Angola Merkel Thế Giới Của Vị Nữ Thủ Tướng - Stefan Korneliu

Truyện tình mùi mẫn, truyện ma kinh rợn hay các thể loại khác. Xin mời vào.

Moderators: Mười Đậu, SongNam, A Mít

Re: Angola Merkel Thế Giới Của Vị Nữ Thủ Tướng - Stefan Korn

Postby bevanng » 14 Apr 2017

“Chúng ta” ở đây nghĩa là phương Tây, với am hiểu của họ về giá trị của tự do. Còn phương tiện bao gồm dân chủ, niềm tin vào sự giải phóng, sự hoàn thành mong muốn cá nhân, sự cởi mở - tất cả những sản phẩm của sự Khai sáng. Hẳn thế, nếu (sau bảy năm làm thủ tướng, sáu chuyến thăm đến Trung Quốc, nhiều mâu thuẫn về chiến tranh và hòa bình, những tranh luận kịch liệt với Tổng thống Nga Putin, những bất đồng về tư tưởng với Thổ Nhĩ Kỳ quanh vấn đề hòa giải, tóm lại là các trải nghiệm của bà về cách mạng, đàn áp và bất công) nếu có một ý tưởng nảy mầm trong con người nữ thủ tướng, thì đó chính là: Angela Merkel quan tâm đến phương Tây.
Bà sợ rằng các chính quyền theo chế độ tự do sẽ không sống sót nổi, rằng dân chủ và kinh tế thị trường có thể rồi sẽ tỏ ra quá yếu kém. Merkel, vốn hay so sánh và nghiên cứu các thể chế, có một thông điệp rõ ràng: bài kiểm tra khó khăn nhất cho tự do là thứ mà phương Tây vẫn chưa trải qua. Quyền lực tối thượng của những giá trị này vẫn chưa được đảm bảo. Mọi thứ đều có thể suy thoái thành cuộc chiến giữa các giá trị. “Tôi lo sợ rằng những xã hội cởi mở trong thế giới hậu Chiến tranh lạnh đang gặp nguy hiểm hơn chúng ta hình dung,” bà từng nói.
Merkel ít khi phát biểu quan ngại của bà dành cho chế độ. Trên thực tế, bà chưa từng nói về điều này một cách chi tiết. Có vài lần tùy dịp, chẳng hạn trong bài diễn văn của bà sau khi ký bản hiệp ước thống nhất cách đây hai mươi năm: “Đôi khi nỗi sợ lớn nhất của tôi là bằng cách nào đó chúng ta đã đánh mất sức mạnh nội tâm để tranh đấu cho con đường sống của chúng ta, chỉ có thể nói về điều này như sau: nếu chúng ta đã đánh mất nó, thì chúng ta cũng có thể mất luôn sự phồn vinh và thành công của mình.”
Trong một dịp khác, bà đã thừa nhận “trách nhiệm nhận biết khi nào thì chế độ sụp đổ” của bà. Sau này bà còn trả lời trong một cuộc phỏng vấn: “Việc chúng ta không lừa phỉnh chính mình là rất quan trọng. Hiện trạng tại Đức và châu Âu không phải là quy luật tự nhiên.” Hay, nói theo một cách tích cực hơn: “Chúng ta phải rời xa một thế giới lưỡng cực, dựa trên việc cản trở lẫn nhau, để hướng đến một thế giới đa cực. Trong thế giới mới này sẽ có ổn định nếu có một thỏa thuận quốc tế về những giá trị căn bản, và chúng ta tôn trọng nhau thông qua những giá trị đó.”
Nếu chúng ta phân tích câu này, Merkel nói rằng thế giới đang chạm trán với một sự xung đột các hệ giá trị, một sự xung đột chế độ chính trị và lối sống ưu việt hơn. Xung đột này có thể trở nên khó chịu hoặc - nói theo ngôn ngữ chính trị - tạo ra bất ổn. Có lẽ nước và tài nguyên thô sẽ trở nên khan hiếm, có lẽ các khu vực ảnh hưởng, luật lệ thương mại hoặc đất đai sẽ bị đe dọa: tất cả sẽ là xung đột giữa những chế độ tự do và không tự do. Bởi vì, như Merkel nói: “Chúng ta không có quyền đương nhiên gắn với dân chủ hay thịnh vượng dài lâu.” Các mối đe dọa luôn ở đó, còn lịch sử là một quá trình đang diễn ra.
Trong những chuyến công du nước ngoài, nữ thủ tướng thích tập hợp các phóng viên tháp tùng bà trong buồng hội nghị trên chiếc Airbus của không quân Đức (Luftwaffe). Họ gặp nhau một lần trong chuyến đi, và một lần trong chuyến về, và họ ngồi trên những ghế sofa sắp theo hình chữ nhật xung quanh một bàn cà phê đóng chặt xuống sàn của căn buồng. Họ phải ngồi gần nhau, gối bó lại do không đủ chỗ. Nữ thủ tướng sẽ chen vào giữa họ: việc cố tránh không đụng chạm là vô nghĩa. Trong khi đó, màn hình lớn trong buồng cho thấy những bức ảnh do các máy ảnh gắn ở đuôi máy bay chụp được: bạn có thể thấy máy bay đang bay, toàn thân chiếc máy bay đang lướt giữa đám mây như một tên lửa, mặt đất ở xa bên dưới. Đây là lúc dành cho tư duy chiến lược, nền tảng. Các đồng nghiệp của Merkel có thể nhận biết khoảnh khắc bà nhìn xa vào tương lai - trước 10, 20 năm. Những điều bà nói công khai đọng lại trong tâm trí bạn: “Suốt 35 năm qua, tôi đã sống dưới một thể chế chuyên chế. Nên tôi luôn nghi ngờ khi người ta nói: nó không thể xảy ra lần nữa.”
Merkel chia sẻ kinh nghiệm này với nhiều nhà lãnh đạo chính phủ từ Đông Âu, và trong cuộc khủng hoảng euro bà nhắc đi nhắc lại với nhóm lãnh đạo EU một cách không biết mệt: “Tôi biết cảm giác sống trong một chế độ đang sụp đổ ra sao, và tôi không muốn trải qua điều đó lần nữa.” Có những lúc Merkel đã dùng nhãn quan Đông Đức của bà để nhìn vào hình mẫu phương Tây mà bà luôn ngưỡng mộ. Một dịp bà nói: “Những nền kinh tế thị trường đã tận dụng cuộc khủng hoảng kinh tế để kiếm lời, song điều này không có nghĩa họ đã thắng trong cuộc cạnh tranh giữa các chế độ khác nhau một lần và mãi mãi.”
Bà sẽ kiểm tra tốc độ tăng trưởng thần tốc của các nước châu Á, so sánh các dữ liệu nhân khẩu học; bà có thể miêu tả mức đóng góp dựa theo độ tuổi ở Đức và châu Âu bằng trí nhớ. Bà biết các mục tiêu tăng trưởng cần phải đạt được nếu duy trì được sự phồn vinh của châu Âu, và hỏi: “Chúng ta có thể bắt kịp tốc độ trong môi trường toàn cầu không, hay chúng ta phải học cách sống chung với những nhược điểm do cơ cấu dân số và tình trạng thiếu tăng trưởng của mình gây ra?” Bà phàn nàn về các quá trình ra quyết định ở châu Âu, những khoảng thời gian dài lê thê mà khu vực này cần để thảo luận những đề xuất cũng như thông qua hay loại bỏ chúng, trong lúc ở bên kia địa cầu, một cỗ máy chuyên quyền đói khát tăng trưởng đang chuẩn bị nuốt chửng cả thế giới.
Một dự báo bị thổi phồng chăng? Có lẽ nói hơi quá, song các nhà địa chiến lược đều đồng ý rằng cuộc đối đầu ý thức hệ lớn tiếp theo (sau cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản) sẽ là giữa những thể chế mở và đóng, giữa tự do và chuyên quyền. “Chúng ta có thể trông thấy những quá trình chuyển dịch đang dần diễn ra trước mắt,” Merkel từng nói. “Hai mươi năm không phải một thời gian dài. Những thế lực khác biệt nhau vẫn đang phát triển. Những đường lối để các nước có thể cộng sinh thì chỉ mới bắt đầu thành hình.” Có lẽ bà cũng từng nói: Tôi muốn dân chủ chiến thắng.
Những mâu thuẫn mới giữa các quốc gia chỉ mới xuất hiện. Chẳng hạn, trong suốt cuộc khủng hoảng tiền tệ gần đây, Quỹ Tiến tệ Thế giới (IMF) đã yêu cầu thành viên của mình nâng mức đóng góp nhằm tăng danh mục tài sản nắm giữ. Ethiopia và nhiều quốc gia khác đã làm theo, nhưng Hoa Kỳ thì không. Những điều như vậy đã làm Merkel tổn thương, bởi vì bà không ngờ mình lại nhìn thấy ở chính nơi này sự ưu tiên đang bị chuyển dịch. Có lúc, mối quan hệ giữa những nước đóng góp sẽ biến thành những khối đầu phiếu (voting bloc), và những nước ngoài Hoa Kỳ sẽ quyết định chính sách cho IMF. Thỉnh thoảng, Merkel thích lắng nghe những cuộc thảo luận của ủy ban Thường vụ Bộ chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, khi tám nhân vật cao nhất ở mảnh đất hùng mạnh đó ra quyết định. Hoặc bà thích có mặt trong những cuộc thảo luận của liên đoàn Ảrập. Có lẽ bà cũng không phản đối việc du hành ngược thời gian để có mặt trong bộ chính trị của đảng xã hội chủ nghĩa thống nhất ở Đông Đức cũ.
Mỗi khi Merkel đến Trung Quốc hoặc những quốc gia mới nổi với mức độ dân chủ tối thiểu hoặc hoàn toàn không có gì, bà luôn để lại cho họ lời cảnh báo: các bạn đang làm tốt, nhưng con người cần có tự do. Theo kinh nghiệm của bà, tự do là phần thưởng đến cùng với thịnh vượng và tăng trưởng. Còn trong quan điểm của bà, đó là một phần thưởng đáng có.
Năm 2010, Merkel trao tặng một giải thưởng truyền thông cho Kurt Westergaard, nghệ sĩ vẽ tranh biếm họa Muhammad. Bà đọc bài diễn văn nhan để “Bí mật của tự do là lòng can đảm.” Joachim Gauck, lúc đó chưa làm tổng thống Đức song quá hiểu về tự do, đảm nhiệm việc trao giải. 12 Trong bài diễn văn, Merkel nỗ lực định nghĩa tự do - để không ai có mặt ở đó có thể tìm cách kéo căng khái niệm co giãn này cho phù hợp với tiêu chuẩn của cá nhân họ. Tự do, Merkel nói, đầu tiên và trước hết là liên quan đến trách nhiệm. “Một mặt là tự do thoát khỏi thứ gì đó, còn mặt khác là tự do để làm điều gì đó. Nên khi chúng ta nói về tự do, chúng ta thật ra luôn nói về tự do của người khác.” Sự khoan dung cũng cần thiết. Trong hệ thống giá trị của Merkel, lòng khoan dung chỉ đứng sau tự do và ngang hàng với trách nhiệm.
Trong hệ thống giá trị này, trách nhiệm chủ yếu liên quan đến chính trị và nền kinh tế. Bà không thích sự tự do của mình bị xem nhẹ. Trong cuộc khủng hoảng tài chính, như Merkel nhìn nhận, nền kinh tế ngân hàng đã làm thế - nó đã hành xử vô trách nhiệm. Merkel có thể rất khó chịu với các chủ ngân hàng quỵ lụy Mỹ sau khi tự trả cho họ những khoản bổng lộc khổng lồ. Bà không chỉ cảm nhận một cú đánh đã được tung ra nhằm vào sự hiểu biết các giá trị của bà, mà còn là việc uy quyền của bà đã bị thách thức. Nên bà viết ra chữ để ai cũng đọc được: “Nhà nước bảo vệ trật tự của nền kinh tế thị trường xã hội của chúng ta.” Merkel cảm thấy quyền lực của nhà nước Đức đã bị thách thức, và bà đã thề sẽ khôi phục ý tưởng của riêng bà về giá trị và trật tự.
12 Ông đảm nhận cương vị Tổng thống Cộng hòa Liên bang Đức từ ngày 18 tháng 3 năm 2012. Trước đó ông đã từng là đại biểu quốc hội Đông Đức năm 1990 của khối Bündnis 90 và sau này chịu trách nhiệm các hồ sơ về Stasi. Gauck không thuộc một đảng phái nào hết.
Một thứ khác liên quan đến tự do trong hệ thống giá trị của Merkel là lòng can đảm. “Bí mật của tự do là lòng can đảm,” bà nói, dẫn lời vị tướng kiêm chính trị gia cổ đại Pericles của thành Athens. Hay, để lặp lại nhạc sĩ bất đồng chính kiến Đông Đức Wolf Biermann, vốn là người bà ngưỡng mộ: “Lòng can đảm bắt đầu với việc vượt qua sự thoái chí của chính bản thân.” Chúng ta đều đã trải qua điều đó, ngay cả khi chưa từng sống ở Đông Đức. Rõ ràng Merkel thuộc về câu lạc bộ của những người nghĩ gì nói nấy - khi thời điểm chín muồi, khi bà đã cân nhắc xong các hệ quả và loại bỏ mọi phương án song song, Merkel có thể trực ngôn một cách tàn nhẫn.
Trường hợp các bức tranh biếm họa Muhammad là câu chuyện của các giá trị phổ quát, là việc ai sẽ thắng sau cùng, hoặc những người tự do hoặc những người không tự do. Bà kết thúc bài diễn văn trao thưởng cho Westergaard bằng một tuyên ngôn nữa về nguyên tắc. Với những ai tự hỏi rằng “Liệu chúng ta có được phép làm thế không?” bà nói, “chúng ta không hề tự phụ. Bất cứ ai chất vấn những quyền này đều không quan tâm đến thiện tính của nhân loại. Không một khác biệt văn hóa nào có thể biện minh cho sự xem thường những quyền đó.” Merkel không phải một kẻ yếm thế, bà tin tưởng vào phương Tây theo cách bà nhìn nhận nó cũng như những giá trị của chính bà, mặc dù đôi khi những giá trị này thể hiện khá chậm. Bà còn nói: “Tôi tin rằng những xã hội tự do thì sáng tạo hơn, và về lâu dài sẽ tạo ra nhiều giải pháp có hiệu quả hơn.”
Một lần, trong cuộc khủng hoảng euro, Thủ tướng Bulgaria, Boyko Borisov ghé thăm văn phòng Thủ tướng Đức và có cuộc đồng họp báo theo thông lệ chung với Merkel. Rõ ràng ông vẫn ngây ngất với những gì chủ nhà đã nói với ông, bằng những thuật ngữ sống động, về bản chất của cuộc khủng hoảng, và nói với toàn thế giới: “Bà Merkel đã rất đúng khi chỉ ra rằng Maya cùng nhiều nền văn minh khác đã biến mất khỏi bề mặt trái đất.” Châu Âu với tư cách là một nền văn minh bị đe dọa tuyệt chủng sao? Vị Thủ tướng Bulgaria trông rất nghiêm túc, còn nữ thủ tướng thì trông rất áy náy. Rõ ràng bà đã khiến cho sức nặng của tình hình trở nên hơi bị nhẹ quá. Tuy nhiên, như thông lệ, không có nhiều nhà báo Đức có mặt tại buổi họp báo nên phát ngôn đi vào lịch sử của ông đã không được ai biết đến.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Angola Merkel Thế Giới Của Vị Nữ Thủ Tướng - Stefan Korn

Postby bevanng » 14 Apr 2017

Điều xấu cần thiết
Nữ thủ tướng và liên minh của bà


Như tôi đã nhắc đến, Angela Merkel thích chính trị đối ngoại hơn là chính trị trong nước. Bà đã nói rất ngắn gọn trước khi được bầu làm thủ tướng lần đầu tiên, và cũng sẽ nói như thế vào ngày hôm nay: “Chính sách đối ngoại là điều ưa thích của tôi,” bà thổ lộ với bất cứ ai chú ý lắng nghe. Hoặc: “Chính sách đối ngoại là điều dễ dàng.”
Không khó để tìm ra lý do cho sự cởi mở đầy nhiệt huyết của bà dành cho thế giới. Phần lớn lãnh đạo các chính phủ ưa thích chính sách đối ngoại vì nó giúp tăng vị thế cho họ: không một đấu trường nào mà một thủ tướng lại có nhiều sức mạnh và tự do sáng tạo cùng một vị thế xuất chúng trước mắt nhân dân hơn ở những quyết sách của họ với nước ngoài. Trên mặt trận trong nước, Merkel phải đối phó với một đối tác liên minh vốn không thật sự hợp tác là đảng CSU (đảng anh em vùng Bravia với đảng CDU), quốc hội và quyền lợi của hàng trăm nghị sĩ. Bà phải nghĩ về kết cấu của nội các và không bao giờ rời tầm mắt đối với quyền lợi của Länder, hay bang: bạn không bao giờ biết khi nào thì Bundessrat, cơ quan lập pháp đại diện cho các vùng sẽ lên tiếng. Tất cả những điều này diễn ra trên một sân chơi chính trị ngày càng nhỏ, trong một cơ chế bị kiểm soát quá mức, có luật cho mọi thứ - và trong đó Tòa án Hiến pháp có quyền phủ quyết sau cùng. So sánh để thấy rõ, chính sách ngoại giao thì không bị cản trở. Kinh doanh giữa các nước đang nở rộ, thế giới muốn được điều phối và hợp tác, những thảm họa thiên nhiên và những phong trào đối lập kêu gọi sự chú ý của lãnh đạo các chính phủ - những người sẵn lòng chấp nhận nhiệm vụ. Ở Pháp và Mỹ, tổng thống luôn là hình mẫu lãnh đạo trong chính sách ngoại giao, một mình chèo lái con tàu đất nước. Tuy nhiên, ở Đức, lãnh đạo chính phủ không có quyền lực lớn tương đương. Song thực tế hiến pháp cũng đang dần bắt kịp khi tâm điểm truyền thống quốc gia tập trung vào việc nữ thủ tướng xuất hiện hết hội nghị thượng đỉnh này đến hội nghị thượng đỉnh khác, ngày càng tham dự nhiều cuộc họp hai bên, chủ trì những cuộc hội ý chính phủ nhiều hơn. Trên tất cả, những hội nghị thượng đỉnh của Liên minh châu Âu cũng đang dồn lên. “Chính sách châu Âu cũng là chính sách nội địa,” Merkel luôn nói như thế - nhưng bà đối xử với nó như chính sách đối ngoại cổ điển bằng đặc quyền của nhà lãnh đạo đất nước. Chính trị Đức đang dần trở nên mang tính tổng thống chế, thứ bậc và tập trung.
Không có chỉ dẫn nào cho lĩnh vực chính trị này, còn những thỏa thuận liên minh thì thường yếu kém đối với chính sách đối ngoại. Kết quả là người ta nảy sinh nhu cầu trì hoãn thời gian. Những giá trị cơ bản cần phải được thiết lập: những mục tiêu của nữ thủ tướng là gì? Bà nhìn thế giới ra sao, vị thế của đất nước bà là gì? Trước khi trở thành ngoại trưởng, Joschka Fischer đã viết một cuốn sách trình bày thế giới quan của ông trong suốt 340 trang, hiện trạng của các sự vụ trong nước Đức liên quan chính sách ngoại giao, cũng như nhắc đến lịch sử của các tư tưởng. Ở Anh, Pháp và Hoa Kỳ việc các lãnh đạo quốc gia ra tuyên ngôn về các mục tiêu chính sách đối ngoại của quốc gia họ được xem là đương nhiên. Chiến lược và tầm nhìn luôn đi cùng nhau, ở Mỹ hai điều này được học như một phần của Học thuyết An ninh Quốc gia.
Merkel chưa từng làm điều này. Bà cũng chưa từng có bài diễn văn về chính sách ngoại giao tương xứng với các ý tưởng cao vợi ấy. Rõ ràng bà đã đọc nhiều diễn văn, trong đó có những bài diễn văn miêu tả chi tiết các kế hoạch và niềm tin của bà. Bất cứ ai nghiên cứu chúng kỹ đều có thể kết nối những nút thắt thành một văn kiện lớn về chính trị vượt Đại Tây Dương hay một loạt các ý kiến về chính sách châu Âu, song không bao giờ tạo ra được một bản vẽ hoàn chỉnh.
Tuy nhiên, vậy không có nghĩa khi Merkel chuyển đến tầng bảy của dinh thủ tướng, bà không có kinh nghiệm nào về lĩnh vực này. Mà còn hơn thế. Bà không ngừng nghĩ về vị trí chính xác của nước Đức ở chính sách ngoại giao, bà đã dành những phần dài trong các bài diễn văn của mình cho chủ đề này, đã thu thập các công trình nghiên cứu từ khắp châu Âu và khắp thế giới và tạo ra một mạng lưới đầu mối liên lạc trong những chuyến công du với tư cách thủ lĩnh đảng đối lập. Nhưng khi bà lên nắm quyền, thoạt đầu chẳng có gì xảy ra. Trong bản tuyên ngôn đầu tiên với cương vị thủ tướng năm 2005, chính sách ngoại giao được nhắc đến ở trang 15 của bài diễn văn dài 18 trang. Với một chút e dè, Merkel nhắc đến những bình luận về chính sách đối ngoại trong một loạt bài phát biểu về chính sách đối nội. Dẫu vậy, cũng cần nhấn mạnh rằng những gì bà nói về châu Âu, Hoa Kỳ, an ninh và các thể chế quốc tế không làm dấy lên sự nhiệt tình nào. Công chúng Đức vẫn nghe giọng nói the thé của Schröder văng vẳng bên tai họ. Merkel công khai thừa nhận: “Tôi sẽ không tiếp tục chiến đấu trong những cuộc chiến của quá khứ nữa. Những mâu thuẫn đó đã được định đoạt xong lâu rồi.”
Một câu nói nhàm chán, nhưng cùng với một vài hành động biểu trưng là đã đủ để khôi phục chính sách ngoại giao của Đức lên hàng đầu trong chương trình nghị sự. Với việc phản đối kịch liệt cuộc chiến Iraq và tổng thống George W. Bush, Gerhard Schröder đã tạo ra đủ sự phật ý. Châu Âu khi đó vẫn đang phải đối phó với những đường đứt gãy do mâu thuẫn này. Còn ở phía đông thì có Vladimir Putin, Tổng thống Nga, đã ve vãn thủ tướng Schröder và đàm phán thành công những thỏa thuận đường ống khí đốt mới trong lúc người Ba Lan lo sợ về một sợi thòng lọng Đức-Nga khác nữa.
Với Merkel, thời tiết chính trị quốc tế khi đó rất lý tưởng để điều chỉnh hoàn cảnh cho hợp với các sáng kiến của bà trong phạm vi chỉ vài tuần. George Bush vừa được bầu làm nhiệm kỳ thứ hai, song ông phải đấu tranh với một quốc hội thù địch trong lúc sự ủng hộ của công chúng đối với chính sách ngoại giao cứng rắn của ông sụp đổ. Rất ít người tiền nhiệm của ông từng phải đối diện một viễn cảnh ảm đạm đến thế trong việc tìm kiếm thỏa thuận. Ở châu Âu, Merkel cũng gặp gỡ hai nhà lãnh đạo chính phủ đang suy yếu quyền lực - Tony Blair và Jacques Chirac. Vị thủ tướng Anh bị tổn hại bởi mối quan hệ gần gũi cùng Bush còn Chirac đang sắp kết thúc nhiệm kỳ thứ hai và cũng là nhiệm kỳ cuối cùng của ông này. Thời điểm diễn ra cuộc bầu cử tổng thống Pháp và lịch trình nghị sự chính trị đều có lợi cho Merkel: trong năm thứ hai cầm quyền, Đức nắm chức chủ tịch luân phiên của G8 và Liên minh châu Âu. Hoàn cảnh này có thể làm được điều gì đó. Với suy nghĩ ấy, bà phải chỉ đích danh vị trí của nước Đức với tư cách thủ tướng.
Cơ hội đầu tiên để giành lấy một vị trí luôn là cơ hội tốt nhất. Nên Merkel dùng các chuyến thăm chính thức đến Brussels, Paris, Washington và Moscow để đưa ra các bản tuyên bố. Người Pháp đã ngạc nhiên khi thấy vị nữ thủ tướng này không vội vàng cúi đầu trước lá cờ ba màu - điều đã trở thành thông lệ của người tiền nhiệm của bà: Helmut Kohl - mà lại nói với tổng thống Pháp, với tất cả lòng kính trọng, rằng bà nghĩ chính sách ngoại giao châu Âu của ông trong suốt cuộc khủng hoảng Iraq đã gây chia rẽ khối. Bà đã có một hành động táo bạo tại Washington khi, chỉ bằng vài phát biểu trong một cuộc phỏng vấn, xua tan mọi nỗi lo rằng bà có thể đã quá gần gũi một cách không cần thiết với Hoa Kỳ. Không lâu trước khi gặp gỡ George W. Bush, bà đã thông báo trên tờ Der Spiegel về sự cần thiết của việc đóng cửa nhà tù Guantanamo và tôn trọng luật pháp - chưa từng có một thủ tướng nào dám làm thế trong vài tuần đầu nhậm chức. Và bởi vì bà đã báo trước cho Bush - vốn đã gần hết nhiệm kỳ tổng thống - về vị trí của bà, nên ông cũng không lấy làm phiền.
Nhưng bà gửi đi tín hiệu rõ rệt nhất khi ở Moscow, khi không chỉ yêu cầu Tổng thống Putin cung cấp lời giải thích nhanh chóng cho vụ mưu sát phóng viên Anna Politkovskaya rõ ràng vì động cơ chính trị, mà còn gặp gỡ cả những thủ lĩnh đối lập và phe chỉ trích chính phủ Nga vào một buổi chiều tối với vodka và rượu vang. Bà luôn thấy chướng tai gai mắt trước mối quan hệ đầy kích thích tố nam tính giữa Putin và Schröder, nên không còn nghi ngờ gì cho thực tế rằng một chương mới đã được mở ra. Báo giới tha hồ ca ngợi bà. Tờ Die Ziet nhắc đến một “ngọn sóng chí mạng” và ghi nhận mục tiêu mới mà bà tự đặt ra cho mình. Bài báo nói về “những bước tiến nhỏ đưa đến một sự tự nhận thức mới,” song điều gây kinh ngạc nhất là phần kết như sau: “Bí mật đầu tiên về thành công của bà đến dưới cái tên Schröder. Trong hai năm nhiệm kỳ cuối cùng của mình, ông đã khiến cho chính sách ngoại giao của Đức bị chững lại. Tổn thất lâu dài đã bị tạo ra trong quan hệ của chúng ta với Hoa Kỳ, còn Đức lại quá gần gũi với Nga để có thể đón nhận bất cứ chỉ trích hiệu quả nào.”
Tờ Frankfurter Allgemeine viết ngắn gọn rằng tại Nhà Trắng, Merkel nói rõ bà thuộc về “trường phái của Helmut Kohl.” Câu này có thể hiểu theo nhiều nghĩa, song thông điệp cơ bản của nó truyền tải ý niệm về sự tin cậy và truyền thống. Vào dịp kỷ niệm thắng cử của Merkel - cách khá xa sự kiện vừa nêu - tờ The Economist đã viết: “Merkel với tư cách ngôi sao toàn cầu. Vị thủ tướng Đức muốn bộ máy quyền lực của châu Âu đóng vai trò lớn hơn trên sân khấu quốc tế.” Rồi tờ tạp chí viết thêm, với một giọng lo âu: “Song liệu Đức đã sẵn sàng cho điều đó?”
Ở giai đoạn này, tất cả những điều xác tín Merkel có được là việc bà đã khôi phục tình hình trở về nguyên trạng trước kia. Sau khi rời nhiệm sở, Schröder để lại sau lưng một thế giới đầy bất mãn và mưu mô. Liệu đây vẫn là một nước Đức thời hậu chiến - một phần thống nhất của châu Âu và liên minh quân sự Đại Tây Dương? Hay đây là thứ gì khác đang nổi lên - liệu gã khổng lồ châu Âu có đang trong giai đoạn trỗi dậy? Merkel cảm thấy Schröder bị thu hút quá mức về phía những người đàn ông sắt máu, trong khi bà luôn chuộng lối cầm quyền kín đáo hơn. Nên bà giữ khoảng cách với Vladimir Putin, không thật sự gần gũi với Nicolas Sarkozy và hoàn toàn không thích Silvio Berlusconi.
Song khía cạnh đáng chú ý trong công tác tái tổ chức của Merkel là việc bà không mang nước Đức quay lại bộ máy nhà nước sơ sài thời hậu chiến như trước kia - chẳng hạn như chính quyền thời Kohl - vốn cản trở mọi hình thức phê bình do sợ phát sinh mâu thuẫn với những đồng minh của nước này. Sự táo bạo trong hành động của Merkel cũng đáng chú ý như lối diễn giải của cá nhân bà về chính sách ngoại giao. Điều này được minh họa bởi cách bà đối phó lẩn đầu tiên bởi vấn đề của chính nước Đức, nhằm xem nước này đóng vai trò của mình bên cạnh những nước khác, và vì thế giải quyết câu hỏi về nhân dạng của nước Đức. “Nếu Đức có thể tìm ra nhân dạng của mình và bảo vệ nhân dạng này, điều đó sẽ tốt cho nền dân chủ,” bà nói sau khi trở thành chủ tịch đảng CDU. “Một phần lớn tổn thương gây ra bởi chính những điều không được tiết lộ và bị giấu kín. Chúng ta phải phát triển một nhận thức thống nhất về lịch sử quốc gia để nói rằng: chúng ta vui mừng được là người Đức. Khi đó câu chữ sẽ tuôn ra dễ dàng hơn.” “Vui mừng” (nguyên văn “glad”) là cách nói mang thương hiệu Merkel - một tuyên ngôn được diễn tả bằng thuật ngữ mang tính tương đối: bà tránh dùng chữ “tự hào”.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Angola Merkel Thế Giới Của Vị Nữ Thủ Tướng - Stefan Korn

