Bộ Ba Tiểu Thuyết Tự Thuật Của Dave Pelzer

Truyện tình mùi mẫn, truyện ma kinh rợn hay các thể loại khác. Xin mời vào.

Moderators: Mười Đậu, SongNam, A Mít

Re: Bộ Ba Tiểu Thuyết Tự Thuật Của Dave Pelzer

Postby bevanng » 10 Jun 2018

- Phải biết điều này, - ông ấy gật gù, - đằng sau sự hỗn độn nào cũng ẩn chứa những điều quý giá.
- Này, ông ơi... - Tôi gọi với theo khi ông vừa quay bước.
Ông ta quay lại.
- Cậu gọi ta à?
Tôi ngập ngừng chưa biết phải trả lời ông ấy thế nào. Ông ấy khẽ mỉm cười:
- Nếu cậu rửa tay và thay quần áo, cậu có thể ghé thăm tệ xá của ta.
Nghe thế, tôi liền chạy ào vô nhà, tắm rửa sạch sẽ, thay bộ quần áo khác rồi phóng qua nhà người đàn ông kỳ lạ. Tôi chưa kịp gõ cửa thì cánh cửa đã bật mở, vừa bước vào tôi đã bị một cánh tay lực lưỡng giáng vào giữa ngực một cái đau điếng. Tôi ôm ngực khom người nhăn nhó. Vậy mà ông ta vẫn nhìn tôi cười như không có chuyện gì.
- Thử lại lần nữa không? - Ồng ta vừa hỏi vừa đẩy tôi ra ngoài rồi đóng cửa lại.
Tôi thấy hơi bực mình.
- Bất lịch sự quá! - Tôi la lên.
Ngay lúc đó, tôi nghĩ rằng mình lại bị đối xử theo kiểu của quý bà The Brady Bunch nữa rồi. Tôi quay lưng dợm bước đi thì một giọng nói nghèn nghẹt phía sau cánh cửa vang lên:
- Gõ cửa đi.
Tôi hơi khó chịu, nhưng vẫn đưa tay gõ cửa. Cánh cửa bật mở. Người đàn ông vẫy tay, ra hiệu tôi hãy vào nhà. Ông ta cười và tự giới thiệu:
- Micheal Marsh: Người canh giữ lòng trung thành, chiến binh của vận mệnh và Người thợ độc ác của các tay lái Duinsmoore.
Đó chính là khởi đầu cho cuộc viếng thăm của tôi tới “Tệ xá của Marsh”. Vài ngày sau, tôi gặp vợ của ông Marsh, bà Sandra, một người phụ nữ trầm lặng, nhút nhát so với người chồng lập dị của mình. Tôi nhanh chóng làm quen với hai người con trai của họ, William và Eric. Nhìn Eric, đứa con chỉ mới biết đi của họ nhểu nhão nước miếng khi nó bò lê quanh nhà khiến tôi nhớ tới Kevin, đứa em nhỏ của mình khi thằng bé ở cùng độ tuổi với Eric.
Gia đình Marsh đối xử với tôi như với một con người thực sự. Mỗi khi hai vợ chồng Walsh cãi nhau to tiếng suốt nhiều giờ liền, thì gia đình Marsh là nơi trú ẩn an toàn cho tôi. Bất cứ khi nào không hưởng ứng những trò nghịch ngợm của Paul và Dave, tôi sẽ ngồi hàng giờ trong một góc nhà của Micheal để đọc sách về phim ảnh, xe đua và máy bay.
Dù không được phép mang bất kỳ quyển sách nào của Marsh về nhà, nhưng thỉnh thoảng tôi vẫn lén lấy một quyển và thức cả đêm, say sưa đọc về những sự kiện có thật của những viên phi công chiến đấu trong Thế chiến thứ hai hay về sự phát triển của loại máy bay chuyên biệt như Chim két Lockheed SR-71(37). Thư viện của Micheal đã mở ra trước mắt tôi cả một thế giới mới. Lần đầu tiên trong đời, tôi tự hỏi không biết cảm giác khi bay sang nước khác trên một chiếc máy bay thực sự sẽ như thế nào. Có lẽ, tôi nghĩ, chỉ một ngày gần đây thôi...
(37) Lockheed SR-71 Blackbird: Một loại máy bay trinh sát siêu thanh tầm xa rất tối tân, được phát triển từ máy bay quân sự bởi Nhóm bất khả chiến bại Lockheed. Máy bay SR-71 còn có tên gọi không chính thức là “Chim két”.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,330
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Bộ Ba Tiểu Thuyết Tự Thuật Của Dave Pelzer

Postby bevanng » 10 Jun 2018

Cha của Paul, Dan Brazell được mọi người gọi là ông Goodwrench(38) của riêng hàng xóm. Ông ấy cũng là người có ảnh hưởng đối với tôi giống như Marsh vậy. Ban đầu, ông Brazell khá thận trọng với tôi, nhưng sau một thời gian, ông đã tỏ ra thoải mái mỗi khi tôi lân la lại gần nhìn ông làm việc. Thỉnh thoảng, Paul, Dave và tôi lại cùng nhau nhìn trộm vào ga-ra của Brazell để chiêm ngưỡng những thành quả của ông ấy. Những lúc ông không có trong ga-ra, Paul liền hiên ngang bước vào, còn Dave và tôi rụt rè đi theo sau. Chúng tôi chỉ nhìn ngắm chứ không dám đụng vào bất cứ vật gì vì sợ sẽ làm xáo trộn trật tự của ông. Ngay khi có tiếng cửa mở, cả ba chúng tôi nhanh chóng chạy biến ra ngoài, không để Dan nhìn thấy. Chúng tôi còn biết rằng ga-ra là nơi mà Dan, Michael và một số người đàn ông khác thường tụ tập để trao đổi về bất kỳ điều gì họ quan tâm.
(38) GM Goodwrench: Công ty chuyên về dịch vụ sửa chữa xe ô tô của hãng General Motors. Chương trình ông Goodwrench, như khởi xướng ban đầu, đòi hỏi mỗi thành viên tham gia phải tuân thủ một loạt những tiêu chuẩn dịch vụ như: công nhân phải được đào tạo ở trình độ cao, phụ tùng đầy đủ và nhân viên phục vụ hòa nhã. Chương trình được quảng bá rộng rãi bằng một chiến dịch quảng cáo mang tầm quốc gia, nó đưa ra hình ảnh biểu tượng là ông Goodwrench, một thợ máy có khả năng sửa chữa tất cả những hư hỏng của mọi chiếc xe.
Thỉnh thoảng trong các cuộc họp bàn về “sự sụt giảm giá trị bất động sản trong khu vực địa phương”, vài người đàn ông thường cau mày, khó chịu trước sự có mặt của tôi. Những lúc đó, Marsh luôn là người giải cứu cho tôi.
- Đi chỗ khác chơi, mấy đứa. - Michael có lần cảnh báo. - Tôi có kế hoạch cho chàng trai trẻ của mình. Tôi dự đoán rằng ngài Pelzer đang có mặt ở đây sẽ trở thành Chuck Yeager(39) hay Charles Manson(40) thứ hai. Như mọi người thấy đấy, tôi vẫn đang làm việc theo kế hoạch chi tiết đây.
Tôi mỉm cười trước lời ca tụng ấy. Nhưng rồi tôi thực sự thấy mình ngốc nghếch khi đã nhầm lẫn Charles Manson là viên phi công chiến đấu ưu tú nhất.
Thời gian tôi ở Duinsmoore là khoảng thời gian tươi đẹp nhất trong thời niên thiếu. Ban đêm, sau khi đọc sách xong, tôi sẽ chìm vào giấc ngủ trong hương hoa thơm ngát thoảng trong cơn gió nhẹ lùa vào từ mái hiên. Mỗi ngày sau giờ tan học, cả một cuộc hành trình mới mẻ thú vị chờ đón hai người bạn của tôi và tôi cùng khám phá.
Không khí ở nhà Walsh không còn được như trước nữa. Những cuộc khẩu chiến diễn ra hàng ngày; có lúc hai người họ giận nhau và bỏ đi đâu đó, để mặc tôi trông nom mấy đứa nhỏ. Thỉnh thoảng tôi còn biết trước là John và Linda sẽ đánh nhau, thế nên tôi sẽ bế đứa nhỏ nhất và bảo hai đứa còn lại theo mình đi ra ngoài, chờ đến khi nào không khí dịu lại mới trở về.
(39) Charles Elwood “Chuck” Yeager (sinh 13/02/1923): Cựu thiếu tướng của Lực lượng không quân Hoa Kỳ, ông làm việc trong bộ phận lái thử máy bay. Năm 1947, ông trở thành phi công đầu tiên (năm ông 24 tuổi) bay nhanh hơn tốc độ âm thanh.
(40) Charles Milles Manson (sinh 12/11/1934) là một phạm nhân người Mỹ can tội giết người hàng loạt và đã trở thành biểu tượng của tội ác. Cuối những năm 1960, hắn ta còn lặp nên một nhóm thanh niên lập dị nổi tiếng được biết đến nhu một “Gia đình”, nhóm người này bị hắn ta thao túng để giết người một cách tàn bạo nhân danh hắn ta.

Mặc dù rất yêu mến Duinsmoore, nhưng tôi biết mình không thể tiếp tục sống như vậy nữa. Tôi cảm thấy mình cần phải làm gì đó. Cuối cùng, sau một trận cãi vã nảy lửa của ông bà Walsh, tôi đã gọi cho bà O’Ryan, người quản chế của tôi và khẩn khoản xin cho mình được chuyển đi, cho dù điều đó đồng nghĩa với việc tôi phải trở lại Hillcrest. Bà O’Ryan có vẻ đồng tình với quyết định của tôi và nghĩ rằng bà ấy có thể thuyết phục gia đình Turnbough nhận tôi trở lại.
Rời bỏ Duinsmoore là một trong những quyết định khó khăn nhất mà tôi phải thực hiện. Chỉ trong vài tháng ngắn ngủi, với những mảng ký ức dù nhỏ bé nhất của cuộc đời mình, Duinsmoore đã cho tôi quá nhiều, hơn cả những gì tôi mong đợi.
Tôi quyết định không nói lời từ biệt. Cả Paul, Dave và tôi đều buồn đến chết lặng, nhưng chúng tôi đã biết giấu cảm xúc của mình dù tuổi đời chưa lớn lắm.
Giây phút cuối, Dave ôm tôi thật chặt. Ông Brazell mỉm cười chào tôi, cố ghìm nén nỗi buồn chia ly; còn ông Marsh tặng tôi một quyển sách về máy bay - cuốn sách mà tôi đã lén mang ra khỏi nhà ông ấy hàng chục lần. “Như thế này để cậu không phải đột nhập vào nhà ta... nhóc lưu manh ạ”. Marsh cũng tặng cho tôi một tấm bưu thiếp về Công ty hàng không Delta với chữ ký của ông. Trong thiệp, ông còn ghi lại địa chỉ và số điện thoại của mình. “Giữ liên lạc nhé, cậu nhóc.” - Michael vỗ vỗ vai tôi khi thấy tôi bắt đầu sụt sịt. “Bất kể đêm hay ngày, Sandra và ta luôn ở đây với cháu. Cố gắng lên, Airborne(41)! Cứ thế nhé!”.
(41) Airborne: Từ thường được dùng để chỉ lực lượng không quân của quân đội. Ngoài ra, “Airborne” còn là tên một nhân vật tinh quái trong đội Cảm tử quân trong bộ phim hài “Người thép” của hãng phim Marvel.
Trước khi leo lên chiếc Chevy màu xanh trắng cũ kỹ của Harold Turnbough, tôi lấy hơi rồi dõng dạc nói bằng giọng của Michael Marsh:
- Không được khóc, không lo lắng... vì... Cháu sẽ trở lại!
Khi xe ra khỏi con đường dẫn vào Duinsmoore, tôi nhìn thấy người phụ nữ The Brandy Bunch đang đứng trước mái hiên nhà, khoanh tay trước ngực. Bà ấy lại cười tôi giễu cợt. Tôi cười đáp lại rồi la lớn:
- Cháu cũng yêu bà nữa đấy!
Chưa đầy một giờ sau, tôi háo hức chạy ào vào nhà Alice Turnbough. Bà ấy ôm hôn nhẹ tôi một lát rồi đẩy tôi ra xa.
- Đây là lần cuối cùng, - bà cảnh báo. - Hãy nói ngay hoặc con mãi mãi đừng mở lời nữa.
Tôi gật đầu rồi đáp lời bà:
- Con biết mình thuộc về nơi nào: 555-2647!
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,330
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Bộ Ba Tiểu Thuyết Tự Thuật Của Dave Pelzer

