Nhân Tố Vi Sinh (The Microbe Factor) - Hiromi Shinya

Truyện tình mùi mẫn, truyện ma kinh rợn hay các thể loại khác. Xin mời vào.

Moderators: Mười Đậu, SongNam, A Mít

Re: Nhân Tố Vi Sinh (The Microbe Factor) - Hiromi Shinya

Postby bevanng » 04 Sep 2018

KHOA HỌC DINH DƯỠNG VÀ THỰC PHẨM HỬU CƠ

Ở Mỹ, hiện nay có trào lưu hướng đến phương pháp trồng trọt thân thiện với môi trường. Trong trồng trọt hữu cơ hay tự nhiên, thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa chất không được sử dụng.
Để gọi là sản phẩm “hữu cơ” thì nó phải được trồng trên đất không bón thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học ít nhất ba năm trước khi gieo hạt. Người nông dân không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học bị cấm trong thời gian trồng và không sử dụng hạt giống đã biến đổi gen. Ngoài ra, thực phẩm được chứng nhận là thực phẩm hữu cơ khi chế biến không được sử dụng chất phụ gia hay hóa chất tổng hợp và các thành phần chủ yếu không bao gồm muối và nước, phải chứa ít nhất 95% thực phẩm được trồng theo phương pháp hữu cơ, không vận dụng thao tác di truyền. Đối với sản phẩm chăn nuôi, động vật phải được cho ăn thức ăn hữu cơ, không có chất kháng sinh và không bị thực hiện thao tác di truyền.
Tuy nhiên, điều quan trọng là không phải đi tìm giải pháp dễ dàng và cho rằng dùng sản phẩm hữu cơ có chứng nhận là an toàn. Như tôi đã nhấn mạnh, vấn đề là làm cách nào cải thiện được đất và môi trường đường ruột của chúng ta. Tôi đề nghị bạn nên phát huy thói quen thường xuyên tham vấn ý kiến của chính cơ thể mình, tình trạng thể chất thay đổi như thế nào khi thay đổi lượng tiêu dùng sản phẩm thân thiện với môi trường hằng ngày. Bạn có cảm thấy nhẹ nhàng hơn trước đây ? Sức khỏe đã được cải thiện hay chưa? Hoặc bạn đang phải chịu nỗi bực dọc triền miên?
Tình trạng khi đường ruột hay đất được cung cấp năng lượng là trạng thái tràn đầy sức sống. Sống trong xã hội tiên tiến, công nghệ hiện đại, thật không dễ dàng có được trạng thái này. Thật lấy làm tiếc, phong cách sống của nhiều người đã đẩy họ xa dần với cuộc sống tràn đầy năng lượng.
Chúng ta phải hiểu rằng thực phẩm chính là cuộc sống, lấy “sức sống” từ rau quả và biến nó thành năng lượng sống. Sử dụng quá mức thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa chất sẽ hủy hoại năng lượng sống trong rau quả mà chúng ta ăn.
Giá trị của enzyme trở nên rõ ràng khi chúng ta bắt đầu hiểu về năng lượng sống. Lý do khoa học dinh dưỡng ở Mỹ và Nhật Bản không đủ để đáp ứng cho nhu cầu sức khỏe là vì thiếu khái niệm enzyme - nguồn cung cấp năng lượng sống.
Năng lượng sống chính là điểm cốt lõi của sức khỏe và chúng ta đã trao đổi năng lượng sống để có được phong cách sống khỏe mạnh.
Sau đây là câu chuyện thường xuyên được trích dẫn ở Nhật Bản. Một bác sĩ người Đức, Tiến sĩ Von Bertz, người đã đóng góp rất nhiều vào xây dựng nền y học ở Nhật Bản, ông đã viết một đoạn khá thú vị trong nhật ký. Khi ông đi Nikko cách Tokyo khoảng 65 dặm, ông đã thay ngựa 6 lần, mất 14 giờ mới đến nơi, người bạn đồng hành của ông đi bằng xe kéo và đến sau ông 30 phút không thay đổi người kéo xe. Tiến sĩ Bertz rất ngạc nhiên, ông kiểm tra xem người kéo xe đã ăn gì. Bữa ăn của người kéo xe này bao gồm cơm, mơ muối, củ cải cắt nhỏ muối với tương đậu nành, củ cải muối màu vàng, v.v... Đồng thời ông biết được người kéo xe có thói quen ăn bữa ăn đạm bạc bao gồm cơm, lúa mạch, củ khoai tây, hạt kê, rễ cây hoa bách hợp cùng với một ít thực phẩm động vật.
Tiến sĩ Bertz nghiên cứu khoa học dinh dưỡng ở khía cạnh tích cực cho rằng nếu người kéo xe ăn thịt thì chắc chắn sẽ mạnh hơn. Do đó, ông đã thuê hai người kéo xe ở độ tuổi hai mươi và cho một người ăn theo chế độ ăn truyền thống chủ yếu là cơm gạo lứt, còn người kia cho ăn thịt bò. Sau đó ông thực hiện thí nghiệm bằng cách cho hai người kéo xe có trọng tải 80kg (176 pound). Người có phần ăn chủ yếu là cơm chạy liên tục trong ba tuần, trong khi người ăn thịt bị kiệt sức và đã từ bỏ sau ba ngày.
Nếu đọc sách lịch sử, bạn sẽ thấy có vô số ví dụ nói về năng lượng trong bữa ăn đạm bạc của người Nhật. Khái niệm “thịt làm tăng khả năng chịu đựng của con người” không được dựa trên cơ sở hợp lý.
Tôi khuyên bạn nên có sự hiểu biết về quy luật tự nhiên, mối liên kết giữa đường ruột với đất nuôi dưỡng cây lương thực, mối liên kết giữa đường ruột, đất và hoạt động của vi sinh vật liên quan đến sự tăng trưởng của chúng. Qua đó, bạn sẽ tự hiểu được mô hình y tế mới là gì. Nên dựa trên cơ sở khoa học dinh dưỡng, đó là sự hiểu biết toàn diện về enzyme và vi sinh vật. Mô hình chăm sóc sức khỏe không phải dựa vào hóa chất và được phẩm chống lại các vi sinh vật mà dựa vào kiến thức về chế độ ăn uống hợp lý, sử dụng thực phẩm bổ sung dinh dưỡng phù hợp. Tôi sẽ đưa ra những kiến nghị về cách cải thiện sức khỏe như thế nào thông qua sự hài hòa với thiên nhiên ở phần sau trong cuốn sách này. Nhưng trước tiên, điều hữu ích đối với bạn là hiểu biết về tự nhiên hoạt động như thế nào, bắt đầu từ cấp độ tế bào.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,330
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Nhân Tố Vi Sinh (The Microbe Factor) - Hiromi Shinya