Postby bevanng » 14 Apr 2017

Khi đảng CDU một lần nữa vật lộn với chủ đề nhân dạng và khăng khăng cần phải có một cuộc tranh luận về Leitkultur (văn hóa dẫn lối [nguyên văn “guiding culture”]) ở Đức, bà đã khéo léo né tránh vấn đề này trong một cuộc phỏng vấn với tờ Der Spiegel - trước sự khó chịu của phe bảo thủ trong đảng của bà. Khi bị buộc tội phát ngôn xem nhẹ quê hương và Tổ quốc, bà vặn lại: “Các bạn chỉ nhìn được từ phía Tây Đức - nhưng tôi thì nhìn bằng quan điểm của toàn bộ nước Đức. Tôi đã gom vào trong mình những khái niệm này vì tôi không thể nói công khai về chúng tại Đông Đức. Khi tôi dùng những từ như Tổ quốc, tôi không có ý nâng cao quan điểm. Tôi không nghĩ người Đức đặc biệt xấu hay cực kỳ tuyệt vời. Tôi thích món kebab và bánh pizza, tôi nghĩ người Ý có nền văn hóa cà phê ngoài trời tuyệt hơn, và tôi nghĩ ở Thụy Sĩ nhiều nắng hơn.”
Rồi bà kể lại rằng vào thế kỷ 19, phải đến khi có sự xuất hiện của người Huguenot 13 cùng những con tằm của họ mới khiến nước Phổ chịu từ bỏ loại vải gây ngứa và bất tiện của họ. Nhưng bà nghiêm túc hơn khi cuộc phỏng vấn sắp kết thúc: “Tôi dùng thuật ngữ Tổ quốc không phải để nói rằng chúng ta là trung tâm mà toàn thế giới xoay quanh. Tôi dùng từ này theo nghĩa đây là ngôn ngữ của tôi, đây là những cái cầy của tôi, kia là hồ nước của tôi, tôi sinh ra ở đây. Tôi thích sống ở đây. Tôi tự tin vào đất nước này, tôi là một phần trong lịch sử của nó với tất cả nỗi đau và tất cả điều tốt đẹp.” Một tuyên ngôn chân thành mang tính xoa dịu.
13 Người Huguenot là tên gọi chỉ một nhánh của cộng đồng Tin lành Pháp vào thế kỷ 17. Năm 1685, vua Louis XIV của Pháp hủy bỏ bản chỉ dụ Nantes (Edict of Nantes) - có nội dung hợp pháp hóa các hoạt động tín ngưỡng Tin lành tại một nước Pháp vốn nặng về Công giáo vào thời điểm đó. Kết quả, hàng ngàn người Huguenot di dân sang các quốc gia châu Âu láng giềng, mang theo nghề dệt may từ vải làm bàng sợi to tằm của họ. (ND)
Vốn hiểu biết về nước Đức của Merkel cũng được phản ánh trong cách bà muốn nước này giữ vị thế trên thế giới như một quốc gia hiện đại và cởi mở hơn, bên trong ngôi nhà của các định chế đồng minh-quốc tế, được dẫn dắt bởi những lợi ích và giá trị của nước này - và tự tin vào bản thân mình. Theo nghĩa nào đó, điều này nghe giống một định nghĩa cổ điển phù-hợp-cho-tất-cả; tuy nhiên theo một nghĩa khác, Merkel có thể trấn an những nhà quan sát nhạy cảm khắp thế giới. Rốt cuộc, bà chỉ là người lãnh đạo chính phủ đầu tiên kể từ thời của Kohl, vị thủ tướng mở ra thời thống nhất. Vào lúc mà những công tác ngoại giao trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết, người tiền nhiệm của Kohl, Gerhard Schroder, đã ngụ ý rằng vị trí của Đức trên thế giới có thể thay đổi. Ai có thể dám chắc nước Đức mạnh mẽ hơn này sẽ tập trung sức mạnh của nó vào đâu? Merkel đã làm rõ rằng người ta không thể thay đổi giáo lý cơ bản của chính sách ngoại giao chỉ sau một đêm, tương tự với chính sách y tế hay lương hưu cũng thế.
Nguyên tắc quan trọng nhất trong chính sách ngoại giao của bà là nước Đức không thể một mình giải quyết những vấn đề của nó: đất nước này là một phần của nhiều liên đoàn và liên minh. Châu Âu và Liên minh châu Âu, Hoa Kỳ, liên minh quân sự xuyên đại dương dưới hình thức của NATO, lệ thuộc vào luật pháp quốc tế dưới Hiến chương Liên hiệp quốc và một ý thức nghĩa vụ sâu sắc dành cho Israel - đây là những đặc quyền chính của Merkel. Mọi thứ khác đều phát sinh từ những đặc quyền này: tình hữu nghị với Pháp, tầm quan trọng của Ba Lan, cân bằng lợi ích của châu Âu, đồng euro và sẵn sàng cho việc can thiệp quản sự như một phương sách sau cùng.
Nói về chính sách an ninh của Đức, năm 2011 bà đã phát biểu tại Korber Foundation rằng “liên minh của chúng ta với Mỹ và các đồng minh NATO tạo thành nền tảng của chính sách ngoại giao của chúng ta.” Trong những bài phát biểu của bà, Merkel thường nhắc đến liên minh với Mỹ rồi mới đến châu Âu, như thể bà muốn xây dựng một thứ tự ưu tiên - có lẽ vì bà nhìn thấy, với thoáng lo âu, cách mà nước Mỹ đang rời xa châu Âu và Đức. Mối quan ngại chính của bà không phải về những lời hứa hỗ trợ hay thỏa thuận bố trí quân đội tại châu Âu. Nước Mỹ chiếm vị trí trung tâm trong thế giới đồng minh của bà, bởi vì nước này chia sẻ lịch sử, văn hóa và các giá trị chung với châu Âu - và giá trị, suy cho cùng, là thứ gắn kết các nước lại với nhau. Trong liên minh giá trị chung với Mỹ, có những thời khắc đen tối Merkel thi thoảng đã nghi ngờ rằng nước Mỹ làm ngơ trước gốc rễ của nó, hoặc tệ hơn, không hiểu được toàn cầu hóa có thể làm suy kiệt những nguồn lực của cả một siêu cường. Bởi vì siêu cường này có thể bỗng dưng một sáng thức dậy và nhận ra rằng mặc dù to lớn và đông dân, nó đã ngủ vùi qua quá trình hiện đại hóa và quên chú ý đến vài người bạn quan trọng của mình.
Trong nhiệm kỳ đầu tiên của Merkel, ít có khủng hoảng về chính sách ngoại giao. Bà chiếm lĩnh các vị trí, đưa mọi thứ vào guồng và dàn xếp tất cả. Trên thực tế, bà bỗng thấy mình đóng vai trò nhà hòa giải tại Trung Đông do bà đã xây dựng được mối quan hệ tốt với chính quyền Olmert ở Jerusalem và chính quyền Siniora ở Lebanon mà không lãng quên các phe Palestine và Ảrập. Việc Merkel đưa châu Âu và G8 đạt được một thỏa thuận mới về chính sách khí hậu là một ngạc nhiên khác. Tại hội nghị của Merkel ở Heiligendamm, Tổng thống George W. Bush lần đầu tiên đã thừa nhận rằng đang thật sự tồn tại một vài vấn đề về biến đổi khí hậu, và rằng việc giảm lượng khí thải đến năm 2050 nên được “xem xét nghiêm túc”. Như thế là có tiến bộ.
Nhiệm kỳ đầu tiên của bà đã có thể bị xem là không có gì nổi bật, nếu không có cú phá sản của ngân hàng Lehman Brothers vào năm trước cuộc tổng tuyển cử - năm mà hệ thống tài chính toàn cầu cùng với sự giám sát và quy định của nó trở thành chủ đề trung tâm trong mọi cuộc thảo luận về chính sách đối ngoại, và cũng là khi nỗi lo sợ về sự sụp đổ của nền kinh tế bao trùm lấy mọi thứ khác. Cuộc khủng hoảng của thị trường tài chính vào tháng 9 năm 2008 là bước ngoặt đối với Merkel trong tư cách một chính trị gia quốc tế. Kể từ đó, mối bận tâm chính của bà là nền kinh tế, sự ổn định của các ngân hàng, sự tồn vong của đồng tiền chung và cùng với nó là một loạt thoái trào chính trị đi kèm với cuộc khủng hoảng đồng euro. Nếu không có sự sụp đổ của Lehman Brothers, châu Âu đã có thể thoát khỏi cơn khủng hoảng nợ công tồi tệ nhất. Vì thế, cú giải thoát kịch tính của mùa thu năm 2008 chỉ là khúc dạo đầu cho cơn khủng hoảng tiền tệ bóp nghẹt châu Âu hai năm sau đó, và là thứ trở thành môtíp trung tâm cho công việc thủ tướng của Merkel.
Hai bộ trưởng trong đảng của bà đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong chính sách đối ngoại của Merkel: Thomas de Maiziere và Wolfgang Schäuble. Bà gặp de Maiziere - em họ của vị sếp chính trị đầu tiên của Merkel, Lothar de Maiziere - khi người này làm thư ký riêng cho Lothar de Maiziere trong thời gian Lothar de Maiziere làm thủ hiến vùng Dresden. Merkel ấn tượng bởi tài tổ chức và năng lực làm việc nhóm của ông, và bà nhanh chóng quyết định có de Maiziere bên cạnh với tư cách một bộ trưởng. Nhưng chính xác thì bạn làm sao để điều hành một văn phòng thủ tướng? Làm sao bạn giữ một chính phủ liên kết với nhau? Vị tiền nhiệm Schröder không để lại cẩm nang hướng dẫn nào: mọi thủ tướng đều phải tự phát triển những chiến lược và cơ cấu đặc thù của riêng họ sao cho phù hợp với nhu cầu bản thân. Merkel có lối làm việc dựa theo trình tự. Bà gọi cho Thủ tướng Anh Tony Blair, người mà bà có một mối quan hệ thân thiện và gần như ngưỡng mộ. Liệu thủ tướng Anh có thể giúp bà một tay?
Blair đề nghị giúp đỡ, và de Maiziere đến London để học hỏi kinh nghiệm thực tiễn. Trong suốt hai tuần, ông tháp tùng vị chánh văn phòng của Blair trong văn phòng nội các ở phố Downing, học về trình tự lập pháp, thi hành luật, ai được phép ký văn bản nào, làm sao để quản lý công tác mật vụ và các quy định thủ tục. Ông ghi chú về việc ai được nằm trong phạm vi nào và ai cần được cập nhật tin tức thường xuyên, ai được tiếp cận với thủ tướng, làm sao để điều hành lịch trình của người đứng đầu chính phủ và làm sao để tìm kiếm những cố vấn thích hợp. Khóa học việc của de Maiziere đã có kết quả: bản thân ông trở thành một nhà cố vấn không thể thiếu (của Merkel) đến tận ngày hôm nay, đặc biệt trong những vấn đề về chính sách đối ngoại.
Như đã nói ở trên, người thứ hai được bà tin tưởng trong vấn đề chính sách ngoại giao, đặc biệt là chính sách châu Âu, là Wolfgang Schäuble. Ông và Merkel có một mối quan hệ đặc biệt. Nếu có hai người trong nội các có cùng trí tuệ nhanh nhạy và sự hiểu biết xuyên thấu giống nhau, thì đó là nữ thủ tướng và vị bộ trưởng tài chính của bà. Sau nhiều bước lùi trong sự nghiệp của mình, Schäuble đã có được sự điềm tĩnh tự tin giúp ông trở nên không thể bị công kích. Ông có một uy quyền tự nhiên mà bản thân Merkel kính trọng. Trên thực tế, mối quan hệ của họ có thể được miêu tả chính xác nhất là “đầy kính trọng”. Schäuble tôn trọng thực tế rằng vị cựu tổng thư ký của ông đang làm tròn nghĩa vụ thủ tướng theo cách mà ông mơ tự mình làm được. Và Merkel tôn trọng sức ảnh hưởng và sự độc lập của Schäuble.
Trong suốt cuộc khủng hoảng đồng euro, đã có vài lần họ bất đồng với nhau - chẳng hạn, Merkel kiên quyết rằng IMF nên tham gia vào mọi kế hoạch giải cứu, và tỏ ra không tin tưởng ủy ban châu Âu. Nhưng khi mọi việc liên quan đến các chiến lược và đánh giá sự kiện, Schäuble luôn là đối tác đồng hành của bà. Khi ông nằm viện nhiều tuần trong năm đầu của cuộc khủng hoảng và rầu rĩ bởi nỗi nghi ngờ về tương lai chính trị của mình, sức mạnh của mối quan hệ giữa hai người đã thể hiện rõ: Schäuble muốn nghỉ hưu, nhưng Merkel liên tục từ chối đơn từ nhiệm của ông. Cuối cùng, nữ thủ tướng gọi cho vợ của Schäuble và nhờ bà này nói với chồng rằng ông nên dành thời gian để hồi phục và ngưng đưa ra đề nghị nghỉ việc. Có lẽ thế ông mới chịu nghe lời bà - và ông đã làm thế thật.
Chính trị ngoại giao cũng nằm trong phạm vi trách nhiệm của một liên minh cầm quyền, vốn là lý do tại sao Merkel không bao giờ tự huyễn hoặc bản thân tin rằng khi liên minh với đảng Dân chủ tự do (FDP) bà sẽ có nhiều vấn đề phải giải quyết với thế giới hơn khi liên minh với đảng Dân chủ xã hội (SPD). Điều này liên quan rất nhiều đến tính cách của hai vị bộ trưởng trong hai chính phủ thuộc hai nhiệm kỳ liên tiếp của bà, nhưng cũng còn liên quan đến hàng loạt chính sách mà mỗi liên minh đều có liên quan. Merkel có một mối quan hệ vận hành ổn, dẫu không phải là nồng ấm cho lắm, với ngoại trưởng đầu tiên của bà: Frank-Walter Steinmeier của đảng FDP. Bà cảm thấy gần gũi hơn với Franz Müntefering, phó thủ tướng của bà kiêm chủ tịch đảng đối tác liên minh SPD. Steinmeier không chỉ là người ủng hộ trên cả nhiệt thành đối với Schröder để có thể bày tỏ lòng trung thành tuyệt đối với người đã đánh bại vị thủ tướng tiền nhiệm, mà sau một thời gian, trong cương vị ngoại trưởng, ông bắt đầu tìm thấy khuyết điểm trong chính sách ngoại giao của Merkel. Ông “thọc gậy bánh xe” một cách có tính toán để không thật sự phá vỡ các thỏa thuận liên minh. Theo cách tương tự, ông tự tách mình khỏi Merkel khi một thượng nghị sĩ trẻ từ Illinois muốn ghé thăm Berlin trên đường đến Nhà Trắng - ngay bên ngoài Cổng Brandenburg. Steinmeier nghĩ rằng đây là một ý tưởng tuyệt vời - ông xem nó như minh chứng của những mối quan hệ quốc tế tốt đẹp. Ông cũng biết điều này được phần đông dân Đức chào đón. Song Merkel cảm thấy bà đang bị Obama lợi dụng: bà không tin việc một chính trị gia nước ngoài vận động tranh cử trước biểu tượng quốc gia quan trọng nhất của nước Đức là điều đúng đắn.
Một va chạm khác nghiêm trọng hơn giữa Merkel và Steinmeier xảy ra khi nữ thủ tướng tiếp kiến Đạt Lai Lạt Ma vào tháng 9 năm 2007 - làm mất mặt Trung Quốc, vốn xem điều này là ủng hộ nỗ lực độc lập của Tây Tạng. Steinmeier nghĩ động thái này là không cần thiết và lịch sử gần đây của nó là đáng xấu hổ.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Angola Merkel Thế Giới Của Vị Nữ Thủ Tướng - Stefan Korn

Postby bevanng » 14 Apr 2017

Quan hệ giữa hai người trở nên đặc biệt chông gai vào mùa thu năm 2007, khi Steinmeier tiếp nhận chức phó thủ tướng từ tay Franz Müntefering. Müntefering quyết định từ giã chính trường để chăm sóc cho người vợ mắc bệnh nan y. Steinmeier hiểu rõ ông sẽ phải định vị bản thân là ứng viên dẫn đầu cuộc tổng tuyển cử tiếp theo, và vào tháng 9 năm 2008 ông quyết định sẽ trở thành người thách thức Merkel. Làm sao hai người họ tìm ra cách làm việc cùng nhau một cách thân tình (không ít thì nhiều) bất chấp sự kèn cựa này là một trong những thành tựu đáng ghi nhận của nữ thủ tướng.
Sự thay đổi chính phủ vào năm 2009 đánh dấu một bước ngoặt mới cho Merkel. Không ai lường được một nhiệm kỳ quốc hội khó khăn đến thế, vốn có nhiều sự kiện diễn ra mạnh mẽ và dồn dập giống như năm thống nhất nước Đức. Không ai ngờ đồng euro sẽ đối mặt với sự sụp đổ không chỉ với tư cách một đồng tiền, mà còn là chất keo kết dính châu Âu lại với nhau. Và không ai ngờ rằng một trong những lĩnh vực chủ yếu giữa tất cả những hỗn loạn này lại là chính sách đối nội của Đức, mà đặc biệt là mối quan hệ giữa các đối tác liên minh, đảng CDU/CSU và FDP.
Người ta thường quan niệm những năm khủng hoảng là những năm có lợi cho các thủ tướng. Rõ ràng Angela Merkel đã không thể thâu tóm được nhiều sức mạnh đến thế, cho cả bản thân lẫn quốc gia, cũng như không thể trở thành hình mẫu lãnh đạo không có đối thủ tại châu Âu nếu cuộc khủng hoảng sinh tử đa diện này không có chỗ đứng vững chắc đến thế trên chính trường Đức và châu Âu. Không chính trị gia nào muốn đối phó với khủng hoảng. Họ ưu tiên mọi thứ khác, vì khủng hoảng làm đổ bể mọi hoạch định và làm tê liệt năng lực ra quyết định. Mục tiêu của chính trị là làm thay đổi tốc độ của một cơn khủng hoảng và buộc nó thích ứng với nhịp độ chính trị. Khủng hoảng giúp Merkel mạnh mẽ.
Trong nhiệm kỳ thứ hai của mình, Merkel không chỉ phải đối phó với khủng hoảng, mà còn phải đối mặt với cuộc tranh đấu tuyệt vọng nhằm kiểm soát liên minh cầm quyền. Từ tháng 10 năm 2009, với sự thay đổi của liên minh, bầu không khí trở nên thù địch rồi từ từ lây nhiễm vào toàn bộ máy chính trị. Nó làm rung chuyển bộ máy chính trị từng bước một. Ở châu Âu, tin xấu nối tiếp nhau dồn dập: số liệu ngân sách tiêu cực ở Hy Lạp, quốc gia gần như không có khả năng trả nợ, tình hình tài chính nguy cấp ở Ireland và Bồ Đào Nha, các tín hiệu báo động gây hoang mang ở Tây Ban Nha rồi sau đó là ở Ý. Các chính phủ tan rã, các lãnh đạo chính trị bị thay thế.
Chiến lược nào sẽ giải quyết cuộc khủng hoảng? Thời mà khủng hoảng chỉ là vấn đề của riêng châu Âu đã qua từ lâu. Đến hiện tại, toàn thế giới đã bị cuốn vào nó. Và ai nấy đều đe dọa, van nài và giận dữ - và cùng hướng đến một hướng duy nhất: Willy-Brandt - Straße và văn phòng thủ tướng Đức. Angela Merkel ngồi trên tầng bảy, gánh vác trên vai hy vọng và mong chờ của mọi người cũng như vấn đề của họ. Dẫu vậy, bất chấp hào quang của bà ngày một sáng nhờ nền kinh tế mạnh khỏe của Đức, những cuộc khủng hoảng của thế giới vẫn không chịu tan biến. Rồi, vào tháng 12 năm 2010, một người bán hàng rong Tunisia tự thiêu để phản đối chế độ chuyên quyền, và cuộc nổi dậy của thế giới Ảrập bắt đầu.
Đầu tiên là Tunisia và Ai Cập, rồi vào tháng 2 năm 2011 là bước ngoặt cho Libya: một cuộc nội chiến được NATO giúp kết thúc, nhưng không có mặt người Đức. Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc thiết lập một vùng cấm bay, từ đó cho phép sự can thiệp của một liên minh quân sự dưới quyền NATO. Đức không tham gia và giữ vững lập trường của mình. Merkel từ chối bỏ phiếu thuận với những quốc gia khác, và ngoại trưởng của bà cùng vị đối tác liên minh Guido Westerwelle cũng làm thế, trong khi những đảng đối lập trong nước Đức một mực bày tỏ sự thất vọng và yêu cầu can thiệp với lý do nhân đạo.
Nhưng một thảm họa quốc tế khác sắp xảy ra. Vào ngày 11 tháng 3 năm 2011 bờ biển Nhật Bản hứng chịu một trận động đất và một cơn sóng thần quét qua đất nước này, gây ra một thảm họa về hạt nhân. Là một nhà vật lý, niềm tin của Merkel đối với công nghệ hạt nhân bị lung lay, và bà lập tức ban hành lệnh hoãn đối với chính sách hạt nhân của Đức. Cùng lúc đó bà phải đối phó với thất bại của các đảng liên minh cầm quyền tại những cuộc bầu cử cấp tỉnh quan trọng ở Baden Württemberg và những vùng khác. Ở văn phòng thủ tướng, mọi người bắt đầu dùng thì quá khứ để miêu tả một nhiệm kỳ quốc hội khiến ai nấy đều câm lặng.
Năm “đại hạn” của Merkel không chỉ là hệ quả của những sự kiện thảm khốc ở nước ngoài, mà còn do sự suy yếu của liên minh cầm quyền. Vì cùng lúc đó, không chỉ khu vực đồng euro và thế giới Ảrập rối loạn, mà giấc mơ chính trị trong nước Đức cũng thế: liên minh của đảng CDU và FDP. Guido Westerwelle và đảng của ông thắng 14,6% số phiếu trong cuộc bầu cử vào quốc hội Đức, và kết quả là ông tiến vào cuộc thương thảo liên minh một cách tự tin. Lẽ đương nhiên, cùng với vai trò phó thủ tướng, vị chủ tịch FDP giành được vị trí vốn lâu nay vẫn luôn do đảng này nắm giữ trong những liên minh trước kia với CDU - chức vụ bộ trưởng ngoại giao. Đằng sau quyết định này là vài tính toán sai lầm. Về sau người ta thấy rõ rằng một liên minh như thế không có hiệu quả: suốt nhiều năm, CDU và FDP luôn tin rằng họ sinh ra vì nhau. Kể từ sự chấm dứt của chính phủ Kohl, ai cũng xem một liên minh ôn hòa gần như là một nghĩa vụ chính trị. Không ai ngờ đảng FDP lại thiếu kinh nghiệm cầm quyển đến thế.
Song mười một năm là một khoảng thời gian dài. Và trong suốt hai thập kỷ nắm quyền đảng FDP, Westerwelle đã không đủ khả năng thu được bất cứ kinh nghiệm nào trong chính quyền. Lãnh đạo một bộ với vài ngàn công chức là một nhiệm vụ phức tạp hơn nhiều so với điều hành đại bản doanh của đảng FDP. Ngược lại, đảng CDU đã quay lại nắm quyền sớm hơn bốn năm, và liên minh cầm quyền đã để lại dấu ấn mạnh mẽ đối với đảng này hơn người ta tưởng. Không chỉ thế, Merkel cùng êkíp của bà cảm nhận họ đang có lợi thế dẫn đầu đối với những vấn đề trong tầm tay. Tại bộ ngoại giao, một cách đầy đau đớn, Guido Westerwelle đã phải chấp nhận rằng sức mạnh của chính sách đối ngoại giờ đây tập trung chủ yếu trong văn phòng của thủ tướng.
Dẫu thế, sự thật là Merkel và Westerwelle có một mối quan hệ dựa trên lòng tin. Trong thời gian hai người ở thế đối lập, giữa họ đã phát triển một liên kết mang tính chất công việc, gần gũi và cởi mở hơn bất cứ mối quan hệ nào trên những hành lang chính trị của Berlin. Khi cùng làm việc, họ đã đưa Horst Köhler lên làm Tổng thống Cộng hòa Liên bang Đức, từ đó phơi bày những khuyết điểm của liên minh hai đảng Đỏ-Xanh vốn đang nắm quyển lúc ấy. Hai người đều hy vọng một ngày nào đó sẽ nắm quyền. Nhưng khi ngày đó đã đến, hết thảm họa này nối tiếp thảm họa khác.
Trong văn phòng thủ tướng, nhận định về năm đầu tiên của đảng FDP và đặc biệt là Westerwelle có nội dung đồng nhất: lẽ ra ông có thể làm được nhiều hơn thế, có thể tập trung vào ít vấn đề hơn, những trọng tâm của ông nên dành cho những việc khác. Thay vào đó, dường như ông thường xuyên làm việc quá sức cho đảng mình và những vị trí bộ trưởng, hay gây lo lắng và thiếu kế hoạch hành động. Tuy nhiên ông và nữ thủ tướng tin tưởng nhau. Westerwelle luôn yêu cầu đồng nghiệp rời phòng khi ông gọi điện thoại cho Merkel. Còn với bà, ông là một nguồn thông tin quan trọng nơi trái tim của FDP. Bà tin ông hơn Philipp Rösler, người thay thế Westerwelle làm phó thủ tướng kiêm chủ tịch FDP.
Trong năm đầu tiên của cuộc khủng hoảng đồng euro, sau nhiều tháng bị chỉ trích do cách ông thể hiện trách nhiệm trong vai trò ngoại trưởng và chủ tịch đảng, có hai sự kiện đã thúc đẩy cuộc lật đổ Westerwelle: thất bại trong cuộc bầu cử cấp tỉnh vào mùa xuân năm 2011 và lập trường của Đức trong vấn đề Libya. Chính quyền Đức đã không bỏ phiếu thông qua vùng cấm bay ở Libya tại Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc - vì thế tự tách mình khỏi những đồng minh NATO. Kết quả là Đức thấy mình ở cùng phe nhóm với Nga và Trung Quốc, những nước cũng phủ quyết và luôn chống lại mọi sự can thiệp.
Merkel và Westerwelle đã cùng đồng thuận với quyết định này. Họ tin rằng Đức nên tránh khỏi Libya. Nhưng họ đã không lường đến sự căm phẫn trong nước cũng như ở những đồng minh phương Tây. Trước công luận, Westerwelle liên tục thấy ông phải có nghĩa vụ giải trình cho việc bỏ phiếu trắng, vốn chỉ làm cho mọi chuyện tệ hơn.
Suốt hai năm, những vấn đề của liên minh cầm quyền cũng làm tổn hại đến chính sách đối ngoại của Đức. Điều này dẫn đến nhu cầu của một liên minh khác thường: công chức trong cả văn phòng thủ tướng lẫn bộ ngoại giao bắt tay nhau để hòa giải những khác biệt giữa họ. Thế kình địch truyền thống của họ biến mất. Suy cho cùng, họ đều biết lẫn nhau, đặc biệt là cố vấn chính sách ngoại giao Christoph Heusgen của Merkel và người phụ nữ quyền lực nhất bộ ngoại giao là Quốc vụ khanh Emily Haber. Hai người họ thân nhau, trân trọng công việc của nhau và thường nói chuyện điện thoại ít nhất mỗi ngày một lần. Hơn nữa, việc văn phòng của Đại diện cấp cao về Chính sách an ninh và đối ngoại chung trong Liên minh châu Âu được điều hành bởi một công bộc Đức giàu kinh nghiệm là rất hữu ích: Helga Schmid, phó tổng thư ký của Catherine Ashton. 14 Khi nhiệm kỳ thủ tướng thứ hai của Merkel sắp kết thúc, Heusgen, Haber và Schmid tạo thành tam giác của sức mạnh Đức ở cấp cao nhất khối hành chính công. Hiếm khi những đại diện của các thể chế chính sách đối ngoại quan trọng này lại làm việc cùng nhau một cách hòa hợp đến vậy.
14 Catherine Ashton, tên đầy đủ Catherine Margaret Ashton, là chính trị gia Anh thuộc đảng Lao động nước này. Bà từng đảm nhiệm vai trò Đại diện cao cấp về đối ngoại và chính sách an ninh của Liên minh châu Âu (vai trò này hiện thuộc về Federlca Mogherini, một nữ chính trị gia Ý) kiêm phó giám đốc đầu tiên của ủy ban châu Âu. (ND)
Christoph Heusgen chắc chắn xứng đáng nhận lời khen ngợi trong chuyện này. Là cố vấn của Merkel trong những vấn đề ngoại giao, ông giờ đây có nhiều kinh nghiệm hơn bất cứ ai trong chính quyền cũng như có mặt trong đó ngay từ ngày đầu. Đôi khi ông mô tả mình như một phần của đồ nội thất. Tất nhiên ông chỉ đang đùa - hơn nữa, trong bức ảnh nổi tiếng nhất của mình, Heusgen không đứng yên như một món đồ nội thất mà ông đang nửa ngồi nửa nằm một mình tại bàn họp của hội nghị G8 ở Camp David. Đứng phía sau ông là tổng thống Mỹ và Pháp, thủ tướng Anh và thủ tướng Đức. Merkel trông có vẻ gượng ép, Cameron và Obama thì hớn hở, Hollande có vẻ không biết phải làm gì. Còn Heusgen? Trên mặt ông hiện lên một vẻ kinh hãi tuyệt đối. Họ đang xem bóng đá, và Bayern Munich sắp thua trận chung kết Champions League huyền thoại trước Chelsea trên chấm phạt đền. Với Heusgen, một người hâm mộ nhiệt thành của Bayern Munich, đó có lẽ là ngày tồi tệ nhất trong sự nghiệp của ông ở văn phòng thủ tướng.
Heusgen là nguyên mẫu của loại chuyên gia cố vấn mà nữ thủ tướng thích có xung quanh bà. Kín đáo và khiêm nhường, ông đến văn phòng bằng xe đạp. Ông không có cái tôi lớn như những người đồng cấp ở Paris hay Washington. Ông thu hút sự chú ý của Merkel khi còn là chánh văn phòng cho Javier Solana, đại diện cấp cao về Chính sách an ninh và đối ngoại chung của EU. Thành tựu lớn nhất của Heusgen trong giai đoạn này là một cuốn sách nhỏ, quyển “Chiến lược an ninh EU” đầu tiên, vốn do ông biên soạn và nhờ nó, ông đã dẫn đầu những cuộc thương thảo.
Không lâu sau cuộc bầu cử năm 2005, Merkel mời Heusgen đến Berlin. Họ trò chuyện trong nhiều giờ và nhận ra họ chia sẻ quan điểm trong nhiều lĩnh vực. Rồi Merkel nhờ ông soạn thảo một lịch làm việc cho vài ngày đầu nhậm chức của bà. Heusgen đề nghị bà ghé thăm Paris, Brussels và Warsaw trong cùng một ngày để cho thấy rằng chính sách đối ngoại là ưu tiên của bà. Cuối cùng ông không thể lên lịch cho chuyến thăm Warsaw, song toàn kế hoạch đã có hiệu quả. Và thế là bắt đầu cho sự nghiệp của ông trong văn phòng thủ tướng, nơi ông đóng một vai trò thiết yếu. Ngoài thư ký riêng Beate Baumann, chưa có ai từng làm việc với Merkel lâu đến thế.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Angola Merkel Thế Giới Của Vị Nữ Thủ Tướng - Stefan Korn

