Những Bài Viết Ngắn Chọn Lọc (Sưu Tập)

Truyện tình mùi mẫn, truyện ma kinh rợn hay các thể loại khác. Xin mời vào.

Moderators: Mười Đậu, SongNam, A Mít

Re: Những Bài Viết Ngắn Chọn Lọc (Sưu Tập)

Postby bevanng » 07 Feb 2023

Sự dũng cảm của trái tim


Tôi ngồi lặng người trên chiếc ghế cũ, cọt kẹt trong thính phòng, chiếc máy quay phim vẫn còn đang rè rè trên vai, và tôi có thể cảm thấy những giọt nước mắt lăn dài trên má.
Cô con gái sáu tuổi của tôi đang ở trên sân khấu, bình tĩnh, tự tin, tập trung và cất tiếng hát từ chính trái tim mình. Tôi cảm thấy lo lắng, bồn chồn, xúc động, cố kìm nén những giọt nước mắt cứ chực tuôn trào.
“Hãy thử lắng nghe xem, bạn có nghe được những âm thanh của nhịp đập con tim ở thế giới xung quanh không?” cô bé cất tiếng hát.
Gương mặt xinh xắn ấy ngước về phía ánh đèn, khuôn mặt tròn thân thương và quen thuộc, khác xa với khuôn mặt gầy guộc của tôi. Đôi mắt cô bé nhìn về phía khán giả với tất cả niềm tin… Cô bé biết rằng mọi người đều yêu mến mình. Cả đôi mắt ấy cũng không giống tôi chút nào.
“Phía trên thung lũng, cả phía dưới đồng bằng, ở khắp nơi trên thế giới, tiếng nhịp đập con tim là như nhau.”
Gương mặt người mẹ ruột của bé chợt hướng về tôi từ phía sân khấu. Đôi mắt của một người phụ nữ trẻ đã từng nhìn vào mắt tôi một cách tin tưởng, giờ lại đang nhìn xuống khán giả. Con gái tôi đã thừa hưởng đôi mắt đó từ người mẹ ruột của mình… một đôi mắt hơi xếch lên phía đuôi, và đôi má nhỏ phúng phính trắng hồng mà tôi không thể ngừng đặt lên đó những nụ hôn yêu thương.
“Dù da trắng hay đen, dù đỏ au hay rám nắng, đó chính là con tim của gia đình nhân loại… oh oh… con tim vẫn đập mãi… đập mãi…”, cô bé kết thúc bài biểu diễn của mình.
Khán giả vỡ òa lên, tôi cũng vậy. Sau đó, tiếng vỗ tay nổi lên giòn giã, và họ đồng bật đứng dậy như để bày tỏ cho Melanie biết rằng họ thích bài hát này. Cô bé mỉm cười… Cô đã biết điều đó. Và tôi bật khóc. Tôi cảm thấy mình thật sự may mắn khi được là mẹ của bé… cô bé đã mang đến cho tôi quá nhiều niềm vui sướng, đến mức trái tim tôi căng lên vì hạnh phúc.
Trái tim của gia đình nhân loại… trái tim của lòng dũng cảm đã chỉ đường cho ta khi lạc lối… trái tim làm cho những người xa lạ trở nên gắn bó với nhau hơn… đó là trái tim mà mẹ ruột của Melanie đã chỉ cho tôi. Cô bé nghe được tiếng mẹ mình từ sâu thẳm trái tim. Trái tim dũng cảm ấy là của một cô gái 16 tuổi, chấp nhận sinh ra Melanie vì tình yêu vô điều kiện của mình. Một người phụ nữ đã nghĩ rằng có thể mang lại cho con mình điều mà không ai có thể làm được… một cuộc sống tốt hơn của mình.
Hai chúng tôi như cùng chung nhịp đập con tim khi tôi ôm chầm Melanie và xúc động khen cô bé đã biểu diễn thật xuất sắc như thế nào. Cô bé lắc lắc cánh tay tôi và ngước lên hỏi: “Sao mẹ lại khóc?”
Tôi trả lời cô bé: “Vì mẹ rất tự hào về con, hôm nay con đã biểu diễn rất tuyệt vời!” Tôi cảm thấy mình đã chạm đến những sợi dây tình cảm yêu thương, tôi ôm chặt cô bé vào lòng không chỉ bằng đôi tay vững chắc và tình yêu thương của mình mà còn gởi vào đó tất cả tình yêu thương vô tận của người mẹ ruột - người phụ nữ xinh đẹp và can đảm đã sinh ra đứa con gái bé bỏng của tôi và đã tin cậy chọn tôi để gởi gắm đứa con của mình. Tôi đang có tình yêu của cả hai người… Tình yêu của người mẹ ruột với lòng can đảm dám sẻ chia, và tình yêu của người mẹ nuôi mà đôi tay trống vắng đã được lấp đầy bằng tình thương yêu… và trái tim chúng tôi đã có chung một nhịp đập.
- Patty Hansen




Courage of the heart
I sit on the rickety auditorium chair with the camcorder on my shoulder and I can feel the tears well up in my eyes. My six-year-old daughter is on stage, calm, self-possessed, centered and singing out her heart. I am nervous, jittery, emotional and trying not to cry.
“Listen, can you hear the sound, hearts beating all the world around?” she sings.
The lovely face turned up to the light, little round face so dear and familiar and yet so unlike my own thin features. Her eyes look out into the audience with total trust… she knows they love her. Eyes that don't look like mine.
“Up in the valley, out on the plains, everywhere around the world, heartbeats sound the same.”
The face of her birth mother looks out at me from the stage. The eyes of a young woman that once looked into mine with trust gaze into the audience. These features my daughter inherited from her birth mother… eyes that tilt up at the corners and rosy, plump little cheeks that I can't stop kissing.
“Black or white, red or tan, it's the heart of the family of man… oh, oh beating away, oh, oh beating away,” she finishes.
The audience goes wild. I do, too. Thunderous applause, and they rise as one to let Melanie know they loved it. She smiles… she already knew. Now, I am crying. I feel so blessed to be her mom… she fills me with so much joy that my heart actually hurts.
The heart of the family of man… the heart of courage that shows us the path to take when we are lost… the heart that makes strangers one with each other for a common purpose… this is the heart Melanie's birth mother showed to me. Melanie heard her from deep inside the safest part of her. This heart of courage belonged to a sixteen-year-old girl… a girl who became a woman because of her commitment to unconditional love. She was a woman who embraced the concept that she could give her child something no one else ever could… a better life than she had.
Melanie's heart beats close to mine as I hold her and tell her how great she performed. She wiggles in my arms and looks up at me. “Why are you crying, Mommie?”
I answer her, “Because I am so happy for you and you did so good, all by yourself!” I can feel myself reach out with tendrils of love and hold her with more than just my arms. I hold her with love for not only myself, but for the beautiful and courageous woman who chose to give birth to my daughter, and then chose again to give her to me. I carry the love from both of us… the birth mother with the courage to share, and the woman whose empty arms were filled with love… for the heartbeat that we share is one.
- Patty Hansen
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,330
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Những Bài Viết Ngắn Chọn Lọc (Sưu Tập)

Postby bevanng » 07 Feb 2023

Sự khác biệt cũng là mặt tốt của cuộc sống vợ chồng


Cách đây bảy năm, vào một ngày chủ nhật lạnh lẽo, tôi đứng nơi cổng vòm nhà thờ với những ngọn gió mơn man trên tóc và cái cười ngốc nghếch đến tận mang tai cùng cảm giác hụt hẫng của một kẻ ngờ nghệch khi chợt nhận ra bản thân mình đang vô cùng hoang mang. Đã đến tận nơi đây mà tôi vẫn chưa dám tin chắc vào quyết định trọng đại của mình.
Khi giai điệu trầm bổng của Mozart quyện vào từng lớp không khí, cha tôi trịnh trọng trong bộ lễ phục tiến lại gần và ghé vào tai tôi thì thầm những lời của một người từng trải: “Không quá muộn đâu con”, - rồi ông vẫy vẫy một nắm những tờ giấy bạc trước mắt tôi. - “Nếu con muốn thoát khỏi chuyện này, cha sẽ đưa con năm trăm đô la và một vé xe buýt đường dài để con đến bất kỳ nơi nào con muốn”.
Tôi không cho Jeff - vị hôn phu của tôi - biết chuyện này. Thật ra không phải cha tôi không ưa “cậu nhóc lêu nghêu” đó, cha hài lòng và thậm chí còn rất quý anh, nhưng chứng kiến sự tan vỡ của cuộc hôn nhân đầy bốc đồng trước đó của chị tôi cùng với việc biết rằng tôi và Jeff chỉ quen nhau chưa đầy tám tháng trước khi cưới đã khiến ông có chút phân vân, lo lắng.
Nhưng những thấp thỏm của cha tôi đã sớm được giải quyết. Một số người vui tính vẫn từng nói: Hôn nhân mới là giai đoạn để thật sự hiểu về nhau, chứ không phải là lúc yêu nhau. Chúng tôi quen nhau vào Ngày Lao động, đính hôn vào lễ Tạ ơn và kết hôn vào một ngày tháng Giêng mưa bão dữ dội bậc nhất trong lịch sử. Việc chuyển đến sống tại miền Đông - nơi mà cả hai đều không có lấy một người thân nào và rồi việc có con trước dịp kỷ niệm ngày cưới lần thứ hai đã giúp chúng tôi hiểu về nhau nhiều hơn.
Tuy mười bảy năm chung sống không đem lại cho chúng tôi bất cứ điều gì giống những câu chúc ý nghĩa được ghi trong các tấm thiếp chúc mừng đám cưới, cả hai cũng kịp nghiệm ra một vài điều gì đó cho riêng mình.
Trước khi tuần trăng mật kết thúc, chúng tôi chắc chắn rằng gã khờ nào đó đã viết “Yêu nghĩa là không bao giờ phải nói lời xin lỗi” rõ ràng là chưa từng kết hôn. Mặc dù nói lời cuối cùng có thể khiến bạn hài lòng về mặt trí tuệ, nhưng bạn sẽ cảm thấy lạnh lẽo khi nằm trên giường của chính mình. Chúng tôi cũng đã kết hôn đủ lâu để biết thú vị biết bao khi có những trò đùa riêng tư khiến lũ trẻ phát điên. Chúng tôi đã mất rất nhiều thời gian để giải thích cho bọn chúng hiểu tại sao thuật ngữ “sữa lắc tỏi” và “hội quan sát chim xanh” lại khiến chúng tôi bắt cười, đặc biệt khi có mặt chúng.
Mọi thứ trở nên bớt căng thẳng khi chúng tôi nhận ra rằng cả hai không cần thiết phải cùng thích những thứ giống nhau mới có thể yêu nhau được. Chúng tôi cùng yêu thích những chuyến hành trình dài ngày trên những quốc lộ thênh thang với những ngôi nhà cũ kỹ và những shop bán đồ linh tinh dọc hai bên đường. Chỉ bấy nhiêu thôi, các sở thích còn lại của chúng tôi hoàn toàn khác biệt. Anh thích thể loại nhạc hòa tấu réo rắt còn tôi chỉ toàn nghe những bản nhạc rock với tiếng ghi-ta điện inh ỏi. Tôi thích du lịch xa đầy kích thích còn anh ấy chưa bao giờ có hộ chiếu. Anh thạo khiêu vũ trong khi tôi lại vụng về.
Trải qua nhiều năm, chúng tôi khám phá ra rằng trong đời sống vợ chồng, sự tự do trong khuôn khổ sẽ góp phần làm cho cuộc sống lứa đôi thêm thi vị. Chồng tôi chưa một lần chú ý tới việc tôi là tác nhân thường xuyên của bảy mươi lăm phần trăm các cuộc gọi đường dài trong hóa đơn điện thoại. Còn tôi, khi nhìn thấy màu vàng lộ liễu của tờ giấy phạt đậu xe sai chỗ quy định trong ngăn kéo của anh, tôi cũng không cho phép mình bộc lộ điều gì hơn một cái nhíu mày. Anh ấy cũng chẳng hề có ý kiến gì khi tôi thức đến tận hai giờ sáng để đọc truyện trinh thám trong khi miệng tôi vẫn không ngừng than vãn về một núi công việc phải làm vào ngày hôm sau. Tôi tỏ ra chẳng hề hay biết gì về việc anh luôn tiêu tốn hàng giờ liền và một số tiền không nhỏ tại quầy băng đĩa mỗi khi dẫn bọn trẻ vào khu buôn bán. Tôi gật đầu tán thành ngay khi anh ấy nói rằng anh sẽ tìm những mảng tường loang lổ ở phòng ngủ để chà nhẵn và sơn lại sau khi đến văn phòng vào buổi sáng, mặc dù tôi biết chắc rằng anh sẽ quên bẵng lời hứa của mình.
Biết như thế nhưng tôi vẫn sẽ từ chối tờ vé xe buýt và nắm tiền mà cha đưa để bước vào cuộc sống hôn nhân với anh. Và cho dù có phải lên bất kỳ chuyến xe nào để đến bất cứ nơi đâu, tôi vẫn sẽ đi cùng Jeff và chúng tôi sẽ lại xây dựng một gia đình hạnh phúc như thế.
Và có lẽ đáng ngạc nhiên nhất là trong suốt mười bảy năm qua, mỗi lần, tôi mặc một bộ đồ và hỏi liệu nó có khiến tôi trông béo hơn không, anh ấy luôn giả vờ kinh ngạc phủ nhận. Chưa một lần anh ấy nói, “Ý em là gì? Em mập đấy."
Chúng tôi đã học được rằng, thay vì nói câu "anh đã nói với em rồi" tốt hơn nói “Anh có thể giúp được gì nào?” và nói "anh yêu em" tốt hơn là "em có vấn đề à?"
Tuy nhiên, nếu nếu thời gian quay trở lại, tôi sẽ lấy vé xe buýt và số tiền mà bố tôi cho thay vì mua đôi giày màu giống nhau, bộ đồ ăn bằng bạc và tiền chi cho bộ ảnh lễ cưới sang trọng . Nhưng bất cứ nơi nào tôi đi, tôi sẽ đưa Jeff đi cùng.



Discretion Is the Better Part of Marriage


Seventeen years ago on a cold and blustery Saturday, I stood in the arch of a sanctuary with baby's breath in my hair and a foolish grin on my face, too big of a ninny to realize that I ought to be scared to death.
As a swell of Mozart filled air that was thick with my great aunt's Chantilly, my nervous, tuxedo-clad father bent down to whisper what I thought would be words of paternal wisdom. “It's not too late,” he hissed, waving a wad of bills. “If you want to weasel out of this, I'll give you five hundred bucks and a Greyhound ticket any place you want to go.”
I didn't tell my soon-to-be husband, Jeff, this story for several years. It wasn't that Dad didn't like “that tall kid”—he did—but the combination of watching my sister's impulsive first marriage unravel and knowing that Jeff and I had met less than five months before was making him a little gun shy.
That problem was soon remedied. As some wit said, marriage remains the most efficient way to get acquainted. We met over Labor Day, got engaged at Thanksgiving and married in the windiest January on record. Between immediately moving out east where neither of us knew a soul and then having a child before our second anniversary, we got to know each other (as my southern Missouri relatives would say) right soon.
Though seventeen years hardly qualifies us for one of those fatuous anniversary greetings from Willard Scott, we've been married long enough to know a thing or two.
Before the honeymoon was over, we were certain that the bozo who wrote “Love means never having to say you're sorry” had obviously never been married. While having the last word might be intellectually satisfying, it's mighty chilly on your own side of the bed. We've also been married long enough to know how much fun it is to have private jokes that drive our children crazy. It would take us a very long time to explain to them why the terms “garlic milk shakes” and “bluebird watching society” set us off, and besides, you had to be there.
We were relieved to discover that we don't have to enjoy the same things to enjoy each other. We both like long road trips on blue highways, old houses and junk shops. After that, we part company. I like Victor Borge; he likes Jimi Hendrix. I love exotic travel; he has never had a passport. He loves musicals where the ruddy villagers burst inexplicably into song; I like Ingmar Bergman dramas in which pale, suicidal sisters communicate in cryptic whispers. He likes to dance; I have two left feet.
Over the years, we've discovered that discretion is the better part of matrimony. He has not once pointed out that I am routinely responsible for 75 percent of the long-distance calls on the phone bill. When I see the tell-tale yellow of a parking ticket on his chest of drawers, I permit myself no more than a raised eyebrow. He doesn't comment when I stay up until 2 A. M. reading a mystery even though I've been whining about how much I have to do the next day; I pretend I don't know he blows a half an hour and a few bucks at the video arcade each time he takes the boys to the mall. I nod in agreement when, with ambition born of a Saturday morning, he says he's going to patch, sand and paint the bedroom after going into the office in the morning and before running errands in the afternoon (even though I know he'll be “resting his eyes” in his favorite chair before the first dribble of paint hits the dropcloth).
And perhaps most astonishingly, of all the innumerable times over the last seventeen years I have put something on and asked if it makes me look fat, he has always feigned astonished denial. Not once has he said, “What do you mean? You are fat.”
We have learned that, “How can I help?” works better than “I told you so,” and that “I love you” works better than “What's your problem?”
Still, if I had it to do over, I'd take the bus ticket and the money my dad offered instead of the dyed-to-match shoes, the sterling flatware and the obligatory feedingeach-other-cake shot in the deluxe portrait package. But wherever I went, I'd take Jeff with me.
Rebecca Christian
Last edited by bevanng on 18 Sep 2023, edited 1 time in total.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,330
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Những Bài Viết Ngắn Chọn Lọc (Sưu Tập)

Postby bevanng » 12 Feb 2023

Bắt đầu lại


Người chồng từng chung sống với tôi hai mươi lăm năm vừa mất cách đây ba tuần. Giờ đây tôi phải một mình điều hành việc kinh doanh và chăm lo cả việc nhà lẫn chuyện gia đình. Mọi người đều nhận xét rằng tôi đang đảm nhận công việc đó rất tốt. Bề ngoài trông tôi rất bình tĩnh và tôi cũng thấy an ủi phần nào khi hoàn thành tốt vai trò của mình. Nhưng những câu hỏi đáng sợ cứ xuất hiện dù tôi chẳng mong đợi.
Liệu công việc kinh doanh có nuôi nổi tôi và con gái Lexi của tôi nếu không có sự hỗ trợ của Paul? Mẹ con tôi sẽ đi đâu nếu phải bán nhà? Điều kinh khủng nhất là tôi sợ mình sẽ đầu hàng trước nỗi đau này, một mình gặm nhấm nỗi buồn, tôi sẽ rơi xuống vực thẳm của bóng tối và sự tuyệt vọng mà sẽ chẳng bao giờ gượng dậy được. Tôi biết mình phải làm một điều gì đó.
Vài năm trước, Paul và tôi rất ấn tượng về một người đàn ông tên là Tim Piering. Anh ấy đã giúp nhiều người vượt qua nỗi sợ hãi bằng cách giúp họ đối mặt với chính những điều họ sợ nhất. Tôi quyết định gặp người đàn ông này.
Thứ bảy đó, tôi lái xe đến văn phòng của Tim ở Sierra Madre, tọa lạc trên những ngọn đồi thấp bên dưới chân dãy núi San Gabriel miền Nam California. Tim, người đàn ông cao lớn với một trái tim nhân hậu đã hỏi tôi vài câu hỏi, rồi lắng nghe tôi được một lúc, sau đó anh hỏi tôi rằng liệu chồng tôi có muốn nhìn thấy tôi cứ phải đau buồn vì anh ấy hay không.
“Không, tôi nghĩ là không. Nói đúng ra, tôi nghĩ chắc chắn anh ấy sẽ phản đối.”
“Tôi tin chắc anh ấy sẽ phản đối, và tôi thật sự nghĩ rằng tôi có thể giúp chị, Diana à. Tôi nghĩ chị có thể nói cho tôi biết những đau đớn mà chị đang phải trải qua, và tôi sẽ giúp chị làm dịu bớt những nỗi đau đó. Chị có muốn thử không?”
“Vâng”. Tôi miễn cưỡng trả lời như thể muốn giữ lại nỗi đau trong lòng như một minh chứng về lòng chung thủy đối với Paul, mặc dù tôi biết anh ấy muốn tôi gạt bỏ mọi thứ và tiếp tục vui sống.
“Hãy chú ý đến những điều chị đang nghĩ trong đầu”, Tim nói. “Tất cả những nỗi sợ hãi, những lo toan cũng giống như những âm thanh phát ra từ chiếc radio vậy, đúng không? Trong tất cả những suy nghĩ này, nỗi sợ hãi khiến chị dễ suy sụp nhất. Nó không những làm chị hao tổn sức lực mà còn khiến chị đánh mất nhiều cơ hội lớn. Hãy nghĩ xem nỗi sợ hãi đã bao nhiêu lần cản trở chị. Nếu chị đã quyết tâm, tôi sẽ hướng dẫn cho chị một khóa ngắn hạn giúp chị tận dụng khả năng của mình để làm những việc mà chị mong muốn. Về cơ bản, những gì sắp xảy ra chính là việc chị sẽ thấy một hình ảnh mới về mình, chị sẽ thấy làm thế nào để có thể thực hiện được mọi hành động bất chấp những gì chị đang nghĩ trong đầu. Tâm trí chị có thể sẽ gào thét phản đối, nhưng chị cứ tiến lên phía trước và làm những gì mình muốn bất chấp những huyên náo đang xảy ra trong đầu.”
Tim chở tôi đến vùng núi gần đó bằng chiếc xe tải của mình. Anh lái chiếc xe lên sườn đồi rồi đỗ ở đó. Anh ấy mang theo những sợi dây thừng và các dụng cụ khác trong chiếc xe thể thao chuyên dụng của mình, rồi anh dẫn tôi ra một cây cầu bắc ngang một con suối đã cạn ở sâu bên dưới khoảng 100 mét. Tôi quan sát thấy Tim mắc một cái ròng rọc vào thành cầu và vào người anh, rồi anh luồn dây thừng qua chiếc ròng rọc. Đột nhiên, anh ấy leo qua khỏi thành cầu và từ từ đu mình xuống đáy của khe núi. Khi leo ngược lên ngọn đồi, anh gọi lớn: “Chị có muốn thử không?”.
“Chắc là không!”
Tim lại trèo qua thanh chắn một lần nữa, anh chỉ cho tôi xem làm thế nào anh có thể lên xuống bằng cái ròng rọc và chỉ cho tôi tận mắt thấy sợi dây thừng được cột chặt một cách rất an toàn. Đúng là dường như mọi thứ đều rất đảm bảo, và tôi bắt đầu cảm thấy mình cũng có thể làm được. Tôi nói rằng một ngày nào đó tôi sẽ thử.
Chỉ cần thấy nỗi sợ hãi trên gương mặt tôi dãn bớt, Tim nhanh chóng buộc các thiết bị cần thiết vào người tôi, cột sợi dây thừng vào chiếc đai được quấn quanh người tôi rồi chỉ cho tôi cách cuốn ròng rọc từ từ rồi dừng hẳn trong khi đu xuống. Anh cũng buộc dây an toàn cho mình.
“Được rồi, bây giờ chị chỉ cần bước qua thành cầu.”
“Anh nói nghe dễ nhỉ!”
Tôi chưa bao giờ cảm thấy sợ hãi hơn thế. Từ nhỏ tôi đã rất sợ độ cao và vẫn thường gặp những cơn ác mộng với cảm giác loạng choạng khi đang trên vách núi hay ở mép cửa sổ. Chỉ cần nghĩ đến việc đứng bên ngoài thành cầu cũng đủ khiến tôi run lên bần bật. Chầm chậm, chầm chậm tôi bước một chân qua thành cầu, miệng lẩm bẩm: “Ôi Chúa ơi, con sợ quá!”.
Tim giữ hai tay tôi còn đang bám chặt vào thành cầu trong khi tôi cố nhấc chân kia qua. Tôi cố hết sức chồm người về phía anh ấy để có được cảm giác an toàn. Tim tôi đập thình thịch và tôi bắt đầu thút thít.
“Hãy quên mọi thứ đi. Đó là quyết định của chị, Diana. Chị đâu có buộc phải làm thế.”
Tôi chợt nhận ra rằng đúng là không ai ép tôi làm điều này. Tôi đã đến để nhờ Tim giúp mà. Tôi có linh cảm rằng chỉ cần tôi làm được điều này, mọi thứ sẽ thay đổi. Tôi quyết tâm thử lại lần nữa.
“Được rồi, tôi sẽ cố. Tôi đã quyết rồi.”
“Hãy dùng một tay thôi và giữ sợi dây thừng thật chặt để khỏi bị trượt xuống khi chị chưa sẵn sàng.”
Tôi nhỏ nhẻ hệt như một chú cừu non đang run sợ, tôi đang rất sợ hãi. Nhưng tôi vẫn làm theo những gì Tim bảo - tôi buông một tay ra khỏi thành cầu. Rồi thời khắc quan trọng nhất cũng đến. Tôi buông cả tay còn lại và tôi cứ thế đung đưa theo hình vòng cung cheo leo trên hẻm núi.
Tính đến lúc này thì mọi thứ vẫn ổn.
“Giờ thì chị hãy hạ xuống thêm khoảng nửa mét, từ từ thôi.”
Tôi đã làm như vậy. Lúc đó nỗi sợ hãi trong tôi đã chuyển sang trạng thái vô cùng phấn khích. Việc sử dụng ròng rọc đối với tôi rất dễ dàng. Phải mất khá nhiều thời gian tôi mới xuống tới đáy hẻm núi, tôi tha hồ thưởng ngoạn khung cảnh xung quanh và tận hưởng cảm giác chiến thắng nỗi sợ hãi của chính mình. Tim cũng trượt xuống gặp tôi.
“Hãy xem chị đã làm được gì nào, Diana. Chị đã thành công rồi đấy.”
Quả thật là như vậy. Nếu tôi có thể làm được điều này thì cũng sẽ làm được bất kỳ chuyện gì khác. Tôi thầm nghĩ như thế và cảm thấy phấn chấn, mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Rồi sau đó Tim đưa tôi đến một sân bắn và hướng dẫn tôi cách bắn súng lục tự động. Đây cũng là điều mà tôi chưa bao giờ nghĩ đến. Giờ tôi nhận ra rằng, lúc đó Tim muốn tôi phải cảm nhận một nỗi sợ khác hẳn với nỗi sợ mà một phụ nữ đột ngột mất chồng phải gánh chịu. Đó là cảm giác được tồn tại về mặt thể chất chứ không phải về mặt tinh thần. Tôi thấy mình như được hồi sinh.
“Diana, chị vừa thực hiện được những gì mà chị nghĩ là mình có thể làm. Đây là một điểm chuẩn cho phép chị vươn lên một tầm cao mới trong mọi hành động ngay cả khi chị sợ hãi. Bất cứ khi nào cảm thấy khó khăn trước một việc cần phải thực hiện, chị nên nghĩ đến trải nghiệm này thì lúc đó mọi thử thách sẽ trở nên dễ dàng hơn. Đây chỉ là một việc nhỏ, chỉ là quyết tâm đu dây xuống cầu, nhưng nó sẽ giúp chị biết cách giải quyết trong những tình huống đáng sợ sau này. Cho dù chị có nghĩ như thế nào đi chăng nữa thì chị cũng có thể làm mọi thứ bởi chị đã quyết. Chị đã mở được cánh cửa để biến những ước mơ của mình thành hiện thực rồi đó, Diana ạ.”
“Khởi đầu, chị có thể sẽ mất nhiều thời gian để đấu tranh với những suy nghĩ tiêu cực. Nhưng khi nghĩ về những điều mà chị đã làm được hôm nay - ngay tại đây, chị nên nhớ rằng: Thế giới này không nợ chị điều gì cả. Chị đang tham gia vào sân chơi của cuộc đời. Và vấn đề duy nhất là: Chị có dám chơi hết mình hay không.”
- Diana von Welanetz Wentworth

