Doanh Nhân Việt Trong Thế Trận Toàn Cầu (Alan Phan)

Truyện tình mùi mẫn, truyện ma kinh rợn hay các thể loại khác. Xin mời vào.

Moderators: Mười Đậu, SongNam, A Mít

Doanh Nhân Việt Trong Thế Trận Toàn Cầu (Alan Phan)

Postby bevanng » 27 Oct 2016

Image

Alan Phan

Doanh Nhân Việt Trong Thế Trận Toàn Cầu

NGƯỜI VIỆT BOOKS, 2015

Thay Cho Lời Tựa…


Sau gần 30 năm phải đổi hướng kinh tế để tránh sự sụp đổ toàn diện của xã hội và gia tăng thu nhập của người dân, chính phủ Việt Nam vẫn loay hoay trong cái bẫy mâu thuẫn của “cơ chế Đảng” và nhu cầu hội nhập thế giới.
Chính sách đu dây trong chính trị và quân sự giữa 2 siêu cường Mỹ và Trung Quốc còn được áp dụng cho cả một nền kinh tế gọi là Xã Hội Chủ Nghĩa theo định hướng Thị Trường. Sự rối loạn giữa ước muốn (bảo vệ quyền lực và lợi ích của đảng viên) và thực tế thị trường (sức mạnh của lòng tham tư bản) khiến Việt Nam trở thành một môi trường bát nháo, mạnh ai nấy chụp giựt cho phe nhóm, và vô tình tạo nên một thế hệ doanh nhân vô cùng phức tạp và ranh mãnh. Họ biết lợi dụng mọi kẻ hở của quan hệ chính trị, của luật rừng nhiều nghịch lý và của sự ngu dốt tham lam từ quan đến dân… để kiếm tiền khủng qua các kênh bất động sản, tài nguyên khoáng sản, thị trường chứng khoán… Hệ quả là một nền kinh tế dựa trên bong bóng tài sản, nợ xấu, lãng phí ngân sách, và tham nhũng trong mọi dịch vụ.
Nhưng những ngày vàng son của các đại gia may mắn này sẽ phải chấm dứt trong vài năm tới. Hai yếu tố: hội nhập và FDI (foreign direct investment).
Để vực dậy một nền kinh tế èo uột, chính phủ Việt Nam đã phải liên tục ký kết nhiều hiệp ước thương mại tự do (FTA = free trade agreement) với khối Asean, khối Liên Sô và Đông Âu cũ, Hàn Quốc, EU - Liên Minh Châu Âu, và trong tương lai gần, TPP - Trans-Pacific Partnership, với Mỹ và 12 quốc gia khác. Các FTA sẽ buộc Việt Nam phải mở cửa rộng rãi thị trường nội địa như cái giá để hàng Việt có cơ hội xâm nhập thị trường ngoại. Thêm vào đó, các doanh nghiệp FDI nhất là từ Trung Quốc, Hàn Quốc… bắt đầu thống lĩnh sản lượng sản xuất quốc gia để xuất khẩu từ Việt Nam (đã lên đến 70% tổng số). Họ cũng khống chế những ngành nghề quan trọng trong thị trường Việt như bán lẻ, tiêu dùng, nông nghiệp, ngay cả bất động sản qua những M&A gần đây.
Con đường duy nhất để doanh nhân Việt sinh tồn là nâng cao hiệu năng theo chuẩn mực quốc tế, cũng như lao ra biển lớn (các thị trường Đông Á lân cận hay Âu Mỹ Úc xa xôi) để thiết lập vị thế cạnh tranh cho sản phẩm của mình.
Cuộc hành trình sẽ lâu dài, khó khăn và đòi hỏi một kiên trì cao độ trong quy trình học hỏi và trải nghiệm.
Tôi hy vọng cuốn sách này sẽ góp một phần nhỏ trong hành trình đó.
Alan Phan
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong, mnghia812003, thomas1960

Re: Doanh Nhân Việt Trong Thế Trận Toàn Cầu (Alan Phan)

Postby bevanng » 27 Oct 2016

Phần 1: Những lực chuyển toàn cầu

Những lực chuyển của hai thập kỷ tới

Ngày: 06/06/2014
Bài viết từ tháng 4 nhưng không đăng vì sự tế nhị của tình hình đất nước. Nay thì “Định Mệnh Đã An Bài” nên xin quay lại với tương lai của doanh nghiệp và cá nhân; một đề tài thực sự quan trọng hơn tất cả những “trò chơi” của người hay của chuột. Bởi vì tôi luôn quan niệm là dân có giàu thì nước mới mạnh, mới được nước khác kính nể, và có phương tiện để tạo nên một xã hội công bằng, pháp trị và dân chủ thực sự

Những ngày gần đây, các biến động tại Việt Nam do tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc đã làm mờ nhạt tất cả suy nghĩ của người Việt về tương lai gần xa của xứ sở, về những khả năng của các “thiên nga đen”, về mọi vấn đề vĩ mô của kinh tế chính trị và xã hội. Dù đã suy nghĩ và phân tích rất nhiều, thực tình tôi cũng không biết tiên đoán thế nào cho khoa học và chính xác những ảnh hưởng của biến cố này trên các hoạt động kinh doanh và đầu tư tại Việt Nam.
Tuy nhiên, mặc cho Việt Nam hay Trung Quốc hay bất cứ quốc gia nào khác, đang loay hoay tìm giải pháp cho các vấn đề trước mặt của mình, nền kinh tế của thế giới vẫn tiếp tục đi tới (hay lui) trên con đường của nó theo những trào lưu có thể tiên đoán từ những dữ liệu và tin tức trong kho kiến thức của nhân loại trên đám mây Internet.
Vì tôi không phải là một chuyên gia suốt ngày ngồi nghiên khảo nghiêm túc như một giáo sư đại học hay một ứng viên viết luận án, nên tôi chắc chắn là các kết luận của mình mang nhiều giới hạn và thiếu sót. Nhưng bù lại, kiến thức thâu lượm qua sách vở của tôi lại được bổ túc bởi những cuộc viếng thăm cơ sở và trò chuyện cùng các doanh nhân đang chiến đấu hàng ngày tại “ground zero” nên tôi nghĩ chúng có được góc cạnh thực tế và khả thi hơn các luận án.
Theo tôi (và cần nhiều bổ túc từ Bạn Của Alan - BCA), các lực chuyển sau đây sẽ biến dạng nền kinh tế toàn cầu và tạo nên một môi trường xã hội khác biệt cho thế hệ trẻ. Sự đoán bắt đúng lúc và thực thi giải pháp chính xác, khả thi sẽ đem lại những trái quả ngọt ngào cho người nhập cuộc. Và như trong bất cứ trò chơi nào, người thua cuộc cũng khá đông. Sự mất mát và rủi ro luôn tiềm ẩn.
Trước hết, xin tóm lược:
Lực Chuyển 1: Văn hóa mới sẽ có mầu sắc toàn cầu theo khuynh hướng kinh tế thị trường và chính trị đa nguyên, dân chủ.
Lực Chuyển 2: Dòng tiền đầu tư quay về Âu Mỹ.
Lực Chuyển 3: Công nghệ cao sẽ biến đổi nhiều mô hình kinh doanh và cách thức chúng ta sinh hoạt.
Lực Chuyển 4: Các quốc gia mới nổi mất nhiều lợi thế cạnh tranh trong chi phí sản xuất công nghiệp.
Lực Chuyển 5: Dầu khí và khoáng sản không còn là tài sản tối ưu trong các nền kinh tế đã phát triển.
Lực Chuyển 6: Dịch vụ an sinh và giải trí sẽ chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng lượng GDP toàn cầu.
Trong 2 tháng tới, tôi sẽ trình bày và phân giải các sự kiện, hiện tượng và lý do tại sao tôi nghĩ đây là những lực chuyển tạo nên những thay đổi quan trọng nhất cho nền kinh tế toàn cầu.
Tôi cũng sẽ minh bạch và cho các bạn biết, từ các kết luận này, tôi đã thay đổi công việc làm ăn cũng như đời sống hàng ngày của tôi như thế nào để thích nghi với tình huống mới. Tôi hoàn toàn không biết là mình sai hay trúng. Đây là lợi thế của những người “không-phải-là-đỉnh-cao-trí tuệ”. Chúng ta nhìn mọi chuyện như một phiêu lưu kỳ thú, không phải một kịch bản viết ra từ một cuốn sách từ thế kỷ 18, không ai còn muốn đọc vì chứa quá nhiều sai lầm.
Tôi cũng không biết là lãnh đạo và nhân dân Việt Nam có muốn “thâu tóm” tương lai để tạo nên một cuộc sống khác hơn những nghèo hèn hiện tại? Cá nhân các bạn có muốn thay đổi tư duy để tìm những kỹ năng mới để cạnh tranh trên “biển lớn”? Nhưng tôi đã nói từ đầu, thế giới này không có thì giờ để đợi Việt Nam hay cá nhân, hay gia đình của bạn. Nhân loại đang háo hức lên đường tìm vận hội mới, nhất là những người trẻ. Ai muốn ở lại với “cây đa cao ngất từng xanh” của làng mạc hay ôm lấy đống “nồi niêu xong chảo” tích cóp từ thời Mao, Stalin… thì vẫn tự do với lựa chọn của mình (nghe nói đám Taliban đang tìm thêm đồng chí).
Tôi biết tình hình nước nhà đang nằm trước một ngã rẻ có thể là rất quan trọng cho vận mệnh chung và riêng. Nhưng nó cũng có thể chỉ là một màn kịch đạo diễn bởi những chính trị gia mưu mô, thủ đoạn. Mọi chuyện lại đâu sẽ vào đấy. Nếu bạn có thể làm gì để tác động lên ảnh hưởng cho lợi ích chung thì tôi thực sự khâm phục. Với khả năng và đam mê của cá nhân, tôi biết tôi hoàn toàn vô dụng trong tình thế này. Vả lại, cả ngàn diễn đàn và mạng lưới khác đang hoạt động tối đa trên khắp phương tiện (ảo và thực) theo mục tiêu mà các bạn muốn tham gia.
Riêng tôi, tôi không muốn mất thì giờ đợi chờ và suy đoán. Tôi mời bạn lên đường theo một hành trình trong suy tưởng của ông già Alan và BCA.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Doanh Nhân Việt Trong Thế Trận Toàn Cầu (Alan Phan)

Postby bevanng » 27 Oct 2016

Lực chuyển 1: Văn Hóa Toàn Cầu

Ngày: 24/06/ 2014
Định nghĩa về văn hóa: Văn hóa bao gồm tín ngưỡng, thang giá trị, tập quán, văn học nghệ thuật, lối sống, cách tư duy, cách hành xử, lối làm việc… tại một nơi chốn nào đó, của xã hội hay tổ chức (beliefs, set of value, customs, arts, way of life, way of thinking, behaving, working in a particular place, society or organization - theo Merriam-Webster)

Gần đây, một đại gia Việt mắng tôi là “thiếu văn hóa” vì tôi dùng chữ “Drop Dead” của Tổng Thống Ford khi thành phố New York nhờ Tòa Bạch ốc cứu trợ vào năm 1975. Tôi có thêm một trận cười khi một BCA xuất hiện tại một buổi nói chuyện của tôi ở Hà Nội với chiếc T-shirt in dòng chữ “Xin… Drop Dead” (bỏ vài chữ)… Theo như định nghĩa trên, chúng ta có thể thiếu tiền, thiếu tình, thiếu kinh nghiệm hay thiếu kiến thức (thiếu giáo dục?), nhưng không thể thiếu văn hóa được. Văn hóa chắc chắn là rất khác biệt tại nhiều môi trường khác nhau… nhưng văn hóa “nhậu” hay “nổ” hay “ăn cắp” hay “tham nhũng” hay “nói dối” cũng là một loại văn hóa đặc trưng không chối bỏ được.
Thêm vào đó, tôi còn bị một đọc giả phê bình là có văn hóa “lai căng”. Ở Việt Nam, người dùng chữ lai căng để mắng ai thường mang chút trịch thượng và đạo đức. Nhưng khi tôi suy ngẫm thêm, thì tôi nhận ra là mình lai căng thật. Qua Mỹ từ năm 18 tuổi, tôi sống đến ba phần tư đời mình tại nhiều nước xa lạ, và quả thực, văn hóa khác biệt của khắp nơi thấm sâu vào tư duy cũng như thói quen, tạo nên một con người Alan rất nhiều góc cạnh. Xấu hay tốt, suốt 69 năm qua, đó là một văn hóa lai căng tôi không thể phủ nhận.
Tuy nhiên, tôi muốn báo cho mọi người biết là đến thế hệ tới thì có lẽ hơn 95% giới trẻ toàn cầu sẽ mang nhãn hiệu “lai căng” (5% còn lại là những người rừng, hay đội quân Hồi Giáo cực đoan, hay những con cừu sinh ra và lớn lên ở Cuba, Bắc Triều Tiên hay…?). Mỹ thường được xem như là một melting pot của thế giới, hòa nhập tất cả văn hóa, chủng tộc, thói quen, tôn giáo, tư tưởng của mọi sắc dân trên địa cầu. Kết quả sau cùng là một tổng hợp lai căng rất đặc thù, “American culture”.
Khi tôi đến Mỹ năm 1963, văn hóa Mỹ thực ra là một biểu tượng của nền văn minh Anglo Saxon. Từ mầu da trắng phếu của đa số người dân, đến tôn giáo, triết thuyết và tập quán đem từ lục địa Âu Châu cũ, áp đặt lên một môi trường mới lạ trù phú là xứ Mỹ bao la. 50 năm sau, văn hóa Mỹ đã biến dạng hoàn toàn với các sắc mầu Latin, Á Châu và Phi Châu. Những cái TV shows gần đây không những pha trộn đủ loại diễn viên và kịch bản từ nhiều sắc dân mà còn trưng bày những nét văn hóa rất xa lạ với người gốc Anglo Saxon. Từ Leave It To Beaver, The Brady Bunch ngày xưa… đến talk show của Oprah Winfrey hay Modern Family bây giờ… quả là một bước nhẩy vọt về “cách mạng văn hóa” mà Mao Trạch Đông cũng không thể hình dung nổi.
Vì sự lan tỏa quá nhanh của công nghệ thông tin và hệ thống giao thông, cũng như tính chất liên thông của nền kinh tế toàn cầu, giới trẻ khắp thế giới sẽ hấp thụ một nền “văn hóa toàn cầu” dựa trên căn bản và theo một tiến trình tương tự như văn hóa Mỹ hiện nay. Dĩ nhiên là sẽ có vài khác biệt trưng bày bản sắc địa phương của từng vùng lãnh thổ, nhưng văn hóa này sẽ có nhiều mẫu số chung như sau:

Căn cơ của văn hóa là những thang giá trị của văn minh Anglo Saxon
Với sự phổ thông của Anh ngữ khắp nơi, ngay cả tại Trung Quốc và các quốc gia Đức, Pháp, Tây Ban Nha…, phần lớn kiến thức nhân loại sẽ bắt nguồn từ tư duy của văn minh Tây Phương. Tôi quan sát là ngay cả các sách vở, tài liệu về Phật Giáo, thư mục tiếng Anh nhiều hơn tiếng Ấn hay tiếng Hoa, nơi xuất phát của tôn giáo này. Quay qua các diễn biến hiện tại trên thế giới, những tường trình từ CNN, New York Times, Reuters, Economist… không những có một số lượng bài vở nhiều hơn, mà còn mang một tỷ trọng lớn hơn trong việc đúc kết dư luận thế giới.
Trên căn bản này, góc nhìn và phân tích của mọi vấn đề sẽ mang mầu sắc tự do cá nhân, năng động, sáng tạo, dân chủ, đa dạng và đa nguyên. Đây cũng là những cột trụ của văn hóa Mỹ.

Tốc độ của công nghệ mới sẽ thu ngắn tiến trình lan tỏa và hấp thụ
Chỉ trong 5 năm, Facebook đã phát triển lượng thành viên từ 12 triệu (2007) lên đến 1 tỷ người (2012). Đây là một cuộc cách mạng về truyền thông xã hội (social media) nhanh nhất lịch sử. Microsoft phải mất đến 15 năm mới đem hệ điều hành Windows đến khắp thế giới và Google cũng phải mất 11 năm mới tạo thói quen cho trí thức về việc tìm kiếm. Ngày nay, một video phổ thông gởi lên YouTube như Gangnam Style phát tán đến 2.2 tỷ người xem; hay một video game bán chạy nhất như Tetris có đến 143 triệu người mua trong vài tháng.
Vì quá nhiều thông tin, trò chơi và nghiên cứu tràn ngập Internet, bất cứ sản phẩm nào xâm nhập vào “database văn hóa” và tạo thói quen cho đa số nhân loại phải là một đặc thù vượt trội mọi đối thủ. Sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường sẽ loại bỏ những sản phẩm trung bình, sao chép và mang bản sắc địa phương, ứng dụng vào văn hóa toàn cầu phải đi qua đám mây Internet và phải tạo thích thú cho phần lớn người sử dụng.

Ảnh hưởng tương quan từ nhiều nguồn gốc
Dĩ nhiên, vì ảnh hưởng rộng lớn đến từ sức mạnh kinh tế, công nghệ và quân sự của Âu Mỹ, nên đặc trưng nền văn hóa Âu Mỹ sẽ áp đảo phần lớn “văn hóa toàn cầu”. Toàn thế giới vẫn nhìn về các trào lưu mới từ Âu Mỹ để định hướng sinh hoạt; và những tài sản mềm của Wall Street, Silicon Valley hay Hollywood đã khống chế tư duy của đa số giới trẻ.
Tuy nhiên, ảnh hưởng này không phải một chiều. Số chuyên viên Ấn, Hoa, Trung Đông tại Silicon Valley và Wall Street càng ngày càng nắm giữ nhiều chức vụ quản lý cao cấp tạo nên một mạng lưới với những suy nghĩ cổ truyền từ Phương Đông. Trong khi đó, số diễn viên tài tử gốc Phi Châu và Latin gia tăng nhanh chóng tại Hollywood đem lại những lăng kính không chút Anglo Saxon nào trong sự đóng góp vào văn hóa toàn cầu.

Các xung đột chủng tộc và tôn giáo sẽ gây nhiều biến thái
Dĩ nhiên, khi có “chung” thì phải có “đụng”. Ngoài những tranh cãi logic về lý thuyết và thực dụng, các kiên định về mầu da, bản sắc dân tộc, tập tục cổ truyền cũng như tín ngưỡng sẽ tạo những điều chỉnh nhiều khi đi ngược với nguyên lý “cởi mở”, “hội nhập” và “hòa đồng” của nền văn hóa toàn cầu.
Để tránh những xung đột này, văn hóa toàn cầu có thể trở nên “không bản sắc”, “mờ nhạt” và “do dự”. Từ đó, tư duy và phương cách sống của giới trẻ cũng mất đi những lý tưởng cuồng nhiệt, những góc cạnh sắc bén, những ý chí dũng cảm… đã góp phần lớn vào việc phát triển các nền văn minh cổ truyền. Không còn trắng đen, mà chỉ là mầu xám.

Mặt trái của văn hóa toàn cầu là vô cảm, phiến diện và hưởng thụ
Nếu văn hóa melting pot của Mỹ là một dấu hiệu, nền văn hóa toàn cầu sẽ biến đa số giới trẻ thành một đám đông sống theo sở thích cá nhân, say mê hưởng thụ và tìm những thỏa mãn nhất thời (instant gratification). Và để đạt đến mục tiêu này, họ cần phải chăm chú vào việc kiếm tiền, mua sắm, khoe của…
Ngoài kiến thức sâu rộng cho ngành nghề chuyên môn, giới trẻ quá bận rộn để có thì giờ tìm chiều sâu cho những đề tài sự kiện khác. Các kiến thức sẽ đến từ những mảnh vụn nhấp nhô (sound bites) qua TV, Facebook, Twitter… Hệ quả của sự phiến diện này là những quyết định dựa trên trào lưu, đám đông, và các thủ thuật “hướng dẫn dư luận” của nhóm lợi ích, nhóm chính trị gia, nhóm tư bản…

Khung phát triển của văn hóa toàn cầu
Tuy nhiên, có một điều chắc chắn là nền văn hóa toàn cầu sẽ đặt căn bản trên sự tự do lựa chọn, quyền phát biểu ý kiến cá nhân và việc theo đuổi mục tiêu hạnh phúc dựa trên mong muốn của mỗi người.
Căn bản này là thành tố của một thế giới dân chủ, cởi mở, bình đẳng về chính trị; một nền kinh tế hoàn toàn tùy thuộc vào thị trường và mọi liên thông dễ dàng về tài chánh, thương mại, giáo dục, thông tin.

