Nỗi Đau Của Đom Đóm (Nguyên Tác : Huyệt Tối) - Quỷ Cổ Nữ

Truyện tình mùi mẫn, truyện ma kinh rợn hay các thể loại khác. Xin mời vào.

Moderators: Mười Đậu, SongNam, A Mít

Re: Nổi Đau Của Đom Đóm (Nguyên Tác : Huyệt Tối) - Quỷ Cổ Nữ

Postby tuvi » 24 Jun 2019

Chương 15

Bà Ân Lan tan tầm trở về nhà, trông thấy Quan Kiện đang loanh quanh trước cửa, bà không biết nên thế nào đây.
Bà trào nước mắt.
Ngày trước hễ cậu ta xuất hiện trước mặt bà, thì luôn có cô gái xinh đẹp đứng bên cạnh cậu. Đó là đứa con gái đã gắn bó với bà hai chục năm và đem lại cho bà bao niềm dịu ngọt. Bà còn nhớ rất rõ những tháng mang bầu, mỗi khi con bé cựa quậy trong bụng đều khiến bà tim đập rộn ràng, và đã bao lần bố nó - ông Hoàng Quán Hùng - cũng áp tai vào bụng cảm nhận con bé Thi Di đang đạp.
Nhưng vào một đêm cách đây năm năm, ông Hùng bỗng ra đi. Và còn đeo cái tiếng chẳng vẻ vang gì.
Thi Di vừa trưởng thành, đang tuổi xuân phơi phới cũng bất chợt ra đi.
Những ngày này bà đã nhiều lần tự hỏi, liệu trên đời này có ai phải chịu nỗi đau ghê gớm hơn mình không?
- Thưa bác, sau ngày vĩnh biệt Thi Di, lẽ ra cháu nên đến sớm thăm bác... - Quan Kiện gặp bà lần gần đây nhất là hôm đám tang Thi Di
- Cháu khỏi cần giải thích nữa, bác biết lâu nay cháu cũng khổ tâm. Nào, lên gác ngồi chơi. Bà Ân Lan nhìn Quan Kiện một lượt.
Vẫn là một thư sinh điển trai nhưng mái tóc thì dài chưa cắt, sắc mặt hơi xanh xao, mắt hơi có quầng thâm, hình như kém ngủ.
Liệu cậu ta có thể là một kẻ điên dại sát nhân?
Không nhận ra điều ấy.
Đầu óc bà nghĩ rất lung, tay cầm chùm chìa khoá đắn đo hồi lâu mới mở cửa nhà
Những ngày gần đây bà thấy sợ mỗi khi trở về nhà vì nơi này có quá nhiều hồi ức và có quá nhiều thứ gợi lại bao tình cảm.
Quan Kiện hơi do dự, rồi bước theo bà Ân Lan vào căn hộ mà anh đã từng đến đấy rất nhiều lần
- Anh đến đây, chắc không phải chỉ vì đến thăm tôi chứ? - Bà Ân Lan cho thêm nước lạnh vào cái phích đun, để chuẩn bị pha nước uống cho Quan Kiện
Kiện nhìn thấy tay bà hơi run run.
- Dạ... cháu định....
Bà Lan bỗng ngồi thụp xuống khóc rưng rức.
Bà không chịu đựng nổi nữa. Quan Kiện đến, khiến bà bị sốc quá lớn.
Bà đã khóc biết bao nhiêu lần, nhưng hôm nay là lần đầu có người nghe bà khóc.
- Anh nói xem, tại sao lúc Thi Di đi, anh lại không ở bên nó? Thi Di đáng thương của mẹ, nó đâu có trêu ghẹo gì ai? Liệu có phải tại tôi, tôi là hung tinh đã bắt chồng và con phải ra đi mãi mãi không... - Bà vừa khóc vừa kể lể. Bà đang rất cần được an ủi
Quan Kiện rất hoang mang lúng túng, đỡ bà lên. Anh cũng nước mắt tuôn trào, nghẹn ngào nói: "Xin lỗi bác, cháu rất hối hận vì hôm đó đã không ở bên Thi Di. Nếu cháu ở bên có lẽ đã không xảy ra chuyện.... Cháu xin lỗi... Mong bác đừng tự trách mình mãi thế này. Trên đời làm gì có hung tinh"
- Sao anh lại đến đây? Lẽ nào anh không biết rằng trông thấy anh tôi lại nhớ ngay đến nó? Tôi nghĩ đến hàng nghìn chữ "nếu", nếu anh và nó luôn luôn như hình với bóng, nếu nó vẫn chưa đi, nếu cha nó vẫn còn, nếu có thể quay lại năm năm về trước....
- Bác cứ mắng cháu... mắng cho cháu thật đau đớn. Cháu hầu như ngày nào cũng oán trách mình....Cháu oán trách số phận, cháu oán trách cả thượng đế nắm vận mệnh con người; nhưng sau khóc than căm tức, cháu nghĩ rằng điều mà cháu cần làm để an ủi Thi Di là phải tìm cho ra hung thủ. Bác trai và Thi Di bị hại một cách không rõ ràng, hai vụ này chắc phải có liên quan... - Quan Kiện nói ra giả thiết của mình một cách rất khó khăn.
Bà Ân Lan lại khóc một hồi, rồi bình tĩnh trở lại, chìm trong suy nghĩ miên man.
Chẳng rõ sau đó bao lâu, bà chợt nói: "Bác cho rằng có một số chuyện Thi Di còn chưa nói với cháu".
Kiện gật đầu: "Vâng, cháu biết. Thi Di chưa bao giờ kể với cháu về cái chết của bác trai. Gần đây cháu mới nghe người ta nói, bác trai qua đời có liên quan đến một vụ án lớn cách đây năm năm. Bác trai cũng như cháu hiện giờ - đều bị cảnh sát tình nghi".
Quan Kiện đỡ bà Ân Lan ngồi xuống đivăng, mắt bà nhắm nghiền, hình như bà đang trở lại những ngày đau đớn xé ruột xé gan ấy.
- Thi Di và bác đều không tin rằng ông Quán Hùng làm bảo vệ mà tham dự cái chuyện trộm cắp... Bác nhớ lại, Thi Di từng nói rằng sẽ có ngày nó làm rõ sự thật để minh oan cho cha.
Kiện sửng sốt. Có lẽ điều "bí mật" của Thi Di chính là điều tra sự thật về nguyên nhân cái chết của cha
Có lẽ cái chết thê thảm của nàng có liên quan đến việc điều tra này. Hoặc có thể nói là, nàng đã tiếp cận sự thật
Nếu đúng là như thế, thì hung thủ sát hại nàng chính là hung thủ đã cướp các tác phẩm gốm sứ mỹ nghệ.
Hung thủ vẫn đang ở quanh chúng ta.
Thi Thi! Nếu em đang điều tra vụ cứơp của giết người ấy, sao em không cho anh biết?
Nhưng tại sao Chử Văn Quang lại bị cuốn vào đó?
Thấy Kiện ngồi ngây ra không nói một lời, bà Ân Lan cảm thấy áy náy vì thái độ không đúng mực của mình vừa rồi, bèn khe khẽ gọi anh: "Cháu Kiện.... cháu làm sao thế?"
Kiện tỉnh táo trở lại, anh nói: "Liệu bác có thể cho cháu xem một vài thứ Thi Di còn để lại, ví dụ nhật ký chẳng hạn...."
- Tất nhiên là được. Nhưng xưa nay nó không có thói quen ghi nhật ký. Mọi thứ sổ sách của nó, bác đã giao cả cho công an, họ cũng đang lần tìm các manh mối. Mấy hôm trước có một anh công an trẻ đến đây bưng cả máy tính của Thi Di đi.
Kiện đứng lên, đi đến cửa phòng của Thi Di, anh hít một hơi thật sâu, rồi từ từ bước vào.
Hình ảnh Thi Di nằm trong vũng máu thoáng hiện lên trong óc, anh nhắm mắt lại như một bản năng.
Đã lâu không vào gian phòng này, nhưng dù nhắm mắt anh cũng biết có một cái bàn viết, một giá sách, một cái tủ không lớn. Trên tường có vài bức vẽ phác hoạ và tranh vui do Thi Di vẽ, ngoài ra không có quá nhiều bài trí sặc sỡ gì. Thi Di là cô gái có óc thẩm mỹ và cũng cần kiệm nữa.
Lúc này nàng đang lặng lẽ ngồi trước bàn, mái tóc dài đổ xuống như thác nước.
Xung quanh, tất cả vẫn hài hoà tĩnh mịch...
Nàng đang đọc thứ gì mà chăm chú thế kia?
Anh bước đến, trên bàn sạch bóng, không nhìn thấy gì hết.
Anh đứng lặng ở đó rất lâu. Ngoài kia trời đã hơi sầm lại, trong nhà chưa bật đèn. Lúc này anh nhận ra có 2 đốm sáng nhàn nhạt.
Hai bên tóc mai của Thi Di có 2 con đom đóm đang đậu, lập loè.
Anh thò tay định bắt một con thì cả hai con bỗng biến mất. Nhưng anh đã khiến Thi Di nhận biết.
Nàng bỗng quay đầu lại. "Ôi...", Kiện kêu lên một tiếng kinh hãi rồi tắc nghẹn.
Toàn bộ khuôn mặt nàng đã không còn gì nữa.
Chỉ toàn máu tươi đang trào ra.
"Cháu Kiện sao thế?". Tiếng bà Ân Lan vang lên ở phía sau. "Tối om thế này sao vẫn chưa bật đèn lên?"
Đèn đã được bật sáng.
Kiện dụi mắt, quay người lại: "Cháu muốn hỏi bác, mọi ngày Thi Di thường cất các đồ trang sức ở đâu?"
Bà Ân Lan chỉ vào chiếc tủ áo ở góc phòng: "Nó cũng chẳng có mấy thứ... Tất cả đều ở cái ngăn kéo trên cùng trong tủ kia
Kiện lôi cái ngăn kéo xuống, lật giở một hồi, nhấc ra một chiếc hộp nhỏ.
Trong hộp có một đôi hoa tai
Một đôi hoa tai kiểu chữ T có gắn hình một đôi đom đóm. Tắt đèn, hai con đom đóm ấy lấp loáng ánh lân tinh nhàn nhạt.
Quan Kiện lờ mờ nhớ ra rằng Thi Di đã có lần nói cô mua được ở một cửa hiệu nhỏ trên đường Mạn Viên tại Giang Kinh một đôi hoa tai có thể phát sáng trong bóng tối. Anh vốn chẳng bao giờ quan tâm đến đồ trang sức của các cô gái, nên câu nói ấy chỉ như gió thoảng ngoài tai. Nay mới biết, đôi hoa tai có thể phát sáng lại có hình đom đóm.
Con đom đóm tất nhiên chẳng có tội lỗi gì, nhưng tại sao nó lại xuất hiện ở nơi Thi Di và Chử Văn Quang bị hại, tại sao lại xuất hiện trong những cơn ác mộng của anh?
Chẳng lẽ cũng chỉ là ngẫu nhiên? Tại sao Thi Di bỗng nhiên thích "đom đóm"?
Anh cầm đôi hoa tai lên, nhận ra bên dưới hộp có mảnh bìa rất nhỏ ghi dấu hiệu của nhà sản xuất. Thi Di thật là tỉ mỉ, ngay mảnh bìa này mà cũng giữ lại. Trên đó có mấy chữ số, chắc là ký hiệu sản phẩm.
Anh lại nhìn khắp gian phòng, ánh mắt dừng lại ở giá sách. Trên đó có một bức tranh biếm hoạ Thi Di do anh vẽ, lồng trong khung kính màu đỏ sẫm. Thi Di trong bức vẽ đang đằm thắm nhìn anh. Nàng đã đi rất xa rồi. Sống mũi anh cay cay. Anh ra khỏi gian phòng.
- Bác ơi, bác có thể cho cháu đôi hoa tai này làm kỷ niệm không?
User avatar
tuvi
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $57,156
Posts: 95738
Joined: 29 Apr 2006
Location: FRANCE
 
 

Re: Nổi Đau Của Đom Đóm (Nguyên Tác : Huyệt Tối) - Quỷ Cổ Nữ

Postby tuvi » 24 Jun 2019

Chương 16

Uống xong tách trà xanh do cô Chiba Ichinose pha, ông Yama°°°°a Yuuzi ra đứng bên cửa sổ nhìn thành phố Giang Kinh đang ngủ say. Ông đứng mãi hồi lâu, tâm tư ông bề bộn trải từ Tokyo, Nara, cho đến Giang Kinh này
Ông thật sự cho là như thế
Không rõ các đồng nghiệp giới học thuật của mình sẽ cười mình kỳ cục đến đâu?
Ông biết, nếu ông không sớm vạch chương trình, thì dù có lý luận của ông Inamoto Hiromitsu và có cả cô Chiba Ichinose ủng hộ, thì chuyến đi Giang Kinh lần này cũng sẽ là công cốc. Bản thân ông tốt nghiệp đại học Havard, hai chục năm trước đã trở thành một chuyên gia nổi bật của ngành sinh vật học thần kinh Nhật Bản, ngày nay ông có thành tựu cả về y học lẫn học thuật, sự nghiệp của ông đang rạng rỡ. Người cha bị sát hại ở Giang Kinh, cảnh sát phá án đã đành phải bó tay, ông đã hạ quyết tâm sẽ có ngày thân chinh điều tra rõ hung thủ.
Hai vụ án sinh viên Hoàng Thi Di và Chử Văn Quang bị giết hại đã cho ông một cơ hội tốt.
Một sự chuyển biến quan trọng.
Một loạt các thí nghiệm đối với Quan Kiện dường như đã trở thành chuyện kỳ lạ lan truyền trong giới sinh vật học và giới y học. Trước khi cô Chiba Ichinose đến nói chuyện với ông, ông đã liên lạc với giáo sư Nhiệm rất nhiều lần. Việc cô Chiba đến gặp khiến ông càng tin chắc ở giả thiết của mình. Lần này "lợi dụng" cơ hội Quan Kiện đang bị tình nghi, ông hy vọng sẽ - như lý luận của nhà khoa học Inamoto Hiromitsu - kích thích được tiềm năng của Quan Kiện, khiến anh ta đối thoại với linh hồn.
Tức là hoạt động "gọi hồn" có căn cứ khoa học hẳn hoi.
Nghe thật nực cười hết chỗ nói
Chả trách lớp trẻ cấp tiến - ví dụ tiến sĩ Toyokawa Takesi, vốn tự cho là thần đồng của giới y học - không ngớt cười nhạo cái giả thiết này. Ông vẫn nghi ngờ Toyokawa Takesi xung phong sang đây chủ yếu là để xem "trò cười" (hoặc chủ yếu là để tán tỉnh cô Yasuzaki Satiko)
Muốn được người ta hiểu cho, thực là khó. Huống chi, có những chuyện ông chỉ có thể nói với mình không muốn kể với ai. Đến Giang Kinh, ông không chỉ nhằm làm rõ nghi án về người cha, mà ông còn muốn nhận thức lại về người cha - con người mà hồi ông trẻ tuổi bồng bột chẳng khâm phục nhưng sau khi đã trưởng thành thì ông dần dần rất kính trọng.
Ông còn nhớ rất rõ, khi xảy ra thảm kịch với cha ông năm năm trước, ông đến Giang Kinh để lo việc hậu sự, khi sắp sửa chuyển cỗ quan tài có thi thể cha lên máy bay để đưa về Tokyo thì ông bỗng nhận được điện thoại của người luật sư của cha mình. Di chúc của cha dặn rằng phải an táng ông tại khu Phong Tiết Viên trong nghĩa trang Vạn Quốc của thành phố Giang Kinh.
Điều khiến ông ngạc nhiên hơn nữa là, ông cụ đã tự đặt mua sinh phần từ trước, huyệt mộ số 034915.
Hình như ông đã "nhìn thấy trước" cái chết và cả nơi mình chết.
Ông bắt đầu ghép các sự việc lại với nhau: cha ông thích văn hoá và nghệ thuật của Trung Quốc, điều này cũng lan sang cả ông. Ông cụ nói tiếng Trung Quốc rất chuẩn, và cũng ép ông phải học tiếng Trung Quốc. Ông còn nhớ thoạt đầu ông phản cảm, sau khi đã trưởng thành thì ông lại biết ơn người cha, vì tất cả đã rất hữu ích đối với ông trong trao đổi học thuật và cảm thụ văn hoá.
Nhưng, tập hợp những điểm này lại thì chỉ càng thêm khó hiểu về con người ông cụ.
Tại sao ông cụ lại làm như thế?
Biết đâu câu trả lời của vấn đề này có thể cho thấy sự thật về cái chết của ông cụ.
Nhưng có lẽ chỉ có cha ông ở dưới suối vàng mới biết câu trả lời này
Chỉ Quan Kiện mới có thể đối thoại được với cha ông
User avatar
tuvi
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $57,156
Posts: 95738
Joined: 29 Apr 2006
Location: FRANCE
 
