Doanh Nhân Việt Trong Thế Trận Toàn Cầu (Alan Phan)

Truyện tình mùi mẫn, truyện ma kinh rợn hay các thể loại khác. Xin mời vào.

Moderators: Mười Đậu, SongNam, A Mít

Re: Doanh Nhân Việt Trong Thế Trận Toàn Cầu (Alan Phan)

Postby bevanng » 27 Oct 2016

Phần 3: Chiến Thuật Thực Dụng

Kinh Doanh Bằng OPM

Ngày: 14 / 08 / 2014
Vấn đề của chủ nghĩa xã hội là trước sau gì chúng ta cũng xài hết tiền của người khác - The problem with socialism is that you eventually run out of other people's money (OPM) - Margaret Thatcher

Trong một hội thảo tuần rồi, một câu nói “ngây thơ” của tôi lại gây nhiều tranh cãi trong những doanh nhân hiện diện. Đó là việc chúng ta nên… “kinh doanh bằng OPM (other people’s money - tiền người khác) càng nhiều càng tốt”.
Nó có vẻ mâu thuẫn với những tệ trạng OPM mà tôi thường phê phán và một bình luận tóm tắt đề tài này thật đơn giản, “Ở Việt Nam này, chuyện sử dụng OPM là chuyện phổ thông, các doanh nhân đều là sư phụ trong lĩnh vực này, bác khỏi tốn công rao giảng…”
Vậy cho tôi nói rõ hơn về OPM.

Ăn cắp và hiếp dâm…
OPM chỉ là một phương tiện, như tư bản, như nhân lực, như tài sản, như lợi thế cạnh tranh. Không có OPM tốt hay xấu, chỉ có cách lấy và sử dụng mới là tốt hay xấu.
Dù sống tại một xứ Mỹ tự do và dân chủ, tôi thường chỉ trích gay gắt những thủ thuật lấy tiền thuế của người dân (OPM) để đi làm những chính sách mà người dân không bỏ phiếu để chấp thuận. Tôi cho rằng những khoản tiền chánh phủ vay mượn hay những QE do Fed phát hành đều là những vi phạm hiến pháp quốc gia. Kể cả những ngân sách hay chi tiêu do quốc hội thông qua bằng những trao đổi ngầm sau hậu trường. Một chánh quyền thực sự dân chủ phải minh bạch hóa mọi chi tiêu và ngân sách (từ liên bang đến xã quận) và phải được đa số cử tri chấp thuận qua một trưng cầu dân ý (không phải số phiếu từ quốc hội).
Khi người dân không biết hay không được hỏi ý kiến, tôi cho đây là một hành vi ăn cắp hay biển thủ.
Còn ở một chế độ độc tài nơi ngân sách và thu nhập chi tiêu đôi khi được coi là “bí mật quốc gia” hay được thông báo trên căn bản dối trá, các nhà phân tích độc lập không thể kiểm chứng… thì hành vi phạm pháp này này ngang hàng với trấn lột hay hiếp dâm.
Cùng xếp hạng vào hành vi trên là việc lấy tiền OPM của người dân đi đầu tư vào những công ty do mình kiểm soát. Tiền kiếm được cho vào túi riêng của phe nhóm, tiền lỗ lã để ngân sách hứng chịu. Đây là thủ đoạn lưu manh lớn nhất trong việc rút ruột tài sản quốc gia.

Lường gạt và bịp bợm
Với những doanh nghiệp tư nhân, sự sử dụng OPM phi pháp bao gồm việc dấu diếm hay chỉnh sửa báo cáo hoạt động hay tài chánh, hoán chuyển mục đích đầu tư mà không có thỏa thuận của người chủ OPM, lấy tiền OPM để làm chuyện riêng của cá nhân gia đình mình, ngay cả dùng những ngáo ộp quyền lực hay hứa hẹn tầm phào… để thu tiền OPM.
Một thị trường nghiêm minh pháp trị như Mỹ cũng đầy dẫy những siêu lừa như Bernie Madoff, Allen Stanford, Jordan Belfort (nên coi cuốn phim hay sách The Wolf of Wall Street),… thì các thị trường tư bản sơ khai, dựa trên quan hệ và pháp luật rừng rú, như Trung Quốc hay Việt Nam chắc chắn phải là nơi tụ tập nhiều “sư phụ” về OPM.

Minh bạch và trung thực
Trong khi đó, những doanh nhân thực sự tài năng, bản lĩnh và muốn “đội núi vá trời” thì lại cần tất cả đòn bẫy mà họ có thể lợi dụng. Đòn bẫy quan trọng nhất là TIỀN của OPM.
Tất cả những thành công ngoạn mục gần đây đều phát xuất từ những doanh nhân khởi nghiệp từ garage. Bill Gates, Mark Zuckerberg, Larry Ellison, Larry Page… và nếu không có OPM thì họ đã chẳng làm nên cơm cháo gì.
Với minh bạch và trung thực, OPM là một win-win cho người bỏ tiền và người kinh doanh. Cả hai bên cùng lợi khi mục tiêu của OPM thành tựu. Đó là việc tăng giá trị của sản phẩm, công nghệ, đội ngũ, thị trường… để cuối cùng, tăng giá trị của công ty. Miễn là khi lấy tiền OPM, người nhận tiền có đạo đức tối thiểu để báo cáo đầy đủ và kịp thời mọi hoạt động kinh doanh để người bỏ tiền có cái nhìn trung thực về tiến bộ hay lùi bước của quy trình gia tăng giá trị.
Đó cũng là lý do chính Sở Chứng Khoán Mỹ (SEC) không đặt ra bất cứ điều kiện gì để doanh nghiệp trở thành công ty niêm yết ngoài việc nộp một cáo bạch (prospectus) (và sau đó mỗi quý, mỗi năm) nói rõ về tình hình kinh doanh, sản phẩm công nghệ, ban quản trị, cơ sở, thị trường, báo cáo tài chánh, lịch sử… và quan trọng nhất là tất cả các yếu tố rủi ro trong hoạt động. Nếu ai có tiền, đánh giá công ty phù hợp với nhu cầu thu lãi qua đầu tư của mình, thì mua hay bán cổ phiếu hoặc trái phiếu. Chính phủ qua SEC chỉ truy tố những sai phạm như nói dối, nói không hết 100% sự thật, lạm dụng OPM cho cá nhân… Chuyện công ty lỗ lời là chuyện giữa người bỏ và nhận tiền.

Nhu cầu của OPM
Thú thực, ngoài những thời gian còn trẻ, lạc quan, tham lam và thích khoe, tôi đã trầm tĩnh mà nhận ra rằng những ý tưởng lớn luôn cần những dòng tiền lớn. Và tôi cũng đủ khôn ngoan để tránh xa những món nợ mà tôi nghĩ tỷ lệ rủi ro nằm ngoài tầm kiểm soát của tôi. Ngoài ra, tôi nhận thấy khi kinh doanh với OPM, tôi rất bảo thủ, không dám vung tay như tiền của mình. Mọi quyết định đều được cân nhắc, chia sẻ qua sự đóng góp của các đồng nghiệp và tư vấn.
Khoảng 20 năm vừa qua, hai chuyện tôi không làm trong những dự án đầu tư: bỏ tiền túi của mình và vay nợ ngân hàng. Tôi nhận ra rằng dòng tiền đầu tư trên thế giới đang tràn ngập mọi kênh, mọi thị trường, mọi phương cách. Tiền túi của tôi không nghĩa lý gì. Nếu dự án tôi trình bày không đủ sức hấp dẫn một số rất tiền rất nhỏ so với lưu lượng đang dịch chuyển ngoài kia, thì đó là một dự án tôi không nên theo đuổi. Còn vay nợ? Trừ khi công ty có một dòng cash flow bền vững, tôi sẽ nói KHÔNG với mọi mời chào. Lý do là những tình huống bất ngờ luôn chầu chực và chỉ một thay đổi nhỏ trên thị trường hay công nghệ hay quản lý, doanh nghiệp có thể bị tụt hậu và suy sụp.
OPM là một đòn bẫy vô cùng quan trọng cho mọi doanh nhân. Sử dụng OPM trong cẩn trọng, minh bạch và trung thực sẽ tạo vũ khí “uy tín” để hổ trợ và kéo dài sự nghiệp của bạn. Không uy tín trong làm ăn là chụp giựt, nhất thời và khôn vặt.
Hãy trở thành một doanh nhân “đúng nghĩa” với OPM.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,330
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Doanh Nhân Việt Trong Thế Trận Toàn Cầu (Alan Phan)

Postby bevanng » 27 Oct 2016

Giá thị trường là bài toán lớn nhất trong M&A

Ngày: 29/09/2011
baodautu.vn - TS. Alan Phan, Chủ tịch Quỹ đầu tư Viasa, chuyên gia tư vấn về các thị trường mới nổi cho nhiều tập đoàn đa quốc gia cho biết, trong nhiều yếu tố, giá là bài toán lớn nhất của thương vụ mua bán - sáp nhập doanh nghiệp (M&A)

Theo đánh giá của ông, hoạt động M&A tại Việt Nam có tiềm năng và cơ hội phát triển như thế nào trong thời gian tới?

Nhu cầu M&A luôn tồn tại, dù ở một thị trường phát triển như Mỹ, nhóm BRIC (Brazil, Nga, Ấn, Trung Quốc), hay tại các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Với mức độ hội nhập và theo lộ trình cam kết với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Việt Nam có tiềm năng M&A ở lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng, dịch vụ bán lẻ, y tế…
Có thể thấy, một số công ty chứng khoán Việt Nam đang không có khả năng sinh lời, buộc họ phải tiến hành M&A để tồn tại. Hay một số ngân hàng nhỏ đang trong tình trạng yếu thế, tạo cơ hội cho các ngân hàng lớn thâu tóm. Ở lĩnh vực tiêu dùng, các doanh nghiệp nhỏ gặp khó khăn khi mức tiêu dùng sụt giảm, đó là cơ hội để những doanh nghiệp lớn, có tiềm lực tài chính tiến hành M&A nhằm gia tăng thị phần.
Nhưng theo đánh giá của tôi, hiện chưa phải là giai đoạn lý tưởng để tiến hành M&A tại Việt Nam. Thời gian hợp lý có thể là năm 2012 và 2013.

Ông có thể phân tích rõ hơn nhận định đó?

Cao điểm của hoạt động M&A là khi giá trị mục tiêu của doanh nghiệp thấp hơn giá thị trường; tiếp đó là nguồn vốn thanh khoản tốt, nhiều người sẵn sàng cung ứng tài chính để thực hiện thương vụ M&A.
Trong đó, giá thị trường được xem là bài toán lớn nhất. Phần lớn các doanh nghiệp tiến hành M&A khi họ nhận thấy có thể mua lại những đối thủ cạnh tranh để có được khách hàng mới, thị phần mới, với giá rẻ hơn so với việc họ tự hoạch định, phát triển khách hàng và giành lấy thị phần đó.
Tại Việt Nam, nếu so sánh với các thị trường lân cận thì giá các doanh nghiệp vẫn hơi cao, trong khi nguồn vốn đang bị thu hẹp do những biến động về tỷ giá, lãi suất, lạm phát và tình hình kinh tế vĩ mô. Do vậy, cần một thời gian nữa để các điều kiện đó chín muồi.

Theo ông, doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm đến vấn đề gì khi tiến hành M&A?
Theo kinh nghiệm của tôi khi làm ăn tại Trung Quốc, doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm đến giai đoạn hậu M&A. Doanh nghiệp phải tính toán làm sao để hậu M&A phải vận hành được hai hệ thống quản trị điều hành, hai hệ thống văn hóa khác nhau, thậm chí là hai hệ thống sản phẩm khác nhau một cách êm xuôi và trơn tru. Nếu không, giao dịch M&A sẽ trở thành gánh nặng cho doanh nghiệp, chứ chưa nói đến việc đem lại giá trị gia tăng cho doanh nghiệp.
Muốn vậy, cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng hơn; quy trình khảo sát, nghiên cứu phải chặt chẽ; nắm được những điểm mạnh, yếu của hai doanh nghiệp; đồng thời dự liệu những khả năng xảy ra khi kết hợp những điểm mạnh, điểm yếu đó; dự liệu sự xuất hiện các yếu tố của doanh nghiệp này ở thị trường, ở khách hàng của doanh nghiệp khác.
Đặc biệt, M&A là hoạt động đòi hỏi phải hết sức chuyên nghiệp, cần có đội ngũ chuyên biệt để tiến hành việc này. Tại Mỹ, Cisco Systems là một doanh nghiệp rất thành công với chiến lược dùng M&A làm đòn bẩy để phát triển. Họ có riêng một đội ngũ để tiến hành M&A. Doanh nghiệp Việt Nam có thể tham khảo kỹ lưỡng những phương thức mà Cisco Systems đã làm và thành công.

Ông đánh giá thế nào về sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài đối với lĩnh vực M&A tại Việt Nam hiện nay?
Tại Việt Nam, tôi thấy có nhiều nhà đầu tư chiến lược muốn khuếch trương, tìm thị phần, thị trường cho tương lai 10 - 20 năm nữa, chứ không quá chú trọng lợi nhuận trước mắt. Họ là các công ty đa quốc gia, đặc biệt hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ, dịch vụ. Số này cũng có hai khuynh hướng, một là đã vào “đóng cọc”, giữ chỗ ngay bây giờ; hai là mới khảo sát, tìm hiểu và chờ đợi thời điểm thích hợp hơn trong vài năm nữa.
Ngoài ra, một số nhà đầu tư tài chính tiến hành M&A tại Việt Nam với mục tiêu tỷ lệ lợi nhuận cao và thời gian hoàn vốn sớm.

Công ty ông có dự kiến hướng vào thị trường Việt Nam và Đông Nam Á khi tiến hành M&A không?
Chúng tôi rất quan tâm đến khu vực này, trong đó có thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, cụ thể hơn nữa thì chúng tôi còn dựa vào phân tích hai yếu tố cơ bản nêu trên, là giá thị trường và tính thanh khoản của nguồn vốn. Nếu thị trường Việt Nam đạt được các điều kiện đó thì tất nhiên là chúng tôi sẽ tiến hành thương vụ.