Văn hóa là nền tảng của xã hội và con người
Tôi luôn tin rằng tư duy tạo hành động, hành động thành thói quen, thói quen trở nên định mệnh. Ảnh hưởng sâu đậm của văn hóa sẽ đúc kết nên tư duy ban đầu và sau cùng định mệnh lại kết nối vòng tròn để tạo hình cho văn hóa.
Do đó, nếu đoán bắt được trào lưu văn hóa của người tiêu dùng, các doanh nghiệp sẽ hiểu mình cần làm gì để đáp ứng được nhu cầu của họ. Trong nền kinh tế thị trường, người bỏ tiền ra mua sản phẩm của bạn là nhân vật có tiếng nói sau cùng. Chuẩn bị cho nền văn hóa toàn cầu là sẵn sàng để đưa sản phẩm của mình tiếp cận với cả thế giới, đang biến đổi nhanh chóng và lan phủ khắp nơi.
Tóm lại, lực chuyển văn hóa sẽ:
- Đem lại một thị trường thật rộng lớn nhưng đồng bộ và tương quan. Doanh nghiệp bắt buộc phải ra biển lớn để phát triển và tồn tại, ngay cả với những doanh nghiệp Mỹ hay Trung Quốc với thị trường nội địa khổng lồ. Yếu tố và bản sắc địa phương sẽ lần lần bị loại bỏ. Thay vào đó, sản phẩm phải có một góc cạnh gây ưa thích cho người tiêu dùng khắp thế giới.
- Cơ hội sẽ mênh mông nhưng cạnh tranh cũng khắc nghiệt. Với thị trường và văn hóa toàn cầu, bất cứ sản phẩm nào vượt trội đối thủ cũng sẽ tạo cho doanh nghiệp “tiền tỷ USD trong thời gian rất ngắn”. Trò chơi Flappy Bird là một thí dụ quen thuộc của Việt Nam. Tiếc là người sáng lập tự rút lui, chứ nếu anh Nguyễn Hà Đông cứ tiếp tục cuộc chơi, anh sẽ là tỷ phú đô la chỉ trong vài ba tháng (so với thời gian các tỷ phú đô la khác của Việt Nam phải mất khi xây đế chế). Mặt trái của vấn đề là những cạnh tranh, rủi ro và thử thách cũng nhiều vô số kể.
- Hệ thống chính trị và kinh tế sẽ phải thay đổi để sống còn trong một văn hóa toàn cầu. Sức ép của người dân mong muốn những tiện nghi và lợi ích của các quốc gia giàu có khiến nhà cầm quyền phải thay đổi cơ chế hay là tự hủy diệt. Ngay cả một quốc gia độc tài, độc đảng và lớn mạnh như Trung Quốc cũng đang nói đến những điều chỉnh quan trọng về kinh tế và chính trị, dù quyền lực và quyền lợi của chính phủ và nhóm tư bản đỏ sẽ bị thiệt hại. Nếu không thay đổi, chúng ta sẽ chứng kiến những cuộc di dân âm thầm nhưng vĩ đại. Tinh hoa và thành phần tiến bộ của Trung Quốc sẽ tụ họp về những khu vực Âu Mỹ để thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt của họ; để lại một Trung Quốc càng ngày càng yếu kém và mất nhiều lợi thế cạnh tranh trong cuộc chạy đua của các cường quốc.
- Chu kỳ hủy diệt (creative destruction) sẽ rút ngắn khiến mọi doanh nghiệp phải luôn sáng tạo và hào hứng. Đây là một đặc tính của tuổi trẻ, chuyên tìm những mới lạ. Chóng mê nhưng cũng chóng chán. Trong những thập kỷ tới, doanh nghiệp (hay quốc gia) không biết “tái sinh” sẽ trở thành những con khủng long trong viện bảo tàng. Tất cả quan tâm của những nhà đầu tư, những doanh nhân (đã hay chưa thành công) đều hướng về các công nghệ, phát minh, mô hình kinh doanh… có tính chất “phá hoại, phản động” gọi là disruptors. Không ai để ý đến những gì đã thành chuẩn mực.
Dù không kinh doanh mà chỉ tìm một việc làm để sự nghiệp thăng hoa, các bạn trẻ phải hiểu môi trường văn hóa mình đang đối diện. Các bạn phải biết đào tạo cho mình những kỹ năng thực dụng và hiểu rõ luật chơi. Nghiên cứu sâu rộng về đối thủ, về công nghệ, về mạng lưới phụ trợ (networking) cũng như biết rõ mục tiêu cùng nguyên tắc của dự án trước khi ra khơi. Không ai có thể đoán chắc về cơ hội thành công (thất bại sẽ chiếm một tỷ lệ rất cao); nhưng muốn thành một người có tự trọng, các bạn sẽ không có lựa chọn nào khác.
Leonard Da Vinci hiểu rõ tiến trình này “những người thành đạt ít khi ngồi yên chịu đựng những sự cố xẩy đến cho họ. Họ bước ra và tạo sự cố - People of accomplishment rarelt sat back and let things happen to them. They went out and happened to things.”
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Doanh Nhân Việt Trong Thế Trận Toàn Cầu (Alan Phan)

Postby bevanng » 27 Oct 2016

Lực chuyển 2: Dòng Tiền Đầu Tư

Ngày: 06/07/ 2014
Một nghiên khảo tôi đọc đã lâu nêu ra một điều buồn cười về Liên Xô (thực ra là một thảm kịch cho người dân Nga) là trong thời gian đảng Cộng Sản cầm quyền từ 1946 (sau chiến thứ 2) đến năm 1975 (14 năm trước khi sụp đổ), nếu chánh phủ độc tôn Liên Xô chỉ bán khoáng sản, tài nguyên… rồi cả nước ngồi không ăn chơi, thì thu nhập quốc gia và cá nhân cũng không thay đổi chút gì trong 30 năm đó.
Thay vì ngồi yên, họ lập ra đủ kế hoạch 5 năm, 10 năm, 100 năm… với những bộ não thuộc loại đỉnh cao của loài người để vận hành kinh tế. Kết quả? Người dân Nga phải làm nô dịch theo mệnh lệnh của quan chức, phải đi kinh tế mới và làm chuyện tào lao theo chính sách mù mờ, phải vào nhà thương điên ở vùng băng giá Siberia (gọi là gulag)… và phải xếp hàng vài tiếng mỗi ngày để mua một miếng thịt hay cái quần lót…
Các nước Cộng Sản, bây giờ và quá khứ, là những minh chứng hùng hồn cho thấy sự phát triển kinh tế toàn cầu không chỉ tùy thuộc vào “labor”, sức lao động của công nông dân như Marx biện luận. Liên Xô không thua Âu Mỹ về bất cứ thành tố gì từ tài nguyên thiên nhiên, trí tuệ khoa học, đến số lượng lao động, khả năng quản trị… Ngoại trừ một thứ: tư bản.

Một cô gái đứng đường cũng hiểu rõ quy luật này hơn cả những chuyên gia đại học hàng đầu của các đảng Cộng Sản: No money, no honey.

Trung Quốc thường được ca ngợi là hiện tượng thành công lịch sử trong việc điều hành kinh tế. Nhưng yếu tố quan trọng nhất mà các nhà phân tích hay bỏ qua là sự đóng góp của dòng tiền từ nước ngoài vào sự thịnh vượng này. Nếu không có những tư bản lúc đầu từ Hoa Kiều và sau đó, từ các quốc gia Âu Mỹ Nhật, máy bay kinh tế tài chánh Trung Quốc sẽ không có đủ nguyên liệu để cất cánh.
Dĩ nhiên, căn bản của lực chuyển kinh tế phải dựa trên quyền tư hữu cá nhân. Và thể hiện rõ nhất trong mọi tài sản là “tiền”. Tôi không biết có bao nhiêu cuốn sách đã xuất bản về các triết thuyết kinh tế và bàn luận về những yếu tố chính trị, xã hội, văn hóa, lao động, trí thức, quản trị… để đem tới một thành công sau cùng, Theo quan sát của riêng tôi, “tiền” vẫn là một thành tố quan trọng nhất.
Trong thời đại Internet, mọi người (kể cả tôi) vinh danh “trí tuệ”, “sáng tạo” và “mô hình phản động” (disruptors) như những động cơ khởi nghiệp sắc bén. Những ví dụ thành công thì đầy dẫy tại Silicon Valley, tại Wall Street, tại Hollywood… Tuy nhiên, nếu không có dòng tiền từ chứng khoán, từ IPO, từ M&A, từ venture capitalist, từ đủ loại quỹ đóng mở, từ các nhà đầu tư nước ngoài, từ ngân sách các chánh phủ… thì hiện tượng trăm hoa đua nở tại các điểm đến của tương lai này cũng chỉ èo uột như mùa gặt trong thời hạn hán.
Dĩ nhiên, có những thời kỳ dòng tiền chẩy sai vào chỗ trũng tạo nên bong bóng mà mọi người liên quan phải trả giá đắt, như dotcom của 1997, như bất động sản Mỹ của 2006, như đại suy thoái của 1929… Tuy nhiên, chúng ta có thể chắc chắn một điều: dòng tiền chảy đến đâu thì tăng trưởng kinh tế và ngành nghề sẽ đơm hoa nở nhụy. Ít nhất trong một thời gian khá dài (5 đến 10 năm). Sau đó nếu có sai trật, thị trường sẽ điều chỉnh, nhanh hay chậm tùy môi trường và cơ chế.

Do đó, chúng ta có thể bắt đoán thời cơ và soạn ra chiến lược kinh doanh dựa trên dòng chảy của tư bản.

Như các thám tử, muốn tìm thủ phạm của các vụ án, thì cherchez la femme. Trước khi tiếp tục, tôi xin tạm quay về những nguyên tắc và thành phần căn bản của dòng tiền thế giới để những bạn chưa nắm vững về vận hành tài chánh hiểu thêm phần sau của bài viết.
Theo McKinsey, năm 2012, lưu lượng dòng tiền chảy quanh thế giới vào khoảng 26 ngàn tỷ USD mỗi năm, hay khoảng 36% GDP của toàn thế giới. Tuy nhiên, đến năm 2025, lưu lượng sẽ tăng lên 85 ngàn tỷ USD. Hiện nay, tổng số tài sản của thế giới tính theo giá trị tài chánh (financial assets) lên đến 900 ngàn tỷ USD. Tất cả những con số trên không bao gồm những phi vụ rửa tiền, trốn thuế hay qua chợ đen etc.… Có quá nhiều kênh cho dòng chảy và phần lớn không liên quan đến xu hướng đầu tư. Hai kênh lớn nhất là tiền thanh toán cho các dịch vụ và thương mại (xuất nhập khẩu, du lịch…) và tiền quay trục quanh các ngoại hối để kiếm lời bằng arbitrage (sự khác biệt trên các thị trường).
Còn lại là tiền đổ vào chứng khoán (stock), trái phiếu (bond), giấy nợ (tiền tiết kiệm hay phí bảo hiểm là loại giấy nợ của ngân hàng hay công ty insurance), chứng chỉ phái sinh (derivatives), v.v… Hai dòng tiền chúng ta phải lưu ý đến nhiều nhất là tiền mặt của các công ty hay của cá nhân (để đầu tư trực tiếp hay gián tiếp) và tiền của các quỹ đầu tư, từ quỹ mutual có cả trăm tỷ USD tài sản đến những quỹ hedge fund nhỏ, từ quỹ đóng đến quỹ mở, từ quỹ đã niêm yết đến quỹ tư nhân. Một số tiền khá lớn cũng đã được những doanh nhân thành đạt đổ vào các quỹ từ thiện, cũng như số tiền tài trợ từ các tổ chức chánh phủ và phi chánh phủ… nhưng chúng nằm ngoài tầm phân tích của bài viết này.

Mục tiêu lý tưởng của dòng tiền đầu tư là tìm lợi nhuận cao nhất với rủi ro ít nhất trong thời gian ngắn nhất.

Tuy nhiên, khó ai có thể đạt tất cả ước muốn này trong một thị trường tài chánh tự do. Do đó, các nhà quản lý quỹ thường hoạch định một chiến lược riêng của quỹ và bán dịch vụ của mình cho các nhà đầu tư thích hợp với chiến lược này.
Chẳng hạn có những nhà đầu tư giữ tiền lương hưu cho vài trăm ngàn thành viên. Họ rất bảo thủ và chấp nhận lời ít nhưng tỷ lệ an toàn phải tuyệt đối cao. Trong khi đó một tỷ phú trẻ vừa kiếm tiền khủng qua M&A của công ty khởi nghiệp sẽ sẵn sàng nhận rủi ro cao để roll the dices (đánh bạc) với các venture capitalists. Nhiều quỹ thích những thị trường mà họ thông hiểu (Âu Mỹ Nhật) cùng những công ty lớn, đa quốc… có tài chánh vững vàng. Nhiều quỹ mạo hiểm vào các thị trường mới nổi (BRICS) hay cả thị trường ngoại biên (frontier market như Việt Nam, Pakistan, Nigeria… ). 
Trong bức tranh vân cẩu phức tạp đó, chúng ta vẫn có thể tìm ra một xu hướng chung của các dòng tiền đầu tư. Dòng tiền này lại phân ra thành hai loại: FDI (đầu tư trực tiếp như mở cơ xưởng, mua bất động sản hay M&A) và IDI hay portfolio investment (đầu tư gián tiếp vào chứng khoán, trái phiếu, giấy nợ…). Thời hạn đầu tư của FDI thường kéo dài từ vài năm đến vài chục năm, theo tầm nhìn chiến lược của nhà đầu tư; trong khi IDI thì muốn “mì ăn liền” đôi khi chỉ vài giờ (nhưng vẫn có nhiều ngoại lệ).
Hiện nay, trong khuynh hướng “chuyển trục” của toàn cầu, phần lớn các nhà phân tích đều cho rằng dòng tiền đầu tư dưới mọi dạng đang quay lại với những nền kinh tế phát triển, đặc biệt là USA, vì các nguyên nhân sau đây:

Thất vọng với sự suy giảm tăng trưởng của các nền kinh tế mới nổi trong khi những yếu tố rủi ro lại gia tăng.

Trong nhiều năm trở lại đây, các nhà đầu tư đã thất vọng nhiều với mức tăng trưởng của nhiều quốc gia mới nổi mà chỉ 10 năm trước, họ cho là sẽ khống chế kinh tế toàn cầu vì sức năng động và nhu cầu lớn của giới trung lưu tại những xứ này. Thất vọng lớn nhất là Trung Quốc và Ấn Độ. Cả hai siêu cường kinh tế tiềm năng này đều có những dấu hiệu mệt mỏi, bất ổn và ẩn chứa nhiều scandal kinh tế đang chờ phát hiện. Chính các nhà đầu tư người Trung Quốc và Ấn khởi động một capital flight khỏi quốc gia họ; và ảnh hưởng nhiều đến niềm tin của những nhà đầu tư ngoại khác. Ở một tỷ lệ nhỏ hơn, Brazil, Nga và Thai Lan, Indonesia, đang bị suy trầm về kinh tế vì nhiều yếu tố khác nhau, nhưng dòng tiền đầu tư bắt đầu chấp cánh bay về chân trời mới. 
Những kỳ vọng lớn lao về sự đột phá của các quốc gia như Việt Nam, Pakistan, Nigeria… đã tan biến theo những bong bóng tài sản, tệ trạng tham nhũng và sự thiếu minh bạch của những công ty địa phương.

Kinh tế Âu Mỹ đang hồi phục và căn bản pháp trị, dân chủ, tự do… bảo đảm một mức độ an toàn hơn cho dòng tiền đầu tư.

Trong khi đó, sau cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 ở Mỹ và sau tình trạng bờ vực của đồng Euro vào 2009, nền kinh tế Âu Mỹ đã hồi phục. Năm nay, tăng trưởng GDP của Mỹ dự đoán ở mức 3.8%, tỷ lệ thất nghiệp xuống 6.1% (thấp nhất từ 2007), một kết quả khá tốt cho người khổng lồ.
Trên hết, không quốc gia nào trên thế giới có thể sánh với Âu Mỹ Nhật về hệ thống kinh tế tự do trên một căn bản pháp trị nghiêm khắc và minh bạch. Một thí dụ: bạn có thể tư hữu bất cứ bất động sản hay chứng khoán nào của Mỹ mà không cần phải minh chứng quốc tịch, mầu da, hộ khẩu, lý lịch cách mạng v.v… Quyền tư hữu cá nhân được bảo vệ đến mức linh thiêng: ngay cả cảnh sát cũng không thể bước vào nhà bạn nếu không được phép, của bạn hay của tòa án.
Đây là lợi thế cạnh tranh lớn nhất của những quốc gia Tây Phương về sự thu hút dòng tiền đầu tư.

Lợi nhuận của những công ty Âu Mỹ đang gặt hái những kết quả tốt nhất từ mấy thập kỷ qua.

Thị trường chứng khoán liên tiếp lập đỉnh mới cho chỉ số Dow và Nasdaq trong suốt 5 năm vừa qua. Chỉ số Dow Jones từ 8,500 vào 2008 đã đạt 17,000 hiện nay. Nhiều người cho rằng đây là hiện tượng bong bóng đang hình thành. Tuy nhiên, phần lớn các nhà phân tích đều nghĩ rằng “lợi nhuận” của những công ty niêm yết càng tăng thì theo tỷ lệ P/E, giá chứng khoán phải tăng theo như quy luật vận hành.
Số lợi nhuận khủng của các công ty Âu Mỹ đang tăng trưởng cao nhờ những cắt giảm chi phí tối đa khi họ đối diện với khủng hoảng kinh tế tài chánh vĩ mô vài năm trước. Các lý do khác là nhờ sự thịnh vượng chung của người tiêu dùng và hiệu năng của công nghệ hiện đại (xem phần dưới).
Hoạt động M&A đang gia tăng mạnh nhờ khối tiền mặt dự trữ lớn của các blue chips.
Một phần của đáp số về bài toán tăng trưởng cho giá chứng khoán Âu Mỹ cũng nằm trong cơ hội M&A, nơi những con cá mập đa quốc với số tiền cash dồi dào (nhờ lợi nhuận, lãi suất ngân hàng thấp và giá cổ phiếu tăng) đang cố gắng thu tóm các địch thủ nhỏ hơn để bành trướng. Những phi vụ M&A chục tỷ đô la của các công ty dược phẩm như Pfizer, viễn thông như Verizon… hay IT như Facebook, Google, Microsoft… đã tạo nên những cơ hội kiếm lời khủng cho số đông nhà đầu tư. Dòng tiền đang đổ mạnh vào lãnh vực này để lướt sóng và đoán bắt cơ hội.
Một thí dụ của sức mạnh cash đem tới trong M&A là tiền mặt dự trữ của công ty Apple hiện nay lên đến 137 tỷ đô la. Để so sánh, quỹ dự trữ ngoại hối của Việt Nam cuối 2013 là 33 tỷ đô la (theo lời khoe của chánh phủ).

Công nghệ mới đem một sinh khí sáng tạo và hào hứng cho môi trường kinh doanh.

Trong khi đó, môi trường kinh doanh tại Mỹ có thể được mô tả như là sống động với những thiên tài trẻ, sáng tạo, đam mê và mức độ chấp nhận rủi ro rất cao. Một cuộc viếng thăm Silicon Valley sẽ làm bạn kinh ngạc với thế giới mới của một thế hệ mới không bị ràng buộc bởi bất cứ quy luật nào. Chỉ cần một ý tưởng phản động (disruptive) cộng với sự hợp tác của vài bạn bè và một chuyên gia tài chánh, bạn có thể kiếm cả tỷ đô la trong vài năm (ở Việt Nam có thể đi tù vài năm).
Những thí dụ điển hình là sự thành công của Uber (hệ thống taxi dùng xe tư nhân), Dropbox (chứa dữ liệu trong đám mây), What’s App (Facebook vừa mua lại với giá 19 tỷ USD)… Ngoài IT, các lĩnh vực y tế, sinh hóa học (biotech), dịch vụ tài chánh ngay cả công nghệ cũ… cũng đã đem nhiều tỷ đô la cho những doanh nhân của thế hệ U-40 như Kickstarter (crowdfunding), Tesla (xe sports dùng điện lực)…
15 năm trước, khi một công ty niêm yết đạt thị giá 1 tỷ đô la, các mạng truyền thông ào ạt ra tin tức và xin phỏng vấn. Ngày nay, nếu công ty bạn được “cá mập” chào mua với giá 1 tỷ đô la, có lẽ phi vụ chỉ được ghi vào một tin nhỏ ở trang phụ không quá 10 dòng.
Tiền sinh ra tiền. Khi những dòng tiền tụ về một nơi, chúng sinh con đẻ cái không biết cơ man nào mà kể.

Với hiệu năng đột phá nhờ công nghệ IT cùng robot, chi phí cao cho nhân viên không còn là một rào cản lớn trong toàn bộ phí sản xuất.

Sự sáng tạo của Silicon Valley đã đóng góp rất nhiều vào mọi hoạt dộng kinh tế khác trên toàn cầu, ngay cả trong những lãnh vực không liên quan, như nông nghiệp và sản xuất. Các trang trại nông thôn của Mỹ hiện nay không thiếu những công cụ như máy bay không người lái (drones) để rải giống, bón phân, sát trùng…, hệ thống tưới và thải nước do robot điều khiển, hạt giống được biến chất DNA để có năng suất cao nhất, các phần mềm phân tích thị trường và khí hậu để “timing” về thời điểm trồng và gặt, máy đo lường khí hậu, độ ẩm, báo nguy… tân tiến hơn các máy tại những phòng lab của viện đại học cách đây vài chục năm…
Các nhà sản xuất công nghiệp đã bắt đầu quay lại mẫu quốc để đầu tư, nhất là khi chi phí sản xuất tại Trung Quốc sẽ ngang hàng với Mỹ kể từ 2016 (theo McKinsey report). Dù phí nhân công Mỹ vẫn cao hơn gấp mấy lần Trung Quốc nhưng thế cân bằng đã tạo được nhờ sự sử dụng robots (40% nhân công Mỹ sẽ bị robot thay thế trong 20 năm tới), hiệu năng của công nhân Mỹ, giá năng lượng rẻ, phí vận chuyển ít và sản xuất tại Mỹ sẽ tránh được nạn ăn cắp “tài sản trí tuệ”.

Người tiêu thụ giàu hơn nên sẵn sàng trả một giá cao hơn đề có hàng hóa chất lượng, thương hiệu và phục vụ (customer service).

