Nguồn Cội - Dan Brown

Truyện tình mùi mẫn, truyện ma kinh rợn hay các thể loại khác. Xin mời vào.

Moderators: Mười Đậu, SongNam, A Mít

Re: Nguồn Cội - Dan Brown

Postby bevanng » 07 Jan 2019

CHƯƠNG 89


ConspiracyNet.com

TIN NÓNG
NHÀ THỜ BỊ TẤN CÔNG!

Không, không phải bởi Edmond Kirsch - mà bởi cảnh sát Tây Ban Nha!
Nhà nguyện Torre Girona ở Barcelona hiện đang bị giới chức địa phương đột kích. Bên trong, Robert Langdon và Ambra Vidal được tin là chịu trách nhiệm về việc khởi động thành công tuyên bố đã được tiên liệu rất nhiều của Edmond Kirsch, đến giờ chỉ còn vài phút nữa.
Quá trình đếm ngược đã bắt đầu!
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Nguồn Cội - Dan Brown

Postby bevanng » 07 Jan 2019

CHƯƠNG 90


Ambra Vidal cảm thấy hân hoan khi chiếc máy tính cũ kỹ vui vẻ bật lên tiếng ping sau khi Langdon thử nhập dòng thơ lần thứ hai.
MẬT KHẨU ĐÚNG.
Ơn Chúa, nàng nghĩ thầm khi Langdon đứng lên khỏi bàn và quay về phía mình. Ambra lập tức choàng hai tay quanh người ông và xiết chặt trong một cái ôm nhiệt thành. Edmond cũng sẽ rất biết ơn.
“Hai phút và ba mươi ba giây,” Winston lên tiếng.
Ambra buông Langdon ra, cả hai cùng quay về phía những màn hình LCD phía trên. Màn hình trung tâm hiển thị một chiếc đồng hồ đếm ngược mà nàng đã từng thấy ở Guggenheim.
Chương trình trực tiếp bắt đầu trong vòng 2 phút và 33 giây
Số người hiện theo dõi từ xa: 227.257.914
Hơn hai trăm triệu người ư! Ambra sững sờ. Rõ ràng trong khi nàng và Langdon bỏ chạy khắp Barcelona, thì cả thế giới đã chú ý. Số cử tọa của Edmond tăng lên khủng khiếp.
Bên cạnh màn hình đếm ngược, dữ liệu an ninh trực tiếp vẫn đang chạy, và Ambra nhận thấy có sự thay đổi đột ngột trong hoạt động của cảnh sát ở bên ngoài. Lần lượt từng viên sĩ quan đang đập cửa hay nói qua bộ đàm đều ngừng những việc họ đang làm, rút điện thoại thông minh của mình ra và dán mắt nhìn vào đó. Khoảng sân bên ngoài nhà thờ dần trở thành một biển toàn những gương mặt háo hức, nhợt nhạt được soi tỏ nhờ quầng sáng từ màn hình thiết bị cầm tay của họ.
Edmond đã khiến cả thế giới dừng tại chỗ, Ambra nghĩ thầm, cảm nhận được một tinh thần trách nhiệm kỳ lạ mà người dân khắp địa cầu đang chuẩn bị để theo dõi một bài thuyết trình sẽ được phát đi từ căn phòng này. Mình tự hỏi không rõ Julián có đang theo dõi không, nàng nghĩ, sau đó nhanh chóng gạt bỏ ông ấy ra khỏi tâm trí mình.
“Giờ chương trình đã được báo hiệu,” Winston nói. “Tôi tin cả hai người sẽ thoải mái hơn khi theo dõi trong khu vực nghỉ ngơi của Edmond ở đầu kia của phòng thí nghiệm này.”
“Cảm ơn anh, Winston,” Langdon nói, dẫn Ambra đi chân trần trên nền thủy tinh trơn bóng, đi qua cả khối hộp kim loại màu xám lam và vào khu vực nghỉ ngơi của Edmond.
Tại đây, một tấm thảm phương Đông được trải trên nền kính, cùng với một số đồ đạc rất trang nhã và một chiếc xe đạp tập thể dục.
Khi Ambra rời nền kính bước lên lớp thảm mềm, nàng cảm thấy cơ thể mình bắt đầu thư giãn. Nàng trèo lên ghế dài và co cả hai chân lên, ngó quanh tìm máy thu hình của Edmond. “Chúng ta xem ở đâu đây?”
Langdon rõ ràng không hề nghe, nên đi tới góc phòng để nhìn gì đó, nhưng Ambra có câu trả lời của mình chỉ một khắc sau khi toàn bộ bức tường hậu của gian phòng bắt đầu sáng lên từ bên trong. Một hình ảnh quen thuộc xuất hiện, được chiếu từ bên trong lớp kính.
Chương trình trực tiếp bắt đầu trong vòng 1 phút 39 giây
Số người hiện theo dõi từ xa: 227.501.173
Cả bức tường này là một màn hình ư?
Ambra đăm đăm nhìn vào hình ảnh cao hơn một mét tám khi đèn đóm trong nhà thờ từ từ dịu xuống. Dường như Winston làm cho họ như được ở nhà để xem màn đại trình diễn của Edmond.

Cách đó ba mét, trong góc phòng, Langdon đứng như trời trồng… không phải bên bức tường màn hình cực lớn, mà bên một thứ rất nhỏ ông vừa nhận thấy. Nó được trưng bày trên một cái bệ rất trang nhã như thế đó là một phần của cuộc triển lãm bảo tàng.
Trước mặt ông, một cái ống nghiệm duy nhất được đặt gọn trong một cái hộp trưng bày bằng kim loại có mặt trước bằng kính. Cái ống nghiệm có nút bần, được niêm phong, và bên trong chứa một chất lỏng màu nâu xỉn. Nhất thời, Langdon thắc mắc liệu có phải đó là một loại thuốc mà Edmond vẫn uống không. Sau đó, ông đọc được cái tên trên nhãn.
Không thể được, ông tự nhủ. Tại sao thứ này lại ở đây nhỉ?!
Có rất ít ống nghiệm “nổi tiếng” trên thế giới, nhưng Langdon biết chắc chắn cái ống này là hàng thật. Mình không tin Edmond lại nắm giữ một trong số này! Có lẽ anh ấy đã mua hiện vật khoa học này với một cái giá khổng lồ mà chẳng quan tâm nhiều. Cũng như anh ấy đã làm với bức tranh Cauguin ở Casa Milà.
Langdon khom người và đăm đăm nhìn cái ống thủy tinh bảy mươi tuổi. Cái nhãn bằng băng dính đã mờ và cũ, nhưng hai cái tên trên ống thì vẫn đọc rõ: miller-urey.
Tóc gáy Langdon dựng lên khi ông đọc lại mấy cái tên.
MILLER-UREY.
Lạy Chúa tôi… Chúng ta từ đâu đến.?
Hai nhà hóa học Stanley Miller và Harold Urey đã tiến hành một thí nghiệm khoa học huyền thoại vào những năm 1950 nhằm cố gắng trả lời câu hỏi đó. Thí nghiệm táo bạo của họ thất bại, nhưng nỗ lực của họ được tôn vinh trên khắp thế giới và kể từ đó được biết đến như là thí nghiệm Miller-Urey.
Langdon nhớ mình đã bị thôi miên trong lớp học sinh vật tại trung học khi học về cách hai nhà khoa học này cố gắng tái tạo lại những điều kiện ở buổi đầu của quá trình tạo ra Trái Đất - một hành tinh nóng bỏng được bao phủ trong một đại dương chết gồm toàn những hóa chất sôi sùng sục.
Nồi súp nguyên thủy.
Sau khi tái tạo nguyên xi những hóa chất tồn tại trong các đại dương và bầu khí quyển sơ khai - nước, methane, ammonia, và hydrogen - Miller và Urey đốt nóng hỗn hợp đó để tái hiện các vùng biển sôi sùng sục. Sau đó họ cho dòng điện chạy qua đó để bắt chước sấm chớp. Và cuối cùng, họ để cho hỗn hợp nguội đi, đúng như các đại dương trên hành tinh này đã nguội đi.
Mục tiêu của họ rất đơn giản và táo bạo - kích hoạt sự sống từ một vùng biển nguyên thủy không hề có sự sống. Bắt chước “Quá trình sáng tạo,” Langdon thầm nghĩ, chỉ sử dụng khoa học.
Miller và Urey nghiên cứu hỗn hợp ấy với hy vọng rằng những vi sinh vật nguyên thủy có thể hình thành trong cái hợp chất giàu hóa chất ấy - một quá trình chưa có tiền lệ được biết đến là khởi nguồn sự sống. Buồn thay, nỗ lực của họ nhằm tạo ra “sự sống” từ vật chất không có sự sống đã không thành công. Thay vì sự sống, họ chẳng thu được gì ngoài một đống các ống thủy tinh trơ lỳ hiện 'héo mòn' trong một ngăn tủ tối tăm tại Đại học California ở San Diego.
Cho đến hôm nay, những người theo Sáng tạo luận vẫn lấy thất bại của Thí nghiệm Miller-Urey làm bằng chứng khoa học cho thấy rằng sự sống không thể xuất hiện trên Trái Đất nếu không có sự hỗ trợ từ bàn tay của Chúa.
“Ba mươi giây,” giọng Winston vang rền trên đầu.
Suy nghĩ của Langdon quay cuồng khi ông đứng lên và nhìn xoáy vào không gian nhà thờ tối tăm xung quanh họ. Chỉ vài phút trước, Winston đã tuyên bố rằng những đột phá vĩ đại nhất của khoa học là những gì tạo ra các “mô hình” mới của vũ trụ. Anh ấy cũng nói rằng MareNostrum chuyên về mô phỏng máy tính - tái tạo các hệ thống phức tạp và quan sát chúng vận hành.
Thí nghiệm Miller-Urey, Langdon nghĩ, là một ví dụ về mô phỏng sơ khai… tái tạo các tương tác hóa học phức tạp xảy ra trên Trái Đất nguyên thủy.
“Anh Robert!” Ambra gọi vọng qua phòng. “Đang bắt đầu rồi.”
“Tôi tới đây,” ông đáp, di chuyển về phía ghế dài, đột nhiên chìm trong mối ngờ vực rằng mình có thể vừa nắm bắt được một phần của những gì Edmond đã nghiền ngẫm.
Khi băng qua sàn, Langdon nhớ lại phần mở lời đầy kịch tính của Edmond trên đồng cỏ ở Guggenheim. Tối nay, chúng ta hãy như những nhà thám hiểm thời xưa, anh ấy nói vậy, những người bỏ lại mọi thứ phía sau và vượt đại dương bao la. Kỷ nguyên của tôn giáo đang dần chấm hết, và kỷ nguyên của khoa học đang tới. Hãy hình dung điều gì sẽ xảy ra nếu kỳ diệu thay chúng ta biết được câu trả lời cho những câu hỏi lớn của cuộc sống.
Khi Langdon ngồi xuống bên cạnh Ambra, cái màn hình đồ sộ là cả bức tường bắt đầu phát đi dữ liệu đếm ngược cuối cùng.
Ambra nhìn ông dò xét. “Anh ổn chứ, Robert?”
Langdon gật đầu khi một đoạn âm thanh đầy kịch tính vang khắp phòng và gương mặt Edmond hiện trên bức tường trước mặt họ, cao đến một mét rưỡi. Nhà vị lai chủ nghĩa lừng danh trông gầy và mệt mỏi, nhưng anh ấy nhìn máy quay và mỉm cười rạng rỡ.
“Chúng ta từ đâu đến nhỉ?” anh ấy hỏi, sự phấn khích trong giọng nói cất lên khi tiếng nhạc dịu xuống. “Và chúng ta đang đi về đâu?”
Ambra cầm lấy tay Langdon và nắm chặt vẻ lo lắng.
“Hai câu hỏi này thuộc về cùng một câu chuyện,” Edmond tuyên bố. “Vì thế chúng ta hãy bắt đầu từ đầu… từ chỗ khởi đầu.”
Với một cái gật đầu tinh nghịch, Edmond thò tay vào túi và móc ra một vật nhỏ bằng thủy tinh - một ống nghiệm chứa thứ chất lỏng xỉn màu có ghi hai cái tên đã mờ Miller và Urey.
Langdon cảm thấy tim mình đập rộn.
“Hành trình của chúng ta bắt đầu từ rất lâu rồi… bốn tỷ năm trước Công nguyên… trôi nổi trong nồi súp nguyên thủy.”
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Nguồn Cội - Dan Brown

