Hồi Ký Đến Già Mới Chợt Tỉnh - Tống Văn Công

Truyện tình mùi mẫn, truyện ma kinh rợn hay các thể loại khác. Xin mời vào.

Moderators: Mười Đậu, SongNam, A Mít

Re: Hồi Ký Đến Già Mới Chợt Tỉnh - Tống Văn Công

Postby bevanng » 23 Aug 2018

Chủ Tịch Đảng Trung Chính Việt Nam.

Trong số anh em cùng vào báo Lao Động tháng Một năm 1960 với tôi, có anh Phạm Duy Từ học sinh trung học ở Khánh Hòa tập kết ra Bắc theo diện con em cán bộ (có anh là trung đoàn trưởng bộ đội Liên khu 5). Duy Từ được học Đại học ở Bắc Kinh, rồi tu nghiệp ở Liên Xô, về nước làm phiên dịch cho chuyên gia Trung Quốc ở công trường xây dựng Nhà máy phân đạm Bắc Giang. Anh viết bài về công trường này gửi cho báo Lao Động, được lãnh đạo của báo công nhận là cộng tác viên đắc lực suốt nhiều năm. Anh không chỉ viết bài rất hay mà còn vẽ biếm họa được bạn đọc yêu thích và thường góp ý đổi mới cách trình bày trang báo. Ở thời quan hệ Việt - Trung như môi với răng, thì một người thạo ngôn ngữ của Mao Chủ tịch và cả Lenin là vô cùng sáng giá. Được một người như vậy về tòa báo, ban biên tập rất mừng, bố trí anh vào Ban thư ký tòa soạn làm việc bên cạnh ông Ngô Tùng phó Tổng biên tập kiêm trưởng ban thư ký tòa soạn. Nơi ở của anh Từ cũng được sắp xếp ưu tiên. Chúng tôi bốn người ở cùng trong một phòng tập thể 20 mét vuông. Duy Từ được ở riêng một phòng 10 mét vuông. Người ta giải thích sự ưu tiên đó là do đã không câu nệ về bậc lương mà chiếu cố một người ham học hỏi đã có số sách chiếm gần một nửa gian phòng.
Duy Từ làm việc khoảng một tuần thì xảy ra sự cố “chính trị” làm náo động cả tòa báo. Anh đưa lên cái “tít” (titre) của một bản tin “vơ đét” (vedette) ở giữa trang nhất: Hồ Chí Minh nói “Đảng viên, cán bộ là công bộc của dân.” Hồi này báo chí miền Bắc chưa bao giờ đưa tên các vị trong Bộ chính trị mà không kèm chức vụ, huống hồ lại là Hồ Chí Minh, làm sao dám gọi gọn lỏn, vô cùng thất lễ đối với vị “cha già dân tộc”! Người liên lạc đã mang bài, maquette các trang báo đi nhà in thì bất chợt ông Ngô Tùng nhớ chuyện gì đó đã gọi lại, xem. Sau này không biết bao nhiêu lần ông xuýt xoa “May quá! Mình linh cảm có chuyện gì”! Sự việc đã bị quy kết thành quan điểm lập trường, hơn nữa còn nghi vấn “chỉ là ấu trĩ hay có ý đồ gì”? Ban biên tập quyết định đưa Duy Từ đi giáo dục cải tạo qua lao động tập thể ở một công trường xã hội chủ nghĩa. Hai hôm sau đại diện cơ quan đưa anh đến Công trường thủy lợi Bắc Hưng Hải (tên ba tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương) lớn nhất miền Bắc. Hằng tuần tòa soạn báo và công trường thông báo trao đổi thông tin về người lao động cải tạo Phạm Duy Từ. Qua mấy tháng lao động ở công trường, Duy Từ có sáng kiến cải tiến cách chuyển đất từ nơi đào đến bờ đê nhanh hơn. Tin tốt lành đó được ban biên tập phổ biến trước cơ quan trong cuộc họp hằng tuần. Mọi người đều mừng cho anh và hi vọng cứ theo đà này chẳng bao lâu nữa Duy Từ sẽ được trở về, còn nếu tiếp tục ở đó thì anh sẽ trở thành anh hùng lao động! Nhưng khoảng hai tháng sau lại xảy ra một chuyện “động trời”: Phạm Duy Từ bị bắt vì âm mưu tổ chức một đảng phản động! Cơ quan công an cho biết Phạm Duy Từ viết bản Tuyên ngôn thành lập Đảng Trung Chính Việt Nam. Tuyên ngôn cho rằng cuối thập kỷ 50 thế giới đã có bước chuyển mới, nền công nghiệp gồm những nhà máy được giai cấp công nhân áo xanh lao động sản xuất đã được thay thế bởi những dây chuyền máy tự động, điều khiển bằng máy tính, những nhân viên áo trắng thay cho công nhân áo xanh. Cuộc đấu tranh suốt ba thế kỷ của các quốc gia công nghiệp hóa là phân phối của cải. Ngày nay với nền kinh tế tri thức, các nước giàu đấu tranh trong cuộc phân phối tri thức và chiếm lĩnh tri thức. Tri thức quyết định quyền lực trên quy mô toàn thế giới. Sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, thế giới chia hai phe: tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Ngày nay vơ kinh tế tri thức, thế giới chia ra: những nước nhanh và những nước chậm. Nhanh là do nắm được tri thức và thông tin để rút ngắn thời gian. Nước Việt Nam chúng ta do Đảng Lao Động Việt Nam, đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo ngày nay không còn phù hợp với thời đại. Để đất nước tiến lên ngang tầm thời đại phải có một Đảng mới do trí thức lãnh đạo.
Ngày Chủ nhật, Duy Từ từ công trường Bắc Hưng Hải mang bản thảo Tuyên ngôn của Đảng Trung Chính Việt Nam về Hà Nội đến một cửa hàng đánh máy thuê ở Phố Hàng Hành, đóng tiền cọc, thuê đánh máy ra 20 bản, lấy hóa đơn có ghi ngày hẹn làm xong là Chủ nhật tuần sau. Đúng hẹn, Duy Từ đến trả tiền, nhận 20 bản Tuyên ngôn, khi anh vừa bước ra Hàng Hành thì gặp ngay xe cảnh sát, họ tra tay anh vào còng số tám đưa về trại giam.
Chị Phan Dung trưởng ban Tổ chức của báo Lao Động đã thay mặt Ban Biên tập đến làm việc với lãnh đạo Sở công an Hà Nội trình bày nhận định về hành động của Phạm Duy Từ: Do được đi học, đi công tác nước ngoài và biết nhiều ngoại ngữ, hay nghe đài địch, đọc sách phương tây, nên nhiễm quan điểm tự do tư sản. Việc anh ta viết Tuyên ngôn thành lập đảng, rồi đem tới thuê đánh máy ở một cửa hàng không hề quen biết, chứng tỏ anh ta rất hồn nhiên không hề nghĩ làm như thế là phạm tội. Chị Phan Dung đề nghị chỉ nên cảnh cáo răn đe rồi thả cho anh về công trường, tiếp tục lao động để cải tạo tư tưởng. Chị Phan Dung có người em là phó giám đốc Công an Hà Nội cho nên việc trao đổi ý kiến vừa là đại diện cơ quan, nhưng cũng vừa là giữa những người trong gia đình. Phía công an đồng ý với nhận định của chị, hứa sẽ làm các thủ tục cần thiết để trả tự do cho Duy Từ trong thời gian sớm nhất. Tuy nhiên ngay mấy hôm sau, Công an Hà Nội mời chị Phan Dung tới để cho biết đã có kết luận mới. Chuyện là thế này: Duy Từ chất vấn trại giam hết sức gay gắt: “Tôi là tù chính trị của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Đúng không? Vậy mà các anh giam tôi trong một xà lim chật hẹp, bẩn thỉu, bắt nằm trên sàn xi măng. Theo tôi được biết, chế độ Sa Hoàng đã cho người tù chính trị Lênin ở trong một gian phòng có bàn làm việc, có sách nghiên cứu. Chẳng lẽ chế độ Dân chủ Cộng hòa của các ông lại quá tệ so với chế độ Sa Hoàng?”
Duy Từ bị đưa đi cải tạo bằng hình thức giam giữ vô thời hạn ở trại Hà Giang nơi có những tù nhân được gọi là “nguy hiểm đối với chế độ” như Nguyễn Hữu Đang, Thụy An… Trại tù Hà Giang khắc nghiệt gấp nhiều lần so với các trại cải tạo trong Truyện kể năm 2000 của nhà văn Bùi Ngọc Tấn.
Đến thập niên 80 thế kỷ 20, nhờ chủ trương mở cửa, tôi mới được đọc Alvin Toffler, nhà dự báo tương lai người Mỹ do không biết gì, chỉ làm theo Đảng lãnh đạo, tôi trở thành tổng biên tập, Duy Từ biết sớm quá, phải đi tù!
Sau 30-4-1975 Duy Từ mới được ra tù. Anh đến thăm tôi ở Sài Gòn khi tôi làm tổng biên tập báo Lao Động Mới của Liên hiệp công đoàn giải phóng miền Nam. Anh kể những khổ ải trong tù, chuyện nhà văn Thụy An kêu oan không thấu vì bị kết án làm gián điệp cho Pháp, quá căm phẫn bà cầm kim tự đâm mù mắt mình. Dù bị tù 15 năm, anh vẫn còn giữ tính trào lộng y như ngày xưa. Dạo đó các báo đang tuyên truyền về kế hoạch hóa gia đình, hạn chế sinh đẻ. Duy Từ bảo tôi: “Đảng của tụi mày chủ trương cái vụ này e lợi bất cập hại! Bởi vì chỉ bọn trí thức nghiêm chỉnh thực hiện hạn chế sinh đẻ, còn dân ngu khu đen thì “trời sanh voi sanh cỏ”! Cuối cùng chủ trương này sẽ tiêu diệt những cái gien thông minh của dân tộc và phát triển loại gien ngu ngốc! Vài chục năm nữa dân tộc này dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng chúng mày, sẽ trở thành một dân tộc đần độn nhất thế giới”! Tôi hỏi anh sắp tới định làm gì để sống. Anh cười đáp: “Nếu tao bảo muốn được mày nhận vô làm báo thì tao quá ác. Bởi vì như vậy là đẩy mày vào chân tường, buộc phải thú nhận là một thằng hèn không dám nhận bạn vô làm việc. Đúng không? Cho nên tao sẽ mở lớp dạy vẽ và mở tiệm cà phê.” Sau đó ít lâu, anh báo tin đã tìm được nơi cư trú ở đường Trần Bình Trọng quận 5, mở cửa hàng cà phê và một lớp dạy vẽ. Anh còn viết phê bình hội họa và giới thiệu các họa sĩ mà anh yêu thích.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,370
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Hồi Ký Đến Già Mới Chợt Tỉnh - Tống Văn Công

Postby bevanng » 23 Aug 2018

Con Đường Dẫn Tới Ghế Tổng Biên tập.

Những năm làm phóng viên báo Lao Động tôi viết nhiều phóng sự tốn rất nhiều thời gian và nguy hiểm tính mạng như loạt bài “Lũy thép trên sông” viết về Cầu Hàm Rồng. Khi tôi đứng trên cầu hỏi chuyện mấy anh thợ hàn thành cầu thì máy bay Mỹ xoẹt qua ném một loạt bom. May cho tôi, bom không trúng cầu mà nổ dưới lòng sông. Vậy mà loạt bài này chỉ được nhận xét là tốt, nhưng không được giải thưởng. Bài báo được ban chấm giải báo chí quốc gia lần đầu tiên của miền Bắc trao giải nhì, tôi bỏ ra rất ít công sức.
Trong một lần được giao viết về anh Nguyễn Văn Mộc chiến sĩ thi đua ở Xưởng săm lốp ô tô Hà Nội, tôi đã đến thăm gia đình anh, rất cám cảnh khi biết vợ anh bị mù.
Trong bài viết lần đó, chuyện người vợ mù chỉ là để làm nổi bật thêm cái khó khăn mà người chiến sĩ thi đua Nguyễn Văn Mộc phải vượt qua. Ngày 29-4-1961 tòa soạn lên trang báo kỷ niệm ngày Quốc Tế Lao Động. Ở các nước trong phe xã hội chủ nghĩa đều coi ngày 1 tháng 5 là một trong những ngày lễ quan trọng, bởi là dịp biểu dương và khẳng định vai trò của giai cấp công nhân lãnh đạo cách mạng. Báo Lao Động phải nỗ lực sao cho xứng tầm là tiếng nói của giai cấp công nhân. Phó tổng biên tập Ngô Tùng phát hiện: Thiếu một bài viết ca ngợi sự đổi đời của giai cấp công nhân sau khi giải phóng miền Bắc. Trưởng ban tuyên truyền đời sống công nhân Trần Bá Đa bị 'gõ' vì thiếu sót này. Ông hốt hoảng gọi tôi: “Cậu cấp tốc giải nguy được không”? Tôi ngồi vào bàn, hoàn thành bài “Tôi thấy rất rõ” chỉ trong vòng một giờ.
TÔI THẤY RẤT RÕ.
Tôi không mời bạn đến thăm công nhân những khu nhà 3 tầng lộng lẫy của anh em Hồng Quảng trước cảnh Hạ Long kỳ ảo. Tôi cũng không mời các bạn đến thăm những dãy nhà ăn phúc lợi thênh thang của Nhà máy dệt Nam Định mỗi ngày một đổi mới.
Các bạn đã đi nhiều trên khắp nẻo đường kiến thiết; các bạn đã thấy biết bao cảnh đẹp đẽ trên mình Tổ quốc đổi thịt thay da. Những chuyện phong phú ấy chúng ta có thể cho nhau nghe đêm này sang đêm khác cũng không sao hết được.
Có một người không được may mắn như chúng ta, chị bị mù lòa và 6 năm trời nay vẫn quanh quẩn trong gian nhà trên gác 2, số 110 phố Khâm Thiên. Đó là vợ chồng chị Mộc, công nhân Xưởng xăm lốp ô tô Hà Nội. Chị làm sao thấy được những điều chúng ta đã thấy. Thế mà chị một mực không bằng lòng nếu có ai bảo rằng chị không còn thấy được gì. Nếu ai là người thân thiết với chị và hỏi chị “Có thấy cuộc đời thay đổi gì không” thì chị mừng rỡ, mồm lắp đi lắp lại câu: “Thấy chứ! Tôi thấy tất cả”. Thế là chị bắt đầu kể lể say sưa. Chị kể mãi không bao giờ hết những điều chị đã “thấy” trong 6 năm nay trong căn nhà nhỏ. Giọng chị tha thiết sôi nổi và vào đầu bao giờ cũng có đoạn lướt qua cả chuỗi ngày xưa.
… “1945, đã qua thời kỳ ăn cháo loãng làm không công để học việc, thế mà chúng tôi yêu nhau cũng phải dành dụm 4 năm liền mới có tiền làm lễ cưới! Cưới nhau rồi phải tìm nơi ở trọ năm bảy gia đình dồn chung một xó. Nhà tôi làm nhà máy đá xi măng. Máy tự nhiên hỏng Thằng cai buộc tội nhà tôi phá máy, đánh đập tàn nhẫn, rồi sa thải. Từ đó hai vợ chồng đi lang thang kiếm ăn, khi làm bồi bàn, bồi bếp, khổ nhục gian nan kể sao cho xiết. Mãi đến năm 1951 vợ chồng tôi mới đùm đậu xin trọ ở cái xó hẹp tầng dưới nhà này. Bây giờ nhà tôi xin làm thợ cơ khí ở Hàng Bún, còn tôi thì mua gánh bán bưng. Gian nhà tôi ở hiện nay và cả tầng dưới, lúc ấy là nơi chứa cô đầu, đêm ngày khách chơi tấp nập. Tôi đã từng chứng kiến biết bao cảnh sa ngả đau lòng…”
Sắp kể sang phần mới chị hay dừng lại giây lâu, có lẽ để lắng đi nỗi buồn xưa cũ và chuẩn bị khơi dậy niềm vui mới, như nhạc sĩ sắp chuyển giai điệu vậy.
“… Hòa bình lập lại. Chị em cô đầu được tập trung đi học tập, rồi được giao cho việc làm. Vợ chồng tôi được chuyển lên ở gian nhà rộng rãi này. Từ đó, tôi không còn nhức óc vì những tiếng đàn não nuộc ê chề và tiếng khóc đứt ruột giữa canh khuya nữa. Một đêm, tôi nghe nhà tôi học đánh vần. Vài hôm sau nhà tôi sắm sách vở cho các con chúng tôi đi học bình dân.
Nghe tiếng ngòi bút soàn soạt tôi hình dung thấy bàn tay nửa đời cầm búa chai cứng của nhà tôi đang vụng về đưa quản bút trên trang giấy trắng. Tự nhiên nước mắt tôi ứa ra. Tôi khóc vì sung sướng quá.
Dạo đó, gia đình đang túng thì nhà tôi mang về hai bộ quan áo và hai tạ gạo. Anh nói quan áo của anh em trong tổ công đoàn cho gạo của Chính phủ cứu tế. Tôi lấy làm lạ. Anh em cùng làm trong tổ bây giờ thật là thấu hiểu hoàn cảnh gia đình của nhau và tận tình lo lắng giúp đỡ. Còn việc làm thì đã có lương rồi mà mình cũng chưa đến nỗi đói, thế mà Chính phủ đã cứu tế. Mùa đông năm 1957, tôi lại được công đoàn giúp cho 20 đồng để chống rét cho các cháu. Lần đầu tiên tôi sờ lên mình chồng mình con, thấy có áo bông. Nắn cỗ tay con tròn lẳn, tôi biết khuôn mặt chúng nó hồng hào.
Nhà tôi được bình chiến sĩ thi đua và được bằng khen. Điều đó cũng làm cho tôi thấy lạ. So với nỗi tủi nhục ngày xưa thì việc làm của nhà tôi bây giờ có cực nhọc là bao! Thế mà lại bình bầu khen thưởng!
Nhưng nhà tôi giải thích rằng: “Sở dĩ được như thế là vì công nhân mình bây giờ là chủ đất nước”.
Thỉnh thoảng chị em cô đầu ngày trước, giờ đi làm ở nông trường, công trường về thăm chúng tôi. Các cô ấy vui quá! Họ kể cho tôi nghe bao nhiêu là chuyện: Nào là đường sắt đã nối liền Thái Nguyên - Hà Nội; nào là các nông trường đều có nhà giữ trẻ… Các cô ấy tỏ ý tiếc cho tôi không được đi được thấy. Nhưng các cô ấy có biết đâu rằng, từ trong gian nhà nhỏ này, tôi cũng đã nhìn thấy được biết bao nhiêu điều đổi mới của cuộc đời. Đêm xưa nghe tiếng nấc, tôi biết các cô đang chau mày đau khổ. Sáng nay nghe các cô cười ríu rít, tôi biết đời đã vui lắm.
Tôi thấy gian nhà của tôi ngày một chật, vì ở đâu giường có thêm cái tủ, phía ngoài dựng chiếc xe đạp. Tôi thấy tất cả sự thay đổi ấy. Một sáng tháng 5, tôi nghe nhà tôi cưa ván đóng khung long ảnh Bác. Tôi biết tất cả sự thay đổi này là nhờ ơn Bác”.
Chị Mộc ngẩng mặt nhìn đúng bức ảnh Bác treo giữa tường nhà. Điều đó làm cho tôi tin rằng, thực quả là chị thấy tất cả! Chị không phải nhìn màu sắc bằng đôi mắt mà đón cuộc sống tưng bừng ngoài kia tràn vào khung cửa bằng cả trái tim”.

