Câu Chuyện Đàng Sau Kiệt Tác Tại Bảo Tàng Quốc Gia Tokyo

Điển tích văn học và lời hay ý đẹp

Moderators: littlehoney999, A Mít

Câu Chuyện Ðàng Sau Kiệt Tác Tại Bảo Tàng Quốc Gia Tokyo

Postby mithott » 10 May 2020

Image


"Sóng lớn ngoài khơi bờ biển Kanagawa" của Katsushika Hokusai


Giọng đọc: Thu Hà và Phạm Gia Thắng


Đây là tác phẩm nghệ thuật Nhật Bản nổi tiếng nhất thế giới, có tác động đến nghệ thuật hiện đại của phương Tây vào cuối thế kỷ 19. Đó là thời điểm nhiều tác phẩm nghệ thuật của Nhật Bản được giới thiệu với thế giới, sau khi nước Nhật mở cửa. Ngay cả khi Nhật Bản chưa mở cửa, các nghệ sĩ trong nước đã nghiên cứu nghệ thuật phương Tây thông qua lượng thông tin ít ỏi. Bản tranh khắc gỗ này của Hokusai cũng phản ánh những gì ông tiếp thu được qua quá trình nghiên cứu nghệ thuật phương Tây. Từ tác phẩm vẽ những con sóng và Núi Phú Sĩ, chương trình của chúng tôi tìm hiểu câu chuyện về sự theo đuổi kiên nhẫn của các nghệ sĩ phương Đông và phương Tây với hình thức nghệ thuật mới.
mithott
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $22,648
Posts: 2039
Joined: 17 May 2011
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng mithott từ: Que Huong, Thuvang

Re: Câu Chuyện Ðàng Sau Kiệt Tác Tại Bảo Tàng Quốc Gia Tokyo

Postby mithott » 10 May 2020

Đồng xu vàng - Koban

Image



Giọng đọc: Ngọc Hà - Mai Hằng


Năm 1956, 208 đồng xu vàng koban được tìm thấy ở quận Ginza, trung tâm Tokyo. Ai đã chôn chúng ở đó? Lịch sử tiền tệ Nhật Bản bắt đầu vào thế kỷ 7, nhưng sau thế kỷ 10 đồng tiền do chính quyền trung ương phát hành không được sử dụng trong một thời gian dài. Người dân dùng lụa và gạo thay cho tiền, hoặc dùng đồng xu của Trung Quốc. Đồng koban do Tokugawa Ieyasu phát hành ngay sau khi lên nắm quyền vào đầu thế kỷ 17. Koban được làm bằng tay tại các xưởng đúc tiền được quản lý chặt chẽ. Đồng koban có màu vàng tươi sáng với những hoa văn và hình dấu khắc khác nhau. Cho đến tận bây giờ, sau vài thế kỷ, chúng vẫn sáng lấp lánh rực rỡ như khi được làm ra, qua đó cho thấy quyết tâm của Mạc phủ đưa ra một đồng tiền được tin cậy và có thể lưu hành trên cả nước.
Last edited by mithott on 10 May 2020, edited 2 times in total.
mithott
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $22,648
Posts: 2039
Joined: 17 May 2011
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng mithott từ: Que Huong, Thuvang

Re: Câu Chuyện Ðàng Sau Kiệt Tác Tại Bảo Tàng Quốc Gia Tokyo

Postby mithott » 10 May 2020


Bình đựng xá lợi hình viên ngọc rực cháy


Image


Giọng đọc: Phương Hà - Ngọc Hà


Chiếc bình kim loại được làm vào thế kỷ 13 để đựng di cốt được cho là xá lợi của Phật Thích Ca. Chiếc bình cao hơn 50cm được tạo hình phức tạp với chân đế và thân bình đỡ viên ngọc rực cháy. Lòng tin vào xá lợi Phật bắt nguồn từ Ấn Độ và du nhập tới Nhật Bản. Lúc đầu, xá lợi được chôn trong móng tháp chùa và chính tháp trở thành đối tượng thờ phụng. Tuy nhiên, vào thế kỷ thứ 9, trong một quốc lễ, nhà sư Kukai bắt đầu sử dụng xá lợi mà ông mang về từ Trung Quốc. Từ đó trở đi, xá lợi được thờ phụng như vật có sức mạnh xua đuổi tà ma và biến nguyện ước của mọi người thành hiện thực. Viên ngọc thể hiện sức mạnh huyền bí của xá lợi Phật và những bộ phận khác cũng là sự kết hợp của những tạo hình mang tính biểu tượng bắt nguồn từ châu Á cổ đại.
Last edited by mithott on 10 May 2020, edited 1 time in total.
mithott
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $22,648
Posts: 2039
Joined: 17 May 2011
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng mithott từ: Que Huong, Thuvang

