Nói Vá»

Điển tích văn học và lời hay ý đẹp

Moderators: littlehoney999, A Mít

Nói Vá»

Postby ­Pulse » 05 Apr 2006

[color=blue][b]Nói vá»
User avatar
­Pulse
Múi Mít
Múi Mít
 
Tiền: $417
Posts: 231
Joined: 18 Nov 2005
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng ­Pulse từ: christiane, CoMay, YaHuy, tinh_tam, thanke01

Postby YaHuy » 05 Apr 2006

YaHuy ... chịu bài này ghê á :vt: :vt: Hay là chúng ta cùng nhau tìm thêm một số thành ngữ, ca dao, thơ văn... về con số 4 này cho vui nha :tt:

1. Tứ bình: bốn bức tranh treo trên tường nhà, thường được vẽ nguyên bộ, mỗi bức một ý nghĩa như: mai, lan, cúc, trúc; ngư, tiều, canh, mục.; v.v...

2. Tứ bửu: bốn vật quý của học trò ngày xưa, đó là` giấy, viết, nghiên, mực. Thường gọi là văn phòng tứ bửụ (nghiên là cái dĩa sành dùng để mài mực)

Image
Live as if you were die tomorrow and learn as if you were live forever
User avatar
YaHuy
Múi Mít
Múi Mít
 
Tiền: $1,527,508
Posts: 3019
Joined: 05 Oct 2005
 
 

Postby » 05 Apr 2006

[color=blue][b]Tứ cố vô thân


Tứ đại kỳ thơ

Tứ mã phân thây
( Voi dầy ngựa xé
Ä
User avatar
Múi Mít
Múi Mít
 
Tiền: $10
Posts: 100
Joined: 16 Jan 2006
 
 

Postby YaHuy » 05 Apr 2006

Tứ bất cập thiệt: Xe 4 con ngựa tứ kéo cũng không chạy kịp cái lưỡi. Lời nói trót đã thốt ra đi nhanh không thu hồi lại được, nhanh hơn cả xe do 4 con ngựa tứ kéo.
** Ngựa tứ là giống ngựa rất khoẻ, chạy rất nhanh.

Tứ đại danh sơn (thánh địa của Phật Giáo) của Trung Quốc:
1. Ngũ Đài Sơn: tỉnh Sơn Tây, di tích của đại trí Văn Thù Bồ Tát.
2. Nga Mi Sơn: tỉnh Tứ Xuyên, di tích của đại hành Phổ Hiền Bồ Tát.
3. Cửu Hoa Sơn: tỉnh An Huy, di tích đại nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát.
4. Phổ Đà Sơn: ở Nam Hải, tỉnh Triết Giang, di tích của đại bi Quán Thế Âm Bồ Tát.

Tứ hạo: Hạo có nghĩa là đầu tóc bạc phơ. Tứ hạo chỉ 4 ông già ngoài 80 tuổi đời Hán Cao Tổ, đó là:
1. Đông Viên Công: tên Đường Bỉnh, tự Tuyên Minh, cũng gọi là Bá Thượng tiên Sanh, người nước Chỉ.
2. Hạ Hoàng Công: tên Thôi Hoàng, tự Thiếu Thông, người nước Tề.
3. Ỷ Lý Công: tên Y Lý Quý người Hàm Đan.
4. Giác Lý Tiên Sinh: tên Châu Thuật, tự Ngươn Đạo, cũng là người nước Chỉ..

Bốn ông cùng nhau ở ẩn tại núi Thương Sơn, vua Hán Cao tổ nghe tiếng là người hiền, bèn nhiều lần cho sứ vời ra làm quan, cả 4 ông đều không chịu tới.

Sau, vua Cao Tổ định bỏ Thái tử Doanh (con của Lữ Hậu) để lập em Doanh là Như Ý (con của ái phi Thích Cơ) lên thay. Lữ Hậu nhờ Trương Lương giúp kế. Trương Lương bày mưu mời đón được 4 ông già này đến phụ tá Thái tử. Vua Cao Tổ thấy vậy, cho là Thái tử được người hiền giúp, bèn bỏ ý định phế Thái tử.