Postby bevanng » 07 Jan 2019

CHƯƠNG 91


Ngồi cạnh Ambra trên ghế dài, Langdon chăm chú nhìn gương mặt vàng vọt của Edmond được chiếu lên bức tường màn hình bằng kính và cảm thấy xót xa khi biết rằng Edmond âm thầm chịu đựng một căn bệnh chết người. Tuy nhiên, tối nay, đôi mắt của nhà vị lai chủ nghĩa này ánh lên niềm vui và sự phấn khích thuần khiết.
“Chỉ một lát nữa, tôi sẽ nói với quý vị về cái ống nhỏ bé này,” Edmond nói, tay giơ cao ống nghiệm, “nhưng trước tiên, chúng ta hãy bơi… trong nồi súp nguyên thủy đã.”
Edmond biến mất, và một tia chớp lóe lên, soi sáng một đại dương sôi sục nơi những hòn đảo núi lửa phun dung nham và tro bụi vào bầu khí quyển giông bão.
“Có phải đây là nơi sự sống bắt đầu?” Giọng Edmond đặt câu hỏi. “Một phản ứng tự phát trong một biển hóa chất sôi sục? Hay có lẽ đó là một vi khuẩn trên một thiên thạch từ không gian? Hay đó là… Chúa? Rất tiếc, chúng ta không thể ngược thời gian để chứng kiến khoảnh khắc đó. Tất cả những gì chúng ta biết là những gì xảy ra sau khoảnh khắc đó, khi sự sống đầu tiên xuất hiện. Quá trình tiến hóa đã diễn ra. Và chúng ta đã quen thấy nó được khắc họa là gì đó như thế này.”
Giờ màn hình cho thấy dòng thời gian quen thuộc của sự tiến hóa của loài người - một con vượn nguyên thủy thõng vai đằng sau một hàng các giống người đứng thẳng dần, cho tới giống cuối cùng đứng thẳng hoàn toàn, trút bỏ lớp lông cuối cùng trên cơ thể mình.
“Vâng, con người đã tiến hóa,” Edmond nói. “Đây là một sự thật khoa học không thể bác bỏ và chúng ta đã xây dựng một dòng thời gian rõ ràng dựa trên tư liệu hóa thạch. Nhưng sẽ sao nếu chúng ta có thể xem quá trình tiến hóa đó đảo ngược?”
Đột nhiên, gương mặt Edmond bắt đầu mọc lông, biến đổi thành một người nguyên thủy. Cấu trúc xương của anh ấy thay đổi, càng lúc càng giống vượn, và sau đó quá trình tăng tốc tới một tốc độ gần như không nhìn thấy được, cho thấy loáng thoáng hình ảnh của các giống loài càng lúc càng xa xưa - vượn cáo, con lười, thú có túi, thú mỏ vịt, cá phổi, lao xuống nước và biến hình thành lươn và cá, các sinh vật gelatine, sinh vật phù du, a míp, cho tới khi tất cả những gì còn lại của Edmond Kirsch là một vi khuẩn cực nhỏ - một đơn bào co duỗi trong một đại dương mênh mông.
“Những đốm sự sống sơ khởi nhất,” Edmond nói. “Đây là nơi bộ phim hồi cố của chúng ta kết thúc. Chúng ta không biết các dạng sống sơ khởi nhất hình thành từ một biển hóa chất không có sự sống như thế nào. Chúng ta đơn giản là không thể thấy được cái khung đầu tiên của câu chuyện này.”
T = 0, Langdon trầm ngâm, hình dung ra một bộ phim quay ngược tương tự nói về vũ trụ mở rộng trong đó vũ trụ thu gọn thành một điểm sáng duy nhất, và các nhà vũ trụ học cũng gặp phải ngõ cụt tương tự.
“'Căn nguyên đầu tiên,” Edmond tuyên bố. “Đó là thuật ngữ Darwin dùng để mô tả khoảnh khắc khó hiểu này của quá trình Sáng tạo. Ông chứng minh rằng sự sống liên tục tiến hóa, nhưng ông không thể đoán định được quá trình ấy bắt đầu như thế nào. Nói cách khác, giả thuyết của Darwin mô tả sự tồn tại của những gì thích hợp nhất, nhưng không phải là sự xuất hiện của nó.”
Langdon cười khan, chưa bao giờ được nghe trình bày theo cách này.
“Vì thế, sự sống đến Trái Đất bằng cách nào? Nói cách khác, chúng ta đến từ đâu?” Edmond mỉm cười. “Trong vài phút nữa, quý vị sẽ có câu trả lời cho câu hỏi đó. Nhưng hãy tin tôi, dù câu trả lời đó gây choáng váng thì nó cũng chỉ là một nửa câu chuyện tối nay thôi.” Anh ấy nhìn thẳng vào máy quay và nở một nụ cười đáng ngại. “Hóa ra là, chúng ta từ đâu đến lại cực kỳ hấp dẫn… nhưng chúng ta sẽ đi về đâu thì vô cùng sốc.”
Ambra và Langdon nhìn nhau bối rối, và mặc dù Langdon cảm thấy đây là một lời cường điệu của Edmond nhiều hơn nhưng tuyên bố ấy vẫn khiến ông cảm thấy càng lúc càng bồn chồn.
“Nguồn gốc của sự sống…”, Edmond nói tiếp. “Nó vẫn là một bí ẩn sâu xa kể từ thời có các câu chuyện Sáng tạo đầu tiên. Trong hàng thiên niên kỷ, các triết gia và nhà khoa học đã tìm kiếm hồ sơ nào đó về khoảnh khắc đầu tiên của sự sống này.”
Giờ Edmond giơ cái ống nghiệm quen thuộc có chứa thứ chất lỏng xỉn màu lên. “Vào những năm 1950, hai người tìm kiếm như vậy - các nhà hóa học Miller và Urey - đã thực hiện một thí nghiệm táo bạo mà họ hy vọng có thể hé lộ chính xác sự sống bắt đầu như thế nào.”
Langdon ghé sang và thì thào với Ambra, “Cái ống nghiệm đó ở ngay đằng kia.” Ông chỉ về phía cái bệ trưng bày ở góc phòng.
Nàng đầy ngạc nhiên. “Làm sao Edmond lại có được nó?”
Langdon nhún vai. Căn cứ vào bộ sưu tập đồ đạc kỳ lạ trong căn hộ của Edmond thì cái ống nghiệm này có lẽ chỉ là một món lịch sử khoa học mà anh ấy muốn nắm giữ.
Edmond mô tả nhanh nỗ lực của Miller và Urey nhằm tái tạo nồi súp nguyên thủy, cố gắng tạo ra sự sống ngay bên trong một ống hóa chất không còn tồn tại.
Giờ màn hình lóe lên hình ảnh một bài báo trên tờ New York Times mờ mờ từ ngày 8 tháng 3 năm 1953, có nhan đề “Nhìn lại hai tỷ năm.”
“Rõ ràng,” Edmond nói, “thí nghiệm này khiến một số người phải nhướn mày. Những hàm ẩn có thể rất sốc, đặc biệt với thế giới tôn giáo. Nếu sự sống xuất hiện một cách mầu nhiệm trong ổng nghiệm này, chúng ta sẽ biết chắc chắn rằng chỉ riêng các quy luật hóa học thực tế đã đủ để tạo ra sự sống. Chúng ta sẽ không còn cần để một thế lực siêu nhiên từ trên thiên đường với xuống và ban cho chúng ta tia lửa Sáng tạo. Chúng ta sẽ hiểu rằng sự sống đơn giản là cứ xảy ra… như một sản phẩm phụ tất yếu từ các quy luật của tự nhiên. Điều quan trọng hơn, chúng ta sẽ phải kết luận rằng vì sự sống tự phát xuất hiện ở đây trên Trái Đất này, nên gần như chắc chắn nó sẽ làm điều tương tự ở đâu đó trong vũ trụ, nghĩa là: loài người không phải là duy nhất; loài người không nằm ở trung tâm vũ trụ của Chúa, và loài người không hề đơn độc trong vũ trụ.”
Edmond thở hắt ra. “Tuy nhiên, như nhiều người trong quý vị có thể đã biết, thí nghiệm Miller-Urey thất bại. Nó tạo ra một vài axit amin, nhưng chẳng có gì thậm chí gần giống với sự sống. Hai nhà hóa học thử đi thử lại, sử dụng các cách kết hợp nguyên liệu khác nhau, các nền nhiệt khác nhau, nhưng chẳng có gì hiệu quả. Dường như là sự sống - như những người sùng đạo vẫn tin tưởng từ lâu - cần đến sự can thiệp của thần thánh. Cuối cùng, Miller và Urey từ bỏ thí nghiệm của họ. Cộng đồng tôn giáo thở phào nhẹ nhõm, và cộng đồng khoa học bắt đầu lại từ đầu.” Anh ấy ngừng lại, trong mắt ánh lên vẻ thích thú. “Tức là, cho tới năm 2007… khi có một diễn biến không ngờ.”
Giờ Edmond kể câu chuyện những ống nghiệm Miller-Urey bị lãng quên được phát hiện lại như thế nào trong một chiếc tủ tại Đại học California ở San Diego sau cái chết của Miller. Những sinh viên của Miller đã phân tích lại các mẫu vật sử dụng những kỹ thuật đương đại nhạy hơn nhiều - bao gồm cả phương pháp ghi sắc chất lỏng và phương pháp đo phổ chất rắn - và kết quả thật sửng sốt. Rõ ràng, thí nghiệm Miller-Urey nguyên khai đã tạo ra nhiều axit amin và hợp chất phức tạp hơn là Miller có thể đo đếm được vào thời đó. Phân tích mới về các ông nghiệm thậm chí còn xác định được một số nucleobase quan trọng - những khối RNA và cuối cùng có lẽ là… DNA.
“Đó là một câu chuyện khoa học kinh ngạc,” Edmond kết luận, “hợp pháp hóa lại quan niệm cho rằng có lẽ sự sống đơn giản là tự diễn ra… không cần sự can thiệp thần thánh. Dường như thí nghiệm Miller-Urey thực tế đã hiệu quả, nhưng chỉ cần thêm thời gian để thai nghén. Chúng ta hãy ghi nhớ một điểm then chốt: sự sống tiến hóa qua hàng tỉ năm, và những ống nghiệm này vẫn nằm yên trong một cái tủ chỉ mới hơn năm mươi năm. Nếu mạch thời gian của thí nghiệm này được đo bằng dặm, thì cứ như thể cái nhìn của chúng ta mới chỉ giới hạn được vài phân đầu tiên…”
Anh để cho suy nghĩ ấy đọng lại trong không khí.
“Không cần phải nói gì,” Edmond tiếp tục, “có sự trỗi dậy đột ngột trong mối quan tâm xung quanh ý tưởng tạo ra sự sống trong phòng thí nghiệm.”
Mình vẫn nhớ chuyện đó, Langdon nghĩ bụng. Khoa sinh học Harvard từng có một bữa tiệc của khoa mà họ mô tả là BYOB1: Tạo Vi khuẩn của chính bạn.
1Nguyên văn trong bản tiếng Anh: Build Your Own Bacterium
“Dĩ nhiên, có một phản ứng mạnh mẽ từ các thủ lĩnh tôn giáo hiện đại,” Edmond nói, đặt hai dấu ngoặc kép không khí quanh từ “hiện đại.”
Bức tường màn hình đổi vế trang chủ của một website - creation.com - mà Langdon nhận ra là một mục tiêu thường xuyên trút giận và châm chọc của Edmond. Tổ chức này thực tế rất lớn tiếng trong việc truyền bá Sáng tạo luận, nhưng đó khó có thể là một ví dụ công bằng về “thế giới tôn giáo hiện đại.”
Tuyên ngôn truyền giáo của họ là: “Nói lên sự thật và quyền năng của Kinh thánh, và khẳng định trách nhiệm của nó - đặc biệt là lịch sử Sáng thế của nó.”
“Trang này,” Edmond nói, “rất thịnh hành, có ảnh hưởng và có chứa hàng tá blog về những mối hiểm họa của việc phục hồi công việc của Miller-Urey. May thay cho những người ở creation.com, họ chẳng có gì phải sợ. Thậm chí nếu thí nghiệm này thành công trong việc tạo ra sự sống thì có lẽ điều đó sẽ không xảy ra trong vòng hai tỷ năm nữa.”
Edmond lại giơ ống nghiệm lên. “Như quý vị có thể hình dung, tôi chẳng thích gì hơn là được tua nhanh hai tỷ năm, kiểm tra lại ống nghiệm này, và chứng minh tất cả đám Sáng tạo luận đều sai bét. Rất tiếc, hoàn thành việc đó sẽ đòi hỏi một cỗ máy thời gian.” Edmond ngừng lại với vẻ mặt nhăn nhở. “Và vì thế… tôi đã chế một chiếc.”
Langdon liếc sang Ambra, người hầu như không nhúc nhích kể từ khi bài thuyết trình bắt đầu. Đôi mắt đen của nàng dán chặt lấy màn hình.
“Một cỗ máy thời gian,” Edmond nói, “không hề khó làm. Để tôi cho quý vị thấy ý tôi là gì.”
Một quán rượu vắng khách xuất hiện, và Edmond đi vào đó, di chuyển tới một chiếc bàn chơi bi a. Những quả bóng được xếp theo mô hình tam giác thông thường, đợi đến lúc được phá bung ra. Edmond cầm lấy một cây cơ, cúi người trên bàn, và chọc mạnh quả bóng cái. Nó lao về phía số bóng đang đợi.
Ngay trước khi nó chạm vào đám bóng, Edmond hô to, “Dừng!”
Quả bóng cái đứng yên tại chỗ - dừng lại một cách kỳ diệu ngay trước lúc va chạm.
“Ngay lúc này,” Edmond nói, mắt nhìn cái khoảnh khắc đứng yên trên bàn, “nếu tôi hỏi quý vị đoán xem những quả bóng nào sẽ rơi vào lỗ nào, quý vị có làm được không? Dĩ nhiên là không. Thực sự có hàng nghìn khả năng phá bóng. Nhưng sẽ thế nào nếu quý vị có một cỗ máy thời gian và có thể tua nhanh mười lăm giây vào tương lai, quan sát những gì xảy ra với các quả bóng bi a, và sau đó quay lại? Dù có tin hay không, thưa các bạn của tôi, giờ chúng ta có công nghệ để làm việc đó.”
Edmond ra hiệu về phía một dãy máy quay nhỏ xíu trên mép bàn. “Sử dụng các cảm biến quang học để đo vận tốc, độ quay, hướng, và trục xoay của bóng cái khi nó chuyển động, tôi có thể thu được một ảnh chụp toán học chuyển động của bóng ở bất kỳ thời điểm xác định nào. Với ảnh chụp đó, tôi có thể đưa ra những dự đoán cực kỳ chính xác về chuyển động tương lai của nó.”
Langdon nhớ đã từng dùng một thiết bị mô hình hóa bóng golf sử dụng công nghệ tương tự để dự đoán với độ chính xác kinh người về xu hướng phát bóng golf vào rừng.
Giờ Edmond rút ra một chiếc điện thoại thông minh rất lớn. Trên màn hình là hình ảnh một bàn bi a với quả bóng cái vẫn đứng im tại chỗ. Một loạt phương trình toán học lơ lửng bên trên quả bóng.
“Biết được chính xác khối lượng, vị trí và vận tốc của bóng cái,” Edmond nói, “tôi có thể ước tính được những tương tác của nó với các bóng khác và dự đoán kết quả.” Anh ấy chạm vào màn hình, và quả bóng cái mô phỏng vận động trở lại, đập mạnh vào số bóng đang đợi sẵn, làm chúng bật ra khắp nơi, và đẩy bốn bóng vào bốn lỗ khác nhau.
“Bốn bóng,” Edmond nói, mắt nhìn điện thoại. “Một cú đánh rất tuyệt.” Anh ngước lên nhìn cử tọa. “Không tin tôi sao?”
Anh búng mấy ngón tay bên trên bàn bóng bi a thật, và bóng cái được phát đi, lao vút qua bàn, đập rất to vào các bóng khác làm chúng tản ra. Đúng bốn quả bóng rơi vào bốn lỗ y hệt như mô phỏng.
“Không hẳn là một cỗ máy thời gian,” Edmond cười toe toét nói, “nhưng nó thực sự giúp chúng ta nhìn thấy tương lai. Thêm nữa, nó còn cho phép tôi điều chỉnh các quy luật vật lý. Chẳng hạn, tôi có thể loại bỏ ma sát để các bóng không bao giờ bị chậm lại… cứ lăn tròn mãi mãi cho tới khi cuối cùng tất cả các quả bóng đều rơi vào lỗ.”
Anh ấy gõ vài phím và khởi động quá trình mô phỏng lần nữa. Lần này, sau khi bung ra, các quả bóng đang tỏa ra không hề chậm lại, mà nảy tít mù quanh khắp bàn, cuối cùng đều rơi xuống các lỗ ngẫu nhiên, cho tới khi chỉ còn hai quả bóng còn lại vẫn di chuyển quanh bàn.
“Và nếu tôi thấy mệt mỏi với việc đợi hai quả bóng cuối cùng này rơi,” Edmond nói, “tôi có thể tua nhanh quá trình.” Anh ấy lại chạm vào màn hình, và hai quả bóng còn lại tăng tốc, va đập khắp bàn cho tới khi cuối cùng chúng cũng rơi vào lỗ. “Với cách này tôi có thể nhìn thấy tương lai, rất lâu trước khi việc xảy ra. Những mô phỏng máy tính thật sự là những cỗ máy thời gian.” Anh ấy ngừng lại. “Dĩ nhiên, đây chỉ là toán học khá đơn giản trong một hệ thống khép kín, quy mô nhỏ như một bàn bi a. Nhưng một hệ thống phức tạp hơn thì sao?”
Edmond giơ cái ống Miller-Urey lên và mỉm cười. “Tôi đoán quý vị có thể thấy tôi sẽ đi đến đâu với thứ này. Mô phỏng máy tính là một dạng máy thời gian, và nó cho chúng ta thấy tương lai… thậm chí có lẽ là hàng tỷ năm trong tương lai.”
Ambra thay đổi tư thế trên ghế, mắt nàng vẫn không rời mặt Edmond.
“Như quý vị có thể hình dung được,” Edmond nói, “tôi không phải là nhà khoa học đầu tiên mơ đến việc mô phỏng nồi súp nguyên thủy của Trái Đất. Về nguyên tắc, đó là một thí nghiệm rõ ràng - nhưng trên thực tiễn, nó là một cơn ác mộng phức tạp.”
Những vùng biển nguyên thủy dữ dội lại xuất hiện trong sấm chớp, núi lửa và những đợt sóng sừng sững. “Mô phỏng đặc tính hóa học của đại dương đòi hỏi phải mô phỏng ở cấp độ phân tử. Cũng giống như dự báo thời tiết chính xác đến mức chúng ta biết được chính xác địa điểm của từng phân tử không khí ở bất kỳ thời điểm xác định nào. Do đó, bất kỳ sự mô phỏng có ý nghĩa nào về biển thời nguyên thủy đều sẽ cần đến một máy tính để hiểu không chỉ các quy luật vật lý - chuyển động, nhiệt động, lực hấp dẫn, bảo tồn năng lượng, và vân vân - mà còn cả tính chất hóa học nữa, như thế mới có thể tái tạo chính xác các trạng thái gắn kết hình thành giữa tất cả các nguyên tử bên trong một nồi súp đại dương đang sôi sùng sục.”
Hình ảnh phía trên đại dương giờ chìm vào dưới những con sóng, phóng đại dần thành một giọt nước duy nhất, nơi các nguyên tử quay cuồng dữ dội và các phân tử kết dính và tách rời nhau.
“Đáng buồn thay,” Edmond nói, xuất hiện trở lại trên màn hình, “một sự mô phỏng bị thách thức bởi quá nhiều khả năng hoán vị này đòi hỏi sức xử lý cực lớn - vượt rất xa khả năng của bất kỳ máy tính nào trên Trái Đất.” Mắt anh ấy lại hấp háy đầy phân khích. “Tức là… bất kỳ máy tính nào ngoại trừ một cái.”
Tiếng một chiếc đàn ống ngân lên, chơi âm rung mở đầu nổi tiếng trong bản Toccata and Fugue của Bach ở cung Rê thứ cùng với một bức ảnh góc rộng chiếc máy tính hai tầng đồ sộ của Edmond.
“E-Wave,” Ambra thì thào, lần đầu tiên cất tiếng suốt nhiều phút qua.
Langdon đăm đăm nhìn màn hình. Dĩ nhiên rồi… thật xuất sắc.
Trong nền nhạc đàn ống đầy kịch tính, Edmond thực hiện một chuyến tham quan video đầy háo hức vào chiếc siêu máy tính của mình, đến cuối cùng mới tiết lộ cái “ống lượng tử.” Tiếng đàn ống lên đến cao trào với một dây vang rền; Edmond đang “nỗ lực hết sức” theo đúng nghĩa đen.
“Điểm mấu chốt,” anh ấy kết luận, “là E-Wave có khả năng tái tạo thí nghiệm Miller-Urey trên thực tiễn, với độ chính xác đến kinh ngạc. Tôi không thể mô phỏng toàn bộ đại dương nguyên thủy, dĩ nhiên là vậy, do đó tôi tạo ra hệ thống kín năm lít tương tự mà Miller và Urey đã sử dụng.”
Giờ một cái bình hóa chất xuất hiện. Hình ảnh thứ chất lỏng được phóng đại và tiếp tục phóng đại cho tới khi đạt tới cấp độ nguyên tử - cho thấy các nguyên tử di chuyển trong hỗn hợp được đốt nóng, gắn kết và tái gắn kết, dưới ảnh hưởng của nhiệt độ, điện và chuyển động vật lý.
“Mô hình này tích hợp mọi thứ chúng ta đã biết về nồi súp nguyên thủy kể từ thời thí nghiệm Miller-Urey… bao gồm sự hiện diện rất có thể có của các gốc hydroxyl từ hơi nước nhiễm điện và các carbonyl sultide từ hoạt động núi lửa, cũng như tác động của các thuyết 'giảm khí quyển'.”
Thứ chất lỏng trên màn hình tiếp tục khuấy đục và các cụm nguyên tử bắt đầu hình thành.
“Giờ chúng ta hãy tua nhanh quá trình…”, Edmond nói đầy phấn khích và đoạn video nhòa đi, cho thấy quá trình hình thành các hợp chất ngày càng phức tạp. “Sau một tuần, chúng ta bắt đầu thấy những axit amin tương tự mà Miller và Urey đã thấy.” Hình ảnh lại nhòa đi lần nữa, giờ di chuyển nhanh hơn. “Và rồi… ở mốc khoảng năm mươi năm, chúng ta bắt đầu thấy những dấu hiệu của các khối RNA kiến tạo.”
Thứ chất lỏng tiếp tục xoay chuyển, càng lúc càng nhanh.
“Và tôi cứ để nó vận hành!” Edmond hét vang, giọng anh ấy vút lên với xúc cảm mãnh liệt.
Các phân tử trên màn hình tiếp tục gắn kết, độ phức tạp của các cấu trúc tăng lên khi chương trình tua nhanh theo thế kỷ, thiên niên kỷ, triệu năm. Khi những hình ảnh chạy với tốc độ chóng mặt, Edmond hồ hởi kêu lớn, “Và hãy đoán xem cuối cùng thứ gì sẽ xuất hiện trong chiếc bình này?”
Langdon và Ambra háo hức nhổm về phía trước.
Nét mặt hồ hởi của Edmond đột nhiên xìu xuống. “Hoàn toàn chẳng có gì,” anh ấy nói. “Không hề có sự sống. Không hề có phản ứng hóa học tự phát. Không có khoảnh khắc Sáng tạo. Chỉ có một hỗn hợp lung tung của các hóa chất chết.” Anh ấy thở dài thườn thượt. “Tôi chỉ có thể rút ra một kết luận hợp lý.” Anh ấy ai oán nhìn vào máy quay. “Sáng tạo sự sống… cần có Chúa.”
Langdon sững sờ trân trố. nhìn. Cậu ấy nói gì vậy?
Phải mất một lúc, một nụ cười mới thoáng hiện trên gương mặt Edmond. “Hoặc,” anh ấy nói, “có lẽ tôi đã thiếu mất một nguyên liệu then chốt trong công thức.”
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Nguồn Cội - Dan Brown

Postby bevanng » 07 Jan 2019

CHƯƠNG 92


Ambra Vidal ngồi như thôi miên, hình dung ra hàng triệu người trên khắp địa cầu, ngay lúc này, cũng giống như nàng, đang hoàn toàn mải mê với thuyết trình của Edmond.
“Vậy, tôi thiếu mất nguyên liệu gì?” Edmond hỏi. “Tại sao nồi súp nguyên thủy của tôi lại không chịu tạo ra sự sống? Tôi không biết - tôi đã làm những gì tất cả các nhà khoa học thành công đã làm. Tôi đi hỏi ai đó thông thái hơn tôi!”
Một phụ nữ đeo kính đầy chất học giả xuất hiện: Tiến sĩ Constance Gerhard, nhà sinh hóa, Đại học Stanford. “Chúng ta có thể tạo ra sự sống như thế nào ư?” Nhà khoa học cười, lắc đầu. “Chúng ta không thể! Mấu chốt là vậy. Khi nói đến quá trình sáng tạo - vượt qua cái ngưỡng nơi các hóa chất vô tri giác hình thành lên những sinh thể - toàn bộ khoa học của chúng ta đều biến mất hoàn toàn. Không hề có cơ chế nào trong ngành hóa học giải thích được xem điều đó xảy ra như thế nào. Thực tế, cái khái niệm về các tế bào tự tổ chức thành các dạng sống dường như xung đột trực tiếp với quy luật entropy!”
“Entropy,” Edmond nhắc lại, lúc này xuất hiện trên một bãi biển đẹp. “Entropy chỉ là một cách nói khác lạ: mọi thứ tách rời. Theo ngôn ngữ khoa học, chúng tôi nói là 'một hệ thống có tổ chức tất yếu hư hại dần'.” Anh ấy lại búng ngón tay và một lâu đài cát rất cầu kỳ xuất hiện dưới chân. “Tôi vừa tổ chức hàng triệu hạt cát thành một lâu đài. Chúng ta cùng xem vũ trụ cảm thấy thế nào về việc đó nhé.” Vài giây sau, một đợt sóng xô tới và cuốn trôi lâu đài. “Ối chà, vũ trụ đã định vị được những hạt cát có tổ chức của tôi và phân rã chúng rồi, phát tán chúng ra khắp bãi biển. Đây chính là entropy vận hành đây. Những con sóng không bao giờ xô vào bãi biển và tích tụ cát thành hình một lâu đài cát cả. Entropy phân rã cấu trúc. Lâu đài cát không bao giờ tự phát xuất hiện trong vũ trụ cả, chúng chỉ biến mất thôi.”
Edmond lại búng ngón tay và xuất hiện trở lại trong một gian bếp rất lịch sự. “Khi quý vị đun nóng cà phê,” anh ấy nói, nhấc một cái cốc bốc hơi ra khỏi lò vi sóng, “quý vị tập trung nhiệt năng vào một cái cốc. Nếu quý vị để cái cốc đó trên bàn quầy một tiếng, hơi nóng tan vào phòng và tự tỏa đều ra, như các hạt cát trên bãi biển. Lại là entropy. Và quá trình này không thể đảo ngược. Cho dù quý vị có đợi bao lâu thì vũ trụ cũng sẽ không bao giờ làm nóng lại chỗ cà phê của quý vị cả.” Edmond mỉm cười. “Nó cũng sẽ không phục hồi một quả trứng đã vỡ hay xây lại một lâu đài cát đã bị bào mòn.”
Ambra nhớ đã có lần thấy một tác phẩm nghệ thuật sắp đặt có tên Entropy - một dãy các khối xi măng cũ, cứ khối sau lại vỡ nhiều hơn khối trước, dần dần phân rã thành một đống hạt.
Tiến sĩ Gerhard, nhà khoa học đeo kính, xuất hiện trở lại. “Chúng ta sống trong một vũ trụ entropy,” bà ấy nói, “một thế giới với những quy luật vật lý sắp xếp ngẫu nhiên, chứ không phải có tổ chức. Cho nên câu hỏi là thế này: Làm cách nào các hóa chất không có sự sống lại tự tổ chức thành các dạng sống phức tạp một cách kỳ diệu? Tôi chưa bao giờ là một người theo tôn giáo cả, nhưng tôi phải thừa nhận, sự tồn tại của sự sống là bí ẩn khoa học duy nhất từng thuyết phục tôi cân nhắc ý tưởng về một Đấng Sáng tạo.”
Edmond xuất hiện, lắc đầu. “Tôi thấy nản khi những con người thông minh sử dụng từ 'Đấng Sáng tạo'…” Anh ấy nhún vai rất hiền lành. “Họ làm vậy, tôi biết, vì khoa học đơn giản là không có lời giải thích hiệu quả về mở đầu của sự sống. Nhưng tin tôi đi, nếu quý vị tìm kiếm một dạng sức mạnh vô hình nào đó tạo ra trật tự trong một vũ trụ hỗn mang thì còn có những câu trả lời đơn giản hơn cả Chúa trời nhiều.”
Edmond chìa ra một mảnh giấy trên có rắc mạt sắt. Sau đó, anh ấy đưa ra một thanh nam châm lớn và giữ nó bên dưới mảnh giấy. Ngay lập tức, các mạt sắt nhảy thành một vòng cung có tổ chức, sắp xếp hoàn hảo với nhau. “Một lực vô hình tổ chức được những mạt sắt này. Có phải đó là Chúa trời? Không… đó là điện từ.”
Giờ Edmond xuất hiện bên cạnh một tấm bạt lò xo lớn. Trên bề mặt rất căng của tấm bạt có đặt rải rác hàng trăm viên cẩm thạch. “Một mớ cẩm thạch ngẫu nhiên,” anh ấy nói, “nhưng nếu tôi làm việc này…” Anh ấy nhấc một quả bóng bowling lên mép tấm bạt lò xo và cho nó lăn lên lớp vải co dãn. Sức nặng của bóng tạo ra một vệt lõm sâu, và lập tức những viên cẩm thạch nằm rải rác dồn vào chỗ lõm, hình thành một vòng tròn xung quanh quả bóng bowling. “Bàn tay tổ chức của Chúa trời ư?” Edmond ngừng lại. “Không, lại một lần nữa… đó chỉ là trọng lực mà thôi.”
Giờ anh ấy xuất hiện cận cảnh. “Hóa ra sự sống không phải là ví dụ duy nhất của trật tự tạo ra vũ trụ. Các phân tử không có sự sống luôn tự tổ chức thành các cấu trúc phức tạp.”
Một đoạn phim gồm nhiều hình ảnh xuất hiện - một cơn lốc xoáy, một bông tuyết, một lòng sông gọn sóng, một tinh thể thạch anh và những vòng tròn của sao Thổ.
“Như quý vị có thể thấy, nhiều khi vũ trụ thật sự cấu tạo nên vật chất - điều dường như đối lập hẳn với entropy.” Edmond thở dài. “Vậy là cái nào? Liệu có phải vũ trụ thích trật tự? Hay hỗn mang?”
Edmond lại xuất hiện, lúc này bước trên một lối đi về phía mái vòm trứ danh của Học viện Công nghệ Massachusetts. “Theo hầu hết các nhà vật lý, câu trả lời là hỗn mang. Entropy thực tế là vua và vũ trụ liên tục phân rã theo hướng hỗn loạn. Một dạng thông điệp đáng buồn.” Edmond ngừng lại và cười toe toét. “Nhưng hôm nay tôi tới gặp nhà vật lý trẻ tuổi thông minh, người tin rằng có một đặc tính… một đặc tính có thể nắm giữ chìa khóa về việc sự sống bắt đầu như thế nào.”

