Hồi Ký Đến Già Mới Chợt Tỉnh - Tống Văn Công

Truyện tình mùi mẫn, truyện ma kinh rợn hay các thể loại khác. Xin mời vào.

Moderators: Mười Đậu, SongNam, A Mít

Hồi Ký Đến Già Mới Chợt Tỉnh - Tống Văn Công

Postby bevanng » 20 Aug 2018

Image
Tống Văn Công

Hồi ký Đến Già Mới Chợt Tỉnh
Từ theo Cộng đến chống Cộng

NGƯỜI VIỆT BOOKS
Người Việt Books xuất bản lần thứ nhất tại Hoa Kỳ.


Ngày 25 tháng Hai năm 2014, tôi gởi “Lời Chia Tay Đảng Cộng Sản Việt Nam”. Sau đó, nhận được nhiều ý kiến rất khác nhau. Nhà văn Thái Bá Tân đưa lên “phây” bài thơ tặng tôi có những câu: “… Trót đưa lên bàn thờ. Muốn hạ xuống cũng khó. Làm thế nào bây giờ? Một người vì lý tưởng. Hy sinh cả cuộc đời. Đến già mới chợt tỉnh. Đau, không nói nên lời. Con cháu những người ấy. Dẫu giỏi và thông minh. Cũng khó lòng hiểu hết. Cái đau cha ông mình”.
Về phần mình, từ khi được “mở mắt”, bắt đầu viết những bài góp ý với Đảng cộng sản, lúc nào tôi cũng dặn mình chớ có nói năng như một kẻ vô can và phải tự biết mình “ngu lâu”, là “tội đồ”. Lúc nghe ông Nguyễn Văn Thiệu nói “Đừng nghe cộng sản nói, hãy nhìn cộng sản làm”, tôi cho rằng, nói như ông Thiệu chẳng thuyết phục được ai! Cho đến khi trải nghiệm chính sách của Đảng cộng sản qua các thời kỳ, đối chiếu thông tin nhiều chiều, mới xác nhận câu nói của ông Thiệu là có cơ sở! Vì vậy tôi nghĩ, phải viết như thế nào cho dễ lọt tai hàng triệu đảng viên chưa được “mở mắt” và không ít người bị nhồi vào não “ơn Đảng, ơn Bác”.
- TỐNG VĂN CÔNG
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Hồi Ký Đến Già Mới Chợt Tỉnh - Tống Văn Công

Postby bevanng » 20 Aug 2018

Image

Tiểu Sử Tống Văn Công


- Tên họ: Tống Văn Công
- Ngày tham gia kháng chiến chống Pháp: 6-1949
- Tham gia Vệ quốc đoàn (của Việt Minh): 1951 Tập kết ra miền Bắc: 2-1955
- Vào Đảng Lao Động Việt Nam (Cộng sản): 3-5-1958
- Viết báo: 1952 (cộng tác viên báo Nhân Dân miền Nam do Trần Bạch Đằng làm chủ bút)
- Phóng viên báo Lao Động: 1-1960-1975
- Tổng biên tập báo Lao Động Mới (cơ quan ngôn luận của Liên Hiệp Công Đoàn Giải phóng miền Nam (ông Nguyễn Hô làm Chủ tịch): 6-1975-1976
- Tổng biên tập báo Công nhân Giải phóng (Người Lao Động): 1976-1986
- Tổng biên tập báo Lao Động: 1988-1994
- 6-1994 nghỉ hưu, vì bị tố cáo có “âm mưu diễn biến hòa bình”
- 9-2009 viết bài “Đổi mới Đảng tránh nguy cơ sụp đổ” bị Đảng Cộng Sản buộc kiểm điểm, nhưng vẫn tiếp tục viết 30 bài nữa. Tổ chức Đảng mở 15 cuộc kiểm điểm và yêu cầu tự nhận một hình thức kỷ luật. Ngày 25 tháng 2 năm 2014 công bố “Lời chia tay với Đảng cộng sản Việt Nam”.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Hồi Ký Đến Già Mới Chợt Tỉnh - Tống Văn Công

Postby bevanng » 20 Aug 2018

Lời Nhà Xuất Bản


“Một khi nạn bưng bít thông tin bị phá bỏ thì các chế độ độc tài sẽ tan rã”, Václav Havel nói như thế khi cùng những người có chung chí hướng thành lập “Hiến Chương 77” nhằm tranh đấu cho việc loại bỏ chế độ cộng sản tại Tiệp Khắc.
Nhà văn Václav Havel là kịch tác gia từng bị chế độ cầm tù và là tổng thống đầu tiên của Tiệp Khắc sau khi chế độ cộng sản sụp đổ.
Đã sống và bản thân đã trải nghiệm cái xã hội cộng sản toàn trị trên quê hương, Václav Havel nhìn thấu bộ mặt của chế độ đã hủy hoại xã hội, làm mọi người - không trừ một ai, từ giới lãnh đạo chóp bu cho đến từng người dân - đều “sống dối trá”. Havel vạch trần mâu thuẫn đặc thù của chế độ: mâu thuẫn giữa nhu cầu tự nhiên của con người có bản chất sống động và chân thực đối chọi với quy định phi tự nhiên, chết cứng và dối trá của hệ thống toàn trị. Theo ông, trong chế độ toàn trị, từng cá nhân bị đánh bật khỏi sinh hoạt truyền thống như gia đình, bạn bè, hội đoàn, tôn giáo… để chịu đựng sự áp đặt của bộ máy đảng, nhà nước và các đoàn thể bù nhìn.
Hậu quả là “dối trá lên ngôi”. Người ta nghĩ một đàng nói một nẻo.
Với niềm tin mãnh liệt rằng con người đáng được sống thật với bản chất của mình và đời sống dân sự phải được hồi phục, Václav Havel kêu gọi mọi người thoát khỏi nỗi sợ hãi, bắt đầu từ việc giải phóng đời sống khỏi sự dối trá đang bao trùm. Ông thúc giục mọi người đừng nói, đừng làm những điều họ không tin tưởng, mà hãy nói và hãy làm những gì tin là đúng. Nghĩa là hãy sống thật. Và cương quyết không dự vào trò hề là các sinh hoạt lố bịch lừa mỵ dân của chế độ.
Chế độ cộng sản toàn trị Tiệp Khắc trước khi sụp đổ năm 1989 và chế độ toàn trị tại Việt Nam kéo dài đến nay có cùng khuôn mẫu: là con đẻ của hệ thống cộng sản toàn trị Liên Xô. Và những suy nghĩ của Václav Havel cũng là của người Việt.
Điển hình của lối suy nghĩ đó là tác giả cuốn sách này, Ông Tống Văn Công.
Ông Tống Văn Công chỉ bắt đầu nhận ra bộ mặt “không tính người” của cộng sản Hà Nội khi thông tin bùng nổ trên Internet.
Ông thú nhận: “Cứ nghĩ mình gia nhập Vệ Quốc Đoàn khi vừa tròn 18, rời quân ngũ là sẵn sàng đi cuốc đất, gánh gạch xây nhà, hằng chục năm cầm bút bảo vệ chế độ, nên có đủ tư cách khuyên Đảng trở về với dân với nước. Nhưng tôi đã lầm! Không phải nhầm hôm nay mà nhầm từ ngày đầu tiên với lòng đầy tự hào bước vào 'con đường cách mạng'. Nhầm khi đọc ba chữ Vệ Quốc Đoàn mà không hiểu nó hóa trang cho một ý thức hệ còn đang ẩn giấu”.
Nhiều sự thật xẩy ra khiến Tống Văn Công xét lại lý tưởng mà ông muốn thực hiện trong gần cả cuộc đời. Ông tâm sự: “Năm 1990 phong trào dân chủ nổi lên mạnh mẽ ở các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu và Liên Xô. Ở trong nước, Trần Xuân Bách đòi đổi mới chính trị, văn nghệ sĩ đòi tự do tư tưởng và sáng tác. Nguyễn Văn Linh dùng mọi thủ đoạn nhằm bảo vệ sự độc quyền của Đảng cộng sản: Đi Thành Đô cầu hòa với địch, cách chức Trần Xuân Bách, chỉ đạo việc cách chức nhà văn Nguyên Ngọc, giữa hội trường Ba Đình dịp mừng ngày Quốc khánh năm 1990, công khai gọi 'con Dương Thu Hương chống Đảng, thằng Nguyễn Quang Sáng hư hỏng'“. Trước cách hành xử của Nguyễn Văn Linh, Tống Văn Công mượn hai câu thơ của Nguyễn Duy để nói lên nỗi ngao ngán của mình: “Ta nhờn nhọn cái há mồm vĩ nhân tôm cá. Khạc đủ nghề thằng nọ con kia”.
Václav Havel kêu gọi mọi người “hãy làm những gì mình tin là đúng”. Tống Văn Công trước khi “bước qua lời nguyền” vào lúc tuyên thệ gia nhập Đảng cộng sản, đã không dám hành xử đúng với những gì ông muốn.
Ông viết trong hồi ký là từng sống một thời vô luân để hai chữ “liên quan” đè lên cơm áo. Và chỉ trích chính mình “sau khi anh Trần Xuân Bách bị kỷ luật, tôi còn tiếp tục làm tổng biên tập báo Lao Động ba năm nữa, nhưng không đến thăm anh một lần nào”!
Chẳng riêng ông, nhiều người khác cũng thế: “Nhiều người nhờ Trần Xuân Bách mà leo lên quyền cao chức trọng, nhưng sau khi ông bị kỷ luật, suốt bao năm có anh nào dám đến thăm ông thày cũ của họ đâu”! Tống Văn Công buồn bã kết luận: “Cũng đừng trách họ hèn, bởi chúng ta phải sống 'một thời vô luân' mà”!
Trong diễn văn đọc khi nhậm chức Tổng thống Tiệp Khắc, Václav Havel tin tưởng đất nước ông rồi ra sẽ có dân chủ tự do, nhưng điều ông lo lắng là phải nhiều thế hệ nữa dân tộc ông mới hồi phục được niềm tin lẫn nhau vì mọi người đã triền miên sống hai mặt dối trá với nhau dưới thời chế độ toàn trị.
Tại Việt Nam xã hội chủ nghĩa, “dối trá lên ngôi” thấy rất rõ qua câu chuyện “Con Trăn Thần” Tống Văn Công kể lại:
“Báo Lao Động giữa năm 1963 có đăng bài của thông tín viên Tất Biểu ở nhà máy bơm Hải Dương đưa tin anh Lê Văn Hạng công nhân nhà máy trong khi đi nghỉ phép đến miền Tây Nghệ An đã bắn hạ một con trăn lớn chưa từng thấy. Tin này được nhiều bạn đọc gửi thư hỏi thêm chi tiết. Tòa soạn liền cử phóng viên Trần Thanh Bình tới gặp Lê Văn Hạng. Nghe anh này thuật lại câu chuyện quá hấp dẫn, anh Bình gợi ý anh Tất Biểu viết lại từ mẩu tin ngắn thành một bài ký sự dài đăng nguyên một trang báo. Anh Tất Biểu viết bài có tựa đề 'Con Trăn Thần’. Bài viết kể: Trước khi anh Hạng tới đây, nhân dân vô cùng hoảng sợ, bởi con trăn đã bắt đi hai con bò, hai cháu bé. Khi anh Hạng tìm gặp được nó, con trăn vùng dậy, cất đầu lên cao quá các ngọn cây cổ thụ, mồm phun phì phì, nước bọt tuôn xuống như mưa. Anh Hạng phải luồn lách lựa thế để nã đạn đúng vào mồm con trăn liên tục 16 phát, nó mới ngã vật làm gãy bao nhiêu cây cối. Dân làng được tin đưa hai con trâu cổ tới giúp anh Hạng kéo con trăn về làng. Người ta đo con trăn dài gần 30 thước, thân nó to bằng cái vành bánh xe đạp. Họa sĩ Minh Tân minh họa trông giống như cảnh Thạch Sanh chém con chằn tinh.
“Số báo đăng bài này gây tiếng vang lớn trong và ngoài nước.
Nhân dân Nhật báo Bắc Kinh dịch bài và đổi tựa đề là 'Dũng sĩ diệt mãng xà vương’ kèm theo bức tranh minh họa cho câu chuyện thần kỳ. Nhà thơ Tố Hữu, Trưởng ban Tuyên huấn Trung ương Đảng nói với hội nghị Tuyên huấn - Báo chí về niềm tự hào dân tộc đã có một công nhân bình thường nhưng hành động phi thường, là 'Thạch Sanh thời đại’, 'Thạch Sanh cộng sản'. Hồ Chủ tịch mau chóng tặng thưởng cho Lê Văn Hạng 'Huy hiệu Bác Hồ’. Ban thi đua khen thưởng Trung ương làm thủ tục xét thưởng huân chương lao động hạng nhất…
“Giữa lúc cả nước đang náo nức vui mừng thì bỗng có một tin chấn động: Các nhà khoa học Ba Lan cho rằng con trăn khổng lồ xuất hiện ở Việt Nam nếu là có thật thì nó đánh đổ các học thuyết về cổ sinh vật học đang được giảng dạy hằng trăm năm nay. Họ đề nghị Nhà nước Ba Lan mua bộ xương này với giá tương đương một nhà máy lớn. Trước mắt, họ xin Nhà nước Việt Nam cho họ được tới khảo sát bộ xương con trăn thần và khu rừng nơi anh Hạng tìm thấy con trăn và bắn chết nó. Họ phán đoán, khu rừng này phải là rừng nguyên sinh và rất có thể ở đó còn có nhiều động vật khổng lồ của thời tiền sử!
“Tin này như một tiếng sét làm tỉnh cơn mê. Hồ Chủ tịch chỉ thị phải nhanh chóng xác minh sự thật. Ban Tuyên huấn Trung ương yêu cầu báo Lao Động trong thời gian sớm nhất phải có báo cáo chính xác.
“… Trong lúc ban biên tập báo Lao Động cho phóng viên xuống nhà máy bơm Hải Dương tìm hiểu thực hư thì một cộng tác viên tờ báo là kỹ sư nông nghiệp của Bộ Nông trường, nhân đến tòa báo gửi bài cộng tác đã vui chuyện kể rằng chính anh ta được chứng kiến lúc anh Hạng đưa con trăn thần về nông trường. Anh nói, rất tiếc là bài báo của Tất Biểu không kể những chi tiết không thể nào quên như: Khi hai con trâu kéo con trăn về tới đoạn dốc hơi cao ở khúc quanh vào văn phòng nông trường thì một con trâu bị đứt ruột, ngã khuỵu. Từ văn phòng gần đó, năm sáu cô nhân viên hiếu kỳ chạy ra xem. Vừa nhìn thấy đầu con trăn khổng lồ há mồm thè lưỡi, các cô hốt hoảng nháo nhào ù té chạy, một cô yếu tim ngất xỉu.
Anh kỹ sư đã làm cho Ban biên tập báo Lao Động như sắp chết đuối vớ được cọc. Anh Nguyễn Anh Tài đề nghị anh kỹ sư làm cố vấn cho đoàn báo Lao Động vào rừng Nghệ An thẩm tra vụ trăn thần. Đang vui chuyện, hóm hỉnh bỗng anh lặng lẽ, trầm tư, nói rất lấy làm tiếc, vì công việc đang chồng chất, không thể sắp xếp để cùng đi với đoàn.
“… Anh kỹ sư ngồi lặng mấy giây, rồi hai vai run lên, đầu gục xuống, vừa nức nở khóc, vừa nói không ra lời: 'Tôi… tôi cứ tưởng mọi việc đúng như trong bài báo là… tôi theo đó rồi thêm thắt cho vui câu chuyện… Tôi xin lỗi… rất là là xin… lỗi… '!

