Bộ Ba Tiểu Thuyết Tự Thuật Của Dave Pelzer

Truyện tình mùi mẫn, truyện ma kinh rợn hay các thể loại khác. Xin mời vào.

Moderators: Mười Đậu, SongNam, A Mít

Re: Bộ Ba Tiểu Thuyết Tự Thuật Của Dave Pelzer

Postby bevanng » 10 Jun 2018

- Bao nhiêu năm nay rồi! Kể từ ngày hôm đó khi bà ấy vứt mày ra khỏi nhà. Quỷ tha ma bắt, có khi bà ấy làm vậy lại đúng đấy. Có khi mày cũng cần phải... Mày nghĩ điều đó dễ dàng với tao lắm sao? Mày nghĩ tao sẽ cảm thấy thế nào khi có một đứa con trai đang ở trong một nơi như thế... hay là một nơi như chỗ này, hả? - Đôi mắt cha lạnh lùng như vết dao cứa vào tâm can tôi. - Một thằng đốt nhà. Người ta kết mày vào tội đốt nhà đấy! Mày có biết đã có bao nhiêu lính cứu hỏa chết vì những kẻ đốt nhà không? Quỷ tha ma bắt, có khi bà ấy lại đúng đấy. Có khi mày chính là một đứa bất trị.
Tôi lặng nhìn điếu thuốc đang cháy dở trên tay cha tôi.
- Thôi, - ông nói tiếp sau khi im lặng một lúc lâu, - tao phải đi rồi. Tao sẽ, à, để xem... - Cha bỏ lửng câu nói khi đẩy ghế đứng lên.
Tôi nhìn ông, thấy rõ sự mệt mỏi, trống rỗng trong đôi mắt ông ấy.
- Cảm ơn cha... đã đến thăm con. - Tôi nói, cố gắng tỏ ra vui vẻ.
- Vì Chúa, con ơi, hãy tránh xa rắc rối! - Cha lùi ra sau. Ông đẩy cửa mở ra rồi dừng lại, nhìn sâu vào mắt tôi.
- Cha đã bỏ qua cho con nhiều rồi. Cha đã rất cố gắng; có Chúa chứng giám cha đã rất cố gắng làm điều đó. Cha lấy làm tiếc cho nhiều thứ đã xảy ra trong cuộc đời mình. Cha có thể tha thứ cho con nhiều chuyện - những rắc rối mà con đã gây ra, cha tha thứ cho những gì con đã gây ra cho gia đình. Nhưng cha không bao giờ, không bao giờ tha thứ cho con chuyện này.
Cánh cửa khép lại. Cha đã đi.
- Con yêu cha, cha ơi. - Tôi thổn thức, mắt nhìn về chiếc bàn trống không.
Bữa ăn tối hôm ấy, trong khi cả rừng cánh tay giành nhau từng suất ăn, tôi chỉ ngồi một chỗ với món rau trộn của mình. Tôi cảm thấy chán ngán và trống rỗng. Tôi biết tại tôi mà cha mẹ đã không hạnh phúc, tại tôi mà họ phải ly thân, tại tôi mà cả hai đều trở nên say xỉn, và tại tôi mà cha - một người từng xả thân để cứu nhiều mạng sống của người khác - giờ lại phải sống trong một căn nhà rách nát rẻ tiền. Tôi đã khiến quá nhiều người biết được bí mật của gia đình mình. Đột nhiên tôi nhận ra cha tôi nói đúng. Cha tôi lúc nào cũng đúng cả.
Sau bữa tối, tôi làm công việc được giao là lau chùi sàn nhà phòng ăn. Ít phút sau, viên quản giáo nhìn vào phòng rồi nói to:
- Cậu Pelzer, có người thăm nuôi ở bàn trước.
Trước khi mở cửa vào phòng thăm nuôi, tôi hít một hơi thật sâu để lấy bình tĩnh. Trong thâm tâm, tôi cầu mong cho mẹ đừng đến thăm tôi.
Tôi phải dụi mắt mấy lần mới tin được là bà Lilian đang ngồi ở bàn thăm nuôi, không phải mẹ.
Lilian rướn người qua bàn để ôm lấy tôi.
- Con có khỏe không? - Bà xúc động hỏi tôi.
- Khỏe ạ! Bây giờ cháu khỏe lắm ạ! - Tôi nói như reo. - Chao ôi, bà không biết được là... gặp được bà cháu vui thế nào đâu!
Lilian áp tay tôi vào giữa hai bàn tay của bà.
- Con ngồi xuống, nghe ta nói đây. Chúng ta có nhiều chuyện để nói lắm, vì thế ta muốn con phải chú ý. David, cha con có đến thăm con chưa?
- Rồi ạ. - Tôi đáp.
- Nếu con không ngại, hãy nói ta nghe xem, hai người đã nói với nhau chuyện gì thế?
Tôi ngả người ra sau, cố gắng hình dung lại hoàn cảnh khi ấy để có thể kể lại bằng lời chuyến viếng thăm của cha tôi.
- Cha con có nói điều gì liên quan đến một thứ giấy tờ nào đó không? Ông ấy có nói bất cứ điều gì như thế không hả con? - Lilian nhẹ nhàng khơi gợi.
- À... không có. Không, bà ơi, con không nhớ gì về điều đó cả. - Tôi gãi đầu trả lời.
Lilian siết chặt tay tôi đến nỗi tôi cảm thấy hơi đau.
- David, làm ơn đi, - bà nói như van nài, - điều này quan trọng lắm.
Trong chớp mắt, tôi nhớ lại những lời nói cay đắng của cha về những loại giấy tờ nào đó mà mẹ bắt cha phải ký. Tôi thận trọng cố hình dung lại từng lời cha nói với mình.
- Ông ấy nói điều gì đó về việc mẹ cháu đã đúng và rằng ông ấy đang suy nghĩ về việc kỹ vào vài thứ giấy tờ có ý nói con là đứa... gì nhỉ... không-thể-trị à?
- Nhưng ông ấy đã không ký?! - Lilian nóng lòng.
- Cháu không... không biết... - Tôi lắp bắp.
- Khốn kiếp thật! - Bà ấy quát lên. Tôi cúi đầu, nghĩ rằng mình lại làm điều gì không đúng nữa rồi. Lilian nhìn xa xăm rồi quay lại nhìn tôi. - Con có nghe gì về mẹ con không? Bà ấy có đến thăm con không?
- Không, thưa bà! - Tôi lắc đầu, nói rành mạch.
- Con nghe kỹ điều này, David. Con không cần phải gặp bất cứ người nào đến thăm con mà con không muốn. Con có hiểu điều đó không? Chuyện này rất quan trọng. Khi con được thông báo có người đến thăm mình, hãy hỏi xem người đó là ai. - Lilian ngừng lại để trấn tĩnh. Trông bà như sắp khóc. - Cưng ơi, ta không định nói ra những lời này, nhưng... đừng chấp nhận cho mẹ con gặp con nhé. Bà ấy đang tìm mọi cách chống lại quyết định của địa phương để mang con đi đấy.
- Ý bà là bà ấy sẽ mang cháu đến một nơi như thế này đúng không? Vâng, cháu biết cả rồi. Bà yên tâm!
Mặt Lilian trắng bệch.
- Con nghe điều đó ở đâu ra?
- Một bà từ bệnh viện tâm thần đã nói với con. Bà ấy nói bà ấy làm việc với tất cả những đứa nhỏ tuổi đến đây ở. Bà ấy liên tục yêu cầu cháu chấp nhận... Đúng rồi! - Tôi la lớn. - Đúng là như vậy! Người phụ nữ ấy nói mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn cho cháu rất nhiều nếu cháu chấp nhận vào đây ở. - Qua vẻ mặt của Lilian, tôi nhận ra chắc phải có điều gì đó kinh khủng lắm. - Thế không phải nếu con ký vào tờ giấy đó nghĩa là con hứa sẽ luôn hành xử tốt khi ở đây hay sao? Có phải thế không, bà Catanze?
- David, đó là một cái bẫy. Bà ấy đang đánh lừa con đấy! - Lilian nói bằng giọng đầy sợ hãi. - Hãy nghe ta! Ta sẽ nói cho con nghe điều bà ta nói nghĩa là gì nhé: Mẹ của con đang cố quả quyết rằng những hành vi của con khi còn ở nhà bà ấy đã cho bà ấy quyền kỷ luật con bởi vì con quá bất trị. Bà ấy đang cố gắng tống con vào bệnh viện tâm thần đấy! - Lilian thở dài.
Tôi dựa hẳn người vào chiếc ghế sắt, mắt nhìn thẳng bà ấy.
- Bà... à... ý là... một nhà thương điên... Có đúng không? - Tôi lắp bắp trong hơi thở gấp.
Lilian rút trong ví ra một miếng khăn giấy.
- Ta có thể mất quyền làm cha mẹ nuôi, nhưng ta không sợ... ta không quan tâm nữa. Con đừng bao giờ kể chuyện này với ai khác. Ta đã nói chuyện với cô Gold, và chúng ta nghĩ rằng mẹ con đã thực hiện kế hoạch này - kế hoạch đưa con vào nhà thương điên - để khẳng định những gì bà ấy đã làm với con là đúng. Con có hiểu ta nói gì không?
Tôi gật đầu.
- David ạ, mẹ con đã liên lạc với người phụ nữ ở bệnh viện tâm thần kia và nói với bà ta về tất cả mọi chuyện. David, ta sắp hỏi con một điều và ta cần một câu trả lời thành thật nhất, con đồng ý không? Con đã bao giờ gây nên một đám cháy nào ở nhà mẹ con, trong ga-ra nhà bà ấy không? - Lilian hỏi tôi một cách rất cân nhắc.
- Không! - Tôi kêu lên. Rồi tôi nắm chặt hai bàn tay của mình lại. - Có một lần...
Lilian nghiến chặt răng...
- ... Có một lần, lúc đó cháu bốn hay năm tuổi gì đấy, trước bữa ăn, cháu có để mấy miếng khăn ăn gần ngọn nến... và chúng bắt cháy! Cháu xin thề là cháu không cố ý làm như vậy, bà Catanze! Đó là một tai nạn!
- Được rồi, được rồi. - Lilian phẩy tay. - Ta tin con. Nhưng David ạ, bà ấy biết, mẹ của con biết hết mọi chuyện. Từ chuyện ở tiệm Walgreens, đến chuyện con bỏ nhà đi - thậm chí chuyện con gặp rắc rối với ông bác sĩ tâm thần bà ấy cũng biết. Cô Gold thì cho rằng có thể cô ấy đã lỡ miệng nói với mẹ con những chuyện mà bà ấy không cần phải biết, nhưng cô Gold lại có trách nhiệm thông báo cho bà ấy biết về tình trạng của con. Khốn kiếp thật! Ta chưa từng thấy ai cố sống chết để bảo vệ những cái sai của mình như vậy...
Người tôi nóng lên.
- Ý bà là sao ạ, rắc rối với ông bác sĩ ấy à? Cháu có làm gì đâu ạ!
- David à, ta nghe lại điều này từ cô Gold thôi mà...
- Tại sao cháu không được phép gặp cô Gold nữa chứ? - Tôi cắt ngang lời bà ấy.
- Bởi vì bây giờ con đã có người quản chế là chú Gordon Hutchenson. - Lilian vừa trả lời vừa lắc lắc đầu, cố không để câu chuyện đi lạc đề. - Bây giờ thì làm ơn, nghe ta nói này. Ta thậm chí còn không biết đến điều này, nhưng theo những gì ta biết, thì ông bác sĩ ấy đã viết một bản báo cáo nói rằng con đã có chiều hướng hành động quá khích. Ông ta khẳng định con đã nhảy ra khỏi ghế ngồi, khoa chân múa tay và có ý tấn công ông ta? - Lilian tỏ ra lúng túng trước câu hỏi của chính mình.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,330
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Bộ Ba Tiểu Thuyết Tự Thuật Của Dave Pelzer

Postby bevanng » 10 Jun 2018

Tôi lắc đầu nguầy nguậy:
- Không đâu, bà ơi! Chính ông ta còn nói rằng cháu nên ghét mẹ của cháu, bà không nhớ sao? - Tôi vừa khóc vừa tựa đầu mạnh ra sau mệt mỏi, khiến đầu chạm tường đánh cốp. - Cháu không làm điều đó. Cháu không làm!
- Nghe này! Con nghe ta nói đây này! - Lilian xúc động. - Cô Gold nghĩ rằng mẹ con đang chờ đợi cơ hội để tóm lấy con - và giờ thì bà ấy đã có cơ hội đó rồi.
- Sao bà ấy có thể làm như vậy được? Con đang sống với bà cơ mà! - Tôi nói trong vỡ òa, lòng đang cố hiểu tại sao cuộc sống của mình đột nhiên lại vỡ vụn như thế.
- David, - Lilian nói trong cơn tức giận, - Rudy và ta chỉ là người giám hộ con về mặt pháp lý, chấm hết. Trên giấy tờ, chúng ta đang giữ trách nhiệm nuôi dưỡng con nên người. Chúng ta nhận con làm con nuôi, về mặt pháp lý, mẹ con vẫn là người sinh ra con và hoàn toàn có quyền với con. Đó là cớ để mẹ con đánh trả lại chúng ta. Từ khi chúng ta nhận con làm con nuôi, có vẻ như mẹ con đã cố mọi cách để mang con đi. Và chính tai nạn xảy ra ở trường học đã tạo cơ hội cho bà ấy thực hiện điều đó.
- Vậy bây giờ cháu phải làm gì? - Tôi rên rỉ.
- Hãy hiểu điều này. Con đang ở trong trận chiến của cuộc đời mình. Nếu mẹ con thuyết phục được địa phương rằng mọi việc bà ấy làm là hợp lý, bà ấy sẽ quẳng con vào một trại tâm thần. Nếu như điều đó xảy ra... - Lilian nấc lên trong nước mắt giàn giụa. - Ta muốn con hiểu một điều. Ta không quan tâm bất cứ ai, bất cứ ai nói với con điều gì. Rudy và ta đang chiến đấu vì con. Và chúng ta sẽ làm bất cứ điều gì cần thiết. Nếu phải thuê luật sư, chúng ta cũng sẽ làm. Nếu có phải xuống địa ngục, chúng ta cũng sẵn sàng. Chúng ta đang ở đây để chiến đấu vì con. Đó là lý do chúng ta là cha mẹ nuôi của con!
Lilian ngừng lại giây lát để trấn tĩnh. Rồi bà lại nói tiếp bằng một giọng trầm, nhỏ nhẹ và bình tĩnh hơn:
- David, ta không hiểu tại sao, nhưng vì một số lý do, có rất nhiều người khinh rẻ những trẻ là con nuôi. Và những người này tin rằng những đứa trẻ như con đều xấu hết, nếu không thì chúng đã không trở thành những đứa con nuôi. Và chỉ khi họ đem con ra khỏi xã hội của họ, thì họ mới thấy yên ổn. Con có hiểu không, hả David?
Tôi lắc đầu.
Lilian đặt tay lên miệng để chặn lại tiếng nấc, đôi mắt bà lộ rõ vẻ phân vân xem phải nói lại như thế nào cho tôi hiểu.
- Con hiểu từ thành kiến có nghĩa là gì chứ, phải không nào?
- Vâng, cháu hiểu.
- Điều này cũng tương tự như vậy. Con thấy đấy, nếu những người đó chấp nhận - thừa nhận - sự cần thiết của việc nhận con nuôi, thì họ sẽ xem trọng việc nhận con nuôi hơn là đặt nặng sự quan tâm đến lý do khiến những đứa trẻ như con phải trở thành con nuôi. Và như thế cũng có nghĩa là họ sẽ có cái nhìn đúng đắn hơn về chứng nghiện rượu, nạn ngược đãi trẻ em, những đứa trẻ phải bỏ nhà đi hoặc sử dụng chất kích thích... Con hiểu ý ta chưa? Trong những năm vừa qua, chúng ta đã tạo nên vài sự thay đổi, nhưng chúng ta vẫn đang phải sống trong một xã hội bảo thủ. Nhiều người được giáo dục là phải giữ kín mọi bí mật của mình, với hy vọng không ai có thể khám phá ra bí mật gia đình của họ. Một vài người trong số họ là những kẻ có thành kiến, và đó là lý do tại sao một đứa con nuôi có thể gặp rắc rối bất cứ lúc nào...
Câu nói của Lilian như hàng tấn gạch đá đánh mạnh vào tôi. Giờ thì tôi đã hiểu. Tôi bắt đầu mất bình tĩnh và thở dốc:
- Thế là... trước khi... khi lần đầu tiên cháu vào nhà bà... và cháu gặp rắc rối...?
- Sao hả? - Lilian thì thào.
- Cháu có nghe qua những điều bà nói... nhưng cháu không để ý lắm.
Lilian cầm tay tôi lên:
- Nào, tất cả đã là quá khứ. Ta biết rằng ở một nơi như Hillcrest thế này không dễ chút nào, đặc biệt là đối với con, nhưng con buộc phải hành xử sao cho tốt nhất. Ý ta là, - bà nhấn mạnh, - các quản giáo sẽ theo dõi và viết báo cáo về hành vi cư xử của con để chuyển cho người quản chế. Con gặp chú Gordon Hutchenson rồi chứ?
- Vâng, thưa bà. - Tôi trả lời.
- Những bản báo cáo đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc mẹ con có thể tống con vào bệnh viện tâm thần hay không. Hiện tại bà ta đã nhồi nhét được một lô một lốc những lời nói dối thâm độc với rất nhiều người. Bà ta đang cố biến con thành một đứa trẻ điên loạn - đứa trẻ mà bây giờ con đang sắm vai đấy, con không thấy sao? - Lilian trêu tôi. - Vì vậy, nếu chúng ta có thể chứng minh cho tòa tin rằng con không phải là người gây nên đám cháy và rằng con là một đứa trẻ gương mẫu, thì điều này sẽ dập tắt mọi mưu toan của mẹ con - một lần này và cả những lần sau nữa.
- Vậy cháu phải làm gì bây giờ? - Tôi hỏi.
Lilian mỉm cười:
- David, con chỉ cần là chính mình. Đó là những gì con phải làm. Đừng bao giờ cố đóng vai một ai khác không phải là con. Các quản giáo sẽ theo dõi mọi hành động của con mà không bỏ sót điều gì đâu. Hãy là cậu bé như lần đầu con bước chân vào nhà ta - trước khi con vướng vào tất cả những rắc rối này, con nhé. Nhưng, - bà cảnh báo, - con không được phép phạm lỗi. Tuyệt đối không được nổi nóng khi buồn hay lo lắng gì đấy nhé. Cẩn thận cái miệng ngốc nghếch của con nữa đấy. Hiểu ta nói gì không?
Tôi lại gật đầu.
- David, con đã tự đưa đầu vào thòng lọng. Thề có Chúa, chỉ cần thêm một sự cố nữa thôi là đầu con sẽ bị treo lên ngay thôi. Con đã vượt qua được rất nhiều chuyện trong suốt mười hai năm qua, hơn cả những gì mà người khác có thể trải qua trong cùng một quãng đời như vậy. Nếu con đã có thể làm được tất cả những điều đó... thì con cũng sẽ làm được điều này thôi. Nhưng con phải đấu tranh theo cách tốt nhất! Con phải làm theo những gì mà chú Hutchenson hoặc các quản giáo ở đây yêu cầu. Ta không quan tâm bên ngoài người ta nói gì. Ta biết về Gordon lâu rồi, và ông ấy là một người cực tốt. Con phải suy nghĩ thật kỹ càng và thấu đáo trước khi làm bất cứ điều gì có thể khiến con phải hối tiếc. Được chứ?
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,330
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Bộ Ba Tiểu Thuyết Tự Thuật Của Dave Pelzer

