Bộ Ba Tiểu Thuyết Tự Thuật Của Dave Pelzer

Truyện tình mùi mẫn, truyện ma kinh rợn hay các thể loại khác. Xin mời vào.

Moderators: Mười Đậu, SongNam, A Mít

Re: Bộ Ba Tiểu Thuyết Tự Thuật Của Dave Pelzer

Postby bevanng » 11 Jun 2018

Tôi cảm thấy nhẹ nhõm hơn khi biết rằng Patsy đã suy nghĩ thực sự nghiêm túc về việc trở thành một người mẹ. Giờ đây, với tư cách là cha của một đứa trẻ sắp chào đời, điều duy nhất tôi quan tâm chính là đảm bảo rằng mình sẽ làm tất cả những gì có thể để đứa bé có được một cuộc sống tốt.
- Anh muốn con chúng ta sẽ không bị đối xử như chúng ta ngày trước. Anh chỉ muốn làm điều đúng đắn mà thôi.
Cô ấy ôm lấy tôi và thốt lên:
- Em yêu anh, David.
Tôi hít một hơi thật sâu và nhắm mắt lại. Lần đầu tiên trong đời, tôi nói vói cô ấy:
- Anh… anh cũng yêu em.
- Cảm ơn anh, David, cảm ơn anh. - Patsy thì thầm. - Anh sẽ thấy, đứa bé sẽ làm cho mọi thứ đổi khác. Mọi thứ rồi sẽ ổn cả thôi, rồi anh sẽ thấy.
Khi không phải bay ra nước ngoài, tôi dành phần lớn thời gian của mình để sửa sang lại ngôi nhà của hai chúng tôi. Tôi dành ra nhiều giờ đồng hồ để sắp xếp lại đồ đạc, kê các vật dụng một cách hợp lý để có càng nhiều ánh sáng chiếu vào nhà càng tốt. Tôi muốn ngôi nhà của chúng tôi phải thật thoáng khí và ấm áp. Tôi cảm thấy rất tự hào khi mua được một cái máy cắt cỏ và những dụng cụ làm vườn khác. Mỗi sáng thứ Bảy, tôi đều dậy thật sớm để cắt cỏ, cào sạch rác, xén cây, tưới nước và trồng hoa để sân nhà chúng tôi đẹp hơn. Tôi coi mình là một người chồng đang chăm chút cho gia đình. Tôi đã cố gắng hết sức để luôn hướng về phía trước, cố gắng chăm lo mọi nhu cầu của gia đình để giảm bớt những va chạm không đáng có giữa tôi và Patsy. Sau khi thanh toán đầy đủ các hóa đơn, tôi luôn để cho Patsy giữ số tiền còn lại. Từng ngày trôi qua, những nỗi lo sợ ban đầu của tôi bắt đầu phai dần.
Vào ngày được phát lương, tôi lao nhanh đến quầy tạp hóa của khu căn cứ và rảo qua mọi kệ hàng có bán những thứ liên quan đến trẻ sơ sinh. Mỗi tháng tôi đều mua hàng đống đồ chơi, thú nhồi bông, hay bất cứ thứ gì mà tôi nghĩ là đứa bé sẽ thích. Khi đã hết những món đồ vui vui để mua, tôi lại tìm kiếm cái ghế đẩy, giỏ mang hay nhưng bộ quần áo trè em tốt nhất, ngay cả khi tôi biết rằng đủa bé có thể sẽ không mặc vừa. Tôi không thể kiềm chế được sự phấn khích của mình. Khi ra nước ngoài, vì kinh phí eo hẹp, tôi đã bỏ vài bữa ăn để mua cho con một con cá sấu nhồi bông màu vàng trông rất đáng yêu, và tôi đặt tên cho nó là Wally. Càng dành thời gian làm nhiều điều cho con, tôi càng cảm thấy lòng mình ấm áp hơn.
Khi một thành viên trong phi đội hỏi xem tôi muốn có con trai hay con gái, tôi đã trả lời gần như ngay lập tức:
- Một đứa bé khỏe mạnh có đủ mười ngón tay và mười ngón chân.
Vào đầu mùa xuân, những bác sĩ của không lực thông báo với tôi rằng bào thai hoàn toàn khỏe mạnh và tôi sẽ là cha của một bé trai. Tôi vô cùng vui mừng với tin này, nhưng vì tôi nghĩ mình vốn không phải là người may mắn, nên tôi vẫn chưa hoàn toàn yên tâm. Khi nào tôi được ôm con trong vòng tay, tôi mới tin là mọi chuyện đều tốt đẹp cả.
Vì Patsy và tôi đã đặt ra những quy định chung để cùng thực hiện nên chúng tôi sống với nhau hòa thuận hơn. Giờ đây, mỗi khi bất đồng quan điểm, thay vì cãi nhau thì tôi ra sân đi lòng vòng cho đến khi cả hai chủng tôi đều bình tĩnh lại. Tôi biết rằng tôi là người đã gây ra tranh cãi trong quá nửa số lần như vậy, và Patsy thường là người chủ động làm hòa. Dù tôi không tin tưởng Patsy như tôi muốn, nhưng chúng tôi vẫn đang chung sống với tư cách vợ chồng. Tất cả những gì tôi có thể làm là chờ đứa con trai của chúng tôi ra đời.
Tháng 6 năm 1986, tôi phải tham gia một khóa học hướng dẫn bay kéo dài sáu tuần. Patsy sẽ chuyển dạ vào khoảng cuối tháng Bảy, vì thế vào mỗi chuyến bay tôi đều ghé qua văn phòng quản lý để báo với họ tín hiệu và tần số xác nhận của chuyến bay phòng khi có tin tức gì. Vào những ngày thứ Sáu, sau một ngày dài mệt mỏi, tôi lại lái xe hơn ba giờ đồng hồ về nhà, lòng thầm cầu nguyện Patsy vẫn chưa chuyển dạ. Nhiều tuần lẻ chậm chạp trôi qua, đứa trẻ vẫn chưa ra đời. Thậm chí sau đợt tập huấn bay, khi vị bác sĩ đảm bảo với tôi và Patsy rằng tất cả đều hoàn toàn bình thường, tôi vẫn lo rằng có chuyện gì đó không hay đã xảy ra. Cuối cùng, vào giữa tháng Tám, Patsy chuyển dạ. Nhiều tháng trước chúng tôi đã biết trước con mình là con trai, nhưng chúng tôi vẫn chưa quyết định đặt tên con là gì. Khi Patsy được đẩy vào phòng sinh, tôi nắm lấy tay cô ấy và cúi xuống hỏi thật khẽ rằng liệu chúng tôi có thể đặt tên cho con mình là Stephen Joseph không.
- Sao vậy? - Cô ấy thều thào hỏi. - Đó chẳng phải là tên của cha anh sao?
- Đúng vậy, nhưng đây là một cơ hội khác, cơ hội để anh làm lại mọi thứ một cách đúng đắn. Đi mà em? - Tôi nài nỉ. - Nó sẽ làm anh cảm thấy lòng mình thanh thản. - Patsy mỉm cười và siết nhẹ tay tôi. Một lát sau, ngoài các bác sĩ, tôi là người đầu tiên được ôm con trai tôi vào lòng, Stephen Joseph Pelzer.
Stephen bé nhỏ và mỏng manh đến mức tôi chắc thằng bé sẽ vỡ tan nếu tôi di chuyển không đúng cách. Lẽ ra tôi đã có thể ôm nó mãi, nhưng các y tá cứ khăng khăng rằng tôi phải để cho họ chăm sóc đứa bé. Nhiều giờ sau, vào giữa đêm, tôi nằm trên giường và thầm cảm ơn Chúa vì Stephen thực sự hoàn toàn khỏe mạnh. Trước khi ngủ thiếp đi, tôi bắt đầu cảm thấy một gánh nặng vô hình đang đè nặng lên mình, bởi giờ đây tôi đã làm cha.
Chỉ hơn một tuần sau, vào một ngày thứ Bảy đẹp trời, Patsy và tôi thực hiện chuyến đi chơi gia đình đầu tiên. Xế trưa, khi ánh nắng rực rỡ chiếu rọi qua mấy tán cây tùng bách, tôi dừng xe lại cạnh ngôi nhà mà cha tôi từng đưa cả gia đình đi nghỉ hè từ hồi cách đây như cả trăm năm trước, căn nhà số 17426 đường Riverside Drive. Patsy và tôi đã tới Dòng sông Nga không biết bao nhiêu lần, đôi khi chỉ ở lại đó có vài giờ đồng hồ hay thậm chí là vài phút, và tôi đã làm cô ấy chán đến mức phát khóc lên được, khi tôi cứ lải nhải mãi về việc một ngày nào đó được sống ở Guerneville. Thế nhưng lúc ấy tôi vẫn không thể giải thích với Patsy lý do vì sao tôi lại bị vùng đất ấy cuốn hút đến thế. Tay bế Stephen, tôi ngồi xuống cái gốc cây già cỗi, mục ruỗng noi các anh tôi và tôi đã từng chơi đùa. Khi Stephen đã ngủ say, tôi che đôi mắt nhạy cảm của thằng bé lại và thì thầm: “Một ngày nào đó chúng ta sẽ sống ở đây, bên dòng sông này”. Khi dỗ Stephen ngủ, tôi không khỏi có ảo giác rằng ngay lúc này đây, cha tôi đang ở bên cạnh tôi và hai cha con tôi đang cùng chia sẻ những khoảnh khắc tuyệt dịu với Stephen.
- Cha sẽ làm mọi chuyện một cách đúng đắn. - Tôi hứa với Stephen. - Tất cả những điều cha làm, cha đều làm vì con. Có Chúa chứng giám, cha sẽ cho con một cuộc đời thật tốt đẹp.
Bên Dòng sông Nga buổi chiều hôm đó, tất cả đối với tôi còn hơn cả một chuyến đi chơi gia đình. Kể từ sau ngày ấy, nỗi lo lắng trong tôi bắt đầu giảm dần. Từ khi Stephen ra đời, tôi như bị mắc chứng hoang tưởng; tôi không chỉ như một người cha lúc nào cũng muốn ở cạnh và nâng niu con trai mà còn đối mặt với biết bao nỗi sợ hãi khác như khi con bị bệnh, con bị sốt giữa khuya và cả những lần phải đưa con đi chích ngừa đầy đủ và đúng hạn nữa. Khi trở về nhà ở căn cứ không quân Beale, tôi đã nhận ra có hàng triệu cách khác nhau khiến con trai tôi có thể vô tình tự làm tổn thương mình - đút ngón tay vào ổ điện, ngã cầu thang hay thậm chí bị ngạt vì cái mền em bé của nó. “Làm sao mà lúc nào mình cũng có thể bảo vệ thằng bé khỏi tất cả những mối nguy hiểm này đây?”. Và chính nơi dòng sông ấy, Stephen đã vô tình dạy tôi bài học đầu tiên: Hãy làm tất cả những gì có thể khi cần thiết, nhưng hãy biết buông bỏ và thả lỏng một chút. Tôi nhận ra rằng, tôi không thể che chắn, khắc phục hay kiểm soát tất cả mọi khía cạnh của tương lai chính tôi, chứ đừng nói đến tương lai của con trai tôi.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Bộ Ba Tiểu Thuyết Tự Thuật Của Dave Pelzer

Postby bevanng » 11 Jun 2018

Kể từ đó trở đi, không ngày nào trôi qua mà tôi không ngớt ngạc nhiên về Stephen. Cách mà nó cuộn người lại và ngủ trong lòng tôi, làn da mềm mại của nó, hay những âm thanh bi bô kỳ diệu thốt ra từ cái miệng nhỏ xinh của nó. Mỗi khi về đến nhà sau một chuyến bay đêm, tôi luôn đi rón rén đến phòng thằng bé, lặng im đứng ngắm nó ngủ mà quên cả thời gian. Hầu như lần nào ngắm nhìn con, sau một vài phút mà không thấy thằng bé cử động gì hết, tôi luôn nghĩ là Stephen đã chết! Tim tôi như ngừng đập khi cúi xuống nôi và bế thằng bé lên. Và lần nào tôi cũng được tận hưởng niềm vui bất tận khi chỉ vài giây sau đó, tiếng khóc thất thanh của Stephen vang lên và hóa thành tiếng nhạc bên tai tôi. Sau đó, tôi sẽ đưa thằng bé về phòng ngủ và đặt nó nằm trên ngực mình.
Vào những buổi sáng Patsy vẫn còn ngủ, tôi luôn dậy sớm để dành thời gian ở bên cạnh Stephen, nghe tiếng bi bô của nó, nhìn nó mút ngón tay hay bò khắp giường trong tấm đắp của mình. Tôi ngất ngây bởi nụ cười thường trực trên môi thằng bé, và cách mà mỗi thứ nhỏ nhặt cũng có thể làm nó cười. Có lúc tôi chơi với con say sưa đến nỗi bị trễ cả giờ làm.
Ở chỗ phi đội, tôi khoe với mọi người hàng đống ảnh của Stephen, được chụp bằng cái máy Polaroid chụp ảnh lấy liền, trước khi dán chúng vào bản danh sách kiểm tra trong chuyến bay của mình, để dù có bay đến đâu tôi vẫn luôn có Stephen bên cạnh. Sau khi làm việc xong, tôi phóng xe về nhà, chào vội Patsy rồi lao vào chơi đùa với Stephen. Lúc thằng bé đang ở trong cái khung tập đi, tôi đã đuổi theo nó khắp nhà, còn nó thì cười nắc nẻ và cố gắng thoát khỏi tôi. Tôi cũng phá lên cười khi thấy nó học cách di chuyển nhanh hơn bằng cách giậm giậm hai cái chân bé xíu của mình, sau đó ngả cái khung tập đi của nó sang một bên trước khi rẽ gấp. Nhiều lần tôi cứ dán mắt vào tháng bé thay vì ngó chừng cái tường mà tôi sẽ đâm sầm vào ở cuối hành lang nhà. Vào cuối một ngày mệt nhọc, tôi thường đọc chầm chậm quyển sách của Tiến sĩ Seuss cho Stephen nghe, nhưng lúc đó nó thường chọc ngón tay vào những bức tranh trong sách. Dù biết con còn quá bé để hiểu được những gì tôi nói, nhưng tôi cũng không quan tâm, chỉ cần hai cha con tôi được ở bên cạnh nhau.
Trước ngày sinh nhật của Stephen, phòng thằng bé ngập tràn đồ chơi. Thằng bé có nhiều gấu nhồi bông đến mức tôi thường chất thú nhồi bông vào đầy cái nôi của nó, rồi nhẹ nhàng đặt con vào trong. Nó biến mất, và trồi lên vài giây sau đó, cười khúc khích và đòi tôi làm lại như thế một lần nữa. Với tôi, không có gì là quá nhiều nếu điều đó làm cho Stephen thấy hạnh phúc.
Patsy cũng đã làm tất cả cho Stephen. Cô ấy tắm rửa thằng bé sạch sẽ và nhẹ nhàng thoa dầu dưỡng da cho con. Khi cho Stephen ăn, trông cô ấy có vẻ rất hạnh phúc và luôn cười thật rạng rỡ mỗi lần con có một hành động nào đó dù là nhỏ nhất. Từ dạo ấy, mỗi khi vợ chồng tôi có xung đột, chúng tôi đều nhìn Stephen, và rồi mọi nỗi bực dọc của chúng tôi sẽ tan biến hết. Có lúc cô ấy đùa rằng tôi dành nhiều thời gian cho Stephen hơn cho cô ấy. Tôi hiểu lời nói đó. Tôi chỉ không có đủ can đảm để thú nhận rằng, lần đầu tiên trong đời, lòng tôi tràn ngập một cảm xúc mà trước đây tôi chưa bao giờ có. Tôi sẽ không ngần ngại mà nói rằng, con trai tôi, Stephen, là người đầu tiên và duy nhất mà tôi yêu quý - người tôi thực sự yêu thương bằng tất cả trái tim và tâm hồn mình.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Bộ Ba Tiểu Thuyết Tự Thuật Của Dave Pelzer

