Hình Bóng Con Tàu - Nguyễn Chí Kham

Truyện tình mùi mẫn, truyện ma kinh rợn hay các thể loại khác. Xin mời vào.

Moderators: Mười Đậu, SongNam, A Mít

Re: Hình Bóng Con Tàu - Nguyễn Chí Kham

Postby bevanng » 02 Apr 2017

IV

Hai tuần lễ sau ngày toàn miền Nam bị chiếm, tình hình Sài Gòn và các tỉnh có nhiều dấu hiệu xấu, căng thẳng. Tình trạng cướp bóc, hôi của, và tiếng súng vẫn còn nổ. Trước nhất, thành phần công chức cao cấp, và sĩ quan cấp tá đã trình diện và được đưa đến các trại tập trung xa xôi. Ban ngày mọi sinh hoạt, dưới bất cứ hình thức nào cũng lộ vẻ vội vàng, tất bật. Trời mau tối, không phải cái tối lạnh và ảm đạm của mùa đông, mà là bóng tối của nỗi sợ hãi. Từ mười giờ đêm, phố vắng, nhà nào cũng đóng cửa.
Tôi ghé qua nhà anh Giang cho anh biết sẽ đi xa chừng một tuần lễ. Nhà anh có chái hiên, dưới cây trứng cá anh đặt một chiếc bàn gỗ, mấy cái ghế thấp để ngồi đó nghỉ chơi, chuyện trò, trà nước hay cà phê.
- Có tính ra Quy Nhơn không?
- Không. Tôi ra Quảng Trị, quê của tôi. Anh biết ngoài đó không?
- Biết chứ. Năm đầu tiên dạy học, mình ra ngoài đó coi thi.
- Quảng Trị điêu tàn rồi.
Một giọng hỏi nhỏ:
- Thụy biết cấp tá đưa đi đâu không?
- Không.
- Tối hôm qua đài BBC đã loan tin.
- Họ đến chỗ nào.
- Không nói rõ.
Buổi sáng trời không mưa. Nhưng vào giữa tháng năm thì mùa mưa cũng đã bắt đầu. Hai anh em uống trà, nhâm nhi mấy miếng kẹo đậu.
Tôi nói:
- Hôm ấy, anh nói chuyện bói Kiều, giờ nghĩ thấy hay và đúng.
- Biến cố tháng tư, giở truyện Kiều ra, bói câu nào cũng thấy đúng.
Lúc này, hay nhất là hai câu:
Bỏ thân về với triều đình
Hàng thần lơ láo, phận mình ra đâu.

Anh Giang có một người anh đi tập kết ra Bắc từ năm 1954. Tôi được nghe anh kể nhiều chuyện về người anh của mình. Và, qua chuyện người anh, tôi cũng nhớ đến những người thân bên gia đình tôi phía nội cũng như ngoại.
Sau một lúc im lặng, nhớ nghĩ về một quá khứ, và người thân, tôi hỏi:
- Anh viết được gì không?
- Thụy có bận đi đâu không?
- Không.
Anh Giang vào nhà, lấy ra một cuốn vở bìa đỏ.
- Mình khởi sự viết truyện dài. Đây chương mở đầu.
Anh Giang viết văn với thói quen chỉ một lần, ít khi sửa, chữ viết đẹp, đều đặn. Tôi cúi mắt xuống trang giấy, đọc thong thả.
Đọc xong, tôi hỏi:
- Chắc là dài lắm.
- Có thể.
Bằng một giọng chậm rãi, anh nói:
- Trước 75, bước qua giai đoạn sau ông Diệm, miền Nam mới thực sự có một ý hướng về tuổi trẻ và cách mạng. Từ nhận thức đó, mình khởi sự vào thời điểm khi cuộc đảo chánh bắt đầu.
Tôi hoàn toàn đồng ý với anh Giang về nhận định đó. Ở nhà người bạn chơi đến trưa, tôi mới ra về.
Ngày hôm sau, tôi đi chuyến xe suốt sớm từ Sài Gòn ra Đà Nẵng. Sau ngày Đà Nẵng thất thủ, gia đình không nhận được tin tức của anh Nguyên. Tôi đi thế cho cả nhà, trước khi lên đường ba tôi có căn dặn xem tình hình ngoài đó như thế nào, nếu thật sự là khó khăn thì tìm cách đưa chị Phượng Nga và cháu Hoàng vào Sài Gòn sinh sống.
Cũng may xe suốt chạy nhanh, nên mờ sáng hôm sau, đã tới Đà Nẵng. Khi xuống bến xe, nhìn lại thành phố tôi hết sức bỡ ngỡ như một kẻ đang lạc đường. Tôi tìm một quán ăn sáng ở bến xe, sau đó, đến một quán khác uống cà phê. Tôi dự tính đi một tuần, với chiếc ba lô vải đeo vai, trong đó, vài cuốn truyện cũ và mấy bộ quần áo, khăn mặt, ống kem và bàn chải đánh răng. Tôi trở lại thành phố ngày xưa, nơi đây tôi có một năm học, và đã thương yêu một người bạn gái đến nay vẫn còn cất giấu trong tim mình. Tôi không biết gia đình ông bà Kha và Thúy Hà đã đi, hay còn ở lại. Tôi cũng không rõ, bên gia đình bác Hội, dì Vân ra sao? Tôi hôm ấy, đài BBC loan tin Đà Nẵng thất thủ, và mô tả cảnh tượng hỗn loạn của thành phố làm tôi hết sức bàng hoàng, lo lắng. Sự lo lắng và nghĩ ngợi trước nhất là gia đình anh Nguyên.
Trong quán cà phê đông, ồn ào, nhưng tôi vẫn cảm thấy mình cô độc. Tôi đốt thuốc hút, uống cà phê, với một nỗi chán chường, tuyệt vọng. Tôi nghĩ đến cuộc chiến đã chấm dứt, nhưng thực sự vẫn còn một nỗi ám ảnh lớn, không xóa mờ ngay được. Tôi không hiểu sao miền Nam lại thua trận. Với một triệu quân lính, với 25 triệu dân từ vĩ tuyến 17 đến Cà Mau, sao mà không thể kháng cự lại nổi quân CS miền Bắc dù cho quân số của họ hiện diện ở miền Nam vài ba trăm ngàn. Và, tại sao, không đánh mà rút bỏ, từng tỉnh một, rồi chỉ với thời gian không đến hai tháng đã đầu hàng. Tại sao ông Nguyễn Văn Thiệu đã từng là một vị Tướng mà có một kế hoạch, một chiến thuật điên rồ như vậy. Tại sao, không có người lên thay thay thế ông ta khi ông ta đã là một người quẫn trí, đầu óc tê liệt. Mùa hè năm 1972, ông ta còn cái dũng khí của một quân nhân, nhưng về sau này, càng ngày ông càng hèn nhát, lại khư khư bảo vệ ngai vàng của mình, trong khi cả miền Nam đã nguy khốn. Ông Thiệu cứ bám víu lấy Mỹ, trông chờ người Mỹ, nhưng tại sao ông không hiểu rằng, người Mỹ đã thực sự rút lui, không can dự đến cuộc chiến ở miền Nam nữa.
Trời sáng rõ. Trong sinh hoạt buổi sáng, nơi này rất ồn ào, náo nhiệt. Tôi vẫn ngồi ở quán, mắt cố tìm người quen và nhìn quang cảnh trước mắt. Một cách bình yên, những chiếc xe hàng rời bến. Khi ra khỏi cổng bến, hầu như nó biến mất, và không có dấu hiệu gì sẽ trở lại.
Từ bến xe tôi đi bộ đến nhà chị Phượng Nga. Vừa dừng bước trước nhà, tôi cất tiếng gọi anh Nguyên. Có người xuất hiện ở balcon, hơi cúi đầu nhìn xuống.
- Ai vậy?
Tôi nhận ra chị Phượng Nga, và xưng tên.
- Thụy đó hả?
- Vâng.
Ít phút sau, nàng xuống mở cửa rồi đưa tôi vào nhà.
- Ra bằng phương tiện gì?
- Xe đò.
Tôi không thấy có anh Nguyên, nhưng không hỏi, và người vợ cũng chưa nói gì với cậu em về tình trạng của người chồng.
Khi được gặp cả nhà ông bà Tri và các cô gái, tôi lên tiếng chào. Rồi trong bữa ăn sáng mọi người hỏi chuyện, cùng lúc cho tôi biết những ngày cuối cùng ở nơi thành phố này. Khi nghe chuyện từ ông bà Tri, tôi vẫn để mắt với sự thân tình nhìn từng gương mặt các cô em gái chị Phượng Nga. Hồi đó, tôi nghĩ nếu tôi tìm lời nhờ chị Phượng Nga, tôi có thể làm thân với Như hay là với Quỳnh. Nhưng tôi lại không nghĩ đến, cho rằng, tôi còn một thứ hạnh phúc của tự do về cá nhân và tuổi trẻ của mình. Tôi yêu Thúy Hà, nàng cũng yêu tôi. Nhưng tự xét mình vào niềm tin của sự đợi chờ một ngày nào đó, tôi không nghĩ đến. Kể ra, giữa tôi và Thúy Hà đã có những sự thật của tình yêu, dù chỉ là một thời gian ngắn, nhưng lúc nào tôi cũng có thể bám víu lấy từng chuyện cũ đó, tạo riêng cho mình một hạnh phúc. Tôi vẫn nhớ như in một buổi chiều trên căn gác, tôi và Thúy Hà bên nhau, nhỏ to những lời tâm sự ấm áp của tình yêu. Và, không phải lúc này đây, mà ngày tháng đó, về một buổi chiều mưa, về một đêm tối, và về những giây phút nhục cảm khó quên của tôi trên thân xác của nàng, cũng như của nàng đã trọn vẹn cho tôi. Chừng đó, cũng đã là nhiều lắm mỗi khi tôi xét nghĩ lại về bản thân mình. Chị Phượng Nga rất là mến tôi, vừa coi tôi là người bạn thân thiết. Từ ánh mắt và tiếng nói của chị, tôi thấy hiện lên hình ảnh các thiếu nữ dịu dàng như những cánh bướm trắng.
Buổi chiều tới, Phượng Nga làm cà phê thật ngon. Tôi hỏi:
- Bây giờ đây, cả nhà tính như thế nào?
- Thụy có ra Huế và Quảng trị không?
- Không. Ra Đà Nẵng, cốt hỏi tin anh Nguyên để cho trong nhà hay.
- Anh đi đã hơn một tháng nay rồi.
- Ở trại nào, chị biết không?
- Không biết. Họ không cho mình chỗ học tập để đi thăm.
Tôi im lặng. Một giọng buồn, nàng nói:
- Khi Huế mất, mình nói với anh là Đà Nẵng sẽ nguy. Nhưng, anh vẫn tin vào các đơn vị trú đóng bảo vệ Đà Nẵng, nhất là tướng Trưởng còn chỉ huy tất cả các đơn vị trong lãnh thổ. Anh Nguyên còn nói thêm, đồng bào Quảng Trị chạy vào đây tị nạn một thời gian ngắn, họ sẽ về như năm 72. Nhưng mình nói với anh, tình hình lúc này khác, Huế mất rồi, Cộng Sản chiếm thành phố rồi, họ sẽ tấn công Đà Nẵng.
Nhìn lại gương mặt chị Phượng Nga, đôi mắt buồn của chị quá đẹp. Rồi tôi nói với chị:
Ai cũng nghĩ, không thể nào Đà Nẵng mất được. Ở đây, còn phi trường, Sư đoàn 1 Không quân - và nhiều căn cứ của người Mỹ còn hoạt động.
- Anh Nguyên quá tin vào tướng Hinh, tướng Trưởng. Nhưng rồi, hai ông ấy cũng bỏ quân lính, chạy trước.
- Tại sao tình thế lúc ấy, anh không đi.
- Tối ngày 28, anh đưa cả nhà ra bến cảng Tiên Sa, nhưng cảnh tượng ở đó thật hãi hùng.
- Không hiểu sao, quân đội mình không đánh mà bỏ chạy, rồi thua, ở Sài Gòn, ông Thiệu bỏ chạy, ông Hương không thức thời, ông Minh, ông Mẫu bị mắc lừa, lên nắm quyền được một ngày thì tuyên bố đầu hàng. Không ai nghĩ được, VNCH xây dựng 21 năm, đã sụp đổ quá nhanh, chết thật tức tưởi.
- Tại sao Thụy không đi?
- Những ngày cuối hết sức hỗn loạn.
- Ngoài này, tình trạng cướp bóc dữ lắm.
- Hết rồi, thực sự hết rồi.
- Chiến tranh kết thúc, hòa bình rồi, nhưng chẳng có chi vui cả.
- Ngoài này, dân chúng ra sao?
- Ai cũng sợ Cộng Sản.
- Bây giờ, cả một miền Nam lo sợ.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,330
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Hình Bóng Con Tàu - Nguyễn Chí Kham

Postby bevanng » 02 Apr 2017

Buổi chiều mang một vẻ thờ ơ, lạ lùng. Không như mấy lần trước, gặp nhau, tôi và người chị dâu chuyện trò vui vẻ, hăng say trong những câu chuyện về sáng tác tranh, về thơ văn, và không khí sinh hoạt văn nghệ của thành phố. Rồi không ngừng ở đó, mà lan qua những chuyện tình cảm, đã có nhiều kỷ niệm, đã có bao lần tâm sự, bao nhiêu cô gái mà tôi quen, vẫn luôn được dành một câu chuyện riêng nói cho Phượng Nga nghe thôi.
- Trong nhà, không tính chuyện gì cả sao?
- Đang có tính.
Tôi nói:
- Lúc này, tình thế đang bất an, họ chưa kiểm soát hết được. Có đường đi được, hãy tìm cách mà đi.
- Thụy còn ở chơi lâu không?
Tôi đáp:
- Ra đây, để biết tin tức về anh Nguyên. Nhưng tình trạng của anh, rõ rồi. Trong Sài Gòn, cấp tá đi trình diện, không biết ở đâu?
- Thụy có phải trình diện không?
- Có, giấy báo vào ngày 28 tháng 6.
- Có ghé dì Vân không?
- Ghé thăm chứ.
- Thúy Hà còn ở đấy không?
- Vừa sáng nay ở bến xe, Thụy tới đây trước.
Sau buổi nói chuyện với chị Phượng Nga, tôi ở lại Đà Nẵng đến một tuần lễ. Tôi không được tin Thúy Hà, cả gia đình đã thoát đi được trong những ngày cuối lộn xộn ở Đà Nẵng. Và, bên dì Vân, bác Hội cũng vậy, cả nhà cũng đã đi.
Những lúc rảnh đi phố chơi, tôi lang thang với một tâm trạng buồn chán, vừa chờ đợi.
Tôi đêm 24/5/75, tôi đi chuyến vượt biên cùng chị Phượng Nga, cháu Hoàng và hai cô em gái của chị là Quỳnh và Mỵ Châu.
Năm đó, Thụy được gia đình cho đi Nha Trang nghỉ hè một tháng, ở nhà bác Định là bạn thân của ba. Bác Định quê ở miền Bắc, di cư vào Nam năm 1954, định cư và dạy học ở Quảng Trị bốn năm.
Thời gian hè ở Nha Trang rất là vui, về sau này, những dịp trở lại với thành phố vẫn luôn gợi nhớ kỷ niệm của tuổi niên thiếu trong chuyến đi xa lúc ban đầu.
Rồi, mùa hè hết. Ngày sắp trở ra Quảng Trị để chuẩn bị cho niên học mới, bất ngờ, buổi tối đó ba mẹ từ ngoài nhà vào, và lúc nghe ba nói chuyện với bác Định, Thụy mới hay gia đình gặp nạn, ba bị thuyên chuyển vào miền Nam đến tỉnh Phước Thành, là một tỉnh nằm gần chiến khu D, nơi đây, có nhiều cơ sở hoạt động của Việt Cộng.
Chỉ ở lại ít ngày, tối thứ bảy thay vì về Quảng Trị Thụy cùng ba mẹ lên tàu lửa ở ga Nha Trang để vào Sài Gòn. Từ lâu nay, Thụy luôn ước mong được biết Sài Gòn, nhìn thấy thủ đô miền Nam thì đây là dịp may, dù trong lòng không mấy vui khi nghĩ đến cảnh ngộ của gia đình.
Tới Sài Gòn, thành phố thực rộng lớn. Từ nhà ga, ba người đi xích lô máy đến nhà cậu Nghiêm ở đường Nguyễn Du, gần bùng binh khu nhà thờ, khu Bưu điện và phố Catinat.
Có cậu giúp đỡ, ba mẹ yên tâm, riêng Thụy được cậu gởi gắm cho cậu Phiên đem lên Đà Lạt học.
Mẹ trở về Quảng Trị một mình. Ở ga Sài Gòn, tiễn mẹ về quê, quá thương mẹ, Thụy khóc.
Hai ngày sau đó, ba lên nhận nhiệm sở mới. Từ Sài Gòn đi Phước Thành, lên Biên Hòa qua hết hai quận Tân Uyên, Tân Ba là đến. Thụy cũng rời Sài Gòn, đi theo cậu Phiên bằng chuyến xe đò Trung Việt. Tuy hiểu rõ cảnh ngộ gia đình, nhưng tuổi nhỏ còn ham vui, nên lòng Thụy náo nức, rộn ràng. Ngồi trong xe, bên cửa ngoài mắt Thụy thật say mê nhìn cảnh lạ.
Xe ngừng ở Định Quán ăn cơm trưa. Nơi chỗ ngừng này rất đông quán ăn, và nhiều xe ghé đậu cho khách nghĩ. Sau nửa giờ, xe lên đường và tới Đà Lạt vào buổi chiều. Trời đang mưa, từ bến xe, hai cậu cháu đón taxi về trường.
Ngôi trường nằm ở đường Hải Thượng, tọa lạc trên một diện tích đất khá rộng, hai dãy nhà đôi là những lớp học, có sân chơi vũ cầu, bóng rổ, bóng chuyền, và có cả phòng thí nghiệm. Đối diện qua cái sân rộng là một tòa nhà lầu ngói đỏ, phía dưới là văn phòng làm việc của trường, còn hai tầng trên là những phòng ở của gia đình các giáo sư. Thụy rất hãnh diện khi được biết cậu Phiên là Hiệu trưởng của trường, tên trường là Việt Anh. Ngày xưa, thời còn Pháp, Huế có trường Việt Anh khá nổi tiếng, những giáo sư của trường này từng là những văn nhân, thi sĩ.
Nỗi buồn trong lòng Thụy được xoa dịu trước cuộc sống mới của đời học sinh, với bao quang cảnh của thành phố và ngôi trường mình được học.
Thụy ở căn phòng tầng lầu ba, rộng rãi, thoáng đãng. Căn phòng này là chỗ ở dành cho lưu học sinh. Trước niên học vài ngày, các bạn học trong năm trước đến, trong tình thân, anh em bạn làm quen nhau. Thụy, từ ngoài Quảng trị. Có hai bạn lớp dưới, từ Phan Rang, Dran, còn ba bạn khác là anh em ruột, từ Blao đến.
Đà Lạt, không cần Thụy tả từng quang cảnh thiên nhiên và nhà ở, chị cũng đã biết, qua một lần đầu tuổi thiếu nữ, rồi một lần sau, chị và Nguyên lên tới đây hưởng hai tuần trăng mật sau đám cưới. Nhưng riêng với Thụy, đây là một thành phố quá xinh đẹp. Những con phố, đường dốc, những ngôi nhà ngói đỏ, khu vườn, rồi mùa hoa anh đào, và những buổi chiều sương mù mờ ảo phủ kín những ngọn đồi thông, chừng đó, đã khiến một cậu học sinh trí tưởng còn mộc mạc đã đâm ra mơ mộng muốn trở thành một thi sĩ. Tối hôm ấy, trên sân khấu ở hội trường, có một cô bé mặc áo tím, hát bản nhạc Mấy độ thu về làm Thụy bâng khuâng, về phòng, nhớ giọng hát, nhớ hình bóng, đã thao thức không ngủ được.
Năm sau, thành phố đã cho Thụy một cảm giác như mình sống ở đây cũng đã lâu. Năm học mới bắt đầu, mùa mưa cũng vừa đến. Ở Đà Lạt, mưa không giống như Sài Gòn làm cuộc sống trở nên vui, rộn ràng, ở đây, nhìn mưa tưởng như chỉ còn thấy đầy đặc chìm khuất trong sương mù. Về đêm, có khi những cơn mưa tuôn chảy làm cho nhiều khu phố tràn đổ xuống trên những con đường dốc.
Trong năm học mới này, được lên lớp cao, Thụy háo hức và học khá hơn. Như có lần Thụy kể cho chị nghe về chuyện học và cuộc sống của mình trong tuổi niên thiếu ở Đà Lạt. Trong sự nhớ lại, Thụy thấy rõ mình và những công việc dễ thương tự mình làm lấy.
Vào mỗi tuần, đến chiều thứ năm được nghỉ học là Thụy mang quần áo xuống bể nước đặt gần mái hiên nhà bếp để giặt. Từ chỗ này, trông qua hàng rào kẽm là khu phố Hải Thượng, vừa là tên con đường chạy ngang qua trường. Một hôm ấy, Thụy bỗng thấy một cô gái xuất hiện. Có vẻ cô muốn làm thân, từ nãy giờ, cô đứng lặng yên nhìn Thụy giặt, đến lúc giặt xong, bắt đầu xả nước thì cô đã cầm cái gáo lớn múc nước giùm cho Thụy khỏi phải đứng lên. Cứ vậy, sau mỗi lần xả nước xong, cô lại giúp Thụy thay nước mới.
Thụy chỉ nói lời cám ơn lần đầu, sau đó, cùng cô vào câu chuyện làm quen. Cô gái tên Thùy, có mái tóc xõa vai, và đôi mắt đẹp, pha lẫn một chút màu nâu hơi buồn. Thùy nói giọng miền Nam, nhưng cô cho biết, gốc gác gia đình ở ngoài miền Bắc.
Khi hồi chuông vào lớp vọng lên, Thùy nói lời chào tạm biệt. Trong những phút chuyện trò thân tình lúc nãy, Thùy gọi Thụy bằng anh, và tự mình xưng em.
Buổi chiều chỉ còn nắng phía sân ngoài, giặt xong, Thụy mang thau quần áo ra chỗ dây phơi, xong việc trở lên phòng. Vào buổi chiều đó, một người bạn cầm đàn ghi ta, đánh một bản nhạc, vang âm của tiếng đàn rung lên thật nhẹ nhàng.
Tưởng như, gặp Thụy lần đó là tình cờ. Nhưng sau đó không đến hai tuần, Thụy lại gặp Thùy ở nhà ga. Hôm ấy, Thụy đi đón cậu Phiên ở Sài Gòn lên. Lúc cậu ra cửa ga, Thụy đón chiếc va li của cậu để xách, bất thần, có tiếng cô gái nói:
- Anh Thụy để em xách cho.
Thụy quay lại gặp nàng, ngẩn ngơ.