Người đời thường gọi 4 ông là Thương Sơn Tứ Hạo hoặc Nam Sơn Tứ Hạo.
Last edited by YaHuy on 06 Apr 2006, edited 2 times in total.
Image
Live as if you were die tomorrow and learn as if you were live forever
User avatar
YaHuy
Múi Mít
Múi Mít
 
Tiền: $1,527,508
Posts: 3019
Joined: 05 Oct 2005
 
 

Postby » 06 Apr 2006

Tứ thành tứ đột >>>hông hiêủ nghiã , Yahuy giải thích giùm ha

Tứ hung ( gôm?? hong biết :D)
User avatar
Múi Mít
Múi Mít
 
Tiền: $10
Posts: 100
Joined: 16 Jan 2006
 
 

Postby YaHuy » 06 Apr 2006

Tứ hung dùng để chỉ 4 tên cùng hung cực ác đời Đường Thuấn, đó là:

1. Hỗn Độn: con của vua Hoàng Đế. Tánh tình bạo ngược, bất nhân bất nghĩa, thường dùng sự tàn hại bá tánh làm niềm vui. Hỗn Độn có nghĩa là mờ mịt, chưa khai thông.

2. Cùng Kỳ: con của vua Thiếu Hạo. Tánh tình điêu ngoa, quái ác, không giữ tín nghĩa, ghét sự trung trực, thường dùng lời nói quanh co, cưỡng từ đoạt lý, vu oan giá hoạ cho người. Cùng Kỳ có nghĩa là hết sức lạ thường, không thể tưởng tượng được.

3. Đào Ngột: con của vua Chuyên Húc. Diện mạo xấu xa, trên đầu có mụt nhọt to nhỏ đều khắp, dưới chân lại bị mủ mòng nhớp nhúa, suốt ngày chỉ lo ăn chơi hưởng lạc, không chịu làm việc, lại thường hà hiếp kẻ thế cô, háo sắc bạo ngược. Đào ngột là tên một giống ác thú, người xưa dùng để gọi các kẻ hư ác.

4. Thao Thiết: con của vua Viêm Đế. Tánh tình gian xảo, tham tài háo ăn, cưỡng đoạt tài sản của dân làm của riêng, việc ác gì cũng không dám làm. Thao Thiết là tên một giống ác thú, người xưa dùng để gọi những kẻ hung ác, tham ăn tham uống.

Sau khi vua Thuấn lên ngôi, thấy 4 gia tộc này ngày càng ngang ngược, lộng hành, ngài bèn đày cả 4 gia tộc đến một nơi hoang vu, cách đế đô Bình Dương bốn ngàn dặm để sinh sống. Tương truyền nơi hoang dã đó có giống quỷ tên gọi là "si mị", mặt người thân thú, bốn chân, rất biết cách mê hoặc người.

-- soạn theo Ngũ Đế Bản Kỷ (Chinese)

PS. Còn câu "Tứ thành tứ đột" thì YH không biết, chỉ biết câu "tứ thanh tứ đột", không biết có phải là câu cá muốn tìm hay không?
Image
Live as if you were die tomorrow and learn as if you were live forever
User avatar
YaHuy
Múi Mít
Múi Mít
 
Tiền: $1,527,508
Posts: 3019
Joined: 05 Oct 2005
 
 

Postby tinh_tam » 06 Apr 2006

Nhưng không hiểu sao người Trung Quốc cho con số 4 là số sui (trái với số 8 là hên) Có ai biết tại sao ko?
tinh_tam
Lá Mít
Lá Mít
 
Posts: 15
Joined: 08 Nov 2005
 
 

Postby YaHuy » 06 Apr 2006

tinh_tam wrote:Nhưng không hiểu sao người Trung Quốc cho con số 4 là số sui (trái với số 8 là hên) Có ai biết tại sao ko?