Hãy cảm nhận nỗi sợ hãi và chế ngự nó bằng bất kỳ giá nào.
- Susan Jeffers




Starting over


My husband of twenty-five years had died only three weeks before, and I was alone - running a business and worried about keeping house and home together. Everyone remarked how well I was doing. I looked composed on the surface and was comforted by the convincing role I was playing. But frightening questions arose when I didn’t expect them. Could the business support my daughter Lexi and me without Paul helping us run it? Where would we move if I had to sell our house? Most frightening of all, I was terrified that if I surrendered to my grief, let myself really feel it, I would be sucked downward into a dark, bottomless spiral from which I would never return to sanity. I knew I had to do something.
Several years earlier Paul and I had been very impressed by a man named Tim Piering. He helped people work through their deepest fears by leading them through the very things they were most afraid of. I decided to make an appointment with him.
That Saturday, I drove to Tim’s office in Sierra Madre, located in the foothills of the San Gabriel Mountains in Southern California. Tim, a tall man with a big heart, asked me questions and listened to me for a while, then asked if my husband would want me to grieve for him.
“No I can’t imagine that he would. In fact, I think he’d strongly object.”
“I’m sure he’d object, and I really think I can help, Diana. I think you can tell me the grief you’re feeling, and I will help you lessen it. Would you like to try?”
“Y-yes,” I managed to say. It was as if I wanted to hold onto my hidden grief out of loyalty to Paul although I knew he’d want me to do everything I could to move ahead.
“Notice the thoughts going on in your head,” Tim said. “All your fears, your considerations, sound like radio voices, don’t they? Of all these thoughts, fear is the most debilitating. Not only does it sap your energy, but it also will cost you many great opportunities. Just think of how many times you have held back from doing something because of fear. If you are willing, I’m going to give you a quick course in stretching your ability to do anything you want to do. Basically, what will happen is you will have a completely new image of yourself, and you will see how you can take any action regardless of what your mind is saying. Your mind can be screaming but you can go ahead and do things in spite of the racket going on in your mind.”
Tim drove me in his truck high into the nearby mountains. He pulled onto a shoulder and parked. Carrying ropes and other equipment from the back of his sports utility vehicle, he led me out onto a bridge that spanned a dry wash three hundred feet below. I watched as Tim attached a pulley to the bridge railing and to his body and threaded the pulleys with ropes. Suddenly, he climbed over the railing and lowered him-self slowly to the bottom of the canyon. Climbing back up the hill, he called, “Want to try it yourself?”
“Not on your life!”
Tim went over the side once again, showing me how he could maneuver up and down with the pulley, and how a safety rope was in place just in case. It did seem very safe, and I began to feel I could do it, and said I might try it someday.
With that small crack showing in my armor of fear, Tim wasted no time strapping the gear on me and attaching the rope to my rappelling ring. He showed me how to gradually roll the pulley and come to a complete stop during the descent. He attached the safety rope to himself, too.
“Okay, now just step over the railing.”
“Ha! Easy for you to say!” I’ve never, ever felt more terrified. Since childhood I’ve been afraid of heights and had recurring nightmares of teetering on a cliff or window ledge. I trembled at the mere thought of standing on the outside of the railing. Very, very slowly I eased one leg over the railing, saying, “Oh, my God, I am so scared!”
Tim held both of my hands firmly on the railing as I lifted the other leg over, leaning as far toward him as I could for protection. My heart was pounding and I began to whimper.
“Let’s just forget the whole thing! It’s your decision, Diana. You don’t have to do it.”
No one was making me do this, I realized. I’d come to Tim for help. I had a hunch that if I could only do this, it would make all the difference. Again, I resolved to try.
“Okay, I’m going to do it. I’m committed.”
“Let go with one hand and hold the rope tightly so you won’t start moving until you’re ready.”
I was bleating like a terrified sheep, I was so frightened. But I did what Tim said - I let go of the railing with one hand. Then came the crucial moment. I released the other hand - and there I was, swinging in small arcs over the canyon.
So far, so good.
“Now - very slowly - inch your way down a foot or two.”
I did. At that moment, my fear was transformed to excitement. It was easy for me to operate the pulley. I took a long time lowering myself to the bottom, relishing the view and my victory over the terrified voice in my head. Tim ran down to meet me.
“Look what you did, Diana! You did it!”
And so I had. If I could do that, I could do anything! I thought to myself. I felt elated and more powerful than I ever had before.
Then Tim took me to a firing range and had me fire an automatic revolver repeatedly, another thing I would never have dreamed of doing. I realize now that Tim wanted me to feel a different kind of fear than what a woman - suddenly alone - would normally feel. Survival in a physical sense - not an emotional one. I could feel my life beginning again.
“Diana, you’ve stretched your reality of what you thought you could do. This is a benchmark that will allow you to rise to new levels of action in spite of fear. Whenever you feel confronted by an action you need to take, you can think back to this experience, and whatever challenges you face will seem easy. This one short event - committing to the action of going off the bridge - will propel you years ahead in how you operate in scary situations. Regardless of your thoughts, you can do almost anything just because you commit to doing it. You’ve opened the door to the possibility of achieving all your dreams, Diana.”
”In the beginning, you may spend most of your time fighting the negative thoughts. But, as you remember what you accomplished here today, keep this thought in mind: The world owes you nothing. You’ve landed on the playing field of life. The only question is: will you play?”
- Diana von Welanetz Wentworth

Feel the fear and do it anyway.
- Susan Jeffers
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,330
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Những Bài Viết Ngắn Chọn Lọc (Sưu Tập)

Postby bevanng » 12 Feb 2023

Lựa chọn cuộc sống


Tôi đã bỏ ra gần 20 năm trong cuộc đời mình chỉ để suy đi nghĩ lại hai việc: tiếp tục hút thuốc hay cố gắng từ bỏ thói quen này. Đấy là một cái vòng lẩn quẩn mà tôi không tài nào thoát khỏi được.
Khi cưới Cassie cách đây 10 năm, tôi vò nát gói thuốc và thề rằng sẽ không bao giờ hút nữa.
Khi chúng tôi mua căn nhà đầu tiên cách đây tám năm, tôi lặp lại lời thề bằng cách vứt bao thuốc xuống đất, lấy gót giày đạp nát mới thôi.
Khi con trai tôi - Cole - chào đời cách đây năm năm, tôi đã thẳng tay vứt những điếu thuốc vào thùng rác.
Rồi khi con gái Olivia được sinh ra ba năm sau đó, lại thêm một gói thuốc nữa bị quẳng đi không thương tiếc.
Thậm chí tôi đã bắt đầu luyện tập thể dục một cách say mê. Tôi nâng tạ, rồi chạy bộ năm ngày trong tuần bất kể mưa nắng. Tôi giảm được 18 kg và các cơ bắp trở nên rắn chắc hơn nhưng tôi vẫn không bỏ thuốc được.
Hút thuốc trở thành một thói quen khó bỏ, nó tàn phá dần trí tuệ của bạn. Lẽ đương nhiên, bạn vẫn biết rằng hút thuốc sẽ gây ra những hậu quả chết người nhưng cơ thể bạn vẫn luôn thúc giục được thỏa mãn cơn thèm khát chất nicotine đó. Vì vậy tôi vẫn tiếp tục hút thuốc để cuộc sống từ từ vuột khỏi tay tôi mà không hề hay biết.
Một ngày nọ, ý chí mà bấy lâu nay tôi không có được chợt trỗi dậy mạnh mẽ, nó đến từ một nơi mà tôi không ngờ đến: đó là tâm hồn chưa hề bị vẩn đục của con trai tôi.
Khi Cassie chở Cole từ trường mẫu giáo về nhà, ngang qua một nghĩa trang, cậu nhóc chợt hỏi mẹ: “Có gì ở dưới những tấm bia kia thế hả mẹ?”.
Vợ tôi cân nhắc trước câu hỏi ấy một lúc, cố suy nghĩ để tìm câu trả lời thật nhẹ nhàng.
Sau cùng, khi nhận thấy rằng chẳng có câu trả lời nào đủ tế nhị, cô ấy buộc phải nói rõ:
“Người chết”.
“Thế bố cũng sẽ nằm đó bởi vì bố hay hút thuốc có phải không ạ?”, thằng bé hỏi lại.
“Mẹ hy vọng là không”, Cassie trả lời.
“Bố không nên hút thuốc”, Cole cao giọng có vẻ tức giận. Nó co chân đá phình phịch vào thành ghế phía trước: “Bố thật ngốc khi hút thuốc. Khi con 20 tuổi, bố sẽ chết mất thôi”.
Cassie lặng im hồi lâu, sững sờ trước trực giác nhạy bén của Cole. Ngay sau đó, thằng bé tỏ ra điềm tĩnh trở lại, cũng nhanh như lúc nó đột ngột nổi giận: “Con hy vọng sau khi bố chết, bố sẽ biến thành một con ma và quay về trò chuyện cùng con, giống như Obi-Wan Kenobi đã làm với Luke Skywalker trong phim Chiến tranh giữa các vì sao vậy”.
Chiều hôm ấy, khi tôi đi làm về, Cassie đã thuật lại câu chuyện đó cho tôi nghe. Cô ấy nhìn thẳng vào mắt tôi và nói: “Nó xem như anh đã chết, Will à. Nó tự nghĩ ra điều đó, và thừa nhận sự thật rằng một ngày nào đó anh sẽ không còn bên nó nữa. Và nếu nó chỉ có thể nhìn thấy anh dưới hình dạng của một con ma thì nó vẫn chấp nhận điều đó”.
Mặc dù những điều Cole nói tôi đều đã biết cả rồi, nhưng những lời lẽ chân thật và ngây thơ mà chỉ có trẻ con mới nghĩ ra ấy đã khiến tôi nhìn nhận lại một sự thật không thể nào tránh khỏi. Hút thuốc có thể kết thúc cuộc sống của một người, và khi tôi nằm dưới tấm bia mộ kia, cuộc sống này vẫn sẽ tiếp diễn mà không có tôi. Nếu tôi đã không thể gạt được đứa con trai năm tuổi của mình thì tại sao tôi lại cố tiếp tục lừa dối mình như thế này?
Tối hôm đó, tôi thấy Cole đang nằm trên chiếc ghế trường kỷ trong phòng sinh hoạt gia đình, cu cậu đang xem phim Quái Vật.
Tôi khẽ gọi con: “Cole à, bố đã suy nghĩ về những gì con đã nói với mẹ lúc chiều. Bố sẽ bỏ thuốc, nhưng bố cần con giúp một tay, bỏ thuốc một mình khó lắm con ạ”.
Từng giây trôi qua, thằng bé đang suy tính kế hoạch của mình. Đôi môi của cu cậu mím chặt, một dấu hiệu cho biết chắc là cu cậu đang suy nghĩ nhiều lắm. Cuối cùng, thằng bé nói: “Được rồi, chúng ta sẽ làm thế này bố nhé, mỗi buổi sáng và mỗi buổi tối, con sẽ nhắc bố đừng hút thuốc”.
“Con chắc chứ?”, tôi hỏi.
“Vâng ạ.”
“Con hứa chứ?”
“Đương nhiên rồi ạ.”
“Chà, kế hoạch hay đấy.”
Và, nhờ trời, kế hoạch của bố con tôi đã thực hiện được. Cứ mỗi khi tôi thấy thèm hút thuốc, tôi đều cố gạt bỏ cảm giác thèm muốn đó bằng cách nghĩ tới những ngôi mộ, về Obi-Wan Kenobi và về một cậu nhóc đã cố hết sức để giúp ông bố của nó thoát khỏi hoàn cảnh bế tắc. Những suy nghĩ ấy cũng giống một liều thuốc tâm linh, nó có khả năng chữa chứng nghiện nicotine của tôi rất hiệu quả.
Giờ đây, tôi hoàn toàn không đụng đến một điếu thuốc nào nữa. Thật sự thì tôi cũng có nhớ cái chất gây nghiện ấy, nhưng tôi đã lựa chọn một cuộc sống khác cho mình. Xét kỹ ra thì bọn trẻ cần có tôi dù có vẻ như không nhiều bằng tôi cần có chúng.
- William Wagner

Không có gì trong cuộc sống có sức tàn phá âm thầm như thói quen.
- Gertrude Atherton




Choosing life


For nearly twenty years my life revolved around two things: smoking cigarettes - and trying to quit smoking cigarettes. It was a vicious circle, one I couldn’t break.
When I married Cassie ten years ago, I crumpled up my pack of cigarettes and swore I was quitting.
When we bought our first house eight years ago, I marked that rite of passage by pulverizing my pack of cigarettes with my shoe heel.
When my son, Cole, was born five years ago, I slam-dunked my cigs into a garbage can.
And when my daughter, Olivia, was born three years later, yet another pack of butts bit the dust.
I even began working out fanatically - lifting weights and running five days a week, rain or shine. I lost forty pounds and developed a rock-hard physique, but I never was able to outrun those cigarettes.
Smoking is an insidious habit; it scrambles your brain. Rationally, you know cigarettes are lethal - but every cell in your body screams out for that nicotine. So I kept puffing away, the life slowly and invisibly being sucked right out of me.
One day the will power I had lacked arrived with brusque force, from a most unexpected place: an unclouded corner of my son’s mind.
As Cassie was driving Cole home from kindergarten, they passed a cemetery, which prompted the boy to ask: “Mom, what’s under tombstones?”
She pondered the question for a few moments, trying to think of a delicate answer. Realizing there was no delicate answer, she bluntly said, “Dead people.”
“Is that where Dad’s going to be because he smokes?” Cole asked.
“I hope not,” Cassie replied.
“Dad shouldn’t smoke,” Cole said, his voice rising in anger. He kicked the back of the front seat. “Dad’s stupid for smoking. When I’m twenty, he’ll be dead.”
Cassie was speechless, stunned by Cole’s intuitiveness. Then, just as quickly as he had exploded, he composed himself. “I hope he comes back as a ghost and talks to me,” he said placidly. “Like Obi-Wan Kenobi did to Luke Skywalker in Star Wars.”
When I arrived home from work that evening, Cassie recounted the story to me. She stared right into my eyes and said, “He’s already written you off, Will. He’s figured things out in his mind, come to terms with the fact that you won’t be around. And if he can only have you as a ghost, that’s what he’ll take.”
Although Cole hadn’t said anything I didn’t already know, his words - delivered so honestly and innocently, as only a child
can do - distilled everything into a simple, unavoidable truth. Smoking could only lead to one conclusion, and when they placed me under that tombstone, life would have to go on without me. If I couldn’t even fool my own five-year-old kid, why was I continuing to try to fool myself?
Later that evening, I found Cole lying on the couch in the family room watching Monsters, Inc.
“Cole,” I softly said. “I’ve been thinking about what you said to Mom today, and I’m going to quit smoking. But I need your help. It’s too hard to do alone.”
The seconds ticked by as he hatched his plan. His lips were pursed, a sure sign that he was deep in thought. Finally, he spoke, “Okay. Here’s what we’ll do: every morning and every night, I’ll tell you not to smoke.”
“You’ll do that?” I asked.
“Yes.”
“Promise?”
“Yes.”
“Sounds like a plan.”
And, by God, it was. Every time I had an urge to smoke, I fought it off with thoughts of tombstones and Obi-Wan Kenobi and a little boy trying desperately to help his old man out of a jam. Those visions were like a psychic industrial-strength nicotine patch.
So here I am, checking off the days that I’ve been cigarette-free. In fact I miss those darn things, but I’m choosing life over the alternative. After all, my kids need me - although not nearly as much as I need them.
- William Wagner

Nothing in life is more corroding than habit.
- Gertrude Atherton
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,330
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Những Bài Viết Ngắn Chọn Lọc (Sưu Tập)

Postby bevanng » 14 Feb 2023

Chấn thương đáng nhớ nhất của tôi


Tôi luôn tin rằng những trải nghiệm trong cuộc sống sẽ giúp chúng ta trưởng thành, chín chắn và khôn ngoan hơn. Triết lí này đã được kiểm nghiệm và càng tỏ ra sâu sắc hơn qua hàng loạt những biến cố đầy thử thách và đáng ngạc nhiên mà tôi đã trải qua vào năm 1979, khi đó tôi 26 tuổi.
Một năm trước đó, lần đầu tiên tôi chạy marathon đạt thời gian dưới 3 giờ đồng hồ. Với mục tiêu sẽ rút ngắn thời gian chạy đó, tôi đã nỗ lực luyện tập rất vất vả. Vào thời điểm giữa hè, tôi chạy 70 dặm mỗi tuần và lần đầu tiên trong sự nghiệp thi đấu của mình, tôi có thể đuổi kịp những vận động viên chạy nhanh hơn mình nhiều. Những người cùng luyện tập với tôi có cả những vận động viên nổi tiếng mà sự có mặt và những lời động viên của họ đã giúp ích rất nhiều cho sự tiến bộ của tôi. Họ nói rằng tôi có thể chạy quãng đường đó chỉ với 2 giờ 40 phút, thậm chí có thể đạt được thời gian là 2 giờ 20 phút căn cứ theo những tiến bộ đạt được trong việc luyện tập. Chạy bộ đã trở thành một niềm đam mê đối với tôi cả về thể chất lẫn tinh thần, và niềm vui cùng sự hứng khởi luyện tập đang lớn dần trong tôi.
Thế nhưng tất cả dường như đã chấm dứt khi tôi bị một chấn thương rất đau ở đầu gối. Từ việc chạy 20 dặm với tốc độ nhanh ở đường đèo dốc mà không cần phải gắng hết sức, giờ đây tôi chỉ có thể chạy được khoảng một dặm. Chấn thương ngày càng trầm trọng cho đến lúc tôi không thể chạy dù chỉ vài bước mà không bị những cơn đau buốt hành hạ. Tôi quyết định nghỉ ngơi vài tuần và mong được tiếp tục luyện tập trở lại. Tuy vậy, đã nhiều tuần trôi qua mà cơ thể tôi vẫn không khá hơn và tinh thần tôi bắt đầu suy sụp. Các bác sĩ cũng không đoán được lúc nào thì tôi có thể bình phục. Mỗi ngày trôi qua, tôi càng nhận thấy những nỗ lực, tiến bộ trong sáu tháng qua của mình dần trở nên vô nghĩa, và tôi càng ngày càng cảm thấy nản chí.
Tôi phải tìm cách để duy trì thể lực của mình khi chấn thương ở đầu gối bình phục. Cơ thể của tôi đã quen với cường độ luyện tập cao, ít nhất là 2 giờ mỗi ngày. Tôi nhận thấy việc duy trì được một hệ tim mạch khỏe mạnh đồng thời không đánh mất những gì mình đã đạt được trong 6 tháng qua là điều rất cần thiết. Tôi mua cho mình cặp kính bơi và quyết định gia nhập hội YMCA (Hội thanh niên Cơ Đốc) ở địa phương. Tôi bắt đầu nhân đôi mức độ tập luyện với hy vọng sẽ bơi được nhiều giờ đồng hồ mỗi ngày. Tôi sẽ tiếp nhận bài học gian nan thứ hai để đương đầu với những khó khăn và thất bại.
Tôi cũng biết bơi chút ít do lúc nhỏ có học qua, và tôi tin rằng một vận động viên chạy marathon như tôi sẽ không gặp khó khăn gì khi chuyển sang môn bơi lội. Nhưng ngay từ ngày đầu tiên lao xuống nước, tôi đau đớn nhận ra rằng những gì tôi từng mong đợi đều nằm ngoài khả năng của mình. Sau khi bơi hết chiều dài của hồ bơi, tôi đã phải dừng lại, bám tay vào thành hồ và thở hổn hển. Tôi cố thử lần thứ hai nhưng kết quả cũng chẳng khá hơn. Tình trạng này tiếp diễn khoảng 20 phút, mỗi lần tôi cũng chỉ bơi được một vòng dọc theo chiều dài hồ. Tôi cảm thấy kiệt sức.
Nhớ lúc nhỏ khi còn sống ở New York, tôi hầu như không đi bơi bởi tôi thực sự không thích xuống nước. Quả thật biển luôn làm tôi kinh sợ. Tôi còn nhớ có lần một vị quản trại đã buộc chúng tôi phải ngâm mình dưới biển “đủ 30 phút”, dù nước biển lạnh thấu xương. Với khả năng bơi lội rất tệ của mình, tôi thấy những cơn sóng biển thật đáng sợ. Ngay cả khi đã trưởng thành, tôi cũng ít khi mạo hiểm ra biển.
Vào khoảng đầu tháng bảy, với quyết tâm xóa bỏ nỗi sợ hãi của mình, tôi kết bạn với một nhân viên cứu hộ. Anh ấy đã kiên trì chỉ dẫn cho tôi suốt bảy ngày trong tuần. Tôi luyện tập chăm chỉ với quyết tâm phải cải thiện tình hình nhưng quá trình ấy diễn ra rất chậm. Mỗi ngày tôi đều bơi cho đến lúc nào mệt nhừ người; chỉ nghỉ ít phút rồi tiếp tục luyện tập trở lại. Nhiều tuần trôi qua, nỗ lực của tôi cộng với sự tận tình chỉ dẫn và động viên của anh ấy bắt đầu có kết quả.
Bước qua tháng tám, mỗi ngày tôi bơi gần 40 vòng. Đến tháng chín, tôi đã có thể bơi một dặm mỗi ngày. Tôi học bơi ếch, bơi ngửa, bơi sải và thậm chí là cả những bài cứu hộ. Càng ngày tôi càng cảm thấy những động tác bơi lội của mình thuần thục hơn, tôi tự tin hơn và càng nỗ lực nhiều hơn nữa. Đến tháng mười hai, tôi đã có thể bơi 2 dặm mỗi ngày đồng thời tôi nhận thấy việc bơi dưới nước cũng thoải mái như việc chạy bộ trên mặt đất vậy.
Giáng sinh đến, chấn thương ở đầu gối của tôi đã hồi phục nhưng tôi vẫn chưa được trở lại đường chạy. Vì thế tôi quyết định đi du lịch đến Hawaii, đi nhờ xe tham quan khắp các đảo và dựng lều trên bãi biển. Đây là khoảng thời gian tôi tận hưởng những thú vui bình dị đồng thời có thể tiết kiệm hầu bao của mình.
Tuy nhiên, ngay khi đến đảo, tôi nhanh chóng nhận ra rằng trong thời gian này, những căng thẳng trong quan hệ giữa cư dân địa phương và du khách đã lên đến đỉnh điểm. Báo đài đã đưa tin về một vài trường hợp khách cắm trại bị đốt lều còn du khách thì bị người dân địa phương tấn công vào ban đêm. Khi tôi dạo quanh Maui, tôi nhiều lần được cảnh báo là phải thật thận trọng mỗi khi quá giang xe và đặc biệt là phải đề phòng nếu ngủ qua đêm trên bãi biển.
Khi nghe tin này, tôi nhớ lại lúc xế chiều khi đang đứng ở bãi biển Makena, với tâm trạng rất thất vọng và cô đơn, bỗng một tiếng kêu cứu từ xa vọng lại khiến tôi sực tỉnh. Tiếng kêu cứu vọng lên từ dưới biển. Tôi nhìn ra và thấy một vài người đang chới với giữa những cơn sóng lớn đập mạnh dữ dội. Không cần phải suy nghĩ, tôi vội cởi áo, tháo giày của mình ra và lao ngay xuống nước. Bơi qua những con sóng hung hãn, tôi thấy hai thanh niên độ khoảng hai mươi tuổi ôm một người đàn ông khá lớn tuổi đang rất hoảng sợ. Hai thanh niên kia nói rằng họ mệt rã rời vì phải vật lộn với sóng dữ và không còn đủ sức để đưa người đàn ông nọ vào bờ. Họ đã nhờ tôi giữ giúp ông ấy để họ bơi vào bờ tìm người giúp.
Người đàn ông thật sự hoảng loạn. Ông túm chặt lấy cổ tôi và kéo tôi xuống nước mỗi khi có đợt sóng mạnh đập vào. Tôi giữ chặt ông ta, nhìn thẳng vào đôi mắt hoang mang của ông ấy và nói rằng: “Hãy làm theo những gì tôi bảo. Tôi hứa sẽ không để ông chết đâu”. Ông ta gật đầu và thôi không còn vùng vẫy nữa. Tôi dùng tay trái ôm và giữ ông ta ở tư thế nằm ngửa rồi dùng hết lực của cánh tay phải để bơi ngược sóng vào bờ. Những con sóng quả thật rất khủng khiếp. Trước đó hai ngày, một cơn bão hung tợn đã quét qua nơi đây, để lại hậu quả là những đợt sóng khổng lồ và những cơn sóng dội khủng khiếp. Những mảng san hô sắc bén trải dài theo hướng Đông đã cản trở không cho tôi bơi nương theo sóng. Tôi buộc phải vượt qua và bơi thẳng vào bờ, ngược hướng với những đợt sóng dội đang chảy xiết bên dưới. Đã thế tôi còn phải gánh thêm sức nặng của người đàn ông đã hoàn toàn kiệt sức.
Lúc đầu, tôi dùng hết sức để bơi và nghĩ rằng mình sẽ đủ sức để vào đến bờ. Tuy nhiên, tôi nhanh chóng bị đuối sức bởi những đợt sóng ầm ầm phía trên và cả những con sóng dội ác liệt bên dưới. Chúng cứ thế cuốn giật ngược chúng tôi ra xa bờ, như thể chúng tôi là những cái nút chai nhẹ tênh. Tôi nhận ra rằng mình cần phải giữ sức, không những để đưa người đàn ông này vào bờ mà còn để cứu cả chính bản thân mình.
Dần dần, tôi cũng bơi được gần đến bờ, cố cưỡi trên từng con sóng và bơi nương theo khi sóng cuốn về phía bờ. Sau một thời gian dài vật lộn với sóng biển, tôi kéo lê ông ta vô bờ khi chỉ còn cách đó khoảng mười mét và giao ông lại cho những nhân viên cứu hộ khác.
Tôi lảo đảo bước lên bờ và ngã quỵ xuống bãi biển, thở dốc. Sau đó tôi loạng choạng đứng dậy, tách khỏi nhóm nhân viên cứu hộ và người đàn ông kia. Tôi ngồi đó, chỉ mình tôi với những suy nghĩ cứ liên tục ùa về như những đợt thủy triều kia. Chỉ vài phút trước đó, tôi còn đứng ở nơi này, chán nản với những vấn đề khó khăn của mình. Còn bây giờ, chỉ cách đây vài bước chân là một người đàn ông mà tôi vừa mới cứu mạng. Những lo lắng trước giờ của tôi chợt tan biến. Tiếng kêu cứu của ông đã kéo tôi thoát khỏi những nghĩ suy trăn trở trong lòng và cả những khó khăn của bản thân. Nỗi sợ hãi trong tôi đã chuyển thành hành động của sự dũng cảm và sức mạnh.
Tôi chẳng nói chuyện với người đàn ông mà tôi cứu hôm đó thêm lần nào nữa, tôi cũng không hề biết tên ông ấy. Nhưng điều đó cũng chẳng hề gì. Ông ấy đã được an toàn bên cạnh những nhân viên cứu hộ. Những bài học và cơ hội khó tin mà cuộc sống mang lại một lần nữa đã làm nên những điều kỳ diệu.
Chấn thương ở đầu gối dường như đã chấm dứt ước mơ tham gia vào những cuộc chạy marathon của tôi nhưng chính nó đã mang lại cho tôi một sự lựa chọn có ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc đời mình, và nó giúp tôi cứu được tính mạng của người khác. Tôi chợt nhận ra rằng có những sợi dây liên kết chặt chẽ những số phận giữa con người với nhau. Tôi đã từng nhiều lần thắc mắc về nguyên nhân của tất cả mọi việc. Bây giờ tôi tin là mình đã hiểu: khi điều gì đó xảy ra, chúng ta phải biết tận dụng nó một cách tốt nhất. Mỗi một trải nghiệm là một cơ hội để trưởng thành, để biến cái bất lợi thành cái có lợi. Khi một cánh cửa khép lại, luôn có một cánh cửa khác mở ra. Nhiệm vụ của chúng ta là nhận ra cơ hội đó.
Giờ đây tôi đã là một bác sĩ chuyên chữa trị chấn thương cho các vận động viên thể thao và mỗi khi bệnh nhân của tôi nỗ lực đấu tranh để chiến thắng thương tật, tôi thỉnh thoảng vẫn chia sẻ với họ câu chuyện về chấn thương đáng nhớ ở đầu gối của mình. Chấn thương ấy đã giúp tôi cứu mạng sống của một con người - mà không, nó đã cứu hai mạng sống đó chứ.
- Leonard Stein