Postby bevanng » 10 Jun 2018

Khi bà Catanze nắm lấy tay tôi, tôi chỉ mong sẽ nói cho bà ấy hiểu tôi hối hận như thế nào vì tất cả những rắc rối tôi đã gây ra cho bà và cả gia đình bà. Nhưng tôi không thể hé răng bởi trước giờ tôi đã nói với bà ấy quá nhiều những lời như vậy rồi. Và tôi tự hỏi, tại sao đến giờ phút này bà ấy vẫn tin tôi? Nhìn vào đôi mắt nhân hậu của bà, tôi hiểu mình chính là nguyên nhân của những đêm bà không ngủ và của những giờ phút bà khắc khoải bất an.
Lilian cố nở một nụ cười thật tươi với tôi:
- À, suýt nữa thì ta quên, ta có cái này cho con. - Bà vui vẻ nói, tay lần vào túi xách lấy ra một chiếc hộp giấy có hình những viên sô-cô-la và những trái sơ-ri chín mọng. Gương mặt bà rạng rỡ khi đẩy chiếc hộp về phía tôi.
- Là kẹo ạ? - Tôi hỏi.
- Mở nó ra đi. - Lilian tươi cười.
Tôi cẩn thận mở cái nắp nhỏ xíu của chiếc hộp và buột miệng kêu lên thật to khi thấy con rùa bé nhỏ yêu dấu của mình đang ngúc ngắc cái đầu bé xíu của nó nhìn lên tôi. Tôi nhẹ nhàng nhấc con vật đáng yêu ra khỏi chiếc hộp và đặt nó vào lòng bàn tay. Nó lập tức rút đầu vào mai.
- Nó ổn chứ ạ? Nó có ăn gì không ạ?
- Có chứ, có chứ. - Lilian đáp lời tôi bằng giọng nói dịu dàng của một người mẹ. - Ta vẫn chăm sóc nó. Ta vẫn thay nước cho nó...
- Ngày nào cũng vậy chứ ạ? - Tôi hỏi thêm, mắt vẫn không rời con vật cưng của mình.
- Ngày nào cũng thế, phải phải, ta biết, ta biết mà. Ta chưa từng nghĩ lại có lúc ta đi chăm sóc một con rùa già như thế này cơ đấy.
- Nó không phải là rùa già. Nó chỉ là một em bé rùa con thôi mà... bà nhìn mà xem? - Tôi thì thầm. - Cháu nghĩ nó thích bà đấy. - Lilian chợt nhìn tôi nghiêm nghị khi tôi đưa con rùa đến trước mặt bà ấy.
- David, - bà vuốt tóc tôi, và nói bằng một giọng đầy yêu thương, - hãy nhìn con với chú rùa kia kìa... Phải chi họ cũng thấy con như ta bây giờ nhỉ.
Tôi cẩn thận đặt con rùa trở lại vào trong hộp. Rồi tôi nắm lấy tay Lilian:
- Cháu biết rằng cháu đã rất hư, và rằng cháu xứng đáng bị phạt vì những gì cháu đã gây ra, nhưng cháu xin hứa là từ nay cháu sẽ ngoan ngoãn. Thật sự ngoan ngoãn. Con xin hứa... thưa Mẹ.
Tối hôm ấy, khi tôi nhìn ra ngoài cửa sổ buồng giam của mình, một cảm giác ấm áp đã len lỏi tận sâu trong lòng tôi. Mình sẽ làm điều đó! Tôi thề với mình. Mình sẽ chứng minh cho bà Catanze, cho ông Hutchenson và cho cả mẹ thấy rằng mình là một đứa bé tốt. Tôi biết rằng chỉ còn vài ngày nữa thôi là đến ngày ra tòa. Vì thế, tôi tự nhủ, mình phải thể hiện sao cho tốt hơn nữa. Tôi thấy buồn ngủ. Và trong lòng tôi thật sự không còn cảm thấy sợ hãi hay lo âu.
Chỉ trong vài ngày, điểm hành vi hàng ngày của tôi đã được nhân lên gấp đôi. Khi ông Carl Miguel, viên quản giáo cao cấp của khu C nói với tôi trước mặt mọi người rằng tôi đã có một tuần lễ hết sức tuyệt vời, tôi lại muốn chứng tỏ cho mọi người thấy tôi có thể làm tốt hơn như vậy nữa kia. Cuối tuần lễ đó, tôi đạt thứ hạng cao nhất mà khu đã đặt ra: hạng vàng. Ông Hutchenson cho tôi hay rằng, thường thì một đứa trẻ tương đối ngoan sẽ đạt được thứ hạng ấy sau ba hay bốn tuần. Tôi cười thầm đầy tự hào khi biết rằng mình đã làm được điều đó chỉ sau chưa đầy hai tuần lễ. Trong một lần vào thăm tôi, Gordon báo với tôi rằng ngày ra tòa đã được rút ngắn lại vài ngày.
- Vậy khi nào thì chúng ta sẽ ra tòa ạ? - Tôi phân vân.
- Ngày mốt, cháu ạ. - Ông đáp lời tôi. - Cháu sẽ ổn chứ?
- Vâng, thưa ông. - Tôi trả lời khá điềm tĩnh, nhưng trong lòng bỗng nhen lên một chút hoảng sợ.
- David, chú không có ý làm cháu lúng túng với những gì có thể xảy ra tại phiên tòa. Chú có thể lường trước được rằng mọi việc có thể sẽ xảy ra theo nhiều chiều hướng khác nhau, và cháu chỉ được chọn một trong những chiều hướng đó. Chú chỉ muốn nhắc cháu phải luôn giữ bình tĩnh, và nếu cháu tin vào Chúa, chú khuyên cháu hãy cầu nguyện với Ngài.
Lúc trở về buồng giam, tôi bỗng thấy mình như mê sảng. Tôi nhắm mắt lại, cố dẹp bỏ sự hồi hộp sang một bên và cầu nguyện.
Hai ngày sau, tôi có mặt tại phiên tòa. Tôi ngồi thẳng người, tập trung nhớ lại những gì Lilian và Gordon đã nói với tôi. Lilian ngồi ở dãy ghế phía sau tôi. Tôi quay lại nhìn bà rồi khẽ gật đầu cười với bà. Lúc tôi quay lên, tôi chạm phải ánh mắt của mẹ, lúc ấy bà đang ngồi ôm Kevin ở dãy ghế bên phải tôi.
Sự tự tin trong tôi gần như tan biến.
- Bà ta đang ở đây! - Tôi thì thầm với Gordon.
- Đúng thế. Và hãy nhớ rằng, cháu phải luôn giữ bình tĩnh đấy. - Giọng Gordon như cảnh báo.
Một lát sau, số thứ tự của tôi được xướng lên. Tôi ngọ nguậy trong ghế rồi trộm nhìn sang mẹ. Luật sư của tôi, người tôi chỉ mới gặp vài phút trước đó, đứng lên đọc liền một mạch những ngày tháng, những số liệu mang tính hình thức và vài tình tiết khác thật nhanh, đến nỗi tôi còn không dám chắc những gì ông ấy vừa đưa ra là nói về trường hợp của tôi hay của một người nào khác.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,330
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Bộ Ba Tiểu Thuyết Tự Thuật Của Dave Pelzer

Postby bevanng » 10 Jun 2018

Vị quan tòa ra hiệu đồng ý với luật sư của tôi sau khi ông ấy trở về chỗ ngồi. Phía bên phải tôi, một người đàn ông mặc đồ đen khác lấy giọng và bắt đầu nói. Gordon nghiêng người qua, vỗ vỗ vào đầu gối tôi rồi nói:
- Cho dù ông ta có nói gì, cháu cũng phải giữ bình tĩnh. Đừng cười, đừng cử động và đừng biểu lộ bất cứ một cảm xúc nào.
- Thưa Tòa, vào khoảng ngày 10 tháng 1, bị cáo vị thành niên, David Pelzer, sau khi đã tính toán kế hoạch rõ ràng, đã chủ mưu phạm tội gây hỏa hoạn và cố tình thiêu cháy một lớp học ở trường tiểu học Monte Cristo...
Một nỗi sợ hãi lan dần khắp cơ thể tôi.
- Thưa Tòa, bị cáo vị thành niên đã có tiền sử với rất nhiều hành vi ngỗ nghịch. Tòa đã có bản tóm tắt được cung cấp bởi bác sĩ tâm thần của bị cáo vị thành niên, cũng như lời cáo buộc của thầy hiệu trưởng và hội đồng giáo vụ trường tiểu học Monte Cristo. Tôi cũng có lời khai từ cựu nhân viên xã hội của bị cáo vị thành niên, người cũng cho rằng “trong khi David đang ở độ tuổi rất ngây thơ của nó, thằng bé vẫn cần được giám sát. Trong thời gian được sống rất thoải mái trong gia đình cha mẹ nuôi, David vẫn có những hành động quá khích với những người khác, và thỉnh thoảng, đã tranh cãi và ẩu đả khi còn ở nhà cha mẹ nuôi”.
Tôi như chết lặng đi. Căn nhà đã cho tôi sự tự do giờ lại góp phần trong những lời buộc tội tôi. Sau một tràng những cáo buộc, viên luật sư cúi chào quan tòa rồi ngồi xuống và gật đầu với mẹ tôi.
- Chú có thấy thế không? - Tôi hỏi, thúc khuỷu tay vào Gordon.
- Suỵt, - ông ấy cảnh báo, - đừng nói chứ!
- Phản bác? - Quan tòa quay về phía tôi hỏi.
Luật sư của tôi mỉm cười rồi đứng lên:
- Thưa Tòa, câu nói của cô Gold đã được trích dẫn chưa đầy đủ và đúng với ngữ cảnh. Tôi xin đệ trình lên đây để Quý Tòa xem qua toàn bộ lời nói của cô ấy. Về vấn đề vụ hỏa hoạn, vụ việc này đã được xây dựng hoàn toàn dựa trên những chứng cứ gián tiếp. Trong lúc David còn là người bị tình nghi ban đầu cho vụ việc, tôi mong Quý Tòa xem xét, rằng David là người đã ngăn chặn sự lan truyền của đám cháy do một người khác gây nên. Còn đối với nơi hiện đang giữ quyền nuôi dưỡng David, gia đình Catanze đang rất nóng lòng đón David trở về. Cảm ơn Quý Tòa.
Vị quan tòa nhìn sang ông luật sư kia.
- Thưa Tòa, trong khi chứng cứ trực tiếp vẫn chưa được xác nhận, bị cáo vị thành niên vẫn được xem là có một tiểu sử đã được xác minh cho hành vi loạn chức năng. Ngoài ra, tôi có được lời khai đã được xác nhận bởi mẹ ruột của bị cáo, bà Pelzer, cho thấy rằng bị cáo đã gây ra nhiều đám cháy trong tầng hầm ở nơi cư trú trước đây của cậu ta. Bà Pelzer đã lấy làm tiếc khi thừa nhận rằng bà ấy không thể kiểm soát bị cáo dưới bất kỳ điều kiện hoàn cảnh bình thường nào cả, và rằng bị cáo cực kỳ dễ bị kích động và tiềm ẩn xu hướng bạo lực. Vui lòng xem lại cáo trạng bắt giữ bị cáo vào tháng Ba vừa rồi.
Thưa Tòa, rõ ràng là cho dù có bất kỳ lý do gì thì bị cáo cũng không thể được trông nom ở ngôi nhà cũ hoặc ngay trong nhà cha mẹ nuôi nữa. Người dân địa phương đều cho rằng cậu bé bị cáo là một gánh nặng của xã hội. Người dân ở đây đều muốn bị cáo phải thừa nhận các giám định về tâm thần để có thể được tiếp nhận vào một tổ chức nào đó có khả năng đáp ứng cho mọi nhu cầu của cậu ta.
- Những gì ông ấy nói có nghĩa là gì ạ? - Tôi hỏi Gordon, sau khi vị luật sư về chỗ ngồi. Gordon chưa kịp nhắc tôi im lặng, thì vị quan tòa đã xoa xoa thái dương của mình rồi hỏi:
- Người quản chế đâu?
Ông Hutchenson cài lại nút áo khoác rồi đứng lên:
- Người quản chế đề nghị cho tiếp tục việc kiểm tra và hội chẩn của một bác sĩ tâm thần khác. Tôi không nhận thấy điều gì khiến tôi tin rằng David chính là mối đe dọa lớn của chính cậu ấy cũng như những người khác. Tôi đề nghị có sự thay thế đối với những người giám hộ của David.
- Họ là những người thích sử dụng hình phạt đúng không? - Vị quan tòa cười mỉm một mình rồi tiếp. - Tiền án thì sao? - Ông ấy hỏi khi quay sang luật sư của tôi.
- Không có, thưa Tòa. - Vị luật sư trả lời.
Vị quan tòa hơi ngả người ra sau. Khi ông ấy lướt mắt qua chỗ tôi, tôi như sởn tóc gáy. Tôi nín thở, chờ đợi câu trả lời của quan tòa. Ông ấy có vẻ đăm chiêu, tay sờ sờ cằm. Đột nhiên ông gật đầu rồi quay sang thư ký phiên tòa:
- Tạm ngưng không xác minh thêm về vụ hỏa hoạn... Tòa tuyên mức phạt... 100 ngày trong trại quản thúc trẻ vị thành niên... thời gian quản thúc đã được thực thi từ trước. Và, không cần ghi biên bản điều này, - vị quan tòa nói tiếp, - này cậu bé, đốt nhà là một tội danh nghiêm trọng. Lý do duy nhất để ta không khép cháu vào tội danh đó là vì ta không có bằng chứng rõ ràng. Trong khi vẫn chưa có chứng cứ chứng tỏ cháu không phải là thủ phạm, cháu vẫn phải trải qua thời gian thử thách trong một khoảng thời gian nhất định. Có vẻ cháu có những phẩm chất tốt và khả năng chỉ huy, - quan tòa gật đầu với bà Catanze rồi tiếp tục, - nhưng phải khéo léo và vận dụng những điều đó cho tốt nhé.
Ngay sau khi quan tòa gõ búa kết thúc phiên tòa, Gordon nói khẽ:
- Cháu sẽ ở đó thêm ba mươi hay ba mươi tư ngày nữa.
- Nhưng cháu đâu có làm chuyện đó! - Tôi than van, giọng uất ức.
- Không thành vấn đề đâu cháu ạ. - Gordon nói một cách đơn giản. - Chuyện như của cháu hiếm có lắm đấy. Tin chú đi, nhóc, - ông ấy nói, tay chỉ về phía quan tòa, - ông ấy thực sự là một ông Bụt đấy. Nhưng nếu bên khởi tố có bất kỳ chứng cứ nặng ký nào bất lợi cho cháu, thì chú chỉ còn cách là cho cháu vào một cái áo khoác lớn rồi đem giấu vào một nông trại nhộn nhịp nào đó mà thôi! Ngoài ra, quý ông đáng kính kia còn có một nơi rất “êm ái” dành cho thằng nhóc ốm yếu gầy nhẳng là cháu đấy. Giờ thì nhanh nào, trở về buồng giam của cháu đi, chó con. - Gordon nói đùa khi chúng tôi cùng đứng dậy đi ra ngoài.
Bỗng từ đâu mẹ sấn sổ bước đến chắn ngay trước mặt Gordon và tôi.
- Các người sai rồi! Tất cả các người đã lầm rồi! Rồi các người sẽ thấy! Tôi đã cảnh cáo con mụ nhân viên xã hội ấy rồi, bây giờ thì tôi cảnh cáo anh! - Mẹ rít lên, tay chỉ thẳng mặt ông Hutchenson. - Nó là thằng tồi! Nó là tai họa! Rồi anh sẽ thấy! Lần tới nó sẽ tấn công tiếp người khác! Thằng ôn con đó được giải quyết sớm chừng nào, thì chừng đó anh sẽ thấy rằng tôi đã đúng và tôi không làm sai cái quái gì cả! Anh đang tự biến mình thành thằng ngốc nếu anh nghĩ rằng mọi chuyện đã chấm dứt tại đây! Đợi mà xem! Chỉ có một nơi duy nhất cho thằng ôn con đó thôi. Rồi anh xem! - Nói xong bà ta kéo Kevin lao ra khỏi phòng.
Gordon hơi sững người.
- Mẹ cháu sống ở đâu vậy?
- Ở nhà ạ. - Tôi trả lời.
- Vậy à? - Gordon nhướn mày. - Căn nhà mà cháu đã đốt chứ gì? Ý chú là, nếu cháu đã đốt tầng hầm... thì chắc căn nhà cũng bị thiêu rụi luôn rồi ấy chứ.
- Đúng thế ạ! - Tôi cười, sau khi nhận ra ông ấy chỉ đang nói đùa mà thôi.
Ba mươi tư ngày sau, tôi khóc ròng khi ngồi gói ghém bộ sưu tập những vật dụng thủ công, những tấm bìa cứng - thành phẩm của các bài tập tôi được giao - vào một thùng giấy cạc-tông nhỏ. Chẳng hiểu sao tôi lại có cảm giác không muốn rời khỏi nơi này. Ở “bên ngoài” - thế giới bên ngoài - là nơi dễ dàng đấy tôi vào rắc rối. Trong khi ở Hillcrest, tôi đã bắt đầu quen dần với môi trường xung quanh. Tôi biết được chính xác mình kỳ vọng điều gì. Tôi cảm thấy thanh thản và an toàn. Khi Carl Miguel đưa tôi ra ngoài, ông đã nói rằng thế giới bên ngoài chính là cuộc thử nghiệm dành cho sự tồn tại của tôi.
- Pelz, - Carl nắm tay tôi, ôn tồn, - ta hy vọng không phải gặp lại cháu nữa.
Tôi nắm chặt tay Carl rồi nhìn về phía bà Catanze. Bà nhìn tôi ngạc nhiên khi thấy chiếc quần tôi đang mặc bị ngắn đi một khúc. Tôi đã lớn bổng lên.
- Thế nào rồi? - Bà hỏi.
- Con rùa của con sao rồi ạ? - Tôi hỏi ngay.
- Ta muốn con biết là nó sắp vào nồi xúp rồi.
- Mẹ! - Tôi la lên, dù biết Lilian chỉ đùa thôi. - Đi nào, - tôi chìa tay ra, - chúng ta về nhà thôi!
Khuôn mặt Lilian bừng sáng rạng rỡ như cây thông Noel khi bà nhận ra đây là lần đầu tiên tôi gọi nhà bà ấy là nhà mình. Bà nắm chặt lấy cánh tay đang dang rộng của tôi.
- Ta về nhà thôi!
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,330
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Bộ Ba Tiểu Thuyết Tự Thuật Của Dave Pelzer