Postby bevanng » 10 Jun 2018

CHƯƠNG 10 GIẢI THOÁT


Suốt năm thứ hai ở trường trung học phổ thông, tôi trở nên nản chí và buồn bã. Vì phải di chuyển quá nhiều nên mỗi lần như thế, tôi chẳng bao giờ học được ở một trường quá vài tháng. Tôi bị xếp vào lớp học dành cho những học sinh chậm tiến. Trong giờ học, tôi là người đầu tiên tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi của thầy cô giáo và nghĩ ra các ý tưởng mới, nhưng rồi tôi phát hiện ra chẳng ai chịu lắng nghe tôi cả. Thế rồi tôi bỏ hết các môn học, vì tôi biết tương lai của mình nằm ngoài cổng trường học. Tôi làm việc bốn mươi tám giờ mỗi tuần với hàng chục công việc khác nhau, và tôi tin rằng không có điều gì học ở trường có thể giúp ích cho tôi trong đời sống thực này cả.
Khao khát được làm việc của tôi càng lúc càng cháy bỏng bởi tôi biết mình đã mười bảy tuổi và sẽ phải tự lập trong chưa đầy một năm nữa. Sau mỗi lần tan học, tôi chạy nhanh từ trường về nhà Alice, thay quần áo, rồi lại tức tốc chạy đến chỗ làm. Nơi làm việc của tôi có khi là một nhà hàng thức ăn nhanh hay một xưởng làm đồ nhựa, và tôi sẽ làm đến một hoặc hai giờ sáng ngày hôm sau. Sinh hoạt giờ giấc thiếu khoa học và ngủ không đủ giấc khiến tôi luôn mệt mỏi. Ở trường, tôi thường bị thầy cô thúc cho tỉnh giấc vì mãi ngáy trong lớp. Tôi bực tức vì bị những đứa bạn trong lớp cười nhạo. Mỗi khi tôi làm trong nhà hàng, có vài đứa bạn còn tỏ ra trịch thượng khi vênh váo đi vào chỉ để khoe khoang những cuộc hẹn hò, những bộ quần áo hào nhoáng, tự hào vì chúng không bao giờ phải làm việc như tôi để kiếm sống cả.
Thỉnh thoảng, vào giờ rảnh rỗi, tôi thường đến thăm thầy Tapley, là thầy giáo dạy tiếng Anh của tôi. Những lúc đó tôi hay làm thầy phát cáu với hàng loạt câu hỏi về tương lai của tôi. Thầy biết tôi đã phải đấu tranh vất vả với cuộc sống thế nào, và tôi cũng ngượng ngùng không thể giải thích nhiều hơn về lý do tại sao tôi hay ngủ gật trong lớp. Chỉ cần một lời khuyên nhẹ nhàng của thầy, tôi cũng cảm thấy như được tiếp thêm sức mạnh để vượt qua những mệt mỏi.
Thỉnh thoảng, tôi cũng dành ra một ngày cuối tuần nào đó để đến thăm cha ở San Francisco. Trong suốt những năm trước đó, tôi đã gửi hàng trăm tin nhắn đến các đồn cứu hỏa khắp thành phố, nhưng cha chưa bao giờ liên lạc lại với tôi. Một buổi chiều nọ, sau khi có được một số thông tin khá chắc chắn về chỗ làm của cha, tôi lập tức gọi điện đến tìm ông. Một người lính cứu hỏa tỏ ra lưỡng lự và hơi thoái thác khi nói chuyện với tôi.
- Đây có phải là đồn cứu hỏa của cha cháu không ạ? - Tôi van nài. - Chỉ cần cho cháu biết một điều thôi, cha cháu đang làm ở ca nào ạ? - Tôi nài nỉ, giọng thiết tha.
- À... Stephen thay đổi chỗ làm việc liên tục. Bọn chú sẽ nhắn lại với ông ấy. - Nói rồi ông ấy gác máy ngay.
Tôi biết hẳn phải có chuyện gì đó nghiêm trọng lắm. Khi nói chuyện này với Alice, bà ấy có vẻ lẩn tránh không muốn đề cập đến.
- Cha con đang gặp rắc rối! - Tôi thẫn thờ.
- David, không phải thế đâu! - Alice trấn an.
- Không, con nghĩ chắc có điều gì xảy ra với cha con rồi. - Tôi nói tiếp. - Con đã mệt mỏi với việc phải sống trong bóng tối... phải giấu giếm những bí mật của mình... phải sống trong dối trá. Điều gì mới là tồi tệ chứ? Nếu cha con đang gặp rắc rối... - tôi ngừng một lát để lấy lại tinh thần, - thì con phải biết chứ. - Tôi dịu giọng lại rồi hôn lên trán Alice.
Tôi nhảy lên chiếc mô-tô và phóng thẳng về hướng trung tâm San Francisco. Trên đường cao tốc, tôi lạng lách trong dòng xe cộ đông đúc và cứ thế phóng nhanh cho đến khi chiếc xe đâm sầm vào con đường nhỏ cạnh Trạm 1067 - cũng là nơi cha làm việc khi tôi còn bé.
Tôi đậu xe ở sân sau của trạm cứu hỏa. Khi bước vào trong, tôi trông thấy một khuôn mặt quen thuộc nhưng có sự tàn phá của thời gian. Thoạt đầu, tôi nghĩ hẳn là cha. Nhưng khi người đàn ông nhìn tôi mỉm cười, tôi mới biết chắc đó không phải là cha, bởi cha không bao giờ cười cả.
- Chúa ơi, con trai! Bao lâu rồi chứ? Ta không thấy các cháu từ... Ta không nhớ từ khi nào nữa.
Tôi bắt tay chào chú Lee, người bạn lâu năm và thân nhất của cha tôi.
- Cha cháu đâu rồi ạ? - Tôi hỏi bằng một giọng lạnh lùng.
Chú Lee quay đi.
- À... Ông ấy vừa đi khỏi. Ông ấy vừa hết ca trực cháu ạ.
- Không phải, thưa chú! - Tôi nghiêm nghị. Tôi biết chú Lee nói dối, vì lính cứu hỏa thay ca vào buổi sáng, không phải vào giữa chiều như thế này. Tôi hạ giọng. - Chú Lee ạ, cháu đã không gặp cha mấy năm nay rồi, cháu cần phải biết chuyện gì đang xảy ra với cha cháu chứ.
Lee nghẹn ngào không nói nên lời. Ông đưa tay quẹt ngang mắt. Lần đầu tiên tôi thấy một người lính cứu hỏa khóc.
- Chú và cha cháu đã cùng nhau làm việc, cháu biết đấy. Chú muốn nói với cháu rằng... Cha cháu là một người lính cứu hỏa khốn khổ... Có những lúc chú nghĩ rằng chú và cha cháu không nên trở thành những người lính cứu hỏa...
Tôi có thể linh cảm được điều gì sắp xảy ra. Lòng tôi như vỡ vụn. Tôi đưa mắt kiếm tìm một vật gì đó để vịn vào, giữ cho mình khỏi ngã. Tôi mím chặt môi lại. Tôi nhìn sâu vào mắt chú Lee, tỏ ý cho chú biết tôi đã sẵn sàng để nghe tất cả sự thật.
Lee chớp mắt:
- Cha của cháu... không còn làm việc nữa. Stephen - cha cháu - đã... bị cho nghỉ hưu sớm.
Tôi thở phào nhẹ nhõm khi cố gắng kìm nén cảm xúc của mình.
- Vậy là ông ấy còn sống! Ông ấy không sao cả! Vậy thì ông ấy đang ở đâu? - Tôi nói như reo.
Chú Lee khẽ gật đầu. Chú Lee còn cho tôi hay cha tôi đã không đi làm hơn một năm nay rồi, và có những lúc cha phải lang thang ngủ ngoài đường.
- David ạ, chính là rượu. Rượu đang giết chết ông ấy. - Chú ấy nói bằng một giọng buồn bã, nhưng rành mạch.
- Vậy thì giờ cha cháu ở đâu ạ? - Tôi van nài.
- Chú không biết, con trai ạ. Chú chỉ gặp ông ấy khi ông ấy cần một ít tiền. - Chú Lee dừng một lúc để lấy giọng. Chú ấy nhìn tôi bằng ánh nhìn tôi chưa từng thấy bao giờ. - David, đừng quá gay gắt với người cha già của cháu. Ông ấy chưa từng có một gia đình thực sự. Ông ấy từng là một chàng trai trẻ khao khát cuộc sống khi lần đầu đến thành phố này lập nghiệp. Ông ấy yêu các cháu, nhưng cuộc hôn nhân kia đã hủy hoại cuộc đời ông ấy. Công việc của ông ấy cũng không thuận lợi. Ông ấy phải sống với tất cả những điều đó. Ông ấy lấy công việc làm lẽ sống cho mình. Nhưng bia rượu... Cuối cùng thì giờ phút này bia rượu lại là tất cả đối với ông ấy cháu ạ.
- Cháu cảm ơn chú, chú Lee. - Tôi bắt tay chào tạm biệt chú ấy. - Cảm ơn chú đã nói chuyện với cháu. Ít nhất là vì những chuyện chú đã cho cháu biết về cha cháu lúc này.
Chú Lee tiễn tôi ra ngoài:
- Vài ngày nữa chắc chú sẽ gặp lại cha cháu. Khỉ thật, có thể cháu sẽ giúp được ông ấy thoát khỏi tình trạng này đấy.
- Vâng ạ. - Tôi đáp. - Có lẽ thế ạ.
Hai tuần sau đó, tôi bắt chuyến xe buýt đi từ Greyhound đến khu Mission của San Francisco. Tôi chờ cha ở trạm xe buýt hơn một giờ đồng hồ. Trong lúc nhìn ngang ngó dọc, tôi tình cờ phát hiện ra một quán rượu tồi tàn. Chẳng hiểu sao tôi lại có cảm giác rằng cha sẽ ở đâu đó trong quán rượu này. Tôi băng qua đường và đi thẳng vào quán. Nhìn khắp một lượt, tôi nhanh chóng phát hiện ra cha đang ngồi sụp bên một chiếc bàn ở góc quán. Tôi đảo mắt nhìn quanh tìm kiếm sự giúp đỡ. Không thể tin được người ta cứ thế đi qua đi lại chỗ cha tôi ngồi mà không thèm đoái hoài, dù chỉ một chút, hoặc họ cứ ngồi yên bên quầy nhấm nháp từng ly rượu như thể cha tôi là người vô hình vậy.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,330
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Bộ Ba Tiểu Thuyết Tự Thuật Của Dave Pelzer

Postby bevanng » 10 Jun 2018

Tôi nhẹ nhàng lay cha dậy. Cha cựa mình, húng hắng ho. Mùi hôi bốc ra từ cơ thể ông khó chịu đến nỗi tôi phải nín thở cho đến khi dìu được ông ấy ra khỏi quán rượu ẩm thấp. Không khí thoáng đãng bên ngoài dường như giúp cho đầu óc ông tỉnh táo hơn. Dưới ánh mặt trời, trông cha tôi thảm hại hơn bao giờ hết. Tôi cố tình quay đi, không nhìn thẳng vào mặt cha. Tôi muốn nhớ lại cha với hình ảnh người đàn ông năm xưa - một người lính cứu hỏa cao lớn, vạm vỡ, khỏe mạnh với hàm răng trắng sáng, người đã không ngại hiểm nguy lao vào lửa để giúp đỡ một đồng nghiệp hay giải cứu một đứa trẻ trong một tòa nhà đang ngập trong biển lửa.
Tôi dìu cha đi qua nhiều dãy nhà. Cả hai cha con không ai nói với ai một lời. Tôi biết tốt hơn nên hỏi ông ấy về chuyện uống rượu và cuộc sống hiện tại của ông. Tôi thấy hơi khó thở. Tôi nhắm mắt một lát, rồi quay sang nhìn cha. Ông dừng bước.
- Chuyện gì đã xảy ra vậy hả cha?
Ông lại húng hắng ho. Tay ông run run châm một điếu thuốc.
- Tốt hơn con nên quên hết tất cả những chuyện đó đi, tất cả mọi chuyện - mẹ con, căn nhà ấy, mọi thứ. Hãy xem như nó chưa từng xảy ra. - Nói rồi cha kéo một hơi thuốc thật dài. Tôi cố gắng nhìn vào mắt ông, nhưng cha cố tình lảng tránh ánh nhìn của tôi. - Mẹ của con... Bà ấy bị điên rồi.... Tốt hơn con nên quên hết tất cả đi. - Cha thở dài. Ông lại rít một hơi thuốc.
- Không phải, cha ơi, là chuyện của cha! Con đang lo lắng cho cha!
Mặt tôi lạnh toát. Cả cơ thể tôi run lên, mắt tôi nhắm nghiền lại. Tôi muốn hét lên thật to với cha, nhưng tôi vẫn chưa có đủ dũng khí để nói cho cha biết rằng tôi lo lắng cho ông đến nhường nào. Đầu óc tôi rối bời vì phải phân định chuyện gì đúng, chuyện gì sai. Nhìn vào mắt cha, tôi hiểu giờ ông chỉ là một cái xác còn sống - tâm hồn ông đã chết từ lâu. Chốc chốc, hai bàn tay ông lại run lên và mí mắt thì sụp xuống. Tôi cảm thấy lúng túng. Lòng tôi trống rỗng và buồn vô hạn. Tại sao cha không ở đó với con? Cha cũng không thể gọi cho con sao? Cha không thể là một người cha bình thường khác, với một công việc bình thường và một gia đình bình thường, để con có thể cùng cha chơi cá kiểng hay đi câu cá sao? Tại sao cha không thể bình thường như bao người cha khác? - Tim tôi như gào thét. Tôi muốn hét lên những điều đó với cha.
Tôi thở thật sâu rồi mở mắt ra:
- Con xin lỗi cha. Chỉ là... Cha là cha của con... và con yêu cha.
Cha thở mấy hơi khò khè rồi quay đi. Tôi biết ông không muốn trả lời tôi. Rượu bia và đời sống gia đình tan vỡ đã giết chết mọi cảm xúc của cha. Tôi nhận ra một điều, tâm hồn của cha tôi thực sự đã chết. Cả hai cha con tôi cùng lầm lũi bước đi bên nhau, chẳng biết đích đến là nơi nào.
Vài giờ sau đó, trước khi tiễn tôi lên xe buýt, cha nhìn tôi và nói:
- Cha muốn cho con xem cái này. - Giọng cha đầy tự hào. Ông mở chiếc túi nhỏ bằng da màu đen có in hình huy hiệu của lính cứu hỏa lấy ra một chiếc huy hiệu bằng bạc sáng lấp lánh.
- Này, con hãy giữ lấy nó. - Nói rồi cha nhẹ nhàng đặt chiếc huy hiệu vào lòng bàn tay tôi.
- R-1522. - Tôi đọc to. - Tôi hiểu chữ ‘R’ có nghĩa là cha tôi đã thực sự nghỉ hưu chứ không bị sa thải như tôi đã lo sợ, còn các con số là số hiệu của cha khi ông còn là một người lính cứu hỏa.
- Đây là tất cả những gì cha có lúc này. Đó là một trong những điều hiếm hoi của cuộc đời này mà cha còn giữ được nguyên vẹn. Không ai có thể cướp nó khỏi tay cha cả. - Cha chỉ vào món đồ vô giá của mình và nói với vẻ đầy tin tưởng. - Một ngày nào đó, con sẽ hiểu.
Tôi gật đầu. Tôi hiểu cha muốn nói gì. Tôi luôn luôn hiểu. Ngày xưa, tôi từng hình dung cha trong bộ đồng phục lính cứu hỏa màu xanh đen thô cứng, oai vệ tiến lên bục cao để nhận chiếc huy hiệu tôn vinh công trạng trước một đám đông cuồng nhiệt gọi tên ông, bên cạnh ông là người vợ xinh đẹp và những đứa con ngoan. Khi còn là một đứa trẻ, tôi đã mơ về ngày cha mình được vinh danh.
Tôi nhìn sâu vào mắt cha và trao lại cho ông chiếc huy hiệu “thành tựu trọn đời”:
- Cha, con thật sự rất tự hào về cha. - Tôi vừa nói, vừa nhìn chiếc huy hiệu. - Con thật sự rất tự hào. - Trong giây phút hiếm hoi, mắt cha tôi sáng lên một niềm hy vọng. Và cũng trong giây phút ngắn ngủi đó, mọi nỗi đau trong ông như tan biến hết.
Trước khi tôi bước lên xe buýt, cha nhìn tôi thật lâu, ông do dự:
- Hãy đi khỏi nơi đây. - Ông nói khẽ. - David ạ, con hãy đi khỏi nơi này càng xa càng tốt. Anh trai Ronald của con đã nhập ngũ, con cũng đến tuổi nhập ngũ rồi. Hãy đi khỏi nơi này đi con. - Cha vỗ nhẹ lên vai tôi. - Hãy làm những điều con muốn. Đừng kết thúc tất cả như cha. - Cha nói với theo khi tôi đã đặt một chân lên xe buýt.
Tôi áp mặt vào cửa xe dõi theo cha cho đến khi bóng ông khuất hẳn vào đám đông người qua lại. Hơn bao giờ hết, tôi chỉ muốn nhảy xuống xe mà ôm chầm lấy cha, nắm lấy tay cha, hoặc chỉ đơn giản là ngồi cạnh cha như cách mà ngày xưa tôi hay ngồi dưới chân khi ông đọc báo vào những buổi tối - như hình ảnh người cha mà tôi biết nhiều năm về trước. Tôi muốn ông là một phần của cuộc đời mình. Tôi muốn có cha. Khi chiếc xe buýt rời khỏi San Francisco, tôi không thể kiểm soát được cảm xúc của mình nữa. Tôi bật khóc. Tôi siết chặt nắm tay lại, những ghìm nén vô bờ chất chứa trong lòng tôi bao năm qua vỡ òa theo tiếng khóc của tôi. Tôi nhận ra cha mình bấy lâu đã phải chịu đựng một cuộc sống cô đơn kinh khủng đến nhường nào. Tôi thành tâm nguyện cầu Đức Chúa sẽ dõi theo ông ấy, che chở ông ấy trong những đêm giá lạnh và bảo vệ ông ấy khỏi những đau đớn, tổn thương. Gánh nặng về những mặc cảm, lỗi lầm lại đè nặng lên vai tôi hơn bao giờ hết. Tôi cảm thấy thật đau buồn vì mọi thứ đã xảy đến trong cuộc đời cha.
Sau lần gặp chú Lee, tôi mường tượng trong đầu rằng có lẽ tôi sẽ mua một ngôi nhà ở Guerneville và đưa cha về sống cùng. Chỉ có như vậy tôi mới có thể giúp cha chữa lành mọi vết thương lòng và chúng tôi có thể ở bên nhau mãi mãi. Nhưng, như mọi khi, tôi hiểu rằng những suy tưởng chỉ có trong mơ và thực tế mới là cuộc sống. Tôi cứ thế khóc hết đoạn đường về nhà Alice.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,330
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Bộ Ba Tiểu Thuyết Tự Thuật Của Dave Pelzer