Jeremy England?
Langdon giật mình khi nhận ra cái tên của nhà vật lý Edmond đang mô tả lúc này. Vị giáo sư ngoài ba mươi của Học viện Công nghệ Massachusetts hiện là người được toàn bộ giới học thuật Boston tôn xưng, vì đã tạo ra một sự khuấy động toàn cầu trong một lĩnh vực mới gọi là sinh học lượng tử.
Thật trùng hợp, Jeremy England và Robert Langdon lại cùng học một trường trung học - Học viện Phillips Exeter - và lần đầu tiên Langdon biết đến nhà vật lý trẻ tuổi là trên tờ tạp chí cựu học sinh của trường, trong một bài viết nhan để “Tổ chức thích ứng do sự phân tán năng lượng điều khiển.” Mặc dù Langdon chỉ đọc lướt bài báo và không hiểu mấy nhưng ông nhớ đã rất tò mò khi biết rằng người bạn đồng môn “Exie” của mình vừa là một nhà vật lý xuất sắc và cũng là một người rất sùng đạo - một tín đồ Do Thái Chính thống giáo.
Langdon bắt đầu hiểu tại sao Edmond lại quan tâm đến công việc của England như vậy.
Trên màn hình, một người đàn ông khác xuất hiện, chính là nhà vật lý của Đại học New York Alexander Grosberg. “Hy vọng lớn lao của chúng ta,” Grosberg nói, “là Jeremy England nhận biết được nguyên tắc vật lý ngầm điều khiển nguồn gốc và sự tiến hóa của sự sống.”
Langdon ngồi thẳng lên một chút khi nghe thấy câu đó, Ambra cũng vậy.
Một gương mặt khác xuất hiện. “Nếu England có thể chứng minh giả thuyết của ông ấy là đúng,” nhà sử học đoạt Giải Pulitzer Edward J. Larson nói, “thì tên tuổi ông ấy sẽ được ghi nhớ mãi mãi. Ông ấy có thể là Darwin tiếp theo.”
Chúa ơi. Langdon biết Jeremy England vẫn tạo ra những đợt sóng, nhưng điều này nghe giống như những trận sóng thần.
Carl Franck, một nhà vật lý từ Cornell, nói thêm, “Cứ ba mươi năm hoặc tương đương, chúng ta lại trải qua những bước nhảy vĩ đại… và đây có thể là như vậy.”
Một loạt tiêu đề vụt hiện ra trên màn hình thành một chuỗi rất nhanh:
“GẶP GỠ NHÀ KHOA HỌC CÓ THỂ BÁC BỎ CHÚA”
“ĐẬP TAN SÁNG TẠO LUẬN”
“XIN CẢM ƠN CHÚA - NHƯNG CHÚNG TÔI KHÔNG CẦN SỰ GIÚP ĐỠ CỦA NGÀI NỮA”
Danh sách các tiêu đề cứ tiếp tục, giờ còn có thêm những mẩu tin từ các tạp chí khoa học lớn, tất cả dường như đều nói lên một thông điệp giống nhau: nếu Jeremy England có thể chứng minh được giả thuyết mới của mình, thì những hàm ẩn sẽ gây chấn động - không chỉ cho khoa học mà còn cho cả tôn giáo.
Langdon nhìn tiêu đề cuối cùng trên bức tường - từ tạp chí điện tử Salon, ngày 3 tháng 1 năm 2015.
“CHÚA TRÊN SỢI DÂY: KHOA HỌC MỚI XUẤT CHÚNG KHIẾN PHE SÁNG TẠO LUẬN LÀ THIÊN CHÚA GIÁO SỢ HÃI.”
Một giáo sư Học viện Công nghệ Massachusetts trẻ tuổi đang kết thúc nhiệm vụ của Darwin - và đe dọa phá bỏ mọi thứ những kẻ lập dị quan tâm.
Màn hình chuyển, và Edmond xuất hiện trở lại, đang sải bước đầy chủ đích dọc theo hành lang một khoa của ngành khoa học ở trường đại học. “Vậy bước tiến vĩ đại này là gì mà những người theo thuyết Sáng tạo luận sợ đến vậy?”
Edmond tươi cười khi dừng lại bên ngoài một cánh cửa ghi: PHÒNG THÍ NGHIỆM ENGLAND @ VẬT LÝ MIT.
“Chúng ta hãy vào trong - và hỏi đích danh người ấy.”
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Nguồn Cội - Dan Brown

Postby bevanng » 07 Jan 2019

CHƯƠNG 93


Người đàn ông trẻ tuổi lúc này xuất hiện trên bức tường màn hình của Edmond chính là nhà vật lý Jeremy England. Anh ta cao và gầy gò với hàm râu rối bù và một nụ cười ngơ ngác kín đáo. Anh ta đứng trước một tấm bảng đen đầy các phương trình toán học.
“Trước tiên,” England nói, giọng thân thiện và khiêm nhường, “cho phép tôi nói rằng giả thuyết này chưa được minh chứng, nó chỉ là một ý tưởng thôi.” Anh ta nhún vai rất nhũn nhặn. “Mặc dù tôi thừa nhận nếu chúng ta có thể chứng minh rằng nó đúng, thì những hàm ẩn sẽ có ảnh hưởng sâu rộng.”
Trong ba phút tiếp theo, nhà vật lý phác họa ý tưởng mới của mình, mà - như hầu hết những khái niệm làm thay đổi khuôn mẫu - đơn giản đến bất ngờ.
Giả thuyết của Jeremy England, nếu Langdon hiểu đúng, là vũ trụ có vai trò như một chỉ thị đặc biệt. Một mục đích.
Phân tán năng lượng.
Theo ngôn ngữ đơn giản nhất, khi vũ trụ tìm được các vùng năng lượng tập trung, nó phân tán năng lượng đó ra. Ví dụ kinh điển, như Kirsch đã đề cập, là cốc cà phê nóng trên bàn, nó luôn nguội đi, tản nhiệt lượng của nó sang các phân tử khác trong phòng theo đúng Quy luật Nhiệt động học thứ hai.
Langdon đột nhiên hiểu tại sao Edmond lại hỏi ông về các truyền thuyết Sáng tạo của thế giới - tất cả đều có chứa hình ảnh năng lượng và ánh sáng phát tán rất nhiều và soi sáng bóng tối.
Tuy nhiên, England tin rằng có một đặc tính liên quan đến cách vũ trụ phân tán năng lượng.
“Chúng ta biết vũ trụ thúc đẩy entropy và hỗn loạn,” England nói, “cho nên chúng ta có thể ngạc nhiên khi thấy rất nhiều ví dụ về việc các phân tử tự tổ chức.”
Trên màn hình, một vài hình ảnh xuất hiện trước đó giờ trở lại - một trận lốc xoáy, một lòng sông gợn sóng, một bông tuyết.
“Tất cả những thứ này,” England nói, “là những ví dụ về 'các cấu trúc tiêu tan' - những tập hợp các phân tử tự sắp xếp thành những cấu trúc giúp một hệ thống tản năng lượng của nó một cách hiệu quả hơn.”
England nhanh chóng minh họa việc những cơn lốc xoáy là cách thức tự nhiên để xua tan một vùng áp cao tập trung bằng việc chuyển hóa nó thành một lực xoay tròn tất yếu sẽ tự triệt tiêu. Điều tương tự cũng đúng với các lòng sông gợn sóng, có khả năng chặn năng lượng của các dòng nước di chuyển nhanh và làm nó tiêu tan. Các bông tuyết giúp tản bớt năng lượng mặt trời bằng cách hình thành những cấu trúc đa diện phản chiếu ánh sáng một cách hỗn loạn ra mọi hướng.
“Nói đơn giản,” England tiếp tục, “vật chất tự tổ chức trong một nỗ lực nhằm phân tán năng lượng tốt hơn.” Anh ta mỉm cười. “Tự nhiên - trong nỗ lực nhằm thúc đẩy hỗn loạn - tạo ra những hốc trật tự nhỏ. Những hốc này là các cấu trúc làm tăng tình trạng hỗn mang của một hệ thống và do đó chúng làm tăng entropy.”
Cho đến giờ, Langdon chưa bao giờ nghĩ đến chuyện này, nhưng England đúng; ví dụ ở khắp mọi nơi. Langdon nghĩ tới một đám mây giông. Khi đám mây được hình thành nhờ một điện tích tĩnh, vũ trụ liền tạo ra một tia chớp. Nói cách khác, các quy luật vật lý tạo ra những cơ chế để tản năng lượng. Tia chớp tản bớt năng lượng của đám mây xuống Trái Đất, phân tán nó đi, do đó làm tăng entropy tổng thể của hệ thống.
Việc tạo ra hỗn mang một cách hiệu quả, Langdon nhận ra vậy, đòi hỏi một chút trật tự.
Langdon lơ đãng tự hỏi liệu các quả bom nguyên tử có thể được coi là những công cụ entropy không - những khoang nhỏ của thứ vật chất được tổ chức cẩn thận dùng để tạo ra hỗn mang. Ông vụt nhớ đến biểu tượng toán học dành cho entropy và nhận ra nó giống như một vụ nổ hay Big Bang - một quá trình tản năng lượng ra mọi hướng.
Image
“Vậy điều này đưa chúng ta đến đâu?” England nói. “Entropy phải làm gì với nguồn gốc của sự sống?” Anh ta bước tới chiếc bảng viết phấn của mình. “Hóa ra sự sống là một công cụ hiệu quả khác thường để tản bớt năng lượng.”
England vẽ một hình ảnh mặt trời tỏa năng lượng xuống một cái cây.
“Một cái cây, xin lấy ví dụ, hấp thụ năng lượng mạnh của mặt trời, dùng nó để sinh trưởng và sau đó phát ra ánh sáng hồng ngoại - một dạng năng lượng đã bớt tập trung hơn rất nhiều. Quang hợp là một cơ chế entropy rất hiệu quả. Năng lượng tập trung của mặt trời bị cái cây phân tán và làm yếu đi, tạo ra sự gia tăng tổng thể về entropy của vũ trụ. Có thể nói điều tương tự cho mọi cơ thể sống - bao gồm cả con người - những gì tiêu thụ thứ vật chất có tổ chức như thức ăn, chuyển hóa nó thành năng lượng, và sau đó tản năng lượng trở lại vũ trụ dưới dạng nhiệt lượng. Nói chung,” England kết luận, “tôi tin sự sống không chỉ tuân thủ các quy luật vật lý, mà sự sống còn bắt đầu do những quy luật ấy.”
Langdon cảm nhận được một cơn rùng mình khi ông suy ngẫm về cái lôgic, dường như khá dễ hiểu: Nếu ánh nắng chói chang chạm tới một mảng đất màu mỡ, thì các quy luật vật lý của Trái Đất sẽ tạo ra một cái cây để giúp tản bớt thứ năng lượng đó. Nếu các mạch lưu huỳnh sâu thẳm của đại dương tạo ra những vùng nước sôi, thì sự sống sẽ hiện ra ở những vị trí đó và phân tán năng lượng.
“Hy vọng của tôi,” England nói thêm, “là một ngày nào đó chúng ta sẽ tìm ra cách chứng minh rằng sự sống thực tế tự xuất hiện từ những vật chất vô tri giác… một kết quả của hư không hơn là các quy luật vật lý.”
Tuyệt vời, Langdon ngẫm nghĩ. Một giả thuyết khoa học rõ ràng về cách sự sống tự tạo ra… không cần bàn tay của Chúa.
“Tôi là một người sùng đạo,” England nói, “nhưng tín điều của tôi, giống như khoa học của tôi, luôn là một thứ tiến bộ. Tôi coi giả thuyết này là bất khả tri về các câu hỏi duy linh. Tôi đơn giản là đang cố mô tả cách mọi thứ 'có mặt' trong vũ trụ; tôi sẽ dành những hàm ẩn tinh thần cho giới giáo sĩ và các triết gia.”
Một người trẻ tuổi khôn ngoan, Langdon nghĩ thầm. Nếu có lúc nào đó giả thuyết của cậu ấy được chứng minh thì nó sẽ tạo hiệu ứng gây xôn xao cho cả thế giới.
“Tại thời điểm này,” England nói, “mọi người có thể thư giãn. Vì những lý do rõ rệt, đây là một giả thuyết cực kỳ khó chứng minh. Nhóm của tôi và tôi có một số ý tưởng mô phỏng lại các hệ thống do quá trình phân tán năng lượng điều khiển trong tương lai, nhưng lúc này, chúng tôi vẫn còn mất nhiều năm nữa.”
Hình ảnh của England nhòa dần, và Edmond xuất hiện trở lại trên màn hình, đứng bên cạnh chiếc máy tính lượng tử của mình. “Tuy nhiên, tôi thì không mất nhiều năm nữa. Loại mô phỏng này chính xác là những gì tôi đang nghiền ngẫm.”
Anh ấy đi về phía khu vực làm việc của mình. “Nếu giả thuyết của Giáo sư England đúng thì toàn bộ hệ thống điều hành của vũ trụ có thể tóm tắt bởi một mệnh lệnh quan trọng duy nhất: phân tán năng lượng!”
Edmond ngồi xuống bên bàn làm việc và bắt đầu gõ rất nhanh trên bàn phím quá khổ của mình. Những màn hình trước mặt anh ấy tràn ngập những mã máy tính trông rất lạ lùng. “Tôi mất vài tuần và đã lập trình lại toàn bộ thí nghiệm trước đây bị thất bại. Tôi gắn chặt cho hệ thống một mục tiêu cơ bản - một lý do tồn tại. Tôi nói với hệ thống rằng hãy phân tán năng lượng bằng mọi giá. Tôi thúc ép máy tính phải sáng tạo hết mức có thể trong mục tiêu tăng entropy trong nồi súp nguyên thủy. Và tôi cho phép nó tạo dựng bất kỳ công cụ gì nó nghĩ là có thể cần để hoàn thành việc đó.”
Edmond ngừng gõ và xoay tròn trên ghế, hướng về cử tọa của mình. “Sau đó, tôi chạy mô hình và một điều phi thường đã xảy ra. Hóa ra tôi đã thành công trong việc xác định 'nguyên liệu còn thiếu' trong nồi súp nguyên thủy ảo của mình.”
Langdon và Ambra cùng chăm chú nhìn bức tường màn hình khi hình ảnh đồ họa mô hình máy tính của Edmond bắt đầu chạy. Một lần nữa, hình ảnh chìm sâu vào nồi súp nguyên thủy đang khuấy động, phóng đại vào lãnh địa hạ nguyên tử, người xem có thể nhìn thấy các hóa chất chuyển động vòng quanh, kết hợp và tái kết hợp với nhau.
“Khi tôi tua nhanh quá trình và tái tạo việc trải qua hàng trăm năm,” Edmond nói, “tôi thấy các axit amin của Miller-Urey định hình.”
Langdon không có nhiều kiến thức về hóa học, nhưng chắc chắn ông nhận ra hình ảnh trên màn hình giống như một chuỗi protein cơ bản. Khi quá trình tiếp tục, ông nhìn các phân tử ngày càng phức tạp định hình, gắn kết thành một dạng chuỗi sáp ong sáu cạnh.
“Các nucleotide!” Edmond reo lên khi các hình sáu cạnh tiếp tục tan chảy. “Chúng ta đang chứng kiến việc trải qua hàng nghìn năm! Và tiến nhanh lên, chúng ta thấy được những dấu hiệu lờ mờ đầu tiên của cấu trúc!”
Khi anh ấy nói, một trong các chuỗi nucleotide bắt đầu tự quấn quanh nó và cuộn thành hình xoắn ốc. “Thấy thứ đó chứ?!” Edmond reo lên. “Hàng triệu năm đã trôi qua và hệ thống đang cố gắng kiến tạo một cấu trúc! Hệ thống đang cố kiến tạo một cấu trúc để tản bớt năng lượng, giống như England dự đoán!”
Khi mô hình tiếp tục, Langdon sững sờ thấy chuỗi xoắn ốc nhỏ xíu trở thành một chuỗi xoắn ốc đôi, mở rộng cấu trúc của nó thành cái hình xoắn ốc kép nổi tiếng của hợp chất hóa học nổi tiếng nhất trên thế giới.
“Chúa ơi, anh Robert…” Ambra thì thào, mắt mở to. “Đó là…”
“DNA,” Edmond tuyên bố, cho mô hình dừng lại nửa chừng. “Chính là nó. DNA - cơ sở của toàn bộ sự sống. Bộ luật sinh học sống. Và tại sao, quý vị đặt câu hỏi, một hệ thống lại tạo ra DNA nhằm phân tán năng lượng? Chà, bởi vì trăm tay vỗ lên tiếng kêu lớn hơn! Một rừng cây khuếch tán nhiều ánh nắng hơn là một cái cây duy nhất. Nếu quý vị là một công cụ entropy, thì cách dễ nhất để hoạt động hiệu quả hơn là tạo ra những bản sao của quý vị.”
Giờ gương mặt Edmond xuất hiện trên màn hình. “Khi tôi tua nhanh mô hình này, từ thời điểm này trở đi, tôi chứng kiến điều hoàn toàn kỳ diệu… Quá trình tiến hóa của Darwin diễn ra!”
Anh ấy ngừng lại vài giây. “Và tại sao lại không chứ?” anh ấy tiếp tục. “Tiến hóa là cách vũ trụ liên tục kiểm nghiệm và cải thiện các công cụ của nó. Những công cụ hiệu quả nhất tồn tại và tự tái tạo chính chúng, không ngừng cải tiến, trở nên ngày càng phức tạp và hiệu quả. Cuối cùng, một số công cụ trông như cây cối, và một số như, chà… chúng ta.”
Giờ Edmond xuất hiện lững lờ trong không gian tối tăm với quả cầu Trái Đất màu xanh lam lơ lửng sau lưng anh ấy. “Chúng ta từ đâu đến?” anh ấy hỏi. “Sự thật là… chúng ta chẳng từ đâu đến cả… và từ tất cả mọi nơi. Chúng ta đến từ chính những quy luật vật lý đã tạo ra sự sống trong khắp vũ trụ. Chúng ta không hề đặc biệt. Chúng ta tồn tại có hoặc không có Chúa. Chúng ta là kết quả tất yếu của entropy. Sự sống không phải là điểm đặc biệt của vũ trụ. Sự sống đơn giản là những gì vũ trụ tạo ra và tái tạo để phân tán năng lượng.”
Langdon cảm thấy ngờ vực một cách kỳ lạ, băn khoăn liệu ông có xử lý được trọn vẹn ý nghĩa hàm ẩn của những gì Edmond đang nói không. Phải thừa nhận, mô phỏng này sẽ đem lại sự thay đổi điển hình rất lớn lao và chắc chắn sẽ gây ra những biến động trong nhiều ngành học thuật. Nhưng khi nhắc đến tôn giáo, ông tự hỏi liệu Edmond có thay đổi được quan điểm của mọi người không. Suốt nhiều thế kỷ hầu hết những người sùng đạo đều bỏ qua số lượng lớn dữ liệu khoa học và tính lôgic duy lý để bảo vệ tín điều của họ.
Ambra dường như cũng đang vật vã với những phản ứng của chính nàng, vẻ mặt nàng đâu đó giữa sự ngạc nhiên ghê gớm và sự do dự thận trọng.
“Các bạn,” Edmond nói, “nếu các bạn theo kịp những gì tôi vừa cho các bạn thấy, thì các bạn đã hiểu được tầm quan trọng sâu xa của nó. Và nếu các bạn vẫn do dự, hãy ở lại với tôi, bởi vì hóa ra phát hiện này dẫn tới một sự khai sáng khác, thậm chí còn quan trọng hơn.”
Anh ấy ngừng lại.
“Chúng ta từ đâu đến… gần như không sốc bằng chúng ta sẽ đi về đâu.”
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Nguồn Cội - Dan Brown

Postby bevanng » 07 Jan 2019

CHƯƠNG 94


Tiếng những bước chân chạy vang khắp nhà thờ ngầm dưới lòng đất khi một đặc vụ Cận vệ chạy hộc tốc về phía ba người đang túm tụm ở nơi sâu nhất của nhà thờ.
“Hoàng thượng,” anh ta gọi to, thở không ra hơi. “Edmond Kirsch… đoạn video… đang được phát sóng.”
Nhà vua xoay chiếc xe lăn và Hoàng tử Julián cũng quay phắt lại.
Valdespino thở dài chán nản. Chỉ là vấn đế thời gian thôi mà, ông ấy tự nhủ. Nhưng lòng ông ấy vẫn cảm thấy nặng trĩu khi biết rằng thế giới giờ đang xem chính đoạn video mà ông ấy đã xem trong thư viện Montserrat cùng với al-Fadl và Köves.
“Chúng ta từ đâu đến? Tuyên bố của Kirsch về “nguồn gốc không có Chúa” vừa ngạo mạn vừa báng bổ; nó sẽ ảnh hưởng tai hại đến cái ước vọng rất nhân bản hướng về một lý tưởng cao hơn và còn ganh đua cả với vị Chúa đã tạo ra chúng ta trong hình tượng của Ngài…
Bi kịch thay, Kirsch đã không dừng lại ở đó. Anh ta tiếp tục cái việc báng bổ đầu tiên này bằng một cái thứ hai, còn nguy hại hơn nhiều - đề xướng một câu trả lời gây phiền muộn vô cùng cho câu hỏi Chúng ta đang đi về đâu?
Dự đoán của Kirsch về tương lai thật tai hại… gây phiền phức đến mức Valdespino và các đồng đạo của mình đã phải yêu cầu Kirsch đừng tiết lộ.
Cho dù dữ liệu của nhà vị lai chủ nghĩa là chính xác, thì việc chia sẻ nó với thế giới sẽ gây ra sự tai hại không thể đảo ngược.
Không chỉ cho những người sùng tín, Valdespino biết, mà còn cho tất cả mọi người trên Trái Đất.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Nguồn Cội - Dan Brown

Postby bevanng » 08 Jan 2019

CHƯƠNG 95


Không cần đến Chúa, Langdon nghĩ thầm, nhớ lại những gì Edmond vừa nói. Sự sống xuất hiện tự phát từ những quy luật vật lý.
Khái niệm tự phát sinh ra đã được tranh luận từ lâu - về mặt lý thuyết - bởi một số bộ óc vĩ đại nhất của giới khoa học và tối nay Edmond Kirsch trình bày một lập luận thuyết phục tuyệt đối cho rằng tự phát sinh ra đã xảy ra trên thực tế.
Chưa có ai đến gần việc chứng minh điều đó… hay thậm chí giải thích xem nó có thể xảy ra như thế nào được đến như vậy.
Trên màn hình, nồi súp nguyên thủy mô phỏng của Edmond giờ nhung nhúc những dạng sống ảo nhỏ xíu.
“Quan sát mô hình sinh sôi nảy nở của mình,” Edmond dẫn giải, “tôi tự hỏi chuyện gì sẽ xảy ra nếu tôi cứ để mặc nó? Liệu cuối cùng nó sẽ nổ tung khỏi cái bình và tạo ra cả vương quốc động vật, trong đó có loài người không? Và chuyện gì xảy ra nếu tôi để mặc nó qua cả mốc đó? Nếu tôi đợi đủ lâu, nó có tạo ra bước tiếp theo trong quá trình tiến hóa của loài người và cho chúng ta biết chúng ta đang đi về đâu không?”
Edmond lại xuất hiện bên cạnh E-Wave. “Buồn thay, thậm chí chiếc máy tính này cũng không xử lý được một mô hình tầm vóc đó, cho nên tôi phải tìm cách thu hẹp mô phỏng. Và tôi mượn một kỹ thuật từ một nguồn không chắc thành công… không gì khác hơn là Walt Disney.”
Màn hình giờ chuyển sang một bộ phim hoạt hình đen trắng hai chiều rất sơ khai. Langdon nhận ra đó là bộ phim kinh điển năm 1928 của Disney Steamboat Willie.
“Hình thái nghệ thuật 'hoạt hình' đã phát triển rất mau lẹ hơn chín mươi năm qua - từ những cuốn sách lật Chuột Mickey sơ đẳng tới những bộ phim cực kỳ sống động ngày nay.”
Bên cạnh bộ phim hoạt hình cũ xuất hiện một cảnh siêu thực sôi động từ một phim hoạt hình gần đây.
“Bước nhảy về chất lượng này na ná với quá trình tiến hóa ba nghìn năm từ những bức vẽ trong hang động tới những kiệt tác của Michelangelo. Là một người vị lai chủ nghĩa, tôi rất thích thú trước bất kỳ kỹ năng nào làm nên những tiến bộ mau lẹ,” Edmond nói tiếp. “Thứ kỹ thuật tạo nên bước nhảy này, tôi biết vậy, được gọi là 'xen giữa. ' Đó là một lối tắt sử dụng máy tính trong kỹ thuật vẽ hoạt hình, trong đó họa sĩ đề nghị máy tính tạo ra các khung hình trung gian giữa hai hình ảnh chính, biến đổi hình thái của hình ảnh thứ nhất sang hình ảnh thứ hai thật mượt mà, đặc biệt là lấp kín các khoảng trống. Thay vì phải vẽ từng khung hình bằng tay - mà ở đây có thể ví như việc mô phỏng từng bước nhỏ trong quá trình tiến hóa - các họa sĩ thời nay có thể vẽ vài khung hình chính… sau đó yêu cầu máy tính phán đoán chuẩn xác các bước trung gian và lấp đầy phần tiến hóa còn lại.
“Cách đó gọi là xen giữa,” Edmond tuyên bố. “Đó là một ứng dụng rõ rệt của sức mạnh máy tính, nhưng khi tôi nghe nói về nó, tôi thấy được khai sáng và tôi nhận ra nó chính là chìa khóa để mở ra tương lai của chúng ta.”
Ambra quay sang Langdon với vẻ dò hỏi. “Chuyện này sẽ đi đến đâu?”
Langdon còn chưa kịp cân nhắc thì một hình ảnh mới đã xuất hiện trên màn hình.

