1/14 - Ninh Hàng Nhất

Truyện tình mùi mẫn, truyện ma kinh rợn hay các thể loại khác. Xin mời vào.

Moderators: Mười Đậu, SongNam, A Mít

Re: 1/14 - Ninh Hàng Nhất

Postby bevanng » 05 Aug 2018

Chương 2


Mục Lôi có một đứa người trai tên là Mục Đông Thành, 39 tuổi mà vẫn chưa kết hôn, nó nói rằng vẫn chưa tìm được đối tượng thích hợp, nhưng thực ra có lẽ nó thấy chơi chưa đủ và không muốn chịu sự trói buộc của hôn nhân. Mục Lôi cũng không giục giã mà để mặc kệ nó.
Từ nhỏ, Mục Đông Thành đã được cha rèn luyện và cũng đã nếm đủ mùi vị món ăn của các vùng miền, rất thích ăn ngon và cũng là một người sành ăn, hiện tại đang là tổng biên tập của một tạp chí về ẩm thực. Mục Đông Thành làm quan ăn lộc vua, ở chùa ăn lộc Phật, thường xuyên mời cha làm khách mời đặc biệt để giới thiệu về các món ăn. Mục Lôi cũng đưa ra ý kiến và chỉ đạo đối với tạp chí của con trai. Nhờ sự phối hợp của hai cha con họ mà tờ tạp chí ẩm thực ấy cũng rất có tiếng tăm, Mục Đông Thành nhờ vậy cũng rất được cấp trên trọng dụng.
Sau khi biết đến tiếng tăm của Thiện Phẩm Cư, người mà Mục Lôi nghĩ tới đầu tiên tất nhiên là con trai mình. Trước tiên, ông gọi điện đến Thiện Phẩm Cư đặt thời gian vào ngày thứ tư tuần sau, tiếp đó ông gọi điện cho con trai, hỏi xem thứ tư tuần sau có thu xếp để tới thị trấn Cổ Nhạc Xuyên với mình một chuyến được không. Song, Mục Đông Thành nói rằng, tuần sau cậu ta sang Việt Nam để làm một chương trình về món ăn ngon của Việt Nam nên không thể đi được. Mục Lôi đành gọi điện cho mấy người bạn già và mời họ cùng đi thưởng thức.
Những người bạn đó của Mục Lôi cũng đều hơn 50 tuổi và cũng rất am hiểu về văn hóa ẩm thực, vì vậy tất nhiên họ được xem là những người “sành ăn” giống như Mục Lôi, thậm chí còn là những nhân vật rất có ảnh hưởng trong giới ẩm thực. Khi họ biết Mục Lôi đã tìm ra một địa chỉ ăn uống mới, hơn nữa lại còn là một nhà hàng 'thực đơn riêng' đầy bí ẩn thì ai cũng lập tức nhận lời và nhanh chóng gọi đủ danh sách sáu người.
Sáng ngày thứ tư, sau khi tập hợp đủ, nhóm sáu người Mục Lôi lái hai chiếc xe đi thẳng đến thị trấn cổ Nhạc Xuyên của huyện Lang Bình.
Trên xe, mấy người bạn già chuyện trò rôm rả. Trong số đó có một người béo được mọi người gọi là ông Tô tỏ ra rất hi vọng ở chuyến đi này. Ông ta vừa lúc lắc cái đầu vừa nói: “Mặc dù tôi chưa đến nhà hàng đó, nhưng bây giờ tôi cũng đoán được ra, chủ nhân của nó hẳn phải là người rất hiểu về ẩm thực.”
“Sao ông lại biết vậy?” Ông Trần hỏi.
“Chỉ cần nghe đến quy định mà ông ta đặt ra: số người ăn chỉ từ sáu đến tám người, là biết ngay.” Ông Tô phân tích, “Một bàn ăn đúng nghĩa nhất định phải có cấu trúc hoàn chỉnh. Từ món khai vị, đến món ăn nóng, món ăn chính, đến món tráng miệng và canh cuối bữa, giống như một vở kịch hoàn chỉnh. Vở kịch ấy không thể chỉ có một người xem, chỉ xem một màn thì cũng không hiểu được thông điệp của vở kịch đó. Sáu đến tám là vừa đẹp.”
“Có lý.” Ông Trần tán thành, “Nói như vậy thì việc ở đó không cho gọi món cũng là một lý do gần giống như vậy. Người đầu bếp giỏi cũng giống như một nghệ sĩ tài hoa, cần phải dựa vào tâm trạng và linh cảm rồi vận dụng nó thì mới có thể tạo ra những tác phẩm tốt nhất. Nếu như gọi món gì làm món ấy thì tác phẩm đó rất xoàng xĩnh, chẳng còn gì là nghệ thuật nữa.”
Mục Lôi lái xe, nghe hai bạn bàn luận, không nén được cũng cười, nói: “Hai ông nói rất có lý, nhưng đó cũng chỉ là đoán. Tôi có lời trước thế này, tôi cũng chưa ăn ở nhà hàng đó bao giờ, nếu không được ngon như trong suy nghĩ thì các ông cũng đừng trách tôi đấy nhé.”
“Không trách ông thì trách ai?” Ông Tô cười và nói, “Ông Mục này, chúng ta phải thỏa thuận, nếu chúng ta ăn mấy món ở đó mà thấy không đúng như lời đồn thì lập tức quay về và ông phải mời lại.”
“Được thôi, nếu không ngon thì tôi sẽ mời các ông, mỗi người một thùng mì ăn liền.”
Mấy người trong xe đều cười ồ vui vẻ.
Huyện Lang Bình cách trung tâm thành phố không xa, chỉ nửa tiếng là đã đến nơi, còn thị trấn cổ Nhạc Xuyên cách trung tâm huyện hơn hai mươi cây số. 10 giờ rưỡi, đoàn của các nhà sành ăn đã đến thị trấn cổ Nhạc Xuyên phong cảnh xinh đẹp.
Nơi đây khác hẳn với Lệ Giang và thị trấn cổ Phượng Hoàng đã thương mại hóa. Thị trấn cổ Nhạc Xuyên không có quán rượu, không có các cửa hàng đồ mỹ nghệ và những đoàn du khách tạp nập, thậm chí muốn mua một tờ báo cũng khó. Nơi đây có bầu không khí trong lành và những người dân bản địa chất phác cùng với nhịp điệu cuộc sống thư nhàn thong thả. Những người sống được ở nơi đây phải là những người thích thanh nhã và yên tĩnh, tất nhiên còn phải có những phẩm chất và khí chất hơn hẳn những người bình thường. Mở một nhà hàng thực đơn riêng ở đây, chứng tỏ mục đích chính không phải là kiếm tiền, và điều đó đã khiến cho chủ nhân của nó càng giống với một cao nhân trong thế giới đào nguyên.
Đoàn của Mục Lôi thăm thú thị trấn cổ, buổi trưa ăn tạm ở một nhà hàng nhỏ, và không nhận xét gì vì buổi tối mới là quan trọng.
Buổi chiều, ông Tô đề nghị đến nhà hàng 'thực đơn riêng' đó để xem trước nhưng Mục Lôi không đồng ý. Ông nói, làm như vậy thì cảm giác bí hiểm sẽ giảm bớt đi, đợi đến giờ ăn hãy tới thì sẽ giữ được cảm giác mới lạ và sự mong chờ đến phút cuối. Những người khác cũng đồng ý với ông Mục, do đó cả đoàn lại tìm đến một quán trà gọi mỗi người một tách và thư giãn trên chiếc ghế mấy mát rượi.
6 giờ, Mục Lôi lần theo địa chỉ ghi ở trên danh thiếp đưa cả đoàn đến nhà hàng 'thực đơn riêng' ở trong phố cổ của thị trấn. Đó là một ngôi nhà cũ, với những bức tường xây bằng phiến đá xanh loang lổ, dọc ngang hằn rõ dấu vết của thời gian, một tấm biển gỗ phía trên cánh cổng khắc ba chữ lớn “Thiện Phẩm Cư” toát lên vẻ vừa khiêm nhường nhưng lại rất khí phách.
Đoàn đi vào trong sân thì thấy một người phụ nữ chừng 40 tuổi ăn mặc giản dị ra đón tiếp với vẻ lịch sự, nhã nhặn hỏi: “Các vị là khách đặt ăn trước phải không ạ?”
“Đúng vậy, tôi họ Mục.” Mục Lôi lịch sự đáp.
“Là ngài Mục đặt chỗ. Xin mời các ông.”
Người phụ nữ trung tuổi dẫn đoàn của Mục Lôi đi đến gian phòng chính ở phía bắc của tứ hợp viện. Trong gian phòng có một chiếc bàn tròn với tám chiếc ghế mấy xếp xung quanh. Bài trí trong căn phòng không có gì là lộng lẫy nhưng lại toát lên vẻ cổ kính, thanh nhã, khiến mọi người đều thấy thích thú và dễ chịu.
Đoàn sáu người của Mục Lôi ngồi xuống. Người phụ nữ trung tuổi cầm chiếc ấm trà tử sa* lên rót đầy vào các cốc trước mặt mọi người rồi nói: “Mời các vị uống nước trước, món ăn lát nữa sẽ được mang lên.”
* Ấm trà tử sa: Một loại ấm trà nổi tiếng của Trung Quốc.
“Vâng, cám ơn.” Mục Lôi gật đầu cám ơn.
Người phụ nữ rời khỏi gian nhà chính và có lẽ đi vào bếp. Ông Từ đeo kính khẽ nói: “Bà ấy là đầu bếp ở đây à?”
“Tôi thấy hình như không phải, có lẽ là người đón tiếp và mang món ăn tới. Đầu bếp ở trong, không lộ diện.” Ông Hà nói.
Ông già gầy nhỏ nhanh nhẹn có biệt hiệu là “Thực Tiên” nhìn cốc nước trắng trước mặt, nhấc lên nhấp một ngụm nhỏ rồi nói: “Nhà hàng này có vẻ thú vị đây. Chiếc ấm trà tử sa rất hợp với bộ cốc trà, thế nhưng lại không phải trà mà là thanh thủy.”
Mục Lôi nói: “Thanh thủy là đúng rồi. Trước đây, tôi đã viết một bài, trước khi ăn tốt nhất là không nên uống bất cứ loại trà nào, dù đó là cái chát của trà xanh hay vị đậm đà của trà đen cũng đều ảnh hưởng tới vị giác khi ăn sau đó.”
“Theo như lời ông thì nhà hàng này đúng là rất chú trọng từng chi tiết.” Ông Dư nói.
“Đừng nhắc đến trà nữa, chúng ta đã uống cả một buổi chiều rồi, bây giờ tôi chỉ muốn ăn thôi.” Ông Tô đã có vẻ sốt ruột.
“Đừng vội. Muốn ăn món ngon thì không vội được, đặc biệt là không được giục đầu bếp. Nếu món ăn kém lửa thì không ổn.” Ông Hà nói.
“Tất nhiên là tôi biết những điều này, sao lại giục được, chỉ là nói thế thôi mà.”
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: 1/14 - Ninh Hàng Nhất

Postby bevanng » 05 Aug 2018

Mọi người đang nói chuyện thì người phụ nữ trung tuổi bước vào, tay bưng đĩa thức ăn đầu tiên và đặt lên bàn. “Mời các vị nếm món nguội khai vị.” Nói xong bà ta quay người và đi ra.
Sáu cặp mắt đổ dồn vào nhìn món ăn đầu tiên, thì ra đó là món dưa chuột rất đỗi bình thường. Hơn chục miếng dưa chuột hình trụ, kích thước bằng nhau, cắt đầu bỏ đuôi, không gọt vỏ, giống như các mẩu gỗ xếp thành hình tam giác trên đĩa. Nhìn qua thì có cảm giác chúng chưa qua chế biến và nấu nướng.
Ông Từ tròn mắt: “Món đầu tiên là dưa chuột sống? Đây chẳng phải là món ăn chơi trong những ngày nóng nực ư, sao lại coi là một món ăn được?”
“Đúng vậy, nói rằng đó là một món ăn thì quả coi thường khách hàng rồi.” Ông Hà nói, “Một món ăn như thế thì thể hiện tài nấu nướng kiểu gì?”
Mục Lôi thấy hơi ngượng. Ông Tô có vẻ đói thật sự, chẳng cần dùng đũa mà lấy tay nhón một miếng dưa lên, nói: “Mặc kệ đi, dù sao thì cũng còn hơn là uống nước trắng.”
Nói rồi, ông Tô cắn một miếng nhai mấy cái sau đó động tác chậm lại, vẻ mặt rất chăm chú.
“Sao thế?” Ông Trần hỏi.
Ông Tô không nói mà lại cắn tiếp một miếng nữa. Mấy giây sau, ông mở to mắt như tỉnh khỏi giấc mộng và nói to: “Ngon quá! Mọi người nếm thử đi!”
Năm người khác nhìn nhau, nghi ngờ không biết có phải ông Tô đang đùa không. Một quả dưa chuột sống thì có gì mà ngon? Nhưng vì tò mò nên ai cũng lấy một miếng lên và cho lên miệng.
Răng của Mục Lôi vừa cắn “sột” một cái vào miếng dưa thì lập tức thấy ngay cảm giác giòn, ngọt mát và thơm dâng lên. Lúc đó ông mới biết món dưa chuột không phải là sống mà là đã được muối. Nói thì đơn giản, nhưng để muối tới độ vừa miệng và ngon như vậy thì không phải là chuyện dễ!
Những quả dưa chuột không bỏ vỏ sẽ có phần hơi chát và cứng. Song, nếu được muối thì nồng độ của nước muối lớn hơn nồng độ trong tế bào dưa chuột sẽ làm cho nó trở nên mềm và ảnh hưởng tới độ giòn. Nhưng, món dưa chuột này không nhũn cũng không cứng, vị chua vừa phải, không mặn không nhạt, hơn nữa không có bất cứ chất phụ gia nào, mà chỉ đơn thuần là sự kết hợp giữa vị thanh thanh của dưa chuột với muối và đã tạo ra một món ăn ngon hơn hẳn chất vốn có của nguyên liệu. Món dưa chuột này đúng là tuyệt hảo chẳng khác gì thiếu nữ tinh khôi chưa trải chuyện đời! Nghĩ kĩ thì sẽ thấy cách muối cụ thể, cho bao nhiêu muối, muối trong bao lâu và ngay cả khâu chọn dưa chuột nữa đều rất quan trọng. Kích thước những quả dưa chuột này rất đều cũng cho thấy khâu lựa chọn nguyên liệu rất tỉ mỉ, vì nếu quả to quả nhỏ thì mức độ hút nước muối của chúng sẽ khác nhau và tạo ra cảm giác khác nhau khi ăn.
Nghĩ đến đây, Mục Lôi không khỏi thầm thán phục, chỉ là một món dưa chuột muối thôi nếu xem xét kĩ cũng đã thấy trong đó ẩn chứa rất nhiều kiến thức và điều kì diệu. Tiếng là các nhà sành ăn, ấy thế mà họ cũng đã bị nhầm lẫn khi nhìn bề ngoài giản dị của món ăn này, tưởng rằng đó chỉ là món dưa chuột sống chưa qua chế biến. Thực tế ngược hẳn lại, thời gian và tâm huyết mà người đầu bếp dành cho món ăn này có lẽ đã vượt qua sự tưởng tượng của người bình thường! Nếu những người bình thường ăn nó, có thể chỉ là cất tiếng khen “Ngon quá! Ngon quá!”, chứ không thể nào cảm nhận được hương vị đặc biệt và đạo lý ẩn chứa trong đó.
Lúc này, cả mấy người sành ăn cũng đều lần lượt cảm nhận được điều kì diệu của món dưa chuột. Họ như từ trong mơ trở về hiện thực, khen không ngớt lời, rồi vừa nhấm nháp vừa bàn về cách chế biến món dưa này.
Ông Hà nói: “Theo tôi, họ đã ngâm cả quả, đến khi ăn thì mới cắt đầu bỏ đuôi, như thế thì muối mới ngấm dần vào và không làm cho dưa bị nhũn.”
Ông Từ nói: “Nếu mà muối theo cách ấy thì có khi phải tới cả mấy tháng, thậm chí là hàng năm mới làm cho cả quả ngấm muối được. Món dưa chuột này tươi như vừa mới hái xong thì không hiểu họ đã làm thế nào?”
Ông Trần nói: “Cách muối tất nhiên là vô cùng quan trọng, không thể nào dùng loại hũ muối dưa bình thường, hẳn là có kỹ thuật riêng.”
“Theo tôi, việc lựa chọn dưa là quan trọng nhất.” Thực Tiên nói, “Mọi người không nhận ra à, cảm giác ngọt thanh của món dưa này khác hẳn với loại dưa thông thường mấy hào một cân ở chợ. Nguồn gốc của nhiên liệu hẳn là cũng khác thường.”
Đúng lúc đó, người phụ nữ trung niên bê một món ăn khác lên. Thực Tiên lập tức hỏi: “Xin hỏi, nguyên liệu của món dưa chuột này mua ở đâu ạ?”
Người phụ nữ đáp: “Xin lỗi, nhà hàng chúng tôi có quy định, khách hàng không được hỏi nguồn gốc nguyên liệu cũng như quá trình chế biến.”
Thực Tiên mới chợt nhớ ra mấy quy định kì quái mà Mục Lôi nói từ trước, xem ra đúng là như vậy, ông ta đành tiu nghỉu không hỏi nữa.
Đĩa dưa chuột đã ăn hết, ông Tô tỏ ra vẫn thòm thèm, hỏi: “Liệu có thể cho thêm một đĩa dưa chuột nữa không? Đúng là rất ngon!”
Người phụ nữ kia bình thản đáp: “Rất xin lỗi, ở đây chúng tôi chỉ làm một đĩa một lần, không có hai đĩa đâu ạ.”
Dường như ông Tô sợ rằng không được ăn món dưa đó lần thứ hai nên lại hỏi: “Không bao giờ cho hai đĩa à? Lần sau cũng không có món đó nữa ư?”
Người phụ nữ ngẫm nghĩ một lát rồi đáp: “Lần sau thì không dám chắc, có thể có, có thể không. Tất cả phụ thuộc vào đầu bếp của chúng tôi.”
Mục Lôi nói với ông Tô đang đầy vẻ tiếc nuối: “Thôi nào, chúng ta nếm món tiếp theo đi.”
Người phụ nữ đặt món ăn thứ hai còn nóng hổi lên bàn. Mục Lôi chưa nhìn thấy món ăn đó bao giờ nên hỏi: “Xin hỏi, món này có tên là gì?”
Người phụ nữ đặt đĩa thức ăn lên xong thì mỉm cười nói: “Món này nhà bếp vẫn chưa kịp đặt tên nên chưa có tên.” Nói xong liền quay đi ngay.
Ông Hà quay đầu nhìn theo người phụ nữ và nói với mấy người bạn: “Nói vậy thì món này mới được nghiên cứu chế biến trong hôm nay?”
“Lúc trước tôi đã bảo rồi mà, đầu bếp giỏi giống như một nhà nghệ thuật, phải dùng đến cảm hứng thì mới sáng tạo ra tác phẩm tuyệt hảo nhất.” Ông Trần nói.
Ông Trần nhìn đĩa thức ăn bốc khói nghi ngút khiến người ăn thèm nhỏ dãi, từ bỏ sự nuối tiếc đối với món dưa chuột lúc trước, nói: “Đừng nói nữa, ăn nhanh thôi, ăn xong rồi hãy bình phẩm.”
Mọi người cùng động đũa. Món thứ hai là món mặn có nước sốt, nhìn bề ngoài giống như thịt gà hoặc thịt ngan. Mục Lôi nếm một miếng, thấy vừa mềm vừa ngậy. Nếu món ăn lúc trước thanh đạm như thiếu nữ tinh khôi thì món ăn này giống như người phụ nữ xinh đẹp đã nếm trải mùi đời khiến người ta nhớ mãi.
“Món thịt này ngon quá!” Vừa ăn một miếng, ông Tô đã thốt lên. “Trong một món ăn ít nhất cũng có tới hàng trăm vị khác nhau, vừa riêng biệt lại vừa hòa quyện. Trên đời này sao lại có món ăn đậm đà và tuyệt vời thế!”
“Không chỉ ngon.” Ông Từ cũng thốt lên, “Mà ăn một miếng, lập tức khiến cho người ta phải nhớ đến những năm tháng đã trôi qua trong cuộc đời… Đúng là khó mà tin nổi!”
Lúc đó, ông Trần gỡ kính xuống, lau nước mắt ở khóe mắt. Mọi người ngạc nhiên nhìn ông và hỏi: “Sao vậy, ông Trân?
Ông Trần ngửa cổ thốt lên: “Không hiểu sao, ăn món này tôi lại bỗng nhớ tới người bạn đòi đã mất của tôi…” Ông mỉm cười, “Có điều, nó không làm cho tôi thấy buồn mà chỉ là nghĩ tới những giây phút hạnh phúc bên nhau mà thôi.”
Lời của ông Trần khiến cho mọi người chợt liên tưởng, hình như món ăn này đã gợi lên những cảm xúc khác nhau ở tất cả mọi người. Ai cũng lặng lẽ gắp món ăn, nhai từng miếng và nhớ về những năm tháng xa xưa.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: 1/14 - Ninh Hàng Nhất