Postby bevanng » 10 Jun 2018

CHƯƠNG 8 LẠC LOÀI


Mọi thứ không còn như xưa kể từ khi tôi rời khỏi trại giáo dưỡng của địa phương trở về với gia đình Catanze. Những đứa trẻ khác dường như nhìn tôi với ánh mắt ngờ vực. Mỗi khi tôi xuất hiện, cho dù họ đang nói gì thì cũng đột nhiên im bặt và gượng gạo cười với tôi. Tôi vẫn cố gắng trò chuyện cùng họ, nhưng chẳng hiểu sao tôi luôn cảm thấy mình lạc lõng đơn độc trước những ánh nhìn hoài nghi, xa lạ. Những lúc đó tôi đứng khựng một lúc rồi lặng lẽ rời khỏi phòng, cảm giác rõ mọi ánh mắt đang đổ dồn phía sau lưng. Ngay cả Larry lớn, người tôi từng xem là “đại ca” của mình, dường như cũng phớt lờ tôi. Sau vài ngày chịu đựng Sự lạnh nhạt của mọi người, cuối cùng tôi lại lủi thủi trong căn phòng vắng tênh.
Thậm chí tôi cũng không quan tâm đến việc chiếc xe đạp Murray của tôi đã bắt đầu gỉ sét.
Một buổi chiều thứ Sáu tháng 7 năm 1974,
Gordon Hutchenson dừng xe trước nhà tôi. Tôi thấy hồi hộp kinh khủng khi chú ấy đi thẳng vào nhà tìm gặp tôi. Thật sự lúc ấy tôi không muốn nói chuyện với ai cả. Nhưng khi nhìn gương mặt đang giận dữ của chú ấy, tôi linh cảm ắt phải có chuyện gì đó kinh khủng lắm sắp xảy ra.
- Có chuyện gì thế ạ? - Tôi lí nhí hỏi.
Gordon đặt một tay lên vai tôi:
- Cháu cần phải thu xếp đồ đạc rồi. - Chú ấy nói bằng một giọng đang lấy làm tiếc chuyện gì đó.
Tôi hất tay chú ấy ra. Lúc ấy những hình ảnh về Hillcrest lại tràn ngập trong tôi như một thước phim đen trắng nặng nề.
- Tại sao? - Tôi gào lên. - Cháu đã làm gì?
Gordon nhẹ nhàng giải thích với tôi rằng tôi không dính vào rắc rối nào cả và rằng chú ấy biết hết những đấu tranh, giằng xé mà tôi phải chịu đựng kể từ khi tôi trở lại nhà Catanze. Gordon cũng cho tôi biết rằng chú ấy đang nỗ lực tìm cho tôi một gia đình khác có ít người hơn. Chú nói tiếp:
- Ngoài ra, chú đang ở vào thế kẹt. Chú có một bạn khác lớn hơn cháu sẽ rời Hillcrest vào thứ Hai tuần tới, và cậu bé ấy được sắp xếp về sống ở đây. Vì vậy, nhanh lên nào, thu xếp quần áo của cháu đi.
Tôi muốn bật khóc. Tôi chạy nhanh về phòng. Lòng tôi ngổn ngang giữa cảm giác hồi hộp với nỗi sợ hãi không biết điều gì đang chờ đợi mình ở phía trước. Tôi lúi húi kéo hết tất cả các ngăn tủ ra ngoài, lôi hết quần áo trên móc xuống rồi nhét hết mọi thứ vào một chiếc túi màu nâu lớn. Tôi bần thần nhìn lần cuối cùng căn phòng nơi tôi đã ngủ, đã khóc, đã chơi đùa và đã ngẫm nghĩ về cuộc sống của mình trong suốt hơn một năm qua. Ngay cả những lần tôi nghĩ rằng thế giới quanh tôi đã đổ nát, thì tôi vẫn luôn cảm thấy bình yên và an toàn trong căn phòng của mình. Tôi bước ra ngoài, từ từ khép cửa lại. Tôi tự oán trách sao mình lại ngu ngốc đến thế. Lúc còn ở nhà cô Mary, tôi đã học được hai quy tắc cơ bản khi làm con nuôi là đừng bao giờ quá phụ thuộc với bất cứ ai và đừng bao giờ nghĩ rằng mình sẽ được mãi mãi ở với một gia đình nào đó. Thế mà tôi đã ngu ngốc phá vỡ cả hai quy tắc đó. Tôi đã quá ngây thơ khi nghĩ rằng tôi sẽ được sống với Rudy và Lilian suốt cả phần đời còn lại. Tôi nhắm mắt, nuốt những giọt nước mặn đắng vào trong.
Vừa trò chuyện xong với ai đó qua điện thoại, Gordon đã phải tách tôi ra khỏi Lilian trong lúc cả hai chúng tôi đang ôm nhau nức nở. Nhìn vào mắt Lilian, tôi hứa với bà là tôi sẽ trở thành một đứa bé ngoan và rằng tôi sẽ giữ liên lạc với bà. Bên ngoài, Gordon mở cửa chiếc xe Chevy Nova của mình chờ sẵn. Chú ấy ném tất cả đồ đạc của tôi lên băng ghế sau rồi ra hiệu cho tôi chui vào xe. Khi xe vừa lăn bánh, tôi có thể nhìn thấy rõ những hàng nước mắt quyện với mascara đen chảy nhòe cả khuôn mặt của Lilian. Bà ấy sụt sùi đứng trước cửa - nơi tôi vẫn thường đứng tần ngần không biết bao nhiêu giờ đồng hồ chờ một ngày nào đó xa xăm cha sẽ đến thăm tôi. Khi vẫy tay tạm biệt Lilian lần cuối, tôi thảng thốt nhận ra rằng bà ấy và Rudy đã quan tâm, chăm sóc và yêu thương tôi còn tốt hơn chính cha mẹ đẻ của tôi nữa.
Cả Gordon và tôi đều im lặng thật lâu. Cuối cùng, chú ấy lấy giọng phá tan sự im lặng nặng nề đó:
- Dave này, chú biết tất cả những điều này xảy đến với cháu quá nhanh, nhưng thế này cháu ạ...
- Nhưng sao ạ? - Tôi hét lên.
Gương mặt Gordon lộ rõ sự nóng giận.
- Cháu nghe đây! - Chú ấy la lên. - Rất hiếm, rất hiếm có trường hợp nào một đứa trẻ ở trong một gia đình lâu như cháu. Cháu có biết như vậy không, hả? Và cháu đã ở đó bao lâu nhỉ? Hơn một năm? Khỉ thật, cả một kỷ lục ấy chứ.
Tôi ngồi lọt thỏm trong ghế, nhận ra rằng những gì chú ấy nói đều đúng. Đã từ lâu, tôi xem mọi thứ diễn ra với mình như một lẽ hiển nhiên. Tôi quay sang nhìn vào kính chiếu hậu, vùng đất thân thuộc trong thành phố đang chìm dần lại phía sau.
Gordon hắng giọng:
- David, chú xin lỗi. Chú không nên trút giận lên cháu như thế. Chỉ là đôi khi chú không thể đặt mình vào vị trí của cháu để suy nghĩ được cháu ạ. Cháu thấy đấy, chú đã đăng ký cho cháu đến ở một nhà khác từ hôm qua, nhưng chú lại mắc kẹt với công việc ở tòa án trước khi đến đón cháu và... khỉ thật, chú không biết phải làm gì với cháu bây giờ nữa.
- Chú có thể đưa cháu trở lại gia đình Catanze được mà. - Tôi lí nhí đề nghị.
- Không thể làm thế được. Như chú đã nói với cháu rồi, chú đã đề nghị bỏ tên cháu ra khỏi gia đình Catanze ngày hôm qua rồi, điều đó có nghĩa là họ không còn là người giám hộ hợp pháp của cháu nữa. Rất khó giải thích cho cháu hiểu. Điều quan trọng nhất vẫn là chú phải tìm cho cháu một gia đình mới.
Khi Gordon ngần ngại nói ra những điều đó, tim tôi như thắt lại vì sợ. Bỗng tôi sực nhớ mình đã bỏ quên chiếc xe đạp, và một thứ còn quan trọng hơn nữa là con rùa yêu quý của tôi. Gordon cười vang khi nghe tôi nói mình để quên chiếc xe đạp và con rùa. Thấy chú ấy cười, tôi nghịch ngợm giằng tay chú vẻ van nài. Gordon biết những thứ ấy có ý nghĩa với tôi như thế nào, nhưng cả hai chú cháu đều hiểu rằng việc tìm một nơi ở cho tôi bây giờ còn quan trọng hơn rất nhiều lần.
Gordon cho xe dừng lại trước nhà chú ấy. Vừa vào đến nhà, chú ấy đã nhấc điện thoại gọi ngay cho những gia đình có nhận con nuôi để cầu xin, rồi van nài họ tiếp nhận tôi, trong vài ngày tới thôi cũng được. Những cuộc trò chuyện kéo dài hàng giờ đồng hồ, cuối cùng chú ấy cũng dập máy.
- Khốn kiếp thật! - Gordon tức giận. - Chẳng bao giờ có đủ chỗ! Mọi nơi đều đã hết chỗ cả rồi! - Tôi nhìn chú ấy đăm đăm. Rồi Gordon lại chụp lấy cái điện thoại lần nữa. Chỉ ít giây sau, giọng chú ấy đã thay đổi. Mặc dù Gordon quay lưng lại, nhưng tôi vẫn nghe chú hỏi khẽ đầu dây bên kia: - Khu A hiện có bao nhiêu người ạ? Thế à? Được rồi, để một giường trống cho Pelzer nhé. Không, không, thằng bé ngoan, không có án. Tôi chỉ để nhờ thằng bé ở đấy thôi, mọi nơi đều đã chật ních hết rồi. Được rồi, cảm ơn nhé. Tôi sẽ gọi trước khi đưa thằng bé đến.
Khi quay lại nhìn tôi, Gordon hiểu rằng tôi đã biết điều gì sắp xảy ra với mình.
- Chú xin lỗi cháu, David ạ. Chỉ vì chú không biết phải làm gì khác hơn.
Tôi như bị rút hết sinh lực, không còn quan tâm bất kỳ điều gì nữa. Ngay lúc ấy, chẳng hiểu sao tôi lại muốn được gò mình vào những nội quy hàng ngày của Hillcrest và gặp lại những viên quản giáo như Carl Miguel. Tôi chưa kịp nói với Gordon là hãy đưa tôi trở lại Hillcrest thì chú ấy đã bật tay đánh tách, chộp lấy áo khoác, lao nhanh ra khỏi cửa và lệnh cho tôi theo chú vào xe. Có vẻ như chú ấy vừa nghĩ ra được điều gì lý thú lắm. Lúc ở trong xe, chú ấy còn nhìn tôi cười cười đầy bí hiểm.
- Lẽ ra chú nên nghĩ đến chỗ này sớm hơn mới phải. Một khi họ có thiện cảm với cháu thì họ sẽ không từ chối cháu đâu. Chú biết như thế này thật không phải, nhưng đây là giải pháp tốt nhất trong hoàn cảnh này đấy cháu ạ.
Tôi nheo mắt cố hiểu những lời Gordon vừa nói. Chưa kịp nói gì, tôi đã bị ngã chúi về phía trước do Gordon đột ngột thắng gấp cho xe dừng lại.
- Nào, - chú ấy nói giọng phấn khởi, - đến rồi đây. Cho họ thấy bộ dạng tươi tỉnh nhất của cháu đấy nhé. - Gordon hăng hái đưa tay vén màn cửa, bước vào trong.
Tôi cảm thấy mình như một tên ăn trộm khi rón rén đi vào nhà người khác mà không được sự đồng ý của họ. Hai mái đầu thấp thoáng ló ra từ phía nhà bếp.
- Tự nhiên ngồi đi cháu nhé. - Gordon chỉ tay vào một chiếc ghế rồi nháy mắt với tôi. Chú ấy vồn vã rảo bước thật nhanh vào trong nhà bếp, hai tay dang rộng. - Chào Harold! Chào Alice! Gặp lại hai bạn thật vui quá! Hai người thế nào rồi?
Tôi tròn mắt theo dõi từng hành động của Gordon. Gordon là kiểu người mang một tính cách biến đổi không ngừng. Tôi biết, với khả năng của mình, Gordon có khả năng dẫn dụ bất cứ ai theo điều gì chú ấy muốn. Chú ấy làm tôi nhớ đến những gã bán hàng ranh mãnh trên ti-vi luôn tìm mọi cách để dụ dỗ người khác mua hàng của họ.
Gordon chưa kịp kéo ghế trong nhà bếp để ngồi xuống thì tôi đã biết mọi chuyện sẽ không dễ dàng. Người đàn ông đội chiếc mũ rơm tên Harold lắc đầu thở dài.
- Không được, không nhận thêm được nữa. Hết phòng rồi. - Ông ta càu nhàu rồi đưa điếu thuốc lên miệng kéo một hơi dài.
Tôi túm lấy túi đồ nhàu nát của mình, dợm đứng dậy bỏ đi thì người phụ nữ, Alice cất giọng:
- Thôi nào, Leo, từ từ đã nào. Thằng bé trông đáng yêu đấy chứ.
Alice nghiêng người cười với tôi. Tôi cũng nhướn mày cười đáp lại.
- Chúng ta đâu được phép nuôi con trai. Em biết điều đó mà. - Harold cương quyết.
Gordon chen vào:
- Chỉ vài ngày thôi, đến khi tôi tìm được cho thằng bé một nhà khác. Tôi sẽ có một nơi cho thằng bé... vào khoảng, xem nào, thứ Hai... thứ Tư là trễ nhất. Hai người sắp ban cho cả tôi và David một ân huệ lớn lắm đấy.
- Thế còn giấy tờ? - Alice thắc mắc.
Gordon đập tay vào trán:
- À... tôi không đem theo rồi, nhưng... tuần sau tôi sẽ mang chúng đến và... Chúng ta sẽ... Chúng ta chỉ cần ghi lùi ngày tháng thôi mà... Này, nhìn đồng hồ kìa! Tôi phải đi rồi! Cảm ơn hai người lần nữa nhé. Tuần sau gặp lại nhé. - Chú ấy nói rồi vội vã quay đi, không để cho Harold và Alice kịp đổi ý.
Tôi ngồi im trong chiếc trường kỷ, tay vẫn ôm khư khư túi đồ của mình. Tôi cúi gằm mặt trong lúc cả Alice và Harold nhìn tôi dò xét. Sau đấy cả hai đi vào phòng khách.
- Rồi đấy, nhưng thằng bé sẽ ngủ ở đâu bây giờ? - Harold hỏi bằng giọng lạnh lùng. Hai người tranh cãi một lúc rồi Alice quyết định cho tôi vào ngủ chung phòng với Michelle; cô là một người con nuôi của hai người và đi làm vào buổi tối. Harold tiếp tục phản đối, cho rằng việc tôi ngủ chung phòng với một cô gái trẻ như thế là không hay. Tôi cố tạo ấn tượng tốt bằng cách tiến đến trước Harold, nhìn thẳng vào mắt ông rồi bình thản nói:
- Cháu không sao đâu ạ. Cháu không thấy phiền gì đâu ạ.
Vừa nói xong, tôi biết mình đã tự làm khó cho mình.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,330
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Bộ Ba Tiểu Thuyết Tự Thuật Của Dave Pelzer