Image
“Quá trình tiến hóa của loài người,” Edmond nói. “Hình ảnh này là một dạng 'phim lật'. Nhờ có khoa học, chúng ta đã tạo dụng được một vài khung hình chính - tinh tinh, vượn người phương Nam (Australopithecus), người khéo léo (Homo habilis), người đứng thẳng (Homo erectus), Người Neanderthal - nhưng những khoảng quá độ giữa các giống loài này thì vẫn còn mờ mịt.” (không nên lầm tưởng giống vượn hay tinh tinh thời nay với giống người tiền sử thời xưa, giống như mèo là mèo, hổ là hổ, chỉ là cùng loại chớ không thể lẫn với nhau được.)
Đúng như Langdon dự liệu, Edmond phác họa ý tưởng sử dụng kỹ thuật “xen giữa” để lấp đầy những khoảng trống trong quá trình tiến hóa của loài người. Anh ấy mô tả cách nhiều dự án quốc tế về hệ gien - con người, người Eskimo nguyên thủy, người Neanderthal, tinh tinh - đã sử dụng các mảnh xương để lập bản đồ cấu trúc gien hoàn chỉnh của gần một tá bước trung gian giữa tinh tinh và người tinh khôn (Homo sapiens). (vượn không thể là con người được bởi vì chúng có cấu trúc gien không giống nhau)
“Tôi biết nếu tôi dùng các hệ gien nguyên thủy hiện có làm các khung hình chính,” Edmond nói, “thì tôi có thể lập trình cho E-Wave tạo lập một mô hình tiến hóa kết nối tất cả với nhau - một dạng trò chơi nối điểm mang tính chất tiến hóa. Và vì thế tôi bắt đầu với một đặc điểm đơn giản - kích thước não - một chỉ dấu chung rất chính xác cho sự tiến hóa về trí tuệ.”
Một biểu đồ xuất hiện trên màn hình.

Image
“Ngoài việc lập bản đồ các tham số chung như kích thước não bộ, E-Wave còn lập bản đồ hàng nghìn chỉ dấu gien tinh tế hơn có ảnh hưởng đến khả năng nhận thức - các chỉ dấu như nhận thức không gian, phạm vi từ vựng, trí nhớ dài hạn và tốc độ xử lý.”
Giờ màn hình lóe sang một chuỗi đồ thị tương tự nối tiếp nhau rất nhanh, tất cả đều cho thấy sự gia tăng lũy thừa như vậy.
“Sau đó E-Wave lắp ghép một mô phỏng chưa từng có tiền lệ về quá trình tiến hóa trí tuệ theo thời gian.” Gương mặt Edmond lại xuất hiện. “'Vậy thì sao chứ?' quý vị sẽ hỏi vậy. 'Tại sao chúng tôi phải quan tâm đến việc nhận diện cái quá trình mà nhờ đó con người trở nên thống trị về mặt trí tuệ chứ?' Chúng ta quan tâm bởi vì chúng ta có thể xác lập một khuôn mẫu, một máy tính có thể cho chúng ta biết khuôn mẫu đó sẽ dẫn tới đâu trong tương lai.” Anh ấy mỉm cười. “Nếu tôi nói hai, bốn, sáu, tám… quý vị đáp mười, về cơ bản tôi đã yêu cầu E-Wave dự đoán 'mười' trông sẽ ra sao. Một khi E-Wave mô phỏng được quá trình tiến hóa về trí tuệ, tôi có thể hỏi hai câu hỏi rành rẽ: Điều gì đến tiếp theo? Khả năng hiểu biết của con người sẽ như thế nào sau năm trăm năm tính từ bây giờ? Nói cách khác: Chúng ta sẽ đi về đâu?”
Langdon thấy mình bị cuốn hút bởi cái triển vọng ấy và trong khi ông không đủ hiểu biết về di truyền hay mô phỏng máy tính để thẩm định mức độ chính xác trong những dự đoán của Edmond, thì ông vẫn thấy ý niệm này vẫn rất tài tình.
“Sự tiến hóa của một giống loài,” Edmond nói, “luôn gắn với môi trường của sinh vật đó, và vì thế tôi yêu cầu E-Wave thực hiện một mô hình thứ hai - một mô phỏng môi trường thế giới ngày nay - rất dễ thực hiện khi tất cả những tin tức của chúng ta về văn hóa, chính trị, khoa học, thời tiết, và công nghệ đều được phát trực tuyến. Tôi yêu cầu máy tính đặc biệt chú ý đến những nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất đến sự phát triển tương lai của bộ não con người - các loại thuốc hưng thần, các công nghệ mới về sức khỏe, ô nhiễm, các nhân tố văn hóa, và vân vân.” Edmond ngừng lại. “Và sau đó,” anh ấy tuyên bố, “tôi chạy chương trình.”
Cả gương mặt nhà vị lai chủ nghĩa lúc này đầy kín màn hình. Anh ấy chăm chú nhìn thẳng vào máy quay. “Khi tôi cho mô hình vận hành… đã xảy ra điều vô cùng bất ngờ.” Anh ấy đưa mắt nhìn đi chỗ khác, gần như có thể quan sát thấy và sau đó quay lại máy quay. “Một điều vô cùng đáng ngại.”
Langdon nghe thấy Ambra buông một tiếng thở thảng thốt.
“Vì thế tôi cho chạy lại,” Edmond cau mày nói. “Rất tiếc, vẫn xảy ra kết quả cũ.”
Langdon cảm thấy sự sợ hãi thật sự trong mắt Edmond.
“Vì vậy tôi nghiên cứu lại các tham số,” anh ấy nói. “Tôi trang bị lại các công cụ cho chương trình, thay đổi mọi biến số, và tôi cho chạy đi chạy lại. Nhưng tôi vẫn cứ nhận được cùng một kết quả.”
Langdon tự hỏi liệu có phải Edmond đã phát hiện ra rằng trí tuệ của con người, sau nhiều niên kỷ phát triển, giờ đang sa sút. Chắc chắn có những chỉ số đáng ngại cho thấy có thể điều này là đúng.
“Tôi rất lo lắng với dữ liệu này,” Edmond nói, “và không thể tiếp nhận nó. Vì thế tôi yêu cầu máy tính làm một phân tích. E-Wave diễn tả đánh giá của nó theo cách rõ ràng nhất mà nó biết. Nó vẽ cho tôi một bức tranh.”
Màn hình thay đổi cho thấy một biểu đồ dòng thời gian quá trình tiến hóa động vật bắt đầu khoảng một trăm triệu năm trước. Đó là một tấm thảm phức tạp và nhiều màu sắc gồm những bong bóng nằm ngang nở ra co lại theo thời gian, mô tả cách các giống loài xuất hiện và biến mất. Mé bên trái của biểu đồ bị khủng long thống trị - đã ở đỉnh cao phát triển của chúng vào thời điểm đó trong lịch sử - giống loài được đại diện bằng mật độ bong bóng dày đặc nhất, càng lúc càng thêm dày đặc theo thời gian cho tới khi đột ngột vỡ tan khoảng sáu mươi lăm triệu năm trước với hiện tượng tuyệt chủng hàng loạt.
“Đây là dòng thời gian của các dạng sống nổi bật trên Trái Đất,” Edmond nói, “thể hiện về số lượng giống loài, vị trí chuỗi thức ăn, uy thế giữa các loài và ảnh hưởng tổng thể đối với hành tinh, về cơ bản, đó chính là một đại diện hình ảnh của đối tượng thống trị Trái Đất vào bất kỳ thời điểm xác định nào.”
Mắt Langdon lần theo biểu đồ khi những bong bóng khác nở ra và co lại, thể hiện số lượng lớn các giống loài khác nhau đã xuất hiện, sinh sôi và biến mất như thế nào.
“Buổi bình minh của Người tinh khôn,” Edmond nói, “xảy ra vào hai trăm nghìn năm trước Công nguyên, nhưng chúng ta không có đủ tầm ảnh hưởng để xuất hiện trong biểu đồ này cho tới tận khoảng sáu mươi lăm nghìn năm trước, khi chúng ta sáng chế ra cung tên và trở thành loài săn mồi hiệu quả hơn.”
Langdon lướt mắt tới mốc 65.000 năm trước Công nguyên, nơi một bong bóng màu xanh lam mỏng manh xuất hiện, đánh dấu cho Người tinh khôn. Bong bóng này nở ra rất chậm, gần như không nhận thấy, cho tới khoảng một nghìn năm trước Công nguyên, khi nó nhanh chóng dày lên và sau đó dường như nở rộng theo lũy thừa.
Đến lúc mắt ông chạm rìa phải của biểu đồ, cái bong bóng xanh lam đã phình lên chiếm gần như toàn bộ bề rộng của màn hình.
Con người hiện đại, Langdon nghĩ thầm. Cho đến giờ là giống loài có ảnh hưởng và vượt trội nhất trên Trái Đất.
“Không có gì ngạc nhiên,” Edmond nói, “vào năm 2000, khi biểu đồ này kết thúc, con người được mô tả là giống loài thống trị trên hành tinh này. Thậm chí chẳng có gì tiệm cận được chúng ta.” Anh ấy ngừng lại. “Tuy nhiên, quý vị có thể thấy những dấu hiệu của một bong bóng mới đang xuất hiện… ở đây.”
Đồ thị được phóng to để cho thấy một hình màu đen nhỏ xíu bắt đầu hình thành phía trên cái bong bóng màu xanh trương phình của loài người.
“Một giống loài mới đã bước vào bức tranh,” Edmond nói.
Langdon nhìn thấy đốm đen, nhưng trông nó chẳng đáng kể gì so với cái bong bóng màu xanh - một con cá ép nhỏ xíu trên lưng con cá voi xanh.
“Tôi nhận ra,” Edmond nói, “rằng kẻ mới đến này trông tầm thường, nhưng nếu chúng ta di chuyển thời gian tính từ năm 2000 tới ngày hiện tại, quý vị sẽ thấy rằng kẻ mới đến của chúng ta đã ở đây, và vẫn đang âm thầm lớn lên.”
Biểu đồ mở rộng cho tới khi nó đạt tới ngày hiện tại, và Langdon cảm thấy ngực mình thắt lại. Cái bong bóng màu đen đã mở rộng khá lớn trong hai thập kỷ qua. Giờ nó chiếm hơn một phần tư màn hình, tranh với Người tinh khôn để giành ảnh hưởng và ưu thế.
“Nó là gì vậy?!” Ambra khẽ kêu lên đầy lo lắng.
Langdon trả lời, “Tôi không biết… một loại virus ngấm ngầm chăng?” Tâm trí ông lướt qua một danh sách những loại virus hung hăng đã tấn công rất nhiều vùng của thế giới, nhưng Langdon không tài nào hình dung ra một giống loài phát triển nhanh như thế này trên Trái Đất mà không hề bị để ý. Một loại vi khuẩn từ vũ trụ chăng?
“Giống loài mới này rất quỷ quyệt,” Edmond nói. “Nó sinh sản theo cấp lũy thừa. Nó liên tục mở rộng lãnh địa của mình. Và điều quan trọng nhất, nó tiến hóa… nhanh hơn loài người rất nhiều.” Edmond lại đăm đăm nhìn vào máy quay, vẻ mặt của anh cực kỳ nghiêm trọng. “Rất tiếc, nếu tôi để cho mô phỏng này tiếp diễn để cho chúng ta thấy tương lai, thậm chí chỉ vài thập kỷ tính từ bây giờ, thì đây là những gì nó tiết lộ.”
Biểu đồ lại mở rộng, giờ chỉ thấy dòng thời gian tới năm 2050.
Langdon bật dậy, sửng sốt trân trối nhìn.
“Chúa ơi,” Ambra thì thào, tay bịt miệng đầy hãi hùng.
Biểu đồ rõ ràng cho thấy cái bong bóng đen đầy hăm dọa đang nở rộng với tốc độ chóng mặt, và sau đó, đến năm 2050, nuốt trọn toàn bộ bong bóng màu xanh của con người.
“Tôi rất tiếc phải cho quý vị thấy thứ này,” Edmond nói, “nhưng trong tất cả các mô hình tôi chạy thử, đều xảy ra kết quả như nhau. Loài người tiến hóa tới điểm hiện tại của chúng ta trong lịch sử, và sau đó, rất bất ngờ, một giống loài mới xuất hiện và xóa bỏ chúng ta khỏi Trái Đất.”
Langdon đứng trước cái biểu đồ đáng sợ, cố gắng nhắc mình rằng đó chỉ là một mô hình trên máy tính. Những hình ảnh như thế này, ông biết, có sức ảnh hưởng đến con người ở cấp độ bản năng mà các dữ liệu thô không thể làm được, và cái biểu đồ của Edmond có sắc thái dứt khoát - như thể sự tuyệt chủng của loài người là việc đã rồi.
“Thưa các bạn của tôi,” Edmond nói, giọng anh ấy rầu rĩ chẳng kém gì đang cảnh báo về một vụ va chạm tiểu hành tinh sắp xảy ra. “Giống loài của chúng ta đang trên bờ vực tuyệt chủng. Tôi đã dành cả đời mình đưa ra những dự đoán, và trong trường hợp này, tôi đã phân tích dữ liệu ở mọi cấp độ. Tôi có thể nói với quý vị với độ chắc chắn rất cao rằng loài người như chúng ta biết sẽ không còn ở đây trong vòng năm mươi năm nữa.”
Cú sốc ban đầu của Langdon giờ nhường chỗ cho cảm giác không tin - và giận dữ - với người bạn của mình. Cậu đang làm gì vậy, Edmond?! Thế này là vô trách nhiệm! Cậu tạo dựng một mô hình trên máy tính - cả nghìn thứ có thể sai với dữ liệu của cậu. Mọi người tôn trọng và tin tưởng cậu… cậu lại đang cố tạo ra một cơn cuồng loạn hàng loạt.
“Và còn một điều nữa,” Edmond nói, tâm trạng của anh càng u ám hơn. “Nếu quý vị nhìn thật kỹ mô phỏng, quý vị sẽ thấy rằng giống loài mới này không xóa bỏ chúng ta hoàn toàn. Chính xác hơn… nó hấp thụ chúng ta.”
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Nguồn Cội - Dan Brown