Postby bevanng » 05 Sep 2018

Chương 04 HỆ MIỄN DỊCH BẨM SINH CỦA BẠN


Nếu con người thua trong cuộc chiến với vi sinh vật, nếu con đường đi đến cuộc sống khỏe mạnh, tràn đầy sinh lực là con đường hòa bình với thiên nhiên và làm tăng cường hệ miễn dịch bẩm sinh thì chúng ta cần phải biết tất cả về hệ tự nhiên này hoạt động như thế nào.
Thật may mắn, khoa học y tế đã biết nhiều về hệ miễn dịch trong những năm qua, một trong những khám phá là có ít nhất hai loại bảo vệ miễn dịch. Miễn dịch thu được là miễn dịch hầu như quen thuộc với chúng ta và hệ miễn dịch bẩm sinh hoạt động liên tục để bảo vệ không bị bệnh tật cho dù hằng ngày tiếp xúc với mầm bệnh.
Hệ bảo vệ tự nhiên hoạt động như thế nào? Lấy ví dụ về bệnh cảm lạnh do vi rút ngoài cơ thể gây ra. Triệu chứng trải qua: chảy mũi, hắt hơi là do cơ thể cố gắng loại bỏ mầm bệnh vi rút này nhưng một số mầm bệnh vẫn tìm cách để tồn tại và đe dọa cơ thể. Do đó, bạch cầu bị chết. Có rất nhiều bạch cầu, nhưng bạch cầu đầu tiên phản ứng lại vi rút xâm nhập là đại thực bào hoặc bạch cầu trung tính giống như pac-men, các tế bào này hút và tiêu diệt mầm bệnh. Tuy nhiên, có trường hợp các tế bào này nỗ lực loại bỏ mầm bệnh không thành công. Trong trường hợp này, tế bào bạch huyết tham gia vào hoạt động loại bỏ mầm bệnh. Có hai loại tế bào bạch huyết, chúng hoạt động dưới hình thức nhóm. Đầu tiên, tế bào T hỗ trợ tiếp nhận thông tin về cấu trúc mầm bệnh. Sau đó, đại thực bào chuyển thông tin này đi để chỉ thị cho tế bào B tạo ra các kháng thể. Các chất kháng thể này do tế bào B tiết ra giống như tên lửa bắn vào mầm bệnh để ngăn cản sự di chuyển của chúng và “Pac-men” - đại thực bào và bạch cầu trung tính sẽ tiêu diệt chúng. Trường hợp “bệnh cảm lạnh thông thường”, toàn bộ quá trình mất một hoặc hai tuần, trong thời gian đó, trải qua các triệu chứng: suy giảm sức lực, viêm xoang, viêm cổ họng, chảy mũi. Nỗ lực chung của các tế bào bạch huyết và các tế bào khác được gọi là phản ứng kết hợp kháng thể - kháng nguyên. Nhờ đó, chúng ta được bảo vệ bởi những lớp cơ chế phòng thủ của cơ thể.
Chức năng của phản ứng kết hợp kháng thể - kháng nguyên không giới hạn ở loại bỏ mầm bệnh xâm nhập. Sau khi tiêu diệt mầm bệnh, đại thực bào sẽ trình diện kháng nguyên (một phân tử, thường là một protein được tìm thấy trên bề mặt của mầm bệnh được hệ miễn dịch sử dụng để nhận biết mầm bệnh) của mầm bệnh đến tế bào T hỗ trợ tương ứng. Ngay khi tế bào T nhận biết kháng nguyên cụ thể trên bề mặt của tế bào khác thường thì tế bào T trở thành tế bào tác động đã được hoạt hóa, chất trung gian hóa học gọi là lymphokine hoạt hóa đại thực bào. Sau đó, các đại thực bào đã được hoạt hóa có thể lấn ác, tiêu diệt tế bào bị bệnh một cách dễ dàng.
Sử dụng các kháng thể, cơ thể lưu lại thông tin về cấu trúc của mầm bệnh xâm nhập, theo đó kích thích chức năng miễn dịch nếu sau này mầm bệnh đó xâm nhập vào cơ thể, thông tin ở lần nhiễm bệnh đầu tiên được lưu lại để tạo ra thế hệ kháng thể tiếp theo. Mỗi khi mầm bệnh xâm nhập, nhiều kháng thể được tạo ra làm cho hệ miễn dịch thu được mạnh hơn.
Đây là hệ miễn dịch tuyệt vời nhưng không hoàn hảo vì nó chỉ đối phó với cùng một mầm bệnh, những vi rút biến đổi rất nhanh có thể dễ dàng thích nghi với các biện pháp ngăn chặn chúng. Đó là lý do vì sao hằng năm các nhà nghiên cứu miễn dịch cần phải tìm ra những vắc xin cúm khác nhau và có thể chưa có loại vắc xin chống bệnh truyền nhiễm do vi rút gây ra mà chúng ta gọi là “bệnh cảm lạnh thông thường” ở khắp nơi. Hệ miễn dịch này chậm có tác dụng, các kháng thể được tạo ra trong thời gian từ vài ngày đến vài tuần và thật khó đối phó với mầm bệnh xâm nhập một cách nhanh chóng, hiệu quả.
Chức năng miễn dịch này dựa trên hoạt động của tế bào bạch huyết, được gọi là miễn dịch thu được, là người cứu mạng sống, là sự phát triển của “công nghệ cao” trong hàng triệu năm tiến hóa của động vật có xương sống.
Thực tế, các nhà khoa học cho rằng hệ miễn dịch thu được hình thành sau sự tiến hóa của động vật có xương sống. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là trong thiên niên kỷ trước khi động vật có xương sống phát triển thì sinh vật sống không có chức năng miễn dịch. Sinh vật sống từ giai đoạn tiến hóa đầu tiên đã phải chống lại sinh vật lạ xâm nhập hoặc đã tìm cách cùng tồn tại với chúng. Hệ miễn dịch cơ bản và cổ xưa nhất là hệ miễn dịch bẩm sinh, đã tồn tại từ giai đoạn ban đầu của quá trình tiến hóa, mặc dù chỉ mới khám phá được cách hoạt động của nó. Chúng ta đã hiểu hơn về hệ miễn dịch bẩm sinh và cách hoạt động như thế nào, nên hoạt động hệ miễn dịch bẩm sinh có ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của con người đã rõ ràng.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,330
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Nhân Tố Vi Sinh (The Microbe Factor) - Hiromi Shinya

Postby bevanng » 05 Sep 2018

HỆ MIỄN DỊCH Ở CẤP ĐỘ TẾ BÀO

Chúng ta đã tập trung vào hoạt động của đại thực bào và bạch cầu trung tính. Các tế bào miễn dịch này tiêu diệt được mầm bệnh, nghe có vẻ như đơn giản nếu so sánh với hoạt động nhẹ nhàng của tế bào bạch huyết. Nhưng thực tế, tế bào bạch huyết không thể hoạt động nếu không có đại thực bào, trong phản ứng kết hợp kháng thể - kháng nguyên, các kháng thể sẽ không được tạo ra trừ khi đại thực bào trình diện thông tin về mầm bệnh đến tế bào B.
Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu tiên quá trình tiến hóa của sự sống, mỗi một tế bào phải loại bỏ yếu tố ngoại vi xâm nhập vào trong tế bào đó nhằm duy trì sự sống. Không có tế bào miễn dịch “Pac-man” độc lập - không có đại thực bào. Đáng lẽ phải có khả năng miễn dịch cơ bản hơn trong tế bào, phải có sức miễn dịch ở trong mọi tế bào từ kỷ nguyên mà mọi sinh vật sống chỉ là sinh vật đơn bào. Thực tế, được biết rằng sinh vật đơn bào như vi khuẩn có hệ enzyme chống lại bệnh truyền nhiễm do vi rút gây ra. Các cơ chế miễn dịch khác tiến triển trong sinh vật nhân chuẩn cổ đại, vẫn còn ở trong thế hệ sau của chúng, như thực vật và côn trùng.
Tất cả sinh vật sống ngày nay là tập hợp của các tế bào, toàn bộ tế bào của con người đều có tiềm ẩn khả năng miễn dịch bẩm sinh. Mỗi tế bào trong 60 nghìn tỷ tế bào đều có hệ miễn dịch bẩm sinh, trừ khi tính chất đặc trưng của các dạng sống trước đã bị mất đi mà không rõ lý do vì sao. Tôi không cho rằng điều này là đúng. Tôi cho rằng khả năng miễn dịch trong tế bào nguyên thủy, hay khả năng miễn dịch bẩm sinh là nguồn tự nhiên có thật của sức mạnh, sức khỏe và sức sống thời đại ngày nay. Khả năng này là những gì bảo vệ con người không bị cảm lạnh. Tóm lại, khả năng miễn dịch ban đầu trong cấu trúc cơ bản của mọi tế bào sống là nguồn miễn dịch tối cao giúp cho chúng ta luôn luôn khỏe mạnh dù có đứng giữa “biển” mầm bệnh thật sự.
Hệ miễn dịch bẩm sinh hoạt động như thế nào trong mỗi tế bào? Nghiên cứu y sinh đã đưa ra câu trả lời cách đây một vài năm. Giáo sư Shizuo Akira cùng với nhóm của ông tại Trung Tâm Nghiên Cứu Lĩnh Vực Miễn Dịch Học thuộc Đại học Osaka Nhật Bản đã phát hiện ra các tế bào cảm biến còn được gọi là các thụ thể toll (TLRs). “Toll” theo tiếng Đức có nghĩa là “kỳ lạ”, những gì các thụ thể TLRs thực hiện rất kỳ lạ. Những thụ thể này hút các sinh vật ngoại vi xâm nhập cùng với chất chống vi khuẩn và vi rút, chức năng này không giới hạn ở tế bào bị xâm nhập. Nhờ vào hoạt động của các tế bào cảm biến, các tế bào lân cận khác được thông báo về mối nguy hiểm, tất cả những tế bào này phóng ra chất chống vi khuẩn và vi rút vào mầm bệnh. Điểm mạnh của hoạt động này là phản ứng nhanh với kẻ thù xâm nhập, cho tế bào bạch huyết thời gian để phản ứng hiệu quả với những kẻ thù còn lại bằng cách sử dụng kháng thể. Tế bào miễn dịch như đại thực bào và tế bào bạch huyết bắt đầu hoạt động sau cơ chế phòng vệ đầu tiên này. Nếu phòng vệ nhanh tại giai đoạn đầu tiên có hiệu quả thì ngăn chặn được bệnh truyền nhiễm do vi rút, vi khuẩn gây ra. Hơn nữa, các mầm bệnh xâm nhập tế bào, thoát khỏi sự tấn công của chất chống vi khuẩn và vi rút, gặp phải chất thải độc bên trong tế bào, chúng bị chia nhỏ ra ở cấp độ phân tử trong quá trình tự tiêu, các mầm bệnh được nhận biết bên trong tế bào, bị bao phủ, chia nhỏ ra nhờ vào các enzyme.
Sự cần thiết phải nhờ vào phản ứng thứ hai với tế bào miễn dịch chuyên biệt chỉ khi hệ miễn dịch bẩm sinh thực hiện chức năng không hiệu quả. Vì khoa học y tế ngày càng biết nhiều về hệ phòng thủ miễn dịch nên đã dự đoán khả năng tăng cường nó. Cuối cùng tìm ra cách phòng chống bệnh cúm hoàn toàn tin cậy, bệnh vi rút, vi khuẩn khác đã gây phiền toái cho loài người trong thời gian dài.
Thực tế các sinh vật đơn bào như vi khuẩn sử dụng enzyme để phòng tránh vi rút xâm nhập cho chúng ta biết enzyme là bí quyết để đạt được phản ứng miễn dịch cơ bản nhất.
Enzyme là chất xúc tác tham gia vào mọi phản ứng hóa học cần thiết nhằm hỗ trợ sự sống. Mặc dù chất dinh dưỡng được cung cấp đầy đủ cho cơ thể, nhưng nếu enzyme không thực hiện chức năng một cách phù hợp thì những chất dinh dưỡng này không thể tiêu hóa, hấp thu chuyển thành năng lượng. Enzyme đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa thức ăn, nhưng tầm quan trọng của chúng còn hơn thế nữa. Chúng tham gia vào tất cả các hoạt động sống: thở, nhịp đập của tim, thải độc tế bào, nhận biết thông tin bên ngoài nhờ vào năm giác quan, suy nghĩ, phản ứng có cảm xúc, v.v...
Có những enzyme đặc thù tham gia vào mỗi chức năng sống. Cho đến nay, trong cơ thể con người có từ 3.000 - 5.000 loại enzyme đã được nhận biết, có một lượng lớn enzyme này là do mỗi enzyme có một chức năng cụ thể, không thể thay thế bởi enzyme khác, mỗi loại enzyme là duy nhất. Chẳng hạn trong tiêu hóa, enzyme được gọi là amylaza trong nước bọt phân giải hydrat cacbon, pepsin trong dịch dạ dày phân giải protein, lipaza trong dịch tụy phân giải chất béo. Trong phản ứng miễn dịch bẩm sinh, axit hydrolaza tiêu hóa mầm bệnh trong tế bào.
Khoa học phương Tây đã phân enzyme thành hai nhóm: enzyme tiêu hóa và enzyme trao đổi chất nhưng việc phân loại có giới hạn này không phù hợp với nghiên cứu enzyme ngày nay. Tôi xuất phát từ định nghĩa thông thường này, tập trung vào hoạt động của enzyme bên trong tế bào nhằm làm sạch các mầm bệnh và chất cặn bã làm mất đi năng lượng của cơ thể.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,330
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Nhân Tố Vi Sinh (The Microbe Factor) - Hiromi Shinya

