Nhân Tố Vi Sinh (The Microbe Factor) - Hiromi Shinya

Truyện tình mùi mẫn, truyện ma kinh rợn hay các thể loại khác. Xin mời vào.

Moderators: Mười Đậu, SongNam, A Mít

Nhân Tố Vi Sinh (The Microbe Factor) - Hiromi Shinya

Postby bevanng » 03 Sep 2018

Image

Nhân Tố Vi Sinh
The Microbe Factor

Hiromi Shinya, MD


“Khi có sức khỏe bạn có hàng nghìn điều ước. Khi không sức khỏe bạn chỉ có một điều ước là có sức khỏe”


Cảm Nhận Của Bạn Đọc Trên Thế Giới


Không có bất cứ nghi ngờ gì hết, tôi đã đọc cuốn sách này và nó là cuốn sách vô cùng tuyệt vời, chế độ ăn uống của bác sĩ Shinya đưa ra đã thay đổi cuộc sống của tôi, tôi mạnh mẽ khuyến khích tất cả mọi người nên đọc cuốn sách này. - Madison
Cuốn sách quá tuyệt vời, tiến sĩ Hiromi Shinya đuọc đánh giá rất cao trong lĩnh vực nội soi, ông ấy xứng đáng nhận đụoc giải thưởng Nobel trong lãnh vực của mình. Fred Escobar
Tiến sĩ Shinya đã truyền lại kinh nghiệm cá nhân của ông với việc thay đổi chế độ ăn uống của người Nhật và người Mỹ, qua đó ông đề nghị một chế độ ăn uống đơn giản, khỏe mạnh, dễ thực hiện, không theo kiểu nhất thời, một lần nữa ông cho thấy một chế độ ăn uống đơn giản nhưng đạt được sức khỏe tuyệt vời. - Yasmin Marie

Top Best Seller - Cuốn Sách Đã Bán Trên 2 Triệu Bản
Hệ miễn dịch bẩm sinh của bạn và cuộc cách mạng về sức khỏe đang đến
Giáo sư - bác sĩ: HIROMISHINYA, MD
Dịch Glả: Huỳnh Ngọc Trụ & Nguyễn Thị Hoàng Oanh
Nhà Xuất Bản Thông Tin Và Truyền Thông

Giới Thiệu Về Tác Giả


Bác sĩ Hiromi Shinya là một trong những nhà nghiên cứu về tiêu hóa nổi tiếng trên thế giới.
Cuốn sách của ông “Nhân tố Enzyme” đã bán hàng triệu bản tại Mỹ, Nhật và các nước khác.
Trong những năm đầu của thập niên 1960, Bác sĩ Shinya là người đầu tiên và duy nhất khai phá “Kỹ thuật Shinya” hay gọi là “mổ nội soi”. Đó là quy trình chuẩn hiện tại để cắt bỏ khối u ở ruột già mà không cần thực hiện phẫu thuật. Với hơn 40 năm trong nghề, Bác sĩ Shinya đã chữa trị cho hàng trăm nghìn bệnh nhân. Qua quá trình nhận thông tin về chế độ ăn uống và dinh dưỡng của bệnh nhân cùng với việc so sánh với kết quả nội soi ruột già của họ, ông đã đưa ra một loạt các gợi ý về phong cách sống và chế độ ăn uống giúp sống khỏe, tràn đầy sinh lực. Ông gọi phong cách sống này là “Shinya Biozyme”. Bác sĩ Shinya là Trưởng khoa nội soi của Bệnh viện Beth Israel ở New York và giáo sư lâm sàng về phẫu thuật của Trường Đại Học Y Khoa Albert Israel ở New York. Ông đã làm việc và hành nghề y ở Mỹ, Nhật. Ông từng chữa bệnh cho Nhật Hoàng và các đời Tổng Thống Mỹ.
Last edited by bevanng on 03 Sep 2018, edited 2 times in total.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong, anhhat26, Thuvang, TBACDWFC

Re: Nhân Tố Vi Sinh (The Microbe Factor) - Hiromi Shinya

Postby bevanng » 03 Sep 2018

Giới thiệu Cuộc Cách Mạng Y Tế Đang Đến


Cuộc cách mạng chăm sóc y tế đang đến nước Mỹ và các nước khác trên thế giới.


Tôi không nói về những cuộc tranh luận đã diễn ra trong những năm qua về bảo hiểm y tế hay thanh toán tiền thuốc kê đơn. Cuộc cách mạng chăm sóc y tế chỉ mới bắt đầu không phải để giải quyết vấn đề ai trả tiền chăm sóc y tế khi bạn bị bệnh mà tập trung vào vấn đề không dùng thuốc, không nhập viện.
Theo quan điểm của tôi là một bác sĩ gần 50 năm ở Mỹ, phương pháp chăm sóc y tế hiện tại sử dụng công nghệ và dược phẩm đắt tiền phù hợp cho việc khám tổng quát càng sớm càng tốt. Đã đến lúc chúng ta bắt đầu thảo luận về việc chăm sóc y tế xung quanh vấn đề sức khỏe hơn là bệnh tật. Làm cách nào để sống thọ và tràn đầy sinh lực?
Cuốn sách này là đơn thuốc để sống khỏe, trẻ và tràn đầy sinh lực. Căn cứ vào kiến thức mới nhất (cùng với kiến thức cũ) về cơ thể hoạt động như thế nào, tôi kiến nghị “Chương trình Shinya Biozyme”, về cách ăn uống và phong cách sống mới giúp trẻ hóa và duy trì sức khỏe cùng với việc hạn chế tối đa dùng thuốc, phẫu thuật.
Bây giờ chúng ta bắt đầu nhận thấy sự vô ích của cuộc chiến liên tục với các vi sinh vật, làm sao tập trung thay đổi để luôn có lượng tối đa vi sinh vật “có ích” trong cơ thể con người. Có lẽ bạn đã nghe khái niệm châu Á “chi” hay “ki”, một nguồn sinh lực luôn chảy trong mọi sinh vật đang tồn tại. Tôi sẽ cho bạn biết nguồn năng lượng thật sự là gì, làm cách nào để đưa “năng lượng từ thực vật” vào trong “nhà máy sản xuất năng lượng” của tế bào, để tối đa nguồn sinh lực bên trong tế bào của cơ thể. Nói về cuộc sống ở cấp độ tế bào, tôi sẽ giải thích cách làm sạch và trẻ hóa tế bào. Bạn sẽ được giải thích rõ ràng về nghiên cứu sinh học mới nhất, những gì về cơ chế tự nhiên làm trẻ hóa cơ thể, cách làm trẻ tế bào thậm chí ở “tuổi già”.
Cuộc cách mạng y tế sắp đến sẽ bắt đầu với kiến thức mới về cơ thể của chúng ta và thái độ mới trong thế giới ngày nay. Mặc dù có công nghệ nhưng trong thế giới hiện thực đang sống, chúng ta không thể tách rời khỏi môi trường, không thể nói về “sinh thái học” mà không có dẫn chiếu bản thân và cơ thể. Căn cứ vào nghiên cứu khám phá mới nhất đạt giải Nobel gần đây và nghiên cứu lâm sàng của tôi trong năm thập kỷ qua, tôi đã đưa ra các gợi ý về cách ăn uống và phong cách sống để sống thọ, trẻ trung, tràn đầy sức sống và ít bệnh tật. Tôi đưa ra nhiều vấn đề trong cuốn sách này, bạn sẽ dễ dàng hiểu chúng hơn nếu bạn sẵn sàng cởi mở, tiếp thu cái mới. Nên tiếp cận thông tin sau theo cách tôi khuyên bạn sử dụng thức ăn hằng ngày: ăn chậm, nhai kỹ để dễ tiêu hóa và hấp thu. Tôi hy vọng bạn sẽ đọc cuốn sách này với tư duy mở. Sau khi đọc nó, hãy áp dụng đơn thuốc Biozyme. Tôi mong lời nói của mình sẽ nuôi dưỡng trí tuệ của bạn giống như thức ăn tốt và nước tốt nuôi dưỡng cơ thể bạn.
Cho dù bạn đang trong độ tuổi, điều kiện sống, phạm vi bảo hiểm y tế hay tình trạng sức khỏe nào thì bạn cũng sẽ tìm thấy được nhiều điều hữu ích trong cuốn sách này để áp dụng vào thực tiễn nhằm cải thiện năng lượng và sức khỏe của mình. Hãy áp dụng toàn bộ chương trình Shinya Biozyme vào thực tiễn, xem nó như cách sống của bạn và bạn có thể không cần dược phẩm hay phẫu thuật đắt tiền để duy trì sự sống, sức khỏe của mình trong những năm sắp đến.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Thuvang, anhhat26

