Điển Tích Dân Gian

Điển tích văn học và lời hay ý đẹp

Moderators: littlehoney999, A Mít

Điển Tích Dân Gian

Postby Huy Hoang » 24 Aug 2006

Ba Que Xỏ Lá

Trong thời Pháp thuộc, có một bọn người chuyên tổ chức những "trò chơi có thưởng". Trò chơi của bọn họ gồm một cái que và ba chiếc lá. Mỗi lá có đính một chiếc vòng nhỏ ở cuống. Người chơi cầm cái que nhỏ xỏ vào ba vòng nàỵ Mỗi người chỉ được xỏ một lần. Người nào xỏ vào được một lúc cả ba lá và nhấc được chúng lên thì được lĩnh thưởng. Ai xỏ trật, tức xỏ không vào lá nào hoặc chỉ vào một trong ba lá, sẽ mất toi số tiền đặt cược[1].

Cũng liên quan tới trò chơi này, có người kể lại cách thức chơi của bọn chủ trò có khác chút ít. Chúng thường dùng ba que nhỏ, trong đó chỉ có một que xỏ vào chiếc lá rồi chìa cho mọi người xem. Chúng tuyên bố rằng nếu ai rút trúng que có chiếc lá khi chúng nắm tay lại thì người đó trúng thưởng. Ngược lại, người chơi sẽ mất số tiền đặt cược [1] trước. Dù chơi theo cách thức nào đi nữa, thì bọn chủ trò vẫn có nhiều mưu mẹo, khiến cho người chơi bao giờ cũng thua cuộc. Vì thế, người ta mới gọi bọn chủ trò là bọn "ba que xỏ lá" với hàm ý là bọn bịp bợm, lừa đảo, dối trá. Từ cách thức chơi thứ nhất, nhiều người cho rằng hình thức ban đầu của "ba que xỏ lá" là "xỏ lá ba que"[2].

Sở dĩ có sự thay đổi này là do việc đọc chệch cho thuận miệng, dễ đọc, dễ nhớ.

Thành ngữ "ba que xỏ lá" dần dần được mở rộng phạm vi xử dụng. Nó được dùng để chỉ tất cả những hạng người lừa lọc, bịp bợm, đểu cáng.


Bá Nha Tử Kỳ


Bá Nha đời Xuân Thu là một người có tài đàn. Chung Tử Kỳ là người biết thưởng thức âm nhạc. Khi Bá Nha ngồi gảy đàn, bụng nghĩ đến núi, thì Chung Tử Kỳ khen: "Tiếng đàn chót vót như núi cao". Lúc Bá Nha đánh đàn, lòng nghĩ về sông nước, thì Chung Tử Kỳ nói: "Tiếng đàn cuồn cuộn như nước chảỵ"

Sau khi Chung Tử Kỳ chết, Bá Nha đập vỡ đàn, bảo rằng: "Trong thiên hạ không ai còn được nghe tiếng đàn của ta nữa".

Bá Nha Tử Kỳ, ý nói một tình bạn hữu thắm thiệt


Bát Trân

Ngày xưa, có 8 món ăn được liệt vào hạng ngon nhất, nấu công phu và rất bổ dưỡng, chỉ có vua chúa mới có dịp ăn, ấy là:

+ Nem Công: Thịt công ăn bổ, giải trừ thứ độc trong ngườị Khi làm, người ta phải cẩn thận cắt mật vất đi, vì mật công rất độc.

+ Chả Phượng: Giống chim này sống ở núi cao, rất khó bắt. Con trống gọi là Phụng, con mái là Hoàng. Người xưa tin rằng khi nào chim phụng xuất hiện là điềm thánh nhân ra đờị

+ Da Tây Ngu: Tây Ngu còn gọi là Tê Ngưu (Tê Giác), một giống heo rừng lớn, chân có ba móng, đầu có ba sừng. Nó có hình dạng xấu xí, chỉ ăn cây rừng. Da Tây Ngu dày dao đâm không thủng, chỉ trừ da ở nách là mỏng, người ta lấy da này ngâm vào nước rồi nấu ăn.

+ Tay Gấu: Gấu có sức mạnh tập trung vào hai chân trước (tay)

+ Gân Nai: Gân nai nửa dẻo nửa giòn, ăn tráng dương bổ thận.

+ Môi Đười Ươi: Đười Ươi là giống khỉ lớn thích đùa giỡn, khi vui phát ra tiếng như cười nức nẻ

+ Thịt Chân Voi: Voi tuy lớn, nhưng chính giữa bàn chân voi lại có một lớp thịt gân rất mềm.

