Angola Merkel Thế Giới Của Vị Nữ Thủ Tướng - Stefan Korneliu

Truyện tình mùi mẫn, truyện ma kinh rợn hay các thể loại khác. Xin mời vào.

Moderators: Mười Đậu, SongNam, A Mít

Angola Merkel Thế Giới Của Vị Nữ Thủ Tướng - Stefan Korneliu

Postby bevanng » 14 Apr 2017

Image

ANGELA MERKEL: THE CHANCELLOR AND HER WORLD

Copyright © 2013 by Hoffman und Campe Verlag, Hamburg Bản tiếng Việt © Nhà xuất bản Trẻ, 2016
BIỂU GHI BIÊN MỤC TRƯỚC XUẤT BẢN DO THƯ VỆN KHTH TP. HCM THỰC HIỆN
General Sciences Library Cataloging-in-Publication Data
Angela Merkel - Thế giới của vị nữ thủ tướng / Stefan Kornelius; Đỗ Trí Vương dịch. -T. P. Hồ Chí Minh: Trẻ, 2015.
292 tr.; 23 cm.
Nguyên bản: Angela Merkel - The Chancellor and her World.
1. Merkel, Angela, 1954 - 2. Thủ tướng - Đức - Tiểu sử. 3. Đức - Quan hệ nước ngoài - Thế kỷ 21.1. Đỗ Trí Vương. II. Ts. III Ts: Angela Merkel - The Chancellor and her World.
943.0883092-ddc 23

ANGELA MERKEL
THE CHANCELLOR AND HER WORLD


Angola Merkel Thế giới của vị nữ thủ tướng

Stefan Kornelius
Đổ Trí Vương dịch
nhà xuất bản trẻ
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Angola Merkel Thế Giới Của Vị Nữ Thủ Tướng - Stefan Korn

Postby bevanng » 14 Apr 2017

Lời nhà xuất bản

Angela Merkel - Thế giới của vị nữ thủ tướng là cuốn tiểu sử được ủy quyền, viết theo tư liệu và quan sát riêng của nhà báo Stefan Kornelius, trưởng ban chính sách đối ngoại tạp chí Đức Süddeutsche Zeitung. Tiếp cận bà Merkel từ những ngày đầu sự nghiệp chính trị cho đến nay, tác giả ghi lại hành trình đầy chông gai của người phụ nữ Đông Đức trở thành Thủ tướng Đức đầu tiên sau khi Tây Đức và Đông Đức tái thống nhất. Hai nhiệm kỳ thủ tướng đã qua của Angela Merkel trải đầy những sóng gió chính trường.
Cuốn sách đưa người đọc vào hậu trường của những sự kiện chính trị lớn nhất kể từ sau Chiến tranh lạnh: Bức tường Berlin sụp đổ và một nước Đức thống nhất quay lại vũ đài chính trị thế giới, khủng hoảng tài chính toàn cầu nối tiếp khủng hoảng đồng tiền chung euro, khủng hoảng nợ công hoành hành nhiều nước EU, bên cạnh rất nhiều vấn đề nội bộ của giới chính trị đứng đầu EU như Nghị viện và ủy ban châu Âu; quan hệ giữa Đức với các cường quốc như Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc…
Tài chèo lái của Merkel đưa nước Đức trở thành nền kinh tế mạnh nhất châu Âu, đưa EU vượt qua các cơn khủng hoảng; phong cách làm chính trị điềm tĩnh, dựa trên sự kiện và lập luận duy lý - tất cả những điều đó đưa Angela Merkel dẫn đầu danh sách 100 phụ nữ quyền lực nhất thế giới của tạp chí Forbes ba năm liền 2006, 2007 và 2008. Bà được tạp chí Time chọn là nhân vật của năm 2015.
Quyển sách đấy ắp những sự kiện chính trị này phản ánh góc nhìn cũng như quan điểm của bản thân nhân vật được đề cập - Agela Merkel là nguyên thủ quốc gia đứng trên lập trường và quyền lợi của nước Đức - và bản thân tác giả, một nhà báo phương tây chuyên về chính trường. Góc nhìn và quan điểm đó hoàn toàn không phải là góc nhìn và quan điểm của nhà xuất bản. Tuy nhiên, thông tin trong sách là cơ hội để tham khảo cách tiếp cận của người trong cuộc, từ đó có thêm một góc nhìn khác về những sự kiện được đề cập trong sách. Vì vậy, Nhà xuất bản Trẻ thận trọng giới thiệu bản tiếng Việt đầy đủ cuốn sách Angela Merkel - Thế giới của vị nữ thủ tướng1 và tin tưởng rằng bạn đọc sẽ rút ra những hiểu biết đúng đắn cho riêng mình.

NHÀ XUẤT BẢN TRẺ

1 Với lời giới thiệu và hai chương cuối mới cập nhật cùa tác giả.
Last edited by bevanng on 16 Apr 2017, edited 1 time in total.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong, anhhat26hm

Re: Angola Merkel Thế Giới Của Vị Nữ Thủ Tướng - Stefan Korn

Postby bevanng » 14 Apr 2017

Giới thiệu

Cuốn sách này miêu tả thế giới bên ngoài của chính trị gia Angela Merkel, cô gái đến từ Cộng hòa Dân chủ Đức nổi lên thành một trong những nhân vật chủ chốt của chính trị thế giới trong thời đại của mình. Sự nghiệp của bà thật xuất chúng và không có gì được đoán trước. Tài năng chính trị của Angela Merkel xuất sắc và gắn chặt với bản chất cùng thói quen của con người bà. Có thể nói phong cách chính trị của Angela Merkel chịu sự chi phối của thời đại bà - ở Đức, và cả châu Âu. Angela Merkel yêu thế giới và các vấn đề của nó, bà dành hấu hết thời gian cho chính sách đối ngoại, với các trò chơi chiến thuật ở EU và cân bằng mong manh vể lợi ích.
Và cho đến nay Angela Merkel đã đạt được những thành tựu vĩ đại nhất ở quê nhà, bên trong biên giới nước Đức và trong trò chơi dân số. Bà tái đắc cử ngày 22 tháng 9 năm 2013 với tỷ lệ ấn tượng là 41,5 phần trăm số phiếu. Đảng Dân chủ xã hội hơn đối thủ gần nhất của họ 25,7 phần trăm số phiếu.
Đây là lần thứ ba Merkel được bầu làm thủ tướng, tái đắc cử lần thứ hai - một kỳ tích mà trước bà chỉ có Konrad Adenauer và Helmut Kohl làm được ở nước Đức hậu chiến. Cử tri thường mỏi mệt và muốn có sự thay đổi mới mẻ. Angela Merkel cảm nhận quá trình mỏi mệt này đã đủ lâu. Tất nhiên cử tri đã luôn ưu ái bà. Suốt mười năm làm thủ tướng, chỉ đến khi khủng hoảng người tị nạn xảy ra thì Merkel mới nếm trải một trải nghiệm khác. Đột nhiên bà thấy mình bị cô lập và bị công kích, đột nhiên người ta nghi ngờ năng lực của bà và chất vấn khả năng sống sót của bà trên chính trường.
Sự ổn định chính trị là nhờ vào chính sách đối ngoại của nữ thủ tướng - và đó là lý do cơn bão táp chính trị thế giới này khiến Merkel loạng choạng. Sự nghiệp chính trị nào cũng hữu hạn. Và chính sách đối ngoại là chuẩn so sánh mới cho giá trị thị trường của chính trị gia Đức. Vai trò của nước Đức trên thế giới và đặc biệt là sự cân bằng của châu Âu, quan hệ với nước Nga, khủng hoảng các nhà nước ở vùng Cận Đông, tác động của nó có thể ảnh hưởng đến mọi cộng đồng ở Đức - đột nhiên nội bộ nước Đức bỗng trở nên bị ảnh hưởng nặng nề bởi những gì xảy ra bên ngoài biên giới nước này.
Vì thế Angela Merkel luôn ở trung tâm của các sự kiện. Các cuộc khủng hoảng có gọng kìm - và ngược lại: Merkel luôn giữ các cuộc khủng hoảng trong gọng kìm của nó. Khủng hoảng luôn là một dạng “bảo hiểm chính trị” cho Merkel, vì bà sinh ra và lớn lên trong khủng hoảng và nói chung là “thích” khủng hoảng. Chừng nào chính sách còn cho người Đức cảm giác an toàn, chừng đó quốc gia này là một hòn đảo của ổn định kinh tế và chính trị giữa đại dương bất ổn, chừng đó cử tri còn tưởng thưởng Merkel với tỷ lệ chấp thuận cao và cuối cùng thậm chí là tái đắc cử.
Cho đến nay, động thái đã thay đổi kể từ khi cuốn sách này xuất bản lần đầu vào tháng giêng năm 2013. Ba điều đang làm thay đổi nhanh chóng vai trò của nước Đức trên thế giới và ở châu Âu. Thứ nhất, Đức ngày càng gia tăng uy thế chính trị hơn bao giờ hết, làm gia tăng kỳ vọng. Vai trò hòa giải của Đức trong các khủng hoảng ở châu Âu và đối với nước Nga giờ được xem là đương nhiên. Không ai khác ở châu Âu xốc tới khi ngọn lửa âm ỉ đã lan đến biên giới châu lục này. Trong khi đó nước Mỹ của Tổng thống Barack Obama ngày càng rút ra khỏi chính trị thế giới nhất là ở châu Âu. Áp lực đặt lên vai nước Đức càng tăng lên.
Thứ hai, Đức cảm nhận những bất lợi của vai trò đứng mũi chịu sào này. Đột nhiên có thể cảm nhận toàn bộ cơ chế châu Âu cũ kỹ: ở đâu có một nước quá mạnh, ở đó có sự bất tương xứng từ các nước khác. Kinh tế Đức tăng trưởng là nỗi lo sợ đối với láng giềng - và họ đòi đền bù, rằng họ đã phải trả giá cho sự vượt trội mà nước Đức đạt được này. Pháp là đối tác truyền thống cho sự cân bằng đối trọng ở châu Âu đã sa sút sau nhiều năm suy thoái kinh tế trong sự đình đốn về chính trị.
Thứ ba, Angela Merkel đã mười năm làm thủ tướng và bão tố chính trị đã khiến bà lao đao thậm chí vai trò thủ tướng của bà bị xét lại. Cơn bão tố gần như hoàn hảo này chứa đựng tất cả dấu hiệu của kỷ nguyên chính sách đối ngoại mới: Cuộc khủng hoảng người nhập cư bỗng ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống chính trị Đức - cả đối nội lẫn đối ngoại. Đây là câu chuyện của sức thu hút và tính chất dễ tổn thương của nước Đức, về khả năng của nước Đức trong việc tạo ảnh hưởng lên châu Âu. Cuộc chiến ở Syria, vấn đề người nhập cư và nạn khủng bố đã thử thách Merkel theo cách chưa từng có tiền lệ. Bà phải chiến đấu vì sự tồn vong chính trị của bà, cả ở châu Âu lẫn trong chính nội bộ đảng của bà.
Sau cuộc bầu cử, Merkel ý thức hơn rằng phải quan tâm đến sinh mạng chính trị của mình. Nếu cuối cùng tâm trạng dân chúng chống lại bà thì sao? Đất nước này liệu có sẽ mệt mỏi với phong cách của bà? Khi nào thì có nhu cầu thay đổi? Nước Đức bộc lộ sự không khoan dung. Vì thế, cuộc di tản của hàng trăm ngàn người sẽ là phép thử nghiêm trọng nhất. Phán quyết vẫn đang bị trì hoãn. Liệu có ngày dòng người giảm xuống chăng? Nếu chiến tranh kết thúc và khủng bố bị đánh bại? Sự phán xét này sẽ quyết định liệu Merkel có thể tự làm chủ vận mệnh của chính mình hay không, cũng như quyết định bà sẽ muốn kết thúc sự nghiệp chính trị của mình ra sao, hoặc cũng có thể bà sẽ cố bám trụ đến khi nào kiệt sức và bị vứt bỏ sang một bên như nhiều vị tiền nhiệm khác của bà.
Do tính cách quá mạnh mẽ của Merkel, sẽ rất khó tìm được người kế vị ngay lập tức cho bà. Và bất chấp những khó khăn vừa qua, đảng của Merkel sẽ không chịu để bà ra đi vì bà là người đảm bảo để đảng này nắm quyền lực. Khát khao nắm giữ Merkel của đảng nhà đã quá mạnh mẽ ngay từ lúc bắt đầu nhiệm kỳ thứ ba của Merkel, nên bà sẽ tha hồ tận dụng lợi thế này trong thời gian dài sắp tới.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong, anhhat26hm

Re: Angola Merkel Thế Giới Của Vị Nữ Thủ Tướng - Stefan Korn

Postby bevanng » 14 Apr 2017

Hâm mộ cuồng nhiệt dành cho Merkel
Sức mạnh mới của vị nữ thủ tướng


Trong năm thứ tám nhiệm kỳ thủ tướng của mình, một lần nữa, Angela Merkel đã đạt đến đỉnh cao quyền lực. Giờ đây, bà làm lãnh đạo của nền kinh tế giàu có nhất và hùng mạnh nhất châu Âu suốt hai nhiệm kỳ liên tiếp. Bà là vị thủ lĩnh được đảng nhà thừa nhận và gần như không vấp phải sự phản đối nào. Bà lãnh đạo một nội các phần lớn là những vị bộ trưởng trung thành và phục tùng. Bà đã thuần phục được người đồng nhiệm trong chính phủ liên minh, đặt dấu chấm hết với ấn tượng không tốt mà người ta dành cho chính phủ của bà lúc ban đầu. Bà phản hồi đảng đối lập bằng sự khinh thị. Trước công chúng, bà nhận được sự kính trọng lớn lao, chưa từng có thủ tướng nào trước bà nhận được tỷ lệ ủng hộ cao đến thế trong năm thứ bảy lãnh đạo chính phủ. Về kinh tế, đất nước của bà không ở trong tình trạng xấu như những láng giềng, và cũng không có bất ổn nội bộ nào.
Angela Merkel đã vươn đến một địa vị quyền lực và có tầm ảnh hưởng ra toàn thế giới. Bà thuộc nhóm thiểu số những nguyên thủ quốc gia có một quãng thời gian dài phía sau lưng để nhìn lại. Trong Liên minh châu Âu, bà là người cuối cùng thuộc thế hệ lãnh đạo xưa cũ: ngoài thủ tướng Luxembourg ra, chưa một ai nắm giữ quyền lực lâu như bà. Chủ tịch ủy ban châu Âu nhậm chức trước bà một năm, nhưng do bà giúp đỡ. Merkel đang làm việc cùng vị tổng thống Mỹ hai trong thời gian cầm quyền của mình, và đạt được những thỏa thuận với các đời tổng thống Mỹ trước đó. Bà đang tham gia một cuộc chạy đua kiểu “rùa và thỏ” với tổng thống Nga để xem ai tại vị lâu hơn. Ở Trung Quốc, Merkel chỉ mới chứng kiến một cuộc đổi ngôi lãnh đạo duy nhất: bà hào hứng tham gia các cuộc gặp những vị lãnh đạo mới, mong muốn so sánh những nguyên thủ mới nắm quyền lực với các bậc tiền nhiệm của họ.
Bà đã đóng góp vào tiến trình hòa bình tại Trung Đông. Bà có mối quan hệ căng thẳng và đôi khi giàu cảm xúc với Israel, dĩ nhiên một phần bởi lịch sử của nước Đức, nhưng còn bởi loại cảm xúc cá nhân vốn ít khi bà bộc lộ để tránh can thiệp vào những mối giao hảo quốc tế. Tính chất căng thẳng của loạt sự kiện trong thế giới Ảrập cũng làm bà bất ngờ. Với sự e dè lẫn nghi ngờ đạt đến một mức độ nhất định, bà đang dõi theo những tiến triển ở Trung Đông và ở những xã hội, giờ đang lộn xộn, vốn muốn có tự do song kết cục bị mất quyền lực. Merkel rất hiểu về tự do: bà có câu chuyện của riêng mình về đề tài này, dù ít khi kể, vì bà không thích tính cực đoan của cảm xúc. Trong mắt bà, tự do là vấn đề rất cá nhân: nhu cầu được tự do phát triển, mong muốn vượt qua giới hạn bản thân, khám phá những vấn đề mới, hiểu và làm chủ một môn học - tất cả đều có thể được dùng để miêu tả hành trình cá nhân của một phụ nữ từng phải che giấu tham vọng và tài năng của mình suốt 35 năm. Và niềm khao khát của bà dường như vẫn chưa được thỏa mãn.
Đôi lúc, người ta nói bà đã lên đến đỉnh sự nghiệp, nhưng Merkel không tin vào sự tiến bộ theo đường thẳng. Với bà, chính trị là trò chơi có tổng bằng 0 - sự bồi đắp của những điều tích cực lẫn tiêu cực và sự kết nối liên tục của thành công lẫn thất bại.
Và đây là nơi phát sinh vấn đề: thành công và thất bại được đo lường không chỉ bởi sự bền vững của một liên minh, sự thỏa mãn của cử tri hay tần suất các chuyến thăm quốc tế, chúng đều là những tham số lệch lạc. Các sự kiện mới là những tham số đúng: khi được một phóng viên hỏi điều gì có thể khiến một chính phủ đi chệch hướng, Thủ tướng Anh Harold Macmillan 1 từng trả lời: “Sự kiện, bạn thân mến của tôi ạ, các sự kiện.” Angela Merkel còn gánh vác một gánh nặng lịch sử khác: cuộc khủng hoảng kinh tế - và chỉ riêng sự kiện này thôi cũng sẽ quyết định thành bại cho cương vị thủ tướng của bà.
1 Thủ tướng Anh, nhiệm kỳ từ 10 tháng 1 năm 1957 đến 18 tháng 10 năm 1963.
Bà không tìm kiếm khủng hoảng mà khủng hoảng tìm đến bà. Đầu tiên nó đến dưới dạng khủng hoảng ngân hàng, rồi hóa thành cơn khủng hoảng toàn cầu toàn diện - và cuối cùng trở thành cơn khủng hoảng châu Âu. Nhiều vấn nạn ẩn mình trong bóng tối có khả năng tạo ra những thiệt hại không lường đến: một cuộc khủng hoảng nợ, những rắc rối về sức tăng trưởng và khả năng cạnh tranh và, đỉnh điểm, sự sụp đổ của đồng euro. Những hậu quả nhãn tiền rất đáng sợ: rút tiền gửi đột biến, vỡ nợ, sự sụp đổ của mọi ngành kinh tế, giảm xuất khẩu, tỷ lệ thất nghiệp cao, căng thẳng xã hội, sự trỗi dậy của những đảng phái cực đoan cùng sự tan rã chính trị ở châu Âu. Khi xem xét những viễn cảnh đó, chúng ta mới có thể đánh giá đúng tầm quan trọng lịch sử của cuộc khủng hoảng.
Angela Merkel đã bị buộc phải đối mặt với sự kiện này và tìm cách ngăn chặn những hiệu ứng tàn phá tiềm tàng của nó. Không như Helmut Kohl, 2 bà không có lợi thế cầm quyền trong một giai đoạn tương đối dễ thở trong lịch sử nước Đức. Kohl đã tận dụng tối đa hoàn cảnh thuận lợi và động lực tích cực của các phong trào giải phóng chính trị tại châu Âu, và bằng một bản năng vững vàng, ông đã dẫn dắt nước Đức đến thống nhất và đưa châu Âu đến một kỷ nguyên thịnh vượng mới. Ngược lại, Merkel đang tham gia một cuộc chiến bị động: bà chống lại khả năng sụp đổ. Bà không thể hứa hẹn về một viễn cảnh phồn thịnh - mà bà chỉ có thể nỗ lực ngăn không để châu Âu trở thành một chốn điêu tàn.
2 Thủ tướng Đức, nhiệm kỳ từ 1 tháng 10 năm 1982 đến 27 tháng 10 năm 1998.
Chủ đề quyết định trong cương vị thủ tướng của Merkel là cuộc khủng hoảng tại châu Âu. Cố thủ tướng Konrad Adenauer 1 đã tạo nền móng vững chắc cho Cộng hòa Liên bang Đức ở thế giới phương tây, và ông đã thi hành một mô hình chính trị giúp đem lại sự hòa hợp về mặt xã hội cùng một nền kinh tế thị trường. Willy Brandt 2 cải thiện mối quan hệ của Đức với phương Đông. Còn Helmut Kohl thì ghi dấu ấn vào lịch sử với tư cách vị thủ tướng giúp thống nhất nước Đức. Giờ đây, Merkel đã tìm thấy sứ mệnh lịch sử của riêng mình, và điều này giúp củng cố vị trí của bà mạnh mẽ hơn. Phải thừa nhận rằng cuộc khủng hoảng đã có ích cho sự nghiệp của Merkel. Nếu không có khủng hoảng, vai trò thủ tướng của bà đã kém ý nghĩa hơn nhiều nếu nhìn từ quan điểm lịch sử. Giờ bà đang có cơ hội để gia nhập hàng ngũ những nhà lãnh đạo vĩ đại. Những quyết sách của bà quan trọng không chỉ cho nước Đức, mà còn cho toàn bộ châu Âu.
1 Thủ tướng Đức, nhiệm kỳ từ 15 tháng 9 năm 1949 đến 16 tháng 10 năm 1963.
2 Thủ tướng Đức, nhiệm kỳ từ 21 tháng 10 năm 1969 đến 7 tháng 5 năm 1974.