Kết luận câu chuyện “Con Trăn Thần”, Tống Văn Công viết: “Không chỉ báo Lao Động mà các cơ quan lãnh đạo của Đảng, Nhà nước đều muốn câu chuyện “Thạch Sanh cộng sản” quên dần trong im lặng, bởi nó phơi bày sự dốt nát, háo danh và cẩu thả của cả hệ thống chính trị và khoa học của chế độ”.
Tống Văn Công bừng tỉnh huyễn mộng với cộng sản nhờ vào thông tin bùng nổ trong thời đại Internet, nhưng không phải người cộng sản nào cũng nhận ra bộ mặt thật của chế độ toàn trị, cho dù hàng ngày biết bao thực tế ê chề diễn ra chung quanh. Điển hình là chính thân phụ ông Công, người đảng viên vào đảng cộng sản từ năm 1930, từng tham gia chín năm chống Pháp.
Ông Công thuật lại nội dung một buổi trò chuyện giữa hai cha con sau năm 1975, cha ông nói: “Tao vẫn tin rằng chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới triệt để giải phóng được cho loài người, nhưng mà bọn đảng viên ở quận Ba Tri này tao thấy đem thằng nào ra bắn cũng đáng tội hết, mày à”! Một người bạn ông Công ngồi nghe chuyện giữa hai cha con ông Công, bình luận: “Chưa nói tới cái chủ nghĩa cộng sản, ngay cái chủ nghĩa xã hội cũng còn quá xa! Nói chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới triệt để giải phóng loài người (!) Nhưng ai thực hiện nó đây? Các đảng viên thực hiện mới có mấy năm đã be bét, đến nỗi đem thằng nào ra bắn cũng được. Vậy chẳng lẽ việc trọng đại này phải nhường cho bọn cựu đại địa chủ và tư bản hay sao”?
Sau mấy chục năm hết lòng tận tụy với Đảng cộng sản, vào tuổi hoàng hôn của đời người, Tống Văn Công dứt khoát vất bỏ cái “vòng kim cô” ông tự quàng lên đầu từ thủa còn là một thanh niên bỏ quê hương miền Nam tập kết ra Bắc năm 1954.
Ngày 25 tháng Hai năm 2014, ông gởi “Lời Chia Tay Đảng Cộng Sản Việt Nam”. Ông nhận được nhiều ý kiến đóng góp, trong đó có nhà văn Thái Bá Tân làm một bài thơ tặng ông với những câu: “… Trót đưa lên bàn thờ. Muốn hạ xuống cũng khó. Làm thế nào bây giờ? Một người vì lý tưởng. Hy sinh cả cuộc đời. Đến già mới chợt tỉnh. Đau, không nói nên lời. Con cháu những người ấy. Dẫu giỏi và thông minh. Cũng khó lòng hiểu hết. Cái đau cha ông mình”.
Về phần ông, Tống Văn Công dặn mình chớ nói năng như một kẻ vô can và phải tự biết mình “ngu lâu”, là “tội đồ”.
Ông viết: “Lúc nghe ông Nguyễn Văn Thiệu nói 'đừng nghe cộng sản nói, hãy nhìn cộng sản làm', tôi cho rằng, nói như ông Thiệu chẳng thuyết phục được ai! Cho đến khi trải nghiệm chính sách của Đảng cộng sản qua các thời kỳ, đối chiếu thông tin nhiều chiều, mới xác nhận câu nói của ông Thiệu là có cơ sở”
Rõ ràng Hồi ký Tống Văn Công không nhằm biện minh cho sự “ngu lâu” của tác giả mà chỉ để cho thấy việc nhận ra chân lý trong giai đoạn lịch sử vừa qua của nước ta thật không dễ! Ông đau đớn tâm sự: “Trải qua 56 năm hoạt động trong Đảng, nay nghiệm lại, thức tỉnh, ngấm được nỗi đau lầm lạc vào con đường lịch sử, buộc dân tộc vào tròng độc tài đảng trị che giấu sau chiếc mặt nạ tự do, dân chủ”
Và Tống Văn Công kết luận cuốn hồi ký bằng câu nói của Boris Yeltsin, một đảng viên cộng sản lão thành Nga và cũng là tổng thống đầu tiên của Liên Bang Nga sau chế độ Liên Xô: “Cộng sản không thể sửa chữa mà phải dứt khoát vất bỏ”.
Nhà xuất bản Người Việt
Tháng Mười, 2016
Đinh Quang Anh Thái
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Hồi Ký Đến Già Mới Chợt Tỉnh - Tống Văn Công

Postby bevanng » 20 Aug 2018

TRƯỚC KHI VÀO CHUYỆN


Ngày 25 tháng Hai năm 2014, tôi gởi “Lời Chia Tay Đảng Cộng Sản Việt Nam”. Sau đó, nhận được nhiều ý kiến rất khác nhau. Giáo sư Tương Lai, nhà văn Nguyên Ngọc, giáo sư Chu Hảo mừng cho tôi đã xong trách nhiệm của một đảng viên 56 tuổi Đảng. Nhà báo Kha Lương Ngãi, nhà văn An Bình Minh chia sẻ: “Như phải ly dị sau cuộc hôn nhân dài 56 năm, dù trút được gánh nặng, nhưng sao khỏi chút bùi ngùi”! Nguyên chủ bút báo Tin Sáng Hồ Ngọc Nhuận: “Đọc Lời Chia Tay, tôi rất vui, bởi nó đóng góp cho dân chủ hóa đất nước.” Nhà văn Thái Bá Tân đưa lên “phây” bài thơ tặng tôi có những câu: “… Trót đưa lên bàn thờ. Muốn hạ xuống cũng khó. Làm thế nào bây giờ? Một người vì lý tưởng. Hy sinh cả cuộc đời. Đến già mới chợt tỉnh. Đau, không nói nên lời. Con cháu những người ấy. Dẫu giỏi và thông minh. Cũng khó lòng hiểu hết. Cái đau cha ông mình”. Tiến sĩ, luật sư Lưu Nguyên Đạt sau khi kể tội kẻ từng là “cơ sở truyền thông của Đảng cộng sản” đã nhận xét “Quyết định bỏ Đảng của Tống Văn Công không quyết liệt, không sáng sủa như qua lời phát biểu của luật gia Lê Hiếu Đằng. Nó không đanh thép bằng lập trường thô bạo của một Dương Thu Hương.” Về phần mình, từ khi được “mở mắt”, bắt đầu viết những bài góp ý với Đảng cộng sản, lúc nào tôi cũng dặn mình chớ có nói năng như một kẻ vô can và phải tự biết mình “ngu lâu”, là “tội đồ”. Lúc nghe ông Nguyễn Văn Thiệu nói “Đừng nghe cộng sản nói, hãy nhìn cộng sản làm”, tôi cho rằng, nói như ông Thiệu chẳng thuyết phục được ai! Cho đến khi trải nghiệm chính sách của Đảng cộng sản qua các thời kỳ, đối chiếu thông tin nhiều chiều, mới xác nhận câu nói của ông Thiệu là có cơ sở! Vì vậy tôi nghĩ, phải viết như thế nào cho dễ lọt tai hàng triệu đảng viên chưa được “mở mắt” và không ít người bị nhồi vào não “ơn Đảng, ơn Bác”. Với giọng nhẹ nhàng, nhưng tôi không lẩn tránh những đòi hỏi cấp bách dân chủ hóa đất nước, thực hiện các quyền dân sự và chính trị, tự do ngôn luận, tự do lập hội, nhà nước pháp quyền với tam quyền phân lập, không cho phép Đảng đứng trên Hiến pháp, pháp luật. Chính vì vậy mà tôi bị Đảng cộng sản đưa ra kiểm điểm 15 lần trong không khí đấu tố. Cuối cùng, không chấp nhận một đảng viên dám “tự ý nói lời chia tay”, ngày 6 tháng Ba năm 2014, Đảng công bố quyết định: “Khai trừ đảng viên Tống Văn Công vì đã có rất nhiều bài viết phát tán trên mạng internet xuyên tạc chủ trương chính sách, truyền bá những quan điểm trái với Cương lĩnh, đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam; mặc dù đã được phân tích, giáo dục nhiều lần, nhưng không sửa chữa, khắc phục mà vẫn tiếp tục sai phạm ngày càng nghiêm trọng hơn, không còn đủ tư cách đảng viên cộng sản“.
Ông Nguyễn Gia Kiểng - Tập hợp Dân chủ Đa nguyên, trong bài “Thời điểm để nhìn rõ Đảng cộng sản” đã cho rằng: “Thực ra chúng ta không nên thù ghét Đảng cộng sản. Nó chỉ là một sản phẩm của lịch sử và văn hóa của chính chúng ta. Một dân tộc không có tư tưởng chính trị không khác một con tàu không phương hướng, mọi tai họa có thể xảy đến và cộng sản chỉ là một”. Tôi đồng ý với nhận định này. Tôi “ngu lâu” là do những nguyên nhân lịch sử và văn hóa đó. Cha tôi đi theo cộng sản từ năm 1929. Làng tôi, quận tôi, tỉnh Bến Tre tôi có không dưới 80% số dân đi theo cộng sản, riêng nông dân có thể lên đến 90%. Nhìn lại vài hiện tượng trong lịch sử: Hầu hết những người trong nội các Trần Trọng Kim và các văn nghệ sĩ nổi tiếng thời tiền chiến đều đi theo Việt Minh. Nhiều cơ quan đầu não của Việt Nam Cộng Hòa bị tình báo cộng sản thâm nhập, nhưng không có ở chiều ngược lại. Ông Nguyễn Thành Nhân quận ủy viên quận Ba Tri bị quân đội Việt Nam Cộng Hòa bao vây tứ phía, chạy thẳng vào nhà ông Tám Thương có hai con trai là lính Việt Nam Cộng Hòa, một người vừa bị Việt Cộng bắn chết. Vậy mà ông Tám Thương ôm chầm lấy Thành Nhân, đưa xuống hầm bí mật. Rất nhiều trí thức xuất thân quan lại, có lập trường chống cộng, sau đó lại chấp nhận cộng sản: Huỳnh Thúc Kháng, Phan Kế Toại, Bùi Bằng Đoàn, Nguyễn Hữu Thọ, Trịnh Đình Thảo… Nhiều đảng viên cao cấp của Quốc Dân Đảng chuyển sang lập trường cộng sản như Trần Huy Liệu, Nguyễn Bình… Dân biểu đối lập trong Nghị viện Việt Nam Cộng Hòa, chủ nhiệm báo Tin Sáng, ông Ngô Công Đức, cha bị cộng sản xử tử, vậy mà trong hồi ký của ông in đậm những dòng này: “Có nhiều lúc trằn trọc khi nghĩ lý tưởng đã nằm trong tay của những người đã giết thân phụ mình và cuối cùng nhận họ là anh em, khi phải đặt Tổ quốc trên hết”. Học giả Hoàng Xuân Hãn trong lá thư đề ngày 2 tháng Giêng năm Bính Tý (1996) gửi cho Võ Nguyên Giáp đã viết: “Nước ta chỉ có hai cuộc giải phóng mà thôi, thời 1416-1427 với Lê Lợi cùng Nguyễn Trãi và thời 1945-1975 với Bác Hồ cùng các anh… Cái cần thiết trong cuộc giải phóng là cái Đức của người lãnh đạo, cái Đức để cho địch không tìm cách mua chuộc mình và làm gương cho nhân dân giữ lòng yêu nước…” Nhắc lại những điều trên đây, tôi không nhằm biện minh cho sự “ngu lâu” của mình mà chỉ để cho thấy việc nhận ra chân lý trong giai đoạn lịch sử của nước ta vừa qua thật không dễ!
Trải qua 56 năm hoạt động trong Đảng, nay nghiệm lại, thức tỉnh, ngấm được nỗi đau lầm lạc trên con đường nghiệt ngã của lịch sử, buộc dân tộc vào tròng độc tài đảng trị che dấu sau chiếc mặt nạ tự do, dân chủ.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Hồi Ký Đến Già Mới Chợt Tỉnh - Tống Văn Công