Giải báo chí quốc gia lần thứ nhất: Giải nhất bài “Ba lần đuổi kịp trung nông” của Hà Đăng (sau này là tổng biên tập báo Nhân Dân, rồi Trưởng Ban Tuyên huấn Trung Ương) viết về Hợp tác xã Đại Phong, Quảng Bình lá cờ đầu của phong trào hợp tác hóa nông nghiệp miền Bắc. Hai giải nhì: “Bài Thợ hàn lò cao” của Chính Yên báo Nhân Dân, viết về phong trào luyện tay nghề, đi vào khoa học kỹ thuật ở Khu Gang thép Thái Nguyên (Chính Yên và Trần Đĩnh bị quy có tư tưởng xét lại, chống Đảng) và bài “Tôi thấy rất rõ” của tôi. Báo Lao Động còn có bài “11 cô gái kiện tướng” của phó tổng biên tập Hoàng Trọng Đỉnh được giải 4 (có bốn giải 4).
Tôi đưa nguyên văn bài “Tôi thấy rất rõ” vì nó là loại bài khá tiêu biểu cho cách viết đáp ứng yêu cầu công tác tuyên truyền của Tuyên huấn Đảng cộng sản là ca ngợi chế độ xã hội chủ nghĩa. Do đó cho nó được chọn đưa vào giáo trình của Khoa Báo chí thuộc Trường tuyên huấn Trung Ương Đảng.
Ở miền Bắc thời đó, cán bộ nhân viên phải từ ba đến năm năm mới được nâng lên một bậc lương. Năm 1960, tôi là phóng viên bậc một, nhưng nhờ viết được bài báo đoạt giải nhì và nhiều bài đáp ứng yêu cầu tuyên huấn nên đã chứng tỏ tôi có năng lực, ngày nay gọi đó là năng lực làm bồi bút cũng không sai, cho nên tôi được lên bậc lương hằng năm, chậm lắm là hai năm. Đến năm 1975, tôi đã lên bậc chuyên viên 2, đủ tiêu chuẩn để được cử vào miền Nam làm tổng biên tập tờ báo Lao Động Mới.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,370
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Hồi Ký Đến Già Mới Chợt Tỉnh - Tống Văn Công

Postby bevanng » 23 Aug 2018

Con Trăn Thần.

Trong mục “Hoa nở khắp nơi” trên báo Lao Động giữa năm 1963, thông tín viên Tất Biểu ở Nhà máy bơm Hải Dương đưa tin: Anh Lê văn Hạng công nhân nhà máy bơm Hải Dương, trong khi đi nghỉ phép đến miền Tây Nghệ An đã bắn hạ một con trăn lớn chưa từng thấy. Tin này được nhiều bạn đọc gửi thư hỏi thêm chi tiết. Tòa soạn liền cử anh Trần Thanh Bình phóng viên thường trú vùng này tới gặp Lê văn Hạng. Nghe anh này thuật lại câu chuyện quá hấp dẫn, anh Bình gợi ý anh Tất Biểu viết lại từ mẩu tin ngắn thành một bài ký sự dài đăng nguyên một trang báo. Anh Tất Biểu viết bài có tựa đề “Con trăn thần”. Bài viết kể: Trước khi anh Hạng tới đây, nhân dân vô cùng hoảng sợ, bởi con trăn đã bắt đi 2 con bò, hai cháu bé. Khi anh Hạng tìm gặp được nó, con trăn vùng dậy, cất đầu lên cao quá các ngọn cây cổ thụ, mồm phun phì phì, nước bọt tuôn xuống như mưa. Anh Hạng phải luồn lách lựa thế để nả đạn đúng vào mồm con trăn liên tục 16 phát, nó mới ngả vật ra làm gãy bao nhiêu cây cối. Dân làng được tin đưa hai con trâu cổ tới giúp anh Hạng kéo con trăn về làng. Người ta đo con trăn dài gần 30 m, thân nó to bằng cái vành bánh xe đạp. Họa sĩ Minh Tân minh họa trông giống như cảnh Thạch Sanh chém chằn tinh.
Số báo đăng bài này gây tiếng vang lớn trong và ngoài nước. Nhân dân Nhật báo Bắc Kinh dịch bài đổi tựa đề là “Dũng sĩ diệt mãng xà vương” kèm theo bức tranh minh họa cho câu chuyện thần kỳ. Nhà thơ Tố Hữu, Trưởng ban Tuyên huấn Trung Ương Đảng nói với hội nghị Tuyên huấn, Báo chí về niềm tự hào dân tộc đã có một công nhân bình thường nhưng hành động phi thường, là “Thạch Sanh thời đại”, “Thạch Sanh cộng sản”. Hồ Chủ tịch mau chóng tặng thưởng cho Lê Văn Hạng “Huy hiệu Bác Hồ”. Ban thi đua khen thưởng Trung Ương làm thủ tục xét thưởng huân chương lao động hạng nhất…
Giữa lúc cả nước đang náo nức vui mừng thì bỗng có một tin chấn động: Các nhà khoa học Ba Lan cho rằng “Con trăn khổng lồ xuất hiện ở Việt Nam là có thật thì nó đánh đổ các học thuyết về cổ sinh vật học đang được giảng dạy hằng trăm năm nay. Họ đề nghị Nhà nước Ba Lan mua bộ xương này với giá tương đương một nhà máy lớn. Trước mắt, họ xin Nhà nước Việt Nam cho họ được tới khảo sát bộ xương con trăn thần và khu rừng nơi anh Hạng tìm thấy con trăn và bắn chết nó. Họ phán đoán, khu rừng này phải là rừng nguyên sinh và rất có thể ở đó còn có nhiều động vật khổng lồ của thời tiền sử!
Tin này như một tiếng sét làm tỉnh cơn mê. Hồ Chủ tịch chỉ thị phải nhanh chóng xác minh sự thật. Ban Tuyên huấn Trung ương yêu cầu: “Báo Lao Động trong thời gian sớm nhất phải có báo cáo chính xác”. Ban biên tập báo Lao Động cho xe xuống Nhà máy bơm Hải Dương xin giám đốc cho rước Lê văn Hạng về Hà Nội để tham gia đoàn điều tra Trưởng ban văn hóa báo Lao Động, nhà thơ Nguyễn Tài làm trưởng đoàn. Đúng lúc đoàn chuẩn bị lên đường trời đổ mưa như trút nước suốt cả tuần. Quốc lộ 1A bị nước ngập không lưu thông được. Anh Lê văn Hạng được bố trí cùng căn phòng tập thể với chúng tôi. Anh không chịu nằm giường trong phòng mà mắc võng ở cây gạo và cây cơm nguội ngoài sân. Anh nói, mình quen cách ngủ của người rừng! Anh kể, vì không được đi tập kết, bị bọn lính ở địa phương Quảng Trị o ép quá, anh lấy cắp của chúng khẩu súng, cho quần áo và chiếc võng vào bọc, rồi luồn rừng, lướt bụi, vượt giới tuyến ra miền Bắc.
Chuyến đi Nghệ An phải hoãn vì quốc lộ bị ngập. Không khí cơ quan báo Lao Động rất nặng nề. Giữa lúc đó, cộng tác viên là kỹ sư nông nghiệp của Bộ Nông trường nhân đến tòa báo gửi bài cộng tác đã vui chuyện kể rằng chính anh ta đã được chứng kiến lúc anh Hạng đưa con trăn thần về nông trường. Anh nói, rất tiếc là bài báo của Tất Biểu viết không kể được những chi tiết không thể nào quên như: Khi hai con trâu kéo con trăn về tới đoạn dốc hơi cao ở khúc quanh vào văn phòng nông trường thì, một con trâu bị đứt ruột, ngã khuỵu xuống. Từ văn phòng gần đó, năm sáu cô nhân viên hiếu kỳ chạy ra xem. Vừa nhìn thấy đầu con trăn khổng lồ há mồm thè lưỡi, các cô hốt hoảng nháo nhào ù té chạy, một cô yếu tim ngất xỉu. Anh kỹ sư đã làm cho Ban biên tập báo Lao Động như sắp chết đuối vớ được cọc. Anh Nguyễn Anh Tài đề nghị anh kỹ sư làm cố vấn cho đoàn báo Lao Động vào rừng Nghệ An thẩm tra vụ con trăn thần. Đang vui chuyện, hóm hỉnh bỗng anh ta lặng lẽ, trầm tư, nói rất lấy làm tiếc, vì công việc đang chồng chất, không thể sắp xếp để cùng đi với đoàn. Anh Nguyễn Anh Tài nói: “Đồng chí không phải lo, chúng tôi sẽ báo cáo vấn đề có tầm quan trọng của quốc gia, thì chắc chắn Bộ trưởng Bộ Nông trường sẽ sắp xếp người thay công việc cho đồng chí”. Mặt chàng tư sinh trắng trẻo vụt tái xạm, anh ta khẩn khoản: “Bộ trưởng buộc lòng sẽ giúp các anh, nhưng còn bên trong, nội bộ, em biết em sẽ để lại nhiều, rất nhiều khó khăn cho Bộ… à em sẽ bị… bị coi là 'việc nhà thì nhác, việc chú bác thì xiêng’. Em sẽ bị hỏng bét hết”!
Dù anh kỹ sư năn nĩ bầm cả lưỡi, anh Nguyễn Anh Tài và tập thể báo Lao Động cũng không thể để mất vị cứu tinh hi hữu này. Anh Tài quyết định đến gặp Bộ trưởng, khéo léo lựa lời để không gây hại gì cho anh kỹ sư nhút nhát. Tiếp anh Tài là ông Thứ trưởng kiêm Bí thư đảng ủy Bộ Nông trường. Nghe xong câu chuyện, ông rất hồ hỡi nói, bộ chẳng những đáp ứng yêu cầu cử người tham gia đoàn của báo mà còn xin gợi ý thêm: “Chắc chắn tài chính của tờ báo eo hẹp hơn Bộ Nông trường, phương tiện xe cộ, xăng dầu cũng chẳng bằng. Do đó Bộ Nông trường xin đài thọ xe ô tô, xăng và chịu mọi chi phí cho chuyến đi”. Ông gọi điện thoại yêu cầu Vụ trưởng Vụ Kỹ thuật cho anh kỹ sư lên văn phòng Đảng ủy. Vừa bước vào phòng, nhìn thấy chúng tôi, anh kỹ sư đã thất sắc. Sau khi nghe ông thứ trưởng giao công việc, anh cố nói về công việc gấp gáp của mình. Nhưng ông thứ trưởng khoát tay nói “ngay chiều nay, đồng chí là người của đoàn thẩm tra vụ con trăn thần của báo Lao Động mọi việc của đồng chí tôi sẽ bàn với đồng chí Vụ trưởng”, Anh kỹ sư ngồi lặng mấy giây, rồi hai vai run lên, đầu gục xuống, vừa nức nở khóc, vừa nói không ra lời: “Tôi… tôi cứ tưởng mọi việc đúng như trong bài báo là… tôi theo đó rồi thêm thắt cho vui câu chuyện… Tôi xin lỗi… rất là là xin… lỗi…”
Chúng tôi cám ơn ông thứ trưởng tốt bụng, cáo từ ra về với tâm trạng ê chề. Không phải chỉ báo Lao Động mà các cơ quan lãnh đạo của Đảng, Nhà nước đều muốn câu chuyện “Thạch Sanh cộng sản” quên dần trong im lặng, bởi nó phơi bày sự dốt nát, háo danh và cẩu thả của cả hệ thống chính trị và khoa học của chế độ.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,370
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Hồi Ký Đến Già Mới Chợt Tỉnh - Tống Văn Công

Postby bevanng » 23 Aug 2018

Bài Viết Theo Chỉ Thị Của Thủ Tướng.

Sau giải phóng miền Bắc, sản xuất nông nghiệp có phát triển đôi chút, nhưng sau khi hoàn thành hợp tác hóa thì năng suất lúa sa sút dần. Đảng không ngừng khuyến khích phong trào nông dân “Mỗi người làm việc bằng hai, vì miền Nam ruột thịt” và “Tăng cường liên minh công nông, tích cực phục vụ nông nghiệp”. Nhưng ở đâu cũng nghe câu ca dao mới “Mỗi người làm việc bằng hai. Để cho chủ nhiệm mua đài sắm xe. Mỗi người lầm việc bằng ba. Để cho chủ nhiệm xắm nhà, xây sân” nói lên nỗi bất bình trước nạn tham nhũng. Và câu tục ngữ mới: “Ăn cơm trước kẻng” là sự phản ứng của nông dân bỏ bê việc hợp tác xã để có thì giờ chăm chút mảnh đất 5% của riêng mình. Trong hội nghị tổng kết tình hình sản xuất nông nghiệp miền Bắc, Thủ tướng Phạm văn Đồng đọc lá thư của lá cờ đầu phong trào hợp tác xã nông nghiệp tỉnh Hà Tây tố cáo một đội xe thuộc Công ty vận tải hàng hóa Hà Nội, do không được “bồi dưỡng “ đã từ chối chở phân vào tận kho. Dù hợp tác xã tha thiết yêu cầu, họ vẫn cứ đổ phân ngoài đường cách kho chứa phân hơn 200 mét. Giữa lúc thiếu nhân công mà hợp tác xã phải cắt ra hai trăm người chuyển phân vào kho! Đọc xong lá thư, ông thủ tướng gằn giọng từng lời đanh thép cho rằng, những việc như vậy không thể để tiếp tục xảy ra trong giai cấp công nhân, làm xấu đi quan hệ liên minh công nông. Cả hội trường phẫn nộ. Chột dạ nhất là những người lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vì tự thấy mình có trách nhiệm làm “trường học chủ nghĩa xã hội của giai cấp công nhân” mà đã để cho đoàn viên công nhân tha hóa đến như vậy! Kế đó là những người làm báo Lao Động, cơ quan ngôn luận “có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục, vận động và tổ chức phong trào hành động cách mạng của giai cấp công nhân”, không kịp thời phê phán chuyện xấu xa tày đình như vậy!
Tôi, một phóng viên chuyên theo dõi đời sống công nhân, nhưng lại được giao đi điều tra vụ này. Tôi không tốn nhiều công sức điều tra, bởi sự thật đã bày ra trước mắt: Xe từ tỉnh lộ vào còn cách kho phân một quảng đồng thì dừng lại. Từ đây băng qua kho phân chỉ khoảng 200 mét, mùa này nắng nóng như thiêu, mặt đất khô nứt nẻ. Vậy tại sao các anh lái xe không chịu chạy xoẹt qua quảng đồng để đỡ tốn công sức của 200 nhân công giữa ngày mùa? Câu trả lời chỉ có thể là: Họ ngấm ngầm vòi vĩnh! Tại sao hợp tác xã không trả giá cho Sự vòi vĩnh đó, nó rẻ hơn tốn phí 200 nhân công. Ông tân chủ nhiệm đã nói rồi: “Đạo đức xã hội chủ nghĩa không cho phép chúng tôi chìu cái thói vòi hối lộ như thế”!
Tôi viết bài báo không khó khăn gì, chỉ là làm rõ thêm các tình tiết đã có trong lá thư của hợp tác xã lá cờ đầu gửi lên thủ tướng. Tòa soạn giục nộp bài. Tôi nói với anh Đinh Gia Bảy, Ủy viên Ban biên tập chờ tôi đưa bài cho giám đốc Công ty vận tải hàng hóa Hà Nội đọc xem họ có ý kiến thế nào. Các anh đều bảo không cần: “Lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải, Ủy ban nhân dân Hà Nội, Liên hiệp Công đoàn Hà Nội đang hối hả còn hơn cả chúng ta, họ đã chỉ đạo việc kiểm điểm từ dưới lên trên. Bài này đăng lên báo xong, chỉ có việc là đòi họ nhanh chóng nghiêm khắc tiếp thu và đề ra phương pháp sửa chữa, có thể họ phải cử đại biểu đi xin lỗi bà con nông dân đấy”!
Tôi mang tờ báo nóng hổi tới 14 Hàng Nón, nhà riêng của anh Phúc Kính (anh Phúc cận thị phải mang kính nên gọi kèm theo tên) Ủy viên Ban thường vụ đảng Ủy, Thư ký công đoàn Công ty vận tải hàng hóa Hà Nội để bàn với anh chuyện góp ý với giám đốc công ty viết bài tiếp thụ phê bình nhanh chóng kịp đăng vào số báo sắp tới. Anh Phúc Kính nhận lời một cách vui vẻ. Nhưng sáng hôm sau anh Phúc Kính gọi điện cho tôi biết đã xảy ra chuyện trục trặc chưa giải quyết được. Tất cả anh em đội xe vận chuyển phân bón hôm đó kiên quyết không chịu nhận khuyết điểm. Họ nói nếu kỷ luật vô lý thì họ phản đối tới cùng! Anh Phúc Kính yêu cầu tôi chiều hôm đó sang công ty để cùng bàn với đảng Ủy, giám đốc, và tổ chức công đoàn tìm cách giải quyết.
Chiều hôm đó, cùng tiếp tôi còn có thêm bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản, phía chủ nhà ngồi chật cả phòng. Tôi cảm thấy mình có lỗi vì đã không sớm đến với họ, không “nghe hai tai”, gây rắc rối cho họ. Nhưng lạ thay họ không hề phiền trách tôi mà coi tôi chỉ là người đã chấp hành chỉ thị của thủ tướng và giờ đây đang đến để cùng họ tìm cách gở rối!
Ông giám đốc công ty cho biết, anh em đội xe hôm đó từ chối không chở hàng hóa chạy băng ngang qua cánh đồng 200 mét là họ nghiêm túc chấp hành quy định về kỹ thuật. Nguyên tắc vận tải hàng hóa chỉ cho phép xe tải chạy trên mặt đường có đủ sức chịu tải trọng đúng theo quy định kỹ thuật. Xe không được phép chạy trên đồng ruộng, dù với mắt nhìn thấy mặt ruộng khô nẻ. Bởi vì không ai dám đảm bảo ở bên dưới một hai tấc đất khô không có bùn nhão. Làm sao đảm bảo xe không bị sa lầy? Nếu xe bị sa lầy thì 200 nhân công của hợp tác xã cũng không thể kéo lên được! Rắc rối to!
Chao ơi, sự thật giản đơn như vậy mà sao tôi không nghĩ ra! Ông giám đốc đề nghị giải pháp cần tìm:
1 - Đảm bảo sự chấp hành chỉ thị của thủ tướng một cách nghiêm túc, không gây ra nghi ngờ về “sự sáng suốt” của đồng chí Ủy viên Bộ chính trị, Thủ tướng Chính phủ.
2- Đảm bảo uy tín của tờ báo Lao Động, cơ quan ngôn luận của tổ chức công đoàn và giai cấp công nhân Việt Nam.
3- Bảo vệ được hành động đúng đắn của anh em đội xe.
4- Tôn trọng ý muốn của bà con nông dân, nhưng giải thích có lý có tình để bà con thông cảm.
Tôi thở phào nhẹ nhõm, nhưng tự nghĩ, mình không đáng được hưởng nhiều sự “đảm bảo” đến thế! Bốn cái “đảm bảo” của ông giám đốc, thật ra thì họ đã bàn bạc thâu đêm cặn kẽ rồi mới mời tôi sang. Bây giờ chỉ có việc chia ra từng bước mà thực hiện. Trước tiên, công ty có công văn gởi báo Lao Động xin thành khẩn tiếp thu bài báo đã thẳng thắn chỉ ra nhiều nội dung bổ ích, hứa sẽ kiểm điểm nghiêm túc, chân thành, cám ơn tờ báo của giai cấp công nhân và phóng viên viết bài. Cuối cùng là bản kiểm điểm trần tình một cách thành khẩn, nhẹ nhàng, nhưng chỉ rõ ra sự vô tội của đội xe.
Đúng ra việc cần làm không phải chỉ có vậy! Chẳng lẽ hệ thống giúp việc của thủ tướng không có trách nhiệm gì khi trao cho ông tài liệu nói trước cả ngàn cán bộ chủ chốt những điều không đúng bản chất của sự việc? Chẳng lẽ, tôi, một phóng viên đi viết bài điều tra, nhưng không điều tra gì cả mà vẫn được miễn trách nhiệm bởi vì mọi “công cụ tuyên truyền” của Đảng đều phải được bảo vệ? Chẳng lẽ…
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,370
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Hồi Ký Đến Già Mới Chợt Tỉnh - Tống Văn Công

Postby bevanng » 24 Aug 2018

Viết Ký Sự Anh Hùng Lao Động.