Postby bevanng » 10 Jun 2018

Vài tháng sau, suốt mùa hè năm 1978, sau hàng chục cuộc phỏng vấn, tôi được nhận vào làm nhân viên bán xe hơi. Nghề bán xe hơi thật sự làm đầu óc tôi vô cùng mệt mỏi. Những viên quản lý mới ngày hôm trước còn lớn tiếng cảnh báo với nhân viên về doanh số bán hàng, thì ngay ngày hôm sau họ lại dùng tiền để khích lệ chúng tôi. Cuộc cạnh tranh rất khốc liệt. Nhưng bằng nhiều cách, tôi luôn vượt doanh số được giao. Nếu có một ngày cuối tuần không làm việc, tôi lại chạy ngay về Duinsmoore để cùng với Paul và Dave thực hiện các trò mạo hiểm trên chiếc xe bốn bánh - chiếc xe tôi mượn của công ty mình làm việc. Một lần nọ, sau khi xem xong một bộ phim về các diễn viên đóng thế ở Hollywood, cả ba chúng tôi đã cùng ngồi quay mặt hết về phía trước còn tôi thì cho xe chạy lùi lại theo một đường thẳng tắp mà không quay nhìn về phía sau. Màn trình diễn của chúng tôi đã làm cho nhiều chiếc xe bị hư hỏng và cả ba đã gặp một chút rắc rối với chính quyền địa phương. Nhưng tôi biết những lần mạo hiểm liều lĩnh của chúng tôi sẽ phải kết thúc khi Paul và Dave trưởng thành và bắt đầu tìm việc làm như tôi, thế nên tôi cũng không mấy bận tâm đến hậu quả.
Một ngày nọ, Dan lái xe chở Paul đến tận nhà Alice tìm tôi để nói với tôi rằng hãy từ bỏ giấc mơ điên rồ trở thành một diễn viên đóng thế của Hollywood. Ông Brazell đã ngồi hàng giờ để phân tích cho tôi thấy tôi đã điên rồ như thế nào. Tôi lúc nào cũng yêu mến Dan. Sau khi đã hứa với Dan là sẽ từ bỏ ý tưởng ngu ngốc của mình, tôi tiễn hai cha con họ ra về. Chẳng hiểu sao tôi lại có cảm giác mình gần gũi với Dan còn hơn cả cha đẻ của mình nữa.
Gia đình Marsh cũng rất chu đáo. Thỉnh thoảng tôi còn giúp Sandra làm công việc nhà; qua những công việc đó, tôi đã học được nhiều điều có thể giúp tôi tự lập hơn. Ông Marsh cũng khuyên tôi nên gia nhập quân đội. Ngay lập tức, tôi nghĩ ngay đến Lực lượng Không quân, nhưng vì mới chỉ là học sinh năm đầu của bậc phổ thông trung học, tôi đã thất bại thảm hại khi tham dự các bài thi năng khiếu.
Mấy tháng hè trôi qua. Tôi sắp bước qua tuổi mười tám, thế nên một ngày nọ tôi quyết định bỏ học bậc phổ thông trung học. Alice giận đến phát điên, nhưng nghề bán xe hơi của tôi đang ở giai đoạn cực thịnh. Trong đội ngũ hơn bốn mươi nhân viên bán hàng, tôi luôn giữ vị trí của một trong năm người dẫn đầu về doanh số bán ra. Nhưng vài tháng sau sinh nhật lần thứ mười tám của tôi, mọi thứ bắt đầu rơi vào suy thoái. Giá xăng dầu tăng đột biến, tiền tiết kiệm của tôi dần cạn kiệt và tôi phải đương đầu với thực tại là mình sẽ không có nơi nào để dung thân.
Để thoát khỏi những ngột ngạt, một hôm Chủ nhật nọ tôi lái chiếc Mustang ’65(42) của mình nhắm thẳng hướng Bắc để tìm về Dòng Sông Nga. Tôi không biết chính xác làm thế nào để đến được đó, tôi chỉ lái xe đi theo bản năng, dựa vào ký ức tuổi thơ của mình mà thôi. Khi nhận ra con đường quen thuộc, tôi liền bẻ lái rẽ vào. Nhìn thấy bóng những ngọn cây tùng bách gỗ đỏ thấp thoáng xa xa, tôi biết mình đã đi đúng hướng. Tim tôi đập mạnh khi cho xe dừng ngay trước siêu thị Safeway xưa cũ. Tôi nhìn chăm chú vào những lối đi mà khi còn nhỏ, tôi từng luẩn quẩn quanh đó dưới chân mẹ. Tôi bước vô siêu thị mua một cây xúc xích Ý và một ổ bánh mì Pháp. Rồi tôi ghé vào một quán rượu bỏ hoang của bãi tắm Johnson và từ từ nhấm nháp bữa trưa. Nơi đây, tôi có thể nghe thấy tiếng sóng rì rầm của Dòng Sông Nga và tiếng kim loại va đập vào nhau khi những chiếc mô-tô ngoại cỡ chạy ngang qua chiếc cầu màu xanh nhỏ hẹp. Tôi thấy lòng bình yên lạ.
(42) Ford Mustang: Dòng ô tô phổ biến của Hãng xe hơi Ford. Đây là dòng xe lâu đời nhất của Ford hiện vẫn còn được sản xuất, mặc dù tên các loại xe thuộc F-Series đã có nhiều thay đổi trong những năm qua.
Để thực hiện được lời thề sẽ đến sinh sống bên bờ Sông Nga xinh đẹp, tôi biết trước tiên tôi phải tìm lại chính mình. Nếu còn để cho quá khứ luẩn quẩn trong lòng, tôi sẽ không thể làm được điều đó. Tôi phải có một bước đột phá. Tôi nhặt hết rác bẳn quanh mình và rời khỏi bến sông. Mặt trời chiếu những tia nắng ấm áp lên vai tôi. Tôi thấy lòng mình ấm lại. Tôi đã có quyết định của mình. Quay lại nhìn dòng sông một lần nữa, tôi chực muốn khóc. Nếu tôi muốn, tôi có thể chuyển đến bến sông này, nhưng tôi biết bây giờ chưa phải lúc. Tôi hít thở thật sâu và nói thật khẽ, cũng là thay đổi lời hẹn ước trọn đời của mình. Tôi sẽ trở lại.
Vài tháng sau, sau khi lấy được bằng phổ cập trung học và hoàn thành một loạt các bài sát hạch và kiểm tra kiến thức, tôi vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Lực lượng Không quân Hoa Kỳ. Chuyện đến tai mẹ, và bà ấy đã gọi cho tôi một ngày trước khi tôi tham gia đợt huấn luyện cơ bản. Giọng của bà ấy lúc này không còn hung tợn như ngày nào, mà chính là giọng nói ngọt ngào của người mẹ thân yêu tôi đã có từ rất lâu. Tôi như nhìn thấy gương mặt mẹ khi bà ấy khóc ở đầu dây bên kia. Bà nói rằng lúc nào bà cũng nghĩ đến tôi và rằng bà ấy không cầu mong gì khác ngoài những điều tốt đẹp nhất đến với tôi. Chúng tôi nói chuyện với nhau hơn một giờ đồng hồ, và tôi cố gắng lóng tai, hy vọng có thể nghe được ba từ quan trọng nhất mà tôi đã ao ước được nghe mẹ nói trong suốt cả cuộc đời mình.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,330
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Bộ Ba Tiểu Thuyết Tự Thuật Của Dave Pelzer

Postby bevanng » 10 Jun 2018

Nghe thấy tôi sụt sịt trong lúc nói chuyện điện thoại, Alice nhẹ nhàng đến bên tôi. Tôi muốn đến bên mẹ. Tôi muốn nhìn thấy khuôn mặt của mẹ với hy vọng sẽ được nghe mẹ nói với tôi ba từ quan trọng ấy. Tôi nhận ra mình thật ngu ngốc, nhưng ít ra thì tôi cũng nên cố gắng. Alice cố hết sức để thuyết phục tôi không đến nhà mẹ. Tận sâu trong lòng, tôi cũng nghĩ rằng mẹ chỉ đang đùa giỡn với tình cảm của tôi mà thôi. Hơn mười tám năm qua, tôi luôn ước ao có được một thứ mà tôi biết rằng mình sẽ chẳng bao giờ có được - đó là tình yêu của mẹ. Alice dang rộng tay ôm chặt tôi vào lòng. Tôi cũng ôm bà thật chặt, lòng chợt nhận ra cuộc tìm kiếm tình yêu thương của tôi cuối cùng đã kết thúc trong vòng tay của một người mẹ nuôi.
Ngày hôm sau, trước khi tôi lên đường, Harold nhìn tôi bằng đôi mắt cương nghị nhưng đầy tình cảm.
- Bây giờ thì phải cố gắng lên nhé, con trai. - Ông nói.
- Thưa vâng, con sẽ cố gắng. Cha sẽ thấy. Con sẽ làm cho mọi người tự hào về con.
Alice mỉm cười.
- Con biết con là ai mà. Con luôn luôn biết điều đó mà. - Bà vừa nói vừa trao cho tôi một chiếc chìa khóa màu vàng. - Đây là nhà của con. Nó đã là nhà của con và sẽ mãi mãi là nhà của con.
Tôi cất chiếc chìa khóa nhà mình vào túi. Sau khi hôn Alice, mẹ tôi, và bắt tay Harold, cha tôi, tôi định nói với họ điều gì đó. Nhưng vào chính khoảnh khắc ấy thì tôi nghĩ không cần bất kỳ một ngôn từ nào cả, vì chúng tôi đều hiểu rõ tình cảm và cảm xúc của nhau - đó là tình yêu thương của một gia đình.
Vài giờ sau đó, khi chiếc Boeing 727 nghiêng mình cất cánh khỏi California, tôi nhắm mắt hồi tưởng lần cuối cùng về thân phận của một đứa trẻ lạc loài. Tôi hồi tưởng về hình ảnh “vị Trung sĩ” Michael Marsh, hình dung ánh mắt ông nhắm thẳng lên bầu trời cao vút mà nói với tôi:
- Nào, chàng phi công Pelzer, suy nghĩ gì đấy?
- Vâng, - tôi đáp lời, - cháu hơi sợ một chút ạ, nhưng cháu sẽ coi đó là bước tiến của cháu. Cháu đã có một kế hoạch lớn. Cháu đang rất quyết tâm, và cháu biết rằng mình sẽ làm được.
Và người thầy đáng kính của tôi nhìn tôi mà cười:
- Tốt lắm, cậu trai nhà Pelzer ạ. Cứ thế nhé.
Ngồi trên chuyến bay đầu tiên của mình, tôi mở mắt thật to nhìn vào khoảng không rộng mở phía trước với vai trò một người đàn ông tên Dave. Tôi mỉm cười. Giờ thì cuộc hành trình bắt đầu rồi đây!
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,330
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Bộ Ba Tiểu Thuyết Tự Thuật Của Dave Pelzer

Postby bevanng » 10 Jun 2018

Lời kết


Tháng 12 năm 1993, Hạt Sonoma, California.
Tôi ngồi một mình. Trời lạnh đến nỗi toàn thân tôi run lên bần bật. Các đầu ngón tay của tôi tê cóng. Những đám mây xám xịt cứ vần vũ trên nền trời. Từ những dãy đồi xa xa, hàng loạt tiếng sấm rên vang cả đất trời vọng lại. Mưa bắt đầu lất phất.
Tôi không mấy quan tâm đến cái lạnh mỗi lúc một thấu xương. Tôi ngồi trên một khúc cây già nua mục nát trên bãi biển trải dài vắng bóng người. Tôi yêu lắm những phút giây được ngắm nhìn cảnh tượng hùng vĩ của những ngọn sóng xanh biếc dũng mãnh xô vào nhau thành một đợt sóng lớn rồi vỗ mạnh vào bờ. Tôi có thể cảm nhận rõ hơi biển mặn chát đang áp chặt lấy người mình.
Trong lòng tôi thấy rất ấm áp. Tôi không còn sợ mỗi khi phải ở một mình nữa. Trái lại, tôi thích được một mình để chiêm nghiệm những gì mình đã trải qua.
Trên cao, đàn chim mòng biển kêu quang quác gọi nhau, chao lượn rồi ào xuống bờ biển tìm thức ăn. Chừng vài phút, cả đàn cất cánh bay lên cao. Một con mòng biển đập cánh phành phạch, chới với tụt lại đằng sau. Càng ra sức đập cánh, nó như càng không thể bắt kịp đàn. Cả đàn vút đi, chỉ còn lại mình nó chao nghiêng lượn lờ sát mặt biển. Thình lình, nó cắm mỏ xuống cát, tập tình trên bàn chân có màng màu cam. Sau một hồi tìm kiếm, nó cũng tìm được một mẩu thức ăn. Bỗng từ đâu một đàn mòng biển lại xuất hiện, bay lượn rồi ùa xuống chỗ con mòng biển yếu ớt kia hòng cướp lấy thức ăn. Con chim đơn độc dường như hiểu được rằng nó không thể bỏ chạy, vậy nên nó cứ đứng đó và cắn mổ chống trả bất cứ con chim nào đến gần. Cuộc chiến sinh tồn chấm dứt, đàn chim tan tác bay đi...
Con mòng biển rít lên một hồi dài như thể tuyên bố mình vừa chiến thắng. Tôi chạnh lòng, nhớ lại khoảng thời gian tăm tối mình đã phải đấu tranh thế nào để có được cái ăn và cho cả sự sống còn khi mang thân phận một đứa con nuôi. Mong muốn được chấp nhận, được yêu thương luôn cháy bỏng trong tôi. Tôi cũng luôn hoài niệm về quá khứ, luôn loay hoay với câu hỏi “tại sao” về mảng đời tăm tối và đau thương mình đã trải qua. Nhưng càng lớn, tôi hiểu mình phải khép lại cánh cửa ấy để mở lối đi riêng cho cuộc sống mới phía trước. Tôi gia nhập Lực lượng Không quân Hoa Kỳ, thực hiện mơ ước của cuộc đời mình là được bay lượn trên bầu trời cao vút. Khi trưởng thành, tôi làm được nhiều điều từng tâm niệm. Tôi cũng đã quay trở về thăm lại mẹ ruột và hỏi bà ấy câu hỏi quan trọng nhất cuộc đời mình: Tại sao?
Nhưng trên hết, tất cả những gì tôi đã trải qua càng khiến tôi thêm yêu thương cuộc sống mình đang có.
Tiếng kêu quang quác của con mòng biển làm tôi chợt tỉnh. Hai bàn tay tôi run lên, nhưng không phải vì lạnh. Tôi khẽ lau nước mắt. Tôi không khóc cho bản thân mình, tôi khóc cho mẹ. Toàn thân tôi run lên. Tôi không thể kìm nén cảm xúc. Tôi khóc cho người cha và người mẹ mà tôi mãi mãi không bao giờ có được vòng tay ấp ủ của họ.
Tôi lặng im, thổn thức khóc như một đứa trẻ.
Tôi nhắm mắt lại, thì thầm cầu nguyện. Tôi cầu xin cho mình được sáng suốt để trở thành một con người mạnh mẽ hơn và tốt đẹp hơn. Khi đứng dậy, đối mặt với mặt biển xanh ngắt, tôi thấy lòng mình thật nhẹ nhàng, tinh trong. Đã đến lúc tôi phải đi tiếp rồi.
Tôi bế Stephen lên xe rồi lái xe đến ngôi nhà thứ hai của mình - vi-la Rio ở Monte Rio. Nét đẹp yên bình của vi-la Rio vẫn luôn khiến tôi ngơ ngẩn.
Nhìn thấy mắt tôi vẫn còn hoe hoe đỏ, thằng bé ôm choàng lấy cổ tôi rồi hỏi:
- Cha có sao không?
Mặc dù mới chỉ là một đứa trẻ, nhưng thằng bé luôn tỏ ra nhạy cảm hơn lứa tuổi của nó. Tôi ngạc nhiên vì đôi khi Stephen còn đọc được cả những cảm xúc sâu kín nhất của tôi. Ngoài việc là một đứa con trai đầy tình cảm, Stephen còn là một trong những người bạn thân nhất của tôi.
Suốt buổi chiều hôm đó, Stephen và tôi cùng đi dọc bờ Dòng Sông Nga. Mùi thơm đậm của gỗ cháy hòa lẫn với hương thơm ngọt ngào của những cây tùng bách gỗ đỏ thoảng trong gió chiều. Mặt nước sông xanh ngắt, trong veo và phẳng lặng. Khi mặt trời dần khuất sau ngọn đồi, hình ảnh phản chiếu của mấy cây thông già trên mặt nước sông càng thêm huyền ảo. Một làn sương mù như tấm chăn trắng mềm từ núi đồi phủ xuống dòng sông. Hai cha con tôi nắm tay lặng im đi bên nhau, cổ họng tôi như nghẹn lại. Tôi thấy mình hạnh phúc quá đỗi.
Bỗng Stephen siết chặt tay tôi:
- Cha ơi, con yêu cha. Chúc mừng Sinh nhật cha.
Nhiều năm trước, tôi chưa bao giờ dám nghĩ đến một mái ấm thật sự. Nhưng ngày hôm nay, tôi đã có được những thứ mà bất cứ ai cũng mơ ước - một cuộc sống, với tình yêu ngập tràn của đứa con trai. Tôi đã có một gia đình thật sự!
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,330
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Bộ Ba Tiểu Thuyết Tự Thuật Của Dave Pelzer

Postby bevanng » 10 Jun 2018

ĐÔI NÉT VỀ TÁC GIẢ


Vượt qua một tuổi thơ u tối và nghiệt ngã, Dave trở thành một sĩ quan Không quân Hoa Kỳ. Trước khi về hưu, ông từng đóng vai trò quan trọng trong một số hoạt động mang tên Just Cause, Desert Shield và Desert Storm. Trong thời gian phục vụ trong không quân, Dave còn hoạt động trong Hội Trẻ vị thành niên và những chương trình khác về “Tuổi trẻ với những nguy cơ” trên toàn bang California.
Những thành tựu đáng kể của Dave đã được thừa nhận bằng nhiều giải thưởng cũng như những nhận xét cá nhân của các cựu Tổng thống Ronald Reagan, George Bush và Bill Clinton. Năm 1990, ông là người được nhận giải thưởng J.C. Penney Golden Rule. Tháng 1 năm 1993, Dave vinh dự được bầu chọn là một trong mười thanh niên xuất sắc của Hoa Kỳ. Tháng 11 năm 1994, Dave là công dân Mỹ duy nhất được trao tặng giải thưởng Thanh niên tiêu biểu nhất của thế giới ở Kobe, Nhật, vì những cống hiến của anh trong lĩnh vực thông tin và ngăn ngừa nạn bạo hành trẻ em cũng như cổ vũ tinh thần và truyền cảm hứng để người khác có được ý chí kiên cường. Dave còn vinh dự được rước đuốc trong Thế vận hội năm 1996.
Dave hiện sống một cuộc sống hạnh phúc ở Rancho Mirage, California, với vợ, con trai Stephen và chú rùa cưng tên Chuck. Những hoạt động vì thanh thiếu niên của Dave Pelzer có thể được tìm hiểu thêm tại website: www.davepelzer.com
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,330
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Bộ Ba Tiểu Thuyết Tự Thuật Của Dave Pelzer

Postby bevanng » 10 Jun 2018

Image

Quyển Kết: Đi Ra Từ Bóng Tối

(The Man Named Dave)