Postby bevanng » 14 Apr 2017

Những giấc mơ hòa bình
Khao khát về nước Mỹ


Angela Merkel có hai mối quan hệ với Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ: một mối quan hệ riêng tư, và một rất công khai. Thế giới công khai, chuyên nghiệp của nước Mỹ là phía bà nhìn với tư cách thủ tướng: đó là nước Mỹ của những cuộc hội thảo qua video với ngài tổng thống, những hội nghị thượng đỉnh, chính trị cấp cao. Nước Mỹ này đứng như một tảng đá giữa bức tranh chính trị của Merkel: nó được đánh dấu vững chắc trên bản đồ tư tưởng của bà. Các giá trị, sức thuyết phục, các chiến lược - từ quan điểm chính trị, mọi thứ đều xoay quanh nước Mỹ. Nhưng thỉnh thoảng, nước Mỹ này là một kẻ xa lạ với Angela Merkel. Nhiệm kỳ thủ tướng của bà càng kéo dài, bà càng đặt câu hỏi về nước Mỹ. Theo cách nhìn của bà, trong nước Mỹ này có một chính sách đối nội không bình thường, một vị lãnh đạo bí hiểm nơi Tổng thống Obama và nỗi nghi ngờ ngày một tăng về khả năng tự chất vấn bản thân của quốc gia này.
Nước Mỹ riêng tư là một nước Mỹ được lý tưởng hóa, mảnh đất của những giấc mơ và xúc cảm mạnh mẽ. Angela Merkel biết đến quốc gia này khi bà còn trẻ - như một tâm điểm cho những khao khát của bà, nơi của tự do và phát triển bản thân. Thời thanh niên, bà bị thuyết phục rằng bà sẽ không thể đến đó cho đến sau sinh nhật 60 tuổi. Nhưng hóa ra, Angela Merkel lại tới được cái đích mơ ước này lúc bà mới ba mươi sáu tuổi. Năm 1990, chưa đầy một năm sau sự sụp đổ của Bức tường Berlin, bà cùng chồng Joachim Sauer đáp một chuyến bay đến Los Angeles.
Joachim Sauer khi đó đang ở vị trí được hưởng nhiều đặc quyền: Học viện khoa học Đông Đức đã thăng chức cho ông lên hàng ngũ những người được phép đi nước ngoài. “Tôi đã chờ đợi rất lâu cho điều này,” Sauer nói, trong lần phỏng vấn có lẽ là duy nhất xuất hiện dưới dạng văn viết trong suốt cuộc đời ông, được xuất bản trong tờ báo của Humboldt Foundation. Vào ngày Bức tường sụp đổ, ông đang ở Karlsruhe, để nhận một khoản vay nghiên cứu. Tại đây, ông gặp gỡ một số nhà khoa học Mỹ và được mời đến làm việc tại San Diego trong hai năm với tư cách phó giám đốc kỹ thuật của hãng công nghệ phần mềm BIOSYM. Vào đầu năm 1990, ông nhận nhiệm sở tại California, và cũng trong mùa hè năm đó, ông chuẩn bị cho Angela Merkel nhìn thấy biển Thái Bình Dương.
Gần hai thập niên sau, vào ngày 3 tháng 11 năm 2009, Merkel kể lại về chuyến đi này, bà cho biết mình đã cực kỳ tin tưởng nước Mỹ chính là môi trường tốt nhất theo hình dung của bà. Chỉ có một thủ tướng Đức khác từng nói chuyện với một quốc hội Mỹ được nhóm họp: Konrad Adenauer, vào năm 1957 - khi Angela Kasner mới ba tuổi và vẫn đang tập đi. Khi còn bé, bà tạo ra nước Mỹ của riêng mình dựa trên phim ảnh và sách vở, đôi khi được những người họ hàng Tây Đức chuyển lậu vào khu Templin. Đó là nơi bà phát triển quan điểm lý tưởng hóa của bà về nước Mỹ, vốn được bà miêu tả trước quốc hội Mỹ bằng cảm xúc khác thường nhiều năm sau đó:
“Tôi đã quá say mê điều gì? Giấc mơ Mỹ - cơ hội để ai cũng thành công và đến được đâu đó bằng chính nỗ lực của họ,” bà nói, giọng bà nghẹn ngào. “Và cũng như nhiều thiếu niên khác, tôi là người hâm mộ của một thương hiệu đồ jean nhất định vốn không có mà mua ở Đông Đức, nhưng tôi có một bà dì ở Tây Đức gửi cho tôi. Tôi yêu phong cảnh rộng lớn của nước Mỹ, nơi bầu không khí ngập tràn tinh thần tự do và độc lập. Năm 1990, tôi cùng chồng bay đến Mỹ lần đầu tiên, đến California. Chúng tôi sẽ không bao giờ quên cảnh biển Thái Bình Dương đầu tiên khi đó, không khác nào một sự huy hoàng.”
“Huy hoàng” - là hình ảnh hiện lên trước mắt Merkel và Sauer vào một ngày mùa hè ở cuối chặng bay xuyên Đại Tây Dương của họ. Tại Los Angeles, họ đáp một chuyến bay nữa đến San Diego. Trên chuyến bay về phía nam đó, một khung cảnh của Thái Bình Dương mở ra bên phải của chiếc máy bay. Merkel phấn khích khi nghĩ về việc ở phía bên kia chính là châu Á. Tối cùng ngày, họ đến bãi biển.
Ngày hôm nay, Angela Merkel vẫn thích đi nghỉ ở California, song sự khác biệt về múi giờ và khoảng cách từ Berlin khiến điều này trở nên bất khả thi. Chín tiếng đồng hồ từ văn phòng của bà đến điểm nghỉ - miễn bàn đối với một nguyên thủ quốc gia vốn phải luôn được giữ liên lạc vào mọi lúc.
Tuy nhiên, những vết tích trong xúc cảm hoài niệm của bà dành cho nước Mỹ liên tục xuất hiện trở lại trong cuộc sống thường nhật của nữ thủ tướng, và bà cho phép một số lượng bất thường những vị khách Mỹ được lên thẳng tầng bảy của dinh thủ tướng. Các đồng nghiệp của Merkel biết rõ những ai có một suất trong nhật ký của bà: từ New York thường có Henry Kissinger, danh nhân về đối ngoại. Ông không bao giờ lưu lại quá một giờ, và 30 phút thường đã là đủ. Và bà luôn thích được nhìn thấy Condoleezza Rice, Hillary Clinton và Bob Kimmitt. Một Kimmitt kín đáo từng là đại sứ Mỹ tại Bonn khi Merkel mới là một bộ trưởng. Nhà ngoại giao yêu cầu được gặp bà vì ông bị mê hoặc bởi câu chuyện về người phụ nữ đến từ Đông Đức. Không có nhiều đại sứ tìm đến Bộ Phụ nữ và Thanh niên, và điều này gây ấn tượng lớn với Merkel. Bà vẫn giữ liên lạc riêng với Kimmitt.
Bà cũng bị ấn tượng bởi hai cựu ngoại trưởng Mỹ, Clinton và Rice. Việc nguyên thủ quốc gia Đức gặp gỡ ngoại trưởng nước ngoài là không thường xảy ra, nhưng Clinton và Rice là những ngoại lệ. Merkel trân trọng những phụ nữ mạnh mẽ thành công trong thế giới chính trị khắc nghiệt của Washington. Bà luôn cảm thấy gần gũi với Hillary Clinton - mặc dù bà chưa từng nói nhiều về điều này trước công chúng, bà có lẽ đã muốn trông thấy Clinton thắng cử tổng thống hồi năm 2008. Sự nghiệp trước kia của Condoleezza Rice cũng là mối quan tâm của bà. Trước khi gia nhập chính trường, Rice từng là giảng viên môn chính trị tại Stanford, chuyên trách về Nga và Đông Âu. Năm 1995, bà là đồng tác giả cuốn sách Germany Unified and Europe Transformed (Đức thống nhất và châu Àu thay đổi), vốn vẫn là tác phẩm tham khảo về chủ đề này. Cũng như Merkel, bà biết nói tiếng Nga, và đây là mối ràng buộc bổ sung giữa hai người.
Merkel bị mê hoặc bởi phong cách chính trị Mỹ, vốn thường bất cẩn và thiếu toan tính chiến lược, và tưởng thưởng cho những ai ham thích tranh cãi và đối đầu quyết liệt. Mỹ là một quốc gia bảo thủ, và không sánh được trong mọi phương diện về chính sách xã hội so với Đức và châu Âu. Và tuy không so sánh, bà vẫn ngưỡng mộ sự rõ ràng trong tranh luận và tính tranh đấu sôi nổi của hệ thống Mỹ. Bà bị mê hoặc bởi cách mà chủ nghĩa cấp tiến đơn thuần của một ứng viên tổng thống, hay một phong trào chính trị lớn như đảng Trà, 15có thể đặt dấu hỏi cho sự đồng nhất của xã hội, và làm thế nào mà những khái niệm cơ bản như ý niệm và mục đích của của an sinh xã hội có thể bị bỏ qua một bên. Liệu nhà nước có thật sự phải chịu trách nhiệm cho tiền lương hưu? Liệu chăm sóc y tế có phải là việc của chính phủ? Có thể trông chờ ở một người dân bao nhiêu trách nhiệm cá nhân? Một nhà nước cần bao nhiêu ý thức về cộng đồng? Nó sẽ dung thứ bất công đến mức nào?
15 Đảng Trà (Tea Party) là lối chơi chữ ghép của đảng phái chính trị (party) và sự kiện Tiệc trà Boston (Boston Tea Party) vào năm 1773. Theo đó, vào ngày 16 tháng 12 năm 1773, do phẫn nộ trước các loại thuế trà từ London, người dân Massachusetts đã đổ bỏ toàn bộ trà trong các tầu hàng neo tại cảng Boston. (ND)
Merkel thích so sánh các thể chế và đi khắp thế giới với những tiêu chuẩn sau trong đầu bà: người ta làm điều này như thế nào hoặc so với cách chúng ta làm điều đó như thế nào? Chúng ta có thể học được gì? Chúng ta tốt hơn ở điểm nào? Nước Mỹ đáp trả sự tò mò này và đặt cho người Đức một số câu hỏi mang tính thách thức: thoạt nhìn, nước Mỹ rất giống Đức, rất châu Âu, ảnh hưởng sâu sắc lịch sử và văn hóa của Cựu thế giới. Song người châu Âu thường thất vọng với Mỹ vì người Mỹ có thể trở nên quá tàn nhẫn, quá cấp tiến.
Bản thân Merkel từng trải qua hành trình khám phá mang tính châu Âu điển hình đó, vốn bắt đầu từ khi bà còn nhỏ, khi bà chỉ biết về nước Mỹ qua truyền hình Tây Đức. Trong quá trình nghiên cứu của bà tại viện khoa học, bà thường theo dõi những cuộc chơi cân não của những siêu cường quanh vấn đề vũ trang. Dẫu vậy, có lúc niềm tin của bà vào Mỹ từng bị hoài nghi trầm trọng - khi Mikhail Gorbachev và Ronald Reagan bắt đầu hội nghị giải trừ quần bị tại Iceland. Nguyên nhân đến từ Reagan, vốn ban đầu vào tháng 10 năm 1986 đã từ chối đề nghị của Gorbachev về một sự cắt giảm triệt để vũ khí hạt nhân chiến lược. Reagan đã không sẵn lòng làm điều Gorbachev muốn là từ bỏ kế hoạch lá chắn ngăn ngừa tên lửa đạn đạo ngoài không gian (còn được biết đến ở phương Tây là Sáng kiến phòng thủ chiến lược, hay “Chiến tranh giữa các vì sao”). Những cuộc thảo luận trong căn nhà gỗ trắng ở Iceland kết thúc trong lửng lơ, thậm chí không có nổi một tuyên bố. Reagan tỏ ra là một người kiên định, sẵn sàng tranh đấu. Phải chăng ông đã thua cược cơ hội lớn để giảng hòa? Liệu đây có là khởi đầu cho một giai đoạn hãi hùng mới của Chiến tranh lạnh?
Những người ở Đông Berlin nhanh chóng đưa ra nhận định riêng của họ về hội nghị. Đường lối của Gorbachev đã luôn quá mểm yếu đối với Đảng xã hội chủ nghĩa thống nhất (Socialist Unity Party), nên bản phân tích có mặt trên bàn của Merkel tại viện khoa học nói rằng họ phải chuẩn bị cho tình huống xấu nhất - thậm chí có lẽ cả chiến tranh. Niềm tin của Angela Merkel vào nước Mỹ và sự sáng suốt của Reagan bắt đầu lung lay - song những điểm yếu này chỉ tổn tại vài giờ. Tối hôm đó ở nhà, Joachim Sauer đã khôi phục được niềm tin của bà vào phương Tây.
Sự tái thiết lập quan hệ chính thức của bà với Mỹ bắt đầu vào tháng 9 năm 1991, khi Thủ tướng Helmut Kohl khởi hành với một đoàn tùy tùng ấn tượng cho chuyến thăm sáu ngày tuyệt diệu ở Mỹ - ngày nay ít có chuyến đi nước ngoài chính thức nào kéo dài được một tuần. Đầu tiên Kohl bay đến California, rồi đến Washington. Với tư cách Bộ trưởng Phụ nữ và Thanh niên, Merkel là một thành viên trong đoàn đại biểu. Kohl muốn giới thiệu bà như một trong những khám phá hợp nhất của ông, đứa con nuôi chính trị của ông. Ông cũng muốn giúp bà bằng cách cho bà thấy nước Mỹ - đôi lúc Kohl quá tích cực. Những người khác trong chuyến đi nhớ lại cảnh Merkel cố tìm cách thoát khỏi sự nuông chiều thường xuyên này cùng sự chú ý của vợ Kohl, Hannelore và thư ký riêng của ông, Juliane Weber, luôn đẩy bà vào hàng ghế trước, nơi mà các nghi thức bắt buộc bà phải đứng. Dường như đoàn tùy tùng Kohl thậm chí còn đảm bảo rằng tủ quần áo của vị nữ bộ trưởng trẻ tuổi phù hợp với sự kiện.
Trong chuyến thăm đến một công viên quốc gia, Kohl khá phật lòng khi ông chỉ cho Merkel thấy những kỳ quan thiên nhiên của nước Mỹ, nhưng “cô gái của ông”, như cách ông gọi bà, trả lời lạnh nhạt rằng bà đã đến đây cùng chồng và biết hết rồi. Nhưng ít nhất chuyến đi cho Merkel cơ hội gặp gỡ Ronald Reagan, khi đó đang mắc bệnh Alzheimer. Trong những ngày tháng ở Đông Đức, bà luôn tôn sùng trí tuệ sáng suốt và ý chí không thể lay chuyển của ông. Cuộc gặp diễn ra ở trang trại của Reagan ở Santa Barbara, và Nancy Reagan cũng có mặt ở đó.
Ngày nay, Merkel ít khi nhắc đến người hùng thời niên thiếu của bà. Hình ảnh của Reagan tại phương Tây khác nhiều so với nhận thức người ta có về ông ở những nước thuộc khối Warsaw cũ, vốn luôn ngưỡng mộ trí óc nhạy bén và lối nói chuyện thẳng thắn của vị tổng thống, và bản thân Merkel có lẽ cũng sẽ dành nhiều khen ngợi cho vị tổng thống áp cuối của thời Chiến tranh lạnh. Nhưng, lúc nào cũng thế, bà tránh miêu tả bản thân như người thừa kế của bất cứ hình mẫu chính trị nhất định nào.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Angola Merkel Thế Giới Của Vị Nữ Thủ Tướng - Stefan Korn

Postby bevanng » 14 Apr 2017

Không như hình ảnh nước Mỹ của Kohl, hình ảnh nước Mỹ của Merkel không được tô đậm bằng lòng biết ơn một cách rõ rệt cho lắm. Ở trung tâm nước Mỹ của Kohl là vai trò của quốc gia này trong việc giải phóng nước Đức thoát khỏi Phát xít tàn bạo và sự ủng hộ kiên định của Washington đối với việc thống nhất nước Đức. Kohl mãi luôn bày tỏ lòng biết ơn của ông. Khi Merkel nói đến lòng biết ơn, điều này nghe giống như bà đang “đãi bôi” những hội nghị hùng biện xuyên Đại Tây Dương. Bà thích nhắc đến tình hữu nghị hơn. Bà có xu hướng bị làm phiền khi mỗi lần bà đến Washington, luôn có những câu hỏi băn khoăn không biết liệu mối quan hệ giữa bà và tổng thống Mỹ có tốt không - liệu người Đức, hay người châu Âu nói chung, vẫn còn gì để đưa ra, hay liệu Mỹ không quay lưng với những đồng minh cũ. Những câu hỏi như vậy tiết lộ một sự thiếu tự tin, thiếu khả năng hành động độc lập. Trong quan điểm của Merkel, tình bạn đồng nghĩa với quyền lợi bình đẳng, một sân chơi công bằng.
Tuy nhiên, lòng tự tin như thế không tự nhiên đến với Merkel, mà bà có được nhờ làm việc chăm chỉ tuyệt đối. Hình ảnh chính trị về nước Mỹ của bà xoay quanh một sự kiện duy nhất: Chiến tranh lạnh, với những hệ thống cạnh tranh nhau và cuộc tranh đấu giành tự do cho nô lệ. Với bà, nước Mỹ là hiện thân của tự do và, sau tất cả, bà mắc nợ sự tự do của bản thân trong bàn tay kiên định của nước Mỹ. Ban đầu, nước Mỹ của Merkel trên tất cả là nơi ký thác những giá trị phương Tây như được ghi trong Tuyên ngôn độc lập và Hiến pháp Hoa Kỳ. “Điều mang người dân châu Âu chúng ta và người Mỹ lại với nhau, và giữ chúng ta bên nhau, là những giá trị chung của chúng ta,” bà nói trên Đồi Capitol. “Hình ảnh của phẩm giá không thể chuyển nhượng của nhân loại chính là thứ chúng ta đồng sở hữu, một sự am hiểu chung về tự do trong trách nhiệm.”
Tự do trong trách nhiệm: đây là mã riêng của nữ thủ tướng cho một mối quan hệ giữa những người ngang hàng: bạn là đối tác của tôi, nhưng tôi cũng là đối tác của bạn - nên nếu bạn cư xử như một đối tác, chúng tôi sẽ làm giống thế. Hay nói theo lối mạnh mẽ hơn: những mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương nằm trong tâm điểm của chính sách ngoại giao Đức. Chúng không thể nhân nhượng, dù tổng thống là George W. Bush hay Barack Obama. Không một tổng thống nào có thể tồi tệ đến mức hy sinh mối quan hệ quốc gia vì quyền lợi của cá nhân mình. Với Merkel, những quan hệ với Mỹ, cũng như với Liên minh châu Âu và Israel đều là nền tảng cho chính sách ngoại giao của Đức. Đôi khi bà nhắc đến nghĩa vụ quốc gia, đặc biệt trong trường hợp của Israel. Nhưng bà luôn muốn nói một điều: chính sách Đức phải không bao giờ chống lại Liên minh châu Âu, Israel hay Mỹ.
Vì lý do này, ngay trước cuộc tấn công Iraq vào năm 2003, Angela Merkel với tư cách chính trị gia đã đối mặt với cuộc khủng hoảng ngoại giao nghiêm trọng nhất của bà tính đến thời điểm đó khi, không như đa số quốc hội ở Đức do thủ tướng Gerhard Schröder dẫn đầu và đi ngược lại ý kiến công luận, bà từ chối “dán nhãn” cho tổng thống Mỹ khi đó, George W. Bush, là đại diện của quỷ Satan trên trái đất. Nước Đức chưa khi nào chứng kiến nhiều tranh cãi đến thế về chính sách ngoại giao hơn là trong giai đoạn từ mùa hè năm 2002 đến lúc bắt đầu cuộc chiến Iraq vào ngày 20 tháng 3 năm 2003.
Chín tháng sau cuộc tấn công vào tòa Tháp Đôi ở New York và Lầu Năm Góc ở Washington, người ta thấy rõ rằng chính quyền Bush có nhiều tính toán trong đầu hơn là chỉ quét sạch Taliban ra khỏi Afghanistan như một cách thể hiện quyền lực Mỹ một cách đơn thuần: nói cách khác, Mỹ cần trả thù cho những ai chết trong vụ 11 tháng 9. Thủ tướng Gerhard Schröder nghe được ý kiến công luận ngay từ lúc bắt đầu cuộc chạy đua tranh cử vào năm 2002, và quyết định đặt chính sách ngoại giao vào tâm điểm chiến dịch của ông. Ngày 5 tháng 8, ông bắt đầu việc nỗ lực cho chiến dịch tái tranh cử trên đường phố Hannover, với bài phát biểu trên quảng trường Opernplatz. Chính cú chuyển dịch sang chính sách ngoại giao này - sau một thời gian dài mà trọng tâm thuộc về chính sách xã hội và giáo dục cùng những cải cách đối nội khác - đã kích thích công chúng. Schrõder nói về những mối nguy hiểm mới mà thế giới đang đối mặt, về khủng bố, rồi ông bổ sung: “Tôi nói rằng chúng ta đã sẵn sàng thể hiện tinh thần đoàn kết, nhưng dưới sự lãnh đạo của tôi, đất nước này sẽ không bao giờ tham gia vào những cuộc mạo hiểm nữa.”
Đây là cú tát vào mặt George W. Bush và tin đồn về một cuộc tấn công Iraq có thể xảy ra. Phản ứng của công luận tỏ ra rất ủng hộ. Schrõder lưu ý điều này bằng sự thỏa mãn - ông đã tìm ra chủ đề phù hợp để làm hài lòng khán giả của mình. “Chơi trò chơi chiến tranh hay can thiệp quân sự - tôi chỉ biết cảnh báo chống lại chúng,” vị thủ tướng cho biết vào một dịp khác của sự kiện, và được khích lệ bởi tràng vỗ tay. “Đó không phải điều chúng ta làm.”
Đảng CDU và CSU, lãnh đạo bởi ứng viên Edmund Stoiber của họ, bị lâm vào thế bất lợi bởi những bình luận này. Đến tận hôm nay, những người gần gũi với Merkel cho rằng từ quan điểm cạnh tranh, Schröder vô cùng khôn ngoan trong sự am hiểu tâm trạng quốc gia của ông. Sự thiếu năng lực của Stoiber trong việc tham gia tranh luận về chủ đề này, cũng như cú giải quyết tồi trong tình huống khẩn cấp do trận lụt sông Oder đã khiến ông mất chức thủ tướng. Song với tư cách thủ lĩnh đảng Liên minh Dân chủ Thiên chúa giáo, Angela Merkel thấy niềm tin bền vững nhất của bà (không bao giờ hành động chống lại Mỹ, không bao giờ chống lại châu Âu) đang lâm nguy. Vì điều mà Schröder đã gây ra khi miêu tả Iraq là một chuyến phiêu lưu chính là: một châu Âu bị chia rẽ. Bỗng nhiên xuất hiện diều hâu và bồ câu giữa những siêu cường châu Âu: nhóm năm nước và nhóm mười nước. Có những nước công khai giữ khoảng cách với Mỹ và một nhóm khác thì thích tạo sức ép quân sự lên Saddam Hussein hoặc ít nhất - nhìn từ quan điểm chiến lược - muốn tránh việc tranh cãi với Mỹ.
Merkel đương nhiên thuộc về nhóm cẩn trọng hơn. Bà rất muốn tránh va chạm với Mỹ và bảo toàn sự thống nhất của châu Âu. Về sau bà trả lời trong những cuộc phỏng vấn rằng, với sự giúp đỡ của một mặt trận châu Âu thống nhất, bà đã hy vọng thuyết phục Bush đừng tấn công (Iraq) vào mùa xuân 2003, hoặc ít nhất trì hoãn cuộc tấn công này trong sáu tháng. Điều này có thể sẽ cho Mỹ thời gian để lật đổ Saddam mà không cần đến can thiệp quân sự. Một lưu ý khác cũng là tâm điểm trong lý lẽ của Merkel: bà không bao giờ hiểu nổi tại sao Mỹ muốn chứng minh - trên một quan điểm mập mờ đến thế - rằng Iraq sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt. Bà cho rằng sự xuất hiện của ngoại trưởng Mỹ Colin Powell trước Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc là không phù hợp. Trong một màn trình diễn dị thường, Powell cáo buộc Saddam Hussein có một phòng thí nghiệm vũ khí hóa học di động.
Trong quan điểm của Merkel, vấn đề rất rõ ràng: Liên hiệp quốc đã thông qua ít nhất hai tá nghị quyết chống lại Iraq. Nhưng Saddam Hussein đã từ chối tuân theo những yêu cầu của cộng đồng quốc tế, vì lẽ đó mà có lý do chính đáng để khẳng định uy quyền bao gồm cả đe dọa dùng vũ lực. “Tôi thật sự đau khổ trong những tháng trước cuộc chiến Iraq, vì tôi biết cách những nhà độc tài suy nghĩ và điều gì để lại ấn tượng nơi họ,” bà nói trong một cuộc phỏng vấn cho cuốn sách của nhà báo Hugo Müller-Vogg. “Thật khó mà đứng chờ và nhìn thấy quá nhiều người bôi bác chính họ. Mười bảy nghị quyết Liên hiệp quốc đã không có hiệu quả. Và khi nghị quyết gần nhất được thông qua, chúng ta đã không thể nhất trí về một thời hạn. Và rồi thủ tướng Đức đứng giữa chợ và nói: ‘Đừng bận tâm Liên hiệp quốc làm gì, chúng ta sẽ không làm theo’ Điều này thật quá xuẩn ngốc!”
Trong những tuần lễ đó của mùa thu năm 2002 và mùa xuân năm 2003, thái độ của Angela Merkel về chính sách đối ngoại được tôi rèn. Sau khi đảng của bà thua cuộc tổng tuyển cử, bà lên làm chủ tịch nhóm có mặt trong quốc hội của đảng này thay Friedrich Merz, do đó đưa ra lời tuyên bố sớm về việc ứng cử của bà cho chức thủ tướng vào kỳ bầu cử tiếp theo. Bà cũng cần đến sự ủng hộ của cánh bảo thủ trong đảng của bà, cho đến khi đó vốn ngả về Merz và Roland Koch, thủ hiến vùng Hesse. Và bà cần tăng cường hồ sơ chính sách đối ngoại của mình. Trong đảng, bà bị vây quanh bởi các chuyên gia thích chia sẻ ý kiến cá nhân họ về công việc quốc tế với các thủ hiến các vùng khác nhau. Friedrich Pflüger, phát ngôn viên của nhóm trong quốc hội của đảng CDU về chính sách ngoại giao, ủng hộ luận điểm rằng Iraq có vũ khí hủy diệt hàng loạt. Vào tháng 3, ông tháp tùng Merkel trong một chuyến thăm đến Washington, vốn có tầm quan trọng tăng cao nhờ vào một bài báo.
Những tuần trước chuyến thăm được đánh dấu bằng sự lo lắng. Hội đồng Bảo an đã làm việc không ngừng nghỉ trước vấn đề Iraq, quân đội đã được triệu tập, mối đe dọa chiến tranh ngày một tăng, giọng điệu ngày một đinh tai. Không lâu sau Giáng sinh, Bộ trưởng Ngoại giao Đức khi đó, Joschka Fischer, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với tờ Der Spiegel rằng ông có thể đương đầu với việc Đức đồng ý can thiệp vào Iraq nếu Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc chấp thuận chiến tranh. Fischer rõ ràng đã đặt mình vào thế đương đầu với lằn ranh mà Thủ tướng Schröder đặt ra. Trong liên minh chính phủ xuất hiện đấu đá nội bộ ác liệt. Schröder rõ ràng sẽ không cho phép sự bất tuân của vị bộ trưởng ngoại giao diễn ra mà không bị chú ý: ngài thủ tướng phải là người nói lời sau cùng. Ông đưa ra lời phản hồi vào ngày 21 tháng 1 - lần này tại khu chợ Goslar trong chiến dịch tranh cử ở Hạ Saxony. Không, Schröder nói, Đức sẽ không ủng hộ việc can thiệp, ngay cả khi Liên hiệp quốc bỏ phiếu thuận cho việc đó.
Phát biểu của Schröder gây sốc cho cả phe đồng minh. Vậy Đức đứng ở đâu? Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Donald Rumsfeld, người vốn ưa nhạo báng, đưa ra những bình luận miệt thị về châu Âu cũ và mới. Fischer ném trả cơn thịnh nộ của châu Âu cũ vào mặt Rumsfeld khi thì thầm vào tai ông này tại Hội nghị an ninh Munich trong tháng 2 là: “Thưa ông bộ trưởng, chúng tôi không bị thuyết phục.”
Thật ra rất ít người ở châu Âu bị thuyết phục, nhưng từ tận đáy lòng, Merkel biết cuộc chiến này không được phép dẫn đến một sự rạn nứt xuyên Đại Tây Dương hoặc gây tổn hại cho châu Âu. Câu trả lời của bà cho vấn đề này xuất hiện vào ngày 20 tháng 2 - ở vị trí không ngờ đến là trang 39 của tờ Washington Post.
Một lần nữa, bà phát biểu ý kiến trên một tờ báo. Hiếm khi Angela Merkel tỏ ra can đảm một cách cố ý, và hiếm khi bà để lộ mình trước những mối nguy hiểm. Trước đó người ta chỉ mới được biết bà đã thực hiện những quyết định táo bạo vài lần. Khi còn là Bộ trưởng Môi trường, bà thăm cơ sở xử lý chất thải hạt nhân tại Gorleben - một chuyến đi mạo hiểm khi bên ngoài nhà máy đang có những cuộc biểu tình huyên náo. Và vào tháng 12 năm 1999, bà viết thư chia tay với nhân vật cha già của đảng CDU, Helmut Kohl, được đăng trên tờ Frankfurter Allgemeine Zeitung. Đã bị rung chuyển bởi bê bối công tác phí, CDU bị rung chuyển đến tận gốc rễ và Merkel đã thực hiện một nước đi sống còn dẫn đến việc trở thành lãnh đạo của đảng.
“Chúng ta không biết mọi chuyện sẽ ra sao. Chúng ta phải tự trải nghiệm lấy.” Đây là điều Merkel thường nói với các đồng nghiệp trong những tình huống khó khăn có kết quả không rõ ràng. Đây là trường hợp của ngày 20 tháng 2 năm 2003, khi tờ Washington Post đăng tải một bài viết khách mời của thủ lĩnh đảng đối lập Đức trên trang ý kiến. “Schröder không nói thay cho tất cả người dân Đức” là nhan đề bài viết. Trong đó, Merkel quở trách ngài thủ tướng do chính sách của ông về Iraq - một điều khá lạ tai. Luật bất thành văn là không bao giờ được tấn công chính phủ của nước mình ở nước ngoài, và đương nhiên không phải trên một tờ báo. Tác giả của một bài viết như thế có rủi ro bị buộc tội cầu cạnh sự ủng hộ theo lối rẻ rúng nhất có thể, thậm chí là hèn nhát. Trong mục khách mời đó, Merkel cáo buộc Schröder đã chiếm lĩnh vị thế bằng “chiến thuật cử tri”. Bà cũng chê trách chính phủ Pháp đã công kích những ứng viên Đông Âu xin gia nhập EU “chỉ vì họ tuyên bố sự cam kết đối với mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương.” Và bà gợi ra viễn cảnh ác mộng của chính sách đối ngoại của Đức: một lần nữa trở nên đơn độc và bị cô lập trong lịch sử.
Đây là những nỗi sợ hãi lớn nhất của vị thủ lĩnh đảng đối lập: rằng Đức có thể tự tách rời khỏi liên minh những giá trị phương Tây, Schröder có thể gãy đổ với Mỹ, quốc gia mà Đức mắc nợ sự hồi sinh của họ sau Thế chiến II cũng như sự chấp thuận vào khối đồng minh phương Tây. Và không chừng sẽ trở lại với thuyết đầu độc, quá thường xảy ra trong lịch sử Đức, đã đẩy quốc gia này vào cảnh cô lập và cuối cùng là sụp đổ.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Angola Merkel Thế Giới Của Vị Nữ Thủ Tướng - Stefan Korn