Trong chế độ xã hội chủ nghĩa chỉ còn hai thành phần kinh tế là hợp tác xã và quốc doanh, cho nên không có cạnh tranh thúc đẩy sản xuất phát triển. Sau cách mạng Tháng Mười, Lênin đề ra phong trào thi đua xã hội chủ nghĩa nhằm thay thế cho cạnh tranh. Ở Việt Nam, Hồ Chí Minh vận dụng có “sáng tạo” bài học đó với tên mới “Thi đua yên nước”. Có điều, cạnh tranh là nỗ lực của từng xí nghiệp, ngành hàng, không có sự lãnh đạo của một tổ chức chính trị không có phong trào, chọn và bồi dưỡng điển hình, không bình bầu các danh hiệu chiến sĩ, anh hùng. Có lẽ vì sự khác nhau đó mà không ai đánh giá tác dụng của thi đua giống như Karl Marx đánh giá cạnh tranh: “Đối với lao động cạnh tranh có ý nghĩa trọng yếu như phân công vậy. Nó cần thiết cho việc thiết lập sự bình đẳng”. (Sự khốn cùng của triết học).
Ở nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa cứ 5 năm tổ chức một kỳ Đại hội anh hùng chiến sĩ thi đua. Năm 1966 Đại hội lần thứ 4 mang tên Đại hội Anh hùng, chiến sĩ thi đua chống Mỹ cứu nước. Tên gọi đã nói lên mục đích phục vụ cho cuộc chiến đang ở thời điểm quyết liệt nhất. Báo cáo của Đại hội do Phó thủ tướng Lê Thanh Nghị trình bày có câu: “Dân tộc anh hùng, thời đại anh hùng, tất nhiên sản sinh ra nhiều người con anh hùng”.
Báo Lao Động phân công tôi viết tin Đại Hội Anh Hùng và ký sự các nhân vật anh hùng. Báo cáo của Đại hội chỉ nêu tên 5 nhân vật đặc sắc nhất của các ngành, trong đó cô thợ dệt Đào Thị Hào được nói trước nhất, lại được kể thành tích: Đồng chí Đào Thị Hào một mình điều khiển 24 máy dệt suốt mấy năm liền với năng suất cao nhất, chất lượng tốt nhất, tiết kiệm từng mẩu sợi, anh dũng tham gia chiến đấu nhiều trận, quên mình bảo vệ của công.” Lý lịch gia đình của cô Hào có nhiều điều thuộc vào loại kiêng kỵ của chế độ như: Tín đồ công giáo nhiều đời; người anh trai là lính của quân đội Pháp chiếm đóng Nam Định, nay là thợ cắt tóc. Đào Thị Hào đã phải phấn đấu vượt bực để được xếp vào tốp đầu của 29 công nhân sắp được tuyên dương danh hiệu anh hùng lao động. Do đó, các nhà báo, nhà văn tranh nhau xin gặp Đào thị Hào. Tôi hẹn gặp chị cùng với nhà thơ Thái Giang, tác giả Lửa sáng rừng đoạt giải nhất về thơ của Hội nhà văn Việt Nam. Trong buổi gặp đầu tiên, khi mời chúng tôi uống nước, Đào Thị Hào hỏi “gia đình hai anh sống ở đâu”? Thái Giang vui vẻ khoe vợ anh là cô giáo ở Hà Nội đã có hai con và giành trả lời thay cho tôi: “Còn cái ông Công này thì còn phải “chạy mòn lốp xe đạp” (ý nói còn chạy tìm vợ mòn cả lốp xe đạp). Buổi chiều, tôi đi tới một mình, xin lỗi cô Hào vì lúc sáng không tiện đính chính chuyện anh Thái Giang nói đùa, thực ra tôi đã lập gia đình và có một con.
Quan hệ giữa hai bên như vậy là rạch ròi: Một anh nhà báo đã có gia đình hỏi chuyện nữ anh hùng lao động chỉ nhằm mục đích viết được bài báo chân thật. Do đó cuộc hỏi chuyện rất cởi mở. Cô Hào đã kể cho tôi nghe nhiều chuyện riêng tư, do đó sau này tôi được bạn bè gọi đùa là “chuyên gia về Đào Thị Hào”. Ban đầu tôi không có ý định viết một quyển sách mà chỉ viết một bài đăng báo trước ngày khai mạc Đại hội thi đua toàn quốc. Để tăng sức thuyết phục người đọc, tôi viết theo cách nhân vật tự kể về mình. Điều đó khó cho tôi là một chàng trai Bến Tre của miền Nam phải viết độc thoại cho cô gái Nam Định, Bắc kỳ. Báo đang in thì có lệnh hoãn Đại hội lại sau ba tháng. Do đó khi Đại hội sắp khai mạc, tôi lại phải viết bài thứ hai về Đào thị Hào. Nhà thơ Hải Như thấy tôi đã viết được hai bài về Đào Thị Hào nên yêu cầu tôi viết dùm một bài nữa cho báo Cứu Quốc. Nhà xuất bản Lao Động thấy tôi đã có tới ba bài báo viết về Đào Thị Hào nên gọi tôi ký hợp đồng viết một quyển sách. Tôi chỉ viết thêm bài thứ tư nữa là đã có quyển sách gần 100 trang với tựa đề “Mơ ước và chiến công”. Bất ngờ Cục xuất bản của Bộ Văn hóa Thông tin thông báo về sự “đụng hàng”. Có ba người viết về Đào Thị Hào: Nhà xuất bản Thanh niên xin phép in sách của nhà văn Huy Phương viết về Đào Thị Hào; Nhà xuất bản Phụ Nữ xin in sách của nhà văn Mộng Sơn cũng viết về Đào Thị Hào. Ban Tuyên huấn Trung Ương Đảng cho rằng còn 28 anh hùng lao động lao động được tuyên dương tại kỳ Đại Hội này, nhưng chưa có ai viết, do đó không thể cho phép in 3 quyển sách về một người. Cục xuất bản yêu cầu ba nhà xuất bản nộp bản thảo viết về Đào Thị Hào lên Ban Tuyên huấn Trung Ương. Ông Trần Quang Huy Phó trưởng Ban Tuyên huấn Trung Ương đọc cả ba bản thảo và ông chọn quyển Mơ ước và chiến công của tôi (bút danh là Tống Văn) với lời phê: “Tôi rất xúc động khi đọc quyển sách này” và đề nghị cho in số lượng lớn và vận động toàn miền Bắc đọc cùng với quyển “Sống như anh” viết về anh hùng Nguyễn Văn Trỗi.” Thực hiện lệnh này, Nhà xuất bản Lao Động cho in 50.000 quyển “Mơ ước và chiến công”, Bộ Văn hóa Thông tin và Tổng Liên đoàn Lao động ra văn thư liên tịch chỉ đạo ngành văn hóa thông tin và hệ thống công đoàn phối hợp tổ chức cho toàn miền Bắc đọc sách. Sau này, Đào Thị Hào nói riêng với tôi: “Hai nhà văn Huy Phương, Mộng Sơn bỏ công sức nhiều hơn anh gấp bội. Chị Mộng Sơn đã một năm sống thực tế ở nhà máy, cùng ăn cùng ở với chúng em. Anh Huy Phương cũng đi thực tế ở đây nửa năm. Anh chị ấy có kế hoạch viết một quyển sách ngay từ đầu chứ không phải như anh. Em rất tiếc sách họ không được duyệt”. Tôi không được đọc sách của hai “đối thủ” của mình trong vụ này, do đó tôi chỉ đoán mò có lẽ là nhà văn họ không sành công việc tuyên huấn của Đảng như tôi để thể hiện các “tính cách” cần phải có của một điển hình lao động tập thể xã hội chủ nghĩa? Sau Đại hội Anh hùng tôi xuống Nam Định công tác thì anh Hoàng Minh, trưởng ban Tuyên huấn Liên hiệp công đoàn kể một chuyện không vui vừa xảy ra: Phóng viên L. B. của Việt Nam Thông tấn xã gửi đơn kiện Đào Thị Hào, vì sau khi được bầu anh hùng lao động, cô muốn trèo cao hơn đã chấm dứt quan hệ tình cảm với anh ta. Ban Thường vụ Tỉnh Ủy cho biết tuần sau sẽ họp để xem xét việc này. Tôi nói với anh Hoàng Minh nên kiến nghị với Tỉnh Ủy đừng xem xét việc riêng tư này. Dù đã là vợ chồng, người ta cũng có thể ly dị khi không còn yêu nhau, huống hồ chi mới là “quan hệ tình cảm.” Ít lâu sau, anh Hoàng Minh cho biết, tỉnh Ủy hủy bỏ chuyện xem xét đơn kiện. Anh chàng L. B. bị “đá” là vì cô Hào phát hiện anh ta tuy đã là phóng viên ỏ cơ quan trung Ương mà vẫn còn “bạch vệ” (tức là chưa được vào Đảng). Thế thì bị “đá” quả là không oan! Nghe vậy, tôi chỉ phì cười! Quan tâm “nhân vật” của mình, tôi ngõ ý muốn đứng ra mai mối cho cô “một người xứng đáng”. Trong dịp Hào lên Hà Nội, tôi đèo cô bằng xe đạp đến khu nhà tập thể của Bộ ngoại giao ở đường Trần Hưng Đạo thăm nhà anh Nguyễn Giáp (lúc đó anh là Vụ phó Vụ Châu Á, sau này là đại sứ đầu tiên của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở Nhật Bản). Anh Giáp rất niềm nở, nhưng Hào thì lặng lẽ. Lúc ra đường, với giọng cười cợt cô hỏi: “Anh định giới thiệu ông ấy làm bố em đấy phỏng”? Tôi vừa ngạc nhiên vừa bực mình đáp: “Cô đã 29, anh ấy 43, sao lại là bố? Thôi, để xem cô chết già”! Cô đáp: “Vâng, thà chết già”! Cô về Nam Định, khoảng hai tháng sau lên Hà Nội cho tôi xem ảnh anh Nguyễn Văn An lúc đó là kỹ sư học ở Liên Xô về làm ở Sở điện lực Nam Định. Tôi kêu lên: “Ô, đẹp trai quá”! Không nói ra, nhưng tôi nghĩ anh này có lẽ nhỏ tuổi hơn cô Hào. Sau này biết anh hơn cô một tuổi. Năm 2001, Nguyễn Văn An được bầu làm Chủ Tịch Quốc Hội.
Nhà thơ Hải Như so sánh quyển sách tôi viết về Đào Thị Hào với quyển “Sống như anh” của anh Thái Duy (bút danh là Trần Đình Vân) và cho rằng đọc “'Mơ ước và chiến công' thấy rõ Đào Thị Hào là một cô gái thùy mỵ, nết na, vừa khiêm tốn học hỏi chị em, lại vừa gương mẫu lôi kéo chị em. 'Sống như anh' của Thái Duy chưa làm rõ cá tính Nguyễn Văn Trỗi.” Hóa ra điều được khen là hay nhất lại là điều xa sự thật nhất! Xin kể chuyện này: Hai mươi năm sau, tôi từ Sài Gòn trở ra Hà Nội làm tổng biên tập báo Lao Động. Lúc này Đào Thị Hào làm giám đốc Nhà máy dệt Dân sinh, nhưng quản lý không tốt, nhà máy lụn bại sắp sụp đổ. Ở chế độ xã hội chủ nghĩa sau khi được bầu danh hiệu anh hùng lao động thì sẽ được đề bạt vượt cấp.
Công nhân Nhà máy Toa xe Lê Minh Đức trở thành Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường sắt. Công nhân dệt Cù Thị Hậu trở thành Chủ tịch Công đoàn Ngành dệt, cuối cùng là Ủy viên Trung Ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động, đến nay vẫn đang là Chủ tịch Hội người cao tuổi. Đó là những chức vụ “ăn theo nói leo”. Đào Thị Hào thất bại vì không được giao một việc “ăn theo nói leo” mà làm giám đốc một nhà máy, đòi hỏi phải có kiến thức quản lý kinh tế. Báo Lao Động đăng bài của một cộng tác viên ở Nam Định phân tích những sai phạm trong quản lý do sự kém cõi của giám đốc Đào Thị Hào. Đã quen được ca tụng, nay lại là phu nhân của ông Ủy viên Trung Ương, Phó ban Tổ chức Trung Ương Đảng làm sao chịu được sự chê bai.
Chống lại báo Lao Động thì ngại đụng chạm tôi, dù sao cũng đã từng có quan hệ như là ông anh với cô em. Hào đến Tổng Liên đoàn Lao động đòi gặp Phó chủ tịch Cù Thị Hậu, là người học làm thợ dệt ở Nam Định khi Hào đã nổi tiếng và sắp trở thành anh hùng. Người bảo vệ cơ quan cho biết Phó chủ tịch Cù Thị Hậu đang chủ trì cuộc họp, do đó không thể tiếp khách. Hào nói với người bảo vệ: “Tao muốn hỏi con Hậu, có phải nó định dùng tờ báo Lao Động để đánh chồng tao (ý muốn nói, bôi xấu vợ, tức là bêu riếu chồng)?
Bà Cù Thị Hậu nghe chuyện chỉ lắc đầu im lặng, còn tôi thì nhớ lại lời khen của nhà thơ Hải Như để tự rút ra cho mình bài học về viết ký sự nhân vật: Có thật tôi đã miêu tả trung thực một nhân vật anh hùng đáng được vận động thanh niên cả nước học tập? Hóa ra tôi đã góp phần khuyến khích xã hội tôn vinh một mẫu người thượng tôn thành tích mà không cần trau dồi nhân cách!
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,370
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Hồi Ký Đến Già Mới Chợt Tỉnh - Tống Văn Công

Postby bevanng » 24 Aug 2018

Khiếu Nại Là Phụ Lòng Tập Thể Chi Bộ.