Lời giới thiệu


Bộ ba tự truyện nổi tiếng của Dave Pelzer - câu chuyện khó tin và có giá trị truyền cảm hứng về cuộc đời của chính tác già - đã thu hút sự quan tâm theo dõi của hàng triệu độc giả trên toàn thế giới.
Đi Ra Từ Bóng Tối là phần kết thúc được chờ đợi từ rất lâu trong bộ ba tác phẩm: Không Nơi Nương Tựa (A Child Called “It”), Đứa Trẻ Lạc Loài (The Lost Boy)Đi Ra Từ Bóng Tối (A Man Named Dave). Câu chuyện là hồi kết cho cuộc đấu tranh sinh tồn không ngừng của cậu bé David đáng thương qua bao năm tháng sống trong sự bạo hành về thể xác lẫn tinh thần do chính người mẹ ruột gây ra. Câu chuyện đưa người đọc đi cùng chàng trai tên Dave qua những khúc quanh cuộc đời để trở thành một người đàn ông trưởng thành, đầy khát vọng sống. Giấc mơ cuộc đời, thất bại đắng cay, vinh quang ngọt ngào và hạnh phúc vẹn tròn là những gì người đọc sẽ cảm nhận được bằng những rung cảm chân thật nhất, sâu sắc nhất đàng sau những trang sách sống động của Đi Ra Từ Bóng Tối.
Chàng thanh niên tên Dave sẽ phải đối diện như thế nào trước sự thật rằng cha mình - vị anh hùng trong những giấc mơ thuở bé của cậu - sẽ không còn sống được bao lâu nữa? Cậu sẽ làm gì với tâm nguyện một lần được trò chuyện với cha như bao đứa con trai bình thường khác khi ông thậm chí còn không đủ sức để siết nhẹ bàn tay cậu? Cậu sẽ đối xử như thế nào với người mẹ nghiện ngập, tàn bạo - người đã chối bỏ sự tồn tại của con trai mình và đem đến bao nỗi kinh hoàng cho tuổi thơ của nó? Và cuối cùng, liệu có ai đó để cậu yêu thương, tin tưởng và giúp cậu lấy lại niềm tin vào tình cảm thiêng liêng của gia đình hay không? Đi Ra Từ Bóng Tối sẽ lần lượt giúp người đọc tháo gỡ tất cả những nút thắt ấy, dẫn dắt chúng ta tìm ra câu trả lời cho số phận của Dave, của từng nhân vật trong tác phẩm tự truyện. Và, có thể ở đâu đó trong tác phẩm, người đọc cũng sẽ tìm thấy câu trả lời cho cuộc đời của chính mình - như những ai đã có may mắn được là người đầu tiên đọc và làm công việc chuyển ngữ cho bộ ba tác phẩm này vậy.
Với sự bao dung vô biên và lòng can đảm tuyệt vời, Dave Pelzer đã làm nên một kết thúc hoàn hảo cho bộ ba tự truyện của mình cũng như cho chính cuộc đời của ông. Bằng kết thúc ấy, Dave Pelzer đã minh chứng một cách hùng hồn rằng: Không một thế lực, một xiềng xích nào có thể trói buộc được ý chí của con người. Ý nghĩa lớn lao này thật quý giá biết bao đối với những ai đang trên con đường đi tìm hạnh phúc đích thực trong cuộc sống.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,330
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Bộ Ba Tiểu Thuyết Tự Thuật Của Dave Pelzer

Postby bevanng » 10 Jun 2018

Lời cảm ơn


Xin được trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến những người đã giúp đỡ tôi hoàn thành quyển sách này:
Xin chân thành cảm ơn Irene Xanthos, Lori Golden, Ronnie O’Brien, Jane Barone, Joy Fauver, Doreen Hess… vì đã thực sự đặt lòng tin vào tác phẩm của tôi ngay từ những ngày đầu.
Xin gửi lời cám ơn đến Peter, Terri, Kim và Bob; dù gặp rất nhiều khó khăn, nhưng họ đã giúp tôi trở thành tác giả viết sách bán chạy nhất của thời báo New York Times.
Xin cảm ơn Youngsuk Chi, người bạn thân thiết của tôi, “một chuyên gia về sách” vì những lời cố vấn, sự nhiệt tình và cả sự tin tưởng mà anh đã dành cho tôi trong suốt quá trình cố gắng nỗ lực để vươn tới sự xuất sắc của mình.
Xin gửi lời cảm ơn đặc biệt dành cho ông chủ và toàn thể nhân viên quán cà phê Bazaar ở hạt Sonoma vì đã cho phép tôi và Marsha “cắm rể” ở đó hàng giờ, phục vụ chúng tôi món cà phê mocha tuyệt vời để chúng tôi có thể tỉnh táo làm việc tới tận đêm khuya.
Xin cám ơn Cathy Lewis và Nancy Graves ở khu nhà Carmel đã cho tôi trú chân qua những cơn giá rét.
Một lời cảm ơn đặc biệt khác xin dành cho một tổ chức trước đây từng được biết đến với tên The Hogs Breath Inn of Carmel. Tôi chân thành biết ơn Tim, Joyce, Lana và tất cả những người khác trong nhóm công tác vì đã dành cho tôi một không gian giữa thị trấn xinh đẹp và yên bình của các bạn để tôi có thể cống hiến hết mình cho công việc.
Tôi cũng xin gửi lời cám ơn tới nhạc sĩ Pat Metheny, người đã mang đến những giai điệu âm vang và tạo cảm hứng cho tôi trong suốt ba tập của bộ sách.
Xin cám ơn Marsha, nhà biên tập thiên tài của Dự án Donohoe Publishing vì những cống hiến mà cô đã dành cho từng câu, từng chữ trong mỗi trang của cuốn sách này.
Xin gửi tới tất cả nhân viên của Dutton Plume lòng biết ơn chân thành của tôi bởi sự chuyên nghiệp, lòng tốt và niềm tin mạnh mẽ ràng tôi thật sự có thể trở thành một tác già tài năng của các bạn. Đặc biệt, xin cảm ơn tổng biên tập Brian Tart vì sự tin tưởng, tình cảm chân thành, sự quan sát kỹ lưỡng đến từng chi tiết cũng như lòng kiên trì mà anh đã dành cho tôi. Cũng xin được cảm ơn Mary Ellen O’Boyle, người đã thiết kế trang bìa thật ấn tượng cho cuốn sách của tôi. Cám ơn tất cả các bạn, những thành viên của Dutton Plume, những người đã khiến tôi trở thành một thành viên trong gia đình các bạn.
Cuối cùng, xin gửi lời cám ơn nồng nhiệt tới hàng triệu độc giả - những người đã yêu quý Không Nơi Nương TựaĐứa Trẻ Lạc Loài. Tôi mãi mãi biết ơn các bạn. Có thể các bạn không nhận ra nhưng chính các bạn đã khiến thế giới này ngày một tốt đẹp hơn.
- Dave Pelzer

Lời tác giả


Tên một số nhân vật trong quyển sách này đã được thay đổi để giữ bí mật đời tư của họ.
Cũng giống với hai quyển đầu trong bộ ba tự truyện của tôi là Không Nơi Nương TựaĐứa Trẻ Lạc Loài, quyển sách thứ ba này được viết bằng sắc thái ngôn ngữ của riêng tôi, phản ánh những góc nhìn từ quan điểm của cá nhân tôi về khoảng thời gian đen tối tôi đã trải qua.
Tôi không viết quyển sách này với mục đích trả đũa hay khai lại bất kỳ sự hận thù nào. Tôi chỉ muốn kể lại những gì đã xảy ra trong cuộc đời tôi và những trải nghiệm mà tôi đã cảm nhận và học được.

ĐÔI NÉT VỀ TÁC GIẢ


Vượt qua một tuổi thơ u tối và nghiệt ngã, Dave trở thành một sĩ quan Không quân Hoa Kỳ. Trước khi về hưu, ông từng đóng vai trò quan trọng trong một số hoạt động mang tên Just Cause, Desert Shield và Desert Storm. Trong thời gian phục vụ trong không quân, Dave còn hoạt động trong Hội Trẻ vị thành niên và những chương trình khác về “Tuổi trẻ với những nguy cơ” trên toàn bang California.
Những thành tựu đáng kể của Dave đã được thừa nhận bằng nhiều giải thưởng cũng như những nhận xét cá nhân của các cựu Tổng thống Ronald Reagan, George Bush và Bill Clinton. Năm 1990, ông là người được nhận giải thưởng J. C. Penney Golden Rule. Tháng 1 năm 1993, Dave vinh dự được bầu chọn là một trong mười thanh niên xuất sác của Hoa Kỳ. Tháng 11 năm 1994, Dave là công dân Mỹ duy nhất được trao tặng giải thưởng Thanh niên tiêu biểu nhất của Thế giới ở Kobe, Nhật, vì những cống hiến của anh trong lĩnh vực thông tin và ngăn ngừa nạn bạo hành trè em cũng như cổ vũ tinh thần và truyền cảm hứng để người khác có được ý chí kiên cường. Dave còn vinh dự được rước đuốc trong Thế vận hội năm 1996.
Dave hiện sống một cuộc sống hạnh phúc ở Rancho Mirage, California, với vợ, con trai Stephen và chú rùa cưng tên Chuck. Những hoạt động vì thanh thiếu niên của Dave Pelzer có thể được tìm hiểu thêm tại website: www.davepelzer.com
Dave sinh ngày 29/12/1960, là con trai thứ hai trong gia đình có năm người con trai. Tuy nhiên, mọi thứ trở nên vô cùng tồi tệ khi David bắt đầu bị mẹ ruột của mình hành hạ từ năm lên 4 tuổi. Sự ngược đãi mà Dave Pelzer phải chịu đựng nghiêm trọng đến mức nó đã trở thành một trong những trường hợp ngược đãi trẻ em tồi tệ nhất được biết đến ở Mỹ.
Với khát khao làm được điều gì đó trong đời, Dave quyết tâm chấp nhận mọi nghịch cảnh và càng mạnh mẽ hơn khi vươn lên từ trong bất hạnh. Dave đã đi nhiều nơi để khơi dậy niềm hy vọng cho rất nhiều người. Dave đã được nhận thư tuyên dương từ các Tổng thống Reagan, Bush, Clinton. Năm 1994 Dave là người Mỹ duy nhất được bình chọn là một trong 10 thanh niên xuất sắc của thế giới. Tác phẩm của Dave tạo được sự quan tâm sâu sắc trong dư luận và trở thành nguồn khích lệ quan trọng để nhiều nạn nhân vươn lên và công khai “bí mật” của mình ra thế giới, trong số đó có nữ tác giả Jane Elliott với tác phẩm tự truyện “Người tù bé nhỏ” nổi tiếng, trở thành cuốn sách bán chạy số 1 nước Anh năm 2005.
“Pelzer… đã truyền cảm hứng cho tất cả chúng ta. Anh là minh chứng sống cho việc bất kỳ ai trong chúng ta cũng có thể cải thiện bản thân mình cho dù gặp phải khó khăn thế nào chăng nữa.”
- Jack Canfield

DAVE PELZER
ĐI RA TỪ BÓNG TỐI
A Man Named Dave


“Dave Pelzer đã mang lại cho chúng ta một kết thúc mong đợi cho bộ ba tự truyện về lòng dũng cảm và sự kỳ diệu này… Thật mạnh mẽ và đầy lửa.”
- Richard Paul Evans, tác giả của loạt sách bản chạy nhất The Christmas box và A perfect day (theo New York Times)
Ngay cả khi đã được cứu thoát, cuộc sống của Dave vẫn bị ám ảnh bởi ký ức từ những năm tháng còn là đứa trẻ bị người mẹ xem như một thứ đồ vật, bị hành hạ tàn bạo và phải nằm co ro trong xó xỉnh nhà mình. Với khát khao làm được điều gì đó trong đời, Dave quyết tâm chấp nhận mọi nghịch cảnh và càng mạnh mẽ hơn khi vươn lên từ trong bất hạnh.
Dave Pelzer đã dẫn dắt chúng ta trải qua một cuộc hành trình khám phá những phương cách mà một cậu bé vô danh lạc lối cuối cùng có thể tìm được bản thân mình trong trái tim và tâm hồn của một người tự do.
- Jack Canfield, đồng tác giả của loạt sách Chicken Soup for the Soul.
Last edited by bevanng on 10 Jun 2018, edited 1 time in total.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,330
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Bộ Ba Tiểu Thuyết Tự Thuật Của Dave Pelzer

