Doanh Nhân Việt Trong Thế Trận Toàn Cầu (Alan Phan)

Truyện tình mùi mẫn, truyện ma kinh rợn hay các thể loại khác. Xin mời vào.

Moderators: Mười Đậu, SongNam, A Mít

Re: Doanh Nhân Việt Trong Thế Trận Toàn Cầu (Alan Phan)

Postby bevanng » 06 Nov 2016

Phần 8: Những bài học từ các đồng nghiệp


Bài học từ Gary

Ngày: 24/05 /2012
“Bài học từ Gary” có thể ứng dụng qua nhiều khía cạnh với các bạn trẻ đang tìm việc làm hay các doanh nghiệp đang gặp khủng hoảng trong cơn bão năm Thìn này. Căn bản của bài học là hai nguyên lý: (a) chăm chú đến giải pháp, không phải vấn đề và (b) nếu biết sáng tạo, chúng ta sẽ tìm giải pháp cho mọi vấn đề.

Tôi quen Gary Woodworth khi ông bước vào cửa hàng bán vật dụng thể thao của người em họ, Tuấn, ở Van Nuys, California. Qua Mỹ năm 1975, Tuấn đi làm bảo vệ được 4 năm, bị đuổi vì ngủ với cô quét dọn văn phòng. Anh chạy ngược xuôi, vay mượn bạn bè bà con, cùng với tiền tiết kiệm cá nhân, hơn 250 ngàn đô la để mở tiệm bán lẻ. Tôi cũng là một nạn nhân bất đắc dĩ.
Hai năm đầu, cửa hàng sống chật vật nhưng cũng có khách và theo ngạn ngữ của Mỹ, Tuấn “giữ được đầu mình khỏi mặt nước” (keep his head above water). Anh còn quay về sở cũ, tán một cô lao công Mễ khác, và cưới cô này đem về phụ trông coi tiệm. Nhưng ảnh hưởng của trận suy thoái 1981 - 1983 bắt đầu lan rộng, và tiệm vật dụng thể thao của Tuấn suy sụp. Chi phí và tiêu xài cho gia đình ăn vào vốn và Tuấn mời tôi lên tiệm tư vấn cho anh về thủ tục phá sản. Tôi có thừa kỹ năng vì đang chuẩn bị “đắp chiếu” cho dự án bất động sản của mình bên Arizona.

Gary và giải pháp miễn phí
Gary tươi cười khi bước vào chào hỏi chúng tôi, đang ủ rủ như hai con mèo chết. Khoảng hơn 50 tuổi, áo quần bảnh bao, Gary giống như một thượng nghị sĩ với mái tóc trắng và phong cách lịch lãm. Nghĩ Gary là một nhân viên bán hàng từ Nike hay Reebok gì đó, Tuấn bỏ đi uống cà phê, nhờ tôi tiếp dùm.
Gary nói hôm nay là ngày may mắn của ông. Tôi có giải pháp cho vấn đề của ông và ông không phải tốn 1 đồng xu nào. Tôi điện thoại cho Tuấn về ngay vì không một ông chủ doanh nghiệp nào lại có thể bỏ qua một đề nghị hào hứng đến vậy. Đề nghị của Gary rất đơn giản, “Bổ nhiệm tôi làm quản lý cửa hàng này. Tôi không lãnh lương và cứ mỗi tháng, tính sổ và chia cho tôi 25% số tiền lời của cửa hàng. Tôi cũng được quyền mua lại 30% tổng số cổ phiếu của công ty với giá vốn (book value) trong 2 năm tới. Các ông đang lỗ, chắc chắn không mất gì trong phi vụ này”.
Tuấn đồng ý và Gary bắt đầu ứng dụng nghệ thuật sáng tạo về tiếp thị với các hoạt động hàng ngày. Gary đi tiếp xúc các câu lạc bộ thể thao trong vùng, từ các đội bóng chày nhỏ của trẻ em đến các sân golf, tennis, polo… của các người giàu. Ông còn lập ra chương trình trả hoa hồng cho các người “giới thiệu” và các khách hàng lớn. Ông cũng cất công đi liên tục tìm các nhà tài trợ cho các chương trình thể thao ông sáng lập. Sau 2 tháng, cửa hàng có lời và thu nhập của Gary gia tăng đều đặn. Một năm sau, ông mua lại 30% công ty và 3 năm sau, ông làm chủ 100%. Tuấn ôm được mớ tiền, đi xuống Mexico mở quán bar, tìm thêm vài cô vợ Mễ. Mọi người vui vẻ.

Sáng tạo vì hoàn cảnh
Sau này, những khi ngồi tâm sự riêng với nhau, Gary mới kể cho tôi thêm về nhiều mẩu chuyện khác của đời ông. Sinh ra trong một gia đình thật nghèo ở Arkansas vào thời sau Đại Suy Thoái của Mỹ, ông phải bỏ học từ lớp 7 để giúp cha mẹ nuôi 8 đứa em. Ông làm đủ mọi nghề và chưa bao giờ thất nghiệp một ngày nào, dù không có một học thức hay bằng cấp chính thống nào. Bí quyết của ông là tìm hiểu thật rõ về vấn đề người chủ doanh nghiệp đang đối diện và tìm một giải pháp thỏa đáng trước khi tiếp cận.
Gary nói, “Tôi thấy các bạn trẻ cũng như già đi tìm việc thật buồn cười. Doanh nghiệp đang thua lỗ, trên đường phá sản, muốn đuổi hết nhân viên chưa xong, mà họ lại mở miệng hãy cho tôi một việc làm, trả lương tôi hàng tuần và may ra, tôi có thể giúp. Thay vì giải pháp, họ đề nghị thêm một vần đề mới cho doanh nghiệp? Nhân viên cũ cũng không khá gì hơn. Họ áp lực mọi cách để hưởng thêm quyền lợi bất chấp sự suy sụp của công ty.”
Dĩ nhiên không phải lúc nào Gary cũng thành công với giải pháp đề nghị. Nhiều lần ông cũng mất trắng nhiều thì giờ không lương bổng, hay phạm những sai lầm gây khó thêm cho doanh nghiệp. Nhưng ông ta hãnh diện nói với tôi rằng trong suốt 40 năm bôn ba trong thương trường, ông đã tạo nên vài sự nghiệp đáng kể lên đến cả chục triệu đô la.
Khi cha mẹ mất sớm trong một tai nạn xe cộ, ông mới 19 tuổi. Không muốn sở An Sinh Xã Hội bắt các em đi giao cho các gia đình giàu có, ông làm giả hồ sơ thu nhập và giấy khai sinh của mình để anh em vẫn được đoàn tụ bên nhau (Bên Mỹ, các trẻ em dưới 18 tuổi không có cha mẹ và thu nhập thường được Sở An Sinh đem về chăm sóc để sau đó tìm một gia đình giàu có, ổn định nhận nuôi lại các em).
Ông kiêu hãnh vì đã dùng sức mình nuôi 8 đứa em đi học thành tài, cũng như 3 đứa con sau này. Khi ông qua California gặp chúng tôi, ông vừa mất vợ vì bệnh ung thư và gần 1 triệu đô khi tiền bệnh viện vượt quá số tiền bảo hiểm chi trả. Ông đã bỏ ra hai tuần để điều nghiên cửa hàng của chúng tôi và tìm giải pháp qua các chi tiết số liệu ông thu thập từ khách hàng và thư viện.

Cơ hội khắp nơi cho con người sáng tạo
Lần chót tôi gặp Gary cách đây 8 năm. Dùng phương pháp sáng tạo như đã đề nghị với chúng tôi, ông mua lại một công ty công cộng đang thua lỗ; cũng trong ngành phân phối dụng cụ và đồ thể thao, ông gia tăng giá trị với những chiêu tiếp thị độc đáo và làm giàu cho mọi cổ đông, nhất là cá nhân ông. Ông nằng nặc mời tôi xuống chiếc du thuyền nhỏ của ông, chạy một vòng vịnh Los Angeles, và xin lỗi về sự khoe khoang này. Ông giải thích “tôi bận quá, mua xong thuyền, không có thì giờ khoe, lấy gì hưởng thụ?”
Sau đó vài năm, ông gởi tôi một Email, nói vừa mua lại một khu nghỉ dưỡng ở Belize cũng bằng phương pháp sáng tạo, không tiền mặt… và sống đời thoải mái trong hưu trí.

Nhu cầu của doanh nghiệp Việt
“Bài học từ Gary” có thể ứng dụng qua nhiều khía cạnh với các bạn trẻ đang tìm việc làm hay các doanh nghiệp đang gặp khủng hoảng trong cơn bão năm Thìn này. Căn bản của bài học là hai nguyên lý: (a) chăm chú đến giải pháp, không phải vấn đề và (b) nếu biết sáng tạo, chúng ta sẽ tìm giải pháp cho mọi vấn đề.
Tôi tin rằng bất cứ doanh nhân nào có ít nhiều thông minh và khôn khéo kiểu Gary có thể mua lại và sở hữu bất cứ một công ty nào đang gặp khó khăn trầm trọng nếu chúng ta biết thiết kế một giải pháp khả thi không tốn kém gì cho doanh nghiệp. Đó là tư duy và hành xử hợp thời nhất vào giai đoạn này cho các nhà quản lý cũng như các chủ doanh nghiệp. Với những đầu óc thâm sâu, đây là những cơ hội M&A thật tuyệt vời. Đừng mong chờ hay tin vào một gói kích cầu của chánh phủ hay các giải pháp từ quan chức hay chuyên gia trong tháp ngà.
Milan Kundera, văn hào của Czech, có thể hơi phấn khích khi ông tuyên bố là… “doanh nghiệp chỉ có 2 nhiệm vụ: tiếp thị và sáng tạo” (Business has only two functions - marketing and innovation); nhưng chắc Gary sẽ hoàn toàn đồng ý.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Doanh Nhân Việt Trong Thế Trận Toàn Cầu (Alan Phan)

Postby bevanng » 06 Nov 2016

Câu chuyện về Charlie

Ngày: 05 / 09 / 2012
Nghịch cảnh thường thể hiện nhân tài; trong khi thịnh vượng lại che giấu nó (Adversity is won’t to reveal genius, prosperity to hide it) Horace

Một thú vui của tôi trong thời gian rãnh rổi giữa các cuộc họp khi đi công tác là gặp các doanh gia Việt để tìm hiểu thêm về con người họ: yếu tố thành công hay thất bại, môi trường kinh doanh và những trải nghiệm thú vị. Kỳ về Mỹ vừa qua, một bạn trẻ giới thiệu tôi với một đại gia Việt kiều khá thành công và nổi tiếng trong cộng đồng: anh Charlie Tôn Quý.

Sáng tạo để vượt khó
Anh Quý là một thuyền nhân đến Mỹ một mình năm 14 tuổi và cư ngụ tại bang Louisiana từ 1986. Vừa đi học vừa đi làm anh tốt nghiệp kỹ sư hóa học tại LSU và lập gia đình vào giữa thập niên 1990s. Vợ anh kinh doanh tiệm nail ở đây nên anh không đi làm mà mở một tiệm cung cấp linh kiện và hóa chất cho các tiệm nails khác.
Cuộc sống tạm ổn định cho đến khi anh quan sát khách hàng thăm viếng chuỗi siêu thị Wal Mart (có hơn 70% là phụ nữ) và nẩy ra ý tưởng xin Wal Mart cho phép anh mở các tiệm nails ngay trong khu thương mại của họ. Phải mất hơn 2 năm để thuyết phục Wall Mart và cho đến năm nay, các cửa hàng Regal Nails làm theo phương thức “nhượng quyền” (franchise) đã lên đến con số hơn 1,100 tiệm. Tại California, người Việt làm chủ đến 80% các tiệm nails và tỷ lệ cho toàn quốc là 44%.

Con số thực của đại gia thực
Vì là công ty tư nhân nên Regal Nails không thông báo số liệu tài chánh. Nhưng nếu tính mỗi tiệm nail có doanh thu trung bình là 34,000 đô la một tháng (theo tạp chí Nails), thì đế chế Regal Nails của anh Quý có doanh thu hàng năm khoảng 450 triệu đô la. Mức lời của công ty dịch vụ thường cao gấp đôi công ty sản xuất nên nếu Regal Nails niêm yết trên sàn HOSE, đây sẽ là một cổ phiếu blue chip “hot” nhất vì lý do thứ hai: Regal Nails gần như không có nợ.
Trước khi gặp anh, tôi đã ấn tượng với thành quả và con số. Sau khi gặp anh, tôi hưng phấn và lạc quan hơn về thế hệ doanh nhân trẻ của chúng ta. Ngoài mái tóc bềnh bồng dài như một hippie thời 60s, vị đại gia 41 tuổi này trông thật bình dị và dễ thương với chiếc áo thun trắng và chiếc quần jean đã bạc mầu.
Để tiện việc, tôi đến gặp anh một buổi trưa hè khá mát ở khu Wal Mart mới xây tại Foothill Ranch, California. Anh Quý đang khởi công xây dựng một chuỗi tiệm nail và spa cao cấp lấy tên là Isis. Đây là tiệm đầu tiên và kế hoạch là sẽ hoàn tất thêm 5 tiệm trước cuối năm, kể cả 2 tiệm ở Australia. Tôi ái ngại nhìn anh đầu tắt mặt tối với đám nhân công xây dựng, bò ra dưới sàn giúp họ từng vít nối để bảo đảm an toàn cho các kệ tủ; rồi quay qua làm việc với nhóm IT về hệ thống vận hành và khuyến mãi gắn trên mỗi Ipad cho từng khách hàng; sau đó chỉ dẫn nhóm quay phim về cuốn video huấn luyện nhân viên. Và trăm công việc khác, qua phone hay qua Emails.

Góc nhìn sâu hơn
Sau 1 tiếng, anh chở tôi ra một tiệm phở gần đó để anh em có không gian riêng tâm sự. Giống tôi, anh thuê một chiếc xe Nissan cỡ nhỏ và tự lái như một nhân viên trung cấp. Không gì để thể hiện và khoe khoang. Câu chuyện giữa hai người cũng bộc trực, thành thực và đi ngay vào các vấn đề anh đang trực diện và nhờ tư vấn. Anh không nói gì đến thành quả đã đạt được mà chỉ về những mục tiêu phải đạt đến trong 1 năm, 5 năm và 10 năm. Anh cũng cho thấy một người đàn ông yêu vợ con và gia đình, không thích nhậu nhẹt hay lăng nhăng. Tôi nói ở điểm này anh giỏi hơn tôi nhiều vì khoảng tuổi anh, hồi xưa tôi cũng thích “nổ” và “hư hỏng” lắm. Anh cười hiền, nói không có thì giờ.
Tôi hỏi anh có làm ăn gì ở Việt Nam? Anh chỉ về nước một lần, được vài ngày, muốn tìm đối tác để gia công cho họ vài linh kiện cho nhà máy của anh bên Mỹ, nhưng lối làm việc và cách giao tiếp của họ không phù hợp lắm với nhu cầu về chất lượng và tiếp liệu. Anh cũng nói là anh có gặp vài quan chức và họ làm anh “sợ”.

Ba công thức của thành công

Tôi hỏi điều anh quan tâm nhất trong kinh doanh là gì? Anh nói “sự thỏa mãn của khách hàng”. Anh chứng tỏ điều này khi lăn ra đất để đo độ mềm của chỗ để chân, thử đi thử lại menu của Ipad (gắn trên ghế ngồi khi khách đợi hay ngồi cho thợ làm), chọn chương trình các video trên màn ảnh siêu phẳng để khách thưởng thức, loại rượu vang hay sâm banh mời khách khi họ bước vào tiệm, độ nóng chiếc khăn ấp mặt, những loại hóa chất hữu cơ và thân thiện môi trường đang được nghiên cứu…
Điều quan tâm thứ hai của anh là “đội ngũ nhân viên”. Bao quanh anh là nhóm quản lý, toàn người trẻ, tốt nghiệp đại học, chuyên sâu về IT, năng động sáng tạo và được huấn luyện ít nhất 6 tháng về nghệ thuật làm thỏa mãn khách hàng và xử lý các tình thế khó khăn.
Điều quan tâm thứ ba của anh là làm sao tiếp tục xây dựng và “bảo tồn hai thương hiệu” Regal và Isis để giữ vững vị thế trên một thị trường rất cạnh tranh. Muốn bám trụ, phải đi trước thiên hạ vài năm qua sản phẩm “xanh”, qua tiếp thị mạng xã hội, qua phần mềm quản lý, qua huấn luyện và đào tạo. Anh cho biết kỹ nghệ nail tại Mỹ đạt 6 tỷ đô la năm rồi và khoảng 1.5 tỷ đô la tại Âu và Úc. Trong 10 năm tới, anh muốn nắm 20% thị phần.

Con đường trước mặt
Tôi nói với anh về những thất bại của mình trong quá khứ. Anh kể lại những khó khăn chật vật khi đến Mỹ với hai bàn tay trắng. Sự cố gắng tột cùng để nhoi lên từ vũng bùn là mẫu số chung của hai đứa. Tôi tin là anh còn tiến xa hơn nữa vì ngọn lửa trong anh vẫn bùng cháy, ham muốn học hỏi cầu tiến vẫn đầy ắp; và tuổi trẻ, môi trường cùng đạo đức kinh doanh của anh sẽ là vũ khí vô cùng bén nhọn.
Trong những năm tháng bôn ba, tôi gặp rất nhiều nhân vật cũng như đã nếm thử đủ loại ẩm thực của thế giới. Từ những món trông thật đẹp mắt nhưng ăn vào là muốn ọe ra, đến những món coi tầm thường mà vô cùng ngọt ngào. Charlie Tôn Quý là một bữa cơm quê hương thật giản dị nhưng quá tốt cho một ngày hè nóng nực.
Một tự hào đúng nghĩa của dân tộc.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Doanh Nhân Việt Trong Thế Trận Toàn Cầu (Alan Phan)

Postby bevanng » 06 Nov 2016

Cổ Gia Thọ, người thầy về quản trị

Ngày: 25/07/2013
Nếu bạn không có thì giờ để làm cho đúng, bao giờ bạn mới có thì giờ để làm lại?(If you don’t have time to do it right, when will you have time to do it over?) - John Wooden

Trong những lần đầu đến Việt Nam, khoảng 1993 gì đó, tôi gặp anh Cổ Gia Thọ. Trẻ, hiền lành bề ngoài… nhưng ai cũng thấy bên trong là một doanh nhân sắc sảo, cần cù và quyết tâm. Vị trí của chúng tôi trên thương trường có rất nhiều cách biệt: tôi là Chủ Tịch Công Ty Hartcourt Pen, vừa hoàn tất một nhà máy sản xuất đủ loại bút viết và văn phòng phẩm ở Quảng Đông với kinh phí 12 triệu USD, trang thiết bị từ Mỹ, Thụy Sĩ và Đức. Anh có một xưởng làm viết ở Chợ Lớn, phần lớn là dây chuyền thủ công nội hóa, doanh thu chắc cũng khiêm tốn như mẫu mã của sản phẩm anh đưa chúng tôi coi. Tôi đoán trong lòng anh lúc đó, anh chỉ ao ước công ty gia đình Thiên Long một ngày nào đó, lớn bằng nửa Hartcourt Pen.
Đến 2003, 10 năm sau, thì vị trí trên thương trường của 2 công ty cũng rất khác biệt. Hartcourt Pen gặp khó khăn về nợ xấu và thị trường xuất khẩu, bị ngân hàng tịch thâu và phát mãi. Thiên Long phát triển ngoạn mục và sửa soạn niêm yết trên sàn. Khi tôi đọc về Thiên Long trên các báo cáo của quỹ, tôi tiếc thầm là sao mình không có một Cổ Gia Thọ để lãnh đạo Hartcourt Pen?
Tôi không quen thân với anh Thọ để biết nhiều hơn về anh, ngoài những gì đọc và nghe qua mạng công chúng. Tôi không biết là anh có bằng MBA hay kinh tế gì không, nhưng Thiên Long là một trường hợp kinh điển của một doanh nghiệp hoạt động bài bản, theo đúng mọi quy luật để thành công trên thương trường. Anh Thọ là một lãnh đạo đúng nghĩa để chúng ta ghi nhận và bắt chước. Với các doanh nhân trẻ, tôi hy vọng là bài học của Cổ Gia Thọ sẽ ấn tượng sâu đậm vào tư duy và hành động trong mọi lựa chọn hàng ngày,
Góc nhìn của tôi về cá tính kinh doanh của anh Thọ (có thể là phiến diện vì chỉ mới gặp lại anh sau gần 20 năm) là như thế này:

Chuyên sâu và tập trung:
Như ngọn laser, anh dồn tất cả nguồn lực vào việc phát triển Thiên Long suốt 30 năm qua. Không bầy đàn, không chạy theo những sở đoản thời thượng như BDS, chứng khoán, khoáng sản hay phá rừng làm thủy điện… Tôi chắc là anh đã không thiếu cơ hội; nhưng anh vẫn tha thiết với sản phẩm cốt lõi của công ty. Anh liên tục xây dựng kiến thức về ngành nghề qua học hỏi, tìm tòi cũng như kinh nghiệm, thắng và thua.

