Ấm Lạnh Quê Người - Huy Phương

Truyện tình mùi mẫn, truyện ma kinh rợn hay các thể loại khác. Xin mời vào.

Moderators: Mười Đậu, SongNam, A Mít

Re: Ấm Lạnh Quê Người - Huy Phương

Postby bevanng » 31 Aug 2018

NGHỀ THẦY


Ngày 7/12/ 2006, báo chí Việt Nam vừa đăng tin một giáo sư Đại Học Hàng Hải Việt Nam, ông Bùi Đình Vũ đã dùng máy quay phim quay lén một nữ sinh viên đi cầu, việc phát giác, ông thầy này luống cuống nhảy từ lầu 2 xuống bị gẫy chân. Trước đó vài tháng, tại trường Cao Đẳng Phát Thanh - Truyền Hình Trung Ương, một ông Phó Khoa Báo Chí gạ một nữ sinh đổi tình lấy điểm. Rồi mới đây, ông Phạm Vũ Bằng, trường Phan Chu Trinh Đà Nẵng ép một nữ sinh quan hệ tình dục trong khách sạn để đổi lấy việc có thể bị đuổi học vì cô học sinh này nói xấu thầy trên net. Mới nhất (2-2007) là chuyện ở Hải Dương, thầy giáo Đào Văn Hùng lấy ảnh của nữ sinh chụp trong tiệc cưới, đem ghép vào một hình khỏa thân của người khác để tống tiền. Tống tiền không được thì thầy tống tình, ép trò hẹn hò tại khách sạn trong đêm.
Những chuyện nhầy nhụa này vẫn thường xẩy ra trong một xã hội đạo đức suy đồi, nhân cách băng hoại, ta không lấy làm lạ, nhưng tôi nghĩ những vị này đã chọn nhầm nghề. Xã hội nào cũng có những nghề tồi tệ thích hợp với những hạng người như thế, như nghề móc túi hay ma-cô, sao lại phải đi chọn một nghề cao quý như nghề Thầy để làm những người trong ngành mô phạm phải nhăn mặt, đau lòng. Ngay những người làm những nghề người ta thường coi rẻ như nghề đổ thùng hay bắt chó chạy rong, nếu so sánh, chắc sẽ tử tế, nhân cách hơn những vị Thầy đầy những chức vụ uy nghi, khả kính như trên. Đây chính là bọn vô lại đội lốt thầy giáo chỉ có thể tìm được trong cái xã hội gọi là “Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam”.
Nhiều người phản đối không cho rằng làm thầy dạy học là một nghề, mà đó là một thiên chức, một địa vị cao quý. Theo nền luân lý xưa, thì Vua-Thầy-Cha (Quân-Sư-Phụ) là ba bậc người ta phải tôn kính bằng nhau. Nếu phải trung với Vua, hiếu với Cha thì phải có nghĩa với Thầy. Người ta kể chuyện một nhà Vua muốn thử tài ứng đáp của một vị Trạng Nguyên đã hỏi rằng, trong một vụ đắm thuyền, nếu trong đó có Vua, Cha và Thầy thì Trạng sẽ cứu ai, vì Trung, Hiếu, Nghĩa đều nặng bằng nhau. Làm vua, làm cha không phải là một nghề, sao có thể gọi làm thầy là một nghề.
Nghề Thầy không phải là một nghề kiếm ra tiền nhưng là một nghề cần danh dự và sự hy sinh. Nếu muốn kiếm tiền, không ai cho con đi học để sau này làm nghề Thầy Giáo. Vừa rồi, trên một mục bói toán của một đài phát thanh, một thính giả có đứa con mới ba tuổi, lo lắng cho tương lai đứa bé, đã gọi vào để hỏi Thầy là liệu đứa bé sau này có đi học bác sĩ được không? Chắc chắn không phải vì lý do cứu nhân độ thế mà chỉ muốn vừa có địa vị, vừa có tiền. Ai mà mong cho con sau này trở thành một ông Thầy dạy học, với gia cảnh đơn chiếc, đạm bạc “một thầy, một cô, một chó cái”, thì cha mẹ đâu có còn chi mà khoe khoang với đời.
Ông Thầy ngày trước là một hình ảnh khác với đời thường, ông Thầy không thể ngồi quán cà phê, không cờ bạc, và nếu chẳng may gặp Thầy trong xóm Bình Khang thì Thầy hết là Thầy, nói tóm lại Thầy phải là một thứ gương mẫu điển hình. Thầy và trò lại có một khoảng cách rất lớn, không cặp kè trò chuyện như cảnh Thầy trò bên Mỹ, không đi ăn uống chung, thầy nói trò nghe, không có chuyện bàn cãi thảo luận.
Chỉ mới nửa thế kỷ đây thôi, trong một tỉnh lỵ nhỏ, ra đường học sinh gặp Thầy là phải kính cẩn cất nón, mũ chào. Tội nghiệp, tôi đã mục kích nhiều em thấy thầy vội vã tụt xuống xe đạp, đứng lại ngả nón chào Thầy. Có cái nghề nào, được người ta kính trọng hơn như thế? Ngược lại thời gian bảy tám mươi năm về trước, lương thầy giáo cũng đủ nuôi sống Thầy và gia đình tươm tất. Bố tôi làm nghề dạy học gần bốn mươi năm, tuy vẫn văn vẻ than phiền rằng nghề dạy học là nghề “thiệt canh” (đi cày bằng lưỡi), nhưng những lúc ở quận lỵ hay tỉnh lẻ, bố tôi vẫn được xem như là một người ân của phụ huynh học sinh, mùa nào thức ấy, không thúng gạo thì cũng buồng chuối, mớ khoai. Mấy ngày Tết nhất, nhà Thầy không thiếu đĩa xôi, cặp gà hay chục chiếc bánh chưng để Thầy ăn Tết.
Trong một xã hội vì tiền, thì không ai muốn chọn theo học ngành sư phạm “cao quý” cho nên đồng dao trong “xã hội chủ nghĩa” mới có câu “nhất y, nhì dược, tạm được bách khoa, bỏ qua sư phạm”. Trong khi các trưởng phòng, phó phòng ở quận huyện cho đến anh công an quèn ở phường đều “cơm gà cá gỏi” thì Thầy Cô ở trường, một vài người được đặc ân còn bán kẹo, kem, chuối nướng hay cóc ổi cho học sinh để kiếm thêm chút tiền nuôi con, thì lấy đâu ra sự nghiêm chỉnh, được kính trọng để vào lớp, đứng trên bục giảng. Không kiếm tiền học sinh ở trường, thì Thầy Cô mở lớp dạy kèm ở nhà riêng, tuy không bắt buộc nhưng có cha mẹ nào dám không cho con theo học, để vào lớp con mình phải bị “đì”. Chẳng qua cũng vì nỗi cơ cực của nghề Thầy:
Thầy giáo tháo giày đi dép
Nhà trường nhường trà, uống nước trong
Tháng đầy thầy đáng dăm lon gạo
Lương thầy tiền lính tính liền xong
Thầy giáo tháo ủng, tháo giày
Tháo ủng thủng áo, tháo giày nóng chân
Giáo án dành lại khi cần
Thay vải dán áo việc làm tốt thôi,
(ca dao XHCN)
Nghề Thầy trong cái xã hội này có lẽ không có gì quan trọng lắm, bằng chứng là các vị đi làm “cách mạng vô sản” ngày trước đâu cần học hành gì đến nơi đến chốn, cho nên cũng phải coi lại cái câu “ấu bất học, lão hà vi?” ứng dụng vào cái đời này ra sao. Vả lại, khi có quyền, có tiền rồi, thì mua cái bằng gì mà chẳng có. Làm Bộ Trưởng rồi đi học bổ túc lớp đêm để kiếm cái bằng tú tài hay cái chứng chỉ anh ngữ đâu có muộn. Làm y tá ở rừng lâu năm trở ra thì lên bác sĩ. Cần vụ nấu cơm, xách nước cho cho anh Ba, chú Tư “hồi nẩm” cũng leo lên tới Tổng Giám Đốc, Thứ Trưởng. “Hồng” hẳn hơn “chuyên”.
Người ta đã ví Thầy như sân ga, mà học trò như những chuyến tàu đi qua thả lại những tro than. Thầy ở đó, qua thời gian, già nua, lặng lẽ nhìn những thế hệ học trò rời sân ga, trưởng thành, thăng tiến. Nhưng học trò, mấy ai còn quay lại nhìn sân ga, mấy ai được như tướng Carnot, một ngày trở lại trường xưa thăm thầy giáo và lớp học cũ, để cám ơn Thầy và nói vài câu khích lệ với các thế hệ con em như trong sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư của những ngày tháng chúng ta còn thơ ấu.
Còn Thầy, trong hàng nghìn đứa trẻ đã đi qua, ngồi trong lớp của Thầy, Thầy còn nhớ tới ai? Những đứa trẻ ngoan ngoãn, học hành giỏi hay là những đứa cứng đầu, nghịch ngợm, chọc phá đã làm Thầy phiền muộn đôi lần. Bây giờ, tới tuổi già, còn gì cảm động và sung sướng bằng, từ trong một đám đông hay trên đường phố, một người đã đứng tuổi, tiến đến bên cạnh, lễ phép chào Thầy và tươi cười hỏi:
- “Dạ thưa Thầy, Thầy còn nhớ em không?”
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong, Thuvang

Re: Ấm Lạnh Quê Người - Huy Phương

Postby bevanng » 01 Sep 2018

MÓN HÀNG RẺ


Trong thời gian chiến tranh chống Mỹ, theo sách báo tuyên truyền của Bắc Việt, có nỗi ước mơ của một người nào đó, bạn bè năm châu của miền bắc xã hội chủ nghĩa, “buổi sáng thức dậy, được thấy mình là người Việt Nam”. Người Việt Nam anh hùng chống Mỹ. Người Việt Nam trung với Đảng, hiếu với Dân (Dân với Đảng đều viết hoa). Người phụ nữ Việt Nam thì ba khoan mà có tới bốn đảm đang, chuyên thay trâu đi cày cho bộ đội vào nam, cho công an trấn áp xóm làng. Bây giờ Nam Bắc thống nhất, sạch bóng ngoại nhân rồi, không cần thanh niên xung phong, dân công tải đạn thì hình như đàn bà trở thành món hàng thặng dư, phải nghĩ đến chuyện “cung”, theo “cầu” của thị trường thế giới.
Chính quyền Cộng Sản Việt Nam không chấp nhận sự “môi giới kết hôn” (chỉ thị 03/CP của Thủ Tướng ký đàng hoàng), nhưng Saigon đã có những “trung tâm hỗ trợ kết hôn”, để đưa đàn bà Việt Nam tới những đất nước có nhu cầu. Nhà cầm quyền đưa ra những điều gọi là “kẻ hở pháp luật”, “lén lút hoạt động”, “thủ đoạn tinh vi”, “diễn tiến phức tạp” để ngụy biện cho trách nhiệm đẩy đàn bà Việt Nam đi lấy chồng hay làm điếm ở ngoại quốc. Tại những quốc gia này, người phụ nữ Việt Nam được đề cao bằng những danh từ đẹp đẽ tràn đầy đức hạnh của người Á Đông chưa hề thấy như: “xuất giá tòng phu”, “kính già yêu trẻ”, “giữ gìn trinh tiết, chung thủy với chồng”, “thiếu nữ Việt Nam bảo đảm thỏa mãn”, “thiếu nữ Việt Nam dành cho người muốn tái hôn, nông dân và phế nhân!”, về nhân dáng thì các cơ sở quảng cáo cho rằng đàn bà Việt Nam có dáng (body) đẹp nhất thế giới. Đi sâu hơn nữa thì đàn bà Việt Nam “thơm” nhất Á Đông (nguyên văn: có mùi cơ thể dễ chịu hơn người Tàu và Phi Luật Tân).
Quảng cáo tốt đẹp về đàn bà Việt Nam, họ làm nhục cho đàn ông Việt Nam bằng cách cho rằng: “Vì đàn ông VN lười biếng (không biết có nên thêm mấy chữ “thích nhậu nhẹt” không?), nên ở nông thôn đi đâu cũng thấy phụ nữ làm việc, vậy phụ nữ VN không sợ lao động nặng nề…”.
Quảng cáo như vậy còn khá, còn bảo đảm thêm “sống thử sáu tháng, không bằng lòng có thể đem đổi (change) cô khác” thì đàn bà Việt không khác gì hơn một món hàng. Không nghe nói có điều kiện gì khi đổi hàng, có kiểm kê món hàng bị méo mó hay hư hao, hoặc chuyện trả tiền lại (refund). Chúng ta nghĩ sao khi nghe thêm lời quảng cáo là đàn bà Việt Nam, “giữ nhà tốt” (để có thể liên tưởng tới một con vật giữ nhà) và đức tính trung thành, không bao giờ bỏ trốn.
Đây là một cái quảng cáo rao bán gái Việt đọc được trên báo Đài Loan:
- Bảo đảm gái còn trinh.
- Ba tháng sẽ huề vốn (chỉ bỏ ra $6,000 trong khi thuê người giúp việc đã tốn $2,000 mỗi tháng.)
- Giá cả không tăng
- Trong một năm, nếu bỏ trốn, bảo đảm đền cô khác.
Trước đây các báo có đăng một bức ảnh các cô gái Việt nam đang trần truồng đứng xếp hàng cho bọn ngoại nhân chọn, nhưng sau đó được biết đây chỉ là một bức ảnh minh họa (người trong ảnh không phải là Việt Nam), nhưng bức ảnh mới đây của ký giả Che Suyng Goo trên báo Chosun ngày 21/4 là một bức ảnh thật: các cô gái Việt Nam ngồi vòng quanh cho người Đại Hàn chọn vợ. Dịp này, chính phủ Việt Nam đã phản ứng bằng cách mượn vai trò Chủ Tịch Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam để lên tiếng đòi tờ báo Đại Hàn trên xin lỗi. Vì có nhiều quan hệ mua bán với Việt Nam, một lời nói chẳng thiệt gì, tòa Đại Sứ Đại Hàn đã cho một nhân viên ngỏ lời xin lỗi về một sự việc có thật, không phải do lỗi của nước “khách hàng”.
Tháng 11/2003, gái Việt được bán đấu giá trên mạng buôn bán e-bay Đài Loan. Năm 2005, bốn cô gái Việt đứng trong những tủ kính “bồn cá” chào hàng tại Singapore. Tháng 5/2006, một thiếu nữ Việt Nam khác vừa được đem đi bày bán tại một ngôi làng ở Mã Lai chỉ với giá 450 đô la.
Trong khi chính quyền và các tổ chức phụ nữ tại xứ Việt Nam Cộng Sản không hề có một phản ứng nào về việc hạ phẩm giá phụ nữ, thì tin mới nhất cho biết các nhóm nhân quyền ở Hán Thành đã tổ chức biểu tình lên án các cơ quan quảng cáo đã hạ phẩm giá của phụ nữ Việt Nam. Người ta đã mô tả phụ nữ Việt Nam như món hàng rẻ mạt trong cách chạy tựa của tờ báo Chosun lớn nhất Nam Hàn: “Phụ nữ Việt Nam đổ xô tới Nam Hàn, vùng đất hy vọng!”. Cô Sue Ji-geon, một phụ nữ Nam Hàn tại Hán Thành đã nói với báo chí rằng cô cảm thấy xấu hổ khi đi ngang qua các văn phòng quảng cáo, phô bày những câu quảng cáo chào hàng đàn bà Việt Nam. Không biết ở Việt Nam, có ai biết xấu hổ hay không?
Bảo rằng người nước ngoài không biết quý trọng, làm tổn thương phụ nữ Việt Nam, thì phải nhìn lại những thằng đàn ông Việt Nam trong đảng Cộng Sản đã đối xử với đàn bà như thế nào, trước khi chê trách người khác. Trong vụ tham nhũng hàng triệu đô la của vụ PMU18, theo đơn tố cáo của một nữ sinh viên Việt Nam đã được báo chí trong nước đăng tải, thì trong khi bọn “đầu trâu” đánh bạc với nhau, xung quanh có những cô gái trẻ đẹp, đã được tuyển chọn bằng tiền, trần truồng đứng hầu để cho những con bạc “xả xui” hay “ăn mừng chiến thắng”!
Năm ngoái trên website Đàn Chim Việt có đăng câu chuyện một nhóm “mặt ngựa” Việt Cộng và Nam Hàn sau khi tổ chức ăn nhậu, say xỉn ói mửa ra mặt bàn, đã làm trò vui bằng cách bắt các thiếu nữ chiêu đãi viên liếm sạch để cho tiền “boa”. Những câu chuyện này đã làm nổi gai ốc những người bình thường nhất, thì người trong cuộc là loại người có đặc quyền đặc lợi, công thần của chế độ đã đánh mất nhân tính, thấy đây là chuyện bình thường.
Ngày xưa, trên những chiếc loa tuyên truyền của miền Bắc, người ta đã đề cao rằng hạnh phúc nhất là được làm người Việt Nam, thì ngày nay phải nói rằng: “nỗi nhục lớn nhất hôm nay là làm người đàn bà Việt Nam”.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Ấm Lạnh Quê Người - Huy Phương

