Nghiệp Chướng - Thạch Bất Hoại

Truyện tình mùi mẫn, truyện ma kinh rợn hay các thể loại khác. Xin mời vào.

Moderators: Mười Đậu, SongNam, A Mít

Nghiệp Chướng - Thạch Bất Hoại

Postby tuvi » 05 Jul 2019

Image

Tác giả : Thạch Bất Hoại

Phần 1: Đứa Con Chắt Út.

Giáp ranh thành phố Hà Nội có một ngôi làng nhỏ mang tên Vọng Nguyệt, sở dĩ cái làng này có cái tên kì lạ như vậy là vì vào những đêm trời trong vắt, ánh trăng soi sáng khắp cả làng và in bóng xuống cái hồ nước ngay giữa làng tạo nên một hình ảnh đẹp đẽ nên thơ những cũng mang lại cho con người ta một cái cảm giác gì đó rờn rợn, ớn lảnh đến nỗi nổi da gà.

Dòng họ lớn nhất ngồi Làng này phải kể đến dòng họ Ngô, nghe đâu ông cố tổ của dòng họ Ngô là một ông thợ làm vải có tiếng. Vải được ông ta tạo ra đẹp đến mức mà người ta có thể dành hàng giờ chỉ để ngắm những mảnh vải đó. Mầu sắc của vải thì phải nói là thực sứ sống động, và nhiều người tin rằng những mảnh vải đó dường như có sức mạnh làm mê hoặc lòng người vậy.

Chỉ là vải không mà đã đẹp như vậy, thì cần gì phải bàn đến việc vải được may thành những bộ quần áo đẹp tuyệt trần, nhất là áo dài.

Đã có rất nhiều người lặn lội đường xá xa xôi tìm đến đây chỉ để may được một bộ quần áo làm từ vải của nhà dòng họ Ngô nổi tiếng này. Trong làng cũng có một số hộ gia đình làm vải theo khi thấy dòng họ Ngô ăn nên làm ra từ vải, thế nhưng không hiểu sao vải họ làm ra cũng y như cách làm vải của họ Ngô vậy mà không sao cạnh tranh được với dòng họ này.

Ngoài việc dòng họ Ngô nổi tiếng về cái nghê làm vải, dòng họ này còn là một trong những người đầu tiên thành lập nên ngôi làng Vọng Nguyệt này, thế nên bàn thờ tổ của họ được đặt ngay trong đình làng coi như là để ghi công đức của một trong những giòng họ đã có công với làng.

Vào đợt đầu thu năm đó, trưởng họ hiện nay là ông Ngô Đình Tú năm nay đã hơn tám mươi tuổi, vẫn khỏe mạnh bình thường đang đứng trước sân đình để ngắm nhìn cảnh vật. Lớn lên từ ngôi lang này, ông ta có thể nhận rõ thấy nhiều sự thay đổi theo dòng thời gian và lịch sử.

Ông Tú đang đứng nhìn ngắm thì chợt từ xa có một người coi bói mù đang cầm gậy tiến lại. Ông Tú quay đầu nhìn người coi bói mù này, người coi bói tựa như có thể cảm nhận được ông Tú, ông ta nói:

– Chào ông, tôi làm nghề coi bói dạo để kiếm chút cơm canh qua ngày, ông có muốn coi không?

Ông Tú mỉm cười, nghĩ thầm cũng thấy thương người coi bói dạo bị mù này liền đồng ý và cùng với ông ta ngồi xuống trước thềm của đình để làm mấy quẻ coi thử.

Khi hai người đã ngồi xuống, ông Tú nhìn người coi bói dạo này rất là lâu, anh ta chắc cũng chỉ tầm có ba mươi tuổi là cùng. Ông Tú vừa nhìn người thầy bói này vửa mỉm cười, ông ta nghĩ chắc lại là một trò bịp bợm nhưng ông Tú cũng không nói gì vì bản thân ông ta cũng tò mò muốn coi thử cho vui, chứ sống đến nhường này tuổi rồi thì mấy ai mà quan tâm tới vẫn mệnh nữa cơ chứ.

Người thầy bói mù mở cái tráp ra sợ xoạn một lúc, thế rồi ông ta lấy ra ba đồng tiền cổ, một cái bát và một cái đĩa. Người thấy bói này cho tiền lên đĩa, úp bát lại và ngồi thu chân ngay ngắn. Người thầy bói mở lời:

– Thế ông muốn coi cái gì?

Ông Tú nhìn người thầy bói mù mà mỉm cười:

– Thầy muốn coi gì cũng được à.

Người thầy bói này ra vẻ ngạc nhiên và thú vị lắm, thế rồi người thầy bói bảo ông Tú đưa tay ra. Người thầy bói này sờ nắn tay của ông Tu một lúc thế rồi ông ta nói:

– Tay ông rất là mềm mại, tôi nói ông làm nghề vải, thêm vào đó bàn tay không hề bị trai, chắc chắn gia đình ông thuộc vào loại giầu có.

Ông Tú gật gù đáp:

– Đúng lắm … nói tiếp đi.

Thế rồi người thầy bói ngửa bàn tay của ông Tú ra mà bắt mạch, ông ta nói:

– Tôi nói ông cũng già rồi, ít nhất cũng phải tám mươi tuổi có đúng không?

Ông Tú nghe thấy người thầy bói này nói vậy thì vô cùng ngạc nhiên, quả thực không ngờ là người coi bói mù này cũng có chút tài cán.

Chợt ông Tú như nhận ra một điều là biết đâu người này chỉ giả mù. Nghĩ đến đây ông Tú chỉ mỉm cười và đoán là như vậy. Sau khi coi xong tay của ông Tú, người thầy bói này bắt đầu cầm cái bát lên và xóc những đồng tiền. Đủ bẩy nhịp thì ông ta mở đĩa ra và đưa tay sờ lên mặt của từng đồng tiền một. Ông Tú nhìn những đồng tiền đó thì cũng chả hiểu gì, người thầy bói này lần lần, ông ta nói:

– Coi bộ gia đình nhà ông với nghề làm vải này khá là phát đạt, con cháu đứa nào cũng có ăn học đàng hoàng…

Chợt khi sờ đến đồng tiền cuối cùng thì măt người thầy bói này biến sắc, ông ta mần kĩ lại đồng tiền đó như không thể nào tin được, ông Tú thấy sắc mặc của ông ta thay đổi thì cũng ngạc nhiên lắm. Sau khi đã kiểm tra kĩ thì người coi bói này mới thở hắt ra và nói với ông Tú:

– Chỉ tiếc thay là … vận hạn của ông đã đến, phúc đức dòng họ nhà ông gây dựng bao lâu nay thì đến ngày hôm nay sẽ bị phá bỏ mà thôi…

Ông Tú nghe thấy vậy thì cười lớn vì cứ nghĩ là người thầy coi bói này chắc lại giở trò để đòi tiền làm lễ. Ông Tú giả vờ giọng lo lắng hỏi mà mặt vẫn cười:

– Chết thật, vậy thì nguy quá, tại sao lại ra đến cơ sự này hả thầy?

Người coi bói nói:

– Trước đây dòng họ nhà ông có quý nhân phù trợ, tuy nhiên thời gian trôi qua. Những người thuộc dòng họ nhà ông không tạo phúc tạo đức để giữ lại cái vận may đó, nay thời gian đã hết, quý nhân phù trợ đã về lại với cõi trời, thì vận hạn sẽ sớm đổ xuống đầu dòng họ ông mà thôi.

Ông Tú càng nghe thì càng thấy nực cười, phái cố lắm ông ta mới không nhin được cười, thế rồi ông Tú cố cãi:

– Thầy nói lạ, không chỉ bản thân tôi, mà rất nhiều con cháu ngày ngày lên chùa cầu khấn, bố thí, rồi làm bao nhiêu việc tốt, như vậy chẳng lẽ không phải là hành thiện tích đức hay sao?

Người coi bói lúc này mới quay đầu về phía mặt ông Tú như thể có thị lực, ông ta nói:

– Những việc đó gia đình ông làm là để tích đức hay chỉ là để tạo danh tiếng. Đồng ý là con cái ông làm nhiều việc thiện, ít ra là hơn ông, nhưng như vậy vẫn là chưa đủ để giúp ông giải được cái vận hạn đang đổ lên đầu ông, hay như đổ lên dòng họ nhà ông đâu ông Tú ạ.

Ông Tú lúc này thì đờ cả mặt ra, ông Tú thấy lạ lắm là tại sao chỉ mới gặp nhau mà người coi bói này đã biết được tên mình. Người coi bói lúc này nở một nụ cười quái gở trên khuôn mặt, thế rồi ông ta nói:

– Hay tôi nên nói rõ hơn là tôi lội của ông ngày trước là quá nặng để rồi đến ngày hôm nay nó giáng xuống đầu không chỉ riêng mình ông mà còn cả dòng họ nhà ông nữa.

Ông Tú nghe những lời nói đó của người coi bói thì tựa như có một thứ gì đó đánh thức con người ông ta vậy.

Ông Tú bắt đầu có hơi bực tức, thế rồi ông ta lẳng lặng đứng lên bỏ đi. Thế nhưng ngay khi ông Tú mới bước được từ thềm xuống tới sân thì người coi bói này đã nói vọng ra:

– Ông Tú, không lẽ ông đã quên vợ ông chết như thế nào rồi hay sao..? Không lẽ ông không còn nhớ tới những gì vợ ông nói trước khi chết hay sao..?

Ông Tú quay ngang đầu nhìn ông thầy bói mặt hằm hằm, người thầy bói chỉ khẽ mỉm cười thế rồi ông ta nói:

– Thất đáng buồn thay cho dòng họ ông sẽ bị bại tàn bởi tội lỗi của một mình ông. Ông đã có cơ hội để thay đổi vận mệnh nhưng ông đã không chịu, thật là đáng tiếc ông Tú ạ.

Ông Tú đứng đó nóng giận lắm, thế nhưng cũng may mà ông ta kìm chế lại được. Ông Tú móc túi lấy ra một ít tiền lẻ mà ném thẳng vào mặt người thầy bói mà nói:

– Mầy cầm lấy tiền và xéo đi..! Nhóc con nói bậy bạ không à!

Ông Tú quay người đi thẳng thì chỉ nghe sau lưng là tiếng cười khanh khách của người coi bói và giọng nói:

– Ông Tú à … ông cầm tiền đi coi như là tiền tôi phúng điếu cho ông đó…

Ông Tú không thèm quay đầu chỉ đi thẳng về cái tòa nhà ba gian rộng lớn của mình. ..

Đợi khi ông Tú đã đi khỏi, người thầy bói này mới cởi cái kính đen để lộ ra hai con mắt thầm quầng đen xì, đôi môi của người coi bói này cũng đen thẫm lại. hắn ta đứng lên và lấy từ trong cạp quần ra một cái mũ vãi xếp mầu đen có hình thái cực. người này đội xong thì quay người nhìn vào trong đình nơi để bàn thờ tổ dòng họ Ngô mà lắc đầu, thế rồi người thầy bói này tan thành một làn khói đen mà biến mất không để lại một dấu vết.

Không ít lâu sau, ông Tú đã đổ bệnh nặng tựa như những lời nói hôm nào của gã thầy bói mù trước đình làng đã khiến cho ông ta suy sụp vậy. Cảm thấy rằng ông Tú chắc sắp qua đời, họ hàng tại Làng đã liên lạc cho con cháu sinh sống làm ăn ở xa để kịp về để được ở bên cạnh ông ta những giây phút cuối đời.

Ông Tú nằm trên giường thoi thóp, có vẻ như ông ta đã nhớ ra và thấm thía những lời nói hôm nào của tên thầy bói mù. Thế nhưng có lẽ đúng như lời hắn ta nói, đã quá muộn mà thôi, bây giờ thì bản thân ông ta cũng chẳng làm được gì ngoài việc tuổn rơi hai hàng nước mắt. Nhưng có lẽ ông Tú cũng được an ủi phần nào khi mà đứa cháu gái mà ông ta thương yêu nhất đang ở bên cạnh ông, đứa cháu này của ông ta năm nay đã hai mươi bẩy tuổi và đang mang bầu đứa con thứ hai, được tầm gần tám tháng rồi.

Ông Tú có thể nói là quý đứa cháu gái này nhất trong nhà vì từ dáng vẻ đến tính nết của nó đều giống hệt như vợ ông, bà Hà đã mất cách đây năm năm. Hoa ở bênh cạnh ông chăm nom ông Tú thật ân cần và chu đáo, riêng chỉ có một điều khiến ông Tú uất ức nhất về Hoa đó là lấy thằng Lương, con cháu của dòng họ Hoàng, là dòng họ mà có xích mích với dòng họ Ngô từ lâu lắm rồi.

Thế nhưng cho dù có ghét thằng Lương và dòng họ nhà nó tơi đâu đi chăng nữa, thì ông Tú vẫn thương mến đứa cháu này của mình rất nhiều. Thật may mắn cho ông Tú là trước khi chết thì con cháu cũng đã tập chung về gần đủ, và cuối cùng thì ông ta cũng đã trút hơi thở cuối cùng. Có lẽ ông trời đã ban cho ông ta được một cái ơn huệ cuối cùng là cho ông ta được thấy mặt mũi con cháu trước khi chết vậy.

Quan tài của ông Tú được đặt ngay ngắn tại gian nhà giữa với hai cây nến, bát cơm với quả trứng và ảnh ông Tú đặt trên quan tài. Hai gian nhà hai bên đã chất cứng con cháu ngủ tạm để làm tang lễ và mang ông ra đồng trôn vào sáng ngày mai.

Gian nhà chính này bên tay trái là bộ bàn ghế gỗ, bên tay phải thì là một cái sập. Nằm trên sập là gia đình của một người cháu mới ở trên Hà Nội về gồm có hai vợ chồng và một thằng con trai mới lên bẩy tuổi. Cả ba người đã ngủ say như chết bên cạnh cái quan tài lặng lẽ ngự ngay trước bàn thờ họ kia. Thằng nhóc này đang ngủ say thì bất chợt nó giật mình tỉnh giấc khi mà nhiệt độ trong nhà có vẻ như đang lạnh dần. Thằng nhóc cố chùm chăn lên ngang mặt và ngủ tiếp. Bất ngờ nó giật thót tim khi nghe thấy tiếng gió rít qua khe cửa sổ.

Thằng nhóc nằm trên giường lúc này mới run lên cầm cập, da gà trên người nó dựng đứng hết cả lên. Chả là thằng nhỏ này nhát gan lắm mà lại hay coi phim kinh dị, thế nên trí tưởng tượng của nó thì phải gọi là vô biên.

Tiếng gió rít qua khe cửa cứ vang vọng, lúc lên lúc xuống. Thằng nhóc dần dần nghe cũng quen, và từ từ thiu thiu rơi lại vào giấc ngủ. Tuy nhiên, thằng nhóc lần này lại phảimột lần nữa thót tim mà toát mồ hôi hột khi mà nó nghe thấy tiếng hai con chó, một con mực, một con vàng cùng nhau tru lên những tiếng ai oán mà nghe rợn hết cả người.
Thằng nhóc nằm co ro run rẩy trên giường mà liên tưởng ngay tới người sói. Thằng nhỏ giúc vào người mẹ nó mà ôm chặt lấy run rẩy. Và rồi không biết từ khi nào, thằng nhóc này mới để mắt tới cái quan tài ở giữa gian nhà.

Thằng nhỏ dường như có thể nhìn thấy cái quan tài đó đang nhúc nhích, cứ như thể người ở bên trong đang cố đẩy nắp quan tài chui ra vậy. Thằng nhỏ quá sợ hãi, nó rúc mặt vào người mẹ nó như thể không muốn nhìn vào cái quan tài đó nữa vậy. Chỉ trong giây lát, bốn bề đã lại yên tĩnh đến đáng sợ, gió đã ngừng thổi và hai con chó đã thôi không còn tru lên nữa. Nhưng ngay lúc này đây, một tiếng “ken két” vang lên xé tan cái màn đêm im lặng đó. Thằng nhóc nằm trên giường lại một lần nữa giật bắn mình lền, thế rồi nó mở he hé mắt cố liếc về phía cửa ra vào. Thằng nhóc như muốn hét lên khi mà nó nhìn thấy hai cái bóng trắng từ bên ngoài lướt qua cửa tiến tới gần phía quan tài của cụ nó. Gió từ bên ngoài lúc này lại ùa vào, khiến cho thằng nhóc dù có lạnh đến run cầm cập nhưng vẫn phải cố nằm im.

Thằng nhóc nằm im hé mắt ra nhìn thì thấy đây là một người đàn bà còn trẻ tuổi lắm mới ngoài hai mươi với mái tóc dài đen mượt, trên người là một bộ áo dài trắng tinh. Người đàn bà này còn dắt theo một con nhỏ nữa cũng tóc dài ngang vai và trên người cũng lại là một bộ áo dài mầu trắng. Hai cái bóng trắng này tiến tới bên quan tài và đứng lặng thinh ở đó một hồi lâu.

Thằng nhóc cứ he hé mắt ra mà nhìn, toàn thân nó sởn gai ốc y như một con nhím vậy. Thế rồi chợt cái bóng người đàn bà mặc áo trắng đó cười lên một tiếng khanh khách, cái tiếng cười thỏa mãn rùng rợn khiến cho thằng nhỏ co rúm lấy. Có một điều rất lạ là tại sao chỉ có một mình nó là nghe thấy được còn bố mẹ nó vẫn ngủ ngon lành.

Thằng nhóc còn chưa hết hãi hùng thì hai cái bóng chắng này liên tiếp vỗ mạnh tay lên cái quan tài đó khiến cho ảnh của ông Tú đổ ụp xuống. Thằng nhóc nghe tiếng khung ảnh đổ thì la toáng lên:

– Mẹ ơi con sợ quá!

Lúc này bố mẹ nó mới choàng tỉnh giấc. Bố mẹ nó nhìn nó và cố hỏi chuyện gì thì thằng nhóc nhìn về phía quan tài thì bóng hai người kia đã biến mất.

Thấy thằng nhóc đó không nói năng gì mà mặt tái xanh, nghĩ là con minh mơ mị nhiều vì lạ giường nên mẹ nó cũng ôm nó vào lòng mà dỗ nó ngủ. Bố thằng nhóc thì chạy ra khép lại cánh cửa nhà lúc nãy đã đóng để cho đỡ lạnh.

Thằng nhóc nằm đó mà nó không tài nào ngủ được, hình ảnh hai cái bóng trắng đó vẫn ám ảnh trong đầu nó. Nó tự hỏi rằng không lẽ nó vừa nhìn thấy ma..?
User avatar
tuvi
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $57,250
Posts: 96097
Joined: 29 Apr 2006
Location: FRANCE
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng tuvi từ: Que Huong

Re: Nghiệp Chướng - Thạch Bất Hoại

Postby tuvi » 05 Jul 2019

Phần 2: Nước Mắt Của Bà Giúp Việc

Sáng hôm sau, mấy người em của ông Tú hết sức bực tức khi mà họ phát hiện ra cái ảnh để trên nóc quan tài bị đổ vỡ tan kính, theo như những gì dân làng vùng này tin thì việc ảnh thờ bị đổ là một điềm sui sẻo lắm.

Khi mấy người này hỏi thăm đôi vợ chồng coi coi tối qua có biết vì sao mà ảnh đổ thì hai vợ chồng nói rằng họ ngủ say như chết nên không biết chuyện gì đã xảy ra. Nhưng lúc này đứa con trai bẩy tuổi của họ lại nói rằng đêm qua nó nhìn thấy có hai bóng người mặc áo dài trắng tới bên cạnh quan tài của cụ cố cười lớn và vỗ vào quan tài làm cho ảnh của cụ cố đổ xuống.

Mấy người lớn có mặt ở đó nghe thấy vậy thì rợn hết cả tóc gáy, bố mẹ của thằng nhóc nghe thấy vậy thì cũng sợ lắm, thế nhưng họ nói chen vào rằng chắc thằng nhóc nó nằm mơ mộng linh tinh, chứ làm gì có chuyện bàn thờ tổ để ngay giữa nhà mà ma quỷ dám bước vào được.

Ngay lúc này có một bà giúp việc đã ở với gia đình này mấy chục năm, bà ta tên là Thoa. Bà Thoa chẳng là hồi xưa có đi dạt tới làng này từ lúc mười mấy tuổi, nhưng may là vợ ông Tú tức là bà Hà thương xót nên đã nhận nuôi vào làm người giúp việc. Bà Hà rất quý mến bà Thoa và coi bà ta như con vậy, không hiểu sao đến ngày hôm nay khi bà Thoa đứng đây nghe thấy những lời này thì bà ta chợt tuôn rơi những giọt nước mắt. Bà Thoa tiến tới phía thằng nhóc và nói:

– Cháu ơi … những lời cháu nói là có thật không?

Thằng nhóc này gật đầu, bà Thoa lúc này nhìn nó mà hai hàng nước mắt tuôn rơi nhiều hơn nữa. Mẹ thằng nhóc có vẻ không thích bà Thoa liền kéo tay thằng nhóc lại mà nói:

– Cháu nó còn bé, nói linh tính ý mà bà.

Thế rồi một người em khác của ông Tú lớn tiếng nói:

– Thôi bà mau lo đi chuẩn bị công việc đi.

Bà Thoa nghe thấy vậy cũng chỉ biết đứng lên mà xuống bếp. Chẳng là con cháu cũng như anh em của ông Tú không hề thích bà Thoa từ ngày bà Hà nhận bà Thoa về nuôi. Chưa kể đến việc tuy bà Thoa là người giúp việc nhưng bà Hà luôn đối xử và quý mến bà Thoa như con mình vậy.

Chính điều đó đã khiến cho người trong dòng họ ghanh ghét bà Thoa và luôn luôn coi bà ta là kẻ ngoại tộc. Ngày trước còn bà Hà nên mọi người không dám tỏ thái độ gì, nhưng ngay từ cái ngày bà Hoa mất đi rồi đến lượt ông Tú, thì người nhà này trở mặt hẳn và luôn tỏ ra vẻ rằng họ muốn bà Thoa quấn gói đi khỏi cái nhà này càng sớm càng tốt.

