng được mẹ con bà Nhàn sắp xếp cho ở khá rộng và rất tiện nghi.

Dường như trước đây nó được làm phòng riêng của con gái nên cửa sổ có rèm buông rất cầu kỳ và cách bài trí cũng thật là tao nhã. Chắc chắn là của Thiên Băng rồi vì nghe nói bác Nhàn chỉ có một cô con gái. Nhưng sao Thiên Băng không ở đây mà lại chuyển sang căn phòng phía tây chứ? Cô ấy nhường phòng tốt cho mình tiện việc học hành ư? Có thể lắm, chắc Thiên Băng muốn đền ơn mình chuyện ngòai phố lúc trưa đây. Sự xúc động ập đến làm cho Trường cảm thấy vui, ít ra khi anh xa nhà cũng có người quan tâm, lo lắng tới. Thế mà lúc chưa lên thành phố, Trường cứ mường tượng tới biết bao nhiêu điều khổ sở sẽ diễn ra cho một anh học trò nhà quê có hoàn cảnh khó khăn. Trường thầm cảm ơn ông trời đã sắp xếp cho anh ngay từ buổi đầu tiên. Được ở trong gia đình bác Nhàn với Trường là điều quá may mắn. Anh sẽ không phải lo đến chỗ ăn, chỗ ở như biết bao sinh viên học sinh tỉnh khác. Và điều kiện sống thì chắc chắn thoải mái không ngờ.

Cơn buồn ngủ lại làm Trường trĩu mắt, vì muốn bảo đảm sức khoẻ nên anh lại leo lên giường nằm. Lần này anh không bị đánh thức mà bị chìm sâu trong cơn mộng thật là dài giống như cuộc sống đời thường bên ngòai.

– Nè, anh kia. Sao ngủ trong phòng của tôi?

Nghe tiếng gọi nhưng Trường không mở mắt, bởi cơn say ngủ cứ đè dí anh trên giường. Trường trả lời giọng nhừa nhựa:

– Xin lỗi. Thiên Băng nghe, tôi còn mệt ...

Song, kẻ quấy rầy anh dường như không cảm thông, hét toáng lên:

– Tôi không phải là Thiên Băng. Yêu cầu anh trả lại phòng cho tôi ngay.

Tiếng hối thúc pha lẫn sự bất mãn của ngưới nào đó bắt buộc Trường phải tỉnh ngủ ngồi dậy. anh hết sức ngạc nhiên khi thấy trước mặt mình là cô gái lạ hoắc, lạ huơ chứ không phải Thiên Băng. Đặc biệt cô ta trang phục toàn màu trắng toát với mái tóc xõa dài trông thật yếu đuối, bệnh hoạn. Cô gái không cười mà nhìn đăm đăm lại Trường:

– Anh đi từ đâu tới đây mà ngang nhiên ngự trên giường của tôi ngáy pho pho như vậy? Lẽ ra phải xin phép chủ nhân của nó chứ.

Mặc dù cơn ngái ngủ chưa làm Trường tỉnh hẳn nhưng anh đã vội vàng nhảy xuống khỏi giường chộp lấy chiếc quần dài hối hả mặc vào. Trường lắp bắp khi y phục chỉnh tề:

– X..ị.n ... lỗi ... Tôi ... không biết ... đây là ... phòng ... của cô.

Nét mặt cô gái khá lạnh lùng:

– Không biết thì phải hỏi. Tôi không đánh gía tốt về người nào mất lịch sự như thế đâu.




Bỗng dưng bị mắng, Trường tái mặt ngượng nghịu:

– Tôi ... không biết ... đây là phòng của cô. Tôi đến ở là do sự sắp đặt của chủ nhà.

Nơi bờ môi cô gái một nụ cười khinh mạn để lộ ra, song ánh mắt dường như cô chất chức nhiều cay đắng. Cô ta nói chậm:

– Họ mà là chủ nhân của ngôi nhà này ư?

Không hiểu, Trường hỏi lại:

– Cô nói ai?

Cô gái không nhìn anh mà tiến lại bên cửa sổ kéo rèm ngó ra bên ngoài khoảng không gian tối mịt, giọng giận dữ:

– Tôi nói họ. Những người đã cho anh đến đây ở ...

Trường kinh ngạc há hốc mồm:

– Bác Nhàn à ...

Cô gái quay phắt lại:

– Chính bà ta.

– Nhưng cô và họ có quan hệ gì không?

– Tất nhiên là phải có rồi, nếu không ... họ đâu có cơ hội ...

Cô gái đi về phía Trường, bước chân như khập khiễng, trông thật tội. Cô ta giữ khoảng cách với Trường chừng một cánh tay:

– Anh thật không biết gì về những con người này sao? À.. hay anh cũng cùng một giuộc như họ, vừa thủ đoạn, vừa độc ác?

Vừa nghe như vậy, Trường vội giãy nảy, anh kêu lên :

– Oan cho tôi. Tôi là người nhà quê không biết gì đâu cô ơi. Tôi chỉ lên thành phố này trọ học chứ không có mưu đồ gì xấu cả. Nhưng dẫu sao tôi cũng xin được biện minh cho bác Nhàn. Tôi nghĩ cô đã lầm khi kết án kẻ khác ...

Lời Trường chưa kịp dứt thì nét mặt cô gái bỗng biến đổi đến ghê rợn. Từ vẻ lạnh lùng ban đầu đi tới sự dị dạng quái đản mà người nhát gan nhìn thấy không khỏi rùng mình, sởn óc. Trường đã lâm vào tình thế phải khiếp đảm như thế dù anh cũng có chút ít bạo dạn.

– A ... a ... a ...

Tiếng thét của Trường bị tắt nghẽn nửa chừng bởi khuôn mặt ma quái của cô gái đã ghé sát vào mặt anh tạo nên sự chết khiếp tột độ đến nỗi anh phải hoàn toàn thụ động.

– La hét cái gì chứ. Mà tiếng la của anh cũng không thoát khỏi căn phòng này đâu. Anh thử nhìn tôi coi có phải là người không?

Trường không phát ra được cử chỉ nào ngoài ánh mắt mở trừng về phía trước. Anh muốn bật lên tiếng nói để trấn an bản thân mình, song âm thanh nơi cổ họng không thể trỗi lên. Cô gái kia là người hay là ma? Tại sao lại lọt được vào căn phòng khi cửa vẫn khóa chặt? Cô gái ấy là ai mà sao lời nói, cử chỉ, lại tỏ ra hằn học, hận thù với bác Nhàn? Ôi ... Trường đang sắp sửa bị nuốt chửng mà không ai có thể đến cứu ... trong một thoáng nghĩ đến cái chết, Trường cố khép nhanh đôi mắt để bớt đi phần run sợ. Nhưng tiếng nói êm dịu phả vào tai đã làm anh phải mở mắt ra nhìn:

– Trông anh thật buồn cười. Tôi đâu có phải là kẻ giết người mà anh nhắm mắt chờ chết chứ.

– Ô ... hay ...

Trước mắt Trường cô gái ấy vẫn như trước không hề bị biến dạng, chỉ có điều trông cô ta thật ủ rũ, buồn rầu.

– Anh sợ tôi thế cơ à?

Trường đáp khi chưa thật sự lấy lại được bình tĩnh:

– Cô là người hay là ... ma ...?

Cô gái cười gần như mếu:

– Anh cũng hãy đoán thử xem.

Trường cố thu hết can đảm:

– Qua những gì tôi vừa nhìn thấy, chắc chắn cô không phải là người sống rồi.

Cô gái rũ rượi mái tóc dài của mình tạo thêm dáng vẻ đầy ma quái. Âm thanh của giọng nói như tiếng khóc:

– Tại sao tôi không phải là người sống chứ? Tôi đâu đã tới số chết mà sao lại phải cách ly với thế giới loài người?

Chẳng hiểu sao Trường lại bật lên câu an ủi:

– Tất cả mọi chuyện đều được định mệnh an bài sẵn. Đâu ai có thể nói tiếng muốn hay không ...

– Nhưng định mệnh đâu có bắt tôi phải chết oan. Nếu con người không tàn ác thì tôi sẽ sống tới năm chục năm nữa với chức danh của một nhà văn đấy. Song tất cả đã chấm dứt ... bây giờ tôi đã trở thành một linh hồn vật vờ không siêu thoát. Anh ... anh có thể giúp tôi không?

Lời kể của cô gái rất thương tâm, nhưng Trường đã phũ phàng từ chối:

– Tôi ... tôi không thể ... cô và tôi không cùng một thế giới ...

Sự thất vọng làm cô gái buông thõng hai cánh tay tạo thêm dáng vẻ tiều tuỵ cho thân hình. Cô ta chiếu những tia sắc lạnh vào người Trường:

– Anh cũng ác như bọn người kia.

– Không ...

– Tôi sẽ quấy phá anh.

– Đừng ...

– Tôi sẽ không để cho anh được yên ổn.

– Như thế thì tội nghiệp cho tôi lắm! Tôi nào có lỗi gì với cô đâu.

Trường ra sức phân bua nhưng chỉ nhận được cái lắc đầu hằn học của cô gái:

– Lỗi của anh lớn lắm! Anh đã làm ngơ trước số phận một con người.

Trường kêu Toàn, đính chính:

– Không phải ...

Từ nơi khóe miệng của cô gái hai chiếc răng nanh bỗng từ từ lồi ra, cô ta giơ mười ngón tay có móng vuốt dài nhọn hoắc chờn vờn trước mặt Trường như muốn xuyên thủng đôi mắt đang trợn lên vì phải trông thấy cảnh hãi hùng thêm lần nữa. Trong lúc Trường chưa kịp nghĩ ra cách cứu mình thì những ngón tay vừa dài vừa nhọn ấy đã nhanh nhu chớp cắm phập vào mắt anh. Trường có cảm giác thấy mình trải qua một cơn đau dữ dội không thể tả:

– Á ... á ... á ... trả cho tôi đôi mắt ... Tôi cần nó để học thi ...

– Không! Anh phải chịu cảnh mù lòa thì anh mới biết thông cảm cho nỗi khổ của tôi.

– Nhưng cô đã chết rồi ... còn tôi đang phải sống ...

Tiếng cười nghe lạnh gáy của kẻ yếu tim:

– Ha ... ha ... hạ. vậy thì anh đổi cho tôi đi. Tôi sẽ sống, còn anh thì chết ...

Rồi không cần Trường đồng ý, cô gái đã lao tới bóp cổ anh mặc cho anh vùng vẫy để cướp linh hồn của Trường đang từ từ thoát ra.

– Không, không trả hồn tôi lại cho tôị. Trường đánh vật với cô gái để giữ lại hồn mình, và anh đã bỏ chạy ... bỏ chạy tới một vùng chói lòa ánh sáng:

– A ... a ... a ...

– Anh Trường ... anh Trường ... sáng bửng rồi mà sao la lối om sòm vậy?

Tiếng đậo cửa bên ngoài làm Trường bừng tỉnh thấy mình vẫn nằm trên giường song ánh sáng bên ngoài đã tràn vào soi tỏ hết mọi thứ ở trong phòng.

Anh vội đưa tay lên mắt mình và kiểm tra lại thị giác bằng cách cúi nhìn xuống đồng hồ. Ôi, đã tám giờ sáng rồi còn gì. Trường nhảy vội xuống khỏi giường đáp lại tiếng gọi ở bên ngoài rồi thừ người ra nghĩ ngợi. Những chuyện xảy ra với mình vừa qua chỉ là một giấc mơ ư? Trường không có thời gian lý giải thêm bởi tiếng của Thiên Băng đang làm rộn anh:

– Mau mở cửa phòng ra đi. Bộ anh tính nhịn bữa điểm tâm sáng để giữ eo như bọn con gái tụi em hả?

Trường mặc vội quần áo rồi với tay mở cửa, gương mặt của Thiên Băng xuất hiện đã khiến anh phải lùi lại mấy bước về đằng sau. Cô gái trong giấc mơ ... Ồ, không ... là Thiên Băng đây mà. Nhìn khuôn mặt Trường ướt đẫm mồ hôi, Thiên Băng cười chớp mắt:

– Chắc khí hậu thành phố làm anh nóng bức lắm phải không? Có quạt trần trong phòng, sao anh không mở lên cho mát?

Trường ngượng ngập:

– Tại tôi hơi mệt nên ngủ quên lúc nào không biết. À, Thiên Băng chờ tôi làm vệ sinh chút nghe.

Nói rồi Trường bước nhanh vào phòng tắm riêng có sẵn trong phòng để làm các thủ tục vệ sinh buổi sáng mặc cho Thiên Băng ở ngoài chờ. Trước khi bước ra, Trường phải kiểm tra lại mình trong gương cẩn thận và nhận thấy nét kinh hãi sau cơn mơ vẫn còn ẩn hiện trên khuôn mặt anh. Ôi, chưa bao giờ Trường phải trải qua một giấc mộng như thế này! Cầu mong nó đừng tái diễn thêm lần nữa, nếu không chắc Trường sẽ chẳng dám nán lại đây
User avatar
tuvi
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $57,250
Posts: 96097
Joined: 29 Apr 2006
Location: FRANCE
 
 

Re: Tiếng Gọi Trong Mơ - Người Khăn Trắng

Postby tuvi » 12 Jul 2019

Chương 4

Rồi những ngày kế tiếp theo Trường tạm sống yên ổn hơn trong căn phòng được dành riêng cho mình. Anh không nằm mơ gặp ác mộng lần nào nữa dù thâm tâm luôn thấp thỏm. Sống trong nhà bác Nhàn quả thật là sung sướng.

Trường chẳng phải làm gì ngoài việc bị Thiên Băng làm rộn ngày mấy lần.

– Anh Trường ... học vừa thôi kẻo bị điên thì phiền. Đi dạo với em không?

Đang hào hứng với bài văn, Trường đành phải rời mắt khỏi quyển sách nhưng không dám để lộ vẻ khó chịu. Anh chỉ đáp:

– Bây giờ trời nắng lắm, đi dạo phố không tốt đâu.

Song Thiên Băng đâu để Trường yên, cô nghẹo đầu:

– Em không sợ rám má hồng thì thôi, cớ sao anh phải sợ.

Trường cố tạo ra cớ:

– Vấn đề không phải là như thế! Chẳng qua tôi đang ôn những bài học khó nên cần phải tập trung tư tưởng, Thiên Băng à.

Tưởng nói vậy Thiên Băng sẽ tế nhị rút lui, nào ngờ cô còn giật quyển sách trên tay anh ném xuống bàn:

– Muốn học tốt thì cũng phải giành ít thời giờ giải trí mới tiếp thu bài dễ dàng. Cứ học như anh có mà xong rồi lại quên, chẳng có ích lợi gì đâu. Nghe em, đi chơi buổi chiều nay.

Rất bực mình nhưng Trường không thể phản kháng lại ý muốn của Thiên Băng, bởi dù sao mình cũng là người ăn nhờ, ở đậu làm trái ý chủ nhà là một điều không nên.

Trường gật đầu với Thiên Băng:

– Thôi được. Ý Thiên Băng là ý trời mà.

Nhưng Thiên Băng không chịu cách nói của anh nên phụng phịu:

– Như thế anh bị ép buộc à.

Trường đành phải giãi bày kiểu xuôi chiều:

– Không ép buộc mà là ... tự nguyện, có được chưa?

– Phải vậy chứ. Anh đi chơi với em thì sẽ được mở mang thêm tầm nhìn, chứ cứ ru rú trong nhà hoài thì cái chân quê của anh làm sao thay đổi được. – Thiên Băng cười tươi rói.

Một thoáng tự ái đến với Trường saong anh phải cố nén cuống bằng nụ cười gượng gạo:

– Thì dân nhà quê đi đến đâu cũng để lộ bản chất quê mùa ra cả. Chỉ sợ đi với tôi, Thiên Băng sẽ không được hài lòng đâu.

Thiên Băng dạy khôn Trường:

– Biết vậy thì anh hãy tự lo mà sửa đổi cho mình. “Đi một đàng, học một sàng khôn” ... mà ...

Thật là quá quắt ... Trường muốn mắng cô gái này một câu nhưng thấy không nên đành chịu nhịn. Đúng là chẳng ra làm sao cả, anh hình dung những ngày còn ở đây chắc không phải dễ chịu lắm như đã tưởng đâu. Nhất là trong lúc bị làm bận rộn như thế này! Nếu ở nhà mình Trường đã gắt toáng, và không ai có thể điệu anh đừng dậy được khi anh thấy cần phải học. Còn bây giờ sống trong nhà người anh không thể làm theo ý muốn riêng của mình.

– Ôi ... nhổ rễ lên đi chứ anh Trường.

Lời thúc của Thiên Băng không cho Trường được quyền nấn ná lâu hơn nữa.

anh đành đứng lên, vớ lấy chiếc áo mặc vào.

– Diện bộ một chút chứ đừng lằng nhằng như thế! Ở đây là thành phố chứ không phải là thôn quê đâu.

Bị làm khó, Trường khẽ nhăn vầng trán rộng, nhìn lại mình:

– Tôi mặc như vậy mà không lịch sự à?

Thiên Băng cười khúc khích:

– Em không có ý bảo anh luộm thuộm, nhưng như thế này là quê lắm!

Trường nhún vai:

– Thì tôi có cãi mình là dân thành phố đâu.


Nếu Thiên Băng sợ mắc cỡ khi đi bên cạnh tôi thì cho tôi được ở nhà.

Câu nói này làm Thiên Băng hờn mắt:

– Em biết ... anh không thích đi chơi nên kiếm chuyện ...

– Thiên Băng nói vậy tôi làm sao biện bạch. Thật tình thì tôi là con nhà nghèo nên không có đựơc quần áo sang trọng giống người ta. Lẽ ra cô phải hiểu và thông cảm giùm tôi hơn là trách cứ.

Nét mặt buồn dọ của Trường cùng những lời thành thật vùa thổ lộ đã khiến cho Thiên Băng phải ngẩn ra suy nghĩ. Cô nhận thấy mình có nhiều phần lố bịch khi đã biết rõ hoàn cảnh của Trường rồi mà vẫn gây cho anh sự mặc cảm về thân phận. quả đúng như Trường nói, từ hôm đến ở đây Thiên Băng chỉ thấy anh có bấy nhiêu bộ đồ thuộc loại không hợp thời thì lấy đâu ra đáp ứng yêu cầu của cô. Thôi thì mặc kệ cách ăn mặc của anh ta, ra đường đi nhích xa một chút thì ảnh hưởng chỉ đến mình.

Nghĩ thế nên Thiên Băng quay lại cười làm hoà.

– Em xin lỗi ... thôi cứ thế này đi chơi cũng được mà.

Trường tỏ thái độ miễn cưỡng rõ rệt:

– Thiên Băng chấp nhận được thì mình đi.

Có lẽ từ trong đáy tâm hồn Thiên Băng không chứa nhiều chiều sâu nên cô vui vẻ kéo Trường ra khỏi phòng mà chẳng chút gì áy náy. Cô còn ấn chìa khoá xe vào tay Trường:

– Anh không từ chối việc làm tài xế cho em chứ?

Nhưng Trường đã mím môi:

– Tôi lại phải làm trái ý Thiên Băng nữa rồi bởi tôi chưa từng ngồi lên chiếc xe máy nào để chạy cả.

Thêm lần nữa chiếc miệng của Thiên Băng làm cho Trường phải tự ti, mặc cảm song anh đã nhẫn nhục chịu đựng để chiều lòng cô gái mà mình đang thầm có cảm tình. Một thứ cảm tình mà mỗi khi nghĩ đến Trường thấy lòng dâng lên sự rung động khác thường. sự khác thường mà anh chưa từng cảm nhận được ở ai khác dù là ở bên cạnh nhỏ Dung:

– Nào ... ngồi lên. Chán anh ghê.

Ở phía sau lưng Thiên Băng, Trường cũng cảm thấy hơi quê. Nhưng thà tế cho chăc chứ đường phố nườm nượp như vậy, làm “anh hùng rơm” chỉ khổ hai người, hại ta thôi. Giá mà Thiên Băng biết tế nhị với Trường hơn. Con gái nhà giàu có khác, đẹp thì có dẹp nhưng đem so sánh về đạo đức thì thua xa gái nhà quê. Trường cố nghĩ đến nhỏ Dung để cô gái phía trước bớt làm anh rung động.

Song, khoảng khắc giữa cả hai gần quá đỗi chỉ có thể tính bằng loại thước đo có cự ly nhỏ nhất thì làm sao Trường cảnh tỉnh được cái đầu.

– Anh Trường ... sao anh im lăng vậy?

bị hỏi độ ngột, Trường lúng túng:

– À ... tôi ... đang ... mải ngắm phố ...

Thiên Băng bật cười phía trước:

– Bộ anh thấy nó đẹp lắm hay sao?

Trường cố tỏ ra thành thật:

– Tất nhiên là nó đã làm tôi phải hết sức ngẩn ngơ rồi. nhất là ngày đầu tiên đặt chân tới.

Thiên Băng nói nhạo Trường:

– Hôm ấy em trông anh rất là buồn cười, ngơ ngơ, ngáo ngáo thế nào ...

Trường đỏ mặt nhưng không hề bào chữa:

– Phải. Nghĩ lại tôi cũng thấy mình nhà quê thật.

– Vậy anh hãy mau thay đổi hình dạng để hoà nhập với mọi người đi. bạn bè em nhiều lắm, em sẽ đưa anh đến làm quen để dễ bề thích nghi hơn.

Ý kiến này liền bị Trường từ chối:

– Cám ơn Thiên Băng nhé! Chuyện đó chắc cũng không cần thiết lắm, vì tôi không có ý định sẽ làm người thành phố đâu. Học hành xong tôi sẽ trở về quê.

Trường thấy Thiên Băng bĩu môi qua tấm gương chiếu hậu:

– Anh đúng là hạng người chậm tiến, không chịu co giò chạy theo thời đại.

Bây giờ năm hai ngàn sắp qua đi rồi mà vẫn tiếc mãi kỷ nguyên của cái đức thánh nhân.

– Mỗi con người, mỗi thời đại đều có nét đẹp đặc trưng của nó. Ai dám bảo chiếc áo dài khăn đống không thể sánh ngang cùng với bộ trang phục lộng lẫy, rườm rà? – Trường lý sự.

Thiên Băng đưa một cánh tay lên khỏi đầu giọng giễu cợt:

– Nếu không phải chạy xe, em sẽ chịu thua anh bằng cả hai tay. Nào, nào bây giờ vào đây “lắc mông” với em một chút được không?

Không hiểu từ Thiên Băng dùng nên Trường phải cau mày:

– “Lắc mông” là cái gì?

Ánh mắt Thiên Băng đầy nghịch ngợm:

– Là ... nhảy ... Bộ anh chưa nghe ai gọi như thế hả?

Nét mặt Trường đầy ngỡ ngàng:

– Thì ra là nhảy đầm. Hay gọi là khiêu vũ cho nó thêm phần sang trọng.

Thiên Băng gặn:

– Anh không từ chối chứ?

Trường lại làm cho cô gái thất vọng bằng cái lắc đầu:

– Mong Thiên Băng thông cảm, tôi chưa hề biết bộ môn này.

– Thì phải tập. Đâu phải tự nhiên mà ai cũng biết nhảy nhót theo điệu nhạc, vui lắm anh Trường à!

Rồi không chờ Trường kịp phản ứng sự hào hứng của mình. Thiên Băng tấp xe vào một điểm gọi là câu lạc bộ khiêu vũ gì đó khiến anh hết sức bối rối cứ phải liên tục dặn thầm mình:

“Không được sa ngã dù bất cứ giá nào. Ta lên đây để học chứ không để ăn chơi”.

Trông thấy điệu bộ của Trường, Thiên Băng cười sặc sụa:

– Đây có phải là giáo đường đâu mà anh lầm bầm đọc kinh vậy. làm ơn bỏ cái lốt cừu non ra đi. tụi bạn em mà trong thấy nó chọc anh ráng chịu đó!

Trước vẻ khăng khăng của Trường, cô gái bèn lôi anh trở lại xe, thái độ thật cau có:

– Không nhảy thì vô trong đó để làm chi. Đi với anh cụt cả hứng.

Thấy đối đáp với Thiên Băng ở ngoài đường cũng chẳng hay ho gì. Trường đành phải ôm nặng cục tức ngồi sau xe để cô ta chở về nhà. Thê nhưng kẻ trút cơn bực tức ra lại chẳng phải là anh, Trường bị Thiên Băng mắng xối xả khi chiếc xe vừa chạy vọt vô trong cổng. Thậm chí cô ta còn khóc ầm cả lên.

– Từ nay có cho vàng tôi cũng chẳng rủ anh. Ôi ... người đâu cứ như ở dưới đất lên vậy ... hu ...hu ...

Tự ái của Trường cũng phình to như chiếc bong bóng đầy hơi. Anh không nén nỗi mình:

– Thế cô tưởng tôi khoái chí lắm khi phải đi với cô sao? nếu không vì chiều cô thì tôi đã tiếp thu thêm được vài trang kiến thức của nhân loại vào đầu rồi chứ không phải mất thời gian vô bổ.

Bà Nhàn bỗng xuất hiện bất ngờ làm cho Trường biến sắc, song bà không bênh con gái như anh tưởng mà ngược lại ủng hộ với nụ cười:

– Cháu Trường nói phải. Thiên Băng nên học hỏi ở anh con ít nhiều đi.

Nhưng Thiên Băng ứ hự:

– Lý lẽ của má cổ lỗ sĩ.

Bà Nhàn trừng mắt lên:

– Con dám nói với mẹ như thế ư? Kể từ nay má không thả lỏng con nữa đâu.