Postby bevanng » 02 Sep 2018

NGÀY MA QUỶ LẠI VỀ


Còn vài ngày nữa là ngày Halloween “ma quỷ” lại về. Nhưng trước ngày đó, trên trái đất và ngay cả trong nước Mỹ này ma quỷ đã hiện hình khắp nơi. Tuy loại ma quỷ này không mặc áo choàng đen, đầu không có sừng, răng không có nanh nhọn, miệng không dính đầy máu, nhưng thật sự chúng tàn ác, hung hãn hơn loại ma quỷ chính thống rất nhiều. Các bạn thử nghĩ một con người bình thường, làm nghề giao sữa như Charles Carl Robert IV, ở thị xã Paradise, ai ngờ chính là ma quỷ đội lốt người. Hồi 12 tuổi y đã có tật sờ mó trẻ con, và mang ẩn ức ấy cho tới năm 32 tuổi, chuẩn bị vũ khí, thức ăn để cố thủ trong một lớp học với chỉ toàn những bé gái để thỏa mãn thú tính của y bị kìm hãm trong nhiều năm. Y đã “xử tử” mười em bé gái, bằng cách bắt các em đứng xếp hàng trước bảng đen và bắn vào đầu từng em một.
Ma quỷ thường ở bụi ở bờ, những nơi u u, minh minh, nay ma quỷ đã vào tới trường học giữa thanh thiên, bạch nhật là sự quá đáng rồi.
Chúng ta khó có thể tưởng tượng ra tính cách hung bạo và dã man của tấn thảm kịch Wolf Rock, Pennsylvania này. Không có một bàn tay con người nào có thể nhúng máu một cách thản nhiên và ghê tởm đến như thế. Phân tích chuyện này người ta nói y là một con người bệnh hoạn, hay y thù đời, thù Thượng Đế vì cách đây chín năm, một đứa bé gái con y chết khi mới ra đời. Nếu y biết rằng không có Thượng Đế nào có thể làm cho con y chết, hay y không thể nào trả thù một nhân vật vô hình mà y không thấy được bằng cách chém giết những đứa trẻ cũng non trẻ, ngây thơ ở lứa tuổi đàn con ba đứa của y thì y đã trở thành một con người khác.
Tại Sudan, thảm nạn chôn sống, bắn giết, đốt nương rẫy, làng mạc, nhà thờ… đã giết chết 4,500 người, hằng ngàn phụ nữ tố cáo đã bị hiếp dâm vì danh dự, sợ hãi phải câm nín, và 2 triệu người đã phải bỏ Durfur để đi tỵ nạn trong một hoàn cảnh đói khát, bệnh tật đã xẩy ra từ nhiều năm nay, mà nhân loại vẫn dửng dưng. Ở đó có một tập đoàn ma quỷ hung hãn mặc quân phục.
Tại Iraq, trung bình mỗi tháng có 1,000 người chết vì thù hận, bom đạn bất kể trẻ già, đàn bà, con nít, tôn giáo này hay phe phái khác, người bản xứ hay quân nhân chiếm đóng. Cứ mười phút lại xẩy ra một vụ tấn công, máu chảy thịt rơi, mạng người giờ đây không còn gì là đáng quý nữa, khi người ta sẵn sàng hy sinh thân mạng mình để giết càng nhiều càng tốt, mong cái phần mình được đến một nơi có thể tha hồ tận hưởng các dục vọng trên đời. Lò sát sinh này đã giết hơn 600,000 nhân mạng từ ngày xẩy ra cuộc chiến, trong đó có nửa triệu thường dân chết, không có vũ khí trong tay, bao giờ cũng muốn sống hòa bình, yên ổn.
Cách đây năm năm, ma quỷ cũng đem lửa tới đốt cháy hơn ba nghìn người thành tro bụi tại New York trong ngày 11 tháng 9, ngọn lửa thấy hình như phát xuất trên trời, nhưng quả thật là từ địa ngục mang lên.
Vậy địa ngục có thật ở ngay giữa chúng ta, địa ngục ở đâu xa.
Ở các cửa hàng, tôi thấy người ta bày bán nhiều đầu lâu và nhiều bộ xương người, cái gì chứ loại này, mùa Xuân năm Mậu Thân (1968), tôi có dịp đi theo nhiều người tìm xác người bị chôn sống, thấy không thiếu đầu lâu và những bộ xương chưa kịp rã thịt. Nhiều hộp sọ bị bể, chứng tỏ đoàn quân chiếm đóng Huế trong 21 ngày đêm năm ấy đã dùng những vật cứng để đập bể đầu nạn nhân, trước khi lùa họ xuống những huyệt mộ có hình thái của một giao thông hào. Về các đầu lâu khô thì ở Kampuchea dưới triều đại Pon Pot, từ năm 1975 đến năm 1979, thế giới đã thấy vô số, tính con số 2 triệu người bị thảm sát thì người ta lượm lại được bao nhiêu đầu lâu để có thể chất thành những hòn núi nhỏ nếu như ma quỷ muốn chơi một loại giả sơn đặc biệt.
Tôi thấy ở các cửa hàng người ta bán các mộ bia “R-I-P” giả, trong khi thứ này, mà thứ thật ở nghĩa trang Arlington có quá nhiều, càng ngày càng nhiều. Trên thế giới hiện nay, ngay hôm nay, ở Iraq, ở Sudan… nhiều lắm là người ta cắm một cái que nguệch ngoạc mấy chữ, hay chôn chung một hố nhiều khi không có cần tới bia mộ nữa. Cũng không thể nào “Rest-In-Peace”, tất cả cái chết đều vô lý, tức tưởi và oan ức, mặc dầu chết là hết hận thù, nhưng mấy người đã nằm xuống đây với sự bình an vĩnh cửu.
Người ta còn bán phẩm, sơn để giả làm máu me cho lễ hội ma quỷ này rùng rợn thêm. Vì sao phải chơi thêm máu giả trong khi máu thật trên thế giới này có quá nhiều, muốn dùng chữ “tắm máu” hay “biển máu” cũng không phải là quá ngoa ngoắt. Còn những con dơi đen, những mạng nhện, những mụ phù thủy và những chiếc chổi chà, những tiếng cười lanh lảnh, những tiếng la rú lên từng hồi hay những tiếng than khóc trong đêm là những thứ không mấy phù hợp với những ai muốn có một cuộc sống hiền lành, yên tĩnh.
Phần lớn những người di dân đến đây, dù là A Phú Hãn, Iran, Iraq, Armenia, Sudan, Cambodia hay Việt Nam, đều thoát đi từ những cuộc chiến kinh hoàng, đẫm máu, thù hận. Ở nước họ, những hình ảnh của chết chóc, bắn giết, ma quỷ hiện hình vẫn xẩy ra hằng ngày, nên họ mới đến đây mong sống được một cuộc đời tử tế, được che chở và xa lánh cái thế giới tối tăm, khổ ải và đày đọa. Không có nghĩa định cư tại một đất nước mới là phải tham gia tất cả phong tục xấu tốt, để được giống như người địa phương, vả lại theo thiển ý, ngày lễ Halloween không thấy mang một chút ý nghĩa đẹp đẽ nào.
Tôi có cảm tưởng từ năm nay người ta bớt tham gia trò chơi ma quỷ, tức là trò chơi Halloween. Tôi thật sự muốn đóng cửa tắt đèn nhà trong đêm cuối tháng mười lạnh lẽo này, không còn mở cửa cho kẹo các em bé, để khuyến khích các bậc cha mẹ từ nay không mừng (celebrate) ngày Ma Quỷ và cũng không có lý do gì để dùng hai tiếng Happy trước tiếng Halloween để chào nhau nữa. Chúng ta có thật sự happy không?
Có lẽ, ở Mỹ hiện nay nhiều người đã có chung cảm nghĩ như tôi. Năm ngoái, rổ kẹo đi xin được tối Halloween của mấy đứa cháu ngoại đã ít đi không bằng những năm trước. Nếu kẹo càng ngày càng ít, lại không được kẹo ngon, có lẽ năm nay chúng sẽ nằm nhà xem TV hơn là ăn mặc trùm đầu, che mặt để đi gõ cửa hàng xóm, láng giềng để “trick or treat” trong tối lạnh giá nữa. Không có Halloween thì con cháu chúng ta cũng không thiếu trò chơi, có những ngày lễ hội có ý nghĩa hơn là ngày đội lốt giả dạng ma quỷ đi gõ cửa từng nhà, không khéo dọc đường lại gặp phải bọn ma quỷ đội lốt người thì cũng khó phân biệt, rất nguy hiểm, như trong Cổ Học Tinh Hoa có kể chuyện thật giả khó phân như sau: “Có một ông trưởng giả một hôm say rượu về ngang một cái gò gọi là gò Lê Khưu, có loài ma quỷ hay giả dạng người ta. Hôm ấy ma quỷ giả dạng con ông, đỡ dìu người cha say rượu về mà miệng luôn luôn mắng nhiếc ông, kêu say sưa là xấu. Về đến nhà, lúc tỉnh rượu, ông gọi con ra chửi mắng là con bất hiếu. Người con khóc, xin lỗi và thanh minh rằng đó là loài ma quỷ giả dạng. Ông trưởng giả cho người đi hỏi chuyện người trong vùng thì ai cũng cho đó là sự thật. Ông định tâm, từ nay nếu gặp ma quỷ hiện lên, ông sẽ giết chúng. Hôm sau, người cha lại say rượu khật khưỡng trở về, người con sợ cha dọc đường gặp chuyện không may bèn lo lắng đi đón. Người cha, lần này gặp con, lại tưởng ma quỷ hiện hình, bèn rút gươm đâm chết.”
Hy vọng vào cái đêm cuối tháng mười năm nay, con cháu chúng ta sẽ có được một giấc ngủ bình yên không ám ảnh bởi đầu lâu, mộ địa và tiếng cười rú ghê tởm của loài ma quỷ nữa.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Ấm Lạnh Quê Người - Huy Phương

Postby bevanng » 02 Sep 2018

CHÙM KHẾ CHUA


Quả đất tròn, nên đi hết biển có thể trở lại nơi khởi hành, tuy vậy con cá hồi, con chim én còn chọn mùa, chọn vùng biển, vùng trời, huống gì con người.

