Trung Nam Tiệp Kinh

Điển tích văn học và lời hay ý đẹp

Moderators: littlehoney999, A Mít

Trung Nam Tiệp Kinh

Postby Annamite » 06 Jan 2008

Trung Nam Tiệp Kinh

Hai chữ "Trung Nam" ở đây là chỉ núi Trung Nam ở thành phố Tây An tỉnh Thiểm Tây. Còn "Tiệp Kinh" là chỉ đường tắt, rất gần và tiện lợi. Ý của câu thành ngữ này có nghĩa là dùng thủ đoạn đặc biệt để đạt tới mục đích.

Câu thành ngữ này có xuất xứ từ "Tân Đường Thư-Truyện Lư Tàng Dụng".

Thời nhà Đường có một người tên là Tư Mã Thừa Trinh. Ông sinh sống ở núi Trung Nam cách đô thành Trường An không xa đã được mấy chục năm. Ông đặt nhã danh là Bạch Vân, để bày tỏ sự cao khiết thoát tục của mình. Vua Đường Huyền Tông biết vậy liền mời ông ra làm quan, nhưng bị ông từ chối. Nhà vua đành phải ra lệnh dựng cho ông một khuôn viên, mời ông sang ở đó ghi chép và hiệu đính cuốn sách "Lão Tử". Sau khi hoàn thành công việc này, Tư Mã Thừa Trinh đã đến Trường An bái kiến vua Đường Huyền Tông. Tại đây, Tư Mã Thừa Trinh đã gặp Lư Tàng Dụng, người từng sống ẩn cư ở núi Trung Nam nay ra làm quan ở Trường An.

Lư Tàng Dụng nguyên khi còn trẻ không được làm quan, mới cố ý đến sống ẩn cư ở núi Trung Nam, để gây nên sự chú ý của nhà vua, nên ông ta đã nhanh chóng đạt được mục đích của mình.

Khi hai người gặp mặt, sau mấy câu truyện phiếm, Lư Tàng Dụng dùng tay chỉ về hướng núi Trung Nam nói đùa rằng: "Trong này có niềm hứng thú vô cùng tận".

Tư Mã Thừa Trinh vốn dĩ không muốn làm quan, nên bản chất của ông rất khác biệt với Lư Tàng Dụng, nên ông nói một cách châm biếm rằng : "Đúng vậy, theo tôi thì trong đó không chỉ riêng có hứng thú, mà nó còn là một con đường tắt để ra làm quan".


Văn Học Trung Quốc (cri.com)
Nhẫn nhất thời phong bình lãng tĩnh
Thoái nhất bộ hải khoát thiên không
Annamite
Nhựa Mít
Nhựa Mít
 
Tiền: $36,307
Posts: 501
Joined: 20 Apr 2007
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng Annamite từ: christiane, giamchua

Return to Hoa Thơm Cỏ Lạ



Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 36 guests