Tầm nhìn đa quốc:
Ngay trong lần gặp đầu, anh đã rất thú vị khi hỏi tôi về thị trường viết bút ở Mỹ và Trung Quốc. Anh có nói về ao ước đem sản phẩm Thiên Long xuất khẩu, qua các thị trường nhỏ khác. Anh biết là biên giới quốc gia không nghĩa lý gì trên một thương trường toàn diện.

Kỹ năng vượt khó:
Tôi tin chắc là trong 30 năm qua, Thiên Long đã phải vượt qua nhiều trận bão ở nhiều cấp độ khác nhau. Cái khôn ngoan cùng may mắn, thấu hiểu cái cơ trong nguy, cái kiên nhẫn đợi thời… phải là một đặc tính, nếu không bẩm sinh, thì chắc đã được tôi luyện rất vững vàng trong con người anh Thọ.

Sáng tạo:
Để phát triển một công ty như Thiên Long, kiên nhẫn và chịu đựng chưa đủ. Sự phát triển bền vững để xây thương hiệu và thị phần, cũng như mạng lưới đại lý, đòi hỏi một nỗ lực sáng tạo của toàn thể nhân viên. Muốn vậy, người lãnh đạo phải luôn làm một tấm gương sáng và truyền đạt sự đam mê của mình, ít nhất là cho nhóm quản trị.

Biết mình biết người:
Tôi nghĩ là anh phải thuộc nằm lòng chiến thuật của Tôn Tử. Đối diện với bao đối thủ cạnh tranh trong nước, cũng như hàng nhập khẩu, sản phẩm Thiên Long vẫn chiếm lĩnh được 60% thị trường bút viết tại Việt Nam. Anh còn đủ bản lãnh để đem chuông đi đánh xứ người, đặc biệt là Trung Quốc, với thế trận khá phức tạp cho mọi tay chơi.

Quản lý rủi ro:
Trong suy thoái hiện tại của thị trường chính ở nội địa, Thiên Long vẫn có một lợi nhuận ấn tượng là 111 tỷ VN đồng với 300 tỷ doanh thu. Mọi nhà đầu tư chuyên nghiệp đều nhìn vào báo cáo tài chánh hàng quý hàng năm để đánh giá kỹ năng quản lý rủi ro của ban quản trị. Đánh giá của các phụ tá của tôi về Thiên Long là khá ổn định.

Lui lại khi cần:
Khi giao lại chức Tổng Giám Đốc cho người mới, anh Thọ đã biết sửa soạn một kế nghiệp lâu dài và bền vững cho Thiên Long. Đó là sự khiêm tốn cần thiết của người lãnh đạo, biết lùi để một dòng máu mới thay đổi và tiến bộ. Không nghĩ mình là đỉnh cao phải ôm quyền hành và quyền lợi đến khi tắt thở, anh Thọ đã kéo dài tuổi thọ của Thiên Long thêm nhiều thế hệ.
Một doanh nhân trẻ hỏi tôi tại một hội thảo là tôi có tiếc nuối điều gì trong sự nghiệp kinh doanh. Tôi nhắc anh một câu nói của Michael LaBoeuf, “Waste your money and you’re only out of money, but waste your time and you've lost a part of your life” (Phung phí tiền bạc thì chỉ mất tiền; nhưng phung phí thời gian thì bạn đã mất một phần đời). Vì muốn kiếm tiền nhanh, chúng ta sẵn sàng đốt giai đoạn bằng cách tìm những con đường tắt.
Nhưng qua trải nghiệm của Cổ Gia Thọ, chúng ta cần một thời gian rất dài, có khi cả một đời người, để hoàn tất một sự nghiệp, một thương hiệu, một tác phẩm, một di sản… Thời gian mà chúng ta tưởng đã “đốt” được lại là những phung phí trên bình diện khác. Tôi đã mất rất nhiều cơ hội (thực sự, là thời gian) vì những con đường tắt lười biếng này…

Bài để tham khảo thêm:
http://nhipcaudautu.vn/article.aspx?id= ... ay-but-nho
http://www.doko.vn/luan-van/hoat-dong-m ... long-60001
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Doanh Nhân Việt Trong Thế Trận Toàn Cầu (Alan Phan)

Postby bevanng » 07 Nov 2016

Niềm tin tìm lại

Niềm tin mà tôi tưởng đã mất lại le lói hiện ra trên một cánh đồng nhỏ vùng Trà Vinh trong những tâm hồn nhân hậu, tử tế không bị ô nhiễm bởi những suy đồi của xã hội bao quanh. Chúng ta còn hy vọng, thì định mệnh quê hương còn thay đổi.
Là một người luôn tin vào thế mạnh của doanh nghiệp tư nhân trong việc xây dựng nền kinh tế quốc gia, mỗi lần về lại quê hương là tôi thắp đuốc đi tìm các doanh nhân, đại gia Việt thành công để nhận lãnh những bài học mà tôi nghĩ là thực tiễn cho thế hệ sau này. Có rất nhiều tấm gương thành công của Việt kiều tại Âu, Mỹ, Úc… nhưng tôi muốn nhìn thấy tận mắt một đặc sản “made in Vietnam”.
Tôi không lưu tâm đến lãnh vực doanh nghiệp nhà nước. Các vị quản lý này thường được bổ nhiệm do những liên hệ, gốc rễ không rõ ràng và kết quả kinh doanh của họ đã thể hiện khả năng thực sự với những tỷ số tài chánh yếu kém như mức hoàn trái trên vốn, doanh thu trên tài sản, hay doanh thu và lợi nhuận của mỗi nhân viên, vẫn có những ngoại lệ, nhưng nếu phân khúc công của nền kinh tế hoạt động hữu hiệu và sắc bén thì Liên Bang Xô Viết và Trung Quốc đã làm bá chủ thế giới cách đây vài chục năm trước. Cha chung vẫn không ai khóc.
Trong khi đó, những doanh nhân đang điều khiển các bộ máy quản lý doanh nghiệp tư chưa chứng tỏ được khả năng cạnh tranh của mình theo tiêu chuẩn quốc tế. Hơn 80 đại gia tôi gặp trong 4 năm qua đều chia sẻ một mẫu số chung: họ rất năng động, khôn ngoan, thông minh, liều lĩnh, thủ đoạn, kiên trì và giỏi ứng biến. Họ biết rất rõ về những trung tâm quyền lực và có liên hệ mật thiết với mọi quan chức còn quyền. Họ đã dựng nên những gia tài đáng kể nhờ biết lợi dụng khe hở luật lệ, chiếm đặc quyền, đặc lợi trong mọi bối cảnh phức tạp và vượt xa đám đông với tài năng đặc thù này.
Tuy vậy, họ đều hiểu rằng khi ra khỏi sân chơi nhà, những lợi thế cạnh tranh nói trên sẽ bốc hơi và sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp họ sẽ ế ẩm so với đồng nghiệp. Ngay cả những công ty công nghệ thông tin (IT) hàng đầu của Việt Nam cũng không đưa ra thị trường đặc sản nào sáng tạo. Các công ty này thành công ở Việt Nam nhờ làm đại diện cho những công ty đa quốc hay có những hợp đồng béo bở với chánh phủ.
Có thể nói là tôi khá bi quan trước khi đặt chân đến Trà Vinh và đi thăm nhà máy của Mỹ Lan. Vợ chồng anh chị Nguyễn Thành Mỹ, Việt kiều từ Canada, đã bỏ ra 6 năm và 1 triệu dollar để tạo dựng công ty này. Thành quả sau cùng là một doanh nghiệp mà tôi vẫn mơ ước vì chính cá nhân mình, sau 42 năm làm ăn khắp thế giới, cũng không thể thực hiện nổi.
Tôi vẫn thường “dạy” các doanh nhân trẻ và các sinh viên đại học về bốn nhân tố tôi cho là cần thiết cho sự thành công: (a) sản phẩm có công nghệ hay cá tính đặc thù để tạo một mức lợi nhuận cao; (b) đội ngũ quản lý bài bản và quan tâm đến phúc lợi của nhân viên; (c) doanh thu bền vững và dòng tiền lưu chuyển mạnh; (d) và trên hết, một tầm nhìn và tư duy sáng tạo, lâu dài cho doanh nghiệp.
Vượt biên và định cư tại Canada vào năm 1979 với hai bàn tay trắng, anh Mỹ đã phải làm bồi bàn, phụ bếp trong suốt 10 năm để có tiền đi học. Anh đậu Tiến Sĩ về hóa học và đi làm cho IBM, Polycom-Kodak thêm 7 năm trước khi vay tiền ra lập công ty riêng. Lợi thế cạnh tranh của anh là những công trình nghiên cứu, bằng sáng chế anh thu nhận sau hơn 20 năm. Dù vậy, anh cũng trải qua bao thăng trầm như nhiều doanh gia khác. Mãi đến 2004, công ty anh mới có chút ổn định và khi về thăm quê ở Trà Vinh, anh nảy sinh ý định thiết lập công ty tại quê nhà như một bày tỏ tri ân.
Khi tôi nhìn 4 khu nhà máy khang trang với 40,000 mét vuông đã xây dựng trong một công viên rộng hơn 20 hectares, tôi mới thấy công phu anh to lớn thế nào, nhất là khi anh kể lại chuyện khởi nghiệp với vài chục công đất ruộng ngập nước anh đã thuê. Lo cho môi trường, anh xây nhà máy xử lý nước thải trước. Hai ấn tượng để tôi kính phục khi thăm nhà máy: đây là nhà máy sạch nhất thế giới (chỉ nhìn tất cả các nhà vệ sinh cho nhân viên sạch thơm như ở một khách sạn 5 sao); và cách gây dựng cho mọi nhân viên một tư duy sống và làm việc như đang ở tại một quốc gia tiền tiến (các anh chị em phần lớn đến từ các gia đình nông dân quanh đồng bằng Cửu Long).
Mô hình kinh doanh của nhà máy là khai thác công nghệ nano để xuất khẩu các loại polymer linh động trong ngành in nhiệt CTP với những laser hồng ngoại hay tử ngoại. Đặt tại môi trường thôn quê cách tỉnh Trà Vinh 15 cây số, nhà máy như một ốc đảo huyền thoại của Dr. No trong cuốn phim cùng tên của điệp viên James Bond 007. Hiện nay, với hơn 530 nhân viên, doanh thu của nhà máy chỉ 12 triệu dollars (hơn 70% xuất khẩu) nhưng lợi nhuận lên đến 3 triệu dollars. Trên hết, lương nhân viên cao hơn lương tại các thành phố lớn, cùng với cơ hội thăng tiến tràn ngập vì những khóa đào tạo liên tục của công ty. Công viên nhà máy nhiều cây xanh hơn những khu du lịch sinh thái mà tôi đã đi qua. Quỹ Jaccar của Pháp đầu tư 12 triệu dollars để chiếm 30%, cho công ty một thị giá hơn 40 triệu dollars. Công ty không có một khoản nợ ngân hàng nào. Các tình trạng kinh tế vĩ mô hoàn toàn không ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Với 1 triệu dollar và không một thế lực nào “chống lưng”, anh chị Mỹ đã kiếm được rất nhiều tiền cho mình, mọi người liên quan và cả tỉnh Trà Vinh. Chúng ta cần khoảng 1,000 anh chị Mỹ khắp Việt Nam để đất nước bắt kịp đà tiến của nhân loại.
Đêm về, trong buổi trò chuyện với anh chị Mỹ và một số nhân viên quản lý trẻ (không ai trên 30 tuổi), chúng tôi nói về giả thuyết “tư duy quyết định định mệnh” của con người cũng như của doanh nghiệp và ngay cả của quốc gia. Tôi xác định lại niềm tin sâu xa của tôi vào con người Việt, như tôi đã tin vào chị Gấm (bài Niềm Tin Vào Con Người Việt của tôi), như tôi đã tin vào đám thuyền nhân trôi dạt khắp xứ người với hai bàn tay trắng, như tôi đang tin vào thế hệ trẻ hiện nay đang dò dẫm tìm lối thoát trong giông bão; và như tôi vẫn còn tin vào một phép lạ nào đó ở giờ thứ 25.
Niềm tin mà tôi tưởng đã mất lại le lói hiện ra trên một cánh đồng nhỏ vùng Trà Vinh trong những tâm hồn nhân hậu, tử tế không bị ô nhiễm bởi những suy đồi của xã hội bao quanh. Chúng ta còn hy vọng, thì định mệnh quê hương còn thay đổi.

(Bài đã đăng trên tuần báo Doanh Nhân Cuối Tuần số 419 ngày Thứ Sáu 2/9/2011)
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Doanh Nhân Việt Trong Thế Trận Toàn Cầu (Alan Phan)

Postby bevanng » 07 Nov 2016

Hai chuyện làm ăn bên Mỹ

Người Việt học giỏi và bắt chước rất nhanh. Chỉ tiếc là chúng ta luôn luôn lựa chọn sai lầm các bài học và nền kinh tế đang phải trả giá khá đắt cho những sai lầm này. Thêm vào những thói hư tật xấu luôn tiềm tàng ở các thành phần lợi dụng đặc quyền đặc lợi, thì suy nghĩ nông cạn của tôi phải dừng lại ở câu “Xin ơn Trên phù hộ chúng ta.”

Lần về lại Mỹ vào tháng 9 vừa qua, tôi ngồi trên máy bay cạnh một đại gia Ấn Độ thích trò chuyện. Bị ảnh hưởng nhiều của các mạng truyền thông thích phóng đại, anh ta nói về một xứ Mỹ tàn lụi như một bài điếu văn. Thất nghiệp, bạo lực, nợ nần, nghèo đói, mâu thuẫn chính trị… tôi cứ nghĩ là anh đang mô tả xã hội Ấn Độ của chính anh. Sau một tháng thăm gia đình và tìm cơ hội đầu tư tại Mỹ, tôi xin thưa là tình hình vẫn còn khả quan hơn tại rất nhiều quốc gia khác. Dù thất nghiệp có lên đến 10%, con số người còn lại (90% của 300 triệu dân) vẫn có một thu nhập rất cao và GDP vẫn gấp đôi Trung Quốc với 1.35 tỷ dân.
Đế chế Mỹ đang bước vào hoàng hôn, nhưng đêm dài vẫn còn xa, vài ba chục năm trước mặt. Trong khi đó, tại những cửa hàng ăn và hộp đêm sang trọng nổi tiếng, khách vẫn phải xếp hàng chờ hơn cả tiếng. Đêm vẫn còn dài và tiệc vẫn tràn đầy champagne.
Tôi chạy lên Pasadena một buổi trưa thăm người bạn cũ nghe nói đang làm ăn phát đạt. Anh tên Bruce Stuart là một luật sư có văn phòng nhỏ chuyên về thương nghiệp từ 30 năm qua khi tôi mới quen anh. Hai năm trước, thấy tình hình bất động sản (BDS) Mỹ lâm nguy, anh và vài người bạn bỏ ra 5 triệu để kinh doanh địa ốc. Có lẽ là chuyện hơi ngược đời. Nhóm anh mua lại các BDS đã bị ngân hàng tịch thu và sắp đưa ra phát mãi qua đấu giá để khấu hồi nợ cho ngân hàng. Với tổng số tài sản xấu lên đến gần 2 ngàn tỷ dollar khắp quốc gia, có thể nói là thị trường phải mất 8 năm mới thanh toán hết các BDS loại này.
Giá mua thường rẻ khoảng 20% hơn giá tại các buổi đấu giá vì ngân hàng tiết kiệm được thì giờ, phí tổn, thủ tục tòa án, giấy tờ phát mãi… Sau đó, nhóm anh đem bán lại ra thị trường cũng với giá rẻ hơn giá thông thường chừng 20%. Thời gian xoay vòng mất trung bình 3 tháng và trong 2 năm vừa qua, Bruce và các bạn anh thu về hơn 6 triệu dollars tiền lời, cho họ mức hoàn trái khoảng 58% mỗi năm. Bruce cho tôi coi tất cả hồ sơ của 216 vụ giao dịch đã hoàn tất với đầy đủ chi tiết vì anh muốn quỹ tôi đầu tư thêm 10 triệu để gia tăng hoạt động.
Anh còn đưa tôi đi xem hai BDS anh vừa mua bán xong. Một biệt thự ở Victorville, một thành phố trung lưu cách trung tâm Los Angeles 1 giờ lái xe, có đất rộng 270 mét vuông, vừa xây xong 3 năm trước với diện tích xây dựng 170 mét vuông. Anh mua của Bank Of America giá 38 ngàn dollars, sửa sang lại tốn 4 ngàn dollars và phí tiếp thị giấy tờ thêm 3 ngàn. Anh bán lại với giá 75 ngàn dollars, đem về cho nhóm anh một lợi nhuận 30 ngàn dollars sau 3 tuần.
Giá cả BDS ở California tương đối cao hơn các bang khác, nhưng tôi vẫn “shocked” trong trường hợp này vì tôi vừa đi coi và nghe giá một biệt thự gần Phú Mỹ Hưng tháng trước. Giá BDS ở Mỹ có lẽ rẻ khoảng 4 lần giá BDS ở Saigon, trong khi thu nhập trung bình của một người Mỹ gấp 40 lần người Việt.
BDS kia nằm ở Newport Beach, một thành phố sang trọng đắt tiền cạnh biển ở Quận Cam. Một nhạc sĩ nổi tiếng trả 7.2 triệu dollars cho tòa nhà 18-phòng này cách đây 6 năm; Bruce mua lại của ngân hàng với giá 3.5 triệu. Sau 8 tháng tiếp thị, nhóm anh bán được cho một nghệ sĩ khác với giá 4.8 triệu đem lại lợi nhuận 1.1 triệu sau khi trừ chi phí.
Một chuyện cũng làm tôi so sánh cách làm ăn nơi đây với Á Châu là các anh không cần một giấy phép kinh doanh nào, hay phải chạy ngược xuôi trả tiền để “bôi trơn” cho dịch vụ. Viên quan chức độc nhất các anh phải đương đầu là ngài thuế vụ, đang trình một hóa đơn cao hơn các anh chịu trả. Hai bên đang thưa nhau ra tòa, và Bruce tin mình sẽ thắng vì có hơn 35 năm kinh nghiệm so với vài năm của quan chức trẻ kia.