+ Yến Sào: Yến ăn rau câu bọt bẻ, pha trộn với nước miếng, chế thành một chất nhựa trong, nhiễu ra thành sợi để dệt tổ áp dính vào tường. Tổ yến làm rất công phu, ngon và bổ.

Bát Trân ý nói là những món ăn ngon. Bổ


Bạch Diện Thư Sinh


Đời nhà Tống, ở vùng Vũ Khang thuộc Ngô Quận, có 1 người tên là Trầm Khánh Chi, từ nhỏ đã ôm chí lớn, lại có sức mạnh và giỏi về bài binh bố trận.

Niên hiệu Nguyên gia thứ 27, Tống Văn đế muốn mở mang bờ cõi về phương Bắc, sai nhóm Vương Huyền Mô đem quân Bắc phạt. Trầm Khánh Chi hết lời can ngăn, lại đưa ra trường hợp của nhiều vị vua trước, đã nhiều lần Bắc phạt nhưng đều thất bạị Tống Văn đế liền cử 2 vị quan văn ra tranh luận với Trầm Khánh Chị Trầm Khánh Chi nói :

- Giữ việc nước, cũng như lo việc nhà vậỵ Muốn bàn luận về việc cày ruộng thì phải bàn luận với 1 nông phu nhiều kinh nghiệm. Muốn bàn luận về việc canh cửi thì phải bàn luận với người đàn bà dệt vảị Nay Bệ hạ muốn mở chiến tranh với nước khác, mà lại để những người bạch diện thư sinh không 1 chút kinh nghiệm về quân sự đứng ra bàn luận, thì làm sao mà thành công được.

Tống Văn đế không nghe lời Trầm Khánh Chi, cứ cho đem quân đánh phương Bắc, và quả nhiên bại trận nặng nề.

Từ câu nói của Trầm Khánh Chi mà người đời sau rút ra thành ngữ "Bạch diện thư sinh" để chỉ người trẻ tuổi, chỉ có cái học sách vở, không có kinh nghiệm gì và không biết đối phó với thực tế ngoài đờị



Châu Về Hợp Phố


"Châu về Hợp (hiệp) Phố" ý nói trùng phùng gặp gỡ, đoàn tụ lạị

Hợp Phố xưa thuộc tỉnh Giao Châu, nay là Quảng Đông. Vào thời Bắc thuộc, miền bể ấy có rất nhiều ngọc châu (ngọc trai). Các quan Tàu cứ bắt dân phải đi mò và nộp cống. Các ngọc châu vì vậy bỏ đi nơi khác.

Về sau có một người tên là Mạnh Thường về làm quan. Mạnh Thường thanh liêm và thương dân nghèọ Những ngọc châu tự nhiên lại trở về Hợp Phố.

Chim Sa Cá Lặn

Ngày nay, mọi người đều hiểu thành ngữ này là một cách nói ngoa dụ để chỉ người đàn bà rất đẹp, giống như cách hiểu thành ngữ "hoa hờn nguyệt thẹn", tức đẹp tới mức hoa phải hờn vì kém sắc, trăng phải thẹn vì kém tươị Nhưng thật ra ý nghĩa ban đầu của thành ngữ này không phải vậỵ

Trang Chu, hay thường gọi là Trang Tử, người đời Chiến Quốc học thức rất uyên bác, không môn gì không biết. Trong sách "Nam Hoa Kinh", ông chép rằng: Mao Tường và Lệ Cơ là hai người đàn bà đẹp, cá thấy: chìm vào chốn hang sâu, chim thấy: bay cao (ngư kiến chi nhập thâm, điểu kiến chi cao phi). Ý Trang Chu muốn nói rằng mọi sự trên đời đều là tương đối, Mao Tường, Lệ Cơ tuy đẹp, song chỉ đẹp đối với người, chứ biết đâu trông thấy họ, cá chẳng sợ mà lặn sâu, chim chẳng sợ mà bay cao ?

Người sau hiểu khác hẳn nguyên ý ấy của Trang Chụ Sách "Thông Tục Biên" dùng thành ngữ "trầm ngư lạc nhạn" tức "chim rơi cá chìm" để chỉ nhan sắc người đàn bà cực đẹp

Công Dã Tràng

Công dã tràng, ý nói có gắng công cũng vô ích.

Tục truyền có chàng thợ săn tên Dã Tràng, một ngày kia nhìn thấy một cặp rắn. Khi con rắn cái lột da thì rắn đực đi tìm đồ ăn mang về chọ Nhưng khi rắn đực lột da thì rắn cái bèn bò đi tìm rắn đực khác. Dã Tràng bất bình bèn bắn chết rắn cáị Rắn đực đi tìm vợ, gặp Dã Tràng mới hiểu ra vợ mình xấu xạ Rắn đực bèn trả ơn Dã Tràng bằng một viên ngọc lạ, mỗi lần Dã Tràng ngậm viên ngọc này thì có thể nghe và hiểu được tiếng nói của loài vật.