Postby bevanng » 06 Sep 2018

CÔNG NHÂN VỆ SINH - ENZYME

Trong tế bào, cơ quan gọi là ty thể sử dụng chất dinh dưỡng từ thức ăn và khí ôxy để sản sinh ra ATP (adenosine triphosphate) cung cấp năng lượng cần thiết cho các hoạt động khác nhau của cơ thể. Enzyme bên trong tế bào hỗ trợ cho quá trình này. Đồng thời, enzyme khác trong tế bào tham gia vào quá trình đào thải độc, chúng giống như công nhân vệ sinh bên trong tế bào phân phối chất dinh dưỡng đã tiêu hóa, hoạt động để tiêu hủy chất thải và tạp chất. Quá trình này luôn luôn diễn ra trong tế bào trên toàn bộ cơ thể, không chỉ ở bên trong hệ tiêu hóa. Những công nhân vệ sinh enzyme này làm sạch chất cặn bã để tế bào hoạt động bình thường.
Vì sao enzyme “vệ sinh” có mối liên hệ mật thiết với sức sống của con người? Hiểu rõ mối liên hệ này chúng ta sẽ biết những gì gọi là “sống tràn đầy sinh lực”, bắt đầu đánh giá toàn diện hơn về tầm quan trọng của enzyme, cội nguồn của mọi hoạt động sống.
Văn hóa châu Á đặt tên cho sức sống, người Trung Quốc gọi là chi, người Nhật gọi là ki. Người châu Âu có xu hướng nghĩ sức sống chỉ là khái niệm triết học nhưng tôi biết nó có cơ sở khoa học. Sức sống mạnh mẽ hay ki có nghĩa là gần 60 nghìn tỷ tế bào trong cơ thể đang hoạt động tích cực. Nếu tế bào là đơn vị cơ bản của cơ thể đang sống thì chúng ta là tập hợp các tế bào cũng đang sống. Tương tự, nếu tế bào thực hiện chức năng không hiệu quả hoặc bị tác động bất lợi, thì chúng ta sẽ bị tình trạng thể chất kém, năng lượng thấp và sớm muộn gì cũng bị bệnh.
Nghĩ theo cách này, mỗi tế bào trong cơ thể chính là một sinh vật sống. Chất dinh dưỡng từ thực phẩm ăn vào và ôxy từ hơi thở được máu mang đến tất cả các tế bào trong cơ thể. Mỗi tế bào là một cơ quan nhỏ đặc biệt gọi là ty thể chứa vật chất di truyền và nhiều enzyme quan trọng cho quá trình chuyển hóa tế bào, bao gồm những enzyme chịu trách nhiệm chuyển hóa thức ăn thành năng lượng sử dụng dưới dạng ATP. Khi ATP được sản sinh thuận lợi, chúng ta sẽ tràn đầy sinh lực, có thể sống một cuộc sống đầy năng lượng.
Nếu một người cảm thấy buồn ngủ, thiếu động lực hay vẫn còn mệt mỏi sau khi đã nghỉ ngơi, điều này có nghĩa là chất dinh dường đưa vào cơ thể không đủ để chuyển hóa thành năng lượng trong tế bào, người đó sẽ bị bệnh. Việc chuyển hóa thức ăn và không khí thành năng lượng kém do nguyên nhân gì? Câu trả lời là do chất thải. Có quá nhiều chất thải trong tế hào của cơ thể.
Để thực hiện tốt chức năng, tế bào cần phải được làm sạch chất thải của quá trình tạo ra năng lượng và các yếu tố mầm bệnh bên ngoài xâm nhập. Khi quá trình này diễn ra một cách phù hợp, thì quá trình tạo ra năng lượng sẽ diễn ra thuận lợi, do đó cơ thể sẽ tràn đầy sức sống. Tuy nhiên, nếu quá trình đào thải độc không diễn ra thuận lợi thì quá trình tạo năng lượng sẽ bị ngăn cản, làm hủy hoại các hoạt động của tế bào. Quá trình đào thải độc trong tế bào hay quá trình làm sạch diễn ra trong mỗi tế bào đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp sinh lực cho tế bào làm trẻ hóa cơ thể.
Để tôi giải thích về “công nhân vệ sinh” enzyme tham gia vào quá trình đào thải độc trong tế bào. Những enzyme này hoạt động bên trong tế bào tại cơ quan gọi là tiêu thể. Trong cơ quan này, có khoảng 60 loại enzyme gọi là enzyme của tiêu thể tham gia vào quá trình đào thải độc.
Thực chất tiêu thể là một “trung tâm tái chế” rất nhỏ trong mỗi tế bào, nó được bao quanh bởi lớp màng có chất axit bên trong, chứa enzyme thủy phân sử dụng nước phá hủy các phân tử thức ăn, đặc biệt protein và các phân tử phức hợp khác. Sau đó, chất đã tiêu hóa chuyển qua màng của tiêu thể cho tế bào sử dụng hay thải ra ngoài. Quá trình tái chế này rất quan trọng vì trong tế bào các protein cấu thành mô và các cơ quan liên tục được tạo ra, khi đó nhiều protein khiếm khuyết cũng được tạo ra. Các protein bổ sung bị gốc ôxi hóa, gốc tự do, hay protein đã phân rã trong tế bào làm hư. Trong quá trình tự tiêu, các protein khiếm khuyết này bị bao quanh bởi một lớp màng đặc biệt, lớp màng này phân hủy và đào thải chúng, trong khi các protein bình thường vẫn còn nguyên. Tiêu thể hỗ trợ hoạt động này bằng cách sản sinh enzyme phân giải protein.
Enzyme có thể phân hủy ty thể khiếm khuyết cũng như protein khiếm khuyết. Ty thể đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo ra năng lượng bên trong tế bào. Có từ 500 - 2.500 ty thể đang tồn tại trong tế bào tại một thời điểm cụ thể, và tiếp tục tự phân chia. Vì một lượng lớn các ty thể này tự phân chia và tăng lên, nên có một số ty thể hoạt động không hiệu quả, không bình thường. Khi số lượng ty thể hoạt động kém hiệu quả này tăng lên, khả năng tạo ra năng lượng tế bào bị hủy hoại, cuối cùng hoạt động của tế bào bị suy yếu. Hay nói cách khác, sinh lực của chúng ta bị suy giảm. “Công nhân vệ sinh” enzyme có vai trò bao quanh những ty thể hoạt động kém hiệu quả hay lão hóa này, phân giải chúng. Ngoài ra, tiêu thể sản sinh enzyme để đào thải độc và làm gãy protein. Đồng thời, có hệ thống làm sạch giống “thùng rác bên trong tế bào” để phân hủy các enzyme bị hủy hoại.
Tự tiêu là quá trình tiêu hóa chất dinh dưỡng trong tế bào, bên cạnh phân hủy các protein khiếm khuyết hay ty thể không phù hợp để cung cấp năng lượng cho tế bào đói. Thực tế, nhiệm vụ cung cấp năng lượng này là chức năng chủ yếu của quá trình tự tiêu, nó thực hiện chức năng giống như chiến lược sống sót khi sinh vật trong tình trạng đói do nguồn cung cấp dinh dưỡng cần thiết bị cắt giảm. Trong trường hợp này, quá trình tự tiêu chịu trách nhiệm phân giải chất dinh dưỡng như protein lưu giữ trong tế bào và chuyển chúng thành amino axit, gluco, axit béo để cung cấp năng lượng duy trì hoạt động của cơ thể đến khi nguồn dinh dưỡng được cấp lại.
Tôi gọi tiêu thể là “trung tâm tái chế” bên trong tế bào vì ngoài phân hủy chất thải, tiêu thể còn có chức năng tái tạo và sử dụng lại chúng. Dĩ nhiên, có các enzyme đặc thù tham gia. Ví dụ, đứa bé mới sinh ra ở tình trạng đói do mới ra khỏi nước ối và được cắt dây nhau rốn mà chất dinh dưỡng đi qua trong những tháng trước. Do đó, quá trình tự tiêu diễn ra để tái tạo lại protein và đào thải độc ở tế bào, duy trì sự sống cho đứa bé khi có sự chuyển đổi lớn từ dạ con ra thế giới bên ngoài.
Như chúng ta thấy ở phần trước, quá trình tự tiêu cũng có chức năng bao quanh vi khuẩn, vi rút xâm nhập tế bào, tiêu diệt chúng và phân rã những vi khuẩn, vi rút xâm nhập còn sót lại. Trong quá trình đó, thông tin được tập hợp từ quá trình phân hủy chuyển sang sử dụng bởi các chức năng miễn dịch trong tế bào, hệ phòng vệ sinh học bẩm sinh của bạn.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,330
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Nhân Tố Vi Sinh (The Microbe Factor) - Hiromi Shinya