Postby bevanng » 05 Aug 2018

Khi ăn gần hết món ăn đó, Thực Tiên nói: “Tôi muốn hỏi các ông, có biết món này là gì không?”
“Nhìn thì thấy giống thịt ức gà.” Ông Hà nói.
“Đừng có đùa.” Thực Tiên lập tức phủ định, “Thịt ức gà mà thớ lại nhỏ thế này sao?”
“Tôi chỉ nói là có vẻ giống thôi mà. Vậy theo ông thì là gì?”
Thực Tiên cũng không trả lời được mà hỏi Mục Lôi: “Ông thấy thế nào, ông Mục?”
Mục Lôi không trả lời ngay. Một lúc sau, ông đáp với vẻ phân vân: “Tôi cảm thấy món này rất giống với một món ăn quý thời xưa đã thất truyền, món ức khổng tước.”
Thực Tiên giật mình: “Nghe nói, món ức khổng tước đã thất truyền từ đời nhà Minh, sao ông lại còn được ăn?”
Mục Lôi nói: “Tất nhiên là tôi chưa được ăn, nhưng tôi đã đọc được những bài viết về món ăn đó trong các cuốn sách cổ. Nghe nói, Tống Thái Tổ Triệu Khuông rất thích món ăn này, vì mỗi lần ăn thì lại nhớ đến một phi tần yêu quý. Vừa rồi tôi nghe mấy lời của ông Trân…
Thực Tiên vuốt chòm râu dưới cằm: “Ông nói như vậy thì món thịt này không phải là của loài cá, cũng không phải thịt các loài gia súc như lợn, dê, bò, mà giống thịt một loài gia cầm, có thể khẳng định không phải là thịt của các loài gia cầm thông thường như gà vịt ngan ngỗng, không lẽ nó đúng là thịt của…”
“Nhưng khổng tước hiện là loài động vật được bảo vệ, làm thế nào ăn được?” Ông Từ hỏi với vẻ hoài nghi.
“Có thể là một giống gia cầm đặc biệt mới.” Ông Hà nói, “Có điều, cứ cho là kiếm được thịt khổng tước rồi thì cũng phải biết cách làm món ức khổng tước mới được. Nếu đã thất truyền rồi thì làm sao đầu bếp này lại biết chế biến nó?”
Ông Hà ngồi quay lưng lại phía cửa nên khi nói những lời này không biết rằng nữ chủ nhân đang bưng một món mới vào đến cửa. Người phụ nữ nghe thấy mấy từ “ức khổng tước” thì hơi sững người, mặt lộ vẻ ngạc nhiên, nhưng bà ta nhanh chóng lấy lại trạng thái bình thường mang món thứ ba vào.
Những thay đổi rất nhỏ trên nét mặt của người phụ nữ không lọt khỏi con mắt của Mục Lôi. Ông nhìn người phụ nữ ấy chăm chú trong mấy giây nhưng không biểu lộ gì.
Món thứ ba là một món cá sống rất tươi và cũng được sáu người sành ăn tấm tắc. Những món sau đó, món nào cũng đều là những món rất ngon. Xem ra, lời giới thiệu của người đàn ông kia không hề giả dối, những món ăn của nhà hàng 'thực đơn riêng' này theo đánh giá của mấy nhà sành ăn chuyên về ẩm thực đều là những món cực ngon, đối với những người bình thường thì càng không cần phải nói.
Đã có bảy món được đưa lên và món nào cũng ăn hết. Mọi người nhận ra đặc điểm phục vụ của nhà hàng này là không phải nhanh chóng bày một bàn đầy các món mà mang dần từng món một. Đầu bếp và người phục vụ hình như đã tính toán khá chuẩn xác lúc nào mọi người sắp ăn xong món trước mới mang món sau lên. Làm như vậy không bị lãng phí mà còn giữ cho món ăn được nóng cho đến khi ăn hết và khiến cho món sau lại thu hút được sự mong chờ của mọi người. Cách sắp xếp này vô cùng khoa học, hơn nữa còn giúp cho người ăn luôn có cảm giác mới mẻ và thích thú.
Món ăn thứ tám khác với những món ăn trước đó, các món trước đều đựng trong những chiếc bát hoặc đĩa lớn, món này đựng trong sáu chiếc âu sành, bên trong là nước canh cùng với một miếng thịt to vuông. Người phụ nữ phục vụ đặt sáu chiếc âu sành trước mặt các thực khách và nói với họ rằng, đó là món ăn cuối cùng của buổi tối hôm nay.
Kết thúc bằng món canh là quy định thông thường của một bữa tiệc. Nhung dường như nhà hàng này đã rất sáng tạo trên nền quy định đó. Thông thường, các món canh cuối cùng bao giờ cũng lấy thanh đạm làm chính, vì trước đó các thực khách đã ăn rất nhiều món tanh mặn, ai cũng muốn húp một chút nước canh thanh đạm. Nhưng trong âu canh nóng hổi và dậy mùi của nhà hàng này lại có một miếng thịt vuông tới cả hai lạng. Thường thì mọi người khó mà nuốt nổi một miếng thịt to như thế vào cuối bữa. Xem ra, làm như thế này rất có thể gây ra sự lãng phí.
Mấy nhà sành ăn dường như cũng đều nhận ra điều này, huống chi, họ đã ăn hết tất cả các món trước đó và lúc này đều đã no, nhìn thấy thịt không khỏi thấy ngán. Ông Trần nói với vẻ không hề tiếc rẻ: “Các món ăn lúc trước của nhà hàng này đều rất ngon, thứ tự các món cũng không có gì để nói, nhưng món canh này thì… có nồng quá không nhỉ? Hơn nữa, miếng thịt to như thế liệu có ăn hết không?”
“Đúng là món ăn cuối này đã làm mất điểm của cả bàn tiệc.” Ông Hà lắc đầu nói, “Tuy nói rằng lượng đủ là điều tốt, nhưng cũng phải phân biệt khi nào thì đưa lên. Món cuối mà lại cho cả tảng thịt như vậy là không hợp lý.”
Ông Tô nói: “Các ông chưa ăn miếng nào đã phê phán, như thế cũng không hợp lý. Tôi thấy món canh này rất dậy mùi.”
Ông Hà nói: “Tôi không phê phán họ làm không ngon, mà ý muốn nói rằng không nên để món này cuối cùng, nên cho dù thơm đến mấy tôi cũng ăn không nổi.”
Thực Tiên nói: “Vậy thì ăn được bao nhiêu thì ăn. Tóm lại là, các món trước đó chúng ta đều đã ăn hết, cũng đâu có lãng phí.” Nói rồi, ông ta múc một thìa húp một ngụm. “Ồ, thơm! Thơm quá!”
Thực Tiên lấy đũa gắp miếng thịt lên, cắn khẽ một miếng và nhai thử. Năm người còn lại ngồi yên nhìn phản ứng của ông ta.
Thực Tiên nhai một lúc, mắt mở tròn. Ông ta lúng búng nói gì đó mọi người nghe không rõ mà chỉ thấy ông đặt đũa xuống, lấy tay cầm miếng thịt kia lên nhai ngấu nghiến.
Cả năm người đều tròn xoe mắt. Thực Tiên là người điềm tĩnh, cẩn trọng nhất trong số họ. Trước đây, cho dù gặp món ăn ngon đến mấy, ông ta cũng luôn tỏ ra cái ý rằng cũng đến vậy mà thôi và rất tiết kiệm lời khen. Nhưng lúc này, biểu hiện của ông đã cho thấy món ăn trước mặt ngon hơn tất cả mọi món ăn, khiến ông vứt hết cả vẻ điềm tĩnh, cẩn trọng trước đây, mà chỉ chú ý đến món ăn đó.
Ông Tô ngây người một lúc rồi nhìn vào cái âu của mình và cũng gắp miếng thịt lên cắn một miếng. Mấy giây sau đó, ông thốt lên mấy lời từ đáy lòng, mắt thì rưng rưng lệ: “Trời! Đây là món thịt gì vậy? Sao trên đời này lại có món ăn ngon đến thế!”
Nói xong câu này, ông ta cũng bỏ đũa cầm miếng thịt lên và ngoạm, ăn ngấu nghiến còn hơn cả Thực Tiên, chẳng nghĩ gì đến chuyện giữ hình ảnh nữa.
Bốn người còn lại thấy vậy cũng muốn nếm thử, nhưng lại sợ một khi ăn rồi thì cũng giống như hai người kia nên do dự một lúc không biết nên quyết định thế nào. Lúc này họ vẫn còn giữ được sự sáng suốt, không hiểu vì sao Thực Tiên và ông Tô lại như vậy không có lẽ món thịt này lại ngon đến thế?
Cuối cùng thì Mục Lôi cũng không nhịn được nữa, ông cầm đũa gắp miếng thịt trong âu của mình lên và cắn một miếng.
Ông Hà, ông Từ và ông Trần nhìn Mục Lôi. Mấy giây sau, họ ngạc nhiên khi thấy phản ứng của Mục Lôi khác với hai người kia, toàn thân ông run lên, nét mặt vô cùng sửng sốt.
Ông Trần cảm thấy khác thường, vẻ mặt của Mục Lôi không phải là vẻ mặt của người ăn được món ăn ngon mà giống như vẻ mặt của người gặp ma. Ông bèn hỏi dò: “Ông Mục, ông sao thế?”
Mồ hôi vã đầy trán Mục Lôi, mắt ông trợn tròn, miệng há ra, miếng thịt trong đũa rơi xuống âu, nước canh bắn cả lên quần áo mà ông cũng không biết. Một hồi lâu sau, đột nhiên ông quay sang nhìn ông Trần và ông Tô, nói với vẻ thất kinh: “Món thịt này… Trước đây, tôi cũng đã ăn rồi!”
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: 1/14 - Ninh Hàng Nhất

Postby bevanng » 05 Aug 2018

Chương 3


Ông Trần, ông Từ và ông Hà nhìn Mục Lôi, hỏi: “Ông đã ăn rồi à? Ở đâu?”
Ông Mục nói với vẻ hoảng sợ: “Khi tôi 18 tuổi.”
“Sao, đã gần bốn mươi năm rồi?” Ông Từ kinh ngạc nói, “Đó là thịt gì vậy?”
“Tôi không biết…”
“Không biết?”
Đột nhiên, Mục Lôi đứng dậy: “Nhưng lần này thì tôi phải làm rõ! Tôi phải hỏi đầu bếp mới được!”
“Ông Mục, ông quên mất quy định ở đây rồi à? Không được hỏi về nguồn gốc nguyên liệu và quá trình chế biến.” Ông Trần nhắc.
“Tôi không cần biết!” Mục Lôi kích động vô cùng, nói, “Tôi đã ăn món ăn ở hầu hết các nơi trên thế giới, suốt bốn mươi năm nay tôi luôn đi tìm món ăn này, hoặc món thịt này! Bây giờ, tôi đã gặp lại nó, dù thế nào thì tôi cũng phải hỏi cho ra!”
Nói xong, Mục Lôi đứng dậy và đi. Mấy người còn lại ngơ ngác, không hiểu rút cục giữa Mục Lôi và món thịt đó có nguồn cơn gì.
Mục Lôi ra khỏi gian chính. Hai bên còn có hai gian nhà khác, mỗi lần bưng thức ăn ra, người phụ nữ phục vụ đều bước ra từ gian bên trái, từ đó có thể phán đoán, nhà bếp và đầu bếp nhất định ở bên trái. Mục Lôi đi đến cửa của gian nhà ấy, đúng lúc người phụ nữ kia từ trong bước ra, nhìn thấy Mục Lôi, liền hỏi: “Ông Mục, các ông có thấy ngon miệng không?”
Mục Lôi cố gắng kiềm chế cơn kích động, lấy lại vẻ bình tĩnh, đáp: “Đúng vậy, rất ngon.”
“Vị của các món ăn đó vừa không?”
“Rất vừa.”
Người phụ nữ kia mỉm cười, “Vậy thì được. Ông định thanh toán à?”
“Vâng, bao nhiêu tiền?”
“Tổng cộng 960 tệ.”
“Được.” Mục Lôi đáp rất thoải mái rồi lấy từ trong ví ra 15 tờ 100 tệ đưa cho người phụ nữ đó.
Người phụ nữ do dự nhìn Mục Lôi nhưng không nhận tiền mà nói: “Ông Mục hình như nghe nhầm rồi, tôi nói là 960 tệ.”
“Tôi không nghe nhầm, mà thấy rằng món ăn hôm nay, rất phong phú đặc sắc, đáng để chúng tôi trả cái giá như vậy.”
Người phụ nữ mỉm cười đón lấy tiền, lấy ra 40 tệ cùng 500 tệ khác đưa trả lại cho Mục Lôi. “Cám ơn ông đã khen, nhưng giá cả của mỗi bàn ăn đã được nhà chủ của chúng tôi quyết định rồi, quy định cũng đã có: quyết không bớt và cũng không lấy thêm.”
Xem ra chiêu này không ổn rồi. Mục Lôi bối rối, cất tiền đi rồi hỏi với vẻ thăm dò: “Tôi biết quy định ở đây là không được hỏi thăm về nguồn gốc nguyên liệu và quá trình chế biến. Tôi không dám hỏi về những điều đó, chỉ cần bà cho tôi biết một điều là được rồi, món 'thịt om trong âu' cuối cùng ấy là loại thịt gì?”
“Như thế mà ông nói là không hỏi ư?”
“Tôi không hỏi thịt đó từ đâu ra, mà chỉ muốn biết đó là thịt gì thôi.”
Người phụ nữ cười, đáp: “Ông Mục, chúng ta đều là những người đã mấy chục tuổi rồi, chơi trò chơi chữ như vậy liệu có thú vị không?”
Mục Lôi im lặng một lát rồi nói: “Vậy thì nhờ bà đưa tôi đến gặp đầu bếp một chút, tôi sẽ nói chuyện với ông ấy, được không?”
“Chuyện này e không được đâu.”
“Vì sao?” Mục Lôi thấy hơi nóng, “Quy định của nhà hàng không có điều khoản khách hàng không được gặp đầu bếp mà?”
“Đúng là không có điều khoản đó, nhưng cũng còn phải xem đầu bếp có muốn gặp khách hàng hay không.”
“Sao bà lại biết là ông ấy không muốn gặp tôi?”
“Dựa vào việc ông hỏi mấy điều đó, nhất định là ông ấy không đồng ý đâu.”
Mục Lôi không muốn mất thời gian với người phụ nữ đó nữa, ông bước một bước về phía trước, nói với vẻ đã quyết định: “Cho dù thế nào, hôm nay, tôi nhất định phải gặp đầu bếp!”
Người phụ nữ sa sầm mặt, đứng chặn ở cửa: “Ông định cứ liều xông vào hay thế nào đây?”
Mục Lôi thấy người phụ nữ không hề tỏ ra sợ hãi nên cũng không dám liều xông vào nhà người ta nữa.
Trong lúc tưởng chừng đã hết cách, Mục Lôi bỗng nhớ ra một quy định trong nghề ẩm thực, bèn lớn tiếng nói: “Nếu khách hàng cảm thấy món ăn có vấn đề thì tất nhiên phải gặp đầu bếp để hỏi cho ra nhẽ, điều này có sai không?”
Người phụ nữ không ngờ Mục Lôi lại giở bài này ra, nên ngây người một lúc rồi đỏ bừng mặt, nói: “Ông Mục, đề nghị ông cẩn trọng với lời nói. Món ăn của nhà hàng chúng tôi làm gì có vấn đề? Mọi người ăn xong, có gì không bình thường đâu?”
“Tôi đã ăn một món thịt không rõ ràng, tất nhiên trong lòng không bình thường rồi!” Một lần nữa Mục Lôi lại cao giọng, “Là người tiêu dùng, tôi có quyền yêu cầu đầu bếp cho một câu trả lời…”
“Ai đang làm ồn ào ngoài đó thế?”
Đột nhiên, từ trong nhà vọng ra một tiếng nói như lệnh vỡ. Mục Lôi và người phụ nữ đều ngây ra, đồng thời Mục Lôi vui mừng nghĩ: tốt quá, cuối cùng bằng chiêu này mình đã dụ được đầu bếp ra rồi!
Người phụ nữ quay lại thấy quả nhiên chủ nhà đã bước ra. Mục Lôi định thần nhìn thì thấy một cụ già râu tóc bạc phơ, da dẻ hồng hào, trông chừng lớn hơn mình 20, 30 tuổi. Cụ già tỏ ra rất bình thản, nhưng thần thái lại toát ra vẻ uy nghiêm, khí phách, khiến cho ai nhìn thấy cũng đều phải kính nể. Không hiểu tại sao, Mục Lôi cảm thấy cụ già này có gì đó quen quen, giống một người quen nào đó, nhưng trong chốc lát không nhớ được ra là ai.
Cụ già mặc một chiếc áo hai vạt đôi nhau màu trắng kiểu truyền thống, hai tay chắp sau lưng, nhìn Mục Lôi chăm chú rồi hỏi: “Ta là đầu bếp ở đây, ông tìm ta?”
Mục Lôi nghĩ một chút rồi lễ phép vái chào và nói: “Thưa cụ, không giấu gì cụ, tôi là nhà phê bình chuyên nghiên cứu về các món ăn đã quá nửa đời, tôi đã từng nếm không biết bao nhiêu món ăn ngon. Nhưng hôm nay, đến ăn ở chỗ cụ, mới thực sự được nếm món ngon đích thực. Tài chế biến của cụ đúng là thần thánh, khiến khách hàng thêm hiểu biết và không ngớt tấm tắc.”
Cụ già khẽ xua tay: “Không cần phải nói những lời khen ngợi nữa, vừa rồi ông nói món ăn ta làm có vấn đề há? Có vấn đề gì vậy, nói đi!
Mục Lôi bối rối nói: “Thực ra… không có vấn đề gì. Chỉ là vì bà đây ngăn không cho tôi gặp cụ, trong lúc cuống lên tôi mới phải dùng đến hạ sách đó, mục đích là để thu hút sự chú ý và để được gặp cụ. Xin cụ lượng thứ cho tội lỗi đó.”
Cụ già không hề tỏ ra tức giận, ngược lại mỉm cười, tay trái đưa lên vuốt râu. Cử chỉ đó của cụ già toát đầy khí phách, không giống với những đầu bếp khác, mà giống với một hiền nhân cao thâm.
Mục Lôi nhận ra, mánh khóe vặt của mình thực ra đã bị cụ già nhìn thấy từ trước, cụ xuất hiện ra gặp mình không phải vì trúng kế khích tướng mà là qua cân nhắc, xem xét.
Tuy nhiên, dù là thế nào thì mục đích cũng đã đạt được. Mục Lôi cung kính nói: “Thưa cụ, thực ra, tôi chỉ muốn hỏi cụ một điều thôi ạ, chắc là vừa rồi cụ ở trong nhà cũng đã nghe thấy rồi - món thịt trong âu sành cuối cùng mà chúng tôi ăn được chế biến từ thịt gì ạ?”
“Thanh Huệ* chẳng phải đã nói với ông rồi sao?” Cụ già nói, “Nguyên liệu và phương pháp chế biến của chúng tôi đều là bí quyết, không thể tiết lộ cho bất cứ ai.”
* Thanh Huệ: tên của người phụ nữ.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: 1/14 - Ninh Hàng Nhất