Postby bevanng » 20 Aug 2018

Nhớ Vài Chuyện Hồi Nhỏ


Cha Tôi Bị Nhà Nước Thực Dân Quản Thúc…


Khoảng lên 5 tuổi, tình cờ tôi được biết cha tôi, Tống văn Thêm, (bút danh Tăng ích) là người đang bị nhà nước thuộc địa Pháp quản thúc. Hôm đó, cha má sắp đưa tôi về quê ngoại thì bà nội gặng hỏi: “Con đã xin phép ban Hội tề chưa? Mình phải giữ cho đúng lề luật”.
Tôi thắc mắc hỏi cô Ba tôi và cô kể: Cha tôi lên Sài Gòn học trung học, ở trọ nhà ông Đồ Nam thày thuốc Bắc. Ông Đồ Nam là học trò của Nguyễn Ái Quốc phái về hoạt động cộng sản. Bác Nguyễn Tư con ông Đồ Nam học cùng lớp, chơi thân với cha tôi. Có lẽ vì thế mà trong nhiều học trò ở trọ, ông Đồ Nam chọn cha tôi để tuyên truyền cộng sản. Sau một năm, cha tôi bỏ học, về nhà xin ông nội tôi sắm máy chụp hình để đóng vai thợ ảnh đi hoạt động cách mạng (khi tôi biết thì ở góc nhà vẫn còn một đống phim bằng kiếng cỡ 20x30 cm). Lý lẽ “học cho giỏi chỉ để làm mọi cho Tây” của cha tôi đã thuyết phục được ông nội, bà nội tôi.
Ngày Một tháng Năm 1930 cha tôi tham gia cuộc biểu tình hơn 200 người ở xã Tân Xuân, huyện Ba Tri và bị bắt. Sau này, tôi được nghe người bạn của cha tôi là chú Huỳnh Dư Bì (sau này là Cục phó Cục quản lý Thi công, Bộ Xây dựng thời ông Đỗ Mười làm Bộ trưởng) kể: “Cha mày với hơn chục người làng An Bình Tây bị bắt, nhốt vô Nhà Việc (còn gọi là Nhà Vuông, trụ sở Ban Hội tề của xã). Thằng Đội Xôm được chủ quận Ba Tri phái vô chỉ huy tra tấn những người cộng sản. Nhà chú ở gần Nhà Việc, cho nên suốt đêm nghe tiếng kêu la của những người bị đánh đập, không sao chợp mắt”! Ông nội tôi phải bán nhiều ruộng đất để đưa tiền nhờ ông Sáu Lục, anh ruột ông nội, đang làm Hương Chủ (vị trí thứ nhì trong Ban Hội tề gồm 12 vị) lo lót, chuộc cho cha tôi, không bị đày ra Côn Đảo mà chỉ bị quản thúc tại nhà.
Sau khi đi học biết đọc, tôi giở Từ điển Hán - Việt của cụ Đào Duy Anh soạn từ 1932, xem định nghĩa từ cộng sản: “Cái chủ nghĩa muốn tiêu diệt quyền tư hữu, đem tất cả các cơ quan sinh sản và sinh sản phẩm trên xã hội làm của chung của tất cả mọi người, đặt cơ quan thống kê và quản lý chung; về chính trị thì chủ trương liên hiệp tất cả giai cấp lao động để đánh đổ chế độ tư bản”. Tôi lại tìm định nghĩa “chế độ tư bản” cũng trong sách này: “Chế độ sản nghiệp lấy sự mưu lợi làm mục đích, chế tạo ra hàng hóa là cốt mưu lợi, chứ không cốt cung cấp cho sự cần dùng”. Dù chỉ hiểu lơ mơ, nhưng tôi cũng đã cảm nhận “tư bản” gắn liền với “thực dân Pháp”, kẻ xâm chiếm nước mình, “cộng sản” chống Pháp như vậy thì chắc chắn là tốt.
Có điều lạ, tuy bị quản thúc, đi đâu phải xin phép, vậy mà cha tôi lại thường xuyên ngồi ở Nhà Việc đánh cờ tướng với ông Hương Cả Nga, đứng đầu Ban Hội Tề. Mỗi khi bà nội sai tôi đi tìm gọi cha tôi về ăn cơm, tôi biết ngay là phải chạy tới Nhà Việc, tìm lý do để chấm dứt cuộc đấu cờ say mê giữa một ông đứng đầu nhà chức trách của chế độ thực dân với một đảng viên cộng sản đang bị quản thúc! Khoảng năm 1980, em tôi là Tống Văn Cảnh, cán bộ Ban tuyên giáo Huyện ủy Ba Tri được giao viết quyển Lịch sử Đảng bộ cộng sản xã An Bình Tây. Quyển Lịch sử có đoạn “Cuối năm 1938… tên Hương Quản Nga theo lệnh tên Quận Mẫn đã khủng bố kềm kẹp nhân dân, truy tầm bắt bớ cán bộ, đảng viên xã An Bình Tây, bắt đàn ông hàng đêm phải mang cây đi ngủ tập trung, để canh chừng cộng sản”. Năm 1938, tôi đã lên sáu, đến nay còn nhớ nhiều chuyện thời ấy, nhưng không nhớ chuyện này. Tôi hỏi cha tôi về đoạn văn trên, ông cười: “Nó viết theo chủ trương tuyên truyền hiện nay đó mà. Từ lúc làm Hương quản cho tới khi lên Hương cả, ổng có bắt cán bộ, đảng viên nào đâu. Đảng viên mà không đi biểu tình hô hào lật đổ chế độ thực dân Pháp thì họ cũng không bắt. Ông Dương Bạch Mai đảng viên Đảng cộng sản Pháp sang Liên Xô học Đại học Đông Phương của Stalin, năm 1932 về Sài Gòn làm báo cộng sản, vẫn đắc cử Hội đồng thành phố Sài Gòn. Ông Huỳnh Thúc Kháng hoạt động chống Pháp, bị tù Côn Đảo 11 năm, ra tù lập báo Tiếng Dân tuyên truyền lý thuyết Duy Tân, vẫn được bầu vào Viện đại biểu Trung Kỳ”.
Hóa ra thời thực dân Pháp ranh giới thù địch giữa nhà nước thuộc địa với người dân không chia thành chiến tuyến quyết liệt như hiện nay giữa Đảng Cộng sản với người dân đòi dân chủ tự do!
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Hồi Ký Đến Già Mới Chợt Tỉnh - Tống Văn Công

Postby bevanng » 20 Aug 2018

Gia Đình Yêu Thương

Ông nội tôi có ba người con, nhưng chỉ có cha tôi là trai. Sau khi cha tôi bị bắt vì tội “làm cộng sản”, ông nội tôi sốt ruột chuyện “nối giòng”. Có người mai mối má tôi là Nguyễn Thị Thâm ở làng Giồng Tre (xã An Ngãi Trung) cho cha tôi. Ông tôi chọn ngày tốt làm lễ “coi mắt”, nhưng cha tôi không chịu đi. Ông tôi rút chiếc roi mây bảo, nếu không chịu đi thì nằm xuống phản “ăn roi”. Chàng trai 20 tuổi đã ngoan ngoãn nằm xuống chịu đòn.
Một tháng sau, nhân có việc tới Giồng Tre, cha tôi hỏi các bạn ở đây về cô Nguyễn Thị Thâm đã khiến mình bị ăn roi. Cậu Tư Đáo, con người chú thứ mười của má tôi tìm ra cớ để đưa cha tôi tới làm khách của ông ngoại tôi và được má tôi pha trà đem ra mời. Buổi sáng đó đã nên “duyên kỳ ngộ”. Hôm sau, cha tôi vui vẻ rót rượu mời ông bà nội tôi, xin nhận lỗi vì đã trái ý cha mẹ, nay xin được làm lễ coi mắt”! Ông nội tôi cứ nghĩ cha tôi đã ưng cô gái nào khác, đến khi biết vẫn là cô gái ở Giồng Tre, ông tôi bật cười: “Tại sao để ăn đòn rồi mới chịu đi”?
Sau lễ ra mắt, hai họ quyết định các bước kế tiếp theo tập tục. Cha tôi phải tới “ở rể” tại nhà ông bà ngoại tôi. Trong bữa cơm đầu tiên, ông ngoại tôi cầm chai rượu lên hỏi: “Con có biết uống rượu không”? Cha tôi đáp: “Dạ, có chút đỉnh”. Ông ngoại tôi rót đầy ly nhỏ, đưa cho cha tôi. Cha tôi cầm lấy, cám ơn và uống cạn. Ông ngoại tôi cười lớn nói bỗ bã: “Tao thích mày! Trong trường hợp này, nhiều thằng sẽ ỏn ẻn, dạ thưa, con không biết rượu chè. Sau khi lấy được con gái người ta rồi thì nó mới lộ ra bộ mặt Lưu Linh”! Một hôm, bà ngoại tôi sai cha tôi chặt trái dừa cho cậu út tôi uống. Cha tôi cầm quả dừa xoay qua, trở lại mãi. Bà ngoại tôi nhìn thấy biết con rể mình thuộc tuýp người “dài lưng tốn vải”, đã bảo má tôi kíp “cứu nguy cho chàng”.
Tết Tân Mùi, 1931 cha má tôi làm lễ cưới và ngày rằm tháng 9 năm Nhâm Thân, 1932, tôi được ra đời. Có lần cha tôi nói, ông không dám tiếp tục nhận nhiệm vụ của Đảng là vì nghĩ đến sự hiểm nguy cho má con tôi. Cha tôi giải thích tên Công của tôi không phải là công hầu, cũng không phải công tư, mà là công nhân, thợ thuyền. Như vậy là ngay vừa mới sinh ra, tôi đã được giao cho ông Mã Khắc Tư (Karl Marx)! Một lần, cha tôi đưa tôi đến ông thày nổi danh coi tướng Đại Lục Tiên. Ông này nói: “Nếu sau này cháu làm thợ bạc thì khó ai bì kịp, thứ hai mới là làm biện lý.” Ra về, cha tôi bảo, con chớ có làm thợ bạc, nếu làm thợ thì làm thợ mộc. Cha tôi được cho biết Đảng Cộng sản là đảng của giai cấp công nhân, nhưng ông không thể hình dung được công nhân là một tập thể lao động trong xưởng máy. Theo ông, thợ mộc, thợ hồ, thợ hớt tóc… là giai cấp công nhân.
Tôi có may mắn là suốt tuổi thơ được sống trong một gia đình đầy tình yêu thương. Ông bà tôi dù túng thiếu bao giờ cũng dành tiền gạo cho người ăn xin. Một lần, từ vùng tản cư, tôi trốn theo mấy anh lớn vào vùng Pháp chiếm. Quá lo sợ đến tức giận, ông nội tôi buộc phải phạt roi đứa cháu đích tôn. Tôi biết mình có lỗi đáng bị ăn đòn, nên không khóc, nhưng ông tôi vừa khẽ nhịp roi, vừa nức nở nghẹn ngào. Trái lại, bà nội tôi không bao giờ vì tức giận mà đánh cháu, bà tôi đánh vì “thương cho roi, cho vọt”. Một lần, bà giê lúa, tôi chạy nhảy làm đổ lúa, bà bảo không nghe, đến khi tôi làm đổ lúa lần thứ hai, bà ra lệnh: “Về nhà, nằm sẵn ở bộ ván”. Tôi về nằm khóc một lúc thì ngủ. Đến bữa cơm chiều, được gọi dậy, tôi mừng vì nghĩ đã thoát khỏi ăn đòn. Nhưng không thoát được, sau bữa cơm, bà thong thả ngoáy trầu, ăn trầu xong mới khẽ gọi, “Công đâu? Ra cúi xuống đây”! Bà không hề nóng giận, chậm rãi phân tích cái hư cái sai của cháu đến mức không thể tha thứ. Còn cha tôi thì ông chỉ vung roi với con khi nổi giận. Ông thường dặn: “Hễ thấy cha nổi nóng thì con mau mau chạy biến đi! Đừng có đứng đó, cha đánh chết”.
Ông nội và cha má tôi đều mua rất nhiều sách. Lúc nhỏ tôi thích nằm nghe má đọc Truyện Kiều và các loại thơ. Nghe nhiều lần, tôi thuộc từng đoạn, dù không hiểu gì. Khi biết đọc, Chủ nhật, ngày Hè, tôi thường đọc truyện Tàu cho ông nội, bà nội nghe. Tôi sớm được biết quê mình có những chí sĩ yêu nước đồng thời là những nhà thơ như Phan Thanh Giản, Nguyễn Đình Chiểu, Phan Tòng, bà Sương Nguyệt Anh nhà thơ sáng lập Nữ Giới Chung, tờ báo đầu tiên của phụ nữ Việt Nam… Tôi thích Phan Thanh Giản, một ông quan suốt ba triều vua, đã có những câu thơ cảm thương người vợ: “Đường mây cười tớ ham rong ruổi; trướng liễu thương ai kẻ lạnh lùng…” Khi biết nghĩ đến vận nước, tôi thích câu “Non nước tan tành hệ bởi đâu” của cụ Đồ. Năm mười tám tuổi vào Vệ quốc đoàn, tôi động viên mình “mặc kệ thằng Tây, đạn nhỏ, đạn to, xô cửa xông vào như chẳng có” trong Lời Điếu Nghĩa Sĩ Cần Giuộc.
Bất hạnh lớn nhứt của tôi là má tôi bị viêm phổi qua đời năm tôi mới lên bảy. Cha tôi là thày thuốc Đông y giỏi chữ Nho, nhưng ông lập bài vị thờ má tôi bằng chữ Quốc ngữ. Ở giữa nền giấy màu xanh kẽ hai chữ lớn màu trắng: VỢ TÔI. Hai bên là 2 câu đối tiếng Việt: “Chồng khóc, con kêu thấy chỉ đáp thăng dòng nước mắt”. “Vợ hiền, dâu thảo, tìm nơi họa cô cảnh chiêm bao”. Rất nhiều buổi, cha tôi ngồi bên bàn thờ làm thơ như trao gởi tâm linh với má tôi. Đáng tiếc là tôi chỉ nhớ được một vài câu mà trái tim non nớt cảm nhận được: “Xuống đất hóa bùn sẽ gặp nhau”.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Hồi Ký Đến Già Mới Chợt Tỉnh - Tống Văn Công

Postby bevanng » 20 Aug 2018

Ông Già Ba Tri.