Gần đây, Walmart, hệ thống bán lẻ cho thành phần thu nhập thấp tại Mỹ, bắt đầu quảng bá khẩu hiệu “người Mỹ dùng hàng Mỹ”. Hiện nay, hàng sản xuất Mỹ đắt hơn hàng Trung Quốc từ 10% đến 25% theo giá bán lẻ, tùy mặt hàng. Tuy vậy, với đa số người dân Mỹ, trả thêm ít tiền trong ngắn hạn để hưởng thú tư hữu dài hạn vẫn là một giải pháp tốt. Họ được bảo đảm về chất lượng, về thương hiệu đứng sau sự bảo đảm, về dịch vụ hậu mãi (nếu cần đổi hay sửa chữa…).
Ngay cả tại thị trường các nước mới nổi, người tiêu dùng có khả năng tài chánh cũng ưa chuộng hàng Âu Mỹ hơn. Một lý do nữa là những chất độc hại quá nhiều trong các sản phẩm từ Trung Quốc bao gồm thực phẩm, đồ chơi trẻ con, ngay cả quần áo, vật dụng tiêu dùng… Hiện trạng đang lan phủ và có thể ảnh hưởng đến danh tiếng (xấu) của các quốc gia mới nổi khác mô chép mô hình kinh doanh của Trung Quốc như Việt Nam.
Như đã trình bày, mỗi nhà đầu tư, mỗi quản lý quỹ… đều có những tầm nhìn chiến lược khác nhau. Cho nên, dòng chảy của mọi nguồn tiền rất đa dạng và khó đoán, ông Warren Buffett gần như không đầu tư chút nào vào các công ty IT, ngay cả trong thời điểm bong bóng dotcom vào 1997 và hiện nay. Tuy nhiên, nếu doanh nhân muốn tạo một tài sản khổng lồ như Steve Jobs (Apple) vào 1975 hay Jeff Bezos (Amazon) vào 1994, họ phải biết xu hướng của dòng tiền và những cơ hội, lực chuyển ngắn cũng như dài hạn. Đi ngược với trào lưu cũng có thể mang đến những thành công bất ngờ, nhưng tỷ lệ xác suất sẽ rất thấp.
Các doanh nhân ở các nước mới nổi thường coi tài sản lớn nhất của công ty là mối quan hệ hay thế chống lưng từ vài quan chức quyền lực. Mô hình kinh doanh này bắt đầu rã đám dần dần từ Trung Quốc và khó thể xuất khẩu đến các thị trường lớn mạnh của Âu Mỹ Nhật. Dòng tiền đầu tư đã chuyển hướng và chỉ trong 2 thập kỷ tới, nếu Trung Quốc không thay đổi, nền kinh tế mà mọi người ca tụng hôm nay sẽ chỉ là một chú thích trong lịch sử.
Hai câu nói rất nhàm tai của Tôn Tử nhưng cho đến giờ này tôi vẫn thuộc nằm lòng, “biết người biết ta”“kết quả của trận đấu đã được định đoạt trước giờ khai hỏa”
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Doanh Nhân Việt Trong Thế Trận Toàn Cầu (Alan Phan)

Postby bevanng » 27 Oct 2016

Lực chuyển 3: Công Nghệ Phản Động

Ngày: 15/07/2014
Hiện nay một chữ được hâm mộ khắp vũ trụ kinh tế tài chánh toàn cầu là “phản động”, dịch thoáng từ Anh ngữ: disrupt (verb), disruptor (noun) hay disruptive (adjective). Disruptor thực ra là kẻ “thọc gậy bánh xe”, người phản nghịch… gây ra tình huống mới rất disruptive… cho sự ổn định của hệ thống, của cơ chế, của tổ chức, của lối kinh doanh bình thường, cổ truyền… Tóm lại, một thế lực thù địch có hành vi phản động muốn phá hoại trật tự.
Trong những road shows gây quỹ, trên thị trường chứng khoán, tại các mạng truyền thông… chữ phản động được đề cao như là một thành tích và tài sản quý giá nhất của bất cứ doanh nghiệp nào. Hai mươi năm trước, mọi công ty đều cố gắn nhãn dotcom sau tên gọi; rồi sau đó là e- hay i-, rồi là social network, là mobile platform, là IT cloud… Bây giờ, phản động là lời khen tốt nhất.

Nguyên lý của phản động

Thực ra, lịch sử thế giới luôn tạo tiến bộ bằng hành vi phản động. Những cuộc cách mạng bắt đầu bằng triết thuyết phản động, tiến hành bởi những tổ chức phản động… cho đến khi nắm được chính quyền. Sau đó, kẻ nào chống lại “cách mạng” đều là phản động.
Lịch sử kinh tế cũng diễn biến tương tự. Một hay nhiều công ty sẽ đề xướng một mô hình kinh doanh mới lạ, khác hẳn với cách kinh doanh truyền thống. Sau khi họ thuyết phục được người tiêu dùng, chiếm lĩnh thị trường, thì họ lại phải đối phó với những disruptors mới, tìm cách thay đổi cuộc chơi (game changers). Họ phải biết điều chỉnh… nhưng thường là bị tiêu diệt bởi các đối thủ nhỏ hơn, trẻ hơn, nhanh lẹ hơn, sáng tạo hơn…
Vài thí dụ. Vào thập kỷ 70’s, IBM thống lĩnh thị trường máy tính điện tử. DEC (Digital Equipment) nghĩ là chỉ nên nhắm vào thị trường ngách là máy tính cỡ trung cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Thành công tuyệt đỉnh trong thập kỷ 80's, DEC đã bị Apple và các nhà sản xuất PC xóa tên trên địa bàn máy tính cá nhân.
IBM và Apple đã nhanh chân đổi mới khi mô hình phản động chuyển qua tablet, smart phone và điện toán đám mây… nhưng các disruptors lớn nhỏ vẫn đang tìm cách hạ bệ những ông khủng long này. Bọn phản động còn đặt trong tầm nhắm các đại gia như Google, Facebook, Amazon, Boeing, GM, Toyota, Samsung… Định luật này được hiểu như là hủy diệt để sáng tạo (creative destruction).
Ngay chính Microsoft đã đẩy IBM qua một bên với lối tiếp thị phần mềm trực tiếp cho các nhà sản xuất PC; Amazon đã chôn vùi những hệ thống bán sách lớn nhất thế giới như Border, Dalton, Barnes & Nobles; Tesla đang thử thách sự thống trị thế giới ô tô của Toyota, GM, Ford; hay Skype đã đảo lộn trật tự viễn thông của AT&T và những đại công ty thế giới; và cả ngàn disruptors khác đang tranh nhau để trở thành “the next best thing”.

Các công ty phản động

Trong 30 năm qua, có đến 47% những công ty “tỷ đô” khởi nguồn từ con số không 15 năm trước đó. Chưa bao giờ lịch sử kinh tế toàn cầu lại có sự thay đổi ngôi vị, thứ hạng, tài sản… nhanh như vậy. Công nghệ phản động đã là động cơ chính turbocharged những cuộc cách mạng mới này.
Mạng truyền thông CNBC bắt đầu lên danh sách Top 50 Disruptors hàng năm, được chia sẻ bởi các nhà đầu tư nhiều hơn Top 500 người giàu nhất của Forbes hay Fortune. Các nhà bình luận, phân tích gia… theo dõi và đánh giá những hoạt động của các disruptors hàng ngày. Và quan trọng hơn hết, dòng tiền đầu tư cũng như venture capital đang ào ạt đổ vào kênh này, hy vọng sẽ bắt đúng một siêu sao như Facebook, Alibaba, Google…
Các disruptors đang thay đổi cuộc chơi đã đạt thị giá hơn tỷ đô la gồm có những tên tuổi quen thuộc như Twitter, DropBox, Pinterest, AirBnb, Uber, Square… Tuy nhiên, các nhà đầu tư đang sục sạo đi tìm những viên kim cương lẫn trong đá sỏi. Những disruptors có tiềm năng trên nhiều danh sách là DocuSing, Genband, GiamMedia, Xirrus, Dataminr, TransferWise, RedFin, Kickstarter… Bạn chỉ cần tìm ra một “siêu sao” trong đám đông này là bảo đảm sự an toàn tài chánh của cá nhân và gia đình bạn trong nhiều thập kỷ.
Dù nằm trong bất cứ lãnh vực nào, các disruptors đều có thể thành công vĩ đại hay thất bại thảm thương. Ngoài từng cá nhân mỗi công ty, bạn có thể đầu tư thì giờ và tiền bạc vào ba công nghệ mà mọi người tin sẽ là nền tảng cho tương lai kinh tế trong vài thập kỷ tới. Đó là “3D Printing”, “Robotic Command System” và “Internet of Things”. Mỗi công nghệ đều được ước tính là sẽ mang lại khoảng 1 ngàn tỷ đô la trong 10 năm tới và có thể nhiều hơn.

3D Printing

Sau Internet, có lẽ đây là công nghệ có khả năng thay đổi hiện trạng kinh tế toàn cầu. Nó được so sánh với sự phát minh của máy in Guttenberg, của động cơ xe hơi, và ngay cả của lửa. Mọi cách thức vận hành một nhà máy sản xuất sẽ biến dạng sâu rộng.
Lấy ví dụ chúng ta muốn sản xuất đinh vít. Theo mô hình hiện tại, mỗi cỡ đinh phải được làm khuôn, rồi sản xuất ra cả trăm ngàn đơn vị và phải tồn kho, vận chuyển, kiểm soát thật tốn kém cho từng chặng sản xuất. Một nhà máy làm động cơ phản lực bên Mỹ chỉ cần khoảng 1 ngàn đơn vị cho 3 cỡ đinh và phải mua qua các nhà nhập khẩu phân phối từ Trung Quốc. Với máy 3D printer, nhà máy bên Mỹ chỉ cần viết hay mua lại phần mềm và tự sản xuất 3 cỡ đinh này trong 20 phút. Không những chỉ đinh vít mà tất cả cơ phận của động cơ đều có thể tự in ra và ráp nối.
Vì 3D printer có thể dùng bất cứ nguyên liệu gì, nên nhiều phòng thí nghiệm đã bắt đầu thử làm những bộ phận của thân thể, đơn giản như cơ bắp, xương, răng, mạch máu… và chỉ trong vài năm nữa, một quả thận, một lá gan, ngay cả trái tim nhân tạo… cũng có thể được sản xuất ngay trong bệnh viện theo đúng kích thước, nhu cầu cá nhân. 3D printing sẽ hiện thực bất cứ điều gì bạn nghĩ trong đầu khi coi các phim khoa học giả tưởng.
Dĩ nhiên, mặt trái của 3D printing là sự dễ dàng sản xuất những vũ khí khủng bố, khó kiểm soát được thuế và tài chánh (khi cơ xưởng của bạn nằm trong garage), nạn thất nghiệp của người lao động không có kỹ năng, và vấn đề ăn cắp bản quyền trí tuệ.
Hiện nay, một máy 3D printer đơn giản cho người tiêu dùng chỉ tốn có 2 ngàn đô la và giá này trong tương lai còn xuống thấp hơn một chiếc IPhone nhờ số lượng sản xuất.

Robotic Command System (RCS)

Khi nói đến robots, mọi người hình dung đến những người máy với chân tay cứng ngắc, và những tác động giống như con người. Thực tình, robots trong tương lai chỉ là những máy tính lớn nhỏ với các phần mềm điều khiển ngay tại chỗ hay từ xa. Robots dùng trong dây chuyền của cơ xưởng lắp ráp ô tô chỉ là những “cánh tay” liên tục di chuyển vật liệu rồi hàn hay vặn vít. Tuy nhiên, trong tương lai gần, robots sẽ được trang bị nhiều chức năng hơn và theo ước tính của McKinsey, 40% nhân công trong các nhà máy sản xuất công nghiệp sẽ bị robots thay thế trong 20 năm tới.
Ứng dụng phổ thông nhất hiện nay của RCS là máy bay không người lái (drones), đang được quân đội Mỹ điều động khắp các mặt trận. Giá bán của drone đã xuống khá thấp để những công ty thương mại hay cá nhân có thể sở hữu; nhưng chính phủ Mỹ vẫn chưa soạn thảo xong luật kiểm soát về sự an toàn hay việc lợi dụng drones trong các dịch vụ phi pháp (do thám của tư nhân hay vận chuyển ma túy).
Google cho biết sẽ bán ra thị trường xe hơi không người lái vào khoảng 2017. Sony cho ra đời cách đây vài năm một robot tên Asimo biết làm các công việc vặt trong nhà như tưới cây, bưng nước, ca hát nhảy múa… còn hãng Tosy của Việt Nam thì cho ra đời một robot biết đánh ping pong. Người tiêu dùng Mỹ hiện đang chuộng loại máy tự động chùi dọn nhà cửa bằng cách hút bụi thảm hay chùi sàn.
Quan trọng hơn, robots có thể thay người trong những việc nguy hiểm như gỡ bom mìn, hay độc hại như xử lý phóng xạ hay môi trường khắc nghiệt của nóng và lạnh (dương hay âm ngàn độ C)… Trong ngành y khoa, những robots siêu vi được tiêm vào bệnh nhân để dò tìm hay chữa trị những biến thái trong mạch máu và các bộ phận khác.
Trong tương lai, khi artificial intelligence hoàn thiện hơn nữa thì robots sẽ hiện diện cùng khắp xã hội và chung sống hòa bình cùng nhân loại. Nhưng chỉ trong vòng 20 năm tới, chúng ta sẽ chứng kiến một cuộc cách mạng về cách vận hành sản xuất, cung cấp dịch vụ và nhiều ứng dụng do robotics đem lại.

Internet of Things (IOT)

Nói nôm na, IOT là việc sử dụng Internet và phần mềm để các máy trao đổi thông tin rồi quyết định vận hành mà không cần tương tác với con người.
Ví dụ một ngôi nhà thông minh sẽ biết là bạn cần máy sưởi hay máy lạnh vào những giờ giấc nào trong ngày và tự động xử lý. Tủ lạnh thông minh sẽ biết là bạn cần sữa hay bánh mì hay trái cây gì… và tự liên hệ với máy tính của siêu thị để đặt hàng. Chiếc xe thông minh sẽ thông báo là chỗ đậu xe nào trong thành phố còn trống; do đó bạn không phải chạy xe lòng vòng tìm chỗ đậu. Một phòng mạch thông minh sẽ khám bệnh qua các sensors cài sẵn trên điện thoại của bệnh nhân, ngay cả khi nạn nhân chưa cảm thấy bệnh chứng.
Ở bình diện rộng hơn, một thành phố thông minh sẽ tự tưới cây, lên đèn ban đêm, điều phối traffic, báo động về động đất hay lửa hay lụt, cũng như điều hành xe rác, xe quét đường… đo lượng ô nhiễm, lượng chất thải ra sông biển… để cùng xử lý với các hệ thống máy tính khác.
Trong kinh doanh, một công ty thông minh sẽ tự xuất hóa đơn, thu và trả tiền, lập chương trình giao hàng, kiểm soát toàn bộ supply chain, lập kế hoạch bảo trì máy móc và xe cộ, ngay cả quản trị hồ sơ nhân viên và các chương trình phúc lợi. Trong nông nghiệp, hệ thống máy tưới cây tự động, gieo giống hay bón phân, trồng và gặt theo thời điểm của khí hậu và thị trường, chương trình chăm nuôi và cho gia súc ăn… là những thay đổi đang diễn ra sâu rộng tại Mỹ.
Libelium, một công ty tiền phong trong IOT, ước tính là đến 2020 sẽ có 50 tỷ máy móc kết nối trực tiếp với nhau để điều hành sinh hoạt hàng ngày của nhân loại.

Nếu các bạn bắt đầu vào ngày hôm nay, tạo cho mình kỹ năng chuyên sâu và kiến thức cập nhật về một trong ba công nghệ này; rồi tìm cách làm việc hay kinh doanh vào các hoạt động liên quan; tôi tin chắc là tối thiểu các bạn sẽ trở thành triệu phú đô la, sớm hay chậm tùy kỹ năng, lòng kiên nhẫn và ý chí theo đuổi đến cùng. Bạn có thể là một nghiên cứu sinh, một chuyên viên, một nhà đầu tư hay chỉ một nhà bán lẻ phân phối hàng hóa và dịch vụ. Hãy bắt đầu bằng cách lên các search engines để tìm biết tất cả kiến thức “miễn phí” trên mạng trước đã.
Công nghệ phản động mới sẽ tạo một cuộc cách mạng tận cùng gốc rễ của truyền thống. Tham gia cuộc cách mạng này là bảo đảm cho chính bạn và gia đình một vị trí vững chắc trong xã hội. Cứ hỏi các thế lực phản động 70 năm về trước khi họ vào rừng để bắt đầu sự nghiệp. Một khác biệt: cuộc cách mạng này sẽ diễn ra nhanh chóng hơn, tại những thành thị đã phát triển… và sẽ không đổ máu.
Và luôn nhớ rằng, “những cuộc cách mạng lớn mạnh nhất bắt đầu rất nhẹ nhàng, ẩn che trong bóng tối” (The greatest and most powerful revolutions often start very quietly, hidden in the shadows - Richelle Mead)
PS: Các bạn vào link này để thấy công nghệ robotics đã đi xa đến đâu? Jibo hiện được trình bán tại Mỹ chỉ với giá $499. (10 triệu VND). http://news.yahoo.com/katie-couric-soci ... 04529.html
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Doanh Nhân Việt Trong Thế Trận Toàn Cầu (Alan Phan)

Postby bevanng » 27 Oct 2016

Lực chuyển 4: Gia Công Trong Sản Xuất Công Nghiệp

Ngày: 04 / 08 / 2014
Lợi Thế Cạnh Tranh về Nhân Công Rẻ Của Các Quốc Gia Mới Nổi Sẽ Biến Dạng

Bắt đầu vào giữa thập niên 80’s, tiền FDI bắt đầu dồn dập đổ vào Trung Quốc với 2 mục tiêu chính: lợi dụng phí sản xuất thấp của Trung Quốc để tạo lợi thế giá rẻ cho sản phẩm (outsourcing) và chiếm giữ vị thế khởi đầu cho một thị trường lớn với 1.3 tỷ dân số (market position). Kết hợp với bản chất doanh thương truyền thống của người dân Trung Quốc, dòng tiền FDI này là hai lý do chính đã tạo một sóng thần kỳ diệu và chỉ 25 năm sau, thế giới bắt đầu nói về một siêu cường kinh tế có thể đuổi kịp Âu Mỹ trong vòng 2 thập kỷ tới.
Công thức chiến lược của Trung Quốc cũng không mới mẻ gì. Bắt đầu là Nhật rồi Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore… các nền kinh tế này đã hóa rồng một cách khá đơn giản: lợi dụng đầu tư, công nghệ và thị trường xuất khẩu từ Âu Mỹ, cộng hưởng với nhân công rẻ, đất đai, thuế vụ… khuyến mãi từ các chánh phủ địa phương; sản xuất hàng loạt theo gia công, hàng chất lượng rẻ như quần áo, đồ gia dụng…, để tạo thị phần rồi gia tăng hiệu năng để tiến lên những sản phẩm giá trị cao hơn. Với bản tính cần cù và văn hóa chắt chiu, Nhật, Hàn, Đài Loan… bắt đầu cạnh tranh trực tiếp với những đại gia Âu Mỹ trên sân quốc tế trong những công nghiệp vốn là đặc quyền của Âu Mỹ như ô tô, điện tử, thiết bị công nghệ…
Sự thành công của Trung Quốc trong giai đoạn đầu ấn tượng hơn nhờ số lượng nhân công và tiến trình toàn cầu hóa của nền kinh tế tài chánh. Một ngôn từ bắt đầu thông dụng khi mô tả Trung Quốc như là “cơ xưởng của thế giới”. Nhiều quốc gia mới nổi khác cũng bắt chước và sao y chiến lược gia công này gồm Việt Nam, Indonesia, Bangladesh, Ấn Độ…

Vấn nạn của chiến lược gia công

Tuy nhiên, công thức phát triển này đang gặp 2 vấn nạn quan trọng: sự yếu kém về sáng tạo và kiến thức trong những chế độ còn bị gọng kềm độc tài và tư bản hoang dã kiềm chế; và một lực chuyển đang thay đổi ngành sản xuất công nghiệp vì “nhân công rẻ” không còn là một lợi thế cạnh tranh hữu hiệu nữa.
Một tín hiệu khá rõ ràng trên thị trường là khi Walmart, chuỗi bán lẻ chuyên vào người thu nhập thấp tại Mỹ, bắt đầu ào ạt quảng bá khẩu hiệu “Buy American” (người Mỹ mua hàng Mỹ). Nhưng phải đợi đến khi Boston Consulting Group (BSG) làm một khảo sát với đầy đủ số liệu thống kê vào 2013, các chuyên gia mới được thuyết phục hoàn toàn. Trong cuộc khảo sát này, Mexico có chi phí sản xuất công nghiệp rẻ nhất và Mỹ đứng hàng thứ 7 sau Trung Quốc. Một báo cáo của Standard Chartered Bank (China) xác nhận thực tại này và cho biết hiện nay, chi phí sản xuất của Trung Quốc chỉ rẻ hơn Mỹ có 5%. Theo đà tiến của hiện trạng, giá sản xuất của hai nước vào cuối 2016 sẽ coi như bằng nhau.
Ngoài chi phí sản xuất, những khoản tốn kém “mềm” khác làm chi phí thực sự tại Trung Quốc có thể cao hơn nhiều. Đó là nạn ăn cắp bản quyền trí tuệ, cỗ máy hành chánh nặng nề, pháp luật rừng rú, những bất ngờ về “phí bôi trơn”. Nhìn thấy vấn đề cả 5, 7 năm về trước, các nhà đầu tư FDI lớn từ Mỹ, Nhật, Hàn… bắt đầu ngưng những dự án outsourcing mới ở Trung Quốc và quay đầu về quê hương hay tìm những điểm đến thuận lợi hơn.
Dĩ nhiên, những nhà máy chuyên sản xuất cho thị trường nội địa hay các hàng hóa rẻ tiền không xứng đáng với những đầu tư lớn sẽ vẫn được duy trì và phát triển. Các loại xưởng mà nhân công rẻ vẫn là yếu tố quan trọng như áo quần, giầy dép, đồ tiêu dùng, gia công điện tử dây chuyền, hay gây ô nhiễm nặng, hay dùng công nghệ xưa cũ… dời đến Việt Nam, Bangladesh, Campuchia… Những sản phẩm trí tuệ có một mức lợi nhuận cao và đòi hỏi một chất lượng tối ưu thì không còn nhu cầu về giá cả từ “nhân công rẻ”.