Postby bevanng » 05 Aug 2018

“Thưa cụ, tôi biết quy định của nhà hàng, cũng biết những điều này không thể tiết lộ ra ngoài. Nhưng, tôi xin cam đoan với cụ… Tôi xin thề, nhất định sẽ không nói ra, hoặc đăng bài. Hơn nữa, tôi chỉ hỏi về món ăn đó, cũng là món thịt đó, còn những thứ khác tôi sẽ không hỏi.”
Cụ già chầm chậm lắc đầu: “Không được. Một khi quy định được lập ra thì phải tuân thủ, nếu không thì còn gọi gì là quy định?”
“Thưa cụ, xin cụ hãy cho tôi biết, tôi thực sự…”
Không chờ Mục Lôi nói xong, cụ già đã quay người đi vào trong nhà. “Thanh Huệ, tiễn khách.”
Lúc đó, mấy người bạn của Mục Lôi từ trong nhà chính đi ra và tới bên ông. Trước mặt họ, Mục Lôi không thể làm bộ mặt dày để níu kéo nên đành thôi.
Thanh Huệ tiễn đoàn khách ra ngoài cổng, khom người nói: “Xin chào các ông”, sau đó khép ngay hai cánh cửa gỗ lại.
Lúc này đã là buổi tồi, đường phố của thị trấn cổ rất lạnh. Sáu người đi về phía chỗ đỗ xe, vừa đi vừa bình luận sôi nổi về món ăn.
“Ông Mục này, cái người giới thiệu cho ông nhà hàng này quả là một thánh phát hiện ra món ăn ngon.” Ông Hà nói, “Cả đời tôi chưa bao giờ ăn được những món ăn ngon như vậy, nhất là món thịt hầm trong âu sành cuối cùng, đúng là món ăn thần, đến tận bây giờ mà mùi thơm của nó vẫn còn lưu lại.”
“Đúng thế, miếng thịt ấy và nước dùng hòa với nhau thành một tổng thể để lại dư vị rất tuyệt vời!”
Ông Trần nói, “Bây giờ mới thấy, món ăn đó sắp xếp sau cùng không những không có gì là bất hợp lý, mà còn là một điểm nhân rất tuyệt!”
Ông Tô cười, nói: “Lúc trước chẳng phải ông bảo không ăn nổi đó sao? Về sau thì đến cả nước canh cũng húp bằng hết!”
“Kể cũng lạ, đúng là bụng tôi đã thấy no rồi,” ông Hà nói, “nhưng nếm một miếng rồi thì không sao đừng được nữa. Điều càng tuyệt hơn là ăn vào thấy ấm bụng chứ không có cảm giác đầy, vì thế lại càng thấy dễ chịu. Thật sự là không thể hình dung nổi. Lạ nhất chỉ có ông Mục, ăn một miếng xong là dừng lại và chạy ra ngoài.”
Không có được câu trả lời từ miệng cụ già, ông Mục cảm thấy trong lòng rất không vui. Hầu như ông không nghe thấy những lời bình luận của mấy người bạn mà cứ đắm mình trong suy nghĩ riêng, mãi cho đến khi ông Tô dùng khuỷu tay huých vào người nói: “Nghĩ gì thế ông Mục? Có chuyện gì mà từ lúc ra khỏi cửa nhà hàng đến bây giờ không nói năng gì thê?” thì ông mới sực tỉnh và vội đáp: “Cái gì? Mọi người đang nói gì cơ?”
“Chúng tôi đang nói, món thịt hầm trong âu ấy có thể nói là tuyệt phẩm, vậy mà sao ông chỉ ăn có một miếng đã bỏ bát chạy ra ngoài.” Ông Tô nói, “Ông đi tìm gặp đầu bếp à? Ông đã nói gì với người ấy?”
“… Không có gì.”
“Ông Mục này, ông nói mấy chục năm về trước ông đã từng ăn món thịt đó rồi?” Thực Tiên lúc đó đang đắm chìm trong dư vị của món ăn đó, nghe cách ông Trần nói lại như vậy thì rất đỗi ngạc nhiên.
Mục Lôi đang đầy tâm trạng nên không muốn giải thích nhiều, chỉ đáp cho xong chuyện: “Đâu có… có thể là hơi giống như vậy thôi.”
Mấy người bạn đều nhận thấy Mục Lôi đang có vẻ không vui, không muốn nói nhiều nên họ cũng không hỏi nữa. Sáu người lặng lẽ đi được một lúc thì bỗng nhiên nghe thấy Mục Lôi “À!” lên một tiếng khiến tất cả đều giật mình.
“Miếng thịt đó… Tôi vẫn chưa ăn xong!” Mục Lôi kêu lên.
“Bây giờ ông mới nhớ ra à? Ông Dư trợn tròn mắt, “Vậy mà chúng tôi lại cứ tưởng ông không ăn được nữa.”
“Không được, tôi phải quay lại…” Mục Lôi quay người bước đi.
“Ông làm gì thế? Đi xa như vậy rồi còn định quay lại gói mang về à?” Ông Dư túm lấy Mục Lôi, “Không có cơ hội đó đâu!”
“Có lẽ họ chưa thu dọn nhanh đến thế đâu.” Mục Lôi vẫn hi vọng. Bây giờ ông mới nghĩ ra, nên mang miếng thịt ấy về nhà để rồi nghiên cứu thật kĩ!
Ông Dư xua tay, nói: “Không phải vấn đề thu dọn hay không… Ông Tô thấy ông lâu không quay trở lại nên đã ăn hộ ông rồi…”
“Ông…!” Mục Lôi trợn mắt nhìn ông Tô, cơn giận dữ không biết từ đâu tới.
“Tôi tưởng rằng ông không ăn được nữa.” Ông Tô gãi đầu, ngượng ngùng nói, “Hơn nữa, nguội rồi thì không còn ngon nữa.”
Mục Lôi đành nhắm mắt thở dài.
“Ông Mục, đừng giận nữa, lần sau tôi mời, chúng ta lại đến đây ăn.” Ông Tô nói với vẻ áy náy.
“Món ăn ở đây làm tùy hứng!” Mục Lôi lắc đầu nói, “Ai mà biết lần sau đến có được ăn món thịt hầm âu sành ấy nữa không?”
“Thế thì ta lại ăn món khác.” Ông Tô nói, “Món ăn ngon của nhà hàng đó rất nhiều, biết đâu lần sau tới chúng ta lại phát hiện ra món ăn mới thì sao!”
“Nhưng tôi chỉ muốn ăn món đó… Thôi, đừng nói nữa.” Mục Lôi thở dài chán nản.
Không khí trở nên nặng nề. Im lặng một lúc, ông Trần lên tiếng phá tan sự im lặng: “Phải rồi, nhắc đến vấn đề món ăn được chế biến ngẫu hứng ấy, không biết mọi người có nhận ra không, mỗi một món mà chúng ta ăn đều gợi nhớ về những người đẹp ở các lứa tuổi với những vẻ đẹp khác nhau. Tôi đang nghĩ, không biết có phải vì trong mâm toàn là nam giới nên đầu bếp mới làm ra những món ăn đó không?”
Ông Hà cười, nói: “Ý của ông là, nếu một mâm toàn là phụ nữ thì đầu bếp sẽ làm ra các món ăn khiến họ nghĩ đến những người đàn ông đẹp?”
Câu nói đó khiến cho tất cả cười ồ lên. Ông Dư nói: “Thế nếu trong mâm có một nửa là nam, một nửa là nữ thì sẽ làm ra những món gì?”
“Không đoán được, chỉ khi ăn rồi mới biết…”
Mặc cho các bạn cười nói rôm rả, Mục Lôi lại đắm chìm trong suy nghĩ. Đến chỗ để xe, mọi người thấy ông vẫn cứ để hồn vía tận đâu nên bảo ông để cho ông Dư lái thay.
Hai chiếc xe chạy trên đường đêm, Mục Lôi ngồi ở ghế sau và vẫn không thôi suy nghĩ.
Chuyện này không thể nói cho những người ở bên cạnh biết. Lúc đầu, mình đã nhận lời như thế.
Nhưng, đó là hồi trước, bây giờ, loại thịt ấy lại tái xuất hiện, mình không thể không nghĩ tới và hỏi cho ra nhẽ được!
Nhưng, biết tìm ai để bàn bạc về chuyện này? Nghĩ đi nghĩ lại, Mục Lôi cảm thấy người đáng tin cậy và có thể giữ được bí mật chỉ có con trai Mục Đông Thành.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: 1/14 - Ninh Hàng Nhất

Postby bevanng » 05 Aug 2018

Chương 4


Mục Đông Thành làm xong chương trình ở Việt Nam về, không kịp tới cơ quan mà đến ngay nhà cha đẻ, vì thấy ông gọi điện thoại, nói rằng có việc gấp cần bàn.
Vợ của Mục Lôi năm kia đã qua đời vì bệnh, Mục Đông Thành cũng chưa kết hôn, hai cha con ở cùng thành phố. Theo lý thì họ phải ở cùng nhau, nhưng vì liên quan đến công việc, hơn nữa lối sống của hai thế hệ cũng có những khác biệt nên họ ở riêng. Cứ cách một, hai tuần Mục Đông Thành lại về thăm cha một lần. Mục Lôi thường xuất hiện trên các chương trình truyền hình, lại có một nhóm bè bạn nên cuộc sống cũng vui vẻ, đầy đủ, thông thường ông không gọi con về, nếu ông gọi điện thoại thì hẳn phải là có công việc.
Mục Đông Thành về đến nhà cha mình thì đã 7 giờ tối. Anh kéo va li hành lý vào phòng khách, ngồi xuồng ghế với vẻ mệt mỏi. Mục Đông Thành dáng người cao, da trắng, tướng mạo và thân hình không giống cha cho lắm. Mục Lôi rót cho con một cốc nước rồi hỏi: “Mệt à? Đã ăn cơm chưa?”
“Con ăn trên máy bay rồi.” Mục Đông Thành uống hết nửa cốc nước thì lấy tay quệt miệng.
Mục Lôi ngồi xuống bên cạnh con, hỏi: “Chuyến đi Việt Nam thế nào?”
“Rất tốt ạ, chúng con đã thăm mấy thành phố như Hà Nội, Hải Phòng và thưởng thức các món ăn truyền thống đặc sắc, đủ để cho độc giả được mở mang tầm mắt. Có một số món có lẽ cha cũng chưa được ăn.”
“Ừ.” Mục Lôi nói, “Tạp chí của các con càng ngày càng hấp dẫn.”
Mục Đông Thành nhận ra rằng, chuyện mà cha muốn bàn với mình không phải là chuyến đi Việt Nam, vì vậy hỏi: “Cha, cha muốn nói gì với con?”
Trước lúc con trai đến, Mục Lôi đã chuẩn bị sẵn, ông trầm ngâm một lúc rồi nói: “Con có nhớ tuần trước cha gọi điện bảo con tới nhà hàng 'thực đơn riêng' ở thị trấn cổ Nhạc Xuyên không?”
“Có, nhưng con không đi được. Cha đi rồi à?”
Mục Lôi gật đầu: “Cha đi cùng với mấy người bạn.”
“Là bác Tô, bác Trần chứ gì?”
“Đúng rồi, tổng cộng là sáu người.”
“Nhà hàng 'thực đơn riêng' đó thế nào?”
“Khiến người ta phải sửng sốt. Món ăn nào cũng là tuyệt phẩm.”
Mục Đông Thành ngây người, tiếp đó tỏ vẻ thích thú. Anh biết, cha anh - chuyên gia ẩm thực rất ít khi dành những lời khen như vậy cho một nhà hàng nào đó, nên anh lập tức thấy rất phấn chấn, “Cha định bảo tạp chí của chúng con làm một kì phóng sự để giới thiệu về những món ăn mới chứ gì?”
“Tất nhiên là có thể làm như vậy, nhưng điểm chính mà cha muốn nói không phải là chuyện ấy.”
Mục Đông Thành nhìn cha, thấy vẻ mặt ông rất nghiêm trang, có vẻ điều mà ông muốn nói tới không đơn giản là giới thiệu về món ăn ngon.
Mục Lôi lại im lặng một hồi, cuối cùng quyết định nói ra bí mật giấu kín trong lòng gần bốn mươi năm cho con trai biết. “Có một chuyện, cha để trong lòng đã rất lâu. Chuyện này hồi ấy chỉ có ông con, mẹ con và cha biết. Sau đó thì ông nội con qua đời, năm kia mẹ con cũng ra đi, bây giờ chỉ còn một mình cha biết. Nhưng, hôm nay, cha định sẽ kể cho con nghe.”
Mục Đông Thành bất giác co người lại, rất ít khi cha anh nói chuyện với con bằng vẻ nghiêm túc ấy. “Chuyện gì hả cha? Cha làm con thấy hồi hộp quá.”
“Con hãy lắng nghe cha nói.” Mục Lôi nhìn con trai, “Cha là người đã từng trải qua thiên tai trong ba năm, chuyện này con cũng biết rồi đây.”
Mục Đông Thành gật đầu.
“Hồi ấy cả nước đều bị đói. Ở thành phố thì còn khá hơn một chút, mỗi người được cấp một lượng lương thực theo định lượng. Nhưng nhà ta ở nông thôn, nên thiếu lương thực một cách nghiêm trọng. Năm 1959 còn có một ít lúa mạch và khoai lang để mà ăn. Nhưng đến năm 1960, 1961 thì chẳng còn gì ăn nữa, đành phải đi lột vỏ cây, đào gốc cỏ. Sau cùng đến cả vỏ cây gốc cỏ cũng đều ăn hết. Để khỏi đói thì chỉ còn cách ăn đất Quan Âm (đất ngói). Con có biết đất Quan Âm là gì không?
Mục Đông Phong nói: “Hình như đó là một loại đất màu trắng để làm đồ sành sứ. Thứ đó mà cũng ăn được sao?”
“Đất Quan Âm ở quê mình còn được gọi Bạch Thiện Nê. Bây giờ thì thấy là không thể ăn được, nhưng hồi đó đói quá, nên chỉ còn biết cho chúng vào bụng cho đỡ đói. Vì loại đất này không tiêu hóa được, ăn nó vào thì không thấy đói nữa. Song, cũng vì không tiêu hóa được nên mới không có dinh dưỡng và sau cùng thì người cũng vẫn chết. Nhưng hồi ấy rất nhiều người chẳng có sự lựa chọn, đằng nào cũng chết thì chết no còn hơn là chết đói. Bà của con cũng chết vì ăn đất Quan Âm đây.”
Mục Đông Thành không biết mặt bà, nghe nói vậy trong lòng thấy rất buồn.
Mục Lôi tiếp tục ôn lại chuyện cũ: “Hồi ấy, người nông thôn kết hôn rất sớm, cha lấy mẹ con vào năm 16 tuổi, đến năm 18 tuổi thì sinh ra con. Những người sinh ra hồi đó đúng là sinh không gặp thời. Con sinh ra vào năm 1961 là năm mà nạn đói thê thảm nhất. Nhà thêm một người nhưng lại chẳng thêm không khí vui vẻ, ngược lại còn thêm lo lắng. Vì trong nhà chẳng còn gì ăn, mẹ con không lấy đâu ra sữa. Nếu cứ tiếp tục như thế chẳng phải sẽ đến lúc trơ mắt ra nhìn con còn đỏ hỏn chết đói hay sao.”
Từ trước tới nay, Mục Đông Thành chưa nghe cha kể đến chuyện này bao giờ, vì thế lúc này rất tò mò, hỏi: “Vậy, cha mẹ đã nuôi con sống như thế nào?”
Mục Lôi thở dài: “Chẳng còn cách nào, ông con đành vác mặt mo đến từng nhà để vay ăn, nhưng lúc đó thì làm gì có nhà nào có đồ ăn mà cho vay. Cuối cùng, chỉ vay được ít rau dại và ít rễ cây để đỡ đói. Mấy thứ đó đều phải để dành cho mẹ con ăn, hi vọng ăn xong sẽ có chút sữa cho con bú. Bà con, vì để giữ được cháu nội ngày nào cũng ăn đất Quan Âm. Ông với cha thì không thể nào ăn được, đành cố chịu. Bà con ăn đất Quan Âm không tiêu hóa được, bụng trướng lên, không đi đại tiện được, cuối cùng đã chết trong đau đớn.
Sau khi bà con chết, ông con rất buồn, cảm thấy nhà mình đã tuyệt đường, cả gia đình có lẽ chỉ còn nước mở to mắt mà chết đói. Lúc đó, cả ông, mẹ con và cha đều đói đến mức toàn thân phù thũng, không còn sức lực, còn con thì cũng sắp chết trong đám tã đùm. Một buổi chiều, ông con nhìn ba người nhà mình rồi gạt nước mắt, loạng choạng đi ra khỏi nhà. Có lẽ ông biết là mình sắp chết đói và không muốn chết trong nhà, vì đến cả sức khiêng xác người đi cũng chẳng còn!
Cha biết ông đi rồi có thể sẽ không quay về nữa, nhưng lúc đó cũng không lấy gì làm đau buồn, vì cha biết ba người nhà mình rồi cũng nhanh chóng gặp ông ở thế giới bên kia thôi. Lúc đó, thậm chí cha còn mong rằng chết nhanh đi để còn được giải thoát sớm, để không còn phải chịu đựng sự giày vò của cơn đói.”
Mục Đông Thành nghe đến đây thấy lòng thắt lại. Lúc đó anh vẫn còn chưa đầy một tuổi, vì thế tất nhiên không có một chút ấn tượng nào về những việc ấy. Bây giờ nghe kể lại mới thấy tình hình đó đúng là chẳng còn cách nào khác, vì thế bất giác anh hỏi: “Vậy sau đó, làm thế nào mà cả nhà mình lại sống sót được?”
Mục Lôi cắn môi im lặng một lúc. “Chuyện xảy ra sau đó rất kì lạ. Cảm giác của cha lúc đó… cứ như là trong mơ.”
Mục Đông Thành nhìn cha: “Xảy ra chuyện gì ạ?”
“Sau khi ông con đi được chừng hai, ba tiếng, thì bỗng quay trở về. Hơn nữa, ông còn túm lấy vạt áo đằng trước, vào đến nhà, đóng cửa lại rồi mới dốc thứ trong vạt áo ra. Đó là một vật được bọc trong giấy dầu. Lúc đó cha đói đến mức hai mắt hoa lên, chẳng nhìn rõ thứ bọc trong giấy dầu ấy là gì, chỉ nghe thấy ông con phấn chấn nói: 'Được cứu rồi, được cứu rồi! Chuyến này được cứu rồi!'
Phản ứng đầu tiên của cha lúc đó là nghĩ: ông con bị đói quá nên thần kinh không còn bình thường nữa. Tiếp đó, cha nhìn thấy ông con nhóm lửa trong bếp, bắc nồi lên, như chuẩn bị nấu cơm. Một lát sau, cha ngửi thấy mùi thơm của thịt mà đã lâu lắm rồi không thấy, song lúc đó tất nhiên vẫn cứ nghĩ đó là trong giấc mơ. Nên nhớ là hồi ấy mà hái được ít rau dại thôi cũng đã là kì tích rồi, nên chuyện được ăn thịt chẳng khác gì mơ trở thành người giàu có nhất thế giới bây giờ.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: 1/14 - Ninh Hàng Nhất