Năm 1967 tôi làm phóng viên thường trú của báo Lao Động ở vùng than Quảng Ninh. Liên hiệp công đoàn Quảng Ninh do ông Lê Bùi làm Chủ tịch sắp xếp cho tôi ăn ở cạnh cơ quan trong một hốc núi vùng Khe Hùm, hàng ngày đi lại bằng xe đạp đến các mỏ than sưu tầm tài liệu.
Một lần đến Mỏ than Cọc Sáu tôi được một nhân viên phòng hành chính là Kế chăm sóc rất chu đáo. Anh Kế gầy ốm, miệng méo vì bị gãy xương hàm, nói hơi ngọng. Anh không để tôi đến nhà ăn tập thể mà mang cơm về nhà khách cho tôi. Mỗi sáng anh đi mua thức ăn điểm tâm giúp tôi, pha trà mời tôi. Đặc biệt anh rất hay hỏi về tình hình thời sự trong nước và quốc tế. Tôi cảm mến, hỏi thăm và được anh kể chuyện đời riêng. Anh là thương binh bị gãy xương quai hàm ở trận Điện Biên Phủ. Sau khi rời quân đội, anh được phân công về đây làm nhân viên hành chính. Thời ấy ít ai muốn sống suốt đời với vùng mỏ. Người ở các tỉnh Thái Bình, Nam Định ra đây làm thợ mỏ, ky cóp năm mười năm có lưng vốn thì trở về quê. Thanh niên ra đây làm ăn, đến tuổi lập gia đình, bố mẹ gọi về quê lấy vợ. Vùng mỏ rất hiếm các cô gái chưa chồng. Anh Kế luống tuổi, miệng méo, ngọng nghịu càng khó lọt vào mắt các cô gái vốn đã “cao giá”. Tại nhà ăn cơ quan có một cô cấp dưỡng đẹp người, tốt nết, luống tuổi mà vẫn phòng không, chỉ vì ông bố xưa kia là thư ký của chủ mỏ người Pháp. Thời này, giai cấp công nhân lãnh đạo cách mạng, việc chọn vợ trước hết phải có “lập trường giai cấp”! Tuy vậy, do hoàn cảnh éo le của mình nên anh Kế và cô cấp dưỡng dễ tìm đến nhau. Chi bộ Đảng sớm phát hiện mối quan hệ bị coi là “bất chính” và anh Kế được các đồng chí của mình nhắc nhở trong cuộc họp thường kỳ. Bí thư chi bộ là một đồng chí miền Nam tập kết hỏi: “Là một đảng viên cộng sản, đồng chí có thể gọi kẻ thù giai cấp là bố vợ được hay sao”? Anh Kế thừa nhận trước chi bộ mình sai lầm và hứa sẽ chấm dứt mối “quan hệ bất chính” này! Nhưng ra khỏi cuộc họp chi bộ thì tiếng gọi của tình yêu lại mạnh hơn! Anh Kế vẫn không thể chấm dứt “quan hệ bất chính” với cô cấp dưỡng đẹp người, ngoan nết. Cuối cùng Chi Ủy đưa anh ra kiểm điểm trong cuộc họp chi bộ bất thường và quyết định khai trừ anh ra khỏi Đảng. Sau khi bị khai trừ anh Kế lẵng lặng đưa cô cấp dưỡng về sống chung, Nghe xong, tôi bảo chi bộ quyết định khai trừ anh là sai. Anh yêu cô cấp dưỡng, một người lao động thì tại sao lại bị khai trừ. Anh nên viết đơn khiếu nại, tôi xin mang lá đơn của anh đi gặp lãnh đạo tỉnh Ủy Quảng Ninh đấu tranh bảo vệ anh. Thật không ngờ, anh nhất quyết từ chối: “Tôi rất cám ơn đồng chí, nhưng tôi không thể làm đơn khiếu nại với cấp trên như vậy. Bởi vì, tôi biết chi bộ không ai ghét bỏ tôi hết, các đồng chí đều rất yêu thương tôi, muốn bảo vệ lý lịch quân nhân, đảng viên cho tôi. Nhưng tôi không đủ tinh thần cách mạng và lập trường giai cấp, đã phụ lòng của các đồng chí. Vậy mà nay lại còn làm đơn khiếu nại thì vô ơn quá, tệ bạc quá, tôi không thể làm như thế được”!
Dù anh Kế kiên quyết từ chối việc khiếu nại, tôi vẫn đi gặp ông Thúc Ủy viên Ban Thường vụ Đảng Ủy Tổng công ty than Quảng Ninh để yêu cầu ông can thiệp. Ông Thúc bảo, bản thân người bị khai trừ đã chấp nhận việc đó là đúng, kiên quyết từ chối khiếu nại, vậy thì chúng ta không nên bới chuyện ra làm gì! Tôi lại mang chuyện này lên ông Lê Bùi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh Ủy Quảng Ninh, chủ tịch Liên hiệp Công đoàn, đề nghị Tỉnh Ủy xem xét lại quyết định kỷ luật này. Ông Lê Bùi cũng có ý kiến giống như ông Thúc. Hóa ra ý nghĩ cho rằng quyết định kỷ luật khai trừ Đảng đối với anh Kế là sai chỉ có thể nảy ra từ những ai có não trạng không bình thường trong chế độ xã hội chủ nghĩa! Một lần, tôi kể chuyện này cho nhà văn Bùi Ngọc Tấn nghe, anh ngẫm nghĩ rồi bảo: “Chuyện hay quá! Anh cho tôi xin nhé, nhưng tôi không viết thể ký sự mà sẽ viết thành một truyện ngắn”. Tôi đồng ý ngay, nhưng cho tới khi qua đời, anh Tấn vẫn chưa kịp viết chuyện này!
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,370
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Hồi Ký Đến Già Mới Chợt Tỉnh - Tống Văn Công

Postby bevanng » 24 Aug 2018

Gặp Ba Nhà Văn Bị Vùi Dập.

Tôi gặp nhà văn Hà Minh Tuân ngay sau khi ông bị lâm nạn năm 1962. Bạn tôi, anh Trần Dũng Tiến nguyên là cảm tử quân Hà Nội năm 1946, phụ trách công tác Tuyên truyền - Thi đua của Nhà máy gỗ Hà Nội ở Bến Chương Dương, gần bãi sông Hồng. Tôi đến nhà máy gặp anh Tiến tìm tài liệu viết báo và nhân đó xin mua gỗ vụn làm củi đun bếp. Anh Tiến cho biết, ông Hà Minh Tuân vừa bị cách chức giám đốc Nhà xuất bản Văn học, đang lao động cải tạo ở đây. Công việc của ông là khuân gỗ dưới bến sông Hồng xếp lên xe hai bánh, kéo xe về, xếp gỗ vào kho nhà máy. Lúc giải lao giữa ca, anh Tiến mời ông vào văn phòng uống nước, trò chuyện với chúng tôi. Ông hơn tôi một giáp, hoạt động cách mạng từ năm 1943, tham gia khởi nghĩa tháng Tám ở Hà Nội, rồi vào bộ đội lên đến chính Ủy trung đoàn, sau tiếp quản Hà Nội được bổ nhiệm làm giám đốc đầu tiên của Nhà xuất bản Văn học. Nếu ông cứ chuyên tâm vào việc “gác cổng chính trị” như các vị giám đốc khác thì hẳn đã leo lên cấp Vụ, cấp Bộ rồi, hoặc ít nhất cũng được yên vị tới lúc hưởng lương hưu. Nhưng do có máu mê văn chương, năm 1957 ông viết quyển “Trong lòng Hà Nội”, năm 1960 ông viết “Giữa hai trận tuyến”. Cả hai tác phẩm đều được đánh giá đã “đóng góp xuất sắc cho nền văn học xã hội chủ nghĩa”. Ông hăm hở viết một tác phẩm không né tránh không bóp méo hiện thực, từng trang nóng bỏng hơi thở cuộc sống, có tựa đề “Vào đời”, một bài học cho lớp trẻ trong giai đoạn mới. Quyển sách vừa xuất bản thì lập tức bị “ăn đòn hội chợ” của các nhà phê bình nhân danh “chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa”. Số bài phê bình tốn giấy mực hàng chục lần quyển sách 200 trang của ông. Ông phải làm bản tự kiểm điểm sai lầm vì đã viết quyển sách bôi nhọ xã hội tốt đẹp dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và ngồi nghe cấp trên và cả cấp dưới của mình xỉ vả, rồi nhận quyết định cách chức, đi lao động cải tạo vô thời hạn. Nhà thơ Xuân Sách có bốn câu thơ đúc kết cho ông về sự kiện này:
“Bốn mươi tuổi mới Vào đời,
Ăn đòn hội chợ tơi bời xác xơ.
Giữa hai trận tuyến ngu ngơ,
Trong lòng Hà Nội, bây giờ là đâu”?

Cho đến nay có nhiều bài viết về chuyện ông bị kỷ luật cách chức, đều bảo là không rõ sau đó ông làm gì ở đâu. Về tuổi tác, cấp bậc ở bộ đội, ở cơ quan và học vấn tôi thấy mình ở dưới ông rất xa. Từ khi bắt đầu cầm bút tôi chỉ chuyên tô hồng, cho nên tôi nghĩ là ông sai, nhất là Đảng đã cho rằng ông sai. Do đó, anh Trần Dũng Tiến và tôi khuyên ông nên cố gắng lao động cải tạo cho tốt để được phục hồi công tác. Nhưng ông vác gỗ mãi cho tới ngày Mỹ ném bom Hà Nội mà cấp trên cũng chẳng đoái hoài tới. Ông bỏ việc, biến mất, không ai biết “Trong lòng Hà Nội, bây giờ là đâu”? Lúc ấy bạn tôi, anh Trần Dũng Tiến chê trách Hà Minh Tuân vô Đảng sớm mà sao quá thiếu “đảng tính”!
Không ngờ tới cuối đời, bạn tôi, anh Trần Dũng Tiến cùng các cựu chiến binh Hà Văn Quận, Trần Anh Kim tích cực góp ý “Đảng phải đổi mới chính trị”, đã bị đòn đau hơn Hà Minh Tuân: Ngồi tù!
Nhiều bài viết về nhà văn Hồ Dzếnh đều nói ông chỉ làm thợ hợp đồng ở Nhà máy Xe lửa Gia Lâm. Có người nói ông chỉ làm ở Nhà máy Cơ khí Hà Nội. Năm 1968 tôi đến Nhà máy cơ khí Quang Trung Hà Nội (gần Bệnh viện Bạch Mai) để viết về phong trào “Mỗi người làm việc bằng hai”. Thư ký công đoàn nhà máy là ông Lâm Thành Keng (người Việt gốc Hoa Chợ Lớn, sau 30-4-1975 làm Chủ tịch công đoàn quận 5) giới thiệu với tôi có hai tổ đạt danh hiệu Tổ lao động xã hội chủ nghĩa: Tổ đúc và tổ hàn. Ông nói thêm, đặc biệt tổ đúc có một nhà văn nổi tiếng trước cách mạng là Hồ Dzếnh nay là thợ làm khuôn đúc rất giỏi. Tôi chọn viết về tổ hàn vì từng thích bài “Thợ hàn lò cao” nổi tiếng của Chính Yên miêu tả những thợ hàn tài hoa như nghệ sĩ. Tuy vậy, tôi cũng gặp tổ trưởng tổ đúc và ông Hồ Dzếnh để tìm hiểu về những người thợ làm công việc nặng nhọc nhất. Nghe tôi nói tiếng Sài Gòn ông Hồ Dzếnh vui vẻ bảo ông từng sống trong ấy và hiện nay có nhiều người ruột thịt của ông ở trong ấy. Tôi thắc mắc hỏi ông vì sao một nhà thơ, một nhà văn nổi tiếng như ông đến tuổi “ngũ thập tri thiên mệnh” lại chọn cho mình cái công việc quá nặng nhọc này. Tôi có quen biết một vài nhà văn nhà thơ thời tiền chiến ở các cơ quan văn hóa văn nghệ và nghĩ nếu ông ở đó thì thích hợp và có ích cho đất nước hơn. Ban đầu ông nói úp úp mở mở, có lẽ vì e dè trước một nhà báo của chế độ. Dần dần thấy sự chân thành ngô nghê của tôi, ông cởi mở kể cho nghe những éo le oan khuất của mình không dễ gì được thông cảm. Sau khi Hà Nội nổ súng chống Pháp, số đông văn nghệ sĩ tản cư đã chuyển dần theo hướng lên Việt Bắc. Ông lại chạy ngược về Thanh Hóa quê ông, rồi xây dựng gia đình với bà Nguyễn Thị Huyền Nhân, sinh con được bốn tháng thì bà bị thổ tả qua đời. Cuộc sống quá khó khăn, con không có sữa, ông buộc phải mang con vào Sài Gòn sống nhờ người anh ruột có cửa hàng xe đạp ở đường Hiền Vương (nay là đường Võ Thị Sáu). Năm 1954, Hiệp định Genève quy định đất nước tạm thời chia làm hai miền. Đang có cuộc sống yên ổn ở Sài Gòn, nhưng ông lại nhất quyết phải mang đứa con bốn tuổi ra miền Bắc, bởi ngoài đó mới là chế độ mà ông đã góp phần xây dựng. Ra Bắc, ông “đi bước nữa” với bà Hồng Nhật ở 26B Phố Huế. Vợ chồng ông ở cả tầng trệt có thể buôn bán kiếm sống. Sau giải phóng Hà Nội, cán bộ quản lý nhà đất cho rằng gia đình ông ít người mà chiếm khu nhà quá rộng họ quyết định lấy tầng trệt phân phối cho cán bộ từ chiến khu về. Ông đến các cơ quan văn hóa tìm bạn cũ. Lãnh đạo văn nghệ từ Việt Bắc về coi ông là kẻ đã rời bỏ kháng chiến “dinh tê” về thành, nhìn ông “đầy cảnh giác”! Ông Trần Đĩnh kể trong cuốn Đèn Cù: “Đại hội văn nghệ năm 1961, giờ nghỉ, Tố Hữu tìm tôi lắc đầu chán ngán nói 'chuẩn bị để Hồng Lỉnh nhận hoa của Bác thì lại thành Hồ Dzếnh'! Tôi nói, có ai bảo Hồng Lỉnh đâu, với lại, tôi đùa, cũng là người Hoa cả mà anh. Tố Hữu nghiêm mặt: 'Hồng Lỉnh kháng chiến, Hồ Dzếnh trong thành, sao lại 'cũng' được? Bác mà biết thì ra làm sao”? (Đèn Cù, trang 172). Để kiếm sống, ông xin ký hợp đồng với Nhà máy Xe lửa Gia Lâm làm những công việc nặng nhọc không đòi hỏi tay nghề cao và ít ai muốn làm. Sau khi tiếp quản nhà máy, cán bộ quan tâm đến lý lịch, họ xếp ông vào diện không đưa vào biên chế để được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội. Đến khi Mỹ ném bom miền Bắc, ông xin làm ở Nhà máy cơ khí Quang Trung để được gần nhà, tiện việc đi lại và chăm sóc vợ con.
Dù có thấy tiếc cho sự không may của ông, nhưng tôi không nhận thức được sự “bất cận nhân tình” của chế độ mà ông là nạn nhân. Đứng bên ngoài hệ thống chính trị, Hồ Dzếnh quan sát miền Bắc xã hội chủ nghĩa một cách tỉnh táo trong hồi ký “Quyển sách không tên” (Nhà xuất bản Thanh Văn, Hoa Kỳ). Ông nhận ra cái sai cốt lõi tác hại lâu dài của nền giáo dục: “Bây giờ quy tất cả các môn học về chính trị”. Ông cũng là người sớm nhận ra “văn học nô lệ cho chính trị”, do đó “nhà văn không khác gái điếm. Cô gái chìu khách hàng, nhà văn chìu thời đại”. Và “Tác phẩm của một cá nhân tuy được mang tên mình, nhưng phải xen vào công trình của tập thể”. Ông quan sát tình trạng của đất nước: “Lẽ sống dệt bằng khói lửa, người ta không biết gì hơn là thủ tiêu nhau để hòng thoát ngõ bí. Trong cuộc xáo trộn Bắc - Nam, có cái gì còn nguyên giá trị cố hữu đâu. Cái quý nhất là con người không còn quý nữa nếu nó không là thứ xuất phẩm được rèn đúc theo khuôn khổ của thời đại”.
Ngày 20 tháng 8 năm 1970 báo Nhân Dân đăng 5 bài thơ của Lý Phương Liên: “Ca bình minh”, “Em mơ có một phiên tòa”, “Lời ru với anh”, “Về người cha đã khuất”, “Thư gửi người bạn gái Mỹ”. Tác giả là công nhân trẻ ở nhà máy cơ khí. Báo của Đảng ca ngợi: “Một bông hoa vừa nở đã ngát hương”. Tất cả các báo đua nhau tìm xin thơ Lý Phương Liên coi như đó là giành đẳng cấp về cho tờ báo. Báo Lao Động bị chậm chân vì người phụ trách việc này là nhà thơ Thái Giang đang nghỉ phép. Do đó, tôi được giao nhiệm vụ khó khăn này: Phải xin cho được ít nhất một bài thơ của Lý Phương Liên cho số báo sắp ra. Tôi đến nhà Lý Phương Liên gặp lúc chị đang tiếp hai người khách, nhà thơ Minh Giang phụ trách phòng văn hóa văn nghệ của Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân và nhà thơ Phạm Tiến Duật mới từ chiến trường miền Nam ra. Tôi thuộc bài thơ “Gửi anh bạn Triều Tiên” của Minh Giang từ năm 1950 đến nay mới được gặp nhà thơ cho nên rất vui. Với tư cách một đàn anh từng trải, hiểu biết, nhà thơ Minh Giang nhận xét, hiện nay chúng ta có hai nhiệm vụ chiến lược, giải phóng miền Nam và xây dựng miền Bắc. Phạm Tiến Duật là nhà thơ tiêu biểu ở chiến trường giải phóng miền Nam. Lý Phương Liên là nhà thơ tiêu biểu của hậu phương lớn miền Bắc. Lựa lúc thích hợp, tôi ngỏ ý xin thơ đăng báo thì Lý Phương Liên cho biết, tập thơ chép tay của chị do bác Huyền Kiêu và bác Hải Như giữ. Các báo muốn đăng thơ của chị đều phải qua hai bác ấy. Mừng quá, nhà thơ Hải Như là bạn vong niên của tôi (anh hơn tôi chín tuổi). Tôi vội vã cáo từ mọi người để đi xin thơ đăng báo. Báo Lao Động đăng ba bài thơ của Lý Phương Liên có bài bình luận do tôi chấp bút. Ít lâu sau, báo Văn Nghệ đăng một trang thơ Lý Phương Liên có bài “Nghĩ về Thúy Kiều”. Dư luận sôi lên cho rằng cho tới lúc ấy, “Nghĩ về Thúy Kiều” là bài thơ hay nhất của Lý Phương Liên. Nhiều anh em báo Lao Động chê trách tôi không biết chọn thơ hay đã để sổng mất bài “Nghĩ về Thúy Kiều”. Nhưng ngay hôm sau có tin “một đồng chí lãnh đạo (nghe nói là Trường Chinh) cho rằng “Nghĩ về Thúy Kiều” ẩn chứa tư tưởng phản động! Một cây đa cây đề của làng thơ miền Bắc xã hội chủ nghĩa, ông Hoàng Trung Thông phê phán “Nghĩ về Thúy Kiều” là: “Rắc rối cầu kỳ trong diễn tả, yếu đuối sướt mướt trong tình cảm, bi quan tăm tối trong tư tưởng”. Các nhà tuyên huấn Đảng cho rằng trong xã hội xã hội chủ nghĩa không thể tồn tại một thân phận Thúy Kiều:
“… Trái đất chúng mình cho đến hôm nay,
vẫn còn những cuộc đời như nàng chìm nổi.
Thời gian còn nửa ngày là đêm tối.
Còn đồng tiền đổi trắng thay đen.
Còn sắc tài bạc mệnh với hờn ghen.
Còn những Mã Giám Sinh, Hoạn Thư, Hồ Tôn Hiến.
Còn những đất đai triền miên chinh chiến…”

Trong giới văn chương, nhiều người không đồng ý với những nhận xét áp đặt của tuyên huấn, nhưng như giáo sư Trần văn Giàu viết trên báo Văn Nghệ ngày 19-9-1987 về tình trạng phê bình trong chế độ xã hội chủ nghĩa: “Lắm khi để nhận xét độc đoán không cho phép cãi lại”.
Hơn 40 năm sau, nhiều bạn đọc vẫn nhớ và có lời khuyến khích, Lý Phương Liên đưa in tập thơ của thời tuổi trẻ, mang tên “Ca Bình Minh”, tên của một trong năm bài thơ in trên báo Nhân Dân lần đầu tiên. Chị thổ lộ: “Tôi nín lặng suốt 40 năm nay vì lời nguyền bỏ thơ của chính tôi. Mọi hệ lụy xô đẩy chúng tôi đến bần hàn, cơ cực, không liên quan đến ai. Tôi không than oán. Người chịu nhiều cay đắng vì thơ tôi là chồng tôi.” Bạn dễ dàng cảm nhận vị đắng cay trong những lời “tôi không thán oán” của chị.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,370
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Hồi Ký Đến Già Mới Chợt Tỉnh - Tống Văn Công