Postby bevanng » 06 Sep 2018

QUÁ TRÌNH ĐÀO THẢI ĐỘC TRONG TẾ BÀO

Có một enzyme lớn hoạt động theo cách khác, độc lập với tiêu thể và quá trình tự tiêu. Công nhân vệ sinh lực lưỡng enzyme này là proteasome, còn gọi là “máy hủy” trong tế bào. Như tên gọi, nó đánh dấu protein khiếm khuyết, phân hủy hay chia nhỏ các protein này, đây là hoạt động của “hệ thống ubiquitin proteasome”. Có ba nhà nghiên cứu đã khám phá ra nó và đã nhận giải Nobel về Hóa học năm 2004. Protein khiếm khuyết được tạo ra hằng ngày và cần thiết phải có hệ thống tập thể quy mô lớn kiểu nhà máy tái chế trong tế bào - quá trình tự tiêu - enzyme phù hợp để phân hủy từng protein giống như máy hủy. Tóm lại, tế bào của chúng ta sử dụng hai chức năng này một cách hiệu quả, không ngừng làm sạch tạp chất và protein khiếm khuyết nhằm duy trì sức khỏe của tế bào.
Tất nhiên, nếu quá trình đào thải độc trong tế bào không diễn ra thuận lợi thì khả năng tạo năng lượng của ty thể yếu hơn, làm hủy hoại tế bào, gây ra nhiều bệnh tật khác nhau. Chẳng hạn, ở não giữa, nơi điều khiển chức năng vận động của não, có một nhân đen tiết ra hoóc môn gọi là dopamine. Khu vực não giữa nhìn đen là do ty thể - nhà máy năng lượng tập trung và protein sản sinh ở đó có tỷ lệ khiếm khuyết cao. Nếu các máy hủy trong tế bào không hoạt động hiệu quả, ty thể sẽ trở nên khác thường, quá trình tiết dopamine bị suy yếu, gây ra bệnh Parkinson.
Dopamine là hoóc môn trong não, điều khiển niềm vui và động lực nhưng trong nhân đen ở não giữa, chức năng chính là điều khiển chức năng vận động. Lý do người mắc bệnh Parkinson bị run tay, cơ cứng, thiếu cảm xúc ở mặt, rối loạn dáng đi, v.v... là thiếu dopamine tiết ra. Bên cạnh đó, bệnh mất trí Alzheimer do sự chết theo lập trình của tế bào thần kinh ở nơi tích lũy protein khiếm khuyết (protein dạng bột). Bệnh xơ cứng teo cơ một bên làm mất khả năng của dây thần kinh vận động làm cơ tay, chân, cổ họng và lưỡi run do protein khiếm khuyết tích lũy trong não. Hoạt động của “máy hủy” enzyme là giải pháp để ngăn chặn, cải thiện bệnh não và thần kinh gây khó khăn cho việc di chuyển tay và ngón tay, nói và nhai thức ăn. Rối loạn não, dây thần kinh không chỉ là những bệnh do mất chức năng đào thải độc trong tế bào (tự tiêu và “máy hủy” thuộc hệ thống ubiquintin proteasome). Bằng chứng chứng minh vấn đề về chức năng đào thải độc trong tế bào có liên quan đến bệnh hệ miễn dịch bẩm sinh, như bệnh ung thư và dị ứng. Tập trung vào chức năng giải độc trong tế bào sẽ là một trong những phát minh quan trọng nhất trong điều trị y tế ở những năm sắp đến.
Khi nghiên cứu các chức năng giải độc khác nhau trong tế bào, tôi lưu ý một điều thú vị, các chức năng đào thải độc của tiêu thể trong tế bào ở thực vật và vi sinh vật là tương tự nhau. Tiêu thể là một cơ quan trong tế bào động vật bao gồm con người. Vậy nó hoạt động như thế nào trong thực vật? Các cơ quan trong tế bào của thực vật thực hiện chức năng tương tự như tiêu thể, chúng là không bào.
Như tên gọi, không bào là một cái bọc chứa chất lỏng. Hơn 90% tế bào thực vật được hình thành từ các không bào chứa dịch tế bào. Đây là lý do vì sao rau quả tươi có nước. Nhiều “công nhân vệ sinh” enzyme được sản sinh ra trong không bào của thực vật, thực hiện chức năng đào thải độc, phân hủy chất thải và các chất nguy hiểm khác.
Trong những năm gần đây, enzyme trong không bào thực hiện chức năng cụ thể khi mầm bệnh xâm nhập và nhận được sự quan tâm của cộng đồng nghiên cứu y tế. Khi mầm bệnh xâm nhập tế bào, enzyme này được sản sinh ra trong cơ quan gọi là túi nhỏ, đi vào hoạt động trong tế bào chất, phá hủy màng tế bào chất, phân hủy tế bào bị nhiễm bệnh.
Quá trình này gọi là quá trình chết tế bào (hay quá trình chết tế bào theo lập trình), nghe có vẻ như đe dọa, nhưng thực tế là bí quyết tồn tại của mọi sinh vật sống. Nếu thiếu sự chết tế bào sẽ gây ra sản sinh tế bào không kiểm soát - bệnh ung thư. Ở người trưởng thành, trung bình có từ 50 - 70 tỷ tế bào chết mỗi ngày do sự chết tế bào. Trong quá trình chết tế bào, tế bào nhiễm bệnh sản sinh ra enzyme tiêu diệt chúng, có thể được xem là quá trình đào thải độc cuối cùng.
Hiện tượng chỉ có ở thực vật là số thành phần chống axit hoặc chất hóa học tự nhiên như polyphenol loại bỏ gốc ôxi hóa, gốc tự do sản sinh ra từ chất thải hay protein bị thoái hóa. Quá trình đào thải độc hỗ trợ chức năng của enzyme trong không bào, giúp cho thực vật duy trì sự tươi sống.
Cũng có độc tố trong nhóm ancaloit trong không bào của một số thực vật, những ancaloit như cocain, nicotin, v.v... được sản sinh ra đầu tiên như vũ khí chống kẻ thù bên ngoài xâm nhập, như mầm bệnh và côn trùng. Thực vật gắn liền với đất và không thể di chuyển như động vật nên cần được bảo vệ nhiều. Do đó, chúng được bao bọc bởi “minh triết sống” - những chiến lược khác nhau để thực hiện quá trình đào thải độc trong tế bào một cách hiệu quả.
Hoạt động sống của vi sinh vật được hỗ trợ bởi những công nhân vệ sinh enzyme trợ giúp quá trình phân hủy độc tố. Một vài loại vi khuẩn khi đối diện với tình trạng nguy hiểm như đói thì tạo ra bào tử sau đó tiêu hóa vi khuẩn gốc bằng cách sử dụng enzyme tiết ra. Do dó, chúng lựa chọn sống bằng cách sử dụng chính bản thân chúng làm chất dinh dưỡng cho bào tử. Đây là mô hình đầu tiên của quá trình đào thải chất độc trong tế bào. Nấm là sinh vật nhân chuẩn. Do đó, tiến hóa hơn nấm men hay men khuẩn koji, đã có không bào bên trong tế bào. Tất nhiên, thực vật cũng tương tự, quá trình đào thải độc trong tế bào được thực hiện nhờ vào hoạt động của enzyme trong không bào.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,330
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Nhân Tố Vi Sinh (The Microbe Factor) - Hiromi Shinya