Huy Hào - Thanh Hà
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,330
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Doanh Nhân Việt Trong Thế Trận Toàn Cầu (Alan Phan)

Postby bevanng » 27 Oct 2016

Dám bước ra khỏi vùng đất kinh doanh quen thuộc

Ngày: 29/09/2011

TS Alan Phan, chủ tịch quỹ Viasa, với 42 năm kinh nghiệm kinh doanh tại Hoa Kỳ và Trung Quốc đã có buổi tọa đàm chia sẻ với các doanh nghiệp Hà Nội.
Theo Tiến sĩ Alan Phan, các doanh nghiệp Việt Nam có những điểm yếu mang tính tập quán và cần khắc phục. Đó là thiếu yếu tố quan hệ quốc tế trong hoạt động kinh doanh.
Các doanh nhân hiện giờ cũng có xuất ngoại để tìm kiếm cơ hội nhưng thế là chưa đủ. Khi ra thị trường quốc tế doanh nghiệp Việt Nam thiếu thông tin thị trường, vướng mắc trong các vấn đề pháp lý, nhưng lại không có thói quen sử dụng tư vấn.
“Chúng ta vẫn thích miễn phí” - TS Alan Phan chia sẻ - “vì thế khó có được dịch vụ tư vấn chất lượng, nhất là tư vấn luật pháp”. Ở các thị trường phát triển thì luật pháp đầy đủ, cạnh tranh hoàn toàn bằng chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
Nếu gặp phải rắc rối pháp lý sẽ khiến doanh nghiệp mất rất nhiều chi phí, thậm chí đối mặt với những án phạt tù từ tòa án. Doanh nghiệp phải thay đổi, biết chấp nhận chi trả khoản phí tư vấn xứng đáng để tìm hiểu, xúc tiến hợp tác với đối tác, bạn hàng quốc tế.
Khi doanh nghiệp đối diện với khó khăn cũng là cơ hội để thay đổi, sáng tạo ra những khác biệt. Chỉ có sự khác biệt mới giúp doanh nghiệp vượt lên và tồn tại trong môi trường kinh doanh khốc liệt. Muốn như thế cần phải biết và sử dụng người có tài năng.
“Các doanh nghiệp Việt Nam thường có xu hướng là doanh nghiệp gia đình. Kỹ năng quản trị kém, cho dù có thuê người giỏi quản lý thì cũng không dám sử dụng do thiếu lòng tin. Doanh nghiệp vì thế không có sáng tạo, kết quả chỉ như con kiến bò trong hộp”- TS Alan Phan nói.
Thiếu đi tính sáng tạo các doanh nghiệp không có khác biệt, cũng đồng nghĩa với việc mất cơ hội cạnh tranh. Đó là biểu hiện của dạng doanh nghiệp “Me too - Tôi cũng thế”, phổ biến hiện nay.
Bên cạnh đó các doanh nghiệp Việt Nam còn đứng trước bài toán thiếu vốn trầm trọng. Đối diện với khó khăn như vậy ngoài kênh ngân hàng thì các doanh nghiệp hướng tới lên sàn CK (Chứng khoán) để huy động vốn. Tuy nhiên sự suy giảm của thị trường chứng khoán khiến cho ý định này gặp nhiều khó khăn
TS Alan Phan đã chỉ ra một phương pháp rất cổ điển nhưng các doanh nghiệp Việt Nam hầu hết chưa áp dụng. Đó là M&A doanh nghiệp. Để thuyết phục các doanh nhân, TS đã kể lại câu chuyện của bản thân ông.
“Công ty của tôi lúc đó có doanh thu khoảng 6-7 triệu USD, đã niêm yết trên thị trường chứng khoán nhưng thanh khoản rất kém. Khi đó 1 người bạn giới thiệu mua lại 1 nhà máy sản xuất hộp giải mã tín hiệu truyền hình (cable box) có mức lợi nhuận sau thuế khoảng 1 triệu USD/năm. Tôi mua lại nhà máy đó với 8 triệu USD là cổ phiếu của chính mình, còn 2 triệu USD là tiền vay bạn bè.”
Sau đó cổ phiếu của ông được thị trường chú ý tới do doanh thu đột biến tăng từ 6 triệu USD lên 120 triệu USD. Từ đó ông có tiếng tăm nhất định do sở hữu 1 công ty khá lớn với 1000 nhân công, doanh thu hằng năm hơn 100 triệu USD tại Mexico.
Như vậy chỉ bằng biện pháp đòn bẩy tài chính thông qua M&A, một công ty có doanh thu chỉ 6 triệu USD đã tăng doanh thu lên gấp 20 lần. Nếu chỉ kinh doanh thông thường thì đó sẽ là con đường rất dài, thậm chí không phải doanh nghiệp nào cũng có thể đi đến đích.
Phương pháp hiệu quả nhưng tại Việt Nam các doanh nghiệp dường như không mấy quan tâm, thậm chí không mấy thiện cảm vì lo ngại mất công ty, mất quyền lợi cá nhân. Đó là tập quán cũng cần thay đổi. Hãy suy nghĩ “Think out of box” các doanh nghiệp mới có cơ hội vươn ra thế giới.
Chia sẻ câu chuyện người Ireland, trong nước chỉ có 6 triệu người trong nước, nhưng kiều dân Ireland ở nước ngoài có đến 84 triệu người. Những kiều dân này đi khắp nơi trên thế giới, lập nghiệp và kinh doanh tạo ra của cải rất lớn. Chính kiều dân này là sức mạnh cho dân tộc Ireland.
“Vì thế các doanh nghiệp Việt Nam cần mạnh dạn, tự tin để tìm kiếm cơ hội thị trường rộng lớn bên ngoài biên giới. Thay đổi suy nghĩ, thói quen chỉ kinh doanh trên vùng đất quen thuộc với mình”- TS Alan Phan kết luận.

Cao Sơn

http://cafef.vn/20110329085411698ca40/dam-buoc-ra-khoi-vung-dat-kinh-doanh-quen-thuoc.chn
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,330
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Doanh Nhân Việt Trong Thế Trận Toàn Cầu (Alan Phan)

Postby bevanng » 28 Oct 2016

Những cách mất tiền khi ra biển lớn

Ngày: 29/09/2011
Nhiều doanh nhân VN rất hồ hởi khi chi tiêu ăn nhậu hay bỏ tiền mua quà cáp, nhưng lại rất keo kiệt khi phải trả tiền phí tư vấn. Phần lớn xem các chuyên gia tư vấn là những người bán nước bọt, không xứng đáng với những phí đòi hỏi, và cố gắng tìm mọi cách để nhận các khuyến nghị gần như miễn phí.
Tôi còn nhớ một trải nghiệm kinh hoàng về biển lớn. Tôi được một đại gia mời ra khơi đi Bermuda trên 1 du thuyền khá lớn, một ngày đẹp trời vào năm 2002, khởi hành từ Key West, Florida. Giữa đường, một con sóng kỳ dị (freak wave), cao 20 m, đánh vào thuyền, gây nhiều thiệt hại, suýt lật và đưa thuyền chúng tôi đi lạc hướng đến gần bờ biển Cuba. Sau cùng, chúng tôi được trực thăng của US Coast Guard (Bảo vệ Hải Phận Mỹ) cứu và đưa về lại Miami. Tất cả xảy ra trong một ngày nắng đẹp, không bảo tố, không gió lớn, thật bất ngờ.
Tôi liên tưởng đến những tai nạn có thể xảy đến khi một doanh nghiệp VN tìm ra biển lớn (thị trường quốc tế). Chúng tôi thoát hiểm nhờ du thuyền thuộc loại lớn (Azimuth 102) và có 1 thuyền trưởng kinh nghiệm quen thuộc với khu vực Caribbean này. Nếu tôi ngồi trên một chiếc thuyền nhỏ, mong manh, tay lái không vững, thì có lẽ đã làm mồi cho đủ mọi loại cá mập. Hay nếu đi vào những cơn bão với sóng to gió lớn, liệu thuyền mình có chống chọi nỗi?
Do đó, tôi không ngạc nhiên khi đọc các bài báo gần đây về những “tai nạn” khiến rất nhiều doanh nghiệp VN mất tiền khi ra biển lớn. Những thưa kiện với những thủ tục và luật lệ quốc tế phức tạp đã làm điên đầu các tập đoàn đa quốc gia nhiều kinh nghiệm, quản lý bài bản; thì dĩ nhiên, sẽ dễ dàng nhận chìm một vài doanh nghiệp cỡ lớn của VN, nhất là khi ban quản lý lại cẩu thả, coi thường những rắc rối pháp lý. Chuyện có thể đơn giản khi ngồi nhậu ở quê hương với đàn em, ra chỉ thị cho chúng phải đi gặp “anh lớn đỡ đầu” để giải quyết những vướng mắc tranh tụng. Khi ra biển lớn, không hiểu luật lệ, tự tin vào những phán đoán chủ quan của mình, là sẽ đối diện, không sớm thì muộn, với những hiểm họa sống còn.
Gần đây nhất, có lẽ không ai quên là sự tùy thuộc vào một nhà thầu phụ (Transocean) trong giàn khoan dầu ngoài khơi vịnh Mexico đã làm tập đoàn dầu khí BP tốn hơn 34 tỷ USD và suýt làm khánh tận một công ty lâu đời (102 năm) trong 3 tháng ngắn ngủi.
Có 1001 cách mất tiền ở biển lớn, từ bị lừa đảo đến bị thua kiện. Nhiều vụ việc không thể tránh được, nhưng nếu doanh nhân biết thay đổi tư duy và phương thức quản lý của mình thì sẽ giảm thiểu tối đa những rắc rối về pháp lý hay những tình huống “ngậm đắng nuốt cay”.

Phải sẵn sàng bỏ tiền thuê tư vấn
Tư duy này sẽ thu hẹp sự hiểu biết và các quan hệ cần có khi giao tiếp với đối tác hay khách hàng nước ngoài. Thêm vào đó, chi phí tư vấn, nhất là về pháp lý, là một khoản chi tiêu thường không đem lại một lợi nhuận nào, nên phần lớn ban quản lý các doanh nghiệp rất lơ là. Thay vì lên kế hoạch phòng ngừa những rắc rối pháp lý có thể xảy đến, họ có khuynh hướng đợi đến khi bị kiện rồi mới phản ứng. Việc này khiến tình huống trở nên tồi tệ hơn.
Mỹ là một quốc gia có nhiều luật sư nhất trên tỷ lệ mỗi đầu người (1 trong số 200 người lớn là luật sư) cho thấy sự phức tạp của luật lệ và tính “hở ra là kiện” của người Mỹ. Ở TQ và các quốc gia đang mở mang khác, rắc rối về pháp lý mang hình thức nhiêu khê hơn. Ở những nơi này, luật lệ mơ hồ, các quan chức tha hồ diễn giải, và bạn sẽ chắc chắn thua kiện nếu họ muốn gây khó khăn cho công ty của bạn, để kiếm tiền riêng hoặc theo đơn đặt hàng của các đối thủ của bạn. Do đó, bạn cần những tư vấn về pháp lý rất chuyên biệt mỗi khi ký một hợp đồng, ra một quyết định có ảnh hưởng đến đối tác hay khách hàng và nói chung, khi làm bất cứ một chuyện gì hơi quan trọng. Tại TQ, bạn có thể phải dùng đến “cò” pháp lý (những quan chức đã về hưu nhưng vẫn còn quan hệ) để giải quyết vấn đề.
Dù những công ty đa quốc gia luôn luôn đầy những luật sư tư vấn bên cạnh, nhưng vẫn không bao giờ đủ. Tập đoàn tài chánh Goldman Sachs vừa phải trả 550 triệu USD tiền phạt về tội lừa đảo. Bằng chứng để thua kiện chỉ là 1 cái Email của 1 nhân viên (Fabrice Tourre) khoe vẻ tài năng bịp bợm khách hàng.
Không chịu chi cho phí tư vấn và làm mọi chuyện theo suy nghĩ chủ quan của mình là mời gọi những tranh tụng không cần thiết.

Phải nhìn theo khía cạnh của quản lý địa phương

Mỗi một quốc gia tuân thủ những thủ tục pháp lý và luật lệ khác nhau nên không thể có 1 quy tắc đồng nhất nào cho mỗi thị trường trên biển lớn. Tôi hay khuyên các giám đốc điều hành của tôi là phải quan sát và học hỏi thật nghiêm túc các vị quản lý địa phương đã đầy kinh nghiệm trong mọi vấn đề pháp lý. Dù họ là đối tác, đối thủ hay nhân viên dưới quyền, sự hiểu biết của họ về những rắc rối trong môi trường kinh doanh vẫn cao hơn chúng ta rất nhiều. Đây là trường hợp mà sự tránh né những quyết định khó khăn, phức tạp là phương thức quản trị khả thi hơn. Sau khi nhắc nhở nhân viên dưới quyền về quan điểm tuân thủ luật pháp hay lối giải quyết cổ truyền của địa phương, hãy bước qua một bên và để các quản lý địa phương sắp xếp giải quyết vấn đề.
Một lần ở TQ, vị giám đốc điều hành của chúng tôi bị bắt giữ vì tội làm ô nhiễm môi trường tại An Hui. Nhà máy sản xuất đồ nhựa của chúng tôi ở tỉnh kế bên, có hệ thống xử lý nước thải, được cả bằng ban khen của Tỉnh ủy, nhưng vẫn không ngăn ngừa một quan chức tại An Hui thưa chúng tôi ra tòa. Khi viên giám đốc công ty đến dự theo trát đòi, anh ta bị công an bắt tại khách sạn vào đêm trước đó. Tòa xử chúng tôi thua, vì tội coi thường pháp luật, không hầu tòa. Chúng tôi phải nhờ một “cò” pháp luật địa phương (nguyên là thẩm phán về hưu) để thương lượng. Chúng tôi trả 400 ngàn thay vì 600 ngàn USD như tòa phán quyết và mọi chuyện xếp lại trong êm thắm. Nếu tôi ra mặt và đi xuống tận An Hui để phản đối hay kiện cáo gì về “luật rừng” này theo tinh thần dân chủ Mỹ, có lẽ tình huống sẽ tệ hại hơn nhiều.

Đừng coi mặt mà bắt hình dong
Quốc gia, dân tộc nào cũng có kẻ xấu người tốt, dân làm ăn lương thiện và phi pháp, người quản lý bài bản bền vững và dân chụp giựt vô tâm. Đừng để những hấp dẫn bề ngoài mà xao lãng đi việc điều tra sâu kỹ về bất cứ một đối tác, tư vấn hay nhân viên quan trọng. Tại Mỹ những công ty trinh thám tư, chuyên về doanh nghiệp như Kroll, Rehmann… chứa đầy vài trang niên bạ của điện thoại. Tốn vài nghìn USD để hiểu rõ mọi đối tác là cái giá bảo hiểm rẻ, so với những hậu quả tệ hại có thể xảy đến. Trong những giao tiếp sơ khởi, thì Google, Bing, Yahoo Search là điều phải làm.
Một trong những thành kiến của người Á, Phi… là sự tôn trọng các nhân vật từ Tây Phương (Âu, Mỹ, Úc… ), có lẽ bắt nguồn từ những thói quen lịch sử làm dân thuộc địa. Tôi vẫn cười đùa với bạn bè là 2 rào cản lớn nhất trong sự nghiệp của tôi là tên Phan (nghe rất Tàu) và dáng mạo không có mắt xanh mũi lõ như các anh bạn da trắng. Bị kỳ thị tại Âu Mỹ là chuyện bình thường, nhưng nghịch lý là tôi bị ngược đãi nhiều hơn ở các quốc gia Á Châu. Khi làm cho Wall Street, tôi có một anh trợ lý trẻ, người da trắng với mái tóc vàng hoe. Trong nhiều buổi họp với các quan chức hay đại gia của TQ, Mã Lai, Indonesia…, họ luôn luôn nghĩ anh ta là ““boss” của tôi trước khi được giới thiệu. Vì định kiến này, nhiều doanh nhân Á Châu tin tưởng vào tất cả những gì mà nhân viên da trắng trình bày, không cần biết đến thực tế và khả năng của diễn giả hay giá trị của lời phát biểu.
Tôi còn nhớ ông hàng xóm của tôi ở California là Lloyd Bridge, diễn viên khá nổi tiếng của Hollywood. Khi về già, ông thường đóng vai Tổng Thống hay Thượng Nghị Sỹ Mỹ, nhờ diện mạo và phong cách rất “hợp” với hình ảnh trên chính trường (phim Hot Shots, The Man…). Một lần, ông theo tôi qua Bắc Kinh để tham quan du lịch. Trong một dạ tiệc đông quan khách, đầy các đại gia và chính trị gia, trước khi phát biểu bài nói chuyện, tôi long trọng tuyên bố, “Hôm nay, tôi được hân hạnh giới thiệu một vị khách mời thật đặc biệt. Xin mời quý vị đứng dậy để chào đón Vị Tổng Thống của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ”. Cả hội trường đứng dậy, vỗ tay cả 10 phút, khi Lloyd bước lên diễn đàn. Nếu tôi không nói lại tôi chỉ đùa chơi, chắc chắn là 80% người tham dự đã nghĩ là mình đã gặp Tổng Thống Mỹ.