Trước ánh mắt nghiêm khắc của mẹ, Thiên Băng không dám tỏ thái độ gì thêm, ngoài bước chân thật nặng bỏ vào trong. Bà Nhàn nhìn theo con gái rồi khẽ phân bua với Trường:

– Chỉ tại nó có một mình nên hơi đỏng đảnh chút xíu, cháu đừng giận.

Trường mìm cười nhưng không nói. Hình ảnh thần tượng trong anh như thoáng bị phôi pha.
User avatar
tuvi
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $57,250
Posts: 96097
Joined: 29 Apr 2006
Location: FRANCE
 
 

Re: Tiếng Gọi Trong Mơ - Người Khăn Trắng

Postby tuvi » 12 Jul 2019

Chương 5

Thật tình Trường không ngờ mình đậu cả ba trường đại học một cách dễ dàng đến thế. Bách Khoa, Tổng Hợp và Sư Phạm. nhưng vì yêu nghề giáo viên nên Trường quyết định chọn ngành Sư phạm trước sự phản đối kịch liệt của Thiên Băng.

– Ôi ... anh đúng là một con mèo mù cả hai mắt. Công danh không thích lại muốn an phận thủ thường với viên phấn bảng đen.

Dù tự ái nhưng Trường cũng cố gắng giải thích:

– Thiên Băng không nên nghĩ về tôi như vậy. Mỗi người có một tâm nguyện một hướng đi khác biệt nhau.

Thiên Băng không dễ thương như cái buổi ban đầu. cô hùng hồn tranh cãi:

– Khác hay không khác cái đích của mỗi người cũng đều giống nhau ở chỗ phải vươn tới mà thôi.

Trường khẽ nhếch môi cười:

– Tôi có cảm tưởng Thiên Băng khôn hơn cái tuổi mười bảy của mình rồi.

Thiên Băng nhún vai trông hợm hỉnh:

– Tất nhiên. Bởi em đang sắp sửa đủ tuổi để thành niên rồi mà.

Bất giác Trường nhìn vào đôi mắt của Thiên Băng, đôi mắt có sức hút kỳ lạ như một thỏi nam châm khiến người ta không thê trách được sự bồi hồi, xao xuyến. anh phải cố chận đứng lòng mình bằng cách ngồi xoay người về một bên.

– Thiên Băng cần tôn trọng sự lựa chọn của tôi. Tôi thích làm thầy giáo vì muốn đem kiến thức của mình học được truyền đạt lại cho thế hệ đang tiếp nối.

Tôi nghĩ nghề này phù hợp với tôi hơn.

Cô gái ngà người trên salon nhai những miếng lê vừa ngọt vùa giòn với đôi mắt khẽ nheo lại vì thấy Trường đổi tư thế.

– Anh nói vậy thì sẽ không thêm ngứa miệng nữa. Biết đâu bị người ghét ra đường gặp nhiều điều xui rủi thì nguy.

Vì đang nương náu ở trong nhà Thiên Băng nên Trường phải lặng thinh dù tai nghe thấy những điều bất bình. Anh không ngờ một cô gái xinh đẹp như Thiên Băng lại mang nhiều cá tánh khó lòng chấp nhận được. Nghèo và quê mùa như Trường cũng còn phải lắc đầu dù đôi khi anh bị Thiên Băng tấn công bằng nhiều cử chỉ lả lơi, đưa đẩy. Những lúc như thế Trường rất lo âu, sợ hãi.

Anh chỉ sợ mình sa ngã, bê tha rồi lơ là việc học, phụ công ơn mong mỏi của người mẹ đã vất vả và hy sinh nuôi mình. Nhưng nếu bảo Trường không rung động trước Thiên Băng thì tự dối lòng. Bởi cô con gái chủ nhà có thân hình rất hấp dẫn vì được sống trong môi trường quá ấm no, đầy đủ. Đã thế Trường còn bị Bà Nhàn tỏ cho biết trước định sẽ chọn anh làm con rể mai sau. Anh luôn được chăm sóc chu đáo từ chỗ ở đến cái ăn. Thậm chí việc học và sinh hoạt riêng của Trường, bà Nhàn cũng để ý, quan tâm đến. Bà đưa cả chiếc Citi của mình cho anh làm chân chạy rồi tự mua sắm đồ dùng cần thiết bảo Trường xài.

Lẽ tất nhiên anh không hề vô tư trước lòng tốt của bà Nhàn, mà anh đã hiểu được mục đích riêng của bà qua những gì mình nhận được. không phản đối, song Trường cũng chẳng dám mong sự sắp đặt của bà Nhàn đưa tới bởi anh biết mình và Thiên Băng chắc chắn không hợp nhau. Mỗi lần nhận được bất cứ sự quan tâm nào của bà Nhàn, anh đều nghe lòng áy náy cả.

– Đang nói chuyện mà sao anh im lặng đột ngột vậy? Bộ nhớ tới cô nào hả?

Trường giật mình ngượng nghịu:

– Ồ không. Tôi đang nghĩ tới niềm vui của má tôi.

Thiên Băng ngừng ăn, cười:

– Trời. Em chưa thấy tên con trai nào xa nhà mà cứ luôn nhắc tới mẹ mình giống anh vậy. Đúng là có hiếu ghê.

Trường hơi ưỡn ngực về phía trước vẻ mặt đầy tự hào.

– Đó là bổn phận làm con mà. Ai có mẹ, có cha mà không từng như thế!

Thiên Băng dúi vào tay Trường một miếng lẽ ra bảo anh ăn rồi tiếp tục câu chuyện:

– Em không muốn tranh luận nữa. Em chỉ thích nói chuyện vui.

Cô gái với đôi chân gác lên thành ghế salon, đầu hơi ngửa để ngó lên trần nhà nơi có chiếc quạt trần đang quay tít toả ra luồng gió mát. Thiên Băng hơi hạ giọng:

– Anh Trường nè.

– Thiên Băng muốn hỏi gì?

– Anh có bạn gái chưa?

Trường cảm thấy thật bối rối:

– Nói chưa thì không thành thật, mà nói không thì không đúng.

Thiên Băng vụt nhỏm người:

– Trả lời nước đôi như anh kể ra cũng là người khôn đấy.




Trường không hài lòng câu nói ấy:

– Trong mắt Thiên Băng tôi lúc nào cũng là một kẻ quê mùa chính hiệu.

– Còn không phải sao? Em đâu có nói sai mà anh khiếu nại. – Cô gái cười ồn.

Rồi thấy Trường làm thinh, Thiên Băng tiếp tục đùa:

– Trông anh giống như “ông cụ non” quá chừng. Vô phước cho cô nào được anh để ý tới, đời chẳng có chút gì là mùa xuân.

Tới giai đoàn này thì Trường không còn gì để mở miệng vì Thiên Băng đã cho anh ngậm quả bổ hòn chát đắng. Trường nhơ lại những ngày đầu mình mới đến đây ở, sao lúc đó cô ta dễ thương đến thế? Cứ quấn quýt chẳng lúc nào rời.

Và cũng trong thời điểm đó Trường đã toan mơ mông chuyện xa vời. Nhưng càng gần gũi thì mọi ý nghĩ tốt đẹp bỗng bay đi mất hết vì thấy những điêm tưong phản cá tính của nhau. Tuy so ra Thiên Băng đẹp và nổi trội hơn ở những người khác nhiều điều. song với loại hoa hồng kiêu sa thì làm sao dám thi thố vẻ đẹp và sức chịu đựng của mình trứơc sự khắc nghiệt của thiên nhiên như các loài hoa đồng nội khác.

Trường nghĩ đến Dung ở dưới quê rồi nhìn Thiên Băng bằng ánh mắt mất đi vẻ suy tôn:

– Chắc Thiên Băng có nhiều bạn trai lắm phải không?

Thiên Băng đưa cả hai bàn tay ra trứơc mặt, nói như khoe:

Vô khối. cả chừng này.

Trường bỗng nghe hụt hẫng:

– Thê mà tôi cứ ngỡ ...

– Ngỡ em chỉ có mình anh là bạn hả? Một sự lầm lẫn tai hại ... đáng thương ghê.

Lần này thì Trường cảm thấy mình bị xúc phạm nặng nề, nhưng Thiên Băng tỉnh bơ chẳng thèm để ý đến sự thay đổi sắc diện của anh. Cô nói tiếp:

– Hèn chi đám bạn của em nhìn thấy anh chúng cứ cười khúc khích. chắc tụi nó cho anh ở trên sao Mộc du hành xuống trái đất. nói chung chỗ nào anh cũng khác người ta.

Trường đỏ mặt cúi xuống người mình để nhận định lời của Thiên Băng có đúng như thế không. Nhưng anh chỉ thấy mình thua thiệt họ ở điểm nghèo mà thôi, còn cái đầu thì làm sao họ hơn anh đựơc chứ. Đâu phải ngẫu nhiên mà thi đậu đại học tới ba trường lận đâu. Có vô số khối con nhà giàu, đủ điều kiện ăn học mà còn rớt như sung chín rụng ... mơ vào một trường cũng không xong.

Còn Trường, một tên học sinh nhà quê thiếu mặc, đói ăn, để đạt được thành tích ấy anh phải vật lộn với bao khó khăn, công sức chứ đâu phải vân may của ông trời. Trường toan tìm lời nói cho Thiên Băng hiểu vấn đề này thì cô chận lại bằng cách rủ:

– Ngày mai anh về quê rồi ... có cần em dẫn đi mua sắm gì không?

Trường lắc đầu:

– Có lẽ không cần đâu. Má tôi cũng không đòi hỏi về vật chất chỉ cần niềm vui tinh thần.

– Nói chuyện với anh chán thấy mồ. thời buổi bây giờ con người phải nên thực dụng một chú chứ. Vật chất phải luôn đi hàng đầu ...

lập luận của Thiên Băng bị Trường bác bỏ ngay:

– Đó là người ưa thích sống thực dụng kìa. Còn má tôi với thành quả tôi đưa về sẽ là món quà to lớn và ý nghĩa nhất. cám ơn Thiên Băng đã gợi ý lên dùm ...

Thấy sự quan tâm của mình bị thừa, Thiên Băng bèn tiu nghỉu:

– Đúng là em chuyên lo cho người khác những chuyêng không đâu. Thôi thì em đi nhảy đầm một chút đây.

Nhưng Trường lại lắc đầu:

– Thiên Băng không được đi vì đã đến giờ học rồi. từ khi đến ở đây tôi chẳng thấy cô rờ mó gì tới quyển sách cả.

nghe thấy vậy Thiên Băng đánh nhịp tay rồi nhịp chân, thái đọ thản nhiên.

– Bởi em không muốn bị điên. Đậu vào ba trường đai học như anh để làm gì kia chứ? Rốt cuộc rồi cũng chỉ làm một ông thầy giáo tương lai thôi.

Lòng tự ái của Trường bị xúc phạm nhưng anh cố tha thứ cho cô để giữ hoà khí.

– Thiên Băng không được nói như thế. Cô học để tạo tương lai cho mình chứ không phải cho tôi.

– Nhưng em cảm thấy mình không cần. Tại sao cứ phải vùi đầu vào đống sách vở vô tri ấy làm gì chứ?

Cô gái chớp mắt đầy tinh nghịch, rồi nói tiếp:

– Sao anh lại cho rằng em không nghĩ đến má em cơ chứ? Nhưng nhà em giàu có quá rồi, bà ấy cứ hành hạ em phải học hành mãi làm chi? Má em và anh chỉ ưa chuốc lấy cho mình sự khổ sở. còn em à ... không bao giờ ...

Trong lúc Trường còn đang thộn mặt ra vì phả ứng bất ngờ của cô gái, Thiên Băng lại nói tiếp:

– Anh khùng đến mức phải báo động. Chẳng lẽ cứ luôn miệng thương yêu mẹ mình suốt cả ngày sao. Anh đúng là một con “mọt sách” đã gặm đến rương nên mòn cả răng.

Câu nói này thật sự gây cho Trường một con tức tối không kiềm được. anh không ngờ Thiên Băng lại có thể thốt ra với mình những lời như vậy. là “con mọt sách” thì đã sao nào? Học để hiểu biết, để nâng cao tri thức, để tạo dụng cho mình một tương lai tươi sáng, để giúp ích xã hội thì có gì là không chính đáng đâu mà Thiên Băng lại mỉa mai? Hiện tại Trường chỉ nghèo hơn người ta về vật chất chứ nói về tầm nhận thức thì đám bạn của Thiên Băng sao bằng cái gót chân “thằng nhà quê” như anh.

Bây giờ thì Trường thầm trách mình đã dành cho Thiên Băng những ý nghĩa tốt đẹp tận đáy lòng. Thật ra cô gái này chẳng xứng đáng được hưởng bất cứ điều gì cả. Cứ đà sống buông thả và học hành lơ là như thế này thì Thiên Băng sẽ khó lòng mà vượt qua kỳ thi tốt nghiệp phổ thông, chứ đừng nói đến chi đến đâu đại học:

– Anh Trường ... bữa nay em không có đầu óc học thêm đâu.

Trường thoáng nhăn vầng trán:

– Tôi ép Thiên Băng học cũng vì lời căn dặn của bác Nhàn thôi.

– Học cũng phảỉ có thời gian giải trí. “Ông thầy” đừng quá khó khăn với “học trò” như vậy mà. – Thiên Băng bèn năn nỉ.

– Nếu muốn nghỉ thì đi mà xin phép bác Nhàn. – Trường cứng rắn.

Bất ngờ Thiên Băng bá cổ Trường, cử chỉ đầy thân mật:

– Em nghĩ không cần thiết. Má em đã giao toàn quyền cho anh quản lý em rồi mà.

Chộp lấy câu nói đó Trường bèn áp dụng biện pháp:

– Nếu tôi có quyền thì Thiên Băng hãy vào lấy tập vở ra đi.

Thấy tình hình không thê xoay chuyển được, Thiên Băng đứng thộn mặt ra một chút khá lâu, rồi vùng cằng đi lại chỗ học buông mình xuống ghế. Trường nhìn theo có cảm giác chiếc ghế sẽ bị gẫy vụn vì cặp mông giáng xuống của Thiên Băng. Anh chặc lưỡi:

– Tội nghiệp quá!

Thiên Băng ngẩn mặt lên:

– Anh tôi nghiệp cho ai?

Trường chỉ tay vào chiếc ghế đang lung lay:

– Cái vật vô tri, vô giác này.

Thiên Băng buông tiếng nói vô tình:

– Ai làm gì nó mà anh phải thương xót. kẻ đáng phải tôi nghiệp phải là em đây nè.

Rồi Thiên Băng thở dài:

– Học không vô mà cứ bắt phải nhai mãi.

Trứơc tình thế gượng ép này, Trường đành gấp sách lại:

– Thiên Băng học không vô thì tôi dạy chỉ cho tốn công. Cô muốn đi chơi thì cứ đi đi.

Như tên tù nhân được lệnh tha, Thiên Băng nhảy cẫng mà không màng đến cái nhìn khó chịu trong ánh mắt của Trường. Chưa hết, cô còn bạo hôn chụt vào má anh một cái.

– Hoan hô anh Trường. Anh đi chơi với em luôn thể.

Trường dùng tay xoa chiếc má lần đầu tiên bị con gái đụng vào:

– Tôi không có thời gian.

Thiên Băng vẫn kéo thốc anh dựng lên:

– Anh định học nữa ư? Đã đâu vào ba trường đại học rồi mà còn chưa thoả mãn hả?

Trường cố chống lại sự cám dỗ của Thiên Băng:

– Tôi còn phải tiếp thu thêm để sau này dìu dắt đứa em. Mọi hy vọng má tôi đều đặt vào anh em tôi cả.

– Nhưng em có xúi anh bỏ học bê tha đâu. Giải khuây một chút rồi về học tiếp sẽ tiếp thu nhanh hơn.

Lời nói dịu ngọt của Thiên Băng làm cho Trường thoáng xiêu lòng, anh toan đồng ý thì hình bóng vất vả, tảo tần của mẹ bỗng hiện lên trong mắt đã khiến anh bừng tỉnh. Trường vội vàng dứt khoát:

– Ồ ... không được ...

Thiên Băng dùng hai tay bịt chặt lấy miệng Trường :

– Em không cho phép anh từ chối.

Nhưng Trường mạnh dạn gỡ tay Thiên Băng ra khi nhớ tới bữa hôm nào .

– Cô dừng bắt ép tôi nũa mà.

Tới đây Thiên Băng không thuyết phục nữa mà trề môi ra nguýt – Hứ ... anh làm em quê độ quá. Rủ người ta không được thì đi một mình.

Trường cắn mạnh vào môi để trấn tỉnh:

– Mong Thiên Băng đừng buồn. Tôi chỉ không muốn làm người thân của mình phải thất vọng.

Thái độ của Thiên Băng đầy hậm hực:

– Em biết trong mắt anh, em là một đứa con gái bất trị mà.

Vì không muốn làm mất lòng thêm nữa nên Trường đành chọn giải pháp im lặng song khốn nỗi điều ấy lại gây ra sự hiểu lầm to lớn. Thiên Băng hét:

– Thì ra đúng là như vậy hả? Thế mà tôi lại mong anh trả lời khác đi.

– Thiên Băng.

– Cấm anh không được gọi tên tôi.

– Nhưng ít ra Thiên Băng cũng phải cho tôi giải thích chớ.

Thiên Băng lu loa lên như con nít:

– Hỏng có giãi bày gì hết á ... hu ... hu ... Tôi hỏng muốn ngó thấy mặt anh nữa. Anh hãy ở nhà làm “con mọt sách” một mình đi. Thử coi tương lai của anh và tôi ai hơn cho biết. Tôi sẽ đi chơi đây.

Nói xong Thiên Băng chạy rầm rầm lên lầu rồi trở xuống với bộ đồ rất bụi đi ưỡn ẹo ngang qua Trường:

– Ở nhà đừng buồn nhé. “Bai”.

Rất muốn giữ Thiên Băng lại để khuyên lơn, xong cô gái đã đẩy nhanh chiếc Dream ra ngoài nổ máy lao vọt đi mất. Đứng trông theo bóng Thiên Băng lẩn khuất vào dòng người trên phố, Trường chợt nghe một nỗi buồn xâm chiếm tâm hồn. Anh tự hỏi chẳng lẽ những gì đang tốt đẹp trong tim lại tan nhanh như cơn gió? Nhưng không sao, dù gì thì ngày mai anh cũng trở về quê yêu dấu của mình rồi.
User avatar
tuvi
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $57,250
Posts: 96097
Joined: 29 Apr 2006
Location: FRANCE
 
 

Re: Tiếng Gọi Trong Mơ - Người Khăn Trắng

Postby tuvi » 12 Jul 2019

Chương 6

Thời tiết hôm nay thật xấu trời nhưng Trường vẫn khăn gói về quê để báo tin mừng cho gia đình biết dù bà Nhàn có giữ anh ở nán lại thêm vài bữa.

Không cần Thiên Băng chở, Trường đã lội bộ ra bến xe gần đó với mớ hành l y khá nặng nề. Anh được một chiếc Toyota hai mươi bốn chỗ rước lên khi trời đất bắt đầu đổ mưa. Bị đẩy vào mãi tận cuối xe, Trường ngồi thu lu bên canh cô gái trẻ cỡ ngang tuổi mình, nhưng nét mặt buồn vời vợi. Anh để ý thấy cô ta chẳng rằng, chẳng nói thỉnh thoảng lại cúi xuống như để chấn vài giọt lệ vừa ứa ra. Chà, một người có chuyện không vui đây. Tuy trong người cũng mang chút nặng nề từ nơi ở trọ, nhưng tâm trạng Trường không đến nỗi quá ưu phiền như cô gái bên cạnh. Anh cảm thấy mình cần an ủi người bạn đồng hành nên khẽ liếc mắt nhìn:

– Dường như ... cô đang có chuyện buồn?

Nghe hỏi, cô gái ngước mặt lên đáp:

– Vâng. Tôi thi rớt đại học rồi ...

Tiếp theo đó là những giọt lệ chảy dài không những làm mủi lòng Trường mà còn gây thương cảm cho vài người ngồi gần đó. Trường cố tìm lời nói phù hợp để an ủi:

– Năm nay thi rớt thì sang năm cố gắng sẽ đậu thôi, miễn sao đừng nản chí là được rồi.

Song cô gái lại càng nức nở hơn vì có người để trút cạn nỗi niềm:

– Nói thì tưởng dễ chứ không phải như vậy đâu. Nếu cùng là học sinh đi thi thì anh mới hiểu được những khó khăn chồng chất của mười hai năm đèn sách.

Hơn nữa, gia đình tôi cũng không khá giả gì. Để tôi được học hành, mọi người phải hy sinh tất cả ...

Ôi sao hoàn cảnh của cô gái này có những điểm giống như Trường quá.

Chẳng phải má anh đã làm tất cả vì anh sao? Nhưng anh may mắn hơn cô gái kia là mang được niềm vui to lớn về. Anh hình dung hết nụ cười mãn nguyện của mẹ lòng nôn nao khó tả. Còn cô gái bên cạnh thì tội nghiệp quá. Giá mà anh có thể nhường được cho cô ấy một chỗ đứng trong ba trường đại học mà anh đỗ thì niềm vui của cô ấy sẽ to lớn biết bao. Nhưng đó chỉ là những suy nghĩ ngộ nghĩnh thôi chứ thực ra anh không thể giúp gì được.

Giọng cô gái nghe tha thiết:

– Chắc tôi không dám về nhà quá. Tôi làm sao dám báo tin thi rớt với mọi người.

Hiểu tâm trạng tuyệt vọng của cô gái đang dâng cao, Trường ra sức động viên:

– Nghị lực của cô để ở đâu? Nào phải trong số bao nhiêu ngàn học sinh đi thi đều được đậu cả mà chỉ mình cô bị rớt. Niềm vui chỉ đến với số ít, còn thì họ đều lâm vào tình trạng giống như cô. Tôi không bảo cô cười, nhưng cứ việc khóc cho chán rồi thôi. cần tập trung tư tưởng để ôn luyện rồi sang năm lại đi thi. “Thất bại là mẹ thành công” ... mà ...

Thấy Trường nói thế những người ngồi gần đều khen anh có cái đầu sáng suốt. Riêng cô gái đã gạt nước mắt lấy lại sự tỉnh táo, ngó qua Trường:

– Hình như ... anh cũng là học sinh.

Trường mỉm cười giản dị:

– Tôi cũng giống như cô, vừa thi đại học và đang mang kết quả về.

Cô gái chớp khẽ rèm mi còn ướt nước:

– Nhưng anh rớt hay đậu?

Vì không muốn khoe khoang nên Trường chỉ gật đầu. Anh nhận được sự vồn vã của cô:

– Ồ, sướng quá!

Trường khiêm nhường:

– Tôi chỉ là một thầy giáo tương lại thôi.

– Thế không tốt hơn chả làm gì được sao?

– Cô thi vào ngành nào?

– Y khoa. Làm bác sĩ ở quê tôi hái ra tiền như nước, lại được người ta trọng vọng.

– Mục đích của cô chỉ có thế thôi ư?

Cô gái để lộ ra chút ít ngượng ngập:

– Mong anh đừng cho tôi là người thực dụng. Bởi cuộc sống là một dòng chảy luân lưu bắt con người ta phải chạy, phải trôi theo nó.

– Nhưng ít ra ta phải lượng sức mình.

Cô gái hơi bối rối:

– Tôi học không khá lắm, nhưng cũng không phải là loại dốt.

Trường khẽ chau vầng trán:

– Cô không biết là ngành y, một người phải chọi lại với bao nhiêu người.

Nếu cứ thích làm bác sĩ để hái ra tiền thì tôi nghĩ cô sẽ còn ở tâm trạng thế này dài dài.

Bất giác cô gái phồng miệng chửi:

– Bộ anh toan tính trù ẻo tôi thi rớt lần nữa hả? con người anh sao mà độc địa quá trời vậy? thi đậu rồi cũng mong cho kẻ khác đậu với chứ.

Không lường trước được tình thế nên Trường phải một phen chịu trận với kẻ hồ đò mà chẳng được thanh minh.

– Cô hiểu lầm ý tôi rồi.

– không hề đâu ... anh chẳng tốt lành gì.

– Nhưng cô phải nghe tôi nói đã ...

Cô gái dùng hai tay bịt lỗ tai:

– Tôi không muốn nghe thêm một lời nào của anh. Những lời khuyên của anh nãy giờ đã quá đủ rồi.

Trường buột miệng:

– Cô thật bướng. Uổng công tôi đã chạnh lòng thương hại cô.

Cô gái chẩu môi lên:

– Ai mượn anh.

Thái độ vô ơn đó khiến Trường lắc đầu.

– Tôi thật không ngờ ...

– Thì bây giờ anh ngờ đi.

Trường lặng thinh với nỗi hụt hững khó giải bày. Anh cảm thấy thật buồn vì trên đời không ai hiểu nỗi tấm lòng của anh cả. Cô gái này với Thiên Băng sao mà giống nhau lạ kỳ, họ phủ nhận lòng tốt của anh khi mà anh đối với họ rất thật tình.

Chiếc xe vẫn vô tư lướt nhanh trên tuyến đường quốc lộ dài. Hành khách hầu như đã ngủ gà ngủ gật hết không ai quan tâm đến câu chuyện mãi từ phía sau xe nên chẳng có lời bình nào khi tình thế bị đảo ngược. Bên ngoài trởi vẫn mưa làm hai cây gạt nước trước mặt bác tài phải hoạt động liên tục. Thỉnh thoảng chiếc xe lại ngừng vì có người lên xuống xe. Bên cạnh Trường cô gái đã ngồi xoay lưng về phía anh, vẫn mang vẻ ưu tư nhưng trông chẳng đáng thương như hồi nãy. Dường như cô ta đang cố ru mình ngủ, nhưng có lẽ nỗi buồn thi rớt, làm đôi mắt không thể nhắm lại được.