Postby bevanng » 08 Sep 2018

NEWZYME

Tôi có tên gọi cho tất cả những “công nhân vệ sinh enzyme” hoạt động trong quá trình đào thải chất độc ở động vật, thực vật và vi sinh vật là “newzyme” vì chúng là những enzyme hỗ trợ làm trẻ hóa tế bào của sinh vật sống. Nếu nghiên cứu hoạt động sống với hoạt động của newzyme, bạn thấy newzyme đóng vai trò quan trọng trong quá trình bảo vệ sự sống, sức khỏe và làm trẻ hóa.
Để làm rõ chức năng của newzyme, tôi so sánh chúng với enzyme tiêu hóa và enzyme trao đổi chất quen thuộc với con người hơn, có sự khác biệt giữa chúng. Hãy nhớ tôi nói enzyme tiêu hóa và enzyme trao đổi chất là nhóm enzyme tham gia vào quá trình tiêu hóa và hấp thu những gì chúng ta ăn và chuyển thành năng lượng thông qua ty thể của tế bào. Newzyme là nhóm enzyme thực hiện chức năng khi sự sống bị đe dọa, trái ngược với enzyme thông thường hoạt động để duy trì, hỗ trợ sự sống diễn ra hằng ngày.
Chỉ khi những enzyme này đang hoạt động đúng chức năng của nó trong tế bào thì sự sống của chúng ta sẽ không bị đe dọa. Với cách nghĩ này, bạn sẽ nhận thấy mức độ hoạt động của newzyme trong cơ thể con người giống như dụng cụ đo khí áp cho biết mức năng lượng sống của con người như thế nào. Bạn chỉ mạnh bằng các newzyme.
Hệ miễn dịch tự nhiên có mối liên kết với sự chết của tế bào ở nơi những tế bào đó đã bị vi rút xâm nhập hay vi khuẩn tự sát, mang theo mầm bệnh. Khi quá trình đào thải độc thông thường ở tế bào không bảo vệ được tế bào chống lại kẻ thù xâm nhập, quá trình tự chết của tế bào sẽ diễn ra.
Nói chung, từng tế hào tự bảo vệ chúng bằng sự tương tác kết hợp của ba hệ thống: (1) đào thải độc trong tế bào, (2) miễn dịch bẩm sinh, (3) sự tự chết của tế bào nhằm duy trì năng lượng cho sự sống.
Newzyme tham gia vào tất cả các giai đoạn của quá trình bảo vệ sinh học và là “enzyme làm trẻ hóa” hỗ trợ các hoạt động của tế bào.
Tôi trình bày chi tiết hơn về cơ chế của miễn dịch bẩm sinh và cơ chế tự chết của tế bào, nơi newzyme tham gia, tôi sẽ bắt đầu bằng hệ miễn dịch bẩm sinh. Tầm quan trọng của chức năng miễn dịch được công nhận rộng rãi, nhưng vẫn còn nhiều người chưa nghe về “miễn dịch bẩm sinh”. Hệ miễn dịch tự nhiên là hệ bảo vệ sinh học bẩm sinh của chúng ta. Trong quá khứ, khoa học y tế tập trung vào hoạt động của tế bào miễn dịch trong máu hay bạch huyết. Tuy nhiên, đây là chức năng miễn dịch thu được đã tạo ra ở kỷ nguyên của động vật có xương sống sau một quá trình tiến hóa lâu dài, không phải phổ biến ở tất cả sinh vật sống.
Chức năng của tế bào miễn dịch này được gọi là “miễn dịch thu được” trái ngược với miễn dịch bẩm sinh. Miễn dịch thu được nhận biết mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể là “kháng nguyên” tạo ra “kháng thể” bảo vệ sự sống. Đó là cơ chế miễn dịch thu được ở giai đoạn mầm bệnh xâm nhập cơ thể.
Đồng thời hệ miễn dịch tự nhiên hay miễn dịch bẩm sinh đã hoạt động trong tế bào kể từ khi hình thành sự sống đầu tiên trên trái đất. Hệ miễn dịch thu được được hình thành ngay khi hình thành hệ miễn dịch bẩm sinh.
Khi chúng ta biết nhiều về hệ miễn dịch bẩm sinh hoạt động như thế nào, định hướng về mô hình chăm sóc sức khỏe bắt đầu thay đổi. Các bác sĩ và những người khác nói nhiều hơn về những điều con người có thể làm để tăng cường hệ miễn dịch bẩm sinh, cùng với việc phụ thuộc vào tiêm vắc xin là thứ yếu. Sự can thiệp của thuốc tiêu diệt vi sinh vật là phương sách cuối cùng khi không phòng được bệnh.
Hãy nhớ lại phần giải thích về bệnh truyền nhiễm trong chương 2. Chúng ta đã gặp phải vấn đề với bệnh truyền nhiễm như bệnh cúm, dịch tả, sởi, v.v… kể từ buổi bình minh của lịch sử loài người. Tất nhiên, không phải tất cả mọi người đều bị bệnh truyền nhiễm. Để tôi làm rõ hơn, khi bệnh truyền nhiễm như dịch cúm Tây Ban Nha lan tràn khắp thế giới, không phải tất cả mọi người đều bị nhiễm bệnh, bị chết, trong khi có những người bị mất mạng sống thì cũng có những người chỉ mắc bệnh nhẹ hoặc không bị nhiễm bệnh. Điều gì tạo ra sự khác biệt? Với hệ miễn dịch thu được, con người không thể chống lại bệnh truyền nhiễm nếu như các kháng thể không được tạo ra bằng phản ứng kháng thể - kháng nguyên. Để thu được các kháng thể thì phải mất một khoảng thời gian nhất định, kháng thể mới được tạo ra trừ khi con người mắc phải cùng một chứng bệnh, điều này do một kháng thể chỉ có tác dụng chống lại một mầm bệnh. Nói cách khác, chúng ta không có khả năng hành động kịp thời để chống lại mầm bệnh xâm nhập. Điều gì quyết định sự sống hay chết với bệnh truyền nhiễm? Câu trả lời nằm ở hệ miễn dịch bẩm sinh. Trừ khi hệ miễn dịch bẩm sinh hoạt động đúng chức năng nếu không thì hệ miễn dịch thu được không thể tận dụng được.
Trong quá khứ, hệ miễn dịch bẩm sinh thường được gọi là đại thực bào hay bạch cầu trung tính có chức năng nguyên thủy trong tế bào miễn dịch. Có thể bạn chưa quen với đại thực bào hay bạch cầu trung tính. Vì thế tôi sẽ mô tả chúng, những bạch huyết cầu chuyên biệt này có chức năng loại bỏ những tạp chất ra khỏi chúng, nhưng chúng không phải là tế bào nguyên thủy chỉ tham gia vào quá trình loại bỏ này. Chúng ta biết rằng đại thực bào có chức năng quan trọng khác. Chúng hoạt động như trung tâm điều khiển để đưa ra chỉ thị cho tế bào bạch huyết tiêu diệt mầm bệnh bằng cách tạo ra các kháng thể. Nói chung, tế bào bạch huyết được xem đóng vai trò trung tâm trong chức năng miễn dịch, nhưng điều thú vị là chúng không thể thực hiện bất cứ chức năng gì trừ khi chúng nhận được chỉ thị từ đại thực bào. Đại thực bào có chức năng nguyên thủy loại bỏ tạp chất, nhưng đồng thời hoạt động để kiểm soát tế bào miễn dịch.
Đại thực bào có thể so sánh với một lực lượng tách rời kiểm soát chức năng của hệ miễn dịch bẩm sinh hoạt động trong tế bào. Khi sinh vật đơn bào như vi khuẩn tiến hóa thành sinh vật đa bào và lớn lên về kích thước, mức độ phức tạp, chức năng miễn dịch chủ yếu bên trong tế bào diễn ra quá trình thải độc không còn bảo vệ cơ thể nữa, do đó đại thực bào hỗ trợ chức năng miễn dịch.
Tôi nói thêm về sự tiến hóa của sinh vật sống. Trong quá trình tiến hóa thành sinh vật đa bào, sinh vật đầu tiên phát triển là sinh vật có đường tiêu hóa giống với đường tiêu hóa của con người. Sinh vật đa bào ở giai đoạn đầu tiên như san hô có duy nhất một đường ruột đơn giản - cung cấp dinh dưỡng, tiêu hóa, hấp thu và bài tiết.
Đường ruột bên trong cơ thể, nhưng nó thường xuyên tiếp xúc với thế giới bên ngoài thông qua ăn uống. Và tất nhiên, tất cả các loại mầm bệnh sẽ xâm nhập. Lý do mà tổ tiên của đại thực bào (thực bào) khác với tế bào đường ruột là để bảo vệ sinh học chống lại các mầm bệnh bên trong đường ruột.
Tế bào miễn dịch như bạch cầu trung tính và tế bào bạch huyết được sản sinh ra khác với thực bào - tổ tiên của đại thực bào. Khi chúng ta hiểu được sự phát triển này, mối quan hệ giữa hệ miễn dịch bẩm sinh và hệ miễn dịch thu được sẽ trở nên rõ ràng hơn. Điều cần thiết là tạm thời bỏ kiến thức chung về miễn dịch học qua một bên và nghiên cứu hệ miễn dịch bẩm sinh của sinh vật sống. Đây là vấn đề tranh luận diễn ra ở phần đầu của miễn dịch học.
Last edited by bevanng on 08 Sep 2018, edited 1 time in total.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,330
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Nhân Tố Vi Sinh (The Microbe Factor) - Hiromi Shinya