Phượng Nga ngừng đọc, nàng nghe lời Thụy, dừng chốc lát lấy một tấm ảnh để kèm theo lá thư ra xem, nàng hết sức ngạc nhiên vì cô bạn gái của Thụy ngày xưa sao giống nàng quá, giống như thể là hai giọt nước. Từ một khuôn mặt, đôi mắt, và mái tóc như đó chính là nàng.
Với niềm vui lạ lùng, Phượng Nga đọc tiếp những dòng thư.
Xe taxi đón khách trước nhà ga. Trước khi về theo người chị, cô gái trao chiếc va li cho Thụy và lên tiếng chào cậu Phiên. Một phút đó, mắt cô rất vui để cho Thụy ngắm mình.
Trên đường về, Thụy hỏi chuyện cậu Phiên về những người thân. Trong chuyến về Sài Gòn vừa rồi, cậu Phiên cần có mặt để đón bà ngoại em và gia đình dì Phương từ Huê vào, định cư hẳn trong miền Nam. Và, công việc mới theo lệnh xin thuyên chuyển, dì làm ở Bộ Tài Chánh, còn chú ở Bộ lao động. Để nói qua một chút bên gia đình cho chị hay, ngày trước, ông ngoại lấy hai vợ là hai chị em ruột. Bà ngoại chị có mẹ, dì Kim Miên (mất), dì Quyên, cậu Nghiêm. Bà ngoại em, có cậu Phiên và dì Phương.
Ông ngoại đỗ Cử nhân năm vào khoa thi Hương cuối cùng ở Huế. Khi được bổ nhậm ra làm quan, nơi làm việc đầu tiên là huyện Sông cầu, tỉnh Tuy Hòa. Từ nơi này, lần đi ra phía Bắc theo công vụ là các tỉnh Quảng Ngãi, Vinh, rồi Thanh Hóa. Trong các chị em của mẹ, dì Phương ở gần ông ngoại, và học hành khá hơn hết. Năm thi Tiểu học dì đậu đầu các trường huyện, thi vào trường Đồng Khánh dì đậu thứ 10. Học hết nhị niên, năm 1945 Nhật đảo chánh, trường đóng cửa, dì trở về quê, cũng năm này, ông ngoại cáo quan Về quê, vừa làm việc nhà, vừa tự học lấy. Năm 1948, dì rời làng quê ở Xuân Thành, lên Đông Hà, rồi vào Huế vừa tìm việc làm, vừa học tiếp, dì thi đậu Thành Chung, rồi đậu luôn cả kỳ thi tuyển vào trường Bưu điện. Những đứa cháu gần gũi với dì hơn hết, sau này, trở thành bạn văn của dì là anh Nguyên, Lăng con dì Quyên và Thụy. Những kỷ niệm về ba anh em, với dì là những tấm ảnh xưa còn lưu lại trong cuốn album, còn riêng dì, là tập lưu bút của hai năm học ở Đồng Khánh.
Hôm gặp ấy, hình ảnh cô gái làm Thụy bâng khuâng nhưng không nghĩ ngợi nhiều. Nhưng rồi, cái duyên gặp, còn muốn cho Thụy làm thân với cô gái, không chỉ một lần nữa, mà nhiều thêm trong năm học ấy, cũng là năm học cuối cùng Thụy rời Đà Lạt về lại Huế, vì ba xin được đổi nhiệm sở ra ngoài này và gia đình cần đoàn tụ.
Thụy gặp Thùy không phải trong sự tình cờ vào ngày thường nữa, mà vào một buổi tối của ngày thứ sáu. Tối hôm ấy, Thụy và mấy anh bạn lưu học sinh đi chơi về, vừa qua cổng trường thì tản ra, Thụy muốn hút điếu thuốc nên tìm một góc tối ở phía phòng thí nghiệm đê hút một điếu.
Lúc đó, đang giờ ra chơi của lớp đêm. Ánh đèn từ các góc chiếu sáng ngập đầy sân, tiếng cười nói của các cô đang chơi trò cút bắt, rất là ồn và vui. Bất thần, có hai bàn tay đặt lên vai và đầu cúi dựa trên lưng Thụy.
- Tao núp chỗ này.
Thụy nhận ra Thùy. Một dịp vui để chuyện trò với nhau. Vừa vui chuyện, Thụy vừa đón nhận cái cảm giác êm ái từ bàn tay mát dịu của Thùy còn tựa trên hai vai.
Câu chuyện cũng kéo dài được mười phút, rồi chuông vào lớp. Trước khi chia tay. Thụy được nắm lấy bàn tay cô gái, rung động lạ thường.
Khi Thụy trở lên phòng, một người bạn hỏi:
- Mày quen lâu chưa?
- Quen ai.
- Còn giả bộ nữa. Tao thấy nó ôm vai mầy, chịu rồi phải không?
Thụy chỉ cười, nhưng không dám tự tin mình. Sau buổi đó, mỗi lần gặp Thùy, hai người cùng chào nhau bằng tiếng nói, bằng sự dừng bước chuyện trò chốc lát, và cũng bắt đầu bằng ánh mắt nhìn.
Thực sự, Thụy chưa dám quyết đoán về tình yêu, giữa Thụy và nàng. Hẳn nàng cũng nghĩ thế.
Thời gian nửa năm học qua thật mau. Vừa dịp Tết Nguyên Đán, trường tổ chức bán vé xem phim để gây quỹ xã hội. Các lớp lớn được phân phối vé đi bán, đây là một dịp vui được lang thang trên đường và tìm tới các gia đình mời mua ủng hộ.
Khỉ cầm lá thư này đọc, chị Phượng Nga có nhớ Đà Lạt thuở ấy không? Ở Đà Lạt, trong buổi chiều mưa bụi và sương mù bao phủ quanh những ngọn đồi, đó là những hình ảnh nói lên rất là nhiều những tình cảm xa xôi, và mong đợi. Trong một buổi chiều ấy, Thụy đã tách khỏi đám bạn đang cùng đi, đứng lại một mình bên đường nhìn theo cái bóng dáng áo tím của Thày đang tung tăng, nắm tay những người bạn và cùng nhau vui bước.
Hình ảnh đó làm Thụy rung động, nhớ nghĩ đến nàng, và bắt đầu cảm thấy yêu nàng.
Những tháng ngày còn lại của nửa năm học sau, sự thân thiết gắn bó làm nên tình yêu và kỷ niệm đẹp cho hai người. Nhà Thùy ở phố Phan Bội Châu. Con đường này đất đỏ, dẫn tới một ngọn đồi, và lúc nào cũng nhắc Thụy nhớ đến hai câu thơ:
Mưa chiều thứ bảy tôi về muộn
Cây khế đồi cao trổ hết bông

Thùy thân mến,
Anh đã trở về với gia đình, đang sống và học ở Huế. Anh không còn ở Đà lạt nữa, nhưng kỷ niệm về thành phố đó và em, anh luôn nhớ và giữ mãi. Giữa em và anh không có sự bồng bột, thôi thúc, mà có được cho nhau một tấm lòng tốt nhất về tình bạn. Nếu có thêm một chút tình yêu, hạnh phúc dù ít ỏi, cũng làm cho anh và em dù ở xa, vẫn còn nhớ đến nhau.
Trong thời gian quen biết nhau, anh đã viết cho em nhiều lá thư, em đã nhận, nhưng em nói, em không bao giờ viết thư cho anh đọc đâu. Anh yêu em, em cũng đã hiểu, và biết như thế thôi, phải không?
Bây giờ đây, chuyện học là quan trọng hơn. Anh đang cố gắng học, để ngày sau, khi vào đời có được một tương lai cho mình. Anh luôn nhớ em, thế nhưng, anh không bao giờ mong ước có ngày được gặp lại em.
Nàng đáp, một lá thư rất là ngắn:
Anh Thụy,
Em không còn ở Đà Lạt, đi xa đến một nơi khác. Anh chẳng mong đợi em làm gì, nhưng em vẫn nghĩ, trái đất tròn, rồi cũng có một ngày em và anh gặp lại nhau. Gặp, là tái ngộ, chứ không phải là đợi chờ, mừng vui đâu nhé.
Anh khỏe mạnh luôn.
Em,
Thùy

bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,330
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Hình Bóng Con Tàu - Nguyễn Chí Kham

Postby bevanng » 02 Apr 2017

V

Trong đêm ấy, đoàn ghe vượt biên đi ba chiếc. Lênh đênh trên biển bốn ngày, chỉ có Mỵ Châu thường say sóng. Rất may, ra đến hải phận quốc tế, cả đoàn được tàu hải quân Mỹ vớt đưa đến đảo Guam. Từ đây, tôi cùng bên gia đình người chị dâu sống chung với người đồng hương tị nạn đã ra đi từ những ngày cuối tháng tư. Khi thấy đám người vượt biên đến, ai cũng mừng, hỏi thăm tin tức bên nhà, và những gì tôi nói, đều đem lại cho họ một sự tin tưởng, hiểu biết.
Thời gian ở trại Orote point cùng với đồng bào di tản, mọi người sống bên nhau, giúp đỡ lẫn nhau. Có tôi, cháu Hoàng vui, chị Phượng Nga, Quỳnh, Mỵ Châu đỡ cảm thấy xa lạ, lo ngại. Ở trại, mọi sinh hoạt tùy thuộc vào chương trình của Hội Hồng Thập Tự và ủy ban cứu trợ, trong đó, người Mỹ đóng vai trò chủ đạo. Buổi sáng, sau khi ăn điểm tâm có nhiều sinh hoạt tự do như đọc sách báo, học tiếng Anh, hoặc đến hội trường nghe hướng dẫn điền đơn. Thời gian không biết là bao lâu, ai cũng nôn nóng được đi Mỹ hoặc đến một nước tự do thứ ba để định cư. Ngày nào, đồng bào ly hương cũng nghe ngóng tin tức về phía người Mỹ và bên quê nhà.
Sau bữa ăn chiều, đông người đi ra biển, chuyện trò, ngắm cảnh mặt trời lặn. Thời gian này, tôi không viết được truyện ngắn nào cả, nhưng có làm được ít bài thơ, bài nào làm xong cũng đưa cho Phượng Nga đọc và nhận xét. Những lúc nàng cúi mắt xuống đọc với sự lắng chìm, nghĩ ngợi, tôi nhìn qua vai nàng mà nhớ đến anh Nguyên. Không biết cuộc đời đang xoay chiều, đổi hướng như thế nào. Giữa nàng và tôi sự việc đã rõ, mình là em anh Nguyên, còn nàng là vợ của anh ấy. Tôi rất quý mến Mỵ Châu, cả Quỳnh nữa, đang ở tuổi thiếu nữ xinh đẹp, dễ thương, về Phượng Nga, nàng luôn là người bạn thân với tôi khi trao đổi những câu chuyện về văn thơ hay những cuốn phim cũ còn nhớ. Hình như, giữa nàng và tôi có một mối giao cảm, thân thiết. Tôi nghĩ đến một điều gì, thì nàng cũng cùng có những ý nghĩ và cảm xúc giống vậy.
Nàng thật là một người phụ nữ có nét đẹp hiền hậu, vừa quý phái. Những lúc chỉ có hai người bên nhau, trước mặt là biển, núi xanh vời vợi xa thẳm, qua hình ảnh nàng tôi nhớ đến Thùy. Buổi sáng ấy trong một kỳ nghỉ phép, lúc gặp nàng trên chuyến xe đò từ Đà Nẵng ra Huế, tôi hết sức ngạc nhiên vì nhận ra cô gái này thật xinh đẹp, nét buồn loang tím trên cặp mắt và tà áo, và cô thật giống như in hình ảnh của Thùy là người bạn gái tôi quen thời còn đi học ở Đà lạt. Thùy giống lắm, đem so toàn diện không đẹp bằng nàng, nhưng linh hồn, tiếng nói, dáng điệu mỗi bước đi, và từng nét một qua thân người thì giống không tưởng được. Tôi quen Thùy, mến yêu nàng, và được nàng tặng cho tôi một tấm ảnh để làm kỷ niệm. Chừng ấy thôi, nhưng ngày ấy xa cách, rồi gặp lại, tôi và Thùy rất quý mến nhau. Ở đây, bên chị Phượng Nga lắm lúc tôi ngỡ là Thùy, may thay, không gọi nhầm tên.
Họ ra đi, và đã cùng sống bên nhau những ngày buồn vui của một kiếp tha hương, tương lai cho mỗi người vẫn chỉ là áng mây bềnh bồng đang trôi giạt chưa biết tới một phương trời nào, một nơi chốn nào trên xứ Mỹ. Tuy tình thân và tấm lòng trong sạch, nhưng phong phanh cũng có đôi lời dị nghị xét đoán, nhưng họ không bận tâm đến, nhất riêng về nàng. Về phần tôi tôi vẫn ước mong gặp lại Thúy Hà. Tôi cũng hay nhắc Liên An, Huê, Kim Ly khi chuyện trò tâm sự với nàng.
Trại Orote point rất đông và vui. Có khoảng 100,000 người đang tập trung ở đây. Trong những tuần lễ đầu của tháng năm và tháng sáu, những người vượt biên được tàu ngoại quốc cứu vớt, đưa tất cả đều tập trung về đây và mỗi lần họ đến là người ta đổ xô tìm kiếm thân nhân đang thất lạc trên các chuyến đi.
Một hôm thấy chị Phượng Nga có vẻ buồn, tôi hỏi:
- Chị nhớ nhà không?
- Nhớ lắm. Có đêm tôi khóc. Tôi rất nhớ anh Nguyên, mong anh ấy sớm được trở về.
Rồi chị tiếp lời:
- Không có cháu Hoàng, tôi cũng không bỏ nước đi đâu.
Hai người chợt đưa mắt nhìn nhau. Những lúc buồn nàng rất là đẹp, quá não nùng. Trên đôi mắt nàng, nỗi buồn đọng lại thành một thứ nhung lụa màu rêu phong, vừa cổ kính, bao dung. Tôi rất quý mến, trân trọng người chị nhưng cũng cảm thấy lo lắng. Đôi khi tôi nghĩ, khi mà số mệnh và cuộc đời đổi thay, chị và anh Nguyên xa nhau, đến lúc không thể chờ được nữa. Về phần mình, mức độ nào tôi cũng không thể can dự.
Bỗng nhiên tôi nói:
- Cảnh biển có nhiều nét đẹp, chị nên vẽ tranh.
Phượng Nga đáp:
- Biển lớn quá.
Tôi đáp lời:
- Chúng ta sẽ không ở đây lâu để chỉ nhìn thấy biển.
- Thụy nghĩ mình còn ở đây lâu không?
- Không lâu đâu.
- Có nhiều người muốn trở về lại bên quê nhà.
- Chúng ta ở đây, ai cũng cảm thấy mình lạc lõng. Xét ra, đi đến một nước tự do, chúng ta sẽ có cuộc sống tự do, có sự dễ thở về vật chất nhưng miền quê hương cũ sẽ không còn, tiếng nói rồi cũng sẽ bị lãng quên.
- Vậy có nên trở về không, khi ở bên nhà, phía miền Nam cũng như miền Bắc do chính quyền người Cộng Sản lãnh đạo. Với hình ảnh lá cờ máu và đảng Cộng Sản, biết bao tấn thảm kịch của lịch sử đè nặng lên một đất nước mà lúc nào cũng thấy chiến tranh, chết chóc. Khi mình nghĩ đến năm tết Mậu Thân, mùa hè 72 vượt qua Đại lộ kinh hoàng, mình sợ lắm. Bởi thế, dù cho ai muốn nghĩ ra đi là cảnh tha phương cầu thực mình cũng chấp nhận, dù sao, sống ở xứ văn minh, mình còn có được giá trị riêng của con người, có được cái tự do trong những điều mình suy nghĩ và điều mình muốn nói. Khi nhắc đến quê hương, có lẽ, chúng ta chỉ nhớ qua mỗi kỷ niệm riêng trong từng phần đời của mình. Và, những kỷ niệm ấy sẽ giữ lại được cho mình tiếng nói.
Tôi nói, mắt nhìn ra xa.
- Anh Nguyên đang ở xa chị, không biết còn có ngày gặp lại.
- Cháu Hoàng sẽ giúp mình luôn được sống gần gũi bên anh Nguyên.
- Chị thật là con người nhân hậu.
Một nụ cười sáng lên, nắng biển chợt lấp lánh. Nàng hỏi tôi:
- Chiến tranh có làm tan giấc mơ tuổi trẻ của Thụy không?
- Thế hệ của chúng ta là một thế hệ mất mát, nhưng không có sự thoái hóa, suy đồi.
Bao giờ cũng vậy, trên đường từ biển trở về trại, không khí sinh hoạt gây tiếng động và cảnh huyên náo nó lại kéo hai người ra khỏi tình thế éo le.
Hai tuần sau, gia đình được chuyển qua trại Asan. Ở đây, chờ không đến một tuần, buổi sáng ngày 12 tháng 8, cùng với số đông, họ được xe buýt đưa ra phi trường và lên máy bay vào lục địa Hoa Kỳ.
Hạnh phúc bước vào cuộc đời mới là những tấm vé máy bay. Người nào cũng nhìn vào màu xanh của tấm vé, và cùng nghe reo vui lên trong tiếng chuyện trò. Quỳnh và Mỵ Châu ríu rít như tiếng chim, cháu Hoàng mừng vui với mấy món đồ chơi, còn tôi và nàng Phượng Nga thực sự đã là người lớn. Coi xong tấm vé của mình, nàng đưa qua cho tôi cất giữ bỗng dưng, tôi nhớ lại cảm giác một buổi tối khi Thùy đặt hai bàn tay lên vai tôi.
Từ Guam, phi cơ hạ cánh xuống Honolulu tiếp nhiên liệu, dừng ở đây hơn một giờ mới cất cánh trở lại. Buổi chiều, phi cơ đến phi trường Los. Hành khách di tản xuống làm thủ tục nhập cảnh, người nào xong, lên xe buýt đậu sẵn, từ đó mỗi chuyến cùng một lộ trình đến trại tạm trú Pendleton. Trại này nằm bên trong xa lộ 5, cách vùng quận Cam 1/3 đường và cảng San Diego 2/3 đường. San Diego nằm phía Nam, còn quận Cam ở phía Bắc. Số người di tản đang tập trung ở đây khoảng 30,000 người. Còn bốn trại tạm trú khác nữa ở về phía các tiểu bang miền Đông và Trung tây Hoa Kỳ.
Khi xe buýt ra khỏi phi trường chạy trên xa lộ 405, mọi người được nhìn thấy khái quát quang cảnh một nước Mỹ rộng lớn, đường sá bên trên những cây cầu cũng như bên dưới lòng thị xã, chỗ nào cũng tràn ngập những dòng xe nối đuôi nhau, không phải chỉ một hướng mà rất nhiều hướng khác nhau.
Cũng giống như trại Orote point và Asan bên Guam, trại này cũng có một ban nhân viên của Hồng Thập Tự làm công tác phục vụ y tế và mọi chương trình sinh hoạt. Và, ở đây tiện nghi đầy đủ hơn, càng vui hơn vì đang ở trong lòng của nước Mỹ.
Những người đến trước, hay đến sau, đều được vào khuôn nếp của cơ quan tổ chức. Bữa ăn no đủ, dư thừa. Ngoài ba bữa ăn, mỗi người còn được lãnh nhu yếu phẩm, và ba đồng mỗi ngày để tiêu vặt. Từ bên Guam, đã có sự giao dịch hối đoái cho bất cứ ai cần đổi vàng để lấy tiền đô. Trong tuần, ngày nào cũng có hội từ thiện mang quần áo và thực phẩm đến tặng, và cũng có một số người bảo trợ đến qua danh sách của trại phổ biến. Vui nhất là hai ngày cuối tuần, có xe buýt, xe metro đến đưa người trong trại ra chơi phố. Từ đây, xuống miền Nam xe chạy đến San Diego, lên miền Bắc là đi quận Cam.
Pacific là một con đường cao tốc trải dọc theo bờ biển, và ở đây là phần phía Đông của Thái Bình Dương. Hôm ấy chủ nhật, đông người được đến thăm một thành phố có tên là Laguna Beach.
Khi xe chạy qua những con dốc, những quãng đèo, tôi nhìn thấy bên dưới là biển và bên trên là núi. Phía núi không trơ trọi, mà nơi nào cũng thấy những dãy nhà đồi trắng xóa trong ánh nắng rất là đẹp. Biển vắng, mênh mông, những con tàu đang di chuyển xa bờ. Vào thành phố, con đường trở nên hẹp, những bãi cát, và bờ biển gần hơn. Xe ngừng trong một khu công viên rộng lớn. Xuống xe, sau khi được hướng dẫn qua, chú trọng là điểm tập trung, mọi người có thể tản mác đi loanh quanh ngắm phố.
Ai cũng thấy vui, hớn hở, cái cảm giác đầu tiên là mình được đặt chân mình lên một nước Mỹ, đất nước của giấc mơ.
Broadway là phố chính và lớn hơn hết trong lòng của thành phố. Con phố này không trồng cây nhưng rất đẹp với những cửa hiệu sang trọng nối liền nhau. Bên kia ngã tư là khu công viên trông ra biển. Vào giờ này, sinh hoạt rất tấp nập. Xe cộ trên đường, và trên các lối vỉa hè người đi tản bộ rất đông. Khi hết dãy phố Broadway, chúng tôi qua khu công viên và đi dọc theo bờ cát vừa nhìn xa, vừa ngắm biển. Trên biển, đám thanh niên đang chơi bóng chuyền và nhiều trò chơi khác. Khi nghe tiếng đám trẻ cười đùa, la hét, chúng tôi chỉ nhận ra tiếng nói, một vài chữ rơi rớt tình cờ biết nghĩa, còn toàn cả câu thì không.
- Thụy có tính đi học lại không?
- Trước nhất, là kiếm công việc làm đã.
- Mình đây, sẽ làm công việc gì hả Thụy.
- Chị đừng lo. Rồi sẽ có. Không chỉ xứ này là tương lai cho cháu Hoàng, còn cả những người ở tuổi trung niên nữa.
Chị Phượng Nga thích uống cà phê và nghe nhạc như ngày trước đi học ở trường Mỹ Thuật Huế. Ký ức về tháng ngày đó thật là lãng mạn, mơ mộng. Huế, thành phố ấy ngoài vẻ trầm lặng, nó cũng rất là trữ tình cho cảnh vật, tâm hồn và tiếng nói.
Quán nằm bên trên con dốc, cạnh một thư viện. Hai người chỉ gọi hai tách cà phê, không có gì thêm. Quán có mái hiên, khách ngồi trên ghế mây nhìn xuống những ngôi nhà nằm sát ngay bờ biển.
- Đẹp quá, phải không Thụy?
- Chị cố trau dồi hội họa. Biết đâu chị có cuộc triển lãm tranh, và tranh sẽ bán được.
- Không đâu. Họa sĩ bên xứ mình làm sao so sánh được với xứ người.
- Chị vẽ cảnh quê hương. Người ngoại quốc sẽ rất là thích.
- Có thể Thụy nghĩ đúng.
Từng hớp cà phê nóng ấm, và câu chuyện hai người, lúc gợi nhớ những ngày tháng cũ, lúc mong chờ có một sự hứa hẹn của tương lai.
Vừa ngoái đầu nhìn vào bên trong, nàng bỗng reo lên.
- Hay quá, trong quán cà phê lại có chỗ dành cho người đọc sách.
Tôi quay lại trông thấy mấy chiếc kệ, một dãy bàn tròn, có chừng năm người ở đó đang đọc sách và bàn luận.
- Ở Mỹ, có sách tiếng Việt không nhỉ.
- Các thư viện lớn chắc là có. Chị đừng quên là quân đội Mỹ đã ở miền Nam hơn mười năm.
Nàng gật đầu. Ngồi trong quán cà phê không lâu, tôi đứng dậy đến quầy trả tiền, còn nàng, cũng có để trên chiếc dĩa nhỏ tiền tip.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,330
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Hình Bóng Con Tàu - Nguyễn Chí Kham

Postby bevanng » 02 Apr 2017

Sau một ngày nghỉ đi du ngoạn, trở về trại, tôi Phượng Nga, cả Quỳnh và Mỵ Châu nữa chú tâm vào việc học. Sự trông đợi người bảo trợ chưa ai nghĩ đến. Một cuốn tập hai trăm trang, dựa theo sách học, sách tự điển và thành ngữ, tôi soạn những bài học cho từng chủ đề cần học. Trước nhất, là phần ngữ vựng, chừng độ 50 từ, về các chủ mục là công sở, trường học, phi trường, bến xe buýt, chợ búa, các cửa bán hàng, tiếp đến là phần đối thoại bằng những câu ngắn gọn, dễ hiểu cho cách nói và nghe.
Chúng tôi cùng nhau học, và giúp đỡ nhau. Tôi được coi là chính yếu, kể ra cũng nhờ vào chút vốn của thời gian trước được học ở trường sinh ngữ Quân đội riêng cho binh chủng Không quân.
Tôi và nàng rất hứng thú trong chuyện học. Để khảo sát khả năng, sau mỗi bài học, hai người thực hành cuộc nói chuyện bằng tiếng Anh cho mỗi chủ mục và mỗi hoàn cảnh. Sau phần đàm thoại là tự thuật. Vào một hôm đó, tôi tự đặt mình là người bản xứ, yêu cầu nàng nói cho nghe về những kỷ niệm, những ngày tháng đã sống qua ở Việt Nam, và những ngày lưu lạc vừa mới đặt chân trên đất nước Mỹ này. Chỉ suy nghĩ sau một phút, nàng bắt đầu nói bằng một giọng tiếng Anh khá chuẩn, vừa chậm và thân thiết, tôi cố lắng nghe trong một cảm giác đầy xúc động, vô cùng thương yêu với từng mối chia sẻ của cuộc đời.
Nàng ngừng kể. Sự im lặng chỉ qua trong nửa giây thôi, tôi chợt thấy đôi mắt nàng hoen đỏ, như sắp khóc.