Khi có “thế lực chống lưng”
Một anh bạn khác tên Wilbur (Bill) Stover ở San Francisco, tôi điện thoại thăm khi thấy anh đang “nằm trên thớt” của các mạng truyền thông. Tôi quen anh cách đây 8 năm khi anh đang làm cho Micron Tech và đứng ra thương lượng để bán cho quỹ của tôi một công ty con của Micron. Dịch vụ M&A không thành nhưng chúng tôi có nhiều tương đồng nên quý nhau như bạn. Cách đây 3 năm, anh về đầu quân cho một công ty sản xuất panel năng lượng mặt trời tên Solyndra.
Solyndra thành lập năm 2006 và nộp đơn xin chánh phủ tài trợ khi TT Obama đề ra chánh sách năng lượng xanh nằm trong gói kích cầu cứu kinh tế Mỹ. Công ty được tỷ phú dầu hỏa George Kaiser đầu tư 36%, khai trương hoành tráng với 1,100 nhân viên và được Obama đến thăm viếng sau đó, với bài diễn văn ca tụng thành quả. Qua sự vận động của Kaiser, vốn là một ủng hộ viên lớn trong bộ máy tranh cử của Obama, chánh phủ Mỹ đồng ý bảo lãnh số tiền vay 535 triệu dollars cho Solyndra.
Ngày 1 tháng 9 năm nay, sau 3 năm hoạt động, Solyndra khai phá sản. Đảng Cộng Hòa và Quốc Hội đòi mở cuộc điều trần về những lạm dụng quyền lực của Tòa Bạch ốc trong việc mất 535 triệu dollar cho công ty gà nhà. FBI đã tịch thu tất cả hồ sơ của công ty để bắt đầu điều tra thêm. Bill không trả lời điện thoại, vợ anh ta nói là anh đang bị suy sụp thần kinh vì sự cố. Tôi chia buồn và chỉ biết nói “hang in there” (ráng bám trụ) và đừng để các chánh trị gia biến mình thành vật tế thần.
Dù lo cho bạn, nhưng tôi lại thỏa mãn vì “cái đúng” của tư duy mình. Bất cứ nơi nào, khi người ta lấy tiền dân để kinh doanh với mục đích chánh trị, kết quả đều chắc chắn là tiền mất tật mang. Định luật này đã được minh chứng qua bao nhiêu thời đại, dù các tên đạo diễn càng ngày càng khôn ngoan, tinh vi hơn và biết ngụy trang hành động mình dưới nhiều hình thức.
Hai câu chuyện tượng trưng cho hai nền kinh tế đang hiện diện song hành tại Mỹ. Một là để mặc cho thị trường lo liệu và điều chỉnh. Một là can thiệp với tiền thuế của dân vì nghĩ mình thông minh và biết cách lèo lái thị trường. Các chính trị gia không chịu hiểu rằng lịch sử của nhân loại đã chứng minh là thị trường luôn luôn là kẻ chiến thắng sau cùng.
Người Việt học giỏi và bắt chước rất nhanh. Chỉ tiếc là chúng ta luôn luôn lựa chọn sai lầm các bài học và nền kinh tế đang phải trả giá khá đắt cho những sai lầm này. Thêm vào những thói hư tật xấu luôn tiềm tàng ở các thành phần lợi dụng đặc quyền đặc lợi, thì suy nghĩ nông cạn của tôi phải dừng lại ở câu “Xin ơn Trên phù hộ chúng ta.”
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Doanh Nhân Việt Trong Thế Trận Toàn Cầu (Alan Phan)

Postby bevanng » 07 Nov 2016

Lý Xuân Hải và tai nạn nghề nghiệp tại Việt Nam

Ngày: 19/04/ 2014
Hình ảnh tiều tụy và một bài báo nhiều thiên kiến từ Vietnamnet khiến tôi suy nghĩ thêm về “bị can” Lý Xuân Hải.
Có vài điều cần nói rõ. Trước hết, tôi không phải là bạn thân của anh Hải, chỉ gặp anh vài lần cùng là diễn giả trong vài hội thảo và ăn tối với anh 2, 3 lần gì đó chung với những người bạn trong giới ngân hàng. Tôi cũng xin thưa là không biết gì nhiều, qua báo chí hay qua thông tin hậu trường, về những rắc rối của ACB hay Bầu Kiên; và lại càng không biết gì về khía cạnh pháp lý của vụ án. Sau cùng, dù chúng tôi có bàn qua dự định hợp tác giữa ACB với một ngân hàng Mỹ, tôi và anh Hải hay ACB không có một liên hệ gì trong việc kinh doanh.
Nhưng tôi xin chia sẻ ý kiến cá nhân và chủ quan của mình: Anh Lý Xuân Hải là một người “tử tế” nhất trong giới làm ăn mà tôi quen biết ở Việt Nam.
Anh Hải tạo nơi tôi 3 ấn tượng: một, anh là một người quản lý có đầy đủ kỹ năng và kinh nghiệm chuyên môn trong ngành ngân hàng; hai, anh là một người cẩn trọng, kín đáo, tháo vát và chăm chỉ trong công việc; và ba, anh là một “nhân viên” đi lên bằng khả năng và thành tựu thay vì quan hệ và PR.
Có thể nói trong các vị quản lý ngân hàng Việt, anh Hải sẽ là một trong những người tôi tin cậy nhất để ủy thác tiền.
Tin anh bị bắt làm tôi hụt hẫng. Tôi cố tìm hồ sơ buộc tội để coi anh Hải có những mặt trái nào mà tôi không biết. Theo cáo trạng, tội lớn nhất và có lẽ, duy nhất là anh Hải đã ký giấy cho nhân viên đem tiền của ACB đi tái đầu tư vào các ngân hàng và định chế tài chánh khác để hưởng lợi dư cho ACB (giới tài chánh gọi là arbitrage).
Như đã nói, tôi không biết gì về luật lệ ngân hàng ở Việt Nam. Nhưng nếu luật này đem áp dụng tại Âu Mỹ thì chắc chắn có hơn 90% các nhà quản lý ngân hàng và quỹ đầu tư sẽ bị bắt như anh Hải. Arbitrage là một công cụ lợi dụng lợi thế của dòng tiền rẻ (tạo được nhờ uy tín, khả năng và tiếp thị) để kiếm lời từ các định chế yếu kém hơn. Nếu việc tái đầu tư không kèm theo một lợi ích cá nhân nào cho người quản lý thì quyết định đầu tư hoàn toàn thuộc phạm trù kinh doanh: lời ăn lỗ chịu.
Nếu theo đúng thủ tục (đã làm due diligence và có đồng thuận từ Ban Quản Trị) nhưng sai trong quyết định khiến doanh nghiệp lỗ lả, thì tệ lắm, người quản lý chỉ bị đuổi việc là cùng. Tôi tin chắc rằng nếu đây là một tội hình sự, thì khoảng 60% các nhà quản lý doanh nghiệp sẽ phải ra tòa, 90% những quản trị viên ngân hàng và quỹ đầu tư phải ở tù; và 100% các chính trị gia trên thế giới đáng bị nhốt.
Trở lại với anh Hải. Tôi có dùng cơm tối với anh và vài người bạn khoảng 10 ngày trước khi anh bị bắt. Không biết anh có biết trước không, nhưng hôm đó, anh bần thần và xao lãng. Tôi mời anh làm diễn giả trong một hội thảo về đầu tư. Anh gật đầu theo cách phản xạ. Tôi hỏi bạn sau đó, “hôm nay, Hải bị gì thế?”. Ông bạn cười, “chắc chuyện tình ái lăng nhăng đang rối rắm”.
Tôi đã từng “gần chết” vì những chuyện ái tình, chưa bao giờ vì nghề nghiệp. Riêng tại Việt Nam, nhìn lại gương anh Hải, tôi thấy tai nạn nghề nghiệp là một rủi ro không quản lý được. Tôi có anh bạn nhờ tôi tổ chức một lớp huấn luyện về “risk management” cho các nhân viên cấp cao của vài ngân hàng ở Việt Nam. Tôi phải từ chối vì nghĩ rằng sẽ không sao tìm ra một textbook về những tai nạn kỳ lạ này.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Doanh Nhân Việt Trong Thế Trận Toàn Cầu (Alan Phan)

Postby bevanng » 07 Nov 2016

Hai chàng tư bản 'Giẫy Sống'

Ngày: 21/07/2014
Đang chuẩn bị hành lý đi nghỉ hè, tôi nhận một cuộc gọi từ một người bạn chưa gặp suốt 30 năm qua. Jose Gavina hiện vẫn là Chủ Tịch TGD của Gavina Coffee. Tôi quen biết Jose từ ngày hắn vừa được cha truyền lại ngôi trong công ty. Gọi là “ngôi” nhưng Gavina chỉ là một hãng rang cà phê khá nhỏ, khoảng 5 nhân viên trong một xưởng chật chội, khu Vernon.
Lúc đó, tôi đang làm cho ngân hàng. Một người em họ vừa vượt biên qua Mỹ, chưa thông thạo Anh ngữ và lối làm việc của dân bản xứ, nên quấy rối tôi thường xuyên. Nhưng cũng phải phục cho ý chí và sức làm việc của gia đình hắn. Từ 1 quán cà phê nhỏ, hắn làm thêm 3 tiệm khác ở khu Los Angeles chỉ trong 2 năm (hắn luôn khoe là lúc đó Schultz mới bắt đầu Starbucks). Hắn cần 1 nhà cung cấp chịu rang cà phê theo công thức đã quen bên nhà, đậm đặc, hơi cháy (French roast), pha nhiều robusta, cho thêm chicory (như Cafe Du Monde bên New Orleans)… Các nhà máy rang lớn từ chối làm vì rắc rối cho quy trình sản xuất. Qua giới thiệu của một bạn Mễ, tôi dẫn hắn đi gặp Jose. Sau đó, tôi còn giúp Jose phát triển vào thị trường gốc Việt với cùng công thức pha trộn trên.
Gia đình Gavina cũng vượt biên từ Cuba sau khi “cách mạng” đánh tư sản và đồn điền cà phê nhỏ bé của ông nội Jose bị tịch thu (chỉ có 4 acres và 9 nhân công gì đó, nhưng vẫn bị coi là cường hào địa chủ, hắn giải thích). Đến Miami khoảng 1963, sống khổ cực quá, cả gia đình lại khăn gói qua Los Angeles, bắt đầu đi bỏ mối cà phê, rồi tiến lên 1 hãng rang nhỏ. Đó là tất cả gia tài khi Jose thừa hưởng vào năm 1980 gì đó.
Nghe nói tôi đã quay về Mỹ sống, sau một thời gian dài ở Á Châu, Jose mời tôi lên gặp ngay, vì tôi cho hắn biết là tôi sẽ đưa gia đình đi nghỉ hè, có thể hơn 1 tháng hay lâu hơn.
Sau 30 năm, Gavina đã trở thành một đại gia cà phê tại vùng West Coast. Tôi ngạc nhiên bước vào một cơ xưởng tối tân, mới xây xong vài năm trước, rộng hơn 15,000 mét vuông, với máy móc hiện đại điều khiển phần lớn trong phòng điện toán. Tuy vậy, công ty cũng có đến 250 nhân viên; và 3 thế hệ của gia đình Gavina chiếm đến 30% nhân số. Tôi cười, “một chế độ gia đình trị độc tài toàn hảo”.
Thương vụ công ty lên đến gần 300 triệu đô la và khế ước lớn nhất là từ chuỗi McDonald's cho loại cà phê nổi danh hiện nay (McCafe). Cô cháu của Jose làm R&D, cùng với 2 nhân viên khác, suốt ngày sáng tạo và thử nghiệm qua public tests tìm những công thức mới phù hợp với khách hàng mục tiêu. Tôi hỏi, “uống cà phê suốt ngày thì làm sao ngủ được?” Cô nói, “quen rồi, chỉ thiếu thì giờ, chứ bây giờ có chiếc ghế bố trong phòng lab, tôi sẽ quay ra ngủ ngon lành.”
Sau đó, Jose đưa tôi lại một quán ăn Cuban nhỏ cách đó vài miles. Món ajiaco và fufu… khá hợp khẩu vị. Tôi chúc mừng hắn, biết bám trụ và tập trung với cà phê, xây dựng đế chế Gavina làm hãnh diện cho một gia đình tị nạn nghèo khó; và cho cả những người di dân mới. Tôi nói có một đại gia cà phê Việt Nam muốn phát triển qua Mỹ, bạn có muốn bán Gavina hay liên doanh? Hắn lắc đầu, “tôi sẽ về hưu trong vài năm nữa và thế hệ sau của gia đình đã sẵn sàng để tiếp nối. Đây là một di sản, chứ không phải là một business. Năm rồi, có 2 quỹ đầu tư trả đến 240 triệu đô để mua Gavina và cả đại gia đình từ chối”. Hắn nhắc lại ngày nào đến văn phòng gặp tôi, hắn phải đậu chiếc xe cà tàng cách xa cả trăm mét, vì sợ khách hàng coi rẻ.
Tôi hỏi sau khi về hưu, bạn có định về Cuba sinh sống, hưởng nhàn ở quê hương cũ. Jose cười, “ngày nào còn 'hoàng đế cách mạng và triều đình' ngày đó không có tôi.”

Chàng lãng tử Bobby
Rời Gavina đã hơn 2 giờ trưa, tôi lại phải chạy xuống South Coast Plaza để gặp Bobby (tên họ Ba Lan của hắn dài, khó nhớ, chỉ biết 3 mẫu tự cuối là… ski). Hắn nói cũng rất cần gặp tôi trước khi tôi đi nghỉ hè.
Bobby là một thái cực 100% khác với Jose. Sinh ra trong một gia đình trung lưu khá giả ở Michigan, hắn chơi American football (bóng bầu dục) và làm quarterback cho đội high school. Đẹp trai, cầu thủ nổi tiếng, được gái bu đông nghẹt, Bobby là một playboy có hạng, lêu lỏng không học hành. Hắn nói, nếu tao không chơi football, chắc chẳng bao giờ tao học xong trung học. Tương lai hắn khá rực rỡ vì nhiều đại học danh tiếng muốn tuyển hắn về chơi cho trường. Sau đó là phải chói sáng để thành cầu thủ nhà nghề của NFL.
Tuy nhiên, hắn bị chấn thương trong một tai nạn xe cộ; và giấc mộng vàng son tan vỡ theo đôi chân khập khễnh. Sau trung học, có thời gian hắn phải đi làm lao động trong một garage sửa xe. Tuy nhiên, Bobby vẫn có rất nhiều bạn và tình nhân, hắn ăn nói có duyên và có một trí nhớ kỳ diệu về những chuyện tiếu lâm… tục tĩu.
Tôi quen hắn cũng hơn 30 năm nay, khoảng sau 1980 gì đó, vì ở gần khu phố và gặp nhau hàng ngày trên sân tennis. Trong 30 năm đó, hình như hắn có 6 đời vợ, một lô con cái không rõ rệt, và đặc biệt là kinh doanh trong vài chục business với nhiều lĩnh vực khác nhau. Tôi cũng thuộc dạng tùy hứng và “trời ơi” trong business, nhưng Bobby là bậc thầy. Hắn từng làm chủ trường mẫu giáo, một night club thoát y, vài quán rượu, cửa hàng bán điện thoại di động, tiệm uốn tóc, chủ vài chiếc taxi, môi giới địa ốc, cả một nhà quàng và tiệm bán quan tài. Vì business lúc lên lúc xuống, nên đời Bobby rất trôi nổi đặc thù. Khi thì mời bạn bè ra khoe chiếc du thuyền, siêu xe… khi thì năn nỉ cho mượn vài trăm đô la để mua thực phẩm cho vợ con.
Nhưng Bobby có hai nhân cách chính: luôn luôn thành thực, không bao giờ nổ bậy… và luôn luôn giữ đúng lời hứa (có lẽ trừ ra với đàn bà). Trên hết, dù giàu hay nghèo, lúc nào hắn cũng lạc quan, yêu đời và làm mọi người quanh hắn… happy.
Hắn cũng đoán bắt thời cơ khá bén nhậy. Hắn là chủ của một trong những cửa hàng đầu tiên bán DTDD (trước Metro PCS), bán sexy lingeries cho phụ nữ (trước Victoria’s Secret), làm phim sex (trước Deep Throat)… Cách đây 8 năm, Bobby đoán được sự phát triển của điện gió (wind energy) và chạy ra mua khoảng 1,000 acres đất bỏ hoang ở Wyoming cạnh một dự án lớn đến 5 tỷ đô la đang do nhóm PCW đang triển khai.
Tuy nhiên, ngoài tiền túi, Bobby còn vay ngân hàng hơn 500 ngàn đô la cho miếng đất. Và vì không bán được cho ai, Bobby phải chịu đựng trả lãi suất hàng năm suốt 7 năm trời, dùng lợi nhuận của các công ty khác bù vào. Cách đây 2 năm, hắn xoay không nổi và chờ ngân hàng tịch thu. Thấy tội hắn, tôi và 8 ông bạn khác, mỗi đứa cho hắn vay 20 ngàn để cầm cự.
Tôi đến tiệm Vie De France ở South Coast Plaza hơi trễ. Bobby đang ngồi ăn trưa với một cô gái tóc vàng, khoảng 30, khá đẹp. Hắn giới thiệu cô là sinh viên MBA tại Chapman University, vừa qua đây từ Croatia. Nhìn đống túi đựng toàn hàng hiệu từ Fendi, Versace đến Cartier, Gucci, tôi đùa, luận án MBA của cô chắc phải là luxury brand building. Sau đó, cô cáo lỗi, phải chạy qua Fashion Island lấy 2 món đồ đặt trước, để yên cho 2 ông già ngồi tán chuyện… quá khứ và dirty jokes.
Bobby hỏi nhỏ, 12 ngàn đô mỗi tháng, 3 ngày một tuần, mày thấy con bé có đáng đồng tiền bát gạo không? Tôi cười, “Tao ra khỏi lĩnh vực này hơn 6 năm nay, từ khi lấy vợ. Hoàn toàn không biết gì về thị trường này. Mà mày kêu tao có gì gấp vậy?”
Hắn cười sướng, “Tao bán được miếng đất thổ tả bên Wyoming rồi. Sau thuế, còn lời được gần 8 triệu đô la. Phải đem tiền trả cho mày lẹ, chứ không tao xài hết. Tối nay mày đi party với tụi tao được không?” Bobby giao tôi chi phiếu 20 ngàn đô cộng tiền lời 2 năm qua, 14% mỗi năm.
Nguyên tắc làm ăn của tôi là không bao giờ cho vay hay mượn tiền từ bạn bè bà con. Kẹt quá, khi phải xuất tiền thì tôi cho vào hồ sơ gọi là “donation” để tiện sổ sách. Và quên hẳn chuyện đòi. Kinh nghiệm cho thấy mỗi lần “tiền đi” thì “mất lại” bạn bè bà con. Không phải do mình đòi, nhưng mặc cảm làm họ chấm dứt một relationship thường đang tốt đẹp.
Bobby là trường hợp ngoại lệ. Hắn không có chút mặc cảm, luôn trả tiền đàng hoàng, kể cả lãi suất. Tôi khen hắn về số tiền kiếm được và hỏi bước tới là gì đây? Hắn nói đang chuẩn bị qua Colorado Dakota, tìm đất khai thác khí đốt từ shale oil, với một giáo sư địa chất nổi danh của Đại Học Nebraska. Tôi lắc đầu nhưng thán phục ông bạn cao bồi này.