Postby bevanng » 08 Sep 2018

SỰ TỰ CHẾT CỦA TẾ BÀO

Sự tự chết của tế bào là một hệ thống phòng vệ sinh học khác. Nó là sự phân hủy của một tế bào khi tế bào đó chứa một lượng dư thừa tạp chất, chất thải hay bị xâm nhập bởi vi rút, vi khuẩn quá mạnh đến nỗi tế bào đó không thể tự bảo vệ được chính nó bằng cơ chế đào thải chất độc trong tế bào hay miễn dịch bẩm sinh. Sự tự chết của tế bào còn được gọi là “sự tự tử của tế bào”, nhưng nó không có nghĩa tiêu cực, mà là một chức năng phổ biến trong sinh vật sống đa bào, chức năng này bảo vệ tế bào tránh bị tổn hại. Nếu một tế bào tự chết thì một tế bào khác giống nó sẽ thay thế. Theo cách này, sự tự chết của tế bào được xem là một loại hệ thống tái chế.
Một ví dụ về sự tự chết của tế bào: khi con nòng nọc trở thành con ếch, nó bỏ cái đuôi không còn hữu ích nữa. Đến một giai đoạn nhất định, những ngón tay trong bào thai của con người không còn phân biệt được và chúng giống như mạng nhện. Những tế bào giữa các ngón tay tự chết dần dần, theo đó hình thành những ngón tay trên bàn tay con người.
Sự tự chết của tế bào ung thư là chiến lược phòng vệ quan trọng. Thông thường, khi tế bào ung thư được sản sinh ra trong cơ thể, sẽ có sự tự chết của tế bào ung thư để ngăn cản sự sản sinh của chúng. Tuy nhiên, hoạt động của chúng bị hạn chế khi có một lượng lớn gốc ôxi hóa và gốc tự do được sinh ra, làm cho cơ thể bị ôxi hóa.
Lý do tôi đề nghị bệnh nhân ung thư theo phương pháp Shinga Biozyme, giảm lượng thức ăn protein động vật và tăng lượng thức ăn rau quả tươi để loại bỏ gốc tự do trong cơ thể, tạo ra sự tự chết của tế bào.
Tất nhiên, newzyme tham gia vào quá trình tự chết của tế bào. Enzyme quan trọng là caspase điều khiển quá trình tự chết của tế bào. Những enzyme điều khiển này không hoạt động khi không cần thiết, nhưng khi đối diện với tình huống cần sự tự chết của tế bào, enzyme khác hoạt hóa chúng. Những enzyme này ít, khác với những enzyme đã nói đến nhưng chúng giống nhau vì chúng hoạt động khi sự sống bị đe dọa.
Last edited by bevanng on 08 Sep 2018, edited 1 time in total.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,330
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Nhân Tố Vi Sinh (The Microbe Factor) - Hiromi Shinya

Postby bevanng » 08 Sep 2018

ĐẶC TÍNH THÍCH NGHI CỦA NEWZYME

Có lẽ bạn bắt đầu hiểu về các chức năng của newzyme và cách chúng duy trì sự sống của chúng ta như thế nào. Newzyme mà tôi nói là nhóm enzyme tham gia vào ba hoạt động cứu sống nòng cốt: đào thải độc trong tế bào, miễn dịch bẩm sinh và tự chết của tế bào. Khi các enzyme này được hoạt hóa, tế bào sẽ làm sạch chất cặn bã và ngăn chặn sự xâm nhập của các mầm bệnh. Nhờ đó, dòng năng lượng sống của chúng ta không bị cản trở.
Chúng ta càng hiểu về những newzyme này thì càng biết nhiều cách để hoạt hóa chúng, chẳng hạn như newzyme có khả năng thích nghi với môi trường khác với môi trường của enzyme tiêu hóa. Newzyme có thể hoạt động tốt trong môi trường axit yếu. Khi chúng ta khỏe, da ít axit làm cho vi khuẩn khó sinh sản, trong môi trường axit, enzyme thông thường không thể thực hiện hết chức năng. Do đó, môi trường này sẽ là nơi dành riêng cho newzyme có khả năng điều chỉnh sang tính axit yếu. Bên trong tế bào, cơ quan đào thải độc trong tế bào, tiêu thể có môi trường axit yếu. Môi trường axit này là môi trường tốt, là một phần của quy luật tự nhiên vì nó ngăn cản vi khuẩn và bảo vệ cá thể.
Đặc tính khác của newzyme là có thể hoạt động ở nhiệt độ cao. Có lẽ bạn đã biết enzyme bị suy giảm do nhiệt, nhưng thực tế đó chỉ đúng với những enzyme thông thường. Điều ngạc nhiên là newzyme có đặc tính ngược lại. Khi bị sốt cao do cảm lạnh, bạn không muốn ăn vì enzyme bị suy yếu ở nhiệt độ cao. Enzyme tiêu hóa hoạt động tích cực khi nhiệt độ cơ thể khoảng 98,6°F, nhưng khi nhiệt độ vượt quá 100°F hay cao hơn thì cường độ hoạt động của chúng giảm xuống nhanh chóng. Sở dĩ bạn cảm thấy mệt mỏi, uể oải khi bị sốt là do hoạt động của enzyme trao đổi chất bị suy yếu ở nhiệt độ cao. Tuy nhiên, hoạt động của vi rút và vi khuẩn giảm xuống ở nhiệt độ cao, điều này chính là nhờ newzyme hoạt động và loại bỏ chúng.
Cách đây vài năm thì các bác sĩ mới đề nghị chữa trị bệnh sốt bằng thuốc aspirin hay những loại thuốc khác để giảm nhiệt độ cơ thể xuống mức bình thường càng nhanh càng tốt. Bây giờ, họ lại bảo bệnh sốt diễn ra tự nhiên, vì chúng ta biết rằng bị sốt là điều bình thường đối với cơ thể, sốt là phản ứng của cơ thể để loại bỏ mầm bệnh, ngăn chặn sự lây lan của chúng. Điều đó cũng đúng khi bạn bị amidan hoặc khi bị viêm, sốt do vết thương bị nhiễm trùng.
Chứng viêm sưng có nghĩa là vùng bị thương hay nhiễm trùng có tính axit yếu. Khi điều này xảy ra, newzyme có khả năng điều hòa nhiệt độ cao với tính axit yếu, sẽ được hoạt hóa để chống lại mầm bệnh. Nỗ lực giảm sốt bằng thuốc ngăn cản sự hoạt động của newzyme khi bị cảm lạnh là một hành động đối lập với sự hiểu biết về quy luật tự nhiên của cơ thể.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,330
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Nhân Tố Vi Sinh (The Microbe Factor) - Hiromi Shinya

Postby bevanng » 08 Sep 2018

BỔ SUNG NEWZYME BẰNG CÁCH ĂN TRÁI CÂY

Newzyme không giới hạn ở nhiệm vụ chống bệnh truyền nhiễm, chúng còn có khả năng phân hủy, đào thải chất độc ở mọi tế bào trong cơ thể. Có 60 loại newzyme hoạt động trong tiêu thể là cơ quan bên trong tế bào chịu trách nhiệm đào thải chất độc. Một số newzyme được biết là một cái “máy phân hủy” hiệu suất cao, chúng là những enzyme tiêu hóa từ thông thường đến ưu việt tham gia vào quá trình phân hủy tạp chất, có thể phân hủy hơn 5.000 - 10.000 lần.
Dưới dạng một nhóm, những newzyme này có khả năng phân hủy hầu hết các chất cặn bã, bao gồm protein khiếm khuyết, màng tế bào, collagen, chất béo, polisaccarit và axit nucleic, chúng là loại enzyme phân hủy có số lượng lớn. Tuy nhiên, vì tốc độ phân hủy cực nhanh nên một số newzyme cuối cùng tự hủy hoại chúng. Điều này làm cho chúng ta khó quan sát và chưa có toàn bộ bức tranh về chúng. Nói rằng newzyme có khả năng vượt trội enzyme thông thường là đúng vì chúng có khả năng phân hủy chất cặn bã, giúp duy trì sức khỏe.
Điều bất ngờ là hoạt động phân hủy cực nhanh của newzyme làm cho trái cây chín tăng độ ngọt, trái cây có axit xitric mang lại vị chua và độ ngọt của chúng tăng lên nhờ vào quá trình lên men. Quá trình sản xuất axit xitric và lên men được thực hiện nhờ vào newzyme. Đồng thời, newzyme cũng tham gia vào quá trình nhân giống cây ăn quả. Khi trái cây chín, hạt của chúng có thể rơi trên mặt đất, đôi khi động vật ăn trái cây và làm hạt của chúng vung vãi trên mặt đất, từ những hạt này, chồi mới mọc lên và sự sống mới bắt đầu.
Trong những newzyme cần thiết để làm trái cây chín thì enzyme trong quả dứa, kiwi, quả sung, quả đu đủ xanh là loại ưu việt. Trong chương trình Biozyme, tôi đề nghị ăn trái cây để bổ sung newzyme. Như được biết những enzyme trong trái cây có cấu trúc giống với cấu trúc của newzyme hoạt động trong tiêu thể. Trái cây là nguồn giàu thành phần chất chống ôxi hóa hay hóa chất tự nhiên phytochemical hỗ trợ cho chức năng của newzyme. Chế độ ăn nhiều trái cây tươi có liên quan đến cách làm tăng năng lượng sống chứ không chỉ đơn thuần là bổ sung chất dinh dưỡng. Chúng ta biết rằng chế độ ăn chính của động vật hoang dã như tinh tinh chủ yếu là trái cây. Do đó, có mối quan hệ khăng khít giữa sức sống của loài động vật này bao gồm con người và trái cây tươi giàu newzyme.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,330
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Nhân Tố Vi Sinh (The Microbe Factor) - Hiromi Shinya