Nghiên cứu và biết rõ những thủ thuật lường gạt
Người VN rất bén nhạy và thông minh. Những mánh mung và thủ thuật để lường gạt các người có tiền hay tài sản ở VN cũng rất sáng tạo và đa dạng không kém gì quốc tế. Tuy vậy, với một nền kinh tế tài chánh đã toàn cầu hóa, sự gia nhập và phối hợp của các phần tử tội ác từ khắp thế giới đã thành một vấn nạn lớn, không những cho các cơ quan cảnh sát, mà còn ảnh hưởng đến mọi doanh nhân khắp nơi.
Người Nigeria đã làm nổi danh quốc gia họ theo nghĩa xấu khi danh từ “Nigerian scam” (trò lường gạt Nigeria) được ghi vào từ điển bách khoa của Oxford. Cho đến năm 2005, trò lường gạt này đã đem về một khoản thu nhập hơn 2 tỷ USD từ các nạn nhân ở Âu Mỹ đến cho các tội phạm ở Phi Châu. Họ thường gởi cả triệu Emails rác mỗi tuần đến các địa chỉ Âu Mỹ Úc. Thơ thường kêu gọi sự giúp đỡ của người nhận thơ để giải ngân một số tiền lớn đang bị kẹt trong một tài khoản ngân hàng (50 triệu USD từ tài sản bị phong tỏa của nhà độc tài Idi Amin hay 100 triệu USD từ một mỏ vàng ở South Africa… hay một vài hình thức dễ tin khác). Họ xin địa chỉ, tài khoản… và yêu cầu người nhận ứng trước một số tiến vài ngàn USD để làm thủ tục hay bày tỏ thiện chí. Chỉ cần một số nhỏ nhẹ dạ ngây thơ là mối lợi thu về đã lên đến cả trăm triệu USD mỗi năm.
Một biến thái của trò lường gạt này là những vị chuyên gia khả kính hứa hẹn sẽ đem về cả chục triệu USD tiền vay hay tiền góp vốn cho các doanh nghiệp từ nhà đầu tư nước ngoài. Họ sẽ đòi một phí trả trước khoảng vài chục ngàn USD rồi biến mất hay không làm gì. Vì phải qua nhiều thủ tục pháp lý khác nhau liên quan đến nhiều quốc gia nên việc kiện cáo sẽ tốn kém và không hiệu quả.
Một thủ thuật cũng khá phổ thông là “lấy tiền của nạn nhân sau để trả vốn và lời cho nạn nhân trước”, gọi là Ponzi’s scheme. Nhà quản lý quỹ đầu tư Madoff đã nổi danh khắp thế giới khi dùng thủ thuật này để thu một số tiền lường gạt đến 60 tỷ USD. Những nạn nhân của các Ponzi's scheme nhỏ hơn từ 1 triệu USD đến 50 triệu USD thì nhiều vô số kể. Khi làm ăn tại nước ngoài, đừng ham những lợi nhuận cao ngất trời (chứng tỏ sự hoang tưởng) mà mắc bẫy những trò lường gạt này. Thực ra, chánh phủ Mỹ bị kết tội là 1 nhóm tội phạm điều hành một Ponzi's scheme lớn nhất thế giới: quỹ an sinh xã hội (US Social Security). Chánh phủ Mỹ đã lấy tiền đóng góp của thế hệ nhân viên hiện nay để trả cho quyền lợi của thế hệ trước, vì tiền đóng góp của họ trước đó đã bị chánh phủ xài hết vào những chương trình không liên quan gì đến an sinh xã hội.

Kính trọng tất cả dối tác, khách hàng và đối thủ
Trên hết, để tránh mất tiền vì những tranh tụng thì nguyên tắc hữu hiệu nhất là hãy giao tiếp trong tôn kính và coi trọng những quyền lợi của đối tác, khách hàng và ngay cả đối thủ. Luôn luôn bắt đầu bằng cách coi các than phiền và khiếu nại là “đúng”; rồi nghiên cứu kỹ lại vấn đề, với sự tham dự của các tư vấn, để nhìn rõ về việc phải làm và việc không thể làm. Nếu có bị thiệt hại đôi chút, hay mất chút sĩ diện; sẵn sàng chấp nhận để vụ việc trôi qua. Về lâu về dài, đây vẫn là những lối mất tiền ít nhất.
Khi còn trẻ, tôi đã ngang ngạnh chống lại một cơ quan chánh phủ đầy quyền lực là Sở Chứng Khoán Mỹ (SEC). Dù tôi được thỏa mãn tự ái là mình “đúng” khi thắng kiện, nhưng hậu quả là công ty Hartcourt của tôi bị mất gần 500 triệu USD thị giá, chưa kể những phí tổn pháp lý đến hơn 5 triệu USD và 7 năm kiện cáo. Tôi đã làm kiệt quệ công ty vì cái “tôi” quá lớn của mình. Trong khi đó, nếu tôi chịu nhận lỗi (dù vô lý) và trả tiền phạt, công ty chỉ mất 500 ngàn USD và giải quyết vấn đề trong 3 tháng. Một bài học vô cùng quý báu về rắc rối pháp lý.
Như đã trình bày, có 1001 cách để mất tiền khi doanh nghiệp đem chuông đi đánh xứ người. Cơ hội tràn đầy cũng đồng nghĩa với rủi ro cùng khắp. Ra đấu trường quốc tế, chúng ta sẽ học hỏi được rất nhiều kỹ năng bài bản từ những doanh nhân siêu việt, sáng tạo và năng động; cùng lúc với những siêu sao lường gạt rất tinh vi. Điều duy nhất phải nhớ là “cảnh giác cao độ” và đừng để lòng tham làm mờ mắt những vụ việc đáng nghi ngờ. Người Mỹ có câu “Nếu 1 đề nghị quá tốt như mơ ước, thì đó chỉ là mơ ước” (If it’s too good to be true, then it is). Ai cũng mất một ít tiền vì bị gạt trên bước đường kinh doanh, nhưng người khôn ngoan là đừng để những trãi nghiệm cay đắng này biến thành thói quen.
Tôi có một câu nói trên bàn viết để nhắc nhở mình, “a fool and his money are soon parted”. (Một thằng ngu và tiền của hắn sẽ chia tay nhau rất sớm).
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,330
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Doanh Nhân Việt Trong Thế Trận Toàn Cầu (Alan Phan)

Postby bevanng » 29 Oct 2016

TS Alan Phan: Khó khăn về vốn, doanh nghiệp đừng nghĩ đến ngân hàng

Ngày: 13 / 02 / 2012

Mỗi ngày thế giới có vài trăm nghìn tỷ USD “chạy” đi tìm nơi đầu tư. Tại sao các DN VN không nghĩ rằng mình có thể lấy được một phần của số tiền này mà cứ loay hoay với câu hỏi “Tiền ở đâu?”
TS Alan Phan là Chủ Tịch Quỹ Đầu Tư Viasa tại Hong Kong và Thượng Hải. Những năm trở lại đây, ông được nhiều người Việt Nam biết đến với vai trò là một chuyên gia tư vấn và kêu gọi đầu tư cho các doanh nghiệp.
Khi trao đổi với chúng tôi, ông Alan Phan cho rằng: ý tưởng kinh doanh, mô hình kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam hiện tại không có gì đặc thù để hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài. Ở một khía cạnh nào đó, những nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam hiện nay phần lớn đều “đặt cọc” vì chiến lược lâu dài. Còn những nhà đầu tư tài chính thực sự thì dường như họ vẫn chưa có “đất”.
Và Việt Nam đang có tiềm năng phát triển một số ngành để thu hút sự đầu tư của các đối tác nước ngoài, chẳng hạn như lĩnh vực công nghệ thông tin hay lĩnh vực nông nghiệp.

Tín dụng từ ngân hàng lâu nay vẫn là nguồn vốn truyền thống của các doanh nghiệp Việt Nam. Tại sao ông lại cho rằng những lúc khó khăn như hiện nay thì doanh nghiệp nên “quên” đi nguồn vốn này mà có cách tiếp cận nguồn vốn khác?
Lâu nay các doanh nghiệp của Việt Nam vẫn có thói quen rằng khi cần tiền để kinh doanh thì cầm sổ đỏ, tài sản thế chấp ra ngân hàng để vay tiền đó là cách làm quá dễ dàng mà ai cũng có thể làm được. Chính thì thế nguồn vốn này sẽ không được vững bền và bị phụ thuộc - kinh doanh không có chỗ cho sự dễ dàng.
Trong khi đó, trên thế giới hiện có mỗi ngày 400.000 - 500.000 tỷ USD “chạy” đi tìm nơi đầu tư. Tại sao các doanh nghiệp Việt Nam không nghĩ rằng mình có thể lấy được một phần của số tiền này mà cứ loay hoay với câu hỏi “Tiền ở đâu?” mà không thay vào đó là câu hỏi “Làm thế nào để có được số tiền đó?”

Cụ thể doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải làm thế nào, thưa ông?
Đơn giản thôi. Một trong những cách đó là niêm yết cổ phiếu của mình trên thị trường chứng khoán Mỹ. Cửa sổ của cơ hội vẫn đang còn mở với các doanh nghiệp Việt Nam khi ra biển lớn để tìm vốn trên sàn Mỹ.
Sàn Mỹ vẫn có một thanh khoản rất cao vì dòng tiền đầu tư đang quá dư thừa. Giá chứng khoán vẫn gia tăng kỷ lục trong 2 năm qua, dù tình trạng vĩ mô toàn cầu đang bị đe dọa với rất nhiều rủi ro.
Tuy nhiên niêm yết trên sàn Mỹ là điều không hề dễ dàng và bài học Cavico đối với các doanh nghiệp Việt nam vẫn còn?
Cavico niêm yết trên sàn Mỹ nhưng vẫn kinh doanh tư duy theo kiểu Việt Nam, đầu tư dàn trải, có quá nhiều công ty con, do đó không cập nhật kịp báo cáo của các công ty con, nộp báo cáo tài chính chậm… Muốn lên sàn Mỹ thì mô hình kinh doanh đó phải đơn giản, quản trị rõ ràng.
Theo cảm nhận của tôi, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa sẵn sàng. Những điều kiện để tìm vốn bằng cách phát hành cổ phiếu hay trái phiếu nghe qua thì khá dễ dàng, nhưng cho đến nay, vẫn chưa một doanh nghiệp Việt Nam nào thực hiện được mục tiêu này.

Theo ông “nút thắt” mà các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tháo bỏ để tiếp cận được nguồn vốn từ thị trường này là những gì?
Chuyện niêm yết trên sàn Mỹ thực sự khá dễ dàng; bạn chỉ cần một bản cáo bạch có luật sư chuyên về chứng khoán và một kiểm toán gia có tên trong danh sách của PCAOB ký nhận là Cơ quan chứng khoán Mỹ (SEC) sẽ chấp nhận đơn xin niêm yết. Không một đòi hỏi nào khác về doanh thu, lợi nhuận. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải làm tốt những điều sau nếu muốn “rút tiền” trong túi của các nhà đầu tư trên sàn chứng khoán Mỹ:
Thứ nhất, tư duy của ban quản lý. Nguyên tắc căn bản không thể thiếu được khi lên sàn Mỹ đó là tính minh bạch (transparency), trung thực và khai báo đầy đủ (full disclosure), kỹ cương đạo đức của công ty và cá nhân ban quản lý (corporate governance); nhất là những mâu thuẫn lợi ích (conflict of interest).
Thứ hai, doanh nghiệp phải chứng minh được sự hấp dẫn, mức độ sinh lời của cổ phiếu đủ để thuyết phục được các nhà đầu tư.
Toàn thế giới, có khoảng 36.000 cổ phiếu đủ loại (sàn Mỹ có hơn 12.000) để các nhà đầu tư lựa chọn. Bạn phải có một lý do khá độc đáo để thuyết phục nhà đầu tư mua cổ phiếu của công ty bạn thay vì Google hay Apple.

Vấn đề về chi phí và duy trì niêm yết liệu có quá sức đối với các doanh nghiệp Việt Nam không, thưa ông?
Với một công ty nhỏ, chỉ có một hình thức kinh doanh độc nhất phí tổn hàng năm cho các luật sư và nhà kiểm toán khoảng hơn 150 nghìn USD; chưa kể đến những chi phí về IR - PR (liên hệ đầu tư, investor relations), tư vấn tài chính, phí để lưu trữ hồ sơ đầu tư (transfer agent), phí đăng ký với các cơ quan chính phủ v.v… Một công ty có chừng 10 công ty con, phải nhân lên gấp 5 lần số tiền nói trên. Do đó, nếu công ty bạn không tìm được một dòng tiền để thỏa mãn nhu cầu này, thì việc lên sàn là một đầu tư không hiệu quả, và khó đạt được mục tiêu ban đầu.

Mức phí đó xem ra cũng không hề rẻ đối với phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam, ông có nghĩ rằng việc niêm yết này sẽ khiến các doanh nghiệp khó đạt mục đích huy động vốn hay không?
Công ty tư nhân lớn nhất của Việt Nam là Ngân Hàng ACB có doanh thu khoảng 900 triệu USD và có thể được xếp hạng là công ty nhỏ (small cap). Còn lại các công ty khác thường thuộc loại công ty siêu nhỏ (mini hay micro cap), theo tiêu chuẩn Mỹ.
Khi đầu tư vào các công ty nhỏ, các nhà đầu tư quốc tế thường chọn những cổ phiếu có tính đột phá mạnh và có lợi thế về công nghệ với khả năng phủ hàng khắp thị trường toàn cầu.
Trong 18 năm từ khi các công ty Trung Quốc bắt đầu niêm yết sàn Mỹ, chỉ hơn 10% các doanh nghiệp là đạt được mục tiêu mong muốn. Tôi nghĩ tỷ lệ thành công của các doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ không khá hơn gì.

Có mâu thuẫn không khi ông khuyên rằng hãy niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ và ngay sau đó là tỷ lệ thành công chỉ khoảng 10%?
Sàn chứng khoán Mỹ như tôi nói có dòng tiền rất dồi dào và thanh khoản cao, đó là cái đích mà các doanh nghiệp Việt Nam nên hướng đến.
Trên thực tế, các ngành nghề được ưa thích là công nghệ IT, nông nghiệp của Việt Nam vẫn có sức hút đối với nhiều nhà đầu tư nước ngoài, vấn đề còn lại là các công ty này phải chứng minh được sức hút, sự độc đáo trong kinh doanh của mình thì tôi tin rằng dòng tiền thông minh sẽ tìm đến họ.
Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này!

Khánh Linh thực hiện
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,330
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Doanh Nhân Việt Trong Thế Trận Toàn Cầu (Alan Phan)

Postby bevanng » 29 Oct 2016

Tại sao doanh nghiệp Việt chưa niêm yết sàn Mỹ?

Ngày: 18/05/2012
TTO - Tiến sĩ Alan Phan, Chủ tịch Quỹ đầu tư VIASA, là doanh nhân Việt kiều đầu tiên đưa công ty tư nhân của mình lên sàn chứng khoán Mỹ vào năm 1987. Đến năm 1999, Tập đoàn Harcourt do ông sáng lập đạt mức thị giá 670 triệu USD, hiện tách thành 5 công ty (HRCT, SRRY, ETAK, ENVI và SPXP) và tiếp tục niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ.
Nhân chuyến trở về Việt Nam cuối tháng 3 vừa qua, Tuổi Trẻ Online đã có cuộc trò chuyện với ông về điều kiện và những thách thức khi đưa một công ty nhỏ ra thị trường chứng khoán toàn cầu. Ông cho biết:
- Tháng 6-2008, tôi có về Việt Nam để nói chuyện trong một bữa tiệc thân mật với sự tham dự của hơn 200 giám đốc điều hành (CEO) và quản trị viên của các công ty hiện niêm yết trên các sàn TP. HCM, Hà Nội. Băn khoăn lớn nhất của các nhà quản lý này là sự thiếu hụt một chiến lược tài chính hữu hiệu để đối phó với tình trạng kinh tế suy thoái toàn cầu. Tuy vậy, ít ai nghĩ đến một giải pháp quan trọng và hiệu quả là việc niêm yết công ty mình trên sàn Mỹ, thay vì sàn Việt Nam hay các sàn Á châu.
Tại sao? Tất cả đều cùng chia sẻ là do không có nhiều kiến thức thực dụng về sàn Mỹ. Với họ, sàn Mỹ là sân chơi của những công ty đa quốc gia nổi danh và có những thị giá khổng lồ như: Microsoft, Intel, GE, Walmart, Goldman Sachs… Họ đã lầm to. Thực sự, niêm yết sàn Mỹ dễ hơn sàn Việt từ phí tổn đến thời giờ.