Hai tuần trước đó, Huế đã lọt vào tay quân Bắc Việt, trong tình thế này tướng Trưởng tuyên bố sẽ cố thủ và giữ Đà Nẵng. Với uy thế của vị Tướng Tư Lệnh Quân đoàn I, ai cũng tin tưởng, Đà Nẵng không thể mất.
Sáng hôm ấy, mười lăm phút trong chương trình đài BBC kéo dài hết sực nặng nề, và mỗi giòng tin, tưởng nghe thấy sự rung chuyển của trận động đất. Từ Washington, Tổng Thống Ford đã thốt lên nỗi tuyệt vọng về sự thất thủ của một thành phố Đà Nẵng lớn thứ nhì ở miền Nam, và cho rằng, đây là một tấn thảm kịch.
Tôi rời nhà đi làm. Khi tôi mở cửa, phòng làm việc trông không. Tôi đến bàn làm việc của mình, kéo ghế ngồi xuống, bất động như một kẻ mất hồn.
Rồi mọi người đến, xôn xao về những biến cố xảy ra ở Đà Nẵng. Một buổi họp bất thường, vị Trưởng ban cho biết tình trạng khẩn trương, có thể là sẽ đi hôm nay hoặc trong vài ngày nữa. Những tiếng chuông điện thoại nghe đổ trong máy cứ kéo dài, nhưng vẫn im bặt không có người bắt máy. Một cách vội vàng, tôi lấy xe qua đài dân sự.
Một người lính trẻ rất lạ mặt cầm súng đứng trong vọng gác, nói với tôi:
- Ông Trưởng đài và nhân viên đi ra bến tàu rồi.
- Có ai làm việc trong đài không?
- Dạ không.
- Vậy sao anh không đi, còn đứng gác ở đây?
- Ông Trưởng đài bảo em đứng gác.
Tôi trở về chỗ làm việc, thấy tất cả đang ngồi chờ. Và, ngay trong buổi sáng đó, tất cả rời nhiệm sở. Hai cô thư ký trở về nhà với gia đình, còn anh em trong ban là quân đội, cùng đi một xe. Hành lý, chỉ có ba lô, xách tay, và vũ khí cá nhân. Trước khi đi, hệ thống điện thoại cắt bỏ, các tài liệu chỉ đem theo những thứ nào quan trọng.
Tôi vẫn cảm thấy bất an không phải cho mình, mà lo lắng vô cùng về tình trạng của anh Nguyên. Tôi hy vọng anh đưa được gia đình xuống tàu di tản. Và, tôi cũng rất mong về tới được Sài Gòn để cùng đoàn tụ với gia đình và gặp lại anh chị.
Cuối tháng ba năm 75, thành phố Quy Nhơn bỏ ngõ hai ngày sau khi nghe tin Đà Nẵng thất thủ. Hầu hết các đơn vị trong Tiểu khu đều di tản. Thành phố hốt hoảng, những con đường hỗn loạn và ngoài bến Cảng cũng không có bóng dáng tàu đậu. Tôi chạy xe một vòng khắp thành phố Quy Nhơn và chứng kiến cảnh thành phố trong sự tuyệt vọng. Chỉ với cặp mắt tôi thu lại được nhiều hình ảnh trong tâm tưởng mình. Tôi trông thấy ngoài khơi biển bóng dáng một con tàu khuất biệt. Trên bãi biển hàng ngàn người đứng chờ đợi, trông ngóng nhìn xa, rất xa. Biển vẫn đầy nắng ấm và những tiếng sóng dội. Tôi lái xe trở về, trên các ngả đường phố vẫn đông người xuôi ngược đi ra phía biển hoặc hướng về phi trường. Trên rặng núi vọng xuống tiếng súng nổ và khói bốc cao. Hình ảnh cụ già cõng đưa cháu nhỏ ngơ ngác đi trên con đường hướng ra biển, bất chợt khiến tôi dừng xe và phân vân trước con đường mình lựa chọn, đi hay ở lại. Tôi buông chân ga, xe tiếp tục chạy. Trên đường về, tôi luôn có cảm giác về một thảm họa chiến tranh xảy ra phía trước.
Về lại chỗ làm, Đại úy Thân hỏi tôi:
- Chú ở bên Đài về.
Tôi gật đầu và cho vị Trưởng ban biết các sự kiện. Lúc này, anh em trong đơn vị nhỏ chúng tôi có mặt. Tôi cầm cái ly giấy tới bình cà phê rót một ly, cho hai gói đường vào khuấy uống.
Chúng tôi nhìn nhau im lặng. Hai cô thư ký Nhan và Ngân ngồi nơi bàn làm việc của mình. Tôi nhìn cô Nhan hỏi:
- Trong nhà đã đi chưa?
- Dạ chưa.
- Có tính đi không?
Nhan gật đầu.
- Hai cô đi với gia đình, hay với chúng tôi.
- Đi theo trong nhà.
Vội vàng nói lời từ giã, hai cô thư ký theo tôi ra xe. Tôi đưa Nhan về nhà trước, sau đó đến Ngân. Trên đường đi, chúng tôi hỏi chuyện gia đình và nhắc hai cô nếu vào tới Sài Gòn đến Tổng Cục liên lạc. Về lương bổng, khi lãnh được tôi sẽ báo cho hai cô biết.
Sau hai mươi phút tôi trở về trụ sở của Đài. Và, chúng tôi lên đường ngay. Đại úy Thân cầm lái. Hôi ngồi cạnh bên với cây súng AR 15 đã nạp sẵn đạn. Tôi ngồi sau với Nghiệp, tất cả ba lô, súng đạn cá nhân sẵn sàng.
Buổi sáng, thành phố đầy nắng và mặn mùi gió biển. Ngồi trên xe, chúng tôi đều đưa mắt nhìn ra quang cảnh bên ngoài. Trước khi rời xa thành phố nhỏ này, anh em chúng tôi còn muốn nhìn lại lần cuối, vì không biết, sẽ còn có ngày trở lại hay là không? Đơn vị chúng tôi rất nhỏ, nhưng anh em làm việc với nhau thân thiết bằng cả tình chiến hữu và tình bạn cùng lứa tuổi như ở ngoài đời. Ngoài vị Trưởng ban, chúng tôi cùng chia nhau công việc làm chẳng để ý gì đến cấp bậc. Vì, công việc chung của chúng tôi là viết tin, những bài phóng sự, và phụ trách kỹ thuật trong giờ phát thanh.
Không có máy quay phim nhưng vào giờ phút này, trong mỗi cặp mắt anh em chúng tôi đều cố gắng nhớ, ghi nhận về một thành phố đang chờ đợi sự thất thủ, và nơi đây, cuộc chiến đã trở nên một cơn lũ xô đẩy người dân đi tìm một nơi chốn khác.
Chiếc xe Jeep trở về lại công trường trước rạp hát Khánh Vân. Rạp hát đóng cửa. Trên con đường chính ra quốc lộ, đông người và xe cộ kéo nhau đi. Nhà cửa hai bên vẫn mở, dường như, có nhiều gia đình muốn ở lại. Đi hay ở, sự chọn lựa nào cũng hợp lý. Tôi có ý nghĩ, người trong thị xã nửa muốn đi, nửa muốn ở lại. Đi, không chắc hẳn sẽ về. Còn ở lại, tình thế chưa biết ra sao với đối phương nhưng có sự an toàn về tính mạng và nhà ở khỏi bị cướp mất.
Tình cảnh xao động, nôn nao, từng phút một làm tôi nghẹn thở và chóng mặt. Tôi vẫn sống một mình, lúc này đây, nghĩ tới ai đó cũng chỉ là một niềm nhớ bâng quơ.
Xe vào quốc lộ I. Đường không bị nghẽn, nhưng người đi bộ, xe tải, xe lam, hàng hóa chồng chất trên con đường đi về hướng Nam trải dài, hết sức dài. Với tốc độ 20 cây số giờ, từng lớp người, từng đoàn xe tiếp tục di chuyển.
Đoạn đường gay go trước mặt, lúc này, là quãng đèo Cù Mông. Sau một tiếng đồng hồ, xe chúng tôi vượt qua khỏi đỉnh đèo. Và, sau đoạn đèo này đoàn xe chạy nhanh hơn. Người đông, trời nóng bức từ đoạn quốc lộ phía cầu Ba Gi lên đèo khiến người nào cũng bị đổ mồ hôi, giờ mới được hứng gió mát và nhìn đồng ruộng xanh tốt bên dưới trải dọc theo các làng mạc. Người dân ở làng quê vẫn làm việc ngoài đồng, vẫn bình thản với tiếng súng đạn. Và, màu xanh trải xa và rộng trên đồng lúa vẫn tươi tốt, hạnh phúc như gió mùa.
Thỉnh thoảng, trong mấy anh em chúng tôi chuyện trò với nhau. Và tình cảnh chiến tranh, vang âm những tiếng súng nổ, tiếng bom đạn trên vùng trời, đã bao nhiêu năm tháng rồi, hầu như nó đã trở thành vô nghĩa.
Xe chạy suốt từ Quy Nhơn đến Cam ranh. Trời đã tối, đèn sáng leo lét. Các trung tâm tỵ nạn ở đây đã chật ních. Không suy xét, đắn đo, anh Thân lái xe tìm đến một đơn vị gần xin xăng tiếp tế rồi chạy thẳng luôn về đến Phan Rang.
Tới Phan Rang, đã hơn mười giờ tối. Trên phố chính vẫn còn vài cửa hiệu ăn và cà phê mở cửa. Chúng tôi dừng xe trước một quán ăn, và đã ăn một bữa no cùng với vài chai bia cùng chia nhau uống để tôi nay đánh một giấc ngủ ngon. Về đêm, thị xã trống vắng, heo hút, buồn bã.
Bốn anh em ở tạm nhà quen bên gia đình vợ anh Thân. Trong ý định, anh em sẽ về đến Sài Gòn, nhưng để cho xe nghỉ máy, và Phan Rang vẫn còn tạm yên nên chúng tôi muốn lưu lại ít ngày. Tôi ra Bưu điện đánh điện tín về Sài Gòn tin cho gia đình hay. Tôi và Hối hai anh em lang thang đi chơi phố Phan rang, ngắm khung cảnh sinh hoạt thị xã, sau đó tôi cùng với Hối đi xe ngựa lên nhà ga Tháp Chàm, ở đây riêng mình tôi nhớ lại những ngày tháng cũ của tuổi niên thiếu đi xa, đã có những lần đi, lần về vào lúc đêm xe lửa ngừng lại ở ga này để sang tàu đi Đà Lạt, Sài Gòn hay ra Huế. Nhìn lại nhà ga, tôi nói với Hối rất nhiều những kỷ niệm vui buồn của đời tôi. Với một giọng trêu tôi, Hối cất tiếng hát:
Đời tôi đã nhiều lần vui bước phong trần.
Ngày hôm sau có phương tiện máy bay, chúng tôi về tới được Sài Gòn. Khi chúng tôi về tới vào buổi trưa, chiều hôm ấy, hay tin qua Đài B. B. C, Phan Rang đã thất thủ.
Ba mẹ, và mấy em tôi rất là mừng khi thấy tôi về tới được Sài Gòn. Tôi thèm ngủ, và ngủ rất ngon. Buổi chiều, trời đổ cơn mưa lớn. Miền Nam, mùa mưa đã khởi sự và sẽ kéo dài đến sáu tháng.
Đã hơn hai năm từ ngày rời quân trường Thủ Đức ra miền Trung, đến nay, tôi mới về lại Sài Gòn. Chiến tranh luôn ở xa Sài Gòn, xa thủ đô. Sài Gòn, không ngừng tiếng động xe cộ về đêm cũng như ngày. Sài Gòn, luôn xô bồ, náo nhiệt, về tới thủ đô, hầu như ai cũng thèm được sống hưởng thụ, thoải mái, vung tiền một cách đễ dàng.
Tin chiến sự các nơi và những cuộc họp báo vẫn diễn ra thường lệ. Vào thời gian này, lính tráng các nơi đổ dồn về nhiều. Khu chợ Bến Thành, các phố chính Lê Lợi, Nguyễn Huệ, rải đầy lính Quân cảnh đứng gác và xét giấy tờ. Tuy nhiên, đời lính, anh em hiểu nhau. Những người lính Quân cảnh được ở Sài Gòn họ cũng thấu hiểu những người lính lạc ngũ, bỏ hàng ngũ trong biến loạn, về đến Sài Gòn, họ cũng thèm có được ngày nghỉ ngơi, để nếu có trở lại đơn vị khi vãn hồi, tái lập, họ cũng cảm thấy mình được đối xử đàng hoàng, không bất nhẫn.
Bốn anh em chúng tôi gặp nhau ở Tổng Cục Chiến tranh Chính trị. Tại đây, chúng tôi được lệnh chờ. Buổi sáng đến trình diện, đợi tin tức chừng một tiếng không có gì thì lại về.
Những ngày trong tháng tư, các trường học vẫn mở cửa. Những ngày này, tình hình cuộc chiến và chính trị được nói đến rất nhiều trên các nhật báo. Tuy nhiên, không một ai quả quyết là Sài gòn sẽ mất, miền Nam sẽ đầu hàng cuộc chiến. Những trận mưa lớn luôn kéo dài trong buổi chiều làm ngưng trệ khung cảnh sinh hoạt. Vậy là, thành phố chỉ còn những buổi sáng đông người trên đường phố. Những quán cà phê dọc vỉa hè luôn được bao phủ bởi cây xanh, nắng ấm. Sự tình cờ, tôi có gặp lại một số anh em ở đơn vị cũ ở Trung đoàn, một số bạn đồng khóa được biệt phái. Khi gặp lại nhau, tôi nhận ra thời gian làm thay đổi chúng tôi nhiều.
Đà Nẵng thất thủ, anh chị tôi và cháu Hoàng bị kẹt lại không di tản được. Gia đình tôi đang ngóng tin từng ngày. Khi nghe một người nào thoát nạn từ Đà Nẵng về Sài Gòn tôi và ba tôi đều cùng hỏi tin. Chỉ còn anh chị tôi bị kẹt nên cả nhà rất sốt ruột. Cùng với nỗi lo ngại về gia đình anh Nguyên tôi cũng nghĩ đến gia đình Thúy Hà mà nàng đã coi tôi như người anh, còn hai ông bà coi tôi như là con nuôi. Tôi tìm cách liên lạc điện thoại với Cần Thơ, rồi đến nhà bác T. hỏi thăm tin tức của vợ chồng Hiền và gia đình Thúy Hà nhưng không một ai hay biết tin. Rất có thể, sự lạc quan của tôi không hoàn toàn đáng tin. Bởi rằng, tôi nghĩ Thúy Hà có thời gian làm việc ở phi trường, xin máy bay chắc là dễ dàng.
Những trận mưa lớn đến trong buổi chiều như thể đem thành phố dời đến một nơi khác. Sài Gòn căng thẳng trong không khí chính trị. Người dân muốn ông Thiệu từ chức sớm, ông Minh lên hy vọng lực lượng thứ ba sẽ giải quyết tình thế. Nhưng ông Thiệu chưa chịu từ chức. Và, vùng ngoại ô Sài Gòn bắt đầu bị pháo kích.
Long Khánh thất thủ. Sài Gòn bắt đầu run sợ, và từ diễn biến như cơn lốc này đã báo trước mọi hiểm nguy cho Sài Gòn. Những gia đình giàu có chuẩn bị chuồn ra ngoại quốc. Ở ngân hàng Việt Nam Thương Tín đông nghẹt người đứng chờ rút tiền. Và, sự de dọa tới Sài Gòn luôn luôn là những trận pháo kích, nhưng vẫn còn nằm ven thủ đô.
Những ngày thứ hai mươi trong tháng tư vẫn cứ chậm bước, trì trệ, và đến ngày 26, ông Thiệu mới tuyên bố từ chức. Buổi chiều ông đọc bài diễn văn truyền hình, một trận mưa khủng khiếp như trời sập xuống Sài Gòn. Miền Nam, trên bàn cờ, những con xe, con pháo, con mã đã mất, tản mác, chỉ còn lại vài con tốt gắng gượng chống cự.
Sau khi ông Thiệu từ chức, tình hình trở nên bi đát. Từng ngày, miền Nam như con tàu Titanic đang bị đắm. Thế nhưng, tôi vẫn nghĩ, Sài Gòn không thể mất, và cho rằng sẽ có một thương ước, Bắc Việt sẽ chấp nhận cho miền Nam tồn tại với lãnh thổ từ Sài Gòn xuống miền Tây.
Ngày 28/4/75, Đại tướng Dương Văn Minh lên đảm nhận chức vụ Tổng Thống. Chính phủ của ông Minh thành lập có một vị giáo sư trường Luật làm Thủ tướng, nhưng vị Tướng đã hết thời. Mỗi phút, mỗi giây tình thế đã quá nguy ngập, không cách gì cứu vãn được nữa. Buổi sáng ngày 30 tháng 4, vị Tổng Thống đương nhiệm kêu gọi quân lính miền Nam hãy buông súng đầu hàng. Những trận pháo kích của quân Bắc Việt khắp mọi nơi vẫn dồn dập đổ vào thành phố chưa dứt. Tin về sự đầu hàng, được báo hiệu cùng một cơn mưa sáng thật buồn và ảm đạm. Ai cũng ứa lệ, buồn tủi, nhưng đành chấp nhận. Cũng nhờ một ngày kết thúc cuộc chiến tranh, những gia đình thất lạc tìm lại được nhau và biết rõ thêm tin tức.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,330
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Hình Bóng Con Tàu - Nguyễn Chí Kham

Postby bevanng » 02 Apr 2017

VI

Sự ra đi bất thình lình của Thụy có thể làm Phượng Nga buồn giận, vừa cảm thấy lo lắng. Mới cách đây ba ngày, nàng được ông bà Steven vào trại bảo lãnh có cả cháu Hoàng và Mỵ Châu nữa. Thụy và Quỳnh ở chờ gia đình khác, nhưng thời gian sẽ không lâu. Riêng Quỳnh, cô em gái vẫn thấy vui, vì hàng ngày được gặp chàng trai đáng yêu là anh bạn Jack, nhân viên của sở di trú hiện đang làm việc cho Hội cứu trợ.
Thụy hết sức mừng cho Phượng Nga. Lúc giúp nàng thu dọn các thứ đồ dùng cần thiết vào hai chiếc va ly, Thụy có chút lưu luyến bịn rịn, và có một vài điều riêng tư muốn nói, nhưng chưa thể tỏ bày được.
Thụy và Quỳnh tiễn ba người ra chỗ đậu xe. Thụy nhìn lại đôi mắt buồn của nàng, thấy nàng sắp khóc. Quỳnh thì vẫn hồn nhiên, và tuổi trẻ của cô đang là một cánh bướm quá dịu hiền.
- Chị nhớ viết thư.
- Viết chứ, ổn định xong chỗ ở sẽ vào thăm.
Thụy có nói chuyện với ông Steven từ hôm ông xuất hiện hai tuần lễ trước. Bây giờ, ông vui vẻ bắt tay anh, trò chuyện thân mật, và thực sự ông lấy làm tiếc không bảo lãnh được cho cả nhà cùng ra chung.
Chiếc xe của ông bà Steven lăn bánh, mọi người cùng vẫy tay tạm biệt. Tối hôm ấy thức khuya, Thụy suy nghĩ lao lung trong lúc ngồi viết lá thư cũng khá dài.
Thụy sẽ rời bỏ xứ sở này để trở về lại quê nhà. Ý định thầm kín của anh đã có từ lâu khi được hay tin một số đông người di tản muốn trở lại quê hương của mình, dù sau đó, định mệnh hay hệ lụy có ra như thế nào, cũng chấp nhận, số đông này cảm thấy lạc lõng, bơ vơ, họ cần có một quê hương đích thực cho mình, dù cho rằng, ở các nước tự do bên Mỹ hay bên Châu Âu, cuộc sống vật chất dư thừa. Có thể ước số đông trên hai ngàn người, hầu hết là các quân lính và sĩ quan đủ mọi binh chủng. Thụy tình cờ gặp lại Thiếu tá Luyện, vị xếp cũ vào hồi anh còn là lính bên Không quân. Gặp nhau mừng vui, sau đó, mỗi người mang lấy một nỗi buồn trong cảnh tha hương. Vị Thiếu tá cho anh biết, nước Mỹ ông đã đi nhiều từ buổi đầu sinh viên sĩ quan, rồi đi tu nghiệp, và cũng hơn hai năm làm sĩ quan liên lạc bên này, nước Mỹ, người Mỹ, cuộc sống ra sao, ông đều biết và hiểu, nhưng sự thành tâm ông vẫn nghĩ không đâu bằng quê hương của mình cả. Thụy chưa biết gì về nước Mỹ, mới hơn một tháng qua đến ở trại này và có một đôi lần được du ngoạn ra phố ngắm qua các gian hàng buôn bán, nhìn cảnh sinh hoạt, và dạo chơi trên biển. Nhưng rồi, anh có hai lý do để về lại bên quê nhà. Thụy rất thương mẹ, mỗi lần nhớ, trong anh hiện lên một khoảng chân trời cũ miền quê ngoại với cánh đồng ruộng, dòng sông và những buổi chiều trên con đê khi mặt trời vừa lặn, anh trông thấy cái bóng của người mẹ gánh hàng từ chợ phiên ở vùng làng quê phía trên đi về. Khi nghĩ về mẹ, những hình ảnh luôn làm anh nhớ, và thương một mình. Thụy còn thêm lý do này nữa, hết sức là tế nhị nhưng là chính yếu, cần thiết nghĩ đến. Chị Phượng Nga là chị dâu của anh. Vào lúc cùng ra đi theo chuyến vượt biên, anh đem theo mối hy vọng giúp đỡ cháu Hoàng, gây dựng cho cháu một tương lai. Cho tới lúc này, khi mà người người chị dâu của anh và đứa cháu đã có nơi ẩn náu, nương tựa, và còn có Quỳnh nữa đủ làm anh cảm thấy yên tâm trong sự chọn lựa theo ý muốn của mình. Thực sự, anh cứ ở đây cũng chẳng sao, khi ra ngoài tìm chỗ ở tiêng, tìm công việc làm, vào hai ngày cuối tuần đến thăm viếng nơi chị ở cũng là chuyện đơn giản, dễ dàng thôi. Thế nhưng, trong lòng anh vẫn nghĩ khác, rất khác với nhiều người.
Trước ngày giã biệt, Thụy gởi lá thư cho Phượng Nga nhờ Quỳnh đưa lại. Quỳnh hết sức ngạc nhiên, bực bội, tức giận, nhưng Thụy cố gắng an ủi cô em gái. Thụy ôm Quỳnh trong vòng tay, vuốt tóc cô em gái, dỗ dành, và cầu chúc cô có một tương lai ở xứ người.
Từ phi trường Los Angeles, chuyến bay trở qua đảo Guam có hai trăm người. Và theo tin cho biết, ở các trại Fort Chaffee, Indiana có một số quân nhân, lính và sĩ quan cũng muốn được trở về lại bên nhà. Nghĩ cho đúng thì quê hương vẫn là một tấm lòng riêng của mình.
Cũng như lúc đi, phi cơ trở qua Guam ghé dừng ở Honolulu, nghỉ hai tiếng rồi lên đường. Tới Guam sau 14 giờ bay kể cả thời gian nghỉ, từ phi trường xe buýt đưa đến một trại mới, và đây là trại dành riêng cho người hồi hương. Các trại cũ đóng cửa, số người đã muốn đi, ra khỏi trại hết rồi.

Giữa tháng mười, đoàn người lên tàu Việt Nam Thương Tín. Người chỉ huy chiếc tàu và chuyến hồi hương gần hai ngàn người là một vị trung tá Hải quân, ngày 29 tháng 4 tàu ông ra đi một mình, không có tin tức về vợ con, nên ông muốn trở về.
Mười ngày lênh đênh trên biển, lúc về tới Việt Nam tàu bỏ neo ở bãi trước Vũng Tàu. Khi được bên chính phủ mới tiếp nhận, mọi người đều khai lý lịch, sau đó, các thường dân cho về, và nghe đâu, số này bị điều lên vùng kinh tế mới, còn tất cả quân nhân thuộc thành phần sĩ quan đều được chia theo cấp bậc, rồi từng toán lên xe Molotova đưa đến các trại cải tạo.
Thụy và sáu bạn nữa cùng đến trại Trảng Lớn. Khi thấy những người mới này xuất hiện, anh em tù ai cũng ngạc nhiên.
Khi họ hỏi về nguyên cớ, được nghe tường thuật lại người nào cũng trố mắt ngạc nhiên, có anh cười sặc sụa, nói không ra lời.
- Sao mấy cha ngốc quá vậy?
Mấy người mới trở về chỉ biết cầu hòa.
- Bộ mấy cha không biết gì bên này hả.
- Có biết sơ sơ.
- Vậy, điên sao mà bỏ xứ Mỹ về rồi vào đây dưỡng nghỉ.
Thụy nói:
- Tôi có theo dõi tin tức, biết hết, nhưng thực sự muốn về.
- Về đông không?
- Gần hai ngàn người.
- Vậy hả.
- Không lẽ có vài chục người, Mỹ đóng tàu cho bạn về sao?
- Ờ nhỉ, xa quê hương cũng nhớ, cũng thương, nhưng mấy cha lầm rồi.
- Đã gặp lại mẹ hiền và em gái chưa?
- Từ Vũng Tàu, xe Molotova đưa thẳng tới đây.
- Vậy là, mấy ông chỉ ở đây mười ngày thôi.
Nhiều người quá sức vui, không chịu được. Tới giờ cơm, người lên phiên trực lãnh phần cơm về chia. Khi nhận phần ăn của mình, Thụy có chút ngao ngán, lẫn mối chạnh lòng.
Thụy ở trại Trảng Lớn đến sáu tháng xong chuyển về trại An Dưỡng Biên Hòa. Và ở nơi đây, anh ăn thêm một cái Tết thứ hai với các bạn tù.
Giữa tháng 6/77, Thụy lại có tên trong danh sách chuyển trại. Hôm ấy nhằm ngày chủ nhật, vào lúc nửa đêm đoàn tù lên xe Molotova đậu một đoàn dài, và khi rời trại ra quốc lộ, mọi người thấy đoàn xe rẽ về hướng Sài Gòn, quả như vậy, chỉ hơn một giờ sau dừng ở trước bên Tân cảng. Nơi này, chỉ cách xa nhà Thụy không đến một cây số.
Trời mưa nhỏ hạt, nhưng đoàn tù vẫn tập trung trên con đường trước bến cảng và đứng chịu mưa cho đến lúc được xuống tàu.
Giờ này thì đêm đã khuya lắm. Khi xuống tàu, khoảng sáu chiếc cho cuộc hành trình, tù bị đẩy hết xuống dưới hầm như là súc vật. Sau một hồi còi ngắn, tàu tách bến. Trong đêm, dưới hầm tàu có đèn sáng. Nhiều người mệt nằm lăn ra ngủ, nhưng vẫn có người thức, cửa khoang hầm ở phía trên mở, trong lúc tàu di chuyển Thụy nhìn thấy một bầu trời đếm đầy những vì sao. Thụy không buồn ngủ, ngồi một mình cũng không gợi chuyện với bạn bè mà im lặng. Thụy có sự nhớ nghĩ về Phượng Nga. Buồn hay vui, giờ đây, nàng đã có một cuộc sống mới và lo được tương lai cho cháu Hoàng. Khi trở qua đảo Guam, ở trại trung chuyển Thụy có nhận được thư của nàng. Với giọng trách móc, vừa thân thương, nhưng rồi, tất cả nàng đã hiểu, cũng như qua ý tưởng đó, qua tấm ảnh của cô bạn gái ngày xưa của Thụy, nàng nghĩ rằng, sự ra đi của anh là một cách để tạo nên một hoàn cảnh xa xôi và trong mỗi một thứ tình cảm là có một nỗi nhớ.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,330
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Hình Bóng Con Tàu - Nguyễn Chí Kham

