Nguồn Cội - Dan Brown

Truyện tình mùi mẫn, truyện ma kinh rợn hay các thể loại khác. Xin mời vào.

Moderators: Mười Đậu, SongNam, A Mít

Re: Nguồn Cội - Dan Brown

Postby bevanng » 06 Jan 2019

CHƯƠNG 46


ConspiracyNet.com

TIN NÓNG
TIN VỀ KIRSCH LÊN TRUYỀN THÔNG CHÍNH THỐNG!

Tối nay, công bố khoa học của Edmond Kirsch bắt đầu như là một bài thuyết trình trực tuyến thu hút tới ba triệu người xem trực tuyến. Tuy nhiên, sau vụ ám sát ông, giờ đây tin tức về Kirsch đang được các mạng chính thống đưa tin trực tiếp trên khắp thế giới, với lượng người xem hiện ước tính hơn tám mươi triệu.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,330
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Nguồn Cội - Dan Brown

Postby bevanng » 06 Jan 2019

CHƯƠNG 47


Khi chiếc Gulfstream G550 của Kirsch bắt đầu hạ xuống Barcelona, Robert Langdon uống cạn cốc cà phê thứ hai của mình và đăm đăm nhìn xuống những gì còn lại của bữa ăn nhẹ tối khuya ngẫu hứng mà ông và Ambra vừa chia nhau trên máy bay của Edmond - mấy thứ ngũ cốc, bánh gạo và “quầy rượu chay” đủ loại mà với ông đều có hương vị như nhau cả.
Bên kia bàn, Ambra vừa uống xong ly vang đỏ thứ hai của nàng và trông thư giãn hơn nhiều.
“Cảm ơn đã lắng nghe,” nàng nói, nghe thật bẽn lẽn. “Rõ ràng, tôi không thể nói về Julián với bất kỳ ai cả.”
Langdon gật đầu hiểu ý với nàng, sau khi nghe xong câu chuyện lời cầu hôn vụng về của Julián với nàng trên truyền hình. Cô ấy không có lựa chọn, Langdon tán thành, biết quá rõ rằng Ambra không thế mạo hiểm làm bẽ mặt đức vua tương lai của Tây Ban Nha trên truyền hình quốc gia.
“Rõ ràng, nếu tôi biết anh ấy sẽ cầu hôn chóng vánh như vậy,” Ambra nói. “Lẽ ra, tôi nên nói với anh ấy tôi không thể sinh con.
Nhưng tất cả mọi việc diễn ra mà không hề báo trước.” Nàng lắc đầu và buồn bã nhìn ra ngoài cửa sổ. “Tôi nghĩ tôi thích anh ấy. Tôi không biết nữa, có lẽ chỉ là sự rung động của…”
“Một Hoàng tử điển trai, cao ráo?” Langdon mạo muội xen vào kèm nụ cười méo xẹo.
Ambra cười khẽ và quay lại phía ông. “Đúng là vậy, điều đó có lợi cho anh ấy. Tôi không biết, anh ấy có vẻ là một người tốt. Có thể được bảo bọc, nhưng là người lãng mạn - không phải là hạng người sẽ dính dáng đến việc giết Edmond.”
Langdon ngờ rằng nàng nói đúng. Hoàng tử đâu có được gì nhiều từ cái chết của Edmond, và không hề có bằng chứng vững chắc cho thấy Hoàng tử liên can theo cách nào đó - chỉ một cuộc điện thoại từ ai đó trong cung đề nghị thêm Đô đốc Ávila vào danh sách khách mời. Đến thời điểm này, có vẻ Giám mục Valdespino là đối tượng tình nghi rõ nhất, đã biết riêng tuyên bố của Edmond từ sớm đủ để vạch ra một kế hoạch nhằm ngăn chặn và cũng biết rõ hơn bất kỳ ai rằng tuyên bố ấy có thể tai hại như thế nào cho quyền lực của các tôn giáo trên thế giới.
“Rõ ràng, tôi không thể lấy Julián,” Ambra nói khẽ. “Tôi cứ nghĩ giờ anh ấy sẽ hủy bỏ lời hứa hôn vì anh biết rằng tôi không thể sinh con. Dòng tộc của anh ấy đã nắm giữ vương vị trong gần trọn bốn thế kỷ qua. Có gì đó nói với tôi rằng một người quản lý bảo tàng từ Bilbao sẽ không thể là lý do khiến dòng dõi ấy chấm dứt.”
Loa phía trên đầu sột soạt và các phi công thông báo đã đến lúc chuẩn bị hạ cánh ở Barcelona.
Cảm thấy khó chịu với những suy tưởng của mình về Hoàng tử, Ambra đứng lên và bắt đầu thu dọn khoang máy bay - rửa sạch ly chén của họ và vứt bỏ thức ăn còn thừa.
“Giáo sư,” Winston lên tiếng qua điện thoại của Edmond đặt trên bàn, “tôi nghĩ các vị cần biết rằng giờ thông tin mới đang lan truyền rất nhanh trên mạng - bằng chứng rất rõ cho thấy có mắt xích bí mật giữa Giám mục Valdespino và sát thủ Đô đốc Ávila.”
Langdon thảng thốt trước tin tức này.
“Rất tiếc; còn nữa,” Winston nói thêm. “Như các vị biết, cuộc gặp bí mật của Kirsch với Giám mục Valdespino còn có hai lãnh đạo tôn giáo nữa - một giáo trưởng có tiếng và một thầy tế rất được yêu kính. Đêm qua, thầy tế được tìm thấy đã chết trong sa mạc gần Dubai. Và, trong vài phút qua, có tin rất không hay gửi đi từ Budapest: hình như người ta tìm thấy ngài giáo trưởng chết vì trụy tim.”
Langdon sững sờ.
“Các blogger,” Winston nói, “đang đặt câu hỏi về thời gian trùng hợp với cái chết của họ.”
Langdon gật đầu không tin nổi. Dù thế nào, giờ Giám mục Antonio Valdespino là người còn sống duy nhất trên Trái Đất này biết những gì Kirsch đã phát hiện ra.

Khi chiếc Gulfstream G550 chạm xuống đường băng vắng vẻ tại Sân bay Sabadell ở vùng đồi thấp của Barcelona, Ambra thở phào khi không thấy dấu hiệu gì của cánh paparazzi hay báo chí chờ sẵn.
Theo Edmond, để tránh gặp phải những người hâm mộ háo danh ở Sân bay El-Prat của Barcelona, anh ấy chọn để máy bay của mình tại sân bay phản lực nhỏ này.
Đó không phải là lý do thật sự, Ambra biết vậy.
Thực tế, Edmond rất thích sự chú ý và thừa nhận để máy bay của mình tại Sabadell chỉ vì có lý do để lái chiếc xe thể thao yêu thích của mình - một chiếc Tesla Model X P90D mà người ta cho rằng Elon Musk đích thân trao cho anh ấy làm quà - về nhà trên những con đường ngoằn ngoèo. Người ta cho rằng Edmond có lần đã thách phi công lái máy bay của anh đua một dặm trên đường băng - chiếc Gulfstream đọ với Tesla - nhưng các phi công đã tính toán và từ chổi.
Mình sẽ nhớ Edmond, Ambra buồn rầu nghĩ. Phải, anh ấy là sự đam mê lạc thú và xấc xược, nhưng trí tưởng tượng tuyệt vời của anh ấy xứng đáng được hưởng nhiều từ cuộc đời hơn là những gì đã xảy ra với anh ấy tối nay. Mình chỉ hy vọng bọn mình có thể tôn vinh anh ấy bằng việc công bố phát hiện của anh ấy.
Khi chiếc phi cơ đã vào nhà chứa máy bay của Edmond và giảm động cơ, Ambra nhận thấy mọi thứ ở đây thật yên tĩnh. Rõ ràng, nàng và Giáo sư Langdon vẫn bay dưới sự theo dõi của ra-đa.
Khi nàng lần bước xuống cầu thang máy bay, Ambra hít thở thật sâu, cố gắng cho đầu óc minh mẫn. Ly rượu vang thứ hai đã ngấm và nàng lấy làm tiếc vì đã uống nó. Bước xuống nền xi măng của nhà chứa máy bay, nàng hơi lão đảo và cảm thấy bàn tay rắn chắc của Langdon đặt lên vai mình, giúp nàng đứng vững.
“Cảm ơn anh,” nàng thì thầm, mỉm cười đáp lại vị giáo sư, người đã được hai cốc cà phê giúp cho tỉnh như sáo.
“Chúng ta cần tránh khỏi bị nhìn thấy càng nhanh càng tốt,” Langdon nói, mắt nhìn chiếc SUV đen bóng đỗ ở góc nhà chứa. “Tôi cho rằng đó là phương tiện cô đã nói với tôi thì phải?”
Nàng gật đầu. “Mối tình bí mật của Edmond.”
“Biển kiểm soát kỳ cục quá.”
Ambra nhìn tấm biển đầy tự phụ của chiếc xe và cười khúc khích.
E - WAVE
“Chà,” nàng giải thích, “Edmond nói với tôi rằng Google và NASA mới đây tạo được một siêu máy tính mang tính chất đột phá gọi là D-Wave - một trong những máy tính ‘lượng tử' đầu tiên của thế giới. Anh ấy đã cố giải thích cho tôi, nhưng phức tạp lắm - gì gì đó về các bước chồng lên nhau và các cơ chế lượng tử rồi tạo ra một chủng loại máy tính hoàn toàn mới. Dầu sao thì Edmond nói rằng anh ấy muốn tạo ra thứ gì đó đánh bại hoàn toàn D-Wave. Anh ấy dự tính gọi chiếc máy tính mới của mình là E-Wave.”
“E là Edmond,” Langdon suy tưởng.
Và E là một bước vượt hơn D, Ambra nghĩ, nhớ lại câu chuyện của Edmond về chiếc máy tính nổi tiếng trong bộ phim 2001: A Space Odyssey, mà theo câu chuyện viễn tưởng, được đặt tên là HAL vì mỗi chữ cái theo bảng thứ tự đều xuất hiện liền trước các chữ IBM.
“Thế còn chìa khóa xe?” Langdon hỏi. “Cô nói cô biết chỗ cậu ấy giấu nó.”
“Anh ấy không dùng chìa.” Ambra giơ điện thoại của Edmond lên. “Anh ấy cho tôi xem thứ này khi bọn tôi đến đây tháng trước.” Nàng chạm vào màn hình điện thoại, khởi động ứng dụng Tesla, và chọn lệnh triệu tập.
Lập tức, trong góc nhà chứa, đèn pha chiếc SUV bật sáng và chiếc Tesla - không hề phát ra âm thanh dù nhỏ nhất - êm ái lướt tới cạnh họ và dừng lại.
Langdon nghiêng đầu, xem ra khá băn khoăn trước viễn cảnh về một chiếc xe hơi tự lái.
“Đừng lo,” Ambra trấn an ông. “Tôi sẽ để anh lái tới căn hộ của Edmond.”
Langdon gật đầu tán thành và bắt đầu đi vòng sang phía người lái. Khi đi qua phía trước chiếc xe, ông dừng lại, đăm đăm nhìn xuống biển kiểm soát và bật cười to.
Ambra biết đích xác thứ khiến ông thấy thú vị - tấm biển đăng ký của Edmond: VÀ CHUYÊN GIA MÁY TÍNH SẼ THỪA HƯỞNG TRÁI ĐẤT.
“Đúng là chỉ có Edmond,” Langdon nói khi ông trèo lên ngồi sau vô lăng. “Tinh tế chưa bao giờ là sở trường của cậu ấy.”
“Anh ấy mê chiếc xe này,” Ambra nói, leo lên xe ngồi cạnh Langdon. “Chạy điện hoàn toàn và nhanh hơn xe Ferrari.”
Langdon nhún vai, mắt nhìn bảng đồng hồ đầy chất công nghệ cao. “Tôi thật sự không phải là dân xe cộ.”
Ambra mỉm cười. “Anh sẽ quen thôi.”
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,330
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Nguồn Cội - Dan Brown

Postby bevanng » 06 Jan 2019

CHƯƠNG 48


Khi chiếc Uber của Ávila phóng về phía Đông xuyên qua màn đêm đen đặc, vị đô đốc tự hỏi trong những năm tháng là một sĩ quan hải quân, ông ta đã bao nhiêu lần cập cảng Barcelona.
Cuộc sống trước kia của ông ta dường như giờ là một thế giới xa vời, đã chấm dứt trong một thoáng chốc dữ dội ở Seville. Số phận là một cô ả tàn nhẫn và khó lường, nhưng giờ đây dường như lại có một sự cân bằng kỳ lạ. Cũng chính cái số phận đã xé nát cõi lòng ông ta ở Nhà thờ lớn Seville giờ đây lại ban cho ông ta cuộc sống thứ hai - một sự khởi đầu mới sinh ra ngay trong những bức tường điện thờ của một nhà thờ lớn hoàn toàn khác.
Thật mỉa mai, người đưa ông ta tới đó lại là một chuyên gia trị liệu thể chất giản dị có tên Marco.
“Một cuộc hội kiến giáo hoàng ư?” Ávila đã hỏi huấn luyện viên của mình mấy tháng trước, khi lần đầu tiên Marco nêu ra ý tưởng. “Ngày mai ư? Ở Rome?”
“Tây Ban Nha,” Marco trả lời. “Giáo hoàng ở đây.”
Ávila nhìn anh ta như thể anh ta bị khùng. “Truyền thông đâu có nói gì chuyện Đức Thánh cha ở Tây Ban Nha.”
“Có niềm tin một chút nào, ngài Đô đốc,” Marco bật cười đáp. “Trừ phi ông phải đi đâu đó ngày mai chăng?”
Ávila nhìn xuống cái chân bị thương của mình.
“Chúng ta sẽ đi lúc chín giờ,” Marco gợi ý. “Tôi hứa chuyến đi nho nhỏ của chúng ta sẽ bớt đau đớn hơn hẳn ở trung tâm phục hồi.”
Sáng hôm sau, Ávila mặc bộ đồng phục hải quân mà Marco đã lấy về từ nhà Ávila, ôm một đôi nạng, và đi cà nhắc tới xe của Marco - một chiếc Fiat cũ. Marco lái ra khỏi bệnh viện và chạy thẳng về phía Nam trên Đại lộ Raza, cuối cùng thì rời khỏi thành phố và nhập vào Cao tốc N-IV xuôi xuống phía Nam.
“Chúng ta đi đâu đây?” Ávila hỏi, đột nhiên cảm thấy bồn chồn.
“Thoải mái đi,” Marco mỉm cười nói. “Xin cứ tin tôi. Chỉ mất nửa tiếng thôi.”
Ávila biết chẳng hề có gì ngoài đồng cỏ khô cháy trên tuyến N-IV trong vòng ít nhất một trăm năm mươi kilomet nữa. Ông ta bắt đầu nghĩ mình đã phạm một sai lầm khủng khiếp. Chuyến đi được nửa tiếng, họ tiến vào thị trấn ma kỳ quái E1 Torbiscal - một làng quê từng rất trù phú nhưng dân số gần đây sụt giảm xuống con số không. Anh ta đưa mình đến chỗ quái nào thế này?! Marco lái xe tiếp thêm vài phút nữa, sau đó rời khỏi cao tốc và rẽ lên phía Bắc.
“Ông nhìn thấy chứ?” Marco hỏi, chỉ về phía xa ngang qua một cánh đồng bỏ hoang.
Ávila chẳng thấy gì cả. Hoặc tay huấn luyện viên trẻ tuổi đang gặp ảo giác hoặc mắt Ávila đã lão hóa.
“Không thấy ngạc nhiên sao?” Marco nói.
Ávila nheo mắt trước ánh mặt trời, và cuối cùng nhìn thấy một khối thẫm màu nổi lên trong khung cảnh. Khi họ lại gần hơn, mắt ông ta mở to đầy kinh ngạc.
Đó là… một nhà thờ lớn ư?
Quy mô của công trình trông như thứ gì đó ông ta kỳ vọng gặp ở Madrid hay Paris. Ávila đã sống ở Seville cả đời nhưng chưa hề biết về một nhà thờ chính tòa ở đây ngay chính giữa nơi xa xôi hẻo lánh này. Họ càng lái xe lại gần, quần thể ấy xuất hiện càng ấn tượng, những bức tường xi măng đồ sộ của nó thể hiện cấp độ an ninh mà Ávila chỉ nhìn thấy ở Vatican City.
Marco rời đường chính và lái xe theo một đường dẫn ngắn về phía nhà thờ, đến gần một cánh cổng sắt sừng sững chắn đường họ. Khi họ dừng lại, Marco móc một tấm thẻ ép trong ngăn chứa đồ và đặt lên bảng điều khiển.
Một nhân viên an ninh tiến lại, nhìn tấm thẻ, sau đó nhìn vào xe, mỉm cười rất tươi khi anh ta nhìn thấy Marco.
“Bienvenidos,” anh chàng bảo vệ nói. “¿Qué tal, Marco?1”
1Xin chào. Anh bạn thế nào, Marco?
Hai người bắt tay và Marco giới thiệu Đô đốc Ávila.
“Ha venido a conocer al papa,” Marco nói với anh chàng bảo vệ. Ông ấy đến gặp giáo hoàng.
Anh chàng bảo vệ gật đầu, tỏ ý ngưỡng mộ những tấm huân chương trên bộ đồng phục của Ávila và vẫy tay cho họ đi tiếp. Cánh cổng đồ sộ mở ra, Ávila cảm thấy như mình đang tiến vào một lâu đài thời trung cổ.
Tòa nhà thờ lớn kiểu Gothic cao vút xuất hiện trước mặt họ có tới tám ngọn tháp, mỗi ngọn đều có một tháp chuông ba tầng. Một nhóm ba vòm cuốn đồ sộ tạo thành thân chính của kết cấu, với ngoại thất được tạo thành từ đá trắng và nâu thẫm, tạo cho nó cảm giác hiện đại khác thường.
Ávila hạ ánh mắt xuống đường dẫn, được chia nhỏ thành ba phần lòng đường song song, hai bên mỗi đường đều trồng cọ rất cao. Trước sự ngạc nhiên của ông ta, toàn bộ khu vực này chật cứng các loại phương tiện đỗ lại - có đến hàng trăm chiếc - những chiếc xe mui kín sang trọng, những chiếc xe buýt ọp ẹp, những chiếc xe đạp máy bùn đất bê bết… tất cả mọi thứ có thể hình dung được.
Marco đi qua tất cả, lái xe thẳng tới sân trước nhà thờ, nơi một nhân viên an ninh nhìn thấy họ, xem đồng hồ của anh ta và vẫy tay cho họ vào một vị trí đỗ xe còn trống rõ ràng được dành sẵn cho họ.
“Chúng ta hơi muộn một chút,” Marco nói. “Chúng ta cần nhanh vào trong.”
Ávila định đáp lời nhưng mọi lời đều tắc nghẹn trong cổ họng.
Ông ta vừa nhìn thấy tấm biển phía trước nhà thờ:
IGLESIA CATÓLICA PALMARIANA1
1Giáo hội Công giáo Palmaria
Chúa ơi! Ávila cảm thấy mình chùn lại. Mình đã nghe nói đến giáo hội này!
Ông ta quay sang Marco, cố gắng kiểm soát tim mình lúc này đang đập thình thịch. “Đây là nhà thờ của anh à, Marco?” Ávila cố gắng không tỏ ra cảnh giác. “Anh là một… tín đồ Palmaria phải không?”
Marco mỉm cười. “Ông nói đến từ đó cứ như nó là một thứ bệnh dịch gì đó vậy. Tôi chỉ là một người Công giáo mộ đạo tin rằng La Mã đã lầm đường lạc lối thôi.”
Ávila lại ngước mắt nhìn nhà thờ. Lời tuyên bố lạ lùng của Marco về việc biết giáo hoàng đột nhiên thành dễ hiểu. Giáo hoàng ở đây tại Tây Ban Nha.
Một vài năm trước, hãng truyền hình Canal Sur đã phát sóng một bộ phim tài liệu tựa đề La Iglesia Oscura, mục đích là phơi bày một số bí mật của Giáo hội Palmaria. Ávila sững sờ khi biết đến sự tồn tại của giáo hội lạ lùng này, đây là còn chưa đề cập đến ảnh hưởng và giáo đoàn ngày càng tăng của họ.
Theo hiểu biết, Giáo hội Palmaria được thành lập sau khi một số người dân địa phương tuyên bố đã chứng kiến một loạt cảnh tượng bí ẩn trên một cách đồng gần đó. Người ta cho là Đức mẹ Đồng trinh Mary xuất hiện trước mặt họ và cảnh báo rằng Giáo hội Công giáo đầy rẫy “quan điểm dị giáo của chủ nghĩa hiện đại” và rằng tín điều thật sự cần được bảo vệ.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,330
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Nguồn Cội - Dan Brown