Postby bevanng » 24 Aug 2018

Hôn Nhân Theo “Quan Điểm Lập Trường

Chị Phan Dung, trưởng phòng Tổ chức của báo Lao Động là một người đẹp, vậy mà chị hay kể, mỗi lần lên làm việc ở cơ quan Tổng Liên đoàn Lao động, trước khi ra về chị thường đến bên cửa sổ Phòng Hành chính để ngắm cô Toan: “Chao ơi, người sao mà đẹp đến thế chứ”! Nhiều lần nghe chị Dung trầm trồ như thế, nhà thơ Thái Giang tò mò đi tìm “ngắm”, rồi bảo tôi “cậu định nghĩa thế nào là một người đẹp”? Tôi đáp, ta mượn lời Cụ Nguyễn Du vậy: “Làn thu thủy nét xuân sơn…” Thái Giang không chịu, anh hắng giọng “Người đẹp là người khi đã bảy con mà tuổi trẻ của ta chỉ mong được quỳ mọp dưới chân người!”. Nghe nói, các bạn đại học của con trai chị Toan khi đến chơi đã ngẩn ngơ trước sắc đẹp của bà mẹ bạn mình! Lứa cán bộ thời Cách mạng Tháng Tám kể: Năm 1945, ông Bùi Thủy, là Trưởng ty Công an tỉnh Phú Thọ. Thời Cách mạng 1945 trong hàng ngũ Việt Minh, công an là “oách” nhứt. Ông hơi lùn, gầy gò, da đen nhẻm. Thời ấy, cán bộ đảng viên rất dị ứng với người theo đạo Công Giáo. Phía bà con Công Giáo cũng tự biết mình đang bị “cách mạng” định kiến, phải luôn e dè, tự giữ mình. Cô Toan xinh đẹp sinh ra trong gia đình giàu có theo công giáo nhiều đời. Người ta nói những người sùng đạo kính chúa, sinh con gái sẽ rất giống Đức Mẹ. Đó là cái đẹp của cô Toan. Giữa lúc cô đang được nhiều chàng trai tuấn tú ngấp nghé thì ông Trưởng ty Công an Bùi Thủy xuất hiện và tỏ tình. Cô rất lo sợ, vì không hề yêu mà không dám từ chối. Bà con, bạn bè trong họ đạo đang sống trong tâm trạng âu lo đều cho rằng cô và gia đình đã gặp may. Cô bị một mạng lưới của những toan tính cơ hội bủa vây, cuối cùng phải chịu đầu hàng số phận. Điều này phía những người cộng sản gọi là “đầu hàng giai cấp”. Khi Bùi Thủy báo cáo xin cưới cô Toan thì cả chi bộ phê bình hết sức nghiêm khắc: “Đồng chí là đảng viên, cán bộ lãnh đạo ngành công an, cơ quan chuyên chính của giai cấp, tại sao lại xin lấy vợ là tín đồ Thiên Chúa”? Đảng viên Bùi Thủy đã khóc nấc tại chi bộ. Ông làm đơn xin chuyển công tác sang “cơ quan đoàn kết dân tộc” là Mặt trận Việt Minh để được cưới một tín đồ Công Giáo, sau đó xin cho vợ vào làm nhân viên của Công đoàn. Dù là Ủy viên Ban chấp hành Tổng Công đoàn, nhưng Bùi Thủy đen đúa, xấu xí so với cô vợ quá xinh đẹp nên luôn bị xầm xì là “đôi đũa lệch”. Những chàng háo sắc vây quanh chị Toan, do đó lúc nào cũng có chuyện đồn thổi rằng chị đang lén lút với người này người nọ. Ông Bùi Thủy chỉ còn biết đối phó bằng cách cho vợ đẻ năm một!
Ban lãnh đạo Tổng Công đoàn hồi ấy do Hoàng Quốc Việt làm chủ tịch, các vị Trần Danh Tuyên, Nguyễn Công Hòa, Trương thị Mỹ là Phó chủ tịch. Nhưng ai cũng biết người thực sự điều hành hoạt động toàn hệ thống công đoàn là Ủy viên Thường trực Nguyễn Minh, một người sắc sảo tài năng và đặc biệt là rất đẹp trai. Trong Ban lãnh đạo “tổ chức của giai cấp” chỉ có ông có bằng tú tài toàn phần. Con nhà giàu, học giỏi nên khi tham gia cách mạng, ông tự thấy chỗ yếu của mình là thành phần xuất thân. Để bù chỗ yếu đó, ông tìm người bạn đời là công nhân, ít học. Vợ ông là chị Tâm công nhân Nhà máy Dệt kim Đông Xuân, lam lũ, gầy gò. Vì là vợ của vị lãnh đạo cao cấp Tổng Công đoàn, nên người ta cố bồi dưỡng, đưa chị làm cán bộ công đoàn nhà máy. Vợ chồng họ cũng bị xem là đôi đũa lệch, không chỉ về nhan sắc mà cả về kiến thức, văn hóa, nếp sống.
Văn phòng của Thủ trưởng Nguyễn Minh rộng, bên ngoài là bàn làm việc có bộ sa lông tiếp khách, bên trong là giường nghỉ. Buổi trưa thủ trưởng khóa trái cửa, là một không gian bất khả xâm phạm. Cho nên không ai có thể ngờ, người đẹp bảy con đã là đồng chủ nhân của gian phòng ấy từ lâu. Cho tới đầu năm 70, khi Chính phủ quyết định thành lập Tổng cục Đào tạo nghề và ông Nguyễn Minh được bổ nhiệm làm Tổng cục trưởng. Trước hôm nhận quyết định chuyển công tác, tức là phải rời khỏi trụ sở cơ quan Tổng Công đoàn để sang cơ quan mới thì ông đã gây ra một “chuyện động trời”.
Khoảng mười một giờ đêm, bà Dụ thường trực cơ quan nhận được điện thoại từ đồn công an hỏi: “Cơ quan Tổng Liên đoàn có cán bộ tên Minh hay không”? Bà Dụ đáp: “Ở đây nhiều Minh lắm, các ông muốn hỏi ông Minh nào”? Đầu dây bên kia nói như thét: “Nguyễn Minh đẹp trai! Bị Thanh niên Cờ đỏ buộc vào đồn công an, do ngồi quá khuya với phụ nữ trong Công viên Lê Nin.” Sáng hôm sau, cả cơ quan Tổng Công đoàn và các cơ quan trực thuộc ồn ã câu chuyện với rất nhiều tình tiết: Để trao đổi cách liên lạc sau ngày phải rời gian phòng thân thiết, thủ trưởng Nguyễn Minh hẹn gặp người đẹp ở công viên Lê Nin. Đến 10 giờ tối, một thanh niên mang băng đỏ tới nhắc hai bác đã hết giờ được ngồi ở đây. Do quen lối của thủ trưởng cơ quan đối với cấp dưới Nguyễn Minh gắt: “Các cháu đừng quấy rầy. Hai bác còn nhiều công việc cần bàn”. Bọn trẻ đã theo dõi thấy hai bác ôm ghì nhau nhiều hơn là “bàn công việc” nên gọi nhau quy tụ hơn mười đội viên cờ đỏ tới vây quanh, yêu cầu hai bác cho xem giấy tờ tùy thân. Cả hai bác đều không chịu trình giấy mà tỏ ý chê trách tại sao các cháu cứ quấy rầy. Không ngờ đội trưởng cờ đỏ dõng dạc: “Nội quy công viên không cho phép ngồi quá 10 giờ đêm. Hai bác đã vi phạm quy định! Xin mời đứng lên, tới đồn công an”. Sau khi được bà Dụ, bảo vệ cơ quan, xác nhận cả hai là cán bộ Tổng Công đoàn, phía công an yêu cầu xuất trình giấy chủ quyền chiếc xe đạp (thời ấy ở miền Bắc chiếc xe đạp là cả một gia tài nên phải được cấp giấy chủ quyền). Khốn nỗi thủ trưởng lén vợ đi với bồ, nên mượn xe đạp của nhân viên mà không kèm theo giấy! Công an yêu cầu sáng hôm sau phải mang giấy giới thiệu của cơ quan kèm theo giấy chủ quyền chiếc xe mới được nhận lại!
Ông Hoàng Quốc Việt nghe báo cáo “chuyện động trời” đã gọi Nguyễn Minh tới văn phòng chủ tịch, xài xể nặng lời, rồi rút tờ quyết định bổ nhiệm chức tổng cục trưởng ra, xé toẹt, ném vào sọt rác! Trái với sự thất vọng, tức tối của các vị lãnh đạo, lớp trẻ trong trụ sở Tổng Công đoàn và các cơ quan trực thuộc cho rằng hai người họ phạm lỗi ngoại tình đáng chê trách, nhưng nguyên nhân sâu xa là: Cả hai đều bị buộc vào cuộc “hôn nhân lập trường giai cấp”.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,370
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Hồi Ký Đến Già Mới Chợt Tỉnh - Tống Văn Công

Postby bevanng » 24 Aug 2018

Chủ Nghĩa Lý Lịch Quật Ngã Ông Thường Vụ Tỉnh Ủy.

Là phóng viên báo Lao Động, tôi quen thuộc với trụ sở công đoàn các tỉnh như cơ quan mình. Tôi đến Liên hiệp Công đoàn Nam Định nhiều hơn vì tỉnh này có nhà máy dệt, nhà máy tơ có hàng vạn công nhân. Đặc biệt ông Lê Quốc Tế, chủ tịch Liên hiệp Công đoàn Nam Định là một người nắm rất chắc tình hình các cơ sở, nghe ông kể đã thấy hiện ra trong đầu tôi bao nhiêu đề tài hấp dẫn. Cán bộ, nhân viên cơ quan rất khâm phục và quý mến ông chủ tịch của mình, họ kể với tôi nhiều chuyện xuất quỷ nhập thần của ông trong thời chiến tranh chống Pháp. Ông nhiều lần hóa trang như người thợ sửa chữa máy thâm nhập vào thành phố Nam Định dày đặc lính Tây. Trong thời hòa bình xây dựng, ông phát hiện rất nhanh những điển hình xuất sắc trong lao động sản xuất. Trong đợt bầu chọn anh hùng lao động năm 1967, có nhiều cán bộ lãnh đạo trong Tỉnh Ủy Nam Định không đồng ý chọn Đào Thị Hào vì lý do lý lịch, vấn đề khó chấp nhận nhất đối với những đảng viên cộng sản là gia đình bà Đào Thị Hào nhiều đời theo đạo Công Giáo. Anh ruột của Hào từng là lính của thực dân Pháp, nay đang là thợ cắt tóc. Ông Lê Quốc Tế phản bác rất quyết liệt quan điểm quy chụp về lý lịch nói trên. Ông bảo họ, không ai chọn gia đình sinh ra mình, phải đánh giá con người ở cách sống, việc làm hiện tại đóng góp lợi ích cho cộng đồng, cho đất nước ra sao. Dù là anh em ruột, mỗi người chỉ chịu trách nhiệm về hành động của cá nhân mình. Đối với người anh của Hào, xã hội cũng chỉ nên bỏ qua quá khứ, chỉ quan tâm đến cách sống và việc làm của anh ta hiện nay. Thợ cắt tóc làm một nghề lương thiện, có ích.
Đối với tôi, ông vừa cư xử với tình đồng chí vừa chăm sóc như người em miền Nam xa quê, không có gia đình, ông dặn tôi, lúc này máy bay Mỹ thường ném bom khoảng mười giờ sáng và mười giờ đêm, nên cố gắng về trụ sở khoảng thời gian này, vì ở đây có hầm trú ẩn kiên cố. Biết tôi đang có quan hệ với cô gái ở thành phố này, ông hỏi: “Chú định làm lễ cưới ở đâu? Theo mình nên tổ chức lễ cưới ở đây, mời ban biên tập và anh em tòa báo về dự. Ở đây mình và anh em trong công đoàn có điều kiện giúp chú tốt hơn ở Hà Nội”. Tôi nghe theo lời khuyên đó và ông đã đứng ra làm chủ tọa hôn lễ.
Đùng một cái, tôi được tin ông Lê Quốc Tế bị cách chức và đưa ra khỏi Đảng! Ông phạm khuyết điểm gì ghê gớm vậy? Không sai phạm gì cả mà chỉ là vấn đề lý lịch. Một lần, Tổng bí thư Trường Chinh “hạ phóng” tìm hiểu tình hình Nam Định quê ông. Toàn bộ Ban Thường vụ Tỉnh Ủy Nam Định tiếp ông. Bí thư tỉnh Ủy báo cáo tình hình tổng quát, mỗi Ủy viên báo cáo tình hình của ngành mình phụ trách. Sau buổi làm việc ông Trường Chinh gặp riêng bí thư tỉnh Ủy chỉ thị: Không thể để một tên cảnh sát của thực dân Pháp đã từng đuổi bắt đảng viên cộng sản chui vào Đảng và leo cao đến Ban Thường vụ của Tỉnh Ủy. Phải đưa anh ta ra khỏi Đảng, bãi chức, thay người khác ngay lập tức!
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thương tình ông Ủy viên Đoàn Chủ tịch Lê Quốc Tế từng tham gia cách mạng trước năm 1945 rồi lãnh đạo khởi nghĩa Tháng Tám ở Nam Định và rất dũng cảm trong cuộc kháng chiến chống Pháp vậy mà nay bị xử lý kỷ luật chỉ vì chuyện ngày xưa, đã cố sắp xếp cho ông một công việc để sống: Phụ trách xưởng in tài liệu của Công đoàn có khoảng vài chục công nhân.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,370
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Hồi Ký Đến Già Mới Chợt Tỉnh - Tống Văn Công

Postby bevanng » 24 Aug 2018

Làm Báo Lao Động Mới.