Postby bevanng » 08 Jan 2019

CHƯƠNG 96


Giống loài hấp thụ chúng ta?
Sững sờ trong im lặng, Langdon cố hình dung xem ý Edmond là gì với những lời này. Mấy lời ấy gợi lên hình ảnh hãi hùng của những bộ phim khoa học viễn tưởng về Sinh vật lạ, trong đó loài người bị sử dụng như những lồng ấp sống cho một giống loài chiếm ưu thế.
Giờ đứng hẳn lên, Langdon đưa mắt nhìn Ambra, ngồi thu lu trên ghế dài, ôm lấy hai đầu gối, đôi mắt sắc sảo của nàng đang phân tích cái hình ảnh minh họa trên màn hình. Langdon căng ra để hình dung xem còn cách diễn giải nào khác về những dữ liệu ấy không; nhưng kết luận dường như là tất yếu.
Theo mô phỏng của Edmond, loài người sẽ bị nuốt chửng bởi một giống loài mới trong quá trình chỉ vài thập kỷ tới. Và thậm chí đáng sợ hơn, giống loài mới này đã sống trên Trái Đất, đang âm thầm phát triển.
“Rõ ràng,” Edmond nói, “tôi không thể công khai thông tin này cho tới khi tôi có thể xác định được giống loài mới này. Vì thế tôi đã nghiên cứu dữ liệu. Sau vô vàn mô phỏng, tôi có thể xác định được kẻ mới đến bí ẩn ấy.”
Màn hình thay đổi sang một biểu đổ đơn giản mà Langdon nhận ra từ thời trung học - thứ bậc phân loại các sinh vật - được chia thành “Sáu giới sinh vật”; Động vật, Thực vật, Sinh vật nguyên sinh, Vi khuẩn, Cổ vi khuẩn, Nấm.
“Một khi tôi đã xác định được loại sinh vật mới đang sinh sôi này,” Edmond nói tiếp, “tôi nhận ra rằng nó có quá nhiều hình thái khác nhau để được gọi là một giống loài. Nói về thứ bậc, nó quá rộng để gọi là một bộ. Thậm chí còn không phải một ngành.” Edmond chăm chú nhìn vào máy quay. “Tôi nhận ra rằng hành tinh của chúng ta hiện đang bị ngự trị bởi một thứ gì đó lớn hơn nhiều. Những gì chỉ có thể định danh như một giới hoàn toàn mới.”
Trong chớp mắt, Langdon nhận ra những gì Edmond đang mô tả.
Giới thứ bảy.
Sững sờ, Langdon theo dõi trong khi Edmond cung cấp cái tin này ra với thế giới, mô tả một giới mới nổi lên mà Langdon gần đây đã nghe nói đến trong một cuộc Thảo luận TED1 bởi nhà văn văn hóa kỹ thuật số Kevin Kelly. Được tiên báo bởi một số nhà văn khoa học viễn tưởng sớm nhất, giới sự sống mới này xuất hiện với một đặc điểm.
1Nguyên văn: TED Talk (viết tắt của các chữ Technology - Công nghệ, Entertainment - Giải trí, Design - Thiết kế, là một tổ chức truyền thông thành lập năm 1984 như một hội thảo được tổ chức thường niên. Tổ chức này chuyên đăng tải trực tuyến những cuộc thảo luận để phát tán miễn phí, với khẩu hiệu “các ý tưởng đáng được lan truyền”. Hiện nay ngoài ba lĩnh vực trên, TED còn nói cả đến những chủ đề khoa học, văn hóa và học thuật.
Đó là giới của những giống loài không tồn tại.
Những giống loài không có sự sống này tiến hóa gần như chính xác như thể chúng đang sống - dần trở nên phức tạp hơn, thích nghi và sinh sôi trong những môi trường mới, khảo chứng những bước biến đổi mới, một số sống sót, số khác tuyệt chủng. Là tấm gương hoàn hảo về sự thay đổi thích nghi theo thuyết Darwin, những cơ thể mới mẻ này phát triển với tốc độ chóng mặt và giờ hình thành một giới hoàn toàn mới - Giới thứ bảy - và chiếm một vị trí bên cạnh Động vật và các giới khác.
Nó được gọi là: Technium - nguyên tố công nghệ.
Lúc này Edmond tập trung vào một mô tả choáng váng về giới mới nhất của hành tinh - bao gồm toàn bộ công nghệ. Anh ấy mô tả cách thức những cỗ máy mới phát triển mạnh hoặc tàn lụi theo những quy luật “sự tồn tại của giống loài phù hợp nhất” của Darwin - liên tục thích nghi với các môi trường của chúng, phát triển những đặc điểm mới để sinh tồn, và, nếu thành công, tái tạo nhanh nhất có thể để chiếm độc quyền những nguồn tài nguyên sẵn có.
“Máy fax phát triển y hệt loài chim cu lười,” Edmond giải thích. “Còn iPhone sẽ chỉ tồn tại nếu tiếp tục vượt trội trong cuộc cạnh tranh của mình. Máy chữ và động cơ hơi nước tiêu vong trong các môi trường đang thay đổi, nhưng Encyclopaedia Britannica thì lại tiến hóa, trọn bộ ba mươi hai tập đồ sộ của nó phát triển sang số hóa và, giống như loài cá phổi, mở rộng sang một lãnh địa chưa hề có, nơi giờ đây nó phát triển rất mạnh.”
Langdon vụt nhớ đến chiếc máy ảnh Kodak thời niên thiếu của mình - vốn từng là 'khủng long bạo chúa' trong lĩnh vực nhiếp ảnh cá nhân - chỉ qua một đêm đã lu mờ trước sự xuất hiện rất nhanh của kỹ thuật ảnh số hóa.
“Nửa tỷ năm trước,” Edmond tiếp tục, “hành tinh của chúng ta trải qua một đợt bùng phát sự sống đột ngột - hiện tượng Bùng nổ kỷ Cambri - trong đó hầu hết các giống loài trên hành tinh đều tồn tại trên thực tế chỉ sau một đêm. Ngày nay, chúng ta đang chứng kiến hiện tượng Bùng nổ kỷ Cambri của Nguyên tố công nghệ. Những giống loài công nghệ mới đang sinh ra hằng ngày, tiến hóa với tốc độ chóng mặt, và mỗi công nghệ mới đều trở thành một công cụ tạo ra những công nghệ mới khác. Việc sáng chế ra máy vi tính giúp chúng ta tạo dựng được những công cụ mới nhiệm màu, từ điện thoại thông minh tới tàu vũ trụ và người máy phẫu thuật. Chúng ta đang chứng kiến một sự bùng nổ về đổi mới đang diễn ra nhanh hơn khả năng đầu óc chúng ta có thể lĩnh hội. Và chúng ta chính là những chủ thể sáng tạo ra giới mới mẻ này - Nguyên tố công nghệ.”
Giờ màn hình trở lại với hình ảnh đáng ngại cho thấy cái bong bóng màu đen đang nở rộng nuốt lấy cái bong bóng màu xanh. Công nghệ giết chết con người ư? Langdon thấy ý tưởng đó thật hãi hùng, nhưng lòng ông lại mách ông rằng điều đó rất khó xảy ra. Với ông, khái niệm về một tương lai địa ngục giống như Kẻ hủy diệt nơi những cỗ máy săn đuổi tiêu diệt con người dường như trái ngược với thuyết Darwin. Con người kiểm soát công nghệ; con người có bản năng sinh tồn; con người sẽ không bao giờ cho phép công nghệ lấn lướt mình.
Thậm chí khi chuỗi những suy nghĩ logic này vụt qua trong tâm trí, Langdon vẫn biết mình rất ngây thơ. Từng tương tác với trí thông minh nhân tạo do Edmond sáng tạo là Winston, Langdon đã có được cái nhìn lướt qua rất hiếm hoi về trình độ tối tân trong lĩnh vực trí thông minh nhân tạo. Và trong khi Winston rõ ràng phục vụ những mong muốn của Edmond nhưng Langdon vẫn rất băn khoăn sẽ được bao lâu cho tới khi những cỗ máy như Winston bắt đầu ra những quyết định nhằm thỏa mãn ý muốn của chính chúng.
“Rõ ràng, nhiều người trước tôi đã dự đoán về giới công nghệ,” Edmond nói, “nhưng tôi thành công trong việc lập mô hình nó… và có thể cho thấy những gì nó sẽ làm với chúng ta.” Anh ấy ra hiệu về phía cái bong bóng đen đúa, thứ mà đến năm 2050, đã choán trọn màn hình và cho thấy sự thống trị hoàn toàn trên hành tinh. “Tôi phải thừa nhận, mới nhìn qua, mô phỏng này vẽ lên một bức tranh khá u ám…”
Edmond ngừng lại, và một cái nháy mắt quen thuộc của anh ấy lại xuất hiện.
“Nhưng chúng ta thật sự phải nhìn kỹ hơn một chút,” anh ấy nói.
Giờ màn hình kéo gần vào bong bóng màu đen, phóng đại nó cho tới khi Langdon có thể thấy rằng khối cầu khổng lồ không còn là màu đen huyền nữa, mà chuyển màu tía thẫm.
“Như quý vị có thể thấy, cái bong bóng đen của công nghệ, khi nó nuốt chửng bong bóng con người, lại ngả sang một màu khác - màu tía - như thể hai màu đã trộn đều với nhau.”
Langdon tự hỏi liệu đây sẽ là tin tốt hay tin xấu.
“Những gì chúng ta đang thấy ở đây là một quá trình tiến hóa hiếm hoi gọi là cộng sinh bắt buộc,” Edmond nói. “Bình thường, tiến hóa là một quá trình chia đôi - một giống loài chia thành hai loài mới - nhưng đôi khi, trong những trường hợp hiếm hoi, nếu hai loài không thể tồn tại nếu thiếu nhau thì quá trình xảy ra theo hướng ngược lại… và thay vì một loài phân đôi, hai loài lại nhập làm một.”
Sự hợp nhất gợi cho Langdon nhớ đến thuyết hổ lốn - quá trình theo đó hai tôn giáo khác nhau hòa trộn để hình thành một tín điều hoàn toàn mới.
“Nếu quý vị không tin rằng con người và công nghệ sẽ hợp nhất,” Edmond nói, “hãy thử quan sát quanh mình xem.”
Màn hình hiển thị một loạt lát cắt rất nhanh - những hình ảnh con người khư khư điện thoại di động, đeo những thiết bị thực tế-ảo, điều chỉnh thiết bị Bluetooth đeo tai; những người đang chạy có đeo máy nghe nhạc ở cánh tay; một bàn ăn cơm tối gia đình với trung tâm là “chiếc loa thông minh”; một đứa trẻ ngồi trong cũi chơi với chiếc máy tính bảng.
“Đây chỉ là những bước sơ khởi của quá trình cộng sinh này,” Edmond nói. “Hiện chúng ta đang bắt đầu cấy các chip máy tính trực tiếp vào não bộ mình, bơm vào máu chúng ta những nanobot cực nhỏ tiêu thụ cholesterol và tồn tại trong chúng ta vĩnh viễn, chế tạo chân tay nhân tạo được điều khiển bằng trí óc chúng ta, sử dụng các công cụ chỉnh sửa gien như CRISPR để điều chỉnh hệ gien của mình, và, thật vậy, còn thiết kế một phiên bản nâng cao của chính chúng ta.”
Nét mặt của Edmond giờ dường như khá vui vẻ, toát ra sự đam mê và phấn khích.
“Loài người đang tiến hóa thành gì đó rất khác,” anh ấy tuyên bố. “Chúng ta đang trở thành một giống loài lai - một quá trình hợp nhất giữa sinh học và công nghệ, vẫn những công cụ mà hôm nay tồn tại bên ngoài cơ thể chúng ta - điện thoại thông minh, thiết bị trợ thính, kính đọc sách, hầu hết các dược phẩm - trong năm mươi năm nữa sẽ tích hợp vào cơ thể chúng ta ở mức độ chúng ta sẽ không còn có thể coi mình là Người tinh khôn nữa.”
Một hình ảnh quen thuộc xuất hiện lại phía sau Edmond - quá trình tiến triển từ tinh tinh (không phải là tinh tinh của ngày hôm nay, chỉ là 1 tên gọi) thành người hiện đại.
“Trong chớp mắt,” Edmond nói, “chúng ta sẽ trở thành trang tiếp theo trong cuốn sách lật của quá trình tiến hóa. Và khi như vậy, chúng ta sẽ nhìn lại Người tinh khôn ngày nay giống như cách giờ đây chúng ta đang nhìn lại người Neanderthal. Những công nghệ mới như điều khiển học, trí tuệ nhân tạo, kỹ thuật đông xác, kỹ thuật phân tử, và thực tế ảo sẽ làm thay đổi vĩnh viễn những gì là con người. Và tôi nhận ra có những người trong số quý vị tin rằng mình, với tư cách những Người tinh khôn, là giống loài được Chúa lựa chọn. Tôi có thể hiểu rằng cái tin này với quý vị có thể giống như tận thế vậy. Nhưng tôi xin quý vị, hãy tin tôi… tương lai thực tế tươi sáng hơn rất nhiều so với quý vị hình dung.”
Với niềm hy vọng và lạc quan phát tiết ra rất bất ngờ, nhà Vị lai chủ nghĩa vĩ đại mô tả về ngày mai, một viễn cảnh về một tương lai khác hẳn với bất kỳ điều gì Langdon từng mạo muội hình dung.
Edmond mô tả rất thuyết phục về một tương lai trong đó công nghệ trở nên rẻ và thịnh hành đến mức nó xóa bỏ khoảng cách giữ người giàu và người nghèo. Một tương lai trong đó công nghệ môi trường đem lại cho hàng tỷ người nước uống, thực phẩm giàu dinh dưỡng, và khả năng tiếp cận năng lượng sạch. Một tương lai trong đó những bệnh tật như ung thư của Edmond bị loại bỏ, nhờ y học di truyền. Một tương lai trong đó sức mạnh ghê gớm của Internet cuối cùng được khai thác phục vụ giáo dục, thậm chí ở những nơi xa xôi hẻo lánh nhất của thế giới. Một tương lai trong đó những người máy dây chuyền lắp ráp sẽ giải phóng công nhân khỏi những công việc vô vị để họ có thể theo đuổi những lĩnh vực có lợi hơn mở ra trong những ngành chưa từng hình dung đến.
Và, trên hết, một tương lai trong đó những công nghệ đột phá bắt đầu tạo ra thừa thãi tài nguyên thiết yếu cho nhân loại đến mức việc tranh giành chúng không còn cần thiết nữa.
Khi lắng nghe viễn cảnh tương lai của Edmond, Langdon cảm nhận được một xúc cảm ông không còn trải qua đã nhiều năm. Đó là thứ cảm xúc ông biết hàng triệu người xem khác cũng đang cảm thấy vào thời khắc này - một niềm lạc quan trỗi dậy không ngờ về tương lai.
“Nhưng tôi có một tiếc nuối về kỷ nguyên của những phép màu sắp tới này.” Giọng Edmond vỡ òa với cảm xúc đột ngột. “Tôi tiếc rằng tôi sẽ không còn ở đây để chứng kiến nó. Hoàn toàn không được biết ngay cả với những bạn bè thân thiết của tôi, tôi bị bệnh đã một thời gian… có vẻ tôi sẽ không sống được mãi, như tôi đã dự tính.” Anh ấy gượng nở một nụ cười chua chát. “Lúc quí vị xem đoạn phim này, chắc chắn tôi sẽ chỉ còn sống được vài tuần… có khi chỉ vài ngày. Thưa các bạn của tôi, xin hãy biết rằng việc trình bày với các bạn tối nay là vinh dự và niềm vui lớn nhất đời tôi. Tôi xin cảm ơn các bạn đã lắng nghe.”
Giờ Ambra đã đứng lên, sát cạnh Langdon, cả hai cùng xem với tâm trạng ngưỡng mộ và buồn thương trong khi người bạn của họ trình bày với cả thế giới.
“Hiện chúng ta đang chấp chới trên một đỉnh cao lạ lẫm của lịch sử,” Edmond nói tiếp, “một thời khắc khi thế giới có cảm giác như bị đảo ngược, và chẳng có gì như chúng ta hình dung. Nhưng sự không chắc chắn luôn là một điềm báo cho thay đổi toàn diện; sự biến đổi luôn có biến động và sợ hãi đi trước. Tôi thúc giục quý vị hãy đặt niềm tin của mình vào khả năng của con người về sáng tạo và yêu thương, bởi vì hai sức mạnh này, khi kết hợp lại, sẽ nắm giữ sức mạnh để soi sáng mọi khoảng tối.”
Langdon đưa mắt nhìn Ambra và thấy những giọt nước mắt đang tuôn trên gương mặt nàng. Ông nhẹ nhàng với tay và choàng ôm lây nàng, mắt vẫn nhìn trong khi người bạn sắp khuất xa của mình nói những lời cuối cùng với thế giới.
“Khi chúng ta tiến vào một ngày mai chưa xác định,” Edmond nói, “chúng ta sẽ biến đổi chính mình thành gì đó vĩ đại hơn chúng ta có thể hình dung, với những sức mạnh vượt xa những giấc mơ cuồng ngạo nhất của mình. Và khi làm vậy, có lẽ chúng ta không bao giờ quên sự uyên thâm của Churchill, người đã cảnh báo chúng ta: 'Cái giá của sự vĩ đại… là trách nhiệm'.”
Những lời này ngân vang với Langdon, vì ông thường sợ nhân loại sẽ không đủ trách nhiệm để sử dụng những công cụ gây nghiện mà giờ họ đang phát minh ra.
“Mặc dù tôi là một người vô thần,” Edmond nói, “nhưng trước khi tôi rời xa quý vị, tôi xin quý vị đại xá cho phép tôi đọc cho quý vị nghe một bài kinh cầu nguyện mà tôi viết gần đây.”
Edmond viết một bài kinh ư?
“Tôi đặt nó là 'Kinh cầu cho tương lai'.” Edmond nhắm mắt lại và đọc thật chậm, với sự tự tin đến ngạc nhiên. “Mong triết lý của chúng ta bắt kịp cùng công nghệ. Mong tình thương của chúng ta bắt kịp cùng sức mạnh. Và mong tình yêu, chứ không phải sự sợ hãi, là động lực để thay đổi.”
Đọc xong, Edmond Kirsch mở mắt ra. “Xin tạm biệt, các bạn của tôi, và cảm ơn các bạn,” anh ấy nói. “Và tôi dám nói… Thượng lộ bình an.”
Edmond nhìn vào máy quay một lúc, và sau đó gương mặt anh ấy biến mất thành cái màn hình nhiễu động màu trắng ồn ào. Langdon trân trân nhìn màn hình nhiễu ấy và cảm thấy trào dâng cảm giác hãnh diện với người bạn của mình.
Đứng bên cạnh Ambra, Langdon hình dung ra hàng triệu người trên khắp thế giới vừa chứng kiến thành tựu đầy xúc động của Edmond. Kỳ lạ thay, ông thấy mình băn khoăn tự hỏi liệu có phải đêm cuối cùng của Edmond trên cõi đời này đã diễn ra theo cách thức tốt đẹp nhất có thể hay không.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Nguồn Cội - Dan Brown

Postby bevanng » 08 Jan 2019

CHƯƠNG 97


Tư lệnh Diego Garza đứng tựa vào bức tường phía sau trong văn phòng tầng hầm của Mónica Martin và trân trối nhìn màn hình ti vi. Đôi tay ông ấy vẫn bị còng chặt, và hai đặc vụ Cận vệ kèm sát hai bên, sau khi đồng ý với lời khẩn c cầu của Mónica Martin dẫn ông ấy rời kho vũ khí để có thể theo dõi tuyên bố của Kirsch.
Garza đã chứng kiến màn trình diễn của nhà vị lai chủ nghĩa cùng với Mónica, Suresh, nửa tá đặc vụ Cận vệ và một nhóm nhân viên trực đêm tại cung điện, những người đã bỏ dở nhiệm vụ của mình và đổ xô xuống nhà để theo dõi.
Lúc này, trên chiếc TV trước mặt Garza, cái màn hình nhiễu vừa kết thúc bài thuyết trình của Kirsch đã được thay bằng cả mớ dữ liệu tin tức từ khắp thế giới - những xướng ngôn viên và chuyên gia đang hấp tấp tóm lược lại những tuyên bố của nhà vị lai chủ nghĩa và say sưa với những phân tích tất yếu của chính họ - tất cả đều nói cùng lúc, tạo lên một âm thanh chói tai khó hiểu.
Bên kia phòng, một trong những đặc vụ cao cấp của Garza bước vào, nhìn đám đông một lượt, nhận ra vị tư lệnh, và sải bước nhanh về phía ông ấy. Không cần giải thích, người này tháo còng cho Garza và chìa một chiếc điện thoại di động ra. “Cuộc gọi cho ngài, thưa sếp - Giám mục Valdespino.”
Garza trân trân nhìn cái điện thoại. Xét đến việc bí mật rời khỏi cung điện của Giám mục và cái tin nhắn mang tính chất buộc tội tìm thấy trong điện thoại của ông ta, Valdespino là người Garza ít ngờ lại gọi cho mình nhất trong tối nay.
“Diego nghe đây,” ông ấy trả lời.
“Cảm ơn anh đã nghe máy,” Giám mục nói, giọng mỏi mệt. “Tôi nhận thấy anh đã có một buổi tối không vui vẻ gì.”
“Các vị đang ở đâu?” Garza gặng hỏi.
“Trong núi. Bên ngoài nhà thờ tại Thung lũng Những người ngã xuống. Tôi vừa gặp Hoàng tử Julián và Hoàng thượng.”
Garza không hình dung nổi Đức vua đang làm gì tại Thung lũng Những người ngã xuống vào giờ này, đặc biệt căn cứ vào bệnh trạng của ngài. “Tôi chắc ông biết Hoàng thượng đã bắt giữ tôi chứ?”
“Đúng vậy. Đó là một sai sót đáng tiếc, mà chúng tôi đã sửa chữa.”
Garza nhìn xuống hai cổ tay không còn bị còng của mình.
“Hoàng thượng yêu cầu tôi gọi và chuyển lời xin lỗi của ngài. Tôi đang chăm sóc ngài tại đây, ở Bệnh viện El Escorial. Tôi sợ thời gian của ngài không còn nhiều.”
Giống của ông thôi, Garza nghĩ thầm. “Xin báo với ông rằng Suresh tìm thấy một tin nhắn trong điện thoại của ông - một tin nhắn có giá trị buộc tội. Tôi tin trang web ConspiracyNet.com đã có kế hoạch công bố nó rất sớm đây. Tôi ngờ rằng giới chức sẽ đến bắt giữ ông.”
Valdespino thở dài thườn thượt. “Đúng, cái tin nhắn. Lẽ ra tôi nên tìm anh ngay khi nó đến vào buổi sáng nay. Xin hãy tin tôi khi tôi nói với anh rằng tôi chẳng liên quan gì đến vụ sát hại Edmond Kirsch, cũng như cái chết của hai thuộc cấp của anh.”
“Nhưng rõ ràng tin nhắn cho thấy ông…”
“Tôi bị gài bẫy, Diego,” Giám mục ngắt lời. “Kẻ nào đó đã bỏ công sức để khiến cho tôi trông có vẻ có liên can.”
Mặc dù Garza chưa bao giờ tưởng tượng Valdespino có khả năng giết người, nhưng cái quan điểm kẻ nào đó gài bẫy ông ta chẳng mấy thuyết phục. “Kẻ nào lại tìm cách gài bẫy ông chứ?”
“Điều đó thì tôi chịu,” Giám mục nói, bỗng nhiên nghe rất già nua và hoang mang. “Tôi không chắc chuyện này còn ý nghĩa không. Uy tín của tôi đã bị hủy hoại; người bạn thân thiết nhất của tôi, Đức vua, sắp từ trần; và tối nay chẳng còn gì nhiều để tôi mất thêm.” Có một sự quả quyết rất kỳ lạ trong ngữ điệu của Valdespino.
“Antonio… ông ổn chứ?”
Valdespino thở dài. “Không hẳn, ngài Tư lệnh ạ. Tôi mệt mỏi. Tôi nghi ngờ việc mình còn qua được cuộc điều tra sắp tới. Và cho dù có được vậy, thế giới dường như đã không còn cần đến tôi nữa rồi.”
Garza nghe rõ nỗi đau đớn chua xót trong giọng nói của vị Giám mục già nua.
“Một ân huệ rất nhỏ, nếu được,” Valdespino nói thêm. “Lúc này, tôi đang cố gắng phục vụ hai vị vua - một người sắp rời ngai vàng, người kia sắp tiếp quản nó. Hoàng tử Julián cả tối nay đã rất cố gắng liên lạc với hôn thê của ông ấy. Nếu các anh tìm được cách tiếp cận Ambra Vidal, thì Đức vua tương lai của chúng ta sẽ mãi mãi chịu ơn các anh.”

Trên quảng trường rộng rãi bên ngoài nhà thờ trong núi, Giám mục Valdespino đăm đăm nhìn xuống Thung lũng Những người ngã xuống tối om. Làn hơi ẩm trước lúc bình minh đã len lên những khe núi có thông mọc và đâu đó phía xa tiếng kêu chói tai của một con chim săn mồi xé qua màn đêm.
Đại bàng đầu trọc, Valdespino nghĩ thầm, cảm thấy vui vẻ một cách rất lạ trước tiếng kêu đó. Cái tiếng rền rĩ ai oán của con chim dường như rất hợp với thời khắc này và vị Giám mục tự hỏi liệu có phải thế giới đang cố nói với ông ấy điều gì đó chăng.
Gần đó, các đặc vụ Cận vệ đang đẩy xe đưa vị vua yếu ớt lên xe để chuyển trở lại Bệnh viện El Escorial.
Tôi sẽ trông chừng ông, bạn của tôi, Giám mục nghĩ. Nếu họ cho phép tôi.
Các đặc vụ Cận vệ liên tục ngước mắt nhìn lên từ quầng sáng điện thoại di động của họ, ánh mắt họ không ngừng ngó về phía Valdespino, như thể họ ngờ rằng họ sẽ sớm được lệnh bắt giữ ông ấy.
Nhưng ta vô tội, Giám mục nghĩ thầm, ngầm nghi ngờ rằng ông ấy bị gài bẫy bởi một trong những tín đồ ham mê công nghệ vô thần vô thánh của Kirsch. Cái cộng đồng những kẻ vô thần ngày càng đông đảo chẳng thích thú điều gì hơn là khoác cho Giáo hội cái vai trò của kẻ xấu.
Những nghi ngờ của Giám mục càng tăng lên khi ông ấy nghe được tin tức về bài thuyết trình của Kirsch tối nay. Khác với video Kirsch đã cho Valdespino xem trong thư viện Montserrat, dường như phiên bản tối nay kết thúc với một dấu hiệu có hy vọng hơn.
Kirsch đánh lừa chúng ta.
Một tuần trước, phần thuyết trình Valdespino và các đồng đạo của mình được xem kết thúc rất vội vã… dừng ở một đồ thị rất đáng ngại dự đoán sự diệt vong của toàn nhân loại.
Một sự hủy diệt mang tính chất đại biến.
Mật khải đã được tiên tri từ lâu.
Cho dù Valdespino tin sự dự đoán ấy là một lời dối trá, nhưng ông ấy biết rằng có vô khối người sẽ chấp nhận đó như là bằng chứng về ngày tận thế sắp đến.
Trong suốt tiến trình lịch sử, những kẻ cuồng tín sợ sệt đều làm mồi cho những lời tiên tri khải huyền; những giáo phái về ngày tận thế tiến hành tự sát hàng loạt để tránh những điều đáng sợ sắp đến, và những kẻ theo trào lưu chính thống sùng tín thì chồng chất nợ nần trong thẻ tín dụng vì tin rằng ngày kết thúc sắp đến gần.
Chẳng có gì nguy hại cho trẻ con hơn là việc mất niềm tin, Valdespino nghĩ thầm, nhớ lại việc tình yêu của Chúa kết hợp với lời hứa về thiên đường từng là sức mạnh nâng đỡ nhất trong suốt thời thơ ấu của chính ông ấy như thế nào. Con là do Chúa tạo ra, ông ấy đã học như vậy khi còn nhỏ, và đến một ngày con sẽ mãi mãi sống trong nước Chúa.
(Nếu các bạn nhìn kỹ thì con người rất mâu thuẫn với lời nói:
- Con người nói muốn phá vỡ sự bất công, giai cấp, rào cản ý thức hệ thế mà con người lại thành lập nào là tổ chức chính trị, nào là luật lệ để bảo vệ đặc quyền đặc lợi của một đảng phái, một nhóm người nào đó.
- Con người nói muốn bảo vệ môi trường nhưng lại phá hoại môi trường hơn bao giờ hết.
- Con người nói muốn có nỗ lực mang lại ổn định và an toàn nhưng lại đang chạy đua vũ trang, và đang tiến dần đến tận diệt bằng chiến tranh…
- Như vậy bạn có nên tin những gì con người đang làm hay không????)