Re: Nhân Tố Vi Sinh (The Microbe Factor) - Hiromi Shinya

Postby bevanng » 03 Sep 2018

Phần Một - Khoa Học Về Hệ Miễn Dịch Tự Nhiên

Chương 01 Quan Điểm Mới Về Cơ Thể Con Người


Khái niệm mới về sức khỏe con người phải bắt đầu bằng quan điểm mới về con người và nơi chúng ta sinh sống trong thế giới tự nhiên này. Tại Mỹ nhiều người nói về những lo lắng của họ đối với môi trường, họ đã viết những cuốn sách về cân bằng hệ sinh thái và hậu quả của việc biến đổi khí hậu trên toàn cầu. Thực tế không như những gì đã được thừa nhận, cơ thể con người cũng là một hệ sinh thái, chiếm phần lớn trái đất nơi chúng ta đang sinh sống.
Khi chứng kiến cuộc tranh luận đang diễn ra tại Mỹ, tôi nhận thấy mấu chốt quan trọng nhất của cuộc tranh luận này đã bị bỏ qua. Trước khi tìm ra phương hướng để cải thiện dịch vụ chăm sóc y tế, tôi cho rằng hãy hiểu và cảm nhận được sự liên kết của mỗi cá thể riêng biệt đến một tổng thể lớn hơn, đặc biệt thông qua đường ruột là rất quan trọng. Tôi là một nhà nghiên cứu về tiêu hóa, có thể quan điểm của tôi đi ngược với việc hành nghề y chuyên về hệ tiêu hóa của y học hiện đại đã hơn nửa thế kỷ, nhưng tôi biết đường ruột con người không chỉ là những cái ống dài, hẹp mà chúng còn là điểm kết nối đầu tiên của con người đến trái đất. Thế giới của chúng ta tồn tại nhờ vào các vi sinh vật là những sinh thể ban đầu được tìm thấy khắp nơi từ ống khói ngoài khơi đến chỏm băng ở địa cực, những sinh thể này tạo thành một lớp liên kết chung của sự sống trên bề mặt hành tinh. Ngược lại, đường ruột là nơi kết nối chúng ta với các vi sinh vật này. Hầu hết độc giả đã biết vi khuẩn đường ruột, gồm cả vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại, đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe, nhưng tiêu điểm không giới hạn ở vũ trụ bên trong mà tôi nói đến rộng lớn hơn rất nhiều. Trong đất trồng rau cũng có nhiều hoạt động của vi sinh vật, chất lượng của môi trường đất ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thực phẩm được tạo ra từ môi trường đất đó. Việc tiêu thụ những thực phẩm này quyết định tình trạng đường ruột và sau cùng là sức khỏe của mỗi chúng ta.
Thực phẩm chúng ta ăn hằng ngày phải được chuyển đổi thành năng lượng. Đường ruột thực hiện nhiệm vụ quan trọng này khi thực phẩm được tiêu hóa và hấp thu vào mạch máu kết nối đường ruột với tế bào trong toàn bộ cơ thể. Có từ 40 đến 60 nghìn tỷ tế bào tạo thành một cơ thể con người.
Đường ruột cũng là nơi sản sinh ra enzyme, những enzyme này thúc đẩy mọi hoạt động diễn ra trong tế bào. Để có được cuộc sống tràn đầy năng lượng thì tế bào trong toàn bộ cơ thể phải hoạt động và cung cấp năng lượng. Chắc bạn đã nghe rất nhiều lần trước đây câu này “Bạn là những gì bạn ăn”. Có lẽ câu này thường xuyên được lặp đi lặp lại, nên không còn là sức mạnh để thu hút sự quan tâm nhưng nó không sai.
Những gì (và cách) bạn ăn ảnh hưởng đến cả tình trạng thể chất, tinh thần của bạn.
Trong y học hiện đại, kê toa và phẫu thuật là phương pháp chữa trị hàng đầu. Hiếm khi có bác sĩ nào khuyến nghị một chương trình chăm sóc sức khỏe thông qua chế độ ăn uống, tập trung vào cách hấp thu năng lượng sống trong thực phẩm vào cơ thể, hướng đến cải thiện sức khỏe của đường ruột. Thay vào đó, bác sĩ và bệnh nhân dường như chỉ bận tâm với việc loại bỏ những triệu chứng tức thời mà không hiểu rõ nguyên nhân thật sự của căn bệnh. Cùng với thuốc và công nghệ đắt tiền, hệ thống ở Mỹ đã tạo ra các mô hình chăm sóc sức khỏe chỉ có người giàu mới đủ khả năng chi trả. Nhưng cho dù chi phí cao đi nữa thì hệ thống đó có thật sự chăm sóc sức khỏe cho chúng ta hay không?
Tôi cho rằng việc chăm sóc sức khỏe nên bắt đầu từ hệ thống tiêu hóa và thực phẩm chúng ta ăn. Trong cuốn sách này, tôi sẽ chỉ rõ đường ruột là điểm kết nối quan trọng giữa con người đến năng lượng của vũ trụ. Làm cách nào có thể tạo ra, duy trì sức khỏe bằng cách tăng cường sự kết nối này.
Cuốn sách trước của tôi “The Enzyme Factor” được xuất bản tại Nhật và Mỹ, đã làm cho nhiều người quan tâm đến khuyến nghị về chế độ ăn uống và sức khỏe. Nhờ đó, nhiều người đã áp dụng những khuyến nghị này trong cuộc sống hằng ngày của họ.
Hơn nửa thế kỷ hành nghề y, tôi đã nhận rất nhiều thông tin về chế độ ăn uống của hàng ngàn người, đối chiếu với đặc điểm đường ruột của họ. Điều này giúp tôi hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa chế độ ăn uống, sức khỏe của đường ruột và sức khỏe của các bộ phận trong cơ thể.
Tôi đã bị thuyết phục bởi núi bằng chứng lâm sàng khi nhìn đường ruột thông qua thiết bị nội soi, đường ruột sạch hay bẩn, khỏe hay không khỏe là phụ thuộc vào những gì mà bệnh nhân có thói quen ăn uống. Ngược lại, tình trạng của đường ruột sẽ quyết định tình trạng của máu mang chất dinh dưỡng cần thiết đến mọi tế bào trong cơ thể.
Tôi cho rằng để bạn có thể sống thọ và khỏe mạnh mà không bị bệnh chỉ khi đường ruột của bạn sạch và có chế độ ăn uống lành mạnh.
Phương pháp chăm sóc sức khỏe Shinya mà tôi gọi là Shinya Biozyme, gắn liền với bí mật để có được đường ruột khỏe, máu khỏe và tế bào khỏe. Nói theo quan điểm về đường ruột, bạn sẽ biết vì sao có những tư vấn về dinh dưỡng được chấp nhận rộng rãi nhưng thực tế lại gây hại cho nhiều người. Quan trọng hơn là bạn sẽ biết những gì tốt để ăn, đồng thời cũng sẽ biết cách lắng nghe, trả lời cho cơ thể, nhận biết được ngôn ngữ của đường ruột để cải thiện sức khỏe cho chính mình.
Nghiên cứu của tôi hầu như tập trung vào enzyme đang hoạt động trong tế bào. Tôi đã cố gắng khái niệm hóa chúng bằng cách gọi “newzyme”, vì chúng là những enzyme hoạt động liên tục và làm cho cơ thể mới lại. Newzyme là cội nguồn của sức sống và sinh lực, nếu kiểm tra hoạt động của các tế bào có newzyme thì bạn sẽ nhận biết vì sao nhiều người đã mất năng lượng, giảm động cơ thúc đẩy cùng với sức sáng tạo. Bạn sẽ hiểu được các vấn đề xảy ra do cố gắng thay thế sức sống tự nhiên bằng chất kích thích như cafein, đường và nhiều chất khác không tốt cho sức khỏe.
Nỗi ám ảnh về ngoại hình và sắc đẹp là một cách khác thúc đẩy con người vào cuộc chiến tranh chống lại tự nhiên. Chúng ta sử dụng mọi thứ từ chất đốt mỡ đến botox để làm trẻ, thu hút hơn vẻ đẹp tự nhiên của chính bản thân mình. Tuy nhiên, sự thật sắc đẹp giống sức khỏe tự nhiên. Trong thế giới động vật, sắc đẹp là dấu hiệu bên ngoài của sức khỏe và sinh lực, ví dụ: động vật có lông nhìn thu hút nhất nhờ vào bộ lông bóng mượt, mắt sáng. Quy luật tự nhiên sẽ thúc đẩy quá trình sản sinh ra loài khỏe nhất.
Hài hòa với thiên nhiên là một cơ chế mới về “sắc đẹp” dựa trên ăn uống và sống khỏe mạnh. Một phong cách sống lành mạnh không chỉ giúp cải thiện bên trong đường ruột mà còn làm cho bề ngoài của bạn đẹp hơn. Mặt bên trong khỏe còn được thể hiện thông qua một trái tim khỏe mạnh, một ý thức an toàn và sức mạnh của sự tự tin.
Dĩ nhiên, nếu tiếp tục chế độ ăn kiêng khắc nghiệt mà không suy nghĩ đến đường ruột của mình, mặc dầu bạn có thể giảm cân và nếu giảm được hai kilogram trong một tháng, có thể bạn cảm nhận cảm giác đạt được mục đích và điều này làm bạn thêm tự tin. Tuy nhiên, bạn không thể đạt được vẻ đẹp thật sự trừ khi phương pháp ăn kiêng này bao gồm cả sự thay đổi để có được phong cách sống lành mạnh. Nếu như bạn tự tin hơn nhờ vào kết quả này thì đó chỉ là tạm thời. Sau một thời gian, trọng lượng bị mất đi sẽ phục hồi trở lại và cần phải thực hiện một chế độ ăn kiêng mới. Hầu hết tác dụng của các chế độ ăn kiêng chỉ tạm thời vì chúng không cải thiện được đường ruột là nền tảng sức khỏe thể chất và tinh thần.
Nếu bạn muốn trở thành một người phụ nữ thật sự đẹp hay một người đàn ông hấp dẫn, trước tiên phải chú ý đến đường ruột của mình.
Nam hoặc nữ được gọi là “người bụng bự” có thể đang chịu đựng hội chứng chuyển hóa hay gọi là hội chứng đề kháng insulin, là sự kết hợp rối loạn chức năng làm tăng nguy cơ phát bệnh tim mạch và tiểu đường. Trong năm người có một người bị ảnh hưởng bởi hội chứng này và tỷ lệ bệnh tăng theo độ tuổi, một vài nghiên cứu ước tính tỷ lệ bệnh ở Mỹ bằng 25% dân số. Nghiên cứu gần đây cho thấy tình trạng căng thẳng kéo dài có thể là nguyên nhân cơ bản gây ra hội chứng chuyển hóa do rối loạn cân bằng hoóc môn của Trục hạ hồi tuyến yên thượng thận (Trục HPA). Nỗ lực để giới hạn lượng calo hay tập thể dục nặng, không quen sẽ đặt áp lực phi tự nhiên lên cơ thể. Đằng sau vấn đề trọng lượng hay cơ thể béo phì là phong cách sống.
Nói cách khác, chế độ ăn kiêng phản tự nhiên sẽ làm cơ thể căng thẳng, dẫn đến hủy hoại đường tiêu hóa, gây béo phì, lão hóa da và nhiều tình trạng khác không tốt cho sức khỏe.
Phong cách sống và phương pháp chăm sóc sức khỏe tách rời với tự nhiên, phụ thuộc vào khả năng ứng dụng khoa học, công nghệ đối lập với tự nhiên, bản năng cơ thể và thế giới tự nhiên mà chúng ta đang sinh sống. Ngày nay chúng ta ứng dụng khoa học, công nghệ nếu kết hợp với yếu tố tự nhiên, bản thân chúng ta là một phần của thế giới tự nhiên và chăm sóc y tế thật sự trong tương lai phải bắt đầu với sự công nhận và chấp nhận thực tế đó.
Khi nào chúng ta còn nói và nghĩ về sức khỏe là một cuộc chiến về tự nhiên thì con người vẫn còn tiếp tục chiến đấu chống lại thể xác, “làm bẩn tổ ấm” nơi chính chúng ta sinh sống. Trong dài hạn, con người sẽ thua cuộc. Điều này không đâu rõ ràng hơn trong mối liên quan với cuộc chiến chống các mầm bệnh, đã đến lúc phải làm bạn với vi sinh vật đang sống xung quanh và bên trong con người.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong, mnghia812003, anhhat26

Re: Nhân Tố Vi Sinh (The Microbe Factor) - Hiromi Shinya

Postby bevanng » 03 Sep 2018

Chương 02 Cuộc Thí Nghiệm Lớn Về Dinh Dưỡng Và Sức Khỏe


Tri thức khoa học về hệ miễn dịch bẩm sinh của cơ thể đã bùng nổ cách đây một vài thập kỷ nhưng chưa mang lại kết quả về phương diện cải thiện sức khỏe của con người ở thế kỷ XXI. Thay vào đó, bệnh béo phì ở Mỹ đã đạt đến mức báo động, đặc biệt là trẻ em đã mắc những bệnh liên quan đến béo phì mà chưa từng thấy ở thời xưa, như bệnh tiểu đường loại 2, bệnh cao huyết áp, máu nhiễm mỡ. Sự thay đổi này có thể là do ít tập thể dục, đặc biệt là tập thể dục ở ngoài trời nhưng phần lớn là do chế độ ăn uống của các gia đình người Mỹ. Ngoài ra, tỷ lệ trẻ em Mỹ bị bệnh dị ứng cũng tăng lên, đối với người lớn cũng như trẻ em, số người mắc bệnh tự miễn như bệnh dị ứng, hen suyễn, bệnh ban đỏ, viêm thấp khớp tăng lên.
Tôi thấy có hai nguyên nhân cơ bản gây ra những bệnh liên quan đến thực phẩm và dinh dưỡng này. Nguyên nhân thứ nhất là do sự toàn cầu hóa. Cách đây một vài thập kỷ, con người hầu như sống ở những nơi tổ tiên họ đã sống và ăn những thứ họ trồng. Nghề nông, đánh bắt cá, săn bắn, chế biến thực phẩm đã phát triển ở nhiều thế hệ nhưng vẫn còn là những nghề mà cha mẹ, ông bà ta dựa vào đó để tìm kế sinh nhai.
Sau đó, trong và sau Chiến tranh thế giới thứ II, mọi thứ đã bắt đầu thay đổi do sự phát triển của giao thông vận tải, thông tin liên lạc đã rút ngắn khoảng cách toàn cầu. Sự giao thương mở rộng hơn nên con người đã phát triển công nghệ chế biến trồng thu hoạch thực phẩm. Quá trình này đã diễn ra ở Mỹ trong hai, ba trăm năm và dĩ nhiên nó đã phát triển ở thế hệ trước. Chúng ta đã nạp nhiều loại thực phẩm mới vào cơ thể. Hầu hết mọi siêu thị trong nước Mỹ bán rau quả tươi có xuất xứ từ Chile, Thụy Sĩ, Mexico và California, ngay giữa mùa đông vùng đồng bằng băng giá Midwestem Great Plains. Ở bất kỳ thành phố nào của Mỹ, bạn có thể ăn điểm tâm sáng ở quán cà phê bán thịt lợn xông khói cổ xưa và trứng, ăn trưa tại nhà hàng sushi Nhật, ăn tối tại quầy bán bánh thịt chiên giòn Mêxicô, nhà hàng yêu thích của Pháp hay có thể là nhà hàng của người Thái hay Êtiôpi.
Chúng ta thích thực phẩm chế biến sẵn. Nhưng những gì cơ thể về mặt di truyền học được tự nhiên tạo ra để ăn theo phương pháp xuất phát từ đường ruột của chúng ta, chắc chắn sẽ gặp những thực phẩm tổ tiên chưa từng ăn, những thực phẩm không thể tiêu hóa dễ dàng.
Sự toàn cầu hóa đã gây ra sự căng thẳng khác về dinh dưỡng. Những thực phẩm “tươi” ở khắp toàn cầu được vận chuyển đến các siêu thị, nhà hàng yêu thích trong nước, nhìn chúng vẫn tươi ngon. Để tạo ra được điều thần kỳ này, người trồng và chế biến thực phẩm đã phát triển tất cả các công nghệ mới. Họ đã tạo ra những giống thực vật không bị hư thối, nhìn tươi như lúc bắt đầu vận chuyển, chẳng hạn như vận chuyển từ vườn trái cây ở Thụy Sĩ đến siêu thị ở North Dakota. Khi mua những rau củ quả này nhìn tươi ngon nhưng không có vị hay giá trị dinh dưỡng thật sự.
Nói cách khác, người trồng và chế biến thực phẩm có nhiều tiến bộ hơn thế hệ trước. Điều này dẫn đến lý do thứ hai để tôi cho rằng ngày nay sức khỏe dinh dưỡng của chúng ta đã bị tổn hại là do cách chúng ta ăn. Lý do là ở khắp mọi nơi, từ đất ở nông trại đến thực phẩm đống gói trong bì polystyrene, khi chuyển qua nơi bán, công nghệ đã làm thay đổi thực phẩm nên khi chúng ta ăn làm cho cơ thể khó hấp thu.
Có nhiều nghiên cứu về hậu quả do công nghệ gây ra trong những năm gần đây. Công nghệ đã làm thay đổi thực phẩm, bao gồm phân bón hóa chất, đất giảm nguyên tố vi lượng, hạt giống biến đổi gen di truyền, hóa chất bảo vệ thực phẩm, cho súc vật nuôi ăn trong chuồng với quy mô lớn, các kháng thể để chích hoặc cho súc vật nuôi ăn, lạm dụng quá nhiều chất thải của động vật để bón cho đất, chích steroid và hoóc môn cho súc vật nuôi.
Đồng thời công nghệ tạo ra thực phẩm sản xuất hàng loạt, phần lớn thực phẩm này phụ thuộc vào đường và dầu ngô, các chất chiết xuất từ đậu nành, quy trình tiệt trùng, đồng nhất hóa, diệt khuẩn theo phương pháp Pasteur, chất bảo quản, chất béo nhân tạo (chẳng hạn như chất béo chuyển hóa), chất ngọt nhân tạo và những phát minh về tất cả mọi loại thực phẩm mới lạ. Hầu hết những thực phẩm này cũng dễ tiêu hóa nhưng có rất ít về mặt dinh dưỡng tốt cho chúng ta. Kết quả là thực phẩm dễ dùng, rẻ, rất ngon. Chúng ta có thói quen ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều calo nhưng không có nhiều chất dinh dưỡng cho đến khi chúng ta trở thành một quốc gia của những công dân quá cân, thiếu chất cần thiết cho cơ thể.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong, Thuvang, anhhat26