Thưa ông, trong cuốn sách Niêm yết sàn Mỹ của ông, ông viết về việc đưa cổ phiếu công ty nhỏ lên sàn chứng khoán Mỹ và cho rằng việc đó khá dễ dàng. Vậy theo cá nhân ông, tại sao Việt Nam hiện vẫn chưa có doanh nghiệp nào lên sàn Mỹ mà chỉ tính chuyện lên sàn Singapore?
- Cách đây 15 năm, các doanh nghiệp Trung Quốc cũng ngại niêm yết trên sàn Mỹ vì họ rất sợ tài sản lên sàn rồi thất thoát ra nước ngoài. Vì thế, khi tư vấn cho những công ty Trung Quốc lên sàn Mỹ tôi gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng, cách đây chừng 6-7 năm, Trung Quốc lại thấy việc niêm yết sàn ngoại là hình thức lấy ngoại tệ ở nước ngoài nhanh nhất nên họ rất mạnh tay cho các công ty lục địa lên niêm yết ở Hong Kong, Mỹ, châu Âu… Và chỉ trong vòng 6-7 năm, trị giá vốn hóa các công ty mang về cho các doanh nghiệp Trung Quốc hơn 1.000 tỉ USD. Trong khi đó, nếu so sánh trong vòng mười mấy năm qua, Trung Quốc chỉ thu hút khoảng trên 100 triệu USD vốn từ FDI. Như vậy, rõ ràng đây là kênh thu hút vốn nước ngoài khá dễ dàng.
Tại Việt Nam, vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) cho phép nước ngoài đầu tư vào cổ phiếu Việt Nam và kể cả đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam phải qua nhiều thủ tục phức tạp và khó khăn, tính minh bạch yếu kém, tính thanh khoản yếu cũng làm nản lòng nhà đầu tư nước ngoài.
Nhưng đem công ty Việt Nam lên niêm yết ở nước ngoài khá dễ dàng. Tại sàn Nasdaq hay NYSE chẳng hạn, ở đó đã có đội ngũ phân tích luôn sẵn sàng phục vụ, do đó việc thu hút vốn cũng dễ dàng, với tính thanh khoản cao. Nhà đầu tư Mỹ hay châu Âu coi công ty dựa trên hoạt động tài chính, sự tăng trưởng, doanh thu… mọi chuyện đều dựa trên những con số thuần túy mà công ty không cần phải giải thích gì thêm. Mặt khác, nếu không chuộng và không tin công ty đó nữa thì họ bán cũng thật dễ dàng.

Nhiều người cho rằng số lượng công ty niêm yết sàn Mỹ lớn và khi các công ty Việt Nam lên sàn này sẽ bị yếu thế do thiếu cạnh tranh, ông nghĩ thế nào?
- Tôi cho rằng điều đó không đúng vì “cá” lớn có thị trường khác “cá” nhỏ. Không phải lúc nào anh cũng bán “cá” lớn không. Thực tình, công ty Harcourt của tôi trước đây cũng là công ty nhỏ, dù thời điểm đó đạt trị giá vốn hóa gần 700 triệu USD nhưng với thị trường Mỹ vẫn là không đáng gì! Nhưng ngược lại tôi lại được rất nhiều cổ đông quan tâm. Vì anh mua Microsoft, Intel hay GE… thì sự lên giá cổ phiếu này chỉ từ từ, kiếm khoảng 3%-4%/năm là khá lắm rồi. Trong khi đó, những cổ phiếu nhỏ anh có thể kiếm được 3-4%/ngày.
Đương nhiên, rủi ro cao đi kèm với lợi nhuận cao.
Dĩ nhiên, cổ phiếu của mình sẽ không bao giờ và không thể so với Microsoft hay Intel, nhưng trong vị trí của mình sẽ có khách hàng đế ý tới. Nói gì thì nói, trong tất cả các sàn chứng khoán thế giới, sàn Mỹ vẫn là sàn có tính thanh khoản cao nhất. Hai yếu tố đó là tính thanh khoản và tính minh bạch mà ai cũng nghĩ tới khi niêm yết sàn Mỹ.
Tôi rất ngạc nhiên khi Việt Nam mong muốn con số đầu tư nước ngoài vào Việt Nam luôn tăng trong khi FDI và FII năm vừa qua không được bao nhiêu. FII ở Việt Nam hiện nay một ngày đạt có 2-3 triệu USD trong khi đó một công ty nhỏ ở Mỹ như Hartcourt ngày xưa của tôi, khi có giao dịch nhiều thì tôi cũng có 2-3 triệu cổ phiếu và giá trị giao dịch có thể đạt trên 30 triệu USD/ngày.
Nền kinh tế thế giới vẫn còn diễn biến phức tạp, những khó khăn vẫn còn. Thế nên doanh nghiệp Việt Nam cần phải nghĩ đến việc thu hút vốn và phải trên tinh thần chuẩn bị “ra biển lớn”.

Trở ngại lớn nhất hiện nay đối với các doanh nghiệp khi lên sàn ngoại?
- Muốn lên sàn Mỹ, chi phí ít nhất 1-2 triệu USD nhưng không quan trọng vì nhiều Quỹ Đầu tư và Mạo hiểm (VC) sẽ bảo lãnh tài trợ cho doanh nghiệp lên sàn. Vấn đề quan trọng nhất là tính minh bạch trong điều hành doanh nghiệp.
Tôi thấy, nhiều công ty của Trung Quốc như Alibaba, Sohu… cũng từ những công ty nhỏ của nước này nhưng đã mạnh dạn lên sàn quốc tế và trở thành công ty có vốn hóa 6-7 tỷ USD. Vấn đề là doanh nghiệp phải quyết chí và biết rõ con đường mình đi. Không chỉ biết “lấy ngắn nuôi dài” mà phải quyết tâm đi đến mục tiêu bằng bất cứ giá nào. Cứ đi rồi sẽ tới, đừng trông chờ quá nhiều vào Chính phủ.

Cần biết những điều kiện và đòi hỏi gì khi niêm yết sàn Mỹ, thưa ông?
- Hai điều kiện chính để niêm yết sàn Mỹ: Một là nộp hồ sơ đăng ký với SEC (ủy ban Chứng khoán và Hối đoái Mỹ), có báo cáo tài chính đã được kiểm định quốc tế và được một nhà market maker bảo lãnh; Hai là tổ chức bộ phận chuyên nghiệp về quan hệ khách hàng - nhà đầu tư.
Vấn đề không phải là lên sàn mà là làm sao anh bán được cổ phiếu sau khi lên sàn. Do đó, công ty phải có một bộ phận chuyên về thị trường nước ngoài và có nhân sự phục vụ việc đi tìm tư vấn, cố vấn chương trình tiếp thị cổ phiếu, xây dựng mạng lưới phân phối cổ phiếu…

Theo ông, những công ty nào có lợi thế khi niêm yết sàn Mỹ?
- Nước Mỹ phát triển quá mạnh, quá cao trong khi Việt Nam là nước đang phát triển. Thế nên nhà đầu tư Mỹ luôn nghĩ đến những công ty có tính đột phá, sáng tạo, công nghệ cao… nghĩa là tất cả những khía cạnh của nền kinh tế mới - kinh tế kỹ thuật số được nhà đầu tư Mỹ ưa chuộng. Thành ra việc thuyết phục một nhà đầu tư Mỹ hay Âu châu mua cổ phiếu sữa hay địa ốc là chuyện khó vì ngành này không sinh lời cao từ tính đột phá của nó.
Tại sao nhiều doanh nghiệp Việt chỉ mới nghĩ đến thị trường Singapore mà không nghĩ đến một sân chơi lớn hơn như Mỹ? Dĩ nhiên là cũng có khó khăn nhưng đó cũng là một thách thức cho doanh nghiệp.
Sàn Mỹ có chừng 12.000 công ty, cái khó nhất là làm sao anh có thể bán được cổ phiếu? Làm sao công ty mình nổi bật trong 12.000 công ty. Chai nước ngọt bán trong ngôi chợ làng có thể nổi bật hơn các sản phẩm cùng loại nhưng khi ra một khu đại siêu thị thì làm sao khách biết chai nước của anh. Vì vậy, vai trò tư vấn về tiếp thị để đạt hiệu quả là rất quan trọng. Ngoài ra, doanh nghiệp phải có hệ thống phân phối, bán hàng giỏi, phải có hình ảnh tốt đối với một cộng đồng mình muốn hướng tới.
Còn khó khăn về niêm yết tôi cho rằng không quan trọng. Chính phủ Mỹ cũng rất dễ dàng trong niêm yết nhưng anh phải minh bạch thông tin. Những chuyện tốt xấu, lỗ lãi phải nói hết trong hồ sơ niêm yết. Ở Mỹ, nói dốc với nhà đầu tư, không nói hết 100% sự thực, bị phạt tù nặng là chuyện bình thường.
Ở Mỹ, theo tôi biết chỉ có vài công ty theo dạng tập đoàn đa ngành trong khi đó, tại Việt Nam, ai ai cũng muốn ra tập đoàn đa ngành. Các nhà đầu tư Mỹ không mấy hăng hái với những dạng công ty này. Vì anh không phải là ông Warren Buffet để điều hành tốt đẹp mọi công ty.
Công ty bán thực phẩm mà cũng mở trường đại học, mở ngân hàng… là một điều rất khó hiểu.
Xin cảm ơn ông!

Hồng Nhựt thực hiện
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,330
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Doanh Nhân Việt Trong Thế Trận Toàn Cầu (Alan Phan)

Postby bevanng » 29 Oct 2016

Ăn nhậu trong nền kinh tế kiến thức

Ngày: 09 / 02 / 2012

Một đại gia mời tôi và hai người bạn Mỹ cuối tuần vừa qua lên Long Thành để chơi golf. Sau đó, anh đưa chúng tôi về một quán ăn rất đẹp cạnh bờ sông Saigon, chiêu đãi một bữa ăn tối với những đặc sản khó quên. Tôi rất ấn tượng với phong cách tiêu xài, hơn 42 triệu đồng cho một buổi chiều. Hai người bạn Mỹ có hai quỹ đầu tư lớn nhưng họ đã minh xác ngay từ đầu là họ không có ý định đầu tư hay làm ăn gì tại Việt Nam. Tóm lại, đây hoàn toàn là một buổi giao tiếp xã hội mà đại gia Việt muốn khoe khoang sự giàu có sang trọng của mình với hai người xa lạ.
Ngày hôm sau, tôi mời anh bạn đại gia ăn trưa để trả lễ. Sẵn đang tổ chức buổi Siêu Hội Thảo về Đầu Tư và Kinh Doanh vào ngày 16/2/2012 đến đây, tôi gởi anh một vé mời và hỏi anh có muốn giúp ban tổ chức bằng cách mua 10 vé với giá chiết khấu cho các nhân viên ban quản lý (chỉ có 7 triệu). Tôi bảo đảm với anh là những kiến thức thực tế thu nhặt được từ 20 chuyên gia và doanh nhân nổi danh sẽ có giá trị thực tiễn hơn 10 khóa học của chương trình MBA. Anh từ chối và nói công ty anh (trên 2 ngàn nhân viên) không tiêu xài vào các đề mục này. Tôi tôn trọng lập trường của anh; và nói sẽ gởi thêm 10 vé mời cho nhân viên anh để xem kiến thức mới có đáng 7 triệu đồng như tôi tin tưởng.
Mỗi công ty có một văn hóa riêng và cuối cùng, chỉ có kết quả của doanh thu và lợi nhuận cùng sự phát triển bền vững của thương hiệu mới chứng minh được hiệu năng của ban quản lý. Có nhiều con đường đến La Mã và không có một công thức nào ứng dụng cho mọi tình thế.
Tuy nhiên, trong 3 năm qua, tôi làm “tư vấn không công” cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam, lớn và nhỏ, công và tư. Trong khi phân tích các bản báo cáo tài chánh, tôi nhận thấy một mẫu số chung là các tiêu xài nhiều khoảng 4 lần về mục tiếp khách giải trí (từ 3% đến 10% doanh thu, tùy phân loại ngành nghề). Trong khi đó, đề mục nghiên cứu và đào tạo lại ít bằng 1/10 các công ty nước ngoài có mô hình kinh doanh tương tự.
Trong một thế giới mới nơi kiến thức trở thành sức mạnh (knowledge is power), chúng ta đang truyền đạt thông điệp gì cho các thế hệ quản lý kế tiếp? Quan chức thì dĩ nhiên thích ăn nhậu vì họ không phải trả tiền, nhưng cái giá phải trả cho các doanh nghiệp tư thường khá đắt: ngoài tiền ăn uống, chúng ta phải tính thêm thì giờ lãng phí, bệnh tật tăng thêm những ngày nghỉ không chánh thức và sự mê muội khi say mèm hay đi kèm với những quyết định sai lầm.
Tuy vậy anh bạn đại gia không đồng ý với tôi. Anh nói là sự “thành công” của anh trên thương trường là do các mối quan hệ tạo nên từ những ăn nhậu thâu đêm suốt sáng. Anh cho là trong việc làm ăn, không phải “điều” anh biết mà là “người” anh biết (it's not what you know but who you know).
Anh nghĩ đây là lý do chính tôi sẽ không kiếm tiền được ở Việt Nam này.
Cho đến giờ này thì anh hoàn toàn chính xác trong nhận định của anh. Tôi cũng không ngây thơ để mà nghĩ là Siêu Hội Thảo về Đầu Tư và Kinh Doanh 2012 sẽ thành công về mọi mặt như ước muốn. Nhưng tôi tin rằng phương thức quản trị của các doanh nghiệp Việt sẽ phải thay đổi nhanh chóng để hy vọng bắt kịp tiến bộ của nền kinh tế toàn cầu, một nền kinh tế dựa vào “kiến thức”, không phải vài quan hệ với các quan chức.
Và Thứ Năm tuần tới, tôi và 19 diễn giả khác hy vọng sẽ nhóm lên ngọn lửa kiến thức, dù nhỏ nhoi, cho một thế hệ quản lý mới với một tầm nhìn mới.
Mong các bạn sẽ có mặt cùng chúng tôi.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,330
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Doanh Nhân Việt Trong Thế Trận Toàn Cầu (Alan Phan)

Postby bevanng » 29 Oct 2016

Trả lời cho các dự án và đề nghị kinh doanh

Ngày: 04/03/2012
“Chương Trình Tiếp Lửa Để Khởi Nghiệp”

Số lượng các dự án kinh doanh chúng tôi nhận từ các thân hữu BCA và các bạn đọc gia tăng khá nhiều, trước và sau buổi Siêu Hội Thảo 2012 vừa qua. Phản hồi tích cực nói lên tinh thần đam mê làm ăn của giới doanh nhân trẻ; nhưng các dự án hay ý tưởng gởi đến thường phản ảnh sự thiếu chuẩn bị của nhóm sáng lập.
Tôi xin lập lại một bài viết về “Kế Hoạch Kinh Doanh” (Business Plan) ở phần cuối của bài này để mọi người hiểu rõ nhu cầu của một nhà đầu tư. Đây là việc phải làm đầu tiên của doanh nhân cho bất kỳ dự án hay ý tưởng kinh doanh nghiêm túc nào.
Tuy nhiên để duy trì ngọn lửa làm ăn trong tâm trí các bạn trẻ, tôi dự định sẽ hợp tác với một số chuyên gia về đầu tư và kinh doanh để làm một trung tâm tư vấn trên mạng về khởi nghiệp. Cá nhân tôi có thể bỏ ra khoảng 1 ngày mỗi tháng để liên hệ và trả lời trực tiếp các câu hỏi, thắc mắc. Nhóm tư vấn cũng sẽ giúp các bạn doanh nhân soạn thảo rồi nộp các dự án đến các nhà đầu tư tiềm năng trong việc gây vốn. Sau 6 tháng hoạt động, chúng tôi sẽ tổ chức những buổi tọa đàm mỗi tháng để các nhà sáng lập dự án có cơ hội trình bày trước quỹ và các nhà đầu tư trong cũng như ngoài nước.
Đây là cố gắng nhỏ nhoi của cá nhân tôi để giúp các doanh nhân trẻ thực hiện dự án của đời mình. Cho tôi 3 tháng để chuẩn bị mọi việc và chương trình này (tạm gọi là TIẾP LỬA ĐỂ KHỞI NGHIỆP) sẽ được thông báo rõ ràng hơn trên trang Web này và các mạng truyền thông khác. Các chuyên gia tư vấn về tài chánh quản trị muốn tham gia, xin Email cho gocnhinalan@gmail.com. Các doanh nhân muốn thử lửa hãy chuẩn bị.
Cám ơn sự lưu ý của mọi người.