Bất ngờ cô gái chồm người lên trước:

– Cho tôi xuống.

Vì cô ta ngồi trong nên Trường phải nép mình sát thành ghế chừa chỗ cho cô gái chui ra. Không thèm nhìn lại kẻ đã hao tốn với mình những lời khuyên, cô gái bước xuống khỏi chiếc xe thật thản nhiên như trước đó chẳng có gì xảy ra cả. Ngồi trong xe nhìn qua tấm kính, Trường thấy rõ gương mặt của cô gái thi rớt đại học. Cô ta cũng khá xinh với mái tóc cắt chiếc lá tạo cho gương mặt bầu bĩnh. Ấn tượng về người bạn đồng hành chỉ có thể vì chiếc xe lại tiếp tục lăn bánh để ít phút sau đưa Trường về tới quê nhà.




Xốc chiếc túi du lịch trên vai và xách giỏ quà nặng trịch của bà Nhàn gởi về, Trường rảo bước thật nhanh. Mới chỉ vài tháng xa nhà mà dường như mọi vật đã có phần đổi khác trong mắt anh. Hàng dâm bụt bên đường dường như cao hơn và trổ hoa đỏ ối nhiều hơn. Con đường hơi lầy lội vì cơn mưa dầm vẫn chưa chịu ngớt hạt. Vài ánh mắt tò mò từ trong các nhà trông ra dán chặt vào người Trường. Không chậm bước, Trường càng đi nhanh chân hơn. Người anh đã bắt đầu ẩm chất nước vì những hạt mưa cứ đan nhau rơi xuống. Chợt một chiếc xe đạp kè sát bên hông Trường. Tiếng con gái thánh thót.

– A ... anh Trường đã về.

Trường quay ngang bắt gặp gương mặt quen thuộc của nhỏ bạn cùng xóm.

Anh cười:

– Dung đó hả? Đi đâu giữa trời mưa như thế này?

Dung cũng cười thật tươi đáp lại. Cô nhảy xuống khỏi yên xe:

– Anh Trường có nghĩ rằng Dung đi đón anh không?

– Làm sao Dung biết được hôm nay Trường về. – Trường lắc đầu.

Giọng cô gái hàng xóm hơi hóm hỉnh:

– Thế mà Dung đã biết được đó. Chẳng phải Dung đem xe ra đón anh đây sao?

Trường cắn nhẹ môi:

– Một sự ngẫu nhiên thôi. Nếu thật sư đón tôi thì tôi đã thấy Dung tư ngoài đường.

– Ồ, trời mưa Dung phải nấp vào hiên nhà người ta để chờ. Thấy anh bước xuống khỏi xe, Dung chạy theo kêu om sòm mà anh không chịu quay đầu lại.

Báo hại Dung đạp muốn hụt hơi luôn.

Không đứng lại, cả hai vừa đi vừa nói chuyện dưới trời mưa.

– Thế ư? Nhưng do đâu Dung biết tui về hôm nay hay quá vậy?

Dung bật mí hồn nhiên:

– Nằm mơ đấy. Dung muốn đi đón thử coi giấc mơ có ứng nghiệm hay không. Té ra anh về thật.

Trường cảm thấy vui trước câu chuyện mang tính khá huyền hoặc này. Anh pha trò:

– Thì ra giấc mơ của Dung đã xui khiến tôi về. Biết thế, tôi nán lại tới ngày mai ...

Tiếng Dung cười giòn tan:

– ...Nhưng anh không cưỡng lại sự xui khiến đó để trở về. Chắc là phải có tin mừng chứ.

Niềm hãnh diện trong Trường vụt lên cao:

– Tất nhiên là có tin mừng rồi. Bởi từ lúc gặp mặt tới giờ tôi đâu có cười mếu máo cái nào đâu chứ.

Dung tíu tít:

– A ... sướng nhé. Nếu mở tiệc liên hoan thì nhớ mời Dung nghe.

Trường bỗng trách đột ngột:

– Chuyện đó thì không quên. Nhưng kẻ đi xe ngó lơ người khác xách nặng thì sẽ phải mắng như thế nào nhỉ?

Dung đờ mặt phút chốc rồi lại chộp vội vàng chiếc giỏ trên tay Trường:

– Anh không nhờ ai mà dám tự tiện. Nếu mỏi chân thì ngồi luôn lên xe Dung chở về.

Nhưng Trường phẩy tay từ chối:

– Đường trơn lắm, Dung mà cho tôi “chụp ếch” chắc chắn có người chụp hình lén rồi đăng báo cho xem. Chi bằng Dung hãy cứ về trước, tôi đi bộ đằng sau cũng được.

Song cô gái không chịu:

– Dung đi bộ với anh Trường cho vui.

Trường cố tình né tránh:

– Trời mưa lạnh thấy mồ, vui vẻ cái gì.

Dung chẳng thèm hiểu, còn mơ mộng:

– Lạnh mới thú. Dung nhớ trong các bài thơ tình nổi tiếng, tác giả thường đề cập tới trời mưa nhiều hơn là trời nắng ...

Nghe thấy thế Trường muốn kêu trời lên song không tiện đành bấm bụng cười thầm. Thì ra cô hàng xóm của anh cũng có cái đầu lãng mạn cực kỳ. Cô ta cũng biết nhận ra sự thú vị đi dưới màn mưa với một tên con trai mà mình thích.

Còn Trường thì chưa nghĩ đến những điều như thế! Mà nếu có thì cũng chỉ một thoáng nào thôi.

Vẫn kẻ trước, người sau cả hai đã đi như thế cho đến khi về tới tận nhà.

Trường nhận lại cái giỏ của mình với câu nói đầy khách sáo:

– Cám ơn Dung nhiều lắm nhé! Hẹn mai sẽ gặp lại ...

Cô gái như luyến tiếc đứng ngần ngừ:

– Sao lại phải tới ngày mai? Bộ tối nay anh Trường không qua thăm Dung được hả?

– Dầm mưa thế này chắc chắn là sức khoẻ sẽ không ổn. mong Dung thông cảm giùm. – Trường viện cớ.

Rồi thấy Trường nhấp nhổm tính quay đi, cô gái đành phải gật đầu.

– Nhớ đừng có quên quà của Dung đấy.

Trường không đáp lại mà chỉ khẽ vẫy tay rồi đi thẳng vào trong sân. Có tiếng chó sủa vang lên kèm theo âm điệu mừng rỡ của thằng Toàn vì nó là người nhìn thấy Trường trước nhất.

Chưong 7

– Má ơi ... anh Trường về.

Tiếng gọi dồn dập của thằng con trai thứ làm bà Hải cuống quýt như sắp sửa phải đối diện với một sự kiện trọng đại. Bà bỏ dở việc làm cho đàn heo ăn để chay vội lên nhà mà không kịp rửa tay. Vừa chạm mặt Trường bà đã dặt ngay câu hỏi:

– Thế nào rồi con?

Trường cũng không giấu được nỗi ôm chầm lấy mẹ thông báo luôn:

– Má ơi ... con đã không hề phụ lòng mong muốn của má.

Biết là tin mừng đến như bà Hải vẫn lộ nét ngỡ ngàng:

– Nghĩa là ...

– Con thi đâu cả ba trường đại học.

– Ôi, con trai yêu của má. thật thế chứ?

– Má ơi ... con đâu biết nói dối bao giờ.

Mừng vui, xúc động lẫn hạnh phúc dâng tràn. Bà Hải siết chặt con trai nước mắt rơi lã chã làm Toàn ngạc nhiên hỏi:

– Ô hay ... anh Trường thi đậu một lượt những ba trường đại học mà sao không cười lại khóc?

Bà Hải nghẹn ngào quay mặt ra:

– Má đang khóc vì sung sướng đó chứ.

Thằng Toàn chớp mắt đầy bỡ ngỡ:

– Lại còn có chuyện khóc vì vui nữa chứ hả?

Bà Hải vừa quẹt lệ, vừa mắng nhỏ:

– Cái thằng ngốc quá. Như vậy thì làm sao theo kịp được anh Trường của mày chứ?

Toàn bẽn lẽn tự bào chữa:

– Bởi tại con còn nhỏ, con thua ảnh tới phân nửa cái đầu lận cơ mà.

– Ráng học theo kịp anh Trường nhé Toàn. Được như thế dẫu cực khổ mấy má cũng vui lòng hãnh diện.

Lời mẹ nói với em trai nhưng đạ khiến cho Trường rưng rưng niềm cảm xúc, anh thấy thương cho đấng sinh thành quá, mới ở tuổi bốn mươi mà tóc mẹ đã nhiều sợi bạc rồi. Đó chẳng phải là do sự nhọc nhằn8 quá đỗi của một người đàn bà ư? Trường thấy mình mang nặng công ơn của mẹ, dẫu có đáp lại công ơn cả đời cũng không trả nối.

Anh động viên thằng em.

– Không có gì khó đâu nếu như ta cố gắng.

Thằng Toàn ra sức chứng tỏ mình:

– Để rồi xem. Em cũng sẽ thi đậu vào ba trường đại học giống như anh, chứ không chịu thua đâu.

– Được thế má sẽ tu nhân, tích đức suốt cả đời. – Bà Hải cười nhăn cả vầng trán lại.

Trong ngôi nhà nhỏ của bà Hải rộn tiếng cười. Trường lôi quà cáp cyả bà Nhàn gởi đưa cho mẹ trước tia nhìn hấp háy của thằng em:

– Chà, sao bà Nhàn lại biếu má nhiều vậy? Chắc phải có vấn đề tế nhị chi đây.

Trường cảm thấy bị nhột:

– Đừng có hiểu lầm lòng tốt của người khác. chỉ là biếu qua, biếu lại để duy trì tình bạn giữa má mình và bác ấy thôi.

Nhưng thằng Toàn lại nhạy bén hơn:

– Theo em nghĩ thì không đâu. Chẳng qua bác ấy có con gái nên muốn mua chuộc đặng kiếm rể đó!

Câu nói thẳng của thằng Toàn khiến cho Trường trơn mắt, anh phải quát tướng lên để lấp liếm cơn ngượng đang làm mình đỏ mặt.

– Cái thằng này nói bậy.

Thằng Toàn cố bảo vệ nghĩ của mình:

– Không hề bậy đâu anh. Gì chứ mấy chuyện đó em kinh nghiệm nhiều lần.

Không tin anh hỏi má mà coi ... Con trai bao giờ cũng có giá hơn con gái chứ.

Nghe thằng Toàn bảo thế bà Hải bèn bật cười:

– Mồm mép vừa phải thôi kẻo bọn con gái nghe được là phải trả giá đấy!

Song thằng Toàn đã tỏ ra bản lĩnh:

– Với con thì sức mấy. Nhỏ nào “lèng èng” là con cho “rớt đài” ngay.

– Cha. Chú ba nhà mình có giá ghê. Coi chừng bị “hổng giờ” thì đừng có đi khiếu nại đấy nhé!

– Má không tin con sao?

Bà Hải vui vẻ lắc đầu:

– Tin sao được mà tin.

Thằng Toàn xịu mặt xuống nhưng rồi vụt tươi ngay. Nó xoán xuýt lấy anh trai:

– Kể em nghe chuyện trên thành phố đi.

Trường uống hớp nước mẹ vừa đưa:

– Thành phố có nhiều chuyện lắm phải có thời gian mới kể hết lại được.

Thằng Toàn cố nài nỉ:

– Sơ lược đại những ấn tưỡng nói trước đi anh Trường. Ví dụ như anh đã uống một ly nước có bỏ thuốc mê của bọn lừa đảo.

– Làm ơn im miệng giùm tôi đi chú ba ơi! Anh chú không có “lúa” đến như thế dẫu chuyện đó xảy ra nhan nhản. Chỉ có điều vì quá cảnh giác cao ngày đầu đã bị lắm kẻ coi là ngố. – Trường vội vã ngắt lời.

Thằng Toàn cười thật con nít:

– Hố ... hố ... chắc là trông dáng điệu của anh ngộ lắm phải không?

– Thì “chú ếch” ra phố mà. Dân nhà quê giấu mặt người nào được. mà thôi, mày hỏi nhiều quá đấy! Để dành đến tối kẻo không còn gì để tâm sự nữa bây giờ. – Trường thừa nhận.

Nhưng, thằng Toàn không chịu để Trường được ngồi yên. Nó vẫn háo hức nghe và hỏi:

– Con gái của bác Nhàn có xinh không anh Trường?

Trường vừa đáp vừa thở ra:

– Rất xinh.

– Anh có tán tỉnh cô ấy không?

– Không. Thằng này hỏi kỳ quá.

– Bộ không hợp nhãn hả?

– Tao lên thành phố để thi đại học chứ có phải để tán gái kiếm vợ đâu.

Thấy anh gắt lên vì những câu hỏi tào lao, thằng Toàn nháy mắt chọc:

– Đừng nóng. Chẳng mấy khi dịp may hiếm có đến, anh bỏ lỡ cơ hội liệu có uổng lắm không?

Nhưng Trường đã được mẹ đỡ lời. Bà Hải bảo với Toàn:

– Anh con còn thời gian để gần gũi với gia đình bà Nhàn mà. Sắp tới bốn năm năm đại học có mà tha hồ tán tỉnh nhau.

Nghe thấy vậy Trường vội kêu:

– Con tiếp tục ở trọ trong nhà bác Nhàn nữa sao má?

Bà Hải nhìn con lo âu hỏi:

– Con thấy có gì không ổn ư?

Trường bối rối:

– Ý con ... chỉ ... muốn nói ...

– Bác ấy không tốt với con à?

– Dạ, không. Bác Nhàn tốt lắm ạ.

– Còn con gái của bác ấy?

– Dạ .... Thiên Băng cũng tạm được.

– Vậy con không hài lòng ở điểm nào?

Ngó nét mặt mẹ hơi nghiêm, Trường không dám nêu ra những suy nghĩ của mình nên lấp liếm:

– Dạ .... con chỉ sợ mình nhờ vả bác Nhàn nhiều quá, ơn nghĩa sẽ khó lòng mà trả được.

Bà Hải trấn an nỗi lo lắng của con trai:

– không sao đâu. Bác Nhàn và má là bạn thân. Ngày trước bác ấy cũng từng thọ ân, giờ giúp lại mắc chi ta phải ngại. Ít hôm nữa con cứ an tâm lên nhà bác Nhàn trọ học. Bác ấy hứa sẽ giúp con mọi mặt về vật chất cho tới ngày con được thành danh.

Trong lòng Trường nỗi áy náy nhiều hơn:

– Nhưng ... má à. Theo con nghĩ mình tự lực vẫn tốt hơn.

Bà Hải dành cho con tia nhìn âu yếm:

– Ai chẳng biết không nhờ vả người ta vẫn tốt, song gia cảnh nhà mình túng bấn có được người giúp đõ là may mắn rồi còn đòi hỏi điều gì. Con hãy cứ vô tư đi.

Biết mẹ đã tính toán hết mọi sự cho mình, Trường không có cớ gì để làm bà phải buồn lòng dù trong thâm tâm anh luôn bất an về điều ấy! Một kẻ làm ân, một người nhận tưởng kocó gì rắc rối cả nhưng lại tiềm ẩn bên trong vô khối vấn đề sẽ di chứng về sau. Phải chăng mẹ anh và bác Nhàn đã sắp đặt sẵn cho hai đứa con chuyện tình cảm trăm năm? Ôi giá mà Thiên Băng dễ thương hơn một chút thì có lẽ Trường sẽ mìm cười đón nhận. Nhưng qua thời gian sống chung trong một mái nhà anh đã nhìn thấy rõ cả hai mặt tốt và xấu của cô ta.

Chẳng ghét Thiên Băng song không có nghĩa là anh đã thích được cô gái kiêu kỳ hơm hĩnh ấy! Trường nghĩ đến chuyện phải ra vào chạm mặt thời gian sắp tới lòng thấy bất ổn vô cùng. Phải chi anh có điều kiện khấm khá hơn, Trường sẽ kiếm một chỗ trọ vừa túi tiền rồi tìm việc làm thêm để sống. Nhưng đó chỉ là điều anh mong muốn, còn hiện thực bây giờ là anh phải dựa vào sự giúp đỡ của người ta để tiến thân. Trường cảm thấy buồn song không dám để lộ ra, anh làm bộ kêu lên:

– Con đói quá, nhà có gì ăn không má?

Bà Hải gật đầu quay lưng xuống bếp:

– Có đấy. nhưng chỉ là cơm canh thường thôi, con ăn đỡ nhé! Tối chờ gà vào chuồng má sẽ bắt nấu cháo bồi dưỡng sau.

– Má chỉ thương một mình anh Trường thôi. – Toàn hơi ganh.

Bà Hải dừng chân nơi cửa buồng mắng té tát thằng con nhỏ:

– Mày chỉ được nước nói bậy là hay. cố học hỏi như thằng anh mày rồi má sẽ thương nhiều hơn.

Bất giác thằng Toàn đùa:

– Con sẽ cưới vợ trước anh Trường.

Trường cũng hóm hỉnh lại:

– Ê. Đừng chơi trò “cá vượt vũ môn” nghe chưa nhóc. Dù sao thì mày cũng phải chờ anh mày rồi mới tới lượt.

– Nhưng chờ anh lấy được cái bằng đại học thì mấy nhỏ con gái ở xóm mình trở thành quá lứa hết rồi. Anh cũng biết nhà quê con gái ngoài hai mươi tuổi ai thèm cưới ... tội nghiệp cho mấy nhỏ ... híc ... híc ...

Vẻ mặt giễu cợt lẫn giọng điệu của Trường làm Trường cười khành khạch:

– Mày lo chuyện bao đồng quá. Lớp lớn già thì có lớp nhỏ lên đẻ mày chọn lựa mà. Còn chi phải lo toan tính giùm người khác.

Thằng Toàn bỗng ghé miệng vào tai anh thì thầm:

– Em hỏi thiệt anh có khoái con nhỏ Dung không?

– Câu hỏi đó hơi đa nghĩa. Mày phải nói rõ tao khoái theo cụm từ nào thì tao mới trả lời được chứ. – Trường nhăn mặt.

– Nôm na làm chi cho mất công. Anh thừa hiểu rồi còn làm bộ nghĩa này với nghĩa nọ. có cần em gọi nhỏ Dung qua chơi không? – Thằng Toàn chế nhạo anh nó.

Trường phẩy tay:

– Không cần đâu. Để lúc nào thư thả qua bên đó chơi cũng được.

Toàn bộc lộ:

– Nhỏ Dung mết anh lắm đó! Khi gặp phải coi chừng đừng để bị hút hồn nghe.

Trường lườm em:

– Không cần mày phải dặn dò trước đâu. Lúc nãy trên đường đi vô tình tao đã gặp mặt rồi, chẳng có gì đáng run như mày nghĩ cả.

Nét hụt hẫng làm thằng Toàn trông buồn cười. Nó đỏ mặt:

– Thế à. Nhưng anh thấy nó có xinh gái hơn hồi trước không?

– Cũng vậy thôi. Có điều chửng chạc hơn một chút.

– Con gái bác Nhàn có đẹp bằng nhỏ không?

Trường bắt buộc phải nói thật:

– Hơn nhiều.

– Vậy anh thích nhỏ nào?

Bị tra gạn mãi chuyện không đâu, Trường nổi cáu:

– Việc chi đến mày mà hỏi han nhiều như thế! Còn con nít ranh mà không lo học hành chỉ bày đặt tài lanh.

Nghe anh mắng, thằng Toàn đỏ mặt cãi:

– Em lo giữ phần giùm anh chứ bộ.

Trường vừa bực vừa tức cười:

– Ai mượn. Cứ làm như anh mày bị què cụt hổng bằng. Năm tới thi chuyển cấp rồi đó, không lo bài vở cẩn thận thì đừng trách nghe chưa.

Thấy câu chuyện bị chuyển hướng thằng Toàn “tắt đài” luôn. Nó lỉnh vội ra sân sau khi nghe tiếng mẹ gọi anh trai vang lên từ nhà bếp. bên ngoài mưa đã có phần ngớt hạt ...
User avatar
tuvi
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $57,250
Posts: 96097
Joined: 29 Apr 2006
Location: FRANCE
 
 

Re: Tiếng Gọi Trong Mơ - Người Khăn Trắng

Postby tuvi » 12 Jul 2019

Chương 7


Quác ... quác ... tiếng gà kêu thật lớn đánh thức Trường dậy sau giấc ngủ không biết kéo tới từ bao giờ. Anh vươn vai đưa mắt ngó ra bên ngoài thấy trời đã sẫm tối vì thời tiết xấu nên một ngày kết thúc sớm. không nằm nán, Trường tung chăn nhảy xuông đất và mặc chiếc áo thun cao cổ vào người bởi khó lạnh làm anh phải rùng mình. Đoán có lẽ mẹ đang làm thịt gà để bồi dưỡng cho mình, Trường đi nhanh xuống bếp. Quả nhiên anh nhìn thấy con gà mái tơ trên tay mẹ, đã bị vặt trụi lông trơ ra phần thân béo mẫm. Trường ngồi xuống cạnh mẹ:

– Má để con làm cho. Cứ được ưu tiên như thế này thằng Toàn nó ghen mất.

Bà Hải không chịu giao việc cho con mà còn bảo:

– Con học hành bấy lâu đã mệt mỏi lắm rồi cứ lên nhà nằm nghỉ. Má chỉ làm chút xíu là có cháo ăn liền hà. Còn thằng Toàn đó hả? nó không dám ganh tỵ với con đâu, ở nhà má vẫn làm thịt gà cho nó ăn đều đấy chứ. Má đâu có bất công với đứa nào.

Tình thương của mẹ dành cho khiến Trường phải nghẹn ngào, anh không lên nhà nằm nghỉ mà vẫn nán lại dưới bếp tự tìm việc để làm. Trường cảm nhận cuộc sống ở gia đình sao ấm cúng đến thế này. Còn những ngày trọ học trên thành phố có thể gọi là rất sung sướng nhưng tâm trạng cứ như bị lạc lõng bơ vơ. Nhất là những lần phải chịu đựng Thiên Băng, anh chỉ muốn về nhà quách để cho lòng tự trọng của mình không bị xúc phạm.

– Lên nhà đi con. Món cháo này phải để má nấu mới ngon.

Bị mẹ thúc giục, Trường đành lùa củi vào bếp rồi trở lên nhà trên vì không muốn làm cho bà phật y. Anh bước lại bàn thờ cha thắp hương rồi đến bên cửa sổ ngó ra ngoài. Mới chỉ hơn sáu giờ mà trời tối thui không thấy tỏ mặt người.

Đã vậy không khí còn lạnh lẽo khác với sự oi bức ngột ngạt trên thành phố.

Giữa lúc Trường đang suy tư nghĩ ngợi thì bỗng nghe thấy một tiếng “kịch” khô khan. Anh bỗng giật mình nhóng mắt lên nhìn dáo dác:

– Gì vậy ta?

Tiếng thằng Toàn ngay đằng sau:

– Ám hiệu của người ta gọi anh đó!

– Nhưng mà ai? – Trường ngạc nhiên.

Thằng Toàn cười:

– Còn ai trồng khoai đất này.

– Mày nói chữ làm sao tao hiểu được.

– Anh làm bộ sễ sợ.

– Vậy thì hãy thả bộ ra trước cổng nhà mình coi.

– Để làm chi khi trời đang mưa.

– Bộ anh sợ ướt ư? Người ta đứng bên ngoài còn không sợ nữa là ...

Trường nhún vai tỏ thái độ:

– Nói lấp lửng như mày ai biết đường nào à đoán chứ. Thôi thì kệ người ta.

Toan hối hả kéo anh ngược ra hướng cửa chính, miệng nó la bai bái:

– Ý ... vô tình thế đâu được. anh nỡ lòng nào để người ta chịu rét mướt ở bên ngoài mà ngồi trong cửa ngó ra.

– Thì họ thích chứ tao đâu có bắt ai phải hành xác.

– Tại người ta muốn gặp anh chứ bộ.

Bây giờ Trường mới vỡ lẽ ra:

– Nhỏ Dung phải không?

Thằng Toàn cười mím môi:

– Đã biết rồi sao còn hỏi.

– Nhưng tao hẹn ngày mai mới qua mà.

– Người ta nóng ... làm sao đợi được anh.

Trường thoáng bực:

– Rõ là phiền phức quá. Ở trên thành phố thì gặp phải một cô gái đỏng đảnh, về đến đây chạm mặt cô nàng ...

– Thôi đừng có than thở nữa anh ơi! Có khối người muốn cho kẻ khác làm phiền mà không được đó. Nhỏ Dung khôn lắm biết chọn mặt gửi vàng ...

Nghe thằng em nói thế Trường không ngăn được tiếng cười hì hì:

– Mày cứ làm như anh mày có giá hơn người ấy! Nhà mình nghèo thấy mồ đi!

Song thằng Toàn vội tranh cãi:

– Giàu nghèo bây giờ người ta đâu có đề cập tới.


Vấn đề là anh có học hơn người ta.

Trường gạt đi vì không muốn được người khác nâng cao:

– cho tao xin hai chữ bình yên di Toàn à. Mày nói một hôì nữa là cái mũi tao nổ tung ra thì khổ lắm, dẫu có đi mỹ viện điều chỉnh lại cũng không được như xưa đâu.

Nói rồi Trường với chiếc nón lá của mẹ đội lên bước ra ngoài. Anh cố vận dụng tia mắt sáng để tìm thử coi nhỏ Dung đứng chỗ nào nhưng tuyệt nhiên không thấy.