Giữa năm 1942 từ xã An Bình Tây, tôi đi bộ 2 cây số để vào học lớp 3 Trường tiểu học Ba Tri. Lúc ấy, Nhật đã chiếm Đông Dương hai năm. Bên Pháp, Thống chế Pétain đầu hàng Phát Xít Đức, ở Đông Dương, Toàn quyền Decoux hàng phục Phát Xít Nhật. Để lấy lòng người Việt, Decoux cho phát triển phong trào hướng đạo, cho lập sân vận động, phát triển bóng đá, thể dục thể thao, cho học tân nhạc… Theo phong trào hướng đạo, học sinh chúng tôi mặc bộ đồng phục quần đỏ áo sơ mi trắng. Trường tiểu học Ba Tri mời nhạc công từ Nhà thờ Giồng Tre tới dạy học sinh các bài hát Pháp như La Marseillaise, Maréchal nous voilà… và những bài tân nhạc Việt Nam như Tiếng gọi Sinh viên, Trên sông Bạch Đằng, Ải Chi Lăng… Ông đốc Trinh của Trường tiểu học Ba Tri đặt lời Việt cho một bài hát Pháp có nội dung ca ngợi Pétain và chính quyền thực dân ở Đông Dương:
“Trong khi quốc gia tai nàn,
Nhờ quan thống chế Pétain,
Không ham hưởng chữ an nhàn,
Kê vai gánh vác giang san.
Khuyên nhũ ai nấy đồng tâm,
Phục hưng nước Pháp cùng nhau.

Ở xứ Ba Tri ngày nay,
Có sân vận động đẹp thay.
Nhờ quan Đốc phủ Mẫn lo lắng.
Nên thể thao dân sự đàng hoàng.
Nào học sinh phải ghi nhớ.
Đền đáp công ơn này…”

Ngày ngày, vào giờ ra chơi buổi sáng, chúng tôi xếp hàng đi quanh sân trường rợp bóng những cây còng cổ thụ, hát vang những bài ca đã học. Nhiều người đi đường dừng chân lắng nghe. Có một ông già đẩy xe bán chiếu thường xuyên dừng lại đúng giờ này, lắng nghe với vẻ mặt đăm chiêu. Rồi bỗng dưng không thấy ông ấy xuất hiện nữa. Người bạn thân ngồi chung bàn học với tôi là Nguyễn Thống Thành, con ông chủ nhà dây thép (nay là bưu điện) tỏ ra thạo tin, xì xầm: “Mày biết gì không? Ông già bán chiếu rải truyền đơn. Một tờ phê phán ông Đốc Trinh nịnh Tây. Một tờ in hai bài thơ cộng sản châm biếm Pétain quỳ gối trước quân Đức, Decoux cúi đầu lạy quân Nhật. Mật thám tìm ra, đã bắt ông già bán chiếu.” Tôi hỏi: “mày có tờ truyền đơn đó không cho tao coi với”? Thành đáp: “Nhà tao có, nhưng người lớn không cho con nít lấy”! Suốt tuần sau đó, nhiều người buôn bán ở chợ Ba Tri xì xầm với nhau chuyện ông già bán chiếu rải truyền đơn và gọi đó là một “ông già Ba Tri”. Tôi cứ tưởng “ông già Ba Tri” là chỉ những vị nổi tiếng của quê tôi như Phan Thanh Giản, Nguyễn Đình Chiểu, Phan văn Trị… nhưng ông nội tôi bảo sự tích này có từ thời Minh Mạng: Ông Trần văn Hạc, Hương cả của làng An Hòa Tây cho đắp con đập ngăn vàm rạch làm tắc nghẽn đường ghe chở hàng hóa vào chợ Ba Tri. Dân chúng cả vùng phát đơn kiện, nhưng thế lực Trần Văn Hạc quá mạnh, quan Tổng, quan Huyện, quan Tỉnh đều xử ông ta thắng kiện. Bà con bàn bạc cử ba ông già có uy tín nhất vùng là Thái Hữu Kiểm, Nguyễn Văn và Lê Văn Lợi mang đơn ra Huế kiện lên triều đình. Các ông này đi bộ qua nhiều vùng rừng hoang vắng nguy hiểm, mất mấy tháng mới tới Huế, nổi trống kêu oan ở cửa Ngọ Môn. Vua Minh Mạng cho các ông vào chầu tấu trình sự việc. Vua nghe xong, hạ chiếu cho các ông thắng kiện. Từ đó, danh xưng “ông già Ba Tri” là chỉ những cụ già nhưng chí khí không già, dám dũng cảm bảo vệ lẽ phải.
Nguyễn Thống Thành bảo tôi: “Ông già bán chiếu xứng đáng là ông già Ba Tri ngày nay đó mày”. Sau Tháng Tám 1945, tôi sống ở nông thôn, bưng biền, không nhận được tin tức gì về Nguyễn Thống Thành. Trên các nẻo đường kháng chiến, tôi cứ mong được gặp nó, người đầu tiên đã cho tôi biết về một tổ chức bí mật có tên là Việt Minh, để rồi tôi tin, theo! Hơn 30 năm sau, tôi mới biết Nguyễn Thống Thành, bạn tôi, đứng bên kia chiến tuyến, là đại tá tỉnh trưởng đã tử thủ ở thị xã Phước Long! Nhiều năm sau, trong cuộc họp cựu chiến binh, tôi được nghe một thiếu tá dự trận này kể, anh ta kêu gọi đầu hàng, nhưng Nguyễn Thống Thành đã bắn trả. Tôi tin rằng nếu lúc ấy tôi có mặt, kêu gọi chắc chắn Thành đầu hàng. Nhưng đến nay niềm tin đó đã lung lay.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Hồi Ký Đến Già Mới Chợt Tỉnh - Tống Văn Công

Postby bevanng » 20 Aug 2018

Bỏ Cờ Tam Sắc, Chào Cờ Mặt Trời.

Một sáng tháng Ba 1945, như thường lệ chúng tôi xếp hàng chào cờ trước khi vào lớp học. Tất cả đều ngỡ ngàng khi nhìn thấy lá cờ mặt trời đã thay thế cờ tam sắc. Ông đốc Trinh đứng trên bực thềm giải thích sự kiện này. Tôi nhớ đại khái là ngày 9 tháng Ba quân Nhật đã làm đảo chính lật đổ chính quyền thuộc địa của Pháp. Nhật có chính sách “Trả Châu Á cho người Châu Á”, họ trả độc lập cho nước mình. Nhưng riêng xứ Nam kỳ thì tạm thời còn trực thuộc Nhật như đã từng thuộc Pháp, cho đến khi Nhật giành được toàn thắng. Từ hôm nay, trường chúng ta bỏ cờ tam sắc, chào cờ Nhật, không hát Marseillaise quốc ca Pháp nữa. Ông không nói, nhưng chúng tôi cũng biết là bài “Trong khi quốc gia tai nàn” của ông cũng không được hát. Những ngày sau đó, ông quận Chỉ (người thay ông quận Mẫn hồi năm ngoái) được thăng lên chức tỉnh trưởng Bến Tre. Ông Trực, một viên chức từ tòa bố Bến Tre (tức dinh của ông chủ tỉnh người Pháp) được đưa về Ba Tri làm quận trưởng thay ông Chỉ. Những người bạn của cha tôi, bác Ba Di, dượng Ba Kiến, chú Tám Bì, chú Hai Dần, bác Tám Huê, chú Năm Vinh, chú Sáu Sinh… uống trà tán chuyện thời cuộc, cho rằng: “Đã thay thầy đổi chủ, nhưng đám đày tớ thì vẫn y nguyên như cũ”! Có lẽ đó là điểm yếu nhất của chính phủ Trần Trọng Kim đối với người dân vốn đã coi các công chức trong hệ thống chính quyền thuộc Pháp là những tay sai. Việc Nhật không dùng Hoàng thân Cường Để là người đang nương tựa nước Nhật để chống Pháp về nước chấp chính mà lại chọn Bảo Đại vốn là con bài của Pháp đã khiến cho người dân Việt tha thiết với độc lập thất vọng. Tiếp theo đó là việc Nhật không chấp nhận đề nghị của Bảo Đại chọn chí sĩ Ngô Đình Diệm làm thủ tướng mà chọn học giả Trần Trọng Kim càng làm cho chính phủ này bị giảm sự tin cậy.
Chính phủ Trần Trọng Kim có những chính sách tiến bộ, nhưng có thể có hại cho chính họ: Không lập bộ quốc phòng, không tổ chức lực lượng vũ trang để tránh bị Nhật lôi kéo vào chiến tranh, do đó không có khả năng tự bảo vệ. Thả tất cả tù chính trị phần lớn là đảng viên cộng sản, lực lượng này có cơ hội lật đổ họ. Từ ngày 8 tháng 5, Chính phủ Trần Trọng Kim ban hành Hiến pháp Quân chủ Lập hiến, đảm bảo các quyền tự do chính trị, tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, tự do lập hội. Nhiều tổ chức được thành lập đã tạo điều kiện làm tăng thêm lực lượng cho đảng cộng sản: Tổ chức Thanh niên Tiền tuyến do Thứ trưởng Bộ Thanh niên Tạ Quang Bửu, một người có cảm tình với Việt Minh điều hành. Ở Nam Bộ, tổ chức Thanh niên Tiền phong do Phạm Ngọc Thạch (đảng viên cộng sản từ tháng 3 năm 1945) điều hành. Sau khi Nhật đảo chính Pháp một ngày, ngày 10 tháng 3 năm 1945, Việt Nam Quốc gia Độc lập Đảng được thành lập, do Hồ Văn Ngà làm chủ tịch, Phạm Ngọc Thạch làm Tổng thư ký. Số đông đảng viên của Đảng này ngả theo Việt Minh. Sau Cách mạng Tháng 8, Hồ văn Ngà bị giết! Ở tỉnh Bến Tre và huyện Ba Tri của tôi, sau mấy tháng tồn tại của chính phủ Trần Trọng Kim, phong trào cách mạng do Đảng cộng sản tổ chức đã phát triển vượt bực. Nhiều tù nhân cộng sản được chính phủ Trần Trọng Kim thả ra đã hoạt động mạnh mẽ như: Nguyễn Tẩu đảng viên cộng sản từ năm 1930, bí thư tỉnh ủy; Lê Hợi đảng viên cộng sản từ 1930; Võ Châu Thành, Nguyễn Phục Hưng, Nguyễn Chí Khải, Nguyễn Viết Chỏi… đều là những đảng viên lâu năm. Các đảng viên này mau chóng xây dựng chi bộ đảng đều khắp các xã và tổ chức nông hội thu hút hơn 3000 nông dân. Đảng cộng sản đưa được hàng loạt cán bộ cốt cán thâm nhập vào các tổ chức, đảng phái khác: Ông Nguyễn Văn Cái làm Tổng thư ký Thanh niên Tiền phong tỉnh Bến Tre (sau này là ủy viên Ban khởi nghĩa Tháng Tám, đại biểu Quốc hội năm 1946 của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa); Ông Huỳnh Kỳ Thanh làm Thanh niên Tiền phong thị xã Bến Tre (sau này là Chánh văn phòng ủy ban Kháng chiến/ Hành chánh tỉnh); ông Đỗ Phát Quang lãnh đạo Trường huấn luyện của Đảng Quốc gia Độc lập (sau này là Đại biểu Quốc hội, ủy viên ủy ban Kháng chiến - Hành chánh tỉnh Bến Tre); ông Nguyễn văn Tất chỉ huy Bảo an binh Tỉnh Bến Tre (sau này là ủy viên ủy ban Kháng chiến/ Hành chánh tỉnh Bến Tre, chỉ huy đội vũ trang). Ở Ba Tri, các thầy giáo trẻ như thầy Nở, thầy Triết, các trí thức trẻ như Huỳnh Dư Bì, Trịnh văn Khâm, Hồ văn Vị… đều có chân trong tổ chức Việt Minh của Đảng cộng sản.
Từ những biến đổi lực lượng chính trị ở huyện Ba Tri và toàn tỉnh Bến Tre có thể suy đoán tình hình tương tự như vậy ở nhiều nơi khác.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Hồi Ký Đến Già Mới Chợt Tỉnh - Tống Văn Công

Postby bevanng » 20 Aug 2018

Số Đông Trí Phú, Địa, Hào Đi Theo Việt Minh.

