Doanh Nhân Việt Trong Thế Trận Toàn Cầu (Alan Phan)

Truyện tình mùi mẫn, truyện ma kinh rợn hay các thể loại khác. Xin mời vào.

Moderators: Mười Đậu, SongNam, A Mít

Re: Doanh Nhân Việt Trong Thế Trận Toàn Cầu (Alan Phan)

Postby bevanng » 05 Nov 2016

Cho Người Nước Ngoài Mua Nhà Tại Việt Nam?

Ngày: 24/ 11/ 2014

PV: Theo ông, nếu mở cửa cho người nước ngoài mua nhà tại VN sẽ tạo nên hiệu ứng như thế nào cho nền kinh tế?
Alan Phan: Trong hoàn cảnh hiện nay, tôi nghĩ hiệu ứng sẽ rất giới hạn. Những nhà đầu tư bất động sản (BDS) từ nước ngoài thường có một tầm nhìn dài hạn và quan tâm lớn nhất vẫn là ROI (return on investment) so với mức độ rủi ro. Những Việt kiều mua nhà cho gia đình hay để sống thường trực ở Việt Nam đã có nhiều cách lách luật để mua rồi.
Do đó, muốn thu hút dòng tiền đầu tư mới của người có nhu cầu, BDS phải có một giá hấp dẫn trong một môi trường pháp lý minh bạch và không gian sinh hoạt tốt lành. Kể cả triển vọng kiếm lời trong tương lai khi thị giá của BDS gia tăng. So với các nước láng giềng như Thái Lan, Philippines… hay ngay cả Kampuchea, Myanmar… BDS Việt Nam không đủ yếu tố cạnh tranh. Các doanh nhân và quản lý nước ngoài sẽ thích “thuê” hơn là “mua” BDS tại Việt Nam.
Kết quả là trong tương lai gần, dòng tiền đầu tư ngoại vào BDS Việt Nam thực sự vẫn là khối vốn “đầu cơ mạo hiểm” của những công ty tài chánh nhỏ, với chiến thuật đánh nhanh lẹ bằng cách mua lại những dự án “xác chết” (zombies) và “exit”
ngay sau tái cấu trúc. Các công ty BDS nghiêm túc từ Nhật, Hàn Quốc, Singapore và Hồng Kong có khuynh hướng đợi tình hình kinh tế biến đổi thuận lợi hơn, nhất là khi thu nhập của người dân gia tăng đáng kể.

PV: Có ý kiến cho rằng nếu cho người nước ngoài mua nhà sẽ góp phần thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản, tăng cầu cho thị trường (tương tự như Mỹ đã thực hiện khi bị khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng thị trường bất động sản). Vậy quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
Alan Phan: Trước hết phải nói rõ là suốt lịch sử kinh tế, chính phủ Mỹ luôn luôn để cho người nước ngoài mua BDS tại Mỹ rất tự do, không bao giờ tạo ra một rào cản nào hay đặt ra một luật lệ BDS riêng nào cho công dân Mỹ hay các ngoại nhân. Không hề có chuyện tăng cầu cho BDS bằng “nghị quyết” hay “pháp lý” khi khủng hoảng BDS xẩy ra.
Chính phủ Mỹ để thị trường tự điều chỉnh bằng cách để cho công ty và dự án BDS zombies “drop dead” (cho chúng chết) và chỉ cho ra đời những gói QE (kích cầu thanh khoản qua lãi suất thấp) để giúp hệ thống ngân hàng tạm thời giải quyết nợ xấu từ BDS. BDS Mỹ hồi phục gần đây hoàn toàn nhờ sự cải thiện của môi trường kinh tế vĩ mô (thất nghiệp giảm, thu nhập tăng, lạm phát thấp, doanh nghiệp tạo được những mức lời kỷ lục và thanh khoản của thị trường tài chánh cao).
Nếu muốn làm theo lối Mỹ, Việt Nam phải để “những zombies chết đi” và chuyên tâm vào việc xây dựng một nền tảng kinh tế mới dựa trên cơ chế thị trường và cột trụ của doanh nghiệp tư nhân. Không làm như vậy là đẩy nền kinh tế hiện tại vào một chu kỳ trì trệ lâu dài.

PV: Nếu thực hiện, theo ông VN có nên đưa ra những hạn chế nhất định nào hay không? (hay là mở cửa hoàn toàn xem người nước ngoài cũng như người trong nước khi mua bất động sản?)
Alan Phan: Còn hạn chế thì còn rào cản và còn giới hạn trên thị trường. Chính phủ nên quyết định là mở cửa toàn diện hay đóng cửa vĩnh viễn với cơ chế pháp lý của BDS cho người nước ngoài. Mở cửa he hé chỉ làm rắc rối vận hành của thị trường và tạo những kỳ vọng rồi thất vọng.
Quan điểm cá nhân của tôi là làm gì thì đừng làm nửa vời và đừng hứa hay nói những gì mình không làm được. Biết rõ con đường trước mặt và khôn ngoan chọn lựa. Bắc Triều Tiên đã sống với lũ cả 60 chục năm và họ vẫn tồn tại. Nếu Việt Nam quyết định đây là con đường “chính nghĩa” thì đổi mới một lần nữa để theo kịp Bắc Triều Tiên cũng là một lựa chọn. Không gì sai cả. Nhưng nói là muốn được như Mỹ mà làm như Bắc Triều Tiên hay Trung Quốc thì chỉ có thánh thần mới có khả năng biểu hiện “phép lạ” kiểu này.

PV: Nếu so sánh thị trường BĐS của Việt Nam hiện nay với các nước, nhất là Mỹ, ông đánh giá như thế nào? (về giá cả, giao dịch,…)
Alan Phan: Một so sánh nghiêm túc phải được nghiên khảo qua nhiều yếu tố ảnh hưởng. Ngoài nhu cầu của người tiêu dùng và giá trị đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, thị trường BDS còn cần thỏa mãn đòi hỏi về xã hội, cảnh quan, an ninh, môi trường và sự phát triển công hay nông nghiệp. Dĩ nhiên, nhà đầu tư vào các dự án cũng cần kiếm lời.
Nói về so sánh, chúng ta chỉ cần 5 phút đi ngang qua những khu phố hộp quẹt và các hẻm nhỏ ở Saigon hay Hà Nội rồi đi thăm các khu dân cư hay thương mại của Mỹ, Âu hay ngay cả Thái Lan, Mã Lai… là có thể thấy rõ thực trạng và kết quả của chính sách BDS trong vài thập niên qua.
Tuy nhiên, đánh giá BDS và môi trường sinh hoạt tại Việt Nam với các nước bạn vẫn chưa cho thấy đầy đủ bức tranh tổng thể. Người dân các xứ này không thể “hạnh phúc” bằng người Việt. Họ cần biết nhậu nhẹt nhiều hơn, chơi bóng đá giỏi hơn, sắm nhiều hàng hiệu hơn, tạo ra nhiều dự án ODA hay các gói kích cầu nhiều hơn… Trên hết họ phải biết bơi lội giỏi, nhất là khi có mưa lớn hay triều cường.
Cảm ơn ông!

Bài Phỏng Vấn TS Alan Phan của Báo Thanh Niên
Thực hiện: Mai Phương - 7 November 2014
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Doanh Nhân Việt Trong Thế Trận Toàn Cầu (Alan Phan)

Postby bevanng » 05 Nov 2016

Alan Phan và Công Nghiệp Ô Tô Việt Nam

Ngày: 19/12/2014

Xe từ ASEAN ùa vào, “nước cờ” nào cho công nghiệp ô tô Việt?
“Việt Nam có thể tạo nhiều ưu đãi như đã làm với Samsung về các dự án điện thoại di động và để mặc nhà đầu tư FDI lo toan mọi rủi ro hoặc hỗ trợ tài chính và công nghệ tối đa cho các doanh nghiệp nội cạnh tranh”, chuyên gia kinh tế, TS. Alan Phan đề xuất phương án tháo gỡ khó khăn cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.

Ô tô ASEAN tràn vào Việt Nam
Theo lộ trình cắt giảm thuế quan thuộc khuôn khổ Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) từ năm 2018, thuế suất thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc (CBU) từ các nước ASEAN sẽ giảm về 0%. Tuy nhiên, không cần chờ đến thời điếm 2018, ô tô từ các nước trong ASEAN đã tràn vào Việt Nam.
Số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, trong 11 tháng năm 2014, cả nước nhập về gần 61,6 nghìn chiếc ô tô nguyên chiếc các loại với trị giá 1,34 tỷ USD, tăng mạnh 95,5% về lượng và tăng 108,6% trị giá so với cùng kỳ năm 2013.
Lượng nhập khẩu ô tô nguyên chiếc trong tháng 11/2014 tiếp tục tăng cao và đạt 9,86 nghìn chiếc, trị giá hơn 200 triệu USD, tăng 30,2% về lượng và tăng 16,4% trị giá so với tháng 10/2014
Trong đó, Thái Lan hiện đang dẫn đầu khối ASEAN trong việc cung cấp ô tô cho Việt Nam với gần 13 nghìn chiếc, tăng 78%, tiếp sau là các nước như Indonesia, Malaysia.
Bên cạnh việc xe nhập khẩu từ các nước ASEAN tăng mạnh, thời gian qua, xu hướng chuyển dịch các nhà máy của các doanh nghiệp nước ngoài FDI từ Việt Nam sang các nước như Thái Lan, Malaysia, Indonesia… cũng diễn ra mạnh mẽ hơn.
Hầu hết các hãng xe như Toyota, Ford, Honda, Kia, Mazda… đều đang có nhà máy sản xuất đặt tại Thái Lan, Indonesia với quy mô lớn hơn và thậm chí gấp nhiều lần so với các nhà máy đặt ở Việt Nam. Chưa dừng ở đó, nhiều hãng xe đang lên kế hoạch mở rộng quy mô tại Thái Lan, Indonesia.
Nguyên nhân được đại diện các nhà đầu tư cũng như các chuyên gia trong lĩnh vực này cho biết, do công nghiệp phụ trợ của Việt Nam kém phát triển dẫn đến nhiều chi phí sản xuất tại Việt Nam cao hơn nhiều so với một số quốc gia khác trong khu vực.
Ngoài ra, còn các nguyên nhân khác như dung lượng thị trường ô tô nhỏ bé, sản lượng xe sản xuất, lắp ráp trong nước ở mức thấp, chưa thể hấp dẫn kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực phụ trợ.

Nước cờ nào cho Việt Nam?
Trao đổi với BizLIVE, TS. Alan Phan cho rằng, việc cạnh tranh với các doanh nghiệp đến từ Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc… được ví như “những con khủng long” là điều không tưởng.
Các nhà nhà đầu tư FDI biết rất rõ các điểm yếu của Việt Nam như công nghiệp phụ trợ kém phát triển, cơ sở hạ tầng ở mức thấp… nên việc dời cơ sở khi thuế nhập khẩu nguyên chiếc xe xuống bằng 0 là không có gì lạ.
“Do đó, biện pháp đối với Việt Nam, có thể tạo nhiều ưu đãi như đã làm với Samsung về các dự án điện thoại di động và để mặc nhà đầu tư FDI lo toan mọi rủi ro. Hoặc hỗ trợ tài chính và công nghệ tối đa cho các doanh nghiệp nội địa để họ có thể cạnh tranh”, TS. Alan Phan đề xuất.
Song, TS. Alan Phan lưu ý rằng, giải pháp thứ 2 rất tốn kém và trong bối cảnh thiếu hụt ngân sách hiện nay không nên đổ tiền vào một ngành nghề phức tạp như ô tô.
Cũng theo TS. Alan Phan, một nhà đầu tư thực sự sẽ cẩn trọng trong việc hoạch định mục tiêu vì các yếu tố thị trường, công nghệ, chi phí sản xuất, nguồn cung cấp vật liệu hỗ trợ cho ô tô Việt Nam gần như không hiện hữu và không có khả năng cạnh tranh trên thị trường nội địa hay nước ngoài.
Nêu quan điểm về vấn đề này, chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Minh Phong cho biết, ở thời điểm hiện tại các doanh nghiệp trong nước chỉ nên là đại lý, lắp ráp, gia công cho các doanh nghiệp FDI bằng hình thức liên doanh liên kết. Sau đó chuyển gia công sang sản xuất có giấy phép với tư cách công ty con.
Theo Nguyễn Thảo - BizLive - 18 Dec 2014

Nguyên Văn Bài Phỏng Vấn:

PV: Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đã xây dựng và phát triển 20 năm, 10 năm thực hiện Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô song tỷ lệ nội địa hóa rất thấp.
Mục tiêu đề ra là 40% vào năm 2005, 60% vào năm 2010 đối với loại xe thông dụng (xe tải, xe khách, xe con) nhưng đến nay chủ yếu mới đạt bình quân khoảng 7-10% đối với xe con, 35-40% đối với xe tải nhẹ.
Ông bình luận gì về những con số trên? Theo ông nguyên nhân là gì?

Alan Phan: Đây là kết quả đương nhiên của các dự án, quy hoạch soạn thảo trên giấy tờ, bởi những quan chức /chuyên gia chưa bao giờ kinh doanh, có sự đóng góp nhiều từ các thành phần lợi ích vì mức thuế nhập khẩu và hoàn toàn dựa trên căn bản “cha chung không ai khóc”. Một nhà đầu tư thực sự sẽ cẩn thận trong việc hoạch định mục tiêu vì các yếu tố thị trường, công nghệ, chi phí sản xuất, nguồn cung cấp vật liệu hổ trợ cho ô tô Việt Nam gần như không hiện hữu và không có khả năng cạnh tranh trên thị trường, nội địa hay nước ngoài.

PV: Cùng lúc các doanh nghiệp nước ngoài FDI chủ yếu lắp ráp ở Việt Nam, thời gian vừa qua có xu hướng chuyển dịch sang các nước khác trong khu vực ASEAN như Thái Lan, Indonesia, Malaysia… thay vì Việt Nam do chi phí sản xuất ở Việt Nam cao. Điều này sẽ gây khó khăn cho nền sản xuất công nghiệp ô tô như thế nào?
Liệu sự kém phát triển của công nghiệp phụ trợ có phải là nguyên nhân chính khiến doanh nghiệp FDI rời đi, thưa ông?

Alan Phan: Công nghiệp phụ trợ chỉ là một trong những yếu tố khiến giá thành một chiếc xe lắp ráp ở Việt Nam khá cao, khi so sánh với các nước láng giềng như Thái Lan, Mã Lai, Indonesia… Dù kỹ nghệ ô tô tại những nơi này có quy mô nhỏ nhưng họ đã có sẵn hạ tầng cơ sở và nhiều năm kinh nghiệm trong ngành.
Chuyện cạnh tranh với những con khủng long như Nhật, Mỹ, Hàn Quốc, Âu Châu… thì gần như là không tưởng. Những nhà đầu tư FDI trong lĩnh vực ô tô biết rất rõ các yếu điểm này của Việt Nam nên việc dời cơ sở khi thuế nhập khẩu nguyên chiếc xe xuống còn zero là chuyện phải làm vì ở lại đây hoàn toàn thất lợi.

PV: Sắp tới đây ngành sản xuất ô tô Việt Nam sẽ phải đối mặt với khó khăn rất lớn như năm 2018 thuế suất xe nguyên chiếc từ các nước ASEAN vào Việt Nam bằng 0%.
Với những diễn biến của thị trường theo ông, lời giải cho ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam như thế nào? Việt Nam tiếp tục tạo cơ chế ưu đãi cho doanh nghiệp FDI lắp ráp hay tạo cơ chế khuyến khích doanh nghiệp trong nước phát triển?

Alan Phan: Tôi thấy chỉ có 2 cách: một là tạo nhiều ưu đãi như đã làm với Samsung về các dự án điện thoại di động và để mặc nhà đầu tư FDI lo toan mọi rủi ro; hai là hổ trợ tài chánh và công nghệ tối đa cho các doanh nghiệp nội địa để họ có thể cạnh tranh. Tuy nhiên, giải pháp sau rất tốn kém và tôi nghĩ chính phủ trong sự thiếu hụt ngân sách hiện nay không nên đổ tiền vào một ngành nghề phức tạp như ô tô.

PV: Các doanh nghiệp trong nước loay hoay trong việc nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, cụ thể như Vinaxuki, 2 năm trước đã ra mắt mẫu xe 4 chỗ tỷ lệ nội địa hóa hơn 50% song đến nay vẫn lỡ hẹn với thị trường nguyên nhân chính theo lãnh đạo của Vinaxuki là vấn đề nguồn vốn đầu tư.
Chủ tịch Vinaxuki cho biết sẽ bán nhà máy để lấy tiền đầu tư cho chiếc ô tô đã lỡ hẹn 2 năm này. Theo ông, điều đó có cần thiết hay không và vì sao?

Alan Phan: Ban quản trị Vinaxuki có những phân tích và tầm nhìn riêng mà tôi không được biết nên không dám lạm bàn về phương án đầu tư của họ. Tuy nhiên, ô tô là một kỹ nghệ rộng lớn và sẽ tiếp tục có nhiều sáng tạo, đột phá và thay đổi về lâu dài. Hai ba năm không nghĩa lý gì trong chu kỳ vận hành của thiết kế, sản xuất và tiếp thị. Một kế hoạch khả thi và thông minh như Tesla vẫn có thể thành công vượt mức tưởng tượng dù sinh sau đẻ muộn khi so sánh với các trưởng thượng như GM, Ford, Toyota, Mercedes-Benz…

Xin trân trọng cảm ơn ông!
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Doanh Nhân Việt Trong Thế Trận Toàn Cầu (Alan Phan)

Postby bevanng » 05 Nov 2016

Đã là CEO thì không phân biệt là Nam hay Nữ

Ngày: 16/07/ 2013
Theo ông Alan Phan, phụ nữ thường không hoang tưởng nhiều như đàn ông, họ trầm tính và làm việc hữu hiệu hơn (PV của Báo Tuổi Trẻ ngày 20/10/2012)
Nhân dịp ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10), chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Alan Phan - Doanh nhân với 43 năm kinh nghiệm tại Mỹ và Trung Quốc xoay quanh quan điểm và đánh giá của ông về việc người phụ nữ Việt Nam tham gia vào các công việc kinh doanh.

