Nối Lại Tình Xưa - Danielle Steel

Truyện tình mùi mẫn, truyện ma kinh rợn hay các thể loại khác. Xin mời vào.

Moderators: Mười Đậu, SongNam, A Mít

Nối Lại Tình Xưa - Danielle Steel

Postby bevanng » 09 May 2017

Danielle Steel

Nối Lại Tình Xưa


NHÀ XUẤT BẢN PHỤ NỮ



Image

"Nối Lại Tình Xưa" - một câu chuyện cảm động về tình yêu đôi lứa, tình mẫu tử thiêng liêng, tình bạn thân thiết với nhiều tình huống gay cấn, hồi hộp, diễn biến tâm lý sâu sắc. Cũng như bao câu chuyện "diễm tình" của Danielle Steel, mỗi nhân vật trong chuyện đều đấu tranh cho cuộc sống, luôn vượt qua khó khăn thử thách để chống lại định mệnh khắc nghiệt của cuộc đời.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Nối Lại Tình Xưa - Danielle Steel

Postby bevanng » 09 May 2017

Chương một


Ở bất cứ thành phố nào cũng có một mùa khí hậu tuyệt đẹp trong năm. Sau những ngày nắng hạ oi bức nóng nảy và trước những cơn băng tuyết gió mưa lạnh lùng vào những ngày nắng hạ oi bức nóng nảy và trước ngày đông sắp đến. Đó là thời gian mọi người đều mong chờ: thời tiết thay đổi, khí hậu mát mẻ; bầu trời rộng mênh mông trong xanh. Ai ai cũng cảm thấy thích thú, họ đi bách bộ nhanh hơn trong những tháng nắng nóng và mùa mưa lạnh. Một thời gian tưởng chừng như vạn vật sống trỗi dậy, con người bắt đầu hoạch định và hành động. Đó là khi tháng chín bước qua tháng mười. Lúc này, đàn bà cảm thấy thoải mái hơn, đàn ông khỏe mạnh hơn và trẻ con thích thú trở lại tựu trường tại Paris, New York hay San Francisco… Trong lúc đó tại Rome mọi người càng cảm thấy thú vị hơn nhiều. Họ trở về nhà sau những tháng hè uể oải đi tìm nơi hóng mát, tắm biển, tắm nắng ở những bờ biển. Nhưng, vào cuối tháng chín, những việc ấy đều chấm dứt, vì mùa thu ấm áp đã đến thật sự. Một tháng để lo công chuyện làm ăn, một tháng tuyệt đẹp và ai cũng cảm thấy hứng khởi để sống.
Isabella đi San Gregorio ngồi thoải mái ở băng sau, trong chiếc xe du lịch Limudin. Nàng mỉm cười, đôi mắt màu nâu sậm nháp nháy, suối tóc huyền óng ánh thả dài ôm hai bên má nàng bằng hai cuộn búp lớn. Nàng chăm chú nhìn khách bộ hành rảo bước nhanh qua đường phố. Cảnh lưu thông ở Rome thật khủng khiếp. Tuy nhiên, nàng đã quen rồi. Nàng đã sống ở đây gần trọn đời, chỉ trừ một vài lần đi thăm viếng gia đình thân thuộc, mẹ nàng ở Paris, và một năm nàng đã sống ở Hoa Kỳ hồi hai mươi mốt tuổi. Qua năm sau, nàng kết hôn với Amadeo và nàng đã trở thành một huyền thoại về mọi vấn đề, nhất là vấn đề ngôi vị “nữ hoàng” vẽ kiểu áo quần ở Rome.
Sinh ra, nàng vốn đã là “công chúa” trong “vương quốc” vẽ kiểu này, và còn bước lên ngôi vị cao hơn nữa, nhờ cuộc hôn phối của nàng. Nhưng thật sự, huyền thoại về nàng đặc biệt là do tài năng của chính nàng, chứ không phải nhờ vào tên tuổi của chồng nàng, Amadeo. Chàng là người thừa kế của Nhà họ San Gregorio, một dòng họ lừng danh về nghệ thuật vẽ kiểu áo quần, đã đạt đến đỉnh cao của danh vọng trong việc cạnh tranh trên thị trường quốc tế, San Gregorio là những từ thiêng liêng dành cho những mệnh phụ, phu nhân, và Isabella cùng Amadeo là những từ thiêng liêng tôn kính nhất. Chàng có đôi mắt xanh biếc toát ra một vẻ quý phái oai vệ, thừa kế gia sản lúc ba mươi mốt tuổi, còn nàng là cháu gái của Jaques-Louis Parel, “vua vẽ kiểu” ở Paris từ hồi năm 1910.
Cha nàng là người Ý, nhưng luôn luôn đùa với nàng rằng nàng thuộc dòng dõi gốc người Pháp. Quả thật nàng có những cảm nghĩ, ý tưởng và phong cách của một người Pháp và nàng còn nhiễm được sở thích về nghệ thuật vẽ kiểu của tổ phụ nàng. Vào lúc mười bảy tuổi, nàng đã biết nhiều về kiểu mốt trình độ cao còn hơn cả những người đàn ông bốn mươi lăm tuổi chuyên trong ngành. Nguồn sở thích ấy tiêm nhiễm vào trong máu huyết, trong tim óc của nàng. Nàng có một năng khiếu phong phú về kiểu mốt, một sự nhận xét tuyệt vời về màu sắc, và một sự hiểu biết sâu sắc về điều gì phải thực hiện và điều gì không nên làm. Tất cả nàng đã hấp thu được do những sưu tập năm này qua năm khác của tổ phụ nàng để lại. Cuối cùng khi tổ phụ nàng đến tuổi tám mươi, ông cụ đã bán hãng chuyên sản xuất áo quần và vẽ kiểu cho một xí nghiệp của Hoa Kỳ. Điều này đã làm cho Isabella tức bực và nuối tiếc.
Thật sự nàng quá hối tiếc. Nhưng làm sao ông cụ có thể chờ đợi nàng được, làm sao ông cụ biết trước được nàng có khả năng và sự ham thích ngành nghề của ông cụ… Và giả thử hồi đó, ông cụ không bán hãng, Isabella đã gắn chặt đời nàng với thành phố Paris. Nàng đâu có dịp gặp được Amadeo khi nàng tập tễnh mở một cửa tiệm vẽ kiểu áo quần nho nhỏ ở Rome, lúc nàng hai mươi hai tuổi. Nàng phải mất hết sáu tháng để thiết lập cơ sở, sáu tuần lễ để cùng tâm đầu ý hiệp với Amadeo quyết định tương lai, và rồi sau đó ba tháng, Isabella đã trở thành vợ của Amadeo, xem nàng như một vì sao sáng chói nhất trên vòm trời của Nhà họ San Gregorio. Chỉ trong vòng một năm, nàng đã trở thành nhà vẽ kiểu mẫu tuyệt vời và chính yếu của Amadeo, một ngôi vị mà bao nhiêu nhà vẽ kiểu khác đã phải bó tay chào thua.
Không dễ gì ganh đua với nàng! Isabella có tất cả: phong thái oai nghiêm, sắc đẹp tuyệt vời, và sự thành công rực rỡ nàng đã gặt hái được một cách dễ dàng về kiểu nón Borsalino. Nàng có một nhân cách sinh động làm cho mọi người phải ngừng lại chăm chú nhìn hồi nàng mới mười chín tuổi, Isabella của Nhà họ San Greporio chẳng khác nào một bà hoàng, đôi khi còn hơn nữa. Nụ cười tươi mát; cái nhìn bất chợt sáng chói của đôi mắt như đôi hạt kim cương lộng lẫy; cách nàng thấu hiểu hậu ý trong lời nói của kẻ khác, cách nàng nhận định con người tại sao họ đến đây, họ đã làm gì và không làm được gì. Đầu óc nàng minh mẫn hiếm có. Đó, Isabella là một người đàn bà tuyệt vời trong một thế giới kỳ diệu.
Chiếc xe Limudin chạy chậm lại vì bị kẹt xe ở góc công trường Navona, Isabella ngả người về phía sau, nhắm mắt lại suy tư. Tiếng còi xe và tiếng ồn ào náo nhiệt vang lên văng vẳng ở bên ngoài vì xe đóng kín cửa, nhưng tai nàng cũng đã quen từ lâu với sự ồn ào náo nhiệt của thành phố Rome. Nàng thích thú nghe và khao khát được nghe những âm thanh đó. Nó là một phần của từng sợi cơ trong thân thể nàng cũng như công chuyện làm ăn là một phần thiết yếu của chính đời nàng. Nàng không thể sống được, nếu thiếu một trong hai điều ấy. Vì thế, nàng không bao giờ chịu xa rời hoàn toàn sinh hoạt làm ăn, mặc dầu trước đây, có lần nàng đã phải rút lui khỏi công việc trong một năm.
Trước khi Alessandro được sinh ra cách đây năm năm, mọi công chuyện làm ăn đều nằm trong tay nàng. Những kiểu áo quần mùa xuân, chống chọi với những sự hăm dọa của những hãng cạnh tranh với nàng, tầm mức quan trọng phải phát triển những mặt hàng may sẵn để xuất khẩu qua Hoa Kỳ, sự khôn ngoan sáng suốt trong việc cho sản xuất thêm áo quần của đàn ông, cùng với những hàng mỹ phẩm, nước hoa và xà phòng. Tất cả những vấn đề này đều do nàng điều động tích cực. Nàng không thể bỏ qua một việc nào và cũng không thể bỏ Alesssandro, con của nàng và Amadeo. Tất cả đó là đời của nàng, máu thịt của nàng và cũng là giấc mơ của nàng. Nhưng những năm tháng trôi qua, nàng cảm thấy một nỗi đau thấm thía trong tâm hồn, một sự khao khát, nỗi cô đơn khi nàng về nhà lúc tám giờ rưỡi hàng đêm. Con nàng đã ngủ yên giấc, trong một vòng tay khác vỗ về, chứ không phải của chính nàng.
Amadeo nhìn nàng đang ngồi suy tư trên chiếc ghế bọc vải “xa tanh” xám đặt ở góc phòng khách, chàng hỏi vợ:
- Cảnh này làm em bực bội phải không?
Đầu óc nàng có vẻ xao lãng nên nàng trả lời trong dáng mệt mỏi, khó chịu:
- Anh hỏi gì?
- Em yêu, Isabella diễm kiều của anh. Người đẹp nói chuyện với anh nhé!
Nàng nhìn chàng, mỉm cười một cách ngập ngừng và thở dài:
- Vâng, em nghe đây.
- Anh hỏi em có phải em đã buồn bực vì không có mặt con ở đây với em?
- Có. Thỉnh thoảng. Em cũng không biết nữa. Thật khó giải thích… Chúng ta cần có thời gian sum họp vui vầy. Chẳng hạn vào những ngày chủ nhật, em rảnh rổi? - Một dòng lệ nhỏ dâng lên trong đôi mắt đen nháy của nàng. Amadeo đến ôm choàng lấy vợ với tình yêu đậm đà. Nàng ngả người sát vào chàng một cách sung sướng và cười qua nước mắt hạnh phúc.
- Thật em như điên. Anh thấy không, em có tất cả. Em… tại sao * già lại không giữ con mình còn thức cho đến khi chúng mình về nhà nhỉ?
- Đến mười giờ đêm sao em?
- Không, không đến đâu, chỉ… - Nàng bực mình nhìn vào đồng hồ, lúc ấy nàng mới thấy chồng mình có lý. Chồng nàng và nàng rời hãng lúc tám giờ tối, họ ghé lại thăm vị luật sư của họ trong một tiếng đồng hồ, họ còn ngừng vài phút để chào hỏi khách hàng người Hoa Kỳ thân quý, và… đến mười giờ đêm rồi! Nàng tự nhủ: “Tệ thật. Quả thật, quá khuya. Nhưng thường thường mình về đến nhà lúc tám giờ tối, mà Alessandro cũng đã ngủ từ hồi nào!” Nàng nhìn chồng âu yếm, chàng mỉm cười ôm sát nàng vào người một cách say sưa.
- Em thấy không, con của những minh tinh màn bạc mới chín tuổi mà họ cũng cho đi dự tiệc tùng. Tại sao em không để ra thêm một ít thời gian rảnh rỗi.
- Không thể được anh ạ?
- Em không muốn sao?
- Vâng, em muốn chứ… mà thôi, em không thích đâu.
Cả hai vợ chồng cùng cười xòa. Sự thật là thế. Nàng muốn sống bên cạnh Alessandro, con nàng, nhưng không được. Đến khi con nàng mười chín tuổi, chắc nàng cũng chẳng có dịp nào để sống chung bên con. Cảnh này thường xảy ra đối với những bà mẹ có việc làm. Họ thích được sống bên con, họ định tổ chức theo ý họ muốn, nhưng chẳng bao giờ họ thực hiện được. Buổi sáng họ thức dậy, con cái đã đến trường. Những cuộc du ngoạn vào sở thú chẳng bao giờ xảy ra. Định xem phim hay đến viện bảo tàng, những lúc cha mẹ con cái ngồi bên nhau để tâm sự, thì chuông điện thoại reo, khách hàng đang chờ. Công chuyện đưa đến, sự việc xảy ra. Nàng hoàn toàn không thích mọi điều đó đến với nàng. Mọi điều này chẳng có nghĩa gì khi con nàng còn bé. Nhưng bây giờ sự thể khác hẳn. Alessandro đã lên bốn, đã biết trông chờ khi nàng vắng nhà quá lâu. Con nàng đã biết nàng không bao giờ đưa nó đi học. Biết được bố mẹ đang bận rộn qua sáu tuần lễ hoạch định công việc sưu tập kiểu áo hay sản xuất hàng để chở qua Hoa Kỳ bán.
- Em yêu của anh, trông em đau khổ quá! Thôi em nghỉ làm việc ở hãng đi! - Nàng gật đầu - Em suy nghĩ đúng đắn chưa?
- Có lẽ em sẽ làm việc một phần thời gian ở hãng và một phần ở nhà. - Nàng đưa mắt nhìn vẻ lộng lẫy của ngôi biệt thự mà chồng nàng và nàng đang ở, đồng thời cũng tưởng nghĩ đến đứa con thân yêu mà hằng ngày nàng không có thì giờ để gặp mặt.
- Em cứ suy nghĩ kỹ, em yêu của anh. Rồi chúng ta sẽ cùng giải quyết.
Và họ đã tìm ra giải pháp. Thật là tuyệt hảo. Tám tháng trôi qua, nàng đã trở thành vị cố vấn trường vẽ kiểu cho Nhà họ San Gregorio. Nàng đã thực hiện đồng loạt hầu hết những quyết định do chính nàng đưa ra, nàng đã nhúng tay vào mọi công việc. Bàn tay chính xác của Isabella đều được nhận rõ trên mọi kiểu áo quần do Nhà San Gregorio bán ra. Nhưng nàng đã rút ra khỏi khâu kỹ thuật và những công việc lặt vặt hàng ngày. Như thế là dồn thêm việc làm cho vị giám đốc đáng yêu của họ là Bernardo Franco và cũng có nghĩa rằng cần mướn thêm một tay nghề vẽ kiểu nữa để thực hiện những bước dây chuyền giữa ý niệm của Isabella và sản phẩm cuối cùng.
Công chuyện làm ăn trôi chảy tuyệt hảo. Bây giờ Isabella chỉ việc đến và đi. Nàng dự những cuộc hội thảo quan trọng. Nàng miệt mài bàn về mọi vấn đề với Amadeo hằng tuần, nhân một ngày chạy bộ để lấy lại sức khỏe. Nàng ghé lại hãng bất thần khi nào có hẹn, nhưng trước hết, bây giờ nàng mới cảm thấy mình thật sự là mẹ của Alessandro. Hai mẹ con cùng ăn cơm trưa với nhau ở ngoài vườn. Nàng đón con ở trường về. Nàng đưa con đến công viên, dạy con hát những bài hát trẻ em bằng tiếng Anh và một số bài hát vui, ngắn bằng tiếng Pháp. Nàng nô đùa, rượt, đuổi với con và nàng đẩy đưa con trên chiếc ghế xích đu. Nàng có mọi thứ quý báu nhất trên đời. Nào công việc làm ăn, nào chồng và con.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Nối Lại Tình Xưa - Danielle Steel