 

Re: Nổi Đau Của Đom Đóm (Nguyên Tác : Huyệt Tối) - Quỷ Cổ Nữ

Postby tuvi » 24 Jun 2019

Chương 17

Sắp đến nửa đêm, các thành viên của tổ nghiên cứu đều đã tập hợp ở tầng trệt của Trung tâm nghiên cứu. Nghĩ rằng lát nữa mình phải đi xuống hành lang ngầm dài và tối thông với Viện mỹ thuật, tim Quan Kiện bỗng đập nhanh. Hình như anh thấy cơn đau lại thoang thoáng kéo đến
Có lẽ lần trước, khi bước vào hành lang này rồi bị đau chỉ là ngẫu nhiên?
Chỉ lát nữa sẽ biết là ngẫu nhiên hay có quy luật gì đó
Toyokawa Takesi đẩy cái xe chở thiết bị, cùng cô Yasuzaki Satiko sánh vai đi vào. Quan Kiện đi phía sau bỗng nói với giáo sư Nhiệm: "Nếu lát nữa em bị lên cơn đau, thì mọi người mau chóng đưa em lên Viện mỹ thuật, chứ đừng lùi ra. Em muốn thử xem cơn đau sẽ làm gì em...". Có lẽ đau cũng là một thử thách, nếu mình không chịu đựng nổi thì tức là bỏ lỡ cơ hội. Hoặc, nói như bác sĩ Du Thư Lượng: cơn đau kéo đến, cũng có ý nghĩa như là sự tồn tại của mình vậy.
Ông Nhiệm sửng sốt: "Cậu không nói đùa đấy chứ?"
Kiện lắc đầu: "Không ạ. Em biết rõ mà"
- Được. Tôi hiểu tâm tư của cậu... cậu không muốn Thi Di phải chờ đợi quá lâu, đúng không?
Giáo sư Nhiệm vốn ít nói, chỉ có ông mới là người thực sự hiểu mình.
Kiện rất cảm động, gật đầu: "Thầy Nhiệm biết em từ nhỏ, vẫn khác thật!"
- Tôi lấy làm thẹn... Làm thí nghiệm về cậu, chứng kiến cậu trưởng thành, nhiều lúc tôi thấy rất thương cậu.
Cô Satiko bỗng từ trong cái cửa nhỏ quay ra: "Các vị đừng lo, tôi sẽ cùng anh Toyokawa Takesi đi kèm anh Kiện, nếu thấy bất ổn chúng tôi sẽ đỡ anh ấy và sẽ khiêng lên Viện mỹ thuật".
Như khiêng một cái xác.
° ° °

Sau cánh cửa nhỏ là bậc thang đi xuống, dưới cùng lại có một cửa, cửa đã được Kikuchi Yuji mở ra. Đây là phòng côngtơ điện của Trung tâm nghiên cứu
Quan Kiện đã cảm thấy cơn đau tràn đến rất rõ
Ba chiếc đèn pin cực mạnh đã xua tan bóng tối trong hành lang, nhưng không xua đi nổi cơn đau kịch liệt đang dâng lên như thuỷ triều.
Cơn đau tương tự như lúc Thi Di và Văn Quang bị hại, anh còn nhớ rất rõ, cơn đau lúc này thực sự khiến anh không sao chịu đựng nổi nữa, nhưng anh vẫn vững vàng bước đi. Anh không muốn mình bị đánh gục.
Ông Yama đi khoảng ba chục mét, là cửa thứ nhất.
- Lạ nhỉ, sao cái cửa sắt này lại không có khóa? - Cô Satiko khẽ hỏi - Nếu không có cánh đóng mở được, thì nó đâu gọi là cửa? Nó là tấm sắt dày cộp thì có.
Quan Kiện vẫn chưa tin mình có thể chịu đựng cơn đau để đi xa như vậy, đi đến cái cửa này anh đã thấy người rã rời, đầu óc cũng dần mơ hồ, tai chỉ nghe thấy Kikuchi Yuji nói tiếng Nhật.
Satiko đỡ Quan Kiện, thấy anh đang run rẩy và thở rất nặng nhọc. Cô khẽ nói với anh “Anh Kikuchi Yuji đang mở cửa, anh ấy nói cửa thứ nhất rất khó mở. Cửa này làm bằng thép tốt, có thể chịu nổi xung lực cực mạnh”.
Quan Kiện đang rất đau nhưng anh cũng hiểu rằng Satiko đang trò chuyện để giúp anh phân tán ý nghĩ và cảm thấy bớt đau.
Giáo sư Nhiệm nói: “Đây là phòng công tơ điện của Trung tâm nghiên cứu, là nơi có đầy đủ các thứ đồng hồ đo, cầu dao, các đường ống và dây dẫn. Đầu kia của Viện mỹ thuật cũng thế. Nếu nói Trung tâm nghiên cứu và Viện mỹ thuật đến khi chết già không chơi với nhau thì cũng không ngoa tí nào vì công tác của hai đơn vị khác nhau một trời một vực. Cổng chính thì chỉ cách nhau vài chục mét nên rất hiếm có người đi sang bên kia theo lối đường tắt này. Mấy năm trước Viện mỹ thuật đã cho xây tường ở hành lang này vì lý do an toàn, nên không còn ai qua lại đây nữa. Cách mở cái cửa sắt này tất nhiên cũng chìm vào quên lãng”.
Quan Kiện đã thấy bớt đau, thậm chí cơn đau đang tiêu tan.
Cô Satiko nói: “Anh Kikuchi Yuji đã xem xét rất lâu, nhận ra rằng các ngân hàng châu Âu thế kỷ trước đã từng dùng cửa này cho kho vàng của họ, thiết kế theo phương thức vật lý thông thường, nhưng dù biết thế thì cũng không tìm ra cách để mở”.
Phía sau nó là một cửa nan thép, đó mới là cửa thật sự. Đó là thiết bị khử từ trường? Cửa này bằng nam châm hay sao? - Dưới ánh đèn pin, Quan Kiện nhìn mãi cái thiết bị đang áp trên cánh cửa sắt.
Cô Satiko nói: “Anh là người rất hay động não!”
Kikichi Yuji lại lục tìm trong cái túi công cụ, lấy ra một chùm chìa khóa đủ loại. Lát sau đã mở được cửa nan thép.
Họ đi khoảng ba chục mét nữa thì lại gặp một cửa sắt. Trên cửa có một then sắt, treo một chiếc khóa to bằng nắm tay, có vẻ đã lâu năm.
Kikuchi Yuji loay hoay một hồi, và lại mở được cửa.
Đi lên một quãng thì đến một bức tường.
Quan Kiện vẫn nhớ hôm qua vào đây lần đầu, trong lúc bị đau, anh đã nhìn thấy bức tường. Chẳng lẽ đang nửa đêm cũng định phá tường?
Giáo sư Nhiệm nói: “Bức tường đã bị dỡ rồi!”.
Đúng thế: Kikuchi Yuji và Toyakawa Takesi bước lên, lần lượt “rút” từng viên gạch xuống, một cái “cửa” trống hoác cao độ 2 mét, rộng nửa mét hiện ra. Chắc là hôm qua tổ thí nghiệm đã khoét được tường rồi xếp gạch mới vào, khi cần chỉ việc dỡ gạch ra.
Lúc này Quan Kiện đã bớt đau, nhưng bất chợt lại thấy đau dữ dội. Rõ ràng là các cơn đau không có quy luật rõ rệt, hai chân anh bủn rủn, người đổ ập về phía trước. Cô Satiko và giáo sư Nhiệm đỡ anh đứng dậy. Anh đang định chế nhạo mình một câu thì anh bỗng ngớ ra, quên cả đau đớn.
Vì khi cô Satiko cúi xuống đỡ anh, mái tóc cô rủ xuống trán, cô bèn đưa tay vuốt ra sau, một đốm sáng quen thuộc lóe lên trong mái tóc ấy.
Con đom đóm!
Quan Kiện bất giác áp sát, đưa hai tay vén mớ tóc bên má Satiko.
- Này, anh không được… - Satiko giận dữ.
Cơn đau bỗng tan nhanh. Quan Kiện cũng nhận ra rằng mình thật thô lỗ quá đáng, vội nói “xin lỗi”, và hỏi: “Yasuzaki Satiko… đôi hoa tai này của cô ở đâu ra?”
- Tôi mua ở Tokyo… tại sao anh lại… - Cô tỏ ra rất bực mình vì hành động “đụng chạm” vừa rồi của Quan Kiện.
Anh định giải thích, nhưng nghĩ rằng đang lúc đông người, nên lại im bặt.
User avatar
tuvi
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $57,156
Posts: 95738
Joined: 29 Apr 2006
Location: FRANCE
 
 

Re: Nổi Đau Của Đom Đóm (Nguyên Tác : Huyệt Tối) - Quỷ Cổ Nữ

Postby tuvi » 24 Jun 2019

Chương 18

Nhà chưng bày số 4 tối om, chỉ có 2 luồng sáng đèn pin lia thấp. Kikuchi Yuji soi đèn vào một bức ảnh đã được phóng to, rồi lục tìm ra một hộp xịt sơn phản quang, xịt lên nền nhà ba cái khoang dài dài. Có thể nhìn thấy rõ các mảng sơn phản quang trong bóng tối. Hai khoang nằm ở phía Đông Bắc gian nhà, khoang thứ ba ở gần cửa ra vào. Cô Satiko nói: "Anh Kikuchi Yuji vẽ theo bức ảnh chụp năm ấy, đó là vị trí thi thể của ba nạn nhân..."
Quan Kiện nhìn chằm chằm vào một trong ba cái khoang hồi lâu, rồi lại bước đến gần hai khoang kia. Anh nói "Ở gần cửa, có lẽ là người bảo vệ Nhật Bản, hai xác ở gần góc nhà là ông Hoàng Quán Hùng - bảo vệ người Trung Quốc và ông Yamaa Tsuneteru".
- Là tiến sĩ Yamaa!
- Sao?
- Cha tôi ngày ấy cũng là tiến sĩ y khoa, khi về già mới chuyên tâm làm về gốm sứ.
- Thì ra là thế... - Ông Yamaa có phần thất vọng - Anh phân tích đúng. Hai người nằm chỗ này đúng là cha tôi và Hoàng Quán Hùng. Cảnh sát nghi ngờ Quán Hùng, hoàn toàn không phải là cố tìm ra tội phạm cho "được việc", mà chứng cứ quan trọng nhất là trên áo quần của cha tôi mặc khi bị giết có nhiều vân tay của Quán Hùng. Họ thậm chí còn tìm thấy hai sợi tóc của Quán Hùng dính trên quần áo của cha tôi. Trên áo gió khoác ngoài của Quán Hùng cũng có vân tay của cha tôi.
- Chứng tỏ đã có cuộc vật lộn? - Lần này thì đến lượt Quan Kiện hơi thất vọng. Nếu Thi Di luôn có ý định thanh minh tội lỗi của cha mình, thì chỉ là tốn công vô ích? Anh lại nhìn một khoang trên sàn rất lâu. Rồi bước vào trong khoang. Anh cũng không hiểu tại sao anh lại làm thế, chắc chỉ là vì một cảm giác...
Cái cảm giác mà họ gọi là "trời phú".

Nhưng anh lập tức hối hận, cũng như anh rất ghét cái thứ "trời phú" ấy. Vì, hình như ở dưới đất có đôi bàn tay tóm lấy đôi chân anh rất chặt, trở về cái đêm của năm 2001.
Đôi tay vô hình ấy nắm chặt đến kỳ lạ, như người bị chìm dưới nước tóm được một vật gì đó. Quan Kiện cố thử giãy mấy lần nhưng không thể thoát được cái cùm ấy. Anh cúi nhìn, chỉ thấy một đám lờ mờ trải trên mặt đất, bên ngoài vùng sơn phản quang.
Đó là bóng Hoàng Quán Hùng ư?
Tại sao lại bám riết chân mình?
Chân không thể bước, anh đành ngồi thụp xuống chống hai tay rồi bò đi, hòng thoát khỏi đôi tay ấy.
Cái bóng đen lờ mờ bị anh kéo đi chừng nửa mét rồi lấp đầy lên mảng sơn phản quang.
Quan Kiện cúi xuống, ngoảnh nhìn, mắt anh bỗng như bị đâm nhói: chỉ thấy máu me bắn tung tóe.
Cô Satiko chạy đến đỡ anh.
Nhưng đúng lúc này thì bóng đen bỗng tan biến, đôi tay vô hình cũng buông ra, không tóm chân anh nữa.
- Cô Yasuzaki Satiko chớ quên rằng mọi hành động đều phải nghe tôi chỉ huy! - Ông Yamaa chỉ muốn bình tĩnh nhắc nhở, nhưng giọng ông vẫn có vẻ chỉ trích nghiêm khắc.
- Xin lỗi ông, vì Quan Kiện vừa nãy đi từ đường hầm lên đã rất đau đớn, tôi e anh ấy không chịu đựng nổi... - Satiko vẫn đỡ Quan Kiện, cô hơi cúi đầu tỏ ý biết lỗi.
Quan Kiện đã hiểu ra: vừa rồi anh bị choáng, nhưng ông Yamaa rất muốn xem đến cùng, đã ra hiệu cho mọi người cứ chờ thêm, còn cô Satiko thì lo cho anh, nên đã tự ý bước ra dìu đỡ anh.
Ông Yamaa nghiêm sắc mặt, bước đến gần hỏi:
“Anh Quan Kiện có thấy người khó chịu gì không?”
Quan Kiện lắc đầu, rồi nhìn Satiko với vẻ biết ơn.
Có lẽ vì trong bóng tối nên không nhìn rõ, anh cảm thấy ánh mắt của Yasuzaki Satiko lành lạnh. Tại sao đang quan tâm lại chuyển ngay thành lạnh lùng?
- Tại sao anh lại… - Ông Yamaa nhìn cái khoang trên sàn nhà.
Quan Kiện cũng nhìn chằm chằm hồi lâu, không nói gì.
Cô Satiko lại nói, giọng lễ độ nhưng cũng như ánh mắt cô không mấy đầm ấm: “Anh Kiện à, mời anh đến là để hi vọng rằng thông qua anh có thể biết được những thông tin mà người bình thường không nhận ra, cho nên nếu anh cảm thấy gì thì cứ nói cho bằng hết… Nếu im lặng, thì chắc chắn sẽ không giúp được mấy cho chúng tôi.”
Quan Kiện đứng thẳng người lên, nhưng vẫn không nói gì, chỉ đi đi lại lại trong gian nhà trưng bày.
Giáo sư Nhiệm cũng thấy Quan Kiện hơi lạ lùng, nhưng ông vẫn nói với cô Satiko: “Anh ta mới thoát ra khỏi một ình thế, tựa như cô vừa tỉnh giấc mơ, đâu có thể ngay lập tức tỉnh táo để báo cáo hoặc là nói chuyện gì được”.
Quan Kiện bỗng đứng lại, quay về phía ông Yamaa và chỉ vào cái khoang vừa nãy: “Không phải ông ta bị giết ở đâu”.
- Sao anh lại nói thế?
- Ông Hoàng Quán Hùng bị giết, thoạt đầu chưa chết ngay; dù tim không còn đập thì vẫn còn “hơi thở cuối cùng”. Tôi cảm thấy ông ấy định nắm lấy cái gì đó và bò một đoạn, nhưng rồi vẫn bị tên trộm đập thêm một nhát… chắc là vào đầu. Tôi không rõ chúng sát hại bằng hung khí gì. Lần đầu tấn công ở ngoài cái khoang này, sau khi tấn công lần thứ hai, ông ta mới chết ở trong khoang. - Quan Kiện gần như nói một hơi tất cả những điều anh ngẫm nghĩ trong mấy phút vừa rồi.
Sự kinh ngạc của ông Yamaa toát ra khỏi cái giọng nói vốn luôn bình tĩnh của mình: “Thế ư? Anh đã nói đúng: Hoàng Quán Hùng bị hai vết thương, một vết chém ở ngực, một vết đập sau gáy. Chính cảnh sát Nhật Bản đã cho biết như thế. Còn về chuyện ông ta có bò hay không… thì chúng tôi sẽ nhanh chóng… thông qua con đường ngoại giao để xin cảnh sát xác nhận điều này.
Dù đang trong bóng tối, Quan Kiện vẫn cảm nhận được mọi ánh mắt đang nhìn vào anh, nhất là ánh mắt thất thường của cô Yasuzaki Satiko. Anh nói: “Vừa rồi tôi im lặng là để sắp xếp lại các ý nghĩ. Đã nhận lời hợp tác với các vị thì tôi đương nhiên sẽ nói cụ thể những điều xảy ra trên cơ thể tôi. Mấy điều tôi vừa nói không phải do tôi nhìn thấy, mà chỉ là suy luận trên cơ sở cảm giác của mình. Tôi thấy chân mình bị một đôi tay vô hình níu rất chặt, tôi chỉ có thể nhìn thấy “người ấy” - nếu nói là ông Hoàng Quán Hùng cũng được. Thân hình ông ta nằm ngoài cái khoang. Sau đó, tôi thụp xuống rồi bò… “Ông ta” đã bị tôi kéo theo một quãng, rồi vào khoang. Sau đó tôi trông thấy ánh máu lóe lên”
User avatar
tuvi
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $57,156
Posts: 95738
Joined: 29 Apr 2006
Location: FRANCE
 
 

Re: Nổi Đau Của Đom Đóm (Nguyên Tác : Huyệt Tối) - Quỷ Cổ Nữ

Postby tuvi » 24 Jun 2019

Chương 19

Chỉ lát sau, nhà trưng bày đã được bố trí thành một phòng thí nghiệm lớn.
Kikuchi Yuji nói với Quan Kiện một câu, cô Yasuzaki Satiko dịch lại: “Chúng ta bắt đầu”.
- Bắt đầu? Bắt đầu cái gì?
Kikuchi Yuji nói: “Chúng tôi bố trí một số thiết bị để đo phản ứng sinh lý của anh và kiểm tra vài thông số khác ví dụ nhịp thở, điện tâm đồ, điện não đồ; cũng có thiết bị thường dùng để nghiên cứu khả năng đặc biệt và các hiện tượng phi tự nhiên ví dụ máy kiểm tra điện từ trường và máy ảnh chụp tia hồng ngoại. Anh sẽ lại bước vào trong khoang này, chúng tôi sẽ đeo cho anh máy điện tâm đồ và điện não đồ…”.
Toyokawa Takesi bỗng chêm vào: “Chúng tôi sẽ tức tốc thuê ngay một máy phân tích cảm giác đau, máy này giá thành quá cao, cả thế giới chỉ sản xuất có tám chiếc, đều đặt trong các nhà máy dược phẩm cỡ lớn ở Âu Mỹ. Nó có thể phân tích anh bị đau do đâu, có nói quá lên hay không hoặc là… căn bản không hề đau…”.