Postby bevanng » 06 Jan 2019

Đức mẹ Đồng trinh Mary thúc giục những người Palmaria thành lập một giáo hội thay thế và lên án đương kim giáo hoàng tại Rome là giáo hoàng mạo xưng. Lời cáo buộc cho rằng giáo hoàng ở Vatican không phải là đức thánh cha hợp lệ được biết đến như là Tông tòa khuyết xuất luận2 - một tín điều cho rằng “chỗ ngồi” của Thánh Peter đúng là “bỏ trống”.
2Tên tiếng Anh: Sedevacantism, là lập trường của một nhóm thiểu số tín đồ Công giáo truyền thống cho rằng người hiện nắm giữ ngôi vị Giáo hoàng không phải là giáo hoàng đích thực do việc giáo hội dòng chính tán thành nhiều quan điểm dị giáo của chủ nghĩa hiện đại và rằng, do thiếu một giáo hoàng hợp lệ, nên tòa thánh vẫn bỏ trống kể từ khi Giáo hoàng Pius XII tạ thế năm 1958. Thuật ngữ “sedevacantism” xuất phát từ cụm từ Latin sede vacante, nghĩa là “với chiếc ghế [của Thánh Peter] bỏ trống”.
Hơn nữa, những người Palmaria tuyên bố có bằng chứng cho thấy giáo hoàng “đích thực” thực tế là người sáng lập của họ - một người có tên Clemente Domínguez y Gómez, tự lấy hiệu là Giáo hoàng Gregory XVII. Dưới quyền Giáo hoàng Gregory - hay “giáo hoàng đối cử,” theo quan điểm của những người Công giáo dòng chính - Giáo hội Palmaria phát triển không ngừng. Năm 2005, khi Giáo hoàng Gregory qua đời trong lúc đang chủ trì một buổi lễ mi-xa Phục sinh, những người ủng hộ ông xưng tụng thời điểm ông qua đời như là một dấu hiệu nhiệm mầu từ thượng giới, khẳng định rằng người này thực tế có sự gắn kết trực tiếp với Chúa.
Lúc này, khi Ávila chăm chú nhìn lên tòa nhà thờ đồ sộ, ông ta không thể không nhìn nhận tòa nhà thật sự đầy hung hiểm.
Cho dù giáo hoàng đối cử hiện tại có là ai đi nữa thì mình gặp ông ấy cũng chẳng ích gì.
Ngoài những lời chỉ trích đối với những tuyên bố táo tợn của họ về ngôi vị giáo hoàng, Giáo hội Palmaria còn bị cáo buộc tẩy não, hăm dọa và thậm chí chịu trách nhiệm về một vài cái chết bí ẩn, trong đó có trường hợp thành viên giáo đoàn Bridget Crosbie, người mà theo lời các luật sư của gia đình bà, đã “không thể thoát khỏi” một trong những giáo đoàn Palmaria ở Ireland.
Ávila không muốn mất lịch sự với người bạn mới của mình, nhưng đây hoàn toàn không phải những gì ông ta mong đợi từ chuyến đi hôm nay. “Marco,” ông ta nói kèm tiếng thở dài xin lỗi, “Tôi xin lỗi, nhưng tôi không nghĩ tôi làm được việc này.”
“Tôi đã có cảm giác ông sẽ nói vậy,” Marco trả lời, dường như chẳng chút lúng túng. “Và tôi thừa nhận, tôi cũng đã có phản ứng y hệt khi lần đầu tôi đến đây. Tôi cũng đã nghe tất cả những điều đồn thổi và xì xầm, nhưng tôi có thể quả quyết với ông, đó chẳng có gì hơn một chiến dịch bôi nhọ do Vatican chủ trì.”
Cậu lại còn trách họ ư? Ávila thắc mắc. Giáo hội của các cậu tuyên bố họ là không hợp pháp mà!
“Rome cần một lý do để rút phép thông công chúng tôi, cho nên họ bịa ra những điều dối trá. Trong nhiều năm, Vatican lan truyền những thông tin sai lệch về tín đồ Palmaria.”
Ávila đánh giá tòa nhà thờ hoành tráng ở giữa nơi đồng không mông quạnh. Ở nó có gì đó ông ta thấy rất lạ. “Tôi thấy hơi khó hiểu,” ông ta nói. “Nếu các anh không có quan hệ gì với Vatican, thì tiền của các anh từ đâu mà ra?”
Marco mỉm cười. “Ông sẽ ngạc nhiên trước số lượng những tín đồ bí mật mà Palmaria có được ngay trong giới tu sĩ Công giáo. Có rất nhiều giáo xứ Công giáo bảo thủ ở Tây Ban Nha này không tán thành những thay đổi tự do bắt nguồn từ Rome, và họ âm thầm rót tiền cho những nhà thờ như của chúng tôi, nơi các giá trị truyền thống được đề cao.”
Câu trả lời thật bất ngờ, nhưng Ávila thấy đúng. Ông ta cũng cảm thấy tình trạng ly giáo ngày càng tăng ngay trong Giáo hội Công giáo - một sự rạn nứt giữa những người tin Giáo hội cần hiện đại hóa hoặc là tiêu vong và những người tin mục đích thật sự của Giáo hội là kiên định trước một thế giới đang tiến triển.
“Đức Thánh cha hiện nay là một người xuất chúng,” Marco nói. “Tôi đã kể với ngài câu chuyện của ông, và ngài nói ngài rất vinh hạnh chào đón một sĩ quan lập nhiều thành tích tới nhà thờ của chúng tôi, và đích thân gặp ông sau buổi lễ hôm nay. Như những người tiền nhiệm của ngài, ngài từng có thời gian trong quân đội trước khi tìm tới Chúa, và ngài hiểu những gì ông trải qua. Tôi thật sự nghĩ quan điểm của ngài có thể giúp ông tìm được sự bình yên.”
Marco mở cửa để ra khỏi xe, còn Ávila thì không tài nào nhúc nhích được. Ông ta chỉ biết ngồi nguyên tại chỗ, trân trân nhìn công trình đồ sộ, cảm thấy có lỗi vì đã nuôi một định kiến mù quáng với những con người này. Công bằng thì ông ta chưa biết gì về Giáo hội Palmaria ngoại trừ những lời đồn đại, và không phải là Vatican không hề có những bê bối. Hơn nữa, giáo hội của chính Ávila đã chẳng giúp gì được cho ông ta sau vụ tấn công. Hãy tha thứ cho kẻ thù của con, nữ tu đã nói với ông ta như vậy. Chìa nốt má kia ra.
“Luis, nghe tôi này,” Marco thì thào. “Tôi nhận thấy mình đã có phần gài bẫy ông đi đến đây, nhưng việc đó có những ý định tốt đẹp… Tôi muốn ông gặp người này. Những ý tưởng của ông ấy đã thay đổi cuộc đời tôi rất mạnh mẽ. Sau khi tôi mất chân, tôi ở tình trạng như ông lúc này. Tôi muốn chết. Tôi chìm vào bóng tối và những lời của người này đã cho tôi một mục đích. Hãy tới và nghe ông ấy giảng đạo xem.”
Ávila ngập ngừng. “Tôi mừng cho anh, Marco. Nhưng tôi nghĩ tôi sẽ ổn với chính mình.”
“Ổn ư?” Gã thanh niên cười phá lên. “Một tuần trước, ông kê súng vào đầu và bóp cò! Ông không hề ổn, ông bạn của tôi ạ.”
Cậu ta nói đúng, Ávila biết, và thêm một tuần nữa, khi việc điều trị của mình xong xuôi, mình sẽ lại về nhà, một mình và phiêu bạt trở lại.
“Ông sợ gì chứ?” Marco thúc giục. “Ông là một sĩ quan hải quân. Một người đàn ông trưởng thành từng chỉ huy một con tàu! Lẽ nào ông sợ giáo hoàng sẽ tẩy não ông trong vòng mười phút và bắt ông làm con tin à?”
Mình không chắc mình sợ gì, Ávila nghĩ, đăm đăm nhìn xuống cái chân bị thương của mình, cảm thấy nhỏ bé và bất lực một cách lạ lùng. Trong phần lớn cuộc đời mình, ông ta là người phụ trách, người ra lệnh. Ông ta thấy ngập ngừng về viễn cảnh nhận mệnh lệnh từ một ai đó khác.
“Không sao,” cuối cùng Marco nói, xiết lại đai an toàn. “Tôi xin lỗi. Tôi thấy là ông không được thoải mái. Tôi không định ép ông.” Anh ta đưa tay xuống khởi động xe.
Ávila cảm thấy như một kẻ ngốc. Marco thực tế chỉ là một cậu nhóc, bằng một phần ba tuổi của Ávila, lại mất một chân, đang cố giúp một kẻ đồng loại tàn tạ và Ávila đáp lại anh ta bằng việc tỏ ra vô ơn, hoài nghi và trịch thượng.
“Không,” Ávila nói. “Thứ lỗi cho tôi, Marco. Tôi rất vinh hạnh được nghe ngài ấy giảng đạo.”
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,330
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Nguồn Cội - Dan Brown

Postby bevanng » 06 Jan 2019

CHƯƠNG 49


Kính chắn gió trên chiếc Tesla Model X của Edmond có thể mở rộng, biến đổi hình thái rất liền lạc vào nóc xe ở chỗ nào đó phía sau đầu Langdon, khiến cho ông có cảm giác mất phương hướng rằng mình đang lơ lửng bên trong một bong bóng thủy tinh.
Lái chiếc xe dọc theo cao tốc có trồng cây ở phía Bắc Barcelona, Langdon ngạc nhiên khi thấy mình lái xe quá cả giới hạn tốc độ chung của đường là 120 km/h. Động cơ điện êm ái và gia tốc tuyến tính của chiếc xe dường như làm cho mọi tốc độ đều có cảm giác gần như giống nhau.
Trên ghế bên cạnh ông, Ambra đang bận lướt Internet trên màn hình máy tính trên bảng đồng hồ rất lớn của xe, nói lại cho Langdon tin tức lúc này đang tung ra khắp thế giới. Một trang web chuyên về thuyết âm mưu ngầm vốn quanh năm hoạt động chìm nay đang nổi lên, bao gồm cả những tin đồn cho rằng Giám mục Valdespino móc nối các nguồn tiền cho giáo hoàng đối cử của Giáo hội Palmaria - người được cho là có các mối liên hệ quân sự với những người ủng hộ phong trào Carlist bảo thủ và có vẻ như chịu trách nhiệm không chỉ cho cái chết của Edmond, mà còn cả cái chết của Syed al-Fadl và Giáo trưởng Yehuda Köves.
Như lời Ambra đọc to, có thể thấy rõ rằng các kênh truyền thông khắp mọi nơi lúc này đang đặt cùng một câu hỏi: Liệu Edmond Kirsch có thể phát hiện ra điều gì có tính chất đe dọa đến mức một giám mục có tên tuổi và một phái Công giáo bảo thủ lại sát hại anh ấy nhằm cố ngăn chặn tuyên bố của anh ấy như vậy không?
“Số lượng người xem thật kinh ngạc,” Ambra nói, ngước mắt khỏi màn hình. “Sự quan tâm của công chúng đến câu chuyện này thật chưa từng có… dường như là cả thế giới đều sững sờ.”
Đúng lúc ấy, Langdon nhận ra rằng có lẽ có một điềm phúc trong họa cho vụ sát hại rùng rợn của Edmond. Với tất cả sự chú ý của truyền thông, khán giả toàn cầu của Kirsch đã tăng lên đông đảo hơn rất nhiều so với anh ấy hình dung. Ngay lúc này, thậm chí khi đã chết, Edmond vẫn được cả thế giới lắng nghe.
Nhận ra điều đó khiến cho Langdon càng thêm quyết tâm đạt được mục tiêu của mình - tìm mật khẩu bốn mươi bảy mẫu tự của Edmond và công bố bài thuyết trình của anh ấy với thế giới.
“Vẫn chưa có tuyên bố gì từ Julián,” Ambra nói, nghe rất bối rối. “Không một lời nào từ Hoàng cung. Thật vô lý. Tôi từng có kinh nghiệm cá nhân với điều phối viên quan hệ công chúng của họ là Mónica Martin, và cô ấy luôn minh bạch, chia sẻ thông tin trước khi báo chí có thể nhào nặn nó. Tôi dám chắc cô ấy đang thúc giục Julián đưa ra một tuyên bố.”
Langdon ngờ rằng nàng nói đúng. Khi mà truyền thông đang kết tội vị cố vấn tôn giáo chính của hoàng cung về tội chủ mưu - thậm chí có khi là giết người - thì dường như lôgic phải là Julián nên đưa ra một tuyên bố gì đó, thậm chí nếu chỉ là nói rằng hoàng cung đang điều tra các cáo buộc.
“Đặc biệt,” Langdon nói thêm, “nếu cô thấy rằng hoàng hậu tương lai của đất nước đứng ngay bên cạnh Edmond khi cậu ấy bị bắn. Hoàn toàn có thể là cô, Ambra. Ít nhất Hoàng tử cần nói ông ấy thấy nhẹ lòng vì cô an toàn.”
“Tôi không chắc anh ấy sẽ như vậy.” nàng nói không chút e ngại, rời mắt khỏi trình duyệt và ngả người trên ghế.
Langdon liếc sang. “Chậc, bất kể thế nào thì tôi cũng thấy mừng là cô an toàn. Tôi không chắc mình có thể một mình xoay xở tối nay không.”
“Một mình sao?” một giọng nói vang lên qua loa của xe. “Sao chúng ta quên nhanh thế nhỉ!”
Langdon phì cười trước vẻ giận dữ hậm hực của Winston. “Winston, thật sự Edmond lập trình cho anh thủ thế và kém vững vàng thế à?”
“Đâu có,” Winston nói. “Ông ấy lập trình cho tôi quan sát, học hỏi và bắt chước hành vi của con người. Giọng điệu của tôi cố tỏ ra hài hước thì đúng hơn - điều Edmond khuyến khích tôi phát triển. Không lập trình được sự hài hước… cái đó phải học hỏi.”
“Chậc, anh học rất cừ.”
“Vậy ư?” Winston khẩn khoản. “Có lẽ ngài nói lại câu đó được không?”
Langdon bật cười lớn. “Như tôi đã nói, anh học rất cừ.”
Lúc này, Ambra đã cho màn hình bảng đồng hồ quay trở lại trang mặc định - một chương trình hướng dẫn lưu thông gồm một ảnh vệ tinh trên đó nhìn thấy rõ một “ảnh chủ” nhỏ xíu chiếc xe của họ. Langdon còn thấy rằng họ vừa uốn lượn qua núi Collserola và giờ đang nhập vào Cao tốc B-20 hướng về Barcelona. Phía Nam vị trí của họ, trên ảnh vệ tinh, Langdon nhìn thấy thứ gì đó rất bất bình thường khiến ông chú ý - một vùng rừng rộng lớn ngay giữa đô thị. Cái khoảng xanh ấy thuôn dài và không có hình thù rõ rệt, chẳng khác gì một a míp khổng lồ.
“Đó là Công viên Parc Güell phải không?” ông hỏi.
Ambra liếc nhìn màn hình và gật đầu. “Mắt anh tinh đây.”
“Edmond thường xuyên dừng chân ở đó,” Winston tiếp lời, “trên đường ông ấy từ sân bay về nhà.”
Giờ Langdon thấy ngạc nhiên. Parc Güell là một trong những kiệt tác nổi tiếng nhất của Antoni Gaudi - cũng chính là kiến trúc sư và nghệ sĩ có tác phẩm Edmond khoe ra trên vỏ điện thoại của mình.
Gaudi rất giống với Edmond, Langdon nghĩ. Một người nhìn xa trông rộng đầy chất đột phá mà những quy tắc thông thường không thể áp dụng cho họ được.
Là một sinh viên say mê tự nhiên, Antoni Gaudi lấy cảm hứng kiến trúc của mình từ các hình thái hữu cơ, sử dụng “thế giới tự nhiên của Chúa” để giúp ông thiết kế những cấu trúc dựa theo hình thái sinh học thay đổi liên tục xuất hiện trên mặt đất. Không hề có đường thẳng trong tự nhiên, Gaudi từng được dẫn lời phát ngôn như vậy, và thực tế, có rất ít đường thẳng trong tác phẩm của ông.
Thường được mô tả là người khởi xướng cho loại hình “kiến trúc sống” và “thiết kế sinh học,” Gaudi đã sáng tạo ra những kỹ thuật chưa từng thấy trước đó cho nghề mộc, rèn, thủy tinh và gốm để “bao bọc” các tòa nhà của mình trong lớp da nhiều màu sắc, đầy ấn tượng.
Thậm chí giờ đây, gần một thế kỷ sau khi Gaudi qua đời, du khách từ khắp thế giới vẫn đổ về Barcelona để tìm hiểu phong cách hiện đại chủ nghĩa khó bắt chước được của ông. Những tác phẩm của ông gồm các công viên, các tòa nhà công cộng, các tư gia và dĩ nhiên cả kiệt tác của ông - Sagrada Familia - Vương cung thánh đường Công giáo đồ sộ với “những ngọn tháp bọt biển” chọc trời nổi bật trên đường chân trời Barcelona và được giới phê bình ca tụng là “không giống bất kỳ thứ gì trong toàn bộ lịch sử nghệ thuật.”
Langdon luôn kinh ngạc trước sức tưởng tượng táo bạo của Gaudi đối với công trình Sagrada Familia - một Vương cung thánh đường đồ sộ đến mức cho đến giờ vẫn đang trong quá trình xây dựng, gần một trăm bốn mươi năm sau lễ động thổ.
Tối nay, lúc Langdon nhìn hình ảnh vệ tinh trên xe của công trình Parc Güell nổi tiếng của Gaudi, ông lại nhớ lần đầu tới thăm công viên này khi còn là một sinh viên đại học - một chuyến đi dạo qua một vùng đất lạ lẫm gồm những cột trụ giống như những cái cây vặn xoắn lại để đỡ những lối đi được nâng cao, những chiếc ghế băng chẳng ra hình thù gì, những hang động với các đài phun nước giống hình những con rồng và cá, và một bức tường trắng nhấp nhô có đặc điểm hay thay đổi đến mức trông nó như cái tiên mao của một sinh vật đơn bào khổng lồ.
“Edmond yêu mọi thứ của Gaudi,” Winston nói tiếp, “đặc biệt là quan niệm của ông ấy coi tự nhiên như nghệ thuật hữu cơ.”
Tâm trí của Langdon lại trở về với phát hiện của Edmond. Tự nhiên. Hữu cơ. Sáng tạo. Ông chợt nhớ tới tác phẩm nổi tiếng của Gaudi ở Barcelona là Panots - những viên gạch lát lục giác đặt làm riêng cho vỉa hè của thành phố. Mỗi viên đều mang thiết kế xoáy giống nhau gồm những đường ngoằn ngoèo dường như vô nghĩa, thế nhưng khi tất cả được sắp xếp và xoay chiều theo ý đồ, một đồ hình bất ngờ sẽ hiện ra - khung cảnh dưới biển đem lại ấn tượng về phiêu sinh vật, vi khuẩn và thảm thực vật dưới biển - tác phẩm La Sopa Primordial như cách người dân địa phương gọi thiết kế này.
Món súp nguyên thủy của Gaudi, Langdon thầm nghĩ, lại thấy giật mình bởi thành phố Barcelona ăn khớp với trí tò mò của Edmond về sự khởi đầu của sự sống mới hoàn hảo làm sao. Lý thuyết khoa học thông dụng cho rằng sự sống bắt đầu từ món súp nguyên thủy của Trái Đất - những đại dương ban đầu nơi các núi lửa phun ra rất nhiều hóa chất, cuộn xoáy lẫn với nhau, liên tục bị tấn công bởi những tia chớp từ những cơn bão bất tận… cho tới khi đột nhiên, giống như một dạng ma tượng1 cực nhỏ, những sinh vật đơn bào đầu tiên xuất hiện.
1 Nguyên văn: golem, là quái vật được tạo ra từ bùn đất, giống người nhưng mạnh hơn loài người.
“Ambra,” Langdon nói, “cô là người quản lý bảo tàng… hẳn cô đã thảo luận thường xuyên về nghệ thuật với Edmond. Cậu ấy có bao giờ nói với cô cụ thể gì đó về Gaudi không?”
“Chỉ những gì Winston đã đề cập,” nàng đáp. “Kiến trúc của ông ấy có cảm giác như thể được chính tự nhiên tạo ra. Các hang động của Gaudi như được đẽo bởi gió và mưa, các cột chống đỡ như từ đất mọc lên, còn tác phẩm gạch lát của ông ấy giống như sự sống nguyên thủy ở biển.” Nàng nhún vai. “Dù lý do là gì thì Edmond cũng ngưỡng mộ Gaudi đến mức chuyển tới Tây Ban Nha.”
Langdon liếc nhìn nàng với vẻ ngạc nhiên. Ông biết Edmond sở hữu nhà ở vài nước trên thế giới, nhưng những năm gần đây, anh ấy chọn định cư tại Tây Ban Nha.
“Cô nói Edmond chuyển tới đây vì nghệ thuật của Gaudi à?”
“Tôi tin là vậy,” Ambra nói. “Tôi có lần đã hỏi anh ấy, ‘Tại sao lại là Tây Ban Nha?’ và anh ấy bảo tôi rằng anh ấy có cơ hội hiếm hoi được thuê một cơ ngơi độc đáo tại đây - một cơ ngơi không giống bất kỳ thứ gì khác trên thế giới. Tôi cho rằng ý anh ấy là căn hộ của mình,” nàng nói.
“Căn hộ của cậu ấy ở đâu?”
“Robert, Edmond sống ở Casa Milà.”
Langdon sửng sốt. “Casa Milà à?”
“Một và duy nhất,” nàng gật đầu trả lời. “Năm ngoái, anh ấy thuê toàn bộ tầng trên cùng làm căn hộ tầng mái của mình.”
Langdon cần một lúc để lĩnh hội thông tin này. Casa Milà là một trong những tòa nhà nổi tiếng nhất của Gaudi - một “ngôi nhà” độc đáo đến kinh ngạc có phần mặt tiền chia nhiều tầng và các ban công đá nhấp nhô lượn sóng trông rất giống một ngọn núi bị khoét thủng, khiến nó mang cái biệt danh hiện giờ rất thông dụng là “La Pedrera” - nghĩa là “mỏ đá.”
“Chẳng phải tầng trên cùng là một bảo tàng Gaudi sao?” Langdon hỏi, nhớ lại một lần mình tới thăm tòa nhà trước đây.
“Phải,” Winston lên tiếng. “Nhưng Edmond có một khoản quyên góp cho UNESCO, giúp bảo vệ ngôi nhà như một Di sản Thế giới và họ đồng ý tạm thời đóng cửa và để ông ấy sống ở đó hai năm. Xét cho cùng, ở Barcelona thiếu gì nghệ thuật Gaudi.”
Edmond sống bên trong một khu trưng bày Gaudi tại Casa Milà ư? Langdon bối rối. Và cậu ấy chuyển vào đó chỉ mới hai năm?
Winston xen vào. “Edmond thậm chí còn giúp Casa Milà tạo ra một video giáo dục mới về kiến trúc của nó. Rất đáng xem.”
“Đoạn video thực tế khá ấn tượng,” Ambra tán thành, nhổm về phía trước và chạm vào màn hình trình duyệt. Một bàn phím xuất hiện, và nàng gõ Lapedrera.com. “Anh nên xem cái này.”
“Tôi đang lái xe mà,” Langdon trả lời.
Ambra với tay về phía trụ lái và kéo một cái cần nhỏ hai lần rất nhanh. Langdon cảm thấy vô lăng đột nhiên cứng đờ trong tay mình và lập tức nhận thấy chiếc xe có vẻ đang tự dẫn, vẫn ở nguyên chính giữa làn chạy một các hoàn hảo.
“Lái tự động,” nàng nói.
Hiệu ứng này quả thật khá đáng lo và Langdon không thể không đặt tay mình phía trên vô lăng và chân bên trên chân phanh.
“Cứ thư giãn đi mà.” Ambra nhoài người và đặt một bàn tay vỗ về lên vai ông. “Còn hơn con người lái rất nhiều.”
Đầy miễn cưỡng, Langdon buông tay xuống đùi.
“Thế chứ.” Nàng mỉm cười. “Giờ anh có thể xem đoạn video Casa Milà này.”
Video bắt đầu với một cảnh quay góc thấp đầy kịch tính hình ảnh sóng xô bờ, như thể được thực hiện từ một chiếc trực thăng đang bay chỉ cách đại dương vài mét phía trên. Ở phía xa nhô lên một hòn đảo - một núi đá với những vách dựng đứng cao hàng chục mét phía trên những đợt sóng xô ầm ầm.
Dòng chữ hiện rõ phía trên ngọn núi.
La Pedrera không phải do Gaudi tạo ra.
Trong ba mươi giây tiếp theo, Langdon xem cảnh sóng biển bắt đầu đẽo gọt ngọn núi mang vẻ ngoài trông rất giống thực thể sống của Casa Milà. Tiếp theo đại dương tràn vào bên trong, tạo ra những khoảng rỗng và các khoang trống, trong đó những thác nước đục đẽo ra các bậc thang và các dây leo mọc lên, xoắn xuýt lấy nhau thành lan can trong khi rêu mọc bên dưới, trải thảm cho phần sàn.
Cuối cùng, máy quay rút ra ngoài biển và cho thấy hình ảnh nổi tiếng của Casa Milà - “mỏ đá” - được đục đẽo thành một ngọn núi sừng sững.
- La Pedrera -
Một kiệt tác của tự nhiên
Langdon phải thừa nhận, Edmond rất có sở trường tạo kịch tính. Xem video do máy tính tạo ra này khiến ông rất nóng lòng thăm lại tòa nhà nổi tiếng.
Đưa mắt trở lại nhìn đường, Langdon với xuống và kết thúc chế độ lái tự động, lấy lại quyền điều khiển. “Chúng ta hãy hy vọng căn hộ của Edmond có thứ chúng ta đang tìm kiếm. Chúng ta cần tìm mật khẩu đó.”
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,330
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Nguồn Cội - Dan Brown