Những người xa quê hương như chúng ta, mỗi lần nghe một tiếng đàn bầu nỉ non, một giọng hò khoan nhặt hay một câu vọng cổ thiết tha, ai lại không khỏi bùi ngùi, có khi rơi lệ thổn thức nhớ đến quê hương. Người lớn lên sống suốt đời với quê hương, ít khi nhìn thấy quê hương đẹp đẽ, chỉ những người đi xa trở lại như câu chuyện “chốn quê hương đẹp hơn cả” trong sách giáo khoa thư với câu nói quen thuộc “tôi đã đi du lịch ở nhiều nơi, nhưng không nơi nào đẹp bằng quê hương!” mới thấy quý thương quê hương. Chúng ta, những người đã bỏ quê hương ra đi trong nhiều năm, có người thề không bao giờ trở lại quê hương khi ở đó còn chế độ Cộng Sản còn chế ngự lên đầu lên cổ nhân dân, thì lại thương nhớ quê hương biết chừng nào, vì đây không phải là “xa quê hương” mà là “mất quê hương”. Đối với những người đang bước tới tuổi xế chiều, thì tiếng gọi quê hương còn thúc giục mãnh liệt hơn nữa, nung nấu tấm lòng, trăn trở qua những đêm không ngủ, khi gặp phải những cảnh trái ngang không vừa lòng, khó hòa nhập vì cuộc sống mới, bất mãn vì những việc riêng tư, buồn việc gia đình, hay vì cách đối xử của con cái.
Chúng ta thử tưởng tượng hình ảnh một chiều mùa đông giá buốt ở miền Đông Bắc Hoa Kỳ, một người già ngồi trong cửa sổ nhìn tuyết rơi mà lòng nhớ đến quê hương xót xa biết chừng nào. Mà không phải chỉ nơi đó, ngày nay ở Nga Xô, Trung Quốc, Úc Đại Lợi, Âu Châu và cả những miền nắng cháy Phi Châu, đâu cũng có người Việt xa xứ thương nhớ quê hương.
Ngày xưa thuở thanh bình, một người ở ngay trên quê hương của mình, trưa nghe “một tiếng gà trưa gáy não nùng” đã thấy buồn, gợi nhớ đến dĩ vãng. Bạch Cư Dị mới bị đày đi Giang Châu cùng trong một nước Trung Quốc, một đêm nghe tiếng đàn tỳ trên sông, nghe lời tâm sự của một nàng ca kỹ lưu lạc mà đã “lệ ai chan chứa hơn người, Giang Châu Tư Mã đượm mùi áo xanh”. Huống gì ta, nơi chân trời góc bể, xa quê hương nghìn dặm đường, mà với những khoảng cách không bao giờ làm ngắn lại được, sẽ đau lòng biết bao nhiêu? Người về lại với quê hương thì cũng chừng ấy người với những lượt đi về thường trực tiếp nối, người không muốn về với quê hương thì chưa về. Người sống xa quê hương như cây trồng trong chậu, có lẽ dù tưới bón tới đâu thì gốc rễ vẫn không nằm sâu trong đất.
Chúng ta có bao nhiêu điều xót xa vì tình cảnh ly hương như thế mà phải cam chịu, nhưng lòng ta không bao giờ là không nghĩ, nhớ đến quê hương. Như vậy quê hương phải chăng là tiếng gọi sâu kín nhất trong lòng mỗi người, để những lúc yếu lòng vì ngoại cảnh, một đám mây “hồn quê theo ngọn mây Tần xa xa”, hay một làn khói trên sông “trên sông khói sóng cho buồn lòng ai” mà nhớ nhà, nhớ nước.
Quê hương và quá khứ đã gắn liền với nhau, vì chúng ta đã có đoạn thời gian quá dài gắn bó với quê hương, dù nghèo đói, chiến tranh. Bỏ quê hương bao giờ cũng là điều bất đắc dĩ. Phải chăng quê hương là chỗ yếu lòng người ly hương, chỗ “gót Achille” của mỗi một chúng ta nên chế độ ở trong nước luôn luôn tìm cách đánh vào chỗ yếu ấy, chỗ tình cảm sâu khuất nhất trong lòng mỗi người.
Lâu nay chúng ta thấy bao nhiêu lời mời gọi từ trong nước, quanh quẩn trong hai chữ “quê hương”. Nhẹ nhàng thì phong cảnh quê hương, ca nhạc dân tộc, thực tế và đôi khi thô thiển hơn thì Saigon ăn chơi, Vũng Tàu du hí, Hà Nội hoa hậu, tinh tế mời gọi hơn thì “duyên dáng Việt Nam”, “Festival Huế”. Ai lại không muốn về với quê hương, nghe giọng thổ âm thân quen, ăn món ngon quê hương quen miệng từ ngày thơ ấu, đi lại trên con đường làng quen thuộc sau suốt một cuộc đi dài, nhất là khi mái tóc đã hoa râm, tấm thân đã mệt mỏi. Có bao nhiêu người đã trở về, mỗi năm một đôi lần, khi chúng ta đã muốn đi thì có biết bao động lực và lý do, xây lại nấm mồ cha mẹ, làm lại ngôi nhà thờ, làm lễ mãn tang, chúc thọ người thân… Việt Nam hiện nay rẻ của, rẻ người, đồng đô la có thể làm biến dạng một ông già thành người trai trẻ, một người sống trong lãng quên thành một hoàng tử giữa một cung đình.
Người ta nói rằng “Duyên Dáng Việt Nam” là một chương trình nghệ thuật hoàn toàn không mang một sự tuyên truyền chính trị nào, nó không có cờ đỏ, không có hình ảnh lãnh tụ hay khẩu hiệu tuyên truyền. Nhưng chúng ta cũng nên hiểu rằng nó đã được nhà nước công phu tuyển chọn những giai nhân tuyệt sắc, những y phục đẹp nhất, những kỷ thuật mới mẻ nhất, công phu dàn dựng và một ngân khoản lớn không tiếc tiền trong khi dân tình còn đói khổ, chế độ còn bất công và áp bức còn đầy rẫy. Họ đến đây hẳn không vì lý do thương mãi hay để mua vui cho “núm ruột thân thương nghìn dặm”? Quả là viên thuốc “quê hương” bọc đường ngọt ngào như những dòng thơ của Đỗ Trung Quân.
Trên thế giới này có hằng trăm triệu con người có tự do để chọn một nơi khác làm quê hương của mình. Sau ngày 20 tháng 7-1954, một triệu người miền Bắc đã đến miền Nam “xin nhận nơi này làm quê hương”. Sau ngày 30 tháng 4-1975, gần ba triệu người Việt đi tìm một quê hương khác trên khắp quả địa cầu. Dù ai cũng biết “quê hương là chùm khế ngọt”, biết rằng “quê hương mỗi người chỉ một” người ta vẫn đi tìm một quê hương khác để khỏi nếm phải chất chua của chế độ. Bây giờ hầu hết xem quê nhà như một nơi du lịch, đến và ra đi như một người khách lạ. Ở những quê hương thứ hai này, con người rõ ràng đã “lớn nổi thành người”, thứ con người tử tế, có nhân cách, không biết xảo trá hay chìu chuộng ai. Quả đất tròn, nên đi hết biển có thể trở lại nơi khởi hành, tuy vậy con cá hồi, con chim én còn chọn mùa, chọn vùng biển, vùng trời, huống gì con người.
Tuy vậy rồi tất cả, đều trở lại nơi không phải là quê hương của mình mà cảm thấy bình yên như chính ở quê hương. Nghe mà xót xa thay khi bà con chúng ta đi Việt Nam lúc trở về nơi “ăn nhờ ở đậu” lại có cảm tưởng “trở về nhà”.
“Dù ai nói ngọt nói ngon”, dù ai đem “núm ruột ngàn dặm” chiêu dụ thì quê hương vẫn là quê hương, nhưng xin hẹn một ngày về chưa phải là hôm nay, và niềm hy vọng của chúng ta sẽ không bao giờ tàn lụi.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Ấm Lạnh Quê Người - Huy Phương

Postby bevanng » 02 Sep 2018

TÌM ĐÂU THẤY “BÌNH AN DƯỚI THẾ”


Vài tuần trước, cây thông Giáng Sinh dựng ở phi trường Seattle, tiểu bang Washington được hạ xuống vì có người khiếu nại đây là một biểu tượng cúa Thiên Chúa giáo, không thể để ở một noi công cộng có nhiều người tôn giáo khác qua lại, như vậy là không công bằng. Tôi thật không đồng ý với lời khiếu nại của ai đó, vì ít khi nhìn cây thông mà tôi phải nghĩ đến Chúa hay nghe “Silent Night”, “Ringle Bell” mà liên tưởng đến đạo Ki Tô. Không những trên khắp trái đất này, hay ở Việt Nam, từ ngày tiếp xúc với Tây Phương, dù Pháp hay Mỹ, ngày lễ Noel đã trở thành một ngày lễ lớn cuối năm của hòa bình, thương yêu và hạnh phúc. Những tục lệ cho quà, thăm viếng hay sum họp của ngày Giáng Sinh đã đem nhân loại đến gần lại với nhau, tha thứ, san sẻ niềm vui, kéo dài đến ngày đầu năm Dương lịch.
Nhưng giờ đây là nỗi buồn, buồn vì thực sự tuổi thơ của mình mới ngày nào đó đã đi qua và tuổi già đang đè nặng lên xác thân đã bắt đầu đi dần tới chỗ tàn tạ. Nỗi buồn hiện hữu trên nhũng nỗi đau nhức thân xác và sự mỏi mệt của tâm hồn.
Ôi, mới ngày nào đó thôi. Bây giờ ở xứ người tôi đã có dịp nhìn thấy những hoa tuyết bay, những cành cây trĩu nặng tuyết đã trở thành băng, nhũng bông hoa trạng nguyên đỏ thắm, cùng với tiếng chuông nhà thờ ngân vang trong nhũng giờ nguyện. Tôi hình dung ra dưới cây Noel nhà ai giờ này đèn muôn màu nhấp nhánh, những gói quà lớn nhỏ gói bằng giấy màu và những chiếc “nơ” xinh xắn sẵn sàng mở ra cùng với nụ cười và tiếng reo vui của những em bé bụ bẫm, hồng hào trong những ngôi nhà sum họp, bình an, no ấm và hạnh phúc. Trong dòng liên tưởng miên man, tôi vẫn nhớ lại hình ảnh cô bé bán diêm trong câu chuyện của Anderson, trong đêm Giáng Sinh với những que diêm cuối cùng tàn lụi trong đêm mùa đông lạnh giá, như giấc mơ đời thường không bao giờ đạt được. Thế giới hôm nay không thiếu những đứa bé khốn khổ, không trong khói lửa hận thù thì cũng trong đói nghèo cơ cực.
Bây giờ ở Mỹ, đang có những người lính xa nhà trong một vùng bom đạn mà hung tin có thể bay về bất cứ lúc nào với gia đình. Bây giờ đang có những cụ già đón Giáng Sinh về trên giường bệnh lạnh lẽo của một nursing home nào đó. Bây giờ sau những song sắt vô hồn lạnh lẽo, có những người tù héo hắt với những tháng ngày trĩu nặng trôi đi. Bây giờ ở gần bạn đây thôi, trong góc tối của một mảng tường, những kẻ không nhà đang co ro ôm lấy đầu, cuộn mình trong tấm chăn ố bẩn.
Chúng ta cầu mong cho sự “bình an dưới thế”, mới nghe đơn giản, dễ dàng như câu chào buổi sáng đầu miệng, nhưng khó khăn biết bao nhiêu. Thế giới chưa bao giờ bình yên được một ngày, bom đạn, hận thù, chém giết, đói nghèo, bệnh tật, thiên tai. Loài người trên địa cầu chưa bao giờ bình đẳng, no ấm như ước mơ của loài người. “Bình an dưới thế” là điều xa vời, không tưởng, chưa bao giờ loài người với tới được, nó chỉ ấp ủ trong giấc mơ từ ngày này qua tháng khác, từ thế kỷ này sang thế kỷ nọ không bao giờ hiện hữu.
Chỉ còn một hai hôm nữa là đến ngày lễ Giáng Sinh rồi, trước khu Home Depot, trước khu chợ Người Việt trên đường Westminster, mỗi nơi tôi nhìn thoáng có hàng chục người Mễ đang đứng chờ việc làm. Ai cần việc phải thuê họ giữa buổi chiều lễ vui vẻ, rộn ràng mua sắm như thế này? Ngay buổi chiều này đây, họ ăn gì, đừng nói gì tới một hớp bia cho ấm bụng một buổi chiều đông xa nhà. Gia đình họ đón ngày Giáng Sinh năm nay ra sao? Cây thông, món quà cho những đứa trẻ là một điều gì xa lạ.
Thế giới này có thực bình an không, dù sự bình an này chỉ dành riêng cho những người có thiện tâm?
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Ấm Lạnh Quê Người - Huy Phương

Postby bevanng » 02 Sep 2018

MỘT BÀI THƠ DỊCH CỦA HUY PHƯƠNG


Quý vị cao niên của chúng tôi không cần phải đọc kỹ bài thơ này, nhưng vào những ngày Lễ Hiền Mẫu hay Nghiêm Phụ mỗi năm, trước khi nhận quà hay cầm đũa dự tiệc mừng của các con khoản đãi, xin vui lòng đọc bài thơ này cho các cháu nghe.