Đúng chín giờ sáng, cái giờ mà người nhà ông Tú coi là giờ đẹp. Mọi người bắt đầu đưa quan tài ông ra ruộng, nơi mà họ đã chuẩn bị đắp sẵn một nền si măng rộng, và sau khi đưa quan tài xuống họ sẽ xây lên một ngôi mộ thật đẹp và hoành tráng nhất cái làng này.

Cả đoàn người đưa tiễn ông Tú về nơi an nghỉ cuối cùng, tiếng con cháu, anh chị em, họ hàng của ông khóc lóc pha vào với tiếng kèn trống nghe thật não nề. Từng đồng tiền giấy được giải ra đường, cuốn theo chiều gió, một cảnh tượng thật tang thương. Thế nhưng ngay khi người ta vừa đưa quan tài của ông Tú ra khỏi nhà thì trời tự nhiên đang trong vắt bỗng mây đen ở đâu kéo tới che kín cả mặt trời. Từng cơn gió lạnh đầu mùa thổi về khiến cho những người đi đưa đám ma phải run lên cầm cập.

Chiếc xe tải để quan tài của ông Tú dừng lại ngay trước thửa ruộng rộng mênh mông, nơi mà họ muốn trôn cất ông ta. Lúc này tất thẩy sáu người thanh niên trong đoàn người được chọn ra tiến tới bê quan tài của ông Tú xuống và khênh ra ruộng.

Ngay khi họ vừa đặt chân xuống ruộng thì trời sấm chớp vang lên, một chận mưa to kéo tới. Mấy người khiêng quan tài do không kịp chuẩn bị nên họ đành phải tắm mưa mà đưa quan tài của ông ta ra giữa ruộng. Khiêng quan tài của ông Tú được tầm nửa quãng đường, bỗng nhiên sáu người thanh niên trai trẻ này có cảm giác như cái quan tài của ông ta bỗng như nặng dần...nặng dần, thế rồi chẳng mấy chốc mà chân họ đã lún sâu xuống ruộng như thể có một thể lực nào đó đè nặng xuống vậy.

Người nhà ông Tú theo sau thấy mấy người khênh quan tài cứ loay hoay đứng một chố mà không thể bước tiếp thì họ bắt đầu láo nháo và tiến tới hỏi. Trong đám người đó là thằng cháu hôm nào, nó nhìn về phía quan tài thì sởn gai ốc kinh hãi khi thấy ngồi chễm chệ trên quan tài của cụ cố nó là hai bóng người mặc áo dài trắng hôm nào đang đung đưa chân. Thằng nhỏ túm chặt lấy mẹ nó mà hét toáng lên:

– Mẹ ơi con sợ quá! Hai người mặc áo trắng đang ngồi trên quan tài của cụ cố kìa!

Bố mẹ nó và mấy người đứng xung quanh nghe thấy vậy thì hoảng hốt và có phần lạnh gáy. Mấy người đàn ông lúc này thì đã chạy tới phía quan tài, họ kinh hãi khi thấy sáu người con trai khênh quan tài đang bị lún xâu từ từ xuống đất ruộng mà không tài nào nhúc nhích được.

Ngay lập tức mấy người này liền giúp một tay nâng quan tài lên thế nhưng cho dù có thêm gần cả chục người mà cái quan tài vẫn có vẻ như càng ngày càng nặng dần. Người nhà ông Tú bây giờ thì bỗng chốc nháo nhào lên không hiểu có chuyện gì đang xảy ra.

Bỗng trong tiếng gió vù vù, tiếng mưa rào rào đó, một số người nghe thấy có cái tiếng cười khanh khách của một người đàn bà và một đứa nhóc khiến họ phải rùng mình sợ hãi. Thế rồi mấy đứa nhóc bắt đầu thi nhau gào khóc lên như thể chúng nó đang sợ hãi một cái gì đó lắm.

Trước cái cảnh tượng đo, người nhà họ Ngô còn nháo nhác hơn nữa, nhưng riêng chỉ có bà Thoa là vẫn bình tĩnh, dường như bà ta biết được có chuyện gì đang thực sự xảy ra.

Bà liền lấy trong túi đồ lễ ra mấy tờ tiền vàng, một chai rượu nếp nhỏ để cúng. Thế rồi bà tiến tới phía người đang cầm bát cơm quả trứng. Bà Thoa giựt lấy cái bát đó mà đổ hết cả cơm với trứng đi. Bà Liên ngồi xuống đất, bà đổ rượu vào bát, đồng thời bà lấy cái nón đội trên đầu xuống che lấy cái đồng tiền vàng mà bà đang châm lửa. Sau khi đồng tiền vàng cháy gần hết, bà bỏ tro vào bát rượu quấy đều. Xong xuôi, bà quên cả đội nón mà cầm bát rượu tro đó lao về phía quan tài. khi chỉ còn cách vài bước chân, bà Thoa tạt mạnh cái bát nước đó lên nóc quan tài. Ngay khi bà Thoa tạt bát rượu tro lên quan tài, mấy người đỡ quan tài cuối cùng cũng nâng được nó lên, mấy đứa con nít cũng đã thôi khóc. Bà Thoa còn đang đứng dưới mưa đờ người ra nhìn người ta nâng cái quan tài của ông Tú lên đi tiếp thì lúc này con trai thứ của ông Tú tiến tới tát mạnh vào mặt bà Thoa một cái mà nói:

– Bà làm cái trò gì thế hả?! Sao lại đổ cơm cúng với trứng xuống ruộng?!

Bà Thoa chỉ đứng đó lặng lẽ tuôn rơi nước mắt hòa vào với nước mưa, cũng may vợ thằng con thứ lại can ngăn nên bà Thoa mới không bị ăn cái tát nữa. Khi quan tài của ông Tú được đưa tới cái hố thì cuối cùng mưa cũng tạnh nhưng mây đen vẫn kéo tới trên đầu họ. người nhà họ Ngô túm tụm lại xung quanh cái huyệt mà khóc lóc, sáu người thanh niên vừa nãy khênh quan tài thì bây giờ họ dùng dòng dọc từ từ hạ quan tài của ông Tú xuống. Hạ được quan tài xuống đến nửa đường thì bất chợt sáu người kéo dây bỗng giật thót tim thế rồi họ đồng loạt buông tay khiến cho cái quan tài của ông Tú rơi tự do xuống đáy nghe cái rầm. Người nhà đứng đó thì thất kinh, họ hỏi tại làm sao mà buông tay. Mấy người thanh niên này mặt mới tái mét mà nói rằng họ nghe tiếng ông Tú la hét kêu cứu.
Do hoảng sợ quá mà họ buông tay, nghe thấy những lời đó thì tất thẩy mọi người ai ai cũng lạnh gáy và tin rằng có chuyện gì đó không hay đang thực sự xảy ra.

Mọi người còn đang đứng đó im lặng suy ngẫm, bất chợt tiếng bà Thoa khóc lóc mới vang vọng:

– Ông chủ ơi … vậy là hết rồi … nghiệp chướng rồi ông ơi … huhuhu

Mấy người nghe thấy vậy thì thấy lạ lắm, mấy người con thì bắt đầu nóng mặt định tiến tới chửi cho bà ta một trận thì may thay có con nhỏ cháu của ông Tú, con Minh nó chạy lại đỡ bà Thoa và đưa bà ta về nhà trước. Người nhà ông Tú liếc mắt nhìn theo bà Thoa được đưa đi, bà ta vừa đi vừa khóc lóc:

– Bà chủ ơi … bà về mà coi này … nhà này gặp nghiệp chướng rồi … huhuhuhu … bà chủ ơi ….

Khi đã trôn cất ông Tú xong, mọi người tập chung ở nhà. Mấy người con trai ông bây giờ mới bắt đầu bàn bạc về việc chia gia tài, đồng thời họ cố tìm hiểu coi coi có chuyện gì đã xảy ra. Người con trai thứ của ông Tú như nhớ tới bà Thoa, thế là hắn ta đề cử việc cho bà Thoa tiền và tống cổ bà ta đi. Những người con trai khác đều tán thành ý kiến, và họ đồng ý rằng sau khi dỗ một trăm ngày ông Tú xong sẽ tống cổ bà Thoa đi. Nhỏ Minh nghe lén được điều đó, nó chạy xuống bếp nơi bà Thoa đang ngồi khóc, nhỏ nói trong nước mắt:

– Bà ơi… mấy bác sắp đuổi bà đi rồi…

Bà Thoa ôm lấy nó vào lòng, bà ta nói trong nước mắt:

– Điều đó bà không lo … bà chỉ lo cho vận hạn của dòng họ Ngô mà thôi cháu ạ…

Chẳng là ba mẹ nhỏ Minh này sống ở đây làm nghề ruộng, nhỏ được bà Thoa chăm nom từ bé nên Minh quý bà Thoa và bà Thoa cũng quý nhỏ lắm. Tuy nhiên nhỏ Minh đã mắc phải số phận y như cô Hoa của nó, đó là phải lòng một tràng trai bên dòng họ Hoàng. Cũng chính vì cái tình yêu bị cho là ngang trái này mà Minh thường xuyên bị bố mẹ, hay người nhà la mắng, và gây khó khăn mỗi khi cô lén lút đi gặp Tiến.

Nói về Tiến thì cậu ta là một chàng trai ngoan ngoãn, có học, và đương nhiên cậu ta cũng bị gia đình mình ngăn cấm không cho qua lại với cả Minh. Thế nhưng dù có bị cản trở hay ngăn cấm đến bao nhiêu đi chăng nữa, thì đôi trai gái này vẫn yêu nhau say đắm và tìm đủ mọi cách để được ở bên nhau.

Mấy người con trai của ông Tú đang ngồi bàn bạc nhau coi coi sẽ tổ chức cúng tuần, cúng 49, và cúng 100 ngày ra sao thì vợ của thằng con trai thứ hai hớt hải chạy vô hỏi:

– Có ai nhìn thấy con Hiền nhà tôi đâu không?

Mấy người ngồi đó lúc này mới ngơ ngác mà quay ra hỏi nhau coi coi có thấy con nhỏ đó đâu không. Người con trai thứ hai lúc này vẫn ngồi điềm tĩnh mà nói vọng ra:

– Em thử đi hỏi xung quanh coi, biết đâu nó chơi đâu đó loanh quanh với mấy đứa bạn nó thì sao? Lúc nãy anh vẫn thấy nó đi theo ra đến ruộng cơ mà?

Trên mặt người vợ lúc này mới toát lên một vẻ lo lắng, thế rồi bà ta quay đầu đi xuống gian nhà khác để hỏi, vừa đi bà vừa nói:

– Anh chả bao giờ quan tâm gì tới con cái cả.

Người vợ hoảng loạng chạy đi tìm con, hết từ đầu làng cho tới cuối làng. Chẳng bao lâu sau, toàn bọ người nhà dòng họ Ngô cũng đã đổ xo đi tìm vì có lẽ như con Hiền thực sự đã bốc khói biến mất.

Cả ngày hôm đó mọi người nháo nhác đi tìm con nhóc khắp cả làng, cho đến lúc trời gần tối mà vẫn không thấy nó đâu, một số người lúc này đã liên lạc với cơ quan chức năng để tìm kiếm và điều trà. Thế nhưng chỉ sau hai ngày giời lùng sục khắp làng và những vùng lân cận mà vẫn không thấy Hiền đâu, mọi người dường như đã mất dần đi hy vọng và họ tin rằng có lẽ con nhỏ này chơi ở bên cạnh cái hồ nước và không chừng nó đã xảy trân và ngã xuống hồ rồi.

Thế nhưng cái giả thiết đó thì không thể, vì đã có mấy thanh niên trong làng ngụp lặn xuống để mò xác con Hiền mà không thấy, tuy rằng cái hồ này cũng khá là sâu nhưng những thanh niên lặn xuống dưới cam đoan rằng không có cái xác nào ở dưới đó cả. Có một số người khác thì đặt ra giả thiết rằng con nhỏ này bị bắt cóc, thế nhưng ngôi làng này từ trước đến nay chưa hề có trường hợp nào như vậy. Thêm vào đó là còn đang tang ông Tú nên rất đồng người trong dòng họ có mặt ở làng, thử hỏi làm sao mà bắt cóc được.

Tối hôm đó mọi người buồn bã quay về nhà của ông Tú, lúc này người con trai thứ hai mới để ý tới bà Thoa. Hắn ta để ý rằng bà Thoa khóc suốt từ lúc về tới giờ, và bà ta cũng đi tìm kiếm con gái mình kinh lắm. Thế nhưng hắn ta cứ nghe thấy bà Thoa lẩm bẩm cái gì mà “vậy là xong rồi… đã bắt đầu rồi”. Nghĩ đến đây, người con trai thứ hai vội tiến lại túm cổ áo bà Thoa trước sự chứng kiến của bao nhiêu người mà nói:

– Bà nói đi! Con tôi đâu?! Chắc chắn bà biết con tôi ở đâu mà?

Bà Thoa vẫn khóc lóc sụt sùi mà nói:

– Cháu nó … cháu nó chắc chắn đã chết rồi…

Người con trai thứ hai này như điên tiết tính đánh bà Thoa thì may thay có mấy người khác vào can ngăn và gỡ ra kịp thời. Bà Thoa ngồi đó khóc lóc, bà nói:

– Tôi nghĩ cháu nó … cháu nó đã chết đuối rồi…

Lúc này mọi người mới bàn tán sôn sao, mẹ của Hiền hỏi giọng nghẹn ngào:

– Không lẽ … không lẽ bà nhìn thấy con tôi ngã xuống hồ …

Bà Thoa lắc đầu nhìn bà ta mà nói:

– Không phải vậy … mà chỉ là … tôi tin như vậy…

Một người khác trong họ lên tiếng:

– Nhưng mà có mấy người đã lặn xuống tìm xác rồi cơ mà? Nếu cháu nó bị chết đuối thì phải tìm thấy xác chứ?

Bà Thoa chỉ ngước mắt nhìn người đó, thế rồi bà lắc đầu miệng lẩm bẩm “Chắc chắn là cháu nó chết đuối mà”. Một người khác lại nói thêm vào:

– Nếu đúng là chết đuối thì tầm ba bốn ngày sau là xác phải nổi lên rồi, nếu đúng vậy chúng ta cứ đợi đến cuối tuần coi sao.

Bà Thoa nghe người này nói chỉ khẽ đứng lên, đi về phía căn nhà nhỏ gần bếp nơi bà sống vừa đi bà vừa nói:

– Cháu nó chết đuối ở hồ … nhưng mà xác của nó sẽ không nổi lên đâu mà … sẽ không nổi lên đâu.
User avatar
tuvi
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $57,250
Posts: 96097
Joined: 29 Apr 2006
Location: FRANCE
 
 

Re: Nghiệp Chướng - Thạch Bất Hoại

Postby tuvi » 05 Jul 2019

Phần 3: Cúng 100 Ngày

Thời gian cứ thế thấm thoát trôi qua, 3 ngày rồi một tuần. Người nhà của con Hiền vẫn ra sức tìm kiếm nó, thế nhưng mà hy vọng của họ cũng càng ngày càng tắt lịm dần.

Khi ngày thứ ba trôi qua, tính kể từ ngày con nhỏ mất tích, người nhà nó đã lóe lên một tia hy vọng sáng lòa khi mà họ không thấy xác con nhỏ nổi lên. Mọi người đã ra sức tìm kiếm, thế nhưng vẫn không thấy kết quả gì. Sang đến tuần thứ hai thì mọi người đã thưc sự chán nản và không còn một chút hy vọng gì rằng Hiền còn sống sót cả.

Hai vợ chồng người con thứ hai thực sự buồn bã, bà mẹ thì đã khóc hết nước mắt, còn người bố thì ngay sau ngày thứ năm cứ im ỉm không nói năng gì.

Còn về phần bà Thoa thì sao? Người nhà tuy là bận bịu đi tìm kiếm con nhóc như vậy nhưng chỉ đến ngày thứ ba, khi mà họ không thấy xác của con nhỏ nổi lên, họ bắt đầu để ý tới bà Thoa. Người nhà họ Ngô thấy lạ là tại sao bà Thoa không hề đi tìm kiếm con Hiền mà cứ lủi thủi ở só bếp mà khóc lóc. Có đêm mấy người trong họ này đi tìm con Hiền về muộn, họ nghe thấy tiếng bà Thoa khóc thút thít như thương tiếc cho con nhỏ đó lắm. Thế rồi chiều tối hôm đó, cả hai vợ chồng người con thứ hai mới tiến xuống bếp, nơi mà bà Thoa vẫn ở. Họ quỳ xuống trước mặt bà Thoa mà khóc lóc, người vợ nói:

– Bà ơi … bà có biết con Hiền ở đâu không? Bà làm ơn cho chúng cháu biết với bà ơi … huhuhuhuhu

Bà Thoa lúc này hai hàng nước mắt cũng tuôn trào, bà ta đáp:

– Con Hiền vẫn ở dưới hồ chứ nó có đi đâu đâu…

Người chồng lúc này mới lên tiếng:

– Những đã quá ba ngày rồi mà bà … đã hơn một tuần rồi … nếu con Hiền bị chết đuối thì xác của nó phải nổi lên chứ? Nhưng đằng này …

Bà Thoa cắt lời người chồng:

– Nó bị vong quỷ bắt đi thì làm sao mà xác nó nổi lên được chứ?

Hai vợ chồng nghe đến đây thì ngơ ngác lắm không hiểu chuyện gì cả, còn mấy người nhà có mặt ở đó nghe thấy hai chữ “vong quỷ” thì họ dựng đứng hết cả tóc gáy lên. Người chồng lúc này lắp bắp mà nói trong nước mắt:

– Bà … bà nói sao cơ … vong… vong quỷ nào?

Bà Thoa lúc này nói:

– Bây giờ tôi chỉ có thể mang xác của con Hiền về thôi, hai người có đồng ý không?

Người chồng vẫn nằng nặc hỏi:

– Nhưng bà phải nói rõ cho chúng cháu nghe, vong quỷ mà bà nhắc tới là sao?

Người vợ ngồi bên lúc này mới kéo tay người chồng ra hiệu cho anh ta im đi, thế rồi cô ta nói trong nghẹn ngào:

– Xin bà giúp gia đình chúng con … chúng con chỉ muốn an táng cháu cho đàng hoàng thôi.

Bà Thoa nghe thấy vậy thì bà đứng lên bảo người vợ lấy một bộ quần áo của con Hiền đưa cho bà, thế rồi bà bảo ba nó mau mau đi thuê một cái thúng to nhất trong làng, còn bà thì vòng ra gian bếp với tay lấy cái lưỡi liềm đã rỉ treo ở tường. Ngay tối hôm đó, khi đã có đầy đủ mọi đồ vật, cả dòng họ Ngô kéo nhau ra cái hồ giữa làng vì theo như bà Thoa nói phải mang được xác con nhỏ về càng sớm càng tốt, chứ để lâu thì nó sẽ khó lòng mà yên nghỉ.

Cả dòng họ Ngô tập chung quanh hồ vào tầm 11 giờ đêm, nhiều người dân trong làng thấy tò mò cũng kéo nhau ra coi coi người nhà họ Ngô đang làm gì.

Sau khi đã có đầy đủ mọi thứ, bà Thoa lúc này mới đẩy cái thúng to xuống nước, bà ta trèo lên đó mang theo bộ quần áo của con nhỏ, cái lưỡi liềm, và từ từ trèo ra giữa hồ. Mọi người đứng trên bờ nhìn theo bà Thoa hồi hộp không biết bà ta sẽ làm gì.

Bà Thoa ra đến giữa cái hồ thì ngừng tay trèo, cố đứng im để cái thúng dừng hẳn lại. Khi đã đứng tại vị trí mà mình muốn, bà Thoa chắp tay nhắm mắt mồm lẩm nhậm niệm phật. Niệm xong xuôi, bà Thoa lấy cái lưỡi liềm trong thúng sau đó rướn người ra cầm cái lưỡi liềm mà quấy xuống mặt hồ tầm mấy phút. Bất chợt, ngay khi bà ngừng tay thì mặt hồ bắt đầu tạo nên những đợt sóng nhẹ khiến cho cái thúng của bà Thoa chênh vênh lảo đảo.

Nhanh như chớp, bà Thoa cầm cái lưỡi liềm lên, bà lấy quần áo của con nhóc cột vào cán của cái lưỡi liềm. Mặc cho cái thúng vẫn chênh vênh, bà Thoa đứng ở trên thúng từ từ thả cái lưỡi liềm xuống hồ, cho đến khi cái lưỡi liềm đã chìm trong nước, bà ta buông tay thả luôn cả cái lưỡi liềm và bộ quần áo xuống hồ. Ngay khi bà Thoa buông tay, lập tức mặt hồ bỗng yên ắng trở lại, xong xuôi đâu đó, bà Thoa ngồi xuống dưới thúng và bắt đầu chờ đợi. Mọi người ngồi trên bờ thấy vậy thì cũng bắt đầu xì xào, nhưng có lẽ họ cũng không biết phải làm gì hơn nên cũng chỉ còn biết chờ đợi mà nhìn chằm chằm về phía bà Thoa.

Đêm nay trời quang mây tạnh, ánh trăng soi sáng khắp cả làng và nó soi xuống mặt hồ tạo nên một cái quang cảnh lạnh lẽo. Gió lạnh cũng thổi vi vu, nhiều người ngồi đợi lâu đã ngủ gà ngủ gật, một số người dân làng cảm thấy chán nản cũng đã ra về. Ngồi đó đợi được gần một tiếng, bất chợt một người nhà họ Ngô như nhìn thấy một vật gì đó mới nổi lên trôi gần bên cạnh cái thúng bà Thoa, người này đứng đậy chỉ tay hét lớn:

– Có vật gì mới nổi lên kìa!