Postby bevanng » 09 May 2017

Suốt đời nàng, nàng chưa bao giờ cảm thấy hạnh phúc hơn thế. Hạnh phúc này toát ra trong từng cái nhìn của nàng, trong cách sinh hoạt và cười nói lúc chồng nàng đi làm việc về. Hạnh phúc cũng tỏa ra trong những lời của nàng kể chuyện với bạn bè về những “tác phẩm nghệ thuật” mới nhất của Alessandro: “Ôi, trời ơi! Con tôi vẽ đẹp làm sao!” Mọi người đều vui mừng. Hơn ai hết, Amadeo hàng mong ước nàng mãi mãi hạnh phúc. Qua mười năm hôn phối, chàng vẫn luôn luôn yêu quý nàng như buổi ban đầu. Thật sự, chàng còn yêu quý nàng hơn nhiều bằng tình yêu tha thiết… Và công việc làm vẫn phát triển mạnh mẽ mặc dầu đã có thay đổi lề lối chút đỉnh. Chính bản thân Isabella không bao giờ có thể vắng mặt hoàn toàn được. Không phải chỉ là danh xưng của nàng mà thôi. Hình như nàng có mặt khắp nơi trong công việc làm ăn. Tiếng nói của nàng vang lên như tiếng chuông đồng thánh thót.
Chiếc xe sang trọng Linmudin đậu sát bên lề trong khi Isabella liếc nhìn mọi người trên đường phố. Năm nay nàng muốn những phụ nữ ăn mặc kiểu mốt gì? Mốt gợi tình, có tính cách của phái nữ. Nàng nhớ lại những sưu tầm về kiểu mốt của tổ phụ trong những năm trước đây. Đó là kiểu mốt làm cho nàng thích thú và thỏa mãn vô cùng. Nàng bước xuống xe trong y phục bằng len màu ngà voi. Nàng mang ba chuỗi hạt trai lớn để nổi rõ qua khoảng áo hở cổ, và trên cánh tay là chiếc áo khoác ngoài ngắn bằng lông màu sô cô la, một loại áo lông do một nhà chuyên nghiệp sản xuất riêng cho nàng. Nhà chuyên nghiệp áo lông này trước kia là nhân viên trong hãng Parel của tổ phụ nàng. Nàng lướt đi vội vã. Nàng muốn thảo luận với Amadeo về những chi tiết cuối cùng của những mặt hàng Hoa Kỳ, trước khi gặp một người bạn để cùng đi ăn trưa. Nàng nhìn vào chiếc đồng hồ deo tay bằng vàng có một hạt “xa phia” và một hạt kim cương nổi bật. Đúng 10 giờ 22 phút.
Nàng nói với tài xế:
- Cảm ơn, ông Enzo. Tôi sẽ trở ra xe lúc 12 giờ kém 5 phút.
Ông tài xế mĩm cười vui vẻ. Ông thích mỗi lần đánh xe đi có thêm chú bé nữa, vì chú bé nhắc cho ông nhớ lại những đứa cháu của ông, bảy đứa ở Bolonga và năm đứa ở Venice. Thỉnh thoảng ông có đi thăm chúng. Nhưng Rome là quê nhà của ông. Trường hợp ông cũng giống Isabella, mặc dầu mẹ của nàng là người Pháp và có một năm nàng sống ở Hoa Kỳ. Nhưng thành phố Rome là một phần của đời nàng. Nàng được sinh ra, và lớn lên tại đó. Nàng ước muốn sau này nàng cũng sẽ được chết tại đó. Ông tài xế hiểu cũng như mọi người Ý đều hiểu. Người La Mã không muốn sống ở đâu khác, chỉ thích sống tại Rome.
Khi nàng quyết định băng qua đường về phía chiếc cửa đen nặng nề ở mặt tiền ngôi nhà cổ, nàng ngước nhìn đường phố theo thói quen. Đó là cách nàng biết có Amadeo ở văn phòng hay không. Trước hết nàng tìm xem có chiếc xe hơi Ferrari màu bạc đậu bên lề đường không. Nàng thường gọi đó là chiếc “thủy lôi” bằng bạc. Duy chỉ một mình Amadeo sử dụng mà thôi. Mọi người thường hay ghẹo chàng về chuyện này, nhất là Isabella. Đối với chiếc xe hơi này, chàng giống như một cậu bé với đồ chơi của mình. Chàng nâng niu, thích thú với chiếc xe riêng của mình. Chàng lo hết mọi việc về chiếc xe. Ngay cả ông gác cổng cho hãng San Gregorio, đã làm việc đó bốn mươi hai năm qua, cũng không được sờ mó tới chiếc xe hơi của chàng. Isabella mĩm cười khi nàng bước lại gần chiếc cổng đen. Đôi khi chàng giống như một cậu bé. Điều đó làm cho nàng yêu quý chàng thiết tha hơn.
Ông già gác cổng cúi đầu:
- Kính chào bà Isabella! Bà được khỏe không?
- Cảm ơn ông. Còn ông khỏe mạnh không? - Nàng cười vui vẻ để lộ hàm răng đẹp như những hạt ngọc.
- Xin cảm ơn bà, tôi vẫn khỏe. Xin mời bà vào. - Ông già vừa kéo cánh cửa nàng bước qua nhanh chóng.
Cánh cửa đóng lại. Nàng bước vào phòng đợi đứng nhìn quanh một lúc. Cũng giống như ngôi biệt thự gia đình nàng đang ở, đây cũng là nhà của nàng. Nền nhà làm bằng đá cẩm thạch toàn màu hồng tuyệt mỹ, những tấm màn nhung màu xám và những tấm màn lụa màu hồng, cây đèn bằng pha lê nàng đã mang từ hãng Parel ở Paris về. Tổ phụ của nàng đã đặt làm cây đèn ở Vienna và bây giờ cây đèn ấy trở thành vô giá. Một cầu thang bằng cẩm thạch bóng loáng dẫn lên phòng khách chính ở phía trên, ở lầu ba và lầu tư là văn phòng giao dịch cũng được trang hoàng bằng màn nhung xám và lụa hồng, màu hồng giống những cánh hồng tươi và màu xám giống màu tro than. Nội thất được trang hoàng tổng hợp nhiều màu làm cho vui mắt. Đồ đạc cũng được chọn lựa kỹ càng như những tấm gương soi xưa cổ, những bộ đèn được gắn cố định trông rất thanh lịch, những bộ ghế xinh xắn thời Vua Louis XVI được đặt đó đây ở những góc tường, tại đó khách hàng có thề ngồi nghỉ và chuyện trò bàn tán. Những cô thiếu nữ phục vụ trong những bộ đồng phục màu xám đi lại thoăn thoắt, những bộ yếm trắng có hồ cũng kêu sột soạt trong lúc họ mang trà và bánh mì “xăng-uých” đến các phòng riêng trên lầu. Nơi đây hầu hết các khách hàng đang đứng xem và đánh giá những kiểu mốt quần áo nào còn ăn khách. Isabella ngừng lại một lúc, như thói quen thường lệ, để nhìn ngắm, quan sát tài sản của nàng.
Nàng bước vào chiếc thang máy riêng, bấm nút lên lầu tư, vừa nhẩm lại trong trí công việc buổi sáng. Hiện có một số việc phải lưu tâm đến. Nàng rất hài lòng đã giải quyết hầu hết những công chuyện cần thiết vào ngày hôm qua. Nàng phải làm việc với Gabriela, trưởng ban vẽ kiểu, về những chi tiết kiểu mốt, và thảo luận vói Bernardo cùng Amadeo về những vấn đề hành chánh quản trị. Công việc hôm nay không đòi hỏi nhiều thì giờ của nàng. Cánh cửa nhẹ nhàng mở ra để lộ một gian phòng rộng rãi lót thảm màu xám. Tất cả mọi thứ trong cơ sở Nhà họ San Gregorio đều có tính cách chơi nổi. Isabella, nhân vật số một. Một nhân vật nổi bật, lộng lẫy và cuốn hút mọi người. Nàng là người phụ nữ ai ai cũng muốn nhìn ngắm và hằng mong được có dịp để chiêm ngưỡng. Nhưng cơ sở Nhà họ San Gregorio là một nơi triển lãm hàng mỹ thuật. Điều quan trọng là những hàng trưng bày không bị chìm lấp vì chính cảnh đẹp của ngôi nhà. Mặc dầu vẻ tuyệt mỹ của ngôi biệt thự dựng lên theo kiểu hồi thế kỷ XVII, là nơi đã một lần là mái nhà thân yêu của một vị hoàng tử, thì ngôi biệt thự này cũng không thể làm lu mờ vẻ rực rỡ huy hoàng của bao nhiêu mặt hàng trưng bày để bán.
Chính bàn tay của Isabella đã sắp đặt và sáng tạo những mốt vô cùng đặc sắc, những kiểu lạ thường, những hàng vải tuyệt hảo, hấp dẫn biết bao nhiêu khách hàng ưa chuộng. Isabella hiểu được rằng giới phụ nữ ở Hoa Kỳ, Paris hay ở tại Milan, thường ăn mặc những áo quần may sẵn, nhưng chắc chắn họ không thế nào giống những phụ nữ đã đến cơ sở của nàng. Những phụ nữ đến đây đều là những nữ bá tước tên tuổi, những công chúa lừng danh, những minh tinh màn bạc, những văn nhân thi sĩ, những nhân vật nổi tiếng trên màn ảnh truyền hình, những bậc danh nhân, cùng các giới thượng lưu trí thức, tất cả đều say mê những kiểu mốt của Nhà San Gregorio. Isabella lặng lẽ bước đến cửa lớn ở cuối phòng, bấm vào nút, cửa mở ra và nàng đến trước bàn của cô thư ký. Cô ta ngạc nhiên ngước nhìn lên:
- Kính chào bà.
Mọi người không ai biết lúc nào Isabella đến hay nàng đang suy nghĩ những gì. Nhưng hôm nay, Isabella cười, gật đầu và đi ngay vào văn phòng làm việc của Amadeo. Nàng biết có chàng ở bên trong, vì nàng đã thấy có xe chàng đậu ngoài đường. Chàng và Bernardo luôn luôn làm việc ở văn phòng trên lầu. Chỉ có Isabella là người thường đi từ phòng này qua phòng khác, xuất hiện bất thần ở phòng trưng bày kiểu mốt; trên những hành lang bên ngoài những phòng có trưng bày hàng hóa; vào phòng khách chính trải thảm lụa xám, được thay đổi liên tục. Đó là điều làm cho Bernardo thường xuyên tức bực, vì với tư cách giám đốc, ông phải lo chi phí một khoản tiền lớn cho việc phung phí này. Là chủ tịch và trưởng ban tài chánh, Amadeo hoạch định ngân sách, nhưng Bernardo phải ước tính mọi mặt hàng nhập phải nằm trong giới hạn ngân sách mà Amadeo đã ấn định. Nhờ Bernardo, mọi mặt hàng luôn luôn được luân lưu phù hợp với khả năng ngân sách. Nhờ Bernardo, cơ sở này đã được điều hành và quản lý cẩn thận, có lúc đạt đến thành công rực rỡ qua nhiều năm hoạt động. Nhờ Amadeo đầu tư và nhạy bén về tài chánh, hàng của họ được phát triển mạnh mẽ. Và nhờ vào thiên tài vẽ kiểu của Isabella, các mặt hàng của họ bán rất chạy trên thị trường. Bernardo là nhân vật nối liền thế giới kiểu mốt với ngân sách tài chánh. Chính ông ta là người tính toán, cân nhắc, việc gì nên thực hiện, việc gì nên loại bỏ, mặt hàng nào đem lại thành công cho hãng hay mặt hàng nào thất bại. Cho đến nay, sự tính toán của ông chưa bao giờ lầm lẫn. Năng khiếu thiên bẩm đặc biệt của ông khiến Isabella nghĩ đến một người chiến đấu với bò mộng, luôn luôn hãnh diện, ngước mặt lên và can đảm đưa qua, lại tấm lụa đỏ trước mặt con bò, nhưng cuối cùng đã chiến thắng trong vinh quang. Nàng thích phong cách của ông và nàng yêu mến ông. Nhưng Bernardo lại yêu nàng tha thiết từ ngày đầu tiên gặp gỡ.
Bernardo và Amadeo là đôi bạn thân tình qua nhiều năm tháng và cùng làm việc chung trong cơ sở Nhà San Gregorio trước khi Isabella xuất hiện vào nội trường. Chính Bernardo là người đã tìm thấy nàng trong một cửa tiệm nhỏ ở Rome. Và cũng chính Bernardo đã hối thúc Amadeo đến thăm nàng, xem nàng làm việc, nói chuyện với nàng và có lẽ cả việc thuyết phục nàng cùng về cộng tác với họ tại cơ sở này.
Ngay từ dạo ấy nàng đã là một phụ nữ rất được chú ý vì vẻ đẹp hấp dẫn và trẻ trung. Mới hai mươi hai tuổi, nàng đã tỏ ra một phụ nữ tài sắc vẹn toàn. Đặc biệt là thiên tài vẽ kiểu. Ngày ấy khi đôi bạn đến cửa tiệm xinh xắn của nàng, đã mê say ngắm nhìn nàng trong chiếc sơ mi lụa đỏ và chiếc váy bằng vải trắng, mang đôi giày vàng nhạt. Nàng chẳng trang điểm gì, vậy mà nhìn nàng như một viên kim cương tỏa sáng tự nhiên.
Lửa tình đã nhen nhúm, nhịp tim đã nhảy mạnh khi nàng bắt gặp cái nhìn đầu tiên của Amadeo. Bernardo đã thấy mình trễ đi một bước! Chậm quá rồi. Amadeo và Isabella đã bắt nhịp cầu yêu đương nồng cháy và mối tình riêng của Bernardo đành trở nên thầm lặng. Và mãi mãi thầm lặng! Trễ quá rồi Bernardo không bao giờ muốn phản bạn. Tình bạn của Amadeo có nhiều ý nghĩa đậm đà đối với ông. Qua nhiều năm chàng xem ông như một người anh. Amadeo không phải là loại người để có thể bị làm phản. Chàng là một người ai cũng muốn giúp, chứ không phải để kẻ khác hại. Đó là sự thật làm cho Bernardo không còn đau khổ khi thấy mình không được nàng yêu.
Bernardo hiểu rõ Isabella yêu Amadeo thiết tha, say đắm. Đó là cuộc tình duy nhất của đời nàng. Amadeo là tất cả. Bernardo không thể nào sánh kịp. Vì thế, ông đã biết giữ chân giá trị của mình, giữ thầm lặng mối tình câm và chỉ biết vùi đầu vào công việc. Ông yêu nàng bằng cách khác, yêu cả hai, Isabella lẫn Amadeo, với tình cảm nồng nhiệt nhất, và với tấm lòng trinh nguyên nhất của ông. Tuy nhiên giữa ông ta và Isabella thường xảy ra những cuộc tranh cãi về công chuyện làm ăn. Hậu quả những cuộc đụng độ, những cơn thịnh nộ và những lần đấu tranh luôn luôn kỳ diệu: phái đẹp luôn luôn phải chịu khuất phục và mềm lòng… Bernardo có lý. Quả thật ông ta có một tinh thần cao thượng, một cái gì cao hơn cả công việc và tình yêu thương đậm đà đối với Amadeo và Isabella. Một vì sao sáng chói trong tâm hồn trong trắng của ông.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Nối Lại Tình Xưa - Danielle Steel

Postby bevanng » 09 May 2017

Hầu hết phái nữ đến đặt hàng, mua hàng đều bị cuốn hút vì một cái gì đó toát ra từ Bernardo mà chính họ cũng không hiểu được, chính bản thân Bernardo cũng không nghĩ ra. Nhưng bây giờ chính cái đó lại là một phần cuộc đời của ông, giống như ý thức nghề nghiệp và sự kính trọng đối với hai nhân vật ông đang cộng tác làm ăn. Tuy hai nhân vật, nhưng chỉ hiểu là một thôi. Ông thấu hiểu được rằng chính ông và Isabella không bao giờ đạt đến một đời sống hạnh phúc tuyệt vời như thế. Isabella và ông vẫn là hai cõi riêng biệt, luôn luôn yêu thương nhau, nhưng luôn luôn chống chỏi nhau kịch liệt. Cho dầu Isabella biết được tình cảm sâu đậm của ông, nhưng họ gặp nhau chẳng khác nào những vì sao va chạm nhau nảy lửa, nổ tung trên vòm trời riêng biệt của họ.
Amadeo và Isabella thì lại khác hẳn. Tình cảm của họ nhẹ nhàng, tế nhị nhưng mãnh liệt. Cả hai gắn liền làm một. Chỉ một tâm hồn. Trong đôi mắt hiền hòa của Amadeo, Isabella hầu như đang chìm đắm say sưa, đang lớn hẳn lên và đang vỗ cánh bay, đôi cánh của nàng mở rộng bay trên vòm trời hạnh phúc. Amadeo và Isabella và đôi chim ríu rít trong một thế giới riêng biệt và tuyệt diệu, những đôi cánh hòa cùng một nhịp. Họ chỉ là một, kết hợp quá trọn vẹn! Đó là điều Bernardo không thể sánh kịp, không thể ghen tức đối với hai tâm hồn yêu thương nhau tha thiết như thế. Họ thật đẹp đôi để mọi người chiêm ngưỡng. Nhận thức được cảnh hạnh phúc ấy, Bernardo đã cảm thấy thoải mái, nhẹ nhõm để cùng cộng tác làm việc. Quan hệ làm ăn với một “phu nhân” mà chính ông đã đem lòng yêu thương, một tình yêu như đã xa vời, nhưng sâu kín.
Ông sống một cuộc đời riêng tư. Tuy nhiên, ông vẫn phải chia sẻ với họ những trường hợp đặc biệt. Luôn luôn như vậy. Trong việc làm ăn, họ là một nhóm tay ba, không thể phân ly. Không có gì nguy hại xảy ra đối với họ. Cả ba đều biết rõ điều đó.
Khi Isabella đến đứng trước cửa văn phòng của Amadeo, nàng tự mỉm cười. Mỗi lần nhìn cánh cửa này, nàng không sao tránh khỏi nhớ lại lần đầu tiên nàng đặt chân đến những cao ốc này. Trông tất cả đều khác hẳn lúc bấy giờ. Đẹp thật, nhưng không có vẻ nguy nga tráng lệ như bây giờ. Bàn tay nàng đã tô điểm thêm vào đó, cũng giống Amadeo tăng thêm nét kiều diễm của chính nàng vậy. Nàng sáng rực lên trước mắt chàng. Nàng cảm thấy mình như viên ngọc bích vô giá, cảm thấy mình được trọn vẹn an toàn hạnh phúc. Nàng hoàn toàn tự do, muốn làm gì tùy ý thích, hoạt động trong một thế giới mênh mông vô bến bờ. Amadeo đã làm cho nàng cảm thấy mình vô tận, biết mình là ai, có thể thực hiện mọi sở thích, mọi hoài bão, mọi ước vọng với sức mạnh tình yêu đắm say của chồng.
Nàng gõ nhẹ vào cửa dẫn vào văn phòng của chồng nàng, nơi đây ít ai biết đến. Đó là cửa dành riêng cho nàng và Amadeo cùng với Bernardo sử dụng. Có tiếng trả lời nhanh chóng. Nàng mở trái khóa cửa và bước vào. Trong chốc lát hai người chẳng nói tiếng nào. Họ chỉ nhìn nhau với sự rung cảm như buổi ban đầu gặp gỡ. Chàng cười như muốn trả lời. Nàng cũng vậy. Một niềm thú vị bao la tỏa ra trong đôi mắt chàng. Một cách nhìn chiêm ngưỡng như tia điện giật khiến nàng ngả vào vòng tay của chàng nhanh chóng. Nàng luôn luôn yêu tha thiết tính hiền dịu, lòng trắc ẩn của chàng.
Amadeo là ngọn lửa, nhưng khác ngọn lửa nơi Isabella. Chàng là ngọn lửa thiêng bừng cháy mãi mãi, xóa tan mọi ưu tư buồn phiền, ngọn lửa tự hào báo động cho mọi người. Trong khi nàng là ngọn đuốc nhảy múa trong bầu trời tối đen, quá sáng chói, quá kỳ diệu đến nỗi ai ai cũng sợ đến gần. Nhưng đối với Amadeo, người ta không e ngại gần gũi. Chàng luôn luôn tiếp đón nồng hậu, bặt thiệp. Mọi người đều thích gần gũi chàng, nhưng thật sự, chỉ có một mình Isabella thôi. Lẽ dĩ nhiên có cả Bernardo nữa, nhưng gần với một cách khác.
- Ồ! Người đẹp, em yêu quý của anh. Có gì phải làm em đến đây hôm nay? Anh tưởng chúng ta đã giải quyết xong mọi việc hôm qua rồi. - Chàng ngồi lại vào ghế, đưa tay ôm choàng lấy nàng.
- Dẫu sao em cũng còn vài việc.
Chàng cười chữ “vài” của nàng. Đối với Isabella, “vài” có nghĩa là ba mươi lăm hay bốn mươi bảy, hoặc có thể là một trăm lẻ ba. Nàng không bao giờ có “vài” chuyện, không có vài ý tưởng, không có vài hạt ngọc hay vài bộ áo quần! Amadeo cười lớn tiếng khi nàng cúi xuống hôn vào má của chàng.
- Em trông giống một tiên nữ - Chàng nhìn nàng say đắm.
- Có vẻ tiên nữ hơn cả sáng sớm nay hả anh? - Họ đều phá cười lên. Nàng đã thoa mặt bằng một lớp kem mới, tóc chải búi gọn lên đầu, mặc chiếc áo đầm dài rộng trông rất sang trọng và chân mang đôi dép vải.
Nhưng Amadeo lắc đầu:
- Không, anh nghĩ sáng sớm nay em đẹp hơn. Nhưng, bây giờ em cũng đẹp vậy. Chiếc áo này ở đâu em có?
Đôi mắt đen huyền của nàng chiếu thẳng vào đôi mắt xanh biếc của chàng.
- Lẽ dĩ nhiên là của chúng mình.
Chàng nheo mắt nhỏ lại để ngắm nghía nàng cẩn thận. Đó là cách nhận xét tinh tế của chàng.
- Hình như đây là một kiểu mốt của ông ngoại em phải không?
- Anh thông minh thật. Em lấy kiểu này trong tập sưu tầm năm 1935 của ông. Nhưng không phải y hệt. Em thêm vài chi tiết và nhất là những lằn xếp.
Chàng cười vui sướng thấy nàng thích thú thỏa mãn và cúi xuống hôn nàng.
- Những chi tiết em thêm mới là tuyệt đấy!
- Lúc này chúng mình không còn làm việc chung với nhau trọn buổi. Tốt đó! Nhưng có thể chúng ta không thực hiện được gì cả. Đôi khi em nghĩ không biết chúng mình làm ăn ra sao đây?
Nàng ngồi vào ghế nhìn ngắm chàng. Trông chàng giống như một vị thần Hy Lạp trong các bức tranh triển lãm ở Florence, hay bức tượng người La Mã, cao, thanh, khả ái, phong nhã; và còn nữa… Đôi mắt chàng màu xanh biếc, tỏ ra thông minh, khôn ngoan nhưng tươi vui. Đôi mắt nhanh nhẹn, quyết định. Chàng lại tỏ ra dồi dào sức khỏe, với quyền lực và tài điều khiến chỉ huy. Chàng là đầu não của cơ sở Nhà họ Gregorio. Chàng là kẻ thừa kế vào “ngai vàng” của dòng họ lừng danh này. Bây giờ chàng đang giữ gìn ngôi vị của mình một cách vững vàng, một ngôi vị hoàn toàn thích hợp với tài năng của chàng. Chàng trông giống một vì vua của một vương quốc, hay có lẽ là một vị giám đốc của một ngân hàng rất rộng lớn. Trong bộ áo quần mặc sít sao làm tăng vẻ cao lớn và đôi vai to rộng của chàng. Mọi điều Amadeo có đều thuộc về của riêng chàng. Chẳng có gì vay mượn, hay giả tạo: Tính cách phong nhã, cái nhìn chân thành có vẻ quý tộc, sự hiền hòa trong đôi mắt, trí thông minh tinh tế và cách quan hệ với những người chung quanh, cùng với lòng đam mê đối với người vợ tuyệt vời của chàng.
- Hôm nay em ăn mặc đẹp đặc biệt, chắc có chuyện gì chăng? Hay chỉ để đến trao đổi với anh vài công việc thôi? - Nhìn nàng chăm chú, chàng mỉm cười, làm cho Isabella cũng cười theo.
- Em định đi ăn bữa trưa với vài phu nhân.
- Vinh dự quá! Vậy có thể cho anh tháp tùng với nhé!
Nàng cười có vẻ tinh nghịch:
- Cũng được, nhưng em đã có hẹn với một thanh niên khác sau khi bữa ăn trưa xong.
Nhưng chàng hiểu, nên không có lý do gì để lo ngại. Chàng hỏi đùa:
- Tình địch của anh phải không?
- Anh nói xàm. Em phải hẹn đón con về.
- Như vậy, anh xin khỏi tháp tùng nhé!
- Thôi, lần tới vậy.
- Được. - Chàng duỗi đôi chân dài về phía trước một cách thoải mái, giống một con mèo duỗi mình dưới nắng.
- Thôi, đừng đùa nữa. Chúng ta còn giải quyết “vài” công việc.
- Trời ơi! Vợ yêu quý của tôi, hiền hòa, tình tứ và nhu mì quá!
Nàng nheo mắt nũng nịu, và cả hai người cùng cười phá lên. Nàng lấy trong sắc tay ra một chiếc hộp nhỏ. Dưới ánh nắng mặt trời chiếu rọi qua văn phòng của chàng, Amadeo thấy chiếc vòng cẩm thạch có cẩn những hột xoàn lớn chiếu long lanh sáng chói, chiếc vòng chàng đã mua vào mùa hè vừa qua để tặng nàng nhân dịp mười năm kỷ niệm ngày cưới. Đúng là mười ca-ra. Mười ca-ra trong mười năm. Chàng ca ngợi:
- Chiếc vòng xinh quá em nhỉ?
Nàng vừa ngắm nghía vừa gật đầu sung sướng. Nàng mang vào trông tuyệt đẹp. Nàng mang gì cũng đẹp. Đặc biệt là chiếc vòng có nạm mười hạt kim cương.
- Chiếc vòng đẹp thật. Nhưng anh đẹp hơn. Em yêu anh tha thiết hơn.
- Anh cũng yêu em say đắm như vậy.
Họ cười đùa với nhau một lần nữa trước khi bắt tay vào việc. Bây giờ thời gian thuận lợi, vì họ có thì giờ cùng nhau thảo luận mọi việc.
Cứ vào cuối mỗi buổi chiều, chàng lại mong nhớ nàng và nóng lòng về nhà. Bây giờ có vẻ gì đặc biệt trong những buổi họ họp mặt, những bữa tối, bữa trưa và ngày tháng của họ. Nàng lại trở nên một con người bí mật đối với chàng. Chàng thường tự hỏi suốt ngày nàng đã làm gì, nàng ở đâu, nàng phục sức những gì…?
Nàng nói chuyện với chàng nhưng mắt chăm chú nhìn vào những mẫu hàng, nàng và cô Gabriel đã cùng xem xét ngày hôm trước:
- Anh đừng tưởng hàng Hoa Kỳ bị xuống giá nhé!
- Không đâu. Bernardo cũng mê lắm.
- Vậy em hoàn toàn có lý chứ gì! - Nàng không cười, và tiếp: - Em muốn thay đổi bốn mặt hàng vải và thêm một hoặc hai kiểu nữa vào mặt hàng này để đưa qua Pháp. Sẽ phải thực hiện điều này. - Nàng luôn luôn tỏ ra quyết liệt như vậy. Đúng, nàng ít khi sai lầm. Tính quyết đoán của nàng làm cho cơ sở của họ đạt được nhiều bằng khen về kiểu mốt suốt mười năm qua - Em còn muốn thu mua vào những mặt hàng màu đỏ tía, đỏ thắm và loại áo khoác màu trắng, những thứ ấy rất ăn khách.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Nối Lại Tình Xưa - Danielle Steel