Sợ kẹt xe trong traffic chiều thứ sáu, tôi chia tay Bobby và cô bạn gái hắn, chạy về Huntington Beach, đậu xe trên bãi biển rồi lơ đãng nhìn thiên hạ, hải âu và những chiếc thuyền buồm nhấp nhô trên sóng. Gió biển hiu nhẹ làm tôi ngủ thiếp đi trên xe. Khi tỉnh dậy, hoàng hôn đã xuống, một ngày hè tuyệt dịu của thiên đường California sắp qua.
Suy nghĩ lại chuyện của Jose và Bobby, dù rất khác biệt, nhưng họ vẫn chia sẻ định luật chung về kinh doanh ở đây. Đó là những tính toán và may rủi cho dự án hoàn toàn dựa trên tiền túi của họ và các nhà đầu tư tin vào họ. Không phải tiền người dân hay tiền ODA hay tiền lại quả (một hình thức thuế ngầm). Có lẽ đó mới chính là biểu hiện của “độc lập, tự do và hạnh phúc”?
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Doanh Nhân Việt Trong Thế Trận Toàn Cầu (Alan Phan)

Postby bevanng » 07 Nov 2016

Hai doanh nhân từ hai phương trời

“Càng nhiều góc nhìn, càng đến gần với sự thật” - Alan Phan

Trước Tết, tôi có bữa ăn tối với 2 doanh nhân ghé thăm California trên đường đi Việt Nam. Anh bạn Việt vừa từ Indiana thăm 2 con đang du học, vội vàng về nước cho kịp ăn Tết với vợ và gia đình. Anh bạn Mỹ từ Florida đang trên đường đi công tác tìm cơ hội đầu tư ở Indonesia, Myanmar và Việt Nam. Hai góc nhìn của hai anh về cùng một môi trường kinh doanh (Việt Nam) cho thấy sự khác biệt giữa tư duy và kết luận của doanh nhân Việt và nước ngoài, dựa trên kỹ năng, tầm nhìn và nguồn lực của mình và tổ chức.
Anh H. quen tôi từ hơn 20 năm trước trong một hội thảo ở Hồng Kong. Anh kiếm được khá tiền khi Việt Nam vừa mở cửa rồi phất lên cao nhờ bất động sản và chứng khoán. Anh đã là triệu phú đô la hiếm hoi của Việt Nam thời đó khi gặp tôi; và đang xông xáo đi tìm cơ hội và thị trường ở Trung Quốc, Nhật Bản cũng như quanh Asean. Sau vài cuộc gặp, tôi thành thực nhận xét là anh khó làm ăn tại các nơi này vì lợi thế cạnh tranh của anh và những doanh nghiệp anh đang sở hữu gần như không đủ mạnh so với các công ty gốc Hoa. Tôi đề nghị anh điều nghiên thêm về thị trường Âu Mỹ và giới thiệu cho anh vài đối tác nơi đây.
Sau vài năm vất vả, anh thành công và tạo ra ba kho hàng bán sỉ tại San Francisco, Chicago và New Jersey; chuyên cung cấp các hàng tạp phẩm rẻ tiền cho những ngôi chợ gọi là dollar stores (hay 99 cents only) khắp nước Mỹ. Anh khoe thương vụ cho 2013 đã đạt gần 40 triệu USD dollars. Tuy nhiên, anh cũng mất số tiền lớn khi thoái vốn không kịp, lúc thị trường BDS và chứng khoán tại Việt Nam chuyển hướng vào 2010. Dù thế nào, so với các doanh nghiệp nội địa, công ty anh tương đối ổn định và tương lai khá vững vàng nếu không phạm phải những lỗi lầm chiến lược tai hại.
Nhưng trong bữa ăn, anh lại tư lự và bi quan hơn thực tại. Anh chia sẻ:
“Môi trường kinh doanh vĩ mô tại Việt Nam hoàn toàn do chính phủ kiểm soát; và em đồng ý với anh, là không ai có thể tin vào lời nói hay hành động của các quan chức. Mặc cho những phát biểu, nghị quyết về thay đổi, đơn giản hóa cơ chế, bộ máy công quyền càng ngày càng phình to và nặng nề, vì đây là lực chống lưng duy nhất của chính phủ, bảo đảm mọi quyền lực và quyền lợi của quan chức được bảo tồn.”
“Do đó, ngân sách sẽ tiếp tục tăng cao, không thể quân bình nổi. Thuế phí sẽ phải tận thu nhiều hơn, nợ công phải tiếp tục gia tăng, các hổ trợ kích cầu cho doanh nghiệp nhà nước sẽ không thể cắt bỏ và doanh nghiệp tư nhân nội phải è cổ chịu trận. Bọn đầu tư FDI thì phải ban cho nhiều ưu đãi vì chúng biết là FDI và kiều hối là 2 cột trụ chính cho nền kinh tế này”
“Hệ thống ngân hàng chỉ là vỏ bọc để hút tiền dân, nợ xấu thì giấu diếm như mèo giấu c.t; thống kê từ chính phủ đến tư nhân toàn là tiểu thuyết; dự án công thì sinh sản khắp nơi bù vào phần thiếu phong bì từ doanh nghiệp thua lỗ hay phá sản; trái phiếu đủ loại đủ kiểu phát hành vô tội vạ; tạo một áp lực phá giá tỷ suất rất gần trong tương lai.”
“Nhìn vào lăng kính vĩ mô, tình trạng khó khăn của các doanh nghiệp tư nhân tạo nên những cạnh tranh mới vô cùng khốc liệt. Doanh nhân Việt bắt đầu làm ăn theo cách của Trung Quốc: rút ruột hay xài nguyên liệu rẻ tiền, không còn quan tâm đến chất lượng, thương hiệu; và hàng giả, hàng nhái, hàng dởm… bắt đầu tràn lan. Dù không làm ăn tại thị trường nội địa, hàng em mua tại Việt Nam để xuất khẩu bắt đầu gặp nhiều tai tiếng ở đủ mọi phân khúc; bây giờ, em phải cho người qua Thái Lan, Indonesia… tìm nguồn hàng thay thế…”
“Em ra nước ngoài, nhiều Việt kiều thích bàn về trận chiến quyền lực trên chóp bu đảng hay chuyện thay đổi thể chế. Bọn dân như em thì gần như không quan tâm lắm, ngoại trừ các nhóm lợi ích do những lãnh đạo lập ra làm sân sau. Như anh vẫn nói, không ai có đặc quyền đặc lợi mà tự ý rời bỏ, em thấy đảng CS chắc còn sống sót vài chục năm nữa. Bộ máy công an, quân đội của họ còn mạnh lắm. Dân lại ngu dốt nữa. Nếu các tay thân Trung Quốc nắm quyền thì cơ chế cứ quy theo Trung Quốc; còn các tay tư bản đỏ cầm cờ thì ta lại học theo Putin. Dù thế nào, chắc chắn mình không có phần… và không nên mất thì giờ bàn đến yếu tố này.”
“Điểm sáng duy nhất của nền kinh tế là những hiệp ước thương mại chính phủ sắp ký với nước ngoài. Chúng sẽ buộc chính phủ phải thị trường hóa cơ chế thêm vài bước, tạo ra nhiều cơ hội mới và bắt doanh nghiệp phải tăng kỹ năng cạnh tranh. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nội hoàn toàn không chuẩn bị, thiếu nguồn lực và quá yếu kém về công nghệ, thương hiệu hay quản trị. Các doanh nghiệp FDI, phần lớn là Trung Quốc, sẽ nắm bắt những cơ hội vàng này. Miếng bánh cho doanh nghiệp nội sẽ chỉ là gia tăng số doanh thu gia công.”
“Lúc trước, em còn định đem tiền về Việt Nam để đầu tư vào vài cơ sở sản xuất. Nhưng nhìn tương lai xa gần, em không thấy nhiều triển vọng. Sự trì trệ sẽ kéo dài. Em bắt đầu lo tạo dựng cho 2 đứa con sắp ra trường một cuộc sống ổn định ở Mỹ, không phải là quê hương mình, nhưng tốt hơn cho hơn đời chúng nó”.
Sau đó vài hôm, tôi lại có dịp ăn tối với Ralph C. một CEO khoảng 50 tuổi của một quỹ đầu tư cỡ trung có trụ sở tại Bahamas. Tôi cũng quen Ralph hơn 20 năm trước khi ông và tôi cùng đầu tư vào một resort bên Mexico và cùng mất hơn 50 phần trăm vốn. Hiện nay, quỹ của Ralph đang quản lý khoảng 6 tỷ US dollars; chuyên đầu tư vào các thị trường mới nổi của Latin America, nhiều nhất là vào Brazil và Colombia. Sau khi kinh tế Brazil bị trượt dốc trong vài năm qua, Ban Quản Lý quỹ bắt đầu chuyển đổi danh mục qua ASEAN, khởi đầu với Indonesia và Philippines. Kỳ này, Ralph sẽ ghé lại Việt Nam và Myanmar để điều nghiên tình hình địa phương rồi quyết định.
Quỹ dự định đầu tư khoảng 50 triệu US dollars cho Việt Nam trong 3 năm tới. Ngồi cạnh Ralph là Mike, nguyên giám đốc Citibank vùng Đông Á, đi theo tư vấn. Ông cũng muốn tôi đi theo cùng về Đông Á; nhưng công việc của tôi bên này còn rất bừa bộn. Tôi hỏi ông và Mike về nhận định sơ khởi trước khi đến Việt Nam lần đầu?
“Theo các tài liệu đã đọc, chúng tôi rất lạc quan. Việt Nam có dân số đến 90 triệu, trẻ, năng động và thích tư bản kiểu Mỹ. Tiềm năng tăng trưởng lớn, vì thu nhập đầu người còn room để vươn mạnh, và tỷ lệ học hành của người dân còn cao hơn Trung Quốc.”
“Ai cũng khen doanh nhân Việt giỏi, cần cù và lanh lợi. Chúng tôi nghĩ họ không kém người Hoa hay người Do Thái; và chắc chắn, giỏi hơn người Indonesia hay người Thái.”
“Một yếu tố khác là chính quyền Hà Nội. Dù là cộng sản, nhưng họ quan tâm đến việc làm ăn, kiếm tiền với Âu Mỹ. Nhờ độc tài, cơ chế chính trị ổn định hơn các quốc gia dân chủ khác ở ASEAN. Nhiều người than phiền là họ tham nhũng, chà đạp nhân quyền… nhưng đó là chuyện riêng của người Việt Nam. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, chính quyền càng tham nhũng thì thủ tục hành chánh càng dễ biến đổi, đơn giản hóa, luật lệ có thể dễ dàng, lợi cho nhà đầu tư. Chi phí cho môi trường, luật lao động… cũng rẻ hơn.”
“Theo chúng tôi, khi Samsung, hay Intel hay Hitachi, đã đầu tư cả tỷ US dollars vào Việt Nam, họ đã điều nghiên mọi lợi hại về kinh tế, tài chính, chính trị. Nếu họ thấy tốt, thì chúng tôi sẵn sàng bầy đàn theo họ.”
“Một số lượng lao động lớn ở nông thôn đang dồn về đô thị để tìm việc. Đây là một bảo đảm về nguồn cung và cho chúng tôi thấy lương nhân công Việt còn ở vị trí thấp khá lâu, so với chuẩn mực thế giới.”
“Tuy nhiên, Việt Nam cũng là một nước có sản lượng nông nghiệp cao như gạo, cà phê, hải sản… Nhiều cơ hội tăng trưởng vì giá nguyên liệu sẽ bị kềm ở mức thấp.”
“Theo chúng tôi nhận xét, các doanh nghiệp địa phương còn rất yếu kém, không đủ khả năng cạnh tranh với các công ty đa quốc. Đây là một cơ hội tốt để xâm nhập thị trường Việt dễ dàng hơn.”
“Chương trình IPO các doanh nghiệp nhà nước sẽ tăng thanh khoản cho thị trường chứng khoán. Dù các công ty thân hữu của quan chức sẽ nắm phần lớn những tài sản với giá rẻ mạt, nhưng khi họ có thêm cash, cả nền kinh tế sẽ hưởng lợi chung.”
Trong cả hai bữa ăn, tôi không nói nhiều. Phần thì vẫn còn bị cảm, phần thì lúc này sao tôi lười suy nghĩ hay phân tích về Việt Nam. Hình ảnh quê hương lênh đênh như trong một giấc mơ, không đẹp hay kinh dị, nhưng lạ lùng và xa cách.
Đầu năm, những bức hình về cái ngai vàng và cung điện, một video tên YouTube về con lợn bị chém giết man rợ, những lời tuyên bố sáo rỗng về triển vọng lạc quan… y hệt như những năm trước đây. Những câu chuyện “hot” trong cuối năm qua như chuyện phóng xạ, chuyện xe Hà Hồ đâm người, chuyện dinh thự hoành tráng do “các em kết nghĩa” tặng… đã chìm vào quên lãng. Mọi người bận rộn… chém gió với nhãn quan năm mới trong các quán nhậu, karaoke hay cafe quen thuộc.
Chưa bao giờ tôi cảm nhận được chiều sâu của cái irrelevance như hiện nay. Như đi xem một cuốn phim không biết gọi là bi hay hài kịch? Phim chiếu đi chiếu lại, màn nhung không chịu hạ, và phần lớn khán giả đã ngủ gục. Có lẽ nên bỏ vé đi ra bờ biển nói chuyện với những cánh hải âu?
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Doanh Nhân Việt Trong Thế Trận Toàn Cầu (Alan Phan)

Postby bevanng » 08 Nov 2016

Trò chuyện với “doanh nhân triệu đô” 42 năm làm ăn…

Ngày: 19 / 11/2011
Trong buổi tọa đàm “Đầu năm 2011 - bài học từ 42 năm làm ăn tại Mỹ và Trung Quốc” do nhà sách Thái Hà Books, Proskills và Vinabull tổ chức, đã có cuộc trò chuyện riêng với TS. Alan Phan - “Một doanh nhân triệu đô” - Theo Doanh nhân Sài Gòn (bài đã đăng)

Xin ông cho biết cảm giác của ông như thế nào khi là doanh nhân người Việt Nam đầu tiên đưa doanh nghiệp lên sàn chứng khoán mỹ vào năm 1987?
Nếu mà nói cảm giác ngay thì thực tình khi ấy mình rất bận rộn. Do đó tôi không có nhiều thời gian cho cảm xúc. Nhưng những chuyện tôi làm và khi tôi đã làm được thì đương nhiên rất “khoái” không riêng gì lên sàn chứng khoán Mỹ. Trong tất cả những nhà máy, những công ty tôi đã thành lập, khi mà đẻ ra đời nó giống như những đứa con, hạnh phúc của tôi đó là nhìn những đứa con đó lớn lên và nó trưởng thành.

Ông có thể tiết lộ đôi điều về gia đình ông không?
Gia đình tôi cũng không có gì đặc biệt. Tôi có vợ và tôi ly dị. Tôi có hai con trai lớn và đều rất thành công trên con đường các con tôi đã chọn. Hai con trai tôi thì không làm chút gì về kinh doanh. Một đứa thì làm khoa học gia cho cơ quan không gian Mỹ (NASA). Một đứa là công tố viên cho tiểu bang California. Các con tôi đã chọn các nghề mà chúng thích đó là một điều mà tôi rất hãnh diện. Dù là các con tôi không làm doanh nhân không kiếm được nhiều tiền nhưng chúng rất hạnh phúc với sự lựa chọn đó.

Thưa ông, câu chuyện kỳ bí của ông về việc đem 600 USD đi đánh xứ người, cho đến nay tài sản đã “kếch xù” lên tới hàng trăm triệu USD. Vậy bí quyết làm giàu của ông là gì?
Bí quyết của tôi là tôi làm rất nhiều. Khi mà mình làm rất nhiều thì sẽ có rất nhiều thành công và cũng sẽ có nhiều thất bại. Và may mắn sẽ là yếu tố rất lớn trong công việc của mình. Tôi nghĩ bất cứ doanh nhân nào có những yếu tố đó, tức là vẫn chịu khó làm khi gặp thất bại thì lại vực dậy đứng lên tiếp tục làm và dần dần may mắn sẽ tới thì sẽ dẫn đến thành công.

Lúc sung sức nhất ông thường làm việc bao nhiêu tiếng trong một ngày?
Đôi khi nói thật là gần như 24 tiếng. Vì có khi tôi ngủ tôi vẫn còn mơ thấy công việc vẫn bị áp lực và mình ngủ được lúc nào thì mình ngủ. Và do tôi làm việc trên khắp thế giới nên các múi giờ nó khác nhau, đó cũng là khó khăn.

Có những ý kiến cho rằng, thành công của ông ngày hôm nay là có đến 30% may mắn cộng hưởng mà thành, ông nghĩ sao về điều này?
Tôi nghĩ 30% là chưa đúng. Mà tôi nghĩ nó đến 80%. Nhưng mà may mắn nhiều khi cũng do chính mình tạo lên. Nếu mình cố gắng mình làm thì mình sẽ có được nhiều may mắn hơn người không làm.

Ông có nghĩ rằng thành công đến với mỗi người cần phải có may mắn không?
Chắc chắn cần phải có may mắn!

Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, ông có lời khuyên nào cho doanh nhân Việt Nam nên đầu tư vào đâu không?
Vấn đề đầu tư là vấn đề phức tạp không thể tóm lược trong một hay hai câu. Vấn đề luôn luôn là một bài toán có cách thức và phương trình giải đáp rất chi tiết. Mỗi kênh đầu tư là một suy nghĩ riêng, vì đặc thù và đặc tính gặp rất nhiều biến động trên thị trường thế giới, cũng như nội địa. Do đó bất cứ công việc gì các doanh nhân đã chọn thì cần phải có suy nghĩ, phân tích cẩn thận.

Ông có thể khu biệt để gợi mở cho doanh nhân Việt Nam không?
Như tôi đã nói giải pháp hướng ngoại của tôi là một trong những giải pháp có hiệu quả nhất.

Có nghĩa rằng dòng tiền nên đầu tư ra nước ngoài?
Không phải dòng tiền mà ngay cả con người của mình cũng nên đầu tư ra nước ngoài. Vì đó là thị trường bền vững hơn bất kỳ một thị trường nào. Tôi lấy ví dụ thị trường lớn của Mỹ, một người làm tiệm Nail nhỏ ở mỹ cũng có thể kiếm tiền bằng một doanh nghiệp lên sàn Hà Nội. Do đó tiềm năng ở các thị trường ấy lớn hơn rất nhiều.

Ông đã có cơ hội làm việc 42 năm tại nhiều quốc gia trên thế giới, ông nhìn nhận như thế nào về các doanh nhân Việt Nam trong thời điểm hiện tại?
Tôi nói nhiều lần doanh nhân Việt Nam cũng như Trung Quốc. Và tôi hiểu nhiều về Trung Quốc hơn Việt Nam. Tôi để ý thấy doanh nhân Việt Nam rất cần cù kiên nhẫn, năng động, rất uyển chuyển và có rất nhiều khả năng chịu đựng. Nhưng yếu điểm của họ vẫn là kỹ năng quản trị, kinh nghiệm về thế giới vẫn chật hẹp, tư duy còn nghèo nàn. Bên cạnh đó, họ hay làm với tính cách gia đình không có sáng tạo lắm.

Xin trân trọng cảm ơn ông!
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Doanh Nhân Việt Trong Thế Trận Toàn Cầu (Alan Phan)

Postby bevanng » 08 Nov 2016

Phỏng vấn doanh nhân Alan Phan

Ngày: 20 / 12 / 2011
Vâng thưa quý vị “Hãy thay đổi để vượt bão, hãy sẵn sàng chết để được tái sinh” - một đúc kết đầy ý nghĩa mang đậm triết lý nhân sinh được trích ra trong một bài viết từ website cá nhân của một doanh nhân khá nổi tiếng, không chỉ trên thương trường mà còn được biết đến khá nhiều trong những bài viết, ấn phẩm phân tích sâu sắc về kinh tế tài chính tại nhiều quốc gia. Với những ai đã từng đọc các tác phẩm của ông, 42 năm làm ăn tại Mỹ và Trung Quốc, Tư duy khác về kinh tế xã hội Việt Nam hay là độc giả thường xuyên trên trang Góc nhìn Alan thì sẽ không xa lạ gì với cái tên Alan Phan.
Ông hiện là Chủ tịch quỹ đầu tư Viasa tại Hồng Kông và Thượng Hải, là doanh nhân Việt Kiều đầu tiên đưa công ty tư nhân của mình lên sàn chứng khoán Mỹ vào năm 1987. Năm 1999 thì tập đoàn Harcourt của ông đạt mức thị giá 670 triệu đô la. Tiến sĩ Phan đã xuất bản 8 cuốn sách bằng Anh ngữ và Việt ngữ về Kinh tế tài chính tại các quốc gia mới nổi. Vâng, vị khách mà chúng tôi mời đến phòng thu sáng nay không ai khác, chính là tiến sĩ Alan Phan. Xin chào ông, cám ơn ông đã dành thời gian cho chương trình Doanh nhân Việt sáng nay.

- Thưa ông, trong suốt quãng đường kinh doanh của mình thì ông đã bao nhiêu lần phải “thay đổi” để “vượt bão” ạ?