Cô Yasuzaki Satiko dịch xong, đưa mắt nhìn Toyokawa Takesi và khẽ gật đầu.

Quan Kiện không ngạc nhiên cũng không bận tâm về những lời nói đầy châm chọc của Toyokawa Takesi. Anh đang thấy rất bí.
- Em có cảm giác rằng bày vẽ quá quy mô, e sẽ chẳng có thu hoạch gì. – Quan Kiện nói với giáo sư Nhiệm. Vị giáo sư đã thí nghiệm anh rải rác suốt hai chục năm qua, cơ hồ vẫn chưa có bất cứ một bước đột phá nào.
Toyokawa Takesi vẫn chưa có ý dừng lại, anh ta cười nói: “Thì ít ra anh cũng có thể xem các nhà khoa học chúng tôi bị tẽn tò đến đâu”.
Tối không nhìn rõ, nhưng có thể đoán ra vẻ mặt của ông Yamaa và nữ tiến sĩ Chiba Inchinose là thế nào.
Quan Kiện thừa hiểu “ý tại ngôn ngoại” của Toyokawa Takesi: các nhà khoa học sẽ mắc lừa Quan Kiện ra sao.
Bị bẽ mặt, cũng không khó. Giáo sư Nhiệm và Toyokawa Takesi gắn các thiết bị lên người Quan Kiện, trông anh rất ra dáng. Đeo thiết bị vào người cũng chẳng sao, nhưng ngán nhất là có một mảnh bảng nhựa buộc sau gáy lòi ra mấy sợi dây điện kéo lê đến tận cỗ máy đặt ở góc nhà, chẳng rõ có tác dụng gì.
Chiba Ichinose và Toyokawa Takesi ra trước cỗ máy ấy chăm chú nhìn vào màn hình hiển thị.
Trước mắt Quan Kiện chỉ có bóng tối.
Các khoang phun sơn phản quang lúc này cũng chẳng có ý nghĩa gì.
Sau một lát im lặng, Chiba Ichinose lên tiếng, Yasuzaki Satiko dịch lại: “Mong anh Quan Kiện đừng đinh ninh rằng sẽ không có phản ứng gì. Anh hãy tập trung tinh thần”.
Quan Kiện nghĩ bụng: “Sao các vị biết tôi không tập trung tinh thần?”.
Anh chăm chú nhìn vào cái khoang phun sơn phản quang, ánh sáng quái dị của nó khiến cho xung quanh càng tối và nặng nề hơn.
Đó là tất cả những gì anh nhìn thấy. Anh cố gắng tập trung quan sát bóng tối vây quanh và hai khu vực đã từng có ba thi thể.
Không có một thu hoạch gì.

Có lẽ mình căn bản không mong có thu hoạch gì. Tất cả chỉ là thứ khoa học giả tạo. Rốt cuộc mình chỉ là anh sinh viên bình thường, cái gọi là khả năng “trời phú” chỉ là một hiện tượng tâm lý kỳ cục, hoặc là một sự rồ dại mà thôi.

Anh lại gắng quan sát, vẫn không thấy gì hết. Ý thức của anh tỉnh táo, đầu anh trống trơn nhưng hình như cũng đầy ắp.
Vô số nỗi nhớ và hồi ức. Bóng tối và sự yên tĩnh rất khó khiến tâm tư con người được ngơi nghỉ.
Các vị nhìn thấy những gì trên màn hình? Có nhìn thấy từng nhịp sóng điện trong não tôi đều đang nhớ Thi Di không? Chẳng thể trách tôi, vì sự kiện ấy mới xảy ra cách đây hai mươi lăm ngày.

Hai mươi lăm ngày. Trong bóng tối, Quan Kiện bỗng rùng mình.
Trời đất ạ, chẳng lẽ mình đã đếm từng ngày sau khi Thi Di qua đời? Mình chưa nhẩm tính, tại sao con số này bỗng nhảy ra? Mình cũng hay chơi tú lơ khơ nhưng xưa này không hề nhạy cảm với các con số; dù sao cũng phải nhẩm tính lại chứ, ví dụ kể từ hôm nay tính ngược đến hôm Thi Di bị hại…
Chỉ có thể giải thích là, vì ngày nào mình cũng đếm, nó nằm sâu trong cõi vô thức mà mình không biết đó thôi.
Vô thức! Liệu có phải vô thức đã khiến cho mình dùng danh nghĩa Gia Cát Thắng Nam hẹn với chính mình đúng vào lúc mà Thi Di bị hại? Liệu có phải vô thức trỗi dậy, khiến cho ý thức bình thường tiêu tán, rồi mình bị ngất xỉu một lúc, và chính trong lúc đó Thi Di bị hành xác đến chết?
Không phải là tôi. Cái chết của Thi Di và cái chết của người cha có liên quan đến nhau. Tôi nghi ngờ chính mình chỉ vì tôi bị cắn rứt, tự trách mình đã không bảo vệ được Thi Di.
Đôi mắt anh nhòa lệ. Những đêm gần đây, anh như có thể nghe thấy tiếng kêu thảm thiết của Thi Di lúc bị sát hại.
Tiếng kêu thét rất rõ ràng, như ở ngay bên tai anh.
Toàn thân anh run rẩy. Đúng. Những âm thanh này rất rõ, rất thật và rất quen. Tiếng kêu thảm thiết của Thi Di từ xa vọng đến.
Anh thử bóp các ngón tay và khẳng định mình vẫn đang tỉnh táo.
Tiếng kêu không ngớt vang bên tai anh, yếu ớt, có vẻ như rất xa.
Thi Di bị hại ở khu nhà giải phẫu Đại học Y Giang Kinh, tại sao đứng ở đây lại nghe thấy tiếng?
Một ý nghĩ đáng sợ bỗng lóe lên: Hay là Thi Di chưa chết, n àng đang bị hành hạ? Bị một nhà khoa học mắc bệnh tâm thần hoặc một sát thủ điên rồ hành hạ?
Không thể chờ đợi gì nữa. Quan Kiện đứng thẳng lên, chạy như bay ra khỏi nhà trưng bày.
Ra đến hành lang anh dừng lại. Quái lạ. Tiếng kêu thê thảm của Thi Di ở hướng nào? Hình như từ phía tầng dưới vọng lên.
Viện mỹ thuật về đêm chỉ thấp thoáng vài ánh đèn rải rác ở tầng dưới, ra khỏi nhà trưng bày số 4, hành lang và các phòng khác đều sáng mờ mờ. Quan Kiện không cần dò dẫm lâu, anh lần xuống cầu thang tối om.
Rồi anh đi vào phòng công tơ điện và hành lang. Tiếng kêu của Thi Di nghe càng rõ hơn.
Cửa vào hành lang đang mở.
Mình còn nhớ đến cơn đau dữ dội không?
Nhưng tiếng kêu của Thi Di đang vọng ra từ cái cửa ấy. Anh không còn lựa chọn nào khác.
Anh bỗng co chân chạy như bay vào cái cửa ấy.
User avatar
tuvi
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $57,156
Posts: 95738
Joined: 29 Apr 2006
Location: FRANCE
 
 

Re: Nổi Đau Của Đom Đóm (Nguyên Tác : Huyệt Tối) - Quỷ Cổ Nữ

Postby tuvi » 24 Jun 2019

Chương 20

Có lẽ, nói cho cùng, tất cả đều chưa từng xảy ra.
Không hiểu tại sao, khi đèn bên cạnh vừa bật sáng thì Quan Kiện có cảm giác rằng tất cả mọi chuyện lúc nãy: tiếng kêu thảm thiết của Thi Di, anh dò dẫm trong bóng tối, rồi xông vào hành lang ngầm, những cơn đau kinh khủng dồn dập… đều chưa từng xảy ra. Nơi đây rõ ràng là Trung tâm nghiên cứu tổng hợp Y dược Đông Tây, và chiếc giường thí nghiệm quen thuộc.
Anh ngồi dậy, cô Satiko bước lại gỡ các thiết bị và điện cực gắn trên người anh ra.
- Chẳng lẽ vừa nãy tôi ngủ à?
Yasuzaki Satiko im lặng. Giáo sư Nhiệm Tuyền nói: “Tối nay chúng tôi quan sát được một hiện tượng mà trước đây chưa chú ý đến: khi cậu đang rất chăm chú thì có thể hoàn toàn thoát khỏi mọi tác động của ngoại giới; nói cách khác, cậu đã có được năng lực “tự thôi miên”. Khả năng thôi miên này ít ra cũng có chỗ tốt: khi chúng tôi đẩy cậu trở về, đi qua khu vực đường hầm, thì hình như cậu không bị các cơn đau tác động đến nhiều nữa”.
Yasuzaki Satiko thao tác nhanh nhẹn, Quan Kiện thấy đầu đã nhẹ nhõm đi rất nhiều.
Ông Nhiệm nói tiếp: “Phần lớn thời gian cậu đều rất yên lặng, mắt thì mở to. Chỉ có một lúc cậu hơi bứt rứt không yên… thậm chí ôm lấy đầu, suýt nữa tôi phải gỡ các điện cực ra. Ông Yamaa cho rằng vào lúc đó sóng điện não đồ biến động rất mạnh; khi tổng hợp các loại số liệu, cho thấy rất có giá trị… “.
- Kết quả thí nghiệm là gì? Các vị đã nhìn thấy gì từ các thiết bị? - Quan Kiện nhìn quanh tìm ông Yamaa, nhưng chắc ông ta đã trở lên phòng làm việc trên gác, không có mặt ở đây. Quan Kiện không hiểu ra sao nữa. Có phải, tất cả chứng tỏ rằng anh không thể tin ở ý thức của mình? Liệu có phải mình đã có hành vi dã man, trong trạng thái “tự thôi miên” đã giết Thi Di và Văn Quang không?
Ông Nhiệm do dự, định nói, nhưng cô Yasuzaki Satiko bỗng lên tiếng: “Theo quy định, mọi thảo luận kết quả quan sát nên thông qua anh Kikuchi Yuji hoặc ông Yamaa”.
Chẳng rõ Kikuchi Yuji đang bước vào từ lúc nào, tất nhiên nhận ra Yasuzaki Satiko chỉ phiên dịch “mệnh lệnh” của anh ta mà thôi. Đúng thế, cô “lè lưỡi”, rồi mỉm cười tỏ ý biết lỗi, nói: “Anh Kikuchi Yuji đã dặn thế, tôi phải nhanh mồm nói trước, vì e giáo sư Nhiệm “tiết lộ cơ mật” ạ!”.
Quan Kiện đứng lên, buông một câu: “Làm gì có chuyện đó?”.
Ông Nhiệm nói: “Cậu Kiện à! Cô Yasuzaki Satiko nói đúng đấy, có quy định thế thật mà!”. Ông quay sang nói với Kikuchi Yuji bằng tiếng Nhật: “Tôi cho rằng Quan Kiện có quyền được biết kết quả thí nghiệm, anh ạ!”. Ông Nhiệm đã từng sang Nhật vài năm với tư cách học giả, ông nói tiếng Nhật lưu loát.
Kikuchi Yuji lạnh lùng: “Tôi cũng có quyền không nói”.
Nghe Satiko dịch xong, Quan Kiện nhìn Kikuchi Yuji một hồi, vẻ mặt hiền dịu kiểu con gái của anh ta có một nét ương ngạnh rất không tương xứng. Quan Kiện im lặng, bước ra khỏi phòng thí nghiệm.
- Này anh Kiện! - Kikuchi Yuji nói với giọng ra lệnh nhiều hơn là có ý bảo anh sinh viên cứng đầu này nán lại.
- Cậu Kiện ơi! - Dường như giáo sư Nhiệm không bao giờ nổi nóng, ông lừ mắt nhìn Kikuchi Yuji.
Quan Kiện đứng ở cửa, nói: “À, tôi hơi bất nhã. Các vị có quyền không cho tôi biết phát hiện của mình thì tôi cũng có quyền rời nơi này. Xin chào. Chúc ngủ ngon!”.
- Quan Kiện!
Thi Di!
Tim anh bỗng run rẩy, ôi, cái âm thanh này sao mà quen thuộc, tiếng gọi vang vang trong trẻo không một nét kiêu kỳ làm bộ mà vẫn rất đằm thắm. Chính là giọng của Thi Di gọi anh.

Anh quay phắt ngay lại, và gần như đồng thời anh nhận ra người gọi anh là Yasuzaki Satiko. Lần đầu tiên cô gọi thẳng tên anh.