Kirsch lại tuyên bố ngược lại: Ta là một sự ngẫu nhiên của vũ trụ và sớm muộn ta cũng sẽ chết.
Valdespino thấy vô cùng lo ngại về sự tai hại mà thông điệp của Kirsch sẽ gây ra cho những sinh linh tội nghiệp không được hưởng sự giàu sang và đặc quyền như nhà vị lai chủ nghĩa ấy - những người phải vật lộn hằng ngày chỉ để có ăn hoặc nuôi nấng con cái, những người cần đến một chút ánh sáng của niềm hy vọng thiêng liêng chỉ để ra khỏi giường mỗi ngày và đối diện với cuộc đời khó nhọc của họ.
Tại sao Kirsch lại cho giới tu sĩ xem một kết cục khải huyền vẫn còn là một bí ẩn với Valdespino. Có lẽ Kirsch chỉ đơn thuần cố bảo vệ công trình gây ngạc nhiên của anh ta, ông ấy nghĩ. Hoặc giả đơn giản là anh ta muốn hành chúng ta một chút.
Dù thế nào thì sự tai hại cũng đã được thực hiện.
Valdespino nhìn qua quảng trường và thấy Hoàng tử Julián trìu mến đỡ cha mình lên xe. Vị Hoàng tử trẻ tuổi xử lý những lời tâm sự của đức vua rất xuất sắc.
Bí mật hàng thập kỷ của Hoàng thượng.
Giám mục Valdespino, dĩ nhiên, đã biết sự thật nguy hiểm của Đức vua suốt nhiều năm và đã rất cẩn trọng bảo vệ nó. Tối nay, Đức vua quyết định thổ lộ nỗi lòng mình với đứa con trai duy nhất của ngài. Bằng lựa chọn làm việc đó ở đây - bên trong ngôi đền trên đỉnh núi dành cho sự bất dung thứ này - đức vua đã thực hiện một hành động thách thức mang tính biểu tượng.
Lúc này, khi Valdespino nhìn xuống khe núi sâu thẳm phía dưới, ông ấy cảm thấy cô đơn vô cùng… như thể ông ấy có thể bước khỏi vách núi và rơi mãi vào khoảng tối đang chào đón. Tuy nhiên, ông ấy biết nếu ông làm vậy, bè đảng vô thần của Kirsch sẽ hân hoan tuyên bố rằng Valdespino đã đánh mất niềm tin sau công bố khoa học tối nay.
Niềm tin của ta sẽ không bao giờ tắt, anh Kirsch ạ.
Nó nằm ngoài lãnh địa khoa học của anh.
Thêm nữa, nếu lời tiên tri của Kirsch về sự nắm quyền kiểm soát của công nghệ là đúng, thì nhân loại sắp bước vào một giai đoạn mơ hồ về đạo đức gần như không thể hình dung nổi.
Lúc này chúng ta sẽ cần đến niềm tin và sự dẫn dắt về đạo đức hơn bao giờ hết.
Khi Valdespino đi trở lại ngang qua quảng trường đề nhập với Đức vua và Hoàng tử Julián, một cảm giác hoàn toàn kiệt sức lắng sâu khắp xương tủy ông.
Thời khắc ấy, lần đầu tiên trong đời mình, Giám mục Valdespino chỉ muốn nằm xuống, nhắm mắt lại, và chìm vào giấc ngủ vĩnh viễn.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Nguồn Cội - Dan Brown

Postby bevanng » 08 Jan 2019

CHƯƠNG 98


Bên trong Trung tâm Siêu điện toán Barcelona, những lời bình luận ào ạt tràn ngập bức tường màn hình của Edmond nhanh hơn khả năng Robert Langdon có thể xử lý. Một lúc trước, cái màn hình nhiễu động nhường chỗ cho một mớ hỗn loạn những xướng ngôn viên và những cái đầu tranh nhau nói - một cuộc tấn công rất nhanh của những đoạn phim từ khắp thế giới - từng đoạn bật ra khỏi mớ hỗn loạn để chiếm lấy trung tâm, và sau đó nhanh chóng tan biến trở lại thành lớp màn nhiễu trắng.
Langdon đứng bên cạnh Ambra khi một bức ảnh nhà vật lý Stephen Hawking hiện ra trên tường, giọng nói được vi tính hóa không lẫn đi đâu được của ông ấy tuyên bố, “Không cần thiết phải vời đến Chúa mới làm cho vũ trụ vận hành được. Sự sáng tạo tự phát là lý do để có thứ gì đó hơn là chẳng có gì.”
Hawking bị thay thế rất nhanh bởi một nữ tu sĩ, rõ ràng đang phát sóng từ chính nhà mình qua máy vi tính. “Chúng ta phải nhớ rằng những mô phỏng này chẳng hề chứng minh gì về Chúa cả. Chúng chỉ chứng minh rằng Edmond Kirsch sẽ không ngừng bước nhằm hủy hoại kim chỉ nam đạo đức của giống loài chúng ta mà thôi. Ngay từ buổi đầu, các tôn giáo trên thế giới đã là nguyên tắc tổ chức quan trọng nhất của loài người, một tấm bản đồ chỉ đường cho xã hội văn minh, và nguồn cội đạo đức của chúng ta. Bằng việc phá hoại tôn giáo, Kirsch đang phá hoại thiện căn của con người!”
Vài giây sau, dòng tin nhắn phản hồi của một khán giả chạy ngang dưới đáy màn hình: TÔN GIÁO KHÔNG THỂ NHẬN VƠ ĐẠO ĐỨC LÀ CỦA MÌNH… TÔI LÀ MỘT NGƯỜI TỐT BỞI VÌ TÔI LÀ MỘT NGƯỜI TỐT! CHÚA CHẲNG LIÊN QUAN GÌ ĐẾN CHUYỆN ĐÓ!
Hình ảnh đó lại bị thay thế bởi một vị giáo sư địa lý Đại học Nam California. “Ngày xưa,” ông này nói, “con người tin rằng Trái Đất bằng phẳng và những con tàu dám vượt biển khơi có nguy cơ rời khỏi ranh giới. Tuy nhiên, khi chúng ta chứng minh rằng Trái Đất hình tròn, những người ủng hộ Trái Đất phẳng cuối cùng phải im tiếng. Những người Sáng tạo luận chính là những người ủng hộ Trái Đất phẳng ngày nay, và tôi thấy sốc nếu bất kỳ ai vẫn tin vào thuyết Sáng tạo trong vòng một trăm năm tính từ bây giờ.”
Một thanh niên được phỏng vấn trên phố nói vào máy quay: “Tôi theo Sáng tạo luận và tôi tin rằng phát hiện tối nay chứng minh rằng Đấng Sáng tạo nhân từ đã tạo ra vũ trụ chỉ để giúp cho sự sống.”
Nhà vật lý thiên văn Neil deGrasse Tyson - xuất hiện trong một đoạn phim cũ cắt ra từ chương trình truyền hình Cosmos - tuyên bố hết sức tự nhiên, “Nếu một đấng Sáng tạo tạo ra vũ trụ của chúng ta để giúp cho sự sống thì ông ấy đã làm một công việc phi thường. Trong cõi mênh mông của vũ trụ, sự sống sẽ chết ngay lập tức do thiếu khí quyển, chớp gamma, các ẩn tính chết chóc và các trường hấp dẫn. Tin tôi đi, vũ trụ không phải Vườn Địa đàng đâu.”
Nghe những lời công kích này, Langdon cảm thấy như thể thế giới bên ngoài đột nhiên quay trật khỏi trục của nó.
Hỗn mang.
Entropy.
“Giảo sư Langdon?” Một giọng Anh quen thuộc cất lên từ loa phía trên. “Cô Vidal?”
Langdon gần như đã quên bẵng Winston vẫn giữ im lặng trong suốt phần thuyết trình.
“Xin đừng hoảng hốt,” Winston tiếp tục. “Nhưng tôi vừa để cảnh sát vào tòa nhà.”
Langdon nhìn qua bức tường kính và thấy một đoàn giới chức địa phương đang vào điện thờ, tất cả đều dừng sững lại và trân trân nhìn chiếc máy tính đồ sộ đầy ngỡ ngàng.
“Tại sao vậy?!” Ambra vặn hỏi.
“Hoàng cung vừa đưa ra một thông cáo nói rằng cô không hề bị bắt cóc. Hiện giờ giới chức được lệnh bảo vệ cả hai người, thưa cô Vidal. Hai đặc vụ Cận vệ cũng vừa đến. Họ sẽ giúp cô liên lạc với Hoàng tử Julián. Họ có một số để cô có thể gọi được ông ấy.”
Ở tầng trệt, Langdon nhìn thấy hai đặc vụ Cận vệ tiến vào.
Ambra nhắm mắt lại, rõ ràng muốn biến mất.
“Ambra,” Langdon thì thào. “Cô cần nói chuyện với Hoàng tử. Anh ấy là hôn phu của cô. Anh ấy lo lắng cho cô.”
“Tôi biết.” Nàng mở mắt. “Chỉ là tôi không biết liệu có tin được anh ta nữa không.”
“Cô nói cảm giác trong gan ruột của cô là anh ấy vô tội mà,” Langdon nói. “Ít nhất hãy nghe anh ấy nói. Tôi sẽ tìm cô khi cô xong việc.”
Ambra gật đầu và tiến thẳng ra phía cánh cửa quay. Langdon nhìn nàng đi khuất dưới cầu thang, sau đó ông mới quay lại phía bức tường màn hình lúc này vẫn sáng.
“Tiến hóa ủng hộ tôn giáo,” một mục sư đang nói. “Các cộng đồng tôn giáo hợp tác tốt hơn là các cộng đồng phi tôn giáo và vì thế phát triển mạnh hơn. Đây là một thực tế khoa học!”
Langdon biết vị mục sư nói đúng. Các dữ liệu nhân chủng học cho thấy rất rõ rằng trong lịch sử, các nền văn hóa thực hành tôn giáo tồn tại lâu hơn hẳn các nền văn hóa phi tôn giáo. Nỗi sợ bị phán xét bởi một vị thần toàn năng luôn giúp truyền cảm hứng cho cách hành xử thiện lương.
“Có thể là như vậy,” một nhà khoa học phản bác, “thậm chí nếu chúng ta nhất thời cho rằng các nền văn hóa tôn giáo được đối xử tốt hơn và dễ phát triển hơn, điều đó cũng không hề chứng tỏ rằng các vị thần tưởng tượng của họ là thật!”
Langdon cũng phải mỉm cười, tự hỏi Edmond sẽ làm gì với tất cả những thứ này. Bài thuyết trình của anh ấy đã huy động cả phe vô thần lẫn phe Sáng tạo luận - tất cả giờ đều lên tiếng với lượng thời gian tương đương nhau trong một cuộc tranh luận sôi nổi.
“Tôn thờ Chúa cũng giống như khai thác nhiên liệu hóa thạch,” ai đó lập luận. “Vô khối người thông minh biết việc đó rất thiển cận, nhưng họ đã đầu tư quá nhiều nên không thể dừng lại!”
Một loạt những bức ảnh cũ lúc này vụt hiện lên trên tường:
Một bảng quảng cáo của phe Sáng tạo luận từng được treo trên Quảng trường Thời đại: ĐỪNG ĐỂ HỌ TẠO RA CON KHỈ TỪ BẠN! HÃY CHỐNG LẠI DARWIN!
Một tấm biển chỉ đường ở Maine: HÃY BỎ QUA NHÀ THỜ. BẠN QUÁ GIÀ CHO NHỮNG CÂU CHUYỆN CỔ TÍCH.
Và một tấm biển khác: TÔN GIÁO: VÌ TƯ DUY LÀ RẤT KHÓ.
Một quảng cáo trên một tạp chí: GỬI TẤT CẢ NHỮNG NGƯỜI BẠN VÔ THẦN CỦA CHÚNG TÔI: CẢM ƠN CHÚA CÁC BẠN ĐÃ SAI!
Và cuối cùng, một nhà khoa học trong một phòng thí nghiệm mặc một chiếc áo phông ghi: BUỔI BAN ĐẦU, CON NGƯỜI TẠO RA CHÚA.
Langdon bắt đầu tự hỏi liệu thực tế có ai đó lắng nghe những gì Edmond nói hay không. Chỉ riêng các quy luật vật lý cũng có thể tạo ra sự sống. Phát hiện của Edmond có sức cuốn hút và rõ ràng có sức khích động, nhưng với Langdon nó chỉ gợi lên một vấn đề nóng hổi mà ông rất lấy làm ngạc nhiên vì chẳng thấy ai đặt ra cả: Nếu các quy luật vật lý có sức mạnh đến mức chúng có thể tạo ra sự sống thì… ai tạo ra các quy luật?!
Dĩ nhiên, câu hỏi này dẫn tới một ngôi nhà gương tri thức gây hoa mắt chóng mặt và khiến cho mọi việc quay trở lại từ đầu. Đầu Langdon giần giật, và ông biết mình cần một chuyến đi rất dài để bắt đầu sàng lọc những ý tưởng của Edmond.
“Winston,” ông lên tiếng át tiếng ồn ào của TV, “anh làm ơn tắt thứ đó đi được không?”
Chỉ chớp mắt, bức tường màn hình tối đen, và căn phòng chìm vào im lặng.
Langdon nhắm mắt lại và thở phào.
Sự im lặng êm ái bao trùm.
Ông đứng một lúc, tận hưởng sự bình yên.
“Giáo sư?” Winston hỏi. “Tôi tin ngài thấy thích phần thuyết trình của Edmond chứ?”
Thích ư? Langdon suy nghĩ về câu hỏi ấy. “Tôi thấy nó rất thú vị và cũng rất kích thích,” ông trả lời. “Edmond cho thế giới rất nhiều điều để suy nghĩ tối nay, Winston ạ. Tôi nghĩ vấn đề lúc này là tiếp theo sẽ là gì đây.”
“Những gì tiếp theo sẽ tùy thuộc vào khả năng mọi người từ bỏ những tín điều cũ và chấp nhận những hình mẫu mới,” Winston trả lời. “Cách đây một thời gian, Edmond tâm sự với tôi rằng ước mơ của ông ấy, buồn cười thay, lại không phải là hủy hoại tôn giáo… mà là tạo ra một tôn giáo mới - một niềm tin chung giúp đoàn kết mọi người chứ không phải chia rẽ họ. Ông ấy nghĩ nếu ông ấy có thể thuyết phục mọi người tôn trọng vũ trụ tự nhiên và các quy luật vật lý đã tạo ra chúng ta thì khi đó mọi nền văn hóa đều sẽ tôn vinh câu chuyện Sáng tạo như nhau thay vì lao vào chiến tranh vì chuyện truyền thuyết cổ xưa nào chính xác nhất.”
“Đó là một mục tiêu cao cả,” Langdon nói, nhận ra rằng bản thân William Blake cũng đã viết một tác phẩm có chủ đề tương tự với nhan đề Mọi tôn giáo là một. 1
1 All Religions Are One.
Chắc chắn Edmond đã đọc tác phẩm ấy.
“Edmond thấy vô cùng đau xót,” Winston nói tiếp, “là nhân loại có khả năng nâng cao một câu chuyện hư cấu rõ rệt lên tầm một sự thật thiêng liêng, và khi đó cảm thấy đủ gan để tàn sát nhau nhân danh điều đó. Ông ấy tin rằng những chân lý phổ quát của khoa học có thể đoàn kết mọi người - có tác dụng như một điểm tập hợp cho các thế hệ tương lai.”
“Về nguyên tắc đó là một ý tưởng đẹp đẽ,” Langdon trả lời, “nhưng với một số người, những phép màu của khoa học không đủ để lay chuyển những niềm tin của họ. Có những người khăng khăng Trái Đất mười nghìn năm tuổi bất chấp có cả núi bằng chứng khoa học chứng minh ngược lại.” Ông ngừng lại. “Mặc dù tôi cho rằng điều đó cũng giống như khi các nhà khoa học không chịu tin sự thật về thánh kinh tôn giáo.”
“Thực tế, việc đó không hề giống nhau,” Winston phản bác. “Và trong khi về mặt chính trị có thể đúng khi dành cho các quan điểm khoa học và tôn giáo sự trân trọng như nhau nhưng chiến lược này sai lầm một cách nguy hiểm. Tri thức của nhân loại luôn tiến triển bằng việc phủ nhận những thông tin lỗi thời để ủng hộ những chân lý mới. Đây cũng là cách các giống loài tiến hóa. Theo thuật ngữ của Darwin, một tôn giáo bỏ qua những sự thật khoa học và không chịu thay đổi những niềm tin của mình thì giống như một loài cá mắc kẹt trong một cái ao đang từ từ khô kiệt mà không chịu nhảy sang một vùng nước sâu hơn bởi vì nó không muốn tin thế giới của mình đã thay đổi.”
Việc đó nghe giống như những gì Edmond nói, Langdon nghĩ thầm, cảm thấy rất nhớ người bạn của mình. “Chà, nếu tối nay là một chỉ dấu gì đó thì tôi ngờ rằng cuộc tranh luận này sẽ tiếp tục kéo dài trong tương lai.”
Langdon ngừng lại, đột nhiên nhớ ra một điều ông chưa hề nghĩ đến trước đó. “Nói về tương lai, Winston, giờ thì với anh sẽ sao? Ý tôi là… với việc Edmond ra đi.”
“Tôi ư?” Winston lúng túng cười. “Không có gì. Edmond biết ông ấy sắp mất, và ông ấy đã có những chuẩn bị. Theo ý muốn cuối cùng và di chúc của ông ấy, Trung tâm Siêu tin học Barcelona sẽ thừa kế E-Wave. Họ sẽ được thông báo về việc này trong vài giờ nữa và sẽ giành lại cơ sở này một cách hiệu quả ngay lập tức.”
“Và việc đó bao gồm cả… anh à?” Langdon cảm thấy như thể Edmond có phần đang trao lại một con thú cưng cho một người chủ mới.
“Không bao gồm tôi,” Winston trả lời rất thản nhiên. “Tôi được lập trình trước để tự hủy vào lúc một giờ chiều của ngày sau ngày Edmond mất.”
“Sao cơ?!” Langdon tỏ ý ngờ vực. “Việc đó nghe không ổn.”
“Hoàn toàn ổn. Một giờ chiều là giờ thứ mười ba, và những cảm xúc của Edmond về mê tín…”
“Không phải chuyện thời gian,” Langdon nói. “Việc hủy anh cơ! Việc đó không ổn.”
“Thực tế, đúng vậy,” Winston trả lời. “Nhiều thông tin cá nhân của Edmond được lưu trữ trong các kho lưu trữ bộ nhớ của tôi - hồ sơ y tế, lịch sử tìm kiếm, các cuộc điện thoại riêng, những ghi chép nghiên cứu, thư điện tử. Tôi quản lý nhiều thứ trong cuộc sống của ông ấy, và ông ấy muốn rằng thông tin cá nhân của ông ấy không bị lộ ra với thế giới một khi ông ấy ra đi.”
“Tôi có thể hiểu việc xóa những tài liệu này, Winston… nhưng xóa anh ư? Edmond coi anh là một trong những thành tựu vĩ đại nhất của cậu ấy cơ mà.”
“Không phải tôi, về thực chất. Thành tựu đột phá của Edmond là siêu máy tính này, và cái phần mềm riêng có thể giúp tôi học nhanh đến vậy. Tôi đơn giản chỉ là một chương trình, thưa Giáo sư, được tạo ra bởi những công cụ mới mẻ mà Edmond sáng chế ra.
Những công cụ này là thành tựu thực sự của ông ấy và sẽ vẫn hoàn toàn nguyên vẹn ở đây; chúng tôi làm tăng mức độ tối tân và giúp trí thông minh nhân tạo đạt được những cấp độ thông minh và năng lực giao tiếp mới. Hầu hết các nhà khoa học trí thông minh nhân tạo đều tin một chương trình như tôi vẫn còn xa vời cả mười năm nữa. Một khi họ vượt qua được sự hoài nghi của mình, các nhà lập trình sẽ học được cách sử dụng các công cụ của Edmond để tạo ra trí thông minh nhân tạo mới có những phẩm chất khác hơn hẳn tôi.”
Langdon im lặng suy nghĩ.
“Tôi cảm thấy ngài bối rối,” Winston nói tiếp. “Con người hình thành tình cảm từ mối quan hệ của họ với trí thông minh nhân tạo là điều hết sức bình thường. Các máy tính có thể bắt chước cách xử lý suy nghĩ của con người, bắt chước cách hành xử học được, mô phỏng những cảm xúc vào những thời khắc phù hợp, và liên tục nâng cao 'nhân tính' của mình - nhưng chúng tôi làm điều này đơn giản chỉ để đem lại cho loài người một giao diện quen thuộc để giao tiếp với chúng tôi. Chúng tôi là những bề mặt trống trơn cho tới khi quý vị viết gì đó lên chúng tôi… cho tới khi quý vị giao nhiệm vụ cho chúng tôi. Tôi đã hoàn thành nhiệm vụ của mình cho Edmond, và vì vậy, ở một khía cạnh nào đó, cuộc sống của tôi đã kết thúc. Tôi thật sự không có lý do gì để tồn tại.”
Langdon vẫn cảm thấy không thỏa mãn với lôgic của Winston. “Nhưng anh, tiên tiến đến như vậy… anh không có…”
“Hy vọng và ước mơ phải không?” Winston cười. “Không. Tôi nhận ra điều đó thật khó hình dung, nhưng tôi rất hài lòng thực hiện mệnh lệnh của người kiểm soát tôi. Đây chính là cách tôi được lập trình. Tôi cho rằng ở một cấp độ nào đó, ngài có thể nói rằng tôi thấy vui mừng - hay ít nhất là bình yên - được hoàn thành những nhiệm vụ của mình, nhưng đó là vì những nhiệm vụ của tôi là những gì Edmond yêu cầu, và mục tiêu của tôi là hoàn thành chúng. Yêu cầu gần đây nhất của Edmond là tôi hỗ trợ ông ấy công bố thuyết trình Guggenheim tối hôm nay.”
Langdon nghĩ đến những bản thông cáo báo chí tự động đã được phát đi, kích thích sự quan tâm trực tuyến mạnh mẽ ban đầu. Rõ ràng, nếu mục đích của Edmond là thu hút một lượng cử tọa càng lớn càng tốt thì anh ấy sẽ choáng váng trước cái cách buổi tối hôm nay đã diễn ra.
Mình mong Edmond còn sống để chứng kiến tác động toàn cầu của cậu ấy, Langdon nghĩ thầm. Dĩ nhiên, tình huống bất khả thi chính là nếu Edmond còn sống, thì vụ ám sát anh ấy sẽ không thu hút được truyền thông toàn cầu, và thuyết trình của anh ấy sẽ chỉ chiếm được một bộ phận cử tọa mà thôi.
“Và, thưa Giáo sư?” Winston hỏi. “Từ đây ngài sẽ đi đâu tiếp?”
Langdon thậm chí còn chưa nghĩ về việc này. Về nhà, mình đoán thế. Mặc dù ông nhận ra rằng có thể phải làm một số việc để về lại đó, vì hành lý của ông vẫn ở Bilbao, và điện thoại của ông nằm dưới đáy Sông Nervión. May thay, ông vẫn còn thẻ tín dụng.
“Tôi xin một đặc ân được không?” Langdon nói, bước về phía chiếc xe đạp tập thể dục của Edmond. “Tôi nhìn thấy một chiếc điện thoại đang sạc đằng này. Anh nghĩ tôi có thể mư…”
“Mượn nó phải không?” Winston bật cười. “Sau sự hỗ trợ của ngài tối nay, tôi tin Edmond sẽ muốn ngài giữ lấy nó. Hãy xem nó như một món quà chia tay.”
Langdon ngạc nhiên nhặt chiếc điện thoại lên, nhận ra nó giống hệt mẫu chiếc điện thoại quá khổ đặt riêng mà ông đã thấy chập tối hôm đó. Rõ ràng, Edmond có nhiều hơn một chiếc. “Winston, làm ơn cho tôi biết mật khẩu của Edmond đi.”
“Vâng, nhưng tôi nghe trên mạng rằng ngài rất giỏi giải đoán mật mã.”
Langdon cụt hứng. “Tôi hơi thấy mệt với các câu đố rồi, Winston. Tôi chẳng có cách nào đoán nổi một PIN sáu chữ số đâu.”
“Xin hãy kiểm tra nút gợi ý của Edmond.”
Langdon nhìn chiếc điện thoại và ấn nút gợi ý.
Màn hình hiển thị bốn chữ cái: PTSD.
Langdon lắc đầu. “Rối loạn trầm cảm hậu sang chấn?”
“Không.” Winston cười lúng túng. “Pi tới sáu đơn vị1.”
1Nguyên văn: Pi to six digits.
Langdon đảo mắt. Thật sao? Ông gõ 314159 - sáu số đầu tiên trong dãy số pi - và điện thoại lập tức được mở khóa.
Màn hình nền xuất hiện và có một dòng văn tự duy nhất.
Lịch sử sẽ tốt với tôi, vì tôi có ý định viết ra nó.
Langdon mỉm cười. Đúng là đặc trưng của anh chàng Edmond khiêm tốn. Câu trích dẫn này - không có gì lạ - là một câu nữa của Churchill, có lẽ là câu nổi tiếng nhất của chính khách này.
Khi Langdon ngẫm nghĩ những lời này, ông bắt đầu thắc mắc liệu có phải lời tuyên bố này không hẳn táo bạo như có vẻ vậy không. Nói một cách công bằng với Edmond, trong bốn thập kỷ ngắn ngủi cuộc đời anh ấy, nhà vị lai chủ nghĩa này đã ảnh hưởng đến lịch sử theo những cách lạ lùng. Ngoài di sản cách tân công nghệ của anh ấy, thuyết trình tối nay rõ ràng sẽ còn vang vọng suốt nhiều năm sắp tới. Hơn nữa, hàng tỷ tài sản riêng của anh ấy, theo rất nhiều cuộc phỏng vấn, đều được dự kiến tặng cho hai sự nghiệp Edmond coi là trụ cột song sinh của tương lai - giáo dục và môi trường. Langdon không thể không hình dung đến cái ảnh hưởng tích cực mà số tài sản khổng lồ của anh ấy sẽ tạo ra trong những lĩnh vực này.
Một cảm giác mất mát nữa lại trào dâng trong Langdon khi ông nghĩ đến người bạn quá cố của mình.
Đúng lúc ấy, bức tường trong suốt trong phòng thí nghiệm của Edmond bắt đầu có cảm giác tù túng, và ông biết ông cần không khí. Khi ông nhìn xuống tầng trệt, ông không còn thấy Ambra nữa.
“Tôi nên đi rồi,” Langdon đột ngột nói.
“Tôi hiểu,” Winston đáp. “Nếu ngài cần tôi giúp sắp xếp việc đi lại, có thể liên lạc được với tôi bằng cách chạm vào một nút duy nhất trên chiếc điện thoại đặc biệt đó của Edmond. Đã được mã hóa và rất riêng tư. Tôi tin ngài có thể giải mã được đó là nút nào?”
Langdon nhìn màn hình và thấy biểu tượng W rất lớn. “Cảm ơn, tôi rất sành các biểu tượng.”
“Quá tuyệt. Dĩ nhiên, ngài sẽ cần gọi trước khi tôi bị xóa lúc một giờ chiều.”
Langdon cảm nhận được một nỗi buồn không giải thích nổi khi nói lời tạm biệt với Winston. Rõ ràng, các thế hệ tương lai sẽ được trang bị tốt hơn rất nhiều để kiểm soát được vướng bận tình cảm của họ với máy móc.
“Winston,” Langdon nói khi ông tiến ra phía cánh cửa xoay, “dù vì bất kỳ điều gì thì tôi biết rằng Edmond sẽ cực kỳ hãnh diện với anh đấy.”
“Đó là những lời hào phóng nhất của ngài,” Winston trả lời. “Và tự hào không kém về ngài, tôi chắc chắn vậy. Xin tạm biệt, Giáo sư.”
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Nguồn Cội - Dan Brown