Postby bevanng » 02 Apr 2017

Ngày hôm sau, mặt trời lên, ngước mắt nhìn ánh nắng và mây Thụy cảm thấy một chút dịu dàng, vừa thân ái, và anh cũng hiểu rằng với biển và sự ra đi là cùng một tâm cảnh.
Người ở bên cạnh nói:
- Mình sẽ đi ra Bắc.
- Sao anh biết.
- Nhìn theo hướng mặt trời.
Thụy mở túi xách lấy ra cuốn tập, và đọc lại những bài thơ tù anh đã sáng tác. Rồi một ngày tàn, màn đêm xuống, mệt mỏi giấc ngủ, trời lại sáng qua ngày hôm sau.
Vào buổi chiều ngày thứ tư của chuyến đi, tàu cập bến. Nhiều người cùng nghĩ đây là cảng Hải Phòng. Ngồi bên nhau mọi người trò chuyện, trong lúc lắng nghe Thụy liên tưởng đến những tác phẩm tiểu thuyết của Nguyên Hồng, Lê Văn Trương và hình dung một bến Sáu Kho từ văn chương đến khung cảnh hiện thực.
Tới bến cảng lúc ba giờ, đến chiều tối tù mới được lên bờ. Khi rời khỏi tàu, Thụy thật vui thấy mình được cất bước chân trong buổi chiều gió sông thổi lên rất mát. Đây là phút giây của hạnh phúc, những dòng nước trong cơn gió thật là mát và ngọt làm Thụy cảm thấy người dịu bớt đi cơn khát. Đoàn người bước chậm trên lối đi hẹp. Hai bên lối đi, đông người đứng nhìn tò mò, từng tốp Công an cầm súng đứng gác, bên cạnh họ là những con chó berger được cầm giữ lấy sợi dây. Thụy run người, lo sợ khi nhìn thấy một con chó ở sát bên mình. Qua khỏi đoạn lính gác, anh em bớt lo ngại. Và, chỗ này lối đường đi rộng hơn. Rồi đoàn người, cứ dừng lại, rồi nhích bước khi đi ngang một căn lều lớn. Ở đây, mỗi người nhận một phần ăn có nước uống và vài quả dưa để giải khát.
Từ loa phóng thanh, có tiếng cất vọng:
- Đây là quà của nhân dân miền Bắc.
Thụy thở phào sau khi nhận xong phần ăn của mình. Vì quá khát, Thụy uống hết nước trong bi đông nhựa. Trạm cấp nước gần chỗ tập trung, ai cần thêm, cứ đến lấy.
Thời gian nghỉ hai tiếng. Khi có đoàn tàu đến, đoàn tù theo danh sách đã ghi lần lượt bước lên.
Sự vắng vẻ trở lại khi tù lên hết trên tàu và người dân trong thị xã cũng ra về. Sau một tiếng còi ngắn, đoàn tàu lăn bánh. Sương đêm đã xuống nhiều, nhưng ngồi trong toa xe chở than, không ai cảm thấy đêm lạnh, mà lại nóng và ngột ngạt. Toa xe nào cũng có lính đi theo bảo vệ. Thụy ngồi cạnh liếp cửa, vừa có được một khoảng trống để trông ra ngoài. Và, trên con đường tàu đang chạy, Thụy nhìn ra một phía bên trái, có lúc được trông thấy phố xá, có lúc chỉ thấy con đường, cánh đồng. Đêm hoang vắng, xa xôi, mờ mịt, cách quãng vài ba cây số mới có ánh sáng đèn điện và lưa thưa mấy căn nhà ở. Từ phía nhà ở, chỉ rọi leo lét ánh sáng những ngọn đèn dầu.
Đến lúc mệt mỏi, Thụy cũng thiếp ngủ. Và tên những nhà ga mà anh ghi nhớ được cũng vươn rãi như những trang giấy rời. Trời sáng tỏ, một cây cầu và con sông đã cạn dòng nước xuất hiện. Thụy đọc thấy tên cầu Việt Trì. Một nhà máy điện đặt ở gần bên cầu đang chạy, dần dần, sương sớm tan và ngày xuất hiện trong ánh nắng. Khi tàu ngừng hẳn ở ga, Thụy quan sát cảnh trí trong thị xã.
Đây là miền trung du, và tên của những miền này được nói đến trong những bài hát, nổi tiếng nhất là một số bài nhạc của Văn Cao.
Trong ngày, đoàn tàu chạy tốc độ không nhanh, đủ cho tầm mắt của Thụy quan sát và ghi nhận, đọc được tên các nhà ga khi con tàu ngừng lại. Tới ga Yên Bái, lúc tàu ngừng, ai cũng tưởng còn tiếp tục cuộc hành trình nhưng ngay lúc ấy có lệnh cho tất cả đoàn tù cùng xuống.
Từ nhà ga, đoàn tù đi bộ đến một bãi cát rộng làm địa điểm tập trung. Thời gian nghỉ cũng sẽ có được chừng một, đến hai giờ. Đây là bãi cát thuộc đầu nguồn sông Hồng. Trong đêm qua, lúc tàu ngừng ở ga Gia Lâm, Thụy trông thấy một vùng đèn sáng phía bên kia sông Hồng, anh biết đó là Hà Nội. Sự tình cờ Thụy gặp lại anh Trọng Tiến, người phụ tá Trưởng ban báo chí. Anh Tiến cũng là người chỉ cho Thụy cách viết một bản tin thời sự và chiến sự. Gặp nhau mừng vui, chia nhau điếu thuốc, ly nước uống và hỏi thăm chuyện gia đình. Khi Thụy kể cho Tiến nghe về chuyện anh qua đến Mỹ mà không ở đó, lại đòi về quê hương, cốt ý là mong được gặp lại người bạn, Tiến bỗng cười lớn tiếng, thật hoan hỉ.
- Cũng may, tôi có đi Mỹ tu nghiệp ba tháng về ngành báo chí.
Thụy nói với người bạn:
- Thời gian tôi xa Việt Nam từ giữa tháng năm đến tháng mười.
Khi đoàn xe được điều động đến đủ, lần lượt cứ 20 người một xe, cùng bước lên. Ở ngoài này là đất miền Bắc, không có gì phải giấu diếm nên khi lên xe, cửa sau vẫn mở và tấm bạt không kéo xuống.
Xe đi Hoàng Liên Sơn qua nhiều con đèo và hai chiếc phà. Buổi chiều đoàn tù đến trại Nghĩa Lộ. Vừa tới, tập họp xong anh em được nghỉ để tắm giặt và ăn uống. Và không chỉ thong thả ngày đầu, anh em tù còn được nghỉ đến cả tuần lễ để làm sơ yếu lý lịch, phân chia tổ đội, và vệ sinh doanh trại. Không khí cởi mở, thoải mái, quản giáo và tù chuyện trò rất tự nhiên. Những quản giáo ngoài này chưa hề ở miền Nam, nên họ cũng rất thích anh em kể chuyện về người, cảnh và tính cách sinh hoạt ở trong đó. Ngày nào cũng có quản giáo đi thăm trại, mỗi lần họ thăm, tù hút ké được ít bi thuốc lào cho đỡ ghiền. Trong tù, đói ăn còn chịu được, chứ đói thuốc lào là người vật vả, ngất ngư. Kể ra, Thụy có hơn được các bạn tù một chút vật chất, không phải do được gởi quà hay thăm nuôi, mà là thức ăn đi đường được Hội Mỹ yểm trợ cả lương thực và tiền bạc cho chuyến hồi hương, nên khi ở trại Trảng Lớn, Thụy còn được ăn bánh và kẹo sô cô la, có chia sẻ bớt cho vài anh em quen biết.
Khi chuyện đời tù đã có dấu hiệu kéo dài không hạn định, Thụy không nghĩ xa gần, hay mặc cảm thù oán nữa. Có một số anh em dại dột đòi đấu tranh, đòi những quy chế về tù binh, lập tức bị quản giáo trừng trị, nhốt riêng connex, cho ăn cơm hàng ngày với nước muối. Chỉ sau một tuần, họ thay đổi quan điểm sống hòa đồng với anh em.
Thụy thích vị Thiếu tá trưởng trại hơn cả. Không phải vì ông chức lớn, nhưng ông là người miền Nam có sự xuề xòa trong cách đối xử với tù binh và điều hành công việc. Vị Thiếu tá tên là Thành, quê ở Long An. Những năm trong chiến tranh ông dự nhiều trận đánh ngoài miền Trung, miền Cao nguyên, miền Đông Nam phần rồi xuống miền Tây.
- Các anh cũng như tôi, mình ở trong quân đội, chúng ta hiểu hoàn cảnh của nhau. Ví như, miền Nam thắng thì tình cảnh chúng tôi cũng như các anh bây giờ thôi.
Ông Thiếu tá có tài kể chuyện, giọng vui, dí dỏm. Và những chuyện ông kể, có những trận đánh thắng nhưng cũng có những trận thua chém vè. Luôn luôn, ông kể chuyện với một tấm lòng trung thực, buồn có, vui có, và nhớ bao nhiêu chặng đường vượt Trường Sơn gian khổ, không nói hết được.
- Tôi rất thích đá bóng, nhưng ở đây trại quá chật, không có sân.
- Ở ngoài này, các đội banh đá hay không Thủ trưởng.
- Cũng có đội. Nhất là các đội Thể Công, Đường sắt đến cảng Hải Phòng.
Một vài anh em đề nghị làm sân bóng chuyền. Vừa nghe lời đề nghị xong, ông vụt đứng lên một cách mạnh mẻ rồi thong thả ngồi xuống.
Khi ông vui chuyện, gói thuốc lào ông để trên bàn, mỗi người lẹ tay véo một bi, thả vào nõ cầm điếu lên hút.
Ở trại quân đội, tương đối vui. Ngoài các chỉ tiêu lao động cung cấp cho trại mỗi ngày tính đầu người dang 15 cây, nứa, vầu 5 đến mười cây, lấy củi cho nhà bếp hai bó, có giờ rảnh anh em được làm vườn cải thiện, trồng rau, hoặc câu cá, bẻ măng. Việc làm liên tục mỗi tuần sáu ngày, chủ nhật, chỉ tổ đội trực mới làm thêm và được bồi dưỡng bánh mì bột, hoặc khoai sắn. Vào mỗi nửa tháng, cả khối cùng đi lãnh gạo xa tới huyện Ba Khe, bới cơm theo ăn trưa. Gạo lãnh, mỗi người nhận 20 ký, đi cũng như về, đều phải lội suối và đi qua bốn cây cầu treo. Ngoài miền Bắc, cảnh trí vùng nào cũng vẫn giữ nguyên nét mộc mạc, hoang sơ. Nắng miền núi không quá gắt, nhưng mưa dai dẳng, hết sức lạnh. Buổi tối của những ngày đông, để chống cái đói và rét, anh em mỗi lán đốt lửa trên nền đất, xúm xít ngồi quanh nghe kể chuyện, hấp dẫn nhất là truyện kể của Kim Dung.
Thụy viết thư về cho gia đình đều đặn mỗi tháng. Mỗi lần nhận được thư nhà, anh đều có một vài tin tức mới. Thụy mừng về tin anh Nguyên, ba anh đã ra Đà Nẵng đến trại học tập thăm nuôi. Bên Mỹ, chị Phượng Nga đã có đời sống ổn định, ở nhà thuê, đi làm cho một cửa hiệu bán bánh, cháu Hoàng được đem gởi cho nhà trẻ. Còn Mỵ Châu, cô được hưởng tiền bệnh của chính phủ nên có được món tiền riêng hàng tháng để chi tiêu.
Nhưng rồi, chỉ ở trại Nghĩa Lộ sáu tháng, Thụy cùng anh em tù chuyển đi trại mới. Mỗi lần chuyển trại, lo thì có lo, nhưng cũng vui vì được tăng phần ăn khá hơn ngày thường nhất là có thịt.
Buổi sáng sớm, xe rời trại. Đường xa, thật là xa. Người lính áp tải cho anh em tù biết là xuống miền xuôi, và sẽ đến trại do Công an quản lý.
Không như lần trước hăm hở quan sát cảnh vật, lần này, Thụy hết sức lãnh đạm.
Sự bỏ đi bất thình lình của Thụy làm mình rất buồn, và hết sức lo ngại. Hiểu được rằng trong cảnh tha hương ai cũng nhớ nhà, nhớ đến quê hương, gia đình, và bao nhiêu người thân, nhưng khi miền Nam đã mất thì còn gì để chúng ta bám víu, sống sót, hy vọng và tìm thấy tương lai. Với con số người vài trăm ngàn bỏ nước ra đi không phải là nhiều, nhưng thà rằng họ chịu mất quê hương, chịu lưu lạc nơi xứ người để có một đời sống tự do, với niềm tin đặt vào nghị lực, sự phấn đấu, và giấc mơ về tương lai.
Trong những ngày ở bên đây chờ đợi một nơi chốn định cư, mình cũng có tâm trạng như Thụy và nhiều người khác về cảnh ngộ tha hương. Nhưng mình vẫn ý thức được hoàn cảnh và hy vọng cho cuộc đời mới. Trong khi đó, Thụy lại bi quan, để rồi không giữ được sự tự tin cho mình, Thụy đã có quyết định hết sức lạ lùng, rời bỏ nước Mỹ bay qua Guam để trở về theo những người hồi hương.
Riêng giữa mình và Thụy, với tình cảm, Thụy suy nghĩ không sai. Nhưng trước viễn ảnh, Thụy nhận định tình hình không đúng. Hay là, lý do chính bởi chúng ta có một mối tình cảm dễ gây cho người khác sự dị nghị, hiểu lầm. Từ nỗi lo ngại, băn khoăn này, Thụy muốn chia tay với mình cùng Mỵ Châu và cháu Hoàng, để nhân cơ hội có các chuyến tàu hồi hương, Thụy đi theo để trở lại quê nhà.
Nếu chỉ lý do đó thôi, mình rất hiểu Thụy. Nhưng Thụy hãy nhớ rằng, mình rất là quý mến Thụy, và Thụy lúc nào cũng giữ một sự bình yên, trong sáng, ngay cả có những lúc rung động không thể tách mình và Thụy khi hai người ngồi bên nhau, yên lặng nhìn ra núi và biển.
Tại sao trong con tim của Thụy đã cất giấu âm thầm hình ảnh của mình. Những lúc chuyện trò và trong phút im lặng, từ ánh mắt của Thụy mình cũng đã có hiểu, nhưng như Thụy đã biết, chúng ta có một mối liên hệ gia đình.
Khi Thụy bỏ ra đi và gởi lại cho mình một lá thư căn dặn, hãy để Thụy đi thật xa rồi hãy mở ra đọc. Vào lúc đó, mình không hiểu trong thư Thụy nói gì, nhưng khi đọc xong lá thư, mình hiểu, hiểu rõ lắm từ khởi đầu cho đến về sau.
Ở trong cuộc đời, quả thực, có nhiều chuyện hy hữu, khó tin, nhưng đó cũng là ý nghĩa hết sức đặc biệt và mầu nhiệm. Hay nói theo cách của nhà Phật đó là duyên và ngộ.
Thì ra, trong con tim của Thụy đã ấp ủ hình ảnh của hai người. Khi cầm lên tấm ảnh cô gái bạn của Thụy ngày xưa, mình không khỏi ngạc nhiên, sao mà có người giống mình đến như vậy, hay có phải đây chính là tấm ảnh của mình mà Thụy cất giữ. Cho đến lúc đọc lời của cô gái viết tặng Thụy, nhìn nét chữ của cô ấy, mình mới hiểu đây là cô gái bạn của Thụy, sao mà quá giống mình, tưởng như là chính mình.
Hãy nói về niềm vui, hạnh phúc của mình qua tấm ảnh này. Tự dưng, mình có ước mong gặp cô gái để mình làm quen, để hai người cùng nghĩ rằng, đây là hai chị em. Giống quá đi, Thụy ạ, giống như hai chị em sinh đôi, giống như hai giọt nước.
Thế là mình hiểu Thụy hơn bao giờ cả từ trước đến nay. Nhưng mình còn có câu hỏi này, vậy thì từ cô gái đầu tiên Thụy gặp và làm quen, rồi sau đó là Thúy Hà, cô Lan Huê, đến Liên An, kể cả Oanh Oanh nữa, thì ai là người làm Thụy mơ nghĩ đến một hạnh phúc hay nỗi khổ đau cho riêng mình thôi. Và, ai là bóng dáng muôn thuở Thụy tìm thấy trong văn chương.
Thôi thì, đành vậy. Nhưng qua lá thư Thụy để lại cho mình, sự giãi bày nào cũng đúng cả. Và, đây cũng là sự rộng lượng, bao dung của cuộc đời, để chúng ta còn hiểu được nhau và luôn nhớ nghĩ đến nhau.
Những ngày qua mình cảm thấy trống trải, trong niềm vui lẫn nỗi buồn. Trước nhà, những cây phong đang thay lá, buổi sáng nhìn ra sân thấy lá phong rụng đầy kín trên mặt cỏ. Hình như, mình đã khóc. Từ nay, sự xa cách biết lúc nào có cơ hội gặp lại. Điều ước mong của mình, là Thụy trở về quê hương yên bình, và chúng ta nhớ tìm cách liên lạc với nhau qua thư từ.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,330
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Hình Bóng Con Tàu - Nguyễn Chí Kham

Postby bevanng » 02 Apr 2017

VII

Buổi sáng ấy khi rời xa trại cũ, trong lòng tôi có một chút luyến lưu, dù biết nơi đây là trại tù, nhưng mái nhà tranh, mảnh vườn cải thiện, nền sân đất, con đường rừng, dòng suối, và những cánh rừng đang bao quanh, vẫn muốn cho tôi hiểu rằng, nó cũng có một mối ràng buộc, gắn bó với tình cảm tự nhiên của con người và riêng mình nữa. Tôi nhớ rất thân thiết vang âm tiếng nước suối rào rạt từ đầu nguồn đổ xuống, đến khi trôi giạt đến miền xa cứ tưởng chừng như nơi ấy là cả một vùng sương khói của quê nhà. Tôi nhớ những buổi sáng vào kỳ đi tải gạo, lội suối, băng đèo, buổi sáng đi nhìn mưa và sương ướt trên các thôn làng, buổi chiều về nhìn thấy nắng vàng rực trải khắp những đồi trà xanh mướt. Và ở đây, mỗi mùa lá rừng cũng vàng úa, như đợi mùa thu về. Trong khoảng thời gian sáu tháng ở đây, tôi sáng tác được nhiều bài thơ, mỗi bài đều có bóng dáng kỷ niệm của một thời tuổi trẻ mình đã gặp một người con gái và mình đã yêu, ngày đó không nói được, bây giờ mình tâm sự với nỗi nhớ ấy qua những dòng thơ, tự dưng, đôi bên cùng luyến lưu và cảm động.
Trại nằm dưới thung lũng, bốn bề là rừng dang cao ngất. Từ trại, đoàn tù di chuyển có vệ binh hướng dẫn, đến khu chợ của quận được nghỉ chừng một tiếng chờ lên xe. Đây là chỗ chợ Mỵ, huyện Văn Chân. Tôi ngồi dưới bóng cây tựa lưng vào cái túi xách, nhìn quang cảnh sinh hoạt ở chợ huyện, chú ý từng con người, và nghĩ đến cuộc đời chung của họ. Tôi không băn khoăn gì về những điều mình nghĩ, nhưng mà tôi hiểu được một phần trong muôn phần.
Khi đoàn xe chuyển bánh, tôi chăm chú nhận từng cảnh đường quê, nhà ở, cảnh vật của thiên nhiên, lúc ấy, tôi rất là mong mình sẽ ghi nhớ được nhiều. Ngoài miền Bắc, nhà ở nghèo nàn, thưa vắng, nên cảnh trí thật là thoáng đãng, nhìn được khắp mọi nơi xa và gần.
Từ huyện đến đường quốc lộ xa gần năm cây số. Vào quốc lộ, đường tốt xe chạy nhanh. Nghĩa Lộ nằm trên Yên Bái, và lúc sắp lên đường vị Thiếu tá có cho tù biết là số người chuyển trại sáng nay sẽ đến Yên Bái, có thể ở đây chừng một tuần đến nửa tháng lại đi tiếp đến Vĩnh Phú.
Tôi luôn coi những lần chuyển trại là cơ hội cho mình được nhìn thấy quang cảnh và đời sống bên ngoài của người dân trong miền Nam cũng như ngoài miền Bắc Không biết đến bao lâu, vào thời gian nào tôi có thể khởi sự viết một tác phẩm tiểu thuyết có bề dày về không gian, có chiều sâu trong ý tưởng và cảm xúc, thì sự ghi nhận trước tiên tôi đang có được là không gian. Trước 75, trong sinh hoạt miền Nam, những truyện ngắn tôi viết nơi chốn của nhân vật mình tạo ra thường là ở Sài Gòn hay các tỉnh lẻ miền Trung. Và, có đụng tới chiến tranh cũng chỉ là những tiền đồn, làng quê, hay các vùng đồi núi ven theo dãy Trường Sơn. Những truyện ngắn, hẳn là từng chặng rời rạc, và chưa có mấy gắn bó bởi cuộc sống của tôi lúc ấy còn nghèo. Bây giờ đây, kinh nghiệm về quê hương, về cảnh tù tội, cảnh biệt xứ, lưu đày, qua những cảnh này, thực sự tôi cũng có những ước mong của mình được nhìn thấy toàn cảnh thực tế miền Bắc sau 21 năm xây dựng xã hội chủ nghĩa, và hơn hết là được một lần nhìn thấy Hà Nội. Ngày xuống tàu ở bên Sài Gòn đi ra Bắc, tôi cùng anh em xuống cảng Hải Phòng nơi này chỉ nghỉ vài tiếng đồng hồ trước khi lên xe lửa, suốt một đoạn đường dài tôi đã mập mờ trông thấy một vùng ánh đèn sáng bên kia sông Hồng là Hà Nội, rồi theo con tàu chạy trong đêm, tôi có nhớ tên một vài nhà ga Đông Anh, Phúc yên, Thạch Lỗi lúc tàu ngừng. Trời sáng, tàu đến thị xã Việt trì, tôi nhìn thấy sông Thao mùa nước cạn, với tên con sông tôi cũng hình dung, vừa nhớ ra một bài hát hay trong thời kháng chiến của nhạc sĩ Đỗ Nhuận. Rồi cảnh vật ban ngày cứ nối tiếp khi tàu đi qua các làng mạc, huyện lỵ, thị xã, những nơi này tôi có chú ý và nghĩ đến sự tàn phá của chiến tranh thật khủng khiếp dựa trên nhưng thành quách đổ nát, nơi những hố bom B52 rớt xuống giữa đồng ruộng được người dân dùng nó làm giếng nước. Lúc này, ít nhiều không gian, khí hậu miền Bắc tôi ngắm lấy được nên chi, tôi có sự bình thản để cho mắt mình quan sát và cố gắng tìm để nói ra được những điều mình cần hiểu.
Xe vào thị xã Yên Bái. Tôi hết sức hăm hở khi được đọc cái tên và trông thấy thị xã với một vài con đường dốc chạy quanh phố. Xe đang chạy chậm, lòng tôi thầm vui mà dường như chỉ có riêng tôi vui với một tâm hồn nghệ sĩ khi biết rằng mình vẫn yêu tính lãng mạn và tấm lòng của tuổi trẻ.
Trại nằm sâu trong một ngôi làng có cổng rào tứ phía. Trước khi vào trại tôi nhìn thấy những khu trồng trọt và chăn nuôi của trại. Vào giờ này, có nhiều đám tù đi làm trở về trại. Đây là bọn nhỏ lớp tuổi thanh thiếu niên. Vừa trông thấy chúng tôi, bọn chúng vừa la lớn, vừa hỏi:
- Sao các bác bị chúng nó lùa vào đây.
- Khổ cho các bác nhỉ.
- Các bác này từ trong miền Nam ra đấy.
Nhưng rồi, chúng trở nên im lặng dừng bước bên đường nhìn lâu vào đám tù chúng tôi.
Đấy là một sự ghi nhận không mấy bình thường. Và, đúng như lời vị Thiếu tá trưởng trại bên trại quân đội cho biết, anh em chỉ ở tạm đây đúng hai tuần lại lên xe chuyển đi trại khác. Thật đáng ngạc nhiên, lần chuyển trại này chúng tôi bị còng tay, hai người chung một khóa, nhưng bù lại, anh em được đi xe ca có chỗ ngồi.
Buổi sáng, chúng tôi rời trại lúc mười giờ. Trên miền ngược, từ Yên Bái xuống Phú Thọ chừng khoảng 200 cây số, thế nhưng xe phải chạy qua hai cái phà, và nhiều quãng đèo nên đến trại mới trời đã bắt đầu tối.
Ngày hôm sau, tôi mới được biết đây là phân trại K2 của trại Tân Lập. Ở tù, trại nào cũng chỉ có một chương trình là học tập chính trí và lao động sản xuất. So với trong miền Nam, ở ngoài này, thời gian học chính trị ít, lao động sản xuất nhiều. Tôi ở đội 5 chuyên về trồng mía, rồi bốn tháng sau chuyển qua đội làm than, làm hương nhu, xây lò gạch, chế biến trà, và đội cuối cùng là đội trồng sắn. Tuy phân đội như vậy, nhưng cũng tùy theo mùa của trại ra quân mà làm tính cách tập thể.
Những công việc lao động hàng ngày khá cực nhọc, vì đói ăn, nên sức khỏe người tù càng mệt mỏi, luôn phải cố gắng. Tuy nhiên, ra ngoài hiện trường không khí dễ thở bớt căng thẳng và được nhìn quang cảnh thiên nhiên nên tâm hồn dễ chịu đôi chút.
Tôi viết thư về cho gia đình mỗi khi có dịp. Thư viết xong, không dán kín, vì cán bộ quản giáo còn kiểm duyệt trước khi chuyển đi. Một hôm đó, cán bộ giáo dục gọi tôi lên văn phòng làm việc vì có một cuốn tập vở bị tịch thu. Trong tập này, tôi viết đoản văn, và sáng tác thơ tình. Sau khi đọc xong, ông có vài nhận xét nhưng không làm khó dễ rồi nhẹ nhàng trả lại cuốn tập cho tôi. Một giọng bình thường, ông nói:
- Các anh viết thư về gia đình chỉ nói chung chung, rồi xin quà, hoặc nói người nhà ra thăm nuôi.
Tôi im lặng. Ngừng ít giây, ông nói thêm:
- Tôi không đọc được một lá thư nào thấy hay cả.
Tôi cảm thấy vui, nhưng không làm sao giải thích. Rồi mình cũng phải có ý kiến:
- Ở ngoài này xa, anh em rất nhớ gia đình, nhưng viết về nỗi nhớ của mình, họ e ngại bị đánh giá là ủy mỵ, thiếu tinh thần học tập.
- Các anh viết thư chung chung, nhưng các chị viết hay. Tôi đọc nhiều lá thư gia đình các anh, thực sự xúc động.
Thời gian buổi làm việc khoảng chừng một tiếng. Ngoài cuốn tập tôi bị tịch thu là chính, còn lại là những chuyện bình thường, rồi có lan qua chuyện văn chương.
- Tôi đề nghị cán bộ cho làm một phòng đọc sách báo ở trong trại.
- Tôi có ý đó nhưng sách báo còn thiếu.
- Gia đình nào khi ra thăm, ngoài quà cáp ra, còn có mang thêm ít sách báo. Tôi đề nghị cán bộ nói họ đóng góp những sách riêng của mình cho phòng đọc sách.
- Anh có ý kiến hay.
Khi được rời khỏi văn phòng của quản giáo, tôi mừng rỡ, vì không bị gán tội để đưa vào nhà kỷ luật. Tôi run sợ khi nghe đến nhà kỷ luật, chỉ trong một tuần lễ ở đây là thấy địa ngục. Với nỗi sợ, lo lắng, tôi tự răn mình không nên viết lách, làm gì cả, ngoài việc thường ngày là lao động hay học tập chính trị.
Thời gian cứ vậy qua đi. Tôi không mấy kết thân với các bạn, cũng không suy nghĩ, tìm kiếm sách báo đọc giết thì giờ. Những lúc nhớ kỷ niệm cũ, lòng tôi cảm thấy xúc động, như tuổi thơ. Năm nay, tôi đã qua cái tuổi ba mươi. Nếu tôi có ý định lấy vợ sớm, ở tuổi này, tôi có được một hai cháu chập chững bước đi, và bập bẹ tiếng nói. Nhưng nghĩ đến cái vui của người được làm cha, thì nơi đây là chốn nhà tù cách biệt hẳn ngoài đời, tôi lo nghĩ biết bao nhiêu đến vợ con, cuộc sống ở bên ngoài ai cũng khó khăn, bươn chãi. Tôi nghĩ Thúy Hà, Liên An, Kim Ly cùng bao nhiêu cô gái khác mình gặp trong những năm tháng của tuổi hai mươi mơ mộng, bây giờ đã rơi vào quên lãng, nơi ký vãng của tôi và của họ. Khi tuổi đời và cuộc sống càng lúc càng thay đổi, sự đời, cũng trở nên vô thường. Có thể, hình bóng của Oanh gần tôi hơn. Không xảy ra biến cố Ban Mê Thuột, và nếu như tôi không vội vàng quay trở về đơn vị sớm hơn những ngày còn lại của kỳ nghỉ phép, thì chuyện của tôi và Oanh được gia đình sắp xếp, đã ổn rồi để có thể lúc này đây nhớ đến nàng, mong đợi thư nàng. Có với nhau một vật kỷ niệm, một lòng tin, sự chờ nhau, thế nào cũng được như mong muốn. Tôi nhớ Oanh, cảm động, không biết Oanh có nhớ nghĩ đến tôi, hay nàng đã lấy chồng, có cuộc sống ổn định trong hoàn cảnh hiện tại.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,330
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Hình Bóng Con Tàu - Nguyễn Chí Kham