“TO OUR DEAR CHILD”:
Tác giả: Vô Danh

On the day when you see us old, weak, and weary,
Have patience and try to understand us.
If we get dirty when eating,
If we can not dress on our own,
Please bear with us and remember the times,
We spent feeding you and dressing you up.
If, when we speak to you,
We repeat the same things over and over again,
Do not interrupt us. Listen to us.
When you were small,
We had to read to you the same story
A thousand and one times until you went to sleep.
When we do not want to have a shower,
Neither shame nor scold us.
Remember when we had to chase you
With your thousand excuses to get you to the shower?
When you see our ignorance of new technologies,
Help us navigate our vvay through those world wide webs.
We taught you how to do so many things,
To eat the right foods, to dress appropriately,
To fight for your rights.
When at some moment we lose the memory
Or the thread of our conversation,
Let us have the necessary time to remember.
And if we can not, do not become nervous,
As the most important thing is not our conversation,
But surely to be with you and to have you listening to us.
If ever we do not feel like eating, do not force us.
We know well when we need to and when not to eat.
When our tired legs give way
And do not allow us to walk without a cane,
Lend us your hand. The same way we did
When you tired your first faltering steps.
And when someday we say to you,
That we do not want to live any more, that we want to die,
Do not get angry. Some day you will understand.
Try to understand that our age is not just lived but survived.
Some day you will realize that, despite our mistakes,
We always wanted the best for you
And we tried to prepare the way for you.
You must not feel sad, angry nor ashamed
For having us near you.
Instead, try to understand us and help us
Like we did when you were young.
Help us to walk.
Help us to live the rest of our life with love and dignity.
We will pay you vvith a smile and by the immense love
We have ahvays had for you in our hearts.
We love you, child.


MOM AND DAD


GỞI CON YÊU DẤU

HUY PHƯƠNG (Phỏng dịch)

Nếu một mai thấy cha già mẹ yếu
Hãy thương yêu và thấu hiểu song thân.
Những lúc ăn mẹ hay thường vung vãi
Hay tự cha không mặc được áo quần.

Hãy nhẫn nại nhớ lại thời thơ ấu
Mẹ đã chăm lo tã, áo, bế bồng.
Bón cho con từng miếng ăn, hớp sữa
Cho con nằm trong nệm ấm chăn bông.

Cũng có lúc con thường hay trách móc
Chuyện nhỏ thôi mà mẹ nói trăm lần.
Xưa kia bên nôi, giờ con sắp ngũ
Chuyện thần tiên mẹ kể mãi không ngừng.

Có những lúc cha già không muốn tắm
Đừng giận cha và la mắng nặng lời.
Ngày còn nhỏ con vẫn thường sợ nước
Từng van xin “đừng bắt tắm, mẹ ơi!”

Những lúc cha không quen xài máy móc,
Chỉ cho cha những hướng dẫn ban đầu.
Cha đã dạy cho con trăm nghìn thứ
Có khi nào cha trách móc con đâu?

Một ngày nọ khi mẹ cha lú lẫn
Khiến cho con mất hứng thú chuyện trò
Nếu không phải là niềm vui đối thoại
Xin đến gần và hãy lắng nghe cha.

Có những lúc mẹ không buồn cầm đũa
Đừng ép thêm, già có lúc biếng ăn
Con cần biết lúc nào cha thấy đói
Lúc nào cha thấy mệt, muốn đi nằm.

Khi già yếu phải nương nhờ gậy chống
Xin nhờ con đỡ cha lấy một tay
Hãy nhở lại ngày con đi chập chững
Mẹ dìu con đi những bước đầu ngày.

Một ngày kia cha mẹ già chán sống
Thì con ơi đừng giận dữ làm gì!
Rồi mai này đến phiên, con sẽ hiểu
Ở tuổi này, sống nữa để làm chi?

Dù mẹ cha cũng có khi lầm lỗi
Nhưng suốt đời đã làm tốt cho con
Muốn cho con được nên người xứng đáng
Thì giờ đây con càng chẳng nên buồn.

Con tức giận có khi còn xấu hỗ
Vì mẹ cha giờ ăn đậu ở nhờ.
Xin hãy hiểu và mong con nhớ lại
Những ngày xưa khi con tuổi ấu thơ.

Hãy giúp mẹ những bước dài mệt mỏi
Để người vui đi hết chặng đường đời.
Với tình yêu, và cuộc đời phẩm giá
Vẫn yêu con như biển rộng sông dài

Luôn có con, trong cuộc đời
Yêu con cha có mấy lời cho con.


BỐ MẸ CỦA CON
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Ấm Lạnh Quê Người - Huy Phương

Postby bevanng » 02 Sep 2018

Đọc ĐI LẤY CHỒNG XA và NƯỚC MỸ LẠNH LÙNG của Huy Phương


“Phát biểu của nhà văn TOÀN PHONG Nguyễn Xuân Vinh trong buổi ra mắt sách của Huy Phương tại San José, California ngày 3/6/2006.


