Kể Chuyện Thành Ngữ Tục Ngữ (Nhiều Tác Giả)

Truyện tình mùi mẫn, truyện ma kinh rợn hay các thể loại khác. Xin mời vào.

Moderators: Mười Đậu, SongNam, A Mít

Kể Chuyện Thành Ngữ Tục Ngữ (Nhiều Tác Giả)

Postby bevanng » 08 Dec 2016

Image

Nhiều tác giả

Kể Chuyện Thành Ngữ Tục Ngữ

Sách Xuất Bản khổ 14,5x20.5cm
Ngày 26/4/2005.

Lời Nói Đầu


1. Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ là bộ sách do những người nghiên cứu ngôn ngữ, Hán Nôm, văn hóa dân gian viết theo hướng ngôn ngữ ứng dụng. Sách chọn và giải nghĩa trên 300 thành ngữ và tục ngữ có nguồn gốc khác nhau đang được dùng trong tiếng Việt hiện đại.
2.1. Khác với các sách thành ngũ, tục ngữ trước đây. Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ không thu nhập và giải nghĩa tất cả các thành ngữ, tục ngữ trong tiếng Việt, mà chỉ lựa chọn và giải thích những thành ngữ, tục ngữ được xem là khó hiểu và khó dùng đúng, gắn liền với các tích, các điển cố, các phong tục, tập quán, nghi lễ, tôn giáo, truyền thống văn hóa, tư tưởng… của dân tộc, xuất hiện trong các thời kỳ văn hóa - ngôn ngữ khác nhau. Chẳng hạn, cuốn sách đã đưa vào thành ngữ tai bay vạ gió, đèo heo hút gió, con chấy cắn đôi, hương lửa ba sinh, cả * lấp miệng em, ăn cháo đái bát,… nhưng lại không đưa vào các thành ngữ, tục ngữ dễ hiểu, có thể luận ra nghĩa nhờ vào các từ tạo thành chúng, như nóng như lửa, đen như cột nhà cháy, miệng nói tay làm, thậm chí cả tiền mất tật mang, mạnh vì gạo bạo vì tiền, v.v…
2.2. Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ cũng khác với các sách thành ngữ, tục ngữ có trước ở điểm nó không chỉ giải thích ý nghĩa đương đại của thành ngữ, tục ngũ mà còn cung cấp cho người đọc một bối cảnh văn hóa - ngôn ngữ để hiểu rõ xuất xứ hay nguyên lai của cả câu thành ngữ và nghĩa từ nguyên của các yếu tố tạo thành chúng. Khi giải thích thành ngữ gương vỡ lại lành, ngoài việc nêu ý nghĩa đương đại của nó là “nói về sự hàn gắn, chắp nối lại mối tình cũ đã tan vỡ”, trong “Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ” các tác giả còn chỉ ra gốc Hán của thành ngữ này là phá kính trùng viên và dẫn thêm câu chuyện tình giữa Từ Đức Ngôn và Nhạc Xương bên Trung Quốc, đời nhà Trần để nói rõ nguyên do xuất hiện của nó trong tiếng Việt hiện nay. Hoặc, khi giải thích thành ngữ vênh váo như bố vợ phải đấm, cuốn sách cũng không dừng lại ở việc đưa ra ý “chỉ người kiêu căng hợm hĩnh, dương dương tự đắc”, mà còn từ cái nghịch lý đã bị đấm mà lại còn vênh váo, để truy tìm dạng đích thực của nó. Hơn thế nữa, ai đấm? Con rể hay người ngoài? Và, kết quả tìm kiếm đã cho phép các tác giả ‘khẳng định rằng, không những ở đây chẳng có bố vợ, cũng chẳng có ai đấm, do đó cũng chẳng có người nào vênh váo, mà chỉ có vênh váo như khố rợ phải lấm!
3. Mục đích của cuốn Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ là cung cấp cho độc giả, trước hết là giáo viên và học sinh trường phổ thông các cấp, nhất là giáo viên dạy văn và ngôn ngữ, tục ngữ tiếng Việt, góp phần vào việc dạy văn và dạy ngôn ngữ trong nhà trường.
Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ cũng có thể được coi là loại sách phổ cập kiến thức dùng cho những người làm công tác xuất bản, báo chí, tuyên truyền và đông đảo mọi người nhằm hướng tới cách dùng đúng, dùng hay các thành ngữ, tục ngữ khó trong tiếng Việt. Biết dùng đúng và dùng hay các thành ngữ, tục ngữ cũng là yêu cầu quan trọng của tính chuẩn mực ngôn ngữ, vốn là vấn để đang được đặt ra cấp bách đối với tiếng Việt hiện nay.
4. Đi tìm nguồn gốc và nghĩa từ nguyên của thành ngữ, tục ngữ là công việc khó khăn, đòi hỏi người viết phải có sự hiểu biết sâu sắc về nhiều lĩnh vực khác nhau, vì vậy, “Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ” sẽ không tránh khỏi những sai sót. Chúng tôi mong nhận được sự góp ý của các bạn đọc.