Postby bevanng » 10 Jun 2018

Bốn đêm tiếp sau đó, tôi cuộn mình trong một tấm chăn len cũ kỹ trên chiếc trường kỷ trong phòng khách. Tôi không biết tại sao tôi lại khiến cho Harold khó chịu như vậy, nhưng ít ra tôi cũng có một chỗ để ngả lưng. Tôi cảm ơn họ vì điều đó.
Gần một tuần sau, sau khi kiểm tra lại mọi vật dụng và chào tạm biệt Alice - bà Turnbough - tôi leo lên xe của Gordon rồi cả hai cùng lên đường đi đến một gia đình mới. Chú ấy cam đoan đã tìm được cho tôi một gia đình hoàn hảo, dù cha mẹ nuôi mới của tôi chưa hề có người con nuôi nào và họ chỉ vừa mới được cấp quyền nhận con nuôi mấy hôm trước. Tôi ngập chìm trong muôn vàn cảm xúc. Gordon càng thuyết phục tôi yên tâm về bố mẹ nuôi mới của mình, tôi càng cảm thấy bất an.
Đi được một lúc, Gordon dừng xe trước một ngôi nhà nhỏ màu nâu. Tôi bước xuống xe, thở dài và nở một nụ cười giả tạo với người phụ nữ đang đứng đợi ở hiên nhà. Gordon chưa kịp mở lời giới thiệu thì người phụ nữ ấy đã lao nhanh xuống và ôm tôi đến nghẹt thở. Người phụ nữ còn đưa hai bàn tay thô ráp vuốt ve khuôn mặt tôi. Tôi cảm thấy tay chân mình thừa thãi và chẳng biết làm gì cả. Tôi nghĩ người phụ nữ đã lầm tôi với đứa trẻ nào khác. Sau một hồi lâu nựng nịu hai gò má tôi và siết tôi đến nghẹt thở, người phụ nữ lại ôm tôi thật chặt.
- Chao ôi, nhìn con này! - Bà ấy vừa thì thầm vừa lắc mạnh hai vai tôi khiến đầu tôi gục gặc lên xuống. - Chao ôi, ta muốn ăn thịt con luôn đày này! Gordon ơi, thằng bé đáng yêu quá! David, - người phụ nữ rít lên sung sướng trong khi kéo tôi vào nhà, - ta đợi một đứa bé như con lâu lắm rồi đấy!
Bà kéo tôi mạnh đến nỗi tôi phải cố giữ thăng bằng để khỏi té ngã. Tôi chưa kịp định thần thì bà lại ấn tôi ngồi vào ghế. Gordon cố giúp bà trấn tĩnh bằng cách bắt bà đọc một loạt các giấy tờ trước khi nhận quyền nuôi dưỡng tôi. Sau cùng, Gordon cũng giúp bà bình tĩnh hơn rồi cố gắng giải thích cho bà hiểu về tính cách của tôi. Gordon còn nhấn mạnh rằng nếu bà có thắc mắc gì thì cứ gọi cho chú ấy.
- Ô, không có gì phải lo lắng như thế. - Người phụ nữ vui vẻ nói. Đoạn bà mỉm cười với tôi và nắm chặt lấy tay tôi. - Một cậu bé nhỏ nhắn đáng yêu như thế này thì có gì đáng lo ngại đâu chứ.
Cả Gordon và tôi cùng quay sang nháy mắt với nhau.
- A, vậy thì tôi sẽ đi lo việc của mình, hai người cứ tiếp tục tìm hiểu nhau đi nhé. - Chú ấy mỉm cười thật tươi.
Tôi tiễn Gordon ra cửa. Trước khi vào xe, Gordon cúi xuống thì thầm với tôi:
- Giờ thì hãy là một cậu bé nhỏ nhắn ngoan ngoãn cháu nhé.
Tôi nép người, tỏ vẻ vâng lời Gordon.
Sau khi Gordon đi khỏi, người phụ nữ nọ ngồi phịch xuống ghế. Bà chớp chớp mắt và liên tục lắc đầu với vẻ mặt rất xúc động. Tôi nghĩ bà ấy sắp khóc rồi đây.
- Xem này... xem khuôn mặt con đây này!
Tôi cười đáp lại bà. Tôi rụt rè chìa tay ra.
- Con tên là David Pelzer.
Người phụ nữ đưa tay che miệng cười khúc khích:
- Chao ôi, ta thật là ngớ ngẩn. Ta tên là Joanne Nulls, con có thể gọi ta là bà Nulls cũng được. Con thấy cái tên đó thế nào?
Tôi khẽ gật đầu, trong lòng nghĩ rằng bà ấy xem tôi là một đứa trẻ con hơn là một cậu bé mười ba tuổi mà tôi muốn được mọi người nhìn nhận.
- Bà thật là tốt bụng... thưa bà Nulls. – Tôi cười bẽn lẽn.
Ngay lập tức, bà Nulls đứng bật dậy và tự hào khoe với tôi bức ảnh chồng bà ấy.
- Đây là Micheal, - bà nói khẽ. - ông Nulls. Ông ấy đang làm việc ở bưu điện, - bà nói rồi áp tấm hình vào ngực, vỗ nhẹ vào nó như thể đang âu yếm một đứa trẻ.
Sau khi được gặp ông Nulls, tôi cảm thấy thoải mái hơn một chút. Ông ấy cứ muốn tôi hãy tự nhiên gọi ông là Micheal. Nhìn Joanne, tôi biết bà ấy không thích cách Micheal tỏ ra dễ dãi, đi ngược lại với quy tắc của bà như vậy.
Trước mặt Micheal, dường như bà ấy không thể hiện bất cứ tình cảm nào, nhưng ngay khi ông ấy đi làm, bà ấy lại đối xử với tôi như với một con búp bê đồ chơi. Joanne khăng khăng phải gội đầu cho tôi, cấm tôi chạy xe đạp ra khỏi khu nhà và thay vì đưa hết cho tôi hai đô-la năm mươi xu tiền trợ cấp của gia đình Catanze, bà ấy đắc ý bỏ vào lòng bàn tay tôi năm mươi xu và còn cảnh báo:
- Này, con không được dùng hết số tiền này một lần đâu đấy nhé.
- Ồ, đừng lo, con sẽ không như vậy đâu. - Tôi trấn an bà nhưng trong lòng thì tự hỏi không biết phải làm gì với mấy xu teng vô dụng này.
Trước sự nghiêm khắc của Joanne, tôi chỉ có thể đi loanh quanh trong nhà bà ấy. Phòng khách đầy ắp những món đồ theo ca-ta-lô của hãng Avon. Và tôi cứ thế ngồi ngắm chúng hàng giờ liền. Đến xế trưa, tôi chán quá nên ngồi phịch xuống trước ti-vi để xem phim hoạt hình Tay đua tốc độ(20). Khi không thể chịu đựng thêm được nữa, tôi thất thểu lê bước về phòng và giết thời gian bằng một cuốn sách tô màu mà bà đã cho tôi.
(20) Tay đua tốc độ (Speed Racer): Phiên bản của bộ phim hoạt hình manga nói về đề tài đua mô-tô có tên Mahha Go Go Go của Nhật Bản.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,330
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Bộ Ba Tiểu Thuyết Tự Thuật Của Dave Pelzer

Postby bevanng » 10 Jun 2018

Cũng như khi còn sống với mẹ, dường như tôi có một linh cảm rất tốt về những bất ổn đang hoặc sẽ xảy ra với mình. Ngay cả khi tôi ở trong phòng đóng kín cửa, tôi vẫn có thể cảm nhận những bất đồng ngấm ngầm chuyển thành những cuộc cãi vã ác liệt. Rất nhiều lần, tôi nghe thấy Micheal to tiếng với Joanne về sự có mặt của tôi trong ngôi nhà của ông ấy. Tôi biết, việc nhận tôi về làm con nuôi là ý của Joanne, như bà đã từng tâm sự với tôi, bà rất cô đơn và không thể có con. Mỗi lần Joanne và Micheal cãi nhau, những ký ức của tôi về cha và mẹ lại hiện ra. Tôi hoàn toàn nhận thức được mình không hề gặp phải mối đe dọa nào về thể xác, nhưng tôi cứ thế cuộn người ngồi trong một góc phòng, trùm chăn kín mít. Có một lần, họ cãi nhau lớn tiếng đến nỗi tôi cảm nhận rõ cửa sổ phòng tôi cũng rung lên.
Sáng hôm sau, tôi cố gắng nói chuyện với Joanne khi thấy bà gần như suy sụp. Ngày hôm ấy, tôi đã luẩn quẩn quanh chiếc trường kỷ, nhìn bà ôm tấm ảnh cưới của hai người vào lòng, đu đưa trên chiếc ghế bập bênh. Sau đó tôi đã rón rén trở về phòng, gói ghém quần áo cho vào chiếc túi nâu quen thuộc. Tôi biết việc mình bị chuyển đi nơi khác chỉ còn là vấn đề thời gian.
Những chuyện không vui ở gia đình ông bà Nulls đã phá hỏng ngày đầu đi học của tôi ở trường Trung học Parkside. Tôi ngồi chễm chệ ngay chiếc bàn tròn trong lớp học. Tôi cười với những đứa con trai khác, chúng cũng cười đùa với tôi khá thoải mái. Một thằng nhóc trong đám, Stephen, huých khuỷu tay vào tôi, nói rằng đứa con gái bàn bên kia nhìn tôi nãy giờ.
- Thì sao? - Tôi hỏi. - Có chuyện gì ghê lắm sao?
- Nếu cậu thích một đứa con gái, cậu cứ gọi cô ta là nỗi kinh hoàng. - Stephen giải thích.
Tôi nghiêng đầu đăm chiêu. Trong khi tôi mải nghĩ về từ mà Stephen vừa nói, thì những đứa còn lại ngồi quanh đó cũng gật đầu tỏ vẻ tán thành với Stephen. Sau khi được mấy thằng bạn mới mách nước, tôi cố gắng chứng tỏ mình bằng cách quay xuống nói với đứa con gái đó rằng:
- Bạn là nỗi kinh hoàng dễ thương nhất mà tôi từng biết.
Lớp học đang râm ran tiếng nói cười bỗng dưng im bặt. Hầu như bọn chúng đều quay hết về phía tôi. Mấy đứa con gái ngồi quanh bàn đưa tay che miệng lại. Tôi thấy khó thở, biết rằng mình lại phạm sai lầm.
Giờ học kết thúc, cả lớp nhốn nháo chen lấn nhau đi về. Ngay khi tôi vừa bước ra ngoài, trời đất quanh tôi như tối sầm lại. Tôi ngước lên và bắt gặp khuôn mặt dữ tợn của một gã học lớp tám với thân hình to lớn.
- Mày đã gọi em gái tao là gì? - Gã cười khinh bỉ.
Tôi lại thấy khó thở một lần nữa. Tôi cố gắng nghĩ ra điều gì đó thật hay ho để nói. Thế nhưng tôi chỉ có thể lí nhí lặp lại:
- Một nỗi kinh hoàng.
Cú đấm của thằng to xác lớp tám nhanh đến nỗi tôi không kịp nhận thấy. Mũi tôi tóe máu.
- Mày đã gọi nó là gì cơ? - Gã lặp lại.
Tôi nhắm mắt rồi trả lời với gã cùng một câu ban nãy.
Bộp.
Sau khi lãnh sáu cú đấm vào mặt, tôi mới nhận ra mình không nên nói từ nỗi kinh hoàng trong trường hợp này nữa bởi vì nó mang ý nghĩa gì đó rất xấu. Thế là tôi nói xin lỗi tên to xác, nhưng gã lại đánh tôi và gầm lên:
- Đừng bao giờ, đừng bao giờ gọi em tao là con điếm nữa đấy!
Chiều hôm ấy tại nhà của Joanne, tôi ngồi trong phòng, cố gắng sửa lại cặp kiếng vừa bị cong gọng sau trận đòn lúc sáng. Lúc ấy Joanne cũng đang ở trong phòng bà ấy. Mấy ngày sau, tôi thật sự rất muốn hỏi bà ấy và Micheal xem từ con điếm có nghĩa là gì, nhưng nhìn cách hai người họ đối xử với nhau, tôi hiểu rằng tốt hơn tôi nên giữ kín chuyện đó.
Hai tuần sau đó, tôi đi học về thì thấy Joanne ngồi ôm đầu ủ rũ. Tôi lao đến bên bà. Joanne thổn thức nói bà và Micheal đã ly hôn. Tim tôi như bị siết nghẹt. Tôi ngồi bệt dưới chân bà, chẳng biết nói gì khi bà nói cho tôi biết Micheal đã có tình cảm với một người phụ nữ khác. Tôi nhìn Joanne đang khóc nấc, thật sự không hiểu rõ điều bà ấy vừa nói có nghĩa là gì.
Tôi ôm bà thật chặt cho đến khi bà thiếp đi. Tôi cảm thấy tự hào. Lần đầu tiên trong đời, tôi thấy mình có ích cho người khác. Tôi tắt đèn phòng ngủ và đắp chăn cho Joanne rồi kiểm tra lại mọi vật dụng trong chiếc túi nâu của mình lần cuối. Tôi nằm trên giường, ngẫm thấy có thể tôi chính là một trong những nguyên nhân gây ra cuộc ly hôn của gia đình Nulls. Hai ngày sau, lại có tiếng xe Chevy Nova quen thuộc của Gordon đỗ trước cửa nhà. Vừa nhìn thấy Gordon, Joanne đã khóc ròng.
Tôi thò tay vào túi quần móc ra một mảnh giấy nhàu nát có ghi địa chỉ và số điện thoại của các gia đình cha mẹ nuôi trước đây. Tôi mượn cây viết của Gordon rồi gạch một đường ngang qua tên của Joanne và Micheal. Tôi không cảm thấy một chút tiếc thương. Tôi biết rằng nếu tôi cứ giữ mãi những suy nghĩ thương cảm về Joanne Nulls, Alice Turnbough hay Lilian Catanze, tôi sẽ quỵ xuống mà khóc mãi. Tôi cảm thấy mình đã vượt qua được điều đó. Tôi cẩn thận gấp mảnh giấy lại rồi nhét vào túi quần.
Tôi rủ sạch mọi cảm xúc của mình về gia đình bà Nulls - hay bất cứ ai khác. Ngồi trong xe, tôi nhìn xa xăm ra ngoài. Tôi chớp mắt. Có cái gì đó cay cay nơi sống mũi. Nhìn hai bên đường, tôi nghĩ Gordon đang đưa tôi về lại thành phố Daly.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,330
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Bộ Ba Tiểu Thuyết Tự Thuật Của Dave Pelzer