Những thay đổi khiến giá nhân công rẻ không còn quan trọng

Có nhiều lý do khiến chi phí sản xuất tại Mỹ bắt đầu rẻ như Trung Quốc; mặc dù chi phí nhân viên của Mỹ vẫn tiếp tục leo thang trong thập kỷ vừa qua.
Trước hết phải nói đến sự tiến bộ gia tốc của công nghệ cao. Ngành IT và sinh học mới bắt đầu khai triển sâu rộng artificial intelligence (AI - sự thông minh giả định?) tạo nên những thế hệ mới về robots rất đa năng. Ngày xưa, các robots tại xưởng máy thường chỉ biết hàn hay vận chuyển vật liệu lắp ráp. Ngày nay, robots đã điều khiển được cả một dây chuyền sản xuất và biết start hay stop khi có sự cố hay cần thay đổi quy trình.
Tôi đã sửng sốt khi nhìn một video về một kho hàng lý tưởng đang thử nghiệm và lên kế hoạch của Amazon rộng gấp 3 lần một sân vận động, chứa đến gần 1 triệu mặt hàng (SKU). Nơi đây, một đội ngũ khoảng 5 ngàn robots không người lái, tự động chạy đi lấy từng món hàng theo đơn đặt hàng gởi đến từ máy kiểm soát trung ương. Mỗi ngày (24/7) 5 ngàn cỗ robots này hoàn tất khoảng 600 ngàn đơn hàng. Toàn kho, chỉ có 12 nhân viên IT lo việc điều hành và bảo trì.
Khi đối diện với thử thách về lương nhân viên cùng với các yếu tố lao động chính trị tại Thẩm Quyến, hãng Foxconn chuyên ráp IPhone cho Apple dọa sẽ đầu tư mua 1 triệu robots trong 5 năm tới. Không chỉ dọa suôn, Foxconn đã vận hành 50,000 robots mới trong năm 2013 và 30,000 nhân viên của xưởng bắt đầu giảm nhiều yêu sách.
Thêm vào việc sử dụng đại trà robots trong cơ xưởng, vận hành của công nghiệp sản xuất sẽ phải thay đổi theo thị hiếu người tiêu dùng. Trước đây, những hàng giá rẻ sản xuất hàng loạt với số lượng khủng để giảm giá bán không còn hấp dẫn với tầng lớp có tiền khắp thế giới, muốn mua hàng thật đặc thù để tạo phong cách. Sự phát sinh những thị trường ngách với những sản phẩm đắt tiền, thiết kế tân tiến, thay đổi thường xuyên… (như hàng hiệu) được ưa chuộng hơn.
Thay vì những dây chuyền quy mô, cơ xưởng trong tương lai sẽ nhỏ hơn, điều khiển bằng hệ thống AI tạo ra nhiều mẫu mả với số lượng nhỏ hơn. Đây là một quy trình mà việc đầu tư lớn vào công nghệ 3D printing hay Internet of things quan trọng hơn là diện tích đất đai hay số nhân công cho cơ xưởng.
Sau phí lương nhân viên mà công nghệ robotics đang hóa giải, giá năng lượng là một thành tố quan yếu trong chi phí sản xuất. Với những tiến bộ bất ngờ trong việc tìm kiếm dầu hỏa và khí đốt qua địa phiến shale, International Energy Agency tiên đoán là Mỹ sẽ thành một quốc gia sản xuất năng lượng lớn nhất thế giới vào năm 2020. Cộng thêm lợi thế vận chuyển trong nội địa, hiện nay giá năng lượng tại Mỹ rẻ hơn Trung Quốc trung bình khoảng 12%.
Ngoài dầu khí, Mỹ còn giữ lợi thế lớn về thủy lợi. Mỹ có dung lượng nước cao hơn Trung Quốc gấp 4. 6 lần với giá cho công nghiệp rẻ hơn 8%. Trước đây, các nhà đầu tư FDI tại Trung Quốc thường được khuyến mãi đất bãi cho cơ xưởng với giá gần như cho không trong vài chục năm. Vì sự khiếu kiện của quá nhiều nông dân bị cướp đất, các nhà đầu tư FD1 bây giờ phải mua đất gần bằng giá thị trường. Mỹ giữ lợi thế rất lớn trong lĩnh vực này vì đất sử dụng được của Mỹ lớn gấp 5.3 lần Trung Quốc.
Vào thập niên 70’s, Mỹ bị cú “shock” lớn từ Nhật khi giá và chất lượng sản xuất ô tô cùng điện tử bị Nhật qua mặt. Các con khủng long Mỹ tỉnh thức và GM, Ford, GE, Dow, IBM… khởi động một chương trình tái cấu trúc để gia tăng hiệu năng cho nhân viên không ngừng nghỉ. Sau 30 năm, họ đã thành công ấn tượng. Ngày nay, hiệu năng nhân công Mỹ được xếp vào hàng thứ 7 trên thế giới, trong khi Trung Quốc đứng hạng 29. (Cho những ai tò mò, Việt Nam nằm ở hạng 75 - Xem: http://reports.weforum.org/global-compe ... 012-2013/#)
Nhờ hiệu năng nhân viên và công nghệ kết nối các mạng lưới phân phối, chi phí để điều hành hệ thống logistics cũng rẻ hơn Trung Quốc khoảng 6% và chi phí vận chuyển rẻ hơn 4%.
Sau cùng, nhờ dòng tiền đầu tư quay đầu về Âu Mỹ tìm chỗ an toàn (kể cả capital flight từ Trung Quốc), và chánh sách giữ lãi suất thấp của cơ quan Fed (US Federal Reserve), các doanh nghiệp Mỹ đang hưởng những khoản vay dài và ngắn hạn vô cùng thuận lợi. Nhìn vào thị trường tài chánh của Mỹ, công cụ mà những CFO nắm trong tay nhiều vô số kể, do đó, đòn bẫy tài chánh của các doanh nghiệp Mỹ đã được vận hành tối đa, tạo nên một lợi thế cạnh tranh lớn với các thị trường mới nổi, kể cả Trung Quốc. Ngoài sự thông dụng của cổ phiếu và trái phiếu, công ty Mỹ dễ dàng tiếp cận ngân hàng về tín dụng cho dòng tiền lưu chuyển hay quỹ công và tư cho những dự án đầu tư mới. IPO và M&A là 2 lĩnh vực khá “hot” hiện nay.

Thử thách của lực chuyển này

Tóm lại, theo đà chuyển hiện nay thì những lợi thế về giá cả trong công nghiệp sản xuất của các quốc gia mới nổi sẽ biến mất.
Tuy vậy, không có nghĩa là những nhà máy gia công củ kỹ hiện tại sẽ phải dẹp tiệm. Những đầu tư cho nhà máy hiện đại với công nghệ cao rất tốn kém và tại các quốc gia nghèo, mới nổi; dòng tư bản nội địa không đủ sức để vượt qua rào cản này. Vả lại, nhu cầu của đa số người tiêu dùng tại đây vẫn còn yếu kém và đơn giản, cần giá rẻ hơn là phong cách. Một yếu tố khác là càng ngày chi phí bảo vệ môi trường tại các quốc gia phát triển càng lên cao. Cho nên, những dự án gây nhiều ô nhiễm vẫn được các nhà tư bản đẩy đến những quốc gia sẵn sàng mở cửa (hay mở phong bì) để đón chào các loại đầu tư này.
Tất cả những phân tích về trào lưu trên dẫn đến một kết luận: nếu bạn đang kinh doanh trong công nghiệp sản xuất mà chính yếu là gia công tại các quốc gia mới nổi; bạn sẽ thấy những cuộc cạnh tranh khốc liệt trong thập kỷ tới vì hiện nay nguồn cung đang vượt khá xa nguồn cầu. Muốn cạnh tranh hữu hiệu trên biển lớn, bạn phải đầu tư vào công nghệ cao hiện đại. Hai yếu tố cốt lõi: sự sáng tạo và tiền vốn ban đầu. Nếu không đủ năng lực cạnh tranh, có lẽ bạn phải suy nghĩ về những ngành nghề như IT, nông nghiệp cao trong các thị trường ngách, dịch vụ du lịch, tài chánh hay an sinh (y tế, giáo dục, an ninh…).
Các đại gia đa quốc đang bắt đầu làn sóng đầu tư mới vào công nghiệp sản xuất. Dow Chemicals, Caterpillar, GE, Ford, Tesla… hay BMW, Nestle, Sony, Panasonic… đều chọn Mỹ cho phần lớn những cơ xưởng mới. Apple cũng đang lên kế hoạch để đem dòng sản phẩm về Mỹ sau khi Google vừa thông báo là toàn bộ Nexus Q sẽ “made in America”.

Don't Cry For Me, Argentina

Có nhiều bạn đọc muốn biết suy nghĩ của cá nhân tôi về chương trình biến Việt Nam thành một quốc gia công nghiệp vào năm 2020. Theo phân tích, công thức chiến lược này đã được copy từ Trung Quốc và đem ra áp dụng cho Việt Nam đã hơn 10 năm qua. Cho đến nay, chắc ai cũng có thể nhận ra kết quả.
Từ 5 năm nay, Trung Quốc đang loay hoay tháo gỡ những vướng mắc gây ra bởi mô hình phát triển này (ô nhiễm môi trường trầm trọng, tạo ra cách biệt giàu nghèo nhiều bất ổn, suy sụp văn hóa an sinh truyền thống, kiểm soát bởi nhóm tư bản đỏ, đe dọa bởi đủ loại bong bóng tài sản và nợ xấu, không tạo được sự sáng tạo và kiến thức cần cho nền kinh tế mới… và nhiều nữa). Họ đã không thành công và mọi chuyên gia đang tiên đoán về một suy thoái lũy tiến.
Có thể lãnh đạo Việt Nam khôn ngoan hơn các bậc thầy, tôi không biết. Nhưng nếu không có thay đổi cốt lõi cơ chế bằng hành động, tôi không muốn nấn ná ở lại quê hương nhìn kết quả sau cùng của trận đấu. Tôi sẽ đợi các bạn bên bờ kia bờ Thái Bình Dương, cùng làm ly cà phê để suy ngẫm về định mệnh và có lẽ sẽ cùng nhau hát bài… Hận Đồ Bàn?
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Doanh Nhân Việt Trong Thế Trận Toàn Cầu (Alan Phan)

Postby bevanng » 27 Oct 2016

Lực chuyển 5: Năng Lượng và Khoáng Sản

Ngày: 12/08/ 2014
Trước Thế Chiến 2 cho đến ngay hiện tại, dầu khí là năng lượng tối cần để vận hành cỗ máy kinh tế. Trước khi trao trả độc lập cho khối vương quốc Á Rập, đế chế Anh đã gần như vẽ lại bản đồ của mọi quốc gia trong vùng để bảo đảm sự cung cấp vững bền về dầu khí cho mình, qua những chánh quyền “dễ bảo”. Sau khi đế chế Anh bị suy tàn, tư bản Mỹ thay thế và tiếp tục chính sách ngoại giao tại nhiều vùng dựa trên “lợi ích dầu khí” cho đế chế mới của mình.
Ngay sau dầu khí, nhiều loại khoáng sản là thô liệu không thể thay thế trong quy trình sản xuất. Âu châu đã thiết lập thuộc địa tại khắp thế giới (châu Phi, châu Á, châu Mỹ La tinh) để khai thác quặng mỏ, nguyên liệu… đem về cho mẫu quốc.
Mang cùng tham vọng xây dựng một đế chế cạnh tranh, Nga dùng tài nguyên thiên nhiên sẵn có của xứ sở để thiết lập khối Cộng Sản, tạo nên một đối đầu gay gắt với quyền lợi tư bản Mỹ, trong cuộc “chiến tranh lạnh” kéo dài hơn 44 năm.
Có thể nói trong thời cận đại, lịch sử nhân loại và định mệnh nhiều quốc gia đã bị “nắn bóp” trực tiếp bởi dầu khí và khoáng sản. 

Câu chuyện năng lượng

Cũng vào đầu thời kỳ này, kinh tế của các quốc gia Tây Phương đã phát triển mạnh mẽ nhờ giá nguyên liệu rẻ mạt. Cho đến năm 1972, khi OPEC (các quốc gia xuất khẩu dầu) tiến hành liên minh, tạo nên cartel dầu khí, gây áp lực và khủng hoảng cho những quốc gia đã phát triển. Cú shock của OPEC lại thay đổi địa chính trị thế giới, buộc Mỹ phải buông những tiền đồn chống Cộng tại Đông Dương, Cuba, châu Phi… để dồn nỗ lực kiểm soát lò lửa ở Trung Đông và Nam Mỹ.
Mặc cho những cố gắng, mặc cho chiến thắng trong “cuộc chiến tranh lạnh” với Cộng Sản, đế chế Mỹ lao đao với chuyện nhập khẩu dầu khí và những đe dọa thường trực từ mọi bất ổn tại các quốc gia OPEC. Tuy nhiên, giải pháp đã hé lộ.
Công nghệ mới từ việc khai thác dầu khí qua địa phiến shale đến những nguồn năng lượng sạch như mặt trời (solar), điện gió (wind), pin (battery), nước biển (ocean water and waves), nguyên tử (nuclear)… tiến triển vượt bực. Hiện nay, lượng tiêu thụ năng lượng nhiều nhất vẫn là nhu cầu vận chuyển, từ phi cơ tàu bè đến ô tô xe tải.
Hai công nghệ đang cố gắng thay đổi cốt lõi của nhu cầu này. Thứ nhất, hãng Tesla phối hợp cùng Panasonic đã bắt đầu xây dựng một siêu nhà máy (gigafactory) với số vốn đầu tư gần 9 tỷ đô la có công suất 50 gigawatt Gwh và tham vọng cung cấp đủ battery cho khoảng 800,000 ô tô điện trên toàn cầu. (Xem bài về Gigafactory của Tesla trên web site NGA - Góc Nhìn Alan) Thứ hai, Toyota hứa hẹn sẽ tung ra thị trường chiếc FCV chạy bằng hydrogen fuel cell vào 2015 với giá khoảng $90,000. Với số lượng tiêu thụ gia tăng, Toyota hy vọng sẽ hạ giá bán còn phân nửa trong 5 năm tới. Daimler, Honda, GM, Nissan… đều đã lên kế hoạch sản xuất xe và bus bằng hydrogen để cạnh tranh với Toyota.
Một công nghệ khác là ô tô hoàn toàn sản xuất bằng composite materials do BMW vừa tung ra. Nếu các công nghệ mới này thành công thì lượng tiêu thụ dầu khí còn giảm rất nhiều tạo nên một hướng đi khác cho nền kinh tế tài chánh toàn cầu.
Theo sự tiên đoán của International Energy Agency (IEA), Mỹ sẽ là quốc gia có số lượng dầu khí lớn nhất thế giới vào 2017 và có khả năng xuất khẩu qua châu Âu để gỡ rối dùm đồng minh đang chịu gông kềm ép giá và bóp chẹt tiêu thụ từ Nga. Biểu hiện rõ ràng nhất là giá dầu thế giới đã không hề tăng khi ISIS (phiến quân Sunni ở Iraq) chiếm đóng vài ba nhà máy lọc dầu lớn của Iraq hay khi Israel và Hamas gây chiến ở Gaza.
Khi vũ khí dầu khí đã bị Mỹ vô hiệu hóa thì kinh tế cũng như chính trị toàn cầu sẽ mang nhiều thay đổi sâu rộng. Chỉ trong vòng 5 năm sắp đến, vị trí chiến lược của Trung Đông hay sức mạnh tài nguyên của Nga sẽ không phải là vấn đề “sống chết” của tư bản và kinh tế Mỹ. Nguồn lực của Mỹ, mềm hay cứng, sẽ đổ vào những lĩnh vực quan trọng hơn để cạnh tranh trong nền kinh tế mới: kiến thức, công nghệ, dịch vụ, bản quyền, giải trí, tài chánh, an sinh, quân sự. Nơi đây, bộ não của nhân viên được ưu đãi hơn cơ bắp.
Khoảng cách trong xã hội Mỹ không còn là chuyện giàu nghèo mà là khoảng cách trí tuệ giữa hai thành phần công dân. Nhân rộng lên, khoảng cách giữa một quốc gia thịnh vượng và một nghèo hèn là mức độ dân trí, văn hóa và văn minh.

Nguồn khoáng sản

Thực trạng chính về nguồn khoáng sản là sự đa dạng của cả ngàn loại thô liệu, từ đá phiến đất sét hay kim loại (sắt vàng bạc…) đến những khoáng sản hiếm quý… Cho nên công nghệ dù có tiến bộ nhanh đến đâu cũng khó thể bắt kịp nhu cầu tiêu thụ của kỹ nghệ và người tiêu dùng. Một ước tính của Hội Đồng Khoáng Sản Úc là mỗi người chúng ta đã sử dụng khoảng 600 tấn khoáng sản trong 50 năm sinh hoạt.
Do đó, dù giá khoáng sản có lên xuống theo cung cầu và đầu cơ, khuynh hướng chung vẫn là gia tăng trong vài ba thập kỷ đến; không như giá dầu khí.
Tuy nhiên, nguồn cung cấp khoáng sản đang đối diện với hai vấn nạn: một, những quặng mỏ, khu trữ… của khoáng sản đã bị khai thác quá nhanh quá nhiều; bây giờ muốn khai thác thêm, phải đào xới sâu rộng hơn, ngay cả trong lòng đại dương. Chi phí sẽ leo thang cao ngất. Hai, càng khai thác sâu rộng thì môi trường càng bị ô nhiễm và với giá bán hiện nay, chi phí làm sạch cũng như điều trị bệnh tật do ô nhiễm gây ra, về lâu dài, có thể cao hơn giá bán thu về.
Do đó, nhiều quốc gia khôn ngoan (Mỹ, Trung Quốc, Úc…) đã đầu tư khai thác khoáng sản ở các nước kém phát triển, lợi dụng lòng tham ngắn hạn của các chính phủ bị nhóm lợi ích chi phối, trong khi dự trữ quốc gia của họ vẫn nằm yên trong lòng đất, đợi ngày nhu cầu khẩn cấp bắt buộc.

Cách mạng của chất liệu mới

Trong khi đó, các nhà sáng chế đang bù đầu theo đuổi những chất liệu có thể thay thế một số khoáng sản này. Đứng đầu là ACM (advanced composite materials) có thể bao gồm từ high-fiber resin đang dùng trong công nghệ không gian và quân sự; cho đến các tiếp liệu y tế, vật dụng thể thao, Một khuynh hướng đang phát triển mạnh là high carbon fiber và electrospun nanofibrous; đôi khi phối hợp với bio materials (chất sinh học).
Tất cả vật liệu sáng tạo trên đều có đặc tính là bền bỉ (không rỉ sét), nhiều cường lực (lực đẩy và nén rất cao); trọng lượng nhẹ (quan trọng trong việc tiết kiệm năng lượng); và dễ uốn nắn (ứng dụng cho nhiều thiết bị như TV với màn hình uốn cong)…
Rào cản lớn nhất là giá hiện nay của các ACM hay carbon nano khá cao… khoảng $2 đến $30 mỗi kg; trong khi nhôm (aluminum) chỉ hơn $2 mỗi ký. Tuy nhiên, với số lượng sản xuất càng nhiều, giá thành sẽ hạ và nhiều ứng dụng trong công nghệ sẽ sử dụng ACM tràn khắp trên mọi mặt bằng giá cả.
Hàng hiệu và chất lượng với lợi nhuận cao đã bắt đầu sử dụng ACM đại trà. Những sản phẩm wearable (mang trong người) của Apple kể cả smart watch (đồng hồ thông minh) hay Iphone đã dùng một tỷ lệ khá cao các fiber composite trong suốt.
Đầu năm nay, BMW cho xuất xưởng 40,000 mẫu xe i3 là chiếc ô tô đầu tiên hoàn toàn làm bằng carbon-fiber thay vì nhôm hay thép. Trọng lượng chiếc xe chỉ bằng 1/2 cân nặng của ô tô làm bằng nhôm và thép nên xe có thể đạt 60 mpg (miles per gallon xăng) trong thành phố. Đây là vật liệu bền bỉ và rắn chắc dùng cho các thân máy bay phản lực hay phi thuyền không gian.
Ngoài ra, tiềm năng lớn nhất cho ACM là ứng dụng trong vật liệu (nanotubes) để sản xuất các linh kiện từ 3D printing. Nhu cầu khủng cho mọi phụ tùng của người tiêu dùng từ nội thất bếp núc đến trang thiết bị tại hãng xưởng và văn phòng là một danh từ người Mỹ mô tả như mind-bogging (nổ tung đầu óc). Một ước tính giá trị tài chánh cho kỹ nghệ vật liệu làm thành ACM có thể lên đến 10 ngàn tỷ đô la trong 20 năm tới.
Tóm lại, lực chuyển về năng lượng và khoáng sản sẽ thay đổi kinh tế tài chánh toàn cầu trong 5 lĩnh vực sau:
- Địa chính trị: Bản đồ thế giới sẽ sắp xếp lại về thứ tự quan trọng theo khu vực đem lại lợi thế kinh tế cho số đông người giàu. Những quốc gia không còn tài nguyên thiên nhiên cần thiết (hay không có) sẽ đứng ngoài lề cuộc chơi; trừ khi đóng góp được vào khả năng sáng tạo nhờ trí tuệ.
- Giá và quy trình sản xuất công nghiệp: Với giá năng lượng rẻ dần và số lượng robots gia tăng mạnh, nhân công rẻ không còn là một lợi thế cạnh tranh cho những quốc gia mới nổi lấy xuất khẩu làm nguồn thu nhập chính. Trừ khi chịu làm bãi rác cho các công nghệ ô nhiễm, những quốc gia này phải có những đóng góp đặc thù về hiệu năng nhân viên hay cơ chế bền vững hay thị trường hấp dẫn.
- Khoáng sản hiếm và đắt đỏ hơn: Nhiều vùng tại châu Phi đang bị Trung Quốc thuộc địa hóa để khai thác khoáng sản và các tài nguyên thiên nhiên mẫu quốc đang cần. Tuy nhiên, khi giá lên quá cao, Âu Mỹ sẽ nhẩy vào tranh dành và sẽ tạo một chiến tranh thương mại gây cấn tại đây và nhiều vùng tương tự khác tại Nga hay châu Á.
- Tiềm năng lớn của kỹ nghệ vật liệu nhân tạo mới: Giá thành ACM sẽ giảm theo số lượng sản xuất và nhiều doanh nghiệp hàng đầu thế giới sẽ đến từ địa bàn hoạt động này. Cơ hội tràn khắp cho những nền kinh tế biết lợi dụng thời điểm và đầu tư những chất xám cần thiết.
- Khoảng cách trí tuệ sẽ định đoạt sự giàu nghèo: Một nền kinh tế trí thức cần sự lãnh đạo thông minh có tầm nhìn dài hạn và ý chí phát triển một hệ thống giáo dục thông tin cởi mở, tự lập và sáng tạo. Giáo điều và cơ chế phong kiến sẽ tiếp tục đẩy nhiều quốc gia xuống cấp bực nghèo hèn không lối thoát.
Một tin vui là dù bơi trong vũng lầy xã hội của tư duy mục nát, các bạn “trẻ” vẫn có thể tạo cho doanh nghiệp hay cá nhân mình một hướng đi thích hợp với kỹ năng, đam mê và mục tiêu. Sự liên thông của kinh tế vùng và toàn cầu cho phép chúng ta vượt qua những rào cản tưởng là bất khả thi, nhưng hoàn toàn có thể gỡ bỏ theo ý chí và kiên nhẫn. Hãy suy nghĩ sáng tạo, ngoài cái hộp (out of the box) và giải pháp luôn luôn tồn tại theo tấm gương của những người đi trước.
Chỉ cần nói “KHÔNG” với lười biếng, xu thời và ỷ lại. Đứng thẳng trên đôi chân của mình.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Doanh Nhân Việt Trong Thế Trận Toàn Cầu (Alan Phan)