- Thật tình thì 42 năm là một thời gian khá dài, nếu kể chuyện thay đổi thì phải nói là thay đổi rất nhiều. Nhưng có những cái mốc lớn mà tôi muốn chia sẻ ở đây. Thứ nhất là vào năm 1975, thì tôi đang kinh doanh ở Việt Nam thì thời thế thay đổi, tôi đi qua Mỹ với 600 đô la. Đang là một doanh nhân có khoảng 12 ngàn nhân công và 6 cái nhà máy ở VN mà qua Mỹ với 600 đô la thì đương nhiên là phải có những thay đổi công việc, thay đổi tư duy, thay đổi mọi thứ… để làm lại từ đầu. Sau đó tôi cũng khá thành công, làm ở nhiều lĩnh vực.
Đến năm 1982, lạm phát ở Mỹ cũng như sự suy thoái kinh tế lên trầm trọng, dưới thời tổng thống Ronald Reagan. Lúc đó tôi đang làm địa ốc, xây dựng 120 biệt thự ở Scottsdale, Arizona và dự án thất bại làm tôi gần như bị phá sản. Phải thay đổi một lần nữa để kinh doanh, để vượt bão. Tới 1995, thời gian đó coi như tương đối tôi đã vật lại được, có một công ty lên sàn Mỹ nhưng vẫn chưa đi tới đâu. Tôi phải ngồi lại để suy nghĩ về tất cả mọi thứ để tìm ra một hướng đi mới.
Đó là thời điểm Internet bắt đầu bùng nổ ở Mỹ. Lúc đó tôi suy nghĩ nếu mình làm internet thì cơ hội đột phá sẽ mạnh hơn. Và một lý do nữa vì tất cả mọi người đều là những tay chơi mới trong trò chơi internet này, chưa ai biết nhiều về nó, nên sẽ không có những lợi thế cạnh tranh lâu đời để bị thua thiệt. Và tôi suy nghĩ thêm, tại Mỹ, toàn những cao thủ, nên sự cạnh tranh sẽ khốc liệt hơn. Thế là tôi lại khăn gói đi sang Tàu.
Vì Trung Quốc thị trường mới mở, còn mới mẻ, và tôi cũng làm ăn ở đó nhiều năm, cũng có chút kinh nghiệm. Tôi dời nhà sang Hồng Kông, sau đó là Thượng Hải, làm một công ty chuyên về IT - công nghệ thông tin ở Tàu. Lúc đó có thể nói, tôi là một trong những người vừa có tiền, vừa có căn bản và những mối quan hệ bên Mỹ, được người Tàu rất kính nể. Do đó, tôi xây được Harcourt lên thành công ty IT hàng đầu ở Trung Quốc.
Năm 1999, 5 năm sau, Hartcourt đạt thị giá gần 7 trăm triệu đô la trên thị trường chứng khoán Mỹ. Đó là một trong những cách tư duy để thay đổi và khi thay đổi, dám chấp nhận hành xử theo suy nghĩ của mình thì sự thành công hay thất bại sẽ rất ấn tượng.

- Tức là từ những cột mốc vượt bão như thế ông mới rút ra được kinh nghiệm rằng phải thay đổi tư duy thì mới thích ứng được hoàn cảnh mới, mới dẫn đến thành công được?
- Đó là điều kiện tiên quyết. Không có thay đổi tư duy, thì vẫn phải trì trệ trong đống bùn, đợi chờ phép lạ.

- Thế còn những yếu tố quan trọng tiếp theo là những yếu tố nào thưa ông?
- Tiếp theo là sự sáng tạo. Tức là phải dám suy nghĩ khác người, phải dám đi vào lề trái. Phải tập hợp những anh em, những bạn trẻ để cùng đi với nhau. Không thể làm theo một quy tắc A, B, C, D… Đây là lúc phải suy nghĩ, đúc kết, phân tích tình hình và quan trọng hơn hết, là phải hành động. Không thể cứ ngồi suy nghĩ mãi. Đương nhiên, khi hành động thì cơ hội thất bại cũng gần như tương đương với thành công. Và ta phải đối diện với nó.

- Vâng, rất nhiều doanh nhân, thậm chí là nhiều người, khi gặp thất bại thì dễ nhụt chí, thỏa hiệp lắm. Như ông đã nói, phải đối diện với thất bại. Vậy thì có cách nào để tự tin vượt qua thất bại để đạt đến thành công?
- Thật ra không phải là sự tự tin. Chúng ta phải phân tích thật kĩ càng cơ hội thất bại và thành công. Nhưng tôi nghĩ tôi khác nhiều doanh nhân ở chỗ tôi không coi thất bại là kẻ thù. Mình phải coi nó là một người bạn, vì thật tình, nó giúp mình nhiều hơn thành công. Nó giúp mình cải tiến hiệu năng, kĩ năng, giúp mình có những bài học đáng giá hơn tất cả bài học trong lớp. Chúng ta phải quan niệm thất bại chỉ là một kết quả thôi. Tôi đã nói rất nhiều với các bạn trẻ. Cũng như Edison ở trong phòng thí nghiệm, ông ta cũng đã thất bại hơn một ngàn mấy trăm lần trước khi đạt đến thành công là sáng chế ra bóng đèn điện. Một hai lần thất bại của chúng ta có là gì đâu.
Cái thứ hai là tư duy của người Á đông mình, coi thất bại là một chuyện đáng xấu hổ, và họ che giấu những thất bại của mình, từ đó, có thêm nhiều mặc cảm. Để rồi không dám làm những gì mình thích, co rúm lại để che giấu đi những thất bại bị cho là đau thương. Đối với tôi, dù thất bại hay thành công cũng chỉ là một cái kết quả để mình đi tiếp, có vậy thôi. Dĩ nhiên là mình phải trả giá những thất bại của mình, nhưng rất vui vẻ mà trả giá.
Và đừng có giấu giếm. Đối với tôi, từ bạn bè cho đến nhân viên, đối tác, khách hàng… hễ thất bại thì tôi đều “ô kê, chúng ta đã thất bại trong vấn đề đó” bây giờ sẽ cùng tìm ra một giải pháp để sửa đổi và tìm ra con đường đi mới.

- Ông nói thất bại cũng là một giá trị mới trong việc kinh doanh của mình. Nhưng thực tế, khi làm ăn với một đổi tác, một doanh nghiệp, nếu mình biết được rằng họ thành công, luôn có hướng đi lên thì vẫn là một biện pháp an toàn hơn là một doanh nghiệp có quá nhiều thất bại, quá nhiều thăng trầm phải không ạ?
- Không, đó chỉ là tư duy phần lớn của xã hội Á đông. Chứ còn đối với người Mỹ, nếu anh nói rằng mình chưa lần nào thất bại thì họ lại đâm ra sợ, nhất là những nhà đầu tư. Anh đến với tôi mà bảo rằng “trong việc làm ăn tôi chưa từng thất bại” thì tôi sẽ nghĩ “chắc là anh này sắp thất bại đây rồi”. Vấn đề là mình đừng ngu xuẩn, tiếp tục thất bại nhiều lần trong những tình huống giống như các thất bại trong quá khứ. Phải biết thay đổi để không lặp lại sai lầm. Học một bài học và tiếp tục đi.

- Vâng, qua một quá trình kinh doanh thì ông đã rút ra được một kinh nghiệm rất quý giá như thế. Vậy thì bí quyết của ông để có được sự thay đổi đúng đắn, để không bị “bão” nhấn chìm là gì ạ?
- Có ba vấn đề thường gây ra thất bại. Thứ nhất là chủ quan. Đôi khi mình lạc quan một cách sai lầm. Mình nghĩ khả năng của mình cao hơn trong thực tế. Và đó là một lối tư duy rất nguy hiểm. Như trong bóng đá chẳng hạn, nếu anh coi thường địch thủ, nghĩ rằng mình sẽ thắng thì thường sẽ phải đổi mặt với nhiều bất ngờ. Thứ hai là khi tình thế thay đổi rồi, anh vẫn tiếp tục phương pháp cũ đã mang đến thành công cho mình thì cũng sẽ là một cơ hội để đưa đến thất bại. Khi tình thế thay đổi thì lối làm việc cũ cũng phải thay đổi theo.
Ở VN, bất động sản và chứng khoán đang suy sụp, nếu mình không thay đổi thì sẽ vô tình mời gọi tai họa đến. Thứ ba là những dự phóng về tương lai phải chính xác. Nếu dựa trên những dữ kiện, những số liệu sai lầm thì sẽ đưa ra những dự phóng sai lầm. Vì vậy, phải nghi ngờ và nghiên cứu kĩ lại tất cả những số liệu. Tôi thấy đó là một nhược điểm của những doanh nghiệp VN. Những dự phóng của họ rất mơ hồ, kém chính xác. Nếu vượt qua được ba điểm đó thì tương đối tránh được nguy cơ thất bại. Ngoài ra còn có yếu tố may mắn nữa. Nhưng tôi không phải thầy bói và tôi cũng không tin trên đời này có ông thầy bói nào có thể dự đoán được điều đó. Sẽ có rất nhiều yếu tố khác nhưng nếu giảm bớt được ba yếu tố đó thì sẽ giảm bớt những cơ hội thất bại.

- Vâng, tức là không được chủ quan, phải thay đổi theo hoàn cảnh mới, thích ứng với hoàn cảnh mới và phải có những dự phóng, những tầm nhìn với các số liệu chính xác. Theo tiêu chí của chương trình, chúng ta luôn đề cao ý chí của doanh nhân, đặc biệt là ý chí vượt qua khó khăn, vượt qua bão táp để làm giàu. Vậy thì ông đánh giá ý chí của mỗi doanh nghiệp, mỗi doanh nhân như thế nào?
- Thật ra đây chỉ là đánh giá rất chủ quan, rất cá nhân của tôi. Có những người sinh ra ý chí đã rất mạnh, cũng có những người rất yếu đuối. Nó là sự kết hợp và tích tụ của nhiều yếu tố đã xảy ra trong quá khứ. Nên tôi nghĩ mình cũng không khuyên được điều gì. Nhưng mà tôi luôn cho rằng, nếu mình yếu đuối, thì mình có thể tập luyện cải tiến. Có rất nhiều những khóa học, các bài học trên internet giúp rèn luyện kĩ năng, làm cho tinh thần của mình mạnh hơn. Thứ hai là niềm tin về những gì cao cả hơn đời sống, nhất là về tôn giáo, bất kể tôn giáo nào. Khi có một niềm tin nào đó thì tinh thần của con người thường mạnh hơn. Vì vậy, yếu tố tâm linh là một yếu tố mà tôi nghĩ các bạn thính giả nên suy xét.

- Vâng, thật ra Hoàng Dũng muốn hỏi ông về giá trị của ý chí trong việc kinh doanh, trong việc khởi nghiệp, trong việc làm giàu của mỗi con người như thế nào ạ?
- Ý chí là một yếu tố quan trọng trong rất nhiều những yếu tố. Nó là động lực thúc đẩy mình đi tới. Như tôi nói, không có một việc kinh doanh nào luôn thông suốt cả. Và thật ra nó càng thông suốt thì mình càng nên sợ, bởi vì sẽ có những biển chuyển rất bất ngờ. Khi gặp những rắc rối, những khó khăn thì ý chí là một điều có thể đẩy mình vượt qua. Đương nhiên, đây là một yếu tố rất cốt lõi giúp ta thành công.
- Trân trọng cám ơn ông rất nhiều đã dành thời gian cho chương trình Doanh nhân Việt! Kính chúc ông sức khỏe và thành công!
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Doanh Nhân Việt Trong Thế Trận Toàn Cầu (Alan Phan)

Postby bevanng » 08 Nov 2016

Alan Phan, Chủ tịch HĐQT quỹ đầu tư Viasa Fund: Bỏ cuộc trước khi tới đích là thất bại

“DOANH NHAN Cuoi Tuan” Magazine Issue No. 342. Dated: Friday 12 March 2010
Alan Phan, Chủ tịch HĐQT quỹ đầu tư Viasa Fund: Bỏ cuộc trước khi tới đích là thất bại - Thượng Tùng thực hiện
Alan Phan, Chủ tịch Quỹ đầu tư Viasa Fund, là một doanh nhân giàu kinh nghiệm với hơn 40 năm lăn lộn trên thương trường quốc tế. Năm 1987, ông là Việt kiều đầu tiên đưa công ty của mình là Hartcourt niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ. Năm 1999, thời điểm thị giá của Hartcourt là 670 triệu USD, cũng là lúc ông quyết định rời công ty, tập trung lấy hai bằng tiến sĩ tại Mỹ và Anh, rồi thành lập quỹ đầu tư gia đình Viasa năm 2001, đặt trụ sở tại Hồng Kông. Hiện tổng danh mục đầu tư của quỹ này là 62 triệu USD. Giờ đây, dù đã sang tuổi 65, nhưng người đàn ông này vẫn xuôi ngược, mê mải với công việc làm ăn.
Sau bảy năm du học tại Hoa Kỳ theo chương trình học bổng của UNSAID, Alan Phan trở lại Sài Gòn năm 1970. Ngoài công việc giảng dạy tại Trường Kỹ thuật Phú Thọ, ông còn tham gia thành lập một số công ty liên doanh với nước ngoài, như Dona Foods, Foremost Dairies (nay là Vinamilk), Mekong Can,… với hơn 18 ngàn nhân viên. Sau ngày đất nước thống nhất, các cơ sở kinh doanh của ông đều bị sung công. Bỏ lại tất cả, ông qua Mỹ với vỏn vẹn 600 USD trong túi. Cuộc trò chuyện giữa chúng tôi cũng bắt đầu từ cột mốc này. Ông nói:
Lần thứ hai qua Mỹ, tôi làm việc cho Công ty đa quốc gia Eisenberg, rồi chuyển qua Polaris Leasing - một công ty con của GE Capital, chuyên cung cấp dịch vụ cho thuê máy bay. Đặc thù công việc đòi hỏi tôi phải di chuyển liên tục, bởi trung bình mỗi quốc gia chỉ có một đến hai hãng máy bay. Năm 1983, tức là sau tám năm đi làm thuê, tôi quyết định ra riêng, thành lập Hartcourt, phần vì quá mệt mỏi, phần khác vì cũng muốn thử sức mình.

Lần thử sức đó như thế nào?
Chúng tôi liên doanh với Magic Marker, xây dựng một nhà máy sản xuất bút ở Trung Quốc. Tuy nhiên, dự án này không thành công. Đến năm 1987, chúng tôi đưa Hartcourt lên sàn chứng khoán Mỹ, để gây vốn. Nhờ vậy, chúng tôi mua lại một công ty ở Mexico, chuyên cung cấp hộp cáp tivi cho General Instrument, công ty con của Motorola, sản phẩm của chúng tôi chiếm 70% thị phần Hoa Kỳ, doanh thu rất cao, nhưng phần lời không đáng kể, nếu không muốn nói là rất thấp. Làm gia công ở đâu cũng vậy thôi, người ta chỉ trả cho mình một khoản tiền đủ giúp mình tồn tại, để tiếp tục nai lưng ra làm.

Có vẻ như câu chuyện gia công đang được tái hiện tại Việt Nam. Gần đây, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đạt hiệu quả thấp nhất về hai phương diện: sử dụng lao động và công nghệ?
Tôi nghĩ tình trạng dòng FDI đổ vào Việt Nam hiện nay cũng tương tự như Trung Quốc cách nay 15 năm. Đó là một tiến trình mà mình phải chấp nhận. Mối quan tâm duy nhất của các nhà đầu tư là hiệu quả của đồng vốn. Khi công nghệ lạc hậu, nhân công giá rẻ không còn là lợi thế cạnh tranh thì doanh nghiệp sẽ tự khắc phải điều chỉnh, tăng cường đầu tư vào công nghệ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Vốn nước ngoài cần thiết cho nền kinh tế. Việc kiểm soát FDI, theo tôi, chỉ nên căn cứ trên hậu quả từ hoạt động của doanh nghiệp đối với môi trường. Đây cũng chính là cái giá Trung Quốc phải trả cho quá trình tăng trưởng kinh tế của mình.

Ông có thể nói rõ hơn…
Tôi nghĩ nên tiếp cận những con số Trung Quốc công bố từ nhiều phương diện. Thế giới rất ấn tượng với con số 2.000 tỉ USD dự trữ ngoại hối của Trung Quốc. Nhưng theo một bài báo mà tôi đọc cách nay ít bữa, thì để khôi phục lại môi trường, quốc gia đông dân nhất hành tinh này cần khoảng 2.500 tỉ USD. Do đó, tiên lượng được cái giá phải trả là vô cùng quan trọng đối với chính phủ trước khi đưa ra những quyết sách.
Nói tiếp dự án của chúng tôi tại Mexico. Năm 1994, nhận thấy hiệu quả kinh tế thấp từ việc gia công cho General Instrument, chúng tôi bán nhà máy, quay lại thị trường Trung Quốc, đầu tư vào ngành công nghệ thông tin do sự xuất hiện của Internet.

Tại sao không phải là Mỹ, một thị trường có hạ tầng tốt hơn?
Nhận diện lợi thế cạnh tranh của mình là một yếu tố rất quan trọng đối với tôi khi kinh doanh. Thị trường công nghệ thông tin ở Mỹ cạnh tranh rất khắc nghiệt. Còn Internet ở Trung Quốc lúc đó còn đang trong giai đoạn phôi thai, mới có khoảng 10 triệu người sử dụng Internet. Đến năm 1999, dưới Hartcourt đã thành lập được mười mấy công ty nhỏ, kinh doanh nhiều lĩnh vực, từ giáo dục cho đến mua bán qua mạng…
Tuy nhiên, thất bại của tôi là không kết hợp được các công ty con lại với nhau, tạo thành sự cộng hưởng, nên không cạnh tranh được với một số công ty nội địa. Họa vô đơn chí, đúng lúc đó “bong bóng Dot-com” (bong bóng cổ phiếu của các công ty công nghệ cao - PV) vỡ, tài chính khó khăn, còn Hartcourt vướng vào vụ kiện tụng với sở Giao dịch Chứng khoán New York… buộc tôi tái cấu trúc Hartcourt thành năm công ty nhỏ, tiếp tục niêm yết trên sàn Mỹ trước khi thoái vốn. Năm 2001, tôi thành lập Viasa Fund, đặt trụ sở tại Hồng Kông.

Có vẻ như ông rất ưu ái thị trường Trung Quốc?
Tôi đầu tư vào Trung Quốc vì thời gian còn làm việc cho Eisenberg, tôi đã lăn lộn ở thị trường này và gầy dựng được một số mối quan hệ. Tôi cũng biết người Trung Quốc rất giỏi làm ăn, đặc biệt là tinh thần doanh nhân của họ, rất ghê gớm. Tôi đã chứng nghiệm được điều này khi bán nhà máy ở Mexico, đầu tư vào Trung Quốc năm 1983. Dù bị chính quyền kiểm soát gắt gao nhưng họ vẫn vượt khó để làm ăn thành công.

Tinh thần doanh nhân mạnh mẽ là một yếu tố quan trọng. Nhưng kinh tế thị trường cũng là một xu hướng không thể kiềm hãm?Không có kinh tế thị trường thì không có sự phát triển. Nói cho cùng, con người là sinh vật tham lam. Sự tham lam đó hình thành trong lịch sử phát triển của loài người, trở thành bản chất cố hữu, không thay đổi. Một nền kinh tế không phải thị trường, dù có hiệu quả, thì cũng chỉ là tạm thời, sớm hay muộn cũng bị chôn vùi. Cũng chính sự tham lam đó là lý do khiến kinh tế thị trường phát triển mạnh. Thế nên, nếu tạo điều kiện để sinh vật này tự làm giàu cho mình thì nó sẽ có rất nhiều sáng tạo. Còn nếu kiềm hãm, định hướng, lao động cho người khác hưởng thì người ta chỉ làm chiếu lệ mà thôi.
Tôi nói giỡn với mấy người bạn Mỹ rằng đáng ra người Mỹ phải dựng tượng ông Mao Trạch Đông. Nhờ ông ấy kiềm hãm kinh tế Trung Quốc hơn 40 năm nên Mỹ mới có điều kiện để phát triển. Chứ nếu thả ra cho tự do kinh doanh như Hồng Kông thì bây giờ Trung Quốc đã là bá chủ thế giới.