Postby bevanng » 10 Jun 2018

CHƯƠNG 1 KẾT THÚC


Ngày 4 tháng 3 năm 1973
Thành phố Daly, California


Tôi sợ hãi. Chân tôi lạnh buốt và bụng kêu gào vì đói. Trong bóng tối của cái ga-ra, tôi chăm chú căng tai lắng nghe từng tiếng động nhỏ nhất từ phía phòng của mẹ ở trên lầu, từng tiếng cót két mỗi khi bà trở mình. Tôi thậm chí còn có thể biết được bà đang ngủ hay chuẩn bị tinh giấc qua những tiếng ho khan của bà. Tôi mong bà không bị tinh giấc bởi chính những tiếng ho của mình. Tôi ước mình có thêm một chút thời gian. Chi còn vài phút là một ngày tồi tệ nữa lại bát đầu. Tôi nhắm mắt lại và lẩm bẩm nhanh một lời cầu nguyện, mặc dù tôi biết rõ Chúa chẳng mấy yêu quý mình.
Bởi tôi chẳng xứng đáng làm một thành viên của “Gia đình”, nên tôi phải ngủ trên một cái cũi cũ kỹ, xấu xí và thậm chí chẳng có lấy một cái chăn. Tôi cuộn tròn như một quả bóng để cố giữ cho cơ thể càng ấm càng tốt. Tôi lấy áo sơ mi trùm kín đầu, hy vọng hơi thở của mình sẽ giúp mặt và tai ấm hơn một chút. Tôi kẹp hai tay vào giữa hai chân, có khi kẹp vào nách để bớt lạnh. Bất kỳ lúc nào đủ dũng khí và biết chắc ràng mẹ đã ngủ rất say, tôi mới dám trộm một cái giẻ rách từ đống đồ dơ quấn chặt quanh chân để giữ ấm. Tôi làm mọi thứ để có thể ấm hơn một chút.
Giữ ấm được nghĩa là sống sót.
Cả tinh thần lẫn thể chất của tôi đều rã rời. Phải mất hàng mấy tháng trời tôi mới có thể thoát khỏi những cơn ác mộng. Dù có cố thế nào đi chăng nữa, tôi vẫn không tài nào ngủ lại được. Toàn thân tôi tê cóng. Đầu gối tôi rung lên bần bật. Tôi khẽ cọ hai bàn chân vào nhau, lòng vẫn nơm nớp lo sợ nếu gây ra bất cứ tiếng động nào thì mẹ cũng sẽ nghe thấy. Tôi không được phép làm bất kỳ điều gì nếu không có lệnh trực tiếp của bà. Thậm chí ngay cả khi tôi biết bà đã chìm lại vào giấc ngủ, tôi vẫn có cảm giác bà đang kiểm soát tôi.
Mẹ vẫn luôn như vậy.
Đầu óc tôi bắt đầu quay cuồng khi cố nhớ lại quá khứ. Tôi biết rằng để sống sót, tôi phải tìm những lời giải đáp ngay trong quá khứ của mình. Ngoài giải pháp để có cái ăn, để được sưởi ấm, để được sống sót, việc tìm hiểu lý do vì sao mẹ lại đối xử với tôi như vậy cũng sẽ chi phối rất nhiều đến cuộc sống của tôi.
Nhưng ký ức đầu tiên của tôi về mẹ chỉ là những lời chửi mắng và nỗi khiếp đảm. Năm tôi lên bốn, chỉ cần nghe giọng nói của bà thế nào là tôi có thể biết ngày hôm ấy của tôi sẽ ra sao. Bất cứ khi nào bà tỏ ra kiên nhẫn và độ lượng, bà chính là “Người mẹ hiền”; nhưng mỗi khi bà nổi giận và điên tiết với mọi thứ, thì bà chính là “Mẹ” - một người mẹ lạnh lùng, vô cảm, sẵn sàng hành hạ tôi bằng những cách không ai có thể ngờ được. Tôi lúc nào cũng nơm nớp lo sợ sẽ làm bà phật lòng, thậm chí tôi còn chẳng dám vào nhà vệ sinh nếu không xin phép bà trước.
Dù còn rất bé, nhưng tôi cũng nhận ra rằng càng uống rượu nhiều, mẹ càng thay đổi nhanh và để con người thứ hai kiểm soát mình hoàn toàn. Một buổi chiều Chủ nhật nọ, lúc đó tôi mới năm tuổi, trong lúc say khướt, bà đã tấn công và vô tình làm gãy tay tôi. Ngay khi nhận ra mọi chuyện, mắt bà mở thao láo như hai đồng đô-la bạc. Mẹ biết bà đã đi quá đà. Bà biết bản thân mình đã mất kiểm soát. Sự việc đó không còn đơn giản như những cái tát, những cú đấm hay những lần tôi bị ném xuống cầu thang trước đây.
Nhưng sau đó, mẹ vạch ngay một kế hoạch để che giấu mọi chuyện. Sáng hôm sau, khi đưa tôi đến bệnh viện, bà khóc và nói với bác sĩ là đêm hôm qua, tôi bị ngã từ trên giường tầng xuống sàn. Mẹ liên tục khẳng định là bà đã cố gắng hết sức để đỡ tôi nhưng không kịp, và bà sẽ không bao giờ có thể tha thứ cho mình vì đã phản ứng quá chậm khiến tôi ra nông nỗi này. Vị bác sĩ thậm chí chẳng thèm đoái hoài gì đến những điều mẹ nói. Lúc tôi và mẹ về nhà, cha cũng chẳng thắc mắc gì với câu chuyện lạ lùng mẹ kể mặc dù ông là một người lính cứu hỏa được trang bị kiến thức y học hẳn hoi.
Sau đó mẹ còn ôm chặt tôi vào lòng, và tôi hiểu rằng tốt hơn hết là đừng bao giờ nghĩ đến chuyện để lộ bí mật này ra. Tuy vậy, chẳng hiểu sao tôi nghĩ rằng rồi đây mọi việc sẽ trở lại như trước kia - khoảng thời gian tôi hạnh phúc bên mẹ. Tôi vẫn luôn tin rằng thế nào mẹ cũng sẽ thoát khỏi những cơn say và con người hiện tại trong mẹ sẽ không bao giờ xuất hiện nữa. Ngồi đung đưa trong vòng tay mẹ, suy nghĩ non nớt của một đứa trẻ bốn tuổi trong tôi cứ nghĩ rằng thế là những chuyện tồi tệ nhất đã qua, và chắc chắn mẹ sẽ thay đổi.
Thế nhưng điều duy nhất thay đổi chính là cường độ những cơn thịnh nộ của mẹ và những bí mật luôn được giữ kín trong mối quan hệ giữa tôi và mẹ. Đến năm tôi tám tuổi, mọi người trong nhà không còn gọi tên tôi nữa. Thay vì gọi tôi là “David”, bà luôn dùng từ “Thằng nhóc”. Nhưng “Thằng nhóc” có vẻ hơi dài dòng, nên cuối cùng bà quyết định gọi tôi là “Nó”. Bởi không còn được thừa nhận là thành viên trong “Gia đình” nữa, nên tôi bị tống ra sống trong ga-ra và ngủ lại đó. Mỗi ngày, nếu tôi không ngồi thu lu dưới chân cầu thang, thì tôi cũng phải làm tất cả việc nhà như một tên nô lệ. Nếu không hoàn thành nhiệm vụ mẹ giao trong thời gian mẹ yêu cầu, không những tôi sẽ bị đánh mà còn bị bỏ đói nữa. Đã nhiều lần mẹ không cho tôi ăn chút gì trong suốt hơn một tuần. Trong những trò chơi mẹ nghĩ ra, mẹ đặc biệt thích dùng thức ăn như một thứ vũ khí lợi hại để trừng phạt tôi.
Càng đối xử kỳ quái với tôi bao nhiêu, mẹ càng nghĩ ra nhiều cách để che đậy nhưng trò chơi đó bấy nhiêu. Như lần dí tay tôi vào bếp ga, bà đã nói với các thầy cô của tôi rằng do tôi nghịch diêm nên bị bỏng. Và khi bà dùng dao đâm vào ngực tôi, bà bảo với những người anh em khác của tôi rằng tôi đã tấn công bà trước.
Trong nhiều năm trời, tôi chấp nhận làm bất kỳ điều gì để tiếp tục sống sót dưới bàn tay khắc nghiệt của mẹ. Trước khi bị đánh, tôi gồng mình kéo căng người để bớt đau. Nếu mẹ bỏ đói tôi, tôi sẽ ăn trộm thức ăn, thậm chí có thể bới thùng rác mà ăn. Khi mẹ đổ thứ nước xà phòng rửa bát màu hồng vào đầy miệng tôi, tôi sẽ không nuốt mà ngậm trong miệng, đợi mẹ không để ý, tôi sẽ phun ra ở đống rác dưới ga-ra. Đối với tôi, không gì ý nghĩa bằng việc tìm ra cách để chống lại mẹ. Chính những chiến thắng nhỏ bé đó đã giúp tôi tiếp tục sống.
Tôi chỉ có thể thoát khỏi cuộc sống đau thương bằng cách bấu víu vào những giấc mơ. Mỗi khi ngồi ở chân cầu thang trong tư thế đầu ngửa ra sau, tôi lại thấy như mình đang bay giữa không trung như vị anh hùng Siêu nhân của tôi vậy. Cũng như Siêu nhân, tôi tin rằng mình có hai tính cách. Clark Kent (1) chính là tôi - một đứa trẻ bị mọi người gọi là “Nó”, một kẻ bị ruồng bỏ, phải ăn thức ăn thừa lượm lặt ở bãi rác, bị cười nhạo và bị cô lập với thế giới xung quanh. Nhưng lúc tôi nằm sóng soài trên sàn bếp, người mỏi nhừ không thế bò đi được nữa, tôi biết mình là Siêu nhân. Tôi biết mình có một thứ sức mạnh phi thường, một khả năng tiềm ẩn mà không ai khác có thể nhận ra. Tôi tin rằng nếu Mẹ có dùng súng bắn vào tôi thì khi viên đạn chạm vào ngực tôi, chắc chắn nó cũng sẽ dội ngược ra mà thôi. Dù mẹ có nghĩ ra trò quái gở gì đi nữa, dù mẹ có hành hạ tôi tàn bạo thế nào đi nữa, tôi cũng sẽ chiến thắng; tôi sẽ tiếp tục sống. Những lúc không thế chịu đựng được hơn nữa những đau đớn về thể xác và sự trống trải trong lòng, tôi lại nhắm mắt và bay bổng với những giấc mơ đó.
(1) Clark Kent: Là tên mà siêu nhân (nhân vật chính trong bộ truyện tranh cùng tên của nhà văn Jerry Siegel và họa sĩ Joe Shuster) sử dụng để hòa nhập vào đời sống hàng ngày.
Last edited by bevanng on 10 Jun 2018, edited 1 time in total.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,330
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Bộ Ba Tiểu Thuyết Tự Thuật Của Dave Pelzer

Postby bevanng » 10 Jun 2018

Chỉ vài tuần sau sinh nhật lần thứ mười hai của tôi, Cha và Mẹ ly hôn. Siêu nhân biến mất. Nguồn nội lực của tôi cũng tiêu tan. Ngày hôm đó tôi biết mẹ sẽ giết tôi mất - nếu không phải là ngày thứ Bảy đó thì cũng sẽ là một ngày khác, sớm thôi. Cha đi rồi sẽ không còn gì có thể ngăn mẹ được nữa. Mặc dù suốt nhiều năm trời, có những lúc mẹ ép tôi nuốt cả muỗng ammoniac thì cha chỉ ngồi yên nhấp rượu, hay những lúc bà đánh tôi đến bất tỉnh thì cha cũng chỉ đứng đấy nhún vai, nhưng dẫu sao thì tôi vẫn cảm thấy an toàn hơn khi có cha ở nhà. Sau khi thấy mẹ vứt toàn bộ đống đồ đạc nghèo nàn của cha xuống đường rồi lái xe đi mất, tôi siết chặt hai tay và thầm cầu nguyện: “… Xin Chúa hãy giải thoát con khỏi địa ngục. Amen”.
Chuyện đó xảy ra gần hai tháng trước, và Chúa cũng chưa bao giờ ngó ngàng đến những lời cầu nguyện của tôi. Giờ đây, khi ngồi run rẩy trong bóng tối lạnh lẽo của cái ga-ra, tôi biết mọi thứ sắp đến hồi kết. Tôi khóc bởi tôi không có chút can đảm hay sức mạnh nào để chống lại mẹ. Tôi quá mệt mỏi. Tám năm liên tục bị hành hạ đã rút cạn hoàn toàn sinh lực của tôi. Tôi lại siết chặt hai tay và thầm cầu nguyện sao cho khi mẹ giết tôi, bà hãy rủ lòng thương mà ra tay thật nhanh.
Tôi bắt đầu cảm thấy như mình đang mê sảng. Càng cầu nguyện, tôi càng thấy mình đang chìm nhanh vào giấc ngủ. Đầu gối tôi thôi không run nữa. Các ngón tay cũng dần thả lỏng ra. Trước khi không còn biết gì nữa, tôi tự nhủ: “Chúa ơi… nếu Người nghe thấy lời con, xin Người hãy mang con đi. Làm ơn, làm ơn hãy mang con đi ngay ngày hôm nay”.
Tôi vẫn căng tai, rướn mình dõi theo những tiếng động nhỏ nhất ở nhà trên. Tôi có thể nghe thấy tiếng sàn nhà cọt kẹt như đang oằn mình vì trọng lượng của mẹ. Tôi còn nghe thấy tiếng ho khan của bà. Tôi có thể hình dung cảnh Mẹ cúi gập người, mặt đỏ ngầu và ho như thế bật cả phổi ra ngoài do nghiện thuốc lá nặng nhiều năm cùng lối sống bê tha của bà. Ôi Chúa ơi, sao con ghét tiếng ho ấy đến thế.
Trời tờ mờ sáng. Tôi rùng mình. Cảm giác ớn lạnh chạy dọc sống lưng khiến cơn buồn ngủ trong tôi nhanh chóng tan biến. Tôi mong sao thời gian ngủ mỗi tối cứ kéo dài vô tận. Ở đây, trong cái nhà xe tăm tối và lạnh lẽo này, tôi thấy an toàn hơn ở ngoài kia. Tôi lầm rầm nguyền rủa Chúa đã không rủ lòng thương mà mang tôi đi. Người chưa bao giờ đáp lại những lời cầu nguyện của tôi, ngay cả lời nguyện cầu được giải thoát mãi mãi khỏi cuộc sống u tối này. Đã rất nhiều lần, và ngay cả lúc này đây, tôi chỉ mong sao mình chết quách đi cho rồi. Tôi không còn chút sức lực nào để sống trong ngôi nhà quái quỷ này thêm một ngày nào nữa. Thậm chí tôi còn không dám tưởng tượng mình sẽ chịu đựng thêm một ngày nào những trò hiểm độc của bà ấy. Tôi gục xuống và bật khóc. Răng tôi cắn chặt môi đến tứa máu để tránh tiếng nấc bật lên thành tiếng.
Nước mắt cứ thế chảy dài. Tôi đã từng mạnh mẽ biết nhường nào, nhưng giờ đây tôi cảm thấy mình không thể chịu đựng thêm được nữa, dù chỉ là một giây.
Tiếng bước chân nặng trịch của Mẹ đưa tôi về với thực tế phũ phàng. Tôi cố lau hết nước mắt nước mũi đang chảy tèm nhèm trên mặt. Tôi không bao giờ cho phép mình được thể hiện dù chỉ một dấu hiệu nhỏ của sự yếu đuối. Tôi hít một hơi thật sâu để trấn tĩnh và nhìn chằm chằm về phía cửa. Tôi đan chặt hai tay vào nhau, mắt mở to đờ đẫn, miệng lầm bầm như kẻ mê sảng. Một ngày mới lại bắt đầu. Tại sao? Tôi nhắm mắt nén tiếng thở dài. Chúa ơi, lý do của Ngài là gì? Tại sao? Tại sao tôi vẫn còn sống?
Qua mấy song cửa hẹp, tôi thấy mẹ loạng choạng bước ra khỏi phòng. Phải đi ngay! Tôi lầm bầm. Đi thôi! Chỉ còn vài giây nữa thôi là tôi phải có mặt ở nhà trên để bắt đầu làm việc nhà.
Tôi đứng dậy, mò mẫm trong bóng tối, cố tìm cái công tắc đèn. Đang quờ quạng, tôi vấp phải chân chiếc cũi và ngã đập mặt xuống nền xi-măng lạnh cứng. Đầu óc tôi choáng váng. Tôi nhắm nghiền mắt, cắn răng để dằn lại con đau. Nước mắt chực ứa ra. Ước gì tôi có thể bất tỉnh ngay bây giờ… Nỗi uất nghẹn như muốn đạp tung lồng ngực tôi…
Nghe thấy tiếng bước chân mẹ đang tiến gần về phía nhà tắm, tôi hoảng hồn lồm cồm bò dậy. Bằng mọi giá, tôi phải cố! Tôi mò bật công tác đèn rồi vội vàng vồ lấy cái chổi và chạy thục mạng về phía cầu thang. Nếu tôi có thể quét xong cầu thang trước khi Mẹ bắt gặp tôi, thì bà sẽ không có cớ cho tôi vài cái tát vì lý do trễ nãi. Vậy là mình sẽ thắng. Tôi mỉm cười tự nhủ. Nào, đi thôi! Cố lên! Nhưng dường như tôi không thể kiểm soát được nhịp thở của mình nữa. Những luồng suy nghĩ cứ lướt xoèn xoẹt trong tâm trí, nhưng cơ thể tôi lại cứng đờ. Hai chân tôi tê cứng. Các đầu ngón tay lạnh buốt và hoàn toàn mất cảm giác. Mọi thứ trước mắt tôi cứ chập chờn, méo mó.
Tôi gượng người với tay bám vào thanh vịn bằng gỗ để cố lê lên cầu thang. Mình sắp giành chiến thắng rồi. Tôi tự nhủ. Mình sắp làm được rồi! Có tiếng giật nước ùng ục ở tầng trên. Tôi càng hấp tấp sải nhanh chân. Tôi bám chặt hai tay vào thanh vịn cầu thang. Tôi thầm cười trong bụng. Tôi sắp sửa đánh bại bà ấy rồi. Nhưng rồi một cảm giác trơn tuột miết lấy hai lòng bàn tay tôi. Tôi loạng choạng vì mất đà. Cả người tôi bắt đầu lào đào. Cái tay vịn! Phải nắm lấy cái tay vịn! Tôi tự nhủ. Nhưng dù tôi có cố gắng thế nào đi nữa thì tôi vẫn không thể kiểm soát được tình huống lúc đó.
Mọi thứ xung quanh tôi vụt tối.
Rồi đột nhiên tôi thấy một ánh nhìn sắc lẻm trừng trừng xoáy sâu vào tôi. Mặc dù mọi thứ xung quanh vẫn đang mờ ảo như giữa một đám sương mù dày đặc, nhưng rõ ràng là tôi có thể nhận thấy có bóng người đang đứng phía trên nhìn xuống tôi, giọng nói cứ vang vang: “… bây giờ là mấy giờ?”.
Tôi lắc mạnh đầu để tỉnh táo lại. Bất giác, tôi cứ nghĩ mình đang nhìn thấy một thiên thần được gửi xuống để mang tôi đi.
Nhưng rồi tiếng ho sù sụ đáng sợ của mẹ ngay lập tức phá tan mọi ảo tưởng của tôi.
- Tao hỏi: Bây giờ là mấy giờ? - Bà gằn giọng. Giọng nói của mẹ khiến tôi muốn tè ra quần. Đó là một thứ âm thanh gầm gừ hiểm độc nhưng vẫn nhỏ nhẹ đủ để không làm những đứa con quý hóa của bà thức giấc.
- Lên đây ngay! Ngay bây giờ! - Bà vừa trừng mắt hét lên vừa bẻ tay răng rắc.
Tôi luống cuống gượng dậy. Càng hối hả, hai chân tôi càng tự đá vào nhau nhiều hơn, khiến tôi mỗi lúc một quờ quạng và chới với trên mỗi bậc thang.
- Mang bạn của mày theo nữa chứ! - Bà lại hét lên.
Tôi không hiểu ý của mẹ lắm. Tôi nhìn quanh, rồi quay lại nhìn Mẹ.
- Cái chổi, đồ ngu. Mang nó theo!
Tôi nhanh tay chộp lấy cái chổi rồi khập khiễng leo lên cầu thang. Cứ mỗi bước đi, trong đầu tôi lại nhoang nhoáng những suy tính để có thể chống lại bất cứ trò gì mà mẹ sắp nghĩ ra. Tôi tự nhắc mình phải thật tập trung. Tôi biết bà sẽ dùng cái chổi để làm vũ khí, có thể là đánh vào ngực hoặc vào mặt tôi. Trước giờ, những khi chỉ có tôi và mẹ, bà vẫn thường dùng cán chổi đánh thẳng vào sau đầu gối tôi. Và nếu bà bắt tôi theo bà vào nhà bếp, thì hậu quả sẽ còn thê thảm hơn rất nhiều - tôi sẽ không thể đi bộ đến trường, chứ đừng nói đến chạy.
Vừa bước qua những bậc thang cuối cùng, ngay lập tức tôi chuẩn bị tư thế “sẵn sàng chịu phạt”: đứng thẳng, đầu cúi gằm và hai tay áp chặt vào hai bên sườn. Tôi không dám có bất kỳ cử động gì, dù là chớp mắt, nhìn mẹ hay thậm chí là thở nếu không có sự cho phép của bà.
- Hãy nói đi, hãy nói Mẹ thật ngu ngốc đi. - Mẹ chồm người sát vào tôi, nghiến răng nói khẽ. Tôi co rúm lại khi nghĩ đến cảnh bà sẽ cắn một miếng vào tai tôi. Đó cũng là một trò chơi mẹ ưa thích. Mẹ muốn thử xem tôi có chùn bước, nao núng hay không. Tôi không dám nhìn lên hay liếc ra đàng sau. Mấy đầu ngón chân của tôi bấu chật vào nền nhà, tôi chỉ mong sao bà đừng đẩy tôi ngã xuống cầu thang thẳng đứng… ít nhất là trong ngày hôm nay…
- Nào, nói đi chứ. Nói đi. - Giọng mẹ trở nên khẩn khoản một cách đáng ngờ. Đầu óc tôi quay mòng mòng. Tôi không hiểu gì cả. Có phải mẹ vừa mới cho phép tôi nói không? Tôi hoàn toàn không thể hiểu bà muốn gì ở tôi. Dù nói hay không thì tôi cũng sẽ rơi vào bẩy của bà. Tôi cúi gằm mặt nhìn mấy đầu ngón chân lấm bẩn ngọ nguậy, chẳng biết mình nên làm gì trong tình huống này.
Mẹ bất ngờ dùng tay ấn mạnh vào cằm tôi, nâng mặt tôi lên đối diện với bà. Hơi thở nồng nặc của bà khiến bụng dạ tôi nôn nao khó chịu. Tôi phải rất cố gắng để không bị bất tỉnh bởi thứ mùi kinh khủng đó. Mặc dù bà cấm không cho tôi đeo kính khi ở nhà, nhưng tôi vẫn có thể nhìn thấy gương mặt sưng húp, đỏ gay của mẹ. Mái tóc mượt mà, óng ả một thời của mẹ giờ đây trông bóng nhẩy và bện dọc theo gương mặt.
- Con nghĩ là mẹ ngu ngốc đến mức nào? Hãy nói mẹ nghe xem, chính xác là mẹ ngu ngốc đến mức nào?
Tôi rụt rè ngẩng đầu lên, lắp bắp:
- M… mẹ ạ?
Ngay lập tức, hơi thở của mẹ như một ngọn lửa phừng phục táp vào mặt tôi:
- Kẻ quái quỷ nào cho phép mày nói vậy hả? Lại còn dám nhìn tao nữa cơ đấy! - Mẹ rít lên và dang tay tát thẳng vào mặt tôi.
Tôi loạng choạng. Ôi Chúa ơi, tôi tự nhủ, tôi đã không thấy trước được điều này. Điều gì đang xảy ra với tôi vậy chứ? Tôi luôn biết trước khi nào mẹ đánh tôi khi thấy bà đưa tay ra sau lấy đà, không hiểu sao lần này tôi lại quá chậm chạp như thế. Mẹ kiếp, David, tập trung nào! Suy nghĩ đi!
Mẹ lại gầm lên:
- Khi nào mày mới bắt đầu làm việc nhà thế? Có vấn đề gì với mày à? Tao cá là mày nghĩ rằng tao ngu! Mày nghĩ mày có thể trốn thoát cùng với những thứ khốn kiếp mà mày đang mong ước phải không? - Mẹ lắc đầu. - Tao không phải là người làm đau mày. Là chính mày. Chính mày lựa chọn điều đó. Mày biết mày là ai - là thứ gì, và mày có thân phận gì trong cái nhà này.
Nếu mày muốn được ăn, thì đơn giản thôi, mày phải làm chính xác theo những gì mày được sai bảo. Nếu mày không muốn bị phạt, tốt nhất là hãy tránh xa các rắc rối. Mày biết rõ điều đó mà. Tao đối xử với mày không có gì khác so với mọi người. Nhưng đơn giản là mày không chịu nghe lời. - Mẹ dừng lại để lấy hơi. Ngực bà phập phồng, hơi thở bắt đầu khò khè. Tôi biết điều gì sẽ diễn ra tiếp theo. Tôi ước mẹ cứ xông tới và đánh tôi cho xong.
Last edited by bevanng on 10 Jun 2018, edited 1 time in total.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,330
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Bộ Ba Tiểu Thuyết Tự Thuật Của Dave Pelzer