Ngày 1 tháng 5 năm 1975 tôi nhận được quyết định vào Sài Gòn để thành lập tờ báo của Liên hiệp Công đoàn Giải phóng miền Nam. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức đoàn xe đưa tất cả cán bộ do công đoàn quản lý cùng đi, nhưng dềnh dàng mãi mất một tuần mà vẫn chưa được lên đường. Tôi và anh Nguyễn Văn Minh chánh văn phòng Nhà xuất bản Lao động được gọi vào Đoàn tuyên huấn báo chí do anh Nguyễn Linh phó giám đốc Nhà xuất bản Sự Thật làm trưởng đoàn và được đi vào bằng chiếc máy bay L19 của Chủ tịch Tôn Đức Thắng. Máy bay hạ cánh khi Tân Sơn Nhất còn nhiều đụn khói. Chúng tôi được đưa vào nghỉ ở hội trường của Bộ Thông tin - Chiêu hồi trên đường Hiền Vương. Hôm sau Liên hiệp Công đoàn giải phóng miền Nam (LHCĐGPMN) đến đón tôi và anh Nguyễn văn Minh, nhưng anh Minh không chịu đi và anh được Trưởng đoàn Nguyễn Linh giữ lại cho Cục xuất bản của Ban Tuyên huấn Trung Ương cục. Ông Nguyễn Hộ chủ tịch LHCĐGPMN phân công ông Đặng Mai Ủy viên Ban Thường vụ LHCĐGPMN làm chủ nhiệm báo, anh Nguyễn Văn Nhã cán bộ tuyên huấn LHCĐGPMN làm trưởng ban biên tập tờ báo, tôi làm Ủy viên phụ trách nội dung tờ báo, anh Nguyễn Hồng Hiển làm Ủy viên quản trị tờ báo. Ông Đặng Mai phát biểu: “Tôi không biết gì về công việc làm báo. Anh Tư Nhã được phân công làm trưởng ban cũng chỉ vì anh từng phụ trách báo tường của cơ quan, chớ cũng không biết gì về báo chí đâu. Hai anh đã làm báo ngoài Bắc, mọi việc các anh cứ chủ động, chỉ khi có việc không giải quyết được mới phải hỏi anh Nhã và tôi”. Anh Hiển và tôi vui vẻ nhận việc vì đã biết câu “nhất trụ, nhì tù, tam khu, tứ kết” (hồi này cán bộ được phân loại theo bốn bậc tin cậy để sử dụng, cất nhắc: Bậc nhất là cán bộ trụ lại nằm vùng; thứ hai là người từng bị địch bắt bỏ tù; thứ ba là cán bộ ở R rừng chiến khu; thứ tư là cán bộ tập kết từ miền Bắc trở về).
Anh Hồng Hiển là phóng viên báo Thương nghiệp Việt Nam, nhưng rất tháo vát, nhanh chóng chuẩn bị nơi làm việc, nhà in cho báo. Anh Đinh Phong (sau này là Chủ tịch Hội Nhà báo thành phố) cung cấp cho chúng tôi một danh sách và địa chỉ các ký giả của các tờ báo Sài Gòn trước đây. Chúng tôi quyết định nhận 25 ký giả và họa sĩ trình bày báo: Phan Hồng Đức (tức Phan Ba) tổng thư ký báo Tin Sáng; Sơn Tùng (Lê Thanh Thủy) tổng thư ký báo Đại Dân Tộc; Việt Quang tổng thư ký báo Bút Thép; Điệp Liên Anh cây bút phóng sự điều tra nổi tiếng về công nhân cao su (tác giả tập ký sự “Máu trắng máu đào”); họa sĩ biếm họa Chóe từng được nhà báo Mỹ Bary Hilton sưu tập biếm họa của anh in thành tập The World of Chóe (Thế giới của Chóe) năm 1973, được báo Time bình chọn 8 cây biếm họa nhất thế giới thập kỷ 1970; các ký giả Linh Thi, Trường Nam, Vương Liêm, Mai Linh, Kim Xuyến, Ngọc Nga… Chúng tôi quy tụ số lượng ký giả Sài Gòn đông nhất trong các báo ra đời sau 30-4-1975. Đó là vấn đề nổi cộm phải đương đầu với câu hỏi của các ông phụ trách Tổ chức cán bộ và Ban Tuyên huấn Đảng: Tập hợp nhân sự với thành phần như vậy là dựa trên lập trường quan điểm nào? Chúng tôi thẳng thắn bày tỏ: Đó là hành động thiết thực hòa hợp hòa giải dân tộc! Để đối phó với sự săm soi của công an an ninh văn hóa, chúng tôi tổ chức cho anh em học một cách khoa trương về Nghị quyết 24 của Trung Ương Đảng khóa 3. Tôi đề nghị tên báo là Lao Động Mới và được ban biên tập đồng ý. Số báo đầu tiên ra đúng dịp kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám. Họa sĩ Chóe thức thâu đêm vẽ bức tranh cổ động mừng ngày cách mạng để đăng trên trang bìa.
Đang phát hành tờ báo số một thì một sự cố xảy ra. Cán bộ an ninh tên Đô đến đưa lệnh bắt Điệp Liên Anh với chứng cứ là “gián điệp của Nhật Bản”. Chứng cứ tội làm gián điệp là anh đã gửi một bản tin cho hãng Kyodo nói về hệ thống tổ chức Liên hiệp Công đoàn giải phóng thành phố Hồ Chí Minh: Cấp thành phố có Liên hiệp công đoàn giải phóng, các công đoàn ngành như công nghiệp, giáo dục, y tế, thương nghiệp. Dưới cấp thành phố là công đoàn quận, huyện. Ở nhà máy, xí nghiệp, công trường, trường học có công đoàn cơ sở. Ban biên tập chúng tôi làm văn bản bảo vệ Điệp Liên Anh: Các tài liệu anh viết trong bản tin không có gì thuộc bí mật quốc gia, tất cả đang thực hiện công khai và hàng ngày được đăng tin trên các báo. Nhưng cán bộ an ninh tên Đô bảo “Tôi chỉ là người thực hiện lệnh bắt. Việc xét xử sẽ do tòa án.” Không ngờ tòa án thành phố công bố án ngay mấy hôm sau: “Điệp Liên Anh 4 năm tù giam về tội làm gián điệp cho nước ngoài”!
Số báo thứ hai phát hành đúng ngày Quốc khánh 2-9 có số lượng tăng vọt, nhiều tổ chức công đoàn ở các tỉnh đăng ký chậm không mua được. Chúng tôi đang vui thì lại có rắc rối mới. Tối hôm đó, chủ nhiệm Đặng Mai gọi điện tới Trưởng ban Tư Nhã: “Các đồng chí cán bộ tuyên huấn lão thành của Đảng và Công đoàn chất vấn, Báo Lao Động Mới là cơ quan ngôn luận của công đoàn cách mạng. Thế thì tại sao ba chữ Lao Động Mới lại in màu vàng, ai nhìn vô cũng phải nghĩ đây là tờ báo của Công đoàn vàng”(!) Trưởng ban Tư Nhã hốt hoảng triệu tập hội nghị bất thường và ông tự chạy tội: “Chuyện chọn màu do đồng chí Công quyết định chứ tôi đâu có được hỏi ý kiến. Do đó, đề nghị đồng chí Công làm báo cáo nhận khuyết điểm của mình gửi lên cho Ban thường vụ”. Tôi trấn an anh: “Anh yên tâm. Đây không phải là màu vàng mà là màu da cam. Nhưng các số báo sắp tới có thể chúng ta sẽ dùng màu vàng. Tại sao lại không thể dùng màu vàng? Đó là màu của ngôi sao trên quốc kỳ mà! Chưa có tài liệu nào nói màu vàng là tượng trưng của công đoàn vàng. Biểu tượng của Tổng Liên đoàn Lao công Trần Quốc Bửu là bánh xe răng và đầu con trâu”. Tôi gọi điện báo cáo với chủ nhiệm Đặng Mai như vậy. Ông lắng nghe, rồi với giọng ngạc nhiên: “Thế à? Có chắc chắn là công đoàn vàng không dùng biểu tượng màu vàng không vậy đồng chí”? Cuối tuần, tại cuộc họp với các tổng biên tập, ông Trần Bạch Đằng thay mặt Ban Tuyên huấn Trung Ương Cục nhận xét tình hình báo chí trong tuần. Ông giơ cao tờ Lao Động Mới lên: “Các bạn nhìn này! Chúng ta đã có một tờ báo trình bày rất đẹp và hiện đại. So với các tờ báo đẹp nhất của phương Tây cũng không hề kém cạnh”. Tôi kể lại nhận xét nói trên với Chủ nhiệm Đặng Mai và Trưởng ban Tư Nhã, từ đó cho đến khi tờ báo “hoàn thành nhiệm vụ” hai ông không còn “chỉ đạo” chuyện gì nữa. Ông trưởng ban chỉ nằm xem báo, không bao giờ đòi hỏi chúng tôi phải xin ý kiến điều gì.
Chúng tôi đang cố gắng làm tờ báo Xuân thật hay để chào mừng cái Tết Thống Nhất đầu tiên, thì một sự cố nghiêm trọng xảy ra: Lại là anh Đô an ninh xuất hiện, đưa lệnh bắt họa sĩ Chóe! Tôi khẩn khoản kể cho anh ta nghe, từ tháng 5-1975, Chóe đã cùng ăn cùng ở cùng làm việc với tôi. Chóe ở lại tòa soạn suốt tuần, đêm nằm chung với tôi trong chiếc màn đơn căng trên nền gạch ở góc phòng. Bằng sự mẫn cảm của người làm báo quen giao tiếp, tôi nhận thấy Chóe là một nghệ sĩ tài hoa, yêu sự thật, châm biếm thói xấu, do đó tôi dám đem sinh mạng chính trị của mình bảo lãnh cho anh. Đô nghiêm mặt: “Cơ quan an ninh chúng tôi tìm và nắm chắc sự thực chứ không dựa vào mẫn cảm của ai cả”. Anh Nhã, anh Hiển cùng tôi xin đứng tên bảo lãnh cho họa sĩ Chóe cũng không được chấp nhận. Sau khi ra tù trại cải tạo, Chóe hài hước kể, sở dĩ anh bị giam lâu là do Tòa soạn báo Lao Động Mới cho anh học Nghị quyết 24 của Đảng (khóa 3) quá kỹ. Lúc bị hỏi cung, anh đã quát mắng cán bộ điều tra là làm trái Nghị quyết 24, bởi vì Nghị quyết này quy định chỉ trừng trị kẻ chống đối hiện hành chớ không moi móc chuyện quá khứ. Họ quy tội anh vì đã vẽ bức biếm họa ông Lê Đức Thọ chìa bộ răng hô (vẩu) xé toẹt Hiệp nghị Paris (đăng trên báo từ trước năm 1975).
Sau khi Chóe bị bắt ít lâu, ông Lưu Quý Kỳ, Vụ trưởng Vụ báo chí, gặp tôi cho biết ông có trách nhiệm thành lập tờ báo Đại Đoàn Kết, ông muốn tôi nhường người họa sĩ trình bày Lao Động Mới cho tờ Đại Đoàn Kết. Tôi kể chuyện Chóe bị bắt, ban biên tập chúng tôi cho rằng bắt sai, đề nghị Vụ báo chí tiếp tục can thiệp, nếu Chóe được tự do, chúng tôi xin nhường anh cho báo Đại Đoàn Kết. Vụ báo chí và ông Vụ trưởng Lưu Quý Kỳ cũng chịu thua cơ quan an ninh.
Chóe bị giam không có án 10 năm. Sau khi ra tù, anh đến thăm tôi. Tôi nói, mình không bảo vệ được người cộng sự cho nên tự thấy không có tư cách để khuyên bạn nên ở lại hay rời khỏi nước. Tôi chỉ góp ý: Nếu anh ở lại thì tôi xin nhận anh vào tòa báo, nếu anh quyết đi thì tôi chỉ muốn khuyên anh nên đi chính thức, đừng vượt biên nguy hiểm và dễ bị bắt. Hơn hai năm sau, Chóe mới đến tìm tôi, kể: “Không nghe lời khuyên của anh, tôi đã vượt biên và bị công an Tiền Giang bắt. Vô trại cải tạo ở tù lần này, tôi 'rất ngoan' nên được thả trước hạn một năm. Hiện nay được biết đang “đổi mới” có vẻ dễ chịu, nên tôi quyết định ở lại. Anh có thể nhận tôi được không”? Tôi nhận Chóe vào Cơ quan miền Nam của báo Lao Động. Lúc này chúng tôi cộng tác với các nhà xuất bản biên tập, vẽ bìa, trình bày sách. Chóe làm công việc mới mẻ này. Lúc rảnh anh vẽ tranh lụa gửi bán ở các phòng tranh trên đường Đồng Khải. Anh có sáng kiến điểm những nét bút sắt vào tranh lụa truyền thống, đẹp, lạ mắt, rất được thị trường ưa chuộng. Thu nhập từ tiền bán tranh đủ cho anh xây ngôi biệt thự ở số 5 Đường Quang Trung, quận Gò Vấp. Một lần, anh vui vẻ nói với họa sĩ Trịnh Cung: “Mình không có khả năng làm nghệ thuật như ông. Mình chỉ vẽ tranh hàng chợ thôi”. Không ngờ họa sĩ Trịnh Cung nổi nóng cho rằng anh hạ thấp thiên chức của nghệ sĩ. Tôi phải viết một tiểu phẩm giải hòa hai người bạn, mỗi người một vẻ đều rất tài hoa.
Tờ báo đang phát triển tốt đẹp thì phải “hoàn thành nhiệm vụ” vì “hai miền đã hiệp thương thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước”. Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam phải nhập vào Mặt trận Tổ quốc, Liên hiệp Công đoàn Giải phóng Miền Nam cũng phải nhập vào Tổng Liên đoàn Lao động. Tờ báo Lao Động Mới của Công đoàn Giải phóng phải nhập vào báo Lao Động. Tôi được anh Nguyễn Hộ nhận về làm tổng biên tập đầu tiên của báo Công nhân Giải phóng, nay là Người Lao Động.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,370
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Hồi Ký Đến Già Mới Chợt Tỉnh - Tống Văn Công

Postby bevanng » 24 Aug 2018

Nhà Văn Sơn Nam, Cộng Tác Viên Đầu Tiên.

Báo Lao Động Mới chuẩn bị xuất bản số đầu tiên đúng dịp kỷ niệm Cách Mạng Tháng Tám. Anh Sơn Tùng (nguyên Tổng thư ký báo Đại Dân tộc của anh Võ Long Triều), thư ký tòa soạn mời nhà văn Sơn Nam viết bài về ngày lịch sử này. Nghe giới thiệu tôi là tổng biên tập, anh ôm chầm lấy khen, “trẻ quá, giỏi lắm”. Tôi nói, trẻ gì nữa anh, bốn mươi ba tuổi rồi! Tôi khoe, đã biết anh từ khi anh là Phạm Anh Tài. Anh ngạc nhiên hỏi tôi thời chống Pháp ở đâu, làm gì. Khi biết tôi công tác ở Trạm 23, anh nói mình có qua trạm đó. Tôi lại khoe, đã viết cho báo Nhân Dân Miền Nam và đã dự buổi lễ công bố giải nhất cho cuốn “Bên rừng Cù lao Dung” của anh. Anh nói, họ có mời nhưng mình không đi, gần một tuần sau mới biết truyện được giải.
Anh không mang theo tài liệu, cây bút cũng không có. Anh hỏi tôi cho anh một chỗ ngồi, cây bút bi và vài tờ giấy trắng. Đến 11 giờ 30 tôi mời anh nghỉ, ăn bữa “cơm tập thể” với anh em ký giả, rồi viết tiếp. Anh nói, cho mình chậm năm phút cho xong bài.
Tôi vô cùng ngạc nhiên, vì bài viết của anh ghi rõ nhiều tên người, nhiều đơn vị, những ngày tháng nối tiếp cho đến khi khởi nghĩa. Một trí nhớ phi thường! Sau bài kỷ niệm “Cách mạng Tháng Tám”, chúng tôi còn đặt anh viết những dịp kỷ niệm ngày Nam Bộ kháng chiến, Nam kỳ khởi nghĩa, Toàn quốc kháng chiến… Anh cũng đến tòa báo với tay không như thế. Anh nổi tiếng với “Hương rừng Cà Mau”, “Lịch sử khẩn hoang miền Nam”, “Văn minh miệt vườn”, “Cá tính miền Nam”… Anh được xem là một nhà Nam Bộ học.
Có lần tôi hỏi anh đánh giá thế nào về tiểu thuyết “Hòn Đất” của Bùi Đức Ái (Anh Đức). Nhà văn Anh Đức thời chống Pháp chưa có tên tuổi gì. Anh nói, nó thuộc loại truyện minh họa cho chánh trị thôi, bố cục không chặt, nhiều chi tiết khó tin. Tôi kể với anh, quyển này được Tố Hữu gọi là “Hòn Ngọc” của văn học Việt Nam. Anh cười, nếu Tống Văn Công bảo một nhà phê bình văn nghệ nào đó nhận xét như vậy thì mình ngạc nhiên, chớ còn ý kiến của một ông chính trị thì khỏi bình luận.
Ngẩm nghĩ một chút, anh lại hỏi, Công nè, ngoài Bắc sao không thấy các nhà phê bình văn nghệ nhận xét tác phẩm mà chỉ thấy mấy ông chính trị chê thế này, phán thế kia. Quyển sách, bài thơ bị Tố Hữu, Trường Chinh chê thì tác giả của nó cũng coi như bị nghỉ chơi. Cả xã hội phải im re, không ai dám bào chữa. Tôi bảo anh, tình trạng đó đã có từ thời bưng biền Nam Bộ kháng chiến, do anh không bao giờ đi họp cho nên không nghe đó thôi. Tôi nhắc lại chuyện các ông Hà Huy Giáp, Lưu Quý Kỳ chê bài nhạc “Tiểu đoàn 37” lai Tây không cho giải mà chọn bài Tự túc cho giải nhất.
Họ chê truyện Kén rể của Ngũ Yến không có lập trường giai cấp và họ khen truyện thơ “Chú Hai Neo” của Nguyễn Hải Trừng theo thể lục bát, nôm na, chất văn học còn kém xa “Lục Vân Tiên”.
Hồi đó, anh ở Gò Vấp quá xa trung tâm thành phố. Tôi luôn bận nhiều việc rồi sau đó ngồi ở Hà Nội nhiều hơn Sài Gòn, nên không tới thăm anh.
Một lần tại cơ quan miền Nam báo Lao Động, hai anh em gặp nhau sau nhiều năm, cùng ngồi uống trà, bù khú chuyện đời. Anh bảo, mình nói điều này Tống Văn Công đừng đưa lên báo nha, có hứa vậy không để mình nói? Tôi cười, anh Sơn Nam mà cũng biết sợ à? Anh đáp, sao không sợ? Lớn cỡ Nguyễn Tuân còn sợ thì Sơn Nam nhằm nhò gì! Tôi xin hứa, rồi im lặng chờ đợi. Anh hạ giọng gần như thì thầm: “Bao giờ văn nghệ còn chịu sự lãnh đạo của Đảng thì chẳng có tác phẩm nào ra Hồn đâu”! Tôi cười lớn bảo, lẽ ra anh không nên dặn tôi đừng đưa lên báo mà dõng dạc yêu cầu: “Tớ có ý kiến này, Tống Văn Công ghi cho chính xác rồi đăng ngay lên báo cho mọi người đọc”! Anh ngẫn người một chút, rồi cười hăng hắc, vậy ra Tống Văn Công cũng nhát như Sơn Nam à?
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,370
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Hồi Ký Đến Già Mới Chợt Tỉnh - Tống Văn Công

Postby bevanng » 24 Aug 2018

Chuyện Linh Mục Phan Khắc Từ.