Postby bevanng » 06 Jan 2019

CHƯƠNG 50


Tư lệnh Diego Garza trực tiếp dẫn bốn đặc vụ Cận vệ có vũ trang của mình băng qua trung tâm Quảng trường Armería, mắt nhìn thẳng về phía trước và phớt lờ giới truyền thông đang ồn ã bên ngoài hàng rào, tất cả đều đang chĩa các máy quay truyền hình vào ông ấy qua những chấn song và hét to đòi nghe bình luận.
Ít nhất họ sẽ thấy rằng có ai đó đang hành động.
Khi ông ấy cùng nhóm của mình tới nhà thờ lớn, lối vào chính đã bị chặn - không có gì lạ vào giò này - và Garza bắt đầu đập cửa bằng báng súng ngắn của mình.
Không có ai trả lời.
Ông ấy tiếp tục nện.
Cuối cùng, các khóa chuyển động và cánh cửa mở ra. Garza thấy mình mặt đối mặt với một nữ lao công, người tỏ ra hoảng hốt một cách dễ hiểu trước một nhóm quân lính ngoài cửa.
“Giám mục Valdespino đâu?” Garza vặn hỏi.
“Tôi… tôi không biết,” người phụ nữ trả lời.
“Tôi biết ngài giám mục ở đây,” Garza tuyên bố. “Và ông ấy đi cùng Hoàng tử Julián. Bà không thấy họ sao?”
Bà ấy lắc đầu. “Tôi vừa tới. Tôi dọn dẹp vào các tối thứ bảy sau khi…”
Garza xô qua người bà ấy, dẫn người của mình băng qua nhà thờ lớn tối om.
“Khóa cửa lại,” Garza nói với bà lao công. “Và tránh đường.”
Nói xong, ông ấy lên cò súng và đi thẳng tới văn phòng của Valdespino.
Bên kia quảng trường, trong phòng điều khiển ở tầng hầm cung điện, Mónica Martin đang đứng bên cây làm mát và rít một hơi điếu thuốc còn khá dài. Nhờ phong trào “chỉnh đốn chính trị” tự do đang tràn khắp Tây Ban Nha, việc hút thuốc trong các văn phòng tại cung điện bị cấm, nhưng với quá nhiều thứ được cho là tội ác đang đeo bám hoàng cung tối nay, Martin cho rằng việc hút thuốc quá quy định một chút hẳn là sự vi phạm có thể bỏ qua.
Tất cả năm trạm tin trong nhóm truyền hình dàn hàng trước mặt cô vẫn tiếp tục đưa tin trực tiếp về vụ ám sát Edmond Kirsch, cứ ngang nhiên phát đi phát lại đoạn phim vụ sát hại anh ấy dã man. Dĩ nhiên, mỗi lần phát sóng lại đều có dẫn trước bằng lời cảnh báo thông thường.
LƯU Ý: Đoạn phim dưới đây bao gồm những hình ảnh đồ họa có thể không phù hợp với tất cả khán giả.
Vô liêm sỉ, cô nghĩ, biết rằng những lời cảnh báo này không phải là sự phòng ngừa nhạy cảm của nhà mạng mà đúng hơn là sự kích thích rất khôn khéo để bảo đảm rằng không ai đổi kênh.
Martin rít một hơi thuốc nữa, nhìn một lượt rất nhiều mạng truyền hình, hầu hết trong số đó đang khai thác những thuyết âm mưu đang gia tăng bằng những dòng tiêu đề có gắn “Tin nóng” và những băng chữ chạy.
Có phải nhà vị lai chủ nghĩa bị Giáo hội sát hại?
Liệu phát hiện khoa học có bị thất lạc mãi mãi?
Có phải kẻ ám sát được hoàng gia thuê?
Các người phải đưa tin, cô càu nhàu. Đâu phải là lan truyền những lời đồn ác ý bằng hình thức mấy câu hỏi.
Martin luôn tin rằng vị trí quan trọng của báo chí có tính trách nhiệm chính là một nền tảng cho tự do và dân chủ, và vì thế cô thường thất vọng bởi những nhà báo chuyên kích động tranh cãi bằng việc lan truyền những ý tưởng rành rành là ngớ ngẩn - trong khi đó lại né tránh những hậu quả pháp lý bằng cách chỉ việc biến mọi tuyên bố lố bịch thành một câu hỏi khôn ngoan.
Ngay cả những kênh khoa học được nể trọng cũng đang thực hiện việc này, đặt câu hỏi với khán giả của mình: “Liệu có khả năng ngôi đền ở Peru này là do những người ngoài hành tinh cổ đại xây dựng lên?”
Không! Martin muốn hét lên với truyền hình. Không thể có chuyện chết tiệt ma toi đó! Hãy ngừng đặt những câu hỏi ngu đần ấy đi!
Trên một trong số các màn ảnh truyền hình, cô thấy rằng CNN có vẻ đang cố gắng hết sức để được tôn trọng.
Tưởng nhớ Edmond Kirsch
Nhà tiên tri. Người nhìn xa trông rộng. Nhà sáng tạo.
Martin vớ lấy điều khiển và vặn to âm lượng.
“… một con người yêu nghệ thuật, công nghệ, và sáng tạo,” phát thanh viên thời sự nói giọng buồn rầu. “Một con người mà khả năng gần như kỳ bí trong việc dự đoán tương lai đã biến ông ấy thành một người ai cũng biết. Theo các đồng nghiệp của ông, tất cả mọi dự đoán mà Edmond Kirsch đưa ra trong lĩnh vực khoa học máy tính đều trở thành hiện thực.”
“Đúng vậy, David,” người phụ nữ đồng dẫn chương trình của ông ấy xen ngang. “Tôi chỉ ước chúng ta có thể nói những điều tương tự cho những dự đoán cá nhân của ông ấy.”
Lúc này họ chiếu đoạn phim tư liệu ghi hình một Edmond Kirsch khỏe khoắn, nước da rám nắng đang chủ trì một cuộc họp báo trên vỉa hè bên ngoài Trung tâm 30 Rockefeller ở Thành phố New York. “Hôm nay tôi vừa đúng ba mươi tuổi,” Edmond nói, “và tuổi thọ của tôi chỉ là sáu mươi tám. Thế nhưng, với những bước tiến trong tương lai về thuốc men, công nghệ tuổi thọ và tái tạo đoạn cuối nhiễm sắc thể, tôi dự đoán tôi sẽ sống để chứng kiến sinh nhật lần thứ 110 của mình. Thực tế tôi tự tin về điều này đến mức tôi vừa giữ chỗ Phòng Cầu vồng cho bữa tiệc sinh nhật lần thứ 110 của tôi.” Kirsch mỉm cười và ngước nhìn lên trần nhà. “Giờ tôi chỉ việc thanh toán toàn bộ hóa đơn của mình - tám mươi năm ứng trước - bao gồm cả các khoản dự phòng lạm phát.”
Nữ phát thanh viên xuất hiện trở lại, thở dài rầu rĩ. “Đúng như một câu cách ngôn xưa đã nói: 'Người tính không bằng trời tính.’”
“Đúng vậy,” nam phát thanh viên lên tiếng. “Và bên trên cái chết bị bủa vây bởi những mưu đồ của Kirsch, còn bùng nổ những suy đoán về bản chất phát hiện của ông ấy.” Ông ấy nhìn thẳng vào máy quay. “Chúng ta từ đâu đến? Chúng ta đang đi về đâu? Hai câu hỏi đầy lôi cuốn.”
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,330
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Nguồn Cội - Dan Brown

Postby bevanng » 06 Jan 2019

“Và để trả lời cho những câu hỏi này,” nữ phát thanh viên nói thêm đầy hào hứng, “chúng tôi có hai người phụ nữ tài năng - một giáo sĩ Anh giáo từ Vermont và một nhà sinh vật tiên hóa từ UCLA1. Chúng tôi sẽ trở lại sau giờ giải lao cùng với những suy nghĩ của họ.”
1Đại học California, Los Angeles.
Martin đã biết những suy nghĩ của họ - các cực đối lập, nếu không họ đã không lên chương trình của các vị. Hẳn nhiên vị mục sư sẽ nói gì đó đại loại: “Chúng ta từ Chúa mà ra và chúng ta sẽ về với Chúa,” còn nhà sinh vật sẽ trả lời, “Chúng ta tiến hóa từ vượn và chúng ta sẽ tuyệt chủng.”
Họ sẽ chẳng chứng minh được gì ngoại trừ việc chúng ta sẽ xem bất kỳ điều gì nếu thổi phồng đủ mức độ.
“Mónica!” Suresh hét gọi ở gần đó.
Martin quay lại thấy anh chàng giám đốc an ninh điện tử bước vòng qua góc nhà, rõ ràng đang chạy lại.
“Chuyện gì thế?” cô hỏi.
“Giám mục Valdespino vừa gọi cho tôi,” anh ấy nói không ra hơi.
Cô tắt tiếng TV. “Giám mục gọi cho… anh? Ông ấy có nói với anh ông ấy đang làm cái quái gì không?!”
Suresh lắc đầu. “Tôi không hỏi, và ông ấy không nói. Ông ấy gọi để biết xem liệu tôi có thể kiểm tra gì đó trên các máy chủ điện thoại của chúng ta không.”
“Tôi không hiểu.”
“Cô biết là giờ ConspiracyNet đang đưa tin nói rằng có người trong cung điện này gọi một cuộc điện thoại tới Guggenheim ngay trước sự kiện tối nay - một đề nghị để Ambra Vidal thêm tên Ávila vào danh sách khách mời như thế nào chứ?”
“Biết. Và tôi đã đề nghị anh nghiên cứu kỹ việc đó.”
“Chà, Valdespino ủng hộ đề nghị của cô. Ông ấy gọi để nhờ tôi truy cập vào tổng đài của cung điện và tìm lại nhật ký cuộc gọi đó để xem liệu tôi có thể lần ra nó xuất phát từ chỗ nào trong hoàng cung không, với hy vọng nắm rõ được ai ở đây có thể thực hiện cuộc gọi đó.”
Martín cảm thấy bối rối, cứ ngỡ rằng chính Valdespino mới là đối tượng tình nghi chắc chắn nhất.
“Theo Guggenheim,” Suresh nói tiếp, “quầy lễ tân của họ nhận được cuộc gọi từ số chính của Hoàng cung Madrid vào tối nay, ngay trước sự kiện. Cuộc gọi đó có trong nhật ký điện thoại của họ. Nhưng đây mới là vấn đề. Tôi đã tìm hiểu nhật ký tổng đài của chúng ta để kiểm tra các cuộc gọi đi vào cùng thời điểm đó.” Anh ấy lắc đầu. “Không thấy gì. Không hề có cuộc gọi nào. Ai đó đã xóa nhật ký cuộc gọi từ hoàng cung tới Guggenheim.”
Martín chăm chú nhìn đồng nghiệp của mình một lúc lâu. “Ai có quyền truy cậy để làm việc đó?”
“Chính xác thì đó cũng là những gì Valdespino hỏi tôi. Và vì thế tôi nói với ông ấy sự thật. Tôi bảo ông ấy rằng tôi, với tư cách trưởng nhóm an ninh điện tử, có thể xóa hồ sơ, nhưng tôi không hề làm việc đó. Và rằng người duy nhất khác có thẩm quyền và truy cập được vào những hồ sơ đó là Tư lệnh Garza.”
Martin trân trối nhìn. “Anh nghĩ Garza can thiệp vào nhật ký điện thoại của chúng ta à?”
“Hoàn toàn có lý mà,” Suresh nói. “Công việc của Garza, nói cho cùng, là bảo vệ hoàng cung và giờ đây, nếu có bất kỳ cuộc điều tra nào và chừng nào hoàng cung có liên can, thì đã không hề có cuộc gọi nào cả. Về mặt kỹ thuật, chúng ta có khả năng phủ nhận một cách hợp lý. Xóa nhật ký để giúp hoàng cung thoát hiểm.”
“Thoát hiểm ư?” Martin hỏi lại. “Rõ ràng cuộc gọi đó đã được thực hiện! Ambra đưa Ávila vào danh sách khách mời! Và bộ phận lễ tân của Guggenheim sẽ xác thực…”
“Đúng, nhưng giờ đó chỉ là lời của một nhân viên lễ tân trẻ tuổi ở một bảo tàng đối lập với cả Hoàng cung. Theo nhật ký của chúng ta, đơn giản là cuộc gọi đó không hề xảy ra.”
Đánh giá không lấy gì làm mới mẻ của Suresh có vẻ lạc quan thái quá với Martín. “Và anh nói với Valdespino toàn bộ điều này?”
“Đó là sự thật mà. Tôi bảo với ông ấy rằng dù thực tế Garza có thực hiện cuộc gọi hay không thì có vẻ như Garza đã xóa nó đi nhằm bảo vệ hoàng cung.” Suresh ngừng lại. “Nhưng sau khi tôi kết thúc cuộc gọi với Giám mục, tôi mới nhận ra chuyện khác.”
“Là gì?”
“Về mặt kỹ thuật, còn một người thứ ba có quyền truy cập vào máy chủ.” Suresh lo lắng liếc quanh phòng và nhích lại gần hơn. “Mã đăng nhập của Hoàng tử Julián cho ngài ấy quyền truy cập vào toàn bộ các hệ thống.”
Martin trân trối nhìn. “Thật vớ vẩn.”
“Tôi biết việc đó nghe điên khùng,” anh ấy nói, “nhưng Hoàng tử cũng ở trong cung, một mình trong căn hộ của ngài ấy, vào thời điểm cuộc gọi được thực hiện. Ngài ấy có thể dễ dàng thực hiện nó và sau đó đăng nhập vào máy chủ và xóa đi. Phần mềm rất dễ sử dụng và Hoàng tử là một người sành sỏi công nghệ hơn mọi người nghĩ nhiều.”
“Suresh,” Martin gắt, “anh thật sự nghĩ Hoàng tử Julián - Đức vua tương lai của Tây Ban Nha - lại đích thân phái một sát thủ vào Bảo tàng Guggenheim để giết Edmond Kirsch sao?”
“Tôi không biết,” anh ấy nói. “Tất cả những gì tôi nói là điều đó có thể.”
“Tại sao Hoàng tử Julián cần làm một việc như thế?!”
“Cô và tất cả mọi người không nên hỏi thế. Còn nhớ toàn bộ cái tin tức tệ hại mà cô phải xử lý nói về Ambra và Edmond Kirsch dành thời gian cùng nhau chứ? Cái vụ anh ta bay cùng cô ấy tới căn hộ của anh ta ở Barcelona ấy?”
“Họ cùng làm việc! Đó là công việc!”
“Chính trị là tất cả mọi phương diện,” Suresh nói. “Cô dạy tôi như vậy. Và cô cùng tôi đều biết lời cầu hôn của Hoàng tử đã không diễn ra công khai theo cách ngài ấy hình dung.”
Điện thoại Suresh có tín hiệu và anh ấy đọc tin nhắn gửi đến, gương mặt anh ấy hiện rõ vẻ không tin nổi.
“Chuyện gì vậy?” Martin gặng hỏi.
Không nói một lời, Suresh quay người và chạy về phía trung tâm an ninh.
“Suresh!” Martin giụi tắt điếu thuốc của mình và chạy theo anh ấy, gặp anh ấy tại một trong mấy khu vực làm việc của nhóm kỹ thuật viên, nơi anh ấy và họ đang cho chạy một đoạn băng giám sát khá nhiễu.
“Chúng ta đang xem chỗ nào vậy?” Martin gặng hỏi.
“Lối thoát sau nhà thờ lớn,” kỹ thuật viên nói. “Năm phút trước.”
Martin và Suresh cùng cúi xem đoạn video cho thấy một thầy tu trẻ ra khỏi phía sau nhà thờ lớn, vội vã men theo Phố Calle tương đối yên tĩnh, mở khóa một chiếc xe mui kín hiệu Opel đã cũ và leo lên.
Tốt lắm, Martin nghĩ, anh ta về nhà sau lễ mi-xa. Vậy thì sao nhỉ?
Trên màn hình, chiếc Opel vọt ra, chạy một quãng ngắn, sau đó chạy gần một cách bất thường tới cổng sau của nhà thờ lớn - cũng chính là cánh cổng mà thầy tu vừa thoát ra. Gần như ngay lập tức, hai bóng đen lách qua cổng ra ngoài, cúi thật thấp và leo lên ghế sau chiếc xe của thầy tu trẻ. Hai hành khách - không phải nghi ngờ gì nữa - chính là Giám mục Valdespino và Hoàng tử Julián.
Một lúc sau, chiếc Opel phóng vút đi, biến mất ở góc đường và ra khỏi khung hình.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,330
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Nguồn Cội - Dan Brown