Các tác giả
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong, CoPham, mnghia812003, Thuvang, smaxwell, latikiu

Re: Kể Chuyện Thành Ngữ Tục Ngữ (Nhiều Tác Giả)

Postby bevanng » 08 Dec 2016

A

1 Áo gấm đi đêm

Gấm là thứ hàng dệt bằng tơ nhiều màu có hình hoa lá sặc sỡ. Thời trước, gấm là một trong những thứ vải quý hiếm, thường dùng để may áo. Vì vậy, áo gấm (áo may bằng vải gấm) được coi là biểu tượng của sự giàu sang, phú quý trong sự đối lập với áo rách biểu tượng của sự nghèo hèn. So sánh:
“Chồng em áo rách em thương
Chồng người áo gấm xông hương mặc người”

(Ca dao)
Hơn thế nữa, áo gấm còn biểu trưng cho sự thành đạt trong học hành, thi cử. Những người học trò sau các kỳ thi hương, thi hội trở về quê (vinh quy bái tổ) đều mặc áo gấm để tỏ rõ sự thành đạt, công thành danh toại của mình trước họ hàng, làng nước. Dân gian ta hay nói: áo gấm mặc về chính là nói về sự đỗ đạt trong thi cử, một mong ước chính đáng của những người lều chõng đi thi:
“Cũng đừng áy náy lòng quê
Bao giờ áo gấm mặc về mới thôi”

(Phan Trần)
Áo gấm chỉ mặc ban ngày mới được mọi người nhận thấy sự rực rỡ của nó. Đối với người giàu có, sự rực rỡ của áo gấm phô bày cho thiên hạ biết anh ta thuộc hạng người lắm tiền, nhiều của. Đối với các chàng học trò sau khi thi trở về, áo gấm mách bảo cho mọi người về sự đỗ đạt của anh ta. Ấy thế mà mặc áo gấm ban đêm, đi trên đường làng thuở trước với khung cảnh tối tăm mù mịt như thế thì ai hay biết, ai phân biệt gấm vóc với các thứ vải khác được. Trong Hán sử (Trung Quốc) có câu “phú quý bất quy cố hương như cẩm y dạ hành” (giàu sang mà không trở về quê thì cũng như mặc áo gấm đi đêm). Thành ngữ này được dùng trong tiếng Việt với hai nghĩa:
(1) của quý mà không dùng đúng lúc, đúng chỗ thì cũng hoài phí (giống như mặc chiếc áo gấm - loại áo may bằng vải gấm, biểu tượng cho sự giàu sang trước đây mà đi trong đêm thì ai nhìn thấy được, nên nó cũng giống như mọi áo may bằng vải thường khác mà thôi).
(2) Lối khoe khoang, phô trương sự giàu có một cách kệch cỡm, không phải lối, không tương hợp với hoàn cảnh hay chính con người đó.
Những điều phân tích, luận giải ở trên cũng cho thấy, đối lập với thành ngữ áo gấm đi đêm là thành ngữ áo gấm ban ngày. Cũng vậy, trái với gấm đêm (dạng rút gọn của áo gấm đi đêm) là gấm ngày (dạng rút gọn của áo gấm ban ngày):
“Vẻ vang rực rỡ gấm ngày
Ai ai chẳng muốn bạn bầy với tiên”

(Nguyễn Huy Tự, Nguyễn Thiện)
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong, Thuvang

Re: Kể Chuyện Thành Ngữ Tục Ngữ (Nhiều Tác Giả)

Postby bevanng » 08 Dec 2016

2 Áo vải, cờ đào

Áo vải, cờ đào là hình ảnh biểu trưng cho Quang Trung - Nguyễn Huệ, có nghĩa tương đương như tổ họp từ “người anh hùng áo vải”. Thành ngữ “áo vải, cờ đào” bắt nguồn từ bài thơ khóc chồng của Ngọc Hân công chúa, bài “Ai tư vãn”.
Ngọc Hân công chúa chính là Lê Ngọc Hân, sinh năm 1770, mất năm 1799, con gái thứ 21 của Lê Hiển Tông. Bà được học hành đến nơi đến chốn, giỏi văn thơ. Năm 1786, bà kết duyên với Nguyễn Huệ, khi ông ra Bắc phò Lê, diệt Trịnh, rồi bà theo chồng vào Phú Xuân. Năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu là Quang Trung, Lê Ngọc Hân được phong là Bắc cung hoàng hậu. Năm 1792, Quang Trung mất, Lê Ngọc Hân khóc chồng bằng bài thơ Nôm “Ai tư vãn” và bài “Văn tế Quang Trung”. “Ai tư vãn” là bài thơ nôm nổi tiếng không chỉ vì nó phản ánh được một cách sâu sắc nỗi đau của một góa phụ trẻ, mà còn là tư liệu quý để người đời hiểu được đời sống tình cảm, sự nghiệp cứu nước, dụng nước của Quang Trung, người anh hùng dân tộc. Điều đó được Ngọc Hân gói lại trong hai câu:
“Mà nay áo vải cờ đào
Giúp dân dựng nước biết bao công trình”

(Ai tư vãn)
Về sau này, hễ nói đến “áo vải, cờ đào”, hay “người anh hùng áo vải”, người Việt Nam ta ai cũng biết với lòng tự hào sâu sắc: đó là Quang Trung - Nguyễn Huệ!
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong, Thuvang

Re: Kể Chuyện Thành Ngữ Tục Ngữ (Nhiều Tác Giả)