Postby bevanng » 10 Jun 2018

- Chú đi có đúng đường không đấy? - Tôi hỏi tinh nghịch.
Gordon thở dài.
- David này, à... Chúng ta không còn nơi nào nữa cả. Nơi duy nhất còn sót lại là một gia đình gần nhà mẹ cháu.
Cổ họng tôi như nghẹn lại. Tôi không biết mình nên phản ứng như thế nào.
- Còn bao xa nữa ạ? - Tôi lí nhí.
- Chưa đầy một dặm đường nữa cháu ạ. - Gordon nói không chút biểu cảm.
Tôi khẽ gật đầu ngay khi hình ảnh trường Tiểu học Thomas Edison hiện ra trong tầm mắt. Tôi áng chừng khoảng cách từ nhà mẹ đến ngôi trường cũ của mình có lẽ cũng gần một dặm. Tôi bắt đầu thấy hồi hộp. Chỉ cần nghĩ đến cảnh sống gần nơi mẹ ở, người tôi đã vã mồ hôi. Cảnh vật xung quanh dường như có một sự thay đổi nào đó lớn lắm. Tôi áp sát mặt vào kính xe. Ngôi trường gần như đã thay đổi hoàn toàn.
- Chuyện gì đã xảy ra vậy chú?
- À, bây giờ nó là trường trung học rồi cháu ạ. Đó cũng là nơi cháu sẽ học đấy.
Tôi không thể nén tiếng thở dài. Chẳng còn thứ gì không thay đổi nữa hay sao? Tôi chua chát tự nhủ. Hy vọng cháy bỏng được gặp lại các thầy cô giáo đã giải thoát cho tôi nhanh chóng tan biến. Khi Gordon cho xe chạy qua ngôi trường được một quãng, tôi mới thấy dễ thở hơn. Chiếc Chevy Nova chạy chầm chậm trên đại lộ Crestline quen thuộc, hai bên đường là những ngôi nhà được thiết kế cùng kiểu nằm san sát nhau; bất giác tôi cảm thấy như mình đang lọt thỏm vào một lỗ hổng thời gian nào đó. Không thể tin được chúng lại nhỏ bé đến như vậy. Nhưng lạ thay, cảnh vật nơi đây vẫn mang lại cho tôi cảm giác an toàn. Dường như đó là sức mạnh của những điều quen thuộc. Không thể tin được mơi đó mà đã hai năm kế từ ngày tôi được cứu thoát. Tôi kéo kính xe xuống, nhắm mắt lại để hít thở bầu không khí lạnh lẽo, ẩm ướt.
Gordon dừng xe trên đỉnh ngọn đồi dốc đứng. Tôi lẽo đẽo theo chú ấy đi lên những bậc thang màu đỏ dẫn vào ngôi nhà giống y như ngôi nhà của mẹ tôi. Cửa mở, tôi trợn tròn mắt. Gordon khẽ nghiêng người sang tôi:
- Cháu ổn chứ? Chắc cháu không có thành kiến nào đấy chứ?
Tôi lắc đầu, miệng vẫn há hốc.
- Thành kiến ư? - Tôi lẩm bẩm. Tôi chưa từng có bố mẹ nuôi nào người da đen cả. Một người phụ nữ cao lớn bắt tay tôi và tự giới thiệu mình là Vera. Tôi tự động tìm cho mình một chỗ ngồi trong phòng khách khi Gordon và Vera nói chuyện với nhau trong nhà bếp. Tôi đưa mắt dò xét từng ngõ ngách, xem từng góc nhà, từng chiếc xà trên trần nhà của Vera. Tôi chú ý cả đến sàn nhà. Tôi còn nhớ rằng các bức tường trong ngôi nhà của mẹ thường nồng nặc mùi thuốc lá và thứ mùi khó chịu của nước tiểu súc vật. Nhưng ngôi nhà của Vera cho tôi cảm giác thoáng mát, sạch sẽ. Tôi mỉm cười.
Ít phút sau, Gordon đến ngồi kế bên tôi. Gordon đặt tay lên đầu gối tôi, cảnh báo rằng nhà mẹ tôi cách đây không xa lắm, chỉ trong bán kính một dặm mà thôi. Tôi gật đầu, hiểu rõ Gordon muốn nói gì. Cảm giác lo sợ mẹ sẽ tìm thấy mình lan tỏa khắp người tôi.
- Chú có nói với bà ấy nơi cháu đang ở không?
- À, - Gordon ôn tồn, cố nghĩ xem phải nói với tôi thế nào để dễ hiểu nhất, - theo luật, chú chỉ có trách nhiệm thông báo cho mẹ cháu biết rằng cháu đang ở trong nội thành. Ngoài ra, chú thấy không cần thiết phải nói với bà ta bất cứ điều gì khác. Như cháu thấy đấy, chú đâu phải là người hâm mộ bà ấy đâu nào. - Nói rồi, nét mặt chú ấy vụt thay đổi ngay. - Và vì Chúa, cháu phải chắc chắn là hãy luôn tránh xa bà ấy đi nhé! Chú nói có chỗ nào không rõ không?
- Rõ như ban ngày ấy ạ! - Tôi đáp lời Gordon rồi chào tạm biệt chú ấy.
Tôi tiễn Gordon ra cửa và bắt tay chú ấy. Để tôi lại trong một ngôi nhà xa lạ là một việc khó khăn nhất nhưng lại quen thuộc nhất trong mối liên hệ giữa chú Gordon và tôi. Lúc nào tôi cũng cảm thấy hơi lo sợ. Và dường như chú cảm nhận rõ được điều đó.
- Cháu sẽ ổn thôi mà. Gia đình Joneses rất tốt. Chú sẽ kiểm tra tình hình của cháu trong vài tuần tới.
Sau khi Gordon đi khỏi, Vera nhẹ nhàng khép cửa lại rồi dẫn tôi đi vào một hành lang hẹp.
- Ta xin lỗi, nhưng chúng ta chưa kịp chuẩn bị gì cho sự có mặt của cháu. - Bà ấy nói một cách tử tế khi mở cánh cửa của căn phòng nằm cuối hành lang. Tôi bước vào căn phòng trống, tường sơn trắng, có một cái nệm cho hai người nằm và một cái giường gỗ ở góc phòng. Vera ngần ngại nói rằng tôi sẽ ở chung phòng với đứa con trai nhỏ của bà ấy. Tôi cười gượng gạo. Vera căn dặn tôi vài điều rồi ra ngoài, để tôi một mình trong phòng. Tôi uể oải lôi mớ quần áo nhàu nát trong chiếc túi nâu ra và xếp chúng thành những chồng quần áo nhỏ ngay ngắn đặt kế bên đầu chiếc giường gỗ. Tôi giết thời gian bằng cách tỉ mẩn xếp đi xếp lại đống quần áo như thể sẽ đặt nó trong những ngăn tủ đựng quần áo đàng hoàng vậy. Đột nhiên, tôi nhắm mắt lại, lòng quặn thắt vì suy nghĩ không bao giờ được sống cùng gia đình Catanze nữa.
Xế chiều, tôi được giới thiệu với sáu người nữa cũng là con nuôi của gia đình. Họ đang ở trong một căn phòng cất tạm ở ga-ra. Những tấm nệm được nhét vào mỗi góc phòng và bất cứ nơi nào còn chỗ trống. Hai cái đèn cũ mang đến cho căn phòng một thứ ánh sáng dịu nhẹ. Ngoài ra, trong phòng còn có mấy cái kệ sách dựng tạm để đựng vật dụng cá nhân. Sau khi gặp Jody - chồng của Vera, mọi lo lắng trong tôi như được giũ sạch. Ông ấy đã nựng tôi bằng cách nhấc bổng tôi lên cao đến nỗi đầu tôi muốn chạm trần nhà. Jody có giọng cười như ông già Noel mà tôi thường thấy trong phim. Tôi nhanh chóng nhận ra rằng, dù có chuyện gì đang xảy ra, thì bất cứ khi nào Jody trở về nhà, mọi chuyện đều lắng xuống và cả nhà ai cũng nghe theo sự chỉ đạo của ông. Mọi thứ vẫn tù túng như vậy, đó cũng là quy tắc bất di bất dịch của gia đình. Tôi chỉ hy vọng mình có thể ở đó đủ lâu để nhớ được số điện thoại nhà họ mà thôi.
Ngày đầu tiên của tôi ở trường trung học Fernando Riviera là một sự tiến bộ vượt bậc của tôi so với ngày đầu tiên tại trường trung học Parkside ở San Bruno. Tôi không hé răng nói nửa lời và cứ thế cúi gằm mặt. Vào giờ giải lao, tôi cố gắng trong tuyệt vọng để tìm hiểu xem chuyện gì đã xảy ra với các thầy cô giáo cũ của mình. Sau cùng tôi biết rằng họ đã được thuyên chuyển công việc đến vài ngồi trường ở vùng lân cận. Tôi cảm thấy trống rỗng và tiếc nuối về tất cả mọi thứ. Thế rồi một ngày nọ, tôi kết bạn với Carlos, một cậu bé hay mắc cỡ mang hai dòng máu Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Chúng tôi học cùng nhau, và vào giờ giải lao, cả hai đứa sẽ đi dạo quanh sân trường. Dường như chúng tôi có rất nhiều điểm chung, nhưng không giống như “người bạn” của tôi ở trường tiễu học Monte Cristo, Carlos đối xử với tôi không một chút tính toán. Vì Carlos không nói thạo tiếng Anh, nên chúng tôi cũng không nói chuyện nhiều với nhau. Một điều kỳ lạ là, chỉ cần nhìn vào biểu hiện của nhau, Carlos và tôi luôn biết được người kia đang nghĩ gì. Chúng tôi nhanh chóng thân nhau như hình với bóng. Sau mỗi buổi học, chúng tôi luôn hẹn gặp ở tủ để đồ dùng cá nhân rồi cùng nhau về nhà.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,330
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Bộ Ba Tiểu Thuyết Tự Thuật Của Dave Pelzer

Postby bevanng » 10 Jun 2018

Một ngày nọ, tôi hào hứng thuyết phục Carlos cùng băng qua bên kia đường để đến ngôi trường tiểu học Thomas Edison mới. Khi Carlos và tôi bước vào hành lang, tôi không thể tưởng tượng được rằng những đứa trẻ học tiểu học lại nhỏ bé đến thế. Chúng cười đùa rượt đuổi nhau khắp sân trường. Lúc rẽ sang góc đường, tôi đâm sầm vào một thằng bé to xác. Tôi vừa càu nhàu một câu xin lỗi thì nhận ra thằng nhóc chính là em trai Russell của tôi.
Thằng bé bị choáng trong giây lát. Tôi dò xét từng đặc điểm trên người nó. Tôi biết thế nào Russell cũng hét lên kinh hoàng, nhưng tôi không tài nào rời mắt khỏi thằng bé được. Mắt nó sáng lên. Tôi cảm giác toàn thân mình căng ra. Tôi vội vã bước đi trước khi nó nhận ra tôi. Nhưng rồi miệng nó mấp máy điều gì đó. Tôi hít thật sâu tự trấn an mình: Được rồi, David, đi thôi. Không có gì đâu.
- Thánh thần ơi! Ôi Chúa ơi! David! Anh ở đâu ra... anh thế nào rồi? - Russell hỏi tôi với giọng nghẹn ngào.
Đầu óc tôi ngổn ngang. Tôi chẳng biết nên trả lời và ứng xử với nó thế nào. Tôi tự hỏi có thật là Russell đấy không? Nó sẽ đấm tôi, đánh tôi hay bỏ chạy rồi kể cho mẹ nghe rằng đã nhìn thấy tôi? Tôi quay sang Carlos, thằng bạn tôi nhún vai. Tôi thật sự rất muốn ôm lấy Russell. Miệng tôi bỗng nhiên khô cứng.
- Anh... à... anh khỏe. - Tôi lắc đầu, lắp bắp.
- Em có sao không? Ý anh là... Còn em thế nào? Ở nhà mình thế nào rồi? Mẹ thế nào rồi?
Russell cúi đầu, dán mắt vào đôi giày sờn cũ rách nát của nó. Lúc bấy giờ, tôi mới nhận ra thằng bé trông thật lãnh đạm và xa cách. Thằng bé mặc một cái áo mỏng tang, hai cánh tay của nó lốm đốm những vết bầm tím. Tôi ngẩng lên nhìn khuôn mặt nó. Tôi đã hiểu. Tôi lắc đầu, không biết phải nói gì cả. Tôi thấy thương thằng bé. Trong nhiều năm, tôi đã là mục tiêu duy nhất cho các trò chơi ác độc của mẹ. Giờ đây, đứng trước mặt tôi chính là vật thế thân cho tôi.
- Anh nghĩ mẹ sẽ làm gì nếu biết em đã gặp anh không? - Russell hỏi tôi, giọng dò xét. - Mọi thứ sẽ rất xấu. Em nghĩ thật sự rất xấu. Tất cả những gì bà ấy làm là nguyền rủa và nguyền rủa. Bà ấy uống rượu nhiều hơn bao giờ hết. Bà ấy sẵn sàng làm mọi thứ. - Russell nói tiếp, mắt vẫn nhìn xuống đôi giày của mình.
- Anh có thể giúp em! - Tôi nói bằng tất cả sự chân thành. - Thật đấy, anh có thể mà!
- Em... à, em phải đi rồi. - Russell bỏ chạy, rồi nó dừng chân, quay đầu lại. - Sau giờ học ngày mai, anh gặp em ở đây nhé. - Rồi thằng bé nhe răng cười với tôi. - Anh này... gặp được anh em vui lắm đấy.
Tôi bước lại gần thằng bé. Trong tôi như có một sự giục giã không cưỡng lại được, mách bảo tôi phải ở bên thằng bé. Tôi đưa tay ra:
- Cảm ơn nhóc. Anh sẽ đến gặp em. Sau đó, tôi cười với Carlos:
- Em trai tớ đấy.
Carlos gật đầu.
- Ừ, em cậu! Tớ biết rồi!
Suốt buổi chiều hôm đó, tôi chỉ nghĩ về Russell. Tôi nóng lòng chờ đợi đến ngày hôm sau để gặp thằng bé. Nhưng tôi có thể lầm gì đây? Tôi tự hỏi. Russell sẽ đi với tôi về nhà Jody, họ sẽ gọi điện thoại cho cảnh sát và thằng bé có thể được cứu thoát như tôi trước đây? Những vết bầm trên tay Russell có phải do bị mẹ ngược đãi không, hay chỉ là thương tích do thằng bé nghịch ngợm? Cũng có thể lắm chứ. Russell có thể đã dựng chuyện với tôi như nó làm vài năm về trước, khi nó để kẹo vào tủ đồ của tôi rồi chạy đi mách với mẹ rằng nó bắt gặp tôi ăn cắp kẹo. Để rồi sau đó, thằng bé chễm chệ ngồi xem tôi nhận hình phạt cho tội lỗi của mình. Mẹ đã huấn luyện để Russell trở thành một kẻ theo dõi cho bà ấy, nhưng xét cho cùng, thằng bé cũng chỉ là một đứa trẻ mà thôi.
Đêm hôm đó, tôi trằn trọc mãi trên giường, tự hỏi mình phải làm sao. Mãi đến gần sáng tôi mới thiếp đi được một lát. Trong giấc mơ, tôi thấy mình đang đợi bà ấy. Tôi còn nghe rõ tiếng thở gấp của mẹ. Chúng tôi đăm đăm nhìn nhau một lúc lâu. Rồi tôi từ từ đi về phía bà ấy. Tôi muốn nói chuyện với bà ấy, để hỏi bà ấy - để cầu xin bà ấy cho tôi biết - tại sao tôi, tại sao Russell lại trở nên như thế? Miệng tôi ú ớ, nhưng tôi không sao thốt nên lời. Khuôn mặt mẹ càng lúc càng đỏ bừng, giận dữ. Không! Tôi thét lên. Ba không thể tiếp tục làm như thế này được! Tất cả kết thúc rồi. Một lưỡi dao sáng choang vụt lóe sáng ngay tay mẹ. Tôi cố xoay người bỏ chạy, nhưng chân tôi tê cứng. Tôi cố gắng la hét gào thét để đuổi bà ấy đi. Nhưng vô vọng. Lưỡi dao trong tay bà vung xuống. Tôi biết mình sắp chết. Tôi thét lên cầu cứu trong vô vọng.
Đầu tôi rớt xuống sàn nhà. Tôi giật mình tỉnh giấc, lồm cồm bò dậy. Mồ hôi túa ra như tắm. Giữa căn phòng tối om, tôi thảng thốt đến nỗi chẳng biết mình đang tỉnh hay mơ. Tim tôi như bị bóp nghẹt. Chúa ơi! Tôi thốt lên. Điều gì sẽ xảy ra nếu giờ đây mình vẫn ở đó với bà ấy? Tôi thở ra nhẹ nhõm khi nghe tiếng ngáy của cậu con trai của Jody. Tôi quờ quạng chộp lấy một cái áo rồi ôm vào lòng, ngồi chờ trời sáng.
Ngày hôm sau, sau khi tan học, tôi lôi Carlos đến trường tiểu học Thomas Edison.
- Đây không phải là ý hay đâu cậu ạ. - Carlos phản đối. - Mẹ của cậu sẽ tới đấy! Mẹ của cậu, bà ấy điên rồi! - Cậu ấy vừa nói vừa dùng tay ra hiệu để tôi hiểu. Tôi gật đầu. Nhưng sau cơn ác mộng đêm qua, tôi đã quyết rằng không gì có thể ngăn cản tôi gặp Russell. Carlos và tôi dừng lại ở hành lang hôm trước. Một đám nhóc cười nói, la hét chạy ngang qua chúng tôi. Một đám trẻ khác lớn hơn đi tới. Tôi dõi mắt tìm kiếm Russell. Tôi trông thấy thằng bé ở phía cuối hội trường, đầu cúi gằm xuống đất.
- Russell! - Tôi gọi to. - Anh ở đây này! - Russell khẽ lắc đầu, nhưng thằng bé không nhìn tôi như lần trước đó.
Carlos giật mạnh tay tôi. Thằng bạn tôi đang dáo dác ngó nghiêng khắp phía.
- Không được đâu. Mẹ của cậu, bà ấy điên rồi! - Carlos lại cảnh báo tôi.
- Không phải lúc đâu! - Tôi dứt khoát, mắt vẫn nhìn thằng em Russell. - Em trai của tớ... à, si hermano! Si?(21) Nó cần được giúp đỡ. Nó cũng giống tớ lúc trước vậy, cậu hiểu không? - Tôi nói dứt khoát, kéo Carlos về phía Russell.
(21) Tiếng Tây Ban Nha: Em trai của tớ, cậu hiểu không?
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,330
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Bộ Ba Tiểu Thuyết Tự Thuật Của Dave Pelzer