Trường phải hắng giọng lên mấy cái song trả lời anh chỉ là tiếng tí tách của mưa rơi. Có khi nào nhỏ Dung nấp đâu đó để đùa không? Hay phải chờ đợi lâu cô nàng đã giận dỗi bỏ về mất? Trường đảo mắt nhìn quanh quất trong bóng tối thêm lần nữa. những hạt mưa không lớn nhưng cũng đã làm ướt áo Trường khiến anh có ý định quay vô. Bỗng một làn gió thật mạnh thổi ngược đến từ phía sau cung với linh cảm có ai đó đang đứng rất gần mình. Ngỡ là nhỏ Dung đã xuất hiện nên Trường đứng yên chờ cô nàng lên tiếng. Song một vài phút trôi qua dưới làn mưa bụi lúc này đã làm ướt cả người vẫn chẳng thấy động tĩnh gì.

Trường đành xoay người từ từ lại. Trời đất! không có ai đứng gần bên Trường cả ngoài một khoảng trống tối đen. Tự nhiên cảm giác rờn rợn chay dọc suốt sống lưng anh, những gai ốc trong người thi nhau mọc đầy lên tạo cho anh một ấn tượng mình đang đối diện với thế giới bóng tối. Điều gì đang xảy đến với mình cơ chứ? Trường tự hỏi trong nỗi hoang mang sợ hãi, anh xoải dài chân vô nhà đem theo cả khối nặng tư tưởng khó giải thích:

– Ôi ... ghê quá ...

Thằng Toàn đang nằm trên bộ ván ngữa nhổm đầu dậy.

– Cái gì thế?

Trường dùng hai tay phủi bụi mưa để tự trấn an mình, giọng anh đáp lại hơi run:

– Dường như tao vừa gặp ma.

Thằng Toàn không nhat gan như anh nên cười xoà:

– Ở đâu ra? Bộ nhỏ Dung nó nhát hả?

Trường lập cập trong miệng:

– Không phải ... ngoài cổng đâu có ai!

– Chỉ có thế mà đã sợ rồi ư? yếu bóng vía như anh bị nó hù là phải.

– Nhưng ... mày đánh lừa tao ra đó chư đâu phải nhỏ Dung kêu.

Bị kết tội, thằng Toàn vội thề thốt:

– Em mà xí gạt anh thì cho bị đau răng khỏi ăn được thịt gà đi.

Trường hoạnh hoẹ:

– Vậy sao mày biết nhỏ Dung muốn gặp tao ngoài đầu ngõ?

– Thì ai biết. Chẳng phải có kẻ đã liệng đá vào nhà mình hồi nãy sao?

Thấy anh “bới được chí” trên đầu mình, thằng Toàn nhe răng cười:

– Là em nói đại vậy chứ đâu có y đồ xấu. mà ai ném đá vô nhà mình ngoài nhỏ Dung ra vậy?

Cảm thấy thật lạnh vì chiếc áo trên mình đã bị thấm nước mưa, Trường đi tìm chiếc ao khác để thay ra rồi lại đến bên thằng em trai hạ giọng hỏi:

– Có khi nào nhỏ Dung đùa thế không hả Toàn?

Thằng Toàn ngồi im một chút rồi lắc đầu:

– Từ trước đến giờ thì chưa có.

– Còn hôm nay?

– Có thể ... vì nó muốn chọc anh.

– Vậy mày hãy chạy qua bên đó hỏi dò thử xem.

– Thôi chuyện của anh em xen vào làm chi. Hơn nữa nồi cháo gà của má gần chín rồi, em còn phải ở nhà xơi nữa chứ.

Không nhờ được thằng em, Trường mắng:

– Rõ là thứ ham ăn. Nếu là con gái, tao cóc thèm quen với mày.

Ngỡ thằng Toàn sẽ cự, nhưng nó lại cười hề hề.

– Nghĩ như anh thì lạc hậu mất rồi. Con gái bây giờ chỉ ưa những tên con trai quậy một chút, còn mấy anh chàng khờ như ông Bụt trước cửa đình thì bị loại ngay từ vòng đầu rồi.

Trường trề môi:

– Vậy mà tao trúng tuyển những mấy nơi ...

– Đó là về mặt văn hoá thôi. Còn tán gái hả ...

– Hạng bét. Thua mày xa chứ gì?

Thằng Toàn vội né người ngồi xa anh hơn một chút. Nó hóm hỉnh:

– Đó là anh tự nhận chứ không phải là em nói đâu nghe.

Trường thở mạnh một hơi dài:

– Chuyện ấy có quan trọng đâu mà tao phải tranh giành với mày. Nhưng ông bà ta thường nói:

“Lắm mối tối nằm không ...” đó ... nhóc ạ. Chớ tự hào có nhiều bạn nghe chưa.

Thằng Toàn liền đỏ mặt phân bua:

– Tụi em chơi với nhau theo trẻ con chứ không phải người lớn. Đứa nào cũng hô “mày, tao” sát sạt hà.

Câu chuyện của anh em Trường tới đây thì bị gián đoạn bởi bà hải bưng nồi cháo gà thơm nức mũi lên trên nhà. Bà bảo Toàn:

– Con xuống dọn chén đũa dùm má để má cúng ba mày trước đã.

Toàn nhanh nhẩu:

– Má cúng mau lên kẻo con đói bụng quá trời.

Tức thì nó bị mắng:

– Tổ cha cậu háu ăn vừa vừa chứ. Đa mười lăm, mười sáu tuổi rồi mà cứ như mấy đứa con nít mới lớn lên mười. Ráng chờ tôi ít phút là sẽ được ăn thôi.

Toàn bưng mâm chén bát lên hai cánh mũi phập phồng liên tục:

– Má mau lên chứ chờ lâu con xỉu à.

– Thôi đừng có doạ má nữa mà.

Trường lên tiếng:

– Nó không dám xỉu đâu. Má. Bởi vì khi tỉnh dậy nó chỉ còn gặm xương thôi.

Toàn vội nói:

– Tất nhiên là em đâu có dại để xảy ra sự cố lúc nãy. Hai cái đùi gà kia phải có phần em một chứ.

Trường nhướng mắt:

– Tao sẽ gặm hết nếu như mày bị đau răng.

Thằng Toàn xoa đôi tay:

– Càng không có chuyện đó đâu nghe ông anh. Bởi răng thằng em này chắc lắm!

Món cháo gà nóng hổi béo ngậy rồi cũng được chui tọt vô bụng anh em Trường ngay sau đó. Ba mẹ con vừa anh vừa trò chuyện rôm ra không khí đầm ấm vui vẻ của một gia đình hạnh phúc. Thỉnh thoảng Toàn lại bị mắng, nhưng là những lời mắng yêu tràn ngập sự mến thương. Trường kể cho mẹ và em nghe cuộc sống xa nhà của mình trong những ngày vừa qua. Chuyện anh đã tiếp thu được khá nhiều điều bổ ích ngoài xã hội, rồi kết thúc bằng giọng điệu thật khôi hài:

– Bây giờ thì con trai mà không bị lạc đường nữa đâu. Không chừng có người nhờ con dẫn đường cho mà đi nữa đấy!

Bà Hải tỏ thái độ hài lòng:

– Được như vậy má mừng. Thời gian qua má cũng lo lắng cho mày đấy chứ.

Thằng Toàn ăn xong bèn kiếm cớ ra ngoài. Một lát sau nó trở vô thì thầm vào tai Trường:

– Dường như có ai đợi anh ngoài đầu ngõ.

Trường nói gắt:

– Đừng có giở trò lừa anh mày.

Nhưng thằng Toàn lôi thốc Trường bằng tất cả sức của nó, giọng quả quyết:

– Ai mà thèm lùa anh chứ. Mới vừa xong em ra ngoài định sang nhà nhỏ Mai chơi một chút xíu thì thấy một bóng người đang đứng lên, ngồi xuống ở chỗ kia dáng vẻ rất nôn nóng.

Trường cố ghì người lại nhưng không được đành phải theo nó. Anh càu nhàu với nó:

– Mày lại nhìn gà hoá cuốc. có thể là ai đó đi ngang qua ngõ nhà mình thì sao nào?

Thằng Toàn gân cổ cãi:

– Nếu đi ngang qua thì em thắc mắc làm gì. Đằng này ... họ có ý đợi thiệt.

– Nhỡ không phải thì mày tính sao?

– Cho anh mắng em là thằng nói dối đó!

– Được. Nhớ đừng dẫn chứng này chứng nọ để gỡ tội nghe chưa.

Buông Trường ra, thằng Toàn quay trở vê nhà cầm theo chiếc đèn pin rồi mạnh dan bước tới.

– Phải dùng đến cái này mới chứng minh cho anh thấy cả mặt mày.

Thế rồi kẻ đi trước, người đi sau kéo nhau ra đầu ngõ nơi mà thằng Toàn một mực khẳng định có người chờ. Đến nơi, nó pha đèn pin soi khắp nơi nhưng hoàn toàn không thấy ai ở đó cả. Trường không chửi mà cốc mạnh lên đầu của nó:

– Từ nay hễ bị mắng là thằng nói dối thì đừng có dãi nghen.

Thằng Toàn tức tối huơ cây đèn, pha ánh sáng lung tung:

– Mới vừa xong mà đã biến đi đâu mất tiêu. Chẳng lẽ là ma ...

Vừa nghe thấy thế Trường hỏi dấn:

– Mày trông thấy thiệt hả? Đàn ông hay đàn bà?

Thằng Toàn đáp ngộ nghĩnh:

– Con gái. Em thấy mái tóc dài đàng hoàng. Mà nhỏ Dung chỉ ngắn ngang vai.

Thốt nhiên Trường sởn ốc khắp cả người. Anh bỗng nhớ tới một sự kiện mà anh cố quên không nghĩ đến. Phải chăng cô gái của ngày đầu tiên đặt chân tới nhà bác Nhàn đã theo anh về tận đây? Nhưng mộng và thực làm sao có thể đi đôi với nhau. Mình chỉ có suy tưởng ra những chuyện vớ vẩn để rồi tự nhát mình theo quán tính. Không đứng nắn lại ngoài ngõ, Trường kéo em trai đi nhanh vào nhà nói khẽ khàng:

– Thôi đừng tìm. Vào ngủ sớm thôi Toàn.
User avatar
tuvi
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $57,250
Posts: 96097
Joined: 29 Apr 2006
Location: FRANCE
 
 

Re: Tiếng Gọi Trong Mơ - Người Khăn Trắng

Postby tuvi » 12 Jul 2019

Chương 8

Ngồi kế bên nhau rất lâu nhưng Trường không biết nói gì với nhỏ Dung lời nào. Anh nhấm nháp quả ổi chín một cách chậm rãi mắt lơ đãng ngắm bâu trời chẳng lấy làm gì đẹp đẽ vì còn đang ảnh hưởng bởi cơn áp thấp nhiệt đới.

chợt một con bướm không biết từ đâu bay xuống đáp xuống vai Trường khiến nhỏ Dung reo ầm lên:

– A ... bướm tiên.

Trường ngạc nhiên:

– Bướm tiên là bướm gì?

Nhỏ Dung giải thích theo ý nghĩ:

– Là con bướm lãnh vai trò sứ giả đem tình cảm đến cho người nào mà nó chọn.

Trường châm biếm:

– Chẳng lẽ nó chọn tôi à?

Đôi môi hồng của nhỏ Dung nỏ nụ cười:

– Chắc là vậy rồi. Bỏi nó đáp xuống vai anh chứ không phải vai người khác.

– Thế thì kỳ cuc kẹo quá. tại sao nó không chọn vai Dung mà đậu nhỉ?

Gò má Dung thật hồng, tay vân vê mãi quả ổi đã cắn một vài miếng:

– Dung đâu có biết. anh cứ hỏi thử coi.

Trường khẽ cười nhón con bướm rồi tung cao cho nó bay đi. Anh cũng tế nhị:

– Rất tiếc nó không phải là người để trả lời.

– Vậy thì anh hãy nói dùm cho nó đi.

– Nói điều gì bây giờ?

Dung chơt xúi:

– Điều gì mà anh cảm thấy cần nói trước.

Trường vô tư máy miệng:

– Tối qua Dung chờ tôi ở ngoài ngõ hả?

– Đâu có. – Dung tròn mắt.

– Vậy ai lấy đá ném vô nhà tôi vậy?

– Có chuyện đó nữa ư? Thế thì hoàn toàn không phải Dung đâu.

– Nhưng thằng Toàn nó trông thấy có một bóng người.

– Là ai?

Trường lắc đầu:

– Tối qua chẳng trông thấy mặt, chỉ biết kẻ đó có mái tóc rất dài.

Dung bật cười:

– Nếu thế thì Dung vô tội rồi. Mà ở xóm mình không đứa nào tóc dài như vậy cả. anh Trường nhớ coi có bạn gái nào ở chỗ khác không?

Biết nhỏ con gái hàng xóm lại dò dẫm chuyện riêng tư của mình nên Trường bèn tìm lời trêu:

– Bạn gái thì cũng có ít cô, nhưng họ đều ở xa biết làm sao tới đây buổi tối được.

Chỉ nghe có thẻ nét mặt của nhỏ Dung đã mất hẳn mùa xuân rồi. Cô gái xụ mặt xuống như bầu trời bị áp thấp nhiệt đới.

– Vậy mà em cứ tưởng ...

– Chắc Dung đang nghĩ tôi là người xấu phải không?

Dung lặng thinh với ánh mắt tối sầm. Dường như cô gái không còn gì để nói.

– Dung im lặng có nghĩa là Dung thừa nhận?

Bây giờ Dung mới chịu mở lời:

– Anh Trường muốn nghĩ sao thì nghĩ. Còn Dung ... Dung chỉ cảm thấy buồn thôi.

– Nhưng tôi làm cho Dung phải buồn ư?

Tiếng Dung nghe thật nghẹn:

– Anh đã biết rồi còn hỏi.

Trường cố gan:

– Vì chuyện tôi có bạn gái à? Như thế thì hơi vô ly quá.




Bất giác Dung nói dỗi:

– Con gái trên thành phố vừa có học thức, vừa đẹp vừa giàu ... mình nhà quê làm sao dám sánh ngang được.

nhìn thái độ cua nhỏ Dung, Trường tủm tỉm.

– Làm cái gì mà hạ mình khiêm tốn dữ vậy. Gái quê hay gái thành phố đều có giá trị như tăng thêm.

Dung xoay mặt sang một bên, vẻ giận hờn càng tăng thêm:

– Không mượn anh an ủi? Uổng công Dung nghĩ tới anh trong suốt thời gian qua.

Nghe thấy vậy trong lòng Trường gợn lên nỗi ân hận vì đã trêu chọc cô hàng xóm. Anh thành thực nhận lỗi.

– Tôi chỉ đùa với Dung chút xíu chứ không có chuyện kết nhiều bạn bè vậy đâu. Không tin Dung cứ hỏi thằng Toàn mà coi.

Không ngờ, Dung chẩu môi:

– Đã hỏi rồi. Nó nói chỗ mà anh Trường ở trọ có một cô gái xinh đẹp lắm!

– Trời! Đó là con của bác Nhàn chủ nhà đấy. Có mà nằm mơ cũng chẳng được xách giày cho người ta.

– Biết đâu có lúc họ nhờ vả thì sao?

Trường hóm hỉnh:

– Thì mình không thèm xách.

Nụ cười trên môi Dung xuất hiện trở lại:

– Chỉ sợ anh không giữ vững lập trương.

– Dung khéo lo xa rồi. Tôi là người nhà quê thì phải về tắm ao quê chứ.

Thành phố chỉ là nơi mình tiếp tắm ao quê chứ. Thành phố chỉ là phải nơi mình tiếp thu kiến thức, học xong rồi tôi sẻ xin chuyển về quê để phục vụ mọi người.

– Anh nói thì phải giữ lời đó. Nếu sai em sẽ phát đơn kiện đó.

– Về tội gì?

– Đánh mất mình.

Tiếng cười làm không khí bớt đi phần nào năng nề. tuy trời không hửng nắng nhưng cả hai cảm nhận sự ấm áp qua giọng nói và ánh mắt người bên cạnh.

Nhất là Dung, cô gái đang ở trong lứa tuổi đấy mơ mộng đã đủ tiêu chuẩn lập gia đình theo phong tục miền quê. Dung thích , Trường và dặt cảm tình vào anh đã khá lâu, song là con gái nên cô đã âm thầm chờ đợi một cơ hội may mắn đến với mình. Vậy mà những lúc hiếm hoi như thế này Trường vẫn cứ làm thinh.

Anh không ban cho Dung một hy vọng nào đó để cô có cớ mà chờ đợi. Trường tệ thật ... Dung âm thầm trách Trường trong tâm tưởng rồi bạo dạn nắm lấy cánh tay anh.

– Trưa nay ra vườn nhà Dung câu cá đi.

Nhưng Trường đã lắc đầu:

– Tôi ngại lắm. Ba Dung khó thấy mồ, ổng mà mắng thì quê chết.

– Dung sẽ xin phép ba trước.

– Như thế càng phiền phứ. Mà trời lạnh cá hổng ăn câu đâu.

mặc cho Dung nài nỉ, Trường vẫn không chịu. Rốt cuộc anh lại tiếp tục làm cho cô hàng xóm của mình giận, nhưng lần này thì Trường phải đối diện với những giọt nước mắt ngắn dài đang thi nhau rơi xuống. Anh cuống quýt:

– Dung làm tôi khó nghĩ quá. Lỡ có ai nhìn thấy họ sẽ nghĩ rằng tôi ... Dung.

– Thà anh đánh Dung còn ít đau hơn thế này. – Cô gái vẫn nức nở.

Trường gãi đầu:

– Bộ tôi cư xử tệ lắm hay sao mà Dung lại ví von như vậy?

Dung ngước gương mặt ướt nước mắt lên nhìn Trường, bờ môi thật run:

– Còn tệ hơn cả sự tồi tệ nữa cơ. Thôi Trường về đi, Dung muốn ngồi một mình.

Thấy Dung có ý muốn đuổi, Trường bèn đứng dậy đi ngay dù lẽ ra anh cần phải nán lại để dỗ dành cô hàng xóm. Nhìn tho bóng Trường khuất hẳn vào dãy hàng rào dâm bụt, Dung không thể nén được sự bực tức. cô buột miệng:

– Đúng là tên đại ngốc nên mới không tìm thấy “bộ đồ lòng” của mình phanh phui ra trước mắt.

Và còn biết bao lời mắng mỏ không thể thâu tóm được mà Dung dành cho Trường. Nhưng lúc này chỉ còn có cô nghe vì kẻ gây nên tội đâu xuất hiện diện ở đó. tức mình Dung quảnh cả trái ổi trên tay để trút cơn giận một cách vô ý thức. Nào ngờ:

– Oái ...

tiếng kêu làm Dung hết hồn thay đổi sắc diện, nhóng mắt nhìn lên. Thì ra là con nhỏ cùng xóm chứ không phải ai khác. Dung nhếp mép:

– Xin lỗi Mai ... ai biểu mày đút đầu vô giữa lúc tao đang muốn liêng quả ổi?

Có bị làm sao không?

Mai bưng mặt tiến gần lại Dung, nói:

– Thấy sao Mai, sao hôm luôn thì có ... mày chơi ác quá. Quả ổi bằng cái nắm tay mà mày chọi vô mặt tao thì còn gì. Không bể cũng bầm dập tứ phía:

Thấy Mai muốn ăn vạ, Dung bèn chận đứng liền:

– Ối nhằm nhò gì quả ổi mà mày la lên thảm thiết vậy. tao nhớ có lần mày bị cục đá ném trúng còn không sao.

Dung vội dung hai tay úp lên mặt rồi quay người sang hướng khác. Năn nỉ:

– Thôi bỏ qua rồi tao đến cho mày một bụng ổi. Dẫu có chọi lại tao thì chỗ đau của mày cũng đâu có dịu lại phải không?

Nghe bạn nói thế, Mai phì cười:

– Con quỷ. Chỉ giỏi tài lấp liếm và ăn hiếp bạn, tao tha cho mày bởi vì thông cảm người ta mới về chứ không phải nể mặt đâu nghe. Sao? Gặp mặt nói năng đựơc gì chưa?

– Mày không thấy mắt tao đang đỏ hoe đây hả? – Dung buồn hiu nét mặt.

– Vì sao vậy?

– Tao không biết trả lời mày thế nào?

Chưa hiểu chuyện nên Mai để lộ nhiều cử chỉ buồn cười:

– Nói như mày thì tao hỏi cái cục đá này còn sướng hơn.

Rồi tiện chân Mai đá mấy cái hòn đá nằm lăn lốc gần đó cho nó văng lung tung.

– Cãi nhau với hắn rồi phải không? Ngữ mày làm sao chinh phục được tên có ăn học như Trường. Nhất là hắn lại khó tính hơn thằng em của hắn!

Dung thở dài ảo não:

– Tao biết phải làm sao bây giờ chứ. Từ khi lên thành phố học tới nay Trường có vẻ thay đổi rồi Mai à.

Mai làm Dung phải lo xa:

– Mày mà không tiến bộ hơn một chút thì sẽ mất hắn như chơi đó! Tao nghe thằng Toàn nói hắn thi đậu ba trưòng đại học, của quý đấy Dung ơi!

Dung sụt sùi vẻ buông xuôi:

– Nếu có duyên thì Trường sẽ là của tao.

Mai nháy mắt giễu cợt.

– Còn không duyên?

Dung ấp úng:

– Thì ... thì là của ... người khác.

– Mày chấp nhận như thế chứ?

– Tao làm được gì để thay đổi số phận đây?

Thốt nhiên Mai mắng Dung:

– Đồ ngu. Phải giành giật lấy nó chứ. Nếu không, khi trở lên thành phố học lại hắn sẽ quên phức mày.

Lời bạn vẫn vang đều bên tai, song Dung chẳng lưu giữ được câu nào bởi cái đầu cô đang chứa đầy sự hoang mang về một nỗi lo tình cảm
User avatar
tuvi
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $57,250
Posts: 96097
Joined: 29 Apr 2006
Location: FRANCE
 
 

Re: Tiếng Gọi Trong Mơ - Người Khăn Trắng

Postby tuvi » 12 Jul 2019

Chương 9

Trở về nhà, Trường không còn cảm giác vui như trước mà trông anh có dáng vẻ rất đăm chiêu, Trường chẳng hiểu tại sao tính tình của con gái lúc “nắng” lúc “mưa”. Đang cười đó lại khóc làm anh bối rối quá. ở trên thành phố Trường phải chịu đựng Thiên Băng với bao nhiêu kệch cớm. về nhà lại chịu đựng phải những giọt nước mắt ngắn dài của nhỏ Dung, anh thấy ngao ngán làm sao.

Nào phải Trường không hiểu vai trò của con trai là phải chìu chuộng những ước muốn của bạn gái. Nhưng anh đâu đã tiến xa hơn với nhỏ Dung chuyện tình cảm, thế mà cô ta cứ làm anh bỡ ngỡ ... thậm chí còn mang cảm giác mình là kẻ bị tấn công. Con gái thời nay bạo dạn ghê, đừng tưởng con gái quê nhút nhát là lầm đó! Tuy không theo kịp thành phố về cách sống nhưng họ cũng khá tiến bộ về mặt suy nghĩ, tư duy.

Buổi trưa hôm nay nhà Trường vắng tanh vì mẹ anh đã đi ăn giỗ bên bác Cả, còn thằng Toàn thì biến dạng đi chơi ngay từ lúc thấy anh ló mặt về. Một mình ở nhà không biết làm gì, Trường leo lên võng nằm nghêu ngao bát rồi thiếp đi hồi nào chẳng biết. và trong giấc ngủ ngày mơ màng ấy anh bỗng nghe tiếng rên siết của ai đó thật thương tâm:

– ôi ... lạnh quá ... lạnh ... quá ... hừ ... hừ ... ừ ... ừ ...

Trường thấy mình ngóc cổ lên nghe ngóng:

– Ai vậy?

Âm thanh thoang thoảng như vọng lên từ tiền thức:

– Tôi ... t .. ô .. i ... đây ...

Trường đã ngạc nhiên hỏi lại:

– Tôi là ai? Dường như giữa chúng ta chưa quen biết gì với nhau.

Tiếng nói thật gần nhưng cũng thật xa – Anh vô tình đến thế ư? Sao lại phủ nhận sự quen biết, chúng ta đã có một thời gian dài trò chuyện?

Phải nói rằng Trường hết sức kinh ngạc, anh không nghĩ ra kẻ rên rỉ ở đâu đó là ai trong số người mình quen. Mà tại sao họ lại phát ra những tiếng rên như thể đang bị chìm trong cơn mưa giông rét mướt vậy nhỉ? Trường nhớ rõ lúc này là trời đang tạnh, mà dẫu có mưa thì cũng chẳng ai dại gì mà đứng ngoài để chịu cái lạnh hành mình đâu.

Trường bật đáp:

– Xin lỗi ... ai vừa lên tiếng đó, mời vào nhà tôi mới có thể nhận mặt được.

Giọng nói lạnh như sương rơi mùa đông phả vào tai Trường gây cho anh rùng mình:

– Tôi không thể . .... Tôi đã phải chịu đựng cơn mưa bão suốt đêm qua và cả hôm nay đến gần kiệt sức rồi.

Trường hốt hoảng:

– Nhưng sao lại phải tự hành hạ mình như vậy. Biết là không còn chịu nổi mưa bão thì phải tìm chỗ trú thân chứ.

Âm điệu của tiếng nói thật yếu ớt:

– Tôi không có nhà . .... Tôi là người ở xa . .....