Ngày 25 tháng 8 năm 1945 có tin Việt Minh đã cướp được chánh quyền ở Bến Tre, tỉnh trưởng Phan Văn Chi đầu hàng. Ấp An Hòa cùng cả làng An Bình Tây của tôi sôi sục chuẩn bị tham gia cướp chánh quyền thị trấn Ba Tri. Các đảng viên cộng sản công khai đứng ra nhân danh Mặt trận Việt Minh cắt đặt việc mua vải, giấy hai màu đỏ, vàng để may và dán cờ đỏ sao vàng, tổ chức các đội võ trang với dáo mác, gậy gộc. Chú thợ hồ Hai Dần là bí thư chi bộ, bác giữ vịt Tư Nay là phó bí thư chi bộ, không xưng danh cộng sản mà là Chủ nhiệm và Phó chủ nhiệm Mặt trận Việt Minh, ngồi vào những chiếc ghế mới hôm qua còn là của Hương Cả, Hương Chủ trong Nhà Việc (trụ sở Ban Hội tề), chỉ đạo hoạt động cách mạng. Suốt đêm tiếng hô tập đi theo nhịp “một hai“ làm cho bọn con nít chúng tôi cũng không thể chợp mắt. Vừa rạng sáng, tất cả được tập hợp xếp hàng theo từng khối để tiến ra thị trấn. Điều đáng nói là dẫn đầu các khối đều là các trí, phú, địa, hào của ấp, của xã: Trịnh Văn Vinh đại địa chủ, nguyên Chánh lục bộ; Võ Văn Di địa chủ, nguyên Hương Trưởng; Trịnh Văn Khâm sinh viên, con trai của ông Hương Cả Nghi; Huỳnh Dư Bì sinh viên, con trai ông Hội đồng Thuần; Ba Phán con trai địa chủ Tím; Sáu Sinh địa chủ, nguyên thư ký quận trưởng Ba Tri… Do đâu mà những người này hăm hở lao vào dòng thác cách mạng do cộng sản lãnh đạo? Bởi vì từ ngày 19-5-1941 tại Pắc Bó tỉnh Cao Bằng, dưới sự chủ trì của Hồ Chí Minh, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 8 của Đảng cộng sản Đông Dương đã quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam Độc Lập Đồng Minh gọi tắt là Việt Minh với Cương lĩnh:
“Không phân biệt giai cấp, tôn giáo, xu hướng chính trị, hễ thừa nhận mục đích, tôn chỉ và chương trình của Việt Minh thì được gia nhập”. Mục đích, tôn chỉ và chương trình của Việt Minh là: “Cùng nhau đánh đuổi Nhật, Pháp, làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập, dựng lên nước Việt Nam Dân Chủ, Cộng Hòa”.
Nội dung đó đã đáp ứng đúng nguyện vọng tha thiết của mọi người Việt Nam yêu nước. Đảng cộng sản đã giấu biệt lá cờ búa liềm, cờ đỏ sao vàng, họ không hô hào làm cách mạng vô sản mà kêu gọi giành độc lập dân tộc, tự do, hạnh phúc cho nhân dân! Vài phút sau khi đoàn An Bình Tây lên đường, Huỳnh Dư Khải (con ông Hương cả Khiêm, cháu ông Hội đồng Thuần) bạn học cùng lớp nhứt với tôi chạy tới, gọi bọn nhóc chúng tôi như Võ Minh Triết, Trịnh Hoành Sang, Nhiều, Điểu, Thưởng, Trắc… kéo theo người lớn làm “khởi nghĩa”. Chúng tôi đến thị trấn Ba Tri thì thấy hàng ngàn người, cờ xí, biểu ngữ từ nhà lồng chợ đi tới dinh quận. Đứng trên cái bàn cao, xung quanh có dân quân bảo vệ, ông Lê Văn Lượm bí thư quận ủy, chủ tịch ủy ban Khởi nghĩa đọc tờ hiệu triệu viết sẵn. Đọc xong bản hiệu triệu, ông thông báo ta đã chiếm trại bảo an và trại cảnh sát, ông quận Trực xin đầu hàng. Tiếp theo đó, ông Võ Châu Thành phó bí thư quận ủy, phó ban khởi nghĩa, nhân danh chủ tịch ủy ban Nhân dân Cách mạng và ông Nguyễn Chí Khải ủy viên Ban Thường vụ Quận ủy, nhân danh Chủ tịch Mặt trận Việt Minh ra mắt đồng bào. Mô hình “hệ thống toàn trị” này đã được giữ y cho tới hôm nay: Bí thư của Đảng là quan chức quyền lực số 1 đứng trên các tổ chức chính quyền và mặt trận. Phó bí thư của Đảng là nhân vật quyền lực số 2 được giao trách nhiệm làm Chủ tịch ủy ban hành chánh (nay là ủy ban Nhân dân); các ủy viên Ban Thường vụ của Đảng làm chủ tịch Mặt trận và chủ tịch các đoàn thể…
Ngay sau ngày cướp chính quyền, chủ tịch Võ Châu Thành ký lệnh tử hình không cần xét xử đối với những người bị gọi là “có nợ máu đối với nhân dân” như Cai tổng Đặng, Cai tổng Bang, Biện Ký, Đội Xôm, Hương quản Nhường, Hương quản Lầu… Sau này được biết, ở nhiều nơi trên khắp đất nước ta đã có nhiều người bị giết, trong đó có những nhà ái quốc, nhà văn hóa nổi tiếng như Tạ Thu Thâu, Phan văn Hùm, Phạm Quỳnh…
Sau khi Đảng cộng sản Đông Dương tuyên bố tự giải tán, các tổ chức Đảng ở huyện Ba Tri, Bến Tre vẫn giữ nguyên vai trò lãnh đạo như cũ, chỉ khác trước là không họp chi bộ công khai ở cơ quan. Trả lời báo chí trong và ngoài nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố: “Tôi chỉ có một Đảng - Đảng Việt Nam”. Các cán bộ cũng như người có học ở quê tôi đều biết rõ sự thật là Đảng chỉ giả vờ giải tán, nhưng không ai chê trách Cụ Hồ nói dối mà ngược lại đều khen “Cụ Hồ mình khôn khéo quá”.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Hồi Ký Đến Già Mới Chợt Tỉnh - Tống Văn Công

Postby bevanng » 20 Aug 2018

Quốc Hội Và Hiến Pháp 1946

Tháng 12-1945 Pháp tái chiếm 20 tỉnh thành Nam Bộ. Bến Tre là tỉnh cuối cùng chưa bị chiếm. Tỉnh ủy Bến Tre xin Trung ương Đảng cho tỉnh tổ chức bầu đại biểu Quốc hội sớm từ ngày 25-12, thay vì ngày 6-1-1946 như quy định chung. Hồi đó ngày 6-1 còn được cho là ngày thành lập Đảng. Mãi đến sau năm 1960, người ta mới biết ngày 6-1 là ngày âm lịch, theo dương lịch là ngày 3 tháng 2-1930. Tỉnh Bến Tre được bầu 5 đại biểu quốc hội. Mặt trận Việt Minh, do Đảng cộng sản lãnh đạo, giới thiệu 6 người ra ứng cử là: Phạm Văn Bạch, Nguyễn Văn Cái, Đỗ Phát Quang, Nguyễn Tẩu, Trần Quế Tử, Ca văn Thỉnh. Trong đó, hai người sau là trí thức cảm tình Đảng. Hầu hết cử tri đều gạch tên người đứng ở cuối danh sách, do đó ông Ca Văn Thỉnh bị thất cử. Có thể nói, “Đảng cử dân bầu” đã có từ cuộc bầu cử Quốc hội đầu tiên. Điều này không phải chỉ ở tỉnh Bến Tre mà khắp cả nước. Xin nêu vài ví dụ, ở Hải Phòng, ông Vũ Trọng Khánh, nguyên thị trưởng Hải Phòng của Chính phủ Trần Trọng Kim, đương kim Bộ trưởng Bộ Tư pháp của Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh, do từ chối sự giới thiệu của Mặt trận Việt Minh Thành phố Hải phòng mà bị thất cử. Chủ tịch Hồ Chí Minh rất lo lắng đã yêu cầu ông Vũ Trọng Khánh chấp nhận sự giới thiệu của Mặt trận Việt Minh tỉnh Hà Đông (chưa bầu cử), nhưng ông vẫn kiên quyết từ chối. Do không có chân trong Quốc hội, ông phải rời ghế Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Trong khi đó, cố vấn Vĩnh Thụy (tức cựu hoàng Bảo Đại) chấp nhận sự giới thiệu của Mặt trận Việt Minh tỉnh Thanh Hóa, đắc cử với 92% số phiếu bầu.
Lâu nay, Quốc hội được bầu năm 1946 được coi là Quốc hội đa nguyên, đa đảng là chủ nhân của bản Hiến pháp 1946 dân chủ, tam quyền phân lập. Thực ra không phải như vậy. Ngày 20-9-1945 Chủ tịch Chính phủ lâm thời Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 34/ SL thành lập Ban soạn thảo Hiến Pháp gồm 7 thành viên: Trưởng ban là Hồ Chí Minh, các ủy viên gồm Vĩnh Thụy, Đặng Thai Mai, Vũ Trọng Khánh, Lê Văn Hiến, Nguyễn Lương Bằng, Đặng Xuân Khu (tức tổng bí thư Trường Chinh). Với ban soạn thảo này thì rất khó để có thể soạn ra được bản Hiến Pháp 1946. Do thực hiện thỏa thuận giữa Việt Minh với Việt Nam Quốc dân Đảng (Việt Quốc) và Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội (Việt Cách), Quốc Hội phải nhận vào 70 đại biểu của hai đảng này không qua bầu cử (Việt Quốc 50 đại biểu, Việt Cách 20 đại biểu). Sau khi có thêm 70 đại biểu không qua bầu cử, ngày 2-3-1946, Quốc hội bầu ra Ban soạn thảo Hiến Pháp gồm 11 thành viên: Tôn Quang Phiệt, Trần Duy Hưng, Nguyễn thị Thục Viên, Đỗ Đức Dục, Cù Huy Cận, Nguyễn Đình Thi, Huỳnh Bá Nhung, Trần Tấn Thọ (Việt Cách), Nguyễn Cao Hách (Việt Cách), Đào Hữu Dương (Việt Cách), Phạm Gia Đỗ (Việt Quốc). Ngày 9-11-1946, Quốc hội thông qua Hiến pháp với 240/242 phiếu thuận. Hai người bỏ phiếu phiếu chống là Nguyễn Sơn Hà với lý do Hiến pháp không có điều khoản cho tự do kinh doanh; Phạm Gia Đỗ phản đối chế độ chỉ có một viện. Nhưng sau đó mấy tháng, 70 đại biểu của Việt Cách, Việt Quốc chỉ còn lại 7 người và Hiến pháp 1946 chỉ còn nằm trên giấy. Ngày 4-12-1953, Quốc hội (gồm những người được bầu năm 1946) thông qua luật Cải cách Ruộng đất, tước đoạt ruộng đất của người bị quy là địa chủ, trái với Điều 12 của Hiến pháp 1946 “Quyền tư hữu tài sản của công dân Việt Nam được bảo hộ“. Thật ra như ở trên đã nói, bản Hiến pháp này đâu phải là của họ! Nhà báo Huy Đức có nhận xét rất đúng “Mặc dù Hồ Chí Minh đặt vấn đề xây dựng Hiến pháp rất sớm, Hiến pháp 1959 mới thực sự là Hiến pháp của ông.”
Từ 8-1945, tôi ở trong đội Thiếu nhi Cứu quốc xã An Bình Tây. Thời gian này có vài chuyện mà mỗi khi nhớ lại cảm thấy ray rứt:
- Giữa năm 1946, vào buổi sáng, tôi đang đi xuống chợ thì gặp bốn anh du kích tay cầm mã tấu giải anh Sấn (học trên tôi 3 lớp) hai tay bị trói ké, đi về hướng Giồng Gạch, sông Hàm Luông. Không cần hỏi, ai cũng biết đó là hướng đưa người đi “mò tôm”. (Tiếng lóng của thời đó chỉ việc đâm chết rồi ném xác xuống sông. Nghe nói, anh Sấn bị nghi làm gián điệp, chỉ vì hôm lính Pháp đi ruồng bố, anh đã “trăm” tiếng Tây với thằng quan ba! Cùng thời gian này (sau khi Pháp chiếm Ba Tri vài tháng) ở khắp quận đều có những vụ “trừng trị bọn gián điệp”: xếp Cang ở Tân Xuân; Hương quản Thành ở An Đức; Thạch (bạn học cùng lớp với tôi, con trai Cai Tổng Đệ)… Họ bị giết, không có cáo trạng, không có tòa án xét xử! Số đông người dân vẫn cho rằng, trước họa ngoại xâm, chuyện “mạnh tay” như vậy là cần thiết (!).
Năm 1947, Ba Tri có nhiều trận phục kích đánh cả đoàn xe của Pháp. Giữa tháng 6, đại đội 885 phục kích ở Giồng Quéo tiêu diệt 50 lính Pháp và Lê Dương, thu nhiều vũ khí, đặc biệt có nhiều đồ hộp và thuốc lá thơm. Một chiến sĩ của đại đội 885 nhắn tin cho má anh đến thăm, ban chỉ huy cho bà mấy bao thuốc lá Bastos. Trên đường về, bà vừa đi vừa phì phèo điếu thuốc, khi đến làng An Bình Tây thì có mấy người ăn mặc giống như lính quận, tay lăm lăm súng gắn lưỡi lê, bắt bà đưa vào chùa Long Khánh, quát hỏi: “Thuốc thơm này ở đâu ra? Ai cho? Khai mau”! Mang nỗi lo của một bà má bộ đội, lại nghe cách ăn nói hỗn hào, bà nghĩ đã gặp bọn theo Tây. Bà bảo: “Tôi lượm được ngoài lộ đá”. Lập tức bà bị những cú đấm như trời giáng.
Lúc ấy chúng tôi họp Đội Thiếu nhi Cứu quốc ở nhà người bạn, nghe người nhà bên cạnh bảo vừa bắt được gián điệp, du kích đang tra hỏi ở chùa Long Khánh. Chúng tôi ngừng họp kéo ra chùa và chứng kiến cảnh một bà già ốm yếu gan góc chịu những đòn tra tấn với mắt nhìn khinh bỉ, đôi môi mím chặt. Giữa lúc căng thẳng đó, có tiếng mõ báo động và người từ dưới Chợ Mới ùn ùn chạy lên hô “Tây ruồng”. Cuộc tra tấn dừng lại. Người trưởng nhóm giao nhiệm vụ cho anh tự vệ trẻ tuổi: “Nếu Tây tới gấp quá, thì mày cứ việc khử bả đi”. Nghe tới đó, bà già khóc rống “Trời ơi, cứ tưởng mấy chú là Việt gian, cho nên tui quyết không khai. Sự thực là tui đi thăm con tui là Trần Văn Tuấn ở đại đội 885 vừa đánh trận Giồng Quéo. Thuốc thơm là của chỉ huy bộ đội cho tui”!
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Hồi Ký Đến Già Mới Chợt Tỉnh - Tống Văn Công

Postby bevanng » 20 Aug 2018

Hồng Quân Platon - Thành Vào Lính Lê Dương.