Re: Nhân Tố Vi Sinh (The Microbe Factor) - Hiromi Shinya

Postby bevanng » 03 Sep 2018

CUỘC THÍ NGHIỆM CỦA NGƯỜI NHẬT

Rõ ràng, sức khỏe của người dân Mỹ bị ảnh hưởng bởi cách ăn uống và những gì họ ăn, nhưng tôi không thể không nghĩ đến “cuộc thí nghiệm” về dinh dưỡng với quy mô lớn cho thấy mối liên kết giữa sức khỏe và dinh dưỡng. Đó là sự trải nghiệm của người Nhật khi họ bắt đầu chấp nhận ẩm thực kiểu Mỹ sau Chiến tranh thế giới thứ II.
Trong thời kỳ từ năm 1945 - 1950, chiến dịch cải cách dinh dưỡng diễn ra trên toàn bộ nước Nhật đã gây ra sự hủy hoại văn hóa ẩm thực truyền thống của người Nhật.
Một trong những nhân tố góp phần vào sự hủy hoại này là sự thay đổi thang giá trị của người Nhật, do sự thất bại của nước Nhật trong cuộc chiến tranh. Đó chính là cú sốc về tâm lý của xã hội xuất phát từ trạng thái tâm lý cho rằng thực phẩm truyền thống thiếu thịt là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại này. Đây là nước Nhật, nơi tôi lớn lên bắt đầu nghiên cứu y học. Đột nhiên tất cả mọi thứ ở phương Tây nhìn có vẻ hơn hẳn những gì truyền thống của đất nước chúng tôi.
Kết quả là sự thay đổi đáng ngạc nhiên về chế độ ăn uống của người Nhật mà không đồng bộ với cơ thể họ, đó không chỉ là do yếu tố tâm lý, mà “Chiến lược lúa mỳ” của Mỹ đã thành công.
Ngay sau Chiến tranh thế giới thứ II, việc sử dụng số lượng lớn nông sản dư thừa như lúa mỳ, đậu nành, ngô là vấn đề ở tầm quốc gia của Mỹ. Nông sản dư thừa đã được sản xuất để nuôi binh lính ở châu Âu và châu Á trong cuộc chiến tranh được sử dụng cho “Kế hoạch Marshall”, chương trình khôi phục châu Âu sau chiến tranh và cũng được sử dụng với số lượng lớn trong cuộc chiến tranh ở Hàn Quốc bùng nổ vào năm 1950. Vào đầu những năm 1950, sau khi hoàn thành kế hoạch Marshall và kết thúc cuộc chiến tranh ở Hàn Quốc, ngũ cốc dư thừa trở thành một vấn đề đối với nước Mỹ. Ngành nông nghiệp ở Mỹ đối mặt với sự rớt giá hàng hóa và được mùa thu hoạch lúa mỳ trên thế giới đã tạo ra sự ảnh hưởng kết hợp lên tình huống này.
Để tránh rớt giá nông sản của Mỹ, Chính phủ đã mua hầu hết sản phẩm dư thừa này và những sản phẩm không thể đưa vào cất giữ ở hầm chứa, nhà kho được chất đống ở ngoài đường và được che lại bằng tấm phủ. Lúc đó, Nhật Bản đang ở giữa thời kỳ khôi phục sau chiến tranh, đã đưa ra cho Mỹ giải pháp tiêu thụ những nông sản dư thừa này. Mỹ đồng ý cung cấp cho Nhật nông sản dư thừa với điều kiện tốt: thanh toán sau và việc bán sản phẩm dư thừa cho thành phần tư nhân của Nhật có thể được thực hiện theo sự hồi phục kinh tế của Nhật.
Thỏa thuận bao gồm điều khoản quy định, Mỹ sử dụng một phần quỹ khôi phục kinh tế để phát triển thị trường nông sản ở Nhật Bản. Kết quả là Phong Trào Cải Cách Dinh Dưỡng đã diễn ra bằng cách sử dụng nhà bếp di động trên khắp cả nước. Những người già ở Nhật hồi tưởng lại sự kiện này, trong khoảng thời gian 5 năm bắt đầu vào năm 1956, nhà bếp di động là những chiếc xe buýt lớn đi khắp đất nước để tổ chức những lớp học nấu ăn ngoài trời, thực phẩm được khuyến nghị theo phong trào này thuộc ẩm thực mang phong cách Mỹ - bánh mỳ được làm từ lúa mỳ; sản phẩm làm từ thịt, sữa, trứng và chiên nấu sử dụng dầu mỡ động vật. Những thực phẩm này phù hợp với khẩu phần ăn bằng bánh mỳ, khuyến khích sử dụng để đẩy mạnh tiêu thụ nông sản tồn kho, do đó mở ra con đường để mang số lượng lớn ngô, đậu nành từ Mỹ đến cho gia súc ăn, đồng thời làm nguyên liệu chế biến dầu thực vật và dầu bắp. Thực tế, đến ngày nay thì Nhật còn phụ thuộc vào việc nhập khẩu từ Mỹ khoảng 90% thức ăn cho gia súc. Những gì mà chiến lược của Mỹ đã thúc đẩy là sự chuyển đổi văn hóa ăn uống của người Nhật sang hình thức tiện lợi cho sự phát triển kinh tế của Mỹ.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong, anhhat26

Re: Nhân Tố Vi Sinh (The Microbe Factor) - Hiromi Shinya

Postby bevanng » 03 Sep 2018

BỬA ĂN TRƯA DO TRƯỜNG CẤP

“Chiến lựợc lúa mỳ” đầy mưu trí của Mỹ có ảnh hưởng đến văn hóa ăn uống của người Nhật sau chiến tranh, đó là lý do vì sao có sự cung cấp miễn phí lúa mỳ và bột sữa gầy để làm bữa ăn trưa ở trường. Ngày nay, có nhiều trường học của Nhật phục vụ bữa ăn trưa bằng cơm nhưng vào thời gian đó, koppan pan (bánh mỳ được làm ở Nhật) là biểu tượng của bữa ăn trưa do trường cấp. Bột sữa gầy ban đầu được một tổ chức từ thiện của Mỹ cung cấp dưới hình thức hàng viện trợ, điều này được tán dương vì là kết quả của sự viện trợ, hơn 14 triệu trẻ em khắp cả nước nhận được lợi ích và tránh đói.
Chương trình viện trợ lương thực kết thúc sau khi Nhật giành được độc lập vào năm 1951 tại thời điểm ký kết hiệp ước hòa bình ở San Francisco. Tuy nhiên, Mỹ đã đưa vào hiệp ước hòa bình một điều khoản về “cung cấp miễn phí bữa ăn ở trường” nhằm xây dựng phong cách sống ăn uống thực phẩm làm từ sữa và lúa mỳ.
Vào thời gian đó, chương trình cấp bữa ăn trưa ở trường đang đối mặt với sự khủng hoảng, nhưng nhờ vào món quà công khai này, chương trình tiếp tục diễn ra. Thực đơn từ bánh mỳ, sữa bắt đầu trở thành phần chính của người Nhật.
Do đó, thói quen nhập khẩu nông sản từ Mỹ được hình thành. Đồng thời, tiêu thụ gạo là thành phần chính trong bữa ăn truyền thống của người Nhật bắt đầu giảm xuống đến mức đã ban hành chính sách giảm diện tích trồng lúa. Tôi nói sự kiện này là sự hủy hoại văn hóa ăn uống truyền thống của Nhật.
Cùng với sự thay đổi hoàn toàn về văn hóa ăn uống, người Nhật trở thành người tham gia không có ý thức vào những cuộc thí nghiệm lớn nhất về dinh dưỡng và sức khỏe trong lịch sử của nhân loại. Kết quả của cuộc thí nghiệm về sức khỏe của người Nhật là gì?
Sự thật rằng người Nhật trở nên cao lớn hơn nhờ tiêu thụ sữa và thức ăn làm từ sữa giàu can-xi. Chiều cao trung bình của ngưởi Nhật ngày nay so với thời điểm mà tôi được sinh ra (1935) trung bình gần 4 inch, bây giờ thanh niên Nhật có thân hình khác với thế hệ của tôi. Tuy nhiên, với thân hình đẹp hơn là một điều và khỏe mạnh, không bệnh tật, cùng với thể chất tốt, tràn đầy sinh lực lại là một lẽ khác.
Như đã đề cập trong chương 2, tỷ lệ chết ở trẻ sơ sinh do bệnh truyền nhiễm đã giảm xuống nhanh chóng, do đó tuổi thọ trung bình ở Nhật được xếp hạng đứng đầu thế giới. Nhưng đồng thời có 600,000 bệnh nhân ung thư, 16 triệu người bị bệnh tiểu đường bao gồm bệnh tiền tiểu đường, 46 triệu người bị bệnh dị ứng, 31 triệu người bị bệnh cao huyết áp, và con số tiếp tục tăng lên. Số người bị ung thư kết trực tràng, ung thư tử cung, ung thư *, ung thư tuyến tiền liệt, v.v... ngày càng tăng lên, tất cả những bệnh ung thư này hiếm khi xảy ra ở người Nhật vào thời điểm trước chiến tranh.
Ở Nhật, những người ở độ tuổi của tôi lớn lên mà không uống sữa, có thể bạn cho rằng số người này bị loãng xương nhiều hơn so vứi số người ở bốn nước tiêu thụ sữa lớn nhất: Mỹ, Thụy Điển, Đan Mạch, Phần Lan nhưng điều đó không đúng. Có lẽ bạn đã biết, bệnh loãng xương là xương yếu do thiếu can-xi, nếu không được chữa trị sẽ dẫn đến nguy cơ gãy xương và được đề nghị uống sữa để phòng chống bệnh này.
Lượng can-xi mà người Nhật uống hằng ngày khoảng 550mg, so với năm 1950 gấp hai lần. Lượng canxi uống vào tăng gấp đôi trong 60 năm, nhưng số người Nhật bị bệnh loãng xương ngày càng tăng lên. Người thời xưa không uống sữa nhưng họ cứng cáp hơn người thời nay, họ thật sự là “những người có xương sống”. Có người nói rằng “Vào thời gian đó, tuổi thọ trung bình ngắn nên ít người bị bệnh loãng xương”. Tuy nhiên, số trẻ em bị gãy xương do té nhẹ cũng ngày càng tăng lên.
Can-xi có nhiều chức năng ngoài tạo xương và răng. Một lượng nhỏ can-xi tìm thấy trong máu và tế bào góp phần làm bình thường hóa các chức năng của cơ thể như cơ, dây thần kinh. Do đó, khi cơ thể thiếu can-xi, thường dễ bị kích thích, tinh thần không ổn định. Tôi sẽ bàn vấn đề này sau nhưng đây là một yếu tố kết hợp với sự dung nạp lượng đường tinh luyện dư thừa góp phần gây ra trạng thái dễ bị kích thích, thiếu kiểm soát cảm xúc. Vấn đề do thiếu can-xi gây ra có mối quan hệ khắn khít với chất lượng của bữa ăn hằng ngày. Để tạo ra sự thay đổi cơ bản, điều khẩn thiết là phải có chế độ ăn uống không phụ thuộc vào thực phẩm có nguồn gốc từ động vật và phù hợp với quy luật tự nhiên như được diễn giải trong chương trình Shinya Biozyme. Một người không thể mong đợi một sự thay đổi lớn chỉ bằng cách đơn giản là đề nghị một chế độ ăn kiêng.
Tôi đã viết rất nhiều trong cuốn sách bằng tiếng Nhật và trong cuốn The Enzyme Factor về vấn đề sữa và sản phẩm làm từ sữa. Sữa bán trong cửa hàng chứa đầy chất oxi hóa. Trước khi được vào quy trình chế biến, sữa chứa rất nhiều thành phần tốt. Ví dụ: nó chứa nhiều loại enzyme, những loại này phân giải lactose, lipase phân giải chất béo và một loại enzyme có trong tế bào động vật để phân giải protein. Sữa ở tình trạng tự nhiên cũng chứa lactoferrin, nó được biết là chất chống oxi hóa, chống viêm, chống lây truyền và tác dụng miễn dịch.
Tuy nhiên, sữa bán trong các cửa hàng đã bị mất tất cả những đặc tính tốt trên thông qua quá trình chế biến sản xuất. Quy trình chế biến sữa theo những công đoạn sau đây.
Đầu tiên, một máy hút sữa được kẹp vào núm * con bò để vắt sữa ra, tạm thời đựng trong các thùng chứa, sữa tươi được tập hợp trong các nông trại, sau đó được chuyển sang thùng chứa lớn hơn, nơi đó được làm đồng nhất. Thực tế việc làm đồng nhất là đồng nhất chất béo được tìm thấy trong sữa tươi.
Sữa tươi chứa khoảng 4% chất béo nhưng hầu hết chất béo bao gồm những hạt phân tử tồn tại như những giọt nhỏ. Vì lượng chất béo rất nhỏ đó dễ dàng nổi lên trên bề mặt nếu sữa tươi để ở dạng nguyên chất, chất béo đó trở thành một lớp kem nổi trên bề mặt. Khi còn bé, tôi đã uống một hoặc hai hộp sữa, tôi còn nhớ đã thấy một lượng kem trắng dưới nắp chai. Khi sữa không được đồng nhất, một lượng nhỏ chất béo sẽ nổi trên bề mặt trong suốt quá trình vận chuyển.
Bây giờ một máy được gọi là máy làm đồng nhất được sử dụng và một lượng nhỏ chất béo bị phá vỡ thành mảnh nhỏ. Sản phẩm cuối cùng của quá trình này là sữa được đồng nhất. Tuy nhiên, khi quá trình đồng nhất xảy ra, chất béo được tìm thấy trong sữa tươi gắn chặt với oxy thay đổi thành chất béo bị hydro hóa, chất béo trong quá trình đồng nhất sữa không tốt cho cơ thể.
Nhưng quá trình sản xuất sữa chưa dừng lại ở đó, trước khi đưa ra thị trường, sữa đồng nhất phải được diệt khuẩn bằng nhiệt độ để ngăn chặn sự nhân giống của những vi khuẩn khác nhau. Có bốn cách cơ bản để tiệt trùng sữa.
1. Tiệt trùng giữ ở nhiệt độ thấp (LTLT = low temperature long time). Diệt khuẩn ở nhiệt độ 144-149°F trong 30 phút. Đây là phương pháp tiệt trùng ở nhiệt độ thấp nói chung.
2. Tiệt trùng ở nhiệt độ cao (HTLT = high temperature long time). Tiệt trùng ở nhiệt độ trên 167°F hơn 15 phút.
3. Tiệt trùng ở nhiệt cao trong thời gian ngắn (HTST). Tại nhiệt độ 161,6°F khoảng 15 giây. Phương pháp tiệt trùng này được sử dụng khá rộng rãi trên thế giới.
4. Tiệt trùng ở nhiệt cực cao trong thời gian ngắn (UHT). Tại nhiệt độ 248-266°F trong 2 giây (hay tại 302°F trong 1 giây).
Hầu hết phương pháp được sử dụng rộng rãi trên thế giới là tiệt trùng ở nhiệt độ cao trong thời gian ngắn và nhiệt độ cực cao trong thời gian ngắn. Tôi sẽ lặp lại điều này, enzyme rất nhạy cảm bởi nhiệt độ. Chúng bắt đầu phá hủy ở nhiệt độ 118,4°F và chúng hoàn toàn bị phá hủy ở nhiệt độ 239°F. Do đó, sự không lưu tâm về lượng thời gian, khi nhiệt độ đạt đến 266°F, enzyme sẽ hoàn toàn mất đi.
Hơn nữa, số lượng chất béo bị oxi hóa gia tăng nhiều hơn khi ở nhiệt độ cực cao và nhiệt độ thay đổi chất lượng protein trong sữa. Như lòng đỏ trứng gà khi nấu lâu sẽ dễ dàng vỡ ra thành mảnh nhỏ cũng giống như sự thay đổi xuất hiện với protein trong sữa, lactoferrin rất nhạy với nhiệt cũng bị mất.
Bởi vì nó đã bị đồng nhất và tiệt trùng nên sữa bán trong các siêu thị trên thế giới không tốt cho sức khỏe bạn.
Sữa bò trước tiên dành cho con bò. Chất dinh dưỡng được tìm thấy trong sữa bò phù hợp cho sự phát triển của con bò, điều đó cần thiết cho sự phát triển của con bò, không cần thiết cho sự phát triển của con người.
Hơn nữa, trong thế giới tự nhiên, chỉ có con vật uống sữa khi mới sinh ra, không có con vật nào uống sữa khi trưỏng thành, đó là cách tự nhiên làm việc. Chỉ có con người cố tình lấy sữa của loài vật khác đem oxi hóa rồi uống. Điều đó là chống lại quy luật tự nhiên.