Re: Câu Chuyện Ðàng Sau Kiệt Tác Tại Bảo Tàng Quốc Gia Tokyo

Postby mithott » 10 May 2020


Bình phong “Cây Bách” của Kano Eitoku


Image


Giọng đọc: Ngọc Hà - Phương Hà


Một cây bách được vẽ trên bức tranh cao 1m7, rộng 4m6. Phần lớn nền tranh được dát vàng lá, làm nổi bật thế oằn mình của cây bách khổng lồ. Tác phẩm được vẽ vào nửa sau thế kỷ 16, thời kỳ xuất hiện những người có quyền lực muốn thống nhất Nhật Bản sau cuộc nội chiến kéo dài.

Tác giả bức tranh là Kano Eitoku, một hoạ sỹ được những người có quyền lực yêu thích. Ông kế thừa phong cách hội hoạ của ông nội, kết hợp lối vẽ truyền thống của Trung Quốc bằng mực đen với lối vẽ truyền thống của Nhật Bản là sử dụng màu vẽ. Eitoku đã tạo ra những tác phẩm mạnh mẽ và xa hoa vốn là sở thích của các tướng lĩnh đương thời. Tác phẩm được vẽ trên cửa trượt fusuma trong dinh cơ của một hoàng tộc, sau đó được dựng lại thành bình phong. Hầu hết các tác phẩm của Eitoku không còn sau hoả hoạn trong chiến tranh, nhưng bức tranh này gợi nhớ cái đẹp xa hoa của thời kỳ như vậy.
Last edited by mithott on 10 May 2020, edited 1 time in total.
mithott
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $22,648
Posts: 2039
Joined: 17 May 2011
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng mithott từ: Que Huong, Thuvang

Re: Câu Chuyện Ðàng Sau Kiệt Tác Tại Bảo Tàng Quốc Gia Tokyo

Postby mithott » 10 May 2020


Chiến bào Nhật (Jin-baori) , hoa văn lưỡi liềm đan chéo trên vải dạ đỏ


Image
Image


Giọng đọc: Thu Hà - Ngọc Hà


Từ nửa cuối thế kỷ 15 đến thế kỷ 17 giao chiến xảy ra trên khắp Nhật Bản. Thời kỳ này các võ sỹ đua nhau mặc những trang phục độc đáo của riêng mình để nổi bật trên chiến trường. Đặc biệt, các võ tướng mặc chiến bào jinbaori để thu hút chú ý. Chiến bào màu đỏ trong chương trình có hoa văn 2 chiếc liềm đan chéo ở lưng áo. Mặt trước là hoa văn hình cổng đền thần đạo được cho là thể hiện mong muốn của con người được thần linh che chở. Chất liệu là vải dạ dệt len của châu Âu được nhuộm bằng thuốc nhuộm đắt tiền, du nhập vào Nhật Bản qua giao thương với người Bồ Đào Nha. Việc sử dụng loại vải quý giá như vậy cũng thể hiện quyền lực. Chương trình khám phá quan niệm về cái đẹp trên chiến trường của các võ sỹ samurai trong thời kỳ giao chiến ác liệt.
mithott
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $22,648
Posts: 2039
Joined: 17 May 2011
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng mithott từ: Que Huong

Re: Câu Chuyện Ðàng Sau Kiệt Tác Tại Bảo Tàng Quốc Gia Tokyo

Postby mithott » 13 May 2020


“Cuộc giải cứu hoàng gia đến Rokuhara” thuộc bộ tranh cuộn “Chuyện biến loạn Heiji”


Image
Heiji Monogatari Emaki, Rokuhara Gyoukou no Maki


Giọng đọc: Thu Hà - Ngọc Hà


Cuộn tranh “Cuộc giải cứu hoàng gia đến Rokuhara”, thuộc bộ tranh cuộn “Chuyện biến loạn Heiji”, có kích thước rộng khoảng 40cm, dài khoảng 9m, được làm vào thế kỷ 13. Cuộn tranh miêu tả các sự kiện thực tế xảy ra trong biến loạn ở Nhật Bản vào thế kỷ 12. Cuộn tranh cho thấy khí phách can đảm của samurai trong thời kỳ thế lực của họ bắt đầu vượt qua tầng lớp thống trị đương thời là thiên hoàng và giai cấp quý tộc.