Tháng Năm 1948, tôi học xong lớp nhứt trường tiểu học (ở xã Giao Thạnh, quận Thạnh Phú), chờ ngày thi vào trung học hoặc nhận công tác kháng chiến. Khoảng hạ tuần tháng Sáu có tin bộ đội mới về diễn tập ở cuối xã, thế là cả bọn kéo nhau đi xem. Gặp lúc bộ đội đang nghỉ trong các nhà dân. Tôi chợt nhìn thấy trên cây ổi to trước khoảng sân của ngôi nhà lớn có một chú bộ đội mắt xanh mũi lõ đang trèo hái quả ném xuống cho lũ trẻ. Chuyện lạ không thể tưởng, thích quá, tôi vội chạy vào. Bác gái chủ nhà bước ra kêu: “Đủ rồi! Chú Thành xuống uống trà đi”. Chú Tây bộ đội trả lời tiếng Việt rành rẽ, “Em không uống trà đâu. Chị cho em vài li “đế” nhậu với ổi được không”? “Được, để chị nói với anh”. Tôi bám theo: “Anh ơi, anh là người Pháp á”? Anh Tây vui vẻ: “Hổng phải, anh là hồng quân Liên Xô. Em có biết Liên Xô không, là một nước trong phe đồng minh chống phát xít đó”. Tôi đáp, trong giáo trình lớp nhứt tôi có được học điều đó. Từ trên thềm, bác trai chủ nhà gọi anh Tây bộ đội và tôi vào.
Trên bàn đã dọn những đĩa khô cá hố nướng thơm phứt, hai đĩa ổi, mỗi quả bổ làm tư, mấy cái li nhỏ có chân. Đóng quân ở nhà này là một khẩu đội “mochiê” (súng cối) mà anh Tây bộ đội là khẩu đội trưởng. Tôi nói, em là học trò tiểu học không được phép uống rượu, chỉ xin các chú bác cho được ngồi hóng chuyện người lớn. Bác gái đem cho tôi mấy con cá khô nướng nhấm nháp. Câu chuyện được biết về ông Tây như sau: Platon Skizhinsky học xong trung học thì Đức tấn công Liên Xô. Platon vào quân đội, trong một trận đánh không cân sức, bị Phát xít Đức bắt, buộc đi đốn gỗ. Sau khi Phát xít Đức đầu hàng, Platon bị Hồng quân kết án tử hình vì tội “bị địch bắt mà không chết”! Trên đường giải về Liên Xô, anh liều nhảy tàu lửa trốn sang Pháp, con đường sống duy nhất là vào lính Lê Dương. Anh sang Việt Nam trong đoàn quân Lê Dương, sau tên Platon ghép thêm chữ Thành tiếng Việt. Năm 1946 tại Bến Tre, trên đường lái xe chở thực phẩm, Platon nhận được truyền đơn kêu gọi phản chiến. Sau đó anh liên lạc được với người đại diện Việt Minh tên là Mô, rồi mang hai khẩu súng ra vùng kháng chiến. Sau hai tuổi quân, Platon lập nhiều chiến công, nói thạo cả tiếng lóng của nông dân xứ dừa và được bộ đội cưới cho cô vợ đẹp nhứt Bến Tre, sinh một con gái tên là Tanhia.
Sau khi tập luyện thành thục đúng kế hoạch, Tiểu đoàn 307 kéo lên Giồng Luông, xã Đại Điền long trọng làm lễ xuất quân ngày 5-7-1948. Vì nơi đó khá xa nên dù rất muốn tôi không thể đi dự. Câu chuyện của chú Hồng quân Platon Thành để lại trong tôi nỗi thương cảm lẫn băn khoăn: “Bị địch bắt mà không chết có đáng chịu tội tử hình”? Việc này làm tôi nhớ đến những bản án tử hình đối với anh Sấn, bạn Thạch ở quê tôi. Không ngờ hơn 30 năm sau, năm 1981 tôi đi thăm Liên Xô với tư cách Phó tổng biên tập báo Lao Động và được Platon Thành làm phiên dịch cho hơn 20 ngày. Câu nói đáng nhớ của anh khi gặp tôi là: “Năm 1955 tôi rất vui khi được về nước, bởi vì cái thằng cha khốn nạn đó đã chết hơn hai năm” (Stalin chết năm 1953). Tôi nhắc chuyện anh leo cây ổi của bác chủ nhà ở Giao Thạnh nơi Tiểu đoàn 307 đóng quân. Platon Thành nói: “Các đồng đội ngày xưa sang đây đều mang ổi cho mình. Nhiều người Việt Nam quý quả xoài, măng cụt, vải, nhãn nhưng theo mình ổi là thứ quả ngon nhất Việt Nam. Buổi trưa, giã đĩa muối ớt, mang một xị đế vào vườn ổi lai rai là hết ý”!
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Hồi Ký Đến Già Mới Chợt Tỉnh - Tống Văn Công

Postby bevanng » 20 Aug 2018

Bác Hai Nói Về Đảng Cộng Sản Và Đảng Dân Chủ.

Năm 1948 ông Hồ Văn Ngôi, Trưởng ty Xã hội Bến Tre (ủy viên thường vụ tỉnh ủy) bổ nhiệm cha tôi làm ủy viên kiểm sát Ty Xã hội tỉnh Bến Tre. Lúc này ông Võ Văn Hưỡn (thời thuộc Pháp là đốc học) bạn cùng xóm và là bạn học của cha tôi đang làm Trưởng ty Giáo dục. Cha tôi xin cho tôi vào làm nhân viên của ty. Phó ty là bác Hai Trần Trung Trực, nhà giáo thời Tây (ba của Trần Trung Tín sau này là họa sĩ nổi tiếng); Trưởng phòng Tu thư là bác Ba Lê Văn Trương, nhà giáo thời Tây ở quận Sóc Sải. Hơn chục nhân viên ở tuổi 17, 18. Võ Hoàng Lê sau này là đại tá, bác sĩ, giám đốc Bệnh viện quân đội 175. Lê Huỳnh Thọ sau này là Phó trưởng ban Ban tổ chức Trung ương Đảng cộng sản. Cả cơ quan chỉ có 3 nữ là chị Năm Quyến, sau 1975 là bà Sáu, Phó giám đốc Sở văn hóa TP HCM. Chị Bình sau này là mẹ của đạo diễn Việt Linh và Nguyễn thị Định, được gọi là “Định nhỏ” để phân biệt với bà Chủ tịch Hội Nguyễn Thị Định (sau này là Phó Tư lệnh quân giải phóng miền Nam). Công việc của số đông nhân viên chúng tôi là viết tài liệu giáo khoa bằng thứ mực pha đậm đặc, sau đó áp lên khuôn bột để in, rồi đóng thành tập, gửi cho các trường học cấp một trong các vùng giải phóng. Từ tháng 8-1945 đến năm 1951 Bến Tre có nhiều vùng giải phóng. Vùng rộng lớn nhứt gồm toàn bộ quận Thạnh Phú và quá nửa quận Mỏ Cày.
Tôi và Định cùng tuổi, từng cùng học lớp nhứt, nay ngồi cùng bàn, thường nói với nhau đủ thứ chuyện, rồi nãy sinh tình yêu. Nói là yêu nhau, nhưng chúng tôi chưa dám trao cho nhau một nụ hôn! Một hôm, Định hỏi: “Anh có biết trong cơ quan này ai là đảng viên cộng sản không”? Do đã từng công tác ở Hội Phụ nữ Cứu quốc tỉnh, nên Định biết rành các tổ chức chính trị. Tôi đáp, không biết và hỏi lại, ở đây ai là đảng viên cộng sản? Định thì thầm: “Chỉ có Bác Năm Trưởng ty là Cộng sản. Còn Bác Hai phó Ty, Bác Ba trưởng phòng và anh Chấp phụ trách văn thư đều là đảng viên Đảng Dân Chủ. Họ thường tuyên truyền với anh về Đảng Dân Chủ mà anh không biết đó! Anh chớ có nghe họ mà xin vô Đảng Dân Chủ, đó nghe”! Tôi thắc mắc hỏi tại sao? Định nói: “Đảng Cộng sản Đông Dương mới là Đảng lãnh đạo kháng chiến. Đảng Dân Chủ chỉ là một thứ cây kiểng, không có vai trò gì đâu”.
Một hôm tôi tò mò hỏi Bác Hai Trần Trung Trực phó ty, có phải bác Hai là đảng viên Đảng Dân chủ không? Bác vui vẻ đáp: “Ừ, mày cũng biết à”? Tôi nói: “Cháu muốn biết Đảng Dân Chủ khác với Đảng Cộng Sản như thế nào”? Bác Hai gõ mấy cái lên vầng trán rộng: “Chà, nói sao cho mày hiểu đây ha”! Bác thò tay vô túi áo lấy ra bao thuốc lá đặt lên đầu bàn, nói: “Coi như cái chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản đang ở trên đó. Còn chúng ta đang ở dưới này. Ai cũng muốn đi lên cái 'thiên đàng' đó cả. Điều khác nhau là Đảng Cộng Sản gồm những người tả khuynh, họ quyết tiến lên thật nhanh, nên chọn con đường thẳng băng. Gặp núi cao? Vượt núi! Gặp sông sâu? Vượt sông! Đảng Dân Chủ của chúng tao cũng chủ trương đi lên chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, nhưng gồm những trí thức ôn hòa, muốn đi chậm rãi an toàn nhứt. Núi cao? Ta tránh núi, mở đường đi vòng! Sông sâu? Ta kết bè, đóng ghe hoặc bắc cầu! Rồi thì cũng tới đó thôi. Hai thằng con tao, Trần Trung Hiếu, Trần Trung Tín đang ở bộ đội, tụi nó trẻ, máu nóng, cho nên đều vô Đảng Cộng Sản.”
Nguyễn Thị Định gợi ý và cùng tôi tìm hiểu các chức vụ lãnh đạo của tỉnh, hóa ra tất cả đều do đảng viên cộng sản nắm. Chủ tịch ủy ban Kháng chiến - Hành chánh tỉnh là ông Nguyễn Văn Diệp, Phó Bí thư Tỉnh ủy; Chủ nhiệm Mặt trận Việt Minh là ông Phan Triêm, ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy; Tỉnh đội trưởng dân quân tự vệ là Nguyễn Tẩu, ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy (trước đó ông là Bí thư tỉnh ủy); Trưởng ty Thông tin Tuyên truyền là ông Nguyễn Trí Hữu, ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy; Trưởng đoàn Văn hóa Kháng chiến là ông Lê Hoài Đôn, ủy viên Thường vụ phụ trách Trưởng ban Tuyên huấn Tỉnh ủy; Trưởng ty Xã hội là ông Hồ Văn Ngôi, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy; Trưởng ty Giáo dục là ông Võ Văn Hưỡn, ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy; Chủ nhiệm báo Đoàn kết của tỉnh là ông Trần Văn Anh, Tỉnh ủy viên; Tỉnh đoàn trưởng Đoàn Thanh niên Cứu quốc là ông Trần Chính, Tỉnh ủy viên; Chủ tịch Hội Phụ nữ Cứu quốc là bà Nguyễn thị Định, Tỉnh ủy viên…
Mấy tháng sau bọn trẻ chúng tôi xin thi vào Trung học. Tôi và Lê Huỳnh Thọ trúng tuyển. Các trường trung học của kháng chiến đều đóng trong Rừng U Minh. Từ Bến Tre đi bộ tới đó mất hơn nửa tháng và tốn khá nhiều tiền. Tôi nói khó khăn này với cha tôi. Không thể ngờ, cha tôi giải quyết nhẹ như không: Ông xin thôi chức Kiểm sát viên của Ty xã hội, một địa vị “quan cách mạng”, rồi mua mấy ký lô thuốc nhuộm quần áo, mấy chục viên gạch xây bếp lò, một cái chão đụng to, ra đứng giữa chợ Thạnh Phú, lắc cái trống kêu lung tung, miệng rao “Nhuộm đây! Nhuộm áo quần đây”! Hơn một tháng, cha tôi kiếm đủ số tiền cho tôi đi học. Nhưng ông bị coi là thiếu tinh thần cách mạng, phải rời Bến Tre đi vào Cà Mau, kiếm sống bằng việc bứt dây choại đem bán cho những người làm nghề bện đăng, bện đó bắt cá.
Năm 1951, giặc Pháp chiếm hết các quận Mỏ Cày, Thạnh Phú, ty giáo dục phải giải thể. Nguyễn Thị Định chạy lên Sài Gòn, học trường sư phạm, ra trường làm cô giáo ở Trường Bông Sao, quận 8 và lấy chồng là một sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Hồi Ký Đến Già Mới Chợt Tỉnh - Tống Văn Công