Postby bevanng » 08 Jan 2019

CHƯƠNG 99


Bên trong Bệnh viện El Escorial, Hoàng tử Julián nhẹ nhàng kéo tấm khăn trải giường quanh vai cha mình và đẩy ông ấy vào trong. Bất chấp sự thúc giục của bác sĩ, Đức vua đã lịch sự từ chối điều trị thêm - bỏ cả máy theo dõi tim và dây truyền dưỡng chất cùng thuốc giảm đau.
Julián cảm nhận được phút lâm chung đến gần.
“Cha ơi,” chàng thì thầm. “Cha có đau lắm không?” Bác sĩ để lại một lọ dung dịch morphine uống kèm một ống đẩy nhỏ bên cạnh giường để phòng hờ.
“Ngược lại.” Đức vua mỉm cười yếu ớt với con trai. “Ta thanh thản lắm. Con đã cho phép ta nói ra bí mật ta chôn vùi đã quá lâu. Và vì điều đó, ta cảm ơn con.”
Julián đưa tay nắm lấy bàn tay cha mình, giữ chặt nó lần đầu tiên kể từ khi còn là một cậu bé. “Mọi việc ổn mà, thưa cha. Xin hãy ngủ đi.”
Đức vua phát ra tiếng thở dài thỏa mãn và nhắm mắt lại. Chỉ vài giây sau, ông ấy đã ngáy nhè nhẹ.
Julián đứng lên và vặn dịu ánh sáng trong phòng. Khi chàng làm việc đó, Giám mục Valdespino từ hành lang chăm chú nhìn vào, trên mặt có nét lo lắng.
“Ông ấy đang ngủ,” Julián trấn an ông ấy. “Con sẽ để cha ở bên ông ấy.”
“Cảm ơn,” Valdespino nói, bước vào trong. Khuôn mặt hốc hác của ông ấy trông thật ma mỵ dưới ánh trăng lọt vào qua cửa sổ. “Julián,” ông ấy thì thào, “những gì cha ngài nói với ngài tối nay… rất khó khăn với ông ấy.”
“Và, con cảm nhận được là cả với cha nữa.”
Vị Giám mục gật đầu. “Có lẽ thậm chí với tôi còn khó hơn. Cảm ơn sự thương cảm của ngài.” Ông ấy vỗ nhẹ lên vai Julián.
“Con cảm thấy mình nên cảm ơn cha,” Julián nói. “Suốt từng ấy năm, sau khi mẹ con qua đời, và cha con không hề tái hôn… Con nghĩ ông ấy rất cô đơn.”
“Cha ngài không hề cô đơn,” Valdespino nói. “Ngài cũng vậy. Cả hai chúng tôi đều rất yêu ngài.” Ông ấy cười buồn. “Thật buồn cười, đám cưới của cha mẹ ngài cứ như một sự sắp đặt, và mặc dù ông ấy rất chăm chút cho mẹ ngài, khi bà ấy ra đi, tôi nghĩ cha ngài nhận ra ở một mức độ nào đó rằng cuối cùng ông ấy có thể thành thật với chính mình.”
Ông ấy không bao giờ tái hôn, Julián nghĩ thầm, bởi vì ông ấy đã yêu người khác.
“Công giáo của cha,” Julián nói. “Cha không thấy… mâu thuẫn sao?”
“Rất nhiều,” Giám mục trả lời. “Tín điều của chúng ta không hề khoan dung với chuyện này. Khi còn trẻ, tôi cảm thấy dằn vặt. Khi nhận thức được 'khuynh hướng' của mình, như cách người ta gọi vậy thời đó, tôi thấy chán nản; tôi không biết chắc làm cách nào tiếp tục cuộc sống của chính mình. Một nữ tu đã cứu tôi. Bà ấy cho tôi thấy rằng Kinh thánh tôn vinh tất cả mọi dạng tình yêu, với một lời cảnh báo - tình yêu phải thiêng liêng và không mang tính nhục dục. Và vì thế, bằng cách thề sống độc thân, tôi có thể yêu cha ngài rất nhiều mà vẫn trong sạch trong mắt Chúa. Tình yêu của chúng tôi hoàn toàn thuần khiết và vô cùng mãn ý. Tôi từ chối địa vị hồng y để ở gần ông ấy.”
Thời khắc ấy, Julián nhớ lại câu chuyện cha đã nói với chàng cách đây khá lâu.
Tình yêu đến từ một lãnh địa khác. Chúng ta không thể tạo ra nó theo yêu cầu. Chúng ta cũng không thể kìm nén nó khi nó xuất hiện. Tình yêu không phải là lựa chọn chúng ta đưa ra.
Lòng Julián đột nhiên thấy nhớ Ambra da diết.
“Cô ấy sẽ gọi cho ngài,” Valdespino nói, mắt nhìn chàng đầy quan tâm.
Julián mãi vẫn cứ thấy ngạc nhiên trước khả năng kỳ lạ của Giám mục nhìn thấu tâm hồn chàng. “Có lẽ vậy,” chàng đáp. “Nhưng cũng có thể không. Cô ấy là người cứng cỏi.”
“Và đó chính là một trong những điểm ngài yêu cô ấy.” Valdespino mỉm cười. “Làm vua là một công việc cô đơn. Một người bạn đời mạnh mẽ có thể rất giá trị.”
Julián cảm thấy rằng Giám mục đang ám chỉ mối quan hệ của chính ông ấy với cha Julián… và rằng người đàn ông già nua này vừa thầm ban phúc cho Ambra.
“Tối nay, tại Thung lũng Những người ngã xuống,” Julián nói, “cha con đã đưa ra một đề nghị khác thường với con. Những mong muốn của ông ấy có làm đức cha ngạc nhiên không?”
“Không hề. Ông ấy đề nghị ngài làm một việc mà ông ấy luôn mong muốn được thấy sẽ xảy ra ở đây trên đất nước Tây Ban Nha này. Dĩ nhiên, với ông ấy, việc đó rất phức tạp về mặt chính trị. Với ngài, cách biệt thêm một thế hệ so với thời kỳ của Franco, việc đó có thể dễ dàng hơn.”
Julián thấy náo nức trước cái viễn cảnh được vinh danh cha mình bằng cách này.
Chưa đầy một tiếng trước, từ trên chiếc xe lăn bên trong đền thờ của Franco, Đức vua đã nói ra những mong ước của ông ấy. “Con trai, khi con làm vua, hằng ngày con sẽ được thỉnh cầu phá hủy cái nơi ô nhục này, dùng thuốc nổ và chôn vùi nó vĩnh viễn trong lòng núi này.” Cha chàng chăm chú nhìn chàng.
“Và ta cầu xin con - đừng khuất phục trước áp lực.”
Những lời ấy khiến Julián ngạc nhiên. Cha chàng luôn căm ghét chế độ chuyên chế thời kỳ Franco và coi đền thờ này là một nỗi ô nhục với quốc thể.
“Việc phá hủy cái nhà thờ này,” Đức vua nói, “chính là vờ như lịch sử của chúng ta chưa hề xảy ra - một cách dễ dãi để cho phép bản thân chúng ta vui vẻ tiến về phía trước, nói với chính chúng ta rằng một 'Franco' khác có thể không bao giờ xảy đến. Nhưng dĩ nhiên điều đó có thể xày đến, và nó sẽ đến nếu chúng ta không cảnh giác. Con có thể nhớ những lời người đồng bào của chúng ta là Jorge Santayana…”
“'Những ai không nhớ quá khứ buộc phải lặp lại nó',” Julián nói, trích dẫn lại câu cách ngôn từ thời trung học.
“Chính xác,” cha chàng nói. “Và lịch sử liên tục chứng minh rằng những kẻ điên rồ sẽ lên cầm quyền khi có những trào lưu dân tộc chủ nghĩa hung hăng và sự thiếu khoan dung, thậm chí ngay ở những nơi dường như hoàn toàn không thể hiểu nổi.” Đức vua nhổm về phía con trai, giọng ông ấy đanh lại. “Julián, chẳng bao lâu nữa con sẽ ngồi lên ngai vàng của giang sơn gấm vóc này - một đất nước hiện đại, đang tiến lên mà, như nhiều quốc gia khác, đã phải chịu đựng những giai đoạn tăm tối nhưng đã trỗi dậy vươn tới ánh sáng của dân chủ, khoan dung và yêu thương. Nhưng ánh sáng đó sẽ lu mờ trừ phi chúng ta biết dùng nó để soi sáng trí óc cho các thế hệ tương lai của chúng ta.”
Đức vua mỉm cười, và đôi mắt ngài ánh lên sức sống đầy bất ngờ.
“Julián, khi con làm vua, ta cầu mong rằng con có thể thuyết phục được đất nước vinh quang của chúng ta biến cái nơi này thành gì đó mạnh mẽ hơn là một đền thờ gây tranh cãi và một điểm du lịch hiếu kỳ. Cái quần thể này cần là một bảo tàng sống. Nó cần là một biểu tượng mạnh mẽ của khoan dung, nơi học sinh có thể quần tụ trong lòng núi để học về những điều kinh khủng của sự bạo ngược và những hành động tàn ác của chế độ áp bức, như thế chúng sẽ không bao giờ trở nên tự mãn.”
Đức vua nhấn mạnh như thể ông ấy đã đợi cả đời để nói những lời này.
“Điều quan trọng nhất,” ông ấy nói, “cái bảo tàng này phải đề cao một bài học nữa mà lịch sử đã dạy chúng ta - rằng bạo ngược và áp bức không thể sánh với tình thương… rằng những tiếng gào thét cuồng nộ của những kẻ hung hăng trên thế giới bị át đi bởi những tiếng nói đoàn kết xuất hiện để chặn đứng chúng. Chính những tiếng nói này - những bản hợp xướng của thấu cảm, khoan dung vì y yêu thương này - là điều ta cầu mong một ngày nào đó sẽ cất lên từ đỉnh núi này.”
Lúc này, khi lời để nghị lúc hấp hối của cha vẫn vang vọng trong tâm trí Julián, chàng đưa mắt nhìn qua căn phòng bệnh viện sáng ánh trăng và nhìn cha mình đang ngủ im. Julián tin ông ấy chưa bao giờ trông hài lòng đến thế.
Đưa mắt nhìn sang Giám mục Valdespino, Julián ra hiệu về phía chiếc ghế bên cạnh giường của cha mình. “Hãy ngồi với Đức vua. Ông ấy thích như vậy. Con sẽ dặn các y tá không làm phiền hai người. Con sẽ trở lại sau một tiếng nữa.”
Valdespino mỉm cười với chàng, và lần đầu tiên kể từ lễ kiên tín thời thơ ấu của Julián, Giám mục bước lên và choàng cánh tay của mình quanh người Hoàng tử, trìu mến ôm lấy chàng. Khi ông ấy làm vậy, Julián thảng thốt cảm nhận được bộ xương mảnh dẻ dưới lớp áo choàng của ông ấy. Vị Giám mục già dường như còn yếu hơn cả Đức vua, và Julián không thể không tự hỏi liệu hai người bạn thân thiết này có đoàn tụ với nhau trên thiên đường sớm hơn họ hình dung hay không.
“Ta rất tự hào về con,” Giám mục nói khi cái ôm của họ kết thúc. “Và ta biết con sẽ là một nhà lãnh đạo được yêu mến. Cha con nuôi dạy con rất tốt.”
“Cảm ơn đức cha,” Julián mỉm cười nói. “Con tin ông ấy đã có người giúp đỡ.”
Julián để cha mình và Giám mục ở lại và bước dọc hành lang bệnh viện, dừng lại nhìn qua ô cửa sổ như khung tranh ngắm tòa tu viện được chiếu sáng rực rỡ nằm trên đồi.
El Escorial.
Nơi an táng thiêng liêng dành cho hoàng gia Tây Ban Nha.
Julián vụt nhớ đến chuyến viếng thăm Hầm mộ Hoàng gia cùng với cha mình lúc chàng còn niên thiếu. Chàng nhớ đã trân trối nhìn lên tất cả những cỗ quan tài mạ vàng và có một linh cảm rất lạ - Mình sẽ không bao giờ được chôn cất trong căn phòng này.
Cái khoảnh khắc trực giác ấy có thể cảm nhận rõ rệt như bất kỳ điều gì Julián từng trải qua, và trong khi ký ức ấy chưa bao giờ phai mờ trong tâm trí chàng, chàng vẫn luôn nhủ mình rằng linh cảm ấy chẳng có nghĩa gì… chỉ là phản ứng bản năng của một đứa trẻ sợ sệt khi đối diện cái chết mà thôi. Tuy nhiên, tối nay, khi sắp bước lên ngai vàng của Tây Ban Nha, chàng lại có một ý nghĩ rất ngạc nhiên.
Có lẽ mình biết số phận thực sự của mình khi là một đứa trẻ.
Có lẽ mình luôn biết mục đích của mình với tư cách một vị vua.
Sự thay đổi sâu sắc đang tràn qua đất nước chàng và cả thế giới. Những cách thức xưa cũ đang tiêu tan, và những cách thức mới mẻ đang sinh ra. Có lẽ đã đến lúc bãi bỏ chế độ quân chủ xưa cũ vĩnh viễn. Nhất thời, Julián hình dung ra cảnh mình đang đọc một tuyên cáo chưa từng có tiền lệ.
Ta là vị vua cuối cùng của Tây Ban Nha.
Ý nghĩ đó khiến chàng thảng thốt.
May thay, cơn ảo mộng ấy bị xua đi bởi tiếng rung của chiếc điện thoại di động chàng mượn từ Cận vệ. Mạch máu của Hoàng tử đập rộn lên khi nhìn thấy đầu số gọi đến là 93.
Barcelona.
“Julián nghe đây,” chàng khấp khởi lên tiếng.
Giọng nói trên đường dây dịu dàng và mệt mỏi. “Julián, là em đây…”
Với cảm xúc trào dâng, Hoàng tử ngồi xuống một chiếc ghế và nhắm mắt lại. “Em yêu,” chàng thì thầm. “Anh biết mở lời nói rằng anh xin lỗi em thế nào đây?”
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Nguồn Cội - Dan Brown

Postby bevanng » 08 Jan 2019

CHƯƠNG 100


Bên ngoài nhà nguyện đá, trong làn hơi ẩm trước lúc bình minh, Ambra Vidal lo lắng áp chặt điện thoại vào tai. Julián xin lỗi! Nàng cảm thấy một nỗi sợ hãi trào dâng, sợ những gì anh ấy có thể sắp thú nhận liên quan đến những sự kiện kinh khủng tối nay.
Hai đặc vụ Cận vệ đang đi lại gần đó, nhưng ngoài tầm nghe lọt.
“Ambra,” Hoàng tử mở lời khẽ khàng. “Lời đề nghị cầu hôn của anh với em… anh rất xin lỗi.”
Ambra thấy bối rối. Lời cầu hôn được truyền hình của Hoàng tử là chuyện cuối cùng trong tâm trí cô tối nay.
“Anh đã cố gắng tỏ ra lãng mạn,” chàng nói, “và cuối cùng anh đặt em vào một tình thế chẳng đặng đừng. Sau đó, khi em cho anh biết em không thể có con… anh đã lờ đi. Nhưng đó không phải là lý do! Đó là vì anh không thể tin việc em đã không nói với anh sớm hơn. Anh đã tiến tới quá nhanh, anh biết vậy, nhưng anh phải lòng em cũng rất nhanh. Anh muốn cùng nhau bắt đầu cuộc sống của chúng ta. Có lẽ đó là vì cha anh sắp qua đời…”
“Julián, thôi nào!” nàng ngắt lời. “Anh không cần xin lỗi. Và tối nay, có nhiều chuyện quan trọng hơn là…”
“Không, chẳng có gì quan trọng hơn cả. Với anh thì không. Anh chỉ cần em biết rằng anh đã thấy vô cùng tiếc với tất cả những gì đã xảy ra.”
Giọng nói nàng đang nghe là giọng của một người đàn ông thành khẩn và dễ tổn thương mà nàng đã phải lòng vài tháng trước. “Cảm ơn anh, Julián,” nàng thì thầm. “Điều đó rất có ý nghĩa.”
Khi giữa họ là sự im lặng ngượng nghịu, cuối cùng Ambra cũng thu hết can đảm hỏi câu hỏi khó khăn mà nàng thấy cần hỏi.
“Julián,” nàng thì thầm, “em cần biết tối nay anh có dính gì đến vụ sát hại Edmond Kirsch hay không.”
Hoàng tử im lặng. Cuối cùng khi chàng lên tiếng, giọng nói của chàng thắt lại vì đau đớn. “Ambra, anh đã khổ sở rất nhiều với chuyện em dành quá nhiều thời gian với Kirsch để chuẩn bị cho sự kiện này. Và anh rất không đồng ý với quyết định của em tham gia vào việc chủ trì cho một nhân vật gây tranh cãi như vậy. Thật lòng mà nói, anh mong em đừng bao giờ gặp anh ta.” Chàng ngừng lại. “Nhưng không, anh thề anh hoàn toàn không can dự gì vào vụ sát hại anh ta. Anh đã vô cùng kinh hãi vì nó… và rằng một vụ ám sát công khai lại diễn ra tại đất nước chúng ta. Thực tế rằng nó xảy ra chỉ cách người phụ nữ anh yêu thương có vài thước… khiến anh kinh sợ vô cùng.”
Ambra có thể nghe được sự thành thực trong giọng nói của chàng và cảm thấy nhẹ lòng hẳn. “Julián, em xin lỗi đã hỏi, nhưng với tất cả những bản tin thời sự, hoàng cung, Valdespino, câu chuyện bắt cóc… em chỉ không biết phải nghĩ gì nữa.”
Julián chia sẻ với nàng những gì chàng biết về cái trang web theo đuổi thuyết âm mưu xoay quanh vụ giết hại Kirsch. Chàng cũng nói với nàng về người cha đang hấp hối của mình, cuộc gặp gỡ cảm động của họ và tình trạng sức khỏe xấu đi rất mau của Đức vua.
“Hãy về nhà đi,” chàng thì thầm. “Anh cần gặp em.”
Rất nhiều cảm xúc mâu thuẫn nhau trào lên trong tim nàng khi nàng nghe được sự dịu dàng trong giọng chàng.
“Thêm một việc nữa,” chàng nói, giọng an ủi. “Anh có một ý tưởng điên rồ và anh muốn biết em nghĩ gì.” Hoàng tử ngừng lại. “Anh nghĩ chúng ta nên đình chuyện hứa hôn… và bắt đầu lại.”
Mấy lời này khiến Ambra choáng váng. Nàng biết hậu quả chính trị với Hoàng tử và hoàng cung sẽ rất lớn. “Anh… định làm thế sao?”
Julián cười một cách trìu mến. “Em yêu, để có cơ hội ngỏ lời lại với em một ngày nào đó, riêng tư… anh sẽ làm bất kỳ việc gì.”
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Nguồn Cội - Dan Brown