Postby bevanng » 14 Apr 2017

Bài viết cung cấp một minh họa trung thực cho những tri giác cốt lõi của Merkel. Bà không có ý định trừng phạt Schröder: bà chỉ muốn - thông qua một tờ báo Mỹ - xua tan mọi nghi ngờ rằng Đức sẽ không trở thành một đồng minh đáng tin cậy. Ở nơi mà chính sách ngoại giao là quan trọng, bà giữ vững những niềm tin sâu sắc của mình.
Trong hàng ngũ gần gũi nhất với nữ thủ tướng ngày hôm nay, người ta có quan điểm rằng bài báo đó không thật sự cần thiết. Bây giờ bà sẽ không viết quá nhiều nữa. Là thủ lĩnh phe đối lập, bà đã làm rõ vị thế của mình thông qua những bài phát biểu trước quốc hội Đức. Điều này có thể đúng, nhưng với tư cách bài phát ngôn về chính sách ngoại giao, bài viết trên tờ Washington Post là bài viết xác thực nhất bà từng viết trong thời gian lãnh đạo đảng đối lập - theo đó, nó đem đến cho bà sự chỉ trích dữ dội. Dẫu vậy, trên hết, bài viết đã thiết lập hình ảnh Angela Merkel là người ủng hộ chân chính cho các mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương và là một đồng minh biết điều trong những năm tới. Bài viết trên tờ Washington Post của bà đã làm được cho chính sách ngoại giao điều mà hội nghị đảng ở Leipzig đạt được đối với chính sách xã hội và kinh tế. Trong hỗn hợp của sự tự khẳng định bên trong đảng của bà, sự phẫn nộ chính đáng trước Thủ tướng Schröder và nỗi lo sợ rằng nền móng của thế giới của bà có thể bị đổ vỡ, Merkel chọn cách xích lại gần Mỹ, và vì thế trong con mắt của giới chỉ trích, bà là người ủng hộ chiến tranh. Bà phải trở thành thủ tướng thì mới có thể sửa lại hình ảnh vị thế của bà trong chính sách ngoại giao.
Vào thời điểm ấy, không khó để xem thường Tổng thống George W. Bush. Bush được bầu vào năm 2000 chỉ vì, sau những cuộc chiến pháp lý nảy lửa, Tòa án Tối cao Mỹ dừng việc tái kiểm phiếu tại Florida và cho ứng viên đảng Cộng hòa chiến thắng tại bang này. Bush là một tổng thống được bổ nhiệm bởi tòa án chứ không phải người dân. Các nước Tây Âu theo đường lối tự do phản ứng giận dữ. AI Gore là người thắng cuộc tự nhiên, chứ không phải tay chính trị gia tỉnh lẻ dốt nát đến từ Texas này mà giá trị duy nhất chỉ là việc ông ta là con trai của George Herbert Walker Bush, cựu tổng thống kiêm đồng minh của Helmut Kohl trong suốt cuộc thống nhất nước Đức.
George W. Bush phải mất nhiều thời gian để ổn định công việc. Rồi khủng bố Al Qaeda lái máy bay đâm vào hai tòa Tháp Đôi, và cuộc chiến bắt đầu. Khi Angela Merkel chuẩn bị thông báo ứng cử chức thủ tướng vào năm 2005, Bush được bầu vào nhiệm kỳ thứ hai còn phiến quân thì đang giết hại người dân ở Afghanistan và đặc biệt là Iraq. Cả thế giới phẫn nộ bởi bê bối tra tấn ở Abu Ghraib và những chuyến bay vận chuyển tù nhân của CIA. Trại tù nhân chiến tranh tại Guantanamo không phù hợp với bất cứ tiêu chuẩn nào dựa trên quy tắc luật pháp. Phe bảo thủ cực đoan đã đánh mất sự xác đáng của họ, và nước Mỹ giờ đây khá xa lạ với hầu hết người Đức. Chính quyền Schröder có mối quan hệ tồi tệ nhất với Washington đến mức không thể tưởng tượng được.
Trong chiến dịch tranh cử năm 2005, Angela Merkel né tránh chính sách ngoại giao. Nước Đức khi đó đang thảo luận về “Chương trình nghị sự 2010” và cải cách xã hội của Schröder. Ngay cả chính phủ liên minh của hai đảng Đỏ-Xanh cũng không quá mặn mà với việc đưa chính sách ngoại giao vào chiến dịch tranh cử - quyết định gửi lính Đức đến Afghanistan đã tiêu tốn của chính phủ liên minh nhiều sức lực và đánh mất niềm tin ở công luận. Bốn năm đã trôi qua kể từ đó, nhưng không ai muốn xới lại bất cứ chi tiết nào của cuộc chiến này. Bản thân Merkel né tránh chủ đề Iraq và không thực hiện chuyến thăm định kỳ đến Washington như một ứng viên bầu cử. Hình ảnh đoàn kết lẽ ra phải mang đến ý niệm về sự tin cậy và tiếp nối trong quan hệ ngoại giao. Nhưng lần này có vẻ như bà có thể bỏ qua một chuyến đi như vậy. Thay vào đó, người đi là Wolfgang Schäuble, lãnh chúa của quốc hội về các vấn đề ngoại giao.
Tháng 11 năm 2005, Angela Merkel cuối cùng cũng trở thành thủ tướng. Tờ giấy chứng nhận bổ nhiệm vẫn nằm cạnh bàn làm việc của bà, cuộn tròn, còn cả nước Đức ngạc nhiên trước sự ung dung lo liệu chính sách ngoại giao của vị thủ tướng mới. Cụ thể khi làm việc với George W. Bush, Merkel cho thấy những kỹ năng của một võ sĩ judo đai đen khi tận dụng sức nặng của đối thủ để làm lợi cho mình. Trong trường hợp của chính nước Mỹ, mục tiêu công kích của bà là Guantanamo. Vài ngày trước khi bay đến Washington, Merkel trả lời phỏng vấn tờ Der Spiegel. Chỉ một câu cũng đủ để bà tách mình khỏi Bush và thiết lập hình ảnh của bà là một người có óc tư duy chiến lược. “Một nơi như Guantanamo không thể và không được phép tồn tại dài lâu,” Merkel nói. “Phải tìm ra những cách và phương pháp khác để xử lý tù nhân.” Đó là tất cả những gì bà nói, song bỗng dưng có sự đồng thanh nhất trí.
Niềm vui sướng trước hành vi táo bạo này dâng lên mạnh mẽ. Như thể bỗng nhiên được cởi trói, Liên minh châu Âu tham gia vào cuộc phê phán. Merkel đã đặt giọng điệu đúng: không khoan nhượng trước cuộc chiến chống khủng bố, đồng thời bác bỏ phương pháp của chính quyền Bush. Chỉ có một hạn chế duy nhất: những chỉ trích dành cho Guantanamo không đáng tin chừng nào chính quyền Đức còn để cho người dân Đức phải gánh chịu hệ thống bất công này. Thế nên Thomas de Maizière, chánh văn phòng Thủ tướng Đức, nhanh chóng thu xếp để tù nhân người Đức gốc Thổ Nhĩ Kỳ Murat Kurnaz được trao trả. Kurnaz, đã ở trong trại tù này từ năm 2002, và là đối tượng của hai ủy ban điều tra lẫn vô số tiến trình pháp lý, đã trở về Đức sau bốn năm rưỡi bị Mỹ giam cầm.
Bằng cách chỉ trích Bush, Merkel đã cho mình khoảng trống để lên kế sách. Tổng thống Mỹ, và đặc biệt là đội ngũ đối ngoại của ông, do Condoleezza Rice cùng cố vấn an ninh Stephen Hadley dẫn đầu, rất quan tâm đến việc tái thiết lập một mối quan hệ tốt với Đức. Washington bắt đầu cảm nhận mình bị cô lập. Merkel đề nghị cơ hội cho một khởi đầu mới: đổi lại, Nhà Trắng phải chấp nhận những chỉ trích của bà dành cho Guantanamo. Không chỉ vậy, Merkel có một câu chuyện cuộc đời thú vị. Bush đặc biệt thích ý tưởng về tự do do một phụ nữ đến từ Đông Âu chiến đấu - nó phù hợp với chương trình nghị sự của cá nhân ông với tư cách một tác nhân cho tự do và dân chủ trong thế giới Ảrập, dù điều này trông có vẻ viển vông đến đâu chăng nữa. Và cuối cùng, việc không trở thành Schröder là đủ cho Merkel.
Vị tiền nhiệm của bà đã tránh né bằng chính sách ngoại giao của ông. Schröder đã quá gần gũi với Pháp, không quan tâm nhiều đến Liên minh châu Âu, khăng khăng rằng Thổ Nhĩ Kỳ nên trở thành thành viên EU, nuôi dưỡng một mối quan hệ thân thiết với Vladimir Putin - và vì thế ông đã tự đẩy mình sát góc tường đến nỗi không còn chỗ nào để đi. Merkel được xem là người mang đến sự thoát ly ra khỏi điều này. Bà thậm chí còn có thể áp đặt các điều kiện hoặc bày tỏ phê bình - và, gần như không cần gắng sức, những quyền chọn hoàn toàn mới trong chính sách ngoại giao được mở ra. Đảng SPD muốn bỏ lại Gerhard Schröder đằng sau và đi theo bà trong lối này - Liên minh cầm quyền đang khao khát thành công. “Giải phóng mà không gặp phải chống đối rõ ràng khiến bạn được tự do,” tờ Die Zeit viết để nhạo báng điều mà họ gọi là “sự câm lặng gượng ép” của Schröder về chủ đề những hướng đi mới cho chính sách đối ngoại. Merkel đã nắm bắt được cơ hội - chứng minh rằng bản năng của bà đã đúng.
Việc Angela Merkel và George W. Bush hòa thuận cũng rất có ích. Cần hiểu rõ Bush một cách cá nhân để biết rằng đằng sau hình ảnh của một kẻ dốt nát, hiếu chiến và siêu bảo thủ sùng đạo còn có một người đàn ông thân thiện, vui tính và nội tâm. Về cơ bản, Bush là người ân cần với một kho những câu chuyện hay ho và tiếu lâm, một người biết tận hưởng cuộc sống. Các đồng nghiệp của Merkel miêu tả ông là người dễ thương chứ không kiêu ngạo, một người cộng tác nhiệt tình chưa từng nói dối nữ thủ tướng một lần nào.
Ông chia sẻ tính cách cởi mở, vui tươi này với Merkel, một người có thể là bạn tốt, bất chấp mọi sự dè dặt bà thể hiện trước công chúng. Bush đã làm rõ với bà ngay từ đầu rằng, bất chấp sức ép của chức vụ lãnh đạo, họ vẫn có thể có những khoảnh khắc thân mật. Kinh nghiệm đã cho thấy một khi hai nguyên thủ quốc gia bỏ lại lễ nghi và những cố vấn sau lưng, một ý niệm về tình bằng hữu liền nhanh chóng xuất hiện - suy cho cùng, trên những tầm cao chóng mặt đó, họ chỉ có nhau. Dù gì chăng nữa, chất xúc tác cá nhân giữa hai người là dễ thấy. Bush thi thoảng đặt tay quàng vai Merkel - điều bà không chấp nhận với rất nhiều người. Ông nổi tiếng khi tìm cách xoa bóp sau cổ cho bà trong hội nghị G8 tại Heiligendamm, còn bà gạt tay ông một cách đỏm dáng và giả vờ như bị sốc.
Ngay cả khi họ bất hòa ở mức độ nghiêm trọng trong những vấn đề đối ngoại - yêu cầu gia nhập NATO của Ukraine và Gruzia - Bush gạt bỏ bất cứ sự khác biệt nào sang một bên bằng sự tự tin chuyên nghiệp. Tại hội nghị NATO 2008 trong lâu đài cũ xa hoa của Ceausescu ở Bucharest, Merkel là đối thủ chính của Bush. Trước khi rời nhiệm sở, vị tổng thống muốn cho Gruzia và Ukraine, vốn đang thiết tha làm thành viên NATO, viễn cảnh về quyền thành viên đầy đủ: cái gọi là Kế hoạch Hành động Quyền thành viên, một bước đi sơ bộ để được chấp thuận vào trong tổ chức này. Merkel phản đối. Mặc dù nữ thủ tướng luôn để người ta biết về những nghi ngờ của bà trong những cuộc họp trù bị, Bush không nghĩ bà sẽ giữ vững những nghi ngờ này và đem chủ đề đó vào chương trình nghị sự trong ngày.
Các phái đoàn chính phủ hiếm khi va chạm nhau theo lối mất trật tự như thế. Cách diễn tả kế hoạch và văn kiện thường được nhất trí trước khi bắt đầu bất cứ hội nghị nào. Những chi tiết cuối cùng có thể cần được quyết định, song không có nghĩa sẽ có bất kỳ sự bất ngờ nào. Tuy nhiên, lần này tiềm tàng bùng nổ một sự khác biệt về quan điểm: liệu NATO sẽ vươn đến hai nước thường có đương đầu công khai với Nga, khi cả hai nước này đều không thể xem là ổn định? Tổng thống Nga Putin đã lên tiếng phản đối, nhưng Bush vẫn muốn việc này được thông qua. Merkel đứng vững, và khi NATO tìm cách đạt được một thỏa thuận nhất trí, họ bị buộc phải hoãn lại. Trên hành lang của trung tâm hội nghị, các nguyên thủ quốc gia đứng xung quanh với vẻ băn khoăn, còn các nhóm nhỏ thì nhóm lại để đưa ra một lời tuyên bố chung cuộc hòng che giấu thất bại. Sau đó Bush bày tỏ sự kính trọng ông dành cho Merkel - bà đã chính trực và chân thành, ông nói, và đó là lý do tại sao ông rất kính trọng bà. Còn trong một khoảnh khắc hiếm hoi của lòng biết ơn, Putin nói với nữ thủ tướng rằng ông sẽ không bao giờ quên điều bà đã làm.
Merkel và Bush từng hai lần gặp nhau trong những hoàn cảnh mà nghi thức ngoại giao miêu tả là “riêng tư”. Merkel chủ động lẩn đầu vào năm 2006, khi bà mời ông đến khu vực bầu cử của bà. Tại một buổi gặp ở Washington, Bush tỏ ra rất quan tâm đến quá khứ Đông Đức của bà, thế nên nữ thủ tướng mời ông đến Trinwillershagen, một thành phố tự trị khoảng bảy trăm dân, mà giới chính trị quốc tế đổ đến như bầy châu chấu. Một bữa tiệc thịt nướng ngay giữa vùng quê, mộc mạc nhất có thể (thịt lợn rừng, thịt nai và vịt - những biểu tượng của sự bình dị, của sự gần gũi thiên nhiên) do Olaf Micheel, chủ nhà trọ của ngôi làng, chuẩn bị. Khoảng 30 vị khách riêng có mặt - cách không xa bảng hiệu “Red Banner” (Biểu ngữ đỏ) của các hợp tác xã từ thời Đông Đức) - để thưởng thức hương vị đồng quê yên bình giữa vùng Mecklenburg-Western Pomerania.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Angola Merkel Thế Giới Của Vị Nữ Thủ Tướng - Stefan Korn

Postby bevanng » 14 Apr 2017

Vì niềm đam mê cày cấy lẫn tình yêu dành cho trang trại của mình, Bush có biệt danh Shrub. 16 Ông luôn nói ông hạnh phúc nhất khi ở trên đất của mình, phát quang các bụi rậm bằng cưa xích. Nên thật dễ hiểu khi ngài tổng thống mời nữ thủ tướng đến trang trại riêng của ông ở Texas. Đây là vinh dự đặc biệt mà Bush chỉ mới dành cho mười bảy quan chức cấp cao nước ngoài: hai vị vua, một hoàng tử cùng vài tổng thống và thủ tướng. Những nghĩa cử như vậy là xa lạ với Merkel. Nhà riêng của bà đối diện Bảo tàng Pergamon trên Museum Island ở Berlin là bất khả xâm phạm với khách - một nơi riêng tư tuyệt đối. Căn nhà nghỉ cuối tuần của bà ở Uckermark cũng thế: ngay cả cộng sự gần gũi nhất của bà cũng chưa từng được bước chân vào. Nicolas Sarkozy có thể đã mời bà đến tòa nhà giữa thành phố của ông và vợ, Caria Bruni; Gordon Brown từng mời bà đến căn nhà nghỉ cuối tuần của thủ tướng Anh tại Chequers; Ôn Gia Bảo từng mời bà vào trung tâm của khu phố chính phủ - nhưng với Merkel, riêng tư là riêng tư.
16 Tiếng Anh nghĩa là cây bụi
Nên vào tháng 11 năm 2007, bà khởi hành đến Texas với sự dè dặt nhất định. Dù bẩm sinh thân thiện, Merkel thích kiểm soát người bà gặp gỡ, và một lời mời đến trang trại của tổng thống là một sự kiện rất riêng tư. Tuy nhiên, hiếm có chuyến công du nước ngoài nào từng làm cho nhiều cặp mắt sáng lên và khơi gợi nhiều ký ức vui vẻ đến thế trong số những người thân cận với nữ thủ tướng. Bush yêu trang trại của ông, một khu phức hợp gồm nhiều công trình với một hồ bơi, một hồ nước, gara và nhà chứa máy bay trực thăng trên một khu vực đồng cỏ sáu kilômét vuông. Khu đất từng thuộc về một người di cư Đức tên là Heinrich Engelbrecht. Là tổng thống, Bush thường bị chỉ trích vì dành quá nhiều thời gian cho trang trại của ông, vốn còn được biết đến, thậm chí một cách chính thức, là Nhà Trắng phía Tây. Bush cảm thấy thoải mái nhất khi ở đó. Ông tự hào hướng dẫn cho các vị khách, cùng họ đạp xe leo núi dài ngày hoặc câu cá cùng họ. Có lần ông từng nói (và có thể ông thật sự nghiêm túc) rằng khoảnh khắc tuyệt nhất trong nhiệm kỳ tổng thống của ông là khi bắt được một con cá vược miệng rộng nặng 7,5 pound (khoảng 3,4 kg).
Merkel cùng chồng ở trong căn nhà chính của gia đình, còn những người đồng hành được tuyển chọn của nữ thủ tướng - gồm phát ngôn viên Uli Wilhelm và cố vấn đối ngoại Christoph Heusgen - thì ngủ trong nhà khách, trong những phòng ngủ dành cho con gái Bush hoặc cha mẹ ông: George H. W. và Barbara Bush mỗi khi họ ghé thăm. Bush xử lý sự thân mật khác thường của sự kiện này bằng lòng nhiệt thành to lớn. Merkel có vẻ gì đó dè dặt và lúng túng trong những cuộc nói chuyện - rõ ràng bà không muốn cam kết bản thân mình vào một màn thể hiện cởi mở tình bằng hữu. Vào sáng sớm, nữ thủ tướng và ngài tổng thống có màn dạo chơi chóng vánh trên khu đất, song bà không cảm thấy thích tham dự đoàn viễn chinh đạp xe leo núi.
Nửa năm sau đó, Bush cuối cùng cũng đến Đức trong một chuyến thăm từ biệt và trú tại Schloss Meseberg, ngay bên ngoài cổng thành phố Berlin - một nghĩa cử nhỏ, gần như kín đáo, nằm ngoài con mắt công luận. Vị tổng thống Mỹ kế tiếp cũng đã chuẩn bị đến Đức. Merkel, và đặc biệt là những cố vấn của bà, bị thuyết phục rằng mối quan hệ với Mỹ chưa bao giờ tốt đẹp hơn thế, và những mối liên lạc chuyên môn giữa đội ngũ cán bộ Đức và Mỹ trở nên gần gũi hơn là trong nhiệm kỳ của Bush.
Thượng nghị sĩ Barack Obama, ngôi sao đang lên của bầu trời chính trị Mỹ có một vấn đề: ông không tinh thông về chính sách đối ngoại. Suốt bốn năm liền, ông là chủ tịch Tiểu ban sự vụ châu Âu của Thượng viện Mỹ, nhưng trong thời gian đó ông chỉ mới đến London duy nhất một lần - dừng chân trong chuyến đi từ Trung Đông đến Washington - và chưa có dịp nào mang ông đến Berlin. Tuy nhiên, giờ đây ông muốn khỏa lấp cho sự thiếu vắng kinh nghiệm đó và, nhằm chuẩn bị cho chiến dịch tranh cử của mình, ông đã lên kế hoạch cho một chuyến đi mở rộng đến những điểm nóng như Afghanistan và Iraq cũng như đến châu Âu: đến Cổng Brandenburg, trước đó là ranh giới Đông-Tây, một tượng đài biểu trưng cho chiến tranh lạnh.
Trong chiến dịch tranh cử của mình Obama đã đóng vai nhiều nhân vật: Abraham Lincoln, Martin Luther King, John F. Kennedy. Giờ đây rõ ràng ông muốn mượn địa vị biểu tượng của Ronald Reagan và phô bày cho thấy ông thật sự mang tính quốc tế. Mặc dù êkíp vận động tranh cử của ông không bao giờ chính thức xác nhận rằng ứng viên Obama sẽ thích phát biểu trước Cổng Brandenburg, khả năng xuất hiện của ông trước biểu tượng quốc gia nổi tiếng nhất nước Đức đã khiến người ta bàn tán suốt nhiều ngày và làm chia rẽ chính phủ liên minh, như đã được đề cập trước đó. Cuối cùng, Obama nhượng bộ và đọc bài phát biểu của ông trước Cột Chiến thắng - song sự kiện đã cho Merkel nếm trải trước những gì mà bà có thể trông đợi từ vị thượng nghị sĩ trẻ tuổi nếu ông thắng cử.
Như chúng ta đã thấy, Merkel không thích đàn ông ồn ào, và bà xem thường nam tính cường điệu của Vladimir Putin, vốn luôn thích khoe cơ bắp và tìm kiếm quyền lực. Và bà cũng không mảy may quan tâm đến màn phô trương nam tính của Silvio Berlusconi. Bà đã chết lặng khi vị thủ tướng Ý để bà đứng chờ trên thảm đỏ tại hội nghị NATO ở Baden-Baden sau khi được đưa đến, chỉ để ông ta vừa trả lời điện thoại vừa đi lên đi xuống dọc bờ sông Rhine. Merkel cũng không quan tâm đến thói phù phiếm đồng bóng của Nicolas Sarkozy. Mỗi khi một ví dụ mới của loại tính cách tự tôn này xuất hiện trên rađa của bà, bà bèn nói với các nhân viên: hãy chờ xem ông ta có thể thật sự làm được gì.
Ban đầu bà cũng ngờ vực tương tự đối với Barack Obama khi bà quan sát tài hùng biện của ông bằng sự nghi ngờ. Có lẽ bà còn cảm thấy một mức độ ghen tị nhất định. Merkel chưa bao giờ là một thuyết khách có tài hùng biện. Ngôn từ của bà mang đến sự khả tín và điềm đạm - nhưng bà chưa bao giờ thật sự có khả năng làm mê hoặc thính giả. Ngày hôm nay, người ta thích nói rằng sự kiện Cổng Brandenburg làm hỏng mối quan hệ giữa Merkel và Obama, và cả hai người họ đều chưa lành vết thương. Bằng chứng là người ta chỉ ra rằng Obama đã không đến Berlin trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của ông.
Lối diễn dịch này đi quá xa. Sẽ đúng hơn khi nói rằng yếu tố con người có thể gây ảnh hưởng lên cả những mối quan hệ giữa các nguyên thủ quốc gia, và rằng Merkel lẫn Obama có thể giống tính nhau hơn họ chịu thừa nhận. Với sự trầm tĩnh đầy tính toán của mình, họ không thể trình diễn một tình bạn nồng ấm và không theo nghi thức. Merkel và Obama thường xuyên trò chuyện qua điện thoại và thực hiện hội nghị qua video mỗi tuần một lần. Đúng là những người thân cận nhất của Obama không giữ liên lạc gần gũi với cố vấn của Merkel như tùy tùng của Bush từng làm. Và cũng đúng là Obama gặp khó khăn trong việc truyền tải thứ sức hút mà ông sử dụng trong các bài phát biểu của mình hiệu quả tuyệt vời đến thế với những mối quan hệ cá nhân.
Có nhiều lần, chẳng hạn bên lề các hội nghị thượng đỉnh châu Âu, khi Gordon Brown, Nicolas Sarkozy và Merkel tự hỏi liệu có phải vị tổng thống Mỹ chỉ tỏ ra bối rối, lạnh lùng và xa cách với họ hay không. Những ai tham dự các buổi hội đàm chính phủ tại Nhà Trắng luôn ngạc nhiên trước lối hành xử tiêu cực của Obama tại bàn hội nghị; êkíp của Obama cho biết vị tổng thống luôn luôn hỏi ông sẽ phải bắt tay bao nhiêu người trong ngày hôm đó. Đây không phải một Obama chúng ta thường thấy trước công chúng.
Bất chấp nhiệt huyết trong những bài phát biểu của mình, bản chất Obama không phải người hướng ngoại: ông có xu hướng tỏ ra hướng nội, tập trung vào gia đình và trên tất cả là vợ ông Michelle. Dẫu vậy, ông vẫn đủ nhạy cảm để biết khi nào thì người ta đưa ra những yêu cầu vô lý. Trong hội nghị G20 tại Cannes, Merkel chịu áp lực khổng lồ từ mọi nguyên thủ các nước khác, vốn muốn bà sử dụng kho dự trữ vàng của Ngân hàng Quốc gia Đức trong cuộc khủng hoảng khu vực đồng tiền chung euro. Obama nhận thấy sự cân bằng quyền lực đang di chuyển theo chiều hướng sai lầm, và can thiệp đúng lúc Merkel sắp sửa bị mất mặt. Ông kêu gọi hoãn hội nghị: mọi chuyện đã đi đủ xa, Angela Merkel không cần phải trải qua cuộc hành quyết chính trị.
Mối quan hệ giữa Merkel và Obama có sự tham gia của một lượng lớn tâm lý học và cả một liều nặng đô của chủ nghĩa hiện thực. Trong suốt nhiệm kỳ đầu tiên của mình, Obama là tù nhân của chính sách đối nội. Ông hoạt động dưới bầu không khí thù địch ngột ngạt ở Washington, vấp phải chống đối mãnh liệt trước kế hoạch cải cách y tế của ông, trong khi cùng lúc đó còn phải đối phó với di sản rối rắm của người tiền nhiệm. Tất cả chỉ để lấy lại cơ hội xoay xở cho nước Mỹ trong sự cân bằng quyền lực. Kết quả là Đức và châu Âu không nằm ở ưu tiên hàng đầu chương trình nghị sự của ông. Về phần mình, nữ thủ tướng chủ yếu chỉ quan tâm đến cuộc khủng hoảng đồng euro. Nếu bà có gọi điện cho Obama cũng chỉ để bàn về vấn đề này.
Merkel và Obama có lần đã tìm cách để đem một điều gần như thân mật vào mối quan hệ giữa họ. Họ so sánh sự vươn lên đến vị trí lãnh đạo hai nước của hai bên. Cả hai đều là những tay ngoại đạo về chính trị: người đàn ông da đen trẻ tuổi từ Hawaii và người phụ nữ từ Đông Đức cũ. Cả hai đều thành công trước sự phản kháng quyết liệt. Con đường sự nghiệp của họ cũng không thường thấy - họ rất giống nhau về sự phi thường. Cả hai đều tỉnh táo, đều giỏi phân tích và khách quan. Cũng như Merkel, Obama luôn cố gắng nghĩ cách giải quyết rốt ráo các vấn đề. Cũng như bà, ông ngần ngại ra quyết định khi ông nhìn thấy những hệ quả nhãn tiền.
Thỉnh thoảng Merkel khó chịu trước những câu hỏi không dứt về mối quan hệ giữa bà và vị tổng thống Mỹ. Bà không muốn đến Washington như một cô nữ sinh, bà không muốn được ghi điểm vì những sự quan tâm mà vị tổng thống Mỹ trao cho bà trước công chúng. Lòng tự trọng của bà ngăn cản điều đó và đòi hỏi sự bình đẳng. Chúng ta có lợi ích, bà nói, chúng ta có những giá trị chung. Merkel không thể bị buộc tội hợm hĩnh. Bà cũng rất khó chịu trước lối nghĩ quy chụp: Bush là kẻ xấu còn Obama là thiên sứ hòa bình.
Khi bà ở Washington vào đầu mùa hè năm 2011, bà đùa với Obama rằng báo giới sẽ ngay lập tức hỏi mối quan hệ của họ đã gần gũi đến mức nào do vị tổng thống đã không đến Berlin trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông. Vì thực tế Obama chỉ mới ghé thăm Đức hai lần trong bốn năm đầu tiên, đầu tiên đến dự một hội nghị tại Baden-Baden, rồi đến Dresden và Buchenwald. Ông đã từ chối lời mời dự lễ kỷ niệm 20 năm ngày sụp đổ Bức tường Berlin vì quá bận - một lý do gần như sỉ nhục.
Hẳn vậy, trong cuộc họp báo ở Căn phòng phía Đông của Nhà Trắng, câu hỏi về việc tại sao ngài tổng thống chưa đến Berlin đã được nêu lên một cách đúng lúc. Merkel nở một nụ cười nữ tính, Obama cũng cười lại, rồi bà cam đoan với ông rằng Berlin đã sẵn sàng cho một chuyến thăm của ông vào bất cứ lúc nào và, như ai cũng có thể thấy, Cổng Brandenburg hãy còn đứng vững mãi. Băng giá đã được phá vỡ, và chướng ngại của Cổng Brandenburg được bỏ qua một cách thanh nhã. Bằng giọng nhẹ nhàng, Merkel đã cho vị tổng thống hiểu rằng bà hy vọng ông không nghĩ đến việc thăm Berlin với tư cách một khách du lịch như cách ông đã thăm Paris mùa hè sau khi thắng cử. Điều đó sẽ làm bà phật lòng nghiêm trọng. Trên thực tế, nhiều tháng trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 năm 2012, Merkel và Obama đồng ý rằng nếu ngài tổng thống tái đắc cử, ông sẽ ghé thăm Berlin trong nhiệm kỳ thứ hai của ông và trước khi Merkel gặp gỡ các cử tri. Nên trước kỳ tổng tuyển cử Đức, vấn đề tế nhị về sự kiện Cổng Brandenburg cuối cùng đã được giải tỏa và Obama cuối cùng cũng đọc bài phát biểu của ông trước địa điểm đặc trưng này.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Angola Merkel Thế Giới Của Vị Nữ Thủ Tướng - Stefan Korn