Postby bevanng » 05 Aug 2018

Nhưng, một lát sau, ông con bưng một bát nóng hôi hổi và thơm phức tới gọi cha và mẹ con ra ăn. Cha và mẹ con đói tới vàng cả mắt, không thể tin được đó là sự thật, song cũng không nén được, vì dù có mơ thì mơ được ăn no cũng đã rất tuyệt. Cha mẹ dùng hơi sức cuối cùng rời khỏi giường tới bên bàn gắp một miếng thịt cho vào mồm. Mãi cho tới khi cắn một miếng và nếm thấy mùi thịt rồi thì mới biết, đó không phải là mơ mà là thật!
Những người chưa từng trải qua chuyện này không thể nào tưởng tượng được cảm giác và tâm trạng của những người như cha lúc đó. Cha mẹ đã vui mừng như điên rồi ra sức ăn ngốn ăn ngấu, không kịp suy nghĩ gì đến nguồn gốc của loại thịt ấy, và cũng chẳng kịp hỏi. Nói thật, lúc đó dù biết trong thịt có độc ăn vào là chết thì cha và mẹ cũng không do dự mà cứ ăn.
Loáng một cái, ba người nhà mình đã ăn hết chỗ thịt ấy, và húp sạch nước canh, cảm giác thỏa mãn và hạnh phúc thật khó mà nói thành lời. Được ăn một bữa no, tinh thần và sức lực của ông cùng cha mẹ được hồi phục, không lâu sau đó mẹ con đã có sữa đủ để cho con bú. Bát thịt ấy đã đưa ba người nhà ta từ cõi chết trở về.”
Nghe đến đây, Mục Đông Thành tròn xoe mắt, ngạc nhiên vô cùng bèn hỏi: “Sao lại có chuyện đó được nhỉ? Ông nội đã đi đâu để kiếm được loại thịt đó?”
“Hãy nghe cha nói hết đã.” Mục Lôi tiếp tục, “Sau khi ăn bát thịt ấy xong, ông con đã nói với cha mẹ với vẻ hết sức nghiêm trang rằng, không được cho bất cứ ai biết chuyện này, đây là bí mật của gia đình ta. Ông còn quy định rằng nhất định không được hỏi về nguồn gốc của loại thịt đó. Ông nói, chỉ cần làm được hai điều đó thôi là chúng ta có thể tiếp tục được ăn loại thịt đó.”
“Vậy là cha và mẹ không hỏi thật?”
Mục Lôi im lặng một lát rồi nói: “Bất cứ chuyện gì cũng cần phải xem xét đến tình hình cụ thể lúc đó. Chuyện đó nếu đặt trong tình hình bây giờ thì khiến người ta không thể nào tưởng tượng nổi: làm sao lại có thể ăn một loại thịt không rõ nguồn gốc một cách hồ đồ như thế mãi? Nhưng, trong hoàn cảnh nạn đói lúc bây giờ, cha mẹ thực sự không dám hỏi, sợ rằng nhỡ ra lầm lỡ thì sẽ không được ăn nữa. Lúc đó, nỗi sợ hãi trước cái đói lấn át mọi sự tò mò.”
“Nghe vậy, thì cha mẹ không chỉ ăn loại thịt đó một lần?”
“Đúng vậy.” Mục Lôi dừng một chút rồi tiếp: “Thực ra, từ năm 1961 đến năm 1962, tính ra cha mẹ đã ăn trọn trong một năm.”
“Gì cơ?” Mục Đông Thành vô cùng ngạc nhiên: “Một năm… cũng có nghĩa là phải dựa hoàn toàn vào loại thịt đó thì mọi người mới qua được khó khăn và qua được ba năm thiên tai đó?!”
“Con nên nói là 'chúng ta'.” Mục Lôi nhắc, “Đừng quên con cũng là người được ăn loại thịt ấy. Nếu không có nó, thì cả nhà ta đã không thể sống sót qua trận đói năm đó.”
“Ồ… Vâng!” Mục Đông Thành cắn môi suy nghĩ một lát rồi nói: “Trời đất, một năm. Ông đã tìm đâu ra nhiều thịt đến thế?”
Mục Lôi nhún vai: “Cha không biết, kể từ sau khi loại thịt ấy vào nhà chúng ta, ông con trở nên rất bí hiểm, ông không bao giờ cho cha và mẹ biết thịt đó từ đâu ra, và cũng không bao giờ nấu trước mặt cha và mẹ. Ông cứ nấu xong thì gọi cha và mẹ đến ăn. Hơn nữa, ông còn dặn cha mẹ thời gian đó bớt ra khỏi nhà. Vì mọi người đều đang đói còn nhà chúng ta ngày nào cũng ăn thịt nên trông hồng hào, mượt mà, nếu để mọi người nhìn thấy thì không khỏi sinh nghi”
“Vì thế, để không tiết lộ ra ngoài, suốt một năm ấy nhà mình đã trốn trong nhà ăn loại thịt ấy?”
“Cũng không phải là hoàn toàn không ra ngoài, chỉ là ít ra thôi. Lúc đó mọi người đã đói đến mức chẳng còn hơi sức, nên để giữ sức phần lớn thời gian là ở trong nhà không ra ngoài.” Mục Lôi nói, “Tình hình trên kéo dài đến năm 1962, sau khi tăng diện tích sản xuất lương thực thì nạn đói mới được khống chế và giải quyết dần.”
“Vậy, sau khi nạn đói đó được giải quyết nhà mình còn ăn loại thịt đó nữa không?”
Mục Lôi lắc đầu. “Không, sau khi lương thực trở nên phong phú, thì mâm cơm của nhà ta đã xuất hiện cơm trắng, rau xanh và thịt. Ông con không nấu loại thịt đó nữa.”
“Tại sao?”
“Cha cũng đã hỏi như vậy, nhưng chỉ hỏi một lần thôi. Lúc đó, ông con sầm mặt lại, quy định không cho phép cha và mẹ hỏi bất cứ câu hỏi nào liên quan đến loại thịt đó. Ông bảo cha mẹ hãy quên chuyện đó, coi như chưa từng ăn loại thịt ấy bao giờ và không ai được nhắc đến. Cha và mẹ con không dám làm ông tức giận, vì thế không dám hỏi. Cho đến nhiều năm sau, khi ông con đã qua đời rồi cũng vẫn không có lời giải đáp. Chuyện về loại thịt đó đã trở thành một câu đố.”
Mục Đông Thành nhíu mày suy nghĩ một lúc rồi nói: “Cha, con phải nói thế này, thái độ đó của ông là rất đáng nghi.”
Mục Lôi nhìn con trai: “Ý con muốn nói gì?”
Mục Đông Thành do dự một lúc, nói: “Cha, không phải là con muốn nói để khiến cha buồn nôn. Không lẽ cha chưa từng nghĩ rằng, loại thịt đó có phải là…” Mục Đông Phong không dám nói tiếp.
“Ý con muốn nói, liệu có phải là thịt của người chết không chứ gì?” Mục Lôi hiểu ý của con trai. Ông thở dài, lắc đầu, nói: “Sao cha lại không nghĩ tới. Thực ra, lúc đó đúng là có hiện tượng người ăn thịt người. Một số người không chịu được đói đã lặng lẽ lấy thịt của những người mới qua đời về… còn loại thịt mà ông con mang về nhất định không phải là loại thịt đó.”
“Tại sao cha lại có thể khẳng định như thế?”
Mục Lôi nói: “Lúc đó con còn quá nhỏ, không nhìn thấy những người trong vùng bị đói. Hồi ấy, hầu như ai cũng chỉ còn da bọc xương, những người chết đói thì càng đáng sợ hơn nữa, vì vậy làm gì có được những miếng thịt vừa dày vừa mỡ. Nếu trên người họ đã có được những thớ thịt như vậy thì đã chẳng đến nỗi chết đói. Hơn nữa, nếu ngày nào ông con cũng ra ngoài kiếm thịt người chết, thì liệu có thể kéo dài trong một năm được không?”
“Chuyện này… đúng là rất kì lạ. Ngày nào mọi người cũng ăn, trong một năm đã ăn hết không biết bao nhiêu con lợn. Lấy đâu ra nhiều thịt thế?”
Mục Lôi chau mày nói: “Đúng thế, chuyện này khiến cha thắc mắc trong rất nhiều năm. Sau này, để đi tìm lời giải đáp, cha đã tới khắp nơi trên đất nước và thế giới để tìm loại thịt như một câu đố ấy. Kết quả, bốn mươi năm trôi qua cha đã không thể tìm loại thịt đó ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Chính nhờ quá trình ấy mà cha đã trở thành 'chuyên gia ẩm thực'.”
“Thì ra, vì lý do ấy mà cha mới nghiên cứu món ăn ngon của các vùng miền.” Mục Đông Thành chợt hiểu ra.
“Cha đi khắp nơi tìm kiếm loại thịt ấy có hai lý do.” Mục Lôi nói, “Thứ nhất, cha rất muốn làm rõ, loại thịt mà hồi ấy ông cho cha và mẹ ăn là loại thịt gì? Nếu không thể biết được thì cả đời này cha cũng không yên tâm. Lý do thứ hai, loại thịt ấy là món ăn ngon nhất mà cha ăn được trong đời! Sau khi đã nếm hầu hết các món ăn ngon trên thế giới, cha có thể nói rằng, không có bất cứ món ăn nào có thể sánh được với loại thịt ấy. Cha thực lòng muốn được nếm lại nó lần nữa trong những năm còn sống…”
Nói đến đây, Mục Lôi nhìn con trai chăm chăm, “Đã nhiều năm như vậy rồi mà cha vẫn không gặp lại, nên đã tưởng rằng không thể nào có cơ hội được nếm lại nữa, thì không ngờ, tuần trước, cha đã được thưởng thức món ăn khó có thể so sánh ấy một lần nữa.”
Mục Đông Thành ngây người, mắt mở to ngạc nhiên: “Cha, ý của cha là…”
“Đúng thế, cha đã được nếm lại món thịt mà bốn mươi năm trước từng ăn ở nhà hàng 'thực đơn riêng' tại thị trấn cổ Nhạc Xuyên.”
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: 1/14 - Ninh Hàng Nhất

Postby bevanng » 05 Aug 2018

Chương 5


Bấy giờ thì Mục Đông Thành đã biết, ý nghĩa đặc biệt của nhà hàng 'thực đơn riêng' đối với cha mình. Anh vội hỏi: “Cha chắc chắn như thế chứ? Đúng là cha đã ăn loại thịt ấy ở đó?”
“Không thể sai được.” Mục Lôi nói chắc chắn, “Mặc dù đã nhiều năm trôi qua, nhưng cái vị ngon ngọt của loại thịt ấy thì cha vẫn nhớ như in, chỉ cần ăn một miếng thôi là cha nhận ra ngay!”
“Vậy lần này cha có nhận ra đó là loại thịt gì không?”
“Vẫn không nhận ra.” Mục Lôi lắc đầu, “Không chỉ có cha mà các bác Tô, bác Trần… cũng không nhận ra mà chỉ thấy rằng vô cùng ngon.”
“Vậy, cha có hỏi đầu bếp của nhà hàng đó là loại thịt gì không?”
Mục Lôi thở dài: “Nhà hàng đó có rất nhiều quy định kì quái, trong đó có một điều là khách hàng không được hỏi về nguồn gốc nguyên liệu và quá trình chế biến của bất cứ món nào. Mặc dù vậy, cha cũng đã làm mặt dày, nghĩ đủ mọi cách để hỏi chủ nhân của nhà hàng đó…”
Mục Lôi kể cho con trai nghe một cách chi tiết về quá trình mình đi hỏi nguồn gốc của món thịt ấy. Mục Đông Thành nghe xong, càng nhíu chặt mày, nói: “Thái độ của người chủ nhà hàng đó giống hệt như thái độ của ông dạo trước.”
Câu nói đó đã nhắc Mục Lôi, ông khẽ gật đầu: “Đúng vậy… Hồi đó, ông con cũng như vậy, cũng rất giữ bí mật.”
“Nhưng, càng như vậy thì càng chứng minh hai điểm.” Mục Đông Thành phân tích, “Thứ nhất, chắc chắn là ông và chủ nhà hàng đó biết rõ nguồn gốc của loại thịt ấy. Thứ hai, loại thịt đó chắc chắn có vấn đề, hoặc là ẩn chứa bí mật gì đó không thể cho mọi người biết. Nếu không thì họ đã không cố giấu như vậy.”
Mục Lôi nhìn con trai: “Cha cũng nghĩ như vậy. Ở đây nhất định phải có vấn đề gì đó. Bây giờ, ông của con đã mất rồi, người biết bí mật ấy trên thế giới này có khi chỉ còn mỗi chủ nhà hàng ấy nữa thôi. Nhưng, vấn đề là xem ra thì dù thế nào chăng nữa, cụ già đó cũng không chịu nói ra bí mật.”
Mục Đông Thành nói: “Cha, con cảm thấy nhất định cha phải nắm lấy cơ hội này, có thể đây là cơ hội duy nhất để làm rõ nguồn gốc của loại thịt đó.”
“Đúng vậy, vì lý do này cha mới gọi con về để bàn. Tuổi trẻ các con đầu óc linh hoạt, con nghĩ giúp cha xem có cách nào để làm cho cụ già ấy nói ra không.”
Mục Đông Thành trầm ngâm một lúc rồi nói: “Cha đã rất cung kính, khiêm tốn để thỉnh giáo mà cụ ấy vẫn không chịu nói, cho thấy dùng biện pháp mềm không được… Nếu đã vậy, thì chỉ còn cách dùng biện pháp rắn.”
Mục Lôi ngây người: ‘Ý của con là gì? Không lẽ chúng ta lại bắt cóc, tra khảo?”
“Tất nhiên không phải thế. Ý của con là, mình nghĩ ra một số cách để ép cụ già ấy phải nói.”
“Cách gì?”
Mục Đông Thành nói: “Cha có còn giữ danh thiếp của người đàn ông đã giới thiệu nhà hàng đó cho cha không?”
Mục Lôi không hiểu tại sao bỗng dưng con trai lại nhắc đến người đó, bèn đáp: “Có, thì sao?”
“Được rồi. Bây giờ cha hãy gọi điện cho ông ấy, hỏi ông ta xem trong lần ông ta ăn ở nhà hàng đó có được ăn món thịt hầm trong âu sành không?”
“Hỏi chuyện đó để làm gì? Cứ cho là ông ấy đã ăn rồi thì cũng chẳng thể biết nguồn gốc của món thịt đó.”
“Không sao, cha cứ hỏi đi. Chỉ cần xác định xem ông ấy có ăn hay không là được thôi mà.”
Mục Lôi không rõ con trai định làm cách nào, nhưng ông tin nếu nó đã bảo ông làm như vậy thì hẳn phải có lý do. Thế là ông móc túi lấy di động và danh thiếp của Lương Hằng rồi bấm số.
Điện thoại đã được kết nối. Sau vài câu chào hỏi lịch sự, cám ơn Lương Hằng đã giới thiệu cho mình một nhà hàng ngon như vậy và tỏ lời khen nơi đó đúng là danh bất hư truyền, Mục Lôi mới đưa ra vấn đề chính. Mục Đông Thành đến máy nước lấy nước uống, nhìn lại thì thấy cha mình cứ gật đầu liên tục, biết rằng ông đã có được đáp án rồi.
Mục Lôi tắt điện thoại xong, Mục Đông Thành lập tức hỏi: “Thế nào ạ? Ông ấy có được ăn món đó không?”
Mục Lôi gật đầu, đáp: “Đúng là cũng được ăn và cũng là món mang lên sau cùng.”
“Đúng như dự đoán của con!” Mục Đông Thành vui mừng nói, “Những món trước đó của nhà hàng này có thể căn cứ vào khách hàng mà có sự ngẫu hứng khác nhau, nhưng riêng món cuối - tức là món thịt hầm trong âu sành thì cố định như nhau!”
Mục Lôi thấy con trai phân tích rất có lý, song không hiểu điều đó có ý nghĩa gì nên hỏi lại: “Chuyện đó thì có liên quan gì đến việc chúng ta hỏi nguồn gốc của món thịt ấy?”
Mục Đông Thành chăm chú nhìn cha, nói: “Nhà hàng đó hàng tuần chỉ mở vào thứ hai và thứ tư. Vậy để có thể kinh doanh trong hai ngày ấy, hẳn họ phải có sự chuẩn bị về nguyên liệu. Nếu món ăn sau cùng, cũng chính là món thịt hầm trong âu sành đã chuẩn bị xong thì dễ rồi. Cha có thể bất ngờ tấn công khiến họ trở tay không kịp.”
“Tấn công bất ngờ như thế nào?” Mục Lôi không hiểu hỏi.
“Cha bất ngờ đến đó vào buổi chiều ngày thứ hai hoặc thứ tư và hỏi họ về nguồn gốc của loại thịt ấy. Tất nhiên là họ không chịu nói, đúng không? Đến lúc đó, cha mới tung đòn ra nói rằng món thịt mà cha ăn hôm trước không rõ nguồn gốc, nghi là có vấn đề không bình thường trong đó, đồng thời nói với họ, cha đã liên hệ với người ở Cục kiểm tra an toàn thực phẩm, đề nghị kiểm tra về loại thịt ấy.
Đến lúc đó, cha sẽ chờ xem phản ứng của họ. Nếu họ thực sự có vấn đề khuất tất thì sẽ không muốn để cho người của Cục kiểm tra an toàn thực phẩm đến nhà và thế là phải đáp ứng yêu cầu của cha. Nếu họ thực sự không sợ thì cũng không sao, cha sẽ báo cho người của Cục kiểm tra an toàn thực phẩm đến để họ lục soát rồi đem loại thịt ấy về kiểm tra. Giữa cha và người của Cục kiểm tra an toàn thực phẩm là quan hệ từ xưa, những chuyện sau đó con không nói thì cha cũng biết phải làm thế nào, đúng không?”
Mục Lôi không thể không thừa nhận, chiêu mà con trai đưa ra đúng là rất hiểm. “Thì ra đó là biện pháp rắn mà con nói ban nãy…”
“Cha thấy thế nào, làm được không ạ?”
Mục Lôi suy nghĩ một lát, thấy chỉ còn cách như vậy, nên gật đầu đáp: “Ừ, cha sẽ thử xem.”
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: 1/14 - Ninh Hàng Nhất