Postby bevanng » 08 Sep 2018

VÌ SAO NHỊN ĐÓI CÓ SỰ LIÊN KẾT VỚI TUỔI THỌ

Nghiên cứu gần đây cho thấy người ăn ít sống lâu hơn. Nghiên cứu này được thực hiện trên động vật có *: khỉ, chuột, chó. Đã cho thấy chế độ ăn hạn chế calo mà vẫn cung cấp đủ chất dinh dưỡng, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính, tăng tuổi thọ trung bình. Đây là sự xác nhận lời nói của người xưa “Những gì không giết chết được thì làm cho ta mạnh hơn”.
Thế nhưng điều này có áp dụng cho người hay không? Các nhà nghiên cứu chưa có bằng chứng chứng minh người ăn ít calo sống lâu hơn, nhưng họ đã có bằng chứng chứng minh sự hạn chế calo ở người lớn cả nam và nữ tạo ra một số thay đổi về mức trao đổi chất theo sự quan sát các nghiên cứu được thực hiện trên khỉ và chuột trong phòng thí nghiệm. Dựa trên chế độ dinh dưỡng hợp lý, sự giới hạn calo ở người làm giảm yếu tố nguy cơ về trao đổi chất, hoóc môn, viêm sưng gây ra bệnh tiểu đường, tim mạch và bệnh ung thư. Lý do vì sao?
Tôi cho rằng loại enzyme được gọi là newzyme là cơ sở của hiện tượng này vì nó có thể thích nghi với môi trường khắc nghiệt có tính axit yếu và nhiệt độ cao, tôi xem chúng như là lực lượng đặc nhiệm đang thực hiện nhiệm vụ nguy hiểm. Lực lượng này hành dộng bất cứ khi nào mà sinh vật gặp tình trạng khủng hoảng của cuộc sống. Những trường hợp cụ thể trong cuộc sống của chúng ta liên quan đến tình trạng khủng hoảng này là gì? Thiếu đói chắc chắn là một trường hợp. Nhìn chung, lịch sử loài người đã trải qua cuộc chiến chống đói. Khi tình trạng đói kéo dài, enzyme tiêu hóa hay enzyme trao đổi chất hoạt động hằng ngày thì không hoạt động. Thay vào đó, newzyme trong tế bào đi vào hoạt động.
Cho dù sinh vật đang trong tình trạng căng thẳng và enzyme không hoạt động nhưng newzyme hoạt động tích cực để làm sạch tế bào. Những protein khiếm khuyết bị phân hủy hết trong quá trình tự tiêu, được tái chế lại giống như chất dinh dưỡng cần thiết cho tế bào. Đồng thời, chất cặn bã, tạp chất được chia nhỏ ra để làm sạch. Chúng ta có thể nói đây là lý do mà con người thời cổ đại không đủ chất dinh dưỡng giống như con người thời nay nhưng họ vẫn khỏe mạnh, có khả năng duy trì năng lượng sống cao. Họ luôn ở trong tình trạng mà newzyme hoạt động tích cực.
Tất nhiên môi trường này không chỉ có mặt tích cực. Khi mức độ đói tăng lên, sự căng thẳng của cơ thể và tinh thần tăng lên, nhiều enzyme đã được sử dụng. Điều này kết hợp với sự thiếu chất dinh dưỡng đã làm giảm tuổi thọ của tổ tiên chúng ta. Là một người sống ở Nhật và Mỹ, tôi biết lịch sử của nước Nhật, mặc dù có nạn đói thường xuyên xảy ra trong quá khứ, nhưng ở nhiều thời đại như thời đại Edo, cuộc sống an lành, sung túc trong một thời gian dài, một nền văn hóa giàu đẹp được xây dựng. Cho nên, tôi có thể nói rằng vô tình người Nhật đã được hưởng lợi từ việc bị đói (bởi vì khi bị đói thì newzyme hoạt động để loại bỏ chất thải từ trong tế bào và làm sạch tế bào), điều này còn hơn là lúc nào cũng ăn thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng.
Điều quan trọng là biết được newzyme hoạt động như thế nào? Cho dù tuổi thọ tăng thêm bao nhiêu năm thì một người không thể sống với nguồn sinh lực dồi dào nếu newzyme không tích cực hoạt động. Có thể tăng cường mức độ hoạt động của những cái máy làm sạch tế bào quan trọng này không? Tôi cho rằng có thể. Điều cần thiết là phải thay đổi để có một phong cách sống tự nhiên thì không phải lúc nào cũng ăn thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng.
Có thể đây không phải là lời khuyên mà ai cũng muốn nghe, nhưng tôi tin rằng bạn có thể tăng cường sức sống bằng cách thỉnh thoảng nhịn đói để newzyme trong cơ thể được hoạt hóa, làm sạch tế bào, cung cấp lại năng lượng cho tế bào. Hoặc đơn giản chỉ ăn ít hơn hoặc ngừng ăn trước khi bạn cảm thấy no trong một ngày. Hoặc từ bỏ ăn vặt và tăng khoảng thời gian mà bạn cảm thấy đói trong một ngày. Để kích hoạt newzyme, chế độ ăn kiêng hợp lý là cần thiết. Tôi cho rằng bí quyết để tăng cường sức sống của bạn không phải ăn mà là không ăn. Sức sống không thể trình bày được bằng con số như calo hay dinh dưỡng nên rất khó hình dung, nhưng nó có mối quan hệ với hoạt động của newzyme bên trong tế bào của chúng ta.
Đây có thể là phương pháp chống lão hóa tốt nhất, là sự hiểu biết mới toàn diện về cách sống khỏe và trẻ. Đã đến lúc đánh thức sức mạnh của newzyme.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,330
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Nhân Tố Vi Sinh (The Microbe Factor) - Hiromi Shinya

Postby bevanng » 08 Sep 2018

NEWZYME CẦN THIẾT TRONG THỜI KỲ MANG THAI VÀ SINH CON

Chúng ta đã hiểu ăn kiêng hay ăn ít có mối liên kết với hoạt động của newzyme. Có những cuộc khủng hoảng khác trong đời sống sinh học của chúng ta ngoài đói.
Một ví dụ về chu kỳ thụ thai và sinh con. Tôi đã đề cập ở phần trước rằng hoạt động phân hủy cực nhanh của newzyme đóng vai trò quan trọng trong quá trình làm chín trái cây. Chúng cũng là những diễn viên chính trong quá trình sinh sản của con người. Tất nhiên, quá trình sinh sản của con người liên quan đến tinh trùng kết hợp với trứng. Quá trình này diễn ra thuận lợi nhờ vào enzyme. Khi tinh trùng đến gần trứng, nó sẽ đẩy enzyme tại điểm dẫn đường, theo hướng dẫn của những enzyme này, tinh trùng xâm nhập vào bao ngoài của trứng, tại điểm mà enzyme dẫn tinh trùng vào trứng hình thành màng (màng của bào thai) trên bề mặt của tế bào trứng để ngăn cản tinh trùng khác vào trứng, vẫn chưa biết được enzyme thực hiện công việc xâm nhập và bảo vệ này nhưng nó có thể là một trong các newzyme.
Trong thời gian chín tháng mười ngày từ khi thụ thai đến khi sinh, chắc chắn có một số lượng lớn enzyme tham gia nhưng chưa xác định được ngay tất cả các enzyme trong nhóm newzyme. Tuy nhiên, sử dụng một số lượng lớn enzyme có nghĩa là cần nguồn năng lượng sống lớn. Trên cơ sở mà tôi đã trình bày, điều quan trọng là kích thích newzyme hoạt động trong tế bào, thực hiện chức năng đào thải độc bên trong tế bào.
Vì sao phụ nữ sống trong xã hội giàu có và công nghệ tiên tiến ngày nay gặp khó khăn với vấn đề thụ thai và sinh con hơn phụ nữ sống trong điều kiện nghèo khó ?
Ngày nay có nhiều phụ nữ không thể mang thai, việc sẩy thai đã tăng lên đáng kể. Bên cạnh đó, cũng có báo cáo số tinh trùng của một số người đàn ông đã giảm đáng kể và ngày càng có nhiều người đàn ông bị bất lực (rối loạn cương dương) hay vô sinh (không có tinh trùng). Khi sự giàu có tăng lên, tỷ lệ sinh giảm xuống và tôi không cho rằng đây chỉ là vấn đề thay đổi giá trị xã hội. Tôi mạnh mẽ nghi ngờ rằng trong xã hội hiện đại cả nam và nữ đã mất đi sức sống cần thiết cho việc sinh sản thì cũng có nhiều vấn đề đã bị nói dối.
Theo ý kiến của tôi, sức sống và khả năng sinh sản bị suy giảm rõ ràng là do phong cách sống của con người thời nay, họ đã sử dụng chế độ ăn uống làm hủy hoại đường ruột. Chế độ ăn uống chủ yếu dựa trên nguồn thực phẩm từ động vật (thịt, sữa và sản phẩm làm từ sữa), chất béo, ngũ cốc tinh chế, đường cát và quà vặt. Để tăng cường sức sống và hoạt hóa những newzyme tham gia vào hoạt động sống của tế bào, con người phải có chế độ ăn uống dựa trên nguồn thức ăn từ thực vật và trái cây. Đây là điểm bắt đầu của mọi vấn đề.
Những gì bạn ăn hằng ngày làm cho đường ruột của bạn tốt hơn hay xấu hơn, quyết định chất lượng máu và tế bào. Tôi khuyên những người phụ nữ mang thai, chồng của họ, nữ hộ sinh, bác sĩ khoa sản, bác sĩ phụ khoa nên nhận biết tầm quan trọng của chế độ ăn uống. Dinh dưỡng là cơ sở của sức khỏe sinh sản.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,330
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Nhân Tố Vi Sinh (The Microbe Factor) - Hiromi Shinya