Hôm nay, vào ngày 3/6/2006 ở Hội Trường Khu Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Bắc Cali, ở San Jose, chúng ta có nỗi vui mừng được đón nhà văn Huy Phương với tác phẩm “Đi Lấy Chồng Xa” của anh. Nhìn trong giấy mời chúng ta không thấy có chương trình viết như thường lệ là có một người giới thiệu tác giả và tiếp theo đó có một nhà văn lên tiếng theo để phân tích và giới thiệu tác phẩm. Vì vậy, chúng ta có thể nghĩ là ban tổ chức đã đi ra ngoài khuôn khổ đó vì Huy Phương đã là một nhà giáo, một nhà văn quân đội rất quen thuộc với chúng ta, và tác phẩm là một tuyển tập những bài anh viết cho mục tạp ghi trên báo Người Việt, chúng ta cũng đã có lần đọc, nên lần ra mắt sách này có thể chỉ là một sự giới thiệu những bài viết tiêu biểu cho ta thấy góc nhìn đặc biệt của anh khi quan sát những mảnh đời tỵ nạn mà thôi.
Sự thực theo tôi hiểu thì nhà văn, nhà báo Thanh Thương Hoàng, là người thu xếp chương trình, đã muốn tổ chức cho chúng ta một buổi chiều văn học, cho chúng ta gặp tác giả, cho chúng ta biết đến tác phẩm, và đồng thời giới thiệu một loại văn ký sự và tùy bút mà đôi khi chúng ta gọi là viết truyện phiếm, khác với lối sáng tác văn học khác, viết truyện ngắn truyện dài, hay làm thơ đủ các thể loại chúng ta đã được biết đến qua những buổi ra mắt sách có thường xuyên ở Thung Lũng Hoa Vàng được coi như là Trung Tâm Văn Học của người Việt tỵ nạn ở miền Tây Hoa Kỳ. Những bài viết của Huy Phương, mà anh gọi là tạp ghi, là những bài phiếm luận, cho đến nay chỉ có một số nhà văn, nhà báo viết được và thành công mà thôi.
Để khởi đầu, trong văn học Việt Nam, chúng ta có thi sĩ Tản Đà là người viết phiếm luận được người đọc thấy thích thú. Thường thì lối viết văn này mà ta có thể coi như là viết truyện dông dài, là rất thích hợp cho một mục được mở ra trên những nhật báo hay tuần báo, trên đó người phụ trách có thể lấy bất kỳ một tin tức nào hay một sự việc nào làm điểm khởi đầu để bàn thêm qua những những nhận xét của mình, thường thì với một lối hành văn có vẻ châm biếm, đôi khi mỉa mai, nhưng bao giờ cũng nhằm mục đích xây dựng cho xã hội chúng ta sinh sống được lành mạnh hơn lên.
Nếu bài viết có tính cách chỉ trích, bêu xấu nhau, thì tác giả không thể được coi như là viết phiếm luận. Trước năm 1975, mục phiếm luận được nhiều người biết đến là mục “Ao Thả Vịt” do Chu Tử phụ trách trên những tờ báo mà nhà văn làm chủ nhiệm. Cùng viết truyện phiếm vào thời ấy có Thương Sinh, tức là nhà văn Duyên Anh, và nhà văn Không Quân Dương Hùng Cường viết dưới bút hiệu Dê Húc Càn. Nhà văn, nhà báo Hiếu Chân cũng là một bình bút viết những chuyện phiếm thật xuất sắc trên Nhật báo Tự Do vào thời khoảng 60. Đặc biệt trên tờ báo này có mục “Đàn Ngang Cung”, đăng những bài phiếm luận và châm biếm theo thể thơ do thi sĩ Hà Thượng Nhân phụ trách.
Sau năm 1975, khi ngành báo chí ở hải ngoại bắt đầu mở rộng, nhiều nhà văn bắt đầu viết những câu chuyện có tính cách trào phúng, và khi được độc giả mến mộ, khởi đầu chọn một mục phiếm văn để viết cho những nhật báo có tầm vóc, hay những tuần báo hay nguyệt san. Đã gọi là phiếm luận thì nhà văn hay nhà báo có thể chọn bất cứ đề tài nào, ở trong nước cũng như ở hải ngoại, nhưng thường thì là một chuyện xẩy ra trong xã hội đương thời, và bàn luận dưới góc nhìn của mình. Khi viết được một thời gian, những mục Ao Thả Vịt hậu 75 được độc giả để ý đến, và người phụ trách, nay là một nhà viết truyện phiếm thành danh, khi cảm thấy thoải mái, vùng chân trời chọn lựa được mở rộng nên những bài viết trở nên phong phú hơn. Trong những người viết đã được độc giả ở hải ngoại mến mộ, chúng ta phải kể đến Đặng Trần Huân và Huỳnh Văn Phú khi viết ký tên thật. Một người cũng thường xuyên viết cho mục Tạp Ghi trên nhiều báo là ký giả Lô Răng, tức là nhà văn Phan Lạc Phúc, nhưng khi viết anh hướng nhiều về thông tin hơn là bình luận. Người viết phiếm nhiều nhất và được một số đông độc giả theo dõi là nhà văn Bùi Bảo Trúc, cựu phóng viên cho đài Voice of America, trong những mục Thư Gửi Bạn Ta, đăng trên nhiều báo.
Trên những ấn bản của Saigon Nhỏ ở nhiều miền khác nhau, người viết phiếm luận hàng tuần có bút hiệu là Đào Nương, của bà chủ nhiệm Hoàng Dược Thảo, cũng được nhiều độc giả theo dõi hàng tuần. Cùng trong phái nữ, được thành công hơn cả chúng ta phải nhắc đến nhà thơ Cao Mỵ Nhân, người viết phiếm luận cho mục “Chốn Bụi Hồng” trên nhiều tờ báo và cô Kathy Trần với những bài phiếm luận hài hước và thâm thúy nhưng có tính cách xây dựng xã hội, được đăng trên nhiều tập san định kỳ.
Và sau cùng đáng kể trên hàng đầu trong những người viết phiếm luận ở hải ngoại, là người khách danh dự của chúng ta ngày hôm nay, nhà giáo, nhà văn quân đội Huy Phương. Anh gọi những bài mình viết là Tạp Ghi và vì thế Bùi Bảo Trúc là con người viết phiếm luận nhiều nhất đã tặng ngay Huy Phương danh hiệu là “người viết tạp ghi hay nhất trong làng báo hải ngoại”. Theo Bùi Bảo Trúc thì tạp ghi là một danh từ Hán Việt được kết hợp rất kỳ lạ, nửa Hán nửa Việt và nếu viết toàn chữ Hán thì dùng danh từ là Tạp Ký. Nhưng theo ý tôi thì Tạp Ký chỉ có ý nghĩa ghi lại mà không phân loại, nhưng danh từ Tạp Ghi mà người mình quen dùng từ xưa là để chỉ những bài viết về đủ mọi đề tài và có bình luận theo góc độ nhìn của người viết. Đó là loại mà những báo Hoa văn xử dụng trong những mục được gọi là Tạp Bình.
Tập sách được giới thiệu lần này là tập Tạp Ghi thứ hai của tác giả. Tập sách đầu gồm có 44 bài được Huy Phương gom lại dưới đề là “Nước Mỹ Lạnh Lùng” mới đưa ra năm 2003 đã được nhiều nhà bình luận khen ngợi và được tái bản liên tiếp hai lần liền trong những năm sau. Tập tiếp theo “Đi Lấy Chồng Xa”, mà chúng ta đang có trong tay gồm có 57 bài mới được đưa ra đầu năm nay và chưa đầy nửa năm đã được in lại cho lần giới thiệu này ở Bắc Cali. Để bày tỏ hiện tượng sách tạp ghi được ưa chuộng, nhà báo Vũ Ánh đã có nhận định là: “Ngày nay những nhà văn viết tạp ghi được kính trọng như những người sống thật với cuộc sống”. Đọc những lời nhận xét này cho ta thấy một điều hiển nhiên là những tạp ghi nói lên sự thực của bất kỳ vấn đề gì người viết được chứng kiến, hay thu lượm qua những tin tức có kiểm chứng. Nhưng khác với các phóng viên viết tin, nhà văn viết chuyện phiếm, mà ở đây ta dùng danh từ Tạp Ghi, đã bình luận, đã nhận xét, đã phê bình xây đựng nhưng không đả phá, theo góc nhìn của ông. Trong tập sách này, gồm có 289 trang, một phần những bài viết nói về chuyện trong nước, và phần còn lại nói về đới sống trên nước người. Ta thử lấy một vài bài tiêu biểu để giới thiệu văn tài của Huy Phương và biết tại sao anh là tác giả viết tạp ghi được nhiều người mến mộ.
Bài đầu tiên có đề là “Đi Lấy Chồng Xa”, cũng là bài dùng để đặt tên cho tập truyện. Mới nghe thì ta nghĩ đến một cảnh huống như người chị đi lấy chồng trong Lỡ Bước Sang Ngang của Nguyễn Bính hay trong bài hát có con chim đa đa, bay đi xa để người trong cuộc tự hỏi là sao em không lấy chồng gần mà đi lấy chồng xa. Người chị của tác giả hơn anh 15 tuổi, đã đi lấy chồng khi anh mới lên ba, cái tuổi đủ nhận xét để thấy người mẹ và người chị đã khóc khi phải chia tay, dù rằng gái lớn ai không phải lấy chồng, và nếu có duyên may sẽ được hưởng hạnh phúc. Sau này, đất nước chia đôi, gia đình chị lại ở phía trên miền vĩ tuyến, nên đã phải xa bố mẹ, và khi chị về được thăm quê quán thì song thân đã qua đời. Câu chuyện gợi cảm cho tác giả, nhưng điều làm anh thật sự xót xa là giờ đây nghĩ đến thân phận của những người con gái Việt Nam hiện đại, những người chị của những cậu bé lên ba của những thế hệ sau, nghĩa là cho đất nước hiện nay của chúng ta. Chỉ trong vài chục năm ngắn ngủi, cái lễ nghĩa, liêm, sỉ khi xưa trên quê hương nay không còn. Những người chị của những cậu bé thời nay đã tự mình tô lục chuốt hồng để được rao bán, như một món hàng để người ta xuất cảng chị ra nước ngoài, đem về cho chính phủ của chị một món ngoại tệ, cho cha mẹ một số tiền trả ơn trả nghĩa phải chăng. Rồi tác giả viết kết luận: “Chị như cánh lục bình rời xa con rạch cũ, lỡ trôi dạt ra tới biển Đông rồi, sẽ không bao giờ trở lại nhánh sông xưa. Thương chị, lòng tôi ray rứt không yên.” Cái tuyệt vời trong câu chuyện là tác giả đã móc nối hai cảnh ngộ, xưa và nay, hai khung cảnh chia ly của người chị đi lấy chồng gần hay lấy chồng xa, để tự người đọc nhận thấy cái xa đọa của một chính thể đã bần cùng hóa người dân, để có những người con gái tự tìm lấy một thoát ly, mong thấy một chút ánh sáng trong lúc tuyệt vọng của đói nghèo.
Câu chuyện thứ hai là câu chuyện bên xứ người, chuyện “Người Mễ Bán Hoa”. Chúng ta đã biết là hiện nay Quốc Hội Hoa Kỳ đang bàn thảo dự luật để hợp thức hóa những người di dân bất hợp pháp, mà đa số là người Mễ Tây Cơ đã bất chấp nguy hiểm, hoặc bơi qua sông La Grande ngăn cách xứ họ bần cùng và nước Hoa Kỳ là nơi họ cho là thiên đàng, dù chỉ làm lao động cũng kiếm tiền dễ dàng. Điều đáng nói là những người này họ chỉ cần kiếm được chút tiền để dành dụm tháng tháng gửi về quê nhà cho vợ con hay cha mẹ còn ở lại. Họ không có thẻ thường trú nên không có công việc làm ổn định và thường thì đứng ở gần những hiệu bán đồ xây cất như Home Depot để chờ có những người thuê làm những việc lao động nặng nhọc như khuân vác hay làm vườn. Có những người đứng ở những góc đường cầm bán những bó hoa lay vài đô la cho những người lái xe phải dừng lại để đợi những đèn xanh đỏ đổi mầu.
Phải qua bài viết của Huy Phương, khi anh nói lên những suy tư của mình, người đọc mới thấy thấm thía muốn chia sẻ với những người bán hoa chỉ mong đợi đèn đỏ cháy lâu hơn một chút nữa để có thì giờ chào khách mua hoa, nhưng buồn thay trước khi người lái xe cho được tay vào túi lấy tiền thì màu xanh, xưa nay vẫn là màu hy vọng, đã lại hiện ra để người lái xe rồ máy chạy đi còn để lại thất vọng não nề cho người còn cầm hoa đứng chơ vơ lại ở bên đường. Tác giả đã gặp cảnh này khi anh lái xe về nhà một buổi chiều gần lễ Giáng Sinh. Anh đã nghĩ đến người Mễ bán hoa để kiếm thêm mấy đô la gửi về cho mấy đứa con đang chờ đợi một chút quà Giáng Sinh muộn ở quê nhà, phía Nam biên giới. Nhưng đèn xanh đã bật, những người lái xe ở phía sau bóp còi dục vì họ vội vã về nhà, cũng có những đứa con đang đợi những quà Giáng Sinh, có lẽ sang trọng hơn. Tác giả đã rồ máy phóng đi nhưng tâm tư trĩu nặng mối sầu man mác, và anh đã viết lên ý nghĩ của mình những dòng chữ cho bài tạp ghi lần tới.
Có những việc làm ta suy nghĩ rất nhiều và tế nhị đến độ đôi khi cũng không nên nói ra vì sợ hiểu lầm. Đó là có nên hay không đóng góp vào những chương trình cứu trợ giúp trẻ em khuyết tật, sửa chữa đình chùa, xây dựng trường học, và hàng năm đóng góp vào những quỹ cứu trợ những nạn nhân thiên tai ở bên nhà. Huy Phương nêu những vấn đề này lên trong bài tạp ghi “Con Bò Sữa Hải Ngoại”. Anh không đi đến kết luận vì là vấn đề tế nhị. Anh chỉ nêu lên những con số và đặt những câu hỏi như là: Tại sao những công tác về y tế, giáo dục, xã hội như xây trường, xây bệnh viện, làm đường, đào giếng nước, giúp đỡ người đau ốm, CS không muốn làm, trong khi lại khuyến khích việc xây khách sạn, nhà hàng, khiêu vũ trường, sân đánh gôn. Tại sao những cán bộ cộng sản và những tay nhà giầu có gửi con đi du học, chịu tốn kém hàng nghìn đô la hàng năm trong khi chúng ta gom góp từng đồng bạc hải ngoại để mua từng cuốn tập, cây viết, đôi dép cho dám học sinh nghèo. Vì sao bọn cán bộ cao cấp quyền thế trong chế độ CS có năm bẩy chiếc xe hơi đắt tiền, có nhiều ngôi nhà cho thuê, có hàng ngàn cổ phần trong những công ty lớn, thì ở hải ngoại chúng ta lại đi kêu gào xin từng tấm tôn để lợp nhà cho dân. Đây là một vấn đề rất khó xử giữa lý và tình, giữa thái độ chính trị và lòng nhân đạo. Vấn đề này đã gây nhiều tranh luận cho chúng ta, giữa những người lớn tuổi có kinh nghiệm đấu tranh chống cộng sản và lớp trẻ năng hoạt động và giầu tình thương.
Tôi đã để suốt hai ngày cuối tuần để đọc xong cuốn “Đi Lấy Chồng Xa”, vì dù thích lối hành văn của Huy Phương đến đâu tôi cũng không thể nào đọc sách thẳng một mạch vì những vấn đề anh nêu lên, những tệ nạn bên quê nhà, những điều Việt cộng bịa đặt để tuyên truyền lừa bịp, và trong cuộc sống ly hương của chúng ta bên xứ người cũng có những thảm cảnh, những xung khắc giữa các thế hệ, những điều đó chúng ta cần biết và được biết qua những nhận xét thật sâu sắc của tác giả, đôi khi niềm thương cảm của anh cũng lây sang cho tôi là người đọc, để đôi khi phải buông sách xuống khi thấy xót xa mà nghĩ đến thân phận con người còn phải sống dưới một chế độ phi nhân. Đọc xong cuốn sách, tôi vì tham lam nên tìm đọc cả cuốn tạp ghi “Nước Mỹ Lạnh Lùng” của Huy Phương. Tôi không khỏi chia xẻ cùng ý nghĩ với nhiều nhà phê bình có tầm vóc trước đây là anh viết rất chừng mực, một lối viết của một người nhân hậu, của một nhà giáo, với những nhận xét thật sâu sắc để người đọc phải suy nghĩ nhưng không khỏi chia xẻ với tác giả những nhận xét của anh.
Để kết luận tôi cũng xin có vài lời tạp bình. Tuy mới gặp Huy Phương nhưng tôi đã đọc anh từ hai năm nay vì được các bạn chủ báo ở Nam Cali ưu ái gửi lên cho đọc hàng ngày. Tên của anh cũng quen thuộc với tôi từ mấy chục năm nay. Huy là ánh sáng, và Phương có nghĩa là thơm, là tốt đẹp cũng là tên của những người thân tình, ruột thịt với tôi. Tôi đã có duyên may trước đây có những người cộng sự thân tình, bút hiệu cũng bắt đầu bằng chữ Huy, như các anh Huy Quang Vũ Đức Vinh, và Huy Sơn Dương Quang Thuận, và nay có người bạn văn là Huy Phương Lê Nghiêm Kính. Tôi cũng như anh đã nghĩ đến Huy Cận và cũng thích thơ Huy Cận để đôi khi cảm thấy: “Tai nương giọt nước mái nhà, Nghe trời nằng nặng, nghe ta buồn buồn.” Trong một bài phỏng vấn của Đào Vũ Anh Hùng cho đài VOA tôi cũng đã trả lời là thích thơ của Huy Cận và đặc biệt là bài “Ngậm Ngùi”. Và tôi cũng đã nói là tiếc cho Huy Cận đã không còn làm được thơ lãng mạn để làm xao xuyến những con tim thơ bé tuổi mười lăm khi nhà thơ bị nhiễm vào vùng lầy của căm thù và dối trá do bác và đảng tạo ra làm thành khổ nạn cho dân tộc. Giờ đây tôi lại đọc được những ý tưởng này trong bài cuối cùng của tập tạp ghi, bài “… Nghe Ta Buồn Buồn.” Huy Phương viết để tưởng nhớ Huy Cận.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Ấm Lạnh Quê Người - Huy Phương

Postby bevanng » 02 Sep 2018

HUY PHƯƠNG VIẾT VỀ NƯỚC MỸ

Lá thư Mỹ Quốc của Bùi Bảo Trúc
(Little Saigon Radio tháng 5-2007)


Trong tình hình chính trị với những biện pháp kiểm soát và kiểm duyệt sách báo hiện nay ờ trong nước, đọc được những cuốn sách viết ở nước ngoài là một chuyện không có bao nhiêu người ở trong nước làm được.
Vì thế, giới thiệu những cuốn sách viết ở ngoài Việt Nam cho người ở trong nước cũng chẳng khác gì việc đứng bên trong một tiệm ăn và mô tả, tường thuật, khen hay chê những món ăn trong thực đơn của tiệm cho những người không có mặt trong tiệm.
Mà cái thực đơn của tiệm thì lại có quá nhiều món.
Mô tả lại các món ăn ghi trong thực đơn tuy thế, cũng có thể lại là một điều lý thủ và cần thiết.
Một cuốn sách xuất bản ở hải ngoại mà chúng tôi muốn giới thiệu với quý thính giả là cuốn Nước Mỹ Lạnh Lùng của Huy Phương.
Huy Phương tên thật là Lê Nghiêm Kính, cựu học sinh trường Khải Định Huế. Ông xuất thân là giáo sư dạy ở trung học Nguyễn Hoàng, Quảng Trị, trước khi nhập ngũ phục vụ trong ngành tâm lý chiến. Những năm trong quân ngũ đã khiến ông bị tù 7 năm sau năm 1975.
Huy Phương viết từ thời còn ở trong nước. Ở hải ngoại, ông quay sang với lối viết tạp ghi, những tùy bút ngắn về tất cả mọi chuyện trong đời sống, đời sống ở nước Mỹ. Cuốn Nước Mỹ Lạnh Lùng gom góp một số những tạp ghi của Huy Phương, cuốn số hai của ông cũng là tạp ghi mang tựa đề Đi Lấy Chồng Xa.
Nước Mỹ Lạnh Lùng gồm khoảng gần năm mươi bài tạp ghi. Như tựa đề cho thấy, những tạp ghi trong cuốn sách này đều xoay quanh những chuyện ở Mỹ.
Những chuyện ấy được viết xuống bằng cái nhìn rất chi tiết, không bỏ qua một chuyện nhỏ nhít nào. Ông nhìn ra những điều những người Mỹ làm mà không bao giờ để ý tại sao họ lại làm như thế. Ông nhìn ra những điều đó và tìm cách giải thích hộ cho người Mỹ. Cái nhìn của ông là cái nhìn qua đôi mắt của một người Việt. Ông có cái hài hước, đôi khi cũng có một chút mỉa mai, nhưng không cay độc.
Nhan đề cuốn sách là nước Mỹ, nhưng ông không chỉ viết toàn về nước Mỹ. Cái quá khứ Việt Nam, Huế của ông vẫn còn bám sát theo ông để từ đó ông nhìn nước Mỹ, con người và sự vật ở quốc gia này.
Nhan đề Nước Mỹ Lạnh Lùng có thể khiến cho người chưa đọc Huy Phương nghĩ là ông có những điều chê trách nước Mỹ, nhưng đọc ông rồi mới thấy điều đó không đúng. Ông chờ để sống ở nước Mỹ một số năm, từ miền đông sang miền tây rồi mới ngồi xuống nhìn nước Mỹ. Ông nhìn ra những điều nhiều người không nhìn thấy, rồi đem những chuyện ấy mổ xẻ, nhìn ngắm theo cách thế riêng của ông, từ chuyện nước Mỹ nhàn tản, đến những tất bật vội vàng hối hả của người Mỹ, những nghịch lý trong đời sống ở đây. Ông viết về những điều nước Mỹ bầy ra cho những người mới sang đây sinh sống, những vấn đề của cuộc sống ở đây, tình người đổi khác theo với thời gian, khung cảnh mới.
Một hai năm sau chuyến di cư của mấy trăm ngàn người Việt sang nước Mỹ, Võ Phiến đã viết một loạt tùy bút qua hình thức những bức thư gửi cho một người quen cũng sang Mỹ trong chuyến di tản của ông. Trong những tùy bút đó, Võ Phiến ghi lại những cái nhìn của ông nơi miền đất lạ. Loạt tùy bút của Võ Phiến bầy ra không biết bao nhiêu là tâm trạng của người Việt xa xứ lần đầu tiên bị ném vào đời sống ở Mỹ.
Gần ba chục năm sau những lá thư của Võ Phiến là những tạp ghi của Huy Phương. Nước Mỹ Lạnh Lùng không phải là sự nối dài hay tiếp nối của những lá thư Võ Phiến viết mặc dầu nó cũng là những ghi chép, mổ xẻ tinh tế về đời sống ở nước Mỹ.
Võ Phiến viết những lả thư gửi bạn trong tâm trạng còn bàng hoàng sau chuyến đi, trước mặt là những nét quá mới của miền đất lạ.
Huy Phương viết tạp ghi sau nhiều năm ở lại với quê hương khốn khó lầm than và sang Mỹ khi đợt di cư trước đã yên ấm trong cuộc sống mới.
Những tạp ghi Huy Phương viết làm người đọc sống ở Mỹ đã lâu nhìn mọi chuyện một cách bình thản thì tác giả moi ra những điều mà ông thấy không bình thường khiến những người quá quen với đời sống ở Mỹ cũng hết sức ngạc nhiên. Người Việt trong nước chắc chắn đã nghe nhiều về đời sống ở Hoa kỳ. Nhưng phần lớn, những cái nhìn đó hoặc phiến diện, hoặc bị tô vẽ cho nhiều râu ria bằng những trí tưởng tượng phong phú cũng có, mà cũng nhiều phần để thỏa mãn cái tự ái của người đi xa mặc vội chiếc áo gấm để về làng cũ. Tất cả đều là những cái nhìn méo mó, không biểu lộ được bao nhiêu sự thật. Vì thế, hình ảnh nước Mỹ quá tệ lậu hay quá tốt đẹp thì đều không đúng cả.
Huy Phương có cái trầm tĩnh, điều độ của một nhà giáo. Ông Sống vừa đủ với chế độ mới ở trong nước sau những năm lớn lên ở miền nam. Rồi ông lại sống khá lâu ở nước Mỹ sau khi tới Mỹ tương đối muộn so với đợt di tản 1975.
Nhờ đó, cách viết, cách nhìn, cách phân tích sự vật của ông bình tĩnh hơn.
Nếu cuốn sách này về được Việt Nam, thì người đọc ở trong nước sẽ có được những cái nhìn đúng hơn về đời sống của người Việt ở nước Mỹ.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Ấm Lạnh Quê Người - Huy Phương