Sự thăng hoa dưới tầm vóc của bà không được cảm nhận rõ tại Berlin bằng đấu trường chính trị châu Âu - ví dụ ở Brussels, tại các hội nghị cùng tổng thống Pháp, hay trong những chuyến thăm đến Athens. Giờ bà là một tượng đài châu Âu cao vợi - nhưng trong quá trình đó, bà đã trở thành một kẻ-cô-đơn-làm-chính-trị.
Sự chú ý dành cho tính cách của Merkel gia tăng, như thể chỉ mình bà quyết định được việc châu Âu có vượt qua nổi cơn khốn khó hay không. Vị thế mới của bà được khẳng định bởi rất nhiều vị khách đến Berlin, bởi sự soi xét dành cho bà tại Washington hay Bắc Kinh, cũng như những xuyên tạc và bôi nhọ mà bà phải gánh chịu.
Merkel trở thành nhân vật chính trên các tạp chí thời sự trong suốt bốn năm khủng hoảng. “Bí ẩn của Angela Merkel” (The Mystery of Angela Merkel), “Nhà lãnh đạo lạc lối” (The Lost Leader), “bà châu Âu” (Frau Europe), “Bà mẹ nản lòng” (Mother Discourage), “Báo động, Angela đấy” (Achtung, It’s Angela) - và chẳng có cụm từ hay tranh biếm nào mà người ta không dùng, để nói về bà. Đôi khi bà cười nhạo những dòng tiêu đề hay biếm họa - ví dụ một bức trên tờ The Economist, vẽ hình một chiếc tàu thủy mang tên The World Economy (Kinh tế thế giới) đang chìm sâu xuống đáy biển trong khi một tiếng nói phát ra từ tháp chỉ huy: “Làm ơn, chúng ta bật động cơ được chưa, thưa bà Merkel?”
Tuy nhiên, sự hóm hỉnh tế nhị như trên chỉ là ngoại lệ. Như một quy luật, nhiều biếm họa vẽ Merkel với bộ râu kiểu Hitler; Merkel ngực trần, đang cho anh em nhà Kaczynski bú sữa;1 Merkel với máu chảy xuống từ hai vai, Merkel dưới hình hài một ả đàn bà bạo chúa đang giẫm lên thủ tướng Tây Ban Nha, còn ông này van xin tha thứ. Cuộc chơi hình ảnh đạt tầm cao mới trên trang bìa tạp chí chính trị của Anh New Statesman, vị nữ thủ tướng được ghép mặt của người máy Terminator cùng con mắt rôbô. Câu chuyện bên trong, bên cạnh phép so sánh bà với Hitler quen thuộc, miêu tả bà như mối đe dọa cho sự bình ổn của thế giới hơn cả Kim Jong Un của Bắc Triều Tiên hay Tổng thống Ahmadinejad của Iran. Merkel được khắc họa như một kẻ bắt nạt, hoặc một Nero cười cợt khi cả châu Âu đang chìm trong lửa.
1. Ảnh bìa một tạp chí ở Ba Lan đăng ảnh bà Merkel đang cho anh em nhà Kaczyhski (lãnh đạo Ba Lan) bú sữa, nộl dung chế giễu ảnh hưởng về mặt quyền lực chính trị mà tờ tạp chí cho rằng bà Merkel có đối với anh em này nói riêng, và đất nước Ba Lan nói chung (Đức từ lâu đã luôn có tiếng nói lớn về chính trị và kinh tế ở Tây Âu). [ND]
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Angola Merkel Thế Giới Của Vị Nữ Thủ Tướng - Stefan Korn

Postby bevanng » 14 Apr 2017

Tờ báo bảo thủ của Pháp Le Figaro đề xuất những kịch bản sau: hoặc Pháp gia nhập vùng bắc châu Âu do Đức thống trị, hoặc nước này “trở thành một trong những nước vệ tinh bị những kẻ theo chủ nghĩa Đại Đức cười nhạo là đồ con lợn”. Có lẽ tờ báo định nghĩa “những kẻ theo chủ nghĩa Đại Đức” chính là Đức cùng các nước lệ thuộc. Nhà kinh tế học xã hội Pháp Daniel Cohen gọi Đức là “Trung Quốc của châu Âu”. Còn nhà văn người Tây Ban Nha Javier Cercas thì đảm bảo Merkel đóng vai kẻ xấu trong vở kịch câm ở phía nam châu Âu: “Những điều khoản kinh tế bà ta áp đặt lên chúng ta không thể được đáp ứng, và những cảm xúc oán hận và nhục nhã ngày một tăng có thể sánh với người Đức sau Thế chiến thứ I, khi phe Đồng ninh thắng lợi áp đặt chương trình kinh tế lên nước này.”
Lại quay về chủ đề Hòa ước Versailles, nhưng với vai trò bị đảo ngược? Người Đức đã đánh giá thấp mức độ mà sức mạnh kinh tế của họ cùng quyền lực của Merkel bị các láng giềng căm ghét. Bậc thầy kinh tế học người Mỹ George Soros, một người thường xuyên lên tiếng phản đối chính sách cứu đồng euro của Đức, cảnh báo Merkel rằng phần còn lại của châu Âu sẽ không yêu hay ngưỡng mộ Đức như một đế quốc siêu cường: “Sẽ có oán ghét và phản kháng, bởi nước Đức sẽ bị xem như một kẻ áp bức.” Và đây chỉ là một trong những lời cảnh báo “nhẹ giọng”. Nguy hiểm hơn cả là sự tái xuất của những thuyết âm mưu xưa cũ: người ta đồn rằng sau khi thống nhất, sức hỗ trợ toàn lực cho đồng euro vì nước này toan tính làm bá chủ châu Âu thông qua chính sách tiền tệ của riêng mình. Điều đã thất bại hai lần trên phương diện quân sự (ám chỉ sự tham gia hai cuộc đại chiến thế giới của Đức - ND) giờ sắp thành công nhờ sự trợ giúp từ đồng euro và đồng cent: chủ nghĩa đế quốc kiểu Đức, một chiến ược bá chủ kiệt xuất.
Liệu tất cả những điều này chỉ là phép ngoa dụ mang tính ý thức hệ? Hay một cơn lên đồng ảo tưởng? Chắc chắn, Thủ tướng Merkel ít nhất cũng ý thức được sự căng thẳng. Sự chênh lệch với châu Âu trên phương diện năng lực kinh tế và sức cạnh tranh đã cho Đức một lợi thế vô đối. Chưa hết, cỗ máy xuất khẩu của nước này vận hành rất tốt vì Đức được hưởng lợi từ một thị trường đơn (single market) rộng lớn và bởi vì nền công nghiệp hùng mạnh của Đức không chừa cơ hội cạnh tranh cho bất cứ ai, chẳng hạn các đối thủ Nam Âu, nơi có chi phí lao động cao hơn. Nhờ sức mạnh kinh tế của mình, Đức còn nhận được ưu ái từ các thị trường tài chính: tín dụng chưa bao giờ thấp đến thế, và tìm kiếm người mua trái phiếu chính phủ chưa bao giờ dễ dàng như vậy. Đức được xem như kẻ trục lợi trong thời khủng hoảng, còn Merkel là “đạo diễn” cho kế hoạch chưa từng có tiền lệ. Nhờ những cuộc cải cách xã hội khắc nghiệt dưới thời Schröder1 cùng một chế độ lương vừa phải, trung tâm kinh tế châu Âu đã chuyển dịch sang vùng giữa châu lục. Nhiều thị trường mới mở ra ở Nga và châu Á. Pháp thì đánh mất vai trò cân bằng kinh tế và chính trị truyền thống của họ: trong một châu Âu gồm hai mươi bảy nước, trung tâm quyền lực chính trị đã dời từ Paris sang Berlin.
1 Gerhard Schröder, thủ tướng Đức nhiệm kỳ 20 tháng 10 năm 1953 đến 13 tháng 11 năm 1961.
Cuộc khủng hoảng đã cho Angela Merkel nhiều lợi thế. Đầu tiên, từ quan điểm nước Đức, chính sách cứu đồng euro của bà vừa kịp thời vừa thuyết phục, nên bà gặp rất ít phản kháng từ phe đối lập ở quê nhà. Thứ hai, bà đứng đầu chính phủ trong một giai đoạn then chốt cần đến sự lãnh đạo. Đó là lúc những lãnh đạo chính phủ ở châu Âu - không tính ủy ban châu Âu (European Commision) hay quốc hội các nước - dẫn đầu. Và thứ ba, không lối đi nào có thể qua mặt vị nữ thủ tướng của nền kinh tế mạnh nhất châu Âu, khi bất cứ ai mong muốn cứu đồng euro đều phải phối hợp với Merkel. Vì thế, ban đầu, cuộc khủng hoảng đặt Merkel vào vị thế thắng lợi, song bà cũng phải gánh vác một trọng trách nặng nề. Nếu công cuộc giải cứu (đồng euro) thất bại, bà sẽ bị liên đới nặng nhất, dù đã làm mọi thứ trong khả năng của mình để tránh thảm họa. Mọi con mắt ở châu Âu đều hướng vào bà. Nếu châu Âu thất bại, Merkel cũng thất bại theo.
Vị thế đặc biệt của nữ thủ tướng là điều hoàn toàn mới mẻ trong lịch sử Cộng hòa Liên bang Đức. Chưa bao giờ lại có một thủ tướng đóng vai trò quan trọng đến thế trong chính sách đối ngoại (của Đức). Ngay cả vào thời của Helmut Kohl, người ta tuy công nhận ông đã lèo lái con tàu lợi ích của nước Đức trong một thời điểm thuận lợi của lịch sử, nhưng cũng chỉ dừng lại ở đó. Một cách hoàn toàn vô ý và vô tình, Đức đã gặt hái được một tầm quan trọng ở quy mô quốc tế, thứ vốn dĩ xa lạ với bản chất của dân tộc này, và đã bị họ phủ nhận trong suốt nhiều thập niên qua.
Lịch sử đã dạy ta biết rằng châu Âu không sẵn lòng dung thứ cho sự hiện diện của một kẻ đơn độc giữa lòng khu vực. Sự hồi sinh tức thời của một thiên kiến cổ xưa cho thấy vị thế đặc biệt của Cộng hòa Liên bang Đức mong manh ra sao giữa lòng châu Âu. Quốc gia này đã sẵn sàng và sẵn lòng chia sẻ quyền lực của họ tại châu Âu và hòa nhập vào một tập thể các nước theo chủ nghĩa hậu-quốc gia (post-national). Hiến pháp Đức cùng lịch sử đồng minh quốc tế của nước này kể từ Thế chiến II là chứng nhân cho nhiều loại “chốt an toàn” được lắp đặt để kiềm tỏa gã khổng lồ. Đây là lý do tại sao Helmut kohl đảm bảo rằng Đức sẽ được “neo” chắc chắn vào lòng châu Âu để đổi lấy sự thống nhất (hai miền Đông Đức và Tây Đức). Hiệp ước laastricht được ký vào năm 1992 và đồng Mark Đức (Deutschmark) bị loại bỏ để thay bằng đồng tiền chung với cùng một lý do. Tính bất biến của lịch sử châu Âu thời hậu chiến bỗng dưng bị thay đổi. Tầm quan trọng (của các nước khu vực) được chuyển dịch.
Chính vào lúc này, Angela Merkel trở thành tâm điểm chú ý. Người phụ nữ bí ẩn bao năm này là ai? Người mà chỉ sau vài năm đã làm thủ lĩnh đảng bảo thủ của Đức là ai? Vị lãnh đạo trỗi dậy một cách gần như âm thầm để lãnh đạo toàn bộ những nhà lãnh đạo châu Âu này là ai? Người Đức đã thắc mắc về sự bí ẩn của Merkel suốt nhiều năm qua, khi tìm cách giải mã tính cách và những gì đang diễn ra trong đầu óc bà. Nhưng giờ đây cả thế giới muốn biết: bà đã tham gia chính trường ra sao? Quan điểm thế giới của bà là gì? Giá trị và tiêu chuẩn của bà là gì? Merkel sở hữu một phẩm giá nội tại với tư cách một người hiếm khi lùi bước - và đây cũng là lý do bà chinh phục đỉnh cao nhất một lần nữa. Lần này, bà bị săm soi về năng lực làm lãnh đạo, một chuyên gia đối ngoại. Bà sẽ làm gì nếu mục tiêu gia tăng quyền lực của Đức bị xem là mối đe dọa? Bà đã xoay xở để giúp nền thống trị của Đức được chấp nhận cho đến thời điểm hiện tại - song liệu điều này có kéo dài mãi?
Đúng thế, Merkel gánh vác một trọng trách nặng nề - và bà vận dụng sự quyết đoán mới hình thành này một cách tự nhiên, vì tin rằng những sự bẻ cong luật lệ và thay đổi cấu trúc do bà khởi tạo sẽ tốt cho châu Âu. Song bà vẫn chưa tìm ra câu trả lời cho thế tiến thoái lưỡng nan do Bismarck1 tạo ra: Đức quá nhỏ để thực hành quyền lãnh đạo châu Âu, song lại quá lớn để duy trì cân bằng cho chính nó. Hoặc, nói theo ngôn ngữ hiện đại: Đức quá mạnh để bị hòa tan vào khối châu Âu, và quá yếu để áp đặt những chính sách họ cho là đúng đắn với những quốc gia khác. Giới sử học gọi đây là sự thống trị nửa vời - không phải một vị trí dễ chịu cho bất cứ nước nào.
1. Otto von Bismarck (1815-1898) là người đã thống nhất các tiểu bang Đức nhỏ lẻ thành một đế quốc Đức hùng mạnh, và trở thành thủ tướng đầu tiên của đế chế này.
Và Merkel đang ở đây, được phóng thẳng lên ngai lãnh đạo châu Âu, và thường xuyên phủ nhận những cáo buộc rằng mục tiêu duy nhất của bà là biến châu Âu trở nên giống Đức hơn. Tương lai của dự án mang tính lịch sử của châu Âu: bỏ qua những hận thù truyền thống, đang nằm trong tay bà. Có lẽ những suy nghĩ này đã hiện lên trong tâm trí Merkel khi bà ngồi trong tòa thị chính thành phố Oslo để chứng kiến giải Nobel Hòa bình được trao cho Liên minh châu Âu.
Arnold Schwarzenegger,2 người từng có quá khứ lừng lẫy, đã gọi Merkel là người phụ nữ quyền lực nhất hành tinh. Nếu cần thêm bằng chứng cho quyền lực mới của vị thủ tướng Đức, hãng sản xuất đồ chơi Mattel, từng làm ra mẫu búp bê Barbie dựa trên hình ảnh bà, đã gọi Merkel là hình mẫu cho những cô gái mơ ước trở thành “bất cứ điều gì họ muốn”. Bản thân Merkel không để tâm đến thần tượng. Trong phòng làm việc của bà chỉ có một bức tranh duy nhất: chân dung đóng khung bạc của Sophie von Anhalt-Zerbst, sau này được biết đến với tên Catherine Đại đế.1 Là nữ hoàng Nga, Catherine theo đuổi những chính sách chủ yếu chứa đựng tinh thần của Thời đại Khai sáng, song bà còn là một vị hoàng đế mẫn cán. Bà thích chơi đùa với quyền lực, cải đạo Chính thống giáo, lấy tên Nga và sử dụng đàn ông - tất cả vì mục đích mở rộng quyền uy của bà. Bức tranh được một phóng viên tặng cho Merkel, và nó được đặt trong văn phòng bà kể từ đó. Bà phủ nhận những diễn giải lệch lạc - bà chỉ ngưỡng mộ Catherine với tư cách một phụ nữ và một nhà cải cách, không hơn không kém. Không chỉ thế, vị nữ Sa hoàng (Tsanira) đã trị vì suốt ba mươi bốn năm - khoảng thời gian không dành cho Merkel.
2. Sinh ngày 30 tháng 7 năm 1947, là vận động viên thể dục thể hình, diễn viên điện ảnh và cũng là chính khách Cộng hòa người Mỹ gốc Áo làm Thống đốc bang California thứ 38, nhiệm kỳ 17 tháng 11 năm 2003 đến 4 tháng 1 năm 2011. Ở lĩnh vực điện ảnh, ông là siêu sao hành động nổi tiếng với các phim thập niên 1980 như Terminator, Predator...
1. Còn gọi là Ekaterina Đại đế (1729-1796) là Nữ hoàng Nga, cai trị toàn bộ lãnh thổ đế quốc Nga từ 28 tháng 6 năm 1762 cho tới khi qua đời.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Angola Merkel Thế Giới Của Vị Nữ Thủ Tướng - Stefan Korn

Postby bevanng » 14 Apr 2017

Một thế giới khác
Một cuộc đời được che chắn giữa lòng Đông Đức

Thế giới của Angela Kasner trẻ tuổi khá thẳng thớm, bao gồm mẹ, cha, anh trai và chị gái của bà, khu tập thể Waldhof cùng những cửa hàng và con đường bên ngoài tòa nhà. Thỉnh thoảng, Angela băng qua bên kia đường, đến cửa hàng gần bên để đợi bố đi làm về. “Tôi không đi đâu xa hơn,” bà nói. Lúc còn bé, bà không đi nhà trẻ hay mẫu giáo và sợ ngựa - đây là những ký ức đầu tiên của Angela Merkel. Waldhol - một khu phức hợp gồm các tòa nhà căn hộ và nông trại, nhà kho và xưởng thủ công - giống một hòn đảo ở thị trấn thôn quê Templin nhỏ bé. Năm 1957, cha bà, Horst Kasner, được nhờ xây một trường đại học để nhà thờ quản lý, về sau được biết đến dưới tên gọi Đại học Giám mục, và làm hiệu trưởng tại đây. Các cha phó và giám mục thường đến thăm khu tập thể Waldhof để đào tạo hay dự khán những buổi họp về giảng đạo trong vài tuần. Waldhof là một hội sở quan trọng đối với nhà thờ Tin lành ở bang Berlin - Brandenburg - có thể nói mỗi mục sư tại nhà thờ vào thời điểm đó đều có lúc thọ giáo Horst Kasner.
Herlind và Horst Kasner lấy nhau ở Hamburg, con gái đầu của họ, Angela, sinh ra vào ngày 17 tháng 7 năm 1954 ở đây. Ông bà ngoại của bà, Gertrud và Willi Jentzsch, cũng sống ở Hamburg, từ Danzig chuyển đến sau chiến tranh. Bà ngoại Willi Jentzsch dường như đến từ Glogau ở Silesia, ngày nay được biết đến với địa danh Glogow, còn ông ngoại Gertrud Jentzsch đến từ vùng Bitterfeld. Mẹ của Merkel, Herlind, sinh năm 1928 ở Danzig, khi đó còn mang danh Thành phố Tự do Danzig, nằm dưới sự bảo hộ của Hội Quốc Liên (League of Nations).1 Lý do tại sao thành phố Elbing gần đấy thường xuyên được cho là nơi sinh của Herlind vẫn còn là bí ẩn. Ông bà ngoại của Merkel chỉ sống ở đó vài năm.
Cha bà, Horst Kasner, xuất thân từ Berlin. Hoàn cảnh gia đình ông thì phức tạp hơn, và tổ tiên ông bị ảnh hưởng nặng nề bởi quá khứ hỗn mang của thành phố, nơi đường biên giới giữa Đức và Ba Lan liên tục thay đổi. Cha của Horst, Ludwig, ông nội của Angela, sinh tại Posen năm 1896 - không phải với cái tên Ludwig Kasner, mà là Ludwig Kazmierczak. Như hầu hết cư dân ở Posen, nhà Kazmierczak có gốc gác Posen, và vì cuộc chia tách đất nước Ba Lan lần hai, toàn thành phố cùng khu vực xung quanh đó đã chứng kiến nhiều thay đổi về đường biên giới và những luật lệ khác nhau. Vào lúc Ludwig Kazmierczak ra đời, Posen là một phần của đế quốc Đức, nên ông bà nội của Merkel cũng là công dân Đức thực thụ. Tuy nhiên, gia đình bà vẫn trung thành với nguồn gốc Ba Lan của họ, bất chấp Ludwig rõ ràng không chia sẻ những cảm xúc đó. Kết quả là ông thực hiện một quyết định tạo ra những hệ quả sâu sắc. Năm 1919, sau Thế chiến thứ I và Hòa ước Versailles, Posen một lần nữa trở thành một phần của Ba Lan. Những năm sau đó, phần lớn cộng đồng thiểu số dân Đức di cư khỏi đây - bao gồm những người không muốn trở về Ba Lan. Ludwig Kazmierczak là một trong những người bỏ cố hương và một phần gia đình lại sau lưng để đến Berlin, nơi ông gặp người vợ tương lai Margarethe. Con trai họ, Horst, sinh ra vào năm 1926. Nhưng đến năm 1930, Ludwig Cazmierczak quyết định dùng họ tiếng Đức và bắt đầu tự gọi mình là Kasner. Từng làm cảnh sát ở quận Pankow tại Berlin, ông qua đời vào năm 1939. Angela, khi ấy 5 tuổi, không có ký ức rõ ràng về ông.
1. Tiền thân của Liên hiệp quốc ngày nay.
Tuy nhiên, Angela trẻ tuổi thường thăm mộ của bà ngoại Margarethe, người đã khơi gợi nơi bà niềm quan tâm đến âm nhạc và nghệ thuật.
Năm 1995, tại một hội nghị của nhà thờ Tin lành ở Hamburg, Angela Merkel cho biết một trong những người ông của bà xuất thân từ Ba Lan. Bà lặp lại tuyên bố này vào năm 2000, và miêu tả bản thân có “một phần tư Ba Lan”. Những niềm phấn khích đặc biệt đã xuất hiện xung quanh phát hiện mới này - đặc biệt tại Ba Lan, một hội Những người bạn của Angela Merkel lập tức được thành lập ở đây.
Tuy người ta ít biết về ông bà của bà, đã có nhiều công trình nghiên cứu về nhân thân bố mẹ của vị nữ thủ tướng. Vài tuần sau khi Angela chào đời vào năm 1954, mục sư trẻ Kasner cùng gia đình rời Hamburg và chuyển đến Đông Đức - giáo khu đầu tiên của ông là làng Quitzow, trong quận Pringitz, Brandenburg. Ba năm sau đó, gia đình ông chuyển đến Templin. Nơi đây chính là quê hương thời thơ ấu của Angela Merkel, trung tâm của cuộc đời thuở bé và là nơi định hình thời thiếu nữ của bà. Templin cách Berlin một tiếng rưỡi lái xe về hướng bắc, một viên ngọc ẩn giấu trong quận Uckermark. Với hồ nước, sông ngòi, kênh rạch, bầu trời rộng lớn và những tòa nhà xưa cũ - Templin vẫn giữ nguyên vẻ đẹp của nó đến ngày hôm nay. Khu Waldhof được thành lập vào năm 1852 với vai trò là ngôi nhà cho những thanh niên gặp khó khăn trong việc học và đã chứng kiến nhiều biến động - khu nhà ở trong tình trạng xấu khi mục sư Kasner bắt đầu thành lập trường dòng. Dưới thời Đông Đức Waldhof ngừng hoạt động trong vai trò một cơ sở giáo dục. Thay vào đó, nhà thờ sử dụng khu nhà lớn cho bệnh nhân có vấn đề tâm thần, những người vẫn đủ khả năng làm việc trong vườn rau và lò rèn, đan rổ hoặc theo đuổi một vài nghề ngành nghề hay bán buôn gì đó. Đây là một mô hình khá hiện đại lúc bấy giờ: người bệnh tâm thần sống tự do như một thành phần của xã hội; họ có thể làm việc ăn lương và còn được khuyến khích làm thế. Với Angela Merkel, sống cùng họ là một phần trong cuộc sống thường nhật. Không có nhiều chi tiết về cuộc sống của gia đình Kasner, nhưng ít có nghi ngờ về việc Angela Kasner đã lớn lên trong một gia đình cởi mở và tham gia chính trị. Bất chấp tất cả những hạn chế ở Đông Đức, mục sư Kasner cùng vợ vẫn duy trì tự do tri thức của bản thân,còn cô con gái Angela thì hưởng lợi nhờ đó. Những ham thích của cô đối với thế giới được đánh thức và khích lệ từ sớm, và khu nhà của các mục sư giúp bảo vệ cô trước chế độ đương thời. Nhiều năm sau, trong một cuộc phỏng vấn cùng nhiếp ảnh gia Herlinde Koelbl, Merkel cho biết đã “không có bóng ma nào làm vẩn đục tuổi thơ bà”, rằng Waldhof là môi trường mà một đứa trẻ có thể dễ dàng hấp thụ và thấu hiểu. Merkel cho biết bà đã luôn bị mê hoặc bởi những người tìm thấy bình yên trong cuộc sống”, chẳng hạn một người làm vườn đã trở thành bạn tâm giao của bà lúc bé, và ông này cũng là một hình mẫu tự tin và điềm tĩnh so với cha đẻ của bà. Tất cả ký ức tuổi thơ bà đều là sự an toàn và thân tình. Horst Kasner, qua đời năm 2011, cho biết trong một cuộc phỏng vấn hiếm hoi: “Bản thân Đông Đức đã đủ gò bó rồi. Nên ở nhà chúng tôi dành không gian cho con trẻ.” Ngay cả trong những năm 1970, bản thân Kasner cũng tận dụng sự tự do này để đến London và Rome.
Dẫu vậy, vẫn có điều gì đó như tấm màn che phủ lên quá khứ của derkel - bởi vì nhiều người Tây Đức cảm thấy khó mà hình dung cuộc sống thời trẻ của bà tại Đông Đức lại thi vị và yên bình đến thế. Ngay cả cái tên Waldhof - “Cung điện trong rừng” - cũng nhuốm màu sắc cổ tích, gợi ý về những ngày xưa tươi đẹp. Cuộc sống trong khu nhà của các mục sư, cảnh điền viên được che chở và trí tuệ xuất chúng - tất cả đã tạo nên giai cấp tư sản tinh hoa Đức trong thời kỳ liedermeier,1 thời kỳ mở rộng công nghiệp nhanh chóng vào cuối thế kỷ 19 ở Đức, góp phần thúc đẩy an ninh và yên bình.
"Thời kỳ Biedermeier” là thuật ngữ chỉ một phong cách văn hóa (bao gồm âm nhạc, nghệ thuật kiến trúc và thiết kế nội thất) từ năm 1815 đến 1848 ở Trung Âu. (ND)
Ngay cả khi thể chế chính trị đôi lúc làm náo động sự yên bình của khu nhà mục sư, Angela Kasner cũng không hay biết. Bà tận hưởng niềm lạc thú của việc không phải khai báo nhân thân với chính quyền. “Tôi chưa bao giờ cảm thấy Đông Đức là quê nhà tự nhiên của mình,” bà nói với Herlinde Koelbl, “song tôi luôn tận dụng những cơ hội mà nó đem lại.” Bà từng là ủng hộ viên nhiệt thành của câu lạc bộ bóng đá Lokomotive Leipzig, nhưng đến tận hôm nay bà vẫn cảm thấy tức giận về bàn thắng quyết định do Sparwasser ghi trong trận Tây Đức thua Đông Đức tại kỳ World Cup năm 1974 - hay ít nhất bà đã nói thế. Chiếc áo thi đấu của Sparwasser giờ đây được treo trong Bảo tàng Lịch sử Đức tại Bonn.
Trong số những khía cạnh ngoại lai của Templin là đơn vị đồn trú của quân đội Xô viết tại Vogelsang, ngay bên ngoài thị trấn. Sau Wunsdorf, Vogelsang là căn cứ quân sự Xô viết lớn nhất bên ngoài Liên bang Xô viết. Sư đoàn thiết giáp 25 và nhiều đơn vị khác đều đóng quân tại Vogelsang. Thành viên đồn trú thường đi vào Templin, và Angela Kasner nhân cơ hội này để luyện tập vốn hiểu biết về tiếng Nga của bà với các binh lính. Có lẽ bà thừa hưởng năng khiếu ngôn ngữ từ người mẹ Herlind, từng là giáo viên tiếng Anh và tiếng Latinh, song không được phép hành nghề tại Đông Đức vì đã kết hôn với một mục sư Tin lành. Tuy nhiên, sau khi Bức tường Berlin sụp đổ, bà quay lại nghề giáo và làm việc tại Trung tâm Truyền giáo Berlin (Berlin Misson House) cho công nhân xây dựng nhà thờ. Con gái bà thì không muốn trở thành giáo viên do không muốn biến thành công cụ tuyên truyền cho chế độ.
Ở trường học, Angela không có đối thủ trong các môn tiếng Nga và toán, và ngay ở tuổi thiếu niên, bà đã đủ trình độ tranh tài trong cuộc thi tiếng Nga quốc gia, vốn dành cho học sinh trường Trung cấp Bách khoa, hơn bà hai tuổi. Dù nhỏ tuổi, bà được chọn làm học sinh giỏi tiếng Nga thứ ba toàn Đông Đức, giành được một chuyến đi đến Moscow, và cũng là nơi - thật mỉa mai biết bao - bà mua đĩa nhạc Beatles đầu tiên và được phỏng vấn vể quan điểm đối với sự thống nhất nước Đức, như bà “thú nhận” sau này. Đây cũng là điều bà không lường đến. Hai năm sau, khi đang học cấp ba, bà thắng cuộc thi tiếng Nga. Lúc này mọi việc đã rõ rằng bà sẽ tiếp tục theo học tại một trường chuyên và tham dự “Abitur”, cấp học của Đức tương đương với A Level.
Angela Kasner là một học sinh xuất sắc và giành điểm số cao nhất một cách tự nhiên ở Abitur. Sau này, phóng viên Evelyn Roll tìm thấy một bình luận mạnh mẽ về thái độ của Merkel đối với ngôn ngữ và văn học Nga trong một hồ sơ Stasi 1 viết về bà: “Mặc dù Angela có xu hướng nhìn nhận vai trò của Liên bang Xô viết là một chế độ chuyên chế mà mọi quốc gia xã hội chủ nghĩa khác là chư hầu, cô ấy rất say mê tiếng Nga và văn hóa của Liên bang Xô viết.” Về cơ bản, điều tương tự cũng có thể được dùng để nói về bà ngày hôm nay.
1 Bộ An ninh Quốc gia Cộng hòa Dân chủ Đức, Staatszicherheit thường gọi tắt là Stasi, thành lập vào tháng 4 năm 1950 và với thời gian đã trở thành một trong những cơ quan tình báo có hiệu quả cao nhất, được coi là một trong năm cơ quan tình báo mạnh nhất thế giới cùng với KGB của Liên Xô, Mossad của Israel, CIA của Mỹ và MI-6 của Anh.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Angola Merkel Thế Giới Của Vị Nữ Thủ Tướng - Stefan Korn