Mọi người ở trên bờ lúc này mới nhôn nhao đứng lên mà chen chúc nhau như để cố coi coi đó là vật gì, hai vợ chồng người con thứ hai khi nhìn thấy vật đó có hình dáng như xác một đứa nhỏ thì cả hai đã khụy xuống. Bà Thoa ngồi trên thấy người dân láo nháo thì mới đứng lên nhìn xuống dưới thành thúng, bà Thoa như chết lặng người đi khi nhìn thấy xác con nhỏ đang nổi úp mặt xuống ngay bên cạnh thúng. Hai hàng nước mắt của bà tuôn rơi, bà nhẹ nhàng khom người nhấc cái xác của con nhỏ lên. Mọi người đứng ở trên bờ thấy bà Thoa nhấc cái xác của con nhỏ lên thì họ chết điếng người mà nổi da gà ớn lạnh, mẹ của con nhỏ nhìn thấy đó chính là xác của con mình thì mới gào khóc lên thảm thiết.

Người mẹ này tính lao xuống hồ bơi ra chỗ thúng thì may thay có mấy người nhà kéo lại ngăn cản, cha của con Hiền thì ngồi bệt xuống cạnh hồ hai mắt không chớp mà nhìn vào xác của đứa con mình ướt xũng. Bà Thoa nhẹ nhàng đặt cái xác của con nhỏ vào thúng rồi chèo vào bờ. Vào gần đến bờ, bà Thoa đặt cái cây chèo xuống rồi bế xác con nhỏ ướt xũng lên mà ôm vào lòng, mấy người trong họ lúc này mới chạy lại mà giữ cái thúng. Bà Thoa bước ra khỏi thúng ôm xác con nhỏ đi nhanh về nhà, vừa đi bà vừa ôm vỗ về như thể nó còn sống mà nói trong nghẹn ngào:

– Con đừng khóc nữa… con về nhà rồi …

Mấy người dòng họ Ngô cũng vội vã theo sau, người mẹ của đứa nhóc thì đã ngất lịm đi, còn người cha thì như người vô hồn.

Cả dòng họ Ngô như chết lặng đi trong đau đớn khi mà chưa đến lúc cúng 100 ngày ông Tú thì lại có thêm một thành viên nữa ra đi. Một số con cháu trong dòng họ Ngô sau khi thấy cái cảnh tượng con Hiền này chết đuối mà xác không hề co quắp cứ mềm nhũn ra thì họ bắt đầu cảm thấy lạnh gáy mà thu dọn đồ đạc về lại trên thành phố.

Bố mẹ của con nhóc mang được xác đứa con về thì cũng đau lòng lắm, hai người họ đã khóc khô cả nước mắt cho đứa con xấu số này. Nhiều người trong họ bắt đầu linh tính có chuyện gì đó không hay, họ nghi rằng còn có điều gì đó nghi vấn và uẩn khúc sau cái chết của ông Tú và và con Hiền. Một số người bắt đầu bàn tán và nghi ngờ rằng chính bà Thoa đã bỏ bùa và hãm hại cả cái dòng họ này vì bà Thoa là người ngoại tộc duy nhất.

Thế nhưng có một số người lại bênh vực cho bà Thoa vì họ biết bà Thoa đã sống với gia đình nhà ông Tú hơn chục năm, trái lại ông Tú và bà Hà đối sử rất tốt với bà Thoa nên không thể nào có chuyện bà Thoa hãm hại cả dòng họ được. Thế nhưng mọi chuyện có lẽ là phải đợi sau khi cúng 100 ngày của ông Tú xong. Bên cạnh đó, còn có một tin vui khác là đứa cháu mà ông Tú quý mến nhất, con Hoa đã hạ sinh ra được một đứa bé gái kháu khỉnh. Hai vợ chồng nhà Hoa rất vui mừng ôm lấy nó vào lòng và hy vọng đứa nhóc này sẽ không chết yểu như đứa con gái đầu tiên của họ. Tuy nhiên, đứa bé gái này khi mới đẻ ra cũng không hề khóc lóc một tí nào, họa chăng đó cũng chính là cái điềm dữ báo cho hai vợ chồng Hoa biết rằng đứa con gái này sẽ y như đứa con gái đầu của họ.

Cuối cùng cúng 100 ngày ông Tú cũng đã tới, thế nhưng mà con cháu của ông ta cũng đã bỏ đi một ít, chính vì cái lí do đó mà cúng 100 ngày ông Tũ không còn được đông đủ nữa. Mọi người cố ăn cho xong, sau khi cơm nước xong xuôi, mấy người đàn bà trong họ nhanh nhanh dọn dẹp đồ xuống bếp, còn lại mấy người con trai bắt đầu họp lại và tìm ra nguyên nhân của mọi việc.

Lúc này mấy người đàn bà họ Ngô ngồi dưới bếp sau khi rửa bát đũa xong cũng bắt đầu bàn tán. Đứa cháu gái hôm nọ đỡ bà Thoa từ ngoài ruộng vào mới quay ra nhìn bà ta và hỏi:

– Bà ơi, bà có biết chuyện gì đang xảy ra không ạ?

Bà Thoa nhìn đứa cháu, vẻ mặt buồn rầu, bà chỉ khẽ lắc đầu. Đứa cháu gài này lại cất lời:

– Bà nói cho cháu nghe đi, cháu tin là bà biết có chuyện gì đang xảy ra mà…

Bà Thoa chỉ khẽ thở dài, đứa cháu gái này nắm chặt lấy tay bà Thoa, thế rồi bà nhìn nó mà hỏi:

– Cháu lớn lên từ bé ở đây, cháu thấy ông Tú là người như thế nào?

Đứa cháu gái trả lời:

– Cháu thấy ông Tú là người tốt bà ạ, cả bà Hà cũng vậy. Tuy có điều là ông Tú còn hơi cổ hủ và cố chấp về việc dòng họ Hoàng mà thôi.

Bà Thoa gượng gạo cười, thế rồi bà ta nói:

– Cháu nói không sai, thế nhưng nếu bà nói rằng ông Tú trước đây đã gây tội nặng thì cháu có tin không?

Đứa cháu gái này nghe thấy bà Thoa nói thế thì chố mắt ra nhìn, nó tỏ thái độ không tin những gì bà Thoa nói. Thấy vậy, bà Thoa nháy mắt đưa con Huệ ra ngoài và bắt đầu kể cho nó nghe đầu đuôi câu chuyện. Huệ sau nghi nghe chuyện thì cũng chỉ còn biết im lặng, dường như bây giờ sau khi biết được rõ nguyên nhân thì Huệ sợ hơn là buồn. Bà Thoa nắm chặt tay nó mà nói:

– Cháu phải hứa với bà rằng, không được kể chuyện này cho ai, cháu hiểu chứ?

Huệ nhìn bà Thoa, cô ta nhìn vào cái ánh mắt van xin đó, thế rồi Huệ cúi đầu khẽ đáp:

– Dạ vâng ạ.

Mấy người con trai trong họ sau một hồi ngồi họp bàn, cuối cùng họ quyết định rằng sẽ chung tiền lại và đi kiếm một người lên đồng về để gọi hồn của ông Tú và con nhỏ Hiền để hỏi cho ra lẽ.

Tối đêm hôm đó, người con trải cả vào phòng của ông Tú ngủ một mình, trong phòng của ông Tú là bừa bộn những quận vải đủ mầu đẹp được sắp xếp đầy phòng. Chả là lúc ông Tú còn sống, ông ta thường đích thân mình kiểm tra những mẫu vải mới, thêm vào đó, với những quận vải chất lượng cao, mầu nhuộm đẹp, ông thường để lại một số ít để khi nào có dịp sẽ mang đi tặng những người thân thiết, hay như những người ông cần nhờ vả.

Người con trai đứng giữa phòng nhìn những quận vải xếp thành trồng trong nhà, thật là đẹp quá, chỉ tiếc là cậu ta đã không nối nghiệp ông mà đi theo con đường sây dựng kiến trúc.

Người con trai cả này đứng nhìn một lúc thì cậu ta để ý tới một quận vải mầu trắng để trên cùng, quận vải này có vẻ cũ kĩ lắm rồi. Như có một cơn gió lạnh thổi qua, người con trai này bỗng cảm thấy da gà nổi lên đến rợn người, bây giờ thì cậu mới để ý là cái mầu trắng của quận vải này mang lại một cái cảm giác gì đó rờn rợn lắm. Nghĩ đến đây, người con trái tiến tới với cái quận vải này xuống, quẩn vải phủ đầy bụi. Người con trai mở hẳn quận vải ra thì thấy rằng vải đã được cắt đi khá là nhiều.

Người con trai như kinh hãi hơn nữa khi mà cậu nhận ra là tại sao chất liệu vải này lại khác hẳn với chất liệu vải mà nhà cậu hay làm. Để chắc chắn hơn nữa, người con trai cả sờ tay qua những quận vải khác thì quả nhiên là nó khác hoàn toàn so với những quận vải còn lại.

Nghĩ rằng có thể đây là quận vải của mấy gia đình khác làm để cạnh tranh nên cha mình mang về thử nên người con trai này tiện tay vứt luôn vào cái sọt rác bên bàn làm việc của ông Tú. Sau đó cậu ta tắt đèn và trèo lên giường ngủ ngon lành.

Đến độ mười hai giờ đêm, khi mọi người còn đang ngủ ngon lành. Bỗng hai con chó của ông Tú nằm ngoài sân bỗng dựng tai lên như thể nghe ngóng một cái gì đó. Bất chợt cả hai con cùng ngửng đầu lên nhìn ra ngoài cửa vào sân.

Thế rồi chúng đồng thanh ngồi xuống hai chi sau, lưng thẳng đứng, đầu nghếch lên và tru lên những tiếng tru ghê rợn mà không kém phần ai oán. Cũng kì lạ thay là tại sao hai con chó nhà ông Tú tru rống lên như thế mà không có một ai nghe thấy gì.

Người con trai cả nằm trên giường của ông ta vẫn ngủ ngon lành, một cơn gió lạnh thổi luồn qua khe cửa sổ khẽ đẩy cái cửa ra vào buồng tạo nên một tiếng “ken két” dài như rít lên trong đêm. Người con trai như tỉnh ngủ, cậu ta kéo cái trăn lên cao hơn và trở mình quay mặt vào tường. Đám mây trên trời như bị gió thổi mạnh bay đi làm lộ ra mặt trăng soi sáng khắp cả khuôn viên nhà của ông Tú. Dưới cái ánh trăng lạnh lẽo đó là một con nhóc với bộ áo dài trắng, mái tóc đen mượt đang đứng lấp ló đầu ở ngoài nhìn người con trai cả qua khe cửa sổ.
User avatar
tuvi
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $57,250
Posts: 96097
Joined: 29 Apr 2006
Location: FRANCE
 
 

Re: Nghiệp Chướng - Thạch Bất Hoại

Postby tuvi » 05 Jul 2019

Phần 4: Lên Đồng

Bên ngoài từng con gió lạnh khẽ thổi len qua khe cửa sổ gỗ tạo nên những tiếng “hu hú” bé bé mà vô cùng rợn người. Người con trai cả có lẽ lúc này đã ngủ say tít nên không thể nào biết được có chuyện gì đang thực sự xảy ra với cậu ta. Không biết từ lúc nào, bên ngoài khung cửa sổ gỗ đã thấp thoáng hình bóng một đứa con gái nhỏ mặc bộ áo dài trắng với mái tóc đen mượt cứ đứng lặng im ở đó mà nhìn người con trai cả này qua khe cửa.

Bất chợt ngay lúc này đây, cái cánh cửa phòng của ông Tú lại khẽ rung lên nhè nhẹ và phát ra những tiếng “ket két” luồn lách vào trong màn đêm yên tĩnh. Bóng một người phụ nữ tầm ngoài hai mươi hiện ra đứng lặng lẽ nhìn người con trai cả trên giường.

Người phụ nữ trên mình mặc một bộ áo dài trắng long lanh với mái tóc dài đen mượt phủ xuống bên vai. Người phụ nữ này không bước mà từ từ lướt tới bên cạnh giường của người con trai cả. Không khí trong căn phòng bỗng trở nên nặng nề và lạnh lẽo hẳn lên. Bất ngờ người con trai cả hắt xì hơi một cái, bóng hai người kia lập tức biến mất.

Người con trai cả lấy tay quệt mũi thế rồi ông ta xoay người ngóc đầu lên nhìn ra cửa như một thói quen, không có một ai cả. Thế rồi ông ta lại nhìn ra cửa sổ, không biết hai cái cánh cửa gỗ đã bị gió thổi mở bung ra từ lúc nào, người con trai cả nhìn ra cái mảnh vườn bên hông nhà trống trải yên tính dưới ánh trắng vằng vặc.

Như cảm thấy rờn rợn, người con trai cả ngồi dậy kéo hai cánh cửa gỗ đóng lại. Ngay lúc này, vang vọng bên tai ông ta thoang thoảng có tiếng cười rúc rích của một đứa con nít có vẻ như là từ bên ngoài vườn vọng lại. Người con trai cả hai tay nắm chặt trên song sắt cửa sổ, ông ta đưa mắt dí sát vào khe cửa như thể liếc coi coi cái tiếng cười rúc rích đó phát ra từ đâu.

Đang liếc ngang liếc dọc, bất ngờ khuôn mặt một đứa bé gái trắng bệch hiện ra ngay bên ngoài khung cửa sổ khiến cho người con trai cả rợn gáy giật thót tim mà ngã ngửa người ra đằng sau. Thế rồi bất chợt cánh cửa phòng lúc nãy còn đang hé mở bất ngờ đóng cái “rầm” như thể có ai kéo cái cửa từ bên ngoài vậy. Người con trai cả hốt hoảng, nhịp tim đập loạn xạ, ông ta từ từ đứng lên giữa phòng vẻ mặt tái mét mà nhìn quanh.

Lúc này một loạt những tiếng cười ghê rợn bắt đầu phát ra từ tứ phía khiến cho người con trai phải bịt tai mà quỳ khựu xuống đất. Người con trai cả liếc nhìn lên bức tượng phật di lặc nhỏ bằng đồng để trên bàn làm việc của ông Tú thì còn muôn phần kinh hãi hơn nữa khi thấy bức tượng đó đang rạn nứt dần dần. Người con trai cả này như nhận biết được chuyện gì đang xảy ra, ông ta vội chắp tay lại miệng lắp bắp cầu khấn thần phật.

Cầu khấn được một lúc thì bốn bề lại im lẳng trở lại, người con trai cả mồ hôi mồ kê đầm đìa từ từ run rẩy đứng dậy. Nhưng ông ta đâu thể nào ngờ được rằng người đàn bà lúc nãy đứng ở cửa bây giờ đang đứng ngay sau lưng ông ta. Người con trai cả từ từ tiến lại về phía cửa buồng, ngay khi ông ta đưa tay lên như để cố mở cửa thì từ đằng sau người đàn bà kia đã vòng tay bóp cổ ông ta khiến cho ông ta không kịp kêu lên.

Bà Thoa đang nằm ngủ say dưới bếp bất chợt bà ta tỉnh giấc, trong người bà ta cảm thấy rạo rực và khó chịu vô cùng. Bà Thoa ngồi dậy trên giường nghĩ ngợi không biết là có chuyện gì đang xảy ra với mình. Chợt bà Thoa như cảm nhận được một cơn gió lạnh nhè nhẹ ở đâu thổi về khiến bà ta phải khẽ rùng mình. Bà Thoa ngồi đó nhìn quanh như thể cố cảm nhận coi gió thổi từ hướng nào tới, còn đang nhìn ngang ngó dọc, bên tai bà lúc này bỗng văng vẳng tiếng ai đang trật vật như thể vật lộn vậy. Nghĩ rằng có chuyện chẳng lành, bà Thoa đứng dậy rời khỏi giường và lần theo cái hướng gió lành lạnh và tiếng người trật vật đó.

Bà Thoa từ từ tiến lại phía buồng của ông Tú, lúc này có lẽ là bà ta thực sự dựng tóc gáy khi mà đứng trước cửa buồng ông Tú mà bà Thoa có cảm giác như đang đứng trước một căn phòng nước đá vậy. Bà Thoa đưa tay thử mở cửa thì cánh cửa lạnh toát này đã đóng chặt không hề nhúc nhích. Bà Thoa thấy cửa không mở được bèn tiến lại gần và áp tai vào cửa để nghe ngóng coi bên trong có chuyện gì đang xảy ra.

Ngay khi bà Thoa ghé tai vào cái cánh cửa lạnh buốt đó thì bà ta nghe thấy tiếng rên rỉ khe khẽ của người con trai cả

- “cứu … cứu tôi …”.

Bà Thoa giật thót mình lùi lại thì cũng là lúc một tiếng “rầm” trong phòng vang lên, cứ thể như có vật gì đổ gục xuống nền nhà vậy. Bà Thoa lấy tay che miệng, hai hàng nước mắt rơm rớm, không lẽ bà ta đã biết được có chuyện gì xảy ra? Ngay tức thì bà Thoa tiến tới lấy tay đập mạnh vào cửa phòng ông Tú mà hét lớn:

– Ai ở trong đó! Mau mau mở cửa ra …

Chính nhờ cái tiếng đập cửa rầm rầm đó mà mấy người trong nhà đã nghe thấy, chẳng bao lâu sau họ đã bu đầy trước phòng ông Tú. Mấy người con trai trong họ thì ra sức đập cửa, người thì gọi tên người con trai cả như thể bắt ông ta ra mở cửa. Một số người khác thì nhìn bà Thoa chằm chằm và gặng hỏi có chuyện gì, bà Thoa không nói một lời nào chỉ ngồi ở góc tường mà khóc. Thấy không thể nào mở được cửa và người con trai cả không trả lời, nghi là có chuyện gì đó không hay xảy ra, cuối cùng người nhà họ Ngô đã phải phá cửa vào.

Cánh cửa phòng ông Tú bị phá mở tung ra, họ không nhìn thấy người con trai cả đâu cả, chỉ có một vật gì to lớn lắm được gói bằng cuộn vải trắng cũ kì nằm trên mặt đất. Mọi người vội bước vào nhìn quanh thì họ cảm thấy căn phòng này lạnh lẽo vô cùng, cứ như thể là ở không độ vậy.

Bà Thoa đang ngồi ở ngoài khẽ nhìn vào trong thấy cái bọc bị quấn vải trắng thì bà bỗng chống hai tay xuống đất mà gào khóc lên thảm thiết. Người nhà họ Ngô đi tìm kiếm quanh một hồi thì không thấy người con trai cả đâu, thế nhưng khi họ nhìn vào cái vật bị bọc bởi vải trắng có hình hài như một con người thì ai nấy cũng rùng mình. Một số người vội tiến tới cố tìm cách tháo lớp vải ra, thế nhưng lớp vải này không có đầu thừa, cứ như thể nó được may lại vậy.

Một người con gái vội nhanh tay với cái kéo đưa cho một người con trai, người con trai này cầm kéo cố chọc thủng và xé lớp vải ở cái đầu bé ra. Kéo vừa chọc vào lớp vải thì một mùi hôi thối nồng nặc bốc ra, khi người này xé được một mảnh vải ra thì cậu ta bật ngửa người hét lớn kinh hãi, đằng sau vết xé để lộ ra khuôn mặt của người con trai cả với con mắt trợn trừng, một mùi hôi thối bốc ra. Bây giờ thì người nhà họ Ngô khinh hãi khi phát hiện ra đây chính là xác của người con trai cả. Lấp tức vợ và con của người con trai cả nhào tới ôm lấy xác ông ta mà gào khóc, những người khác lúc này mới hướng mắt nhìn về phía bà Thoa, một ánh mắt đầy nghi ngờ và có phần căm hận.

Thấy rằng trong có mấy tháng mà liên tiếp nhiều chuyện kì cục xảy ra với dòng họ, và việc này nếu để lộ ra ngoài sẽ gây thêm nhiều tai tiếng hơn nữa. Người trong họ đã quyết định mang xác của người con trai cả ra sau vườn và trôn cất tạm, đợi tìm hiểu ra rõ nguyên nhân sẽ làm một đám tang tử tế sau. Ngoài ra, người nhà họ Ngô dường như linh cảm được một điều rằng mọi chuyện kì quái xảy ra đều có liên quan tới bà Thoa, họ đinh ninh rằng bà Thoa biết rõ chuyện gì nhưng không chịu nói. Thấy vậy, người nhà họ Ngô đã đồng ý tạm nhốt bà Thoa vào một căn buồng nhỏ và khóa lại, đợi tìm hiểu rõ đầu đuôi ngọn ngành sự việc thì sẽ thả bà Thoa ra. Tuy nhiên, bà Thoa sẽ được thả ra nếu bà nói cho họ nghe đầu đuôi mọi việc, thễ nhưng bà Thoa vẫn nhất quyết không nói, bà chỉ rưng rưng nước mắt mà lặng lẽ đi về căn buồng mà bà sẽ bị giam giữ ở đó.

Con nhỏ Huệ cũng có mặt, nó là người thứ hai biết rõ có chuyện gì, lúc con nhỏ Huệ định nói ra để người nhà không nghi oan cho bà Thoa thì bà Thoa đã khẽ nhìn nó lắc đầu, bây giờ con nhỏ Huệ chẳng biết làm gì khác ngoài việc buồn bã nhìn theo bà Thoa đi về căn phòng tạm giam.

Sau khi mọi việc đã đâu vào đó, một số người trong họ đã chạy đi mời một bà thầy chuyên lên đồng về, số còn lại thì ngồi đợi ở gian nhà chính trong sợ hãi và lo lắng. Họ ngồi đây bàn bạc về cái chết kì quặc của người con trai cả. Lúc đầu, có một số người trong họ nghi ngờ rằng bà Thoa chính là người đã sát hãi người con trai cả này, vì bà ta là người có mặt đầu tiên tại hiện trường.