Postby bevanng » 08 Dec 2016

3 Ăn cháo đái bát

Một ai đó, khi được người khác giúp đỡ thoát khỏi khó khăn, hoạn nạn mà sau đó lại phụ ơn, bội nghĩa thậm chí phản lại ân nhân của mình, thì dân gian thường phê phán, chỉ trích bằng thành ngữ ăn cháo đái bát. Thí dụ: “Nhà mày trước nghèo đói, nhờ khởi nghĩa được tí ruộng vườn, tí vợ con. Thế mà rồi ăn cháo đái bát.” (Vũ Cao, “Những người cùng làng”).
Thành ngữ ăn cháo đái bát gồm hai vế: vế thứ nhất nói về việc nhận ân nghĩa “nhận phần cháo của người khác cho” (ăn cháo), vế thứ hai nói về sự bội bạc ân nghĩa đó “ăn hết cháo rồi thì quay lại hủy hoại cái bát dùng để đựng cháo (đái bát/đá bát), về thành ngữ này, một số người còn băn khoăn, không hiểu dạng đích thực của nó là ăn cháo đái hát hay ăn cháo đá bát. Thực ra, dù ở dạng nào thì hành vi đái bát, hay đá bát đều biểu thị sự phũ phàng đến thô bạo của người đời. Dĩ nhiên, hành vi đái bát gây ấn tượng mạnh mẽ, nặng nề hơn và phù hợp với cách nói khoa trương, phóng đại mà dân gian vẫn ưa dùng. Trên thực tế, dạng ăn cháo đái bát được dùng với tần số lớn hơn dạng ăn cháo đá bát rất nhiều. Vấn đề đáng quan tâm hơn là tại sao dân gian lại dùng cụm từ ăn cháo để biểu hiện việc ân nghĩa? Có bao nhiêu thứ khác, quý hiếm hơn, đáng giá hơn, sao không được chọn dùng, trong khi đó lại dùng cháo, một thức ăn bậc thấp nhất, để chỉ cái ân, cái nghĩa do người khác mang lại? Thông thường cháo là món ăn nhẹ, dễ tiêu thích hợp với người bệnh đuối sức, không ăn được cơm. Bát cháo từ tay người khác mang lại chăm sóc lẽ nào người bệnh chẳng biết nâng niu trân trọng? Lại nữa, cháo trong dân gian các cụ bà thường dùng để cúng lễ ở các miếu dưới gốc đa, sau đó ban phát cho trẻ để lấy phước. Vì thế mà có chuyện “cướp cháo gốc (lá) đa”. Khi gặp nạn đói kém nhiều ngươi quẫn bách cơm không có ăn, áo không có mặc, sống thoi thóp trong hoạn nạn, những người có lòng nhân đức thường nấu cháo để phát chẩn, giúp cho người bị nạn bát cháo cầm hơi. Bát cháo cứu giúp con người ra khỏi cái đói đến chết người cũng chẳng đáng ghi lòng tạc dạ hay sao? Một miếng khi đói bằng một gói khi no là thế! Những điều liên tưởng ở trên cho thấy cách lập ý, lập tứ của thành ngữ ăn cháo đái bát vừa cụ thể vừa rất sâu sắc. Với quan niệm sâu kín đó, Dân gian đã khéo léo tạo nên một sự đối lập gắt gao giữa một bên là ân nghĩa với một bên khác là hành vi phụ bạc đến mức thô bạo nhằm làm toát lên giá trị phê phán của thành ngữ ăn cháo đái bát đối với những kẻ sống không có trước có sau, sống vô ơn bạc nghĩa.
“Cậu nào lấy mất bi đông người ta rồi. Chỉ được cái ăn cháo đái bát, uống cho khỏe vào rồi vứt cả bi đông người ta đi”. (Lê Khánh, “Những ngày vui”).
Cùng nghĩa với ăn cháo đái bát, trong tiếng Việt còn có những thành ngữ, như qua cầu rút ván, qua sông đấm b… vào sóng… Tuy vậy, khi sử dụng cần chú ý đến sự khác nhau rất tinh tế về sắc thái ý nghĩa của chúng.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong, Thuvang

Re: Kể Chuyện Thành Ngữ Tục Ngữ (Nhiều Tác Giả)

Postby bevanng » 08 Dec 2016

4 Ăn chay niệm Phật, nói lời từ bi

Trong Phật giáo nói riêng và trong Dân gian nói chung, Ăn chay niệm Phật, nói lời từ bi được lưu truyền rộng rãi để chỉ sự ăn uống thanh đạm: tụng kinh thơ Phật, nói năng hiền từ, không độc địa trong lời nói cửa miệng.
Theo Phật giáo, ăn chay là ăn không quá giờ ngọ, không ăn thịt các động vật. Niệm Phật là xung đọc, nhớ nghĩ đến danh hiệu của Phật. Nói lời từ bi là nói những lời tâm phúc, tốt lành, thanh nhã, mang lại lợi ích cho mọi người, mọi loài, không thêu dệt, không nói dối, lật lọng, không chửi bới nguyền rủa, bởi từ là ban cho sự vui, bi là cứu cho khỏi khổ ải.
Lần giở trang sử Phật giáo, chúng ta được gặp Tuệ Viễn ở Lư Sơn (vào thế kỉ 7, đời Đường) đã có công lập ra liên xã, phổ biến phép niệm Phật, ăn chay, hướng dẫn tu Tịnh độ. Thời ấy, Tuệ Viễn đã ra quy ước trong toàn xã ai ai cũng phải ăn chay niệm Phật và lời nói ra phải đủ đức tính từ bi, không được ngôn đàm hí tiếu. Thành ngữ ăn chay niệm Phật, nói lời từ bi có từ thuở đó.
Trong sử dụng ngôn ngữ, nhiều khi thành ngữ ăn chay niệm Phật, nói lời từ bi được rút gọn thành ăn chay niệm Phật. Dạng thức rút gọn này vẫn phản ánh đầy đủ ý nghĩa toàn thành ngữ. Thí dụ:
“… Sám đức Phật từ bi… cũng do là tôi ăn chay niệm Phật, tôi góp công góp của vào nhà chùa” (Lộng Chương, “Quẫn”).
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong, Thuvang

Re: Kể Chuyện Thành Ngữ Tục Ngữ (Nhiều Tác Giả)