– Mãi tận đâu? Xin trú nhờ người ta cũng được mà. Dân vùng này có tình người lắm, họ ít khi từ chối giúp đỡ kẻ gặp khó.

– Song với tôi việc nhờ vả rất khó khăn, bởi nhà nào cũng có bàn thờ quỷ thần ở phía trước nhà cả nên tôi ... không thể . .... Nghe câu đáp ấy Trường hoang mang:

– Người . ..... người là ai?

Vẫn từ trong tư tưởng của Trường vang lên:

– Anh hãy đoán thử xem?

– Dường như . .... ... dường như.

– Tôi là con gái chứ không phải là đàn bà đâu.

Trường run giọng kêu lên:

– Có phải cô là người đã ném đá vào nhà tôi tối hôm qua?

– Đúng vậy.

– Để làm gì?

– Xin anh kiếm cho một chỗ tá túc. Nhưng vía của anh mạnh quá. Tôi không dám lại gần.

– Thì ra cô đây là . .... – Là ma . ....


Có gì ngạc nhiên đâu?

– A ... a . ....a Trường thét lên bằng tất cả sự kinh hoàng dồn nén suốt từ nãy giờ. Anh ra sức đè chặt cánh cửa cho đến lúc nó không chịu nổi lực đẩy gãy bản lề đổ rầm xuống.

– Ối trời . .... Làm gì mà phá nhà vậy anh Trường?

Tiếng la của thằng Toàn làm Trường bừng tỉnh ngơ ngác hỏi:

– Tao ... phá nhà hồi nào đâu?

Thằng Toàn chỉ cánh cửa nằm chênh vênh ngoài hè rồi bi bô cái miệng:

– Còn không phải hay sao. Em thấy anh đang nằm ngủ trên võng bỗng chồm dậy dùng hai tay giật cánh cửa đùng đùng giống y như bị điên vậy.

Nghe thằng em bảo thế Trường thộn mặt suy nghĩ. Anh lẩm bẩm:

– Mình đóng cửa để ngăn chặn . .... Nhưng thằng Toàn lại cướp lời anh trai:

– Có ai vô nhà mình đâu mà anh biểu chặn lại. Chắc là tại anh học nhiều quá nên tâm thần có vấn đề rồi.

– Không phải. Tao vừa nói chuyện với ma xong.

Trường ra sức bào chữa.

Thằng Toàn kêu ầm lên:

– Trời ơi . .... Giữa ban ngày ban mặt mà ma cỏ ở đâu ra. Nãy giờ em chỉ thấy anh nằm ngủ ngáy pho pho ở trên võng chứ nói chuyện hồi nào. Chắc là anh nằm mơ gặp ma rồi.

Trường đưa mắt nhìn ra ngoài trời. Những hạt mưa chấp chới đan nhau tạo thành những làn khí lạnh đến gai người chứ không ấm áp như khi anh bắt đầu ngủ. Tiếng rên siết trong mưa kia ngoài đời hay trong mộng? Và hồn ma nào đó của ai mà chọn anh để trêu ghẹo như thế này? Nghĩ đến chuyện tối qua đầu ngõ, Trường rùng mình mấy cái liền. Thì ra những cảm giác lúc ấy là thật chứ không phải “thần hồn nát thần tính”. Nhưng con ma này từ đâu đến vậy nhỉ? Mình có quen biết gì đâu mà tự nhận là đã quen. Trường động não rà soát lại trong số bạn bè và cả những người thân, không có ai là con gái chết. Chẳng lẽ hồn ma ấy đã theo anh từ một chỗ nào đó trên đường về đây? Trường nghe sợ hãi trong thâm tâm nên vội níu lấy thằng em khi nó toan lò dò đi ra ngoài:

– Mày phải ở nhà phụ với tao sửa cái cửa này chứ nhóc.

Thằng Toàn quay mặt lại:

– Nhưng em đâu có biết gì chuyện cây đinh với chiếc búa. Hơn nữa, anh làm hỏng thì phải tự sửa lấy chứ?

Trường không dám làm mặt ngầu, mà tỏ thái độ hoà nhã:

– Tao chỉ muốn khi vắng tao, mày cũng có thể làm lấy được mọi việc thôi.

Không nhớ chuyện con ma đang làm anh trai run sợ, thằng Toàn nhún vai cười:

– Làm thì làm. Em cũng không thích bị má cho là đoảng hơn anh, đụng cái gì cũng phải nhờ người khác.

Thế là hai anh em bắt tay vào việc lắp ráp lại cánh cửa đã bị đổ. Nhưng cũng không đơn giản, cả hai phải hỳ hục mất nửa giờ đồng hồ mới trả cánh cửa vô chỗ cũ của nó được. Toàn phủi tay thở dốc:

– Phá nó ra thì mau mà sao làm lại mệt quá hén.

Trường ngượng nghịu nhận lỗi:

– Tại tao nằm mơ chứ đâu có cố ý.

Thằng Toàn vụt dò hỏi:

– Chừng nào anh trở lại thành phố để nhập học?

– Một tuần nữa. Nhưng mày hỏi làm chi? Lại tính chuyện báo tin với mấy đứa con gái tới làm phiền tao hả?

– Không phải. Em chỉ muốn nói anh xin phép má cho em lên thành phố chơi một chuyến.

Đề nghị của thằng Toàn bị từ chối:

– Không được. Mày cũng phải lo chuẩn bị để vào niên học mới, năm nay thi chuyển cấp đừng để bị rớt à nghen.

Không được anh chấp nhận, thằng Toàn xụ mặt xuống:

– Tục ngữ có câu:

“Đi một ngày đàng học một sàng khôn” ... chứ bộ. Cứ ru rú ở trong nhà dẫu có học giỏi cũng ngu như thường.

Nghe em dẫn chứng. Trường bật cười:

– Lý sự vừa thôi chứ ông tướng, tao chỉ sợ đưa mày lên trên đó thấy gì lạ cũng nhìn rồi đi lung tung lạc đường không biết đâu mà tìm. Mất công tốn tiền đăng mục “trẻ lạc” nữa.

Thấy anh trai nói thế, thằng Toàn trề môi ra:

– Trời ơ . .... Làm gì có chuyện đó xảy ra mà anh khéo lo. Chẳng lẽ cái trán hoi hói của em không có thừa thông minh để tìm mấy chú cảnh sát giao thông hỏi đường sao? Cứ cho em thử một lần đi.

Ngó nét mặt của thằng Toàn thấy rõ sự háo hức trong đôi mắt của nó, Trường không nỡ đem đến cho nó sự thất vọng nên gật đầu:

– Được rồi để tao xin phép má ... nhưng chưa chắc được đâu nha.

Nhận được sự đồng ý của anh, thằng Toàn vui vẻ như thể không có niềm vui nào lớn hơn. Nó lăng xăng, cuống quýt y hệt như con nít:

– Em biết anh xin gì má cũng đồng ý cả.

– Đừng quả quyết như vậy chứ. Lỡ thất bại lại cong môi lên mắng là tao không được việc thì phiền.

Nhưng niềm tin của thằng Toàn triệt để hơn Trường tưởng tượng nhiều. Nó bảo:

– Anh đừng có nói ra lời xui xẻo nào nữa mà. Để em đi kiếm má về cho anh xin phép!

Nói xong nó thót ra cửa thật nhanh đến độ Trường không kịp giữ lại, mặc dù bên ngoài mưa vẫn có thể làm ướt những ai ngông nghênh dưới nó. Còn lại một mình, Trường trở lại với sự sợ hãi lúc nãy. Anh không dám mở cửa mà cài then rồi tới dựa lưng vào bàn thờ chính giữa nhà. Một tiếng động nhẹ cũng khiến anh giật mình đảo mắt nhìn dáo dác.

Không có gì xảy ra ngoài âm thanh của những hạt mưa rơi tí tách cùng với gió lùa làm rung động các bức màn. Trường đốt cắm lên bàn thờ ba cây nhang, mùi hương quyện trong làn khói càng làm tăng thêm nỗi sợ vì anh cứ tưởng tượng hồn ma lạc loài nào đó đã xâm nhập vô lãnh địa nhà mình. Và rất có thể đang đứng sau lưng anh ... ồ không ... đằng trước mặt ... chao ôi ... ngay bên cạnh ... Trường hoảng hốt úp chặt cái mền vội lên đầu khi mắt anh vừa va phải một bộ mặt vừa hiện ra ngay cửa sổ. Ối ... trời ơi .. chắc là đến ngày tận số của mình rồi. Trường kêu thầm, ruột gan run lên bần bật như thể gặp phải cơn sốt rét vừa ập tới. Lạy quỷ thần thiên địa xin bảo vệ con:

Giữa lúc Trường đang ở trong tình trạng chờ đợi sự nguy hiểm nhất sẽ đến với mình thì cánh cửa chính bên ngoài đập thình thình:

– Anh Trường ... anh Trường ... mở cửa ra, anh làm sao vậy?

Tiếng kêu nghe quen lắm, nhưng Trường không dám tung mền ra mà lấm lét hỏi từ bên trong:

– Cô ... cô là ai?

Giọng cười vang ở bên ngoài:

– Anh làm cái gì mà kỳ cục vậy? Bạn bè trong xóm cả mà còn hỏi ...

Phải khẳng định một lúc Trường mới chịu ló đầu ra khỏi mền. Nhưng vừa chạm mặt vào người khách bên ngoài anh đã thót cả tim toan trở lại tư thế cũ.

Song tiếng nói vọng lên như chế nhạo:

– Em là Mai nè, chứ có phải là ma đâu mà vừa thấy anh đã hoảng lên như vậy.

Nhận ra đúng là giọng nhỏ Mai hàng xóm, Trường vỗ tay lên trán mấy lần cho thật tỉnh táo mới đáp lại:

– Mai đó hả? Thông cảm nhé! Bởi tại tôi đang bị sốt ... muốn ra nhưng lạnh quá.

Vì không hiểu rõ những diễn biến ở nơi Trường nên Mai tưởng rằng anh nói thật nên hối hả bảo:

– Vậy anh Trường phải mở cửa ra để em vô phụ một tay.

Trường bị đẩy vào cái cảm giác bị bệnh thật. Tự nhiên anh bật lên tiếng rên giống như hồn ma khi nãy:

– Ôi ... lạnh quá . .... Ở bên ngoài Mai hối thúc dồn dập hơn:

– Mở cửa đi anh Trường.

Trường run rẩy trong cái mền đang quấn chặt lấy người mình. Anh lắc đầu:

– Tôi ... không ... thể ...

Mai rướn cổ nhìn qua cửa:

– Tại sao lại không? Anh không đi nổi ư?

Đôi chân Trường nhũn ra sau câu hỏi của Mai. Anh hoàn toàn thụ động:

– Ừ ... không đi nổi. Mai làm ơn đi kêu thằng Toàn về đây giùm.

Nói tới đó Trường nghe cái lạnh lan tràn khắp toàn thân, anh run từ trong ruột run ra và cảm thấy mắt hoa, miệng đắng như thể thật sự mình đang ở trong cơn sốt rét. Thời gian trôi qua bao lâu không ai biết, Trường chỉ mang máng thấy mình phải chịu sự khiếp hãi bởi những hình thù quái dị mỗi lúc một siết chặt cho đến khi bị ngất đi. Và trong cơn choáng ấy anh còn nghe rõ được tiếng gọi, tiếng khóc chen lẫn vào nhau. Của mẹ ... của em ... hay của cô hàng xóm?

... Anh không thể phân biệt được. Trường chỉ cảm nhận một điều rằng chung quanh mình đang có rất nhiều người.
User avatar
tuvi
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $57,250
Posts: 96097
Joined: 29 Apr 2006
Location: FRANCE
 
 

Re: Tiếng Gọi Trong Mơ - Người Khăn Trắng

Postby tuvi » 12 Jul 2019

Chương 10

Cơn bệnh đột xuất của Trường kéo dài suốt cả tuần nhưng anh không thể nán lại được mà phải gượng dậy để thu xếp chuẩn bị trở lên thành phố. Trước sự kiện này bà Hải rất lo lắng, bởi những lúc mê sảng Trường cứ rú lên như thể đang gặp điều gì kinh khiếp lắm! Và khi tỉnh giấc tâm thần luôn để lộ sự sợ hãi khác thường. Bà Hải đã tra gạn hỏi han con, song có lẽ vì không muốn mẹ lo âu nên Trường lại lắc đầu viện cớ là bị bệnh nằm mơ thấy ác mộng.

Và đó cũng là một cơ may cho Toàn được mẹ giao trách nhiệm hộ tống Trường lên thành phố mà không cần phải xin xỏ.

Thằng Toàn vui phơi phới trấn an nỗi lo âu của bà Hải.

– Có con đưa anh Trường đi má an tâm.

Bà Hải nhìn đứa con nhỏ đầy hồ nghi:

– Liệu má có thể tin tưởng được con không?

Toàn nhanh nhẩu:

– Dạ ... được chứ ạ. Con sẽ hộ tống anh Trường lên tới tận nhà bác Nhàn bình yên vô sự rồi tự mình quay về.

Bà Hải vẫn chưa tin được thằng con mà bà cho rằng không chín chắn:

– Má chỉ sợ ...

Toàn vội khều anh ra hiệu bảo Trường tiếp lời giùm. Hiểu ý, Trường cất tiếng:

– Má đừng lo gì hết. Cứ cho thằng Toàn đi với con để nó có cơ hội được học hỏi nhiều điều.

Lời đề nghị của Trường có hiệu nghiệm ngay lập tức. Cả hai nhìn thấy nét vui vẻ trên gương mặt mẹ:

– Con nói cũng phải. Song cái thằng này con phải luôn quản lý nó, đừng để nó tự giải quyết vấn đề gì.

Trường gật đầu cho mẹ an tâm:

– Con sẽ đuổi nó về ngay ngày hôm sau.

Toàn khiếu nại:

– Như vậy làm sao học hỏi và tiếp thu túi khôn của nhân loại. Ít ra, cũng cho con ở nán lại vài ba ngày ...

Bà Hải thoáng phân vân:

– Chỉ sợ làm phiền phức bác Nhàn thôi.

– Con sẽ cố ăn thật ít để bác ấy đỡ tốn gạo. – Toàn nói tếu . .... Đến giờ phải lên đường, anh em Trường cố tránh không gây cho mẹ sự ngậm ngùi chia tay nhưng bà Hải vẫn khóc khi hai đứa con xốc hành lý đi ra cửa. Trời hôm nay quang đãng chứ không xấu như mấy ngày hôm trước. Toàn khỏe mạnh nên phải kham hai giỏ đồ thật nặng, song nó không dám phân bì với anh.

Chuyến đi Sài Gòn hôm nay với thằng Toàn thật lý thú đến không ngờ. Nó háo hức suốt cả đêm, thậm chí còn mơ thấy trước nơi sắp đến nữa.

Một chiếc xe đổ dốc từ mạn Đà Lạt xuống đón anh em Trường vừa lúc bọn con gái trong xóm ập ra vẫy chào trước ánh mắt đầy lưu luyến của nhỏ Dung.

Chiếc xe lăn bánh chạy thật nhanh, thoáng chốc tất cả đã bị đẩy lùi và mất hút.

Ngồi bên anh, Toàn khẽ bảo:

– Sao anh không nói với Dung một câu?

Trường nhìn thẳng lên phía trước:

– Biết nói gì bây giờ?

Toàn chớp mắt:

– Trời . .... chẳng lẽ em phải hướng dẫn anh vấn đề này?

Trường liếc khẽ sang phía Toàn:

– Mày nói hơi quá đáng, chỉ thích làm chuyện tài khôn.

Câu chuyện của anh em Trường nổ ra ngay trên xe. Toàn bạnh miệng:

– Em không dám qua mặt anh. Nhưng thấy anh đối xử với nhỏ Dung em bất mãn thế nào ấy.




– Tao đâu có làm gì tệ bạc.

– Anh lạnh nhạt với nó.

– Vậy theo mày muốn mặn nồng thì phải thế nào?

Toàn trợn mặt lên vì khó lòng giải thích:

– Em ... đâu ... biết . .... – Thế mà cũng bày đặt đòi dạy tao.

– Em dạy anh hồi nào?

– Mới vừa xong, còn chối hả.

– Ôi, đó là em góp ý mà.

Nhưng Trường không chịu, gắt:

– Má bảo phải lo cho mày là đúng lắm. Vắt mũi chưa sạch mà rành ba chuyện người lớn ghê. Như vậy đầu óc đâu mà tiếp thu kiến thức nữa.

Thằng Toàn phụng phịu như trẻ nhỏ:

– Nói chuyện với anh còn chán hơn phải nhai môn lịch sử, chẳng có tí gì mới mẻ.

Vì đang ngồi trên xe nên Trường chỉ có thể lừ mắt với đứa em khiến Toàn im lặng không dám nói năng thêm gì nữa. Chiếc xe vẫn tiếp tục lăn bánh đưa anh em Trường mỗi lúc một xa. Bởi chưa được khỏe nên Trường cảm thấy chóng mặt vì độ lắc của chiếc xe, anh phải nhắm mắt để chống lại cơn choáng cứ nôn nao trong bụng. Lúc này Trường bỗng nhớ lại cô gái thi rớt đại học ngồi chung xe bữa nọ. Chẳng biết cô ta có tiếp tục học ôn để thi vào năm tới hay bỏ dở về quê lấy chồng rồi? Tự nhiên Trường nghe cảm giác buồn cười, một cô gái khá đáo để chứ không phải loại hiền. Vậy cớ sao anh ta lại nhớ tới làm chi không biết? Nếu gặp lại chắc chắn Trường không dám lên tiếng chào đầu tiên.

– Anh đang cười gì vậy anh Trường?

Trường khẽ hé mắt nói vừa đủ cho thằng Toàn nghe:

– Nhớ lại chút kỷ niệm đó mà.

Thằng Toàn hơi nhăn trán:

– Với nhỏ Dung hay với người nào?

Trường chau mày:

– Bộ ngoài nhỏ Dung ra mày tưởng tao không quen với ai là con gái sao?

Thằng Toàn cười toe toét chiếc miệng:

– Em đâu dám nghĩ “sư huynh” như vậy. Mà bạn gái của anh có đẹp hơn nhỏ Dung không?

– Tao không dám chú ý đến điều ấy!

– Vậy thì làm sao anh co thể so sánh được để chọn “vợ” hả anh Trường?

Co tay cốc mạnh lên đầu thằng Toàn một cái để cảnh cáo. Trường còn mắng nó thêm:

– Trước sau gì mày cũng nói tào lao. Hãy liệu mà giữ mồm khi đặt chân vô nhà bác Nhàn đó! Đừng để người ta đánh giá mình chẳng ra sao.

Thằng Toàn đưa tay lên xoa đầu, mặt nhăn nhó:

– Phải giữ kẽ quá chừng như thế thì còn gì là thú nữa. Biết vậy em chẳng thèm đi, ở nhà có lẽ sướng hơn.

Nhìn nét tiu ngỉu của thằng em Trường bỗng nghe tội nghiệp. Dẫu sao nó cũng còn quá con nít chưa thoát khỏi sự hiếu động vốn có của lứa tuổi vị thành niên. Anh vỗ về nó bằng mắt.

– Thôi đi ông tướng. Con trai mà dỗi ai coi cho được. Tao chỉ dặn chừng mày chứ có làm gì khó đâu. Thiên Băng con gái của bác Nhàn cũng là siêu quậy đó! Mày là gặp cô ả không chừng hợp gu kết bè thì khổ tao.

Nghe thấy vậy thằng Toàn quên ngay sự khó chịu trong lòng, nó chồm qua phía Trường:

– Nếu quả đúng như anh nói thì chuyến đi này của em cũng không đến nỗi quá chán ngắt đâu.

Trường cười cho thằng em được vui:

– Tất nhiên. Lên thành phố làm sao buồn được.

Rồi anh đưa cho nó một miếng kẹo mè xửng nhai cho đỡ buồn. Cả hai lại im lặng cho đến khi có một hành khách xuống xe ở quãng đường giáp ranh với Sài Gòn. Trường bảo em:

– Sắp tới rồi. Một lát xuống xe phải cẩn thận kẻo mất đồ như chơi đó!

Toàn không nén nổi hồi hộp:

– Liệu mấy thằng ăn cắp có tài biến hóa như những nhà ảo thuật không hả anh?

– Cũng ngang cơ. Mình mà lơ mắt đi một cái thì đồ đạc của mình đã vào tay chúng.

– Nhanh thế hả? Vậy thì những gì quý giá anh cầm đi em không dám nhận đâu.

Những hành khác ngồi gần đó nghe Toàn nói phì cười nhưng không ai lên tiếng. Lúc này Toàn thấy cổ họng mình thật khát nên rỉ nhỏ với anh:

– Lát nữa xuống xe kiếm nước uống đi anh Trường.

Trường được một phen dọa nó. Anh nhắc:

– Mày không nhớ lúc trước đã từng dặn tao là đừng uống nước dọc đường sao.

Trong lúc thằng Toàn trố mắt ra, anh lại tiếp:

– Nước sâm, nước mía, nước trà đá ... thậm chí thức nào cũng đều đáng ngờ cả.

– Vậy mình phải nhịn khát cho tới lúc đến nhà bác Nhàn ư?

Trường gật đầu:

– Ừ ... cũng như lần đầu tao lên thành phố vậy. Ráng chịu khó chút đi Toàn à.

Nhưng có lẽ cơn khát của thằng Toàn đã gia tăng cực độ rồi, nó cảm giác không còn chút nước bọt nào để nuốt:

– Tại anh cho em ăn kẹo mè xửng nên mới ra nông nỗi này.

Trường tự vuốt mũi cười ruồi:

– Để xem sức chịu đựng của mày có đáng biểu dương không.

Thằng Toàn trợn mắt lên:

– Thì ra anh chơi khăm em.

Trường khoa tay:

– Tao không xấu bụng như vậy đâu. Việc cho mày ăn kẹo chỉ là . .... vô tình ...

Nhưng thằng Toàn cứ trút tội cho Trường:

– Vô tình mà làm khổ người khác thế này. Không uống nước được thì kiếm mua trái cây gì chua nhấm nháp cho đỡ khát chứ.

Tời đây thì Trường không hù thằng Toàn nữa, anh đồng ý để cho nó khỏi lu loa đến lúc được xuống xe. May sao, vừa đặt chân xuống đường đã có một chiếc xe đẩy trái cây trờ tới mời mọc:

– Mua sơri đi mấy em.

Nhìn đống sơri đỏ au trước mặt nước miếng của thằng Toàn chẳng biết từ đâu kéo ra làm nó nuốt không kịp. Nó thò tay lủm đại một trái trước với câu nói khôn khéo:

– Để thử coi có ngon không đã nghen.

Người bán hàng tỏ ra dễ dãi:

– Em cứ việc ... miễn là mua mở hàng cho chị một ký là được rồi.

Thưởng thức xong trái sơri thằng Toàn bắt đầu nhả hột rồi mới bắt đầu công việc hỏi và trả giá. Vì sợ mua hớ nên mãi một hồi lâu nó mới giao tiền để nhận bọc trái cây có vị chua hấp dẫn mọi người. Trường nhìn nó lắc đầu:

– Không ngờ thằng này cũng sành sỏi việc mua bán ghê.

Thằng Toàn cười tự hào:

– Ở nhà em chẳng từng đi chợ thay cho má nhiều lần là gì. Anh yên chí, em chỉ sợ bị móc túi chứ không sợ mua hố.

Nói rồi nó bỏ vào miệng một lúc tới mấy trái sơri nhai ngấu nghiến ngay ngoài phố. Vì trời không nắng lắm nên Trường không cho thằng Toàn kịp dừng chân nghỉ mà xốc hành lý bắt nó phải đi ngay. Cách nhau khoảng vài bước chân, thằng Toàn cố rướn người la oai oái:

– Từ từ đã anh Trường. Phải để cho em ngắm phố phường một chút chứ.

Nhưng Trường không cho nó có thời gian:

– Muốn ngắm thì chớ lúc khác. Còn bây giờ đồ đạc lỉnh khỉnh thế này, đi mau về nhà bác Nhàn thôi.

Tuy xách nặng nhưng thằng Toàn vẫn đảo mắt nhìn lung tung:

– Sao không vẫy một chiếc xích lô ngồi lên mà đi bộ làm chi cho mệt?

Trường bắt buộc phải quay lại:

– Hà tiện một chút mà cũng cự nự hả? Nhà bác Nhàn gần đây chứ có xa lắm đâu mà phải đi xích lô.

Thằng Toàn không còn cớ để kêu ca, nó đành lẽo đẽo theo Trường thỉnh thoảng lại nhăn nhó ra vẻ mỏi tay lắm! Thành phố với thằng Toàn thật hấp dẫn, nó chỉ muốn ném mọi thức đang cản trở nó để được tung tăng khắp mọi nơi cho thỏa lòng. Song phía trước Trường cứ luôn thúc giục:

– Mau lên ... sắp tới rồi.
User avatar
tuvi
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $57,250
Posts: 96097
Joined: 29 Apr 2006
Location: FRANCE
 
 

Re: Tiếng Gọi Trong Mơ - Người Khăn Trắng

Postby tuvi » 12 Jul 2019

Chương 11

Lần đầu tiên được đứng tắm dưới vòi hoa sen Toàn có cảm giác mình nằm mơ. Ô ... thích thật ... giá má được ở đây mãi nhỉ. Mặc cho những tia nước lăn từ trên đầu rồi mơn man xuống thân thể, Toàn cứ giam mình trong phòng tắm vừa sạch vừa sang, suốt nửa giờ đồng hồ mà vẫn chưa chịu ra. Sốt ruột, Trường ở bên ngoài phải đập cửa.