Postby bevanng » 10 Jun 2018

Carlos cố níu tay tôi lại.
- Không! - Carlos hét lên. - Cậu cứ chờ ở đây!
Tôi gạt tay Carlos ra, cố lách qua đám đông học sinh để đến với Russell. Vừa đi, tôi vừa dang tay ra. Russell nhìn thấy tôi, nhưng chẳng hiểu sao nó cứ cúi đầu xuống. Tôi dừng bước nửa chừng.
Chân tôi như đóng băng. Cảm giác như trong giấc mơ mà tôi đã trải qua đêm hôm trước. Trước khi Carlos hét lên kêu tôi bỏ chạy, tôi cảm giác được có điều gì đó cực kỳ khủng khiếp sẽ xảy ra.
- Chạy đi, David! - Carlos la to. - Chạy đi!
Tôi điếng người khi thấy mẹ ngay sau lưng Russell. Mẹ nhìn tôi bằng những tia nhìn lạnh lùng, dữ tợn. Đám trẻ con vẫn vô tư chạy nhảy xung quanh rồi tản ra khắp mọi hướng. Còn cách tôi mấy bước, Russell dừng lại rồi quay lại nhìn mẹ, bà ấy mỉm cười. Bà ấy vừa tiến về phía tôi vừa cho tay vào túi xách. Bà ấy hơi ngập ngừng, rồi rút ra một vật bằng kim loại sáng choang...
Carlos kéo mạnh tay tôi khiến tôi mất thăng bằng. Nhưng tôi vẫn không rời mắt khỏi mẹ. Tôi cứ ngỡ đây chỉ là giấc mơ. Nhưng sự giằng kéo của Carlos khiến tôi hiểu ra đây chính là sự thật.
Bà ấy càng lúc càng đến gần tôi, đến nỗi tôi có thể ngửi rõ mùi nước hoa nồng nặc trên người bà ấy. Carlos cố hết sức kéo tôi len lỏi qua đám học sinh để chạy thoát. Chạy được một đoạn, tôi ngoái lại phía sau. Mẹ đang vội vã lôi Russell đi. Carlos kéo tay tôi đi về phía bãi đậu xe. Tôi thở hổn hển vì quá sợ hãi. Ra đến bãi đậu xe, tôi ngoái đầu nhìn lại phía sau lần nữa. Tôi cố tìm xem mẹ và Russell đang ở đâu. Tôi cứ vừa đi lùi vừa nhìn về phía mẹ. Bất thình lình, tôi vấp gờ hành lang và té ngã. Thành hành lang thấp, tôi ngã qua khỏi thành và rớt xuống mui một chiếc xe đang chạy. Người phụ nữ đằng sau lớp kính chắn gió trợn tròn mắt nhìn tôi kinh ngạc. Tôi cố bấu víu, các ngón tay miết xuống tấm kính trơn tuột để khỏi bị hất văng khỏi xe. Cảm giác bất lực và sợ hãi chạy rần rần khắp các đầu ngón tay rồi lan tỏa toàn thân tôi. Tôi nhắm mắt, thét lên kinh hoàng.
Tôi thấy người nhẹ bỗng, rồi một cú va chạm làm tôi đau điếng. Đầu tôi đập mạnh xuống vỉa hè. Theo quán tính, tôi đưa tay ôm mặt. Tai tôi nghe rõ tiếng la ó xôn xao của đám đông xung quanh. Mở mắt ra, người tôi như muốn lịm đi vì thảng thốt. Cách đầu tôi chỉ khoảng một sải tay là bánh xe trước của một chiếc xe vừa thắng gấp.
Carlos thở hồng hộc và kéo lê tôi khỏi vỉa hè. Tôi quay lại nhìn chiếc xe hơi, vẫn chưa kịp hoàn hồn. Người phụ nữ mở toang cửa xe bước ra ngoài, đứng từ xa nhìn tôi lắc đầu.
Tôi dáo dác nhìn quanh, thấy mẹ vội vã tiến về chiếc xe cũ kỹ của bà.
Không cần tôi nói điều gì, Carlos vẫn hiểu được tôi đang sợ hãi đến mức nào. Hai chân tôi không cử động được và Carlos gần như phải kéo lê tôi đi. Tôi quàng tay qua vai Carlos, chúng tôi tiến về hướng ngọn đồi nhỏ - nơi nhiều năm về trước tôi vẫn băng qua để ào vào vòng tay của mẹ. Hai chân tôi cứ vướng víu vào nhau, đầu gối tôi chà xát xuống lề đường, răng tôi nghiến lại vì những cơn đau nhói.
Lúc lên đến đỉnh đồi, Carlos và tôi vẫn còn nhìn thấy từng nhóm người lớn, trẻ nhỏ túm tụm lại bên dưới chỉ trỏ về phía chúng tôi. Tôi nheo mắt nhìn về phía bãi đậu xe. Sau vài lần đảo mắt tìm, tôi lắc đầu:
- Chắc bà ta đi rồi! Bà ta không có ở đó!
Carlos thúc mạnh vào tôi:
- Kia kìa! - Cậu ta chỉ về phía chiếc xe của mẹ đang lao hết tốc lực lên con dốc... Rõ là bà đang nổi cơn cuồng nộ khi cứ nhấn còi một cách điên loạn. Vì kẹt xe, bà ấy không thể rẽ trái. Carlos và tôi gật đầu ra hiệu với nhau rồi băng nhanh qua đường, leo qua một con dốc khác để về nhà cậu ấy. Ngay lúc ấy tôi bỗng trở nên khỏe mạnh khác thường.
Về đến nhà, Carlos cho tay vào túi quần, sờ soạng tìm chìa khóa mở cửa.
- Nhanh nào! - Tôi thúc giục. Carlos càng vội càng lóng ngóng, làm rớt mất xâu chìa khóa xuống bậc thềm. Tôi nhìn xâu chìa khóa, đờ người. Là chìa khóa! Tôi tự nhủ. Mẹ không lấy con dao nào ra khỏi túi xách hết! Đó là một xâu chìa khóa!
Tiếng la của Carlos làm tôi chợt tỉnh. Tôi lao xuống bậc thềm nhặt xâu chìa khóa rồi thảy lên cho Carlos. Cậu ta tra chìa khóa vào ổ rồi đẩy cửa mở ra. Tôi bò lên cầu thang bằng tay và đầu gối, lao vào nhà Carlos rồi sập cửa lại. Không có ai ở nhà cả. Hai đứa mò lại gần cửa sổ, ngồi bệt xuống sàn nhà, lấy hết can đảm vén rèm cửa ra, vừa lúc chiếc xe của mẹ phóng ngang qua. Chúng tôi phá lên cười rũ rượi. Nhưng rồi chúng tôi im bặt. Có tiếng xe của mẹ rất gần. Bà cho xe đảo qua đảo lại đoạn đường trước nhà Carlos. Cứ đi được một đoạn bà lại thắng một lần, nhìn chòng chọc vào từng nhà đầy dò xét.
- Bà ấy đang tìm chúng ta đấy. - Tôi thì thầm, tim đập thình thịch.
- Ừ. - Carlos trả lời. - Mẹ của cậu, bà ấy điên rồi!
Sau hơn một giờ đồng hồ cứ thấp thỏm nấp sau tấm rèm cửa quan sát, cuối cùng chúng tôi cũng bình tĩnh trở lại và quyết định tiếp tục đi về nhà Jody. Hai đứa cười ngoác miệng ra chiều thích thú lắm. Đôi mắt màu nâu của Carlos ánh lên niềm vui thoát nạn cùng tôi.
- Giống như, ái chà, như James Bond vậy cậu nhỉ!
- Đứng thế. - Tôi cười to. - James Bond chứ sao!
Gần về đến nhà, tôi bắt tay cậu ấy rồi hẹn gặp lại vào ngày hôm sau. Tôi nhìn Carlos đi xuống con đường rồi mất dạng sau một khúc quanh. Tôi không hề biết rằng tôi sẽ không bao giờ gặp lại cậu ấy nữa.
Tôi chạy nhanh qua mấy con dốc cho đến khi về đến nhà. Tôi khẽ mở cửa bước vào trong. Có tiếng Vera và Jody đang cãi nhau trong nhà bếp. Tôi thở dài, biết chắc rằng mẹ vừa mới gọi điện thoại cho họ. Tôi đi ngang nhà bếp để về phòng. Trước sau gì Jody cũng hét gọi tên tôi mà thôi. Tôi ngồi bó gối trên giường, tự nhủ mình đã phạm vào một trong những nguyên tắc quan trọng nhất mà chú Gordon Hutchenson đã đặt ra cho tôi - tránh thật xa mẹ. Tôi cảm thấy ngột ngạt và khó thở khi nghĩ đến việc chú Gordon sẽ đưa tôi trở lại Cục bảo vệ trẻ vị thành niên.
Jody vẫn chưa cho gọi tôi. Không thể nén được tò mò, tôi áp tai vào cửa để nghe rõ hơn họ đang to tiếng về điều gì. Jody và Vera không phải đang cãi nhau về tôi mà về một đứa con gái nào đấy. Tôi mở cửa, rón rén đi xuống cầu thang để vào phòng của những cậu trai lớn hơn mình. Tôi bước vào, tất cả họ đều ngẩng đầu nhìn tôi. Khuôn mặt họ buồn rầu và ảm đạm. Họ lại cúi xuống nhét quần áo và các vật dụng khác vào túi đồ hay bao gối.
- Chuyện gì thế? Chuyện gì đang diễn ra thế này? - Tôi khẽ hỏi.
Người lớn nhất, Bobby, nói với tôi:
- Họ không cho nhà này nhận con nuôi nữa. Cậu nên gói ghém đồ đạc của mình lại đi, vì ngày mai chúng ta phải rời khỏi đây rồi.
Tôi há hốc miệng:
- Tại sao? Có chuyện gì vậy?
Không ai trả lời. Tôi níu áo Bobby. Anh ấy không nhìn tôi, nhưng tôi biết anh đang khóc. Và dường như mắt ai cũng đỏ hoe. Tôi chưa từng nghĩ rằng họ cũng khóc. Bobby lắc đầu:
- Jody bị buộc tội cưỡng dâm...
- Cưỡng... gì cơ? - Tôi không hiểu anh ấy đang nói gì.
- Thế này nhé nhóc con, từ đó có nghĩa là gia đình Joneses đã nhận nuôi cô gái này cách đây vài tháng và giờ đây cô ta nói rằng mình bị cưỡng đoạt, dù sự thật là Jody chưa bao giờ ở nhà một mình với cô ấy. Nếu em hỏi anh, anh chỉ có thể nói đó hoàn toàn là lời bịa đặt. Cô ta bị điên. - Bobby buồn bã. - Em nên về phòng gói ghém đồ đạc đi. Đi mau đi!
Vật dụng cá nhân của tôi chẳng có gì, nên tôi cũng không mất nhiều thời gian. Vừa nhét từng món đồ vào túi, tôi phải tìm mọi cách để xua tan những suy nghĩ buồn phiền về gia đĩnh Joneses. Họ là những người tử tế, và tôi lấy làm tiếc cho Jody và Vera.
Sáng hôm sau, một đoàn xe kéo đến. Những người con nuôi, đương nhiên là có cả tôi nữa, lần lượt nói lời chào tạm biệt với nhau. Tôi hôn lên má Vera và ôm Jody thật chặt. Khi người nhân viên xã hội lái xe đưa tôi xuống những ngọn đồi dốc, ngang qua trường tôi, tôi lấy ra mảnh giấy ghi địa chỉ của mình, gạch ngang tên của gia đình Joneses. Tôi đã ở nhà họ chưa đầy hai tuần - gia đình thứ ba nhận nuôi tôi trong vòng nửa năm qua.
Người nhân viên xã hội cho tôi biết là một số người con nuôi tôi từng sống chung sẽ ở luôn trong Cục bảo vệ trẻ vị thành niên vì không còn nơi nào nhận họ nữa. Ông ấy tiếp tục giải thích với tôi rằng Gordon không thể đến đón tôi vì chú ấy đang bị bệnh. Nhung ông ấy cũng nói rằng Gordon đã hướng dẫn ông ấy đưa tôi đến một gia đình và họ sẽ nhận nuôi tôi trong vài ngày.
Tôi ngồi sụp trong ghế, thật sự không hiểu và không muốn hiểu những gì đang diễn ra. Vâng, vâng, tôi nhủ thầm. Trước giờ mình đã nghe cái điều ấy bao nhiêu lần rồi nhỉ?
Hai giờ sau, chiếc xe dừng lại trước một ngôi nhà tôi từng đặt chân đến trước đây. Là gia đình Alice Turnbough. Tôi chạy ào vào ôm Alice với tất cả tình cảm của mình. Một lát sau, người nhân viên xã hội mới gõ cửa rồi bước vào nhà.
- Cả hai đã biết nhau rồi à? - Ông ấy nói bằng một giọng mệt mỏi. Tôi gật đầu lia lịa.
- Bà Turnbough ạ, tôi, à... tôi cũng biết chuyện này hơi gấp, nhưng chúng tôi gặp khó khăn...Chúng tôi có thể gửi David ở đây... vài bữa được không? - Ông nói như van nài.
- Thế này, nhà chúng tôi thật sự không còn phòng, và tôi không thể để cho cậu bé ở chung phòng với mấy đứa con gái được. Còn nơi nào khác...?
Đầu óc tôi choáng váng. Tôi rất muốn được ở nhà cô Alice. Tôi nhìn người nhân viên xã hội, tôi bắt đầu không cầm được nước mắt. Ông ấy hơi lưỡng lự. Alice cũng không khá hơn.
Alice lắc đầu:
- Tôi nghĩ điều này không tốt cho David, ý tôi là....
Một sự im lặng nặng nề bao trùm lấy chúng tôi. Tôi cúi gằm mặt nhìn xuống tấm thảm lót sàn.
- Thôi được, - Alice xiêu lòng, - nhưng anh có thể cho tôi biết thằng bé sẽ ở đây trong bao lâu không? Tôi nghĩ chắc tôi đành để cho cháu ngủ trên trường kỷ. Nhưng đương nhiên là nếu cháu không thấy phiền về điều này David ạ.
Tôi nhắm mắt lại một lúc thật lâu. Đầu óc tôi bây giờ đang đắm chìm trong muôn vàn suy nghĩ. Tôi không quan tâm. Tôi không cần biết mình sẽ ngủ trên trường kỷ hay trên chiếc giường ọp ẹp. Tôi chỉ muốn được ở một nơi mà tôi có thể gọi là nhà mà thôi.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,330
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Bộ Ba Tiểu Thuyết Tự Thuật Của Dave Pelzer

Postby bevanng » 10 Jun 2018

CHƯƠNG 9 VÒNG LUẨN QUẨN


Thời gian tôi ở với gia đình Turnbough được tính theo từng ngày. Rồi một tuần, hai tuần... Tôi vẫn luôn tự hỏi không biết nơi nào là chốn dừng chân của tôi. Trái lại với cảm giác lo lắng của tôi, Alice không chút nóng lòng. Bà đã đưa tôi trở lại trường trung học Parkside. Dù rất vui vì lại được đi học, được gặp lại các thầy cô, tôi vẫn thấy lòng mình nặng trĩu vì đám mây u ám vẫn vần vũ trên đầu. Tôi sợ phải về nhà Alice sau giờ học. Tôi cứ dáo dác nhìn quanh góc đường xem có chiếc xe nào của chính quyền không, vì biết rằng sớm muộn gì tôi cũng bị đưa đi thôi. Hàng ngày, tôi đánh bạo theo sát Alice, cố nghe ngóng thông tin về Gordon Hutchenson. Thật tệ khi phải trải qua những ngày lấp lửng, chẳng biết số phận của mình ngày mai sẽ ra sao.
Một tháng trôi qua... Tôi vẫn còn ở nhà Alice, vẫn ngủ trên trường kỷ và sống qua ngày bên cạnh túi đồ cũ kỹ của mình. Quần áo của tôi đã trở nên cũ sờn và mốc meo bởi tôi chỉ có thể giặt đồ hai lần trong tuần, là sau ba giờ chiều thứ Bảy và ngày Chủ nhật - tôi biết chỉ những lúc đó, người ta mới không đến đưa tôi đi. Sau lần bỏ quên con rùa cưng của mình ở nhà Catanze, tôi không muốn đánh mất bất cứ thứ gì khác. Hàng đêm, khi mọi người đã say giấc, tôi lại ngồi trên ghế, cầu nguyện cho ngày hôm sau Gordon sẽ đến và quyết định số phận của tôi.
Một ngày nọ, khi tôi vừa đi học về, Alice bảo tôi ngồi xuống để nói chuyện. Tôi hồi hộp vô cùng và gồng mình chờ đợi tin xấu. Nhưng chẳng có tin xấu nào cả. Alice chỉ nói rằng bà muốn tôi gặp một vị bác sĩ tâm lý vào ngày hôm sau. Tôi lắc đầu từ chối. Alice tiếp tục giải thích rằng bà ấy hiểu những rắc rối của tôi về ông bác sĩ lần trước. Tôi rất ngạc nhiên vì bà ấy biết quá nhiều về quá khứ của tôi, trong khi tôi không hề nói với bà bất cứ điều gì.
- Vậy là bà đã nói chuyện với quản chế của con, nhưng ông ấy cũng không đến đây gặp con ạ? - Tôi buột miệng nói luôn suy nghĩ trong đầu và không khỏi cảm thấy xấu hổ.
Alice giải thích rằng bà đang thực hiện những thủ tục để tôi được ở lại gia đình bà ấy, và phải thêm một thời gian nữa, bà ấy mới được cấp phép để nhận nuôi con trai.
- Nhưng con đừng lo, - bà quả quyết, - Harold và ta đã thống nhất là chúng ta muốn con ở lại nhà chúng ta một thời gian đấy.
Không chút ngần ngại, tôi nhào đến ôm hôn Alice. Rồi tôi nhìn bà thắc mắc:
- Ý bà là Harold cũng muốn con ở lại?
Alice cười vang:
- Harold không trò chuyện nhiều với con không có nghĩa là ông ấy không thích con đâu. Chỉ là ông ấy cần thời gian để hiểu con. Ta chắc rằng nhiều người cũng sẽ làm như thế. Nhưng con phải biết rằng nếu Harold không thích con thì con đã không thể ở lại đây rồi. - Lúc này, những ngón tay gầy còm nhỏ bé của tôi nằm gọn trong lòng bàn tay bà ấy. - Này, Leo yêu quý con nhiều hơn là con tưởng đấy nhé.
Lời bộc bạch của Alice về Harold rất ý nghĩa đối với tôi. Kể từ khi tôi buột miệng thốt ra với ông ấy chuyện ở cùng phòng với một cô gái, tôi có cảm giác Harold nghĩ tôi là một thằng bé lạ thường. Dường như ông ấy chẳng bao giờ nói chuyện với tôi. Thỉnh thoảng ông cũng nói với tôi vài lời, nhưng chủ yếu là nhắc tôi hãy đọc sách thay vì chúi mũi vào màn hình ti-vi. Mỗi buổi tối, sau bữa ăn, như đã được lập trình sẵn, Harold luôn lôi ra một cuốn sách để đọc, tay cầm điếu thuốc lá hiệu Camel và đi ngủ chính xác vào lúc chín giờ tối.
Tôi rất ngưỡng mộ Harold, dù ông không bao giờ biết được điều đó. Ông là thợ mộc, và ông có niềm đam mê mãnh liệt đối với nghề nghiệp của mình. Tôi mong mình sẽ được sống trong gia đình Turnbough đủ lâu để có thể học nhiều điều bổ ích từ Harold. Từ khi còn bé, tôi đã mơ ước một ngày nào đó mình sẽ xây được một căn nhà nhỏ bằng gỗ bên Dòng Sông Nga, vì vậy thỉnh thoảng tôi vẫn tưởng tượng đến viễn cảnh Harold và tôi cùng nhau thực hiện một dự án nào đó, với hy vọng điều đó sẽ mang chúng tôi đến gần nhau hơn. Tôi còn nghĩ rằng đó sẽ là một cơ hội để tôi chứng tỏ bản thân mình với ông ấy.
Ngày hôm sau, trước sự thúc giục của Alice, tôi nhảy lên xe buýt để đến gặp vị bác sĩ tâm lý mới, bác sĩ Robertson. Ông có cách ứng xử trái ngược hoàn toàn với “ông bác sĩ vĩ đại” tôi đã gặp trước đây. Ông ấy chào đón tôi bằng một cái bắt tay và bảo tôi cứ gọi ông bằng tên, Donald. Cả văn phòng của ông ấy tràn ngập ánh mặt trời tươi sáng và ấm áp, nhưng điều quan trọng nhất là bác sĩ Robertson đối xử với tôi như với một con người.
Trong những cuộc gặp gỡ hàng tuần của tôi với bác sĩ Robertson, tôi không bao giờ cảm thấy bị áp lực phải nói về bất cứ thứ gì. Tôi hào hứng và chủ động trò chuyện với ông về quá khứ của mình. Tôi đặt câu hỏi với bác sĩ Robertson về mọi thứ, kể cả việc liệu tôi có đi theo vết xe đổ của mẹ hay không. Trước những câu hỏi đó, bác sĩ Robertson luôn cố gắng lái câu chuyện sang hướng khác, nhưng chẳng hiểu sao tôi vẫn muốn đào sâu khoảng thời gian đen tối đó để tìm ra câu trả lời cho cuộc đời mình. Tôi dần đặt niềm tin vào bác sĩ Robertson bởi tôi cảm nhận được tình cảm của ông khi ông luôn sẵn sàng cùng tôi tìm hiểu bản chất của những vấn đề rối rắm và nhạy cảm trong quá khứ của tôi.
Như cảm nhận được điều gì đó ở tôi, bác sĩ Robertson bắt đầu gợi ý tôi hãy đọc vài quyển sách để nghiên cứu thêm về tâm lý học cơ bản. Chẳng bao lâu sau, Harold và tôi cứ hay tranh cãi với nhau về việc ai đã bẻ cong cái đèn bàn bên trường kỷ để đọc sách. Khoảng thời gian đó tôi bắt đầu đọc những quyển sách tâm lý về lòng tự trọng của Norman Vincent Peale(22) và một số quyển thuộc các đề tài khác, như quyển Your Erroneous Zones(23) (tạm dịch: Những vùng sai lầm của bạn). Càng lúc tôi càng nhận thấy rõ mình bị hấp dẫn bởi những học thuyết cơ bản về những bí quyết tiêu biểu để vượt qua nghịch cảnh và sống sót như những gì bác sĩ Abraham Maslow(24) đã viết trong tác phẩm của ông. Đôi khi, tôi bị lúng túng trước những từ ngữ khó hiểu, nhưng với lòng kiên trì, tôi nhanh chóng khám phá ra rằng việc mất thời gian để tìm hiểu đã giúp cho sự hiểu biết của tôi thêm sâu. Tận một góc khuất nào đó trong lòng, thỉnh thoảng tôi vẫn không khỏi cảm thấy ngượng nghịu và trống rỗng, nhưng tôi nhận ra mình mạnh mẽ hơn hầu hết những bạn bè cùng trang lứa ở trường, những người vẫn đang sống trong thế giới “bình thường” yên bình của họ.
(22) Tiến sĩ Norman Vincent Peale (31/5/1898 - 24/12/1993): Nhà truyền giáo đạo Tin Lành và là một tác giả nổi tiếng (đáng chú ý nhất là tác phẩm The Power of Positive Thinking - Sức mạnh của suy nghĩ tích cực), ông còn là người khởi xướng cho học thuyết “suy nghĩ tích cực”.
(23) Your Erroneous Zones: Một quyển sách giúp người đọc phát triển nguồn lực bản thân của tác giả Wayne Dyer. Đây là một trong những quyển sách bán chạy nhất mọi thời đại với số lượng bán ra gần 35 triệu bản.
(24) Abraham Harold Maslow (01/04/1908 - 08/06/1970): Nhà tâm lý học người Mỹ. Ông nổi tiếng với công trình “mô hình cấp bậc của nhu cầu con người” và được xem là cha đẻ của môn tâm lý học nhân văn.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,330
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Bộ Ba Tiểu Thuyết Tự Thuật Của Dave Pelzer