Bạn cứu rỗi linh hồn mình bằng cách cứu lấy thể xác của người khác.
- Arthur Hertzberg




My favorite injury


I’ve always believed that life provides a series of experiences that serve our growth, insight and wisdom. That philosophy was tested - and ultimately deepened - during a series of surprising and challenging incidents at the age of twenty-six in the year 1979.
The previous year I had run my first under-three-hour marathon and, armed with the goal of improving that time, I intensified my training. By midsummer I was running seventy miles per week and keeping up with much faster runners for the first time in my racing career. My training partners included elite-level runners whose presence and encouragement contributed to my progress. They told me I could run a 2:40 marathon (two hours and forty minutes), with the potential to reach 2:20, given the progress in our training. Running had become both a physical and spiritual passion in my life, and I was riding a wave of rising excitement and bliss.
That all came to a grinding halt when I developed a painful injury in my knee. From running an effortless twenty miles at a fast tempo in the mountains, I could now barely run one mile. The pain increased until I couldn’t even run a few steps without sharp pain. I decided to rest a few weeks, expecting to return to my training. As the weeks passed, however, my body experienced no improvement and my spirits sank. The doctors were unable to predict when I might recover. With each passing day, I could see the benefits of my hard, progressive work of the last six months ebbing away, and I grew increasingly disheartened.
I had to find some way to sustain my fitness as my knee healed. My body had grown accustomed to the rigors of training for two or more hours a day. It felt imperative that I keep my cardiovascular system strong and not lose the gains of the last half-year. I bought some swimming goggles, joined the local YMCA (Young Men’s Christan Association) and set about duplicating my training regimen, assuming I’d soon be able to swim for several hours a day. I was about to receive my second difficult lesson in dealing with challenges and setbacks.
I had a smattering of swim lessons as a kid and believed that, as a marathoner, I would have no problems with a transition to the pool. But the first day I plunged into the water, it was painfully apparent that my expectations far exceeded my ability. After swimming only one length of the pool, I stopped and clung to the edge, gasping and winded. I tried a second lap with the same result. This continued for about twenty minutes, one lap at a time. I was exhausted.
I recalled that while growing up in New York I had little exposure to swimming. I didn’t really like being in the water. In fact, the ocean frightened me. I remembered when a camp counselor forced us to stay out in the ocean for “our full thirty minutes,” despite the chilling water temperature. A poor swimmer, I found the waves intimidating. Even as an adult I had rarely ventured into the sea.
In early July, determined to solve my dilemma, I befriended the lifeguard. He patiently guided me seven days a week. I worked hard, determined to improve, but progress was slow. I would swim every day until exhausted; then I’d wait a few minutes and try a few more laps. Week by week, my effort and his coaching and encouragement began to pay off.
By August I was swimming nearly forty laps a day. In September I swam a mile a day, learned the breaststroke, back-stroke and crawl, and even started lifesaving lessons. Feeling more competent, my confidence grew and I pushed onward. By December I could swim two miles a day and felt as comfortable in the water as I had running on land.
By the Christmas holidays, my knee had improved, but it was not yet ready for running. So I decided to travel to Hawaii, hitchhike around the islands and camp on the beaches. This seemed an idyllic break - and besides, my budget didn’t allow for much else.
I learned soon after my arrival, however, that during this period in the islands, tensions between locals and tourists had reached a peak. Newspapers and radio reports had related several incidents of campers being burned out of their tents and visitors being assaulted at night by locals. As I made my way around Maui, I was repeatedly warned to be cautious when hitchhiking and especially careful if sleeping on the beach.
Hearing this news, I remember standing on Makena Beach late that afternoon, feeling vulnerable, depressed and alone, when a distant scream pulled me out of my dark reverie. It was a voice crying “Help!” from the ocean. I looked out to see several figures bobbing in the ocean beyond large, crashing waves. Without thinking, I threw off my shirt and shoes and raced into the water. Swimming through the rough surf I found two men in their twenties holding up a terrified, much older man. They said they were exhausted from the riptide and had no strength left to bring him in. They asked me to take over so they could swim to the beach and get help.
The older man started panicking, grabbing my neck and pulling me under as huge waves thrashed us. I grabbed him firmly, looked directly into his terrified eyes and said, “Do what I tell you and I promise I won’t let you die.” He nodded and stopped struggling. I turned him on his back, held him with my left arm and, using all the strength of my right arm, started to swim against the riptide. The surf was very terrible. A fierce storm two days earlier had shifted the sand and left behind enormous waves and an even more ferocious undertow. Sharp coral to the east precluded swimming at an angle to the beach. I would have to overcome the waves and swim straight in, against the riptide, towing the weight of an exhausted elderly man.
At first I swam with all my strength, thinking my fitness would be enough. I quickly tired, however, in the strong surf and undertow, which repeatedly pulled us out back into the sea as if we were weightless corks. I realized I had to conserve my energy - not only to make it back in with this man, but to save my own life as well.
Little by little, I neared the beach, trying to ride each wave and swim when propelled forward. After an eternity, struggling with waves and riptide, I pulled the man within thirty feet of the beach and placed him into the arms of the other rescuers.
I staggered out of the water and collapsed onto the beach, breathing hard. Then I stumbled away from the rescue group and the elderly man, to sit alone with my thoughts, which were rushing back in like the tide. Only minutes earlier I had been standing on the beach consumed by my own problems. Now, a few paces down the beach lay a man whose life I had saved. My past concerns disappeared. His cry for help had pushed me to a place far beyond my inward troubles and personal predicaments - past my fear of the ocean into an act of courage and strength.
I never again spoke to the man I saved. I never even learned his name. It wasn’t necessary. He was safe, surrounded by the group. Life’s incredible lessons and opportunities had again worked their magic.
The knee injury that seemed to end my marathon dreams had catapulted me into choices and events that had a profound effect in my life - and had saved the life of another human being. It struck me then how the interconnected threads of our destiny are profoundly tied to one another. I used to wonder if things happen for a reason. Now I believe I understand: When things happen, it’s our job to make the best use of the events. Everything that happens is a chance to grow, to create something positive out of a negative. When one door closes, another always opens. It’s our job to pay attention.
I work as a sports chiropractor now, and when my patients struggle with an injury, I sometimes share the story of my favorite injury - one that save a life, and maybe two.
- Leonard Stein

You save your soul by saving someone else’s body.
- Arthur Hertzberg
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,330
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Những Bài Viết Ngắn Chọn Lọc (Sưu Tập)

Postby bevanng » 14 Feb 2023

Đôi giày trắng nhỏ bé


Đứa con gái bé nhỏ mới mười tháng tuổi của tôi choàng tay ghì chặt cổ mẹ, áp đôi má ràn rụa nước mắt vào ngực tôi, cố gắng thoát khỏi vị bác sĩ – người vừa thực hiện xong một cuộc kiểm tra sức khỏe khiến con gái tôi vô cùng đau đớn.
Vị bác sĩ tốt bụng này đã khuyên tôi hãy yên tâm, nhưng những lời ông nói chỉ có tác dụng trấn an chứ không giúp được gì hơn và tất cả những gì tôi có thể làm là cố kiềm nén những giọt nước mắt chỉ chực trào ra trong khi đưa tay vuốt nhẹ mái tóc tơ vàng hoe của con gái. Con bé sinh ra đã không có khớp xương háng, và vấn đề là căn bệnh được phát hiện quá trễ.
Bác sĩ nói: “Tôi đề nghị cần phải bó bột cho bé trong hai năm, sau đó phải chịu phẫu thuật ít nhất là một lần. Khi đó, chúng tôi sẽ xác định xem cô bé có thể đi lại bình thường hay không. Nhưng nhiều khả năng cô bé sẽ đi đứng nặng nề và đau đớn”.
Vấn đề ở đây chính là thời gian, cần phải tiến hành chữa trị ngay cho bé trước khi tình hình xấu thêm. Nhưng hoàn cảnh của tôi bi đát hơn nhiều so với những gì bác sĩ biết: đó là chi phí điều trị vượt quá khả năng của vợ chồng tôi. Rõ ràng tôi sẽ không bao giờ gặp vị bác sĩ này thêm lần nữa.
Ngồi trong xe, tôi ôm chặt đứa con gái yêu quý của mình trong tay. Vui mừng được rời khỏi phòng khám của bác sĩ, con bé nhanh chóng vui vẻ trở lại và khẽ đạp nhẹ những ngón chân bé nhỏ vào bụng tôi. Từ trong bụng mẹ, đứa em trai của con bé chỉ còn vài tuần nữa là chào đời, cũng đạp “đáp trả” chị mình. Mải phân tâm trước nhịp điệu êm ái khi hai trẻ đạp khẽ vào bụng mình, tôi chợt nhìn xuống “đôi giày màu trắng” mới tinh mà tôi đã rất phấn khởi chọn mua cho con lúc con bé vừa mới bắt đầu tập đứng. Con bé sẽ không bao giờ có thể bước đi trên đôi giày đó. Tôi sợ rằng con mình sẽ không bao giờ có thể bước đi được nữa.
Những ngày sau đó, thần trí tôi luôn dao động giữa sự tuyệt vọng và nỗi tức giận. Liên tục trong nhiều tháng, tôi đã nói với vị bác sĩ nhi khoa rằng có điều gì đó không ổn với đôi chân của con gái tôi. Là chỗ quen biết đã lâu, ông đã kiên nhẫn lắng nghe tôi, nhưng rồi ông cũng không phát hiện được điều gì. Giờ đây, có thể con gái tôi sẽ phải gánh chịu sự thương tổn suốt đời vì sự chậm trễ đó. Tôi cầu mong chúng tôi sẽ tìm được sự giúp đỡ cần thiết cho con bé và tôi nguyện sẽ làm bất cứ điều gì để tìm kiếm các nguồn hỗ trợ tài chính - một quá trình hóa ra lại rất vô vọng. Dường như mọi cánh cửa đều đóng lại. Các ngân hàng đều từ chối không cho chúng tôi vay tiền để chữa trị cho con bé, còn các bệnh viện từ thiện thì luôn quá tải. Nhiều lần, tôi đã muốn bỏ cuộc. Nhưng mỗi khi con gái yêu quý nhìn tôi bằng đôi mắt vui tươi đầy tin cậy, tôi chợt nhận ra con bé sẽ không thể có được hạnh phúc nếu như tôi nản lòng.
Sau cùng, tôi nhận được một cuộc gọi của vị bác sĩ trước đây đã chẩn đoán căn bệnh của con tôi. Ông rất quan tâm đến trường hợp của chúng tôi. Liệu chúng tôi sẵn sàng để bắt đầu chữa trị chưa? Tôi bối rối cho vị bác sĩ nọ biết rằng mọi nỗ lực xoay xở chi phí chữa bệnh của chúng tôi hoàn toàn thất bại. Sau một lúc ngập ngừng, ông nói: “Khi không nhận được liên lạc của cô, tôi đã nghĩ đến tình huống này. Vì vậy tôi đã thực hiện vài cuộc điện thoại mà chưa được sự đồng ý của cô. Tôi được biết những gia đình trẻ như gia đình của cô thường có đủ tư cách để nhận sự trợ giúp từ Hiệp hội Trẻ em tàn tật trong bang của chúng ta. Tôi nghĩ cô nên gọi ngay cho họ”. Lần đầu tiên trong đời, tôi có được cảm giác bay bổng của sự lạc quan.
Những tuần kế tiếp đầy gian nan, nhưng chúng tôi vẫn cố vượt qua với niềm hy vọng vừa được thắp sáng trở lại. Trong suốt thời gian này, tôi hạ sinh một bé trai kháu khỉnh. Tôi cũng đã rất vất vả vượt qua vô số những thủ tục quan liêu mới được chấp thuận đến Bệnh viện Nhi khoa để được đánh giá bệnh tình cho con gái.
Việc ngồi trong phòng đợi của một bệnh viện dành cho trẻ em tàn tật hóa ra lại là một trải nghiệm đặc biệt. Bọn trẻ nơi đây đều đang phải đối mặt với đủ mọi khó khăn về hình thể, đứa phải mang nẹp, bó bột, đứa phải mang nạng, hay ngồi xe lăn nhưng tất cả dường như đều là hiện thân của tinh thần lạc quan, và điều này vô cùng cần thiết cho quá trình điều trị. Chúng chơi giỡn, cười đùa và bi bô cùng nhau. Ngược lại, các bậc cha mẹ lại tỏ ra mệt mỏi, lo lắng. Tất cả chúng tôi đều nặng gánh những mối lo chồng chất và đã phải rất vất vả để có thể giữ vững niềm tin.
Khi đến lượt mình, tôi bế hai đứa con bước vào phòng gặp bác sĩ. Thoạt đầu, tôi cứ ngỡ vị bác sĩ luôn tươi cười này chắc hẳn là một người mất trí. Ông hồ hởi: “Này cô, tôi có những tin tức hoàn toàn tốt lành cho cô đây. Tôi đã kiểm tra hình chụp X quang của con gái cô, và chúng tôi sẽ hỗ trợ chăm sóc cho cô bé theo phương pháp tiên tiến nhất. Một bác sĩ trẻ ở tiểu bang gần đây chuyên chữa trị bằng phương pháp mới cho những trường hợp giống con gái cô, và anh ấy đã thành công ngoài sức tưởng tượng. Anh ta vừa quyết định sẽ đến và lưu lại bệnh viện chúng tôi trong vòng một năm để hỗ trợ thực hiện phương pháp này”. Cánh cửa như rộng mở trước mắt tôi, và thậm chí tương lai đã có nhiều hứa hẹn hơn cả những gì tôi từng mong đợi.
Quá trình chữa trị của vị bác sĩ mới đến thực sự là một cuộc cách mạng trong y khoa. Phương pháp phẫu thuật của anh ta là đặt một mảnh xương vào chỗ đã mất khớp háng, và sau khi phẫu thuật, con gái tôi được bó bột và được cho về nhà cùng chúng tôi. Không thể ngờ được rằng bên dưới lớp bột dày cộm, một điều kỳ diệu bắt đầu phát triển. Mỗi lần họ chụp X quang, tôi có thể thấy mảnh xương nhỏ đang từ từ lớn dần lên và tự định hình theo hình dáng của một khớp háng hoàn hảo.
Cuộc phẫu thuật đã thành công mỹ mãn. Sau khi tháo bột, con gái tôi đã có thể bước đi mà không còn đau đớn và khập khiễng nữa.
Tôi vẫn còn nhớ một năm sau cuộc phẫu thuật, có một cô y tá đã đến nhà tôi để xem tình hình của đứa bé từng bị khuyết tật ở khớp háng tiến triển như thế nào. Tôi chỉ con gái mình khi cô bé đang chạy khắp phòng và hò hét đuổi theo em trai nó. “Không!”, cô y tá kiên nhẫn nói: “Tôi đến đây để thăm cô bé đã được phẫu thuật vì mất khớp háng”. Rồi khi hiểu ra mọi chuyện, cô nói: “Đây quả là một phép màu. Tôi chưa bao giờ thấy một đứa trẻ nào có thể hồi phục hoàn toàn chỉ trong một thời gian ngắn như thế!”.
Con gái tôi giờ đây đã là một phụ nữ trưởng thành và có gia đình riêng. Chúng tôi ít khi nói về những trải nghiệm đã qua. Chứng tích duy nhất là một vết sẹo nhỏ ở phía trước hông, vết sẹo mờ nhạt đến nỗi con gái tôi có thể theo đuổi nghề làm người mẫu. Gần đây, tôi và con gái đã đi trượt patin cùng với đứa con gái nhỏ của nó. Trong khi đứa cháu ngoại của tôi tự tin trượt đi trên sàn patin, tôi và mẹ con bé lại khởi đầu hơi loạng choạng nhưng vẫn cố gắng hòa cùng những người trượt patin khác. Khi mọi người yêu cầu trượt đôi, mẹ con tôi lại siết chặt tay nhau như chúng tôi vẫn thường làm lúc con gái tôi còn nhỏ. Khi cúi nhìn đôi chân chúng tôi đang lướt đi trên sân, chợt tôi bắt gặp hình ảnh đôi giày trượt của con gái mình và chạnh lòng nhớ đến đôi giày trắng bé nhỏ của đứa bé từng được chẩn đoán là sẽ không thể đi được. Khi chúng tôi lướt đi cùng nhau, họ bắt đầu mở bản nhạc “Chỉ có hai chúng ta”.
Chính tôi cũng đã thay đổi rất nhiều. Vượt lên trên nỗi tuyệt vọng vì không biết phải làm gì, tôi đã biết đến đức tin. Tôi rất xem trọng việc lắng nghe bản năng mình mách bảo. Từ việc kiên trì đối diện với nghịch cảnh, tôi nhận ra cuộc sống còn rất nhiều điều không thể đoán trước dù chúng hoàn toàn có thể trở thành hiện thực ngay sau đó. Cho dù diện mạo không bình thường thì cơ thể chúng ta vẫn luôn có khả năng to lớn để được chữa lành một cách kỳ diệu, và đâu đó trong cuộc sống này vẫn luôn có những con người có năng lực và hết lòng quan tâm, chăm sóc và sẵn sàng giúp đỡ mọi người. Từ những thử thách dường như quá sức để đôi vai của một người mới hai mươi mốt tuổi như tôi có thể gánh vác, tôi có được những bài học quý giá đã giúp tôi vững bước trong cuộc sống này.
- Tiến sĩ Catherine Monserrat

Điều kỳ diệu chỉ xảy ra với những ai tin vào chúng.
- Bernard Berenson




The little white shoes


My ten-month-old baby daughter threw her arms around my neck and nuzzled her tear-drenched cheek against my chest, desperate to get away from the doctor who had just finished a painful examination. He was a kind man who spoke to me with warm reassurance, but his words were anything but reassuring, and it was all I could do to hold back my own tears as I stroked my child’s downy blond hair. She had been born without a hip socket, and the fact that it was being diagnosed so late was crucial.
The doctor said, “I recommend two years in body casts, followed by at least one surgery. At that point, we’ll be able to determine whether she will ever be able to walk normally. Most likely, she will always have a painful, heaving gait.”
The essential issue was time; it was essential to begin her treatment immediately so the condition didn’t worsen. But the situation was worse than the doctor knew: The cost of treatment was beyond anything my husband and I could afford. It was clear I’d never see this physician again.
In the car, I sat down and curled my precious child in my arms. Delighted to be out of the office, she was quickly consoled and began to happily tap her little toes against my stomach. Her unborn brother, due in just a few weeks, kicked back at her from within. Distracted by their sweet tapping rhythm, I glanced down at the new white “walking shoes” I had so optimistically purchased when she had begun to pull herself to a standing position. She would never be able to walk in those shoes. I was terrified she’d never walk at all.
For the next few days, I vacillated between despair and anger. For months I’d been telling my pediatrician there was something wrong with her legs. A longtime friend, he had patiently listened to me, but had found nothing amiss. Now it seemed my child was to suffer permanent damage because of the delays. I prayed we’d find the help she needed and vowed to do whatever it took to find resources - a process that turned out to be dismal. Doors seemed to close at every turn. Banks refused to lend us the funds for her treatment. Shrine Hospitals had long waiting lists. Far too often, I felt like giving up. But then my darling child would look at me with joy and trust, and I would realize she could not afford the luxury of my discouragement.
Finally, I received a call from the physician who had made the diagnosis. He had been concerned about us. Were we ready to begin the treatment? Embarrassed, I reported that our efforts to raise the funds had failed. After a pause, he said, “When I didn’t hear from you, I feared that might be the case. So I took the liberty to make a few phone calls. I’ve learned that young families such as yours can often qualify for assistance from the Crippled Children’s Services in our state. I think you should call them right away.” I felt a soaring sense of optimism for the first time.
The ensuing weeks were arduous, but we were carried along on a wave of renewed hope. During that time, I gave birth to a wonderful new baby boy. I also waded through mountains of bureaucratic red tape to get the approval to go to the Children’s Hospital for an evaluation.
Sitting in the waiting room of a hospital for “crippled” children turned out to be an extraordinary experience. The little children, faced with all manner of physical challenges - wearing braces and casts, on crutches and in wheel-chairs - seemed to embody the spirit of optimism so necessary for their healing. They played, laughed and babbled with one another. In contrast, the parents wore worried, tired expressions. We all were burdened by “the facts” and had to work much harder to maintain a sense of faith.
When our turn came, I picked up my two babies and walked in to meet the physician. My initial reaction was that this beaming man must be a lunatic. “Young lady,” he bubbled, “I have absolutely wonderful news for you. I have reviewed your daughter’s X rays, and we are going to be able to provide her with state-of-the-art care. A young physician in a nearby state has been specializing in a new treatment for conditions like hers, and he has had incredible success. He has just made the decision to come to our hospital for a year and provide care here.” The door had opened wider, and the future held even greater promise than I had imagined.
The visiting physician’s treatment was indeed revolutionary. His surgical procedure was to put a chip of bone where the missing hip socket should have been, and after the surgery my daughter was put in a body cast and sent home with us. Unseen, beneath the thick layers of plaster, a miracle began to grow. Every time they took an X ray, I could see that the small chip of bone was gradually growing and shaping itself into the form of a perfect hip socket.
The surgery was 100 percent successful. After the cast was removed, my little daughter walked pain free and without a limp.
I still remember the visiting nurse coming to our home for a follow-up visit a year later to see the child with the hip dislocation. I pointed to our daughter as she ran through the room squealing after her brother. “ No,” the nurse said patiently. “I’m here to visit the child who had surgery for her missing hip socket.” Then the light dawned and she said, “This is amazing. I’ve never seen a child recover so fully and in such a short period of time.”
My daughter is now a grown woman with a family of her own. We rarely speak of her experience. The only reminder is a small scar on the front of her hip, a scar so insignificant she has been able to pursue a career in modeling. Recently, she and I went roller-skating with her young daughter. As my granddaughter launched herself confidently onto the skating floor, my daughter and I began our somewhat wobbly, but valiant effort at merging with the other skaters. When they called for a “couple’s skate,” she and I joined hands as we had so often when she was little. As I watched our feet gliding along, I was suddenly struck by the sight of her skates and remembered the little white shoes of the child who could not walk. As we skated along, they began to play “Just the Two of Us.”
I, too, have been forever changed. Out of my despair of not knowing where to turn, I learned to trust. I appreciate the importance of listening to my own instincts. From persisting in the face of adversity, I discovered that many of life’s possibilities are unseen, yet may be ready to materialize in the next moment. Despite appearances to the contrary, our bodies carry within them great wisdom and the ability to heal in miraculous ways, and somewhere there are always caring and capable people who are willing to lend support. Out of challenges that seemed too heavy for my twenty-one-year-old shoulders to carry, came lessons that have carried me throughout my life.
- Catherine Monserrat, Ph.D.