Postby bevanng » 02 Apr 2017

Không biết bao nhiêu năm nữa, tù cải tạo sẽ được Hà Nội ra quyết định thả. Thực khó mà tin nổi những gì người CS nói và làm. Tôi không ân hận chút nào cả về sự việc rời bỏ nước Mỹ giàu có để cùng với hai ngàn đồng bào trở về lại quê hương. Tôi cũng không có chút lòng thù hận nào cả đối với vệ binh, lính gác, công an coi tù, vì xét cho cùng họ là những cấp dưới, thừa hành những chỉ thị của cấp trên.
Ngày mai, tôi ở tù cải tạo đúng sáu năm. Tôi không trình diện vào đúng ngày 28 tháng sáu, mà cho đến tháng mười từ Mỹ trở về Việt nam, rồi vào thẳng trại Trảng Lớn, hơn một năm sau, mùa hè 1977, xuống tàu sông Hương ở bến Tân cảng Sài gòn để ra ngoài này.
Vĩnh Phú là tên của hai tỉnh Vĩnh Yên - Phú Thọ ghép lại. Ở tỉnh lớn này có hai trại cải tạo lâu đời là trại Vinh Quang và trại Tân Lập. Trại Vinh Quang thuộc về tỉnh Vĩnh Yên cũ, còn Tân Lập nằm trong huyện Sông Thao, thuộc về tỉnh Phú Thọ. Một nhà ga phía trên tỉnh lỵ có tên Âm Thượng, nơi này, những bà con trong Nam ra thăm nuôi xuống đây, đi đường sông xuống Bến Ngọc, từ bến này tới các phân trại nằm trên hương lộ, đến phân trại K2 cuối cùng là 8 cây số.
Nơi tôi ở đây, là phân trại K2. Có gần khoảng một ngàn tù đang ở trong phân trại này, mỗi ngày lao động 8 tiếng, mức ăn được 15 cân lương thực mỗi tháng và ba đồng bạc miền Bắc tiền nhu yếu phẩm, thường được lãnh là thuốc lào, thuốc lá, đường. Thành quả lao động của tù cải tạo rất cao, sản xuất ra được các thứ mật, trà, gạo, nếp, khoai mì, hương nhu, các thành phẩm này được đem bán cho ngoại thương. Trong phân trại K2, thành phần sĩ quan cấp nhỏ như tôi không nhiều lắm, chưa đủ 50 người. Ở đây, cấp bậc cao nhất là trung tá, nhiều nhất chiếm một nửa sĩ số tù trong trại là Thiếu tá, còn lại, là cấp Đại úy cũng khá đông.
Ở đây, sự thiếu ăn thường làm anh em nghĩ đến một công việc gì đó bù đắp cho món ăn tinh thần. Có rất nhiều người lớn tuổi rất là khéo tay trong những việc làm thủ công. Một chiếc lược, một con dao, một bộ cờ, khung đàn, chiếc rổ trở thành vật kỷ niệm đáng quý với người tù. Tôi không khéo tay, nhưng lúc thấy anh em làm tôi đứng nhìn với lòng ngưỡng mộ. Có thể, với chút thiện cảm của mình tôi đã đem lại nguồn vui cho người sáng tạo. Những ngày lao động, tôi đi làm bình thường như anh em, còn ngày nghĩ tôi hay lên khu thi đua, tìm kiếm báo cũ để đọc. Nhật báo chỉ có hai tờ Quân đội và Quân đội Nhân dân. Tôi ít khi đọc tin tức, thường hay lật vào trang trong xem các tiểu mục, và đọc các bài ký. Tôi không thích đọc truyện của các nhà văn miền Bắc viết, đọc ký, tôi thích hơn. Trong lối viết ký, cuộc sống thực phần nào cũng có sự phản ảnh đúng mức, tính chất tuyên truyền hay cường điệu vốn là có nhưng không nhiều, ở miền Bắc hình ảnh các nông trường và công trường là các đề tài của những bài ký, bóng dáng người nông dân, công nhân in đậm rõ nét.
Tôi viết thư cho gia đình đều đặn mỗi tháng. Từ ngày xa anh Giang đến nay, có đôi ba lần tôi viết thăm anh kèm theo thư nhà. Lần nào nhận được thư của tôi, anh cũng viết lại cho tôi đọc. Những lá thư của gia đình, ba và mấy em tôi viết, nhắc tôi nhớ nhiều đến kỷ niệm ở Quảng trị, căn nhà cũ ngày xưa. Nơi thành phố nhỏ đó, tôi sống qua với một thời của tuổi thơ, một thời của tuổi niên thiếu, hàng ngày, với các chuyến tàu đi và đến, lúc nào cũng vậy, nó luôn ngừng ở cái tháp cao để lấy nước. Khi nghe tiếng hơi máy xả bớt dầu, một tiếng còi ngắn cất lên, lặng lẽ tàu rời ga. Về thư anh Giang tuy không có nhiều, nhưng đọc thư anh, tôi nhớ nghĩ rất nhiều đến thành phố Sài gòn, nơi đó, còn lại anh. Không phải anh vẫn ở đó chờ ngày tôi trở về, nhưng tôi nghĩ, anh ở đó vì anh là một nhà văn may mắn sống sót. Đúng như vậy, mỗi nhà văn khi còn có sự gắn bó với văn chương, đó là kẻ biết mình được sống sót.
Tôi thuộc số rất ít người có thời gian ở rất lâu tại phân trại K2 này. Trong bốn năm qua, tình hình của trại hết sức yên ổn, trật tự, không xảy ra những vụ trốn trại hay nổi loạn chống đối. Hầu như ai cũng ý thức được thân phận của mình, áp dụng chiêu thức nín thở qua sông, dần quen được với chiêu thức này nên không còn cảm thấy sự chờ đợi hay bức xúc nữa. Có hai chuyện ở đây mà người tù nào cũng ghi nhận được như đọc tin hàng ngày trên nhật báo. Chuyện thứ nhất là các đợt chuyển trại. Những lần chuyển trại không hề được báo trước, nó bất ngờ trong buổi sáng tập họp, và nó tạo cú sốc vào lúc nửa đêm, thình lình đèn các lán bật sáng, cán bộ vào từng tốp có mang súng ống, vậy rồi, danh sách những người chuyển trại lập tức ra sân tập kết lên xe. Bề ngoài có vẻ ghê gớm, rùng rợn như trong phim ảnh, nhưng thực sự ra, chẳng có gì cả. Tới bất cứ trại nào, cũng chừng đó ngày tháng, chờ đợi, lao động, tiêu chuẩn ăn uống, có một chút mới lạ là gặp bạn bè, đồng đội hỏi thăm nhau thôi. Trước đây, tôi thường chuyển trại luôn, nhưng từ hôm về đến trại này, lại yên thân một chỗ. Nơi trại tù này, anh em cùng ở đơn vị với tôi ngày trước không có nhiều, nhưng tập trung vào đây, hầu hết hiểu cùng cảnh ngộ trở nên thân, có tình và nghĩa với nhau, nên chi, mỗi lần có cuộc chuyển trại là mỗi lần cảm thấy có một cuộc chia tay không hy vọng ngày gặp lại. Còn chuyện thứ hai là nhận quà. Ai cũng nghĩ, ngày này còn vui hơn là ngày thăm nuôi. Vì rằng, gặp thân nhân mừng được thấy mặt, có nhiều quà, nhưng rồi lại buồn vì chia tay và nghĩ đến cảnh khổ trên đường đi, rồi cuộc sống ở nhà.
Trời chiều đang xuống chậm, buồn xa vắng. Ngày mai, lại còn một chuyện nữa nhắc tôi nhớ, đó là ngày giỗ ông ngoại của tôi.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,330
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Hình Bóng Con Tàu - Nguyễn Chí Kham

Postby bevanng » 02 Apr 2017

VIII

Giữa tháng tám năm 1981, tôi được lệnh tha cùng với hai mươi bạn khác nữa, riêng phân trại K2, có 8 người. Không diễn tả được mình mừng vui như thế nào, hầu như, cảm xúc của tôi đã tê liệt nên chỉ có sự dửng dưng.
Từ K2, số người được về đến trại K5 làm thủ tục và ở lại đây hai ngày. Trong hai ngày chờ, tôi có dịp quan sát quang cảnh trại trung ương và tìm thăm những bạn tù quen biết.
Người đầu tiên tôi tìm là vị Trung tá Tham mưu phó, xếp cũ của tôi. Khi nhận ra ông, tôi lên tiếng chào vừa lúc ông cũng cho hay là đã biết tin tôi được tha.
Nơi đây là một căn lều nhỏ trông ra cánh đồng vắng. Hai thầy trò có được giờ phút thư thả hút điếu thuốc, chuyện trò dăm ba câu. Chúng tôi nói về cuộc đời, gợi nhớ những tháng năm trong chiến tranh. Và, với những kỷ niệm rất buồn, chúng tôi hiểu được tại sao miền Nam mất.
Vị Trung tá khuyên tôi là nếu đi được, nên đi. Tôi vẫn thưa gọi cấp bậc của ông cho phải phép, rồi gom lại trong buổi gặp gỡ này là tin tức gia đình, và các nhân viên thuộc cấp.
Hết hai ngày chờ, số người về rời trại. Chúng tôi được phát gạo nếp, bánh bột cho bôn ngày đi đường và tiền lộ phí mười lăm đồng. Từ K5 ra tới bến Ngọc khoảng ba cây số. Bến này, nằm trong huyện Sông Thao. Khi đến nơi, chúng tôi xuống đò máy ngược dòng sông lên làng Âm Thượng, ở đây có một nhà ga. Tôi nghĩ ngợi lan man, mắt vừa nhìn cảnh vật. Qua bốn năm ở các trại miền Bắc, cảnh vật và con người ở đây chỉ cho thấy một xã hội quá thiếu thốn, nghèo nàn. Có lúc, tôi nghĩ trong khi mình có chút lòng tha thiết với mỗi cảnh vật, mỗi nơi chốn tạm sống nhờ, thì chính ở đây, cảnh cũng như người rất là xa lạ nhau.
Bến đò Ngọc dần xa khuất. Đây là một bến, về sau này, gợi nhớ ra nhiều kỷ niệm cho những người thân đi thăm nuôi, và anh em tù chúng tôi cũng vẫn nhớ rõ cứ hàng tháng là tới địa điểm này để gánh lá cọ, hay nhận các thứ hàng hóa đem về cho trại.
Dòng sông vừa sâu, và nước chảy khá mạnh. Đây là sông Thao thuộc nhánh phụ, nhánh chính là của sông Hồng chảy qua thị xã Việt Trì. Từ mấy năm qua, trong tôi, vẫn ghi nhớ được ít nhiều cảnh sinh hoạt và mỗi địa danh miền Bắc.
Khi tiếng máy nổ chậm dần, chiếc đò máy cập vào bến. Xuống ở đây, ngoài chúng tôi cũng có một số dân thường đi buôn hàng. Người hướng dẫn chúng tôi về là Quang, cán bộ giáo dục. Quang còn trẻ, tính tình cởi mở, và rất thích nói chuyện thơ văn. Lúc nào nói đến thơ, Quang cũng đọc những câu thơ hay của Tố Hữu, rồi tự mình giảng giải phân tích. Tôi có một buổi làm việc với Quang hai giờ do chuyện một cuốn tập ghi chép của tôi bị tịch thu. Trong tập vở này, tôi viết một đoạn ký về cuộc chuyển trại từ trong miền Nam ra Bắc, một số bài thơ tình cảm với quê hương qua hình bóng những người tình, và có một số trang là các bài học ngoại ngữ cả tiếng Anh và tiếng Pháp. Sau buổi làm việc, tôi được cho về, cuốn tập vở của tôi cũng được trả. Không chỉ chừng này thôi, tôi còn được Quang cho một tập giấy dang, làm gì tùy ý thích. Khi tôi rời ghế, Quang cũng đứng lên đưa tôi ra ngoài, một giọng thân tình anh ta hỏi:
- Anh Thụy có nhận được thư gia đình đều không?
- Cám ơn, tôi có nhận đều.
Rồi Quang nói với tôi:
- Ở đây, các anh viết thư về nhà chỉ nghĩ đến việc xin quà. Trong khi thư gia đình, viết cho các anh rất là tình cảm. Ngừng ít giây, Quang tiếp lời. Tôi đọc thư các chị ở nhà, viết hay hơn các anh.
Từ Yên Bái tôi di chuyển xuống trại Tân Lập, cùng lúc, ở một trại khác Quang cũng vừa đổi tới, đảm trách bộ phận giáo dục vừa trông coi đội nhà bếp. Có Quang, đôi lúc tù trong trại được hưởng một vài bữa ăn phụ trong tháng như chè đậu, khoai và sắn.
Nhà ga nằm trên bờ đất cao, trước mặt ga là cánh đồng trống. Xa hơn nữa về hướng Tây là núi. Lúc này, mới đầu giờ buổi chiều. Chuyến tàu từ trên Lào Kai về Hà Nội sẽ đến đây, còn khoảng hai tiếng nữa. Chúng tôi được tự do, đi loanh quanh hoặc vào quán nước. Nhà ga đông khách, nhưng không ồn ào. Tôi nhớ lúc xuống bến, một số anh em bán được một vài món hàng cho dân làng, có thêm chút ít tiền dằn túi. Trong tôi, tự dưng dậy lên niềm vui, là khi tàu về đến Hà Nội mình sẽ có được một vài giờ đợi, nhân đó, đứng ở nhà ga mà nhìn ra phố để biết rằng, mình đã có dịp thấy Hà Nội.
Tôi chợt dừng bước khi trông thấy một cô gái ngồi riêng một mình trên bờ đường tàu đang đọc sách. Cô để chiếc nón vải, chiếc túi xách bên cạnh, bỗng dưng đây là hình ảnh xa lạ của tôi đứng ở một nhà ga trong một buổi chiều. Tôi bước tới gần, ghé mắt nhìn lướt một trang sách cô đang đọc. Khi cuốn sách gây nên môi thiện cảm, tôi và cô gái chuyện trò. Tôi hỏi chuyện và được nghe tiếng nói của cô, cùng lúc được biết đến Hà Nội qua những chuyến tàu từ các vùng mạn ngược về dưới đó mỗi ngày. Cô cũng cho tôi biết, cô đang học ở Hà Nội nhưng hôm nay về quê, đến ga Phúc Yên cô xuống.
Đang chuyện trò, tôi và cô gái chợt ngừng, rồi vội vàng chia tay. Tôi không nói tên mình, nhưng được biết tên cô là Hà. Trong lúc còn ít phút bên nhau, sự yên lặng bên ngoài cánh đồng là hương vị của gió miền quê và một nỗi nhớ nhung vừa trỗi dậy từ vang âm những tiếng còi của đoàn tàu mỗi lúc nghe đang tới gần. Tôi và cô gái cùng trông thấy khói tàu lên cuồn cuộn.
- Vâng, em sẽ xuống ga Phúc Yên.
Tôi bước nhanh chân về đến chỗ các bạn đang tập trung. Hôm nay, chuyến tàu chợ rất là đông hành khách. Trước mỗi toa, ngổn ngang các thứ hàng hóa, thúng mủng, bao bị của những người buôn hàng. Sau khi điểm danh xong, chúng tôi lên toa phía gần cuối. Kế toa này, là hai toa chở hàng đặc biệt.
Tôi lấy được chỗ ngồi phía cửa nhìn xuống sân nhà ga. Ngừng đến nửa tiếng, lấy nước xong, tàu cất tiếng còi lên đường. Tôi thực sự cảm thấy vui với ngày trở về. Vào năm đó, trên chuyến tàu từ Guam hồi hương, nhìn biển cả bao la, lòng tôi buồn vô hạn. Bây giờ đây, với một tấm lòng của quê hương, sự trở về đã làm tôi xúc động.
Đoàn tàu lăn bánh chậm, sân ga lùi lại, có một sự nuối tiếc và niềm phân vân. Nhưng đến khi qua khỏi tháp nước, tàu bắt đầu chạy nhanh với tốc độ đường trường. Ngồi bên cửa toa, tôi tha hồ ngắm quang cảnh miền quê.
Khung cảnh các miền quê ngoài này và ở các tỉnh miền Trung ở phía Nam có nhiều nét mộc mạc, giống nhau. Tôi thích nhìn thấy cảnh ruộng lúa, những cánh đồng hoang, và thú vị nhất là những cây cầu bắc qua các con sông. Với lần này, tôi vừa có sẵn một số bài học về địa lý của ba miền Nam Trung Bắc, vừa có được thời gian dành cho mình sự tự do, thoải mái, tha hồ mơ mộng và tưởng tượng. Tôi còn giấc mộng của hai thứ tuổi thơ và tuổi trẻ. Tối hôm ấy, trên chuyến tàu thủy bôn ngày đêm từ Sài Gòn ra miền Bắc, tiếp liền đó, bằng xe lửa từ Hải Phòng đi lên Yên Bái, trong đêm và ngày tôi đã nhiều lần cố gắng để ghi nhận, để biết về miền Bắc, nhưng tuy có trông thấy từng quang cảnh sự ghi nhớ không được nhiều. Tôi nghĩ, biết vậy thôi, không mấy cần thiết, vả lại đâu có biết ngày nào trở về với gia đình, sống chết với quê hương con người thuộc về đất đai hoặc là sự bao dung của nhân thế. Nhưng với lần này, tôi lại thấy thực sự mình rất cần. Tôi không có mục đích nào trong ý nghĩ đang hiện hữu, ngoài một cảm xúc khi tận mắt quan sát, để cho mình biết, cho mình hiểu và tất cả đây vẫn phải nhờ đến môn học địa lý.
Khi tàu đến ga Phú Thọ, trời đã chiều. Tôi xuống ga, lúc tàu vừa ngừng. Trong lúc hành khách lên xuống, những người bán quà rong rao hàng, tôi giữ được cho mình vẻ yên lặng, vừa thân thiết. Tôi nhìn nhà ga, nhìn ra đường phố, và rồi nhìn cảnh sinh hoạt ở ga, sau cùng, trong lòng tôi có một chút kỷ niệm muốn tìm kiếm. Tôi nhớ ra Liên An, và đang mong tìm gặp nàng trong khung cảnh này, một buổi chiều ở nhà ga. Trong lúc cặp mắt tôi hướng mọi phía để tìm, tôi chợt hiểu ra, hôm nay là ngày mình hồi hương. Và, đi trên chuyến tàu hồi hương, tàu đến ngừng ở mỗi ga nào, tôi cũng sẽ xuống để tìm một bóng dáng Liên An.
Phú Thọ, tên của tỉnh nghe ra lớn, nhưng ở đây chỉ thấy màu xanh của những đồi trà, còn lại, từ nhà ở, đường sá, cùng mọi cảnh sinh hoạt bình thường thật buồn tẻ, nghèo nàn, thua kém hẳn với những quận huyện ngày trước ở các tỉnh miền Nam.
Tôi đang cố nhớ lại một câu chuyện trong cuốn tiểu thuyết Nửa chừng xuân, chợt vội vàng trở lên tàu khi nghe tiếp xíp lê thổi. Tàu rời ga, bên ngoài bóng chiều vừa tắt. Tôi có một cảm giác bâng khuâng, muộn màng. Rồi con tàu trên đường về Hà Nội trong chiều tàn và đêm tới. Tôi nhớ cô gái sẽ xuống ga Phúc Yên. Rồi tàu về tới ga Đông Anh. Tôi cũng đã biết, Đông Anh là một huyện nằm ngoại thành Hà Nội.
Trong toa chúng tôi ngồi, đông hành khách và người nào cũng có gánh hàng để ngay bên cạnh mình. Từ ga Đông Anh tới ga Gia Lâm rất gần. Khi tàu về đến Gia Lâm, lúc trông thấy người bẻ ghi cho tàu đi vào đường sắt phụ tôi biết ngay, tàu sẽ phải nằm chờ để tránh đường cho một chuyến tàu ngược.
Sự nôn nao lúc này làm tôi cảm thấy mình trở nên vụng về, không được tự nhiên lắm. Bề ngoài tôi chẳng có gì, nên mọi người không để ý. Nhưng trong tôi, có một đứa bé đang trên đường tìm đến Hà Nội. Và, tôi cũng nhớ ra cái bóng đứa bé đó thuở xưa cùng với chúng bạn chạy đuổi theo khi thấy một con tàu bỏ lại cái tháp nước rời ga, dần dần nó xa khuất.
Từ chỗ đứng bên ngoài cửa toa, tôi nhìn sang Hà Nội bên kia đang rực sáng ánh đèn. Thực là bâng khuâng, phút đợi mong của tôi được nhìn thấy Hà Nội có lúc làm tôi vui lên, có lúc, lại lo lắng khi nghĩ đến mình chỉ thấy Hà Nội mà không đi được vào trong lòng thành phố. Tôi không thể dự đoán trước, nhưng hầu như chắc chắn là khi tàu qua tới Hà Nội ngừng ở ga, chúng tôi cũng chỉ có được thời gian nghỉ nhiều lắm là một hai tiếng đồng hồ rồi lại lên chuyến tàu khác để đi vào Nam.
Khi chuyến tàu ngược vừa tới, thì tàu chúng tôi đi ngay, sau một tiếng còi rất là ngắn. Và, lòng tôi thực sự vui lên vì hiểu được rằng mình sắp đến Hà Nội.
Tôi đứng bên cửa toa, cố giữ thăng bằng lúc tàu chạy. Lúc này, chỉ có tôi và Hà Nội vui vẻ trong tiếng chuyện trò. Những hồi còi cứ kéo dài vang lên thật là rộn rã. Tôi cho Hà Nội biết, tôi đã sống ở Hà Nội lâu lắm, tuổi thơ của tôi là ở Hà Nội. Hà Nội ngạc nhiên, không tin vào giọng nói đến cả vẻ mặt tôi nữa. Nhưng tôi là người theo thuyết ký vãng, nên chi, tôi cũng có một Hà Nội mà thành phố này được tìm thấy trên các tấm bản đồ tiểu thuyết. Bên cạnh một người bạn dễ thương, trầm lặng, tôi nhớ ra được một thời kỳ rực rỡ của văn học khởi từ 1930 đến 1945. Trong thời kỳ này, nhóm Tự lực văn đoàn ra báo Phong Hóa, Ngày Nay, còn các nhóm khác ra các báo Hà Nội tân văn, Tiểu thuyết thứ bảy. Có đến bảy mươi nhà văn xuất hiện trong thời kỳ này, và nhà văn nào cũng có một vài tác phẩm nổi tiếng. Tôi đã đọc nhiều tiểu thuyết các nhà văn Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam, Thế Lữ, Vũ trọng Phụng, Nguyên Hồng, Nguyễn Tuân, và một số nhiều các văn tên tuổi khác nữa. Tôi đọc, cảm nhận ra không khí Hà Nội trong tác phẩm, vừa có sự ngưỡng mộ các nhân vật là những con người có cá tính lãng mạn, độc đáo, như Ngọc, Dũng, Trương và Trúc, rồi đến các thiếu nữ xinh đẹp có các cô Loan, Mai, Thu, Hà, trong đó một người tôi yêu hơn hết, đó là cô Loan.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,330
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Hình Bóng Con Tàu - Nguyễn Chí Kham