Thế nhưng mà cái ý kiến đó đã bị bác bỏ khi mà nhìn qua xác của người con trai cả thì họ thấy rằng không thể nào một người yếu đuối như bà Thoa có thể giết người con trai cả được. Lý do đầu tiên là vì không hề có một vết tích nào khác trên thi thể người con trai cả cho thấy ông ta bị đâm hay chém, cứ cho là chết do tắc thở thì không thể nào một mình bà Thoa làm được cả. Chưa kể đến việc người con trai cả không thể chết do ngộ độc vì không hề có vết tích nào trên thi thể chứng minh điều đó cả. Lý do thứ hai, người con trai cả này trước khi chết rất khỏe mạnh nên không dễ gì mà bà Thoa giết được ông ta cả.

Lý do thứ ba là chi tiết cánh cửa buồng bị khóa chặt và lớp vải trắng bọc kín lấy xác người con trai cả, điều này càng loại bỏ việc bà Thoa là hung thủ. Lý do cuối cùng khiến cho mọi người phải rùng mình là thi thể của người con trai cả tuy mới chết nhưng mùi hôi thối và da thịt cứ như thể là cậu ta đã chết được mấy ngày rồi, thi thể không những bị bốc mùi, mà nó còn trương phềnh lên như thể bị chết đuối vậy, y như là thi thể của con bé Hiền. Chính vì cái lý do cuối cùng đó mà người nhà họ Ngô tin rằng có một chuyện gì đó rất khủng khiếp đang xảy ra tại ngôi nhà này, vì không một người bình thường nào có thể gây ra những chuyện kì quái và ghê rợn như thế này cả.

Ngồi chán chê mê mỏi mãi đến gần trưa thì mấy người đi gọi bà thầy lên đồng mới trở về. Người nhà họ Ngô thấy mấy người này mồ hôi mồ kê nhễ nhại, dáng vẻ mệt nhọc thì vội rót miếng nước cho họ và hỏi tại sao đi về muộn thế thì một người đi mời bà thầy về mới nói rằng hễ cứ đến nhà bà thầy nào thì người đó đều đuổi về và hô rằng không lên đồng giúp cho người sắp chết. Lúc đầu mấy người này nghe không hiểu, thế nhưng khi hỏi kĩ ra thì mấy bà thấy đều nói rằng họ thấy tử khí của mấy người nhà họ Ngô này quá lớn, e rằng sẽ không sống lâu được nữa. Chính vì thế mà họ sợ vạ lây nên không chịu giúp.

Nghe đến đây, mấy người nhà họ Ngô mới dựng tóc gáy mà sợ hãi, thế nhưng mấy người đi mời thầy về nói rằng còn một bà thầy nữa ở cuối làng, thằng con thứ tư đã chạy đi mời rồi. Người nhà họ Ngô nghe vậy thì cũng chỉ còn biết thở dài và chờ đợi. Tầm một tiếng sau, người con trai thứ tư đã về, cậu ta nói rằng bà thầy này đã chấp nhận và nói rằng tối nay sẽ qua để giúp gia đình. Mọi người trong nhà nghe thấy vậy thì mừng rỡ lắm, con Huệ nghe tin bèn chạy về phía phòng bà Thoa bị tạm giam và kể cho bà Thoa nghe. Bà Thoa nghe con nhỏ Huệ kể thì cũng chỉ biết thờ dài lắc đầu mà nói:

– Sẽ không gọi được hồn cụ ông lên được đâu… tất cả chỉ là vô dụng mà thôi …

Tầm tám giờ tối hôm đó, bà thầy cùng mấy người phụ giúp nữa đã đến nhà của ông Tú. Bà thầy này khi vừa bước vào cửa đã khẽ rùng mình, một cái cảm giác lạnh buốt đến rợn người bao trùm lấy toàn bộ cơ thể của bà ta. Sau khi đã dặn dò người nhà những việc cần làm, bà thầy này nhìn mặt tất cả người nhà họ Ngô, thế rồi bà chọn ra một số người có thể ngồi lại tại gian chính, số còn lại thì bà ta đuổi hết ra ngoài. Những người được chọn lại ngồi ngay ngắn trước bàn thờ tổ, những người còn lại thì đi ra ngoài và đóng cửa lại. Bà thầy đợi khi cánh cửa đã đóng lại, bà ngồi xuống quay lưng về phía bàn thờ, bà ta nhìn người nhà họ Ngô mà nói:

– Trước khi tôi lên đồng để vong ông Tú nhập vào người tôi, tôi muốn nói trước với các người rằng vận mệnh nhà các người đang nguy kịch lắm đó.

Mọi người nhà họ Ngô nghe thấy vậy thì hoang mang vô cùng, người con trai thứ của ông Tú lúc này mới hỏi:

– Dạ , cho con hỏi ý cô nói thế là sao ạ?

Bà Thầy nhìn ông ta nói:

– Oán khí ở căn nhà này rất nặng… ta e rằng ngay đến cả gọi hồn cụ ông lên cũng khó mà được.

Người nhà họ Ngô nghe thấy vậy thì cũng chỉ biết cúi mặt buồn bã. Bà thầy này bảo người nhà ngồi ngay ngắn xếp chân vòng tròn lại, đâu vào đó bà ta cầm tấm vải đỏ tự phủ lên đầu mình. Mấy người đi theo giúp việc lúc này bắt đầu gõ chiêng rồi gõ chống và hát lên inh ỏi. Mọi con mắt của người nhà họ Ngô lúc này dồn tập chung vào bà thầy đang ngồi đó xếp chân vòng tròn, trên tay cầm ba nén nhang, đầu đội khăn vải ngồi thẳng lưng. Tiếng chiêng trống, tiếng ca hát cứ vang lên inh ỏi gần hai mươi phút mà không có chuyện gì xảy ra. Bất ngờ bà thầy này lấy tay kéo tấm vải đỏ xuống khỏi đầu, thấy vậy thì mấy người kia mới ngừng ca hát. Bà thầy thơ hắt ra nói giọng buồn bã:

– Ta rất xin lỗi … nhưng ta không thể nào gọi được hồn của cụ ông về cả…

Người trong nhà nghe thấy vậy thì ngỡ ngàng lắm, một người trong họ nhà Ngô lên tiếng:

– Sao cô lại nói vậy ạ?

Bà thầy nhìn người này nói giọng nghiêm nghị:

– Vong hồn của cụ ông đang bị vong quỷ giam giữ, chúng nhất quyết không để cho ta gọi hồn cụ ông về…

Người nhà họ Ngô nghe đến hai chữ “vong quỷ” thì dựng hết cả tóc gáy. Thấy vậy hai vợ chồng người con thứ hai mới nói:

– Vậy phiền cô có thể gọi hồn đứa con gái nhỏ của chúng con lên được không?

Bà thầy nghe thấy vậy thì nhắm mắt miệng lẩm bẩm một thứ gì đó, thế rồi hai tay bà cầm ba nén nhang múa lên những vòng quanh người mình tạo nên những tròm khói vòng tròn bay. Được gần một phút, bà thầy lại hạ hai tay xuống trước người mà nói:

– Vong con nhỏ đó vẫn ở ngoài hồ, không thể về đây để nhập vào tôi được.

Mọi người càng nghe thấy bà thầy này nói thì họ càng muôn phần sợ hãi hơn. Con chưa kịp hỏi gì thêm thì bà thầy đã lên tiếng:

– Nhà này có một người mới chết, lại được trôn ngay sau vườn. các người có muốn gọi vong người đó lên không?

Người nhà họ ngô nghe thấy vậy thì rùng mình sợ hãi, quả là bà thầy này cao tay thật. Người nhà họ Ngô nghĩ ngợi một lúc bèn gật đầu đồng ý. Lập tức bà thầy ra hiệu cho mấy người giúp nổi chiêng chống và hát lên còn bà ta thì lấy tấm vải đỏ chùm lại lên đâu. Chỉ sau chưa có đầy năm phút, toàn thân bà thầy rung lên bần bật, mấy người giúp việc thấy vậy thì đồng thanh dừng ca hát và gõ chống chiêng, người nhà họ Ngô thì chố mắt ra mà nhìn. Toàn thân bà thầy cứ rung lên như thể bị co giật, thế rồi bất ngờ bà ta ngã ngửa ra đằng sau. Người nhà họ Ngô hoảng hốt định đứng lên đỡ bà ta thì bà ta đã bật dậy ngồi ngay ngắn trở lại. Từ sau lớp vải đó là tiếng người con trai cả:

– Tại sao … tại sao mọi người … mọi người không ai cứu tôi …

Vợ và con của người con trai cả nghe thấy đúng là giọng của ông ta mới vội ôm lấy mặt mà khóc nức nở, lúc này người nhà họ Ngô mới nháo nhào vào hỏi có chuyện gì xảy ra với ông ta. Vong người con trai cả lúc này mới nói rằng dòng họ Ngô mắc nợ hai con vong quỷ, nên bây giờ chúng đang tìm cách giết từng người một.

Ông Tú là người đầu tiên, sau đó đến con nhỏ Hiền, và rồi ông ta. Người nhà họ Ngô hỏi rằng thế người tiếp theo là ai thì vong người con trai cả nói rằng không biết. Thế rồi họ hỏi vong người con trai cả có biết hai con vong quỷ đó là ai không thì vong người con trai cả chỉ còn biết lắc đầu.

Đang định hỏi thêm thì bất chợt vong người con trai cả ho lên mấy tiếng sặc sụa, thế rồi ông ta đưa hai tay lên cào cấu cổ như thể bị cái gì đó mắc vào cổ. Vong người con trai cả ngã vật ra đất, giọng rên rỉ:

– Bà Thoa … bà Thoa …

Mọi người nghe thấy vong người con trai cả nhắc tên bà Thoa thì nháo nhào lại và hỏi. Chỉ nghe thấy người con trai cả nói:

– Bà ta … chỉ có bà ta…

Nói đến đây thì toàn thân bà thầy lại giật lên đùng đùng khiến cho người nhà họ Ngô khiếp đảm. Chỉ một lúc sau bà thầy đã ngồi thẳng người và lấy cái khăn đỏ chùm đầu ra. Bà Thầy nói:

– Vong người con trai cả đã thăng rồi…

Người nhà họ Ngô nghe thấy thì ngậm ngùi tiếc nuối, chỉ có hai mẹ con nhà ông cả là vẫn ôm nhau khóc lóc sướt mướt. Bà thầy sau khi làm xong lễ thì cũng với đám người giúp việc thu dọn đồ lấy tiền và cuống cuồng đi khỏi căn nhà này như thể có một cái gì đó lạ lắm. Người con trai thứ hai thấy vậy bèn kéo bà ta lại mà nói:

– Cô ơi … liệu cô có thể giúp chúng con tìm ra được chân tướng của hai con vong quỷ kia không?

Bà thầy chỉ quay mặt lại và nói:

– Nếu các người muốn biết rõ chuyện, hay tìm đến nhà lão thầy bói mù ở cạnh gốc đa gần chợ lớn ý, lão ta sẽ giúp được các người.

Nói rồi bà thầy giứt áo ra đi vội vã với đám người giúp việc mà không thèm nói lời từ biệt.

Người nhà họ Ngô chỉ biết đứng đó và nhìn theo, trong đầu họ tự nghĩ thầm rằng không hiểu thầy bói thì giúp gì được họ trong chuyện này cơ chứ?
User avatar
tuvi
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $57,250
Posts: 96097
Joined: 29 Apr 2006
Location: FRANCE
 
 

Re: Nghiệp Chướng - Thạch Bất Hoại

Postby tuvi » 05 Jul 2019

Phần 5: Ma Xó

Theo như lời bà thầy kia nói, thì người nhà họ Ngô sẽ phải đi tìm đến ông thầy bói mù ở gần gốc đa nơi chợ lớn. Ngoài ra, sau những lời nói của vong linh người con trai cả, người nhà họ Ngô bây giờ thì còn bán tin bán ngờ bà Thoa hơn cả.

Chính vì vong linh người con trai cả chưa nói hết câu mà đã thăng và dựa vào những gì mà bà Thoa đã làm, họ nữa tin rằng bà Thoa có thể là người duy nhất có thể giúp dòng họ Ngô thoát khỏi cái tai ương hay như những chuyện kì quặc đang diễn ra, nhưng họ lại bán ngờ rằng có thể bà Thoa là người trực tiếp gây ra mọi chuyện vì không ai khác ngoài bà ta biết được đang có chuyện gì thực sự xảy ra mà thôi. Nhưng nói cho cùng thì người họ Ngô cũng đã thả bà Thoa ra và để cho bà ta cùng mọi người tìm hiểu xem có chuyện gì đang thực sự xảy ra với dòng họ này.

Sáng sớm hôm đó, người nhà họ Ngô có cử hai người đàn bà và bà Thoa ra chợ lớn để đi kiếm người thầy bói mù bên cạnh gốc đa, sở dĩ lần này người trong họ quyết định cho bà Thoa đi cùng vì họ tin rằng bà Thoa chắc cũng có biết chút ít về tâm linh nên biết đâu bà có thể giúp được một phần nào đó.

Cái chợ lớn này cũng khá xa, gần như là nằm ngoài phạm vi làng Vọng Nguyệt vì chợ này rất lớn và gần như loại mặt hàng gì ở đây cũng có. Ba người nhà họ Ngô phải thuê hẳn một chiếc xe đò để đi lên tới chợ lớn. Khi đã tới nơi, họ nói người lái xe đò đợi họ một lúc, thế rồi ba người bắt đầu đi về phía gốc cây đa.

Thế nhưng mà nhìn nghiêng ngó dọc một hồi mà cả ba người không một ai nhìn thấy một ông thầy bói mù nào cả. Bà Thoa là người tinh ý nhất, bà để ý thấy ngay kế bên gốc đa có một cái chòi lá để không cùng với một tấm vải có in hình bát quái to đùng. Tuy nhiên cái chòi này chống trơn không có một ông thầy bói hay như bất kể một thứ đồ đạc gì khác ngoài tấm vải đó ra cả. Nghi chắc chắn có điều gì đó uẩn khúc, bà Thoa tiến tới phía hàng nước ngay gần đó và hỏi:

– Cô cho tôi hỏi thăm, có phải có một ông thầy bói mù chuyên hành nghề ngay kế cái gốc đa kia không?

Cô bán hàng nước này nghe bà Thoa nhắc đến ông thầy bói thì mừng rỡ hớn hở nói:

– Đúng rồi cụ Lộc mù có coi boi ở đây, bà đến để đưa lễ cám ơn cụ hả?

Bà Thoa nhìn cô hàng nước ngơ ngác hỏi:

– Ý cô là sao?

Cô bán hàng nước rót ra ba ly trà mời bà Thoa và hai người nhà họ Ngô và nói:

– Bà cứ hỏi cả cái chợ này ai mà không biết tiếng cụ Lộc chứ, cụ tốt lắm, nên khắp cả cái chợ này ai ai cũng quý mến cụ hết à. Mà con tưởng bà đến để cám ơn cụ Lộc chứ?

Bà Thoa với hai người này kéo cái ghế gỗ dài ra ngồi xuống làm ngụm trà, thế rồi bà Thoa hỏi:

– À không, chẳng là chúng tôi được người chỉ tìm đến cụ Lộc nhờ có chút việc ý mà.

Cô bán hàng nước hớn hở đáp:

– Vậy là bà tìm đến đúng người rồi đó, cụ Lộc tài giỏi lắm, cái gì cụ cũng biết, từ coi bói, reo quẻ, trấn nhà, yểm bùa… cái gì cũng cũng biết hết à.

Bà Thoa nghe thấy cô bán hàng nước này nói vậy thì thấy lạ lẫm lắm, thế rồi bà ta hỏi:

– Tôi tưởng cụ Lộc bị mù cơ mà? Vậy làm sao cụ có thể trấn nhà với cả yểm bùa được cơ chứ?

Cô hàng nước lúc này mới nói:

– Ấy chết, bà đừng nói thế. Tuy là cụ Lộc bị mù thật, nhưng nghe đâu cụ Lộc luyện được thuật gọi là con mắt âm dương, có thể nhìn thấy cõi âm và cõi dương, còn tốt hơn là cả đôi mắt bình thường à.

Hai người nhà họ Ngô nghe thấy vậy thì tức cười lắm, nhưng họ chỉ dám cúi mặt mà cố nhịn không cười lớn. Bà Thoa ngồi chăm chú lắng nghe, thế rồi bà hỏi:

– Vậy hôm nay cụ Lộc không ra đây coi bói hả cô?

Cô hàng nước nghe bà Thoa nói vậy thì xua tay nói:

– ấy … không, thế bà không biết là cụ Lộc chỉ bắt đầu coi bói từ lúc năm giờ chiều thôi hay sao?

Nghe đến đây thì hai người nhà họ Ngô uống nước trà tí thì sặc, bà Thoa thì ngơ ngác hỏi:

– Cô nói cái gì cơ? Coi bói mà tận năm giờ chiều mới ra coi? Không lẽ cụ Lộc coi bói cho ma à?

Bà Thoa vừa nói dứt câu, thì một loạt người ngồi xung quanh đều quay ra nhìn bà với ánh mắt gườm gườm. Hai người nhà họ Ngô thấy vậy thì cũng co rúm người lại, cô bán hàng nước thấy vậy bèn lắc đầu nhìn bà Thoa như thể ra hiệu đừng nói linh tinh nữa. Đợi cho những con mắt gườm gườm nhìn bà Thoa đã giảm bớt đi, cô hàng nước mới nói nhỏ:

– Bà ơi, bà đừng nói linh tinh, ở đây ai cũng quý trọng cụ Lộc lắm đó. Con nói cho bà nghe thế này nhé, sở dĩ cụ Lộc coi buổi tối là vì chợ đêm rất đông… thêm vào đó con nghe đâu cụ Lộc không xài âm binh để coi bói mà là ma xó đó bà ạ.

Nghe đến đây thì cả ba người nhà họ Ngô nhìn cô hàng nước trừng trừng ớn lạnh nuốt nước bọt, bà Thoa nói:

– Ý cô là không dùng âm binh, mà là dùng ma xó để bói á?

Cô hàng nước lúc này mới đứng lên ngồi cạnh ba người này mà nói nhỏ:

– Đây nhé, để con kể cho bà và mấy bác nghe.

Nghe vậy, cả ba người liền chung đầu hết về phía cô bán hàng nước để nghe cô ta kể về ông thầy bói mù được mọi người kính trọng có tên là Lộc này.

Nghe kể đâu cụ Lộc này mới tới chợ này hành nghề coi bói được có mấy năm nay thôi. Trước đây cụ Lộc vốn làm nghề tu hành, thế nhưng trước cảnh cuộc đời ngang trái và đầy nghiệt ngã này, cụ đã không thể kìm lòng được. Nghe đâu cụ từng đi tu hành, thường xuyên giúp người không công và làm nhiều việc thiện, thế nhưng vì nhận ra rằng những việc công đức mình đang làm là không thể nào bù đắp lại được với những oan nghiệt trái ngang đang xảy ra.
Quá thất vọng với cuộc đời ở trần thế này, cụ Lộc đã quyết tâm từ giã cõi đời này. Cụ đã một mình đi lên một ngọn núi cao, sau đó cụ Lộc tự tay móc mắt mình ra trước như thể không muốn phải nhìn thấy cái cảnh đời oan nghiệt trước khi chết, sau đó mới cứa cổ tự tử. Thế nhưng ngay khi cụ Lộc tự tay móc hai con mắt mình ra, do quá đau đớn và mất nhiều máu nên cụ đã ngất lịm đi. Cụ Lộc đã tỉnh dậy lúc đầu cứ ngỡ là mình đã chết và xuống đến Âm Tào Địa Phủ, thế nhưng cái cảm giác đau đơn ở hai hốc mắt đã khiến cụ nhận ra rằng mình vẫn còn sống. Cụ Lộc Ngồi dậy đưa hai tay sờ lên mặt thì thấy mình đã được băng bó, kế theo đó là tiếng một người đàn ông mà cụ Lộc tin là người đã cứu mạng mình.

Lúc đầu cụ Lộc nằng nặc đòi ân nhân cho phép mình được chết để rời xa khỏi cái thế giới đầy tội lỗi này. Thế nhưng sau nhiều lần khuyên bảo và giảng dạy đạo lý của cuộc sống, ân nhân này đã giúp cho cụ Lộc thoát khỏi cái ý định tự tử. Thêm vào đó, nhận ra rằng cụ Lộc là người có trái tim nhân hậu, ân nhân này đã truyền cho cụ Lộc một thứ phép thuật được gọi là “con mắt âm dương” nói là con mất âm dương vậy thôi chứ trên thực tế thì cụ Lộc có thể kêu gọi ma xó hay như người âm và nhờ họ nói cho mình biết chuyện gì sắp xảy ra hay như tai kiếp của một người để cụ có thể giúp người ta tránh được.

Nói là vậy chứ cụ Lộc không bao giờ nói rõ hoàn toàn chuyện gì sẽ xảy ra, cụ chỉ bày cho những người đến coi bói cách ứng phó đồng thời khuyên bảo người ta nên ăn ở ra làm sao.

Nhiều người gặp hoàn cảnh nghèo khó đến gặp cụ xin chỉ bảo thì cụ nhất mực không lấy tiền, còn với những kẻ giầu sang phú quý hay ác bá thì cụ lấy nhiều tiền lắm. Thế nhưng những đồng tiền mà cụ Lộc lấy của những kẻ ác bá giầu có đều dùng để từ thiện hay như cúng bái để tạ ơn các vong linh đã giúp mình. Chẳng trách mà nhiều người rất yêu mến cụ Lộc và họ thường lui tới dâng hương giúp cụ cúng bãi những vong hồn lạc lõng còn luẩn quẩn tại trần thế này.

Nghe xong cái câu chuyện về cuộc đời của cụ Lộc thì cả ba người họ Ngô đều phải ớn lạnh mà rợn tóc gáy. Xong câu chuyện thì bà Thoa hỏi:

– Vậy cô cho tôi hỏi tại sao cụ Lộc chỉ coi bói vào buổi chiều tối thôi?

Cô bán nước đáp:

– Nghe đâu cụ bảo rằng chỉ có coi vào giờ đó thì người cõi âm mới hoạt động mạnh và nhanh nhẹn mà thôi.