Postby bevanng » 20 Aug 2018

Nghe Ông Lê Đức Thọ Thuyết Giáo

Cuối năm 1950, Trường trung học Huỳnh Phan Hộ (trường tôi học) đăng cai cuộc họp học sinh của ba trường trung học kháng chiến (Huỳnh Phan Hộ, Thái Văn Lung, Nguyễn Văn Tố) để nghe huấn thị của đại diện Trung ương cục miền Nam. Dù ba trường này cách nhau hàng chục cây số đường sông, nhưng 7 giờ sáng tất cả đã có mặt đầy đủ ở hội trường Trung học Huỳnh Phan Hộ. Ông Nguyễn Thượng Tư hiệu trưởng trường Huỳnh Phan Hộ thông báo, hôm nay chúng ta được vinh dự nghe bác Sáu Lê Đức Thọ, phó bí thư Trung ương Cục miền Nam nói về tình hình thế giới, trong nước và nhiệm vụ mới.
Từ lâu, bọn học trò chúng tôi truyền miệng chuyện tình của bác Sáu Lê đức Thọ. Ông tên thật là Phan Đình Khải, lúc ở ngoài Bắc, đã có vợ là cán bộ, đảng viên, sinh một con trai tên Phan Đình Dũng. Ông là ủy viên Thường vụ Trung ương Đảng làm trưởng đoàn cán bộ từ Việt Bắc vào tăng cường cho Trung ương Cục miền Nam. Đoàn lên đường tháng 6-1948 đến Cà Mau tháng 6-1949. Năm 1950, một lần đến thăm trường trung học Nguyễn Văn Tố, nhà lãnh đạo cao cấp của Đảng bị cô nữ sinh tên Th. hớp hồn; từ đó ông thường xuyên tìm cớ đến thăm nhà trường để gặp nàng. Rủi cho ông, cô Th. đã có người yêu là một bạn học đẹp trai học giỏi tên L. Thấy bác Sáu đầy quyền lực cấp tập tiến công, L. sợ bị thua cuộc, bèn tìm gặp, nói thẳng: “Thưa bác Sáu, Th. là người yêu của cháu, mong bác thông cảm”. Bác Sáu buộc phải “thông cảm”, nhưng cô Th. bất bình hỏi L: “Anh làm như vậy là rất hèn và đã xúc phạm tôi. Anh nói với ông Sáu là vì anh e rằng trước một người có quyền thế như ông, tôi không thể đứng vững? Như vậy là chúng ta nhầm nhau rồi”! Anh chàng đẹp trai học giỏi L. đã cạo trọc đầu để mong nàng tha thứ, nhưng kết quả chỉ thêm một nét hài cho cuộc tình tay ba dang dở. Không lâu sau, Lê Đức Thọ phó bí thư Trung ương Cục miền Nam Đảng cộng sản lấy bà Lê Thị Chiểu con một gia đình đại địa chủ ở tỉnh Cần Thơ.
Sau lời giới thiệu trịnh trọng của hiệu trưởng Nguyễn Thượng Tư, ông Lê Đức Thọ da xanh nhợt, răng hơi hô, mặc bộ bà ba màu xám tro, bước lên bục tươi cười: “Hôm nay bác nói với các cháu về chiến tranh Triều Tiên và cuộc kháng chiến của chúng ta chuyển sang giai đoạn tích cực chuẩn bị tổng phản công.”
Về cuộc chiến tranh Triều Tiên, chúng tôi đã được biết qua thông tin thời sự trên các báo kháng chiến. Chủ tịch Hồ Chí Minh với bút danh ĐX. có bài “Mỹ là xấu” mở đầu như sau: “Mỹ nữ là gái đẹp. Mỹ đức là nết tốt. Nhưng Mỹ quốc lại là nước xấu. Xấu không chỉ vì Mỹ gây chiến tranh, vì Mỹ xâm lược Triều Tiên…” Với bút danh C. B. ông viết bài “Nhất trên thế giới” lên án Mỹ “tội ác xâm phạm Triều Tiên”. Các văn nghệ sĩ kháng chiến cũng viết nhiều bài với nội dung đó. Tôi thuộc lòng bài thơ của Minh Giang có tựa đề “Gửi anh bạn Triều Tiên”, mở đầu tác giả đặt câu hỏi:
“Anh bạn Triều Tiên ơi,
Tôi chưa hề gặp mặt,
Có phải quê hương anh,
Có đồng lúa xanh xanh,
Có núi nhiều tuyết trắng.
Tuyết bay trên cả Hán Thành.
Ai gây khói lửa tuyết thành lệ rơi?”

Tác giả buộc người đọc phải hiểu rằng kẻ “gây khói lửa” là phía Đại Hàn Dân quốc, Mỹ và 15 nước thành viên Liên Hiệp Quốc. Đoạn cuối bài thơ:
“… Hắn cướp lúa chín,
Hắn bắn trâu cày,
Lửa hờn cháy nám thân cây,
Lêu nghiêng nửa mái, đường đầy khăn tang.
Anh bạn Triều Tiên ơi!
Máu anh và máu tôi rơi,
Trên hai đất nước, một trời thù chung!”

Cũng với tinh thần đó, ông Lê Đức Thọ phân tích lý lẽ về sự gắn bó giữa hai đồng minh Việt Nam - Triều Tiên cùng chống chủ nghĩa thực dân, đế quốc. Hơn ba mươi năm sau, đến thời internet, tôi mới được biết Bắc Triều Tiên là bên bất thần mở cuộc tấn công mau chóng xâm chiếm Nam Hàn, chỉ trong mấy ngày họ đến tận Seoul. Trước tình hình đó, Liên Hiệp Quốc quyết định cho Mỹ và 15 nước thành viên đẩy lùi quân Bắc Triều Tiên trở về bên kia vĩ tuyến 38. Trung Cộng đã phải đưa hàng triệu quân do Nguyên soái Bành Đức Hoài chỉ huy làm cuộc “kháng Mỹ viện Triều”.
Nhận định tình hình trong nước, Lê Đức Thọ lặp lại lý thuyết Trường kỳ Kháng chiến Nhất định Thắng lợi của Trường Chinh, gồm ba giai đoạn: 1 - Phòng ngự, 2 - Cầm cự, 3 - Tổng phản công. Sau này, tôi mới biết quyển sách của Trường Chinh sao chép từ quyển “Luận trì cửu chiến” (Bàn về đánh lâu dài) của Mao. Ông Lê Đức Thọ cho rằng từ tháng 10-1949, Trung Cộng giải phóng lục địa đã tạo ra cục diện mới, thời cơ mới cho Việt Nam chuyển sang giai đoạn tổng phản công. Ông kết luận: “Đây là cơ hội để tuổi trẻ lập công với Tổ quốc. Các em hãy xếp sách vở, hăng hái tòng quân, tích cực tham gia công cuộc tổng phản công. Sau ngày chiến thắng nhà trường sẽ mở rộng cửa mời các em trở lại”. Ngay chiều hôm đó, chúng tôi, học sinh ba trường trung học kháng chiến đã nộp đơn xin đóng cửa trường, tất cả ghi tên tòng quân.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Hồi Ký Đến Già Mới Chợt Tỉnh - Tống Văn Công

Postby bevanng » 20 Aug 2018

Cuộc Tranh Luận Về Tư Pháp Trên Báo Sự Thật.

Tôi gởi đơn xin tòng quân, nhưng được phân công về Phòng Bình dân Học vụ, Nha Giáo dục Nam Bộ, do thạc sĩ Hoàng Xuân Nhị làm giám đốc. Phòng này mới thành lập do nhà giáo Nguyễn Hậu Lạc làm trưởng phòng. Đã có một vài người tới trước tôi như Ca Lê con cả của giáo sư Ca văn Thỉnh, Đặng Minh Trang con giáo sư Đặng Minh Trứ… Chưa có công việc gì làm, chúng tôi thường đến hai nơi: một là, văn phòng của Nha Giáo dục để gửi thư và nhận thư; hai là tới Thư viện đọc sách báo.
Thư viện của Nha Giáo dục có khá nhiều sách. Ở đây tôi được đọc hai bộ sách lớn của chủ nghĩa cộng sản: “Lịch sử Đảng cộng sản Liên xô” và “Những nguyên lý chủ nghĩa Lê Nin của Stalin”. Cũng ở đây tôi đọc quyển “Sửa đổi lề lối làm việc” của X. Y. Z. Giám đốc Hoàng Xuân Nhị giới thiệu “quyển này là một tác phẩm lớn của Hồ Chủ tịch”. Quyển sách khiến tôi tha thiết mong muốn được trở thành đảng viên cộng sản bởi câu này: “Đảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài. Nó phải làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng”. Trong sách này, Cụ Hồ cảnh báo cán bộ đảng viên chớ có làm “quan cách mạng”, cậy quyền, cậy thế, hũ hóa, tư túi, chia rẽ, kiêu ngạo… Bài “ Nâng cao đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân, đẩy mạnh phê bình tự phê bình” của Cụ Hồ tôi đọc như nuốt từng lời đã góp phần cho tôi được… “ngu lâu”.
Đặc biệt tại thư viện của Nha Giáo dục, tôi được đọc về cuộc tranh luận hồi năm 1948 trên báo Sự Thật của Đảng cộng sản Đông Dương (với danh nghĩa Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác) và báo Độc lập của Đảng Dân Chủ “Về vai trò của Tư pháp trong Nhà nước cách mạng Việt Nam”. Một bên là Quang Đạm biên tập viên của báo Sự Thật do Trường Chinh làm Tổng biên tập và bên kia là luật gia Vũ Trọng Khánh nguyên Bộ trưởng Tư pháp đầu tiên của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa với sự hỗ trợ của luật gia Vũ Đình Hòe đương kim Bộ trưởng Tư pháp. Dù rất ham đọc, tôi không hiểu bao nhiêu. Tuy nhiên vấn đề gai góc đó buộc tôi tiếp tục tìm hiểu mãi. Còn hồi đó khi biết Cụ Hồ có quan điểm giống như Quang Đạm thì tôi ngờ rằng Vũ Trọng Khánh đã bị lý thuyết của bọn thực dân phương Tây đầu độc!
Quang Đạm viết “Tư pháp với Nhà nước” trên số báo 91 ngày 15-4-1948, sau đó bài “Tính chất chuyên môn trong Tư pháp” trên số báo 93 ra ngày 19-5-1948. Ông cho rằng: Trong xã hội có giai cấp không có gì nằm trên cuộc đấu tranh giai cấp. Tư pháp là một bộ phận của nhà nước được phân công vận hành để cùng với chính quyền phục vụ lợi ích giai cấp. Độc lập Tư pháp, Tam quyền Phân lập chỉ là huyền thoại nhằm che đậy bản chất áp bức của chế độ tư bản. Ở nước ta trước đây, chính quyền thực dân cũng đưa ra huyền thoại đó, nhưng tòa án của nó chưa bao giờ mang lại công lý cho nhân dân ta. Ông kêu gọi Tư pháp không nên “độc lập” mà nên “kết hợp” với chính quyền và phối hợp với tập quyền. Tức là Tư pháp phụ trách về chuyên môn, nhưng chịu sự lãnh đạo chung. (Hồi đó chưa nói là chịu sự lãnh đạo của Đảng). Ông cho rằng Tư pháp độc lập dễ trở thành đối lập.
Vũ Trọng Khánh, nhân danh một số “anh em có trách nhiệm về Tư pháp” trả lời Quang Đạm. Ông cho rằng luật cao hơn đấu tranh giai cấp. Luật không chỉ là công cụ của giai cấp thống trị mà còn là công cụ bảo vệ kẻ yếu chống lại kẻ mạnh và kẻ có quyền lực. Ông đặt câu hỏi cho Quang Đạm: “Khi điều 712 Dân luật bắt kẻ nào làm thiệt hại đến người khác thì phải bồi thường cho người ấy, và bộ Hình luật làm tội những kẻ đánh nhau hay giết người không vì cớ chính trị thì đó là bảo vệ ai và đàn áp giai cấp nào”?
Trả lời Quang Đạm về “Trạng thái độc lập Tư pháp sẽ chuyển thành đối lập”, ông Vũ trọng Khánh viết: “Khi một người nào đó ra lệnh cho Tòa án phải xử thế này thế khác mà Tòa án không nghe theo thì chúng tôi cho rằng đây là giữ quyền độc lập. Nếu ông Quang Đạm cho như thế là đối lập thì tôi muốn hỏi ông, khi các thẩm phán can thiệp vào việc hành chính hay chính trị thì các ủy ban hành chính sẽ cư xử thế nào để cho khỏi thành ra 'đối lập'“? Ông Quang Đạm khuyên rằng: “Tư pháp phải kết hợp với nhà nước mà đối lập với các lực lượng phá hoại chính quyền. Không một bộ phận nào được tách mình ra khỏi khối đoàn kết”. Đáp lại những lời kỳ quặc ấy, tôi chỉ hỏi: “Các thẩm phán đứng trong hàng ngũ kháng chiến từ trước tới nay thì gọi là ở trong hay ở ngoài khối đoàn kết? Khi Tư pháp trừng trị kẻ bắt người trái phép, tha bổng cho những kẻ bị bắt vô chứng cứ thì đó là phá hoại chính quyền hay củng cố chính quyền”?
Ông Vũ Đình Hòe kế nhiệm ông Vũ Trọng Khánh làm Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã viết bài “Tư pháp trong chế độ dân chủ mới” (báo Độc lập tháng 7 năm 1948) cho rằng, nước ta từ thời cổ đại cho tới thời thuộc địa chưa bao giờ có nền Tư pháp độc lập. Chính Cách mạng Tháng Tám, có Hiến pháp 1946, nhân dân ta mới được hưởng hệ thống luật tiến bộ này. Ông nhắc rằng Tam quyền phân lập, Tư pháp độc lập đang là thể chế hiện tồn của nhà nước cách mạng chúng ta”.
Trong thư gửi Hội nghị Tư pháp toàn quốc hồi tháng 2 năm 1948, tức là 2 tháng trước khi xảy ra cuộc tranh luận, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Tư pháp là một cơ quan trọng yếu của chính quyền, cho nên càng phải đoàn kết, hợp tác chặt chẽ với các cơ quan khác, để tránh mối xích mích lẫn nhau, nó có thể vì quyền lợi nhỏ và riêng mà hại đến quyền lợi to và chung cho cả tư pháp và hành chính”. Như vậy là từ năm 1948, Cụ Hồ đã dứt khoát đặt “đoàn kết, hợp tác” lên trên “độc lập tư pháp”! Hai năm sau, trong thư gửi Hội nghị Học tập của cán bộ ngành Tư pháp (từ ngày 2 tháng 5 đến 23 tháng 7 năm 1950) để cải cách tư pháp phục vụ tình hình mới, Cụ Hồ lại viết hoàn toàn giống những điều Quang Đạm đã viết trong cuộc tranh luận hồi năm 1948 “Luật pháp là vũ khí của một giai cấp thống trị, dùng để trừng trị giai cấp chống lại mình; luật pháp cũ là ý chí của thực dân Pháp, không phải là ý chí chung của nhân dân ta. Luật pháp cũ đặt ra để giữ gìn trật tự xã hội thật, nhưng trật tự xã hội ấy chỉ có lợi cho thực dân phong kiến, không phải có lợi cho toàn thể nhân dân đâu. Luật pháp đặt ra trước hết là để trừng trị áp bức. Phong kiến đặt ra luật pháp để trị nông dân. Tư bản đặt ra luật pháp để trị công nhân và nhân dân lao động. Luật pháp của ta hiện nay là ý chí của giai cấp công nhân lãnh đạo cách mạng. Một điều nữa các chú cần nhớ là giai cấp thống trị sử dụng luật pháp kết hợp với những cái khác. Luật pháp của các giai cấp bóc lột đặt ra để áp bức các giai cấp bị bóc lột. Nếu nó đứng một mình thì bộ mặt áp bức của nó lộ rõ quá. Cho nên giai cấp phong kiến cho nó dựa vào cái khác. Cái ấy là cái gì? - Phong kiến cho luật pháp dựa vào đạo đức của nó. Đạo đức phong kiến chủ yếu là cương thường: Tôn vua, kính thầy, yêu cha…”
Mặc dù luật gia Vũ Đình Hòe vẫn là Bộ trưởng Tư pháp, nhưng cuộc học tập rất quan trọng nói trên lại do ông Trần Công Tường, Thứ trưởng, bí thư Đảng đoàn Đảng cộng sản trực tiếp lãnh đạo! Đến năm 1960 nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa xóa bỏ Bộ Tư pháp và các Trường luật. Từ đây, công dân Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa sống trong thể chế Đảng công khai đứng trên pháp luật. Ông Vũ Đình Hòe khôn ngoan đã lùi dần để sinh tồn, đến cuối đời ông viết quyển sách có tựa đề “Pháp quyền nhân nghĩa Hồ Chí Minh” đề ra 5 yếu tố: 1 - Yếu tố pháp quyền dân tộc và ảnh hưởng Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ; 2 - Yếu tố pháp quyền quân chủ lập hiến của Vương quốc Anh qua các cuộc cách mạng dân chủ; 3 - Yếu tố pháp quyền của Cách mạng Pháp dưới lá cờ Tự do, Bình đẳng, Bác ái; 4 - Yếu tố pháp quyền công nông của Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại, với chuyên chính vô sản, dân chủ xã hội chủ nghĩa; 5 - Yếu tố pháp quyền dân tộc dân chủ của cách mạng Trung Hoa trải qua hai lần Quốc Cộng hợp tác.
Bị tha hóa tệ hại, Vũ Đình Hòe nhìn chế độ toàn trị là chế độ pháp quyền nhân nghĩa và tìm cho nó “5 yếu tố” hết sức oái oăm! Ông Vũ Trọng Khánh là người dũng cảm bảo vệ những điều mình tin là đúng, ông đã bị dìm năm này sang năm khác, từ Bộ trưởng Bộ Tư pháp, xuống Chưởng lý tòa Thượng thẩm, Giám đốc tư pháp Liên khu 10, Trưởng ban nghiên cứu pháp lý, Phó chủ tịch ủy ban Nhân dân TP Hải Phòng, rồi Phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Hải Phòng, cuối cùng là chuyên viên trong một phòng thuộc cấp Sở, của thành phố Hải Phòng.
Không chấp nhận tư pháp độc lập, quyết liệt chống nhà nước pháp quyền với tam quyền phân lập từ Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Quang Đạm cho đến Đại hội 12 của Đảng cộng sản năm 2016 là nhằm bảo vệ Đảng đứng trên nhân dân, đứng trên Hiến pháp và luật pháp.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Hồi Ký Đến Già Mới Chợt Tỉnh - Tống Văn Công