Postby bevanng » 08 Sep 2018

PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN SỨC SỐNG CHO NEWZYME

Bí quyết truyền sức sống cho newzyme nằm ở thói quen ăn uống, ăn ít nhưng tôi nhấn mạnh là nên ăn rau củ quả tươi, đặc biệt trái cây tươi là nguồn newzyme tốt.
Điều quan trọng là bản thân bạn phải uống đủ nước tốt. Ngoài ra nên bổ sung thêm chất dinh dưỡng với lượng thích hợp để hỗ trợ cho hoạt động của newzyme. Trong thức ăn chế biến quá mức làm thiếu chất dinh dưỡng vi lượng: vitamin, khoáng chất và bạn cũng cần thành phần chống ôxi hóa như hóa chất tự nhiên phytochemical. Thành phần chính của các tế bào tạo thành thực vật là các không bào chứa chất dịch là nơi các newzyme tham gia vào đào thải độc trong tế bào. Trong chất dịch, ngoài các newzyme còn có các thành phần chống ôxi hóa hay hóa chất tự nhiên như polyphenol.
Điều hiển nhiên để có một số thực phẩm hỗ trợ thúc đẩy quá trình đào thải độc trong tế bào. Hơn nửa thế kỷ tôi đã nhìn thấy sự ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng kém lên đường ruột, tôi hoàn toàn tin giải pháp dinh dưỡng để chăm sóc sức khỏe không chỉ là phương pháp hiệu quả mà còn là một phương pháp đúng đắn trong dài hạn.
Tóm lại, tế bào là nơi tiếp nhận dòng năng lượng của cơ thể và newzyme duy trì dòng năng lượng đó. Đi đến nguồn sức khỏe của con người có nghĩa là đang hướng về những newzyme cần thiết cho một cuộc sống khỏe mạnh, trẻ trung và tràn đầy năng lượng.
Việc bổ sung enzyme thì sao? Hầu hết các enzyme tìm thấy trên thị trường là những enzyme hỗ trợ cho hoạt động của enzyme tiêu hóa, những enzyme này cần thiết để cải thiện đường ruột, duy trì tình trạng thể chất tốt. Khoa học y học thì đang phát triển sản xuất ra những dòng sản phẩm bổ sung dinh dưỡng để truyền sức sống cho newzyme và sản phẩm bổ sung newzyme. Tôi rất quan tâm đến ý tưởng này, nghiên cứu những newzyme trong tế bào khác nhau. Bằng cách chuyển sang tập trung vào nghiên cứu tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống, và bằng cách tập trung vào sự tồn tại của newzyme hoạt động trong tế bào, chúng ta có thể đưa ra một cách sống mới bao gồm nhiều khía cạnh của con người: sức khỏe, tuổi thọ, sinh sản, sắc đẹp, môi trường trái đất và xã hội. Tôi kỳ vọng rất nhiều vào sự phát triển trong tương lai khi chúng ta hiểu biết cội nguồn của sự sống.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,330
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Nhân Tố Vi Sinh (The Microbe Factor) - Hiromi Shinya

Postby bevanng » 09 Sep 2018

Phần hai CHƯƠNG TRÌNH SHINYA BIOZYME


Chương 05 LÀM TRẺ HÓA Ở CẤP ĐỘ TẾ BÀO

Bạn có thể tăng cường đến mức tối đa ki - năng lượng sống của mình và bạn có thể thực hiện điều này bằng cách giúp cho cơ thể hoạt động theo cách mà tự nhiên đã ban tặng cho nó.
Để gia tăng nguồn sinh lực thì không bao gồm việc dùng những viên vitamin hay thức uống năng lượng, cũng không liên quan đến chất kích thích nhân tạo làm cho cơ thể mệt mỏi phục hồi nhanh. Thay vào đó, bạn có thể tạo ra được nguồn sinh lực tự nhiên bên trong cơ thể ở cấp độ tế bào.
Nguồn sinh lực là bí quyết để khỏe, đẹp và cũng là nguồn năng lượng. Trong dài hạn, bạn không thể có được nguồn sinh lực bền bỉ nếu ăn uống nghèo nàn chất dinh dưỡng, kể cả bạn dùng nhiều chất kích thích hay thực phẩm bổ sung dinh dưỡng. Để tăng cường năng lượng sống, bạn cần phải cải thiện quá trình đào thải độc tế bào của cơ thể theo cách tự nhiên. Chương trình Shinya Biozyme sẽ chỉ cho bạn cách thực hành điều này một cách dễ dàng trong đời sống hằng ngày.
Cơ thể con người có 40 - 60 nghìn tỷ tế bào. Khi mỗi tế bào này hoạt động tích cực, chúng ta có được sức sống trẻ trung và khỏe, nếu có gì ngăn cản hoạt động bên trong tế bào, bạn sẽ mất năng lượng và dễ bị mắc bệnh hơn. Bên trong tế bào, có cơ quan gọi là ty thể nơi sản sinh ra năng lượng cho các hoạt động. Khí ôxy chúng ta hấp thụ từ các chất dinh dưỡng của thực phẩm ăn vào và khí ôxy thở được chuyển đến ty thể được chuyển hóa thành năng lượng. Trong tế bào khỏe mạnh, sự chuyển hóa năng lượng bên trong ty thể được diễn ra thuận lợi. Miễn là tình trạng tốt này diễn ra liên tục, chúng ta có thể sống tích cực và năng động bất kể tuổi tác nào. Năng lượng sống giảm có nghĩa là có thứ gì đó đang ngăn cản những hoạt động của ty thể bên trong tế bào, tôi gọi những thứ này là chất thải tế bào. Để khôi phục sức khỏe của tế bào, điều cần thiết phải làm sạch chất thải bên trong chúng thông qua quá trình đào thải độc tự nhiên của cơ thể.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,330
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Nhân Tố Vi Sinh (The Microbe Factor) - Hiromi Shinya

Postby bevanng » 09 Sep 2018

LÀM SẠCH CHẤT THẢI BÊN TRONG TẾ BÀO


Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy vào buổi sáng, có thể là trong tế bào có một lượng lớn chất thải, nếu chất thải này không được loại bỏ, tế bào sẽ không hoạt động tốt, cho nên dù bạn có cố gắng hoạt động nhưng vẫn thấy mệt mỏi. Nếu trong tế bào não của chúng ta chứa một lượng lớn chất thải có thể dẫn đến bệnh mất trí nhớ, Alzheimer hay bệnh đột quỵ.
Chất thải bên trong tế bào sẽ làm lão hóa tế bào. Nếu tế bào không được khôi phục và hệ miễn dịch không hoạt động tốt thì chúng ta dễ bị bệnh truyền nhiễm hay bệnh ung thư. Vì cơ thể được tạo thành từ tế bào nên những hoạt động bên trong tế bào sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của toàn bộ cơ thể.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,330
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Nhân Tố Vi Sinh (The Microbe Factor) - Hiromi Shinya

Postby bevanng » 09 Sep 2018

PROTEIN KHIẾM KHUYẾT BÊN TRONG TẾ BÀO

Đại đa số chất thải bên trong tế bào không gì ngoài protein khiếm khuyết vô dụng. Chất dinh dưỡng từ thực phẩm ăn vào được tiêu hóa, hấp thu bên trong đường ruột, được chuyển đến tất cả các tế bào thông qua máu. Protein là một trong những chất dinh dưỡng này, được hòa tan trong amino axit ở ruột non, sau đó được chuyển hóa thành protein mới trong tế bào. Quá trình tổng hợp protein mới này tạo ra một lượng lớn chất thải là protein khiếm khuyết. Chế độ ăn bao gồm chủ yếu là thực phẩm có nguồn gốc từ động vật (thịt, sữa bò và sản phẩm làm từ sữa) là nguyên nhân chính dẫn đến việc sản sinh ra protein phế thải này. Nhiều người mang một lượng lớn phế thải này và chúng không phân hủy được hết ở trong tế bào.
Nếu phế thải này không loại bỏ được một cách hợp lý thì sự tắc nghẽn bên trong tế bào vẫn còn. Quá trình trao đổi chất ở tuổi già bị suy giảm là do chất thải bên trong tế bào, nhưng quy điều này cho sự già hóa là sai. Nếu có sự quan tâm hợp lý đến chế độ ăn uống và các nhân tố khác liên quan đến phong cách sống, bạn có thể duy trì được năng lượng sống mạnh mẽ cho dù tuổi ngày càng cao.
Vậy chăng ta nên làm gì để làm sạch chất thải bên trong tế hào ?
Có hệ đào thải độc đang hoạt động bên trong tế bào. Newzyme - những enzyme làm trẻ hóa này đã được đề cập ở phần trước, tham gia vào hệ đào thải độc. Tùy thuộc vào cường độ hoạt động của các enzyme này, chất thải bên trong tế bào được loại bỏ hay thậm chí được tái chế trở lại.
Hãy nhớ lại phần đã đề cập ở chương 3 về quá trình tự tiêu hoạt động như thế nào bên trong tế bào cùng với:
1. Máy hủy bên trong tế bào
2. Nhà máy tái chế
3. Thùng rác bên trong tế bào.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,330
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

PreviousNext

Return to Truyện Ðọc



Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 16 guests