Postby bevanng » 11 Jun 2018

CHƯƠNG 10 NGUỒN GỐC CỦA MỌI CHUYỆN


Mùa hè năm 1987, vài tuần trước ngày thôi nôi của Stephen, tôi xin nghỉ phép và đưa gia đình nhỏ của mình đi chơi xa lần đầu tiên. Điểm đến của chúng tôi là Thành phố Salt Lake, Utah. Vì Patsy cứ than phiền rằng cô ấy như đang bị cầm tù trong ngôi nhà của chúng tôi, và ngạc nhiên làm sao, cô nói mình có mối quan hệ rất tốt với bà ngoại, nên chúng tôi đã quyết định thực hiện chuyến đi này. Tôi đã cố gắng giải thích thật cặn kẽ cho Patsy hiểu rằng bà ngoại có thể là người tỏ ra rất thoải mái qua điện thoại, nhưng ngoài đời bà lại rất thích kiểm soát người khác và khá cay độc, nhưng Patsy không quan tâm. Cô ấy cho rằng tôi bị hoang tưởng. Khi đến nơi, tôi biết bà sẽ khiến Patsy và tôi phát điên, nhưng vì chúng tôi đã cưới nhau và có Stephen, nên bà đã đối xử với tôi hoàn toàn khác trước. Trên điện thoại, bà tỏ ra thích thú khi lắng nghe tất cả những thông tin mới nhất về Stephen. Dù vậy, sâu thẳm trong lòng mình, tôi vẫn vô cùng e ngại vì cái dư âm của lần tôi ghé thăm bà gần nhất.
Còn một bí mật chỉ có tôi biết, đó là tôi có một lý do khác để đến Thành phố Salt Lake. Trong nhiều năm qua, tôi đã luôn thắc mắc, và giờ đây tôi thấy mình đã sẵn sàng. Từng ngày nhìn ngắm Stephen lớn lên, tôi không thể hình dung nổi làm sao mà một con người, chứ đừng nói đến một người mẹ, lại có thể nghĩ ra những phương cách tàn bạo đến vậy để hành hạ và nhục mạ đứa con của chính mình. Dù đã nhiều lần thề sẽ đoạn tuyệt với quá khứ của mình, nhưng giờ đây, với tư cách là một người cha, tôi thấy mình nợ Stephen một câu trả lời.
Vào một buổi sáng tiết trời ấm áp nọ, tôi để Patsy và Stephen ở lại nhà bà và lái chiếc Toyota đến nhà mẹ rồi đậu cách nhà bà ấy vài căn. Trước khi ra khỏi xe, tôi ngừng lại một chút để trấn tĩnh. Tôi liếc nhìn đồng hồ, thấy lòng hơi nôn nao. Tôi vuốt lại tóc. Lần này là lần thứ một trăm trong buổi sáng hôm đó, tôi tự hỏi liệu tôi có thực sự muốn làm chuyện này không. Một phần trong tôi cảm thấy rằng đây là nhiệm vụ bất khả thi. Tôi biết mẹ sẽ không bao giờ ra mở cửa và nói cho tôi nghe lý do vì sao bà lại làm tất cả những điều bà đã làm với tôi. Sau vô số những đau khổ mà mẹ bắt tôi phải chịu đựng, cùng với rất nhiều rượu mà bà đã nốc vào trong suốt những năm qua, hẳn bà chẳng còn nhớ gì về chuyện ấy nữa. Nhưng tôi nghĩ nếu tôi có thể bước ra khỏi căn nhà đó với một chút thông tin, dù chỉ một chút thôi, thì có lẽ cũng đã đủ để tôi cảm thấy mình được tẩy sạch những vết nhơ trong quá khứ. Tôi từng nghĩ nếu tôi có thể bước vào nhà mẹ mà không phải cúi đầu trước bà ấy, nếu tôi chứng tỏ cho bà ấy thấy rằng tôi không phải là một người định kiến, tôi là người sống tự lập, tôi có trách nhiệm… thì lúc ra về, sâu thẳm trong tim mình tôi biết rằng tôi sẽ không còn bị nhìn nhận là một đứa trẻ bị xem như một thứ đồ vật nữa. Nhưng sau nhiều năm nghi ngờ bản thân mình, tôi bắt đầu cảm thấy mình không cần phải chứng minh bản thân với mẹ nữa. Trong tất cả những thử thách dành cho tôi, có thể việc gặp lại mẹ chính là thử thách cuối cùng.
Càng tiến gần về phía nhà mẹ, tôi càng nhận thấy thảm cỏ quanh nhà mới xơ xác và thiếu sức sống làm sao. Còn mấy bụi cây gần đấy thì mọc um tùm và trông như bị bỏ hoang. Giữa những ngôi nhà được chăm sóc cẩn thận trên cùng con phố, ngôi nhà ảm đạm, xuống cấp của mẹ trông nổi bật hẳn lên. Ấy vậy mà nhiều năm trước, nhà của bà ấy là ngôi nhà đẹp nhất phố. - Tôi tự nhủ.
Sau khi gõ cửa, tôi chợt ngửi thấy mùi thức ăn ôi thiu bốc lên kinh khủng. Lúc cánh cửa mở ra, tôi gần như muốn ngã quỵ vì cái mùi nồng nặc ấy. Tôi chưa kịp quay đi thì mẹ xuất hiện với nụ cười bí hiểm.
- Ái chà chà, đúng lúc đấy. Vào đi.
Tôi thoáng bối rối. Nhìn cái cách của mẹ, tôi nghĩ bà đang hành động như thế việc tôi đến gặp bà là một việc xảy ra hàng ngày vậy. Tôi chưa kịp mở miệng chào hỏi, mẹ đã quay lưng đi về phía mấy bậc thang nhỏ. Tôi vừa đi theo bà vài bước, cái mùi hôi khùng khiếp nọ bắt đầu tràn ngập các giác quan của tôi. Tay bịt miệng, tôi đoán rằng mùi hôi đó hẳn phải bốc ra từ chỗ những bậc thang, chúng đã mòn đến mức chẳng còn lại gì ngoài lớp gỗ trơ trụi. Bên trên là một lớp dày phủ kín mà tôi cho rằng đó là lông chó mèo. Mấy bức tường loang lổ những vệt màu vàng nâu sậm kỳ quái, có vẻ như đó là vết tích của việc mẹ thường xuyên hút thuốc trong nhà.
Sau khi đứa em út của tôi là Kevin - giờ đây đã khoảng mười sáu tuổi - tự hào khoe phòng ngủ của nó với tôi, tôi quay về phòng khách và ngồi xuống bên cạnh mẹ. Kevin cứ lảng vảng gần chỗ tôi, trông nó khá hồi hộp khi thấy tôi và mẹ nói chuyện có vẻ căng thẳng. Sau một vài lần thử bắt chuyện, miệng tôi khô đi. Thỉnh thoảng khi mẹ nói một câu gì đó, tôi lại gật đầu. Một bầu không khí căng thẳng và lạnh lẽo bắt đầu tràn ngập căn phòng. Vì một lý do kỳ quặc nào đó, tôi không hề thấy chút sợ hãi hay bị đe dọa nào. Nếu tôi có làm gì, thì đó là tôi không thể không nhìn mẹ chằm chằm. Kể từ đám tang của cha bảy năm về trước, mẹ đã không chỉ tăng cân rất nhiều, mà gương mặt bà giờ đây trông như một tảng thịt núc ních, nhăn nheo và dai nhách. Những vệt đỏ thẩm trên gương mặt bà nhắc tôi nhớ lại hình ảnh của cha, khi tôi tìm thấy ông tại một quán bar phía bên kia đường của một trạm xe buýt ở San Francisco, trong một chuyến thăm trước khi tôi gia nhập không quân. Những ngón tay của mẹ sưng vù lên, và cứ vài giây chúng lại co giật một lần. Tôi bồn chồn cựa quậy trên ghế, cố gắng nghĩ ra điều gì đó để nói. Nhưng vẻ ngoài của mẹ đã nói lên tất cả. Những năm tháng đầy thù hận của bà đã khiến bà trở thành một con người tan vỡ và cô độc. Bất cứ ưu thế nào mà mẹ từng vung vẩy trước người khác như một thanh gươm, cho phép bà làm tổn thương bất cứ ai vào bất cứ lúc nào bà muốn, giờ đã hoàn toàn biến mất.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Bộ Ba Tiểu Thuyết Tự Thuật Của Dave Pelzer

Postby bevanng » 12 Jun 2018

Mỗi lúc một thấy chán ngán, Kevin ra khỏi phòng, xuống cầu thang và chuồn khỏi nhà. Trước khi cửa ra vào đóng lại, mẹ chợt ngẩng đầu lên. Bà đảo mắt nhìn quanh như thế đang kiểm tra xem có đúng là trong nhà không còn ai khác nữa không. Bà lầm bầm:
- Mẹ muốn con biết rằng, đó là một tai nạn.
Đây là lần đầu tiên kể từ cái ngày tháng Ba năm ấy, cách đây mười bốn năm về trước, trước khi tôi được giải thoát, tôi mới ngồi một mình với bà như thế này. Điều này khiến tôi cảm thấy mình yếu ớt một cách kỳ lạ. Tôi không thể tin được rằng tôi thật sự đang ngồi cách một người đã từng cố giết tôi có hơn một mét. Câu nói của mẹ lướt ngang qua tâm trí tôi.
- Gì kia? - Tôi hỏi lại. - Tai nạn á?
Mẹ ngồi nhỏm dậy, như thể bà đã hết kiên nhẫn với tôi. Bà lên giọng:
- Mẹ muốn con biết rằng đó là một tai nạn!
Bà gật đầu ra vẻ tôi nên hiểu cái thông điệp đã được mã hóa ấy của bà. Tôi chỉ còn biết gật đầu đáp lại. Tiếp sau đó là một sự im lặng quái đản. Tôi nhướn mày, cố gắng ra hiệu để mẹ giải thích thêm, nhưng bà chỉ nhếch mép cười. Đột nhiên có cái gì đó vỡ òa trong tôi. Vào một mùa hè cách đây nhiều năm trước, khi mà tôi vẫn còn là một đứa bé, trong cơn thịnh nộ, mẹ đã giật lấy con dao và dọa giết tôi. Lúc đó, khi biết rõ bà đang say và nhìn thấy cánh tay bà vụt lia lịa, tôi mới biết những gì bà nói hoàn toàn không phải để dọa. Giờ đây, khi ngồi trước mặt mẹ, tôi có thể hình dung lại nỗi kinh hoàng trong mắt bà khi bà để con dao tuột khỏi tay trước khi đâm thẳng vào tôi. Nhớ lại lúc đó, chẳng hiểu sao tôi vẫn nghĩ rằng mẹ chưa bao giờ có ý định giết tôi. Tôi đã luôn cảm thấy rằng đó chỉ là một trong những “trò chơi” đã đi quá xa của bà.
Tôi cố trấn tĩnh và chồm người tới trước.
- Phải. - Tôi nói. - Một tai nạn! Con biết mà, con luôn biết là mẹ không có ý… giết con.
Khi tôi nói những lời đó, tôi có thể hình dung rõ cảnh một đứa trẻ nằm bất tỉnh trên sàn bếp loang lổ máu, máu cứ chảy tràn ra từ ngực, trong khi mẹ nó đứng kế bên, chùi tay như thế chẳng có gì xảy ra. Lúc ấy tôi đã tin rằng cú đâm sẽ khiến mẹ sốc và bừng tỉnh để thoát khỏi cơn điên loạn đầy thù hận của bà. Vết thương của tôi sẽ biến người mẹ quỷ dữ thành một người mẹ đầy yêu thương theo như lời cầu nguyện của tôi. Chỉ khi đó thì “gia đình” mới được hàn gắn lại, giống như một cái kết trong chuyện cổ tích vậy.
Giờ đây, ngồi cùng mẹ trong phòng khách tồi tàn của bà, tôi tự hỏi vì sao tôi vẫn luôn cảm thấy đau buồn vì bà. Mỗi khi nghĩ về mẹ, tôi lại thấy mình luôn cố gắng chứng tỏ với bà rằng tôi không phải là một đứa trẻ quái vật hư hỏng đáng bị kỷ luật, những điều mà mẹ đã khoan vào đầu tôi trong suốt nhiều năm trời, mà tôi là một người xứng đáng với những giá trị riêng của mình. Vì quá tự ti, ngay cả trong trại trẻ mồ côi, tôi vẫn luôn cố gắng tìm hiểu xem tôi có thể làm gì để chứng minh bản thân mình với mẹ, cố gắng đạt được một điều gì đó thật phi thường để những vết nhơ thời thơ ấu của tôi được tẩy sạch. Khi thành người lớn, tôi nhận thức một cách đầy đủ rằng tôi là một người hài lòng với cuộc sống của chính mình và sống không phụ thuộc vào ai. Tôi không chỉ thay đổi từ một đứa bé sống không khác gì một con vật để trở thành một người trưởng thành có ích, có gia đình, một thành viên của không quân, mà tôi còn là cha của một đứa con trai tuyệt vời, đứa con tôi đã tắm táp cho nó bằng tình yêu thương thực sự không toan tính. Tôi biết mình vẫn còn một chặng đường dài cần phải vượt qua, nhất là trong khía cạnh niềm tin nơi bản thân và con người. Những nỗi xấu hổ từ quá khứ vẫn khiến tôi hoài nghi bản thân. Đặc biệt là mỗi khi phải đứng trước mặt mẹ, một phần trong tôi cảm thấy rằng mình là nguồn gốc của những hành vi sai trái, là một kẻ thất bại xấu xa. Chỉ một dấu hiệu nhỏ của mẹ cho thấy bà chấp nhận tôi thôi cũng đủ khiến tôi tự tin hơn với giá trị bản thân mình rất nhiều.
Dù vậy, khi ngả người tựa vào ghế, tôi nhận ra rằng mình đã không sai. Tôi không phải là nguyên nhân khiến mẹ làm những điều đó với tôi. Tôi không ép buộc, chứ đừng nói đến việc khiêu khích bà đâm tôi. Và giờ đây, mười sáu năm sau ngày xảy ra cái tai nạn ấy, mẹ vẫn không hề xin lỗi tôi vì việc đó, hay vì bất cứ hành động ngược đãi nào khác mà bà đã bắt tôi phải chịu đựng trong suốt những năm tháng kinh hoàng ấy. Thế mà giờ đây, mẹ nói cứ như thế bà chỉ là nạn nhân của mọi chuyện vậy.
Vậy là rượu chè và những con say túy lúy không hề xóa hết ký ức của mẹ - bà biết chính xác mình đã làm những gì. Nếu việc mẹ khơi lại chuyện đó không phải là cách để bà tìm kiếm sự tha thứ thì tôi cũng chẳng thấy bà tỏ ra hối hận về những gì mình đã làm. Nếu đúng như thế, liệu mẹ có thực sự phải hứng chịu một sự trừng phạt nào đó hay không? Liệu câu nói của bà có đang bộc lộ một chút tình yêu nào chăng? Liệu bà có quan tâm không? Giá mà tôi có thể bóc trần những lớp vỏ của sự thù hận trong con người bà…
Hết sức chân thành, tôi nhẹ nhàng dò hỏi:
- Điều gì đã xảy ra vậy?
Nhưng mẹ chưa kịp trả lời, tôi đã liên tiếp hỏi dồn:
- Tại sao lại là con? Ý con là, con đã làm gì để khiến mẹ ghét con đến thế?
- À thì… - Mẹ hắng giọng trước khi ngẩng lên trả lời tôi. - Con phải hiểu, ‘Nó’ rất hư, David ạ.
Lời giải thích dửng dưng của bà như treo lơ lửng giữa không trung. Tôi lắc đầu như thể không nghe thấy bà nói gì. Tôi cố ý muốn mẹ lặp lại lời bà vừa nói để bà biết chính xác mình vừa nói gì. Với một vẻ căng thẳng gượng gạo, mẹ lặp lại lời biện minh của mình, nhấn mạnh hơn chữ “Nó” và “David”, như thế chúng là hai thực thể khác nhau. Tôi sửng sốt đến độ không thể nói được gì. Những lời ngụy biện tiếp theo của mẹ càng khiến tôi thêm bối rối.
- David, “Nó” luôn ăn trộm thức ăn. “Nó” đáng bị phạt. Những đứa khác đã làm phần công việc nhà được giao, và Mẹ sẽ cho “Nó” ăn khi “Nó” đã làm xong phần việc của mình… nhưng… “Nó” luôn giở trò ăn trộm thức ăn.
Mẹ gật đầu ra hiệu với tôi, như thế tôi nên đồng ý với bà.
- Khi con nghĩ thấu đáo, thì điều đó thực sự không khó hiểu lắm đâu, David.
Trong suốt nhiều năm, tôi luôn tin rằng nếu tôi đứng trước mặt mẹ với tư cách là một người đã trưởng thành, thì cuối cùng bà sẽ phải hiểu được mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Tôi chưa bao giờ có ý định trả thù. Một phần trong tôi còn cảm thấy hơi nao lòng khi nghĩ đến lúc mẹ nhận thức được mức độ nghiêm trọng của những hành động của mình, bà sẽ lên cơn đau tim. Vậy mà ngay lúc này đây, mẹ đang cẩn thận giải thích một cách duy lý những hành động của mình, bảo vệ mình bằng từng từ một, và việc đối xử với “Nó” của bà ấy có vẻ như không gì khác ngoài việc một người mẹ đang phạt đứa con không vâng lời; việc trù dập “Nó” không chỉ chính đáng, mà còn cần thiết nữa.
- Nhưng tại sao lại là con? Con có thực sự hư hỏng đến thế không? Con đã làm sai điều gì nghiêm trọng lắm sao?
- Ôi, làm ơn đi. - Mẹ nói. - Có thể mày không nhớ, nhưng mày đã luôn gây rắc rối trong mọi chuyện. Mày không bao giờ chịu nín cái tiếng ăng ẳng của mình lại. Từ đầu kia căn nhà tao luôn có thể nghe tiếng mày la thét, nhiều hơn Ron và Stan. Mày có thể không nhớ, nhưng mày từng là một đứa rất lắm trò.
Những gì mẹ nói khiến tôi nhớ lại hồi tôi bốn tuổi, tôi đã sợ mở miệng nói như thế nào. Khi chơi đùa với hai người anh của tôi trong phòng, nếu tôi trở nên quá phấn khích, Ron sẽ bịt miệng tôi lại để giọng của tôi không vang lớn lên. Nếu để mẹ nghe thấy tiếng tôi hét, tôi sẽ phải trả giá. Tôi sẽ đứng cúi gằm mặt trước mẹ, im lặng và chờ mẹ cho phép mới được mở miệng nói. Ngay cả khi muốn vào nhà vệ sinh, tôi cũng không được phép mở miệng.
Có những lúc tôi chưa kịp mở miệng xin phép bà bà đã búng tay tanh tách thay cho một lời cảnh báo giống như tôi là một con vật nuôi trong nhà cần phải được huấn luyện vậy. Có khi chịu hết nổi, tôi chụm hai đầu gối vào nhau, cả người cứ thót qua thót lại rồi tè luôn ra quần; điều này càng khiến bà thêm điên tiết.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Bộ Ba Tiểu Thuyết Tự Thuật Của Dave Pelzer