Miracles happen to those who believe in them.
- Bernard Berenson
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,330
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Những Bài Viết Ngắn Chọn Lọc (Sưu Tập)

Postby bevanng » 17 Feb 2023

Image

Image

Image

Image
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,330
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Những Bài Viết Ngắn Chọn Lọc (Sưu Tập)

Postby bevanng » 25 Feb 2023

Image

Image

Image

Image

Image

Image
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,330
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Những Bài Viết Ngắn Chọn Lọc (Sưu Tập)

Postby bevanng » 01 Jun 2023


Hoa Thiên Lý


Duyên Anh


Mẹ tôi yêu hoa thiên lý như yêu chồng con. Chả biết mầu xanh dìu dịu của lá và hương thơm nhẹ nhàng của hoa thiết tha là bao mà mẹ tôi âu yếm nó thế.
Thường thường mẹ tôi trồng từng khóm. Mẹ bắc khum khum một cái giàn. Chiều chiều mẹ xách nước tưới vào gốc cho cây chóng lớn. Khi lá theo cành lên kín đầy giàn và khi loài ve sầu rủ rê mùa hạ sang thì họ hàng nhà bọ ngựa đã tha thẩn cả ngày leo bò lên giàn hoa lý xanh tươi.
Đối với tôi hồi còn bé có lẽ cây ổi trĩu nặng quả chín còn thú vị hơn giàn hoa thiên lý của mẹ. Nhưng mỗi lần theo mẹ mang rỗ ra vườn hái từng chùm hoa về nấu canh với cua đồng, tôi thấy lòng tôi hớn hở và cả lòng mẹ cũng tươi nở dưới giàn hoa.
- Hoa thiên lý nấu với cua đồng ngon lắm cơ con ạ!
- Mùi nó làm sao ấy mẹ ạ! Con ghét giàn hoa của mẹ ghê đi ấy, cây gì lại cây chẳng có quả. Mai con chặt nó đi mẹ nhé!
- Hư nào, tại con chưa biết ăn thì bảo nó làm sao à? Hôm nay con thử ăn mà xem, ngọt ngọt là.
- Ngọt như kẹo dồi chó không hở mẹ?
Mẹ tôi cười đăm đăm nhìn tôi. Tia mắt hiền hòa ấy như tiếng ru muôn đời có bao giờ định nghĩa được, nên ngày nay dù tôi không nhớ hết kỷ niệm huy hoàng của thời thơ ấu thì tôi vẫn tự nhủ rằng tất cả đã nằm trong bài hát ru con mà mẹ tôi đã ru tôi trên đôi tay gầy nho nhỏ và đã in vào ánh mắt mà mẹ tôi ban cho tôi thuở thiếu thời, đã lắng trong tâm hồn tôi.
- Mẹ yêu hoa thiên lý như yêu các con, hễ Long ghét giàn hoa của mẹ thì mẹ giận đấy.
- Ứ ừ! Thế con cũng yêu hoa lý.
Tôi vội vàng nói thế, kẻo mẹ tôi giận. Mẹ tôi chỉ cười. Và từ hôm ấy, mỗi buổi trưa mẹ hay dắt tôi ra hóng gió ở dưới giàn hoa. Mẹ mang chiếu ra trải. Mẹ ngồi nghĩ ngợi xa xôi. Tôi ngồi gối đầu vào lòng mẹ mơ màng nghe tiếng sáo diều vi vu, tiếng võng đưa kẽo kẹt, tiếng ru buồn thấm thía hay tiếng chim cu gáy xa xa vọng lại. Đôi khi mẹ kể chuyện gì mà tôi không hiểu được, nhưng chắc lòng mẹ rộn ràng lắm vì cứ thấy mẹ mỉm cười bâng quơ. Tôi thường ngủ thiếp đi trong hơi thở êm đềm ấy.
Dần đần tôi thích trồng hoa. Tôi bắt mẹ bắc cho tôi một cái giàn. Mẹ bảo đến mùa hạ sang năm giàn hoa của tôi đẹp lắm, bốn mùa trắng xóa ánh trăng lan. Nhưng tôi không đợi được đến mùa hạ. Khi khóm cây bắt đầu leo, cha tôi ở Hà-Nội về đem gia-đình lên Vĩnh-Yên mở đồn điền. Tôi rời quê ngoại chưa biết tương tư tiếng sáo diều mà chỉ nhớ mang mang giàn hoa thiên lý mới trồng.
Rồi tôi lớn lên giữa cảnh bao la hùng vĩ của đồi núi. Những buổi chiều theo cha cỡi ngựa đi hứng gió không làm cho tôi sung sướng bằng nằm trên bờ cỏ nghe tiếng suối reo. Tôi ghét cái bộ mặt của mấy bác cai, tôi ghét tiếng hò hét khi cái bác mắng mỏ người làm. Tôi cũng ghét cả nét mặt lạnh lùng ghê-sợ của cha tôi. Đến bây giờ, tôi vẫn chưa hiểu tại sao ngày bé nhỏ tôi ham thích những cái gì mềm mại, dễ thương im lặng như giọt mồ hôi chảy đều trên lưng người thợ hay hơi thở đều đều của mẹ tôi. Tâm hồn tôi giản dị nên tôi không ưa gì lũ cây sù sì mọc đầy nơi rừng rậm hoang vu này. Tôi vẫn thích giàn hoa thiên lý ở quê ngoại.
Lên đây ít lâu mẹ tôi đã tốn nhiều công phu mà chưa ươm được khóm nào. Tại hoa lý chẳng hợp đất rừng hay đất rừng không chịu dung nạp loại cây ỉ lại sức người? Mỗi lần có người xuôi đồng bằng, mẹ tôi cố dặn thử mang một cây giống lên xem sao, cha tôi đều gạt đi:
- Trồng làm cái quái gì của nợ ấy!
- Cậu thì chẳng khi nào muốn giữ kỷ niệm êm đềm của đời mình.
Mỗi lần thế, mẹ tôi buồn lắm. Có khi mẹ khóc và bỏ ăn hai ba bữa. Mới lên mười tuổi, tôi đã làm sao thấu rõ tâm sự của mẹ, làm sao tìm hiểu nổi niềm ấp ủ hoa thiên lý của mẹ tôi. Nhưng dù sao mẹ cũng cố vun trồng và mẹ đã mãn nguyện. Mấy giàn hoa xanh mơn mởn đẹp kiêu hãnh như nàng công chúa đứng trước đám thần dân. Những mùa hạ đi, những mùa hạ lại, ở rừng không có cua đồng nên hoa thiên lý phải nấu với thịt lợn rừng giã nhỏ. Nó vẫn ngon làm sao, mẹ tôi nói thế. Và người còn bảo:
- Còn hương vị quê hương con ạ!
Trưa hè miền này vắng tiếng sáo diều, tiếng ru buồn thấm thía. Mẹ tôi không đem chiếu trải dưới giàn hoa ngồi kể chuyện cho tôi ngủ thiếp đi nữa. Cuộc sống đồi núi nối tiếp từng trang dài tẻ nhạt. Mưa rừng giăng mờ muôn ngả chỉ làm cho tôi hậm hực trên nhà sàn. Và mỗi chiều nắng rớt rơi đọng trên cây lá thay mầu cảnh vật cũng chẳng làm tôi say mê. Tôi đã biết cảm thế nào là tình quê hương.
Ít lâu sau công việc làm ăn thất bại, nắng dữ dội quá nên cà-phê, chè chết khô chết héo, cha tôi phải nhường quyền cho người khác trông coi rồi đem gia đình về Hà-Nội.
Từ đấy, cha tôi thay đổi tâm tính, thường kiếm cớ mắng mẹ tôi tuy mẹ tôi rất mực hiền hòa. Nhiều lần cha đi chơi mấy ngày mới về, mẹ tôi chỉ khóc âm thầm và để quên chuỗi thời gian mong đợi cha tôi hối hận, mẹ tìm vui bằng cách trồng thiên lý cho nó leo lên tường. Nhưng có một đêm nọ mẹ khóc nức nở, sáng hôm sau sưng cả mắt. Cha tôi đã bỏ vợ con bơ vơ đi theo tiếng gọi sông hồ. Cánh chim vỗ cánh tung bay biết khi nào mới trở về tổ cũ. Mẹ tôi chợt nghĩ tới chân trời quê hương im lặng như giòng sông Trà-Lý cuối mùa thu, người đưa hai anh em tôi về nối lại tháng ngày êm ái cũ.
Tôi được sống với họ hàng bên ngoại nhởn nhơ cả ngày thả diều, câu cá. Mẹ tôi dạy anh em tôi học. Tôi lớn dần trong sự chiều chuộng, trong sự bình thản mơ màng của mẹ tôi. Tâm hồn tôi đã ướp chung với hoa bưởi, hoa nhài, hoa lý. Tôi chỉ muốn đời đời sống trên mảnh đất làng quê bên cạnh những cuộc đời giản dị biết thương yêu nhau thành thực như tình khoai lúa. Mộng ước chỉ có thế nhưng sao dệt mãi chưa thành hay mình cứ dối lòng mình mà đuổi theo sóng gió của đại trùng dương?
Mẹ tôi bây giờ hay thở dài. Chiều chiều mẹ đứng bâng khuâng bên giàn hoa thiên lý ngoài ngõ lơ đãng nhìn mây trôi. Lúc ấy là lúc mẹ tôi cảm nghĩ đến kỷ niệm thiêng liêng nhất của đời mình.
Cuộc sống của chúng tôi bắt đầu chật vật. Cha tôi vẫn chưa về. Mẹ tôi tính từng ngày một, cha tôi đã đi tròn năm rưỡi. Hoa bưởi rụng cuối vườn rồi héo khô tàn tạ, người nghèo hết cả thì giờ nghĩ vẩn vơ nên mẹ tôi không nhặt hoa xâu vào giây đeo lên cổ cho tôi nữa. Tôi cũng biết theo mẹ ra đồng nhặt từng bông lúa còn sót khi lưỡi liềm mẹ nhẹ ngon ngốn từng nắm lúa ruộng nhà. Không ai thèm than thở. Tình đời luôn luôn thắm nở thì lòng mình sao chẳng cởi mở cho hy vọng tràn đầy. Mẹ tôi vất vả tháng ngày song vẫn dành riêng chút ít thì giờ quý báu dậy em tôi đánh vần dưới giàn thiên lý buổi trưa, và bắt tôi học thuộc lòng những bài thơ nho nhỏ. Sau mỗi buổi học tôi hay hỏi:
- Cha con đi đâu hở mẹ?
- Đi xa lắm, xa lắm.
Mẹ tôi trả lời thế và cặp mắt mọng đầy nước cho đến khi không thể cầm được, mẹ ôm em tôi mà khóc. Tôi thương mẹ tôi quá cũng vội òa lên khóc nức nở làm mẹ phải an ủi:
- Sang năm ba con về. Nín đi, mai hãy khóc, khóc nhiều hôm nay đau mắt đấy.
Quê ngoại nhà tôi nghèo nàn lắm nên dù sống với bà tôi, mẹ tôi đã phải trải qua tháng ngày dầm sương dãi nắng. Anh em tôi thiếu thốn đủ bề.
Hoa thiên lý trĩu nặng cả giàn bây giờ mẹ đành lòng hái xuống đem đổi lấy cua về nấu canh hay bán lấy vài hào chỉ mua cho con cái bánh đa hoặc mấy viên kẹo vừng. Một buổi sáng tôi trông thấy mẹ tôi trèo lên cây sung ở bờ ao trước ngõ hái mấy chùm xanh chát xuống lấy muối chấm ăn ngon lành lắm. Đến trưa mẹ ôm bụng kêu đau. Bà ngoại tôi phải xin dầu con hổ và nướng ông đầu rau chườm mãi mới khỏi. Mẹ tôi cố dấu kín chuyện ấy. Sau này tôi khôn lớn, gia đình khá giả, mẹ mới chỉ riêng cho tôi nghe:
- Vì mẹ đói quả, mẹ tưởng ăn sung cầm chừng ai ngờ nó hành hạ ghê gớm. Từ bận ấy mẹ sợ.
Kỷ niệm chua chát ấy tôi còn ghi nhớ. Đôi khi vọng về dĩ vãng tôi không khỏi ngậm ngùi thương cảm. Hai năm sau cha tôi hồi hương, cánh chim đã mỏi thì phải về tổ cũ mà xây dựng lại những gì mất mát hôm qua. Vợ chồng gặp nhau, mẹ tôi vẫn khóc như ngày cha tôi bỏ nhà ra đi. Sung sướng hay đau khổ người đàn bà chỉ biết dùng nước mắt để giải tỏ nỗi niềm. Cha tôi về đem theo bệnh đau mắt khá nặng và một con dao rừng. Ngày đêm, mẹ chăm lo bệnh cho cha tôi. Nhờ sự săn sóc ấy vài tháng sau cha tôi khỏi. Tự đấy cha tôi không đi đâu nữa. Cha thường kể cho tôi nghe chuyện đường rừng. Hễ có dịp thuận tiện cha lại đem con dao ra khoe:
- Tốt lắm, của người bạn Thổ tặng cha đấy.
Con dao quý ấy đã tự cha tôi đào lỗ trồng mấy khóm cây. Có lần tôi thấy cha mẹ tôi nói chuyện với nhau rất lâu dưới giàn thiên lý xa xưa. Những chùm hoa nấu với cua đồng lại ngọt ngon hơn cả bao giờ.
Giòng thời gian lặng lẽ trôi nhưng cuộc đời không êm ả chảy xuôi như nước sông Trà-Lý cuối mùa thu nữa. Tôi đã lớn hơn xưa đã phải chứng kiến những trận giông tố, những cơn sóng lớn phũ phàng trùm lên mái nhà êm ấm. Gia đình tôi trở về quê nội để rớt rơi bên ngoại từng miếng nắng cô liêu của những chiều xưa thân mến. Mẹ tôi lại bắc giàn trồng hoa thiên lý ngồi kể chuyện quê hương cho anh em chúng tôi nghe. Em tôi thường ngủ đi như thuở nào tôi ngủ nhờ hơi thở êm đềm ấy. Đắm chìm trong niềm im lặng muôn đời của thôn tổ, tiếng mẹ tôi tha thiết rót vào tai tôi thay vì tiếng ru êm ái ngày xưa làm cho lòng tôi càng ngày rộng mở, mắt tôi càng ngày càng thắm sắc mộng mơ. Tâm hồn tôi dào dạt tình cảm, cái gì cũng gợi tôi say đắm, từ chiếc áo nâu thô lổ đến mảnh áo nâu ố mầu bùn, từ cái cầu ao chênh vênh đến túp lều tranh xơ xác. Tôi bắt đầu suy cảm về số phận loài lá vàng chết rụng mỗi thu về và những con cuốc kêu rỉ rả suốt mấy tháng hè nóng bức. Và hôm nay nếu ai có tò mò hỏi rằng tại sao tôi cố níu tiếng đàn bầu, cố níu tiếng kèn đưa đám ma, cố níu tấm áo nâu non giải thắt lưng xanh, cố níu tất cả hình ảnh cũ kỹ đã bị chôn vùi xuống lòng đất quê hương mà hối tiếc, tôi sẽ trả lời sao đây?
Sợi dây luyến ái như tơ trời giăng mắc nhè nhẹ buộc chặt, buộc chặt lấy tim mình ai mà hiểu tự giây phút nào nút dây đã thắt lại. Chuyện yêu thương không biết nghĩa để giảng giải, như hoa thì thơm, hương thì phải ngạt ngào, trăng thì sáng và sao thì lấp lánh. Dù sao thì tôi cũng nông nổi dám nói rằng chính ở giàn hoa thiên lý mẹ tôi đã dạy tôi bài học đầu tiên về tình người.
Năm mười sáu tuổi, dần dần tôi cứ thấy xa mẹ. Con chim non biết ra rằng rồi đây, ngày kia nó sẽ bay mất để mẹ nó gục trên tay gầy mà thương về viễn phương mưa gió. Mẹ tôi chừng hiểu ý nghĩ đó nên một chiều tháng hai hoa gạo rụng đỏ nát mầu máu lên đường làng, mẹ dẫn tôi đi khắp hang cùng ngõ hẻm, qua mấy nhịp cầu tre, cầu đá. Mẹ chỉ vào bụi tre còm tơi lả, bức tường đất xiêu vẹo. Mẹ dừng chân bên dòng sông nhỏ bé, lặng ngắm mái đình cong cong, con trâu gầy ốm, cánh đồng xanh xanh mà giảng giải vu vơ. Sau cùng mẹ dắt tôi lên đầu làng ăn canh bánh đa nấu với cá rô rồi hai mẹ con về ngồi dưới giàn hoa lý. Mẹ mở đầu câu chuyện bằng lời nói bâng khuâng:
- Giá ở đâu cũng có hoa lý. Ừ, hoa lý đơn sơ lắm, hương thơm chỉ phảng phất mà tưởng như bền chặt đến muôn đời.
Lúc ấy âm hưởng sáo diều đã lên mênh mông. Nắng đang thoi thóp nhuộm mầu cảnh vật. Từ xa xăm vọng lại tiếng con nghé lạc mẹ, tiếng thời gian chìm chìm. Tôi nín thinh không dám phá tan sự im lặng để mặc tâm tư lơ lửng tựa tơ trời. Mẹ ngồi yên, ánh mắt sầu cảm lạ lùng. Những tia mắt hiền hòa của thời thơ ấu vẫn còn lắng trong suối mắt vô tận kia sao tôi chẳng thấy mà chỉ nghĩ tới sự buồn thương xâm chiếm lòng mình. Phải, tôi lớn rồi. Hôm qua hay hôm kia, mẹ tôi dậy tôi làm thơ. Mẹ chả bảo tình yêu phải có u sầu mới đẹp là gì. Ít ra tôi cũng dám nhận làm thi sĩ. Cho nên chuyện tưởng tượng đôi mắt của mẹ tôi đừng ai lạ. Trông chiều xuống vội vã, tôi khẽ gọi mẹ. Mẹ tôi giật mình, âu yếm nhìn tôi:
- Long này, mẹ muốn kể cho chú (lúc này mẹ gọi tôi bằng chú) nghe chuyện giàn hoa thiên lý. Mẹ phải đợi đến hôm nay vì chú đã lớn, chú có thể bỏ nhà ra đi bất cứ lúc nào như cha chú hồi còn trẻ. Lúc nãy đưa chú vào lòng quê hương, sau này chú sẽ hiểu tại sao mẹ làm thế. Bây giờ thì Long lắng tai nghe nhé!
Mẹ tôi thong thả lập lại vài trang dĩ vãng viết tự mười mấy năm về trước nhập đề là ngày xưa. Vâng, ngày xưa khi tâm hồn mẹ còn phơi phới, mắt đen chưa vẩn chút bụi đời, tóc xanh chưa một lần bối rối, mẹ tôi đẹp ai cũng khen nhưng không ai dám thương, dám ấp ủ linh hồn yếu đuối ấy trừ bà ngoại tôi. Ồ, có gì lạ đâu, tại mẹ tôi bị bệnh lao, cái bệnh gia truyền khốn nạn. Khi mắt mẹ phảng phất khói hương mơ mộng thì lại là lúc phải khóc nhiều vì cô độc đau thương. Pháo cưới thi nhau nổ nát tan lòng mẹ. Mầu áo đỏ, áo xanh bỗng nhiên ngả mầu tang tóc như muốn liệm chung cuộc đời người con gái chưa đầy hai mươi mùa xuân. Những con bươm bướm đa tình chẳng chịu ghé hoa vườn thuốc độc nên mẹ già cỗi và gần như xa hẳn nhân gian. Mẹ tôi buồn thảm oán hờn. Chiều chiều mẹ đứng ngắm mây trời đổi sắc dưới giàn thiên lý ngoài ngõ đợi ngày yên ngủ dưới mồ. Một hôm có chuyến đò ngang chở hồn biệt xứ qua bến làng Thanh-Triều rồi chí lớn thiên hạ bỗng dừng lại bên giàn hoa, coi dặm đường xa là vô tận. Hồn biệt xứ là cha tôi. Cha tôi ngỏ lời chắp duyên cùng mẹ. Mẹ tôi khóc lóc chối từ, mẹ nói rõ bệnh tình cho cha tôi biết. Cha tôi không cần phải so đo, người nhất định lấy mẹ tôi dù kết quả có tái tê đau đớn. Mẹ tôi cảm động chết ngất trong đôi tay người yêu. Rồi cha tôi lo chữa chạy, rồi lòng mẹ nhóm lên ánh lửa tin yêu. Mẹ tôi lành mạnh nhờ thuốc thang nhưng phần lớn là nhờ lòng thương yêu của cha tôi. Mẹ tôi ngừng lại mỉm cười:
- Chú có dám tin không?
- Tin gì hở mẹ?
- Tin rằng người ta sống bằng tình thương và người ta chết đi rất đỗi nghẹn ngào nếu chưa hưởng được chút thương yêu trong trời đất, như mẹ chẳng hạn.
- Có mẹ ạ!
Mẹ kể tiếp. Cha tôi tạm bỏ mộng sông hồ, dừng chân bên quê ngoại nhà tôi để phả vào tai mẹ những âm điệu vui vui, buồn buồn, phả vào hồn mẹ những vần thơ bồng bế nhất của tình yêu không giới hạn. Cha tôi dậy mẹ tôi tất cả nỗi niềm tha thiết, trao cho mẹ tôi trọn vẹn gia sản tinh thần của một người quê hương biết thương yêu nhau, sau này hòa với suối mộng mơ của mẹ, mẹ truyền cảm cho anh em tôi. Kỷ niệm ấy gợi hình tự giàn hoa thiên lý quê ngoại nên mẹ tôi thích trồng thứ cây dịu dàng bất cứ ở đâu: rừng đồi, thôn tổ, phố phường.
- Chú có hiểu không?
- Chuyện hết rồi ư mẹ?
- Ừ.
- Sao ngắn thế mẹ, con tưởng dài ghê lắm.
- Nói bao giờ cho hết được, chú cố tìm hiểu nhiều hơn. Mẹ chỉ tóm tắt thế thôi. Nay mai chú ra đi và chiều nào chú sẽ gặp một con bé dưới giàn thiên lý. Chuyện thương yêu ai kể hết, ai biết hết mà kể.
- Khó quá mẹ ạ!
- Dễ mà. Khi nào ở phương trời xa lạ chú đáp chuyến tầu ba mươi tết xuống một bến quen rồi tha thẩn chú chẳng biết về đâu, lúc ấy chú sẽ hiểu tình thương. Khi nào lòng chú se sắt, chú thấy chú bơ vơ, thiếu điều gì khó diễn tả chú sẽ hiểu tình thương. Hay khi chú thấy người đồng loại đau khổ, nghẹn ngào chú nhỏ lệ cúi xuống hôn trán em nhỏ mồ côi, âu yếm dắt tay người thợ cùng bước trên đường chú sẽ hiểu tình thương. Còn nữa, còn nữa tình thương rất diệu vợi và khó đo lường. Chú sẽ hiểu chú nhỏ ạ!
- Nhỡ con không hiểu?
- Nhảm nào, chú phải hiểu, chú phải nói lên bằng lòng chú, bằng nước mắt của chú, tô lên những trang thơ trịnh trọng mà mẹ dạy chú niêm luật hôm nào. Nhưng cậu cả này, bao giờ khăn gói cho mẹ biết đấy nhé! Mẹ không ngăn cấm chú đâu, chim đầu đàn phải bay dò đường cho các em chứ. Mẹ sẽ dặn chú điều nảy... Thôi đi vào.
Mẹ còn muốn dặn điều gì? Mà sao mẹ vội nghĩ đến ngày tôi bỏ nhà ra đi. Đêm ấy tôi băn khoăn suy cảm. Hương thiên lý phủ kín tình tôi rạo rực như lần nhìn cảnh chim lạc bầy bay về viễn xứ. Ngày tháng rụng rơi nối tiếp, mẹ tôi vẫn trồng thiên lý và những trưa mùa hạ, cua đồng nấu với chùm hoa vẫn ngọt ngon. Cho đến năm tôi hai mươi tuổi thì lời dự đoán của mẹ hiện hình. Than ôi! Tôi đã nói dối mẹ tôi vì ngày tôi đi giặc cướp ở rừng núi tràn về nhiều quá, vì tôi đi xa xôi lắm. Đêm giã từ mẹ, tôi đứng bên thềm nhà lắng tai nghe ngóng. Tim tôi đập mạnh, nước mắt đầm đìa. Tôi run run gõ cửa, mẹ tôi ra. Tôi chùi vội nước mắt hỏi nhỏ:
- Em Dực về chưa mẹ, lúc nãy con đưa em về.
- Thế à, em ngủ rồi chú ạ!
- Thưa mẹ... mai... con đi...
- Đi đâu, chú tính giang hồ chăng?
- Con đi dự lớp huấn luyện hai ngày.
- Mẹ cứ tưởng... mang chăn đi kẻo lạnh. Chú có cần tiền tiêu mẹ đưa cho?
- Không mẹ ạ! Khuya rồi mời mẹ vào nghỉ, con đi từ đêm nay.
Mẹ tôi trở vào. Mẹ lê guốc lẹp kẹp. Tôi ngờ rằng đó là tiếng nứt rạn của hai trái tim. Có tiếng mẹ thở dài và tiếng đặt mình nặng nhọc xuống giường.
Tôi đứng trơ như gỗ, sức gì thiêng liêng níu chặt lấy chân tôi. Tôi muốn chạy nhưng khó khăn quá, khó khăn như chạy sự ghê rợn trong giấc chiêm bao. Khi chợt tỉnh tôi băng mình đi, đi không hành lý, không lời từ biệt, không người đưa tiễn.
Ba bốn năm trời lưu lạc miền Nam, cứ mỗi lần gió heo may rủ mùa thu sang thì lòng tôi lại nao nao sầu cảm. Cuộc sống lần hồi của tôi trôi dạt nhiều nơi, ở đâu cũng chỉ đan dệt bằng u buồn chán nản. Mắt tôi ngây đại, tóc tôi bụi đời phủ kín. Tôi vẫn đi và thường băn khoăn tự hỏi tại sao người ta cứ phải suy cảm người ta cứ giới hạn, người ta không chịu mở rộng cánh cửa tim đón tự muôn phương những luồng gió yêu thương thắm thiết hay trao tặng muôn phương những tiếng nói tâm tư cho kẻ khác tin cuộc đời. Tôi muốn hủy bỏ hai tiếng nghi ngờ, hai tiếng do dự nên có lần trót dại theo “đàn anh” đi làm cách mạng ở rừng đồi. Chao ôi! Tôi đã khóc trắng mấy đêm để mang cái thân hình tiều tụy về thành phố sau thời gian thua nhẵn nửa số mộng mơ. Lòng tôi càng ngày càng khát vọng tình yêu. Tôi đã hiểu sức thiêng liêng và quyến rũ của nó và tôi thấy nhớ mẹ tôi quá...
Giàn thiên lý quê nhà giờ đây héo khô tàn tạ. Loài ve sầu không rủ rê mùa hạ sang nữa nên họ hàng nhà bọ ngựa cũng chết hết vì buồn. Ở ngoài ấy người ta ngăn cấm không cho ai buồn, không cho ai nhớ, không cho ai thương nhau thì dễ gì mẹ tôi đã được ngồi dưới giàn hoa mà kể chuyện cho em tôi nghe. Thì dễ gì có phút giây mẹ nằm tưởng tượng bão táp ngoài trời thấy con chim nhỏ lạc bầy dạt trôi thảm hại.
Tôi buồn, tôi muốn khóc khi nghĩ rằng chiều nào người ta bắt mẹ tôi nhổ hoa lý, phá giàn tre để trồng ngô khoai chẳng hạn. Mẹ tôi sẽ chết khô héo trên mảnh đất xác xơ đầy những oán thù. Không biết mẹ tôi có giận tôi, có ân hận vì chưa dặn tôi thêm một điều gì không? Riêng tôi, tôi hơi tiếc số mộng mơ thuở ở rừng đồi. Biết đâu mẹ tôi chả dặn cái điều liên quan đến việc ấy.
Tôi đi tìm thương yêu trong mầu hoa lý, đi tìm những bà mẹ biết kể chuyện tâm tình, đi tìm cô bé thả mắt trong mơ dưới giàn cây. Tôi chưa gặp ai cả. Tình thương nhân thế còn se sắt lắm. Nhưng nắng miền Nam ấm áp, đất miền Nam trồng cây gì cũng có trái vậy nên tôi cố gắng ươm cây Hy Vọng và quên rằng mình đang sống cùng cực, nghẹn ngào, thiếu từ đốm lửa gia đình đến mảnh áo đẹp. Tôi sẽ đi nữa, sẽ cầu xin từ ánh mắt tìm hiểu của người quê hương để tưới vào hàng cây Hy Vọng cho hoa nhân ái thắm nở rợp trời.
Bao giờ rừng cây yêu thương đơm trái, người quê hương sẽ về cướp lại đất quê hương và tôi phải gặp cô bé dưới giàn cây bâng khuâng ngồi dệt hoàng hôn rơi trên sóng tóc. Khi hồi cư chúng tôi lấy nhau. Tôi sẽ đưa vợ tôi sang quê ngoại chỉ cho vợ tôi dấu vết giàn hoa thiên lý xa xưa. Vợ chồng tôi bắc giàn trồng hoa, chiều chiều tưới nước vào gốc cho chóng lớn. Đợi đến lúc lá theo cành leo kín đầy giàn thì loài ve sầu lại rủ rê mùa hạ sang thì họ hàng nhà bọ ngựa lại tha thẩn cả ngày leo bò trên mầu xanh muôn thuở. Tôi ngồi dưới giàn kể chuyện “Chuyện hoa lý của Mẹ” cho vợ tôi nghe. Vợ tôi phải nhớ để kể cho con tôi nghe sau này. Làng xưa đẹp lên mầu áo nâu, rộn ràng lên tiếng kéo cưa xẻ gỗ làm đình. Tôi tập làm ca dao ví von những câu thương yêu với mầu xanh hoa lý dìu dịu, nhẹ nhàng, lơ lửng tự ngàn xưa đến tận ngàn sau./.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,330
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Postby lyductrong » 02 Jun 2023