PHỤ LỤC:
Làm thế nào để có thể triển khai một ý tưởng, một dự án kinh doanh? Làm sao để tìm được nhà tài trợ vốn cho một dự án? Những câu hỏi từ chung, đến riêng như vậy, đều có thể giải quyết ngay từ ban đầu, khi bạn thiết lập một kế hoạch kinh doanh (business plan).
Ngay từ khi bắt đầu ý tưởng kinh doanh, hay đã vững chãi trên thương trường, một kế hoạch kinh doanh luôn là tập hồ sơ gối đầu giường của mọi doanh nhân. Việc tìm kiếm nhà tài trợ, nguồn huy động vốn, hay bỏ công khai thác được những khách hàng mục tiêu cho dự án tương lai của bạn, rất quan trọng, nhưng quan trọng hơn thế nữa, là bạn hãy dành thời gian và suy ngẫm nghiêm túc về ý tưởng của mình, vạch ra một kế hoạch tổng thể, chi tiết. Tại quỹ đầu tư Viasa của tôi, nếu một công ty không nộp một kế hoạch kinh doanh đầy đủ, chúng tôi coi như họ không có một ý muốn thực sự mạnh mẽ trong việc làm ăn. Đây là một đòi hỏi đầu tiên và không miễn trừ.
Một kế hoạch kinh doanh đầy đủ phải gồm những phần chính như: căn bản về công ty (mục tiêu, sản phẩm và dịch vụ), phân tích thị trường (nhu cầu của khách hàng, các đối thủ cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh), và phân tích tài chính và dự toán tài chính, SWOT analysis. Đây là những tiết mục tối thiểu cần có cho kế hoạch kinh doanh. Một kế hoạch càng nhiều chi tiết càng nói lên sự am hiểu thị trường và điểm mạnh - yếu của công ty mình.
Trong kế hoạch kinh doanh, người quản trị cũng nên có những kế hoạch và chiến thuật để đối phó với những tình huống bất ngờ. Một kế hoạch kinh doanh đầy đủ cũng giúp cho các nhà quản trị cũng như các nhà đầu tư định giá về rủi ro một cách chính xác.
Với những bạn trẻ mới bắt đầu khởi nghiệp và chưa từng thiết lập một kế hoạch cụ thể, các bạn có thể trao đổi với người trợ lý của tôi qua gocnhinalan.com, qua email, hoặc xem thêm cuốn sách mà tôi đã xuất bản cách đây chừng 2 năm, cuốn “Niêm yết sàn Mỹ”, (NXB Phụ Nữ / 2009-2010). Trang 133 của cuốn sách, phụ lục C có giới thiệu “Bản mẫu của một kế hoạch kinh doanh” khá chi tiết, rõ ràng.
Quý bạn cũng có thể lên Google, đánh vào chữ Business Plan, bạn sẽ có rất nhiều chỉ dẫn về cách làm kế hoạch thật bài bản. Văn phòng tôi, nhân viên có software gọi là Business Plan Pro rất dễ theo.
Và xin nhắc lại một điều mà các bạn cần nhớ: Chỉ khi nào bạn thật sự ngồi xuống, dành thời gian suy ngẫm ý tưởng của mình, xây dựng một kế hoạch thật sự cụ thể thay vì phác thảo ý tưởng trong vài ba trang giấy, thì khi đó bạn mới có cơ hội khởi nghiệp kinh doanh mà không phải quá lo lắng về các vấn đề tài trợ, quản trị hay xử lý phát sinh.
Chúc các bạn thành công!
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,330
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Doanh Nhân Việt Trong Thế Trận Toàn Cầu (Alan Phan)

Postby bevanng » 29 Oct 2016

Phần 4: Cơ hội đột phá của kinh tế Việt

Cơ hội đột phá của kinh tế Việt Nam

Ngày: 30/ 11/2011
Trong các phân tích về cơ hội đầu tư hay tài trợ của Quỹ Viasa, ban tín dụng luôn lưu ý đến hai yếu tố then chốt: lợi thế cạnh tranh của dự án và kỹ năng, kinh nghiệm của đội ngũ quản lý. Ở một bình diện lớn, nền kinh tế nửa thị trường nửa xã hội của Việt Nam đang đối đầu với cả hai vấn nạn này.

Cạnh tranh trên bình diện vĩ mô
Trong chánh sách phát triển kinh tế, chúng ta đã cố gắng rập khuôn theo mô hình Trung Quốc lấy công nghiệp hóa, đô thị hóa và xuất khẩu hàng rẻ làm ba phương tiện mũi nhọn. Theo báo cáo mới nhất, ba công nghệ ngốn nhiều ngoại hối và tạo nhập siêu khủng lớn là ô tô, điện tử và thép. Điều tôi chắc chắn là việc đầu tư tiền bạc, công sức và ưu đãi hổ trợ vào ba công nghệ này hoàn toàn không hiệu quả và không đem lại cho Việt Nam một lợi thế cạnh tranh gì trên thương trường quốc tế.
Đây là hậu quả của việc bắt chước thiếu suy nghĩ và hành động theo lý thuyết lỗi thời. Trung Quốc có 1.3 tỷ dân, chuỗi công nghệ cung ứng linh kiện hiện đại, hệ thống hạ tầng phát triển và “đổi mới” của họ đi trước chúng ta 10 năm. Đó là lý do họ thành công trong công nghiệp hóa. Thêm vào đó, ngành nông nghiệp của họ rất cổ hủ và tạo đói kém thường trực cho dân quê. Đô thị hóa để đẩy dân nghèo lên thành phố, làm nhân công rẻ cho các xưởng máy xuất khẩu hàng rẻ là giải pháp hợp lý.

Bài toán của Việt Nam
Các yếu tố này khác hẳn ở Việt Nam. Công nghệ cổ điển chúng ta không có lợi thế cạnh tranh, nhưng nông nghiệp chúng ta không yếu kém đến độ phải đẩy dân về thành phố làm nhân công và sinh sống trong các khu ổ chuột. Trên hết, bài toán gia công sản xuất hàng rẻ để xuất khẩu cần suy tính lại vì hiệu quả đầu tư, vấn đề nhập siêu nguyên liệu và ô nhiễm môi trường.
Thêm vào đó, đội ngũ quản lý kinh tế vĩ mô hay doanh nghiệp nhà nước đều kém kỹ năng vì nền giáo dục từ chương tụt hậu; cũng như không đủ kinh nghiệm để sáng tạo hay đột phá. Hai yếu tố căn bản cho sự thành công trong kinh doanh đều hụt hẫng trong bối cảnh này.
Trong khi đó, ở lãnh vực tư nhân, các doanh nhân chạy theo mô hình phát triển của Âu Mỹ, lấy bất động sản, đòn bẫy nợ và dịch vụ tài chánh làm trọng tâm để phát triển kinh doanh. Nếu Âu Mỹ với một nền kinh tế mạnh mẽ và lâu đời còn bị long đong với các bong bóng tài sản, thổi giá từ nợ nần và thủ thuật tài chánh, thì doanh nghiệp Việt Nam bị sập bẫy là chuyện ai cũng đoán được. Đó là cái giá của học phí.
Tuy nhiên, tôi vẫn cho rằng cơ hội đột phá của nền kinh tế Việt Nam và các doanh nghiệp tư nhân vẫn tiềm tàng và chứa nhiều hứa hẹn.

Mô hình Do Thái
Tôi thường lấy thí dụ về xứ Israel năm 1948 khi vừa lập quốc. Một triệu người dân cô đơn trên vùng sa mạc khô cằn đối diện với một thế lực thù địch của hơn 100 triệu người Ả Rập. Chính quyền ưu tiên cho chương trình hiện đại hóa nông nghiệp để bảo đảm nhu cầu thực phẩm trong chiến tranh. Các nhà khoa học, chuyên gia đổ công sức vào việc nghiên cứu công nghệ và quy trình phát triển để hữu hiệu hóa mọi giai đoạn sản xuất. Kết quả là sau 10 năm, Israel đã trở thành một quốc gia xuất khẩu nông sản cho thị trường Âu Châu và cả cho vùng đất mầu mỡ Phi Châu.
Không lý do gì bài học Israel lại không thể ứng dụng rộng rãi ở Việt Nam nơi 67% dân số vẫn mưu sinh bằng nông nghiệp, nơi môi trường thiên nhiên khá phù hợp và người dân đã có kinh nghiệm ngàn năm về canh tác. Những tiến bộ trong 15 năm qua đã đem về cho Việt Nam các thành quả lớn về nông nghiệp như số lượng gạo, cà phê, cao su, hải sản xuất khẩu luôn là “top ten” của thế giới.
Người nông dân đã đạt các đỉnh cao này với sự trợ giúp rất tượng trưng của chánh phủ. Trong khi đó, các quan làng xã đã đẻ ra bao nhiêu luật lệ “hành là chính”, bao nhiêu phí chính thức và phong bì đen đỏ, bao nhiêu thủ thuật cướp đất xây sân golf và khu công nghiệp? Nếu chánh phủ có một chánh sách thực tiễn để tạo mũi nhọn cho nông nghiệp như Israel đã làm, thì kinh tế chúng ta đã phát triển sạch và bền vững như thế nào trong 20 năm qua?

Cơ hội đột phá
Với những bế tắc của lối kinh doanh thời thượng nhưng “chấp gấu vá vai” của nền kinh tế, đây là lúc mình phải quay về với căn bản để tạo lợi thế cạnh tranh. Tôi phải thú nhận là cá nhân mình không phải là một nông dân, cũng không là một chuyên gia về kinh tế nông nghiệp. Đây hoàn toàn là một chia sẻ phiến diện của kẻ đứng ngoài dựa trên những cảm nhận chủ quan. Nhưng theo tôi, chánh phủ có thể làm ba việc đơn giản và không tốn kém gì cho ngân sách:
Để cho người dân làng xã bầu lên các “quan điều hành” như ở Trung Quốc. Đại diện do dân chọn sẽ tránh được những áp đặt phi lý từ bộ máy quan liêu cồng kềnh.
Khuyến khích và tạo môi trường tốt để hiện đại hóa nền nông nghiệp bắt đầu từ các chuyên gia, nhà nghiên cứu kỹ nghệ từ các định chế giáo dục và sử dụng rộng rãi mạng lưới truyền thông để tạo phong trào.
Gia tăng giá trị các nông phẩm bằng quy trình sản xuất cũng như tạo ra các sản phẩm đặc thù qua những nghiên cứu mới về nhu cầu tiêu dùng trên thế giới.
Dĩ nhiên, ai cũng đoán biết là nhiều thử thách và khó khăn sẽ phải giải quyết vì nông dân là một thành phần bảo thủ nhất của xã hội. Những thói hư tật xấu của nông dân nhiều không kém gì các cư dân thành phố. Vấn đề biến đổi khí hậu là một tác nhân bất ổn khác. Nhưng với luật cung cầu của thị trường, những sai lầm và tiến bộ sẽ được điều chỉnh theo thời gian. Nông nghiệp và nông dân Việt Nam có thể vực dậy một nền kinh tế đang nhiều trắc trở.
Tôi cũng xin minh xác là khi quay về với một nền kinh tế nông nghiệp, tôi không cổ súy những nếp sống quê mùa với các ông Lý Trưởng, quan chức làng xã, dân xâu thuế và cường hào ác bá của hơn 100 năm trước như chuyện kể của Ngô Tất Tố hay Sơn Nam. Theo mô hình Israel, nông nghiệp hiện đại dựa trên công nghiệp chất xám mới, dùng phần mềm chỉ huy các quy trình sản xuất và tiếp liệu, biến nông dân thành những chuyên viên hàng đầu trong kỹ thuật canh tác; cũng như thành những doanh nhân tiếp cận với các thông tin thị trường trực tuyến.
Tôi sẽ rất hãnh diện khi đến năm 2020, Việt Nam sẽ trở thành một quốc gia nông nghiệp hàng đầu của thế giới.

(Bài viết đã đăng trên Tạp Chí Doanh Nhân số 93 ngày 29/11/2011)
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,330
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Doanh Nhân Việt Trong Thế Trận Toàn Cầu (Alan Phan)

Postby bevanng » 30 Oct 2016

Tiến sĩ Alan Phan: “Công nghệ thông tin và nông nghiệp là tương lai của kinh tế Việt Nam”

Ngày: 06/06/2013
GD&TĐ - “Bây giờ có nhiều hướng phát triển. Hầu hết là kế hoạch, chiến lược hoặc đang trong quá trình thử nghiệm. Nhưng một điều tôi đã nhắc lại nhiều lần: Chỉ có 2 ngành mới đích thực là tương lai của kinh tế Việt Nam: Ngành IT (Công nghệ thông tin) và ngành Nông nghiệp” - Tiến sĩ Alan Phan - doanh nhân có hơn 43 năm kinh nghiệm tại Mỹ và Trung Quốc, hiện được biết tới nhiều trong nước với tư cách một chuyên gia kinh tế, chia sẻ quan điểm về định hướng phát triển kinh tế Việt Nam.

Dồi dào nguồn tài nguyên trí tuệ
Tại sao ngành IT lại là tương lai của kinh tế Việt Nam và lại được đặt lên hàng đầu? Thứ nhất dân số Việt Nam là dân số trẻ. Ngành IT rất cần chất xám về sự sáng tạo, năng động; điều đó cần phải có những đầu óc trẻ. Tôi nghĩ ở Việt Nam, đó là một tài nguyên rất dồi dào.
Cái thứ hai của IT là việc học không tùy thuộc lắm vào từ chương sách vở mà phụ thuộc rất lớn vào sự khám phá, sáng tạo của bản thân từng cá nhân. Người học ngành này, ngay cả khi phải ôm đồm những môn học không liên quan, nhưng khi đã nắm được kiến thức cơ bản rồi, vẫn có thể đi ra để lập trình hay tự tìm tòi trên mạng, sử dụng mạng thành thạo như một công cụ để làm việc.
Một câu chuyện mới đây thôi, tôi lên trang Amazon (website bán lẻ trực tuyến của Công ty thương mại điện tử đa quốc gia đóng tại Hoa Kỳ) mua mấy món đồ cần. Một việc rất bình thường khi tôi ở Hoa Kỳ, nhưng ở Việt Nam thì không sao thực hiện được. Bởi vì những trang mạng tại Việt Nam khi check vào để thực hiện giao dịch mua hàng thì máy chủ ở Mỹ chặn hết.
Tôi hỏi anh bạn là một trong những chuyên gia hàng đầu về IT ở Mỹ: Tại sao lại có hiện tượng đó? Anh bạn tôi giải thích: Ngày xưa khi internet mới bắt đầu, những tay hacker giỏi nhất là bên Đông Âu; nhưng bây giờ giỏi nhất là hacker ở Việt Nam và Trung Quốc. Thế nên, cứ các địa chỉ mạng xuất phát từ Việt Nam đi là thế giới người ta đề phòng. Tức là trí thông minh của người mình rất tuyệt vời; có điều trí thông minh ấy (ở đây đang nói trong lĩnh vực IT) phần lớn lại chưa được định hướng.
Đó là một cái đáng buồn. Nhưng mặt khác nó lại chứng minh là người mình có đủ kỹ năng và trí tuệ để cạnh tranh với thế giới về IT, nếu chúng ta có định hướng cho lớp trẻ sử dụng trí tuệ của mình. Thành ra tôi nghĩ đó là một hướng đi tốt cho tương lai của kinh tế đất nước. Thêm nữa, IT đâu cần đường sắt cao tốc, đâu cần nhà máy điện nguyên tử, nó chỉ cần một đường truyền thật là tốt là có thể kết nối với cả thế giới.

Quan trọng là biết nắm bắt cơ hội
Cái lợi thế thứ hai tôi cũng cho là tương lai của kinh tế đất nước, đó là nông nghiệp. Việt Nam mình có may mắn là khí hậu rất ôn hòa, thổ nhưỡng thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, lại có thêm vùng biển bao la để khai thác ngư nghiệp. Có thể nói đây là mặt mạnh của Việt Nam ngay cả so với Trung Quốc. Mình muốn làm về ôtô để mà cạnh tranh với Trung Quốc thì nên quên nó đi, ngay cả với Thái Lan mình cũng không đủ sức cạnh tranh.
Công nghiệp đóng tàu thì chúng ta đều biết nó gây hậu quả với môi trường là như thế nào rồi, những nước phát triển không ai còn làm nữa nên mới mang sang ta, vì thế nên dừng càng sớm càng tốt. Tất cả những cái đó không phải là tương lai đất nước; dù rằng vẫn có những trường hợp đặc biệt có sự đột phá, nhưng phần lớn người dân Việt Nam vẫn là những người sống về nghề nông; nếu cho họ một môi trường để tự phát triển, đem tới những công nghệ mới nhất từ Israel, từ Hoa Kỳ, từ châu Âu… thì sức đột phá nông nghiệp Việt Nam có thể nói sẽ rất cao.
Tôi lấy ví dụ là cà phê. Chúng ta trồng cà phê 100 năm nay sản lượng không tăng, chất lượng không cải thiện. Chúng ta ở trong nhóm những quốc gia xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới, nhưng thương hiệu hoàn toàn không có, chất lượng không được đánh giá cao, chỉ là xuất khẩu nguyên liệu thô để người ta chế biến mà thôi. Dù “ông chủ” cà phê Trung Nguyên Đặng Lê Nguyên Vũ cũng là bạn tôi, lúc nào cũng ca tụng thương hiệu của mình, nhưng thực tình trên thế giới không ai biết đến. Câu chuyện xuất khẩu gạo cũng tương tự như vậy.
Vậy nên mới nói là cần phải có sự đột phá. Chẳng hạn thay vì trồng điều chúng ta có thể trồng cây vani giá trị kinh tế hơn rất nhiều, với thời giá bây giờ trên thế giới 1 kg khoảng hơn 20.000 USD; ngay cả việc nuôi cá xuất khẩu, tôi có một anh bạn hiện đang chuyển hướng hoạt động mạnh trong việc nuôi cá tầm để lấy trứng bán mấy ngàn USD/kg thay vì đi bán cá tra như trước…
Tất cả cơ hội nằm ở đó, nhưng phải biết nắm bắt. Muốn nắm bắt được thì phải có chất xám, có tìm tòi suy nghĩ; mà quan trọng nhất là phải dám đột phá thì mới dám tận dụng các chất xám được cung cấp hay tự tìm tòi học hỏi được.