Postby bevanng » 12 Jun 2018

Liệu ban đầu đó có phải là cách để mẹ kỷ luật tôi không? Có thể tôi đã quá nghịch đến mức bà không thể chịu nổi nữa. Mẹ có thể dễ dàng chọn Ron hoặc Stan; điều đó không thực sự quan trọng. Có thể mẹ chỉ chăm chăm hành hạ tôi vì một điều đơn giản, chẳng hạn như cái âm thanh the thé như chọc tức trong giọng nói của tôi mà thôi.
Tất cả những gì tôi có thể làm là nghĩ đến Stephen. Lúc ấy, hình ảnh đứa trẻ nằm sóng soài trong vũng máu trên sàn bếp năm nào bỗng trở thành đứa con trai của tôi. Nhìn thấy phản ứng của tôi, hai mắt mẹ ánh lên sự hài lòng. Một lần nữa tôi đã lại để cho bà chà đạp lên cảm xúc của mình.
Tay ép chặt dưới hai chân, tôi chỉ muốn nhảy chồm lên và thét vào gương mặt đáng kinh tởm của mẹ: “Bà thật là đồ bệnh hoạn, độc ác! Tôi chỉ là một món đồ chơi của bà! Một tên nô lệ làm theo mệnh lệnh của bà! Bà đã hạ nhục tôi, tước đi tên gọi của tôi, và tra tấn tôi đến gần chết, bởi vì… bởi vì giọng của tôi lớn quá ư?”.
Tôi thở khò khè nặng nhọc và tiếp tục ghìm cơn giận lại bên trong. Tôi tiếp tục thổn thức với chính mình.
“Bà có thấy rằng tôi có thể làm gì với bà, vào ngay giây phút này hay không? Tôi có thể siết chặt hai bàn tay mình quanh cái cổ sưng phù của bà và rứt hết sự sống ra khỏi cơ thể bà. Hay tôi có thể khiến bà phải chịu đau đớn một cách từ từ, từ từ thôi. Tôi sẽ không giết bà ngay, mà sẽ tước đi những thứ thiết yếu nhất đối với sự tồn tại của bà. Tôi có thể làm điều đó. Tôi thực sự có thể làm điều đó.”
Tôi sẽ bắt cóc mẹ, đưa bà tới một cái khách sạn tồi tàn nào đó, nhốt bà vào trong một căn phòng, và lấy đi của bà tất cả những thứ bảo đảm cho một cuộc sống bình thường - thức ăn, nước uống, ánh sáng, hơi ấm, giấc ngủ, sự liên lạc với những người khác; tôi sẽ biến cuộc đời của bà ấy thành địa ngục. Sau đó, tôi có thể nói với cảnh sát rằng… Tôi đã mất kiểm soát… vì một cú chấn thương tâm lý sau khi bị đối xử quá tàn tệ hồi còn nhỏ. Dù chỉ một lần thôi, tôi có thể vứt bỏ mọi thứ và… trở thành một người giống như bà ta.
Tôi thấy lạnh sống lưng. Lạy Chúa! Tôi tự cảnh cáo mình. Cổ tay tôi bắt đầu run rẩy, tôi tự hỏi, mình điên rồi sao? Hay những suy nghĩ của tôi là hoàn toàn bình thường sau những gì tôi đã trải qua? Bỗng nhiên tôi hiểu ra: đó là một sợi xích, một sợi xích kết nối tôi và mẹ - một con người dù vì bất cứ lý do gì đã trở nên bị ám ảnh với quá nhiều sự phẫn nộ, mà qua thời gian cảm xúc nhất thời đã trở thành một khối u tự truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác… Rồi tôi nghĩ đến đứa con trai của mình. Tôi có trở thành người mà tôi khinh thường nhất?
Tôi nhắm mắt lại, xóa sạch cái ý nghĩ trả thù và gạt bỏ tất cả cảm xúc thù hận mà tôi dành cho mẹ. Tôi không thể tin nổi mình lại phẫn nộ đến thế. Hít một hơi thật dài và sâu, tôi cố gắng tỉnh táo lại trước khi ngẩng mặt lên và nhìn thẳng vào mắt mẹ. Vì sự thanh thản của chính tôi, tôi tự nói với mình: “Tôi sẽ không bao giờ giống như bà”.
Với tôi, trông mẹ giờ đây mới khác lạ làm sao. Hồi còn bé, tôi thấy bà như một nàng công chúa, bà khiến tôi liên tưởng đến nàng Bạch Tuyết. Tôi nhớ nụ cười rạng rỡ, giọng nói hiền từ và mùi hương trên mái tóc của mẹ khi bà ôm lấy tôi trong vòng tay vào thời kỳ trước khi tôi đi học. Tôi đã nhìn thấy vầng hào quang tỏa ra từ mẹ khi bà cười, khi Ron, Stan và tôi tranh nhau để được bà để mắt đến. Thế mà giờ đây, mẹ đang ngồi co ro, vòng bụng của bà phì nộn trên cái ghế hẹp. Quá khứ đã đuổi kịp bà, cũng giống như cha nhiều năm về trước. Những ngày này, cuộc đời bà chỉ bao gồm những thứ mà bà nhìn thấy trên ti vi. Hình thức điều khiển của bà giờ đây là một miếng nhựa dùng để chuyển kênh đến thế giới của bà. Cái ánh sáng từng giữ cho tâm hồn bà được chiếu rọi giờ đây đã tàn lụi. Mẹ đã trở thành tù nhân của chính mình. Bất cứ tai họa nào mà tôi mong sẽ xảy đến cho bà cách đây ít phút cũng không thể sánh được với cái nhà tù do chính bà tạo ra.
Mẹ đổi giọng, khiến tôi choàng tỉnh.
- Con có thể không nghĩ như thế khi nhìn ta, nhưng ta và con có rất nhiều điểm giống nhau đấy.
Tôi lắc đầu:
- Bà nói gì kia?
Mẹ dường như phải cố gắng lắm để kiểm soát tiếng thở khò khè của mình:
- Mày nghĩ là cuộc đời này quá dễ dàng, mà chuyện đó thì… - bà gắt gỏng, - trước khi tao có thai Ron, tao đã bị sẩy thai.
Bà đột ngột dừng lại, như để những lời nói của bà ngấm sâu hơn. Vì không biết bà đang nói thật lòng mình hay lại đang cố gắng tạo ra một tấn bi kịch khác, tôi chẳng biết phải phản ứng thế nào nữa. Đột nhiên gương mặt bà tím đen lại:
- Mày nghĩ cả thế giới này xoay quanh mày! David, David, David! Tất cả những gì tao nghe thấy trong suốt nhiều năm là David thế này, David thế nọ, “Hãy cho thằng bé ăn đi”, “Đừng phạt thằng bé”, mỗi ngày, kể từ ngày mày sinh ra đời! - Cơn giận mỗi lúc một bốc cao, mẹ chỉ tay vào mặt tôi. - Và để tao nói cho mày biết điều này: chính đám giáo viên đó, đám giáo viên ở trường, đã chõ mũi vào chuyện riêng của tao! Đó không phải là việc của lũ khốn kiếp ấy! Chuyện nhà ai nấy lo! Nhưng nói cho mày biết, tao đã dạy cho đám giáo viên lông bông của mày, mà cụ thể là cái con Moss ấy, một bài học. Tao đã khiến cho con mụ ấy bị đuổi khỏi trường. Mụ ta đã biến khỏi nơi đó quá nhanh, nhanh đến mức mày sẽ nghĩ việc đó khiến cho đầu mày xoay mòng mòng ấy chứ.
- Mày không nhớ đâu, - mẹ lại tiếp, - nhưng khi mày sáu tuổi, hay có thể là bảy, một ngày nọ, mày chơi quẹt diêm và… mày đã tự làm bỏng tay mình. Tao đã dặn mày cả nghìn lần rồi mà mày có chịu nghe đâu. Và thế là một ngày nọ, mày xuất hiện ở trường với vài vết bỏng trên tay. Và con mụ Moss, cô giáo của mày, đã cả gan buộc tội tao là… coi nào, hai ta đều biết chuyện gì đã xảy ra, có phải không nào?
“Khá rõ,” - tôi tự nói với mình. Trí nhớ của mẹ đã lệch đi hai năm. Khi đó tôi tám tuổi, và mẹ đã đốt tay tôi trên bếp lò. Ngày hôm sau khi đưa tôi đến trường, bà nói rằng “thằng nhóc” đã nghịch với diêm. Thậm chí ngay cả trước đó, mọi người đều biết sự thật về hoàn cảnh của tôi. Nhưng chẳng hiểu sao mẹ lại tin rằng bà ấy không chỉ có thể che giấu được bí mật của mình, mà còn có thể đánh bại được bất cứ ai dám thách thức quyền hạn của bà.
- Và còn cái lão hiệu trưởng chết tiệt của chúng mày nữa chứ, cái lão Pete Hanson ấy, lão gọi tao mỗi ngày! Đến mức mà mỗi lần chuông điện thoại reo lên thì tao có thể biết ngay đó là ai. Tao phát khiếp việc phải nhấc máy lên. Lúc nào cũng vậy, không chuyện này thì chuyện khác. Nào là thằng con trai của bà đã làm thế này thế kia. Thằng bé đã đánh nhau, giật tóc đứa khác, ăn trộm thức ăn, quần áo, hay bất cứ thứ gì nó có thể chạm tay vào. Mỗi ngày. Thế đấy, việc này ngày càng tồi tệ, đến nỗi đã khiến cho một người bắt đầu chìm đắm vào rượu chè. Không phải tao là người làm cho đời mày tồi tệ đâu, mà chính là đám giáo viên khốn kiếp đó! Lúc nào cũng tọc mạch, lúc nào cũng chõ mũi vào việc của người khác. Chính là bọn chúng! - Mẹ phát biểu hùng hồn như thế cả cuộc đời của bà phụ thuộc vào câu nói này.
- Mày nghĩ mày là người duy nhất gặp rắc rối ư? - Mẹ tiếp. - Mày không biết đâu. Việc một tay nuôi dạy bốn đứa con trai chúng mày không hề dễ dàng chút nào, chẳng có lấy một phút ngơi tay, và còn một ông chồng bá vơ đã bỏ mày mà đi nữa chứ. Tin tao đi, tao có thể nói cho mày nghe nhiều điều về ông già của mày!
- Đừng! - Tôi lạnh lùng cắt ngang. Tôi hạ giọng xuống và nói: - Ông ấy là chồng bà. Bà thậm chí không hề đặt chân vào bệnh viện thăm ông ấy lấy một lần, dù chỉ một lần thôi, hay ít nhất là gửi cho ông ấy một tấm thiệp. Bà đã chẳng làm gì cả.
- Ối giời! - Mẹ nói. - Tao chẳng nhẫn tâm đến thế đâu. Ông ấy đã muốn tao… đón ông ấy về nhà, thậm chí từ trước khi ông ấy đăng ký vào nằm ở bệnh viện Kaiser cơ. Thậm chí chúng tao còn dùng bữa trưa nữa kia đấy. Ông ta thực sự còn van xin tao nữa cơ.
- Bà thích việc đó, phải không? - Tôi buột miệng nói trước khi kịp suy nghĩ. Dường như tôi không thể kiềm chế thêm được nữa. Tôi nghĩ chỉ thêm một nhịp thở nữa thôi, là tôi sẽ bùng nổ và trút tất cả cảm xúc đã kìm nén bấy lâu trong lòng tôi với mẹ, nhưng rồi tôi đã kìm lại được. - Bà phải biết là ông ấy đã tìm đến bà. Ông ấy thì ốm đau còn bà thì bắt ông ấy van xin bà ư?
- Ôi trời, làm ơn đi! Tao nghe đủ mấy chuyện kệch cỡm đó rồi. Tao đã nói với cha mày, và giờ tao đang nói với mày đây: Tao sẽ không bao giờ đón ông ta quay về, cho dù có đổi lấy tất cả trà của Trung Quốc đi chăng nữa. Mày không biết đâu… - Mẹ lại tiếp tục nói quanh co.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Bộ Ba Tiểu Thuyết Tự Thuật Của Dave Pelzer

Postby bevanng » 12 Jun 2018

Mẹ không hề biết rằng, vài tuần trước khi gia nhập không quân, cái ngày mà tôi niêm phong lý lịch của mình, vị viên chức quản lý của tôi, Gordon Hutchenson, đã cho tôi vài giờ để đọc hết những hồ sơ của mình, chúng được chia thành hai xấp khác nhau, mỗi xấp dày hơn hai tấc. Tôi đã dành ra cả ngày để xem lại rất nhiều giấy tờ của Hạt, nhiều hồ sơ khác nhau, và thậm chí cả những bản ghi chép của tòa nữa. Một bản báo cáo nói rằng, sau khi tôi bị chuyển đi, một người làm công tác xã hội đã cố gắng đến gặp mẹ vài lần, đến mức cô ấy phải nài nỉ mẹ ra mở cửa. Tất cả những nỗ lực của Hạt đều gặp phải vô vàn lời viện cớ của mẹ, cho đến khi bà ta đi quá giới hạn và bắt đầu đưa ra những lời hăm dọa. Một lần, bà ấy đã dập cửa vào mặt của người làm công tác xã hội nọ rồi phá lên cười ha hả. Hồi đó, vì còn là một cậu bé mới lớn, nên khi được đọc qua bản báo cáo, tôi cũng không thể tin được những trò trơ tráo của bà ấy, và làm sao bà ấy lại có thể thoát khỏi mọi lời cáo buộc. Tôi quay sang ông Hutchenson, hỏi ông làm sao mà mẹ có thể không bị trừng phạt khi Hạt đã quyết định nhúng tay vào, sao họ không giải cứu các anh em tôi, sao không bắt giữ mẹ và đưa bà đi điều trị tâm lý. Tôi không phải là đã cạn tàu ráo máng, nhưng tôi cảm thấy rằng nếu bất cứ ai ở trong tổ chức xã hội nói cho các anh em tôi nghe việc tôi đã bị sỉ nhục như thế nào trước khi tôi được đưa vào trại trẻ mồ côi, thì họ đã không phải sống trong một cái địa ngục như tôi lúc trước.
Gordon đã nói với tôi rằng, “Tôi đồng ý với cậu, David ạ, nhưng hồi năm 1973 thì mọi thứ rất khác với bây giờ; mẹ cậu chưa bao giờ phải ra hầu tòa cả. Chúng ta không thể buộc tội bà ấy cố ý gây thương tích cho người khác, hành hạ đánh đập trẻ con, hay, theo đánh giá của tôi, là tội cố sát được. Cậu hiểu chứ, không có PCs (25) để bảo vệ trẻ con hồi năm 1973 đâu. Thậm chí giờ đây, khi chúng ta đang bước vào thập niên 80, vẫn còn có đa số người dân chối bỏ hoàn toàn những lời buộc tội hay tin rằng những bậc cha mẹ chẳng làm gì khác ngoài “kỷ luật” con cái họ. Hãy tin tôi đi, toàn bộ sự việc này sẽ khiến chúng ta phải trả giá - những đứa trẻ này rồi sẽ lớn lên, hoành hành khắp nơi, phá hoại mọi người và mọi thứ, tự hủy hoại chính mình, đánh đập con cái chúng như chúng đã từng bị đánh đập; rồi sau cùng, khi chúng đối mặt với sự phán xét, những người này sẽ đổ lỗi cho xã hội, hay biện hộ rằng chúng làm thế vì từ khi còn là những đứa trẻ thì chúng đã bị ngược đãi rồi, và điều này dĩ nhiên là đã khiến chúng trở thành những con người như hiện nay. Đó là lúc mà sẽ có một sự phản đối kịch liệt xuất phát từ phía xã hội để thay đổi luật pháp nhằm bảo vệ những đứa trẻ như cháu. Hãy nhớ lấy lời ta đây, điều đó sẽ xảy ra. Chúng ta đã vượt qua được một chặng đường dài, nhưng chúng ta vẫn còn một chặng đường dài phía trước”.
(25) PCs (viết tắt của Penal Codes): Bộ luật hình sự.
“PCs là cái gì?”, tôi hỏi.
“Bộ luật hình sự. Đó là lý do vì sao chúng ta không thể đón các anh em của cháu đi hay thậm chí là cảnh cáo mẹ cháu bằng một hình phạt nhẹ nào đó. Thế nên về thực chất, như cậu nói, bà ấy chẳng hề bị trừng phạt gì hết. Nhưng mặt khác, vì có những trường hợp như cậu, nên giờ đây đã có những điều luật về việc báo cáo những vụ ngược đãi, đánh đập và hành hạ trẻ. Rất nhiều chuyện đã xảy ra trong vòng sáu năm trở lại đây, kể từ khi cậu được “đặt vào chỗ thích hợp”. Ngày nay mẹ cậu sẽ bị trừng phạt đến nơi đến chốn vì những hành động của mình.”- Gordon đã nhấn mạnh như thế.
Khi tìm hiểu kỹ hơn mớ hồ sơ đó, và đọc đến một đoạn phỏng vấn hiếm hoi mà mẹ đã thực hiện trước khi phiên tòa của tôi được đưa ra xét xử, tôi tình cờ thấy một văn bản của tòa nói rằng một trong những lý do mà mẹ “có thể” đã trở nên quẩn trí là bởi vì chồng của bà đang ngoại tình với một trong những người bạn thân nhất của bà. Mẹ còn biện hộ rằng bà đã gặp rất nhiều khó khăn vì phải cáng đáng toàn bộ công việc nhà khi chỉ còn lại có một thân một mình và nuôi dạy bốn đứa con trai - và bản báo cáo đã chỉnh lại thành năm đứa. - Mẹ nói trong bản báo cáo rằng việc sống quá đơn độc và không có ai chia sẻ những khó khăn đã khiến cho sức chịu đựng của bà vượt quá giới hạn và dẫn đến những việc mà bình thường bà sẽ không bao giờ làm.
Ngay lúc này đây, khi đã là một người trưởng thành, tám năm sau khi đọc những giấy tờ đó, tôi vẫn không thể nào hiểu được làm thế nào mà cha tôi lại có thể ngoại tình. Là một người trưởng thành, tôi hiểu một cách trọn vẹn rằng không ai có thể làm được tất cả mọi thứ. Cho nên, khi mẹ tiếp tục đóng vai một nạn nhân không ai cứu vớt trong cái vở bi kịch cuộc đời không bao giờ chấm dứt của bà, tôi cảm thấy lời buộc tội về một sự ngoại tình chỉ là một cái cớ độc địa khác mà bà đã nảy ra trong đầu mình trong suốt nhiều năm qua.
- Mày vẫn không biết tao đã phải trải qua những gì. - Mẹ lại nói, nhưng lần này là với cặp mắt đỏ hoe. - Mày nghĩ là mày đã phải trải qua những điều tồi tệ lắm ư? Này, - bà gắt lên, - thời của tao ấy, mẹ tao, cái con người mà mày đang sống cùng ấy, nói sao nhỉ… khi tao còn là một đứa bé gái, bà ấy… bà ấy đã nhốt tao trong kho suốt nhiều giờ liền. Đúng thế đấy! Đúng là bà ta đã làm thế đấy! - Mẹ vừa thốt lên vừa chực òa khóc. - Và có lúc bà ta không cho tao ăn gì cả… trong nhiều ngày liền. Hồi đó đâu có giống như bây giờ, bọn trẻ đi học ở trường làm gì có được suất ăn trưa. Và nếu như thế vẫn còn chưa đủ, thì mày nên biết thêm điều này. Không có một ngày nào, không một ngày nào trôi qua mà bà ngoại mày không sỉ nhục tao, sai phái tao làm cái này cái nọ, bảo tao phải làm việc gì và khi nào thì làm; tao nên chơi với ai, được phép hay không được phép mời người bạn nào ghé nhà chơi. Mẹ tao đấy! - Bà gào lên. - Mẹ ruột của tao đấy! Mày có thể tưởng tượng được không hả?
Tôi chống cằm, gật đầu. Thực ra tôi có thể hiểu được những điều mẹ đang nói. Khi mẹ khóc, trông bà như đã lạc vào dòng xoáy của thời gian, bà đang sống lại những giây phút đáng sợ dưới tay của bà ngoại tôi. Tôi không thể không nghĩ rằng nếu những gì mẹ nói là đúng sự thật, thì sau này mẹ đã làm chính những điều đó với tôi, nhưng trong một khoảng thời gian kéo dài hơn và bằng những phương cách đầy ám ảnh và thù hận hơn nhiều.
Một phần trong tôi cho rằng những giọt nước mắt của mẹ chỉ là nước mắt cá sấu, nhưng theo một cách kỳ lạ nào đó thì lời thú nhận của bà rất có ý nghĩa. Từ những gì tôi được biết, những người như mẹ ngược đãi con cái của họ theo chính cái cách mà họ đã bị ngược đãi; bằng cách đó họ đã trở thành sản phẩm của môi trường sống của mình.
Nhưng chỉ vài năm trước, mùa hè năm 1983, khi tôi ghé thăm bà ngoại, bà cứ khăng khăng nói rằng bà không hề đối xử tệ bạc gì với mẹ khi mẹ còn bé cả. Liệu có thể nào, tôi nghĩ thầm, do bà ngoại hoặc do tiêu chuẩn xã hội của thời bà sống, nên việc đó không phải là ngược đãi mà chỉ đơn giản là những hình thức kỷ luật nghiêm khắc?
Trừ khi, - tôi tự nhủ, - mẹ đủ láu cá và xảo quyệt để dựng lên một câu chuyện kinh khủng đến như thế về thời thơ ấu nhằm đổ lỗi cho bà ngoại và rũ sạch mọi lời cáo buộc.
- Bà biết đấy, - tôi nhẹ nhàng chen vào, - tôi đã nói chuyện với bà ngoại, và… tôi không có ý đổ lỗi cho ai cả… nhưng bà ấy cứ khăng khăng là chưa từng ngược đãi bà, dù dưới bất kỳ hình thức nào.
- Ối giời. - Mẹ đảo mắt và bật ho khù khụ. - Hãy nhìn lại nguồn gốc mọi chuyện đi nào. Mày biết bà ấy thế nào rồi đấy. Mày sẽ tin ai đây?
“Nguồn gốc mọi chuyện”, tôi lặp lại cụm từ đó với chính mình. Hãy nhìn lại nguồn gốc mọi chuyện. Vào khoảnh khắc đó, tôi không chắc ai làm điều gì với ai và vì cái gì. Được rồi, tôi nghĩ, có thể bà ngoại đã quá độc đoán. Khi ông ngoại mất và để lại cho bà hai đứa con phải nuôi giữa cơn khủng hoảng, bà ngoại đã buộc phải cũng rán. Là một cô gái trẻ, có thể mẹ đã đòi hỏi được tự do thoải mái một cách quá đáng, mẹ đã cố gắng thoát ra khỏi sự kiểm soát của bà ngoại, và sau đó trở nên nghiện rượu, kết hôn, có con, trong khi lòng vẫn còn chất đầy thù hận… sự thù hận đã ăn sâu vào tận cốt tủy của mẹ. Tôi lấy ngón tay day hai bên thái dương, lòng bối rối không biết phải nghĩ sao cho phải. Nhưng, tôi lại nghĩ, khi xét đến tận cùng gốc rẻ của sự việc thì liệu điều đó có thực sự quan trọng hay không? Điều bận tâm duy nhất của tôi là phải làm sao để mỗi ngày trôi qua đều có ý nghĩa, đồng thời cố gắng trở thành một con người tốt đẹp nhất có thể, và phải đảm bảo rằng con trai tôi sẽ không bao giờ đối mặt với cái gì khác ngoài sự an toàn và tình yêu thương. Chấm hết.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Bộ Ba Tiểu Thuyết Tự Thuật Của Dave Pelzer