Bà Thoa hỏi:

– Nếu vậy thì cụ ra đây làm từ năm giờ chiểu hả cô?

Cô hàng nước vui vẻ đáp:

– Dạ vâng bà ạ.

Bà Thoa gật đầu, thế rồi cả ba người đứng lên giả tiến nước rồi ra về để báo tin cho mọi người còn đang đợi ở nhà.

Tối hôm đó, bà Thoa và hai người đàn bà kia đã quay trở lại chợ đêm. Quả nhiên là chợ đêm đông vui và náo nhiệt hơn hẳn. Chiếc xe đò dừng ở cửa chợ, bà Thoa và hai người kia nhanh nhanh tiến lại về phía cây đa. Từ xa xa, bà Thoa đã nhìn thấy một ông cụ đầu gần bạc hết đeo một cặp kính đen, trên người mặc bộ áo dài đen với cái quần dài trắng đang ngồi ngăy ngắn. Cô gái bán nước đang cầm ly trà nóng sang đưa cho ông ta. Càng lại gần, bà Thoa càng cảm thấy lạ là tại sao cụ Lộc không bầy biện đồ đạc hành nghề ra mà chỉ ngồi đó bên cạnh cái rương gỗ mun đen nhỏ như thể đang đợi một ai đó. Cả ba người bước đến trước mặt cụ Lộc, bà Thoa cất tiếng:

– Chào ông, tôi đến đây là …

Chưa nói dứt câu thì cụ Lộc lên tiếng:

– Bà có phải là bà Thoa đến tìm tôi hồi sáng đúng không?

Nghe hỏi vậy thì hai người nhà họ Ngô kinh hãi há hốc mồm, bà Thoa thì còn muôn phần ngạc nhiên hơn nữa, bà lắp bắp:

– Sao … sao ông biết tên tôi?

Cụ Lộc Vớ lấy cái gậy, ông ta đeo cái rương bé ngang vai đứng lên mà nói:

– Có người báo cho tôi, chúng ta đi thôi, không có cũng trễ rồi.

Cả ba người vô cùng ngạc nhiên hơn nữa, thế nhưng họ cũng chỉ biết dắt cụ Lộc ra chiếc xe đò mà trở về ngôi nhà của ông Tú. Về đến nơi, người nhà họ Ngô nhìn thấy cụ Lộc thì nghi ngờ lắm vì họ không tin là ông ta có thể giúp được gia đình họ.

Cụ Lộc được đưa đến gian nhà chính nơi để bàn thờ tổ dòng họ Ngô, vào đến nơi, cụ Lộc để cái rương xuống và xin phép người nhà cho mình được thắp hương trước. Xong xuôi đâu đó, cụ ngồi xuống đất ngay trước bàn thờ tổ, con cháu họ Ngô thì bu đầy xung quanh. Cụ Lộc bắt đầu nói:

– Tôi biết hôm nay mọi người mời tôi đến là để giúp việc gì.

Người nhà Ngô nghe thấy vậy thì hết sức ngạc nhiên và bắt đầu khâm phục cụ Lộc, cụ nói tiếp:

– Gia đình muốn biết đang có chuyện gì xảy ra với gia đình và nguồn gốc của hai con vong quỷ kia đúng không?

Người nhà họ Ngô nghe đến hai chữ “vong quỷ” thì lạnh gáy, thế rồi người con trai thứ nói:

– Dạ vâng, mong cụ giúp cho ạ.

Cụ Lộc gật đầu, thế rồi cụ Lộc bầy ra ba cái chén nhỏ cũ kĩ bảo người nhà đổ đầy vào ba bát đó ba thứ muối, gạo, và đất ngoài vườn. Cụ Lộc để ba bát ngang nhau trước mặt và bát đất để giữa. Sau đó cụ lấy ra hai cây nến để hai bên cạnh ba cái bát. Xong xuôi đâu đó, cụ Lộc bảo tất cả trẻ con và những ai dưới ba mươi tuổi ra ngoài đóng cửa lại. Sau khi trong phòng chỉ còn lại toàn những người trên ba mươi tuổi, cụ Lộc nhờ họ thắp hai cây nến lên, thế rồi cụ lấy trong cái rương ra ba cây nhang và đốt lên. Thứ nhang này của cụ Lộc lạ lắm, nó không hề có mùi gì mà chỉ tạo ra một thứ khói đặc trắng lắm. Tiếp theo, cụ Lộc nhờ người nhà tắt hết đèn đi. Sau đó cụ nói:

– Bây giờ tôi muốn gia đình mình ngồi thu chân lại, cằm tựa lên hai đầu gối, tay thì vòng ra ôm lấy hai chân. Bây giờ tôi sẽ gọi ma xó lên trước và nhờ nó kể lại coi có chuyện gì đã xảy ra, mong mọi người giữ nguyên trạng thái, tuyệt đối không la hét, nói chuyện, hay là làm bất cứ một thứ gì.

Người nhà họ Ngô nghe thấy vậy thì lạnh xương sống mà im bặt, chỉ có bà Thoa ngồi đầu nói:

– Vâng thưa cụ.

Đợi mấy giây, thế rồi cụ Lộc hỏi:

– Mọi người đã chuẩn bị xong chưa?

Người nhà họ Ngô đáp:

– Rồi ạ.

Cụ Lộc nói:

– Tôi xin phép được bắt đầu.

Nói xong, cụ Lộc bắt đầu mò mẫm trong rương và lôi ra một quả bầu bé khô đã được khoét ruột. Không biết bên trong quả bầu chứa gì mà cụ Lộc cứ cầm quả bầu lắc tạo nên những tiếng “lách cách”, miệng cụ thì đọc to một thứ tiếng gì đó không ai hiểu. Cụ Lộc vừa đọc, tay cầm quả bầu lắc hết đưa lên trên rồi lại sang hai bên. Chưa đầy một phút, ở một góc nhà bỗng xuất hiện một bóng người mặc quần áo vải đẹp lắm hiện ra. Người này đứng lên đi lướt qua người nhà họ Ngô đang ngồi mà đến trước mặt cụ Lộc. Người nhà họ Ngô bị con ma xó này đi lướt qua thì có cảm giác giật giật ở gáy như có điện, khi họ nhìn thấy cái bóng mờ ảo của con ma xó mặc bộ đồ vải này thì kinh hãi mà run lên bần bật. Con ma xó quỳ trước mặt cụ Lộc nói:

– Cụ cho gọi con ạ?

Cụ Lộc lúc này mới dừng tay lắc, quay qua nhìn nó mà nói:

– Thật là phiền con quá, con có thể cho ta biết có chuyện gì đang xảy ra tại căn nhà thở tổ của dòng họ Ngô được không?

Con ma xó vẫn quỳ ở trước mặt cụ Lộc, nó im lặng một lúc, thế rồi nó chống hai tay xuống đất cúi đầu mà nói:

– Mong cụ thứ lỗi cho, chuyện này con không thể nói ra.

Cụ Lộc lúc này vô cùng ngạc nhiên, vì đây là lần đầu tiên có con ma xó mà cụ gọi lên mà nó không dám kể về chuyện của người nhà. Người nhà Ngô nghe thấy con ma xó nói vậy thì họ cũng hơi thất vọng. Cụ Lộc hỏi:

– Tại sao con lại không thể nói được chứ? Con là ma xó của gia đình nhà ông Tú, tất cả những chuyện gì đã và đang xảy ra con phải là người biết rõ nhất chứ?

Con ma xó này vẫn cúi đầu, giọng nó run rẩy:

– Mong cụ thứ lỗi, con không thể nói ra.

Thấy con ma xó này nhất quyết không nói, cụ Lộc cũng không ép, cụ nói:

– Con không thể nói ra chắc cũng có lý do của riêng con. Thôi ta không ép con nữa, con đi đi, ta cám ơn con.

Con ma xó lúc này mới đưa hai tay lên chắp lại cúi đầu mà nói:

– Cám ơn cụ đã hiểu cho con, con xin được cáo lui.

Nói rồi con ma xó này đứng lên đi lại về góc nhà ngồi xuống mà từ từ biến mất. Người nhà họ Ngô lúc này thì ngồi đờ người ra cứng lưỡi mà nhìn cụ Lộc như không tin vào mắt mình. Cụ Lộc đợi con ma xó kia biến mất hẳn mới nói:

– Ma xó của gia đình không chịu nói ra chắc có nguyên nhân gì đó, vậy bây giờ tôi sẽ mời một vong linh lưu lạc về hỏi họ cho ra lẽ vậy.

Nói xong, cụ Lộc để lại quả bầu nhỏ vô trong rương, lần này cụ lấy ra ba đồng xu và hai cái bát con con. Cụ Lộc bỏ ba đồng tiền vào, sau đó cụ úp hai cái bát vừa khít vào nhau mà xóc nhanh miệng lẩm rẩm tiếp một thứ tiếng gì đó nhưng bé hơn. Lần này phải mất độ năm phút, từ cánh cửa ra vào gian nhà trính bỗng có một vong nữ ăn mặc rách rưới đi xuyên qua bước lại trước mặt cụ Lộc mà quỳ xuống. Người nhà họ Ngô nhìn thấy vong nữ này thì càng muôn phần khiếp đản hơn nữa. Đầu tóc cô ta rũ rượi, trên người mặc một bộ quần áo cũ kĩ nhầu nát. Vong nữ quỳ xuống nói:

– Cụ gọi con có gì chỉ bảo ạ?

Cụ Lộc lúc này mới ngừng xóc bát, cụ ân cần đáp:

– Ta có chuyện muốn nhờ con.

Vong nữ nói:

– Xin cụ cứ nói ạ.

Cụ Lộc nói:

– Trước tiên cho ta hỏi con từ đâu tới?

Vong nữ đáp:

– Dạ con ở cái hổ ngay giữa làng ạ.

Nghe thấy vậy thì vợ chồng người con trai thứ hai lại tuôn rơi nước mắt khi nghĩ tới đứa con gái của mình. Cụ Lộc gật đầu, thế rồi cụ nói:

– Con có thể kể cho ta nghe coi có chuyện gì đang xảy ra với gia đình nhà họ Ngô không?

Vong nữ này nhìn cụ Lộc có vẻ lưỡng lự như không muốn nói. Cụ Lốc nói tiếp:

– Người nhà họ Ngô thực sự đang rất bế tắc, ta mong con hãy kể cho ta nghe để ta có thể giúp họ thoát khỏi cái tai ương này. Như vậy cũng là một công đức đó. Ta hứa sau khi con kể ra, ta sẽ bảo họ cúng bái con đầy đủ để con không phải chịu đói khát giá lạnh bên hồ nữa.

Vong nữ nghe vậy vỗi cúi người mà nói:

– Thưa cụ ý con không phải vậy, con không đòi hỏi gì đâu ạ … chỉ là …

Cụ Lộc nhìn vong nữ này hỏi ân cần:

– Chỉ là vì cái gì? Con có thể nói ra không?

Vong nữ cúi đầu ngẫm nghĩ một lúc, thế rồi cô ta thẳng lưng nói:

– Nếu con nói ra cái này sẽ có kẻ đến hại con. Nếu con nói ra, con chỉ xin cụ bảo người nhà họ Ngô xây cho con một ngôi nhà nhỏ bằng đá ven hồ để con có thể ẩn náu mà không sợ bị kẻ khác hãm hại.

Cụ Lộc gật đầu nói:

– Được ta hứa với con.

Vong nữ cúi đầu:

– Cám ơn cụ, nếu cụ đã hứa, vậy con xin được kể.

Người nhà họ Ngô ngồi đó chăm chú lắng nghe vong nữ này kể lại đầu đuôi ngọn ngành. Bà Thoa không biết từ lúc nào đã tuôn rơi lệ, ngồi đây nghe vong nữ kể lại mọi chuyện thì trước mắt bà lại hiện ra cái hình ảnh ngày nào.

Sau khi kể xong câu chuyện, cụ Lộc cho vong nữ lui và cám ơn cô ta. Ngay khi vong nữ này biến mất. Cụ Lộc nói:

– Vậy là mọi chuyện đã rõ, gia đình có thể cho tôi tá túc lại một đêm được không? Sáng mai tôi sẽ có cách giúp gia đình.

Người nhà họ Ngô nghe xong thì không ai nói câu gì, họ chỉ thất thểu đứng lên bật đèn và tản mát đi ra ngoài, có lẽ bây giờ sau khi biết rõ mọi chuyện, họ cũng chả còn bận tâm gì nữa rồi. Bà Thoa lúc này mới quệt nước mắt nói:

– Cụ cứ ở lại đây, ngủ trên sập này. Sáng mai tôi sẽ chuẩn bị tiền công và gọi xe đò đưa cụ về nhà.

Cụ Lộc cúi đầu cảm tạ, người nhà họ Ngô ai về phòng người đó không ai nói với ai một câu gì, phải chăng họ vẫn còn quá thất kinh trước câu chuyện mà vong nữ kia kể lại.

Đêm nay trăng sáng vành vạch, cụ Lộc không ngủ được mà mò mẫm đi ra ngoài sân ngồi. Hai con chó nhà ông Tú lúc này mới chạy lại mà ngôi bên cụ ta. Cụ Lộc vuốt ve cả hai con chó, thế rồi như nhận ra điều gì đó, cụ Lộc nói:

– Thất đáng buồn thay là ta và các người cùng chung một số phận… đúng là ý trời mà…

Bà Thoa nằm dưới bếp cố ngủ mà không sao ngủ được. Nằm trên giường, tay vắt lên trán mà hai hàng nước mắt bà lại tuôn rơi. Bà nằm đây mà nhớ bà chủ lắm, thế rồi những hình ảnh hôm nào lại hiện về.
User avatar
tuvi
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $57,250
Posts: 96097
Joined: 29 Apr 2006
Location: FRANCE
 
 

Re: Nghiệp Chướng - Thạch Bất Hoại

Postby tuvi » 05 Jul 2019

Phần 6: Ả Đào

… Lúc ông Tú còn Trẻ …

Nghề làm vải của dòng họ Ngô này xuất phát từ thời ông của ông Tú, nghe đâu thời đó do công nghệ pha mầu và nhuộm vải chưa được cải tiến, nên những thước vải do nhà họ Ngô làm ra bán cũng chỉ tàm tạm mà thôi chứ không hẳn là đến mức nổi tiếng và được nhiều người biết đến.

Đến đời cha đẻ của ông Tú thì công nghệ nhuộm vải có được củng cố một ít, thế nhưng mà cái điểm máu chốt để nổi tiếng vẫn nằm ở việc pha chế mầu. Điều này cũng khiến cho gia đình ông Tú phải đau đầu khi mà nghề làm vải này càng ngày càng xa sút vì người dân thời đó vẫn coi vải đẹp để may quần áo là một thứ hàng xa xỉ mà không mấy ai có thể mua được.

Nói về cha đẻ của ông Tú, là một người rất tốt bụng, thương yêu con cái và cũng có nhiều mối quan hệ, chỉ có điều ông ta là người gia giáo và rất cổ hủ. Nhớ cái hồi đó ông Tú còn đang ở độ tuổi hăm mấy, cũng được cho ăn học đàng hoàng. Có một điều mà không ai có thể nhìn nhận ra ở ông Tú mà chỉ có mỗi cha ông ta nhận ra đó là ông Tú rất đa tình và tuy còn nhỏ tuổi, ông Tú thường đi coi đàn hát và chết mê chết mệt với mấy cô ả đào tươi rói.

Đã nhiều lần cha của ông Tú lên lớp và mắng chửi ông Tú rằng sắc là một con dao nhọn hai lưỡi, làm thằng đàn ông nên chuyên tâm vào việc gây dựng cơ nghiệp tiền đồ. Và chỉ có khi nào tiền đồ rộng mở, cơ nghiệp thành công thì lúc đó muốn làm gì thì làm.

Ông Tú cũng có cãi lại cha mình nhiều lần lắm, thế nhưng vẫn không được kết quả gì và ông Tú luôn bị cha mình chi phối, mắng chửi và quản lý rất chặt. Để rồi cuối cùng, cha ông Tú khi không còn lời nào nói với ông Tú nữa, ông ta đã bảo rằng sau này ông Tú sẽ nối nghiệp nghề làm vải, cho nên nếu ông Tú có thể đưa cái nghề vài của gia đình lên đến mức nổi tiếng gần xa thì lúc đó ông Tú muốn làm gì thì làm.

Ông Tú nghe thấy vậy thì chấp nhận lời đề nghị đó của cha mình và bắt đầu lao đầu vào việc tìm hiểu để cải tiến công nghệ pha mầu nhuộm vải. Thế nhưng thời gian thấm thoát trôi qua, cha ông Tú ngày một già đi và ngay cả ông Tú cũng đã gần ba mươi mà vẫn chưa tìm được cách cải tiến công nghệ pha mầu.

Quá chán nản, ông Tú quyết định đi chơi xa một chuyến để cho khuây khỏa đầu óc. Thế nhưng có lẽ số phận an bài, trong một lần lên đến một phố huyện gần làng, ông Tú tình cở để mắt đến một gian hàng nhỏ của một người đàn bà bán mầu nhuộm. Ông Tú tiến tới cầm từng bịch mầu bột lên coi thì như không tin vào mắt mình, mầu sắc của những túi phẩm mầu này phải nói là đẹp vô cùng, rất sống động và chúng dường như có sức làm mê hoặc lòng người vậy. Ông Tú cứ đứng đó mà ngắm nhìn những túi phẩm mầu một cách mê mẩn, thấy vậy, bà bán hàng mới hỏi:

– Cậu thích mấy túi phẩm mầu này chứ? Chúng đẹp lắm có phải không?

Ông Tú lúc này thì như người tỉnh cơn mê, ông ta quay qua nhìn bà bán hàng mỉm cười gật đầu, thế rồi lại chăm chú ngắm nhìn những mầu sắc sống động này. Ngắm nhìn thêm một lúc, ông Tú quay ra hỏi:

– Bà cho tôi hỏi, làm sao bà có thể pha chế ra được những mầu sắc sống động làm mê hoặc lòng người như vậy?

Bà bán hàng mỉm cười nói:

– Cậu quả là người có đôi mắt tinh đời, không lẽ cậu cũng làm nghề gì mà có liên quan tới pha chế mầu?

Ông Tú mỉm cười, thế rồi ông đáp:

– Chả giấu gì bà, gia đình tôi vốn làm nghề buôn bán vải. Thế nhưng mà chúng tôi đang hết sức đau đầu về việc pha chế thuốc nhuộm.

Nghe đến đây, bà bán hàng cười lớn bà ta nói:

– Quả là duyên trời, duyên trời đã đưa cậu tới cửa hàng này…

Thế rồi bà bán hàng tiến tới gần ông Tú nói nhỏ:

– Cậu thích những mầu sắc này chứ?

Ông Tú có hơi ngạc nhiên, ông ta nói:

– Tôi thấy chúng quả thức rất là đẹp…

Bà bán hàng hỏi tiếp:

– Cậu có ý định mua phẩm mầu của tôi chứ?

Ông Tú lưỡng lự một chút, thế rồi ông ta nói:

– Tôi có ý định mua nhiều lắm, liệu bà có làm kịp với số lượng lớn không?

Bà bán hàng cười lên hanh hách, bà ta lắc đầu nói:

– Ý tôi không phải là thế… mà là nếu cậu muốn, tôi sẽ bán cho cậu công thức pha chế mầu … cậu thấy sao?

Ông Tú lưỡng lự một lúc, thế rồi ông ta nói:

– Nếu vậy thì bà muốn bao nhiêu tiền ?

Bà bán hàng ghé vào tai ông Tú nói nhỏ giá cả mà bà ta đưa ra. Ông Tú nghe xong thì giật thót người, ông ta nói:

– Sao giá cao quá vậy? Hơn thế nữa làm sao mà tôi biết chắc được công thức này sẽ giúp cho nghề vải nhà tôi trở nên nổi tiếng chứ?

Bà bán hàng mỉm cười nói:

– Cậu đợi tôi một chút.

Nói rồi bà bán hàng này chạy vào trong nhà. Một lúc sau bà cầm một mảnh giấy đưa ra cho ông Tú. Ông Tú mở ra coi thì thấy bên trong là công thức pha chế một thứ nước gì đó, ông Tú nhìn bà bán hàng nói:

– Cái này đâu phải là công thức pha mầu đâu?

Bà bán hàng nhìn ông Tú mỉm cười một nụ cười gian trá, bà ta nói:

– Ông nói đúng, đấy không phải là công thức pha chế mầu, nhưng chỉ cần thêm vài giọt vào mỗi thùng phẩm mầu trước khi nhuộm vải, ông sẽ có được mấu sắc như mình mong muốn.

Ông Tú nghe xong thì mừng rỡ lắm, thế nhưng như nhớ ra điều gì đó, ông Tú nhìn bà bán hàng nghi ngờ:

– Vậy bà muốn giá cả bao nhiêu?

Bà bán hàng đáp:

– Vẫn là giá đó.

Ông Tú mặt thất vọng gập từ giấy lại đưa về phía bà ta nói:

– Bà thông cảm, giá quá cao… tôi không thể …

Chưa kịp nói hết câu thì bà bán hàng đã chặn tay ông Tú lại, bà ta mỉm cười nói:

– Vậy đi, hãy cầm tờ giấy này về và làm theo lời tôi. Nếu quả thật nó có thể giúp nghề vải nhà ông nổi tiếng hơn thì lúc đó ông trả tiền tôi cũng chưa muộn, còn nếu nó không giúp được gì thì coi như ông không nợ tôi gì cả.

Ông Tú nghe thấy bà bán hàng nói vậy thì ngạc nhiên lắm, ông ta hỏi:

– Bà có chắc không? nhỡ tôi không thành công mà quỵt tiền của bà thì sao?

Bà bán hàng lúc này mới nắm chặt lấy tay ông Tú, ông Tú có thể cảm nhận được một luồng điện chạy qua tay mình. Bà bán hàng nói:

– Tôi tin tưởng ông.