Postby bevanng » 14 Apr 2017

Angela Kasner từng có đam mê lớn với du lịch và gặp gỡ bạn bè mới. Khi còn nhỏ, bà dành một phần trong kỳ nghỉ ở trường để sống cùng bà ngoại ở Berlin. “Đó là những thời khắc tuyệt vời, là niềm lạnh phúc tuyệt đối của tuổi thơ. Tôi được phép xem truyền hình đến tận mười giờ tối, và mỗi ngày tôi chạy ra khỏi nhà lúc chín giờ sáng để ghé thăm, một cách có hệ thống, mọi bảo tàng, từng cái một.” Sau này Merkel cho biết gia đình bà ít khi theo dõi truyền hình Đông Dức, “ngoại trừ các chương trình thể thao.” Ở Berlin, Angela cũng có hành trình khám phá của bà và có vẻ đặc biệt thích thú với người ngoại quốc cùng cuộc sống của họ. “Tôi đã gặp gỡ người Bulgaria, người Mỹ và người Anh - ở tuổi mười lăm tôi đã đi dùng bữa cùng vài người Mỹ và kể họ nghe mọi điều tôi biết về Đông Đức.” Song bà cũng đủ thành thật để thừa nhận mình “sẽ không quá cả tin như thế ngày hôm nay.” Thật không may là chưa ai lần ra dấu vết của những người đã cùng bà có cuộc trò chuyện đó. Có lẽ cô gái sau này sẽ trở thành thủ tướng Đức đã để lại một ấn tượng không nhỏ.
Đến khi vào cấp ba, nhà Kasner - em trai Marcus của Angela sinh sau bà ba năm, và cô em gái Irene nhỏ hơn bà mười tuổi - luôn đi nghỉ cùng nhau. Merkel đặc biệt nhớ về hai chuyến đi. Ngay trước ngày 13 tháng 8, thời điểm bắt đầu xây dựng bức tường Berlin, gia đình bà đang trên đường từ vùng Bavaria quay về. Bà ngoại của Angela từ Hamburg cũng ở cùng họ trong chiếc VW Beetle - đó là kỳ nghỉ cuối cùng của bà cùng con gái, con rể và bầy cháu. Trong lúc họ đang lái xe về nhà vào ngày thứ sáu, Horst Kasner nhìn thấy một lượng lớn dây kẽm gai được trữ trong những cánh rừng, và nhận thấy một lượng lớn bất thường những binh sĩ xung quanh đó. Lòng ông tràn ngập cảm giác bất an. Vào chủ nhật, biên giới bị đóng và việc xây dựng bức tường được bắt đầu. Angela Merkel có ký ức sống động về ngày 13 tháng 8 năm đó. Mẹ bà khóc cả ngày, những lời cẩu nguyện vang khắp nhà thờ, và cô bé Angela bị chìm ngập trong cảm giác bất lực - cô muốn giúp, nhưng chẳng thể làm được gì.
Mặc dù nhà Kasner giờ đây cùng chung số phận của nhiều người dân Đức, và họ hàng bị chia cắt giữa hai nước - lần đầu tiên Angela đến Tây Đức là vào năm 1986 - nhưng tinh thần của một nước Đức thống nhất vẫn duy trì sức sống bên trong đại gia đình này. Bố mẹ của Angela đã không thể chấp nhận sự chia tách Tổ quốc của họ, và là một đứa trẻ, bà không muốn dính dáng đến nhà nước mới. Bà theo dõi các chính trị gia Tây Đức với niềm đam mê mãnh liệt, và bà nhớ lại những lần lắng nghe cuộc bầu cử Gustav Heinemann làm tổng thống Cộng hòa Liên bang Đức (Tây Đức) trên chiếc máy thu thanh bán dẫn trong phòng vệ sinh ở trường. Bà nhớ nằm lòng tên từng thành viên nội các chính phủ Tây Đức, còn ở nhà tại Waldhof, gia đình bà luôn xem tin tức trên truyền hình Tây Đức.
Nhưng lối sống này đi kèm một cái giá: im lặng và thận trọng luôn là điều kiện tiên quyết để sống sót trong một đất nước đầy rẫy mật vụ. Những mối nguy được thảo luận công khai trong khu nhà mục sư, và mặc dù vai trò chính trị của Horst Kasner trong hệ thống thứ bậc nhà thờ đã được những người viết hồi ký của bà diễn giải theo những cách khác nhau rõ rệt, Angela Merkel luôn nói bà hầu như không dính líu đến thể chế đương thời. Sau khi hoàn tất ngành vật lý và được các mật vụ Stasi liên tục chiêu mộ, bà phản ứng theo cách đã tập dượt ở nhà: bà khoác lên mình vẻ ngây thơ, giả vờ là một người thẳng ruột ngựa và khẳng định bà không biết giữ bí mật. Những chiến thuật này nhanh chóng đặt dấu chấm hết cho mọi nỗ lực tuyển mộ bà. Nếu có một điều Merkel đặc biệt “nhuần nhuyễn”, đến tận ngày hôm nay, thì đó là khả năng giữ im lặng. “Vâng, học cách giữ im lặng là một lợi thế lớn lao dưới chế độ Đông Đức. Nó là một trong những chiến lược sinh tồn của chúng tôi,” bà nói nhiều năm sau.
Trong một chuyến đi khác, vào mùa hè năm 1968, vốn để lại dấu ấn lớn trong quan niệm về thế giới chính trị của Angela, nhà Kasner thăm Tiệp Khắc, trú tại Pec pod Snezkou dưới chân ngọn núi Snezkou trên biên giới với Ba Lan. Để lại lũ trẻ với chủ căn nhà trọ họ thuê ở rặng núi Snezkou, cha mẹ của Angela đến Praha, nơi họ chứng kiến tận mắt không khí đổi thay và thảo luận công khai trong năm diễn ra sự kiện Mùa xuân Praha. Có lúc trong không khí đã xuất hiện mùi của tự do. Nhưng vào ngày 21 tháng 9, Hồng quân tiến vào thành phố và đập tan phong trào dân chủ. Khi ấy Angela chỉ mới mười bốn, và nhớ rõ những cuộc tranh cãi nảy lửa do bà tổ chức tại trường học ở Templin. Không có nghĩa ban quản lý trường thể hiện quan tâm đối với việc thảo luận vấn đề này, như bà nhanh chóng nhận ra sau đó; kế hoạch cải cách của Dubcek chẳng đi đến đâu, và Angela Kasner hiểu rằng tốt nhất cần tránh bị chú ý.
Hệ quả của chuyến đi này tự hiển lộ hơn ba mươi năm sau đó, khi nước Đức thống nhất tham gia vào một cuộc tranh cãi chua cay về những sự kiện quá khứ xảy ra ở phần phía tây của đất nước, vốn bị dấy lên bởi việc phát hành vài bức ảnh chụp Joschka Fischer. Fischer khi đó là Ngoại trưởng Đức, bị chất vấn về những hình ảnh cho thấy ông đang đội mũ sắt và tấn công một sĩ quan cảnh sát trong một cuộc bạo loạn của sinh viên ở Frankfurt. Là lãnh đạo phe đối lập, Merkel lên án hành vi của ông này và yêu cầu một lời xin lỗi cho việc ném đá vào sinh viên, như một hình thức ăn năn mà trong đó Fischer thú nhận các quan điểm lật đổ trước đây của ông. Khoảnh khắc chiến thắng của Merkel là khi bà đề xướng chính xác câu nói mà Fischer cần tuyên bố cho lời xin lỗi của mình: “Đây không phải lối hành xử đúng đắn, và tôi phải nhận thức và ăn năn vì điều này.”
Merkel vẫn khó chịu với bản thân vì đã sử dụng từ “ăn năn”, nhưng dù sao bà phải biết ơn những gì đã học được từ phần còn lại của câu chuyện này. Toàn nước Đức dậy sóng bởi cơn giận dữ bùng phát của bà, và các chính trị gia Đảng dân chủ xã hội Đức (SPD) và đảng Xanh, những người từng tham gia vào các cuộc bạo động năm 1968 đã từ chối bình luận về nội tình của Tây Đức. Họ không cần đến những bài học lịch sử của một phụ nữ đến từ miền Đông. Merkel đột nhiên thấy mình bị cô lập, ngay cả trong đảng của chính bà. Bà từng nghĩ rằng bất cứ người Đông Đức nào cũng cảm nhận được một cảm giác xót xa cho năm 1968, bởi vì khi đó mọi hy vọng về tự do và một xã hội mở đều bị nghiền nát. Và việc một thế hệ người dân Tây Đức lại đi tụng ca những hành động này thật đáng chất vấn.
Tuy nhiên, ở Đông Đức, tầng lớp nhân dân mong ngóng tự do lại không xem phong trào sinh viên là điều có ích. Lãnh đạo của phe đối lập đã không thể hiểu được tại sao ở Tây Đức người ta lại xem việc ôm ấp chủ nghĩa xã hội và công kích dân chủ - dù chỉ như một cách công khai tách biệt người dân với nhà nước và những cơ chế hậu chiến độc tài - là điều tốt. Merkel trân trọng giá trị của chế độ Tây Đức bởi hiến pháp ăn sâu bám rễ vào tự do của nó.
Tuy nhiên, Merkel không đủ khả năng để áp đặt các quan điểm của bà, và đã phải chịu đựng một lượng đáng kể những chỉ trích hằn học từ chính phủ liên minh của đảng Đỏ và đảng Xanh. Với bà, năm 1968 đại diện cho cú tách khỏi hệ thống mụ mỵ thời hậu chiến, thậm chí ngang ngửa với quá khứ Quốc xã của thế hệ cha mẹ bà. Những người dân Tây Đức từng tham gia vào các cuộc bạo loạn năm 1968 thì từ chối chấp nhận việc một ai đó có thể sử dụng và kết nối thời điểm lịch sử mang tính biểu tượng của họ với một sự kiện lịch sử hoàn toàn khác: Mùa xuân Praha. Từ trong tâm khảm, họ cũng cảm nhận được mùi vị của tự do, nhưng mùi vị này gắn liền với tự do của chính hệ tư tưởng mà người dân ở phương Tây đang thể hiện.
Merkel hiếm khi bị lạc lõng với dòng chảy của lịch sử, vốn là lý do tại sao bà bị buộc tội đã chấp nhận cách kể lại lịch sử của phương Tây nhằm đẩy sự nghiệp chính trị của bà đi xa hơn, và nhằm hòa nhập bản thân bà vào trong hệ thống tốt hơn. Người ta cũng nhận xét rằng bà đã làm ngơ quá khứ ở Đông Đức. Theo một nghĩa nào đó, lời cáo buộc này cũng đúng, nhưng trong phần lớn trường hợp - như câu chuyện về những người biểu tình năm 1968 đã cho thấy - thì sai hoàn toàn. Sau này, bà thừa nhận một cách phiền não: “Tôi từng tin rằng phong trào năm 1968 là một thảm họa toàn diện cho nước Đức. Nhưng rồi đến lúc tôi phát hiện, trong kinh ngạc, có nhiều người trong Liên minh Dân chủ Thiên Chúa Giáo (CDU) phản đối những người tham gia phong trào trong đảng Cộng sản, và bây giờ họ cho rằng cần phải có đài tưởng niệm dành cho Rudi Dutschke [một lãnh đạo của phong trào sinh viên]. Điều này khiến tôi mất cân bằng, nhưng ngày hôm nay tôi có thể hiểu thái độ của họ.”
Bà cũng cảm nhận điều tương tự về những phong trào xã hội lớn khác tại Tây Đức, chẳng hạn phong trào chống hạt nhân và phong trào hòa bình. Một lần nữa, Merkel phải học hỏi từ kinh nghiệm. “Một ngày nọ, tôi nghe Joschka Fischer nói về ‘nền kinh tế Plutoni chết tiệt.’ Và tôi tự hỏi: ‘Cái gì cơ?’ Chỉ khi đó tôi mới nhận ra rằng đối với nhiều người, có một mối liên hệ gần gũi giữa một nhà máy điện hạt nhân với việc sản xuất vũ khí hạt nhân, và giữa NATO và sự liên kết của chúng ta với phương Tây. Giờ tôi đã hiểu những điểm nhạy cảm này rõ hơn bao giờ hết.”
Bà còn có những cuộc thảo luận căng thẳng cùng đồng nghiệp về lý do tại sao, giữa mọi mối quan hệ với châu Âu của Đức, mối quan hệ giữa Đức và Pháp lại quan trọng hơn cả. Khái niệm vùng Rhineland thân Pháp của đảng CDU của Tây Đức không có sức lôi cuốn tức thời đối với bà. Nhưng, trong tinh thần của một nước Đức thống nhất, gia đình Kasner luôn giữ con mắt dè chừng đối với nền dân chủ kiểu phương Tây. Đây là lời giải thích duy nhất cho lý do tại sao, với tư cách một phụ nữ Đông Đức, Merkel không thấy mình phải thường xuyên mâu thuẫn với lối tường thuật lịch sử của người Đông Đức.
Từ những năm học cấp ba trở đi, thiếu nữ Angela Kasner đã đi du lịch cùng bạn học, bằng xe lửa với balô trên lưng, đến Praha, Bucharest và Sofia - giải pháp du lịch Trung Âu tương đương với vé Interrail. Sau này bà cho biết Batumi ở biển Đen là khu nghỉ dưỡng ưa thích của bà, và khi ở Budapest bà đã mơ về London, tưởng tượng thủ đô nước Anh hẳn cũng giống thế. Bà được nhắc đến như một người có khao khát sống, luôn sẵn sàng thử bất cứ điều gì, hướng ngoại và tích cực. Angela Kasner được phủ đầy bằng niềm tò mò với cuộc sống bên ngoài thế giới của bà: bà luôn so sánh và thích nghi với các môi trường khác nhau, thử thách bản thân và năng lực trí tuệ của chính mình.
Bà đương đầu với thế giới ngột ngạt ở Đông Đức bằng cách vận dụng chính những biện pháp của Đông Đức. Điều này được kiểm chứng bằng một chương trong đời Angela Merkel, khi bà chuẩn bị rời trường. Những học sinh năm cuối tại Trường chuyên Hermann Matern ở Templin đã tiến hành một cuộc họp để tổ chức ngày hội văn hóa. Sau nhiều e dè - suy cho cùng, họ đều đã học xong Abitur và có lẽ đang trong tâm trạng muốn nổi loạn - một nhóm nhỏ quyết định dàn dựng một buổi biểu diễn mang màu sắc quốc tế. Có lẽ đó là buổi diễn đắt giá, vì ban giám hiệu trường, có mục đích kiểm soát bữa tiệc, đã nhanh chóng nhận thấy ý đồ được che giấu: những học sinh năm cuối đang quyên tiền như đã thông báo, song không phải cho một nhóm phản chiến người Việt đang chống Mỹ. Thay vào đó, họ đang gom tiền cho phong trào tự do Fremilo của Mozambique, vốn chắc chắn mang nhân dạng chủ nghĩa xã hội, song sự phản kháng của phong trào này đối với thực dân không tránh khỏi việc đưa họ vào cuộc xung đột với giai cấp chiếm đóng người Bồ Đào Nha. Thật dễ dàng nhìn thấy sự tương đồng với quân đội Xô viết trên đất Đông Đức. Rồi các học sinh diễn xướng bài thơ Mopsleben (Cuộc đời của một chú chó Pug) 3 của thi sĩ tai tiếng Christian Morgenstern, cảnh tỉnh chúng ta:
Bước đi cho cẩn thận, nhân loại hỡi, khi ngươi định đứng lên, Hoặc ngươi sẽ kết thúc như một chú chó Pug, treo xác trên tường.
Họ kết thúc buổi biểu diễn bằng màn đồng ca bài Quốc tế ca bằng tiếng Anh, ngôn ngữ của “thế lực thù địch”.
3. Ging chó bulldog
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Angola Merkel Thế Giới Của Vị Nữ Thủ Tướng - Stefan Korn