Ông đánh giá như thế nào hỏi về người phụ nữ làm kinh doanh, tài chính ngân hàng nói chung?
Phụ nữ hay đàn ông cũng thế thôi. Mỗi người có một kỹ năng riêng. Tính tình khác biệt. Sự phân biệt giữa đàn ông và đàn bà gần như không có. Nhưng có một tính chất, đàn bà thường tỉ mỉ hơn đàn ông, căn cơ hơn. Nếu để giữ sổ sách, giấy tờ tiền bạc thì thường làm tốt hơn.
Nhận xét này không có gì chắc chắn vì thực tình chưa bao giờ có đánh giá khoa học qua sự phân biệt giữa đàn ông và đàn bà. Bên Mỹ thì đàn ông và đàn bà xem như ngang hàng

Ông có phân biệt nam và nữ khi tuyển dụng các vị trí cao cấp vào làm việc không?
Thường thì không. Nhưng những công việc đòi hỏi phải đi công tác nhiều thì phải tuyển người nam. Phụ nữ vướng vào gia đình, con cái, thai sản, nên thời giờ người nữ bị giới hạn hơn người nam.

Người ta nói phụ nữ không tham gia kinh doanh thì thôi, nhưng đã tham gia thì rất thành công, ông nghĩ thế không?

Không, đàn bà hay đàn ông cũng không khác nhau nhiều về tỷ lệ thành công. Nhưng như đã nói ở trên, đàn bà thường tỉ mỉ hơn trong công việc, nên những công ty có vấn đề về nhân sự hay hành chính thì đàn bà thường giỏi hơn. Còn những vấn đề khác thì hiệu quả cũng y như nhau.

Chọn bạn để chơi, thì ông có thân với phụ nữ không?

Không phải vấn đề của tôi mà là người phụ nữ thường hay có cảm xúc, khó tiếp cận gần gũi vì vấn đề sách nhiễu tình dục, rồi phức tạp về những ghen tị từ chồng họ hay bạn trai, nên tôi không muốn có quan hệ bè bạn sâu đậm vì sợ gây ra những hiểu lầm tai hại.

Trong công ty của ông, có nhiều nhân viên nữ giữ vai trò quan trọng không?
Đi ra khỏi công ty Hartcourt, tôi chọn một người từng là giám đốc tài chính (CFO) của Dell (bà Hartwick) để thay thế chức vụ Chủ Tịch TGD. Bà này là một phụ nữ có quốc tịch Mỹ gốc Trung Quốc.
Bà đã rất thành công ở Dell, tạo nhiều ấn tượng. Nhưng qua bên công ty Hartcourt thì có vẻ như bà lại làm việc không có hiệu quả. Có thể họ đã quen môi trường của công ty lớn hàng chục ngàn nhân viên, sang công ty nhỏ chỉ vài trăm nhân viên nên cách quản lý và tầm nhìn bị sai lạc.

Nếu hai nhân viên nam và nữ có năng lực tương đương thì ông chọn ai?
Nếu là công việc phải đi công tác xa, giao tiếp nhiều thì chọn người nam, còn công việc văn phòng, chắt chiu hơn thì chọn phụ nữ.

Ông có chơi thân với CEO nữ Việt Nam nào không và ông có cảm nhận chung gì về họ?
Tôi quen nhiều CEO nữ và kính phục họ như bà Mai Kiều Liên Chủ tịch HĐQT của công ty Vinamilk, chị Dung ở PNJ, chị Thanh ở CTCP Cơ điện lạnh REE.
Tôi rất kính nể và đánh giá cao họ về tầm nhìn cũng như khả năng lãnh đạo.

Còn những đặc điểm riêng, chỉ có ở phụ nữ Việt Nam mà ông nhận thấy khi gặp các CEO trên là gì?
Họ làm việc không hoang tưởng nhiều và nghiêm túc hơn đàn ông Việt. Nhìn chung, tôi nghĩ phụ nữ Việt tương đối trầm tính hơn, làm việc hữu hiệu và tạo kết quả tài chánh rõ ràng hơn.

Xin cảm ơn ông!
Khánh Linh - Quốc Dũng (thực hiện)
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Doanh Nhân Việt Trong Thế Trận Toàn Cầu (Alan Phan)

Postby bevanng » 05 Nov 2016

Năm Mới Năm Me…

Ngày: 03 / 01 / 2014
Người giàu và quyền thế nghĩ rằng đất nước này thuộc về họ; mặc dù họ chưa bao giờ đóng góp gì để có quyền hưởng thụ đó. The rich think this land is theirs though they have never earned the right to call it theirs. - Maaza Mengiste

Trong một xã hội đa dạng, hành xử của từng cá nhân luôn khác nhau, dù hoàn cảnh có tương tự. Nhờ vậy, chúng ta mới có được một bức tranh đẹp (hoặc xấu) với nhiều mầu sắc để thưởng ngoạn. Tôi nhớ những ngày qua Trung Quốc vào đầu 1976, tôi chưa bao giờ thấy một môi trường “xám xịt”, như một cỗ máy chạy mệt mỏi dưới hầm những nhà máy cũ, sắp phế thải. Từ áo quần người dân, kiểu tóc, âm thanh ngoài phố… cho đến những thể hiện lo âu, chán nản… hiện lên qua những ánh mắt gần như không còn sức sống của một đạo quân zombies, Trung Quốc thực sự nằm ngoài hành tinh. Ở mặt khác, xã hội càng năng động, thay đổi, thì xử trí tương tác lại phức tạp, khó đoán.
Những ngày cuối năm tại Việt Nam, người thì lo tổ chức tiệc tùng ăn nhậu để tạm biệt năm cũ, có lẽ họ ăn nhậu chưa đủ trong 2013 nên phải làm thêm vài cú chót. Người thì lo kết toán sổ sách coi năm vừa rồi tài sản bốc hơi bao nhiêu; hay lộc trời bất ngờ cho thêm ít nhiều (thực ra họ biết rất rõ, vì lương thì họ không quan tâm, nhưng “lậu” thì dự đoán chính xác từng xu). Người thì suy tư về một năm mới sẽ đem lại những hy vọng gì, hay cũng nhiều thất vọng như năm cũ. Người thì vô tư, vẫn lên Net đều đặn xem có siêu mẫu hay chân dài nào có lỡ làm đứt nút áo nút quần để còn load hình lên Facebook. Các bà cô tiền bạc rủng rỉnh thì có thêm lý do để shop vì cuối năm hàng sale nhiều quá.
Riêng các phóng viên thì ráo riết săn đuổi phỏng vấn ông già Alan vì cha này có nhiều suy nghĩ ngược đời có thể câu khách được. Tựu trung, đáng lẽ là những ngày thư giãn toàn diện để thu thêm năng lượng cho năm mới thì mọi người lại tất bật làm việc nhiều hơn lệ thường.

Nghị quyết và hy vọng mới
Nhưng dù thế nào ai cũng đều có những “nghị quyết” rất hoành tráng (các chính trị gia thì có tuyên ngôn, thông điệp) để lên một kế hoạch thật tươi đẹp cho mọi vấn đề trong năm mới. Tôi nhớ một thống kê đâu đó là 42% dân số trưởng thành của Mỹ thích lập ra những “resolutions” vào ngày đầu năm cho mình và gia đình, xác định những mục tiêu phải đạt về tiền bạc, nghề nghiệp, học vấn, sức khỏe, giải trí… Tuy nhiên, đến cuối tháng giêng, thì 97% các nghị quyết này đều cuốn theo chiều gió. Thói quen vẫn là một lực quán tính khó thay đổi.
Các bạn phóng viên thường nhờ tôi bình luận về các “nghị quyết” của chánh phủ, quan chức và doanh nghiệp vì họ cho đây là một đề tài có thể ảnh hưởng rất lớn đến tương lai kinh tế, chính trị, xã hội hay văn hóa của cả một dân tộc. Câu trả lời đầu môi của tôi là các bạn hãy thư giãn. Mọi việc thường xẩy ra như “chiếc lá giữa dòng sông lớn” mặc cho cả trăm ngàn nghị quyết đầu năm. Họ hỏi về nợ xấu, nợ công, DNNN, ngân sách, tỷ giá, vàng, BDS, FDI, TPP… Đề tài khác nhau; nhưng thực ra cái nhìn tổng thể của tôi luôn dựa trên những nguyên lý tự nhiên của đời sống, suy nghĩ khoa học, logic… nên dễ đoán biết. Nó không có gì bí ẩn hay phức tạp như các chuyên gia thích thêu dệt.
Những nguyên lý ảnh hưởng đến sự vận hành của một cá nhân hay xã hội đều rất giống nhau:

Đừng hoang tưởng về “bất chiến tự nhiên thành”
Trong kỳ bí của luân sinh vũ trụ, có những tình cờ xẩy ra trong tình huống, sự kiện mà có lẽ chỉ những nhân vật huyền thoại của lịch sử (nhất là chuyện cổ Tàu) mới điều khiển và giải thích được. Hiện nay, nhân loại phần lớn bị chi phối bởi một nền khoa học hợp lý và các định luật của thiên nhiên. Nguyên lý ai cũng phải đồng ý là nếu mình cứ tiếp tục làm các việc đang làm, thì trong tương lai, xa hay gần, chúng ta sẽ thâu lượm những kết quả tương tự như chúng ta đang nhận. Phép mầu chỉ hiện thực vài ba lần trong đời người và cái khoa học gọi là “con thiên nga đen”; các ngài bói toán gọi là “vận số tốt”.
Khi lên kế hoạch cho cá nhân, doanh nghiệp, cộng đồng hay xã hội, chúng ta thích mơ tưởng về những giúp đỡ của thần linh, thánh gióng… thay vì các con số, kỹ năng, thực tế của môi trường và các cơ hội rủi ro tiềm ẩn. Tôi thực sự lo ngại khi các đại gia, quan chức… thích tham gia các cúng bái đền chùa, lên đồng hay tin vào tư vấn của các nhà ngoại cảm hơn là “xăn tay áo và hành động”.

Nói dễ hơn làm. Nghe nói, nhưng chỉ vỗ tay khi hành động đi theo như lời nói.

Đó cũng là lý do chính đa số chúng ta thích (và hay khuyên con) làm giáo sư, quan chức, chính trị gia, chuyên viên bán nước bọt từ các phi vụ chạy áp-phe, dự án, giấy tờ thủ tục… trong đủ mọi ngành nghề của nền kinh tế. Nhìn số lượng quán cà phê, quán nhậu, văn phòng chánh phủ… tại Việt Nam so với các quốc gia khác, có lẽ chúng ta chiếm “top ten” trên thế giới về chém gió.
Các doanh nhân, những chuyên viên kỹ thuật hay mọi người thợ tại các xưởng, thành công hay chưa, đều phải làm. Hỏi bất cứ ai, họ đều chia sẻ về những thử thách và khó khăn phải đối diện hàng ngày. Thất vọng và thất bại luôn đe dọa. Ngoài cái giá phải trả về sức khỏe, tinh thần, hạnh phúc gia đình, danh tiếng, tiền bạc… cái giá lớn nhất là thời gian. Rất ít người thành công “overnight” (trừ khi trúng số độc đắc). Ngay cả khi ca tụng sự thành công nhanh chóng của Facebook, ít ai nhận ra rằng quy trình để đến IPO phải tốn Zuckerberg cả 8 năm vất vả.

Muốn có giải pháp, phải hiểu rõ vấn đề
Có hai khó khăn lớn khi đưa ra giải pháp cho các vấn đề quan trọng của kinh tế Việt Nam như nợ xấu, nợ công, DNNN, BDS, tỷ giá, FDI, TPP… hay ngay cả ngân sách, việc tái cấu trúc, thay đổi cơ chế, nhân sự quản lý. Một là các số liệu, dữ kiện thường mâu thuẫn vì lợi ích của các phe nhóm khác nhau. Họ là những người nắm giữ những tài liệu này; và chuyện dấu diếm là bình thường. Hai là chúng ta không được phân tích qua mọi góc nhìn, dù khách quan hay chủ quan, vì những vùng cấm kỵ, nhậy cảm… đã được pháp luật rào lại.
Thử tưởng tượng, một bác sĩ chuẩn bệnh cho bệnh nhân nhận 3, 4 kết quả khác nhau về các thử nghiệm; rồi lại bị cấm đụng đến gần như 80% các phần thân thể. Chỉ một kết luận: bỏ nghề đi làm… thầy bói.

Mọi sửa đổi phải bắt đầu từ nội tại
Trước hết là tư duy và bản thân của người đang nắm giữ quyền lực của việc thay đổi. Sau đó đến sự đồng ý của mọi phe nhóm đang ủng hộ mình. Đây thường là một sứ mệnh bất khả thi, nhất là tại các tổ chức phức tạp và lâu đời.
Cách đây sáu tháng, Tập Cận Bình có “quyết liệt” đổi mới cơ chế của kinh tế Trung Quốc theo các quy luật thị trường để cạnh tranh hữu hiệu hơn trên toàn cầu. Sau một loạt các nghị quyết hành chánh rất ấn tượng, mọi việc đã im lặng như cũ. Ông ta đã thất bại trong việc “hành” vì không lấy được đồng thuận của các nhóm lợi ích trong phe nhóm. Hiện tượng này còn có tên là “bứt giây động rừng” trong dân gian.
Năm 1977, Đặng Tiểu Bình, dù chưa chắc đã giỏi hơn, đã thực hiện được một cách mạng đổi mới cơ chế kinh tế của Trung Quốc. Lý do đơn giản là họ Đặng không phải đối đầu với các nhóm lợi ích nhiều quyền lực. Kinh tế Trung Quốc lúc đó còn quá nghèo, GDP thua cả những xứ nhỏ hơn như Đài Loan, Hồng Kông…
Một thí dụ gần đây là sự kiểm soát quyền lực của Kim ủn ỉn xứ Bắc Triều Tiên. Sau khi hành quyết ông dượng Jang, các nhóm lợi ích gần như biến mất (hoặc bị xử tử hoặc đào thoát ra nước ngoài).

Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
Một doanh gia Mỹ có nói, “bạn cho tôi biết 10 người bạn thân thiết quanh bạn, tôi sẽ mô tả chính xác đến 80% bản thân, cá tính và hoàn cảnh của bạn”. Suốt ngày cứ tụ tập với bọn du thử du thực thì khó mà tưởng tượng bạn có thể là người đang quản lý một doanh nghiệp tầm cỡ, chính thống. Các bạn bè bà con của bạn toàn là dân khố rách áo áo ôm, thì không ai hình dung bạn là một đại gia hay người thành công về tài chính.
Các quốc gia khôn ngoan cũng biết chọn bạn mà chơi. Sau những đổ nát tiêu điều trong Thế Chiến Thứ Hai, Nhật và Âu Châu đã đi theo đàn anh Mỹ để 25 năm sau, tạo dựng những nền kinh tế siêu cường. Bài học đó được Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore… sao y để tạo những thành quả tương tự. Gần đây, Nga và các nước Đông Âu cũng bắt đầu quy trình.
Còn chúng ta quá bận rộn giữ gìn thành trì của XHCN, cùng với Cuba, Bắc Triều Tiên… nên chắc rồi sẽ “thành công” như họ thôi.
Đổi mới nào cũng sẽ gây những phiền toái và thử thách. Trong lịch sử thế giới hay các kinh nghiệm cá nhân qua sách vở, nhiều suy sụp và đổ vỡ đã xẩy ra khi nội bộ quá thoải mái với hiện tại hay quá khứ, mà bỏ quên tương lai. Có lẽ chúng ta cũng không nhiều lựa chọn, nhưng đôi khi con người và tập thể thích bám víu vào “lá số tử vi” thay vì hành xử theo kế hoạch khoa học.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Doanh Nhân Việt Trong Thế Trận Toàn Cầu (Alan Phan)

Postby bevanng » 05 Nov 2016

Ông Alan Phan: Đầu tư ở VN phải lãi 10-15% mới đáng làm

VNexpress 6 March 2014
Khi thất bại, học bài học và phân tích lý do. Sau đó, quên ngay kinh nghiệm. Thương trường còn nhiều trận đấu, đừng khổ tâm và suy nghĩ quá lâu vì tương lai không phải là quá khứ. Với tư duy này, tôi không nhớ nhiều về thất bại để xếp hạng. Cuối cùng, khi phải chuẩn bị cho trận đánh mới, sự bận rộn với việc lên kế hoạch và liên hệ với “network” để triển khai dự án, sẽ làm bạn phải đứng dậy ngay. Hành động là giải pháp tối ưu.

Chia sẻ trong buổi phỏng vấn trực tuyến với độc giả VnExpress chiều 6/3, Tiến sĩ Alan Phan cho rằng nhà đầu tư cá nhân cần hiểu rõ điểm mạnh cũng như điều kiện của bản thân để có những quyết định đúng đắn về tài chính.

- Chào bác Alan Phan! Theo bác lĩnh vực nào ở Việt Nam là kênh đầu tư tốt trong năm 2014? Tỷ lệ đầu tư trên tổng tài sản khoảng bao nhiêu thì hợp lý? (Võ Thuận, Hà Nội)
- Tiến sĩ Alan Phan:
Chào độc giả VnExpress. Hiện nay, nếu đầu tư vào VND bạn sẽ kiếm khoảng 4%. Nếu đầu tư vào USD bạn sẽ kiếm khoảng 3%. Nếu đầu tư vào trái phiếu của các công ty đa quốc gia bạn sẽ kiếm khoảng 7%. Đây là một lựa chọn cá nhân mà bạn phải nghiên cứu rõ ràng vì nó tùy thuộc vào thời hạn đầu tư cũng như mức độ rủi ro.

- Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam còn nhiều khó khăn, nếu cá nhân mang tiền đi đầu tư, theo ông kiếm được bao nhiều % là hiệu quả? (Vũ Văn cần)
- Theo tôi, thực tế nếu có tiền, hiện các nhà đầu tư trên thế giới sẽ thỏa mãn với tỷ lệ hoàn lại (return) khoảng 7-10%. Còn tại Việt Nam, ngân hàng hiện trả khoảng 6-8% cho các tài khoản tiết kiệm và tỷ giá VND so với USD khó xuống dưới 2%. Vậy một khoản đầu tư hiệu quả ở Việt Nam phải kiếm được 10-15%.

- Tôi thấy ông luôn phát biểu nhắc nhở nhà đầu tư “hãy giữ cẩn thận tiền của mình, tránh hoang tưởng”. Như vậy có được hiểu là không nên đầu tư mà chỉ nên gửi tiết kiệm trong thời điểm này? (Một nhà đầu tư ít tiền)

- Có nhiều cách kiếm tiền tốt hơn là gửi tiết kiệm mà cũng khá an toàn, tùy vào thời điểm và giới hạn (3 năm hay 10 năm). Nếu đầu tư dài hạn hơn 10 năm, tôi đề nghị một số kênh như vàng, trái phiếu của các công ty đa quốc gia, chứng chỉ ETF…

- Thưa tiến sĩ, tôi có vài chục ngàn đôla, được tích lũy từ hơn mười năm nay (bằng cách mua dần, từng tờ 100 đôla). Mấy năm nay, tôi thấy giá đôla không tăng như trước nữa, lãi suất ngân hàng thì liên tục giảm. Nhiều lần tôi muốn bán để đầu tư vàng, nhưng lại tiếc. Xin tiến sĩ cho lời khuyên: nên bán chuyển hướng đầu tư hay kiên nhẫn chờ thêm nữa? (Nguyễn Viết Thanh Sơn, 35 tuổi, Tân Bình)
- Bạn phải làm một so sánh bài bản về tỷ lệ hoàn trái của đôla Mỹ so với các kênh đầu tư khác như vàng, chứng khoán, trái phiếu, chứng chỉ ETF, bất động sản, lãi suất ngân hàng…
Tôi không biết về thời hạn đầu tư và mức độ rủi ro mà bạn có thể chấp nhận được để có lời khuyên chính xác. Vì vậy, tôi khuyên bạn nên nghiên cứu kỹ thêm về những khả năng kiếm lời của các kênh đầu tư khác ngoài USD.

- Thưa tiến sĩ, tôi rất quan tâm tới việc đầu tư vàng. Vậy xin hỏi cá nhân tiến sĩ nghĩ sao về giá vàng hiện nay? Ông có còn chờ giá vàng xuống 800 USD mỗi ounce nữa không? Cảm ơn ông nhiều. (Hiến)
Tôi đang đầu tư vào một số trái phiếu của các quốc gia nhỏ như Philippines (trả khoảng 7% mỗi năm) và vài công ty đa quốc gia lớn. Do đó, tôi nghĩ trong ba năm tới, vàng có nhiều rủi ro hơn so với các kênh đầu tư này. Tuy nhiên, nếu giá xuống khoảng 800 USD mỗi ounce thì tôi sẵn sàng nhảy vào trong dài hạn.

- Năm ngoái, thị trường vàng khá ổn định nhưng đã có một hai lần tăng giá mạnh. Vậy theo ông tôi có nên mua vào không? (Tuấn)
- Hiện nay, tôi không mua vàng vì thị trường chưa ổn định. Hướng đi lên hoặc xuống của vàng tùy thuộc rất nhiều vào các yếu tố, tỷ lệ gần như 50/50. Do đó, với tôi đây là một rủi ro.

- Chào Tiến sĩ Alan Phan. Trong cuốn “ Đừng hoang tưởng về biển lớn”, ông có nêu và phân tích về mức độ tin cậy khi đầu tư vào vàng. Hiện tôi thu nhập trung bình 20 triệu đồng và mua đều đặn 4 chỉ vàng một tháng. Tôi cảm thấy rất yên tâm khi mua vàng vào lúc này. Theo ông tôi có nên tiếp tục đầu tư vào kênh này không? (Đinh Chăn Hưng)
- Nếu ông không phải thực hiện lợi nhuận trong khoảng 10 năm tới thì đây là một đầu tư khôn ngoan vì chắc chắn mọi ngoại tệ hay tiền đồng sẽ không giữ được giá trị như vàng trong một thời gian lâu dài (10 năm hay hơn).

- Thưa tiến sĩ, nếu bất ổn tại Ukraine leo thang thì giữa đầu tư vào vàng, USD, chứng khoán kênh đầu tư nào sẽ hợp lý? (Nguyễn Linh, 37 tuổi, Thanh Hóa)
- Dĩ nhiên nếu chiến tranh địa phương bùng nổ ở vùng Ukraine, vàng sẽ tăng giá nhanh chóng. USD có thể không thay đổi. Chứng khoán sẽ lao dốc nhất là với thị trường châu Âu.

Đầu tư vào thị trường chứng khoán, doanh nghiệp
- Tôi có 100 triệu đồng và rất muốn đầu tư vào chứng khoán. Vậy thời điểm nào tôi có thể bắt tay vào đầu tư hiệu quả trong năm nay? (Nguyên Thu, 29 tuổi, Hà Nội)
- Thị trường chứng khoán Việt Nam đang khởi sắc, nếu bạn biết lướt sóng và có những thông tin đặc biệt chính xác về doanh nghiệp, có lẽ đây là thời điểm tốt.

- Thưa ông Alan, chứng khoán Việt Nam hiện tại có điều gì mà các nhà đầu tư cần chú ý khi tham gia? (Bùi Quang Liệu, 32 tuổi, Khâm Thiên - Hà Nội)
- Điều quan trọng nhất khi tham gia thị trường này là bạn phải biết rõ mình biết gì và khả năng hiểu biết của mình có chính xác hay không?

- Cho tôi hỏi, nếu đầu tư vào chứng khoán bằng tiền vay ngân hàng với lãi suất 15% một năm thì có mạo hiểm quá không, có nên đầu tư không? (Nguyen Thi Bach)
- Câu hỏi của bạn chính là trả lời. Bạn phải tự tin là kiếm hơn 15% mỗi năm vào chứng khoán mới đi vay kiểu đó. Tôi thì chắc chắn không có khả năng làm chuyện này.

- Ông dự đoán như thế nào về tình hình bất động sản tại TP HCM năm 2014? Tôi muốn đầu tư vào nhà phố ở những quận trung tâm, như Gò Vấp, Tân Bình, quận 7… theo ông có khả thi không?(Phạm Thy Hường)
Giá bất động sản tùy thuộc rất nhiều vào địa điểm, khả năng tài chính của người tiêu dùng cũng như phân khúc và các yếu tố tâm lý. Khi tôi tiên đoán về tình hình bất động sản, tôi chỉ dựa trên những yếu tố vĩ mô của kinh tế quốc gia cũng như những số liệu về cung cầu.
Khi hỏi về một địa điểm đặc biệt nào đó của một thành phố, nhà đầu tư phải hiểu rõ về yếu tố chính tạo nên giá mặt bằng tại địa điểm này. Tôi chắc rằng trong 2014 sự tăng hay giảm giá của bất động sản tại quận 7 sẽ khác Tân Bình hay Gò Vấp, TP HCM sẽ khác Hà Nội. Vậy, khi quyết định mua hay bán cần hiểu rõ về phân khúc cũng như địa điểm của bất động sản.

- Thưa tiến sĩ, đối với nhà đầu tư cá nhân với số vốn khoảng một tỷ đồng mà đầu tư chứng khoán thì nên duy trì danh mục bao nhiêu cổ phiếu và cổ phiếu như thế nào để duy trì được tăng trưởng bền vững? (Nguyễn Anh Tuấn, An Duong Yen Phu)
- Nếu chỉ có một tỷ mà không muốn rủi ro nhiều tôi khuyên bạn nên đầu tư vào các chứng chỉ ETF như các Index của các thị trường chứng khoán. Ngoài ra, thời hạn đầu tư phải dài hơn 3 năm.

- Theo ông sức khỏe của các doanh nghiệp Việt Nam đang ở mức nào? (Lê Hải, Hà Nội)
- Hiện nay, các doanh nghiệp nội địa đang phải chịu nhiều thử thách và khó khăn hơn cả 2013. Tuy nhiên, ở những phân khúc ngành nghề như FDI, xuất khẩu… thì có phần sáng sủa và cải thiện hơn năm ngoái vì có những hợp đồng làm ăn với các nhà đầu tư nước ngoài.

- Ông có thể cho biết tương lai các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) khi Việt Nam chính thức tham gia vào Hiệp định TPP? (Ngo The Anh, 39 tuổi, Mai dịch, câu Giấy Hà Nội)
- Ngoài những doanh nghiệp nằm trong phân khúc được giảm thuế quan tại các thị trường lớn như ngành dệt may, giày dép… phần lớn các ngành nghề khác cũng không hưởng lợi gì nhiều ngoài những yếu tố cộng hưởng của nền kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nội địa sẽ phải đối đầu với những địch thủ nặng ký hơn từ các thị trường lớn về chất lượng sản phẩm, giá cả cũng như nghệ thuật quản lý.

- Tôi là chủ một doanh nghiệp chuyên môi giới bất động sản và chứng khoán nhưng năm vừa rồi chỉ hoạt động cầm chừng. Năm nay tôi có khoảng 15 tỷ đồng tiền mặt, tôi định đầu tư 20% vào trang trại (đã có đất), 50% gửi ngân hàng, phần còn lại bỏ chứng khoán. Vậy, theo ông cách đầu tư này có hợp lý? (Ngo Chi Minh, 44 tuổi)
- Nếu bạn thấy cách làm này khả thi thì tôi tin là bạn đủ khôn ngoan để kiếm tiền hiệu quả. Trong đầu tư, cách an toàn nhất vẫn là chia đều danh mục đầu tư ra làm nhiều phân khúc để tránh bỏ tất cả trứng vào một giỏ.

Đầu tư bất động sản
- 3 năm trước, tôi mua mảnh đất ở ngoại thành Hà Nội, cách trung tâm chừng 20 km, giá bây giờ được khoảng 110% so với số tiền tôi bỏ ra trước đây, tính ra vàng chỉ còn 75%. Theo ông, tôi nên tiếp tục đợi giá đất tốt hơn hay bán luôn mảnh đất trong giai đoạn này? (Võ Minh Khoa)
- Như đã nói ở trên, giá bất động sản tùy thuộc rất nhiều vào những yếu tố địa phương. Tôi không biết rõ về thị trường Hà Nội nhưng có rất nhiều bài báo nói giá đất đã xuống dưới 30% trong vài năm qua. Như vậy, có thể bạn may mắn khi mua rẻ hoặc mua được một địa điểm lý tưởng. Chúc bạn may mắn!

- Ông đánh giá như thế nào nếu đầu tư vào lĩnh vực bất động sản nghỉ dưỡng tại Việt Nam năm 2014 này? (Nguyễn Việt Tuấn, 34 tuổi, Long Biên - Hà Nội)
- Theo tôi biết, số lượng du khách nội địa tăng lên khá tốt và càng ngày càng nhiều du khách Trung Quốc. Nếu đây là những khách hàng tiềm năng, bạn phải tìm một mô hình thích hợp. Tôi nghĩ về lâu dài ngành nghỉ dưỡng ở Việt Nam có thể phát triển tốt.

- Tôi ở Nam Định và đang tích cóp được khoảng 20 lượng vàng và 300 triệu đồng. Tôi định sẽ mua một căn hộ chung cư nhỏ ở Hà Nội để dành sau này cho con trai đang làm việc ở thủ đô. Theo ông, với hơn một tỷ đồng tôi có nên mua nhà ngay hay chờ giá bất động sản xuống nữa? (Trần Tuyết Nhung, Nam Định)
- Tôi không rõ lắm về phân khúc của các bất động sản giá khoảng 1 tỷ đồng ở Hà Nội. Nếu bạn kiếm được một địa điểm tốt với giá hời có lẽ mua cho con là một việc làm hợp lý. Tuy nhiên, bạn phải biết rõ ý định về tương lai nghề nghiệp của con.

- Tôi dự định mua một căn nhà dùng cho cả mục đích ở và kinh doanh. Tuy nhiên khu đó cư dân không đông đúc. Vậy, tôi có nên liều lĩnh mua chỗ đó kinh doanh hay không? (Nguyễn Thị Bích Trâm)
- Bạn phải biết xác định mục tiêu nào quan trọng hơn: ở hay kinh doanh. Nếu kinh doanh là điều quan trọng, phải tìm một khu phố có số lượng dân thích hợp với khách hàng mục tiêu. Còn nếu ở, bạn nên tìm một môi trường thích hợp với gia đình.

Kênh đầu tư khác
- Thưa tiến sĩ Alan Phan, ngoài kênh gửi tiết kiệm, vàng, đôla, bất động sản, chứng khoán, có kênh nào, ngành nghề nào, để đầu tư kinh doanh có lãi với số vốn 500 triệu đồng? Xin ông tư vấn. (Nguyễn Văn Trí)
- Tôi xin trả lời là kinh doanh khác đầu tư. Đầu tư là khi đã có tiền và muốn có lời. Còn kinh doanh là một dự án phức tạp, liên quan đến kỹ năng, kinh nghiệm, số vốn, may mắn và thời điểm của doanh nhân.
Khi tôi không biết những yếu tố cá nhân nói trên của doanh nhân thì khó có thể trả lời chính xác. Nhưng nếu chỉ có 500 triệu đồng thì sự hạn chế về số vốn bắt buộc bạn phải tìm những mô hình và tầm cỡ thích hợp.

- Tôi hiện đã có gia đình và có một cháu trai được 16 tháng. Thu nhập hiện giờ của tôi chỉ đủ sống. Tôi thấy hình thức kinh doanh theo mạng (đa cấp) đang phổ biến và phù hợp với thu nhập. Vậy xin tiến sĩ cho tôi lời khuyên về kênh đầu tư này. (Cao Cường)
- Tôi không có nhiều kinh nghiệm hay hiểu biết về lối kinh doanh đa cấp. Nhưng theo tôi biết, nhiều người đã kiếm lời rất nhanh từ kênh này và ngược lại cũng có nhiều người bị lừa gạt trắng tay. Do vậy, tôi khuyên bạn, muốn làm gì thì cũng cần kinh nghiệm và nghiên cứu thật kỹ lưỡng và bài bản.

- Gần đây ở Việt Nam có nở rộ một kênh đầu tư mới, đó là giao dịch Forex qua phần mềm với các sàn nước ngoài. Xin ông chia sẻ thêm về thực trạng kênh đầu tư này? (Trần Anh Sơn, 28 tuổi, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội)
- Đầu tư vào Forex đòi hỏi một chuyên môn kỹ thuật khá phức tạp cũng như khả năng phân tích. Những người đoán trúng hướng đi của Forex có thể kiếm cả triệu USD mỗi năm nhưng số lượng người mất tiền cũng rất cao tại thị trường này. Bạn nên nhớ câu khuyên nhủ của Buffett “Đừng đụng vào những gì mình không biết”.

- Chào tiến sĩ Alan Phan, ông có quan tâm tới tiền điện tử mà cụ thể là Bitcoin không? Quan điểm của ông về tiền điện tử này như thế nào? Liệu đây có phải là một xu thế mới hay chỉ là một trò lừa gạt? Xin cảm ơn ông! (Tùng Lê, Hanoi)
Theo quan điểm của tôi thì đây là một trò chơi mạo hiểm nhưng cũng khá sáng tạo trong ngành tài chính toàn cầu. Tuy nhiên, tôi không đụng đến, đơn giản vì tôi không hiểu rõ về cách điều hành cũng như tổ chức đằng sau Bitcoin.

- Tôi có khoảng 1 tỷ đồng tiền nhàn rỗi nhưng chỉ trong 15 - 30 ngày. Tiến sĩ có thể tư vấn giúp tôi cách kiếm tiền được không (ngoại trừ gửi ngân hàng)?(Nguyễn Chí Thành, 243 đường bưởi hà nội)
15-30 ngày là thời hạn quá ngắn để làm bất cứ điều gì, ngoại trừ các loại hình kinh doanh bất hợp pháp.

Ông nghĩ thất bại nào của ông đáng nhớ nhất? Và ông đã làm gì để đứng dậy sau khi thất bại? (Lê Luyện)
Khi thất bại, học bài học và phân tích lý do. Sau đó, quên ngay kinh nghiệm. Thương trường còn nhiều trận đấu, đừng khổ tâm và suy nghĩ quá lâu vì tương lai không phải là quá khứ. Với tư duy này, tôi không nhớ nhiều về thất bại để xếp hạng. Cuối cùng, khi phải chuẩn bị cho trận đánh mới, sự bận rộn với việc lên kế hoạch và liên hệ với “network” để triển khai dự án, sẽ làm bạn phải đứng dậy ngay. Hành động là giải pháp tối ưu.
Kết thúc buổi trò chuyện, Tiến sĩ Alan Phan gửi lời trân trọng tới sự lưu tâm của độc giả VnExpress, đồng thời hy vọng góp được phần nào cho những kiến thức căn bản về đầu tư và kinh doanh. “Tôi cảm ơn VnExpress cũng như bạn đọc hôm nay về khoảng thời gian hữu ích này. Chúc các bạn hoàn toàn may mắn”, ông nói.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Doanh Nhân Việt Trong Thế Trận Toàn Cầu (Alan Phan)

Postby bevanng » 05 Nov 2016

Phần 7: Sự nghiệp cá nhân

“Có 2 tỷ đồng, đầu tư vào đâu?”