CFDTrading das Bài viết của bạn hay đó
lyductrong
Mầm Mít
Mầm Mít
 
Tiền: $20
Posts: 1
Joined: 30 May 2023
 
 

Re: Những Bài Viết Ngắn Chọn Lọc (Sưu Tập)

Postby bevanng » 02 Jun 2023

NGUYỄN AN BÌNH,
MỘT ĐỜI THƠ
CHƯA BAO GIỜ YÊN Ả



MANG VIÊN LONG

Tôi có dịp đọc thơ Nguyễn An Bình - bài đầu tiên (Đêm Thánh) được đăng trên tạp chí Văn Học năm 1974 của thế kỷ trước. Thuở ấy, các tạp chí, tuần báo văn học nghệ thuật rất ít, khoảng năm sáu tờ xuất bản tương đối thường xuyên, nhưng ổn định lâu dài thì chỉ có vài tờ thôi. Bên cạnh các tờ báo có tính chuyên nghiệp xuất bản từ Saigon ấy - cũng có vài tờ tạp chí được xuất bản từ các tình thành, do nhiều nhóm anh em có tâm huyết thành lập, thường thì không đều và im lặng sau vài số báo (ngoại trừ tờ Ý Thức). Do vậy, nếu tính từ “mốc thời gian” Nguyễn An Bình xuất hiện trên các báo - là gần 40 năm! Khoảng thời gian này so với sự hữu
hạn đời người, cũng có thể nói rằng - gần hết một đời Nguyễn An Bình đã gắn bó với Thi ca...
Về sau, tôi cũng đã được biết thêm, cùng năm 1974 - Nguyễn An Bình đã góp mặt trên tạp chí Văn với bài thơ “Yêu Người”. Nếu tính cả các trang văn học nghệ thuật ở các báo hằng ngày - Nguyễn An Bình đã có mặt trên 10 tờ báo thuở ấy. Thời còn đi dạy học ở tỉnh lẻ - thị xã Tuy Hòa, ngoài giờ lên lớp, thời gian còn lại rất nhiều - dường như chỉ dành cho việc sáng tác và bằng hữu; nên tôi đã đọc được hầu hết các tờ báo VHNT với niềm say mê tuổi trẻ...
Thơ Nguyễn An Bình thời điểm ấy chưa tạo được ấn tượng sâu sắc ở tôi, vì anh ít “góp mặt” thường xuyên - nhưng, dầu chỉ vài lần được giới thiệu trên các tạp chí “thời danh” lúc ấy - cũng là một sự “nhìn nhận” đáng nhớ để bạn đọc quan tâm. Có dịp tìm hiểu thêm, tôi được biết Nguyễn An Bình đã có thơ xuất bản rất sớm (1970), khi anh vừa 16 tuổi. Tiếp theo, các năm sau - Nguyễn An Bình đều có thơ xuất bản - có năm xuất bản đến hai, ba tập (1972)! Tổng cộng đến nay - Nguyễn An Bình đã có khoảng bảy tác phẩm được giới thiệu!
Tôi ghi nhận điều nầy - nhưng không xác định giá trị tác phẩm, chỉ muốn được nói lên một suy nghĩ rất thật: “Nguyễn An Bình đã có một niềm đam mê văn chương rất đáng được trân trọng.” Và hôm nay, sau gần 40 năm vì chuyện đời dâu biển phải lặng im, Nguyễn An Bình đã làm tôi ngạc nhiên với tập thơ mới nhất “Còn Một Chút Mưa Bay”...
Trong những ngày đầu Thu nơi quê nhà yên vắng, tôi đã được đọc bản thảo “Còn Một Chút Mưa Bay” - như được trò chuyện, được chia sẻ, được ôn lại một thời tuổi trẻ không bao giờ quên, và nhất là được dõi theo từng bước chân lưu lạc thăng trầm của Nguyễn An Bình - một người bạn thơ tận miền Tây xa xôi, tôi chưa một lần được gặp, mà rất quý mến!
Tập thơ trên 50 bài - gồm nhiều thể loại, nhưng nhiều nhất là sáu tám và ngũ ngôn - được anh ôm ấp, lưu giữ từ hơn 40 năm qua (1970 - 2013). Như đã bày tỏ, tôi đã đọc thơ Nguyễn An Bình với nỗi cảm thông sâu sắc và sự trân trọng đặc biệt vì lòng đam mê thơ ca của anh trong gần hết cuộc đời. Bắt đầu từ Tình Yêu:

“Yêu em trời bắt tôi sầu
Lang thang phố núi xanh màu cỏ cây
Yêu em mây trắng bay hoài
Bắt tôi theo đuổi một đời lạnh căm (...)”

Sau bao tháng năm trưởng thành, vào đời, lưu lạc - trong Tình Yêu đã có thêm nhiều nỗi niềm băn khoăn của tuổi trẻ, sự khắc khoải thao thức trước thời cuộc:
“Lên rừng ta ngắt cụm hoa
Xuống non ta hát bài ca tặng người
Chênh vênh cây cỏ sầu đời
Nghe như hơi thở ngậm ngùi bước chân”

Rất nhiều lúc - nỗi cô đơn và khổ đau đã đẩy lên cao - như một tiếng thở dài bất tận của tuổi trẻ:
“Ta, nửa đời gian nan
Vai mang niềm khổ nạn
Ta, nửa đời gian truân
Thân mang nhiều vết chém”

Cứ thế - những bước chân thơ mãi đi dần vào cùng cực của nỗi bất hạnh chung riêng - dòng thơ trải qua bao gập ghềnh thác đổ:
“(...) Kia Thạch Hãn! Dòng sông đầy thương tích
Bao năm rồi dấu vết của đao binh
Ta bùi ngùi nhìn cây trơ cành cọc
Mà thương hoài cho đất nước điêu linh (...).”

Có một điều làm tôi quan tâm hơn, dù qua bao biển dâu - chịu bao điều bất hạnh, nhưng dòng thơ vẫn luôn xanh mát, trong trẻo - bên Quê hương, bên bằng hữu, bên những người thân yêu; với một niềm tự hào rất nhân bản, và một tình thương yêu rất mực chí tình (cho dù chỉ là tình cảm riêng tư tiêu cực của kẻ sĩ):
“Lũ mình từng sống bụi
Giang hồ vặt đó đây
Nhưng chưa từng lòn cúi
Nghèo hoài thế mới hay. (...)
Uống rượu rồi ngâm thơ
Ôm trăng hề Lý Bạch
Gảy đàn hề Bá Nha
Vỗ bồn hề Trang Tử.”

Tôi vẫn thường nghĩ, khi mới tập làm Thơ thì người ta thấy vần điệu là hay; khi biết làm Thơ - thì thấy chữ nghĩa được đẽo gọt, bóng bẩy là hay; khi làm Thơ được rồi - thì thấy quan sát, đột phá, đổi mới (dù chỉ ở ngôn từ) là hay; rồi đến một khi nào đó thì sẽ thấy tất cả đều vô nghĩa, chỉ còn lại tấm lòng với cảm xúc chân thực của chính mình trào dâng, tuôn chảy ra một cách tự nhiên, thoát khỏi mọi sự ràng buộc của ngôn từ, thi tứ - thoát khỏi sự dũa gọt, o bế của chức danh, tuổi tác, đẳng cấp, giới tính - khi đó, mới thực sự là Thi Ca...
Theo tôi, Nguyễn An Bình đã dần dần kinh qua các giai đoạn từ những tác phẩm đầu tiên, Thơ anh mỗi ngày, đều có thêm sự “vượt thoát” trong sáng tạo. Đó là một bước tiến rất đáng trân trọng của tập Thơ “Còn Một Chút Mưa Bay” hôm nay...

Quê nhà, mùa Vu Lan 2013
M. V. L
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,330
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Những Bài Viết Ngắn Chọn Lọc (Sưu Tập)

Postby bevanng » 29 Sep 2023

Điểm sách Tây Du Ký 1


I. Đời Sống Tư Tưởng Của Ngô Thừa Ân Và Nguồn Gốc Tây Du Ký


1. Đây là lời bàn về tác phẩm Tây Du Ký do Bộ Biên tập Nhà xuất bản Dân gian Văn học Bắc Kinh gửi cho Nhà xuất bản Phổ thông, và đã được Nhà xuất bản Phổ thông đưa vào ấn bản năm 1961.

Tây du ký là một bộ tiểu thuyết thần thoại trường thiên, lãng mạn tích cực rất vĩ đại. Quá trình ra đời của bộ truyện này cũng giống như Tam quốc diễn nghĩa và Thủy hử: gốc gác của truyện đã lưu truyền lâu dài trong dân gian từ trước; sau đó một hoặc vài tác giả dựa trên cơ sở sáng tác tập thể của dân gian; lại sáng tạo thêm thành sách.
Song căn cứ vào tài liệu hiện có mà xét thì truyện Tam quốc diễn nghĩa và truyện Thủy hử, trước khi thành sách đã có đầy đủ về quy mô kết cấu trên đại thể. Còn Tây du ký thành được sách chủ yếu là do tác giả Ngô Thừa Ân sáng tạo ra: Tây du ký được đúc kết bởi sự lao động sáng tạo lớn lao của tác giả.
Ngô Thừa Ân (1500 (?) — 1582 (?) tên tự là Nhữ Trung, tên hiệu là Xạ Dương Sơn Nhân, là người ở huyện Sơn Dương, phũ Hoài An (nay là huyện Hoài An, tỉnh Giang Tô), ông sinh trong một gia đình quan lại cấp dưới lưu lạc sa sút thành tiểu thương. Cha tên là Ngô Nhuệ là một tiểu thương bán “chỉ màu vải hoa”, rất ham đọc sách, “từ lục kinh đến bách gia chư tử không sách nào là không xem” (Ngô Thừa Ân: Bài minh của mộ chí tiên phủ quân). Ngô Thừa Ân từ lúc thiếu niên, văn chương đã nổi tiếng nhất làng. Trong bài Xạ Dương tiên sinh tồn cảo bạt của Ngô Quốc Vinh có nói: “Xạ Dương tiên sinh khi còn để trái đào, văn chương đã có tiếng đồn ở vùng sông Hoài. Những người đến thăm, đến chơi, xin bài, hỏi chữ, luôn luôn không ngớt”… Sách Hoài An phủ chí của Thiên Khải có nói về ông: “Ông tính lanh lẹ, thông minh, xem rộng hết các sách; khi làm văn thơ, hạ bút là thành bài; thanh nhã tươi đẹp, có phong cách như Tần Thiếu Du. Ông lại giỏi hài kịch, viết được một số vở nổi tiếng một thời.” Nhưng ở cái thời đại kén người bằng lối văn bát cổ, một người trí thức có tài năng như thế, đành “lận đận mãi nơi trường ốc”, mãi đến năm năm mươi tuổi, ông mới thi đậu được chức tuế công sinh, ông đã lên kinh dự tuyển, vì thân phận là người khách lạ Bắc Kinh nên đã nếm đủ mùi lạnh nhạt của phố phường. Sau bởi mẹ già nhà khổ, ông miễn cưỡng phải ra nhậm chức thừa ở huyện Trường Hưng. Nhậm chức được một hai năm, ông “thẹn nỗi khom lưng, rũ áo ra về”. Sau ông lại đến Kim Lăng (Nam Kinh) tìm việc, nhưng vẫn không thi thố được gì. Lúc già, ông quay về làng, rượu thơ vui thú, làm công việc sáng tác văn học. Ông ở nhà được hơn mười năm thì qua đời. Tiểu thuyết Tây du ký áng chừng viết lúc tuổi già, thời kỳ ông ở quê nhà. Sáng tác của Ngô Thừa Ân rất nhiều, nhưng vì nhà nghèo, lại không có con nối dòng, nên một bộ phận lớn sáng tác của ông đều bị mất mát cả. Tác phẩm hiện còn, trừ Tây du ký ra, còn có bốn quyển Xạ Dương tiên sinh tồn cảo do người sau góp nhặt lại được.
Ngô Thừa Ân xuất thân ở một gia đình sỹ hoạn sa sút, lưu lạc thành tiểu thương. Tiểu thương hồi đó không có địa vị xã hội. Ông đã ghi thuật trong Bài minh của mộ chí tiên phủ quân về tình cảnh nhà ông luôn bị quan lại dọa nạt. Do bị tư tưởng phong kiến trói buộc, tuy ông đã hết sức viết về phụ thân mình cho thành người dân lành an phận trong xã hội đương thời, nhưng cũng không che đậy nổi sự tức giận đối với hiện thực đen tối. Phụ thân ông “thích bàn chuyện thời thế, hễ điều gì bất bình thì vỗ ghế tức giận, thái độ hầm hầm”, đó chính là phản ánh người tiểu thương lúc ấy, bị giai cấp phong kiến thống trị đè nén về mặt chính trị và mặt kinh tế.
Tư tưởng của Ngô Thừa Ân trên cơ bản vẫn là tư tưởng nhà nho truyền thống, chủ trương làm điều vương đạo, hết lẽ vua tôi. Cái xã hội mà ông mong tưởng là cái xã hội Tam đại, lưỡng Hán đã lý tưởng hóa. Bài phú Minh đường của ông là một bài ca tụng giai cấp thống trị phong kiến, còn thì khá nhiều thơ ca, nhất là văn xuôi của ông, cũng đều có ý thức phong kiến khá đậm. Nhưng cũng bởi địa vị xã hội của người tiểu thương, bởi đường khoa cử lận đận, nên cái hố ngăn cách giữa ông và bọn thống trị phong kiến ngày càng to. Nhờ kinh nghiệm thiết thân nên ông càng ngày càng nhận rõ hơn cái hiện thực đen tối của xã hội hồi đó. Qua một số thơ của ông có thể thấy được tính cách của ông là sốt sắng yêu tự do, hào phóng, không câu thúc. Ở dưới sự thống trị phong kiến đen tối và nghiệt ngã của triều Minh, ông căm ghét chủ nghĩa chuyên chế. Ở dưới sự chỉ đạo của tư tưởng nho gia truyền thống, ông có hoài bão về chính trị, hy vọng làm nên sự nghiệp một phen; nhưng trước cái hiện tượng xã hội “hàng ngũ ngày thưa, thuế dịch ngày nặng, cơ giới ngày nhiều, thói quen gian trá ngày càng đua nhau” (Bài tự tặng Vệ hầu Chương quân đi nhậm) khiến ông không thể không thốt ra lời cảm thán “phong tục lâu nay ta không nỡ nói rõ!” (Bài tự tiễn quận há là Thiệu Cổ Ngu được bổ đi làm hiến phó tỉnh Sơn Đông). Từ đấy sự bất mãn mạnh mẽ đối với hiện thực càng làm mạnh thêm chí lớn giúp thời sửa thế của ông. Trong bài ca ở tranh Nhị lang tìm núi, ông đã nói: “… Binh thần săn tà và săn muông thú; dò tận hang, phá cả tổ, không còn sót một con nào. Uy thế lúc bình sinh nay ở đâu? Nanh vuốt tuy còn, dám rong ruổi nhung nhăng chăng!… Người ở nơi đồng nội có hoài bão, cảm kích nhiều, thấy việc, ở trước gió thở dài ba cái. Ở trong bụng đã mài mòn đao chém tà, muốn vùng dậy, nhưng giận rằng không có sức. Cứu mặt trăng có tên, cứu mặt trời có cung, ở thế gian há bảo không có kẻ anh hùng? Ai hay đưa lại cho ta những người tài hiếm như con lân, con phượng, để khiến cho mãi mãi muốn nắm giữ được cái công trừ giặc yên dân…”
Ông đem thế lực hung ác, tàn hại dân gian ở trong xã hội ví với các quỷ quái lỵ, mỵ, võng, lượng; nêu rõ giai cấp thống trị là nguồn gốc tai nạn của dân gian. Ông muốn dùng “đao chém tà” để tiêu diệt những bọn hề ấy, nhưng “muốn vùng dậy dẹp chúng mà giận rằng không có sức”. Lý tưởng không thực hiện được, thế là nỗi căm giận hiện thực đen tối, cái nhiệt tình giúp thời sửa thế, trừ bạo an dân của ông liền phát sinh và thể hiện rõ trong Tây Du ký.
Ngô Thừa Ân lúc còn bé, thích những chuyện thần thoại. Lúc đứng tuổi, ông đã căn cứ vào truyện thần thoại dân gian viết một bộ tiểu thuyết ma quái tên là Vũ đỉnh chí. Tiếc rằng bộ ấy thất truyền, chỉ còn bài tựa. Trong bài tựa nói: “Ta lúc bé đã thích chuyện lạ. Lúc ở trường xã, học trẻ con, thường mua trộm những truyện vặt, dã sử, nhưng sợ cha và thầy mắng, phải tìm chỗ kín để đọc. Khi lớn lên, thích càng nhiều, nghe càng lạ. Đến lúc đã ba mươi tuổi, tìm tòi mua kiếm các sách, truyện, cơ hồ chứa đầy trong bụng… Tuy sách của ta tên là sách ma quái, nhưng không chuyên nói về ma quỷ, thỉnh thoảng cũng chép những biến dị ở nhân gian là có ý khuyên răn ngụ ở trong ấy…”
Ngô Thừa Ân không những thuộc nhiều chuyện thần thoại, dùng đề tài thần thoại viết ra được thành công, mà còn định rõ được ý muốn của sáng tác, hy vọng thông qua tác phẩm để đạt mục đích giáo dục xã hội, chứ không phải chỉ là viết để viết.
Có khuynh hướng tư tưởng tiến bộ, lại giỏi vận dụng đề tài phong phú của truyền thuyết thần thoại nên Ngô Thừa Ân sáng tạo ra được Tây du ký, pho tiểu thuyết thần thoại trường thiên, lãng mạn tích cực vĩ đại như thế.
Nhưng Tây du ký lại không phải do riêng cá nhân Ngô Thừa Ân sáng tác ra. Gốc gác câu chuyện đã lưu truyền rộng rãi ở dân gian và không ngừng diễn biến, đã từ lâu trước khi có Ngô Thừa Ân.
Muốn khảo sát nguồn gốc Tây du ký, phải ngược lại những năm đầu nhà Đường. Năm thứ 2 niên hiệu Trinh Quán (628), có một vị sư thanh niên là Huyền Trang không sợ gian nan hiểm trở, một mình sang Thiên Trúc (Ấn Độ) lấy kinh. Ông đi lâu đến 17 năm, qua hơn năm mươi nước, trải hết trăm cay nghìn đắng, chín phần chết một phần sống, cuối cùng mang về được 657 bộ kinh. Lúc bấy giờ, giao thông chưa phát đạt, giữa nước này với nước kia sự giao thiệp không thân mật thì Huyền Trang sang Thiên Trúc thật là một việc kinh người.
Việc từng trải trên đường dài, việc sinh sống ở nước khác trong hơn mười năm của ông không những làm cho mọi người thán phục, mà còn đem lại cho mọi người một nguồn tưởng tượng phong phú. Thêm vào đấy, tín đồ đạo Phật muốn mở rộng ảnh hưởng đạo mình, nên cố ý tô vẽ thêm vào câu chuyện Huyền Trang đi lấy kinh, cho nên chuyện Huyền Trang đi lấy kinh, bắt đầu từ lúc học trò ông là Tuệ Lập viết ra quyển truyện ký Đại Đường Đại Từ Ân tự Tam Tạng pháp sư truyện liền có đủ màu sắc thần bí của tôn giáo. Nhưng truyện ấy được thần kỳ hóa lại chính là bắt đầu từ sau khi nó được lưu hành ở trong dân gian. Được lưu hành trong dân gian nó thành sở hữu của dân gian. Dân gian lao động xuất phát từ hứng thú nghệ thuật của bản thân mình, lại dựa vào nguyện vọng của mình, đã làm cho câu chuyện phát triển phong phú thêm lên. Câu chuyện dần dần tách khỏi lịch sử Huyền Trang đi lấy kinh để mỗi ngày một diễn biến kỳ lạ…
… Chuyện Đường Tăng đi lấy kinh, trong quá trình lưu truyền mấy trăm năm, đã dần dần được thêm thắt phong phú lên. Đến tay Ngô Thừa Ân, trải qua những sự lấy bỏ, thêm bớt, sáng tạo, mới thành ra một tác phẩm nghệ thuật vĩ đại như thế.
Sự sáng tạo lớn lao của Ngô Thừa Ân, chủ yếu biểu hiện ở ba mặt dưới đây:
1. Cứ theo sự kết cấu và tình tiết truyện mà xét, tác giả đem mấy truyện đã có sẵn, nối liền chúng lại với nhau một cách khéo léo rồi tô điểm, mở rộng, sửa đổi và gắn vào trong sáng tác của mình, khiến chúng xoáy quanh chủ đề, trở nên một khối hoàn chỉnh. Nhờ ở sự ham thích thần thoại và óc tưởng tượng của mình, ông còn sáng tạo ra một số truyện khác dung hợp với chuyện có sẵn trong dân gian.
2. Xét trên mặt tư tưởng chủ đề, ông đã cải tạo và nâng cao câu chuyện đi lấy kinh vẫn lưu truyền trong dân gian, bồi bổ cho nó một ý nghĩa mới, khiến cho nó có một chủ đề rõ ràng và một tính khuynh hướng mạnh mẽ. Tác giả lại căn cứ vào sự quan sát và sự nhận xét của mình đối với hiện thực, mà tiến hành phê phán xã hội một cách sâu rộng.
3. Xét về mặt xây dựng hình tượng nghệ thuật, nhân vật trong truyện đi lấy kinh trước kia phần lớn chỉ là thô sơ, không có cá tính rõ rệt. Mà điều đáng chú ý là qua bản thân các nhân vật đó, ta không thấy khái quát được phần nào bản chất của lực lượng xã hội. Trải qua sự sáng tạo thiên tài của Ngô Thừa Ân, hình tượng sáng ngời, bất hủ của Tôn Ngộ Không mới được gọt giũa nên. Tôn Ngộ Không giữ một địa vị rất chủ yếu trong Tây du ký, ở Tôn không những có đủ cá tính rõ rệt, mà còn khái quát sâu sắc được nội dung xã hội. Nhờ đó mà Tây du ký đã hoàn thành được sự thay đổi về chất, đã từ một bộ truyện của các tín đồ tôn giáo trở thành một tác phẩm dùng đề tài thần thoại viết thành truyền kỳ của dân gian anh hùng.
Có thể nói như thế này: không có truyện đi lấy kinh của dân gian, thì không thể có Tây du ký của Ngô Thừa Ân; không có sáng tạo gia công thiên tài của Ngô Thừa Ân thì Tây du ký cũng không thể hoàn chỉnh được như thế, không thể đạt được đích cao về tư tưởng và nghệ thuật như thế.