Postby bevanng » 06 Jan 2019

CHƯƠNG 51


Tọa lạc như một ngọn núi được đẽo gọt nham nhở ở góc Phố Provença và Đại lộ Gràcia, kiệt tác năm 1906 của Gaudi mang tên Casa Milà là một công trình nửa căn hộ - một tác phẩm nghệ thuật phi thời gian.
Được Gaudi sáng tạo như một đường cong liên tục, có thể ngay lập tức nhận ra kết cấu chín tầng này nhờ phần mặt tiền bằng đá vôi phồng lên của nó. Các ban công lệch cùng đặc điểm hình học không đều của tòa nhà khiến cho nó mang khí vị của một sinh thể, như thể cả thiên niên kỷ gió dập mưa vùi đã đẽo gọt lên các khoảng trống và những đường cong giống như trong một hẻm núi ở hoang mạc.
Mặc dù công trình thiết kế hiện đại chủ nghĩa gây sốc của Gaudi mới đầu bị khu vực này xa lánh nhưng Casa Milà được giới phê bình nghệ thuật khắp thế giới ca ngợi và nhanh chóng trở thành một trong những món đồ trang sức kiến trúc sáng giá nhất của Barcelona. Trong ba thập kỷ, Pere Milà, doanh nhân đặt làm tòa nhà, đã sống cùng vợ trong căn hộ chính rộng rãi và cho thuê hai mươi căn hộ còn lại của tòa nhà. Cho đến giờ, Casa Milà - tại địa chỉ số 92 Đại lộ Gràcia - được coi là một trong những địa chỉ được thèm muốn và riêng biệt nhất trên toàn bộ đất nước Tây Ban Nha.
Khi Robert Langdon cho chiếc Tesla của Kirsch chạy dọc đại lộ trồng cây rất đẹp với mật độ giao thông thưa thớt, ông cảm thấy họ sắp đến nơi. Đại lộ Gràcia là một phiên bản Champs-Élysées của Paris ở Barcelona - đại lộ rộng rãi và đẹp nhất, có cảnh trí miễn chê và hai bên toàn những gian hàng của các nhà thiết kế.
Chanel… Gucci… Cartier… Longchamp…
Cuối cùng, Langdon cũng nhìn thấy nó, cách đó hai trăm mét.
Được chiếu sáng dìu dịu từ bên dưới, chất đá vôi lỗ chỗ nhờn nhợt cùng những ban công thuôn thuôn của Casa Milà khiến nó khác hẳn với những công trình vuông thành sắc cạnh kề bên - cứ như thể một mảng san hô đại dương đẹp mắt vừa dạt vào bờ biển và nằm yên trên bãi biển toàn những gạch xỉ vậy.
“Tôi sợ thứ này,” Ambra nói, vội vã chỉ tay xuôi theo hướng đại lộ đẹp mắt. “Nhìn xem.”
Langdon đưa mắt về phía vỉa hè rộng rãi ngay trước Casa Milà. Xem ra có tới nửa tá xe truyền thông đỗ phía trước và cả đám nhà báo đang đưa tin cập nhật trực tiếp, lấy nơi ở của Kirsch làm phông nền. Vài nhân viên an ninh được bố trí để cách ly đám đông khỏi lối vào. Cái chết của Edmond có vẻ như đã biến những gì liên quan đến anh thành một bản tin thời sự.
Langdon nhìn một lượt Đại lộ Gràcia tìm một chỗ đỗ xe, nhưng ông chẳng thấy và lượng xe qua lại di chuyển liên tục.
“Cúi xuống,” ông giục Ambra, nhận ra mình chẳng còn lựa chọn nào ngoài việc lái thẳng qua góc phố nơi tất cả báo chí tập hợp.
Ambra trượt xuống ghế, thu mình trên sàn xe, hoàn toàn khuất khỏi tầm nhìn. Langdon quay đầu đi khi họ cho xe chạy qua góc phố đông đúc.
“Xem ra họ đang vây lối vào chính,” ông nói. “Chúng ta sẽ không vào được.”
“Rẽ phải đi,” Winston xen vào với giọng tự tin vui vẻ. “Tôi đã lường việc này có thể xảy ra rồi.”

Blogger Héctor Marcano rầu rĩ ngước nhìn lên tầng nóc Casa Milà, vẫn đang cố gắng để chấp nhận rằng Edmond Kirsch đã thực sự ra đi.
Suốt ba năm, Héctor chuyên đưa tin về công nghệ cho Bardnno.com - một diễn đàn cộng tác khá quen thuộc cho các doanh nhân và doanh nghiệp khởi nghiệp tiên phong của Barcelona. Có được Edmond Kirsch vĩ đại sống ngay tại Barcelona này gần như chẳng khác gì làm việc dưới chân thần Zeus.
Lần đầu Héctor gặp Kirsch là hơn một năm trước, khi nhà vị lai chủ nghĩa huyền thoại ân cần nhận lời nói chuyện tại một sự kiện hằng tháng quan trọng của Barcinno - FuckUp Night - một hội thảo trong đó một doanh nhân thành đạt công khai nói về những thất bại lớn nhất của mình. Kirsch đã bẽn lẽn thừa nhận với đám đông rằng anh ấy đã tiêu hơn bốn trăm triệu đô la trong vòng sáu tháng để theo đuổi giấc mơ xây dựng cái anh gọi là E-Wave - một máy tính lượng tử có tốc độ xử lý cực nhanh, tạo thuận lợi cho những tiến bộ chưa từng có trong mọi ngành khoa học, đặc biệt trong việc xây dựng các hệ thống phức tạp.
“Tôi lo ngại,” Edmond thừa nhận, “cho đến giờ, sự đột phá của tôi trong lĩnh vực máy tính lượng tử là một thứ vô dụng lượng tử.”
Tối nay, khi Héctor nghe tin Kirsch có kế hoạch công bố một phát hiện chấn động, anh đã rất mừng và nghĩ rằng có thể phát hiện đó liên quan tới E-Wave. Phải chăng anh ấy đã phát hiện ra chìa khóa để làm cho nó hoạt động? Nhưng sau phần dẫn nhập đầy chất triết lý của Kirsch, Héctor nhận ra phát hiện của anh ấy là gì đó hoàn toàn khác.
Mình băn khoăn liệu chúng ta có bao giờ biết được những gì anh ấy đã tìm thấy không, Héctor ngẫm nghĩ, tim anh trĩu nặng đến mức anh phải tìm đến nhà Kirsch không phải để đăng blog, mà để tỏ lòng kính ngưỡng.
“E-Wave!” Ai đó gần đó la lên. “E-Wave!”
Xung quanh Héctor, đám đông tụ tập bắt đầu chỉ chỏ và chĩa máy quay của họ vào một chiếc Tesla đen bóng lúc này đang giảm tốc độ chầm chậm trên quảng trường và nhích dần về phía đám đông với những ngọn đèn pha halogen sáng quắc.
Héctor trân trân nhìn chiếc xe quen thuộc đầy kinh ngạc.
Chiếc Tesla Model X với biển đăng ký E-Wave của Kirsch nổi tiếng ở Barcelona chẳng kém gì chiếc xe của giáo hoàng ở Rome. Kirsch thường thể hiện màn đỗ xe song song1 trên Đại lộ Provenga bên ngoài cửa hàng trang sức DANIEL VIOR, nhảy ra ngoài ký lưu niệm và sau đó khiến cả đám đông thót tim bằng việc cho chế độ tự đỗ của xe điều khiển không người chạy theo một lộ trình đã lập trình trước chạy hết phố và vượt qua cả phần vỉa hè rộng rãi - các cảm biến của xe phát hiện được bất kỳ người đi bộ hay chướng ngại vật nào - cho tới khi nó tới cổng ga ra, khi đó mới mở ra, rồi chầm chậm chạy theo đường dốc xoắn ốc vào ga ra riêng bên dưới Casa Milà.
1Nguyên văn: “double parking”, là hành động đỗ xe song song với xe khác đã đỗ sát vỉa hè.
Mặc dù khả năng tự đỗ là một tính năng chuẩn trên tất cả các xe Tesla - dễ dàng mở cửa ga ra, chạy thẳng vào bên trong và tự tắt máy - nhưng Edmond rất hãnh diện bẻ khóa được hệ thống chiếc Tesla của mình để tạo lộ trình phức tạp hơn.
Màn trình diễn luôn vậy.
Tối nay, cảnh tượng lạ lùng hơn nhiều. Kirsch đã chết, nhưng chiếc xe của anh ấy lại vừa xuất hiện, chạy chầm chậm tới Phố Provença, tiếp tục vượt qua vỉa hè, căn thẳng với cửa ga ra và nhích dần về phía trước khi mọi người tránh đường.
Các phóng viên và quay phim đổ xô tới cỗ xe, nheo mắt nhìn qua các ô cửa phủ màu và la lên đây ngạc nhiên.
“Trống không! Không có ai lái xe! Nó từ đâu về nhỉ?!”
Nhân viên an ninh của Casa Milà rõ ràng đã chứng kiến trò diễn này trước đó, và họ ngăn mọi người đứng xa chiếc Tesla và cửa ga ra khi cửa mở ra.
Với Héctor, cảnh tượng chiếc xe không người của Edmond bò vào ga ra gợi lên những hình ảnh một chú chó bị bắt mất tìm trở về nhà sau khi mất chủ.
Như một bóng ma, chiếc Tesla lặng lẽ chạy qua cửa ga ra, và đám đông vỡ òa trong tiếng hò reo đầy cảm xúc khi nhìn thấy chiếc xe thân yêu của Edmond, như vẫn vậy rất nhiều lần trước đó, bắt đầu bò xuống đường dốc xoắn ốc để chui vào khu vực đỗ xe ngầm đầu tiên của Barcelona.

“Tôi không biết anh lại mắc chứng sợ không gian kín,” Ambra thì thào, nằm ngay bên cạnh Langdon trên sàn chiếc Tesla. Họ bị nhồi nhét trong một diện tích chật chội giữa hàng ghế thứ hai và thứ ba, nấp bên dưới một tấm phủ xe hơi bằng vinyl màu đen mà Ambra lấy từ khu vực để hàng hóa, rất khó nhìn thấy qua những ô cửa sổ màu.
“Tôi sẽ sống sót thôi mà,” Langdon run run gắng gượng, cảm thấy lo lắng về chiếc xe tự lái hơn là nỗi ám ảnh của mình. Ông cảm nhận được chiếc xe đang đi xuống theo một đường xoắn ốc rất dốc và sợ nó sẽ đâm va bất kỳ lúc nào.
Hai phút trước, khi họ còn đỗ song song trên Phố Provença, bên ngoài cửa hàng trang sức DANIEL VIOR, Winston đã nói với họ những chỉ dẫn rõ như pha lê.
Ambra và Langdon, không hề rời khỏi xe, leo ra phía sau chỗ hàng ghế thứ ba của chiếc Model X, sau đó chỉ với động tác bấm một nút duy nhất trên chiếc điện thoại, Ambra đã kích hoạt chế độ tự đỗ thiết kế riêng của chiếc xe.
Trong bóng tối, Langdon cảm nhận được chiếc xe tự lái chầm chậm dọc phố. Và với cơ thể của Ambra áp sát vào người ông trong không gian chật hẹp, ông không thể không nhớ lại trải nghiệm thời niên thiếu đầu tiên của mình ở ghế sau một chiếc xe hơi cùng một cô gái xinh xắn. Khi đó mình còn lo lắng hơn ấy chứ, ông nghĩ thầm, điều có vẻ khá mỉa mai nếu xét đến việc lúc này ông đang nằm tráo đầu đuôi cùng hoàng hậu tương lai của Tây Ban Nha trong một chiếc xe không người lái.
Langdon cảm thấy chiếc xe trườn thẳng tới khi chạm đáy đường dốc, thực hiện vài lần rẽ từ từ, sau đó dừng hẳn lại.
“Các vị đến nơi rồi,” Winston nói.
Ngay lập tức Ambra kéo tấm vải nhựa ra và thận trọng ngồi dậy, ghé mắt nhìn ra ngoài cửa sổ.
“Không có ai,” nàng nói, lồm cồm bò dậy.
Langdon chui ra sau nàng, cảm thấy nhẹ nhõm khi đúng trong không gian mở của ga ra.
“Cầu thang máy trong sảnh chính,” Ambra nói, ra hiệu về phía đường dốc uốn lượn cho xe chạy.
Tuy nhiên, ánh mắt Langdon đột nhiên sững lại bởi một cảnh tượng hoàn toàn bất ngờ. Tại đây, trong cái ga ra đỗ xe ngầm này, trên bức tường xi măng ngay trước mặt khu vực đỗ xe của Edmond có treo một bức tranh lồng khung rất lịch sự mô tả cảnh biển.
“Ambra?” Langdon nói. “Edmond trang trí chỗ đỗ xe của mình bằng một bức tranh à?”
Nàng gật đầu. “Tôi cũng đã hỏi anh ấy chính câu hỏi này. Anh ấy bảo đó là cách mỗi tối khi về nhà, anh ấy lại được một người đẹp rạng rỡ chào đón.”
Langdon cười. Đúng là đám độc thân.
“Họa sĩ là một người Edmond rất kính trọng,” Winston nói, giọng anh ta giờ tự động chuyển sang chiếc điện thoại di động của Kirsch ở trong tay Ambra. “Ngài có nhận ra vị ấy không?”
Langdon không biết. Bức vẽ dường như không có gì hơn là một cảnh biển bằng màu nước hoàn chỉnh - chẳng giống gì với cái gu trường phái tiên phong thường thấy của Edmond.
“Là Churchill,” Ambra nói. “Edmond trích lời ông ấy suốt.”
Churchill. Langdon cần một lúc mới nhận ra nàng đang nói đến không ai khác hơn là Winston Churchill, chính trị gia nổi tiếng của Anh, người mà, ngoài việc là một anh hùng quân sự, sử gia, nhà hùng biện và tác giả đoạt giải Nobel, còn là một họa sĩ tài năng xuất chúng. Giờ Langdon nhớ Edmond từng trích lời ngài thủ tướng Anh để đáp lại bình luận của ai đó đưa ra về những tín đồ tôn giáo ghét anh ấy: Quý vị có kẻ thù ư? Tốt. Như thế có nghĩa quý vị đã đứng lên vì một điều gì đó!
“Chính sự đa tài của Churchill gây ấn tượng với Edmond nhất,” Winston nói. “Con người hiếm khi thể hiện sự tài giỏi trong nhiều lĩnh vực hoạt động như vậy.”
“Và đó là lý do tại sao Edmond đặt tên cho anh là 'Winston' phải không?”
“Đúng vậy,” máy tính trả lời. “Sự tán dương quá cao từ Edmond.”
Mừng là mình đã hỏi, Langdon nghĩ thầm, cứ đinh ninh rằng cái tên của Winston là ám chỉ đến Watson - chiếc máy tính IBM từng thống trị chương trình trò chơi truyền hình Jeopardy! mười năm trước. Hẳn nhiên, có thể lúc này Watson bị xem là một con vi khuẩn đơn bào, cổ xưa trên bậc thang tiến hóa của trí thông minh nhân tạo.
“Được rồi,” Langdon nói, di chuyển về phía thang máy. “Chúng ta hãy lên gác và thử tìm những gì chúng ta đến đây để kiếm nào.”

Cũng chính vào thời điểm ấy, bên trong Nhà thờ lớn Almudena của Madrid, Tư lệnh Diego Garza đang nắm chặt điện thoại của mình và sững sờ nghe trong khi điều phối viên quan hệ công chúng của cung điện Mónica Martin cập nhật tình hình cho ông.
Valdespino và Hoàng tử Julián ra khỏi phạm vi an toàn của cung điện ư?
Garza không thể hình dung nổi những gì họ đang nghĩ.
Họ lái xe qua Madrid trong một chiếc xe thầy tu ư? Quả là điên rồ!
“Chúng tôi có thể liên lạc với các cơ quan chức năng ngành giao thông,” Martin nói. “Suresh tin họ có thể dùng các máy quay giao thông để giúp lần theo…”
“Không!” Garza tuyên bố. “Báo cho bất kỳ ai biết sự thật rằng Hoàng tử ra khỏi cung điện mà không có an ninh là quá nguy hiểm! Sự an toàn của ông ấy là mối quan tâm cơ bản của chúng ta.”
“Rõ, thưa sếp,” Martin nói, đột nhiên cảm thấy bồn chồn. “Còn chuyện nữa ngài nên biết. Đó là về nhật ký một cuộc gọi bị xóa mất.”
“Khoan đã,” Garza nói, bị phân tâm bởi sự xuất hiện của bốn đặc vụ Cận vệ, những người mà, trước sự hoang mang của ông ấy, đang sải bước tới và vây quanh ông. Garza chưa kịp phản ứng thì các đặc vụ đã thành thục tước vũ khí cùng điện thoại của ông ấy.
“Từ lệnh Garza,” đặc vụ đứng đầu nói, gương mặt lạnh băng. “Tôi có lệnh trực tiếp bắt giữ ngài.”
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,330
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Nguồn Cội - Dan Brown