Postby bevanng » 12 Jun 2018

Bất giác tôi nhắm mắt lại và nghĩ đến Stephen. Tôi thấy ánh mắt và mái tóc vàng của con, tôi còn nghe rõ tiếng cười khúc khích của thằng bé. Tất cả như thôi thúc tôi phải nắm bắt lại cái bản chất của hai từ “Mẹ ơi” mà tôi đã luôn ao ước được thốt lên. Tôi muốn quỳ xuống, vòng tay quanh người mẹ, như thể bà ấy vẫn còn giữ một sợi dây gắn kết nào đó với tâm hồn tôi. Và bằng sự tha thứ rộng lượng của tôi, điều này sẽ giải phóng tôi khỏi việc bị trói buộc với quá khứ của mình, giúp tôi chấm dứt giai đoạn kinh hoàng ấy của cuộc đời, mãi mãi.
Tôi tự ngăn mình lại trước khi đầu hàng những cảm xúc ngốc nghếch mà dường như lúc nào tôi cũng muốn bày tỏ. Suốt một thời gian dài, tôi cảm thấy rằng tôi hoặc đã quá cố gắng chứng tỏ bản thân mình, hoặc cứ thúc ép mình làm những chuyện vô ích với một hy vọng hão huyền rằng sẽ có ai đó thích tôi. Cứ như thế sự chấp nhận của người khác dành cho tôi sẽ tạo nên mọi sự khác biệt vậy.
Mặc dù tôi không mang trong lòng sự hận thù hay những cảm xúc tiêu cực nào với mẹ, nhưng việc hít ngửi mùi cái hang ổ của bà, và bị vây quanh bởi những vật thể thuộc về quá khứ chung của chúng tôi, khiến tôi không cảm thấy gì khác ngoài sự hối tiếc dành cho người đã từng là mẹ của tôi.
Tôi đột ngột đứng dậy.
- Cảm ơn vì đã cho tôi ghé thăm… Bà Pelzer.
Nét mặt của mẹ thay đổi, như thế bà đang thực sự buồn bã một cách sâu sắc.
- Coi nào. - Bà mỉm cười và nói. - Vì tình nghĩa hồi xưa, hãy gọi ta… hãy gọi ta là Mẹ đi. - Bà gần như van nài.
Tôi không có ý bất kính, nhưng tôi phải có cái gì đó để tự bảo vệ mình. Tất cả những gì tôi có thể làm là chìa tay ra và lập lại câu nói vừa rồi của mình.
- Cảm ơn, cảm ơn vì đã dành thời gian cho tôi.
- Làm ơn đi mà. - Bà vẫn nài nỉ khi bà nắm lấy tay tôi, nhưng lần này phảng phất chút gì đó cái giọng của một Người Mẹ cách đây nhiều năm về trước. Tôi như ngừng thở. Tôi có thể cảm nhận được những ngón tay của mình run rẩy khi tôi bắt đầu trở nên mê sảng. Một phần trong tôi rất muốn được gục vào vòng tay của bà, nhìn sâu vào đôi mắt bà và ôm bà thật chặt như thế cuộc đời của chúng tôi phụ thuộc vào cái ôm ấy vậy. Rồi một khắc sau, dù hai chúng tôi chỉ cách nhau một cánh tay, tôi biết mẹ và tôi đang sống ở những thế giới hoàn toàn khác nhau.
Với một cái gật đầu nhẹ, mẹ thả tay tôi ra. Mẹ hiểu. Vậy mà tôi vẫn không thể nhúc nhích được.
- Nếu điều này có chút ý nghĩa nào với bà, thì tôi chỉ có thể cho bà chừng này: Chính bà, - tôi nói, chỉ thẳng tay vào mẹ, hai mắt nhòe lệ, - bà đã làm tôi trở nên mạnh mẽ. Bởi vì… bà khiến tôi quyết tâm nhiều hơn.
Mẹ ngoẹo đầu sang một bên. Qua thái độ của bà, tôi biết mình đã chạm đúng vào chỗ sâu kín nhất trong tâm hồn bà. Mẹ hít vào một hơi thật dài, và tôi có thể cảm nhận được áp lực đang lớn dần lên trong tôi. Nhưng rồi một giây sau, bà để nó trôi qua. Với một cái gật đầu nhẹ, bà đã hiểu lời nói của tôi.
Khi tôi bước xuống những bậc thang dẫn ra cửa, mẹ bỗng thốt lên:
- David!
Tay đã đặt lên nắm cửa, tôi quay lại:
- Sao cơ?
- Con có yêu con trai của con không? - Bà ấy hỏi.
Một cảm giác nghẹn ngào dâng trào trong tôi, tôi đáp:
- Có, với từng sợi tế bào trong người mình.
- Hãy nhớ rằng, - mẹ nức nở, - đã từng có lúc ta yêu nó… ta cũng yêu đứa con trai của ta nữa.
Đến khi đã vào trong xe, tôi vẫn không thể ngừng run rẩy. Sống lưng tôi lạnh buốt. Khi đã ra khỏi con phố có ngôi nhà của mẹ, tôi đỗ xe ở một đoạn đường vắng, mở cửa ra và nôn thốc nôn tháo.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Bộ Ba Tiểu Thuyết Tự Thuật Của Dave Pelzer

Postby bevanng » 12 Jun 2018

CHƯƠNG 11 MỘT VẤN ĐỀ CÁ NHÂN


Kể từ ngày tôi đến gặp mẹ, không ngày nào trôi qua mà tôi không nghĩ đến bà. Mỗi khi chỉ còn lại một mình, suy nghĩ của tôi luôn hướng về bà. Những lúc như vậy, tôi thường tự hỏi tại sao không có ai sớm can thiệp và tìm hiểu đến tận gốc rể của vấn đề, nếu vậy thì có thể mọi chuyện đã khác. Nhìn Stephen lớn dần lên trước mắt, tôi trở nên ám ảnh với tình trạng của mẹ. Một phần trong tôi như bị giằng xé giữa cuộc sống mà tôi đang có cùng con trai tôi với cái nhà tù tăm tối của mẹ, như thế một ngày nào đó, tôi sẽ lại bước vào thế giới của bà ấy mà không có dấu hiệu nào báo trước. Cứ như thế là cho dù tôi có làm gì đi chăng nữa, dù tôi có cố gắng nhiều như thế nào, thì số phận tôi đã được định đoạt là sẽ trở thành một con người giống như bà ấy. Tôi cảm thấy rõ ràng rằng, để bảo vệ Stephen, tôi phải trở thành một con người tốt hơn. Tôi phải làm được nhiều việc hơn.
Xét theo một khía cạnh nào đó, Stephen không những đang dần trở thành lối thoát mà còn là vị Cứu tinh của tôi. Những lúc không đi làm, tôi dành từng giây từng phút để ở bên cạnh thằng bé. Mỗi khi phóng xe về đến nhà sau một chuyến bay, tôi liền cởi bộ quần áo phi công nhớp nháp của mình ra, đi tắm rồi lao ra ngoài sân để ngắm Stephen chơi đùa trong cái bể bơi đồ chơi bé xíu của nó. Khi không chơi trong hồ bơi, thằng bé chơi bóng chày. Diện một cái quần soóc sáng màu, áo thun, và đi chân không, Stephen nắm chặt lấy cây gậy đánh bóng Bam Bam màu đỏ to quá khổ so với nó, miệng hét vang: “Đã đến lúc chơi “bóng trày” rồi!”. Vì chưa từng được chơi bóng hay bất cứ trò chơi nào khác với cha ruột của mình, tôi cảm thấy vô cùng xúc động và phấn khích trước những việc dù là nhỏ nhất mà tôi và Stephen cùng làm với nhau. Một lần, lúc mặt trời đang dần khuất bóng, khi Patsy đang ở phía bên kia đường nói chuyện huyên thuyên với mấy người bạn của cô ấy, tôi ném một đường bóng chậm và thấp về phía Stephen. Thằng bé vụt quả bóng từ giữa sân nhà chúng tôi bay sang đến tận bên kia đường, bay vọt qua đầu Patsy và rơi xuống phía sau cô ấy chừng vài mét. Trong khi Stephen chạy một vòng tròn, tay hết túm cảnh cây rồi lại túm cái hãm xung của chiếc xe nhà chúng tôi, hay bất cứ vật gì mà thằng bé thấy giống với góc gôn, thì tôi hò vang với Patsy để báo cho cô ấy biết về thành quả mà Stephen vừa đạt được.
Trông Patsy có vẻ như đã bỏ lỡ cú đánh kỳ tích của Stephen, nên tôi băng qua đường để kể với cô ấy, tiện thế nhặt quả bóng lại. Khi tôi sang đến chỗ vỉa hè nơi Patsy đang đứng, một trong những người bạn của cô, Debbie, đang kéo tay đứa con gái nhỏ của cô ta và lôi mạnh cô bé về phía mình
- Bỏ quả bóng xuống ngay, nó không phải của mày. Đồ cục cứt ngu ngốc! Tao nói có nghe không, bỏ quả bóng xuống ngay, không tao đánh cho nát đít bây giờ!
Tôi cúi xuống, cảm ơn bé Katie khi bé thả quả bóng vào lòng bàn tay tôi. Tôi nhận ra Katie đang cố ngăn những giọt nước mắt chực trào ra. Tôi vuốt tóc cô bé, quay sang Debbie rồi nói:
- Katie thật là dễ thương!
Debbie nhìn tôi một cách hằn học rồi lầu bầu câu gì đó bằng một thái độ bực mình với tôi, và sau đó là với Patsy. Để giữ quan điểm của mình mà không làm cho mọi việc bị đẩy đi quá xa, tất cả những gì tôi có thể làm là mỉm cười với Katie, sau đó tôi quay lại chỗ Stephen và đưa con vào nhà.
Đêm đó, khi đã lên giường ngủ, sự việc xảy ra với Katie tiếp tục giày vò tâm trí tôi. Mấy tháng trước tôi từng nghe thấy tiếng Debbie mắng nhiếc Katie, và sau đó là tiếng khóc của cô bé. Có những lúc, khi đang chơi với Stephen ở ngoài sân, tôi thoáng nhìn thấy Debbie, giữa làn khói thuốc lá mịt mù, đang la hét những lời lẽ tục tĩu với Katie trong lúc cô bé đang chơi một mình. Cô bé khiến tôi nhớ lại hồi tôi còn nhỏ. Katie luôn đáp lại những lời chửi rủa của mẹ bằng cách rụt vai lại. Nhưng mỗi khi Stephen chơi đùa với Katie, thì Debbie luôn tỏ ra vô cùng tử tế. Khi tôi đem chuyện này nói với Patsy, cô ấy đồng ý với tôi về cách cư xử của Debbie, nhưng lại gạt những suy nghĩ của tôi đi và nói rằng Debbie chỉ là một người hơi to mồm mà thôi. Vì chỉ còn vài ngày nữa là tôi phải bay sang Nhật để làm nhiệm vụ, tôi đành nhắc Patsy hãy để mắt trông chừng Katie.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Bộ Ba Tiểu Thuyết Tự Thuật Của Dave Pelzer