Tranh cuộn du nhập từ Trung Quốc vào Nhật Bản vào thế kỷ thứ 8, hầu hết dưới dạng kinh Phật có hình vẽ minh họa. Nhưng ở Nhật Bản, tranh cuộn phát triển theo những cách độc lập, và được dùng như tranh kể chuyện với nhiều chủ đề khác nhau. Để thưởng thức tranh cuộn, người xem phải tự mình lặp lại động tác mở và cuộn, các bức tranh hiện ra nối tiếp, rất giống truyện tranh manga và phim hoạt hình. Đây là một kiệt tác dung hợp tuyệt vời giữa phương pháp thưởng thức tranh cuộn độc đáo với hình ảnh hùng dũng của các samurai.
mithott
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $22,648
Posts: 2039
Joined: 17 May 2011
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng mithott từ: Que Huong, Thuvang

Re: Câu Chuyện Ðàng Sau Kiệt Tác Tại Bảo Tàng Quốc Gia Tokyo

Postby mithott » 13 May 2020


Cổng chính dinh thự của Lãnh chúa Ikeda (Kyu Inshu Ikeda Yashiki Omote Mon)


Image


Giọng đọc: Phương Hà - Ngọc Hà


Ngoài cổng ra vào thông thường, Bảo tàng Quốc gia Tokyo còn có 1 cổng nữa. Cánh cổng có từ thế kỷ 19 này là 1 phần trong bộ sưu tập của bảo tàng. Được gọi là cổng nhưng đây là kiến trúc đồ sộ uy nghi bằng gỗ với mái ngói và 2 vọng gác ở 2 bên. Đây từng là cổng chính của dinh thự ở Edo của gia tộc Ikeda, lãnh chúa vùng đất là tỉnh Tottori ngày nay. Cổng có thiết kế và quy mô chỉ những lãnh chúa có địa vị cao nhất mới được phép xây dựng. Chính những dinh thự khổng lồ của các võ sỹ samurai đã định hình diện mạo Edo, đô thị được xây dựng trong thời kỳ chế độ tướng quân. Sau khi chính quyền thay đổi vào năm 1868, dinh thự Ikeda bị tháo dỡ, chỉ có cánh cổng vẫn tồn tại vượt qua thời đại và trở thành Tài sản Văn hoá Quan trọng của Nhật Bản.
mithott
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $22,648
Posts: 2039
Joined: 17 May 2011
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng mithott từ: Que Huong, Thuvang

Re: Câu Chuyện Ðàng Sau Kiệt Tác Tại Bảo Tàng Quốc Gia Tokyo

Postby mithott » 13 May 2020


Quạt giấy nghi lễ trên đảo Amami Oshima (Kamiougi)


Image
Image


Giọng đọc: Phương Hà - Ngọc Hà


Một chiếc quạt giấy lớn, xoè rộng hơn 1m. Hai mặt được trang trí sặc sỡ, mặt trước vẽ mặt trời và 2 con chim phượng hoàng, mặt sau vẽ hình mặt trăng, bướm và hoa. Chiếc quạt xuất xứ từ Vương quốc Ryukyu, một chuỗi đảo ở phía Nam Nhật Bản. (Chuỗi đảo được Nhật Bản sáp nhập vào thế kỷ 19, hình thành nên Okinawa ngày nay). Chiếc quạt được làm ở xưởng thủ công của triều đình và là một trong những tặng vật nhà vua ban cho các nữ phó tế, gọi là các Noro, chủ trì các nghi lễ tôn giáo. Ở Ryukyu, người ta tin rằng phụ nữ che chở cho nam giới bằng sức mạnh tinh thần, và bản thân nhà vua được hoàng hậu che chở. Hoàng hậu cũng đứng đầu các hoạt động tôn giáo của vương quốc, còn ở các đảo, làng thì có các Noro. Chiếc quạt có vai trò quan trọng, với hình vẽ mặt trời tượng trưng cho nhà vua, mặt trăng tượng trưng cho hoàng hậu. Chiếc quạt là một vật linh thiêng biểu tượng cho sức mạnh của thần linh.
mithott
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $22,648
Posts: 2039
Joined: 17 May 2011
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng mithott từ: Que Huong, Thuvang