Postby bevanng » 06 Jan 2019

CHƯƠNG 52


Cása Milà được xây dựng theo hình dáng của một ước hiệu vô cực - một đường quanh co vô tận vòng ngược trở lại và hình thành hai hố lượn sóng xuyên qua tòa nhà. Mỗi giếng trời lấy ánh sáng này sâu hơn ba mươi mét, có nhiều nếp giống như một đường ống bị sập một phần, và nhìn từ trên không, chúng giống như hai hố sụt khổng lồ trên nóc tòa nhà.
Từ chỗ Langdon đứng ở phần chân của giếng trời hẹp hơn, hiệu ứng nhìn ngược lên bầu trời đáng ngại thấy rõ - hệt như bị mắc trong cổ họng một con thú khổng lồ.
Dưới chân Langdon, nền đá dốc và không bằng phẳng. Một cầu thang xoắn ốc chạy ngược lên trong lòng đường ống, lan can của nó bằng lưới sắt mô phỏng các hốc không đều nhau của một đám bọt biển. Một khoảng nho nhỏ um tùm những cây leo xoắn xuýt và những cây cọ mọc tràn ra khỏi các lan can như thể sắp phủ kín toàn bộ không gian.
Kiến trúc sống, Langdon trầm ngâm, rất kinh ngạc trước khả năng của Gaudi khi để cho công trình của mình thấm đẫm đặc tính gần như sinh học.
Ánh mắt Langdon lại leo lên cao hơn, ngược lên hai bên “hẻm núi,” leo lên những bức tường cong queo, nơi một mảng ngói nâu và xanh lục hòa lẫn với những bức bích họa mô tả cây cối và hoa lá dường như đang mọc lên hướng về phía mảng trời đêm hình chữ nhật trên đỉnh cái đường ống toang hoác này.
“Thang máy lối này,” Ambra thì thào, dẫn ông men theo khoảnh sân. “Căn hộ của Edmond đi hết lên trên cùng.”
Khi họ vào trong buồng thang máy chật chội một cách khó chịu, Langdon nghĩ đến phần xép trên tầng thượng của tòa nhà, nơi ông từng ghé thăm một lần để xem phần triển lãm nho nhỏ về Gaudi tại đó. Theo ông còn nhớ, tầng áp mái Casa Milà là một loạt các phòng tối tăm, quanh co với rất ít cửa sổ.
“Edmond có thể sống ở bất kỳ đâu,” Langdon nói khi thang máy bắt đầu chạy lên. “Tôi vẫn không tin được cậu ấy lại thuê phần xép.”
“Đó là một căn hộ kỳ lạ,” Ambra tán thành. “Nhưng anh biết đây, Edmond là một người lập dị mà.”
Khi thang máy lên đến tầng thượng, họ thoát ra một hành lang rất trang nhã và leo lên một đợt cầu thang uốn lượn nữa để tới một khoảng chiếu nghỉ riêng ở trên đỉnh tòa nhà.
“Đây rồi,” Ambra nói, ra hiệu về phía một cánh cửa kim loại sáng bóng chẳng hề có tay vặn hay lỗ khóa. Cánh cổng đầy chất vị lai chủ nghĩa này trông hoàn toàn lạc lõng trong tòa nhà này và rõ ràng do Edmond thêm vào.
“Cô nói cô biết cậu ấy giấu chìa khóa ở đâu thì phải?” Langdon hỏi.
Ambra giơ điện thoại của Edmond lên. “Cũng chính là nơi dường như anh ấy cất giấu mọi thứ.”
Nàng áp chiếc điện thoại vào cánh cửa kim loại, khiến nó kêu bíp bíp ba lần, và Langdon nghe thấy tiếng một loạt chốt cửa trượt mở. Ambra cất chiếc điện thoại vào túi và đẩy cửa mở ra.
“Mời anh,” nàng nói kèm một cái vung tay.
Langdon bước qua ngưỡng cửa vào một phòng nghỉ sáng lờ mờ có tường và trần bằng gạch màu nhờ nhờ. Sàn nhà bằng đá, và không khí thấy khá loãng.
Khi di chuyển qua lối vào để tới không gian mở tiếp theo, ông thấy mình đối diện với một bức vẽ rất lớn, treo ở bức tường hậu, được chiếu sáng rất khéo bằng loại đèn rọi chuyên dùng cho bảo tàng.
Khi Langdon nhìn thấy tác phẩm, ông dừng sững lại. “Chúa ơi, đó là… bản gốc à?”
Ambra mỉm cười. “Vâng, tôi định nói đến nó lúc trên máy bay, nhưng tôi nghĩ mình sẽ gây ngạc nhiên cho anh.”
Không nói lên lời, Langdon tiến về phía kiệt tác. Nó dài gần bốn mét và cao gần mét rưỡi - lớn hơn rất nhiều so với ông còn nhớ khi ngắm nó lần trước tại Bảo tàng Mỹ thuật Boston. Mình nghe nói bức này được bán cho một nhà sưu tập vô danh, nhưng mình không hề biết đó lại là Edmond!
“Lần đầu khi tôi nhìn thấy nó trong căn hộ này,” Ambra nói, “tôi không thể tin Edmond lại có gu với phong cách nghệ thuật này. Nhưng giờ khi tôi biết những gì anh ấy đã trăn trở suốt năm nay thì bức vẽ này dường như vô cùng thích hợp.”
Langdon gật đầu, đầy hoài nghi.
Kiệt tác trứ danh này là một trong những tác phẩm đặc trưng của nghệ sĩ theo trường phái Hậu ấn tượng người Pháp Paul Gauguin - một họa sĩ mang tính đột phá, là hình mẫu của trào lưu Tượng trưng cuối những năm 1800 và giúp mở đường cho nghệ thuật hiện đại.
Khi Langdon tiến về phía bức vẽ, ông lập tức có ấn tượng rằng bảng màu của Gauguin tương tự như ở lối vào Casa Milà - một hỗn hợp màu xanh lục, màu nâu và màu xanh lam hữu cơ - cũng mô tả một khung cảnh rất vạn vật học.
Bất chấp cả đám người và động vật rất gây tò mò xuất hiện trong bức vẽ của Gauguin, ánh mắt Langdon lập tức di chuyển tới góc trên bên trái - tới một mảng vàng tươi, trên đó có ghi tên của tác phẩm này.
Langdon sửng sốt đọc dòng chữ: D'où Venons Nous / Que Sommes Nous / Où Allons Nous.
Chúng ta từ đâu đến? Chúng ta là gì? Chúng ta đang đi về đâu?
Langdon tự hỏi phải chăng việc đối diện với những câu hỏi này hằng ngày khi trở về nhà mình đã truyền cảm hứng cho Edmond bằng cách nào đó.
Ambra cùng đứng trước bức vẽ với Langdon. “Edmond nói anh ấy muốn được những câu hỏi này khích lệ bất cứ khi nào anh ấy vào nhà.”
Khó mà quên được, Langdon nghĩ.
Nhìn cách Edmond trưng bày kiệt tác này một cách nổi bật như vậy, Langdon tự hỏi phải chăng chính bức vẽ này có thể cũng nắm giữ manh mối gì đó liên quan tới những gì Edmond đã phát hiện ra. Mới nhìn qua, chủ đề của bức vẽ dường như quá nguyên thủy để gợi ra được một phát hiện khoa học tiên tiến. Những nét vẽ không đồng đều mạnh mẽ mô tả một cánh rừng Tahiti nơi có những con vật và người Tahiti bản xứ cư trú.
Langdon biết rất rõ bức vẽ và theo ông nhớ, Gauguin dự kiên tác phẩm này được “đọc” từ phải sang trái - theo hướng ngược với cách đọc văn bản chuẩn mực tiếng Pháp. Và vì thế mắt Langdon nhanh chóng lần ra những nhân vật quen thuộc theo hướng ngược lại.
Ở góc xa bên phải, một đứa trẻ mới sinh ngủ trên một tảng đá, thể hiện cho khởi đầu của sự sống. Chúng ta từ đâu đến?
Ở giữa, một đám người đủ các lứa tuổi khác nhau thực hiện những hoạt động sống hằng ngày. Chúng ta là gì?
Và bên trái, một bà già hom hem ngồi một mình, trầm tư mặc tưởng, dường như đang trăn trở về cái chết của chính mình. Chúng ta đang đi về đâu?
Langdon ngạc nhiên là ông không hề nghĩ ngay đến bức vẽ này khi lần đầu tiên Edmond mô tả trọng tâm phát hiện của mình. Nguồn cội của chúng ta là gì? Số phận của chúng ta là gì?
Langdon nhìn những thành tố khác của bức vẽ - những con chó, mèo và chim, dường như chẳng làm gì cụ thể cả; một bức tượng nữ thần rất thô sơ ở hậu cảnh; một ngọn núi, mấy rễ cây xoắn xuýt và cây cối. Và, dĩ nhiên, “con chim trắng kỳ lạ” nổi tiếng của Gauguin, đậu bên cạnh bà già và, theo lời họa sĩ, biểu trưng cho “sự phù phiếm của ngôn từ.”
Phù phiếm hay không, Langdon nghĩ, thì ngôn từ vẫn là những gì chúng tôi đến đây tìm kiếm. Đáng giá đến bốn mươi bảy mẫu tự.
Nhất thời, ông tự hỏi liệu cái tiêu đề khác thường của bức vẽ có liên quan trực tiếp đến mật khẩu bốn mươi bảy mẫu tự mà họ đang tìm kiếm hay không, nhưng đếm nhanh bằng cả tiếng Pháp và tiếng Anh đều không khớp.
“Được rồi, chúng ta sẽ tìm kiếm một dòng thơ” Langdon nói đầy hy vọng.
“Thư viện của Edmond ở lối này,” Ambra bảo ông. Nàng chỉ về bên trái, xuôi theo một hành lang rộng rãi mà Langdon có thể thấy được bố trí những đồ đạc rất lịch sự nằm rải rác cùng đủ loại tác phẩm và hiện vật trưng bày của Gaudi.
Edmond sống trong một bảo tàng ư? Langdon vẫn không tài nào tập trung được suy nghĩ quanh vấn đề này. Phần gác xép của Casa Milà không hẳn là nơi quen thuộc nhất ông từng thấy. Được xây dựng hoàn toàn bằng đá và gạch, về cơ bản nó là một đường hầm có khung sườn liên tục - một cái vòng tròn gồm hai trăm bảy mươi khung parabol có độ cao khác nhau, mỗi cái cách nhau một thước. Có rất ít cửa sổ, không khí rất khô và vô trùng, được xử lý rất kỹ càng để bảo vệ các tác phẩm của Gaudi.
“Tôi sẽ gặp cô sau một lát nữa,” Langdon nói. “Trước tiên, tôi phải tìm buồng vệ sinh của Edmond.”
Ambra bối rối liếc lại phía lối vào. “Edmond luôn dặn tôi sử dụng sảnh dưới nhà… anh ấy có vẻ bảo vệ phòng tắm riêng của căn hộ này một cách rất bí ẩn.”
“Hang ổ của một gã độc thân mà - phòng tắm của cậu ấy có thể rất bừa bãi và cậu ấy thấy ngại.”
Ambra mỉm cười. “Chà, tôi nghĩ nó ở lối kia.” Nàng chỉ về hướng ngược với thư viện, xuôi theo một đường hầm tối om.
“Cảm ơn. Tôi sẽ trở lại ngay.”
Ambra rời về phía văn phòng của Edmond, còn Langdon đi theo hướng ngược lại, lần theo hành lang hẹp - một đường hầm mái tò vò bằng gạch khiến ông nhớ tới một cái hang ngầm dưới đất hay một hầm mộ thời trung cổ. Kỳ lạ thay, khi ông di chuyển dọc theo đường hầm đá, hai dãy đèn cảm ứng chuyển động sáng lên dưới chân mỗi vòm parabol, chiếu sáng lối đi cho ông.
Langdon đi qua khu vực đọc sách rất trang nhã, một không gian tập thể dục nhỏ và thậm chí một phòng để thức ăn, tất cả đều bố trí rải rác nhiều bàn trưng bày các bức vẽ, phác thảo kiến trúc và mô hình 3-D các dự án của Gaudi.
Tuy nhiên, khi đi qua một chiếc bàn trưng bày có đèn sáng với những tác phẩm sinh học, Langdon dừng sững lại, ngạc nhiên trước phần mẫu vật - một hóa thạch cá thời tiền sử, một cái vỏ ốc anh vũ rất đẹp và một bộ xương rắn uốn khúc. Mất một lúc, Langdon mường tượng Edmond hẳn đích thân bày biện phần trưng bày khoa học này - có lẽ liên quan đến những nghiên cứu của anh ấy về cội nguồn của sự sống. Sau đó, Langdon nhìn thấy lời chú thích đặt trên hộp và nhận ra rằng những mẫu vật này thuộc về Gaudi và phản ánh nhiều đặc điểm kiến trúc của căn nhà này: những vảy cá là các mẫu hoa văn gạch ốp trên tường, ốc anh vũ là đường dốc uốn khúc vào ga ra, và bộ xương rắn với hàng trăm đốt xương sườn sít nhau chính là hành lang này.
Đi kèm với phần trưng bày là những dòng chữ khiêm nhường của kiến trúc sư:
Chẳng hề có gì được phát minh cả, bởi nó đã được viết ra trong tự nhiên từ trước.
Tính căn nguyên bao gồm việc trở về với nguồn cội.
ANTONIGAUDÍ
Langdon đưa mắt nhìn một lượt hành lang khung vòm uốn lượn và một lần nữa lại cảm thấy như mình đang đứng bên trong một sinh vật sống.
Một căn nhà hoàn hảo cho Edmond, ông quả quyết. Nghệ thuật lấy cảm hứng từ khoa học.
Khi Langdon đi theo khúc cong đầu tiên trong đường hầm quanh co này, không gian mở rộng ra, và những bóng đèn cảm ứng chuyển động sáng bừng lên. Ánh mắt ông lập tức bị hút tới một hộp trưng bày bằng kính rất lớn ngay giữa hành lang.
Một mô hình xích treo, ông nghĩ, luôn cảm thấy ngạc nhiên trước nguyên mẫu khéo léo này của Gaudi. “Xích treo” là thuật ngữ kiến trúc chỉ đoạn cong hình thành bởi một sợi dây treo hờ giữa hai điểm cố định - như một chiếc võng hay sợi dây bằng nhung lơ lửng giữa hai cột chống trong một nhà hát.
Trong mô hình xích treo trước mặt Langdon, hàng chục mắt xích được treo hờ hên đỉnh hòm - tạo thành những đoạn dài thõng xuống và sau đó chạy ngược lên để tạo thành những hình chữ u treo hờ. Vì sức căng do lực hấp dẫn là đối lực của sức nén lực hấp dẫn, Gaudi có thể nghiên cứu ra hình dạng chính xác của một dây xích khi treo tự nhiên dưới sức nặng của chính nó, và ông có thể bắt chước hình dạng đó để giải quyết những thách thức về mặt kiến trúc của sức nén lực hấp dẫn.
Nhưng nó cần có một chiếc gương thần, Langdon trầm ngâm, di chuyển về phía hòm trưng bày. Đúng như dự đoán, đáy hòm là một tấm gương, và khi ông ngó xuống hình phản chiếu, ông nhìn thấy một hiệu ứng kỳ diệu. Toàn bộ mô hình quay lộn ngược - và các thòng lọng treo trở thành những ngọn tháp cao vút.
Trong trường họp này, Langdon nhận ra rằng mình đang nhìn khung cảnh đảo ngược của Vương cung thánh đường Sagrada Familia sừng sững của Gaudi, với những ngọn tháp thoai thoải có lẽ được thiết kế sử dụng mô hình này.
Đi vội xuôi theo hành lang, Langdon thấy mình ở trong một không gian phòng ngủ rất trang nhã với một chiếc giường bốn cọc cổ, một tủ đứng bằng gỗ anh đào, và một chiếc tủ ngăn kéo có chạm khảm. Tường được trang trí bằng những phác thảo thiết kế của Gaudi, mà Langdon nhận ra là thêm một phần trưng bày nữa của bảo tàng.
Tác phẩm nghệ thuật duy nhất trong phòng dường như được đặt thêm vào là một câu trích dẫn được viết rất to treo phía trên giường của Edmond. Langdon đọc ba từ đầu tiên và nhận ngay ra nguồn gốc xuất xứ.
Chúa đã chết. Chúa vẫn chết. Và chúng ta đã giết ngài. Chúng ta sẽ an ủi bản thân mình, những kẻ giết chết những kẻ sát nhân, như thế nào đây?
NIETZSCHE
“Chúa đã chết” là ba từ nổi tiếng nhất do Fredrich Nietzsche, triết gia vô thần Đức nổi tiếng thế kỷ XIX viết ra. Nietzsche khét tiếng với những chỉ trích gay gắt về tôn giáo và cả những suy nghĩ của ông về khoa học - đặc biệt là sự tiến hóa của Darwin - mà ông ấy tin đã đưa con người tới bờ vực của thuyết hư vô phủ nhận mọi quy tắc đạo đức và tôn giáo, một sự nhận thức cho rằng cuộc sống chẳng hề có ý nghĩa gì, chẳng có mục đích cao cả hơn và chẳng đưa ra bằng chứng trực tiếp nào về sự tồn tại của Chúa.
Nhìn câu trích dẫn phía trên chiếc giường, Langdon tự hỏi phải chăng Edmond, với tất cả sự lớn tiếng bài tôn giáo của mình, có thể đang phải vật lộn với chính vai trò của mình trong việc cố giải thoát thế giới khỏi Chúa.
Câu trích của Nietzsche, theo Langdon còn nhớ, kết thúc bằng những lời này: “Có phải tầm vóc lớn lao của việc làm này không hề quá lớn với chúng ta? Lẽ nào bản thân chúng ta không được trờ thành các vị chúa đơn giản vì xứng đáng vậy?”
Ý tưởng táo bạo này - rằng con người trở thành Chúa để giết chết Chúa - chính là cốt lõi tư duy của Nietzsche, và có lẽ, theo Langdon nhận thấy, phần nào giải thích những phức cảm về Chúa lại xuất hiện ở nhiều thiên tài công nghệ tiên phong như Edmond đến vậy. Những người tẩy bỏ Chúa… phải làm thần thánh.
Khi Langdon suy ngẫm về quan niệm này, ông chợt ngộ ra điều thứ hai.
Nietzsche không chỉ là một triết gia - ông ấy còn là một thi sĩ!
Chính Langdon sở hữu The Peacock and the Buffalo (Công và Trâu) của Nietzsche, một tập họp gồm hai trăm bảy mươi lăm bài thơ và cách ngôn nêu ra những suy nghĩ về Chúa, cái chết và tư duy con người.
Langdon nhanh chóng đếm số mẫu tự trong câu trích được đóng khung. Không khớp, nhưng trong ông trào lên những hy vọng. Có phải Nietzsche chính là thi sĩ của dòng thơ bọn ta đang tìm không? Nếu vậy, bọn ta sẽ phải tìm một tập thơ của Nietzsche trong văn phòng của Edmond chăng? Dù thế nào, Langdon cũng sẽ đề nghị Winston truy cập vào một sưu tập trực tuyến các bài thơ của Nietzsche và rà tất cả để tìm ra dòng thơ có bốn mươi bảy mẫu tự.
Háo hức quay lại chỗ Ambra để chia sẻ suy nghĩ của mình, Langdon vội vã đi qua phòng ngủ để vào nhà vệ sinh xuất hiện phía trước.
Lúc ông bước vào, các bóng đèn bên trong sáng lên, cho thấy một phòng tắm được trang trí rất lịch sự với một bồn rửa có bệ, một bộ vòi hoa sen đứng rời và một bồn vệ sinh.
Mắt Langdon lập tức bị hút tới một chiếc bàn cổ thấp ngổn ngang đồ dùng nhà tắm và vật dụng cá nhân. Khi ông nhìn thấy những thứ trên bàn, ông hít thật mạnh và lùi lại một bước.
Ôi Chúa ơi. Edmond… không.
Chiếc bàn trước mặt ông trông như một phòng thí nghiệm thuốc vụng trộm - những ống bơm tiêm đã sử dụng, những lọ thuốc, những viên thuốc vung vãi và thậm chí cả miếng giẻ dính máu.
Tim Langdon trĩu xuống.
Edmond đang sử dụng ma túy ư?
Langdon biết rằng nghiện hóa chất đã trở nên phổ biến thời nay, thậm chí trong giới giàu có và nổi tiếng. Giờ heroin còn rẻ hơn cả bia và người ta dùng các loại thuốc giảm đau có gốc thuốc phiện như thể đó là ibuprofen1 vậy.
1Thuốc giảm đau và kháng viêm (công thức: C13H1802) không chứa steroid, thường dùng điều trị viêm khớp.
Nghiện ngập chắc chắn lý giải cho việc sụt cân của cậu ấy gần đây, Langdon nghĩ, tự hỏi phải chăng Edmond đang vờ “ăn kiêng” chỉ để cố che giấu tình trạng gày gò và đôi mắt trũng sâu của mình.
Langdon bước tới bên bàn và nhặt một cái lọ lên, đọc nhãn toa thuốc, đinh ninh tìm được một chất thuốc chứa thuốc phiện quen thuộc như OxyContin hoặc Percocet.
Thay vào đó, ông thấy: Docetaxel.
Bối rối, ông kiểm tra lọ khác: Gemcitabine.
Mấy thứ này là gì nhỉ? Ông băn khoăn, kiểm tra tiếp lọ thứ ba: Fluorouracil.
Langdon sững sờ. Ông đã nghe nói đến Fluorouracil qua một đồng nghiệp ở Harvard, và ông cảm thấy một nỗi kinh hãi đột ngột. Chỉ một khắc sau, ông nhận ra một cuốn sách mỏng nằm giữa những cái lọ. Tiêu đề là “Liệu trường chay có làm chậm ung thư tụy không?”
Quai hàm Langdon như rớt xuống khi tiếp nhận sự thật này.
Edmond không phải là một kẻ nghiện ma túy.
Anh ấy đã âm thầm chiến đấu với một căn bệnh ung thư chết người.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,330
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Nguồn Cội - Dan Brown

Postby bevanng » 06 Jan 2019

CHƯƠNG 53


Ambra Vidal đứng trong ánh sáng dìu dịu của căn hộ tầng mái và đưa mắt nhìn những hàng sách dọc theo tường thư viện của Edmond.
Bộ sưu tập của anh ấy còn lớn hơn mình nhớ.
Edmond đã cải tạo một khu vực rộng rãi của phần hành lang uốn cong thành một thư viện ấn tượng bằng cách lắp đặt các giá sách giữa các trụ dọc đỡ các vòm cuốn của Gaudi. Thư viện của anh ấy rộng đến bất ngờ và có lượng sách khá lớn, đặc biệt nếu xét đến việc Edmond được cho là có kế hoạch ở lại đây chỉ hai năm.
Giống như là anh ấy chuyển đến ở hẳn vậy.
Nhìn những giá sách chật cứng, Ambra nhận ra rằng việc xác định dòng thơ yêu thích của Edmond sẽ tốn nhiều thời gian hơn dự tính. Trong lúc tiếp tục đi dọc các giá sách, mắt nhìn các gác sách, nàng chẳng thấy gì ngoài những bộ sách khoa học về vũ trụ học, ý thức và trí thông minh nhân tạo:
BỨC TRANH LỚN
NHỮNG SỨC MẠNH CỦA THIÊN NHIÊN
CỘI NGUỒN CỦA NHẬN THỨC
HỆ SINH HỌC CỦA NIỀM TIN
CÁC THUẬT TOÁN THÔNG MINH
PHÁT MINH CUỐI CÙNG CỦA CHÚNG TA
Nàng đi đến cuối một khu vực và bước vòng qua một khung sườn kiến trúc để sang khu vực giá sách tiếp theo. Ở đây, nàng tìm thấy rất nhiều chủ đề khoa học - nhiệt động học, hóa học căn bản và tâm lý học.
Không hề có thơ ca.
Nhận ra Winston vẫn im lặng cho đến giờ, Ambra rút điện thoại di động của Kirsch ra. “Winston? Anh vẫn kết nối chứ?”
“Tôi đây,” giọng nói nhấn nhá của anh ta vang lên.
“Có thật Edmond đọc toàn bộ số sách trong thư viện này không?”
“Tôi tin là đúng vậy,” Winston trả lời. “Ông ấy là người rất ham đọc và gọi thư viện này là 'căn phòng chiến tích kiến thức' của mình.”
“Mà liệu có thể là có một khu vực thi phú ở đây không nhỉ?”
“Những tiêu đề duy nhất mà tôi biết là các tập sách người thật việc thật mà tôi được đề nghị đọc bằng định dạng sách điện tử để Edmond và tôi có thể thảo luận nội dung - tôi ngờ rằng đó là một bài tập cho phần giáo dục của tôi hơn là cho ông ấy. Rất tiếc, tôi không có ghi lại mục lục toàn bộ tập hợp này, cho nên cách duy nhất cô có thể tìm được những gì cô đang tìm kiếm là tìm trên thực tế.”
“Tôi hiểu.”
“Trong lúc cô tìm, có một điều mà tôi nghĩ có thể cô quan tâm - tin đặc biệt từ Madrid liên quan đến hôn phu của cô, Hoàng tử Julián.”
“Có chuyện gì rồi?” Ambra gặng hỏi, dừng sững lại. Cảm xúc của nàng vẫn rối bời với chuyện rất có khả năng Julián can dự vào vụ ám sát Kirsch. Chẳng hề có bằng chứng, nàng tự nhủ. Chẳng có gì khẳng định rằng Julián giúp đưa tên Ávila vào danh sách khách mời.
“Vừa có tin,” Winston nói, “rằng một cuộc biểu tình đang hình thành bên ngoài Hoàng cung. Bằng chứng tiếp tục cho thấy vụ ám sát Edmond do Giám mục Valdespino bí mật dàn dựng, có lẽ với sự hỗ trợ của ai đó trong cung, thậm chí có lẽ là Hoàng tử. Những người hâm mộ Kirsch hiện đang lập hàng rào bao vây. Cô xem nhé.”
Điện thoại thông minh của Edmond bắt đầu bật một đoạn phim cảnh những người biểu tình giận dữ ở các cổng hoàng cung. Một người còn mang một biểu ngữ tiếng Anh ghi: PONTIUS PILATE1 ĐÃ GIẾT HẠI NHÀ TIÊN TRI CỦA CHÚNG TA - CÁC NGƯỜI SÁT HẠI NGƯỜI CỦA CHÚNG TA!
1 Pontius Pilate là tổng trấn thứ năm của tỉnh Judaea thuộc La Mã từ năm 26 tới năm 36 sau Công nguyên dưới thời Hoàng đế Tiberius, và nổi tiếng với phiên tòa xét xử và thi hành việc đóng đinh vào thập giá Chúa Jesus.
Những người khác mang theo các tấm ga trải giường được xịt sơn khẩu hiệu tranh đấu với một từ duy nhất - ¡APOSTASIA! - đi kèm một biểu trưng giờ đang được in bằng giấy nến với mức độ ngày càng nhiều trên các vỉa hè của Madrid.