Postby bevanng » 08 Dec 2016

5 Ăn cơm chúa múa tối ngày

Chúa cho ăn, chúa cho mặc, thì cứ hát, cứ múa cho vui tai thích mắt chúa trọn ngày! Đó là tư tưởng phục vụ và trả công của những người “nghệ sĩ chuyên nghiệp” ngày xưa. Họ được chúa nuôi để đàn hát, nhảy múa làm trò tiêu khiển mà lại! Tinh thần đó được phản ánh qua câu thành ngữ ăn cơm chúa múa tối ngày. Chúa trong câu thành ngữ này là ông chủ quyền quý nói chung, mà trước hết là các bậc vua chúa. Bởi chung, ngày xua các bậc vua chúa đều có đội ca kĩ, các cung tần mỹ nữ múa hát mua vui. Nhưng chẳng cứ gì vua chúa mới có đám ca hát này mà ngay cả các lãnh chúa từng vùng cũng có. Rồi, chúa đôi khi cũng chỉ là những người ở thôn xã, bỏ tiền ra thuê các con hát, gánh hát phục vụ trong một thời gian ngắn, nhân dịp lễ, tết hay nhân các công chuyện lớn trong gia đình, trong họ hàng. Dẫu được hát, được múa trong cung vua, phủ chúa hay trong các điền trang, các nhà quyền quý ở thôn quê, thì bọn họ đều là tôi tớ được họ nuôi nấng, có cơm ăn, áo mặc, do đó cũng có phận sự phục vụ các ông chúa bà chủ. Có lẽ, thoạt tiên, thành ngữ ăn cơm chúa múa tối ngày chỉ phản ánh một hiện thực là đội ca kĩ suốt ngày đêm múa hát phục vụ vua chúa và các gia chủ. Cùng với hiện thực đó còn là tinh thần trách nhiệm, bổn phận của kẻ tôi đòi đối với chủ, và không ngoại trừ tinh thần “yêu ngành yêu nghề” và cảm hứng nghệ thuật với họ. Thế nhưng, trong mắt người đời, những con người này thuộc lớp người bị coi là thấp hèn, là “xướng ca vô loài”. Lại nữa, sự múa may quay cuồng suốt ngày, đối với người ngoài cuộc, chẳng có nghĩa lý gì mà chỉ là chuyện tầm phào và vô tích sự. Kẻ đứng ngoài cuộc, hẳn là chẳng ai tin trong lời hát kia, trong điệu múa nọ là kết quả của tinh thần tận tâm, tận lực, là sự say mê, yêu thích với cảm hứng nghệ thuật do bản mệnh ngành nghề đưa đến. Ngược lại, họ dễ dàng gán ghép hoạt động của người nghệ sĩ cũ tính chất chán chường, cố cho xong chuyện, cho hết ngày để khỏi thất thố với đồng tiền, bát cơm, manh áo của chủ bỏ ra. Thực hư thế nào chỉ có bản thân các ca sĩ, các vũ nữ mới biết đích thực, chân xác. Dẫu vậy, với quan sát riêng, nhận thức riêng với cách đánh giá riêng của người đời thì vẫn cứ tồn tại hiển nhiên một thực tế là ăn cơm chúa múa tối ngày, biểu thị lối làm quấy quá cho xong chuyện, cho hết ngày, lối làm việc chỉ chú ý tới thời gian mà không chú ý đến hiệu quả. Cách làm ăn đó không còn phù hợp với cuộc sống hôm nay, cho nên cần phải đả phá, loại bỏ.
“Nơi làm việc không phải là nơi ăn cơm chúa múa tối ngày, tiền công ở đây cũng không phải nước sông gạo chợ mà là ở đâu cũng mồ hôi nước mắt của chúng ta cả thôi” (Bàng Sĩ Nguyên, “Niềm vui”).
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Kể Chuyện Thành Ngữ Tục Ngữ (Nhiều Tác Giả)

Postby bevanng » 08 Dec 2016

6 Ăn cơm nhà thổi tù và hàng tổng

Ngày trước ở nông thôn, tổng là đơn vị hành chính cấp cơ sở (theo cách nói bây giờ) bao gồm một số xã, nhiều tổng mới họp thành một phủ (tương đương huyện bây giờ). Trong tổng, to nhất là chánh tổng rồi đến lý trưởng các làng xã và bé nhất là anh mõ làng, tức là người đàn ông cùng đinh, không có tấc đất cắm dùi, chuyên đi làm thuê và kiêm nghề làm mõ. Hễ có việc gì của làng: ma chay, đình đám, cưới xin thuế má thì anh mõ có trách nhiệm phải đi gõ mõ báo tin cho cả làng, cả xã biết. Anh mõ phải làm nhiệm vụ ấy như một nghĩa vụ với làng mà không được trả công, không được hưởng một quyền lợi gì cả. Ngoài một công cụ thông tin là cái mõ, ngày xưa còn có cái tù và tức là vỏ một con ốc biển hoặc một sừng trâu thông hai đầu dùng hơi thổi để báo tin tức, việc làng. Việc dùng tù và đi thổi khắp làng, khắp tổng mà chẳng được hưởng lợi lộc gì chính là cơ sở để xuất hiện thành ngữ ăn cơm nhà thổi tù và hàng tổng hay ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng.
Thành ngữ trên thường được dùng trong tiếng Việt để nói cái ý những người làm việc công, và không được hưởng tí quyền lợi gì. Thí dụ:

“Sao cô đi lâu quá thế làm gì, hả cô? Ăn cơm nhà thổi tù và hàng tổng, chẳng ai ơn, họ lại nói cho.” (Chu Văn, “Bão biển”).
Dần dà, thành ngữ ăn cơm nhà thổi tù và hàng tổng hay ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng được mở rộng ý nghĩa ra. Tất cả những việc làm tốn công, vô ích vì không mang lại được hiệu quả gì đều có thể được ví bằng thành ngữ này. Thí dụ:

“Người làm việc cho dân không có tín nhiệm thì toi công. Ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng cũng không xong” (Báo Phụ nữ Việt Nam, số 33-1979).
Gần nghĩa với thành ngữ này, trong tiếng Việt còn có thành ngữ ăn cơm nhà vác ngà voi. Thí dụ:

“Việc là việc chung, đã có người khác lo. Đang chạy chợ với mẹ kiếm được thì lại bỏ để ăn cơm nhà vác ngà voi” (Báo Tiền Phong, số 2581).
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong, Thuvang

Re: Kể Chuyện Thành Ngữ Tục Ngữ (Nhiều Tác Giả)