Postby bevanng » 09 May 2017

- Em hãy bàn với Bernardo và bảo với Gabriela.
- Mọi việc xong xuôi rồi, anh ạ. Nhưng còn loại xà phòng dành cho đàn ông của Bernardo thì hoàn toàn không chấp nhận được. Mùi hôi cứ ở mãi nơi mũi em suốt cả buổi chiều.
- Tệ lắm sao?
- Tệ không tưởng tượng được! Nước hoa phụ nữ vẫn luôn luôn còn phảng phất nơi người ta. Mùi thơm của đàn ông cũng phải lưu lại cái gì sau khi dùng xong, chứ cứ để lại mùi nhức đầu sao?
- Bernardo sẽ phản đối. - Chàng cảm thấy mỏi mệt. Những cuộc tranh cãi giữa Isabella và Bernardo đã làm cho chàng hao mòn sức khỏe. Tất cả chỉ vì công chuyện làm ăn. Chàng rất thông cảm. Không có sự hăng say dữ dội của Isabella và chiếc neo vững chắc của Bernardo, thì Nhà San Gregorio đã có một bộ mặt khác bây giờ. Amadeo như một cái trục gắn chặt hai bánh xe khỏi bay rời ra mỗi nơi mỗi cái. Chàng là trọng tài phân xử, giảng hòa đôi bên. Nhưng đây là một tổ tam chế vô cùng kỳ diệu. Cả ba người đều hiểu tầm mức quan trọng của nó. Khi Isabella nổi cơn thịnh nộ, gọi Bernardo bằng những tên mà chính ông ta cũng chẳng bao giờ biết đến. Lúc ấy, Bernardo cứ tưởng mình sắp phạm tội giết người. Nhưng, sau đó vài giờ, sự việc lại đâu ra đó, khi họ vào phòng riêng để uống rượu sâm banh và anh bánh “xăng-uých” trông họ giống hai đứa trẻ cùng dự tiệc trà riêng với nhau sau khi những người khách lớn tuổi đã ra về. Và họ không còn nghĩ đến những chuyện cãi vã đã xảy ra.
Amadeo nhìn đồng hồ, nói:
- Em đã mời Bernardo đến chưa? - Chàng không bao giờ nhắn giùm Isabella. Nàng luôn luôn nói chuyện thẳng với người nàng muốn giao tiếp:
- Vâng, anh giúp hộ em. Em còn phải đi dự bữa tiệc đúng 12 giờ trưa hôm nay. - Nàng nhìn vào chiếc đồng hồ không mặt số, quà tặng của chính Amadeo.
- Trời ơi! Anh lại phải phụ giúp cho những bữa tiệc của quý bà nữa sao! - Chàng phá lên cười. Tuy nhiên chàng biết trong đời của Isabella việc dự tiệc tùng không bao giờ quan trọng. Ngoài chàng và Alessandro ra, Isabella chỉ sống vì công việc.
Amadeo nhấc điện thoại lên, nói gọn mấy lời với cô thư ký. Mời Bernardo đến ngay. Ông ta đi nhanh vào phòng, từng bước chân vang lên. Bỗng nhiên Amadeo cảm thấy tinh thần Isabella căng thẳng. Nàng đang chuẩn bị một cuộc chiến.
- Chào anh Bernardo! - Isabella chợt cười khi Bernardo bước vào văn phòng. Ông luôn luôn mặc bộ áo quần màu sậm, chẳng có gì thay đổi. Vẫn chiếc đồng hồ vàng, áo sơ mi trắng cổ hồ cứng và chiếc cà vạt màu sậm có những lấm tấm trắng. Nàng đùa ngay.
- Em mê bộ áo khoác của anh.
Nàng luôn luôn nói với ông những bộ áo khoác ấy cực kỳ nhàm chán. Nhưng cách ăn mặc đơn giản là một phần phong cách của Bernardo.
- Này, hai bạn nghe đây. Hôm nay tạm gác công chuyện qua một bên. Tôi chưa chuẩn bị. - Amadeo nhìn họ ái ngại. Đôi mắt chàng như muốn cười, nhưng đôi môi chàng mím lại:
- Trong vòng bốn mươi phút nữa, Isabella phải đi dự bữa tiệc. Bây giờ chúng ta chỉ là hàng thứ yếu đối với bữa tiệc trưa của nàng.
Bernardo cười nhẹ và ngồi xuống:
- Để xem sao. Con trai đỡ đầu của tôi được khỏe mạnh không?
- Alessandro rất khỏe mạnh. Nhưng những tấm màn ở phòng ăn thì không được “khỏe” lắm. - Amadeo cười khi Isabella kể chuyện. Chàng yêu thích sự nghịch ngợm của con, yêu thích cả màu mắt của nó, y hệt màu mắt của mẹ nó. Nàng bắt đầu:
- Ngày hôm qua khi tôi ở đây giải quyết công chuyện cho các anh. - Nàng ngước nhìn chờ Bernardo thắc mắc, nhưng nàng thất vọng, vì ông vẫn thản nhiên. - Alessandro mượn em cây kéo, nó cắt một mét màn cửa, bảo rằng để nó gói chiếc tàu quý báu nhất của nó, và cũng để dễ nhìn ra vườn khi có chơi xe. Bây giờ, nó nhìn ra vườn thật thoải mái.
Nghe kể chuyện Bernardo phá lên cười, nàng cũng cười theo. Mỗi khi ông ta cười, ba mươi năm trong ba mươi tám tuổi của ông hầu như tiêu tan hết, để ông chỉ còn là một cậu bé. Nhưng khi ông không đùa vui với những trò nghịch ngợm của Alessandro, ông thường có vẻ nghiêm nghị, khắc khổ. Hầu hết gánh nặng trong Nhà San Gregorio luôn luôn đè nặng trên đôi vai ông. Điều đó ai cũng biết. Ông đã làm việc cần cù và thành công cho Amadeo và Isabella. Không bao giờ ông nghĩ đến chuyện lập gia đình. Quá đơn độc. Luôn luôn chăm lo công việc, thức khuya dậy sớm. Vào những ngày thứ bảy, những ngày nghỉ, những ngày lễ, nhận lãnh trách nhiệm cũng như ông thường xuyên mặc bộ áo khoác màu sậm vậy.
Bất chợt Isabella hỏi:
- Mẫu xà phòng mới của anh không ăn khách đâu.
Như thường lệ, nàng đặt thẳng vấn đề Bernardo và Amadeo hầu như nhăn mặt, chờ đợi một trận chiến bùng nổ.
Bernardo vẫn ngồi yên:
- Tại sao lại không?
- Xà phòng đó làm cho tôi nhức đầu. Mùi quá nặng!
- Nếu có ai đó cắt đứt bức màn ở phòng ăn tôi, tôi cũng nhức đầu vậy.
- Tôi nói chuyện nghiêm trang với anh. - Nàng nhìn ông ái ngại.
- Tôi cũng nói chuyện đứng đắn. Qua những lần thí nghiệm chứng tỏ xà phòng đó thuộc loại hảo hạng. Không ai chê có mùi quá nặng!
- Có lẽ mấy người đó bị cảm cúm, nghẹt cả mũi nên không ngửi thấy mùi.
Bernardo đưa mắt nhìn quanh và tựa lưng vào ghế.
- Isabella ạ, tôi đã bảo họ đưa thẳng vào sản xuất luôn. Quỷ thần ơi, bây giờ bà muốn tôi phải xử lý làm sao?
- Hãy ngưng ngay. Sai lầm rồi. Cũng giống như nước hoa, ngay từ đầu đã sai lầm, và cũng dùng những luận điệu đó.
Lần này Amadeo đành nhắm mắt. Trước đây nàng đã có lý hoàn toàn về vụ nước hoa, nhưng chàng đau lòng thấy Bernardo thua cuộc. Vì tức giận, cả tháng Bernardo và Isabella chẳng trao đổi với nhau một tiếng nào.
Đôi môi của Bernardo mím chặt lại và ông thọc tay túi áo:
- Loại xà phòng này tuyệt hảo, cứng mình. Bà phải dùng với nước trong khi tắm. Bà rửa sạch, mùi sẽ bay hết.
- Không được. Tôi đã thường dùng xà phòng. Xà phòng của tôi không có mùi nhức đầu như xà phòng của anh sáng chế. Tôi muốn thay đổi loại xà phòng này ngay.
- Kệ thây tôi, Isabella! - Ông đấm trên bàn làm việc của Amadeo và nhìn sững nàng, nhưng Isabella vẫn điềm nhiên.
Nàng mỉm cười thắng lợi:
- Anh hãy nói với phòng thí nghiệm làm việc thêm và hai, ba tuần tới nữa anh hẵng cho sản xuất.
- Hay hàng tháng. Vậy bà không biết chúng ta đã quảng cáo chào hàng? Hủy bỏ đi sao?
- Thời gian phải lâu nữa, nếu anh tiếp tục sản xuất sai lầm. Hãy tin tôi. Tôi luôn luôn đúng. - Nàng mỉm cười nhẹ nhàng với Bernardo, trong khi ông ta như muốn nổi điên.
- Bà còn có trò chơi giật gân nào dành cho tôi sáng hôm nay nữa không?
- Không, chỉ thêm một vài chi tiết vào mặt hàng Hoa Kỳ. Tôi đã bàn với cô Gabriela. Không có vấn đề gì.
- Lạy Chúa, sao lại không? Bà cho vấn đề sẽ dễ phải không? - Bỗng nhiên, ông ta lại cười. Ông ta có khả năng đặc biệt mau giận hờn và tha thứ.
- Anh sẽ cho tôi biết kết quả thí nghiệm về xà phòng? - Nàng trở lại vấn đề của ông.
- Được. Tôi sẽ báo cáo cho bà biết.
- Vấn đề ấy quan trọng. Chỉ còn hai mươi phút nữa tôi sẽ từ giã để đi dự bữa tiệc trưa.
Amadeo mỉm cười với vợ. Trong khi nàng tựa vào thành ghế của chồng, và đưa tay xoa nhẹ trên má chàng, để lộ chiếc nhẫn kim cương sáng chói dưới ánh mặt trời, tạo tia phản chiếu vào bức tường đằng xa. Nàng thấy Bernardo nhìn nàng với vẻ khó chịu. Nàng thích thú nói:
- Có chuyện gì đó, Bernardo, người bạn gái nào của anh lại “vờ” anh nữa sao?
Chẳng có người bạn gái nào cả. Tuần qua tôi chẳng rời bàn giấy. Tôi bắt đầu cảm thấy mình như một hoạn quan.
Nghe nói, Amadeo không được hài lòng lắm. Chàng ái ngại công việc quá bề bộn đã làm cho Bernardo vất vả nhiều. Nhưng Isabella hiểu cái nhìn bất thần vào nàng có ý nghĩ gì. Thật sự, ông ta không có ý nói đến làm việc quá sức, không có giờ nghỉ ngơi. Isabella hiểu điều đó, và nàng có lý. Cả ba người đều làm việc cần cù và vất vả. Nhưng họ thích như vậy. Ông ta chỉ có vẻ khó chịu khi nhìn Isabella trang sức, với chiếc nhẫn kim cương quá lớn và chuỗi hạt ngọc trai quá dài.
Bà thật khờ khi mang những thứ ấy vào người, Isabella. - Và ông ta đưa mắt nhìn lại Amadeo: - Tuần trước tôi đã nhắc chừng bạn về điều ấy rồi.
- Nhưng có vấn đề gì chứ? - Isabella nhìn từ người này qua người kia với vẻ thú vị. Sau đó nàng nhìn chằm chặp vào mặt chồng:
- Anh ấy bảo anh đòi lại chiếc nhẫn của em?
- Đúng một phần nào. - Amadeo nhún vai mỉm cười. Nhưng Bernardo không hài lòng trò chơi của họ:
- Hai bạn không chịu lưu ý những điều tôi đã nói. Hai bạn có biết tuần qua việc gì đã xảy ra cho gia đình Belloggio không? Việc ấy cũng có thể xảy ra đến với hai bạn.
- Một vụ bắt cóc phải không? - Isabella ra chiều kinh hoảng - Đừng đùa bỡn nữa. Bernardo. Anh em nhà Belloggio là những chính khách tên tuổi ở Rome và họ đã lạm dụng quyền hành. Bọn khủng bố rất thù ghét họ.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Nối Lại Tình Xưa - Danielle Steel