Postby bevanng » 14 Apr 2017

Nhưng tất cả những điều này đã quá rõ ràng: buổi biểu diễn vượt xa những giới hạn được chấp nhận, tạo ra khó khăn cho ban giám hiệu nhà trường và bản thân các học sinh, những người đã mạo hiểm từ bỏ suất vào đại học thông qua một hành vi phản loạn như thế. Horst Kasner can thiệp thay cô con gái, vận động các kênh của nhà thờ nhằm tiếp cận với cấp lãnh đạo cao nhất - thế nên Angela mới có thể bắt đầu học ngành vật lý tại Đại học Karl Marx ở Leipzig vào năm 1973.
Giai thoại này cho thấy ngay từ khá sớm Merkel đã phát triển một xu hướng rõ nét đối với sự châm biếm, cũng như luôn sở hữu óc hài hước lém lỉnh. Bạn bè vào thời điểm đó thường thấy bà cởi mở và tích cực. Bà đã luôn duy trì niềm say mê đối với lối nói hai nghĩa và mỉa mai châm biếm. Ngay cả ngày hôm nay, không ai phủ nhận bà có óc hài hước sắc bén, mặc dù hiếm khi bà để lộ ra trước công chúng. Điều gây ngạc nhiên là việc Merkel được xem như người cực kỳ nghiêm túc, đôi khi đến mức cau có. Bà giữ kiểm soát nghiêm ngặt biểu cảm gương mặt - song mặt nạ thi thoảng cũng tuột ra và bà phải tạo một biểu lộ phản bội lại những gì bà thật sự đang nghĩ.
Trong những năm đầu làm thủ tướng, khi bà ít cảnh giác hơn, thỉnh thoảng bà giễu nhại những người đã gặp - Giáo hoàng, thủ tướng Trung Quốc, tổng thống Pháp - từ đó để lộ nhược điểm của họ. Tạp chí Die Zeit từng viết, “Với bà, hài kịch là thứ không được nói ra.” Bà từng được trích lời khi nói rằng bài văn trào phúng chính trị ưa thích của bà là truyện ngắn Dr Murkes gesammeltes Schweigen (Sự im lặng bình tĩnh của tiến sĩ Murke). Bằng khả năng hài hước sắc sảo bà truyền tải định luật vật lý ưa thích vào cuộc sống chính trị thường nhật: “Làm gì có độ sâu nếu không có khối lượng.” Ngay cả bây giờ, bà “định lượng” người khác dựa trên việc họ có óc hài hước hay không. Một trong những người quan sát thường xuyên vị nữ thủ tướng này từng viết, “Bà đã làm chủ nghệ thuật móc máy một cách ý nhị.” Sở thích của bà đối với những điều mỉa mai và óc hài hước được đánh giá cao hiếm khi nào rõ hơn là trong một lần phỏng vấn báo chí bà bị hỏi đầy sức ép: “Và điều gì tác động đến bà nhiều nhất về nước Đức ngày hôm nay?” “Những cửa sổ được trám bít đẹp đẽ.”
Việc học của bà tại Leipzig, theo sau đó là Học viện khoa học tại Berlin, sớm tạo ra sự xa cách giữa bà và gia đình tại Templin. Một lần nữa, Angela đạt được kết quả xuất sắc - bà thấy việc học thật dễ dàng, tận hưởng cuộc sống thủ đô, và vui vẻ tham gia và tổ chức các sự kiện với chúng bạn. Là một sinh viên giữa thành phố lớn, bà có một trải nghiệm vi diệu trong lúc làm việc tại một xưởng giặt là, ở đó bà phải ủi những chiếc áo của quân đội Nga (“Giặt là không bao giờ làm hại ai,” bà nói). Nhưng điều hấp dẫn hơn cả là những cơ hội mới để khám phá thế giới.
Bà đến Praha một lần nữa, cũng như đến Nga. Bà có vài chuyến đi đến Viện Heyrovsky ở Praha để nghiên cứu, đôi khi mỗi lần đến ở lại nhiều tháng. Bà vẫn làm bạn với người thầy Rudolf Zahradnik, và ghé thăm ông mỗi khi bà có mặt tại Praha. Trong một chuyến thăm gần đây, vào tháng 4 năm 2012, bà được nhắc nhở về chuyến tàu tốc hành Vindobona huyền thoại chạy tuyến Berlin-Praha-Vienna và nổi tiếng về việc luôn trễ chuyến. Người cha tinh thần Zahradnik khuyên bà nên giữ bình tĩnh. “Con biết là chúng ta đang tham gia một thí nghiệm tên là chủ nghĩa xã hội mà,” bà nói, dẫn lời ông.
Năm 1974, bà đến Liên bang Xô Viết cùng vài người bạn sinh viên trong một chương trình trao đổi, thăm thú Leningrad và Moscow để gặp các sinh viên vật lý Nga. Trong nhóm có người sau này trở thành người chồng đầu tiên của bà, Ulrich Merkel. Hai năm sau họ chuyển đến sống cùng nhau. Như nhiều sinh viên Đông Đức đang tìm kiếm một chỗ làm và, trên tất cả, sinh kế, Angela Kasner cưới nhà vật lý Ulrich Merkel vào cuối thời gian học đại học. Điều này cho phép họ được phân một căn hộ dùng chung, và nhà nước thì không đời nào chia tách một cặp đôi đang tìm việc.
Đám cưới diễn ra trong nhà nguyện Thánh George ở Templin. Angela lấy họ chồng, vốn giờ trở thành cái tên thân quen trong chính trường thế giới. Đó là năm 1977, bà hai mươi ba tuổi. Bốn năm sau, đám cưới tan vỡ: hai vợ chồng ly thân. Gần như chỉ sau một đêm, Angela Merkel chuyển khỏi căn hộ của hai người ở Berlin, để lại sau lưng một Ulrich Merkel trong cơn sốc. Họ ly dị năm 1982.
Sau khi ly hôn, Merkel bắt đầu chuyến hành trình có thể xem như mạo hiểm nhất của bà tính đến thời điểm hiện tại - cùng vài người bạn, bà bắt xe quá giang qua miền nam nước Nga đến Armenia, Gruzia và Azerbaijan; ở Tbilisi bà ngủ đêm trong phòng trọ nhà ga xe lửa. Họ tránh mọi sự chạm trán với cảnh sát bằng cách cho biết đang quá cảnh đến Romania hoặc Bulgaria. Merkel biết cách dùng miệng đỡ tay chân thoát khỏi mọi tình huống khó khăn. Khả năng tiếng Nga của bà giúp ích rất nhiều, song bà cũng tìm cách luyện tiếng Anh trong thời gian này bằng cách đọc tài liệu kỹ thuật hoặc tờ Morning Star. Tờ báo của đảng cộng sản Anh này có thể được tìm thấy ở mọi quầy báo tại Đông Berlin một lần mỗi tuần, và ai chịu dậy sớm có thể tìm được một bản.
Trong nhóm làm việc về hóa học lượng tử tại Viện hóa lý trung tâm, Merkel là người phụ nữ duy nhất. Hầu hết phụ nữ làm việc tại nơi khác, thường ở ngạch hành chính. Bà không có cơ hội đến phương Tây - chỉ có hai mươi bốn nhà khoa học của viện được cấp phép thông hành để rời Đông Đức. Con số này tăng lên vào năm 1988-1989, và thêm nhiều nhà khoa học gia nhập nhóm. Một trong số họ, tiến sĩ Joachim Sauer, được cho phép rời Đông Đức vào thời điểm đó. Tên ông xuất hiện lần đầu tiên trên danh nghĩa liên quan đến Merkel là trong văn bản công nhận luận án tiến sĩ của bà vào năm 1984. Bà kết hôn với ông mười lăm năm sau đó.
Angela Merkel hoàn thành tâm nguyện du lịch của bà bằng những cách khác: với sự trợ giúp của Cục du lịch thuộc tổ chức Thanh niên Đức tự do (FDJ) là Youth Tourist, bà lấy được một hộ chiếu đến Ba Lan, nơi đây bà tìm được những tài liệu tuyên truyền của phong trào Công đoàn Đoàn kết - một hoạt động nguy hiểm, vì thiết quân luật đã được ban bố khắp Ba Lan kể từ năm 1981 và biên giới đã bị đóng. Những đồng nghiệp cũ tại viện sau này đã nói về niềm yêu thích sâu sắc của bà đối với những thảo luận chính trị. Mặc dù Stasi có tai mắt khắp nơi, các nhà khoa học rõ ràng ý thức được vị thế đặc biệt của họ và cảm nhận họ có thể cho phép mình chịu vài rủi ro nhỏ.
Merkel thường miêu tả mối quan hệ với các đồng nghiệp là thân tình và gần gũi. Việc dành thời gian rảnh cùng nhau không phải điều gì bất thường đối với họ - Đông Đức dành kỳ vọng lớn lao vào những liên kết thân thiết trong môi trường làm việc. Các chương trình trao đổi sinh viên tại viện đã mang Merkel quay lại Liên bang Xô viết. Một cách chính thức, những chuyến du hành xa xôi cách trở chỉ có thể được thực hiện cùng đội nhóm và với mục đích chuyên môn, còn mọi chuyện khác chỉ là giấc mộng viển vông và mơ tưởng kỳ vọng. Mười năm sau, phóng viên Hugo Müller-Vogg hỏi làm thế nào bà thích nghi được với việc không thể đi đến phương Tây. “Giờ đây tôi có tự hỏi làm sao tôi đã có thể làm thế được,” bà đáp, “đặc biệt khi đang ở ngay tại Berlin.”
Ngay khi còn là một cô bé, Merkel đã phát triển một chiến thuật đối phó với những cấm đoán: bà so sánh chúng. Bất cứ ai từng gặp bà thời thiếu nữ đều nói về xu hướng thích so sánh của bà. Bà dùng đi dùng lại một phương thức, ví dụ khi bà trình bày những bảng biểu nổi tiếng của mình trong cuộc khủng hoảng đồng euro và cho các đồng nghiệp của bà trong Hội đồng châu Âu các đường cong so sánh để minh họa tiến trình đang xảy ra của cơn khủng hoảng. Merkel so sánh các chế độ, các thủ tục chính trị và các giải pháp. Bộ não giống máy vi tính của bà luôn luôn so sánh các mô hình khác nhau, thử thách năng lực trí tuệ và đưa ra những phán quyết. “Mỗi khi tôi tiếp xúc với người phương Tây,” bà nói với Müller-Vogg, “tôi luôn cố gắng tìm hiểu xem liệu mình có thể bì kịp với họ về năng lực tư duy hay không. Và làm vậy khiến tôi dễ dàng chấp nhận việc mình không có khả năng đi đến vùng Địa Trung Hải hơn.” Ở đây chúng ta lại nhìn thấy bà trên cương vị một nhà phân tích đang đương đầu một cách có hệ thống với điều đã có thể là một chứng phức cảm tự ti. Bà có tìm được cách vượt qua khát khao đi lại, vốn rõ ràng che giấu mơ ước tự do không? Câu trả lời nằm ở một chuyến đi đáng chú ý bà thực hiện trong những năm tháng cuối cùng của Đông Đức.
Bà được cấp phép cho chuyến đi lại thường này vào năm 1986, nhân dịp hôn lễ của một người chị em họ tại Hamburg. Merkel chưa từng đến Tây Đức kể từ khi người ta xây Bức tường Berlin. Dẫu vậy, bà sống với niềm tin kiên định rằng vào năm sáu mươi tuổi, bà sẽ thực hiện được ước mơ của mình là bay đến nước Mỹ. Sáu mươi là mốc tuổi được hưởng lương hưu, và là lúc Đông Đức cho phép phụ nữ được đi đến bất cứ đâu trên thế giới. Gia đình bà ở Templin đã có những cuộc thảo luận: liệu Angela có nên xin giấy phép di cư chính thức? Càng nhiều tuổi bao nhiêu, việc này càng nhiều áp lực bấy nhiêu, song bố mẹ bà không thích ý tưởng này. Người bạn Joachim Sauer, hiện là chồng bà, lại có quan điểm khác. Những người quen biết đôi vợ chồng miêu tả ông như nguồn động lực chính cho niềm tin nội tại của bà. Dù có lúc mất bình tĩnh, ông vẫn có một phong thái điềm tĩnh. Bà luôn lắng nghe ý kiến của ông, và khi bà bày tỏ nguyện vọng muốn đến Tây Đức, lời khuyên của ông là: nếu em không thể chịu được cuộc sống ở đây thêm một giây phút nào nữa, hãy làm bất cứ điều gì em muốn.
Sau cùng, Merkel cũng không xin giấy phép di cư. Có lần bà đã nói điều duy nhất khiến bà chịu đựng được Đông Đức là việc bà có thể xin giấy phép bất cứ khi nào bà muốn. Điều đầu tiên bà làm bây giờ là nhảy lên chuyến tàu đến thành phố quê nhà Hamburg. Không có nhiều chi tiết về đám cưới của người chị em họ, song sau đó bà đến Karlsruhe để thăm một giáo sư trong ngành học của bà, rồi gặp một đồng nghiệp tại Konstanz, trên đường biên giới với Thụy Sĩ. Bà chưa từng kể nhiều về chuyến đi này, ngoài vài mẩu chuyện về sự sạch sẽ của các đoàn tàu nội thành ở Tây Đức. Song có một bình luận mà Merkel thích nhắc lại: “Chính tại đám cưới đó, tôi hiểu rằng chế độ xã hội chủ nghĩa tại Đông Đức sẽ không kéo dài.” Chuyến đi từ Hamburg đến Karlsruhe cũng mang đến những lý do thích hợp cho kết luận này - một tuyến đường sắt gần Kassel có tầm nhìn tuyệt vời trông ra những tháp canh đường biên giới và của khu vực được biết dưới cái tên Dải Tử thần, nơi luôn túc trực những lính canh vũ trang, mặc dù lần này là ở phía Tây.
Sau đó chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Đức kéo dài thêm được ba năm nữa, rồi Angela Merkel bị “bắn” khỏi cuộc sống nhàn rỗi tại viện để đến một quỹ đạo khác. Suốt ba mươi lăm năm, bà đã sống tại Đông Đức như thể sống trong một cái kén: bà đã thích nghi và có thể sống và làm việc ở đó với tối đa tự do tri thức có thể. Khu nhà như một ốc đảo nằm giữa chế độ, còn vùng Uckermark và phong cảnh biệt lập của nó tạo thành một phông nền bình yên. Khi còn nhỏ, một Angela Merkel thông minh cao độ đã nhận được tất cả sự động viên và còn học được cách tự thúc đẩy bản thân. Bản tính hăng hái và dễ gần đã giúp bà vượt qua những điều kiện khó khăn trong lúc gia đình giúp tăng lòng tự tin nơi bà. Và còn có cả những bưu kiện quần jean từ Tây Đức - những món quà được gửi thường xuyên bởi người nhà bên đó.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Angola Merkel Thế Giới Của Vị Nữ Thủ Tướng - Stefan Korn

Postby bevanng » 14 Apr 2017

Angela Merkel không phải là chiến binh tranh đấu vì tự do và không phù hợp để làm cách mạng, dù bà luôn giữ liên lạc với giới Nhà thờ ở Berlin. Bà thiếu sự can đảm để làm loạn, nhưng bà cũng chưa được chuẩn bị để cứ thế chấp nhận chế độ. Bà không muốn phơi bày bản thân. Cũng như em trai mình, đây là lý do bà chọn học ngành vật lý: môn này cung cấp nhiều tự do và cơ hội nhất cho việc phát triển bản thân. Bà nằm trong nhóm những sinh viên giỏi nhất cùng lứa tuổi, nhưng từ chối vào Đảng Cộng sản - dù ở chiều ngược lại, với tư cách con gái một vị mục sư kiêm nhà khoa học trẻ đầy triển vọng, đảng cho bà không gian để bà tự do làm mọi điều mình muốn. Trong những khuôn khổ gắt gao, bà đã được phép nhìn ngắm thế giới bên ngoài. Giờ đến lúc thế giới mở ra trước bà. Và những chuyến du hành khai phá qua những vùng đất của những đảng phái chính trị trong những ngày cuối cùng của Đông Đức vào cuối mùa thu năm 1989 đến vừa kịp lúc.
Khi Bức tường Berlin bị phá vỡ vào ngày 9 tháng 11 cùng năm, Angela Merkel đang trong phòng tắm hơi cùng một người bạn, việc đó khiến bà chịu nhiều sự nhạo báng về sau này. Tuy thế tính cách bà vẫn trở nên không thể nào tiêu biểu hơn: luôn dự trù trước các kế hoạch, kiểm tra địa hình vùng đất, không vội vã. Sau chuyến tắm hơi, bà đến đường giao biên giới Bornholmer Straße ở phía Tây Berlin, và có lúc bà thấy mình ở trong một căn hộ thuộc về những người hoàn toàn xa lạ, nơi có đồ uống và điện thoại. Sau đó bà về nhà. Ngày tiếp theo bà cùng em gái Irene tiếp tục khởi hành, lần này đến Kurfürstendamm, con phố mua sắm tại Đông Đức luôn được xem như đại diện cho sự xa hoa của phía Tây. Nhưng rồi xuất hiện các vấn để chính trị.
Merkel đã có thể gia nhập đảng SPD, đảng Dân chủ xã hội của Đức, hay Bündnis 90, một trong ba tổ chức phi-cộng sản sau này sáp nhập cùng đảng Xanh Tây Đức. Tuy quan tâm đến tất cả đảng phái chính trị, song bản năng của bà rất vững. Bà đánh giá cao tình đồng chí bên trong SPD, song chủ nghĩa quân bình trong đảng này là quá nhiều đối với bà. Bündnis 90 thì không thuyết phục được lòng tin cơ bản trong bà, đặc biệt trong những vấn đề năng lượng hạt nhân, chủ nghĩa hòa bình và quốc phòng. Trong những tuần đầu tiên đầy sóng gió đó, nhiều điều đã tình cờ xảy ra, và bà cũng tình cờ gặp gỡ mục sư Rainer Eppelmann, người bà quen biết thông qua nhà thờ. Rồi điều này đưa đẩy bà đến với đảng DA (Democratic Awakening / Giác ngộ dân chủ). Bà thích tên gọi và phát hiện trong đảng này còn quá nhiều điều chưa hoàn thiện, chờ được định hình. Trong những tuần đó đảng Giác ngộ dân chủ cần hơn hết thảy một điều: những con người với nguyên tắc vững chắc, cái nhìn tổng quan về sự việc đang diễn ra và những người đủ khả năng tổ chức. Angela Merkel là người giỏi tổ chức, nên bà tạm nghỉ công việc ở viện, và vào tháng 2 năm 1990 bà được bổ nhiệm vào tầng ba của khu văn phòng mới của Tòa nhà Dân chủ (House of Democracy), ở góc đường Friedrichstraße và Französische Straße.
Bất cứ ai từng sống ở Đông Berlin và chịu ảnh hưởng của nền chính trị nơi đây vào thời điểm đó đều nhớ một phụ nữ trẻ làm công việc đánh máy các thông cáo báo chí và và viết các ghi chú ngay phía sau những cánh cửa. Một cách thật tình cờ, Merkel trở thành phát ngôn viên báo chí cho đảng DA khi một ngày nọ chủ tịch Wolfgang Schnur không thể gặp ký giả phương Tây, nên ông bèn cử bà đi. Khi ấy, Đông Đức đang sụp đổ, cuộc bầu cử tự do đầu tiên vào quốc hội Đông Đức (Peoples Chamber) sắp được tổ chức trong tháng 3, còn hoạt động chính trị ở Đức đang sôi sục. Vào tháng 2, ban Đông Đức của đảng Liên minh dân chủ Thiên Chúa giáo (Christian Democratic Union, CDU), đảng DA và đảng Liên minh xã hội Đức (German Social Union, GSU) hợp nhất thành đảng Liên minh vì nước Đức (Alliance for Germany). Khi chặng cuối của cuộc bầu cử vào quốc hội nghiêng về đảng CDU và chủ tịch Lothar de Maizière, quá rõ để thấy rằng đảng DA, một đảng trung hữu nhỏ, hoặc phải tự gắn mình vào “bầu sữa” của đảng CDU (Tây Đức), hoặc chịu cảnh chìm nghỉm dưới những cơn sóng trào của giai đoạn bão tố này.
Angela Merkel không thích ý tưởng về việc bị nhấn chìm. Bà đang làm chính trị bằng tất cả sức mạnh của mình, và có ba mục tiêu. Bà muốn đất nước được thống nhất càng sớm càng tốt, bà muốn có một nền kinh tế thị trường, và bà muốn ngồi trong Bundestag, quốc hội Tây Đức và sau này là quốc hội của nước Đức thống nhất.
Rồi một ngày nọ, điện thoại của bà reo lên, và Hans-Christian Maaß hỏi bà có muốn làm người phát ngôn cho Lothar de Maizière không. Maaß là một trong những nhà tư vấn Tây Đức có mặt khắp nơi ở Đông Berlin vào thời điểm đó. Họ được những đảng chị em ở Tây Đức gửi đến với nhiệm vụ hướng dẫn cho các chính trị gia Đông Đức và - nhìn từ góc độ của CDU, đảng thống trị Tây Đức khi đó - đưa ra (theo cách suôn sẻ nhất có thể) những quyết định vốn sẽ được hoan nghênh tại Bonn, thủ đô của Tây Đức. Sự thống nhất sẽ diễn ra. Ở Tây Đức giờ đây người ta công nhận rằng việc tính toán đúng thời điểm là rất quan trọng. Tình hình đang trở nên dễ lung lay: có lẽ sẽ có phản kháng dân sự hoặc bạo động từ tầng lớn thấp nhất của nước Đức. Các đối tác trong đảng Liên minh vì nước Đức hoặc ủng hộ viên có lẽ sẽ tìm cách gây khó khăn cho tiến trình thống nhất. Nên rất cần có một chính phủ thật sớm, và CDU phải hành động.
Trong vai trò mới của mình, Merkel làm phó cho Matthias Gehler, phát ngôn viên cho chính quyền của de Maizière. Nên tuy không phải người trong cuộc, song bà đã chứng kiến nhiều quyết định lịch sử được thực hiện gần như hằng ngày trong suốt sáu tháng cuối cùng của Đông Đức. Công việc đưa bà tiếp xúc thường xuyên với cánh phóng viên, song bà luôn giữ con mắt thận trọng đối với vị trí của bà trong đảng Giác ngộ dân chủ. Bà không hoang tưởng về tương lai của đảng này: sẽ sáp nhập cùng đảng CDU. Mỗi buổi sáng, người phát ngôn hoặc vị phó của ông sẽ tóm tắt cho thủ tướng và các cố vấn thân cận nhất của ông về những gì có trên báo chí. Không lâu sau, de Maizière nói rõ rằng ông cực kỳ hài lòng với cung cách tỉ mỉ của Merkel trong việc thể hiện bản thân bà trước cái gọi là “kitchen cabinet”, 4 năng khiếu nắm bắt vấn đề nhanh chóng, sự hiệu quả và năng lực diễn giải tình huống chính trị của bà.
4 Giới ra quyết định cốt lõi của nội các cuối cùng ở Đông Dức. Giải thích qua trao đổi với tác giả cúa ND.
Dù Merkel không đưa ra các quyết định chính trị, bà vẫn tham gia vào những cuộc tranh luận về chính sách của đảng diễn ra trong chính quyển cuối cùng của Đông Đức. Bà được phép tiếp cận thủ tướng, đặc biệt trong những chuyến công du nước ngoài. De Maizière đi rất nhiều - đến mức gần như làm Thủ tướng Đức Helmut Kohl khó chịu. Việc ghé thăm nước ngoài thu hút sự chú ý và góp phẩn giáng đòn mạnh vào sự nghiệp chính trị của vị thủ tướng Đông Đức. Do có những bất hòa, cả ở Tây Đức, về điểu kiện của việc thống nhất nước Đức, nhiểu cơ hội không lường được đã phát sinh, và de Maizière đã nỗ lực lợi dụng chúng một cách tối đa. Không chỉ có thế, những nhà chính trị mới ở Đông Berlin khi đó đang tận hưởng vai trò và tầm quan trọng mới mà họ vừa phát hiện mình có, đặc biệt ở nước ngoài. Kohl đặc biệt không vui về việc De Maizière thăm Tổng thống Pháp François Mitterrand: ông sợ rằng mối quan hệ không cần thiết này giữa Đức và Pháp sẽ sinh ra những rắc rối không cần thiết và làm suy yếu quyền hành của ông.
Như nước Anh, Pháp cũng nhìn gã khổng lồ đang trỗi dậy ở Trung Âu bằng con mắt nghi ngờ. Vị tổng thống Pháp đã ghé thăm Đông Berlin vào tháng 12 năm đó, nhằm nịnh bợ chính quyền cuối cùng của đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Đức dưới triều đại của Egon Krenz - một động thái bị đánh giá là ô nhục, không chỉ bởi giới chính trị gia Tây Đức. Dù Mitterrand có ra sức thanh minh rằng chuyến thăm là kết quả của lời mời từ vị tiền nhiệm của Krenz là Erich Honecker, đây vẫn là một lý do không xác đáng.
Merkel không ưa Mitterrand vì chuyến thăm Đông Đức sớm này, nhưng dù sao - như mọi vị khách đến Điện Élysée - bà vẫn ấn tượng bởi bầu không khí nơi đây và lối nói chuyện khẽ khàng, uy quyền của ngài tổng thống. Mitterrand và Thủ tướng Anh, Margaret Thatcher, đang định hạn chế bớt quyền lực của Đức. Trong khi đó, Kohl thì muốn nước Đức mới được cắm neo vững chắc vào các đồng minh phương Tây, trong Liên minh châu Âu và NATO. Merkel ủng hộ ông quyết liệt trong việc này - không có nghĩa là ông không nhận thấy hay không ý thức là việc này quan trọng. Tuy nhiên, như De Maizière nhớ lại sau này, Merkel không giấu diếm niềm tin của bà nơi ông.
Chính phủ Đông Đức cuối cùng không thật sự là một chính phủ chuyên nghiệp. Những người làm việc trong chính phủ này có rất ít kinh nghiệm hoặc có rất ít cơ hội để tham gia chính trị. Người dân muốn có một đồng tiền chung cho cả hai miền nước Đức, và họ muốn thống nhất. Tuy thế, trong nội các của De Maizière - một liên minh rộng lớn bao gồm một sự pha tạp phong phú của những nhà lãnh đạo phong trào dân quyền, thành viên chế độ cũ, các chính trị gia mới và những người liên quan đến Nhà thờ - phát sinh một quyết tâm bất ngờ đối với việc xây dựng chế độ mới. Đối tác của họ trong liên minh, đảng SPD, vốn đang thảo luận những chiến lược đối ngoại dự phòng cho bản kế hoạch thống nhất nước Đức đang được soạn thảo tại Bonn khi đó. Sự cân nhắc chủ yếu xoay quanh việc liệu nước Đức mới có nên là một thành viên của NATO, hay liệu sự kết thúc của Hiệp ước Warsaw có nên đồng nghĩa với sự cần thiết của một chính sách an ninh mới tại châu Âu.
Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) có hình ảnh tích cực tại Đông Đức hơn là NATO - nên tại sao không xây dựng một hình thức liên minh mới trên tổ chức này? Những câu hỏi về vấn đề liên minh như vậy đóng một vai trò then chốt trong một quyết định chủ yếu khác: nền tảng pháp lý cho quá trình thống nhất nên là gì? Nếu khi ấy Đông Đức không chịu chấp nhận bản hiến pháp và hàng loạt hiệp ước của Tây Đức, vị trí của nước Đức trong nền luật pháp quốc tế đã có thể bị đánh giá lại - mọi hiệp ước quốc tế đã có thể bị tái thương lượng, với tất cả hệ quả khó lường mà một tiến trình phức tạp và tốn kém như thế sẽ kèm theo.
Merkel đã chứng minh bà rất rắn trong tất cả cuộc thương thảo này. Trước đó bà đã có quyết định của mình, như De Maiziere sau này đã công nhận. Vị phát ngôn viên nữ ấy còn có cơ hội đóng góp trực tiếp cho các cuộc thảo luận trong những công du cùng thủ tướng đến Nghị viện châu Âu ở Strasbourg, đến Paris và London, và cuối cùng là Moscow tại cuộc gặp các ngoại trưởng trong cái được gọi là nhóm Hai-cộng-Bốn, trong đó bốn cường quốc thắng trận trong Thế chiến II và hai miền nước Đức nhóm họp để thảo luận về những hệ quả của việc thống nhất đối với chính sách đối ngoại, câu hỏi về chủ quyền và bầu cử trong liên minh, việc đồn trú các binh đoàn và những đường biên giới quốc gia. Đây là nơi bà có được trải nghiệm đầu tiên về những diễn đàn quốc tế, hết phái đoàn này đến phái đoàn khác, nghi thức và các câu hỏi gây lúng túng được đưa ra mỗi lần các quốc gia chủ quyền làm việc với nhau. Ở đây, những tràng phát biểu liến thoắng là không phù hợp, vì ngoại giao đòi hỏi sự khéo léo và nhạy cảm.
Sau khi đảng SPD rời khỏi liên minh vào tháng 8, De Maiziere giữ vai trò ngoại trưởng, và vì thế đại diện cho Đông Đức tại buổi họp cuối cùng của nhóm Hai-cộng-Bốn.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Angola Merkel Thế Giới Của Vị Nữ Thủ Tướng - Stefan Korn