Postby bevanng » 10 Jun 2018

Ở nhà Alice, tôi cảm thấy mình có thể bộc bạch với bà về mọi thứ, vào bất cứ lúc nào tôi muốn. Có những lúc bà ấy và tôi ngồi tán gẫu với nhau mãi đến khi trời gần sáng. Nói chuyện với bà, tôi cảm thấy thật sự thoải mái. Bất cứ khi nào tôi có cảm giác lo lắng, bất an và bắt đầu nói lắp, Alice lại chỉ cho tôi cách để suy nghĩ của mình dịu lại và yêu cầu tôi hình dung ra mình sẽ nói gì trước khi thốt nên lời. Chỉ trong vài tuần lễ, khả năng diễn đạt của tôi được cải thiện rõ rệt.
Mỗi chiều thứ Bảy, sau khi đã nhảy một điệu jig(25) quen thuộc theo American Bandstand(26), Alice và tôi sẽ cùng đi men theo đường rầy xe lửa để đến trung tâm mua sắm, cũng là nơi bà Catanze đã đưa tôi đến để mua sắm quần áo trước đây. Chúng tôi cũng thường xem phim cùng nhau, và đó là cách duy nhất Alice có thể khiến tôi ngồi yên trong một khoảng thời gian dài nào đó. Ngồi yên lặng cạnh bà ấy, tôi siết chặt tay chăm chú theo dõi từng cảnh phim. Tôi thường đoán trước được diễn biến của một cảnh phim đơn giản. Tôi như bị thôi miên bởi những cảnh phim rắc rối, phức tạp và bởi cái cách mà đạo diễn đã gắn các tiểu cảnh lại với nhau thành một bộ phim hoàn chỉnh. Sau mỗi bộ phim, Alice và tôi lại hào hứng cùng nhau bình luận.
(25) Jig: Một điệu nhảy dân gian, được kết hợp với các giai điệu vui nhộn và rất phổ biến ở Ai-len.
(26) American Bandstand: Chương trình truyền hình được phát sóng theo nhiều phiên bản khác nhau từ năm 1952 đến 1989, chuyên về các bài nhạc nhảy dành cho lứa tuổi vị thành niên ở Mỹ với người dẫn chương trình là Dick Clark.

Thỉnh thoảng, chẳng vì một lý do đặc biệt nào cả, bà lại mua cho tôi những món đồ chơi mà bà gọi là những món đồ “gọi là”. Ban đầu, tôi lúng túng và thấy mình không xứng đáng, một phần vì xưa nay tôi không quen được tặng quà, một lý do nữa là tôi biết Harold đã phải làm việc vất vả và ông ấy đã tiết kiệm từng đồng như thế nào. Cuối cùng, tôi cũng cho phép mình nhận những món quà để làm vui lòng Alice. Đối với tôi, đó là một việc làm khá khó khăn.
Món quà ý nghĩa nhất mà gia đình Turnbough dành cho tôi chính là cơ hội để tôi thể hiện tình cảm đối với họ, lần cuối cùng khi tôi là một đứa trẻ đang ở ngưỡng cửa bước vào giai đoạn trưởng thành. Một buổi chiều nọ, tại bàn ăn trong nhà bếp - cũng là “bàn họp gia đình”, tôi đã rất muốn thể hiện tình cảm của mình với Harold và Alice, muốn cho họ biết rằng họ có ý nghĩa với tôi biết nhường nào. Tôi lôi trong túi quần ra một mảnh giấy xỉn màu đã bị vấy bẩn và xé nó thành từng mảnh vụn.
- Điều đó có nghĩa là gì thế con? - Harold nhíu mày, trong khi nước mắt đã bắt đầu chảy dài trên khuôn mặt Alice.
- Con không cần nó nữa. - Tôi hùng hồn tuyên bố. - Và con đã nhớ được số điện thoại của nhà mình rồi. Cha mẹ có muốn nghe không? - Alice gật đầu. - 555-2647. - Tôi nhìn thẳng vào đôi mắt màu xanh của Harold, đọc rõ ràng từng con số. Ông nhìn tôi nháy mắt. Tôi nghĩ là mình có thể cảm nhận được ánh mắt ấy.
Những khi Alice và tôi nói chuyện lâu với nhau, đề tài chủ yếu thường xoay quanh cuộc sống tương lai của tôi. Chỉ một câu hỏi đơn giản “Khi lớn lên, con muốn làm gì, hả David?” cũng khiến tôi thấy lo sợ. Tôi luôn nghĩ đến hình ảnh của Chris, người anh em của tôi ở nhà bà Catanze, và nỗi đau khổ của anh ấy khi bước sang tuổi mười tám. Nhưng tôi chưa từng nghĩ xa như vậy. Trước kia, để sống sót sau những trận đòn thừa sống thiếu chết của mẹ, tôi phải tính toán kế hoạch cho cuộc sống của mình từng giờ, từng ngày. Tôi chưa bao giờ dám nghĩ xa hơn. Nhưng tôi vẫn luôn cảm nhận một nỗi sợ hãi mơ hồ khi hình dung mình sống một mình trong một thế giới rộng lớn. Những lúc đó, tôi lại trở nên căng thẳng và sợ hãi đến nỗi bắt đầu nói lắp. Và Alice lại giúp tôi xoa dịu mọi chuyện. Nhưng vào ban đêm, khi chỉ còn lại một mình trong phòng riêng, tôi run rẩy với nỗi sợ không biết sẽ phải tự tìm cái ăn và chỗ ở như thế nào. Tôi suy nghĩ nhiều đến nỗi thiếp đi trong cơn nhức đầu kinh khủng. Đối với tôi, mười lăm tuổi là thời điểm có thể bắt đầu lo nghĩ về những chuyện đó.
Tôi bắt đầu nghĩ cách kiếm tiền. Tôi xin phép Harold và Alice được ra ngoài làm công việc đánh giày. Ngày đầu tiên lăn lộn ở bên ngoài, tôi kiếm được hai mươi mốt đô-la sau khi đánh hàng chục đôi giày trong chưa đầy sáu tiếng. Lòng tôi lâng lâng một niềm vui và niềm tự hào khó tả khi một tay tôi cầm hộp đồ nghề đánh giày cùng một túi bánh rán, tay còn lại tôi cầm một bó hoa cho Alice và hai quyển sách cho Harold. Sau đó, tôi làm thêm một nghề nữa tại một xưởng sửa đồng hồ. Tại đây tôi làm việc hai mươi giờ mỗi tuần để có được mười đô-la hai mươi lăm xu. Thật ra tôi không quá quan trọng giá trị những đồng tiền tôi kiếm được. Cuối mỗi tuần làm việc, mắt tôi nặng trĩu vì buồn ngủ nhưng lòng cảm thấy rất vui vì mình đã làm được một điều gì đó có ích - và đó mới chính là điều quan trọng nhất. Trong khi những người bạn đồng trang lứa thỏa thích chơi đá banh ngoài đường hay lang thang mua sắm trong siêu thị, tôi đang dần trở thành một người biết tự lập.
Dường như tôi và bọn bạn ở trường không có điểm chung. Bọn bạn tôi phần lớn đều cố gắng tạo ấn tượng với người khác bằng cách tỏ ra dễ thương, đáng mến. Tôi biết mình không quen làm như vậy, nên tôi cũng không quan tâm nhiều. Thỉnh thoảng, tôi cũng làm vài trò vui chọc cả lớp cười, nhưng tôi cũng không quan tâm nhiều đến những gì bạn bè cùng lớp nghĩ về tôi. Khi họ kháo nhau về những chuyến trượt tuyết cuối tuần, tôi lại ngồi nghĩ cách phải làm thế nào để tập trung sức lực trong một giờ làm thêm.
Một hôm thứ Sáu nọ, vài tuần trước khi tôi tốt nghiệp trường trung học Parkside, một đám học sinh con nhà giàu khoe khoang với nhau về các kế hoạch đi Disneyland hay du lịch đến bờ biển Hawaii lừng danh. Thay vì mặc cảm, tủi thân, sau giờ học chiều hôm ấy, tôi chạy thật nhanh từ trạm xe buýt về nhà và suýt đâm sầm vào cửa.
- Chuyện gì thế? - Alice kêu lên.
Tôi nốc cạn một ly nước rồi thong thả trả lời. Tôi sắp mười bảy tuổi và tôi chưa biết nấu nướng gì cả. Alice trấn an tôi rằng đến lúc đó, bà sẽ dạy cho tôi. Tôi khăng khăng không chịu. Tôi muốn biết nấu ăn ngay. Tôi nhìn bà bằng ánh mắt rất nghiêm túc, kiểu nhìn tôi đã học được từ bà Catanze. Điều đó quả có tác dụng. Mặc dù đã dọn dẹp nhà cửa chuẩn bị cho buổi chơi bài brit(27) sắp diễn ra trong hai giờ nữa, bà ấy quyết định hướng dẫn tôi làm món bánh nướng.
(27) Brit: Một kiểu chơi bài dùng mưu mẹo, có bốn người tham gia, chia thành hai phe ngồi đối diện với nhau. Hai bên sẽ xướng bài lên để giành quyền gọi chủ bài.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,330
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Bộ Ba Tiểu Thuyết Tự Thuật Của Dave Pelzer

Postby bevanng » 10 Jun 2018

Quyết định của Alice đã gây nên nhiều điều tai hại. Trong một khoảng thời gian ngắn, tôi đã làm tiêu hết hai hộp hỗn hợp làm bánh hiệu Bisquick, bốn mươi tám cái trứng và gần tám lít sữa. Khắp nơi trên bếp nhớp nháp, màu trắng của bột, trứng, sữa đóng thành một lớp dày cộp, còn trần nhà thì lốm đốm bột bánh chín bị bắn lên. Sàn nhà lúc ấy trông như thể vừa có một trận bão tuyết càn qua, và cả Alice và tôi gần như bị ngập thở trong đám bụi bột trắng mù mịt. Khuôn mặt Alice lộ rõ vẻ căng thẳng, nhưng bà vẫn cười với tôi - và kiên nhẫn chỉ bảo tôi cho đến khi tôi làm được một cái bánh ra trò.
Mỗi ngày đối với tôi dường như là một cuộc phiêu lưu mới. Thỉnh thoảng sau khi đi học về, tôi lại ở trong phòng khách chơi trò xếp hình với bộ Lego(28) hay bộ Erector(29). Nhưng cũng có những lúc tôi đóng vai trò như một người đàn ông thực thụ, tranh thủ về nhà để thay quần áo rồi chạy vèo đi làm. Lần đầu tiên trong đời, tôi có một cuộc sống thực sự.
(28) Lego: Trò chơi mô hình được sản xuất bởi Tập đoàn Lego - một công ty tư nhân có trụ sở ở Đan Mạch, sản phẩm chính của công ty này là ‘Lego’ - một tập hợp những viên gạch bằng nhựa nhiều màu sắc có thể dính khớp với nhau cùng phụ tùng, người tí hon, và nhiều chi tiết khác nhau đi kèm.
(29) Erector Set: Tên một loại đồ chơi mô hình phổ biến ở Mỹ suốt thế kỷ hai mươi.

Tháng Bảy năm 1976, cuộc đời tôi rẽ sang một bước ngoặt mới. Tôi bắt đầu cảm thấy chán đi làm bằng xe đạp mỗi sáng trong lúc mọi người vẫn còn đang say ngủ. Rồi một buổi chiều nọ, sau một ngày làm việc vất vả, tôi mệt mỏi quay về nhà và nhận ra không phải một mà những hai đứa con trai nuôi khác vừa dọn đến. Tôi không có thiện cảm ngay với Bruce, một trong hai đứa đó, một phần vì tôi phải chia sẻ căn phòng vốn dĩ của riêng mình cho cậu ta, một phần vì cậu ta luôn tìm cách nịnh bợ để lấy lòng bà Alice. Cả hai đều đã mười bảy tuổi nhưng hầu như không chút quan tâm đến việc tự lo cho bản thân mình. Tôi bắt đầu cảm thấy khó chịu với cả hai. Trong khi tôi hộc tốc đến chỗ làm, thì hai người họ lại ung dung đi mua sắm với Alice. Theo một chiều hướng cảm xúc kỳ quặc, tôi cảm thấy bị đe dọa và bị xâm phạm trước sự có mặt của họ. Tôi biết khoảng thời gian thơ trẻ của tôi với Alice đã không còn nữa, thế nhưng, theo một lẽ tự nhiên, tôi chỉ muốn kéo dài thời gian ấm áp đó thêm một ít nữa trước khi tôi thực sự trưởng thành.
Sau đó vài tuần, tôi phát hiện ra tiền tiết kiệm cùng vài thứ lặt vặt tôi đã mua bằng tiền kiếm được không còn nữa. Ban đầu, tôi nghĩ mình đã để lộn chỗ đâu đó nên không nhớ ra. Nhưng một ngày nọ, tôi đột nhiên hiểu ra tất cả. Tôi đến trước mặt Alice và mạnh miệng yêu cầu rằng hoặc là hai người đó rời khỏi nhà Alice, hoặc là tôi. Tôi biết mình đã hành động như một đứa hỗn xược, hư hỏng, nhưng tôi không thể chịu đựng thêm nữa việc lúc nào cũng phải tìm cách giấu giếm đồ đạc của mình, rồi trong lúc đi làm thì phải nghĩ ngợi xem làm thế nào để kiếm lại được số tiền đã bị lấy mất. Tôi đã làm việc cật lực để có mọi thứ, để rồi nhìn chúng dần dần biến mất hết. Tôi hy vọng Alice sẽ nhượng bộ, nhưng sau cùng thì người phải thu dọn quần áo ra đi lại là tôi. Tôi tự thấy mình đã rời khỏi nhà Turnbough như một thằng ngốc. Đối với tôi, đó là một hành động của danh dự - tôi phải chịu trách nhiệm với điều mình đã nói ra.
Tôi ở tại Cục bảo vệ trẻ em trong vài tuần, cho đến khi người quản chế mới của tôi là bà O’Ryan sắp xếp cho tôi đến ở với gia đình của John và Linda Walsh, một cặp vợ chồng trẻ chưa đến ba mươi tuổi đã có ba đứa con. John có mái tóc dài màu đen, chơi piano cho một ban nhạc rock ‘n’ roll(30), còn Linda là một chuyên viên tư vấn sắc đẹp làm việc tại nhà thuốc Walgreen của địa phương. Cả hai người rất tử tế, và tôi cực kỳ ngạc nhiên trước thái độ sống vô tư lự, thảnh thơi của họ. Họ hoàn toàn cho phép tôi làm những gì tôi thích. Khi tôi muốn mua một chiếc xe đạp, John đồng ý ngay. Một hôm nọ, tôi rụt rè nhờ ông ấy chở đến cửa hàng đồ thể thao của địa phương để mua một khẩu súng BB(31), ông ấy trả lời ngay: “Đi nào”. Tôi rất sửng sốt. Nếu còn sống cùng gia đình Turnbough, tôi chưa bao giờ dám nghĩ mình có thể đề nghị với họ điều này, còn John thì thoải mái đến độ không có một cái nhíu mày. Điều kiện duy nhất của John là ông sẽ dạy cho tôi những quy tắc an toàn khi dùng súng, và tôi chỉ có thể bắn bằng giấy trước sự giám sát của ông mà thôi. Tôi nhanh chóng quên đi việc tìm kiếm một công việc khác và hội nhập với cách sống thoải mái của gia đình Walsh.
(30) Rock and roll hay rock ‘n’ roll: Một thể loại âm nhạc được phát triển ở Mỹ cuối những năm 1940, đầu những năm 1950. Loại nhạc này ra đời dựa trên nền tảng của âm nhạc dân gian, nhạc đồng quê, nhạc phúc âm và nhạc jazz. Thể loại âm nhạc này nhanh chóng lan rộng trên toàn thế giới và phát triển hơn nữa, khởi nguồn cho nhạc rock đương đại.
(31) Súng BB: Một loại súng hơi được thiết kế để bắn loại đạn được gọi là BB, loại đạn này xếp sau đạn bắn chim có cùng kích cỡ. Những loại đạn này thường có hình cầu nhưng đầu nhọn; thường được sử dụng để bắn chim.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,330
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Bộ Ba Tiểu Thuyết Tự Thuật Của Dave Pelzer