Ngày: 29/09/ 2011
Trong chuỗi hội thảo về đầu tư cho 2011 và những năm khó khăn sắp đến, câu hỏi tôi nhận nhiều nhất từ khán thính giả Việt Nam là “tôi đang có khoảng từ 1 đến 5 tỷ đồng tiền tiết kiệm. Tôi phải đầu tư vào đâu cho an toàn và hiệu quả?”

Câu trả lời của tôi vẫn là những giải pháp bền vững sau 42 năm quan sát kinh tế thế giới. Thực ra, đây là những nguyên tắc căn bản cho sự đầu tư dài hạn, dành cho một thành phần tương đối khá giả của xã hội và nó ứng dụng vào những thời điểm cực thịnh của kinh tế toàn cầu cũng như những lúc bong bóng tài sản thi nhau vỡ. Nhiều người tham dự hội thảo đã thất vọng vì tôi không đưa ra một công thức nào kỳ diệu để giúp họ chụp giựt cơ hội trong suy thoái; hay để họ biết thêm một kênh “đầu cơ” hay hơn. Họ luôn có quan niệm là đầu tư thì phải biết “đi tắt đón đầu” hay “mượn đầu heo nấu cháo”.
Trước hết, tôi muốn khẳng định lại sự khác biệt giữa đầu tư và kiếm tiền. Nếu đầu tư cần một tỷ lệ hoàn trái tốt (ROI - return on Investment) dựa trên mức rủi ro mà nhà đầu tư đã chấp nhận sẵn; thì việc kiếm tiền lại tùy thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan và địa phương, đôi khi không liên quan gì đến đầu tư. Một khế ước cung cấp lớn với một công ty đa quốc, một bắt tay với một quan chức dưới gầm bàn, một tin tức nội gián chính xác của đội lái tàu chứng khoán, một việc làm với số lương hậu hĩnh… là một ngàn lẽ một những chuyện kiếm tiền. Và theo nhiều nhà tỷ phú thế giới, tiền kiếm được nhiều và khả quan nhất là vào thời điểm cực thịnh của bong bóng hay vào những lúc đại suy thoái của nền kinh tế. Người Tàu vẫn thường ca tụng “nguy cơ”, trong nguy hiểm mới thấy rõ cơ hội.
Trở lại vấn đề đầu tư: đây là một quy trình để bảo vệ tài sản của mình và hy vọng một lợi nhuận khả quan có thể được tìm thấy qua những quyết định đầu tư dựa trên khả năng chấp nhận rủi ro. Mức lợi hoàn trái (ROI) luôn có tỷ lệ thuận với các điều kiện rủi ro.
Giáo dục: Một tài sản mà chúng ta không thể mất được khi còn sống là tài sản trí tuệ. Tôi đã nói nhiều về Zuckerberg và ý tưởng Facebook của anh sinh viên 26 tuổi này. Chỉ với 1 ngàn đô la và 4 năm khai thác, anh đã biến ý tưởng mình thành 60 tỷ đô la. Dù không mấy người có những đột phá hay may mắn như Zuckerberg, nhưng một thống kê năm 2006 của Bộ Lao Động Mỹ cho thấy thu nhập trung bình của một người tốt nghiệp Tiến Sĩ là $89,600 và Cao Học là $62,300. Trong khi đó, thu nhập trung bình của một Cử Nhân là $52,200 và một bằng Trung Học là $32,200. Nếu tôi là chủ một gia đình trung lưu, có dư chút tiền mặt trong thời điểm hiện tại ở Việt Nam, tôi sẽ theo thứ tự ưu tiên kể sau để đầu tư số tiền tiết kiệm này vào các lĩnh vực này.
Tóm lại, một đầu tư vào giáo dục sẽ đem lại cho bạn, gia đình bạn, hay những người thân yêu một hoàn trái khoảng 67% mỗi năm, liên tục trong vài chục năm khi bạn có tài sản này. Không một kênh đầu tư có thể qua mặt con số ROI này trong bất cứ tình trạng kinh tế nào.
Tại Việt Nam, vì kinh tế còn dựa vào nông nghiệp và sản xuất gia công, thay vì vào dịch vụ và công nghệ cao, nên ROI có thể ít hơn. Nhưng đây là hướng đi bắt buộc của mọi nền kinh tế trong các thập kỹ tới. Ngay cả những khóa học bổ túc kéo dài chỉ vài ba tuần cũng đem lại những kết quả rất khả quan cho tài chánh cũng như công việc, nhờ có thêm kỹ năng quản lý và chuyên nghiệp chuyên sâu hơn.

Công ty riêng của mình: Theo cuốn sách nỗi danh của hai Giáo sư Stanley và Danko, có đến 74% các nhà triệu phú ở Mỹ thành công nhờ tài sản kiếm được từ công ty riêng của cá nhân; nhiều hơn tất cả mọi loại tài sản khác như địa ốc, chứng khoán hay tiền thừa kế từ gia đình.
Đầu tư vào công ty của mình để tăng cường nội lực: như gia tăng chất lượng sản phẩm, tìm kiếm công nghệ hiện đại, xây dựng thương hiệu lâu dài, tạo khách hàng trung thành, đào tạo đội ngũ nhân viên, thuê quản lý bài bản… là một đầu tư khôn ngoan nhất trong thời kỳ kinh tế suy thoái. Vì khi hoạt động chậm lại, bạn sẽ có thì giờ để tái cấu trúc tổ chức và nhất là tài chánh, để có một dòng tiền vững bền hơn trong tương lai, về doanh thu cũng như lợi nhuận

Căn nhà cho gia đình: Một căn nhà là một tài sản dài lâu cho nhiều thế hệ trong gia đình và là một đầu tư cần thiết để chống đỡ những trắc trở, khó khăn có thể xảy đến trong tương lai.
Một căn nhà cho gia đình khác hẳn với một đầu tư về địa ốc. Căn nhà phải phù hợp với ý thích chủ quan của nhiều thành viên trong gia đình, và mục tiêu là để tạo dựng một môi trường để chúng ta an cư lạc nghiệp. Vì đây không phải là một đầu tư thuần túy, các yếu tố về thiên nhiên, tập quán, văn hóa, về định hướng phát triển của cá nhân và gia đình, sự thuận tiện cho sinh hoạt hàng ngày… có thể có tầm quan trọng hơn.
Tuy vậy, với một đầu tư cho căn nhà gia đình, mức độ hoàn trái vài chục năm vẫn còn cao hơn những đầu tư ngắn hạn về địa ốc. Một nhận xét khác của tôi là đầu tư dù là để kiếm thu nhập cố định hay đầu cơ thứ cấp (flipping) về địa ốc lúc này tại Việt Nam là một điều rất khó khăn, không nên liên quan vào, nếu không có một lợi thế cạnh tranh nào đặc biệt.

Vàng, bạc và các kim loại quý: Đây không thực sự là một kênh đầu tư, nhưng đây là một chiến lược phòng thủ hay nhất cho để bảo vệ tài sản lâu dài.
Trong nhiều cuộc hội thảo, tôi đã so sánh vàng với đồng US dollar được coi như là một bản vị bền vững nhất trong 40 năm vừa qua.
Trước 1971, chánh phủ Mỹ cam kết là nếu bạn có 35 dollars, chánh phủ sẽ bán cho bạn 1 lượng vàng. Sau khi Nixon hủy bỏ điều lệ này, đồng đô la đã bị suy thoái toàn diện. Không những bạn phải mất hơn $1,400 để mua một lượng vàng vào 2010, bạn chỉ cần 160 lượng là mua được một căn nhà trung bình (giá $230,000) thay vì 400 lượng như vào năm 1971 (giá $14,000).
Nếu so sánh với các bản vị khác hơn us dollar như với tiền Franc của Pháp (ngày trước Euro), peso của Mexico và Argentina, hay HK dollar của Hồng Kông, số vàng lưu giữ được suốt 40 năm qua đã tương đương với những giá trị cao ngất trời khi so với các tài sản khác. Các loại kim loại khác như bạc, platinum… thường giữ giá trị song song với vàng; nhưng việc mua bán hơi phức tạp hơn.

Các hợp đồng dầu thô và khoáng sản: Tôi không hiểu về luật lệ hay cách thức để mua bán tại Việt Nam các hợp đồng nguyên liệu (commodity contracts, options, delivery…) nhưng đây cũng là một kênh đầu tư có nhiều tính thanh khoản để giải ngân hay thoái vốn; và thường rất độc lập với những “thủ thuật làm giá” hay “ảnh hưởng của quản lý” như các cổ phiếu của SMEs (doanh nghiệp vừa và nhỏ). Dĩ nhiên, những nhà kinh tế và chuyên gia hàng đầu có thể có nhiều lợi thế về thông tin và phân tích; nhưng nếu các bạn có những kinh nghiệm mua bán thực tế như giao dịch mua bán về những nguyên liệu này trong nhiều năm, bạn có thể suy đoán vững vàng còn hơn các doanh gia.
Một anh bạn tôi ở Panama, chuyên trồng và mua bán ca cao (cocoa) suốt 45 năm trong nghề, giờ kiếm tiền rất thanh nhàn với việc mua bán các hợp đồng ca cao mỗi tuần nhờ kinh nghiệm.

Cổ phiếu của các công ty đa quốc: Kinh tế toàn cầu có thể chậm lại trong thập niên tới, nhưng sự tăng trưởng dân số trung lưu ở nhiều nước mở mang sẽ tiếp tục gia tăng thị phần của các công ty đa quốc có thương hiệu tốt, bền vững và dòng sản phẩm đa dạng toàn cầu. Tôi muốn nói đến những công ty như P&G, Unilever, CocaCola, McDonald, Pfizer, Visa, Nestle, Sony, Honda… Các công ty này có thể có vài năm hoạt động yếu kém, nhưng nhìn ở thời điểm 10 năm, chiều hướng đi lên của các cổ phiếu gần như chắc chắn.

Bản vị của các quốc gia may mắn: Tôi đọc ở một thống kê đã lâu cho biết là 97% các chánh phủ trên toàn cầu luôn bội chi ngân sách và để bù vào sự thiếu hụt, họ vay mượn tối đa và in thêm tiền bừa bãi. Ngay cả chánh phủ bị nhiều kiểm soát như Mỹ cũng nằm trong danh sách bê bối này. Do đó, dù đầu tư vào bản vị nào, 97% là bạn sẽ mất tiền vì bản vị mất giá (yếu tố chính của lạm phát).
Tuy nhiên, có một vài bản vị của các quốc gia tôi gọi là may mắn như Úc (Australia) có một lượng khoáng sản dồi dào trên mỗi đầu dân cao nhất thế giới. So với các bản vị khác, đồng đô la Australia sẽ giữ vững giá trị dù chánh phủ Úc cũng không tốt lành gì trong việc tiêu tiền của dân. Các quốc gia may mắn khác là Canada, Brunei, Saudi Arabia, Kuwait…

Trái phiếu của các chính phủ bền vững: Sau cùng tôi không thích kênh đầu tư này nhưng phải bao gồm cho những cá nhân thích biết rõ mức hoàn trái trước khi đầu tư. Tôi nghĩ có những chánh phủ rất biết trách nhiệm và không tiêu tiền bừa bãi. Khi họ phát hành trái phiếu, họ cân nhắc rất cẩn thận về khả năng trả nợ và tương lai bền vững của nền kinh tế quốc gia họ sẽ giảm thiểu mọi rủi ro. Tôi nghĩ đến trái phiếu của Đức, Thụy Sĩ, Hồng Kông, Singapore,… những sản phẩm này có thể giúp bạn ngủ ngon hơn.
Như tôi đã nói, mức hoàn trái của đầu tư tùy thuộc rất nhiều vào tỷ số rủi ro. Khi biết rõ mức độ rủi ro mà mình có thể chấp nhận được, thì kênh đầu tư và thời hạn đầu tư sẽ là một bài toán khá đơn giản. Có vài nguyên tắc cần nhớ:
1. Bạn có thể có một cảm nhận tốt hơn các chuyên gia tài chánh về những vấn đề địa phương, cá nhân, đặc thù… và nhất là khi liên quan đến tiền của mình. Nên nhớ là các quỹ đầu tư luôn luôn đánh bạc với OPM (other peoples money - tiền người khác) nên những quyết định của họ thường mang lợi đến cá nhân hay sự nghiệp của họ nhiều hơn của bạn
2. Nếu mình đã phân tích kỹ lưỡng và tin tưởng vào chiến thuật đầu tư lựa chọn của mình nên kiên trì chờ đợi vì tình hình hay biến đổi bất chợt và mọi thay đổi nhanh chóng trong giao dịch sẽ chỉ làm rối loạn mục tiêu và phán đoán. Quên đi những tình trạng vĩ mô hiện thời, mọi thứ đều thay đổi trước khi mình nhận thức được thực tại. Khi nghĩ đến đầu tư, đừng suy nghĩ ngắn hạn.
3. Đừng đầu tư dàn trãi, hay chăm chú đến một hay hai lĩnh vực mà mình thông suốt. Đừng liên quan đến những mô hình kinh doanh mà mình không rõ ràng. Khi tất cả mọi người nhảy vào một lãnh vực đầu tư, thì đó là lúc mình nên rút lui để tránh tổn thất; ngoại trừ đây là một chiến thuật mình đã hoạch định và chắc chắn.
Đây có thể là một bài viết hữu ích cho số vốn bạn đang tiết kiệm. Chúng ta luôn luôn tìm kiếm những công thức đầu tư thần kỳ (cũng như hay mơ mộng về những chuyện tình lãng mạn cháy bỏng); nhưng một người vợ hiền đảm đang hay một người chồng đàng hoàng có trách nhiệm, là điều tốt nhất cho cuộc sống hàng ngày hiện nay. Hãy nhìn vào thực tại, lo cho tương lai tài chánh của mình và gia đình, đừng để mất tiền vì những hoang tưởng nhất thời.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Doanh Nhân Việt Trong Thế Trận Toàn Cầu (Alan Phan)

Postby bevanng » 05 Nov 2016

Ảnh hưởng của tỷ giá trên BDS, vàng và chứng khoán

28 March 2015
Gần đây, hai yếu tố đã tạo những biến động ảnh hưởng mọi vận hành của nền kinh tế toàn cầu: đó là giá dầu khí và giá đồng US dollar. Có nhiều lý do tác động, ít hoặc nhiều, trực tiếp hay gián tiếp; nhưng phần lớn các chuyên gia kinh tế độc lập đều đồng ý về các nguyên nhân chính:
Về sự sụt giảm của giá dầu khí: Do việc tiếp tục tăng lượng sản xuất của Saudi Arabia để đánh phá kinh tế Iran và các nước Shiite; giá và lượng sản xuất của shale oil tại Mỹ; địa chính trị giữa Âu Mỹ và Nga; nhu cầu thế giới sụt giảm; đồng USD lên giá…
Về việc tăng giá của đồng UD dollar: Do ngân hàng trung ương Liên Âu (EU) bắt đầu chính sách QE kích cầu; kinh tế Mỹ hồi phục tốt hơn các khối quốc gia vùng miền (châu Âu, Nhật và Trung Quốc); thông báo về dự định tăng lãi suất của Federal Reserve (US)…
Những ảnh hưởng chính từ hai yếu tố trên:
- Những quốc gia sản xuất và ngành nghề liên quan đến dầu khí đã bị thiệt hại nặng (như Nga, Iran, Venezuela, Saudi Arabia) cũng như lợi nhuận của các công ty oil fracking, máy móc, dịch vụ cho kỹ nghệ về dầu khí.
- Người tiêu dùng và những quốc gia phải nhập khẩu dầu khí như châu Âu, Nhật Bản và Trung Quốc sẽ có thêm khoản thu nhập mà không bị lạm phát soi mòn, vì mức phát triển kinh tế vẫn chậm chạp khắp thế giới.
- Phần lớn ngành nông nghiệp sẽ hưởng lợi vì chi phí sản xuất tùy thuộc nhiều vào giá phân bón, giá nhiên liệu và vận chuyển.
- Việc đồng US dollar tăng giá coi như sẽ ảnh hưởng đến cán cân thương mại của mọi nền kinh tế, tích cực hay tiêu cực, tùy vào lượng xuất nhập khẩu.
- Vì là tiền tệ dùng cho phần lớn dịch vụ tài chánh, các khoản nợ bằng US dollar sẽ tạo thêm phí trả nợ nhất là với các nền kinh tế mới nổi như Indonesia, Brazil, South Africa… Nguy hiểm hơn, các cá cược về tiền tệ trên thị trường F/X (gọi là carry trade, tổng cộng khoảng 12 ngàn tỷ USD) có thể bị nổ tung, tạo một khủng hoảng tài chánh mới.
- Với Mỹ, việc tăng giá US dollar cũng đồng nghĩa với sự giảm khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu, tạo thua hụt cho doanh nghiệp Mỹ. Chửng khoán Mỹ liên tiếp tụt điểm vì lợi nhuận sẽ bị ảnh hưởng. Đây cũng là lý do cơ quan Fed phải ngưng tạm chương trình tăng lãi suất tháng vừa rồi vì sợ tạo một giá US dollar quá cao.
Tất cả những tác động trên đều có cơ hội tạo sóng tương tự cho nền kinh tế Việt Nam nhưng điều khác biệt là Việt Nam vẫn còn điều hành một hệ thống nửa nạc nửa mỡ, kiểu đầu voi tư bản với đuôi chuột xã hội. Do đó, chúng ta phải phân tích ảnh hưởng của chúng trên từng góc cạnh và ngành nghề độc đáo của Việt Nam.
Trước hết, phải hiểu rõ cốt lõi của loại kinh tế chỉ huy mà chúng ta đã copy từ Trung Quốc.