Lý do mà nhiều người Hoa cho con số 4 là số xui xẻo, vì số 4 có âm điệu hao hao giống với chữ "tử" (chết). Sự mê tín lúc nào cũng dễ lôi cuốn nhiều người tin theo hơn là những điều chính đáng, cho nên đại đa số người Hoa gốc Quảng Đông, HongKong... đều rất thích số 6, 8, và 9.

Số 6 đồng âm với chữ "lục", đọc trại ra thành "lộc", dùng để chỉ sự tài phú. Số 8 có âm điệu hơi giống với chữ "phát", dùng để chỉ sự phát tài, phát lộc. Số 9 tượng trưng cho sự trường thọ, nên cũng rất được hoan nghênh.

Tuy vậy, vẫn có những trường hợp ngoại lệ cho con số 4. Khi số 4 đứng sau số 5, số 6, và số 8 thì lại có ý nghĩa hoàn toàn trái ngược lại. Một vài thí dụ như sau:

* 54: số 5 nghĩa là "không", cho nên số 54 có nghĩa là "bất tử", "trường thọ"

* 64: số 6 là "lộc, cho nên số 64 có nghĩa là tài lộc vào ào ào, cản không xuể.

* 84: số 8 là "phát", cho nên số 84 có nghĩa là phát tài phát lộc mệt nghỉ luôn.

Tiện đây, YaHuy cần phải nói thêm một điểm quan trọng, đó là trong khi người Hoa gốc Quảng Đông ghét số 4, thì người Hoa gốc Triều Châu chính hiệu... lại rất thích con số 4. Bởi vì số 4 với người Triều Châu có ý nghĩa là "tứ thời bình an" và "tứ thời sung túc". Ngày lễ ngày Tết, con cháu dâng bao lì xì cho ông bà, cha mẹ với những số tiền tượng trưng là $4 hoặc $40 với ngụ ý chúc ông bà, cha mẹ luôn được bình an, sức khoẻ dồi dào, và sung túc. :-)

Cho nên, không phải người Hoa nào cũng kỵ số 4 đâu bạn tinhtam ơi.

Image
Live as if you were die tomorrow and learn as if you were live forever
User avatar
YaHuy
Múi Mít
Múi Mít
 
Tiền: $1,527,508
Posts: 3019
Joined: 05 Oct 2005
 
 

Postby lazyht » 08 Apr 2006

Nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy

Tứ linh (Long, Ly, Quy, Phượng)
Tình yêu bắt đầu từ ánh mắt, lớn trên môi, nở trên nụ cười và tan theo nước mắt.
lazyht
Múi Mít
Múi Mít
 
Tiền: $87,889
Posts: 1049
Joined: 01 Apr 2005
 
 

Postby hodinhvu » 16 Apr 2006

Xin góp với các bạn một bài viết (sưu tầm để dành lâu quá, giờ không nhớ nguồn :D.)


Con số 4 nổi tiếng của Thăng Long - Hà Nội

Tứ bất tử:

Thánh Gióng
Thánh Tản Viên
Chúa Liễu Hạnh
Chử Đồng Tử.

Tứ trấn:

Huyền Thiên trấn vũ trấn cửa Bắc (kiếp trước là vua Đế Thích và 1 kiếp nữa là tướng của An Dương Vương)
Thần Mã trấn cửa Đông
Thần Linh Lang trấn cửa Tây (con vua Lý)
Thần Cao Sơn trấn cửa Nam

Tứ khí:

Chuông Quy Điền (ngay cạnh Chùa Một Cột)
Tháp Bảo Thiên (phố Lý Quốc Sư)
Tượng đồng Trấn Vũ (đền Quan Thánh)
Tượng Phát Lâm (tượng có nụ cười yêu đời ở chùa Bà Đá)
- Nay trong tứ khí chỉ còn có tượng đồng Trấn Vũ

Tứ quan:

Cầu Dền
Đồng Lầm
Cầu Giấy
Yên Phụ

Tứ hồ:

Hồ Tây
Hồ Hoàn Kiếm
Hồ Bảy Mẫu
Hồ Ba Mẫu (Thanh Nhàn)