Ông Nguyễn Hộ, Chủ tịch Liên hiệp Công đoàn Giải phóng Miền Nam kiêm chủ tịch Liên đoàn Lao động Giải phóng Sài Gòn - Gia Định. Ông đưa linh mục Phan Khắc Từ làm Phó chủ tịch Liên hiệp công đoàn Giải phóng Sài Gòn - Gia Định. Là tổng biên tập báo Lao Động Mới cơ quan ngôn luận của LHCĐGPMN, tôi thường dự họp với lãnh đạo của tổ chức này. Lần đầu dự họp, tôi để ý một anh cán bộ trẻ bưng khai trà đến mời từng người. Đây là điều không thể có ở các cán bộ đoàn thể miền Bắc. Tôi càng ngạc nhiên hơn khi biết đó là ông linh mục Phan Khắc Từ. Lập tức tôi xin gặp riêng ông để tìm hiểu con đường nào đã đưa ông linh mục vốn là công nhân quét rác ở Sở Vệ Sinh, giành giựt người lao động trẻ với cộng sản, lại trở thành cán bộ công đoàn của cộng sản. Linh mục Phan Khắc Từ kể, trong chương trình đào tạo linh mục, có phần nghiên cứu chủ nghĩa Marx - Lê nin. Ông cười nói: “Phải biết nó là thế nào thì mới có cách chống tốt được chứ”. Một lần sang Mỹ dự hội nghị các hội đồng nhà thờ, ông chứng kiến nhiều linh mục, mục sư cầm cờ nửa đỏ nửa xanh của Mặt trận Dân tộc Giải phóng đi biểu tình chống chiến tranh. Ông rất ngạc nhiên, quyết định lượt về phải ghé Paris đến Phòng Thông tin của Mặt trận để tìm hiểu cương lĩnh của tổ chức này. Ông hoàn toàn bị thuyết phục bởi đoạn văn sau đây trong Cương lĩnh của Mặt trận: “Thành lập một chính quyền liên minh dân tộc, dân chủ rộng rãi ở miền Nam, thực hiện độc lập dân tộc, tự do, dân chủ, cải thiện dân sinh, giữ vững hòa bình, thi hành chính sách trung lập, tiến tới hòa bình thống nhất Tổ quốc, tích cực bảo vệ hòa bình ở Đông Dương, Đông Nam Á và thế giới”. Cũng giống như Cương lĩnh của Việt Minh hồi năm 1941 đã hớp hồn các vị trí, phú, địa hào tin theo. Cương lĩnh Mặt trận Dân tộc Giải phóng đã thu hút nhiều trí thức cỡ lớn và nhiều chức sắc các tôn giáo. Phan Khắc Từ đọc xong Cương lĩnh đã ngỏ ý với ông Phạm Văn Ba phụ trách Phòng thông tin của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam: “Tôi muốn được ghi tên gia nhập Mặt trận”. Ông Phạm Văn Ba nói: “Xin linh mục cứ về Sài Gòn, sẽ có người của chúng tôi tới nhà trao đổi ý kiến.” Ông Từ về Sài Gòn khoảng một tuần thì có một người bị thương tật mất một chân, chống nạng gỗ đến nhà xin gặp và tự giới thiệu mình là Trương Văn Khâm cán bộ Mặt trận Dân tộc Giải phóng ở Sài Gòn - Gia Định. Ông Khâm phân tích tình hình công nhân lao động Sài Gòn rất rành rẽ, sau đó cho biết, Mặt trận đang xúc tiến việc thành lập Ủy ban bảo vệ quyền lợi lao động và tìm một người có đủ uy tín làm Chủ tịch Ủy ban. Ông Khâm được các vị lãnh đạo Mặt trận cử đến gặp linh mục Từ để mời ông nhận lãnh cương vị đó. Ông Từ vui vẻ xin nhận lời. Ngày 1-5-1966 linh mục Phan Khắc Từ chủ tịch Ủy ban bảo vệ quyền lợi lao động dẫn đầu cuộc biểu tình của 40,000 công nhân lao động ở Ngã Bảy.
Cuối tháng 5, ông Hoàng Quốc Việt Ủy viên Trung Ương Đảng (khóa 3), nguyên Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động, đương nhiệm Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân tối cao vào thăm Sài Gòn. Nơi đầu tiên ông muốn đến là Nhà máy Ba Son.
Thành Ủy Sài Gòn đề nghị ông khi đến Ba Son, chỉ nên gặp cán bộ quân quản và xem xưởng máy, không gặp gỡ và nói chuyện với công nhân, vì công nhân ở đây đã bị tiêm nhiễm chủ nghĩa thực dân mới, rất lạc hậu! Hóa ra ý kiến đó xác nhận báo cáo của nguyên bí thư Thành Ủy Sài Gòn - Gia Định Trần Bạch Đằng với bí thư Trung Ương Cục Nguyễn Chí Thanh là đúng: “Thành Ủy chúng tôi dựa vào trí thức, sinh viên và học sinh làm 'ngòi nổ' phong trào đấu tranh ở đô thị là vì không thể dựa vào giai cấp công nhân. Giai cấp công nhân 'sọc dưa', 'xệ dái’, không có tinh thần cách mạng như tài liệu kinh điển Mác - Lê nin. Từ phong trào Trần văn Ơn năm 1950 cho tới nay đã chứng tỏ trí thức, sinh viên, học sinh mới là 'ngòi nổ’ cách mạng ở thành phố”. Bí thư Nguyễn Chí Thanh cho đó là quan điểm hết sức lệch lạc ngay sau đó Trần Bạch Đằng bị buộc phải rời khỏi cương vị bí thư thành Ủy!
Sau khi nghe cán bộ quân quản báo cáo, đi thăm xưởng máy và hỏi chuyện anh em công nhân đứng máy, ông Hoàng Quốc Việt gọi điện về Thành Ủy: “Là người cả đời làm công đoàn, tôi không thể rời nhà máy mà không có nói chuyện với anh em công nhân”. Và ông ra lệnh cho ban quân quản triệu tập công nhân ngưng máy tập trung lên hội trường. Trong hơn một giờ ông thuyết trình cho công nhân Ba Son biết ngày thống nhất đất nước cũng là ngày đổi đời của giai cấp công nhân. Từ thân phận nô lệ làm thuê, họ chẳng những trở thành người chủ của nhà máy mà còn được vinh dự đứng trong giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, góp phần xứng đáng cho cách mạng thế giới. Ông nói, tuy mới vào miền Nam đi chưa nhiều, nhưng ông cũng đã thấy những di sản của chủ nghĩa thực dân mới thật đáng lo. Tại chợ Bến Thành, ông “đã chứng kiến vài anh trẻ khỏe mà choàng chiếc áo vàng thản nhiên đi xin ăn, không hề biết ngượng”. Bên dưới bắt đầu rộ tiếng xì xầm, anh em ngạc nhiên vì nhà lãnh đạo cộng sản Bắc Việt không biết đó là những ông sư khất thực! Tôi có một đứa cháu con của bà chị họ lam công nhân ở đây, sau hôm được nghe nhà lãnh đạo miền bắc nói chuyện đã băn khoăn hỏi: “Cậu ơi ông ấy phê phán các ông sư khất thực. Có phải từ nay miền Nam cũng phải theo chế độ vô thần của cộng sản Bắc Việt”?
Buổi chiều, Ông Hoàng Quốc Việt đến thăm Liên hiệp Công đoàn Giải phóng Sài Gòn - Gia Định. Ông vô cùng kinh ngạc khi được Chủ tịch Nguyễn Hộ giới thiệu ông linh mục Phan Khắc Từ mặc áo thụng đen là Phó Chủ tịch tổ chức công đoàn cách mạng của giai cấp công nhân. Cuối cuộc họp, ông gặp riêng ông Nguyễn Hộ ra lệnh phải chấm dứt ngay việc để ông cha đạo làm Phó Chủ tịch Công đoàn.
Ngay sau đó, linh mục Phan Khắc Từ được chuyển từ Công đoàn sang làm Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Thành phố, một cương vị về hình thức có vẻ quan trọng hơn. Trước khi sang Mặt trận Tổ Quốc, ông Từ đến thăm tôi và đưa người em là linh mục Thiên, nguyên đại úy tuyên úy quân đội Việt Nam Cộng Hòa, đề nghị tôi “giúp em Thiên nhận nó vào tòa soạn báo và có thể giao cho làm bất cứ việc gì”. Tôi đã nhận linh mục Thiên vào biên chế và phân công làm thư ký đánh máy. Mấy tháng sau, cha Thiên bị gọi đi tập trung học tập cải tạo. Sau khi ra tù, cha Thiên được ông Từ nhận về làm phó xứ Vườn Xoài nơi ông Từ là Chánh xứ. Có lần linh mục Từ cho tôi biết, ông đã viết đơn xin vào Đảng, nhưng bí thư Thành Ủy Nguyễn Văn Linh khuyên: “Anh nên ở ngoài Đảng có lợi cho Đảng hơn. Chúng tôi luôn xem anh như một đồng chí”! Do đó, ông Từ phải chấp nhận cuộc sống hai mặt mập mờ. Chính vì tình trạng đó mà sau 40 năm, vị linh mục “cấp tiến” ngày nào đã trở nên thảm hại trước mắt người dân cả Lương và Giáo. Thật tiếc cho ông, khi gặp Nguyễn Hộ trong rừng Bình Tuy, ông đã suy tôn đó là vị “tổng giám mục cách mạng”, vậy mà khi Nguyễn Hộ trở thành người tiên phong đấu tranh cho dân chủ thì ông lại không thức tỉnh tin theo!
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,370
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Hồi Ký Đến Già Mới Chợt Tỉnh - Tống Văn Công

Postby bevanng » 24 Aug 2018

Xã Anh Hùng Sau Hai Năm Giải Phóng.

Ngày 30-4-1975 đang dự buổi ra mẻ gang đầu tiên ở Khu Gang Thép Thái Nguyên thì được tin giải phóng Sài Gòn, tôi vội về Hà Nội thì nhận được quyết định điều động vào Nam để lập tờ báo của Liên hiệp Công Đoàn Giải phóng Miền Nam. Sau khi tờ báo Lao Động Mới ra số đầu tiên, công việc ổn định, tôi xin phép về quê thăm gia đình.
Trong tập bút ký “Cửu Long cuộn sóng” của Trần Hiếu Minh (tức nhà văn Nguyễn văn Bổng) có bài viết về làng An Bình Tây quê tôi, 36 lần phá Ấp Chiến lược. Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam đã tuyên dương xã An Bình Tây danh hiệu “xã anh hùng”. Khi tôi về, bí thư Đảng Ủy xã là Tẩm và chủ tịch xã là Cảnh đến thăm. Hai anh cho biết, những đáng viên thời chống Pháp đã hy sinh hết, dù vậy đảng vẫn phát triển, đến tháng 4-1975 đảng bộ xã có gần 60 đảng viên. Tôi thật vô cùng kinh ngạc và thán phục, bởi vì xã tôi chỉ cách thị trấn Ba Tri một cây số, lại nằm sát bên tỉnh lộ, có 2 đồn bót của quân lực Việt Nam Cộng Hòa, xã trưởng đã lập được tổ chức cảnh sát và dân vệ. Vậy mà anh Ba Thuận cháu của bà Cai Đệ một đại địa chủ, vui vẻ bảo tôi: “Sau khi các em đi tập kết, anh về làng lo bán hết ruộng đất, mau chóng “bần nông hóa” để chuẩn bị đón các em về giải phóng miền Nam, tiến nhanh tiến mạnh lên chủ nghĩa xã hội”.
Bốn năm sau, tôi về quê thì xã anh hùng đã là quá khứ xa xôi. Chuyện xảy ra hàng ngày thật là bi đát. Thời ấy chính sách quản lý lương thực vô cùng nghiêm nhặt, mua bán một ký lô gạo ngoài thị trường bị coi là phạm pháp. Vậy mà bí thư Tẩm ngày ngày nấu rượu, lấy bã hèm nuôi một đàn heo.
Tại Đại hội Đảng bộ của xã, đại diện Ban thường vụ quận Ủy chỉ đạo để bảo vệ uy tín của Đảng, không đề cử Tẩm vào Ban chấp hành Đảng Ủy mới. Khi Đại hội nghỉ giải lao, ban kiểm phiếu làm việc, Tẩm đạp xe về nhà. Nhiều người nhận ra đó là hiện tượng phản ứng, cần phải cảnh giác. Một cuộc hội ý nhanh, năm anh tự vệ lực lưỡng nhất được cử ra đón đợi anh ta. Tẩm từ nhà trở lại, vừa vào cổng thì bị chọc gậy vào bánh xe té nhào, bốn chú tự vệ đè Tẩm xuống, lục soát túi quần, phát hiện hai quả lựu đạn. Lập tức Tẩm bị trói gô. Biên bản ghi: “Nghi vấn có âm mưu nổ lựu đạn xóa sổ cả Đại hội”.
Chủ tịch Cảnh vụng trộm tằn tịu với vợ một nông dân ở gần Ngã Tư. Không muốn làm kẻ vụng trộm, anh ta bèn nghĩ cách để chiếm trọn. Biết anh chồng đêm ít khi nằm trong phòng với vợ con mà ưa ra ngoài nằm trên tấm phảng cạnh cửa sổ mở ra hẻm. Một đêm cuối tháng tối như mực, Cảnh mang lựu đạn đứng ngoài cửa sổ ném vào phảng. Sáng hôm sau cả làng loan tin dữ: Hai cháu nhỏ đòi ba vô với mẹ, “để tụi con nằm cạnh cửa sổ cho mát”. Lựu đạn nổ cả hai cháu chết không toàn thây. Cuộc phá án nhanh chóng kết luận nghi phạm là ông Chủ tịch Cảnh. Vốn giàu kinh nghiệm vượt ngục thời chiến tranh, Cảnh trốn thoát ngay sau hai đêm bị bắt giam. Anh ta vào rừng Lạc Địa nơi ẩn náu an toàn của đầu não Việt Cộng quận Ba Tri suốt 30 năm chiến tranh.
Chỉ có khác là những người trú ẩn thời ấy được tổ chức tiếp tế lương thực thuốc men rất chu đáo, còn giờ đây ông Cảnh phải mò mẫm trong đêm lẻn về nhà nhận thức ăn của vợ. Không quá một tuần chính quyền địa phương đã dò biết và lập tức bố trí một tổ tự vệ đón ông bằng một loạt đạn tại bìa rừng.
Cha tôi kể tình trạng vừa làm vừa chơi của xã viên, các mánh khóe thâm lạm của chủ nhiệm, rồi hỏi: “Tao nghe nói bà con ngoài Bắc người ta đã kêu ca 'mỗi người làm việc bằng hai; để ông chủ nhiệm mua đài, sắm xe; mỗi người làm việc bằng ba; để cho chủ nhiệm xây nhà, xây sân', tệ hại như vậy tại sao lại còn đưa kiểu cách đó vô cho miền Nam”? Ngẫm nghĩ hồi lâu, người đảng viên năm 1930, từng tham gia chín năm chống Pháp nói: “Tao vẫn tin rằng chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới triệt để giải phóng được cho loài người, nhưng mà bọn đảng viên ở quận Ba Tri này tao thấy đem thằng nào ra bắn cũng đáng tội hết, mày à”! Tôi hỏi lại: “Bắn hết sao cha? Kể cả hai thằng cháu của cha à?” Tôi nhắc hai người con của cô Năm tôi (em kế cha tôi) là Hai Nhân đang là Trưởng phòng Giáo dục quận và Tám Trị đang là Trưởng ban Tuyên giáo quận Ủy. Hai chức vụ này thời ấy không có điều kiện thâm lạm.
Cha tôi ngẫm nghĩ rồi đáp: “Hai thằng đó thì để còn xem xét thêm”. Anh Ba Thuận nghe chuyện giữa hai cha con tôi, bình luận: “Bây giờ anh mới thấy, chưa nói tới cái chủ nghĩa cộng sản, ngay cái chủ nghĩa xã hội cũng còn quá xa! Chú Tư bảo, chỉ có nó mới triệt để giải phóng loài người(!) Nhưng ai thực hiện nó đây? Các đảng viên thực hiện mới có mấy năm đã be bét, đến nỗi đem thằng nào ra bắn cũng được. Vậy chẳng lẽ việc trọng đại này phải nhường cho bọn cựu đại địa chủ, tư bản như anh đây”?
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,370
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Hồi Ký Đến Già Mới Chợt Tỉnh - Tống Văn Công

Postby bevanng » 24 Aug 2018

Bí Thư Thành Ủy Nguyễn Văn Linh: Tại Sao Lại Đánh Lá Cờ Đầu?

Sau 30-4-1975, Sài Gòn và miền Nam bắt đầu tổ chức phong trào thi đua xã hội chủ nghĩa. Nhà máy Dệt 12, Xí nghiệp máy may Sinco được xây dựng thành điển hình tiên tiến trong công nghiệp. Đưa những người sản xuất cá thể vào hợp tác xã để xây dựng thành phần kinh tế tập thể là công việc quan trọng được đề cao. Báo chí thành phố liên tục nêu gương Hợp tác xã Cơ khí Đồng Tâm ở huyện Gò Vấp do chủ nhiệm La Ngọc Toàn một ông chủ người Hoa xây dựng đã được Ban thi đua Thành phố trao tặng Lá cờ đầu của phong trào thi đua xây dựng kinh tế tập thể.
Một buổi tối có người bấm chuông gọi cửa nhà tôi. Một người đàn ông mặt đầy vết bầm, trình giấy tờ xác nhận mình là kế toán trưởng của Hợp tác xã cơ khí Đồng Tâm. Ông nói không dám đến tòa báo ban ngày và xin tôi giữ kín việc ông đến cung cấp tài liệu về việc La Ngọc Toàn một ông chủ độc đoán, trác táng và tàn bạo. Tôi đồng ý. Ông trở ra đường, mấy phút sau đưa thêm bốn người nữa vào nhà. Anh kế toán trưởng đưa ra các loại chứng từ hóa đơn, các bản thống kê, các báo cáo mâu thuẫn nhau. Bốn anh kia luân phiên kể những việc làm phi pháp của Toàn. Đặc biệt họ cho biết Toàn đang hùn vốn đóng tàu để kinh doanh trên sinh mạng của người vượt biên. Cả năm người họ đều bị Toàn đánh đập nhiều lần.
Tôi bàn với ban biên tập báo Công nhân Giải phóng (nay là báo Người Lao Động) phanh phui tình trạng đen tối ở Hợp tác xã Cơ khí Đồng Tâm. Anh Trần Thanh Bình phó tổng biên tập xin đích thân đi điều tra vụ này. Số báo đăng bài điều tra phát hành lúc rạng sáng thì đầu giờ chiều đã có công văn phản ứng dữ dội của huyện Ủy và Ủy ban Nhân dân huyện Gò Vấp. Họ cho rằng bài báo hoàn toàn sai và rất nguy hiểm. La Ngọc Toàn là một người Hoa tiên tiến, đi đầu thực hiện chính sách xây dựng kinh tế tập thể của chính quyền cách mạng. Đánh La Ngọc Toàn sẽ rúng động tâm can tất cả người Hoa. Đánh La Ngọc Toàn sẽ rung rinh cả hệ thống hợp tác xã non trẻ.
Ban Thường vụ Liên hiệp công đoàn quyết định cả anh Nam Lộc trưởng ban Tuyên giáo công đoàn phải cùng với tổng biên tập tờ báo đi gặp lãnh đạo huyện Gò Vấp để giàn xếp cho yên việc hệ trọng này. Chủ trì phía Gò Vấp và bí thư huyện Ủy, người trình bày ý kiến bác bỏ bài báo là bà Tống Thị Thanh Tuyền phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân phụ trách khối công nghiệp và tiểu - thủ công nghiệp. Bà yêu cầu cho biết nguồn tin của tờ báo, vì nghi vấn đây là âm mưu của bọn xấu và khẳng định rằng bà đi sát hợp tác xã này ngay từ khi thành lập. Bà hiểu rõ tính nết La Ngọc Toàn một công nhân chân chất nhưng nóng tính và rất tự trọng. Nếu không làm sáng tỏ việc này trả lại danh dự cho Toàn thì rất có thể anh tự mổ ruột mình ném ra rồi chết! Chúng tôi đề nghị Tòa báo cùng Huyện Ủy Gò Vấp phối hợp tổ chức một cuộc thanh tra, nhưng phía Gò Vấp không đồng ý. Cuộc họp không đi đến thỏa thuận nào. Tuần sau đó, trong cuộc họp thường kỳ với các báo, ông Trần Trọng Tân Ủy viên Ban Thường vụ Thành Ủy, Trưởng ban Tuyên huấn phổ biến ý kiến của bí thư Nguyễn Văn Linh phê bình báo Công nhân Giải phóng thiếu thận trọng trong việc phê bình đối với một cơ sở Lá cờ đầu thi đua của Thành phố!
Một tháng sau, La Ngọc Toàn được Mặt trận Tổ Quốc giới thiệu ứng cử vào Hội đồng Nhân dân Thành phố khóa 1 và đắc cử. Trong buổi khai mạc phiên họp đầu tiên của Hội đồng Nhân dân Thành phố, La Ngọc Toàn được các nhà báo vây quanh tranh nhau phỏng vấn, chụp ảnh. Kỳ họp vừa bế mạc, những tờ báo có bài và ảnh La Ngọc Toàn còn nằm trên sạp thì có tin La Ngọc Toàn đã vượt biên trót lọt.
Chuyện trên đây tôi đã viết cho tập “Hồi ký các nhà báo cao tuổi” (Nhà xuất bản Thanh niên, tháng 8 năm 2008) nhưng bị kiểm duyệt bỏ tên của bà phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Gò vấp Tống thị Thanh Tuyền và tên các ông Trưởng ban Tuyên giáo Trần Trọng Tân, bí thư Thành Ủy Nguyễn văn Linh.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,370
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Hồi Ký Đến Già Mới Chợt Tỉnh - Tống Văn Công

Postby bevanng » 24 Aug 2018

Tháp Tùng Ông Võ Văn Kiệt Đi “Xé Rào”.