3 điều căn bản và sẽ không thay đổi trong thập niên tới
Cơ chế chính quyền của Việt Nam dựa trên sự ủng hộ và trung thành của gần 4 triệu đảng viên và công chức (cùng với gia đình) nên bộ máy chỉ có thể bành trướng chứ không thể thu hẹp. Do đó, ngân sách sẽ tiếp tục gia tăng và gánh nặng này phải do thuế và nợ công cân đối. Việc tăng trưởng GDP khoảng 5% mỗi năm không đủ để bù vào số lạm chi (theo ước tính sơ khởi, GDP phải tăng ít nhất là 8%).
Quyền lực các cấp lãnh đạo từ làng xã đến trung ương đến từ những đặc quyền đặc lợi ban phát cho các doanh nghiệp nhà nước và công ty sân sau của lãnh đạo. Do đó, mọi cố gắng để cổ phần hóa hay tư nhân hóa chỉ là phần nổi của vở kịch để làm vừa lòng các đòi hỏi của nhóm “kinh tế thị trường” từ Âu Mỹ; mọi sở hữu thực về tài sản vẫn do phe ta ôm chặt.
Trong 10 năm tới, kinh tế Việt vẫn có cá thể là gia công và nông nghiệp. Những hạ tầng cần để xây dựng một nền kinh tế hiện đại sẽ không thể hoàn tất vì những giải pháp đều đi ngược với quyền lợi của lãnh đạo. Chẳng hạn như nợ xấu của hệ thống ngân hàng, tính minh bạch của thị trường chứng khoán, việc thả nổi tỷ giá và liên thông tiền tệ…

3 dấu hiệu có thể gọi là “tích cực”
Sau những thất bại và trì trệ gần đây với các đầu cơ vào bất động sản, chứng khoán và thi công cho chánh phủ, các đại gia Việt bắt đầu đổ tiền vào ngành sản xuất và nông nghiệp (khá nhiều tiền đi qua kênh kiều-hối-quay-đầu và FDI). Đây có thể coi như là những “đánh cược” dài hạn do sự tin tưởng vào tiến bộ của nền kinh tế. (Cũng có thể những quyền lực phía sau đang ép buộc các đại gia lớn về việc đầu tư này để cứu vãn cash flow, nhưng phỏng đoán này không có bằng chứng).
Một tầng lớp trung lưu đang hình thành với thu nhập ổn định nhờ những cải tiến về công nghệ, giáo dục toàn cầu và sự du nhập của các doanh nghiệp nước ngoài. Nếu số lượng của tầng lớp này đạt hơn 25% dân số, những đột phá về cơ chế và cân bằng quyền lực có thể xẩy ra. Tuy nhiên, không ai nghĩ là quy trình sẽ hoàn tất trước 2030.
So với các quốc gia đối thủ, Việt Nam vẫn là một lựa chọn tốt của nhà đầu tư FDI. Nhân công nhiều và rẻ, ưu đãi từ chánh phủ cao, chính sách thuế và môi trường dễ thao túng, thị trường nội địa trẻ và nhiều hứa hẹn, cơ hội từ các FTA (free trade agreements) tốt… là những nguyên nhân hấp dẫn dòng tiền FDI.
Phải ghi nhớ thêm là nhìn từ lăng kính cao, qua những gam mầu sáng tối vừa kể, đời sống của đại đa số người dân vẫn phải chịu “sống với lũ” có tên là ô nhiễm môi trường, giao thông ùn tắc, y tế nguy hiểm, giáo dục lụn bại…

Những tác động đặc biệt đến các kênh đầu tư tại Việt Nam
Trong ngắn hạn (hai năm tới) nên lưu ý đến quyết định về tỷ giá của Ngân Hàng Nhà Nước. Hoặc giữ biên độ 2% mỗi năm, hoặc cho VN đồng tăng giảm theo giá trị thực tế sẽ ảnh hưởng nhiều đến dòng tiền FDI, lượng xuất siêu hay nhập siêu, giá trị tài sản, mức độ lạm phát so với tăng trưởng của thu nhập… Chẳng hạn khi FDI và lạm phát tăng vì tỷ giá US đô la cao, giá trị bất động sản sẽ bắt kịp với giá trị thực và cục máu đông nợ xấu có thể diễn biến tốt đẹp hơn. Xuất khẩu, du lịch… cũng gia tăng đem nhiều cơ hội về việc làm và khởi nghiệp.
Về dài hạn, những hiệp định về mậu dịch tự do (FTA) sẽ ảnh hưởng tốt đến dòng tiền FDI; nhưng cũng đem lại nhiều cạnh tranh từ các đối thủ nước ngoài. Nhưng đây có thể là một cơ hội tốt cho doanh nghiệp nội học hỏi và cải tiến.
Tóm lại, các yếu tố vĩ mô toàn cầu có thể ảnh hưởng đến những tài sản và đầu tư lớn; nhưng với đa số doanh nghiệp nhỏ vừa hay các nhân viên không nằm trong bộ phận quản lý, cuộc sống dù chật vật nhưng cũng sẽ trôi qua như chiếc lá giữa dòng nước lũ. Quay đi quay lại, rồi 40 năm nữa sẽ theo sau. Tôi không phải là thầy bói nên không biết lá số tử vi của các lãnh đạo Việt Nam và con cháu họ sẽ an bài như thế nào. Nhưng không ai có thể từ chối khả năng thay đổi của từng cá nhân chúng ta, vẫn còn trước mặt rất nhiều giải pháp sáng tạo, đặc thù… để xứng đáng vui hưởng những ân phúc mà Định Mệnh đã dành sẵn.

Chú giải:
- Bài viết là một dự đoán hoàn toàn do phân tích chủ quan. Tác giả xin minh xác là mình đã sai về nhiều dự đoán trong quá khứ;
- Các số liệu dựa vào thống kê của chính phủ VN mà nhiều lãnh đạo, chuyên gia vẫn bầy tỏ công khai sự nghi ngờ;
- Bài viết ngắn gọn theo lối business memo dành cho nội bộ BCA; không pha trộn màu mè triết thuyết hàn lâm. Bạn nào đọc mà vẫn không hiểu thì nên bỏ ngay nghiệp dư đầu tư; đưa tiền cho vợ hay gái tiêu xài có lẽ là giải pháp tốt nhất.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Doanh Nhân Việt Trong Thế Trận Toàn Cầu (Alan Phan)

Postby bevanng » 05 Nov 2016

Từ “sự kiện Alan Phan”: Khi cá nhân đối mặt nhóm lợi ích

Ngày: 03 / 04 / 2013
Góc nhìn của VnEconomy về vai trò của không gian tranh luận phù hợp nhân “sự kiện Alan Phan”…
Sự quan tâm và đồng cảm của số đông đối với Alan Phan vào thời điểm này không hẳn chỉ vì tò mò.
Giới thiệu về mình trên website cá nhân trước cả khi xảy ra cuộc tranh luận với Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội, TS. Alan Phan tự nhận mình là một người “từng thất bại”. Điều này, một lần nữa được ông xác nhận trong thư gửi Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội mới đây, rằng ông và các đối tác đã từng “trắng tay trả lại mọi vốn và lời trong dự án lớn ở Arizona vào năm 1982”.


Thời điểm đó, ít người tin chỉ 5 năm sau, năm 1987, ông là Việt kiều đầu tiên đưa công ty Hartcourt của mình niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ, để rồi có thời điểm công ty này đạt giá trị thị trường 700 triệu USD.
Những trải nghiệm “lên xuống” đó có lẽ là quá đủ để những ý kiến mà vị doanh nhân này đưa ra xứng đáng được xem như là “ý kiến chuyên gia”, nếu so sánh với hàng chục vị chuyên gia khác vẫn đang phát biểu về kinh doanh trên báo chí mỗi ngày, dẫu chưa một phút làm kinh doanh thực sự.
Không ai có thể cảm nhận được một cách sâu sắc những thành bại trong kinh doanh như chính các doanh nhân đã trần thân chịu đựng và thụ hưởng những điều đó.

“Công kích cá nhân”

Sự quan tâm và đồng cảm của số đông đối với Alan Phan vào thời điểm này, theo ghi nhận của VnEconomy, không hẳn chỉ vì tò mò. Khẳng định không có lợi ích liên quan, phát biểu mà ông đưa ra nhằm thẳng vào một nhóm lợi ích cụ thể trong nền kinh tế là các doanh nghiệp bất động sản, hiện vẫn đang tích cực vận động cho các gói cứu trợ của Chính phủ mà, phần nào đó, mọi việc đang thuận chiều!
Đáng tiếc, từ phát biểu của Alan Phan, những ai kỳ vọng vào một cuộc tranh luận mở để từ đó, các cơ quan chức năng có thể đưa ra những quyết sách phù hợp nhất cho thị trường hiện nay, sẽ cảm thấy thất vọng. Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội, cho dù không đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp bất động sản Việt Nam, đã lên tiếng một cách không theo lối tranh luận thông thường.
15 câu hỏi mà câu lạc bộ này gửi đi ghi rõ là để “chất vấn”, trong khi tính chính danh của bảng câu hỏi cũng đáng bị nghi ngờ: danh mục cập nhật của câu lạc bộ đăng trên website mới chỉ có chưa đầy 200 thành viên cả thể nhân và pháp nhân, thay vì “1.000 thành viên” như đã giới thiệu.
Thực tiễn tại các quốc gia phát triển cho thấy tranh luận là điều cần thiết để kiến tạo một xã hội văn minh. Tuy nhiên, điều cần tránh nhất trong tranh luận chính là sự ngụy biện trong các lập luận.
Người tinh ý cũng sẽ nhận ra rằng, danh mục thành viên của câu lạc bộ này không có nhiều đại gia đã và đang làm mưa làm gió trên thị trường mấy năm qua. Không chỉ vậy, chính nội dung các câu hỏi mới đáng quan tâm nhất: thay vì tạo ra không khí phản biện và tranh luận, nhiều câu hỏi đã vượt quá khuôn khổ của vấn đề.
Sẽ tốt biết bao nếu câu lạc bộ cử ra một vài chuyên gia, trên tinh thần thiện chí, cùng tranh luận mở với Alan Phan, dưới sự chứng kiến của truyền thông, về vấn đề cứu hay không cứu thị trường, thay vì những câu hỏi đại loại như, “ông đã có nhiều nghiên cứu với thị trường Việt Nam hay chưa”? Hay “kinh nghiệm thực tế của ông với thị trường bất động sản Việt Nam là gì”?…
Thái độ khá “căng thẳng” của phía Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội và những người ủng hộ còn thể hiện ở những bài báo công kích chính… cá nhân Alan Phan, nêu lại những thất bại trước đây của vị chuyên gia này. Nếu chứng minh được sự cần thiết, thông qua những con số và lập luận thuyết phục, về việc cần có các chính sách giải cứu thị trường, vì sao Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội không làm điều đó qua những bài tham luận, kiến nghị của mình?
Thực tiễn tại các quốc gia phát triển cho thấy tranh luận là điều cần thiết để kiến tạo một xã hội văn minh. Tuy nhiên, điều cần tránh nhất trong tranh luận chính là sự ngụy biện trong các lập luận. Gần đây, một bài viết về “Văn hóa tranh luận và vấn đề ngụy biện” đã nêu lên 50 hình thức khác nhau về ngụy biện, trong đó “hình thức thứ nhất” chính là “công kích cá nhân” (ad hominem).
“Đây là một loại ngụy biện phổ biến nhất, nguy hiểm nhất, và có “công hiệu” nhất, vì nó tấn công vào cá nhân của người tranh luận, và tìm cách trốn tránh luận điểm của cá nhân đó. Hình thức ngụy biện này thường xuất hiện dưới dạng: ông A phát biểu về một vấn đề; ông B tấn công vào cá nhân ông A, và làm cho người ta nghi ngờ luận điểm của ông A. Tuy nhiên, có thể không có mối liên hệ nào giữa cá nhân và luận điểm của ông A”, trích nguyên văn từ bài viết nói trên.
Dễ nhận thấy rằng, trong “50 chước ngụy biện” được liệt kê trong bài viết này, có khá nhiều chước đã được “hiện thực hóa” trong bảng câu hỏi 15 câu mà ông Alan Phan đã nhận được.

Tranh luận mở
Câu chuyện về Alan Phan có thể coi là một ví dụ tốt cho một vấn đề mà các chuyên gia đề cập đến từ lâu: sự cần thiết phải có một không gian tranh luận mở để các cá nhân, tổ chức có thể nêu chính kiến của mình trước các vấn đề của đời sống.
Tranh luận sẽ càng cần thiết hơn trong bối cảnh vấn đề đó liên quan và có thể tác động đến số đông, và chính quyền đang phải đắn đo để đưa ra các quyết định chính sách. Trong trường hợp này là sự đắn đo về việc “cứu hay không cứu” thị trường bất động sản vẫn đang trên đà suy giảm.
TS. Nguyễn Lương Hải Khôi, một chuyên gia người Việt đang công tác tại Nhật Bản, từng nói: “Độ “lớn” hay “nhỏ” của một quốc gia không được tính bằng số dân hay lãnh thổ, mà được tính bằng độ lớn của không gian tự do mà nền văn hóa của quốc gia đó mở ra cho mỗi cá nhân”. Một người nổi tiếng khác, GS. Ngô Bảo Châu, nói: “Nếu không có phản biện thì xã hội coi như chết lâm sàng”.
Cuộc tranh cãi nên dừng lại ở đây, để những người dân chưa có nhà không nên kỳ vọng vào một phép lạ trong tương lai gần. Nhưng trong sâu thẳm, tôi vẫn mang nhiều hy vọng. TS. Alan Phan
Điều đáng tiếc nhất cho một quốc gia là khi các chính sách được ban hành không dựa trên quá trình tham vấn nghiêm túc các bên liên quan. Những sai lầm trong chính sách kinh tế của Việt Nam trong thời gian gần đây là những minh chứng, như chính sách hình thành các tập đoàn kinh tế nhà nước, điều đã được nhiều chuyên gia nhất loạt phản đối ngay thời điểm ý tưởng này mới được hình thành.
Đối với bất động sản, những cảnh báo về “bong bóng” đã đến từ những năm 2008 - 2009, trong sự “làm ngơ” của các cơ quan chức năng. Khi chính sách tạo thuận lợi cho đầu cơ ngắn hạn, khó có thể trách các nhà đầu tư chạy theo ngắn hạn.
Alan Phan cho rằng, “không có kẻ thắng người thua trong tranh luận dựa trên tri thức. Không ai độc quyền chân lý. Một cuộc tranh luận cởi mở trên một sân chơi bằng phẳng là đích đến mong đợi của mọi người dân sau những ồn ào hỗn loạn của PR và tâm lý bầy đàn”. Điều đáng tiếc chính là việc dù rất tin tưởng vào ý kiến và những lập luận của mình, ông cũng dường như đang mất dần niềm tin khi “tiên đoán là Chính phủ rồi cũng sẽ tung nhiều gói cứu trợ bất động sản mặc cho sự can gián của nhiều chuyên gia và đa số người dân”.
“So với quý vị, tiếng nói của chúng tôi không đủ trọng lượng để cơ quan quản lý lưu tâm. Do đó, cuộc tranh cãi nên dừng lại ở đây, để những người dân chưa có nhà không nên kỳ vọng vào một phép lạ trong tương lai gần. Nhưng trong sâu thẳm, tôi vẫn mang nhiều hy vọng. Có thể một lúc nào đó, những tinh hoa của đất Việt sẽ quên đi quyền lợi cá nhân của mình và gia đình… để san sẻ lại cho các người dân kém may mắn hơn”, ông viết. Tâm sự này của Alan Phan, dường như đang mở ra những tranh luận mới, không chỉ về bất động sản.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Doanh Nhân Việt Trong Thế Trận Toàn Cầu (Alan Phan)

Postby bevanng » 06 Nov 2016

TS Alan Phan: “Ghét ai thì thích xúi người ta mở nhà hàng”

Ngày: 14/03/2014
KINH DOANH ẤM THỰC: Lợi Thế Cạnh Tranh Của Việt Nam?

TS. Alan Phan cho rằng, kinh doanh nhà hàng ở Mỹ là một ngành rất khó, tỉ lệ thành công lớn rất hiếm hoi. McDonald's là thương hiệu lớn toàn cầu nhưng sự thành công sau này tại Việt Nam còn tùy thuộc rất nhiều điều, trong đó không thể thiếu sự cạnh tranh từ các chuỗi khác như Burger King, RFC, Pizza Hut hay Lotteria…

Hỏi: Kinh tế gia lừng danh, Michael Porter, trong lần thăm Việt Nam, có phán là ẩm thực Việt Nam tuyệt vời và có thể là vũ khí mạnh để cạnh tranh trên thị trường thế giới, ông có ý kiến gì?
AP: Tôi rất kính phục GS Porter về những thành tựu trong lĩnh vực học thuật. Tuy nhiên, tôi nghĩ lời ông phán về kinh doanh ẩm thực, hoặc là không thực tế, hoặc chỉ là lời xã giao với Việt Nam. Ẩm thực của quốc gia nào cũng đều rất đặc thù và được sự ưa chuộng của nhiều người trên thế giới tùy theo khẩu vị cá nhân. Hiện nay, bên Mỹ, phổ thông nhất là món ăn Ý hay Tàu, với Mexico, Nhật, Ấn và Thái Lan đang trên đà tăng trưởng. Quan trọng hơn hết là các yếu tố kinh doanh không liên quan nhiều đến xuất xứ quốc gia của món ăn.