Postby bevanng » 14 Apr 2017

Merkel hy vọng nhiều ở nhiệm kỳ thứ hai của Obama, nhưng bà cũng rất lo lắng. Lo lắng cho chính nước Mỹ: một cường quốc vĩ đại bị hành hạ bởi ngờ vực chính mình, tỷ lệ thất nghiệp cao, một gánh nặng nợ công khổng lồ, một sự gia tăng cách biệt giàu nghèo ngày một lớn và căng thẳng ý thức hệ nghiêm trọng giữa hai cánh tả và hữu.
Nước Mỹ đang đối mặt với thay đổi nhân khẩu học lớn lao. Dân số da trắng sẽ sớm không còn là đa số, và nước Mỹ sẽ càng lúc càng đánh mất bản chất châu Âu của mình. Cùng lúc đó, quốc gia này quá chú tâm vào bản thân đến nỗi không còn khả năng hiểu được hay thậm chí nhìn được những chuyển dịch chấn động trên thế giới. Đôi khi Merkel nói về ngoại giao bá quyền khi bà muốn bày tỏ sự không thoải mái của mình trước thái độ cư xử với quyền lực của một quốc gia như Mỹ. Bà đã chứng kiến điều này tại hội nghị về biến đổi khí hậu năm 1995 ở Berlin, khi nước Mỹ khiến cho việc thỏa hiệp trở nên đặc biệt khó khăn và cuối cùng từ chối ký vào Nghị định thư Kyoto.
Ngày hôm nay không thiếu vắng những vấn đề quốc tế, song nước Mỹ hiếm khi quan tâm đến việc đưa đường chỉ lối, còn toàn cầu hóa tỏ ra không phù hợp với lịch trình của người Mỹ. Có phải Mỹ đã thất bại trong việc hiểu về tiến trình đa văn hóa mà thế giới đang thay đổi? Những ai nghiên cứu về nước Mỹ ngày hôm nay bằng cách theo dõi lộ trình của những vùng công nghiệp cũ, vùng phía nam nghèo khó và mọi trào lưu ngầm biệt lập có thể cảm thấy không dễ chịu. Liệu Mỹ sẽ là kẻ thua cuộc trong tiến trình toàn cầu hóa? Liệu có phải chúng ta đang nhìn thấy quốc gia kém toàn cầu hóa nhất thế giới?
Nước Mỹ của những hoài niệm xưa cũ trong Merkel và nước Mỹ chính trị hiện tại đang ngày càng không giống nhau. Quốc gia này đã thất bại trong việc đưa hai cuộc chiến đến một kết thúc thành công, và không có một chiến lược có ý nghĩa nào giúp Mỹ đứng thẳng trở lại. Chiến tranh đang bào mòn xã hội. Hai cuộc chiến sau các vụ tấn công khủng bố đã đem lại nhiều thay đổi sâu sắc trong nước Mỹ. Ngay cả một người nhiệt thành sùng kính nước này như Merkel cũng có thể cảm nhận điều đó. Bà không thích nhìn thấy một nước Mỹ suy yếu. Bà muốn đem lại cho Mỹ điều gì đó, bà muốn biến châu Âu thành một viễn cảnh hấp dẫn cho sự hợp tác được làm mới. Kể từ khi bắt đầu nhiệm kỳ thủ tướng, bà đã được truyền cảm hứng bởi ý tưởng về một khu vực phi thương mại xuyên Đại Tây Dương - một điều tương tự như thị trường nội địa châu Âu song ở quy mô to lớn hơn. Tuy nhiên, thương mại tự do không phải là cụm từ kích thích được sự quan tâm ở những người theo chủ nghĩa xã hội Pháp như François Hollande hay giới ủng hộ bảo vệ nền công nghiệp nội địa của Mỹ.
Ảnh hưởng của Mỹ với thế giới giờ đây đã yếu hơn. Đây không phải tin tốt cho những người - như Merkel - luôn xem sức nặng của Hoa Kỳ như một yếu tố nền tảng trong các nỗ lực đạt cân bằng đối trọng của châu Âu. Đã có quá nhiều tin xấu cho nước Mỹ và điều này đã làm cạn kiệt khả năng giải quyết vấn đề cũng như làm lu mờ hào quang của nước này. Merkel, người bị ánh hào quang đó thu hút hơn bất cứ điều gì trong suốt 35 năm đầu tiên của bà, buộc phải cảm thấy lo lắng. Bà nghĩ về sức mạnh và tính ưu việt, và thà nhìn thấy một nước Mỹ mạnh mẽ còn hơn một Trung Quốc quá quyền lực.
Tuy nhiên, vào thứ ba ngày 7 tháng 6 năm 2011, dưới bầu trời xanh trong, Angela Merkel trải nghiệm tất cả vẻ diễm lệ, huy hoàng và hào phóng vô tận của Hoa Kỳ, đất nước trong mơ của bà. Vào ngày thứ ba đó, ngài tổng thống cùng giới tinh hoa chính trị hào phóng ban tặng bà mọi vinh dự của nước Mỹ. Barack Obama trao tặng Angela Merkel, cô gái từ Đông Đủc đã không ngừng đạt những điều vĩ đại, Huân chương Tự do của Tổng thống. Đây là danh hiệu dân sự cao quý nhất của nước Mỹ, và nó được trao cho Angela Merkel trong một buổi lễ huy hoàng nhất mà Washington có thể làm được.
Nữ thủ tướng Đức đã bay đến Washington vào ngày trước đó, máy bay công vụ của bà đầy ắp thành viên nội các, các thủ hiến của các vùng khác nhau ở Đức, thành viên quốc hội và các cố vấn. Trong buồng của thủ tướng ở phía mũi máy bay, các tinh hoa chính trị Đức ngồi cùng Merkel: Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Kinh tế, Bộ trưởng Tài chính, Bộ trưởng Quốc phòng. Những vị khách chính thức của bà ngồi xa hơn về phía đuôi. Ở Washington, họ được huấn luyện viên bóng đá Jürgen Klinsmann và chồng của Merkel là Joachim Sauer nhập đoàn. Vào ngày đặc biệt này, ông đương nhiên phải có mặt, dù ông chỉ đến thẳng từ một hội nghị khác để xuất hiện đúng lúc diễn ra bữa tối.
Lần nào ra nước ngoài, Merkel cũng được tháp tùng bởi một đoàn tùy tùng lớn: hai bác sĩ, các thông dịch viên, các chuyên gia nghi thức và các công chức, thành viên mật vụ để bảo vệ vòng trong lẫn vòng ngoài, người mang hành lý cùng một đội bay lớn từ cơ trưởng đến kỹ thuật viên viễn thông cho đến tiếp viên. Trên mỗi chuyến đi, dù chỉ trong một ngày hay qua đêm, chuyên gia thời trang của bà luôn có mặt để chăm sóc tóc và trang điểm cho bà.
Chuyến thăm cấp nhà nước đến Mỹ là một dịp hiếm hoi: không ai trong phái đoàn từng tham gia một chuyến đi mang tính chất tương tự trước đây. Helmut Kohl và Richard von Weizsäcker là những người Đức cuối cùng được nhận vinh dự này. Merkel có một ngày đầy ắp tiếng kèn lệnh, duyệt binh danh dự, các buổi họp chính trị, những khoảnh khắc yên lặng cùng ngài tổng thống và bữa trưa tại Bộ Ngoại giao Mỹ cùng rất nhiều vị khách khác. Tuy nhiên, cao trào chính là quốc yến do tổng thống chủ trì tại Vườn Hồng của Nhà Trắng.
Các căn phòng dưới tầng trệt thường được dùng cho quốc yến, nhưng gia đình Obama đã khôi phục một truyền thống xưa khi đặt Vườn Hồng giữa tòa nhà chính và Phòng Bầu Dục được lát sàn gỗ và phủ thảm. Trưởng ban lễ tân của ngài tổng thống đã chọn một chủ đề trang trí nhẹ nhàng với những món đồ bằng bạc gợi nhớ về phong cách Bauhaus gồm nến, pha lê, những đường kẻ giản dị, những hình khối đều mắt. Về sau, những tờ báo lá cải ở Washington đã bàn tán về cách làm tối giản này - không chỉ trong phong cách, mà còn cả trong danh sách khách mời. “Toàn sự kiện trông (và cảm nhận) như một lễ cưới ngoài trời sành điệu, chỉ thiếu những cô phù dâu say xỉn,” tờ Washington Post viết.
Trước bữa tối, Merkel tiếp đón các vị khách cá nhân tại nơi ở của bà. Obama đã bố trí cho nữ thủ tướng ở tại Nhà Blair, nhà khách của tổng thống, ngay đối diện Nhà Trắng trên đại lộ Pennsylvania và gồm nhiều tòa nhà khác nhau. Một bữa tiệc buffet được bày ra ở tầng trệt, nơi nữ thủ tướng cùng các vị khách chính thức của bà có thể thưởng thức champagne, cà phê, trà, bánh sandwich nhỏ và bánh ngọt. Merkel chọn một bộ áo buổi tối ngắn tay màu đen kiểu chéo một bên vai. Các quý ông mặc tuxedo đen, và chỉ có vị chủ trì chương trình người Đức Thomas Gottschalk cho phép mình mặc quần jean thêu hoa dệt gấm cùng ủng cao bồi bên dưới nửa trên trang trọng hơn. Người Đức có thể tha thứ cho ông (họ đã quen với gu ăn mặc của ông), song người Mỹ thì phải mất vài phút để làm quen. Sau đó, báo giới và những diễn đàn trên mạng Internet thảo luận về danh sách khách mời, trang phục của các quý bà (nào quá nhiều màu xanh, nào lựa chọn trang phục quá an toàn vân vân…) và sơ đồ ghế ngồi, vốn thể hiện những “manh mối” quan trọng về thứ bậc nội bộ trong giới tinh hoa xã hội và chính trị của Washington.
Merkel cùng chồng tiến vào Nhà Trắng qua cửa chính và được Obama cùng phu nhân dẫn lên lầu một - khu nhà riêng tư của tổng thống cùng gia đình ông - nơi họ có chút thời gian để trò chuyện riêng. Trong khi đó, ở tầng dưới, các quan khách tràn vào Phòng Đông. Các nữ binh sĩ thuộc lực lượng hải quân trong đồng phục và váy quấn dài phục vụ thức uống. Rồi ngài tổng thống, nữ thủ tướng cùng vợ chồng họ tiến xuống cầu thang lớn. Họ bước qua 208 vị khách, bắt tay 208 lần trong lúc một người trợ lý xướng tên từng vị khách, 208 bức ảnh chụp sự kiện nhận được 208 chữ ký của tổng thống, mà sau đó được gửi đến từng người - những chiến lợi phẩm quan trọng giữa một Washington coi trọng địa vị.
Merkel quan sát những vị quyền cao chức trọng xếp hàng trước mặt bà bằng vẻ thích thú, và ngay cả Joachim Sauer, vốn thường e dè trước công chúng, cũng có vẻ tận hưởng tất cả sự lộng lẫy này. Trong bữa tối, ông ngồi cạnh Michelle Obama và Eric Schmidt của Google cùng Bob McDonald của Procter & Gamble. Nữ thủ tướng ngồi giữa Obama và kiến trúc sư Helmut Jahn, trên ve áo ông đeo Huân chương Công trạng của Cộng hòa Liên bang Đức. Ngồi đối diện là thẩm phán cao cấp nhất của Mỹ: Chánh án John Roberts. Chỉ huy dàn nhạc Christoph Eschenbach cũng ngồi cùng bàn với họ, dù ông có được suất tham dự bằng việc chỉ đạo màn trình diễn của Dàn nhạc Giao hưởng Quốc gia.
Màn bế mạc cho những sự kiện như vậy thường được góp mặt bởi một tên tuổi lớn từ lĩnh vực giải trí hoặc âm nhạc đại chúng hoặc biểu diễn của Mỹ. Với chủ tịch Hồ Cẩm Đào của Trung Quốc, là Thành Long, Yo Yo Ma, Herbie Hancock và Barbra Streisand sẽ mang đến sự quyến rũ, trong khi Beyoncé giải trí cho các vị khách tại bữa tiệc nhà nước dành cho lãnh đạo Mexico. Theo tiêu chuẩn của các chuyên mục lá cải Mỹ, và để tương xứng với bản chất thực tế của bà, Merkel (được cho là) nhàm chán một cách tích cực: James Taylor, ca sĩ kiêm nhạc sĩ đậm chất Mỹ nhất nước Mỹ, trình diễn phục vụ bà.
Taylor về sau tuyên bố rằng Nhà Trắng đã yêu cầu một cách cụ thể bài You’ve got a friend (Bạn có một bằng hữu) của ông. “Khi bạn suy sụp và gặp rắc rối,” bài hát mở đầu bằng một câu sầu muộn, “và bạn cần một bàn tay giúp đỡ - và không gì, ôi, không gì sẽ ổn - hãy nhắm mắt lại và nghĩ về tôi - và tôi sẽ nhanh chóng có mặt nơi đó.” Không rõ bài hát nhắm vào ai trong số họ, Merkel hay Obama. Nhưng có một điều chắc chắn: “Tất cả những gì bạn cần làm là gọi và tôi sẽ có mặt nơi đó - bạn có một bằng hữu.”
Với Angela Merkel, lần đầu tiên đặt chân lên đất Mỹ trước đó hai mươi năm, đây là một chuyến trở về rất đặc biệt. Bà đã biến tự do thành chủ đề xuyên suốt trong quan điểm chính trị toàn cầu của bà, và giờ bà được trao Huân chương Tự do ngay giữa trái tim của thế giới tự do. Với Obama và người dân Mỹ điều này rất đơn giản: là người Đông Đức đầu tiên làm thủ tướng của một nước Đức thống nhất, Tiến sĩ Angela Merkel tượng trưng cho chiến thắng của tự do.
Câu trả lời của bà rất ngắn gọn: “Lịch sử đã thường xuyên cho thấy lòng khao khát tự do có thể mạnh mẽ đến nhường nào. Nó đã truyền cảm hứng cho con người vượt qua nỗi sợ hãi của họ và chống lại những chế độ độc tài.” Và bà nói tiếp: “Sau rốt, không chuỗi độc tài nào, không một gông cùm đàn áp nào có thể chống lại sức mạnh của tự do. Đó là niềm tin vững chắc của tôi, và nó sẽ tiếp tục dẫn lối cho tôi.”
Nhưng Angela Merkel sẽ không là Angela Merkel nếu bà dừng lại ở khoảnh khắc xúc cảm ngắn ngủi đó. Nên buổi quốc yến tại Washington kết thúc bằng một cú bắt tay đầy thành ý. Và trong khi những đời tổng thống Mỹ trước đó kết thúc sự xa hoa và nghi lễ của những chuyến thăm nhà nước bằng tiệc đêm sau bữa tối, thì bà được đưa thẳng đến sân bay từ bãi cỏ phía nam của Nhà Trắng để bay về Berlin buổi tối cùng ngày. Bà và bầu đoàn của mình thay lễ phục và áo khoác ăn tối ngay trên máy bay.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Angola Merkel Thế Giới Của Vị Nữ Thủ Tướng - Stefan Korn

Postby bevanng » 14 Apr 2017

Thế phòng thủ
Angela Merkel và Chiến tranh


Angela Merkel hiếm khi chạm gần đến ngưỡng chiến tranh như ngày 4 tháng 11 năm 2007. Bà đã tại vị được hai năm, và từ Ấn Độ trở về Berlin buổi tối ngày hôm trước. Điều này không ngăn bà đáp một chuyến bay khác sau đó chỉ vài tiếng và bay về theo gần như cùng một hướng - lần này là đến Uzbekistan, nơi một chiếc máy bay quân sự Transall đang chờ bà. Bà bay tiếp đến Kabul. Chuyến đi được giữ bí mật tuyệt đối, như ba chuyến thăm sau đó của bà đến Hindu Kush. 17
17 Dãy núi nằm giữa Afghanistan và Pakistan.
Chỉ có chừng hai tá hành khách khác có mặt trên chiếc Airbus của chính phủ, và vài phóng viên tháp tùng họ cũng đã thể giữ bí mật. Các vệ binh từ Cơ quan điều tra tội phạm liên bang Đức mang theo một kho vũ khí. Ngay cả Merkel cũng phải mặc áo chống đạn. Bầu không khí trở nên căng thẳng khi các phi công của chiếc máy bay quân sự phải chuyển sang hướng bay khẩn cấp những hai lần. Những thiết bị điện tử nhạy cảm trên chiếc trực thăng và chiếc Transall đã bắt được sự phản chiếu ánh sáng - một tín hiệu cảnh báo. Đó là tia sáng từ họng một khẩu súng trường? Súng phòng không trang bị đầu đạn hồng ngoại? Hay đó chỉ là ánh mặt trời bị phản chiếu? Hệ thống cảnh báo điện tử trên máy bay lập tức phản ứng và bắn đạn mồi gây nhiễu. Những chùm pháo được lắp đặt trên đuôi chiếc máy bay. Lửa ma-nhê được dùng để gây nhiễu tên lửa đang lao đến, vốn có cảm biến nhiệt dẫn đường cho tên lửa nhằm vào động cơ máy bay. Phi công của Merkel thực hiện hành động tránh đạn, khói từ tên lửa đánh chặn chui qua lỗ súng, tiếng ồn khiến cả chiếc máy bay rung chuyển. Vào những lúc như thế, ngay cả những binh sĩ dày dạn kinh nghiệm cũng không biết được máy bay đã bị bắn trúng hay chưa.
Angela Merkel đối mặt sự việc một cách tương đối bình thản, và hỏi đoàn hộ tống quân sự xem họ có định biễu diễn thêm những tiết mục tương tự hay không. Nếu bạn dành cả đời trên những chiếc máy bay, trực thăng và xe hơi, có lẽ bạn cần phát triển một mối quan hệ theo thuyết định mệnh với những người bảo vệ bạn và công nghệ của họ. Cùng ngày hôm đó, ở Kabul, một kẻ đánh bom tự sát đã bị ngăn chặn trên đường đến sân bay, và hai ngày trước đó, một quả bom được tìm thấy trên đường.
Một năm rưỡi sau, trong chuyến thăm thứ hai của nữ thủ tướng đến Afghanistan, quân phiến loạn bắn hỏa tiễn tự chế vào căn cứ Đức ở Kunduz không lâu sau khi Merkel cất cánh trên một chiếc trực thăng. Tuy chúng không bắn trúng, song thông điệp là rất rõ ràng: Afghanistan đang có chiến tranh, nữ thủ tướng là một biểu tượng tối cao và là một mục tiêu đáng giá, việc đi đến quốc gia này là vô cùng nguy hiểm - cho cả khách lẫn tất cả binh lính đang phục vụ ở đó.
Đó là hai năm trước khi nữ thủ tướng đến thăm các binh sĩ ở Afghanistan. Ngay cả khi là lãnh đạo đảng đối lập, bà chưa một lần đến thăm binh lính đồn trú ở đó, và kết quả là hình ảnh của bà bị tổn hại. Khi còn là ngoại trưởng, Steinmeier vẫn đang châm rượu cho nữ thủ tướng tại hội nghị đảng SPD năm 2007, và nói rằng bà cố tránh bị châm thêm rượu. Vị lãnh đạo cuối cùng của Đức ghé thăm binh sĩ ISAF (Lực lượng an ninh quốc tế) là Gerhard Schröder - nhưng đó đã là bốn năm trước. Không gì minh họa rõ nét hơn cho sự thiếu thoải mái của bộ máy chính trị Đức trong việc gửi quân ra nước ngoài bằng câu hỏi về mức độ thường xuyên những chuyến thăm của các chính trị gia cao cấp nước này.
Vào thời gian tổng tuyển cử năm 2005, dễ nhận biết những đảng phái chính trị đang tránh né vấn đề nhạy cảm đó. Merkel đã học được bài học của bà: ngay trước khi Hoa Kỳ tấn công Iraq năm 2002, Gerhard Schröder đã cho thấy làm thế nào để thắng một cuộc tổng tuyển cử trên vấn đề chiến tranh và hòa bình. Và mặc dù Merkel có một thái độ thực tế đối với việc sử dụng sức mạnh quân sự (“có những lúc can thiệp quân sự là không thể tránh khỏi”) cũng như ghé thăm binh sĩ thường xuyên, trước công luận bà luôn xử lý chủ đề này hết sức thận trọng. Có lẽ bà đã học được từ kinh nghiệm trong cuộc bầu cử năm 2002 rằng khi liên quan đến vấn đề quân sự, bà sẽ thành công nhất khi sử dụng chủ nghĩa im lặng thực dụng.
Trước cuộc đánh bom chí tử hai xe chở dầu gần căn cứ Đức ở Kunduz vào tháng 9 năm 2009, Merkel chủ yếu giao phó Afghanistan cho các bộ trưởng là những chuyên gia thực địa. Bằng cách này, nữ thủ tướng nhận được ủng hộ cả trong nước lẫn quốc tế. Năm 2003, quân đội Mỹ tiến vào Baghdad và lật đổ Saddam Hussein, và vào đầu năm 2004, số vụ bạo lực tại cả hai “nhà hát chiến tranh” - Iraq và Afghanistan - đều tăng. Vào thời điểm cuộc bầu cử năm 2005, rõ ràng quân Taliban đã tái tổ chức ở Pakistan và Afghanistan, và sức ép lên quân đội nước ngoài ngày một nhiều. Tuy nhiên, ở Đức, cả chính phủ sắp mãn nhiệm lẫn chính phủ sắp nhậm chức đều không muốn thừa nhận cái được miêu tả là một sứ mệnh tái thiết và bình ổn thực chất là một cuộc chiến vì một trật tự thế giới mới: một cuộc đối đầu quân sự giữa phiến quân và các lực lượng chính quy. Afghanistan là một cuộc chiến bị làm ngơ, một cuộc chiến người ta không được phép nói đến, và bị lãng quên trong cái bóng của Iraq.
Chính vị tướng Mỹ David Petraeus, vốn phụ trách tái cơ cấu lực lượng quân sự Hoa Kỳ tại Afghanistan vào thời điểm đó, đã trình bày những thay đổi lớn lao trong các thủ tục và chiến lược trong lúc cuộc xung đột vẫn đang diễn ra. Song những nỗ lực của Hoa Kỳ trong việc đảm bảo rủi ro được san sẻ công bằng trong khối NATO không có tác dụng đối với Đức. Chính phủ Schröder và chính phủ đầu tiên của Merkel nhất trí rằng quân Đức đang làm tốt tại nơi họ đang đồn trú, ở vùng phía bắc tương đối an toàn. Trong khi quân Anh, Canada, Hà Lan và Mỹ chịu tổn thất nặng nề ở miền nam Afghanistan, đặc biệt tại các tỉnh Helmand và Kandahar, người Đức đã lờ đi thực tế rằng cuộc chiến đang leo thang.
Khi NATO kêu gọi thêm quân đến điểm nóng vào đầu năm 2007, Đức dùng đến một mưu mẹo. Máy bay do thám Tornado được phái đi chụp ảnh các địa điểm, quân địch hoặc phương tiện tình nghi bằng cách sử dụng máy ảnh độ phân giải cao gắn bên thân. Tuy nhiên, máy bay Tornado cần một lượng lớn nhân lực. Chúng cần được bảo dưỡng, sửa chữa và nhân viên kỹ thuật - nên bỗng dưng Đức lại triển khai thêm 500 quân nữa, và có thể khẳng định họ đã đáp ứng đủ nghĩa vụ quốc tế. Luật tham chiến của Đức quan tâm nhiều đến mối đe dọa gây ra bởi chính trị quốc nội hơn là làm giảm mối nguy hiểm cho binh lính ở điểm nóng. Binh lính không được phép sử dụng biện pháp ngăn chặn và chỉ được bắn trả nếu kẻ thù nổ súng trước. Máy bay Tornado trên không cũng không được phép sử dụng vũ khí nó mang theo, mà cần đến vị đại tá kém may mắn Klein ra lệnh để oanh tạc đoàn xe chở dẩu bị mắc kẹt giữa một lòng sông trước khi bản chất thật sự của chiến dịch được quê nhà Đức hiểu tường tận: có một cuộc chiến đang diễn ra.
Tính nước đôi ngữ nghĩa học về từ “chiến tranh” được biện hộ một mặt bởi những thỏa thuận có từ lâu của luật pháp quốc tế, mặt khác bởi nỗi lo dành cho chính trị trong nước. Từ quan điểm pháp lý, bất cứ chiến dịch nào chi phối bởi điều luật chiến tranh đều tuân theo luật pháp quốc tế: cuộc chiến phải được tuyên bố chính thức và kết thúc bằng một bản hiệp ước hòa bình. Bất cứ ai gây chiến đều phải có đối thủ và phải đối xử với tù nhân dựa trên Công ước Geneva. Song không ai lại muốn công nhận Taliban là kẻ thù trong một cuộc chiến có thể nâng cao vị thế cũng như cho phe này tính chính danh trước luật pháp quốc tế.
Từ “chiến tranh” cũng đã tạo ra nhiều vấn đề không lường được cho mỗi người lính tham gia chiến dịch. Chẳng hạn, bảo hiểm nhân thọ không thanh toán trường hợp tử vong trong khi tham gia chiến dịch chiến tranh. Phí tổn bảo hiểm và chăm sóc thương binh cùng với gia quyến của người mất khiến các chuyên gia bận rộn suốt nhiều năm qua. Cuối cùng, chính vị bộ trưởng quốc phòng đầy hứa hẹn Karl-Theofor zu Guttenberg đã phá bỏ điều cấm kỵ khi lần đầu tiên đề cập tới “hoàn cảnh thời chiến” rồi đề nghị rằng “trong những thuật ngữ thông tục”, khái niệm này có thể được gọi là một cuộc chiến tranh. Chỉ vài tháng sau đó Angela Merkel, trong chuyến thăm thứ ba đến Afghanistan vào ngày 17 tháng 12 năm 2010, cũng thừa nhận với binh sĩ: “Các bạn đang tham gia vào loại trận đánh có thể được tìm thấy trong những cuộc chiến tranh.”
Các chính trị gia, và đặc biệt là Bộ trưởng Quốc phòng đầu tiên của Merkel, Franz Josef Jung, không chỉ lo lắng về những khái niệm pháp lý tối nghĩa. Hơn bất cứ điều gì khác, họ lo lắng về ý kiến công luận, vốn không đánh giá cao chính sách an ninh được tính toán cẩn thận đóng vai trò trụ cột cho chiến dịch. Vị bộ trưởng quốc phòng thuộc đảng SPD cuối cùng, Peter Struck, được chào đón bằng những tràng cười khi ông nói câu: “An ninh của Đức cũng đang được bảo vệ ở Hindu Kush.” Mặc dù các chuyên gia quốc phòng đồng ý với phân tích của Struck, chủ nghĩa ái quốc thâm căn cố đế của nước Đức hiện đại cùng sự thiếu vắng văn hóa thảo luận chiến lược đã một lần nữa xung đột với chính sách thực dụng tỉnh táo và mối ràng buộc của những liên minh quốc tế. Ban đầu, Merkel không làm gì để giải quyết cuộc khủng hoảng. Như mọi thành viên khác trong chính phủ liên minh, đương nhiên bà hiểu chiến dịch này có thể quyết định nhiều sự nghiệp chính trị. Và trong mọi trường hợp, do thiếu sự đồng thuận của dư luận về những gì nước Đức đang làm, thật khó mà lấy được nhiều phiếu bầu.
Vì lý do này, những gì xảy đến cho Franz Josef Jung đóng vai trò lời cảnh báo. Sau vụ đánh bom Kunduz vào ngày 4 tháng 9 năm 2009, Afghanistan bất ngờ trở thành tâm điểm trong nền chính trị quốc nội Đức. Giờ đây mọi người đều hiểu bản chất thật sự của chiến dịch. Cuộc tranh cãi về tính ổn định và việc giúp đỡ dân bản xứ tự chăm sóc bản thân họ đã kết thúc. Đức đang thảo luận về một cuộc chiến - chỉ vài ngày trước tổng tuyển cử. Ngay lập tức sau vụ đánh bom, Merkel dẫn đầu và trình bày bài phát biểu chính thức trước quốc hội Đức - bài diễn văn đầu tiên của bà về chủ đề Đức. Bà phát biểu toàn những câu nói đáng nhớ nối tiếp nhau: “Sự hiện diện của quân đội Đức tại Afghanistan, cùng với quân đội của đồng minh chúng ta trong Liên minh Bắc Đại Tây Dương, là cần thiết. Sự hiện diện này đóng góp vào an ninh quốc tế, hòa bình thế giới và bảo vệ mạng sống của người Đức trước tai họa của chủ nghĩa khủng bố quốc tế.” Và: “Đức cam kết phục vụ hòa bình thế giới, như được viết trong phần lời tựa hiến pháp của chúng ta. Trong thế giới này, Đức có những đồng minh và liên minh mạnh mẽ. Những nhu cầu đặc biệt của Đức không phải là lựa chọn thứ cấp trong chính sách đối ngoại của Đức.” Rồi bà nhắc nhở người nghe - như thể bà đang ban bố một lời cảnh báo cho bất cứ ai còn nghi ngờ trong quốc hội Đức - về trách nhiệm của nước này: “Chiến dịch quân sự này đã và đang đóng vai trò quan trọng sống còn đối với an nguy của nước ta. Nó được dựa trên các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc. Kể từ đầu năm 2002, mỗi nhà nước liên bang đều có nghĩa vụ gửi binh sĩ.”
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Angola Merkel Thế Giới Của Vị Nữ Thủ Tướng - Stefan Korn