Postby bevanng » 08 Dec 2016

7 Ăn không nên đọi nói không nên lời

Con người ta ăn thì bằng bát, nói thì bằng lời vậy mà, ăn không nên đọi nói không nên lời thì ra con người như thế nào?
Trong tiếng miền Trung “đọi” có nghĩa là cái bát ăn cơm. Vậy “ăn không nên đọi” có nghĩa như thế nào trong tương quan với vế “nói không nên lời”?
Muốn hiểu kĩ câu thành ngữ này có lẽ cần phải biết rằng đây nguyên là câu nói về đứa trẻ mới tập ăn cơm hạt, tầm lên ba tuổi. Lúc này, đứa trẻ mới bập bẹ nói, chưa tròn vành rõ chữ và càng chưa diễn đạt trọn vẹn một ý nào. Cái ý “ăn không nên đọi nói không nên lời” bắt nguồn từ đó. Câu này có thể hiểu một cách nôm na là: “ăn chưa thành bát hẳn hoi, nói chưa thành lời trọn vẹn”.
Từ cái ý nói về đứa trẻ lên ba, câu thành ngữ bây giờ lại chỉ dùng để nói về những ai vụng dại trong đường ăn nói, cư xử và thường bao hàm thái độ khinh khi, miệt thị của người nói. Thí dụ: “Những quân cha căng chú kiết ăn không nên dọi nói không nên lời giờ lại định nhoi lên cầm đầu ông phỏng?” (Hoàng Minh Tường, “Đồng Chiêm”).
Cũng có khi đó là lòi tự sỉ vả, như lời một nhân vật của Nam Cao:
“Và y luôn luôn cáu kỉnh với mình, mạt sát mình: ăn không nên đọi nói không nên lời thì còn làm được cái trò trống gì ở đời này?” (Nam Cao, “Sống mòn”).
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong, Thuvang

Re: Kể Chuyện Thành Ngữ Tục Ngữ (Nhiều Tác Giả)

Postby bevanng » 08 Dec 2016

8 Ăn không ngồi rồi

Trong tiếng Việt, hai động từ ăn và ngồi vừa chỉ một hành động cụ thể vừa chỉ một khái niệm trừu tượng hơn (trên cơ sở của cái nghĩa cụ thể đó). Ăn có nghĩa là đưa thức nuôi sống cơ thể vào miệng và cũng có nghĩa là hưởng thụ, tiếp nhận. Ngồi có nghĩa là đặt đít trên bề mặt hoặc chân gập lại để đỡ toàn thân và cũng có nghĩa là nghỉ, không làm gì. “Ăn không” bao hàm hai nội dung: hoặc ăn mà không làm, hoặc đoạt lấy của người khác, hưởng thụ trên công sức của người khác. “Ngồi rồi” có nghĩa là rỗi việc, không có việc gì để làm. Nghĩa thứ nhất của thành ngữ ăn không ngồi rồi là nói về rảnh rỗi, không có việc gì để làm. Thí dụ:

“Vốn là người hoạt động”, chị ngại ngùng sợ hãi cảnh ăn không ngồi rồi”

“Tuổi thanh niên, ngồi ở nhà ăn không ngồi rồi, con thấy ngượng với bạn bè”

Nghĩa thứ hai của ăn không ngồi rồi là chỉ ăn mà không chịu làm, chỉ biết hưởng thụ mà không chịu lao động.

“Ban đầu, đó chỉ là một nhóm những kẻ thích đua đòi mốt mới và những kẻ ăn không ngồi rồi, chứ chẳng có mục đích làm việc gì”
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong, Thuvang

Re: Kể Chuyện Thành Ngữ Tục Ngữ (Nhiều Tác Giả)

Postby bevanng » 08 Dec 2016

9 Ăn mắm, Hàm Hương nhớ thương ông Quận

Bà con Cảnh Dương, Quảng Bình cho biết: mắm Hàm Hương là thứ mắm thơm ngon, là sản vật quý nhất ở vùng chợ Ròn, làm bằng thứ cá Hàm Hương, nên dân gian quen gọi là mắm Hàm Hương. Vào đời Hậu Lê, nhà vua bắt dân làng phải cung tiến mỗi năm hàng trăm thùng mắm đặc sản này. Gặp phải những năm mất mùa cá, mà dân không nộp đủ, thì bọn quan tham ô lại làm tình làm tội. Vì thế, ai nấy đều ca thán, oán hơn. Bấy giờ có ông Huy, người trong xã, thi đậu hương cống. Bà con trong xã thường gọi ông là ông Quận. Quận Huy giàu lòng thương dân muốn cứu dân khỏi cảnh cơ cực này bèn lập mưu ra Thăng Long, liên hệ và thuyết phục các quan trong triều, lập biểu nhờ quan thái giám trình vua. Nhà vua triệu hội đồng các quan xét xử. Các quan kính nể Quận Huy, nên nhất tề đề nghị nhà vua bãi bỏ lệ cung tiến mắm. Từ đó, dân làng cảnh Dương thoát cảnh cống nạp nặng nề, và nhắc nhở con cháu rằng: “Ăn mắm Hàm Hương nhớ thương ông Quận”. Cùng với tục ngữ này, còn có câu ca nhắn nhủ bàn dân thiên hạ rằng:

“Nhắn ai ăn mắm Hàm Hương,
Đã ăn lấy mắm, thì thương lấy người.”
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Kể Chuyện Thành Ngữ Tục Ngữ (Nhiều Tác Giả)