Nhưng cô im lặng, vì cô mãi mãi không có vai trò chính trong các nhà khoa học này. Cô Chiba Ichinose nói: “Xin lỗi anh Quan Kiện, có lẽ chúng ta có chút hiểu lầm. Tôi không nói là Yasuzaki Satiko đã phiên dịch chưa sát. Một số nguyên tắc trong đợt thí nghiệm này của chúng tôi cần được làm rõ và phải cải thiện. Đúng là anh có quyền rời khỏi cuộc thí nghiệm vào bất cứ lúc nào, nhưng mong anh hiểu cho, chúng tôi không có ý giữ bí mật về kết quả thí nghiệm. Ý anh Kikuchi Yuji là, để chuyển từ các số liệu sang kết luận thì có nhiều điều cần phải giải trình. Kết luận sẽ không đơn giản như hai màu trắng – đen, nếu truyền đạt sai hoặc mơ hồ thì sẽ dẫn đến sai lầm càng lớn hơn và các mâu thuẫn; nhất là những thí nghiệm kiểu này của chúng ta vốn đã bị nhiều người loại ra khỏi công tác khoa học thường làm. Cho nên, với các số liệu của mỗi thí nghiệm, chúng tôi cần thời gian khá dài để phân tích nghiêm túc, suy xét thận trọng để đưa ra kết luận. Lúc này tiến sĩ Yama°°°°a đang ở trên gác đọc các đồ thị. Vì thế, nếu tối nay phải nói ra ngay kết luận là không thực tế”.
- Nhưng lẽ ra anh Kikuchi Yuji nên giải thích cho tôi một cách hợp tình hợp lý, yêu cầu này của tôi là thực tế chứ? Tôi cảm thấy tiếp tục hợp tác kiểu này thì các bên đều rất khổ tâm - Quan Kiện lờ mờ cảm thấy Kikuchi Yuji không chỉ có vấn đề về tác phong làm việc hoặc tính cách.
- Nhất là lúc này anh đừng bị thêm đau khổ. - Satiko bỗng bình thản chêm vào một câu. Cô nói rất khẽ, nhưng cả Quan Kiện và Chiba Ichinose đều nghe rõ. Chiba Ichinose quay sang nhìn cô, bảo cô dịch lại câu vừa nói. Quan Kiện cũng nhìn Satiko, anh cảm thấy ngờ ngợ: “Thực ra cô là ai? Lúc thì lạnh lùng, lúc thì rất hiểu tâm lý người khác?”.
Chiba Ichinose nhìn cô có ý trách móc, rồi lại quay sang làm “công tác ngoại giao” của mình: “Tuy chúng ta mới hợp tác được 2 ngày nhưng anh đã giúp đỡ chúng tôi rất nhiều, chúng tôi đều đã chứng kiến khả năng đặc biệt tài tình của anh, cả nhóm chúng tôi đều rất lạc quan về tương lai…”.
Khi đi đến gần cổng Trung tâm nghiên cứu, Quan Kiện bất giác dừng lại. Vài tháng trước khi Thi Di bị hại, hai người đã nhiều lần thân thiết sánh vai nhau đi qua bãi cỏ này.
Dưới ánh trăng lúc này nhìn cái giá sắt ở chỗ không xa, có một vẻ quái dị rất khó hiểu.
Âu Dương San thực đáng ngán, không giải thích cho thỏa đáng tại sao Trung tâm nghiên cứu lại đứng “đầu bảng” trong các nơi có ma ở Giang Kinh. Chỉ vì đây là Phòng thảo dược trong thời Quốc dân đảng thôi ư?
Có những tiếng bước chân đi ra khỏi khu nhà.
Quan Kiện lắc đầu, rồi bước về phía cửa sau. Tiếng bước chân ở ngay phía sau lưng anh.
- Cảm ơn Yasuzaki Satiko vừa nãy đã nói giúp tôi mấy câu. - Phía sau anh quả nhiên là cô.
- Em chỉ nói thực lòng, nghĩ sao nói vậy thôi, như anh biết, trong tổ thí nghiệm, em không có quyền hành gì.
Quan Kiện mỉm cười: “Bây giờ em định đi đâu?”.
- Đi theo anh đến Đại học Giang Kinh. - Satiko cười cười có phần bí hiểm.
- Em định đến chỗ bà mẹ à?
- Em suýt nữa thì lừa được anh. Thực ra em vẫn đang đi học, may sao dịp này được đến Giang Kinh, nên em phải ở gần mẹ em chứ! Tổ điều tra có bố trí cho em ở khách sạn nhưng em đã chủ động làm giảm chi phí cho họ, tối nào em cũng về chỗ mẹ em ở.
- Em đang là sinh viên?
- Vâng em học khoa Lịch sử mỹ thuật phương Đông - Đại học Kyoto. Dịp này đang chuẩn bị đề tài tốt nghiệp nên tương đối tự do, và mới có thể đi cùng tổ điều tra.
“Yasuzaki Satiko!”, tiếng gọi tha thiết của Toyokawa Takesi vang lên từ phía sau.
Yasuzaki Satiko “lè lưỡi” nhìn Quan Kiện, rồi quay lại gật đầu: “Anh Toyokawa Takesi có gì dặn dò không?”. Cô cũng dịch lại cho Quan Kiện nghe.
Toyokawa Takesi hơi thay đổi sắc mặt, nói một câu gì đó. Quan Kiện dường như có thể đoán chắc anh ta nói rằng: “Câu này mà em cũng phải dịch cho anh ta nghe à?”.
Qủa nhiên Satiko nhìn sang Quan Kiện, dường như hiểu rằng anh đã đoán ra câu nói của Toyokawa Takesi, cô cười cười và nói câu gì đó. Vẻ mặt của Toyokawa Takesi luôn hiền hòa khi đứng trước Yasuzaki Satiko, anh lại nói mấy câu, nhưng Yasuzaki Satiko lắc đầu, rồi lễ phép gật đầu, sau đó quay sang đứng bên Quan Kiện.
Toyokawa Takesi lại gọi cô một tiếng, Satiko ngoảnh lại, thấy anh giơ bàn tay với ngón cái ngón trỏ ngón út duỗi thẳng, ngón giữa và ngón đeo nhẫn gập vào lòng bàn tay.
Đó là ngôn ngữ bằng tay của “love”.
Satiko mình cười hơi có phần gượng gạo.
- Sao em không để cho anh ấy tiễn em? Nam nhi bị từ chối như thế thì rất bẽ… - Quan Kiện cho rằng mình đã đoán đúng.
- Thoạt nhìn, anh không có vẻ là người hay tự đắc… - Satikok bình thản nói - Nhưng xem ra, nên giữ im lặng thì thích hợp với anh hơn.
“Gì cơ?” Nhưng anh đã lại im lặng thật. Ngoảnh lại nhìn, thấy Toyokawa Takesi vẫn đứng trước ngôi nhà, gió thổi tung tấm áo khoác thụng và mái tóc dài bay bay, hơi có vẻ “anh hùng tiu nghỉu” (sau khi bị mỹ nhân lạnh nhạt). Nhưng ánh mắt nhìn Quan Kiện thì hơi “nóng”.
Quan Kiện và Satiko lặng lẽ đi đến điểm đỗ xe buýt, cô bỗng nói: “Anh có thể nén đến giờ không hỏi gì cả à?”.
- Hỏi gì cơ?
- Hỏi rằng Toyokawa Takesi đã nói gì.
- Đó là chuyện riêng của hai người, có thể là vấn đề tình cảm, anh lại “bát quái” đến thế hay sao? À, anh có cần giải thích “bát quái” trong nghĩa Trung Quốc nghĩa là gì không?”.
- Em chỉ mong anh đừng hiểu nhầm. Nếu anh ấy có ý muốn tiễn em về nhà, thì có lẽ em sẽ ừ.
- Nói gì thế… anh không hiểu lắm?
- Anh thật là đơn giản!
- Chẳng lẽ anh ấy…
“Anh ấy muốn rằng tối nay em đừng về nhà”. Không hiểu sao Quan Kiện cảm thấy giọng Satiko rất “lạnh” khi nói câu này.
- Tại sao em lại kể với anh? Anh thực không có ý muốn biết. - Quan Kiện nói cũng “lạnh” như thế.
- Em chỉ đơn giản là muốn anh tin ở em.
Quan Kiện nín lặng. Anh không dám hứa những chuyện mình không chắc chắn.
- Em nói thẳng nhé. - Rốt cuộc vẫn là Satiko lên tiếng trước - Đứng trước các thành viên của tổ, em buộc lòng phải giữ khoảng cách nhất định với anh. Nhưng thực lòng em rất muốn được anh tin cậy. Hai bên tin cậy lẫn nhau thì sẽ càng có lợi cho việc điều tra của nhóm, và càng có lợi cho anh và việc điều tra hai vụ án kia.
Mình không nhận ra việc tin cậy cô ấy và việc điều tra Thi Di, Văn Quang bị hại có liên quan gì đến nhau?
- Các sự việc xảy ra hai hôm vừa rồi cho thấy anh thật sự có khả năng đặc biệt; anh chỉ cần thật sự hiểu rõ mình nên vận dụng nó như thế nào trong quá trình hợp tác này thì anh có thể làm rõ sự thật về cái chết của bạn gái anh… kể cả… Dù đó có thể là sự thật mà anh không muốn biết, thì em vẫn tin rằng anh có đủ can đảm để đối mặt với nó.
Sự thật mà mình không muốn biết? Quan Kiện hơi chột dạ Ý cô ấy là gì nhỉ?
- Được, anh tin ở em. Nhưng cũng mong em sẽ thành thực với anh. Sự tín nhiệm bao giờ cũng phải có từ hai phía, đúng không? Em có thể không trả lời, nếu thấy không tiện nói, nhưng anh hứa là anh sẽ thành thực. Được chưa? - Đây là điều Quan Kiện khi giữ im lặng vẫn muốn nói ra.
Anh thoáng cảm thấy yêu cầu của hai bên đều là quá lý tưởng hóa.
Cho nên anh không hy vọng Satiko sẽ nhanh chóng nhận lời.
Nhưng cô đã nhìn thẳng vào mắt anh, rất chân thành gật đầu.
- Anh muốn hỏi em câu này, dễ trả lời thôi. Đôi hoa tai đom đóm của em từ đâu mà có?
Satiko ngạc nhiên: “Anh không biết thật à?”.
- Anh chỉ biết Thi Di… bạn gái anh… cũng có một đôi.
- Thế thì anh phải học lớp bổ túc đi!
- Ngành y không mở lớp về đồ trang sức của nữ giới… mà dù có mở thì anh cũng không học nổi.
- Ý em là anh nên bổ túc các bài liên quan đến cuộc điều tra của chúng ta. Tác phẩm gốm sứ nổi tiếng nhất của ông Yamaa cha là gì?
- Hỏi về lịch sử nghệ thuật Nhật Bản thì anh đành nhận điểm 0 vậy!
- Tác phẩm tiêu biểu của ông ấy là “ Huỳnh hỏa trùng tương vọng” – Đom đóm ngóng nhìn nhau. Chủ thể của tác phẩm ấy là một đồ sứ có dáng thon dài, tựa như lọ hoa, to chừng bốn mươi centimet, hai đầu có 2 con đom đóm bé bằng cái móng tay út đang đậu, ngó nhìn nhau. Cho nên, đồ sứ ấy phải bày nằm ngang mới đúng kiểu. Các chuyên gia đã nhận định rằng, tác phẩm ấy, nhất là đôi đom đóm, từ đường nét cho đến chất men đã đạt trình độ tuyệt mỹ. Nhìn từ góc độ nghệ thuật thì đỉnh cao chính là hai con đom đóm ấy… hình như chúng có thần thái…
- Nói quá lên rồi! Đom đóm bé tẹo mà có thần thái? Thần thái gì?
- Bế tắc, buồn bã, bi thương… phần nhiều họ nói thế. Hình như giới phê bình nghệ thuật đã cảm nhận và kết luận như vậy, và cũng phù hợp với phong cách sáng tạo của ông Yamaa Tsuneteru. Tác phẩm “Huỳnh hỏa trùng tương vọng” ấy đã gây tiếng vang, rồi một thương nhân rất có đầu óc đã đạt được thỏa thuận với ông: sản xuất những đôi hoa tai thương phẩm. Quả nhiên nó được tiêu thụ rất mạnh.
- Cảm ơn em. - Nói rồi, Quan Kiện im lặng.
Đom đóm, đom đóm nhìn nhau. Tại sao nó lại xuất hiện ở hiện trường các vụ giết người?
Anh thầm dự kiến chương trình ngày mai của mình.
User avatar
tuvi
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $57,156
Posts: 95738
Joined: 29 Apr 2006
Location: FRANCE
 
 

Re: Nổi Đau Của Đom Đóm (Nguyên Tác : Huyệt Tối) - Quỷ Cổ Nữ

Postby tuvi » 24 Jun 2019

Chương 21

Mới chỉ cộng tác vài ngày, cảnh sát Trần đã kết luận Ba Du Sinh là một “con vạc” to nhất mà anh từng biết.

Lần này Sinh về chi nhánh của Sở với nhiệm vụ chủ yếu là phá hai vụ án lớn ấy ở Đại học Y Giang Kinh và hỗ trợ Trần làm các công tác nghiệp vụ thường ngày nữa. Cho nên Sinh không thể cứ ngủ rốn theo kiểu sinh viên. Ngày nào Sinh cũng làm việc đến nửa đêm, anh dùng phần lớn thời gian vào việc đọc sách, tra cứu tài liệu, đọc các vụ án và các báo cáo cũ. Anh cũng thường lên mạng để tra cứu, và vào cả các trang web tiếng nước ngoài. Trần không phản cảm với thói quen làm việc và đường hướng tư duy của Sinh, anh vẫn giữ thái độ đúng mực, tuy nhiên Trần cũng biết mình sẽ có lúc bất chợt không nén nổi phải “có ý kiến”.
- Anh đọc thấy những điều gì quý giá thì đừng giấu tôi! Tôi chịu, không biết ngoại ngữ! - Trần nhìn ra bầu trời đầy sao bên ngoài, anh đang nghĩ xem nên báo cáo thế nào với “bà xã” nguyên nhân tối nay mình lại về muộn.
- Tôi ngày càng tin rằng “mười nơi có nhiều ma nhất Giang Kinh” không phải là do Âu Dương San sáng tác ra. - Trước mặt Sinh bỗng hiện ra đôi mắt mà lòng trắng lòng đen rất rõ nét của Âu Dương San, anh chưa từng thấy đôi mắt nào như thế.
Văn Nhược Phi cũng có đôi mắt đắm đuối đầy hấp dẫn, nhưng vẫn không sáng trong bằng đôi mắt của Âu Dương San.

Nỗi nhớ Văn Nhược Phi trào dâng trong anh, lúc này nàng đang ở đâu?
Hay nàng đã biến thành một ngôi sao trời?
Thấm thoắt đã bảy năm sinh tử đôi ngả.

Sinh bỗng nhớ ra rằng khi Nhược Phi mất tích anh cũng ở tầm tuổi như Quan Kiện hiện nay.
Và cũng đang yêu say đắm.
Trần lên tiếng, đã kéo Sinh trở về với hiện thực:
“Chắc các trang web nước ngoài sẽ không đăng những chuyện chưa đâu vào đâu ở Giang Kinh này?”.
Sinh định thần, rồi nói : “Nhưng mà rất có thể lại như vậy đấy! Tôi vừa tìm thấy một bài viết cũ, là một phần trong hồi ký của một nhà truyền giáo người Anh. Ông ta kể rằng, cuối thập kỷ 40 ông ta từng làm linh lục trong một nhà thờ Thiên Chúa giáo ở tô giới Anh tại Giang Kinh ngày ấy, không hiểu tại sao dân chúng cứ kháo nhau rằng nhà thờ đó nổi tiếng là có lắm ma!”.
- Nó được xếp thứ 7/10 trong “Bảng xếp hạng”! Đầu tôi đã khôn hơn trước, đã thuộc lòng cái bảng top ten kỳ cục ấy!
- Hôm qua tôi đã hỏi Âu Dương San nghe ở đâu ra cái “mười nơi có ma”? Cô ấy bèn nói về lời đồn đại từ hồi trước giải phóng năm 1949 mà người chị họ cô ấy biết rất rõ. Tôi định ngày mai sẽ đến thư viện tra cứu báo chí cũ. Tôi thích được nhìn tận mắt tư liệu, rất ngán chỉ nghe đồn đại vu vơ.
Trần định nói “anh cho rằng sử dụng thời gian công tác như thế là có hiệu suất à”, nhưng nhìn thấy đôi lông mày của Sinh đang nhíu lại sau cặp kính, thì Trần lại thôi.
- Và, tôi cũng muốn tìm hiểu xem nhóm chuyên gia Nhật Bản đến Trung tâm nghiên cứu Y dược Đông Tây hợp tác với giáo sư Nhiệm và Quan Kiện như thế nào, tại sao Quan Kiện lại nhận lời hợp tác?
- Mai đến tìm ông giáo sư ấy hỏi là ra ngay! Ông ta chẳng dám nói dối chúng ta đâu!
- Không. Làm ngay tối nay!
- Bây giờ mấy giờ rồi? Anh định tìm ai?
- Đến nhà giải phẫu của Đại học Y Giang Kinh “Top ten những nơi có ma” đã nói thế nào: chỉ nên đến đó vào lúc sau nửa đêm. Tôi đã chờ mãi đến giờ! Chúng ta hãy cùng đi!
Lúc bước qua cái bậu cửa xi măng cao cao, Trần không nén được nữa, bèn hỏi: “Chúng ta định vào xem cái gì? Chẳng lẽ khám nghiệm hiện trường chưa kỹ à? Dù là thế, thì cũng không kịp nữa, vì nhà trường đã tổng vệ sinh hiện trường rồi!”.
- Anh Trần nhìn này… - Sinh chiếu đèn pin vào chiếc khóa ta đang treo ở cửa khu nhà.
- Đã bị “chích” rồi. Kẻ nào to gan thế này… Thao tác nhanh gọn, để lại rất ít dấu vết. Bọn tôi nhìn đã quen, chứ người bình thường thì không nhận ra.
- Anh đoán xem, liệu có thể là ai?
- Quan Kiện?
- Có lẽ còn cả mấy ông bạn người Nhật nữa. - Sinh rút ra một chùm chìa khóa, rồi mở khóa. “Rõ ràng là họ cũng như chúng ta, muốn tìm hung thủ; và cảm thấy hai vụ án này và vụ án cướp tác phẩm gốm sứ, giết người cách đây năm năm có liên quan với nhau. Tôi tin rằng anh bạn Quan Kiện sẽ còn đến đây nữa, vì thế, cần theo dõi anh ta cho chặt!
Trần cũng hơi hơi hiểu ra, anh gõ gõ tay vào trán, nói: “Chẳng lẽ anh… Này, hôm nay khuya quá rồi, cái đầu tôi cứ ong ong… Anh vẫn nghi Quan Kiện là hung thủ à?”.
- Cho đến giờ chúng ta vẫn chỉ có một nghi phạm này. Anh giàu kinh nghiệm phá án, chắc đã biết một quy luật là: sau thời gian dài không thấy có nghi phạm nào khác thì nghi phạm ban đầu, duy nhất đó chính là hung thủ thật sự.
User avatar
tuvi
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $57,156
Posts: 95738
Joined: 29 Apr 2006
Location: FRANCE
 
 

Re: Nổi Đau Của Đom Đóm (Nguyên Tác : Huyệt Tối) - Quỷ Cổ Nữ

Postby tuvi » 24 Jun 2019

Chương 22


Yamaa Tsuneteru người Nhật. Nhà thơ, nghệ nhân gốm sứ trường phái “Hòn đất”. Sinh trưởng ở vùng nông thôn Nara, cảnh sơn thủy tươi đẹp và lịch sử lâu đời của Nara đã được thể hiện trong các tác phẩm gốm sứ và thơ ca của ông sau này. Về già, ông trở lại Nara tiếp tục sáng tạo nghệ thuật gốm sứ. Tháng 10 năm 2001, trong một vụ cướp ở triển lãm gốm sứ tại Giang Kinh (Trung Quốc), ông đã bị sát hại.