Hỏi: Những yếu tố này gồm những gì thưa ông?
AP: Tôi đã từng thất bại trong việc kinh doanh nhà hàng cách đây 28 năm, nên sau đó, có tìm hiểu thêm về các chất tố thành công cho một nhà hàng. Vài thống kê và nghiên cứu cho thấy món ăn ngon chỉ chiếm khoảng 17% trong quyết định chọn lựa một nhà hàng của khách. Các yếu tố quan trọng không kém là kinh nghiệm quản lý, thương hiệu, phong cách, môi trường, vị trí, sự thuận lợi và tiện nghi dựa theo mục đích của khách, giá cả, thói quen của khách hàng, tiêu chuẩn sạch và cách phục vụ. Dĩ nhiên, đây là các yếu tố cho một nhà hàng full-service của Mỹ. Một nhà hàng tương tự ở Việt Nam hay một mô hình “thức ăn nhanh” có thể khác hơn ở nhiều điểm.

Hỏi: ông có thể tiết lộ về tình huống thất bại 28 năm trước về nhà hàng của ông?
AP: Khoảng 1985, tôi kiếm khá tiền trong các kinh doanh khác, nên không hề có ý định mở nhà hàng. Cô bạn gái người Anh sau vài tháng cặp kè cho biết là cô đã từng học ở Cordon Bleu ở Paris nên mong ước làm chủ một nhà hàng Pháp ở California. Vì mê gái, tôi đành chìu ý. Tuy nhiên, sau khi đầu tư hơn 250 ngàn đô la để hoàn tất, tôi khám phá là cô bạn gái đã không biết nấu ăn lại còn không quản lý nổi, nên phải thuê các nhân viên khác thay thế. Riêng mình phải chạy ngược xuôi, vừa trông coi tiền bạc vừa tìm người sang lại cửa hàng. Tóm tắt, tôi mất gần 1 năm và 100 ngàn trong phi vụ này. Không đau vì tiền; nhưng vẫn ngậm ngùi khi mất một cô bạn gái lý tưởng.
Sau này, tôi ghét ai thì thích xúi người ta mở nhà hàng. Đây là một ngành nghề khó khăn nhất với nhiều doanh nhân tại Mỹ vì tỷ lệ thành công lớn rất hiếm hoi.

Hỏi: Gần đây, McDonald đã tiến vào thị trường Việt Nam gây nhiều ồn ào trên các mạng truyền thông, ông nghĩ thế nào về lợi thế cạnh tranh của họ?
AP: McDonald là thương hiệu lớn toàn cầu lại do một doanh nhân nổi tiếng nhất Việt Nam chủ trì nên gây nhiều dư luận ồn ào. Tuy nhiên, sự thành công sau cùng, nếu có, của McDonald tại Việt Nam tùy thuộc rất nhiều vào sức mạnh nội tại của bộ máy quản lý trong việc điều hành và sử dụng lợi thế thương hiệu. Quan trọng nhất là họ có đáp ứng được nhu cầu của khách hàng tiềm năng mà họ đã định vị. Cạnh tranh từ các xâu chuỗi khác như Burger King, KFC, Pizza Hut hay Lotteria… cũng là một yếu tố rủi ro.

Hỏi: Nhiều nơi cho là bánh mì kẹp thịt Việt Nam có thế cạnh tranh rất tốt trong thị trường thức ăn nhanh của thế giới?
AP: Hiện nay, bánh mì kẹp thịt của Việt Nam khá giống sản phẩm và mô hình kinh doanh của xâu chuỗi Subway Sandwich lớn nhất toàn cầu. Subway thành công nhờ sản phẩm khá đa dạng, đơn giản, nhiều dinh dưỡng (khi so với các chuỗi burger hay gà rán) nhưng hợp khẩu vị. Thêm vào đó, cách phục vụ nhanh chóng; bảo đảm về đồng nhất của chất lượng, môi trường sạch là các yếu tố quan trọng khác.
Bắt chước thành công của Subway là xâu chuỗi bánh mì kẹp thịt của Pret a Manger, Oliver's, Delifrance… tại Á Châu. Còn khắp thế giới, loại bánh mì Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ… cũng khá phổ biến.
Nếu có doanh nhân nào muốn tạo nên một xâu chuỗi bánh mì thịt Việt như Lee's Sandwiches ở California, thì cũng có thể thành công tùy sức mạnh quản lý và khả năng tài chánh.
Nhưng chỉ cần bán bánh mì thịt mà giàu… thì hơi hoang tưởng.

Hỏi: Còn phở Việt Nam? Ông đánh giá cơ hội?
AP: Tôi tin là nếu doanh nhân nào muốn thiết lập một xâu chuỗi thức ăn nhanh dùng bánh mì hay phở hay cơm kẹp, xôi, cháo, bún… làm sản phẩm có thể tìm ra những nghiên cứu về sự thành công của các xâu chuỗi thức ăn nhanh. Phở 24 đã tạo những tiếng vang cho phở Việt lúc đầu. Khi có kế hoạch bài bản, nhóm quản trị giỏi và sáng tạo, lợi thế cạnh tranh, vốn mạnh… các doanh nhân đều có cơ hội thành công trong ngành ẩm thực.

Hỏi: Qua đến lãnh vực quán cà phê, theo ông thì liệu chúng ta có thể xâm chiếm tốt thị trường Mỹ hay các quốc gia lân cận?
AP: Cái này thì phải hỏi ông Đặng Lê Nguyên Vũ hay ông gì mua lại một thị trấn nhỏ bên Mỹ để… bán cà phê phin cho dân quê Mỹ. Họ có dư thừa kinh nghiệm xương máu.

Hỏi: Người Việt mở khá nhiều quán ăn đủ loại ở Âu Mỹ hay Úc. Có ai đã thành công và đạt đỉnh của danh tiếng, cũng như lợi nhuận?
AP: Tôi không rõ lắm vì qua đến Âu Mỹ, tôi lại ít chọn quán ăn Á Châu. Tuy nhiên, ngoài các nhà hàng phục vụ chính yếu cho Việt Kiều, quán ăn của gia đình chị An tên Crustaceans ở Beverly Hills tạo nhiều tiếng vang trên các mạng truyền thông nhờ thu hút nhiều siêu sao và giới nghệ sĩ Hollywood. Tuy vậy, khi gia đình mở các nhà hàng Crustaceans khác Ở Las Vegas hay Newport Beach, dường như họ lại không thành công.
Qua báo chí, cũng có rất nhiều tiệm ăn Việt được khen ngợi, nhưng như tôi đã nói từ đầu, đây là những thành công cá nhân, đi song song với rất nhiều thất bại của các tiệm Việt khác (tỷ lệ thất bại khoảng 70% cũng gần giống với mọi tiệm ăn có các thực đơn từ mọi nước khác). Món ăn Việt chỉ là một sản phẩm, dù đặc thù và dinh dưỡng, vẫn chưa đủ là yếu tố chắc chắn sẽ đem lại thành công cho doanh nhân.
Tôi còn nhớ một tiệm ăn Việt rất thành công ở Shanghai do một người Tàu Hồng Kông thiết lập và không có cả một người bếp Việt, ông chủ cười nói nhân viên nấu ăn của tôi học ẩm thực Việt qua Internet.

Hỏi: Như vậy, ông khuyên gì cho các doanh nhân trẻ đang mơ mộng kinh doanh ẩm thực?
AP: Cũng giống như mọi ngành kinh doanh khác: phải có kỹ năng, kinh nghiệm và nhóm quản lý - phụ trợ sáng tạo, kiên trì (management and business network). Trước khi làm gì, phải hoàn tất một kế hoạch kinh doanh bài bản, nêu rõ những lợi thế cạnh tranh và khả năng tài chánh. Tất cả bắt đầu bằng một ước mơ, nhưng khi phát triển, cần những hành động thiết thực rõ ràng.
Xin cám ơn ông.

Bài Phỏng Vấn TS Alan Phan
Theo Một Thế Giới 14/3/2014
Do Terry Trần thực hiện
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Doanh Nhân Việt Trong Thế Trận Toàn Cầu (Alan Phan)

Postby bevanng » 06 Nov 2016

Bất Động sản và Kinh Tế Thị Trường

14 Nov 2014
Một trong những đặc thù của thị trường BDS Việt Nam là “giá cả” không dựa trên “thu nhập”. Trong nền kinh tế tuân theo quy luật thị trường, thì giá trị thực của sản phẩm phải dựa trên “nhu cầu” và “khả năng chi trả” của người tiêu dùng. Khi thị trường được bóp méo bởi các hành vi của các nhóm đầu cơ và lợi ích, chúng tạo ra “bong bóng tài sản” hay “giá quá rẻ để lợi dụng”. Các hành vi này có thể đến trực tiếp từ những doanh nghiệp liên quan hay từ chính phủ qua các luật lệ (phát sinh từ lobby).
Càng xa rời “nhu cầu” và “khả năng chi trả” (thu nhập thực sự), việc điều chỉnh giá cả để quay về với “giá trị thực” càng gay gắt và xáo trộn. Thời gian điều chỉnh cũng mất lâu hơn do nợ xấu phát sinh và ngân hàng và nhà đầu tư bị ứ đọng hàng tồn kho.
Để hiểu rõ nghịch lý này về BDS tại Việt Nam, chỉ cần đọc qua một mẩu tin nhỏ trên mạng hôm nay.
Đó là giá nhà trung bình của một căn nhà trung bình tại 5 thành phố trung bình của Mỹ. Trung bình được hiểu theo 2 nghĩa: average (tổng số cộng chia ra) hay median (số giữa của 50% cao hơn và thấp hơn). Ở Mỹ, một căn nhà trung bình gọi là family home thường có 4 phòng ngủ và 2 phòng tắm, rộng khoảng 200 mét vuông. Dĩ nhiên là có phòng khách, phòng chơi, phòng bếp, phòng chứa đồ, giặt ủi, nhà để xe hơi và vườn bao quanh (cũng bằng khoảng diện tích căn nhà = 200 mét vuông)
Khi duyệt qua các giá nhà này, xin nhớ rằng thu nhập trung bình của một người Mỹ theo thống kê năm 2013 là $51,939 đô la (tính theo median) hay $81,400 (tính theo average). Thu nhập của một người Việt là $1,922 (average) trong 2013.
Một chuyên viên địa ốc gởi cho tôi một tóm lược của trulia.com (web site mua bán địa ốc lớn) như sau:
- Cleveland, Ohio $64,993 (tương đương với 1 tỷ 378 triệu đồng VN hay 6 triệu 800 ngàn đồng VN một mét vuông)
- Riverdale, Georgia $68,207
- Park Forest, Illinois $75,647
- Lake Wales, Florida $82,230
- Buffalo, New York $97,288
Đây là hình ảnh căn nhà đang rao bán với giá 1.378 tỷ đồng ở Cleveland. Bạn có thể lên Net tìm các chi tiết khác về căn nhà. Một người Mỹ có thu nhập trung bình có thể mua căn nhà này sau 15 tháng làm việc. Người Việt: 33 năm. Dĩ nhiên, để đơn giản hóa, tôi không bao gồm các chi thu cần thiết khác.
Các bạn có thể tự mình rút ra các kết luận.
Các nhóm lợi ích luôn luôn bào chữa “cái xứ mình nó khác”. Nhưng nếu nói chuyện tiền bạc, về lâu về dài, không có gì khác cả.

P. S. Sau khi đăng bài, vài BCA khuyên là tôi nên trả lời những công kích các “dư luận viên” đang ném đá vì một trích dẫn bài viết này trên một tờ báo nào đó. Bài viết của tôi về BDS luôn chịu nhiều búa rìu vì các thế lực… mà các bạn đã biết rồi. Nhe răng cười trừ thôi.
Ngoài ra vài critics chưa đọc bài “gốc” này và chưa hiểu rõ định nghĩa về trung bình (average hay median). Nên thương họ.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Doanh Nhân Việt Trong Thế Trận Toàn Cầu (Alan Phan)

Postby bevanng » 06 Nov 2016

Qua cơn thành bại mất còn

Ngày: 28/03/2014
Mỗi năm tôi thường về lại Mỹ vài lần. Ngoài chuyện thăm gia đình bạn hữu, gặp các đối tác làm ăn, tôi dùng cơ hội này để nâng cấp phần mềm (download the updates) cho đầu óc vì trí tuệ Mỹ vẫn đi trước thiên hạ về tư duy, trào lưu, thay đổi và sáng tạo. Đứng từ xa, nhìn lại môi trường sống của Á Châu, Việt Nam và những công việc đang làm mỗi ngày bên đó cũng cho tôi một định vị chính xác hơn về thực tại.
Nhiều bạn BCA nói sao lúc này bác tiêu cực quá vậy khi nói về Việt Nam. Các bạn hay lầm giữa nhận định và thái độ. Một tư duy khoa học không cho phép doanh nhân hay nhà phân tích được tiêu cực hay tích cực trong phán đoán. Biết rõ thực tại rất cần thiết cho thái độ hành xử sau đó, dù tích hay tiêu cực. Nếu các bạn thấy như vậy, thì có lẽ thực tại ở Việt nam đang xấu đi chăng?
Tuy nhiên, dù thực tại có tệ hại đến đâu đi nữa, tin mừng cho mọi người là nó có thể được thay đổi, cải thiện và tạo cơ hội mới. Nghèo khổ hay khó khăn không bao giờ là bản án chung thân, trừ khi người nhận bằng lòng. Nhưng không hành động mà đợi chờ một thay đổi gì xẩy đến để cuộc sống tươi đẹp hơn thì đây là thái độ tích cực của người tâm thần.
Tôi về Việt Nam năm 1968 sau khi tốt nghiệp đại học ở Mỹ. Sau 7 năm vất vả, tôi tạo được một tài sản khá lớn vào thời đó. Cơn sóng thần 1975 cuốn trôi tất cả và tôi quay lại Mỹ với hai bàn tay trắng. Trong khi vợ khóc sướt mướt vì mất mát, tôi vẫn hưng phấn và lạc quan. Trong tôi, không một chút oán hận hay giận dữ, không trách móc ai hay đổ lỗi cho số phận xui xẻo. Bởi vì tôi hiểu là dù thực tại có bê bết, Alan Phan vẫn là Alan Phan. Đầu óc còn sáng tạo, thân thể còn mạnh khỏe, tinh thần còn nghị lực và tâm linh còn trong suốt thì tất cả tài sản vừa mất sẽ được tái tạo mấy hồi. Trong khi đó, một người em và nhiều người bạn đã bị tình thế chôn vùi vì sự suy sụp trong tư duy và thái độ sống.
Một điều nữa, mỗi lần tôi mất tài sản, tôi lại kiếm được nhiều gấp trăm lần, vào dịp kế tiếp; đến độ một bạn làm ăn diễu “mày nên mất thêm vài chục triệu, rồi vài trăm triệu, thì mày có thể bắt kịp Bill Gates đó.”
Mấy năm vừa qua tôi lại hay về Việt Nam. Lần này công ty tôi đầu tư đang thua lỗ, nhưng đây không phải là điều tôi quan tâm. Tiền hay tài sản, dù quan trọng, vẫn là chuyện nhỏ. Chuyện lớn hơn là mục đích truyền đạt cái tư duy và kinh nghiệm sau 43 năm giang hồ. Tôi hy vọng là các bạn trẻ và các quan chức sẽ có can đảm và ý chí để thay đổi, để vượt biển lớn, để tung bay tranh đấu cùng thế giới.
Tuy nhiên, tôi cũng không mấy thành công. Phần lớn các tư vấn và các buổi thuyết giảng miễn phí đã không tạo được lực đẩy nào đáng kể ngoài vài cái gật đầu lịch sự. Nhưng tôi cho rằng có lẽ tại mình thiếu kỹ năng truyền đạt? Dù không có ảo vọng về bất cứ thành quả gì, tôi cũng ngạc nhiên với sự hững hờ này.
Tôi chỉ hy vọng một điều vào lúc này. Là các bạn trẻ hãy giữ vững niềm tin và hiểu rằng mọi tình thế ngoài kia, tốt hay xấu, sẽ có ảnh hưởng rất ít trong định mệnh mỗi người. Những gì tôi viết ra có thể là những tiên đoán về tương lai; nhưng tôi muốn mọi người phải hiểu là chúng ta thực sự đang tạo dựng tương lai bằng hành động mỗi ngày. Sự thành công hay thua kém sau này do chính chúng ta quyết định ngày hôm nay.
Doanh nhân, chiến sĩ, anh hùng, triết gia, nghệ sĩ… đến rồi đi. Vài người có thể để lại dấu ấn. Họ có thể làm cuộc sống phong phú hơn (hay khổ cực hơn nếu họ đem đến những tư tưởng và cơ chế rác rưởi). Nhưng về lâu về dài, qua những cơn thành bại, qua những thử mất còn, chúng ta vẫn là chúng ta. Một con người dù đối diện với bao trải nghiệm hỉ nộ ái ố… vẫn là một con người phản ảnh đúng nghĩa theo suy tưởng tự do của mình.
Đừng để ai cướp đi điều đó.