Postby bevanng » 08 Dec 2016

10 Ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo, làm như mèo mửa

Câu ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo, làm như mèo mửa dùng để nói hạng người ăn khỏe, nói hay nhưng làm thì quá dở.
Thực ra đây là một cụm thành ngữ thường được dùng như một chỉnh thể, trong đó có ba vế. Khi sử dụng ngôn ngữ, người ta có thể dùng cả ba hoặc hai vế của thành ngữ này, thậm chí có khi dùng tách rời từng vế riêng lẻ. Để hiểu nghĩa toàn cụm, chúng ta lần lượt xét từng vế của thành ngữ.
Nói về ăn uống, dân gian đã sử dụng rất nhiều thành ngữ khác nhau như: ăn như gấu ăn trăng, ăn như thần trùng, ăn như tằm ăn rỗi, ăn như hùm đổ đó, ăn như mỏ khoét… Các thành ngữ này đều diễn tả sự ăn nhanh, ăn khỏe. Còn, cách nói ăn như rồng cuốn thì thế nào? Theo quan niệm dân gian, con rồng xuất hiện từ xa xưa. Trong trí tưởng tượng của con người, rồng là con vật đầu to, bờm rậm, râu ngắn, mũi sư tử, mình rắn có vảy lớn,… Con rồng của dân gian gắn liền với mây, mưa, sấm chớp. Rồng là con vật linh thiêng có thể làm mưa, hút nước. “Rồng đen lấy nước thì nắng, rồng trắng lấy nước thì mưa” (tục ngữ). Thêm vào đó, trong thực tế, từ biển đông thường thấy bốc lên những cột nước cao, xoáy vào đất liền, đổ xuống cả một khối nước và nhiều tôm cá kèm theo. Dân gian ta cũng gọi đó là vòi rồng, hay rồng cuốn nước. Nhờ trí tưởng tượng và những hiện tượng thực tế này mà dân gian đã lấy hiện tượng rồng cuốn để so sánh với việc ăn uống của con người. Do đó, thành ngữ ăn như rồng cuốn được dùng để chỉ hiện tượng ăn uống nhanh và nhiều tựa như rồng cuốn nước. Thí dụ:
“Chúng tôi không đợi mời, ăn như rồng cuốn. Mẫn rạng mặt như tất cả các bà chủ nhà, luôn tay múc cháo” (Phan Tứ, “Mẫn và tôi”).
Trong trí tưởng tượng của Dân gian ta, rồng còn bay bổng trên mây, trên gió. Văn học dân gian và văn học cổ có rất nhiều tác phẩm nói về vẻ đẹp khỏe khoắn của rồng bay trong sự liên hệ với cuộc sống con người: “Tình cờ ta gặp mình đây / Như cá gặp nước Như mây gặp rồng” (ca dao) hay “Cuồn cuộn rồng bay ngoài Bãi ấp / Đùng đùng hươu chạy bãi Hàm Dương” (Hồng Đức quốc âm thi tập). Và, có lẽ “nói như rồng leo”, hay “nói như rồng” cũng gắn liền với sự bay bổng của con rồng. Ở đây thành ngữ “nói như rồng leo” muốn diễn tả cái tài hùng biện của ai đó, nói toàn những lời có cánh, như rồng bay phượng múa! Rằng hay thì thật là hay, nhưng nói thì phải có thật, nói là phải làm, chứ “Trong lưng chẳng có một đồng / Lời nói như rồng cũng chẳng ai nghe” (Ca dao).
Ăn, nói thì dễ, chứ làm mới khó. Những kẻ ăn nói hay mà làm dở thì dân gian lại ví như mèo mửa. Không rõ vì nguyên nhân gì mà dân gian gán mèo với những việc xấu, và kém, nào mèo mả gà đồng, nào là ăn như mèo, rồi lại mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì sang… Rõ là những hành vi của con người phải ví như hành vi của mèo, vốn đã thấp hèn rồi, thế mà dân gian ta lại còn ví việc “mèo mửa” nữa, thì quá ư là thấp hèn, kém cỏi. Mèo thì rất là kì lạ. Khi “đại tiện” thì kín đáo, “giấu như mèo giấu cứt”. Ấy vậy mà khi mèo mửa, mèo lại rất tùy tiện, bừa bãi, chỗ này một ít, chỗ kia một đụn. Mà trông những đụn ấy thì quá là gớm ghiếc, quá tóp túa, bẩn thỉu. Vậy ai đã làm như mèo mửa thì cũng là cách làm bừa bãi, lổn nhổn, chẳng ra gì cả.
Nếu đặt ba thành ngữ này thành một chỉnh thể “ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo, làm như mèo mửa” sẽ tạo nên bức chân dung đầy đủ về một con người ăn giỏi nói hay, còn làm thì dở. Loại người như thế xứng đáng được gọi thẳng tên là kẻ ăn tục nói phét.
Trong tiếng Việt, cụm thành ngữ này được vận dụng khá linh hoạt. Thường thường, người ta hay dùng sóng đôi giữa nói như rồng leo, làm như mèo mửa để nói tới sự cách biệt, sự mâu thuẫn giữa lời nói và việc làm.

“Trong cuộc sống chúng ta đã từng gặp những kẻ nói như rồng leo, làm như mèo mửa” (Báo Tiền Phong, số 2571).
Có khi thành ngữ này được vận dụng khá nhuần nhuyễn mà chúng ta chỉ còn nhận diện ra nó qua ý, qua lời của câu nói mà thôi. Thí dụ:

“Nói như rồng như phượng, về nhà nấu cơm sượng, mổ cá không biết kho, thái dọc thớ thịt bò” (Báo Phụ nữ Việt Nam, số 390).
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Kể Chuyện Thành Ngữ Tục Ngữ (Nhiều Tác Giả)