Postby bevanng » 09 May 2017

- Bọn khủng bố cũng biết tống tiền gia đình ấy chứ. Hai bạn không có gì phải suy nghĩ sao?
- Không. - Isabella có vẻ điềm tĩnh, nhưng lại nhìn Bernardo chăm chú - Anh có dự tính gì? Tại sao bỗng nhiên anh lại quan tâm về vấn đề đó? Bộ anh đau đầu hả? Khủng bố luôn luôn làm cho anh đặc biệt lo lắng!
- Đừng nói nữa, Isabella. Đừng quá trẻ con! Năm nay đã có bốn vụ bắt cóc rồi! Hai bạn nông cạn quá! Không phải những vụ bắt cóc ở Âu Châu lúc này đều có tính cách chính trị. Một số vụ xảy ra là vì những người giàu có không chịu giữ gìn, để cho bọn cướp biết là mình giàu.
- Ồ! Như vậy anh nghĩ chúng tôi mang của cải đi quảng cáo hả? Lạy Chúa, Bernardo, anh tầm thường không thể tưởng tượng được.
- Vâng, tôi tầm thường. - Bernardo cầm tờ báo trên bàn giấy của Amadeo và ông nói một hơi - Đây này, Isabella, quá tầm thường, tầm thường kinh khủng phải không? Tôi rất sung sướng nếu hai bạn biết giữ gìn. - Vừa nói ông vừa lật tờ báo có in một ảnh lớn của Isabella và Amadeo đang bách bộ vào công trường đêm hôm qua. Họ đến dự dạ tiệc khai mạc buổi trình diễn ca kịch, Isabella trong chiếc áo “xoarê” màu xám, với chiếc áo khoác ngoài nổi bật màu sắc, lại thêm chiếc khăn quàng màu đen, thả dài xuống đến gót chân. Quanh cổ và hai cườm tay nàng là những chuỗi hạt kim cương chiếu sáng lấp lánh.
- Tôi rất hài lòng thấy các bạn ăn mặc giản dị! - Lúc bây giờ, ông ta chỉ hình Amadeo lái chiếc xe hơi lộng lẫy, đang đứng phía sau Isabella. Những hàng nút trên chiếc áo sơ mi trong chiếc áo khoác sáng nhấp nháy rực rỡ giống như những hạt kim cương trên đôi bông tai của Isabella.
- Nhưng, hôm đó đâu phải chỉ có riêng chúng tôi ăn diện. - Isabella nói khẽ với Bernardo.
Tuy nhiên, sự lưu tâm của ông đã làm cho nàng xúc động, mặc dầu vấn đề chẳng mới mẻ gì. Trước đây, ông ta cũng có nhắc nhở, nhưng bây giờ nhân vụ anh em nhà Belloggio bị bắt cóc và giết chết, nên ông lại quan tâm nhắc nhở Isabella và Amadeo.
- Người bạn quý ơi, ông không phải lo lắng cho chúng tôi?
- Sao? Các bạn tưởng các bạn là bậc thần thánh rồi hả? Các bạn tin không ai có thể đụng đến các bạn? Trong thời buổi này, nếu các bạn nghĩ như thế, tức là các bạn đã điên rồi!
Hình như Bernardo muốn khóc, khóc cho bạn. Ông đã quen biết một người trong gia đình Belloggio đã bị giết và ông đã đến dự đám tang tuần trước. Bọn bắt cóc hung bạo đòi 15 triệu đô-la và thả một nửa số tù chính trị của chúng bị giam giữ. Gia đình nạn nhân không đáp ứng được yêu cầu của chúng, cũng như chính phủ không muốn thực hiện. Hậu quả thật thê thảm. Mặc dầu nghe kể, Isabella và Amadeo có cảm kích, nhưng họ vẫn bình tĩnh, không tỏ lo ngại.
Isabella từ từ đứng dậy, bước đến chỗ Bernardo ngồi. Nàng mỉm cười:
- Chúng tôi rất kính yêu anh. Nhưng anh quá lo lắng.
Amadeo nhăn mặt không hài lòng. Chàng chẳng nghĩ gì đến lời của Bernardo, cũng không phải sợ hãi cho chàng.
- Các bạn không chịu hiểu, phải không? - Bernardo nhìn họ chán nản.
Nhưng lần này chính Amadeo trả lời khi Isabella ngồi xuống ghế thở dài.
- Chúng tôi hiểu chứ. Nhưng không đến nỗi lo ngại như anh nói. Chúng tôi sẽ cảnh giác.
Chàng quay qua Isabella:
- Chúng mình không là gì cả. Chúng mình nên ăn mặc kiểu người mua bán. Như thế chẳng có ai đòi hỏi gì nơi mình.
- Tiền và Alessandro nữa. Việc gì xảy ra nếu cháu bị bắt cóc? - Một ví dụ làm Amadeo rùng mình kinh hoảng.
- Đó lại là vấn đề khác. Nhưng cháu có bao giờ đi một mình đâu, Bernardo? Anh biết rõ điều đó mà. Biệt thự đóng kín. Không ai có thể vào được. Xin anh đừng lo ngại nữa. Cháu được an toàn và cả chúng tôi cũng được an toàn.
- Bạn nói sai. Không ai cho mình là an toàn cả. Bao lâu các bạn còn phải lo công việc, các bạn sẽ thấy điều ấy. - Bernardo lại chỉ vào bức hình in trên báo, vẻ không được hài lòng:
- Các bạn đang đùa với lửa. Tôi đã chứng kiến điều đó sáng hôm nay và tôi muốn báo động cho các bạn.
Amadeo và Isabella nhìn nhau bằng nháy mắt. Bernardo nhìn đi nơi khác. Họ không hiểu gì cả. Họ cứ nghĩ ông đã mất trí rồi. Nhưng chính hai vợ chồng họ mất trí trước. Họ quá ngây ngô, đơn giản và u mê. Bernardo muốn hét vào tai họ, nhưng ông đành chịu. Ông nhìn Isabella và Amadeo một lần nữa, lắc đầu chào thua và đi ra cửa.
- Tôi sẽ xem lại vấn đề xà phòng. Nhưng mong hai bạn cho tôi một ân huệ. Hai bạn nên lưu ý những gì tôi đã nhắc nhở.
- Chúng tôi sẽ nghe lời anh - Amadeo nói nhỏ lúc Bernardo đóng cửa. Sau đó, chàng nhìn vợ - Anh ấy có lý, em biết không. Có lẽ chúng ta nên cẩn thận, nhất là em và con.
- Còn anh thì sao?
- Anh không phải là đối tượng hấp dẫn. Anh không mang kim cương và mặc áo lông quý báu mỗi khi đi ra ngoài đường.
Nàng cười với chàng và nũng nịu:
- Bộ anh muốn lấy lại chiếc nhẫn của em sao?
- Anh đâu có ý định đó! - Chàng nhìn nàng một cách âu yếm.
- Không bao giờ nhé? - Nàng như một đứa bé ngoan ngoãn ngồi trên đùi của chàng và nàng cười sung sướng.
- Không bao giờ. Anh hứa với em như vậy. Cái đó là của em. Và anh cũng là của em. Mãi mãi muôn đời. - Chàng hôn nàng âu yếm, những nụ hôn nồng cháy. Bỗng nhiên nàng cảm thấy ngọn lửa tình rạo rực sống dậy trong người nàng y hệt như những ngày đầu tiên mới gặp chàng. Nàng vòng tay ôm ghì lấy cổ chàng và đôi môi nóng bừng của nàng gắn chặt vào đôi môi của chàng.
- Em yêu anh tha thiết, yêu anh hơn bất cứ thứ gì trên cõi đời này… - Họ lại tiếp tục hôn nhau. Nước mắt nàng dâng lên mi, nhưng nàng đã xóa đi. Thỉnh thoảng nàng vẫn khóc khi nàng quá hạnh phúc. Sung sướng quá đến phải khóc!
Họ có chung với nhau nhiều quá! Những kỷ niệm huy hoàng, những bằng khen thưởng và sự vinh quang, những ký ức êm đềm, ngày sinh của đứa con yêu quý. Những ngày họ sống cùng nhau trên đảo nhỏ ở Hy Lạp năm năm trước đây. Đó là thời kỳ nàng mang thai Alessandro. Hàng ngàn kỷ niệm êm ái ngọt ngào tự nhiên hiện rõ trong tâm trí nàng và nàng đâm ra yêu quý Amadeo như buổi ban đầu yêu thương ấy.
- Em yêu quý, Isabella… - Chàng nhìn nàng với nụ cười trong đáy mắt xanh biếc của chàng - Em đã cho anh hạnh phúc tuyệt vời. Mới đây anh cũng đã nói với em như vậy, phải không?
Nàng cười vui vẻ thỏa mãn:
- Anh luôn luôn nói với em như vậy. Anh biết em đang cầu mong gì không?
- Em mong gì? - Nàng muốn gì, chàng cũng thỏa mãn được. Chẳng có gì chàng từ chối. Người ta bảo nàng bị hư vì chồng nuông chiều và cưng quá mức. Nhưng thật sự nàng không hư. Chính nàng làm cho chồng hư thì đúng hơn. Họ thường thỏa mãn cho nhau mọi thứ.
Bây giờ những lời khuyên của Bernardo xem như đã bị lãng quên. Nàng cười:
- Em thích đi Hy Lạp một lần nữa.
- Em thích khi nào mình đi?
Chàng lại cười tỏ ý cũng bằng lòng, vì đó là thời gian tuyệt hảo nhất trong đời chàng.
- Vào mùa xuân nghe anh.
Chúng ta sẽ sinh thêm đứa con nữa nghe em? - Đó là điều chàng vừa mới nghĩ ra. Trước đây họ chỉ thích có một đứa con duy nhất. Nhưng mới đây, chàng đã nghĩ đến vấn đề này, và đem bàn với Isabella.
- Ở Hy Lạp phải không anh? - Đôi mắt đen của nàng mở rộng, đôi môi nóng bỏng của nàng cúi xuống hôn chàng. Rồi, họ cùng nhau cười vui sướng - Chúng ta chờ dịp đi Hy Lạp nhé! Nhưng ở Rome người ta cũng sinh con vậy!
- Họ làm thế nào? - Chàng thì thầm bên cổ nàng - Em nhớ chỉ cách cho anh nhé!
- Được, em bằng lòng. - Bỗng nhiên nàng phá cười to với chàng, nàng vừa nhìn đồng hồ - Nhưng chỉ sau bữa trưa thôi. Bây giờ em trễ rồi!
- Thôi, tệ thật. Có lẽ em nên về nhà. Chúng ta cùng về và…
- Chờ đi anh!… - Nàng lại hôn chàng lần nữa và bước từ từ đến cửa. Nàng quay lại nhìn chàng, tay mở khóa cửa: - Anh nhớ điều đó nhé!
- Nhớ em đừng đi dự tiệc trưa nữa chứ gì? - Chàng cười, thích thú.
Nhưng nàng lắc đầu và trêu ghẹo chàng:
- Không đâu, em không chịu đâu! Em muốn nói chuyện sinh con đứng đắn: - Nàng nói với giọng nhẹ nhàng, dường như nàng cũng đã sẵn có ý nghĩ ấy trong tâm trí.
Chàng gật đầu nhìn theo nàng:
- Đúng, anh nghĩ như vậy đó. Em nghĩ sao em yêu?
Nàng thầm cười:
- Em nghĩ chúng mình vẫn ghi nhớ điều đó.
Chàng hôn nàng lần nữa trước khi nàng đi. Chàng muốn nói chàng yêu nàng thiết tha và mãi mãi. Nhưng mọi sự phải chờ đến đêm nay. Chàng cũng ngạc nhiên về ý tưởng muốn có thêm đứa con. Ý tưởng đó chàng mới có tức khắc. Bây giờ, bỗng nhiên điều đó có ý nghĩa với chàng nhiều. Và điều đó không có ảnh hưởng đến nghề nghiệp của nàng. Họ thật sự thích có thêm một đứa con nữa. Chàng trở lại bàn làm việc và mỉm cười sung sướng.
Gần một giờ rồi. Amadeo đứng dậy, vươn vai. Chàng vui thú với những hình ảnh chàng đang tưởng tượng. Những công chuyện làm ăn với người Hoa Kỳ vào mùa thu trước, nay đang nâng giá hàng lên chút đỉnh.
Thật sự rất ích lợi. Chàng định đi ăn trưa, nhưng nghe có tiếng gõ cửa nhè nhẹ.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Nối Lại Tình Xưa - Danielle Steel

Postby bevanng » 09 May 2017

- Thưa ông! - Cô thư ký thường đến báo cáo công việc cho chàng đang đứng tần ngần gần cửa - Thưa ông… Tôi xin lỗi, nhưng…
Cô thư ký cười với chàng. Trông thấy chàng vô cùng đẹp trai nên nàng ấp úng không nói nên lời. Nàng cũng ít khi có dịp nói chuyện với giám đốc.
- Có chuyện gì tôi phải giải quyết không? - Chàng cười hỏi.
- Thưa ông, có hai người đến đây muốn gặp ông. - Cô thư ký vừa nói vừa đỏ mặt bẽn lẽn.
- Bây giờ sao? - Chàng nhìn lại cuốn sổ hẹn gặp khách hàng để trên bàn giấy. Chẳng có công việc gì phải giải quyết trước ba giờ - Ai vậy?
- Thưa… họ bảo có chuyện về chiếc xe hơi của ông. Chiếc… xe Ferrari.
- Xe của tôi hả? - Chàng tỏ vẻ ngạc nhiên và bối rối. - Có chuyện gì vậy kìa?
- Thưa họ… họ… họ bảo có… tai nạn.
Cô thư ký chờ đợi một cơn thịnh nộ nhưng chẳng có gì. Chàng chỉ bối rối nhưng không giận dữ:
- Có ai bị thương không?
- Thưa ông, tôi không rõ. Nhưng họ ở đây… phía bên ngoài… trong văn phòng cô Alzini.
Chàng gật đầu nhè nhẹ, đi đến phòng làm việc bên ngoài, thấy hai người đàn ông có vẻ lúng túng và bối rối. Họ ăn mặc gọn gàng giản dị, bàn tay lớn và xạm nắng, mặt đỏ; chàng không rõ do bệnh hoại thư hay do ánh nắng. Và rõ ràng họ không phải khách hàng. Người đàn ông thấp có vẻ sợ đứng giậm chân trên tấm thảm, và người cao hơn rõ ràng muốn biến khỏi phòng. Có lẽ họ là người bán thịt, người nướng bánh mì, là công nhân, mà cũng có thể là những nông dân. Họ nói giọng khàn khàn, nhưng tỏ ra lễ độ. Họ hoảng sợ vì sự việc đã xảy ra. Họ không biết chiếc xe hơi này là của chàng.
- Có việc gì đã xảy ra? - Chàng tỏ vẻ bối rối, nhưng giọng nói của chàng vẫn nhẹ nhàng và đôi mắt của chàng quá hiền từ. Nếu chàng có hoảng hốt về chiếc xe, thì chàng cũng chẳng muốn để lộ ra.
- Thưa ngài, chúng tôi lái xe, đường đông quá lại bữa trưa nữa. - Amadeo gật đầu kiên nhẫn nghe họ kể chuyện tai nạn - Một người đàn bà và một bé gái chạy băng qua đường, chúng tôi cố tránh khỏi phải đụng vào họ, thì lại đụng phải… - Người đàn ông lùn mặt càng đỏ hơn -… đụng phải xe của ngài. Không hư hại nhiều, nhưng có móp chút đỉnh. Chúng tôi có thể sửa chữa lại. Tôi có người anh mở tiệm, anh ấy sửa giỏi lắm. Xin ngài vui lòng. Hay là xin cho chúng tôi đền tiền. Chúng tôi xin chịu hết các phí tổn.
- Lẽ dĩ nhiên là không. Chúng tôi sẽ khai báo cho sở bảo hiểm. Có hư hại nhiều không? - Chàng cố không tỏ vẻ bất bình.
- Thưa ngài… Chúng tôi xin lỗi. Chúng tôi lấy làm tiếc đã đụng vào xe của ngài.
Người đàn ông cao lớn đứng vặn hai bàn tay với nhau, và cuối cùng Amadeo dành phát cười. Chàng phải cố nén khỏi cười lớn tiếng và bỗng nhiên chàng tiếc không có Isabella ở đây để nhìn chàng với đôi mắt nghiêm trang mà trêu chọc.
- Thôi, bỏ đi! Nào! Chúng ta cùng đi xem chiếc xe.
Chàng dẫn hai người đến chiếc thang máy riêng, mở chìa khóa, đứng vào cùng với họ để xuống lầu một. Hai người đàn ông cúi đầu có vẻ xấu hổ và Amadeo cố gợi chuyện với họ bằng vài lời đùa cợt.
Ngay cả ông già gác cổng cũng đã đi ăn trưa rồi. Amadeo bước ra ngoài đường phố. Chàng có thể thấy xe của họ vẫn còn đậu bên cạnh xe của chàng. Đó là một chiếc xe Fiat lớn, thô kệch và có vẻ lỗi thời, chắc đã gây thiệt hại nặng cho xe của chàng. Chàng đi bộ dọc theo đường trong lúc hai người kia theo sau một cách lo lắng, rõ ràng họ kinh hoảng như chàng nhận xét. Lúc đến gần xe, chàng chú ý thấy một người đàn ông khác ngồi trong chiếc xe Fiat, tỏ ra không vui khi thấy Amadeo đi gần đến. Hắn cúi đầu chào.
Amadeo đi quanh chiếc xe ra phía đường để kiểm tra bên hông trái của xe bị hư hại. Đôi mắt chàng nhìn dọc theo hông xe, chàng cúi xuống để kiểm tra chỗ bị hư móp. Nhưng khi chàng vừa cúi, mắt nhíu lại, chàng ngạc nhiên không thấy có chỗ nào bị hỏng, bị móp trên chiếc xe chàng yêu quý. Chàng mở to mắt, ngạc nhiên định hỏi họ thì cảm thấy một vật nặng kinh khủng đánh mạnh vào gáy chàng. Chàng gục xuống tức khắc, và bị kéo lên phía sau chiếc xe đang đậu bên cạnh xe chàng. Sự việc xảy ra trong nháy mắt và do hai tên trông có vẻ ngây ngô thực hiện. Đó là hai tên đến tìm gặp Amadeo tại văn phòng sáng nay. Cả bọn lẻn vào xe Fiat và ung dung mở máy chạy thoát. Chỉ cách Nhà họ San Gregorio hai khu phố, Amadeo bị bó trói gọn, miệng và mắt chàng bị bịt kín. Chàng chỉ biết nằm bất động trên sàn xe trong khi bọn bắt cóc chở chàng đi.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Nối Lại Tình Xưa - Danielle Steel

Postby bevanng » 09 May 2017

Chương hai


Mặt trời đã lặn, bắn lên một luồng ánh sáng màu da cam và màu tím. Isabella ngồi lộng lẫy trong bộ quần áo bằng xa tanh màu xanh biếc tại phòng khách. Những chân đèn bằng thau và bằng pha lê thanh lịch tỏa ra một thứ ánh sáng nhẹ nhàng. Nàng nhìn chiếc đồng hồ Fabergé màu xanh đậm, ở trên lò sưởi, nàng và Amadeo đã mua nó tại Nữu Ước. Một món hàng sưu tầm vô giá, vô giá cũng như chuỗi hạt ngọc và kim cương đang đeo quanh cổ nàng. Đó là vật kỷ niệm của bà ngoại nàng, và nghe nói xưa kia nó là của bà Josephine vợ của vua Napoléon bên Pháp.
Bây giờ là 8 giờ kém 5 phút, nếu đi ăn tối ở nhà hàng Saint Angelo thì trễ giờ đi dự dạ vũ. Amadeo quỷ quái thật! Tại sao đêm nay chàng lại về nhà trễ như vậy?
Nhìn vào gương soi mặt, bên trên chiếc bàn thanh nhã chế tạo ở Pháp. Isabella xem thử nàng có thể sửa lại mái tóc như thế nào cho đẹp hơn. Qua hình phản chiếu, nàng thấy mình quá đơn giản, quá khắc khổ. Nàng chải tóc cao lên và búi lại trên đầu, để lộ rõ chuỗi hạt kim cương và đôi bông tai tuyệt mỹ, quà kỷ niệm của Amadeo. Những hạt ngọc bích màu sắc phù hợp với màu của bộ áo quần xa tanh xanh biếc. Đây là những vật sưu tầm của chính nàng trong năm nay. Một tấm xa tanh xanh biếc toàn mỹ dường như phủ thẳng từ đôi vai cho đến tận gót chân nàng.
Bên ngoài nàng khoác chiếc áo xa tanh trắng do chính nàng vẽ kiểu, có những đường ren tua rộng đặc sắc trên mình áo. Nhưng đặc sắc hơn cả, là kiểu tóc của nàng… Trời đất quỷ thần! Amadeo hiện giờ ở đâu? Tại sao chàng về trễ? Nàng nhìn đồng hồ và vắn môi khi nghe một tiếng thở nhẹ từ phía cửa. Quá ngạc nhiên, nàng quay lại và nhìn sững đôi mắt màu nâu của Alessandro, đang núp phía sau cửa phòng khách.
- Xuỵt!… Mẹ ơi… Vào đây!
- Con đang làm gì đó? - nàng thở dài và cười vui với con.
- Con trốn bà ấy. - Đôi mắt thằng bé sáng giống mắt của nàng.
- Con trốn ai?
- Zú già Teresa!
- Sao con chưa đi ngủ? - Nàng đến bên con, quỳ gối gần con. - Khuya quá rồi!
- Con biết! Nhưng con muốn gần bên mẹ. Mẹ nhìn này, bánh kẹo chị Luisa cho con! - Nó đưa ra một mớ bánh cùng với mấy thỏi sôcôla màu nâu đậm - Con ăn nhé! - Vừa nói, đứa bé vừa đưa nhanh vào miệng một cái bánh.
- Con phải đi ngủ.
- Vâng ạ. - Alessandro bỏ vào miệng một cái bánh khác rồi nói tiếp - Mẹ bế con đi!
Nhìn vào gương soi mặt, bên trên chiếc bàn thanh nhã chế tạo ở Pháp. Isabella xem thử nàng có thể sửa lại mái tóc như thế nào cho đẹp hơn. Qua hình phản chiếu, nàng thấy mình quá đơn giản, quá khắc khổ. Nàng chải tóc cao lên và búi lại trên đầu, để lộ rõ chuỗi hạt kim cương và đôi bông tai tuyệt mỹ, quà kỷ - Vâng ạ. - Alessandro bỏ vào miệng một cái bánh khác rồi nói tiếp - Mẹ bế con đi!
Nàng nhìn con gật đầu vui sướng. Đây là lý do khiến nàng không còn làm việc ở văn phòng suốt 11 tiếng đồng hồ mỗi ngày. Đó là chưa kể thời gian nàng ở bên cạnh chồng. Alessandro xứng đáng được gần gũi mẹ, nhất là cái nhìn và nụ cười tinh nghịch của nó.
- Bố đâu mẹ?
- Bố đang trên đường về nhà. Mẹ nghĩ thế. Thôi, đi ngủ nào!
Alessandro luồn bàn tay nhỏ nhắn vào lòng bàn tay của nàng và hai mẹ con cùng đi xuống phòng lát gỗ có điện mờ. Trong phòng có treo chân dung các bậc tiền bối của Amadeo và một số bức tranh họ đã mua từ Pháp về. Thỉnh thoảng tại đây có mở những đại tiệc, những đôi tài tử giai nhân khiêu vũ trong phòng có gắn kính chung quanh.
- Nếu zú già Teresa tìm thấy con ở đây thì tính sao? - Alessandro ngước lên nhìn mẹ với đôi mắt nâu.
- Mẹ cũng chưa biết nữa. Con có nghĩ nếu chúng ta khóc, zú già sẻ bỏ qua không?
Cậu bé gật đầu một cách hiểu biết, rồi cười khúc khích, che miệng bằng bàn tay còn dính bột bánh.
Phòng của Alessandro sơn quét màu xanh sáng, chứa đầy sách và đồ chơi. Không giống những phòng khác trong biệt thự, thanh nhã và rộng lớn. Đây chỉ là căn phòng của một cậu bé. Isabella dẫn con đi ngủ và cười vui với con lần nữa.
Alessandro không còn muốn đứng nữa. Cậu bé nằm dài trên giường, lấy hết bánh ra khỏi túi áo, định ăn thì Isabella hối thúc con ngủ.
- Con đừng bày bánh bừa bộn ra đó. - Nhưng nói cũng hoài công. Đó là thói quen của các chú bé. Nào bẻ gãy những bánh xe, những tên lính bằng chì, những mẩu bánh vụn. Tuy nhiên, nàng thích như thế. Nàng thích mọi thứ bề bộn của con và thông cảm nói: - Con hứa sẽ ngủ khi ăn xong nhé!
- Con xin hứa. - Cậu bé nhìn mẹ khen ngợi: - Mẹ đẹp quá!
- Cảm ơn con. Con cũng thế. Mẹ chúc con ngủ ngon.
Nàng hôn con. Đứa bé cười khúc khích.
- Con thương mẹ lắm, mẹ ơi!
- Mẹ cũng yêu quý con vô cùng.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Nối Lại Tình Xưa - Danielle Steel