Postby bevanng » 14 Apr 2017

Angela Merkel đến Moscow cùng đảng này vào ngày 12 tháng 9 năm 1990. De Maiziere biết rõ khả năng ngôn ngữ của người đồng nghiệp nên đã cử bà ra ngoài phố phường với mục đích - và cũng là hành vi đặc trưng cho tính cách ông - tìm hiểu xem thường dân nghĩ gì. Merkel ghi nhận được vài ý kiến ở trạm tàu điện ngầm - nước Nga đang phản bội lại chính quyền lợi của nó, Gorbachev đang bán đứng Đất Mẹ - và mang về phái đoàn. Tuy nhiên, nhiệm vụ chính của bà là trông chừng nhóm phóng viên nhỏ đến từ Đông Đức. Hans-Dietrich Gensche, đến từ Bonn, mang theo đoàn tùy tùng lớn hơn nhiều. Merkel nhớ lại, với chút ngạc nhiên, làm thế nào mà một Genscher nặng ký đã bỏ bùa mê đám phóng viên bằng chất giọng trầm và ghét bỏ tất cả thỏa thuận đã chốt. Trong khi đó, bà - đã chuẩn bị xong một bữa tối ở một nhà hàng Gruzia và đã có sẵn nhiều chi tiết và chuyện vặt về cuộc đàm phán hơn - lại bị cánh truyền thông đánh giá là kém quan trọng hơn - trên thực tế, bà không được để mắt đến. Đó là một bài học về việc không biết tự lượng sức trong thế giới chính trị.
Điều cánh phóng viên nhớ được là việc Merkel khi đó mặc một chiếc áo khoác cùng đôi giày mới. Sau này, De Maiziere cho biết bà đã được phái đi sắm quần áo mới trước chuyến đi. Chủ đề này đã ám ảnh Merkel trong một khoảng thời gian, vẻ ngoài, kiểu tóc, giày dép và những bộ trang phục luộm thuộm của bà - nữ chính trị gia trẻ đã phải nhanh chóng học hỏi thứ công chúng coi trọng bên cạnh khả năng phân tích sắc bén và kiến thức về chi tiết. Merkel đã gặp khó khăn nhất định đối với khía cạnh này trong công việc của bà, cũng bởi vì bà lao tâm khổ tứ vì điều này hơn hầu hết nữ chính trị gia khác. Bản năng hẳn đã mách bảo bà: tôi sẽ cho cô thấy quần áo và vẻ ngoài chỉ là ưu tiên hạng hai - tại sao cô không tập trung vào cái thật sự quan trọng?
Song phải mất mười năm nữa để những chỉ trích của công luận về phong cách thời trang của bà chấm dứt. Ngày hôm nay, nom bà thoải mái hơn về mặt phục sức trong công việc. Vào buổi sáng, bà dành thời gian cho trợ lý thời trang của mình, Petra Keller, để đọc báo, thông cáo báo chí và hồ sơ các loại. Tư thế chụp ảnh điển hình của bà trong bộ complê phụ nữ với hai tay chụm lại phía trước đã trở thành hình ảnh mang tính biểu tượng. Nhiều tràng cười và vỗ tay đã vang lên khi Merkel - trong chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ năm 2011 - Merkel tặng khung ảnh trang nhất của tờ Frankfurter Allgemeine cho một người phụ nữ nổi tiếng khác cũng hay mặc complê. Bức ảnh không thấy mặt mà chỉ chụp phần bụng và hông của hai phụ nữ trong bộ đồ complê đang nắm tay nhau. Hillary Clinton đã vui ra mặt.
Trong những năm tháng đầu tiên trên chính trường, Merkel rất vất vả trong vai trò người của công chúng. Ngay cả trong vai trò phát ngôn viên, bà vẫn thích để cho sếp mình là Matthias Gehler thu hút sự chú ý hơn. Về sau, khi bắt đầu nhiệm kỳ của bà tại Bonn, bà được xem như một người vừa cứng đầu lại vừa ngượng ngùng trước công chúng. Với bà việc xuất hiện tại những buổi họp bầu cử là sự tra tấn. Ngay cả ngày hôm nay, Merkel vẫn ghét nhận sự tán dương tại các hội nghị tiệc tùng. Bà đứng trên bục, ý thức rằng bà phải đứng đó liên tục trong nhiều phút, bởi vì - bao giờ cũng vậy - người ta đang đếm từng phút và luôn trông đợi bà sẽ được chào đón bằng những tràng pháo tay nhiệt liệt - song bà thà không có mặt ở đó còn hơn. Những đám đông lớn không phải phong cách của bà.
Nên không có gì ngạc nhiên khi Merkel đã phát triển những phẩm chất bà từng thể hiện khi còn nhỏ - chẳng hạn đa nghi và thận trọng. Những trải nghiệm cuộc sống của bà có xu hướng khiến bà càng ngượng ngùng hơn trước công chúng. Bà bị tổn thương khi truyền thông Tây Đức và người chống đối ngay trong đảng của bà cáo buộc bà có quá khứ mờ ám ở Đông Đức: trong thời gian làm ở viện, bà có dính líu đến tổ chức Thanh niên tự do Đức. Theo lời kể của Merkel, vai trò của bà chỉ bao gồm việc đề xuất những sự kiện văn hóa, kiếm vé nhà hát và tổ chức các chuyến đi. Những kẻ phê phán buộc bà tội kích động và tuyên truyền nhân danh chế độ. Điều này mâu thuẫn với các nhân chứng, những người cung cấp chứng cứ vững chắc củng cố cho quan điểm của họ, và cho rằng vị thế đặc biệt của viện trong vai trò một cơ quan độc lập đã chứng minh Merkel duy trì khoảng cách lớn với chế độ.
Merkel từng đối mặt với những câu hỏi quen thuộc trong giai đoạn đầu sự nghiệp chính trị, khi bà còn làm Bộ trưởng Phụ nữ và Thanh niên. Tại một sự kiện ở Schwerin, bà từng nhắc lại một cách bông đùa về luận văn ML thời bà lấy bằng tiến sĩ. ML có nghĩa là chủ nghĩa Marx-Lenin, vốn là môn học bắt buộc ngoài những môn khác trong khoa vật lý của bà. Biến câu chuyện trở nên hài hước, bà cho biết luận án tập trung vào mối quan hệ giữa công nhân và nông dân trong một đất nước được biết đến dưới tên gọi Quốc gia của công - nông, nhưng không được chấm điểm cao vì bà quá xem trọng vai trò của nông dân. Tuy nhiên, các phóng viên diễn giải câu này hơi khác một chút và đào bới kho lưu trữ của thư viện để tìm bài luận văn của Merkel về chủ nghĩa Marx-Lenin. Song nó đã biến mất và không bao giờ được tìm thấy.
Merkel rất khó chịu khi nghĩ rằng bà sắp bị nhấn chìm bởi thứ chủ nghĩa giờ bị phê phán. Trong suốt sự kiện đó, đã có rất nhiều lời xầm xì đồn đoán. Không ai tỏ ra quan tâm đến thực tế rằng sinh viên nào cũng từng phải nộp bài luận văn ML và thầm ước được chấm điểm cao. Cơn la ó tương tự cũng bùng phát khi người ta đồn Merkel từng học tại Moscow. Dù điều này không đúng, lời đồn vẫn tiếp diễn. Tất cả những điều này đã làm củng cố thêm tính đa nghi và thận trọng của Merkel. Bà từ chối đáp trả, và buộc tội những kẻ chỉ trích là “bới phân” và nghiện tin giật gân. Và cần phải nhắc đến việc những người này chưa từng bận tâm xem xét điều kiện sống của Đông Đức thời bấy giờ.
Ngay cả bây giờ vẫn tồn tại những vấn đề trong giao tiếp. Trong cuộc tranh luận về trợ cấp nuôi con, Merkel đã chỉ ra rằng mọi phụ nữ ở Đông Đức đều phải đi làm kiếm sống, và một cơn kêu gào đã bùng lên trong số những thành viên nữ của đảng CDU Tây Đức. Có phải bà thủ tướng đã chỉ trích cách sống của họ cũng như lý tưởng hóa những điều kiện ở Đông Đức cũ? Không hề, Merkel nói, bà không có ý định chỉ trích: trên thực tế, mẹ bà chưa từng có một công việc nào ngoài nuôi dạy con cái, nhưng đó chỉ vì bà không được phép đi làm. Dẫu vậy, câu chuyện này một lần nữa cho thấy sự thiếu sẵn sàng của những phe nhóm già cỗi ở Đông và Tây Đức trong việc đối diện thực tế cuộc sống ở mỗi bên. Nhưng Angela Merkel đã sớm quyết định bà sẽ không đóng góp thêm vào mối bất hòa này. Bà đã mỏi mệt vì những mâu thuẫn nên bà giữ im lặng. Giờ đây, ở chặng cuối của nhiệm kỳ thứ hai làm thủ tướng, thái độ của bà đã hơi thay đổi - có lẽ vì sau tám năm tại nhiệm, bà đã thả lỏng mình và đã bắt đầu nghĩ về di sản của bà.
Trong giai đoạn ngay sau khi Bức tường Berlin sụp đổ, Merkel miêu tả bản thân là mệt mỏi vì xung đột, hay ít nhất là ghét bỏ những cuộc công kích cá nhân hiểm ác vốn thường là một phần của chính trị. “Điều duy nhất khiến tôi lo lắng là sự bất công và những cáo buộc sai trái cố ý. Tôi căm ghét những cuộc cãi vã nhắm vào cá nhân,” bà thú nhận trong cuộc đối thoại cùng Herlinde Koelbl. Bà thích những cuộc thảo luận và tranh cãi nghiêm túc hơn. “Trong chính trị, tôi tìm kiếm sự hợp tác hơn là đối đầu,” bà nói và cung cấp một sự tự đánh giá bản thân chính xác: “Tôi thấy xu hướng một số nam chính trị gia phải thường xuyên khẳng định bản thân họ thật không dễ chịu. Nhiều người cứ gồng mình và át tiếng người khác nhằm nâng bản thân lên. Khi điều đó xảy ra, tôi cảm thấy như đang bị đè nén về mặt thể chất và thà không có mặt ở đó còn hơn.” Merkel nghiên cứu các đối thủ chính trị của bà rất sát sao, và tuy không phải hình mẫu đức hạnh hoàn hảo theo năm tháng, lúc đó bà đã nói: “Khi điều đó xảy ra, cuộc tranh luận không còn khách quan nữa, mà trở thành câu hỏi ai sẽ làm cho gió ngưng thổi vào buồm của người còn lại. Đấy không phải cách tôi làm việc.”
Hai mươi hai năm sau, bất cứ ai muốn học theo phương pháp của Merkel cần phải xem xét điều gì để nổi lên vào lúc Bức tường Berlin sụp đổ. Angela Merkel luôn chân thực với bản thân bà. Mục sư Erhart Neubert, một trong những nhà sáng lập đảng Giác ngộ dân chủ và hiểu rõ mọi khía cạnh của Merkel, nói về một “khiếu thẩm mỹ đáng kính trọng và tốt đẹp” khi nhắc đến bà. Nghe hơi sến, nhưng dù Merkel thời hậu thống nhất đã hết lao đao, bà vẫn duy trì hình ảnh của một công bộc tận tụy, con gái của một mục sư giàu trách nhiệm vốn khao khát tìm đến cốt lõi của mọi thứ mà không cần đến những động cơ bí mật không hay ho. Dĩ nhiên, những dụng ý tốt đẹp này được vận dụng vào thực tế chính trị ra sao có thể là vấn đề hoàn toàn khác. Phe chống đối bà trong đảng CDU và những đảng phái đối lập, trong châu Âu (EU) hay giữa những đối tác liên minh của bà, có những quan điểm khác nhau về con người và phương pháp của bà.
Trật tự, hệ thống, năng lực hoạch định trước một bước - Merkel đã mang rất nhiều phẩm chất của bà sau 35 năm sống tại Đông Đức vào cuộc sống mới của mình. Bà từng nói ngay cả khi còn bé, bà đã phải tiên liệu mọi thứ, bởi những vấn đề về tăng trưởng và phát triển thể chất của bà đồng nghĩa với việc bà gặp khó khăn khi chạy và leo cầu thang. Bà từng kể “rất vụng về trong di chuyển”, và kết quả là mỗi cuộc đi bộ không cần thiết đều cần phải tránh và mỗi bước đi đều được tính trước. Hai tháng trước Giáng sinh, bà đã nghĩ về quà. “Tôi luôn muốn biết về những thứ tôi sắp đón nhận, kể cả khi chúng sẽ phá hỏng sự bất ngờ. Việc đưa hệ thống vào cuộc đời mình và tránh sự hỗn loạn quan trọng hơn.”
Merkel còn duy trì cả ý thức trách nhiệm của người Phổ và đạo đức nghề nghiệp của một tín đồ Tin lành. Khi còn bé, bà sớm quen với việc cần cù và chu toàn, làm việc siêng năng hơn người khác. Sự đam mê mang đậm nét Martin Luther đối với việc tự hoàn thiện bản thân, làm mọi việc tốt hơn, hiểu mọi sự rõ hơn và tiến lên phía trước chưa bao giờ rời bỏ bà. Đây cũng là lý do bà tuyệt đối bác bỏ việc xem bản thân như tiền định cho bất cứ vai trò nào. Rõ ràng bà đã noi gương của nhiều người, cũng muốn trở nên giống những bé gái khác khi mơ ước làm diễn viên, vũ công và vận động viên trượt băng. Song đây chỉ là những giấc mơ và huyễn tưởng thơ ấu về những vai trò mà Angela Merkel không phù hợp. Nhiều năm sau, khi được hỏi liệu bà có một hình mẫu tiêu biểu nào không, bà nhắc đến nhà vật lý Marie Curie, lớn lên tại Ba Lan (bị Nga chiếm đóng) trong thế kỷ 19, đi học ở Paris và kiên cường ghi dấu ấn của bà với tư cách một nhà khoa học nữ. Điều này khiến Merkel ấn tượng.
Ngày hôm nay, nếu được hỏi liệu bà có bất cứ hình mẫu chính trị gia nào không, bà luôn trả lời “Không.” Bà từng bình thản bác bỏ mọi sự so sánh nào giữa bà và Margaret Thatcher, và thế là không ai hỏi bà câu này nữa (ngoại trừ tại những nước nói tiếng Anh, nơi ký ức vể Người đàn bà thép vẫn còn vương vấn). Ronald Reagan từng là một dạng người hùng khi bà còn nhỏ, nhưng Merkel không còn nhắc về ông nữa. Không chỉ vì bà đã phát hiện vị cựu tổng thống Hoa Kỳ đã đánh mất phần lớn hình ảnh tích cực của ông ở Tây Đức, mà có lẽ còn vì việc đứng dưới cái bóng của những chính trị gia khác và so sánh hình ảnh của bà với họ là đi ngược lại với nguyên tắc của Merkel.
Trong Angela Merkel có ba mươi lăm năm Đông Đức. Đó là quãng thời gian dài và đã để lại dấu ấn. Bí ẩn mang tên Merkel khởi nguồn từ nền cộng hòa thất bại của Đông Đức. Điều này giải thích cho sự mê hoặc ở bà với tư cách một con người, đặc biệt trong nhiệm kỳ thủ tướng thứ hai và đặc biệt là ở nước ngoài. Merkel không mở lòng với nhiều người, vì họ không có khả năng hiểu cuộc đời trước đây của bà và một thế giới khác hoàn toàn xa lạ của bà. Ảnh hưởng của Đông Đức lởn vởn quanh bà như một bí mật không tiết lộ. Tiết lộ làm sao được với những người không có cùng chung trải nghiệm với bà? Kết quả, quan tâm của công chúng đối với Merkel tiếp tục lâu hơn nhiều so với những chính trị gia có sự nghiệp tương tự song cuộc đời dễ hình dung hơn. Bà biết hết, và chăm chút cho sự “bí ẩn” này với sự quan tâm đặc biệt.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Angola Merkel Thế Giới Của Vị Nữ Thủ Tướng - Stefan Korn