Từ tháng 12-1976 ông Võ văn Kiệt làm bí thư Thành Ủy thay ông Nguyễn Văn Linh được điều lên làm Trưởng ban cải tạo Trung Ương. Ngày 16-2-1978 Đỗ Mười thay Nguyễn Văn Linh làm Trưởng ban Cải tạo, nâng số hộ tư sản từ 6000 lên 28.787 hộ và “quét sạch sành sanh” tư sản công thương nghiệp trong mấy ngày. Sau đó cơ chế quản lý xã hội chủ nghĩa được thực hiện nghiêm nhặt. Chẳng bao lâu sau tất cả các xí nghiệp bắt đầu vấp những khó khăn giống nhau: Máy móc hư hỏng không có phụ tùng thay thế; nhiên liệu, nguyên liệu cạn kiệt không có ngoại tệ để nhập khẩu. Bí thư Thành Ủy Võ Văn Kiệt đi khảo sát hàng chục xí nghiệp đang gặp khó khăn lớn. Biết đây là việc quan trọng tôi xin ông cho được tháp tùng hầu hết các chuyến đi. Ông Võ văn Kiệt không chỉ nghe giám đốc báo cáo mà sau đó ông gặp từng trưởng phó phòng, ban, chủ tịch công đoàn, bí thư thanh niên và một vài tổ trưởng. Sau mỗi chuyến đi, ông còn hỏi nhận xét của chúng tôi, những người tháp tùng. Ví dụ, trong cuộc làm việc với ngành sản xuất thuốc lá có mặt các vị cục trưởng, tổng giám đốc, các giám đốc, các trưởng phòng. Sau khi ra về ông hỏi: “Theo cậu hôm nay phát biểu của anh nào có giá trị 'tháo gỡ' nhứt”? Ông đồng ý với tôi: “Đúng, cái cậu nói tiếng Huế vạch ra những điều phi lý và chỉ rõ cách giải quyết rất căn cơ”. Đó là anh Phó phòng kỹ thuật Lê Đình Thụy, người có cấp bực thấp nhất hôm đó. Ông Kiệt gợi ý Bộ công nghiệp nhẹ bồi dưỡng, đề bạt anh Thụy trở thành Tổng giám đốc Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam. Ở mỗi nơi ông Kiệt đều có ý kiến giải quyết vướng mắc một cách cụ thể. Ông nhận ra ách tắc chủ yếu không phải do hậu quả chiến tranh, không phải do thiếu ngoại tệ mà do cơ chế quản lý xã hội chủ nghĩa mình tự trói tay mình. Trước cải tạo, các doanh nghiệp hoạt động theo cơ chế thị trường, lợi nhuận, hiệu quả kinh tế là lý do tồn tại của doanh nghiệp là mục tiêu của nhà quản lý. Tài năng của nhà quản lý là nhìn thấy và biết đặt ra những việc làm thiết thực để phát triển sản xuất, tăng sức cạnh tranh, mở rộng thị trường, tích lũy thêm nhiều vốn. Cơ chế quản lý doanh nghiệp xã hội chủ nghĩa nhằm mục tiêu bảo vệ bản chất kinh tế xã hội chủ nghĩa, xây dựng sở hữu của nhà nước, chống bóc lột, ngăn cấm chạy theo thị trường. Các xí nghiệp Dệt Thành Công, Thuốc Lá Vĩnh Hội, Công ty Xe khách miền Đông… đều bị vướng mắc từ cơ chế quản lý xã hội chủ nghĩa. Ví dụ trường hợp Dệt Thành Công: Nếu xí nghiệp được phép vay 120.000 USD, với lãi suất 18% và phụ phí năm 1,5% để nhập sợi, thuốc nhuộm, phụ tùng thì sẽ sản xuất được 120.000 mét vải oxford, trả xong nợ còn lãi 82.000 USD. Nhưng cơ chế quản lý xã hội chủ nghĩa quy định: Cấm xí nghiệp không được tự vay vốn, tự mua nguyên liệu không theo giá nhà nước, không tự xây dựng kế hoạch sản xuất mà bộ chủ quản chưa cho phép, không được tự bán sản phẩm ra thị trường. Mọi kế hoạch vay vốn, sản xuất, tiêu thụ của xí nghiệp đều phải được Bộ chủ quản duyệt. Nếu xí nghiệp trình kế hoạch trái với các quy định nói trên thì chẳng những không được phê duyệt mà còn bị kỷ luật, bởi vì cơ chế quản lý hiện hành được bảo vệ trong vòng rào ý thức hệ cộng sản rất kiên cố. Nghe báo cáo tình trạng trên, Bí thư Võ văn Kiệt đồng ý cho xí nghiệp “xé rào” và thuyết phục giám đốc Ngân hàng Ngoại thương Nguyễn Nhật Hồng, ông này cũng đồng tình “xé rào”. Cuối cùng cách làm bất hợp pháp đó đã đưa tới hiệu quả rất tốt đẹp: đảm bảo lợi ích nhà nước, lợi ích của tập thể xí nghiệp và lợi ích của từng người lao động.
Quan sát thành quả đạt được do xé rào, đầu năm 1981, tôi viết bài báo có tựa đề “Ba lợi ích” đăng trên báo Lao Động. Bài báo mở đầu bằng cảnh nhiều công nhân bỏ việc các năm trước trở lại nhà máy xin làm lại do được trả lương thỏa đáng. Giữa lúc các doanh nghiệp vui mừng “ăn nên làm ra” thì có nhiều đoàn thanh tra gồm những nhà lý luận kinh điển từ Trung Ương về khảo sát. Đến Xí nghiệp may số 3, nhà lý luận kinh điển lớn tiếng phê phán: “Các anh sai đứt đuôi con nòng nọc rồi! Theo lý luận kinh tế Mác - Lê nin thì tiền lương không bao giờ được tăng vượt quá mức tăng năng suất lao động. So với năm trước năng suất lao động chỉ tăng chỉ tăng 10% vậy hà cớ gì tiền lương tăng đến 50%?”. Hóa ra lỗi là do đơn giá của Bộ công nghiệp ban hành đã 5 năm không được điều chỉnh. Ngày đó đơn giá may một áo sơ mi là 30 xu. Một công nhân may một ngày 8 cái áo, thu nhập 2 đồng 40 xu. Thời đó công may ngoài thị trường là 20 đồng/một áo sơ mi. Nếu trả lương theo đơn giá của Bộ thì công may một cái áo không đủ tiền thuê bơm một bánh xe đạp! Tác giả bình rằng “lý luận kinh điển vẫn luôn phải được bổ sung từ thực tiễn cuộc sống tươi xanh, có khi lắm gai nữa, nếu không thì rất dễ xảy ra “lý luận trở thành màu xám”! Ở Nhà máy in Tổng hợp, nhà lý luận của Đoàn Thanh tra hỏi: “Vì sao công nhân ở đây không ăn độn theo chính sách lương thực hiện hành? Bí thư Thành Ủy cũng phải ăn độn kia mà”? Bài báo kể: Bí thư Võ Văn Kiệt trả lời câu hỏi này: “Bí thư Thành Ủy chưa làm gì đạt hiệu quả kinh tế thì cứ phải ăn độn. Còn công nhân làm vượt mức được giao thì không phải ăn độn. Có khi các vị thanh tra của mình còn bị ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội chia đều nghèo khổ đấy”! Bài báo được người trình bày lâu năm nhất của báo Lao Động (từ 1945) là nhạc sĩ Văn Cao vẽ minh họa: Một nhà lý luận mang kính, một tay bóp trán vẻ trầm tư bên chồng sách kinh điển.
Sau khi tờ báo có bài “Ba lợi ích” phát hành hơn một tuần thì tôi được điện thoại của anh Trần Tâm Trí, Vụ phó Vụ báo chí phụ trách miền Nam của Ban Tuyên huấn Trung Ương mời “Anh đến tôi, có chuyện rất cần mà không thể nói qua điện thoại”. Anh Trần Tâm Trí cho tôi biết, anh vừa ra Hà Nội học Nghị quyết Trung Ương. Trong buổi thảo luận tổ, tiến sĩ Đặng Xuân Kỳ (con cả ông Trường Chinh) đang là Viện trưởng Viện nghiên cứu Chủ nghĩa Mác-Lênin phát biểu: Có tay Tống Văn trong Sài Gòn vừa viết bài báo tựa đề Ba Lợi ích với giọng hết sức bố láo, dè bĩu các nhà lý luận Mác-Lenin. Anh Trần Tâm Trí đã “đỡ đòn” cho tôi: “Tống Văn là bút danh của Tống Văn Công phó Tổng biên tập báo Lao Động phụ trách miền Nam. Bài này chắc chắn không phải thể hiện quan điểm cá nhân của anh ta mà là của tập thể ban biên tập và rất có thể của Tổng Liên đoàn Lao động đấy, anh ạ”! (lúc này Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động là Nguyễn Văn Linh). Nghe vậy, Đặng Xuân Kỳ im lặng.
Cuối năm 1981, trong cuộc học tập Nghị quyết Trung Ương ở Hà Nội, tôi quyết định phải đi dự với tư cách phó Tổng biên tập để biết tình hình ở “chóp bu” của Đảng. Tôi dự buổi thảo luận ở Tổ Dân vận gồm đại biểu các cơ quan thuộc Ban Dân vận Trung Ương Đảng do ông Vũ Quang, Trưởng ban Dân vận làm tổ trưởng. Tại đây tôi được nghe tất cả các vị hò hét công kích “chủ nghĩa tự do kinh tế Sài Gòn”. Tháng 3-1982 Đại hội 5 Đảng cộng sản, Nguyễn Văn Linh bị đẩy ra khỏi Bộ Chính trị, ông xin về lại Sài Gòn làm bí thư thay ông Võ Văn Kiệt được điều ra Hà Nội. Tại đây ông thừa hưởng thành quả “xé rào” của ông Kiệt. Trong khi đó, ông Kiệt ra Hà Nội bị vạ lây bởi vụ “giá lương tiền” của Lê Duẩn, Tố Hữu. Cuối năm 1985, Trần Bạch Đằng chấp bút quyển “Thành phố Hồ Chí Minh, mười năm” để ông Nguyễn Văn Linh đứng tên (lẽ ra người đứng tên sách này phải là Võ Văn Kiệt). Nhiều đảng viên cao cấp đọc sách này đã kêu lên: “Tổng bí thư khóa 6 đã xuất hiện đây rồi”!
Trong dịp chuẩn bị Đại hội Công đoàn thành phố lần thứ nhất, ông Kiệt bảo ông Nguyễn Hộ: “Anh bảo cậu nào viết báo cáo chánh trị Đại hội Công đoàn đến văn phòng của tôi mà viết. Để có lúc rảnh tôi góp ý”. Tôi đến văn phòng bí thư Thành Ủy lúc ấy đóng ở ngôi nhà rất rộng của Nguyễn Tấn Đời (ông này đã di tản). Lúc này ông Kiệt có ba người giúp việc là Thép Mới nguyên phó Tổng biên tập báo Nhân dân, Ba Huấn (sau này là phó chủ tịch thành phố Hồ Chí Minh), Ba Hương (sau này là chủ nhiệm Viện Xã hội học thành phố). Ba người này không biết tôi đã từng đi theo ông Kiệt qua hàng chục xí nghiệp nên đã kể nhiều nét đặc biệt trong tính cách của ông sếp để giúp tôi dễ dàng khi tiếp cận: Ông không thích theo lối mòn, không chịu lý thuyết suông, đòi phải mổ xẻ tình hình cụ thể và đề ra giải pháp khả thi.
Một hôm, ông đến ngồi đối diện với tôi qua bàn viết, tỏ ý muốn đọc phần đầu bản báo cáo. Đọc xong, ông đưa trả và hỏi: “Anh đánh giá tình hình công nhân Sài Gòn thế nào”? Tôi nhắc lại chuyện ông Trần Bạch Đằng trả lời Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Chí Thanh: “Công nhân Sài Gòn 'xệ dái' rồi, không thể dựa họ làm 'ngòi nổ' phong trào đấu tranh được. Ngòi nổ của phong trào thành phố Sài Gòn phải là sinh viên học sinh”. Nguyễn Chí Thanh hết sức tức giận khi nghe một bí thư Thành Ủy Đảng tiên phong của giai cấp công nhân mà ăn nói “phi giai cấp” đến thế! Lập tức Trần Bạch Đằng bị cách chức. Tôi trả lời ông Kiệt: “Hồi chiến tranh ông Trần Bạch Đằng trả lời Nguyễn Chí Thanh về công nhân như vậy là đúng. Ngày nay, công nhân Sài Gòn vẫn luyến tiếc chế độ cũ, họ cho rằng hồi đó tiền lương thỏa đáng so với công sức bỏ ra và khi giá cả thị trường tăng vọt thì cũng được tăng lương tương ứng. Nếu đem bài của Ban Tuyên huấn Trung Ương giảng cho họ nghe về vai trò lịch sử của giai cấp công nhân lãnh đạo cách mạng thì họ sẽ phì cười, cho rằng mấy anh cộng sản nói dóc có sách”. Do đó, tôi tránh nói theo tài liệu của Ban Tuyên huấn Trung Ương mà chỉ nói với họ về những khó khăn của thành phố và những việc cần phải cố gắng làm để khôi phục sản xuất, vì lợi ích đất nước mà cũng là vì cuộc sống của họ”. Ông Kiệt tỏ ra đồng tình. Ông góp ý thêm: “Công đoàn còn coi trọng người lao động chân tay hơn lao động trí óc. Như vậy là không đúng. Hiện nay trí thức vượt biên rất nhiều. Chúng ta chưa có chánh sách tốt để giữ anh em này, chống chảy máu chất xám. Riêng anh đang nắm hai tờ báo, nên quan tâm đúng chuyện này”. Tiếp thu ý kiến của ông, tôi đặt vấn đề này thành một chương quan trọng của bản Báo cáo Đại hội công đoàn. Trên báo Công nhân Giải phóng cũng đưa tin và bài đậm nét về chủ đề này, nổi bật là loạt bài về bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng từ chối lời đòi hỏi của chồng phải đi ra nước ngoài thì mới có thể sum họp. Hôm đó đọc báo ông tỏ ra rất vui, đến bữa ăn, ông sớt bát phở của mình một phần đưa sang tôi: “Cậu Công đáng được thưởng thêm một suất, vậy mình nhường một phần”! Tôi không chịu nhận, ông kèo nài: “Mình nói đùa mà, sự thật là hôm nay bụng mình có vấn đề. Cậu giúp mình”.
Khi tôi làm Tổng biên tập báo Lao Động, ông thường đến thăm và góp ý nhiều điều bổ ích. Ông thường đến thăm tờ báo còn vì quan tâm đến Lý Quý Chung nguyên Bộ trưởng Thông tin Chính phủ Dương văn Minh, lúc đó là tổng thư ký tòa soạn báo Lao Động. Khi làm bí thư Thành Ủy Sài Gòn, ông mời ông Nguyễn Xuân Oánh phụ trách nghiên cứu chính sách kinh tế. Nhóm thứ sáu do anh Phan Chánh Dưỡng tập họp gồm các chuyên gia chế độ Việt Nam Cộng Hòa như Lâm Võ Hoàng, Trần Bá Tước, Phan Chánh Dưỡng, Huỳnh Bửu Sơn, Nguyễn Ngọc Bích, Phan Tường Vân… họp định kỳ vào ngày thứ sáu nghiên cứu, phản biện các chính sách vừa ban hành. Biết sự kiện này, ông Võ Văn Kiệt gặp gỡ, khuyến khích, chăm sóc từng anh em như người trong gia đình. Ông sinh hoạt, trò chuyện, quan tâm chăm sóc từng anh em như trong một gia đình. Ông Lâm Võ Hoàng cán bộ cao cấp ngành Tài chánh Việt Nam Cộng Hòa kể với tôi, ông bị đi tù cải tạo hơn mười năm, ra tù đang chuẩn bị ra nước ngoài thì được thư mời của ông Kiệt đến cuộc họp góp ý xây dựng sắc lệnh đổi mới Ngân hàng. Ông Hoàng ngạc nhiên và phân vân: Nên đến hay không? Đến thì có nói thẳng với họ không? Nói thẳng, liệu họ có bắt đi cải tạo lần nữa? Cuối cùng ông tò mò muốn đến để nói thẳng xem bọn họ cư xử ra sao.
Cuộc họp có mặt đông đảo cán bộ lãnh đạo Ngân hàng đứng đầu là Thống đốc Cao Sĩ Kiêm. Sau khi các quan chức, học giả xã hội chủ nghĩa hết ý kiến, ông Kiệt mời ông Hoàng phát biểu. Ông Hoàng nói với giọng xỉa xói phía bên kia: “Ngân hàng của mấy ông không phải là Ngân hàng. Nó chỉ là người giữ két bạc cho mấy ông. Đồng tiền của mấy ông không phải là đồng tiền, đồng tiền gì mà có hai ba giá khác nhau”. Phía Ngân hàng Nhà nước ồ lên phản đối. Ông Kiệt khoác tay, yêu cầu họ im lặng lắng nghe, suy nghĩ, rồi sẽ được mời phát biểu. Ông mời họ phản bác. Sau đó, ông phân tích cho họ thấy ngân hàng xã hội chủ nghĩa chỉ phục vụ tốt cho chế độ kinh tế xã hội chủ nghĩa, nhưng sẽ cản trở phát triển kinh tế thị trường. Ông Hoàng rất ngạc nhiên vì ông Kiệt lãnh hội rất chắc những vấn đề chuyên môn, chỉ ra được chỗ cần phải thay đổi và những điều mà người bảo thủ làm chỗ dựa.
Ông Kiệt để lại nhiều dấu ấn trong những quyết định có tầm chiến lược đổi mới kinh tế. Ông cũng là người sớm nhận ra yêu cầu đổi mới chính trị, từ bỏ mô hình chuyên chính vô sản, thực hiện tự do, dân chủ, nhân quyền. Trong lá thư gửi Bộ Chính trị ngày 9-8-1995 để chuẩn bị Đại hội 8 của Đảng cộng sản Việt Nam, ông cho rằng, thế giới ngày nay không còn mâu thuẫn đối kháng giữa hai phe chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa đế quốc mà trước hết là tính chất đa dạng, đa cực trở thành nhân tố nổi trội. Bốn nước xã hội chủ nghĩa còn lại thì tính chất quốc gia đã lấn át tính chất xã hội chủ nghĩa. Thậm chí trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc tồn tại không ít điểm nóng. Ông cho rằng hoàn cảnh ngày nay có nhiều thuận lợi để đạt mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội dân chủ công bằng văn minh. Chúng ta có thể học kinh nghiệm của các “con rồng” châu Á để rút ngắn thời gian công nghiệp hóa từ mấy trăm năm xuống vài thập kỷ. Đảng phải phấn đấu để trở thành một bộ phận tinh hoa tiêu biểu trí tuệ, nghị lực và phẩm chất cao quý của toàn dân tộc bao gồm cả toàn thể cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đang hướng về Tổ quốc.
Bức thư nói trên được cơ quan của Đảng đóng dấu “tối mật”. Hàng chục năm sau do lưu giữ nó mà các ông Lê Hồng Hà, Hà Sĩ Phu, Nguyễn Kiến Giang bị bắt, bị tù tội.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,370
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

PreviousNext

Return to Truyện Ðọc



Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 14 guests