Tin viên ngọc lạ có thể cho cho con người hiểu ngôn ngữ loài vật bay đến tai vuạ Vua cho đòi Dã Tràng tới, mượn viên ngọc của chàng và ban thưởng nhiều của cảị

Một hôm vua xuống thuyền, ngậm viên ngọc, nghe được các loại cá mực hát rất haỵ Vua bật cười, viên ngọc bị rơi xuống biển.

Dã Tràng tiếc viên ngọc, ngày đem ngụp lặn tìm kiếm, kiệt sức chết đị Dã Tràng biến thành một loài cua bể ngày đêm tha cát lấp biển để tìm lại viên ngọc đã mất.

Dã Tràng tha cát lấp bể, sóng biển lại đánh vàọ Cho nên trong dân gian Việt Nam có câu:

"Dã Tràng xe cát biển đông,
Nhọc nhằn mà chẳng nên công cán gì"

Chim Chắp Cánh, Cây Liền Cành

"Chim chắp cánh, cây liền cành", ý nói đẹp duyên, hai người yêu nhau được lấy nhaụ

Trong Trường Hận Ca, ngày xưa vua Đường Huyền Tông và Dương Quý Phi yêu nhau, nói với nhau rằng:

"Tại thiên nguyện tác thị đực điểu,
Tại địa nguyện vi liên lý chi"
(Ở trên trời thì làm con chim liền cánh. Ở dưới đất thì làm cành cây liền thớ)

Chim Xanh


Ngày xưa Hán Vũ Đế đang dạo chơi trong vườn thượng uyển, bỗng có hai con chim xanh bay đến. Đông Phương Sóc tâu rằng: Đấy là sứ giả nước Tây Vương Mẫu đem tin đi trước. Được một lát thì Tây Vương Mẫu đến thật.

Chim Xanh ý nói là kẻ đưa tin.

Công Tử Bạc Liêu

Tục truyền rằng người giàu nhất Bạc Liêu ngày xưa là ông Hội đồng Trạch, vốn là thư ký làng.

Hội đồng Trạch có cả chục ngàn mẫu ruộng. Theo lời cháu chắt ông kể lại, toàn tỉnh Bạc Liêu bấy giờ có 13 lô ruộng thì hết 11 lô là của ông Trạch. Ông có 3 con trai và 4 con gáị

Trong số 3 người con trai của ông Trạch có cậu ba Trần Trinh Huy là ăn chơi phung phí hơn hết.

Mỗi lần đi xem ruộng, cậu ba Huy mướn máy bay nhẹ có phi công người Pháp chở. Mỗi lần đi đòi nợ, cậu đi một chiếc xe khác. Có lần cậu đi hóng gió, dùng cả chục chiếc xe kéo, mỗi chiếc chở một món đồ của cậu như cái mũ, cây can ... Người ta còn kể nhiều truyền thuyết về cuộc sống đào hoa, phóng khoáng của cậu ba Huy nữa ...

Ngôi nhà của công tử Bạc Liêu nay trở thành bảo tàng tỉnh Minh Hảị

Ngày nay người dùng thuật ngữ "Công tử Bạc Liêu" để ám chỉ người ăn sung mặc sướng, không phải làm lụng cực nhọc.


Đẩu Ngọc Xích Bố

"Đẩu ngọc xích bố" có nghĩ là một đấu lúa, một thước vảị

Ngày xưa Cao Tổ có hai đứa con Hán Văn Đế và Hoài Nam Vương. Hoài Nam Vương không tuân theo phép nước nên bị Hán Văn Đế đày sang đất Thục. Hoài Nam Vương uất ức nhịn đói mà chết.

Người đương thời mới đặt câu ca dao: "Nhất xích bố thương khả phùng, nhất đấu tất thương khả thung, huynh đệ nhi nhân bất tương dung", có nghĩa là một tấc vải cũng có thể may áo mặc chung, một đấu gạo cũng có thể chia nhau ăn chung, hai anh em sao lại không dung tha nhau được?.
User avatar
Huy Hoang
Múi Mít
Múi Mít
 
Tiền: $157,995
Posts: 641
Joined: 11 May 2005
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng Huy Hoang từ: MuaThuDuoiMua, NgÆ°Æ¡i vien xu, npvt70

Return to Hoa Thơm Cỏ Lạ



Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 30 guests