Postby bevanng » 02 Apr 2017

Khi cả đoàn tàu lọt vào chiếc cầu Long Biên, tôi như quên hết tất cả, chỉ thấy riêng mình đứng nhìn xuống con sông Hồng với dòng nước đang tràn chảy rất mạnh dưới ánh trăng. Một lúc người bạn Hà Nội nói với tôi, trên chiếc cầu này, ngày xưa, một đoàn quân Việt Minh thắng trận Điện Biên Phủ trở về thủ đô để tiếp thu Hà Nội.
Tôi nghe được tiếng sóng nước vỗ lên chân cầu. Đây là chiếc cầu Long Biên, từ phía Gia Lâm bắc qua Hà Nội. Tôi nhìn về phía Hà Nội để tìm con đê Yên Phụ xây dọc theo sông Hồng. Tôi chưa có một ý tưởng nào về thành phố, tôi chỉ mới nhìn thấy chiếc cầu và con sông. Khi ấy, tôi bỗng đưa tay ra ngoài để chạm lên các thanh cầu, bỗng dưng trong một cảm giác lạ lùng, tôi có ý tưởng mình đang tiếp xúc với lịch sử.
Và, trong khi nhìn thấy chiếc cầu dài, con sông rộng, tôi lại trông chờ, nghĩ rằng, con tàu vẫn còn xa, chưa về đến Hà Nội.
Một lúc lâu sau, đoàn tàu qua khỏi hết cây cầu, tiến vào nhà ga, rồi ngừng hẳn. Tới đây, tôi hiểu ngay rằng, thực sự mình đã có mặt ở Hà Nội vào giờ phút quan trọng nhất của một ngày hồi hương.
Tất cả chúng tôi cùng xuống tàu và tập trung lại một chỗ chưa đi đâu cả. Tôi cứ lóng ngóng, nhìn chỗ này, chỗ nọ, cảnh sinh hoạt về đêm trong nhà ga và những cảnh ở bên ngoài trên đường phố Hà Nội. Tôi nhìn, thu nhận một cách gấp rút, vì sợ rằng, chúng tôi sẽ lại đi tiếp một chuyến tàu nữa về trong miền Nam.
Từ một lối cửa ra ngoài mái hiên, bóng chiếc áo vàng của quản giáo Quang xuất hiện, bước đi vội, trên tay cầm một tập giấy. Vừa gặp lại chúng tôi, anh nói:
- Tám giờ đêm mai, các anh mới lên tàu Thống Nhất vào Nam.
Tôi nhìn dáng vẻ của Quang bằng cặp mắt thân thiện của mình.
- Các anh nghĩ tạm qua đêm ở ga, sáng mai sẽ đi thăm Hà Nội.
Có lẽ, tôi là người vui hơn hết. Thực tình mà nói, trong hai mươi anh em cùng trở về ai cũng trông mong sớm gặp gia đình, quê các bạn chúng tôi, người ở miền Trung, người ở miền Tây, miền Đông, chẳng mấy tha thiết gì về Hà Nội làm gì cả. Từ những năm qua, họ đã tận mắt thấy cuộc sống của người dân ngoài này, và hiểu rõ về một chế độ của xã hội chủ nghĩa. Riêng tôi, trong tâm hồn có đôi chút bâng khuâng, lãng mạn, nặng với tình yêu các cô gái, nặng lòng với các cuốn tiểu thuyết mình đọc và thích, rồi đâm ra yêu những nhân vật tiểu thuyết tưởng họ là những người có thực mình gặp ngoài đời.
Và, trong khi các bạn cảm thấy mệt mỏi, cần giấc ngủ qua đêm thì tôi lại thức. Tất cả anh em chúng tôi cùng tập trung ngay bên ngoài mái hiên chỗ nhà kho, người nào có tấm nylon thì trải ra nằm tạm.
Tôi để lại chiếc ba lô nhờ mấy bạn coi giùm để đi dạo một vòng. Không cần sự xét đoán, lòng tôi thực sự vui vì mình đã được biết Hà Nội. Tối hôm nay mình chỉ mới biết thôi, ngày mai, là sẽ thấy rõ và coi như là có sự hiện diện.
Dọc theo mái hiên, hàng quán rất là đông. Bên ngoài đường tàu, một vài chiếc nằm đậu chờ chuyến đi buổi sáng, hành khách còn ở lại trên tàu không xuống, họ đang ăn quà của những người bán rong. Những người bán rong ngoài này lớn bé, già trẻ đều có và họ ít gây tiếng ồn ào, không có cảnh xô bồ, giành dựt.
Tôi mua một gói thuốc hút rồi tìm đến một quán cà phê. Cà phê đã pha sẵn, không ngon, nhưng tôi uống để được thức ngủ và lấy cảm giác tỉnh táo. Ngồi trong quán, tôi biết mình đơn độc, xa lạ. Tôi chợt cảm thấy đói, và rất muốn ăn một tô phở vừa cho no, vừa để biết hương vị phở miền Bắc.
Thắm thoát thời gian tôi đi tù qua sáu năm như một giấc mộng trong điển tích nồi kê chưa chín. Sẽ có biết bao nhiêu là thay đổi, và ngày hôm ấy, trong cảnh tượng Sài Gòn hấp hối, đến nay, hầu như mọi người đều hẳn muốn quên. Tôi có ý nghĩ, người miền Nam khác với người miền Bắc. Người miền Nam lấy gì làm vui khi biết mình là thua trận, còn miền Bắc, ngoài con số cán bộ và chức quyền ra, người dân ở ngoài này cũng chẳng thấy hạnh phúc, sung sướng, nhìn đâu cũng thấy cảnh thiếu thốn, nghèo khổ, lam lũ.
Tôi không biết làm được gì. Bây giờ, một đêm ở nhà ga chờ tàu, và một ngày mai đi ra ngoài phố để nhìn thấy Hà Nội, chừng ấy thôi vậy mà tâm trạng của tôi vừa nôn nao, vừa trở nên lạnh lùng, rời rạc.
Tôi ra khỏi quán giải khát tìm đến quán phở trong nhà ga. Nhà ga mở đèn sáng suốt đêm, và nhân viên làm việc theo từng ca mỗi ngày.
Tôi ăn tô lớn, no bụng, dù phở không ngon. Khi chợt nghe tiếng còi vọng của một con tàu từ đâu không biết về đến ga, tư dưng tôi lại nghĩ đến những ngày trong tháng mười năm 1954, cảnh tượng di cư của người miền Bắc vào Nam, và một tối ấy, đoàn tàu dừng đậu ở ga Quảng trị ngay trước mặt nhà tôi.
Trong quán ăn, đông khách ra vào. Ở ngoài này, không có người phục vụ bưng đến tận bàn, mà khách mua, đến quầy mua phiếu trả tiền xong đứng sắp hàng chờ lượt mình. Khi có mặt trước người bán hàng ăn, đưa phiếu cho họ xem, ăn món gì họ múc vào tô món đó.
Tôi thực sự mong tìm gặp một người bạn quen. Nhưng rồi, tôi cố thủ ngồi trong quán đợi đến lúc trời rạng sáng. Khi tôi về lại chỗ tập trung, một số người ngoài này đến gạ hỏi mua thứ nào chúng tôi có được. Nhân lúc này, tôi bán cây bút máy Pilot của Nhật. Không ngờ cây bút bán được tới giá 50 đồng tiền Bắc. Vậy là trong túi tôi, với số tiền đường cộng lại, có được hơn sáu chục. Với số tiền này, cần tiêu hết một ngày cho Hà Nội, tôi cũng không tiếc.
Khi quản giáo Quang xuất hiện, chúng tôi được dặn dò, và thật yên tâm khi đồ đạc chung của anh em được nhà kho cho gởi tạm, lúc trở về ga sẽ lấy lại trước khi lên tàu.
Một lời thân tình tôi hỏi Quang:
- Cán bộ đi công tác lâu không?
- Khoảng mười ngày. Đưa các anh vào Nam, tôi còn ở trong đó một hai ngày nữa mới trở ra.
- Có cán bộ hướng dẫn, anh em chúng tôi cùng cảm thấy vui.
- Cám ơn điều anh nghĩ. Tôi cũng rất vui khi các anh được về với gia đình.
Không có giấy tờ gì cả, nhưng chúng tôi được người kiểm soát cho ra ngoài. Anh ta cũng vui vẻ, chúc bọn chúng tôi có ngày vui ở Hà Nội.
Có nhiều con đường ở quanh ga, một người trên đường chỉ cho tôi biết là đi xuống phố, lấy đường Trần Hưng Đạo là dễ nhất.
Buổi sáng mát mẻ. Hà Nội còn vắng, dọc con phố khá rộng, hai bên trồng cây lớn đều cách khoảng, đi trên lối vỉa hè tôi nhìn các dãy nhà ở, và quan sát cảnh sinh hoạt. Tôi thấy ở Hà Nội, nhà cửa quá cũ kỹ, ít xe cộ, người đi trên đường ai nấy một mình, có những tiếng rao hàng quà vọng lên nghe ra được nhưng không tìm thấy bóng người đâu cả. Tôi lấy làm lạ, đời sống dân chúng ở thủ đô rất là tầm thường. Tôi bất ngờ dừng bước, lúc trông thấy cảnh mấy đứa trẻ tranh nhau đặt xô nước ở các vòi nước ngoài đường. Tôi không nhận ra người Hà Nội của đô thị, vì chỉ bắt gặp và thấy lối ăn mặc của họ rất là quê mùa, thô sơ, không ra vẻ thanh lịch người của thành phố. Rồi, đến tiếng nói, tôi nghe rất khác hẳn với tiếng người miền Bắc hồi mới di cư vào miền Nam. Giọng Hà Nội của người di cư, nghe vừa ấm, và rất là cởi mở, thân tình. Tôi bỗng có ý nghĩ, những người miền Bắc di cư đều mang theo cả Hà Nội cùng với cả phong cách lịch lãm, họ chẳng để một chút gì cho những người còn ở lại cả.
Hà Nội vẫn yên vắng trên con đường tôi đang bước. Có lúc, tôi nghĩ và nhận xét, có lúc, tôi tự cho rằng đây là dịp may cho mình có được một một ngày ở Hà Nội. Tôi thích đi bộ một cách thoải mái, và thật sự mong mình có được cảm giác dễ chịu, vừa có đủ thời gian đi thăm hết các phố phường ở đây.
Cuối đường Trần Hưng Đạo, những phố Hà Nội mà tôi chờ mong đã được thấy tận mắt. Từ đầu góc phố Hàng Bài tôi dừng bước nghỉ chân, đứng ở đây, tôi bắt đầu dành cho mình một sự ghi nhận mới. Phía đằng kia, là hồ Hoàn Kiếm. Trong nắng, những phố chính bao quanh hồ nhộn nhịp, nghe vui tiếng cười nói, các ngả đường thật là đông người đi bộ và đi xe đạp. Tôi hít thở được không khí Hà Nội, và không cần đến tấm bản đồ, tôi cũng nhận diện và đọc thấy tên những con đường nằm quanh bờ hồ là trung tâm của thành phố. Ở xa kia là bến tàu điện tôi cũng nhìn thấy. Bên góc phố Hàng Bài có phố Hàng Khay, phố Tràng Tiền. Hồ Gươm trước mặt có hai con đường chạy song song dọc theo bờ hồ rất là đẹp qua những hàng cây dày kín rợp bóng im.
Một lúc lâu tôi xuống lòng đường đi qua phía công viên bờ hồ. Ở công viên, dưới các tàng cây, cách quãng đều có đặt các băng ghế để ngồi nghỉ. Từ nơi này, nhìn xuống hồ nước bạn sẽ nhận ra đây đúng là đất Thăng Long của ngày xưa vào thời lịch sử khai sinh nước Việt.
Tôi đi qua đám đông ở khu công viên bên con phố Hàng Khay, rồi dọc con đường Lý Thái Tổ, tôi đi thật chậm, cô tìm trong những hàng cây một thứ cây liễu, rồi lúc đến giữa con đường bên này tôi dừng bước nhìn sang phía Tháp Rùa đang in lên trong nắng. Tôi nghĩ ngợi qua đôi mắt của thời gian, dường như, tôi hiểu được rằng, Hà Nội đang tạo mối cơ duyên cho tôi để nhớ nghĩ đến lịch sử và sẽ gặp lại bao nhiêu con người trong dĩ vãng.
Tôi lại dời bước. Hà Nội như đang cùng vui đi bên tôi như một người bạn. Lúc này đây, tôi hiểu được rằng Hà Nội buồn bã vì sự nghèo kém, thiếu thốn, không còn là Hà Nội thanh lịch của thuở trước, nhưng vì, với tôi Hà Nội là trái tim của tình yêu và của một thứ ngôn ngữ thật rung động, nên chi, tôi thực lòng muốn nói với Hà Nội rằng đây là thành phố của thời tiết để tôi mơ mộng về tình yêu, và dù cho Thúy Hà không có mặt ở đây, nhưng tôi vẫn yêu nàng, và nàng làm tôi luôn nhớ mãi, son sắt lòng chung thủy.
Khi tới bến tàu điện, tôi trông thấy phía trước một dãy phố dài và hẹp. Tôi hỏi người qua đường, được biết nơi này là những phố buôn bán. Tôi đi vào lòng dãy phố, giữa con đường tàu điện chạy, nhà ở hai bến đối diện nhau và phố rất là hẹp ước tính ra bên này nhìn sáng bên kia khoảng chừng độ bốn mét. Hai bên phố đều có lối vỉa hè. Phố đầu tiên là Hàng Đào, rồi Hàng Bạc, cứ cách vài chục mét là có tên các phố khác. Tôi bắt đầu có cảm giác lòng mình chùng xuống, trầm lặng bước đi, vì tôi như nhận ra hiểu ra, Hà Nội trong sự đổi thay một chế độ chính trị đã tạo nên biến cố thương đau, dẫn đến sự kiện lịch sử của gần một triệu người miền Bắc rời bỏ quê hương vào miền Nam tìm tự do. Và, từ buổi ấy ra đi, hầu như không một ai mong ước ngày trở lại.
Những cái tên cũ của các con phố, các quán chợ vẫn còn dùng không để mất. Nhưng rõ một điều, tôi trông thấy con người lẫn với mọi sinh hoạt của Hà Nội thực nghèo nàn, quá tang thương.
Tôi ghé vào chợ Đồng Xuân lướt mắt quan sát một vòng cho biết rồi trở ra. Vừa lúc gặp chuyến tàu điện đến tôi nhảy lên, sau một vài chặng, tôi lại nhảy xuống, và chỗ này là phố Quan Thánh. Tôi lại đi bộ, và lúc này đây tôi hình dung một thời xưa của Hà Nội qua các tác phẩm tiểu thuyết.
Phố Quan Thánh yên vắng lạ thường. Nhà ở hai bên cũ kỹ, tường đầy rêu và con đường chỉ có cây là dày rậm, nhưng không mấy được sạch sẽ, chỗ đặt máy nước máy không tắt để cho nước tràn ra ngoài, ướt xuống lòng đường.
Sự tình cờ tôi dừng bước trước một ngôi nhà có bảng số 80. Tôi nhớ ra ngay đây là tòa soạn báo Phong Hóa của nhà văn Nhất Linh và của nhóm Tự lực Văn Đoàn.
Tôi đứng một lúc lâu để nhớ đến một thời xa xưa ở Hà Nội. Nhưng tôi cũng hiểu rằng, bao nhiêu nhà văn ngày trước nay đã vắng bóng.
Tôi dời bước, trong sự yên lặng của buổi sáng, lòng chợt nghĩ đến Loan và đang mong ước được gặp lại nàng.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,330
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Hình Bóng Con Tàu - Nguyễn Chí Kham

Postby bevanng » 02 Apr 2017

IX

Đoàn tàu tiến vào ga Huế trên đường sắt số l. Vừa lúc tàu ngừng hẳn tôi nghe được rõ hơn tiếng một nữ nhân viên của nhà ga thông báo cho biết tàu sẽ dừng lâu đến một tiếng đồng hồ để kiểm tra kỹ thuật và dành thời gian nghỉ cho hành khách ăn uống, tắm rửa.
Lúc này là đêm, đồng hồ nhà ga chỉ đúng mười giờ. Tiếng rao hàng quà của những người bán rong vang đều lên một nhịp. Đèn không đủ sáng, nhưng các hàng quán, chỗ nào cũng đông. Những đứa trẻ bán nước rửa mặt cho khách bằng cái thau nhôm ứng trực sẵn ở các vòi nước để lấy nước.
Tôi xuống ga, cảm giác thật dễ chịu với làn gió đêm nhẹ mát. Tôi không cảm thấy đói, và đã hai ba ngày nay tôi không ăn gì nhiều mà ngủ cũng ít. Tôi như là một kẻ còn nuối tiếc quá khứ, lúc nào, cũng mong tìm được một ai đó để hỏi họ về những con đường cũ ở miền quê. Bây giờ tôi cũng xa Hà Nội. Khi tàu về gần đến Huế, một hồi còi dài rúc lên làm tôi nôn nao, cố gắng nhớ cho hết những kỷ niệm trong bao nhiêu ngày tháng cũ mình đã sống ở thành phố này. Nhưng rồi, lúc cúi mắt nhìn xuống dòng sông, tôi thấy dòng sông trôi yên lặng, không rạt rào và cũng không nghe có tiếng sóng vỗ vào chân cầu.
Có ai cất tiếng gọi tên tôi. Tôi dừng bước nhìn quanh, chú ý hơn cả vào các dãy hàng quán. Tôi nghe lần nữa, chợt thấy có bàn tay vẫy vẫy ra dấu cho tôi đi đến gần.
Tôi nhận ra Oanh, thật hết sức ngỡ ngàng.
- Em là Oanh đây, anh nhận ra không?
Tôi gật đầu, mắt nhìn lại Oanh.
- Em trông thấy anh đứng ở cửa toa lúc tàu ngừng.
Tôi vẫn bối rối, đang tìm một đôi lời suôn sẻ.
Oanh đưa chiếc ghế mai tôi ngồi. Có hai người khách dừng lại, ghé vào quầy hàng của Oanh mua thuốc lá và kẹo mè xửng. Oanh lấy kẹo và thuốc bỏ vào cái túi giấy, xong tính tiền.
Hai người khách vừa đi, tôi đưa tiền cho Oanh để mua gói thuốc.
- Anh cứ lấy mà hút.
Tôi đốt điếu thuốc, qua làn khói nhìn lại gương mặt của Oanh. I
- Sau 75 cô Oanh còn dạy học không?
- Em vẫn còn dạy học.
- Không phải bán hàng ở đây suốt suốt ngày.
- Không, anh. Em bán hàng ban đêm. Ban ngày, có đứa em lên trông.
- Buôn bán được không?
- Cũng tạm anh.
Trong lúc mắt Oanh nhìn ra phía con tàu, tôi bỗng nhớ lại những ngày gặp Oanh trước khi cuộc chiến kết thúc.
- Hôm nay anh về lại Quy Nhơn.
- Không, tôi về Sài Gòn.
- Gia đình anh ở trong đó.
- Tôi chưa có gia đình riêng, trong đó, nhà của ba mẹ tôi.
Hai người im lặng, có khách vào, tôi để Oanh bán hàng. Tôi ngồi đây tối nay tình cờ gặp lại Oanh, còn với Huế, tôi có muốn nhắc nhở đến Kim Ly, Liên An, hay chị phượng Nga thì ba người này cũng đang ở xa.
Bỗng nhiên tôi hỏi:
- Cô Oanh có gặp lại anh Bảo không?
- Ủa, anh biết anh Bảo hả.
Tôi được nghe cô nhắc đến hồi đó. Anh Bảo ra miền Bắc tập kết.
- Anh ấy có về thăm. Anh làm việc ở Hà Nội, trong ban khoa học.
Tôi và Oanh đang chuyện trò, bỗng có một nhân viên hỏa xa xuất hiện. Oanh giới thiệu người chồng với tôi.
- Anh Thụy ngày trước ở Huế.
Tôi rời ghế đứng lên, cùng bắt tay với người chồng của Oanh.
- Tôi mới xuống tàu, không ngờ gặp cô Oanh.
- Ở Huế, nhà anh ở đâu?
- Không, tôi đi tàu Thống Nhất.
Oanh hỏi chồng:
- Anh xuống ca chưa?
- Chưa, một giờ nữa.
Chồng của Oanh là cán bộ, anh ta cũng thân thiện, nhẹ nhàng với tôi trong lời nói. Vội vàng, tôi mua thêm hai gói thuốc rồi rời quầy hàng của Oanh.
Tôi biến nhanh, bước vào một quán cà phê. Tôi ngồi ở quán uống ly cà phê nóng và nhìn ra chỗ con tàu đậu. Một lúc tôi để ý cách làm việc của các chuyên viên kỹ thuật khi họ xem xét những trục nối vào bánh xe, và các dây móc của goong tàu. Vừa làm, họ nói chuyện với nhau tôi không nghe rõ. Nhưng tôi nhận thấy, họ kiểm tra rất là kỹ, vì rằng, từ Huế vào Đà Nẵng, cũng như vào các tỉnh phía Nam tàu đi qua rất nhiều đường hầm, đường núi.
Tôi uống từng hớp cà phê và nghĩ đến những ngày sắp tới của mình. Thời gian đợi cũng lâu, rồi từ phòng máy, tiếng của nhân viên phát thanh thông báo cho mọi người biết là chuyến tàu Thống Nhất 2 sắp sửa khởi hành. Tôi vội nhanh chân trở lại tàu. Và, toa tàu của tôi đối diện ngay với quầy bán hàng của Oanh. Vừa trông thấy tôi, Oanh rời quán đi ra với cái túi giấy nhanh bước, lúc đưa cho tôi nàng nói:
- Em gởi anh chút quà.
Tôi cảm động nói lời cám ơn. Khi Oanh trở lại quầy, vừa ngoái đầu lại nhìn tôi thì sau một tiếng còi ngắn, tàu lăn bánh.
- Cám ơn Oanh nhiều lắm.
Hai người vẫy tay tạm biệt. Huế, thành phố này với nỗi buồn nhớ của tôi đang yên lặng. Tôi bật diêm đốt điếu thuốc để lấy sự an bình.
Rồi, Huế khuất dạng khi con tàu đã ra khỏi thành phố. Tôi nghe ra được tiếng lòng của Mỵ Châu reo vui lên mỗi lần nghe tiếng nói Phượng Nga về đến nhà. Như nắng ấm trong ngày cuối thu, hay đầu hè, gương mặt Mỵ Châu sáng rở lên và đôi mắt to của cô bé chăm chú nhìn một con chim nhảy nhót trên cành cây. Không thể nào quên được cô em yêu dấu của mình, nên mỗi lần gặp, lòng Phượng Nga rất vui, vừa tuôn tràn ra nước mắt, đó là hạnh phúc của bao nhiêu thương yêu nàng dành hết cho em gái của mình. Khi nhìn từng giọt nước ấm làm đỏ cặp mắt Phượng Nga, bạn như có cảm giác nàng muốn cất giấu những nét vẽ trên một bức tranh về cuộc đời cô em gái của nàng.
Hai ngày cuối tuần, không khí gia đình thật ấm cúng. Bữa ăn sáng ở tiệm phở, cả nhà ngồi chung bàn ồn vui tiếng trò chuyện. Bữa ăn trưa, ăn tối, trong nhà luôn có sự gần gũi, thân thiết hòa nhịp sống với các gia đình quen biết lâu năm sống cùng chung khu phố. Về nhà, thời gian nghỉ Nga nghe nhạc, đọc sách, chuyện trò với Mỵ Châu, đôi khi nàng thay thế mẹ tiếp khách mấy người bà con hai bên nội ngoại tới nhà thăm. Và, dự tính về lễ hỏi cho Nguyên và Nga đang tới lúc, mỗi ngày một gần. Ngày sắp tới đó bông hoa hồng xinh đẹp của cô bắt đầu nở.
Rồi Nga lại trở ra Huế, từ bến xe nàng đón xích lô về căn nhà nàng thuê ở, lúc này đây nàng đang cảm thấy buồn nhớ vì vắng Nguyên. Nguyên lên tiền đồn, thời gian công tác đến mười ngày mới kết thúc.
Buổi chiều, Nga đạp xe qua trường Mỹ Thuật, lúc này đang còn nghỉ hè, cô vào văn phòng nạp thêm số giấy tờ liên quan đến năm học tới, là năm cuối cùng thi tốt nghiệp. Khi xong việc ra về, vừa tới cổng Nga gặp thầy Văn, hai thầy trò đứng nói chuyện chốc lát, và nhân thể người thầy hỏi cô đôi chút chuyện riêng về Nguyên là người bạn, cô gái đây là ý trung nhân yêu quý của chàng.
Chừng khoảng nửa tiếng, thầy trò chia tay. Thầy Văn vào trường, còn cô gái một mình thanh thản đạp xe vào khu Đại Nội. Qua khỏi vòm cổng, hai bên là vườn trồng đủ các thứ cây ăn trái, nhiều nhất là mận, mùa này mận đang sai quả. Lối vào Thái Miếu nhỏ hẹp lát gạch, rất nhiều cây phủ bóng mát, đây là nơi đặt những hương án thờ từ vua Thế Tổ Gia Long đến Duy Tân. Không khí trong Thái Miếu mang vẻ âm u, ánh đèn điện không đủ rọi sáng, từng bước nhớ tưởng, Nga lặng lẽ nhìn lâu trên mỗi bức ảnh các vị vua qua mỗi thời đại thăng trầm của đất nước trong lịch sử.
Triệu Miếu, gần cạnh đó, nơi đây có đủ án thờ của 9 vị Chúa, từ Chúa Tiên Nguyễn Hoàng đến Chúa Nguyễn Ánh. Chúa Tiên là người có công trong cuộc di dân vào đằng trong, cuộc di dân trở thành cuộc Nam Tiến được các vị Chúa mỗi đời kế tiếp thực hiện và bình định lãnh thổ. Tới vị cuối cùng, chúa Nguyễn Ánh dẹp được triều đại Tây Sơn lập nên nhà Nguyễn, trở thành vua Thế Tổ Gia Long.
Trong khung cảnh tĩnh lặng, Nga chợt có cảm giác mình đang ở vào một thời nào trong linh hồn lịch sử.
Nơi đây, chỉ có một mình cô gái.
Nga dắt xe đạp qua vòm cổng, rồi theo một lối đi dẫn tới nơi trưng bày Cửu Đỉnh bằng đồng, ở chỗ này cũng là nơi sinh viên đến đây học vẽ theo lối rập (estampé) in bằng giấy dó những hình chạm trỗ trên mỗi chiếc lư đồng lớn, rất là uy nghi, và ý nghĩa Cửu Đỉnh cũng là sức mạnh cầm quyền của các nhà vua.
Bên chiếc xe đạp vừa dừng, áo trắng cô gái in lên trong nắng. Không có ai trong các bạn chụp được một tấm ảnh cho nàng. Nga đưa tầm mắt nhìn rộng và xa, nàng thấy một con đường dài băng qua bãi đất trống, thấy một chiếc cầu hẹp, qua khỏi chiếc cầu này lại có con đường dẫn đến Tàng Kinh Các, một con đường khác nữa đi tới Điện Thái Hòa.
Nàng lên xe đạp, lại đi. Nắng chiếu in xuống bóng dáng nàng trong dáng chiếc xe đạp đang di chuyển. Gió thổi tung mái tóc sau lưng nàng bay lên. Nhưng nàng cứ mặc cho gió ùa ngập đến và bao quanh mình.
Tới sân ngoài Điện Thái Hòa, cô gái xuống. Tựa xe bên gốc sứ, cô chậm bước, và luôn muốn dừng bước để chiêm ngưỡng quang cảnh. Bên ngoài Điện Thái Hòa, cảnh vật và quần thể của kiến trúc thật là hài hòa, uy nghi, đúng là chốn cảnh cung đình điện ngọc của thời các vua chúa ngày xưa.
Sân đình lát gạch thật rộng, đi lần ra phía ngoài tới một chiếc cầu lát đá bắc qua hồ nước, rồi đến cửa Ngọ môn. Phía trên mái cửa Ngọ Môn là Lầu Ngũ Phụng. Đứng trên dãy lầu này nhìn xuống, bên dưới là hồ sen xanh mướt những cánh lá và hoa của mùa sen cũng đang nở.
Phượng Nga nhìn ngắm khung cảnh Đại Nội, từ mấy năm qua, cảnh đã rất quen thuộc với nàng nhưng hôm nay lần đầu tiên nàng đối diện với cảnh bằng những cảm xúc thật đặc biệt như thể nàng là một du khách đầu từ xa mới đến. Một lúc sau, từng bước, từng bước nàng lên chín bậc thềm cấp rồi đi vào bên trong cung điện.
Nga cảm thấy nhỏ bé, trong cảm giác ngập ngừng như thể cô vừa nhận ra cái non nớt về tài năng của mình trước một bức họa lớn.
Hai bên cung điện, những hàng cột tròn bằng đá to lớn, chạm trổ ánh lên từng màu sáng của nghệ thuật, và chỉ cần chạm tay vào mặt đá là nghe ra âm thanh huyền nhiệm một thời nào đó của lịch sử.
Ngay giữa chính điện, là ngai vàng của Vua. Nền điện lát bằng đá thanh mát lạnh, càng lúc, cô gái nhận ra hương sắc thơm mát của đá hoa bên dưới thấm lạnh lên chân cô, và đến cả thân người cô. Vâng, nơi cung điện này chính là sự nghiệp to tát và lâu dài, từ đời vua Thế Tổ Gia Long khai lập đến Bảo Đại là vị vua cuối cùng.
Viện Bảo tàng nằm gần cạnh trường Mỹ Thuật của Nga học, nhưng cô không có ý định thăm viếng nữa.
Một mình với hạnh phúc đã làm nên vẻ đẹp yêu thương, giờ thì cô gái ra về.
Nga không về nhà ngay sau khi ra khỏi Đại Nội, cô đạp xe xuống phố Trần Hưng Đạo ý định vào các nhà sách, rất có thể cô xem ciné nếu có phim hay. Ngày hôm qua buổi sáng chủ nhật ở Đà Nẵng, cô đi phố chơi, và xem cuốn phim Vacance Romaine ở rạp hát Lido. Cuốn phim thật hay, hai tài tử nổi tiếng đóng là Audrey Hepburn và Gregory Peck.
Huế, những buổi chiều dạo trên phố chính Trần Hưng Đạo, bạn luôn thấy cảnh sinh hoạt chuyển động rất nhịp nhàng. Nắng cuối hè đang cho thành phố ít nhiều mùi vị thơm và ấm. Và trong nắng chiều, bóng dáng chiếc áo dài trắng của các cô gái Huế trông rất tha thướt. Nhưng mà, trong những dáng ấy, một mình Nga thật nổi bật.
Nga dừng xe đạp trước cửa hiệu sách Gia Long. Đây là hiệu sách lớn nhất nằm trên dãy phố chính này. Những ai sách mua ở đây, thường được bớt 20% trên giá bìa. Khi thấy Nga xuất hiện vừa nhẹ bước đi vào cửa hiệu, một người khách trông thấy bỗng đưa mắt nhìn. Và, chiều nay, trong hiệu sách cũng có đông các chàng trai đang là học sinh và sinh viên.
Nga chậm bước, mắt vừa ngước tìm kiếm sách qua từng dãy kệ. Nàng đọc từng tựa sách, và đang có ý chọn. Bên cạnh một cô gái, Nga đứng tìm sách ở hàng kệ dành cho tiểu thuyết.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,330
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Hình Bóng Con Tàu - Nguyễn Chí Kham