Một số ý kiến cho rằng việc Trung Quốc trở thành bá chủ thế giới chỉ còn là vấn đề thời gian…
Tôi tin rằng chừng nào còn duy trì một nền kinh tế chỉ huy thì Trung Quốc không thể trở thành siêu cường như mong muốn của họ. Cũng giống như xe hơi, một người nhấn ga, một người đạp thắng thì chiếc xe chắc chắn sẽ vận hành một cách xộc xệch.
Trong lời đề tựa cuốn sách Niêm yết sàn Mỹ, ông viết: “Thực sự, niêm yết sàn Mỹ dễ hơn sàn Việt từ phí tổn đến thời giờ”. Hai yếu tố này là lý do khiến sàn Mỹ thu hút được nhiều công ty niêm yết?
Lý do khiến sàn Mỹ hấp dẫn các công ty niêm yết là bởi tính thanh khoản cao. Còn thủ tục đơn giản là do cách tư duy của Chính phủ Mỹ. Họ chỉ quan tâm chuyện duy nhất là các công ty niêm yết phải trung thực và minh bạch, đồng thời tạo môi trường khuyến khích sự minh bạch sinh sôi nảy nở. Mọi doanh nghiệp niêm yết nếu bị phát hiện có hành vi gian dối, bớt xén hoặc cung cấp thông tin sai lệch đều bị trừng phạt rất nặng, thậm chí truy tố.
Việc phát hiện hành vi gian dối khá dễ dàng. Bởi ngoài hàng trăm, hàng ngàn cổ đông, việc giám sát doanh nghiệp niêm yết còn có sự góp mặt của các chuyên gia phân tích với sự tiếp tay nhiệt tình của báo chí… Nói nôm na là trong một căn phòng đèn đuốc sáng choang, mọi người dòm ngó lẫn nhau, thì việc che giấu những hành vi gian lận là rất khó. Mọi người cùng hướng tới sự minh bạch vì sự minh bạch mang lại lợi ích cho tất cả mọi người.

Sau hơn ba thập niên bươn chải ở nước ngoài, ông quay lại Việt Nam thành lập Công ty Thông tin Tài chính Vi Phi (Vifinfo). Ông nhìn thấy cơ hội gì từ thị trường này?
Nhiều năm qua, tôi vẫn thường xuyên về thăm quê hương. Ở đây, tôi còn nhiều bà con, bạn bè. Thỉnh thoảng, tôi cũng có những khoản đầu tư nho nhỏ theo lời khuyên của một vài người, nhưng phần lớn đều không thành công. Tôi muốn nghiên cứu thị trường chứng khoán Việt Nam. Nhưng thay vì mua lại thông tin thì chúng tôi thành lập Vifinfo để tự nghiên cứu và đánh giá. Chúng tôi xây dựng một website về chứng khoán, bán terminals, phần mềm có thông tin nghiên cứu cho các nhà đầu tư cần, và tham gia sản xuất tạp chí Thị trường Chứng khoán mỗi tháng một số. Vifinfo hiện vẫn đang lỗ.

Lỗ nhiều không, thưa ông?
Chúng tôi đã đầu tư khoảng 1,2 triệu USD và đến thời điểm này, vẫn chưa thu được một đồng lời. Chừng nào chịu hết nổi thì tôi buông. Nhìn chung, khoản đầu tư này khá khiêm tốn trong tổng danh mục đầu tư của quỹ Viasa Fund và cũng không phải là vấn đề sinh tử. Thực ra, hoạt động kinh doanh của tôi chủ yếu vẫn là thị trường Mỹ và Trung Quốc, về phần mình, tôi cũng không đặt nhiều kỳ vọng vào thị trường này.

Tức là ông đã chuẩn bị sẵn sàng cho mình tình huống thất bại?
Trong hơn 40 năm đi làm, tôi chưa thấy một trường hợp nào thành công một cách êm thắm, ông Eisenberg, Chủ tịch Tập đoàn Eisenberg, có nói một câu mà tôi nhớ hoài: “Khi anh bị té thì cố gắng ngửa mặt lên. Chừng nào anh còn ngẩng mặt lên thì anh còn có thể trỗi dậy”. Thực tế là tôi cũng đã một vài lần trắng tay, nhưng không xem đó là thất bại.

Vậy thì, với ông, như thế nào mới là thất bại?
Với tôi, bỏ cuộc trước khi tới đích là thất bại. Tôi chưa bỏ cuộc nghĩa là tôi chưa thất bại.

Còn sự thành công?
Tôi quan niệm một người thành công trong cuộc sống phải hội đủ sáu yếu tố. Thứ nhất là có sức khỏe. Thứ hai, trí tuệ đầy đủ. Thứ ba, tinh thần mạnh mẽ, sáng suốt. Thứ tư, tâm linh mình được thanh nhàn, êm ả, hòa hợp với vũ trụ, với đấng tối cao nào đó. Thứ năm, trả ơn xã hội bằng những đóng góp thiết thực. Sau cùng, có tài sản vật chất đầy đủ. Thiếu bất kỳ yếu tố nào trong sáu yếu tố này thì chưa phải toàn vẹn.

Có cầu toàn quá không?
Đúng là khó ai có thể đạt được sáu yếu tố này một cách trọn vẹn. Một ngày thành công và hạnh phúc là ngày mình cải thiện được một vài yếu tố trong đó. Còn ngày nào không có sự cải thiện thì là một ngày vô dụng. Tức là so sánh mình ngày hôm nay với ngày hôm qua.

Từ giác độ của một nhà đầu tư, ông đánh giá thế nào về môi trường làm ăn ở Việt Nam hiện nay?
Việt Nam khá giống với Trung Quốc cách nay 15 năm, vẫn đang dùng dằng giữa thể chế kinh tế thị trường và kinh tế chỉ huy của Nhà nước. Sự không rõ ràng này khiến các nhà đầu tư nước ngoài không tiên liệu hết được rủi ro khi cần ra những quyết định quan trọng, khiến việc kinh doanh bị chi phối quá nhiều bởi yếu tố may rủi. Đó là vấn đề khiến các nhà đầu tư e ngại nhất.
Còn Trung Quốc thì rõ ràng hơn. Viễn thông, xuất bản, quốc phòng hay những lĩnh vực liên quan đến an sinh xã hội như điện, nước… vẫn do Nhà nước độc quyền kiểm soát. Nhưng các ngành sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, công nghệ cao, ngân hàng… thì được phép hoạt động theo quy luật của kinh tế thị trường. Việt Nam chưa được như vậy.

Nếu cần một khuyến nghị để thu hút FDI, ông sẽ nói…
Trung bình mỗi năm các nhà đầu tư nước ngoài giải ngân khoảng 70 - 100 tỉ USD vào các dự án tại Trung Quốc. Trong khi đó, những công ty Trung Quốc niêm yết trên sàn Mỹ hiện nay đã thu hút được khoảng 1.000 tỉ USD. Chính phủ Trung Quốc đã nhận ra được điều này nên họ có nhiều động thái khuyến khích các doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch nước ngoài. Xét cho cùng thì đây cũng là một hình thức thu hút đầu tư nước ngoài.
Dù Chính phủ Việt Nam đã có nhiều cố gắng trong cải cách hành chính, tạo nhiều thuận lợi cho những nhà đầu tư nhưng để mang vốn đầu tư vào Việt Nam, họ vẫn phải vượt qua rất nhiều rào cản, chờ dự án được phê duyệt, rào cản pháp lý…, khiến tốn kém về thời gian và chi phí. Trong khi đó, nếu công ty Việt Nam niêm yết trên sàn giao dịch quốc tế, nhà đầu tư có thể dễ dàng đầu tư vào trong năm giây đồng hồ, bằng cách mua cổ phiếu của công ty.
Vấn đề thứ hai, cũng rất quan trọng đối với các nhà đầu tư, là tốc độ thoái vốn. Khi cần rút vốn, nhà đầu tư cũng chỉ cần một thao tác là đặt lệnh bán cổ phiếu của doanh nghiệp mà họ đang nắm giữ. Thêm nữa, một công ty đã niêm yết, thí dụ như sàn Nasdaq, thì bản thân doanh nghiệp cũng không cần phải mất thì giờ tìm kiếm, trình bày, thuyết phục… các nhà đầu tư.

Một vấn đề khiến nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm là liệu Chính phủ Việt Nam có thể kiểm soát lạm phát ở mức 7% như chỉ tiêu Quốc hội đề ra. Ông thấy sao?
Tôi luôn hoài nghi về những con số, chỉ số mà các chính phủ công bố, không riêng gì Việt Nam. Cũng giống như việc chi tiêu của một gia đình, kiếm được năm đồng mà xài mười đồng thì chắc chắn phải mang nợ, không gặp rắc rối hôm nay thì ngày mai sẽ gặp rắc rối, mặc dù trong ngắn hạn có thể vay nợ chỗ này chỗ khác. Mỹ là một trường hợp điển hình. Chính quyền của Tổng thống Barack Obama đang xài quá nguồn thu của mình. Việc này là một lối tự sát từ từ.

Ngoài công việc kinh doanh, được biết ông còn tham gia giảng dạy tại hai trường đại học Fudan và Tongji ở Trung Quốc. Đi dạy học với ông là…
Giờ dạy của tôi rơi vào ngày cuối tuần nên cũng không ảnh hưởng nhiều đến công việc. Thực ra, lý do khiến tôi đi dạy là để học.

Học gì?
Đi dạy là dịp để tôi phải hệ thống lại kiến thức cũ, đồng thời mình phải nghiên cứu, phát triển thêm. Sau khi tham gia vài ba khóa, hiện tôi đã chấm dứt công việc này.

Vì hết cái để học?
Thành thực, tôi không thích sinh viên châu Á vì họ thường rất thụ động. Vào lớp là nghe thầy giảng từ đầu đến cuối, trong khi tôi đòi hỏi sinh viên phải đọc sách trước khi tới lớp. Thông thường, tôi chỉ dành khoảng 20 phút để giải thích những vấn đề mà họ không hiểu, thời gian còn lại để dành cho sự tranh biện. Sách chưa chắc đã đúng, những gì tôi hiểu chưa chắc đã đúng. Muốn học có hiệu quả thì phải có sự tranh biện. Chính sự thụ động của sinh viên khiến tôi hết hứng thú.

Cách nay hơn 40 năm, ông cũng là sinh viên Á Đông?
Hoài nghi là một phẩm chất cần thiết để tiến xa trên con đường học vấn. Tôi thích sự tranh biện vì nó tạo ra sự kích thích về trí tuệ, chứ không phải vì tôi ương bướng. Vì vậy nên thời đi học, tôi được một số thầy rất thích, nhưng cũng có một số thầy không thích.

Gác lại chuyện công việc. Người ta nói biết làm thì cũng phải biết chơi. Còn ông thì sao?
Tôi cũng ham chơi. Những thú chơi của tôi khá đơn giản. Một buổi chiều thư thả ngồi nghe những bản nhạc cổ điển mình yêu thích, đọc một cuốn sách, đi bơi, lang thang vô rừng hoặc đi ăn với bạn bè là đủ vui. Những thú chơi không tốn kém, làm tôi tự tin hơn, bởi ngay cả những khi túng quẫn nhất, tôi vẫn có thể chơi hoài.

Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Doanh Nhân Việt Trong Thế Trận Toàn Cầu (Alan Phan)

Postby bevanng » 08 Nov 2016

Giải mã thất bại của Alan Phan ở Việt Nam

27 Feb 2014
Vài lời về cái “tôi”: Tôi tốt nghiệp bằng M.S. về IT ở Arizona State xong, may mắn được hãng Intel cho vào làm việc. Qua lại cũng đã hơn 10 năm. Có chút tiền để dành, chưa vợ con phải lo toan, nên tôi cùng một bạn cũ mở một công ty nhỏ ở Đà Nẳng, làm software gia công cho mấy công ty Mỹ tôi có quan hệ bên này. Mỗi tháng tôi rót hơn nửa lương mình, nuôi đám quân 9 người và các chi phí đã hơn 3 năm nay. Nói theo kiểu Mỹ, công ty VN của tôi vẫn chưa thấy “ánh sáng trong đường hầm”. Tôi đang đứng trước quyết định có nên dẹp tiệm và coi như đây là một thất bại làm ăn đầu tiên?
Lần trước, tôi bay về Cali dự buổi họp mặt của TS Alan Phan với các thân hữu BCA. Cuối buổi, tôi hỏi về tình trạng làm ăn cá nhân của tôi và xin TS cho ý kiến tư vấn. Không còn thì giờ, TS nói viết Email rồi TS sẽ trả lời sau. Tôi rất bền chí nên quấy rối TS với liên tiếp 8 cái Emails khác nhắc nhở. Sau cùng, ông chịu thua và hẹn gặp tôi tại một buổi hội thảo về IT funding tổ chức tại Lajolla (San Diego), sẵn cơ hội, tôi muốn đào sâu thêm về kinh nghiệm làm ăn của ông tại Việt Nam (ông cho là thất bại) để cùng chia sẽ với các bạn trẻ IT. Dù sao, ông cũng là một nhà kinh doanh tôi thán phục và đi trước thế hệ tôi cả chục năm. Tôi xin TS cho ghi lại qua máy ghi âm và tóm lược nơi đây các phần quan trọng.
Chúng tôi thong thả cuộc trò chuyện trong buổi chiều thứ sáu, sau cuộc hội thảo, vì ông cũng còn nhiều thời gian, đợi qua giờ cao điểm để tránh kẹt xe trên Xa Lộ 5 khi quay về lại Orange County.

Quang: Chú là một nhân vật nổi tiếng, luôn sẵn sàng chia sẻ những thất bại của mình. Hôm nay, cháu muốn đào sâu về cái thất bại gần nhất của chú ở VN để cháu và các bạn trẻ BCA học hỏi. Các câu hỏi có thể hơi riêng tư, không biết chú có thoải mái trả lời?
TS Alan Phan: Theo sự quan sát kinh nghiệm cá nhân mình và người quen, chú nhận thấy một doanh nhân khi làm phi vụ đầu tư hay thương mại, đều có một tỷ lệ cân xứng giữa thành công và thất bại. Trong 10 việc, giỏi lắm là thành công hay thất bại lớn trong 3, 4 lần… còn lại là làng nhàng không đi đến đâu (có nghĩa là mất thời gian và các cơ hội khác).
Vì hiện tượng này phổ thông như vậy, nên “khoe ra khi thắng và giấu đi khi thua”, cũng chẳng ích gì cho giá trị cốt lõi của sự nghiệp mình. Tuy nhiên, chú cũng ít khi day dứt hay hối tiếc với thất bại một cách quá đà. Khi thua trận, chú chỉ bỏ ra vài ngày nghiên cứu lý do và ghi nhớ bài học, rồi xếp nó vào cái file archive, chỉ mở ra khi cần thiết. Trong khi đó, việc chăm chú vào những cơ hội tiềm năng trước mặt để kiếm lại số tiền vừa mất quan trọng hơn nhiều.

Quang: Cháu vẫn nghĩ chú là người hay hoài niệm về quá khứ?
TS Alan Phan: Chỉ về những quá khứ mang nhiều ký ức, kỷ niệm đẹp mà mình trân trọng. Còn những cay đắng, khó khăn, ngu xuẩn… hãy nên quên đi cho nhẹ hành lý.

Quang: Chú có thể bắt đầu bằng tình huống nào khiến chú đầu tư làm ăn ở VN mà đã làm chú mất gần 2 triệu dollars?
TS Alan Phan: Thực ra đó không phải là một quyết định kinh doanh bình thường. Chú vừa xong bằng DBA bên Úc, không muốn quay lại làm việc và sống bên Hồng Kong hay Shanghai sau 10 năm, nên nghĩ mình nên bỏ ra vài năm lang thang các nước Đông Nam Á ăn chơi thư giãn. Nhưng bạn bè, nhất là ở VN, cứ rủ rê. Trước đó khi làm việc ở Trung Quốc, hay về VN chơi, cũng bị rủ rê hoài. Kết quả là trong nhiều năm, cho vay mượn rồi đầu tư cả vài trăm ngàn rồi cũng mất hết. Chỉ là số tiền nhỏ, nhưng mất bạn bè bà con là điều khó chịu hơn.
Do đó, khi một người bạn cũ nói về một mô hình chú đã thực hiện thành công bên Trung Quốc, bây giờ chỉ đem “duplicate” ở VN chắc không nhiều rủi ro, Và anh bạn trẻ này nhiều tham vọng đang khao khát tạo dựng một sự nghiệp mới cho mình và bạn bè. Giới hạn đầu tư ban đầu là 500 ngàn đô. Có lẽ đầu óc chú không được bình thường khi đồng ý, nhưng phải giữ lời hứa.
Công ty Vinabull được thành lập để xây dựng một database cho các nhà đầu tư chứng khoán cá nhân và tổ chức. Mô phỏng theo mô hình của Bloomberg và Reuters, Sinobull thành công bên Trung Quốc nhờ giao diện dễ dùng, nhất là hoàn toàn bằng tiếng Trung Quốc. Ở đỉnh cao, Sinobull có hơn 20 ngàn thành viên, chịu trả khoảng $25 đô một tháng, đem lại lợi nhuận tốt dù không thể so sánh với các công ty đa quốc. Mọi người suy nghĩ là khi thị trường chứng khoán VN bùng nổ như bên Trung Quốc thì 1/5 khách hàng cũng là một điểm khởi đầu tốt cho Vinabull.
Tuy nhiên, Vinabull thất bại vì thị trường chứng khoán VN suy sụp khá sâu vào 2008, rồi sản phẩm trình làng quá trễ, các đối thủ cạnh tranh ở VN có xu hướng tặng free dịch vụ và Vinabull gần như không có một chương trình tiếp thị nào đáng kể.

Quang: Chú cho đây là các nguyên nhân căn bản của sự thất bại?
TS Alan Phan: Không, đây chỉ là vài yếu tố góp phần vào đại họa. Nguyên nhân căn bản của mọi kinh doanh thất bại luôn luôn là sự thiếu sót của ban quản trị và nhà đầu tư.
Với ban quản trị, những yếu kém tai hại là thiếu kế hoạch bài bản, chiến lược và tầm nhìn dài hạn, chưa đủ kinh nghiệm, không năng động sáng tạo, đội ngũ nhân viên không đủ động lực và chương trình tiếp thị hời hợt…
Với nhà đầu tư, người thực sự bỏ tiền ra cho cả hệ thống vận hành, họ phải có quyết tâm, đam mê và chăm chú vào mục tiêu chính, phải biết kiểm soát và giảm thiểu mọi yếu tố rủi ro, nhất là tài chánh.
Tại Vinabull, ban quản trị là những bạn trẻ nhiệt huyết của IT VN, có rất nhiều cố gắng hăng say (lúc khởi đầu). Tuy vậy, họ thiếu sót kinh nghiệm, kỹ năng và quan hệ. Quen lối làm ăn kiểu VN nên họ cũng mang tính thích đầu tư dàn trải, phô diễn và chắp vá.
Nhà đầu tư (là ông già Alan) thì mãi ham chơi, không còn động lực hay focus, nên cứ để công ty trôi nổi theo tùy tiện của thời thế và nhân lực. Cho đến khi giật mình nhìn lại thì số tiền đầu tư ban đầu đã phình lên đến 1.5 triệu đô. Chú thường ví Vinabull như một doanh nghiệp nhà nước “cha chung không ai quan tâm”.

Quang: Chú không nghĩ là chính quyền hay lối điều hành kinh tế vĩ mô góp phần vào trong việc thất bại?
TS Alan Phan: Không. Thủ tục hành chánh có thể nhiêu khê, vài quan chức cũng gõ cửa sau xin trà nước, nhưng nói chung thì đây là những rào cản nhỏ, không ảnh hưởng đến kết quả chung cuộc. Chuyện thị trường chứng khoán VN nhỏ và dễ bị thao túng bởi các đội lái tàu, bất cứ chuyên gia nào cũng có thể nhận thức. Mình không nghiên khảo và dự đoán chính xác, thì là lỗi của mình thôi.