Apostasy đã trở thành tiếng hô mít tinh thông dụng với giới trẻ tự do Tây Ban Nha. Từ bỏ Giáo hội!
“Julián đã có tuyên bố chưa?” Ambra hỏi.
“Đó là một vấn đề đây,” Winston đáp. “Không một lời nào từ Julián, cũng chẳng thấy giám mục hay bất kỳ ai trong hoàng cung. Sự im lặng tiếp tục thế này đã khiến mọi người nghi ngờ. Các thuyết âm mưu đang tràn ngập, và báo chí quốc gia giờ bắt đầu đặt câu hỏi xem cô ở đâu, và tại sao cô không công khai bình luận gì về vụ khủng hoảng này?”
“Tôi ư?!” Ambra thấy kinh hãi trước ý nghĩ đó.
“Cô đã chứng kiến vụ giết người. Cô là hoàng hậu tương lai và mối tình trọn đời của Hoàng tử Julián. Công chúng muốn nghe cô nói rằng cô chắc chắn Julián không hề liên quan.”
Từ tận đáy lòng, Ambra biết rằng Julián có thể không hề biết đến vụ sát hại Edmond; khi nàng nghĩ lại thời gian tìm hiểu nhau của họ, nàng nhớ đến một người đàn ông dịu dàng và chân thành - phải thừa nhận là ngây thơ và lãng mạn một cách bốc đồng - nhưng chắc chắn không phải là một kẻ giết người.
“Những câu hỏi tương tự giờ cũng đặt ra với Giáo sư Langdon,” Winston nói. “Truyền thông bắt đầu đặt câu hỏi tại sao giáo sư lại biến mất không một lời bình luận, đặc biệt sau khi xuất hiện rất nổi bật trong màn thuyết trình của Edmond. Một vài blog chuyên về thuyết âm mưu đang cho rằng sự biến mất của ông ấy thực tế có thể liên quan đến sự dính líu của ông ấy trong vụ sát hại Kirsch.”
“Nhưng đó là chuyện điên khùng!”
“Chủ đề này lại rất thu hút. Giả định xuất phát từ việc trước đây Langdon có tìm kiếm Chén Thánh và huyết mạch của Đức Chúa. Rõ ràng, những hậu duệ dòng Salic của Đức Chúa có những quan hệ lịch sử với phong trào Carlist, và hình xăm của sát thủ…”
“Thôi đi,” Ambra ngắt lời. “Chuyện này rất vô lý.”
“Nhưng còn có những người khác suy luận rằng Langdon biến mất vì bản thân ông ấy trở thành một mục tiêu vào tối nay. Tất cả mọi người đều trở thành thám tử ghế bành. Thế giới có rất nhiều người lúc này đang phối hợp để tìm ra những bí ẩn Edmond đã khám phá… và ai là người muốn ông ấy im lặng.”
Sự chú ý của Ambra bị nhãng đi do tiếng bước chân của Langdon hối hả tiến lại trong hành lang ngoằn ngoèo. Nàng quay lại vừa hay ông xuất hiện ở góc phòng.
“Ambra?” ông gọi giọng căng thẳng. “Cô có biết rằng Edmond bị bệnh rất nặng không?”
“Bị bệnh?” nàng thảng thốt nói. “Không.”
Langdon kể cho nàng nghe những gì ông phát hiện được trong phòng tắm riêng của Edmond.
Ambra choáng váng.
Ung thư tụy ư? Đó là lý do Edmond xanh xao và gầy như vậy ư!
Thật khó tin, Edmond chưa hề nói một lời về việc bị bệnh. Giờ Ambra hiểu cái đạo lý làm việc như điên của anh ấy trong mấy tháng qua. Edmond biết anh ấy đang hết thời gian.
“Winston,” nàng hỏi. “Anh có biết về tình trạng bệnh của Edmond không?”
“Có,” Winston trả lời không chút do dự. “Đó là chuyện ông ấy giữ rất kín. Ông ầy biết bệnh tình của mình hai mươi hai tháng trước và lập tức thay đổi chế độ ăn uống và bắt đầu làm việc với cường độ tăng lên. Ông ấy cũng bố trí lại không gian áp mái này, nơi ông ấy hít thở không khí bảo tàng và được bảo vệ khỏi bức xạ cực tím. Ông ấy cần sống trong bóng tối càng nhiều càng tốt bởi vì dược phẩm khiến cho ông ấy mẫn cảm với ánh sáng. Edmond tìm cách sống được khá lâu, vượt cả những dự liệu của các bác sĩ. Thế nhưng, gần đây, ông ấy bắt đầu thất bại. Dựa hên bằng chứng thực nghiệm tôi thu thập từ các cơ sở dữ liệu trên toàn thế giới về ung thư tụy, tôi đã phân tích tình trạng xấu đi của Edmond và tính rằng ông ấy còn sống được chín ngày.”
Chín ngày, Ambra nghĩ, trong lòng ngập cảm giác hối lỗi vì đã trêu chọc Edmond về chế độ ăn kiêng và làm việc quá nhiều của anh ấy. Anh ấy bị bệnh; anh ấy chạy đua không mệt mỏi để tạo ra thời khắc quang vinh cuối cùng của mình trước khi thời gian của anh ấy cạn kiệt. Sự hiểu ra đáng buồn này chỉ càng khiến Ambra thêm quyết tâm xác định được bài thơ này và hoàn tất những gì Edmond đã mở đầu.
“Tôi vẫn chưa tìm thấy bất kỳ cuốn thơ nào,” nàng nói với Langdon. “Cho đến giờ, tất cả đều là khoa học.”
“Tôi nghĩ thi sĩ chúng ta đang tìm kiếm có thể là Friedrich Nietzsche,” Langdon nói, kể với nàng về câu trích dẫn được đóng khung phía trên giường của Edmond. “Câu trích dẫn đặc biệt ấy không có bốn mươi bảy mẫu tự, nhưng chắc chắn nó ám chỉ rằng Edmond là một người hâm mộ Nietzsche.”
“Winston,” Ambra nói. “Anh có thể tìm những tác phẩm thơ đã được thu thập của Nietzsche và xác định xem có dòng thơ nào có đúng bốn mươi bảy mẫu tự không?”
“Chắc chắn rồi,” Winston trả lời. “Bản gốc tiếng Đức hay bản dịch tiếng Anh?”
Ambra im lặng, không dám chắc chắn.
“Bắt đầu từ tiếng Anh,” Langdon xen vào. “Edmond có kế hoạch nhập dòng thơ này vào điện thoại của mình và bàn phím của cậu ấy không dễ cho việc nhập bất kỳ chữ cái biến âm hay các chữ Eszett1 của tiếng Đức nào.”
1 B là ký tự thứ 22 trong bảng chữ cái tiếng Đức, đọc là Eszett. B thường bị nhầm với β (beta), B (ký tự kirin) và B (ký tự Latin). Tuy nhiên B không bao giờ đứng đầu câu, còn 3 chữ kia đều có thể đứng đầu câu.
Ambra gật đầu. Thật thông minh.
“Tôi có kết quả đây,” Winston tuyên bố gần như ngay tức thì. “Tôi tìm được gần ba trăm bài thơ đã dịch, cho kết quả một trăm chín mươi hai dòng thơ có đúng bốn mươi bảy mẫu tự.”
Langdon thở dài. “Nhiều thế ư?”
“Winston,” Ambra giục. “Edmond mô tả câu thơ anh ấy yêu thích như là lời tiên tri… một dự đoán về tương lai… một điều đã thành hiện thực. Anh có thấy bất kỳ câu nào phù hợp với mô tả ấy không?”
“Tôi xin lỗi,” Winston đáp. “Tôi chẳng thấy gì ở đây ngụ ý một lời tiên tri cả. Nói về mặt ngôn ngữ, các dòng thơ được xem xét đều trích từ các khổ thơ dài hơn và có vẻ là một phần của những suy nghĩ. Tôi hiển thị cho các vị nhé?”
“Nhiều quá,” Langdon nói. “Chúng ta cần tìm một cuốn sách và hy vọng rằng Edmond đánh dấu dòng thơ yêu thích của mình bằng cách nào đó.”
“Vậy tôi gợi ý các vị khẩn trương lên,” Winston nói. “Xem ra sự hiện diện của quý vị ở đây có thể không còn là một bí mật nữa.”
“Sao anh lại nói vậy?” Langdon gặng hỏi.
“Báo chí địa phương đang đưa tin rằng một chiếc máy bay quân sự vừa hạ cánh xuống Sân bay E1 Prat ở Barcelona và rằng hai đặc vụ Cận vệ Hoàng gia đã rời máy bay.”

Ở ngoại ô Madrid, Giám mục Valdespino cảm thấy may mắn đã thoát ra khỏi cung điện trước khi những bức tường khép chặt lấy ông ấy. Ngồi chật cứng bên cạnh Hoàng tử Julián ở ghế sau chiếc xe mui kín Opel nhỏ xíu của thầy tu trẻ, Valdespino hy vọng rằng những biện pháp tuyệt vọng lúc này được khỏi động đằng sau màn diễn sẽ giúp ông ấy giành lại quyền kiểm soát một buổi tối đang diễn biến chệch hướng quá xa.
“Điền trang của Hoàng tử,” Valdespino ra lệnh cho thầy tu trẻ tuổi khi người này chở họ rời xa khỏi cung điện.
Điền trang của Hoàng tử tọa lạc ở một khu vực thôn quê tách biệt khoảng bốn mươi phút bên ngoài Madrid. Là một biệt phủ hơn là một điền trang, khu nhà này dùng làm tư gia cho người kế vị ngai vàng Tây Ban Nha kể từ giữa thế kỷ XVIII - một địa điểm riêng biệt nơi các cậu bé được sống đúng là mình trước khi bước vào công việc điều hành một quốc gia. Valdespino đã trấn an Julián rằng rút về khu điền trang sẽ an toàn hơn hẳn so với cứ ở lại hoàng cung tối nay.
Trừ phi ta không đưa Julián tới điền trang, vị giám mục biết vậy, mắt liếc Hoàng tử, lúc này đang đăm đăm nhìn ra cửa sổ xe, rõ ràng đang chìm trong suy tưởng.
Valdespino tự hỏi phải chăng Hoàng tử thật sự ngây thơ như vẻ ngoài, hay, giống như cha mình, Julián đã nắm vững kỹ năng chỉ cho thế giới nhìn thấy cái phần bản thân mình muốn thể hiện mà thôi.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,330
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Nguồn Cội - Dan Brown

Postby bevanng » 06 Jan 2019

CHƯƠNG 54


Cárza có cảm giác chiếc còng ở cổ tay xiết chặt một cách không cần thiết.
Mấy gã này rất nghiêm túc, ông ấy nghĩ, vẫn vô cùng bàng hoàng bởi hành động của chính những đặc vụ Cận vệ của mình.
“Có chuyện quái gì vậy?!” Garza gặng hỏi lần nữa khi người của ông ấy đưa ông ấy ra khỏi nhà thờ và bước vào không khí ban đêm của quảng trường.
Vẫn không có câu trả lời.
Khi đoàn người di chuyển qua khoảng trống trải rộng tiến về phía quảng trường, Garza nhận ra có rất nhiều máy quay truyền hình và những người phản đối bên ngoài cổng trước.
“Ít nhất cũng đưa tôi đi vòng lối sau chứ,” ông ấy nói với người chỉ huy. “Đừng để công chúng thấy cảnh này.”
Mấy người lính phớt lờ lời khẩn cầu của ông ấy và cứ đi tiếp, ép Garza diễu thẳng qua quảng trường. Chỉ trong vài giây, những giọng nói phía ngoài cổng bắt đầu la ó và ánh sáng chói chang của những ngọn đèn rọi xoay về phía ông ấy. Chói mắt và bực mình, Garza phải cố tỏ ra bình thản và ngẩng cao đầu khi đám Cận vệ dong ông ấy vào cách cổng chỉ vài thước, đi thẳng qua đám quay phim và phóng viên đang la ó.
Một mớ hỗn độn đủ giọng nói bắt đầu cất lên những câu hỏi cho Garza.
“Tại sao ông lại bị bắt?”
“Ông đã làm chuyện gì, Tư lệnh?”
“Ông có can dự vào vụ ám sát Edmond Kirsch phải không?”
Garza hoàn toàn cho rằng các đặc vụ của mình tiếp tục đi qua đám đông mà không hề liếc mắt, nhưng trước sự sững sờ của ông ấy, mấy đặc vụ đột ngột dừng lại, giữ ông ấy đứng yên ngay trước máy quay. Từ phía cung điện, một bóng người mặc bộ vest nữ rất quen thuộc sải bước đi vội qua quảng trường về phía họ.
Chính là Mónica Martin.
Garza đinh ninh cô ấy sẽ sững sờ khi nhìn thấy tình trạng khó xử của ông ấy.
Thế nhưng, lạ thay, khi Martin đến nơi, cô ấy nhìn ông không có vẻ gì ngạc nhiên, mà là sự khinh bỉ. Đám cận vệ ép Garza xoay mặt về phía các phóng viên.
Mónica Martin giơ tay lên ra hiệu cho đám đông im lặng và sau đó rút một tờ giấy nhỏ từ trong túi ra. Chỉnh lại cặp kính dày cộm của mình, cô ấy đọc một thông báo trực tiếp với các máy quay truyền hình.
“Hoàng cung,” cô ấy tuyên bố, “sau đây bắt giữ Tư lệnh Diego Garza vì vai trò của ông ta trong vụ sát hại Edmond Kirsch, cũng như những âm mưu lôi kéo Giám mục Valdespino vào tội ác đó.”
Garza thậm chí còn chưa kịp hiểu lời kết tội phi lý ấy thì đám cận vệ đã dùng sức mạnh kéo ông ấy về phía cung điện. Lúc rời đi, ông ấy vẫn còn nghe thấy Mónica Martin tiếp tục đọc thông báo của mình.
“Về hoàng hậu tương lai của chúng ta, Ambra Vidal,” cô ấy tuyên bố “và giáo sư người Mỹ Robert Langdon, tôi e rằng tôi có một số tin rất phiền lòng.”

Dưới gác trong cung điện, giám đốc an ninh điện tử Suresh Bhalla đứng trước máy thu hình, chôn chân trước nội dung phát sóng trực tiếp cuộc họp báo ngẫu hứng của Mónica Martin trên quảng trường.
Cô ấy trông không vui.
Chỉ năm phút trước, Martin nhận được một cuộc điện thoại riêng trong văn phòng của mình, thì thào trao đổi và ghi chép rất cẩn thận. Sáu mươi giây sau, cô ấy xuất hiện, trông chấn động đến mức Suresh chưa từng thấy. Không giải thích gì, Martin mang những ghi chép của mình thẳng ra quảng trường và thông báo với truyền thông.
Cho dù những tuyên cáo của cô ấy chính xác hay không thì chắc chắc có một điều - người đã ra lệnh đọc tuyên cáo này vừa đẩy Robert Langdon vào nguy hiểm ghê gớm.
Ai ra lệnh cho Mónica? Suresh thắc mắc.
Trong khi cố hiểu cách hành xử kỳ quái của điều phối viên quan hệ công chúng, máy tính của anh kêu báo hiệu có tin nhắn đến. Suresh bước lại và nhìn màn hình, sững sờ khi thấy tên người viết thư cho mình. monte@iglesia.org
Người báo tin, Suresh nghĩ.
Cũng chính nhân vật này đã cung cấp thông tin cho ConspiracyNet suốt buổi tối. Và giờ đây vì một lý do nào đó, người đó đang trực tiếp liên hệ với Suresh.
Đầy cảnh giác, Suresh ngồi xuống và mở e-mail.
Thư viết: tôi đã bẻ khóa các tin nhắn của Valdespino. ông ta có những bí mật nguy hiểm, hoàng cung cần truy cập vào hồ sơ sms của ông ta. ngay bây giờ.
Hoảng hốt, Suresh đọc lại tin nhắn. Sau đó anh xóa đi.
Mất một lúc lâu, anh ngồi im lặng, cân nhắc các lựa chọn của mình.
Và cuối cùng đã đi đến một quyết định, anh nhanh chóng tạo ra một thẻ khóa chủ vào khu căn hộ hoàng gia và len lén đi lên gác không để ai nhìn thấy.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,330
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Nguồn Cội - Dan Brown