Postby bevanng » 02 Apr 2017

- Nga với tay lấy cuốn truyện Gìn Vàng Giữ Ngọc xuống, mới lật qua bỗng nghe tiếng cô gái đứng bên. - Chị Nga.
- Ủa, Liên An.
- Hay thật, em và chị gặp nhau. Anh Nguyên đâu?
- Anh đi công tác chưa về.
Hai người nhìn nhau, đôi mắt chan chứa niềm vui. Nga nói:
- Thư cho mình hay, Liên An đi Sài Gòn?
- Em cũng vừa mới về.
- Đi Sài Gòn chơi vui không?
- Cũng vui, chị Nga. Em vào đó nạp đơn xin du học.
- Liên An đi Pháp?
- Không, em xin học bổng đi Mỹ.
- Chừng nào Liên An đi?
- Em đang chờ, nhưng hy vọng.
- Thư nói, Liên An đậu hạng Bình.
- Em cũng may mắn.
- Nhưng Liên An luôn là học sinh giỏi.
Liên An ngước mắt nhìn Phương Nga, cô nói:
- Chị Phương Nga đẹp quá.
- Khen hoài.
- Thật đó.
- Vậy mình đãi bạn đi uống nước nghe.
Liên An nói:
- Để em khao chị. - Hay quá. Mình rất mừng vui Liên An được đi du học.
- Cám ơn chị Nga.
Hai người dời kệ sách đi ra ngoài, dừng chờ ở quầy tính tiền. Bên nhau, tiêng trò chuyện nho nhỏ vừa đủ nghe.
Lúc ra đường, hai cô gái áo trắng đạp xe đi bên nhau hướng về phía cầu, sau đó ghé vào một quán nước nhìn ra bờ sông.
Lúc trông thấy hai cô gái vào quán, nhiều người đưa mắt nhìn, nhưng cả hai cô rất tự nhiên, và chọn ngồi một bàn ngoài cuối mái hiên.
Đứa bé gái con chủ quán đến, Liên An hỏi ý Nga xong bảo:
- Hai ly chè đậu xanh.
Khi đứa bé gái trở gót vào quán, Nga hỏi:
- Liên An đi Sài gòn lâu không?
- Em đi đúng một tháng. Em có lên chơi Đà Lạt một tuần.
- Mùa hè, ở Đà Lạt mưa phải không?
- Có mưa, nhưng buổi chiều nhìn thành phố rất đẹp.
Nga nói:
- Cảnh của Đà Lạt là cảnh của sương mù, rừng thông.
Liên An hỏi:
- Chị Nga có ở Đà Lạt rồi.
- Không, mình có đi chơi. Nhưng cũng chỉ mới biết phố, một vài thắng cảnh về thác và vườn hoa.
Đứa bé gái trở lại với khay chè, nó đặt ly bên Nga trước rồi đến Liên An. Trên bàn có một thau nhỏ vun đầy nước đá bào.
- Em mời chị, Liên An nói.
- Cám ơn Liên An.
Vị chè ngọt thanh, đậu mềm nhuyễn, vừa dẻo thơm. Hai cô ăn thật chậm thưởng thức món chè như thể là chính mình nghĩ ra được câu chuyện hay.
- Năm nay là năm cuối của chị?
- Không, năm tới.
- Chị có dự tính triển lãm tranh không?
- Cũng rất muốn, nhưng chưa chuẩn bị.
- Bức tranh lụa chị triển lãm dịp Tết, em rất thích.
- Hôm đó, lễ hội thật là vui.
- Những lễ hội làm thành phố này như có sự đổi mùa.
- Mình cũng có ý tưởng như Liên An vậy.
Rồi ngừng ít giây, hai người đưa mắt nhìn nhau. Bỗng Liên An hỏi:
- Anh Thụy có biết chị không?
- Mình chưa gặp, chỉ nghe anh Nguyên nhắc.
- Em có gặp anh ấy.
- Ở Đà Lạt?
- Không, ở Sài gòn. Anh ấy rất là vui tính. Gặp nhau trên phố Catinat, anh mời em vào quán cà phê Pagode, ở quán này, có bà caissière rất đẹp. Anh ấy coi bộ si tình, nói chuyện về bà này cho em nghe như một nhân vật tiểu thuyết.
- Liên An có thấy bà không?
- Em có thấy. Quả thực bà ấy đẹp, một vẻ đẹp buồn trên cặp mắt.
- Thụy, rất có tâm hồn nghệ sĩ.
Một giọng vui, Liên An kể lại buổi gặp Thụy ở nhà Thư mà trước đó tình cờ đi chung một chuyến xe buýt và cùng xuống ở trạm nhà ga.
Nga nói:
- Lần đó em anh Nguyên về phép, mình đang ở Đà Nẵng.
- Anh Thụy có hỏi thăm chị. Anh ấy nói, chưa hề gặp nhưng nghe qua tên chị, anh hình dung được một bóng dáng.
- Rồi anh thấy sao? em hỏi.
Anh Thụy nói:
- Phượng Nga cho anh một gương mặt thiếu nữ thân quen đã gặp đâu từ trước. Và, chỉ một lần, hình ảnh ấy là mãi mãi.
Phượng Nga cười, nàng hỏi:
- Anh ấy có biết Liên An du học không?
- Có, em có nói. Ít ngày sau đó, anh đến Nha du học tìm em.
- Mình chưa gặp, nhưng luôn nghĩ người em của Nguyên rất có tâm hồn.
Ngồi trong quán khá lâu, Liên An gọi đứa bé đến trả tiền nước. Hai người rời quán đến bãi gởi xe đạp.
Khi lấy xe ra đường, Liên An nói:
- Em phải đến nhà bà cô?
- Vậy hả.
Nhưng hai cô gái vẫn còn chuyện trò, đạp xe đi bên nhau một quãng tới cây cầu rồi mới chia tay.
Về nhà, sự yên lặng làm Nga cảm thấy dễ chịu, nhưng nàng đâm ra nhớ Nguyên, rất mong đợi tối nay chàng về nhà.
Nga kéo cửa màn khi thay quần áo. Bên ngoài trời đang gió. Nga thay bộ quần áo nhẹ màu xanh hạt cải, tự dưng có cảm giác sao mình còn nhỏ bé quá.
Không cảm thấy đói, nên cô gái ra phòng ngoài mở cửa sổ nhìn ra buổi chiều trên dòng sông. Ở Huế, hình ảnh buổi chiều trên các dòng sông luôn luôn là một khúc nhạc êm dịu thật đẹp buồn, ở mỗi cảnh của khúc nhạc, bạn như trông thấy hình bóng một cô gái, lúc với đôi mắt, lúc với khuôn mặt, và hẳn rằng, chúng ta phải đợi chờ những buổi sáng thu, những chiều mùa đông dài, tất cả trong sương mù bao phủ kín, lúc ấy, bạn nghĩ nhiều đến một mái tóc tha hương.
Nga đóng kín các cánh cửa khi trời tối. Dưới đèn sáng, nàng bắt đầu bữa ăn. Và rồi, tối nay nàng đi nghỉ sớm. Trong giấc ngủ, nàng nằm mơ thấy mình đi lên Đà Lạt bằng một chuyến xe lửa. Nàng có cảm giác như mình đi thực, ngồi bên cửa toa xe nàng trông thấy cảnh vật rừng núi, dòng suối của miền cao nguyên trong buổi chiều. Nàng thức dậy khi biết mình đến thành phố vào một ngày mưa nặng hạt, trong cảnh vật dày kín sương mù.
Nga bỗng nói với Nguyên:
- Hạnh phúc của đôi ta là mưa.
Nguyên nói:
- Những ngày mưa dài trên thành phố, anh và em đi bên nhau.
- Em rất thích trời mưa.
- Anh cũng như em. Vậy, nơi thành phố này, mình hãy đi bên nhau dưới trời mưa.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,330
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Hình Bóng Con Tàu - Nguyễn Chí Kham

Postby bevanng » 02 Apr 2017

X

Về nhà, tôi thật có sự hụt hẫng, lạ lùng. Tôi có cảm tưởng như nhà ở mình còn vắng, anh Nguyên vẫn chưa được về nhưng rồi biết làm sao được, tôi đành nguôi.
Tôi chỉ nghỉ ngơi chừng một tuần xong đi tìm kiếm việc làm. Tôi không đến cơ quan nào xin việc, mà chỉ tìm cách làm tự do. Một hôm có người quen trong xóm giới thiệu tôi hai chỗ dạy học, dạy môn Toán cho hai em nhỏ một đứa học lớp 8 và một đứa lớp 9, mỗi tuần bốn giờ. Tôi nhận ngay, và gom chung trong cùng một ngày, dạy luôn hai xuất. Thời đi học, tôi rất khá môn này. Có hai thầy giảng bài hay, dễ hiểu là thầy Nguyễn đình Chung Song và Nguyễn văn Phú. Bây giờ nhớ lại phương pháp giảng của hai vị thầy này, tôi áp dụng cho việc dạy thêm của mình. Kể ra không có gì khó, trình độ học sinh sau này so với miền Nam trước 75 thua kém xa, về chương trình học về môn Toán cũng hạ thấp xuống cả về giáo khoa và bài tập.
Do đồng lương dạy thêm không được khá nên công việc chạy ngoài mới là chính yếu. Tôi bán vé số, thuốc lá, chạy các mối hàng, sau cùng là nghề báo và bán thêm sách cũ. Về việc bán báo, tôi có một chút vốn đăng ký mua vài trăm tờ cho mỗi loại báo, và lần nào nhận báo xong tôi đi bán dạo tới những khu giải trí, ra bến xe, lên nhà ga, hoặc đến từng quán cà phê. Với số lượng vài trăm tờ bán lẻ được, tôi có món tiền lời khá. Khi tôi vào nghề chưa ai biết, đến lúc tạo thành mối quen, có một số đại lý giao báo cho tôi đi bỏ cho các sạp, ăn theo giá huê hồng. Đời sống tôi hàng ngày ở ngoài đường, thấm mồ hôi, thêm cả mưa và nắng. Thế nhưng, trong túi có được tiền đó là những ngày vui.
Tôi vẫn thường gặp anh Giang vào buổi chiều ở quán cà phê. Buổi chiều Sài Gòn, các quán nhậu đông người, ồn ào, nhưng quán cà phê thì nhẹ nhàng, thoải mái hơn. Nơi quán cà phê, chúng tôi nói đủ thứ chuyện, nhiều hơn hết là chuyện văn chương. Những năm qua anh Giang sáng tác đều, mỗi truyện ngắn dài chừng 8 đến 10 trang viết tay, viết xong tôi là người hân hạnh được anh đưa cho đọc và nêu một số nhận xét. So với thời trước 75, về sau này, tôi và anh Giang có sự gần gũi, thân tình hơn. Thời trước, vì công việc và chức vụ nên chúng tôi chỉ đến với anh vào những ngày cuối tuần, không một ai lợi dụng lòng tốt của anh mà đến chỗ anh làm vào ngày thường. Tuy nhiên, anh Giang cũng như nhà văn Võ Phiến, là mẫu người Bình Định rất thẳng.
Anh Giang là một tài năng đa dạng, những lúc bên anh, tôi học hỏi nhiều. Sự phát triển trình độ nhận thức văn học của tôi, có từ anh. Tôi thuộc lứa học trò của anh, nhưng chưa học với anh ở lớp ngày nào để nghe anh giảng bài. Từ mối duyên văn nghệ biết nhau, trở nên thân thiết với nhau, và tôi đã có nhiều dịp cùng anh đàm đạo văn chương. Về cuốn truyện Kiều của cụ Nguyễn Du như là một phép lạ, anh nói:
- Đọc lại truyện Kiều, mình có ý nghĩ Nguyễn Du tiên tri cho số phận miền Nam. Khi Hà Nội thôn tính xong, việc trước mắt là gom hết những tinh hoa của miền Nam, không phải, dành một chỗ đứng cho họ trong chính phủ mới, mà tập trung đưa tất vào trại cải tạo, nói là học tập, nhưng vào tù.
Từ khi Thúy Kiều vào lầu xanh, cuộc đời nàng chẳng mấy khác chi sĩ quan cải tạo qua một đoạn trường gian khổ ở nhà tù. Trong đời Kiều, những cảnh tượng ly hương như thế nào, các bạn chúng ta cũng gần như vậy. Nêu hết ra từng câu trong truyện Kiều, câu nào cũng xác đáng với thực tại mình đang sống cả. Những lúc suy ngẫm kỹ, mình tìm thấy tất cả. Những năm qua, trong cảnh người vượt biên bỏ xứ sở ra đi, hoàn cảnh mỗi người thế nào, trong truyện Kiều có những đoạn thơ hay và tả rất đúng:
Đêm thu khắc lậu canh tàn
Gió cây trút lá trăng ngàn ngậm sương
Lối mòn cỏ nhạt mùi sương
Lòng quê đi một bước đường càng mau
Tiếng gà xao xác gáy mau
Tiếng người đâu đã mái sau dậy dàng

Tôi hết sức thích thú nghe xong đoạn thơ anh trích dẫn. Tôi cũng nhớ ra một đoạn này nữa:
Cất mình qua ngọn tường hoa
Lần theo đường bóng trăng tà về tây
Mịt mù dăm cát đồi cây
Tiếng chày điếm nguyệt dấu giày cầu sương
Canh khuya thân gái dặm trường
Phần e đường xa phần thương dãi dầu

Nhớ ngày đầu tiên sau hơn sáu năm đi tù về đến thăm tôi làm anh hết sức ngạc nhiên, có một phần anh hơi giận vì sao bữa đó ra đi mà không thực tình cho anh hay biết. Và rồi, sao mà suy tính hời hợt, cạn lời như vậy khi đã đặt chân tới đất Mỹ rồi còn quay về. Hết chỗ nói, một người đã ở trong quân đội, đã làm về ngành tâm lý chiến mà chẳng hiểu chi về người Cộng Sản cả.
Tôi chợt hỏi:
- Anh không có ý định gì sao?
- Cũng có, thử hai lần.
- Đang mùa này sóng biển lặng.
- Thụy đi không?
- Rất là muốn, nhưng em không có tiền.
Có những giây phút anh Giang lặng yên, nghĩ xa gần một chuyện gì đó. Những rồi, tất cả dở dang để bắt đầu xóa đi sự mộng mỵ và trở lại với cuộc sống giữa đời thường.
Kim Thi năm nay đã hơn tuổi ba mươi, lấy chồng được bốn năm, nhưng rồi ly dị. Nàng đang sống một mình, không con cái. Tôi không biết chồng nàng muốn ly dị vì nàng không sinh đẻ được, bị hư thai mấy lần, hay là có nhiều lý do khác nữa. Kim Thi không đẹp, nhưng có nét duyên, nàng có một năm ở Đại học Sài Gòn trước 75, rồi vẫn học tiếp, và hiện vừa dạy học vừa trông coi một cửa hàng bán cả sách và báo. Tôi là mối hàng thường ngày của nàng. Trên đường Trương Minh Giảng, tôi bỏ báo bốn sạp, số lượng nhiều nhất là báo Tuổi Trẻ và báo Văn hóa Thể Thao. Nhà ở và sạp báo của Kim Thi ở cuối đường. Thực sự, trước tôi có người đi bỏ báo, nhưng anh ta nghỉ vì đã có giấy gọi đi Canada đoàn tụ gia đình.
Trước khi đi, anh nhờ tôi, tôi nhận lời ngay, làm tốt công việc thường ngày nên chủ sạp báo nào cũng có cảm tình.
Buổi trưa, nàng thường trông coi hàng, vừa đọc sách. Bỗng thấy tôi đi ngang, nàng gọi:
- Anh còn báo Tuổi Trẻ chủ nhật không?
- Còn.
- Năm chục đủ không?
- Tôi chia bớt hai chục, tôi đi bán lẻ nữa.
- Giao hết luôn đi.
- Không được.
- Kỳ này lại thiếu.
- Lần sau, tăng số lượng.
- Có thể.
Tôi được nàng mời nước. Vừa rót trà ra tách, nàng hỏi:
- Anh chỉ hoạt động tuyến trên này?
- Không có. Gặp đâu tiện, đi về hướng đó.
- Có khi nào đi xa không?
- Có chứ, các bến xe miền Đông, miền Tây, ở đường trên này tôi đi tới Bà Quẹo.
- Làm ăn khá không?
- Tạm được thôi.
Rót nước xong, nàng cầm tách mời tôi lịch sự. Cuốn truyện nàng đọc gấp lại, tôi đọc tựa, đây là cuốn truyện dịch của một nhà văn người Anh.
- Trước đây, anh dạy học hay ở quân đội.
- Tôi ở quân đội.
- Có bị đi cải tạo không?
- Có.
- Về lâu chưa?
- Mới về.
- Chị ở nhà làm gì?
- Tôi còn độc thân.
- Thôi đi, ông.
Nàng nhìn qua tôi, đôi mắt nghi ngờ. Tôi không nói gì thêm, thong thả uống hớp trà.
- Trà Bắc Thái, phải không?
- Giỏi.
Nàng cười, đôi mắt trở nên tình tứ. Tôi chợt hỏi:
- Ông xã đâu, không thấy.
- Hỏi chi vậy?
- Thì cô đã hỏi tôi chuyện riêng, thân tình, hỏi lại không được sao?
- Không được.
- Sao khó vậy?
Nàng mỉm cười:
- Ông có dụng ý.
- Trưa vắng, có hai người thôi.
- Tôi hiểu, không nhầm đâu.
Tôi cười nhìn qua nàng. Nhìn ra con đường, đầy nắng và bụi. Tôi ngột hơi thở vì múi xăng sống của một chiếc xe Honda vừa chạy vụt qua.
- Anh là người Huế hay Quảng Trị?
- Quảng Trị.
- Tôi đoán như vậy. Hồi trước, ba tôi dạy học ngoài đó.
- Bác ở nhà cũng làm nghề giáo. Hồi đó nhà tôi ở trên ga, đối diện với tháp nước. Chung quanh xóm nhà ga tôi ở, hầu hết là gia đình người miền Bắc di cư.
- Tôi còn nhỏ, không nhớ nhiều lắm.
- Quảng Trị, ngoài quê tôi nghèo, nhớ làm chi.
- Chà, nói ra vậy để người ta thương hại.
- Ai có lòng thương, tôi chịu liền.
Bỗng thấy vui, nàng đập nhẹ bàn tay nàng trên vai tôi. Bất ngờ, tôi nắm giữ lấy tay nàng.
- Ông làm gì vậy?
Tôi lặng im, ngó nàng. Bỗng nàng quay đầu, nhìn qua khoảng sân hướng vào trong nhà. Tôi thấy qua khoảng sân, căn nhà đóng cửa.
Tôi lật cổ tay nhìn đồng hồ rồi đứng dậy đi ra xe đạp dựa bên gốc cây. Tôi dở thùng giấy, lấy xấp báo Tuổi Trẻ đếm số lượng 20 tờ.
- Cho ba chục đi.
Tôi chiều ý đếm ba chục đem vào.
Không kiểm lại, nàng kéo hộc tiền đưa tôi 120 đồng.
- Bây giờ về nhà?
- Không, tối mới về.
Hai người chợt nhìn nhau, cặp mắt nàng bất động, đứng im.
- Tôi đi.
Nàng rời quầy, bước theo tôi.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,330
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Hình Bóng Con Tàu - Nguyễn Chí Kham