Ở Nhật và Mỹ, trẻ em được khuyến khích uống sữa vào bữa ăn trưa, vì họ nghĩ rằng sữa giàu chất dinh dưỡng và tốt cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, nếu ai nghĩ sữa bò và sữa mẹ giống nhau là hoàn toàn sai lầm. Các chất dinh dưỡng được tìm thấy trong sữa bò và sữa mẹ giống nhau như protein, chất béo, lactose, sắt, canxi, phốt pho, natri, kali và vitamin được tìm thấy trong cả hai. Tuy nhiên, chất lượng và số lượng của những chất dinh dưỡng này là hoàn toàn khác nhau.
Thành phần chính protein được tìm thấy trong sữa bò được gọi là “caseine”. Tôi đã đề cập trước đó là protein này rất khó tiêu hóa trong hệ thống đường ruột con người. Hơn nữa, trong sữa bò cũng chứa chất chống oxi hóa lactoferrin giúp cải thiện chức năng hệ thống miễn dịch. Tuy nhiên, số lượng lactoferrin được tìm thấy trong sữa mẹ là 0,15% trong khi sữa bò chỉ 0,01%.
Mỗi đứa trẻ mới sinh khác nhau yêu cầu số lượng và tỷ lệ chất dinh dưỡng cũng khác nhau. Đối với người trưởng thành thì sao?
Cung cấp lactoferrin là một ví dụ. Lactoferrin trong sữa bò phân hủy trong axit dạ dày, vì vậy kể cả nếu bạn uống sữa chưa bị xử lý bởi nhiệt độ, lactoferrin cũng sẽ bị phá hủy trong dạ dày. Điều này cũng giống như lactoferrin được tìm thấy trong sữa mẹ. Một đứa trẻ mới sinh có thể hấp thụ được lactoferrin từ sữa mẹ vì dạ dày của chúng chưa hoàn toàn phát triển và chỉ có rất ít axit được bài tiết trong dạ dày, lactoferrin không bị phá hủy. Nói cách khác, sữa mẹ không dành cho người lớn tuổi.
Một vấn đề khác là mọi người có cùng chung một đặc điểm là không đủ enzyme lactase để phân hủy lactose. Hầu hết mọi người có đủ lượng enzyme này khi còn là một đứa bé ẵm trên tay, nhưng càng lớn sẽ càng giảm. Khi những người này uống sữa, họ kinh nghiệm được triệu chứng tiêu chảy, đó là kết quả của cơ thể không có khả năng tiêu hóa lactose. Những người hoàn toàn thiếu lactase hoặc có ít enzyme thì được xem là không chịu được lactose. Một ít người hoàn toàn không hấp thu lactose, nhưng 90% người châu Á, 75% Hispanics, American Indians, African American, 60% người Mediterranean và 15% người Bắc Âu thiếu lượng enzyme này.
Lactose là một dạng đường chỉ tồn tại trong sữa của loài động vật có *. Sữa chỉ cho đứa trẻ mới sinh, mặc dầu nhiều người trưởng thành thiếu lactase khi họ mới sinh, tất cả những đứa trẻ khỏe mạnh có đủ cho nhu cầu của chúng. Hơn nữa, số lượng lactose trong sữa mẹ là khoảng 7% với sữa bò là 4,5%.
Khi mọi người còn là một đứa trẻ, được bú sữa mẹ giàu lactose, nhưng mất dần enzyme khi họ trưởng thành, tôi tin rằng theo quy luật tự nhiên thì sữa không phải là thứ cho người trưởng thành nên uống.
Nếu đơn giản chỉ vì bạn thích uống sữa, tôi mạnh mẽ đề nghị bạn nên giới hạn hay chỉ uống sữa mà chưa bị đồng nhất và tiệt trùng ở nhiệt độ thấp. Trẻ em và người lớn, nếu ai không thích uống sữa thì đừng nên uống.
“Uống sữa đơn giản là không làm cho cơ thể bạn tốt lên”.
Đối với người Nhật và những người ở nước khác không quen dùng sữa. Ngoài bệnh không dung nạp đường sữa, tôi đã quan sát thấy số bệnh nhân bị vấn đề với đại tràng khó chữa trị như viêm loét đại tràng hay bệnh Crohn, v.v... từ 30 - 40 tuổi ngày càng tăng lên. Những bệnh nan y này có liên quan đến tiêu thụ thực phẩm có nguồn gốc từ động vật như sữa, sản phẩm làm từ sữa, thịt. Sở dĩ có sự nghiên cứu này vì đã có nhiều trường hợp cải thiện triệu chứng sau khi bệnh nhân thay đổi chế độ ăn uống của họ bằng cách giới hạn tiêu thụ thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, chuyển sang chế độ ăn uống bao gồm ngũ cốc nguyên chất, rau củ quả.
Bên cạnh đó, có nhiều trường hợp những người bị bệnh dị ứng như hội chứng khó chịu đường ruột, táo bón mãn tính, phân có mùi thối, viêm da dị ứng, v.v.. làm theo hướng dẫn thay đổi chế độ ăn uống từ thực phẩm có nguồn gốc từ động vật sang chế độ ăn uống hầu như là thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật, thì cho thấy dường ruột của họ dần dần được cải thiện cùng với các triệu chứng cũng được cải thiện mà không dùng thuốc.
Bò là loài ăn cỏ trên đồng. Nhưng trong trang trại nhà máy, chúng được cho ăn bằng thức ăn cô đặc, bao gồm ngũ cấc, đậu không phải là thức ăn chính của chúng. Để tạo ra nhiều sữa, chúng được giữ trong trang trại nuôi bò và không được hoạt động hợp lý. Trong một số trường hợp, chúng được cho ăn bằng thức ăn có nguồn gốc từ động vật như bột cá hay bột sữa gầy. Cho nên, nó giống như cung cấp thức ăn nhiều calo, protein cho đứa trẻ ở nhà. Nếu bạn đặt bản thân mình vào vị trí của chúng, bạn sẽ nghĩ mình bị bệnh nếu sống như vậy. Thực tế, số lượng bò sữa mắc nhiều bệnh khác nhau như bệnh gan nhiễm mỡ, bệnh hậu sản, bệnh viêm *, bệnh rối loạn sinh sản, v.v... đã tăng lên trong 10 - 15 năm qua. Cụ thể, bệnh dạ muối khế lệch chỗ là bệnh chỉ có ở bò sữa cũng đang tăng lên.
Có lẽ nhiều người biết rằng bò tiêu hóa bằng cách nhai lại. Có tất cả bốn dạ dày. Ba dạ dày đầu tiên được xem đã phát triển từ thực quản. Dạ dày đầu tiên là dạ dày lớn nhất thực hiện chức năng phân giải từ từ cỏ khó tiêu hóa, được hỗ trợ bởi những vi sinh vật bản địa và chất lên men. Những chất lên men được tiêu hóa trong bốn dạ dày tiết ra dịch vị, sau đó được chuyển đến đường ruột. Bệnh dạ muối khế lệch chỗ còn gọi là hội chứng chướng khí trong bốn dạ dày do thức ăn cô đặc dư thừa khó tiêu ở dạ dày đầu tiên. Nhiều con bò sữa mất cảm giác thèm ăn và bỏ ăn. Lượng sữa giảm, con vật mắc nhiều loại bệnh khác nhau. Thường giải phẫu được thực hiện ở giai đoạn đầu tiên để đưa bốn dạ dày bị lệch về đúng vị trí của chúng.
Ngoài ra, bò sữa được thụ tinh nhân tạo sau khi chúng sinh chỉ 60 ngày, trong khi chúng vẫn còn tạo ra sữa mẹ.
Hiện tại, nhờ sự tiến bộ trong việc kiểm soát súc vật nuôi, 99% bò bao gồm bò thịt phải trải qua quá trình thụ tinh nhân tạo, mang thai sinh con. Thụ tinh nhân tạo là quá trình bình thường được diễn ra theo ý định của nqười nuôi bò lấy sữa, nhưng tôi cảm thấy rằng chúng ta đang thắc mắc liệu điều này có được thực tiễn chấp nhận hay không.

Sở dĩ tôi lo lắng về vấn đề này vì bò mang thai bị vắt sữa. Chúng ta đã biết rằng sữa từ bò mang thai (sữa thông thường để tiêu thụ) chứa một lượng lớn hoóc môn sinh dục.
Vấn đề về hoóc môn sinh dục của bò mang thai đã được làm rõ thông qua nghiên cứu của Ông Akio Sato là giáo sư danh dự của trường đại học cao đẳng y khoa Yamanashi. Theo Ông Sato, khi bò mang thai hàm lượng hoóc môn sinh dục (hoóc môn estrogen, progestin) tăng lên và di chuyển vào sữa, nó không thể phân hủy được trong quá trình tiệt trùng bằng nhiệt. Nói cách khác, nhiều loại sữa trên thị trường chứa một lượng hoóc môn sinh dục lớn hơn nhiều so với lượng hoóc môn trong sữa từ bò không mang thai.
Hiện tại, số người tiêu thụ lượng sữa lớn nhất là trẻ em từ 7 đến 14 tuổi, mỗi đứa trẻ tiêu thụ 320ml sữa (bao gồm sản phẩm làm từ sữa) mỗi ngày. Người ta cũng đã xác nhận sữa trên thị trường chứa 380 picogram (1 picogram bằng 1 hay lớn hơn 1 phần ngàn tỷ gram) estrone sulfate là một loại hoóc môn sinh dục estrogen. Điều này có nghĩa là trẻ em trước tuổi dậy thì đã uống trung bình 120 nanogram (120.000 picogram) estrone sulfate. Lượng này cao hơn 40 - 100 nanogram hoóc môn sinh dục (estradiol - một loại hoóc môn sinh dục estrogen) mà trẻ em trước tuổi dậy thì tạo ra. Một số phụ huynh đã thúc con uống 1/4 gallon sữa mỗi ngày và nói rằng “sữa sẽ làm cho cơ thể khỏe mạnh”. Sản phẩm làm từ sữa như pho mát, bơ, kem, yaourt, v.v... cũng được tiêu thụ rất nhiều.
Hoóc môn sinh dục chứa trong sữa và các sản phẩm làm từ sữa khác với hóa chất mà chất này hoạt động giống như hoóc môn, hay còn gọi là chất gây rối loạn nội tiết tố. Vì nó là hoóc môn thật nên tác dụng lên cơ thể mạnh hơn nhiều. Tóm lại, do tiêu thụ một lượng lớn sữa mà cho là bổ khỏe nên trẻ em trước tuổi dậy thì được cung cấp một lượng hoóc môn sinh dục dư thừa. Dĩ nhiên, những trẻ em này bao gồm cả bé trai.
Tác dụng của hoóc môn sinh dục dư thừa này lên tinh thần và thể xác của trẻ em như thế nào? Ông Sato đã chỉ ra những trẻ em này thuộc thế hệ bùng nổ dân số đầu tiên ở Nhật Bản đã được nuôi dưỡng bằng sữa ngay trước khi chúng được sinh ra (thông qua mẹ) và chúng có khả năng sinh sản thấp. Ví dụ, tỷ lệ mang thai ở độ tuổi sinh con (15-45) vào năm 2004, ở thế hệ bùng nổ dân số thứ hai thì ở độ tuổi hai mươi, cho thấy giảm 50% so với tỷ lệ ở năm 1973, cách đó hơn 30 năm. Chúng ta không thể nói nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi này là do quan niệm về giá trị sống thay đổi hay do kết hôn muộn. Thực tế, có vấn đề không bình thường về sự vô sinh hay ít tinh trùng. Sữa không thể là nguyên nhân duy nhất cho mọi vấn đề này, nhưng không thể phủ nhận chế độ ăn uống theo phong cách phương Tây bao gồm sữa đã có ảnh hưởng đến sự suy giảm khả năng sinh sản.
Ngoài ra bệnh ung thư ngực, ung thư tuyến tiền liệt ung ung thư buồng trứng, ung thư tử cung, v.v… ở những nước tiền tiến đã tăng lên sau năm 1940-1950 khi bắt đầu tiêu thụ một lượng lớn sửa và sản phẩm làm từ sửa.
Thông qua việc tư vấn và chữa trị cho các bệnh nhân chống bệnh ung thư ngực, ung thư tuyến tiền liệt, tôi xác nhận những bệnh nhân này hằng ngày đã dùng sữa, pho mát, yaourt, v.v...

Khoa học dinh dưỡng ngày nay đã quan niệm trong sự hạn chế sau chiến tranh thế giới, về phía tôi, để làm một cuộc đại tu, tôi đã đưa ra chương trình Shinya Biozyme dựa trên cơ sở dinh dưỡng enzyme hiện đại. Tôi giới thiệu chương trình này cho nhiều người bao gồm những bệnh nhân đã đến phòng khám của tôi. Tôi cho rằng đã đến lúc phải nghiên cứu khoa học dinh dưỡng mới xuất phát từ quan điểm về sức khỏe của mỗi người, hoàn toàn không vì lợi ích kinh tế của những nhà sản xuất thực phẩm.
Cơ thể của bạn được tạo ra để duy trì sự khỏe mạnh và tràn đầy sinh lực bằng cách làm sạch tế bào một cách tự nhiên, sử dụng những enzyme làm trẻ hóa và newzyme của bạn. Phương pháp Biozyme được thực hiện cùng với newzyme có đến 60 nghìn tỷ trong tế hào. Ngay khỉ bạn hiểu được cách để hoạt hóa những enzyme này thì bạn sẽ có một cuộc sống tràn đầy sinh lực và trẻ mãi.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong, anhhat26