Postby bevanng » 27 Oct 2016

Lực chuyển 6: Dịch Vụ An Sinh và Giải Trí

Ngày: 24/08/2014

Cách mạng về an sinh và giải trí
Sau bao nhiêu cay đắng với giấc mộng được giải phóng khỏi cuộc sống nghèo hèn nô lệ bởi những nhà cách mạng luôn luôn là lão thành, siêu việt và như thánh nhân, phần lớn người dân thế giới nhận rõ là chỉ có chính họ (với sự giúp đỡ của lòng tham cố hữu qua kinh doanh hay sự nghiệp) mới tạo ra thu nhập và sáng tạo để đưa họ thoát khỏi đường hầm.
Tôi nói phần lớn vì một số đông nhân loại vẫn u mê tin tưởng vào phép mầu của vài lãnh tụ hay truyền thuyết viển vông, vẫn còn Bắc Triều Tiên, Cuba, Trung Quốc (đám nông dân đầu đất), nhóm Taliban, nhóm ISIS, nhóm Hồi giáo cực đoan, nhóm đầu trọc (skinheads) từ Nga và Âu Mỹ… Đây là những thành phần vẫn coi kiến thức hay Internet hay “đổi mới” là thế lực thù địch.
Đức Đạt Lai Lạt Ma nói một câu rất hay, “Mục tiêu của những nhà cách mạng này không phải là đem lại hạnh phúc cho người dân; mà cho phép người dân đem hạnh phúc đến cho họ”.
Theo nhận định của một báo cáo từ Brookings Institute do United Nations đề xuất, con số 2.8 tỷ người toàn cầu từ 2010 được xếp hạng “trung lưu” sẽ tăng lên 4.3 tỷ người vào năm 2030, gần bằng 40% dân số. Có nghĩa là những tuyên truyền về nghèo đói, nô lệ, bóc lột… sẽ không còn ảnh hưởng gì đến tầng lớp này. Họ sẽ bận rộn hái những trái quả đầu tiên của những lực chuyển đang thay đổi bộ mặt thế giới này.
Ai cũng hiểu rằng khi một con người không còn phải thắc mắc về những nhu cầu căn bản như ăn mặc, chỗ ở, phương tiện đi lại… thì thứ tự ưu tiên cho những gì họ trân trọng sẽ thay đổi tận cốt rễ. Đây là lý do tại sao dịch vụ an sinh và giải trí sẽ chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng lượng GDP toàn cầu. Và chúng sẽ là những ngành nghề có mức tăng trưởng cao nhất trong mọi phân khúc.

Các ngành nghề liên quan
Khi nói đến an sinh, chúng ta sẽ bao gồm môi trường sinh hoạt mà y tế và giáo dục cho gia đình là hai yếu tố quan trọng hàng đầu. Sau đó là tìm cho mình một công việc nhiều ý nghĩa, một nền tài chính cá nhân ổn định và cho gia đình một khu cư dân an ninh.
Cuối cùng, trong những giây phút còn lại để thư giãn, phần lớn chúng ta sẽ tìm đến những giải trí đa dạng nhưng phù hợp với ý thích, từ các sự kiện thể thao đến hội hè, từ những bữa ăn với bè bạn gia đình đến những ngày lang thang du lịch xứ lạ. Người thích TV, Internet, đọc sách, chơi games… người thích dã ngoại, cà phê, rạp hát. Có người đam mê đi tìm kiến thức, có người đến những đền đài xây dựng đức tin. Lĩnh vực giải trí thì phải luôn thay đổi vì sở thích của đám đông luôn thay đổi.
Nhìn vào cá biệt từng phân khúc kinh tế, một góc nhìn tổng quan có thể được dự đoán và phân tích.

Trào lưu về môi trường sinh hoạt
Về y tế, khuynh hướng chung sẽ hướng đến vần đề ngừa bệnh qua chế độ ăn uống (diet) và thể dục (exercise). Những phương pháp trị liệu không chính thống như y học cổ truyền Đông Phương, vitamins và dược liệu từ văn minh xưa của Ấn Độ hay Nam Mỹ… sẽ gia tăng. Nhưng việc thiếu thời gian, áp lực hàng ngày, tính lười biếng và tham ăn trong con người vẫn sẽ gây ra những căn bệnh từ lối sống (lifestyle) và nạn béo phì tại Mỹ sẽ lan rộng khắp toàn cầu.
Ngoài ra, vì chi phí quá cao trả cho các chuyên gia, những hãng bảo hiểm y tế và người tiêu dùng sẽ điều trị tại nhà nhiều hơn, cũng như qua các nhà thương online. Chúng ta sẽ đo lường thường trực các chỉ số khỏe mạnh nhờ những smartphones và nhận chẩn mạch và lời khuyên chỉnh sửa cũng qua distance medicine (y tế từ xa).
Hệ thống quản lý các dịch vụ y tế sẽ phức tạp hơn với sự can thiệp sâu hơn về tài chánh và quản trị của các chánh phủ, những khám phá mới lạ và thử nghiệm sẽ nhiều hơn trong quy trình sản xuất và tiếp thị dược phẩm, cũng như những dữ liệu cá nhân từ “big data” cloud network. Số lượng bệnh viện và lương bác sĩ y tá sẽ giảm, các thị trường mới cho y tế là lớp người già hơn tại Âu Mỹ và giới trung lưu tại các quốc gia mới nổi.
Giáo dục toàn cầu cũng sẽ biến dạng với sự lan tỏa khóa học online và những chương trình giảng dạy mang nhiều tính thực tiễn. Các đại học truyền thống như Ivy League, Stanford, MIT, Oxford… vẫn giữ được hào quang và thương hiệu nhờ quyền lực, tiền bạc từ các cựu sinh viên; nhưng các đại học trung bình ở phương Tây sẽ chịu sức ép cạnh tranh từ những mô hình mới, sáng tạo và “phản động” (disruptive). Bài viết của Economist về digital degree (đăng trên NGA) cho chúng ta một khái niệm về những thay đổi này.
Từ kỹ năng đào tạo qua các định chế giáo dục, hay việc tự tìm học qua nghiên khảo riêng, online và offline, giới trẻ sẽ có cơ hội làm những công việc mình đam mê thay vì chạy theo đám đông chỉ để kiếm cơm áo gạo tiền cho gia đình. Với sự phổ biến càng ngày càng rộng của những chương trình xã hội từ chánh phủ để bảo đảm mức sống tối thiểu cho mọi người dân, áp lực để có được một nền tài chánh cá nhân cũng giảm thiểu.

Sở thích và sáng tạo trong giải trí
Lĩnh vực giải trí cũng sẽ tăng trưởng mạnh tại các quốc gia phương Tây và trong thành phần trẻ, trung lưu của những quốc gia đang nổi. Mỗi cá nhân sẽ sở hữu một chiếc smartphone có các chức năng thu nhập từ TV, Internet, video games, âm nhạc, hồ sơ cá nhân… cũng như một công cụ để trị bệnh, giao tiếp, mua bán,… và sử dụng các dịch vụ tài chánh, gia cư (smart home), chính trị (không ai đến phòng phiếu để bầu cử nữa), xã hội… Ngoài ra, những trải nghiệm qua các rạp hát 3D sẽ sống thực hơn và ngay cả chuyện đánh bạc qua casino có thể hào hứng trong một khu giải trí của nhà riêng (sẽ lớn và thông dụng hơn phòng khách hay phòng ngủ).
Một ngách của kỹ nghệ giải trí toàn cầu là du lịch và ẩm thực. Số dân có tiền dư thừa sẽ gia tăng cao tại các quốc gia mới nổi và theo kinh nghiệm những người đến tuổi vừa hưu tại Âu Mỹ Nhật, du lịch để khám phá những văn hóa và môi trường khác biệt là lựa chọn số một. Những trải nghiệm qua du thuyền như một resort nổi càng ngày càng phổ biến trên toàn cầu.
Một giải trí khác không dám bàn qua là việc sử dụng ma túy bất hợp pháp khắp nơi của người trẻ. Khi hai tiểu bang Colorado và Oregon cho phép bán cần sa, một kỹ nghệ 2 tỷ đô la xuất hiện ngay trong những tháng đầu và kéo theo những món thực phẩm và đồ uống có pha trộn cần sa. Một ước tính không kiểm chứng được là nếu 25 tiểu bang Mỹ (trong số 50) hợp thức hóa cần sa, một thị trường 42 tỷ đô la hàng năm sẽ đến từ cần sa và phụ phẩm.
Nhưng nói chung, giải trí là một sản phẩm hoàn toàn tùy thuộc vào năng động và sáng tạo của trí tuệ. Không một cơ chế hành chánh nào của chánh phủ hay bộ máy quản trị nào của các công ty đa quốc có thể ngăn chận sự phát huy của trí tưởng tượng trong mỗi con người. Dĩ nhiên, họ sẽ cố gắng “điều khiển”, nhưng họ sẽ thất bại.
Điều duy nhất họ có thể làm là để người dân hay nhân viên quá bận rộn phải lo cơm áo lương tiền, quên đi chuyện “giải trí” hay “học hỏi”. Đây là mô hình “ngu dân” rất được các chánh phủ tại các quốc gia nghèo đói, tụt hậu hâm mộ. Sau cùng, lịch sử sẽ chôn vùi những ác quỷ này. Tuy vậy, tin buồn là quy trình có thể kéo dài hơn 3 hay 4 thập kỷ cho những người dân “gặp xui”.

Bức tranh toàn cầu
Theo thống kê, con số GDP của Mỹ sẽ đạt đến 17 ngàn 332 tỷ đô la trong 2014. Trong đó, tiêu dùng cho y tế là 1 ngàn 267 tỷ, giáo dục là 1 ngàn 65 tỷ và giải trí là 3 ngàn 610 tỷ. Tổng cộng, mỗi người Mỹ sử dụng đến 18,745 đô la trên thu nhập trung bình là $53,000 cho 3 phân khúc dịch vụ trên hay 36%. Nếu tính thêm các dịch vụ về an ninh cá nhân, môi trường và tài chánh bảo hiểm, con số này vượt quá 47%.
Với mức tăng trưởng dự đoán hơn 12% mỗi năm trong các dịch vụ an sinh và giải trí, tỷ lệ chắc chắn sẽ vượt mức 60% trong 20 năm tới.
Trong khi đó, bức tranh toàn cầu cho thấy thành phần trung lưu gia tăng nhanh nhất sẽ đến từ Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia (trung bình 21% so với 2% tại các quốc gia phương Tây). Số lượng dân số trung lưu này sẽ đẩy tỷ lệ an sinh và giải trí vượt qua 50% của GDP toàn cầu vào 2035.
Đầu tư tiền bạc hay công sức vào những ngành nghề này chắc chắn sẽ đem hiệu quả khả quan hơn là các ngành tăng trưởng chậm. Sự phát triển những dịch vụ này mới ở vào giai đoạn đầu và sẽ tiếp diễn ít nhất trong 20 năm tới. Sau đó, có thể thế giới sẽ bắt đầu những lực chuyển “phản động” khác và tạo ra một chu kỳ mới, thịnh vượng hay suy trầm. Với những người vừa khởi nghiệp, 20 năm để sống với đam mê, dù thành công hay thất bại, cũng là một trải nghiệm tuyệt vời.
Tuy nhiên, sự phát triển sẽ không đồng đều trên bản đồ thế giới. Tại những quốc gia tụt hậu vì khoảng cách trí tuệ, nhu cầu nhân công rẻ, cần cơ bắp sẽ ít đi; và xã hội sẽ chịu nhiều bất ổn vì thành phần “đen” sẽ gia tăng với số lượng nghèo đói và bị ức hiếp. Hệ lụy bất an sẽ khiến dòng đầu tư nước ngoài chậm lại, phân khúc du lịch đi xuống. Hệ quả sau cùng là một khi dính vào chu kỳ tụt hậu, các quốc gia này sẽ ngày càng lún sâu vào vũng lầy; cho đến khi cách mạng xẩy ra, hay đến khi bị các cường quốc xóa sổ như một mầm gây bệnh.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Doanh Nhân Việt Trong Thế Trận Toàn Cầu (Alan Phan)

Postby bevanng » 27 Oct 2016

Phần 2: Kỷ Năng Quản Lý

Khi đam mê trở thành động lực sống

Ngày: 15/11/2013
Thực hiện: Lê Ngọc Sơn (BlogThợ Cả - Chuyện Trò) 28/6/2013
Động lực qua góc nhìn của chuyên gia kinh tế - TS. Alan Phan chia sẻ câu chuyện từ chính cuộc đời mình…

Thay đổi tư duy, thay đổi cuộc đời
Thưa ông, trong cuộc đời của mình có những bước ngoặt nào khiến ông nhớ mãi?
TS. Alan Phan: Trước 30/4/1975, tôi là một doanh nhân khá có tiếng ở đất Sài Gòn. Lúc đó là chủ một vài công ty, dưới có khoảng 20 ngàn nhân viên. Có thể nói như vậy là thành công. Nhưng rồi sự kiện 30/4/1975 xảy ra, đó cũng là một biến cố xảy đến với gia đình tôi: Một ngày đẹp trời mọi thứ biến mất. Gia đình tôi ra Hạm đội 7 và lên tàu qua đảo Guam.
Tôi nhớ cái cảm giác của tôi. Lúc đó tôi mất hết, vài triệu đô la là số tiền lớn vào thời đó. Với không ít người, đó là là cú shock khá đáng kể. Nhưng với tôi, trong buổi sáng, một mình bên bãi biển, tôi thấy lòng mình nhẹ nhõm. Tôi mất hết nhưng điều lạ là thấy sự thanh bình tuyệt diệu.
Lúc trước ở Sài Gòn, sáng sớm 6h hai cô thư ký đã đến bàn đủ thứ công việc. Nhưng hôm đó 4h sáng ngồi ở bãi biển Guam. Không ai quấy rầy, không có chương trình, không có gì để làm cả ngày, thấy sao lòng nhẹ nhõm, sao đời hạnh phúc như thế này. Trong khi đó bà vợ cũ của tôi thì nằm khóc thút thít vì mất hết tiền bạc, sản nghiệp. Khi qua Mỹ, tôi rời trại tị nạn sớm nhất. Và lúc ấy trong túi chỉ có vài trăm đô la. Chính xác là 4 trăm đô la, một bà vợ, một đứa con và ở tạm căn hộ đằng sau của một nhà thờ.
Lúc đó tôi không buồn bã chuyện mất mát, mà lấy một tập giấy hí hoáy kế hoạch xem bây giờ phải làm gì để kiếm tiền, làm thế nào để có một sự nghiệp khác. Bắt đầu lại - đó là thái độ của tôi với biến cố số một của đời mình.

Ông đã chứng kiến những ai thiếu động lực và bỏ mặc cuộc đời mình cho bão táp số phận cuốn đi chưa?
Kể đâu xa, trong gia đình tôi, tôi có người em trai và người em gái. Có thể nói, sinh ra trong một môi trường gần như giống nhau, cũng bố mẹ đó, cách nhau khoảng 3-4 tuổi. Có thể nói là không khác nhiều lắm. Tuy nhiên mỗi người một số phận khác nhau.
Em trai tôi thua tôi 5 tuổi, lúc đó cậu ấy vừa mới tốt nghiệp ngành luật sư. Nó thấy đời tự nhiên hụt hẫng, mất mát tất cả mọi thứ khi qua Mỹ chỉ vì không còn được hành nghề luật sư nữa. Cái bằng đó vô dụng, bao nhiêu năm học tập mất hết. Có thể bắt đầu lại dù rất khó khăn. Trong phản ứng, thái độ của cậu ấy rất yếm thế, tiêu cực. Lúc đó cậu bắt đầu bỏ bê, hút sách, nhậu nhẹt… Vì cậu nghĩ đời cậu bỏ đi. Và thực sự khi đã nghĩ mình là bỏ đi, thì cuộc đời bỏ đi thật. Với lối tư duy như vậy, con người ta có thể đoán được cái kết cục của cuộc đời. Đó là một thái độ khác dù chúng tôi cùng trong một gia đình, cùng đối diện với một biến cố.
Trong khi đó cô em gái tôi ngược lại. Cô cũng không có gì tích cực lắm. Trước đó cô hành nghề luật sư tương đối tốt, nhà cửa cũng rộng rãi ở Sài Gòn. Khi mất hết, cô qua Mỹ và đi học lại. Lúc đó Chính phủ Mỹ cho vay đi học. Cô nhận thấy mình nói tiếng Anh không giỏi lắm thì không học luật sư nữa, mà học kế toán. Mấy chục năm sau, cô là nhân viên cao cấp của hãng đa quốc St. Gobain, đời sống thoải mái, có thể nói khá giả hơn người bình thường.
Còn tôi, sau biến cố, tôi bận rộn với chương trình mới của mình. Mình nghĩ đến việc trước mặt, nghĩ cách làm thế nào để đời sống phong phú, hào hứng. Lúc đó, tôi có dịp để chứng tỏ lại mình. Bây giờ bắt đầu như một trang giấy mới, rất thoải mái. Thái độ của mình quyết định định mệnh của mình.
Như vậy, để nói rằng, ba anh em nhưng ba số phận khác nhau, tất cả đều thay đổi nhờ thái độ sống lạc quan hay bi quan…

Theo ông, đâu là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của những người trẻ mới lập nghiệp?
Theo tôi, có rất nhiều xúc tác ảnh hưởng, nhưng có hai yếu tố chính để quyết định sự thành công hay thất bại của các bạn trẻ khi lập nghiệp.
Thứ nhất là phải có đam mê: Một thực tế là không có gì dễ dàng trong hành trình cuộc đời của mỗi chúng ta, trừ những người có số may mắn, còn lại đều phải làm việc cật lực. Cuộc sống sẽ luôn có những khó khăn này đến khó khăn khác, nếu mình không đam mê sẽ dễ bỏ cuộc. Cho nên cần đam mê công việc như một cái sở thích. Ví dụ, với tôi, việc kinh doanh giống như sáng sớm tôi đánh tennis: lúc thì đánh thắng, lúc thì thua, không quan trọng, quan trọng là mình được chơi một trò chơi. Đó là cái đam mê.
Ông Edison ông làm ra bóng điện, ông làm cả ngàn lần thất bại, nhưng ông làm hoài rồi cũng có được một phát minh lịch sử - đó là tạo ra được bóng điện, và chúng ta giờ đây không thắp nến mỗi đêm là nhờ một anh chàng đam mê như thế. Có đam mê thì mới theo đuổi công việc đến cùng. Không có đam mê thì không có thành công bền vững và lâu dài.
Thứ hai là kiên nhẫn: Không kiên nhẫn thì thế nào, tới một lúc nào đó mình xoa tay thôi quên nó đi. Phải biết chờ thời. Cũng như mình đi trên đường đời mình không biết khúc ngoặt ở đằng trước là gì, nhưng đôi khi khúc ngoặt có thể đem đến cả một tương lai tươi sáng mà mình không thể tưởng tượng được.
Ví dụ, năm 1968, sau 5 năm lấy bằng Master ở nước ngoài thì tôi về Việt Nam, lúc đó tôi nghĩ mình chỉ thích làm nghề dạy học, không biết mình thích kinh doanh. Một đêm tôi hẹn hò với một cô đào, nhưng đến giờ hẹn chờ mãi không thấy cô ấy đến. Tôi nhìn qua bên cạnh thấy một người Mỹ lật bản đồ Sài Gòn, tôi hỏi có cần giúp không? Từ mối quen biết này, đã tạo dựng cho tôi một sự nghiệp sau đó.
Thế nên, mình không thể ngờ được bước ngoặt ở tương lai của mình, nó sẽ đưa mình đi tới đâu. Có thể tươi sáng, nhưng cũng có thể đi xuống hố. Nhưng mà cứ phải tiếp tục đi, xuống hố thì lại leo lên, đi tiếp. Tới một lúc nào đó, trong cái phút bất ngờ nhất, mình tự nhiên trở thành “người hùng của thời thế” cũng không biết chừng. Cho nên đam mê và kiên nhẫn tiếp tục đi, tiếp tục cuộc chơi.