Postby bevanng » 05 Aug 2018

Chương 6


Thứ tư của tuần sau đó, Mục Lôi một mình lái xe đến thị trấn Nhạc Xuyên. Theo như lời của con trai, gần 4 giờ ông tới Thiện Phẩm Cư. Lúc này, có lẽ vì chưa đến giờ bán hàng nên cổng ở đó đóng chặt. Mục Lôi bèn gõ cửa.
Một phút sau, cánh cổng mở ra. Thanh Huệ nhìn thấy vị khách trước mặt thì sững người ra, rõ ràng là bà ta đã nhận ra vị khách hàng cứ bám riết lần trước, vì thế nói với vẻ mặt không vui: “Ông Mục, hôm nay ông có đặt ăn đâu?”
“Đúng vậy.” Mục Lôi không ngờ người phụ nữ này vẫn nhớ họ của mình, nên mỉm cười, nói: “Hôm nay, tôi tới không phải để ăn.”
“Vậy, ông tới vì việc gì?”
“Chỉ mất của bà ít phút thôi, tôi có thể vào trong nói chuyện được không?”
Thanh Huệ ngẫm nghĩ một lúc, mặc dù rất không muốn, nhưng dường như sự giáo dưỡng vốn có khiến bà không thể làm nổi cái việc đóng cửa từ chối khách hàng nên đành để cho Mục Lôi vào.
Một lần nữa Mục Lôi lại đến tứ hợp viện yên tĩnh, cổ kính và giản dị này. Ông cố tình đi về phía căn phòng phía đông, bề ngoài thì là hỏi Thanh Huệ, nhưng thực chất là nói để cho “chủ nhà hàng” nghe: “Cụ có nhà không?”
Thanh Huệ đáp với vẻ lạnh lùng: “Ông Mục, có chuyện gì ông cứ nói với tôi. Nhưng nếu lại là chuyện mà hôm trước ông hỏi thì không cần phải làm phiền đến ông chủ đâu. Cụ ấy sẽ không gặp ông đâu.”
“Nói thật lòng, tôi đến là vì cái việc đã hỏi lần trước.” Mục Lôi nói.
Thanh Huệ sầm mặt xuống: “Hôm ấy chúng tôi đã nói rất rõ ràng rồi. Chúng tôi không thể công bố nguồn gốc của các loại thực phẩm cũng như quá trình chế biến nó. Xin ông đừng mất thời gian nữa.”
Mục Lôi đã dự liệu trước rằng bà ta sẽ nói như vậy, nên ông cũng đã nghĩ ra đối sách tiên lễ hậu binh*. Bây giờ, khi mà “lễ” không có tác dụng thì chỉ còn cách dụng “binh” mà thôi. “Chúng tôi biết quy định ở chỗ bà. Nhưng, không biết bà có biết hay không, chúng tôi là khách hàng, chúng tôi có lý do để yêu cầu nhà hàng cho biết về nguồn gốc của thực phẩm. Vì vậy, quy định ở đây của bà chỉ là của một phía, nó đi ngược lại quy định chung của ngành ăn uống. Hơn nữa, nói một cách khó nghe hơn, đó là nó không phù hợp với 'Luật vệ sinh an toàn thực phẩm'.”
* Tiên: trước; Lễ: lễ phép; Hậu: sau; Binh: vũ lực. Trước tiên dùng những phép tắc thông thường để giải quyết, nếu không được thì sẽ dùng đến những biện pháp cứng rắn.
“Ông đừng có lấy những điều đó để ép tôi.” Thanh Huệ tỏ ra không hề nao núng, “Chúng tôi là nhà hàng 'thực đơn riêng' có bí quyết của mình chứ không phải là những quán ăn thông thường bên đường. Chúng tôi luôn nói rõ cho khách hàng muốn đặt ăn biết trước về những quy định đó. Nếu ông cảm thấy không hợp lý thì đừng đến. Bây giờ, các ông đã ăn rồi lại đến để ép chúng tôi nói ra bí quyết. Việc làm này đi đến đâu cũng là không có lý.”
Mục Lôi cũng biết rằng những lời mình nói thực ra cũng rất vô lý, nhưng để đạt được mục đích thì đành phải liều thôi. “Có lý hay không thì không phải tôi nói hay bà nói là được. Bây giờ tôi sẽ gọi điện cho người ở Cục kiểm tra an toàn thực phẩm để họ đến và phán quyết.”
“Ông gọi họ đến để làm gì?” Thanh Huệ có vẻ phẫn nộ, “Không lẽ cưỡng ép lục soát kiểm tra thực phẩm của chúng tôi?”
Mục Lôi nghĩ thầm trong bụng: đúng thế, nhưng mồm thì vẫn nói: “Điều đó thì còn phải xem họ định làm thế nào, tôi làm sao biết được…”
Nói đến đây thì chiếc rèm cửa của căn phòng phía đông được vén lên, cụ già đó bước từ trong ra. Một lần nữa Mục Lôi đã dụ được chủ nhà hàng xuất hiện.
Cụ già râu trắng như cước, tay cầm một tách trà bằng sứ, vẻ mặt bình thản bước tới trước mặt của Mục Lôi, nói: “Không cần phải phiền phức đến thế đâu.”
Mục Lôi không hiểu ý tứ trong câu nói đó nên đứng ngây người tại chỗ.
Cụ già nói: “Ông có gọi người của Cục kiểm tra an toàn thực phẩm đến thì cũng không lục soát ra bất cứ thực phẩm gì đâu, nhất là loại thịt mà ông muốn hỏi. Nếu không tin, bây giờ ông có thể vào phòng của chúng tôi xem đi, tìm được loại thịt đó thì ông cứ việc mang đi.”
Mục Lôi ngây người, nghe giọng nói chắc chắn của cụ già, đoán biết họ đã có chuẩn bị từ trước nên đã cất kĩ loại thịt đó đi rồi. Còn ông, dù gì thì cũng là người có tiếng tăm, làm sao làm được cái việc vào phòng nhà người khác để lục lọi? Cứ cho là người của Cục kiểm tra an toàn thực phẩm đến thật thì cũng không thể giống như cảnh sát trong tay có giấy tờ khám xét để lục soát nhà của người khác. Xem ra, ý kiến đó của con trai không có hiệu quả rồi.
Lúc đó, Mục Lôi rất bối rối, đứng như trời trồng tại chỗ, đang định tiu nghỉu rời đi thì đột nhiên cụ già kia hỏi: “Ông hãy nói thật cho tôi biết, tại sao ông lại quan tâm tới loại thịt đó như vậy?”
Mục Lôi ngây người, không ngờ cụ già lại hỏi câu đó, nên cũng không biết trả lời thế nào.
Cụ già nheo mắt nhìn Mục Lôi chăm chăm một lúc rồi nói: “Trong các món ăn mà các ông ăn hôm ấy, tôi tin, ít nhất cũng có tới ba, bốn loại món tanh mặn và các ông cũng không biết là loại thịt gì. Nhưng, tại sao ông lại có vẻ nhạy cảm và cứ nhất quyết tìm hiểu bằng được loại thịt mà món ăn cuối cùng sử dụng?”
Mục Lôi suy nghĩ một lát, cảm thấy cụ già này đúng là người cao thâm, dường như có khả năng biết hết tất cả, vì thế ông quyết định không nói dối nữa mà nói đúng sự thật. “Thưa cụ, không dối gì cụ, hồi còn trẻ, tôi đã từng ăn loại thịt này.”
Cụ già hơi há miệng, vuốt chòm râu, mặt không tỏ rõ biểu cảm. Nhưng còn Thanh Huệ đang đứng cạnh thì lại mở to mắt ngạc nhiên.
Mục Lôi đã nhận ra rằng họ có vẻ rất kinh ngạc, chỉ có điều cụ già trầm tĩnh kia đã giấu được vẻ thay đổi trên nét mặt. Mục Lôi tạm thời không nói gì, lặng lẽ chờ xem phản ứng của họ.
Một lát sau, cụ già hỏi: “Trước kia ông đã ăn rồi thì thôi, tại sao bây giờ lại cứ nhất quyết tìm hiểu về nguồn gốc của loại thịt đó?”
Mục Lôi nói: “Chính vì hồi còn trẻ tôi đã ăn nó mà không biết đó là thịt gì nên sau này mới dành thời gian và sức lực cả đời để tìm kiếm nó. Ngoài việc muốn được nếm lại nó một lần nữa thì còn muốn làm rõ rút cục nó là loại thịt gì, nếu không nó sẽ trở thành điều đáng tiếc trong suốt cuộc đời!”
“Nói như vậy, bây giờ, sau khi đã được nếm lại loại thịt ấy ở chỗ chúng tôi rồi, nếu không làm rõ thì ông nhất quyết không chịu thôi?” Cụ già hỏi.
Mục Lôi cắn môi suy nghĩ một lát rồi đáp với vẻ kiên định: “Thưa cụ, không phải là tôi cố tình làm khó cụ, hoặc là chống đối cụ. Nhưng… cụ nói đúng, lần này nếu không đạt được mục đích thì tôi nhất định không thôi!”
Cụ già nhìn Mục Lôi chăm chăm, một lúc sau thở dài nói: “Thôi được, nếu ông đã cố chấp như vậy, tôi sẽ thỏa mãn sự tò mò của ông.”
Mục Lôi nghe nói vậy thì vô cùng mừng rỡ, vội chắp tay cung kính: “Xin cám ơn cụ đã giúp tôi được toại nguyện! Tôi xin cam đoan sẽ không tiết lộ chuyện này ra ngoài!”
Cụ già nhìn Mục Lôi, tiếp đó nói ra một câu khiến cho ông vô cùng ngạc nhiên: “Thôi đi, tôi không cần sự cam đoan ấy. Nếu ông thật sự giữ lời hứa, thì ông đã không quên lời của cha ông hồi ấy rồi!”
Câu nói đó như một luồng điện chĩa thẳng vào Mục Lôi, ông ngay lập tức đơ như gà gỗ, tiếp đó, toàn thân run lên: “Thưa cụ, cụ… quen với cha tôi? Cụ biết hồi ấy cha tôi…”
Cụ già xua tay, tỏ ý không muốn nói nhiều. “11 giờ đêm nay, ông hãy tới đây, tôi sẽ nói cho ông nghe điều mà ông muốn biết.”
11 giờ? Tại sao lại muộn như vậy? Mục Lôi thấy rất thắc mắc, nhưng không dám nói ra. Cụ già này đã nhận lời nói cho ông biết những điều liên quan đến loại thịt đó đã là rất tốt rồi. Vì vậy, ông cám ơn cụ già một lần nữa rồi rồi khỏi Thiện Phẩm Cư.
Nhìn theo bóng Mục Lôi rời khỏi, cụ già dường như suy nghĩ đến điều gì đó. Cụ nói với Thanh Huệ: “Hãy đi đóng cửa lại.”
Thanh Huệ nói: “Đã hơn 4 giờ rồi, một lát nữa khách đặt ăn sẽ tới.”
Cụ già nói với vẻ nghiêm trang: “Cô hãy gọi điện cho khách, nói rằng hôm nay ta bị ốm đột ngột nên không thể chuẩn bị bữa ăn tối nay được.”
Thanh Huệ ngạc nhiên nói: “Thưa ông chủ, ý của ông…”
Cụ già thở dài nói: “Hôm nay không kinh doanh được nữa rồi… không, từ nay về sau đều không được nữa rồi. Chúng ta phải lập tức di chuyển, rời khỏi nơi này.”
“Là vì người đó sao?”
Cụ già khẽ gật đầu: “Đúng thế, không ngờ đã nhiều năm như vậy rồi mà vẫn còn người từng ăn và nhớ đến mùi vị của loại thịt đó. Chúng ta mở quán ở đây xem ra là thất sách rồi.”
“Vậy chúng ta chuyển sang nơi khác để mở lại ạ?”
“E rằng tạm thời không thể mở được ở bất cứ đâu.” Cụ già nói, “Ta thấy người kia không đạt được mục đích là không thôi đâu. Cho dù chúng ta mở nhà hàng ở nơi khác thì ông ta cũng sẽ tìm tới.”
“Vậy chúng ta tạm thời phải lánh mặt vì ông ta?”
“Còn có cách nào nữa đâu?” Cụ già nói, “Bí mật về loại thịt đó, tuyệt đối không thể để cho những người bình thường biết được, nếu không thì…”
Cụ già bỏ lửng câu nói. Thanh Huệ nhìn cụ với vẻ lo lắng rồi hỏi: “Vậy, tại sao ông chủ lại bảo ông ta 11 giờ đêm tới đây?”
“Dù gì ta cũng phải có câu trả lời với ông ta, nếu không thì ông ta không chịu thôi đâu.” Cụ già thở dài, rồi chầm chậm đi vào trong nhà.
Thanh Huệ đi ra cổng, đóng hai cánh cửa gỗ lại. Bà ta im lặng, dường như đang suy nghĩ đến điều gì. Một lát sau, đưa mắt nhìn về căn phòng có cụ già.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: 1/14 - Ninh Hàng Nhất