II. Ý nghĩa tư tưởng của Tây Du Ký


Tây du ký là một bộ tiểu thuyết thần thoại trường thiên vĩ đại. Truyện rạng rỡ chủ yếu trên hình tượng nghệ thuật Tôn Ngộ Không. Tôn Ngộ Không là hình tượng anh hùng lý tưởng rất giàu màu sắc thần kỳ, tỏa sáng ra bốn phía trong phòng tranh văn học cổ điển nước ta.
Tôn Ngộ Không là đứa trẻ của tự nhiên, đứa trẻ từ một khối đá tiên sinh đẻ ra. Nó nhờ ở dũng cảm và trí tuệ của mình mà làm chúa đàn khỉ ở động Thủy Liêm, núi Hoa Quả. Tác giả tả động Thủy Liêm, núi Hoa Quả được mười phần tươi đẹp như là một lạc viên lý tưởng. Một bầy khỉ ở trong khoảng trời đất, tự do tự tại, “không chịu sự cai trị của kỳ lân, không chịu sự cai quản của phượng hoàng và cũng không bị sự câu thúc của vua chúa nhân gian”. Nhưng Tôn Ngộ Không lại phải chịu sự quản thúc của diêm vương; vận mệnh của Tôn lại không phải do chính Tôn nắm lấy được. Đối với một việc không thể nào chịu được ấy, Tôn Ngộ Không bèn rèn luyện tài nghệ của mình, náo động long cung, lấy của Đông hải long vương cái gậy gọi là “gậy Như Ý bịt vàng trấn đáy sông trời” nặng một vạn ba nghìn năm trăm cân, múa gậy đánh xuống âm phủ “làm cho quỷ đầu trâu kia sợ phải trốn đông trốn tây, quỷ mặt ngựa kia sự phải chạy nam chạy bắc”. Ngay cả diêm vương cũng sự phải lên tiếng “Xin thượng tiên cho biết tên là gì?”, phải đem sổ sinh tử ra để Tôn Ngộ Không xóa bỏ tên tuổi loài khỉ ở trong ấy. Rõ là Tôn Ngộ Không phản kháng bất cứ sự áp bách nào, Tôn khiêu chiến một cách táo bạo với số mệnh! Tôn Ngộ Không náo động long cung, khuấy rối âm phủ, long vương, diêm vương không làm gì được, đành phải kêu với chúa tể của họ là Ngọc hoàng, kẻ thống trị cao nhất của thế giới thần. Kẻ thống trị ở thiên đình ấy cũng lại chẳng cao minh gì hơn long vương và diêm vương, nhưng biết không thể đối phó được với Tôn, bèn bày ra kế đánh lừa Tôn Ngộ Không lên trời. Tôn Ngộ Không lên đến thiên đình, với thái độ một người thắng thế, vào yết kiến Ngọc hoàng; Thái Bạch kim tinh hướng vào Ngọc hoàng lạy, Tôn Ngộ Không cứ thẳng người đứng ở cạnh. Đến lúc Ngọc hoàng hỏi: “Đứa nào là yêu tiên?” Tôn Ngộ Không chỉ cúi mình trả lời một tiếng là: “Lão Tôn đây!” Thái độ ngang tàng của Tôn ở trước mặt Ngọc hoàng trong thế giới thần thoại, đã phản ánh một cách khái quát sự khinh miệt của dân gian lao động đối với sự quyền quý và chế độ đẳng cấp trong xã hội phong kiến, phản ánh yêu cầu và nguyện vọng của họ: dân chủ, bình đẳng. Khi Tôn Ngộ Không biết rằng việc mình được phong làm “bật mã ôn” chỉ là một việc lừa dối, Tôn bèn bừng bừng lửa giận, đánh ra Nam thiên môn. Thiên đình điều binh khiển tướng đến đánh, kết quả bị Tôn Ngộ Không đánh cho tơi bời, tán loạn như hoa trôi nước chảy. Từ đấy Tôn Ngộ Không lặng lẽ, dứt khoát dựng cờ hiệu, tự xưng là “Tề Thiên đại thánh”, chống lại với thiên đình. “Trời” là vương quốc của thần, là tượng trưng của thế lực thống trị cao nhất; Tôn Ngộ Không lại dựng lên hiệu cờ “Tề Thiên đại thánh”, việc ấy chứng tỏ rõ ràng là Tôn tự coi mình ngang với trời, quyết không chịu sự cai quản của thế lực thống trị trên “nước trời”. Tinh thần phản kháng của Tôn Ngộ Không lúc bấy giờ so với lúc náo long cung, náo âm phủ lại tiến lên một bước nữa, là dám chọi lại với thiên đình. Kẻ thống trị ở trên trời sự uy lực lớn lao của Tôn Ngộ Không, không thể không thừa nhận Tôn là “Tề Thiên đại thánh” được. Ấy là lần thứ hai trời lừa Tôn Ngộ Không lên thiên quốc. Tôn Ngộ Không ở trên thiên cung, vẫn hiềm vì bị người quản thúc, cuộc sống không được tự do, cho nên giả ngây giả dại. Không lâu, Tôn lại náo động ngay thiên cung một mẻ rối tùng phèng nữa sau đó lại ra khỏi cửa trời. Thiên đình tốn hết sức lực mới bắt được Tôn, nhưng không có cách nào giết nổi Tôn. Tôn bị bỏ vào trong lò Bát quái của Thái Thượng lão quân đang luyện thuốc. Lò ấy luyện được bảy bảy bốn mươi chín ngày; nhân lúc Lão quân mở lò để lấy thuốc, Tôn liền nhảy vọt ra, trèo lên trên lò Bát quái. Lão quân đến bên toan tóm bắt, bị Tôn xô ngã lộn nhào. “Lấy gậy Như Ý ở trong tai ra vung một cái, gậy trở thành to như cũ. Đại thánh cầm gậy Như Ý, không kể hay dở, lại đại náo thiên cung một lần nữa. Chín diệu tinh quân đóng chặt cửa ngõ, còn bốn đại thiên vương chạy đâu mất cả.” Ghế ngọc của Ngọc hoàng trước mắt cũng lung lay không yên. May sao có Như Lai đến cứu. Tôn Ngộ Không bèn nói trắng ra với Như Lai rằng: “Người tài làm chủ, nhường ta chứ? Thế mới anh hùng dám đứng lên.” Và lại nói: “Người ta thường nói: “Làm vua phải luân chuyển, sang năm đến nhà ta.” Bây giờ chỉ bảo cho y (chỉ Ngọc hoàng) ra đi, đem thiên cung nhường lại cho ta, thì ta thôi. Bằng không nhường ta sẽ quấy rối mãi, không bao giờ thanh bình được.” Đến đây, tinh thần phản kháng của Tôn Ngộ Không phát triển lên đến cùng tột, không những muốn là “Tề Thiên”, mà lại muốn cướp lấy quyền thống trị của thiên đình vào tay mình; đề ra khẩu hiệu phản kháng triệt để nhất lúc bấy giờ là lật đổ nền thống trị của Ngọc hoàng, như thế thật sung sướng biết nhường nào! Khí phách hùng vĩ biết nhường nào!
Trong chuyện đại náo thiên cung, tác giả Tây du ký đã hết sức kích động lạo nên hình tượng chói lọi của kẻ phản kháng triệt để ấy là hình tượng Tôn Ngộ Không. Tôn bạo dạn đi tìm lý tưởng, còn dám phá hoại quy củ cũ, không thừa nhận bất cứ uy quyền nào của kẻ thống trị vương quốc thần, tin tưởng vào lực lượng của mình, mưu nắm hoàn toàn lấy vận mệnh của mình. Tôn dùng sức thần kỳ của mình làm náo động tơi bời cả ba giới (trời, bể, đất) hoàn toàn làm rối loạn trật tự của vương quốc thần. Thiên đình, cái nơi được coi là thần thánh bất khả xâm phạm, đứng trước sự xung kích của lực lượng to lớn của Tôn Ngộ Không, đã hoàn toàn bộc lộ cái tướng con hổ già bằng giấy, ngoài thì oai nghiêm mà trong thì mềm yếu. Thiên cung của vương quốc thần là tượng trưng cho vương triều phong kiến ở nhân gian; Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung là sự khái quát cao độ bằng tưởng tượng cuộc đấu tranh khởi nghĩa của nông dân phản kháng vương triều phong kiến, ở bảy hồi đầu Tây du ký, tác giả đã tả Tôn Ngộ Không đại náo ở ba giới long cung, âm phủ và thiên cung, mà không tả Tôn đại náo ở nhân gian. Tác giả, một mặt đem kẻ thống trị ở long cung, âm phủ, thiên cung tả rõ ra là những kẻ hôn mê như thế kia; một mặt coi các triều đình ở nhân gian như không có trong trời đất này. Ở trong trời đất này, đánh một dấu hỏi để độc giả tự tìm tòi suy nghĩ. Việc đó không thể bảo là không ngụ một ý sâu sắc.
Tôn Ngộ Không là một hình tượng lý tưởng hóa, là hóa thân của lý tưởng và nguyện vọng của dân gian lao động trong xã hội phong kiến. Sự đấu tranh phản kháng của Tôn không thu được thắng lợi tối hậu; Tôn không hất được Ngọc hoàng ở trên ngôi báu hoàng đế xuống. Tôn Ngộ Không tuy có tài nhảy cân đẩu vân xa được mười vạn tám nghìn dặm, nhưng lại không thoát khỏi tay Phật Như Lai mà phải chịu chặn ép ở dưới núi Ngũ Hành. Cái kết cục khiến người ta than tiếc ấy đã khái quát như lối ngụ ngôn tấn bi kịch lịch sử của những cuộc khởi nghĩa nông dân bị thất bại trong xã hội phong kiến. Tác giả đã ca tụng tinh thần đấu tranh phản kháng triệt để của Tôn Ngộ Không nhưng vì bị hạn chế bởi thời đại và giai cấp, nên đã khoe khoang quá thế lực của giai cấp thống trị. Tác giả cho rằng dù là cuộc đấu tranh phản kháng dũng cảm nhất, triệt để nhất, cũng không hay thoát được lưới thống trị ấy. Ở một mức nhất định, tác giả đã chịu ảnh hưởng của tư tưởng chính thống phong kiến, tư tưởng định mệnh, tìm không được lối thoát, nên chỉ xếp đặt được kết cục như thế.
Việc đại náo thiên cung chỉ chiếm bảy hồi trong một trăm hồi của Tây du ký, nhưng đây là bảy hồi sáng láng, rực rỡ, thể hiện được đầy đủ tinh thần phản kháng triệt để và lý tưởng dân chủ của dân gian, có đủ dân gian tính mạnh mẽ.
Tây du ký, từ bảy hồi đầu trở đi, lại chuyển vào chuyện đi lấy kinh. Xét theo sự phát triển của chuyện, đây là một bước ngoặt. Ở đây, việc đi lấy kinh đại biểu cho sự lần mò đi tìm một lý tưởng; phản ánh nguyện vọng mãnh liệt của dân gian mưu toan tìm cách thoát khỏi hiện thực khổ cực. Việc đi lấy kinh là sự kiện trung tâm của các sách Thủ kinh thi thoại, Thủ kinh tạp kịch, tác giả Tây du ký lợi dụng việc ấy làm một đường dây để miêu tả việc khắc phục tám mươi mốt tai nạn. Việc đi lấy kinh, được coi là mục đích của tác phẩm, vốn là một cái gì cực kỳ mờ ảo; cái được tác giả mô tả chủ yếu lại là những cuộc chiến đấu khẩn trương, quyết liệt để đạt tới mục đích ấy (cũng giống như hiến pháp để bảo vệ người dân). Những cuộc chiến đấu này thật thiết thực, rõ ràng, một bước là một in vết chân, ở trong sự miêu tả thực tế của tác phẩm, mục đích đi lấy kinh ấy khác xa, không trọng yếu bằng sự nỗ lực lớn lao phải bỏ ra để đạt tới mục đích ấy. Vì thế, chúng ta cần phân tích ý nghĩa tư tưởng của câu chuyện đi Tây Thiên lấy kinh; trọng điểm phải đặt vào sự đấu tranh của bọn Tôn Ngộ Không vì muốn đến được Tây Thiên, đã phải đấu tranh với bao nhiêu yêu ma quỷ quái trên đường đi.
Trong quá trình đi Tây Thiên lấy kinh, Tôn Ngộ Không đã đấu tranh để quét trừ bọn yêu ma. Ý nghĩa hiện thực của cuộc đấu tranh trong thế giới tưởng tượng ấy là ở chỗ: tuy biết tự mình không lật đổ được sự thống trị tối cao của vương triều phong kiến, nhưng cứ phải tiếp tục tiến hành đấu tranh để bừa sạch những thế lực tàn ác của vương triều phong kiến đương tác yêu tác quái, trực tiếp tàn hại dân gian trong xã hội.
Tôn Ngộ Không ra không thoát được tay Phật Như Lai, bị chặn ở dưới núi Ngũ Hành, cái đó tượng trưng sự thất bại của cuộc đấu tranh phản kháng triệt để. Nhưng thiên đình cũng đã phải nếm đủ mọi sự lợi hại của “lão Tôn”. Biết rằng “lão Tôn” không phải là người thích sinh sự, nên thiên đình đã thỏa hiệp và nhượng bộ đối với Tôn Ngộ Không. Trên đường đi lấy kinh (hiến pháp đem lại công bình cho người dân), để chống lại sự phản kháng của Tôn, đã có cái Khẩn Cô Nhi trùm lên đầu Tôn, nó tượng trưng cho thế lực thống trị. Nhưng Tôn Ngộ Không lại không đầu hàng thiên đình, trở thành đứa đầy tớ cho Phật tổ, Ngọc hoàng, để cho họ sai khiến. Trái lại, Tôn lại đòi sơn thần, thổ địa, tứ hải long vương, nhật trực công tào, thiên binh, thiên tướng phải để cho mình sai khiến; thậm chí cả Phật tổ, Ngọc hoàng cũng phải phục vụ Tôn. Để đấu phép với yêu ma, Tôn Ngộ Không lại đòi Ngọc hoàng cho mượn trời đem gói kín lại độ nửa giờ, và đánh tiếng rằng: “Nếu hé nửa tiếng ‘không’, ta sẽ lên thẳng điện Linh Tiêu khuấy động binh đao cho mà xem!” Ngọc hoàng chỉ còn biết y theo thôi (hồi thứ 33). Tiếp xúc với thần, Phật, Tôn đều có thái độ khinh miệt mà giễu cợt trêu đùa họ. Ví như ở hồi thứ 51 lúc đi qua núi Kim Đâu, Tôn Ngộ Không đấu phép với con Hủy quái, bị mất gậy bịt vàng; Tôn Ngộ Không biết con Hủy quái nhất định là vị hung tinh nào đó ở trên trời xuống hạ giới để tác quái, liền đi tìm Ngọc hoàng hỏi tội “kiểm thúc không nghiêm”. Một khi gặp Ngọc hoàng, Tôn Ngộ Không liền hướng tới chào to mà rằng: “Thưa lão quan, phiền ngài quá! Phiền ngài quá!” Khi gặp Phật tổ, Tôn liền đem ngay Phật ra làm trăm thứ trò cười. Ví như ơ hồi thứ 77, khi qua động Sư Đà, núi Sư Đà, gặp ba con ma độc ác, Ngộ Không tìm được Phật Như Lai, nói với Phật rằng: “Bạch Như Lai, tôi nghe thấy người ta nói yêu tinh có họ thân thích với ngài!” Lại nói: “Bạch Như Lai, nếu đem so sánh ra, người vẫn là cháu của yêu tinh.” Tôn không nể nang chút nào, lột mặt nạ những kẻ gọi là tôn quý thống trị ở trên trời, đem chúng ra làm trò cười, trêu giễu chúng, đùa cợt chúng, ở Tôn Ngộ Không thật tuyệt nhiên không có bóng dáng “mặt đầy tớ, chân con hầu”, cúi luồn nịnh hót. Ở trước mặt thần, Phật, Tôn luôn luôn giữ thái độ ngạo nghễ anh hùng. Việc đó biểu hiện khái quát tinh thần bất khuất của dân gian lao động trong xã hội phong kiến nước ta, tha thiết yêu tự do, không cam chịu bất cứ sự áp bức nào, luôn luôn ngạo nghễ đối với giai cấp thống trị phong kiến. Việc đấu tranh của Tôn Ngộ Không trên đường đi lấy kinh là kế tục việc đấu tranh của Tôn khi đại náo thiên cung, có điều là phạm vi đấu tranh có hạn chế; phương thức và phương pháp đấu tranh có thay đổi.
Trên đường đi lấy kinh, Tôn Ngộ Không đã mở rộng cuộc đấu tranh ngoan cường với bọn yêu ma. Những yêu ma tưởng tượng này phản ánh một hiện thực đương thời là những thế lực hung ác của phong kiến (đám yêu ma tượng trưng cho đám hối lộ, quan lại, cường hào ác bá hà hiếp, cấu kết với nhau để bốc lột dân lành). Bọn ấy đều trực tiếp cấu kết với giai cấp thống trị thượng tầng. Như Hoàng Bào lão yêu là Khuê Mộc Lang tinh ở trên trời; Kim Giốc đại vương, Ngân Giốc đại vương ở núi Bình Đính là hai đồng tử trông coi lò thuốc của Thái Thượng lão quân; Độc Giốc Hủy đại vương ở động Kim Đâu là con trâu xanh của Thái Thượng lão quân… Tôn Ngộ Không, với trí tuệ vô cùng, dũng cảm phi thường, đã chiến đấu ngoan cường, để chiến thắng dần dần từng đứa một, đã rẫy sạch những thế lực hung ác tàn hại dân gian. Đó chính là thiện đã chiến thắng ác, sáng đã chiến thắng tối, phản ánh rõ nguyện vọng của dân gian. Thứ nữa, những thần quái yêu ma trong Tây du ký không những là thể hiện một số lực lượng xã hội mà cũng thể hiện một số lực lượng thiên nhiên đã nhân cách hóa; cả hai thường không tách rời nhau. Tôn Ngộ Không, trong truyện đi lấy kinh, không những đã thể hiện lý tưởng của dân gian lao động chiến thắng thế lực hung ác của xã hội trong cuộc đấu tranh giai cấp mà lại cũng đã thể hiện lý tưởng của dân gian lao động chiến thắng tự nhiên, chinh phục tự nhiên trong cuộc đấu tranh sản xuất. Còn như bọn Ngọc hoàng, long vương, diêm vương trên vương quốc thần trên trời chẳng những là bóng tối của kẻ thống trị phong kiến trong xã hội hiện thực, mà cũng là chúa tể của sức tự nhiên đã được thần hóa trong tưởng tượng của người. Tôn Ngộ Không đã chiến thắng những thần quái yêu ma ấy cũng chính là Tôn đã chiến thắng được thiên nhiên thường gây ra tai họa…
… Trong toàn bộ sách, tính cách của Tôn Ngộ Không đã giữ được tính thống nhất. Đi Tây Thiên lấy kinh là tính cách của Tôn phát triển tiến lên một bước, chứ nhất định không phải là phủ định tinh thần phản kháng khi đại náo thiên cung. Tôn Ngộ Không thủy chung vẫn là một kẻ anh hùng đã được lý tưởng hóa cao độ. Tôn không sợ trời, không sợ đất. Tôn có tinh thần chiến đấu phản kháng hết thảy sự áp bức của thống trị, kiên quyết khắc phục hết thảy các khó khăn; có trí tuệ và sức mạnh vô cùng; có phẩm chất cao quý, chí công vô tư, tha thiết yêu anh em, đồng tình và giúp đỡ những kẻ nhỏ yếu bị hại. Tất cả những cái đó đều là cái mà dân gian lao động vốn có, đồng thời lại là cái đã được lý tưởng hóa đến cao độ.
Cái tinh thần phản kháng, ngạo nghễ, bất khuất, đánh đổ hết thảy của Tôn Ngộ Không là nhằm vào giai cấp thống trị tha hóa mà chĩa mũi nhọn, điều đó có ý nghĩa tiến bộ rất lớn. Tính cách của Tôn là tích cực, hình tượng của Tôn mãi mãi được thanh thiếu niên yêu thích, rất có tác dụng đến sự hình thành tính cách của các em. Chúng ta phải giải thích chính xác cho các em hiểu rõ điều kiện lịch sử đã sản sinh ra hình tượng đó và vận dụng một cách đúng đắn hình tượng đầy màu sắc thần kỳ này trong văn học cổ điển nước ta, để giúp cho thanh thiếu niên của chúng ta phát triển ý chí không sợ khó khăn, ngoan cường đấu tranh để kiến thiết Tổ quốc, bảo vệ Tổ quốc.
Trong Tây du ký Ngô Thừa Ân, ngoài việc sáng tạo ra hình tượng rực rỡ Tôn Ngộ Không, lại còn sáng tạo thành công hình tượng Trư Bát Giới. Tính cách của Trư Bát Giới rõ và nổi lạ thường, gieo cho ta có một cảm giác thực, mạnh mẽ. Sở dĩ chúng ta thấy Trư Bát Giới chân thực, gần gũi là vì Trư là một nhân vật hiện thực đã được khoác cho cái ngoại hình của tưởng tượng. Tính cách của Trư Bát Giới rất là phức tạp, chính vì Trư đã có nhiều ưu điểm của người bình dân, nhưng lại có khuyết điểm nghiêm trọng của kẻ nhiều dục vọng.
Trư Bát Giới một khi xuất hiện tuy vẫn còn một ít yêu khí, nhưng cũng cho chúng ta một ấn tượng mạnh mẽ là Trư hay lao động. Sau khi đã làm đồ đệ cho Đường Tăng, tuy đối với công việc lấy kinh, Trư hoàn toàn không hiểu biết gì, cũng chẳng cảm thấy hứng thú gì, lại dễ dàng bị dao động, nhưng Trư Bát Giới lại là kẻ hết lòng với công việc chung của cả bọn, diệt trừ yêu quái ở trên đường để đi thông sang Tây Thiên lấy kinh. Trư Bát Giới ít can đảm, sự khó khăn, tuy đã nhiều lần bị yêu ma bắt được, nhưng chưa hề thỏa hiệp, đầu hàng. Như khi Bát Giới bị Hồng Hài Nhi bắt được bỏ vào trong túi da, Bát Giới vẫn cứ quát mắng như thường. Trên đường đi lấy kinh, Bát Giới đã làm khá nhiều công việc nặng nề khó khăn. Qua núi Kinh Cức, Bát Giới phát chặt gai góc; qua ngõ Hy Thị, Bát Giới dùng mõm dũi đường. Một gánh hành lý nặng nề kia của cả bọn cũng cơ hồ do một mình Trư Bát Giới từ Đông Thổ gánh đến Tây Thiên. Tính cách ngây thơ, thẳng thắn, lạc quan của Trư, lòng say mê cuộc sống, không câu nệ lễ phép phiền toái của Trư, khiến ta thấy Trư đáng yêu; và khẳng định rằng những phẩm chất đó đã hình thành tính cách của Trư.
Nhưng Trư Bát Giới cũng có khá nhiều khuyết điểm nghiêm trọng. Những khuyết điểm ấy luôn luôn tương phản với ưu điểm của Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới nhớ nhà, không quyết tâm đi lấy kinh, luôn luôn xin chia hành lý đòi giải tán đoàn thể để về nhà; Tôn Ngộ Không thì không vậy, trong đầu óc Tôn xưa nay không có cái quan niệm tiểu gia đình như thế. Trư Bát Giới nhát gan, ngại khó, gặp yêu ma là sợ hãi chùn lại không dám tiến, thậm chí khi lâm trận lại bỏ trốn; Tôn Ngộ Không thì là người không sợ trời, không sự đất, thấy yêu ma là đánh ngay và đánh đến cùng. Trư Bát Giới khí cục nhỏ nhen, chỉ nghĩ ích mình; điều đáng buồn cười nhất là Trư lại còn dành một món vốn riêng; Tôn Ngộ Không thì tuyệt nhiên không có chút tự tư tự lợi gì, ở đâu đâu cũng chỉ nghĩ đến người khác và sự nghiệp. Trư Bát Giới thích đưa lời gièm và đơm đặt chuyện; Tôn Ngộ Không thì tuyệt đối không có cái khuyết điểm ấy. Xem như thế đủ thấy Trư Bát Giới có rất nhiều khuyết điểm, mà những khuyết điểm ấy lại đối lập với khá nhiều ưu điểm sáng sủa của Tôn Ngộ Không. Nhưng Ngộ Không với Bát Giới lại thống nhất với nhau trên cơ sở cùng theo đuổi một sự nghiệp chung, một mục đích chung. Trư Bát Giới có đủ phẩm chất của người lao động, điều đó cũng nhất trí với Tôn Ngộ Không.
Trư Bát Giới là nhân vật chính diện. Bản chất của Trư vẫn là tốt, nhưng ở trên một mức lớn, Trư không thể là khuôn mẫu cho người ta học tập được. Ý nghĩa hình tượng ấy của Trư Bát Giới một mặt là phụ vào làm cho hình tượng Tôn Ngộ Không thêm rực rỡ; mặt khác, khách quan mà nói, đã phản ánh những khuyết điểm và nhược điểm của kẻ tiểu tư hữu. Đối với độc giả, chuyện đó hẳn cũng có tác dụng răn dạy tốt.
Tác giả phê phán khắt khe những khuyết điểm và nhược điểm của Trư Bát Giới, nhưng lại là phê phán có thiện ý; tuy nghiêm khắc, nhưng lại là xuất phát từ lòng yêu thương và che chở. Tác giả phê phán đấy nhưng trước sau vẫn không quên mặt cơ bản phải hết sức khẳng định là mặt tốt của Trư; vì thế sự phê phán đã đạt được mục đích, mà lại không tổn hại đến hình tượng nhân vật ấy.
Đường Tăng là thủ lĩnh tập đoàn đi lấy kinh, song đọc Tây du ký chúng ta đều cảm thấy vai chính trong việc đi lấy kinh lại là Tôn Ngộ Không. Đường Tăng là một hình tượng tuy có tác dụng độc lập, nhưng chỉ có đem đặt vào trong quan hệ với các nhân vật khác, đặc biệt là Tôn Ngộ Không, mới có thể bàn xét một cách chính xác về ý nghĩa vai trò ấy ở trong tác phẩm. Đường Tăng và Tôn Ngộ Không thật khác nhau về giai cấp, tính tình và đặc điểm, nhưng Đường và Tôn cùng thống nhất được với nhau trong công việc chung là việc đi lấy kinh.
Đường Tăng là một vị danh tăng được hấp thụ một nền văn hóa phong kiến cao độ. Đường Tăng có tư tưởng phong kiến truyền thống nặng, trong đầu óc chứa đầy quan niệm đẳng cấp. Y giữ gìn lễ phép phong kiến thật cẩn thận. Bất cứ gặp vị thần Phật lớn nhỏ nào, y cũng đều phục xuống lạy; bất cứ gặp một quân vương nước nào, y cũng đều cung kính, hô câu vạn tuế. Lúc vào triều Ngọc Hoa vương ở phủ Ngọc Hoa vương nước Thiên Trúc, Bát Giới cất tiếng chào hơi to một chút làm vương tử kinh sợ. Đường Tăng liền trách mắng Bát Giới rằng: “Thường có câu: ‘Người có năm bảy dáng, của có chín mươi loài’, không biết thế nào là sang hèn ư?” Như thế chứng tỏ Đường Tăng là người tuyên dương và là người ủng hộ tích cực chế độ đẳng cấp phong kiến. Ở Đường Tăng đã biểu hiện sự nhu nhược vô tài của phần tử trí thức phong kiến nói chung, hễ thấy yêu ma là mất hồn mất vía, đến nỗi “ngồi không vững trên yên ngựa đẹp đẽ, ngã lộn nhào từ trên lưng ngựa trắng xuống”. Bởi thế Tôn Ngộ Không thường mắng Đường Tăng là “hình dáng như cái bọc mủ ấy”. Đứng trước sự khó khăn, Đường Tăng chỉ biết “nhăn mày, ròng ròng sa đôi hàng lệ”; hễ rời Tôn Ngộ Không ra thì không đi được nửa bước, thậm chí cả cơm ăn cũng không nuốt được. Khi tác giả viết về khí chất của phần tử trí thức phong kiến và tư tưởng phong kiến của Đường Tăng, là tác giả đã kèm theo thái độ phê phán rồi. Tác giả đem Đường Tăng tả ra đủ mười phần câu nệ, hủ lậu đáng cười, khiến độc giả thấy mà ngán ngẩm. Những cái ấy đều tương phản với tính cách của Tôn Ngộ Không. Khi viết ra sự so sánh ấy, tác giả đã bao hàm cả sự khen ngợi và sự phê phán rồi.
Ở Đường Tăng, tư tưởng phong kiến có truyền thống của Trung Quốc cùng tư tưởng nhà Phật đã kết hợp với nhau làm một. Tư tưởng nhà Phật sau khi truyền vào Trung Quốc, bèn gắn chặt với tư tưởng phong kiến truyền thống của Trung Quốc thành ra một hình thái ý thức của giai cấp thống trị. Đường Tăng thường cứ tuyên truyền luôn miệng những giáo điều nhà Phật, như “từ bi làm lòng”, “đừng giết sinh linh”, “quét nhà sợ thương tổn tính mệnh loài sâu, loài kiến”, “thương tiếc những con thiêu thân lọt vào đèn”… Cái “từ bi” rẻ giá vô nguyên tắc ấy chỉ có lợi cho giai cấp thống trị; nó làm tê liệt ý chí phản kháng của dân gian lao động. Đường Tăng đuổi Tôn Ngộ Không ba lần, nhưng sự thực lại chứng minh lần nào Tôn Ngộ Không cũng phải cả. Tác giả dùng sự thực phê phán cái từ bi giả dối, không phân biệt ta với thù của Đường Tăng, khẳng định cái tinh thần đấu tranh tích cực, yêu ghét phân minh của Tôn Ngộ Không; điều đó có ý nghĩa nhận thức sâu sắc. Cái đó chỉ ra cho lớp người thời đó biết rằng phải khéo phân biệt chân và ngụy, thiện và ác; đối với thế lực ác bất cứ nó ngụy trang xuất hiện dưới hình thức nào, đều phải tiến hành đấu tranh kiên quyết. Ngày nay chúng ta đang vạch trần âm mưu của chủ nghĩa độc tài bề ngoài thì giả vờ nói hòa bình mà kỳ thực bên trong thì chuẩn bị chiến tranh, vạch trần “chủ nghĩa nhân đạo” hình thức và giả dối của giai cấp thống trị, thì truyện này cũng lại có ý nghĩa giáo dục như truyện ngụ ngôn vậy.
Song tác giả đối với Đường Tăng, mặc dầu có phê phán, nhưng lại mô tả Đường Tăng là nhân vật chính diện. Trong tác phẩm, Đường Tăng không phải là người ác, Đường Tăng không quản trăm đắng nghìn cay, trèo non lội suối, để sang Tây Thiên lấy kinh; chính vì thế nên Tôn Ngộ Không lại có thể cùng Đường Tăng thống nhất được trên cơ sở của công việc chung đi lấy kinh.
Tây du ký là do chuyện một đồ đệ Phật giáo đi lấy kinh phát triển, diễn biến ra mà có; trước kia nó sặc màu mê tín tôn giáo. Trong quá trình phát triển ở dân gian, đặc biệt là sau khi đã qua tay Ngô Thừa Ân gọt giũa lại, câu chuyện đi lấy kinh đã từ một truyện ký của tín đồ tôn giáo biến thành một pho anh hùng truyền kỳ thần thoại. Tuy vậy nó cũng không thoát được cái vỏ lấy kinh đã có từ trước, vẫn là chuyện một đồ đệ Phật giáo đi lấy kinh làm đầu mối dẫn đến mọi tình tiết. Thêm vào đấy, tác giả phần nào cũng có tư tưởng tôn giáo, cho nên Tây du ký vẫn mang theo cái quan niệm Phật giáo nhất định.
Tôn giáo là thứ thuốc Tylenol để làm dịu tinh thần dân gian dưới áp lực rối ren của xã hội. Trong xã hội có giai cấp, tôn giáo chủ yếu là một thứ vũ khí tinh thần mà kẻ thống trị thường dùng để làm mê hoặc dân gian, thống trị tư tưởng dân gian (Trong xã hội phong kiến, người nông dân khởi nghĩa cũng thường lợi dụng tôn giáo làm thủ đoạn tuyên truyền, tổ chức để cướp chính quyền, và khi thành công họ lại biến thành giai cấp thống trị, đây là vòng lẩn quẩn trong lịch sử loài người). Do bị áp bức giai cấp tàn khốc, sức sản xuất thấp kém và khoa học, văn hóa không phát triển, nên dân gian thường thường không thể không mê tín vào sức mạnh của số mệnh, do đó đề ra tư tưởng định mệnh của tôn giáo. Nhưng trong đời sống thực tế, dân gian đã thể nghiệm thấy tôn giáo có thể làm cho họ thoát khỏi đau khổ hiện thực không lối thoát. Cuộc sống hiện thực khiến dân gian không thể không sinh lòng hoài nghi và bất mãn ngày càng lớn đối với giai cấp thống trị và thúc đẩy họ đi đến chỗ chống đối lại vận mệnh, tích cực đấu tranh giai cấp và đấu tranh sản xuất. Vì thế mà trong dân gian lại nung nấu sẵn cái ý thức chống cường quyền. Ý thức chính trị và ý thức chống giai cấp thống trị ấy phản ánh ở trong Tây du ký tức là tác giả phê phán giai cấp thống trị ngay khi đang bị ý thức chính trị ràng buộc; ca ngợi đấu tranh chống vận mệnh ngay cả khi đang bị khốn khổ vì tư tưởng vận mệnh; do đó ta thấy rõ tính tiến bộ và tính hạn chế trong vấn đề nhìn xã hội trong Tây du ký.
Trong Tây du ký còn tồn tại tư tưởng định mệnh của tôn giáo. Nó cho rằng “một hớp uống, một miếng ăn đều do có định trước”, trời đất vạn vật hình như bị một thứ lực lượng vô hình thống trị, cái gì cũng đều là do số. Trong Tây du ký cũng có quan niệm nhân quả báo ứng. Từng hồi từng mục trong Tây du ký đều đầy rẫy những tiếng nhà Phật. Thầy trò Đường Tăng sau khi đi lấy được kinh, thành được chính quả lên trời, cả Tôn Ngộ Không là người có tinh thần phản kháng nhất cũng được thành Phật. Kết cục ấy của Tôn Ngộ Không so với tính cách toàn thể của Tôn không được thống nhất. Điều ấy khiến cho hình tượng rực rỡ của Tôn Ngộ Không không thoát khỏi những ràng buộc của lịch sử. Những thứ ràng buộc ấy biểu hiện sự giới hạn của tư tưởng tác giả, nhưng cái đó là thứ yếu trong tác phẩm. Nhìn chung toàn bộ sự mô tả cụ thể và sự sáng tạo hình tượng của Tây du ký thì Tây du ký lại dồi dào tinh thần đấu tranh phản kháng đối lập với quan niệm giai cấp. Nhà Phật yêu cầu mọi người phục tùng sự an bài của số mệnh, yêu cầu nhịn nhục, chịu sự đau khổ kiếp này, tuyên truyền đối với ai cũng đều tỏ rõ “nhân từ”, nhưng Tôn Ngộ Không lại lấy tư tưởng và hành động ngời sáng của tự mình mà mạnh mẽ phủ định hết thảy những điều đó. Điều càng khiến người ta ngẫm nghĩ kỹ là ở trong sách tác giả đã nhạo báng và chê cười khắt khe, cay đắng đối với thần, Phật, tăng, đạo; thậm chí khinh nhờn và đại bất kính đối với thần, Phật, điều đó đã biểu hiện rõ một mặt khác thái độ đối với giai cấp của tác giả.
Các đạo sỹ được nói đến trong Tây du ký cơ hồ toàn là nhân vật phản phái cả. Những đạo sỹ ấy thường thường dùng những thủ đoạn như cầu mưa, dâng gái đẹp để làm quốc sư, quốc trượng; mê hoặc quốc vương; mưu toan cướp ngôi vua. Rồi thì triều chính bị đen tối, trăm họ gặp tai ương. Tây du ký công kích đạo giáo và đạo sỹ cũng không phải là do sự “sùng tăng diệt đạo” mà chính là muốn phê phán cái hiện thực xã hội thời Minh.
Trong khi phê phán đạo sỹ, tác giả cũng thường chĩa mũi giáo vào kẻ thống trị tối cao của vương triều phong kiến tức là quốc vương. Như tả: quốc vương nước Tỳ Kheo hoang dâm vô đạo, dùng tim gan của một nghìn một trăm mười một trẻ em làm dẫn thang chế thuốc; quốc vương nước Xa Trì bắt tất cả các hòa thượng về làm công việc khó nhọc, hơn hai nghìn hòa thượng bị vất vả chết đến già nửa, sau cùng, chỉ còn được năm trăm người sống. Nhưng tác giả vì bị hạn chế bởi tư tưởng chính thống phong kiến nên không chịu đem quốc vương ra tả cho xấu hẳn; bọn quốc vương ấy tuy là tối tăm, tầm thường, nhưng lại là “chân mệnh thiên tử”, sau này nhờ Đường Tăng và Tôn Ngộ Không khuyên răn, chỉ bảo, nên tự hồ tâm địa thốt nhiên mở mang, thành có sự “chuyển biến lớn”. Hình như tội ác hoàn toàn do bọn đạo sỹ, nịnh thần kia gây ra, chỉ cần quét sạch bọn ấy là nước được thịnh, dân được yên ngay. Kết cục của sự chuyển biến lớn ấy là giả dối, là thiếu cơ sở hiện thực. Điều đó đã chứng tỏ tư tưởng của tác giả bị hạn chế. Trên một chừng mực nhất định, nó đã làm giảm kém sức phê phán hiện thực. (cũng ví như vua nhu nhược bất tài làm mất nước thì đổ tội cho cung phi mỹ nữ, tướng bất tài thì đổ tội cho quân sĩ, trang thiết bị, chính phủ bất tài thì đổ tội cho dân ngu si, hoặc đảng cầm quyền trước đây.)
Tóm lại tư tưởng rực rỡ của Tây du ký chủ yếu là thể hiện ở Tôn Ngộ Không. Tinh thần đấu tranh phản kháng của Tôn Ngộ Không quét trừ hết thảy mọi thế lực tà ác, đã thể hiện đầy đủ lý tưởng của dân gian lao động và sự bất mãn của họ đối với hiện thực. Trong Tây du ký, Trư Bát Giới, Đường Tăng đã thể hiện diện mạo phẩm chất của những giai cấp, giai tầng nhất định. Bọn họ ở trong tác phẩm, tuy có tính chất đối sánh với Tôn Ngộ Không, nhưng họ đều có tư tưởng độc lập của họ. Bằng hình thức tưởng tượng Tây du ký, một mặt đã ca tụng tinh thần đấu tranh phản kháng của Tôn Ngộ Không, một mặt lại đã phơi trần và công kích các mặt đen tối. Những cái đó đều có ý nghĩa hiện thực rất lớn đối với xã hội đương thời, đó là nội dung tư tưởng chủ yếu của Tây du ký.