Postby bevanng » 09 May 2017

Lúc trở lại phòng khách, nàng cảm thấy như điên lên. Quỷ quái cho những tiệc tùng ở nhà hàng Saint Angelo. Bỗng nhiên, nàng cầu mong thà Amadeo về trễ còn hơn. Nhưng lạy Chúa, bây giờ mấy giờ rồi? Nàng lại nhìn đồng hồ. Hai chân nàng run lên, đứng không còn vững. Đã 8 giờ 25 phút! Thế này là sao? Đã có chuyện gì xảy ra?
Có thể có điện thoại khẩn từ Paris, hay Hồng Kông hoặc từ Hoa Kỳ. Hàng vải không thể gửi đi được, hay nhà máy dệt đình công? Nàng đã hiểu quá rõ người ta có thể bị chậm trễ một cách dễ dàng. Những lý do này đã làm nàng xa rời Alessandro hằng đêm rất lâu, thật lâu. Bây giờ, nàng quyết định gọi điện thoại cho Amadeo, hẹn gặp chàng ngay tại văn phòng, cùng với chiếc áo khoác dạ tiệc của chàng trên cánh tay của nàng.
Nàng trở lại phòng riêng nhấc điện thoại lên. Cô thư ký mệt mỏi trả lời điện thoại:
- Hãng San Gregorio đây.
Nghe tiếng của Isabella, cô thư ký nhận ra ngay nàng nên chẳng cần phải hỏi ai ở đầu dây, muốn gặp Amadeo có chuyện gì. Cô gắn dây cho nàng gặp trực tiếp giám đốc. Ngừng một lúc. Có tiếng xin lỗi vì chậm. Rồi lại ngừng. Isabella giậm chân và nhăn mặt. Có điều gì trục trặc đây. Có thể chàng lái xe nhanh quá, tông vào một gốc cây nào chăng? Bỗng nhiên nàng cảm thấy nóng nực trong bộ áo quần xa tanh dày màu xanh lục. Nàng cảm thấy tim như ngừng đập, khi nghe trong máy tiếng của Bernardo.
- Có chuyện gì không?
- Anh biết ông quỷ Amadeo ở đâu không? Trễ hai tiếng đồng hồ rồi mà anh ấy chưa về. Anh ấy hứa tôi nay sẽ về sớm. Chúng tôi dự định đi ăn tối ở nhà hàng.
- Nhà hàng Saint Angelo phải không? - Bernardo biết nàng quá rõ.
- Anh ấy có đi với ai không? Không biết bây giờ anh ấy đang ở đâu?
- Tôi cũng không biết. Tôi nghĩ anh ta đã về nhà với bà rồi chứ. - Ông nói nhanh đến nỗi líu cả lưỡi.
- Sao? Không có anh ấy ở đó à? - Lần đầu tiên Isabella tỏ ra kinh hoảng. - Có thể xảy ra tai nạn xe cộ không?
Nhưng Bernardo trả lời liền, Chẳng có dấu hiệu gì bất thường qua giọng nói của ông ta:
- Có lẽ anh ấy ở đâu đây. Tôi đang đầu tắt mặt tối nghiên cứu loại xà phòng mà bà không thích. Từ trưa đến giờ tôi không vào văn phòng của anh ấy.
- Được rồi. Nhờ anh đi tìm và bảo anh ấy gọi điện thoại về nhà. Tôi muốn biết anh ấy thích tôi đến hãng gặp anh ấy hay anh ấy về nhà khoác thêm áo. Điệu này chắc tôi chết mất! Bây giờ chúng tôi không thể đi ăn đúng bữa được nữa.
- Để tôi xem sao.
- Xin cảm ơn anh. À, này anh Bernardo? Anh nghĩ có điều gì không hay xảy ra không?
- Dĩ nhiên là không! Tôi đi tìm anh ấy liền cho bà.
Không nói gì thêm nữa, ông ta gác máy điện thoại.
Những lời nói của nàng còn vang bên tai ông “Có điều gì không hay”. “Có điều gì không hay”. Đó chính là điều ông ta đã từng nghĩ đến. Ông ta đã tìm Amadeo suốt cả buổi chiều để thảo luận về việc xử lý loại xà phòng “cay nghiệt” của ông. Họ cần thêm tiền để thí nghiệm và ông mong Amadeo chấp thuận. Nhưng Amadeo đã đi từ bữa trưa. Bernardo tự nhủ chắc Isabella và Amadeo đã hẹn hò với nhau ở đâu vào lúc buổi chiều. Họ thường như thế. Và chỉ có Amadeo biết thôi. Nhưng bây giờ Amadeo không đi với nàng, vậy anh ấy đang ở đâu? Một mình hay sao? Hay đi với ai? Đi với một người đàn bà khác? Bernardo loại bỏ ý tưởng đó. Amadeo không phản bội Isabella. Anh ấy không bao giờ như thế. Vậy, bây giờ Amadeo ở đâu? Và anh ấy ở đâu từ trưa đến giờ? Bernardo bắt đầu rảo quanh các phòng làm việc và qua các tầng lầu. Ông khám phá ra cô thư ký trẻ tuổi, đang run sợ, đánh máy chữ ở bàn giấy của cô ta. Cô ấy kể có hai người đàn ông đến tìm gặp Amadeo, để nói về chuyện họ đụng phải xe của Amadeo. Ông giám đốc sau đó rời khỏi văn phòng. Bernardo mặt mày đổi sắc, vội vã chạy xuống đường và bước vào xe của ông một cách lo lắng. Khi cho xe chạy lùi lại, ông thấy xe của Amadeo vẫn đậu ở chỗ cũ. Cho xe chạy chậm, ông quan sát kỹ xe của Amadeo. Không thấy có sự thiệt hại nào cả. Tim ông đập mạnh. Ồng chạy xe thẳng đến nhà của Isabella và Amadeo.
Nghe có tiếng chuông điện thoại, Isabella đi hấp tấp qua phòng khách đến phòng riêng của nàng để trả lời điện thoại. Kỳ khôi thật! Amadeo đã quên buổi dạ vũ và bữa ăn tối cùng với nàng. Quên cả thời gian! Nàng sẽ làm cho chàng biết tay. Nàng vội vàng nhấc điện thoại lên và nói ngay:
- Em đây, em yêu của anh đây. Anh về nhà trễ một tí phải không, anh yêu của em? Bây giờ chúng mình tính chuyện dự dạ vũ sao đây? Quỷ quái thật! -
Nàng mỉm cười, trước khi nghe tiếng nói đầu tiên ở đầu dây đằng kia. Nàng biết chắc đó là Amadeo.
Nhưng, trời ơi! Không phải. Đó là một người lạ.
- Chào bà. Tôi không biết bà sắp làm gì với buổi dạ vũ. Vấn đề bây giờ là chúng tôi sắp làm gì với chồng của bà?
- Cái gì? - Lạy Chúa. Điện thoại của bọn xấu. Nhưng đúng là điều nàng cần biết. Bỗng nhiên nàng cảm thấy bàng hoàng kinh hoảng. Hay là một tên nào mê say nàng, muốn trêu ghẹo chăng? Thỉnh thoảng vẫn có những người gọi điện thoại nhầm - Tôi rất tiếc. Tôi nghĩ ông đã gọi nhầm số điện thoại.
Nàng định gác điện thoại, nhưng lại nghe tiếng nói đầu dây, lần này, cộc cằn hơn.
- Hãy chờ! Bà San Gregorio, tôi tin rằng chồng bà đang mất tích, không đúng sao?
- Lẽ dĩ nhiên là không? - Tim của nàng đập mạnh. Nàng tự hỏi: “Ai vậy kìa?”
- Ông ta chưa về nhà. Có đúng không?
- Ai đó?
- Không cần biết. Chúng tôi đang giữ chồng bà. Đây…
Có tiếng rên rỉ, dường như một người nào được dìu đi hay bị đẩy đi và sau đó là tiếng Amadeo trong điện thoại.
- Em yêu quý. Em đừng sợ. - Tiếng nói nghe mệt mỏi và yếu ớt.
- Có chuyện gì vậy? Em nghe như anh đùa vậy?
- Không phải đùa đâu! Hoàn toàn không em ơi!
- Hiện anh đang ở đâu? - Nàng vừa nói mấy tiếng đó, thì cơn kinh hoảng đã làm cho nàng run người lên. Nàng thầm nghĩ Bernardo có lý.
- Anh không biết. Chuyện đó không thành vấn đề. Quan trọng là em nên bình tĩnh nghe em. Và em nên biết… - Toàn thân nàng bắt đầu run mạnh, nàng bám chặt lấy máy điện thoại -… Và nhớ rằng anh mãi mãi yêu em.
Tiếng của một người lạ trở lại trong máy:
- Sao, thỏa mãn chưa? Chúng tôi đang cầm giữ chồng bà. Bây giờ bà muốn ông trở về không?
- Ông là ai? Ông có điên không?
- Không. Chỉ thèm khát thôi! - Trong máy vang lên tiếng cười khả ố trong khi Isabella cố trấn tĩnh để nghe điện thoại - Chúng tôi cần mười triệu đô la. Nếu bà muốn chồng bà trở về…
- Ông có điên không? Chúng tôi không có một số tiền lớn như thế! Chẳng ai có thể có được!
- Bà có. Công ty làm ăn của bà có. Hãy thu tóm đi nhé! Chúng tôi để cho bà đến cuối tuần này, bà phải lo cho đủ. Ở đây chúng tôi lo săn sóc chồng bà.
- Lạy Chúa! Tôi không đủ khả năng… xin hãy nghe… Xin vui lòng…
Nhưng hắn ta đã gác máy. Isabella khóc nức nở. “Amadeo, anh yêu ơi! Chúng nó bắt cóc anh! Ôi, trời ơi? Chúng nó tàn ác quá?”
Lúc ấy nàng không nghe tiếng chuông reo có khách ở cửa. Người giúp việc chạy ra cửa. Bernardo đi vào thật nhanh đến gặp nàng.
- Có chuyện gì thế, Isabella? - Nàng đang đứng rũ rượi, tâm trí đặt hết vào điều mới nghe trong điện thoại - Nói cho tôi biết, Isabella? Anh ấy bị thương? Hay đã bị chết?
Nàng chẳng nói nên lời, đứng sững nhìn ông rồi khóc nức nở. Lúc sau, nàng nói bằng một giọng xúc động, ấp úng nghe không rõ:
- Anh ấy đã bị bắt cóc.
- Ôi, lạy Chúa!
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Nối Lại Tình Xưa - Danielle Steel

Postby bevanng » 09 May 2017

Chương ba


Một tiếng đồng hồ sau, Isabella vẫn còn ngồi trong phòng riêng của nàng và vẫn còn run vì kinh hoảng. Nàng nắm chặt lấy tay Bernardo khi nghe cú điện thoại thứ hai của bọn bắt cóc.
- Chúng tôi quên nói cho bà biết. Đừng báo cho cảnh sát. Nếu bà báo, chúng tôi sẽ biết. Và chúng tôi sẽ giết chồng bà. Nếu bà không nạp đúng số tiền đã ấn định, chúng tôi cũng giết ông ấy.
- Nhưng các ông không thể có đủ số tiền ấy được. Tôi thật sự không có cách nào cả…
- Không cần biết! Phải tránh xa cảnh sát. Họ sẽ ra lệnh ngưng xuất nhập tiền của bà ngay khi ngân hàng mở cửa. Và cả ông lẫn bà đều sẽ không bị gây họa!
Bọn bắt cóc lại gác máy điện thoại, nhưng lần này Bernardo đã nghe rõ ràng.
- Isabella, phải chi chúng ta báo cho cảnh sát biết cách đây một giờ đồng hồ.
- Tôi bảo với anh là không được! Bọn họ nói đúng. Cảnh sát sẽ canh chừng chúng ta đến cuối tuần. Đến ngày thứ hai, họ sẽ ra lệnh tạm ngưng chi thu của chúng ta, làm sao chúng ta có đủ tiền để nộp chuộc?
- Bằng cách nào đi nữa, bà cũng không thể gom đủ tiền. Phải mất một năm mới gom được số tiền lớn như thế. Và chỉ có Amadeo họa may mới có khả năng làm việc ấy. Bà biết rõ điều đó.
- Tôi không báo cảnh sát. Chúng ta cố gắng tự lo liệu.
- Chúng ta không thể làm được. Phải báo cho cảnh sát biết. Không có cách nào khác. Chúng đòi số tiền quá lởn, bà không thể có để đưa cho chúng. Bà không thể đánh liều làm cho bọn chúng nổi điên. Trước hết, chúng ta phải tìm bọn chúng.
Bernardo trông cũng nhợt nhạt như Isabella, ông đưa tay vuốt lại mái tóc một cách chán nản.
- Sự thể ra sao nếu chúng nó biết được? Bọn họ bảo,…
- Chúng nó sẽ không biết được. Chúng ta phải tin tưởng vào một người nào. Lạy Chúa, chúng ta không thể tin bọn họ được.
- Nhưng có thể chúng nó gia hạn thời gian để chúng ta có đủ thì giờ gom tiền bạc. Bạn bè sẽ giúp chúng ta, chúng ta có thể gọi điện thoại qua Hoa kỳ.
- Gọi điện thoại qua Hoa Kỳ? Chúng ta không thể làm điều đó. Mình không ấn định thời gian cho chúng nó được. Amadeo sẽ ra sao trong lúc mình lo gom cho đủ tiền chuộc? Chúng nó sẽ đối xử với anh ấy ra sao?
- Ôi! Chúa ơi! Bernardo à, tôi không thể nghĩ…  
Giọng nói của nàng nhạt nhào, Bernardo ôm nàng vào vòng tay run rẩy của ông ta.
- Xin bà vui lòng để cho tôi gọi cảnh sát.
Một tiếng thở dài não nuột.
Nàng chỉ trả lời bằng cái gật đầu.
Nhưng cảnh sát đã có mặt tại chỗ cách đây mười lăm phút. Họ xuất hiện ở cổng sau, mặc những chiếc áo cũ kỹ, trông giống như bạn của những người giúp việc, với những chiếc nón cũ của người nhà quê họ đang cầm ở tay. Bernardo mời họ vào. Isabella nghĩ sau cùng Bernardo đã nói đúng.
- Kính chào bà San Gregorio.
Cảnh sát nhận ra nàng ngay. Isabella như bị cóng người lại và ngồi vào chiếc ghế.
- Xin chào ông. - Nàng chỉ nói vừa đủ nghe. Nước mắt dâng lên đôi mắt đen của nàng; và Bernardo nắm chặt tay nàng.
- Chúng tôi xin lỗi. Chúng tôi biết bà đang đau khổ. Nhưng chúng tôi phải biết mọi vấn đề. Thế nào, khi nào, ai là người cuối cùng gặp ông nhà, trước đó đã có những lời dọa nạt chưa? Bà có tình nghi người nào trong quan hệ làm ăn hay trong nhà không? Bà đừng tiết lộ cho ai biết. Không nên liên hệ mật thiết và không nên tin vào những người bạn cũ. Ông nhà có thể nguy về tính mạng. Xin bà giúp chúng tôi.
Cảnh sát tỏ vẻ nghi ngờ Bernardo, nhưng Isabella đã giải thích với họ chính Bernardo đã hối thúc bà báo cho cảnh sát biết. 
- Nhưng bọn chúng bảo… bọn chúng bảo nếu chúng tôi báo… rằng… - Nàng không đủ sức để nói tiếp…
- Chúng tôi biết!
Cảnh sát thẩm vấn Bernardo và kiên nhẫn ngồi với Isabella hai tiếng đồng hồ để hỏi những câu hỏi rất tỉ mỉ. Đến nửa đêm cuộc thẩm vấn mới hoàn tất. Bây giờ cảnh sát đã nắm được mọi sự. Nào những nhân viên cho nghỉ việc một cách tức tối, những mưu mô và những cạnh tranh trong công việc làm ăn, những kẻ thù không ngờ đến và các bạn bè có mối hiềm thù. Viên sĩ quan phụ tá tiếp:
- Bọn chúng không nói lúc nào, ở đâu hay cách nào chúng nhận tiền chuộc?
Isabella lắc đầu một cách khổ sở.
Tôi nghi rằng bọn này không phải là những tay chuyên nghiệp bắt cóc. Nhờ may chúng nó đã làm được việc. Cú điện thoại lần thứ hai, nhắc bà đừng đi báo cho cảnh sát, chứng tỏ điều đó. Những tay chuyên nghiệp, sau khi bắt cóc, chúng bảo cho ta biết điều đó ngay.
- Tôi cũng hiểu được điều đó. Vì vậy, tôi không để cho ông Bernardo gọi điện thoại báo cho quý ông.
- Bà đã khôn ngoan thay đổi ý định kịp thời. - Viên sĩ quan Trưởng ngành nói bằng giọng động lòng trắc ẩn. Ông ta là một chuyên viên điều tra các vụ bắt cóc trong cảnh sát Rome nên đã có rất nhiều kinh nghiệm.
- Nếu bọn chúng không chuyên nghiệp, điều đó có lợi cho chúng ta không? - Isabella nhìn viên sĩ quan, hy vọng ông ta trả lời nhanh rằng “có”.
- Có thể. Những vấn đề này rất tế nhị. Chúng tôi phải xử lý tùy tình huống. Xin bà hãy tin chúng tôi. Tôi xin hứa với bà. Nhưng trước hết tôi xin hỏi bà: Tối hôm nay bà có ý định đi đâu không? - Vừa nói ông ta vừa nhìn vào đồ trang sức và phục sức của Isabella.
Nàng gật đầu ngượng ngập:
- Chúng tôi dự định đi dự… dạ tiệc… Ôi, bây giờ nhắc đến làm gì nữa!
- Mọi vấn đề đều quan trọng cả chứ, thưa bà. Dạ tiệc với ai?
- Với các vị ở Saint Angelo. Ông cũng muốn thẩm vấn các vị ấy sao?
- Chỉ khi nào chúng tôi thấy cần thiết. Nhưng trong lúc này, xin bà giữ ý đừng để lộ cho ai biết. Đừng đi ra ngoài, đừng tiếp xúc bạn bè. Cứ bảo với họ rằng bà bị bệnh. Tuy nhiên, bà cứ trả lời điện thoại. Bọn bắt cóc chỉ muốn nói chuyện trực tiếp với bà. Chúng tôi muốn biết những yêu cầu cuối cùng của bọn chúng, càng sớm càng tốt. Chắc bà có con nhỏ? - Nàng gật đầu nhè nhẹ. - Cháu ấy cũng phải ở nhà luôn. Và toàn thể biệt thự sẽ có nhân viên canh gác. Bí mật nhưng rất hiệu lực.
- Tôi có phải giữ những người giúp việc ở nhà không?
- Thưa bà không. - Ông ta lắc đầu mạnh - Bà đừng cho họ biết gì. Và có lẽ nên cho một người nghỉ việc hẳn. Ngoài ra vẫn để cho họ đi lại bình thường. Chúng tôi sẽ cho nhân viên theo dõi họ.
- Ông nghĩ phải cho một người nghỉ việc sao?
Isabella hỏi, hy vọng viên sĩ quan trả lời “không”. Nhưng người giúp việc có làm điều gì hại cho Amadeo đâu… Nàng không muốn cho ai thôi việc cả… Mong sao mọi sự bất hạnh đừng xảy đến cho Amadeo và cho những người giúp việc nữa. Nước mắt lại dâng lên đôi mắt của nàng, và viên sĩ quan quay nhìn nơi khác.
- Để chúng tôi sẽ xem lại. Và đối với bà, thời gian này rất khó khăn, gây cấn. Xin bà lưu ý.
- Còn về tiền chuộc thì sao?
Nhưng khi vừa thốt nên lời, nàng lại hối tiếc đã nói ra. Vẻ mặt của viên sĩ quan trở nên cứng rắn.
- Về cái gì ạ?
- Chúng… tôi sẽ… Chúng tôi… phải… Mọi tiền thu nhập và tiền lưu hành mậu dịch của bà ở ngân hàng sẽ có lệnh tạm khóa sổ vào sáng thứ hai. Chúng tôi sẽ thông báo cho ngân hàng trước giờ mở cửa.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Nối Lại Tình Xưa - Danielle Steel