Re: Nhân Tố Vi Sinh (The Microbe Factor) - Hiromi Shinya

Postby bevanng » 03 Sep 2018

Chương 03 CUỘC CHIẾN VỚI CÁC VI SINH VẬT


Hơn một trăm năm qua, việc chăm sóc y tế và sức khỏe đang trong cuộc chiến chống lại tự nhiên.
Khi bắt đầu hành nghề trong lĩnh vực giải phẫu và tiêu hóa ở New York vào giữa những năm 1960, tôi có cảm giác là con người giành chiến thắng trong cuộc chiến đó. Bằng thuốc kháng sinh đã trị được tận gốc căn bệnh truyền nhiễm ở người tại mọi lứa tuổi, tiêm chủng đã làm bệnh đậu mùa, uốn ván, bạch hầu, bại liệt, và các bệnh truyền nhiễm đáng sợ khác trở thành vấn đề của quá khứ. Kỹ thuật giải phẫu tốt hơn cho phép các bác sĩ tiếp cận với các bộ phận trên cơ thể, sửa lại hay loại bỏ các cơ quan bị tổn thương, thậm chí thay thế chúng bằng bộ phận nhân tạo.
“Phép mầu nhiệm của y học hiện đại” gần như đã triệt tiêu hết mọi căn bệnh và tuổi thọ trung bình ở thế hệ của tôi tăng lên. Một khía cạnh quan trọng của “phép mầu nhiệm” này là sự chấp nhận rộng rãi của mô hình phòng chống mầm bệnh. Vỉ sinh vật được gọi là mầm bệnh và chịu trách nhiệm cho hầu hết các loại bệnh.
Tiêu diệt hết các mầm bệnh, hay sử dụng kháng thể để tiêu diệt chúng và sống không bị bệnh tật. Đồng thời chúng ta còn biết ngăn chặn các bệnh đáng sợ như bệnh sốt rét, dịch hạch bằng cách tiêu diệt các côn trùng, sinh vật ký sinh gây ra bệnh.
Ngành y tế giành chiến thắng trong cuộc chiến sinh tử bằng chiến thuật “lùng và diệt” mang tính khoa học. Các nhà nghiên cứu tìm ra các vi sinh vật gây bệnh, chế tạo các loại vũ khí để tiêu diệt chúng. Bác sĩ và nhân viên y tế sử dụng các vũ khí này để tiêu diệt “các vi sinh vật gây bệnh” ở bệnh nhân, giúp người bệnh phục hồi và có được sức khỏe tốt.
Cuộc chiến của loài người với vi sinh vật dường như đã đạt được kết quả thành công và bắt đầu tập trung vào chinh phục tất cả các loại bệnh. Chúng ta tuyên bố “cuộc chiến” với bệnh ung thư, tim mạch, bệnh phổi, nhưng sau đó chính chúng ta đã phát hiện không có kẻ thù nào là vi sinh vật gây ra các loại bệnh đó, tiêu diệt để điều trị những căn bệnh này. Thay vào đó, chúng ta đã khám phá ra nhiều căn bệnh gây chết người có liên quan đến chế độ ăn uống nghèo chất dinh dưỡng, ít tập thể dục, hút thuốc, uống rượu bia và những vấn đề khác về phong cách sống. Tranh luận về cuộc chiến chống lại bệnh tật đã thay đổi, đi theo những lời nói của nhân vật trong truyện tranh Pogo của Walt Kelly: “Chúng ta đã gặp được kẻ thù và nó chính là chúng ta”.
Trong lúc đó, một số vi sinh vật chinh phục được đã bắt đầu phản công lại. Chúng ta bắt đầu thấy nhiều loại bệnh cúm không có vắc xin và các hình thức kháng thuốc của bệnh viêm phổi, bệnh lao, các bệnh truyền nhiễm khác. Ở người bắt đầu xuất hiện những vi sinh vật giống như mọi dạng sống khác có khả năng tiến hóa và thích nghi nhanh.
Con người có thể tiếp tục phát triển những loại thuốc mới để chống lại chúng, nhưng cũng sẽ thúc đẩy nhanh quá trình phát triển của các siêu khuẩn mà không thể cứu chữa được. Có lẽ đã đến lúc cho mọi người ngừng suy nghĩ đến cuộc chiến y tế và có phương pháp tiếp cận khác đến sức khỏe của loài người.
Một phương pháp tiếp cận mới có thể sẽ loại bỏ toàn bộ cuộc chiến. Tư duy này làm chúng ta phải đi trên một con đường dài để tìm kiếm sức khỏe, nhưng nó xuất phát từ một bức tranh chưa hoàn thiện về cơ thể con người hoạt động như thế nào.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong, anhhat26

Re: Nhân Tố Vi Sinh (The Microbe Factor) - Hiromi Shinya

Postby bevanng » 03 Sep 2018

Vl SINH VẬT VỚI NĂNG LƯỢNG SỐNG VÀ CHẾT

Tất cả con người được sinh ra trong thế giới được bao quanh bởi những sinh vật sống mà mắt người không thể nhìn thấy, những sinh vật này nắm giữ năng lượng cho cuộc sống của chúng ta. Tôi đang nói về những vi sinh vật rất nhỏ, chỉ nhìn thấy bằng con mắt khoa học, các vi sinh vật luôn luôn tồn tại trong cơ thể. Trên thực tế, chúng sống khắp nơi trên trái đất, tồn tại cả trong và ngoài cơ thể con người.
Một số vi sinh vật không thể tồn tại độc lập, chúng phải sinh sôi nảy nở trong tế bào của cơ thể khác và những vi sinh vật có thể sống độc lập dưới dạng một cơ thể.
Nhóm đầu tiên: vi rút, trùng rận, vi khuẩn ký sinh chlamydia là những vi sinh vật điển hình. Những vi sinh vật này có dặc điểm sống bám vào cơ thể khác để sinh sôi. Có tranh luận rằng liệu nhóm này có thể được phân loại là nhóm có cơ thể; chúng trông giống như loại có cơ thể và loại không có cơ thể. Ví dụ, vi rút không có tế bào, được xem là một đơn vị cơ bản nhất của sự sống.
Nhóm vi sinh vật thứ hai: nhóm có tế bào, có thể sống độc lập. Có hai loại tế bào: prokaryote là nhóm tế bào không nhân và eukaryotic là nhóm tế bào có nhân. Vi khuẩn là một nhóm lớn các vi sinh vật đơn bào prokaryote. Tất cả sinh vật đa bào phức tạp, bao gồm nấm, thực vật, động vật và con người là nhóm có tế bào eukaryotic. Mọi dạng sống có thể nhìn thấy, từ cây cao đến con thú cưng và bản thân chúng ta được hình thành từ cùng loại tế bào phức tạp. Nói cách khác, vi sinh vật có thể có hay không có tế bào.
Mặt dù các vi sinh vật rất nhỏ và chỉ nhìn thấy thông qua kính hiển vi nhưng chúng có thế mạnh về số đông. Hiện tại sự bùng nổ dân số con người là một vấn đề nhưng nó không thể so sánh được với dân số vi sinh vật trên trái đất. Có từ 100 triệu đến 1 tỷ vi sinh vật trong mỗi gam đất màu mỡ và có 100 nghìn tỷ vi sinh vật trong đường ruột con người.
Tất nhiên chúng ta không thể nhìn thấy dân số vi sinh vật vô cùng lớn này vì chúng rất nhỏ. Vi khuẩn có kích thước 1/500-2000 mm, họ nấm men có kích thước 1/5000 mm, vi rút có kích thước 1/10.000-100.000 mm.
Sự tồn tại của một lượng lớn các vi sinh vật hàm ý rằng chúng có khả năng tuyệt vời để thích nghi với sự thay đổi của môi trường. Ví dụ, theo nhiệt độ chúng được phân loại thành: nhóm ưa băng giá sinh sôi dưới 77°F; có loại phát triển ở nhiệt độ ôn hòa từ 77 - 100°F, nhóm ưa nhiệt sinh sôi từ 113 - 176°F, gần đây đã phát hiện những vi sinh vật có thể phát triển ở nhiệt độ cao hơn 194°F. Bên cạnh đó, có loại ưa muối phát triển nhanh ở những nơi có nồng độ muối cao và ưa đường phát triển nhanh ở nơi có nồng độ đường gluco cao, những vi sinh vật ưa môi trường axit với độ pH thấp và ưa môi trường kiềm với độ pH cao, những vi sinh vật kỵ khí có thể sống mà không cần ôxy và những vi sinh vật ưa khí phát triển nhanh trong môi trường thông thoáng. Rõ ràng những vi sinh vật có thể tồn tại trong nhiều môi trường khác nhau.
Chúng ta cùng tồn tại trên hành tinh trái đất có vô số loài vi sinh vật ngày càng sinh sản phát triển xung quanh. Và không thể biết sự thật về thế giới nếu không biết các vi sinh vật. Dưới góc độ quan điểm của con người thì việc sống chung với các vi sinh vật trên hành tinh trái đất có cả mặt xấu và mặt tốt. Nếu nhìn rõ cả hai mặt, chúng ta sẽ hiểu việc con người phát triển như thế nào trên trái đất này.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Nhân Tố Vi Sinh (The Microbe Factor) - Hiromi Shinya

Postby bevanng » 03 Sep 2018

ẢNH HƯỞNG CỦA VI KHUẨN GÂY CHẾT NGƯỜI

Có lẽ bạn không ngạc nhiên rằng con người đã bị đe dọa bởi những căn bệnh do các vi sinh vật gây bệnh tạo ra. Vi rút là ví dụ điển hình.
Vi rút không phải là cấu trúc hữu cơ hay vô cơ, không tự chuyển hóa hay tự sống được, chúng ký sinh trong tế bào của những sinh vật khác, sinh sản trong tế bào của sinh vật chủ. Theo quá trình, chúng hủy hoại những tế bào này, những vi rút mới được sinh ra tiếp tục xâm nhập vào tế bào mới và sinh sôi phát triển. Kết quả làm sinh vật chủ phát nhiều loại bệnh khác nhau, như bệnh cúm, cảm lạnh, đôi khi làm cho sinh vật chủ chết. Nhưng khi sinh vật này chết không ngăn chặn được các vi rút xâm nhập vào sinh vật chủ khỏe mạnh khác và tiếp tục phát triển. Các bệnh truyền nhiễm do những vi rút này gây ra lan tràn khắp nơi còn lại trên thế giới từ thời xưa.
Bệnh cúm do vi rút gây ra có những triệu chứng nghiêm trọng, trong khi bệnh cảm lạnh thường chỉ ảnh hưởng đến mũi và cổ họng. Bệnh cúm do vi rút có thời gian ủ bệnh ngắn, khoảng một tuần sau khi có sự truyền nhiễm ban đầu, sau đó xuất hiện các triệu chứng như sốt, mệt mỏi, đau ở khớp. Hầu hết các bệnh cúm theo mùa không làm chết người nhưng nó là căn bệnh nghiêm trọng gây ra biến chứng như viêm phế quản, viêm phổi, viêm não.
Dịch cúm Tây Ban Nha rất nổi tiếng lan tràn khắp thế giới trong giai đoạn 1918 - 1920. Ở thời điểm này, không ai biết đó là căn bệnh do vi rút gây ra, khoảng 30% dân số thế giới bị nhiễm bệnh. Ở Mỹ, có 500.000 - 675.000 người chết; trên toàn thế giới, số người chết ước tính từ 50 - 100 triệu người. Gần đây chúng ta bị tấn công bởi các bệnh khác liên quan đến vi rút. Bên cạnh bệnh cúm, AIDS (hội chứng suy giảm miễn dịch) làm hủy hoại toàn bộ chức năng miễn dịch của cơ thể, SARS (hội chứng hô hấp cấp tính nặng) hoành hành ở Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan và cúm dạ dày đã ảnh hưởng đến hơn 10 triệu người trong năm 2006. Trong các loại bệnh cúm năm 2004, bệnh truyền nhiễm cúm gia cầm lần đầu tiên được xác nhận tại Nhật trong 80 năm, các nhà nuôi gia cầm phải vứt bỏ một lượng lớn chim bị nhiễm bệnh. Năm 2009 và 2010, vi rút H1N1 (Cúm lợn) lan tràn khắp nơi trên toàn cầu. Bệnh đậu mùa và bệnh sởi là các bệnh truyền nhiễm do vi rút gây ra. Hiện tại, các bệnh này được xem như không còn nữa nhưng chúng từng là mối đe dọa của nhiều người.
Thách thức của hầu hết các bệnh liên quan đến vi rút là chúng ta biết rất ít về những thông tin quan trọng như chu kỳ, thời điểm của bệnh, cách lây nhiễm. Hơn nữa, chúng ta chưa tìm được giảỉ pháp chắc chắn để đối phó lại các loại bệnh liên quan đến vi rút hay sự lây lan của chúng.
Kiến nghị là tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh cúm, nhưng vì vi rút cúm biến đổi rất nhanh nên không có biện pháp chắc chắn để đối phó.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Nhân Tố Vi Sinh (The Microbe Factor) - Hiromi Shinya

Postby bevanng » 03 Sep 2018

VI SINH VẬT VÀ LỊCH SỬ LOÀI NGƯỜI

Vi sinh vật gọi là mầm bệnh không giới hạn ở vi rút. Bệnh lao, dịch tả, dịch hạch, bệnh lỵ, giang mai và bệnh uốn ván là những bệnh truyền nhiễm do vi sinh vật gây ra. Bên cạnh đó, trùng rận và vi khuẩn chlamydia cũng là các vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm.
Những bệnh truyền nhiễm này ảnh hưởng nghiêm trọng đối với lịch sử loài ngoài. Cái Chết Đen là đại dịch lan tràn khắp châu Âu vào giữa thế kỷ XIV. Bây giờ mới biết chính những con bọ chét mang trực khuẩn gây bệnh dịch hạch tạo ra sự truyền nhiễm này, 1/3 dân số của 100 triệu người châu Âu hay 30 triệu người đã mất mạng trong đại dịch này.
Triệu chứng của bệnh truyền nhiễm mang vi rút gây chết người thay đổi khác nhau. Bệnh dịch hạch gây sốt cao, làm sưng tuyến bạch huyết. Bệnh dịch hạch thể nhiễm trùng huyết làm nổi những nốt hạch đen (xuất huyết), bệnh dịch hạch phổi gây ra chứng viêm phổi, v.v... Bệnh dịch lặp lại theo chu kỳ hàng trăm năm. Vào giữa thế kỷ XIX, bệnh dịch hạch làm chết gần 12 triệu người ở Trung Quốc và Ấn Độ.
Bạn có thể cho đây là căn bệnh của quá khứ nhưng nó chưa triệt tận gốc và được chứng minh thông qua cái chết của 50 người ở Ấn Độ vào năm 1994. Thực tế, có một số nước ở châu Phi và Nam Mỹ đã được WHO (Tổ chức Y tế Thế giới) chỉ định là khu vực nhiễm bệnh dịch.
Bệnh sốt phát ban do trùng rận cũng đã gây ra nhiều bệnh dịch khác trong lịch sử. Napoleon đã chiếm được châu Âu nhờ vào cơn bão nhưng buộc phải rút quân không phải vì cái lạnh khó chịu của mùa đông mà vì sự lan tràn của bệnh sốt phát ban trong đội quân của ông.
Bệnh đậu mùa và các bệnh truyền nhiễm khác gây ra các bệnh dịch đã tàn phá thổ dân châu Mỹ sau khi tiếp xúc lần đầu tiên với người châu Âu. Gần đây các nhà nhân loại học đã kết luận rằng 85 - 90% thổ dân châu Mỹ đã chết vì các vi sinh vật do người châu Âu mang đến, nhân tố quan trọng nhất trong cuộc khai hóa văn minh bản địa.
Trong vô số trường hợp, bệnh truyền nhiễm đã làm thay đổi lịch sử. Phương pháp tiêm vắc xin ngăn ngừa bệnh đậu mùa của một bác sĩ người Anh, Edward Jenner trở nên nổi tiếng khắp thế giới. Do đó số người bị nhiễm bệnh giảm dần và hiếm có ai bị bệnh này vào cuối Chiến tranh thế giới thứ II. Trường hợp chẩn đoán bị bệnh đậu mùa sau cùng là ở Somalia vào năm 1977. Đây là lý do vì sao bệnh đậu mùa là căn bệnh truyền nhiễm duy nhất mà con người đã triệt tận gốc.
Bệnh sởi - căn bệnh truyền nhiễm do vi rút sởi gây ra là căn bệnh phổ biến thời thơ ấu. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đã sống sót trong cộng đồng nhiễm bệnh, chúng sẽ không bị nhiễm bệnh trong quãng thời gian còn lại của cuộc đời. Một số người lớn không còn mắc bệnh ở trẻ sơ sinh và không chết vì bệnh dịch sởi xuất hiện lại trên thế giới.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Nhân Tố Vi Sinh (The Microbe Factor) - Hiromi Shinya

Postby bevanng » 03 Sep 2018

THUỐC KHÁNG SINH CÓ THỂ TIÊU DIỆT TẬN GỐC MẦM BỆNH HAY KHÔNG?