Ông Tú còn quá ngỡ ngàng và sốc với cái nắm tay đó, thế rồi ông Tú gật đầu cầm tờ giấy thu lại tay mà nói:

– Thôi được rồi, tôi hứa với bà. Nếu thành công tôi sẽ trả tiền đầy đủ cho bà.

Nói xong ông Tú cất tờ giấy chào tạm biệt bà bán hàng quay đi thì bị bà ta gọi lại. Ông Tú quay đầu nhìn bà ta ngơ ngác, bà bán hàng mắt gườm gườm nhìn ông Tú nói:

– Tôi còn một điều muốn nhắc nhở ông.

Ông Tú quay hẳn người tiến lại nói:

– Bà còn có điều gì muốn nói?

Bà bán hàng nói giọng rờn rợn:

– Tất cả những tấm vải sau khi đã được nhuộm mầu thành công thì tuyệt đối không được mặc cho người sắp chết ông nghe rõ chưa?

Ông Tú nghe xong câu đó thì không hiểu gì hết, thế nhưng rồi ông cũng chỉ đáp:

– Tôi đã hiểu.

Thế rồi ông Tú cáo lui ra về.

Ông Tú sau khi lấy được công thức đó thì liền về ngay nhà, ông ta sai người làm làm theo như những gì tờ giấy ghi và cho vào phẩm mầu trước khi nhuộm vải. Không bao lâu sau, vải do dòng họ Ngô làm ra đã nổi tiếng khắp vùng, thậm chí có nhiều người từ khắp nơi đều cất công đến làng này mà mua cho kì được một cuộn vải để may quần áo.

Sau khi nghề vải nhà họ Ngô thành danh, cha của ông Tú cũng đã giữ lời hứa và để cho ông lên cầm quyền mọi việc. Riêng về ông Tú cũng đã không nuốt lời, ông ta đã giả tiền đầy đủ cho bà bán phẩm mầu như đã giao kèo, một số tiền đủ lớn để đến đời con bà ta cho dù có không phải làm ăn gì cũng sống sung túc. Cũng kể từ đó, mà vải nhà họ Ngô này đã trở nên nổi tiếng, thế nhưng ông Tú lại chưa bao giờ tự hỏi lòng mình rằng thứ dung dịch mà ông pha vào mầu nhuộm là thứ gì.

Chắc có lẽ cũng bởi vì ông ta quá vui mừng khi mà bây giờ ông có thể thỏa ý đi coi đào hát và tha hồ lăng nhăng với mấy ả đào mà không sợ bị cha mình la mắng. Tuy nhiện, ông trời đã cho ông Tú một dấu hiệu của việc làm sai lầm của ông ta đó là khi mà nghề vải của dòng họ Ngô lên đến mức đỉnh điểm cũng là ngày mà cha của ông Tú qua đời. Nhưng có lẽ ông Tú cũng chẳng bận tâm mấy khi mà tiền đồ của gia đình ông Ta đang ngày càng thành đạt và phát triển.

Ngoài ba mươi tuổi thì ông Tú được mẹ mình gả cho bà Hà, một người con gái nết na thùy mỵ. Ông Tú nhìn thấy bà Hà có nét đẹp dịu dàng, lại ngoan hiền thì chết mê chết mệt và yêu bà Hà lắm. Thế nhưng cũng chẳng được bao lâu, khi mẹ của ông Tú qua đời thì ông ta cũng có phần chán bà Hà và lại vùi đầu vào coi ca hát và ả đào. Chẳng trách mà tuy đã có mấy mặt con, nhưng sợ vợ phát hiện, ông Tú thường cho vợ con mình đi chơi xa mấy ngày còn ông ta lấy cớ là ở nhà trông coi công việc nhưng thực chất là để gọi đào hát về nhà.

Mấy năm sau thì bà Thoa được bà Hà mang về nhận làm con nuôi nhưng thực chất là dưới danh nghĩa là người giúp việc. Trong một lần nọ, bà Thoa đã tình cờ phát hiện ra ông Tú đang ngoại tình với một ả đào hát khá trẻ và xinh đẹp với thân hình vô cùng gợi cảm có tên là Lan.

Bà Thoa đã nhiều lần mach với bà Hà, thế những bà Hà bao lâu nay sống chung với chồng mình thì đã quá hiểu, bà vẫn làm ngơ để ấm êm cửa nhà. Ông Tú hàng ngày cứ lấy cớ là đi công việc nhưng thực chất là hẹn hò với Lan để cùng nhau vui vẻ. Nhiều Lần ông Tú hứa sẽ cưới Lan làm vợ lẽ, thế nhưng khi ông nghĩ lại mình đã có với bà Hà mấy mặt con và sợ rằng bà sẽ không đồng ý nên mỗi lần Lan hỏi ông đều trì hoãn.

Thế nhưng mọi chuyện chỉ đổ bể khi mà ông biết tin rằng Lan đã có thai với ông. Kể từ đó ông Tú trốn bặt trong nhà không dám ra ngoài, đồng thời trong lòng ông ta canh cánh lo sợ Lan sẽ tới để hủy hoại thanh danh của ông. Tuy ông Tú đã cho Lan khá nhiều tiền bạc và khuyên cô nên rời đi chỗ khác nhưng Lan vẫn nhất quyết không chịu, và nằng nặc bắt ông Tú phải thực hiện lời hứa là cưới mình.

Rồi cái thời khắc định mệnh cũng đã đến, không biết đó là điềm may mắn hay điểm gở của ông Tú khi mà cuối cùng Lan cũng mò tới nhà ông ta vào một ngày mưa bão bùng. Thì ra do Lan có thai nên đoàn hát đã buộc lòng phải cho Lan thôi việc, thêm vào đó cô vốn mồ côi từ nhỏ, may có tí tài nên được một chân ả đào, nay không còn một nơi nương tựa bấu víu, cô buộc lòng phải tìm tới nhà ông Tú. Hôm đó lại đúng là lúc mà vợ và các con ông về nhà ngoại chơi chỉ còn mỗi ông ở nhà, người làm thì đã ra xưởng vải hết cả. Lan tới nhà nằng nặc đòi ông Tú phải cưới mình, thế nhưng ông Tú nhất quyết không chịu, hai người to tiếng cãi vã nhau ngay giữa sân nhà dưới cơn mưa ào ạt. Chỉ không may cho ông Tú đó là bà Thoa lúc đó còn ở nhà, bà đã đứng dưới bếp và chứng kiến hết mọi chuyện. Lan vừa khóc lóc đứng dưới mưa vừa chỉ tay vào bụng mà nói:

– Đây là con anh mà anh không chịu nhận sao?

Ông Tú tức tối quát:

– Mày câm mồm đi! cái loại xướng ca vô loài như mày ân ái với biết bao nhiêu thằng! Giờ mày mang nó đên đây và vu khống nó là con của ông à?!

Lan vẫn khóc nức nở, cô quỳ xuống ôm lấy chân ông Tú mà nói:

– Em xin anh mà… anh hãy nghĩ lại đi … không vì em thì cũng vì con anh thôi…

Ông Tú nhất quyết nói không, thế xong ông ta mắng chửi Lan đủ điều. Cuối cùng ông Tú dùng chân đạp vào người Lan khiến cô phải buông chân ông ta ra mà lăn lộn ngã xõng xoài ra dưới sân. Ông Tú chỉ tay vào mặt Lan mà quát:

– Đồ đĩ đượi! Mày cút ngay ra khỏi nhà ông!

Mưa vẫn rơi xối xả, Lan từ từ chống tay đứng dây, cô lau nước mắt ôm cái bụng bầu đã gần năm tháng. Chợt Lan thay đổi, cô cười lên khanh khách, cái nụ cười ghê rợn đó không chỉ khiến cho ông Tú mà ngay đến cả bà Thoa đáng lấp ló dưới cửa bếp phải rùng mình sợ hãi nổi da gà. Lan đứng dưới mưa chỉ tay vào mặt ông Tú mà nói:

– Mày… mày không đáng là loài cầm thú! Rồi … rồi cả gia đình mày sẽ không yên với hai mẹ con tao đâu!

Thế rối Lan chỉ tay thẳng lên bàn thở tổ mà hét lớn:

– Cả cái dòng họ Ngô này rồi sẽ phải mạt vận!!!

Ngay sau cái tiếng quát đầy giận dữ đó thì trên trời một tiếng sấm vang lên làm rung động cảnh vật. Ông Tú nghe Lan chửi thì nóng mặt, thêm phần ông lo sợ rằng bọn giúp việc có thể quay về bất cứ lúc nào, ông ta lao mình xuống sân tát mạnh vào mặt Lan một cái khiễn cô ngã xuống đất. Ông Tú chỉ tay ra cửa và quát lớn:

– Cút! Mày cút ngay!

Lan từ từ đứng lên, cô mỉm cười nhìn ông Tú với ánh mắt ghê rợn:

– Mày hãy nhớ lấy ngày hôm nay … hãy nhớ lấy …

Thế rồi Lan từ từ bước ra khỏi cửa, vừa đi cô vừa cười lên khanh khách như người điên. Ông Tú lúc này thỉ chỉ còn biết đứng đó mà thở phào nhẹ nhõm, còn bà Thoa đứng trong bếp chứng kiến tất cả mọi việc, không biết kể từ lúc nào mà hai hàng nước mắt của bà đã tuôn rơi.

Ít ngày sau, người dân trong làng tá hỏa lên khi họ phát hiện ra một xác chết giữa hồ nổi lềnh bềnh. Khi họ vớt lên thì càng muôn phần kinh hãi và đớn đau hơn nữa khi mà cô gái này đang có thai. Ông Tú cũng là người có mặt ở đó và ông ta dường như là chết lịm đi khi mà ông nhận ra đó chính là Lan, và trên người Lan đang mặc một bộ áo dài do chính ông Tú sai người may tặng, bộ áo dài trắng tinh đầy gợi cảm.

Quá hối hận và sợ hãi tới những gì mà Lan nói trước khi chết, ông Tú đã đứng ra làm ma chay cúng kiến cho Lan và đưa tro cốt của cô lên chùa. Như nhớ tới lời bà bán hàng căn dặn ngày nào, ông Tú kể từ ngày Lan chết thì làm nhiều việc công đức lắm, đồng thời ông bắt con cháu hàng ngày phải lên chuà cúng kiến và giúp đỡ người nghèo, thế những có lẽ ông ta làm những việc đó cũng là để tránh lấy cái vận hạn sau này mà thôi.

Ông Tú cũng nhiều lần lên phố huyện và tìm tới cửa hàng bà bán phẩm mầu hôm nào để nhờ bà giúp đỡ thế những tuyệt đối không còn nhìn thấy cửa hàng bán phẩm mầu đó đâu nữa. Thời gian cứ thế thấm thoát trôi qua, ông Tú thấy rằng nghề vải của gia đình ông vẫn phát triển như thường thì ông ta cũng đã dần dần quên đi cái bị kịch ngày nào và sự sợ hãi trong ông có lẽ cũng đã giảm dần đi. Có điều mà ông Tú mãi mãi không thể ngờ được rằng đó là bà Thoa đã trông thấy hết và nói với bà Hà. Bà Hà tuy biết vẫn lặng thinh, bà Hà và bà Thoa chỉ chăm chỉ lên chùa nơi để tro cốt của Lan để cúng kiến và cầu mong hai mẹ con cô ta yên nghỉ mà tha tội cho chồng mình mà thôi.

Cuối cùng bà Hà cũng mắc căn bệnh lạ và mất sớm để lại mình ông Tú và đàn con. Thế những ông Tú vẫn không biết đó là dấu hiệu của quả báo đầu tiên giáng xuống gia đình ông. Ông Tú chỉ thực sự nhớ lại mọi chuyện và kinh hãi khi mà ông nghe thấy người thầy bói mù đi dạo khơi lại mọi chuyện lúc ông Tú coi bói ở trước đình làng.

… Hiện tại…

Tiếng người lục đục cùng với tiếng gà gáy khiến cho bà Thoa tỉnh giấc. Bà Thoa ra đến sân thì thấy mọi người đang dọn dẹp đồ đạc như thể đi đâu đó. Bà đứng nhìn mọi người thì vô cùng kinh hãi, cụ Lộc cũng đang ngồi ở thềm uống nước trà và đợi bà Thoa từ lúc nào rồi. Bà Thoa từ từ tiến lại phía cụ Lộc và nhìn quanh, bà Thoa tự hỏi không lẽ điều mà bà Hà lo ngại nếu như chuyện này đổ bể và con cháu trong nhà biết được thì dòng họ Ngô từ nay chấm hết hay sao..?
User avatar
tuvi
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $57,250
Posts: 96097
Joined: 29 Apr 2006
Location: FRANCE
 
 

Re: Nghiệp Chướng - Thạch Bất Hoại

Postby tuvi » 05 Jul 2019

Phần 7: Chó Chống Gậy Đội Nón

Bà Thoa từ từ tiến lại chỗ cụ Lộc, đồng thời bà nhìn quanh với ánh mắt lo ngại. Còn chưa kịp nói chuyện với cụ Lộc thì con nhỏ Huệ đã chạy tới bên bà Thoa níu tay bà mà nói:

– Bà ơi … bà coi kia … người nhà mình đang chuẩn bị đồ đạc bỏ đi hết cả rồi…

Bà Thoa nghe xong thì chết điếng trong lòng, quả nhiên như lời bà Hà đã nói, nếu như con cháu trong nhà này mà biết được chân tướng sự việc thì bọn chúng sẽ bỏ đi khỏi cái làng này ngay và sẽ không bao giờ trở về. Bà Thoa đứng nhìn mọi người kéo vali và đang hối thúc nhau rời khỏi nhà thờ tổ họ Ngô càng sớm càng tốt mà lòng đau như cắt. Lúc này một cô trong họ đi ngang qua bị bà Thoa kéo tay lại và nói:

– Tại sao mọi người có thể bỏ đi trong lúc nước sôi lửa bỏng như thế này được cơ chứ?

Bà cô này nhìn bà Hoa nói:

– Bà chưa nghe tin gì sao? Con con Hoa mới chết đêm qua, y như là đứa con đầu tiên của nó. Con nghĩ bà cũng nên chạy khỏi đây đi là vừa, ông Tú đã giáng họa xuống đầu cả họ này rồi, còn không đi nhanh là tất cả sẽ bị vong quỷ hãm hại đó.

Bà Thoa nghe đến đứa con của Hoa chết thì bà tuôn rơi nước mắt, “không lẽ cả dòng họ Ngô rồi sẽ lụi bại hay sao?” bà Thoa tự hỏi lòng mình. Lúc này cụ Lộc bảo con nhỏ Huệ đỡ cụ dậy và đưa đến phía bà Thoa. Cụ Lộc khẽ đặt tay lên vai bà Thoa, bà Thoa quay lại nhìn thì chỉ thấy cụ lắc đầu. Bà Thoa nói:

– Cụ … cụ có cách nào giúp dòng họ Ngô không cụ?

Cụ Lộc nghe xong chỉ cúi mặt không nói năng gì, bà Thoa thấy thế thì cũng thất vọng lắm. Bà ta nói:

– Vậy chi phí hết bao nhiêu để con gửi?

Cụ Lộc lúc này mới ngửng đầu lên nói:

– Không cần tiền nong gì đâu… thực ra thì bản thân tôi không có cách gì giúp gia đình được … nhưng tôi biết chắc chắn có một người có thể tiêu diệt được hai con vong quỷ này.

Bà Thoa nghe thấy vậy thì trong đầu như lóe lên một tia hy vọng nhỏ nhoi, bà mừng rỡ hỏi:

– Người đó là ai hả cụ?

Cụ Lộc đáp:

– Đó chính là ân nhân cứu mạng của tôi.

Bà Thoa nghe thấy vậy thì ngạc nhiên lắm, thế rồi bà hỏi lại:

– Nhưng … nhưng cụ có biết giờ người đó ở đâu không?

Cụ Lộc đáp:

– Có chứ, sau khi được ân nhân cứu mạng và dạy thuật “con mắt âm dương”, tôi đã hỏi vong linh và tìm ra được nơi ở của ân nhân… ân nhân tên là Trúc, có một ngôi nhà trên núi cách đây không xa lắm…

Bà Thoa nghe thấy vậy thì vui mừng nói:

– Vậy thì tốt quá rồi, cụ có thể đưa tôi tới đó được không?

Cụ Lộc nói giọng e ngại:

– Bây giờ chưa đi được, vì vong quỷ vẫn còn vảng vất… nếu bây giờ mà đi ngay thì chúng sẽ ngăn bước không cho bà đi được đâu …

Bà Thoa nghe thấy cụ Lộc nói vậy thì có chút thất vọng, bà hỏi:

– Vậy phải đợi đến bao giờ hả cụ…

Cụ Lộc lúc này nói:

– Hãy đợi đếm đêm mai, khi mà vong quỷ đã giết được hai con chó giữ nhà của gia đình và nhập vào chúng đến giết tôi… đợi khi nào mà bà nhìn thấy xác hai con chó trước sân nhà thì hãy cùng với cô bé này tìm đến nhà ân nhân của tôi…

Cụ Lộc vừa nói vừa hua tay tìm Huệ, bà Thoa nghe thấy vong quỷ tìm giết cụ Lộc thì trong lòng vô cùng bối rối và sợ hãi, bà nói:

– Cụ nói sao? Sao hai con vong quỷ đó lại giết hại cụ được?

Cụ Lộc trên mặt nở một nụ cười thư thái, cụ nói:

– Bà đừng lo … tôi biết rằng tôi sẽ phải chết nếu như tôi đến giúp gia đình lật ra chân tướng của hai con vong quỷ này … thế nhưng tôi cám chịu số phận đó, vì tôi không nỡ lòng nhìn cảnh “nhân quả tuần hoàn”, dù sao thì con cháu dòng họ Ngô cũng không làm gì nên tội mà phải gánh lấy cái vận hạn lớn như vậy … hay coi như đây là một sự giải thoát cho tôi, vì nói cho cùng thi đáng lẽ tôi phải chết cách đây mười năm rồi…

Nghe đến đây bà Thoa và con nhỏ Huệ đều tuôn rơi dòng lệ mà cảm động trước tấm lòng nhân hậu của cụ Lộc.

Cụ Lộc bảo hai người vào gian nhà chính để cụ nói rõ thêm. Vào trong nhà, cụ Lộc đưa cho bà Thoa một chuỗi tràng hạt bằng gỗ và nói rằng đây là chuỗi tràng hạt của Địa Tạng Vương Bồ Tát, nếu sau này trên đường đi tìm ân nhân Trúc mà có gặp chuyện gì cản trở thì hãy lấy nó ra mà cầu cứu Địa Tang Vương.

Tiếp theo đó, cụ Lộc vẽ và đưa cho bà Thoa tấm bản đồ chỉ đường từ nhà thờ tổ của họ Ngô tới nhà ân nhân trúc trên núi cao. Cả bà Thoa và con nhỏ Huệ đều hết sức ngỡ ngàng khi mà cụ Lộc bị mù lại có thể vẽ ra một tấm bản đồ chi tiết như vậy, không lẽ cụ Lộc vẽ tấm bản đồ ra từ trong tiềm thức của mình? Xong xuôi đâu đó, cụ Lộc còn căn dặn rằng chỉ có bà Thoa và con nhỏ Huệ có thể đi gặp ân nhân Trúc mà thôi, tuyết đối không một ai khác được đi cùng. Ngoài ra, cụ Lộc còn đưa cho bà Thoa bẩy lá bùa vàng có chữ đỏ ở trên và nói bà dán ba lá bùa này lên ba cách cửa vào ba gian nhà, bốn lá còn lại thì gián lên bốn cây cột gỗ trước hiên nhà để tránh bị vong quỷ quậy phá trong khi đợi tới lúc lên đường.

Cuối cùng, cụ Lộc lấy trong rương ra ba đồng xu cổ đặt vào tay bà Thoa và căn dặn bà ra chợ mua ngay một căn miếu nhỏ bằng gỗ để ở ven hồ, cho ba đồng xu này vào giữa để coi như là cám ơn vong nữ ngày nào đã tiết lộ mọi chuyện để cô ta có một nơi nương thân, đợi khi mọi việc êm xuôi, vong quỷ bị tiêu diệt thì nhớ thường xuyên cúng kiến để vong nữ bớt đi cô đơn lạnh giá và sớm ngày được siêu thoát. Sau khi mọi thứ đã đâu vào đó, cụ Lộc đứng lên tạm biệt bà Thoa và con nhỏ Huệ ra về, thêm vào đó cụ tuyệt đối không lấy một đồng tiền phí nào vì cụ bảo rằng cụ sắp tận số nên tiền bạc cũng chẳng để làm gì. Bà Thoa sai con Huệ chạy đi gọi xe đò, còn bà thì tiễn cụ Lộc ra cửa. Ra đến cửa bà Thoa nói:

– Cụ thông cảm, tôi không thể đưa cụ về tận nhà được, thật là nhọc công cụ quá.

Cụ Lộc mỉm cười, lúc này hai con chó nhà ông Tú cũng đã chạy ra mà quấn quýt dưới chân cụ ta. Cụ Lộc cúi xuống vuốt ve chúng, cụ nói:

– Không có chi, giúp người là nguyện vọng của cả đời tôi… Nhưng tôi muốn nhắc bà rằng, Huệ là cô bé mang lại may mắn cho gia đình hay như dòng họ Ngô này. Còn có Huệ là dòng họ Ngô sẽ chưa tàn bại ngay được… nên tôi ước tính vong quỷ sẽ tìm cách hãm hại Huệ trước. Thế cho nên bà và Huệ hãy vô trong gian nhà chính ngủ ngay cạnh bàn thở tổ để chánh rủi ro.

Bà Thoa nghe thấy vậy thì cũng có hơi sợ hãi, thế nhưng rồi bà cũng nói:

– Cám ơn cụ, tôi sẽ cố hết sức bảo vệ con Huệ.