Postby bevanng » 08 Dec 2016

11 Ăn ốc nói mò

Mới nghe qua dường như có thể giải thích thành ngữ ăn ốc nói mò nhờ vào quan hệ nhân quả: “ăn ốc thì nói mò” hay “Vì ăn ốc nên nói mò”, tương tự như khi hiểu các tổ hợp từ ăn ốc lạnh bụng, uống rượu nhức đầu, hút thuốc khản giọng… Song, cái ý nói mò (tức nói đoán chừng, hú họa, không chắc trúng, vì không có đủ căn cứ để nói) câu ăn ốc nói mò lại chẳng có mối liên hệ nào với việc ăn ốc cả. Nói cách khác, ở đây giữa ăn ốc và nói mò không có quan hệ nhân quả. Vậy thì, ăn ốc và nói mò kết hợp với nhau theo quan hệ gì? Và thành ngữ ăn ốc nói mò đã xuất hiện như thế nào?
Có người cho ăn ốc nói mò có xuất xứ ở việc uống rượu ăn ốc ở các quán đầu làng. Rượu vào lời ra. Người quá chén thường nói năng lung tung, hết chuyện này sang chuyện khác, đúng, sai, hay, dở, tục, thanh, không để ý tới. Cách giải thích này xem ra có một ít lý lẽ, song chưa thể yên tâm được. Nói mò trong ăn ốc nói mò không phải nói lung tung, chuyện này sang chuyện nọ như người say rượu, mà là nói hú họa, đoán chừng về một điều cụ thể, vốn xác thực nhưng không biết hoặc chưa biết chắc chỗ đúng của điều cần nói là đâu.
Cũng có người nghĩ tới quan hệ điều kiện giả định giữa việc ăn ốc và việc mò ốc: “muốn ăn ốc phải mò ốc” để cắt nghĩa xuất xứ của “ăn ốc nói mò”. Nhưng tại sao ý “muốn ăn ốc phải mò ốc” lại liên hội được với ý “nói mò, nói hú họa, nói không có chứng cứ” câu ăn ốc nói mò đã nêu trên.
Chúng ta thử tìm hiểu nguyên lai của thành ngữ này theo một hướng khác. Như đã biết, trong tiếng Việt có một từ mò là động từ (mò ốc, mò cua…) và một từ mò là trạng từ (nói mò, đoán mò…) Mò trong “ăn ốc nói mò” chính là từ mò trạng từ, chỉ cách thức hành động. Như vậy, giả định có quan hệ điều kiện giữa ăn ốc và mò ốc nêu trên là không có lý. Điều cần làm ở đây là, vậy thì (nói) mò đã đi vào ăn ốc nói mò bằng con đường nào?
Trong lời ăn tiếng nói của dân gian, bên cạnh ăn ốc nói mò chúng ta còn gặp các cách nói ăn măng nói mọc, ăn cò nói hay. Ăn măng nói mọc dùng chỉ sự bịa đặt, dựng chuyện, vu khống, “ăn cò nói bay” nói về thói chối bay, chối phắt, coi như không có, không biết điều đó có xảy ra thật, ở hai cách nói này, gánh nặng ý rơi vào các vế sau, (nói mọc, nói bay), giống như cách nói ăn ốc nói mò. Và, vế đầu (ăn măng, ăn cò) dường như chỉ giữ chức năng câu tạo hình thái chứ không mang chức năng biểu ý. Đây là một loại cấu trúc độc đáo, rất hiếm thấy trong thành ngữ tiếng Việt. Có thể hình dung cơ chế tạo lập kiểu cấu trúc như sau:
1. Có một “từ” A biểu thị một hiện thực. Ví dụ “mọc” trong thành ngữ ăn cò nói bay… ăn măng nói mọc biểu thị tính hay vu khống, dựng chuyện ở một loại người nào đó.
2. Do nhu cầu diễn đạt có tính hình ảnh, gây ấn tượng mạnh mẽ hơn, người ta đã tạo ra lối nói mới dựa trên khuôn mẫu của cách nói đã có trước trong ngôn ngữ. Cách nói mới này được xây dựng theo nguyên tắc:
a) Tìm trong ngôn ngữ một từ (B) có quan hệ logic với A, sao cho được một quan niệm khi kết hợp với A (theo trật tự AB hoặc BA) hợp với logic nhận thức người bản ngữ. Ví dụ: nếu A là mọc thì B phải là măng (hay trăng, răng…), vì nói măng mọc (hay trăng mọc, răng mọc…) đều có thể quan niệm được. Còn nếu A là bay thì B là phải là cò (bay chim, cờ, lá…) vì nói chim bay (cờ bay, lá bay) đều họp logic.
b) Tùy vào dặc tính phạm trù của điều được nói đến và của hiện thực do B biểu đạt tìm một hình thức (từ hoặc tổ hợp từ) có khả năng tương kết vói AB (BA) theo luật này hay khác (chẳng hạn, đối với điệp) để tạo thành khuôn của cách nói mới. Chẳng hạn, điều được nói tới trong ăn măng nói mọc (ăn ốc nói mò, ăn cò nói bay,…) có thể quy vào phạm trù ứng xử nói năng, do đó, các từ được chọn làm các yếu tố cấu trúc có thể là ăn nói, lời lẽ, nói năng,… Vì B là từ chỉ sự vật thuộc phạm trù cái ăn được, nên người nói đã chọn từ ăn nói trong số các từ trên tương kết với măng mọc. Cuối cùng, dùng luật đối và điệp, vốn là biện pháp được dùng rất phổ biến trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt, với tư cách là chất gắn kết các yếu tố A, B để tạo thành khuôn mới. Cụ thể ăn măng nói mọc được phân tích như sau: ăn nói tương kết với măng mọc nhờ luật đối và điệp tạo thành ăn măng nói mọc giống như dân gian đã dùng các từ ong bướm và lả lơi để tạo ra thành ngữ bướm lả ong lơi hoặc dùng các từ đi về và mây gió để tạo ra đi mây về gió. Ăn cò nói bay và ăn ốc nói mò đều được tạo thành theo con đường nói trên.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Kể Chuyện Thành Ngữ Tục Ngữ (Nhiều Tác Giả)