Tiêm vắc xin có thể giúp ngăn ngừa bệnh sởi nhưng không phải là cách chữa trị. Tỷ lệ chết đã nhanh chóng giảm xuống nhưng gần đây số người lớn bị nhiễm bệnh này đã tăng lên. Trong năm 2007, bệnh dịch sởi tấn công các trường phổ thông và cao đẳng ở Nhật Bản, hơn 100 trường học buộc phải đóng cửa.
Vì sao có quá nhiều thanh niên bị mắc bệnh sởi? Lúc đó, được giải thích rằng những người bị nhiễm bệnh không được tiêm vắc xin phòng bệnh sởi ngay từ thời thơ ấu. Tuy nhiên, một cuộc điều tra toàn diện cho thấy một số người đã được tiêm vắc xin ngừa bệnh nhưng cũng là nạn nhân.
Khi tiêm vắc xin ngừa bệnh sởi, các vi rút gây bệnh sởi bị suy yếu, thuốc kháng sinh tạo ra khó khăn cho quá trình nhiễm bệnh. Phương pháp này giúp tạo ra cơ chế miễn dịch và tăng cường sức đề kháng của người bị nhiễm bệnh, từ đó giúp người bệnh vượt qua cơn bệnh.
Ở Mỹ và châu Âu, xu hướng tiêm vắc xin ngừa bệnh sởi hai lần; tiêm lần một khi trẻ sơ sinh được một tuổi và lần hai trước khi đứa trẻ học tiểu học. Mỹ đã áp dụng phương pháp tiêm vắc xin hai lần này vào năm 1970, đã đạt được kết quả tỷ lệ mắc bệnh sởi nhanh chóng giảm xuống. Nhờ tăng gấp đôi số lần tiêm vắc xin, sức đề kháng tăng lên và khó bị mắc bệnh sởi.
Căn cứ vào kết quả này, tiêm vắc xin rất có hiệu quả. Tuy nhiên, tôi cho rằng điểm quan trọng đã bị bỏ qua. Nếu chúng ta nhìn thế giới tự nhiên dưới dạng một chuỗi hệ thống liên đới thì có thể nhận thấy một phương pháp tiếp cận khác đối với bệnh tật bền vững và hiệu quả hơn.
Để hiểu phương pháp tiếp cận này cần thiết phải đặt câu hỏi “gốc rễ của năng lượng sống hỗ trợ cho con người là gì?”. Tuy nhiên, trước khỉ trả lời câu hỏi này, chúng ta hãy xem lại y học hiện đại đã đối phó với bệnh truyền nhiễm như thế nào.
Nỗ lực đầu tiên mà cơ sở y tế cam kết là “xác định rõ nguyên nhân”. Vào giữa thế kỷ XIX, Louis Pasteur đến từ Pháp và Robert Koch đến từ Đức đã chế tạo ra công nghệ nuôi vi sinh vật. Việc này đã giúp phát hiện ra hàng loạt các trực khuẩn như trực khuẩn lao, dịch tả, thương hàn, v.v... Các nhà nghiên cứu người Nhật cũng rất tích cực trong lĩnh vực này. Tại cùng thời điểm đó, Shibasaburo Kitasato đã phát hiện ra trực khuẩn uốn ván và trực khuẩn dịch hạch. Yoshi Shiga đã phát hiện ra bệnh lỵ trực khuẩn. Nếu loại bỏ các mầm bệnh này ra khỏi cơ thể thì có thể ngăn chặn được bệnh truyền nhiễm. Theo ý tưởng này, thuốc kháng sinh được phát minh.
Thuốc kháng sinh đầu tiên là Pênixilin được phát minh bởi nhà vi khuẩn học người Anh Alexander Fleming, từ những chất trong nấm mốc màu xanh. Đây là sự nỗ lực để ngăn chặn vi sinh vật gây ra mầm bệnh bằng cách sử dụng vi sinh vật khác (nấm mốc màu xanh). Cùng với việc sản xuất hàng loạt pênixilin, tỷ lệ tử vong do bệnh truyền nhiễm giảm xuống nhanh chóng, tạo ra cảm giác tuyệt vời với lời công bố “Sự khám phá vĩ đại nhất trong thế kỷ XX”; “Cuộc cách mạng về y tế”; v.v... và sau đó có nhiều nghiên cứu khác nhau về thuốc kháng sinh.
Nhiều nhà nghiên cứu đã hy vọng và tin rằng việc phát minh ra thuốc kháng sinh giúp chinh phục hoàn toàn các bệnh truyền nhiễm ở người. Con người mất gần một thế kỷ mới bắt đầu tỉnh mộng, một loại vi khuẩn kháng sinh mới xuất hiện thì một loại thuốc kháng sinh mới chống lại vi khuẩn đó được phát minh. Cái vòng luẩn quẩn tiếp tục diễn ra.
Ngày nay thế giới đang đối diện với một câu hỏi mới: Khái niệm chống lại các mầm bệnh bằng thuốc kháng sinh có còn hợp lý nữa không? Chúng ta không phải đang nuôi siêu vi khuẩn chống lại mọi kháng sinh đúng không?
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Nhân Tố Vi Sinh (The Microbe Factor) - Hiromi Shinya

Postby bevanng » 03 Sep 2018

MỘT PHƯƠNG PHÁP KHÁC ĐỂ KIỂM SOÁT BỆNH TRUYỀN NHIỄM

Hàng trăm năm qua, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra nhiều mầm bệnh. Tuy nhiên, những mầm bệnh đã phát hiện chỉ chiếm một phần nhỏ trong vô số vi sinh vật trên thế giới. Thậm chí thuốc kháng sinh có hiệu quả chống lại một căn bệnh truyền nhiễm nhất định được phát minh ra chỉ bằng một giọt nước trong đại dương nơi các vi sinh vật đang hoạt động. Chắc chắn thuốc kháng sinh là sự tiến bộ lớn trong lĩnh vực chăm sóc y tế, nhưng chúng không phải là câu trả lời đầy đủ cho các căn bệnh truyền nhiễm. Trong thực tế, chúng ta không hiểu biết hết về thế giới vi sinh vật này.
Chúng ta không nên quên con người là một phần của tự nhiên và đang sống trong phạm vi của quy luật tự nhiên. Nếu không tôn trọng và khiêm tốn trước sức mạnh của nó, thì bất cứ loại thuốc nào sản xuất ra cũng chỉ là giải pháp tình thế. Cuộc đua không ngừng giữa vi khuẩn và thuốc kháng sinh chỉ là một ví dụ của sự thật này.
Việc điều trị bệnh lao thì khác, nó đã tăng lên trong những năm qua, bệnh truyền nhiễm giết người này do trực khuẩn lao gây ra. Đến năm 1950, bệnh lao là nguyên nhân hàng đầu gây chết người ở Nhật Bản. Sau cuộc chiến dẫn đến việc sử dụng rộng rãi thuốc kháng sinh như streptomycin, số bệnh nhân bị bệnh lao phổi giảm xuống nhanh chóng. Có một khoảng thời gian bệnh lao được xem là “căn bệnh của quá khứ”. Tuy nhiên, gần đây số người bị bệnh truyền nhiễm tăng lên lại, đặc biệt là người già và thanh niên.
Để đối phó với trường hợp này, vắc xin BCG (Bacillus Calmette - Guerin) đã được kiến nghị sử dụng tại Nhật Bản, chứ không phải ở Mỹ nơi mà hiện tại có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm này thấp. Thậm chí việc tiêm vắc xin này không mang lại hiệu quả 100%. Khi một người mắc bệnh lao, trực khuẩn lao vẫn còn trong phổi của anh ta, vì hiệu quả của việc tiêm vắc xin giảm xuống, sức đề kháng của bệnh nhân bị suy yếu, nên đã có các trường hợp trực khuẩn lao lan truyền đi một cách đột ngột và gây ra bệnh nhanh. Một số người cho rằng bệnh lao tăng lên gần đây là do thay đổi hiệu quả của tiêm vắc xin, nhưng tôi tự hỏi liệu đây có phải là câu trả lời duy nhất.
Vi khuẩn gọi là trực khuẩn lao được phát hiện trong tự nhiên, có lẽ nhiều người trong chúng ta đã bị nhiễm trực khuẩn lao mà không hề hay biết, nhiễm trực khuẩn không có nghĩa là bị bệnh. Theo thống kê cho thấy 1 trong 10 người bị nhiễm trực khuẩn lao biểu hiện nhiều triệu chứng, nhưng họ chỉ bị ảnh hưởng nhẹ. Tuy nhiên, hàng năm có hơn 2.000 người chết do bệnh lao.
Giữa những cá nhân nhiễm trực khuẩn lao khác nhau ở chỗ nào? Sự khác nhau ở sức đề kháng (khả năng miễn dịch) của mỗi cá nhân.
Hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh. Điều này không giới hạn ở bệnh lao mà còn áp dụng cho tất cả các loại bệnh truyền nhiễm khác. Chắc chắn việc nỗ lực để tiêu diệt các mầm bệnh sẽ kết thúc trong cuộc đua mà con người sẽ thất bại. Cách duy nhất để chiến thắng bệnh tật là tăng cường hệ miễn dịch của mỗi chính chúng ta.
Số người mắc bệnh lao ngày càng tăng lên là dấu hiệu cho thấy sức đề kháng bị suy giảm, làm dễ mắc tất cả các loại bệnh. Ngoài việc dùng thuốc kháng sinh để chống lại các vi sinh vật, không còn giải pháp chăm sóc y tế nào phù hợp hơn với quy luật tự nhiên đúng không? Sự nghiên cứu về cách phòng bệnh chắc chắn là một phần để trả lời cho câu hỏi này.
Khi bạn theo dõi lịch sử loài người, sẽ thấy tổ tiên chúng ta phải đương đầu với môi trường khắc nghiệt, cuộc sống vất vả, đôi khi không đủ chỗ để tránh lạnh, tránh nóng, cảnh nghèo nàn, điều kiện sống dơ bẩn và mất đi tính thuần phong mỹ tục. Thậm chí bây giờ ở một số nước tuổi thọ trung bình chỉ 30 tuổi. Vào thời đại Meiji ở Nhật Bản, cả nam và nữ trung bình chỉ sống đến cuối độ tuổi ba mươi. Nhưng tuổi thọ trung bình ở Nhật Bản đã tăng hơn gấp dôi, bây giờ được gọi là nước có tuổi thọ cao nhất trên thế giới, thậm chí tuổi thọ ở Mỹ còn thấp hơn nhiều.
Lý do của vấn đề này là gì? Có phải do sự tăng trưởng kinh tế trong quá trình hiện đại hóa hay không?
Vào thời đại Edo ở Nhật Bản, từ 1603 - 1868 là thời đại hoàng kim, không có nghèo đói tràn lan, cuộc sống văn hóa phát đạt, trồng trọt là phổ biến. Nói cách khác, đó là thời đại thịnh vượng về mặt kinh tế hơn ngày nay. Tuy nhiên, tuổi thọ trung bình ngắn hơn nhiều.
Lý do thật đơn giản. Tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh do các bệnh như đậu mùa hay sởi rất cao. Đây quả thật là một tình huống đáng thương, nhưng nếu bạn có cái nhìn khác, những đứa trẻ sống sót là nhờ vào khả năng miễn dịch chống nhiễm nhiều bệnh. Nói cách khác, những cá nhân sống sót đến tuổi trưởng thành là những người được lựa chọn, họ khỏe mạnh và năng lượng hơn chúng ta ngày nay. Khi những căn bệnh giết người nhẫn tâm loại bỏ những cơ thể yếu đuối thì tự nhiên đã nuôi dưỡng những người có khả năng kháng bệnh.
Nói tuổi thọ trung bình là ba mươi không có nghĩa là mọi người chết ở độ tuổi ba mươi, đó là số tuổi thọ đạt được bằng cách tính trung bình số tử vong ở trẻ sơ sinh với tuổi thọ của những người sống đến tuổi trưởng thành. Ngày nay có một số lượng lớn người sống trong độ tuổi bảy mươi, tám mươi, trong đó có nhiều người già nhất khỏe mạnh hơn. Nếu không nhìn thấy số tuổi thọ trung bình, chúng ta sẽ không hiểu được sức mạnh thể chất của những người lớn còn sống.
Trong cuộc sống với tốc độ hiện đại hóa nhanh, chúng ta có nhiều thuận lợi. Vì cơ sở hạ tầng như hệ thống thoát nước thải, vệ sinh công cộng đã được nâng cấp nên các bệnh truyền nhiễm lan tràn trong môi trường không vệ sinh đã giảm bớt. Sự hoành hành của bệnh dịch ở châu Âu vào thời trung cổ một phần là do môi trường, người châu Âu không có nhà vệ sinh, họ đổ chất thải vào mương thoát nước bên cạnh nhà và uống nước từ các con sông chứa nước bẩn, nhiều loài gặm nhấm trong môi trường này đã mang trực khuẩn gây hại đến nơi khác, những căn bệnh gây chết người đã lan truyền rất nhanh.
Bên cạnh xây dựng hệ thống vệ sinh y tế công cộng, thuốc kháng sinh và tiêm vắc xin trở nên phổ biến sau Chiến tranh thế giới thứ II nên số người mắc bệnh truyền nhiễm giảm xuống nhanh chóng. Tuy nhiên, chúng ta đạt được tuổi thọ cao theo phương pháp này là nhờ nhiều người đáng lẽ chết từ lúc còn sơ sinh hay thơ ấu đã được cứu sống. Mặc dù hệ miễn dịch yếu hơn làm cho họ dễ mắc bệnh truyền nhiễm chết người nhưng họ đã ở trong tình huống ngược lại. Những người khác đáng lẽ đã vượt qua cơn bệnh và tạo ra được khả năng miễn dịch nhưng vẫn dễ mắc bệnh ở độ tuổi trưởng thành vì họ chưa bao giờ có cơ hội đương đầu với một số vi sinh vật nhất định để tạo ra kháng thể cần thiết.
“Những người nước ngoài” đi qua các nước ở phía nam biên giới và được cảnh báo không nên uống nước ở đó vì nó chứa nhiều vi khuẩn có thể làm cho họ bị tiêu chảy. Mặc dù vậy, người bản xứ ở nơi đây uống và nấu ăn với nước này nhưng ít hoặc không bị bệnh. Điều này là do họ đã quen dùng, tiếp xúc đi tiếp xúc lại với vi khuẩn trong nước từ thời còn sơ sinh và đã phát triển được khả năng miễn dịch chống lại bệnh.
Dường như điều kiện vệ sinh cùng với y học hiện đại được cho là chống những căn bệnh truyền nhiễm nhưng thực tế đã làm cho chúng ta yếu và dễ bị bệnh hơn. Việc con người dễ bị nhiễm bệnh là do hậu quả ngoài mong muốn của tiến bộ y học. Mỗi chúng ta đều mong muốn không phải chịu đựng những cơn đau và cái chết do bệnh tật gây ra.
Dĩ nhiên, chúng ta không cần phải từ bỏ những thuận lợi do sự văn minh, hiện đại hóa mang lại, không ai muốn quay lại những ngày làm mất đi những đứa trẻ thân yêu do bệnh truyền nhiễm gây ra. Chúng ta nên biết ơn và thừa hưởng sự sung túc có được. Đồng thời nên học lại sự uyên thâm của người xưa về điều quan trọng nhất có thể làm cho bản thân, gia đình, cộng đồng là phát triển một cơ thể khỏe mạnh có khả năng miễn dịch cao. Tổ tiên đã chinh phục được đói nghèo và thách thức của chúng ta là lấy lại sức mạnh tự nhiên của chính cơ thể.
Bí quyết để đạt được điều này nằm ở phong cách sống hằng ngày, là trong sức khỏe của đường ruột. Chúng ta có thể sống đến tuổi già với sức khỏe và sinh lực tuyệt vời nếu có đường ruột khỏe.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Nhân Tố Vi Sinh (The Microbe Factor) - Hiromi Shinya