Cuối cùng chiếc xe đò cũng đã tới, cụ Lộc lên xe ngồi, chiếc xe từ từ lăn bánh, cả Huệ và bà Thoa đứng dưới nhìn theo chiếc xe đầy cảm kích, cụ Lộc lúc này mới nói lớn:

– Bà hãy nhớ lấy bà Thoa, chỉ có bà mới cứu được dòng họ Ngô mà thôi.

Bà Thoa nghe theo lời cụ Lộc, bà cầm bùa dán lên những vị chí mà cụ đã nói. Bây giờ dòng họ Ngô con cháu đã bỏ đi gần hết, chỉ còn lại hai vợ chồng người con thứ hai và gia đình người con thứ bẩy. Bà Thoa căn dặn mọi người tối nay chia nhau vào từng gian nhà mà ngủ và đóng chặt cửa lại để chánh bị vong quỷ làm hại, còn bà và nhỏ Huệ sẽ ngủ ở gian chính. Khi đã sắp xếp xong, bà Thoa cùng Huệ ra chợ mua một ít đồ cúng và một cái miếu nhỏ bằng gỗ mang ra cái hồ ngay giữa làng và làm theo lời cụ Lộc để cảm tạ vong nữ đã quên mình mà giúp đỡ dòng họ Ngô.

Thời gian trôi qua thật mau trong sự hồi hộp của những người còn sót lại tại ngôi nhà thờ tổ họ Ngô, nhất là bà Thoa với nhỏ Huệ. Cuối cùng cái đêm định mệnh cũng đã tới, mọi người được phân công vị trí, gia đình nào về gian nhà được chỉ định mà đóng cửa lại tắt đèn. Riêng bà Thoa và nhỏ Huệ vào gian giữa có bàn thờ tổ đóng cửa và nằm trên sập, kim đồng hồ chỉ mười giờ đêm, cả hai nằm hồi hộp trên sập như thể đón đợi coi rồi chuyện gì sẽ xảy ra.

Thời gian cứ thế trôi qua, khi kim đồng hồ chỉ mười hai giờ đêm, thì cả hai người cũng đã ngủ thiếp đi lúc nào không biết. Bà Thoa nằm ngủ bên cạnh con nhỏ Huệ thì bất chợt bà giật mình bởi vì lạnh. Bà Thoa mở mắt ngước nhìn đồng hồ thì cũng đã gần một giờ đêm rồi, cái thời khắc mà âm khí sung thiên. Bà Thoa ngồi dậy trên sập lấy hai tay xoa vào người như thể lạnh lắm, bà quay qua nhìn con nhỏ Huệ thì thấy nó vẫn nằm ngủ ngon lành. Lúc đầu bà Thoa nghĩ là chắc không có chuyện gì nên định ngả lưng xuống ngủ tiếp thì bất chợt bà như cảm nhận được đang có ai đó đi lại ngoài hành lang kia. Nghĩ đến đây, bà Thoa ngồi dậy nhìn xuống khe cửa dưới nền đất thì bà thấy có một bóng đen cứ lướt đi lướt lại ở bên ngoài. Như linh tính rằng vong quỷ đang đến đòi mạng nhỏ Huệ, bà lập tực quay qua kiểm tra nhỏ Huệ. Bà Thoa khẽ lay gọi Huệ:

– Huệ … Huệ ơi …

Thế nhưng lay gọi mãi mà nhỏ Huệ vẫn không tỉnh dậy, quá sợ hãi, bà Thoa đưa hai ngón tay lên mũi nó, sau đó là để lên mạch ở cổ. “Không xong rồi!” bà Thoa thoáng chột dạ, tại sao mà mạch của nhỏ Huệ lại đập yếu như thế này chứ. Còn đang cuống cuồng không hiểu có chuyện gì xảy ra với nhỏ Huệ thì chợt bên tai bà Thoa vang vảng lên tiếng cười rúc rich của một đứa con gái. Bà Thoa nổi da gà ớn lạnh, thế rồi bà lẩm bẩm “vong quỷ hay mau mau mà cút đi”. Ngay sau cái câu mắng đó, bất chợt cái cửa gian nhà chính rung lên ầm ầm như thể có ai đó từ ngoài cố ý đẩy cửa vào, bà Thoa sợ hãi ngồi trên sập co rúm người lại. Cánh cửa rung lên một hồi rồi thôi, bà Thoa lúc này mới mon men tiến lại phía cánh cửa, chắc bà ta tính ngó qua khe cửa để coi coi ai đang ở ngoài đó. Ngay khi bà Thoa bước đến trước cửa, một cơn gió lạnh buốt luồn qua khe thổi vào chân bà Thoa khiến bà phải lùi lại, bà Thoa cúi xuống nhìn thì còn thất kinh hơn nữa khi mà cái lá bùa mà cụ Lộc đưa cho bà để bà dán lên cửa đã bị rụng ra và gió thổi bay cả vào buồng.

Bà Thoa thất kinh lùi lại xa hơn thì bỗng gió nổi lên thổi qua khe cửa và cửa sổ rít lên từng hồi, gió mạnh lùa vào khiến cho một số đồ đạc trên bàn thờ phải đổ vỡ. Bà Thoa còn đang quá kinh hãi hết nhìn lên bàn thờ rồi nhìn ra cửa thì chợt bà nghe tiếng lục đục trên sập. Bà Thoa quay qua nhìn thì như đứng tim khi mà con nhỏ Huệ mới lúc nào còn đang nằm ngủ yên bình vậy mà giờ đây toàn thân nó co giật và sùi bọt mép đến rợn người. Nhanh như chớp, bà Thoa lao ngay lên sập, bà ta tìm mọi cách để giữ cho người của nhỏ Huệ đỡ bị co giật. Thế nhưng khi bà Thoa chạm vào người của Huệ thì bà còn kinh hãi hơn nữa khi mà toàn thân của nhỏ lạnh giá như một tảng nước đá. Bà Thoa nghĩ thầm trong đầu rằng biết đâu bùa của cụ Lộc cũng vô dụng trước sức mạnh của vong quỷ, và bây giờ chúng đang đòi mạng nhỏ Huệ.

Trong cái tình huống nước sôi lửa bỏng đó, bà Thoa như nảy ra một ý. Bà Ta tiến tới quỳ xuống trước mặt bàn thờ tổ mà khấn:

– Con xin các cụ xá tội cho con, chỉ vì tình hình cấp bách lắm rồi.

Khấn vái xong, bà Thoa với cái bát ô tô không để ở ngăn tủ đặt xuống đất, thế rồi bà ta tụt quần và tiểu vào cái bát đó. Xong xuôi, bà Thoa cầm bát nước tiểu của mình mà vẩy tứ phía khắp nhà, chỗ nước tiểu còn lại bà tạt thẳng vào mặt Huệ. Chỉ thấy Huệ người rung lên một đợt mạnh xong ngưng hẳn. Ngay khi Huệ ngừng co giật, bà Thoa nghe thấy tiếng la hét vang vọng đâu đó của một người phụ nữ đến inh tai nhức óc. Bà Thoa để cái bát xuống mà tiến lại lên sập và lay lay người nhỏ Huệ như cố ý gọi nhỏ dậy. Nhỏ Huệ lúc này từ từ mở mắt, toàn thân nhỏ cũng ấm dần lên. Nhỏ Huệ ngồi dậy nhìn bà Thoa thế rồi nhỏ thấy người mình nồng nặc mùi nước tiểu thì mới hỏi:

– Có chuyện gì thế bà?

Bà Thoa lúc này mới thở phào nói:

– Lúc nãy vong quỷ phá bùa, chúng định lấy mạng con. Ta phải dùng nước tiểu của mình để đuổi chúng đi … tại vì ma quỷ sợ dơ mà con. Thế con không biết chuyện gì xảy ra với mình hả?

Huệ ngồi đó nghe bà Thoa nói mà rợn người, thế nhưng cô cũng chỉ lắc đầu vì không nhớ gì cả.

Hai người còn chưa hết bàng hoàng thì chợt bên ngoài vang lên những tiêng tru ông ổng như xé tan cả màn đêm tĩnh lặng. Nhỏ Huệ sợ hãi như định hỏi bà Thoa thì bà ta đã lấy tay chặn miệng nhỏ lại, thế rồi bà Thoa và nhỏ Huệ nhẹ nhàng rời khỏi sập và tiến ra cửa chính. Cái tiếng tru ghê rợn của hai con chó nhà ông Tú dần dần biến thành những tiếng ăng ẳng tựa như chúng bị ai hành hạ vậy. Bà Thoa với nhỏ Huệ đứng nhìn qua khe cửa, hai người sững sờ trước cảnh hai con chó đang vật lộn trong không trung, mõm vẫn kêu lên những tiếng ăng ẳng như thể đau đớn lắm. Hai con chó cứ vật lộn trong không trung, bất ngờ một loạt tiếng bẻ xương “răng rắc” vang lên, thế rồi hai con cho như thể bị ai kéo đi ra khỏi tầm nhìn của cả hai người.

Bà Thoa và nhỏ Huệ lúc này đứng đó nín thở mà cố nhìn qua hai bên để coi coi hai con chó đó đã biến đi đâu. Chỉ mấy giây sau, con nhỏ Huệ như muốn hét lên kinh hãi cũng may là bà Thoa đã bịt miệng nhỏ đó lại kịp thời. Đập vào mắt hai người là cảnh tượng hai con chó đang đi bằng hai chân ra, con mực đi trước đầu đội nón, chân trước chống gậy y như một lão già, con vàng thì đi theo sau nhưng thẳng lưng. Từ phía chúng phát ra một loạt tiếng “lục cục” như xương bị bẻ khớp, thêm vào đó hai con cứ vừa đi vừa thi nhau rít lên những tiếng ai oán ghê rợn, cứ như thể tiếng ma cười rúc rich vào buổi đêm vậy.

Hai người vẫn đứng đó nín thở nhìn hai con chó từ từ đi ra khỏi nhà, lúc này bà Thoa nghĩ thầm trong đầu “cụ Lộc”. Khi hai con chó đã đi khỏi, cả hai người mới trèo lại lên sập ngồi, thế nhưng không ai nói với ai câu gì. Tới tầm năm giờ sáng, do là mùa đông nên trời còn tối mịt mù, bà Thoa nghe thấy tiếng “ăng ẳng” rên lên be bé thì bà lao ngay ra cửa nhòm qua khe, bà Thoa không cầm nổi nước mắt khi thấy con vàng đang cắn vào cổ con mực mà lôi nó từng bước về lại vào sân. Khi tới được giữa sân, con vàng nhả con mực ra thế rồi bản thân nó cũng đổ gục người xuống sân, đầu hướng thẳng về gian nhà chính nơi bà Thoa đang đứng nhòm.

Thấy rằng thời cơ đã đến, bà Thoa chạy lại lôi con nhỏ Huệ dậy đồng thời với gói đồ đã có sẵn mấy thứ mà cụ Lộc đưa. Hai người mở cửa lao về phía chiếc xe máy, con nhỏ Huệ ra đến sân thì nó nhìn thấy xác hai con chó thì nó như khựu xuống. Xác con mực nhìn qua thì có vẻ như toàn bộ khớp xương của nó đã bị trật ra ngoài, còn con vàng thì máu đỏ cứ ứa ra từ miệng. Huệ ngồi đó bật khóc, cô run rẩy nói:

– Mực ơi … vàng ơi …

Bà Thoa thấy vậy thì vội kéo nó đứng lên và giục:

– Mau đi thôi cháu ơi … nếu không là không kịp đâu…

Thế rồi bà Thoa lôi con Huệ ra chỗ để xe máy. Hai người ngồi trên xe và lao đi. Bà Thoa ngồi trên xe mở bản đồ và chỉ đường cho con Huệ chạy, trên mặt hai người bây giờ vẫn ướt đẫm lệ vì khóc thương cho hai con chó xấu số và cụ Lộc.
User avatar
tuvi
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $57,250
Posts: 96097
Joined: 29 Apr 2006
Location: FRANCE
 
 

Re: Nghiệp Chướng - Thạch Bất Hoại

Postby tuvi » 05 Jul 2019

Phần Cuối

Bà Thoa và nhỏ Huệ lái xe mãi, theo như bản đồ chỉ dẫn của cụ Lộc thì phải đến gần đến tám giờ sáng họ mới tới được chân ngọn núi đó. bà Thoa bảo nhỏ Huệ:

– Đường đến đây thì dễ đi rồi, cháu cứ đi thẳng một con đường men lên núi là sẽ gặp được nhà của ông Trúc.

Nhỏ Huệ gật đầu, thế rồi nhỏ rồ ga lên số, cả hai người chạy băng băng mon theo con đường mòn lên núi.

Nếu theo đúng như bản đồ chỉ dẫn, và đúng như ước tính của bà Thoa thì chỉ tầm nửa tiếng sau sẽ tới được trước cửa nhà ông Trúc.

Thế nhưng mà thật là quái lạ làm sao khi mà đi đến còn một phần ba bình xăng vẫn chưa tới được nơi. Nhỏ Huệ còn cảm thấy mệt mỏi hơn nữa khi mà từ nãy giờ lái xe lòng vòng ước tính cũng phải mất đến hơn một tiếng mà chưa thấy căn nhà nào. Đi được thêm độ mười lăm phút nữa, nhỏ Huệ dừng xe và bảo bà Thoa:

– Bà cho con nghỉ một tí, con lái xe từ nãy giờ mệt quá rồi.

Bà Thoa thấy nhỏ Huệ cũng mệt mỏi thật thì đồng ý. Hai người dựng xe ngồi bệt xuống đất cạnh con đường mòn. Nhỏ Huệ quay qua bảo bà Thoa:

– Bà cho con coi thử cái bản đồ.

Bà Thoa đưa cho nó, thế rồi nhỏ Huệ chăm chú nghiên cứu cái bản đồ. Nhỏ Huệ tính đoạn đường từ chân nui cho tới nhà của ông Trúc không hề xa vì Huệ nhớ lúc nhỏ ngước lên nhìn thì thấy ngọn núi này chỉ thoai thoải không hề cao một tẹo nào, vậy mà không hiểu tại sao lúc đi từ nãy đến giờ vẫn không tới? Nhỏ Huệ thì tập chung nghiên cứu cái bản đồ. Bà Thoa nhìn xung quang thì như nhận ra một điều gì đó không phải, bà hỏi nhỏ Huệ:

– Huệ coi đồng hồ bây giờ mấy giờ rồi?

Huệ nhìn cái đồng hồ tay và đáp:

– Hơn mười một giờ trưa rồi bà ơi.

Bà Thoa không đáp lại, bà ta nghĩ ngợi và nhìn lên trời. Thật vô lý quá, quả núi này đâu có nhiều cây lắm đâu mà sao đã gần trưa mà trời vẫn âm u quá vậy? Thế rồi bà Thoa nhìn lại con đường từ hai bên, bà hỏi tiếp nhỏ Huệ:

– Huệ, cháu có thấy đoạn đường này quen thuộc không?

Huệ đặt bản đồ tạm xuống và nhìn quanh:

– Cháu cũng không rõ, tại đoàn đường nào nó cũng như nhau hết à…

Nghe cái câu trả lời đó của Huệ thì bà Thoa còn nghi ngờ hơn nữa. Thế rồi bà Thoa móc trong tui ra một cái khăn tay đã bạc mầu. Bà ta đứng dậy rồi cột nó ở trên một thân cây dễ nhìn. Huệ lúc này mới nhìn theo và hỏi:

– Bà làm gì thế ạ?

Bà Thoa đáp:

– Không có gì đâu.

Xong xuôi đâu đó, bả bảo nhỏ Huệ lên đường đi tiếp không có thì muộn mất. Hai bà cháu lại tiếp tục lên xe nổ máy và lao đi. Lần này đi được năm phút, cả hai người không để ý thấy trời mây đen kéo tới giăng kín hết.

Đi được một lúc nữa thì mọi vật xung quanh bắt đồi xám xịt lại khiến cho nhỏ Huệ phải bật đèn pha, bà Thoa ngồi sau thì trong lòng cảm thấy vô cùng lo lắng khi mà đã gần trưa rồi mà trời đất bỗng tối xầm lại y như năm giờ sáng vậy. Chiếc xe máy cứ lao đi bon bon, đi được độ gần một tiếng thì bất ngờ bà Thoa bảo nhỏ Huệ lên đến đầu kia thì dừng lại. Nhỏ Huệ dừng lại, trên khuôn mặt có nét gì đó lo lắng lắm nhỏ bảo:

– Con nghi có chuyện gì không hay rồi bà ơi…

Bà Thoa không nói năng gì, bà xuống xe, tiến về một gốc cây phía trước. Lúc sau bà quay lại trên tay cầm cái khăn tay của mình hồi nãy buộc lên gốc cây. Huệ nhìn thấy bà Thoa cầm cái khắn tay thì kinh hãi vô cùng, không lẽ từ nãy giờ cả hai người cứ đi vòng tròn hay sao? Bà Thoa tiến tới nói:

– Từ nãy giờ bà để ý thấy chúng ta đi qua cái cây có khăn tay này đến ba lần rồi…

Nói đến đây bà Thoa thở hắt ra, còn nhỏ Huệ thì thất kinh, trong đầu nhỏ ta bây giờ có lẽ đang có cái suy nghĩ y như của bà Thoa, không lẽ họ đang bị ma quỷ giấu đường mà đưa đi lòng vòng.

Chợt bà Thoa như nhớ ra chuỗi tràng hạt mà cụ Lộc đưa cho và bảo rằng nếu có vấn đề gì thì hãy lấy nó ra mà sử dụng. Bà Thoa nhanh tay lấy tràng hạt ra, thế rồi bà tiến tới đoạn đường phía trước, bà Thoa quỳ xuống trên mặt đường, bà lồng chuỗi tràng hạt lên hai cổ tay mà chắp tay lại, thế rồi bà nhắm mắt khấn:

– Con kính mong Địa Tạng Vương Bồ Tát rủ lòng thương xót hãy giúp chúng con tìm tới nhà người đàn ông tên Trúc này để cứu lấy dòng họ Ngô, mong ngài hãy dẫn lối chỉ đường cho chúng con.

Bà Thoa cứ lẩm bẩm khấn vái rồi cúi người vái lạy. Sau cái vái lạy thứ ba thì một trận gió lạnh nổi lên. Mây đen trên trời như bị thổi bay đi để lộ chút ánh sáng mặt trời soi rọi xuống mặt đường. Thấy trời đã sáng hẳn lên, lập tức nhỏ Huệ tắt ngay đèn pha xe máy. Thế nhưng phép nhiệm mầu chưa dừng lại ở đây, chỉ tầm một phút sau, khi gió đã ngừng thổi, nhỏ Huệ nhìn ra phía xa xa thì thấy có bóng một người mặc bộ đồ vàng với ánh hào quang mở ảo cứ như là phật hiển linh vậy. Nhỏ Huệ nói lớn:

– Bà ơi nhìn kìa…

Bà Thoa lúc này cũng ngẩng đầu lên thì thấy bóng phật đang đi ở xa xa. Hiểu rằng Địa Tạng Vương Bồ Tát đang ra tay giúp mình, bà Thoa hai mắt nhạt nhòa nói:

– Cám ơn Địa Tạng Vương Bồ Tát.

Thế rồi bà cúi lạy lần cuối và leo lên xe bảo nhỏ Huệ cứ đi theo bóng vị phật đó. Chỉ chưa đây có mười lăm phút sau, hai người đã nhìn thấy bóng một ngôi chùa từ phía xa xa trên núi. Cuối cùng với sự chỉ đường của phật hiển linh, cả bà Thoa và nhỏ Huệ đã đứng ngay trước cửa ngôi chùa, điều mà khiến cho bà Thoa và nhỏ Huệ không thề ngờ được rằng đây lại là một ngôi chùa chứ không phải là một căn nhà. Nhỏ Huệ dựng chân chống xe, thế rồi nhỏ tiến tới gõ vào cái cửa chính mà gọi:

– Có ai ở trong không? chúng tôi đang có việc gấp?

Nhỏ Huệ cứ đứng đó gõ cửa mà gọi nhưng tuyệt đối không có ai ra mở cửa cả. Nhỏ Huệ quay qua hỏi bà Thoa:

– Bà ơi hình như không có ai ở đây cả?

Bà Thoa lắng nghe cho thật kĩ thì bà vẫn nghe thấy tiếng gõ mõ tụng kinh vang vọng từ trong chùa ra. Bà Thoa bảo:

– Con thử gọi lần nữa coi, rõ ràng bà vẫn nghe thấy tiếng gõ mõ tụng kinh phát ra từ bên trong mà…

Nhỏ Huệ lắng tai nghe kĩ thì quả thật là có tiếng gõ mõ tụng kinh phát ra từ bên trong thật, thế là nhỏ lại gõ cửa với gọi lớn thêm hai ba lần nữa, nhưng tuyệt đối vẫn không có kết quả gì. Nhỏ Huệ buồn bã quay qua nhìn bà Thoa nói:

– Bà cháu mình về thôi bà ơi, chứ chắc không có ai đâu?

Bà Thoa như không tin vào điều đó, bà ta rưng rưng nước mắt tiến tới cố gõ cửa, không lẽ cả hai người đã mất bao công sức để đến được đây mà cuối cùng lại ra về tay không hay sao?

Chợt bà Thoa nghi ngờ rằng ma quỷ đang cản trở không cho vào chùa, một lần nữa bà cầm lấy chuỗi tràng hạt lên mà khấn. Thật kì lạ thay, bà vừa khấn dứt câu thì cái cánh cửa gỗ tự động mở toang ra, nhỏ Huệ đứng cạnh bà thì kinh hãi trố mắt mà nhìn, cái cánh cửa lúc nãy còn khóa chặt mà sao giờ tự động mở ra được?

Ngay sau khi cánh cửa này bật mở, bà Thoa và nhỏ Huệ từ từ đi bộ vào. Mùi hương trầm thơm ngát bao trùm lấy họ, một cái cảm giác thư thái nhẹ nhõm đến lạ thường. Khi hai người vào đến bên trong thì không còn nghe thấy tiếng tụng kinh gõ mõ nữa. Còn đang đứng ở giữa sân ngơ ngác nhìn, thì từ trong gian nhà chính tiến ra là một vị sư vô cùng trẻ tuổi mặc áo vàng. Vị sư này tiến ra chắp tay lại hỏi:

– Mô phật, sao hai thí chủ lại vào được đây?