Quang: Tóm lại, dù bị chê bai về lối điều hành kinh tế tồi tệ, chính quyền VN hoàn toàn vô can trong những thất bại của doanh nghiệp tư nhân nhỏ?
TS Alan Phan: Chú không nói vậy. Chúng ta phải nhìn câu chuyện trên hai bình diện khác nhau.
Chính sách kinh tế chỉ huy theo chủ nghĩa “vô sản” chuyên chính, lấy doanh nghiệp nhà nước làm chủ đạo là một đại họa cho mọi quốc gia dùng mô hình này trong cả 100 năm qua. Nga, Tàu, Triều Tiên, Cuba, Việt Nam, Đông Âu… hoàn toàn không có ngoại lệ. Hệ quả là sự nghèo đói của đại đa số người dân và những đặc quyền đặc lợi cùng tài sản khủng cho tầng lớp cai trị. Sau một thời gian bưng bít thông tin, thời này với Internet, một đứa bé vừa lớn với trí thông minh trung bình, cũng nhận rõ điều này, trên khắp thế giới. Tệ hơn sự nghèo đói và bất công, đại đa số người dân phải còng lưng mang nợ quốc tế cùng sưu cao thuế nặng để trả dài hạn cho những tham nhũng, lãng phí và các đặc quyền của nhóm lợi ích.
Khi thủy triều bị con đê nhà nước ngăn chận, thì mực nước càng ngày ngày càng xuống thấp. Mọi con thuyền xã hội coi như bị kẹt trong vùng cảng, không sao khởi hành ra khơi được, để tranh đấu với toàn cầu. Sự tụt hậu và trì trệ coi như sẽ tiếp tục kéo dài trong vài thập niên tới.
Tuy nhiên, tại Nga, Tàu và VN, chính quyền đã cởi mở vài cửa kinh doanh cho tư nhân. Dĩ nhiên, họ vẫn giữ chặt các ngành nghề béo bở như viễn thông, xăng dầu, khoáng sản… dành cho các công ty sân sau của mình. Những ngành nghề kiếm bạc lẻ như tiệm ăn, cửa hàng bán lẻ, nông nghiệp, dịch vụ IT nhỏ… được tư nhân khai thác khá tự do, dù vẫn phải nộp những phong bì, tiền lại quả, thuế phí… hàng tháng hàng ngày cho các quan chức sở tại.
Nhưng chúng ta phải nhận rõ là phần lớn nguyên nhân thất bại của những doanh nghiệp tư nhân này thực sự do các yếu tố nội tại của công ty. Không nên đổ thừa mọi thứ vào chính quyền.

Quang: Sau vài năm kinh nghiệm, chú nhận xét thế nào về nhân viên Việt?
TS Alan Phan: Người Việt trẻ rất bén nhậy, ham học và cầu tiến. Nếu ban quản trị cung cấp cho họ một động lực đam mê dài hạn và đối xử với họ trên tinh thần bình đẳng công tâm, họ sẽ là những bộ phận tuyệt vời cho hệ thống. Tuy nhiên, ban quản trị VN thường lơ là yếu tố quan trọng này; và sự hăng hái ban đầu hay bị thời gian triệt tiêu; và quan hệ với nhân viên chỉ còn là một đổi chác dựa trên tiền bạc và quyền lợi.

Quang: Nhưng tại sao các doanh nghiệp FDI hay chê nhân viên Việt thiếu kỹ năng và lười sáng tạo?
TS Alan Phan: Đây là một vần đề phức tạp hơn thoạt nghĩ. Chú cho yếu tố ảnh hưởng lớn là lối giáo dục từ chương, lỗi thời và mang nặng hình thức bằng cấp (thay vì kiến thức). Các doanh nghiệp FDI cũng không mặn mà lắm với việc đào tạo lâu dài cho nhân viên (các dự án đầu tư đều có một thời điểm trung hạn). Một yếu tố khác là lối tư duy của gia đình và xã hội Việt không khuyến khích việc đổi mới, sáng tạo hay phản động (disruptive). Sống quen với lũ, mọi người chỉ muốn yên thân hưởng thụ. Bon chen nhiều thì lắm gian nan trong mọi quan hệ.

Quang: Khi Vinabull gặp trở ngại phát triển tại thị trường chứng khoán VN, với quan hệ rộng, sao chú không nhẩy qua các thị trường ở Đông Nam Á hay Ầu Mỹ?
TS Alan Phan: Mỗi một thị trường đòi hỏi một chương trình tiếp thị khác biệt và một đầu tư mới về tiền bạc, nhân lực và tổ chức. Các đối thủ cạnh tranh tại nơi đây cũng đều là những doanh nghiệp lâu đời và nặng ký. Vinabull phải mất gần 1 năm với cả 10 nhân viên để chuyển ngữ phần mềm của Sinobull ra tiếng Việt. Chuyện thu nhặt và tạo dựng một database hoàn chỉnh cũng rất tốn kém. Ông già Alan không có tâm trí hay đam mê lúc đó để bầy ra chuyện mới. Chỉ mong trận đấu chóng qua để rảnh tay làm chuyện khác.

Quang: Nếu quay ngược lại quá khứ, chú sẽ làm gì khác hơn?
TS Alan Phan: Người Mỹ gọi điều nầy là “Monday quarterbacking”. Suy nghĩ về các tình huống “what-if của trận đấu cuối tuần rồi. Với chú, ghi nhận bài học và lo cho trận đấu tuần tới xem ra thiết thực hơn.
Khi thời thế đẩy đưa, có lẽ mình cũng chẳng làm gì khác hơn được. Có lẽ “định mệnh đã an bài”. Chú không biết. Nhưng chắc chắn là chú không hối tiếc gì nhiều lắm về thất bại này: số tiền bị mất không lớn, nhân viên dù bị mất việc nhưng được trả lương đầy đủ, thân tình với các đối tác và khách hàng không bị sứt mẻ…
Đời có những ngã rẽ không gì thú vị, nhưng chấp nhận để có dịp quay lại đường chính, tiếp tục cuộc hành trình đang dang dở… là một điều may mắn.

Quang: Trong tương lai, chú nghĩ là sẽ có cơ hội quay về VN đầu tư và kinh doanh?
TS Alan Phan: Có quá nhiều tình huống để định vị chính xác về một quyết định trong tương lai. Từ cơ hội cá nhân đến môi trường kinh doanh, từ yểu tố nội tại đến lực chuyển của thời thế, từ nhiệt huyết còn lại đến giới hạn của tuổi tác… Với chú, ưu tiên hàng đầu bây giờ là sức khỏe và sự bình yên trong tâm hồn. Mọi thứ khác chỉ là thứ yếu.
Chú sẽ còn về lại VN nhiều lần, ngắn dài hay làm gì, thì cứ để định mệnh đẩy đưa. Trong tư duy của chú hiện nay, việc sống ở đâu trong phần đời còn lại không phải là một vấn đề cần giải pháp hay phân tích. Nhưng nếu có làm bất cứ một điều gì, nội tâm và ảnh hưởng của chú phải hoàn toàn thoải mái, kể cả chuyện ra công viên cho bồ câu ăn trong một ngày nắng đẹp…

Quang: Cám ơn chú về thời gian dậy cháu và các bạn trẻ IT những điều cần ghi nhớ khi làm ăn.
Trước khi từ giã, TS Alan Phan trao cho tôi tờ giấy in một câu nói từ một danh nhân,
To laugh is to risk appearing the fool. To weep is to risk being called sentimental. To reach out to another is to risk involvement. To expose feelings is to risk exposing your true self. To place your ideas, your dreams before the crowd is to risk being called naive. To love is to risk not being loved in return. To live is to risk dying. To hope is to risk despair, and to try is to risk failure. But risks must be taken because the greatest hazard in life is to risk nothing. The person who risks nothing does nothing, has nothing, and becomes nothing. He may avoid suffering and sorrow, but he simply cannot learn and feel and change and grow and love and live. Chained by his certitudes, he is a slave, he’s forfeited his freedom. Only the person who risks is truly free. (Xem lời dịch phía dưới)**
Leo Buscaglia
** Cười thì sợ giống người điên. Khóc thì bị kêu mềm yếu. Đưa tay kết bạn thì rủi ro khi quan hệ. Chia sẻ tâm tư thì như phơi bày trần trọi bản thân. Đem ý tưởng, giấc mộng của mình trình cho đám đông mang rủi ro bị gọi là ngây thơ. Yêu lỡ không được đền đáp. Sống thì chịu rủi ro về cái chết. Hy vọng mang rủi ro tuyệt vọng; cố gắng thì bị rủi ro vì thất bại. Nhưng các rủi ro phải được chấp nhận và vượt qua vì cái nguy hiểm nhất cho đời người là không dám làm gì rủi ro. Người không dám rủi điều gì là người không làm được điều gì, không có gì, và trở thành vô nghĩa. Người ấy có thể tránh được những đau đớn và buồn bã, nhưng bạn đó sẽ không học gì, cảm nhận gì, thay đổi gì, phát triển gì hay yêu ai và sống thế nào. Trói buộc vào nỗi sợ, người ấy biến thành nô lệ và từ bỏ tự do cho mình. Chỉ những ai dám nhận rủi ro, người ấy mới thực sự tự do. Leo Buscaglia
Tôi bay về lại Boston tối hôm đó. Trên máy bay, tôi nghe đi nghe lại cuốn băng vài lần. Tôi muốn ghi ra vài cảm nghĩ cá nhân; nhưng trước đó, muốn nghe phản hồi từ các bạn trẻ khác. Vả lại, tôi cần phải tóm lược lại để chú Alan edit và cho post trên Góc Nhìn Alan như đã hứa.
Johnny Trần Quang
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Doanh Nhân Việt Trong Thế Trận Toàn Cầu (Alan Phan)

Postby bevanng » 10 Nov 2016

Phần 9: Hạnh phúc bên ngoài


Cho và nhận…

Ngày: 23/01/2012
Vì thói quen quản lý hiệu quả các số tiền kinh doanh, phần lớn đại gia khi cho, đều muốn tiền mình tặng phải đem lại một kết quả tương xứng. Do đó, sự ngần ngại khi cho xuất phát từ tâm trạng không muốn bị mất vô lối số tiền mình đã khổ nhọc gây dựng. Ký một chi phiếu thì rất dễ, nhưng quản lý chặt chẽ số tiền trao tặng đòi hỏi thời gian và công sức.


Khi tỷ phú Mỹ cho…
Sau khi tạo dựng hai tài sản khổng lồ cho cá nhân trong suốt đời làm việc, ông Bill Gates tặng lại cho từ thiện 60 tỷ dollars và ông Warren Buffett tuyên bố sẽ đem hiến dâng đến 90% tài sản cho các chương trình vô vụ lợi. Tôi nghĩ hành xử này đã đem lại một ảnh hưởng vô cùng lớn lao trên khắp thế giới cho chủ nghĩa kinh tế tư bản và cho đế chế Mỹ, hiệu quả hơn cả ngàn tỷ đồng chánh phủ Mỹ đã bỏ ra để bảo vệ quyền lợi mơ hồ tại Afghanistan và Iraq.
Hai ông Gates và Buffett đã thay đổi hẳn tư duy của nhiều thế hệ về hình ảnh xấu xí của các nhà tài phiệt. Họ và rất nhiều nhà tỷ phú khác của Mỹ như Turner, Soros, Cooperman… đã định vị lại giá trị cốt lõi của một siêu cường kinh tế. Trong khi đó, khi qua Trung Quốc vào năm 2010 để kêu gọi các tỷ phú Tàu đóng góp thêm cho xã hội, hai ông đã thất bại chỉ nhận “cam kết” khoảng 100 triệu đô la. Sau đó, phần lớn các cam kết này đã “cuốn theo chiều gió” vào quên lãng, kiểu các đại gia Việt Nam hay “thể hiện tên tuổi” qua các cuộc đấu thầu từ thiện.

Triết thuyết giữa cho và nhận
Qua lịch sử, con người luôn bị dằng co bởi “cho và nhận”. Kinh thánh Cơ Đốc, triết lý và văn hóa Âu Mỹ luôn ca tụng người cho. Triết thuyết Phật thì lấy đức từ bi làm căn nguyên, còn Koran của Hồi giáo cấm chuyện thu lãi suất khi cho vay nợ. Trong khi đó, lòng tham và nhu cầu sinh tồn bắt con người bình thường phải tranh đấu để “nhận” càng nhiều càng tốt, không những cho mình mà còn cho cả giòng họ con cháu. Câu nói “người thắng cuộc là người có nhiều đồ chơi nhất khi chết” nghe như là một lời khôi hài, nhưng chứa đựng một thực tại rất đúng với đại đa số nhân loại.
Với tôi, lời của cha luôn nằm trong tâm trí, “con muốn giúp người nghèo thì đừng bao giờ làm một người nghèo.” Nếu mình không nhận, không tích tụ, thì lấy gì để cho. Muốn giúp người dốt nát, phải thu nhận kiến thức; để giúp người đau yếu, bản thân mình phải mạnh khỏe. Ngay cả khi “cho” là một mục tiêu số một của đời sống, mình vẫn phải đối diện với nhiều mâu thuẫn nội tại; vì ai cũng hiểu rằng, khi lao vào thương trường, doanh nhân gần như phải làm việc 24 tiếng mỗi ngày (khi ngủ cũng mơ đến công việc) và phải vượt qua bao áp lực, từ tài chánh, sản phẩm, nhân viên bên trong, đến khách hàng, đối thủ, thay đổi bên ngoài. Thì giờ và công sức nào còn lại để “cho”?

Phong cách và mục tiêu khi cho
Ông Bill Gates đã từng là người giàu nhất thế giới nhiều năm trước khi “cho”. Khi bị hỏi về tài sản kếch xù của mình và sự mời gọi của các chương trình từ thiện, ông thường vắn tắt là ông quá bận rộn để nghĩ đến chuyện này. Các mạng truyền thông tấn công ông với những lời lẽ dành cho bọn trọc phú bủn xỉn. Mãi đến năm 2000, khi ông hoàn tất kế hoạch “cho”, ông mới tuyên bố là chỉ giữ lại cho con cái gia đình vài chục triệu, đủ sống đời thoải mái. Tất cả tài sản còn lại, ông sẽ trao tặng hết cho từ thiện, ông giải thích việc “cho” cũng phức tạp và khó khăn không kém việc kiếm tiền.
Trong lãnh vực từ thiện, không thiếu những đại gia giả dối dùng từ thiện để đánh bóng thành tích, sĩ diện mình một cách trâng tráo. Mặt khác, cũng rất nhiều bọn cá mập sẵn sàng lợi dụng người nghèo khổ để ăn cắp tiền trao tặng. Với nhiều nhân vật khác, “cho” là một hình thức sám hối những “tội lỗi” mình đã gây ra trong quá khứ khi tạo dựng tài sản. Những cái “cho” này có thể rất thực tình trong đáy tim buồn bã của mình; nhưng nhiều vị “cho” chỉ vì cần một vé tàu lên thiên đường như lời dọa của các vị sư sãi hay cha xứ.
Nhưng nói chung, vì thói quen quản lý hiệu quả các số tiền kinh doanh, phần lớn đại gia khi cho, đều muốn tiền mình tặng phải đem lại một kết quả tương xứng. Do đó, sự ngần ngại khi cho xuất phát từ tâm trạng không muốn bị mất vô lối số tiền mình đã khổ nhọc gây dựng. Ký một chi phiếu thì rất dễ, nhưng quản lý chặt chẽ số tiền trao tặng đòi hỏi thời gian và công sức.

Khi tỷ phú Việt cho…
Cho nên tôi rất thông cảm với những đại gia Việt Nam đang gánh chịu những điều tai tiếng về việc cho. Trong khi các triệu phú Âu Mỹ đã ổn định nhiều năm về mặt tài chánh, những dân mới giàu của Việt Nam vẫn phải vất vả giải quyết chuyện làm ăn hàng ngày. Giống như trường hợp Bill Gates, xin đừng trách hay thắc mắc về lòng rộng rãi nhân ái của họ. Khi sẵn sàng, họ sẽ làm ngạc nhiên chúng ta với số tiền “cho”. Chúng có thể gây ấn tượng hơn cả những chân dài và máy bay riêng hay siêu xe họ đang “nhận”.
Một đại gia Mỹ có nói, “We work to make a living. We give to make a life”. Hiểu theo nghĩa bóng, chúng ta phải “nhận” để sống còn, nhưng chúng ta phải “cho” để tạo dựng một cuộc sống ý nghĩa hơn cho mình.

(Bài viết đã được xuất bản trên Tạp Chí Doanh Nhân số 96 và 97 ngày 10/1/2012)
TS Alan Phan
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Doanh Nhân Việt Trong Thế Trận Toàn Cầu (Alan Phan)

Postby bevanng » 10 Nov 2016

Alan Phan: Doanh nghiệp có nên đầu tư vốn xã hội trong năm 2012?

Ngày: 13/02 /2012
Bài viết do Lê Mỹ thực hiện
Diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh trong vòng 12 tiếng đồng hồ ngày thứ 4 tuần này 16/2/2012, khoảng 20 diễn giả đến từ các lĩnh vực kinh tế, với trải nghiệm doanh nghiệp thực tiễn của mình sẽ chia sẻ về cơ hội đầu tư và cách kiếm tiền trong năm 2012 tại “Ngày hội đầu tư”. Một vài người trong số các diễn giả là chuyên gia kinh tế, đại diện quỹ đầu tư nước ngoài. Ở cả ba cương vị chuyên gia, quỹ đầu tư và là một doanh nhân, Chủ tịch Quỹ đầu tư Viasa, TS. Alan đã dành cho Diễn đàn Doanh nghiệp bài phỏng vấn về một chủ đề không được nhắc tới trong hội thảo, nhưng lại là một vấn đề mà các doanh nghiệp đều rất quan tâm và có ý nghĩa quyết định vị thế lẫn cơ hội đầu tư của các doanh nghiệp trong tương lai, đó là vốn xã hội.

Vài nét về “Vốn xã hội”
Trước hết, đối với tôi, vốn xã hội và kinh doanh là hai chuyện riêng biệt, mặc dù một doanh nghiệp muốn thành công lâu dài thì phải rất quan tâm đẩy mạnh vốn xã hội. Cụ thể và đầu tiên, doanh nghiệp phải quan tâm đến nhân lực lao động - cốt lõi vốn xã hội quan trọng trong công việc kinh doanh và xây dựng nền tảng doanh nghiệp -, quan tâm đến cộng đồng xung quanh để gây dựng, thiết lập và giữ vững niềm tin vào doanh nghiệp từ khách hàng, đối tác đến nhân viên.
Nhưng đó là điều không thể bắt buộc và các chủ doanh nghiệp cũng không phụ thuộc vào những trách nhiệm xã hội, như một phần của việc xây dựng và khơi thông vốn xã hội. Nói riêng về trách nhiệm xã hội, thì đây là sự tự nguyện của mỗi một lãnh đạo, là sự thể hiện tầm nhìn chiến lược, năng lực và lựa chọn của mỗi một doanh nhân. Chúng ta có thể đặt để ra những lề luật, quy định, cấm đoán doanh nghiệp không vi phạm, nhưng không thể ép buộc doanh nghiệp quan tâm đến “vốn xã hội” nói chung, đến cộng đồng, đến an sinh của những đối tượng không thuộc về doanh nghiệp.
Lẽ dĩ nhiên, một công ty có trách nhiệm đối với cộng đồng, xã hội, biết lo cho môi trường, cộng đồng xung quanh sẽ là một công ty có cơ hội và nền tảng để thành công, phát triển bền vững trong lâu dài. Nhưng như đã nói, đó là lựa chọn của riêng từng người.
Để có thể gia tăng chất keo dính kết và liên kết con người lại với nhau, tăng chất lượng và sản phẩm cho xã hội (như định nghĩa của Ngân hàng Thế Giới World Bank về vốn xã hội), phần lớn các doanh nghiệp đã và đang thành công, các doanh nghiệp lớn đều chứng tỏ đã rất quan tâm đến vấn đề này.
Các doanh nghiệp lớn không chỉ quan tâm thể hiện trách nhiệm cộng đồng xã hội mà còn coi đó như một nguồn vốn cần được phát huy, tận dụng để một mặt thể hiện hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mình; mặt khác đó cũng là bệ phóng để doanh nghiệp đã làm ăn tốt sẽ càng có cơ hội ăn nên làm ra tốt hơn. Cũng vì vậy, hiểu theo nghĩa ngược lại, khi nói về một doanh nghiệp đã phát huy và tận dụng tốt vốn xã hội, người ta sẽ nghĩ ngay về một doanh nghiệp lớn, có tiềm lực tài chính mạnh, dám đầu tư cho các vốn liếng, tài nguyên vô hình.
Với những doanh nghiệp mới, quy mô nhỏ, con đường phát huy và tận dụng vốn xã hội sẽ còn nhiều gập ghềnh, và đó hẳn sẽ là ưu tiên thuộc hàng thứ yếu nếu so với mục tiêu phát triển kinh doanh. Những doanh nghiệp nhỏ luôn phải lo cho sự sống còn của mình trước khi nghĩ đến gây dựng vốn xã hội. Đó cũng là yếu điểm trong cạnh tranh khiến doanh nghiệp nếu trụ vững kinh doanh, sẽ phải mất thêm nhiều thời gian mới có thể lớn hơn, thực sự thành công, chứng tỏ được sự thành công và tận dụng điều đó để bước tới.