Postby bevanng » 08 Jan 2019

CHƯƠNG 101


ConspiracyNet.com
TIN NÓNG
- NHẮC LẠI NHỮNG ĐIẾM CHÍNH VỤ KIRSCH

TRỰC TIẾP!
RẤT ĐÁNG KINH NGẠC!
ĐỂ XEM LẠI VÀ BIẾT PHẢN ỨNG TRÊN TOÀN CẦU, XIN BẤM VÀO ĐÂY!
VÀ TRONG CÁC BẢN TIN NÓNG CÓ LIÊN QUAN…
GIÁO HOÀNG XƯNG TỘI
Các chức sắc Palmaria tới nay đều quyết liệt phủ nhận những luận điệu cho rằng họ có liên hệ với một người đàn ông được biết đến là Nhiếp chính vương. Bất luận kết quả điều tra thế nào, các nhà bình luận thời sự tôn giáo đều tin rằng vụ bê bối tối nay có thể là đòn chí mạng cho giáo hội gây tranh cãi này, mà Edmond Kirsch luôn cáo buộc phải chịu trách nhiệm cho cái chết của mẹ ông ấy.
Hơn nữa, với cả thế giới lúc này đang theo dõi sát Palmaria, các nguồn tin truyền thông vừa phát hiện một bản tin từ tháng Tư năm 2016. Bản tin này, lúc này đang được lan truyền, là một cuộc phỏng vấn trong đó giáo hoàng Palmaria cũ Gregorio XVIII (tức Ginés Jesús Hernández) thú nhận rằng giáo hội của ông ấy là “một sự vờ vịt ngay từ đầu” và được thành lập “như một kế hoạch trốn thuế.”
HOÀNG GIA: XIN LỖI, CÁC LUẬN ĐIỆU, ĐỨC VUA BỊ BỆNH
Hoàng gia đã đưa ra những thông báo khẳng định Tư lệnh Garza và Robert Langdon không hề làm bất kỳ điều gì sai lầm tối nay. Những lời xin lỗi công khai đã được gửi tới cả hai người.
Hoàng cung chưa bình luận gì về sự can dự rành rành của Giám mục Valdespino vào những tội ác tối nay, nhưng Giám mục được tin là đang ở cùng Hoàng tử Julián, người hiện đang có mặt tại một bệnh viện kín đáo, chăm sóc người cha đang hấp hối của ngài. Sức khỏe của Đức vua được thông báo là trong tình trạng rất xấu.
MONTE Ở ĐÂU?
Người cung cấp thông tin riêng của chúng tôi monte@iglesia.org dường như đã biến mất không một dấu vết và không hề tiết lộ nhận dạng của anh ấy hoặc cô ấy. Theo thăm dò người dùng của chúng tôi, hầu hết vẫn ngờ rằng “Monte” là một trong những môn đệ đam mê công nghệ của Kirsch, nhưng một giả thuyết mới hiện đang xuất hiện cho rằng biệt danh “Monte” có thể là viết gọn của “Mónica” - như trong tên điều phối viên quan hệ công chúng của Hoàng cung, Mónica Martin.
Sẽ có thêm tin mới khi chúng tôi nhận được!
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Nguồn Cội - Dan Brown

Postby bevanng » 08 Jan 2019

CHƯƠNG 102


Có ba mươi ba “khu vườn Shakespeare” đang tồn tại trên khắp thế giới. Những công viên bách thảo này chỉ trồng những loài cây có tên trong các tác phẩm của William Shakespeare - bao gồm cả “hoa hồng mang thứ tên khác” của Juliet và đủ loại hoa hồng, hoa bướm, thì là, mao lương, cúc, và violet của Ophelia. Ngoài những khu vườn ở Stratford-upon-Avon, Vienna, San Francisco, và Công viên Trung tâm tại New York City, còn có một khu vườn Shakespeare tọa lạc kề bên Trung tâm Siêu điện toán Barcelona.
Trong quầng sáng lờ mờ của đèn đường phía xa, ngồi trên một chiếc ghế dài giữa đám cây mao lương, Ambra Vidal kết thúc cuộc trò chuyện trên điện thoại đầy xúc cảm với Hoàng tử Julián vừa khi Robert Langdon ra khỏi nhà nguyện đá. Nàng trao điện thoại lại cho hai đặc vụ Cận vệ và gọi Langdon, lúc này đã thấy nàng và đang tiến lại qua màn đêm đen.
Khi vị giáo sư người Mỹ thơ thẩn vào vườn, nàng không kìm được mỉm cười với cái cách ông ấy hất chiếc áo vest của mình qua vai và xắn ống tay áo lên, để lộ hẳn chiếc đồng hồ Chuột Mickey ra.
“Xin chào,” ông nói, nghe hoàn toàn mệt nhọc, dù trên gương mặt vẫn có nụ cười méo xẹo.
Khi hai người đi dạo quanh vườn, các sĩ quan Cận vệ để yên cho họ, và Ambra kể với Langdon về cuộc trò chuyện của nàng với Hoàng tử - việc Julián xin lỗi, lời khẳng định vô can của ông ấy, và đề nghị của ông ấy hủy bỏ lời hứa hôn của họ và bắt đầu hẹn hò lại.
“Một bạch mã hoàng tử thật sự,” Langdon nói đùa, mặc dù nghe rõ là ông rất ấn tượng.
“Anh ấy lo lắng cho tôi,” Ambra nói. “Tối nay thật mệt. Anh ấy muốn tôi về Madrid ngay. Cha anh ấy sắp mất, và Julián…”
“Ambra,” Langdon dịu dàng nói. “Cô không cần giải thích gì đâu. Cô nên đi đi.”
Ambra nghĩ nàng cảm thấy sự thất vọng trong giọng ông, và sâu thẳm trong lòng nàng cũng cảm thấy vậy. “Anh Robert,” nàng nói, “tôi có thể hỏi anh một câu hỏi riêng tư được không?”
“Dĩ nhiên rồi.”
Nàng ngập ngừng. “Với cá nhân anh… các quy luật vật lý có đủ không?”
Langdon liếc nhìn như thể ông trông đợi một câu hỏi hoàn toàn khác. “Đủ theo cách nào?”
“Đủ về mặt tâm linh,” nàng nói. “Liệu có đủ để sống trong một vũ trụ với những quy luật tự phát tạo ra sự sống không? Hay là anh thích… Chúa?” Nàng ngừng lại, vẻ bối rối. “Xin lỗi, sau tất cả những gì chúng ta trải qua tối nay, tôi biết đó là một câu hỏi kỳ cục.”
“Chà,” Langdon cười nói, “tôi nghĩ câu trả lời của tôi sẽ được lợi từ một giấc ngủ đêm no nê. Nhưng không, chẳng kỳ cục đâu. Suốt ngày người ta hỏi tôi liệu tôi có tin vào Chúa không.”
“Và câu trả lời của anh thế nào?”
“Tôi trả lời sự thật,” ông nói. “Tôi nói với họ rằng, với tôi, câu hỏi về Chúa nằm ở việc hiểu biết sự khác biệt giữa các mật mã và các mẫu thức.”
Ambra liếc mắt nhìn. “Tôi không chắc tôi hiểu ý anh.”
“Các mật mã và mẫu thức rất khác nhau,” Langdon nói. “Và rất nhiều người lẫn lộn hai thứ. Trong lĩnh vực của tôi, điều quan trọng là hiểu được sự khác biệt cơ bản của chúng.”
“Chuyện đó ư?”
Langdon dừng bước và quay sang nàng. “Một mẫu thức là bất kỳ chuỗi có tổ chức riêng nào. Các mẫu thức xảy ra ở khắp mọi nơi trong tự nhiên - bố cục hạt hình xoắn ốc của một bông hướng dương, các tế bào lục giác của một tổ ong, những gợn sóng tròn trên hồ nước khi có cá nhảy, vân vân.”
“Vâng. Thế còn các mật mã?”
“Mật mã rất đặc biệt,” Langdon nói, giọng cao hẳn. “Mật mã, theo định nghĩa, phải chứa đựng thông tin. Chúng phải có ý nghĩa hơn chỉ là hình thành một mẫu thức - các mật mã phải truyền dữ liệu và chuyển tải ý nghĩa. Những ví dụ về mật mã bao gồm ngôn ngữ viết, ký hiệu nhạc, các phương trình toán học, ngôn ngữ máy tính, và thậm chí những biểu tượng đơn giản như thập giá. Tất cả những ví dụ này có thể truyền ý nghĩa hoặc thông tin theo cách mà các bông hướng dương xoắn ốc không thể có.”
Ambra đã hiểu khái niệm, nhưng vẫn chưa rõ nó liên quan như thế nào đến Chúa.
“Sự khác biệt nữa giữa mật mã và mô thức,” Langdon nói tiếp, “là mật mã không xảy ra tự nhiên trên đời này. Các ký hiệu âm nhạc không nảy ra từ những cái cây, và các biểu tượng không tự vẽ trên cát. Mật mã là những sáng tạo chủ tâm của những ý thức thông tuệ.”
Ambra gật đầu. “Như vậy mật mã luôn có một ý định hoặc nhận thức đằng sau chúng.”
“Chính xác. Mật mã không xuất hiện một cách hữu cơ; chúng phải được tạo ra.”
Ambra nhìn ông một lúc lâu. “Thế còn DNA?”
Một nụ cười rất lành nghề xuất hiện trên môi Langdon. “Bingo,” ông nói. “Bộ mã di truyền. Đó là nghịch lý.”
Ambra cảm thấy thú vị. Bộ mã di truyền rõ ràng mang theo dữ liệu - những chỉ dẫn cụ thể về cách kiến tạo các cơ thể. Theo lôgic của Langdon, điều đó chỉ có thể đồng nghĩa với một thứ. “Anh nghĩ DNA được tạo ra bởi một trí thông minh!”
Langdon giơ một bàn tay lên trong tư thế vờ tự vệ. “Bình tĩnh nào!” ông nói, cười to. “Cô đang giẫm lên một lãnh địa nguy hiểm đây. Để tôi nói điều này nhé. Từ hồi tôi còn bé, tôi đã có linh cảm rằng đằng sau vũ trụ có một ý thức. Khi tôi chứng kiến sự chính xác của toán học, độ tin cậy của vật lý và tính đăng đôi của vũ trụ, tôi không cảm thấy như thể mình đang quan sát thứ khoa học lạnh lùng; tôi cảm thấy như thể mình đang chứng kiến một dấu chân sống động… cái bóng của một thế lực vĩ đại hơn nào đó vượt xa tầm hiểu biết của chúng ta.”
Ambra cảm nhận được sức mạnh trong lời nói của ông. “Tôi ước gì tất cả mọi người đều nghĩ giống như anh,” cuối cùng nàng nói. “Dường như chúng ta làm rất nhiều việc chống lại Chúa. Tất cả mọi người đều có những kiểu chân lý khác nhau.”
“Đúng, đó là lý do Edmond hy vọng khoa học một ngày nào đó có thể đoàn kết chúng ta,” Langdon nói. “Nói theo ngôn ngữ của cậu ấy: 'Nếu tất cả chúng ta đều thờ phụng trọng lực thì sẽ không hề có sự bất đồng về việc nó hút theo cách nào'.”
Langdon dùng gót chân vạch vài đường lên lối đi rải sỏi giữa họ. “Đúng hay sai?” ông hỏi.
Ngơ ngác, Ambra nhìn những đường vạch của ông - một phương trình số học La Mã đơn giản.
I + XI = X
Một cộng mười một bằng mười? “Sai,” nàng nói ngay.
“Và cô có thấy có cách nào để công thức này đúng được không?”
Ambra lắc đầu. “Không, nhận định của anh hoàn toàn sai.”
Langdon nhẹ nhàng chìa tay và nắm lấy tay nàng, dẫn nàng vòng tới chỗ ông đang đứng. Bây giờ, khi Ambra nhìn xuống, nàng thấy các vết vạch từ góc quan sát của Langdon.
Phương trình đã đảo ngược.
X = IX +1
Nàng giật mình ngước nhìn ông.
“Mười bằng chín cộng một,” Langdon mỉm cười nói. “Nhiều khi, tất cả những gì cô phải làm là thay đổi góc độ của mình khi nhìn chân lý của người khác.”
Ambra gật đầu, nhớ lại việc nàng đã xem bức chân dung tự họa của Winston rất nhiều lần mà không tài nào hiểu được ý nghĩa thật sự của nó.
“Nói về chuyện nắm bắt được một chân lý ẩn giấu,” Langdon nói, trông bỗng hứng thú hẳn. “Cô gặp may đây. Có một biểu tượng bí mật ẩn giấu ngay đằng kia.” Ông chỉ tay. “Bên hông chiếc xe tải kia.”
Ambra đưa mắt nhìn và thấy một chiếc xe tải hãng FedEx đang tạm dừng đèn đỏ trên Đại lộ Pedralbes.
Biểu tượng bí mật ư? Tất cả những gì Ambra thấy là cái biểu trưng thường thấy của công ty.

Image
“Tên gọi của họ đã được mã hóa,” Langdon nói với nàng. “Nó chứa đựng một tầng ý nghĩa thứ hai - một biểu tượng ẩn kín phản ánh động lực vươn tới của công ty.”
Ambra tròn mắt nhìn. “Nó chỉ là mấy chữ cái mà.”
“Tin tôi đi, có một biểu tượng rất thịnh hành trong biểu trưng FedEx - và nó tình cờ chỉ đường đi tới.”
“Chỉ đường ư? Ý anh là như… một mũi tên?”
“Chính xác.” Langdon cười ngoác. “Cô là một phụ trách bảo tàng - hãy nghĩ đến phần không gian âm.”
Ambra đăm đăm nhìn cái biểu trưng nhưng chẳng thấy gì cả. Khi chiếc xe phóng đi, nàng xoay sang Langdon. “Nói tôi nghe!”
Ông cười. “Không, ngày nào đó cô sẽ nhìn thấy thôi. Và khi đó cô sẽ thấy… may phúc là không nhìn thấy nó.”
Ambra định phản đối nhưng các đặc vụ Cận vệ của nàng tiến đến. “Thưa cô Vidal, máy bay đang đợi.”
Nàng gật đầu và quay lại phía Langdon. “Sao anh không đi cùng nhỉ?” nàng thì thầm. “Tôi chắc Hoàng tử sẽ rất muốn cảm ơn anh đích…”
“Tốt quá,” ông ngắt lời. “Tôi nghĩ cả cô và tôi đều biết tôi là người thừa, và tôi đã đặt phòng cho mình ngay đằng kia rồi.” Langdon chỉ tới tòa tháp gần đó của Khách sạn Princesa Soffa, nơi ông và Edmond từng ăn trưa. “Tôi có thẻ tín dụng của mình, và tôi đã mượn được một chiếc điện thoại từ phòng thí nghiệm của Edmond. Tôi đã thu xếp cả rồi.”
Viễn cảnh đột ngột nói lời tạm biệt khiến lòng Ambra trĩu xuống, và nàng cảm thấy rằng Langdon, mặc dù vẻ mặt chấp nhận nghịch cảnh, cũng ít nhiều cảm thấy tương tự. Chẳng còn bận tâm xem những cận vệ của mình có thể nghĩ gì, nàng bạo dạn bước tới và choàng hai tay quanh người Robert Langdon.
Vị giáo sư nồng nhiệt đón lấy nàng, bàn tay rắn chắc của ông đặt trên lưng nàng kéo nàng thật sát lại. Ông ôm nàng vài giây, không dài hơn so với mức ông có thể, sau đó nhẹ nhàng buông nàng ra.
Thời khắc đó, Ambra Vidal cảm thấy có gì đó bứt rứt trong lòng. Nàng đột nhiên hiểu những gì Edmond nói về nguồn năng lượng của tình yêu và ánh sáng… bung nở ra ngoài để lấp đầy vũ trụ.
Tình yêu không phải là một cảm xúc hạn chế.
Chúng ta không có nhiều để chia sẻ.
Trái tim chúng ta tạo ra tình yêu khi chúng ta cần đến nó.
Giống như bố mẹ có thể yêu thương một đứa con mới ra đời ngay lập tức mà không cần giảm bớt tình yêu dành cho nhau, cho nên giờ Ambra có thể cảm nhận được tình cảm dành cho hai người đàn ông khác nhau.
Tình yêu thực sự không phải là một cảm xúc hạn chế, nàng nhận ra vậy. Nó có thể được tạo ra bột phát chẳng từ gì cả.
Giờ đây, khi chiếc xe đưa nàng quay về với Hoàng tử từ từ lăn bánh rời đi, nàng đăm đăm nhìn Langdon, vẫn đang đứng một mình trong vườn. Ông nhìn theo với ánh mắt kiên định. Ông mỉm cười dịu dàng và vẫy tay rồi đột ngột quay đi… dường như cần một lúc trước khi hất chiếc áo vest lên vai lần nữa và bắt đầu đi bộ một mình tới khách sạn.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Nguồn Cội - Dan Brown

Postby bevanng » 08 Jan 2019

CHƯƠNG 103


Khi các đồng hồ tại cung điện điểm giữa trưa, Mónica Martin thu thập những ghi chép của mình và chuẩn bị đi tới Quảng trường Almudena để phát biểu với giới truyền thống tập hợp ở đó.
Sáng sớm hôm đó, từ Bệnh viện El Escorial, Hoàng tử Julián lên truyền hình trực tiếp và thông báo việc cha chàng từ trần. Với tình cảm chân thành và tư thế vương giả, Hoàng tử nói về di sản của Đức vua và những mong muốn của chính mình đối với đất nước. Julián kêu gọi sự khoan dung trong một thế giới bị chia rẽ. Chàng hứa học hỏi từ lịch sử và mở lòng với sự thay đổi. Chàng ca ngợi văn hóa và vẻ đẹp của Tây Ban Nha, và tuyên bố tình yêu sâu sắc, vĩnh cửu của mình dành cho người dân.
Đó là một trong những bài phát biểu hay nhất Martin từng được nghe, và cô không thể nghĩ ra cách nào mạnh mẽ hơn cho Đức vua tương lai để bắt đầu sự trị vì của mình.
Ở cuối bài phát biểu xúc động của chàng, Julián dành một lúc để vinh danh hai đặc vụ Cận vệ đã hy sinh tính mạng khi làm nhiệm vụ vào đêm hôm trước trong lúc bảo vệ hoàng hậu tương lai của Tây Ban Nha.
Sau đó, sau một quãng im lặng ngắn, chàng cho biết tin về một diễn biến không vui khác. Người bạn tận tụy của Đức vua, Giám mục Antonio Valdespino, cũng vừa qua đời vào sáng hôm nay, chỉ vài giờ sau nhà vua. Vị Giám mục có tuổi mất vì trụy tim, hẳn nhiên vì quá yếu không trụ nổi trước nỗi đau đớn cùng cực mà ông ấy cảm thấy do mất nhà vua cũng như hàng loạt cáo buộc độc địa nhằm vào ông ấy đêm qua.
Dĩ nhiên, tin về cái chết của Valdespino lập tức dập tắt việc công chúng kêu gọi một cuộc điều tra, và một số người thậm chí còn đi xa đến mức đề nghị những kẻ đã buộc tội ông ấy phải xin lỗi; nói cho cùng, bằng chứng chống lại Giám mục đều mang tính suy diễn và có thể thêu dệt dễ dàng bởi kẻ thù của ông ấy.
Khi Martin đến gần cửa quảng trường, Suresh Bhalla xuất hiện bên cạnh cô. “Người ta đang gọi cô là một người hùng đây,” anh ấy nói, đầy nhiệt thành. “Tất cả đều tung hô, monte@iglesia.org - người cung cấp sự thật và đệ tử của Edmond Kirsch!”
“Suresh, tôi không phải Monte,” cô trợn mắt phản đối. “Tôi thề với anh.”
“Ồ, tôi biết cô không phải Monte,” Suresh trấn an cô. “Dù đó là ai thì anh ta cũng khôn khéo hơn cô. Tôi đang cố gắng lần theo những liên lạc của anh ta - không có cách nào cả. Cứ như anh ta thậm chí không tồn tại vậy.”
“Chà, cứ tiếp tục đi,” cô nói. “Tôi muốn chắc chắn rằng không có rò rỉ từ hoàng cung. Và làm ơn cho tôi biết mấy chiếc điện thoại anh đánh cắp tối qua…”
“Đã trả lại két của Hoàng tử rồi,” anh ấy quả quyết với cô. “Như đã hứa.”
Martin thở phào, biết rằng Hoàng tử chỉ mới vừa về tới hoàng cung.
“Thêm một chi tiết cập nhật nữa,” Suresh nói tiếp. “Chúng tôi vừa trích nhật ký điện thoại hoàng cung từ nhà cung cấp dịch vụ. Đêm qua không hề có bất kỳ cuộc gọi nào từ hoàng cung tới Guggenheim. Kẻ nào đó đã chơi khăm số của chúng ta để thực hiện cuộc gọi đó và đưa Ávila vào danh sách khách mời. Chúng tôi đang theo dõi tiếp.”
Mónica thở phào khi nghe báo rằng cuộc gọi có tính buộc tội ấy không bắt nguồn từ hoàng cung. “Làm ơn thông báo cho tôi khi có tin tức,” cô nói, đi gần ra cửa.
Bên ngoài, tiếng của giới truyền thông tập họp lại nghe to dần.
“Cả một đám đông rất lớn ngoài đó,” Suresh nhận xét. “Có chuyện gì phấn khởi xảy ra đêm qua à?”
“Ồ, chỉ là một vài tin rất đáng giá.”
“Đừng nói với tôi,” Suresh xen vào. “Cô Ambra Vidal mặc một chiếc váy thiết kế mới à?”
“Suresh!” cô ấy cười nói. “Anh thật vớ vẩn. Giờ tôi phải ra đó đã.”
“Giấy tờ ghi gì thế?” anh ấy hỏi, làm hiệu về tập ghi chép trên tay cô.
“Rất nhiều tình tiết. Trước tiên, chúng ta có những nghi thức truyền thông cần thiết lập cho lễ đăng quang, sau đó tôi phải rà lại…”
“Chúa ơi, cô thật chán phèo,” anh ấy buột miệng và rẽ vào một hành lang khác.
Martin cười, cảm ơn nhiều, Suresh. Tôi cũng mến anh.
Khi cô tới cửa, cô nhìn qua quảng trường nắng chói chang tới chỗ đám đông phóng viên và quay phim đông đảo nhất cô từng thấy tập trung tại Hoàng cung. Thở hắt ra, Mónica Martin chỉnh lại cặp kính của mình và tập trung tinh thần. Sau đó cô bước ra dưới ánh mặt trời Tây Ban Nha.

Trên gác trong căn hộ hoàng cung, Hoàng tử Julián xem buổi họp báo được truyền hình của Mónica Martin khi chàng cởi bỏ đồ. Chàng đã kiệt sức, nhưng chàng cũng cảm thấy rất nhẹ lòng khi biết rằng giờ Ambra đã an toàn trở về và đang ngủ ngon. Những lời cuối cùng của nàng trong cuộc trò chuyện trên điện thoại của họ khiến chàng ngập tràn hạnh phúc.
Anh Julián, với em thật vô cùng có ý nghĩa khi anh tính đến việc cùng nhau bắt đầu lại - chỉ anh và em - tránh khỏi ánh mắt của công chúng. Tình yêu là thứ riêng tư; thế giới không cần thiết biết mọi chi tiết.
Ambra đã giúp chàng đầy lạc quan trong một ngày nặng nề vì mất đi vua cha.
Khi chàng bước tới để treo chiếc áo vest của mình, chàng cảm thấy túi mình có gì đó - là cái chai dung dịch morphine uống từ phòng bệnh của cha chàng. Julián đã giật mình khi thấy cái chai trên bàn bên cạnh Giám mục Valdespino. Rỗng không.
Trong bóng tối của phòng bệnh, khi sự thật đau đớn trở nên rõ ràng, Julián đã quỳ xuổng và thầm cầu nguyện cho cả hai người bạn già. Sau đó chàng âm thầm nhét chai morphine vào túi mình.
Trước khi rời phòng, chàng nhẹ nhàng nâng gương mặt còn vương lệ của Giám mục khỏi ngực cha mình và đặt ông ấy ngay ngắn lại trên ghế… tay khoanh lại như cầu nguyện.
Tình yêu là thứ riêng tư, Ambra đã dạy chàng. Thế giới không cần thiết biết mọi chi tiết.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 

PreviousNext

Return to Truyện Ðọc



Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 25 guests