Postby bevanng » 10 Jun 2018

Giọng bà lại ré lên: - Mày thấy tao có đáng thương không? Tao rất buồn ngủ, nhưng tao phải ở đây với mày. Mày là kẻ đáng khinh, rác rưởi! Một tên khốn! Mày nên biết thân phận của mày. Mày không phải là một con người mà chỉ là một thứ gì đó để làm những việc mà tao yêu cầu. Mày hiểu chứ? Tao nói vậy mày đã rõ chưa hay mày cần phải có thêm vài bài học nữa?
Những lời đó của mẹ cứ vang mãi trong tâm trí tôi. Suốt nhiều năm qua, tôi đã nghe đi nghe lại điều đó không biết bao nhiêu lần. Suốt nhiều năm qua, tôi vẫn chỉ là một thứ gì đó làm tất cả những gì mẹ sai bảo, một thứ đồ chơi bà có thể bật tát bất cứ lúc nào bà muốn.
Trong tôi, mọi thứ sụp đổ hoàn toàn. Người tôi bắt đầu run lên. Tôi không thể chịu đựng thêm được nữa. Nào, tiếp tục đi, tôi tự nhủ. Làm đi! Giết tôi đi là xong! Nào! Đột nhiên tôi cảm nhận rõ một sự chuyển biến kỳ lạ đang lan dần từ các đầu ngón tay đến toàn bộ cơ thể. Tâm trí tôi thôi không còn hoảng loạn. Thay vào đó là sự giận dữ ập tới. Tôi không còn cảm thấy lạnh cóng đến tê người nữa. Tôi nghiêng đầu, mắt long lên nhìn sòng sọc vào mẹ. Mấy ngón tay tôi siết chặt cán chổi. Tôi chầm chậm hít thật sâu, trừng mắt nhìn mẹ. Tôi rít lên:
- Để tôi được yên… đồ khốn!
Mẹ khựng lại. Cả người bà cứng đờ. Mọi cảm xúc dồn nén bấy lâu trong tôi như vỡ òa. Tôi quắc mắt nhìn thẳng vào mẹ, xuyên qua cả cái kính gọng bạc và đôi mắt đỏ ngầu của bà. Ngay trong giây phút đó, tôi cảm thấy thật hả hê khi đã truyền từng giây từng phút tôi phải chịu đựng trong suốt tám năm đau khổ, cô đơn đó sang cho mẹ.
Mặt mẹ trắng bệch. Mẹ biết. Mẹ biết chính xác tôi đang cảm thấy thế nào. Có hiệu quả rồi, tôi tự nhủ. Mẹ cố tránh cái nhìn chằm chằm của tôi; bà hơi nghiêng đầu sang trái. Tôi bắt gặp cử động có phần nhún nhường đó của mẹ. Bà không thể trốn tránh được. Bà đảo mắt nhìn quanh. Trong khi đó tôi vẫn giữ thẳng đầu, môi mím chặt, mắt mở to nhìn mẹ chằm chặp. Từ tận đáy lòng mình, tôi cảm thấy thật hả hê và dễ chịu. Giờ đây, tôi là người kiểm soát.
Tôi cười thầm tỏ ý đắc thắng. Sau khi chựng lại vài giây, có vẻ như mẹ đã lấy lại được bình tĩnh. Bà nhếch mép cười hiểm độc. Hơi thở phì phò nồng nặc của bà khiến tôi không thể tập trung nổi. Càng nhìn mẹ cười, tôi càng trở nên căng thẳng. Bà hơi nghiêng người về phía ngọn đèn. Tôi tự nhủ, giờ thì điều đó sắp xảy ra rồi. Tiếp tục đi, hãy đánh tôi đi! Nào, hãy làm đi chứ! Cho tôi xem bà có gì nào! Suy nghĩ chưa kịp dứt, tôi đã thấy một vật mờ mờ vung lên chưa đầy một giây rồi đập thẳng vào mặt mình. Mọi thứ tối sầm. Tôi loạng choạng ngả người vẻ phía sau. Tôi cảm giác mũi mình nóng rát. Máu mũi bắt đầu rỉ ra, rồi chảy dài xuống cằm, ngực. Tôi vẫn đứng đấy, để mặc cho máu chảy mỗi lúc một nhiều. Tôi không khóc. Tôi không muốn mẹ có được cái cảm giác thỏa mãn khi thấy tôi khóc hay phàn ứng lại theo bất cứ cách nào đi nữa.
- Mày đang cố tỏ ra can đảm đấy phải không? Tiếc thật, mày đã muộn mất vài năm rồi! - Mẹ nhếch mép cười khinh bỉ. - Lòng can đảm sẽ chẳng mang lại cho mày cái gì đâu! Mày chưa bao giờ và sẽ không bao giờ có được đâu. Mày chỉ là đồ sâu bọ đáng khinh. Tao có thể giết mày bất cứ khi nào tao muốn. Giống như thế này này… - Mẹ vừa nói vừa bật tay tanh tách. - Mày còn sống đơn giản vì điều đó khiến tao thoải mái. Mày chẳng là gì hơn…
Tôi vẫn lặng im, cố không để những lời sĩ vả của mẹ ám vào đầu. Một nỗi khiếp đảm lạnh lẽo len lỏi trở lại từng ngóc ngách trong tâm hồn tôi. Tôi cúi đầu. Nhưng giọt máu đỏ tươi cứ thế rơi lạch tạch xuống nền nhà. Chính trong giây phút ấy, tôi lại cảm nhận được cảm giác mình đang sống.
Sự thật không thể thay đổi. Mẹ mới chính là người điều khiển mọi thế trận.
Mẹ càng nói lảm nhảm, tôi càng gật đầu lia lịa; bởi giờ thì tôi hiểu Mẹ chính là đấng quyền năng, Mẹ cũng như Đức Chúa vì đã cho phép tôi được sống trong ngôi nhà của bà thêm một ngày nữa. Chẳng phải bà đang ban phước lành cho tôi đấy sao?
- Mày không biết mày may mắn thế nào đâu. Khi tao ở tuổi mày, mày không thể biết được tao đã phải trải qua những gì đâu thằng khốn ạ. - Bà lại léo nhéo.
Tôi thở dài và nhắm nghiền mắt, cố tập trung để xua tan những lời nói cứ xọc thẳng vào tai. Tôi ước sao bà cứ gào thét rồi bất tỉnh và chết luôn đi. Tôi mong quá cái cảnh mẹ nằm bất động trên hành lang. Tôi sẵn sàng đánh đổi bất cứ thứ gì để có thể chứng kiến người bà oằn lại, rồi rung lên một cách vô vọng trước khi trút hơi thở cuối cùng.
Đang miên man với những cảnh tượng có thể làm dịu bớt nỗi đau trong tôi, bỗng cổ họng tôi nghẹn lại. Mẹ dùng mấy ngón tay nhọn hoắt siết chặt cổ tôi. Tròng mắt tôi căng ra, như thế muốn bật ra khỏi hốc mắt. Tôi đã không lường trước tình huống này. Theo phản xạ tự nhiên, tôi túm lấy tay mẹ. Nhưng dù tôi có cố gắng thế nào đi nữa, tôi vẫn không thể tháo tay mẹ ra được. Tôi càng vùng vẫy chống cự bao nhiêu, mẹ càng siết chặt bấy nhiêu. Tôi cố hét lên, nhưng chỉ có những tiếng òng ọc bất lực phát ra mà thôi. Tôi rướn người, ngửa cổ ra sau nương theo bàn tay hộ pháp của mẹ. Tôi nhìn thẳng vào mắt bà ấy. Làm đi! Tôi hét lên với chính mình. Nào, làm đi chứ! Bà thật là tệ, thật độc ác, nào, làm đi! Hãy cho tôi xem bà có gì nào! Giết tôi đi, đồ khốn!
Tôi có thể thấy từng thớ thịt trên hai má chảy xệ của bà co giật liên hồi. Hai cánh mũi phập phồng bởi hơi thở gấp gáp. Tôi muốn bà hãy giết tôi ngay đi. Tôi bắt đầu cảm thấy mình bị trôi đi mãi. Tai tôi ù đi như thể tôi đang ở trong một đường hầm dài bất tận vậy. Hai cánh tay tôi buông thõng. Lần đầu tiên trong bao nhiêu năm sống trong địa ngục, cơ thể tôi được thoải mái như thế. Tôi không còn thấy lạnh nữa. Tôi cũng không thấy sợ nữa. Tôi đã sẵn sàng để…
Một cú đấm như trời giáng bất ngờ bổ thẳng vào đầu tôi. Đầu tôi ngoẹo sang một bên.
- Ôi không, tỉnh dậy đi nào! Tỉnh dậy, đồ rác rưởi bẩn thỉu khốn khổ! Tao còn chưa xong với mày đâu! Tao biết chính xác mày muốn gì mà! - Mẹ rít lên. - Mày nghĩ mày thông minh lắm phải không? Mày thấy sao nếu cuối tuần này tao gửi mấy thằng nhỏ qua nhà cậu Dan để tao và mày có khoảng thời gian riêng tư với nhau? Tao cá là mày không hề nghĩ đến điều đó, phải không?
Nghe giọng điệu của mẹ, tôi biết lẽ ra tôi phải trả lời, nhưng tôi không thể.
- Ôi, có chuyện gì thế? Cái thứ súc vật này bị viêm họng rồi à? Thật là tệ quá đi mất! - Mẹ mỉm cười đầy hiểm ý. Tôi thấy môi bà mấp máy, nhưng tôi gần như không thể hiểu bà đang nói gì. Người tôi như lịm đi. Bà cố siết cổ tôi thật mạnh thêm lần nữa rồi buông tay ra. Tôi khom người, dùng tay xoa cổ, cố hít lấy chút không khí - dù biết mẹ không cho phép chuyện đó. Với tất cả những gì tôi đã trải qua, tôi thừa biết mẹ vẫn chưa tha cho tôi. Vẫn chưa đâu. Trong tích tắc, mẹ với tay lấy cái chổi bên cạnh tôi. Như một cái máy đã được lập trình sẵn, cơ thể tôi gồng lên, sẵn sàng chịu đòn.
- Cái này là dành cho tội lừa dối tao. Tao đã bảo mày cả trăm lần là phải nhấc cái mông khốn khổ của mày ra khỏi giường làm việc nhà trước khi tao tỉnh dậy. Tao nói vậy đã rõ ràng chưa? - Vừa nói bà vừa nhịp nhịp cái chổi.
Tôi chần chừ, không biết có nên trả lời hay không và trả lời như thế nào.
- Tao hỏi như thế đã rõ ràng chưa?
- Dạ… à, rồi ạ, thưa mẹ. - Tôi lắp bắp bằng giọng khàn đục.
- Nói tao nghe, tên mày là gì? - Mẹ vừa hỏi vừa chống nạnh để ra uy.
- Nó… Nó ạ. - Tôi ngập ngừng.
- Và nhiệm vụ của Nó là gì?
- Dạ dạ dạ… làm như mẹ yêu cầu và tránh xa… xa khỏi rắc rối ạ.
- Và nếu tao nói: “Nhảy”?
- Thì con sẽ hỏi: “Cao bao nhiêu ạ?” - Tôi trả lời không cần suy nghĩ.
- Không tệ. Không tệ chút nào! - Mẹ liếc mắt. - Nhưng tao vẫn nghĩ là Nó cần thêm một bài học nữa. Có lẽ cái này sẽ dạy mày… dạy Nó…
Tôi nghe thấy tiếng sột soạt. Tôi nắm chặt hai tay sẵn sàng ứng phó với bất kỳ tình huống nào. Cơ thể tôi vẫn cứng đờ như đá. Tai tôi căng ra, nhưng tôi không tài nào biết được tiếng động đó phát ra từ đâu. Bất chợt một cú đấm trời giáng ập xuống một bên cổ tôi. Đầu gối tôi khuỵu xuống. Theo phản xạ, tôi với tay về phía mẹ. Mắt bà sáng lên sự thỏa mãn của một loài cầm thú. Bà gạt mạnh tay tôi ra. Tôi trượt chân, đầu bị giật ngược ra sau. Tôi cảm thấy cổ họng mình đau đớn và bỏng rát giống hệt như lúc bị mẹ tống cả thìa ammoniac vào miệng và bắt tôi nuốt. Tôi cố hớp lấy chút không khí, nhưng đầu óc tôi phản ứng quá chậm. Tôi đờ đẫn nhìn mẹ.
- Giờ thì mày có còn nghĩ mày có thể bay nữa không?
Tôi chỉ vừa kịp nhìn thấy bàn tay mẹ vút lên thì một cảm giác chới với ập đến. Tôi bật ngửa ra sau, đầu đập mạnh xuống nền nhà. Tôi với tay cố bám vào cái thành gỗ, nhưng vô ích. Cả cơ thể tôi nảy lên nảy xuống liên tục trên mấy bậc thang cho đến khi tôi nằm sóng soài ngay dưới chân cầu thang. Tay phải tôi trẹo ra sau lưng. Hai chân co quắp. Ngay giây phút ấy, tôi không còn chút cảm giác gì, thậm chí là cảm giác đau đớn đang lan dần từ lưng ra toàn bộ cơ thể tôi. Mẹ vẫn đứng ở trên, thản nhiên nhìn xuống chỗ tôi và mỉm cười:
- Hãy nhìn mày mà xem! Mày đúng là đồ vô tích sự!
Mặt mẹ căng ra. Bà nói bằng thứ giọng lạnh như băng:
- Mày thậm chí còn không đáng để bận tâm nữa. - Nói rồi bà bất thình lình ném mạnh cái chổi về phía tôi, phủi tay và đóng sầm cửa lại. Cách tránh đòn duy nhất của tôi là nhắm mắt lại, bởi tôi không thể quay đi hay dùng tay che mặt vì toàn thân đang đau ê ẩm. Tôi có thể nghe thấy tiếng cán chổi lốp cốp gõ trên từng bậc thang trước khi đánh cộp vào đầu tôi.
Còn lại một mình, tôi để mọi thứ trào lên và khóc như một đứa trẻ. Tôi không quan tâm nếu mẹ hay bất kỳ ai khác có thể nghe thấy tiếng tôi khóc. Tôi không có chút phẩm giá nào hết, chẳng có chút giá trị nào hết. Cảm giác tủi nghẹn và giận dữ xâm lấn và lan tỏa dần trong tôi. Tôi nắm chặt tay và trút cơn giận xuống sàn nhà. Tại sao, tại sao, tại sao? Tôi đã làm gì bà mà bà lại ghét tôi đến thế?
Last edited by bevanng on 10 Jun 2018, edited 1 time in total.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,330
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Bộ Ba Tiểu Thuyết Tự Thuật Của Dave Pelzer