Những rào cản phát huy vốn xã hội
Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam vẫn đang còn nhiều thách thức và kinh tế thế giới cũng đang chuyển động theo những chiều hướng khó lường, việc phát huy vốn xã hội đối với các doanh nghiệp Việt sẽ gặp nhiều khó khăn, rào cản hơn so với các doanh nghiệp trong cùng khu vực hoặc trên trường quốc tế.
Rào cản nội tại và trước nhất là nền kinh tế Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang ở trong thời kỳ vừa đi ra biển lớn, sức khỏe còn non yếu và khả năng đề kháng trước sóng to, gió mạnh chưa cao. Doanh nghiệp và cả nền kinh tế sẽ phải tập trung mọi nguồn lực để xây dựng nền tảng kinh doanh, hơn là đầu tư cho vốn xã hội. Đương nhiên trong bối cảnh này thì đầu tư vật lực, nhân lực vào vốn xã hội sẽ dễ bị xem là một sự lãng phí và chưa thật cần thiết, như đã nói về ưu tiên của doanh nghiệp khi chọn sự sống còn của doanh nghiệp thay vì chọn phát triển vốn xã hội ở tầm mức vi mô.
Nhưng để phát triển lâu dài và bền vững, dù tập trung vào xây dựng nền tảng kinh doanh và tăng sức đề kháng khi hội nhập, những doanh nghiệp đủ nguồn lực vẫn phải tính chuyện đầu tư vốn xã hội, với mức độ có thể còn nhỏ giọt, dần dà chứ chưa thực sự mạnh mẽ và có thể cho thấy hiệu quả tức thời. Một số doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đã có công nghệ riêng, có thương hiệu và có lối đi riêng. Chẳng hạn như Trung Nguyên Café, như Vinamit, như Vinamilk… Nhưng con số các doanh nghiệp như vậy không nhiều. Hầu hết các doanh nghiệp vẫn phải đau đầu với bài toán chuẩn bị vị thế cho tương lai hay cứ phải giải quyết những vấn đề trước mắt rồi đến đâu hay đó.
Thành thật mà nói, nếu so với các quốc gia lân cận trong khu vực, chưa nói đến các quốc gia có nền kinh tế cường thịnh và xã hội phát triển vượt bậc, thì về mặt phát huy vốn xã hội ở các thang bậc vi mô, trung mô, doanh nghiệp Việt Nam gần như chưa có gì, và vốn xã hội một khi chưa được khơi lên, được quan tâm đúng mức, cũng gần như không giúp được gì cho doanh nghiệp Việt Nam trong việc củng cố vị thế kinh doanh như mong muốn. Đây chắc chắn sẽ là một bất lợi khi kinh tế và doanh nghiệp Việt Nam vượt qua được những thách thức của năm 2012, trong bão khủng hoảng chung của toàn cầu.
Năm 2012, dù không bi quan, kinh tế thế giới theo tôi dự đoán vẫn còn rất xấu. Kinh tế Việt Nam khó thoát khỏi trường điện từ ảnh hưởng, chưa kể chúng ta cũng đang trong giai đoạn tái cấu trúc và xáo trộn, nhiều thứ sẽ phải làm lại từ đầu. Một môi trường kinh doanh và không khí, điều kiện nói chung đang có nhiều thay đổi và khó khăn sẽ khiến các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân bắt buộc phải hạn chế việc đầu tư vốn xã hội, đầu tư cho nhân lực, con người, cho những mục tiêu xã hội lớn lao.
Mặc dầu, nếu nhìn về toàn cảnh chung, đây lại là đòi hỏi vô cùng cấp bách của một nền kinh tế - xã hội đang tụt hậu, đi sau, đặc biệt về văn hóa, văn minh. Đáp ứng nhu cầu đòi hỏi cải thiện vốn xã hội ở tầm cấp vĩ mô, lại phải xây trên nền tảng và bắt đầu từ tầm cấp vi mô, từ doanh nghiệp, từ sự liên kết con người và gia tăng chất lượng nhân lực, chất lượng sản phẩm cho xã hội của cộng đồng doanh nghiệp. Đối với các nhà quản lý công ty, đòi hỏi này khá lớn lao và chắc chắn để giải quyết những vấn đề nội tại, trước mắt của mỗi một doanh nghiệp, để giải quyết chuyện sống còn hay rút lui, bảo toàn sức lực, doanh nghiệp sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc co lại đầu tư vốn xã hội.
Như vậy, sẽ còn rất lâu nữa cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam mới thực sự khơi thông nguồn vốn quý giá phát triển bền vững và tăng cao sức cạnh tranh. Nền kinh tế - xã hội Việt Nam cũng sẽ còn xa mới có thể đạt tới những gì mà vốn xã hội đã mang đến cho các quốc gia phát triển. Mọi lựa chọn đều có cái giá của nó. Cái giá phải trả trước mắt của chúng ta là tồn tại, vượt qua thách thức cam go của yếu nghèo, được đánh đổi bằng sự chuẩn bị và đắc thụ những vị thế tương lai.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Doanh Nhân Việt Trong Thế Trận Toàn Cầu (Alan Phan)

Postby bevanng » 10 Nov 2016

Alan Phan dạy con khó hơn điều hành doanh nghiệp

Ngày: 02/03/2012
Có thể gọi ông là triệu phú Việt kiều, cũng có thể chẳng cần quan tâm đến điều đó, vì Alan Phan nói rằng, lúc hết tiền cũng như có tiền, ông thấy không có gì khác nhau lắm. Chia sẻ với VietNamNet về chuyện con cái, Alan Phan bảo: “Khi làm ăn thua cuộc, tôi thường nói “mình ngu rồi, làm lại thôi”. Nhưng dạy con thì khó hơn chục lần điều hành doanh nghiệp, và đau đầu hơn nhiều vì không thể “làm lại được”.
Nhắc đi nhắc lại với phóng viên rằng, ông không có ý khuyên bảo gì trong vấn đề dạy con, vì mục tiêu của mỗi cha mẹ rất khác nhau. “Tôi không phải là nhà giáo dục, không phải là chuyên gia về dạy con hay người có thẩm quyền nói về đề tài này chuyên sâu”, ông nói.


Dạy con phụ thuộc hên xui!
Phóng viên: Nhưng thưa ông, dù không phải là chuyên gia dạy con thì ông vẫn là người cha của hai thanh niên có thể gọi là rất thành công trên con đường các con ông đã chọn bên Mỹ. Người con lớn là công tố viên cho tiểu bang California. Người con thứ hai làm khoa học gia cho Bộ Quốc phòng Mỹ.
Ông từng chia sẻ rằng: “Các con tôi đã chọn các nghề mà chúng thích đó là một điều mà tôi rất hãnh diện. Dù là các con tôi không làm doanh nhân, không kiếm được nhiều tiền nhưng chúng rất hạnh phúc với sự lựa chọn đó.” Theo ông, có những yếu tố nào lớn ảnh hưởng đến việc giáo dục con cái?

TS Alan Phan: Theo kinh nghiệm cá nhân, thì vấn đề dạy con và con mình trở thành người thế nào phụ thuộc rất nhiều vào sự may mắn, chứ không phải do kỹ năng dạy con của mình, hay đào tạo theo phương pháp nào. Sách về dạy con tràn ngập ngoài hiệu sách.
Các yếu tố môi trường, xã hội, văn hóa, gia đình và bạn bè là những yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến con cái. Mỗi đứa con có tính khí và sự phát triển nội tại khác nhau.
Chẳng hạn như hai đứa con của tôi, cùng lớn lên ở một môi trường, nhưng tính khí lại rất khác biệt. Thành ra, khó mà nói được những cái mà cha mẹ thiết kế và tạo dựng ảnh hưởng như thế nào đối với con, chỉ có thể đoán ra thôi nhưng không chắc chắn được.
Tôi đã từng làm ở nhiều doanh nghiệp, đó là cả một sự đau đầu, nhưng so sánh với nuôi con thì nuôi con khó gấp nhiều lần điều hành doanh nghiệp.
Với một doanh nghiệp thì mình có thể đứng tách rời ra để nhìn và quyết định một cách khách quan và nếu làm sai thì làm lại, nhưng dạy con thì không thể làm lại được, không thể khách quan, vì thế, quyết định của mình khó sáng suốt.
Quản lý một đứa con khó gấp chục lần quản lý doanh nghiệp. Có quá nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc nuôi con.

Quá trình nuôi con thì không phải lúc nào cũng suôn sẻ, êm đềm như mình nghĩ mà có lúc đầy bão tố, dù tình trạng “vĩ mô” rất ổn định. Ông từng trải qua giai đoạn đó như thế nào và vượt qua “bão tố” về con cái ra sao?
TS Alan Phan: Có một thời điểm, đứa con thứ hai của tôi lúc 14 tuổi, trở nên nổi loạn, kết thân với những người bạn mà mình không muốn cho vào nhà. Nó nhuộm tóc vàng, tóc xanh đỏ, đang học giỏi từ hạng A xuống còn chỉ còn hạng D. Hai vợ chồng ngồi khóc thầm, nghĩ là tiêu thằng con rồi. Khuyên vài ba câu thì nó đứng dậy xách đít đi. Đó là cả một sự đau khổ, kéo dài hơn 2 năm.
Tự nhiên một ngày đẹp trời, vào năm cuối trung học, nó lại khác hẳn, đi học về chào tôn kính cha mẹ, trở lại thành một học sinh ưu tú, gương mẫu. Rồi thi vào học đại học, học xong tiến sĩ, trở thành một khoa học gia. Đó là một chuyện xảy ra hoàn toàn ngoài ý muốn và khả năng kiểm soát của mình.
Phải nói lúc đó tôi hoàn toàn bất lực. Vì thế tôi không dám lạm bàn về mình giỏi hay dở trong việc dạy con.

Tình yêu của cha mẹ càng nhiều, con càng ngoan
Nhưng chắc chắn ông đã phải làm một điêu gì đó vào thời điểm ấy?
TS Alan Phan: Tôi có đọc một cuốn sách, có đề cập đến sự kiện, trong xã hội đa dạng như xã hội Mỹ, những đứa con tương đối thành công là con cái của người Do Thái và Á châu, hơn là con cái người gốc Phi hay Mễ.
Cuốn sách này cho rằng, nguyên nhân chính là tình yêu của người cha Do Thái dành cho người con rất sâu nặng, tác động mạnh trên sự thành công của người con. Tỷ lệ dân số bị ở tù xuất thân gốc Do Thái ít nhất trong mọi cộng đồng.
Nhìn lại quá trình nuôi con, thì có lẽ cái mà tôi đã làm được là luôn bày tỏ tình yêu thương đối với con mình. Mình yêu con dù bất cứ thế nào. Yêu ở đây là sự trao gởi toàn diện, cho đi hoàn toàn. Khi con tôi nổi loạn và gây cho tôi đau khổ, tôi vẫn yêu nó tha thiết. Tôi nghĩ, đó có thể là một điều giúp nó khi lầm lạc, vì nó vẫn thấy bao quanh nó là một tình yêu vô điều kiện từ cha mẹ.
Tình yêu của cha mẹ dành cho con cái càng nhiều thì đứa con càng có nhiều cơ hội trở thành người tốt. Nhưng đó là trải nghiệm của tôi, không phải là kết luận khoa học (cười).
Điều nữa là tôi hãnh diện với tất cả những gì con tôi làm, cho dù đó là điều tôi không thích. Khác trước đây, mẹ tôi chỉ muốn tôi trở thành bác sĩ, nếu tôi không có học bổng sang Mỹ mà vẫn ở Sài Gòn thì có lẽ bà đã bắt tôi phải học bác sĩ hay chịu sự la mắng mỗi ngày.
Vào năm cuối trung học, các con hỏi ý kiến tôi về định hướng nghề nghiệp. Tôi bảo các con cứ làm điều gì các con thích. Hỏi kỹ trong lòng xem thích nhất điều gì. Nếu vài ba năm nữa mà không thích nữa thì chuyển đổi cũng chẳng sao. Đừng bao giờ hỏi cha mẹ thích con làm gì. Đây là đời sống của con.
Đó là trải nghiệm của tôi nên tôi mới khuyên các con, vì cái gì mà mình thích làm thì mình sẽ làm một cách say mê, gắn bó lâu dài, nếu không thì dần dần cũng bỏ.
Con cái không thích nghe hay “giảng đạo” nhiều, thích nhìn và coi tấm gương. Bố mẹ hư hỏng thì con cũng sẽ hư hỏng theo. Con nít rất tinh, không dối gạt chúng lâu dài được. Ngay từ nhỏ, hai đứa con cũng hay phê bình tôi, và nếu chúng có lý, thì tôi cũng công nhận mọi sai lầm chứ không chối hay giấu. Tôi không làm một đằng, nói một nẻo. Gia đình tôi có truyền thống rất dân chủ, cởi mở, minh bạch và không trốn tránh trách nhiệm.

Đối với tôi, mình luôn luôn có thể sai
Ngày con ông còn nhỏ, ông chăm sóc các con như thế nào?
TS Alan Phan: Tôi sống với các con cho tới khi chúng vào đại học. Nhưng tôi cũng đi vắng nhiều. Mặc dù hồi chúng 8, 9 tuổi, tôi hy sinh chuyện kiếm tiền, cố gắng dành thời gian để ở bên con, đi dã ngoại, câu cá, lên núi, đi cano. Mùa đông thì đi trượt tuyết với nhau.
Tôi dành thời gian lúc đó bởi đó là giai đoạn tôi thấy các con cần đến cha nhất. Sau 10 tuổi thì chúng nó thích đi chơi với bạn hơn (bên Mỹ bọn trẻ độc lập rất sớm). Ngày nhỏ còn thích đá bóng chơi bóng rổ với mình, đi xem phim nghe nhạc, sau thì không thích chơi với mình nữa, con trai thường là như vậy.
Mẹ chúng chăm sóc chúng rất nhiều nhưng tụi nó thích chơi với cha. Những trò chơi rất bình thường như đạp xe ở công viên, ra biển. Tôi chỉ chơi với con và nghĩ chúng nó cũng học được từ mình nhiều thứ.

Phóng viên: về dạy con độc lập trong cuộc sống thì thời điểm nào là thích hợp nhất, thưa ông?
TS Alan Phan: Với trẻ con Mỹ thì tụi nó độc lập rất sớm, khoảng hơn 11 tuổi. Với gia đình Việt tại Mỹ thì cũng tùy gia đình. Chẳng hạn con đầu lòng của tôi, từ năm 13 tuổi, mặc dù mức sống gia đình tôi thuộc loại trung lưu ở Mỹ, khá thoải mái về vật chất, nhưng nó vẫn dậy từ 5h sáng giao báo để kiếm tiền thêm.
Năm 14 tuổi nó đi làm nhân công trong siêu thị, quét dọn và bán kem mỗi ngày 2 tiếng sau khi tan học. Tiền kiếm được nó để dành đến năm 16 tuổi, đủ mua một cái xe hơi cũ khoảng hơn 2000 đô la. Tôi hoàn toàn có thể cho nó số tiền ấy, nhưng đây là tiền riêng của nó nên nó trân trọng yêu quý cái xe ấy vô cùng. Đó là một văn hóa tự lập tốt của Mỹ, rất phổ thông với các thiếu niên mới lớn. Cũng có thể do gia đình khuyến khích tư duy tự lập, luôn tìm câu hỏi cho mình.
Không phải gia đình Việt nào ở Mỹ cũng vậy. Những gia đình quản lý và kiểm soát nhiều quá thì con sống tầm gửi; còn cởi mở thì con cái độc lập hơn. Gia đình giàu ở Việt Nam mà gửi tiền quá nhiều cho con thì chúng chỉ tiêu xài thôi. Rất nhiều đứa hư hỏng, do có tiền.
Mình sai thì mình phải nhận mình sai, không lấy uy quyền để bắt con phải nghe theo. Hai con tôi thích tranh luận lắm. Nếu cả hai bên không thống nhất thì tra cứu, tìm sách hay tài liệu để học thêm, tìm chân lý.
Đối với tôi, mình luôn luôn có thể sai.
Khi dạy con, nếu chúng không tự lập mạnh mẽ thì ra thế giới rất khó. Ở Việt Nam, chúng không phải đối phó với nhiều thử thách vì sự bảo bọc, nhưng khi sống ở nước ngoài, chúng sẽ gặp vấn đề. Phần lớn học trò Á Đông hay bị người Mỹ chê cười ở chỗ đó. Giới trẻ Mỹ dùng từ “wimp” (không xương sống) để chỉ những thanh thiếu niên dựa dẫm vào gia đình, không biết tự lập.
Tôi không phê bình lối dạy con nào. Mỗi gia đình dạy con một lối. Nếu cho con hình thức tự lập và không áp đặt thì tư duy chúng sẽ phóng khoáng hơn, ra thế giới chúng sẽ hòa nhập tốt hơn.

Theo ông, có nên dạy con thái độ đối với đồng tiền không?
TS Alan Phan: Nên chứ, nhưng tùy đứa có hấp thụ được hay không. Dạy cho chúng biết giá trị đồng tiền, biết phương thức kiếm tiền, đầu tư. Nhưng như tôi đã nói, tính khí của đứa con lại có thể không phù hợp với những gì mình muốn chúng học.
Chẳng hạn, con trai thứ hai của tôi từ bé đến lớn không biết hay lưu tâm gì về tiền bạc, ngay cả khi học tiến sĩ. Có lần tôi cần chuyển một số tiền cho nó làm nghiên cứu, nó nói không có tài khoản ngân hàng.
Hỏi nó giữ tiền thế nào, nó nói, tiền con giữ bên túi quần trái để tiêu, còn tiền bên túi quần phải để dành trong trường hợp khẩn cấp, nếu hết tiền túi trái thì ăn mì gói tạm. Lúc nào hết thì hết. Nó không quan tâm đến tiền, không biết nhiều về tiền.
Khi học xong, sắp ra trường, nó nói: Bố ơi con phải đi kiếm việc. Hỏi có bộ áo vest nào chưa, nó bảo chưa. Bố dẫn đi sắm áo vest. 10 ngày sau tôi hỏi con đã gửi thư đi xin việc chưa. Nó nói: Không cần đâu, con nhận được 8 cái thư mời làm việc với lương rất cao. Bố tới giúp con xem chọn cái nào.
Trong 8 cái thư mời việc làm đó, có những công ty nổi danh như Microsoft, Intel, Bộ quốc phòng Mỹ, NASA… sẵn sàng cho nó mức lương cao, phải nói là mình không thể ngờ được. Cho đến nay thì nó chưa xỏ bộ vest lần nào, đi họp hay đi dự hội nghị quốc tế lúc nào cũng chỉ quần jean, áo thun.
Hiện nó đang làm cho cho Bộ Quốc phòng Mỹ, việc làm tối mật nên tôi cũng không biết gì tí gì về công việc của nó.
Nhưng có lẽ ở Mỹ nó mới sống được như vậy.

Sống ở nhiều nước khác nhau, ông thấy cái hay nhất của gia đình Việt là gì?
TS Alan Phan: Cái hay nhất là sự gắn bó chặt chẽ, tuy sự gắn bó này đôi khi gây ra rào cản và xích mích rất khó chịu. Nhưng dường như mọi người thương yêu nhau, lo lắng cho nhau hơn các gia đình Mỹ?

Cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này.
Hương Giang thực hiện
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 

PreviousNext

Return to Truyện Ðọc



Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 35 guests