Như Nguyễn
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,330
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Doanh Nhân Việt Trong Thế Trận Toàn Cầu (Alan Phan)

Postby bevanng » 30 Oct 2016

Alan Phan: Nông Nghiệp “cất cánh”

Ngày: 07 / 06 / 2013
Giảm các khoản đóng góp của nông dân; bỏ tư duy sản xuất nông nghiệp “bầy đàn”; tạo ra những lợi thế riêng… Đó là những hiến kế của tiến sĩ Alan Phan trong cuộc trao đổi độc quyền với phóng viên NTNN.
Giảm các khoản đóng góp của nông dân; bỏ tư duy sản xuất nông nghiệp “bầy đàn”; tạo ra những lợi thế riêng… Đó là những hiến kế của tiến sĩ Alan Phan trong cuộc trao đổi độc quyền với phóng viên NTNN về một vấn đề tưởng như cũ nhưng vẫn rất nóng hiện nay: Làm sao giúp nông dân, nông nghiệp “cất cánh”?
Tiến sĩ Alan Phan: Luật chơi trong kinh doanh là lợi thế cạnh tranh, mình muốn thắng người ta, muốn chiếm thị phần cao, muốn giàu phải có cái lợi thế cạnh tranh.

Cần từ bỏ tư duy “bầy đàn”

Ông từng phác thảo một bức tranh về kinh tế Việt Nam trong tương lai, trong đó khẳng định nông nghiệp là một trong những cơ hội để Việt Nam đột phá. Theo ông, cơ hội đó là gì và Việt Nam đã tận dụng các cơ hội như thế nào?
- Phát triển kinh tế trong đó lấy nông nghiệp là đòn bẩy, tôi nghĩ đúng với mọi thời điểm, mọi giai đoạn của Việt Nam. Nhưng phát triển nông nghiệp như thế nào lại là vấn đề khác. Những sản phẩm chính yếu của nông nghiệp Việt Nam vẫn là cà phê, hải sản, gạo… và từ trước tới giờ mình vẫn lặp lại một mô típ như vậy.
Còn bây giờ, để tạo ra một sự đột phá, cần phải suy nghĩ sáng tạo tìm ra hướng đi mới. Tôi nói riêng về cà phê, để đột phá, mình phải tách ra theo hướng: Một là phải đẩy mạnh tăng chất lượng lên cao, hai là giá thành phải thấp xuống, ba là phải tạo ra thương hiệu riêng cho cà phê Việt Nam. Thương hiệu đó phải rất đặc thù, không thể bắt chước người ta.
Để làm được 3 vấn đề trên, chúng ta cần thời gian và phải phối hợp nhuần nhuyễn với nhau. Như về chất lượng thì ngoài phát huy sự sáng tạo, các sáng kiến trong nước cần nhanh chóng mang về và áp dụng những công nghệ mới nhất từ các nước có thế mạnh về công nghệ nông nghiệp như Israel, Australia…
Về sản phẩm thì phải tìm ra những đặc thù, như thay vì trồng điều, giờ đây nên suy nghĩ chuyển sang trồng cây mắc ca, loại cây này hiện bán giá gấp 5 lần điều. Khi xác định như vậy chúng ta tập trung vào thì đường đi sẽ rộng rãi hơn, thay vì cứ đeo đuổi các loại sản phẩm cũ nhưng lại không có những điểm mới để cạnh tranh.
Vừa rồi có một anh bạn nước ngoài tìm đến tôi và bảo rằng, ở Việt Nam rất lý tưởng để trồng cây vani, loại cây tạo hương liệu cho các món ăn. Đó cũng là một ý tưởng mà mình cần suy nghĩ. Mấu chốt ở đây là không chỉ chờ cơ hội mà bản thân mình phải tự tạo ra cơ hội.
Nói cách khác, người nông dân phải tạo ra những sản phẩm mới. Nếu cứ thấy người ta trồng cà phê, mình cũng trồng cà phê, thấy người ta nuôi heo, mình cũng nuôi heo… thì đó chỉ là “tâm lý bầy đàn”, rồi thì sẽ cạnh tranh lẫn nhau, loại bỏ nhau và sẽ không đi đến kết quả tốt.

Nhưng tại sao, trong khi nhiều nước trên thế giới đang đua nhau chạy theo công nghiệp, Việt Nam lại phải chọn nông nghiệp để phát triển. Liệu như vậy có đi ngược lại xu thế chung của toàn cầu?
- Không! Luật chơi trong kinh doanh là lợi thế cạnh tranh, mình muốn thắng người ta, muốn chiếm thị phần cao, muốn giàu phải có cái lợi thế cạnh tranh. Nếu cứ thấy người ta làm ô tô mình cũng làm nhưng thử hỏi mình có cái lợi thế cạnh tranh ở lĩnh vực này không? Hay cứ thấy người ta đóng tàu mình cũng đóng tàu, đóng nhiều nên giờ mới đổ nợ ra.
Theo tôi, vấn đề chính không phải là mình làm gì, mình làm gì cũng được, bất cứ cái gì người Việt Nam cũng có thể làm nhưng làm mà không thấy lối ra thì nên cân nhắc, suy nghĩ thật kỹ.

Tạo môi trường cởi mở cho nông dân

Hiện Quốc hội Việt Nam đang thảo luận sôi nổi về đời sống của người nông dân, rằng họ đã cày ải ra hạt lúa, con cá để cứu nền kinh tế, song đời sống của họ vẫn nghèo khổ. Con cá, hạt lúa không giúp đại đa số nông dân làm giàu được, ông chia sẻ gì với người nông dân Việt Nam?
- Tôi đã nói trên trong “Góc nhìn Alan” rất nhiều rằng, bây giờ tinh giản mạnh bộ máy công quyền, đặc biệt là ở nông thôn thì sẽ khá ngay. Thật vô lý khi có đến 30% công chức ngồi chơi xơi nước và 1 năm Nhà nước phải trả lương cho 30% này là 1,5 tỷ USD. Tính ra 30% này là khoảng 800.000 người nên một năm phải mất khoảng từ 5-7 tỷ USD.
Số tiền đấy có thể làm được rất nhiều việc cho nông nghiệp, nông thôn, như hỗ trợ nông dân các phương pháp sản xuất mới; xây dựng, hoạch định các kế hoạch tiêu thụ sản phẩm; xây dựng hạ tầng nông thôn phục vụ sản xuất…
Ngoài ra, những thủ tục hành chính nhiêu khê, những khoản đóng góp, khoản thuế vô lý đang đè nặng lên đầu và cổ người nông dân thì sao họ khá lên được. Phải giải quyết ngay những bất cập này thì nông thôn, nông dân mới khá lên.

Thực tế, Nhà nước cũng đã tăng đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và cũng thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông thôn, nhưng đến nay lĩnh vực này vẫn chưa phát triển như mong muốn. Phải chăng chính sách của Nhà nước chưa mạnh hay vốn vào khu vực này còn ít?
- Không phải! Vấn đề là người nông dân cũng như bất cứ người nào hễ có lời thì tự khắc họ sẽ làm. Vấn đề là mình phải tạo một môi trường thông thoáng rồi tiền nó sẽ đổ vào đấy. Như tôi đã nói, thị trường bất động sản thực ra ban đầu cũng không có gì, rất yên tĩnh, bình yên nữa là khác.
Thế nhưng, khi thấy có thể kiếm được tiền thì người dân, cộng đồng doanh nghiệp, rồi các ngân hàng đã đổ tiền vào đấy. Khoan hãy nói về những hệ lụy về sau nhưng rõ ràng chúng ta đã có một môi trường mới, một thị trường bất động sản mới…
Tương tự như thế, tôi nghĩ tiền, rồi các nguồn vốn đổ vào nông nghiệp không thiếu, người không thiếu, trí tuệ không thiếu nếu khu vực này có môi trường thông thoáng. Cái mà chúng ta thiếu là tạo môi trường ở nông thôn cho thật quyến rũ để nó sinh sôi, nảy nở và hội tụ trí tuệ, nguồn vốn về đây. Khi đã có môi trường tốt rồi, Việt Nam phải làm thế nào để người nông dân thừa hưởng được những thuận lợi từ môi trường này, ví như chất lượng đời sống, hạ tầng cơ sở, chính sách ưu đãi…
Cái tôi muốn nhấn mạnh là Việt Nam phải tạo ra môi trường thông thoáng, cởi mở cho người nông dân, đừng o ép họ. Phải nhớ là trước thời kỳ bao cấp, Việt Nam không sản xuất đủ gạo mà phải đi xin hạt bo bo ở bên Nga về… Tại sao vậy? Trong khi đó, hiện mình cũng chỉ có bấy nhiêu đất, bấy nhiêu người - tại sao bây giờ lại sản xuất được lương thực và cũng đã có thể xuất khẩu? Tôi nghĩ nếu có môi trường tự do, thông thoáng, người nông dân sẽ tự phát triển thôi.

Sau mấy năm hội nhập với thế giới, đặc biệt là gia nhập WTO, chúng ta lại thấy thêm những bất lợi và sự dễ đổ vỡ của nền nông nghiệp, của người nông dân. Thưa ông, có thể giải mã câu chuyện này như thế nào?
- Cá nhân tôi nghĩ rằng, từ khi Việt Nam gia nhập WTO thì đường đi có lúc chưa đúng. Việt Nam đi theo con đường mà Trung Quốc đã đi, mà con đường đó hợp với Trung Quốc chứ chưa hẳn đã hợp với Việt Nam.
Bất cứ ngành nghề gì cũng đều phải cạnh tranh chứ không phải là trước khi vào WTO hay là sau khi WTO. Trước WTO, Việt Nam chỉ quanh quẩn cạnh tranh trong nước nên thị trường không lớn được. Còn bây giờ Việt Nam xuất khẩu cà phê nhất nhì trên thế giới, gạo cũng vậy là bởi vì mình đã tham gia vào thị trường quốc tế thì khi đi ra biển lớn đương nhiên phải gặp sóng, không thể nào phẳng lặng như ở ao hồ được.
Vấn đề ở đây là làm thế nào để tạo ra những con thuyền lớn hơn để đi ra biển, chứ không thế nào vẫn dùng con thuyền nhỏ đã từng đi trong cái ao hồ để đi ra biển lớn được, chắc chắn nó sẽ bị sóng đánh chìm. Đó là cái mà Việt Nam chưa làm tốt khi hội nhập với WTO.
Nói như vậy để nhấn mạnh rằng, Việt Nam cần phải đối diện với cái khó khăn và phải tạo cho mình một sức mạnh mới, những gì đã trải qua mình sẽ không thể nào quay trở lại cái thời xưa nữa. Vấn đề là phải thay đổi để hòa nhập, thích nghi và phát triển. Nói đi nói lại thì cũng chỉ là cái tạo môi trường quyến rũ ở nông thôn mà thôi!

Đăng Thúy
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,330
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Doanh Nhân Việt Trong Thế Trận Toàn Cầu (Alan Phan)

Postby bevanng » 30 Oct 2016

TPP Từ Góc Nhìn Của Alan

Ngày: 30/07/2013
Bất hạnh giúp ta thử thách tình bạn và nhận diện kẻ thù (Misfortune tests friends and detects enemies) Proverb

Trong những buổi nói chuyện của tôi gần đây, câu hỏi “hot” nhất của mọi doanh nhân từ Việt, ASEAN… đến Mỹ và Trung Quốc… là chuyện gia nhập của Việt Nam vào Hiệp ước Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP) với 10 quốc gia và 2 đại cường kinh tế, Mỹ Nhật. GDP của các hội viên TPP chiếm đến 40% GDP toàn cầu. Nhiều chuyên gia cho rằng TPP là một sách lược của Mỹ để chống sự bành trướng kinh tế của Trung Quốc.

Căn bản của quyền lợi
Trước khi đi sâu về phân tích, tôi xin nói rõ là tôi không có một thông tin nào ngoài những tin tức bình luận trên các mạng truyền thông. Và tôi cũng không thể bàn sâu vào góc cạnh chính trị của sự kiện quan trọng này vì lý do đơn giản là “pháp luật” của Việt Nam không cho phép.
Trước hết, theo kinh nghiệm làm ăn và các cuộc thương thuyết trong lịch sử, hay chỉ đơn giản giữa 2 người “dân đen”, bất cứ một giao dịch thành công nào cũng đòi hỏi sự thỏa mãn tối thiểu giữa hai bên hay nhiều bên. Thuận mua vừa bán. Sự đổi chác về quyền hay lợi đều dựa trên căn bản: tôi được gì và mất gì trong giao dịch này? Dù có thể một bên thiếu xuy sét và hoang tưởng trong kỳ vọng (gọi là ngu xuẩn) nhưng vào thời điểm giao dịch, họ đều thương lượng gay gắt để đạt được điều mình muốn.
Do đó, muốn hiểu rõ hơn về sự gia nhập của Việt Nam vào TPP, ta phải trở lại vấn đề căn bản: Việt Nam muốn gì và Mỹ muốn gì? Dĩ nhiên 10 nước còn lại cũng có những lợi ích quốc gia riêng của họ, nhưng với sự chi phối và với vai trò đầu đàn, Mỹ có thể “thuyết phục” họ khá dễ dàng.
Một sinh viên trẻ cũng có thể đọc báo để thấy Việt Nam muốn gì từ TPP: thị trường béo bở và rộng mở của 2 quốc gia Mỹ Nhật. Hiện nay, Việt Nam đang xuất khẩu hơn 20 tỷ USD qua thị trường Mỹ và 9 tỷ USD qua thị trường Nhật (khoảng 25% của GDP). Xuất siêu từ Mỹ lên đến 15 tỷ USD mỗi năm. Nếu được hưởng hàng rào thuế quan ưu đãi dành cho hội viên (gần bằng 0% cho phần lớn mặt hàng), lượng xuất khẩu Việt Nam qua TPP sẽ tăng gấp 2 lần, chỉ cần nhờ vào lợi thế cạnh tranh duy nhất này.