Postby bevanng » 06 Jan 2019

CHƯƠNG 55


Với sự khẩn trương càng lúc càng tăng, Langdon đưa mắt nhìn khắp bộ sưu tập sách chạy dọc hành lang nhà Edmond.
Thơ ca… đâu đó ở đây phải có một số thơ ca chứ.
Việc xuất hiện bất ngờ của lực lượng Cận vệ tại Barcelona đã khởi động một chiếc đồng hồ tích tắc rất nguy hiểm, nhưng Langdon vẫn thấy tự tin rằng sẽ không hết thời gian. Nói cho cùng, một khi ông và Ambra xác định được dòng thơ yêu thích của Edmond, họ sẽ chỉ cần vài giây để nhập nó vào điện thoại của Edmond và trình chiếu bài thuyết trình cho thế giới. Như Edmond dự kiến.
Langdon liếc lại phía Ambra, lúc này đang ở phía đối diện của sảnh, xa hơn về phía cuối, vẫn đang tiếp tục tìm kiếm phía bên trái trong khi Langdon lùng tìm bên phải. “Cô đã thấy gì phía đó chưa?”
Ambra lắc đầu. “Cho đến giờ chỉ toàn khoa học và triết học. Không thấy thơ. Không thấy cả Nietzsche.”
“Cứ tìm thôi,” Langdon bảo nàng và quay trở lại với việc tìm kiếm của mình. Hiện tại, ông đang rà soát một khu vực toàn những tập sách dày về lịch sử:
ĐẶC QUYỀN, NGƯỢC ĐÃI VÀ TIÊN TRI: GIÁO HỘI CÔNG GIÁO Ở TÂY BAN NHA
BẰNG LƯỠI GƯƠM VÀ THẬP GIÁ: CUỘC TIẾN HÓA LỊCH SỬ CỦA VƯƠNG VỊ THẾ GIỚI CÔNG GIÁO
Những nhan đề này gợi cho ông nhớ đến câu chuyện đen tối Edmond từng chia sẻ nhiều năm trước sau khi Langdon nhận xét rằng Edmond, với một kẻ vô thần người Mỹ, dường như có sự ám ảnh bất thường với Tây Ban Nha và Công giáo. “Mẹ em là người Tây Ban Nha chính gốc,” Edmond bình thản trả lời. “Và là một người Công giáo đầy tội lỗi.”
Khi Edmond chia sẻ câu chuyện bi thảm về thời niên thiếu của anh ấy và mẹ mình, Langdon chỉ biết sửng sốt lắng nghe. Mẹ Edmond, bà Paloma Calvo, nhà khoa học máy tính giải thích, là con gái của những người lao động bình dị tại Cádiz, Tây Ban Nha. Khi mười chín tuổi, bà phải lòng một giáo viên đại học từ Chicago, Michael Kirsch, người đang có kỳ nghỉ phép tại Tây Ban Nha và mang thai. Chứng kiến tình trạng bị xa lánh của những bà mẹ không hôn nhân khác trong cộng đồng Công giáo nghiệt ngã của mình, bà Paloma không còn lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận lời đề nghị miễn cưỡng của người đàn ông hỏi cưới bà và chuyển tới Chicago. Không lâu sau khi con trai bà, Edmond, chào đời, chồng bà Paloma bị một chiếc xe hơi đâm và qua đời trong khi đang đạp xe từ lớp học về nhà.
Castigo divino, cha đẻ của bà gọi việc đó như vậy. Sự trừng phạt của thần thánh.
Cha mẹ bà Paloma không chấp nhận để con gái họ trở về quê nhà Cádiz mang theo nỗi ô nhục cho gia đình họ. Thay vào đó, họ cảnh báo rằng thảm cảnh của Paloma là một chỉ dấu rõ ràng về sự thịnh nộ của Chúa, và rằng vương quốc thiên đường sẽ không bao giờ chấp nhận bà trừ phi bà hiến trọn thể xác và linh hồn mình cho Đức Chúa suốt phần đời còn lại.
Sau khi sinh Edmond, Paloma làm người phục vụ trong một nhà trọ và gắng nuôi nấng anh tốt nhất có thể. Buổi tối, trong căn hộ sơ sài của họ, bà đọc Kinh thánh và cầu xin được tha thứ, nhưng cảnh túng bấn của bà chỉ càng tăng thêm và với tình hình đó, bà càng chắc chắn rằng Chúa chưa hài lòng với sự ăn năn của bà.
Hổ thẹn và lo sợ, sau năm năm Paloma thấy tin rằng hành động yêu thương sâu sắc nhất của người mẹ mà bà có thể thể hiện với con mình sẽ là đem lại cho nó một cuộc sống mới, một cuộc sống tránh khỏi sự trừng phạt của Chúa đối với những tội lỗi của Paloma. Và vì thế bà gửi bé Edmond năm tuổi vào một trại mồ côi và trở về Tây Ban Nha, nơi bà xin vào một nhà tu kín. Edmond không bao giờ gặp lại bà nữa.
Khi lên mười tuổi, Edmond biết rằng mẹ mình đã mất tại nhà tu trong một kỳ ăn kiêng tôn giáo tự thực hiện. Bị sự đau đớn về thể xác dày vò, bà đã treo cổ tự vẫn.
“Đó không phải là một câu chuyện vui vẻ,” Edmond nói với Langdon. “Khi là học sinh trung học, em biết những tình tiết này - và như thầy có thể hình dung, sự cuồng tín kiên định của mẹ em có liên quan mật thiết đến suy nghĩ về tôn giáo của em. Em gọi đó là 'Định luật thứ ba của Newton về nuôi dạy trẻ: Với mọi sự điên rồ, luôn có một sự điên rồ cân bằng đối nghịch'.”
Sau khi nghe câu chuyện này, Langdon hiểu tại sao trong lòng Edmond lại luôn ngập tràn giận dữ và cay đắng khi họ gặp nhau trong năm đầu của Edmond tại Harvard. Langdon cũng kinh ngạc là Edmond chưa từng một lần phàn nàn về những nghiệt ngã của thời niên thiếu.
Thay vào đó, anh ấy tuyên bố bản thân may mắn có được sự gian khó đầu đời bởi đó chính là động lực mạnh mẽ để Edmond đạt được hai mục tiêu ấu thơ của mình - thứ nhất, thoát khỏi đói nghèo, và thứ hai, giúp phơi bày thói đạo đức giả của tín điều mà anh tin đã hủy hoại mẹ mình.
Thành công với cả hai việc đó, Langdon buồn rầu nghĩ, vẫn tiếp tục lục tìm thư viện trong căn hộ.
Khi ông bắt đầu tìm tới một khu vực giá sách mới, ông thấy nhiều tiêu đề sách mà ông nhận ra, phần lớn đều phù hợp với những mối quan tâm suốt đời của Edmond về những hiểm họa của tôn giáo:
ẢO TƯỞNG CHÚA
CHÚA KHÔNG VĨ ĐẠI
KẺ VÔ THẦN DI ĐỘNG
THƯ GỬI MỘT QUỐC GIA THIÊN CHÚA GIÁO
SỰ CHẤM DỨT ĐỨC TIN
TÔN GIÁO LÂY NHIỄM ĐỜI SỐNG VÀ VĂN HÓA CHÚNG TA NHƯ THẾ NÀO
Suốt thập kỷ qua, những cuốn sách đề cao lý trí lấn át đức tin mù quáng đã xuất hiện trên các danh mục sách bán chạy phi hư cấu. Langdon phải thừa nhận rằng sự chuyển hướng văn hóa xa rời tôn giáo ngày càng trở nên rõ rệt - thậm chí ngay ở khuôn viên Harvard. Gần đây, tờ Washington Post đăng một bài viết về “tình trạng vô thần ở Harvard,” nói rằng lần đầu tiên trong lịch sử ba trăm tám mươi năm của nhà trường, lớp sinh viên thứ nhất có nhiều người vô thần và bất khả tri hơn cả số tín đồ Tin lành và Công giáo gộp lại.
Tương tự, ở thế giới phương Tây, các tổ chức bài tôn giáo đang phát triển mạnh, đẩy lùi những gì họ coi là những hiểm họa của giáo điều tôn giáo - Những người Vô thần Mỹ, Quỹ Quyền tự do không tôn giáo, Americanhumanist.org, Liên minh Vô thần Quốc tế.
Langdon chưa bao giờ để tâm nhiều đến những nhóm này cho tới khi Edmond nói với ông về Brights - một tổ chức toàn cầu mà, dù tên gọi thường bị hiểu nhầm, tán thành một thế giới quan tự nhiên chủ nghĩa không hề có những nhân tố siêu nhiên hay bí ẩn. Thành viên nhóm Brights gồm những trí thức có tiếng như Richard Dawkins, Margaret Downey và Daniel Dennett. Rõ ràng, đội quân những người vô thần ngày càng đông đảo giờ đây đang chuẩn bị một lượng vũ khí rất lớn.
Langdon đã thấy mấy quyển sách của cả Dawkins và Dennett chỉ vài phút trước trong lúc nhìn lướt khu vực thư viện chuyên về tiến hóa này.
Cuốn The Blind Watchmaker (Người thợ đồng hồ mù lòa) kinh điển của Dawkins mạnh mẽ thách thức quan niệm mục đích luận cho rằng loài người - giống hệt những chiếc đồng hồ phức tạp - chỉ có thể tồn tại nếu họ có một “người thiết kế”. Tương tự, một cuốn sách của Dennett, Darwin's Dangerous Idea (Ý tưởng nguy hiểm của Darwin), cho rằng chỉ riêng lựa chọn tự nhiên đã đủ để giải thích sự tiến hóa của cuộc sống và rằng những thiết kế sinh học phức tạp có thể tồn tại mà không cần sự giúp đỡ từ một nhà thiết kế thần thánh.
Cuộc sống không cần đến Chúa, Langdon ngẫm nghĩ, chợt nhớ đến bài thuyết trình của Edmond. Câu hỏi “Chúng ta từ đâu đến?” chợt bật ra rõ rệt hơn một chút trong tâm trí Langdon. Liệu có phải đó là một phần phát hiện của Edmond? Ông tự hỏi. Ý tưởng cho rằng cuộc sống tự nó tồn tại - không cần đến một Đấng sáng tạo chăng?
Dĩ nhiên, quan niệm này đối lập trực tiếp với mọi câu chuyện Sáng tạo thế giới, khiến cho Langdon ngày càng tò mò muốn biết liệu có phải ông đang đi đúng đường không. Thế rồi, ý niệm ấy dường như hoàn toàn không thể minh chứng được.
“Anh Robert?” Ambra gọi phía sau ông.
Langdon quay lại thấy Ambra đã hoàn tất việc tìm kiếm phía thư viện bên của nàng và đang lắc đầu. “Chẳng có gì ở đây cả,” nàng nói. “Tất cả đều phi hư cấu. Tôi sẽ giúp anh tìm mé bên anh.”
“Đến giờ thì cũng y như vậy,” Langdon nói.
Lúc Ambra đi tới phía thư viện bên Langdon, giọng Winston sột soạt vang lên trong loa điện thoại.
“Cô Vidal?”
Ambra nhấc điện thoại của Edmond lên. “Vâng?”
“Cả cô và Giáo sư Langdon cần xem thứ này ngay,” Winston nói. “Hoàng cung vừa có một tuyên cáo công khai.”
Langdon di chuyển nhanh về phía Ambra, đứng sát bên cạnh nàng, nhìn chiếc màn hình tí xíu trong tay nàng bắt đầu chạy một đoạn video.
Ông nhận ra khu quảng trường trước Hoàng cung Madrid, nơi một người đàn ông mặc quân phục bị còng tay đang được dẫn vào khuôn hình bởi bốn đặc vụ Cận vệ Hoàng gia. Đám đặc vụ xoay tù nhân của họ về phía máy quay, như thể hạ nhục ông ta trước con mắt của cả thế giới.
“Garza sao?!” Ambra sững sờ kêu lên. “Chỉ huy Cận vệ Hoàng gia bị bắt à?!”
Máy quay giờ xoay đi cho thấy một phụ nữ đeo kính dày rút một mảnh giấy ra khỏi túi áo vest và chuẩn bị đọc một tuyên cáo.
“Đó là Mónica Martin,” Ambra nói. “Điều phối viên quan hệ công chúng. Có chuyện gì vậy chứ?”
Người phụ nữ bắt đầu đọc, rõ ràng từng từ. “Hoàng cung sau đây bắt giữ Tư lệnh Diego Garza vì vai trò của ông ta trong vụ sát hại Edmond Kirsch, cũng như những âm mưu lôi kéo Giám mục Valdespino vào tội ác đó.”
Langdon cảm thấy Ambra hơi lão đảo bên cạnh ông trong khi Mónica Martin tiếp tục đọc.
“Về hoàng hậu tương lai của chúng ta, Ambra Vidal,” cô điều phối viên quan hệ công chúng nói bằng giọng u ám, “và giáo sư người Mỹ Robert Langdon, tôi e rằng tôi có một số tin rất phiền lòng.”
Langdon và Ambra đưa mắt thảng thốt nhìn nhau.
“Hoàng cung vừa nhận được thông tin từ bộ phận an ninh của cô Vidal,” Martin nói tiếp, “rằng cô Vidal bị Robert Langdon lôi đi khỏi Bảo tàng Guggenheim Museum tối nay ngoài ý muốn của cô. Cận vệ Hoàng gia của chúng tôi hiện đang báo động hoàn toàn, phối hợp với giới chức địa phương tại Barcelona, nơi được tin rằng Robert Langdon đang giữ cô Vidal làm con tin.”
Langdon không nói lên lời.
“Và bây giờ việc này được chính thức coi là tình huống con tin, công chúng được yêu cầu hỗ trợ giới chức bằng cách thông báo bất kỳ thông tin nào liên quan đến địa chỉ của cô Vidal hoặc ông Langdon. Lúc này hoàng cung chưa có bình luận gì thêm.”
Các phóng viên bắt đầu hét to các câu hỏi với Martin nhưng cô này đột ngột quay người và bỏ đi về phía cung điện.
“Chuyện này… thật điên khùng,” Ambra lắp bắp. “Các đặc vụ của tôi nhìn thấy tôi tự nguyện rời bảo tàng mà!”
Langdon trân trối nhìn chiếc điện thoại, cố gắng hiểu những gì ông vừa chứng kiến. Bất chấp vô vàn câu hỏi lúc này cuộn xoáy trong tâm trí mình, ông hoàn toàn tình táo để hiểu một việc quan trọng.
Mình đang gặp nguy hiểm ghê gớm.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,330
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Nguồn Cội - Dan Brown

Postby bevanng » 06 Jan 2019

CHƯƠNG 56


“Anh Robert, tôi xin lỗi.” Đôi mắt đen của Ambra Vidal đờ dại vì sợ hãi và hối lỗi. “Tôi không biết ai đứng đằng sau câu chuyện bịa đặt này nhưng họ vừa đẩy anh vào thế cực kỳ rủi ro.” Hoàng hậu tương lai của Tây Ban Nha với lấy điện thoại của Edmond. “Tôi sẽ gọi cho Mónica Martin ngay bây giờ.”
“Chớ gọi cho cô Martin,” giọng Winston từ điện thoại vang lên. “Đó chính là điều hoàng cung muốn đây. Đó là một âm mưu. Họ tìm cách xua các vị ra mặt, lừa cho các vị liên hệ và làm lộ địa điểm của mình. Hãy suy nghĩ lôgic đi. Hai đặc vụ Cận vệ của cô biết cô không hề bị bắt, nhưng họ đồng ý giúp lan truyền lời dối trá này và bay tới Barcelona để săn lùng cô? Rõ ràng, cả hoàng cung có liên quan đến việc này. Và với việc tư lệnh Cận vệ Hoàng gia bị bắt thì những mệnh lệnh này phải đến từ cấp cao hơn.”
Ambra thở gấp. “Nghĩa là… Julián sao?”
“Một kết luận không tránh được,” Winston nói. “Hoàng tử là người duy nhất trong cung có quyền bắt giữ Tư lệnh Garza.”
Ambra nhắm mắt lại một lúc lâu và Langdon cảm nhận được sự u uất tràn ngập trong cô, như thể cái bằng chứng dường như không thể chối cãi này về sự can dự của Julián vừa xóa nốt hy vọng còn lại cuối cùng của cô rằng có lẽ hôn phu của cô là một người vô tội đứng ngoài toàn bộ vụ việc này.
“Việc này là vì phát hiện của Edmond,” Langdon tuyên bố. “Có người trong cung biết chúng ta đang cố trình chiếu đoạn video với thế giới, và họ đang điên cuồng ngăn chặn chúng ta.”
“Có lẽ họ nghĩ công việc của họ sẽ kết thúc khi họ khiến Edmond im lặng,” Winston nói thêm. “Họ không nhận thấy rằng còn có những việc chưa giải quyết.”
Một sự im lặng khó chịu buông trùm lấy họ.
“Ambra,” Langdon nói khẽ, “rõ ràng tôi không biết hôn phu của cô, nhưng tôi rất nghi ngờ Giám mục Valdespino có tác động đến Julián trong vấn đề này. Hãy nhớ, Edmond và Valdespino đã gặp nhau trước khi sự kiện ở bảo tàng bắt đầu.”
Nàng gật đầu, trông không lấy gì làm chắc chắn. “Dù thế nào thì anh cũng đang gặp nguy hiểm.”
Đột nhiên họ đều nhận ra có tiếng còi văng vẳng vọng lại từ phía xa.
Langdon cảm thấy máu chảy nhanh hơn. “Chúng ta cần tìm bài thơ này ngay bây giờ,” ông tuyên bố, quay trở lại việc tìm kiếm các giá sách. “Thực hiện bài thuyết trình của Edmond là chìa khóa bảo đảm sự an toàn của chúng ta. Nếu chúng ta công khai, khi đó bất kỳ ai đang cố bắt chúng ta im lặng sẽ nhận ra họ đã quá trễ.”
“Đúng,” Winston nói, “nhưng giới chức địa phương vẫn đang săn lùng ngài với tội danh bắt cóc. Ngài sẽ không an toàn trừ phi ngài đánh bại hoàng cung trong cuộc chơi của chính họ.”
“Bằng cách nào chứ?” Ambra gặng hỏi.
Winston nói tiếp không chút do dự. “Hoàng cung dùng truyền thông chống lại các vị, nhưng đó là con dao hai lưỡi.”
Langdon và Ambra lắng nghe trong khi Winston phác thảo nhanh một kế hoạch rất đơn giản, mà Langdon phải thừa nhận sẽ lập tức tạo ra sự bối rối và hỗn loạn cho những kẻ tấn công họ.
“Tôi sẽ làm theo,” Ambra đồng ý.
“Cô chắc chứ?” Langdon thận trọng hỏi nàng. “Sẽ không có đường về cho cô đâu.”
“Anh Robert,” nàng nói, “tôi là người kéo anh vào vụ này, và giờ anh đang gặp nguy hiểm. Hoàng cung có gan dùng truyền thông làm vũ khí chống lại anh và giờ tôi sẽ dùng gậy ông đập lưng ông thôi.”
“Rất thích đáng,” Winston nói thêm. “Kẻ nào sống nhờ lưỡi gươm sẽ chết vì lưỡi gươm.”
Langdon như không tin nổi. Phải chăng máy tính của Edmond thật sự vừa diễn giải lại Aeschylus1? Ông băn khoăn liệu trích dẫn Nietzsche có thích hợp hơn không: “Bất kỳ kẻ nào chống lại quái vật cần hiểu rằng trong quá trình ấy mình không hề biến thành quái vật.”
Langdon chưa kịp phản ứng gì thêm thì Ambra đã di chuyển qua sảnh, vẫn cầm điện thoại của Edmond trên tay.
1Aeschylus (525/524 TCN - 456/455 TCN) là nhà soạn kịch Hy Lạp cổ đại. Ông được công nhận là cha đẻ của bi kịch hiện đại và là một trong ba nhà biên soạn bi kịch cổ Hy Lạp (cùng với Sophocles và Euripides) có các vở kịch còn tồn tại cho đến ngày nay.
“Tìm mật khẩu đó thôi, anh Robert!” nàng nói vọng lại qua vai. “Tôi sẽ quay lại ngay.”
Langdon nhìn nàng biến mất trong một ngọn tháp nhỏ có cầu thang xoắn ốc dẫn lên sân thượng nổi tiếng là nguy hiểm của Casa Milà.
“Cẩn thận đây!” ông gọi với theo nàng.
Lúc này còn một mình trong căn hộ của Edmond, Langdon nhìn xuôi theo phần hành lang xương rắn uốn éo và cố gắng hiểu những gì ông nhìn thấy ở đây - những hộp đựng hiện vật khác thường, một câu trích đóng khung nói rằng Chúa đã chết, và một bức tranh vô giá của Gauguin đặt ra những câu hỏi tương tự như Edmond đã hỏi cả thế giới chập tối nay. Chúng ta từ đâu đến? Chúng ta đang đi về đâu?
Ông chẳng thấy gì gợi ý ra câu trả lời khả dĩ của Edmond cho những câu hỏi này. Cho đến giờ, việc tìm kiếm của Langdon tại thư viện chỉ cho kết quả là một tập sách có vẻ phù hợp - Nghệ thuật không thể giải thích - một cuốn sách ảnh về các cấu trúc nhân tạo bí ẩn, bao gồm Stone-henge, những đầu người trên Đảo Phục sinh và “các hình vẽ hoang mạc” ở Nazca - những đồ hình địa lý vẽ với quy mô rất lớn chỉ có thể nhìn rõ từ trên không.
Chẳng ích gì nhiều, ông quyết định vậy và tiếp tục tìm kiếm các giá sách.
Bên ngoài, tiếng còi hụ càng to hơn.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,330
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Nguồn Cội - Dan Brown