Postby bevanng » 14 Apr 2017

Do các hoạt động nội bộ của chính phủ liên minh, sức nặng trọn vẹn của cuộc đụng độ chỉ được cảm nhận sau kỳ bầu cử vào đầu tháng 10. Cho đến lúc những lá phiếu được đưa ra, đảng CDU và SPD thấy họ cùng có trách nhiệm đối với chiến dịch quân sự. Chỉ khi xảy ra vụ đánh bom Kunduz, Merkel mới nhận ra rằng bà cần phải nỗ lực hơn và trực tiếp tham gia vào chiến dịch. Con số ngày một tăng những hội nghị về Afghanistan - London năm 2010 và Bonn năm 2011 - cùng tầm quan trọng được thừa nhận tại các cuộc họp NATO cho thấy rõ nữ thủ tướng giờ đây cần phải lãnh đạo phong trào rút quân, nhằm lôi Đức ra khỏi chiến dịch với thiệt hại ít nhất có thể. Trong phát ngôn chính thức vào ngày sau vụ Kunduz, bà đã đem đến hy vọng cho một việc rút quân như thế.
Kể từ chuyến thăm đầu tiên của bà vào năm 2007, Merkel chưa từng quay lại Kabul, song bà đã đến vùng phía bắc Afghanistan ba lần. Chuyến đi thứ hai của bà diễn ra vài tháng trước khi xảy ra vụ đánh bom đoàn xe chở dầu, và mang bà đến thị trấn Mazar-i-Safif, ở đó bà gặp gỡ thống đốc Atta Muhammad Nur cùng vài vị chức sắc địa phương. Nur tổ chức một buổi tiếp đón xa hoa dành cho nữ thủ tướng, ông ngồi như vị vua trên chiếc ghế mạ vàng trang trí bằng những chiếc đầu rắn Medusa. Chính giữa căn phòng là chiếc bàn trĩu trịt dưới sức nặng của bánh bột và đồ ngọt. Quần thần của vị thống đốc ngồi thành một vòng tròn. Một vài phụ nữ được tuyển chọn đặc biệt bàn về những tiến bộ đang diễn ra đối với nữ quyền, còn Nur thì gọi người của mình phát biểu một cách đầy khoan dung.
Khi người ta nghe thấy một tiếng nổ lớn phát ra bên ngoài, vị trưởng ban an ninh vùng trấn an mọi người rằng có lẽ đó chỉ là một chiếc lốp xe bị vỡ. Tuy nhiên, đội ngũ an ninh Đức cảm thấy không yên. Khi bà ra ngoài, Merkel vui sướng trước công trình tòa nhà đang diễn ra quanh nơi ở của vị thống đốc cùng những công nhân trên giàn giáo. Bà không được nói cho biết rằng những “công nhân” này thực ra là xạ thủ của quân đội Đức. Các vệ sĩ thúc giục bà quay trở lại doanh trại có an ninh tốt hơn - vụ nổ trên đường đã báo động cho tất cả mọi người. Nhưng Merkel không định tỏ ra yếu đuối. Bà phái phần lớn phái đoàn của mình trở lại trại, còn bà thì được đưa đến cuộc họp chính thức tiếp theo và thăm một bệnh viện, dù bà không nán lại lâu.
Những chuyến thăm của thủ tướng Đức luôn là sản phẩm dàn dựng, và ở Afghanistan chúng thật sự đã được sân khấu hóa. Bà hài lòng nghe những người lính bày tỏ ý kiến chân thật của họ về bữa thịt nướng tối hôm đó, sự việc này không thể bị Merkel quên mất - dù thứ duy nhất những người lính muốn có ngay lập tức là một lá cờ mới. Về cơ bản, chuyến thăm đóng vai trò ghi nhận thành tích của binh sĩ và để khen ngợi họ - và giúp bảo vệ vị thế chính trị cho bà. Nếu nữ thủ tướng không lãnh đạo từ tiền tuyến, bà sẽ khiến mình dễ bị tấn công và bị buộc tội thiếu quan tâm. Nhưng nếu tham gia quá mật thiết, rốt cuộc bà có thể sẽ bị quy trách nhiệm về việc những chiếc xe chuyên chở không được bọc giáp đúng mức.
Không ở đâu mà thế tiến thoái lưỡng nan vị nguyên thủ quốc gia này phải đối mặt lại được khắc họa rõ nét hơn là trong thế giới vi mô của một doanh trại quân đội Đức xa nhà. Một mặt, bà không thể tránh được việc là một phần của toàn bộ cuộc biểu diễn - chẳng hạn, khi đại diện của Tập đoàn đầu tư và phát triển Đức báo cáo với bà về dự án “đoàn xe caravan vì hòa bình cho phụ nữ” tại thành phố Kunduz. Mặt khác, bà cũng đang đại diện cho một chiến dịch an ninh chính trị lớn vốn cần phải được phối hợp ở nhiều cấp độ: với những người thực thi quyền lực tại Afghanistan (chính quyền, các bộ lạc, các thủ lĩnh địa phương), với công việc nội bộ của các liên minh quân sự vốn hoạt động tuân theo những khái niệm như đoàn kết và hỗ trợ lẫn nhau, và cuối cùng là với sự mong chờ của cử tri ở quê hương vốn không thật sự hiểu về cuộc chiến xa xôi này và không muốn nghe tin xấu.
Dẫu vậy, tin xấu vẫn ùa về nhanh và nhiều trong mùa xuân năm 2010, chỉ trong vòng vài tuần có bảy lính Đức bị chết khi đang thi hành nhiệm vụ. Ba binh sĩ đến từ Schleswig-Holstein thiệt mạng vào ngày thứ sáu Tuần Thánh: 18 đơn vị của họ tham gia một trận giao tranh nhỏ gần Kunduz. Merkel được báo tin khi bà đang đi nghỉ lễ Phục sinh. Bà rút ngắn kỳ nghỉ của mình và đến dự đám tang tại thị trấn Selsingen, ở đó bà trò chuyện cùng gia quyến của các nạn nhân - một trải nghiệm xúc động. Các gia đình muốn nghe một điều trên tất thảy từ nữ thủ tướng: rằng cái chết của con trai họ đã không vô ích, rằng nhiệm vụ của con trai họ là quan trọng đối với quốc gia. Nhiều thành viên gia đình nạn nhân cũng viết thư cho bà sau tang lễ. Một trường hợp làm bà xúc động một cách cá nhân: Jörg Ringel, sĩ quan cảnh sát từng là thành viên trong đội bảo vệ thân cận bà suốt nhiều năm đã bị giết trong một chuyến đi đến Kabul. Merkel vẫn giữ liên lạc với gia đình anh.
18 Thứ sáu Tuần Thánh hay Thứ sáu Tốt Lành là dịp lễ diễn ra vào ngày thứ sáu trước lễ Phục sinh của ngưởi Thiên Chúa giáo.
Một ngày sau tang lễ ở Selsingen, bà nêu rõ việc ghé thăm Bộ tư lệnh quân đội Đức (Bundeswehr) ở Postdam - nơi kiểm soát hoạt động của lực lượng Đức tại Afghanistan - là vấn đề quan trọng. Tướng Rainer Glatz cùng các sĩ quan miêu tả trận đánh một cách chi tiết, cho bà biết về số lượng lớn đạn dược được sử dụng. Các binh sĩ từ Afghanistan phát biểu ý kiến cá nhân trong một hội nghị qua video, và yêu cầu được nhận thêm nhiều hỗ trợ tinh thần từ Đức. Merkel xúc động thấy rõ trước lý lẽ của họ, và hỏi lại một câu đơn giản: bao nhiêu lính Taliban đã bị bắn trong vòng mười tiếng đồng hồ đó? Bối rối, vị tướng nhìn xuống sàn nhà. Không ai biết câu trả lời.
Một tuần sau, ngay sau khi Merkel đến San Francisco trong chặng cuối cùng của chuyến thăm Mỹ, thư ký riêng Beate Baumann của bà bị đánh thức lúc nửa đêm bởi một cuộc gọi từ Berlin: đã có thêm nhiều trận đánh hơn, nhiều người chết hơn, lần này bốn người tử vong. Merkel luôn mang theo quần áo màu đen trong những chuyến đi nước ngoài để bà có thể mặc phù hợp cho những dịp như vậy, còn văn phòng báo chí chính phủ thì luôn mang theo một màn hình xanh cuộn lại được để tạo ra phông nền trung tính cho ống kính mỗi khi bà trả lời phỏng vấn hoặc đưa ra phát biểu. Merkel tổ chức một cuộc họp báo trong sáng sớm hôm đó, và khởi hành về Đức buổi chiều cùng ngày.
Vào ngày 22 tháng 4 năm 2010, bà thực hiện bài phát biểu có lẽ là mạnh mẽ nhất của bà về Afghanistan khi công khai thừa nhận các binh sĩ và nhiệm vụ của họ. Bà nói về lòng can đảm của họ, việc giao chiến, chiến tranh và sự hèn nhát được quy cho các chính trị gia. “Chúng ta không thể yêu cầu binh lính của mình phải can đảm trong khi chính chúng ta thiếu lòng dũng cảm đấu tranh cho những quyết định của mình,” bà cảnh báo các nghị sĩ. Trước kia Merkel chưa từng nói về vấn đề chiến tranh bằng cảm xúc như thế. Bà sử dụng những lời lẽ của thượng sĩ Daniel Seibert, người đã tham gia vào một trận giao tranh chín tháng trước đó và được phỏng vấn rằng ông đã giết ai chưa. Câu trả lời của ông, được Merkel dẫn lại trước quốc hội Đức, là: “Có, tôi đã bắn đối phương của mình. Hoặc hắn, hoặc tôi.”
Điều này - tính chất nguyên thủy của chiến tranh - không xa lạ gì với Merkel. Bà có thể nhận diện tính chất của một sự đối đầu. Nữ thủ tướng đã suy ngẫm thấu đáo về hành vi giết người như một giải pháp cuối cùng. Bà cho người ta biết quan điểm của bà vào buổi sáng ngày 2 tháng 5 năm 2011, khi tin về cái chết của Osama bin Laden là tâm điểm chú ý của thế giới. Merkel xuất hiện trước máy quay, phát biểu tuyên bố, rồi trả lời ba câu hỏi. Một trong số đó là: “Thưa thủ tướng, nhiệm vụ thành công mà bà miêu tả rõ ràng là một vụ giết người có tính toán - có nhiều bằng chứng cho điều này. Liệu lực lượng phòng vệ Đức có ở vào vị thế để chống khủng bố theo cách như thế?” Merkel trả lời: “Tôi có mặt ở đây hôm nay, trước tiên và trên tất cả, để nói rằng tôi vui mừng khi nghe kế hoạch giết bin Laden đã thành công… Kết quả là tôi đã gửi thư đến tổng thống Mỹ để bày tỏ lòng kính trọng của tôi cho chiến dịch hành động thành công này, đó là điều tôi cảm thấy mình cần phải làm.” Bà đã không thể chuyển tải được nhu cầu nói rõ quan điểm của mình hơn thế.
Chiến tranh và hòa bình, nền tảng của não trạng tiết chế nước Đức hiện đại với mọi thứ liên quan đến quân sự, những kỳ vọng sâu sắc của những đối tác của nước Đức trong liên minh, sự khó khăn của việc đạt được cái nhìn tổng quan rõ ràng về thế giới hiện đại, tốc độ của những cơn phẫn nộ lương tâm trước bất công, bạo lực và độc tài - có lẽ cũng là hợp lý khi những quyết định về chính sách đối ngoại của Merkel có hậu quả nghiêm trọng nhất đến nay liên quan đến những vấn đề khó khăn này. Vào ngày 17 tháng 3 năm 2011, một ngày thứ năm, và các đồng sự thân cận nhất của bà đã tụ họp trong văn phòng của Beate Baumann để uống mừng sinh nhật cố vấn đối ngoại của Merkel, Christoph Heusgen. Song không ai cảm thấy muốn ăn mừng cả. Văn phòng của Baumann không được bày trí sang trọng. Vật trang trí duy nhất trong căn phòng là một bản đồ địa chính trị thế giới treo trên tường, và trông có vẻ hơi lạc lõng. Thế giới chính trị đó đã rẽ một bước ngoặt bất ngờ khác.
Vào đêm trước, tại trụ sở Liên hiệp quốc ở New York đã phát sinh một sự thay đổi tâm trạng đột ngột. Tổng thống Pháp đã đạt được mục đích tại Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc. Một vùng cấm bay đã được thiết lập trên bầu trời Libya, và tại đây sẽ có chiến tranh. Chính quyền Đức phải lựa chọn một chương trình hành động. Hội đồng Bảo an dự định bỏ phiếu vào tối hôm đó, và với tư cách một thành viên không thường trực, Đức sẽ phải tham gia vào cuộc bỏ phiếu. Nước Đức có đồng ý về một vùng cấm bay không? Và liệu nước Đức có sẵn sàng gửi quân tham gia vào một cuộc nội chiến tại Libya?
Tháng 3 năm 2011 hóa ra là một tháng tệ hại đối với Merkel. Khắp nơi, các sự kiện có vẻ đều leo thang, hết khủng hoảng này đến khủng hoảng khác. Trong tháng 2, chủ tịch Ngân hàng Trung ương Đức (Bundesbank), Axel Weber, tuyên bố ông sẽ thôi việc - rõ ràng ông không tin tưởng Ngân hàng Trung ương châu Âu đối với cuộc khủng hoảng của khu vực đồng euro, cho dù ông không bao giờ giải thích tường tận lý do thôi việc của mình. Vào ngày 1 tháng 3, cả nước Đức nín thở khi Bộ trưởng Quốc phòng Karl-Theodor zu Guttenberg chấp nhận hậu quả của vụ tai tiếng đạo văn và tuyên bố rút lui khỏi chính trị. Vào cuối tháng 2, cuộc bầu cử tại Hamburg mang lại sự hình dung trước những vấn đề mà đảng CDU, và đặc biệt là FDP, có thể sẽ đối mặt trước kết quả kiểm phiếu. Những cuộc bầu cử cấp vùng tiếp theo - vốn bao gồm - thành lũy của đảng CDU tại Hesse và Baden-Württemberg - diễn ra vào ngày 20 và 27 tháng 3. Còn xuất hiện sự thất vọng ngày một tăng của đối tác liên minh Guido Westerwelle, thủ lĩnh FDP và là Bộ trưởng Ngoại giao.
Rồi liên tiếp những cú giáng nặng đòn hơn lũ lượt kéo đến: vào 14 giờ 47 phút ngày 11 tháng 3 trận sóng thần Nhật Bản, kéo theo thảm họa hạt nhân Fukushima. Trong một hội nghị thượng đỉnh ở Brussels, bằng chiếc iPad của mình Merkel chứng kiến những vụ nổ khí hydro kinh khủng. Là người tin vào sức mạnh của hình ảnh, bà biết đây là một khoảnh khắc mang tính phán xét khác: đây là thảm họa làm mọi thứ đảo lộn. “Mãi đến gần đây,” bà nói trong một cuộc phỏng vấn, “tôi mới nghĩ sự nguy hiểm (của sự kiện) là nằm ngoài mọi thứ tôi từng thấy trong đời mình.” Ba ngày sau thảm họa, bà hoãn việc kéo dài thời hạn hoạt động của các nhà máy nguyên tử Đức và đi ngược một cách ngoạn mục chính sách năng lượng của chính bà - một hành động xem thường ngành năng lượng lẫn chính phủ liên minh.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Angola Merkel Thế Giới Của Vị Nữ Thủ Tướng - Stefan Korn

Postby bevanng » 14 Apr 2017

Trong khi đó, cuộc khủng hoảng ở Libya đang leo thang. Từ giữa tháng 2, phe nổi dậy ngày càng kiểm soát được thêm nhiều phần của nước này. Vào đầu tháng 3, chính phủ bắt đầu phản công, từ từ giành lại được vài phần của nước này. Thành phố Misrata và khu ngoại ô Benghazi thành trì của phe nổi dậy ở miền đông Libya nhanh chóng bị quân đội chính phủ pháo kích. Gaddafi thông báo rằng ông sẽ chiến đấu “từ căn nhà này đến căn nhà khác” và “sẽ không thể hiện lòng khoan dung.” Tổng thống Pháp từ lâu đã luôn đề xuất ủng hộ một sự can thiệp của phương Tây vào Libya. Nicolas Sarkozy đang chịu áp lực: ông đã tạo ra hình ảnh xấu trong những tuần đầu tiên của Mùa xuân Ảrập. Sự thân cận của ông với cựu lãnh tụ Tunisia là một vấn đề. Ông từng tiếp đón Gaddafi ở Paris. Nhà lãnh đạo lập dị đến Paris cùng toàn bộ quan chức chính phủ, cắm trại đối diện Điện Élysée trong một căn lều Bedouin với các nữ vệ sĩ. Khi đó, Sarkozy trấn an đồng bào của ông rằng nhà độc tài này là sự đảm bảo cho ổn định và các mối quan hệ kinh tế thịnh vượng. Dầu mỏ của Libya cũng đầy sức hấp dẫn. Giờ đây, vị hàng xóm bên kia Địa Trung Hải của Sarkozy đang tàn sát chính đồng bào mình.
Merkel không hào hứng với sự hăm hở của Sarkozy trong việc can thiệp vào Libya, và xem đây như một sự đánh lạc hướng. Đây là lý do quan trọng nhất khiến bà không bỏ phiếu thuận cho đề xuất này. Bà không muốn bị lôi kéo vào một cuộc chiến tranh mà - theo ý bà - vị tổng thống Pháp chỉ muốn có để phục vụ các mục đích chính trị trong nước. Sarkozy đang có ý định viết lại lịch sử - và đó là lời kết án dành cho bà. Không như ông, bà luôn tránh xa Gaddafi, và chưa từng gặp gỡ ông này ngoại trừ bên lề những cuộc nhóm họp quốc tế lớn. Bà cũng nhìn phong trào nổi dậy ở Libya và phần còn lại của thế giới Ảrập bằng sự hoài nghi. Bà bác bỏ bất cứ sự so sánh nào giữa nó và phong trào tự do ở Đông Âu vào năm 1989 - dù Guido Westerwelle đã thực hiện lối nói so sánh này. Bà cho rằng dòng chảy chính trị tại những quốc gia đó không biểu lộ rõ ràng cho một tư cách nhà nước khả dĩ của họ trong tương lai.
Dẫu vậy, nữ thủ tướng còn có một nỗi lo khác về việc can thiệp quân sự. Trải nghiệm ở Iraq đã để lại một ấn tượng sâu sắc nơi bà. Bà đã gắn hy vọng của mình vào khả năng của nước Mỹ trong việc định hướng lộ trình sự kiện và đem lại hòa bình. Nên nỗi thất vọng của bà càng trở nên lớn hơn khi phong trào kháng chiến ở Iraq tăng lên. Về cơ bản, Hoa Kỳ đã thất bại, và sớm phải rút quân. Merkel lo lắng về khả năng hoàn thành mục tiêu của Mỹ, và sợ rằng ảnh hưởng của Washington sẽ bị tổn hại, từ đó làm suy yếu toàn khối phương Tây trong cuộc chiến giữa hai hệ thống. Xuất khẩu dân chủ không phải việc dễ dàng, nhưng kinh nghiệm của Merkel cho bà sự tự tin vào khả năng của nước Mỹ trong việc mang những giá trị và thể chế của họ đến các quốc gia khác. Bà lo ngại mọi chuyện sẽ không thành tại Libya. Còn Washington không thể có thêm một Iraq nữa - một cuộc chiến có hậu quả tàn khốc. Cuộc can thiệp tiếp theo phải có tác dụng và đưa đến một cảnh tượng tốt đẹp hơn cuộc can thiệp có trước đó, nếu không uy tín của toàn khối phương Tây sẽ lâm nguy.
Cuối cùng, Merkel còn có một lý do thuộc về chính trị trong nước. Nếu Đức bỏ phiếu thông qua can thiệp quân sự, thì theo quan điểm của bà, Đức sẽ phải tham gia. Bà nói với các đồng sự rằng việc đồng ý một chiến dịch rồi lại không gửi quân là không trung thực. Vài ngày trước cuộc bỏ phiếu, điều này được thảo luận đi thảo luận lại. Merkel được cho biết rằng nước Đức sẽ tham gia một cách tượng trưng - có lẽ là nhóm chuyên gia Đức trên những máy bay do thám AWACS. Hoặc Đức có thể ủng hộ một đợt cấm vận đường biển hay cung cấp tài chính. Merkel cùng Bộ trưởng Quốc phòng, Thomas de Maiziere, không thích giải pháp nửa vời này. Theo cách phân tích tình huống của bà, một cuộc can thiệp toàn diện sẽ là quá sức đối với quân đội Đức (Bundeswehr). Những chiến dịch ở Afghanistan, vùng Balkan, ngoài khơi Lebanon và Somalia đã kéo căng quân đội Đức đến mức giới hạn.
Tuy nhiên, chính phủ Đức bị làm cho ngạc nhiên vào sáng thứ năm 17 tháng 3 năm 2011, vì họ tin rằng tổng thống Mỹ sẽ từ chối tham chiến, và cả Pháp lẫn Anh đều không thể tham chiến mà thiếu Mỹ. Vào sáng ngày thứ tư, de Maiziere trở về sau chuyến thăm ra mắt Washington với tư cách Bộ trưởng Ngoại giao - mang theo một thông điệp đơn giản từ Lầu Năm Góc: nước Mỹ cũng không muốn chiến tranh, đặc biệt vì mọi vị tướng Mỹ đều chống lại điều đó. Tuy nhiên, cũng trong ngày thứ tư đó, hoàn cảnh của phe nổi dậy tại Benghazi trở nên ngày càng vô vọng, còn ở Washington, phe ủng hộ can thiệp vận động Ngoại trưởng Hillary Clinton và đại sứ Liên hiệp quốc Susan Rice thuyết phục tổng thống thay đổi ý định của mình. Barack Obama không gọi điện thoại thông báo cho Merkel, một hành vi làm mất thể diện. Nhưng nữ thủ tướng cũng không gọi cho Washington. Giữa chính phủ hai nước có một sự im lặng về mặt truyền tin. Phải đến ba tháng sau Merkel và Obama mới có thể có cuộc trò chuyện về đề tài đó. Vào buổi tối trước chuyến thăm nhà nước của bà đến Washington, nữ thủ tướng dùng bữa tối với tổng thống Mỹ trong một nhà hàng nhỏ và bảo ông - có lẽ bằng ngôn từ khá thẳng thắn - rằng giữa hai người không nên có bất cứ sự vi phạm tín nhiệm nào nữa.
Vậy nên Merkel chỉ biết về cú “thay lòng đổi dạ” này một cách gián tiếp, thông qua đại sứ Đức tại Liên hiệp quốc, Peter Wittig. Wittig, một trong những nhà ngoại giao Đức giàu kinh nghiệm nhất, đã sử dụng ghế không thường trực của Đức tại Hội đồng Bảo an, vốn có thời hạn hai năm, để cải thiện hình ảnh nước này trước Liên hiệp quốc. Vào thứ năm, ông yêu cầu được hướng dẫn: ông nên bỏ phiếu thuận, phiếu chống hay phiếu trắng đối với vùng cấm bay vào tối hôm đó? Một thảm họa nhân đạo đang dần hiện rõ - thật không thể tưởng tượng được phản ứng của thế giới sẽ ra sao trước một lá phiếu trắng hay một lá phiếu chống của Đức.
Hơn nữa, Đức không thể chống đối những đồng minh quan trọng nhất của mình. Việc đứng ở vị trí khác so với Pháp và Mỹ sẽ phá vỡ hai nguyên tắc mà Merkel đặc biệt xem trọng: không bao giờ hành động chống lại Hoa Kỳ và không bao giờ đóng góp vào sự chia rẽ ở châu Âu. Nếu Đức bỏ phiếu chống hoặc phiếu trắng, họ sẽ đứng cùng phe với Trung Quốc và Nga, những nước luôn có vấn đề về nhân quyền và tự do. Hai nước này bác bỏ chính sách can thiệp của phương Tây, nhưng vì một lý do khác: họ sợ việc này sẽ tạo ra tiền lệ. Can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác trên danh nghĩa nhân đạo, điều này cũng có thể xảy đến với họ.
Quyết định về lá phiếu của Đức được thực hiện bên trong văn phòng của nữ thủ tướng, bao gồm nữ thủ tướng, Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng. Các cố vấn chính phủ: Christoph Heusen bên phía Merkel, Bộ trưởng quốc vụ khanh Emily Haber của Westerwelle - đã đồng ý phiếu thuận. Giờ đây Westerwelle, de Maiziere và Merkel đứng cùng phe với nhau. Trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Anh, Westerwelle nói rõ rằng họ phải để ngỏ đàm phán với Liên đoàn Ảrập và thực hiện các kế hoạch thuyết phục Gaddafi rời Libya và đi lưu vong ở nước ngoài.
Westerwelle luôn miễn cưỡng ủng hộ can thiệp quân sự. Trong những ngày đầu tiên của chính phủ liên minh, cả hai đảng đã tranh cãi một thời gian dài về sự tiếp diễn của chế độ ủy trị của Liên hiệp quốc tại Lebanon. Vị ngoại trưởng tự xem mình có vị trí “sẵn có từ lâu” đối với quân đội, và thích dẫn lời của nhân vật cha đẻ về chính sách đối ngoại nổi tiếng của đảng FDP, Hans-Dietrich Genscher: “Tôi sẽ rất vui cho bất cứ ai đang tìm kiếm một cuộc phiêu lưu số điện thoại của quân đội Lê Dương (Legion) Pháp.”
Sau cuộc gặp giữa ba vị bộ trưởng, chỉ thị được gửi đến New York để đại sứ Đức bỏ phiếu trắng. Merkel đã cân nhắc các lựa chọn của bà. Điều khiến bà lo lắng nhất là khả năng về một chiến dịch không thành công với những hậu quả không lường được. Viễn cảnh về những hệ quả trong nước của một quyết định nghiêng về chiến tranh cũng không mấy hấp dẫn, đặc biệt trong cuộc chạy đua đến những cuộc bầu cử cấp vùng. Tình hình rõ ràng đang dẫn đến một mâu thuẫn lớn với đối tác liên minh của đảng CDU là đảng FDP và trong vai trò của Guido Westerwelle với tư cách chủ tịch. Ông đã bị tổn hại thanh danh nặng nề và chống lại mạnh mẽ việc gửi quân Đức.
Dẫu vậy, đối với đối tác của chính phủ Đức trong khối đồng minh, giới truyền thông và ngay cả phe đối lập, chính phủ Đức xuất hiện dưới một diện mạo rất khác biệt: dù quân của Gaddafi đang rầm rộ tiến vào Benghazi, Đức vẫn từ chối bỏ phiếu cho một cuộc can thiệp nhân đạo - và đặt mình ngang hàng với Trung Quốc và Nga.
Không ai trong ban lãnh đạo chính phủ liên minh ngờ được điều xảy ra sau đó. Phản ứng với lá phiếu của Đức là rất tệ. Ngoài nước lẫn trong nước, Merkel và Westerwelle bị vùi dập: một đợt sóng cồn giận dữ dấy lên trong khắp chính phủ. Trong nước, hoàn cảnh đầy hỗn loạn: đảng Xanh và các phần tử trong đảng SPD dẫn đầu dàn đồng ca chỉ trích. Đức bị cáo buộc thiếu đoàn kết và theo chủ nghĩa biệt lập. Merkel, từng một thời chỉ trích mãnh liệt Schröder, giờ đang lặp lại những gì ông từng làm hồi năm 2003. Buổi họp Hội đồng NATO trở nên náo động khi, sau những phát biểu của tổng thư ký Anders Fogh Rasmussen, phái đoàn Đức bỏ ra ngoài trong giận dữ. Khối đồng minh gặp khủng hoảng. Đức bị cô lập và cảm nhận sự cay đắng đến từ mọi hướng. Giới chiến lược gia phương Tây gần như muốn nổ tung khi tìm cách phân tích tầm quan trọng và những hệ quả thích hợp của việc bỏ phiếu trắng. Chính phủ Đức nghĩ họ đang đi đâu? Merkel và Westerwelle hành động do lo ngại những cuộc bầu cử vùng, nói cách khác: đó không là gì khác ngoài bước đi được tính toán cẩn thận dựa trên chính trị trong nước? Merkel đã bao giờ bị hăm dọa bằng lời đe dọa chia rẽ trong chính phủ liên minh chưa? Với những khẩu hiệu hòa bình của mình, Westerwelle luôn bị cáo buộc là người theo chủ nghĩa dân túy. “Cối xay” tin đồn trở nên quá tải.
Vào thứ sáu, khi quốc hội Đức thảo luận xong tình hình sau một tuyên bố chính thức của ngoại trưởng, một tin đồn khiến những suy đoán ngày càng dày đặc. Người ta đồn rằng Westerwelle đã muốn bỏ phiếu chống, song nữ thủ tướng đã thuyết phục ông kiềm chế bản thân bằng lá phiếu trắng - một hình thức thỏa hiệp. Văn phòng ngoại giao đổ lỗi cho văn phòng thủ tướng vì tin đồn này, còn văn phòng thủ tướng thì kịch liệt phủ nhận. Song vị ngoại trưởng sục sôi giận dữ. Ông cảm thấy Merkel đã qua mặt và khiến ông trở nên ngớ ngẩn. Trong mắt ông, nữ thủ tướng đã trốn tránh cuộc bỏ phiếu và giờ muốn thoát khỏi hậu quả bằng cách thí ông, để mặc ông bảo vệ quyết định bỏ phiếu trắng trước công luận. Trong đó, Westerwelle đã bảo lá phiếu trắng - đầu tiên bằng một tuyên bố trước quốc hội Đức, rồi trong một loạt cuộc phỏng vấn và bài báo - chỉ khiến mọi chuyện tệ hơn.
Chính phát ngôn của Westerwelle đã dọn đường cho một loạt tranh cãi trong đó vị bộ trưởng ngoại giao lao mình vào một cơn điên của sự tự biện hộ. ông liên tục nhấn mạnh quan điểm rằng Đức không đơn độc trong việc bỏ phiếu trắng. Brazil và Ấn Độ - cũng như Trung Quốc và Nga - cũng hoài nghi tương tự. Westerwelle còn nói về “những đối tác chiến lược”. Trong số các đồng minh của Đức, tuyên bố này gây ra sự ngạc nhiên. Westerwelle đang cố viết lại chính sách đồng minh? Vị bộ trưởng ngoại giao Đức đang tìm kiếm sự ủng hộ của các quốc gia đang phát triển? Westerwelle tiếp tục cô lập bản thân ngày càng xa bằng cách lặp đi lặp lại mỗi khi có dịp rằng hành động quân sự là vội vã và phản tác dụng. Ngược lại, Merkel nói rất ít. Bà chỉ tổ chức hai cuộc họp báo, trong đó bà tìm cách đạt được một sự hòa giải bằng cách chúc các đồng minh của Đức thành công và nhấn mạnh tính đoàn kết của khối đồng minh.
Libya để lại những vết sẹo đau đớn và hằn sâu. Cho đến bây giờ, rạn nứt giữa Westerwelle và Merkel vẫn chưa lành. Westerwelle thoải mái với bản thân và quyết định của mình, và không như Merkel, giờ đây ông xem việc chán ghét can thiệp quân sự gần như là vấn đề niềm tin. Merkel thì thay đổi liên tục. Theo những người bạn, tùy tâm trạng mà Merkel hoặc sẽ bảo vệ, hoặc sẽ nghiền ngẫm về lá phiếu trắng của Đức. Bà sẽ thích hơn nếu không phải nghĩ đi nghĩ lại về nó. Sau rốt, liệu cái giá phải trả có quá cao? Bà sẽ không bao giờ thú nhận tới mức ấy trước công chúng, song có thể đó là quyết định tồi tệ nhất bà từng thực hiện trong chính sách ngoại giao trong suốt thời gian làm thủ tướng Đức.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Angola Merkel Thế Giới Của Vị Nữ Thủ Tướng - Stefan Korn