– Mày làm quái gì mà ở luôn trong đó vậy? có mau ra để tao còn tắm hay không?

Phải đến lần thứ ba Toàn mới chịu ló đầu ra, nhưng vừa trông thấy mặt nó Trường đã nhăn mũi:

– Sao người mày thơm nức cả lên vậy?

Toàn thản nhiên chỉ vào chỗ chiếc kệ bên dưới tấm gương trong phòng tắm:

– Thì em dùng những thứ ấy sát lên người để tiệt trùng.

Trường kêu trời:

– Tổng hợp hết tất cả à?

Thằng Toàn gật:

– Tất cả.

– Ôi ... thế này thì mày trở thành “con gái” mất thôi.

– Không dám đâu. Em chỉ tắm xà bông thơm thôi chứ có làm gì gây hại đâu.

– Nhưng mày đã dùng luôn những thứ không dành cho nam giới . .... như sữa rửa mặt, sữa tắm trắng của Thiên Băng chẳng hạn . .... Biết đâu mày sẽ biến thái sau khi những thứ ấy bắt đầu tác dụng.

Không nghĩ là anh dọa, Toàn hết hồn chui đầu trở lại vào phòng tắm với câu nói để lại:

– Nếu vậy thì anh phải chờ em thêm chút nữa.

Trường ngẩn ngơ:

– Mày tính làm gì vậy?

Không nghe thấy thằng Toàn đáp mà chỉ nghe tiếng nước chảy rào rào ở bên trong. Dường như nó đang ra sức gột rửa cho bằng hết những chất thơm trên người nó. Thêm năm phút chờ đợi nữa thằng Toàn mới chịu mở cửa phòng tắm để nhường chỗ cho anh nó. Nó còn buông lời trách Trường:

– Đã biết mà không chịu nói trước làm người ta cứ tưởng . .... Trường mắng lại:

– Ai biểu mày nghịch ngợm chứ. Tắm một lúc những năm bảy loại xà bông ... làm ơn lên trên phòng ngồi giùm tao.

Biết bác Nhàn vừa giao nhà cho hai anh em để đi công việc riêng nên thằng Toàn không thèm nghe lời anh. Nó chắp tay sau lưng quan sát từ sau lên trước rồi dừng lại ở phòng khách. Mọi thứ trong ngôi nhà này đều làm nó thích cả.

Thằng Toàn ước gì nó có được cuộc sống phong lưu như những con người ở đây. Mở tủ lạnh, nơi lúc nãy nó thấy bác Nhàn lấy những lon nước ngọt ra thiết đãi hai anh em nó. Thằng Toàn trố mắt nhìn đủ thứ thức ăn dự trữ xếp bên trong. Nào lê, táo, nho, cam ... nào chả lụa, jambon, xúc xích ... nào nước ngọt, bia lon ... và linh tinh những thứ bánh mà thằng Toàn chẳng biết tên. Ôi giá bị giam giữ nửa tháng trong nhà này chắc cũng chưa thể chết được.

Vốn rất thích ăn nên thằng Toàn không ngăn được cơn thèm muốn cầm một lát chả lụa đưa lên miệng nhai ngon lành. Thật tuyệt diệu khi được thưởng thức món thịt nguội được lát sê mát lạnh này. Toàn tiến ra salon ngồi ăn cho hết rồi toan tiếp tục đợt hai thì có tiếng chuông reo ầm ĩ. Không biết là thứ gì, Toàn vội chạy lại phòng tắm báo với anh trai. Đã tắm xong nên Trường tự chạy ra mở cửa chứ không dám nhờ Toàn. Anh bảo em:

– Mày lên phòng giùm tao đi chừng nào nghe gọi hãy xuống.

Trong thời gian Trường ra mở cửa thì Toàn nhanh nhẹn ào tới bên tủ lạnh nhón lấy một quả táo rồi mới phóng lên lầu. Nhưng vừa đẩy cửa căn phòng mà Trường bảo được giành riêng thì thằng Toàn đã trông thấy một bóng người tha thướt ở trong đó. Nó vô cùng ngạc nhiên khép trở lại vì ngỡ mình nhầm phòng.

Ô, chẳng phải nhà bác Nhàn đã đi vắng hết rồi sao? Vậy thì ai đang ở trong căn phòng kia? Mà dường như là con gái ấy! Hay cái cô Thiên Băng mà anh Trường thường nói? Mình phải nhìn lại để nhận diện mới được. Với suy nghĩ ấy, thằng Toàn hé cánh cửa thật khẽ khàng. Nó chong cả đôi mắt vào bên trong rồi mở toang cửa ra:

– Ủa, sao lạ vậy? Không có ai hết trọi.

Nhảy phóc vô thật nhanh như để bắt quả tang điều gì đó! Nhưng thằng Toàn tuyệt nhiên không thấy ai trong phòng ngoài nó nên thắc mắc tự hỏi:

– Chẳng lẽ phòng anh Trường có cửa ngầm thông qua phòng của Thiên Băng? Rõ ràng mình nhìn thấy bóng con gái đi qua, đi lại .


.... Mà bây giờ lại không có. Chắc đây là bí mật của hai người thôi. Hèn chi ... anh Trường không đoái hoài gì tới nhỏ Dung.

Thằng Toàn vừa suy nghĩ mông lung vừa cố tìm tòi điều mới lạ ở trong phòng nhưng nó chẳng khám phá được gì. Sau cùng nó đành ngồi gậm quả táo với lời tự nhủ là từ từ sẽ biết.

Mãi tới năm giờ chiều Toàn mới được anh trai gọi xuống. Vì hấp tấp, nó đụng phải Thiên Băng ở ngay đầu cầu thang:

– Oái ...

Thằng Toàn mở lớn mắt nhìn cô gái trước mặt. Nó cố tỏ ra thật lễ phép:

– Em chào chị.

Nhưng có lẽ bị xô vào người đau nên Thiên Băng không thèm nhỏ nhẹ lại với nó mà la toáng:

– Chết cái chân tôi rồi còn gì. Người đâu mà ủi tới giống như trâu húc vậy.

Nhìn gương mặt nhăn nhó của Thiên Băng, thằng Toàn lễ phép thêm lần nữa:

– Em xin lỗi chị. Tại em không để ý . .... Bây giờ Thiên Băng mới dịu giọng lại nhìn Toàn:

– Em của anh Trường đây phải không?

Hơi bất mãn trong lòng vì câu hỏi trống không nhưng thằng Toàn vẫn phải lễ phép đáp:

– Dạ ...

Thiên Băng cũng cà nhắc tới gần nó:

– Coi bộ cũng giống nhau quá hén.

Thằng Toàn nói thầm:

“Anh em người ta mà ... có gì ngạc nhiên đâu”. Rồi nó tỏ ra là người rất nhanh nhạy trong vấn đề xã giao bằng cách hỏi chuyện Thiên Băng:

– Chị là con gái bác Nhàn hả?

Thiên Băng ưỡn ngực ra:

– Thấy ở trong nhà này là biết rồi, cần gì phải hỏi.

Thằng Toàn nhớ lại chuyện trong phòng anh nó lúc nãy bèn toan hỏi song nghĩ sợ làm quê cô gái con bà chủ nhà nên lại thôi. Nó trổ tài nịnh Thiên Băng:

– Trông chị đẹp ghê cơ. Ở quê em chẳng có ai xinh được như chị.

Tự nhiên được khen, Thiên Băng cũng có phần hơi ngượng, nhưng cô gái lộ nét mặt tự mãn ngay:

– Thật vậy ư?

Thằng Toàn khôn khéo hơn anh nó một bực:

– Em đâu biết nói dối. Không tin chị hãy tự ngắm mình mà xem.

Thế là bỗng dưng thằng Toàn chiếm được lòng Thiên Băng ngay. Bị cô gái lôi trở xuống dưới nhà bằng thái độ thân thiết. Thiên Băng ấn thằng Toàn vào chiếc ghế đôi rồi ngồi sát bên nó.

– Tên gì? Bao nhiêu tuổi? Khai ra để cho dễ xưng hô.

Lần đầu tiên chạm trán với sự thân mật quá cỡ như vậy, thằng Toàn nửa khoái, nửa sợ. Nó cố giữa khoảng cách để không bị đụng vào người.

– Dạ ... em tên Toàn, sắp sửa được công nhận là mười sáu tuổi.

Lời giới thiệu của thằng Toàn làm Thiên Băng cười khanh khách:

– Há . .... Há ... cũng biết tếu ghê nơi. Nè, nhỏ hơn một tuổi thì phải làm em chắc mẫm rồi.

Thằng Toàn bất đồng ngầm, bởi ở quê nhỏ Dung, nhỏ Mai lớn hơn nó tới mấy tuổi còn chưa dám lên mặt làm chị với nó. Huống hồ gì cô nàng này chỉ hơn một tuổi ranh mà coi bộ phách quá trời. Nhưng thằng Toàn biết đây không phải chỗ để nó hơn thua bèn cười cầu tài:

– Em xin hứa không hề khiếu nại. Làm nhỏ chẳng sướng hơn làm lớn sao?

Thiên Băng tỏ ra thích thằng Toàn nên tự tay đi lấy bánh và trái cây mời nó ăn. Cả hai chuỵên trò rôm rả và tâm đắc đến nỗi bà Nhàn phải ngạc nhiên:

– Ủa, coi bộ hai đứa này hợp quá ta.

Thiên Băng khoe với mẹ:

– Toàn nó vui vẻ chứ không đạo mạo giống anh Trường.

Bà Nhàn cười:

– Thì mỗi người một tính cách khác nhau.

– Nhưng anh Trường ít nói lắm, mà hễ nói là giảng bài không hà.

Nghe con gái nói thế, bà Nhàn vội đảo mắt tìm Trường. Có lẽ bà sợ anh nghe thấy sẽ phật ý.

– Cái con này nói thật là kỳ. Bộ không sợ thằng Trường nó buồn sao?

Thiên Băng cong môi lên:

– Con nói đúng chứ có nói sai cho ảnh đâu. Nghe ảnh nói riết con thấy bực bội lắm!

Nét mặt bà đột nhiên nghiêm khắc hơn:

– Thiên Băng ... không được hỗn. Má nói cho con biết má đã nhờ thằng Trường dạy kèm cho con mỗi tối hai môn văn và toán. Con hãy liệu mà chấp hành nghiêm túc, kẻo năm nay không thi đậu cuối cấp thì đừng nhìn mặt má nghe chưa.

Lệnh của bà Nhàn làm Thiên Băng nhảy đỏng lên:

– Ứ ... má không thương con. Má muốn con học nhiều để bị điên đi lang thang ngoài đường hả? Bộ óc con chỉ có bấy nhiêu, nhồi nhét nhiều nó phìng lung tung thì lại khốn.

Bà Nhàn cau mày lại quát:

– Con nghĩ bậy bạ quá. Biết bao người học đến cận thị cả mắt mà có ai điên như con vừa nói đâu. Hãy nhìn thằng Trường kìa ... lúc nào trông thấy nó thì tay nó cũng đang cầm cuốn sách. Học thế nó mới đậu vào ba trường đại học.

Còn con ... má chỉ mong con xí phần một chỗ cũng khó lòng.

Cô con gái được cưng chiều của bà Nhàn làm mình, làm mẩy trên chiếc ghế khiến thằng Toàn đang ngồi kế bên cũng phải phát hoảng:

– Con không học ... con không học . .... – Không học thì má phải cúp hết mọi phần tiền ngoài việc phải ăn ra.

Bị đẩy vào thế kẹt Thiên Băng giậm cả hai chân lên nền nhà khóc hù hụ.

Không thèm dỗ, bà Nhàn ra hiệu bảo Toàn sang phòng ăn vì đã tới giờ cơm.

Trường có mặt ở đó từ lâu và chắc đã nghe hết mọi chuyện nên anh vội vàng thưa:

– Cháu nghĩ mình khó lòng làm “thầy” Thiên Băng được ... thưa bác.

Nhưng bà Nhàn lại tỏ ra dứt khoát:

– Bác tin tưởng là cháu sẽ giúp bác được. Đã có biết bao thầy cô giáo bác mời về nhà dạy nhưng không ai nhiệt tình giáo huấn nó như cháu cả. Bác chỉ mong nó học hành đàng hoàng thôi.

Trước sự nhờ vả này Trường không có cớ để rút lui vì anh đang phải thọ ơn người. Việc dạy cho Thiên Băng học là cả vấn đề rất khó chịu đối với Trường.

Thà anh làm điều gì cực nhọc trong lòng vẫn cảm thấy thích hơn là phải giảng bài cho một cái đầu rỗng tuếch. Chưa hết, đã vậy Thiên Băng còn mắng anh đạo mạo nhiều lời khó nghe nữa. Ôi đụng phải cô học trò đầu tiên trong đời này Trường sẽ trút được vô khối kinh nghiệm cho tương lai giảng dạy mai sau. Quả là để trở thành một thầy giáo thật thụ không đơn giản chút nào nếu chẳng có được tinh thần tận tụy và chịu đựng trước những học trò đầy cá biệt. Bởi lẽ ...

đâu phải những cô cậu học sinh nào cũng ngoan ngoãn và học giỏi cả. Như trường hợp Thiên Băng đây ... thầy cô chủ nhiệm nào cũng đến toát mồ hôi.

Thấy các món ăn trên bàn đã sắp nguội nên Trường không muốn làm mọi người mất ngon nên chấp nhận yêu cầu của bà Nhàn:

– Bác tin thì cháu không dám phụ lòng.

Bà Nhàn vui vẻ chỉ vào bàn ăn:

– Ngồi vô đi các cháu. Bữa nay bác nấu món ragu ngon lắm! Có cả chim cút chiên bơ và gỏi miến gà ...

Nghe giới thiệu món ăn, thằng Toàn nuốt nước miếng hai cái, cánh mũi hỉnh hỉnh:

– Bác cho ăn thế này thì cháu đển phải ở lỳ nhà bác mất thôi.

Bà Nhàn sọan chén dĩa trước mặt từng người:

– Bác sẵn sàng mời cháu ở lại cho tới khi nào cháu cảm thấy không thích nữa.

Thằng Toàn hý hửng nói:

– Thật nhé bác!

Nhưng Trường đã làm nó cụt cả hứng. Anh nheo mắt:

– Dẫu thích hay không thì ngày mai mày cũng phải trở về thôi.

Bà Nhàn chống chế cho thằng Toàn:

– Làm gì mà bắt em nó về gấp vậy. Mấy thuở mới có dịp lên thành phố, cứ để nó lại chơi năm bữa, mười ngày rồi về nhập học vẫn kịp mà.

Trường viện cớ:

– Nhà cháu đơn chiếc lắm bác ạ. Cháu và nó cùng đi hết thì má cháu rất là đơn độc.

– Nhưng chỉ vài ngày là em nó về lại chứ có ở lâu đâu. Để bác viết thư về xin phép cho.

Song Trường cứ khăng khăng không chịu:

– Thôi thì để nó chơi thêm ngày nữa.

Thằng Toàn năn nỉ thêm:

– Hai ngày đi anh Trường.

Trường quắc mắt về phía nó:

– Lộn xộn. Thế đã là đặc ân rồi.

Trước mặt bà Nhàn, thằng Toàn không dám gây phiên nên lấm lét cúi xuống ăn. Nó được bà Nhàn tiếp cho nhiều thứ nhất nên không cần phải gấp. Bữa ăn chiều nay Thiên Băng vắng mặt vì giận mẹ, bởi thế nên khẩu phần bị dư bà Nhàn cố ép hai anh em Trường:

– Mọi thứ đều bổ cả, các cháu ăn hết đừng bỏ thừa.

Thằng Toàn chiếu tướng món bò ragu đến no căng cả bụng song đôi mắt vẫn còn thèm. Nó ra sức nhau mấy con cút chiên bơ rồi liếm mép khi bà Nhàn rời bàn ăn để đến mở tủ lạnh. Trường phải đạp chân nó ra hiệu ngừng, thằng Toàn mới khỏi ngó dĩa gỏi miến gà. Tuy nhiên, khi đĩa lê ướp lạnh được đưa ra nó cũng xơi vài ba miếng. Trường phải chữa thẹn với bà Nhàn:

– Cái thằng này ăn thúng, uống thùng đấy bác ạ.

Nhưng bà Nhàn lại tỏ ra tâm lý:

– Không sao. Cứ để em nó tự nhiên đi. Tuổi thiếu niên khỏe mạnh mới ăn uống được như vậy, chứ những đứa yếu thì nhỏ nhẻ khó nuôi lắm.

Thấy lúc nào mình cũng được bà Nhàn bênh vực, thằng Toàn khoái chí đến độ quên hết cảm giác mình là khách. Nó tự nhiên đến mức Trường phải phát lo nhắc nhở hoài:

– Toàn ơi là Toàn . .... Thằng Toàn cố giễu lại anh nó:

– Anh hãy lo cho mình chứ em chẳng có gì đáng lo đâu.

Trường ngẫm lại thấy nó nói cũng chẳng sai. Bởi cái lo của anh là việc dạy kèm cho Thiên Băng, một trách nhiệm nặng nề hơn vấn đề ăn uống của thằng Toàn.
User avatar
tuvi
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $57,250
Posts: 96097
Joined: 29 Apr 2006
Location: FRANCE
 
 

Re: Tiếng Gọi Trong Mơ - Người Khăn Trắng

Postby tuvi » 12 Jul 2019

Chương 12

Một ... hai ... ba ... thằng Toàn rón rén bước thật khẽ khi thấy bóng một người đẩy cửa vô phòng Trường. Đích thị là Thiên Băng rồi bởi trong nhà này chỉ có hai người phụ nữ. Bác Nhàn thì vừa nói chuyện với nó ở phòng khách dưới nhà, không thể vượt cầu thang qua mặt nó. Vậy thì còn ai ngoài cô gái duy nhất ở trong nhà này chứ? Tuy trông có vẻ khắc khẩu trước mặt mọi người đó, nhưng biết đâu sau lưng họ lại có những tình ý thì sao. Thằng Toàn đã đến trước cửa phòng nên nó cố nén để hơi thở không phà ra quá mạnh, sợ gây kinh động cho hai người bên trong. Rất tò mò, háo hức muốn nghe chuyện của trai gái xem họ nói những gì, song chờ mãi chẳng thấy động tĩnh chi thằng Toàn bèn ghé mắt vào khe cửa đang khép hờ. Trời đất ... trước tầm nhìn của nó là cảnh tượng mà người ta thường ví von bằng một thứ ngôn ngữ nó không tài nào hiểu được.

Anh Trường thì đang nằm vắt tay lên trán, còn cô gái đang xoay người về phía nó đang khom người trong tư thế cúi xuống để . .... Nhưng sao anh Trường không phản ứng gì vậy ta? Chắc là đang khoái chí lắm đây nên chân tay bị tê liệt hết cả rồi. Không dám theo dõi tiếp vì cảnh tượng ấy cũng làm cho nó bị ngượng. Thằng Toàn khép nhè nhẹ cánh cửa rồi đứng đợi hồi lâu ở bên ngoài tỏ thái độ mình cũng biết galăng, không phá hoại giây phút thần kỳ của người khác. Nhưng đợi chán, chờ chán ... cô gái bạo dạn kia cũng chẳng chịu trở ra.

Thằng Toàn cảm thấy buồn ngủ híp mắt song vẫn không dám làm kinh động.

Đã vậy nó còn phải đối đầu với bà Nhàn khi bà từ cầu thang bước lên:

– Ủa, sao chaú lại đứng ở ngoài này mà không vào phòng nghỉ?

Thằng Toàn cuống quýt ôm bụng ra vẻ mới từ trong nhà đi ra:

– Dạ .. dạ ... cháu muốn xuống dưới nhà vệ sinh . .... Bà Nhàn tế nhị chỉ chỗ ngỡ nó chưa biết:

– Nhà vệ sinh ở phía trái sát phòng tắm đấy cháu ạ.

Biết chậm trễ sẽ bị nghi ngờ có ý đồ xấu nên thằng Toàn đành miễn cưỡng xuống cầu thang. Nhưng đến nơi nó lại thấy cần phải vô nhà vệ sinh thật sự để tống những thứ đã chứa trong bụng ra. Ôi đúng là “tham thực cực thân” đây . .... thằng Toàn nghe bụng mình tưng tức rồi cơn đau ập đến. Phải tự giam mình trong nhà vệ sinh tới mười phút, thằng Toàn mới chậm rãi trở ra với dáng điệu lừ đừ. Lúc này nó cảm thấy thật mệt chỉ muốn đi nằm, song trèo lên cầu thang nó lại phân vân tự hỏi cái cô Thiên Băng kia đã trở lại phòng mình chưa? Hẳn như là ... chưa. Thằng Toàn không tò mò như lúc ban đầu nữa mà nó ngồi bệt ngay bên ngoài cửa phòng, lưng dựa hẳn vào tường trong trạng thái đợi chờ. Và không hiểu từ lúc nào nó thiếp dần vào giấc ngủ thật mệt ... thật say ...

Riêng về phần Trường, sau bữa ăn anh đã lên phòng trước không ngồi nán lại xem tivi với mọi người. Vì bị ép uống một ly rựu cam nên Trường thật sự thấy chóang váng dù đó chỉ là nước cất trái cây để lên men bà Nhàn rất ưa dùng.

Không đóng cửa phòng, Trường chỉ khép hờ để lát nữa thằng Toàn có thể đẩy vô. Anh nằm trên giường cố gắng thức đợi nó lên bằng cách lôi ra vài cuốn sách rồi căng mắt đọc ... và đọc . .... – Thức dậy đi ... đừng có thấy tôi rồi vờ vĩnh ngủ! Hôm nay anh là khách của tôi ...


tôi không cho phép anh đi nằm sớm như vậy đâu.

Trường nhổm dậy nhìn trân trân vào kẻ vừa đột nhập vào phòng mình. Anh cất tiếng hỏi:

– Cô ... cô ... là ai?

Anh nghe thấy tiếng cười đáp lại thật hiền lành:

– Tôi là chủ nhân căn phòng này đây mà ... chúng ta đã hội ngộ với nhau rồi, cớ sao anh lại làm như không hề quen biết vậy?

Vừa nghe những lời đó Trường đã tỏ ra hốt hoảng cực độ. Anh đã mất hết tất cả tinh thần lẫn bình tĩnh chắp tay vái lia lịa cô gái:

– Xin đừng dọa tôi tội nghiệp. Tôi chỉ là kẻ đến ăn nhờ, ở đậu chứ không có ý đồ chiếm đoạt căn phòng này của cô đâu.

Cô gái mỉm cười tiến lại gần anh khiến Trường cứ phải tự de lui.

– Tôi có làm gì đâu mà anh phải sợ hãi quá trời vậy? Tôi đồng ý cho anh ở đây với điều kiện anh phải coi tôi là bạn . .... Trường tròn miệng lặp lại:

– Là . ..... bạn ư?

– Phải. Có gì trở ngại đâu?

– Nhưng cô là người của thế giới thứ hai.

– Tôi vẫn luôn ở trong căn phòng này, ngoại trừ có một lần theo anh về quê.

Trường há hốc kinh ngạc:

– Theo tôi về quê ấy à?

Cô gái gật đầu ánh mắt thóang buồn:

– Đúng rồi. Song anh đối xử với tôi tệ bạc lắm! Suốt thời gian đó tôi phải lang thang không có nơi trú ẩn, chịu rét mướt đói lòng mà anh chẳng quan tâm.

Trường ấp úng:

– Liệu cô có đổ oan cho tôi không?

– Hồn ma không nói sai.

– Vậy cô chính là cái bóng ở đầu ngõ nhà tôi ...

Cô gái tiếp lời anh:

– Tôi đã mấy lần ném đá vô sân gọi anh ra và đến với anh trong giấc ngủ trưa giữa cơn mưa ...

Trường thấy toàn thân mình toát mồ hôi lạnh:

– Thì ra cô ám ảnh tôi làm cho tôi phải phát ốm.

Dáng cô gái lúc này không có gì là ma quái, thế nhưng Trường vẫn sợ run bắn cả người.

– Đừng có nhìn tôi bằng ánh mắt kinh hãi nữa. Bây giờ là bạn rồi tôi không làm anh sợ nữa đâu.

– Cô hứa chắc không?

– Chắc mà . .... Như vẫn chưa yên tâm về sự kết giao này, Trường tiếp tục yêu cầu:

– Cô cũng đừng hiện lên hình thù quái đản mà cứ giữ bộ dạng như thế này có phải dễ coi hơn không?

Cô gái chấp nhận đề nghị của Trường ngay bằng nụ cười khá xinh:

– Nếu anh thích thì tôi sẽ mãi mãi như vậy. Anh thấy tôi có đẹp chút nào không?

Trường kêu thầm:

“Trời ơi ... ma mà cũng đòi làm duyên”. Anh cố xoa dịu cảm giác ớn lạnh của mình rồi bắt đầu quan sát hồn ma đang lướt qua, lướt lại trước mặt. Nếu nói thật không có một chút nịnh nọt nào thì ma nữ này cũng thuộc loại nhan sắc chứ chẳng phải bình thường. Nhưng dẫu sao có thốt ra lời khen cô ta thì cũng được ích gì. Bởi giữa người và ma đâu có sự tương đồng, hợp ý chứ?

– Sao? Sao anh không nói đi?

Trường bối rối gật đầu:

– Cô đẹp và duyên dáng nhiều lắm!

Hồn ma có vẻ hài lòng:

– Khi còn sống tôi không được đẹp như vậy, bởi tôi thường xuyên ốm đau.

Trường nảy lên ý tò mò:

– Cô tên là gì nhỉ?