PS: Dù bài viết từ 2012, một BCA yêu cầu tôi cho đăng lại. Sau một mùa đông dài và thật lạnh tại Mỹ, hôm nay nắng xuân lại tràn về như muôn thuở. Chim chóc lại ca hát, những cánh hoa vàng lại nỡ rộ ven đường. Tôi muốn nhắn gửi về những bằng hữu bên kia đại dương: quy luật tuần hoàn của vũ trụ sẽ là kẻ chiến thắng sau cùng.
Giữ vững niềm tin, bạn nhé. Failure is not an option (Thất bại không thể là một lựa chọn).
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Doanh Nhân Việt Trong Thế Trận Toàn Cầu (Alan Phan)

Postby bevanng » 06 Nov 2016

Tuổi Trẻ Đói Khát

Ngày: 29/09/2014
… Đưa người ta không đưa qua sông
Sao nghe tiếng sóng ở trong lòng…

(Thơ Thâm Tâm)

Tôi ra Hà Nội trưa 25/9/2014, một chuyến đi không nhiều mục đích, ngoài việc gặp lại các bạn trẻ Việt để “say goodbye”. Không biết bao giờ gặp lại, nhưng hai điều tôi sẽ không quên: cái “tâm hồn Hà Nội” đang vào thu và cái quyến rũ của sự lạc quan bất tận dù phải bao quanh bởi một môi trường xấu xí.
Dù đã thông báo, vị tỷ phú giàu thư hai ở Việt Nam hay cô siêu mẫu tăm tiếng của thị trường “ngách” đều không xuất hiện. Có lẽ họ đã tự “hook up” ở một điểm bí ẩn nào rồi… Nhưng đó là cái may; vì tôi có cơ hội ăn tối với 40 doanh nhân trẻ, tràn đầy nhiệt huyết cùng những ý tưởng kinh doanh sáng tạo. Thay vì đem ngọn lửa đến cho họ, tôi mới là người nhận được “lửa” cho những ngày tháng đang mỏi mệt vì nhàm chán.
Những ngày kế tiếp, tôi lại hân hạnh gặp thêm cả trăm bạn trẻ khác trong 2 cuộc hội thảo; cũng như mạn đàm với những doanh nhân, những quản lý công ty đang xông pha chiến địa. Họ giúp tôi một góc nhìn về thực trạng của những vấn đề đang đối diện. Chúng tôi quên hẳn đi những phân tích lý thuyết về “tái cơ cấu” “cải cách thể chế”(tôi sẽ điên nếu nghe thêm những chữ này một lần nữa), về “quyết tâm chính trị”, về “thoát Trung”, về “DNNN”, về “lịch sử của gương đạo đức” hay về “hồi phục kinh tế”. Giàn khoan duy nhất mà các bạn trẻ này thảo luận là giàn khoan của cá nhân, không đem đặt cọc sớm thì sẽ bị rỉ sét rất lẹ.
Nói chung, sức sống và tinh thần kinh doanh vẫn bộc phát mạnh mẽ qua lời nói và hành động. Tuổi trẻ Việt Nam không bao giờ sờn chí, tiếp tục bước đi để xây dựng cho mình và thế hệ sau một “thịnh vượng tử tế”, mặc cho sự cám dỗ của nghề làm quan, của văn hóa phong bì, của lối làm ăn cửa hậu… Họ vẫn lên kế hoạch cho những doanh nghiệp lấy chất lượng sản phẩm và dịch vụ làm mục tiêu và đào tạo thêm kỹ năng cũng như trải nghiệm cho hành trình khó khăn hàng ngày.
Có nhiều lý do để tôi rời bỏ Việt Nam đi tìm một môi trường kinh doanh khác… nhưng lý do thường níu kéo tôi lại nơi đây là “ngọn lửa” của tuổi trẻ Việt. Họ làm tôi gợi nhớ đến hình ảnh của tôi, 30, 40 năm về trước… Tôi gặp một chị quản lý cao cấp của một tập đoàn tư nhân Việt lớn, đã từng làm cho Wall Street hơn chục năm tại Mỹ, Nhật, Thái Lan, và thông thạo 4 ngoại ngữ. Vừa nghỉ việc, nhưng không muốn quay về Mỹ, mà bám trụ ở Việt Nam tìm cơ hội mới. Một tinh thần yêu nước âm thầm mà không phải ồn ào cờ pháo về “tự hào là người Việt Nam”.
Cũng như tôi ngày xưa, mọi người trẻ đều mang trong mình cái đói khát… đói tự do và khát thành công.
Tôi không có quà chia tay nào, ngoài những lời nói mà có lẽ mọi BCA đều biết rõ:

Biết
Biết mình, biết người, biết tìm thầy, biết định vị, biết lực chuyển, biết sản phẩm, biết thị trường, biết công nghệ, biết hiền tài, biết tài chánh, biết văn hóa giao tiếp. Không biết thì tìm và học; và liên tục hỏi. Nghi ngờ mọi kiến thức bất cứ từ đâu và tìm cho ra một sự thật “tương đối” qua cả trăm nghiên khảo và góc nhìn. Trong đời, tôi chưa gặp một doanh nhân nào có chút thành công mà ngu xuẩn. Kiến thức là nền tảng của mọi ngành nghề kinh doanh, dù là kinh doanh cơ bắp.
Có biết, chúng ta mới có thể lập ra một kế hoạch bài bản, mới tìm được người đỡ đầu hay tài trợ, mới xây dựng được mạng lưới thân hữu (networking) và mới quản lý được mọi rủi ro.

Tăng giá trị
Nguyên lý đơn giản trong việc kiếm tiền lương thiện: tạo nên giá trị gia tăng. Ngay cả cá nhân, muốn mức lương cao hơn, phải tăng giá trị kỹ năng và trải nghiệm của mình. Khi tăng giá trị doanh nghiệp qua bất cứ yếu tố nào, chúng ta tăng thị giá của doanh nghiệp và của chính mình. Tăng chất lượng sản phẩm, tăng lợi thế cạnh tranh trong tiếp thị, tăng tính khả dụng của công nghệ, tăng hiệu năng của đội ngũ, tăng sức mạnh của công cụ tài chánh… là những phương thức tăng giá trị phổ thông cho việc kinh doanh hàng ngày. Đây là cách kiếm tiền chắc chắn và bền vững trong bất cứ tình huống nào. 
Hành trình tăng giá trị cũng gay go cam khổ. Kiên nhẫn và liên tục hành động thay vì chém gió là lựa chọn duy nhất. Chấp nhận thay đổi, điều chỉnh quản lý, cởi mở sáng tạo… là những hành xử phải tạo thành thói quen.

Tin vào mình

Giữa cái nhiễu nhương của buổi giao thời mạt hạ, đừng tin vào những lời PR rỗng tuếch, những số liệu tự sướng, những khẩu hiệu bích chương rẻ tiền. Bao quanh bởi văn hóa giả dối, trơ trẽn và lừa gạt, chúng ta phải bám chặt vào các trụ đỡ của nhân cách, đạo đức và tâm linh. Niềm tin và chính nghĩa duy nhất là tin vào chính mình, đừng bị lừa gạt bởi những giáo chủ bịp bợm, những lý thuyết rác rưởi, những che đậy phi khoa học.
Tin vào nhận xét, phán đoán của chính mình sau khi nghiên khảo cẩn thận và lục lọi đầy đủ. Học nghệ thuật đúc kết của những thám tử hay nhất để tìm ra những động lực ngầm ở phía hậu cần. Đừng để lòng tham hay xúc cảm làm mờ mắt và tạm quên sự thật. Ngoài kiến thức, chúng ta còn một trực giác bén nhậy. Hãy để mọi sự lắng im để phân biệt bạn thù, để hiểu quyền lợi của mọi phía, kể cả mình. Đừng ngây thơ và hoang tưởng về những cái bánh vẽ đang ngập tràn xã hội.
Khi các bạn nằm lòng 3 nguyên lý trên, các bạn đã sẵn sàng để bơi ra biển lớn, trực diện với nhóm cá mập đang dấu diếm và thụ hưởng kho báu của nhân loại. Bạn có đầy đủ quyền năng và căn bản luân lý để chiếm hữu và giao lại cho đám đông yếu kém ngoài kia “gia tài của mẹ”. Dù nhiều khi, bạn chỉ cần tuyên dương cho chính mình, “yes, I can”.
Như một triết gia nào đã hào hứng, “bạn không có gì để mất… ngoài cái thắt lưng quần của bạn”.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Doanh Nhân Việt Trong Thế Trận Toàn Cầu (Alan Phan)

Postby bevanng » 06 Nov 2016

Cuộc Chơi Mới Của Alan Phan

Ngày: 08 / 10 / 2014
Trong bài viết gần đây nhất “Tuổi trẻ đói khát”, TS. Alan Phan thổ lộ quyết định rời Việt Nam trở về Mỹ làm ăn: “Có nhiều lý do để tôi rời Việt Nam đi tìm một môi trường kinh doanh khác… nhưng lý do thường níu kéo tôi lại noi đây là “ngọn lửa” của tuổi trẻ Việt”.
“Họ làm tôi gợi nhớ đến hình ảnh của tôi khoảng 30, 40 năm về trước… Cũng như tôi ngày xưa, mọi người trẻ đều mang trong mình cái đói khát… đói tự do và khát thành công”.

Tin ông ra đi khiến nhiều người nuối tiếc, nhất là giới doanh nhân. Khởi nghiệp một lần nữa ở tuổi 69, vậy ông đang khát gì? BizLIVE đã gặp gỡ ông để trao đổi về câu chuyện này.

PV: Lý do ông rời bỏ Việt Nam?
Alan Phan: Chữ “rời bỏ” quá rộng và có thể gây hiểu lầm. Thực sự, 8 năm nay tôi về Việt Nam khá thường xuyên nhưng nơi định cư chính vẫn là ở Hong Kong và Thượng Hải. Lần này tôi sẽ định cư lâu dài ở Mỹ.

PV: Nghĩa là rời bỏ “châu Á”? Vì lý do kinh doanh hay vì lý do nào khác?
Alan Phan: Trong cuộc sống của tôi, kinh doanh là một “hobby” lớn nên tỷ trọng trong mọi quyết định khá cao. Tuy nhiên, lần này lý do chính là vì một quyết tâm thay đổi. Tôi đã ở châu Á suốt 20 năm qua, đã đến lúc phải lật một trang “sử” mới cho đời sống cá nhân.

PV: Ở tuổi 69? Và tại sao Mỹ?
Alan Phan: Khi tôi bắt đầu thấy sự nhàm chán chiếm hữu phần lớn tư duy và ngọn lửa nội tại, là tôi bắt đầu phân tích và tìm giải pháp để cuộc sống hàng ngày năng động và khởi sắc hơn. Ở bất cứ tuổi nào. Ưu tiên về lựa chọn và phong cách có thể thay đổi theo tuổi tác, nhưng chúng ta luôn cần tìm cho ra hạnh phúc của cá nhân mới đóng góp hữu hiệu được cho gia đình, bạn bè và tha nhân.
Môi trường sống ở Mỹ là lựa chọn số 1 của gia đình. Trẻ em và phụ nữ tìm thấy sự tự lập và hài hòa rất cần cho tâm hồn dễ bị thương tổn. Riêng tôi, sau khi nghiên khảo về những lực chuyển của nền kinh tế thế giới gần đây, tôi thấy xứ Mỹ sẽ lại là sân chơi tiên phong cho doanh nhân dựa trên kiến thức, công nghệ và quy luật thị trường. Ít nhất trong vài chục năm tới. Nó sẽ giúp tôi hào hứng và sáng tạo trong cuộc chơi mới.

PV: Cuộc chơi mới sẽ gồm những gì? ông có thể cho biết cụ thể hơn?
Alan Phan: Tôi đã thiết lập một quỹ đầu tư nhỏ cùng 2 đối tác Mỹ lâu năm trong nghề. Họ đã có sẵn cơ sử, nhân viên, mạng lưới tài chánh… và tôi cũng đã làm hơn 20 năm trong lĩnh vực này, nên chắc sẽ còn dư thì giờ làm những phi vụ khác. Thực sự, tôi muốn thiết lập một doanh nghiệp mới dựa trên công nghệ in 3D tạo ra một sản phẩm đặc thù và xây dựng hoàn thiện một thương hiệu mình có thể hãnh diện.

PV: Một dự án như vậy phải mất bao lâu và cơ hội thành công thế nào?
Alan Phan: Tôi dự trù sẽ đầu tư ít nhất 20 năm nữa của cuộc đời mình (nếu Trời cho sống mạnh khỏe đến đó) và sau đó sẽ cần một thế hệ lãnh đạo mới cho công ty trong nhiều thập kỷ khác. Còn tỷ lệ thành công thì chắc cũng như các khởi nghiệp khác, khoảng 10 đến 20 phần trăm.

PV: Nghĩa là rất rủi ro và có thể trở thành một thất bại cuối đời?
Alan Phan: Điều lo ngại duy nhất của tôi là khi vào cuộc chơi mới, mình có giữ được niềm tin và đam mê, đủ sức khỏe để thi thố mọi nội lực và hãnh diện với phong cách chơi của mình. Chuyện thành bại còn cả 20 năm hơn mới rõ ràng, không nên suy tính lo lắng vào thời điểm này. Cứ đi ắt sẽ đến mà.

PV: Còn chuyện viết “lách” trên Góc Nhìn Alan và những cuốn sách? Ông có thì giờ đế tiếp tục?
Alan Phan: Ngày xưa, trong 4 món tứ đổ tường, tôi chỉ thích có 1 món và mất khoảng 25% thì giờ vào đó. Bây giờ, già, hết hormone và có gia đình, tôi không còn phải mất thì giờ vào món đó. Như vậy, chắc chắn là tôi vẫn còn 25% khung thời gian.

PV: Quay qua một đề tài khác, ông nghĩ thế nào về cơ hội làm ăn ở Việt Nam?
Alan Phan: Vì NGI (thu nhập cá nhân) đang ở vào mức rất thấp tại châu Á, nên Việt Nam có nhiều room để tăng trưởng lâu dài. Đây là một tiềm năng luôn làm các nhà đầu tư nước ngoài trọng vọng. Tuy nhiên, sau khi vào cuộc, họ thường thấy sân chơi chia rõ làm hai thị trường, do sự cách biệt quá lớn giữa người giàu và người nghèo. Sự cách biệt này càng ngày càng gia tăng chứ không giảm. Chính sách tỷ giá, lương bổng và ưu đãi thuế cho FDI khiến sức tiêu thụ của người dân kiệt quệ; và hoạt động của SMEs (doanh nghiệp vừa và nhỏ) của tư nhân không vực được gánh nặng của phí thuế hay nợ công.
Do đó, nếu không có một thay đổi sâu rộng từ cốt lõi (tư duy và cơ chế), Việt Nam sẽ vẫn là một thị trường “tiềm năng” nghèo yếu trong vài chục năm tới. Trong khi đó, kinh tế thế giới vẫn đang phát triển mạnh và sự tụt hậu của Việt Nam trên nhiều phương diện sẽ càng ngày càng tệ hại.
Tuy nhiên, nếu nhìn từ góc cạnh “cơ hội” của những đại gia có nhiều quan hệ mật thiết với chính quyền thì Việt Nam là một thiên đường béo bở, không có nhiều đối thủ tài năng cạnh tranh; và lối làm giàu gia tốc qua vài phi vụ vượt xa mọi cơ hội ở các nền kinh tế thị trường ổn định.

PV: Như vậy, với một doanh nhân trẻ muốn khởi nghiệp ở Việt Nam, họ phải làm gì?
Alan Phan: Thực ra, người trẻ của chúng ta cũng rất nhậy bén trong việc nắm bắt cơ hội. Gần đây, khi doanh nghiệp tư nhân gặp khó khăn, giới trẻ mới ra trường ào ạt nộp đơn thi vào làm công chức. Tôi đọc đâu đó là sở Thuế có 1700 chỗ làm mà có đến ba chục ngàn người dự thi. Với đà này, tôi nghĩ sẽ có đến 10 triệu công chức và quân đội cho 100 triệu người Việt: một tỷ lệ ăn không ngồi… làm “hành chính” cao nhất thế giới. Hiện nay, các bạn nước ngoài hay gọi Việt Nam là “kinh tế vỉa hè”; trong tương lai, nó sẽ thành “kinh tế đầy tớ”. Cũng ổn thôi vì nếu 50% dân Việt làm công chức và 50% còn lại là gia đình họ thì lúc đó không còn ai “hành chính” ai nữa.

PV: Lúc đó, lấy đâu ra thuế hay phí để nuôi cán bộ?
Alan Phan: Chúng ta nên theo gương Bắc Triều Tiên, nếu bọn giẫy chết không viện trợ đủ lúa gạo hay bơ sữa, ta sẽ cho nổ vài quả bom hay tên lửa cho vui.

PV: Có thể còn lâu lắm ông mới về lại Việt Nam. Lời nói để chia tay?
Alan Phan: Tôi luôn quan niệm là “never say goodbye”. 8 năm qua, tôi đã thao thức chờ trời sáng để bắt tay vào việc. Nhưng đợi mãi không được, nên bây giờ quay về Mỹ “ngủ tiếp”. Biết đâu vừa về thì mặt trời lại ra khỏi đám mây và rọi sáng vạn vật. Dù sao, đây vẫn là quê hương.
Tuy nhiên, không nên kỳ vọng quá nhiều để gây ra những thất vọng vô ích. Tôi tin là các bạn trẻ của tôi vẫn tiếp tục hàng ngày, làm những việc phải làm, để “tăng giá trị” cho bản thân và cộng đồng. Trời phải bình minh vì đây là quy luật của vũ trụ. Cơn bão dài sẽ qua và những ngày mới sẽ bắt đầu. Tôi tin như vậy.
Tôi chúc mọi người ở lại được bình an và may mắn. Xin ơn Trên phù hộ cho các bạn.

PV: Xin cám ơn Tiến Sĩ.
Phỏng Vấn Của BizLIVE - 7 Oct 2014
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Doanh Nhân Việt Trong Thế Trận Toàn Cầu (Alan Phan)

Postby bevanng » 06 Nov 2016

8 năm, 2 triệu USD và nhiều bài học quý

Ngày: 25 / 10/ 2014
TS Alan Phan rời Việt Nam sang Mỹ làm ăn: 8 năm, 2 triệu USD và nhiều bài học quý giá.
“Tôi đã đầu tư thử nghiệm tại Việt Nam và mất khoảng 2 triệu USD trong cuộc chơi này. Nhưng đó chỉ là thất bại nhỏ” -Tiến sĩ (TS) Alan Phan cho biết trong cuộc trò chuyện với phóng viên NTNN - Dân Việt về quyết định rời Việt Nam đến Mỹ lập nghiệp ở tuổi 69.