Postby bevanng » 14 Apr 2017

Tìm kiếm những biên cương mới
Bước vào chính trường

Trong những tháng cuối cùng của Đông Đức, Helmut Kohl liên tục giữ liên lạc với Lothar De Maiziere và chính phủ của ông này. Tuy nhiên Merkel lại chưa từng gặp gỡ vị thủ tướng Tây Đức, mà chỉ thoáng nhìn thấy ông vào mùa hè năm 1990. Đây là điều bà muốn thay đổi. Buổi gặp đầu tiên giữa họ được thu xếp trong cuộc hội thảo thống nhất của đảng CDU, vài ngày trước dịp lễ chính thức vào đầu tháng 10 năm 1990. Kohl đang ngồi bên trong tòa nhà Hamburg Rathauskeller, nơi CDU từng tổ chức gặp gỡ báo chí trong những cuộc hội thảo của đảng này ở thành phố Hamburg. Trong những dịp đó, người lãnh đạo đảng sẽ làm chủ tọa, mời một số phóng viên được chọn lọc đến bàn mình và giục họ nếm thử món ăn địa phương ưa thích của ông là Labskaus, món hầm gồm thịt bò, củ cải đường, khoai tây và trứng chiên. Merkel nhờ một người quen của hai người từ Dresdent giới thiệu bà - rõ ràng bà rất muốn làm quen với ông.
Kohl dẫn bà đến một phòng khác để trò chuyện, và Merkel sau này miêu tả sự phấn khích của bà tại buổi gặp như sau: “Tôi tự nhủ với mình, giờ cô sắp gặp vị thủ tướng của Cộng hòa Liên bang Đức và ông ấy sẽ hỏi cô điều gì đó rất khó khăn đấy. Nhưng rồi tôi nhận được một câu hỏi rất giản đơn.” Merkel rõ ràng không ngờ Kohl lại thích trò chuyện đến thế và đã mường tượng rằng chính trị ở cấp cao hẳn phải sâu sắc và khó khăn hơn thế nhiều. Nhưng ngài thủ tướng có lẽ cũng rất ấn tượng: ông mời Merkel đến và trò chuyện cùng ông một lần nữa ở Bonn vào tháng 11 năm đó. Có lẽ ông đã xem bà như một vị bộ trưởng trong nội các toàn-Đức đầu tiên.
Sau cuộc tổng tuyển cử vào tháng 12, Merkel được đề nghị giữ chức Bộ trưởng Phụ nữ và Thanh niên. Bà đồng ý một cách tự nhiên, dù vài ngày trước đó bà thú nhận không biết gì về những chủ đề này. Nhưng bà là một phụ nữ, bà đến từ Đông Đức và là một tín đồ Tin lành - nên Kohl, nhà “vô địch” của cuộc bầu cử theo phương pháp đại diện theo tỷ lệ, đã chọn bà. Bà tuyên thệ kết nạp vào Bundestag (quốc hội liên bang Đức) vào ngày 18 tháng 1 năm 1991. Sau cú thăng hoa tỏa sáng vào hàng ngũ cấp cao của nền chính trị Đức này, việc bà thăng tiến trong hệ thống phân tầng của đảng CDU cũng đến một cách gần như tự nhiên. Khi người bảo trợ lâu năm của bà, Lothar De Maizière, trao trả lại mọi quyền hành của ông trong đảng vào tháng 9 năm 1991 - ông đã mệt mỏi bởi tất cả suy đoán về sự dính líu của ông với Stasi ở Đông Đức - Merkel đảm nhiệm vai trò phó lãnh đạo đảng vào tháng 12. Cùng với Günther Krause, giờ đây bà đại diện cho Đông Đức ở hàng ngũ đứng đầu đảng CDU.
Bộ Phụ nữ và Thanh niên phát triển từ Bộ Phụ nữ, Gia đình, Thanh niên và Sức khỏe cũ. Trước đó Kohl đã chia bộ này thành ba chức năng. Merkel nhận lãnh một trong những đơn vị đó, và nhanh chóng cho thấy cách bà thực hiện công tác lãnh đạo bằng việc chỉ định một nhóm những đồng nghiệp trung thành.
Tuy nhiên, không ai trở nên quan trọng hơn một người phụ nữ trẻ đã bước vào cuộc đời của Merkel năm 1992. Khi đó, Merkel đang ở trong bệnh viện sau khi bị gãy chân trong lúc ghé thăm một hiệu sách. Bà đang tìm kiếm một trợ lý phụ việc cho mình sau khi đã làm chủ vai trò của bà trong đảng, và đã được phê duyệt một trợ lý bán thời gian với tư cách phó chủ tịch đảng. Trong lúc đang nằm viện, Merkel có một người khách ghé thăm - Christian Wulff, một chính trị gia từ Hạ Saxony. Wulff, về sau thắng cử Tổng thống Liên bang Đức, khi đó vừa hoàn thành nhiệm kỳ làm hội viên hội đồng thành phố Osnabrück, và đang chuẩn bị khởi đầu sự nghiệp của ông trong chính trường cấp vùng. Ông có một mạng lưới quan hệ tốt trong đảng CDU ở vùng Hạ Saxony, và muốn giới thiệu người bạn đang nằm viện của mình với một phụ nữ trẻ tài năng ông quen biết từ tổ chức thanh niên của CDU là Liên hiệp thanh niên ở Osnabrück, vốn là người thích hợp cho công việc: Beate Baumann.
Và như thế, hai người phụ nữ sẽ thống trị bức tranh chính trị của Tây Đức đã gặp gỡ nhau. Hóa ra đây lại là sự cộng sinh có một không hai. Baumann sớm trở thành cố vấn riêng cho Merkel, rồi sau đó, vào năm 1995, là quản lý văn phòng và thư ký riêng cho bà, một chức danh bà vẫn giữ đến ngày hôm nay.
Vai trò của Baumann trong văn phòng thủ tướng thách thức mọi miêu tả về công việc: bà vừa phục vụ mà vừa chỉ huy, và hai người phụ nữ có hai cuộc đời giống nhau. “Những mối quan hệ như thế mọc lên như cây gỗ cứng,” nhà báo Đức Christoph Schwennicke viết, “rất chậm rãi, mỗi năm lại thêm một vòng tuổi.” Baumann hộ tống Merkel đến văn phòng tổng thư ký, đến các trụ sở đảng, chuyển đến cùng bà tại các văn phòng chính đảng quốc hội, và cuối cùng là đến văn phòng thủ tướng.
Có lẽ ngoại trừ chồng bà Merkel là Joachim Sauer, không ai hiểu Merkel rõ hơn, không ai biết chính xác phải tìm bà ở đâu hay theo dõi hoạt động chính trị của bà một cách tỉ mỉ hơn thế. Baumann là người cố vấn quan trọng nhất của Merkel, và bà có trí nhớ cũng đồ sộ như sếp của mình. Theo những lời đồn thổi ở Berlin, vị thư ký riêng này của Merkel là nhân vật quyền lực thứ hai trên chính trường đất nước - và được nể sợ tương đương.
Nếu có một điều Baumann ghét, đó là việc trở thành chủ đề bị soi mói hoặc bình luận. Việc của bà là dọn đường cho Merkel sao cho êm ả nhất có thể, nhận biết nguy hiểm từ xa và ngăn chặn tức thì. Bà là hoa tiêu của con tàu giữa một đại dương đầy những cuộc hẹn, câu hỏi, yêu cầu và yêu sách - một đại dương chứa đầy những thủy lôi trôi nổi. Bà là, theo như cách Schwennicke miêu tả, “sự hồ nghi của Merkel.” Baumann tận hưởng điều mà Merkel đã phải từ bỏ một cách miễn cưỡng: lớp vỏ che đậy sự khách quan và sự giấu tên. Bà đã hoàn thiện nghệ thuật làm thư ký riêng bằng cách phục vụ và trợ tá mà không làm giảm quyền lực riêng của mình. Trong những năm đầu tiên, ảnh hưởng của bà lên Merkel bị nhìn với sự ngờ vực, và có người đã khẳng định chính bà mới là người giật dây.
Đúng là bà thường xuyên tiếp cận với nữ thủ tướng, có thể nói chuyện với Merkel một cách thẳng thắn và dám thể hiện ý kiến riêng. Do Merkel hoàn toàn tin tưởng bà, nhiều đồng nghiệp thấy thật khó mà qua mặt Baumann để trình bày quan điểm của họ với vị thủ tướng. Chỉ có Ulrich Wilhelm, phát ngôn viên chính phủ đầu tiên của Merkel và là đồng nghiệp thân cận suốt bốn năm rưỡi bà làm thủ tướng, mới có thể hoàn thành chức năng cân bằng tương tự.
Sinh năm 1963 và trẻ hơn Merkel chín tuổi, Baumann học tiếng Đức và Anh và, cũng như Merkel, gia nhập đảng CDU vì tình cờ hơn là chủ ý. Cuộc chạy đua vũ trang và sự bố trí những tên lửa tầm trung của Mỹ tại Đức vào giữa những năm 1980 là những yếu tố quyết định trong việc bà theo đuổi sự nghiệp chính trị. Bà căm ghét sự chật hẹp về ý thức hệ của đảng Xanh và đảng Dân chủ xã hội, cũng là điều ảnh hưởng đến Merkel trong việc tìm kiếm một đảng phù hợp tại Đông Berlin. Baumann chia sẻ niềm đam mê chính sách đối ngoại với sếp của mình. Với tư cách thư ký riêng, bà hiếm khi có thể di chuyển cùng Merkel, nhưng đôi khi bà giữ trọng trách điều khiển chính phủ khi thủ tướng đi vắng - chẳng hạn đến Canada hoặc Trung Đông - và khi tình hình yên bình ở Berlin. Bà từng có mặt cùng Merkel ở Sochi khi Putin thả chó ra giữa phòng và ở Israel khi Merkel có bài phát biểu lịch sử tại Knesset (quốc hội). Cả Baumann và Merkel đều thích việc phân tích tính cách của những vị khách nước ngoài, và cũng như vị thủ tướng, bà có một trí óc nhanh nhạy và hay mất kiên nhẫn ra mặt khi một diễn giả nào đó lạc đề trong một cuộc tranh luận mà bà đã hiểu rồi.
Ngoài sự ưa thích dành cho mọi thứ đến từ thế giới nói tiếng Anh, trên tất cả, Baumann chia sẻ với Merkel sự gắn bó với Israel cùng thái độ của bà đối với chủ đề diệt chủng người Do Thái. Có lẽ không phải tình cờ mà Israel là nước thứ hai Merkel ghé thăm với tư cách Bộ trưởng Phụ nữ và Thanh niên vừa được bổ nhiệm. Nước đầu tiên là Pháp - bà đã chứng kiến đủ trong quá trình làm việc cùng Kohl để biết nên dành sự chú ý nhất định cho những người đồng cấp chính trị ở Paris. Cùng có mặt trong ban điều hành chính phủ là Bộ trưởng Bộ nghiên cứu Heinz Riesenhuber, và Ngoại trưởng phụ trách an ninh Lutz Stavenhagen, người chỉ chín tháng sau đó đã thú nhận chịu trách nhiệm cho vụ vận chuyển linh kiện xe tăng của quân đội Đông Đức đến cơ quan an ninh Israel, và bị buộc phải từ chức.
Tuy nhiên, về mặt đối ngoại, cao trào trong năm đầu tiên làm bộ trưởng của Merkel là chuyến thăm của bà đến Mỹ vào tháng 9 năm 1991 cùng Helmut Kohl - nếu Kohl đạt được mục đích của mình. 5 Đầu tiên ông thủ tướng đến California, rồi đến Washington. Đi cùng ông là Bộ trưởng Phụ nữ và Thanh niên, như một dạng chiến tích từ cuộc thống nhất. Nhưng Merkel thích vai trò người quan sát hơn. Bà đã không được cho phép hoạt động độc lập, và không muốn trở nên nổi bật, mặc dù bà có bắt tay cùng thần tượng thời bé, Ronald Reagan, và được giới thiệu với George Bush Cha tại Nhà Trắng. Sau này, Merkel miêu tả cảnh tượng trong chiếc xe buýt khi Helmut Kohl, với thói quen truyền thống, muốn giới thiệu bà với mọi người đi cùng. Ngài thủ tướng nói với người bộ trưởng trẻ tuổi của mình rằng bà nên kể cho mọi người nghe ở Đông Đức người ta thật sự nghĩ gì về ông. Merkel rất khó xử. Ai cũng nghĩ bà sẽ phải thừa nhận rằng Kohl có gương mặt quả lê cũng là trò đùa tại Đông Đức nhiều như tại Tây Đức. Tuy nhiên vẫn còn một lý do nữa cho sự chần chừ của Merkel. Bà không muốn nịnh hót, bởi vì điều bà nhớ rõ hơn cả về Kohl là bài phát biểu sau bữa tối trứ danh của ông trong chuyến thăm của Erich Honecker 6 đến Bonn vào năm 1987. Theo như những gì đã được đồng thuận trước đó giữa hai đảng, cuộc đấu khẩu giữa Kohl và Honecker tại dinh thự Redoute ở Bonn phải được phát trên truyền hình Đông Đức cũng như Tây Đức, và bài phát biểu của Kohl đã khiến cư dân Đông Đức cảm thấy tràn đầy hy vọng, bởi ông đã ám chỉ rõ ràng đến sự thống nhất của nước Đức.
Trong những năm tháng đầu tiên làm bộ trưởng, chính sách đối ngoại chỉ quan trọng thứ nhì đối với Merkel. Đó không phải trách nhiệm của bà tại Bộ Phụ nữ và Thanh niên. Sau này, trong khi công tác tại Bộ Môi trường, những vấn đề trong chính trị châu Âu và những cuộc gặp giữa các bộ trưởng môi trường EU càng trở nên cấp thiết với bà. Bất cứ lúc nào có thể, Merkel cũng di chuyển bí mật cùng chồng Joachim Sauer. Bà bảo Herlinde Koelbl rằng họ thích dành thời gian ở California. Mùa hè năm 1993, bà tham gia một “chuyến đi tuyệt vời” đến Bờ Tây nước Mỹ. “Một kỳ nghỉ thật xa quê hương giúp tôi trốn thoát. Trong bốn tuần đó tôi đã ngừng làm việc.” Bốn tuần liên tục - một thành tựu đáng kể đối với một bộ trưởng, và là minh chứng cho thái độ vô lo của Merkel vào thời điểm đó. Một năm sau, bà đến Provence, song bà “cảm thấy mình như một đứa trẻ chưa được sinh ra,” vì bà không biết nói tiếng Pháp. Lần tiếp theo lại là California, nhưng là vào dịp Giáng sinh. “Không có gì làm phiền tôi ở đó,” bà nói.
5 Nguyên văn: "If Kohl had had his way" - ý nói nếu Merkel tuân phục và lảm theo ý của Kohl theo cách ông muốn bà thể hiện bản thân như một ngôi sao trong nội các của ông trong chuyến thăm Mỹ. (Song bà đã không làm thế, vì như thế là đi ngược lại với bản chất Merkel). [Giải thích của tác giả qua trao đổi với người dịch.]
6 Erich Honecker (1912-1994), nhà hoạt động trong phong trào cộng sản Đức và quốc tế, người đứng đầu nước Cộng hòa Dân chủ Đức từ 1971 tới 1989.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Angola Merkel Thế Giới Của Vị Nữ Thủ Tướng - Stefan Korn

Postby bevanng » 14 Apr 2017

Trên thực tế, giai đoạn này đáng chú ý bởi những thông điệp lẫn lộn của nó, như được minh họa bởi cuộc phỏng vấn dài giữa bà và Koelbl. Ban đầu, Merkel từng phải vật lộn để quen với cuộc sống của một chính trị gia, rồi dần dần cũng bớt. “Tôi vẫn không thể tưởng tượng rằng phần còn lại của đời mình sẽ như bây giờ,” bà rên rỉ vào năm 1993. Bà hồi tưởng về việc làm thế nào mà nghề nghiệp của bà đã tạo ra ảnh hưởng tiêu cực lên vài khía cạnh trong tính cách của bà mà gần đây bà mới phát hiện ra và không thích thú lắm: thiếu kiên nhẫn, thiếu thiện chí lắng nghe người khác và mất khả năng chìm đắm vào trong một quyển sách. “Tôi thấy mình trông ngóng thời khắc tất cả những căng thẳng này kết thúc,” bà vẫn nói thế vào năm 1997. “Với tôi, chất lượng cuộc sống đồng nghĩa với việc nấu các bữa ăn ở nhà và có mặt trong lịch hẹn của những người xung quanh.” Merkel tiếp tục đấu tranh tư tưởng về việc khi nào sẽ là thời khắc thích hợp để rời bỏ chính trường, có lẽ để trấn an bản thân rằng bà vẫn có thể làm điều gì khác với cuộc đời mình. “Tôi không muốn trở thành một kẻ thân tàn ma dại khi tôi rời bỏ chính trị,” bà nói. “Sau một thời gian nhàm chán tôi thích tìm thứ gì đó khác để làm hơn.”
Ngay cả bây giờ, bà vẫn đùa giỡn với ý nghĩ rời bỏ cuộc sống chính trị. Có vẻ bà đặc biệt bị thu hút bởi khả năng làm được điều gì hoàn toàn khác biệt - dù trong quá khứ nhiều hơn so với hiện tại. Vào cuối những năm 1990, bà nói với một phóng viên rằng bà có thể tưởng tượng ra cảnh đi cùng Joachim đến một viện nghiên cứu ở đâu đó, có thể ở Nam Phi. Một lần khác, bà bày tỏ khát vọng học tiếng Pháp sau khi kết thúc sự nghiệp chính trị, hay sống tại Mỹ trong một thời gian, hay chỉ đơn giản là ngồi nhà và sau đó tái xuất hiện, “để xem đang có gì.”
Song những mong muốn này chưa bao giờ thành hiện thực. Angela Merkel băng qua toàn cảnh chính trị của thập niên 90 với nhịp điệu vũ bão. Tháng 11 năm 1994, bà rời vị trí chuyển tiếp từ Bộ phụ nữ và thanh niên sang Bộ môi trường. Với việc đảng CDU quay trở lại làm đảng đối lập vào tháng 11 năm 1998, bà trở thành tổng thư ký đảng, và hai năm sau, sau tai tiếng tiền bạc và cú nghỉ hưu của Wolfgang Schäuble, bà được bổ nhiệm làm chủ tịch đảng. Vào lúc này, chính sách đối ngoại không được ưu tiên bằng việc củng cố quyền lực, chống lại phe đối lập và, trên tất cả, sống sót qua cơn khủng hoảng khó khăn nhất trong lịch sử đảng Liên minh dân chủ Cơ đốc giáo.
Tuy nhiên, còn một sự kiện nữa nổi bật hơn cả trong những năm đó, mà một trong số này vẫn được Merkel kể lại bằng đôi mắt lấp lánh, và là trải nghiệm giúp bà hiểu thêm về chính trị thế giới: hội nghị thượng đỉnh về khí hậu năm 1995 ở Berlin. Chính sách môi trường khi đó là một yếu tố mới trên sân khấu chính trị toàn cầu. Đại biểu của gần như mọi quốc gia đã gặp nhau lần đầu tiên tại Rio de Janeiro trong năm 1992 để thảo luận về biến đổi khí hậu. Đây là sự tiến bộ vĩ đại: loài người cuối cùng cũng đã nhận ra rằng khí hậu toàn hành tinh ảnh hưởng đến tất cả mọi người, song không ai có thể nhất trí rằng những thay đổi này tốt hay xấu, hay có thể làm gì với chúng. Và đó cũng là lần đầu tiên một hiệp ước ràng buộc có trọng tâm nói về biến đổi khí hậu được ký kết theo luật pháp quốc tế.
Khi Bộ trưởng Môi trường Angela Merkel thay mặt chính phủ Đức đến Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu Berlin một năm sau khi Công ước Rio có hiệu lực, câu hỏi rất đơn giản: làm sao để khiến thỏa thuận Rio có ý nghĩa. Hội nghị Berlin chính là phép thử: nếu Rio có ý nghĩa, thì nó phải được thực thi sâu sắc hơn. Nếu những nỗ lực bảo vệ môi trường lung lay ở giai đoạn này, thì toàn bộ dự án quốc tế có thể sẽ thất bại.
Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức tổ chức sự kiện vĩ đại này. Trước đó ở Rio, Helmut Kohl đã hào phóng tiến cử Đức làm nơi tổ chức kỳ hội nghị tiếp theo, và giờ đây ông đang kêu gọi cam kết từ các vị bộ trưởng khác. Rốt cuộc, ông nói với họ, đây là “hội nghị quốc tế quan trọng nhất được tổ chức trên đất Đức trong tương lai nhìn thấy được.” Ngoại trưởng kiêm phó thủ tướng Klaus Kinkel mời các vị đại biểu đến dự bữa tối - được tổ chức bên dưới những bộ xương khủng long ở Bảo tàng lịch sử tự nhiên tại Berlin. Angela Merkel được chọn làm chủ tịch cuộc họp, và chủ trì sự kiện trong sảnh đường lớn của Trung tâm hội nghị quốc tế, bên dưới một quả địa cầu màu xanh khổng lồ lơ lửng trước những ngọn sóng trắng.
Khoảng 160 nước, cùng con số tương đương những tổ chức phi chính phủ khác, đã nhận lời mời, và bên cạnh hội nghị chính còn có chương trình bổ sung các sự kiện liên quan cùng một hội chợ môi trường.
Merkel yêu bầu không khí nơi đây khi, lần đầu tiên trong đời, bà phát biểu trước một đám đông khán giả khổng lồ: một ngàn đại biểu, hàng trăm các cá nhân liên quan, một tháp Babel ngôn ngữ, và một mạng lưới chằng chịt các cuộc thương thảo. “Đó là điều tôi luôn hình dung,” bà nói sau này. “160 nước. Tôi thật sự trở nên giác ngộ. Lần đầu tiên tôi có được cơ hội tìm hiểu các nền văn hóa khác nhau của thế giới và những cách thức hoạt động đa dạng của chúng.”
Với tư cách chủ tịch, Merkel đảm nhiệm luôn vai trò của một nhà môi giới: bà phải điều đình giữa các phe phái khác nhau. Cuối cùng, bà lắng nghe lời khuyên của người đồng nghiệp Ấn Độ giàu kinh nghiệm Kamal Nath. Nath đã làm Bộ trưởng Môi trường Ấn Độ nhiều năm, nên ông hiểu sự phức tạp của hội nghị và kéo Merkel ra một bên để nói chuyện riêng. Hãy cẩn trọng trong buổi tối cuối cùng, ông khuyên bà, hãy chia các đại biểu ra thành những nước đã công nghiệp hóa và những nước đang phát triển, và để họ trong hai căn phòng riêng biệt. Merkel làm theo những gì được khuyên: bà chia các đại biểu và đi qua đi lại giữa hai nhóm, với mục tiêu ngăn toàn bộ sự kiện sụp đổ cũng như ít nhất nhằm đạt được một thời hạn ràng buộc đóng vai trò nền tảng cho giai đoạn tiếp theo của chính sách về biến đổi khí hậu.
Lúc 6 giờ sáng, sau một đêm thương thảo, kết quả đã đến: ủy nhiệm thư Berlin (Berlin Mandate). Cái tên này do Tim Wirth đặt ra, ông là nhà thương thuyết chính của đoàn Mỹ. Bản ủy nhiệm thư nói rằng, khi hội nghị tiếp theo diễn ra, được tổ chức vào năm 1997 tại Kyoto, các nước công nghiệp phải ký kết một thời gian biểu ràng buộc cho việc cắt giảm khí CO2. Những nước “cứng đầu” hơn cả trong số này, đặc biệt là Mỹ, đã tiến hành câu giờ song vẫn bị ràng buộc về mặt nghĩa vụ đối với các đề xuất. Merkel đã khiến bà trở nên nổi tiếng trong những nước đang phát triển, và ngay cả đến ngày hôm nay, danh tiếng của bà trong thế giới thứ ba đôi khi vẫn nhờ vào hội nghị môi trường năm 1995. Hội nghị Berlin đã hé mở một mặt thú vị khác của Merkel, vốn đặc trưng và thậm chí còn có thể định nghĩa cho cách hành xử của bà: bà cực kỳ thực dụng khi có cơ hội đạt được một sự thỏa hiệp. Bà không chấp nhận những thỏa thuận ràng buộc không cần thiết. Sau hội nghị Berlin, bà đã phát biểu, “dĩ nhiên một người có thể liên tục đưa ra những yêu sách tối đa suốt nhiều năm và từ chối thỏa hiệp. Tôi thường quyết định thúc đẩy mọi thứ tiến tới ít nhất một đến hai bước, dù biết tôi sẽ không nhận được sự nhất trí chung cho chúng [… ]. Có lẽ một sự thỏa hiệp chỉ có tác dụng khi những ai tham gia kết thúc bằng tâm trạng không vui - nên tôi đành phải ăn mừng một mình thôi.” Merkel nói về chính trị như một quá trình tuyến tính: những cuộc thương thảo đi kèm một dạng phạm vi. Nếu bà tranh cãi với một đối thủ về một vị trí nhất định, Merkel sẽ vẽ một đường thẳng và nhìn vào điểm trung tâm giữa hai vị trí. Dù vị trí đó chỉ hơi nhích về phía bà, bà vẫn xem cú thỏa hiệp là thành công. Song trên tất cả, bà vẫn thích một kết quả không mâu thuẫn với phong cách ôn hòa của bà hơn.
Berlin vào năm 1995 mang đến một minh chứng rõ rệt cho quá trình định lượng các cuộc tranh cãi và thẩm quyển của bà đối với vai trò điều phối viên, song cũng minh họa cho lòng nhiệt thành đôi khi thơ ngây của bà đối với chính trị trong giai đoạn đầu này. Mỗi năm, Merkel lại trở nên bớt non nớt đi một chút. Rồi một đặc tính mới xuất hiện, một đặc tính bà chưa từng thừa nhận trước đó: khoái cảm của cạnh tranh, hưng phấn của chiến thắng. Là một chính trị gia ngay sau thời hậu thống nhất, Merkel luôn tập trung vào vấn đề chính và thích thú những cuộc tranh luận đầy dữ kiện, trong khi Merkel “bộ trưởng” thì liên tục tận hưởng sự phấn khích của thành công chính trị. Bà đã thoải mái hơn với cuộc sống trước công chúng. Bà trở nên yêu thích những cú giáp lá cà khi tranh luận và nhìn xuyên thấu những chiến thuật mà đối thủ sử dụng. Khi bà bị làm cho bẽ mặt vài lần trước công chúng bởi Thủ hiến vùng Hạ Saxony, Gerhard Schröder, quanh vấn đề bảo quản vĩnh viễn chất thải hạt nhân, ban đầu bà đã phản ứng với cơn thịnh nộ không kiểm soát. Schröder đã luôn giở trò với bà, nên bà cảm thấy như bị lôi vào sự chú ý của công chúng chỉ để bị chơi khăm. Với tư cách Bộ trưởng Môi trường, bà càng lúc càng trở nên giống một Dì Sally 7 cho phe đối lập. Schröder miêu tả bà là một người “không biết chỉ huy, mà chỉ đáng khinh.” Và rồi, trong bài phỏng vấn với Herlinde Koelbl, bà đã đưa ra lời bình luận hăng hái sau: “Tôi đã nói với ông ta rằng sẽ đến lúc tôi cũng dồn được ông ta vào góc tường. Tôi vẫn cần thời gian để làm chuyện đó, nhưng ngày ấy rồi sẽ đến. Tôi đang mong chờ nó.” Schröder lẽ ra phải làm tốt để đón nhận lời cảnh báo một cách nghiêm túc.
7 Dì Sally là cách gọi một đối tượng hay một nhóm đối tượng hứng chịu chỉ trích. (ND)
Merkel bắt đầu miệt mài trong cuộc cạnh tranh: giết hoặc bị giết. Phải làm tốt hơn kẻ khác nhằm giành lấy lợi thế. Vài tháng trước khi đảng CDU bị đánh bại trong cuộc tổng tuyển cử năm 1998 và Schröder trở thành thủ tướng, Merkel cho thấy bà đã sẵn sàng cho cuộc đối đầu. “Tôi đã tự hứa với lòng sẽ không chịu đựng quá nhiều,” bà nói với Koelbl bằng giọng gần như đe dọa. “Và tôi đang tận hưởng điều đó. Giống như đánh chìm một con tàu vậy - tôi cảm thấy tuyệt mỗi khi tôi ghi được một bàn.” về sau bà còn nói điều này một cách rõ ràng hơn. Khi được hỏi về niềm vui thú đi kèm với quyền lực, bà đáp: “Nếu là trước đây tôi sẽ nói rằng niềm vui là việc tạo ra các chính sách. Còn bây giờ tôi sẽ nói rằng đó là việc giật con mồi khỏi tay đối thủ.” Và bỗng nhiên người ta thấy ở đó, một Merkel - nữ thợ săn với một bản năng hoàn toàn quyết đoán, khả năng lần theo con mồi vào đúng thời điểm và cả lòng can đảm, khi mọi chuyện trở nên đáng nghi ngờ.
Ở Đức, trong thời gian “học việc” chính trị, trọng tâm chính vẫn nằm ở vấn đề đối nội. Và kết quả là Merkel đạt được rất ít cột mốc trong công tác đối ngoại trong quá trình bà dần trưởng thành hơn về chính trị. Với tư cách tổng thư ký đảng của mình, nhiệm vụ đầu tiên của bà là tấn công - và do khi đó, đảng CDU chủ yếu tham gia những cuộc chiến với bản thân đảng này cùng quá khứ của nó (bao gồm những khoản đóng góp cho đảng và tài khoản ngân hàng phi pháp), Merkel giáng cú đánh tối hậu lên chính Helmut Kohl khi đề xuất rằng CDU cần phải rời bỏ hình tượng người cha của đảng này. Dẫu vậy, bà không có khao khát từ bỏ chính sách đối ngoại của Kohl (và bà cũng không có quyền lực làm thế, dù ở thời điểm đó hay sau này). Bà không cảm thấy cơn bức bách phải tái định hình cục diện chính trị của CDU: rõ ràng Helmut Kohl đã để lại một trật tự tốt cho chính sách đối ngoại của CDU.
Chỉ từ năm 2002 trở đi, với tư cách chủ tịch CDU kiêm thủ lĩnh đảng Đối lập, bà mới làm được cú giáng trả quyết định đối với chính sách đối ngoại. Nên ai cũng ngạc nhiên khi Merkel lần đầu tiên hé lộ một vài trong số các chính sách cá nhân của bà trên vũ đài chính trị, cung cấp khẩu vị của bà đối với chính trị châu Âu. Và khẩu vị của một chính trị gia đặc biệt trở nên tham lam trong việc bổ nhiệm người vào những vị trí thích hợp. Năm 2004 chứng kiến cuộc tìm kiếm chức vụ chủ tịch ủy ban châu Âu trong một cuộc phô bày chính trị quyền lực. Từ ngày 10 đến 13 tháng 6 năm 2004, Nghị viện châu Âu được bầu lên lần thứ sáu. Đa số lá phiếu được dành cho Đảng Nhân dân châu Âu, cấu thành bởi nhiều đảng theo đường lối bảo thủ ở châu Âu. Sau đó, ủy ban châu Âu cần phải được bầu lại, với một chủ tịch đứng đầu, và người này phải được Nghị viện châu Âu cùng phe đa số theo đường lối bảo thủ trong đó chấp thuận.
Với đảng Xã hội châu Âu (European Socialist), vốn bao gồm cả Thủ tướng Đức Gerhard Schröder, việc một thành viên của họ - dưới ánh sáng của sự cân bằng quyền lực mới trong nghị viện - có thể thắng là điều bất khả thi. Nhưng họ đã tìm thấy một ứng viên phù hợp nơi vị thủ tướng theo đường lối tự do của nước Bỉ: Guy Verhofstadt. Là một ứng viên, ông có một lợi thế to lớn khác: Verhofstadt đã được Tổng thống Pháp (thuộc phe bảo thủ) Jacques Chirac chấp nhận, bởi năm trước đó ông đã tổ chức “hội nghị thượng đỉnh hộp sôcôla” (chocolate-box summit) - một cuộc gặp giữa các lãnh đạo chính phủ Pháp, Đức, Luxembourg và Bỉ - với mục tiêu tạo ra một liên minh an ninh châu Âu, một mô hình tương tự NATO và, dưới bóng đen của cuộc chiến Iraq, được xem như lời đáp trả dành cho Mỹ.
Những ý tưởng này không hề phù hợp với Merkel. Mô hình cũ của khối đồng minh với Đức trong quan điểm của bà không được bàn tới, nên bà quyết định cản đường Verhofstadt. Không những thế, phe bảo thủ muốn trình diễn sức mạnh mới của mình, nên họ phải sở hữu một ứng viên riêng nhằm ngáng đường người Bỉ. Ngạc nhiên thay, vào buổi tối trước cuộc họp của Hội đồng châu Âu, Merkel xuất hiện tại buổi quy tụ những người đứng đầu chính phủ và lãnh đạo các đảng chị em châu Âu. Bà từng thuyết phục lãnh đạo đảng Bảo thủ Anh, Michael Howard, để xúc tiến việc đề bạt vị ủy viên Hội đồng châu Âu được kính trọng rộng rãi Chris Patten cho vị trí này. Ông là một địch thủ cạnh tranh mạnh mẽ, đặc biệt kể từ khi Tony Blair - vị thủ tướng đến từ đảng Lao động Anh và là người ủng hộ cuộc chiến Iraq - kiên quyết bỏ phiếu chống lại Verhofstadt và vị ứng viên người Anh. Như thường lệ, khi những chiến thuật “cản mũi” như thế được sử dụng, cả hai ứng viên đều bị hy sinh - và, như một phương án thỏa hiệp, chui ra khỏi chiếc nón chóp của nhà ảo thuật là thủ tướng thuộc đảng Bảo thủ Bồ Đào Nha, José Manuel Barroso. Ông không là lựa chọn ưa thích của Merkel, nhưng ít nhất ông cũng là một người theo phái bảo thủ, và ông còn đại diện cho một bước lùi đáng kể dành cho Gerhard Schröder. Tại Brussels, ai cũng tròn mắt vì ngạc nhiên - cho đến thời điểm đó, chưa ai ở châu Âu chú ý nhiều đến Angela Merkel.
Tuy nhiên, bất cứ ai quan sát kỹ hơn cũng thấy một bức tranh khác: một người phụ nữ biết chính xác mình đang làm gì. Là lãnh đạo phe đối lập, Merkel vô cùng tích cực: bà đi khắp châu Âu và gặp gỡ các chính phủ láng giềng của Đức. Tổng thống Pháp Chirac cũng nằm trong danh sách của bà, nhưng bất chấp lời khuyên của Helmut Kohl, bà không giấu diếm sự không ưa thích của bà đối với các chính sách của tổng thống Pháp. Và một lần nữa, ai quan sát kỹ cũng nhận thấy từng có một phụ nữ bắt đầu chính xác ở nơi Helmut Kohl đã bỏ lại. Merkel có ý tưởng rõ ràng về vai trò của Đức, cùng những bạn bè và đồng minh của nước này, trên thế giới.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Angola Merkel Thế Giới Của Vị Nữ Thủ Tướng - Stefan Korn