Từ hồi trai trẻ ông đã rất say mê nghệ thuật, khi còn là sinh viên ông đã tranh thủ học nghệ thuật gốm sứ, theo học đại sư Yagi Kazukusa ở Kyoto; trong thời gian này ông kết thân với Yagi Kazuo - con trai cả của đại sứ. Thời kỳ đầu, ông Yamaa chịu ảnh hưởng rất đậm của phong trào gốm sứ Trung Quốc mà sư phụ truyền cho, sử dụng chất men rất tinh tế. Thời trẻ ông Yamaa làm nghề y, sang tuổi trung niên, sau khi chuyên tâm hoạt động nghệ thuật, ông đã cùng các bạn thân là Yagi Kazuo và Yamanishi Hikaru lập ra trường phái “Hòn đất” lẫy lừng trong giới nghệ thuật Nhật Bản. Ông không đưa “Hòn đất” tiến lên theo trào lưu Âu hóa cực đoan. Ông kiên định tôn chỉ của “Hòn đất”, tích cực dung hòa giữa truyền thống và cách tân đã sáng tạo nên những tác phẩm xuyên suốt cổ kim như “Vô tư lự”, “Không gian”, “Trăng tàn”, “Huỳnh hỏa trùng tương vọng”, và từ đó xác lập vị trí bậc thầy của mình. Phong cách nghệ thuật của ông không chỉ là bỏ qua phép đối xứng và cân bằng, mà chủ yếu thể hiện rõ “thần thái hiện lên từ chất liệu đất”, được ca ngợi là “nhà nghệ sĩ gốm sứ khiến người ta tràn trề hứng khởi mạnh mẽ nhất”. Tác phẩm của ông luôn mang nét tâm tình nhất quán, những nỗi bi thương sâu lắng; những hồi ức đối với quá khứ luôn xuyên suốt các tác phẩm gốm sứ nghệ thuật và thơ ca của ông.

Yamaa Tsuneteru rất yêu mến văn hóa Trung Quốc, các tác phẩm thơ của ông ngoài thơ tiếng Nhật, thơ tam cú ra, còn có rất nhiều bài thơ theo lối Trung Quốc.

Những năm cuối đời, ông rất nhiệt tình vun đắp cho lĩnh vực giao lưu văn hóa nghệ thuật Trung – Nhật. Sau khi bị hại, ông đã được thị trưởng thành phố Giang Kinh truy tặng danh hiệu “công dân danh dự Giang Kinh”, một chiếc chìa khóa vàng của thành phố Giang Kinh đã được tùy táng cùng ông tại nghĩa trang Vạn Quốc của Giang Kinh

(Từ điển nghệ thuật Nhật Bản)

Đó là thu hoạch của Quan Kiện trong cả buổi sáng hôm nay. Anh đã đọc đi đọc lại cả trăm lần, cơ hồ đã thuộc lòng, nhưng vẫn không thấy hữu ích gì với mình. Anh lại nhìn tác giả đoạn này: Innouse Hitoshi – một người trong nhóm biên soạn bộ từ điển.

Mình phải tiếp tục tra mới được. Thư viện Giang Kinh là một trong vài thư viện lớn nhất toàn quốc, nói là có hàng triệu cuốn sách cũng không ngoa, có vô số sách nói về nghệ thuật Nhật Bản.

Anh ngồi trên ghế, vươn vai vặn hông, tay vừa đưa lên đã bị ghì chặt vào lưng ghế. Cố cựa quậy cũng không được.
“Thế nào, đã chịu thua rồi chứ?”. Là Âu Dương San. Chứ còn ai vào đây nữa?
- Kìa, đừng đùa. Em đã bao nhiêu tuổi rồi?
Người nữ nhân viên quản lý thư viện ngồi đằng xa đang lừ mắt nhìn hai người.
- Anh đã biết rồi còn gì, em chỉ kém anh hơn ba trăm ngày, đừng quên quà sinh nhật của em, nghe chưa? Sao mà khéo thật, Giang Kinh rộng là thế mà chúng ta lại gặp nhau ở đây!
- Đúng là quá “khéo”. Anh có đem theo di động đây, em gọi về báo cáo với mẹ anh rằng anh đang chăm chỉ học hành, em đang chăm chỉ canh gác anh!
- Ai canh gác anh? Đừng có mà tưởng bở! Em đang tra cứu tài liệu thì có!
- Này, hồi nọ ai đã nói ghét nhất là vào thư viện, vì ở đây cấm ăn uống, cấm nói to, cấm gọi di động? - Kiện kéo ghế cho San ngồi. Với San, anh luôn luôn là một người anh tốt bụng.
- Hôm nay là ngoại lệ. Vì hôm qua có một tay công an trẻ tìm em, hỏi cụ thể về “mười nơi có ma ở Giang Kinh”. Hồi trước em viết cái bài báo ấy, là bê nguyên xi nội dung của bà chị họ, chứ em có biết gì đâu? Nhưng anh chàng cảnh sát khôi ngô ấy cứ cố hỏi kỹ, em ngớ ra không nói được, cho nên hôm nay đến đây để bổ sung. Anh thì sao? Đang học gì? Yamaa Tsuneteru à?
- Chuyện dài lắm. Để lúc khác sẽ kể cho em nghe.
- Anh không coi em là tâm phúc nữa à? - San mở to đôi mắt tròn xoe, đôi mắt trong veo khiến người ta phải rung động. Câu này, hai người thường nói với nhau từ hồi bé. Kiện nghe xong đành “chào thua” vậy.
Anh hạ thấp giọng: “Thế thì anh nói tóm tắt các ý chính vậy, anh đang điều tra xem ai đã hại Thi Di…”.
- Điều này anh đã nói rồi, đã có news gì chưa, ví dụ, có tìm thấy gì ở nhà Thi Di không? Bà mẹ Thi Di không cầm chổi rễ lùa anh ra khỏi nhà chứ?
- Em vội lo gì thế? Anh vẫn chân tay nguyên lành đây thôi? Ở nhà Thi Di anh nhìn thấy cái này…
Kiện lục túi áo lấy ra cái hộp xinh xắn, đưa cho San xem.
- Chỉ là một đôi hoa tai, có gì đặc biệt đâu?
- Anh cũng vừa mới biết kiểu hoa tai “đom đóm” này bắt nguồn từ một tác phẩm nghệ thuật gốm sứ Nhật Bản nổi tiếng “Huỳnh hỏa trùng tương vọng”, tác giả chính là ông Yamaa Tsuneteru. Năm năm trước ông ta bị sát hại ở Giang Kinh, một số tác phẩm của ông ấy cũng bị cướp đi. Cùng bị giết hôm đó còn có một bảo vệ người Trung Quốc, em biết là ai không? Là ông Hoàng Quán Hùng – cha của Thi Di.
San trợn tròn mắt, cô ngồi xuống bên Kiện, đọc đoạn thông tin viết về người nghệ sĩ này trong cuốn “Từ điển nghệ thuật Nhật Bản” rồi hỏi “Sau đó thì sao?”.
Anh nhớ là mình đã nói với em rồi, hình như trước đây Thi Di có điều bí mật gì đó không cho anh biết, có lẽ là về việc này. Cảnh sát từng coi ông Hùng là nghi phạm số một, đã làm nội ứng, hợp tác với bọn trộm, và là nghi phạm duy nhất…
- Cũng giống như anh hiện nay! - Có lẽ San biết Kiện sẽ không để bụng, hoặc căn bản chẳng nghĩ gì xa xôi.
- Cảm ơn em đã nhắc anh. Hiện nay anh rất muốn biết sự thật, Thi Di cũng thế, chắc là rất mong điều tra ra vụ án cướp của giết người vì cảnh sát đã gác vụ ấy lại. Điều bí mật của Thi Di là cô ấy đang điều tra sự việc, anh đoán rằng cô ấy đã lựa chọn trọng điểm khác xa với bên cảnh sát. Có thể đoán rằng hướng điều tra của cảnh sát sẽ là những kẻ địch của ông Yamaa Tsuneteru, các vụ án trộm cướp tác phẩm nghệ thuật, những người bảo vệ và các mối liên hệ khác. Một khi không thể có manh mối gì, thì sẽ kết luận như thông lệ. Vì trong các vụ tương tự, thường thấy các bảo vệ thông đồng với bên ngoài, cho nên cha của Thi Di trở thành nghi phạm số một. Nhất là lại phát hiện thấy nhiều dấu vân tay và tóc của ông ta trên quần áo của ông Yamaa Tsuneteru…
- Họ đã vật lộn!
- Đó là chứng cứ rất có sức thuyết phục. Nhưng Thi Di rất muốn thanh minh cho cha, muốn tìm ra hung thủ giết cha mình, nên cô ấy sẽ không tin…
- Không tin, hay là không muốn tin?
- Dù sao thì, cô ấy vẫn đặt trọng tâm vào ông Yamaa Tsuneteru. Cảnh sát thì không tìm thấy ai là kẻ thù của ông ấy, điều này cũng có thể nhận ra ngay trong từ điển: một nghệ sĩ đam mê nghệ thuật. Anh cảm thấy ông ấy không hề ganh đua với đời, cho nên rất khó mà có kẻ thù rõ rệt. Nhưng liệu có thể vì những nhân tố khác không? Chắc hẳn cảnh sát phải có hàng chồng tư liệu mà vẫn không thể phá án, chứng tỏ vụ này không hề đơn giản, không đơn giản chỉ là một vụ cướp của giết người. Anh cho rằng Thi Di muốn chứng minh rằng những nhân tố khác về ông Yamaa Tsuneteru đã dẫn đến việc ông ấy bị hại.
- Em nghe ù cả tai rồi, nhưng em không cho rằng anh đang nói nhảm nhí!
- Thi Di điều tra về con người ông ấy nên mới biết về hoa tai đom đóm. Nhưng anh không hiểu Thi Di bắt tay vào từ đâu, anh đã mất cả buổi sáng mới chỉ đọc thấy độc cái đoạn này.
San cười cười: “Anh mới chỉ là hạng nghiệp dư! Bà chị họ em nói là, đến thư viện tìm sách, có thể nhờ nhân viên thư viện giúp cho, và nếu họ đang vui vẻ thì ta sẽ đỡ tốn không ít thời gian”.Tâm trạng của nữ nhân viên thư viện Diêu Tố Vân đang chẳng nhẹ nhõm gì. Cuộc hôn nhân ngắn ngủi vừa kết thúc, chị trở lại cuộc sống độc thân nhưng lại cảm thấy chẳng hề có tự do. Các bạn chị nói với chị rằng đây là quá trình tất yếu, rồi sẽ có lúc cảm thấy sáng sủa.
Chị đã chú ý đến Kiện và San đang ngồi thì thầm rất lâu, cho nên khi Kiện bước đến chỗ chị, chị đã giữ vẻ mặt nặng trình trịch. Kiện cười bẽn lẽn: “Em muốn tìm vài tư liệu về nghệ thuật gốm sứ Nhật Bản, nhưng không thạo mấy, chị có thể giúp em không ạ?”.
Nụ cười đầm ấm có thể làm tan băng giá, huống chi mới chỉ là vẻ mặt nặng nề?
Nghệ thuật gốm sứ Nhật Bản? Thì ra lớp trẻ ngày nay không chỉ biết đến “Ảo tưởng cuối cùng”, “Đại Đường hào hiệp” và NBA… Diêu Tố Vân lập tức thấy mến anh chàng trông hơi “thộn” này.
- Cậu đã gặp may! Lúc này tôi đang không bận lắm. Cô bé đang í ới kia là bạn gái của cậu chứ gì? Suýt nữa tôi gọi người lôi cô ấy ra ngoài! - Tố Vân biết, nếu là cô gái kia hỏi, chắc mình sẽ coi như tai điếc!
- Là em gái ạ. Cô ấy hơi nghịch ngợm. Chắc chị đã đoán ra hồi nhỏ em phải khốn khổ ra sao rồi!
Tố Vân thấy vui vui, nói: “Hình như cậu đã tìm từ điển, từ điển chỉ ghi qua loa thôi. Cậu muốn đọc kỹ về nghệ thuật gốm sứ Nhật Bản thì có thể tìm các nguyên tác của Nhật, cậu có biết tiếng Nhật không? Tôi có thể tìm giúp cậu một lô báo chí, thông tin… nhưng cậu phải nhờ phiên dịch. Nếu cậu thật sự mong muốn, tôi có thể giúp cậu nối mạng với một số thư viện của Nhật, sẽ có các nội dung giao lưu quốc tế và các dịch vụ công cộng nữa…”.
Quan Kiện nghệt ra. Anh nghĩ đây là lần đầu trong đời mình sẽ có riêng một phiên dịch. Không chỉ riêng Diêu Tố Vân nhìn Kiện và San thì thầm. Ba Du Sinh cũng đang ẩn đằng sau một giá sách lớn quan sát đôi nam nữ. Trông vẻ thân thiết của hai người đủ thấy họ rất đẹp đôi. Thật dễ hiểu khi nghe nói họ quen nhau từ bé và là đôi bạn thân.
Cho đến khi Hoàng Thi Di xuất hiện.
Nếu Kiện đúng là hung thủ, thì là vì điều này ư? Nhưng tại sao còn phải giết Chử Văn Quang?
Tại sao Thi Di lại vừa khéo lại là con của Hoàng Quán Hùng? Trực giác mách bảo anh phải liên hệ hai vụ án này với nhau, nhưng nếu chỉ là ngẫu nhiên, và đó là hai vụ hoàn toàn tách biệt thì sao?

Tạm thời vẫn chưa thể loại trừ khả năng Quan Kiện là nghi phạm. Một khi chưa có chứng cứ thì không thể loại trừ bất cứ ai liên quan, kể cả Âu Dương San.

Có lẽ, giết người không phải xuất phát từ thâm tâm Quan Kiện. Phải hiểu rằng những người có khả năng đặc biệt thường bỏ qua “ý thức”, còn “vô thức” thì lại vượt lên. Liệu vô thức của Quan Kiện có “độc bộ giang hồ” không?

Đó là lập luận gần đây của Ba Du Sinh đối với vụ án mạng Hoàng Thi Di. Anh dù cố gắng ép mình phải gạt bỏ chiều hướng “thiên kiến”, thì tiêu điểm suy nghĩ trong anh vẫn cứ rơi vào Quan Kiện. Hôm nay anh đến thư viện tra cứu tư liệu về “mười nơi có ma ở Giang Kinh” với chủ tâm cố đưa Quan Kiện ra khỏi vị trí nghi phạm, thì anh lại bất ngờ chứng kiến cái cảnh này.
User avatar
tuvi
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $57,156
Posts: 95738
Joined: 29 Apr 2006
Location: FRANCE
 
 

Re: Nổi Đau Của Đom Đóm (Nguyên Tác : Huyệt Tối) - Quỷ Cổ Nữ

Postby tuvi » 24 Jun 2019

Chương 23

Trở về ký túc xá bệnh viện, Quan Kiện vội cho ngay cái đĩa CD vào máy tính xách tay. Anh rất cảm ơn thư viện Giang Kinh đã thực hiện chương tình số hóa cho thư viện. Diêu Tố Vân đã tìm giúp anh hàng trăm bài viết Trung, Nhật về ông Yamaa Tsuneteru và còn copy toàn bộ các văn bản và tranh ảnh vào đĩa cho anh đem về nhà đọc.