III. Thành Công Về Nghệ Thuật Của Tây Du Ký


Tây du ký là chóp đĩnh của các sáng tác về chủ nghĩa lãng mạn trong lịch sử phát triển về tiểu thuyết cổ điển của nước ta. Chủ nghĩa lãng mạn tích cực là đặc sắc nghệ thuật chủ yếu của nó. Nó đã kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của thần thoại cổ đại nước ta, đã thể hiện sức sáng tạo vĩ đại và sức tưởng tượng phong phú của dân tộc ta. Tây du ký chính là một bộ tiểu thuyết thần thoại trường thiên vĩ đại, tích cực. Thông qua hình thức ảo tưởng thần kỳ và nội dung bắt nguồn ở hiện thực mà cao hơn hiện thực. Tây du ký đã phản ánh đầy đủ, khúc chiết, phức tạp, lý tưởng cao quý và đời sống hiện thực của dân gian ta.
Cái được tả trong Tây du ký là một thế giới thần thoại kỳ diệu. Nhân vật trong đó tuyệt đại đa số không phải là người trong xã hội hiện thực, mà nơi hoạt động của họ cũng không phải là hoàn cảnh của đời sống xã hội loài người. Tây du ký mở rộng hết kho tưởng tượng phong phú không gì sánh dược, có đầy đủ tình tiết truyện đưa người ta vào cảnh thắng thú vị: đời sống vui vẻ, tự do tự tại của bầy khỉ ở núi Hoa Quả, việc đại náo thiên cung, địa phủ và long cung, bảy mươi hai phép biến hóa, tám mươi mốt nạn trên đường; cho đến chỗ chiến trường tung đá bay cát, sự thần quái đi mây về gió, cuộc chiến đấu thần diệu kỳ dị… Tất cả những cái ấy đã đưa người ta tiến vào một thế giới ảo tưởng thần diệu. Khi sáng tạo ra thế giới ảo tưởng ấy tác giả đã viết rất chi tiết về bối cảnh khiến ta như thấy ngay ở trước mắt. Tả nhân vật cũng có thanh có sắc. Nhưng hoàn cảnh và nhân vật ở đây lại không phải là bộ mặt của bản thân đời sống xã hội loài người; lối viết chi tiết như thế chỉ có thể hợp lý trong cái lô gích phát triển của tự thân câu chuyện thần thoại. Nó là cái hợp tình hợp lý của thần thoại.
… Tây du ký có nội dung bắt nguồn ở hiện thực mà lại cao hơn hiện thực. Nó thông qua hình tượng nhân vật mà biểu hiện ra. Hình tượng nhân vật của Tây du ký đều có đầy đủ ý nghĩa hiện thực, nhưng đều không na ná hoặc đơn giản bắt chước hiện thực, cũng không khái quát chung chung, mà cao hơn hiện thực trên một mức độ rất lớn. Ở đây thiện thì càng thiện, ác thì càng ác, đều từ trên phương hướng của bản thân mình vượt cao hơn hiện thực mà đi vào phạm vi ảo tưởng hóa, lý tưởng hóa.
Trong Tây du ký hình thức ảo tưởng kết hợp với nội dung hiện thực cực lớn, đã đạt tới sự thống nhất khéo léo. Chính vì thế sự tưởng tượng của Tây du ký mới được biểu hiện ra có ý nghĩa biết bao, khỏe khoắn tốt đẹp, sinh động và thú vị biết bao! Hợp tình hợp lý khiến người tin phục và sáng ngời trí tuệ biết bao!
Hoàn cảnh mà Tây du ký đã tả là thế giới ảo tưởng của thần thoại vì thế mà trong khi dựng nhân vật cũng phải dựa vào cái thế giới ảo tưởng thần thoại đó mà phát triển tính cách và hành động của nhân vật.
Tây du ký đã dựng nên rất nổi bật một hình tượng rực rỡ là hình tượng Tôn Ngộ Không. Trong khi gọt giũa hình tượng này, tác giả đã chọn lối nghệ thuật cao độ của chủ nghĩa lãng mạn tích cực, khiến Tôn Ngộ Không từ trong hòn đá sinh ra đã học biết được nhiều phép lạ, có thể lên trời xuống đất, không sợ lửa đốt, nước ngâm; có thể không ngủ không ăn, vẫn không mỏi mệt… Tất cả đều là thần kỳ mà ở trong thế giới thần kỳ ấy, nhân vật và hoàn cảnh đều điều hòa nhất trí. Tất cả hành động của Tôn Ngộ Không đều khoa trương cực độ. Như hồi thứ 45 tả cái quảng đại thần thông, hô mưa gọi gió của Tôn Ngộ Không như sau:
“… Đặng thiên quân nói: ‘Đại thánh đã truyền bảo gì thì ai dám không nghe, nhưng phải có hiệu lệnh mới dám theo hiệu lệnh mà làm. Không thế thì sấm mưa loạn xạ, hóa ra đại thánh làm việc không có điều khoản rành mạch ư?’ Hành Giả nói: ‘Ta đem cái gậy làm hiệu.’ Lôi công sợ lắm nói: ‘Cha mẹ ơi! Chúng tôi chịu sao được cái gậy ấy?’ Hành Giả nói: ‘Có đánh các người đâu, hãy nhìn vào cây gậy của ta ra hiệu. Ta trỏ lên một cái tức là cần nổi gió.’ Phong bà bà, Tốn nhị lang cuống quýt đáp ngay: ‘Xin thổi gió!’ — ‘Gậy trỏ lần thứ hai tức là cần kéo mây!’ Thôi Vân đồng tử, Bố Vụ lang quân nói: ‘Xin kéo mây! Xin kéo mây!’ — ‘Gậy trỏ lần thứ ba tức là cần sấm vang chớp lóe!’ Lôi công, Điện mẫu nói: ‘Xin vâng! Xin vâng!’ — ‘Gậy trỏ lần thứ tư là cần mưa xuống!’ Long vương nói: ‘Xin tuân mệnh! Xin tuân mệnh!’ — ‘Gậy trỏ lần thứ năm là cần trời nắng, mưa tạnh, nhất thiết không được sai trái!’”
Uy lực lớn mạnh và khí phách hùng vĩ của Tôn Ngộ Không trước thiên nhiên, phản ánh nguyện vọng tha thiết của dân gian lao động muốn chinh phục thiên nhiên. Bởi Tôn Ngộ Không là một hình tượng anh hùng của thần thoại gọt giũa trong thế giới ảo tưởng, tất cả các cái ấy càng làm nổi bật cái đặc trưng của bản chất hình tượng sáng ngời ấy.
Hình tượng Tôn Ngộ Không đã được lý tưởng hóa cao độ. Trong các cuộc chiến đấu, lúc nào Ngộ Không cũng vẫn là một anh hùng và chiến sỹ đội trời đạp đất, không sợ gì cả. Cái đó đã thể hiện lý tưởng chủ nghĩa anh hùng của nhân dân lao động thời cổ đại. Dân gian thời cổ đại, thông qua hình tượng rực rỡ ấy của Tôn Ngộ Không, đã thấy được sức mạnh và lý tưởng của mình, đã cổ võ ý chí phấn đấu của mình.
*
* *
Châm biếm và hài hước là môn sở trường của Ngô Thừa Ân. Đối với những hiện tượng xấu xa, lệch lạc trong hiện thực, ông dùng hình thức ảo tưởng để gián tiếp châm biếm rất chua cay trong Tây du ký. Thần, Phật, sư, đạo thường thường là đối tượng châm biếm của Ngô. Như trong đoạn kể chuyện Đường Thái Tông xuống âm phủ có mang một phong thư của Ngụy Trưng viết cho Thôi phán quan, vị phán quan ấy giúp đỡ Thái Tông rất nhiều, và đã chữa trộm thêm tuổi thọ Thái Tông. Lại như trong hồi thứ 16, tả một lão tăng ở viện Ọuan Âm trông thấy áo cà sa gấm của Đường Tăng rực rỡ, hoa cả mắt, bèn nảy ra lòng tham; đến lúc lừa được áo cà sa vào tay rồi thì lại nhìn tấm áo mà kêu gào khóc lóc đến hai trống canh vẫn chưa thôi, vì lo không thể chiếm giữ được vĩnh viễn cái áo để làm của riêng mình; cuối cùng y bèn giở thủ đoạn độc ác đến chỗ Đường nghỉ đỗ, phóng một mớ lửa đốt cả bọn Đường Tăng chết cháy. Lúc lửa bốc cháy làm kinh động Hắc Phong quái, con quái này đến cứu hỏa thì lại thấy của sinh lòng tham, thừa cơ lửa cháy cướp lấy áo cà sa đem về sơn động. Mũi nhọn châm biếm của tác giả không những chĩa vào phán quan, tăng, đạo và ma quái, mà lại còn trực tiếp chĩa vào ngay Phật Như Lai là vị thần tượng tối cao của nhà Phật, như ở hồi thứ 98, hai vị A Nan, Ca Diếp đòi bọn Đường Tăng đưa “Lễ vật”. Phật Như Lai cũng nói: “Ngày trước các tỳ kheo thánh tăng xuống núi tụng cho nhà trưởng giả họ Triệu một lượt kinh chỉ lấy được của nhà ấy ba đấu, ba thăng vàng cốm đem về. Ta vẫn còn bảo bọn họ bán rẻ quá, con cháu đời sau lấy tiền đâu mà dùng.” Những chuyện đại loại như thế đều là sự châm biếm nhọn sắc cả. Phán quan ở âm phủ, nghe nói là người mặt sắt vô tư nhất, mà cũng vì nể riêng tây; sư sãi phải làm gương mẫu cho sự dứt bỏ “năm tình sáu dục” của con người tục, thế mà lão tăng ở Quan Âm viện lại tham lam vô độ; nhà Phật thì nói từ bi, không sát sinh, nhưng lão tăng ấy lại tham của hại người; cứu hỏa vốn là điều thiện, việc hay, nhưng Hắc Phong quái trong khi đi cứu hỏa lại thừa cơ đi ăn cướp; Phật phải là bậc thanh cao nhất thần thánh nhất, thế mà từ A Nan, Ca Diếp cho đến Như Lai là vị thần tượng Phật tối cao, rút lại cũng bon chen tài lợi như bọn hạ lưu vậy. Những hành vi này đều không phù hợp với thân thế, tiếng tăm của họ nên đã trở thành một thứ mỉa mai chua chát. Đối với những sự chế giễu ấy, chúng ta không thể chỉ thấy ở trên sách mà phải đem đối chiếu và liên hệ với hiện thực xã hội.
… Trong Tây du ký, sự phê phán những khuyết điểm và nhược điểm của Trư Bát Giới cũng là thông qua hình thức khôi hài, cười cợt mà tiến hành. Hồi thứ 23 tả vị bồ tát biến thành bốn mẹ con mỹ nhân đến dò thử lòng thiền của bọn thầy trò Đường Tăng, ở đây tác giả đã phê phán tính hiếu sắc và lòng cầu an của Trư Bát Giới. Khi bà lái buôn vào trạc bốn mươi lăm tuổi đem ba người con gái của mình đến nói với Đường Tăng về việc kén rể, trong bọn, mọi người đều quyết tâm đi lấy kinh, không màng nghĩ đến việc ở lại, duy có Trư Bát Giới phơi bày ngay cái xấu ra: “Nghe nói đến giàu sang như thế, gái đẹp như thế, Bát Giới lại thấy ngứa ngáy, ngồi trên ghế, như kim châm vào hông, nghiêng bên nọ, ngả bên kia, nhịn không nổi, bèn chạy lên níu lấy sư phụ nói: ‘Bà đây nói chuyện với sư phụ, tại sao sư phụ cứ làm thinh, cũng phải quan tâm đến một tí chứ.’” Tác giả diễn tả tâm lý mâu thuẫn của Bát Giới: muốn ở lại, lại sợ Đường Tăng mắng, sợ cái gậy của Tôn Ngộ Không. Tâm lý ấy được biểu hiện ra rất buồn cười. Bát Giới cứ lảm nhảm oán trách Đường Tăng sao lại không vờ nhận lời, để đến nỗi “tro tàn bếp lạnh”, “cơm nước đều không”. Bát Giới mượn tiếng đi chăn ngựa, tìm mẹ con bà lái buôn. Khi đã gặp được, tức thì gọi người lái buôn ấy là “mẹ”, chào hỏi, và lén lút nhận làm rể. Tác giả thông qua việc người đàn bà lái buôn do bồ tát hóa ra ấy, đem Bát Giới ra trêu cợt một phen: bảo Bát Giới bịt mắt, chọn lấy một người con gái. Kết quả Bát Giới chưa mó đến được một người nào thì đã “ngã vều mõm sưng đầu”. Rồi lại bảo Bát Giới mặc thử áo trân châu của ba người con gái. Áo ấy vốn là mấy cái dây thừng biến ra, Bát Giới mặc vào, nó liền trói Bát Giới thật “đau đớn khó chịu”, quật hắn ngã xuống đất. Còn ngoài ra, như hồi thứ 18 tả Trư Bát Giới hiếu sắc, hồi thứ 32 tả Trư Bát Giới nhát gan, nói dối, đều là dùng bút pháp giống như thế để làm nổi bật cái hình tượng hài kịch ấy. Song cười thì cười, nhưng không ai ghét Trư Bát Giới cả. Bởi vì đối với Bát Giới, tác giả đã khẳng định trước cái nguyên cớ phê phán y rồi. Cái “tài hài kịch” của Ngô Thừa Ân khiến Tây du ký có đủ khí vị hài hước cực kỳ sâu sắc. Độc giả cảm thấy vui thích nhẹ nhàng trong khí vị hài hước ấy và được hưởng thụ một thứ mỹ cảm nghệ thuật. Đó là vì khi công kích cái xấu, câu chuyện có một nội dung sống rất phong phú. Khi chúng ta nhẹ nhõm đối với những sự việc đáng cười do tác giả đã diễn tả, chúng ta lại thấy luôn cả ý nghĩa nhận thức rất nghiêm túc.
Lại cần chỉ ra rằng Ngô Thừa An vận dụng hình thức khôi hài trong Tây du ký không phải là không có chỗ kém. Như hồi thứ 53 tả Đường Tăng khi đi qua Tây Lương nữ quốc, uống phải nước sông Tử Mẫu, Đường Tăng và Bát Giới có thai, tình trạng thật đáng cười khác thường. Nhưng cười rồi thì không còn lại một cái gì cả. Do đó có thể thấy hình thức khôi hài (chế giễu hay bông đùa) trong biểu hiện nghệ thuật, hễ đã mất nội dung sống, liền lập tức mất hẳn cái đẹp, biến thành một cái gì không thiết thực, không trang trọng, vô ý nghĩa.
Ngữ ngôn trong Tây du ký vận dụng được thành công phi thường; đó là những câu nói cửa miệng đã chọn lọc, uốn nắn, thêm thắt mà viết ra. Trên cơ sở thành tựu của người đời trước, Ngô Thừa Ân đã có công hiến lớn, có sáng tạo tính trong việc phát triển ngữ ngôn văn học ngữ Hán. Ngô có sự rèn luyện ngữ ngôn rất cao; có năng lực chế ngự ngữ ngôn rất mạnh, ông không những giỏi miêu tả và kể chuyện, mà lại giỏi vận dụng hình thức đối thoại nữa. Trong toàn bộ Tây du ký, đối thoại chiếm địa vị rất trọng yếu. Đó là một cách trọng yếu tác giả hay dùng để biểu hiện tính cách nhân vật. Đối thoại trong Tây du ký được cá tính hóa; ngôn ngữ của mỗi nhân vật đều hợp với thân phận họ; thậm chí trong mỗi câu đối thoại đều thấm qua cái đặc biệt về cá tính của mỗi nhân vật. Ngôn ngữ trong Tây du ký còn mang phong cách độc đáo của Ngô Thừa Ân, là sinh động, hoạt bát, thông thường, trôi chảy, hài hước ý nhị, câu ngắn mà sắc. Trong đó cũng có lẫn phương ngôn vùng Hoài An, nhưng bởi không vận dụng quá nhiều, hơn nữa phương ngôn vùng Hoài An về cơ bản thuộc vào hệ thống tiếng bắc phương, cho nên đọc lên ta không thấy khó chịu.
Trong Tây du ký lại có khá nhiều văn vần như loại thơ, từ, ca, phú, kệ, tụng, bằng văn ngôn truyền thống viết ra, phần lớn dùng để miêu tả phong cảnh tự nhiên, trạng mạo nhân vật, khu trường chiến đấu, hoặc giảng về huyền lý, luận về cùng thông… Hình thức dùng tản văn, vận văn xen lẫn ấy là thừa kế lối thoại bản của đời Tống, đời Nguyên, đến đời Minh thì hình thức ấy đã là lỗi thời rồi. Trong sách có một số ít văn vần, do dùng thích hợp, tả khéo, nên đã gây được tác dụng tốt; nhưng cứ toàn thể mà nói, thì những văn vần ấy kém xa sự thành tựu của văn xuôi; đa số còn thiếu sức biểu hiện.
Trong Tây du ký, tình tiết câu chuyện biến hóa khôn lường, đối với lòng hiếu kỳ của trẻ em có sức hấp dẫn đặc biệt. Những cái miêu tả về Đông hải long cung, thiên cung, địa phủ, hang quỷ, động tiên, đều có nhiều thú vị; việc đánh võ đấu phép lại biến hóa khôn lường. Nhân vật tuy đều là thần, quái, yêu, ma, cũng không làm cho người ta thấy ghê sợ âm thầm. Những nhân vật chủ yếu là Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới lại đều rất đáng yêu, rất thân mật đối với trí tuệ ngây thơ của các trẻ em. Trong Tây du ký có khá nhiều hình tượng do cá tính của người cùng đặc điểm của động vật kết hợp với nhau một cách khéo léo, như Tôn Ngộ Không là con khỉ, Trư Bát Giới là con lợn. Những chi tiết tưởng tượng trong mọi tình tiết lại thường là hợp tình hợp lý, phù hợp với quy luật cuộc sống, như tả Nhị Lang thần đuổi theo Tôn Ngộ Không, Tôn biến thành một cái miếu thổ địa, lấy đuôi hóa thành cột cờ, nhưng ngược đời chưa, cột cờ lại cắm ở sau miếu, bị Nhị Lang thần biết thóp. Chuyện đó khiến các em nhi đồng rất thích. Phong cách khôi hài của Tây du ký cũng hợp với ý thích của nhi đồng. Tây du ký có thể giúp đỡ nhi đồng hiểu được đời sống, làm cho nhi đồng nhận thức được ở trong đời sống cái thiện với cái ác, người tốt với người xấu, biết giận những thế lực đen tối, thấy phải đấu tranh với chúng; hiểu lẽ phải, tìm tòi ánh sáng và chân lý; nuôi dưỡng cho nhi đồng tính gan dạ, hăng hái. Cho mãi đến ngày nay truyện ấy vẫn được một số lớn thiếu niên nhi đồng yêu thích, không phải là không có lý do vậy.
*
* *
Tây du ký là đỉnh cao nhất của chủ nghĩa lãng mạn tích cực trong sự phát triển của tiểu thuyết cổ điển; là một trang chói lọi trong lịch sử tiểu thuyết Trung Quốc. Truyện ấy đã mở ra phong trào về tiểu thuyết thần thoại của một thời đại, có rất nhiều ảnh hưởng đối với tiểu thuyết thần ma sau này. Sau khi Tây du ký ra đời, khá nhiều người bắt đầu coi trọng việc thu thập và chỉnh lý những truyện thần quái ở dân gian, lại xuất hiện ra nhiều Tây du ký tục thư, nhưng những quyển ấy đều còn kém xa mức của Tây du ký, cái đó sẽ bàn ở trong sách sau.
Truyện Tây du ký lưu truyền rộng rãi ở dân gian, có ảnh hưởng rất sâu xa. Dân gian rất thuộc và rất yêu truyện và người trong Tây du ký, cơ hồ nhà này nhà khác đều hay, người trẻ người già đều biết. Đặc biệt là hình tượng Tôn Ngộ Không có ảnh hưởng tốt và tác dụng tích cực đối với tinh thần dân gian.
Tây du ký cũng ảnh hưởng đến những hình thức văn nghệ khác. Đặc biệt là hý kịch, đã lấy từng đoạn trong Tây du ký ra viết thành bản. Nhiều gánh tuồng địa phương và tạp hý dân gian (múa rối, chiếu bóng…) đến nay vẫn còn giữ những tiết mục truyền lại về Tây du ký. Kinh kịch Náo thiên cung không những là một tiết mục được dân gian nước ta yêu thích, mà còn được dân gian thế giới nhiệt liệt hoan nghênh.