Những suy đoán sai lầm
Nhiều nhà phân tích cho rằng Việt Nam cũng muốn tìm các đồng minh chiến lược mới, nhất là Mỹ, để hóa giải ảnh hưởng nặng nề của Trung Quốc về chánh trị và quân sự tại Biển Đông và sự áp đặt về cơ chế. Tôi không tin điều này. Việt Nam đã liên tục khẳng định “16 chữ vàng và 6 cái tốt” trong 80 năm lịch sử và gần đây nhất là vào 10 văn kiện vừa ký kết trong tháng 6 năm nay.
Trái với những suy đoán trước đây, tôi cho rằng thực sự Trung Quốc đang đứng sau và khuyến khích Việt Nam gia nhập TPP để họ có thể hưởng lợi gián tiếp từ khía cạnh kinh tế (sau khi đã nắm kỹ các yếu tố khác về đồng minh Việt).
Ba năm trước, tôi có tham dự nhiều buổi “trình diễn” (road show) tại Trung Quốc do các quỹ tư nhân ASEAN tìm nhà đầu tư vào Việt Nam. Phần lớn “không quan tâm” là câu trả lời. Trung Quốc đang xuất khẩu qua Việt Nam 29 tỷ USD mỗi năm (nhập siêu là 18 tỷ USD) chiếm đến 25% của GDP Việt mà không tốn sức lắm. Nhận xét chung của các doanh nhân Trung Quốc là việc đầu tư vào Việt Nam là một việc làm “thừa thãi”.
Tuy nhiên, 6 tháng vừa qua, tôi nhận liên tiếp những cuộc gọi và viếng thăm của doanh nhân Trung Quốc. Họ bắt đầu quan tâm đến việc thiết lập nhà máy tại Việt Nam để hưởng lợi từ TPP. Chẳng hạn hàng may mặc xuất từ Trung Quốc vào Mỹ phải chịu thuế hải quan là 20% đến 40%. Với TPP, nhà máy tại Việt Nam sẽ thâu lợi ngay khoản chi phí này và các quyền lợi khác mà Việt Nam thường ưu đãi cho các dự án FD1. Tôi nghĩ chánh phủ Trung Quốc rất thú vị nếu dùng được bàn đạp Việt trong trận chiến kinh tế với Mỹ. Với hơn 80% sản phẩm Việt xuất khẩu phải tùy thuộc vào linh kiện và nguyên liệu từ Trung Quốc, mối lợi cho Trung Quốc sẽ tăng lũy tiến với TPP. Có thể nói, Trung Quốc sẽ hưởng lợi từ TPP nhiều hơn là Việt Nam.

Nhìn từ phía Mỹ
Dĩ nhiên, các chuyên gia Mỹ không ngu gì mà không biết những gì Trung Quốc và Việt Nam sẽ hưởng từ TPP. Tuy nhiên, cái gót chân Achilles của nước Mỹ luôn luôn là các chính trị gia và những nhóm lợi ích quyền lực, nhất là nhóm tài phiệt Mỹ (gốc Do Thái).
Trước hết, nhóm tư bản tài chánh của Mỹ không bao giờ quan tâm đến quyền lợi quốc gia. Với họ, toàn cầu hóa và lợi nhuận tối đa là mục tiêu chính. Những yếu tố khác như chánh trị hay quân sự là chuyện “người khác”. Vì sự hấp dẫn của thị trường 1.3 tỷ dân mà họ đã lao đầu không suy nghĩ vào Trung Quốc. Cho đến nay, qua các nguồn tài trợ, họ đã giúp Trung Quốc cất cánh và trở thành một đối thủ đáng quan ngại của Mỹ. Vì số lượng khủng của petrodollars (tiền thâu nhập từ dầu khí) mà giới tài chánh Wall Street ủng hộ các vương quốc và chế độ độc tài (kể cả việc đẩy Mỹ vào trận chiến Iraq). TPP là một miếng mồi ngon cho các tập đoàn này.
Ngay sau đó là phe chính trị “tả phái” của Mỹ, hiện bao gồm những trí thức tháp ngà và các nhà hoạt động xã hội trẻ (hơi dư thừa lý tưởng). Phe tả luôn thích ra tay “giúp” người nghèo hay nước nghèo qua OPM (tiền người khác). Với lá phiếu của thành phần “hưởng đủ mọi phúc lợi của xã hội mà không đóng thuế” đang chiếm đến 53% số cử tri, phe tả đang nằm trong thời kỳ vàng son của đủ mọi chương trình OPM. Lãnh đạo số 1 và tiêu biểu cho phe tả là ngài Barrack Obama.
Có thể nói Obama là một chuyên gia cao cấp về OPM. Sinh ra trong một gia đình hưởng nhiều phúc lợi (welfare benefits) vì cha mẹ nghèo, Obama đã hiểu ngay từ thời thơ ấu về sự hấp dẫn của OPM. Sau khi tốt nghiệp luật sư, chàng Obama chọn làm một nhà tổ chức cộng đồng (community organizer) hoàn toàn sống nhờ vào các chương trình xã hội từ tiền ngân sách của các chánh phủ liên bang và địa phương.
Có thể nói, Obama và phe nhóm đã dùng OPM để leo lên tuyệt đỉnh của danh vọng.
Việc Obama tung chút tiền vào cá cược TPP cho Việt Nam cũng là một điều dễ hiểu. Các lãnh đạo Việt Nam đã thuyết phục Obama với ngôn ngữ OPM và chủ nghĩa xã hội mà Obama rất am hiểu. Thực ra, nếu nói về OPM, quan chức Việt Nam phải là sư phụ của Obama. Thay vì qua Việt Nam thăm viếng, tôi nghe đồn là Obama định dự một khóa tu nghiệp dài hạn về OPM tại Hà Nội sau khi thôi làm Tổng Thống Mỹ.
Cuối cùng, giới quân sự của Mỹ luôn luôn “yêu” chiến tranh, nơi sự nghiệp và quyền lợi của họ gắn liền vào cái gọi là “an ninh quốc gia” và “cảnh sát quốc tế”. Dù họ biết thừa về khả năng rủi ro khi đổ quân vào các xứ lạ, họ cũng biết là không có một cuộc chiến nào mà không đem thêm quyền lực và tiền bạc cho phe nhóm (dĩ nhiên cũng là OPM). Mộng ước biến Việt Nam thành một đồng minh chiến lược có lẽ sẽ tan theo mây khói khi Mỹ thực sự đối đầu với Trung Quốc ở Biển Đông; nhưng đối với những phí tổn đang phung phí toàn cầu, thì cái giá phải trả cho tư duy sai lầm này của phe quân sự Mỹ sẽ rất nhỏ và có thể xếp vào loại “thử và sai” (trial and error).

Rào cản còn lại
Ba nhóm trên đã bắt tay để bỏ qua quyền lợi kinh tế của quốc gia để theo đuổi một chánh sách nhiều “hoang tưởng”, nhất là khi nghĩ rằng Việt Nam sẽ thành một con cờ để “cân bằng” Trung Quốc trong địa chánh trị toàn cầu.
Nhiều người cho rằng vấn đề nhân quyền và dân chủ sẽ là một rào cản ngăn Việt Nam gia nhập TPP. Phe nhóm Obama sẽ cố “vận động dư luận” để thỏa mãn phần nào đòi hỏi của phe hữu và khối cử tri Việt Kiều về vấn đề này. Nhưng trong cốt lũy của các nhóm lợi ích này, “nhân quyền hay dân chủ” không bao giờ là mục tiêu, mà chỉ là “miệng lưỡi đầu môi” (lip service). Trong khi đó, phần lớn cử tri Mỹ khác sẽ không quan tâm vì đây là chuyện quá nhỏ trong đời sống bình nhật của người dân Mỹ. Nếu có cuộc khảo sát về TPP, tôi chắc là 90% dân Mỹ sẽ nghĩ nó là chữ viết tắt cho một hiệp hội quần vợt mới của Mỹ.
Do đó, trong bản thông cáo chung của ông Obama và ông Sang, hai bên cam kết là sẽ hoàn tất việc Việt Nam gia nhập TPP vào cuối năm. Nếu đúng vậy, đây sẽ là thắng lợi lớn lao cho quan chức Việt Nam, Trung Quốc và vài ba nhóm lợi ích của Mỹ.

May vẫn hơn hay

Tuy nhiên, nó cũng sẽ giúp sự hồi phục của nền kinh tế Việt sớm hơn dự đoán nhờ sự gia tăng về xuất khẩu và đầu tư FDI từ nhiều nơi, nhất là Trung Quốc. Trong tình thế gần như tuyệt vọng của nền kinh tể Việt, TPP sẽ là một phép mầu và ân sủng từ Thượng Đế. Lá số tử vi của quan chức Việt và Tàu quả thật là đầy sao may mắn.
Về phía Mỹ, sự thất vọng gần như chắc chắn trong 5 năm sắp tới khi các nhà tư bản Mỹ nhận ra là những số liệu thống kê và báo cáo tài chánh của các đối tác Việt Nam còn tệ hơn tiểu thuyết; và các nhà chính trị quân sự thấm hiểu lời khuyên về việc “đừng nghe những gì họ nói”…
Kẻ cắp khi gặp bà già… thì cũng phải bó tay.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,330
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Doanh Nhân Việt Trong Thế Trận Toàn Cầu (Alan Phan)

Postby bevanng » 30 Oct 2016

TS Alan Phan: Hiện tượng FDI đổ vào Việt Nam

Ngày: 25/01/2014
Việt Nam qua góc nhìn của Alan Phan: Giải mã hiện tượng tái di dời sản xuất

Tại sao các tập đoàn như Intel, Samsung lại quay sang Việt Nam, NTNN đã đi tìm câu trả lời trong cuộc phỏng vấn tiến sĩ Alan Phan.
LTS: Năm 2010, Tập đoàn Intel của Mỹ xây dựng nhà máy sản xuất chip điện tử lớn nhất của họ ở Việt Nam với trị giá 1 tỷ USD. Ba năm sau đó, nhiều công ty khác đã nối đuôi Intel, đáng kể nhất là Tập đoàn Hàn Quốc Samsung, đang xây dựng nhà máy thứ 3 ở tỉnh Thái Nguyên. Tại sao các tập đoàn này lại quay sang Việt Nam, NTNN đã đi tìm câu trả lời trong cuộc phỏng vấn tiến sĩ Alan Phan.

Thưa tiến sĩ, trong những năm gần đây, Việt Nam đã trở thành điểm đến của hiện tượng tái di dời sản xuất. Nhiều tập đoàn đa quốc gia như Intel, Nokia, Samsung đã rút vốn từ Trung Quốc để chuyển sang đầu tư tại Việt Nam. Xin tiến sĩ cho biết nguyên nhân nào đã tạo nên trào lưu này?
- Có rất nhiều nguyên nhân để tạo ra trào lưu này tùy vào phán xét của các tập đoàn đa quốc gia. Như các doanh nhân Hàn Quốc và Nhật Bản, hiện họ cũng xem xét trong mối tương quan chung giữa quan hệ chính trị, kinh tế của nước họ với Trung Quốc để quyết định có tiếp tục đầu tư ở thị trường Trung Quốc nữa hay không. Ngoài ra, giá cả sản xuất ở Trung Quốc bắt đầu lên cao, lạm phát cũng bước vào thời kỳ cao và lương ở Trung Quốc cũng bắt đầu tăng lên… là những nguyên nhân khiến Trung Quốc không còn hấp dẫn như trước.
Trước đây, những tập đoàn đa quốc gia này đã từng kỳ vọng ở các thị trường mới như Lào, Myanmar, song thủ tục đầu tư không mấy thuận lợi. Họ nhìn thấy ở Việt Nam có những triển vọng phát triển hơn nên đã đầu tư sang Việt Nam.
Nhưng nguyên nhân lớn nhất là Việt Nam đang có chính sách khuyến mại để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), bù vào phần suy thoái kinh tế. Nhà nước mình rộng rãi về phúc lợi cho các công ty FDI, chẳng hạn như Samsung, lợi nhuận của họ có thể đạt được 6 tỷ USD theo phép tính, nhưng đóng thuế của họ chỉ mất 50 triệu USD. Phải nói rằng, Samsung khó mà tìm được nơi nào mà tiền họ thu về cao mà đóng thuế lại thấp như ở Việt Nam.
Ngoài ra, rất quan trọng là các nhà đầu tư nước ngoài họ nhìn thấy được tiềm năng ở thị trường Việt Nam.

Yếu tố Việt Nam có lao động nhân công giá rẻ và tay nghề cao không được tính vào chiến lược đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia này hay sao, thưa ông?
- Thực tế không có chuyện đó đâu! Trong vấn đề lao động thì tiền nào của nấy. Nếu họ muốn có tay nghề cao thì phải mất thời gian huấn luyện cho nhân công Việt Nam, chứ tay nghề của lao động Việt Nam chưa phải là cao so với mặt bằng của các nước trong khu vực. Làm trong nghề tôi biết, chi phí cho nhân công không chiếm nhiều trong chi phí sản xuất của các doanh nghiệp nên nhân công giá rẻ không phải là yếu tố quan trọng. Quan trọng là vấn đề thị trường, thuế quan ưu đãi.
Một lý do nữa là địa thế của Việt Nam: Mặt hướng ra biển rất dài với nhiều hải cảng trang bị khá tốt, rất thuận lợi cho xuất khẩu. Bất cứ chiến lược đầu tư nào của các công ty đa quốc gia, thậm chí có những công ty đầu tư chỉ có vốn 80 triệu USD thôi, nhưng tài liệu phân tích thị trường của họ cũng lên đến mấy trăm trang. Nên việc các tập đoàn đa quốc gia này đã quay sang đầu tư vào Việt Nam, cũng phải hiểu rằng, họ đã phân tích thị trường Việt Nam đến mọi ngóc ngách.

Trở lại câu chuyện của Tập đoàn Samsung, họ đã tuyên bố tháng 3. 2014, Samsung sẽ khai trương nhà máy sản xuất điện thoại di động lớn nhất trên thế giới tại tỉnh Thái Nguyên, liệu đây có phải là kế hoạch để biến Việt Nam thành một người khổng lồ trong lĩnh vực điện thoại di động như truyền thông nước ngoài dự báo hay không, thưa tiến sĩ?
- Người khổng lồ ở đây là Samsung chứ không phải Việt Nam. Bởi thực tế, chúng ta chỉ là gia công, còn công nghệ và thương hiệu sản phẩm vẫn là của Samsung. Khi sản phẩm của Samsung trở nên nổi tiếng thì sản phẩm sản xuất ở Việt Nam cũng sẽ có một hiệu ứng nhỏ, nhưng bản chất vẫn là họ thu tiền về, chứ chúng ta không thu tiền từ những sản phẩm này. Có chăng, từ việc thành công của Samsung, sẽ có các nhà sản xuất điện thoại khác sẽ tìm đến với Việt Nam để hợp tác làm ăn.

Theo tiến sĩ, liệu có hệ lụy nào đối với Việt Nam khi có sự đầu tư ồ ạt như vậy?
Và trái với những gì đã xảy ra trong khoảng 10 hay 15 năm trước đây, các tập đoàn đa quốc gia không chỉ thuộc các lĩnh vực lao động chi phí thấp, như dệt may và giày dép, mà còn thuộc các lĩnh vực công nghệ cao, đặc biệt là các lĩnh vực điện tử và công nghệ thông tin.
- Hệ lụy lớn nhất là khi FDI thống trị nền kinh tế thì kinh tế của chúng ta sẽ phụ thuộc vào nước ngoài và mình mất quyền chủ đạo. Nói như vậy cũng có nghĩa, những chính sách của chúng ta phải luôn tạo ra ưu ái cho họ, nếu làm “phật ý” thì họ lại rời bỏ chúng ta, chúng ta sẽ bị chới với ngay. Điều này phần nào cũng sẽ mâu thuẫn với chính sách của Chính phủ là Nhà nước chỉ đạo nền kinh tế. Thêm nữa, nếu các doanh nghiệp ngoại ồ ạt đầu tư vào Việt Nam, trong lúc các doanh nghiệp nội chưa đủ sức chống chọi sẽ ngày càng tăng áp lực đè nặng lên doanh nghiệp nội.
Tuy vậy, cái lợi cũng rất nhiều. FD1 sẽ tạo công ăn việc làm cho người dân, bất động sản sẽ tăng giá, người dân sẽ có tiền, nhiều nhà đầu tư nước ngoài sẽ tìm đến Việt Nam mua nhà…
Dự kiến cuối năm nay, Hiệp định Tự do thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết, sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp ở Mỹ, Úc, New Zealand sẽ tìm đến đầu tư ở Việt Nam. Nhưng cú hích mạnh nhất là từ Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc… với chủ trương đón đầu các lợi điểm về thuế quan do TPP mang lại. Riêng Trung Quốc, có rất nhiều nhà đầu tư nhỏ núp bóng qua các thỏa hiệp ngầm với những công ty nội. Ngoài con số chánh thức không ấn tượng, nhiều chuyên gia nghĩ rằng hiện nay, Trung Quốc là nhà đầu tư ngoại lớn nhất của Việt Nam.