Postby bevanng » 12 Jun 2018

Dù rất lo cho Katie, nhưng tâm trí tôi lại quá bề bộn những suy nghĩ về chuyến đi dài ngày sắp tới. Như thường lệ, buổi tối trước khi lên đường, sau khi đã gói ghém xong hành lý, tôi ngồi xuống nói chuyện với Patsy để đảm bảo là cô ấy sẽ thanh toán đầy đủ các hóa đơn cũng như có đủ tiền trang trải những chi phí phát sinh trong thời gian tôi vắng nhà. Và điều tuyệt vời nhất sẽ được dành lại cho đến phút chót; vài phút trước khi ra khỏi nhà, tôi nâng niu Stephen trong vòng tay và đu đưa ru thằng bé ngủ, cùng tiếng nhạc nhè nhẹ phát ra từ chiếc máy hát.
Tôi không nghĩ gì đến Katie cho đến tận sáu tuần sau, khi quay về sau chuyến công tác Nhật Bản. Trong khi đang lướt qua một tờ báo, tôi đọc thấy một bài báo nói về vụ một người cha kế đã “vô tình” giết chết con riêng của vợ mình, sau đó chôn xác đứa bé ở mảnh sân sau vườn. Nhiều năm sau, khi cả gia đình chuyển nhà đến nơi khác, người cha kế và vợ ông ta đã đào cái xác lên rồi bỏ vào thùng xe. Trong phiên tòa, người đàn ông này biện minh rằng hắn ta chẳng những nghiện ma túy, tính tình rất nóng nảy, mà còn là một nạn nhân bị chính cha ruột mình ngược đãi. Vì quá bức xúc, tôi thốt lên:
- Chuyện này thật không thể tin được! Người đàn ông này bị kết án mười năm tù vì tội giết con mình, điều này có nghĩa là rất có thể ông ta sẽ được thả ra trong vòng… năm năm, có thể là sáu năm, vì có thái độ cải tạo tốt… chỉ bởi vì ông ta đã từng bị ngược đãi lúc nhỏ sao? Trời ạ!
Một viên sĩ quan đã làm việc lâu năm trong phi đội của tôi đang đứng gần đó và thoáng nghe thấy những lời tôi vừa thốt lên. Sau khi nói chuyện với tôi về bài báo, Thiếu tá Wilson ngồi xích lại gần tôi hơn và kể tôi nghe rằng vợ ông đang làm việc tình nguyện để giúp đỡ những đứa trẻ từng bị ngược đãi và đang sống trong trại trẻ mồ côi.
- Bọn trẻ này xuất thân từ những gia đình dưới đáy xã hội. Cậu sẽ không thể tin được những câu chuyện mà vợ tôi đã kể tôi nghe đâu. Tôi phải nói với cậu thế này, chúng làm tan nát trái tim người ta đấy. Rõ ràng là cậu không xuất thân từ nhưng nơi như thế, nhưng nếu bất kỳ lúc nào có cơ hội, thì rất có thể cậu sẽ làm được một điều gì đó - nói chuyện với những đứa trẻ, làm cho chúng cười… bất cứ điều gì. Thậm chí một điều tưởng chừng vô cùng nhỏ nhặt cũng có thể mang lại cho chúng rất nhiều điều có ý nghĩa.
Thiếu tá Wilson vỗ vai tôi và nói thêm:
- Những đứa trẻ này hoàn toàn chẳng còn gì để mất nữa. Và cậu, David ạ, cậu có thể tạo ra một sự khác biệt.
Ngay trước khi Thiếu tá Wilson nói dứt câu, tôi đã đưa ra một quyết định. Trong vài tháng qua, hầu như ngày nào tôi cũng đọc được trên báo, xem trên ti vi, hay nhìn thấy trực tiếp ở nhà hàng xóm mình một điều gì đó liên quan đến việc ngược đãi trẻ em, cứ như thế đột nhiên có một sự bùng nổ về số lượng trẻ em bị hành hạ vậy. Kể từ khi Stephen ra đời, tôi đã trở nên nhạy cảm và có ý thức hơn, nhưng khi Thiếu tá Wilson nói về chủ đề này, tôi mới nhận thức được rằng nó đã luôn xuất hiện xung quanh tôi, nhưng từ trước đến nay tôi đã quá vô tình và không suy nghĩ gì về điều đó cả.
- Đúng vậy, thiếu tá ạ, tôi có thể làm được một điều gì đó. - Tôi nói, tự cam kết với chính mình. - Tôi có thể hình dung được rằng cuộc sống của bọn trẻ ấy khó khăn đến thế nào.
Tôi cũng tự nhủ với mình: “Đến lúc rồi. Đã đến lúc rồi”.
Chỉ trong vòng vài tháng, trước sinh nhật lần thứ ba của Stephen, tôi đã tình nguyện tham gia hầu như tất cả các hoạt động có liên quan đến những trẻ em xuất thân từ những gia đình hay những khu vực có vấn đề của bang California. Tôi bắt đầu bằng cách nói chuyện với các trẻ vị thành niên ở trại trẻ mồ côi về việc không để quá khứ tiêu cực hủy hoại tương lai của mình, đồng thời khích lệ các em vì đã có thể vượt lên được hoàn cảnh khó khăn của mình nhờ lòng quyết tâm. Tôi hỏi các em:
- Nếu từ khi còn là nhưng đứa bé mà các em đã có thể làm được điều này, khi không có bất cứ sự giúp đỡ nào, không có một tấm bằng đại học, không được ai huấn luyện hay bảo ban hướng dẫn, vậy thì giờ đây, là những người đã trưởng thành, liệu còn có điều gì trên đời này mà các em không thể làm được?
Có khi một vài em cắt lời tôi và hỏi tôi những câu đại loại như:
- Này ông kia, ông thì biết cái quái gì? Ông đâu phải là một người trong số chúng tôi. Ông là một tay phi công, ông có biết cái gì đâu cơ chứ?
Tôi ngừng lại một chút để ngẩm nghĩ về câu trả lời của mình.
- Được rồi, tôi không có quyền bảo các em phải làm cái gì. Tôi có thể không biết từng em đang ngồi đây đã phải trải qua chính xác những điều gì, nhưng tôi đã từng sống trong hoàn cảnh tương tự như các em.
Và vì thế, để truyền tải thông điệp của mình đi một cách mạnh mẽ hơn, tôi cảm thấy phải kể lại một phần tuổi thơ của mình cho các em được biết. Tôi cảm thấy mình nợ các em điều đó. Và mỗi khi tôi kể lại một mẩu chuyện của mình để làm ví dụ minh họa, tôi đều nói cho thính giả của tôi nghe những điều mà tôi đã học được từ tình huống đó, những điều đã khiến tôi trở thành một con người mạnh mẽ hơn, tốt đẹp hơn. Tôi không có nhu cầu nhận được những lời tán dương sáo rỗng. Tôi luôn nói những điều xuất phát từ sâu thẩm trong trái tim mình, và đối xử với các em như nhưng người trẻ tuổi đã trưởng thành, chứ không phải như với những đứa con nít. Tôi luôn tôn trọng các em một cách trọn vẹn, đồng thời khuyến khích các em tự hoàn thiện bản thân. Tôi không bao giờ coi mình là một nạn nhân, hay một người đang tiết lộ bí mật đen tối của mình để được người khác cảm thông, mà là một người biết kiên cường vượt qua khó khăn thử thách.
Sau khi chiêm nghiệm lại quá khứ và rút ra được thêm nhiều điều, tôi bắt đầu làm việc với nhũng người có chuyên môn về các vấn đề mà những bạn trẻ bị ngược đãi đang gặp phải trong cuộc sống và đưa ra những lý do giải thích vì sao một số trẻ em xuất thân từ những môi trường không lành mạnh lại có những phản ứng như chúng ta vẫn thường thấy cũng như các ý tưởng khả thi để giúp đỡ những đứa trẻ đã từng lầm đường lạc lối tìm được hướng đi đúng đắn cho riêng mình. Tôi vô cùng ngạc nhiên khi biết rằng những người làm việc trong các tổ chức này hiếm khi nhận được một phản hồi nào, vì thế, để bày tỏ sự tôn trọng đối với họ, tôi thường khen ngợi những cá nhân đã vượt qua rất nhiều khó khăn để tạo nên một sự khác biệt cho những đứa trẻ ấy.
Trước khi có thể suy nghĩ thấu đáo hơn về vấn đề này, tôi đang phải vượt qua một trong những nỗi lo lắng lớn nhất của mình. Tôi đang học cách trò chuyện với bất cứ ai, vào bất cứ lúc nào, ở bất cứ mức độ nào. Tôi trở nên cực kỳ căng thẳng với nỗ lực trút bỏ được gánh nặng khổng lồ đã đè nén lên tôi từ hồi còn bé. Nhưng việc này không thể một sớm một chiều theo ý tôi được. Trước mỗi buổi trình bày, tôi ngồi một mình trong xe và lẩm nhẩm bài nói chuyện một mình, ở những mức độ, tốc độ và giọng điệu khác nhau. Tôi cứ tập như thế nhiều đến nỗi tôi gần như bị mất giọng. Ở nhà, sau khi đã dỗ Stephen ngủ, tôi vào buồng tắm, đóng cửa lại để không làm mất giấc ngủ của Patsy, và mỗi lần như thế tôi lại đứng trước gương nhiều giờ liền, quan sát đôi môi của tôi cử động như thế nào khi tôi cố gắng phát âm một từ nào đó. Khi đi làm, tôi đọc quyển hướng dẫn bay để học những từ có nhiều âm tiết; tôi cũng tập được một kỹ thuật để có thể lập tức tìm một từ thay thế nếu tôi quá hồi hộp và không thể phát âm chính xác được một từ nào đó. Đôi khi, chỉ còn vài phút nữa là đến lúc phát biểu, nhưng tôi quá hồi hộp đến mức chạy ào vào nhà vệ sinh để nôn ra. Tôi nhanh chóng học được một kinh nghiệm, đó là không nên ăn gì trước mỗi buổi nói chuyện. Có lúc, tôi chẳng ăn gì trong suốt vài ngày liền để chuẩn bị cho một buổi nói chuyện. Thi thoảng tôi vẫn còn nói lắp bắp, nhưng chẳng hiểu sao tôi cũng trấn tĩnh lại được, chỉ chú ý vào thính giả của mình và để mọi thứ cứ thế xảy đến một cách tự nhiên. Khi một chủ đề trở nên quá căng thẳng, tôi cố gắng pha trò, đồng thời vẫn đảm bảo truyền đạt được thông điệp của mình đến người nghe.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Bộ Ba Tiểu Thuyết Tự Thuật Của Dave Pelzer

Postby bevanng » 12 Jun 2018

Khi các em tỏ ra biết ơn vì những nỗ lực tôi đã bỏ ra, tôi càng cởi mở hơn và cống hiến nhiều hơn. Tôi bắt đầu nhận thấy vị trí của mình trong cuộc sống và sự khác biệt mà tôi có thể tạo ra khiến cuộc đời của một số người trở nên dễ dàng hơn, thay vì chỉ biết quay lưng lại như tôi đã làm với Katie bé bỏng. Suốt nhiều năm qua, trong tâm tưởng của mình, tôi luôn hy vọng một điều gì đó, hay một ai đó sẽ giải quyết được không chỉ vấn đề ngược đãi trẻ em, mà cả việc người ta đổ lỗi hành động sai trái hiện tại của họ cho những điều họ đã phải trải qua trong quá khứ. Giống như cha tôi nhiều năm về trước, tôi cũng từng ảo tưởng rằng nếu tôi tảng lờ mọi chuyện đi, thì những rắc rối sẽ biến mất như có phép lạ. Giờ đây, với tư cách là một người đã làm cha, lương tâm tôi không cho phép tôi ngoảnh mặt quay lưng như lúc trước nữa.
Tôi bắt đầu đi nhiều tới mức sau mỗi chuyến bay đêm, tôi vào xe lúc một giờ sáng, lái liên tục sáu tiếng đồng hồ không nghỉ để đến kịp buổi nói chuyện, và sau đó dành ra cả ngày tại một cuộc hội thảo dành cho các bạn trẻ. Có khi tôi thực hiện những chuyến đi đến phía Nam của bang để nói chuyện với các sinh viên đại học đang nghiên cứu về những hậu quả tâm lý của hành vi ngược đãi. Tôi luôn dựa vào những gì tôi có. Bất cứ khi nào người ta đề nghị hỗ trợ phần chi phí ăn ở hay xăng cộ, tôi đều từ chối, và đề nghị họ đóng góp số tiền này cho tổ chức. Mặc dù tôi cũng không dư dã gì, nhưng tôi cảm thấy sẽ là không phải nếu tôi nhận số tiền đó. Đối với tôi, việc có thể thay đổi thái độ của một con người để họ trở nên tốt đẹp hơn đã là một phần thưởng to lớn lắm rồi.
Khi các hoạt động của tôi ngày càng nhiều hơn, tôi lại lo ngại những vấn đề lúc nhỏ của tôi sẽ dần bị các thành viên trong không quân biết. Tôi cảm thấy nếu mọi người phát hiện ra điều này thì cũng giống như tôi để lộ điểm yếu của mình. Mỗi khi phi đội nhận được thư của một trong những cơ quan mà tôi cộng tác gửi tới, tôi thường nói đơn giản rằng tôi đang đóng góp từ thiện. Thậm chí, khi tôi nhận được phần thưởng từ vợ của ngài thống đốc bang, Patsy đã nhận phần thưởng đó thay cho tôi, và tôi không bao giờ nói việc này cho phi đội của mình biết. Việc tên tuổi của tôi ngày càng được nhiều người biết đến đang bắt đầu kéo theo những hậu quả. Tôi cảm thấy mình bị mắc kẹt giữa hai thế giới. Nếu tiếp tục làm những điều đang làm, tôi phải đặt ra một chiến lược mới để cho tên tuổi của tôi không được nhắc đến thường xuyên, cũng như không được nhiều người biết đến.
Sau khi tham gia với tư cách là một tình nguyện viên, tôi được mời cộng tác bán thời gian ở một trung tâm trẻ vị thành niên. Tôi lập tức nắm bắt cơ hội này để có thể làm việc trực tiếp với các bạn trẻ, những người cũng từng trải qua thời thơ ấu khắc nghiệt như tôi. Patsy thích công việc mới này của tôi, vì tôi không phải đi xa nhiều như trước, và đồng thời gia đình chúng tôi cũng có thêm chút thu nhập. Có lần tôi quyên số tiền tôi được thưởng cho một tổ chức từ thiện địa phương, Patsy biết và tỏ ra ngạc nhiên, thậm chí là khó chịu. Cô ấy hỏi tôi:
- Anh có biết số tiền đó lớn thế nào không?
- Có sao đâu em. - Có những lúc tôi phải xuống giọng nài nỉ cô. - Đó là điều đúng đắn mà chúng ta nên làm. Bên cạnh đó, nhà mình cũng đâu có khó khăn gì lắm.
- Ồ, thật sao? Có thể anh đang sống trong một thế giới cao thượng đẹp đẽ, nhưng em thì khác. Em sống trong một thế giới có thật! - Patsy đay nghiến tôi.
Dù cảm thấy rất buồn vì điều này, nhưng tôi buộc phải thừa nhận là Patsy nói đúng. Mặc dù làm việc gì tôi cũng đều thông qua cô ấy, nhưng thực sự tôi đã sử dụng tiền của gia đình vào mục đích riêng của mình. Trong vòng hơn một năm qua, ngoài tất cả những chi phí đi lại, tôi đã tài trợ cho một cuộc thi dành cho trẻ em bị ngược đãi, cung cấp khá nhiều phần thưởng và bằng chứng nhận cho tất cả trẻ em tham gia vào cuộc thi này. Trong dịp nghỉ lễ Giáng sinh, tôi đã mua hàng đống kẹo bánh, hàng trăm cuốn truyện tranh, và thậm chí là cả một cây thông Giáng sinh thật lớn để tặng cho bọn trẻ ở trung tâm trẻ vị thành niên. Tôi biết một vài đứa trong số chúng có hoàn cảnh vô cùng khó khăn, nên tôi muốn làm cho thế giới của các em được tốt đẹp hơn, dù chỉ trong một ngày mà thôi.
Tuy Patsy tỏ ra rất bực bội, nhưng tôi biết cô ấy rất dễ mềm lòng. Khi tôi hết tất Giáng sinh để tặng cho bọn trẻ ở trung tâm, Patsy không chỉ may tay tất cả đống vớ còn thiếu, mà còn dành ra cả ngày để làm bánh nướng cho bọn trẻ và các nhân viên làm việc ở trung tâm. Tôi hoàn toàn ý thức được những nguồn ảnh hưởng khác đến cô ấy. Cô ấy giao du với những bà nội trợ khác trong khu phố, những người dường như lúc nào cũng than phiền về tất cả mọi thứ trong cuộc sống của họ, và về việc không quân đã nợ sự hy sinh của họ như thế nào. Vì bị những người này ảnh hưởng, mà đã hơn một lần Patsy lôi chuyện này ra nói khi cô ấy có chuyện bực mình. Tôi cũng hiểu được phần nào sự phiền muộn của Patsy khi cô ấy phải sống một mình trong lúc tôi vắng nhà, nhưng Patsy không giống như một vài người bạn của cô, bởi cô còn có gia đình sống cách đó chỉ vài phút đi đường, cũng như mọi thứ mà cô ấy muốn. Có lần, khi cho rằng cô ấy đã đẩy vấn đề đi quá xa, tôi tuyên bố một cách cứng rắn:
- Anh biết, nhà mình không phải là một cái biệt thự, nhưng chúng ta đang sống trong một ngôi nhà đẹp đẽ, không phải trả tiền thuê. Chúng ta chỉ phải trả tiền xe cộ, chất đốt, tiền bảo hiểm và thức ăn. Chấm hết. Em không phải đi làm, em có một đứa con tuyệt vời. Vậy nói anh nghe đi xem nào, mọi chuyện có tệ đến mức đó không?
- Anh không biết gì hết. Đôi khi em muốn phát điên lên được. - Patsy bác lại tôi. - Anh… lúc nào anh cũng bay lòng vòng trên trời làm những việc mà có Chúa mới biết là việc gì. Em đã giúp anh làm những việc từ thiện linh tinh đó… giúp đỡ bọn trẻ, làm cho chúng cười, hay bất cứ gì khác… nhưng em nghĩ mọi chuyện sẽ khác kia. Em chỉ… em chỉ muốn có thêm một cái gì đó. Vậy thôi.
Lúc đó tôi chỉ suy nghĩ một cách đơn giản là Patsy đang chán ngán vì không có việc gì làm. Tâm trạng cô ấy thay đổi gần như hàng ngày, và tôi không nghĩ rằng cô ấy đang cố gắng truyền tải cho tôi một thông điệp then chốt. Vì muốn ra khỏi nhà, cô ấy đã cùng tôi tham gia vào một trong những chuyến đi xa đến vùng phía Nam của bang để thực hiện một loạt các buổi diễn thuyết trước các sinh viên đại học. Trong thâm tâm tôi tin rằng khoảng thời gian mà chúng tôi ở bên nhau - khi không có sự xen vào của không quân, trung tâm trẻ vị thành niên, những cơ quan mà tôi làm việc, hay việc gia đình của Patsy cứ thúc bách cô ấy - sẽ cho chúng tôi thời gian để giải quyết một số vấn đề đang âm i phát sinh giữa hai người. Một phần trong tôi cũng muốn đoạn tuyệt với quá khứ của mình, để sau cùng tôi có thể thành thực và cởi mở với Patsy. Vì chúng tôi xuất phát vào lúc ba giờ sáng, nên Patsy đã ngủ cho đến lúc chúng tôi đến nơi. Vài phút trước khi tôi rời nhà trọ để đến khu học xá, Patsy đột nhiên đó bệnh và ở lại nhà trọ không đi nữa. Nhưng đêm hôm đó, khi tôi về đến nơi, Patsy đã hồi phục, hoàn toàn khỏe mạnh để đi dạo phố. Vì phải lái xe một hành trình dài, cả một ngày dài hoạt động mệt nhọc, và nghĩ đến việc phải thực hiện một chặng đường dài khác để kịp tham gia vào buổi họp lên kế hoạch cho chuyến bay cùng với phi đội vào sáng mai, tôi thấy mình giống như một cái xác chết biết đi vậy. Dù rất muốn có nhiều thời gian để thư giãn, thoải mái cùng với Patsy, nhưng một lần nữa, tôi biết mình đã làm cô ấy thất vọng khi từ chối ra ngoài dạo phố đêm. Từng chút từng chút một, tôi vô tình khiến cho cuộc hôn nhân của chúng tôi ngày càng rạn nứt.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Bộ Ba Tiểu Thuyết Tự Thuật Của Dave Pelzer