Postby bevanng » 09 May 2017

- Ôi! Chạy Chúa! - Nàng kinh hoảng nhìn Bernardo, và nàng nổi giận đối với ông ta và những viên cảnh sát - Như vậy chúng tôi làm sao điều hành được công việc làm ăn?
- Tạm thời, xin bà sử dụng tín dụng. - Gương mặt của ông ta có vẻ cứng lại - Tôi chắc công ty San Gregorio sẽ không khủng hoảng vì vấn đề này.
- Như thế có hai vấn đề khác nhau, vấn đề của ông và vấn đề tiền bạc của tôi.
Nàng vụt đứng dậy tỏ vẻ vô cùng tức giận. Nàng không cần tiền để điều hành công việc làm ăn. Nhưng nàng cần phải gom đủ tiền để chuộc Amadeo tức khắc. Nếu cảnh sát có ý tưởng bỏ ngang công việc, nàng cũng chẳng cần. Không cần cả Bernardo, chẳng cần gì nữa…
- Thôi, chúng tôi xin để bà nghỉ ngơi.
Lần đầu tiên trong đời nàng, nàng muốn hét lớn với viên cảnh sát “Đ… m… các anh”, nhưng nàng không nói. Nàng chỉ nghiến răng và nắm chặt hai bàn tay. Lát sau cảnh sát đã cáo từ ra về, chỉ còn lại nàng cùng với Bernardo ở trong phòng.
- Anh thấy chứ? Khổ tôi chưa? Tôi đã bảo với anh họ sẽ tạm khóa tiền ngân hàng của chúng ta. Bây giờ chúng ta còn làm được gì nữa? Làm sao lo cho Amadeo?
- Xin bà hãy chờ! Để mặc cho họ làm việc. Xin cầu nguyện!
- Anh không hiểu sao? Bọn chúng đã giữ Amadeo trong tay. Nếu chúng ta không lo kịp tiền chuộc, chúng sẽ sát hại Amadeo. Anh không nghĩ điều đó sao?
Trong một lúc tức giận, nàng muốn tát vào mặt của Bernardo. Nàng nổi cơn thịnh nộ, la hét kêu trời và khóc lóc nức nở. Đêm hôm đó, Bernardo ngủ ở phòng khách. Cả nàng và Bernardo chẳng có thể làm được gì. Không làm được gì cho đến cuối tuần, đành bó tay với tiền bạc đã bị phong tỏa ở ngân hàng, và có lẽ không hy vọng…
Đêm hôm ấy nàng không vào giường ngủ. Nàng chỉ ngồi, chỉ đợi, chỉ khóc và mơ tưởng. Nàng muốn đập phá mọi thứ trong biệt thự, muốn gom mọi thứ lại và đem cho hết như những món quà… còn gì nữa… còn gì nữa… Xin thả anh ấy về nhà… cầu xin…
Hai mươi bốn tiếng đồng hồ sau mới có cú điện thoại khác. Bọn bắt cóc vẫn giữ ý như lúc đầu. Phải nộp mười triệu đô la vào ngày thứ ba, nay là đêm thứ bảy rồi. Nàng ra sức kèo nài, ngại lý do bây giờ vào cuối tuần không thể rút tiền ra được, trong khi ngân hàng, văn phòng và dịch vụ của nàng đều đóng cửa. Bọn chúng chẳng thèm nghe. Nhất quyết phải thứ ba và bảo rằng đã cho nàng quá nhiều thì giờ. Chúng sẽ cho biết địa điểm sau. Lần này, chúng không cho Amadeo nói chuyện qua điện thoại.
- Tôi không biết anh ấy còn sống không?
- Bà khỏi cần biết. Ông ấy còn đây, sẽ được nói chuyện với bà. Bao lâu bà không báo cho cảnh sát và gom đủ tiền chuộc, thì ông ấy vẫn mạnh khỏe. Chúng tôi sẽ gọi điện thoại cho bà. Chào bà!
“Lạy Chúa! Bây giờ con làm sao đây…?”.
Sáng chủ nhật, nàng trông giống một con ma, đôi mắt thâm lại, vẻ mặt nhợt nhạt chết chóc. Bernardo đến rồi lại đi, cố gắng làm ra vẻ bình thường và liên hệ nghe ngóng tin tức về Amadeo. Thật là dễ dàng loan tin nàng bị bệnh, nàng có vẻ bệnh thật. Những người giúp việc chẳng xì xào gì. Chẳng ai biết sự thật. Cảnh sát cũng chẳng tìm ra tông tích gì. Vào đêm chủ nhật, Isabella cảm thấy chắc chắn nàng đang bị điên.
- Bernardo ạ, về tiền trong ngân hàng tôi đành bó tay. Tôi không thể làm gì được nữa. Cảnh sát cũng không phát hiện được gì. Chắc phải giải quyết cách khác.
- Cách nào? Ngay cả tiền riêng của tôi trong ngân hàng cũng bị tạm khóa lại. Ngày mai tôi sẽ mượn mẹ tôi một trăm đô la. Cảnh sát bảo tôi rằng tôi không được đổi chi phiếu để lấy tiền mặt ở trong ngân hàng.
- Cảnh sát cũng tạm khóa tiền của anh trong ngân hàng sao? - Ông ta gật đầu lặng lẽ - Khốn kiếp thật!
Nhưng có một món họ không thể khóa vào ngày thứ hai được. Chỉ một món thôi họ không thể động tay tới được, nàng nằm thức trọn đêm chủ nhật, phỏng chừng, ước tính, đếm thử và sáng hôm sau nàng có thể ra đi an toàn. Không được mười triệu, nhưng có thể được một triệu hay lên đến hai triệu đô la. Nàng lấy những chiếc hộp bằng nhung xanh, trong đó là số nữ trang của nàng. Nàng mang vào phòng riêng, khóa cửa chặt lại và bày ra hết trên giường. Chuỗi ngọc bích, chiếc nhẫn mười hạt kim cương, quà tặng của Amadeo cho nàng, chiếc vòng cổ bằng hồng ngọc mà nàng rất ưa thích, những viên ngọc quý, chiếc vòng nạm hạt xa phía Amadeo đã tặng nàng hơn mười năm nay, chiếc vòng tay kim cương của mẹ nàng và những hạt ngọc của bà ngoại nàng. Nàng lập một bản danh sách, chiết tính cẩn thận từng món. Sau đó, nàng bỏ tất cả những món nữ trang quý giá vào một túi bằng da màu nâu cũ kỹ. Mang túi này, vai nàng dường như trĩu xuống, nhưng nàng chẳng đếm xỉa gì. Mặc kệ cho cảnh sát lo công tác sưu tra, kiểm chứng và chờ đợi. Chỉ có một người nàng tín cẩn, đó là Alfredo Paccioli. Gia đình nàng và gia đình của Amadeo đã làm ăn chung với ông ta qua nhiều năm. Ông ta mua bán nữ trang với các vị vương giả, những chính khách tên tuổi, những quả phụ quý tộc và những khuôn mặt nổi tiếng ở Rome. Ông ta luôn luôn là bạn của nàng.
Nàng mặc y phục giản dị, chỉ vừa đủ cho mọi người nhận biết đó là Isabella của Nhà San Gregorio. Nàng ngồi lặng lẽ một lúc tính kế phải đi ra khỏi nhà thế nào, mặc dầu có những cảnh sát chìm đang canh giữ. Bỗng nhiên nàng nhận ra việc đó chẳng thành vấn đề. Nàng không cần phải trốn tránh cảnh sát. Điều quan trọng là nàng phải có tiền và khi nàng đã ngồi vào xe rồi, không có ai nhận ra nàng là được. Nàng gọi Enzo tài xế của nàng, đưa xe ra cổng sau, chờ nàng trong mười phút. Nàng muốn đi dạo một vòng.
Nàng đi ra xe một cách lặng lẽ và không cho Alessandro biết. Nàng không muốn trả lời những thắc mắc trong ánh mắt của con. Trong bốn ngày qua, nàng chỉ bảo với con rằng nàng bị bệnh nên không đùa vui cùng con được. Vì thế, Alessandro chỉ quanh quẩn bên * già ở trong phòng hay ra bên ngoài vườn. Bố đang đi nghỉ ngơi. Trường đóng cửa. Ai ai cũng đang thời kỳ nghỉ việc để lấy lại sức khỏe. Lạy Chúa, đứa bé chỉ mới lên năm. Trên đường ra xe, nàng cố tránh con một hai lần. Cuối cùng, nhờ * già bận săn sóc đứa bé, nên nàng vào xe an toàn. Nàng nghĩ chưa vội cho con biết sự thật, nàng sợ nàng sẽ khóc òa khi ôm con chặt vào lòng.
- Kính chào bà, hôm nay bà được khỏe không? -
Người tài xế chăm chăm nhìn Isabella qua kính chiếu hậu xe hơi. Nàng gật đầu và chú ý nhìn cảnh sát chìm cũng lặng lẽ rời chỗ để theo xe nàng.
- Cám ơn, tôi vẫn khỏe.
Nàng nói địa chỉ cho tài xế, một cửa tiệm gần tiệm của Paccioli, không xa cơ sở may mặc của nàng. Nàng cũng chẳng cho là quan trọng nếu tài xế biết tại sao nàng đến nhà của Paccioli. Nếu tài xế ở trong bọn âm mưu, nàng cũng nên để cho nó biết nàng đã cố gắng hết sức để gom tiền. Thật đáng chán! Không còn một người nào, để nàng có thể đặt hết niềm tin. Bây giờ chẳng còn ai. Và mãi mãi không còn ai nữa! Còn Bernardo? Mặc kệ ông ta, ông ta có thể làm gì được?
Chỉ mười lăm phút tài xế đã đưa nàng đến nơi. Nàng xuống xe, ngay trước hai cửa tiệm gần nhà Paccioli và nàng biến nhanh vào. Giống cửa tiệm của nàng, mặt tiền cẩn mật, chỉ có khung chữ số cho biết địa chỉ. Nàng đi vào một phòng yên lặng, vắng vẻ và nói chuyện với một phụ nữ trẻ tuổi ngồi ở bàn giấy kiểu của thời Vua Louis XV.
- Cô vui lòng cho tôi gặp ngài Paccioli. - Đang quấn chiếc khăn trên đầu và chẳng son phấn, nàng khó thực hiện được ý muốn. Người phụ nữ trẻ có vẻ tiếp đãi lạnh lùng.
- Tôi vô cùng tiếc, vì ngài Paccioli đang bận họp. Khách hàng hôm nay từ Nữu Ước mới đến.
Cô ta ngước nhìn lên ra chiều để cho Isabella hiểu ý. Cô ta đã quên mặt nàng, Trong khi đó cái túi da trên vai nàng như muốn cứa vào da thịt nàng đau điếng.
- Mặc kệ! Cứ bảo với ông ta tôi là… Isabella.
Người phụ nữ ngần ngại trong một lát rồi nói:
- Dạ được!
Vẻ chán nản trên khuôn mặt của nàng, và đặc biệt đôi mắt không bình thường, lại mang thêm túi da nặng trĩu trên vai. Người phụ nữ trẻ tuổi cứ lo ngại người lạ mặt này có thể mang theo súng: Nhưng trường hợp của Isabella lại khác. Mới nghe nói tên nàng, ông Paccioli ra liền. Một phút họ đã gặp nhau, mặc dầu có hai cảnh sát chìm mặc y phục xanh đậm theo dõi.
Ông Paccioli khoảng lục tuần, nhưng còn nhanh nhẹn, tiếp đãi Isabella vô cùng niềm nở.
- Isabella, bà muốn mua sắm thứ gì mà phải mang theo của quý báu sưu tập này?
Nhưng nàng chỉ lắc đầu:
- Xin phép cho tôi được trình bày vào một dịp khác, được không?
- Được chứ.
Lúc ấy, ông ta nhìn nàng kỹ hơn và biến đổi sắc mặt. Ông suy nghĩ chắc có việc gì không hay đã xảy ra cho nàng. Dường như nàng bị ốm nặng, hoặc có lẽ hơi bị điên. Một lúc sau, nàng đã thực hiện ý định sắp sẵn ở nhà. Nàng lấy ra, gói nữ trang để trên bàn giấy của ông ta.
- Tôi muốn bán hết gói này.
Nàng có điên không? Hay nàng đã xích mích với Amadeo? Hay chàng ta không chung thủy? Lạy Chúa, có chuyện gì bất thường xảy ra cho họ?
- Isabella… thương quý… Bà không thể làm như vậy được! Đây là của gia bảo suốt bao nhiêu năm nay.
Ông ta kinh hoảng nhìn vào số nữ trang vô giá bày ra trước mắt. Có món nữ trang ông mới bán cho Amadeo chỉ ít tháng trước đây thôi.
- Tôi phải bán. Xin ông đừng hỏi lý do. Xin vui lòng, Alfredo, tôi cần ông giúp đỡ. Chỉ có cách này thôi.
- Bà chắc chắn bán sao? - Ông nghĩ có thể công chuyện làm ăn của nàng bị sa sút.
- Đúng vậy!
Bây giờ ông thấy rõ Isabella không bệnh hoạn cũng chẳng bị điên, nhưng có điều gì xảy ra nguy kịch cho nàng.
- Phải mất một thời gian ngắn mới bán hết được. - Ồng ta cầm lấy những bảo vật, nghĩ rằng khi bán các món này người bán chắc đau cắt ruột, như bán một đứa con, bán một gia đình - Isabella, có cách nào khác hơn không?
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Nối Lại Tình Xưa - Danielle Steel

Postby bevanng » 09 May 2017

- Không còn cách nào nữa! Và tôi không có nhiều thì giờ. Tôi cần tiền gấp. Xin ông đừng bàn thảo chuyện này với ai. Đừng tiết lộ cho bất cứ người nào. Đây là một vấn đề hệ trọng… Ôi, lạy Chúa, Alfredo, xin vui lòng. Ông phải giúp tôi. - Đôi mắt nàng bỗng nhiên tràn đầy nước mắt - Xin ông đừng hỏi. Tôi cũng không thể trả lời được. Chỉ xin ông giúp đỡ cho tôi.
- Được! Được! Bà cần bao nhiêu tiền?
- Mười triệu đô la! - Và nàng lại tiếp: - Ông không thể đưa cho tôi một lần được. Hãy đưa tôi số tiền mặt ông đang có. Xin vui lòng.
- Tôi sẽ đưa cho bà. - Ông ta tính nhanh số tiền mặt hiện đang có - Hôm nay chừng hai trăm ngàn đô la. Và tuần tới, khả năng cũng khoảng chừng đó thôi!
- Ông không thể đưa tôi trọn số tiền ấy trong ngày hôm nay sao?
Nàng tỏ vẻ chán nản lại, và ông cứ sợ nàng có thể ngất xỉu trên bàn giấy của ông.
- Isabella, tôi không đủ khả năng. Chúng tôi vừa mới gửi mua hàng ở Viễn Đông. Tất cả những lợi tức của chúng tôi bây giờ chỉ còn ít thôi. Và rõ ràng số tiền mặt ấy không đáp ứng nhu cầu của bà. - Ông ta lại nhìn đống núi nhỏ kim cương trên bàn rồi trở lại nhìn nàng. Bỗng nhiên ông cũng cảm thấy kinh hoàng như nàng, cùng cảnh ngộ với nàng - Bà có thể chờ một lát, tôi gọi điện thoại nói chuyện…
- Với ai?
Đôi mắt nàng càng thêm hoảng sợ và ông thấy hai bàn tay nàng run lên.
- Bà hãy tin tôi. Tôi điện thoại cho một vài người bạn thân hay hội đoàn quen thuộc. Riêng chúng tôi không thể gom đủ số tiền được. Và này Isabella… - Ông ta ngần ngại, nhưng tỏ ra ông đã hiểu vấn đề - Việc ấy buộc phải… tiền mặt sao?
- Vâng.
Ông ta đoán đúng. Bây giờ tay ông cũng bắt đầu run lên.
- Tôi sẽ làm hết khả năng của tôi.
Ông ngồi kế bên nàng, nhấc điện thoại lên và gọi năm hay sáu người bạn. Những chủ tiệm kim hoàn nữ trang, chủ tiệm bán áo lông, giám đốc ngân hàng, chủ sòng bài vừa là thân chủ vừa là bạn. Trong số những người này, ông gom thêm được ba trăm ngàn đô la tiền mặt nữa. Ông ta cho nàng biết và nàng gật đầu bằng lòng. Tổng cộng được nửa triệu đô la tiền mặt. Chỉ mới một phần 20 mươi số tiền bọn chúng đòi hỏi. Năm phần trăm. Ông ta nhìn nàng buồn rầu. Sẽ không giúp được gì cả. Ông cầu làm sao gom đủ số tiền ấy cho nàng.
- Số tiền ấy phải đủ. Làm sao tôi có được?
- Tôi sẽ phái người đi ngay bây giờ. Ta sẽ bán một số hạt ngọc cho các chủ tiệm kim hoàn đá quý.
Lòng nàng đau như cắt khi ông ta bốc lấy một số và đến lúc ông cầm lên chuỗi hạt kim cương, nàng phải cắn môi để đừng khóc òa lên. Bây giờ nàng chẳng thiết gì nữa - duy chỉ có Amadeo!
- Tôi sẽ gom tiền tại đây trong một tiếng đồng hồ. Bà có thể chờ không?
Nàng gật đầu nhẹ:
- Xin ông cho người mang tin đi cổng sau.
- Có người theo dõi tôi?
- Không phải. Chính tôi đây. Nhưng xe tôi lại đậu phía trước. Họ có thể theo dõi người nào rời khỏi nơi đây.
Ông ta không thắc mắc nữa, vì thấy không cần.
- Bà cần dùng cà phê trong lúc chờ đợi không?
Nàng lắc đầu không thích. Và ông ta vỗ nhẹ vào tay nàng trước khi đi vào. Ông ta đã cố gắng giúp đỡ, nhưng chắc không được.
Nàng ngồi trong im lặng buồn tẻ gần hơn một tiếng đồng hồ, mong đợi, nghĩ ngợi, cố gắng không thả hồn sống lại những buổi yêu đương nồng thắm giữa nàng và Amadeo. Nàng đang nhớ về những buổi đầu tiên ấy và cũng đang nhớ rõ giờ phút cuối cùng, những lúc chàng vui đùa cùng nàng, cùng với bé Alessandro. Nàng nhớ lại những bảo vật sưu tầm đầu tiên, họ cùng vui hưởng niềm hạnh phúc lứa đôi trong tuần trăng mật. Họ yêu nhau tha thiết, môi trên môi nóng bỏng lửa tình, và lần cuối cùng, mới cách đây bốn hôm trước khi… Bao nhiêu ý nghĩ, bao nhiêu kỷ niệm êm đềm, như muốn xé nát tim của nàng. Isabella như muốn tắt thở… Bao nhiêu hình bóng yêu thương, khuôn mặt dịu hiền tuyệt đẹp như tan biến, để nhường cho cơn khủng hoảng ghê sợ trỗi dậy trong tâm trí nàng. Một tiếng đồng hồ như vô tận!
Cuối cùng Alfredo trở lại. Số tiền dự kiến gom đủ, được gói trong chiếc phong bì màu nâu: Năm trăm ngàn đô la tiền mặt.
- Xin cảm ơn, Alfredo! Tôi thọ ơn ông suốt đời.
Phải mười triệu đô la, nhưng đây là bước đầu. Nếu cảnh sát phỏng đoán đúng, bọn bắt cóc này không chuyên nghiệp, có lẽ nửa triệu đô la xem chừng cũng đủ với chúng nó. Cầu cho được như vậy. số tiền mặt nàng hiện có, cũng bằng số tiền mặt bị khóa trong ngân hàng của nàng.
- Isabella… Có việc gì cần tôi giúp nữa không?
Nàng lắc đầu một cách lặng lẽ, mở cửa, đi ra vội vã, ngang qua người phụ nữ trẻ tuổi ngồi ở bàn giấy. Cô ta chúc nàng một ngày tốt đẹp. Nàng nghe không rõ, ngừng lại hỏi:
- Cô nói cái gì?
- Thưa bà, tôi nói, chúc bà một ngày tốt lành. Tôi đã nghe ông Paccioli đề cập đến những bảo vật sưu tập ấy của bà, tôi đã nhận ra bà… Tôi xin lỗi…
- Đúng như thế. - Isabella tỏ ý giận dữ - Cô không nhận ra tôi, vì không bao giờ tôi đến đây, phải vậy không?
- Dạ… dạ… Mong bà tha lỗi… - Lạy Chúa, bà ta rõ thật đã bị điên. Nhưng phải có một việc gì bất thường xảy đến cho bà ta. Một cái gì đó… còn cái túi xách… trông không còn nặng nề như lúc đầu nữa. Bà ta vắt lên vai trông nhẹ như giấy. Bà đã gói cái gì vào trong đó có vẻ quan trọng và nặng nề thế?
- Cô không hiểu tôi hả? - Isabella vẫn nhìn trừng trừng vào cô tiếp đãi viên, ba đêm mất ngủ và suy tư lo lắng đã làm cho nàng có vẻ như người diên - Tôi nói cho cô biết, nếu cô bảo cho ai biết tôi đến đây, cô sẽ bị đuổi việc. Bị đuổi vĩnh viễn. Tôi sẽ theo dõi.
- Thưa bà tôi hiểu. - Như vậy, nàng đã bán hết số nữ trang quý báu ấy. Khốn thay! Người phụ nữ trẻ tuổi cúi đầu chào lễ phép và Isabella vụt chạy ra xe.
Isabella bảo tài xế lái xe thẳng về nhà. Nàng ngồi cạnh bên máy điện thoại. Nàng không cử động. Nàng ngồi trong phòng ngủ của nàng, khóa chặt cửa lại. Chị Louis mời nàng ăn bữa trưa, chỉ nghe gọn tiếng trả lời: “không”. Giờ quan trọng đã điểm. Chắc bọn chúng phải gọi điện thoại cho nàng. Hôm nay là ngày thứ hai. Ngày hôm sau bọn chúng cần số tiền ấy. Bọn chúng sẽ bảo nàng để tiền ở chỗ nào và đúng lúc nào.
Nhưng, cho đến bảy giờ tối hôm đó, bọn chúng vẫn chưa gọi điện thoại. Nàng chỉ nghe tiếng cười đùa của bé Alessandro vang qua các phòng và tiếng của * già nhắc chừng “Má bị bệnh”. Bốn bề phẳng lặng cho đến khi có tiếng gõ cửa mạnh ở phòng nàng.
- Cho tôi vào, Bernardo đây.
- Để cho tôi được một mình.
Nàng không muốn cho ông ấy vào, sợ bọn chúng gọi điện thoại đến. Nàng cũng không kể cho ông ta hay về việc bán hết nữ trang. Sợ ông ta sẽ báo cáo với cảnh sát. Nàng phải thận trọng về vấn đề đó. Nàng có thể hứa với chúng số tiền chuộc là một triệu đô la, ngày mai giao một nửa, và tuần tới một nửa.
- Isabella. Tôi phải nói chuyện với bà. Xin vui lòng.
- Tôi đang bận.
- Xin vui lòng. Tôi có tờ báo muốn đưa cho bà xem.
Nàng nghe giọng ông như vỡ ra. Nàng bảo:
- Chuồi vào dưới khe cửa.
- Đó là tờ báo buổi chiều. Trang năm. Bà Isabella Nhà San Gregorio xuất hiện hôm nay tại tiệm của ông Paccioli… Bài báo mô tả cách ăn mặc của nàng, vẻ mặt của nàng và nàng đã mang bán hết đồ nữ trang… Nhưng làm sao báo biết được? Ai nói? Alfredo sao? Không, chắc là cô gái tiếp đãi viên. Thứ quỷ quái! Tim của Isabella như ngừng đập khi nàng mở cửa phòng.
Bernardo đang đứng ở đó, nhìn lên trần nhà, thầm khóc:
- Tại sao bà làm như thế?
- Tôi phải làm.
Bỗng nhiên giọng nói của nàng trở nên buồn bã. Báo đã đăng, chắc bọn bắt cóc thế nào cũng biết. Và chúng nó còn biết thêm nữa: nếu nàng bán hết nữ trang, có lẽ tiền trong ngân hàng đã bị tạm khóa. Chúng nó biết nàng đã báo cho cảnh sát.
Isabella và Bernardo không trao đổi với nhau tiếng nào. Bernardo chỉ bước vào phòng và lặng lẽ ngồi bên máy điện thoại.
Cú điện thoại đến lúc 9 giờ. Tiếng nói của cùng một người, giọng nói như mấy lần trước:
- Bà Isabella, chính bà phản bội!
- Không! Không! Thật sự tôi không phản bội. - Nhưng giọng nói của nàng có gì không thật - Tôi phải đi gom thêm tiền. Chúng tôi không đủ tiền.
- Bà sẽ không bao giờ có đủ tiền. Dầu cho bà không báo với cảnh sát nhưng bây giờ chúng nó cũng đã biết. Chúng đã bủa vây khắp nơi.
- Nhưng không có một ai biết cả!
- Bà tối dạ quá! Bà cứ tưởng chúng tôi câm điếc hết sao? Nghe đây! Bà muốn tỏ lời từ biệt với chồng bà không?
- Không! Không! Xin vui lòng chiếu cố… Xin chờ… Tôi đã có tiền cho các ông. Một triệu đô la.
Nhưng hắn ta không thèm nghe nữa. Sau đó Amadeo cầm máy nói:
- Isabella… em yêu quý của anh! Xem như mọi việc vẫn bình thường!
Mọi việc vẫn bình thường? Anh ấy quẫn trí sao? Nhưng nàng chẳng quan tâm nếu anh ấy vẫn còn sống. Giọng nói của Amadeo khàn khàn làm cho nàng đau nhói cả tim. Anh ấy vẫn còn đó, một nơi nào: bọn họ không đánh đập, ám hại anh ấy. Như vậy, mọi việc có thể vẫn được bình thường. Amadeo vẫn còn đó, ở một nơi nào đó, bất cứ nơi nào, thì vấn đề vẫn là bình thường.
- Em là một cô gái can đảm, em yêu quý! Alessandro khỏe không? Con có biết không?
- Lẽ dĩ nhiên là không. Và con vẫn khỏe!
- Tốt. Em hôn con giùm anh! - Nàng nghĩ rằng đã nghe giọng nói của chàng run run và nàng nhắm nghiền mắt lại. Nàng không khóc. Bây giờ nàng không khóc. Nàng phải tỏ ra can đảm như chàng đã nói. - Em yêu… anh muốn… em… luôn luôn… biết… anh yêu em vô cùng. - Chàng tiếp tục - Em tuyệt vời biết bao! Em là một người vợ tuyệt hảo. Em không bao giờ để cho anh sống một ngày thiếu hạnh phúc, dầu chỉ là một ngày duy nhất. Không có một ngày nào!
Bây giờ, nàng đã khóc nức nở, những tiếng nấc chận ngang cổ nàng.
- Amadeo, anh yêu quý. Em yêu anh suốt đời, yêu anh với tình yêu nồng cháy. Anh ơi!… Anh hãy về nhà cùng em và con!
- Em yêu của anh, anh sẽ về. Anh sẽ về cùng em và con. Anh hứa với em. Anh sẽ về cùng em và con bây giờ đây. Em nên can đảm thêm tí nữa, nghe em!
- Anh cũng thế nhé! Hãy can đảm lên anh nhé!
Với lời nói sau cùng này, sự liên lạc trở nên lặng lẽ khủng khiếp.
Sáng sớm hôm sau, cảnh sát tìm thấy chàng bị treo cổ gần một nhà kho ở ngoại ô thành phố Rome. Chàng trông vẫn còn đẹp, rất đẹp nhưng chàng đã thật sự ra đi rồi.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Nối Lại Tình Xưa - Danielle Steel