Hồn ma lại cười đầy tình ý với anh:

– Hãy tự tìm tòi xem tên của tôi là gì.

– Cô không thể nói được à?

– Được chứ. Nhưng tôi muốn được tiếp nhận sự ngỡ ngàng khi nghe anh gọi đích danh mình.

Chà, mình đang bị ma nữ này đẩy dồn vào cái “thiên la, địa võng” của cô ta rồi. Phải làm sao để thoát thân đây? Nếu không có thể sẽ sa vào câu chuyện giống như “Tình người kiếp rắn” ... trong phim ấy! Trường đã vơi bớt sự sợ hãi nhưng nỗi lo thì càng nặng nề hơn. Anh không hiểu sao mình lại lâm vào tình cảnh trên với một hồn ma mà chẳng phải là người kia chứ? Thà chịu đựng Thiên Băng còn hơn phải ràng buộc kết thân với kẻ dưới âm ty. Song bây giờ thì ma nữ này đang bám riết lấy anh. Ả đã dám theo về tận quệ thì Trường còn biết trốn đâu để cắt đuôi ả bây giờ.

– Anh có biết tại sao anh đỗ được tới ba trường đại học không?

Trường đáp không phân vân:

– Đó là do sự nỗ lực cố gắng của tôi.

Hồn ma hấp háy cười:

– Công sức học tập của anh chỉ một phần, còn lại là do tôi giúp.

Trường phủ nhận:

– Cô giúp gì cho tôi chứ?

Hồn ma hỏi lại anh:

– Thế trong giờ thi Toán ở trường Đại Học Sư Phạm anh có gặp phải sự cố gì đáng nhớ không?

Trường thành thật:

– Có. Đó là cơn buồn ngủ đột ngột mà tôi không cưỡng lại được.

– Rồi sau đó . ....?

– Dường như tôi phải dùng tay vỗ mạnh lên trán nhiều lần mới có thể tỉnh táo để làm bài.

– Không phải. Đó là công của tôi đã đánh thức anh. Nếu không, anh sẽ chẳng thể làm thầy giáo như ước nguyện.

– Cô không vẽ ra chuyện để bắt tôi mang ơn cô đó chứ?

Hồn ma lộ ra nét phật lòng:

– Người chết rồi không mưu toan, chước quỷ giống những người còn sống đâu. Việc tôi giúp anh cũng không cần anh phải trả ơn, đừng bận lòng gì cả.

Nhưng thà không biêt thì thôi, mà đã biết Trường đâu thể làm ngơ đựơc. Anh cảm thấy mình cần đáp lại tấm lòng của ma nữ nên dịu dọng:

– Thật ra tôi không hề nghĩ rằng mình được sự giúp đỡ của kẻ khác, chứ không phải vô ơn đâu. Nếu có yêu cầu gì cần đến tôi, cô cứ nói đi tôi sẽ không từ chối.

Hồn ma khẽ phẩy tay:

– Tôi không thích sự miễn cưỡng.

– Không phải ... tôi tự nguyện ...

– Vậy thì anh hãy đuổi hết những người đang ở trong ngôi nhà này giùm tôi nghe.

Trường trố mắt:

– Cô khiến tôi làm chuyện động trời vậy. Tôi làm sao đuổi được khi tôi chỉ là người đến trọ.

Hồn ma bèn kích động:

– Nếu anh đuổi được họ thì ngôi nhà này mãi mãi là của anh.

Trường nguây nguẩy:

– Tôi không tham vàng bỏ nghĩa đâu. Bác Nhàn là người đã giúp đỡ tôi rất nhiều.

– Nhưng đối với tôi bà ta là người xấu. Một kẻ bất tín, giết người để chiếm đoạt . .....

Phải nói rằng Trường không những kinh ngạc mà còn sợ hãi nữa. Anh lắp bắp:

– Những điều cô nói ... ghê gớm quá ... làm sao mà ... tôi có thể . .... tin được chứ.

Dường như hồn ma đang rất dao động nên đôi môi mím chặt vào nhau:

– Anh không tin cũng phải thôi, bởi những con người hiền lành trước mặt anh sao có thể gây ra điều ác phải không? Vậy mà rất tiếc ... họ đã làm ... và tôi chính là nạn nhân của họ đấy!

Những diễn biến xảy ra bất ngờ với Trường quá nên anh không phản ứng được điều gì ngoài việc ngồi nghe với ánh mắt mở to. Bác Nhàn mà là kẻ giết người, chiếm đoạt ư? Trường hoàn toàn không thể tin, nhưng lời hồn ma nói đó chắc chắn cũng không phải chuyện bịa. Ôi ... điều gì đã xảy ra trong ngôi nhà này thế? Trường nghe mình bàng hoàng, run rẩy dù sự thật còn đang là ẩn số chưa được phơi bày.

– Thôi ... anh mệt rồi thì cứ việc nghỉ đi . .... Chuyện lúc nãy sẽ để nói vào bữa khác.

Trường buông mình xuống giường rồi ngước mặt hỏi ma nữ:

– Thế còn cô? Cô sẽ ...

Hồn ma ngắt lời Trường:

– Tôi là người của thế giới vô hình mà, mọi sinh hoạt của tôi người phàm sao thấy được nếu tôi không cho phép họ nhìn thấy.

– Bây giờ cô sẽ ra khỏi phòng này chứ?

– Ôi, không. Tôi sẽ biết nghỉ ở đâu?

Trường hốt hoảng đứng bật dậy:

– Cô không có ý bảo sẽ ở chung với tôi chứ?

Hồn ma buồn buồn không đáp bỏ đi ra khỏi phòng mặc cho Trường ngẩn ngơ với muôn điều thắc mắc chưa được giải tỏa.
User avatar
tuvi
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $57,250
Posts: 96097
Joined: 29 Apr 2006
Location: FRANCE
 
 

Re: Tiếng Gọi Trong Mơ - Người Khăn Trắng

Postby tuvi » 12 Jul 2019

Chương 13

Sáng nay không hiểu sao Thiên băng lại là người thức dậy đầu tiên trong nhà. Cô mở cửa phòng mắt nhắm, mắt mở bước ra bỗng va vào một vật cản gì đó to đùng khiến Thiên Băng phải ngã dúi dụi về phía trước.

– Ối ... ụ mối ở đâu mà mọc ra trên lầu vậy?

Vật cản cũng ngo ngoe dưới chân cô:

– Ui da . .... Sao giống như bò tót húc vậy ta.

Thiên Băng vội nhìn kỹ thì thấy thằng Toàn đang khom lưng bò dậy ngay trước cửa phòng của anh nó. Cô ngạc nhiên hỏi:

– Ê ... bộ ở trong đó nóng nực lắm sao mà ra ngoài này nằm ngủ vậy?

Giọng thằng Toàn ngái ngủ nhưng rất lém:

– Không phải nóng mà là em biết điều lánh mặt cho người ta tâm sự đấy!

Câu đáp ấy khiến Thiên Băng phải chau mày:

– Người ta là ai vậy hở Toàn?

Thằng Toàn hóm hỉnh ngó Thiên Băng, trong bụng nó đang nghĩ thầm:

“Con nhỏ này làm bộ dễ sợ ghê. Mình nhìn thấy quả tang mà nó còn giả bộ nữa ...

Đúng là con gái Sài Gòn”. Thằng Toàn tỏ ra mình cũng chẳng vừa gì, nó hỏi nhỏ Thiên Băng:

– Tới bây giờ chị mới từ trong đó đi ra à? Báo hại em phải làm mồi cho muỗi đốt suốt cả đêm.

Nghe nói Thiên Băng càng ngạc nhiên hơn. Cô xoe tròn đôi mắt còn đang ngái ngủ:

– Mi nói cái gì mà ta chẳng hiểu.

Thằng Toàn bụm miệng cười:

– Hì hì chị có tài đóng kịch nhỉ. Nhưng mà đừng lo, em không có tật bẻm mép đâu.

Bất giác Thiên Băng kéo lỗ tai nó rồi lôi xuống tận dưới nhà, cô ấn nó ngồi vào một chiếc ghế rồi chống nạnh hoạnh họe:

– Mi hãy giải thích cho ta hiểu điều mi nói nãy giờ.

Bị đau thằng Toàn không dám đùa nhưng sự nghiêm chỉnh của nó càng gây ấn tượng mạnh cho Thiên Băng:

– Úi ... những gì em biết thì chị cũng biết rồi, nói ra ngoài miệng làm chi.

Thiên Băng bậm môi nạt:

– Mi không được vòng vo mà phải nói thẳng ra vấn đề.

“Hừ ...m ... đúng là một con nhỏ không biết điều, muốn mình nói toạc móng heo thì mình sẽ nói cho mà quê mặt”. Thằng Toàn hơi bực nên dấm dẳng:

– Muốn thẳng thì sẽ thẳng. Tối qua em thấy chị vô phòng anh Trường để .. để ...

Thiên Băng chận đứng lời thằng Toàn:

– Không được nói bậy bạ. Ta vô phòng anh Trường để làm gì?

Thằng Toàn làm mặt xấu như để nhái lại Thiên Băng:

– Để làm gì thì chị biết ... mà em cũng thấy vậy . .... – Tức chết được. Mà mi thấy cái gì kể lại cho ta nghe. – Thiên Băng phồm mồm cãi.

– Chỉ sợ chỉ mắc cỡ đả thương lại em thì thôi.

– Nhưng ta có làm điều gì xấu đâu?

Thằng Toàn vuốt vuốt cái lỗ tai vẫn còn nghe đau rát:

– Xấu, tốt hai người trong phòng biết. Kẻ ở ngoài chỉ vô tình nhìn thấy chứ không cố ý đâu nha.

Thấy thằng Toàn cứ luôn miệng gán ghép cho mình đã vào phòng của Trường suốt đêm hôm qua Thiên Băng tức tối đến đỏ mặt. Cô túm lấy nó lôi xềnh xệch:

– Oái ... đi đâu nữa?

– Lên lầu lôi anh Trường dậy làm chứng chuyện này.

– Ồ, cùng một guộc với nhau làm sao bán đứng nhau được?

Thiên Băng càng hậm hực:

– Ta sẽ dùng kẹp để làm dính liền miệng mi lại nếu sự thật bị khác đi.

Thằng Toàn vội than khổ:

– Ôi, cái lưỡi nó làm tội cái thân.


Lẽ ra mình phải giả mù, giả điếc để tính mạng được an toàn.

Đang tức mà Thiên Băng cũng phải cười:

– Biết điều muộn quá rồi ... hì ... hì ...

Thằng Toàn cãi vội vã:

– Không hề muộn. Em đã biết điều với chị ngay từ buổi ban đầu mà.

Đã lên gần hết cầu thang, nghe thấy thế Thiên Băng bèn dừng lại nửa chừng:

– Cái gì?

Thằng Toàn thở dồn dập.

– Hỏi ngang xương ai biết đường đâu mà trả lời.

– Thì cứ phát biểu tự do đi.

– Thôi, không dại lần thứ hai nữa đâu.

– Nhưng ta hỏi mi sao lại ngủ ở bên ngoài?

Thằng Toàn đưa tay bịt lấy miệng:

– Đã nói rồi không lặp lại lần nữa đâu. Mà bà chị ơi ... dẫu sao thì em cũng chỉ ở đây có một vài ngày không đáng ngại lắm đâu.

Thiên Băng nóng bừng mặt:

– Mi vẫn nghĩ xấu cho ta à?

Thằng Toàn nhún vai như người lớn:

– Sự thật thay đổi thế nào được.

– Ta cam đoan với mi là không hề vào phòng anh Trường. Tối qua mi cũng đã biết ta giận má ta nên đi ngủ rất sớm, thậm chí cơm ta cũng không thèm ăn.

Thấy thằng Toàn im lặng, Thiên Băng tiếp tục nói:

– Mi đừng nghĩ lầm là ta khoái ông anh của mi nhé! Lúc ban đầu thì cũng hơi thinh thích nhưng sau đó thấy ảnh cù lần quá ta đã “đá giò lái” sang hướng khác rồi, không có chuyện tình cảm đâu.

Lời Thiên Băng làm cho thằng Toàn thấy tự ái giùm cho anh. Nó hấm hứ trong miệng như thể muốn mắng lại cô gái đang hạ bệ anh trai nó. Xí . .... trước mặt thì làm bộ như vậy đó! Nhưng khi chẳng có ai thì lại tót vào phòng riêng của người ta. Chuyện tối hôm qua nó trông thấy tỏ tường chứ nào phải nằm mơ.

Cô ả còn dám hôn vào má anh nó nữa, thế mà bây giờ cứ leo lẻo cái miệng chối.

Đúng là con gái ... nói không là có ... Mình sẽ phải khai thác triệt để anh Trường vấn đề này.

Toàn khẽ hất mặt với Thiên Băng:

– Tiếp tục dựng anh Trường dậy chứ.

Không biết nghĩ sao mà cô gái lại lắc đầu:

– Thôi ... cũng không cần thiết đâu.

Thằng Toàn chắc mẩm mình thắng cuộc:

– Như vậy là chị công nhận em nói đúng rồi phải không?

Thiên Băng véo mũi nó thật đau:

– Còn lâu.

Thằng Toàn quen thói như ở nhà hét ầm cả lên đánh thức bà Nhàn và Trường dậy. Cả hai ló đầu ra vì ngỡ có chuyện gì. Trường hỏi:

– Sao la dữ vậy Toàn?

Thằng Toàn bụm tay vào chiếc mũi bị đau, mách như con nít:

– Chị Thiên Băng ăn hiếp em.

Bà Nhàn nghe thấy bèn cả cười hướng về phiá con gái mắng:

– Con nhỏ này kỳ quá. Em nó chỉ ở chơi có vài ngày mà cũng không chịu nhường nhịn.

Thiên Băng liếc xéo thằng Toàn mà làm cho cả Trường cũng bị nhột, anh kéo vội nó vào phòng chất vấn:

– Bộ mày tính làm loạn ở đây hả nhóc? Phải nên nhớ là anh mày đang ăn nhờ ở đậu nhà người ta mà . .... Thằng Toàn buông người ngồi xuống giường rồi nằm soài ra, nó cảm giác thật sung sướng sau một đêm phải chèo queo ở một nơi không dành để ngủ.

Song thằng Toàn đã bị Trường dựng dậy:

– Mày nói đi. Tao rất hối hận vì đã đưa mày lên đây.

Ngó nét mặt căng thẳng của anh, Toàn thấy buồn cười:

– Làm gì mà nghiêm trọng dữ vậy? Tội của anh không lớn hơn tội của em sao?

– Tao chỉ phạm mỗi sai lầm là cho mày đi theo. - Trường vẫn mặt nghiêm.

Thằng Toàn nghe nói tự ái đầy mình:

– Nếu anh nói thế thì lát nữa em sẽ về. Nhưng em sẽ nói cho má bíêt là anh ở trên này bê bối lắm!

Trường quắc mắt:

– Tao làm gì mà bê bối?

– Tự anh biết, hỏi kẻ khác làm chi. Suốt đêm qua em phải ngủ ngoài bộ anh chưa rõ hả?

Trường nạt nhỏ:

– Ai biểu mày không vô phòng mà ngủ, tao đã phải để cửa chờ chứ đâu có đóng lại.

Thằng Toàn nghênh chiếc cổ:

– Anh đâu đóng là đâu phải để chờ em.

– Vậy mày bảo tao chờ ai ngoài mày?

Bờ môi thằng Toàn nở nụ cười chế giễu:

– Trong nhà này chỉ có một cô con gái, nếu không chờ cô ta thì chẳng lẽ chờ ma ...

Vừa nghe thấy vậy Trường đã tỏ ra hốt hoảng trước mặt em trai. Anh ngồi xuống bên cạnh nó, giọng dịu lại:

– Toàn à ... mày vừa nói cái gì vậy?

Thái độ của thằng Toàn có vẻ hờn:

– Em chỉ nói những gì em nhìn thấy.

– Mày đã thấy gì ở tao chứ?

– Anh và cô ấy đã hôn nhau.

Giống như bị vất vào trong chảo dầu sôi, Trường giãy giụa:

– Trời ơi ... Toàn ... đời nào có chuyện đó!

Thằng Toàn tỉnh bơ nhìn ra cửa:

– Chính mắt em thấy, không trật chỗ nào. Nhưng anh và Thiên Băng có tình ý gì thì cũng phải đàng hoàng, đừng lén lút trong phòng riêng như vậy lỡ bác Nhàn bắt gặp khó lòng mà ăn nói. Anh còn nhớ tuồng cải lương “Lan và Điệp”.

mình thường coi hồi nhỏ không? Đừng để mình bị đẩy vào tình huống tội nghiệp của chàng Điệp lãnh oan gia giùm cho người khác.

Tự nhiên bị thằng em dạy khôn đủ thứ nhưng Trường lại thấy không giận nó mà ngồi thừ ra. Anh thật sự không hiểu những điều thằng Toàn nói với mình nhằm ngụ ý thế nào, song chắc chắn nó đang đối xử tốt với anh. Trường cố nhớ lại giấc mơ đêm hôm qua. Chẳng lẽ hồn ma cô gái ấy đã cho thằng Toàn thấy và làm cho nó ngộ nhận ... Còn chuyện hôn nữa, đâu có trong giấc mơ mà nó cứ khẳng định khiến Trường phải ngượng nghịu thế này. Quả là tình thế không ổn rồi. Ma nữ ơi ... cô đã làm khổ tôi rồi. Trường ôm lấy đầu mình vò mái tóc rối tung. Nếu lúc này mà nhìn thấy ma nữ chắc chắn anh sẽ mắng một trận, khi không lại làm cho cuộc sống của anh bị đảo lộn hết cả lên.

– Toàn ơi đừng có giận nữa nghen. Chẳng lẽ mày nghĩ tao dám bậy bạ như vậy sao?

Thằng Toàn lại tiếp tục ngả người xuống giường, mặt nệm êm ả làm nó nghe khoan khoái cả tấm lưng:

– Em không suy nghĩ hay suy đoán mà đã nhìn thấy tận mắt Thiên Băng cúi xuống hôn anh. Nếu anh không thừa nhận có điều ấy xảy ra thì chẳng lẽ anh đã ngủ say không biết gì ... mà cũng có thể như thế lắm, bởi em thấy anh không hề có phản ứng!

– Mày thấy rõ Thiên Băng à?

Thằng Toàn vuốt lại chiếc mũi mình:

– Không cần anh phải tra hỏi thêm. Thiên Băng đã nhận tội với em hồi nãy, mà không nhận sao được khi suốt đêm cô ấy ở trong phòng anh.

Trường gãi đầu, gãi tai:

– Trời ơi ... lại thêm điều gì xảy ra với tôi nữa đây?

Thằng Toàn đế thêm vào:

– Có lẽ là em phải về sớm thôi kẻo ở đây làm kỳ đà bị ghét chết.

Trường bỗng giữ chặt lấy chân nó:

– Đừng về vội Toàn ạ. Mày ở đây với tao thêm vài ngày nữa đi.

Nhưng nó lắc đầu từ chối:

– Không tiện đâu. Em phải về ngay trong ngày hôm nay thôi.

– Mày làm khó tao chi vậy Toàn. Tao muốn mày ở lại để giúp tao một việc.

– Em thì làm được gì?

– Chỉ cần mày luôn ở bên tao, đừng có bỏ đi đâu.

– Như vậy có khác gì em tình nguyện lên đây làm thằng tù. Ở Sài Gòn mà cứ ru rú trong nhà thì có gì hấp dẫn.

Trường cố lấy lòng nó:

– Tao sẽ chở mày đi chơi một vài nơi như Thảo Cầm Viên, Đầm Sen . .....

Đến giai đọan này thì thằng Toàn có vẻ hài lòng. Nó vui vẻ gật đầu:

– Ít ra thì anh cũng phải linh động như thế chứ.

– Vậy mày nhất trí ở lại rồi phải không?

Thằng Toàn choăn mũi lại với anh:

– Biết rồi . .... còn hỏi nữa.

Tạm yên tâm vì không phải ở một mình trong căn phòng luôn gây ra những ấn tượng hãi hùng. Trường có cảm tưởng nếu không thoát ra được thì anh đến phải điên mất thôi.
User avatar
tuvi
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $57,250
Posts: 96097
Joined: 29 Apr 2006
Location: FRANCE
 
 

Re: Tiếng Gọi Trong Mơ - Người Khăn Trắng

Postby tuvi » 12 Jul 2019

Chương 14

Suốt một ngày chở thằng Toàn rong ruổi khắp mọi nơi, Trường đưa nó về nhà bà Nhàn trong trạng thái mệt lử. Anh hỏi nó:

– Đã thỏa thích chưa hả nhóc?

Thằng Toàn trông phấn chấn chứ không mệt mỏi như anh:

– Mới đi được có vài nơi, đã nhằm nhò gì với Sài Gòn rộng lớn này. Nếu còn rảnh, ngày mai anh phải chở em đi tham quan thành phố thêm ngày nữa.

Trường muốn thốt nên lời than van với nó nhưng nghĩ sao anh lại thôi. Đành chiều chuộng nó thêm một ngày nữa vậy. Đẩy chiếc Citi vào hẳn bên trong cánh cửa sắt, Trường dựng nó sát với chiếc Dream của Thiên Băng rồi cùng thằng Toàn đi vào nhà. Vì khát nước nên thằng Toàn chạy lại chỗ tủ lạnh tìm thứ gì đó để giải khát. Nó táy máy bật nắp một lon bia nên liền bị Trường la:

– Cái thằng ... mới lên thành phố vài bữa đã hư. Ai cho phép mày uống bia vậy?

Thằng Toàn nháy mắt lại với Trường:

– Em không uống mà lấy cho anh.

Trường cau mặt:

– Tao đâu có sở trường uống bia.

– Thì cứ uống một chút là anh sẽ thấy can đảm hơn lúc bình thường, tinh thần còn sảng khoái hơn nữa đó!

– Bày đặt quảng cáo giùm nữa hả. Mày đã khui ra thì hãy tự uống đi.

Không khách khí, thằng Toàn ngửa cổ hớp chất nước bia sủi bọt đang trào ra. Rất ngon miệng, nó đã uống một hơn hết nhẵn và nghe mát rượi cả cơ thể.

Phần Trường, anh chỉ giải khát bằng một ly nước lọc trong tủ lạnh mà thôi. Một vài phút đi qua, khuôn mặt thằng Toàn bắt đầu thay đổi sắc diện thành màu đỏ vì chất men từ lon bia. Nó cảm giác người lâng lâng:

– Anh Trường ơi sao người em nhẹ hều à.

Biết thằng Toàn bị say, Trường lôi nó lên cầu thang về phòng để đừng ai nhìn thấy. Khóa cửa lại, anh bắt đầu mắng nó:

– Sướng nhé! Chưa uống bia lần nào mà dám xơi hết cả một lon. Mày mà ói mửa ra đây chắc tao chết mất.

Nhưng thằng Toàn không đến nỗi làm anh nó phải chết khiếp vì nó. Sau một lúc bị vật vã lăn qua lăn lại trên giường nó đã lịm vào giấc ngủ thật say. Ngồi nghe thằng Toàn ngáy Trường mới tạm yên tâm, song anh không tài nào ngủ được giống như nó mà đến bên cửa sổ chong mắt nhìn ra bên ngoài. Mấy bữa nay tâm trạng Trường không ổn chút nào. Anh sợ ma nữ lại đến trong giấc ngủ, sợ Thiên Băng vô phòng mình khi đang ngủ, sợ thằng Toàn gây kinh động cho mẹ khi về nhà, sợ sẽ làm điều gì không phải với bác Nhàn ... Ôi bấy nhiêu cái khổ sở của Trường đủ để làm cho anh luôn luôn ở trong tình trạng căng thẳng đến tột độ. Anh đã bị mất ngủ một đêm, còn bây giờ thì vừa mệt vừa cay xè cả mắt nhưng không thể vô tư ngủ. Trường cảm thấy mình cần phải làm một cái gì đó để quên đi mọi chuyện, và anh nghĩ đến chuyện sắp xếp lại căn phòng theo ý mình.

Không chần chừ, Trường cởi phăng chiếc áo đang mặc ra rồi bắt tay vào việc chuyển dịch tủ áo vào vị trí dễ nhìn hơn. Cả cái bàn phấn kia nữạ .... Mình là con trai đâu có dùng mấy thứ ấy. Tiện tay, Trường kéo nhẹ một chiếc hộc tủ nhỏ xíu ra, chẳng có gì quý báu cả ngoài những thứ linh tinh dành cho con gái để trang điểm. Trường toan đóng chiếc hộc tủ lại thì mắt anh bỗng va vào một tấm ảnh được trồi lên. Không chủ định nhưng Trường vẫn cầm nó lên xem.

Đó là hình chụp bán thân của một cô gái ... song ô hay ... sao nó lại giống ... Trường cố hình dung ra một gương mặt, trán anh toát đầm đìa mồ hôi. Ôi ma nữ đã hiện hình ở đây ư? Không, đó chỉ là một tấm ảnh chưa hề bị mờ với hình thù còn rõ nét.


Phải chăng những gì trong giấc mơ của Trường là đều đã có thật?

Vậy thì ma nữ kia cũng có một thân phận trong ngôi nhà này, nhưng cô ta là ai mà Trường không hề nghe bác Nhàn hay Thiên Băng nhắc tới? Có một uẩn khúc xảy ra tại đây chăng? Trường ngắm nghiá hình cô gái trong ảnh thấy cô ta chẳng có nét nào giống Thiên Băng. Một người mặt tròn, một kẻ mặt trái xoan ... chắc chắn không phải chị em ruột thịt rồi. Trường nảy ra ý định đem tấm hình đi hỏi bác Nhàn nên mặc áo vào và mở cửa. Thật may sao bà Nhàn cũng từ trong phòng mình bước ra sau giấc ngủ trưa. Trông thấy Trường bà cười hỏi anh trước:

– Dường như cháu không nghỉ gì hả?