Postby bevanng » 05 Aug 2018

Chương 7


Sau khi ra khỏi Thiện Phẩm Cư, Mục Lôi thấy trong lòng rất phức tạp, phần thì ông thấy rất phấn chấn với việc sắp biết được bí mật tìm kiếm mấy chục năm nay, phần thì lại cảm thấy vô cùng kinh ngạc. Liệu có thể có sự tình cờ đến thế được không? Cụ già kia biết cha ông!? Hơn nữa còn biết cả chuyện của cha ông với loại thịt hồi ấy nữa.
Tiếp đó, Mục Lôi liên tưởng, có thể cụ già này còn biết nhiều hơn thế, cụ ấy biết loại thịt ấy từ đâu ra và biết cả chuyện cha mình bảo mình phải giữ bí mật. Thậm chí… cụ ấy còn chính là người đã cho cha mình loại thịt ấy.
Phải rồi, hoàn toàn có khả năng đó. Mục Lôi suy nghĩ. Nhìn cụ già ấy thì thấy, nếu cha mình còn sống đến bây giờ chắc cũng chẳng kém cụ ấy bao nhiêu. Họ là người cùng thời đại, cùng trải qua thăng trầm của một thời đại và cùng biết, cùng giữ chung một bí mật.
Ấy thế mà cụ già ấy lại có thể dễ dàng nói ra điều bí mật đã giữ gìn suốt mấy chục năm chỉ vì vài lần quấy quả của mình? Mục Lôi cảm thấy xét về lôgic thì thật khó mà giải thích. Hơn nữa, nếu muốn nói ra thật thì tại sao lại không sớm hơn hoặc để đến ngày mai mà lại là 11 giờ đêm nay? Liệu có ý đồ gì trong đó không?
Nghĩ đến đây, Mục Lôi bỗng nhiên cảm thấy sợ. 11 giờ đêm một mình đơn độc đến nhà hàng 'thực đơn riêng' bí hiểm đó, rồi sau khi cánh cổng đóng lại, có quỷ mới biết sẽ xảy ra những chuyện gì. Mặc dù trông cụ già đó và Thanh Huệ không phải là hạng người xấu, nhưng không thể không đề phòng được…
Suy nghĩ kĩ càng một lúc, Mục Lôi cho rằng, một mình đến đó là rất mạo hiểm, nên ông quyết định gọi con trai Mục Đông Thành đến để mình thêm can đảm.
Mục Lôi gọi điện cho con kể qua về tình hình ban chiều, Mục Đông Thành cũng lấy làm lạ: “Sao cụ ấy lại hẹn vào lúc muộn như vậy? Ở đây liệu có vấn đề gì không?”
“Cha cũng lo lắng về điều đó nên mới gọi con đến.”
“Nhưng người ta đã nói chỉ nói cho cha biết chứ không cho con biết. Hơn nữa, chẳng phải cha đã hứa là nhất định không cho người khác biết rồi sao? Nếu con đi tới đó cùng cha, liệu cụ ấy có đồng ý không?”
“Con là con trai cha, không phải người ngoài…”
“Cứ như lời cha thì dù cha có mấy đứa con hoặc cả vợ nữa thì cũng đều đưa đi cả sao? Cha cứ nói thẳng với cụ ấy là tổ chức một cuộc công bố ở nhà ta cho xong.”
Mục Lôi cảm thấy những lời con trai nói cũng có lý. Nếu cả hai cha con cùng tới đó, chưa biết chừng cụ già kia sẽ nói là ông không giữ lời và không chịu nói ra nữa.
Mục Đông Thành dường như cũng đang suy nghĩ. Một lát sau, anh nói qua điện thoại: “Có điều cũng phải nói lại rằng, nếu chỉ mình cha đi thì mạo hiểm quá. Con cứ cảm thấy chuyện này có gì đó rất lạ, biết đâu trong đó lại có âm mưu gì.”
“Nhưng cha không thể không đi được. Con biết đây, chuyện này rất quan trọng với cha.” Mục Lôi nói.
Mục Đông Thành trầm ngâm một lúc rồi đưa ra ý kiến: “Thế này vậy, bây giờ con sẽ tới đó ngay, chờ đến lúc 11 giờ, con sẽ đi cùng với cha đến đó, nếu họ nói chỉ cho một mình cha vào thì con sẽ chờ ở ngoài. Làm như vậy, họ sẽ phải dè chừng, không dám có hành động manh động với cha.”
“Được, đúng là con nhanh trí thật!” Mục Lôi vui mừng nói, “Cứ làm như thế đi.”
Tiếp đó, Mục Lôi hẹn địa điểm gặp mặt với con. Hơn một tiếng sau, Mục Đông Thành đã lái xe đến chỗ khách sạn cha đang ở. Lúc đó mới hơn 6 giờ, hai cha con tìm một nhà hàng, gọi mấy món rồi thong thả ăn, vì dù sao thời gian vẫn còn nhiều.
Ăn xong cơm thì đã 8 giờ. Muốn tiêu hết thời gian tại một thị trấn cổ nguyên sơ chưa thương mại hóa là một việc khá khó khăn. Đến tối, hầu hết các cửa hàng cửa hiệu đều đóng cửa, mọi người dường như đều ở trong nhà. Cả thị trấn chìm trong u tối, thiếu sức sống. Mục Lôi nghĩ thầm, may mà mình gọi con trai đến, nếu không một mình mình ở đây thì đúng là đáng sợ thật.
Vì không có đèn đường nên hai cha con đành tản bộ trên con đường trải đá phiến xanh nhờ vào ánh đèn hắt ra từ các gia đình. May mà thị trấn này không lớn nên không đến nỗi lạc đường. Đi bộ hơn nửa tiếng, cuối cùng họ nhìn thấy một quán mạt chược vẫn đang mở cửa, ngoài cửa vẫn còn bán thịt nướng. Hai cha con chẳng khác gì các lữ khách đang đi trên sa mạc phát hiện ra ốc đảo lập tức bước vào trong, rồi gọi mấy xiên thịt và ít bia nhấm nháp để tiêu hết thời gian.
Món thịt xiên nướng của quán đêm này đối với hai người sành ăn thật chẳng là gì. Vì thịt dùng để nướng là thịt đông lạnh, không có vị ngon ngọt của thịt tươi, mà chỉ có vị mặn, cay và mì chính. Mục Lôi nhăn mày nhăn mặt khi ăn chúng, khó mà hình dung nổi những người bình thường sao lại có thể ăn ngon lành được, song người ta đã nướng và mang đến rồi, không thể không động đến, vì vậy ông chỉ nhai mấy miếng lấy lệ. Mục Đông Thành thì không kén chọn như cha, anh vừa ăn vừa khẽ nói với cha rằng đừng nên đòi hỏi quá cao với những quán ven đường như thế này, có được một chỗ ngồi giết thời gian đã là tốt lắm rồi.
Mục Lôi ngồi ở ghế, nhìn chủ quán nướng cá, rồi chợt nhớ ra một điều, bèn nói với Mục Đông Thành: “Nướng là một cách chế biến nguyên thủy và cơ bản, không cần phải quá cầu kì, thế mà để nướng được một con cá, chủ quán này cũng phải mất tới cả nửa tiếng đồng hồ.”
“Đúng vậy, phải nướng cho chín rồi còn phải thoa mỡ, thêm gia vị nữa. Nhưng, sao cơ ạ?”
Mục Lôi nhìn con trai, khẽ nói: “Hôm ấy, cha và mọi người ăn cơm ở Thiện Phẩm Cư, lúc ăn thì không chú ý nhưng sau khi ăn xong rồi cha mới cảm thấy có điều lạ lùng.”
“Lạ lùng ở điểm nào cơ ạ?”
“Mỗi một món ăn ở đó đều rất cầu kì. Theo kinh nghiệm ăn uống nhiều năm của cha thì các khâu sơ chế, đun nấu, bày biện đều rất tốn thời gian. Cách thức và quá trình chế biến tất nhiên cũng phải tốn rất nhiều công nghiên cứu, có mấy món thậm chí khiến người ta liên tưởng tới món ngự thiện của hoàng đế thời cổ đại. Nói tóm lại đều là những món ăn đòi hỏi rất tốn thời gian và tâm sức, phải cẩn thận tỉ mỉ mới làm được. Thiện Phẩm Cư chỉ có một đầu bếp và một người phục vụ, không thấy có bất cứ đầu bếp và người chạy bàn nào khác - chỉ dựa vào một cụ già đó ấy thế mà không hiểu sao cứ cách mười đến hai mươi phút là lại làm ra một món ăn cầu kì đến như thế?”
“Điều đó cho thấy cụ già đó rất giỏi tay nghề chứ sao.”
Mục Lôi lắc đầu: “Tay nghề giỏi là một chuyện, nhưng khả năng của một người là có hạn. Trong một thời gian ngắn mà làm ra được nhiều món ăn cầu kì, phức tạp như vậy là điều gần như không thể…”
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: 1/14 - Ninh Hàng Nhất

Postby bevanng » 05 Aug 2018

Mục Đông Thành cười, nói: “Người ta đã mang lên cho cha ăn rồi mà cha vẫn còn nói là không thể? Có thể đầu bếp ở đó không chỉ có mình cụ già? Cha không vào trong bếp của họ xem thì làm sao biết được có mấy đầu bếp và mấy người chạy bàn?”
“Nhắc đến nhà bếp, cha cũng thấy thắc mắc. Cha không nhìn thấy có nhà bếp rõ rệt ở đó, ngoài gian chính bắc là nơi dành để khách ăn thì hai gian nhà phía đông và tây đều giống như phòng ngủ. Đúng rồi, lúc cha đi tìm cụ già đó, thì thấy cụ ấy đi từ trong nhà ra, chứ không phải từ trong bếp ra, hơn nữa, nhìn điệu bộ thì không có vẻ gì là vừa mới nấu nướng xong mà giống như đang ngồi nghỉ ở trong phòng. Quả thực là rất lạ.”
“Có thể là cụ ấy nấu nướng xong, thay quần áo rồi ngồi nghỉ một lát. Thôi, cha đừng thắc mắc suy đoán nữa, lát nữa gặp cụ già đó, biết đâu mọi chuyện đều rõ ràng.”
Mục Lôi khẽ gật đầu.
Hai cha con cứ vừa nhấm nháp vừa nói chuyện như vậy cho đến lúc 10 giờ 40 thì thanh toán xong và đi về con phố có Thiện Phẩm Cư.
Lúc này, trên con phố nhỏ hẹp đó tối đen. Các ngôi nhà dọc phố đều kiến trúc theo kiểu tứ hợp viện, nên chỉ cần đóng cửa lại là không còn lọt ra ánh đèn nào. Hai cha con gần như phải mò mẫm mới tìm được đến Thiện Phẩm Cư. Cảnh vật tối tăm xung quanh và không khí kì dị càng làm tăng thêm phần bí hiểm cho câu chuyện.
Hai cha con đứng trước cánh cổng im lìm của Thiện Phẩm Cư đưa mắt nhìn nhau rồi cùng nuốt cục nước bọt trong cổ họng, cảm giác hồi hộp lo lắng bỗng dâng lên.
Mục Lôi bước lên một bước gõ vào cánh cổng gỗ.
Chờ đến hơn một phút mà chẳng có ai mở cửa và cũng không nghe thấy bên trong có động tĩnh gì.
Mục Lôi lại gõ vào cổng lần nữa rồi tiếp tục chờ hai, ba phút, vẫn không có phản ứng gì. Ông thắc mắc quay lại nói với con trai: “Chuyện gì thế nhỉ? Chẳng phải cụ già đó đã hẹn rõ với cha rồi sao?”
Mục Đông Thành nghi ngờ nói: “Cha chắc chắn là cụ ấy nói 11 giờ tối nay không? Không phải là 11 giờ sáng mai đây chứ?”
“Cha tuyệt đối không nghe nhầm.” Mục Lôi khẳng định, “Cụ ấy nói rất rõ mấy từ 'tối hôm nay'.”
“Thế thì lạ thật…” Mục Đông Thành bước lên trước, gõ mạnh vào cánh cổng, rồi đẩy thử. Không ngờ, hai cánh cổng lập tức bật mở.
“Ồ, thì ra cổng không khóa.” Mục Đông Thành nói với cha, “Có lẽ vì họ đã hẹn với cha rồi nên để cổng cho cha đi thẳng vào.”
Mục Lôi nhìn vào bên trong, tứ hợp viện tối om, không có bất cứ ánh đèn nào. Ông do dự rồi nói: “Nếu như vậy thì họ phải để đèn sáng mới đúng, sao lại có vẻ như đã tắt đèn đi ngủ thế nhỉ?”
“Hay là cha đi vào gọi thử một tiếng xem?”
“Cha vào một mình ư?”
Mục Đông Thành ngẫm nghĩ một lát rồi nói: “Để con đi cùng cha. Nhìn kiểu này hẳn có gì đó không bình thường.”
Hai cha con thận trọng và cảnh giác bước qua cánh cổng rồi đưa mắt nhìn quanh, song không phát hiện thấy có gì khác thường. Mục Lôi cất tiếng gọi to: “Cụ ơi, tôi đã đến rồi.”
Trả lời ông chỉ có một cơn gió lạnh ào tới. Mục Lôi rùng mình, chau mày nói: “Xem ra không có người nào ở đây rồi.”
“Sao lại thế được?” Mục Đông Thành nói với vẻ ngạc nhiên, “Không lẽ họ lại bỡn cợt với cha?”
“Không thể thế được. Đây là nơi ở của họ mà.”
Mục Lôi nói, “Để tránh cha mà bỏ lại cả nhà cửa, gia sản ư?”
Mục Đông Thành mím môi nghĩ một lúc, nói: “Cha, con cảm thấy không bình thường thật. Hay là chúng ta nhanh chóng rời khỏi đây đi.”
“Không được… Nói gì thì cha cũng phải tìm hiểu cho ra. Nếu cứ ra về như thế này thì mất mặt quá.” Mục Lôi nói.
Mục Đông Thành hiểu tính cố chấp của cha, biết là khó mà thuyết phục được, hơn nữa chính anh cũng rất tò mò, nên suy nghĩ một lúc, sau thì nói: “Cha có biết cụ già ở gian nào không?”
“Ở gian phía đông.”
“Chúng ta tới đó gõ cửa, để xem cụ ấy có ở trong đó không.” Mục Đông Thành nói.
Mục Lôi nghĩ một lúc, thấy có lẽ chỉ có thể làm như thế. Vậy là hai cha con đi tới gian nhà phía đông, tới nơi rồi thì phát hiện ra cửa gian nhà đó chỉ khép hờ chứ không khóa. Hai cha con lại đưa mắt nhìn nhau, ánh mắt đều toát lên vẻ nghi hoặc.
Chuyện đã đến nước này thì cũng không còn đường rút nữa. Mục Lôi thận trọng đẩy cửa, lập tức chiếc mũi rất thính của ông ngửi ngay thấy mùi máu tanh.
Mục Đông Thành cũng đã ngửi thấy mùi giống cha. Cả hai cha con lo lắng nhìn quanh. Căn phòng tối đen như mục, trống ngực của họ đập thình thịch, một cảm giác không tốt lành dâng lên tột độ. Bàn tay của Mục Lôi theo bản năng sờ lên tường và tìm ngay thấy công tắc điện.
“Tạch” một tiếng, đèn được bật sáng.
Khi hai cha con họ nhìn thấy cảnh tượng trong căn phòng thì đầu như có tiếng nổ lớn.
Lúc này, cả căn phòng đầm đìa máu. Sàn nhà, trên giường, trên bàn và trên ghế chỗ nào cũng dính máu. Nói một cách chính xác hơn thì đó là vụ thảm sát. Trên chiếc bàn gỗ còn một số bộ phận, cho thấy nạn nhân là chủ cửa hàng.
Cảnh tượng hãi hùng đó khiến cho hai cha con Mục Lôi kinh hoàng cực độ. Họ bưng chặt miệng, mắt trợn tròn, tiếp đó toàn thân run lên, hai chân nhũn xuống. Đây là cảnh tượng đáng sợ nhất mà họ từng nhìn thấy trong đời, nó vượt xa phạm vi chịu đựng của họ cũng như những người bình thường khác.
“Trời ơi…” Mục Lôi lùi lại, loạng choạng ra khỏi căn phòng đó và vịn vào một gốc cây to trong sân nôn thốc nôn tháo.
Một lát sau, Mục Đông Thành cũng mặt mày nhợt nhạt chạy ra. Anh đi đến bên cha, hoảng hốt nói: “Cha… chuyện… chuyện này là thế nào?”
“Làm sao cha biết được?” Mục Lôi hoảng sợ đáp, “Dù thế nào thì cũng phải báo cho cảnh sát ngay!”
Nói rồi, ông lấy chiếc di động ra, đang định gọi đến cho cảnh sát thì Mục Đông Thành giữ tay cha lại, nói: “Khoan đã cha… Nếu chúng ta báo cảnh sát, thì khi cảnh sát đến chúng ta có nói rõ được không?”
Mục Lôi trừng mắt nhìn con trai: “Có gì mà không nói rõ được? Chuyện này không liên quan đến chúng ta! Nêu chúng ta cứ lặng lẽ bỏ đi mà bị người ta phát hiện ra sẽ càng khiến người ta nghi ngờ!”
“… Đúng vậy thật.”
Mục Lôi không chút do dự gọi điện đến cho cảnh sát, nói rõ địa chỉ và sự việc xảy ra cho họ. Sau đó họ không dám ở gần căn phòng đó mà nóng lòng đứng chờ cảnh sát đến ở ngoài sân.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: 1/14 - Ninh Hàng Nhất