Mọi người đang nói đến “sân chơi” TPP với rất nhiều sự dè dặt. Theo tiến sĩ, liệu có phản ứng phụ nào sau “liều thuốc TPP” này hay không?
- Tất nhiên sẽ không có cái gì là 100% có lợi và 100% có hại. Nói về TPP, mọi cuộc đàm phán đang diễn ra và tất nhiên những thương lượng thiệt hơn cũng đã đề cập đến trong quá trình đàm phán. Theo đánh giá của cá nhân tôi, vài năm sau khi có TPP, sẽ có vài “phản ứng phụ”. Riêng đối với lĩnh vực nông nghiệp, tính cạnh tranh sẽ khốc liệt hơn. Có những sản phẩm của Việt Nam sẽ đi ra nước ngoài dễ dàng hơn, nhưng cũng có những loại nông sản thế mạnh của nước ngoài tràn vào Việt Nam và cạnh tranh với hàng nội, sức ép này sẽ đè nặng lên nông dân, nếu họ không nâng cao tính cạnh tranh của mình. Tuy nhiên, sẽ có những mặt hàng được lợi như may mặc, giầy dép…
Với TPP, các doanh nghiệp nước ngoài sẽ dạy cho doanh nghiệp Việt Nam cách thức cạnh tranh, đào tạo được kỹ năng làm việc, có nhiều cơ hội giao lưu với thế giới bên ngoài. Nhưng vấn đề chính ở đây là ký TPP là để tránh suy thoái.
Xin cảm ơn ông!

Đăng Thùy báo Dân Việt 25 Jan 2014
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,330
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Doanh Nhân Việt Trong Thế Trận Toàn Cầu (Alan Phan)

Postby bevanng » 30 Oct 2016

TS Alan Phan: Chính sách làm hại thị trường xuất khẩu gạo

Ngày: 13 / 03 / 2014
Chuyên gia kinh tế, TS Alan Phan cho biết, chính những chính sách của Chính phủ thay vì hỗ trợ lại làm hại thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam.
Trước thực tế, thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn do Thái Lan xả kho tạm trữ lúa gạo lên đến 20 triệu tấn, có khả năng Thái Lan sẽ bán số lượng gạo này với giá thành thấp hơn so với gạo Việt Nam và thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ bị thu hẹp, đặc biệt bị thu hẹp tại Trung Quốc, nơi được đánh giá đã “cứu” xuất khẩu gạo của Việt Nam trong năm 2013 vừa qua.
Cùng với việc Ấn Độ, Pakistan đều phát triển mạnh, riêng Ấn Độ trong 2 năm vừa qua đã vươn lên thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Myanmar, Campuchia hiện cũng đang trở thành quốc gia xuất khẩu gạo tiềm năng có khả năng sẽ trở thành đối trọng của xuất khẩu gạo Việt Nam.
Trao đổi với báo Đất Việt, TS Alan Phan cho biết, thị trường xuất khẩu gạo hiện nay đang bị nhà nước chi phối quá nhiều, hết Hiệp hội này đến hiệp hội kia, giấy phép này đến giấy phép khác.
“Thị trường phụ thuộc nhiều vào các chính sách của nhà nước và cái đó làm hại cho những người sản xuất gạo thay vì giúp”, TS Alan Phan nói.
Theo phân tích của TS Alan Phan, vì chủ trương xuất khẩu gạo giá rẻ nên tất cả mọi người làm giá rẻ, những người làm gạo chất lượng cao giá tốt sẽ bị ra rìa hoặc tước đi quyền nọ, quyền kia. Nhà nước tập trung sản xuất gạo giá rẻ, xuất khẩu sang Trung Quốc nhưng khi Trung Quốc không mua, xuất khẩu gạo của Việt Nam lại chới với.
TS Alan Phan cho rằng, nếu để thị trường tự do, nông dân và doanh nhân Việt Nam vẫn đủ khôn khéo để cạnh tranh mua bán với các nước khác thay vì phụ thuộc và bị động như hiện nay.
Về dự định tấn công vào thị trường gạo của Mỹ và Hàn Quốc của Campuchia, TS Alan Phan bày tỏ quan điểm, thị trường Mỹ, Hàn Quốc là 2 thị trường theo định chế kinh tế tự do. Khi nó là thị trường tự do thì ai thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng sẽ thắng.
“Tức là phải có hành động đúng theo quy luật của thị trường và đúng theo nhu cầu của người tiêu dùng thì bất kỳ gạo từ Việt Nam, Thái Lan, Campuchia, Myanmar hay Pakistan… đều có thể thành công hoặc thất bại. Vậy nên không phải là vấn đề tuyên bố hay muốn thế này, thế kia. Khi qua Hàn Quốc, Mỹ phải theo quy luật thị trường, nhà nước không có can thiệp gì trong quá trình này, vấn đề nhu cầu của người tiêu dùng là vấn đề tối ưu”, TS Alan Phan nói.
TS Alan Phan khẳng định, ông không quan tâm đến vấn đề Campuchia tuyên bố vì từ việc tuyên bố đến việc tham gia hay chiếm được thị trường là một việc khó khăn chứ không hề dễ dàng.
“Nếu họ làm thành công, mình muốn thành công như họ mình phải học hỏi kinh nghiệm đó, và mình làm hoặc đúng như họ hoặc tốt hơn họ thì mới có thể chiếm được thị trường của họ. Kinh tế thị trường rất uyển chuyển và cạnh tranh rất sòng phẳng, cũng như giải đá bóng, năm này đội này thắng, năm khác đội khác sẽ thắng”, TS Alan Phan so sánh.
Vừa qua, tại cuộc báo thường kỳ Bộ Công thương, trước thông tin Trung Quốc tiến hành mua gom gạo của Việt Nam sẽ làm ảnh hưởng đến sản lượng và vấn đề về giá, ông Trần Thanh Hải - Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) lại cho biết, đó là điều đáng mừng bởi hiện nay Việt Nam vẫn đang phải tìm kiếm thị trường đầu ra.
“Năm 2013, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 2,1 triệu tấn gạo, tương đương 1 tỷ USD. Trong khi tổng sản lượng xuất khẩu gạo mới chỉ đạt khoảng 6,59 triệu tấn. Như vậy thị trường Trung Quốc nhập khẩu gạo chiếm tới 1/3. Sang tháng 1/2014, Việt Nam chỉ xuất khẩu được 65.000 tấn gạo sang Trung Quốc, trong khi tổng lượng xuất khẩu đạt 370.000 tấn. Điều này cho thấy, việc xuất khẩu gạo sang Trung Quốc cũng không phải là điều dễ dàng. Do đó, nếu có thông tin Trung Quốc mua gom gạo thì ở một góc độ nào đó cũng là tích cực”, ông Hải nói.
Năm 2014, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) dự báo sản lượng gạo thương mại đạt khoảng 8 triệu tấn, VFA đặt mục tiêu tối đa để xuất khẩu 7 triệu tấn, số còn lại sẽ phải xem xét xuất khẩu bằng đường tiểu ngạch và cũng như tiêu thụ bằng các nguồn khác.

Theo Tâm An Báo Đất Việt 12, March 2014
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,330
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Doanh Nhân Việt Trong Thế Trận Toàn Cầu (Alan Phan)

Postby bevanng » 30 Oct 2016

TS Alan Phan: Kinh Tế Việt Nam 2030

Ngày: 06/04/2014
Phỏng Vấn TS Alan Phan về những dự đoán và các kịch bản khác nhau cho nền kinh tế trong 15 năm tới.

PV: Ông từ chối không đưa ra dự đoán cho nền kinh tế nước nhà trong những năm tới. Ông có thể cho biết lý do?
Alan Phan: Muốn có một dự đoán khoa học tương đối chính xác, chúng ta cần những số liệu thống kê khả tín, và hiểu rõ những tác động của thị trường cùng các tham dự viên. Ở Việt Nam, những con số chính thức thường được ngụy tạo, thổi phồng; và yếu tố tác động lớn nhất lên nền kinh tế là từ chính sách của nhà cầm quyền, trung ương cũng như địa phương, sau bức màn tre. Tôi không nghĩ các chuyên gia có thể vượt qua rào cản này để dự đoán có một góc độ chính xác nào theo chuẩn thế giới.

PV: Nhưng ông lại đồng ý đưa ra dự đoán trong dài hạn, vào 2030?
Alan Phan: Về lâu về dài, các số liệu không đo lường chính xác lắm vì những biến chuyển liên tục của tình thế. Chúng ta có thể hình dung một tương lai rõ rệt hơn khi dựa trên những trào lưu (trends) của toàn cầu và Đông Nam Á (ASEAN), và những tác động tiêu biểu của đặc tính quốc gia. Tuy nhiên, phải nói ngay là định kiến chủ quan và trực giác của cá nhân sẽ là những nguyên tố chính tạo ra dự đoán. Do đó, nhiều chuyên gia thống kê sẽ không đồng thuận với phương cách này.

PV: Vậy vào khoảng 2030, tình hình tổng quan toàn cầu ra sao, theo ông?
Alan Phan: Tôi nghĩ trừ trường hợp có những đột phá về công nghệ cao, như Internet thời 80’s; hoặc chiến tranh lớn, hoặc một biến cố “thiên nga đen” (black swan), kinh tế thế giới sẽ tiếp tục tăng trưởng theo tốc độ hiện nay, khoảng 4 đến 5% mỗi năm; cùng với vài khủng hoảng nhỏ từng vùng, không đáng kể. Thay đổi nhiều nhất có lẽ là Trung Quốc, từ XHCN chuyển qua một định chế “dân chủ vỏ bọc” gần giống Nga hiện nay: một nền kinh tế chính trị có hình thức tư bản nhưng thực sự được kiểm soát chặt chẽ bởi các đại gia liên kết với cựu quan chức an ninh (mafia-led oligarchs).

PV: Sự thay đổi ở cường quốc kinh tế số 2 Trung Quốc không có ảnh hưởng nhiều đến kinh tế thế giới?
Alan Phan: Sẽ gây ra nhiều thay đổi tại Trung Quốc, nhưng tựu trung thì đóng góp về GDP cho kinh tế toàn cầu vẫn không khác biệt lắm. Trong nước, thế lực chỉ đạo sẽ chuyển từ các doanh nghiệp nhà nước sang các tài phiệt “thân hữu”. Thành phần trung lưu sẽ gia tăng theo tiến độ của trào lưu thế giới; người giàu sẽ giàu hơn rất nhiều; nhưng bù lại, người nghèo sẽ gặp khó khăn hơn trong việc mưu sinh.

PV: Còn Việt Nam? Chúng ta sẽ ở đâu trong bàn cờ này?
Alan Phan: Tôi nghĩ Việt Nam sẽ sao chép mô hình kinh tế như Trung Quốc và Nga, dù sẽ chậm hơn, và sẽ ở một mức độ nhỏ hơn.

PV: Như vậy, liệu thu nhập mỗi đầu người có cao hẳn và bắt kịp các nước láng giềng?
Alan Phan: Gánh nặng của bộ máy chánh phủ và sau này, đặc quyền của các nhóm lợi ích quá nhiều để Việt Nam có thể chạy nhanh trong cuộc đua kinh tế toàn cầu. Dù GDP mỗi đầu người vào 2030 có thể lên đến $6,700 (theo Goldman Sachs dự đoán, khoảng bằng Thái Lan hiện nay), chúng ta vẫn thua xa các nước ASEAN khác như Singapore, Mã Lai hay Brunei. Ngay cả Lào và Campuchia cũng sẽ qua mặt Việt Nam về thu nhập cá nhân.
Tuy nhiên, chúng ta có một lợi điểm là FDI sẽ tăng trưởng ấn tượng, dù có hay không có hiệp định TPP. Lý do là các nhà đầu tư ngoại sẽ chọn Việt Nam hơn là Trung Quốc vì đồng tiền của họ dễ gây ảnh hưởng trên chính sách và thị trường ở Việt Nam hơn là tại Trung Quốc. Bù lại, kinh tế Việt Nam càng ngày càng bị đô hộ bởi tiền và công ty ngoại.

PV: Như vậy, nền độc lập nước nhà sẽ bị đe dọa?
Alan Phan: Chúng ta vẫn tư duy theo lịch sử 100 năm trước. Mục tiêu của Tây Phương khi chiếm lãnh các thuộc địa là để khai thác tài nguyên và bòn rút các tài sản khác như lao động, thị trường… để làm lợi cho mẫu quốc. Họ đã dùng vũ lực, để chiếm đất và thực hiện ý đồ. Ngày nay, họ đạt mục tiêu rẻ hơn nhiều. Chỉ cần chia chác cho các quan chức lãnh đạo của những thuộc địa cũ.
Trên thế giới, ai cũng phải làm ăn với tư bản, trắng hay vàng hay đen. Kể cả các nước giàu như Singapore, Hàn Quốc… Điều quan trọng là phải làm sao thương lượng để lấy phần bánh lớn khả thi nhất cho quốc gia mình. Sau đó, phải có lương tâm để chia công bằng cho mọi tầng lớp dân chúng.

PV: Nhiều người cho rằng với những tệ nạn như tham nhũng, khoảng cách giàu nghèo, tình trạng suy thoái… bất ổn xã hội ở Việt Nam có thể tạo ra những con thiên nga đen rất lớn, tạo một đổi mới quan trọng về thể chế và liên hệ với Trung Quốc hay Tây Phương?
Alan Phan: Bất ổn sẽ có, nhưng tôi không nghĩ nó đủ mạnh để thay đổi nhiều vì năm lý do chính. Một là đảng Cộng Sản cầm quyền hiện có khoảng hơn 10 triệu đảng viên và gia đình (hơn 10% dân số), tạo một hậu thuẫn chắc chắn cho chế độ. Hai là quyền lực cảnh sát công an bao trùm khắp xã hội và đảng biết sử dụng vũ khí này khá hữu hiệu. Ba là trào lưu tiến bộ của khắp thế giới sẽ đem đến cho đa số người dân một mức sống cao hơn hẳn so với trước đây vì họ bắt đầu ở một vị trí rất thấp. Bốn là dân trí nói chung vẫn “ngu hơn lợn”. Sau cùng, các cường quốc có sức ảnh hưởng đến Việt Nam không thấy nhu cầu chính trị hay kinh tế để khuấy động vũng bùn.

PV: Vậy các vấn nạn như nợ xấu ngân hàng, bong bóng BDS, nợ công hay yếu kém của các doanh nghiệp sẽ tự động biến mất, không cần giải quyết?
Alan Phan: Tôi không nghĩ chánh phủ, hay tư nhân, hay ngay cả các nhóm lợi ích, biết cách để giải quyết vấn đề. Sau 5 năm, với lạm phát trung bình khoảng 10% hay qua một điều chỉnh tỷ giá, giá trị nợ xấu hay BDS sẽ giảm 50% và các thành phần liên quan sẽ tự điều chỉnh. Đây là hình thức gián tiếp để đa số người dân trả nợ dùm các đại gia, nhưng sau một thời gian dài, chẳng mấy ai nhớ đến thủ đoạn này. Còn nợ công, dù có tuyên bố phá sản như Argentina hay Zimbabwe, không ai có thể phát mãi tài sản của một quốc gia, nên rồi cũng huề cả làng.

PV: Xin ông tổng kết quan điểm của ông. Lạc quan hay bi quan cho một Việt Nam vào 2030? Và lời khuyên cho các doanh nhân?
Alan Phan: Chẳng có gì để lạc quan hay bi quan. Nói chung Việt Nam sẽ không hóa rồng hay quang vinh như các bác thích võ mồm. Nhưng cũng không tệ lắm nếu so sánh với các quốc gia nghèo và đói khổ ở Phi Châu.
Thêm vào đó, nếu chúng ta may mắn có được một chánh phủ có tầm nhìn xa rộng, biết hội nhập thực sự vào nền kinh tế thị trường và không “ích kỷ” lắm, thì Việt Nam có thể tìm được vài đột phá nhỏ và vượt qua Indonesia, Philippines…
Riêng với các bạn doanh nhân, sự thành công hay thất bại vẫn tùy thuộc phần lớn vào cố gắng cá nhân. Tìm một sản phẩm mình đam mê, nghiên cứu cẩn thận về mô hình, kế hoạch, thị trường, chuẩn bị cho mọi rủi ro… rồi dồn hết tâm trí và ý chí để phát triển. Sớm hay muộn, bạn sẽ đến đích.

PV: Xin cám ơn ông.

Do Trần Lương thực hiện Phóng Viên Độc Lập tại Hoa Kỳ - 4 April 2014
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,330
Posts: 14096
Joined: 22 Mar 2009
 
 

PreviousNext

Return to Truyện Ðọc



Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 84 guests