Postby bevanng » 03 Sep 2018

MÓN QUÀ CỦA CÁC VI SINH VẬT

Mặc dù y học hiện đại tiến hành cuộc chiến chống lại các vi sinh vật gây bệnh làm chết người. Nhưng nhìn chung, chúng ta phải hiểu rằng vi sinh vật là bạn. Trong thực tế, nếu không có chúng thì không thể trồng, tiêu hóa và chuyển hóa thực phẩm.
Có mối quan hệ không thể tách rời giữa đường ruột và các vi sinh vật. Khi giải thích hoạt động của vi khuẩn trong cơ thể, thường chia vi sinh vật đường ruột thành nhóm “vi khuẩn có lợi” và “vi khuẩn có hại”. Tuy nhiên, hầu hết hệ vi sinh vật đường ruột là vi khuẩn trung gian, vi sinh vật cơ hội không nằm trong cả hai nhóm phân loại này.
Tỷ lệ vi khuẩn trong đường ruột của con người khoảng 20% vi khuẩn có lợi, 30% vi khuẩn có hại, và 50% còn lại là vi khuẩn trung gian. Vi khuẩn chủ yếu góp phần vào việc kiểm soát môi trường đường ruột là vi khuẩn trung gian, vì khi tỷ lệ vi khuẩn có hại tăng lên do ăn uống bất thường và các thói quen ăn uống không tốt khác thì vi khuẩn trung gian bị đẩy vào khu vực vi khuẩn có hại và đa số vi khuẩn đường ruột là vi khuẩn có hại, phân hủy thức ăn không tiêu hóa, tạo ra khí độc. Trong môi trường này, đường ruột bị hủy hoại và nhiều căn bệnh khác nhau bắt đầu xuất hiện.
Mặc khác, khi tỷ lệ vi khuẩn có lợi tăng lên, vi khuẩn trung gian đồng hành cùng với vi khuẩn có lợi. Do đó có vô số vi khuẩn có lợi sống trong đường ruột, sớm tạo ra môi trường đường ruột ổn định. Qua thời gian, đường ruột trở nên sạch. Con người có thể hưởng một cuộc sống lâu và khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần.
Bạn có thể xem vi khuẩn trung gian này là cử tri dao động trong cuộc bầu cử.
Thực tế, tôi phân chia vi khuẩn đường ruột thành “vi khuẩn có lợi” và “vi khuẩn có hại” để tiện lợi cho việc mô tả. Hãy nhớ rằng, đa số vi khuẩn sống trong đường ruột của con người là vi khuẩn ở trong khu vực xám - vi khuẩn trung gian - không tốt mà cũng không xấu. Chúng sẽ trở thành vi khuẩn có lợi hoặc vi khuẩn có hại khi có sự thay đổi nhẹ trong môi trường. Vậy thì người bỏ phiếu dao động thật sự là bạn.
Bạn hỗ trợ vi khuẩn có lợi trong đường ruột như thế nào để có một cuộc sống khỏe mạnh? Sức khỏe không phải là vấn đề hủy hoại tất cả vi khuẩn có hại trong đường ruột, mà sống và ăn uống theo cách để ngăn chặn vi khuẩn trung gian trở thành “vi khuẩn có hại”. Cách duy nhất để làm điều này là ăn thực phẩm lên men.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Nhân Tố Vi Sinh (The Microbe Factor) - Hiromi Shinya

Postby bevanng » 04 Sep 2018

SỰ LÊN MEN

Vi khuẩn làm cho thức ăn bị hư, nhưng có thể sử dụng chúng như là chất bảo quản, con người đã biết làm thứ này từ thuở sơ khai của lịch sử loài người bằng cách sử dụng vi khuẩn lên men. Thực phẩm và đồ uống lên men đã được tìm thấy trong văn hóa ẩm thực trên thế giới.
Vi khuẩn sữa là một loại vi khuẩn có lợi điển hình trong đường ruột con người. Nó cũng là vi khuẩn cần thiết để lên men sữa chua hay pho mát và để làm tương miso Nhật Bản (Tương đậu nành), nước tương, dưa chua, giấm. Mặc dù toàn bộ những thực phẩm này được lên men bằng cách sử dụng cùng một nhóm vi khuẩn sữa nhưng có sự khác biệt lớn giữa sữa chua, pho mát được làm từ sữa của động vật, trong khi tương miso, tương đậu nành được làm từ thực vật. Vi khuẩn sữa trong giấm dùng làm món dưa bắp cải tạo ra axit sữa ngăn cản sự tăng trưởng của những vi sinh vật khác. Trong quá trình làm tương miso, nước tương đậu nành, không chỉ vi khuẩn sữa mà còn những vi sinh vật khác như khuẩn koji và nấm men cũng được sử dụng. Trong nhóm đậu nành, natto được làm từ trực khuẩn natto là thực phẩm lên men quen thuộc của người Nhật cho dù nó không là khẩu vị của tất cả mọi người. Quá trình lên men bổ sung thêm chất dinh dưỡng làm cho thực phẩm ngon hơn, dễ tiêu hóa hơn.
Ngoài việc ứng dụng quá trình lên men để bảo quản thực phẩm thì thực phẩm lên men rất tốt cho sức khỏe. Để hiểu vấn đề này, chúng ta hãy xem quá trình lên men. Đường gluco, protein và hidrat cacbon trong thực phẩm do các vi sinh vật phân hủy trong quá trình lên men tạo ra các thành phần có lợi cho cơ thể con người.
Đường ruột - một bộ phận của cơ thể, có được lợi ích từ thực phẩm lên men, vì nó giúp cho vi khuẩn có lợi sinh sôi trong đường ruột. Ví dụ, khi vi khuẩn sữa - một vi khuẩn có lợi điển hình vào trong đường ruột, pH bên trong đường ruột chuyển thành axit ngăn cản quá trình sinh sản của vi khuẩn không thể sống trong môi trường axit. Các vi khuẩn này rất nguy hiểm, chúng tạo ra những chất có mùi như amoniac, hidro sunfua, do đó chúng được gọi chung là vi khuẩn có hại. Nhờ tăng cường hoạt động của vi khuẩn có lợi mà vi khuẩn có hại mất đi khả năng, nên môi trường trong đường ruột được cải thiện.
Hoạt động của các vi sinh vật cũng là một phần quan trọng trong mối quan hệ giữa đường ruột và chức năng miễn dịch. Có nhiều tế bào miễn dịch khác nhau (như đại thực bào, tế bào bạch huyết và bạch cầu trung tính) đang hoạt động trong đường ruột. Chúng bảo vệ cơ thể tránh những mầm bệnh. Vi khuẩn có lợi như vi khuẩn sữa kích hoạt các tế bào miễn dịch này, đây là lý do vì sao khả năng miễn dịch của chúng ta giảm xuống khi đường ruột ở trong tình trạng kém.
Hai phần ba tế bào miễn dịch trong cơ thể tập trung ở đường ruột là bộ phận quan trọng nhất của hệ tiêu hóa. Khi môi trường đường ruột bị rối loạn, trong tình trạng kém, nhiều vấn đề xảy ra vượt ngoài phạm vi sức khỏe của đường ruột. Nếu không có giải pháp cải thiện sức khỏe đường ruột thì khả năng miễn dịch và năng lượng sống bị suy yếu, làm dễ bị bệnh ung thư, các bệnh liên quan đến phong cách sống, bệnh truyền nhiễm, rối loạn liên quan đến dị ứng và nhiều vấn đề khác.
Những người có chế độ ăn chính bao gồm thịt, sữa, thức ăn kém dinh dưỡng mà không có lượng thực phẩm lên men phải có sự chú ý đặc biệt. Theo kinh nghiệm lâm sàng của tôi trong nhiều năm, những người không chú ý đến sức khỏe đường ruột, tiếp tục chế độ ăn uống không lành mạnh là những người bị mất năng lượng, khả năng chịu đựng và biểu hiện ngày càng nhiều các dấu hiệu của bệnh tật khi họ có tuổi. Giá trị của việc tiêu thụ thực phẩm lên men hằng ngày tăng lên, thực phẩm lên men không thể thiếu trong quá trình bổ sung enzyme là bí quyết về sức khỏe con người. Cuốn sách của tôi “The Enzyme Factor” giải thích vì sao nhân tố enzyme rất quan trọng và ứng dụng chương trình tăng cường enzyme mà tôi gọi là chương trình Shinya Biozyme bao gồm những kiến nghị về chế độ ăn uống, dinh dưỡng và phong cách sống. Tôi sẽ giải thích chi tiết hơn chương trình Shinya Biozyme trong phần hai của cuốn sách này, nó sẽ giúp bạn hiểu về sinh vật học làm cho Biozyme có tác động mạnh đến sức khỏe của bạn.
Tóm lại, enzyme là chất protein, tham gia vào mọi hoạt động sống. Hiện tại, theo kiến thức chung, enzyme vừa đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa thức ăn, vừa tham gia vào quá trình hô hấp, chuyển hóa, đào thải và giải độc. Enzyme đóng vai trò như chất xúc tác trong các phản ứng hóa học cần thiết cho cơ thể sống. Trong y học hiện đại và khoa học dinh dưỡng, có thể không nhận biết hết tầm quan trọng của enzyme. Sự thật cho dù chúng ta có thể nhận được bao nhiêu chất dinh dưỡng từ thức ăn đi nữa thì cũng không thể duy trì được năng lượng nếu không có đủ enzyme. Đây là lý do vì sao tôi gọi enzyme là nguồn năng lượng sống.
Có từ 3.000 đến 5.000 loại enzyme trong cơ thể con người. Hiện tại, điểm mấu chốt của “nhân tố vi sinh” đối với sức khỏe con người: đa số các emyme là do các vi khuẩn đường ruột tiết ra. Khi môi trường đường ruột bị rối loạn cùng với việc sản sinh của vi khuẩn có hại, sự tăng trưởng của các enzyme quan trọng bị suy giảm.
Thực phẩm lên men chứa một lượng lớn enzyme. Do đó, bạn có thể bổ sung enzyme vào cơ thể mình bằng cách tiêu thụ những thực phẩm này. Enzyme được tìm thấy trong thực phẩm lên men này được tiêu hóa, thấm vào cơ thể, được thủy phân thành những liên kết peptid và amino axit.
Theo lý thuyết của tôi, những enzyme thủy phân này kết hợp lại thành enzyme gốc “thần kỳ” và là chất cơ bản để sản sinh những enzyme khác trong cơ thể.
Mọi hoạt động diễn ra trong đường ruột thông qua vi khuẩn, enzyme và tế bào miễn dịch để duy trì nuôi dưỡng sức khỏe có mối liên hệ mật thiết với nhau. Đây là lý do vì sao nói bí quyết để khỏe mạnh từ đầu đến chân và tràn đầy sinh lực là cải thiện môi trường đường ruột. Biết được điều này, tôi tin rằng vai trò của thực phẩm lên men tuyệt vời hơn rất nhiều so với sự nhận biết chung chung. Chúng giúp tăng cường sức khỏe bằng cách bổ sung vi khuẩn có lợi vào đường ruột, làm tăng hệ miễn dịch, do đó chúng ta ít sử dụng biện pháp khác để tiêu diệt vi khuẩn “có hại” bằng thuốc kháng sinh.
Tuy nhiên, trong hệ thống sản xuất phân phối thực phẩm ở thế kỷ XXI, lợi ích của sản phẩm lên men truyền thống đã mất đi rất nhiều. Những thực phẩm lên men hiện nay trong siêu thị lên men trong thời gian ngắn vì chúng được sản xuất hàng loạt, người sản xuất sử dụng thêm nhiều chất phụ gia khác nhau như chất xúc tác lên men, chất bảo quản tổng hợp, màu nhân tạo, gia vị có hóa chất,... Bên cạnh đó, cây lương thực bị phun thuốc trừ sâu hay bón phân hóa học. Tương miso hay tương đậu nành là thực phẩm lên men chỉ theo tên gọi mà thôi vì chúng được sản xuất hàng loạt từ đậu nành bị phun một lượng lớn thuốc trừ sâu. Bạn không thể mong đợi đạt được lợi ích sức khỏe từ thực phẩm này. Nếu tiêu dùng thực phẩm này hằng ngày thì có thể gây tác dụng bất lợi cho cơ thể của bạn.
Thực tế, giữa “tốt” và “xấu”, những phán xét của chúng ta dành cho sinh vật cực nhỏ đã đánh lừa chính chúng ta. Vi khuẩn không tốt mà cũng không xấu, chúng chỉ là một phần của thế giới tự nhiên. Thậm chí những vi khuẩn gọi là “có hại” vẫn đóng một số vai trò có ích trong những trường hợp nhất định. Trong quá trình tạo ra không gian cho tốt và xấu tồn tại, chúng ta có thể nhận thấy chức năng của đường ruột có liên hệ mật thiết như thế nào đối với thế giới tự nhiên.
Không giống như vi khuẩn, vi rút không được phân loại là vi rút có lợi hay vi rút có hại, toàn bộ vi rút là có hại vì chúng đe dọa sự tồn tại của con người. Tuy nhiên, nếu xem chúng là “xấu”, chúng ta không có giải pháp nào khác hơn ngoài việc tìm cách tiêu diệt hết vi rút, như thể thế giới tự nhiên là kẻ thù. Con người không thể tìm ra con đường đi đến sức khỏe bằng cách tiêu diệt toàn bộ sinh vật sống.
Chúng ta đã phát minh ra nhiều loại thuốc như thuốc kháng sinh để chữa bệnh, nhưng không thể nói điều này đã giúp cải thiện được tình hình sức khỏe. Thuốc được tổng hợp từ hóa chất, là chất bên ngoài cơ thể, nên ít nhiều cũng gây tác dụng phụ có hại cho cơ thể. Chúng ta uống thuốc khi bị bệnh, gọi là “chữa bệnh” có nghĩa là tìm cách ngăn chặn các triệu chứng của nó. Chăm sóc sức khỏe theo cách này, chúng ta không xem xét tác dụng phụ của thuốc. Ví dụ, thuốc kháng sinh không chỉ tiêu diệt mầm bệnh mà còn tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi. Cùng với hoạt động của vi khuẩn có lợi bị tổn hại, sự cân bằng vi khuẩn đường ruột bị rối loạn, khả năng sản sinh enzyme nhằm đảm bảo sức khỏe miễn dịch giảm xuống. Vì thế mà sức khỏe cũng bị giảm theo.
Nhằm thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn phụ thuộc hoàn toàn vào việc dùng thuốc kháng sinh để chữa bệnh truyền nhiễm, cần phải tập trung hơn vào tăng cường sức khỏe cơ thể. Một phương pháp để tăng cường sức khỏe thể chất đã được chứng minh và đúng sự thật, đó là sử dụng thực phẩm lên men có chất lượng tốt, được nhiều thế hệ biết đến để phát triển môi trường đường ruột tốt, từ đó giúp tăng cường khả năng miễn dịch.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Nhân Tố Vi Sinh (The Microbe Factor) - Hiromi Shinya