Postby bevanng » 10 Jun 2018

Vài tuần trước khi tôi bước vào năm đầu tiên ở trường trung học phổ thông, John và Linda nói với tôi rằng họ sẽ chuyển đi. Vừa nghe xong, tôi đã lao như điên lên phòng và gom hết mọi thứ của mình vào trong một cái túi. Tôi giận điên người. Có vẻ như cứ mỗi khi, mỗi khi tôi hòa nhập được với cuộc sống mới, thì lại có điều gì đó xảy ra. Tôi xách cái túi trở lại phòng khách.
- Được rồi, chúng ta đi nào! Đưa con đến Hillcrest đi!
John và Linda cùng nhìn nhau cười to.
- Không phải đâu, nhóc. - John phất tay phân trần. Ta nói là chúng ta sẽ chuyển đi, và con sẽ cùng đi với chúng ta. Con không thích vậy à?
Tôi thấy bối rối và ngượng ngùng. Vì thế tôi cứ đứng im lặng một lúc lâu trước mặt họ, chẳng biết nói gì. Sau cùng tôi gãi tai và cười gượng:
- Con không biết hai người đang cười chuyện gì, con chuẩn bị đồ xong rồi đây này!
Linda huých vào người John:
- Một cậu nhóc thông minh.
Ngày hôm sau, John lái chiếc U-Haul(32) lớn đưa cả nhà ra ngoại thành. Tôi nhảy xuống xe, không thể tin được vào những gi được trông thấy. Như thể chúng tôi vừa dọn đến một nơi tương tự trong phim Leave It to Beave(33) vậy. Tôi đi vòng quanh chiếc U-Haul và trố mắt nhìn toàn bộ khu dân cư. Mỗi bãi cỏ được cắt tỉa cực kỳ cẩn thận. Những căn nhà không chê vào đâu được này trông như những tòa lâu đài thu nhỏ, và từng chiếc xe trước mỗi căn nhà đều sáng bóng như thể chúng vừa được khui từ trong thùng ra. Tôi tản bộ xuống khu trung tâm Duinsmoore, hít thở không khí trong lành của hoa cỏ và nghe cả tiếng gió lùa xào xạc qua rặng liễu xanh rì đong đưa trước gió.
(32) U-Haul: Công ty cho thuê thiết bị có trụ sở ở Phoenix, Arizona, hoạt động từ năm 1945. Công ty này cho thuê xe tải, rờ-moóc và một số thiết bị chuyên dụng khác.
(33) Leave It to Beaver: Bộ phim hài tình huống thể loại truyền hình dành cho gia đình trong những năm 1950 và 1960 nói về một cậu bé có tính tò mò nhưng ngây thơ có tên Theodore “Beaver” Cleaver và những cuộc phiêu lưu của cậu ở nhà, trường học và quanh khu vực hàng xóm của cậu.
Tôi không thể tin tất cả những điều này là sự thật, và mỉm cười một mình.

- Phải, - tôi la lên, - mình có thể sống ở đây rồi!
Tôi làm quen với Paul Brazell và Dave Howard, hai bạn hàng xóm trạc tuổi tôi. Họ mê mẩn nhìn ngắm chiếc xe đạp màu đỏ sậm và cây súng BB Daisy(34) của tôi. Đôi mắt họ ánh lên ham muốn được khám phá. Được cùng những người bạn mới của mình thỏa chí mạo hiểm, tôi cảm thấy hạnh phúc hơn bao giờ hết. Hai người bạn mới của tôi cũng có xe đạp, thế là cả ba nhanh chóng rong ruổi trong những cuộc đua xe trên con đường dài vô tận. Paul luôn giành chiến thắng, vì hai lý do: xe của cậu ấy không có thắng, và cậu ta nhẹ ký hơn tôi.
(34) BB Daisy: súng hơi BB tên Daisy.
Sau hàng trăm cuộc đua, tôi chỉ thắng có một. Một hôm nọ, trong lúc cả ba đang cùng lướt nhanh trên con đường gần nhà, xe tôi bị đứt thắng. Tôi phải hãm phanh bằng cách chà chân xuống đường. Trong lúc đó, vạt áo sơ-mi của tôi lại mắc vào bánh xích. Tôi bị ngã, cả thân người đập mạnh xuống đường và còn bị kéo lê đi một đoạn dài. Chiếc xe bị hất tung và mắc vào một bụi cây.
Trong lúc tôi còn đang lồm cồm bò dậy thì Dave nhảy xuống xe, ôm bụng cười ngặt nghẽo. Paul cũng dừng lại. Mắt cậu ta mở to như vừa nhìn thấy tiền:
- Trời ơi, thật tuyệt, thật quá sức tưởng tượng! Cậu làm lại như vậy một lần nữa được không?
Tôi phủi phủi rồi đứng lên. Mấy người hàng xóm đang xén cỏ gần đấy liếc nhìn về phía chúng tôi. Có vẻ như họ quan tâm xem bụi cây kia có bị hư hại gì không hơn là việc tôi có bị làm sao hay không. Tôi cố không để ý đến những ánh nhìn thiếu thiện cảm của họ, lật áo xem vết thương rồi lại cười toe toét với Paul. Từ đó trở đi, tôi được phong làm “Cát-ca-đơ bậc thầy của Duinsmoore”.
Tối hôm đó, cả ba đứa tôi lại bàn tính kế hoạch cho chuyến mạo hiểm tiếp theo. Cha mẹ của Paul có một máy quay phim, vì thế, cậu ta quyết định cả nhóm sẽ làm một bộ phim mang màu sắc điệp viên James Bond, và tôi sẽ là diễn viên chính. Bối cảnh của bộ phim sẽ nói về việc ông bác sĩ Strange, do Dave thủ vai, kéo lê Bond trên đường. Paul sẽ đóng vai trò là nhà quay phim để ghi hết mọi góc độ. Tôi nói với Paul là tôi không chắc có nên thử trò nguy hiểm này hay không, trong khi đó thì Dave có vẻ hào hứng khi nói rằng cậu ta sẽ không khóc rống lên khi thấy các khuỷu tay chân của tôi đỏ au như thịt bò. Dave còn đóng vai trò điều phối viên cho màn mạo hiểm của tôi, có trách nhiệm giữ cho con đường không có bóng dáng người lái xe nào dưới mười tuổi và chuẩn bị sẵn một bộ đồ cứu thương khi màn trình diễn của tôi kết thúc. Tôi thầm cảm ơn trời vì ngày hôm sau thì máy quay của Paul bị hỏng.
Một ngày nọ, Paul giúp tôi chuẩn bị mọi thứ để gặp gỡ một cô gái cũng sống gần khu nhà của bọn tôi. Tôi chưa từng nói chuyện với cô gái nào trước đó. Và để chuẩn bị cho sự kiện này, Paul đã cho tôi mượn chiếc áo sơ-mi đẹp nhất của cậu ấy và chỉ cho tôi cách nói chuyện. Tôi cứ lóng ngóng trước gương, tự nói chuyện một mình để quen dần với cách nói lòng vòng mà Paul đã chỉ. Sau khi chải đầu, tôi hít một hơi thật sâu để lấy bình tĩnh. Sau khi dặn dò tôi thêm vài câu, Paul đẩy tôi ra khỏi nhà bằng một cái vỗ vai chắc nịch. Tôi rảo bước xuống Duinsmoore. Lúc rẽ vào góc đường, tôi chợt nghĩ, mình cũng đang được sống một cuộc sống bình thường như bao người khác. Tôi được sống ở một nơi có những người hàng xóm tốt bụng, cha mẹ nuôi của tôi để tôi được làm gì tôi thích, tôi không phải đi làm, và điều quan trọng nhất là xung quanh tôi có những người bạn tốt nhất thế gian.
Vài phút sau, tôi dừng chân trước ngôi nhà có khu vườn rải đầy sỏi trắng. Bãi cỏ xanh mướt chạy dài từ cổng trước vào tận bậc thang dẫn vào nhà. Tôi còn nghe được cả tiếng lích rích của mấy con chim non ẩn mình đâu đó trong bụi cây. Một cảm giác yên bình. Tôi gõ cửa và nín thở chờ đợi. Tay tôi run lên. Tôi cảm giác chân mình như không thể đứng vững thêm được nữa. Tôi thấy mình sao mà nông nổi bồng bột quá. Mồ hôi bắt đầu túa ra. Cảm giác hồi hộp lan dần rồi choán hết tâm trí tôi. Có vẻ như tôi đang hoảng sợ. Nhưng đây là nỗi sợ đáng yêu nhất mà tôi từng có. Cánh cửa hé mở, tôi khẽ siết chặt hai tay và hít một hơi thật sâu. Tôi cảm giác rõ cả người mình như run lên khi tôi nhìn vào gương mặt của cô gái xinh đẹp nhất tôi từng gặp. Nàng khẽ chào tôi bằng một nụ cười duyên dáng. Giọng nói dịu dàng và nhỏ nhẹ của nàng khiến tôi yên tâm và cảm thấy tự tin hơn. Tôi không thể tin làm cho một cô gái cười lại dễ như vậy. Tôi cảm thấy vô cùng sung sướng - cho đến khi mẹ của nàng đẩy nàng sang một bên.
Phải mất một lúc lâu tôi mới định thần được. Tôi ngước nhìn người phụ nữ. Bà ấy trông giống một quý bà trong vở kịch The Brady Bunch(35) hơn là một người mẹ bình thường. Bà chỉ tay vào mặt tôi mà rằng:
- Cậu là thằng nhỏ... thằng nhỏ con nuôi, có đúng không? - Bà ấy cười đầy khinh miệt.
Tôi sững sờ không thốt nên lời.
- Cậu không có tí lễ phép nào với người lớn à? Cậu trả lời tôi đi chứ!
- Thưa bà? - Tôi lắc đầu không hiểu ý bà ấy.
- Nghe đây, - bà ta rít lên, - tôi biết tất cả về cậu và... Các cậu đã gây nên sự ồn ào, làm ầm ĩ, làm đinh tai nhức óc hết mọi người ở đây và đã phá hoại một cách cố ý tài sản riêng của người khác. Làm sao người ta có thể cho phép... thứ người như cậu được sinh sống ở chỗ chúng tôi chứ nhỉ. Tôi biết hết về cái loại người như cậu. Cậu là một thằng ranh du côn bẩn thỉu! Nhìn bộ dạng của cậu kìa - nặc mùi đầu đường xó chợ. Tôi không biết lũ trẻ ranh các cậu làm gì để trở thành... lũ con nuôi, - bà ta vừa nói vừa lấy tay bịt miệng lại như thể mình vừa văng tục chửi thề, - nhưng tôi chắc chắn là các cậu đã làm thứ gì đó mờ ám, đúng vậy không? - Khuôn mặt người phụ nữ đỏ bừng khiến tôi nghĩ bà ấy sắp phát rồ. - Đừng có bén mảng đến nhà tôi hay lân la trò chuyện với con tôi nữa, đừng bao giờ, nghe rõ chưa?!
(35) The Brady Bunch: Tên một vở hài kịch tình huống nổi tiếng trên các kênh truyền hình Mỹ, nội dung xoay quanh một đại gia đình nhiều thế hệ.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,330
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Bộ Ba Tiểu Thuyết Tự Thuật Của Dave Pelzer

Postby bevanng » 10 Jun 2018

Tôi đứng như bị thôi miên khi ngón tay sơn đỏ được cắt giũa cẩn thận của bà ấy dí sát vào mặt.
- Còn một lời khuyên nhỏ cho cậu nữa. - Người phụ nữ tiếp tục. - Đừng phí thời gian cố gắng làm gì. Cậu không biết tác hại của việc cậu làm đâu. Tôi thì biết! Tin tôi đi, tôi thực sự đang ban cho cậu một ân huệ lớn đấy! - Bà ta cười mỉa. - Cậu sẽ thấy! Tôi là một người rất rộng rãi và cũng rất biết điều. Vì thế, nếu cậu biết thân biết phận của một đứa con nuôi thì hãy mau mau biến sớm đi giùm cho! Đi mà đàn đúm với đồng loại của cậu ấy!
Tôi chưa kịp nói bất kỳ điều gì thì bà đã kéo con gái vào rồi đóng sầm cửa lại với tất cả sự giận dữ. Tôi lặng người đi. Tôi không biết phải làm gì nữa. Tôi thấy như người mình dài thượt ra. Tôi nhìn đăm đăm vào tay chiếc áo màu đỏ đen bằng vải Hanen của Paul. Hai tay áo hơi ngắn, nhưng tôi nghĩ cái áo rất đẹp. Tôi nghĩ mái tóc đang vuốt keo bóng loáng của mình cũng không đến nỗi tệ. Mình nghĩ rằng mình cần phải sắm một cái, tôi lẩm bẩm. Tôi nghĩ rằng, cho dù bề ngoài của tôi có thể hơi lập dị quái gở một chút, nhưng tôi rất tự tin với con người thật của mình. Tôi đã cố gắng hết sức để làm một con người bình thường. Tôi chỉ muốn thích nghi. Tôi chỉ muốn được giống như bao đứa trẻ bình thường khác.
Tôi lầm lũi quay về nhà Paul, đầu cúi gằm. Cậu ta nhảy dựng lên khi nhìn thấy tôi, luôn miệng hỏi tôi bao nhiêu thứ về cuộc hẹn với cô gái. Tôi không nói gì, trả áo rồi từ giã người bạn thân nhất của mình. Chiều tối hôm ấy, tôi nhốt mình trong phòng.
Chiều hôm sau, trong lúc tôi đang loay hoay sửa chiếc xe đạp của mình, một người đàn ông cao lớn đi thẳng đến trước mặt tôi, một tay ông ấy cầm ly bia, tay còn lại đấy một cái xe tập đi của trẻ em.
- Này, cậu chính là mối hiểm họa của hàng xóm đấy hả? - Ông ta vừa nói vừa cười tinh quái. Tôi vẫn cúi đầu, nhưng cảm nhận rõ máu trong người đang sôi lên. Không nói gì thêm, ông ta bỏ đi.
Khoảng nửa giờ sau đó, người đàn ông lại xuất hiện. Tôi chờ đợi màn hạ nhục tiếp theo của ông ấy, trong đầu đã sẵn sàng trả đũa. Lần này ông ta chỉ cười và nói:
- Khá lắm, cậu bé! Cứ như thế nhé!
Tôi lắc đầu, nghĩ rằng mình vừa nghe nhầm. Mình khá lắm? Cứ như thế nhé? Như thế là thế nào? Tôi tự hỏi.
Tôi đứng lên, lau vết dầu nhớt dính đầy tay, nhìn theo bóng người đàn ông đang đi về phía bên kia đường. Ồng ấy quay lại gật đầu với tôi một lần nữa rồi biến mất vào ga-ra. Tôi lấy làm lạ về những gì người đàn ông đã nói với mình. Tôi ngồi bệt xuống đất suy nghĩ. Hẳn là ông ấy muốn ngụ ý điều gì đó với tôi.
Chiều hôm sau nữa, cũng vào khoảng thời gian hôm trước, người đàn ông lại xuất hiện với cùng một bộ dạng: quần soọc ngắn quá gối, chiếc áo thun có in chữ “Fudpuckers - Chúng Ta Biết Bay Từ Khi Thế Giới Trở Nên Bằng Phẳng”, đầu đội một cái mũ bóng chày có lông vũ đính ở giữa, và miệng thì ngậm một điếu thuốc lá. Một tay ông cũng cầm ly bia, tay kia đẩy chiếc xe đạp tập đi của trẻ em. Ông dừng lại gần chỗ tôi và nháy mắt:
- Cậu không có cánh để bay, nhưng đừng lo, nhóc ạ; mỗi con chó đều có ngày của nó. - Nói rồi ông ấy đẩy xe đi.
Tôi cứ nhẩm đi nhẩm lại câu nói của ông ấy để có thể hiểu được “mỗi con chó đều có ngày của nó”(36) nghĩa là gì. Khoảng ba mươi phút sau, ông ấy quay lại chỗ tôi. Tôi đứng bật dậy, có ý đợi xem ông ấy sẽ tiếp tục nói gì.
(36) Hàm ý: Không ai phải chịu cảnh khổ mãi hay không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,330
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 

PreviousNext

Return to Truyện Ðọc



Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 86 guests