Hãy xem thất bại là bạn…
Nhưng có một thực tế là không phải người trẻ nào cũng biết được mình đam mê cái gì, và kiên nhẫn cho điều gì, nhiều người muốn khởi nghiệp và khởi sự nhưng chẳng biết bắt đầu từ đâu…
Tất nhiên mình cần phải biết mình đam mê điều gì chứ: Mình có thể trở thành một anh nông dân làm vườn, một kỹ sư, chứ không phải lúc nào cũng cần là đại gia, có nhiều tiền… có những điều hạnh phúc rất là giản đơn. Nhưng mình phải biết cái mình muốn là gì, chứ không phải mình chạy theo cái trào lưu của xã hội. Cái xã hội đưa ra có phải mục tiêu của mình không, nếu không phải mục tiêu của mình thì phải xắn tay áo lên đi tìm.
Không có gì để trăn trở, lo lắng, nhưng phải biết mình muốn gì. Khi biết mình muốn gì thì bước tiếp là phải đặt kế hoạch. Đặt kế hoạch không phải viết ra vài ba trang giấy rồi nói “đây là kế hoạch của tôi”. Kế hoạch là phải thật chi tiết, rõ ràng. Khi kinh doanh chẳng hạn, mình biết rõ thị trường thế nào, mình muốn như thế nào, sản phẩm của mình là gì, dịch vụ cung cấp ra sao, ai là đối thủ cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh của tôi là gì, tôi có những thế mạnh gì,… phải chi tiết, phải thực tế, đừng hoang tưởng.
Kế hoạch rất chi tiết sẽ giúp cho người trẻ ra quyết định sáng suốt hơn?
Đúng vậy! Sau khi có kế hoạch rõ ràng, tiếp đó sẽ phân tích việc mình phải đối mặt với cái gì, phân tích tài chính chi tiết. Tôi có bao nhiêu tiền, tôi hy vọng sẽ kiếm được bao nhiêu doanh thu sau bao nhiêu tháng?! Vì nếu làm ăn mà không có lợi thì đi… làm công chức cho rồi. Ý tôi nói là phải có một phân tích tài chính, không ảo tưởng, mù mờ. Sau khi có đam mê thì đặt kế hoạch đi từ A đến B, sau đó tìm mạng lưới để hợp tác phát triển.
Mạng lưới gồm những đối tác mà họ có thể giúp bù đắp những cái mình còn thiếu. Mạng lưới gồm những người lớn tuổi, họ có thì giờ, họ sẽ tư vấn cho mình, cho mình những lời khuyên tốt đẹp. Mạng lưới là những mối quan hệ (những người giỏi về IT, giỏi về tài chính…) sẽ nâng đỡ mình.
Sau đó là kiến thức, làm gì cũng phải có kiến thức. Đi tìm, học, đọc… Tiếp nữa là sức khỏe. Làm gì cũng phải có sức khỏe. Sau gần hai chục năm sống bên Trung Quốc, tôi muốn về Mỹ vì nghĩ ở đó còn nhiều cơ hội. Tôi gặp lại những bạn cũ, và quả đúng, tôi thấy Mỹ có quá nhiều cơ hội, rất năng động, sáng tạo. Phải nói là sáng tạo khủng khiếp. Cuối cùng tôi không ở Mỹ, vì sức khỏe tôi không còn nữa. Tôi không thể làm những chuyện như cách đây mấy chục năm nữa.

Làm việc với những người trẻ ở ta, ông thấy đâu là điểm cần khắc phục nhất ở họ?
Khi trở về Việt Nam làm việc, tôi nhận thấy thấy 3 yếu điểm nhất của một bộ phận không nhỏ giới trẻ VN cũng như của giới doanh nhân VN như sau. Tôi muốn tư duy của các bạn tránh vết xe đổ này, bởi đó là kẻ thù của các bạn.
Thứ nhất là lười biếng.
Chuyện copy-paste, chuyện lười học… là có thật. Đi đến các trường đại học Mỹ thấy sinh viên cầm sách đọc bất cứ lúc nào rảnh, còn mình thì không ít người thích la cà “chém gió”, tối đi nhậu. Đó là việc lười về tận dụng thời giờ, còn có cái lười tệ hại hơn là lười suy nghĩ. Người ta nói sao nghe vậy, không bao giờ đặt lại câu hỏi “tại sao nó lại như vậy”, và “nó thực sự có phải như vậy không?” Tất nhiên các bạn ở đây cũng có một điều kém may mắn là khi lớn lên đã nằm trong một cái hộp và được bảo “nằm im đó”. Gia đình đặt vào, bạn bè đặt vào, xã hội cũng thế… suốt ngày ở trong cái hộp.
Hãy đứng dậy đi ra khỏi cái hộp suy nghĩ và tìm tòi. Hiện nay, cuộc cách mạng lớn nhất là Google, nó mang lại kiến thức cho bất kỳ những người nào muốn tìm tòi. Ngày xưa tôi đi tìm đề tài, tôi leo lên thư viện lục tìm sách rất mệt mỏi, nhưng bây giờ tôi chỉ cần nằm nhà bấm bàn phím là có cả ngàn dữ kiện về bất cứ đề tài nào, kể cả chuyện… tán gái (Cười).
Thứ hai kẻ thù khác là ỷ lại.
Không ít bạn trẻ vì được bố mẹ nuông chiều, thành ra ỷ lại, đến khi ra làm việc ỷ lại vào nhà nước, cơ chế xin-cho, dựa vào những quan hệ… Các bạn mất rất nhiều để tạo dựng cái quan hệ, thay vì tạo dựng sản phẩm, tạo dựng niềm tin cho khách hàng… Thói ỷ lại là kẻ thù của các bạn trẻ.
Thứ ba là dễ thất vọng, và bỏ cuộc.
Bất cứ hành trình nào cũng có khó khăn, cam go, thử thách, nhưng phải coi những thất bại là bạn bè, thay vì là kẻ thù. Tôi trân trọng sự thất bại, vì nó cho mình nhiều thứ. Mình thành công, say men chiến thắng, mình tưởng mình bất bại,… tạo cho người ta một tính cách tự kiêu, tự đắc, dễ hại mình. Trong khi thất bại cho mình sự suy nghĩ, làm cho mình một chút đủ nhục để kích thích lòng tự trọng, và khi mình chiến thắng thì cảm giác huy hoàng hơn. Cho nên đừng sợ thất bại. Thất bại là những người bạn chứ không phải là kẻ thù.
Tôi tin rằng, khắc phục được 3 điểm trên sẽ giúp cho sự nghiệp tương lai của các bạn trẻ đi rất xa.
Xin cảm ơn ông!
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Doanh Nhân Việt Trong Thế Trận Toàn Cầu (Alan Phan)

Postby bevanng » 27 Oct 2016

Từ bỏ quốc tịch

Ngày: 20 / 06 / 2013
Bài 1 Trong Loạt Bài “Khi Doanh Nghiệp Phải Trực Diện Khủng
Thay đổi tư duy của bạn và bạn sẽ thay đổi thế giới của bạn (Change your thoughts and you change your world - Norman Vincent Peale
Tôi xin nói ngay để tránh những suy đoán lầm lẫn là bài này đụng chạm đến lòng yêu nước, tự hào dân tộc hay 4 ngàn năm văn hiến, văn hóa… của cá nhân người Việt. Đây thực ra là một giải pháp khách quan và tích cực về khả năng sáng tạo cùng đổi mới của các doanh nghiệp để vượt qua suy thoái và nâng tầm cạnh tranh của mình.

Bối cảnh toàn cầu
Nền kinh tế thế giới trong 3 thập niên qua đã rẽ vào một con đường lạ mà đầu tàu là công nghệ thông tin (IT) và tư duy toàn cầu trong việc vận hành chánh sách quốc gia cũng như doanh nghiệp. Sự sụp đổ của Liên Xô và đồng minh, sự hình thành các khối mậu dịch tự do (free trade agreements) như Liên Âu (EU) và sự biến thiên cơ chế tại Trung Quốc có thể truy nguồn vào 2 nhân tố nói trên.
Mọi doanh nghiệp từ Âu Mỹ đến Phi Á bắt đầu một hành trình đổi mới với một quốc tịch mới. Dù vẫn mang bản sắc của Mỹ, hiện nay McDonald, Boeing, Apple, Walmart… có doanh số từ nước ngoài cao hơn so với doanh số tại Mỹ. Ngay cả phim ảnh và TV từ Hollywood đã niêm yết số thu (box office receipt) của thế giới, chuyện mà các nhà sản xuất tại đây chưa bao giờ tính đến khi dự trù ngân sách chỉ 20 năm trước.
Các tập đoàn đa quốc gia hình thành như nấm sau cơn mưa và ngày nay, 100 công ty lớn nhất thế giới theo Forbes đều có quốc tịch “đa quốc” (trụ sở phần lớn đặt tại các quốc gia nhỏ, không thuế, như Cayman Island, Bermuda, Isle of Man…).

Thương hiệu quốc gia
Mặc dù nhiều sản phẩm và dịch vụ vẫn mang bản sắc quốc gia nhưng chúng thường gắn liền với chất lượng và danh tiếng của ngành nghề. Xe hơi Nhật hay điện tử tiêu dùng Nhật là những thương hiệu tuyệt vời (Toyota, Nissan, Sony, Hitachi…), nhưng không ai mua sản phẩm vì chúng là hàng Nhật (phần lớn Made in China).
Đồng hồ Thụy Sĩ, mỹ phẩm Pháp, thiết kế Ý, công nghệ IT Mỹ, bóng đá Brazil, và gần đây, điện thoại Samsung, xe hơi Hyundai… đem Hàn Quốc lên vị trí sao mới nổi, nhưng người tiêu dùng thế giới không vì một vài ngành nghề mà cho rằng tất cả mọi loại hàng xuất xứ từ một quốc gia đều hưởng vị trí tối ưu khi lựa chọn.
Chỉ một trường hợp ngược lại là thực phẩm từ Trung Quốc mang một nhãn hiệu tồi tệ là “độc hại” khủng khiếp, tạo sự tẩy chay ngay cả với người tiêu dùng Trung Quốc.

Thương hiệu Việt
Do đó, khi các doanh nghiệp Việt lobby chánh phủ bỏ tiền hổ trợ quảng bá một “thương hiệu Việt”, tôi luôn nhăn mặt. Đây là một lối “gánh vàng đi đổ sông Ngô”, chỉ lợi cho các công ty quảng cáo và các quan chức điều hành chương trình.
Khẩu hiệu “người Việt dùng hàng Việt” thì có thể chấp nhận được vì đây chỉ là một chiêu tiếp thị khích động lòng yêu nước, nhưng về lâu dài, hiệu quả cũng chẳng bao nhiêu.
Một sản phẩm hay dịch vụ có chất lượng cao bền vững và một chương trình hậu mãi tốt vẫn là một cố gắng rất “cá nhân” của từng doanh nghiệp và đòi hỏi một thời gian dài để tạo thương hiệu. Gốm sứ Minh Long, bút bi Thiên Long, thép Pomina, sữa Vinamilk… có thể trở thành những thương hiệu quốc tế, nhưng tiến trình sẽ mất nhiều thập kỷ và nếu thành công, họ sẽ mang lại vài hãnh diện cho Việt Nam, nhưng họ sẽ không giúp gì cho các sản phẩm khác ở những ngành nghề khác.

Lợi ích của quốc tịch mới
Khi người chủ cũng như đội ngũ quản lý bắt đầu tư duy theo bản sắc mới, tầm nhìn và chiến lược sẽ phải thay đổi để phù hợp hơn với mục tiêu xa rộng hơn, cũng như lâu dài hơn.
Công ty phải hoạt động theo những nguyên tắc và hạn chế xuyên quốc gia trên mọi bình diện. Điều này rất quan trọng vì nó sẽ nâng cao kỹ năng và trải nghiệm của doanh nghiệp và đội ngũ quản lý để khắc phục những yếu kém nội tại và khủng hoảng vĩ mô đang làm trì trệ tăng trưởng.
Về thị trường, sản phẩm phải đáp ứng với nhu cầu của một số lượng người tiêu dùng lớn hơn và đa dạng hơn, dù rằng một sản phẩm có chất lượng thỏa mãn khách hàng Việt phần lớn cũng sẽ thỏa mãn những khách hàng tại Asean hay Trung Nam Mỹ. Dù lớn về tầm cỡ, nhưng chúng ta cũng phải chú trọng đến phân khúc nhỏ và thị trường ngách khi chưa đủ khả năng cạnh tranh để đối đầu các anh cả.
Về công nghệ và thiết kế, sáng tạo và đặc thù vẫn phải là chỉ nam. Ban quản lý phải sẵn sàng tiếp cận và sử dụng hữu hiệu các nhân viên bản xứ. Về pháp lý và xã hội, tư vấn địa phương rất cần thiết để vượt qua các rào cản và hòa đồng với nhiều dân tộc trên căn bản tôn kính.
Về tài chánh, các nguồn vốn sẽ dồi dào hơn vì các nhà đầu tư luôn luôn ưa thích những công ty tiềm năng có thị phần và sản phẩm chất lượng quốc tế. Một công ty niêm yết trên Nasdaq luôn có một giá trị và uy tín cao hơn một công ty niêm yết ở HOSE hay ngay cả Singapore, Hong Kong. Sự suy thoái kinh tế của một hay vài quốc gia sẽ không ảnh hưởng nhiều trên doanh thu và lợi nhuận của một doanh nghiệp đa quốc.

Khó khăn và thử thách
Dĩ nhiên, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ cho đây là chuyện không tưởng. Phần lớn sẽ mặc định là khi mình không đủ sức thành công trên sân nhà, thật khó mà chiến thắng ở sân lạ, trong một môi trường với nhiều đối thủ nặng ký hơn.
Tôi cho rằng tất cả chỉ là tư duy.
Nếu doanh nhân chỉ nghĩ rằng một tiệm tạp hóa tại một làng nhỏ là mơ ước tối hậu thì đây sẽ là đích đến và không xa hơn. Nhưng nếu người chủ tiệm biết rằng bao nhiêu người trẻ đã bỏ làng lên Hà Nội, Saigon, Đà Nẵng… và họ đã thành công vượt bực, trở thành những doanh nhân thành đạt, hạnh phúc… chỉ vì họ dám tư duy khác hơn và xa hơn lũy tre làng. Dĩ nhiên, cũng không ít các doanh nhân thất bại và bỏ cuộc; nhưng đấy là thương trường: không bao giờ có tỷ lệ thắng hay thua 100%.

Tầm nhìn là cốt lõi
Một doanh nhân Mỹ, ông Henry Ford có nói rằng, “Nếu bạn nghĩ là bạn làm được hay bạn không làm được; cả hai trường hợp, bạn đều đúng (“If you think you can, or if you think you can't, either way, you're right.) Từ một tư duy đa quốc, chúng ta mới có được một tầm nhìn xa rộng. Tầm nhìn này sẽ cấu trúc mục tiêu dài hạn, chất lượng sản phẩm và dịch vụ, tầm cỡ thị trường và cách quản lý tài chánh.
Chỉ những công ty có tầm nhìn như vậy mới đủ kiên trì để xây dựng một thương hiệu bền vững và bám trụ qua nhiều thế hệ. Ngoài ngành IT còn quá mới, tất cả những thương hiệu hàng đầu trên thế giới đều do các công ty trên 100 tuổi tạo dựng lên.
Có thể nhiều doanh nghiệp sẽ chưa sẵn sàng với cơ hội, nhưng ít nhất họ phải biết là cơ hội vẫn chờ đợi ngoài khung cửa.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Doanh Nhân Việt Trong Thế Trận Toàn Cầu (Alan Phan)

Postby bevanng » 27 Oct 2016

Con đường về La Mã

Ngày: 28/06/2013
Bài 2 của loạt bài “Khi Doanh Nghiệp Phải Trực Diện Khủng Hoảng”
Có rất nhiều con đường dẫn về La Mã. Trong kinh doanh, con đường an toàn và chắc chắn nhất là tạo ra một sản phẩm hay dịch vụ thật sáng tạo (innovation) và đặc thù (differentiation), đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng trong phân khúc lựa chọn.

Định vị cốt lõi
Như đã nói ở bài trước, tầm nhìn và tư duy của người sáng lập là khởi điểm để tạo dựng một doanh nghiệp thành công và bền vững. Tuy nhiên, cốt lõi của doanh nghiệp luôn luôn là sản phẩm hay dịch vụ bán ra thị trường; không phải con người, tập thể, tổ chức hay bất cứ chánh phủ nào.
Người ta biết đến Microsoft qua Windows OS, đến Boeing qua các máy bay 747, 757, 777, biết đến Apple qua IPhone, biết đến LV qua các túi xách thời trang, biết đến Hilton qua các khách sạn… Albert Einstein có thể là một thiên tài nhưng ông không tạo ra sản phẩm nào nên không có một di sản nào về kinh doanh; trong khi đó, dù nhiều người không biết ai là Thomas Edison, nhưng mỗi tháng công ty Edison vẫn thu tiền điện của hơn 60% gia cư Mỹ.
Sản phẩm là yếu tố quyết định sự bền vững và tuổi thọ cho doanh nghiệp bằng thị phần và thương hiệu. Để thỏa mãn 2 điều kiện này, sản phẩm hay dịch vụ phải thật đặc thù và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, ít nhất trong thời điểm khởi động và liên tục cải tiến sau đó.
Quá trình tạo dựng một thương hiệu quốc tế thường kéo dài cả trăm năm. Ngành IT còn quá mới và năng động để chúng ta có thể kiểm nhận định luật này, nhưng Microsoft, Intel, IBM… đang làm ngạc nhiên nhiều nhà phân tích với mức độ bền bỉ của thương hiệu.
Dĩ nhiên, dù không có góc cạnh nào sáng tạo hay đặc thù, một sản phẩm vẫn có thể làm người chủ doanh nghiệp thành công trong việc chiếm thị phần và kiếm tiền thoải mái cho gia đình họ. Chúng ta không bàn chuyện “kiếm tiền” ở đây, mà là phân tích các tố chất cần và đủ để tạo một công ty tầm cỡ theo chuẩn mực quốc tế. Trước hết, hãy duyệt qua các loại sản phẩm đang được mời chào trên thị trường.

Sản phẩm nguyên liệu
Một sản phẩm được coi như là “nguyên liệu” (commodity) khi nó không có gì để phân biệt với các sản phẩm đồng loại khác. Công nghệ, thương hiệu hay chất lượng trở thành một mặt bằng không ai hơn ai. Lợi thế cạnh tranh cho loại sản phẩm này là giá cả và hệ thống phân phối. Phần lớn sản phẩm và dịch vụ bầy bán trên thị trường đều nằm dưới hình thức “nguyên liệu” và dù đây là một thị trường dễ xâm nhập, cường độ cạnh tranh rất cao và mức lời gần như không có nhiều.
Các dược phẩm khi hết sự bảo vệ của bằng sáng chế thường rớt xuống giá “nguyên liệu” khiến những hãng đã kiếm lời khủng khi độc quyền các mặt hàng như Aspirin, Vaseline, Zocor… đều ngưng sản xuất vì mức lời không còn. Gạo, cà phê, đồ plastic… là những sản phẩm nguyên liệu khi không có thương hiệu hay đặc thù nên dù Việt Nam giữ vị trí số 1 trên thị phần quốc tế vẫn không đem một lợi tức đáng kể nào cho những người kinh doanh.

Sản phẩm cóp nhặt
Dĩ nhiên, một sản phẩm bắt chước và dựa trên các sản phẩm đang ăn khách vẫn có thể sinh lợi cho doanh nghiệp. Rất nhiều doanh nhân thế giới đã trở nên thành đạt bằng việc sao chép sản phẩm, kinh doanh bầy đàn theo đám đông hay chỉ thuần túy dựa trên các mối liên hệ để mua qua bán lại. Các doanh nghiệp Hoa Kiều đã chiếm giữ vị thế điều khiển các thị trường hàng hóa của tư nhân tại Đông Á dựa trên mậu dịch và liên hệ trong bang họ. Tuy nhiên, những lợi thế cạnh tranh này đang bị bào mòn bởi các công ty đa quốc và sự vận hành dễ dàng qua Internet và E-commerce (thương mại điện tử).
Loại sản phẩm này chỉ bùng lên một thời điểm nào đó rồi chìm lắng nếu không có cố gắng để thay đổi và cải tiến. Các nhà sản xuất Trung Quốc đã kiếm tiền khá nhiều khi copy điện thoại IPhone, máy cày Caterpillar, xe hơi Chevrolet, khí cụ công nghiệp… nhưng nếu không có sáng tạo gì khác hơn, đây sẽ chỉ là một tìm bắt thị phần qua giá cả. Cạnh tranh luôn khốc liệt và mệt mỏi khi mọi đối thủ phải liên tục bán với giá thấp nhất.

Sản phẩm của thế hệ kế tiếp
Nhiều sản phẩm đi tiên phong trong việc khám phá thị trường mới và thành công trong việc giáo dục, tạo nhu cầu cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, nếu người chủ sản phẩm không có một kế hoạch kinh doanh bài bản, hổ trợ bởi nguồn vốn dồi dào và một chiến lược tiếp thị thông minh cùng một đội ngũ quản lý tài năng và kiên nhẫn, họ sẽ bị đối thủ qua mặt. Microsoft OS không phải là hệ điều hành PC đầu tiên, mà là OS viết bởi Dr. Gary Kildall. Facebook ra đời sau MySpace 6 năm nhưng khống chế thị trường mạng xã hội hiện nay. Trong khi đó, kẹo gum Wrigley hay máy lạnh Carrier là một thương hiệu bền vững ngay từ khởi động hơn 100 năm trước và vẫn chiếm vị trí số 1 trên thị trường.
Hiểu rõ vị trí của sản phẩm của mình trong chuỗi nhu cầu của người tiêu dùng là có được một chiến thuật hợp lý để tối ưu hóa các lợi thế cạnh tranh của mình.