Trường vẫn luôn lễ phép như buổi đầu đến đây:

– Dạ cháu không ngủ được ạ. Cháu có việc muốn hỏi bác.

Bà Nhàn gật đầu vẫy Trường cùng đi xuống cầu thang:

– Xuống đây bác cháu mình trò chuyện.

Trường ra phòng khách trước ngồi chờ bà Nhàn đi rửa mặt. Một lúc sau bà trở lên với một dĩa trái cây gọt sẵn trông rất ngon. Bà đặt xuống bảo Trường:

– Ăn đi cháu rồi có gì nói bác nghe.

Nhận miếng thơm vàng ươm bà Nhàn đưa, Trường cắn ăn nhỏ nhẹ thứ trái cây có nhiều chất dinh dưỡng nhưng lại rất bình dân cho đến khi hết mới khẽ chia tấm hình:

– Thưa bác cháu muốn hỏi cô này là ai?

Mới đầu bà Nhàn không lưu ý, song khi nhìn kỹ bà đã giật nẩy người để lộ sự thảng thốt trước mặt Trường:

– Sao ... sao ... cháu ... lại có nó?

Thái độ của bà Nhàn đã làm cho Trường biết rằng giữa hai người đã từng có mối quan hệ với nhau. Nhưng sao bà Nhàn lại hốt hoảng thế kia? Phải chăng bà đã làm điều xấu như trong mơ hồn ma cô gái kia đã nói cho Trường biết?

Trường chờ đợi sự giải thích của bà Nhàn rất lâu:

– Cháu muốn hỏi nó để làm gì?

Trường thành thật mặc dù anh hiểu diễn biến của câu chuyện khác phức tạp:

– Thưa bác ... thật tình thì cháu không hề biết gì về cô gái này ngoại trừ tấm hình vừa nhặt được ở hộc tủ. Có một điều lạ là cháu luôn mơ thấy cô ta kể từ khi đến đây ở.

Sắc mặt của bà Nhàn thay đổi liên tục theo từng lời nói của Trường, dường như bà còn bị xúc động mạnh nên phát âm nghe nghèn nghẹn:

– Vậy ... ư?

Trường nói tiếp:

– Lần đầu tiên cháu còn bị cô ta đuổi, bảo đó là phòng của cô ta.

Ánh mắt của bà Nhàn chợt rưng rưng:

– Vẫn là nằm mơ sao?

– Vâng ... nằm mơ nhưng giống hệt ngoài đời.

– Cháu bảo giống ở chỗ nào?

Trường chỉ vào khuôn mặt trong tấm hình:

– Cả hai y như một bác ạ.

Bây giờ bà Nhàn mới chịu thố lộ điều mà Trường muốn biết sau một cái hắng giọng nho nhỏ:

– Nó là con riêng của chồng bác. Nó đã chết vì một chứng bệnh nan y ...

Trường bỗng buột miệng kêu lên:

– Sao cô ta một mực bảo mình bị giết?

Thần sắc bà Nhàn từ xanh chuyển thành xám. Bà nói như một người bị hết hơi:

– Nó đã nói ... như vậy ... à?

Trường cắn nhẹ vào môi tìm lời xoa dịu cơn xúc động của bà Nhàn:

– Nhưng đó chỉ là cháu nghe trong mơ còn sự thật ngoài đời thì làm gì có chuyện ấy!

Bà Nhàn im lặng một lúc lâu rồi gật gù:

– Phải. Không có chuyện ấy đâu!

Trường hỏi thêm:

– Cô ta tên gì vậy bác?

Bà Nhàn nói mà không ngẩng mặt lên:

– Diễm Hương.

Tự nhiên Trường xuýt xoa:

– Cái tên thật đẹp mà người lại vắn số.

Giọng bà Nhàn như đang khóc:

– Nó chết cách đây đã ba năm, khi ấy đang ở độ tuổi như con Thiên Băng.

– Giá mà cô ta còn sống thì Thiên Băng có người chị sẽ không cảm thấy đơn độc.

Nhưng bà Nhàn lắc đầu:

– Hai đứa không hợp nhau. Cứ gặp mặt là gây gổ suốt cả ngày.

Trường cố thốt lên câu an ủi:

– Chắc vì thế mà ông trời đã cách ly không để cả hai cùng sống chung một nhà. Cháu xin lỗi đã làm bác buồn.

Bà Nhàn không chú ý đến lời Trường mà đang mải chìm đắm vào những sự kiện tưởng chừng đã lãng quên. Phải, cách đây ba năm trong ngôi nhà này còn có thêm một đứa con gái nữa. Nó là con riêng của chồng bà với người vợ trước, mà khi vừa lấy ông bà đã phải đảm đương vai trò làm mẹ rồi. Diễm Hương là đứa con gái yếu đuối, bệnh họan từ nhỏ nên về làm mẹ nó bà rất cực. Tuy nhiên, ngược lại bà đã có được cuộc sống sung túc bởi gia sản của chồng bà là do ông bà ngoại của Diễm Hương để lại vì thương đứa cháu mồ côi. Lúc đầu chưa sinh được Thiên Băng, bà Nhàn cũng rất yêu quý Diễm Hương coi nó như con ruột.

Nhưng khi có được đứa con gái do chính mình sinh ra thì tình thương của bà đã dồn hết cho Thiên Băng. Dù không ghét bỏ Diễm Hương, song mọi thứ đứa con riêng của chồng đều phải chịu thua thiệt. Điều này chồng bà Nhàn đã thấy rõ khi nhìn Thiên Băng càng lớn, càng lộ ra bản chất ăn hiếp chị. Mà Diễm Hương thì lại quá hiền lành luôn luôn nhường nhịn em.

Trong một tai nạn giao thông, trước khi mất ông đã bắt bà thề thốt là chăm sóc và sẽ chia cho Diễm Hương phân nửa tài sản khi nó lớn lên lập gia đình.

Nhưng chỉ sau khi chồng bà chết một năm, thì Diễm Hương cũng giã từ cuộc sống để lại tất cả mọi thứ mà người chết không thể mang đi được. Vì lý do như vậy? Ôi ... bà không dám nhớ tới nữa. Bởi vì nhớ thì cuộc sống của bà sẽ không được yên ổn. Bà sẽ phải vật lộn với những cơn khủng hoảng ghê gớm dù tất cả mọi vấn đề xảy ra đều không hề có sự chỉ định nào. Bà Nhàn lãng chuyện bằng một nụ cười gượng gạo:

– Cháu biết như thế đủ rồi chứ!

Trường không có lý do nào để hỏi thêm nên đành chấm dứt tại đây:

– Vâng ạ.

Bà Nhàn nhìn tấm hình rồi yêu cầu:

– Cháu nên đưa cho bác giữ kẻo con Thiên Băng nhìn thấy nó xé bỏ thì tội nghiệp cho Diễm Hương.

Thêm một lần nữa Trường phải ngoan ngoãn nghe lời dù thật lòng anh rất muốn giữ tấm hình của cô gái. Bởi vì trong đầu Trường gợi lên nhiều thắc mắc, nhất là thái độ luôn biến đổi của bà Nhàn đã nói cho anh biết câu chuyện về Diễm Hương không ít ỏi thế đâu. Cô ta chết bệnh như bà Nhàn kể hay chết oan ức tức tưởi như hồn ma trong giấc mơ đã than vãn? Trường thấy chung quanh anh là những bức màn bí mật, song muốn khám phá ra sự thật của nó thì cần phải có thời gian. Nhưng liệu Trường có can đảm để bới lông tìm vết không?

Mà cô gái ấy đâu có liên can gì thân thiết khiến anh phải bận lòng nghĩ đến chứ.

Việc được giúp đỡ trong kỳ thi thì có gì là to tát, chẳng lẽ nó lại ngang cơ với việc giúp đỡ bác Nhàn để bắt Trường phải lựa chọn và so sánh hay sao? Không, Trường không muốn phụ lòng bác Nhàn đâu. Dù sao thì con người thật cũng phải hơn một hồn ma nhiều chứ. Nghĩ thế, Trường tạm vơi đi sự áy náy khi bà Nhàn cầm tấm hình trở lên phòng. Anh ngồi lại ăn thêm một vài miếng trái cây và đọc lướt tờ báo để sẵn trên mặt kính. Bỗng Thiên Băng từ trên lầu đi xuống, trông cô đã diện sẵn sàng như có việc đi ra khỏi nhà:

– Anh Trường ... chiều nay em bận đi dự sinh nhật bạn, anh hoãn giờ học vào ngày mai nghe.

Trường ngồi thẳng người lên nhìn Thiên Băng:

– Tôi sẽ chờ cô dự sinh nhật bạn xong về bắt đầu học cũng được. Bài vở hôm nay chớ để ngày mai.

Nghe thấy vậy Thiên Băng xụ mặt lại:

– Sao lúc nào anh cũng hãm tài quá. Bộ không nhìn vào chữ anh không sống được sao?

Trường buộc phải đối đáp lại cô gái gàn dở này:

– Thiên Băng nên cám ơn sự nhiệt tình của tôi thay vì nói câu nặng nề đó!

Thay vì ngượng, Thiên Băng lại cười:

– Ồ, còn phải thế cơ à. Vậy thì anh hãy đợi đấy nhé!

Nói rồi Thiên Băng lại chỗ chiếc xe ngồi lên dáng thật oai. Cô nàng khẽ nhờ vả:

– Phiền anh mở cửa giùm!

Rất bất bình nhưng Trường không thể làm gì khác hơn. Anh đứng dậy đẩy cánh cửa mở toang cho Thiên Băng chạy xe ra sân rồi lại tiến về phía cổng mở khóa. Từ đằng sau chạy lướt qua Trường, cô nàng còn để lại cho anh những tiếng cười nghe rất chói tai và dị hợm.
User avatar
tuvi
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $57,250
Posts: 96097
Joined: 29 Apr 2006
Location: FRANCE
 
 

Re: Tiếng Gọi Trong Mơ - Người Khăn Trắng

Postby tuvi » 12 Jul 2019

Chương 15

Dù muốn, dù không sáng nay thằng Toàn cũng phải trở về quê. Nó được bà Nhàn đãi bữa điểm tâm thật hậu hĩnh trước khi rời thành phố.

– Ăn đi cháu! Bánh mì và đùi gà rán mua tận trong nhà hàng lận đó! Còn nóng lắm, nhưng ăn thế mới ngon.

Lần đầu tiên được thưởng thức món này thằng Toàn thấy khoái khẩu ghê. Nó thầm nghĩ sau chuyến này trở về sẽ có vô khối chuyện để kể lại với bạn bè, nhất là con Mai, con Dung hẳn tụi nó sẽ nhóng tai lên nghe rồi thèm muốn được đi chơi một chuyến. Miếng bánh mì Sandwich chui tọt vào bụng thằng Toàn rồi tiếp đến là cái đùi gà rán thơm giòn và béo ngậy. Ôi, ngon quá ... ở nhà quê nếu có điều kiện cũng chẳng chế biến ngon được như thế này. Chuyến du lịch của thằng Toàn quả là thú vị vô cùng. Nó được biết vài chỗ vui chơi, được thưởng thức một số món ngon vật lạ, được leo lên leo xuống cầu thang trong ngôi nhà đẹp đẽ của bác Nhàn và tắm bằng vòi hoa sen có nước nóng, lạnh tùy nghi. Thật là sướng ghê, thằng Toàn tưởng tượng đến cái ngày nó lên thành phố học đại học như anh. Nó cũng đến ở trọ nhà bác Nhàn và được hưởng chế độ ưu đãi như thế.

– Toàn, ăn mau rồi còn chuẩn bị ra bến xe nữa chứ.

Nghe anh hối thúc thằng Toàn cắm cúi gặm tiếp cái đùi gà đang ăn dở. Nó luôn được bà Nhàn bào chữa:

– Còn sớm mà Trường. Cứ để em nó ăn thong thả, từ từ.

Thấy thằng Toàn đã chùi miệng, bà Nhàn đưa ra một cái gói đặt vào tay nó nói:

– Bác mua cho cháu một bộ đồ mới đây, hãy mặc vào mà về.

Trong lúc thằng Toàn thích rơn người cám ơn bà Nhàn rối rít thì Trường lại tỏ ra khó nghĩ:

– Bác tốn hao vì tụi cháu nhiều quá. Ơn này biết chừng nào tụi cháu mới trả được đây.

Nhưng bà Nhàn đã phẩy tay:

– Không được nói điều đó với bác thêm lần nữa nghe chưa. Bác làm tất cả mọi việc vì bản thân bác thấy cần làm chứ không phải vì các cháụ .... Dường như bà Nhàn muốn Trường hiểu rằng bà đang làm việc từ thiện chứ không phải xuất phát từ tình cảm riêng tư. Nhận định được điều đó, Trường càng thêm mặc cảm bởi anh biết mình đang hưởng sự bố thí của người ta. Anh nhìn bà Nhàn tiếp tục đưa một giỏ quà đã chuẩn bị cho thằng Toàn đưa về quê mà nghe lòng nhoi nhói:

– Còn cái này thì cho bác gửi về cho má cháu. Tội nghiệp má cháu và bác bằng tuổi nhau nhưng trông má cháu già hơn nhiều.

Trường cười gượng phân bua:

– Thì bác cũng biết đời sống ở nhà quê mà. Người nghèo thì lúc nào cũng lam lũ thiếu thốn cả.

Bà Nhàn lộ ra mặt sự thương xót:

– Có dịp bác sẽ kéo má cháu về thành phố sống cho đỡ cực hơn.

Trường đỡ lời:

– Má cháu không chịu bỏ quê đâu. Hơn nữa làm ruộng quen rồi, về thành phố sẽ bị thất nghiệp mất.

Bà Nhàn cười vui hơn bao giờ hết, có lẽ bà đang muốn trút hết mọi ưu tư đang trĩu nặng trong lòng về câu chuyện đứa con riêng của chồng bà.

Tám giờ Trường chở thằng Toàn ra bến xe để nó về quê. Trên đường đi, nó luôn miệng khen bà Nhàn tốt song lại cảnh tỉnh anh về chuyện tình cảm riêng tư:

– Anh Trường nè, anh nên hạn chế để Thiên Băng vô phòng nghen. Con trai với con gái mà tiếp xúc riêng như vậy dễ gây phiền phức lắm! Mắc công má phải bế cháu nội trước khi cưới thì thiệt kỳ.

Từ phía trước Trường đỏ bừng mặt, anh muốn quay lại tát vào miệng thằng Toàn một cái cho nó bỏ tật ăn nói lung tung nhưng dòng lưu thông trên đường rất đông khiến anh phải nén lòng.


Anh chỉ có thể mắng nó bằng lời:

– Mày không phải dạy khôn tao đâu, Toàn. Tao tự biết giữ thân tao trước sự cám dỗ của kẻ khác.

Ngồi đằng sau, thằng Toàn vẫn dí dỏm:

– Chỉ sợ anh đi ngủ không chịu đóng cửa phòng mà thôi.

Bến xe đã hiện ra trước mặt nên Trường phải tạm gác sự bực bội để dặn dò thằng Toàn. Tuy nhiên anh cũng không quên răn đe nó:

– Ông tướng về nhà làm ơn đừng có nói năng bậy bạ. Mày mà để má lo lắng thì tao sẽ không cho mày có dịp lên thành phố nữa đâu.

Thằng Toàn vội hứa:

– Em đâu có dại gì mà làm cho má buồn lòng chứ. Nếu có chuyện gì thì hai anh em mình giải quyết từ từ thôi.

Thả thằng Toàn xuống địa điểm đón xe. Trường cốc cho nó một cái để trút cơn dồn nén:

– Mày là cha tao chắc. Nay mai nhập học rồi hãy lo cái thân của mày kìa!

Tỏ ra rất tự tin sức mình, thằng Toàn cười phơi phới.

– Khỏi cần anh phải nhắc. Chuyến này về trường có bao nhiêu bằng khen em lãnh hết cho coi.

Đang tức, Trường cũng phải bật cười:

– Cầu mong cho câu nói của mày trở thành sự thật để tao được hưởng lây một chút thơm.

Thằng Toàn toan ti toe thêm một vài câu nữa với anh thì nó đã bị Trường đẩy lưng:

– Có xe đến rồi kìa. Về đường cẩn thận nha ông tướng!

Phụ với anh lơ mang các thứ lên xe, thằng Toàn không quên vẫy tay lại với anh:

– Em về đây.

Trường nói với:

– Nhớ chăm sóc má nghe chưa!

Không kịp nhìn cái gật đầu của thằng Toàn vì xe đã lao nhanh, Trường đứng tần ngần một lúc rồi quay về nhà bác Nhàn, khi sắp tới nơi anh đã vô ý va quẹt phải một cô gái. Trường vội vàng ngừng lại và hết sức ngỡ ngàng:

– Thì ra ... là ... cô à ...

Cô gái toan cong môi lên mắng anh cũng khựng lại:

– Anh gàn rở trên chuyến xe hôm nọ đây mà.

Trường mỉm cười:

– Ôi ... vòng quay của trái đất sao mà ngắn vậy nhỉ?

Cô gái thu nét mặt lại để nhoẻn miệng cười theo anh:

– Bởi đã bước sang thế kỷ hai mươi mốt rồi nên phải có sự thay đổi chứ.

Trường nhìn cô gái đang dùng tay phủi quần, tỏ thái độ quan tâm:

– Cô có bị sao không?

Cô gái khẽ lắc đầu:

– Hơi ê ẩm một chút thôi.

– Tôi thành thật xin lỗi.

– Thôi khách sáo mà làm gì. Dẫu sao cũng đã một lần quen biết rồi mà.

– À ... cô tên gì? Có thể cho tôi biết để dễ bề xưng hô không?

Nghe Trường hỏi cô gái lộ ra chút e thẹn:

– Tên tôi xấu lắm, chỉ sợ nói ra sẽ làm cho anh cảm thấy tức cười thôi.

Nói thế nhưng cô gái cũng thố lộ:

– Bởi ở nhà quê nên ba má tôi chẳng chọn cho tôi được cái tên đẹp đẽ như người ta. Ba mẹ đặt tên tôi là Nguyễn Thị Đậu Đỏ.

Rồi không để Trường kịp phản ứng, cô ta lại tiếp luôn:

– Mà tôi nghĩ cũng buồn ghê. Đã là ... Đậu Đỏ thì lẽ ra thi phải đậu cao, đằng này lại bị rớt mới quê một cục chứ.

Rất tức cười nhưng Trường phải cố nén để không bị coi là lố bịch vì đã vui trước nỗi buồn của kẻ khác. Anh toan nói ra một câu an ủi thì Đậu Đỏ nhanh miệng hơn:

– Dù sao tôi cũng quyết chí thi vào đại học Y Khoa. Gia đình tôi vừa bán đi một công đất lấy tiền cho tôi ôn luyện. Bởi vậy hôm nay mới có dịp hội ngộ với anh.

Những gì Đậu Đỏ nói Trường cứ tưởng như đùa, anh nhìn cô ta hỏi:

– Thường thì ba môn toán, hóa, sinh của cô có nổi trội lắm không?

Đậu Đỏ thoáng ngập ngừng:

– Ở mức độ trung bình ... nghĩa là . .... – Chẳng khá môn nào cả?

Lớp da mặt Đậu Đỏ nổi lên chút màu hồng, song cô ta đã kịp bào chữa:

– Không khá nên tôi mới phải ôn luyện ba môn ấy! Chỉ tại mấy ông thầy dạy dở nên tôi học khó tiếp thu . .... Trường bỗng đề nghị với cô ta:

– Hay là cô chịu hạ mình làm học trò tôi đi. Tôi hy vọng sẽ có cách hướng dẫn cô học thi tốt.

Ánh mắt Đậu Đỏ có vẻ hơn coi thường anh:

– Vừa mới thi đậu vào trường Sư Phạm anh chưa làm nổi ông thầy đâu. Tôi đã phải tốn tiền cho mỗi khóa ôn luyện là mấy triệu đồng còn chưa đạt kết quả tốt nữa là. .... Chẳng hiểu sao Trường cố năn nỉ:

– Tôi tình nguyện dạy cho cô không lấy đồng nào. Xin thú thật, tôi đã đậu vào ba trường đại học một lúc . .... Đậu Đỏ gần như trợn mắt lên:

– Anh đừng có ba hoa nghen.

Trường thò tay vào chiếc ví luôn đem theo bên mình lấy ra những tờ giấy báo của các trường Đại học chìa ra trước mặt Đậu Đỏ.

– Không tin thì cô hãy xem đi. Chẳng qua tôi chọn ngành sư phạm vì tôi yêu nó.

Đậu Đỏ cầm lấy những tờ giấy xem thật kỹ rồi nhảy tưng tưng ngoài đường làm nhiều cặp mắt phải nhìn:

– Ôi anh cừ đến thế này ư? Giá mà chia sớt cho tôi được thì hay biết mấy nhỉ.

Trường cười khiêm tốn:

– Thằng em tôi cũng từng muốn như vậy.

Thế là chẳng yêu cầu như hồi nãy. Đậu Đỏ bái sư ngay:

– “Thầy” ... “thầy” sẽ dạy học cho em nghe.

Đến phiên Trường bị ngượng:

– Đừng gọi như thế tôi mắc cỡ lắm đấy! Cứ kêu tôi là Trường vì chúng ta ngang tuổi với nhau mà.

Đậu Đỏ tỏ ra thật biết điều:

– Thôi gọi bằng anh đi nghen, chứ kêu tên không đắc tội lắm.

Trường gật đầu:

– Vậy cũng được. Cô ở trọ mãi tận đâu?

Đậu Đỏ xoắn xuýt như thân thiết từ lâu:

– Cách đây hai dãy phố, mời anh Trường tới chơi cho biết chỗ.

Thấy còn sớm lại không bận việc gì nên Trường nhận lời.

– Thế thì cô hãy dẫn đường đi.

Đậu Đỏ vui vẻ ngồi lên xe của mình đạp đi. Chỉ khoảng năm phút sau cô đã đưa Trường tới chỗ trọ của mình là một gian phòng nhỏ thuộc loại rất bình thường dành cho sinh viên thuê. Thấy Trường nhìn dáo dác, Đậu Đỏ bèn cười nói:

– Em chỉ ở một mình chứ không chung chạ với đứa nào, phiền toái lắm. .... Trường ngồi xuống chiếc giường duy nhất ở trong phòng, anh khẽ hỏi:

– Không có bàn, cô phải học ra sao?

– Thì phải quỳ gối dưới đất thôi, còn vở thì kê lên chiếc giường này viết tạm vậy. Anh chưa nếm mùi ở phòng trọ nên chưa biết phải không?

– Phải. Tôi may mắn được ở trọ một nơi khá đầy đủ tiện nghi. - Trường thú nhận.

– Vậy là anh sướng rồi. Chứ phải lâm vào tình cảnh không người thân thích thì trăm đường cơ cực lắm!

– Cô có gì cần giúp, tôi sẽ giúp giùm cho. Hay là tôi sẽ kiếm cho cô một cái bàn nhỏ để ngồi học cho tiện hơn. Chứ ở trong tư thế như cô nói, chắc là cũng khó tiếp thu bài vở lắm.

Đậu Đỏ vỗ tay lên ỏm tỏi:

– Ôi được thế thì còn gì bằng nữa. Nhưng liệu có làm phiền cho anh không?

– Ở nhà bác Nhàn tôi thấy có mấy cái bàn để không. Tôi sẽ xin bác một cái chứ không bỏ tiền ra đâu mà cô sợ.

Đậu Đỏ dễ thương hơn lần đầu tiên Trường gặp rất nhiều lần. Cô rót cho anh một ly nước lọc đun sôi để nguội rồi líu lo trò chuyện mãi đến khi Trường phải nhắc:

– Có cần thử tay nghề “ông thầy giáo nhí” này không?

Đậu Đỏ cũng hóm hỉnh:

– Chắc chắn là phải thử một phen rồi.

Trường hất cằm:

– Muốn thì đưa sách ra đây. Ngày đầu tiên không hiểu cũng sẽ bị phạt quỳ đó!

Đậu Đỏ bưng chồng sách ra ngay:

– Nhất trí, ngược lại trò sẽ đãi thầy một chầu kem, anh Trường không từ chối chứ!

Trường xoa tay gật đầu:

– Được. Cứ thống nhất như vậy đi.

Thế là ngay sau đó Trường đảm nhận vai trò của mình giảng giải bài cho Đậu Đỏ rất nhiệt tình. Chỉ sau nửa giờ đồng hồ, bài toán khó nhất mà cô nghĩ mãi không ra đã được Trường gỡ rối bằng phương pháp ngắn gọn nhất. Đậu Đỏ mừng quýnh cứ đập mãi hai tay lên vai anh.

– Trời ơi ... anh Trường hay ghê đi. Em đã hiểu và thông suốt bài toán này rồi.

Thấy mình được đem niềm vui đến cho kẻ khác Trường cũng nghe rộn rã trong lòng. Anh khích lệ Đậu Đỏ thêm:

– Mới ngày đầu mà đã hiểu bài thì cô cũng thuộc loại thông minh chứ đâu phải tồi.

Được khen cái mũi của Đậu Đỏ như nở phồng cả lên. Cô tíu tít:

– Hôm nay bắt buộc em phải khao kem anh Trường rồi.
User avatar
tuvi
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $57,250
Posts: 96097
Joined: 29 Apr 2006
Location: FRANCE
 
 

Next

Return to Truyện Ðọc



Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 98 guests