Postby bevanng » 04 Sep 2018

MỐI LIÊN KẾT GIỮA ĐẤT MÀU MỠ VÀ ĐƯỜNG RUỘT KHỎE MẠNH

Chúng ta có thể nhìn thấy các phương pháp sản xuất nông nghiệp hiện nay đều giống nhau. Trong trồng trọt, con người tin cậy quá mức vào “thuốc”. Sau Chiến tranh thế giới thứ II, người nông dân Mỹ và các nước phát triển bắt đầu bón một lượng lớn phân hóa học, thuốc trừ sâu lên đất nhằm tăng thu hoạch, cải thiện hiệu quả của việc sản xuất nông nghiệp. Thuốc bảo vệ thực vật nói chung là hóa chất, bao gồm thuốc trừ sâu, diệt nấm, diệt cỏ, thuốc dùng để diệt côn trùng ăn lá, quả, thuốc diệt vi khuẩn gây bệnh cho thực vật.
Ngày nay có khoảng 5.000 loại thuốc bảo vệ thực vật đã được đăng ký, gần đây đã cấm dùng thuốc bảo vệ thực vật chứa hàm lượng chất độc cao. Một số người cho rằng thuốc bảo vệ thực vật được phun với một lượng nhỏ nên hiếm khi ảnh hưởng lên cơ thể người. Dĩ nhiên, thuốc bảo vệ thực vật có chứa hóa chất được sản xuất theo phương pháp tổng hợp, chúng là những chất bên ngoài cơ thể. Trong tự nhiên có sẵn chân lý: “Không có thứ gì trong tự nhiên bị hủy hoại mà không làm ảnh hưởng những thứ khác”. Chúng ta gọi một vài thứ trong tự nhiên là “vật gây hại”, sau đó dùng thuốc bảo vệ thực vật để tiêu diệt chúng, điều này phá vỡ sự cân bằng của hệ sinh thái, như thuốc kháng sinh phá vỡ sự cân bằng trong đường ruột.
Phân bón là những chất cần thiết cho thực vật. Nitơ nuôi dưỡng lá, phốt phát nuôi dưỡng quả, kali nuôi dưỡng rễ được gọi là phân NPK (ba nguyên tố của phân NPK). Thành phần của phân bón hóa học này được hấp thụ nhanh chóng, hứa hẹn cho một vụ mùa bội thu trong thời gian ngắn, nên chúng nhanh chóng được sử dụng rộng rãi ở Mỹ sau Chiến tranh thế giới thứ II.
Vấn đề phụ thuộc hoàn toàn vào phân bón hóa học sẽ làm rối loạn sự cân bằng khoáng chất trong đất do ưu thế vượt trội của ba khoáng chất này (nitơ, phốt phát và kali). Trong tự nhiên, có hơn 100 khoáng chất, sự thiếu hụt khoáng chất có thể bổ sung được, nhưng điều khó khăn nhất là xác định nhu cầu đối với mỗi khoáng chất và tỷ lệ của nó để làm đất màu mỡ. Hơn nữa, phân bón hóa học là chất vô cơ nên chúng không thể nuôi dưỡng được vi sinh vật trong đất. Do đó, sự phụ thuộc vào phân bón hóa học làm hủy hoại chất lượng của đất, tạo ra sự khó khăn cho việc trồng cây nông sản, đồng thời làm hủy hoại chất lượng của cây nông sản được trồng trên đất bị suy giảm chất lượng này. Sau cùng cây nông sản sẽ thiếu khoáng vi lượng chỉ có ở đất màu mỡ.
Bữa ăn hằng ngày đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện môi trường đường ruột. Chất lượng của nông sản mà chúng ta ăn được quyết định bởi chất lượng của đất trồng nông sản đó. Có vô số vi sinh vật cùng tồn tại trong đất và những vi sinh vật này là bí quyết mang lại sức sống cho thực vật.
Có thể nói rằng sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học sẽ làm tổn hại đến sức khỏe của toàn bộ hệ sinh thái, dẫn đến làm tổn hại đường ruột của chúng ta. Tự nhiên không cần con người giúp đỡ bằng cách bón cho đất hỗn hợp khoáng chất phù hợp và vi sinh vật để nuôi dưỡng thực vật, động vật sống dựa vào đất.
Lá, cành rụng rơi khắp mặt đất vào mùa thu, sau đó phân hủy trong mùa đông nhờ hoạt động của các vi sinh vật và giun đất, biến đất thành lớp phủ thích hợp để trồng cây nông sản. Đất màu mỡ, xốp có nhiều hạt bụi nhỏ để nước, không khí dễ đi qua, có kết cấu xốp, mịn, cùng với sự dồi dào về các khoáng vi lượng như sắt, đồng, kẽm, mangan,... đây là môi trường lý tưởng cho các vi sinh vật phát triển. Chỉ phân NPK không thể duy trì được kết cấu đất, lương thực được sản xuất từ đất này sẽ chứa rất ít khoáng chất. Theo báo cáo của Hội Nghị về Môi Trường và Phát Triển năm 1992 của Liên Hiệp Quốc (Hội Nghị Thượng Đỉnh Trái Đất), hàm lượng khoáng chất trong đất nông nghiệp đã suy giảm 55-85% trong 100 năm qua.
Chúng ta không còn nói rằng “ăn rau quả để cung cấp vitamin và khoáng chất cho cơ thể”. Ở đất nước chúng ta, rau quả dồi dào nhưng thường thiếu một số chất dinh dưỡng cần thiết. Phân hữu cơ mà tổ tiên xưa thường sử dụng như phân động vật, bã cá, khô dầu, tro thực vật,... là nguồn giàu khoáng chất, khi phân hữu cơ kết hợp với đất sẽ tạo ra môi trường thân thiện cho các vi sinh vật. Mỗi loại phân hữu cơ là chất thải từ sự tiêu hóa của sinh vật sống, khi bón lên đất, nó nuôi dưỡng vi sinh vật, góp phần làm tăng trưởng cây lương thực. Chúng ta là một phần của quy luật tự nhiên, ăn thực phẩm hữu cơ sẽ giúp hài hòa với Mẹ thiên nhiên.
Đất trồng thực vật hoạt động giống như đường ruột. Hoặc có thể nói rằng đường ruột của chúng ta là đất. Trong đất và đường ruột, vi sinh vật được gọi là vi khuẩn đất hay vi khuẩn đường ruột có vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe cho chủ của chúng. Sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật quá mức, tạm thời làm tăng thu hoạch, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, nhưng cuối cùng làm cho đất bạc màu và trở thành môi trường không thích hợp để trồng trọt. Tương tự đối với thuốc, nếu bạn dùng thuốc để chữa bệnh, tạm thời bạn có thể loại được cơn đau và sự khó chịu, nhưng thuốc sẽ hủy hoại các vi sinh vật có ích, gây ảnh hưởng bất lợi lên đất của bạn - đường ruột.
Do sự hiểu biết có giới hạn, chạy theo lợi ích trước mắt, chúng ta đã hủy hoại đất và vô số vi sinh vật sống trong đất. Sự ô nhiễm môi trường không có gì ngoài ô nhiễm vi sinh vật. Mọi loài trên thế giới gắn kết lại với nhau, nếu chúng ta bất chấp chuỗi sự sống, thật sự khó để ngăn cản sự hủy hoại đất trồng cây lương thực và đất của chúng ta (đường ruột). Sức sống của rau quả và sức sống con người dùng thức ăn này sẽ suy giảm là điều không thể tránh khỏi. Do đó sức sống của hệ sinh thái cũng sẽ suy giảm theo.
Vậy làm sao thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn này?
Tôi không phải là một chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp, nhưng nếu môi trường của đất ảnh hưởng trực tiếp lên môi trường đường ruột, tôi sẽ nói rằng bí quyết để có sức khỏe nằm ở vi sinh vật. Có vô số loài vi sinh vật trên thế giới, những vi sinh vật mà chúng ta tập trung vào là những vi sinh vật có khả năng cải thiện sức khỏe của đất. Ví dụ, có những vi sinh vật hoạt động khi có hóa chất hay thuốc bảo vệ thực vật dư thừa, giúp cho những chất này phân hủy và không gây hại. Có những vi sinh vật thúc đẩy sự phân rã của lớp phủ và có những vi sinh vật ngăn cản sự hoạt động của các mầm bệnh. Những vi sinh vật đóng góp vào sự tồn tại chung của con người và tự nhiên được gọi chung là “vi sinh vật hữu ích”.
Việc nghiên cứu cách phối hợp các vi sinh vật hữu ích để cải thiện đất đã diễn ra trong thế kỷ qua. Trong thời hiện đại hóa toàn cầu, việc nghiên cứu này tiếp tục diễn ra, mặc dù nó khác so với nghiên cứu phân bón hóa chất và thuốc bảo vệ thực vật mà chú trọng vào hiệu quả. Vi sinh vật học nông nghiệp nghiên cứu vi sinh vật đất và cải thiện kết cấu đất.
Người ta đã chứng minh vi sinh vật rất hữu ích trong quá trình lọc nước sông, khử mùi, xử lý rác sinh hoạt. Thậm chí có thể ứng dụng vi sinh vật vào trong quá trình phân hủy dioxin và độc tố khác cũng như kiểm soát sinh vật nhỏ bé mang bệnh và gây dị ứng. Sau vụ tràn dầu Exxon-Valdez ở Alaska vào năm 1989, các nhà hóa học bắt đầu phát triển chất xử lý sinh học để ứng dụng vào phong trào ứng cứu sự cố tràn dầu lần thứ hai. Chất cải biến sinh học này làm tăng hiệu quả sản sinh ra vi khuẩn hấp thụ hydro cacbon như xăng dầu, thải ra cacbon dioxit và nước.
Chúng ta vẫn chưa biết nhiều về cách nào hiệu quả nhất để làm việc với vi sinh vật hữu ích. Trong quá trình mang lại sự thay đổi cho ngành nông nghiệp truyền thống mà hầu như phụ thuộc vào thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa chất ở giữa thế kỷ XX, chắc chắn vi sinh vật hữu ích không thể thiếu trong quá trình khôi phục sức khỏe cho đất.
Nông nghiệp cung cấp chất dinh dưỡng cơ bản cho con người. “Chúng ta là những gì chúng ta ăn” và chất dinh dưỡng trong “bánh mỳ hằng ngày” là bí quyết để có sức khỏe. Nông nghiệp là nền móng của tháp dinh dưỡng, nếu muốn nói về dinh dưỡng thì nên bắt đầu thảo luận về nông nghiệp.
Tôi đã cho bạn biết hàm lượng khoáng chất trong đất nông nghiệp trên thế giới đã suy giảm 55 - 85%. Điều đó cũng giống với hàm lượng khoáng chất trong rau quả nếu so sánh giữa rau quả ngày nay với sáu mươi năm trước.
Lý do tôi cảm thấy có vấn đề với khoa học dinh dưỡng ở Mỹ là chất lượng của rau quả so với sáu mươi năm trước không được chú tâm mà dinh dưỡng dựa trên cơ sở tất cả rau quả có chất dinh dưỡng như nhau theo thời gian, chẳng hạn rau chân vịt.
Tuy nhiên, ở Nhật thì Bộ Giáo Dục, Văn Hóa, Thể Thao, Khoa Học và Công Nghệ, đã theo dõi chất dinh dưỡng ở những vụ mùa khác nhau trong hiện tại so với các năm trước và công bố các chất dinh dưỡng này trong bảng thành phần thực phẩm chuẩn. Nếu so sánh hàm lượng sắt trong rau chân vịt sẽ thấy cứ 100g ở năm 1950 có 13mg sắt, trong khi 100g ở năm 2000 chỉ có 2mg sắt. Vitamin C trong củ cà rốt giảm từ 10mg xuống 4mg, trong cải bắp giảm từ 80mg xuống 41mg. Sự mất khoáng chất này cũng thấy ở nhiều rau quả khác.
Ở Mỹ, được cho rằng bạn có thể nhận hàm lượng chất dinh dưỡng bằng nhau cho dù thực phẩm được trồng như thế nào và thật khó khăn cho người nông dân trong việc đánh giá chất lượng nông sản. Trong trường hợp này, không thể đưa ra hướng dẫn về dinh dưỡng có ý nghĩa và khôi phục ngành nông nghiệp. Nếu chúng ta còn phụ thuộc vào khoa học dinh dưỡng hiện tại, tôi lo lắng thực phẩm của quốc gia sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng, về phương diện cá nhân, thảm họa bệnh béo phì ở Mỹ một phần do thực phẩm “rỗng” làm cơ thể thèm chất cung cấp dinh dưỡng không có trong chế độ ăn uống hằng ngày.
Là một bác sĩ, tôi biết hầu hết các bác sĩ ít chú tâm hay hiểu biết về sự ảnh hưởng của chế độ ăn uống lên sức khỏe của bệnh nhân. Các bác sĩ được đào tạo để kê đơn thuốc và phụ thuộc vào xét nghiệm đắt tiền để chẩn đoán bệnh. Chúng ta hy vọng sự hiểu biết về mối quan hệ giữa cơ thể, chuỗi thực phẩm và đất sẽ làm thay đổi phương pháp tiếp cận đến y học hiện đại, tránh “cuộc chiến” sử dụng thuốc và hóa chất, hướng đến sự cân bằng, hòa hợp với thế giới, nơi chúng ta sinh sống.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Next

Return to Truyện Ðọc



Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 35 guests