Postby bevanng » 09 May 2017

Chương bốn


Những xe của cảnh sát kèm theo chiếc Limudin khi tài xế Enzo lái chạy từ từ vào trung tâm thành phố Rome. Isabella chọn một nhà thờ gần nhà San Gregorio, không cách xa công viên Spanga lắm. Trước đây Amadeo và nàng đã đến đây trong những buổi đầu gặp gỡ đầu tiên, lúc lửa tình mới bén. Đây là một nhà thờ cổ, đơn giản và xinh xắn, dường như thích hợp với nàng hơn những đại giáo đường khác ở Rome.
Bernardo ngồi bên cạnh nàng ở trong xe. Nàng nhìn lơ đãng về phía trước hay chỉ nhìn vào lưng của tài xế. Bây giờ mọi vấn đề chẳng còn nghĩa lý và quan trọng gì nữa: Amadeo đã ra đi rồi. Chàng mang theo sự ấm áp và tiếng cười, tình yêu và bao nhiêu mơ mộng. Chàng đã ra đi. Ra đi mãi mãi. Nàng vẫn còn sống trong cơn kinh hoàng.
Tính đến nay, nàng đã đến gặp Alfredo Paccioli được hai ngày, khi nàng mang hết tất cả nữ trang của nàng đến bán cho ông ấy. Mới hai ngày thôi. Nàng cảm thấy mệt mỏi và tâm hồn nàng như đã chết.
- Isabella… người đẹp mãi mãi!
Bernardo nhẹ nhàng sờ vai nàng. Lặng lẽ nắm tay nàng. Ông ta an ủi nàng quá ít ỏi, nhưng ông ta đã khóc cả tiếng đồng hồ khi cảnh sát gọi điện thoại báo tin Amadeo đã từ trần. Và ông ta khóc một lần nữa khi bé Alessandro chạy đến ôm choàng lấy ông.
- Họ giết bố cháu rồi. Họ… họ…
Đứa bé khóc nức nở. Isabella đứng bên cạnh, để mặc cho con tìm sự an ủi của một người đàn ông. Bây giờ Alessandro không còn người đàn ông nào và không còn bố Amadeo nữa. Với đôi mắt đen u buồn, cháu nhìn mẹ hỏi:
- Họ có bao giờ bắt cóc mẹ không?
- Không! Không bao giờ. - Nàng trả lời và ôm chặt con vào lòng - Và họ cũng không bao giờ bắt con đâu. Con là của mẹ.
Đừng nhìn hai mẹ con, Bernardo cảm thấy quá đau lòng. Isabella trong trang phục màu đen càng làm tăng vẻ đẹp của nàng, mặc dầu nàng bị xanh xao và gầy ốm hẳn. Ông ta đã mang trở về toàn bộ nữ trang của nàng và không nói một lời. Hôm nay, nàng chỉ mang chiếc nhẫn cưới và chiếc vòng kỷ niệm nàng mới mua cách đây mấy tháng. Mọi việc đã hết chưa? Nàng xa cách chàng mới năm hôm. Thật sự, chàng không bao giờ trở về nữa sao? Bernardo trông giống như một đứa bé năm tuổi, khi ông ta nhìn vào khuôn mặt của Amadeo lần cuối. Anh trông vẻ còn đẹp hơn những bức tượng, những bức tranh của thời cổ La Mã. Và bây giờ, anh ấy đã ra đi mãi mãi…
Bernardo im lặng đỡ nàng xuống xe và nắm chặt tay nàng bước vào trong thánh đường. Cảnh sát và những lính bảo vệ canh ở các cửa ra vào. Đám người đi đưa tang đã ngồi bên trong.
Đám tang tổ chức ngắn ngủi nhưng đau thương ở tận đáy lòng mọi người. Isabella ngồi bên cạnh xác Amadeo. Nàng khóc tức tưởi, nước mắt đẫm ướt cả khuôn mặt xanh xao được che khuất dưới tấm voan đen. Nhân viên, bạn bè và thân thuộc đều khóc nức nở. Ngay cả bà quả phụ quý tộc già cả cũng đến dự đám tang với chiếc gậy vàng của bà cụ.
Thời gian trôi qua lâu như thế kỷ, trước khi mọi người trở về nhà. Khác với tập tục, Isabella thông báo cùng thân bằng quyến thuộc rằng nàng xin miễn tiếp khách tại nhà. Nàng sẽ không tiếp một ai cả. Nàng thích được sống trong cảnh cô đơn.
Có ai biết kẻ bội phản là người nào? Theo Bernardo, chắc không phải người nào trong giới quen thuộc của họ. Ngay cả cảnh sát cũng chưa tìm ra được đầu mối của bọn bắt cóc. Họ tạm kết luận, đây là “những tay bắt cóc không chuyên nghiệp”, thèm muốn sự giàu có của Nhà họ San Gregorio, Hiện giờ chưa phát hiện ra dấu tay, không bằng chứng cụ thể, không có chứng nhận, và chẳng còn cú điện thoại nào đến nữa. Chắc chắn sẽ không còn nữa. Cảnh sát đã bảo đảm điều đó. Cả trăm, cả ngàn vụ bắt cóc, chúng luôn luôn bắt đầu những trò ma quỷ cướp tinh thần. Cảnh sát sẽ đặt người theo dõi điện thoại, ngăn chặn những vụ hăm dọa, khiêu khích hay phát ngôn bừa bãi thô bỉ qua điện thoại. Cảnh sát đã hỏi Isabella, nàng cần giúp đỡ gì thêm. Nàng cảm thấy đủ quá rồi.
- Alessandro đâu? - Bernardo uống tí cà phê sau khi đưa đám tang về. Ông nghĩ bây giờ ngôi nhà trống vắng làm sao và nhớ đến Amadeo. Ông muốn mình hy sinh nuôi dưỡng đứa con độc nhất của bạn.
- Cháu ở trong phòng riêng với * già. Anh muốn gặp cháu? - Isabella nhìn ông qua tách cà phê, như không có sự sống.
- Tôi có thể chờ đợi được. Dù sao tôi cũng muốn đề cập với bà về một vấn đề.
- Vấn đề gì?
Không dễ gì nói chuyện với nàng vào những ngày này và nàng cũng không để bác sĩ khuyên một lời nào. Bernardo đoán không sai hầu như cả tuần nay nàng không ngủ được.
- Tôi nghĩ bà nên đi xa để nghĩ ngơi.
- Anh đừng vô lý. - Nàng nhìn ông chằm chặp, vừa đặt tách cà phê xuống - Tôi vẫn khỏe.
- Bà nên lưu ý về sức khỏe.
Ông nhìn nàng, và trong một lúc nàng đã khẽ cười. Qua sự căng thẳng cả tuần nay giữa ông và nàng, đây là nụ cười đầu tiên làm cho không khí dễ chịu và thân mật.
- Tôi mệt, nhưng tôi vẫn khỏe.
- Bà sẽ không khỏe nếu ở lại đây.
- Anh nói sai. Chính nơi đây tôi cần phải sống! Gần gũi với những đồ vật của anh ấy, quê hương của anh ấy… Và gần gũi… chính anh ấy nửa…
- Tại sao bà không đi nghĩ ngơi ở Hoa kỳ?
- Tại sao anh không nghĩ đến công chuyện riêng của anh'? - Nàng dựa vào ghế và thở dài - Tôi không đi đâu, Bernardo, đừng hối thúc tôi.
- Bà đã nghe cảnh sát nói không. Bọn bắt cóc sẽ gọi điện thoại cho bà, cướp bóc tài sản của bà. Báo chí cũng không để bà yên thân đâu. Như thế làm sao bà sống được? Bà muốn dành cho Alessandro cái gì? Bà không thể gửi cháu vào trường trở lại.
- Cháu vẫn đi học bình thường.
- Rồi từ đó đi luôn. Một tháng! Vài tháng. Lúc đó bà sống ở đây làm gì nữa?
- Làm mọi thứ!
- Điều đó có ý nghĩa gì?
- Có nghĩa tôi sẽ trở lại làm việc vào sáng thứ hai. Không phải một buổi, mà hằng ngày. Từ 9 giờ đến 1 giờ hay từ 9 giờ đến 2 giờ. Bất kể việc gì xảy ra!
- Bà nói đùa chứ?
- Không đùa một tí nào!
Isabella, bà không thể làm như vậy được. - Ông ta có vẻ tức bực.
- Tôi có khả năng và tôi làm việc. Anh nghĩ người nào quản lý công việc làm ăn bây giờ… Anh ấy đã ra đi mãi mãi?
Nàng ngập ngừng một lúc với những lời nói ấy. Nhưng ông có vẻ nhượng bộ.
- Tôi nghĩ tôi có thể đảm nhiệm công việc đó.
- Anh có thể đảm nhiệm. Nhưng tôi không thể làm như vậy được. Tôi không thể ngồi đây và bỏ công việc. Tôi không thể bỏ công việc chính Amadeo và tôi đã cùng nhau chia sẻ, không thể bỏ cái gì anh ấy đã xây dựng, cái gì chúng tôi cùng yêu quý và cái gì chúng tôi đã tạo ra. Bây giờ anh ấy không còn nữa, Bernardo à. Tôi phải truyền nghề lại cho con tôi, Alessandro. Một ngày gần đây mọi công việc làm ăn là của cháu. Anh và tôi sẽ phải dạy cháu hiểu biết mọi sự. Anh và tôi. Cả hai chúng ta. Tôi không thể chỉ ngồi đây thôi. Tôi sẽ trở lại văn phòng vào ngày thứ hai.
- Tôi không có ý nói bà không trở lại làm việc. Tôi chỉ nghĩ rằng việc đó còn quá sớm thôi.
Ông ta cố gắng nói dịu ngọt hơn, nhưng tiếc thay, ông không phải là Amadeo. Ông không thể đối đáp với nàng theo cách dịu dàng đặc biệt của Amadeo được, mà chỉ gây sóng gió, thịnh nộ.
Nhưng lần này nàng chỉ lắc đầu và đôi mắt nàng như bị nhòa đi:
- Không được, Bernardo… không sớm lắm đâu. Quá… muộn… rồi! - Ông ta đặt bàn tay lên tay nàng đến khi nàng lấy lại hơi thở - Tôi sẽ làm gì ở đây? Đi lang thang? Mở những tủ áo quần của anh ấy? Ngồi ngoài vườn? Chờ đợi trong phòng riêng của tôi? Để làm gì? Chờ đợi ai? Chờ đợi một người… không bao giờ trở lại… - Nàng ngồi yên nhưng khóc nức nở, khóc cho thỏa nỗi đau thương chất chứa trong lòng -… một người… mà… tôi yêu mãi… mãi… trọn đời… một người… tôi… không… bao giờ… gặp lại nữa… không bao giờ… Về nhà… cùng tôi… Và đứa con thân yêu. Tôi phải… đi làm lại. Đó là một phần thân thể tôi, và cũng là một phần thân thể của anh ấy. Tôi sẽ cảm thấy gần gũi với anh ấy, tìm thấy anh ấy ở đó. Vâng, tôi… phải… trở lại công việc. Thế thôi! Alessandro cũng thấu hiểu. Tôi đã bảo cháu sáng hôm nay. Cháu hiểu đã trọn vẹn và tốt đẹp.
- Rồi bà sẽ làm cho cháu quẫn trí cũng như bà vậy.
Bernardo không ám chỉ việc gì xấu và Isabella chỉ cười.
- Có thể tôi sẽ làm cho cháu quẫn trí giống tôi hả, Bernardo? Và dễ thương giống bố của cháu, phải không? - Sau đó, nàng đứng dậy, và lần đầu tiên trong những ngày qua, ông ta mới thấy nụ cười thật sự, cũng như bao nụ cười và ánh mắt trước đây của nàng, chỉ cách mấy ngày thôi. Nàng nói - Bây giờ tôi cần sự yên tĩnh trong một thời gian ngắn.
- Khi nào tôi sẽ gặp lại bà?
Ông ta đứng dậy, ngắm nhìn nàng. Isabella vẫn còn có thể bắt đầu cuộc đời trở lại. Bây giờ, ông ta tin chắc như thế. Còn quá nhiều sức sống trong nàng…
- Ông sẽ gặp tôi vào sáng thứ hai. Lẽ dĩ nhiên trong văn phòng của tôi.
Ông ta chỉ nhìn nàng im lặng. Sau đó, ông ta cáo từ, với bao nhiêu ý nghĩ trong tâm trí của ông.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Nối Lại Tình Xưa - Danielle Steel