Phần lớn các nội dung tiếng Trung Quốc là những bài viết của giới báo chí về vụ ông Yamaa Tsuneteru bị hại, chẳng có mấy thông tin gì mới. Khi anh thấy quá thất vọng, định tắt máy để đi đánh bóng rổ, thì một bài đăng trên tờ “Tin vắn văn nghệ Giang Kinh” năm 1997 đã khiến anh chú ý.

“Tin vắn văn nghệ Giang Kinh” là tờ nội san của Hội nghệ sĩ Giang Kinh, trong đĩa CD có đến bảy tám bài của các số khác nhau. Có một bài chỉ là thông báo ngắn gọn “Nghệ nhân gốm sứ Nhật Bản nổi tiếng Yamaa Tsuneteru lại sang thăm Giang Kinh”, và in kèm bức ảnh ông ta. Vì là ảnh quét vào đĩa, nên hơi mờ. Ông rất quắc thước, có mái tóc hoa râm để xõa, trông rất có phong độ, rất nghệ sĩ. Điều khiến anh ngạc nhiên là, phía sau ông ta có bày khá nhiều tác phẩm gốm sứ lớn nhỏ, trong đó có một thứ lớn nhất, bắt mắt nhất là một pho tượng. Anh thấy quen quen. Nhìn kỹ, anh nhận ra đó là pho tượng Đức Mẹ.

Chính là pho tượng Đức Mẹ Maria đặt trong nhà thờ Thiên Chúa giáo gần Viện mỹ thuật! Khi anh bước ra khỏi buồng bệnh nhân, đã là 11 giờ đêm. Quan Kiện đạp xe đến cổng Trung tâm nghiên cứu, do dự một lát, anh lại quay xe, đạp về cửa nhà thờ Đức Mẹ.

Ngoài cửa không có đèn, ngọn đèn đường gần nhất cũng phải cách hơn chục mét. Quan Kiện thử đẩy cửa rào bằng sắt phía bên ngoài thì cửa này lại đang khóa. Đất của thần thánh và đất của tà ma đều phải treo khóa.

Chốn thiêng liêng này, tại sao lại bị coi là “có ma”?
Tại sao ông Yamaa Tsuneteru lại dính dáng đến nhà thờ nhỏ bé này? Liệu có liên quan gì đến việc ông bị hại không?
Một làn gió se lạnh và ẩm ướt đưa tới, Quan Kiện bất giác lùi lại.
Trong gió có một tiếng “kít” khe khẽ.

Anh bước sát cánh cửa sắt. Lại nghe thấy tiếng “kít”, hình như là tiếng cánh cửa mở nửa chừng, bị gió thổi đung đưa.
Đứng đây nhìn vào phía trước nhà thờ thì không thấy cửa sổ nào, hình như tiếng “kít” ấy là ở mé tường bên cạnh.
Cửa sắt chỉ cao chừng hơn 2m, Quan Kiện đứng lên xe đạp đu lên trên.

Rồi anh tụt xuống bên trong, sau đó dò dẫm bước vào mé bên cạnh nhà thờ. Đúng thế: có một cánh cửa sổ đang mở nửa chừng. Có lẽ tối nay là ý trời, tuy anh cũng chẳng rõ mình định tìm kiếm cái gì ở đây.

Pho tượng Đức Mẹ? Hoặc là bất cứ thứ gì có liên quan đến ông Yamaa Tsuneteru.

Anh bò qua cửa sổ hết sức nhẹ nhàng, vào trong giáo đường, đi vào bóng tối vô tận.

Anh lập tức cảm nhận được sức mạnh của bóng tối, nó có thể nuốt chửng tất cả.

Tại sao lại bảo nơi này là “có ma”? Nếu các tín đồ nghe nói thế, nhất định sẽ cho là khinh nhờn.

Nhưng tại sao mình lại thấy hoang mang thế này?

Có thể cũng chỉ tại bóng tối.
Anh bỗng có cảm giác rất vô căn cứ là có người đang ở trong bóng tối theo dõi mình.
Hoặc có lẽ không phải người, nói cho cùng, đây là “nơi có ma”.
Quan Kiện vốn không có ý thám hiểm nhà thờ, nên không chuẩn bị đèn pin. Anh đứng im, do dự hồi lâu, nghĩ rằng đã nửa đêm, nếu bật đèn lên thì cũng chẳng có ai chú ý.

Anh chầm chậm bước về phía tường, cố lần tìm công tắc đèn của nhà thờ. Anh đã sờ thấy bảng điện lắp công tắc, anh bật nó.

Đèn không sáng, nhưng lại vang lên một thứ âm thanh rin rít, anh lập tức hiểu rằng có lẽ mình đã bật công tắc quạt điện, bèn vội tắt. Âm thanh ấy dần lặng đi. Anh thầm nghĩ “nguy thật”, rồi tiếp tục rờ lên tường, tin rằng công tắc đèn ở gần đây.
Anh đã thấy cái bảng nhựa gần công tắc.
Khi sắp bật lên thì bỗng có một bàn tay giá lạnh ấn chặt năm ngón tay anh.
Suýt nữa anh kêu lên. Anh hít một hơi thật sâu, toàn thân run bắn.
Đừng bật đèn! - Một giọng nữ rất khẽ, nghe rất quen.
Nếu đây là nơi thường có ma, thì sẽ là ai?
- Thi Di!
- Nữ tu sĩ họ Sái ở nhà phía sau, bà ấy đã già, rất tỉnh đấy!
Quan Kiện lập tức nhận ra mình đã nhầm to. Thần kinh anh quá căng, nỗi nhớ quá sâu nặng. Giọng nói quen thuộc này là của Yasuzaki Satiko.
- Sao em lại đến đây?
- Xin lỗi nhé, đã làm anh sợ quá phải không? - Trong tình huống này Satiko vẫn hết sức lễ độ. - Em nhớ rằng lần đầu chúng ta gặp nhau cũng là ở nhà thờ này. Liệu có phải ngẫu nhiên không?
- Tất nhiên là không. Em và anh đến đây đều có mục đích cả!
- Thực ra là anh đang hỏi mục đích của em là gì, đúng không? - Cô thật là thông minh.
- Nhà thờ này bị người ta coi là một trong mười nơi có ma ở Giang Kinh. Anh tra tư liệu, biết rằng pho tượng Đức Mẹ ở đây do ông Yamaa Tsuneteru tặng. Anh ngờ rằng chuyện này có liên quan đến cái chết của ông ấy, tuy không có căn cứ gì.
Satiko im lặng một lát. Một lát trong bóng tối hình như rất dài.
- Anh tìm hiểu những điều này đều là vì Thi Di, đúng không?
- Mọi việc anh làm, kể cả hợp tác với nhóm các vị Nhật Bản đều là vì cô ấy.
Satiko lại im lặng, rồi thở dài: “Nói thật nhé, em cũng thế!”.
- Ý em là gì?
Hình như Satiko hơi do dự. “Cách đây 10 năm cha em đã bị sát hại ở đây”.
Lần này đến lượt Quan Kiện im lặng.
Anh đã hiểu tại sao cô cứ hay đến đây, tại sao lại gặp cô giữa đêm khuya thế này.
- Hồi đó cha em nhận lời mời của bảo tàng lịch sử Giang Kinh sang đây khảo sát về kiến trúc văn hóa, khi khảo sát nhà thờ có lịch sử lâu đời này thì bị hại. - Satiko nói nhỏ.
- Em nửa đêm đến đây thì ra là vì muốn xem xét kỹ hiện trường… Nhưng chắc em cũng biết: mười năm trời là thời gian quá dài đối với một hiện trường thường xuyên có người ra vào… - Quan Kiện cảm thấy nên nhắc nhở Satiko.
- Em biết chứ. Em đến đây không chỉ vì quan sát hiện trường… Đúng ra là, cho đến nay bà xơ họ Sái vẫn cho rằng cha em bị ma quỷ làm hại.
- Em tin điều ấy à?
- Em… - Cô dường như không biết nên nói gì.
- Hoặc ít ra là cô bán tín bán nghi. - Một giọng phụ nữ già nua vang lên trong bóng tối. “Ôi”, Satiko kêu lên một tiếng.
Ngọn đèn ở gần cái bục giảng kinh phía trước giáo đường bỗng bật sáng. Một bà xơ mặc áo dài đen, lưng hơi còng, đang đứng cách họ không xa - chính là nữ tu sĩ mà Quan Kiện đã trông thấy hôm nọ ở đây. Bà nói: “Cô và mẹ cô thực chẳng giống ai. Cảnh sát và các nhân viên bảo tàng hễ nghe tôi nói đến ma quỷ, thì đều cười ngặt nghẽo”.
Satiko gọi to: “Sơ Sái!”, rồi rảo bước lên, cúi đầu: “Xin bà tha thứ cho. Lúc ban ngày đóng cửa sổ giúp bà, cháu đã cố ý khép hờ một cánh cửa sổ vì muốn đêm nay vào đây quan sát kỹ, biết đâu sẽ may mắn được gặp ma”.
Ánh mắt bà Sái lạnh như băng, có vẻ như không mềm lòng trước lời xin lỗi của Satiko. “Nhưng cô đã mua việc rồi, cô không để ý cái cửa phụ phía trước nhà thờ, xưa nay tôi không bao giờ đóng, cô có biết tại sao không? Bao năm nay tôi có thói quen cứ đến đêm là tôi bất chợt vào nhà thờ để xem xem có lại bắt gặp lũ ma quỷ đã giết hại cha cô không”.
- Bà đã trông thấy ma thật à? - Quan Kiện lúng túng không biết nên tự giới thiệu ra sao.
- Cậu là ai? - Xơ Sái nghiêm giọng hỏi - Mấy hôm trước cậu đã vào đây đúng không? Lúc đó thấy cậu hoang mang, tôi đã định hỏi…
Quan Kiện xưng tên, rồi xin lỗi. Anh thấy ánh mắt bà ta vẫn đầy nghi ngờ.
- Đương nhiên tôi đã nhìn thấy, có lúc ở ngay trong này, có lúc ở ngoài sân trước sân sau; lần nào cũng thế, chưa kịp nhìn rõ thì chúng đã tan biến vào không khí. Ma quỷ nào cũng đều thế cả!
Quan Kiện bước đến bên Satiko: “Cha em bị hại, vụ ấy cũng vẫn chưa được khám phá à?”
- Đã xác định được hung thủ là người ở gần đây, tên là Trương Siêu, từng có nhiều tiền án tiền sự về tội trộm cướp. Cảnh sát nói là cha em và hung thủ đã vật lộn, cả hai đều có dao găm, Trương Siêu có bị thương ở cổ tay. Giết cha em rồi, hắn chạy ra ngoài được một quãng thì lăn ra ngất vì bị mất quá nhiều máu. Khi người ta phát hiện ra thì hắn đã chết, trong túi áo có ví tiền của cha em.
Bà Sái lắc đầu: “Trương Siêu đúng là tên lưu manh có tiếng quanh vùng này, nhưng hắn không thể là hung thủ. Nếu hắn có giết người thật, thì cũng là vì bị ma nhập vào người đó thôi!”.
Quan Kiện cảm thấy kỳ lạ: “Người ta đã kết luận về vụ án, sao em vẫn…”
- Không phải em, mà là mẹ em!
- Mẹ em… sang làm giáo viên ngoại ngữ ở Đại học Giang Kinh…
- Vì mẹ em muốn được ở gần cha em hơn. Mẹ em tin rằng con người có linh hồn. Cha em chết, đã được đưa về Nhật an táng, nhưng mẹ em nói bà chưa bao giờ nằm mơ thấy cha em, chứng tỏ linh hồn cha em vẫn ở lại Trung Quốc, có thể là vì hung thủ thật sự vẫn chưa bị pháp luật trừng trị.
Quan Kiện định nói mình không tán thành, nhưng anh lại nghĩ ngợi, rồi nói: “Cũng hơi đáng nghi, vì tại sao hung thủ lại chết trùng hợp thế? Hắn bị giết chết bên ngoài, thì rất có thể là hắn và cha em bị giết ở hai nơi, chứ không hề có vật lộn đánh nhau, thậm chí chưa chắc đã nhìn thấy mặt nhau. Nhưng cảnh sát đã kết luận là thế, thì chắc là họ đã tìm thấy các dấu vết vật lộn…”.
Bà Sái bỗng ngắt lời: “Họ có thấy mặt nhau, có vật lộn. Tôi đã nhìn thấy cả!”.
° ° °

- Em đừng nên coi lời bà Sái là thật. - Quan Kiện dắt xe, cùng Yasuzaki Satiko đi về phía Trung tâm nghiên cứu. - Bà ấy đã tự mâu thuẫn: nói không phải Trương Siêu giết người, rồi lại nói là đã trông thấy hai người vật lộn… Chắc em còn điều gì đó chưa nói cho anh biết, đúng không? Em nghỉ học hai tháng để làm phiên dịch cho tổ thí nghiệm của ông Yamaa, chắc không phải vì chuyện bà mẹ nằm mơ hoặc vì bà Sái nói là “có ma”.
Satiko mỉm cười: “Họ đánh giá về anh không quá lời, anh quả là rất thông minh. Anh nói đúng, thực ra, cái chết của ông già Yamaa Tsuneteru mới thật sự là điều khiến em phải nghĩ ngợi về cái chết của cha em. Vụ án cha em bị hại, đã tìm thấy hung thủ, đã có người chứng kiến, nên mẹ em không băn khoăn gì nhiều. Nhưng cách đây 5 năm nghe nói ông già Yamaa Tsuneteru cũng bị hại ở Giang Kinh, thì mẹ con em mới liên hệ hai vụ việc với nhau. Không có chứng cớ gì, nhưng cảm thấy sao lại quá trùng hợp: địa điểm bị hại là nhà thờ và Viện mỹ thuật rất gần nhau và ông già ấy lại vừa mới tặng nhà thờ pho tượng Đức Mẹ”.
- Cha em và ông già Yamaa có quen nhau không?
- Em không biết. Cha em là người sống nội tâm, giao du không rộng. Mẹ em sang Giang Kinh dạy ngoại ngữ, muốn làm rõ mối liên quan giữa hai vụ án này, nhưng bà đâu phải thám tử, cho nên hầu như không có tiến triển. Rồi lại thấy thích thành phố Giang Kinh, và vui… Trung Quốc có câu thành ngữ gọi là…
- Vui quên cả về!
- Đúng, đúng! - Satiko cười ngượng nghịu - Mẹ em là bạn của bà xơ họ Sái, nếu biết anh bất kính với bà Sái như thế, sẽ mắng anh ngay!
Quan Kiện cũng cười: “Được. Kể từ giờ anh sẽ kính già yêu trẻ! Anh cảm ơn em đã thẳng thắn và tin cậy anh, anh mong sẽ có thể giúp em, chúng ta sẽ cùng giải tỏa các mối nghi ngờ… Và, liệu có cần đến nhà thờ để làm thí nghiệm không?”.
- Đừng đùa thế! Chắc chắn bà Sái sẽ không cho. Nhưng dù có cho… Này, anh định gọi ma ra thật đấy à?
Cả hai cùng bật cười.
Quan Kiện lại hỏi: “Anh muốn bàn với em một việc nghiêm chỉnh, em có thể phiên dịch miễn phí giúp anh không?”.
User avatar
tuvi
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $57,156
Posts: 95738
Joined: 29 Apr 2006
Location: FRANCE
 
 

Re: Nổi Đau Của Đom Đóm (Nguyên Tác : Huyệt Tối) - Quỷ Cổ Nữ

Postby tuvi » 24 Jun 2019

Chương 24

Bà sơ họ Sái lạnh lùng nhìn hai thanh niên bước đi, rồi bà đóng cửa sắt “keng” một tiếng, và khoá lại.

Đã sống qua tuổi cổ lai hy, đã tiếp xúc với vô số người, bà thừa biết cậu sinh viên Quan Kiện kia không hề tin là có ma quỷ.

Nếu chúng sinh cứ không tin như thế thì Chúa Trời cứu vớt họ như thế nào được?