Postby bevanng » 12 Jun 2018

Trên đường quay trở về Căn cứ Không quân Beale, Patsy vẫn còn giận dữ, cô ấy nói:
- Em thật không hiểu! Tại sao anh lại làm những việc này? Cái trò chạy lòng vòng với mấy đứa nhóc ở “trung tâm”, tụi sinh viên, thu mua đồ chơi… Quá nửa thời gian sống cùng nhau em không biết anh đang ở đâu hay đang làm gì. Em quả thật không hiểu. Mấy việc vớ vẫn này cũng đâu có thay đổi được gì?
Tôi thở dài, lấy tay dụi mắt. Tôi biết với tình trạng mệt mỏi của mình, tôi rất có thể sẽ khiến cho mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn:
- Đã bao giờ em thấy một chuyện gì đó sai trái và… muốn… làm một điều gì đó, bất cứ điều gì chưa? Em biết không, hãy cứ góp một tay đi. Ý anh là, không phải anh đang cố gắng cứu vớt cả thế giới này, nhưng nếu anh chỉ có thể…
- Chỉ có thể làm gì? - Patsy cắt lời tôi. - Xin chào? Quay về mặt đất đi David. Đó không phải là việc của chúng ta. Ngoài ra, anh không biết rằng anh đang bị người ta cười vào mũi hay sao? Coi nào, tất cả những gì mà một thằng cha vớ vẫn nào đó cần phải làm là nhấc điện thoại lên và kể anh nghe một câu chuyện mùi mẫn, và a lê hấp: anh lên đường ngay để cứu cả thế giới. Ít nhất thì anh cũng phải có được gì từ nhưng việc này chứ. Em biết thực ra anh đã được người ta đề nghị trả tiền.
Tay tôi siết chặt cần lái.
- Thật sao? - Tôi vặn lại. - Thế ai đang cười nhạo anh vậy?
- À thì… - Patsy nói. - Mẹ em, ít nhất là bà ấy.
- Mẹ em. - Tôi nhại lại, cứ như thế bà ấy là một yếu tố dẫn đến sự tranh cãi của hai chúng tôi vậy.
Patsy trở nên mất bình tĩnh và lầm bầm:
- Còn có nhưng người khác nữa… thôi được, tất cả mọi người trong khu phố mình đều nghĩ là anh ngu. Coi nào, còn ai có thể ngu đến mức lái xe ra khỏi nhà vào giữa đêm hôm khuya khoát và đánh đổi giấc ngủ của mình chỉ để nói chuyện với mấy thằng sinh viên vất vơ vất vưởng, với một nhận thức rất rõ rằng dù anh có nói gì với chúng đi nữa, chúng cũng có thể đọc được mấy lời thông thái đó trong một cuốn sách, có phải không hà? Họ đang cười nhạo đấy, David ạ. Họ đang cười nhạo anh đấy.
Tôi đáp lại một cách mỉa mai:
- Thật thế à? Họ có cười khi em gặp vợ ngài thị trưởng tại buổi lễ không?
Cô ấy vặn lại tôi:
- Này, có một điều anh nên biết là mọi chuyện không tốt đẹp như anh nghĩ đâu. Sự thực là, món gà trong bữa trưa nguội ngắt đến mức không thể nuốt nổi. Tất cả những gì anh làm là để làm gì - một miếng gà lạnh tanh và mấy cái phần thưởng ngu ngốc đó à? Như em đã nói đấy, chỉ cần có ai đó gọi điện thoại cho anh, và thế là anh lại chạy đôn chạy đáo khắp nơi. Có thể miệng anh thì nói như thế, nhưng anh chả nợ ai cái quái gì cả. Và nếu có người nào anh nợ, thì đó là em! Nếu anh cứ làm như thế này mãi, thì rồi sẽ đến một ngày anh sẽ phải chọn giữa những việc anh làm và em. Em có thể chịu được việc anh cứ phải đi liên miên hết nơi này đến nơi khác khi anh làm việc trong không quân, nhưng cái trò “Chúng ta là những đứa trẻ”, “hãy cứu lấy hành tinh này” thì đang trở nên quá sức chịu đựng của em rồi đấy.
Tôi cố thanh minh:
- Nhưng nếu có một điều gì đó mà anh thực sự muốn làm thì sao? Anh không biết đó là điều gì, nhưng anh thực sự tin vào những điều anh đang làm. Có thể những chuyến lái xe suốt đêm này không tạo nên một bước ngoặt gì hết, nhưng con tim anh cảm thấy thanh thản vì anh biết mình đã nắm lấy một cơ hội và cống hiến hết mình cho cơ hội đó. Với anh như thế đã là tốt lắm rồi. Đó là lý do anh tự thúc đẩy mình. Khi anh đã cam kết làm một điều gì đó, thì anh sẽ cống hiến cho điều ấy hết sức mình. Bây giờ anh không thể giải thích được, nhưng anh cảm thấy mình được trời ban cho món quà này. Anh cảm thấy mình đang tạo ra một sự khác biệt. Em phải tin anh trong chuyện này, Patsy ạ, vì chúng ta, vì Stephen. Nếu chúng ta không làm một điều gì đó, thì ai sẽ làm đây? Và nếu chúng ta không hành động bây giờ, thì còn đợi đến khi nào nữa? Anh chỉ đang cố gắng biến thế giới này thành một nơi tốt đẹp hơn. Em biết nó thế nào rồi đấy. Anh chỉ đang cố gắng làm cho cuộc sống của em và Stephen được tốt đẹp hơn. Anh không thể quay lưng đi được. Làm ơn đi, em chỉ việc tin anh thôi.
Patsy búng tay kêu tách một cái rồi đáp:
- Tạo nên sự khác biệt ư? Em không nghĩ thế. Bên cạnh đó, không phải việc mua cho một đứa trẻ một đôi giày, cho chúng một cuốn băng video hay một gói Slurpie ngu ngốc sẽ thay đổi được điều gì cả đâu. - Cô ấy kết thúc câu nói của mình bằng một cái đảo mắt ngán ngẩm trước khi ngủ thiếp đi.
Patsy nhắc đến Slurpie làm tôi thấy bồi hồi xúc động. Khi còn ở trong trại trẻ mồ côi, cô Gold đã không chỉ mang lại cho tôi một niềm hy vọng rằng tôi có thể làm được một điều gì đó có ý nghĩa với cuộc đời mình, mà cô còn cho tôi cả những thứ nhỏ nhặt, chẳng hạn như làm tôi ngạc nhiên khi thi thoảng cô lại cho tôi một gói Slurpie hay Orange lulius. Sự chân thành trong hành động của những con người như vậy là một điều mà tôi không bao giờ quên được. Và giờ đây, mười bảy năm sau khi nhưng người ấy đã tạo một ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc đời tôi, tôi cũng muốn góp sức mình để làm những điều tương tự với những người khác.
Và với mỗi chương trình mà tôi tham gia, mỗi cuộc thi mà tôi tài trợ, mỗi sự quyên góp tôi thực hiện, hay hàng trăm dặm đường mà tôi vượt qua trong những đêm khuya khoắt, tôi chỉ làm tất cả những gì mà tôi tin là đúng đắn và nên làm. Giữa cuộc viển chinh của mình, tôi như được bao bọc trong một sự yên bình mà tôi không giải thích được. Bên cạnh việc cống hiến bản thân mình để trở thành một người cha tốt nhất mà tôi có thể, tôi đã cam kết với bản thân mình là sẽ làm những gì tôi phải làm để bảo đảm rằng sẽ không có ai trở thành một con người như mẹ tôi.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Bộ Ba Tiểu Thuyết Tự Thuật Của Dave Pelzer

Postby bevanng » 12 Jun 2018

CHƯƠNG 12 CUỘC CHIA TAY DAI DẲNG


Mùa hè năm 1990, những thay đổi khó nhận thấy bắt đầu xuất hiện trong cuộc hôn nhân của chúng tôi. Với tư cách là một thành viên trong không quân, thì giai đoạn thay đổi này bắt đầu xảy đến với tôi vào tháng Giêng, khi chiếc SR-71(26) không còn được sử dụng nữa. Sau nhiều năm có tin đồn là căn cứ sẽ bị đóng cửa và sẽ có một đợt cắt giảm nhân sự, người ta thấy rằng chi phí để duy trì hoạt động của chiếc Blackbird là quá cao. Những hoạt động kỷ niệm sự kiện này khiến tôi vô cùng xúc động. Sau nhiều năm nghiên cứu và là một phần của chương trình có một không hai này, cuối cùng tôi đã có cơ hội được ngắm chiếc máy bay yêu thích của mình ở cự ly gần. Tôi mặc bộ đồ phi công, tay bồng Stephen, hai cha con tôi lướt tay trên lớp vỏ titan của chiếc máy bay do thám này, lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng.
(26) Một loại máy bay trinh sát.
Trước chuyến bay cuối cùng của Blackbird, đúng như dự đoán của vài người làm việc trong căn cứ là chúng tôi sẽ làm một công việc mới nào đó thay thế cho những việc trước kia chúng tôi đã từng làm với Blackbird, một vài thành viên trong phi đội của tôi trong đó có tôi, được giao nhiệm vụ tiếp nhiên liệu trên không cho một chiếc máy bay xuất xứ từ cái thế giới được giữ bí mật rất nghiêm ngặt, thế giới của “những nhiệm vụ tối mật” - chiếc Stealth Fighter F - 117 (27).
(27) Một loại máy bay chiến đấu.
Làm việc với chiếc F-117 cũng có nghĩa là sẽ không còn những chuyến đi công tác dài ngày nữa. Vì đã quen sống xa nhau nhiều tháng trời trong suốt năm năm qua, nên việc tôi ở nhà nhiều hơn dường như khiến bầu không khí vốn căng thẳng giữa tôi và Patsy càng trở nên nặng nề hơn. Dù không cố ý, nhưng tôi đã khiến cô ấy nhiều lần phát điên. Trước giờ Patsy luôn điều khiển mọi việc trong nhà theo ý mình, nhưng giờ thì tôi xuất hiện và cản đường cô ấy. Sau vài tuần, dù đã quen nếp về nhà sau mỗi ngày làm việc, nhưng tôi vẫn cảm thấy mình giống như một người khách trong chính ngôi nhà của mình. Khi tôi bắt đầu trở nên bực bội bởi những chuyện nhỏ nhặt, thì việc Palsy cứ im lặng như một vị thánh càng khiến tôi chán ngấy. Sâu thẩm trong lòng, tôi cảm nhận rõ ràng rằng những tình huống này, dù cũng hiếm xảy ra, nhưng chúng đang hình thành một hố sâu ngăn cách giữa hai chúng tôi.
Nhưng tôi biết vấn đề của mình chính là niềm tin. Sau khi đã chung sống với nhau được gần sáu năm, qua những cơn nóng giận bất chợt của Patsy, tôi dần cảm thấy đang có một điều gì đó âm ỉ xảy ra giữa hai chúng tôi. Tháng 7 năm 1990, có hai sự kiện khiến cho vấn đề này được bộc lộ rõ nét. Tôi phát hiện ra Patsy có một thẻ tín dụng lấy tên tôi. Sau khi luôn miệng thề thốt rằng cô ấy đã nhận được chiếc thẻ này từ siêu thị trong một đợt khuyến mãi, Patsy cho tôi số điện thoại của công ty tín dụng. Khi tôi quay số, Patsy giật lấy ống nghe và dập máy.
- Em đã gọi và nói chuyện với họ rồi… và họ nói rằng chúng ta có thể thanh toán trễ một chút cũng không sao.
Tôi biết cách duy nhất để giải quyết chuyện này là lật tẩy trò chơi của cô ấy. Khi tôi gặng hỏi tên của người đã nói với cô điều đó, Patsy chỉ có thể trả lời là “Richard”. Cô ấy không chịu cho tôi họ của cái ông Richard này, hay vị trí công việc, số máy cá nhân của ông ta. Đây có vẻ như là một lời nói dối rành rành khác, nhưng Patsy vẫn khăng khăng tất cả là sự thật, đến mức ngay cả khi tôi gọi đến công ty tín dụng trước mặt cô ấy, Patsy vẫn hành động như thể mọi thứ đều đúng như những gì cô ấy nói. Sau khi giải thích tình cảnh hiện thời của tôi với một vài người, cuối cùng tôi cũng có thể nối máy với một chuyên gia tư vấn tài chính. Ông ấy xác nhận chữ ký trên tấm thẻ, và nói rằng chủ thẻ chưa hề thanh toán lần nào kể từ khi tấm thẻ được kích hoạt cách đó nhiều tháng. Tôi rối rít xin lỗi như một đứa trẻ, và kể lại cho vị này biết những gì đã xảy ra, rồi hứa sẽ khắc phục sai lầm của mình. Tôi cũng xin ông ấy đừng nói vấn đề này cho bất cứ ai khác biết, ngoài những người làm việc trong công ty của ông ta.
Tôi gác điện thoại, người giận sôi lên.
- Tại sao vậy?… Lẽ ra em… em có thể nói cho anh biết sự thật… Em có thể có một tấm thẻ đứng tên em. Tại sao em luôn phải lôi anh vào mấy trò vớ vẫn của em thế?
Patsy sỗ sàng cắt ngang lời tôi.
- Tỉnh lại đi David! Em không thể làm thẻ được. Anh biết điều này mà. Em gặp rắc rối với chuyện làm thẻ tín dụng.
Tôi không thể tin được vào sự tráo trở của Patsy.
- Đó không phải là lý do để em làm chuyện này. Thẻ tín dụng, việc tiêu xài của em, việc em gọi cho một thằng cha nào đó mà em không thể nhớ được tên ở công ty tín dụng, rồi việc thằng cha đó bảo em là có thanh toán trễ một chút cũng không sao! Với em thì mấy chuyện này chẳng bao giờ dứt cả. Luôn có một vấn đề gì đó. Anh chán việc bị nói dối lắm rồi. Những trò vớ vẫn, những lời dối trá xoen xoét của em. Em thật sự nghĩ là anh ngu ngốc đến thế sao? Em cho rằng chỉ việc nói với anh một câu là nếu em gọi cho một người nào đó, của một công ty nào đó, thì chuyện này sẽ tạo ra một phép thần kỳ để xóa sạch những điều em đã làm và khiến cho mọi thứ trở nên tốt đẹp hơn hay sao? Đây là một vấn đề thuộc về trách nhiệm, và anh mệt mỏi với việc phải đi dọn dẹp mấy đống bầy hầy của em lắm rồi!
Tôi quay lưng bỏ đi, lòng thầm hỏi liệu tôi có đúng không khi buộc tội cô ấy. Liệu có phải Patsy đã thực sự nói dối tôi, hay đúng là tôi đã làm một tấm thẻ tín dụng từ lâu rồi mà không nhớ? Mọi thứ xảy ra quá nhanh, đến mức tôi không thể bình tĩnh mà nhận thức được chuyện gì đang xảy ra nữa. Ra đến cửa, tôi khựng lại một chút rồi quay lại nói với Patsy:
- Em có biết, hay thậm chí là có quan tâm tới việc anh sắp có một cuộc phỏng vấn thẩm tra lý lịch nữa hay không? Nếu không quân biết được chuyện này, họ có thể…
Patsy gào lên:
- Có thể làm cái gì? Tôi chán ngấy mấy câu không quân thế này, không quân thế kia lắm rồi. Lúc nào anh cũng chỉ có mấy câu đó thôi! Anh chẳng làm cái quái gì cả, và anh biết điều đó. Anh chưa bao giờ làm gì sai cả. Anh đâu có phải loại bá vơ, họ đã tuyển anh vào rồi kia mà. Anh chỉ cố ra vẻ mình là một phần của cái gì đó để kiểm soát tôi, nhưng tôi nói cho anh biết: tôi có thể làm những điều tôi muốn khi nào tôi muốn, và không ai có thể bảo tôi phải làm cái gì cả!
- Em muốn tỏ ra thành thật ư? Em muốn nói về sự chân thành ư? Nào, hãy thành thật với nhau đi! Hãy nói cho anh nghe về em đi! Coi nào, anh đang đợi đây, nói anh nghe xem nào!
Trong suốt gần một năm qua, khi chiếc SR-71 dần dần không còn được sử dụng đến nữa, tôi đã ký vào một số giấy tờ, trong đó tôi thề sẽ giữ bí mật hoàn toàn việc tôi có dính líu đến chương trình Stealth, dù chiếc máy bay này đã được công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Thậm chí sau khi phi đội của tôi tham gia vào lần ra mắt đầu tiên của chiếc F-117 ở Panama - một phần của chiến dịch Just Cause (28), chúng tôi đã được cảnh báo một lần nữa về những hậu quả mà chúng tôi sẽ phải hứng chịu, thậm chí có thể sẽ bị bỏ tù, nếu có ai trong chúng tôi hé răng tiết lộ bất kỳ điều gì về chương trình này.
(28) Tên một chiến dịch quân sự Mỹ đã triển khai ở Panama.
Chưa hết, tôi đã không nói cho Patsy biết là tôi đang làm việc với một vài tổ chức khác. Trước đó tôi cũng muốn nói cho cô ấy biết, nhưng lúc thì cô ấy tỏ ra chán ngán, lúc thì tỏ vẻ không quan tâm đến những điều tôi nói. Trong thâm tâm, tôi luôn hy vọng rằng Patsy sẽ tự mình khám phá ra cái cảm giác thanh thản trong tâm hồn khi có thể giúp đỡ những người đang gặp khó khăn hoạn nạn, để rồi chúng tôi sẽ làm việc cùng nhau như một cặp vợ chồng, dù có vẻ như những rắc rối vẫn chưa buông tha chúng tôi. Nhưng thậm chí ngay cả sau khi nhận được phần thưởng từ vợ ngài thống đốc bang, Patsy vẫn không thể tìm được sự kết nối này.
Do vậy, khi tôi đứng ở chỗ cửa ra vào nhìn gương mặt Patsy đang đỏ gay vì tức giận, tôi biết nếu đúng là có một kẻ đạo đức giả trong nhà, thì kẻ đó chính là tôi. Tôi hít vào một hơi thật sâu và xuống giọng:
- Nói cho anh nghe xem nào, có chuyện gì đang xảy ra vậy? Em nghĩ là chúng ta có vấn đề về chuyện tiền bạc hay sao?
Cô ấy đáp:
- Đó là vấn đề của anh. Tất cả những gì anh quan tâm chỉ có tiền, tiền và tiền mà thôi!
- Nếu em muốn bất cứ thứ gì, và nếu nó thực sự có ý nghĩa với em, thì anh sẽ mua nó cho em. Em biết mà. Có thể sẽ hơi lâu, nhưng nếu có một điều gì đó làm em thấy hạnh phúc…
Trong khi cố tìm một câu trả lời để thoái thác vấn đề, tôi càng cảm thấy lương tâm mình cắn rứt. Phải chăng tôi đang muốn nói rằng Patsy phải tiêu tiền thì mới tìm thấy được hạnh phúc? Nếu Patsy có được mọi thứ mà cô ấy muốn, thì liệu điều này có thể bù đắp cho những việc khiến cho cô ấy cảm thấy khó chịu không? Tôi tự hỏi, phải chăng vì tôi không đáp ứng được nhu cầu tình cảm của Patsy mà cô ấy đã tiêu xài hoang phí như thế?
Bỗng nhiên, tôi cảm thấy mọi thứ rối tung.
- Khoan đã nào! Khoan đã! Không, đây không phải là vấn đề tiền bạc.
Patsy thét lên:
- Hết sức vớ vẫn! Thậm chí bà ngoại anh cũng nói như thế. Ai cũng biết anh chỉ quan tâm đến tiền. Tiền, tiền, và tiên. Đó là tất cả những gì anh lo nghĩ đến. Anh phải sống bớt máu lạnh một chút đi.
- Em không hiểu rồi. Hình như em không muốn hiểu vấn đề thì phải. Chúng ta có một đứa con trai, chúng ta phải dành dụm để sau này lo cho Stephen học đại học. Ta nợ thằng bé điều đó, nợ nó một ngôi nhà, một ngôi nhà thực sự, một ngôi nhà của chúng ta. Chúng ta sẽ không sống trong căn cứ không quân này mãi đâu. Có thể em không nhận thấy, nhưng rõ rằng là chúng ta đang đối mặt với rất nhiều biến động, thế mà chúng ta lại đang tiêu hết số tiền dành dụm.
Patsy lắc đầu nguầy nguậy:
- Đừng có tiêm nhiễm cho em cái thái độ “nhà nghèo” đó. Em biết là anh luôn có quỹ đen. Chúng ta sẽ ổn cả thôi. Anh luôn hành động như thế trời đang sập xuống đến nơi vậy.
Tôi đáp:
- Patsy, đây không phải là chuyện tiền bạc, mà là chúng ta! Vấn đề là em không quan tâm đến những gì anh nói. Anh biết là em có quan tâm đến anh, rất nhiều, và anh trân trọng tất cả những gì em làm, nhưng… có những lúc anh cảm thấy tất cả những gì anh làm chỉ là dọn dẹp những thứ rắc rối do em bày ra. Cứ như là em làm mà không hề nghĩ gì đến hậu quả vậy. Chẳng lẽ em nghĩ anh thích tranh cãi với em chỉ để có được chút thông tin, để rồi anh phải tự đi khắc phục những việc mà em đã gây ra hay sao?
Dừng lại một chút, tôi nói tiếp.
- Phải rồi, anh muốn có một ngôi nhà! Anh muốn dành dụm cho tương lai của con trai chúng ta! Bộ chuyện này thật sự khiến anh trở thành một kẻ xấu xa sao? Anh làm việc quần quật từ lúc mười ba tuổi, thậm chí từ trước đó nữa, như một tên nô lệ của mẹ anh, để làm gì? Phải, anh đã lao động như một tên nô lệ! Và anh chán ngấy việc đó rồi. Cho nên, nếu việc liên quan đến một cái thẻ tín dụng và dành dụm ít tiền làm anh trở thành một thằng không ra gì… vậy thì anh là người có lỗi. Vấn đề là ở chỗ: anh vẫn phải dọn dẹp mớ rắc rối của em.
Patsy bước vụt qua tôi, hét lớn:
- Chắc chắn là anh sẽ phải làm như thế rồi! Hãy dọn dẹp nó đi. Anh nói đi, vậy tôi phải làm gì bây giờ đây? Anh đi thì thôi, còn anh ở nhà thì anh cũng dành nhiều thời gian cho Stephen hơn là ở bên cạnh tôi.
- Khoan đã nào. - Tôi nắm chặt cánh tay Patsy, cố gắng ngăn cô ấy lại. Nhưng qua ánh mắt của cô ấy, tôi biết mình đã đẩy mọi chuyện đi quá xa.
- Hãy buông tay anh ra khỏi người tôi, thưa ngài Trưởng ban phòng tránh bạo hành trẻ em.
Tôi thật sự sửng sốt trước câu nói của cô ấy. Tôi buông tay ra. Patsy nói tiếp:
- Cuối cùng thì em cũng có được sự chú ý của anh rồi đấy hả? Hãy tự đi mà khắc phục mọi chuyện rồi vượt qua nó đi.
Sau khi Patsy đùng đùng bỏ ra khỏi nhà, tôi xé một tờ trong cuốn sổ séc của mình ra và ghi lên đó một hóa đơn mới, bên cạnh những hóa đơn khác đã chất chồng trong những năm qua. Dẫu sao thì tôi vẫn còn có công việc ở trung tâm trẻ vị thành niên, tôi vừa thầm nghĩ vừa thở dài. Lúc đầu, tôi làm công việc này như một cách để kiếm thêm một ít, nhưng giờ đây nó lại trở nên vô cùng cần thiết để gia đình tôi có thể sinh tồn. Tôi gục đầu vào lòng bàn tay, cả người run rẩy. Tôi chỉ còn biết cầu nguyện sao cho không còn tấm thẻ tín dụng nào khác đang trôi nổi ngoài kia.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Bộ Ba Tiểu Thuyết Tự Thuật Của Dave Pelzer