Postby bevanng » 06 Jan 2019

CHƯƠNG 57


“Ta không phải là quái vật,” Ávila tuyên bố, thở phào lúc đi tiểu trong một nhà vệ sinh nhếch nhác tại một trạm dừng chân bỏ hoang trên Cao tốc N-240.
Bên cạnh ông ta, người lái xe Uber đang run bần bật, rõ ràng lo sợ đến mức không đi tiểu nổi. “Ông đã đe dọa… gia đình tôi.”
“Nhưng nêu anh cư xử đàng hoàng,” Ávila trả lời, “ta cam đoan với anh sẽ không có chuyện gì với họ. Chỉ cần đưa ta tới Barcelona, thả ta xuống và chúng ta sẽ chia tay như những người bạn. Ta sẽ trả lại anh ví, quên địa chỉ nhà anh, và việc anh cần làm là đừng bao giờ nghĩ về ta nữa.”
Người lái xe trân trân nhìn phía trước, hai môi run run.
“Anh là một người có đạo,” Ávila nói. “Ta đã thấy dấu thập ác trên kính chắn gió xe anh. Và anh nghĩ gì về ta không thành vấn đề nhưng anh có thể yên tâm khi biết rằng tối nay anh đang làm việc cho Chúa.” Ávila nói nốt. “Chúa ra tay bằng những cách thức bí ẩn.”
Ávila bước lùi lại và kiểm tra khẩu súng gốm giắt ở thắt lưng. Nó đã nạp sẵn viên đạn lẻ còn lại. Ông ta tự hỏi liệu mình có cần dùng đến nó tối nay không.
Ông ta đi tới bồn rửa và cho nước chảy qua bàn tay, ngắm nhìn cái hình xăm mà Nhiếp chính vương đã hướng dẫn ông ta xăm lên đó phòng trường hợp bị bắt.
Một sự đề phòng không cần thiết, Ávila ngờ vậy, cảm thấy lúc này mình như một linh hồn khó phát hiện đang di chuyển qua màn đêm.
Ông ta ngước mắt lên tấm gương bẩn thỉu, giật mình trước diện mạo của mình. Lần cuối cùng Ávila nhìn thấy chính mình là lúc ông ta đang mặc cả bộ đồ trắng với một cái cổ áo hồ cứng và một chiếc mũ hải quân. Còn lúc này, khi đã lột bỏ phần trên bộ quân phục của mình, trông ông ta giống một gã lái xe tải hơn - chỉ còn mặc chiếc áo thun cổ chữ V và một chiếc mũ đánh bóng chày mượn của người lái xe.
Mỉa mai thay, cái con người xốc xếch trong gương gợi cho Ávila nhớ đến diện mạo của mình những ngày say xỉn oán hận bản thân sau vụ nổ sát hại gia đình mình.
Ta ở trong một cái hố không đáy.
Bước ngoặt, ông ta biết vậy, chính là cái ngày chuyên gia trị liệu thể chất của ông ta, gã Marco, lừa ông ta lái xe về vùng quê để gặp “giáo hoàng”.
Ávila sẽ không bao giờ quên lúc đến gần những ngọn tháp kỳ lạ của nhà thờ Palmaria, đi qua những cánh cổng an ninh sừng sững và bước vào một phần nhà thờ trong lễ mi-xa buổi sáng, nơi từng đám tín đồ đang quỳ gối cầu nguyện.
Điện thờ được chiếu sáng chỉ nhờ ánh sáng tự nhiên từ những ô cửa sổ kính màu cao, và không khí sặc mùi hương trầm. Khi Ávila nhìn thấy những chiếc bàn thờ dát vàng và những chiếc ghế gỗ bóng loáng, ông ta nhận ra rằng những lời đồn đại về tài sản khổng lồ của những người Palmaria là sự thật. Nhà thờ này đẹp chẳng kém gì bất kỳ nhà thờ lớn nào Ávila từng thấy, nhưng ông ta biết rằng cái nhà thờ Công giáo này không như bất kỳ nhà thờ nào khác.
Phái Palmaria là kẻ thù không đội trời chung của Vatican.
Đứng cùng Marco ở phía sau nhà thờ, Ávila đưa mắt nhìn ra khắp giáo đoàn và tự hỏi giáo phái này lớn mạnh như thế nào sau khi công khai thể hiện sự đối lập của mình với Rome. Rõ ràng, lời tố giác của phái Palmaria nhằm vào chủ nghĩa tự do ngày càng tăng của Vatican đã chạm trúng mối bận tâm của những tín đồ khao khát một sự thể hiện bảo thủ hơn của tín điều.
Tập tễnh đi trên đôi nạng theo lối đi giữa hai hàng ghế, Ávila cảm thấy mình như một kẻ tàn phế khốn khổ đang hành hương về Lourdes với hy vọng có một phép màu chữa bệnh. Một thầy tiếp tân đón Marco và dẫn hai người tới chỗ ngồi đã được cách ly riêng ở hàng đầu. Những giáo dân gần đó tò mò liếc nhìn để xem người nào nhận được sự đối xử đặc biệt này. Ávila ước Marco đừng thuyết phục ông ta mặc bộ quân phục hải quân có huân huy chương.
Ta nghĩ ta sắp gặp giáo hoàng.
Ávila ngồi xuống và ngước mắt lên phía bàn thờ chính, nơi một giáo dân trẻ tuổi mặc vest đang đọc một cuốn Kinh thánh. Ávila nhận ra đoạn kinh này - Tin mừng theo thánh Mark.
“'Nếu anh em có chuyện bất bình với ai’“ người ấy đọc “ 'thì hãy tha thứ cho họ, để Cha của anh em là Đấng ngự trên trời, cũng tha lỗi cho anh em.'“
Tha thứ hơn ư? Ávila nghĩ bụng, cau mặt giận dữ. Ông ta cảm thấy như mình đã nghe lời này cả nghìn lần từ những cố vấn và nữ tu sĩ trong nhiều tháng sau vụ tấn công khủng bố.
Bài đọc kết thúc và tiếng một cây đàn ống vang lên trong điện thờ. Giáo đoàn đồng loạt đứng lên và Ávila miễn cưỡng đứng lên, nhăn mặt vì đau. Một cánh cửa kín đáo đằng sau bàn thờ mở ra và một bóng người xuất hiện, khiến cho cả đám đông lao xao kích động.
Người đàn ông trông độ năm mươi, hiên ngang và vương giả với tư thế phong nhã và ánh mắt hút hồn. Ông ấy mặc áo thụng trắng, khăn lông choàng màu vàng, khăn thắt lưng thêu và đội chiếc mũ giáo hoàng đính châu báu. Ông ấy tiến tới với hai tay chìa ra hướng về phía giáo đoàn, như đang bay lượn khi di chuyển về phía trung tâm bàn thờ.
“Ngài đây,” Marco thì thào đầy hứng khởi. “Giáo hoàng Innocent XIV.”
Ông ta tự xưng là Giáo hoàng Innocent XIV ư? Ávila biết, phái Palmaria thừa nhận tính hợp pháp của tất cả các giáo hoàng tính đến Giáo hoàng Paul VI, người mất năm 1978.
“Chúng ta đến vừa kịp,” Marco nói. “Ngài sắp có bài thuyết pháp.”
Vị giáo hoàng di chuyển về phía trung tâm phần bàn thờ được tôn cao, bỏ qua bục giảng kinh và bước xuống để đứng ngang tầm với các giáo dân của mình. Ông ấy chỉnh lại chiếc microphone gắn trên người, chìa hai tay ra và mỉm cười trìu mến.
“Chúc một buổi sáng tốt lành,” ông ấy nói nhẹ như thì thầm.
Giáo đoàn đồng thanh đáp lời. “Buổi sáng tốt lành!”
Vị giáo hoàng tiếp tục di chuyển xa khỏi phía bàn thờ, tiến gần hơn đến giáo đoàn của mình. “Chúng ta vừa nghe đọc một đoạn Tin lành theo thánh Mark,” ông ấy bắt đầu nói, “một đoạn văn đích thân ta lựa chọn vì sáng nay ta sẽ nói về sự tha thứ.”
Vị giáo hoàng đi dần tới chỗ Ávila và dừng lại ở lối đi bên cạnh ông ta, chỉ cách vài phân. Ông ấy không hề nhìn xuống. Ávila nhấp nhổm liếc Marco, gã gật đầu đầy phấn khích với ông.
“Tất cả chúng ta đều chật vật với sự tha thứ,” vị giáo hoàng nói với giáo đoàn. “Và đó là vì có những lúc những tội lỗi nhằm vào chúng ta dường như không thể tha thứ. Khi ai đó giết hại những người vô tội như một hành động thù hận thuần túy, chúng ta có nên làm như một số giáo hội vẫn dạy chúng ta, chìa má bên kia ra không?” Căn phòng im phăng phắc và vị giáo hoàng hạ giọng thấp hơn nữa. “Khi một kẻ quá khích bài Thiên Chúa đánh bom trong một buổi lễ thánh sáng sớm tại Nhà thờ lớn Sevill, và quả bom đó đã giết hại những người mẹ và những đứa trẻ vô tội, làm sao có thể mong đợi chúng ta tha thứ được đây? Đánh bom là một hành động chiến tranh. Một cuộc chiến không chỉ chống là những người Công giáo. Một cuộc chiến không chỉ chống lại những người Thiên Chúa giáo. Mà còn là một cuộc chiến chống lại cái thiện… chống lại chính Chúa Trời!”
Ávila nhắm mắt lại, cố gắng đè nén những hồi ức hãi hùng buổi sáng hôm đó, và tất cả sự giận dữ cùng đau khổ vẫn sôi sục trong tim ông ta. Khi cơn giận trào dâng, Ávila đột nhiên cảm thấy bàn tay trìu mến của vị giáo hoàng đặt lên vai mình. Ávila mở mắt ra, nhưng vị giáo hoàng vẫn không hề nhìn xuống ông ta. Cho dù vậy, cái chạm tay của ông ấy có cảm giác rất ổn định và đầy an ủi.
“Chúng ta đừng quên thời kỳ Terror Rojo1 của chính chúng ta,” vị giáo hoàng nói tiếp, tay vẫn không rời vai Ávila. “Trong cuộc nội chiến của chúng ta, những kẻ thù của Chúa đã đốt phá các nhà thờ và tu viện của Tây Ban Nha, sát hại hơn sáu nghìn tu sĩ và tra tấn hàng trăm nữ tu, ép buộc các chị em phải nuốt tràng hạt trước khi xâm hại họ và ném họ xuống những hầm mỏ tới chết.” Ông ấy ngừng lại và để cho những lời của mình lắng xuống. “Thứ hận thù đó không biến mất theo thời gian; thay vào đó, nó thối rữa, trở nên mạnh mẽ hơn, chờ đợi lúc trỗi dậy như một căn bệnh ung thư. Hỡi các con, ta cảnh báo các con, quỷ dữ sẽ nuốt chửng chúng ta nếu chúng ta không chiến đấu bằng sức mạnh. Chúng ta sẽ không bao giờ chế ngự được quỷ dữ nếu tiếng hô xung trận của chúng ta chỉ là 'tha thứ'.”
1Terror Rojo (Khủng bố Đỏ) là tên gọi được giới sử gia chỉ những hành động bạo lực diễn ra tại Tây Ban Nha từ năm 1936 cho tới khi kết thúc Nội chiến Tây Ban Nha “do các nhóm tả khuynh”. Những hành động này bao gồm việc sát hại hàng chục nghìn người (trong đó cố 6.832 thành viên tăng lữ Công giáo, đa số vào mùa hè năm 1936 sau cuộc đảo chính quân sự) cũng như các vụ tấn công nhằm vào các địa chủ, các nhà công nghiệp, và các chính trị gia. Ngoài ra còn có tình trạng đốt các tu viện và nhà thờ.
Ông ấy nói đúng, Ávila nghĩ thầm, đã từng tận mắt chứng kiến lúc còn trong quân ngũ rằng việc “mềm mại” với hành vi sai trái là cách tốt nhất để bảo đảm cho sai trái tăng lên.
“Ta tin rằng,” giáo hoàng nói tiếp, “trong một số trường hợp, tha thứ có thể rất nguy hiểm. Khi chúng ta tha thứ cho cái ác trên đời này, chúng ta đang cho phép cái ác lớn mạnh và lan rộng. Khi chúng ta đáp lại một hành động chiến tranh bằng một hành động khoan dung, chúng ta đang khuyến khích kẻ thù của mình tiếp tục có những hành động bạo lực. Đã đến lúc chúng ta phải làm như Chúa Jesus đã làm và lật tung những bàn tiền2, hét vang rằng: 'Thứ này sẽ không đứng vững!'“
2Chi tiết này dựa trên một sự kiện quan trọng trong cuộc sống của Jesus, được ghi lại trong cả bốn sách Phúc Âm, trong đó Chúa Jesus dùng sức mạnh để dẹp hết mọi người trong một đền thờ. Sự kiện này được ghi trong Phúc Âm thánh Mathew như sau: Đức Chúa Jesus vào đền thờ, đuổi hết kẻ bán người mua ở đó; đổ bàn của người đổi bạc, và ghế của người bán bồ câu. Ngài phán cùng họ rằng: “Có lời chép: Nhà ta sẽ gọi là nhà cầu nguyện; nhưng các ngươi thì làm cho nhà ấy thành ra ổ trộm cướp”.
Tôi đồng ý! Ávila muốn hô to trong khi giáo đoàn gật đầu tán thành.
“Nhưng chúng ta có hành động không?” vị giáo hoàng hỏi.
“Giáo hội Công giáo ở Rome có tỏ rõ lập trường như Chúa Jesus đã làm không? Không, không hề. Giờ đây chúng ta đương đầu với những cái ác đen tối nhất thế giới không có gì ngoài khả năng tha thứ, yêu thương và trắc ẩn của chúng ta. Và vì thế chúng ta cho phép - không, chúng ta khuyến khích - cái ác phát triển. Đáp lại những tội ác cứ liên tục nhằm vào chúng ta, chúng ta cứ nói mãi về những lo ngại của chúng ta bằng thứ ngôn ngữ đứng đắn về mặt chính trị, nhắc nhở nhau rằng một kẻ xấu chỉ xấu do tuổi thơ đầy khó khăn, hoặc cuộc sống cùng cực, hoặc đã gánh chịu những tội ác nhằm vào những người yêu thương của kẻ đó - và vì thế sự hận thù của kẻ đó không phải là lỗi của họ. Ta nói, đủ rồi! Cái ác là cái ác! Tất cả chúng ta đều phải vật lộn với cuộc sống!”
Giáo đoàn vỗ tay rào rào, điều Ávila chưa bao giờ chứng kiến trong một buổi lễ của Công giáo.
“Ta chọn nói về tha thứ ngày hôm nay,” vị giáo hoàng tiếp tục, bàn tay vẫn đặt trên vai Ávila, “vì chúng ta có một vị khách đặc biệt ngồi cùng chúng ta đây. Ta xin cảm ơn Đô đốc Luis Ávila vì đã chiếu cố góp mặt với chúng ta. Ông ấy là một thành viên đáng kính và có bề dày thành tích của quân đội Tây Ban Nha, và ông ấy đã gặp phải thứ xấu xa khó hình dung nổi. Như tất cả chúng ta, ông ấy đã phải đấu tranh với vấn đề tha thứ.”
Ávila còn chưa kịp phản đối, vị giáo hoàng đã kể lại rất sinh động những nhọc nhằn trong cuộc đời Ávila - việc ông ấy mất gia đình trong một vụ tấn công khủng bố, việc ông ấy sa vào rượu chè, và cuối cùng là việc ông ấy cố tự tử bất thành. Phản ứng ban đầu của Ávila là tức giận với Marco vì đã phản bội sự tin tưởng, nhưng lúc này, nghe chính câu chuyện của mình được kể lại như thế này, ông ta cảm thấy được truyền cho sự tự tin một cách kỳ lạ. Phải thú nhận rằng ông ta đã rơi xuống đáy suy sụp và bằng cách nào đó, có lẽ là một phép màu, ông ta lại sống sót.
“Ta gợi ý với tất cả các con rằng,” vị giáo hoàng nói, “Chúa đã can thiệp vào cuộc đời Đô đốc Ávila, và cứu vớt ông ấy… vì một mục đích cao cả hơn.”
Nói xong, giáo hoàng Palmaria Innocent XIV mới quay nhìn Ávila lần đầu tiên. Đôi mắt sâu hoắm của ông ấy dường như thâm nhập vào linh hồn Ávila, và ông ta cảm thấy rùng mình trước cái sức mạnh mà bản thân không cảm nhận được đã nhiều năm.
“Đô đốc Ávila,” vị giáo hoàng tuyên bố, “ta tin rằng sự mất mát bi thảm mà ngài chịu đựng vượt quá khả năng tha thứ. Ta tin sự giận dữ vẫn đang bừng bừng của ngài - khát khao trả thù chính đáng của ngài - không thể dẹp yên bằng việc chìa má kia ra. Cũng không nên như vậy! Nỗi đau của ngài sẽ là chất xúc tác cho sự cứu rỗi của chính ngài. Chúng tôi ở đây để ủng hộ ngài! Để yêu thương ngài! Để đứng bên ngài và giúp biến cơn giận của ngài thành một sức mạnh uy lực vì cái thiện trên đời này! ơn Chúa!”
“Ơn Chúa!” giáo đoàn nhắc lại.
“Đô đốc Ávila,” vị giáo hoàng tiếp tục, thậm chí còn nhìn chăm chú hơn vào mắt ông ta. “Khẩu hiệu của Hạm đội Tây Ban Nha là gì nhỉ?”
“Pro Deo et patria,” Ávila lập tức đáp lời.
“Phải, Pro Deo et patria. Vì Thiên Chúa và Tổ quốc. Tất cả chúng tôi rất vinh dự với sự có mặt của một sĩ quan hải quân có bề dày thành tích đã phụng sự Tổ quốc mình rất xuất sắc.” Vị giáo hoàng ngừng lại, nghiêng tới trước. “Nhưng… còn Chúa thì sao?”
Ávila ngước lên nhìn vào đôi mắt như xuyên thấu của người đàn ông và đột nhiên cảm thấy mất thăng bằng.
“Cuộc đời ngài chưa chấm hết, thưa Đô đốc,” vị giáo hoàng thì thào. “Công việc của ngài chưa xong. Đây là lý do Chúa cứu ngài. Nhiệm vụ đã tuyên thệ của ngài mới chỉ hoàn thành một nửa. Ngài đã phụng sự đất nước mình, phải… nhưng ngài chưa phụng sự Chúa!”
Ávila cảm thấy như thể mình vừa bị trúng đạn.
“Bình an sẽ đến bên ngài!” vị giáo hoàng nói.
“Và cả với ngài!” giáo đoàn đáp lời.
Ávila đột nhiên thấy mình bị nhấn chìm trong một biển người tốt bụng, hết lời ủng hộ, khác hẳn bất kỳ việc gì ông ta từng trải qua. Ông ta cố tìm trong mắt những giáo dân xem có bất kỳ dấu hiệu nào của sự cuồng tín mà mình lo sợ hay không, nhưng tất cả những gì ông ta nhìn thấy là sự lạc quan, thiện chí và sự nồng nhiệt chân thành được thực hiện công việc của Chúa… chính xác là những gì Ávila nhận ra mình đang thiếu.
Kể từ ngày hôm đó, với sự giúp đỡ của Marco và nhóm bạn mới của mình, Ávila bắt đầu hành trình dài leo ra khỏi cái hố sâu không đáy của sự tuyệt vọng. Ông ta trở lại lộ trình tập luyện nghiệt ngã của mình, ăn đồ ăn giàu dinh dưỡng và quan trọng nhất là tìm lại được niềm tin của mình.
Sau vài tháng, khi liệu pháp thể chất của ông ta hoàn thành, Marco tặng cho Ávila một cuốn Kinh thánh bọc da trong đó anh ta đã đánh dấu hàng chục đoạn.
Ávila giở ngẫu nhiên tới một vài chỗ đó.
ROMANS 13:4
Thật vậy, họ là người thừa hành của Thiên Chúa… để giáng cơn thịnh nộ của Người xuống kẻ làm điều ác.
THÁNH THI 94:1
Lạy Chúa, ngài là Đức Chúa Trời báo trả, xin bày tỏ thiên quang của Ngài!
2 TIMOTHY 2:3
Anh hãy đồng lao cộng khổ, như một người lính giỏi của Đức Chúa Jesus.
“Hãy ghi nhớ,” Marco mỉm cười nói với ông ta. “Khi cái ác ngóc đầu lên trong thế giới này, Chúa ra tay thông qua mỗi người chúng ta theo một cách khác nhau, để thể hiện ý chí của ngài trên đời này. Tha thứ không phải là con đường duy nhất đi tới cứu rỗi.”
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,330
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Nguồn Cội - Dan Brown

Postby bevanng » 06 Jan 2019

CHƯƠNG 58


ConspiracyNet.com
TIN NÓNG
DÙ BẠN LÀ AI - HÃY KỂ THÊM CHO CHÚNG TÔI!

Tối nay, tổ chức giám sát dân sự tự xưng monte@iglesia.org đã gửi một lượng thông tin nội bộ gây choáng váng tới ConspkacyNet.com.
Xin cảm ơn các bạn!
Vì dữ liệu “Monte” chia sẻ đến giờ đã cho thấy mức độ khả tín và khả năng tiếp cận nội bộ rất cao nên chúng tôi thấy tin tưởng khi đưa ra đề nghị rất khiêm nhường này:
MONTE - DÙ BẠN LÀ AI - NẾU BẠN CÓ BẤT KỲ THÔNG TIN GÌ VỀ NỘI DUNG BÀI THUYẾT TRÌNH BỊ LỠ DỞ CỦA KIRSCH - HÃY CHIA SẺ!!
#CHUNGTATUDAUDEN
#CHUNGTADIVEDAU

Cảm ơn.
- Tất cả chúng tôi đều ở đây, tại ConspiracyNet
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,330
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 

PreviousNext

Return to Truyện Ðọc



Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 25 guests