Bà làm dấu thánh giá, rồi quay vào. Bóng ma bỗng loáng lên.
Lần đầu tiên bà nhìn thấy ma, cách đây ít ra là ba mươi năm. Bà ngỡ mình hoa mắt, nhưng hồi đó bà đâu đã già? Tuy nhiên bà vẫn không tin, và cho rằng vì tâm trạng mình rối loạn đó thôi. Cách đây mười năm, trước khi ông Yasuzaki Hiroshi người Nhật bị hại, ma hiện lên càng nhiều lần, sau khi ông ta bị Trương Siêu (Siêu bị ma nhập) giết chết, thì hình như ma lại rất ít viếng thăm, rất lâu mới hiện lên một lần. Và thế là bà có thói quen đêm đêm đi tuần một lần, chính bà cũng cảm thấy mình có phần gàn dở.
Nhưng bà hầu như có thể khẳng định đó là ma.Vì con người không thể tan biến nhanh như thế. Bà mang tâm trạng cực mâu thuẫn: vừa muốn đối diện với ma để dùng dấu thánh giá và đọc Kinh Thánh nguyền rủa chúng xuống địa ngục, lại vừa sợ phải đọ sức với chúng. Bà sợ sức mạnh của chúng sẽ át cả sức mạnh mà Chúa Trời đã ban cho bà, vậy thì sẽ nguy mất. Bà yêu cuộc sống, bà chưa muốn phải chết. Bà là thành viên Mặt trận thành phố Giang Kinh, có chân trong Hội đồng Thiên chúa giáo yêu nước, ở giáo hội mà bà chăm chỉ hoạt động hay ở nơi khác, bà đều rất được tôn trọng.

Nếu không vì các chuyện liên quan này thì năm xưa bà đã xông ra can Trương Siêu và có lẽ ông Yasuzaki Hiroshi đã không bị bỏ mạng. Tất nhiên cũng có thể chính bà bị mất mạng.

Bóng ma đã lại tan biến, nó đến hoặc đi thoải mái như vào chỗ không người.

Nó đã chẳng coi chốn thiêng liêng này là gì! Đâu có thể mặc nó làm càn? Bà bỗng cảm thấy phẫn nộ và rất nhục nhã. Mình là người phụng sự Chúa Trời mà lại để cho ma quỷ hoành hành ngay ở chốn điện thờ?

Bà bước nhanh về phía mà bóng đen vừa biến vào. Dù là ma quỷ tàn độc đến đâu cũng chỉ là kẻ đứng dưới gót chân Chúa Trời. Mình không sợ. Bà lần từng bước đi vào sân sau, miệng lẩm nhẩm bằng tiếng Latinh: “Các ngươi dâng mình làm nô lệ cho ai, phục tùng ai thì là nô lệ cho người ấy; hoặc làm nô lệ cho tội ác để rồi phải chết; hoặc làm nô lệ cho Chúa thì sẽ có được chính nghĩa”.

Sân rộng và sâu, màn đêm đen kịt, chỉ có bà xơ họ Sái đang lẩm nhẩm.

Tay bà run bần bật.

Bỗng có cánh tay trắng hếu như xương người không rõ từ đâu thò ra bóp chặt cái cổ gầy nhẳng của bà.

Bà dần dần há to miệng, đôi mắt trợn trừng, bà nhìn rõ hai cái sừng, đôi mắt đỏ đòng đọc của con quỷ, nhưng tấm áo choàng đen và mũ đen đã nhoà lẫn khiến bà không thể nhìn rõ hơn mặt nó. Mồm nó phát ra tiếng rin rít, một bàn tay trắng hếu hua hua trước mặt bà mấy cái, rồi dựng ngón tay áp lên môi bà, có ý ra hiệu “im mồm”.
Bàn tay ma quỷ bỗng buông ra, bà Sái đổ vật xuống đất.
User avatar
tuvi
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $57,156
Posts: 95738
Joined: 29 Apr 2006
Location: FRANCE
 
 

Re: Nổi Đau Của Đom Đóm (Nguyên Tác : Huyệt Tối) - Quỷ Cổ Nữ

Postby tuvi » 24 Jun 2019

Chương 25

Trên bàn làm việc của Ba Du Sinh có hai “trái núi”: Một bên là các tài liệu về vụ cướp tác phẩm gốm sứ và giết ông Yamaa Tsuneteru, tuy nhiên đây mới chỉ là những tư liệu thường dùng sau năm năm thu thập; một bên là chồng tài liệu về vụ án mạng ở khu nhà giải phẫu Đại học Y Giang Kinh, độ cao của nó chưa dừng lại, vì hàng ngày đều có bổ sung thông tin mới.
- Hình như càng có nhiều đầu mối thì vụ này lại càng bí. Nói thế là trái với lẽ thường, nhưng tôi nói nghiêm túc đấy. - Nhìn thấy Trần bước vào, Sinh than thở.
- Nếu không trái với lẽ thường, thì công tác của anh vẫn ở “phòng kỹ thuật cao đặc biệt” - Trần bỗng thở dài. - Quả là loạn thật, tâm trạng của tôi chưa bao giờ nặng nề như thế kể từ tối hôm nhìn thấy xác của Thi Di. Tôi thậm chí thấy căm phẫn. Đã sang thế kỷ 21 rồi sao vẫn còn hạng khốn nạn dã man, không bằng loài cầm thú! - Mặt anh hơi đỏ căng, anh đang cố kiềm chế và nhìn hai “quả núi” tài liệu.
Sinh trầm lặng một lát rồi hỏi: “Thế nào?”
- Anh định cùng làm cả hai vụ cũ mới à?
- Đặt vụ án Yamaa Tsuneteru và vụ án nhà giải phẫu cạnh nhau, tuy không đủ chứng cứ nhưng không hề là chuyện viển vông. Mối liên quan giữa Thi Di và Quán Hùng, sự xuất hiện của nhóm Yamaa rõ ràng đã buộc tôi phải lôi các tài liệu cũ về vụ Yamaa Tsuneteru ra.
Trần gật đầu, rồi nói: “Tôi đang định bàn với anh về việc này. Lúc nãy vừa nhận được một thông báo của ông Yamaa - thông qua lãnh sự quán Nhật Bản sang đây xem xét lại vụ án năm xưa - nói rằng Quan Kiện vào hiện trường cũ, phát hiện ra rằng Hoàng Quán Hùng trước tiên bị đâm vào ngực, gục xuống nhưng chưa chết ngay, giãy giụa và bò chừng một mét, sau đó bị bắn vào đầu.
Sinh kinh ngạc: “Quan Kiện miêu tả thế à?”
- Đúng thế! Anh có cho là kỳ lạ không?
- Hết sức chính xác. Thực ra đó là một trong những nguyên nhân để chúng ta suy đoán và nghi ngờ Hoàng Quán Hùng đã tham gia vụ trộm. Kẻ sát nhân đã đâm ông Hùng ở cự ly rất gần nên mới có kết quả ngay, đồng thời bắn luôn tay bảo vệ người Nhật. Đã có thể đến gần ông Hùng, khả năng rất lớn là có quen biết nhau. Vì thế, “trong ngoài phối hợp” là cách giải thích tốt nhất.
- Tôi đang nghĩ, Quán Hùng bị đâm rồi, tại sao lại bò?
- Đúng, theo lẽ thường, khi đã mất sức phản kháng thì lựa chọn đầu tiên là giả vờ chết. Có lẽ ông ta cảm thấy mình không sống được bao lâu nữa… Không! Có lẽ có rất nhiều cách để giải thích. - Gần đây Sinh cũng đang giở lại một số tình tiết của vụ án Yamaa, điều này anh cũng vừa mới quan tâm.
- Nhưng dù sao thì chuyện này cũng chứng minh rằng đúng là Quan Kiện có khả năng đặc biệt.
Sinh im lặng. Trần kiên nhẫn chờ đợi. Rồi Sinh nói: “Hiện giờ đã có thể loại trừ khả năng Quan Kiên là hung thủ trong vụ án mạng ở nhà giải phẫu chưa?”
- Khi chúng ta coi hai vụ án này là có liên quan, tức là đã loại trừ khả năng Quan Kiện giết người vì khi Yamaa Tsuneteru bị giết, cậu ta mới chỉ là anh học sinh cấp ba. Điều đáng kể là sự giống nhau và khác nhau của hai vụ này. Trong vụ thứ nhất, hung thủ dùng dao dùng súng, giết người cướp của “thành công”, rất chuyên nghiệp, tính mục đích rất rõ. Trong vụ thứ hai thì hung thủ mổ phanh thây cực kỳ độc ác, điên cuồng nhằm vào hai sinh viên. Không nhận ra hung thủ có mục đích gì. Thoạt nhìn vào thì không phải là cùng một hung thủ, nhưng điểm giống nhau là đều được tính toán rất kín kẽ, không để lại dấu vết, gây án ở trình độ cao.
- Nếu hai vụ không hề có liên quan, thì tình hình sẽ càng phức tạp, Quan Kiện sẽ vẫn bị tình nghi.
User avatar
tuvi
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $57,156
Posts: 95738
Joined: 29 Apr 2006
Location: FRANCE
 
 

Re: Nổi Đau Của Đom Đóm (Nguyên Tác : Huyệt Tối) - Quỷ Cổ Nữ

Postby tuvi » 24 Jun 2019

Chương 26

Làm thí nghiệm dưới hành lang ngầm à? Mỗi lần đi qua thì Quan Kiện đều bị đau dữ dội… - Yasuzaki Sakito khéo léo nêu ý kiến. Còn Quan Kiện, khi nghe nói về bố trí thí nghiệm đêm nay thì anh chưa nói gì.

Trước đó giáo sư Nhiệm Tuyền cũng đã có ý can ngăn, lúc này ông cảm thấy ngạc nhiên. Vì ông từng sang Nhật tiến tu mấy năm, nên hiểu khá rõ về lề lối của giới khoa học Nhật Bản; việc nhân viên cấp dưới như cô Satiko dám ăn nói “trái ý ông chủ” thì gần như là bị cấm tiệt.

Quả nhiên, vẻ mặt ông Yamaa vốn nghiêm nghị thì lúc này càng lạnh lùng.

Kikuchi Yuji nói gay gắt: “Chức trách của cô Yasuzaki Satiko là phiên dịch và hỗ trợ công tác, chứ không phải là lên kế hoạch thí nghiệm!”.

Tiến sỹ Toyokawa Takesi thoáng có nét hể hả khoái trá rất khó nhận ra. Anh ái ngại cho Satiko, nhưng cũng cho là cô rước vạ vào thân. Theo đuổi Yasuzaki Satiko đã lâu, đến nay vẫn chưa giành được trái tim cô, xem chừng khó bề thành đôi lứa, nên anh dần thấy hậm hực. Với phong độ ngời ngời và vị trí thầy thuốc ngoại khoa của mình, thì thời gian và công sức theo đuổi Satiko có thể khiến anh vơ được hàng tá người đẹp rồi, nhưng anh lại là người có cá tính mạnh mẽ hiếu thắng, nhọc nhằn theo đuổi mà vẫn “không đạt được kết quả”, điều này lại càng khiến anh quyết tâm hơn.
Nhưng anh vẫn không thể thuần phục nổi Yasuzaki Satiko xinh đẹp hiền dịu.
Cô ta lấy đâu ra lắm ý kiến như thế?

Có lẽ chỉ nên ngọt ngào, “lạt mềm buộc chặt” thì mới chinh phục được nàng.

Toyokawa Takesi chợt nảy ra ý định rất dễ thương, anh bước đến bên cô: “Lần này, cứ để anh xin lỗi tiến sỹ Yamaa hộ em!”.
Anh đoán rằng Satiko sẽ cảm động rơm rớm nước mắt.
Nhưng cô chỉ hơi mỉm cười, gật đầu tỏ ý cảm ơn.
Quan Kiện bỗng cất tiếng: “Xin cảm ơn cô Yasuzaki Satiko và giáo sư Nhiệm đã quan tâm, nhưng tôi có cảm nhận rằng đau chỉ có tính tạm thời, tôi có thể chịu đựng được”. Anh không hiểu tiếng Nhật, nhưng đoán rằng đó là nguyên nhân khiến họ phải tranh luận.
Nữ tiến sỹ Chiba Ichinose nói: “Chúng tôi cũng rất khó khăn khi đưa ra quyết định này, đúng là có phần ép nài anh Kiện… Vì chúng tôi nhận ra rằng cho đến giờ, dường anh Kiện chỉ bị đau trong một trường hợp nhất định nào đó, ví dụ, khi đến hiện trường cũ của hai vụ án mạng gần đây. Nhưng tại sao khi xuống tầng hầm anh cũng bị đau? Cho nên chúng tôi hy vọng rằng làm như thế anh Kiện có thể nhìn ra một điều gì đó; rất có thể các thiết bị sẽ ghi được trường năng lượng đặc biệt và sẽ có được phát hiện mới”.
Lúc mọi người chuẩn bị cho thí nghiệm, Quan Kiện nói nhỏ với Satiko: “Cảm ơn em đã quan tâm. Em đã bị phiền hà vì chuyện này”.
Yasuzaki Satiko nói: “Anh thật can đảm, hãy chú ý trụ cho vững”.
Quan Kiện thấy ấm lòng, anh gật đầu, rồi nằm lên giường thí nghiệm.

Thí nghiệm kiểu vô mục đích thế này đến bao giờ mới hết? Bao giờ mới gọi là có tiến triển?

Khi đã bị thôi miên, thì lại là đi chơi vơi bất tận, đi tìm cơn đau, hoặc là đi vào cái hành lang dài và tối, nhìn thấy cái xác tương lai.

Mình phải nhớ là thí nghiệm đêm nay được làm ở cái hành lang dài và tối...

Họ thao tác nhanh thật, mình đã đứng ở hành lang!
Khi cơn đau quen thuộc ập đến, Quan Kiện thầm nguyền rủa.
Dừng thí nghiệm!
Anh vừa hô lên vừa chật vật bước đi trong hành lang như phải hoàn thành một sứ mệnh. Đúng thế, tìm ra hung thủ sát hại Thi Di là sứ mệnh của anh.

Đương nhiên là cả Chử Văn Quang.

Và cả Yamaa Tsuneteru, Hoàng Quán Hùng, cha của Satiko và nhân viên bảo vệ người Nhật chưa biết tên nữa!

Có bao người đã phải đau xót vì mất người thân, so với sự đớn đau thể xác mình phải chịu, ai khốn khổ hơn?
Có lẽ ý chí đã chiến thắng đau đớn, anh đã thấy khá hơn nhiều, anh chú ý nhìn về phía trước để tìm thứ ánh sáng mờ nhạt và chiếc giường hiện lên.
Con đom đóm nhỏ xíu vẫn dẫn đường cho anh bước vào cửa địa ngục.

Anh chạy lên, dần nhìn rõ cái giường. Đúng như hồi nọ anh nhìn thấy ở nhà giải phẫu cũ, tấm áo trắng ở dưới thân thể loang lổ bẩn.

Anh chạy đến sát tận nơi, vẫn không thể nhận ra khuôn mặt người ấy. Cái ảo giác này thật kỳ quái, không nhìn rõ người nhưng các chi tiết đều rất thật, kể cả cánh cửa sắt đen xỉn phía sau giường cũng rất rõ.

Anh nảy ra ý định phải mở cánh cửa ấy, hình như đây cũng là một sứ mệnh.

Anh chỉ khẽ đụng vào, cửa đã sập xuống ngay.

Phía trước loé lên sáng chói, khiến anh phải nhắm mắt.
Hay là tại cảnh tượng này đã khiến anh không muốn mở mắt?
Sau cánh cửa là một loạt giường sắt đều có người nằm trên đó, áo trắng bên dưới họ đều trắng tinh. Không thấy máu me tanh tưởi nhưng còn ghê rợn hơn cả cảnh ở hiện trường Thi Di và Văn Quang bị giết hại.
Bỗng một trong những người nằm đó ngoảnh mặt lại, khuôn mặt mà ngày nào anh cũng có thể nhìn thấy trong gương.