Postby bevanng » 12 Jun 2018

Phải mất gần một tháng tôi mới vượt qua được mối bất hòa này giữa hai vợ chồng. Mặc cho Patsy luôn miệng nói xin lỗi, tôi vẫn chẳng thèm đoái hoài gì đến cô ấy. Sau nhiều năm cứ phải nghe đi nghe lại một điều nhàm chán, tôi đã trở nên vô cùng thờ ơ với bất cứ điều gì cô ấy làm mà không liên quan đến Stephen. Tôi mất lòng tin ở Patsy đến nỗi cứ mỗi lần nhận được một lá thư hay một cuộc gọi điện thoại, tôi luôn cầu nguyện sẽ không có một tai họa nào ập đến. Tôi càng lo lắng hơn khi bắt đầu có tin đồn là không quân sẽ có chính sách cắt giảm nhân sự trong phạm vi công việc mà tôi đang đảm nhận. Vì quá sợ hãi thế giới bên ngoài và không mấy tin tưởng vào viễn cảnh phía trước, tôi lo sợ rằng rồi đây mình sẽ không thể chăm sóc được cho gia đình.
Cuối cùng, tôi cũng vượt qua được sự oán giận chất chứa trong lòng. Sau khi gửi Stephen ở nhà Dottie Mae vào dịp cuối tuần, tôi đưa Patsy ra ngoài ăn tối, một cuộc hẹn hò rất hiếm có. Trong khi ăn, tôi nắm lấy tay của Patsy và xin lỗi cô ấy vì đã cư xử như một đứa trẻ.
- Anh biết mọi chuyện thật không dễ dàng gì, và anh cũng không muốn quá khắt khe với em… Anh chỉ sợ mà thôi. Anh biết phải chịu đói chịu khát, phải sống thiếu thốn là như thế nào, và anh không thể để chuyện ấy xảy ra với gia đình mình được. - Tôi ngừng lại, lắc đầu. - Anh sẽ không bao giờ để điều đó xảy ra cho em và Stephen. Anh biết em đã dùng một phần số tiền ấy để mua cho anh vài cái quần mới.
Patsy đáp:
- Anh chẳng bao giờ làm cái gì vì bản thân mình cả. Em chỉ muốn làm anh bất ngờ mà thôi.
Tôi cười rồi nói:
- Ừ thì anh đã rất ngạc nhiên đấy chứ. Anh xem lại bản kê khai trong thẻ tín dụng và biết rằng em không mua cho mình quá nhiều thứ. Anh xin lỗi. Anh cảm thấy mình thật tệ hại khi không thể làm nhiều điều hơn cho em. Đó là lý do vì sao anh lại phải làm việc vất vả đến như thế. Một ngày nào đó, nếu gặp may, chúng ta có thể làm rất nhiều chuyện. Chỉ là giờ đây, đang có rất nhiều thay đổi xảy ra, và anh không biết liệu những thay đổi đó sẽ ảnh hưởng đến chúng ta như thế nào. Thế nên chúng ta phải sống có suy nghĩ một chút, quản lý chặt chẽ thu chi của mình hơn, đồng thời dành dụm cho tương lai của chúng ta, của con trai chúng ta. Chỉ có vậy thôi.
Patsy âu yếm thì thầm với tôi:
- Anh quá nghiêm trọng hóa vấn đề rồi. Anh lo lắng nhiều quá. Anh cần phải sống thanh thản hơn… dù chỉ một chút thôi.
Tôi thừa nhận:
- Phải, anh biết. Em nói đúng. Để anh nói em nghe điều này, kể từ cái vụ thẻ tín dụng, em đã trở nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Cứ như em đã trở thành một con người khác vậy - đó là Patsy mà anh biết khi anh gặp em lần đầu tiên. Đó cũng là lý do vì sao anh lại cảm thấy hối hận đến thế. Khi em giao du với những người hàng xóm ngốc nghếch lúc nào cũng cằn nhằn bực bội, tất cả những gì họ làm chỉ là kéo em xuống cùng một vũng bùn với họ. Em tốt đẹp hơn như thế nhiều. Hãy nhìn em mà xem: em không cần họ làm em phải lo nghĩ. Hãy sống một cuộc sống tốt đẹp, và rồi em sẽ trở thành một người mẹ tuyệt vời.
Tôi ngừng lại một chút, và cố gắng lắm tôi mới nói được một điều sẽ làm cho Patsy tin vào bản thân cô ấy, một lần và mãi mãi về sau:
- Anh chỉ muốn em hạnh phúc mà thôi. Có anh hay không có anh cũng không quan trọng. Em không cần Stephen, gia đình em, những “người bạn” đó, hay bất cứ ai - làm cho em cảm thấy hạnh phúc cả. Tất cả những gì em cần đều nằm ở đây! - Tôi chỉ vào trái tim của Patsy và nói. - Anh biết em là một người tuyệt vời như thế nào. Tất cả những gì em phải làm là khiến cho điều tốt đẹp đó xảy ra.
Patsy khóc. Hai hàng nước mắt chảy dài trên má cô ấy. Patsy khẽ gật đầu:
- Cảm ơn anh, David, vì đã tin ở em. Hãy tin em, em sẽ không làm anh thất vọng đâu. Hãy tin em.
Tối hôm sau, tôi về nhà muộn vì phải làm ca đêm ở trung tâm trẻ vị thành niên. Lúc ấy đã gần khuya. Về đến nơi, tôi thấy nhà mình tối om, còn Patsy thì đã đi đâu mất. Sau khi tìm khắp các ngõ ngách trong nhà, tôi bắt đầu sợ điều tồi tệ nhất có thể đã xảy ra. Tôi gọi điện cho bạn bè cô ấy, và họ trả lời điện thoại trong tiếng nhạc xập xình ầm ỉ. Sau khi tôi hỏi thăm Patsy đến hơn một chục lần, một giọng lè nhè say rượu mới thét vào ống nghe rằng cô ấy không có ở đó, rồi dập máy. Tôi tính đến mọi trường hợp, và đang chuẩn bị gọi cho Dottie Mae thì nghe tiếng Patsy dọ dẫm ở cửa sau. Tôi lao đến chỗ Patsy. Khi còn đứng cách tôi vài bước, Patsy loạng choạng rồi ngã sầm vào người tôi.
- Anh yêu, em về rồi đây. - Cô ấy lè nhè. - Như anh đã nói đấy, người đó phải là em. Nhưng đừng lo, em hạnh phúc mà. Đây là em, và a…nh - Patsy chọc ngón tay vào ngực tôi - anh phải yêu em vì em là em…
Bỗng cô ấy ngả đầu ra sau, trợn trừng mắt trong tích tắc rồi nôn tung tóe vào người tôi.
Vài giờ sau, khi tôi đã cởi bộ quần áo dính đầy bùn đất và ướt đẫm rượu của Patsy ra và thay bằng một bộ đồ sạch rồi dỗ dành cô ấy đủ kiểu, Patsy mới chịu để tôi bế lên giường ngủ. Sau khi lo cho Patsy xong, tôi lau dọn phòng tắm, ném quần áo của chúng tôi vào máy giặt, rồi tắm rửa và thay bộ quần áo khác vào để đi làm ca sáng ở trung tâm trẻ vị thành niên.
Trên đường lái xe từ căn cứ không quân đến thành phố Marysville, tôi đã tự cười mình. Tôi biết Patsy đã ghé qua chỗ bạn của cô ấy, và rõ rằng là cô ấy đã quá chén. Đó không phải là lỗi của Patsy. Patsy không hề có ý như thế. Vậy mà khi mặt trời vừa ló dạng, trong tôi bổng trào dâng một cơn cuồng nộ dữ dội. Lý do duy nhất mà tôi đang tự giết chết chính mình đó là việc tôi phải gồng mình để trả những hóa đơn hoang phí của cô ấy, và để kết thúc vấn đề, tôi đang cố gắng có được sự tin tưởng và tôn trọng của những bạn trẻ ở trung tâm, những người đã từng phải sống trong cảnh địa ngục, để các em có thể tự tin mà sống một cuộc sống có ích và có trách nhiệm, thay vì sống như những nạn nhân vô vọng của quá khứ. Thế mà trong lúc đó, Patsy lại đang nằm ngủ vật vạ trên giường cả ngày để giã rượu.
- Khốn kiếp thật! - Tôi gầm lên, tay thụi liên tục vào vô lăng. - Sao mình có thể ngu ngốc đến như vậy kia chứ?
Mỗi khi kìm nén lòng tự trọng và nghĩ rằng mình đã quá khắt khe với cô ấy, và rồi cố gắng hết sức để chân thành với cô ấy, thì luôn có chuyện gì đó xảy ra.
- Đồ ngu, đồ ngu, đồ ngu! Mày chẳng bao giờ rút được kinh nghiệm từ bài học này cả. Cô ta sẽ chẳng bao giờ thay đổi, và chỉ có một thằng ngốc như mày mới tin những lời cặn bã của cô ấy mà thôi!
Khi đỗ chiếc Toyota ngoài bãi đậu xe của trung tâm trẻ vị thành niên, tôi cố gắng trấn tĩnh lại. Tôi không có thời gian để nghĩ về Patsy hay phân tích đến hoàn cảnh mà tôi sẽ phải đối mặt khi về nhà, thậm chí cũng không màng đến chuyện hiện tại tôi đang mệt mỏi như thế nào. Khi sải bước trên con đường dành cho người đi bộ, đầu tôi chỉ luẩn quẩn suy nghĩ rằng sự việc này chính là khởi đầu cho một kết thúc. Patsy sẽ không bao giờ có được sự tin tưởng của tôi thêm một lần nào nữa.
Tháng 8 năm 1990, sự kiện Saddam Hussein xâm lược Kuwait đã thay đổi phần nào nhưng mối quan tâm của tôi. Dù tôi đang phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng thế nào trong cuộc hôn nhân của mình, tôi cũng phải dẹp chúng qua một bên để chuẩn bị tinh thần cho một cuộc chiến tranh thực sự đang sắp xảy ra. Trong hơn một tuần, mọi thành viên trong căn cứ tranh thủ chất tất cả các thiết bị hỗ trợ lên máy bay phản lực. Chúng tôi liên tục nhận được hướng dẫn từ bộ phận phòng thứ chiến tranh hóa học và bộ phận tiếp liệu cho máy bay chiến đấu Stealth. Chúng tôi biết rõ rằng chiếc KC-135 không có khả năng tự vệ, và bởi vì chiếc Boeing phản lực này thuộc loại không thể bay đến mục tiêu nếu không có máy bay tiếp liệu của chúng tôi - chính vì thế chiếc Boeing tiếp liệu sẽ trở thành mục tiêu tấn công chính. Và bởi vì nó là cả một trạm xăng di động trên không, nên nếu chúng tôi bị máy bay địch bắn trúng dù chỉ một lần, thì tôi cũng như toàn bộ phi hành đoàn của mình sẽ nổ tan xác. Ngày tháng trôi qua, khi căn cứ đang chờ lệnh triển khai quân, thì việc lo lắng về Patsy, cuốn sổ séc, hay bất cứ cái thẻ tín dụng nào mà cô ấy có thể đã làm, là những điều cuối cùng mà tôi nghĩ đến. Tôi phải gạt những cảm xúc lẫn lộn về cuộc hôn nhân của mình qua một bên để tập trung thực hiện nhiệm vụ được giao sao cho mình vẫn còn sống sót trở về nhà.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Bộ Ba Tiểu Thuyết Tự Thuật Của Dave Pelzer