Chiến thuật tạo sản phẩm đặc thù
Thực ra rất khó để có được một sản phẩm hoàn toàn mới lạ có thể ứng dụng trên toàn cầu. Chúng ta cần những đầu óc siêu việt như Edison hay Bell; và phần lớn nhân loại (kể cả tác giả) đều không có khả năng hay may mắn. Tuy nhiên, các doanh nhân vô danh và trung bình về mọi phương diện cũng đã kiếm cả chục triệu đô la khi nghĩ ra pet rock (đá nuôi), hay dây thun đeo tay cho các nữ sinh… (dĩ nhiên chỉ là một loại sản phẩm thời trang - fad).
Có vài ba phương cách để đạt đến mục tiêu này:
Việc hay nhứt là cải biến một sản phẩm thông dụng qua thiết kế, công nghệ, bao bì hay lối sắp xếp… Nike là ví dụ tiêu biểu khi Phil Knight đem đôi giày chạy bộ bình thường và biến nó thành một biểu tượng vừa thoải mái vừa phong cách cho phần lớn dân số không nghĩ đến môn thể thao chạy bộ. Hay Starbuck và mô hình biến quán cà phê thành “trung tâm thương vụ”.
CocaCola đã chiếm lĩnh thị trường vững chắc hơn sau khi thiết kế lại tay cầm lõm vào trong cho các chai uống. Khi Ponomareva xếp túi trà xanh Nhật Bản thành hình những con chim origami, doanh thu gia tăng đột biến. Một anh bạn cũ của tôi ở New Jersey tăng thương vụ lên gần 700% mỗi năm sau khi phát hành sản phẩm World's Best Beer bao gồm 12 lon bia ngon nhất thế giới (tự anh ta xếp hạng) đến từ 12 quốc gia khác nhau.
Một cách thức khá phổ biến khác là nhắm sản phẩm hiện có vào một thị trường ngách chưa ai phục vụ. Cũng là nước uống đóng chai nhưng Evian, Perrier… khôn ngoan chọn mục tiêu là các khách hàng trí thức, nghệ sĩ, giới thượng lưu… Xe ô tô Porsche tạo danh tiếng với những loại xe thể thao cho giới trẻ giàu có, trong khi Volvo thì nhắm vào giới quản lý trung niên lấy an toàn làm ưu tiên.
Sau cùng, một chiến thuật tiếp thị đặc biệt có thể tạo ra cảm giác mới cho người tiêu dùng. Cô Sara Blakely đã thành tỷ phú với các trang phục đồ lót (underwear) cho phụ nữ khi táo bạo làm một màn biểu diễn thời trang (không được phép) ngay trong cửa hàng danh tiếng Bloomingdale ở New York. Thương hiệu Spanx cất cánh cùng với các mẫu tin trên các mạng truyền thông. Nhờ những cách tiếp thị độc đáo, Richard Branson và thương hiệu Virgin đạt đỉnh cao trong nhiều lãnh vực, từ hàng không, âm nhạc đến điện thoại, ngân hàng.
Khi bạn cố gắng ngồi đọc chừng 10 cuốn sách bán chạy nhất về nghệ thuật tiếp thị, khối óc sáng tạo của bạn sẽ thăng hoa bất ngờ và nhiều ý tưởng bạc triệu sẽ liên tục xâm chiếm tư duy.

Đòi hỏi căn bản về sáng tạo
Dù doanh nghiệp chuyên về loại sản phầm “nguyên liệu”, cóp nhặt hay cải biến, sáng tạo và đặc thù vẫn là yếu tố quyết định sự thành công. Muốn có được yếu tố này, người chủ doanh nghiệp cần một “đam mê” cá nhân về sản phẩm. Có đam mê và coi công việc như một trò tiêu khiển (hobby), doanh nhân mới đủ kiên nhẫn và ý chí để vượt qua những thất vọng luôn hiện diện trong hành trình mỗi ngày.
Như Steve Jobs (Apple) đã nhận xét, “Chúng tôi tin rằng nếu chúng tôi cứ tiếp tục đặt để những sản phẩm tốt hơn trước mặt các khách hàng, họ sẽ tiếp tục mở ví tiền” (Our belief was that if we kept putting better products in front of customers, they would continue to open their wallets.).
Các doanh nhân Việt có thừa khả năng; nhưng liệu họ có đủ tư duy và kiên nhẫn để trở thành những Steve Jobs của quê hương?
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng bevanng từ: Que Huong

Re: Doanh Nhân Việt Trong Thế Trận Toàn Cầu (Alan Phan)

Postby bevanng » 27 Oct 2016

Lời nhắn của Tôn Tử

Ngày: 10/07/2013
Bài 3 trong loạt bài “Khi Doanh Nghiệp Phải Trực Diện Khủng Hoảng”
Sau khi doanh nhân đã có một tầm nhìn chiến lược dài hạn và tìm ra một sản phẩm hay dịch vụ sáng tạo, bước kế tiếp là hoạch định một kế hoạch bài bản để thực hiện ý tưởng mình. Hai yếu tố cốt lõi trong quy trình này (a) nghiên cứu và vẽ ra một sơ đồ cho hành trình sắp đến, càng chi tiết càng tốt và (b) biết rõ lợi thế cạnh tranh của mình để tìm nguồn lực đang thiếu cho dự án theo đuổi.

Bản đồ cho hành trình
Với tư cách một nhà đầu tư hay dù chỉ là một nhà tư vấn độc lập, tôi luôn đòi hỏi mọi đối tác hay khách hàng làm một kế hoạch kinh doanh (business plan) bài bản và xúc tích. Bạn đồng hành nào muốn tôi leo lên chiếc xe đi từ Los Angeles đến New York phải có một bản đồ rõ ràng (bây giờ là máy định vị GPS). Nếu không, tôi sẽ từ chối không đi.
Lái xe qua những đêm khuya, dưới cơn bão tố, mà không biết trước từng con đường từng bước ngoặt, thì hậu quả nhỏ nhất cũng là những cuộc đi lạc mất nhiều thì giờ. Cuộc đời (làm ăn) thì quá ngắn, lo đối phó với những đột xuất bất ngờ đã mệt cầm hơi, không ai còn tâm trí sức khỏe đâu để lo giải quyết những vấn đề bình thường có thể lên kế hoạch trước.
Một kế hoạch kinh doanh do đó là cuốn chỉ nam phải tham khảo hàng tuần cho các doanh nhân khởi nghiệp và phải được điều chỉnh mỗi ba tháng hoặc khi có những sự cố làm thay đổi con đường trước mặt. Với một doanh nghiệp đang hoạt động, đội ngũ quản lý cũng rất cần một cuốn chỉ nam như vậy để cập nhật hóa những tiến bộ thành quả; cũng như những sai trật cần điều chỉnh. Kế hoạch cho một doanh nghiệp đã hoạt động thường phải chi tiết hơn với những trải nghiệm thực tế và những kết quả rõ ràng về tài chánh hay thị trường.
Dù ở vị trí nào, đang vững mạnh, đang cầm cự, đang đuối sức hay đang bắt đầu, kế hoạch kinh doanh sẽ giúp cho mọi doanh nghiệp “định vị” mình trong biển lớn; và giúp duy trì hay cải tạo tầm nhìn chiến lược trong trận chiến, thường hay bị nhiễu sóng vì số lượng thông tin và những vấn nạn hàng ngày trong điều hành.

Sức mạnh của kế hoạch
Tôi còn nhớ khoảng 1998, tôi được một nhóm bạn Mỹ gốc Hoa mời đi theo để tư vấn khi công ty mới lập của họ, Hello Asia, đi gặp một quỹ đầu tư mạo hiểm. Tôi không có chút kỳ vọng gì vì tất cả tài sản của công ty (chưa hoạt động) chỉ là một bản kế hoạch kinh doanh. Nào ngờ trong cái môi trường bong bóng của hiện tượng dotcom, quỹ đầu tư đã đồng ý góp 10 triệu USD cho một ý tưởng trên 100 trang giấy.
Sản phẩm đầu tiên của họ là một hệ thống Email miễn phí, gọi asiamail. Đây là một cóp nhặt từ hotmail.com (Microsoft vừa mua lại) và đang triển khai rất mạnh trên thị trường (yahoo chưa tham dự và google chưa chào đời). Chúng tôi đùa nhau là mỗi trang giấy các anh viết trị giá 100 ngàn đô, hơn tác giả của bất cứ cuốn sách best seller nào.

Kế hoạch phải chi tiết nhưng khoa học
Một kế hoạch kinh doanh thường không đòi hỏi nhiều thời gian hay nguồn lực như phần lớn doanh nhân giả định. Dĩ nhiên, trong những trường hợp khởi nghiệp với sự eo hẹp về kiến thức trong ngành nghề, các doanh nhân cần một thời gian dài để nghiên cứu (ít nhất là 3 tháng trên Net và thư viện, qua các buổi hội họp với tư vấn hay đồng nghiệp, các cơ quan chánh phủ hay viện đại học…).
Còn khi đã hoạt động hay đã nắm vững nhiều kiến thức trong nghề, các doanh nhân khác chỉ cần mất hơn vài tuần là đã có những dữ kiện, thông tin… chính xác để kết cấu thành những phân tích về sản phẩm, về thị trường, về công nghệ, về tài chánh…
Bản kế hoạch kinh doanh thường chia ra thành 5 phần chính: sản phẩm hay dịch vụ, thị trường và đối thủ cạnh tranh, công nghệ hay quy trình sản xuất cùng nhu cầu về cơ sở, thiết bị, ban quản lý và nhân lực. Sau cùng là phân tích sâu rộng về thực trạng tài chánh cũng như nhu cầu và dự phóng của dòng tiền.
Chúng ta có thể dò tìm trên Google về kế hoạch kinh doanh tiêu biểu cho bất cứ ngành nào, bất cứ tầm cỡ nào… để làm một khuôn mẫu. Quỹ đầu tư của tôi thì dùng phần mềm BusinessPlan Pro… rất dễ sử dụng, mua chỉ có hơn 400 đô la. Cả trăm phần mềm khác, rẻ hay đắt hơn, chào bán đầy trên Amazon.com (đây là nhà bán lẻ qua mạng thâu tiền của cá nhân tôi nhiều nhất). Còn nếu dị ứng (hay lười) với các cách thức trên, doanh nhân có thể thuê một công ty tư vấn để hoàn tất.

Ứng dụng vào thực tại
Có kế hoạch kinh doanh rồi, chúng ta mới có đủ dữ kiện khách quan để tiến hành một quy trình vô cùng quan trọng: đó là một phân tích SWOT. Viết tắt của bốn chữ, STRENGTH (điểm mạnh) WEAKNESS (điểm yếu) OPPORTUNITIES (cơ hội) THREATS (đe dọa rủi ro), SWOT cho ta một góc nhìn tổng thể về vị thế của doanh nghiệp trên thương trường. Hai yểu tố strength và weakness là nội tại; và hai yếu tố opportunities và threats là những tác động từ bên ngoài.
Khi làm SWOT một cách chân thực và minh bạch là khi ta biết nghe lời nhắn của Tôn Tử: “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”.
Bài học lớn nhất rút ra từ SWOT là chúng ta có “lợi thế cạnh tranh” gì? Làm thế nào để tối ưu hóa điểm mạnh? Làm thể nào để tăng lực và khắc phục điểm yếu? Làm thế nào để lợi dụng những cơ hội mới hay cũ? Làm thế nào để phản ứng và trung hòa các rủi ro? Khi ban quản lý của doanh nghiệp nắm vững các câu trả lời, họ sẽ có những giải pháp cho phần lớn các vấn đề mà không cần phải bỏ số tiền lớn mời chuyên gia hay tư vấn. Hơn ai hết, họ là những người biết và sống thực với các vấn đề này hàng ngày, hàng tuần… có khi cả một đời người.

Những thí dụ điển hình

Hãng Skoda của Cộng Hòa Czech sản xuất xe đạp từ 1895. Trải qua bao biến cố từ 2 thế chiến, vài cuộc khủng hoảng quốc gia và toàn cầu, bị Liên Xô hóa, Skoda vẫn âm thầm phát triển. Khi CS Đông Âu sụp đổ vào 1989, Skoda là một thương hiệu nổi tiếng và nắm vị trí số 1 ở Đông Âu. Tuy nhiên, khi đem những chiếc xe mộc mạc của XHCN mà cạnh tranh với xe Đức, xe Nhật, xe Mỹ… thì xe Skoda trở thành một trò cười.
Trực diện với khủng hoảng, Skoda thuê hãng tư vấn McKinsey làm một phân tích SWOT để định vị và tìm giải pháp. Một liên doanh thành công với Volkswagen sau đó, rồi công nghệ và thiết kế mới, cùng một ban quản trị chấp nhận cởi mở và kinh tế thị trường, đã giúp Skoda hồi phục và phát triển. Hiện nay, Skoda có 8 nhà máy khắp thế giới tại những thị trường mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, Nga… với một doanh thu hơn 13 tỷ USD.
Hãng bán thức ăn nhanh của Mỹ, KFC, ngày xưa có tên gọi là Kentucky Fried Chicken. Sau khi hãng thuốc lá RJR bán cho PepsiCo, KFC đi từ khủng hoảng này đến khủng hoảng khác, vì nhiều lý do, từ sản phẩm đến ban quản lý, từ sự thua mất thị phần đến thiếu vốn khi PepsiCo bán lại cho nhóm tư nhân nhỏ. Dựa trên SWOT, ban quản lý tái cấu trúc toàn diện: thay đổi tên hiệu, cải tiến sản phẩm và đem KFC ra biển lớn, nhất là xâm nhập thật sớm vào Trung Quốc. Ngày nay, với 37 ngàn cửa tiệm, chuỗi KFC đã vượt qua McDonald để dẫn đầu ngành fast foods trên thế giới.

Một lời nữa từ Tôn Tử
Biết mình và biết người qua kế hoạch kinh doanh và SWOT là một định vị thiết yếu để sinh tồn và thăng hoa trên thương trường. Các nhà tỷ phú thế giới như Lý Gia Thành hay Donald Trump lập đi lập lại lời của Tôn Tử về ta và địch, về lấy yếu của ta biến thành mạnh và ngược lại. Tuy nhiên, tôi lại suy ngẫm và đắc ý nhiều hơn về một câu nói khác, “Cơ hội để giúp ta tránh thất bại nằm trong tay ta; nhưng cơ hội để chiến thắng đối thủ lại nằm trong tay họ”.
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Doanh Nhân Việt Trong Thế Trận Toàn Cầu (Alan Phan)

Postby bevanng » 27 Oct 2016

Đãi cát tìm vàng

Ngày: 16/07/2013

Bài 4 trong loạt bài Khi Doanh Nghiệp Trực Diện Khủng Hoảng
Chúng ta không chỉ gia tăng vốn liếng của một quốc gia, mà phải làm sao để phần lớn số vốn này đạt năng động và hiệu quả; và qua các quỹ, các ngân hàng gia tăng giá trị của hiệu năng kỹ nghệ (It is not by augmenting the capital of the country, but by rendering a greater part of that capital active and productive than would otherwise be so, that the most judicious operations of banking can increase the industry of the country)
Adam Smith

Ôi nhớ một lần theo đám bạn đi chơi dã ngoại ở California, chúng tôi đi vào khu đãi vàng của vài chục cư dân, đang cặm cụi sàng lọc nước ở một dòng suối nhánh của sông Sacramento để tìm những mảnh kim loại lóng lánh… Nhìn họ, tôi ngẫm nghĩ đến công ty vừa bắt đầu của mình, đang vào thời điểm đi tìm vốn. Như vàng, việc tìm vốn cho một doanh nghiệp khởi động sao chắt chiu khổ sở và đòi hỏi người chủ một kiên nhẫn vô biên.
Tôi biết nhiều doanh nhân bức xúc nhất về vấn nạn này. Tiền để khởi nghiệp, tiền để giữ hoạt động của công ty êm suốt, tiền để phát triển, tiền để phòng thủ, tiền để cho các nhu cầu thiết yếu của cá nhân và gia đình, rồi tiền thuế, tiền trả nợ, tiền lương, tiền… phong bì. Áp lực của tiền gần như không ngưng nghỉ trong suốt đời làm ăn. Các vị nghiên cứu về kinh doanh trên tháp ngà hay các vị quản lý quen tiêu tiền người khác (OPM) không bao giờ có thể đồng cảm với cái khó khăn tột bực này.
Mười năm đầu trong hành trình làm ăn, có thể nói tôi bỏ ra khoảng 60% thì giờ chạy quanh và 100% thì giờ lo âu về kết quả cho việc tìm vốn. Đó là tốt hơn nhiều người khác vì trước đó tôi cũng đã làm tư vấn khách hàng cho vài ngân hàng đầu tư ở Wall Street với nhiều quan hệ làm ăn và chút kinh nghiệm. Sau cùng, tôi cũng tìm ra một phương thức khá hiệu quả để giúp tôi và các bạn bè đối tác thu ngắn và đơn giản hóa hành trình tìm vốn.
Cốt lõi của nguyên lý tìm vốn
Mọi chuyện bắt đầu bằng tư duy: hãy coi việc tìm vốn như một phi vụ kinh doanh, công ty của bạn là sản phẩm và các nhà đầu tư là khách hàng. Sau đó, chúng ta quay lại với a, b, c… của các nguyên tắc và giải pháp kinh doanh như đã học ở các trường lớp quản trị hay trên sách và mạng. Về sản phẩm, bạn cần chất lượng, sáng tạo và đặc thù. Về tiếp thị, bạn phải định vị rõ ràng phân khúc khách hàng mục tiêu, nhu cầu thực sự của họ, chiến lược tiếp cận và bán hàng của bạn, cùng các đối thủ cạnh tranh. Trên mọi khía cạnh, khách hàng phải thỏa mãn trước khi mua và sau khi mua.
Hãy nghĩ kỹ lại những gì mình vừa minh định. Sản phẩm chất lượng, sáng tạo và đặc thù có nghĩa là mô hình kinh doanh của công ty bạn có gì khác biệt và thông minh hơn những công ty cùng loại trên thương trường không? Công ty bạn có một kế hoạch kinh doanh bài bản và chuyên nghiệp? Ban quản lý của công ty bạn có chất lượng không? (kỹ năng, uy tín, kinh nghiệm trong ngành nghề?)
Khi đi gây vốn, công ty bạn đã biết rõ ai là những nhà đầu tư mục tiêu, thường hay lựa chọn những mô hình kinh doanh hay ngành nghề như công ty bạn? Số vốn bạn đang tìm kiếm có nằm trong vùng phủ sóng của quỹ hay nhà đầu tư (nhỏ quá hay lớn quá đều không thích hợp)? Mức lời dự phóng (return on investment-ROI) có hợp lý với thực tại? Khi tiếp cận, bạn có tìm được sự giới thiệu cá nhân của những người uy tín trong mạng lưới kinh doanh? Khi trình bày trong những cuộc họp, dù ít hay nhiều người tham dự, công ty bạn có những vị quản lý chuyên nghiệp với kỹ năng thuyết phục về giao tiếp?
Trên hết, sản phẩm (công ty bạn) có sức hấp dẫn tạo thú vị cho những nhà đầu tư (khách hàng)?
Nếu bạn nói YES với phần lớn những câu hỏi trên, bạn đã sẵn sàng. Nếu không, hãy đợi chờ và hoàn thiện sản phẩm hay nắm rõ khách hàng trước khi khởi động. Một ấn tượng xấu sẽ đóng cánh cửa của cơ hội lại vĩnh viễn. Thà là đợi.

Tiền nhiều hơn ý tưởng
Trước khi đi xa hơn, tôi xin bạn tin vào một sự kiện làm ngạc nhiên nhiều doanh nhân: số lượng nhà đầu tư khắp thế giới nhiều hơn là các dự án kinh doanh và sự thiếu hụt trầm trọng trên thị trường vốn không phải là tiền mà là ý tưởng. Theo báo cáo của McKinsey, dù đã giảm 40% so với thời cực thịnh của 2007, tổng tài sản các công cụ tài chánh toàn cầu vẫn đạt 225 ngàn tỷ USD vào cuối 2012. Trong vũ trụ tiền vốn, ngay cả 1 tỷ USD cũng chỉ là muối bỏ biển.
Nhưng dù tiền thì rất nhiều, nhưng nhà đầu tư nào cũng đòi hỏi hai điều kiện: một mức lời ROI tốt đi kèm với một hệ số rủi ro thấp (risk factors). Tuy nhiên, may mắn cho doanh nhân, định nghĩa của ROI và risk factors thường khác nhau giữa các nhà đầu tư. Những người bảo thủ nhất chấp nhận ROI khoảng 2% mỗi năm để mua công phiếu của chánh phủ Mỹ (risk gần như không có). Những quỹ đầu tư trung bình thường thỏa mãn với 6 đến 10% mua cổ phiếu và trái phiếu của các công ty lớn. Những người có lòng tham cao hơn thì đòi 14 đến 18% khi đầu tư vào các công ty nhỏ bé với đủ loại risk factors.
Biết đối tượng mình cần gì và bán cho họ những thứ họ cần vẫn là một sách lược kinh doanh khôn ngoan nhất.