Thưa TS, sau 8 năm gắn bó đi về với Việt Nam, ông lại có quyết định ra đi để lập nghiệp ở Mỹ, Phải chăng, Việt Nam đã khiến ông thất vọng?
AP: Quả tình tôi khá thất vọng về sự trì trệ tiếp diễn của kinh tế và xã hội Việt Nam, nhất là với một cơ chế phát sinh từ một tư duy giáo điều lạc hậu. Trong quãng đời làm ăn của tôi, tôi đã từng đối diện với tình huống tương tự tại nhiều quốc gia khác. Nhưng tôi không có cảm xúc gì như lần này vì những nơi đó không phải là “quê hương” với những ký ức và kỷ niệm êm đềm trong quá khứ.
Tuy nhiên, luôn có nhiều lý do trong mọi quyết định. Lần này, lý do chính là tôi bắt đầu nhàm chán với công việc hàng ngày, hiệu năng và kỹ năng của mình… trong một môi trường sống đã trở nên tệ hại hơn trên nhiều lĩnh vực. Tôi muốn bắt đầu một “trang sử” mới cho cá nhân mình.

Khi Alan Phan trở về Việt Nam cách đây 8 năm, giới kinh doanh VN đã chờ đợi sự đột phá dưới bàn tay “thầy phù thủy Alan”, song thực tế, người ta thường thấy một Alan Phan xuất hiện ở Việt Nam trong vai trò là cố vấn về tình hình kinh tế chứ không phải là một nhà đầu tư, vì sao vậy?
AP: Tôi đã đầu tư thử nghiệm tại Việt Nam và mất khoảng 2 triệu đô la trong cuộc chơi này. Nhưng đây chỉ là một thất bại nhỏ, không quan trọng khi nhìn từ đại cuộc. Tôi không lao hết lực vào dự án nào ở Việt Nam vì sau khi nghiên cứu khảo sát cẩn thận, tôi thấy kỹ năng và tư duy làm ăn của mình hoàn toàn không thích hợp…
Và cũng xin minh định tôi không phải là “phù thủy”. Qua 44 năm kinh doanh, tỷ lệ thắng thua của tôi chỉ vào khoảng 65/35. Hơn trung bình một chút.

Nhiều người bi quan cho rằng, TS Alan Phan rời Việt Nam là tín hiệu cho thấy môi trường kinh doanh ở Việt Nam không mấy sáng sủa trong tương lai. Liệu đó có phải là sự thật không?
AP: Tôi nghĩ rằng môi trường làm ăn tại Việt Nam sẽ tiếp tục trì trệ trong nhiều năm tới. Chữ “tái cấu trúc” hay “tiến triển tốt đẹp” đã bị lạm dụng bởi các chính trị gia để PR. Tuy nhiên, cơ hội vẫn rất nhiều và rất tốt cho những doanh nhân biết nắm bắt; nhất là những đại gia có quan hệ sâu rộng với quyền lực nhà nước. Số một là các ông cò chạy dự án ODA. Các thành phần kinh tế khác có nhiều triển vọng là nhà đầu tư FDI, quỹ mạo hiểm, doanh nghiệp gia công và xuất khẩu.
Cũng cần nói thêm là mặc cho sự suy sụp kinh tế tại Việt Nam, các doanh nhân trẻ năng động, sáng tạo và tự tin không nên nản chí. Thế giới đã liên thông rộng rãi. Không ai có thể ngăn những tài năng phát triển ra ngoài biên giới: gần như ASEAN, hay xa hơn như Âu Mỹ. Đừng chửi rủa hoàn cảnh; hãy bước ra ngoài hộp và ngẩng mặt cao.
40 năm trước, các thuyền nhân tị nạn của Việt Nam đã chịu trăm ngàn đắng cay và thử thách để tồn tại và chiến thắng. Ngày nay, các bạn chỉ cần một quyết tâm và cái hộ chiếu.

Mới đây, Trung Quốc đã chiếm vị trí của Mỹ để trở thành nền kinh tế số 1 thế giới (dựa trên sức mua), vậy ông có tự tin khi trở lại Mỹ lập nghiệp ở tuổi 69?
AP: Tôi tự tin là mình sẽ đóng góp hữu hiệu cho các đối tác và nhân viên song hành trong công việc hàng ngày. Tuy nhiên, sự thành công của một doanh nghiệp tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố, quá phức tạp để có thể dự đoán chính xác. Cứ đem hết khả năng tham dự cuộc chơi và để “số phận” định đoạt thành bại? Quan trọng là phong cách chơi của mình có đáng để tự hãnh diện.

TS có thể tiết lộ chi tiết hơn về kế hoạch thiết lập một doanh nghiệp mới dựa trên công nghệ in 3D tạo ra sản phẩm đặc thù, mà ông đang ấp ủ không?
AP: Theo ý tưởng của vài đối tác, chúng tôi muốn sản xuất một thiết bị dùng công nghệ in 3D cho các công trình hạ tầng cơ sở. Các chuyên viên của công ty đang thu góp dữ liệu để lập kế hoạch cho dự án. Ấp ủ là một chuyện, còn việc khả thi thì cần đến những con số chính xác và thực tế. Chúng tôi cần biết rõ thêm nhiều yếu tố ảnh hưởng và các dự đoán để quyết định đầu tư trong vài tháng tới.

Điều khó khăn nhất khi bắt đầu cuộc chơi mới ở tuổi 69 là gì, thưa ông?
AP: Sức khỏe là quan tâm hàng đầu. Sau đó là sự năng động để ứng phó với thử thách và kiên nhẫn để chịu đựng và vượt qua những lỗi lầm. Bù lại cho các khó khăn này là sự bình thản về kết quả sau khi đã trải qua quá nhiều thành công và thất bại suốt 44 năm qua.

TS có lời hứa hẹn ngày trở lại Việt Nam không?
AP: Mọi khởi nghiệp đều chiếm rất nhiều thời gian; nên tôi nghĩ là thời gian để đi về Á Châu thường xuyên sẽ bị nhiều giới hạn. Nhưng quê hương vẫn là quê hương. Tôi lại có niềm tin hơi nghịch lý là cuộc diện vĩ mô để tạo một định mệnh mới cho dân tộc Việt sẽ thay đổi tận cốt lõi trong vài năm tới.
Xin cảm ơn ông!
Đặng Thúy thực hiện - Dân Việt - 22 Oct 2014
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Doanh Nhân Việt Trong Thế Trận Toàn Cầu (Alan Phan)

Postby bevanng » 06 Nov 2016

Khởi nghiệp hay đi làm công?

Ngày: 15 / 11 / 2014
Cuối tuần rồi, một nhóm quản lý trẻ và sinh viên Trung Quốc tại California tổ chức một buổi networking và mời 3 vị “mentors” (người hướng dẫn) để thảo luận về 3 đề tài khác nhau. Họ để tôi bắt đầu với câu hỏi về sự khác biệt giữa việc “tự khởi nghiệp hay đi làm công”?
Không có thì giờ chuẩn bị cho bài nói chuyện, nên tôi phải moi móc suy nghĩ và kinh nghiệm cá nhân, và phải thưa trước với diễn đàn là tổng kết của tôi có thể mang nhiều thiếu sót.
Thực sự, cốt lõi của bài toán là “mục tiêu cá nhân” và “sự phù hợp với cá tính” của từng người. Nếu việc kiếm tiền là điều quan trọng nhất trong quan niệm sống thì phải nhớ là cả hai con đường đều có thể mang đến sự giàu có mà bạn không hình dung nổi nếu thành công như mong muốn. Cái khác biệt chính yếu là sự tự do.
Có người sẽ thích một chuyến lữ hành êm đẹp, lười biếng… như đi du lịch qua tours. Không gì ngạc nhiên quấy rầy chương trình đã định. Có người thì thích tự lên lịch để khám phá các con đường ít ai đi và để “hên xui” làm người dẫn đường. Cuối cùng, luôn luôn có người thỏa mãn với quyết định của mình và có người cho là mình đã sai trái với lựa chọn.
Một chiến lược mang thành công cho nhiều người là đi làm công trong một thời gian để học kỹ năng, tạo mạng lưới quan hệ, lấy uy tín… rồi ra khởi nghiệp.
Do đó, khi bắt đầu hành trình, phải biết rõ mục tiêu và cá tính của mình hơn cũng như phải sẵn sàng trả giá cho những đòi hỏi khác nhau, từ vật chất đến tinh thần. Không ai có thể tư vấn chính xác cho mình về câu hỏi này. Và không ai có thể minh định là bạn sẽ thành công hay thất bại ở cuối chặng đường. Nhưng chuẩn bị là yếu tố quan trọng khi gặp được cơ hội.
Sau khi đã quyết định về phần căn bản, bạn sẽ đối diện với những thử thách và chi tiết thực hiện, đôi khi trái ngược hẳn với những dự đoán và tình huống thông thường. Việc tìm giải pháp và khả năng xử lý sẽ quyết định kết quả tối hậu.
Những vấn nạn thường gặp khi làm chủ một doanh nghiệp thay vì đi làm công có thể tóm lược như sau:

- Doanh nghiệp phải tự điều hành
Theo định nghĩa của tôi, một doanh nghiệp đúng nghĩa và lý tưởng là một tổ chức tự điều hành, tự tăng trưởng, tự sinh lợi mà không cần đến chủ. Sau một thời gian khởi nghiệp và nuôi dưỡng, người sáng lập doanh nghiệp có thể rời bỏ tổ chức mà không phương hại đến hoạt động. Như vậy mới là đạt được mục tiêu tối hậu: sự tự do. Nếu phải ôm lấy công ty suốt ngày dù không còn động lực hay ý thích, thì thực ra bạn đã tạo cho mình một “công việc”, không phải một “doanh nghiệp”.
Do đó, bạn phải cố gắng từ ngày đầu, tạo một tổ chức, từ nhân sự đến cơ sở và phương thức quản trị, sao cho vai trò điều hành trực tiếp của bạn càng ngày càng trở nên không cần thiết. Bạn phải làm sao để sản phẩm công ty tự tiếp thị bằng thương hiệu, công nghệ hay hệ thống. Khi Microsoft tự điều hành, Bill Gates mới có “tự do” để đi làm từ thiện như đam mê sau này.
Hãy nhớ câu nói của một doanh nhân nổi tiếng, “Công ty bạn không thể vĩ đại trừ khi nó tự vĩ đại mà không cần bạn - Your company can't be great unless it's great without you.”

- Luôn luôn phải lên kế hoạch
Khi bạn làm việc cho một công ty, phần lớn họ đã có sẵn một kế hoạch kinh doanh tổng thể và đã tạo được những cơ chế vận hành hữu hiệu. Ở những công ty lớn đa quốc, kế hoạch là nhóm chuyên gia làm nghiên khảo về đủ mọi vấn đề và đề nghị giải pháp lên cấp trên.
Người chủ doanh nghiệp thường vấp ngã và làm những quyết định kém cỏi vì thiếu thì giờ cũng như chuyên viên để lên kế hoạch. Tầm nhìn bị giới hạn tạo ra những lạc quan vô lối vì thiếu sót một kế hoạch kinh doanh bài bản khi khởi nghiệp. Họ thường đổ lỗi cho việc thiếu tiền để đốt ngắn nhu cầu tối ưu này.
Sau khi bắt tay vào việc, chủ doanh nghiệp nhỏ thường không có nguồn lực để điều nghiên các công nghệ đột phá, cách làm sáng tạo của những đối thủ, sự thay đổi về ý thích của người tiêu dùng… nên kế hoạch điều chỉnh các hoạt động của công ty gần như không có. Dựa vào thành công của những chiến thuật trong quá khứ không bảo đảm cho hiệu năng bền vững sau này. Sự tụt hậu sẽ lần hồi lan tỏa.
Jim Rohn có phán “Nếu bạn không thiết lập kế hoạch cho mình, bạn sẽ làm theo kế hoạch của người khác. Và đoán thử kế hoạch đó như thế nào: KHÔNG CÓ GÌ CẢ - If you don't design your own plan, chances are you'll fall into someone else's plan. And guess what they have planned for you? Nothing.”

- Luôn luôn phải chăm chú vào mục tiêu
Mỗi ngày, khi ngồi vào bàn làm việc, bạn phải bỏ hết thì giờ làm cho xong những việc đã giao phó, với mục tiêu đã định rõ từ người chủ. Ngay cả CEO của một công ty đại chúng lớn cũng phải chăm chú vào mục tiêu sao cho lợi nhuận quý này, năm này đạt chuẩn để cổ phiếu không tụt giá và ban quản lý bị cho thôi việc.
Áp lực “focus” này sẽ không đè nặng trên vai người chủ doanh nghiệp, nhất là khi ông bà ta đã kiếm được một chút positive cash flow (dòng tiền lưu chuyển dương) Đây là thời điểm mà quản lý doanh nghiệp hay thả nổi và chạy theo những bầy đàn của lợi nhuận siêu tốc, vài sĩ diện hảo và các đầu cơ mạo hiểm. Tóm lại, khi công ty sẽ đối mặt với nhiều rủ ro nhất trong nguy cơ tụt hậu.
Để tránh tình huống nguy hiểm này, chủ doanh nghiệp phải chăm chú vào những chuyện có thể là nhàm chán trong hoạt động hàng ngày: xây dựng thương hiệu, gia tăng giá trị của sản phẩm, tìm kênh tiếp thị mới, cải tiến cơ chế, sàng lọc nhân tài hay gây thêm quỹ vốn, tạo sức mạnh mới cho tài chánh…
Khi có chút thành công, chủ doanh nghiệp không thiếu những cám dỗ từ cơ hội mới hay bạn bè mới. Nhưng nếu xao lãng các nhiệm vụ phải làm cho mục tiêu chính yếu ban đầu của công ty, người chủ có thể mất cả chì lẫn chài.

- Thất bại không thể là một lựa chọn
Một người làm công với đầy đủ kỹ năng và kinh nghiệm có thể bỏ việc ngang và tìm cơ hội khác. Có thể họ chỉ mất vài tháng không lương và lại tiếp tục mọi phúc lộc đang được hưởng thụ. Nhưng người chủ doanh nghiệp không may mắn đến vậy.
Khi bỏ cuộc, ngoài chuyện mất hết tài sản đã ký cóp xây đắp bao nhiêu năm, họ còn đánh mất mọi danh dự và tự trọng trong mắt rất nhiều người thân: từ gia đình bạn bè đến nhân viên đối tác hay khách hàng. Nặng nề nhất là trách nhiệm với những “stakeholders” đã đầu tư nhiều công sức và tiền bạc vào doanh nghiệp.
Tinh thần “không thể thua” khi khởi nghiệp là một động lực tốt; nhưng nó cũng là một áp lực quá lớn sẵn sàng hủy diệt hạnh phúc gia đình, sức khỏe cá nhân, tâm thần an bình và làm thay đổi nhiều cá tính đáng yêu.
Như trong thánh kinh Thiên Chúa Giáo, “Tốt gì khi chúng ta có thể chiếm đoạt thế giới, nhưng phải trao đổi bằng linh hồn mình?”

- Phải biết sống cô đơn và tự tạo động lực
Mặc cho những tiếng cười thâu đêm trong các dạ tiệc, mặc cho những hào nhoáng vật chất khoác lên thân mình 24/7, mặc cho những chiêu PR bao quanh hàng ngày… không ai cô đơn nhiều hơn một doanh nhân, khi thành công hay khi thất bại. Tôi chia sẻ nhiều lần với các bạn doanh nhân trẻ là đừng bao giờ than vãn hay khoe khoang với bất cứ ai, dù “bạn bè”. Nếu mình thua, họ sẽ hể hả trong lòng; nếu mình thắng, họ sẽ ghen tị. Hollywood có câu nói, “đừng bao giờ để bọn chúng thấy mình đổ mồ hôi (don't let them see you sweat)j”.
Tổng Thống Truman thì thực tế hơn, “nếu bạn cần một người bạn, hãy nuôi một con chó”. Trong cái cô đơn trên đỉnh hay dưới đáy đó, bạn phải tự tạo một động lực cho mình để tiếp tục đi tới hay đứng dậy. Đây là điều khó khăn nhất người chủ doanh nghiệp phải đối diện.
Tôi chỉ biết lập lại lời khuyên của bà hoàng hậu White Queen với Alice, “Khi bạn bước ra ngoài để trực diện quái thú đó… bạn phải bước đi một mình - When you Step out to face that creature… you must step out alone - Alice in Wonderland”
Tôi không có kết luận gì cho bài nói chuyện của mình. Mỗi người trong chúng ta phải tìm đáp số riêng cho bài toán về khởi nghiệp hay làm công. Không có đúng sai trong lời giải. Tuy nhiên, tôi có đưa ra một suy nghĩ cho các bạn Trung Quốc. Trong những năm sắp tới, Trung Quốc chắc vẫn còn theo đuổi xã hội chủ nghĩa, ít nhất là trên hình thức. Một ngành nghề cực thịnh suốt hơn 30 năm qua là “nghề làm quan”. Khi bạn chạy chọt được để làm đầy tớ cho đồng bào yêu dấu của bạn, bạn sẽ hưởng thụ mọi trái quả của một doanh nhân thành công và một nhà quản lý đáng khâm phục. Bạn không cần làm việc, không nên bận tâm với kế hoạch, không cần phải focus, không bao giờ sợ thất bại (trừ khi quá tham mà không chia chác sòng phẳng).
Trên hết, bạn sẽ không bao giờ cô đơn vì có đảng quang vinh đồng hành; và bạn được ăn nhậu suốt ngày với những “người em kết nghĩa” đếm không hết.

Bài đăng trên Vietnamnet dưới tựa đề: Làm Quan Là Nghề Cực Thịnh http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/207 ... hinh-.html
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 

PreviousNext

Return to Truyện Ðọc



Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 33 guests