Postby bevanng » 20 Aug 2018

Ông Giám Đốc Với Cây Súng Sáu!

Phòng Bình dân Học vụ vừa thành hình đã phải giải thể vì Trung ương Cục miền Nam chỉ thị rằng nó không thích hợp. Tôi nằm trong số bảy nhân viên được điều về Sở Giao thông Liên lạc Nam Bộ do ông Nguyễn Văn Thức làm giám đốc. Ông Thức là anh hai (miền Bắc gọi là anh cả) của bà Bảy Vân (Nguyễn Thụy Vân) vợ hai của bí thư Trung ương Cục Lê Duẩn. Khi tôi làm Tổng biên tập báo Lao Động, bà Bảy Vân làm phó Tổng biên tập báo Sài Gòn Giải Phóng. Quen nhau trong các cuộc họp, tôi nói mình từng là “lính của anh Hai Thức”. Bà Bảy Vân ngạc nhiên “Ồ, hồi đó, chắc anh là “nhóc con” à“?
Những cán bộ cùng lứa với ông giám đốc gọi ông là “Cò Thức”, vì sau tháng 8 năm 1945, ông công tác tại Quốc gia Tự vệ cuộc, một tổ chức công an của ủy ban Hành chánh lâm thời Nam Bộ do Trần Văn Giàu làm Chủ tịch.
Khi tôi đến, Sở Giao thông Liên lạc Nam Bộ bí danh là Trạm 23 đang đóng ở cạnh bờ đập chặn con rạch thuộc xã Tân Đức, Cà Mau. Sở này có hai bộ phận chính: văn phòng và đội chèo xuồng. Đội chèo xuồng phần lớn là công nhân ở các đồn điền cao su bỏ việc theo cách mạng lúc sở này còn đóng ở miền Đông Nam Bộ. Một số khác là lao động nghèo. Anh em này có người xăm mình, hay văng tục, một vài người đang học vỡ lòng để thoát nạn mù chữ. Cả cơ quan làm việc, ăn, ngủ trong một ngôi nhà lá rộng lớn, Trực tiếp điều hành cơ quan hằng ngày là ông Quỳ chánh văn phòng, kiêm bí thư chi bộ. Ông giám đốc Nguyễn văn Thức và ông phó giám đốc Nguyễn Đức Trọng (thường gọi là bác Ba Quýt) ở hai nhà riêng gần đó, thỉnh thoảng mới tới cơ quan. Hằng ngày ông chánh văn phòng phải đến nhà giám đốc báo cáo và nhận chỉ thị.
Tôi làm nhân viên của phòng tổng phát hành do anh Nguyễn Văn Dũng phụ trách. Công việc là phát hành công văn tài liệu gửi về các cơ quan Đảng, Chính, Dân, Quân ở cấp Nam Bộ. Các cơ quan này đều mang những bí danh mà tôi phải nhớ và giữ bí mật. Ví dụ, Trung ương Cục miền Nam có những bí danh như: Bộ đội Độc lập số 61, Ban sinh sản số 36, Ban tự túc số 5. Cơ quan công an có bí danh Cụ Mai (tức là Mai Chí Thọ phó giám đốc, bí thư Đảng ủy). Đạo Cao Đài mười hai phái hiệp nhứt có bí danh là Cụ Cao, là ông Cao Triều Phát, cố vấn đặc biệt của ủy ban kháng chiến/hành chánh Nam Bộ. Hồi đó, giáo chủ đạo Hòa Hảo ông Huỳnh Phú Sổ cũng là cố vấn đặc biệt của ủy ban kháng chiến/Hành chánh Nam Bộ. Tôi được nghe kể: Trên đường trốn về thành, ông giáo chủ bị bộ đội đuổi theo bắt được. Họ giết ông và chặt ra nhiều mảnh chôn ở nhiều nơi, để không thể sống lại được.
Hằng ngày, Sở Giao thông Liên lạc Nam Bộ nhận được công văn, tài liệu, sách báo khắp cả nước gửi tới, đặc biệt là các cơ quan Trung ương ở Việt Bắc. Đồng thời từ đây cũng gửi công văn tài liệu và thư từ đi khắp cả nước. Tôi đã được đọc “Truyện và ký sự” của Trần Đăng, “Ký sự Cao Lạng” của Nguyễn Huy Tưởng, thơ Tố Hữu… từ những gói bưu kiện bị bục vỡ, phải đóng gói lại. Từ Sở Giao thông Liên Lạc Nam Bộ có thể nhìn bao quát toàn hệ thống tổ chức kháng chiến Nam Bộ và cả nước dưới sự lãnh đạo toàn trị, tuyệt đối của Đảng cộng sản.
Vào đây từ đầu tháng, đến cuối tháng, trong cuộc họp cơ quan tôi mới có dịp nhìn thấy ông giám đốc. Ông có bộ mặt vênh vênh, đôi mắt gườm gườm, bên hông xê xệ cây súng sáu. Sau đó ít lâu, có cơ quan phản ánh bác Hùng, một liên lạc viên ở bộ phận chèo xuồng, đưa thư hỏa tốc chậm trễ. Ông giám đốc gọi bác Hùng lên hỏi, rồi chửi đ.m. và bạt tai, đá đít ông này trước mắt mọi người. Bác Hùng là công nhân cao su Phú Riềng, vào sở này từ lúc ở chiến khu D, miền Đông Nam Bộ. Bác Hùng cao lớn, bên vai có xăm hình con hổ, tỏ ra là trang hảo hán một thời. Dù vậy bác không dám chống trả ông Thức, không rõ vì nể người đại diện của Cách mạng, hay chỉ vì nể cây súng sáu xề xệ bên hông! Cơ quan có chi bộ Đảng là “tổ chức lãnh đạo tập thể”, có tổ chức công đoàn mang chức năng bảo vệ quyền lợi công nhân viên, có chi đoàn thanh niên cứu quốc giữ vai trò “đội hậu bị của Đảng”. Nhưng không có người nào, tổ chức nào kể cả chi bộ dám phản ứng những hành vi bạo hành của ông giám đốc. Các anh chị lớn, từng nhóm xì xầm, bọn nhỏ chúng tôi cà rà hóng chuyện. Họ nói nhiều về các nữ nhân viên có chút nhan sắc dù đã có chồng cùng công tác tại đây cũng phải “chìu” ông giám đốc. Các ông chồng phải giả đui, giả điếc.
Giữa lúc đó, cha tôi từ Bến Tre tản cư vào tìm thăm. Ông giám đốc có mặt đã vồn vã chào hỏi và trò chuyện với cha tôi. Sau đó ông gọi tôi đến bảo: “Công hỏi xem anh Tư có muốn công tác ở đây hay không. Nếu anh Tư muốn ở đây thì chú sẽ nhận để hai cha con được sống chung với nhau”. Tôi ngạc nhiên vì ông mau chóng có cảm tình đối với cha tôi và không khỏi xúc động vì sự quan tâm của ông đối với cuộc sống của cha con tôi. Đang khi chưa biết làm gì để sống nơi đất lạ, nghe tôi kể lại gợi ý của ông giám đốc, cha tôi rất mừng. Tôi buộc phải nói sự thật với cha tôi, “Con rất muốn được sống bên cha, chi có điều lo là ông giám đốc này tính tình rất dữ dằn. Con đã chứng kiến ông ta đấm đá, chửi đ.m. các chú bác lớn tuổi. Nếu một lúc nào đó ông ta giở nắm đấm với cha thì cha con mình phải đối phó sao đây”? Cha tôi ngạc nhiên và trầm ngâm: “Vậy à? Vậy thì để cha cám ơn ổng và nói là cha đã trót nhận công việc ở một cơ quan thuộc Cà Mau”. Sau đó cha tôi vào rừng u minh bứt dây choại đem bán cho các cơ sở sản xuất dụng cụ bắt cá. Ở văn phòng Nha phụ trách văn thư là Chị Võ Thụy Ánh, con gái lớn của giáo sư Võ Văn Nhung, chăm sóc tôi như đứa em và giới thiệu tôi với gia đình. Bác Võ Văn Nhung là chủ nhiệm tạp chí Tân Trung Hoa đã đưa sách của Mao Trạch Đông cho cha tôi dịch thử, rồi nhận cha tôi vào tổ dịch sách của tạp chí này.
Mấy tháng sau, ông Quỳ chánh văn phòng kiêm bí thư chi bộ của Sở Giao thông Liên lạc được ông Mai Chí Thọ, cùng quê Bắc bộ với nhau, nhận về Sở Công an. Vài tháng sau đó, ông Quỳ làm lễ cưới chị Lê Phước Thanh nhân viên văn phòng và xin cho vợ chuyển về sở Công an. Khoảng một tháng sau khi Thanh chuyển công tác, ông Phạm Chung, chánh văn phòng ủy ban Kháng chiến - Hành chánh Nam Bộ, bí thư Liên chi ủy chỉ đạo cuộc kiểm tra, kiểm điểm ông Nguyễn Văn Thức. Nhưng không ai được nghe, được biết kiểm thảo về chuyện gì, kết luận thế nào và có hình thức kỷ luật gì đối với ông Thức. Cấp trên lẵng lặng chuyển ông về Trung ương cục và đưa thiếu tá Nguyễn Văn Chánh đội trưởng Đội Thông tin Liên lạc (trực thuộc phòng tham mưu, Bộ tư lệnh Phân Liên khu miền Tây Nam Bộ) đến ngồi vào ghế giám đốc. Vài tháng sau, ông Nguyễn Văn Chánh chuyển công tác, ông Đặng Ngọc Tấn lên thay.
Các chú bác ở Sở Giao thông Liên lạc cho rằng, nếu anh Quỳ và chị Thanh không chuyển công tác, sẽ không có điều kiện để yêu cầu cấp trên kiểm tra, kiểm thảo ông Thức, như vậy thì chắc chắn ông vẫn yên vị, rất có thể ông lên cao hơn, trở thành ủy viên Trung ương Bộ chính trị của Đảng!
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Next

Return to Truyện Ðọc



Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 26 guests