Postby bevanng » 02 Apr 2017

Sau buổi gặp đó, tôi và nàng có chuyện tâm tình. Tôi biết rõ thêm chuyện riêng của nàng, còn nàng thực sự là tin tôi. Rồi hễ có dịp nhà vắng, chúng tôi được gần gũi, san sẻ với nhau.
- Sao mà không chịu lấy vợ?
- Không thích.
- Chán đời phải không?
- Không thích gì cả.
- Hay là có yêu ai một chiều, đâm ra si tình, tuyệt vọng.
- Em nói đúng.
- Hồi đầu mới gặp, biết anh là kẻ thất tình.
- Chỉ đúng có một nửa.
Nàng cầm bàn tay tôi lật ngửa.
- Anh có số đào hoa.
- Em biết xem chỉ tay.
Nàng bóp nhẹ lòng bàn tay của tôi, rồi đến những ngón tay.
- Anh bề ngoài có vẻ tầm thường, nhưng rất dâm đãng.
Tôi sợ. Nàng cười lớn tiếng, khỏa lấp điều mình nói. Tiếng cười lớn của nàng làm tôi xốn xang. Không cho kháng cự, tôi vật nàng xuống và đè nặng lên toàn thân của nàng.
Khi một người phụ nữ sống trong tình cảnh đơn độc đã khóc, cất tiếng không ra lời, người đó thực sự yêu mình, ở nhà ba mẹ khuyên tôi lấy vợ, nhưng tôi không ước mong gì nữa cả. Có lúc, nhớ bao nhiêu người cũ sống qua tâm tưởng của mình, tôi đợi chờ. Và có những lúc, tôi thèm khát tìm ra được một cô gái có thực ở ngoài đời giống như nhân vật cô Thu trong cuốn truyện Bướm trắng của Nhất Linh. Và, nhớ đến nhân vật đó, tôi nghĩ rằng, có một ngày mình sẽ gặp.
- Thúy Hà, nàng đã có chồng rồi, sao anh vẫn cứ mơ nghĩ nàng là người vợ.
- Kiếp trước, nàng là vợ của anh.
- Sao anh nghĩ chuyện quá hão huyền.
- Chuyện có thực. Kiếp trước, nàng làm vợ anh.
- Bây giờ thì khác.
Tôi kể cho Kim Thi câu chuyện của một cô bé tôi gặp ngày đó khi cô cùng với người cha ghé vào quán cơm của mẹ tôi.
- Nàng thật giống, giống lắm hình ảnh mẹ tôi lúc bà còn trẻ.
- Anh luôn nhớ đến nàng, còn nàng cứ mãi ở xa anh.
- Không đâu, nàng và tôi vẫn sống với kiếp luân hồi.
Thời gian qua đi, tôi không bận tâm gì khác ngoài chuyện mưu sinh. Và hàng tuần, tôi có cơ hội đến sạp báo của Kim Thi nhiều hơn. Những lúc nàng bận dạy học thì có cô em họ và mẹ của nàng trông coi. Hai người, hẳn đã không hay biết sự dan díu của tôi và nàng.
- Anh đã ngủ với cô ấy chưa?
Nàng nhìn tôi với cặp mắt rất hiền dịu. Tôi hết sức cảm động về câu nàng hỏi. Và, với tấm lòng của nàng, ngọn lửa ái tình thuở trước của tôi trong một đêm ấy ở khách sạn vội dập tắt, muốn rằng, ngày đó đã nguội lạnh.
Cho đến tháng mười, anh Giang vượt biên. Anh đến nhà tìm tôi vào sáng chủ nhật. Chắc là có chuyện riêng, tôi và anh ra quán cà phê ngồi.
Sau một hớp cà phê, hai người đốt điếu thuốc.
- Mình sắp đi Quy Nhơn.
- Anh đi lâu không?
- Chừng tuần lễ.
- Bác ở ngoài nhà đau?
- Mới nhận được thư nhà.
Tôi hiểu được ý định anh Giang. Ngày chủ nhật, báo Tuổi Trẻ ra số đặc biệt nhưng đến trưa mới phát hành. Tôi đi với anh Giang về nhà anh, rồi tiễn anh ra bến xe. Trên quãng đường vắng, anh nói:
- Có được tin vui, mình sẽ nhắn.
- Mong anh được yên bình
Nhớ hai câu trong truyện Kiều, tôi đọc tiếp.
Cánh hồng bay bổng tuyệt vời
Đã mòn con mắt phương trời đăm đăm

- Mình đi rồi, nhớ đọc lại truyện Kiều cho kỹ.
Lòng tôi vui. Đến bến xe, hai người chia tay không bịn rịn. Thực sự, chuyến xe này anh Giang không ra Quy Nhơn mà đi hướng về sông Bé.
Từ bến xe, tôi đến tòa soạn báo Tuổi Trẻ. Số lượng báo kỳ này, tôi đăng ký 2000 tờ. Sau khi nhận báo xong, tôi phóng xe chạy ngay. Những mối hàng xa tôi bỏ trước, sau đó, chỗ cuối cùng là sạp báo của Kim Thi.
Khi tôi đến thấy nhiều khách đợi. Vội vàng, tôi mở chồng báo đã gói sẵn rồi cùng phụ với Kim Thi bán hàng.
- Anh ăn uống gì chưa?
- Chưa.
- Trông hàng cho em.
Tôi bán hàng, thu tiền, việc phụ giúp cho Kim Thi như là người nhà. Về sau này, để có thêm vốn bán sách Kim Thi đưa tiền cho tôi. Những số sách bán được trong ngày, tôi cũng chia lời cho Kim Thi. Tôi có sự sống chung với nàng trong giai đoạn này nhưng tôi không nghĩ xa, và luôn có sự trung chính, sòng phẳng.
- Lâu nay anh có ra quê thăm nhà không?
- Không.
- Không có ai ngoài đó sao? Mùa hè 72, thành phố bị bom đạn tàn phá dữ lắm phải không?
- Thành phố bình địa. Anh có trở về thăm cũng không còn nhớ.
Kim Thi mỉm cười, trêu tôi:
- Anh chỉ nhớ một mình Thúy Hà. Nặng tình đến thế sao?
Tôi đáp, lấy một câu thơ trong truyện Kiều:
- Vườn xuân một cửa để bia muôn đời.
Kim Thi chợt nhớ lại hai năm cuối cùng ở bậc trung học. Nàng cũng rất khá môn văn, thích các tác phẩm cổ điển, để sau này, những lúc nhớ lại cũng thấy sự thấm thía của văn chương hiện hữu trong cuộc đời.
Tối hôm ấy, trên đường về đi ngang nhà anh Giang tôi trông vào thấy chị bóng chị Bích Diễm trong chiếc áo dài lam, ngoài sân dưới mái hiên có mâm trái cây để trên chiếc bàn vuông nhỏ, và chị đang đứng thấp hương khấn nguyện. Hình ảnh nghiêm trang của chị làm tôi cảm thấy nao nao, thương nghĩ đến anh Giang:
Bốn phương mây trắng một màu
Trông với cố quốc biết đâu là nhà

Tôi bỗng linh cảm sẽ có những điều may đến cho anh và cả với tôi nữa. Trong đêm ấy một mình trên căn gác, nhớ Kim Thi tôi thương nàng thực tình. Nhưng tôi vẫn còn tin, có ngày tôi sẽ gặp lại Thúy Hà. Về chị Phượng Nga, chị ấy xa quê hương đã mười mấy năm rồi.
Một tuần lễ sau, cả nhà ngạc nhiên khi nhận được lá thư của Phương Như em chị Nga. Vội vàng ba tôi mở thư ra đọc, vừa mới giòng đầu đã reo lên, cả nhà hết sức vui mừng về tin anh Nguyên được về.
Sau khi đọc hết lá thư, trong nhà hội ý với nhau. Ba tôi nói:
- Kể từ ngày chị Nga đi, nhà không có tin tức. Ở ngoài đó, ông bà bên chị không có mối liên lạc thân tình nào cả. Như vậy, ba không thể ra đón anh Nguyên về được.
- Hay là Thụy, con đi thay cho ba.
- Dạ.
- Nhưng công việc của con có trở ngại không?
- Không sao, con nghỉ một tuần. Việc làm tự do, đâu có trở ngại gì.
Hay được tin anh Nguyên về, lòng tôi vui khó diễn tả. Tôi muốn qua bên anh Giang tin cho anh hay, nhưng anh ấy đi rồi, và tôi cũng đang mong tin anh. Đã qua mau một tuần, không biết chiếc ghe đưa người vượt biên có anh nữa đã đến bờ tự do hay còn lênh đênh trên mặt biển. Những lúc trở về đi ngang qua nhà anh, tôi muốn ghé vào hỏi thăm chị Diễm nhưng có phần ái ngại. Không sao cả, khi đến nơi anh sẽ viết thư tin cho tôi và các bạn bè còn ở lại.
Tấc lòng cố quốc tha hương
Đường kia nỗi nọ ngổn ngang bời bời

Không vội lắm, ngày đi tôi chỉ đem cái túi xách nhẹ với vài bộ quần áo và ít thứ cần dùng là đủ. Ngày chót, khi bỏ cho các sạp, tôi có thông báo kỳ đi vắng một tuần sẽ trở lại. Kim Thi hỏi tôi:
- Anh về ngoài đó có việc gì quan trọng không?
Tôi như nhận ra chút ẩn ý và có mối nghi ngờ của Thi về chuyến đi của tôi. Từ lâu nay nàng rất tin tưởng tôi nhưng bất ngờ thấy tôi lại bỏ Sài Gòn trở ra miền Trung ghé Đà Nẵng rồi Huế.
Tôi chỉ nói ra ngoài đó có việc cho gia đình thôi, không giải thích gì, Kim Thi có vẻ hơi buồn, nhưng tôi vốn không thích đem sự yếu đuối của mình hoặc kẻ khác bằng vào những lời nói an ủi.
Rồi, nàng trở lại làm lành với tôi và có những câu vui đùa.
- Anh vào sớm nghe.
Tôi gật đầu. Tôi trở lại với chuyến đi ngày trước và suy nghĩ nhiều về Phượng Nga. Tôi không tự trách mình và hối tiếc tại sao lại không cùng ở bên nàng, mà dứt khoát với chuyện hồi hương. Tôi cũng có một đôi khi nghĩ về cuộc sống vợ chồng của anh Nguyên và chị Phượng Nga, trong đó, đã có nhiều mối nghi ngờ khó phân giải. Một vài lần chuyện trò, tâm sự, tôi nghe tiếng nói của chị đầy nỗi buồn, và tôi được hay biết rằng anh Nguyên chỉ lo say chuyện đơn vị, không nghĩ tới trách nhiệm gia đình, ngoài chuyện này ra, còn những chuyện khác nữa.
Gia đình tôi ít nhận được thư của anh Nguyên. Anh cũng viết thư đúng theo nội quy của trại, về chị Phượng Nga, anh không nhắc gì cả. Và, bên gia đình chị, chắc cũng đã giấu chuyện chị vượt biên. Rất có thể, anh đã viết thư về cho chị, nhưng không có hồi âm.
Bây giờ, xa mặt cách lòng là đúng. Tôi bỗng nhớ hai câu thơ trong truyện Kiều:
Khi về hỏi liễu Chương đài
Cành xuân đã bẻ cho người chuyên tay

Anh Giang ra đi, không biết đã đến bờ tự do chưa. Tôi quý mến anh, nhận ra anh là một người rất có tâm hồn nghệ sĩ. Những ngày tháng đã qua, lúc ở bên nhau chúng tôi cùng nhớ cụ Nguyễn Du, rồi cùng đọc lại, cùng bói những câu thơ Kiều qua bối cảnh miền Nam, đồng thời, cả miền Bắc nữa. Vào giữa năm 1979 đang ở trại Nghĩa Lộ, bất thần chúng tôi chuyển trại về vùng xuôi, lý do là ở các tỉnh vùng Cao bắc Lạng sắp xảy ra những trận đánh với Trung quốc. Tại sao có chiến tranh xảy ra giữa hai nước Cộng Sản anh em. Nguồn tin bình luận cho rằng, sau khi chiếm được miền Nam Hà Nội đi dây với Liên Xô mà làm lơ Trung Quốc. Thực sự, Hà Nội đi qua Trung Quốc thăm lễ trước khi đi Nga, nhưng hai bên Lê Duẩn và Mao Trạch Đông có sự bất hòa do bởi ý đồ của Mao muốn tràn chiếm qua Lào và nhuộm đỏ cả vùng Đông Nam Á. Lê Duẩn không chịu khuất phục, phía Trung quốc cho rằng thái đội Hà Nội bội ơn sự giúp đỡ của Trung quốc không chỉ vũ khí, đạn dược, đến cả quân đội nữa. Về phía Hà Nội còn đưa ra cuốn bị vong lục cho rằng, Trung Quốc không muốn Hà Nội chiếm miền Nam, và đã có nguồn tin lúc ấy ở Sài Gòn cho hay nếu Dương Văn Minh cần giúp, Trung Cộng tiếp sức ngay. Hiểu được ý đồ của Trung quốc như vậy, nên Lê Duẩn sang Nga, và sau khi hội ý với Liên Xô, Lê Duẩn bắt đầu chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ ba, phía Nam là Cam Bốt, phía Bắc là Trung quốc.
Từ biến cố này, Việt Nam tuy thống nhất nhưng rơi vào tình thế khó khăn, bị Hoa Kỳ cấm vận, và Trung quốc trả thù.
Trên đường về, tôi ghé nhà Lăng thăm dì Quyên, nhân tiện cho biết tin anh Nguyên được giấy ra trại vào tuần tới. Ngoài Đà Nẵng, người thân của chúng tôi chỉ còn mợ Hảo, dì Hường Vân và bác Hội đã vào Sài Gòn.
Lăng nói:
- Cuối tháng tôi ra Quảng Trị. Lo xong phần mộ bên tôi, sau đó, về làng ngoại.
Còn dì Quyên cho tôi hay, dì và mẹ tôi có bàn bạc về chuyện xây lại ngôi mộ cho dì Kim Miên.
Về nhà, tôi và ba tôi cũng bàn với nhau về chuyện anh Nguyên. Ngày hôm sau tôi đi Đà Nẵng bằng xe đò, chuyến sớm nhất. Xe chạy không nghỉ đêm, hôm sau, tới Đà Nẵng lúc 8 giờ sáng. Tôi ghé quán ăn sáng, uống cà phê, và suy nghĩ những điều mình sẽ cần phải nói với bên gia đình thông gia.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,330
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Hình Bóng Con Tàu - Nguyễn Chí Kham

Postby bevanng » 02 Apr 2017

Tôi gọi tô hủ tiếu lớn và ly cà phê sữa. Từ ngày ra khỏi trại tù, về sống cuộc đời thường với gia đình ở Sài Gòn, tôi có chút may mắn, nhưng cũng nhờ biết xoay xở nên tìm ra được một công việc mưu sinh để có chút tiền buôn bán, và hàng ngày có được ba bữa ăn tạm đủ no. Về chuyện giữa tôi và Kim Thi, hai bên coi nhau như là người tình qua đường, nàng và tôi có sự cần thiết với nhau trong một hoàn cảnh riêng của mỗi người.
Từ bến xe đến nhà chị Phượng Nga không xa. Xong bữa ăn sáng, tôi hút xong điếu thuốc mới rời quán.
Vừa tới đầu ngã tư Hùng Vương, bất ngờ tôi gặp Như. Nàng cũng nhận ra tôi, vội vàng dừng xe đạp, nhảy xuống.
- Anh Thụy, nhớ ra em không?
- Nhớ chứ. Tôi có nhận được thư của cô.
- Anh đến nhà em phải không?
Tôi đùa:
- Không, tôi lang thang tìm cô Như.
- Và, đã gặp.
Nàng tiếp lời:
- Anh đi với em. Em ghé mua quà sáng cho ba mẹ, xong anh và em cùng về nhà.
Hai người đi bên nhau. Như dắt xe đạp, trên đường chúng tôi trao đổi vài câu. Tới quán ăn, Như hỏi tôi:
- Anh ăn gì, em mua.
- Tôi có ăn ở bến xe rồi.
- Em cứ mua thêm, về có đói, anh ăn.
- Cô mua cho ở nhà thôi.
Cũng đợi lâu, Như mới ra. Tôi giúp Như giữ xe đạp để bỏ các phần ăn trước giỏ.
- Cô về trước, tôi biết nhà sẽ đến sau.
- Không, gần đây, em và anh đi bộ.
- Cô mang bữa ăn nóng về cho hai bác.
Như nghe lời tôi, về nhà trước. Tôi nhìn theo cái bóng áo của Như và nghĩ đến phận mình. Khi tôi đến nhà, Như đã đón sẵn.
- Hai bác khỏe không?
- Ba má em khỏe.
Như tiếp lời:
- Ngày mốt anh Nguyên ra trại.
- Họ đưa anh về đây hay là mình lên đón.
- Họ cho mình biết để đi đón.
- Cũng không sao. Ngày mốt tôi đi đón anh Nguyên.
Lúc thấy ông bà Tri xuất hiện, tôi lên tiếng chào. Ông bà cũng chào lại, có vài lời hỏi thăm gia đình tôi. Trong tiếng nói và cách ứng xử, tôi hiểu được vài ý tưởng để khuất đằng sau.
Tới gần, người mẹ lên tiếng hỏi:
- Cậu Nguyên về đi vào trong nhà với cậu luôn chứ.
- Vâng, cháu ra đón anh Nguyên về Sài Gòn.
Tôi đứng yên một chỗ đến lúc ông bà Tri đi qua phòng ăn bên cạnh. Tôi nói:
- Cô Như vào dùng điểm tâm với ông bà đi…
- Không, em không ăn sáng.
Với nụ cười, cô nhìn sang tôi:
- Anh uống cà phê không, em pha.
- Anh có uống ở quán rồi. Công việc của cô lúc này ra sao?
- Anh làm việc ở bệnh viện.
Một ánh mắt hiền dịu, cô gái nói:
- Từ ngày ấy đến nay em không gặp lại anh.
Tôi bỗng ngừng chuyện khi nghe tiếng ông bà Tri bàn luận với nhau. Trong lòng không cảm thấy yên bình, tôi đứng lên nói với Như.
- Cám ơn thư của cô.
- Anh đi đâu?
- Tôi tới nhà cậu tôi.
- Anh về đây nghỉ chứ.
- Không, tôi ở bên nhà người cậu.
Người mẹ nhanh bước đi ra, nói:
- Cậu về đây mà nghỉ.
- Cám ơn bác. Cháu qua nhà người cậu, ở bên đó luôn.
- Cậu Thụy à, ở lại đây. Tôi có chuyện nói với cậu.
- Quan trọng không bác.
Bà Tri mỉm cười độ lượng.
- Ở lại đây. Tôi có chuyện cần nói với cậu.
- Vâng.
Tôi rời nhà đi ra đường. Từ đây, tôi đón xe đạp ôm đi tới nhà cũ của Thúy Hà. Ý định này, chỉ là chút mong manh tìm khói hương của ngày cũ, chứ tôi cũng hiểu rằng gia đình ông bà Kha, cả Thúy Hà nữa, đã đi xa.
Trên đường tôi nhìn quang cảnh phố. Từ sau tháng 4/75, miền Nam thay đổi hẳn, và không gian của đất nước càng chìm trong màu mây ảm đạm, ngày thiếu nắng, đêm trở nên hoang vu, lạ lùng, cuộc sống đời thường hàng ngày không kết dính được với nhau, mỗi người tự thu lấy mình vào mỗi tâm trạng, nhưng thế nào đi nữa, cứu cánh của nó vẫn là của đồng tiền luôn cần thiết.
Phố cũ vắng. Trên đường, vắng tiếng xe cộ, người đi xe đạp cũng không nhiều. Người chạy xe thả tôi xuống, hỏi anh tiền cuốc xe, anh cũng lấy phải chăng để tôi khỏi phải kéo nài, trả giá.
- Cám ơn anh.
Có đợi không, tôi chờ.
- Khỏi.
Số nhà cũ còn nguyên và cả bề ngoài là bức sáo và những cánh cửa sơn xanh. Tôi bước vào, người chủ gia đình là một cán bộ.
- Ông hỏi ai?
Tôi cố bình tâm nói:
- Tôi đến thăm ông bà Kha.
- Chúng tôi không biết.
Tôi hiểu ngay sự thể, vội vàng chào người chủ nhà đi ra. Vừa nhìn sang nhà bên cạnh, tôi vui, gặp người quen cũ.
- Sao, anh đi đâu đây?
- Tôi ghé thăm ông bà Kha.
- Cả nhà đi lâu rồi.
- Anh biết ở đâu không?
- Có thể là Sài Gòn. Năm 76, gia đình ông dọn vào Nha Trang.
Tôi nói chuyện lầu với người bạn hàng xóm cũ của gia đình ông bà Kha. Thực sự, căn nhà cũ là ông ở thuê, không phải là sở hữu.
- Anh ở Sài Gòn ra, hay ở đâu?
- Ở Sài Gòn ra.
- Tình hình trong đó ra sao?
- Cũng như ngoài này.
Ngập ngừng một lúc, anh ta hỏi tôi:
- Anh có đi cải tạo không?
- Có.
Người bạn nhìn tôi, không nói gì. Sau lưng tôi, vẫn là phố Độc Lập cũ không có bị đổi tên. Thời gian một ngày đi thật chậm. Ở phố chính, tôi đứng bên ngã tư nhìn cảnh sinh hoạt phố và có ý mong tìm gặp một người bạn quen. Tôi ghé qua các hiệu sách, dừng mắt trước các hàng kệ đọc tên các tác phẩm và tác giả. Tôi hoàn toàn dửng dưng, có cảm tưởng như mình đã thiếu hẳn một nơi chốn quen thuộc cho cuộc sống trở nên thân thiện, yên bình với mọi người. Trước đây thành phố này dành cho tôi nhiều kỷ niệm và có sự ràng buộc. Tôi chợt nhớ đến Huân, người bạn xưa, vẫn còn mãi trong tôi bóng dáng nhà ga, căn nhà, người bạn thuở thiếu thời, mười năm rồi tôi không hay biết tin của Huân, nhưng kỷ niệm của chúng tôi đã có đêm lạnh lùng đến thành phố này, lạc lõng trên các ngả phố, và sáng hôm sau từ biệt sớm để cùng lên đường. Từ ngày đó Huân chẳng trở lại đây, chỉ một mình tôi đến để gặp lại một cô bé mà bây giờ, tôi nhận ra cô đã lớn hẳn.
Bỗng nhiên, tôi dừng bước. Sau lưng tôi là cửa hiệu sách nằm sát vỉa hè.
- Ủa cô Như.
- Anh đi đâu đó?
- Đi chơi phố.
Như xuống xe đạp.
- Anh đừng buồn chi cả.
- Không, có gì đâu.
- Em đi tìm anh.
- Có chuyện quan trọng không?
- Em muốn anh về nhà.
- Tối anh về. Hôm nay em không đi làm?
- Em nghỉ phép một tuần.
- Cô bận đi đâu không?
- Không, có tìm anh thôi.
Tôi đi với Như, hai người có chút hạnh phúc như của một đôi tình nhân.
- Tại sao anh lại quay về?
- Ờ, lúc đó, tôi cũng như anh em, ai cũng bị dao động chỉ muốn được trở về quê nhà.
- Chị Nga viết rất nhiều thư.
- Có thư của chị gởi cho anh Nguyên không?
- Có.
Cô gái tiếp lời:
- Má em không muốn em đi thăm anh Nguyên.
- Tôi hiểu. Và bây giờ, tôi cũng cho cô hay là tôi ra ngoài này để đưa thẳng anh Nguyên về Sài Gòn, không tạm trú ở đâu cá.
- Em không đồng ý suy nghĩ của má em.
- Biến cố 75, không chỉ cho một người mà tất cả. Chúng ta, ai cũng có thể đặt ra cho mình một hoàn cảnh.
Hai người hướng theo con đường đưa xuống bờ sông. Hôm nay, một ngày yên bình. Quán nước vắng vẻ khi chúng tôi đến. Tôi gọi cà phê, còn cô gái uống nước đá chanh.
Tôi không gợi nhắc gì thêm đến chuyện chị Phượng Nga và anh Nguyên. Bây giờ chị ấy ở xa. Và xa mặt, có cách lòng cũng đúng. Tôi nghĩ tới anh Nguyên, ước mong gặp lại anh.
Ngày mai tôi sẽ ra bến xe đò thật sớm, đi chuyến đầu vào Chu Lai, xong tìm đường đến trại Kỳ Sơn.
Cô gái nhìn qua tôi.
- Công việc của cô lúc này ra sao?
- Em làm việc cho bệnh viện thành phố?
- Từ ngày về đến nay, tôi sống nghề buôn bán sách báo.
Chị Nga vẫn thương anh Nguyên. Cháu Hoàng rất mau lớn, học giỏi.
- Bên đó, chị Nga làm công việc gì?
- Chị bán hàng cho một cửa hiệu thực phẩm.
- Mới ngày đó ra đi, đã bảy năm rồi.
- Anh quay về lúc nào?
- Cuối tháng mười trong năm 75.
- Anh đừng lo nghĩ ngợi chuyện bên nhà em.
- Không đâu.
- Ngày mai em sẽ đi đón anh Nguyên cùng với anh.
Tôi im lặng. Cô gái đặt bàn tay lên vai tôi. Tôi có một cảm giác êm dịu lạ thường, và lúc này, trên con sông nơi chỗ chúng tôi đang ngồi có bóng mát, ánh nắng lung linh, trôi giạt càng lúc càng thấy xa.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,330
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 

PreviousNext

Return to Truyện Ðọc



Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 102 guests