Postby bevanng » 05 Aug 2018

Chương 8


Đối với cảnh sát ở khu vực này mà nói, thì chuyện xảy ra vụ án mạng tàn nhẫn và li kì như vậy tại một thị trấn cổ vốn rất thanh bình đúng là một chấn động rất lớn. Mấy nhân viên cảnh sát chụp ảnh căn phòng, lấy chứng cứ, pháp y thì khám nghiệm và gom thi thể về sở cảnh sát. Tiếp đó, mời hai người đã gọi điện báo cảnh sát về đồn để lấy lời khai.
Ngồi trong đồn cảnh sát rồi mà Mục Lôi vẫn không sao trấn tĩnh được, hai bàn tay cầm cốc nước cứ run lên, mặt cắt không ra máu, tinh thần thì hoảng loạn. Mục Đông Thành có vẻ khá hơn, nhưng sắc mặt cũng trắng bệch như sáp.
Đồn trưởng Lưu ngồi trước mặt hai cha con họ, quan sát vẻ mặt của họ, một lúc sau mới hỏi: “Tại sao hai người lại đến đó khi đã muộn như vậy?”
Mục Lôi trấn tĩnh đáp: “Đó là vì cụ già chủ nhà hàng đó hẹn tôi đến.”
“Là người đã bị giết hại đó?”
Buổi chiều, mình vẫn còn đứng nói chuyện với cụ ấy ở trong sân, thế mà bây giờ cụ ấy đã trở thành một xác chết. Tim Mục Lôi như thắt lại. “Vâng.”
“Cụ ấy hẹn ông tới để làm gì?” Đốn trưởng Lưu hỏi.
“Buổi chiều tôi đến đó hỏi về việc một món ăn được chế biến như thế nào thì cụ ấy bảo tôi 11 giờ đêm đến tìm cụ ấy. Thế là tôi gọi cho con trai cùng đi, không ngờ…”
Một viên cảnh sát trẻ ngồi bên cạnh đồn trưởng Lưu ghi lại những lời khai của Mục Lôi.
Đồn trưởng Lưu suy nghĩ một lúc, hỏi: “Ông làm nghề gì?”
“Tôi là nhà phê bình ẩm thực. Tên tôi là Mục Lôi.” Viên cảnh sát trẻ phụ trách ghi chép ngẩng đầu lên nhìn Mục Lôi. Đồn trưởng Lưu hơi há miệng, nói: “Hèn nào, tôi cảm thấy rất quen. Thì ra đã nhìn thấy trên ti vi.”
Mục Lôi cố gắng nở một nụ cười xã giao.
“Nói như vậy, ông đã đến đó là muốn tìm hiểu về món ăn ngon?”
“Đúng thế. Tuần trước, tôi và mấy người bạn đã ăn ở Thiện Phẩm Cư một bữa, cảm thấy món ăn ở đó rất ngon và đặc sắc, cho nên hôm nay tôi tới đó định thỉnh giáo cụ già chủ nhà hàng đôi điều.”
“Tại sao cụ ấy lại hẹn ông đến muộn như vậy? 11 giờ đêm không phải là thời gian tiếp khách.”
“Tôi cũng thắc mắc như vậy. Tôi và con trai tôi không sao đoán được dụng ý của cụ ấy, chỉ biết nghe theo.”
Đồn trưởng Lưu đảo mắt, “Nhưng ông đã đồng ý tới muộn như vậy, cho thấy điều mà cụ già ấy muốn nói với ông rất quan trọng?”
Mục Lôi giật mình. Câu nói đó của sĩ quan cảnh sát này rất đúng. Nhưng Mục Lôi không thể nào mà nói ra sự thật hoàn toàn được. “Đúng thế, tôi đã được ăn một món mà tôi tin là ngon nhất trong những món mà tôi đã ăn trong cuộc đời. Vì tôi luôn có niềm say mê với các món ăn ngon lên đã tới nhờ cụ già đó truyền bảo cho.”
Đồn trưởng Lưu mím môi suy nghĩ trong hơn một phút, rồi nhìn hai cha con Mục Lôi nói: “Hai người nói rằng, 11 giờ khi hai người tới Thiện Phẩm Cư thì thấy cổng ở đó không đóng.”
Mục Đông Thành đáp: “Có đóng, chỉ là không khóa thôi. Chúng tôi gõ cửa một lúc không thấy ai lên tiếng bèn đẩy thử thì mới biết cửa không khóa.”
“Sau đó thì hai người đi vào gian nhà phía đông và phát hiện ra cửa của gian phòng này cũng khép hờ?”
“Đúng vậy.”
Đồn trưởng Lưu chăm chú nhìn họ một lúc rồi nói ra một câu khiến người ta phải sửng sốt: “Nhưng vừa rồi chúng tôi kiểm tra kĩ thì lại phát hiện ra cánh cổng và cửa của gian phía đông đều có dấu vết bị phá.”
“Gì cơ?” Cả hai cha con Mục Lôi đồng thanh kêu lên sửng sốt. “Cửa đã bị phá khóa?”
“Khi hai người vào không để ý à?”
Hai cha con Mục Lôi vội lắc đầu. Mục Đông Thành nói: “Lúc đó, đường phố và trong sân đều tối đen, chúng tôi không nhìn thấy gì cả, chỉ biết rằng cánh cổng và cửa của gian phía đông đẩy một cái là mở ra, nên hoàn toàn không nhìn thấy cửa có bị phá khóa hay không.”
Đồn trưởng Lưu nhìn họ chăm chăm rồi hỏi: “Hai người tới đó vào lúc đúng 11 giờ đêm à?”
Mục Lôi suy nghĩ một lát rồi đáp: “Nhiều nhất cũng chỉ sớm hơn năm phút thôi.”
“Vậy, trước lúc đó hai người làm gì ở thị trấn?”
Mục Đông Thành đột nhiên nói như tìm được cứu tinh: “Cha tôi và tôi ngồi nhấm nháp ở quán thịt nướng mà phía trước có cây ngô đồng to cho đến lúc 10 giờ 40 phút mới đi đến phố cổ.”
Đồn trưởng Lưu tỏ ra biết quán mà họ nói đến là ở đâu, “Ông chủ của quán thịt nướng đó có thể làm chứng cho không?”
“Tất nhiên rồi! Lúc đó, ngoài chúng tôi ra thì còn có một bàn đang chơi mạt chược, bọn họ có thể làm chứng cho chúng tôi.”
“Được, lát nữa chúng tôi sẽ tới đó để chứng thực.”
Lúc đó, Mục Lôi hỏi lại đồn trưởng Lưu: “Anh cảnh sát, như vậy có nghĩa là trước khi chúng tôi tới đó đã có kẻ phá khóa Thiện Phẩm Cư và vào đó gây án?”
“Xem ra thì là như vậy. Nhưng vụ án này có rất nhiều điểm nghi vấn, nhiều chỗ không lôgic.”
Hai cha con Mục Lôi tròn mắt nhìn viên cảnh sát.
Đồn trưởng Lưu phân tích: “Thứ nhất, nếu là kẻ trộm muốn vào lấy cướp đồ thì sao lại chọn căn phòng bên trong có người để ra tay trước? Thứ hai, vừa rồi chúng tôi khám nghiệm hiện trường không phát hiện thấy dấu vết đồ đạc bị cướp. Thứ ba, động cơ gây án của hung thủ là gì?”
Đồn trưởng Lưu uống một ngụm nước rồi tiếp tục nói: “Nếu chỉ đơn thuần là giết người thì tại sao lại phải xử nạn nhân một cách dã man như vậy? Nếu nói rằng giữa nạn nhân và hung thủ có mối thù lớn và nhất thiết phải giết người như vậy mới hả thì tại sao hung thủ lại phải để các bộ phận ở những nơi khác nhau? Làm như vậy phải chăng là có ý nghĩa gì?”
Mục Lôi nghĩ đến cảnh tượng đáng sợ đó và bất giác rùng mình.
Đồn trưởng Lưu nói tiếp: “Điểm kì lạ hơn cả là, thời gian gây án của hung thủ sao lại trùng hợp đến thế, vào đúng buổi tối mà mọi người đến gặp cụ già đó để ra tay. Xem ra, hình như kẻ đó đã biết rằng hai người sẽ đến, nên định đổ tội cho hai người.”
“Đúng… kể cả việc phá khóa cửa rồi cố ý khép hờ đều là để dụ chúng tôi đi vào trong và đổ tội cho chúng tôi.” Mục Đông Thành nói.
Đồn trưởng Lưu nói: “Đây chỉ là phán đoán bước đầu của tôi, cần phải qua điều tra kĩ càng mới đưa ra kết luận được.” Anh ta dừng một chút rồi hỏi: “Khi mọi người vào trong Thiện Phẩm Cư có nhìn thấy người khả nghi nào không?”
Mục Đông Thành lắc đầu, anh nhớ lúc đó trên đường phố chỉ có hai cha con anh. Mục Lôi ngây người một lát, rồi đột nhiên “À” một tiếng.
“Sao vậy? Ông nhớ ra điều gì à?” Đồn trưởng Lưu hỏi.
“Thanh Huệ…” Toàn thân Mục Lôi run lên, ông nói to: “Người đàn bà có tên là Thanh Huệ, bà ta đang ở đâu?”
Đồn trưởng Lưu hỏi: “Thanh Huệ là ai? Cũng là người của Thiện Phẩm Cư đó à?”
“Phải, đó là một người đàn bà chừng 40 tuổi, tuổi chỉ bằng nửa cụ già kia, nhưng bà ta cứ luôn mồm gọi cụ già là 'ông chủ', bà ta phụ trách việc tiếp đón và đưa món ăn cho khách ở Thiện Phẩm Cư.” Mục Lôi hỏi: “Anh cảnh sát, anh là đồn trưởng ở thị trấn này mà không biết bà ta ư?”
“Tôi mới được điều về làm đồn trưởng ở đây hai tháng trước, nên chưa biết hết mọi người trong thị trấn. Hơn nữa, tôi cũng chưa từng đến ăn cơm ở Thiện Phẩm Cư đó bao giờ, vì vậy không quen người đàn bà mà ông nói tới.” Đồn trưởng Lưu nói, “Chiều nay, lúc ông tới đó có thấy người tên là Thanh Huệ ở đó không?”
“Có!” Mục Lôi đáp, “Lúc nãy vì tôi quá kinh hoàng nên quên mất sự có mặt của bà ta. Đồn trưởng Lưu, lúc các anh nhận được tin báo và tới đó thì có lục soát hai gian nhà khác của tứ hợp viện không?”
“Tất nhiên là có, nhưng không thấy bất kì người nào.”
“Thế thì lạ thật…” Mục Lôi nhíu chặt mày, “Theo lý, khẳng định là Thanh Huệ ở đó, thế mà xảy ra chuyện lớn như vậy thì bà ta đi đâu?”
Đồn trưởng Lưu bất giác cũng nhíu mày. Chuyện này mỗi lúc một lạ lùng. “Có ba khả năng”, anh ta phân tích, “Thứ nhất, Thanh Huệ nhìn thấy hung thủ gây án vội tìm cơ hội và chạy thoát ra. Song nếu đã thoát được rồi thì tại sao lại không gọi điện báo cảnh sát? Có thể thấy khả năng này không lớn lắm. Khả năng thứ hai, cái người có tên là Thanh Huệ đó cũng đã bị hung thủ giết chết và mang xác đi, tất nhiên cũng có thể vẫn còn sống và bị bắt cóc. Khả năng thứ ba…”
Nói đến đây, đồn trưởng Lưu dừng lại.
Mục Đông Thành đoán được ý của đồn trưởng Lưu nên nói với vẻ thăm dò: “Khả năng cuối cùng là Thanh Huệ chính là hung thủ, sau khi giết chết cụ già thì đã bỏ trốn vì sợ tội.”
Đồn trưởng Lưu không nói gì, bặm môi suy nghĩ. Một lúc sau, anh ta hỏi Mục Lôi: “Ông có biết tối hôm nay, Thiện Phẩm Cư có tiếp khách hay không?”
Nghe vậy, Mục Lôi mới nhớ ra, điều này cũng rất quan trọng, nên vội nói: “Tối hôm nay, họ có tiếp khách. Hàng tuần, họ chỉ mở cửa đón khách vào ngày thứ hai và thứ tư, hơn nữa chỉ tiếp đúng một bàn và thời gian là vào buổi tối.”
“Nói như vậy, trước khi xảy ra án mạng, ở đây đã có một bàn khách đến ăn cơm.”
“Theo thông thường thì là như vậy.” Mục Lôi nói.
Mục Đông Thành đưa ra giả thiết của mình: “Nếu… hung thủ là một trong số khách ăn tối hôm nay, thì vụ án này lại càng phức tạp.”
Đồn trưởng Lưu cũng nhận ra như vậy, vụ án này hoàn toàn không đơn giản chút nào, không thể cứ ngồi đây bàn luận và phân tích thì sẽ cho ra kết quả được, mà cần phải điều tra và tìm lấy chứng cứ một cách kĩ càng. Anh ta đứng dậy, nói với hai cha con Mục Lôi: “Được rồi. Cám ơn sự phối hợp của hai người. Tính chất của vụ án này rất nghiêm trọng, phía cảnh sát chúng tôi sẽ gắng hết sức để phá án. Hai người đều là người ở thành phố này, mong rằng trong thời gian này đừng rời khỏi thành phố, nếu có điều gì đó cần đến sự hỗ trợ của hai vị, chúng tôi sẽ liên lạc lại.”
“Vâng.” Mục Lôi đứng dậy bắt tay đồn trưởng Lưu.
“Phải rồi, còn có điểm này nữa. Thủ phạm đã sử dụng cách thức vô cùng tàn nhẫn, đáng sợ và đáng lên án. Để tránh gây ra hoang mang, đề nghị các vị đừng truyền tin này ra ngoài.”
Cả hai cha con Mục Lôi đều gật đầu: “Được ạ.”
Đồn trưởng Lưu làm động tác “xin mời” và nói: “Tạm thời không còn việc gì nữa, hai vị ra về được rồi.”
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: 1/14 - Ninh Hàng Nhất

Postby bevanng » 05 Aug 2018

Chương 9


Hai cha con Mục Lôi ra khỏi đồn cảnh sát thì đã là 1 giờ sáng. Họ không muốn ở lại nơi này thêm phút nào nên lập tức lái xe về thành phố.
Mục Đông Thành không về nhà mình mà về nhà cha. Tuy đã khuya lắm rồi, nhưng trải qua chuyện đáng sợ như vậy nên cả hai cha con đều không muốn ngủ. Họ ngồi trong phòng khách tiếp tục bàn luận về chuyện đáng sợ đó.
“Cha, chúng ta thử phân tích xem, chuyện đó rút cục là như thế nào.” Mục Đông Thành nói.
Mục Lôi thở dài đáp: “Vừa rồi ở đồn cảnh sát chẳng phải đã phân tích rồi sao? Có rất nhiều khả năng, làm sao chúng ta biết được là khả năng nào?”
Mục Đông Thành nhìn cha, nói: “Vừa rồi trước mặt cảnh sát con không tiện nói ra. Nhưng bây giờ chỉ có hai cha con, thì con xin được nói thẳng: cái chết của cụ già ấy chắc chắn là có liên quan đến cuộc hẹn gặp cha lúc 11 giờ.”
Mục Lôi không khỏi giật mình trước câu nói đó của con trai, Ông cũng phải thừa nhận đúng là như vậy, nếu nói rằng việc xảy ra vụ án mạng này không có liên quan gì đến mình mà chỉ là sự ngẫu nhiên thì đúng là tự dối mình, dối người.
Im lặng một hồi lâu, Mục Lôi mới khẽ nói: “Nhưng, rút cục là liên quan như thế nào thì cha cũng không nghĩ ra.”
Lúc này, Mục Đông Thành tỏ ra sáng suốt hơn cha, anh nói: “Thì là loại thịt đó chứ còn vì cái gì nữa ạ?”
Mục Lôi ngây người ra suy nghĩ một hồi lâu, rồi nói: “Ý của con là có thể cụ già ấy vì đã nhận lời nói cho cha bí mật đó nên mới bị họa vào thân?”
“Hoàn toàn có khả năng đó.” Mục Đông Thành nhắc, “cái người đàn bà tên là Thanh Huệ bên cạnh cụ ấy bây giờ là nghi phạm lớn nhất.”
Mục Lôi nhớ lại một hồi rồi bất giác gật đầu nói: “… Đúng vậy, lúc cụ già nhận lời sẽ nói cho cha biết bí mật về loại thịt đó thì Thanh Huệ đứng bên cạnh, vẻ mặt suy nghĩ dường như rất không tán thành…”
Nói đến đây, Mục Lôi quay sang nhìn con trai với vẻ không hiểu: “Nhưng, cứ cho là cô ta không tán thành thì tại sao lại phải giết cụ già đó, hơn nữa lại với thủ đoạn tàn nhẫn như vậy?!”
“Điều này thì con không biết.” Mục Đông Thành nói, “Nhưng có thể khẳng định, nguồn gốc của loại thịt đó không đơn giản, có thể liên quan đến một số việc vô cùng quan trọng nào đó.”
Mục Lôi nói với vẻ buồn bã: “Cha cứ tưởng là tối hôm nay (thực ra là tối hôm qua) sẽ được biết tất cả, không ngờ lại xảy ra chuyện đáng sợ như vậy. Bây giờ thì cụ già đó cũng đã chết rồi, bí mật về loại thịt ấy có khả năng sẽ là một câu đố mãi mãi…”
Mục Đông Thành lắc đầu đáp: “Chưa hẳn đâu. Cha, nếu suy đoán của chúng ta chính xác thì vẫn còn có một người biết bí mật về loại thịt đó trên đời này.”
Mục Lôi mở to mắt nhìn con. “Ý con muốn nói tới… Thanh Huệ?”
“Tuy nói rằng là giả thiết, nhưng khả năng rất lớn.”
Mục Lôi nói: “Nhưng bây giờ thì cái người tên là Thanh Huệ ấy có thể đã chạy xa rồi và không biết ẩn náu ở đâu. Chúng ta làm sao mà tìm ra cô ta được?”
“Tất nhiên là không tìm được rồi.” Mục Đông Thành thở dài, “Cha, sao cha cứ cố chấp thế? Nếu trước đây, cha theo đuổi việc này, con không có ý kiến gì, nhưng bây giờ đã xảy ra án mạng, hơn nữa lại còn đáng sợ như thế, mà cha vẫn còn muốn tiếp tục tìm kiếm sao? Lần này, cái người tên là Thanh Huệ ấy chỉ là muốn trút vạ cho cha, nhưng nếu thấy cha vẫn không chịu từ bỏ, thì có khi sẽ ra tay với cha đây!”
Mục Lôi nhó đến bộ dạng đáng sợ của cụ già lúc chết mà lạnh cả gáy. Mục Đông Thành tiếp tục nói: “Hơn nữa, lần này là chúng ta gặp may thật sự, may là đã ngồi ở quán thịt nướng đến 10 giờ 40 nên mới có người làm chứng cho chúng ta là không có thời gian gây án, nếu không thì có lẽ chúng ta đã trở thành nghi phạm hàng đầu trong con mắt của phía cảnh sát rồi!”
Đúng thế… lần này chút nữa thì chuốc họa vào thân, nếu tiếp tục tìm kiếm chưa biết chừng đến cả tính mạng cũng không bảo toàn được… Mục Lôi nhíu chặt mày. Không lẽ chỉ còn cách đành phải gác lại chuyện kia.
Mục Đông Thành tiếp tục khuyên giải: “Cha, thực ra trên đời này những chuyện nghĩ không ra hay những bí mật không có lời giải rất nhiều. Tại sao lại cứ nhất định phải làm cho rõ mọi sự việc? Chỉ cần cha nghĩ thoáng lên, chú ý đến những sự việc mới mẻ, thì sẽ dần dần cởi bỏ được nút thắt mấy chục năm qua trong lòng cha thôi.”
Mục Lôi nhìn con trai, nói: “Đông Thành, cha hiểu con. Óc tò mò của con thực ra còn lớn hơn cha nhiều, nhưng tại sao con lại bằng lòng… từ bỏ chuyện này?”
“Vì con không muốn cha mạo hiểm, không muốn mất cha.” Mục Đông Thành nói với vẻ buồn bã, “Con đã không còn mẹ, không thể lại để mất cả cha.”
Mục Lôi nghe con trai nói vậy, thở dài: “Thôi được, cha sẽ không tiếp tục nữa.”
Mục Đông Thành mỉm cười, nói: “Như thế thì tốt rồi. Con về đây. Cha đi nghỉ đi.”
“Muộn như thế này rồi còn về làm gì? Ở lại đây đi.”
“Không ạ, sáng mai con còn phải đi làm, từ đây đến cơ quan con xa quá.” Mục Đông Thành xua tay rồi kéo cửa bước ra ngoài.
Mục Lôi đứng ở cửa dặn dò con chú ý an toàn, lái xe chậm thôi rồi đóng cửa và khóa lại.
Mục Đông Thành đi thang máy xuống. Xe của anh ở ngay dưới sân. Sau khi lên xe, anh liếc nhìn sang ghế phụ một cái.
Trên ghế phụ có đặt một chiếc túi ni lông trong túi đựng thứ gì đó.
Mục Đông Thành nhìn chiếc túi ấy một lúc, rồi ánh mắt từ từ hướng về phía trước. Anh không khởi động máy ngay mà ngồi nguyên tại chỗ như suy nghĩ điều gì.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: 1/14 - Ninh Hàng Nhất