Các kênh tìm vốn
Khi khởi nghiệp, không ít thì nhiều, các doanh nhân cũng có một khái niệm là phải đi đến đâu để tìm vốn. Trước hết là vét sạch túi tiền của vợ hay chồng, rồi đến bạn bè bà con. Sau đó là thuyết phục ông bà sui gia cho mượn sổ đỏ ra nhà băng cầm. Tệ quá thì chơi vài cái hụi, tệ hơn nữa thì quay sang các tay xã hội đen đỏ. Sau khi làm ăn một thời gian, quan hệ và kiến thức gia tăng, các doanh nhân bắt đầu lưu tâm đến việc vay mượn hay kêu gọi tiền góp vốn từ các đại gia, các quỹ đầu tư, các đối tác nước ngoài, các nhà cung cấp, các khách hàng… Nếu doanh nghiệp đủ điều kiện, việc niêm yết trên HOSE hay HNX là một giải pháp bắt buộc để phát triển. Một giải pháp tôi cho là hiệu quả hơn là việc niêm yết sàn Mỹ (đọc cuốn sách cùng tên tôi đã xuất bản).
Ở nhiều quốc gia, việc gõ cửa các cơ quan tín dụng của chánh phủ, trung ương hay địa phương, lớn hay nhỏ, rất hữu hiệu (dĩ nhiên phải biết các quan chức cần gì). Tiền của dân, dù lỡ có mất, nhưng hệ thống hành chánh cũng đủ phức tạp để tránh trách nhiệm, nên các vị quản lý tiền OPM này rất thoải mái và rộng lượng. Tôi đọc ở đâu đó là 26% tiền ODA của Nhật cho các quốc gia nghèo khó là nợ xấu.
Từ khi hội nhập với toàn cầu qua WTO, doanh nghiệp Việt cũng tiếp cận với các loại hình gây vốn mới lạ hơn như đầu tư mạo hiểm, đầu tư thiên thần, trái phiếu quốc tế, đầu tư đám đông (crowd funding), ngân hàng siêu nhỏ (micro banks) hay tín dụng xã hội từ các NGO. Thông tin và cách thức hoạt động của các loại vốn mới này đều có thể nghiên cứu và phân tích qua mạng.

Sáng tạo về nhu cầu “vốn”
Tuy nhiên, một tư duy rất quan trọng trong việc tìm vốn là “suy nghĩ ngoài cái hộp”. Tôi nghiệm là phần lớn doanh nhân thường cứng ngắc trong việc thực hiện dự án. Nếu họ sản xuất một sản phẩm gì, việc đầu tiên là họ mua đất, rồi xây xưởng và tìm các thiết bị phù hợp. Đây là một chu kỳ từ 2 đến 4 năm và lãi suất vay có thể làm kiệt quệ nhà máy trước khi khởi động. Nếu vượt qua được, họ phải lo lắng về vốn luân chuyển để sản xuất hàng tồn kho và bắt đầu tạo dựng kênh phân phối và chiến lược tiếp thị.
Tôi luôn luôn nói với họ về hãng Nike hiện nắm giữ thị phần lớn nhất trong trang phục thể thao và sở hữu một thương hiệu có giá trị không dưới 15 tỷ USD. Nike có nhiều trung tâm nghiên cứu và phát triển khắp thế giới cùng một mạng lưới phân phối khủng; nhưng Nike không làm chủ bất cứ một nhà máy nào. Sau khi thiết kế, các món hàng Nike đều được “outsourced” (gia công) cho các nhà thầu Đài Loan hay Hàn Quốc. Các nhà máy gia công này gần như là của Nike vì tất cả phải làm độc quyền cho Nike, và dưới sự kiểm phẩm cũng như thanh tra chặt chẽ về điều hành của Nike. Cho nên, dù không bỏ tiền đầu tư, Nike vẫn có gần 800 nhà máy khắp thế giới, với hơn 1 triệu nhân viên, phục vụ cho ông chủ duy nhất (Nike).
Phần lớn doanh nghiệp Việt không đủ tầm cỡ và danh tiếng để làm theo mô hình Nike. Nhưng chúng ta cũng có thể cải biến, sáng tạo theo từng phân khúc. Chúng ta có thể thuê một nhà máy hoặc một phần nhà máy thay vì tự xây dựng; chúng ta có thể outsource việc thiết kế hoặc sản xuất món hàng với nhiều nhà thầu và theo nhiều giai đoạn; chúng ta có thể mượn vốn qua các hợp đồng mua thiết bị, mua nguyên liệu hay bán sản phẩm trước của mình (các nhà đầu tư BDS rất giỏi về cách tìm vốn này, nên nhờ họ tư vấn); chúng ta cũng tiết kiệm được khá nhiều tiền mặt khi dùng cổ phiếu để trả lương cho tư vấn hay các nhân viên ban giám đốc…
Nói tóm lại, chuyện tìm vốn cho doanh nghiệp dù nằm trong tình trạng khởi nghiệp hay đã hoạt động tốt đều đơn giản và theo một quy trình rõ ràng, trong đó lợi ích của nhà đầu tư (ROI) phải được trân trọng. Các đồng nghiệp làm quỹ đầu tư vẫn bảo tôi, “họ bực nhất là những doanh nhân khi trình bày dự án chỉ nghĩ đến quyền lợi của mình và phe nhóm mình, không ai khác…”.
Mặt khác, để thông cảm cho những khó khăn các nhà đầu tư phải trực diện dù có tiền, tôi nghĩ đến câu chuyện trong một hài kịch của Seinfeld. Anh được một người bạn khuyên là phải để đồng tiền nhàn rỗi làm việc cật lực, tìm lãi cao để anh có một tài chánh vững vàng cho tương lai. Anh suy nghĩ rồi trả lời, “lỡ đồng tiền nó chán nó mệt, nó quit job rồi tôi tính sao? Chưa kể chuyện cho nó đi làm, nó nghe lời dụ dỗ của các cô gái đẹp, bỏ đi xa… bị bà già bỏ bùa lấy cắp hay bị bọn côn đồ bắt cóc? Nguy hiểm quá…”
Khi quay về Việt Nam gần đây, tôi thấy Seinfeld có lý vô cùng…
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Doanh Nhân Việt Trong Thế Trận Toàn Cầu (Alan Phan)

Postby bevanng » 27 Oct 2016

Kế hoạch kinh doanh

(Business Plan)
Ngày: 04 / 10 / 2011

Có khá nhiều câu hỏi mà các bạn trẻ, các nhà kinh doanh đã gửi về gocnhinalan.com để tham vấn TS. Alan Phan những cách thức khởi nghiệp nhằm biến ý tưởng thành hiện thực. Nhiều email đính kèm các kế hoạch kinh doanh được phác thảo sơ bộ hoặc khá cẩn thận, với những câu hỏi từ chung chung đến cụ thể xoay quanh những kế hoạch đó. Ba, trong số nhiều câu hỏi được trích dẫn dưới đây là những ví dụ.
Do không có nhiều thời gian để có thể chỉ dẫn tường tận đến từng độc giả; mặt khác, cũng nhận thấy hầu hết các câu hỏi tham vấn có nhiều nét chung và đều vướng phải một vấn đề cơ bản, đầu tiên trong tiến trình khởi nghiệp, là lập một kế hoạch kinh doanh. Gocnhinalan.com trân trọng giới thiệu những giải đáp của TS. Alan Phan về vấn đề này.

Thạch Phước Hùng (Kỹ sư ĐH Bách Khoa TP Hồ Chí Minh: Con đã trải qua một số công việc, trong đó có việc kinh doanh riêng nhưng đến nay vẫn hoàn toàn bế tắc. Con thỉnh cầu bác chỉ cho con 1 hướng đi để con có thể tự mình xây dựng sự nghiệp kinh doanh riêng. Con cần phải học gì? Cần phải làm gì? Cần phải xây dựng mối quan hệ với ai? Và, lĩnh vực nào tiềm năng để con khởi nghiệp?
Calvin Duong (cuasotinhoc): Cháu vốn xuất thân từ Kỹ thuật, nên về vấn đề Tài chính cũng như Kinh doanh không phải là thế mạnh. Cháu cũng đã lập thử business plan nhưng không biết đúng hay sai, đủ hay thiếu? Và cháu cũng không biết có nên xin đầu tư hay không? Xin ai để đầu tư? Rất nhiều câu hỏi, rất mong Bác giúp đỡ!
Minh Đức (ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh): Hiện tại con đang cùng các bạn con làm một chương trình nhằm giải quyết những vấn đề của sinh viên năm cuối của các trường Đại học có tên là “Tự tin vào đời”. Con rất mong TS chia sẻ những kinh nghiệm của mình khi triển khai một dự án, đặc biệt là ứng dụng trong thực tiễn!

TS Alan Phan: Làm thế nào để có thể triển khai một ý tưởng, một dự án kinh doanh? Làm sao để tìm được nhà tài trự vốn cho một dự án? Những câu hỏi từ chung, đến riêng như vậy, đều có thể giải quyết ngay từ ban đầu, khi bạn thiết lập một kế hoạch kinh doanh (business plan).
Ngay từ khi bắt đầu ý tưởng kinh doanh, hay đã vững chãi trên thương trường, một kế hoạch kinh doanh luôn là tập hồ sơ gối đầu giường của mọi doanh nhân. Việc tìm kiếm nhà tài trợ, nguồn huy động vốn, hay bỏ công khai thác được những khách hàng mục tiêu cho dự án tương lai của bạn, rất quan trọng, nhưng quan trọng hơn thế nữa, là bạn hãy dành thời gian và suy ngẫm nghiêm túc về ý tưởng của mình, vạch ra một kế hoạch tổng thể, chi tiết. Tại quỹ đầu tư Viasa của tôi, nếu một công ty không nộp một kế hoạch kinh doanh đầy đủ, chúng tôi coi như họ không có một ý muốn thực sự mạnh mẽ trong việc làm ăn. Đây là một đòi hỏi đầu tiên và không miễn trừ.
Một kế hoạch kinh doanh đầy đủ phải gồm những phần chính như: căn bản về công ty (mục tiêu, sản phẩm và dịch vụ), phân tích kỹ thuật (công nghệ, quy trình sản xuất, cơ sở, nhân viên, đội ngũ quản lý), phân tích thị trường (nhu cầu của khách hàng, các đối thủ cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh), và phân tích tài chính và dự toán tài chính, SWOT analysis. Đây là những tiết mục tối thiểu cần có cho kế hoạch kinh doanh. Một kế hoạch càng nhiều chi tiết càng nói lên sự am hiểu thị trường và điểm mạnh - yếu của công ty mình.
Trong kế hoạch kinh doanh, người quản trị cũng nên có những kế hoạch và chiến thuật để đối phó với những tình huống bất ngờ. Một kế hoạch kinh doanh đầy đủ cũng giúp cho các nhà quản trị cũng như các nhà đầu tư định giá về rủi ro một cách chính xác.
Với những bạn trẻ mới bắt đầu khởi nghiệp và chưa từng thiết lập một kế hoạch cụ thể, các bạn có thể trao đổi với người trợ lý của tôi qua gocnhinalan.com, qua email, hoặc xem thêm cuốn sách mà tôi đã xuất bản cách đây chừng 2 năm, cuốn “Niêm yết sàn Mỹ”, (NXB Phụ Nữ / 2009-2010). Trang 133 của cuốn sách, phụ lục C có giới thiệu “Bản mẫu của một kế hoạch kinh doanh” khá chi tiết, rõ ràng.
Quý bạn cũng có thể lên Google, đánh vào chữ Business Plan, bạn sẽ có rất nhiều chỉ dẫn về cách làm kế hoạch thật bài bản. Văn phòng tôi, nhân viên có software gọi là Business Plan Pro rất dễ theo.
Và xin nhắc lại một điều mà các bạn cần nhớ: Chỉ khi nào bạn thật sự ngồi xuống, dành thời gian suy ngẫm ý tưởng của mình, xây dựng một kế hoạch thật sự cụ thể thay vì phác thảo ý tưởng trong vài ba trang giấy, thì khi đó bạn mới có cơ hội khởi nghiệp kinh doanh mà không phải quá lo lắng về các vấn đề tài trợ, quản trị hay xử lý phát sinh.
Chúc các bạn thành công!
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Re: Doanh Nhân Việt Trong Thế Trận Toàn Cầu (Alan Phan)

Postby bevanng » 27 Oct 2016

Năm nguyên lý cho một nền kinh tế thực

Ngày: 03 /05 / 2012
Các “người dân thường” cũng có đầy những khôn ngoan hiểu biết không kém gì các đại trí giả trong tháp ngà. Họ lại có thêm cái dũng khí là dám làm dám thua, nên ít hoang tưởng về những giả thuyết chỉ đẹp trên giấy tờ. Do đó, các bạn trẻ đừng để các giáo sư khoa bảng hù dọa vối những giả thuyết mù mờ; cũng như đừng để các chánh trị gia phù phép với những hoang tưởng bịa đặt. Sự thật rất đơn giản.
Vài chục năm trước tôi mất khá nhiều thì giờ nghiền ngẫm những bài nghiên cứu phân tích rất công phu của các tiền bối trong giới hàn lâm về kinh tế. Dĩ nhiên, mỗi người một kiểu, mỗi vị một góc nhìn, tên tuổi càng cao thì bài viết càng khô khan, phức tạp. Ai cũng cố gắng thể hiện đẳng cấp, trong một sân chơi đầy thiên tài và những luật lệ khắt khe.
Sau khi sống sót trong môi trường đó một cách chật vật, tôi từ giã học đường, ra ngoài kinh doanh và nhận thấy các “người dân thường” cũng có đầy những khôn ngoan hiểu biết không kém gì các đại trí giả trong tháp ngà. Họ lại có thêm cái dũng khí là dám làm dám thua, nên ít hoang tưởng về những giả thuyết chỉ đẹp trên giấy tờ. 
Họ không có những ngôn từ hoa mỹ khó hiểu để “làm dáng trí thức”, do đó, cái mộc mạc của tư duy họ thấm đậm vào tri thức dễ dàng hơn, sống động hơn. Thêm vào đó, những khôn ngoan này đã được truyền lại từ cha ông và được minh chứng qua bao thời đại lịch sử. Tôi gọi chúng là các nguyên lý bất diệt của một nền kinh tế thực.

Dân có giàu, nước mới mạnh
Gần đây, trong cuốn sách “Why nations fail?” hai tác giả Acemoglu và Robinson đưa ra giả thuyết là khi cơ chế của cấu trúc kinh tế dồn quyền lực vào tay một thiểu số nhóm người hay nhóm lợi ích thay vì phân tán ra cho đại đa số người dân, thì cái sân chơi không bình đẳng này sẽ không giải phóng hay bảo vệ tiềm năng của mỗi công dân trong việc sáng tạo, đầu tư và phát triển.
Nói nôm na là nếu tiền và quyền cứ tập trung vào tay các đại ca thì dân vẫn nghèo vẫn ngu và kinh tế sẽ không phát triển được. Kinh tế lụn bại thì quốc gia sẽ yếu kém, dễ bị bắt nạt. Quốc gia yếu kém nghèo khổ thì khó mà tự hào dân tộc để tạo sức bật cho đột phá, đặc thù. Muốn yêu nước hay cứu nước, hãy làm đủ cách để dân giàu lên.

Phải có hủy diệt mới có sáng tạo
Hai ông Acemoglu và Robinson cũng nói thêm là phát triển kinh tế bền vững cần sự sáng tạo và sáng tạo phải đi kèm với hủy diệt. Hủy diệt cái cũ đã hư thối mục nát để thay chúng bằng cái mới năng động hiện đại. Trong thiên nhiên, cây già phải chết đi thì mới có chỗ cho những mầm xanh nẩy lộc; hoa trái mới sung mãn tươi tốt.
Tóm lại, nhà nước không chấp nhận hủy diệt thì sẽ mở hầu bao dài dài để “cứu” các nhóm lợi ích và tạo nên những doanh nghiệp zombie (xác chết biết đi) khắp nơi. Zombies không thể sáng tạo hay cạnh tranh trên sân chơi tự do. Kinh tế sẽ phải khép kín và kinh nghiệm qua lịch sử gần đây đã cho thấy những hệ quả gì khi bế quan tỏa cảng.

Giá thị trường luôn luôn chiến thắng
Một kinh tế gia khác, cô Alice Amsden, nghiên cứu về hiện tượng “định giá sai” (getting the wrong price) của các nền kinh tế gặp khủng hoảng như Hàn Quốc, Nhật vào các thập niên trước. Cô nhận xét là các chánh phủ này thường hổ trợ và ban phát ân huệ cho các lãnh vực ngành nghề mà họ nghĩ là cần thiết. Điều này làm giá cả méo mó như giá bất động sản, giá điện nước xăng dầu, tỷ giá để cạnh tranh xuất khẩu… Ngân hàng thì đổ tiền dân theo chánh sách chánh phủ thay vì nhu cầu thị trường. Vì sự lệch lạc này, dòng tiền công và tư đổ vào những nơi mà giá tài sản có lợi nhất cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, giá không thể cứ “sai” hoài, và khi giá quay về với định luật cung cầu của thị trường, các đầu tư sai lầm này sẽ gây nợ xấu cho ngân hàng, phá vỡ bong bóng tài sản và tạo những lỗ lã cho các doanh nghiệp, lớn và nhỏ.
Trên thế giới, vì mỵ dân và cũng vì quyền lợi của phe ta, các chánh phủ thường áp dụng chánh sách kiểm soát giá cả, kể cả tỷ giá và lãi suất. Điều này tạo hiệu quả một thời gian, nhưng giá sẽ luôn luôn điều chỉnh lại theo thị trường thế giới vì không một nền kinh tế nào có thể tồn tại lâu dài trong cô lập.

Giấy tờ hay lời nói không thể sản xuất được giá trị
Có thể có một giáo sư đại học nào đã nghiên cứu về hiện tượng này. Nhưng tôi hơi lười google, nên nghe theo lời bình luận của ông thợ hớt tóc già của tôi trong xóm Malibu (California) vậy. Tích tụ 40 năm kinh nghiệm qua những chuyến du lịch khắp 26 nước (các tấm ảnh treo đầy trên tường của tiệm), ông nhận xét rằng xứ nào càng trưng nhiều khẩu hiệu, biểu ngữ… của chánh phủ đầy đường phố thì xứ đó càng nghèo.
Các quan chức rất ngây thơ khi nghĩ rằng khi đặt ra một vài câu nói khéo léo để thúc đẩy sản xuất hay làm sạch hè phố hay không lừa bịp du khách là dân sẽ răm rắp thi hành. Chỉ một vài biện pháp hành chánh là nền kinh tể quay đầu tự tái cấu trúc và thế giới sẽ yên đẹp như mộng ước. Đôi khi, tôi yêu cái ngây thơ hoang tưởng này như nhìn một đứa bé vừa lớn, tập tễnh học đi theo quán tính rồi ngã khóc, bắt đền cha mẹ.
Ở một mặt khác, chánh phủ nào cũng có những luật chơi và chánh sách chế tài để ngăn chận người dân đầu cơ tích trữ hay thao túng thị trường. Chẳng hạn, sở chứng khoán nào cũng phạt nặng các lạm dụng như thông tin nội gián, thổi phồng hay bóp méo sự việc có lợi cho cổ phiếu phe mình. Trong khi đó, chánh phủ không ngần ngại đầu cơ tích trữ hay dùng bộ máy tuyên truyền của mình để lái giá cả theo chiều hướng quy định trong cái gọi là “quốc sách” như chỉ số lạm phát hay tăng trưởng GDP. Các chánh phủ hết sức nhậy cảm khi giá bất động sản hay chứng khoán giảm sâu, vì đây là nguồn thu thuế; và ở Trung Quốc, là nguồn thu nhập chính của quan chức. Nếu cần, chánh phủ sẽ làm y như các đội lái tàu mà theo luật, đây là phạm tội.

Cha chung không ai khóc
Một tay lừa đảo khá nổi danh vào thập niên 1960’s của Mỹ tên Bernie Cornfield. Anh ta lập một công ty gọi là OPM International. Sau khi vào tù, anh tiết lộ OPM là chữ tắt của Other People's Money (tiền người khác). Hiện tượng xài hay đầu tư tiền người khác thoải mái vẫn rất thông dụng trong các ngân hàng, các quỹ đầu tư, các doanh nghiệp nhà nước, ngay cả các công ty đa quốc. Quốc hội Mỹ có lần làm tôi bật cười khi ngài Thượng Nghị Sĩ ngây thơ hỏi một anh nhân viên kinh doanh mới 27 tuổi sao anh chấp nhận quá nhiều rủi ro khi đánh cược cả tỷ đô la về các chứng chỉ bảo lãnh nợ (CDO) của bất động sản? Anh ta trả lời, “Khi tôi thắng, tôi sẽ được nhiều tiền thưởng. Nếu tôi thua, thì đây là OPM.”
Tôi có thuê một ông CEO cách đây 15 năm. Kỹ năng làm tôi thán phục nhất là ông chuyên ăn nhậu đãi khách ở những nhà hàng nổi tiếng và đắt nhất tại bất kỳ thành phố nào, Tokyo, New York, Hong Kong hay London. Chi phí tiếp khách của ông nhiều gấp 3 lần lương lậu ông ta. Trong những lúc mà ông phải ăn nhậu bằng tiền của cá nhân thì ông chỉ chọn McDonald.
Các mạng truyền thông đã tốn bao nhiêu thì giờ giấy mực cho những phân tích tại sao các doanh nghiệp nhà nước làm ăn không hiệu quả hay ngân sách luôn luôn bội chi. Bà osin nhà tôi cũng biết rất rõ câu trả lời. “OPM muôn năm”.
Nói tóm lại, tôi cho rằng chỉ học thuộc lòng 5 nguyên lý trên là kiến thức căn bản của một sinh viên đại học về vận hành kinh tế của một quốc gia hay một doanh nghiệp hay một cá nhân đủ để giải thích mọi hiện tượng dù nghịch lý và khó hiểu đến đâu. Các bạn trẻ đừng để các giáo sư khoa bảng hù dọa vối những giả thuyết mù mờ; cũng như đừng để các chánh trị gia phù phép với những hoang tưởng bịa đặt. Sự thật rất đơn giản.
Bài đã được Vietnamnet/Tuan Viet Nam xuất bản ngày 2 tháng 5 năm 2012
bevanng
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $39,322
Posts: 14094
Joined: 22 Mar 2009
 
 

Next

Return to Truyện Ðọc



Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 43 guests