Postby bevanng » 12 Jun 2018

Sau rất nhiều lần trì hoãn tưởng chừng như không dứt và một loạt những cuộc rút quân vào giờ chót, tôi nhận được thông báo chính thức rằng phi đội của chúng tôi sẽ triển khai làm nhiệm vụ vào 3 giờ sáng ngày hôm sau. Đêm trước đó, tôi lại ngồi xuống bên cạnh Patsy để đảm bảo rằng cô ấy đã có những thứ mà cô có thể muốn trong lúc tôi đi vắng và biết phải làm gì “khi có chuyện xảy ra”. Tôi biết Patsy sẽ ổn.
Nhưng tim tôi thắt lại khi nghĩ đến Stephen. Khi tôi nằm xuống cạnh Stephen, thằng bé đang nắm chặt lấy chiếc máy nghe nhạc Sony Jr. Walkman màu đỏ mà tôi vừa tặng nó ngày hôm ấy. Trước khi ngủ thằng bé thì thào:
- Cha ơi, cha phải đi đâu vậy?
- Cha phải bay đến chỗ này một thời gian con ạ - Tôi nói khẽ vào tai nó.
- Cha sẽ mua quà về cho con chứ?
- Dĩ nhiên rồi, nhưng với điều kiện con phải chăm sóc mẹ. - Bất giác tôi nhận thấy mình đang lặp lại câu nói mà cha tôi đã nói với Ron, người anh lớn nhất của tôi, nhiều năm về trước, khi ông chuẩn bị đi làm. - Con sẽ là người đàn ông của gia đình khi cha đi vắng. Con có làm được không?
Stephen cuộn mình sang một bên và ngủ thiếp đi trong lòng tôi. Khi tôi vuốt nhẹ mái tóc mềm mại màu vàng của nó và hôn lên trán thằng bé, tôi tự nhủ rằng mọi chuyện rồi sẽ ổn cả. Chúng sẽ không bắn hạ được cha và mọi người đâu, Stephen. Mà dù chúng có bắn trúng đi nữa, thì chúng ta cũng sẽ không sao hết. Cha sẽ nhảy dù xuống đất. Khi đã xuống đất rồi, cha sẽ trốn đi. Chúng sẽ không bao giờ bắt cha làm tù binh được. Nếu chúng có bắt được cha đi chăng nữa, thì cha sẽ trốn thoát. Mà nếu cha có không thoát được đi nữa, thì cha cũng sẽ ổn thôi. Cha sẽ quay về. Dù có chuyện gì xảy ra đi chăng nữa, cha cũng sẽ quay về. Cha sẽ quay về vì con!
Giữa tất cả những nỗi sợ hãi và cái cảm giác hoang mang khó tả trước chuyến đi ấy, tôi bỗng cảm thấy bình tĩnh lạ thường khi ôm con trai vào lòng. Theo một cách thức kỳ lạ nào đó, đây chính là cái cảm giác mà tôi đã cảm thấy hồi còn bé, khi tôi bị bắt phải ngồi lên hai tay dưới tầng hầm nhà Mẹ. Lúc đó tôi đã tập trung tất cả sức mạnh ý chí của mình và tự nhủ rằng dù có bất kỳ chuyện gì xảy ra giữa tôi và Mẹ thì tôi cũng sẽ vượt qua được. Bà ấy có thể đánh đập tôi, hay làm những gì khiến bà ấy hài lòng, nhưng nhờ có Chúa, bằng cách nào đấy tôi đã vượt qua được. Giờ đây, khi đêm đang chầm chậm trôi qua, tôi lại phải chuẩn bị tinh thần sẵn sàng đối mặt với một thử thách khác. Vài giờ đồng hồ sau, tôi lên đường làm nhiệm vụ ở Khu vực Phòng thủ Chiến dịch Sa mạc, đúng vào sinh nhật thứ tư của Stephen.
Những tuần lễ đầu tiên ở Ả-rập Xê-Út, chúng tôi cảm giác như mình phải thường xuyên đi trên vỏ trứng vậy. Chúng tôi không chắc mình nên mong đợi điều gì, khi nào chúng tôi sẽ lên đường làm nhiệm vụ, hay chúng tôi sẽ làm nhiệm vụ gì. Mỗi khi tôi nói chuyện với Patsy qua điện thoại, cô ấy như lên cơn quẩn trí, cứ như thể tôi phải làm sao đó để biết được khi nào thì mình sẽ về nhà.
Vào giữa tháng 1 năm 1991, sau khi các tướng lĩnh của không quân tóm tắt cho chúng tôi biết nhưng tổn thất trong giai đoạn đầu của chiến dịch trên không, chúng tôi gần như đã nhận thức rõ được toàn bộ vấn đề. Đây không còn là thử thách của sự trưởng thành nữa. Mối quan tâm chủ yếu của tôi là làm tốt nhiệm vụ được giao. Dù vậy, sau một vài tuần đầu tiên, tôi nhận thấy không quân của quân liên minh chiếm ưu thế tuyệt đối trên không phận Iraq, và những nhiệm vụ tôi được giao chỉ còn mang tính thủ tục.
Vì chúng tôi đã báo cáo chuyến bay đêm từ chiều và quay về chỗ đóng quân khi trời vừa rạng sáng, nên hầu như tôi không tài nào chợp mắt được. Khi nằm trên chiếc giường quân đội, tôi luôn nghĩ đến Stephen. Thần trí tôi trở nên bấn loạn khi nghĩ đến những việc nằm ngoài tầm kiểm soát của mình. Ngộ nhỡ thằng bé bị sặc thức ăn khi Patsy không để ý thì sao? Có khi nào nó không nhìn cẩn thận trước khi sang đường và bị xe hơi cán không? Mình sẽ phải làm gì đây? Có lúc vì quá kinh hoàng bởi những cơn ác mộng, tôi choàng tỉnh, người ướt đẫm mồ hôi. Rồi một buổi tối nọ, sau một đợt tấn công mệt mỏi, tôi ra ngoài tản bộ và ngắm những vì sao. Trong sự tĩnh lặng của màn đêm, giữa một cuộc chiến tranh khốc liệt, một luồng gió mát thổi qua sa mạc bỗng khiến tôi tìm được sự thanh thản cho tâm hồn mình. Điều mà tôi vẫn còn cần phải học cách hiểu, đó là có quá nhiều thứ vượt khỏi tầm kiểm soát của tôi. Tôi cần phải biết buông bỏ. Sau hôm đó, tôi đã có được một giấc ngủ ngon, điều mà tôi hiếm khi có được từ khi tham gia vào cuộc chiến vùng vịnh.
Tôi trở về từ Ả-rập Xê-Út vào tháng 3 năm 1991. Khi tôi bước xuống máy bay, Patsy chạy ào tới. Giữa cơn mưa rào nặng hạt, tôi ôm chầm lấy Patsy như thể chưa từng được ôm cô ấy bao giờ.
- Mọi chuyện ổn rồi. - Tôi nói. Patsy nhìn tôi bằng ánh mắt khó hiểu. - Mọi chuyện sẽ ổn cả thôi. Anh rất xin lỗi, thực sự xin lỗi em, vì tất cả, tất cả những điều vớ vẫn mà anh đã bắt em phải trải qua. Anh xin lỗi em vì đã lo lắng về nhưng việc không đáng một chút nào. Dù có chuyện gì xảy ra đi nữa, anh biết rồi chúng ta sẽ ổn cả thôi.
Sau đó tôi chạy đến và bế thốc Stephen lên, thằng bé đang mặc chiếc áo jacket phi công màu nâu. Tôi ôm siết thằng bé, cho đến khi nó phải kêu lên là tôi đang làm nó ngạt thở thì tôi mới nhớ và buông con ra. Khi gia đình tôi bước qua biển người đang vẫy cờ và hò hét vang trời, một niềm tự hào trào dâng trong tôi. Không những mọi người trong không quân đều an toàn trở về và không bị một tổn thương nào, mà tôi còn có tất cả những gì mà bất kỳ ai cũng khao khát. Tôi tự hứa sẽ làm tất cả những gì có thể để mối quan hệ giữa tôi và Patsy được tốt đẹp. Sau những chuyện mà chúng tôi đã trải qua, tôi nghĩ không gì có thể tách rời chúng tôi được nữa.
Sau khi về nhà, những việc mà cách đó vài tháng trời có vẻ vô cùng tồi tệ thì giờ đây hầu như chẳng còn ý nghĩa gì nữa. Tôi tiếp tục có được những giấc ngủ ngon, và tôi không còn đẩy bản thân mình đến những giới hạn như trước đây nữa. Trong suốt vài tuần lễ, tôi thấy mình như một người đang đi trên mây vậy. Patsy và tôi trở nên gắn bó với nhau hơn bao giờ hết. Và lần đầu tiên kể từ khi chúng tôi cưới nhau, tôi có thể nhận thấy những thay đổi trong tính tình của cô ấy. Patsy rất lạc quan, luôn ngẩng cao đầu, và hầu như không còn bị ảnh hưởng bởi mẹ cô ấy nữa. Một ngày nọ, khi đang lái xe đến gần Sacramento, tôi nắm lấy tay Patsy và nói:
- Patsy, anh vô cùng tự hào về em. Anh biết việc lấy anh đối với em không hề dễ dàng, nhưng em đã vượt qua được một chặng đường dài đầy chông gai. Em nên thấy tự hào về bản thân mình. Em đã làm được, em đã thực sự làm được. Không ai có thể sai phái em, gây ảnh hưởng xấu đến em hay coi thường em được nữa, bởi vì em xứng đáng nhận được những điều tốt đẹp hơn như thế nhiều; em luôn như thể mà. Có thể cuộc chiến tranh vùng vịnh là điều tốt đẹp nhất… cho cả hai chúng ta.
Tuần trăng mật ngọt ngào của chúng tôi kết thúc khi tôi chính thức nhận được lệnh thuyên chuyển tới Căn cứ không quân Offutt ở Nebraska. Vào một buổi tối tháng Năm nọ, lòng tôi tràn ngập nỗi buồn khi lái xe ra khỏi căn cứ không quân Beale - nơi đã trở thành mái nhà và gia đình thứ hai của tôi trong suốt tám năm qua. Chẳng có buổi tiệc chia tay hay lễ kỷ niệm nào của phi đội được tổ chức cả, vì những thành viên khác cũng bị phân bố đến những căn cứ khác. Mọi người dọn đi trong im lặng. Trong quá trình đóng cửa căn cứ và cắt giảm nhân sự, tôi là một trong số những người may mắn. Ít nhất thì hiện tại tôi cũng có việc làm.
Ngày hôm sau, khi đang nghỉ ngơi tại nhà bà ngoại ở Utah, tôi nhận được điện thoại của mẹ, bà đang ở trong trạng thái không được tỉnh táo. Tôi bắt máy, thầm tự hỏi làm sao mà bà ấy biết được là tôi đang ở vùng này, vì tôi không có ý định ghé thăm bà. Nhưng khi nghe giọng nói đầy van nài của mẹ, có điều gì đó trong giọng điệu của bà đã thôi thúc tôi đến gặp bà. Sáng hôm sau, sau khi đã làm quen lại với cái mùi đặc trưng ở nhà mẹ, bà ấy và tôi lại trò chuyện như lần trước. Mẹ than phiền về những chứng bệnh của mình, và lần này tôi biết đó không phải là một vở kịch nữa. Tôi dễ dàng nhận thấy hai tay của bà thường xuyên run rẩy. Ngay cả khi đã dùng một tay đè lên tay kia, mẹ cũng không thể giấu được nhưng cơn cơ giật của mình. Chỉ sau khi nhấp một ngụm chất lỏng mà tôi đoán là rượu Vodka, mẹ mới bớt run rẩy đi một chút. Bà tiếp tục than thở là giờ đây bà thấy khó khăn khi đi lại như thế nào và có những lúc hai chân bà như muốn rơi ra vì đau đớn ra sao. Sau khi lắng nghe trong vòng hơn một giờ đồng hồ, tôi nhận ra rằng ngay cả khi Kevin vẫn đang sống chung nhà với mẹ, thì mẹ đã trở nên cô đơn đến mức tuyệt vọng.
Sau một vài phút im lặng, tôi quyết định làm một việc vô cùng liều lĩnh. Tôi khẽ nói:
- Bà biết đấy, tôi đang làm một công việc liên quan đến việc giúp đỡ trẻ em và những người khác… những người gặp… vấn đề trong cuộc sống.
Mẹ gật đầu:
- Ừ, và bà ngoại của con… bà ấy nên cảm thấy thích thú với điều đó.
Chúng tôi cùng phá lên cười.
Trong tích tắc, cái âm thanh cho thấy mẹ đang hạnh phúc khiến tôi như sống lại nhưng thời khác tốt đẹp trong quá khứ. Qua đôi mắt ngời sáng của mẹ, có vẻ bà cũng đang cảm thấy như vậy. Nhưng tôi biết điều này chẳng có gì khác ngoài một cảm xúc thoáng qua cả. Bà sẽ không bao giờ nhận thức được mức độ nghiêm trọng của những gì đã xảy ra giữa chúng tôi, chứ đừng nói đến việc mong chờ ở bà một lời xin lỗi chân thành. Và, sau tất cả những gì mà tôi đã trải qua, tôi cảm thấy mình thật sự cần điều đó. Vậy mà đứa trẻ trong tôi vẫn cảm thấy một thôi thúc không gì cưỡng lại được là có thể vòng tay ôm lấy mẹ và hứng trọn tất cả những khổ đau của bà. Trong khoảnh khắc đó, tôi sẵn sàng từ bỏ cánh tay phải của mình để được nghe thấy tiếng cười của “Mẹ”.
Trong một trạng thái gần như bị thôi miên, tôi lướt mấy ngón tay chạm vào cạnh của chiếc hộp bằng gỗ sồi mà mẹ từng vô cùng nâng niu. Tôi nín thở và nhìn chằm chằm vào đống nến đỏ dành cho dịp Giáng sinh đựng trong cái hộp. Tôi quay sang nhìn mẹ, rồi lại nhìn những cây nến, rồi lau sạch đống bụi bám dày dưới cái chân đế. Nếu tôi nhớ không lầm, thì có một điều đã trở thành bất di bất dịch đối với mẹ, đó là cách bà nâng niu những món đồ trang trí Giáng sinh quý giá của mình. Bà luôn dùng chúng để trang hoàng vào ngày sau lễ Tạ ơn và cất chúng đi ngay sau đêm Giao thừa. Tại sao, tôi tự hỏi, và ngay lúc đó tôi phát hiện ra những bông tuyết trang trí vẫn còn trên cửa sổ, mà bây giờ đang là giữa tháng Năm - Mẹ không còn nâng niu một thứ từng rất có ý nghĩa với bà?
Điều này không chỉ đơn thuần vì bà lười, tôi nghĩ thầm. Nếu mẹ không chăm chút những món đồ trang trí Giáng sinh này khi mùa hè đang đến gần, thì khi nào bà ấy mới chịu làm việc đó? Trừ khi… Ôi, lạy Chúa tôi! Tôi tự nhủ. Mẹ biết… bà ấy biết rằng mình không còn nhiều thời gian nữa.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Bộ Ba Tiểu Thuyết Tự Thuật Của Dave Pelzer

Postby bevanng » 12 Jun 2018

Hai tay bà lại đang run rẩy, và theo thói quen mẹ lại lấy tay này đè lên tay kia. Nhưng khi hai tay của mẹ càng lúc càng run rẩy một cách dữ dội hơn, tôi thấy rõ bà cố gắng kiềm chế để không nhấp một ngụm rượu khác. Tôi nhìn sâu vào mắt bà và nói:
- Đừng bỏ. Đừng cố gắng bỏ rượu nữa.
Mẹ ngẩng đầu lên:
- Con… con hiểu sao?
Tôi gật đầu. Khi đứng trước mặt mẹ, tôi quan sát thật kỹ mọi đặc điểm của bà, trong một nỗ lực vô vọng nhằm tìm thấy con người mà tôi từng vô cùng yêu mến khi còn là một đứa trẻ - con người mà tôi khao khát sẽ yêu thương tôi. Vậy mà, khi nhắm mắt lại, tôi vẫn không thể có được một tình cảm yêu thương nào đối với mẹ, cái tình cảm mà tôi có thể dành cho những người hoàn toàn xa lạ. Với tất cả lòng trắc ẩn mà tôi có thể có, tôi nuốt khan một cách khó nhọc rồi nói:
- Hãy ra đi một cách thanh thản.
Như thể không nghe thấy lời tôi, mẹ ngẩng đầu lên.
Tôi cảm thấy mình thật mềm yếu. Tôi lại nuốt khan và lặp lại bằng giọng run run:
- Tôi mong bà không cảm thấy đau đớn… Cầu mong bà hãy ra đi trong thanh thản.
- À ừ, nghe cũng hay đấy. - Mẹ trả lời, giọng nói tỏ ra nhún nhường.
- Không! - Tôi quát lên vì kích động, rồi chỉ tay vào mặt bà ấy. Tôi lên giọng, cảm thấy hai chân mình đang đứng không vững. - Bà đừng… đừng phá hỏng nó. Đừng có thái độ như thế sau tất cả những gì bà đã làm. Đây không còn là một trò chơi mà bà có thể điều khiển nó được nữa. Bà chẳng còn ai, và cũng chẳng còn lại gì cả. Hãy thôi ngay đi! Hãy dẹp tất cả những trò vớ vẫn của mình đi và làm một điều đúng đắn, dù chỉ một lần thôi, vì Chúa! - Tôi nài nỉ, mắt rưng rưng lệ. - Tôi thề với bà, bằng tất cả lòng tự trọng của mình, tôi không mong bà gặp đau đớn, không phải chịu khổ sở; tôi chỉ mong bà được thanh thản.
Tôi ngừng lại, ngực thở khó nhọc. Rồi tôi cố trấn tỉnh và nói bằng một giọng điềm đạm:
- Đó là tất cả những gì tôi có thể làm… Đó là điều tốt đẹp nhất mà tôi có thể làm cho bà.
Đôi mắt của mẹ như đang cố gắng xuyên thấu tâm can tôi. Sau vài phút, bà dịu lại. Tôi chầm chậm lắc đầu và nói không thành tiếng:
- Tôi không thể. Tôi không thể làm được điều đó.
Mẹ gật đầu ra vẻ đã hiểu. Có thể bà đã nghĩ rằng nếu gọi cho tôi trong lúc bà đang xáo động về mặt tình cảm, thì tôi sẽ lao tới gặp bà và tha thứ mọi lỗi lầm cho bà. Nhưng tôi đã trở nên chai sạn, và sau một khoảng thời gian dài không ngừng chứng tỏ giá trị của bản thân mình cho người khác thấy, tôi đã không - hay nói đúng hơn là tôi đã không thể - tha thứ cho mẹ nữa.
Khi tôi đi xuống cầu thang để ra cửa, mẹ kêu lên:
- David!
- Có chuyện gì vậy, thưa bà?
- Mẹ muốn con biết rằng, - bà ngừng lại một thoáng như để tìm được từ ngữ diễn đạt đúng ý mình. - Mẹ… ừm… Mẹ tự hào về con. Con đã trở thành một người tốt. Mẹ tự hào về con, David Pelzer.
Tôi quay lại, nhìn lên cầu thang, nói thầm một câu cầu nguyện cụt ngủn trước khi đóng cánh cửa sau lưng mình lại.
Tháng 1 năm 1992, Mẹ qua đời vì một cơn đau tim trong khi đang ngủ.
Hai mươi bốn giờ sau, trên phố Mulberry ở ngoại ô Thành phố Salt Lake, tất cả năm anh em nhà Pelzer đã có mặt đông đủ. Ban đầu, không khí giữa chúng tôi rất gượng gạo, cho đến khi Ron bước đến và ôm lấy tôi. Có quá nhiều điều chúng tôi cần phải nói với nhau, nhưng có vẻ như chúng tôi không biết phải bắt đầu như thế nào. Sau vài ngày, khi năm anh em chúng tôi có thể nói chuyện tự nhiên với nhau, tôi cảm thấy mình thực sự tủi thẹn bởi tất cả những gì mà chúng tôi đã trải qua, đồng thời cảm thấy tiếc cho cuộc đời của mẹ. Khi chúng tôi dọn dẹp lại ngôi nhà xập xệ của mẹ, hầu như lúc nào chúng tôi cũng bị cái mùi hôi thối và sự bẩn thỉu của nó tra tấn. Ngay trước buổi lễ tang của mẹ, khi chúng tôi đang dọn dẹp phòng ngủ của mẹ, chúng tôi tìm thấy bức ảnh cưới của bà. Tôi đã nhìn thấy bức ảnh này rất nhiều lần, nhưng đó là lần đầu tiên tôi nhận ra mẹ vốn là một người phụ nữ tuyệt vời như thế nào. Gương mặt mẹ trông rất mịn màng, và mái tóc bà như đang tỏa sáng lấp lánh. Nhưng chi tiết làm tôi xúc động nhất chính là đôi mắt của bà. Chúng như đang tỏa hào quang với một niềm vui thích thuần khiết. Vẻ mặt của mẹ khiến tôi có cảm giác bà sắp bước vào một cuộc đời đầy ắp niềm vui và hạnh phúc. Tay run run cầm bức ảnh, tôi quyết định trút bỏ gánh nặng của mình. Tôi tha thứ cho bà ấy. Tôi tha thứ cho “Mẹ”. Trong những năm qua, sau khi tôi ghé thăm mẹ vào mùa hè năm 1987, tôi cứ phân vân mãi, không biết những cảm xúc của mình đối với bà là như thế nào. Vài tuần trước khi mẹ qua đời, trong lúc ngồi nói chuyện với mẹ, chỉ còn một chút nữa thôi là tôi đã nói lời tha thứ cho bà. Nhưng vì đã tự hạ mình quá nhiều lần trong nhiều năm qua, chỉ để nhượng bộ và làm người khác vui lòng, với hy vọng có được sự chấp nhận của họ, tôi đã lưỡng lự. Sau đó, vì Stephen, một phần trong tôi cảm thấy ghê tởm bà ấy. Nhưng khi tôi cùng làm việc và ở bên cạnh những người gặp khó khăn trong cuộc sống, tôi cảm thấy mình cần phải xóa bỏ những cảm xúc thù hận trong lòng.
Vào một ngày gió rét và u ám, chỉ có vài người đến dự đám tang của mẹ để bày tỏ sự tôn trọng dành cho bà. Một người đàn ông mà sau đó tôi biết là đã gặp mẹ vài lần và là một tay golf chuyên nghiệp, đã nói những lời ca ngợi bà. Trước mộ mẹ, tôi quỳ xuống và cầu nguyện. Tôi siết chặt hai bàn tay vào nhau, run rẩy vì làn gió lạnh giá, rồi nói lời cầu nguyện với Chúa Trời, để xin ngài phù hộ cho mẹ tôi được thanh thản.
- Cầu cho linh hồn của bà ấy được ban cho sự thanh thản vĩnh hằng. Và cầu cho Đức Chúa toàn năng bảo vệ bà ấy và giúp bà ấy tránh xa quỷ dữ… Amen.
Khi kết thúc lời cầu nguyện, tôi có thể cảm nhận rõ mình đã trút được một gánh nặng khổng lồ.
Trước khi đón chuyến bay về nhà, cả năm người chúng tôi đều hứa sẽ giữ liên lạc với nhau, nhưng đó là lần cuối cùng mà năm anh em nhà Pelzer có thể tập hợp đông đủ.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 

PreviousNext

Return to Truyện Ðọc



Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 33 guests