Postby bevanng » 05 Aug 2018

Chương 10


Mục Lôi nghe theo lời khuyên của con trai, không tiếp tục tìm kiếm nữa. Tuần này, ngoài việc đến đài truyền hình để ghi hình, ông tới thăm các hiệu đồ cũ và chợ sách, với mong muốn bồi dưỡng thêm những sở thích khác ngoài ẩm thực. Ông còn mua một chiếc máy tính mới về để nghiên cứu những khi không có việc gì. Thế rồi, ông đã tìm thấy không ít niềm vui qua máy tính, dần dần sự quan tâm của ông với chuyện kia cũng nhạt đi. Đúng như lời của Mục Đông Thành, nút thắt đó đang dần dần được cởi bỏ.
Nhưng số phận dường như đã chống lại ông. Một hồi chuông điện thoại đã khiến cho cuộc sống của ông một lần nữa bị đảo lộn.
Cú điện thoại ấy là của Thực Tiên gọi vào buổi sáng ngày thứ ba. Sau một vài câu chào hỏi, Thực Tiên đi ngay vào chủ đề chính. “Ông Mục, mai thứ tư rồi, chúng ta lại tới nhà hàng 'thực đơn riêng' đó để ăn bữa nữa, được không?”
Mục Lôi giật thót, cầm điện thoại mà không biết nên nói gì cho phải. Thực Tiên không hề biết gì đến chuyện đã xảy ra ở Thiện Phẩm Cư, có thể thấy phía cảnh sát đã giấu tin này rất kĩ. Đồn trưởng Lưu cũng đã dặn mình là không được nói chuyện này ra. Mục Lôi suy nghĩ không biết nên nói với Thực Tiên như thế nào.
Thực Tiên thấy một hồi lâu mà Mục Lôi không lên tiếng, bèn nói: “Ông Mục, ông có nghe tôi nói không đây?”
“À, có, tôi đang nghe đây…”
“Thế nào, ông có rỗi không? Nếu đi thì để tôi gọi điện đặt bàn.”
Mục Lôi do dự nói: “Có lẽ không tới được nhà hàng đó nữa đâu…”
“Tại sao?”
“Tôi nghe nói, ông chủ nhà hàng đó xảy ra chuyện gì đó.”
“Xảy ra chuyện gì?”
Người đã biến thành thịt vụn rồi. “… Không rõ.”
Thực Tiên ngẩn ra một lúc. “Có thật không? Để tôi gọi điện đến hỏi xem sao.”
“Đừng gọi, gọi không được đâu. Tôi đã thử rồi.” Mục Lôi nói.
“Sao… Sau này không mở nữa à?”
“Có lẽ vậy.”
“Ôi, thế là… Từ nay về sau không được ăn món ngon ở đó nữa rồi.” Thực Tiên tỏ ra rất tiếc nuối, “Biết sớm thì tuần trước tôi cứ ăn thêm bữa nữa…”
Mục Lôi cũng đang thấy buồn, bỗng nhiên nghe thấy Thực Tiên nói như vậy thì trợn trừng mắt, hỏi: “Gì cơ? Ông vừa nói gì ấy nhỉ?”
Thực Tiên dường như cũng nhận ra là mình đã lỡ lời nên im lặng một lúc rồi mới ấp úng nói: “… Tôi nói là tuần trước tôi cũng đã định đi ăn, nhưng kết quả không thành…”
Mục Lôi nhíu mày. “Thứ mấy tuần trước?”
“Thứ tư.”
Mục Lôi giật mình, thứ tư tuần trước?! Chẳng phải là ngày xảy ra chuyện đó sao? Hôm đó, ông và Mục Đông Thành đã tới thị trấn cổ Nhạc Xuyên, Thực Tiên cũng ở đó?! Mục Lôi vội hỏi: “Thứ tư tuần trước ông tới Nhạc Xuyên?”
“… Đúng thế.”
“Đi với những ai?”
Thực Tiên do dự một lát dường như định nói thật với Mục Lôi. “Là thế này, ông Tô gọi điện đặt trước, sau đó gọi tôi và cánh ông Trần, định tới Thiện Phẩm Cư để thưởng thức món ngon lần nữa.”
Thực Tiên không chờ Mục Lôi nói gì, bèn giải thích: “Ông Mục, ông đừng nghĩ ngợi nhiều, không phải là chúng tôi không muốn gọi ông, mà là…”
“Là sao?”
“Hôm ấy ông Tô mời khách, chúng tôi cũng không tiện nói nhiều. Ông ấy nói, lần trước sau khi chúng ta ăn xong, ông đã chạy đi để hỏi đầu bếp về món thịt hầm trong âu sành, nên khiến cho họ không vui. Ông ấy sợ lần này đi người ta sẽ không muốn tiếp chúng ta…”
Mục Lôi chán nản lắc đầu: “Thôi, tôi không để ý đến chuyện ông ta mời tôi hay không. Tôi chỉ muốn biết, hôm ấy các ông tới Thiện Phẩm Cư và đã gặp phải chuyện gì? Tại sao lại không ăn?”
Thực Tiên nói: “Tôi cũng không biết xảy ra chuyện gì. Ông Tô đã đặt rồi. Chúng tôi lái xe đi và hơn 3 giờ thì đã tới thị trấn cổ Nhạc Xuyên. Sau đó cũng tìm đến một quán trà ngồi uống nước và nói chuyện. Nhưng đến hơn 4 giờ, ông Tô nhận được điện thoại của nhà hàng nói rằng cụ già chủ nhà hàng bị ốm, hôm nay, không vào bếp nấu nướng được và bảo chúng tôi để hôm khác đến.
Tất nhiên là chúng tôi rất thất vọng, đành phải quay về chờ hôm khác. Ông Tô thì có vẻ thất vọng hơn cả. Ông ấy im lặng một hồi lâu rồi nói phải đến nhà hàng đó nói chuyện với chủ rằng sao đã hẹn với khách rồi lại nói đổi hôm khác là đổi ngay sao?
Lúc đó chúng tôi đã khuyên ông ấy, rằng người ta ốm lại là người đã có tuổi, làm sao nỡ để một người như vậy nấu nướng cho chúng ta ăn? Nhưng ông Tô nói, đó có thể chỉ là một cái cớ, nếu ốm thì nhất định phải có dấu hiệu khó chịu từ trước, tại sao sắp đến giờ ăn cơm rồi mới thông báo cho khách? Nhất định phải có nguyên nhân khác, ông ấy phải đi hỏi cho rõ ràng.
Chúng tôi khuyên ông ấy không được, cũng lại không muốn đi cùng ông ấy tới gặp cụ già kia, thế là ông Tô bảo chúng tôi cứ về trước, ông ấy một mình đến nơi để nói cho ra nhẽ. Chúng tôi hết cách, vả lại cũng biết tính nết của ông ấy nên đành để ông ấy đi. Chuyện là như thế.”
“Sau đó thì sao? Các ông về trước thật à?”
“Vâng.”
“Ông Tô đến gặp cụ già đó nói những gì?”
“Tôi không biết. Tôi không đi cùng với ông ấy.”
“Sau đó ông không hỏi lại ông ấy à?”
“Không. Sau đó ông Tô không liên lạc lại với chúng tôi, tôi cũng không gọi cho ông ấy.”
Mục Lôi cầm ống nghe suy nghĩ một lúc rồi nói: “Thôi, thế nhé!” không chờ Thực Tiên trả lời đã cúp ngay máy.
Sau đó, Mục Lôi nhíu chặt mày, cú điện thoại ấy khiến ông như rơi vào trong đám mây mù, chuyện không muốn nghĩ đến một lần nữa lại khiến cho ông suy nghĩ và tìm tòi.
Thực sự là rất lạ lùng.
Mục Lôi biết, thứ tư tuần trước có một bàn khách đã đặt ăn ở Thiện Phẩm Cư, nhưng ông không ngờ đó lại là cánh ông Tô. Hơn nữa, vừa rồi Thực Tiên có hé ra một thông tin quan trọng: ông Tô một mình đến gặp cụ già đó. Mục Lôi nhớ lại, lúc ông rời khỏi Thiện Phẩm Cư là vào khoảng 4 giờ 20 phút. Như thế có nghĩa là ông vừa đi khỏi thì ông Tô đến, chỉ có điều hai người đã không chạm trán nhau.
Ông Tô tới gặp cụ già của Thiện Phẩm Cư làm gì? Chuyện gì đã xảy ra ở đó? Nghe Thực Tiên nói, ông Tô rất không vừa lòng thậm chí còn giận dữ đi tìm cụ già đó để lý sự. Không lẽ…
Không, không thể như thế được. Mục Lôi ra sức lắc đầu, như muốn gạt ý nghĩ đáng sợ đó ra khỏi đầu. Cứ cho là tính nết của ông Tô tồi tệ đi chăng nữa, cứ cho rằng ông ấy rất thất vọng vì không được ăn như đúng hẹn thì ông ấy cũng không thể nào làm cái chuyện giết người rồi dã man như vậy được.
Nhưng, Mục Lôi chợt nghĩ đến, có một điểm có thể khẳng định: Thiện Phẩm Cư đúng là đã nói dối cánh ông Tô. Phán đoán của ông Tô là chính xác, cụ già đó hoàn toàn không ốm đau, mà chỉ là để kiếm một cái cớ. Lúc Mục Lôi gặp, cụ già ấy vẫn rất khỏe, sao có thể đột nhiên bị ốm như vậy được.
Mục Lôi đảo mắt mấy vòng, bỗng cảm thấy một loạt sự việc có liên quan đến nhau: mình tới gặp cụ già đó, cụ ấy hẹn mình 11 giờ đêm sẽ gặp. Có lẽ chính vì nguyên nhân ấy nên ngay sau đó cụ ấy đã tìm lý do để từ chối khách hàng đã đặt chỗ. Nhưng ông Tô thấy lý do không hợp lý nên đã tìm đến để lý sự. Sau đó chắc chắn là đã xảy ra chuyện gì đó.
Đã xảy ra chuyện gì nhỉ?
Trả lời câu hỏi này, chỉ có một người.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: 1/14 - Ninh Hàng Nhất

Postby bevanng » 05 Aug 2018

Chương 11


Lẽ ra buổi sáng hôm nay, Mục Lôi tới chợ đồ cổ để đi xem, nhưng bây giờ thì không còn hứng thú nữa. Lúc này, ông chỉ muốn tới gặp ông Tô ngay để hỏi thẳng xem rút cục đã xảy ra chuyện gì.
Ông gọi điện cho ông Tô. Ông Tô nhấc máy, nói rằng mình đang ở nhà. Mục Lôi nói một câu: “Ông chờ nhé, tôi sẽ đến ngay.” rồi tắt máy, lập tức xuống lầu, lái xe đến nhà ông Tô.
Nửa tiếng sau, ông Mục đã có mặt tại nhà của ông Tô ở khu tập thể Cục Tài nguyên và đất đai quốc gia. Ông Tô là cán bộ nghỉ hưu, cuộc sống sung túc, vô tư lự, rất nhàn hạ thoải mái. Cũng giống như ông Mục, sở thích lớn nhất của ông Tô là khám phá về ẩm thực, tuy không phải là chuyên gia ẩm thực, nhưng cũng là nhà phê bình về ẩm thực có chút tiếng tăm.
Mục Lôi đến nhà ông Tô. Ông Tô mời khách ngồi, rót một cốc nước đưa đến rồi hỏi: “Ông Mục, có chuyện gì không? Sao lại tìm tôi vội thế?”
Ông Mục đón cốc nước, đặt lên bàn, rồi “ừ” một tiếng.
Ông Tô chờ ông Mục nói tiếp.
“Vừa rồi ông Thực Tiên có gọi điện đến cho tôi, nói rằng thứ tư tuần trước các ông tới ăn ở Thiện Phẩm Cư. Có chuyện đó không?” Mục Lôi hỏi.
Ông Tô “À” một tiếng rồi giải thích: “Ông Mục, chuyện là thế này, không phải là tôi không muốn gọi ông đi cùng…”
Ông Mục xua tay: “Vừa rồi ông Thực Tiên cũng đã nói với tôi rồi. Tôi không tới để hỏi ông là tại sao lại không rủ tôi đi cùng. Chúng ta là bạn bè với nhau nhiều năm như vậy rồi, tôi không giận vì chuyện nhỏ đó đâu.”
“Khà, khà, đúng thế.” Ít nhiều thì ông Tô cũng cảm thấy khó xử, “Vậy, ông muốn hỏi tôi chuyện gì?”
Ông Mục nhìn ông Tô, “Nghe nói hôm ấy bữa tiệc đó không thành. Chủ nhà hàng Thiện Phẩm Cư gọi điện nói cụ già đầu bếp bị ốm, nhưng ông không tin và đã đến gặp họ, đúng không?”
Ông Tô ậm ừ một tiếng.
“Ông có thể kể cho tôi biết chuyện xảy ra sau đó được không?”
“Ông hỏi thăm chuyện đó để làm gì?” Ông Tô hỏi.
“Vì tò mò.” Ông Mục nói, “Tôi cảm thấy chuyện này có gì đó là lạ, có lẽ không phải là bị ốm mà là một chuyện gì khác.”
Ông Tô gõ một ngón tay, nói: “Ông nghĩ đúng như tôi. Hôm ấy tôi cũng nghĩ như vậy. Khi đến nơi thì đúng như thế, họ đã nói dối, cụ già đó hoàn toàn không ốm đau gì.”
“Thế thì là vì chuyện gì?”
Ông Tô nói: “Hôm ấy, tôi càng nghĩ càng thấy có điều gì đó không đúng, ở đâu lại có nhà hàng coi thường khách hàng đến thế? Thế nên, tôi kiên quyết tìm đến để nói cho rõ ràng. Khi tôi tới Thiện Phẩm Cư thì thấy cửa đóng, gõ một hồi thì người phụ nữ có tên là Thanh Huệ mới ra mở cửa.
Tôi nói với cô ta rằng mình là khách đặt ăn hôm nay. Cô ta nói, chẳng phải chúng tôi đã nói rằng cụ già hôm nay bị ốm rồi sao. Tôi nói, nếu đã thế thì để tôi vào thăm cụ ấy một lúc. Cô Thanh Huệ đó thấy vậy vội vàng nói cám ơn, không cần đâu. Nhưng tôi kiên quyết đi vào và tới phòng của cụ già.
Tôi vẫn còn chưa đi đến cửa thì cụ già đã đi ra. Cụ ấy xin lỗi tôi rồi nói đúng là mình không bị ốm mà là có việc gấp, mong tôi hiểu cho. Lúc đó, tôi rất giận dữ nên đã nói: tôi mời khách ăn cơm, thế mà làm cho mọi người thất vọng ra về, cho nên dù thế nào thì họ cũng phải cho tôi một lý do rõ ràng hoặc là phải bồi thường.
Cụ già nói thật sự xin lỗi chúng tôi rồi hỏi tôi muốn bồi thường như thế nào. Tôi thực sự chưa nghĩ về vấn đề này nên nghĩ một lát thấy rằng việc đòi họ làm một bàn ăn thật thịnh soạn là không thể được rồi, nên nói, nếu tôi đã đến đây rồi thì hãy làm cho tôi một món - chính là cái món thịt hầm âu sành mà chúng ta ăn sau cùng đó.
Cụ già kia là người rất phóng khoáng nên nhận lời không chút do dự, đồng thòi nói món ăn đó coi như là lời tạ lỗi của họ, sẽ không tính một xu nào. Tôi thấy hơi ngượng nên nói, nếu mọi người có việc thì làm xong rồi tôi xin gói mang về. Nhưng họ cứ nói, món ăn đó phải ăn tại chỗ, không được mang về.”
Nghe đến đây, Mục Lôi không nén được, hỏi: “Tại sao?”
“Không biết.”
“Thế là ông ngồi ở đó ăn hết?”
“Phải, cụ già đó chỉ làm loáng một cái là xong, tôi ngồi ở cái bàn mà lần trước chúng ta ngồi và ăn một bữa ngon lành.” Ông Tô nói đến đó, nước miếng lại tứa ra, “Có thể là vì xuất phát từ ý muốn xin lỗi, nên cụ già đó đã làm cho tôi một âu thịt hầm đặc biệt, ít nhất thì cũng gấp ba lần âu thịt lần trước. Cảm giác của tôi sau khi ăn là thấy rất đã, rất hài lòng. Ăn xong, tôi quên hết những điều không vui trước đó, ngược lại còn cám ơn sự tiếp đón đặc biệt của cụ già đối với tôi.”
“Ăn xong thì sao?” Mục Lôi hỏi.
“Ăn xong, tất nhiên là tôi ra về.” Ông Tô nói.
“Ông về lúc mấy giờ?”
Ông Tô nghĩ một lúc. “Hơn 5 giờ gì đó.”
“Ong chỉ ăn món thịt đó thôi chứ không làm gì ở đó nữa à?” Mục Lôi thăm dò.
Ông Tô hỏi lại, vẻ không hiểu: “Đó chỉ là nơi ăn uống, còn làm gì được ở đó?”
Mục Lôi suy nghĩ một lát, hỏi: “Lúc ông ăn ở đó, có để ý thấy điều gì khác thường không?”
“Không…” Ông Tô nhớ lại, “À, chỉ có cái người tên Thanh Huệ ấy, tôi thấy cô ta cứ đi lại trong sân và liên tục xem đồng hồ, dường như rất sốt ruột chờ làm việc gì đó. Có mấy lần, cô ta đi vào cửa nhìn tôi, tỏ ý giục tôi ăn nhanh và ra về. Tôi cũng không phải là người không biết điều nên ăn thật nhanh rồi rời khỏi đó.”
“Sau đó thì ông lái xe về thành phố?”
“Đúng thế.”
Mục Lôi cụp mắt xuống dường như suy nghĩ điều gì đó.
“Ông Mục này, sao ông hỏi cặn kẽ thế?” Ông Tô hỏi với vẻ không hiểu, “Đã xảy ra chuyện gì à?”
“Không…” Mục Lôi đảo mắt một cái, nói, “Phải rồi, ngày mai ông Thực Tiên muốn tới Thiện Phẩm Cư ăn đây, ông có muốn đi không?”
“Ở đó bây giờ vẫn tới được à?” Ông Tô buột miệng nói.
Ông Mục nhìn ông Tô, bỗng nhiên máu trong người ông dường như lạnh như băng, ông từ từ đứng dậy, mắt nhìn chăm chăm vào ông Tô: “Ông… biết rằng chỗ đó không tới được nữa à?”
Ông Tô há mồm ngây người một lát, nói: “Không phải, tôi không biết. Tôi chỉ là… đoán vậy thôi.”
Mục Lôi lạnh lùng nhìn ông ta và lùi về sau mấy bước.
Ông Tô cũng đứng dậy theo và nói: “Ông Mục, ông sao vậy? Sao lại nhìn tôi bằng ánh mắt ấy?”
Mục Lôi trầm giọng nói: “Ông hãy nói cho tôi biết, tại sao ông lại cho rằng chỗ đó không tới được nữa?”
Ông Tô mím môi, nói: “Vì lúc tôi tới tìm gặp họ buổi chiều hôm ấy, tôi nhìn thấy trong sân để mấy cái bao, hình như họ đang thu dọn đồ đạc. Hơn nữa, trong khi nói chuyện họ đã làm cho tôi có cảm giác là họ không muốn làm nữa và sẽ chuyển đi. Nhưng đó cũng chỉ là suy đoán của tôi, không biết có đúng như thế không. Ông Mục, không lẽ họ không làm nữa thật?”
Mục Lôi không trả lời câu hỏi của ông Tô, mà hỏi lại: “Những lời ông vừa nói là thật đấy chứ?”
“Tất nhiên rồi. Hôm nay, ông làm sao thế? Cứ như đang thẩm vấn tôi không bằng. Rút cục là đã xảy ra chuyện gì?”
“… Không có gì.” Mục Lôi đi thẳng ra cửa, mở cửa ra, nói: “Tôi về đây.”
“Này, ông Mục…”
Không chờ ông Tô nói hết câu, Mục Lôi đã đi ra khỏi nhà và đóng cửa lại.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 

PreviousNext

Return to Truyện Ðọc



Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 18 guests