Postby bevanng » 09 May 2017

Chương năm


Quả thật, Isabella đã đến làm việc lại vào sáng thứ hai, và tiếp tục đi làm hằng ngày. Nàng ở tại văn phòng từ 9 giờ đến 2 giờ chiều, gợi lên trong nhân viên sự sợ hãi, ca ngợi cũng như kính trọng. Nàng vẫn giống những ngày còn Amadeo. Anh ấy hiểu nàng hơn ai hết. Nàng được tạo ra bằng lửa và thép, bằng tình cảm và sự can đảm. Nàng đã làm công việc giấy tờ trong phòng của nàng tại nhà về khuya, khi bé Alessandro đã ngủ ngon giấc.
Bây giờ, nàng có hai lẽ sống: công việc và đứa con độc nhất của nàng. Ngoài ra, chẳng còn gì nữa. Nàng mệt mỏi, tinh thần căng thẳng, nhưng điều gì nàng nói ra, nàng sẽ làm được. Ngay cả việc nàng gửi Alessandro trở lại trường có người bảo vệ, với mọi sự thận trọng và chu đáo, nhưng với tính cách quyết định mạnh mẽ. Nàng dạy cho biết tự hào, không sợ sệt; biết can đảm, nhưng không giận hờn. Nàng đã dạy con giống nàng và còn giáo dục cho đứa bé thêm nhiều nữa. Tính nhẫn nại, tình yêu thương, tiếng cười vui vẻ, và đôi khi cũng phải biết khóc nữa. Mất Amadeo, nàng và con hầu như mất tất cả, những gì họ đã có. Nhưng, mất Amadeo làm cho hai mẹ con khắng khít, gần gũi nhau hơn và làm cho họ thành đôi bạn. Bây giờ họ phải chịu đựng một việc duy nhất, đó là tình bạn của Bernardo.
Chính ông ta làm cho nàng thêm buồn rầu, lo lắng và mệt nhọc. Đáng lẽ làm cho công việc chạy nhiều hơn, thì dường như ông ấy làm cho nó chậm lại. Mặc dù ông ta làm việc cần cù hơn, nhiều giờ hơn, và chăm chỉ hơn. Nhưng nàng cố gắng bao trùm tất cả công việc, vì nàng là cội rễ, là quả tim và tâm hồn của Nhà họ San Gregorio. Điều này làm cho ông cảm thấy bị hất hủi, cảm thấy chua cay và giận hờn. Bây giờ việc xảy ra giữa họ trong những buổi hội thảo là những cuộc cãi vã triền miên. Amadeo không còn nữa để giải hòa họ. Đôi khi nàng vừa cố gắng đóng vai Amadeo vừa là chính bản thân nàng, nhưng nàng không thể chia sẻ với ông ta như đã chia sẻ với Amadeo. Nàng vẫn còn trong tư thế chỉ huy. Điều này tạo nên sự căng thẳng giữa họ hơn bao giờ hết.
Nhưng, công việc làm ăn không đến nỗi suy giảm do việc Amadeo lâm nạn. Sau một tháng, số liệu mậu dịch vẫn giữ vững vàng. Sau hai tháng, công việc thành công hơn cả năm trước đây. Mọi việc tốt đẹp hơn, từ mối liên hệ giữa Isabella và Bernardo. Chuông điện thoại reo mãi ngày lẫn đêm, tại nhà cũng như tại văn phòng. Như đoán trước, bọn bắt cóc lại xuất hiện. Hăm dọa, đề nghị, thú tội, buộc tội, những lời thô bỉ và dâm ô. Không bao giờ nàng trả lời điện thoại nữa. Ba người bảo vệ 24 giờ trên 24 giờ tại biệt thự, và ba người khác bảo vệ điện thoại tại sở làm. Nhưng, cho đến bây giờ chưa có một đầu mối nào phát hiện ra những kẻ bắt cóc và rõ ràng sẽ không bao giờ tìm ra được chúng. Isabella hiểu điều ấy. Nàng cũng hiểu rằng sau cùng chúng muốn để cho nàng yên thân.
Những kẻ bắt cóc, những kẻ điên khùng, những người cuồng si. Tất cả bọn chúng, nàng đều đang chờ đợi. Nhưng Bernardo không bằng lòng.
- Bà đã điên. Bà không thể sống mãi như thế được. Bà đã gầy đi nhiều lắm!
Nhưng, đối với ông ta, nàng vẫn luôn luôn đẹp tuyệt. Tuy nàng trông như đang bị bệnh.
- Những cú điện thoại chẳng ích lợi gì. Nó có quan trọng gì trong việc tôi ăn hay nhịn. - Nàng cố gắng cười với ông ở bàn làm việc của nàng. Nhưng nàng không tranh luận với ông nữa vì đã quá mỏi mệt.
- Bà chỉ làm nguy hại tính mạng của đứa bé thôi!
- Lạy Chúa! Bernardo, không thể được! - Nỗi tức giận lóe lên trong ánh mắt của nàng - Chúng ta có bảy người hộ vệ trong nhà. Một người theo tài xế. Một người ở trường với Alessandro. Ông đừng có điên!
- Chờ đợi, chỉ chờ đợi. Rõ điên thật. Ngày trước tôi đã nói điều đó rồi, về cách sống của cả hai bạn? Tôi có nói sai không? - Lời nói này làm cho nàng đau đớn.
- Hãy đi ra khỏi phòng tôi. - Isabella hét lo lên - Cút khỏi đời của tôi luôn!
- Được! Được! - Ông ta đóng cửa thật mạnh khi bước ra khỏi phòng của nàng. Sau một lúc suy nghĩ, nàng đã đi tìm Bernardo để xin lỗi.
Nàng đã quá mệt mỏi để tranh cãi với ông ta. Nàng cố gắng nhớ lại những cuộc cãi vã cứ mãi diễn ra giữa hai người. Nhưng trước đó họ cùng có lúc vui đùa, cũng có lúc cùng nhau cười nói. Hay họ chỉ vui cười khi nào có Amadeo để hòa giải đôi bên? Nàng không còn nhớ ra nữa. Bây giờ, nàng không còn nhớ gì ngoài chồng giấy còn nằm nguyên trên bàn làm việc của nàng - ngoài việc phải thức khuya đêm nay. Lúc ấy nàng chợt nhớ đến giấc ngủ ngon lành của Amadeo trên giường ngủ và tay chàng để trên đùi ấm áp của nàng. Nàng nhớ chàng vươn mình lúc thức dậy, cái nhìn trong đôi mắt chàng khi chàng cười với nàng, mùi thơm của chàng tỏa ra sau khi chàng cạo râu và tắm gội; tiếng cười của chàng vang dội khắp phòng khi chàng nô đùa với bé Alessandro… Nàng trằn trọc hằng đêm với bao nhiêu kỷ niệm thương nhớ không nguôi. Bây giờ nàng mang việc về nhà làm, hy vọng sẽ quên mình trong những đơn đặt hàng, những tài liệu sưu tầm, những bản thống kê, những số liệu và công việc đầu tư.
Nàng nhắm mắt lại, thở dài khi ngồi vào chiếc ghế ở văn phòng, và cố gắng tự khuyên mình trở lại công việc. Có tiếng gõ cửa nhẹ ở phòng nàng. Nàng muốn nhảy lên vì kinh hoảng. Đó là cửa thông với phòng làm việc của Amadeo. Trong chốc lát, nàng bỗng run lên cả người. Nàng vẫn còn ý tưởng điên rồ rằng anh ấy sắp trở về. Nàng cứ tưởng những chuyện đã xảy ra chỉ là cơn ác mộng. Và rồi vào một buổi chiều nào đó, chiếc xe Ferrari của chàng sẽ từ từ đậu lại bên lề, cửa mở ra, và chàng bước ra gọi nàng: “Em yêu của anh! Anh đã trở về đây!”
- Vâng. - Nàng nhìn vào cửa khi lại nghe có tiếng gõ cửa.
- Tôi được phép vào? - Đó chỉ là Bernardo. Ông đứng đó với vẻ mệt nhọc và tinh thần căng thẳng.
- Lẽ dĩ nhiên. Anh đang làm gì bên đó?
Bernardo đang ở trong văn phòng của Amadeo. Nàng không muốn ông vào đó. Nàng cũng chẳng muốn ai vào đó. Thỉnh thoảng nàng sử dụng phòng ấy để nghỉ ngơi trong chốc lát, vào bữa trưa hay vào cuối ngày làm việc. Nhưng, nàng biết rằng nàng không thể ngăn cản Bernardo đừng vào trong phòng ấy. Ông ta có quyền tìm tòi những giấy tờ Amadeo để lại, hay những sách chàng tàng trữ trên tường, đằng sau bàn giấy.
- Tôi đang tìm vài hồ sơ. Có sao không?
- Chẳng có gì?
Vẻ đau khổ hiện rõ trong mắt nàng. Bernardo đã làm cho nàng khổ tâm.
- Tôi vào phòng ấy chắc làm cho bà không được hài lòng? - Tiếng nói của ông bây giờ khác với lúc nãy, khi ông hét lên và đóng rầm cánh cửa.
Nàng gật đầu, nhìn mông lung rồi nhìn lại ông ta:
- Tôi điên rồi phải không? Tôi biết thỉnh thoảng anh cũng cần giấy tờ trong phòng ấy. Tôi cũng thế.
- Bà không thể biến phòng ấy thành một thánh tích, Isabella ạ.
Lời nói của ông nhẹ nhàng, nhưng đôi mắt ông nghiêm nghị. Nàng đã có thái độ như thế đối với công việc làm ăn. Ông tự hỏi không biết việc này sẽ kéo dài bao lâu.
- Tôi biết.
Ông đứng trên ngưỡng cửa suy nghĩ một cách khó chịu. Khi nào ông có thể hỏi nàng? Khi nào ông có thể nói với nàng những ý nghĩ của ông.
- Chúng ta có thể nói chuyện trong vài phút hay bà đang bận việc?
- Tôi có thì giờ. - Giọng nói của nàng không có ý mời mọc. Nàng cố nói một cách nhẹ nhàng. Có lẽ ông ta xin lỗi về lời ông mới nói, khi ông đóng cửa bước ra khỏi phòng mấy phút trước đây - Có điều gì đặc biệt không?
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Nối Lại Tình Xưa - Danielle Steel

Postby bevanng » 09 May 2017

- Tôi cũng nghĩ như thế. - Ông ta thở ra nhè nhẹ và ngồi xuống - Có một điều tôi không muốn nói ra sợ làm bà bực tức, nhưng tôi nghĩ có lẽ đã đến lúc.
- Ôi! Lạy Chúa. Bây giờ có điều gì nữa? Lại chuyện loại xà phòng quỷ quái ấy nữa à?
Nàng đã nghe đầy đủ. Và mỗi lần nàng và Bernardo thảo luận về “xà phòng”, nàng lại nhớ buổi sáng hôm ấy khi còn Amadeo. Buổi sáng cuối cùng ấy. Nàng tránh không nghĩ đến…
- Xin bà đừng nhìn như thế. Chẳng có gì khó chịu cả. Thật sự… - Ông ta cố gắng nở nụ cười để làm cho nàng tin điều này có thể rất vui.
- Tôi không bảo đảm sẽ không bực tức về điều gì đó “rất vui” của ông đâu. - Nàng ngồi dựa lưng vào ghế để thoải mái trong chốc lát. Nàng đã căng thẳng thần kinh và mệt mỏi từ ngày… - Thôi được, ông cứ nói tiếp đi!
- Nếu bà vui lòng, tôi sẽ nói. - Bỗng nhiên, ông ân hận đã không đưa nàng đi ăn bữa trưa. Có thể như vậy tốt hơn, một vài giờ nghĩ ngơi, một chai rượu ngon chẳng hạn. Nhưng ai dám đưa nàng đi một nơi nào nữa. Bước ra khỏi cửa là phải đưa theo đám hộ vệ. Vậy nói chuyện tại đây thuận lợi hơn - Chúng tôi đã nghe điện thoại từ Hoa Kỳ.
- Một người nào đó đã đặt hàng mười ngàn đô la, chúng ta sắp may áo quần cho Đệ nhất phu nhân, và tôi vừa mới được bằng khen quốc tế. Phải vậy không?
- Vâng… - Họ cùng cười trong một lúc. Lạy Chúa, nàng đã cảm thấy dễ chịu hơn. Ông không hiểu lý do tại sao, có lẽ vì nàng cần đến ông hay có thể bỗng nhiên nàng cảm thấy quá chán nản mệt mỏi trong việc tranh cãi và giận dữ - Điện thoại từ Hoa Kỳ đến không phải như lời bà nói. Đó là điện thoại của công ty may mặc Farnham-Barnes.
- Cái công ty hỗn tạp quỷ quái ấy à? Bây giờ họ còn muốn gì nữa chứ?
Trong mười năm qua công ty F-B, như thường được gọi, đã làm phá sản những công ty may mặc hàng đầu ở Hoa Kỳ. Bây giờ, công ty ấy trở thành một cơ sở mạnh không thể xem thường, và nó có một trương mục ai cũng thèm muốn trong mậu dịch.
- Họ đã hài lòng hay không với đơn đặt hàng cuối cùng của họ? Điều ấy không đáng kể. Tôi chỉ cần biết họ muốn thêm cái gì nữa kìa. Được, hãy nói với họ, họ không thể muốn thêm cái gì nữa nhé! Chính ông cũng đã biết điều đó rồi.
Isabella luôn luôn cẩn thận nắm vững dây cương. Họ đã mua quá nhiều hàng may sẵn và một ít hàng kiểu mốt của nàng. Nàng không muốn giới phụ nữ ở Pháp, ở Hoa Kỳ hay một nơi nào khác cứ mặc hàng trăm chiếc áo cùng kiểu. Ngay trong những mặt hàng may sẵn, Isabella cũng cẩn thận và nắm quyền chủ động.
- Không đúng. Họ có một dự tính khác. Đại công ty, mệnh danh là IHI bỗng nhiên làm chủ nhà máy Farrington, hãng hàng không và công ty chế biến lương thực thực phẩm Harcourt. Họ có những đề nghị và muốn thương lượng với chúng ta từ khi Amadeo… hai tháng qua.
- Họ muốn thương lượng như thế nào? - Đôi mắt nàng bỗng trở nên lạnh nhạt, cứng rắn, chờ đợi.
- Họ muốn dò xem bà có ý định bán công ty này không?
- Họ điên rồi à?
- Hoàn toàn không. Đại công ty IHI đã mua lại hầu hết các xí nghiệp tên tuổi ở Hoa Kỳ, tuy nhiên họ vẫn giữ mỗi xí nghiệp có bảng hiệu riêng. Như vậy, các xí nghiệp ở trong hệ thống dây chuyền, nhưng thật sự không dây chuyền gì cả. Mỗi xí nghiệp vẫn hoạt động hiệu lực như trước, nhưng có quyền lợi ở trong một tổ chức rộng lớn hơn, tài khoản phong phú hơn, và nguồn thu nhập cao hơn. Về phương diện mậu dịch, đây là hệ thống tuyệt vời.
- Như vậy, nhờ anh khen họ giùm tôi. Và bảo họ cứ tiến hành. Họ nghĩ gì? Có phải họ muốn xí nghiệp may mặc nhỏ bé San Gregorio người Ý này, gia nhập vào hệ thống dây chuyền của họ không? Bernardo, đừng vô lý! Công việc họ làm sẽ không gây tác hại cho chúng ta gì cả!
- Trái lại, họ có mọi thứ để liên hệ với chúng ta. Họ sẽ cung cấp cho chúng ta một hệ thống mậu dịch quốc tế cho tất cả các mặt hàng, ngay cả nước hoa và xà phòng nếu chúng ta muốn.
- Anh gợi ý tôi bán cơ sở cho họ. Vì mục đích gì vậy? - Nàng thét lên và đứng phắt dậy - Có phải đó là điều bọn họ mới đề cập sáng hôm nay không? Còn gì nữa, thưa ông Bernardo? Họ đã hứa biếu ông một khoản tiền lớn lao để ông thuyết phục tôi về bán cơ sở này phải không? Lòng tham! Mọi người chỉ vì lòng tham, giống như… bọn… - Nàng muốn nói bọn bắt cóc Amadeo, nhưng nàng nhìn đi nơi khác để che giấu những giọt nước mắt - Tôi không muốn thảo luận về vấn đề này nữa.
Nàng tựa lưng vào ghế, nhìn qua cửa sổ, như đang đợi chờ xe của Amadeo. Nhưng, than ôi! Chiếc xe đã bán rồi, và người xưa không bao giờ trở lại.
Giọng nói của Bernardo trở nên dịu dàng một cách lạ lùng:
- Không! Chẳng có ai trả cho tôi tiền công, bà Isabella ạ. Chỉ có bà thôi! Tôi biết việc này bàn đến quá sớm để bà phải lo nghĩ. Nhưng nó có ý nghĩa. Đó là một bước tiến rõ rệt trong mậu dịch. Bây giờ…
- Điều đó có ý nghĩa gì? - Nàng nhìn thẳng vào mặt Bernardo, và ông ta cảm thấy đau lòng khi thấy nàng vẫn còn khóc tức tưởi - Anh có nghĩ Amadeo làm điều đó không? Bán cơ sở này cho một tên tỉ phú nào đó ở Hoa Kỳ? Bán cho công ty F-B hay IHI? Không bao giờ, đây là Nhà họ San Gregorio, Bernardo ạ. San Gregorio là một gia đình, là một tiểu vương quốc.
- Đây là một vương quốc. Đúng. Nhưng ngai vàng đã trống! Bà nên suy nghĩ bà sẽ điều hành và quản lý vương quốc này được bao lâu? Bà sẽ bị kiệt sức mà chết trước khi Alessandro đến tuổi trưởng thành. Bà đánh liều như Amadeo đã làm và Alessandro sẽ làm. Bà có biết bây giờ chuyện gì đang xảy ra tại nước Ý này? Về bản thân bà thì sao? Gia đình sẽ ra sao nếu có điều gì đó xảy đến cho bà? Tại sao bà cứ phải thuê những người hộ vệ?
- Anh nghĩ việc bán cơ sở này là giải quyết được mọi thứ hay sao? Đó là một đáp số tuyệt hảo? Qua bao nhiêu công sức anh đã góp vào đó, qua bao nhiêu mồ hôi anh đã cùng chúng tôi xây dựng lên, thì anh đề cập đến vấn đề “bán” làm sao được?
Nước mắt lại tràn đầy mi của nàng.
- Isabella, không phải tôi phản bội bà đâu. Tôi cố gắng giúp bà đó. Không có cách giải quyết nào ngoài việc bán hẳn cơ sở. Họ đề nghị một khoản tiền vô cùng lớn lao. Cháu Alessandro sẽ là một nhà giàu kếch xù.
- Nhưng ông biết, khi nói những điều này, ông vẫn chưa đi vào trọng tâm vấn đề.
- Alessandro sẽ giống bố cháu. Là giám đốc công ty may mặc Nhà họ San Gregorio. Tại Rome. Nếu anh ấy còn sống… - Những lời này ông nói nhẹ nhàng nhưng giả bộ tức giận,
- Ngưng ngay! Đừng nói nữa! - Nàng nhìn trừng trừng ông ta, hai tay run lên và khuôn mặt cau có - Đừng nhắc đến việc đó nữa. Tôi quyết định không bán. Không bao giờ. Bảo họ tôi không bán. Thế thôi! Chấm dứt. Tôi không muốn nghe một lời đề nghị nào nữa. Tôi cũng không muốn ông bàn thảo bất cứ vấn đề gì với họ. Thật sự, tôi cấm ông nói chuyện với họ!
- Lạy Chúa! Xin bà đừng điên rồ. - Bernardo hét lên - Chúng tôi vẫn bàn thảo giao dịch với họ. Và mặc dầu bà ngăn cấm, Đại công ty IHI vẫn là một trong những trương mục lớn nhất của chúng ta.
- Hãy bỏ nó!
- Tôi sẽ không thể làm như thế.
- Tôi không cần biết việc làm của ông, mặc kệ ông. Bây giờ để cho tôi yên.
Lần này, chính Isabella là người đóng rầm cánh cửa phòng và ẩn mình vào trong văn phòng của Amadeo, kế bên văn phòng của nàng. Bernardo ngồi trong văn phòng của Isabella một lát rồi về nơi làm việc của ông. Nàng là một người điên. Ông biết nàng không bao giờ thỏa thuận điều đó, nhưng việc bán cơ sở này rất có lợi cho nàng. Hằng ngày đến văn phòng làm cho nàng thêm cô đơn, đau đớn. Hằng ngày những người hộ vệ quây quanh làm cho nàng càng kinh hoảng. Hằng ngày tưởng nhớ đến Amadeo sẽ làm tan rã tâm hồn nàng.
Sáng hôm sau, Bernardo gọi điện thoại cho vị giám đốc Đại công ty IHI và báo cho biết Isabella đã từ chối.
Sau khi điện thoại xong, ông nghĩ Isabella đã bỏ qua một dịp may. Có tiếng cô thư ký của ông vang trong máy liên lạc nội bộ:
- Thưa ông, có người cần gặp ông.
- Lại chuyện gì nữa?
- Về chuyện chiếc xe đạp. Người ta nói ông bảo đem giao tại đây.
Bernardo cười mỏi mệt và thở dài. Chiếc xe đạp. Đó là điều từ lâu ông đã nghĩ đến.
- Được, tôi sẽ ra coi.
Chiếc xe đạp màu đỏ, yên ngồi màu xanh đạm và trắng, có những tua cờ bay gắn ở ghi-đông, và một hàng nhỏ có ghi tên Alessandro. Đây, một chiếc xe đạp trẻ con xinh đẹp. Ông biết chiếc xe sẽ làm cho Alessandro vui sướng. Cháu đã hằng mơ ước có “chiếc xe đạp thật” từ mùa hè. Bernardo nhớ Amadeo đã có ý định sắm cho cháu một chiếc nhân dịp lễ giáng sinh. Đồng thời, Bernardo cũng đã đặt mua một bộ áo quần phi hành gia dành cho trẻ em cùng với nửa tá đồ chơi. Đây là những món quà dành cho mùa Lễ Giáng sinh sắp đến. Ông đứng dậy, nhìn vào tấm lịch, tính ra chỉ còn hai tuần lễ nữa.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Next

Return to Truyện Ðọc



Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 30 guests