Bà Thoa thấy vậy bèn đưa cho vị sư trẻ tuổi này coi chuỗi tràng hạt. Vị sư trẻ tuổi này mỉm cười, thế rồi cậu ta nói:

– Đúng là duyên số, ông Lộc trước khi chết mà vẫn cứu người, thật đáng khâm phục.

Bà Thoa và nhỏ Huệ thấy vị sư này nhắc đến cụ Lộc thì cái cảm giác thương xót lại dâng trào. Vị sư trẻ tuổi này đưa tay ra mà nói:

– Phiền thí chủ cho bần tăng xin lại chuỗi tràng hạt đó được không?

Bà Thoa đưa lại chuỗi tràng hạt cho vị sư trẻ tuổi, thế rồi bà hỏi:

– Cậu có phải là …

Vị sư trẻ tuổi này đáp luôn:

– Bần tăng chính là Trúc đây.

Nghe đến câu đó thì cả bà Thoa và nhỏ Hương đứng chết lặng, làm sao mà họ tin vào tai mình được cơ chứ khi mà người cứu mạng cụ Lộc cách đây mười năm lại là một người trẻ tuổi như thế này. Còn chưa kịp nói gì thêm, thì sư Trúc đã lấy trong ống tay áo ra đủ tám lá bùa đưa cho bà Thoa và nói:

– Bà cầm tám lá bùa này về, ba lá thì gắn vào cửa của ba gian nhà. Bốn lá sau thì hãy dán vào bốn bức tường trong gian nhà chính, một lá hãy để lên bàn thờ tổ.

Bà Thoa hỏi:

– Thế còn một lá nữa ạ?

Sư Trúc nói:

– Nhà bà có một người con gái tên Hoa, con cô ta mới chết. Bây giờ cô ta đang sốt nặng, không thầy thuốc nào cứu được đâu. Hãy đưa cô ta về và đặt nằm lên một cái bàn ngay trước bàn thờ tổ, cái lá bùa cuối đó hãy dán lên bụng cô ta thì cô ta sẽ ổn thỏa cho tới khi tôi tới. Nhưng nhớ không ai được động vào người cô ta, hãy cứ để cô ta nằm trong đó một mình đợi tôi nghe chưa?

Bà Thoa nghe thấy thế thì thất kinh, “không lẽ nhỏ Hoa đang gặp nạn?”, nhỏ Huệ quay qua nước mắt rơm rớm mà nói:

– Bà ơi … không lẽ chị Hoa…

Bà Thoa lúc này cũng rơm rớm nước mắt, bà ta định nói gì thêm thì đã bị sư Trúc hối:

– Còn không mau đi đi là mọi việc lỡ dở hết đó.

Nghe vậy bà Thoa với nhỏ Huệ liền tức tốc cám ơn và cáo lui lên xe phóng lại về nhà, lần này trên đường về họ tuyệt đối không gặp trở ngại gì, có lẽ cùng nhờ vào tám lá bùa đó.

Về đến nhà, quả nhiên người nhà nói với bà Thòa và nhỏ Huệ rằng Hoa đang được chồng mình đưa đi cấp cứu. Nghe thấy vậy, bà Thoa bảo nhỏ Huệ cùng với vợ chồng bác thứ lên bảo chồng Hoa đưa cô ta về lại nhà thờ tổ. Bà Thoa thì mau mau đi dán bùa vào các vị trí. Phải thuyết phục mãi chồng Hoa mới chịu đưa cô ta về nhà thờ tổ. Mọi người kê một cái bàn để Hoa nằm lên, sau đó bà Thoa để lá bùa trên bụng Hoa, xong xuôi mọi người ra ngoài đóng cửa lại và đợi. Thế nhưng mà từ trong gian nhà chính, Hoa cứ nằm van nài và kiếm cớ để bắt người nhà phải vào với cô. Mấy lần chồng Hoa định lao vào nhưng mọi người ngăn lại, bà Thoa nói:

– Cháu có biết … nhà này bị vong quỷ quậy phá không? sau bao nhiêu việc mà cháu không nhận ra hả?

Chồng Hoa nhìn bà Thoa nói giọng run run:

– Cháu biết chứ bà … nhưng giờ vợ cháu đang ốm nặng … biết đâu …

Bà Thoa hai hàng lệ tuôn rơi nói:

– Còn biết đâu cái gì nữa… nếu cháu muốn cái Hoa khỏe mạnh, và còn muốn có con thì nghe lời bà … ngồi đợi đi …

Người chồng lúc này chỉ còn biết thờ dài, cậu ta đành cắn răng nghe Hoa gọi vọng ra từ trong gian nhà chính mà ngồi ngoài cùng mọi người đợi sư Trúc.

Mọi người nhà họ Ngô đợi trong hồi hộp, đến tầm tối hôm đó, mọi người đang ăn cơm trong bếp thì bỗng chốc một mùi hương trầm thơm ngát phảng phất đâu đây trong không khí. Nhỏ Huệ là người nhận ra mùi hương quen thuộc đó đầu tiên, nó buông bát cơm chạy ra ngoài sân trước, mọi người thấy vậy cùng ùa ra theo. Quả nhiên khi họ ra đến sân cũng là lúc mà sư Trúc đi bộ tay cậm gậy tre có khắc chữ phật đang tiến vào trong sân. Bà Thoa nhìn sư Trúc hỏi:

– Sư thầy đến đây bằng …

Chưa nói dứt câu sư Trúc đã hỏi:

– Thí chủ có làm theo như lời bần tăng dặn không?

Bà Thoa đáp có. Thế rồi sư Trúc bảo mọi người cứ ăn cơm xong đi rồi lên cậu ta dặn dò mấy việc. Mọi người nghe lời vào bếp ăn nốt bữa cơm tối tạm bợ cho xong, sư Trúc thì ngồi lên thềm nhà ngay trước gian nhà chính mà thiền. Nhỏ Huệ pha tạm ấm trà nóng đặt bên cạnh sư Trúc lặng lẽ. Sau khi ăn cơm tối xong, mọi người ngồi trước mặt sư Trúc trên thềm. Lúc này sư Trúc mới mở mắt ra nói:

– Thứ nhất, tôi muốn mọi người biết rõ chuyện gì đang xảy ra với vị nữ thí chủ đang nằm trong kia.

Chồng của Hoa nghe thấy vậy thì toát mồ hôi hột hồi hộp, sư Trúc nói tiếp:

– Sở dĩ hai đứa con đầu lòng của vị nữ thí chủ này khi đẻ ra mà không khóc lóc gì, sau đó cứ vừa tròn hai tháng mà chết chuyện này đều là do vong quỷ gây ra cả.

Mọi người nghe đến đây thì rợn tóc gáy, bà Thoa và nhỏ Huệ còn kinh ngạc hơn nữa khi mà sư Trúc biết hết đầu đuôi ngọn ngành chuyện nhà họ Ngô này. Sư Trúc tiếp lời:

– Hiện nay gia đình ta bị hai vong quỷ quậy phá, một là vong nữ bị ông Tú phụ bạc, vong thứ hai là của đứa nhỏ lúc ấy nằm trong bụng mẹ. Hai vong này thậm chí chưa thể làm gì được vì gia đình ta còn có quý nhân cao số nên chúng không lộng hành. Thế nhưng khi mà vận hạn dòng họ Ngô đã tới, chúng bắt đầu tác oai tác quái để rửa hận.

Sở dĩ nữ thí chủ kia đến nay không có con và bây giờ bị ốm vì vong của đứa nhỏ liên tiếp nhập vào thai nhi, hay nói cách khác là nó dùng phép đầu thai để ngăn không cho nữ thí chủ này có con được.

Mọi người nghe đến đây thì nổi da gà, nào ai có thể ngờ được rằng hai con vong quỷ này lại mạnh đến mức có thể dùng phép mà tự đầu thai luân hồi được cơ chứ? Chồng Hoa lúc này mới nói giọng run rẩy:

– Nhưng … nhưng tại sao lại là vợ tôi chứ?

Sư Trúc nhìn chồng Hoa nói:

– Đơn giản vì nữ thí chủ kia là người mà ông Tú yêu thương nhất.

Chồng Hoa nghe vậy thì như hiểu ra mọi chuyện, cậu ta chỉ biết cúi mặt buồn bã. Sư Trúc tiếp lời:

– Ngã phật từ bi, hai nữ thí chủ Thoa và Hà đã tìm mọi cách để tạ lỗi và giúp cho vong quỷ thanh thản mà bước tiếp nhưng tất cả chỉ là vô dụng. Oán thù của vong quỷ này quá nặng, cho nên dẫn tới việc thí chủ Hà phải đền mạng đầu tiên cũng thật là đáng tiếc lắm.

Bà Thoa nghe thấy sư Trúc nhắc đến bà chủ thì lại rơm rớm nước mắt. Sư Trúc nói:

– Bây giờ bần tăng muốn đợi đến mười giờ đêm nay, là cái giờ mà vong quỷ hiện hình sẽ đánh cho chúng tan hồn phách.

Bà Thoa nghe thấy vậy bèn hỏi:

– Nhưng … nhưng như vậy không phải là đi ngược lại với ý nghĩa của đạo Phật hay sao ạ?

Sư Trúc nhìn bà Thoa đáp:

– Mô phật, đức phật từ bi là thế, nhưng không có nghĩa là chúng ta phải quay lưng lại và chịu thua với cái ác.

Bà Thoa như hiểu ra chân lý cũng không nói gì thêm, sư Trúc nói tiếp:

– Bây giờ ngoài hai nữ thí chủ Thoa và Huệ ở lại, những người còn lại của nhà họ Ngô hãy tạm lánh đi đêm nay để bảo toàn tính mạng.

Nói xong sư Trúc lấy trong ống tay áo ra một cuộn chỉ đỏ, thế rồi sư Trúc buộc vào tay mỗi người một đoạn trừ bà Thoa và Huệ ra. Mọi người được buộc chỉ đỏ xong cũng rủ nhau lánh tạm đi nơi khác và họ hẹn sáng mai sẽ quay lại. Lúc moi người đi khỏi, sư Trúc mới nói với bà Thoa:

– Thậm chí bần tăng cần hai người ở lại đây vì nữ thí chủ Huệ đây chính là quý nhân cao số, cần có nữ thí chủ ở lại để trấn áp vong quỷ phụ bần tăng.

Nhỏ Huệ quay qua nhìn bà Thoa như không hiểu, thế rồi sư Trúc nói:

– Còn bà là người có duyên với cửa phật, bần tăng muốn bà ở bên cạnh nữ thí chủ Huệ để bảo vệ cô ta. Bà hãy ngồi tụng niệm kinh Quan Thế Âm Bồ Tát, để bảo vệ nữ thí chủ Huệ. Và tuyệt đối nhớ rằng, rù có chuyện gì cũng không được phép mở cửa.

Bà Thoa và nhỏ Huệ nghe thấy vậy thì khẽ gật đầu. Thế rồi sư Trúc bảo hai người cứ về gian nhà bên phải mà nghỉ ngơi, đợi chờ hiệu lệnh của sư Trúc thì hãy đóng cửa lại. Bà Thoa và nhỏ Huệ tiến về gian nhà bên phải ngồi đợi trước thềm, họ nhìn qua thì thấy sư Trúc vẫn đang ngồi thiền.

Đến gần mười giờ, sư Trúc đứng dậy tay cầm gậy nhìn về phía bà Thoa đang ngồi trước thềm. Bà Thoa như hiểu ý đã đến giờ, bà đứng lên đi vào nhà và đóng cửa lại cài then chắc chắn. Lúc này sư Trúc mới vô trong gian nhà chính và đóng cửa. Hoa nằm trên bàn không nhúc nhích, khi thấy sư Trúc đi vào thi im bặt không còn kêu gọi người nhà nữa. Cả bà Thoa và nhỏ Huệ ngồi trong nhà mà hồi hộp chờ đợi. Bỗng nhiên từ gian nhà chính phát ra tiếng Hoa khóc lóc van xin đủ thứ khiến cho bà Thoa và nhỏ Huệ cám thấy bứt rứt vô cùng. Bà Thoa như nhớ lời sư Trúc, bà Thoa bắt đầu ngồi xếp chân trên giường, chấp hai tay và bắt đầu tụng kinh Quan Thế Âm. Tiếng khóc van xin của Hoa bống ngưng hẳn, thay vào đó là tiếng chửi bới. Thế rồi vang lên là những tiếng gậy tre quất nghe “vun vút” và “chan chát” rõ mồn một. Bà Thoa ngồi nghe tiếng gậy tre nện xuống mà cứ hình dung hình ảnh sư Trúc đánh Hoa khiến bà rối bời, phải khó khăn lắm bà mới trấn tĩnh lại và tụng kinh được. Độ nửa tiếng thì bốn bề im lặng, nhỏ Huệ ngồi cạnh bà Thoa mặt sợ sệt. Bỗng nhiên cánh cửa phòng của hai người rung lên ầm ầm, từ bên ngoài là tiếng ông Tú:

– Hai đứa bay mở cửa ra mau, thằng thầy chùa nó đánh đập tao ghê quá!!! Mau cứu tao với!!!

Nhỏ Huệ nghe thấy người ở ngoài tự xưng là ông Tú thì dựng hết cả tóc gáy ngồi sát vào bà Thoa. Bà Thoa như biết đó là vong quỷ giả mạo, vẫn thản nhiên ngồi tụng niệm kinh văn. Tiếng đập cửa và tiếng kêu cứ vang lên tầm gần một phút là biến mất. Một lát sau, cách cửa lại rung lên, lần này người bên ngoài là Hoa cầu cứu:

– Bà ơi! Mở cửa cho con! Nhà sư kia giở trò đồi bại! Hãy cứu con với! huhuhuhuhu!

Cả bà Thoa và Huệ nghe đến đây thị chột dạ lo lắng vô cùng, bên ngoài là tiếng Hoa khóc thút thít van xin được cho vào. Bà Thoa cố trấn tĩnh bản thân mà nói:

– Sứ Trúc là người đức cao vọng trọng, tuyệt đối không có chuyện đó đâu.

Hoa cất tiếng gào khóc bên ngoài thảm thiết hơn nữa, cô ta đập cửa ầm ầm mà nói:

– Nhưng vị sư này còn đánh đập con đau quá! Bà mau mở cửa cho con! Huệ! Huệ ơi!… mở cửa cho chị…!

Lúc đầu nhỏ Huệ định lao ra thì bị bà Thoa kéo tay ngắn lại. Nhỏ Huệ nói nhỏ:

– Nhỡ là chị ý thật thì sao hả bà…

Bà Thoa chừng mắt nhìn nó, lúc này Hoa bên ngoài như nghe thấy câu hỏi đó vội hét lớn:

– Chính là chị đây mà em! Chị là chị Hoa của em đây!

Bà Thoa nói lớn vọng ra:

– Con hãy chịu khó, để sư Trúc giúp con đánh đuổi hai con vong quỷ kia đi!

Thay cho câu trả lời, là tiếng Hoa gào thét tức giận đến inh tai nhức óc, kèm theo đó là tiếng đập cửa với tiếng cào cửa. Nhỏ Huệ như nhận ra đây quả đúng không phải là chị mình thì nó run rẩy chèo lại lên giường nấp sau lưng bà Thoa, còn bà Thoa thì vẫn điềm tĩnh tiếp tục tụng niệm kinh văn. Chỉ một lúc sau là bốn bề lại yên lặng. Thế rồi tầm bốn giờ sáng, tiếng gõ cửa lại vang lên, nhưng lần này có vẻ như là tiếng gõ của của người sống. Bà Thoa nói vọng ra:

– Là ai?

Tiếng sư Trúc bên ngoài vọng vào:

– Là bần tăng đây, bần tăng bị vong quỷ làm trọng thương, thí .. thí chủ hãy mở cửa cho bần tăng vào với?

Nhỏ Huệ nghe thấy đó là sư Trúc thì nó vội tiến tới định mở cửa nhưng một lần nữa bà Thoa đã ngăn nó lại. Bên ngoài vẫn là sư Trúc gõ cửa giọng yếu ớt:

– Bần tăng van xin hai vị thí chủ hãy mở cửa cho bần tăng … không có bần tăng sắp lâm nguy rồi …

Nhỏ Huệ nhìn bà Thoa vẻ mặt thúc giục, nhưng bà Thoa vẫn nghiêm nghị nhìn nó. Thế rồi bà Thoa kéo con nhỏ Huệ ngồi lại lên giường. Mặc cho sư Trúc cứ gõ cửa với cầu cứu bên ngoài. Được độ mấy phút thì bốn bề lại yên ắng trở lại, nhỏ Huệ và bà Thoa ngồi trên giường có lắng tai nghe coi coi có động tĩnh gì không.

Sáng hôm sau, khi bà Thoa và nhỏ Huệ mở cửa bước ra thì họ đã thấy cửa gian nhà chính mở rộng. hai người hồi hộp bước vào thì thấy chỉ có mỗi mình Hoa đang dọn lại bàn thờ. Nhỏ Huệ lớn tiếng gọi:

– Chị Hoa!

Hoa giật mình quay lại nhìn Huệ nói:

– Con nhỏ này, làm chị giật mình.

Thế rồi Huệ chạy lại ôm chầm lấy Hoa mà khóc, Hoa thì không hiểu chuyện gì xảy ra. Bà Thoa lúc này mới hỏi:

– Sư Trúc đâu rồi con?

Hoa nhìn bà Thoa ngơ ngác hỏi:

– Sư Trúc nào cơ hả bà?

Bà Thoa cảm thây lạ lẫm lắm, thế rồi bà ta hỏi coi Hoa có nhớ gì không thì Hoa kể là cô có cảm giác như mình mới ngủ dậy sau một giấc ngủ dài lắm. Khi dậy thì cô thấy mình đang nằm ở gian chính nhà thở tổ một mình. Cô định đi kiếm mọi người nhưng khi nhìn lên bàn thở tổ thì thấy mọi thứ bị xô lệch đổ hết nên cô dọn dẹp luôn.

Bà Thoa nghe thấy vậy thì nghĩ rằng không lẽ sư Trúc sau khi xong việc đã bỏ đi từ sớm. Nghĩ đến đây bà nhìn lên hai bên góc tường nơi dán bùa thì không thấy lá bùa đó đâu cả. Còn đang thấy lạ lẵm lắm thì cũng là lúc người nhà họ Ngô quay lại, chồng Hoa thấy Hoa khỏe mạnh thì mừng rỡ mà ôm chặt lấy cô. Mọi người vô cùng vui mừng và hỏi thăm Hoa. Thế nhưng tuyệt đối không ai biết sư Trúc đã bỏ đi từ lúc nào, khi bà Thoa hỏi mọi người còn sợi chỉ đỏ không thì mọi người bảo sáng dậy đã thấy chỉ đỏ biến mất rồi.

Cũng kể từ đó mà dòng họ Ngô lại yên bình trở lại, mọi người quyết định chung tiền và xây cho người con trai cả một nấm mộ ngay tại vườn sau luôn. Thếm vào đó dòng họ Ngô đã bỏ hẳn nghề vải và chuyển qua làm ruộng. Bà Thoa thì như nhớ tới công ơn của cụ Lộc, bà bảo nhà họ Ngô hỏi tìm cho ra nơi người ta chôn cụ để được đưa ảnh cụ về để thờ cúng ngay tại bàn thờ tổ. Thêm vào đó, bà Thoa cũng bảo nhà họ Ngô làm lễ ra cúng kiến ven hồ cho vong nữ ngày nào và lập hẳn một miếu cô ở đó để cho vong nữ có nơi yên nghỉ hẳn hoi và được người ta đến cúng bái cho đàng hoàng. Người nhà họ Ngô đồng thời cũng đi lại lên ngôi chùa của sư Trúc để dâng lễ tạ ơn nhiều lần nhưng họ tuyệt đối không tìm thấy ngôi chùa đó đâu cả. Linh tính như có gì đó không phải, bà Thoa quyết định cùng với nhỏ Huệ lên chùa tìm lại sư Trúc một mình.

Thế nhưng cả hai dường như chết điếng người khi họ đã tìm ra được ngôi chùa của sư Trúc ngày nào, thế nhưng đây lại là một ngôi chùa hoang.

Bà Thoa và Huệ bước vào giữa sân chùa, cảnh vật vẫn như vậy chỉ có điều bụi bặm và cũ kĩ hơn, thế nhưng mùi hương trầm thơm ngát vẫn lan tỏa. Như được thức tỉnh, bà Thoa quyết định ở lại chùa dọn dẹp và tu luôn ở đây.
Nhỏ Huệ sau khi về nhà báo tin cho người nhà họ Ngô thì họ đã chi tiền giúp bà Thoa sửa sang lại ngôi chùa đó. Cũng từ đó mà ngôi chùa này được nhiều người biết đến hơn nữa và thường lưu tới cúng bái, đồng thời chùa cũng nhận thêm nhiều tăng ni phật tử khác.

Không lâu sau, trong một lần lên thăm bà Thoa, Hoa đã báo tin vui rằng cô ta đã mang thai và bác sĩ trẩn đoán đây là một đứa bé trai và nó hoàn toàn khỏe mạnh. Bà Thoa vui mừng cầm chặt tay Hoa mà tuôn rơi nước mắt, cuối cùng thì sự an lành cũng đã quay trở lại với dòng họ Ngô. Duy chỉ có một điều mà bà Thoa hay như người nhà Ngô không bao giờ hiểu được đó là người đã giúp gia đình họ, sư Trúc, là người hay là thần phật?

Hết
User avatar
tuvi
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $57,250
Posts: 96097
Joined: 29 Apr 2006
Location: FRANCE
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng tuvi từ: Que Huong


Return to Truyện Ðọc



Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 104 guests