Postby bevanng » 10 Jun 2018

Tôi cảm thấy đuối sức dần sau mỗi cú đập tay xuống sàn. Thứ ánh sáng nhợt nhạt trong ga-ra bắt đầu mờ đi. Tôi mất dần ý thức. Tôi nằm nghiêng, thu người trong cái áo mỏng tang, kẹp tay vào giữa hai chân và nhắm nghiền mắt. Tôi thậm chí không còn nghĩ được đến cảnh tượng khủng khiếp nhất là bị mẹ bắt gặp. Mọi thứ như dừng lại. Trước khi lịm đi, tôi siết chặt hai tay và thầm cầu nguyện trong cơn mê sảng: “Hãy mang tôi đi”.
- Dậy đi! Có nghe tao nói không, dậy đi!
Tôi mở mắt. Chẳng biết mình đang tỉnh hay mê. Tâm trí tôi cực kỳ hoang mang và hoảng loạn khi thấy mình đang ở với mẹ trong nhà bếp. Không hiểu làm thế nào mà tôi lại ở đây. Những luồng suy nghĩ đua nhau chạy dọc ngang trong đầu tôi. Liếc nhìn cái đồng hồ nhá nhem treo trên vách bếp, tôi biết đã quá trễ và tôi sẽ phải chạy thật nhanh đến trường. Tôi không tài nào hiểu được chuyện gì đã xảy ra.
- Tao nói mày dậy ngay đi! - Mẹ cúi xuống, vừa gầm lên vừa dang tay tát thẳng vào mặt tôi. Tôi choáng váng đến độ không còn cảm thấy đau nữa. - Chuyện quái quỷ gì đang xảy ra với mày vậy? - Mẹ lộ vẻ băn khoăn.
- Con không biết. - Tôi buột miệng trả lời, quên mất những luật lệ mà mẹ đã đặt ra. Ngay lập tức, tôi nhận ra mình vừa mắc phải hai tội cùng một lúc, cử động và nói mà không được sự cho phép của mẹ. Chưa kịp định thần, tôi lại mắc thêm một tội nữa là nhìn thẳng vào bà và lắc đầu: “Con không hiểu… điều gì đang xảy ra với mình nữa”.
Mẹ thản nhiên nói:
- Mày vẫn bình thường.
Tôi hơi chồm người về phía trước để nghe rõ hơn những gì mẹ đang nói. Tôi không biết mình có nghe nhầm không, nhưng rõ ràng mẹ đang nói với tôi bằng một giọng nhẹ nhàng:
- Nghe này. Hãy nói với họ… ừm… hãy nói với họ rằng mày… - Tôi gồng mình tập trung lắng nghe mẹ dặn dò như mọi khi, nhưng những lời bà nói khiến tôi lùng bùng, cảm thấy rất khó hiểu. Mẹ vẫn bình thản:
- Nếu mấy bà giáo lắm chuyện có hỏi, mày phải nói là do mày chơi đấu vật và mày đã quá đà… vì thế, mấy thằng anh của mày đã cho mày biết tay. Mày hiểu chưa?
Tôi cố gắng tiêu hóa hàng loạt chỉ đạo mới của mẹ.
- Mày hiểu chứ? - Mẹ gằn giọng, vừa tỏ ý thăm dò, vừa như phải kìm nén cơn giận trong bà.
- À… Dạ hiểu ạ. - Tôi trả lời, bụng cười thầm. Không thể tin là mẹ lại có thể bịa ra được những chuyện đó một cách dễ dàng đến vậy. Tôi cảm thấy kinh ngạc với chính mình vì tôi đã không còn quan tâm đến việc che giấu cảm xúc của mình trước mặt bà nữa. Tôi lý nhí:
- Nói với họ con là người sai. Con là kẻ tồi tệ…
- Và…? - Mẹ nhíu mày chờ đợi.
Tôi lắp bắp:
- Nói với họ… rằng con… đang chơi, ý con là chơi đấu vật. Con đang đấu vật và… con không kiểm soát được mình. Vâng, con hiểu ạ.
Mẹ nghiêng đầu xem xét kỹ lại vết thương bà vừa gây cho tôi. Bà nhìn chăm chăm vào tôi rồi bất ngờ sấn lại gần tôi, bóp chặt hai cánh tay tôi. Tôi hốt hoảng lùi lại. Bà ra hiệu bảo tôi im lặng. Bà trợn mắt nhìn tôi, vẻ mặt không biểu lộ chút cảm xúc.
- Suỵt… không sao đâu. Không ai làm đau con đâu. Suỵt…
Nói rồi bà buông tay tôi ra, đảo một vòng quanh chỗ tôi đứng rồi nhìn ra phía cửa bếp. Bà nhìn trân trối vào khoảng không.
Đầu tôi bắt đầu sụp xuống, nhưng tiếng ho khan của mẹ khiến tôi tỉnh hẳn.
- Không phải lúc nào mẹ cũng thế này đâu, con biết mà. - Mẹ rên rỉ bằng cái giọng lè nhè. - Nếu con biết… nếu con hiểu… Mẹ ước gì mẹ có thể khiến con, bằng cách nào đó, khiến họ hiểu rằng… - Mẹ dừng lại một chút để lấy hơi. Mắt bà vẫn tiếp tục dò khắp người tôi. - Mọi thứ đang vượt quá khả năng kiểm soát của mẹ. Tất cả chỉ có thể. Mẹ không bao giờ cố ý… sống như thế này cả. Không ai muốn sống thế cả. Mẹ đã cố, Chúa biết điều đó. Mẹ đã làm mọi thứ để trở thành một người vợ tốt, một người mẹ tuyệt vời. Mẹ thực sự đã cố gắng. Con, con là người duy nhất biết điều đó. Con là người duy nhất mẹ có thể nói chuyện. - Mẹ thì thầm. - Mẹ không thể tin họ được. Chỉ có con là người lắng nghe mẹ, bất cứ lúc nào điều đó cũng khiến mẹ cảm thấy thoải mái. Con không nói, vì thế sẽ không ai biết được nỗi đau của con. Con không có bạn, cũng không bao giờ ra ngoài, vì thế con hiểu bị cô đơn cùng cực là như thế nào. Ôi, ngoài trường học ra thì chẳng ai biết đến con. Điều đó như thế là con chưa bao giờ… Không. Con sẽ không bao giờ được kể với ai… không bao giờ! - Mẹ lảm nhảm, đầu liên tục gục gặc như để nhấn mạnh lời cảnh báo.
Mặc dù tôi thậm chí còn không dám trộm liếc nhìn mẹ, nhưng tôi có thể nghe thấy tiếng sụt sịt mỗi lúc một to của mẹ như thế bà đang cố gắng lấy lòng kẻ đồng minh duy nhất của mình. Tôi thừa biết bà chỉ đang dùng tôi để nói chuyện với chính bà. Bà luôn như vậy. Khi tôi còn nhỏ, có lần mẹ đã lôi tôi ra khỏi giường lúc nửa đêm, bắt tôi đứng đó, còn bà thì rót hết ly rượu này đến ly rượu khác và gầm rít hàng giờ liền. Nhưng ngay lúc này đây, tôi mỏi mệt và đờ đẫn đến mức không thể hiểu bà đang lầm bầm cái gì nữa. Mẹ đang làm cái quái quỷ gì vậy? Liệu mẹ có thể suy sụp đến vậy vào lúc sáng sớm thế này không nhỉ, hay do bà vẫn còn bị ảnh hưởng của cú sốc tối qua? Cũng có thể mẹ đang thử phản ứng của tôi? Tôi ghét cái cảm giác khi không thể hiểu được mẹ đang muốn gì ở mình.
Mẹ lại tiếp tục:
- Ôi, con thật đáng yêu! Mỗi khi con đi với mẹ đến các bữa tiệc, ai cũng yêu quý con cả! Ai cũng muốn đưa con về nhà họ chơi. Con lúc nào cũng lịch sự và đúng mực, không bao giờ nói trừ phi được bắt chuyện. Ôi, mẹ nhớ mỗi khi con không ngủ được, con lại bò vào lòng mẹ và hát cho mẹ nghe những ca khúc Giáng sinh. Mỗi khi mẹ cảm thấy buồn nản chuyện gì đó, thì con là người duy nhất mẹ có thể kể mọi chuyện. - Mẹ mỉm cười khi nhớ lại quá khứ. Bà đang khóc. Dường như không phải là những giọt nước mắt giả tạo mà tôi vẫn thường thấy mỗi khi bà đóng kịch trước mặt người khác. Tôi chưa từng thấy tâm trạng của mẹ như thế này bao giờ. Mẹ kéo tôi lại gần:
- Con có giọng nói ngọt ngào nhất, David. Tại sao con lại không hát cho mẹ nghe nữa nhỉ? Tại sao? - Mẹ nhìn tôi chằm chằm như thể tôi là một bóng ma.
- Con không… con không biết. - Trạng thái choáng váng của tôi biến mất. Bằng trực giác, tôi nhận ra rằng đây không phải là một trong những trò chơi nham hiểm của mẹ. Tôi biết, ẩn sâu trong con người của mẹ một thứ gì đó khác - rất khó lý giải. Và ngay lúc này đây mẹ đang thể hiện điều đó ra. Mẹ chưa bao giờ nghĩ về quá khứ với nhiều cảm xúc đến vậy. Tôi ước gì tôi có được cái đầu tỉnh táo để phân tích xem mẹ đang cố nói với tôi điều gì. Tôi biết đó không phải là lời của rượu, đó là mẹ thật của tôi, người mẹ bị giam hãm trong chính con người mình suốt bao nhiêu năm trời.
- Mẹ ơi? - Tôi lý nhí gọi, như muốn biết chuyện gì đang xảy ra với mẹ.
Bà ngẩng đầu lên, mắt mở to, đưa hai tay che miệng.
- Mẹ ư? Ôi trời, David, con có biết đã lâu rồi mẹ không thực sự là Mẹ của ai đó không? Trời ơi! - Mẹ nhắm mắt để che giấu nỗi đau của mình. - Con là một đứa trẻ yếu ớt, rụt rè. Con có thể không nhớ đâu, nhưng con lúc nào cũng là đứa chậm chạp. Con tốn không biết bao nhiêu thời gian chỉ để buộc dây giày. Mẹ đã từng nghĩ là mẹ sẽ phát điên lên khi dạy con cách thắt mấy cái nút dây. Nhưng con không bao giờ bỏ cuộc. Nhiều lần mẹ thấy con cặm cụi ở góc phòng tập thắt nút. Con là vậy đó. Con không bao giờ bỏ cuộc. - Rồi mẹ mở mắt ra nhìn tôi, bà hỏi với nụ cười thật tươi: - Ôi, con có nhớ mùa hè năm con bảy hay tám tuổi gì đó không? Mẹ con ta đã tốn không biết bao nhiêu giờ đồng hồ để bắt được con cá đó ở công viên Memorial?
Những điều mẹ nói khiến tôi nhớ lại rõ từng chi tiết lúc tôi và mẹ ngồi trên mép khúc gỗ bắt qua con suối để câu cá. Lúc ấy mẹ đã nắm chặt lấy thắt lưng của tôi để tôi không trượt ngã và liên tục động viên tôi. Tôi còn nhớ rõ lúc ấy tôi đã thận trọng giữ miếng mồi bằng trứng cá hồi ở trên mặt nước, bởi tôi không muốn chuyến phiêu lưu của tôi và mẹ chấm dứt. Giờ đây, những ký ức đó lại ùa về trong tôi. Giọng tôi nghẹn lại. Tôi thú nhận:
- Con… à… con đã cầu mong là mẹ con mình sẽ không bao giờ bắt được con cá đó.
- Tại sao thế? - Mẹ hơi ngạc nhiên.
- Vì như thế… mẹ con ta sẽ có nhiều thời gian ở bên nhau hơn…
Mẹ hất tóc ra sau, để lộ một nụ cười hiếm hơi.
Tôi không chắc là mẹ có nghe thấy hay thực sự hiểu những gì tôi vừa nói hay không.
- David? - Mẹ hòi. - Con còn nhớ hôm đó mà, phải không?
Tôi bật khóc, vai run lên vì một cảm giác nuối tiếc và tủi thân đột ngột xâm chiếm lấy tôi.
- Vâng, con nhớ. Con nhớ tất cả mọi thứ. Và mẹ có nhớ hôm cô giáo cho tụi con vẽ tranh tự do không? Con đã vẽ mẹ và con ngồi trên khúc cây già đó với một ông mặt trời đang cười thật hạnh phúc trên cao. Mẹ có nhớ không, con đã đưa mẹ xem bức tranh đó khi về nhà đấy?
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,330
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Bộ Ba Tiểu Thuyết Tự Thuật Của Dave Pelzer