Postby bevanng » 15 Apr 2017

Ánh sáng phục quốc
Sự mê hoặc của Israel


Trên tất cả, chính sách ngoại giao của Angela Merkel rất linh hoạt, được kiểm soát và tính toán cẩn thận. Nếu có khả năng đạt được một kết quả tích cực, bà sẽ luôn dành chỗ cho sự thỏa hiệp. Nhưng có một ngoại lệ: Israel. Mối quan hệ giữa Merkel và Israel hoàn toàn là một mối quan hệ giàu cảm xúc. Hiếm khi nào nữ thủ tướng tỏ ra đầy đam mê và toàn tâm toàn ý như với vấn đề Nhà nước Israel và người Do Thái. Israel tạo ra nền tảng cho trục đối ngoại của bà - có tầm quan trọng sánh ngang Liên minh châu Âu và Mỹ. Merkel giữ vững niềm tin sâu sắc rằng Israel là một phần cho lý do tồn tại của Đức với tư cách một nhà nước. Đây là chủ đề của nhiều cuộc tranh luận gay gắt, và dẫu thế những cuộc tranh luận này không khiến Merkel lay chuyển. Bà đã hình thành một mối liên hệ sâu sắc cùng Israel và người Do Thái. Hiểu biết của bà về lịch sử Đức, và từ đó là ngữ cảnh lịch sử của hướng đi được thực hiện dưới chính sách của bà trên cương vị thủ tướng, là không thể tách rời với Shoah - cuộc thảm sát người Do Thái bởi người Đức. Do vậy, chính sách của bà đối với Israel, lòng tôn kính và ủng hộ của bà dành cho cách sống của người Do Thái và sự diễn dịch lịch sử của dân tộc này là một ưu tiên lớn. Merkel không bao giờ nước đôi với chủ đề này: bà yêu Israel, và trong sự tham gia về mặt lịch sử của Đức đối với nước này, bà nhìn thấy một nghĩa vụ quốc gia vượt xa khỏi mọi điều từng được hoạch định bởi các vị tiền nhiệm của bà.
Không rõ sự thân tình với Israel như thế đến từ đâu. Ngay cả những người gần gũi nhất với bà, và đã chứng kiến bà trong những khoảnh khắc quyết định trong chính sách đối ngoại cũng không thể đưa ra câu trả lời. Merkel đã thiết lập những mối quan hệ gần gũi với nhiều đại diện Do Thái tại Đức và giữ liên lạc với các phe nhóm quan trọng trong nền chính trị Israel. Bà có mối quan hệ đặc biệt tốt với cựu Thủ tướng Israel Ehud Olmert.
Những tư vấn thân cận với bà đóng vai trò như bảng điều khiển âm thanh trước những vấn đề về Israel: Beate Baumann có niềm quan tâm đặc biệt đến lịch sử quan hệ với Israel và tầm quan trọng của cuộc thảm sát người Do Thái (Holocaust). Christoph Heusgen duy trì những đầu mối chiến lược, đặc biệt khi Merkel đóng vai trò người hòa giải trong những tiến trình hòa bình. Cựu quốc vụ khanh Hildegard Müller và người tiền nhiệm Eckart von Klaeden chịu trách nhiệm giữ liên lạc xã hội với cộng đồng Do Thái. Suốt nhiều năm - theo yêu cầu của Merkel - Müller làm chủ tịch nhóm nghị sĩ Đức-Israel và sở hữu mạng lưới liên lạc đồ sộ tại Israel. Cuối cùng là Shimon Stein, vị đại sứ Israel tại Đức từ năm 2001 đến 2007. Merkel phát triển một tình bạn cá nhân với ông và duy trì mãi đến sau nhiệm kỳ đại sứ của ông - Stein được tiếp cận bà ở mức độ mà chỉ hai hoặc ba vị đại sứ khác có được. Ông sở hữu những tính cách cho phép một mối quan hệ như thế diễn ra tốt đẹp: ông nhiệt tâm và nóng nảy, thích tranh cãi, biết giữ mồm giữ miệng và thích opera - đây luôn là lợi thế trong việc quen biết Merkel và đặc biệt là chồng bà.
Lý do giải thích cho cảm xúc sâu nặng của Merkel dành cho Israel và người Do Thái không chỉ nằm trong quá khứ cá nhân bà. Trong nhiều buổi phỏng vấn, bà từng nói rằng khi còn đi học, bà và cả lớp thường đến nơi từng là trại tập trung nằm ở Ravensbrück, cách Templin 30 kilômét. Những chuyến thăm này nằm trong chương trình giảng dạy của các trường học Đông Đức. Ravensbrück vốn được xây dựng là trại tập trung dành cho phụ nữ, về sau đàn ông và cả thanh niên cũng được đưa vào đây. Phát xít Đức giam giữ tại đây 150 ngàn tù nhân, sử dụng họ làm lao động khổ sai trước khi tống họ đến các trại tử thần. Không rõ đã có tổng cộng bao nhiêu người chết ở Ravensbrück. Đến cuối cuộc chiến, một phòng hơi ngạt đã được xây tại trại này và khoảng 6 ngàn tù nhân đã bị giết.
Merkel nhớ lại rằng dưới hệ thống giáo dục Đông Đức, người ta dành sự chú trọng cho mọi nạn nhân thuộc phe Cộng sản hoặc Dân chủ xã hội trong trại này. Theo phiên bản lịch sử của Đông Đức, nước này chỉ đóng một vai trò nhỏ trong sự hành hạ người Do Thái. Trên thực tế, tính hợp pháp của nhà nước Đông Đức được dựa trên việc tự cách ly với những người thuộc phe Quốc xã. “Tôi sống 30 năm đầu của đời mình trong một phần của nước Đức - nước Cộng hòa Dân chủ Đức - xem chủ nghĩa quốc xã đơn thuần là vấn đề của Tây Đức,” bà giải thích trong bài phát biểu lịch sử trước quốc hội Israel. Đông Đức luôn xem họ là đối nghịch của nước Đức phát xít: quốc gia này đặt hình ảnh lịch sử của mình dựa trên cuộc kháng chiến của phe Cộng sản và Xã hội chủ nghĩa - và có lẽ cả phe Dân chủ xã hội. Việc thừa nhận sự tồn tại cuộc diệt chủng người Do Thái đồng nghĩa với việc phải san sẻ trách nhiệm về sự kiện này. Khi đó, Đông Đức sẽ phải mang vác gánh nặng lịch sử của riêng nó.
Merkel nhớ lại rằng hễ có học sinh ở trường hỏi về những gì xảy ra cho người Do Thái tại Ravensbrück, chúng đều được giải đáp, nhưng phải lên tiếng hỏi. Tuy nhiên, ở nhà, gia đình Kasners nói nhiều về chủ nghĩa quốc xã và cuộc thảm sát người Do Thái. Nên có thể cho rằng hiểu biết về lịch sử của Merkel được dựa trên những cuộc thảo luận với cha mẹ bà, và những nội dung trên truyền thông phương Tây. Bài phát biểu của tổng thống Tây Đức Richard von Weizsäcker vào ngày 8 tháng 5 năm 1985, đánh dấu 40 năm kỷ niệm kết thúc chiến tranh, để lại ấn tượng mạnh mẽ nơi bà. Thông qua những đầu mối của bố trong nhà thờ, bà kiếm được một bản sao bài phát biểu ấy và mang đến chỗ làm tại viện khoa học, ở đây nó được chuyền tay nhau và thảo luận. “Đó là một bài diễn văn ấn tượng,” sau này bà nhận xét - mặc dù không phải vì von Weizsäcker giới thiệu ngày 8 tháng 5 với người dân Tây Đức như ngày Giải phóng. Ở Đông Đức người ta đã quen thuộc với cụm từ này từ lâu, quân Xô viết chỉ định ngày 8 tháng 5 là ngày Giải phóng, còn ngày 9 tháng 5 là ngày Chiến thắng của Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Lý do chính khiến Weizsäcker để lại ấn tượng sâu sắc đến thế đối với người dân Đông Đức là vì ông nói rằng lịch sử của nước Đức là không thể bị chia năm xẻ bảy. “Người Đức chúng ta là một dân tộc và một quốc gia. Chúng ta cảm nhận rằng chúng ta thuộc về nhau, vì chúng ta đã sống qua cùng một quá khứ” - đây là những nhận xét đọng lại trong tâm trí Merkel. Nhưng có chung lịch sử đồng nghĩa với chia sẻ trách nhiệm cho những gì mà phe Quốc xã đã làm.
Thái độ của người Đông Đức với lịch sử của nước này và với nhà nước Israel từng khiến Merkel phẫn nộ. Là nhà khoa học, bà luôn nói rằng bà không thể trích dẫn các nguồn Israel trong phạm vi chủ đề nghiên cứu, vì Đông Đức không xem Israel là một nhà nước và không có quan hệ chính thức với quốc gia này. Dẫu vậy, những bài nghiên cứu quan trọng vẫn được in tại Viện Weizmann gần Tel Aviv. Merkel cho biết bà từng viết cho các nhà khoa học ở Mỹ để nhờ họ cố gắng thu gom vật liệu từ Israel theo đường vòng. Tuy nhiên mỗi điều này thì chưa đủ để giải thích cho tình cảm bà dành cho Israel. Vậy nên, liệu có phải bà đang tìm cách khắc phục cho điều mà bà cho là lỗi lầm của Đông Đức đối với người Do Thái? Đây có thể là một trong nhiều yếu tố, dù không phải yếu tố quyết định. Merkel không có mối liên hệ nào với Israel lúc còn trẻ, không có bất cứ cuộc trò chuyện nào với người Israel đồng lứa trong những chuyến thăm diện trao đổi, và cũng chưa từng nghĩ về bản thân bà cũng như vai trò riêng của bà theo cách mà mọi chính trị gia Tây Đức hậu chiến từng có lúc trẻ khi tham dự những buổi họp Đức-Israel. Merkel không có những trải nghiệm này mãi đến khi bà trở thành một bộ trưởng chính phủ. Nên chúng ta đành cho rằng có những yếu tố khác đóng vai trò trong đó: tôn giáo, và đặc biệt là hiểu biết của bà về lịch sử.
Năm 1991, khi Merkel trở thành Bộ trưởng Bộ Phụ nữ và Thanh niên, một trong những chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của bà là đến Israel. Câu chuyện về chuyến thăm này vẫn thường được bà nhắc lại bằng giọng hài lòng. Merkel bay đến Tel Aviv cùng Bộ trưởng Bộ Nghiên cứu và công nghệ Heinz Riesenhuber. Riesenhuber là một nhân vật nặng ký trong nội các của Helmut Kolh, và ông nhận được sự chào đón nồng hậu tương xứng bởi người đồng cấp và giới truyền thông Israel - trong khi vị bộ trưởng trẻ từ miền Đông bỗng thấy bà bị chìm xuống phía sau. Đại sứ Đức Otto von der Gablentz, từng là cố vấn đối ngoại của Thủ tướng Helmut Schmidt 19 và là một nhà ngoại giao lỗi lạc, dành mọi chú ý của ông cho Riesenhuber. Ông không chú ý đến vị bộ trưởng trẻ tuổi từ miền Đông đang chảy những giọt lệ giận dữ - một nhược điểm Merkel thường bộc lộ vào đầu sự nghiệp chính trị của bà. Bằng nỗ lực lớn, bà đã kiểm soát được mình. Những phóng viên có mặt tỏ ra thông cảm với người phụ nữ trẻ tuổi đến từ Đông Đức cũ, quốc gia được dung thứ nhờ đóng vai trò tiểu quốc trong cuộc chơi lớn chính trị. Nhưng khi không bị tác động bởi người khác, Merkel sắp xếp được cuộc gặp với Ngoại trưởng Israel David Levy, và vị thế của bà tăng nhanh chóng trong mắt ngài đại sứ - bỗng dưng ông nôn nóng được trông thấy ở cạnh bà.
19 (1918-2015), thủ tướng Đức từ năm 1974 đến 1982.
Sau này Merkel nhớ lại một chương khác trong chuyến thăm đó. Tại tu viện Tabgha bên bờ biển hồ Galilee, bà ghé thăm các tu sĩ Đức tại một nhà tu kết nối với nhà thờ Dormitio trên núi Zion tại Jerusalem. Tại Đại hội Công giáo Hamburg 1995, bà đã phát biểu công khai về niềm tin của mình, và nhắc đến chuyến thăm Tabgha trong số những chuyện khác. Một tu sĩ dẫn bà dạo quanh tu viện và chỉ một địa điểm được cho là nơi xảy ra câu chuyện cổ mầu nhiệm về cá và bánh mì. “Thế là chúng tôi đứng trên cảnh đồi núi đó và nhìn về vùng đồng bằng màu mỡ nơi có biển hồ Galilee, và vị tu sĩ nói với chúng tôi: “Đây là nơi Jesus bước xuống từ ngọn núi, rồi ngài đứng đây, cạnh hồ; và nếu các bạn đi dọc đến vịnh tiếp theo, đó là nơi ngài gặp Peter người ngư phủ, và nếu các bạn đi xa hơn chút nữa các bạn sẽ có mặt giữa nơi ngài cho năm ngàn người ăn, rồi ngài băng ngang từ đây, rồi cơn bão ập đến xuống hồ.”
Merkel rõ ràng bị ấn tượng bởi niềm tin sâu sắc của người đàn ông. “Vị tu sĩ đó có một nguồn sức mạnh hiện rõ trong lời nói. Tôi hơi ghen tị với ông ấy.” Merkel hiểu rõ cuốn Kinh Thánh của bà, như bà thường xuyên thể hiện mỗi khi làm việc với các văn bản tại các hội nghị Công giáo, và bà phân biệt được bản dịch của Luther và “bản dịch thống nhất” hiện đại. Một người phụ nữ lớn lên gần gũi với hai bản Cựu và Tân Ước bên trong ngôi nhà mục sư của cha mình đã kinh ngạc khi tận mắt nhìn thấy cảnh tượng của những “câu chuyện Kinh Thánh” thời thơ ấu.
Không như vị tiền nhiệm Helmut Kohl, Angela Merkel không phải mẫu chính trị gia chìm đắm trong những bài học lịch sử. Khi Kohl nói về tầm quan trọng của châu Âu, ông muốn nói về chiến tranh và hòa bình. Giữa trái tim châu Âu của Merkel là toàn cầu hóa và những hiểm họa của tương lai. Merkel là thủ tướng Đức đầu tiên sinh ra sau khi Thế chiến II kết thúc - năm 1954, mười năm sau Gerhard Schröder, vốn từng là đứa trẻ trong suốt cuộc chiến. Nếu bà là hiện thân của lịch sử Đức theo cách nào chăng nữa, thì đó luôn là thời kỳ Đông Đức và thống nhất: bà là nhân chứng của một nước Đức bị chia cắt. Bà luôn vui vẻ nhận mọi lời mời đến những sự kiện giúp đẩy mạnh hiểu biết lịch sử về Đông Đức và giúp người ta chấp nhận quá khứ của nó. Ngoài chuyện này ra, bà luôn hạn chế sử dụng những tham khảo và ký ức mang tính lịch sử. Song có một ngoại lệ: sự tiêu diệt có hệ thống người Do Thái ở châu Âu bởi Đảng Quốc xã Đức.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Angola Merkel Thế Giới Của Vị Nữ Thủ Tướng - Stefan Korn

Postby bevanng » 15 Apr 2017

Merkel không thích dùng từ “Holocaust.” Bà dùng từ “Shoah”, theo cách gọi của người Israel, và từ này ngày càng được chấp nhận tại Đức. Việc lựa chọn từ ngữ không phải là không quan trọng. Các công trình nghiên cứu lịch sử có xu hướng tập trung vào cách người Do Thái xem họ là nạn nhân và sự phân biệt giữa những người bị giết hại và những người sinh ra sau đó. Những nghiên cứu Holocaust luôn đối mặt với vấn đề tìm kiếm từ ngữ tương xứng để miêu tả bản chất có một không hai của những gì đã xảy ra mà không vướng định kiến. “Holocaust”, một thuật ngữ cổ xưa chỉ một con thú bị đốt thành tro để cúng tế là một từ gây chia rẽ. Nó thường bị gắn với - đặc biệt tại Đức và những nước nói tiếng Anh - những chương trình truyền hình Mỹ chiếu vào năm 1978 cũng như cuộc tranh cãi về một bảo tàng được xây dựng tại Washington cùng thời gian để tưởng nhớ những nạn nhân Do Thái bị giết hại. Song chính xác rằng vì ý nghĩa liên quan đến lễ vật bị thiêu mà từ này bị chối bỏ tại Israel. Người Do Thái ở châu Âu bị giết không phải để dâng cúng cho Chúa, và việc tàn sát họ không phải một lễ nghi tôn giáo. Đó là hành động của một chế độ độc tài khát máu. Kết quả là (đặc biệt tại Israel) từ được người ta chấp nhận là Shoah - tiếng Hebrew nghĩa là “tai ương to lớn” hay “thảm họa”. Merkel đã tiếp nhận thuật ngữ tiếng Hebrew này, một điều cho thấy bà gần gũi tới đâu đối với cách hiểu của người Do Thái dành cho sự kiện kinh hoàng độc nhất vô nhị đó.
Merkel đến Israel bốn lần trong bảy năm đầu tiên làm thủ tướng. Bà đã đọc nhiều diễn văn chính sách quan trọng trước quốc hội Israel (Knesset) và được trao bằng tiến sĩ danh dự từ Đại học Hebrew. Ở Đức, cộng đồng Do Thái đã trao tặng bà rất nhiều giải thưởng, bao gồm giải Leo Baeck lừng danh. Năm 2009, lúc cao điểm của cuộc khủng hoảng tài chính, bà đọc bài diễn văn tưởng niệm 70 năm sự kiện Kristallnacht. 20 Bà luôn xem những bài diễn văn như thế rất nghiêm túc bằng cách biên soạn mật thiết cùng những đồng nghiệp, những người mang đến cho bà các bản nháp đầu tiên. Bà thường tự tay biên soạn hoặc thực hiện nhiều sửa đổi trong phần văn bản. Và những diễn văn của bà không bao giờ quên nhắc rằng, vì Shoah mà nước Đức chịu trách nhiệm với Israel. “Theo một nghĩa rất đặc biệt, Đức và Israel đang và sẽ luôn liên kết cùng nhau bởi ký ức về Shoah,” bà nói trước quốc hội Israel.
20 Sự kiện Kristallnacht (Đêm kính vỡ) là thuật ngữ chỉ sự bắt đầu của làn sóng tấn công bạo lực vào cộng đồng người Do Thái trên khắp nước Đức và Áo từ ngày 9 tháng 11 năm 1938 và chỉ kết thúc khi chế độ Quốc xã sụp đổ vào năm 1945. (ND)
Mỗi khi Merkel nói về Shoah, hai luồng tranh cãi xuất hiện: “Không bao giờ nữa” và “Phải làm gì bây giờ?” Trong quan điểm của mình, bài học chúng ta phải nhớ là chủ nghĩa bài ngoại, phân biệt chủng tộc và bài Do Thái không bao giờ được phép lặp lại lần nữa. Merkel thường sử dụng ba thuật ngữ, và cần phải nhấn mạnh rằng tùy vào tình huống mà bà sẽ nhắc đến chủ nghĩa bài ngoại hay chủ nghĩa phân biệt chủng tộc trước chủ nghĩa bài Do Thái. Chỉ tại quốc hội Israel, bà mới cố tình đặt chủ nghĩa bài Do Thái lên đầu. Ngày hôm nay, có lẽ bà xem chủ nghĩa phân biệt chủng tộc nói chung là mối nguy hiểm lớn hơn sự thù ghét người Do Thái nói riêng. Với Merkel, “không bao giờ nữa” ngụ ý nhiệm vụ thúc đẩy mối quan hệ giữa người Đức và cộng đồng Do Thái, và chịu trách nhiệm cho “an ninh của nhà nước Israel và những giá trị chung của chúng ta.” Các giá trị đóng vai trò then chốt trong quan điểm của Merkel về Israel, trong tư cách một nền dân chủ lập hiến và ủng hộ một hệ giá trị châu Âu trong khu vực (Trung Đông). Nên bà càng phật ý hơn khi Israel không tôn trọng những giá trị này - đặc biệt trong quá trình xây dựng những khu định cư.
Nhưng bà cũng có những bước đi vững chắc để chuyển tải các bài học lịch sử. Ví dụ, bà nêu câu hỏi trước Knesset: “Làm sao để chúng ta giữ ký ức về Shoah sống mãi khi không còn nhân chứng nào còn sống, khi những người trải qua thời kỳ đó đều không còn?” Vào một dịp khác, bà nói rằng việc nghĩ về những nhân chứng sống và những điều kinh hoàng họ chứng kiến có thể trôi vào quên lãng một cách nhanh chóng luôn khiến bà bối rối. “Điều đó mang tôi đến một câu hỏi bức thiết: làm sao chúng ta hiểu về trách nhiệm lịch sử của mình khi thế hệ trải qua và sống sót thoát khỏi Shoah không còn sống bên chúng ta nữa?”
Merkel từng hai lần đối mặt trực diện với câu hỏi làm sao để đối phó với trách nhiệm trước xu hướng hiện đại của việc nhìn mọi thứ một cách tương đối và viết lại lịch sử. Cả hai lần bà đều va chạm với phe bảo thủ và Thiên Chúa giáo trong chính đảng của bà. Cả hai lần bà đều trả giá: lần thứ nhất vì bà làm quá ít, lần thứ hai vì bà làm quá mức để giữ lập trường của mình. Thử thách đầu tiên cho quyền lực của bà liên quan đến Martin Hohmann. Là nghị sĩ từ Fulda, ông đọc một bài diễn văn vào ngày 3 tháng 10 năm 2003 - khi Merkel còn là chủ tịch CDU và thành viên nghị viện của đảng này. Hohmann khẳng định quan điểm xem người Đức là những kẻ sát nhân chỉ mang tính tương đối, và nói rằng “những kẻ vô thần cùng ý thức hệ vô thần của chúng” mới phải bị quy tội. “Chúng là thủ phạm của cuộc tắm máu trong thế kỷ qua.” Đi xa hơn, Hohmann nêu một câu hỏi tu từ: liệu với người Do Thái cũng không tồn tại một “mảng tối” nào? Sau này, trong ngữ cảnh của cuộc Cách mạng Nga, ông nói có một “sự biện minh nhất định” cho việc miêu tả người Do Thái như những thủ phạm.
Là chủ tịch đảng (CDU), Merkel khiển trách Hohmann và bắt ông xin lỗi. Tuy nhiên, khi vị nghị sĩ “siêu” bảo thủ lập lại những lý thuyết của ông trong một lần phỏng vấn, Merkel thấy bà cần phải khai trừ ông ta ra khỏi đảng. Mọi phe cánh trong CDU đều lên tiếng phản đối. Lý do chính vì Merkel không thể cung cấp bất cứ lý do hợp lý nào cho việc loại Hohmann ra khỏi thành viên nghị viện của CDU, song vẫn giữ ông lại trong đảng này. Nhưng rồi bà đổi ý và yêu cầu khai trừ hoàn toàn ông ra khỏi đảng này. Bà phải trả giá đắt cho sự thiếu quyết đoán đó.
Ngược lại, vào tháng 2 năm 2009, vào cuối nhiệm kỳ đầu tiên làm thủ tướng, Merkel cho thấy sự quyết đoán mạnh mẽ khi bà tỏ ra không thua kém gì Giáo hoàng Benedict XVI. Vào cuối tháng 1, Giáo hoàng tiếp nhận bốn giám mục của tổ chức Society of St Pius X quay lại Giáo hội Công giáo La Mã. Vài ngày trước đó, giám mục Richard Williamson, một trong bốn giám mục, đã phủ nhận việc có bất cứ người Do Thái nào bị giết hại trong thời Quốc xã. Sự kiện này đặt nhiều sức ép lên Giáo hoàng Benedict, người bị chỉ trích nặng nề bên trong Giáo hội. Merkel chờ vài ngày, rồi sử dụng một cuộc họp báo với Tổng thống Kazakhstan để trả lời một câu hỏi rõ ràng là được “gài” về ý kiến của bà về Williamson và Giáo hoàng. Merkel bắt đầu bằng cách nói về “vấn đề nguyên tắc”, rồi bà tiếp tục: “Hẳn Giáo hoàng cùng Vatican đã phải làm rõ một cách không có gì mơ hồ rằng người ta không được phép phủ nhận những gì đã xảy ra… Như cách tôi nhìn nhận, những lời làm rõ đó chưa được thực hiện một cách thỏa đáng.”
Cộng đồng Công giáo Đức - cùng đảng CDU (Liên minh Dân chủ Thiên Chúa giáo) - rúng động. Merkel có thể chỉ trích Giáo hoàng với giọng công kích đến thế sao? Bà thật sự đã phát ra lời cảnh báo đến ông và đòi hỏi sự minh bạch? Có thể bà ngụ ý rằng ông có thái độ nước đôi trước nạn diệt chủng người Do Thái? Vatican phản ứng ngay lập tức bằng cách công bố văn bản làm sáng tỏ. Tuy nhiên, bầu không khí đã trở nên chua chát. Tác động ngoại giao kéo dài suốt nhiều tuần. Các giám mục thảo luận về sự kiện này, nhiều người Công giáo Đức khen ngợi bình luận của Merkel, nhiều người khác cho rằng lời chỉ trích của bà thiếu tôn trọng. Nhưng vấn đề chính là Merkel đã tạo ra sự chia rẽ ngay trong đảng của bà. Một lần nữa, bà bị buộc tội bỏ quên khía cạnh Thiên Chúa giáo trong Liên minh Dân chủ Thiên Chúa giáo và phản bội gốc rễ Công giáo của đảng này - một lời buộc tội mà bà - là một tín đồ Tin lành từ Đông Đức - đã thoát khỏi từ ngày đầu tiên làm lãnh đạo đảng. CDU chìm trong những chỉ trích từ giới truyền thông. Những cử tri Công giáo tự hỏi chỗ đứng của họ là ở đầu trong đảng: đây là vấn đề hệ giá trị, tư tưởng chính trị, bảo an và truyền thống. Bằng một câu duy nhất, Merkel đã phơi bày một núi ngờ vực bên trong đảng của bà.
Dẫu vậy, Merkel tin rằng bà chỉ đang trung thực với bản thân. Bất cứ ai từng nghe hoặc đọc bài diễn văn của bà trước quốc hội Israel hay bài diễn văn khi bà nhận giải thưởng Leo Baeck - bất cứ ai biết về hoàn cảnh mối liên kết cá nhân của bà với Israel - đều biết đây là vấn đề nguyên tắc chứ không phải thủ đoạn chính trị.
Nhưng điều này có chắc chắn đúng? Liệu cái gì liên quan đến Israel cũng minh bạch hoàn hảo? Trong tấm thảm phức tạp những mối quan hệ của Merkel luôn tồn tại một mảng chính trị. Cũng theo nghĩa này, nữ thủ tướng khác với những người tiền nhiệm của bà. Bà đã nâng quan hệ Đức-Israel lên một tầm mới khi những câu hỏi về chiến tranh, hòa bình và an ninh bỗng nhiên trở thành vấn đề. Tuy nhiên, để nghiên cứu phương diện này, người ta phải bắt đầu từ kết luận: đối với Merkel, sự tồn tại của Đức với tư cách một nước thống nhất và một nền dân chủ gắn liền một cách không tách rời với hiểu biết đúng đắn về lịch sử Israel. Đầu năm 2009, trong cuộc tranh luận giữa Hohmann tại CDU, bà có lời bình luận xuất sắc sau: “Chính bởi vì chúng ta nhìn nhận Holocaust là sự kiện độc nhất nên ngày hôm nay chúng ta có thể nói rằng: chúng ta tự do, chúng ta thống nhất. Sự thừa nhận này đã làm nên chúng ta ngày hôm nay.” Hay, nói cách khác: nếu Đức không thừa nhận lịch sử của họ mà bị buộc phải chấp nhận quá khứ của mình, đất nước này đã bị loại bỏ ra khỏi khối thống nhất và có chủ quyền của các nước láng giềng, khỏi cộng đồng các quốc gia. Một người bạn gần gũi của nữ thủ tướng đã tổng kết một cách khá ngắn gọn: nếu không có Mỹ và Holocaust, Đức đã không tồn tại.
Với Merkel, một nghĩa vụ chính trị khẩn thiết đã trỗi dậy từ việc nhìn nhận lịch sử đó: sự kiện Shoah không chỉ ràng buộc Đức và Israel một cách không thể tách rời, mà còn cho Đức vai trò lãnh đạo trong cuộc xây dựng an ninh của Israel và bảo vệ quyền tồn tại của nước này. Merkel miêu tả nhiệm vụ chính trị và hành động này là “nghĩa vụ quốc gia”.
Những bài diễn văn của Merkel tỏ ra có ý nghĩa quan trọng hơn mức công luận thường nhận ra. Bà đặt nhiều suy nghĩ, nỗ lực trí tuệ và ẩn ý vào một bài diễn văn hơn khi bà đọc nó sau đó. Thật không may rằng, là một chính trị gia không có tiếng là một diễn giả có tài hùng biện, bà hiếm khi khiến đại chúng hiểu được tầng ý nghĩa thứ hai này trong tiến trình tư duy của bà. Và cũng thật không may khi Merkel luôn đọc những tuyên bố quan trọng nhất của bà trước các đại biểu nhân dân được bầu chọn một cách dân chủ. Bà xem quốc hội là trung tâm của dân chủ - và vì thế, với Merkel, đó là nơi những bài phát biểu chính của bà cần được xướng lên. Bất cứ ai đang muốn biết Merkel sẽ nói gì về những vấn đề quan trọng - châu Âu, liên minh xuyên Thái Bình Dương, bài phát biểu quốc gia - sẽ luôn được nghe điều giống nhau: đọc tuyên bố chính thức ấy, nữ thủ tướng nói hết trong đó rồi. Thật xấu hổ khi công luận thường không nắm bắt được ý nghĩa thật sự đằng sau nhũng tuyên bố đó - vì chúng bị chìm nghỉm giữa những huyên náo của nền chính trị Berlin.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Angola Merkel Thế Giới Của Vị Nữ Thủ Tướng - Stefan Korn