IV. Phê Phán Về Nghiên Cứu Tây Du Ký


Tây du ký là một bộ tiểu thuyết thần thoại trường thiên tích cực mà lại có ý nghĩa hiện thực dồi dào, từ lâu đến nay đã có tác động tích cực trong dân gian. Dân gian vô cùng yêu thích.
Hồ Thích cho rằng dân tộc TQ là một “dân tộc không giàu sức tưởng tượng”; văn học cổ điển của Trung Quốc “rất thiếu sức tưởng tượng”; vì thế ông quả quyết rằng “văn học lãng mạn của Trung Quốc là con đẻ của văn học Ấn Độ”. Ông nói: “Ta vẫn ngờ con khỉ thần thông quảng đại ấy không phải là nội hóa mà chính là một thứ hàng ở Ấn Độ nhập cảng vào” (Tây du ký khảo chứng).
Dân tộc TQ là một dân tộc giàu lý tưởng và ảo tưởng. Con khỉ Tôn Ngộ Không là do dân gian TQ dùng trí tuệ và lý tưởng của chính mình, thông qua hình thức ảo tưởng mà sáng tạo ra. Ở trong thần thoại thời cổ xưa của chúng ta, đã có những hình tượng đầy sức phản kháng như Cung Công và Hình Thiên; cũng đã có truyện thần thoại như hòn đá vỡ mà sinh ra con ông Vũ là Khải, giống như truyện Tôn Ngộ Không ra đời. Về hình tượng con khỉ, ở trong lĩnh vực văn học nước ta, cũng đã có từ trước. Lời chú của Vi Chiêu trong Lễ ngữ nói: “Con quỷ có một chân, người Việt gọi nó là con ‘sơn tiêu’. Nó mặt người, thân khỉ, nói được.” Điều Lý thang ở quyển thứ 467 bộ Thái bình quảng ký chép: “Vua Vũ giận, triệu tập bách linh… bèn được thủy thần ở sông Hoài, sông Qua tên là Vô Chi Kỳ ứng đối giỏi biết phân biệt chỗ nông chỗ sâu của sông Giang, sông Hoài, nơi gần nơi xa của đồng bằng, đất thấp, hình nó như con vượn…” Trong tạp kịch Tây du ký của Ngô Xương Linh thời Nguyên có câu: “Vô Chi Kỳ là chị em Tôn Ngộ Không”. Truyền kỳ thời Đường có truyện Bổ Giang tổng bạch viên kể việc con yêu vượn trắng. Trong truyện Trần tuần kiểm Mai Lĩnh thất thê ký ở Tống, Nguyên thoại bản cũng nói đến truyện con khỉ. Do đấy đủ thấy Tôn Ngộ Không coi như hình tượng con khỉ thần không phải là trường hợp xuất hiện lần thứ nhất, càng không phải là ngẫu nhiên. Nhất là tinh thần chống đối và chí công vô tư của Tôn Ngộ Không lại hoàn toàn là phẩm chất của dân lao động vốn sẵn có.

TẾ XUYÊN dịch
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,330
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Những Bài Viết Ngắn Chọn Lọc (Sưu Tập)

Postby bevanng » 06 Oct 2023

Nhà hùng biện


Ông khách ngồi bên cửa sổ toa tàu đưa ngón tay chỉ vào cái hình dáng lờ mờ của ống khói nhà máy ở mãi tít đường chân trời, trong màn sương xanh bao phủ cả một vùng bình nguyên rộng lớn. Nhìn từ xa không phải ai cũng đoán ra đó là ống khói nhà máy - trông nó giống như hình cái bút chì dựng ngược.
- Tôi đã đọc diễn văn tại lễ khánh thành cái nhà máy này đấy. - Ông ta nói.
Một hành khách ngồi cùng toa hỏi:
- Đấy là nhà máy à?
- Phải.
- Nhà máy gì?
- Thú thật, tôi cũng không biết.
- Ông đọc diễn văn tại lễ khánh thành mà lại không biết nó là nhà máy gì?
- Có thể ông ấy quên mất rồi. - Một hành khách khác chen vào.
- Tôi hoàn toàn không quên. Ngay hồi đó tôi đã không biết nó là nhà máy gì.
- Thôi được, thế nó có hoạt động không?
- Hiện nay thì có thể. Nhưng vào cái ngày khánh thành, khi tôi đọc diễn văn, thì nó không hoạt động. Người ta không sao cho nó khởi động được.
- Ông là giám đốc của nhà máy đó à? - Vị khách thứ hai hỏi.
- Kh-ô-ông, tôi không có liên quan gì với cái nhà máy ấy cả!
Thế chắc ông được mời tới dự lễ khánh thành như một quan chức nhà nước?
- Cũng không phải, bác ạ, tôi không là ai cả.
- Kỳ lạ! Nếu thế tại sao ông lại đọc diễn văn tại lễ khánh thành cái nhà máy mà ông không có liên quan gì?
- Hoàn toàn chỉ là tình cờ thôi. Từ bé tôi đã có cái lưỡi rất dẻo. Và nói không phải khoe khoang, chứ tôi rất có tài hùng biện. Trong khung cảnh bình thường tôi nói năng cũng không phải trôi chảy lắm. Nhưng cứ hễ đứng trước đám đông là y như rằng một nhà hùng biện lại thức dậy trong con người tôi! Các vị cũng biết đấy, tài năng là do trời phú. Một khi tôi đã ra trước đám đông và bắt đầu nói thì không ai có thể dừng tôi lại được nữa. Tự nhiên một dòng ý nghĩ sáng sủa kỳ lạ chợt đến với tôi, tôi có thể nói hàng giờ liền không vấp. Hùng biện - đó là một năng khiếu tự nhiên hiếm có. Các vị hỏi nghệ thuật hùng biện là gì ấy à? Đó là nghệ thuật biết mở mồm ra rồi nói, nói và nói liên tục không nghỉ, không vấp, nói một cách lưu loát, trôi chảy như bôi mỡ. Nói gì ấy à?... Nói gì cũng được. Thậm chí nếu phần cuối không ăn nhập với phần đầu cũng chẳng sao. Cái chính là phải nói. Nếu anh bắt đầu nói và nhận ra chủ ngữ không phù hợp với vị ngữ, còn vị ngữ không phù hợp với bổ ngữ, thì hãy nhớ là đừng có lúng túng; đừng có bao giờ ngừng lại, mà cứ kéo dài câu nói ra, trải ra càng nhiều từ càng tốt, cho đến khi thính giả hoàn toàn bị rối tinh trong các mớ danh từ, động từ và các loại từ khác. Phần thưởng cho anh sẽ là một tràng vỗ tay, mọi người sẽ phải thốt lên: "Chà, nói thế mới là nói chứ!".
Các vị có biết không, tôi từng đọc những bài diễn văn mà sau khi nghe xong mọi người phải đổ xô đến gặp tôi ôm hôn, chúc mừng. Tôi tự hỏi mình: "Này, mi vừa nói gì thế?". Lạ một cái là chính tôi cũng không biết mình vừa nói gì. Vả lại, cũng chẳng ai đoán ra được - cả tôi lẫn các thính giả của tôi. Cái hay của bài diễn văn được xác định bằng cách như thế này. Người ta hỏi diễn giả "Ngài vừa nói gì vậy", còn hỏi thính giả "Các vị vừa nghe gì vậy?": nếu người đầu tiên trả lời anh ta không biết vừa nói gì, còn người thứ hai bảo họ không biết vừa nghe gì, song khẳng định bài phát biểu khiến họ xúc động, - thì hãy coi như đó là bài diễn văn xuất sắc.
Hồi còn đi học tôi là một đứa học trò lười không để đâu cho hết. Đặc biệt với môn toán tôi dốt đặc. Ấy vậy nhưng chưa bị đúp (ở lại lớp) bao giờ. Và tất cả chỉ nhờ cái tài ăn nói của tôi.
Dịp cuối năm, ở buổi học cuối cùng, tôi đứng lên và thưa với thầy giáo:
- "Thưa thầy, nếu thầy cho phép, em xin được thay mặt cả lớp thưa với thầy mấy câu..."
- Em có chuyện gì? - Thầy giáo hỏi mà không ngờ rằng thầy đã ở trong tay tôi - Em nói đi!
Tôi lập tức mở máy:
"Kính thưa thầy, được thầy cho phép, em xin cố gắng bày tỏ tình cảm của chúng em nhân dịp kết thúc năm học..."
Không để cho thầy giáo kịp định thần, tôi tiếp tục:
"Thưa thầy, trong suốt năm học vừa qua thầy như người cầm ngọn đèn pha dẫn dắt chúng em đi theo những con đường khoa học sáng lạn... thầy dẫn dắt chúng em tới những chân trời tươi sáng..."
Và cứ như thế tôi tuôn ra tất cả những ý nghĩ chợt đến trong đầu. Cái chính là không được ấp úng. Phải nói liên tục không vấp váp, không cho người nghe có thời gian suy nghĩ: "Quái, anh ta nói về cái gì vậy nhỉ?"
Thầy giáo lúc đầu hơi bối rối, sau đó đăm chiêu suy nghĩ, sau đó nét mặt trở nên buồn bã, và cuối cùng trên khóe mắt đã thấy ươn ướt nước mắt, tay run run, và mũi bắt đầu xụt xịt. Còn tôi thì tiếp tục cho một tràng nữa. Và bài diễn thuyết của tôi mới cảm động làm sao! Những từ tôi nói ra mới đẹp đẽ làm sao! Đến đá cũng phải chảy nước mắt! Thầy giáo thì cứ chốc chốc phải lấy khăn lau mũi, nước mắt cứ chảy ràn trên má! Tôi cứ nói, còn thầy cứ ngồi khóc. Thỉnh thoảng tôi liếc nhìn khuôn mặt thầy. Tôi thấy thầy sắp ngất đến nơi - bấy giờ tôi mới thôi. Bây giờ đến lượt thầy muốn nói với chúng tôi vài lời. Nhưng thầy lúng túng mãi không nói được. Tay cứ mân mê chiếc khăn, miệng thở khó nhọc, thầy thốt ra qua tiếng nấc nghẹn:
"Các em của thầy... thầy xúc động quá... nên không đủ sức diễn đạt những tình cảm của mình..."
Chỉ nói được mấy câu đó thầy chạy ngay ra khỏi lớp. Chúng tôi cười ầm theo.
Trường tôi có một thầy dạy Hóa tên là Nizam, nổi tiếng trong nhiều trường. Câu nói ưa thích của thầy là: "Chúa được điểm 'năm', tôi được điểm 'bốn', còn học sinh thông minh nhất cũng chỉ được 'ba'!"
Nhưng ăn được điểm "ba" của thầy cũng rất khó khăn. Một buổi vào dịp cuối năm tôi đọc tại lớp một bài diễn văn lâm li đến nỗi thầy Nizam suýt nữa bị ngất vì cơn đau tim. Các học sinh phải xốc nách thầy đưa ra khỏi lớp, dìu đến phòng giáo viên. Bác sĩ đến hỏi:
- Ông làm sao thế, ông Nizam?
Nhưng nỗi nghẹn ngào làm thầy không nói được. Các giáo viên khác đoán ra ngay nguyên nhân tất cả là do bài diễn văn của tôi.
Vì thế tôi là học sinh duy nhất được thầy Nizam cho điểm cao nhất. Khi tôi bước vào phòng thi, giáo viên coi thi òa lên khóc ngay.
"Thôi, thôi, dẫn cậu ta đi ngay cho!". Giáo viên đó ra lệnh và cho tôi luôn điểm "năm".
Từ đó đến nay đã nhiều năm trôi qua. Thầy Nizam đã về hưu. Nhưng cứ khi gặp tôi ở đâu là thầy lại òa lên khóc, từ xa nhìn thấy tôi là thầy đã rơm rớm nước mắt.
Không nên sợ những giáo viên có nét mặt dữ tợn. Đôi khi ông thầy có vẻ ngoài nghiêm khắc hóa ra lại là người có trái tim đa cảm.
Vậy là nhờ cái khả năng ăn nói hùng biện mà tôi đã tốt nghiệp trường phổ thông.
Sau khi trở thành viên chức nhà nước, tôi về tỉnh làm việc. Tôi đã đi khắp vùng Zhytomyr. Thú thực, tôi hoàn toàn không làm việc, mặc dù tôi luôn được cấp trên cho những nhận xét rất tốt. Người ta thăng tiến cho tôi một lúc hai chức. Nguyên nhân cũng lại nhờ tài ăn nói của tôi.
Một tuần thế nào chúng tôi cũng phải họp nhau một hai lần: lúc thì sếp cũ của chúng tôi ra đi, - chúng tôi mở tiệc tiễn, lúc thì sếp mới đến - chúng tôi mở tiệc ăn mừng. Hiếm có tuần nào là không có tiệc tùng.
Sếp mới đến - chúng tôi ngồi vào bàn tiệc. Các đồng nghiệp đưa mắt nhìn tôi. Tôi nâng cốc và đọc diễn văn chào mừng. Toàn bộ công việc của tôi chỉ có vậy. Tôi còn phải đọc diễn văn chia tay khi sếp cũ ra đi:
"Kính thưa các bạn! Hôm nay là ngày đau buồn nhất trong đời chúng ta, vì thủ trưởng kính mến của chúng ta rời bỏ chúng ta..."
Tôi làm cho bao nhiêu vị khách dự tiệc phải rơi nước mắt. Nếu bữa tiệc tổ chức tại khách sạn, thì đến cả các đầu bếp và người phục vụ cũng phải nhỏ lệ.
Đấy, toàn bộ cuộc đời tôi đã trôi qua như vậy đấy. Cách đây bốn năm, được nghỉ phép một tháng, tôi quyết định đi Stambul chơi. Tôi lên xe buýt và lên đường. Trên xe buýt tôi gặp người bạn thời thơ ấu của tôi là Khami. Chúng tôi ôm hôn nhau như những người bạn lâu năm không gặp. Rồi chúng tôi ngồi nhớ lại chuyện ngày xưa tôi đã dùng tài hùng biện của mình bắt các thầy giáo, rồi sau đó cả ban giám hiệu phải khóc như thế nào.
Khami bắt đầu thuyết phục tôi:
- Tôi van anh, anh hãy ở lại chỗ chúng tôi một ngày đi! Ngày mai chúng tôi cho khánh thành nhà máy mới, sẽ có "Lễ khai trương".
- Được rồi. - Tôi đồng ý.
Chúng tôi xuống xe ở một thị trấn. Tôi ngủ lại ở nhà Khami. Sáng hôm sau chúng tôi đến nhà máy. Công việc chuẩn bị cho lễ khánh thành hết sức nhộn nhịp. Một sự huyên náo không thể tưởng tượng nổi!... Khoảng sân trước mặt nhà máy trông như cái chợ gia súc.
"Ở đây làm gì mà có nhiều gia súc thế?" - Tôi ngạc nhiên.
"Vật hiến tế đấy!" - Khami giải thích.
Những con cừu với sừng mạ vàng được tắm rửa sạch sẽ và nhuộm phẩm hoàng điều đứng thành một dãy. Những con trâu, con bò, con lạc đà cũng đang chờ đến giờ hành hình. Người ta phải giết những con súc vật này đúng vào phút cho nhà máy khởi động ngay trước mắt chúng tôi. Người ta căng ra sợi băng lụa và chuẩn bị những cái kéo... Người ta bày sẵn các bàn tiệc. Tóm lại... mọi việc đều trôi chảy. Từ sáng sớm từng đám dân các vùng lân cận đã ùn ùn kéo đến nhà máy. Cả một vùng bình nguyên rộng lớn biến thành cái biển người. Đến tầm trưa thì một dòng xe con, xe buýt nối đuôi nhau tiến vào. Giờ phút mong đợi đã đến. Khami bước lên bục diễn đàn. Anh ta là một người hoàn toàn không có chút tài ăn nói nào, nói một hai câu cũng không xong. Sau khi ấp úng nói cái gì không rõ, Khami tuyên bố:
"Bây giờ xin kính mời ngài Omer với bàn tay may mắn của mình sẽ ấn nút cho khởi động nhà máy của chúng ta!"
Theo sắp xếp, người vừa được gọi tên phải ấn vào một cái nút đặc biệt, tức là ra hiệu cho nhà máy khởi động; sau đó nhà máy sẽ chạy trước sự chứng kiến của quan khách. Người ta dẫn viên đại thần tới chỗ cái nút, ông ta ấn vào đó một cái, rồi ấn cái thứ hai, cái thứ ba. Những con vật hiến tế bị kéo nằm xuống đất và người ta kề dao vào cổ chúng.
Khami nghĩ rằng viên đại thần không biết cách ấn nút, nên đã tự mình ấn lại.
Trong đám đông bắt đầu có tiếng xì xào, bàn tán. Trên nét mặt mọi người lộ vẻ ngơ ngác. Lạy thánh ALa!...
Bỗng Khami chạy đến chỗ tôi. Mặt anh ta cắt không còn giọt máu.
"Lạy Chúa, hãy giúp chúng tôi với - Anh ta nói thầm với tôi - Tôi van anh, xin anh cứu giúp. Chỉ mình anh có thể cứu tôi".
"Bạn thân mến, sao lại là tôi? Tôi làm được gì? Nhà máy không phải lĩnh vực của tôi. Gì chứ về kỹ thuật tôi mù tịt".
"Ôi, người anh em, tôi chết mất! Bao nhiêu hy vọng tôi trông vào anh đấy. Hãy cứu tôi đi!"
"Cứu anh bằng cách nào, Khami?"
"Anh hãy lên diễn đàn và đọc một bài diễn văn! Chúng tôi đã chuẩn bị xong hết cho việc khởi động máy. Chỉ quên mỗi lắp dây cua-roa vào cái bánh đà. Trong khi chúng tôi cho lắp dây, anh hãy cố nói độ mươi phút. Tôi van anh, anh hãy lên nói đi, cốt sao đánh lạc hướng chú ý của quan khách".
Và biết làm sao được? Chả lẽ bạn bè lại không giúp? Thế là tôi bước lên diễn đàn.
"Kính thưa các vị khách!..." - Tôi nói.
Tôi cứ bắt đầu, mặc dù hoàn toàn chưa biết cái nhà máy này là nhà máy gì. Tôi qua Khami có giải thích cho tôi về nhà máy, nhưng vì đi đường mệt quá, chỉ muốn ngủ, nên tôi bỏ ngoài tai những lời anh ta kể. Tôi vừa nói vừa đưa mắt quan sát nhà máy xem nó là nhà máy gì? Tôi cố hết sức quan sát nhưng không hiểu gì cả, cứ như lạc vào khu rừng tối. Giá như tôi biết đây là nhà máy sản xuất ô-tô, hay nhà máy sản xuất đồ gỗ thì tôi có thể nói cả ngày. Tôi đưa mắt tìm Khami - anh ta lặn mất tăm. Thật muốn điên lên được! Các vị cứ thử tưởng tượng xem, tôi đã trót bắt đầu mất rồi!...
Tôi kéo dài thời gian:
"Kính thưa các vị đại biểu. Kính thưa các vị khách quý! Khi nói với tất cả quý vị câu 'nhiệt liệt chào mừng', chúng tôi, hay nói chính xác hơn, tất cả chúng tôi... cảm thấy niềm hãnh diện không sao tả nổi, bởi vì... các vị đã rủ lòng ban cho chúng tôi niềm vinh hạnh lớn lao bằng sự có mặt của quý vị... Chúng tôi không có đủ từ để diễn đạt hết lòng biết ơn của chúng tôi... nhà máy đi vào hoạt động... Nhưng thôi, chúng tôi không muốn nói trước... Trước hết, tôi muốn nhấn mạnh rằng, nhà máy này là nhà máy đầu tiên ở nước ta..."
Vừa rót nước từ trong bình vào cốc tôi vừa quay lại nói với người đang đứng sau lưng tôi:
"Hãy bảo với Khami cho lắp cái thắt lưng hay cái dây đai gì đó thật nhanh lên!"
"Cuaroa đã lắp rồi, - Người này đáp - nhưng vẫn không được! Người ta quên lắp vòng bi vào trục. Bây giờ mọi người đang chạy đi tìm vòng bi".
Tôi bắt đầu giải thích cho đám đông, từ "nhà máy" nghĩa là gì và từ đâu nó xâm nhập vào kho từ vựng của chúng ta.
Một vị hành khách cùng toa hỏi:
- Thế ông biết nguồn gốc à?
- Nào tôi có biết! Tôi không hề biết gì hết. Thế các vị cho rằng trong đám quan khách ấy có người biết được những chuyện hóc búa ấy sao? Thế là tôi bắt đầu đi vào lĩnh vực ngôn ngữ học, tôi giải thích "nhà máy" - đó là từ gốc latinh, sau đó tôi kể lịch sử xuất hiện và phát triển của nhà máy, không quên nhắc đến chuyện nhà máy đầu tiên được xây dựng ở đâu. Bỗng trong đám đông thấp thoáng khuôn mặt quen thuộc: hình như là Khami. Phải, đúng là anh ta! Anh ta ra hiệu cho tôi, ý bảo: "Tôi van anh, anh cứ nói tiếp nữa đi!"
"Thưa các vị khách quý! - Tôi tiếp tục - Lát nữa đây nhà máy sẽ khởi động, và quý vị sẽ được thấy nó hoàn toàn không giống như bao nhiêu nhà máy khác. Trên thế giới này không có nhà máy nào sánh được với nó, bởi vì nó là một nhà máy công nghiệp hiện đại và độc đáo nhất..."
Tôi liếc nhìn đồng hồ. Trời ơi, chả lẽ tôi mới nói được có năm phút? Tôi lại với tay lấy bình nước và quay sang nói nhỏ với người đứng sau lưng:
"Thế nào?... Người ta chưa tìm thấy vòng bi à?"
"Vòng bi tìm thấy rồi, nhưng vẫn chưa chạy được. Ngài Khami chuyển lời chào ngài và nhờ ngài cứ kéo dài bài diễn văn. Người ta quên lắp cái chảo nhỏ. Bây giờ người ta đang lắp".
Tôi lại nói thêm gần nửa tiếng nữa.
"Nhu cầu số một của mỗi quốc gia là gì? Xin các vị trả lời hộ tôi - là gì? - Tôi đưa mắt nhìn khắp đám đông. - Tất nhiên ai cũng biết: đó là các nhà máy! Chúng là thứ cần nhất cho đất nước. Tại sao vậy? Bởi vì nhà máy nào cũng đều có chảo, có trục truyền động, có ống khói, có động cơ, mô-tơ, có giám đốc, có cán bộ, có công nhân, có người bảo vệ, có quầy thực phẩm, có các ống dẫn nước. Nếu nhà máy nào thiếu một trong những thứ kể trên thì nó không bao giờ - các vị nhớ cho, không bao giờ - có thể chạy được! Khi nói với quý vị cái chân lý đương nhiên này, chúng tôi muốn một lần nữa được nói với tất cả các quý vị: 'nhiệt liệt chào mừng!'.
Kính thưa các vị đại biểu, thưa các vị khách quý! Bây giờ tôi xin phép quý vị được kể về một vài đặc điểm của nhà máy. Trước hết, nhà máy là cái gì? Nhà máy - đó là nhà máy. Không hiểu được cái từ này, sẽ không bao giờ, - xin quý vị nhớ cho, không bao giờ! - có thể tiến hành khai thác nó được. Và..."
Đúng lúc đó có một mẩu giấy xuất hiện trước mặt tôi. Tôi liếc đọc nó. Đó là lời nhắn của Khami.
"Tôi van anh, người anh em. - Anh ta viết - Hãy kéo dài diễn văn thêm ít phút nữa! Cái ống khói nhà máy đáng lẽ phải lắp ở trên nóc lò, do sơ suất chúng tôi lại lắp vào cửa sổ phòng giám đốc. Bây giờ chúng tôi đang phải lắp ống khói mới. Anh hãy cố nói thêm một lúc nữa, không có tôi đi đời mất!"
Tôi quay lại phía đám đông.
"Có một bức điện vừa gửi đến. - Tôi nói - Các quốc gia bè bạn lân cận gửi lời chúc mừng chúng ta nhân dịp khánh thành nhà máy và đã đặt hàng do nhà máy này sản xuất".
Bình nước lọc đã cạn. Mặt trời đã xế. Bóng nắng đã ngã dần trên đất. Còn tôi thì vẫn cứ tiếp tục nói. Bỗng tôi được biết nhà máy đã hoàn toàn sửa xong, nhưng lại thiếu mất thợ cơ khí, người có thể cho nó vận hành. Người ta quên thuê anh này.
"Lạy Chúa, xin anh nói thêm lúc nữa đi. Chúng tôi đang cho người đi tìm thợ cơ khí!". - Người đứng sau lưng tôi khẽ bảo.
Tôi nắm vai anh ta đẩy anh ta đến gần micro. "Kính thưa quý vị! - Tôi nói - Và bây giờ một chuyên gia của chúng tôi sẽ giới thiệu tóm tắt với quý vị về nhà máy này!".
Tôi rời khỏi bục và đi ngay ra thị trấn. Tôi lên xe buýt và chuồn thẳng.
Đến bây giờ tôi vẫn không biết cái nhà máy ấy có hoạt động hay không. Từ hôm đó tôi cũng không gặp lại Khami.
Tôi chỉ nghe nói năm ngoái anh ta có dẫn đầu một đoàn đại biểu nào đó đi thăm châu Âu.

Aziz Nesin
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,330
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Previous

Return to Truyện Ðọc



Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 50 guests