Postby bevanng » 02 Sep 2018

Đọc ĐI LẨY CHỒNG XA của Huy Phương
(NGUYỄN MẠNH TRINH)


Huy Phương là một cây bút đã xuất hiện trên văn đàn khá lâu từ thuở tạp chí Đời Mới của nhà cách mạng Trần Văn Ân, sở trường là viết văn, làm thơ. Thế mà, khi bắt đầu cầm bút ở hải ngoại, ông lại xuất bản hai tập tạp ghi. Một là, “Nước Mỹ Lạnh Lùng” và hai là “Đi Lấy Chồng Xa”, tác phẩm vừa trình làng tuần rồi… Lý do, theo lời tác giả Huy Phương, rất giản dị, ông muốn diễn tả trung thực đời sống cũng như suy tư của một thời đại quá nhiều đổi thay, quá nhiều chia ly mất mát:
“… sau này, qua những trải nghiệm trong hơn mười ba năm quân ngũ rồi bảy năm với nhà tù Cộng Sản từ Nam ra Bắc, ông đã kinh qua bao nhiêu dời đổi, thăng trầm, nhìn rõ được bộ mặt cuộc đời và lòng người, đau khổ, hận thù, xót xa, cay đắng. Định cư tại Hoa Kỳ năm 1990, cầm bút trở lại ông tự xác lập ngay cho mình một đường hướng sáng tác mới, dùng ngòi bút trực tiếp đề cập tới những vấn đề xảy ra hàng ngày trước mắt, phê phán những hiện tượng tiêu cực, minh họa những xót xa ẩn khuất của đời người mà ông tiếp nhận bằng cảm xúc tinh vi của một người viết nhập cuộc. Ông chọn Tạp Ghi là lối viết thẳng vào sự việc, không hư cấu quanh co”.
Nhà văn Phan Nhật Nam nhận xét: “Huy Phương đã viết tận chân tình, viết vì bổn phận của người được sống sót”, cũng như ký mục gia Bùi Bảo Trúc, người viết tạp ghi vào hạng xuất sắc cũng nhận xét “Huy Phương là người viết Tạp Ghi hay nhất trong làng bảo hải ngoại.” Hai nhận xét trên của hai cây bút nổi danh thiết tưởng cũng đã giới thiệu quá đầy đủ tầm vóc của tác phẩm.
Riêng tôi, là một độc giả, những nét sống động cũng như cảm nghĩ chân thật của những dòng chữ viết đã làm cho tôi có tâm cảm chia sẻ với tác giả. Thực ra, đã có rất nhiều người viết tạp ghi, và có nhiều người đã mang cái tâm đầy ẩn ức để viết và mô tả những sự kiện theo cảm tính của mình. Thành ra, có lúc thành người mỉa mai quá độ hoặc có lúc lại thành người quá thành thực khi hăng say kể ra những điều tiêu cực với phong cách thầy đời dạy dỗ người khác. Dĩ nhiên, người đọc không ưa thích lắm những phong cách như thế.
Với Huy Phương, viết là một cách biểu lộ cái tâm nhân ái. Quá khứ, nhắc lại chỉ để là một kinh nghiệm cho hiện tại và tương lai. Từ người và việc, từ nếp sống và cách nghĩ, đều thấp thoáng bóng dáng của một người Việt nam tuy sống ở xứ người nhưng vẫn hướng vọng về đất nước, về nơi chốn quê hương như Huế, như Sài Gòn. Những dữ kiện, của đời thường, đã làm cho những đoạn văn của ông có sức sống và, trong cách diễn tả trầm tĩnh đã lột tả được tâm tư của người cầm bút. Những hư cấu, nếu có, cũng bị làm mờ nhạt đi, để chỉ còn lại trong ngôn ngữ những tinh huyết và tủy xương của văn chương. Nhìn ngắm đời sống ở Hoa Kỳ với tâm cảm Việt Nam, với một quê hương tuy xa mà gần, tất cả những trái ngược, những mâu thuẫn đời sống đã làm thành da thịt cho một vóc dáng nhân bản phức tạp nhưng lại gần gũi dễ chia sẻ. Đọc từng đoạn văn, thấy được cái hồn hậu của người từng trải. Qua từng câu chuyện kể, nhìn được đời sống phản ánh từ những góc cạnh bất ngờ của ý hướng muốn thâm nhập sâu vào cõi sâu thẳm của con người.
Là người lính, là người tù, là người H. O. đi tìm đời sống tự do xứ người, tất nhiên tác giả Huy Phương đã chọn một vị thế để nói lên tiếng nói của những người đồng cảnh, mà, cùng với nhau trải qua những khốn khó của những người thua trận. Nỗi niềm ấy, dàn trải trong tác phẩm, không phải là những lời kêu gọi căm thù, mà, trái lại, là những lời kêu gọi yêu thương. Nhưng, không phải kiểu yêu thương một chiều thỏa hiệp. Trong lịch sử cũng như văn chương, đòi hỏi sự công bằng và sòng phẳng. Chiến tranh đã dứt từ ba mươi năm, nhưng vết thương đau dân tộc vẫn còn. Viết về nó, không phải làm khơi sâu vết thương, mà có khi là hành động bóc đi những phần da thịt bị hư thối để có một lớp biểu bì lành mạnh tươi đẹp hơn.
Chọn lựa những hình ảnh, những cuộc đời sống thực để mang vào văn chương đã khó mà chuyển thể thành tạp ghi để độc giả dễ chia sẻ dễ hòa đồng lại khó hơn. Tôi nghĩ tác giả Huy Phương trong tác phẩm “Đi Lấy Chồng Xa” đã thành công và đạt được mục đích trong công việc làm khó khăn ấy.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Ấm Lạnh Quê Người - Huy Phương