Postby bevanng » 10 Jun 2018

Mẹ quay mặt đi. Mẹ chộp lấy ly cà phê và đặt một ngón tay lên môi. Sự phấn khích trên gương mặt mẹ đột nhiên biến mất.
- Không! - Mẹ trả lời bằng giọng nghiêm khắc, như thế tất cả những chuyện tôi đang nói là điều hoang đường vậy.
- Ôi, con chắc là mẹ nhớ mà.
Mẹ ngắt lời:
- Tao nói không là không, khốn kiếp! - Mẹ nhắm chặt mắt và bịt tai lại. - Không, không, không! Tao không muốn nhớ. Mày không thể khiến tao nhớ được đâu! Không ai có thể khiến tao nhớ lại quá khứ nếu tao không muốn. Mày không thể, bất kỳ ai cũng vậy. Không ai có thể bảo tao làm gì hết! Mày rõ rồi chứ, thưa quý ngài?
- Dạ vâng, thưa mẹ. - Tôi lập tức đáp, người co lại về cái vỏ ốc cố hữu.
Khuôn mặt mẹ chuyển sang đỏ gay, các cơ ở cổ bà thì siết chật lại. Cơ thể mẹ bắt đầu rung lên. Tôi không chắc lắm, nhưng tôi nghĩ mẹ đang bị một cơn tai biến dữ dội. Tôi muốn thét lên, nhưng tôi quá sợ hãi đến nỗi chỉ có thể đứng chết trân đó như một thằng ngốc vô tích sự mà nhìn mẹ. Tôi hoàn toàn không biết mình phải làm gì trong tình huống này.
Vài phút trôi qua, sắc đỏ trên mặt mẹ dịu lại, các cơ ở cổ cũng bắt đầu giãn ra. Mẹ thở dài.
- Mẹ cũng không còn biết gì nữa… liệu mẹ đang đến hay mẹ đang đi… mẹ không biết… mẹ không cố ý để mọi việc xảy ra như vậy; không ai cố ý cả. Con không thể trách mẹ được. Mẹ đã cố gắng hết sức…
Sự ngọt ngào trong giọng nói của mẹ đã nhạt dần. Tôi thực sự muốn được chạy đến và ôm lấy Mẹ trước khi mẹ hoàn toàn biến mất. Tôi biết chỉ một chút nữa thôi, Mẹ sẽ không nhớ bất kỳ một điều gì trong cuộc nói chuyện của chúng tôi nữa. Tôi dợm chân bước đến cái bàn bếp và trở lại là một thằng nô lệ.
Bỗng mẹ bật ngón tay tanh tách.
- Ôi, Chúa ơi! Nhìn xem mày vừa làm gì này! Bỏ chén bát lại đấy, mày có thể rửa nốt sau khi tan học. Và nghe cho kỹ đây: tao không muốn nghe bất cứ lời nào từ mấy bà giáo lắm chuyện đó hết, vì thế hãy giữ cho cái xác thối tha của mày tránh khỏi mọi rắc rối! Mày hiểu chứ? - Giọng mẹ lại tru tréo.
- Vâng, thưa mẹ. - Tôi khẽ trả lời.
Bất chợt mẹ lại rống lên:
- Giờ thì biến ra khỏi nhà tao! Nhanh!
- Thế còn bữa trưa… - Tôi lý nhí hỏi.
- Tệ thật! Mày làm mất hết thời gian của tao, vì thế tao sẽ cắt luôn cả cái sandwich tệ hại của mày. Hôm nay, mày sẽ phải tự đi bới đồ ăn. Bây giờ thì hãy cút ngay ra khỏi đây! Đừng để tao phải lấy cái chổi! Nhanh!
Mẹ vừa dứt lời, tôi lập tức chạy biến ra khỏi nhà của mẹ. Sau lưng tôi, tiếng cười hả hê hiểm độc của mẹ dường như vẫn bám theo tôi.
Sau khi hộc tốc chạy đến trường, tôi lão đảo bước vào phòng y tế, hai tay vỗ vỗ hai đầu gối. Cứ mỗi một nhịp thở, tôi lại cảm giác các cơ quanh cổ họng tôi như bị kéo căng ra. Sức ép khổng lồ từ phía sau mắt bắt đầu dồn mạnh. Cô y tá đang ngồi sau bàn làm việc. Tôi muốn thốt lên điều gì đó, nhưng tôi không tài nào mở miệng được. Miệng tôi ú ớ. Cuối cùng, tôi chỉ vào cổ, lắp bắp:
- E-m k-h-ô-n-g t-h-ở đ-ư-ợ-c!
Cô y tá lập tức đẩy ghế ra chạy ào đến chỗ tôi. Cô vớ lấy cái cặp màu nâu, mở bung nó ra, đổ tất cả mọi thứ ra sàn và quỳ xuống trước mặt tôi. Mắt tôi nhòe đi, nhưng tôi vẫn có thể nhìn thấy sự kinh hãi trong mắt của cô. Tôi muốn bật khóc, nhưng tôi quá sợ hãi. Cô kéo tay tôi, nhưng tôi gạt cô ra - ra dấu thực sự tôi không muốn như vậy. Dường như tôi càng cố hớp lấy không khí thì ngực tôi càng như bị thắt chặt bởi một dải băng vô hình.
- Không! - Cô y tá thét lên. - David, dừng lại ngay! Đừng cố nữa! Em đang thở quá gấp đấy!
- Thở… quá…? - Tôi hổn hển.
- Từ từ nào. Em sẽ ổn thôi. Cô sẽ chỉ đặt cái túi này lên…
- Khôông! Em không thể… sẽ không thể… nhìn được. Em… phải nhìn được!
- Suỵt, cô ở ngay đây. Nhắm mắt lại và tập trung vào giọng nói của cô nhé. Tốt, giờ chầm chậm thôi. Hít một ít không khí thôi. Thở bằng mũi của em đi nào. Đúng thế, tiếp đi nào. - Cô y tá thì thầm bằng một giọng êm ái. Lúc nào cũng vậy, được ở bên cô, tôi cảm thấy an toàn. - Thế tốt hơn nhiều rồi đấy, thở từng nhịp chầm chậm nào. Hãy nắm lấy tay cô. Cô ở ngay đây. Cô sẽ không bỏ em ở đây đâu. Em sẽ ổn thôi mà.
Tôi nghe lời cô và nhắm mắt lại. Khi cô đặt cái túi lên mặt tôi, ngay lập tức, tôi có thể cảm nhận được luồng không khí ấm áp đang luân chuyển. Cảm giác thật thoải mái. Nhưng chỉ sau vài lần như vậy, tôi cảm nhận rõ hơi thở của mình trở nên nóng rát quá mức. Chân tôi bắt đầu cứng lại. Tôi giật mạnh bàn tay cô y tá.
- Yên nào, David, hãy tin cô, em sẽ không sao. Em đang làm tốt hơn rồi đấy. Khá lên rất nhiều rồi. Đúng rồi, chậm thôi. Thấy không? Bây giờ hãy ngả đầu ra sau và thư giãn một chút.
Khi tôi ngả đầu ra sau, đột nhiên một luồng khí thoát ra từ miệng tôi. Áp lực đó lớn đến mức tôi phải cố hết sức để không bị nôn ra. Tôi bỏ cái túi ra khỏi mặt trước khi chân tôi oằn xuống, và tôi ngã vật xuống sàn nhà, thở dốc để hớp lấy không khí. Trong vài giây ngắn ngủi đó, dải băng đang siết chặt quanh ngực tôi bắt đầu lỏng dần ra.
Sau vài phút, ngọn lửa trong cổ tôi đã hạ nhiệt.
- Đây, em hãy ngậm một cục đá đi. - Cô y tá vừa nói vừa bưng một ly đầy đá lạnh để trước mặt tôi.
Tôi cố làm theo lời cô, nhưng mấy ngón tay run rẩy của tôi không thể cử động như ý muốn. Ngay lập tức, cô lấy cục đá cho vào miệng tôi.
- Há miệng ra nào!
Tôi ngoẹo đầu sang một bên, tránh hành động của cô. Ngay khi ấy, cơn đau dữ dội lại ập đến.
- David, sao vậy? Thôi nào, há miệng ra! - Cô nghiêm mặt. Tôi nhắm mắt lại. Tôi biết điều gì sắp xảy ra. Tôi sẽ phải đối mặt với hàng loạt câu hỏi quen thuộc mà cô đặt ra. Tôi sẽ đánh đổi tất cả để tránh những câu hỏi đó. Nếu tôi hé răng, thế nào mẹ cũng biết được. Tôi quay mặt đi để tránh ánh mắt của cô y tá. Ngay lúc này đây tôi chỉ muốn lết vào một góc kẹt nào đó và rồi biến mất luôn.
Cô y tá nhẹ nhàng nâng đầu tôi lên, tôi chầm chậm mở mắt. Gương mặt cô bỗng trắng bệch.
- Ôi… Chúa… ơi! Cổ em làm sao thế này? - cô hốt hoảng, lật đật kiểm tra toàn bộ cổ và cả phía sau gáy của tôi.
Tôi nhìn ra phía cửa, cố lảng tránh câu hỏi của cô.
- Làm ơn… Cô cứ kệ nó.
- Phía bên trái cổ của em sưng to quá! - Nói rồi cô vội vã mở cái hộp giấy trong chiếc giỏ nâu để lấy ra một cái dụng cụ ép lưỡi để kiểm tra cổ họng tôi.
- Để cô kiểm tra một chút nào. Há miệng ra!
Tôi thở dài khó chịu, miễn cưỡng làm theo lời cô.
- Em há miệng lớn hơn một chút nữa có được không? - Cô nói nhẹ nhàng.
Tôi bắt đầu thút thít:
- Không ạ, đau lắm!
Cô nhìn tôi, như thế đang muốn tôi nói điều gì đó. Tôi lại quay mặt đi để tránh cái nhìn của cô. Tôi cố giấu mấy ngón tay đang run rẩy của mình vào trong vạt áo. Cô lắc đầu đứng lên và cầm lấy tập hồ sơ. Cô vừa lẩm bẩm vừa ghi ghi chép chép. Rồi cô lại quỳ xuống bên tôi, nhẹ nhàng xoa lòng bàn tay tôi. Tôi mím môi, đề phòng. Cô chăm chú nhìn vào mắt tôi như thể không biết nói gì hơn nữa.
Lúc này thì tôi thực sự sợ hãi.
- David. - Cô nghẹn ngào, nước mắt bắt đầu lả chả rơi sau cặp kính. - Chuyện này xảy ra khi nào vậy?
Tôi tránh ánh mắt của cô và nhìn chằm chằm vào đôi giày của mình.
- Em bị… ừm… - Tôi cố sắp xếp lại mọi chỉ tiết trong đầu để trả lời đúng như câu chuyện bịa đặt của mẹ. - Em… bị ngã… ngã xuống cầu thang.
- David? - Cô nhíu mày.
Tôi vội nói tiếp:
- Là do lỗi của em. Em đang chơi đấu vật, em chơi hơi quá đà và các anh…
- Vớ vẫn! - Cô y tá cắt ngang. - Ý em là mẹ em biết tình trạng của em thế này… và bà ấy vẫn để em chạy đến trường? Em có biết điều gì có thể xảy ra với em không? Ơn Chúa, em đã có thể bị…
- À… ừm… dạ không, thưa cô. Em cảm thấy đỡ hơn nhiều rồi ạ. Thật đấy ạ, em khỏe rồi ạ. - Tôi nói thật khẽ và thật nhanh, trước khi nỗi xúc động bùng lên trở lại. - Em xin cô! Đấy không phải lỗi của bà ấy! Cứ mặc nó đi ạ!
Cô y tá nâng kính lên, quệt vội nước mắt.
- Không! Lần này thì không! Cô sẽ không thể để mặc nó được. Cô đã chứng kiến đủ rồi. Đây là giọt nước cuối cùng rồi. Cô cần phải báo cáo việc này với thầy hiệu trưởng. Phải làm điều gì đó chứ! - Cô đứng lên, đập mạnh tập hồ sơ vào chân và đi ra phía cửa.
- Không! Em xin cô! - Tôi khẩn thiết van xin. - Cô không hiểu đâu! Nếu cô nói, bà ấy sẽ…
- Bà ta sẽ làm sao? - Cô y tá quay phắt lại. - Nói cho cô nghe đi, David. Cho cô biết điều gì đó đi, bất cứ điều gì để cô có thể theo đuổi vụ này! Cô biết chính là bà ta - các thầy cô ở đây đều biết chính là do bà ta - nhưng em phải giúp chúng ta, cũng là để giúp chính em nữa. - Cô nài nỉ.
Tôi ngước mắt nhìn lên trần nhà. Tôi mím chặt môi, vừa để dằn cơn đau vừa tránh bật ra tiếng nấc. Tôi siết chặt hai tay. Cô vẫn đứng ngay cửa, chờ đợi tôi một điều gì đó. Tôi chầm chậm quay qua nhìn cô. Nước mắt tôi giàn giụa.
- Em… em không thể!
- Tại sao? Ôi Chúa ơi, tại sao em lại bảo vệ bà ta chứ? Em đang chờ đợi cái gì vậy? - Cô hét lên. - Phải làm một điều gì đó chứ!
Những lời nói của cô như xuyên thẳng vào tim gan tôi. Tôi cắn chặt môi đến bật máu.
- Khốn kiếp! - Tôi buột miệng thốt lên bằng cái giọng the thé. - Cô không hiểu sao? Không một ai có thể làm được gì hết, chẳng làm được gì! Đó là lời của em! Luôn luôn là lỗi của em. Lúc nào bà ấy cũng ‘Thằng này’ làm cái này, ‘Nó’ làm cái kia, vẫn vẫn và vẫn vẫn. Ngày mai rồi cũng chẳng khác gì ngày hôm qua. Ngay cả cô cũng thế. - Tôi gào to, khóc nấc. - Mỗi ngày khi em bước vào đây, cởi hết quần áo, cô luôn săm soi em, hỏi em về đủ thứ chuyện… để làm gì? Không có gì thay đổi được, và cũng sẽ chẳng có gì thay đổi hết! - Dải băng vô hình quanh cổ họng tôi lại bắt đầu thít chặt lại, nhưng tôi không quan tâm. Tôi không còn khả năng kiểm soát những cảm xúc đang tuôn trào của mình nữa rồi. - Cô Moss cố…
- Cô Moss? - Cô y tá hỏi lại, giọng ngạc nhiên.
- Là cô giáo hồi năm lớp hai của em. Cô ấy đã cố… đã cố giúp em và cô ấy đã phải đi…
- David? - Cô mở to mắt.
Tôi úp mặt vào lòng bàn tay.
- Cha em cũng đã cố… và ông ấy cũng ra đi. Cô phải hiểu một điều, tất cả những gì em là, tất cả những gì em làm, đều tồi tệ hết. Cái gì cũng sai hết. Nếu cô cứ tiếp tục, bà ấy sẽ… bà ấy sẽ làm điều đó với cô nữa! Không ai thắng được bà ta cả! - Tôi khóc. - Không ai có thể thắng được mẹ cả! - Tôi gập mình để dằn bớt cơn ho dữ dội bất ngờ ập đến. Toàn bộ sức lực trong tôi cạn kiệt. Tôi phải tựa người vào tường. Tôi cố thở thật chậm. - Những lúc… em… ngồi ở chân cầu thang ga-ra trong khi mọi người xem ti vi hay ăn tối, em đã cố gắng lý giải để hiểu mọi thứ. - Tôi nhắm mắt, lắc đầu thật mạnh như để rũ bỏ những ám ảnh về cái ga-ra lạnh lẽo ra khỏi tâm trí mình. - Cô có biết điều em mong muốn nhất là gì không?
- Không… - Miệng cô há hốc. Cô chưa bao giờ thấy tôi như vậy cả.
- Em chỉ muốn được trở thành một đứa trẻ bình thường. Em muốn có quần áo, muốn có đồ chơi và được ra ngoài chơi đùa. Em luôn muốn được chơi trò đu xà sau giờ học. Em thực sự rất muốn. - Tôi hít một hơi thật sâu, gượng cười, rồi quẹt nước mũi. - Nhưng em biết là em không thể. Không bao giờ. Em phải chạy thật nhanh về nhà, nếu không em sẽ gặp rắc rối lớn. Đôi lúc vì quá thích, em đã nán lại xem bọn trẻ chơi, để rồi sau đó phải chạy thật nhanh để bù giờ.
Mọi thứ trước mắt tôi nhòa đi trong lúc tôi thổ lộ những bí mật sâu kín nhất trong lòng mình với cô y tá. Khi ở nhà của mẹ, tôi đương nhiên không được phép mở miệng; ở trường, tôi cũng không có bạn, vì thế tôi chẳng có ai để chia sẻ cảm xúc của mình cả.
- Những đêm nằm co ro trong ga-ra lạnh lẽo, em đã nghĩ xem em có thể làm gì. Ý em là, làm gì để có thể hàn gắn mối quan hệ giữa em và mẹ, để khiến mọi thứ tốt đẹp hơn. Em muốn biết tại sao, tại sao mọi thứ lại trở nên tệ hại thế này. Thực sự em nghĩ rằng nếu em cố gắng, nếu em cầu nguyện bằng tất cả tâm hồn mình - em sẽ tìm ra câu trả lời. Nhưng chúng chưa bao giờ xuất hiện.
Tôi thổn thức, cố cầm những giọt nước mắt.
- Em… à… em đã c… cố. Em đã dành rất nhiều thời gian… em… em… chỉ muốn biết tại sao. Tất cả chỉ có thể. Tại sao lại là em, tại sao lại là chúng ta? Em chỉ muốn biết. Tại sao? - Tôi nhìn chăm chăm vào mắt cô y tá. - Nhưng em không còn quan tâm đến nó nữa! Em chỉ muốn đi ngủ! Em mệt mỏi với tất cả mọi thứ! Trò chơi, bí mật, những lời nói dối, kể cả hy vọng rằng một ngày nào đó mẹ sẽ tỉnh lại và mọi thứ sẽ tốt trở lại! Em không thể chịu đựng thêm nữa rồi! Cô có thể để em ngủ một lát được không, chỉ một lát thôi. - Tôi van xin cô y tá.
Cô lắc đầu thở dài.
- Chuyện này phải chấm dứt, David. Nhìn em xem này. Em…
Tôi bình tĩnh ngắt lời cô:
- Không sao mà. Em không… khi em ở trường, em không hề thấy sợ hãi. Cô hứa với em là cô sẽ không nói ra chứ. Ít ra là không phải hôm nay, em xin cô! - Tôi thở hổn hén. - Nếu cô nói… cô nói ra, cô biết chuyện gì sẽ diễn ra rồi đó. Làm ơn, hãy để mặc chuyện đó đi!
- Chỉ không phải hôm nay thôi đấy. - Cô miễn cưỡng gật đầu đồng ý.
- Cô hứa chứ?
- Cô hứa. - Nói rồi cô nhẹ nhàng nắm lấy tay tôi và dẫn tôi đến một cái giường nhỏ ở góc phòng.
- Xin thề thật lòng? - Tôi nhìn cô, ngón tay làm một dấu chữ X trên ngực.
- Xin thề. - Cô nhắc lại với một giọng chán nản. Rồi cô đắp cho tôi một cái chăn len dày.
-… thật lòng! - Tôi nhắc lại. Cô cười hiền từ nhìn tôi rồi vuốt lại mái tóc xù của tôi. Tôi nắm chặt lấy tay cô rồi áp lên ngực mình. -… Và thật lòng?
Cô siết chặt tay tôi:
- Thật lòng…
Tận sâu trong tâm hồn tôi, tôi cảm thấy rất bình yên. Tôi cảm thấy không còn sợ gì nữa. Tôi thực sự đã sẵn sàng được chết.
Last edited by bevanng on 10 Jun 2018, edited 1 time in total.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,330
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 

PreviousNext

Return to Truyện Ðọc



Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 99 guests