Postby bevanng » 15 Apr 2017

Thi thoảng, Merkel tránh được cái bẫy do sự nép mình của bà gây ra, và thu hút được chú ý, một lần tại Liên hiệp quốc ở New York, lần khác khi bà nói chuyện trước quốc hội Israel. Tháng 9 năm 2007, bà chỉ mới nhậm chức chưa đến hai năm khi bà phát biểu trước Đại hội đồng Liên hiệp quốc, diễn đàn của cộng đồng thế giới, phác thảo những niềm tin cá nhân bà về những gì gắn kết thế giới lại với nhau. Trong số những điều bà nhắc đến có tăng trưởng và công lý xã hội, tầm quan trọng của quy định của luật pháp quốc tế, đại diện bởi Liên hiệp quốc, cùng sự tuyên xưng đức tin không tránh khỏi của bà - Merkel nói một cách đầy nhiệt thành, và ẩn trong những bài diễn văn của bà là một viên ngọc chính trị. Trong đoạn nói về quyền lực và khả năng của Liên hiệp quốc trong việc khẳng định bản thân tổ chức này, đặc biệt trong vấn đề liên quan đến Iran, người đọc sẽ tìm thấy được những lời bình như thế, vốn chứa đầy ý nghĩa: “Mỗi vị thủ tướng trước tôi đều cam kết trách nhiệm đặc biệt của nước Đức đối với sự tồn vong của Israel. Tôi cũng cam kết bản thân mình với trách nhiệm lịch sử đó. Đó là một phần trong nghĩa vụ quốc gia của đất nước tôi. Nói thế cũng có nghĩa là đối với tôi, thủ tướng Đức, an ninh của Israel không bao giờ có thể đàm phán được.” Báo giới đứng dậy và chú ý đến bà, thông điệp đã được gửi đi - dù nó vẫn chưa thật sự in vào tâm trí người nghe.
Sáu tháng sau, Merkel được trao một giải thưởng bất ngờ. Nhà nước Israel tròn 60 tuổi, và thủ tướng Đức, người có một mối quan hệ đặc biệt gần gũi với chính quyền Olmert, được mời đến phát biểu tại Knesset. Cho đến lúc đó, chỉ những nguyên thủ quốc gia mới được phép phát biểu tại quốc hội Israel. Merkel là nguyên thủ quốc gia đầu tiên làm thế, và không chỉ vậy, bà còn phát biểu bằng tiếng Đức, một ngôn ngữ dễ thu hút sự thù địch.
Đây có lẽ là chuyến công du nước ngoài giàu cảm xúc nhất bà từng thực hiện - Merkel cảm nhận được sức nặng của lịch sử và những kỳ vọng. Như thông lệ, chuyến thăm của bà bắt đầu tại Yad Vashem, đài kỷ niệm sự kiện Shoah đầy ấn tượng bên ngoài cổng thành Jerusalem. Ở đây có hai nơi làm Merkel đặc biệt xúc động: khi bạn rời đường hầm tưởng niệm và tiến dần đến hướng ánh sáng giống như đang leo dốc, bầu trời và cảnh quan bỗng mở ra trước mắt bạn một cách bao la. Thứ hai là nơi tưởng niệm trẻ em bị giết hại. Đây là địa điểm tour tham quan Yad Vashem chính thức kết thúc, tại nơi những đứa trẻ được tưởng nhớ. Khách tham quan được dẫn vào một lối đi xoắn như bên trong một vỏ ốc vào một hang tối, nơi mắt người dần quen với ánh sáng chập chờn. Bạn lần từng bước qua màn đêm, và ánh sáng từ ba ngọn nến lan tỏa được phản chiếu vô tận khắp căn phòng. Hiệu ứng của quá nhiều ánh sáng phản chiếu tạo ra cảm giác chóng mặt. Một giọng nói trầm mặc xướng tên của những đứa trẻ và thiếu niên bị giết hại trong sự kiện Shoah, với tuổi và nơi ở - một triệu rưỡi đứa trẻ đã mất mạng. Một triệu rưỡi cái tên, mỗi cái tên là một con người. Khi bước ra ngoài, bạn bị lóa mắt bởi ánh sáng mặt trời phản chiếu từ những tảng đá xung quanh.
Với khách tham quan là quan chức, có một cuốn sổ ghi chép để họ ký tên lúc đi ra ngoài. Đó là một khoảnh khắc không khoan dung: chính vào lúc cảm xúc của họ đang bị xáo động nhất, mọi máy quay đều chĩa về họ khi họ đang tìm cách tổng kết cảm xúc của mình trong một câu duy nhất và sau đó đọc lên. Dĩ nhiên, trong trường hợp của Merkel, bà luôn chuẩn bị trước, và bà viết những từ ngữ được chuẩn bị kỹ lưỡng vào cuốn sổ: “Bằng việc công nhận trách nhiệm của Đức đối với sự kiện Shoah, Liên bang Đức mong muốn nhấn mạnh quyết tâm của họ, sau cuộc hội đàm Đức-Israel đầu tiên, trong việc định hình một tương lai hợp tác cùng nhau.”
Chính những hình ảnh như vậy là minh chứng cho hiệu ứng cảm xúc mà Shoah để lại nơi Merkel. Với từng chuyến thăm đến Yad Vashem, bà càng không hiểu tại sao người Đức có thể giết hại nhiều người đến thế - chỉ vì những nạn nhân này thuộc về một nhóm sắc tộc khác.
Ngày cuối cùng trong chuyến thăm của Merkel đến Israel đưa bà đến quốc hội Israel. Năm 2000, Tổng thống Đức Johannes Rau (từ tháng 7 năm 1999 đến tháng 6 năm 2004) đã được mời phát biểu trước quốc hội Israel - khi đó ông là người Đức đầu tiên và duy nhất làm thế. Giờ đây nữ thủ tướng đứng trước bức tường đá, và một vài nghị sĩ rời hội trường để phản đối. Hầu như Merkel luôn lặp lại những đoạn bà dùng trong những bài diễn văn trong các dịp khác - chẳng hạn như khi bà được Đại học Hebrew trao bằng danh dự một năm trước đó. Tại Knesset, bà phải phác họa quan điểm của mối quan hệ Đức-Israel, và lời của bà giống một di sản.
Một lần nữa, Merkel bắt đầu bằng cách nói rằng Đức và Israel liên kết cùng nhau vĩnh viễn bởi ký ức về Shoah. Một lần nữa bà nhắc đến sự gãy đổ với nền văn minh mà sự kiện này đại diện và trách nhiệm lịch sử đặt lên vai nước Đức. Nhưng rồi bà nói rằng bà thấu hiểu gì qua mối quan hệ Đức-Israel hiện đại. Chỉ một ngày trước đó, cuộc hội đàm Đức-Israel đã diễn ra. Chính quyền Merkel thiết lập thói quen ngoại giao này với nhiều nước nhằm nhấn mạnh chiều sâu đặc biệt của mối quan hệ giữa hai bên. Việc này bao gồm một phái đoàn bộ trưởng gặp gỡ những người đồng cấp của nước còn lại - gần giống một phiên họp nội các hai bên. Ba năm trước đó, quanh ly rượu vang đỏ tại khách sạn King David ở Jerusalem, đại sứ Shimon Stein đã bày tỏ với Merkel sự hối tiếc về việc thiếu vắng một biểu tượng nghi lễ cho mối quan hệ giữa hai nước, và thế là ý tưởng về cuộc hội đàm liên chính phủ ra đời.
Giờ đây, Merkel đang đứng trước quốc hội Israel và đọc bản chữ in nhỏ: “Những mối quan hệ độc đáo chính xác nghĩa là gì? Liệu nước tôi có thật sự hiểu được ý nghĩa của những từ này - không chỉ trong những bài diễn văn và các sự kiện chính thức, mà cả những khi thật sự cần thiết?” nữ thủ tướng đặt câu hỏi. Bà liệt kê các vấn đề trước mắt: tiếp tục gìn giữ ký ức của quá khứ, thúc đẩy bởi nỗi lo rằng Shoah có thể bị lãng quên một ngày nào đó; cú chuyển hướng lớn trong thái độ dư luận đối với Israel là kết quả của những vấn đề không được giải quyết ở khu vực Trung Đông; và cuối cùng: những mối đe dọa từ bên ngoài cho Israel, đặc biệt từ Iran, Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad cùng chương trình hạt nhân của nước này. Khoảnh khắc quan trọng đã đến, như đã đến trước đó sáu tháng tại Liên hiệp quốc, khi một bài diễn văn then chốt khiến Merkel ràng buộc cùng Israel vĩnh viễn: “Mỗi chính phủ Đức và mỗi thủ tướng Đức trước tôi đều cam kết trách nhiệm lịch sử đặc biệt của Đức vì an ninh của Israel. Trách nhiệm lịch sử này của Đức là một trong những nghĩa vụ quốc gia của chúng tôi.”
Chính xác thì Merkel muốn nói gì về “nghĩa vụ quốc gia” trong thực tế? Bà sẽ gửi quân đến trong trường hợp Israel bị tấn công? Đức sẽ tham gia vào một cuộc tấn công quân sự nhằm vào những nhà máy hạt nhân của Iran? Sẽ là trái với tính cách của Merkel nếu bà đưa ra câu trả lời rõ ràng cho những câu hỏi cấp thiết này. Vì tất cả lòng trung thành nói chung mà bà dành cho Israel, Merkel để ngỏ các chi tiết ở trạng thái không rõ ràng để có chỗ cho những thủ đoạn về sau. Tại Knesset, bà chỉ đưa ra những câu trả lời mơ hồ cho rất nhiều câu hỏi về Iran. “Đức và các đối tác của họ đang hy vọng đạt được một giải pháp ngoại giao. Nếu Iran không nhượng bộ, Liên bang Đức sẽ tiếp tục ủng hộ triệt để việc cấm vận.” Cấm vận? Merkel thậm chí còn không đề cập đến mối nguy hiểm chân thực của một sự leo thang. Bà không có vẻ gì chú ý đến lời cảnh báo của chính mình rằng “khi những từ ngữ đó [“an ninh của Israel là không thể đàm phán”] bị thử thách, chúng không thể tỏ ra sáo rỗng.” Năm 2011, khi phong trào Mùa xuân Ảrập mới bắt đầu, là lần cuối cùng Merkel sử dụng khái niệm “nghĩa vụ quốc gia” làm lập luận. “Hỗ trợ an ninh cho nhà nước Israel như một nhà nước Do Thái dân chủ là một phần nghĩa vụ quốc gia của Đức.” Rồi bà dừng ở đó. Không nói thêm lời nào. Không quyết định nào khác được đưa ra.
Merkel đã hứng chịu nhiều chỉ trích vì sự mơ hồ này. Frank - Walter Steinmeier, khi đó là Bộ trưởng Ngoại giao, và sau này là lãnh đạo đảng đối lập SPD, phát biểu rằng một “trách nhiệm giữ lời hứa” được đưa ra tại nơi quan trọng như Knesset, làm dấy lên những kỳ vọng. Song những kỳ vọng này là gì? Tại chính Israel, “nghĩa vụ quốc gia” chưa làm nảy ra bất cứ yêu cầu nào. Chưa có một chính trị gia Israel nào đòi Merkel giải thích nghĩa của cụm từ này. Israel tự coi sóc an ninh của chính họ, và điều cuối cùng họ cần đến là những đảm bảo về đoàn kết từ Đức hay thậm chí NATO. Nếu có cần điều gì, người Israel sẽ muốn sử dụng hệ thống phòng không của Đức, Patriot chẳng hạn, làm giải pháp thoái lui, như họ đã làm trong cuộc chiến Iraq. Lời lẽ của Merkel cũng không đe dọa Iran. Đây rõ ràng là việc đưa ra một tuyên bố chính trị rõ ràng, như tuyên bố mà Đức đã nhiều lần thực hiện đối với chương trình hạt nhân của Iran: Iran phải đóng cửa các nhà máy và phải chịu kiểm soát. Tuy vậy, trên thực tế, việc cấm vận và kiểm soát xuất khẩu đã hứng chịu nhiều chỉ trích từ những nước như Mỹ, vốn kêu gọi nhiều hành động quyết liệt hơn nữa từ Đức trong việc cô lập Iran.
Rồi đến bản thân Merkel: bà chưa nói bất cứ điều gì để làm rõ cho câu hỏi này. Ngay cả trong hàng ngũ thân cận của bà cũng tồn tại nhiều tầng diễn dịch khác nhau. Một số người nói về chủ nghĩa tượng trưng, một tuyên bố chính trị. Thực tế Đức không thể giữ thế trung lập trong vấn đề Israel, và trong một cuộc chiến chống lại Iran, vị thế này có thể được thể hiện bằng nhiều hình thức: hỗ trợ tài chính, thiết lập vùng cấm bay, vũ khí. Dẫu vậy, việc nghĩ rằng Đức sẽ gửi quân sẽ là phi thực tế. Thật vậy, Merkel đã luôn chỉ ra rằng sau một giải pháp hòa bình cho những vấn đề giữa người Israel và Palestine, nước Đức có thể hỗ trợ trên mặt đất - chẳng hạn gửi quân đến vùng đệm tại thung lũng Jordan. Nhưng Israel sẽ không chấp nhận điều này một cách dễ dàng - và cũng không dễ để thuyết phục đa số thành viên quốc hội Đức thông qua sự hiện diện quân sự của Đức gần Israel. Viễn cảnh về việc lính Đức phải khai hỏa bắn vào lính Israel trong trường hợp nổ ra giao tranh là không thể có được.
Merkel nhận ra rằng liên quan đến vấn đề bảo vệ quân sự dành cho Israel, bà đã làm dấy lên những kỳ vọng mà không ai có thể đáp ứng. Cuộc tranh luận về nghĩa vụ quốc gia cuối cùng có lẽ cũng phai nhạt, khi bà không làm thủ tướng nữa. Tuy nhiên, tuyên ngôn niềm tin rõ ràng của Merkel thuận theo lý lẽ của bà trong chính sách về Trung Đông, vốn đã và đang thực hiện theo những cách rất thực tế nhằm hướng đến một thỏa thuận hòa bình giữa Israel và người Palestine. Khi Merkel mới trở thành thủ tướng, bà tận dụng từng giây phút trong những lĩnh vực then chốt thuộc chính sách của bà đối với Israel. Vị tiền nhiệm của bà, Gerhard Schröder đã để lại Israel và giải pháp hai-nhà nước cho bộ trưởng ngoại giao của ông, trong lúc ông tập trung vào những mối quan hệ kinh tế với các nước vùng Vịnh và Ảrập Saudi. Ngay sau cuộc chiến Iraq, Mỹ và Tổng thống George W. Bush bị suy yếu trong cương vị đảm bảo trật tự. Sau này, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Condoleezza Rice, sau những biện pháp sơ bộ căng thẳng cùng Đức, đã đầu tư nhiều vốn chính trị vào việc thiết lập một tiến trình hòa bình, mặc dù những cuộc thương thảo tại Annapolis bị đổ vỡ vào giờ chót.
Merkel thu được nhiều uy tín chính trị cho bản thân bà từ người Israel, không chỉ vì phát biểu công khai đầy thuyết phục về trách nhiệm và tội lỗi của người Đức, mà còn vì đáp ứng được một đòi hỏi then chốt của chính phủ Israel bằng cách công nhận “bản chất Do Thái của nhà nước Israel”. Cách nói này đưa đến một số hệ quả chính trị: đầu tiên là ý tưởng rằng nếu muốn duy trì tính chất hiện tại của mình, Israel phải là một nhà nước tôn giáo. Tuy nhiên, sự nhượng bộ phe cánh tôn giáo lại làm ngơ câu hỏi điều gì sẽ xảy đến cho cộng đồng Ảrập thiểu số tại Israel và những quyền lợi họ sẽ có. Tiếp theo, cách nói này ủng hộ kỳ vọng về việc cần phải có một giải pháp hai-nhà nước. Hiện thực nhân khẩu học trong khu vực chiếm giữ bởi người Israel lẫn Palestine không thể nào rõ rệt hơn thế. Một nhà nước độc nhất với một bản chất Do Thái không thể duy trì mãi bản chất của nó, vì người Do Thái rõ ràng là nhóm thiểu số. Nếu Israel từ chối cho phép người Palestine thành lập nhà nước riêng, và do đó duy trì tư cách nước chiếm đóng (dưới luật pháp quốc tế) tại Palestine, thì thiểu số Do Thái sẽ thống trị đa số Ảrập, và bản chất nhân khẩu học của Israel cùng tính chất đặc thù của họ tại khu vực sẽ bị phá hủy, và Israel sẽ trở thành một nhà nước phân biệt chủng tộc.
Trước khi trở thành thủ tướng, Merkel đảm bảo rằng cách nói liên quan đến “bản chất Do Thái của Israel” có mặt trong tuyên ngôn của đảng CDU. Đa số các nghị sĩ đều không nhận ra khác biệt tinh tế này, song những chuyên gia vế đối ngoại như Wolfgang Schäuble đã tranh cãi gay gắt với Merkel. Lời cảnh báo của Schäuble giờ đây có thể xem là đúng. Dưới chính quyền Netanyahu, khả năng về một giải pháp hai-nhà nước đã trở nên xa vời, và giờ đây một số người tin rằng giải pháp này sẽ không thể đạt được bởi chính sách quanh các khu định cư - trong trường hợp này Merkel buộc phải thay đổi từ ngữ. Song bà không chỉ trân trọng cất giữ việc đề cập đến “bản chất Do Thái” trong tuyên ngôn đảng, mà còn trong cả những thỏa thuận liên minh với đảng SPD và sau đó là đảng FDP. Với Israel, đây là minh chứng của niềm tin tốt đẹp, một dấu hiệu cho thấy Đức và Israel đang xích lại cùng nhau.
Sự tin cậy mà bà khơi nên tỏ ra có ích cho Merkel trong cuộc chiến ở Lebanon vào năm 2006. Trước yêu cầu của chính phủ hai nước, Berlin gửi thanh tra viên đến sân bay Beirut, trong khi tàu của hải quân Đức neo ở bờ biển Lebanon để chặn đứng nguồn cung vũ khí bất hợp pháp cho Hezbollah. Chiến dịch này gây ra tranh cãi quyết liệt bên trong quốc hội Đức - đó là việc gửi quân Đức đầu tiên đến vùng lân cận sát cạnh Israel. Cuối cùng Merkel cũng thuyết phục được tất cả, và trong quá trình đó, bà tạo dựng được danh tiếng trong khối Ảrập là một nhà thương thuyết đáng tin cậy. Thủ tướng Israel Olmert miêu tả bà là “một người bạn chân chính,” và nhận xét châu Âu may mắn có bà.
Nhiệt tình tiếp tục lên cao trong vòng vài tháng sau đó, khi tù nhân, còn sống hay đã chết, được Israel và Hezbollah trao đổi, một chiến dịch được Đức hỗ trợ. Về sau, các đầu mối của mật vụ Đức tỏ ra hữu ích khi, sau khi bị giam giữ tại Dải Gaza suốt năm năm, binh sĩ Gilad Shalit của Israel - một biểu tượng cho sự kiên cường của Israel được trao trả vào năm 2011 để đổi lấy hơn một ngàn tù binh Palestine. Merkel chủ trì phiên hòa giải quan trọng này của châu Âu tại Trung Đông và liên tục gọi điện và di chuyển đến khu vực này, duy trì sự cân bằng giữa bầu không khí ngần ngại của Liên minh châu Âu và thực hiện công tác sơ bộ cho hội nghị hòa bình của Mỹ tại Annapolis. Tổng thể, như cách nói của Quỹ tài trợ khoa học và chính trị, nữ thủ tướng đã nỗ lực để mang lại cân bằng cho tiến trình này. Đặc biệt, bà phát triển một mối quan hệ gần gũi với tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak, thủ tướng Lebanon Fuad Siniora và tổng thống Palestine Mahmud Abbas. Nhưng Merkel nhanh chóng nhận ra giới hạn của sức ảnh hưởng của bà khi bà công khai chỉ trích Israel sau cuộc chiến tại Gaza năm 2009. Sau sự thay đổi chính phủ Israel vào mùa xuân năm 2009, khi Benjamin Netanyahu lên nắm quyền, những nỗ lực hòa giải của bà sụp đổ. Netanyahu dần phá bỏ mọi hy vọng về việc hồi sinh tiến trình hòa bình. Những báo cáo của Liên hiệp quốc về tội ác chiến tranh và xâm phạm nhân quyền trong suốt cuộc tranh chấp Gaza đã khiến mối quan hệ giữa hai nước căng thẳng nặng nề, và phản ứng bạo lực khác thường của Israel với đoàn tàu dân sự ở Gaza cùng chính sách của nước này với vấn đề khu định cư cũng thế.
Cú đổ vỡ cuối cùng với Netanyahu đến vào mùa thu năm 2011. Suốt nhiều tháng, người Palestine đã xây dựng một cách khéo léo áp lực ngoại giao, và trong cuộc họp của Đại hội đồng Liên hiệp quốc, họ tìm cách thúc ép các nước xem xét lại vị thế của mình. Rõ ràng mọi nỗ lực để được công nhận là một nước sẽ đều thất bại trước Hội đồng Bảo an. Song yêu cầu xem xét lại của Palestine thu hút sự ủng hộ từ khắp thế giới. Merkel và đại diện cao cấp của Liên minh châu Âu Catherine Ashton tìm cách môi giới một thỏa thuận, buộc bốn nước Trung Đông đưa ra một tuyên bố - nhưng ngay trước lúc đạt được một bước đột phá, Jerusalem đưa ra lời cự tuyệt: Netanyahu đồng ý xây dựng các khu định cư mới ở khu vực phía đông thành phố.
Merkel giận dữ. Bà cảm thấy Netanyahu đã phản bội bà. Nên khi Thủ tướng Israel thử thách lòng kiên nhẫn của bà thêm vài lần nữa vào cuối mùa xuân năm 2012 - trong số nhiều điều khác, nội dung những cuộc điện đàm mật bị đăng lên báo giới Israel - Merkel rút ra kết luận riêng. Nói theo ngôn ngữ ngoại giao là “mối quan hệ bị nguội lạnh”. Một năm sau đó, vào tháng 11 năm 2012, người Palestine cuối cùng cũng thành công trong việc khiến Liên hiệp quốc nâng cấp vị thế của họ: giờ đây họ được miêu tả là một “nhà nước quan sát phi-thành viên”. Lần này Đức không đứng cạnh Israel; như mọi nước châu Âu khác bỏ phiếu trắng, làm rõ về cốt lõi rằng họ ủng hộ chính sách của Palestine trong việc trở thành một nước thành viên. Trong hoàn cảnh chính trị khó khăn giữa Đức và Israel, Merkel đã quay trở lại điểm xuất phát. Song dường như thử thách thật sự còn chưa đến.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 

PreviousNext

Return to Truyện Ðọc



Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 34 guests