Postby bevanng » 02 Sep 2018

NỖI XÓT XA CỦA MỘT NGƯỜI LÍNH


Đọc “Đi Lấy Chồng Xa” tạp ghi của Huy Phương
ĐỖ VĂN PHÚC


Nhà văn viết truyện có thể dựng lên một câu chuyện hoàn toàn hư cấu hay dựa trên một chuyện thực mà thêm những tình tiết, nhân vật hư cấu để cho người đọc say mê theo dõi. Người viết báo thì có cả hàng trăm, hàng nghìn chuyện xảy ra hàng ngày quanh ta để lựa chọn, viết lại một cách trung thực như người chụp lại sự việc qua một tấm ảnh, dĩ nhiên có khác nhau về góc độ nhìn. Chuyện đăng tải trên báo chí, có bao nhiêu phần trăm những chuyện đó trở thành mối bận tâm làm cho chúng ta ray rứt ngày đêm? Người viết tin tức chỉ nêu ra sự kiện một cách trung thực như nó đã xảy ra, nhưng người viết tạp ghi biết chọn lọc tình tiết để dẫn dắt người đọc đi vào những điểm đáng nói đến, để so sánh, trình bày với mục đích tác động đến tâm lý người đọc, ít nhiều góp phần thay đổi cách nhìn, lối sống chúng ta.
Huy Phương là một bút hiệu rất quen thuộc. Ông tên thật là Lê Nghiêm Kính, nhà giáo động viên vào khóa 16 Thủ Đức. Từng là Biên tập viên báo chí và đài phát thanh Quân đội, Tổng thư ký tòa soạn Nguyệt san Chiến Sĩ Cộng Hòa và tạp chí Tiền Phong, Trưởng phòng Tâm Lý Chiến và Chỉnh Huấn tại TTHL Quang Trung. Sau 1975, bị 7 năm tù cải tạo; hiện định cư tại Orange County, California. Ông cộng tác với nhiều báo, tạp chí ở hải ngoại. Ông viết thường xuyên phần Tạp Ghi cho nhật báo Người Việt tại California. Sách đã xuất bản: Mắt Đêm Dài (thơ), Mây Trắng Đồn Xa (truyện ngắn), Nước Mỹ Lạnh Lùng (tạp ghi), Đi Lấy Chồng Xa (tạp ghi).
Huy Phương đã mở đầu tập sách “Đi Lấy Chồng Xa” bằng câu chuyện cùng tên để nói lên một vấn nạn thương tâm của phụ nữ Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Không những ông đã nêu ra được những thảm cảnh xảy ra do sự nghèo đói, đua đòi. Nhưng tôi hiểu điều ông muốn nói lên là sự đổ vỡ của đạo đức, tình cảm gia đình. Chưa có giai đoạn nào, hoàn cảnh nào trong lịch sử Việt Nam - và có lẽ trên khắp hoàn vũ - có những người mẹ dễ dàng đem con mình bán cho ngoại nhân để kiếm tiền. Họ dư biết tương lai u ám của thân phận người phụ nữ chân yếu tay mềm nơi đất khách nhưng “hoan hỉ” chấp nhận, đến nỗi Huy Phương phải thốt lên một câu cay đắng: “Ngày xưa, nuôi được con heo nái đẻ con, lúc bán đàn heo con đi, mẹ cầm xấp bạc trong tay mà thở dài. Bây giờ bán chị đi, lòng mẹ có buồn nghìn lần hơn thế không?” (trang 16)
Huy Phương đã viết rất nhiều, trong 58 câu chuyện nhỏ, đa số chỉ dài chưa đầy 4 trang giấy, với đủ các đề tài: từ những nỗi đau bên quê nhà như tin về bão lụt, buôn bán phụ nữ Việt Nam, sự thay đổi trong đời sống xã hội Việt Nam ngày nay (dĩ nhiên theo chiều hướng đi xuống trầm trọng); cho đến những chuyện nhỏ trong sinh hoạt cộng đồng người Việt tha hương như sự lạm dụng tiền an sinh xã hội, tranh chấp, đua đòi, hoạt đầu chính trị, vân vân.
Cái nhìn của Huy Phương đối với những sự kiện xảy bên quê nhà qua lăng kính của một người Việt yêu nước, ưu tư về vận mệnh dân tộc. Ông đau nỗi đau chung của đồng bào. “Nghèo đói, oan khiên, lại lũ lụt, sao số phận của mảnh đất cằn cổi quê hương tôi lại có nhiều cay đắng đến thế?” (trang 18).
Những tệ nạn bên quê nhà được Huy Phương nói đến trong các bài Đại Hán, Đại Gian (chuyện Việt Cộng bán đất quê hương cho Tàu Cộng), Miếng Ăn (sự tham ăn của cán bộ Việt Cộng, “ăn như chưa bao giờ được ăn, nhìn cán bộ ta ăn mà thấy xấu hổ” (lời nhà văn trong nước Dương Thu Hương), Những Điều Không Có Thật (Việc thổi phồng, bịa đặt của Việt Cộng trong tuyên truyền lừa bịp), Văn Hóa Thập cẩm (Sự suy vi văn hóa dân tộc ở Việt Nam ngày nay), Chung Cư Việt Kiều (một mưu mô làm tiền, khuyến dụ bọn Việt gian về nước hưởng thụ).
Một phần ba cuốn sách nói về đời sống người Việt tại Hoa Kỳ: về tuổi già (Tình Già, Nỗi Đau Tuổi Già, về Hưu Làm Gì, Mẹ và Nursing Home); sự tương khắc giữa các thế hệ, giai tầng xã hội (Bữa Cơm Gia Đình, Tuổi Thơ Đã Khác, Con Neo), thành công và thất bại, chạy đua với đời sống, văn minh kỹ thuật mới (Chiếc Còng Điện Tử, Alzheimer Đâu, Có Thứ Lạ Đời, Chuyện Chó Mèo, Hồ Thành Việt…), cùng những thói hư tật xấu của nhiều thành phần trong cộng đồng hải ngoại (Còn Mong Nỗi Gì, Xin Hãy Yêu Nước Mỹ…)
Là một người lính, nhất là một chiến sĩ Chiến Tranh Chính Trị, từng làm biên tập các tờ báo của Quân đội, Huy Phương đã dành một phần trong sách để nói đến số phận chiến hữu của mình sau chiến tranh. Sự “đổi đời” ở Việt Nam cũng theo chân người di tản, HO qua tận đất Mỹ và tạo nên nhiều cảnh éo le mà một vị cựu Đại tá đã thốt lên: “thà chết còn sướng hơn” là đi làm việc cho một người lính cũ nay đã thành công về tài chánh tại Mỹ. Có lẽ nhờ cuộc đổi đời bể dâu mà những người lính cấp nhỏ được nhìn thấy thực bản chất của các quan tướng từng hùng hổ bệ vệ ngày xưa.
Cũng như nhà báo An Pha đã vạch ra trong loạt bài “Nói Với Niên Trưởng” đăng trên nhật báo Người Việt về tư cách các đàn anh khi còn ở trong các trại tù Cộng sản; Huy Phương đã nhắc đến những tác phong quan liêu, vô nhân tính của vài cấp chỉ huy khi còn tại chức dù miệng vẫn hô hào “Huynh đệ Chi binh” khi một ông Tướng Chỉ Huy Trường Bộ Binh Thủ Đức cầm trong tay ly rượu whisky óng ánh vàng đứng bên chiếc xe Huê Kỳ lộng lẫy tại cổng số 7, đón cái chết của bảy Sinh viên Sĩ quan và hai huấn luyện viên vũ khí khóa 16 Thủ Đức, tử nạn trong khi huấn luyện. Huy Phương đã bất nhẫn than rằng: “Những ngày đó chúng tôi và bạn bè chưa biết sẽ phải chết vì những viên tướng như thế kia, và đó chỉ mới là ấn tượng sơ khởi ở một nơi gọi là quân trường, chưa phải là ngoài đơn vị tác chiến.”
Nếu Huy Phương biết đến chuyện một tướng Sư đoàn đang ôm gái nhảy đầm ở thành phố khi cả một trung đoàn tan hàng, thương vong hàng trăm nhân mạng, hay một ông Đại tá đã ném những tiểu đoàn quân vào sâu trong vùng địch, xa ngoài tầm yểm trợ của pháo binh vì lý do ông chưa hề đi chiến đấu ở các cấp thấp cho đến ngày ông được bổ nhiệm làm Trung đoàn trưởng Bộ Binh; thì hẳn Huy Phương phải viết hết một chương về những chuyện đau lòng này.
Chúng ta đã thất bại trong cuộc chiến, mà từ ba mươi năm qua, hầu như chúng ta đều đổ lỗi cho ngoại nhân, cho thế cuộc; ít ai chịu nhận định một cách khách quan rằng 80% sĩ quan cấp tướng của chúng ta vừa vô tài, vừa thiếu đức. Quân hùng mà không có tướng mạnh thì dù ngoại viện hàng tỉ đô la một năm cũng chẳng giúp được gì, có chăng là vào túi các đại quan để họ ôm ra đi theo vợ đẹp con khôn, bỏ mặc thuộc cấp trong những giờ sinh tử của quốc gia. Hàng trăm ngàn nghĩa sĩ để lại xương thịt trên mảnh đất thân yêu, hàng trăm ngàn quân cán chính bị lùa vào các trại tập trung và hàng trăm ngàn khác thương tật lê lết tấm thân tàn trên vỉa hè để tủi nhục kiếm ăn qua ngày. Huy Phương đã không quên những linh hồn oan khuất này trong hai bài: “Những Linh Hồn Oan Khuất” và “Nghĩa Trang và Nghĩa Địa”. “Nếu lập trai đàn cầu siêu, thì cũng xin quý vị lập cho một cái trai đàn ở Nghĩa trang Quân đội của miền Nam tại Biên Hòa luôn thể…” (trang 128). Ông đã cảnh giác việc Cộng sản, sau hơn ba mươi năm trễ tràng, có thể có ý định chấp thuận cho tu bổ lại Nghĩa Trang Quân Đội như: “một thứ tâm lý trang điểm cho chế độ, cũng như gần đây có những bài bản đang được trang điểm cho chính sách tôn giáo… Chúng ta đừng có ảo tưởng đối với những danh từ đẹp đẽ, vì “khúc ruột ngàn dặm” chẳng qua cũng phát xuất từ thành ngữ “'đồng tiền nối liền khúc ruột” mà thôi.” (trang 139)
Qua gần ba trăm trang, với 58 bài viết, Huy Phương đã xử dụng giọng văn vừa châm biếm, vừa chua chát nhưng cũng pha chút dí dỏm để làm người đọc thích thú theo dõi từng trang. Xuất thân là một nhà giáo, trong chiến tranh khoác chiến y, Huy Phương đã có đủ kinh nghiệm sống thực tế để làm cho ngòi bút của mình uyển chuyển, trầm tĩnh mang đầy tính nhân bản, xây dựng hơn là chê trách đả phá. Ông đặt ra vấn đề và nhiều lần đã để dành câu trả lời cho độc giả. Về việc người Việt mê phim bộ Trung Hoa, sau khi đã đưa ra những con số, những tác hại, Huy Phương đã hỏi: “Phim Tàu có giúp ích gì thêm kiến thức cho người Việt hải ngoại không? Bỏ tiền ra để đi thuê phim Tàu có phí tiền không? Mỗi ngày bỏ ra một vài tiếng để xem phim Tàu có vô bổ không?” (trang 248)
Hoặc khi nói về thảm cảnh người Việt bán thân làm nô lệ tại nước ngoài, ông viết những câu não ruột: “Tất cả đều vì đồng tiền, mang một giấc mơ đơn giản là chịu khổ, đày đọa tấm thân để mong có chút tiền dành dụm giúp gia đình đang đói khổ ở quê nhà. Những người đi bán sức người khắp năm châu đã trở lại, những người vợ chung ở Trung Quốc đã trốn về, những đứa trẻ bán mình đã tuyệt vọng… Nhưng vì sao con người Việt Nam vẫn nối tiếp nhau để tìm cách rời bỏ quê hương để ra đi? Để bán sức trâu ngựa, để làm vợ thuê, để bán thân… Trời cao đất rộng, con người Việt Nam khốn khổ, cay đắng biết kêu ai?” (trang 242)
Xếp trang sách chót của tập tạp ghi Đi Lấy Chồng Xa, lòng tôi pha trộn những cảm giác bâng khuâng, xúc cảm và thầm cảm ơn nhà văn Huy Phương đã nói lên giùm rất nhiều điều mà tôi vẫn ấm ức muốn viết ra nhưng không có khả năng làm sống động trên các trang giấy. Trong những điều mỉa mai, bỡn cợt có một giọt nước mắt xót xa, cay đắng.
Ít nhất, mỗi người trong chúng ta có thể thấy một phần đời và suy nghĩ của mình qua các trang sách.

Austin 6 tháng 3, 2006.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Ấm Lạnh Quê Người - Huy Phương

Postby bevanng » 02 Sep 2018

ẤM LẠNH QUÊ NGƯỜI

(Quỳnh Giao)


Trong các thể tài, “tạp ghi” là loại… dễ viết nhất.
Khi cầm bút trước trang giấy trắng, hay ngồi trước bàn gõ với màn ảnh trắng tinh, người viết muốn đặt xuống những cảm nghĩ của mình với niềm mơ ước là sẽ có người thích, chỉ vì lúc đó chính mình cũng thích! Nếu chẳng may như có người không thích thì mình đã có chỗ lùi. Thì “tạp ghi” mà. Lùi ở chữ “tạp”, được giải thích như “tạp nhạp thôi”.
Trong sự khiêm nhường đã có chỗ chống chế!
Thật ra, tạp ghi dễ viết không ở chữ “tạp”. Dễ viết chỉ vì chẳng có hạn đề hạn vận hạn chế gì cả. Hứng gì thì viết nấy.
Như vậy, “tạp ghi” khác gì với “tùy bút”? Có lẽ, đây là câu hỏi cho người viết ít mà đọc nhiều nên mới tìm ra lý lẽ phân biệt và diễn giải cho chúng ta hiểu. Đó là phần vụ của phê bình hay giảng văn. Người viết tạp ghi có thể chẳng bận tâm đến điều ấy.
Mà đã nói vậy thì “tạp ghi” khác gì với “phiếm luận”, luận về chuyện phiếm? Khác ở chất châm biếm trong phiếm luận, hay trong đề tài gợi hứng là “phiếm”, là “tạp”? Cũng lại là một câu hỏi cho người khác, chứ người viết tạp ghi có thể chẳng bận tâm đến điều ấy.
Cứ tùy hứng mà viết và viết về những đề tài không tham vọng, đó là “tạp ghi”. Nếu có tham vọng, người ta đã viết tiểu luận, bình luận hay biên khảo… Tạp ghi vì vậy có thể là vài ba điều ghi lại trong cái hứng của người viết. Nhờ vậy mới là dễ viết, nhưng cũng vì vậy mà khó thành công.
Trong thể loại tùy bút, những Vũ Bằng, Nguyễn Tuân, Võ Phiến hay Mai Thảo đều là tên tuổi không thể không nhắc tới. Đây là một phần rực rỡ và rất mới của văn chương. Trong thể loại phiếm luận, Mai Nguyệt (một bút hiệu của Tchya khi viết phiếm luận) Đái Đức Tuấn, Hiếu Chân Nguyễn Hoạt, Lãng Nhân Phùng Tất Đắc, đều là những bậc tiền bối đã thành danh. Chưa nói đến các cây bút thiên về thời sự hơn văn học hay nhân thế, của các nhà báo miền Nam trong những năm rực rỡ trước 1975 như Võ Phiến chẳng hạn…
Đó là về tùy bút hay phiếm luận.
Về “tạp ghi”, trường hợp phổ biến hơn trong những năm sau này tại hải ngoại, chủng ta đã có nhiều người cự phách, viết ra là có người tìm đọc và còn giữ lại để đọc lại.
Một trong những người ấy là Huy Phương Lê Nghiêm Kinh.

Theo quy tắc rất Mỹ là phải thành thật khai báo, người viết xin nói là đã biết anh Kinh từ thời cùng làm việc trong đài phát thanh. Nhưng, vị sĩ quan Chiến tranh Tâm lý thời ấy khác hẳn với nhà văn Huy Phương thời nay. Giống nhau chỉ ở chữ phương, ở tính tình chân phương, ngay thẳng.
Người biết Hán Văn ở chung quanh thì giải thích rằng Huy là sáng và Phương là thơm, nhưng gì thì gì, Nghiêm và Kính vẫn là cốt cách nguyên thủy! Từ xưa, anh đã có dáng vẻ của một nhà nho mặc áo kaki. Mà không thể giải thích rằng vì anh cũng là một nhà giáo. Đó là về ngày xưa.
Ngày nay, Huy Phương đã chín mùi sau những năm mà hòa bình đồng nghĩa với tù tội và tự do phải song hành với lưu đầy. Những năm bị “cải tạo” xong, anh trở thành người H. O. và định cư muộn màng bên Mỹ.
Mỗi người lại có một phong cách “chín mùi” sau những đổ vỡ và giác ngộ bi thảm như vậy, cách của Huy Phương đem lại vị ngọt cho chúng ta.
Ông sống lại, viết lại, viết đều và còn cố gom lại cho chúng ta các bài tạp ghi trong ba tập sách, “Nước Mỹ Lạnh Lùng”, “Đi Lấy Chồng Xa”, và tập “Ấm Lạnh Quê Người” sẽ ra mắt.
Khi vầng dương vừa ló dạng, nhiều loài chim bật hót líu lo. Cũng vầng dương ấy có thể khiến nhà văn nhà thơ viết thành trang sách đẹp cho văn chương. Điều thôi thúc Huy Phương trong từng trang tạp ghi nhiều khi lại không đẹp như vậy. Tâm ông mở ra khắp bốn phương, đón nhận mọi màu sắc, mùi vị lẫn tâm tình xấu tốt, và cái tâm đó trở thành cái lọc, để gạn ra những điều xấu đẹp và viết lại như một thời thủ thỉ nhẹ nhàng về mọi chuyện trên đời.
Ở Huy Phương, gây thấm thía cho chúng ta chính là cái lọc ở trong tâm của ông.
Như một đóa hướng dương luôn luôn xoay về ánh mặt trời, Huy Phương luôn có hướng thiên về luân lý, đạo đức, về sự đúng sai trong cách xử thế. Con người mô phạm năm xưa không thể giải thích được sự chọn lựa đúng sai ấy. Có lẽ, người tù đã xuống tận cùng của tuyệt vọng và vẫn vươn lên thì mới có thể cảm thông với sự yếu đuối và kiên nhẫn chỉ ra cái hướng tử tế hơn trong cách sống.
Người viết tạp ghi có thể dùng sự uyên bác của mình làm cơ sở so sánh và diễn giải, Huy Phương không vậy. Ông trình bày vừa đủ chuyện của thiên hạ, tin tức từ báo này, thống kê của xứ nọ, thành tích của đất kia, cho độc giả thấy nhân loại nơi nào cũng có những vấn đề tương tự. Chỉ ngần ấy thôi, sau đó, tác giả nói ngay về cảm nghĩ và sự chọn lựa đúng sai hay xấu tốt của ông trong hoàn cảnh ấy, với sự ôn tồn mà chắc nịch. Nhưng vẫn nhuốm vẻ châm biếm ý nhị.
Cái lọc ở trong tâm hồn tác giả muốn giữ lại những gì cho người đọc?
Lòng tốt, sự chung thủy và kính trọng người khác là nét nổi bật trong hơn 150 bài đã viết. Trong cõi chân và thiện ấy, đẹp nhất vẫn là Việt Nam, một khoảnh Việt Nam đã mất. Ông là tác giả mà giới trẻ nên đọc trong sự so sánh cái đã mất của quê hương và những cái đang còn, đến phát nhục, của Việt Nam ngày nay. Bài “Món Hàng Rẻ” ở trang 257 trong cuốn “Ấm Lạnh Quê Người” là một thí dụ gây xúc động.
Viết tạp ghi hay là người biết dẫn.
Từ chuyện bâng quơ thường tình mà ai cũng có thể đã nghe đã biết, người viết dẫn mình qua chuyện khác, tưởng chừng như “tạp nhạp” hay “tùy hứng”, thế rồi đẩy mình đến trước những khám phá bất ngờ, gây bồi hồi, làm độc giả ngẫm nghĩ. Huy Phương không bỏ người đọc ở chỗ đó. Ông dẫn chúng ta đến một sự chọn lựa có hậu, văn minh và từ ái.
Vì vậy, ông là người viết tạp ghi thành công, sách ông đã được tái bản nhiều lần. Cây bút khác thì chỉ giúp người mua vui - vốn là đặc tính không có tham vọng lập thuyết của thể loại tạp ghi. Huy Phương giúp chúng ta trở thành người tử tế hơn. Từng mảnh vụn vỡ trong quá khứ Việt Nam thật ra vẫn long lanh phản chiếu được hồn người, đấy là cách đứng dậy và cầm bút của Huy Phương.