Tứ ca:

Đàm Mộng Hoàn (nổi tiếng những năm 1937 - 1940)
Hoa Tâm (nổi tiếng những năm 1957 - 1961)
Ái Liên (nổi tiếng những năm 1938 - 1940)
Diễm Lộc (nổi tiếng những năm 1959 - 1961)

Tứ sắc:

Cô Síu (phố Cột Cờ, con gái nhà viết tiểu thuyết kiếm hiệp Lý Ngọc Hưng, nổi tiếng những năm 1931 - 1933)
Cô Nga Hàng Gai (nổi tiếng những năm 1939 - 1941)
Cô Vương Thị Phượng (nhân vật chính trong tiểu thuyết "Mồ cô Phượng", có sắc đẹp rực rỡ trong những năm 1925 - 1927)
Cô Đỗ Thị Bính người đàn bà mặc áo đen, không dùng son phấn. Cô là người con gái mà Nguyễn Nhược Pháp yêu trộm nhớ thầm. Cuộc đời cô có mặt đầy đủ trong cả 10 bài thơ tuyệt đẹp của nhà thơ tài hoa họ Nguyễn

Tứ Kiều:

Các cô Kiều Vinh, Kiều Dinh, Kiều Hinh, Kiều Hương ở phố Hàng Bông, nổi tiếng xinh đẹp trong những năm 1940 - 1945


Tứ thái (rau):

Húng Láng
Dưa la
Cải canh
Cà cáo

Tứ vị:

Bún thang Tế Mỹ
Bún chả Đồng Xuân
Bánh cuốn Thanh Trì
Chả cá Lã Vọng

Tứ thưởng (thưởng thức):

Nước mắt cô Kiều
Nỗi oan thị Kính
Nụ cười Xúy Vân
Lẳng lơ thị Mầu
hodinhvu
Lá Mít
Lá Mít
 
Tiền: $833
Posts: 27
Joined: 24 Nov 2005
Location: usa
 
 

Postby YaHuy » 16 Apr 2006

Mấy câu "tứ" của HoDinhVu hay á :-)

* Tứ chiếng giang hồ: Tứ chiếng tức là chữ Tứ Trấn đọc trại ra. Dùng để chỉ người từng luân lạc khắp nơi, rất từng trải. Ngày xưa tứ trấn: Kinh Bắc (Bắc Ninh), Hải Dương, Sơn Nam, Sơn tây (gồm Hà Đông, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình và một phần Phú Yên). Thường dùng danh từ Trai Tứ Chiếng để chỉ người giang hồ xông pha, nhiều việc đi lại nhiều nơi, người lịch lãm sự đời. Trong Răn đời phú có câu: Người Hà Nội kẻ Sơn Tây, những tiếng thị phi, cũng lắm kẻ khôn người dại, Gái giang hồ trai tứ chiếng, mặc ai ngang dọc, tha hồ kẻ Bắc người Nam.

* Tứ cầm Mạnh Hoạch
* Tứ đình bát đương
* Tứ ly tứ tuyệt
* Tứ phân ngũ lạc
* Tứ phân ngũ liệt
* Tứ thời bát tiết
* Tứ thông bát đạt

* Tứ Tri: bốn kẻ biết được việc làm tồi tệ kín đáo của mình là Thiên tri, Địa tri, Bỉ tri, Ngã tri (trời biết, đất biết, người biết, mình (lương tâm) biết
* Tứ vị: tiếng gọi chung bốn tượng của lưỡng nghi là : Mặt trời, Mặt trăng, Sao, và Biển

Hôm trước YH vào Paltalk chơi, mới biết là có nhiều bạn sưu tầm bài trong diễn đàn mình đó, nghĩ cũng vui vui :-)

Image
Live as if you were die tomorrow and learn as if you were live forever
User avatar
YaHuy
Múi Mít
Múi Mít
 
Tiền: $1,527,508
Posts: 3019
Joined: 05 Oct 2005
 
 


Return to Hoa Thơm Cỏ Lạ



Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 21 guests