Postby bevanng » 14 Apr 2017

Câu hỏi niềm tin
Điều gì khiến Merkel khó chịu?


Angela Merkel yêu opera, đặc biệt là Richard Wanger cùng khía cạnh định mệnh và bi thảm trong âm nhạc của ông. Tác phẩm ưa thích của bà là vở Tristan und Isolde, đặc biệt nếu được dàn dựng bởi Heiner Müller, người có những tác phẩm quen thuộc với Merkel - với tư cách một người hay đến nhà hát - tại Đông Berlin trước khi Bức tường sụp đổ. Của chuyện tình có số phận bi thảm của Wanger qua sự dàn dựng của Müller có mặt trong lễ hội văn hóa Bayreuth sáu lần, và Merkel tin rằng vở diễn “tiệm cận sự hoàn hảo”. Có lẽ bà thích Tristan đến thế bởi con trai của nhà vua không bao giờ mong được cứu rỗi. Chỉ có cái chết mới có thể giải thoát cho thứ tình yêu thịt nát xương tan của chàng.
Cũng không có chút mơ hồ nào trong nhận thức của bà đối với vở Der Ring de Nibelungen - 8 Ở đây, cách diễn dịch của Merkel ngắn gọn và sắc sảo: “Nếu mọi chuyện đi sai hướng ngay lúc bắt đầu, chúng có thể phát triển theo nhiều hướng khác nhau, song chúng sẽ không bao giờ kết thúc tốt đẹp.” Merkel không tin vào chuyện phó mặc bản thân cho số phận, song bà có xúc cảm rung động về Wanger: “Tôi đau đớn khi nghĩ đến việc ngay từ đầu, kết quả chung cuộc đã không thể tránh khỏi. Nên để làm điều gì đó đàng hoàng, bạn cần phải làm tốt ngay từ đầu.”
8 Chiếc nhẫn của người Nibelung là tác phẩm nhạc kịch của Richard Wagner (1813-1883), gồm bốn vở oepra nhỏ, dựa chủ yếu theo thần thoại Bắc Âu (giống thần thoại Đức), và bài ca của Nibelung (Nibelungenlied) - ND.
Nữ thủ tướng không thể chọn được câu châm ngôn nào khác phù hợp hơn cho cuộc đời của chính bà. Làm tốt ngay từ ban đầu, từng bước một, một cách có phương pháp, một cách cẩn thận - đây là mục tiêu của bà, hay ít nhất cũng là điều bà mong mỏi. Tư duy tuần tự đi từ mục đích mong muốn để tìm ra phương tiện là nguyên tắc cơ bản được bà chia sẻ cùng Bộ trưởng Tài chính của mình, Wolfgang Schäuble. Merkel rất ghét khi mọi thứ trở nên không thể tránh hay không thể thoát được. Bà không muốn bị dẫn dắt, bà muốn kiểm soát và gây ảnh hưởng lên lộ trình của các sự kiện. Dẫu vậy phong thái hùng vĩ của Wanger, âm nhạc đầy uy lực của ông và những chủ đề nặng ký mang chủ nghĩa lãng mạn không phù hợp với bà chút nào. Ngược lại, về phong cách và cá tính, thì Merkel là sự tương phản chính xác với thế giới opera của Wanger. Song có lẽ đó là lý do vì sao, trong niềm đam mê của bà đối với âm nhạc của ông, bà cho phép mình hưởng một đốm lửa cuối cùng của sự phi lý trí - cũng như trong thời niên thiếu của mình, bà đã mơ về những hình mẫu vốn đặc biệt xa lạ với cuộc sống của bản thân bà: vận động viên trượt băng, vũ công, ngôi sao điện ảnh.
Ai dành thời gian quan sát Merkel cũng sớm hiểu và xếp loại được bà. Nữ thủ tướng bộc lộ sự nhạy cảm và khí chất theo một cách tương đối cởi mở. Bà không hứng thú với sự sắm vai, bà không láu cá và không thất thường, bà không lập dị. Thật dễ liệt kê những điều không phải tính cách Angela Merkel. Song nếu không có điều nào trong những điều này miêu tả được tính cách của bà, vậy thì tính cách của Merkel là gì?
Phần đông mọi người xem Merkel là gần gũi một cách đặc trưng với nguồn cội của bà và “bình thường.” Song có lẽ đây là nơi chúng ta tìm hiểu tại sao lại có nhiều sự quan tâm đến thế dành cho tính cách của bà: chúng ta ngờ rằng còn có một người phụ nữ khác đằng sau một Merkel mà công chúng nhìn thấy. Bạn không làm thủ tướng được nếu mọi người đều nhìn thấu bạn. Và thế nên cùng một thắc mắc này cứ hiện đi hiện lại: bà thực sự là người thế nào? Điều gì khiến bà khó chịu?
Câu trả lời không hấp dẫn cho lắm: với Merkel, người bạn nhìn thấy cũng chính là con người thật. Không có bí mật lớn lao nào đằng sau hình ảnh trước công chúng của bà. Đây là một người phụ nữ đã được nghiên cứu khá cẩn trọng bởi những bình luận viên cùng những người thân cận lâu năm của bà. Có nhiều phẩm chất tích cực có thể dùng để nói về Merkel: bà được miêu tả xác thực là một người phụ nữ có óc tò mò, luôn ham học hỏi. Nếu phải giải quyết một vấn đề, bà cần nhận diện mọi yếu tố của nó trước. Dù đó là vấn đề tính toán tiền lương hưu, bong bóng nhà đất, bà muốn thấu hiểu phía bên kia của cuộc tranh luận, ngay cả khi bất đồng với ý kiến của bà. Trước khi gặp gỡ tân Tổng thống Pháp François Hollande tại Reims vào ngày 8 tháng 12 năm 2012 để chào mừng kỷ niệm năm mươi năm ngày giảng hòa giữa Pháp và Đức, bà đã tìm hiểu lịch sử của thành phố này và mối quan hệ giữa hai nước. Bà mổ xẻ hồ sơ cá nhân của những người nước ngoài bà gặp để tìm kiếm tư liệu giúp bà giải quyết vấn đề của riêng mình.
Bà đã tạo dựng một mối gắn kết chặt chẽ với Thủ tướng Ấn Độ, Manmohan Singh: bà ấn tượng bởi sự nghiệp chính trị của ông, nhưng còn ấn tượng nhiều hơn bởi sự điềm tĩnh, phong thái bình thản và sự điềm đạm của một người cha nơi ông. Nếu có một ngày mà Merkel không còn khả năng sửng sốt trước những trải nghiệm mới, thì, như một người gần gũi bà từng nói: “Tất cả sẽ chấm dứt.” Ngay cả những người lên lịch làm việc cho bà cũng nhận biết khuynh hướng này và biết cách thích ứng với nó. Merkel hiếm khi ra nước ngoài mà không ghé thăm một viện khoa học. Tại Indonesia, bà đến thăm một trung tâm cảnh báo sớm sóng thẩn, và tại Canada là một trung tâm nghiên cứu hàng hải.
Merkel định hình thế giới quan của bà bằng phép phân tích. Bà cân đo đong đếm những cuộc tranh luận, thu thập một cách khoa học các dữ kiện, đánh giá thiệt hơn. Vấn đề với cách tiếp cận biện chứng này là Merkel thà tìm kiếm một sự thỏa hiệp còn hơn là bày tỏ chính kiến của bà. Bà không bốc đồng giống các chính trị gia, và cũng không phải là một nhà tư tưởng. Trong phạm trù này, bà trái ngược hẳn với Gerhard Schröder, người thường ra quyết định dựa trên cảm xúc cá nhân. Khả năng đó đã gây ấn tượng với Merkel, song đây lại không phải một trong những phẩm chất của bà. Bà hình thành một lòng kính trọng lớn lao dành cho Schröder - bà từng miêu tả ông là “người có tài năng vô hạn” - song luôn đi kèm một cảm giác chiến thắng âm thầm trong sâu thẳm, vì bà biết mình đã đánh bại ông về số phiếu. Schröder là bậc thầy của hiện tại, một trong những chính trị gia giàu bản năng nhất nước Đức. Nói lên những từ ngữ biết ơn dành cho người tiền nhiệm luôn dễ dàng với Merkel: bà xem mình đang tham gia một trận đấu thể thao với ông.
Nhìn chung, bà ngưỡng mộ những người có loại phẩm chất mà bà không có, song bà vẫn thích tự phấn đấu một cách bền bỉ về phía trước. Ở đây tồn tại vấn đề của Merkel: nếu đối thủ của bà không tranh luận một cách duy lý thì toàn bộ mô hình logic sẽ ngừng hoạt động, những cuộc tranh luận sẽ không còn được dùng để phản bác lẫn nhau và sự thỏa hiệp sẽ không thể đạt được. Quá trình gần như bất tận được Hy Lạp sử dụng để tìm cách tiết kiệm 12 tỉ euro trong khi thực hiện cải cách đã đẩy Merkel đến chỗ tuyệt vọng. Bà trình bày những tranh cãi bênh vực cuộc cải cách và lý lẽ của chính sách tiết kiệm tại vô số những cuộc họp của Hội đồng châu Âu, cũng như với chính người Hy Lạp. Trên thực tế, những cuộc phản biện diễn ra ngày một hời hợt. Nhưng rồi các quan điểm chính trị hóa thành những tranh cãi vụn vặt. Một trong những câu châm ngôn ưa thích của bà là: “Nếu anh bảo anh sẽ làm điều gì đó, thì anh phải làm.”
Merkel ưa thận trọng, và bản thân bà cũng là sự thận trọng. “Chúng ta có xu hướng không thận trọng trong một xã hội đã trở nên không kín tiếng,” bà nói trong một cuộc phỏng vấn cùng người dẫn chương trình Anne Will. Với bà, việc giữ kín miệng đôi khi mang một ý nghĩa đặc biệt. Trên thực tế, thường thì điều này còn là sự cấp thiết chính trị, chẳng hạn vào ngày trước cuộc tổng tuyển cử vào năm 2005, khi trong một cuộc tranh luận trên truyền hình giữa các lãnh đạo đảng, Gerhard Schröder trở nên giận dữ và dự đoán rằng bà sẽ không bao giờ trở thành thủ tướng, vì vai trò lãnh đạo nhỏ nhoi của bà, và vì đảng của ông. Nếu Merkel cũng đáp trả bằng giọng tương tự thì có lẽ mọi chuyện đã chấm dứt, còn cuộc tranh luận sẽ kết thúc bằng một pha tranh chấp không ai chiến thắng. Kết quả cuộc bầu cử là Schröder bị đánh bại và, bất chấp kết quả bầu cử kém cỏi, CDU trên dưới một lòng thế nên cuối cùng bà đã trở thành thủ tướng. Nên thận trọng và im lặng - “Với tôi, đó là cái đẹp tuyệt vời.”
Điều này không phải lúc nào cũng đúng - do Merkel là người hòa đồng và hoạt ngôn. Những ai từng tháp tùng bà - những phát ngôn viên và cố vấn viên của bà - cần biết nhiều hơn ngoài chuyên môn trong lĩnh vực của mình: họ cần phải biết nhiều điều khác, như bóng đá, opera, nghệ thuật, lịch sử. Merkel trân trọng người có học vấn cao biết kích thích tâm trí bà.
Song thái độ của bà thay đổi tùy theo người đồng hành, đặc biệt khi liên quan đến khả năng phát ngôn công khai. Merkel có thể rất thẳng thắn, rất trực diện trong việc phán xét người khác khi bà ở giữa những người thân cận. “Gần gũi” ở đây là những ai nằm trong phạm vi văn phòng thủ tướng: cố vấn, phát ngôn viên chính phủ, người làm công việc tóm tắt tin tức cho bà mỗi buổi sáng. Những người thân cận này còn bao gồm các đồng nghiệp như Volker Kauder, chủ tịch đảng CDU và các vị bộ trưởng như Wolfgang Schäuble và Thomas de Maiziere. Những cá nhân được tin tưởng này có một điểm chung: họ đều cẩn trọng. Cẩn trọng là dấu ấn của lòng trung thành. Vào lúc mới làm thủ tướng, Merkel thường tìm kiếm lời khuyên từ những nơi khác, và thường có những bữa tối mà nhất định phải mời chuyên gia trong một số ngành tham dự. Nhưng sau một thời gian, những sự kiện này trở nên ít dần do có quá nhiều “mõm mép”. Gần đây, một giáo sư được mời đến một trong những bữa tối như thế, và châu Âu là chủ đề thảo luận. Sáng hôm sau, một nửa Berlin đã biết chuyện vị giáo sư ăn tối cùng Merkel. Và phải rất lâu nữa ông mới được mời trở lại.
Khi ai đó không đạt được kỳ vọng của bà, Merkel có thể trở nên lạnh nhạt, cay độc và mỉa mai. Những ai làm việc trong văn phòng riêng của bà đều biết bà nguy hiểm nhất khi ở trạng thái tuyệt đối bình tĩnh. Khi bà im lặng, người ta đều chờ đợi một cơn bùng phát. Merkel không bao giờ la hét, mà chỉ mỉa mai - rồi bà mới công kích. Khi một điều gì đó tích tụ nơi bà trong một thời gian dài, hay một cá nhân khó chịu nào đó làm bà bực mình, bà thu mình về trong hang của bà như một con lươn biển, chỉ hét lên vào đúng thời điểm. Thường chỉ có những đồng nghiệp thân cận hay các cộng tác viên có tương lai phụ thuộc vào bà, và những ai - nói thẳng ra - không còn được bà trọng dụng mới chứng kiến tính cách cứng rắn, bất khuất của bà. Nạn nhân nổi bật gần đây nhất là Bộ trưởng Môi trường, Norbert Röttgen, không muốn từ chức sau khi thua cuộc bầu cử địa phương tại North Rhine-Westphalia, và bị bà cách chức đột ngột. Röttgen từ chối chấp nhận rằng sự thất bại trong cuộc bầu cử đồng nghĩa ông đã trở thành gánh nặng cho cả nội các và bộ của ông.
Với những ai có sự nghiệp không nằm trong tay bà, và là những người bà cần đến - chẳng hạn lãnh đạo các đảng liên minh và người đứng đầu những chính phủ nước ngoài - Merkel hành xử khá khác biệt. Bà không cho phép mình mất kiềm chế với họ, và bà cũng tránh thể hiện bất cứ sự ưu ái công khai nào. Bà sẽ không bao giờ nói rằng bà hợp với Rainer Brüderle, lãnh đạo nghị viện của đảng Dân chủ tự do hơn là với Philipp Rosier, vị chủ tịch của đảng này. Trong danh sách những người ưa thích, bà không bao giờ cho phép mình xếp George W. Bush cao hơn Barack Obama. Mọi thứ đơn giản là: bà không thể thay đổi họ, nên bà chấp nhận họ.
Merkel chia các đồng nghiệp và đối thủ chính trị thành hai nhóm: những người biết khi nào cần giữ im lặng và những người không biết. Vào lúc đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng đồng euro, nữ thủ tướng thường mời một số lãnh đạo đảng đến để trao đổi các ý tưởng với bà. Merkel rất thẳng thắn về sự nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng, vốn không phải lúc nào cũng thể hiện rõ, ngay cả với giới chuyên gia. Việc giữ bí mật là tuyệt đối quan trọng, bởi vì thị trường - như ai giờ cũng đã biết - sẽ phản ứng ngay lập tức ngay cả với các tin đồn nhỏ nhất. Nói về sự thận trọng, Merkel đã có nhiều kinh nghiệm với đối thủ của bà trong cuộc bầu cử năm 2013, Peer Steinbrück của đảng SPD. Trong cuộc khủng hoảng ngân hàng năm 2008, khi Steinbrück là Bộ trưởng Tài chính trong liên minh và, trong một màn phô diễn sức mạnh bất thường, chính phủ đã quyết định (gần như chỉ sau một đêm) đảm bảo cho mọi khoản tiết kiệm, cả hai người họ đều đồng ý giữ im lặng. Song giữa hai người cũng có nhiều giai đoạn không tin tưởng nhau.
Mối quan hệ của Merkel với lãnh đạo nghị viện của đảng SPD, Frank-Walter Steinmeier và Jürgen Trittin, lãnh đạo đảng Xanh tương đối suôn sẻ hơn. Nhiều chính trị gia cấp cao khác bị nữ thủ tướng xem là kém tin cậy hơn. Tuy nhiên, những cuộc họp tối mật của Merkel cũng nguy hiểm đối với những đảng đối lập: bà mong đợi các đối thủ của mình hiểu rằng họ có nghĩa vụ phải giữ bí mật - song trách nhiệm và lợi ích chính trị thì không được chia sẻ đồng đều. Trong liên minh hai đảng CDU-FDP tồn tại một môi trường tin cậy giữa bà và Ngoại trưởng Guido Westerwelle của đảng FDP. Ngay cả trong đảng của chính bà không phải lúc nào cũng có thể phát ngôn công khai. Trong quá khứ, khi các nội dung trong chính sách ngoại giao phải được sự đồng thuận của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Karl-Theodor Zu Guttenberg, rất nhiều chi tiết trong đó đã lọt vào tay giới truyền thông. Tuy nhiên, sau đơn từ chức của Guttenberg, mọi chuyện đã trở nên êm ả hơn.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Angola Merkel Thế Giới Của Vị Nữ Thủ Tướng - Stefan Korn