7-2007
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Ấm Lạnh Quê Người - Huy Phương

Postby bevanng » 02 Sep 2018

ẤM LẠNH QUÊ NGƯỜI, tạp ghi của Huy Phương

(PHẠM CAO DƯƠNG đọc)


Bình thường khi đọc một cuốn sách hay, người ta có khuynh hướng đọc một hơi cho đến hết, trừ phi có việc bận phải ngưng nửa chừng. Tôi đã không đọc Ấm Lạnh Quê Người của Huy Phương một hơi như vậy mà đã đọc làm nhiều lần, mỗi lần từ một đến ba bài rồi ngưng lại để có thì giờ trở lại với những gì tác giả đã viết, kiểm điểm, suy ngẫm và hưởng những dư âm còn lại sau khi đọc xong một bài. Lý do hoàn toàn đơn giản. Đây là một tuyển tập hơn bốn mươi bài tạp ghi của tác gia, mỗi bài phản ảnh một sự kiện xảy ra ở quê nhà hay ở quê người của tác giả; sự kiện nọ độc lập với sự kiện kia, từ đó bài này độc lập với những bài khác. Ngoài ra tác giả đã không tự giới hạn ở những sự kiện mà ông trình bày mà tùy theo kinh nghiệm, sự hiểu biết và trí nhớ của ông, ông đã dẫn dắt người đọc tới những sự kiện khác đồng loại trước khi kết luận. Tùy theo sự lựa chọn của mình, người đọc có thể đọc bất cứ bài nào, không nhất thiết phải theo đúng thứ tự số trang; đọc hết thì dừng lại hay đọc tiếp, tùy ở người đọc và tùy ở nội dung của bài đọc.
Huy Phương xuất thân là một nhà giáo và một nhà giáo chịu khó đọc sách, đọc báo nên có kiến thức rộng, trí nhớ tốt, lại có thời gian phục vụ trong quân đội qua các hoạt động báo chí và truyền thanh, rồi nhiều năm “học tập”, kể cả ra Bắc, sau này về sống thêm nhiều năm nữa dưới chế độ cộng sản… trước khi sang sống ở nước Mỹ nên qua mỗi sự kiện ông viết, ông đã đưa người đọc đi xa hơn là những gì ông nói tới ban đầu.
Điển hình cho lối viết này là bài “Tiếng Chim Buổi Sớm” là bài in ở đầu sách và cũng là một trong những bài hay nhất, đẹp nhất và phản ảnh rõ nhất con người của tác giả. Câu chuyện bắt đầu bằng tiếng chim hót buổi sáng mà ông nghe được ngày ông bị đày ra tận Hoàng Liên Sơn ở ngoài Bắc, nơi “lán” tù của ông ở bên một dòng suối nhỏ, đầu lán có một cây rừng, đến mùa hè hoa nở đỏ và ông đã có dịp “nằm im quên hết phiền muộn, tận hưởng những âm thanh tuyệt diệu, âm thanh đầu tiên của một ngày. Để sau đó, không bao lâu, là tiếng kẻng tù gắt gỏng nổi lên giữa buổi sớm mai, bắt đầu một ngày lưu đày khốn khổ.”
Từ những phút hạnh phúc ngắn ngủi đầu ngày này, sự liên tưởng đã khiến ông nhớ lại nhận định của Lý Lạp Minh, một nhà văn Trung Quốc, qua những hàng cây cao đầy bóng mát của đường Hồng Thập Tự của Saigon thời trước năm 1975, luôn luôn ríu rít tiếng chim kêu. Tiếp theo là tiếng gà con ở quê nhà, tiếng cu gáy ở đâu đó hòa điệu. Rồi ông lại trở lại với thực tế ở núi rừng miền Bắc với tiếng chim “bắt cô trói cột” kéo dài từ mỗi buổi trưa cho đến lúc nắng quái buổi chiều. “Tiếng kêu đanh lại, nghe như gằn từng tiếng, theo đầu óc tưởng tượng của mỗi người với những hoàn cảnh riêng như lời kêu thống thiết, oán than, trách móc não nuột.” Tiếng chim “bắt cô trói cột” nghe thành “hết cơm tới bột”, “đói cơm đứt ruột”, “khó khăn khắc phục” hay thê thảm hơn qua hoàn cảnh xa nhà, nhớ vợ, thương con của người tù: “nhớ con đứt ruột”.
Chưa hết, tiếng chim kêu ở Hoàng Liên Sơn lại đưa ông về với tiếng chim quốc hay Đỗ Quyên, hóa thân của Thục Đế qua thơ của Bà Huyện Thanh Quan và của Chu mạnh Trinh, tiếng chim “gà nô” hay “giá cô” với ghi chú của học giả Trung Quốc Lâm Ngữ Đường, tiếng chim khướu, chim khuyên để rồi ông lại luận bàn về chuyện chim lồng cá chậu với lời khuyên của một nhân vật người Tàu khác là ông Trịnh Bản Kiều. Cuối cùng qua những loại chim không phải luôn luôn được người ta ưa thích như chim cú, vẹt, quạ…, nhưng vẫn kết luận: “Trong khi trái đất này còn quá nhiều loài quạ, vẹt, cú, kên kên…, mà chúng ta còn nghe được tiếng chim hót, hạnh phúc biết bao!”
Huy Phương cứ nhẩn nha, lan man viết như vậy, kể cả trong những tạp ghi ông viết về nước Mỹ và xã hội Mỹ. Ở những bài này, ngoài những kiến thức, những kinh nghiệm, sự bén nhạy và khả năng liên tưởng sẵn có, tác giả còn phải đọc các sách báo ngoại quốc, các tài liệu thống kê để tìm hiểu thêm và để suy luận. Bản chất thày giáo và sau này là người làm báo hẳn là đã giúp ông rất nhiều trong lối viết này.
Về văn phong và cách nhận định, khác với Nước Mỹ Lạnh Lùng và Đi Lấy Chồng Xa xuất bản một năm và bốn năm trước, trong Ấm Lạnh Quê Người Huy Phương đã tỏ ra bình tĩnh, thanh thản hơn và từ đó nhẹ nhàng hơn, bao dung hơn, độ lượng hơn, khéo léo hơn nhưng thâm trầm hơn, kể cả đối với những người một thời đã góp phần vào việc hành hạ ông và các bạn ông cũng như cả dân tộc ông. Chẳng hạn như trong bài “Nhớ Hoàng Liên Sơn” viết về những người lính VNCH đã chết trong thời gian bị bắt đi cải tạo, xác bị bỏ lại trên những núi hoang rừng thẳm ở miền Bắc và qua bài viết của phóng viên Nguyễn Tiến Dũng đằng trên báo Người Việt hồi tháng 10 năm 2006. Bên cạnh “Sự quên lãng và không quan tâm” bắt nguồn từ “hậu quả hận thù vẫn còn dai dẳng trong quả tim đã chai đá của những người thắng trận”, Huy Phương đã không nặng nề lên án, không cay đắng, thù hận mà chỉ viết lên sự tiếc nuối của mình “Phải chi” những người Cộng Sản cao cấp, có quyền lực ở Hà Nội, có đầu óc suy nghĩ và nói được một câu nói như của ông Nguyễn Đức Hùng, một đại úy CS giải ngũ ở xã Việt Cường “Ngày xưa tôi và các bác ấy ở hai bên chiến tuyến, anh nghĩ có thể làm gì được khác ngoài chuyện bắn nhau nào. Bây giờ các bác ấy nằm tại khu đất này, làm gì được chúng tôi sẽ làm, không ngại gì hết.” Nếu như, bộ máy cầm quyền Hà Nội có suy nghĩ cho ra con người như thế thì đất nước Việt Nam đã khá hơn rồi, mà Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, không đến nỗi xác xơ, mồ mả xiêu lạc như bây giờ.” Điều đáng tiếc là không riêng trong lịch sử mới không có hai tiếng “phải chi” mà ngay trong hiện tại, bất kể những vết xe đổ, hai tiếng này vẫn còn vắng mặt trong tự điển của bộ máy cầm quyền mà ông đề cập tới. Chính vì thế mà Huy Phương cuối cùng vẫn là người chống Cộng qua hầu hết những bài ông viết về quê nhà hiện tại của ông.
Sự bao dung, độ lượng của Huy Phương cũng được thấy rõ khi ông viết về tuổi trẻ, tuổi của cỡ con cháu ông. Trong bài “Tìm Bạn Tri Âm”, đủ mọi hạng người đăng báo tìm vợ, tìm chồng trên mạng hay trên báo, từ các thanh niên thiếu nữ đến các trung niên dang dở, đến những cụ già tuổi đã sắp cổ lai hy và luôn cả các nhà khoa bảng với đủ mọi bằng cấp ở trong nước đã được ông điểm mặt. Ông cũng nói tới lối tìm chồng của các cô trong nước qua những lời rao từng “chùm” như “chùm thơ”, “chùm tư tưởng” theo ngôn ngữ ở trong nước, với lời rao nguyên văn; “Sáu cô gái, người miền Trung, đang đi học ở Nha Trang, Saigon. Cha mẹ ở tỉnh X. Muốn tìm bạn trai, bên này, hợp ý, sẽ tiến tới hôn nhân… “ Ghi lại chuyện này, với bản chất của một thày giáo, ở tuổi không còn nổi giận quăng vở của học trò đuổi ra cửa nữa, ông đã phê: “Đang đi học xa nhà, mà đã muốn tìm chồng, đề nghị cha mẹ gọi về… đét đít.” Đọc lời phê này, đặc biệt là hai chữ “đét đít” độc giả của ông khó mà giữ được nụ cười, một nụ cười tôi nghĩ cũng là nụ cười của ông vào lúc ấy, nụ cười vừa hóm hỉnh, vừa thú vị và bao dung.
Gần hai năm trước đây, ngày 27 tháng 10 năm 2005, tôi được đọc bài “Xin Hãy Yêu Nước Mỹ” đăng trên nhật báo Người Việt xuất bản ở Quận Cam của Huy Phương và dùng bài này làm tài liệu cho sinh viên trong một lớp học về Người Việt ở Hoa Kỳ của tôi ở một đại học trong vùng, Bài này nói về sự lạm dụng các trợ cấp dành cho người già của người Việt, kể cả việc dùng tiền trợ cấp để về Việt Nam… chơi, một việc làm ông ví với việc làm của những trẻ con trèo cây ăn trái, vặt cả trái non, bẻ lá, chặt cành, không nương tay, không lý tới người sau. Đây là một bài viết rất hiếm hoi ở một thời người ta thường có khuynh hướng né tránh, cầu an, không muốn gây phiền phức cho mình. Nó chứng tỏ sự can đảm phi thường của một người cầm viết dù cho là viết nhằm một mục tiêu xây dựng tích cực, hướng về các thế hệ tương lai và đặt nền tảng trên sự công bằng và lòng ngay thẳng.
Trong Ấm Lạnh Quê Người, người ta lại thấy sự tích cực đáng quý này của tác giả nhưng ở một giới hạn nhỏ hẹp hơn… Tôi muốn nói tới những bài ông viết về khu phố Bolsa, nơi tập trung các sinh hoạt của người Việt ở Quận Cam với tất cả những cảm tình lẫn lộn. Cuối cùng thì nước Mỹ đối với Huy Phương cũng như đối với nhiều người Việt vẫn là khu phố Bolsa, “nơi yêu dấu” mà tác giả đang sống, nơi “nhiều người nói rằng, khi đi xa về, dù là về từ Việt Nam, trong lòng, người ta cảm thấy an toàn, thân thuộc…”
Hai chữ Quê Người trong nhan đề của tác phẩm thứ ba xuất bản ở hải ngoại của Huy Phương trong giới hạn này phải chăng cần được xét lại, nhất là khi nó được đọc bởi các thế hệ một rưỡi hay thứ hai.
Nhưng chúng ta cũng hiểu rằng tác giả muốn nhắm tới đại đa số người đọc của ông là những vị cao niên đã trải qua những ngày chiến đấu cho đất nước, tù đày và lưu lạc như chính bản thân của tác giả?

8.2007
PHẠM CAO DƯƠNG


(Hết)
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Previous

Return to Truyện Ðọc



Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 45 guests