Anh đưa tay bưng mắt mình nhưng lại thấy trong tay có một vật gì đó, bèn giơ lên nhìn, anh chỉ thấy vật đó loé lên chói mắt khi giao thoa với một tia sáng.
“Dừng lại, dừng lại! Dừng thí nghiệm!”, giáo sư Nhiệm và cô Satiko đồng thời hô lên. Hôm nay sao vậy, anh ra lệnh chỉ huy ở đây? Ông Yamaa không muốn thế nhưng cũng hiểu là có vấn đề khẩn cấp nên gật gật đầu. Chibs Ichinose và Toyokawa Takesi nhanh nhẹn gỡ các điện cực và dây dẫn trên người Quan Kiện ra, Satiko dùng khăn giấy lau mồ hôi trên mặt Quan Kiện và áp hai cục bông tẩm đẫm cồn vào thái dương anh.
Mùi cồn quen thuộc và thái dương tê mát khiến Quan Kiện tỉnh ngay: “Thi Di!”.
Satiko vẻ mặt nghiêm nghị gọi: “Quan Kiện!”, rồi nói với giáo sư Nhiệm: “Phản ứng của anh ấy hôm nay hình như dữ dội hơn trước đây…”

Khung cảnh này rất quen thuộc, cách đây không lâu, nữ nhân viên thí nghiệm thanh tú xinh đẹp này là người mà anh rất yêu. Anh lại thấy đau, cơ mặt anh đang giật giật. - Không thể nán lại đường hầm này nữa, tiến sỹ Yamaa nên mau quyết định đưa anh ấy về Trung tâm nghiên cứu, anh ấy lại bắt đầu đau đây này… - Yasuzaki Satiko khẩn cầu.
Chiba Ichinose và Toyokawa Takesi đưa mắt nhìn nhau, rồi lại cùng nhìn ông Yamaa. Ông đang mím đôi môi hơi run run, ông đang cố tìm ra sự thăng bằng giữa quyền uy và lòng khoan dung.
Kikuchi Yuji bỗng lớn tiếng: “Cuộc thí nghiệm chưa kết thúc, không ai được tuỳ tiện! Tất cả phải nghe lời ông Yamaa! Cô Yasuzaki Satiko ngày mai không cần đến đây nữa!”

Giáo sư Nhiệm nói: “Làm bừa à?” rồi nói to: “Có lẽ ngày mai tôi cũng không cần đến nữa? Mọi kinh phí của các vị tôi sẽ trả lại tất!”.

- Không nên nóng nảy! Xin giáo sư Nhiệm thứ lỗi cho…

- Ông Yamaa nhìn Quan Kiện đang thở gấp gáp, tay cũng bắt đầu run run, có lẽ đang rất đau đớn. - Anh Quan Kiện… anh đã nhìn thấy những gì?

Quan Kiện khẽ nhắm mắt, một loạt giường sắt lại lướt qua… - Sẽ lại có người bị giết… nhiều lắm… Có lẽ, chẳng ai trong chúng ta thoát chết.
User avatar
tuvi
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $57,156
Posts: 95738
Joined: 29 Apr 2006
Location: FRANCE
 
 

Re: Nổi Đau Của Đom Đóm (Nguyên Tác : Huyệt Tối) - Quỷ Cổ Nữ

Postby tuvi » 24 Jun 2019

Chương 27

Ba Du Sinh ngáp dài. Vua thức đêm như mình mà cũng có lúc buồn ngủ. Đủ biết đứng ngóng ở bên ngoài căn nhà gác cũ kỹ này ngán ngẩm đến đâu. Anh đưa tay xem đồng hồ: 2h rưỡi sáng.

Nhưng khi ngẩng đầu lên thì anh lại thấy nhẹ nhõm vì đã không phí công mai phục giữa đêm thu như thế này.

Một bóng đen hơi do dự, rồi bước qua cái bậu xi măng cao cao trước cửa nhà Giải phẫu của của Đại học Y Giang Kinh.
Sinh thấy thỏa mãn, thậm chí tự hào vì mình đã đoán đúng: người đó chính là Quan Kiện?
Nhưng một chút khoái chí xa vời ấy đã nhanh chóng bị nhạt nhòa bởi nhiều nỗi băn khoăn hơn: Quan Kiện đến, chứng tỏ mình đã đoán đúng, nhưng có thể nói lên điều gì? Bắt nguồn từ những giả thiết về tâm lý học và tâm lý học tội phạm, Sinh đã dự kiến rằng Quan Kiện sẽ vào.

Một là, Quan Kiện vô tội. Đây chỉ là hành động đơn giản do nhớ người yêu đã ra đi. Hoặc là, anh ta vẫn tự khám nghiệm hiện trường.

Hai là, anh ta chính là hung thủ. Một kẻ trẻ tuổi máu lạnh sát nhân chắc chắn nội tâm vẫn có chỗ yếu đuối. Nhất là khi nạn nhân còn là người yêu của mình, anh ta không dễ gì mà quên, thậm chí có thể vì yêu điên dại nên dẫn đến giết người. Trong trường hợp này tiềm thức của anh ta vẫn biết hối hận, thậm chí muốn trừng phạt mình, trở lại chốn gây tội ác để nhớ lại khung cảnh ghê rợn cũng chính là 1 cách tự trừng phạt.

Ba là, nếu anh ta là hung thủ, mà lại gây án khi bị tác động bởi một năng lượng tăm tối không thể định danh, thì thứ năng lực tăm tối ấy sẽ luôn nhắc anh ta về "cái lần thứ nhất" hoặc khu nhà giải phẫu này là căn nguyên của mọi tội ác (dù sao nó cũng bị coi là đầu bảng trong “Mười nơi có ma ở Giang Kinh”)

Quan Kiện bước vào hành lang tối om, tiện tay khép luôn cửa ra vào.

Ba Du Sinh từ trong bụi cây bước ra, đi đến trước cửa nhà giải phẫu, ghé tai lắng nghe. Bên trong rất im ắng. Anh khẽ đẩy cửa, cửa không đóng chặt, cũng không khóa trái.

Bên trong tối đen như mực
User avatar
tuvi
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $57,156
Posts: 95738
Joined: 29 Apr 2006
Location: FRANCE
 
 

Re: Nổi Đau Của Đom Đóm (Nguyên Tác : Huyệt Tối) - Quỷ Cổ Nữ

Postby tuvi » 24 Jun 2019

Chương 28

Đây là tất cả các tài liệu của anh à? Trong ký túc xá chỉ có Quan Kiện và Yasuzaki Satiko. Cô đang ngồi trước màn hình máy tính hỏi rất dịu dàng. Chị nhân viên ấy sẽ tìm giúp và sẽ còn tìm thêm nữa. Thư viện Giang Kinh có 1 kho sách Tiếng Nhật, khi nào em rỗi, anh mời em cùng đến đó xem.
- Quan Kiện hơi thấp thỏm nhìn ra cửa, chỉ sợ có bạn nào đó vào, thấy Satiko thì sẽ hiểu nhầm. Có lẽ mình nên tìm 1 quán caffee hoặc đến thư viện trường cũng được.
- Nhưng mình đâu phải kẻ gian?
Cũng may Satiko đã copy lại rất nhanh. Cô lắc đầu: “Chẳng cảm thấy những thứ này có ích gì. Toàn là tin tức của báo chí Nhật, có nhiều tin rất ngắn gọn về vụ ông Yamaa Tsuneteru bị hại”. Cô ngẩng nhìn Quan Kiện, biết anh rất thất vọng nhưng không thấy anh thể hiện ra nét mặt.
Quan Kiện nghĩ ngợi, rồi nói: “Em đã đến đây thì anh muốn phiền em thêm 1 việc, hãy đi cùng anh đến nghĩa trang Vạn Quốc”
- Đi thăm cô bạn gái của anh à?
Quan Kiện ngây người, cúi đầu im lặng. Satiko vội nói “Xin lỗi, nếu em lỡ lời thì…”
- Không sao, đúng là anh có đi thăm cô ấy. Anh ngẩng lên nói tiếp: - Nhưng mời em đi là muốn nhờ em tra giúp 1 tình tiết quan trọng. Em cũng biết rồi, hiện nay anh đặt trọng tâm vào ông cụ Yamaa, điều này rất dễ hiểu vì anh có lý do để tin rằng Thi Di khi còn sống đã điều tra ông cụ ấy. Anh thấy ông cụ có 1 điểm khác người: Chết rồi không đưa về Nhật Bản mà lại án táng ở Giang Kinh. Chỉ có thể là ông cụ đích thân chuẩn bị và dặn dò, nếu không người nhà sẽ không làm thế. Đúng không?
- Em cho rằng ngôi mộ ở Giang Kinh là mộ giả, tượng trưng, thành phố cho xây để kỷ niệm vị công nhân danh dự mà thôi. - Cô hơi kinh ngạc
- Lúc đầu anh cũng nghĩ thế nhưng lại để ý thấy rằng ông Yamaa ngày nào cũng đến Phong Tiết Viện, nếu là mộ giả thì hà tất phải đến thăm liên tục như vậy. Vả lại trong đĩa CD có 1 bài báo tiếng Trung Quốc nói rõ việc hỏa táng ông cụ tổ chức ở đó.
- Anh ngờ rằng trước kia ông già đã chỉ định sẵn phải chôn mình ở Giang Kinh à?
- Đúng! Và, tại sao ông cụ phải làm thế?
- E rằng ngay tiếng sĩ Yamaa cũng không rõ… Nhưng em cùng đi nghĩa trang Vạn Quốc thì có thể giúp anh việc gì?
- Cứ đi với anh, đến đó khắc biết!
Người quản lý phòng hồ sơ nghĩa trang Vạn Quốc là 1 ông già ngoài sáu mươi, thấy đôi nam nữ thanh niên bước vào cửa, ông thầm lấy làm lạ: Căn phòng nhỏ của mình đã trở thành đông đúc nhộn nhịp từ khi nào thế này? Có lẽ mình đừng nên về hưu vội, khu nghĩa trang này đâu có dễ tìm người kế tục mình.
Anh chàng cao to này trông hơi quen quen, có thể sánh với vai nam trong phim truyền hình mà cháu ông hay xem. Chàng trai rất lễ độ: “Cháu chào Bác ạ”.
Cô gái thanh tú thì cúi người, nói câu gì đó ông nghe không hiểu, có lẽ là người Nhật.
Anh ta giới thiệu, đây là cô Yasuzaki Satiko ở hội nghệ thuật Nhật bản, cháu là phiên dịch.
Cô gái đưa giấy tờ tùy thân có dán ảnh, viết toàn tiếng Nhật, nhưng ông có thể đọc được vài chữ Hán trong đó, có hai chữ “Yunshu” chắc là “Nghệ thuật”.
Ông cười nói: “Tôi không phải công an, tôi xem giấy tờ làm gì, các vị…” Cô gái nói líu lô 1 tràng, ông già trố mắt nhìn chàng thanh niên Trung Quốc
- Cô ấy nói rằng, sắp kỷ niệm 5 năm ngày mất của nghệ nhân gốm sứ Yamaa Tsuneteru, hội nghệ thuật Nhật Bản cử cô ấy sang đây tìm hiểu về tình hình mai táng của ông ta, mong được Bác giúp đỡ. Anh ta dịch lại.
Ông già nói: “Ông Yamaa Tsuneteru… tôi biết, tôi biết. Trong vụ cướp ở viện Mỹ thuật, ông ấy đã bị hại. Ông ấy còn là công dân danh dự của Giang Kinh”
Cô gái lại nói Tiếng Nhật, chàng trai lại dịch: “Hội nghệ thuật Nhật Bản ủy thác cho cô Yasuzaki Satiko hỏi xem các phí tổn mua đất xây mộ ai chi trả? Nếu là do ủy ban Thành Phố chi thì hội xin gửi trả toàn bộ. Tuy có hơi muộn nhưng đây là lòng thành của Hội vì ông Yamaa Tsuneteru là niềm tự hào của giới nghệ sĩ Nhật Bản! Ngoài ra, hội còn muốn biết tại sao năm ấy không chuyển hài cốt của ông về Nhật an táng? Hẳn là có những chi tiết phức tạp, nhưng phía Nhật Bản ngày nay không có ai nói cho rõ được, vậy mong bác cho xem những tài liệu lưu trữ tại đây”
- Cô đã hỏi đúng người rồi đấy! Tuy đã 5 năm nhưng tôi vẫn còn nhớ, Ông Yamaa Tsuneteru đã hỏa táng rồi chôn cất ở đây. Kể cũng hay thật, tôi nhớ rằng chính ông ấy đã đặt mua sinh phần cho mình.
Đôi nam nữ nhìn nhau, chàng trai hỏi: “Ý bác nói là, từ khi còn sống, ông Yamaa đã mua sẵn huyệt chôn cho mình”
- Anh chớ nghĩ tôi đã già… Trí nhớ tôi vẫn rất tốt đấy! Tôi tra lại sổ sách cho mà xem. Ông gỡ chiếc kính viễn ra, rồi quay lại lục tìm trong sổ hồ sơ. “Ngày nay cái gì cũng đưa lên máy tính, lên mạng… Ở chỗ tôi vẫn theo lỗi cũ, nhưng anh chớ coi thường, đồ cổ mới càng chuẩn”
Thế rồi, một sấp tài liệu đã được mở ra trước mặt 2 người khách
- Đúng thế đấy!... Này, vẫn còn như mới! Ngày 16 tháng 9 năm 2000, ông Yamaa Tsuneteru mua sinh phần, mua hẳn 2 chỗ! Ông đã trả giá cao, năm năm trước con số này là rất cao: mỗi suất 10 vạn nhân dân tệ. Tại khu Phong Tiết Viên, hàng thứ năm phía đông, 2 huyệt kề sát nhau, số mộ 034915 và 759632. Quái nhỉ? Tại sao 2 số này khác xa nhau quá. Huyệt kề bên nhau mà số huyệt chẳng liên quan gì đến xung quanh… Và, kỳ quái hơn nữa là, mộ ông Yamaa thì trôn lọ tro, còn mộ kia thì… đăng ký ở chỗ tôi thì không có lọ tro. Đương nhiên là cũng được thôi, vì ở chỗ tôi cũng có 1 số ngôi mộ giả… Ơ kìa?
Khi ông ngẩng đầu lên thì đôi nam nữ ấy đã biến đi đằng nào mất rồi.
User avatar
tuvi
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $57,156
Posts: 95738
Joined: 29 Apr 2006
Location: FRANCE
 
 

Re: Nổi Đau Của Đom Đóm (Nguyên Tác : Huyệt Tối) - Quỷ Cổ Nữ

Postby tuvi » 24 Jun 2019

Chương 29

Phượng hoàng đài thượng ức xuy tiêu...Lần đầu gặp hòa viêm ngọc tử (Linh tử)
Ngọc vỡ trời sương…Thu thủy băng phong
Hàn sơn nhìn xa buồn đứt ruột
Hươu kêu buồn thương...Cõi phật trống trải
Giận đằng lục vô tận kia
Có đủ bảy màu...Sao nơi đây chỉ còn tê tái
Một mình lủi thủi...Chẳng vì hết bạn
Vì tri kỷ không còn
Áo đỏ...Rực rỡ đứng kia,
U hoài, xen nét cười...Tay ngà khẽ đưa lên
Mặc tuyết rơi, gió thổi...Phủ đầy khuôn mặt
May có khăn thơm cỏ non...Ta có thể gượng cười
Mà gìn giữ tình dài...Tình liệu có dài chăng
Muôn nỗi nhớ nhung...Đêm ngày bàng hoàng.

Hơn chục quyển sách bày trên bàn trong phòng đọc của gian Tiếng Nhật ở thư viện Thành Phố. Quan Kiện và Yasuzaki Satiko lần lần đọc xong bài từ trong “toàn tập thơ và Yamaa Tsuneteru”. Họ im lặng hồi lâu!
Sau khi ra khỏi nghĩa trang Vạn Quốc, họ đến thư viện tìm kiếm với một chủ đích rõ rệt. Cái tên đáng chú ý ở đây là “Linh tử” Yasuzaki Satiko nói: “Thơ cổ Trung Quốc em không hiểu mấy, chỉ có thể hiểu đại ý. Bây giờ anh dịch lại đi”
Quan Kiện nói: “Anh thử cố diễn tả lại, từ để diễn tả tình cảm, hoặc miêu tả cảnh sắc hay một câu chuyện. Mấy câu đầu các từ ngọc vỡ, trời sương, băng phong, hàn sơn… là tả cảnh lạnh buồn bã”, “thu thủy” có thể chỉ ánh mắt. Khung cảnh ở đây có thể là cảnh tuyết rơi đầu mùa đông, và tâm trạng cảm thương của tác giả khi thấy cảnh chùa vắng ngắt, tiếng nai kêu… “Đằng Lục” hình như là thần Tuyết thời cổ. Tác giả Yamaa Tsuneteru hơi có tâm trạng cô đơn nhưng cũng lãng mạn nữa. Trước cảnh thiên nhiên này ông bùi ngùi thương cảm và cũng cảm nhận rằng khó tìm bạn tri âm… Nếu thời kỳ ấy nước Nhật hiếu chiến bắt đầu ra sức chuẩn bị chiến tranh, thì một thanh niên say mê văn hóa Trung Quốc, đương nhiên sẽ là rất lạc lõng.
Tuy nhiên, ở đoạn sau lại thể hiện theo chiều hướng khác, vì ông ấy mới quen Hòa Viêm Ngọc Tử, tức là Linh Tử và cũng là cái tên khắc trên tấm bia mộ…”
User avatar
tuvi
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $57,156
Posts: 95738
Joined: 29 Apr 2006
Location: FRANCE
 
 

PreviousNext

Return to Truyện Ðọc



Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 65 guests