Postby bevanng » 08 Dec 2016

12 Ăn vóc học hay

Làm cha làm mẹ ai mà chẳng muốn những đứa con mình mang nặng đẻ đau chóng khôn lớn, trưởng thành. Con cái khỏe mạnh, có kiến thức là nỗi ước mong của người cha, người mẹ. Họ chẳng bao giờ tiếc công, tiếc của đối với việc nuôi dạy con cái thành người. Nhận thức đó được thể hiện qua câu tục ngữ ăn vóc học hay.
Trong câu tục ngữ này các từ vóc và hay là những từ khó hiểu, cần được làm sáng tỏ. Trước hết hay trong học hay có nghĩa là giỏi. Chúng ta cũng đã từng gặp hay với nghĩa này qua các từ ngữ hay giỏi, hay chữ (Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy). Vì hay là một tính từ nên vóc, từ đối ứng với nó cũng phải là một tính từ. Tuy vậy, trong văn học dân gian và các truyện Nôm, vóc thường xuất hiện với nghĩa danh từ để chỉ thân thể, dáng hình của con người, chẳng hạn, vóc ngọc mình vàng, lớn người to vóc, vóc sương, vóc bồ liễu… Với ý nghĩa này, vóc không tương ứng với hay trong học hay. Nhưng có lẽ, trong tiếng Việt, vóc đã được chuyển nghĩa từ chỗ chỉ thân thể sang chỉ đặc tính khỏe mạnh của con người, chẳng hạn, có vóc được dùng để chỉ “sự cao lớn chắc chắn”, vóc dạc chỉ hình tích cao lớn. Do đó, câu tục ngữ ăn vóc học hay được hiểu là ăn khỏe, học hành giỏi giang.
Cố nhiên, ăn vóc học hay thường thể hiện quan niệm và lòng mong muốn của các bậc cha mẹ đối với con cái. Họ hiểu rằng công sức, tiền của dùng để nuôi dưỡng và cho con cái ăn học cũng cốt để cuối cùng làm cho con cái mình khỏe mạnh, khôn lớn, tuyệt nhiên là không lãng phí, vô ích. Ăn vóc học hay vì vậy trở thành niềm vui, sự động viên, lòng tin tưởng của các bậc cha mẹ đối với nhiệm vụ nuôi dạy con cái. Mở rộng ra, ăn vóc học hay cũng trở thành niềm tin của mọi người đối với công sức của mình trong việc rèn luyện và học tập. Phàm những ai biết khổ luyện và chịu khó học hành nhất định sẽ tài giỏi hơn, và có cơ để thành đạt trong sự nghiệp và cuộc đời.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Kể Chuyện Thành Ngữ Tục Ngữ (Nhiều Tác Giả)

Postby bevanng » 08 Dec 2016

13 Ăn xổi ở thì

“Ăn xổi” là ăn ngay khi vừa muối xong (như cà, dưa…). Còn “ở thì” là ở có lúc, ở tạm trong một thời gian ngắn (thì có nghĩa là thời, lúc).
Ăn thì tính chuyện ăn ngay, ở thì có tư tưởng ở tạm, cho qua ngày. Thành ngữ ăn xổi ở thì dùng để nói về lối sống tạm bợ chỉ tính chuyện trước mắt, không nghĩ đến chuyện lâu dài.

“Ông Học vẫn không ưa lối sống ăn xổi ở thì của họ. Họ chẳng có một tí gì. Đồ đạc không. Hòm xiểng không” (Nam Cao, “Sống mòn”).

“Phải điều ăn xổi ở thì
Tiết trăm năm nỡ bỏ đi một ngày”

(Nguyễn Du-Truyện Kiều)
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Kể Chuyện Thành Ngữ Tục Ngữ (Nhiều Tác Giả)

Postby bevanng » 08 Dec 2016

14 Ấm ớ hội tề

Những người đụng đến công việc gì cũng tỏ ra không hẳn là biết, không hẳn là không biết, dở dở ương ương, người ta gọi đó là loại người ấm ớ hội tề. Vì sao vậy?
Thành ngữ này có nguyên do từ tổ chức bộ máy hành chính của chính quyền thời Pháp thuộc xưa. “Hội tề” chính là tên gọi cấp hành chính cơ sở của chính quyền ở làng xã thời thực dân Pháp cai trị nước ta xưa và ngay cả thời kỳ chính quyền miền Nam về sau nữa. Những người làm việc trong cơ quan hành chính ở làng xã, cũng gọi chung là “hội tề”. Hội tề này trong thang bậc hành chính, quyền lực là thấp nhất, luôn luôn bị cấp trên ra lệnh, chỉ thị mắng mỏ và phạt nếu không làm tròn phận sự. Đã vậy, vì là sống cùng với dân cho nên chúng cũng không thoát khỏi sự chống đối, báng bổ và nguyền rủa của Dân gian mỗi khi chúng động đến quyền lợi của họ. Trên thì quan cai trị, dưới thì dân, chúng thường ở vào cái thế trên quan ép xuống, dưới dân ép lên cho nên nhiều khi lâm vào tình thế rất khó xử. Cách tốt nhất là cứ ấm ớ, ấm ớ cho qua chuyện và tránh mọi sự rắc rối phiền hà. Người ta nói ấm ớ hội tề là thế.

“Thì cái thân tôi thực long đong gấp mấy cái thân cô Kiều! Làm không được việc gì thì cái thằng Tây, cái quân đế quốc sài lang ấy nó cáu lên cũng chết. Mà làm ra việc thì dân họ ta thán, oán ghét cũng chí là nguy. Thành thử nhiều lúc thằng Tây nó sừng sộ thì cũng giả bộ ấm a ấm ớ, mà khi dân họ tức giận hỏi đến cũng đành rằng ấm ớ ấm a! Chả trách dân họ vẫn bảo ấm ớ hội tề là thế!” (Bà mẹ Sông Hồng).
Thành ngữ này cũng có khi chỉ một thái độ làm việc thiếu trách nhiệm “được chăng hay chớ”.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Next

Return to Truyện Ðọc



Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 22 guests