Postby bevanng » 14 Apr 2017

Trong chừng mực sự cởi mở của bà, Merkel rất thận trọng với những người bà xem là bạn. Gần như không ai biết điều gì về giao thiệp xã hội của bà. Klaus von Dohnanyi, một chính trị gia thuộc đảng SPD đến từ Hamburg, được cho là một trong những người bạn của bà; còn những người khác được miêu tả là “bạn xem opera”. Song những thành viên trong giới giao thiệp của bà không bao giờ nói về tình bạn giữa họ và Merkel. Nữ thủ tướng duy trì một khoảng cách chuyên nghiệp giữa bà và những người làm việc cho bà; Merkel còn gọi thư ký riêng của mình, Beate Baumann bằng họ và dùng lối xưng hô trịnh trọng Sie khi nói chuyện với Baumann. Tuy nhiên, với vài đồng nghiệp, chẳng hạn Guido Westerwelle, Edmund Stoiber và Horst Seehofer, Merkel lại dùng cách xưng hô thân mật du. 9
9 Các ngôi xưng hô cùa tiếng Đức tương đương "you" trong tiếng Anh, với Sie là cách xưng hô trịnh trọng, du là cách xưng hô thân mật.
Trong đảng CDU còn có những người bạn khác thân mật với bà, nhưng cũng có một trường hợp đặc biệt mà trong đó mổi quan hệ giữa bà và người này duy trì ở cách xưng hô Sie: Bộ trưởng Tài chính Wolfgang Schäuble. Vị chủ tịch tiền nhiệm đảng của bà có lẽ không phải là người trịnh trọng đến thế, song họ đã tiếp tục duy trì một khoảng cách có phẩn cảnh giác nhau. Trong một cuộc bầu cử châu Âu, Schäuble và Merkel từng để họ bị chụp hình chung với nhau. Schäuble dùng lời chú giải: “Không phải lúc nào cũng chung ý kiến, song lúc nào cũng cùng phe với nhau.” ít nhất đây cũng là câu nói chân thành. Có lẽ ông vẫn chưa quên rằng khi bà từng công bố một lá thư trên tờ Frankfurter Allgemeine để công khai cắt đứt quan hệ với Helmut Kohl, bà đã không cho ông biết đầu tiên. Hay một năm trước đó, khi bà lặng lẽ thông báo kết hôn cùng Joachim Sauer, Schäuble cũng không biết gì về chuyện này (và cả bố mẹ và anh chị em của cặp đôi này cũng thế). Điểu đó đã làm ông tổn thương nặng nề. Trong đời tư, Merkel đôi khi có thể hành xử khá kỳ quặc.
Tuy nhiên, trong mùa xuân năm 2012, đã có một buổi gặp riêng giữa họ mà sau đó cũng đến tai công luận, và vì thế tạo ra một hiệu ứng còn lớn hơn nhiều. Merkel hỏi Schäuble có muốn cùng bà đến rạp xem bộ phim Pháp Les Intouchables, được phát hành ở Đức với tựa Ziemlich beste Freunde, và có thể được dịch thành Gần như bạn tốt hay không. Đây là câu chuyện nổi tiếng và xúc động về một người bị liệt chân con nhà quý tộc, Philippe Pozzo di Borgo, vốn bị bó buộc vào một chiếc xe lăn và chiếc xe hơi màu đen dị thường của anh. Schäuble tự hỏi một cách đùa bỡn rằng ông có nên đi xem phim với một phụ nữ không phải vợ mình hay không. Nhưng rốt cuộc, ông cùng Merkel đã lọt vào trong một rạp phim ở khu Potsdamer Platz mà gần như không bị ai phát hiện. Nữ thủ tướng và vị Bộ trưởng Tài chính - gần như bạn thân, nhưng chỉ gần như mà thôi. Sau đó họ đi uống và xem bóng đá.
Từng có lúc Merkel nói khá cởi mở về cuộc sống cá nhân của bà, và nhờ thế chúng ta biết rằng bà không những xem trọng hai chữ “khiêm nhường,” mà còn cả ý nghĩa của nó. Nếu ai đó nài ép bà quá mức, bà sẽ nói với các đồng nghiệp: “Ông ấy cần khiêm nhường hơn một chút.” Từng tính cách con người bà đều cho thấy rõ bà xem vai trò của mình là một người phục vụ, trách nhiệm và hệ thống. Kỷ luật là một khái niệm then chốt trong cuộc sống lao động của bà, sự đúng giờ là quan trọng: bà sẽ thúc đẩy bản thân quyết liệt, gần đến mức hành xác, ngồi trong vô số các buổi họp và chỉ ngủ vài tiếng mỗi ngày. Bà mang đến ấn tượng của sự điềm tĩnh tuyệt đối, của sự giải thoát ý thức hệ, song còn là một nhà chiến lược tài ba. Merkel giới hạn bản thân bà trong hai việc bà làm giỏi nhất: tranh cãi và bàn luận.
Bà bám sát những dữ kiện thực tế, và dùng chúng để chống lại các luồng ý kiến khác và chiến thắng. Bà biết bà phải nỗ lực để chứng minh cho sự khẳng định quyền lực của bà, và không thể xem nhẹ vị thế bất khả xâm phạm mà bà đang có. Khi được hỏi về quan hệ của bà với quyền lực, bà phát biểu một câu gay gắt thấy rõ: “Tôi không phải người theo chủ nghĩa thất bại, một người không thể chỉ đơn giản bắt chước kẻ khác. Tôi thích giữ đầu mình phía trên mặt nước. Tôi không giỏi lạc lối.” Khi được hỏi liệu bà có thích tận hưởng quyền lực không, Merkel đáp: “Nếu người ta tiếp cận nó một cách đúng đắn, thì đó chỉ là một phần công việc. Nó không phải điều mà người ta nên bàn luận.”
Vào lúc mới vươn đến đỉnh cao, việc bị đánh giá thấp cũng là lợi thế của bà. Bà luôn tỏ ra kém ghê gớm hơn con người thực sự của bà. Những chính trị gia như Schröder hay Kohl thì không bao giờ xem nhẹ thành tựu của họ. Không như Merkel, vốn từng nói: “Tôi biết nỗi sợ các bạn có khi mọi chuyện diễn ra quá suôn sẻ. Tôi hiểu rằng vận rủi, dù ít hay nhiều, cũng có xu hướng lấn át vận may. Nói cách khác, khi tôi may mắn, khi tôi đã trải qua một giai đoạn tốt, tôi luôn lo sợ rằng nó sẽ được tiếp diễn bằng một giai đoạn xấu.”
Tuy nhiên, vào cuối nhiệm kỳ thứ hai, bà có vẻ thư giãn hơn. Mặc dù Merkel đã chịu áp lực to lớn và cuộc khủng hoảng euro làm dấy lên quan ngại sống còn, bà đã chứng tỏ bà luôn hài lòng với thế giới. Bà đã hai lần được bầu làm thủ tướng, và đã trải qua hai quốc hội, vượt xa mọi trông đợi sau khi bắt đầu vai trò thủ tướng không dễ dàng với một đa số mỏng manh dành cho đảng CDU trong chính phủ liên minh. Nhưng cũng ít người ngờ được rằng trong nhiệm kỳ thứ hai của bà, chính phủ liên minh với đảng có vẻ là đối tác lý tưởng của bà, đảng FDP, vốn trở nên vô tổ chức cuối cùng lại đứng vững lâu đến thế.
Merkel tỏ ra hài lòng với bản thân bởi vì bà đã vượt lên trên sự đê tiện của chính trị trong những hoàn cảnh khó khăn. Giờ bà nắm quyền một cách gần như không có đối thủ, đặc biệt trong chính sách ngoại giao. Tuy cuộc bầu cử đầu tiên trong năm 2005 đã đặt bà dưới một áp lực khổng lổ, cả thể chất lẫn tinh thần, bà vẫn hướng về cú chạy đã cho cuộc bầu lại thứ hai tiềm năng với tâm trạng thư giãn một cách đáng ngạc nhiên. Bà không còn gì để phải chứng minh nữa. Bà muốn được nhìn nhận như bến neo an toàn trên các đại dương đầy bão tố. Những chuyên gia PR và truyền thông thật may mắn: rốt cuộc họ có thể tận dụng một cách có lợi các phẩm chất của ứng viên phe mình.
Trong trạng thái không để tâm đến nghĩa vụ cho cuộc tái bầu cử, Merkel tỏ ra khá ngờ nghệch. Dẫu vậy, đây lại là bí mật cho thành công của bà trong ít nhất tám năm qua. Có lẽ những nhu cầu rồi sẽ thay đổi còn mọi người sẽ khao khát có một thủ tướng mồm mép và nồng nhiệt hơn, song đây lại không phải phong cách của Merkel. Không ai có thể tưởng tượng cảnh bà bị chụp ảnh trong tư thế chiến thắng như Gerhard Schröder với tất cả những hiện vật phù phiếm như xì gà và áo choàng dài lấp lánh. Điều quan trọng nhất là khả năng tự kiềm chế, giữ mọi sự ổn định và điều độ. Tiền không quan trọng với bà, và bà không thích sự phô trương - của vị tiền nhiệm hay cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy. Tất cả những gì bà cần là sự riêng tư trong căn nhà ở miền quê của bà và căn hộ bà thuê tại Berlin.
Đứng trong tâm điểm của thế giới riêng tư này là Joachim Sauer, một trong những nhà hóa học lượng tử giỏi nhất nước Đức và trên toàn thế giới. Nếu, bất chấp mọi sự phơi bày trước công chúng, Merkel vẫn giữ được sự bí ẩn nhất định thì Sauer thật sự sống ở một thế giới khác. Điều này được kiểm chứng nhờ cách ông chào đón bất cứ câu hỏi nào về bản thân: “Tôi đã quyết định không thực hiện cuộc nói chuyện với phóng viên nào không hỏi về công việc của tôi với tư cách một nhà nghiên cứu và giảng viên ở trường đại học, mà chỉ quan tâm đến hoạt động chính trị của vợ tôi.”
Điều này khiến người ta không còn cách nào khác là tôn trọng quyết định của ông, bởi Sauer quay lưng với mọi sự công khai. Không ai biết về quan điểm chính trị của ông, nên việc đánh giá ảnh hưởng của ông lên công việc của vợ mình là điều bất khả thi. Tuy vậy, bản hồ sơ cá nhân được trình bày một cách khoa học của ông thì rất ấn tượng, một minh chứng cho sức mạnh sáng tạo to lớn. Chẳng hạn, ông sẽ rất hào hứng nói về tương tác giữa các nguyên tử vàng và các phối tử thiosunfat và arila trên một bề mặt vàng.
Angela Merkel gần như chưa bao giờ nhắc đến vai trò của Joachim Sauer trong đời sống chính trị của bà. Nếu chúng ta nhớ lại sự ưa thích của bà đối với mẫu đàn ông điềm tĩnh, biết phân tích và biết giữ khoảng cách, những người như thủ tướng Ấn Độ Singh, thì chồng bà sở hữu hết những phẩm chất này. Bà từng gọi những cuộc trò chuyện cùng ông là “sống còn” đối với cuộc đời bà và từng miêu tả ông là một “nhà cố vấn rất giỏi.”
Bởi quy tắc cẩn trọng mà họ áp đặt lên cuộc sống của mình, cặp đôi Merkel và Sauer đã đặt ra những tiêu chuẩn mới cho những mối quan hệ chính trị. Bằng cách này, họ cũng mang nghi thức ngoại giao của nghệ thuật kỹ trị quốc tế vào thế kỷ 21. Những ngày tháng một chính trị gia cùng vợ phải công du cùng nhau đã xa rồi. Một lý do cho chuyện này có thể vì chính trị gia không còn là đàn ông nữa, còn đối tác của chính trị gia không nhất thiết là giới tính ngược lại. Trong thời kỳ Merkel làm thủ tướng những yêu cầu về nghi thức đã giảm thậm chí còn mạnh hơn, đặc biệt là những nghi thức lỗi thời “màn trình diễn của đệ nhất phu nhân,” mà bây giờ gọi là “chương trình nghị sự cho vợ/chồng lãnh đạo” - nếu nó vẫn tồn tại.
Hội nghị G8 của Merkel ở Heiligendamm vào năm 2007 là nỗ lực thích ứng với lễ nghi đầu tiên và cuối cùng của Joachim Sauer. Khắp nơi trên thế giới, những đối tác có cùng tư duy thuộc cả hai phái (của các vị lãnh đạo) đều đã làm theo ông. Giờ đây không còn tổng thống nào nghiễm nhiên có phối ngẫu đồng hành với mình nữa - Hillary Clinton đã đặt dấu chấm hết cho điều này. Merkel chỉ ghé thăm qua một vài quốc gia và để vinh hạnh cao nhất này lại cho tổng thống Đức. Là thủ tướng, bà thích những chuyến công du được lên lịch nghiêm ngặt hơn, khi bất cứ điều gì cần nói đều được trình bày trong phạm vi vài tiếng đồng hồ.
Trong không nhiều chuyến công du cùng Merkel, Sauer đôi khi sẽ tham gia một vài nghi thức ngoại giao nhỏ. Ông từng hai lần công du với bà: năm 2006, không lâu sau khi bà nhậm chức, ông đi cùng bà đến Vienna, mặc dù có lẽ chỉ vì âm nhạc ở đó. Rồi ông tháp tùng bà khi bà được Barack Obama trao tặng Huân chương Tự do của Tổng thống. Cũng như nữ thủ tướng, ông cảm nhận sự thân thuộc gần gũi với Hoa Kỳ, và công việc của ông thường mang ông sang bên kia bờ Đại Tây Dương. Trong quốc yến tại Nhà Trắng, ông đã bắt tay cùng 208 vị khách mà không tỏ ra bị choáng ngợp. Trước đó ông đến một mình, và trễ do một hội nghị ở Chicago chiếm ưu tiên. Ông đã quyết định đặt ưu tiên ở đầu, chứ không theo lễ nghi của người Mỹ. Hơn nữa, như chính ông từng nói, “Tôi không có lợi gì với công chúng.”
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Angola Merkel Thế Giới Của Vị Nữ Thủ Tướng - Stefan Korn

Postby bevanng » 14 Apr 2017

Khái niệm tự do của Merkel

Nếu Joachim Sauer nắm giữ chìa khóa đến tính cách và các giá trị của Merkel, thế giới tư tưởng nội tâm của bà lại thường được hé lộ bởi những người mà bà ít gần gũi hơn, chẳng hạn huấn luyện viên bóng đá Vicente del Bosque và Jürgen Klinsmann. Đầu tiên bởi vì bà thích bóng đá và ngưỡng mộ thành quả của cả hai người đàn ông này, và thứ hai bởi họ là hiện thân của những thái độ và niềm tin mà bà xem là mẫu mực. Nếu có một thứ phiên bản phổ biến của danh mục những niềm tin của Merkel, thì hai vị huấn luyện viên bóng đá này có thể giúp ta tiếp cận nó.
Merkel là một người hâm mộ nhiệt thành Jürgen Klinsmann rất lâu trước khi huấn luyện viên này tạo ra mùa hè 2006 thần diệu - cơn sảng khoái World Cup quét qua khắp đất nước và còn cho phép giới chính trị gia hòa mình vào cơn ngất ngây của nước Đức. Điều Merkel ngưỡng mộ ở Klinsmann là cách tiếp cận logic để đưa ý tưởng vào thực hành, là cách ông trở về sau khi sống xa quê tại California để điều hành đội tuyển quốc gia, là cách ông cải tổ giải bóng đá Đức với những chiến thuật và phương pháp huấn luyện mới mẻ để cuối cùng tạo ra một khía cạnh đóng vai trò hình mẫu cho ưu thế và hiệu quả.
Mọi chuyện gần như tương tự đối với huấn luyện viên đội tuyển Tây Ban Nha, Vicente del Bosque, người mà Merkel không trực tiếp quen biết. Del Bosque không chỉ biến đội tuyển Tây Ban Nha trở nên gần như bất khả chiến bại, mà ông còn gắn kết được các cầu thủ (những người vốn trung thành với tín ngưỡng của riêng họ) bằng cách mang đến cho họ một cảm giác về dân tộc và cộng đồng, thấm đẫm họ một triết lý dựa trên tự do và tôn trọng.
Trong khi nghiên cứu về những giá trị của Merkel, sớm hay muộn chúng ta cũng phải nói về tự do, bởi vì đó là nguồn động lực thúc đẩy những giá trị đó. “Giá trị” là thuật ngữ được dùng nhiều trong một thời đại mà ý thức chính trị nghiêm túc (political correctness) có hẳn một catalog những niềm tin và lời buộc tội được làm sẵn để tùy nghi sử dụng, nơi mà chúng ta có thể trông đợi để được nghe một bài giảng về lòng khoan dung và phẩm hạnh con người bởi những thành viên trong hội đồng địa phương, nơi mọi công ty xuất-nhập khẩu công bố những tuyên ngôn sứ mệnh và đạo đức trên trang web. Nên khi các chính trị gia khoác lên mình những bộ đồ đẹp nhất và nói chuyện về các giá trị, cử tri thường không chú ý mấy. Họ biết mình đang sống trong một thời đại hậu-ý thức hệ mà trong đó các chính trị gia phải sẵn sàng để hạ thấp niềm tin của chính họ nếu muốn thắng trong các cuộc bầu cử. Angela Merkel đã không trở thành thủ tướng nếu bà mắc kẹt một cách cứng nhắc vào một vị trí duy nhất, cũng như không cho thấy sự linh hoạt trong việc thích ứng với quan điểm của hai cánh tả và hữu.
Tuy nhiên, có một sự khác biệt lớn giữa luận bàn về giá trị và bản thân các giá trị. Có lẽ những niềm tin chỉ có thể được kiểm chứng một khi chúng đã lắng xuống, như những lớp trầm tích. Vậy liệu giá trị có phải chỉ là một dạng niềm tin đã hóa thạch? Những lãnh đạo chính phủ thích nói về các giá trị của họ, đặc biệt khi thảo luận về chính sách ngoại giao. Tuy thế, những ngôn từ này mang rất ít ý nghĩa trừ khi chúng được kiểm nghiệm trong thế giới thật và sống sót qua quá trình ra những quyết định chính trị, vốn bất trắc và khó lường. Trong ngày đầu của sự nghiệp chính trị, Angela Merkel thường xuyên nói về những nguyên tắc của bà - nhưng chỉ đến bây giờ, sau hai nhiệm kỳ thủ tướng, thì một mô hình mới bắt đầu lộ diện.
Đứng đầu thang giá trị của Merkel là tự do. Chỉ nói riêng về độ xác tín đơn thuần thôi, bà đã có lợi thế sau khi sống 35 năm ở Đông Đức. 10 Điều gây ngạc nhiên duy nhất là bà phải mất mười năm trước khi “tự do” trở thành một vũ khí từ ngữ trong từ điển của bà - một cách gần như lén lút ban đầu tại hội nghị đảng CDU tại Essen vào năm 2000, khi bà được bầu làm chủ tịch đảng và dĩ nhiên xem việc làm rõ các nguyên tắc là hành vi khôn ngoan. Nên bà kể ra hàng loạt các giá trị - không phải của bà, mà của CDU, vốn có thể khiến các đại biểu tập trung lắng nghe. Tự do, trách nhiệm, an toàn: một trong những “bộ ba thần thánh” mà đảng CDU và các đảng khác thích dùng trong thời hậu chiến.
10 Nhà xuất bản Trẻ biên tập câu này.
Từ “tự do” tái xuất với uy lực tối đa ba năm sau đó, trong bài diễn văn có lẽ được chuẩn bị kỹ lưỡng nhất mà Merkel từng trình bày. “Quo vadis, Deutschland?” 11 là một chủ đề có phần lỗi thời khi, với tư cách lãnh đạo đảng đối lập, Merkel kêu gọi phe bảo thủ vũ trang vào ngày 1 tháng 10 năm 2003, một năm sau khi cuộc tái bầu cử của liên minh đảng Đỏ-Xanh. Bà cải tổ các học viện lỗi thời và tình trạng trì trệ của đất nước và tạo ra một thứ tương tự như lịch làm việc. Dẫu vậy, tâm điểm của điều này vẫn là khái niệm tự do của bà, hay đúng hơn là sự kết hợp của các giá trị tự do, đoàn kết và công lý. Điều nghe giống như một diễn từ lấy lòng đám đông từ Mười điều răn của đảng CDU vào thời điểm đó về sau đã được lập lại nhiều lần.
11 Sử dụng cụm từ "quo vadis" tiếng Latinh để đặt câu hỏi nước Đức đi đâu?
“Không có tự do thì không có gì cả!” vị chủ tịch đảng CDU đã tuyên bố như thế trước khán giả của bà tại Bảo tàng Lịch sử Đức. “Tự do là niềm vui của thành tựu, sự thăng hoa của cá nhân, sự ăn mừng những khác biệt, sự cự tuyệt những điều xoàng xĩnh, và tinh thần chịu trách nhiệm cá nhân.” Đây là bài thuyết giáo mà Merkel, với tư cách chính trị gia, trình bày để đối phó với các vấn đề trong nước - và bà cũng muốn buộc đảng mình tiếp nhận những giá trị hiện đại. Theo bà, dân chủ và nền kinh tế thị trường xã hội là con đẻ của tự do. “Nếu chúng ta được sống trong công lý và đoàn kết một lần nữa, thì tự do phải được khôi phục trong thang bậc giá trị của chúng ta, được viết rõ ràng từng dòng một.”
Năm 2005, tự do một lần nữa xuất hiện trên các trang nhất, khi Merkel tuyên thệ nhậm chức thủ tướng và đọc bài diễn văn chính sách đầu tiên từ dãy ghế vòng tròn trong Quốc hội Đức. “Chúng ta hãy dám khao khát có thêm tự do” chính là cái gật đầu dành cho Willy Brandt cũng như bước đi chiến thuật để thống trị đối tác của bà trong liên minh SPD. Cũng như trong bài diễn văn quo vadis, bà sử dụng chủ đề tự do chủ yếu để nói về chính trị trong nước - nhấn mạnh vai trò của cá nhân trong xã hội và việc mọi người cần phải chịu trách nhiệm cho cuộc đời của chính họ.
Với Merkel, giá trị là điều gì đó rất cá nhân, nên không ngạc nhiên khi - trong bối cảnh bà luôn tránh nói về đời tư - bà chưa bao giờ tận dụng quá khứ Đông Đức của mình. Cũng cần nhận thấy rằng ý tưởng về việc Merkel đóng vai trò biểu tượng của tự do chủ yếu được nhập khẩu từ nước ngoài. Tổng thống George W. Bush là người đầu tiên bị thuyết phục bởi câu chuyện Lọ Lem từ Đông Âu này. Cuộc đời Merkel đã có khá nhiều thăng trầm, nên việc bà dễ được thấu hiểu tại vùng đất của Hollywood và người nổi tiếng làm chính trị gia cũng hợp lẽ tự nhiên.
Barack Obama tặng bà Huân chương Tự do của Tổng thống không phải để công nhận việc bà đã quyết định từ bỏ chương trình hạt nhân của Đức, mà vì chính cuộc đời bà, vốn đã làm lay động sâu sắc người Mỹ. Tuy nhiên với Merkel, tự do có những ranh giới rõ rệt. Bà không muốn làm biểu tượng của quyền tự do và từ chối đeo biểu ngữ tự do mà người ta trao cho bà. Song với người quan sát, điều này chỉ thấy được khi điều nghiên kỹ lưỡng. Chẳng hạn, con gái của cựu thủ tướng Ukraine, Yevhenia Tymoshenko từng xin gặp Merkel với hy vọng tận dụng chủ đề tự do nhằm thuyết phục bà bênh vực cho mẹ mình. Merkel từ chối vì bà cảm thấy mình đang bị thao túng. Số phận của Yulia Tymoshenko là một chuyện, quá khứ của riêng bà là một chuyện khác. Trong trường hợp này, Merkel là thủ tướng Đức chứ không phải một cô chị gái cho cuộc tranh đấu giành tự do.
Dẫu vậy, thật sửng sốt khi thấy lối tường thuật về mối liên hệ giữa bà và tự do như vậy thành công đến nhường nào, đặc biệt ở bên ngoài nước Đức. Khi ở nước ngoài, bà bớt miễn cưỡng hơn trong việc dùng câu chuyện của mình để bắt đầu. Khi một lãnh đạo chính phủ được bầu lên ở đâu đó, hay khi bà muốn tạo lập một mối quan hệ cá nhân, bà sẽ nói về cuộc sống ấu thơ của mình - để rồi nhận lại sự hoài niệm tương tự hay một tiết lộ cá nhân khác. Tất cả những điều này giúp củng cố các mối quan hệ.
Giờ đây, sau bảy năm làm thủ tướng, tự do là chủ đề xuyên suốt nhiều hơn bao giờ hết trong chính sách đối ngoại của bà. Tự do, như bà trình bày trong những biến thể ban đầu về chủ đề này, là vượt lên tất cả những cơ hội khai phá giới hạn của bản thân một người. Là một nhà vật lý trẻ, Angela Merkel bị ngăn cản hiện thực hóa tiềm năng của bản thân bởi chế độ Đông Đức ngặt nghèo. Chỉ nhờ sự sụp đổ của Bức tường mới cho phép bà khám phá và phát triển năng lực của mình. Và giờ đây bà đã vươn đến vị trí thủ tướng. Ngay cả bây giờ, bản thân trải nghiệm tự do này thể hiện sự viên mãn đối với Merkel: “Tự do là trải nghiệm hạnh phúc nhất của đời tôi. Không gì làm tôi tràn đầy nhiệt huyết, thúc tôi chạy nhanh hơn, giúp tôi cảm thấy tích cực hơn là sức mạnh của tự do.”
Trong trải nghiệm này có một thông điệp quan trọng gửi đến thế giới: một chế độ ngăn trở con người phát triển một cách tự do thì không phải một chế độ tự do hay công bằng. Tính cá nhân - đặt trong ngữ cảnh nguyên tắc luật pháp - chính là sức mạnh thúc đẩy đằng sau dân chủ. Chỉ những ai phát huy hết bản thân mới có tự do. Thông điệp này cũng tiện thể phù hợp với giá trị cốt lõi của đảng CDU. Tuy nhiên, trong vài năm qua, đảng này đã luôn phải đứng thứ hai trước khán giả quốc tế mà bà Merkel hiện đang trình diễn. Thông điệp tự do của bà đối chọi với Trung Quốc cũng như Mỹ Latinh hay Nga. Thông điệp này cũng dành cho những nước ngập trong nợ, nơi mà hệ thống luật hạn chế là vật cản của tự do và sáng tạo, vừa dành cho cả ủy ban châu Âu, vốn cản trở sự đa dạng trong lòng châu Âu do nỗi ám ảnh của nó đối với cộng đồng chung này.
Với Merkel, tự do là trải nghiệm cá nhân hơn là giáo điều chính trị. Nhưng nữ thủ tướng xem tự do là một trong những nguồn lực thúc đẩy mạnh mẽ nhất thế giới. Bất cứ khi nào xuất hiện một nỗ lực cải cách - bà nói ngay trước khi được bầu vào năm 2005 - tự do phải luôn đóng vai trò trung tâm trong những quyết định chính trị, ngay cả trong các xung đột quốc tế. Và sau này bà đã nói: “Việc dân chủ đối diện với Liên Xô và đặt dấu chấm hết cho Chiến tranh lạnh là một thắng lợi phi thường. Và tôi muốn đóng góp phần mình bằng cách giúp tự do và nhân quyền tỏa khắp thế giới. Chúng ta có phương tiện để làm điều đó.”
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Next

Return to Truyện Ðọc



Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 30 guests