Re: Câu Chuyện Ðàng Sau Kiệt Tác Tại Bảo Tàng Quốc Gia Tokyo

Postby mithott » 13 May 2020


Fugen Bosatsu - Phật Phổ Hiền Bồ Tát


Image


Giọng đọc: Ngọc Hà - Mai Hằng - Phạm Gia Thắng


Được vẽ vào thế kỷ XII, đây là một trong những kiệt tác tuyệt vời nhất của tranh Phật giáo Nhật Bản. Bức tranh thể hiện một cảnh trong Kinh Pháp hoa - kinh Phật được nhiều người sùng bái ở Nhật Bản trong thời kỳ này. Giữa những bông hoa phơn phớt đang nhẹ nhàng rơi từ trên xuống, Fugen Bosatsu - Phổ Hiền Bồ Tát cưỡi voi trắng 6 ngà hiện ra từ cõi tịnh độ ở phương Đông. Bức tranh cao 158,8 cm, rộng 74,8 cm, được vẽ trên vải lụa bằng màu khoáng, vàng và bạc. Hoa văn thể hiện bằng kỹ thuật kirikane đặc biệt tinh xảo. Đó là kỹ thuật dán lên vải những sợi vàng vô cùng mảnh được cắt ra từ vàng lá mỏng. Bức tranh phản ánh thẩm mỹ tinh tế của giới quý tộc vốn giữ vai trò trung tâm trong đời sống văn hóa chính trị đương thời, nhưng cũng có những lý do khác dẫn đến sự ra đời của tác phẩm tuyệt đẹp như vậy.
mithott
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $22,648
Posts: 2039
Joined: 17 May 2011
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng mithott từ: Que Huong, Thuvang

Re: Câu Chuyện Ðàng Sau Kiệt Tác Tại Bảo Tàng Quốc Gia Tokyo

Postby mithott » 13 May 2020


Kanjo-ban, cờ phướn trong nghi lễ Phật giáo


Image
Image


Giọng đọc: Thu Hà và Ngọc Hà


Ban là cờ phướn dùng trong nghi lễ Phật giáo. Phướn được dùng trang trí trong chùa trong lễ cầu siêu cho những người đã khuất hoặc cầu cho đất nước thái bình. Phướn thường được làm bằng vải lụa, nhưng Kanjo-ban, tác phẩm giới thiệu trong chương trình lần này, là dải phướn duy nhất được làm từ những dải đồng lá mạ vàng rất mỏng.

Không có chiếc nào giống thế này. Ra đời vào nửa sau thế kỷ thứ 7, kanjo-ban được lưu giữ ở chùa Horyuji, một trong những ngôi chùa cổ nhất Nhật Bản. Dải phướn dài hơn 5m, được chạm khắc tinh xảo những hình ảnh đức Phật và các thần tiên nhảy múa tự do trên bầu trời. Dải phướn lộng lẫy độc đáo này có thể được làm theo lệnh của con gái Thái tử Shotoku, người có công giúp Phật giáo bén rễ ở Nhật Bản. Ông Mita Kakuyuki ở Bảo tàng Quốc gia Tokyo nói rằng có thể con gái của Thái tử Shotoku đã cho làm dải phướn này để tưởng nhớ anh trai mình, người đã tự vẫn sau khi bị cuốn vào cuộc tranh giành ngôi kế vị hoàng đế.
mithott
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $22,648
Posts: 2039
Joined: 17 May 2011
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng mithott từ: Que Huong, Thuvang

Re: Câu Chuyện Ðàng Sau Kiệt Tác Tại Bảo Tàng Quốc Gia Tokyo

Postby mithott » 13 May 2020


Tranh "Phong Cảnh Thủy Mặc - Haboku Sansuizu" của hoạ sĩ Sesshu


Image
Image


Giọng đọc: Thu Hà và Ngọc Hà


Tác phẩm “Tranh phong cảnh thủy mặc” là một bức tranh của Sesshu, một trong những họa sỹ tiêu biểu của Nhật Bản vào thế kỷ 15. Thực ra, bức vẽ chỉ chiếm phần dưới cùng của cuộn tranh. Còn lại 2/3 cuộn tranh là chữ viết. Trên cùng là thơ do 6 thiền sư viết, ở giữa là bút tích của chính Sesshu viết về việc ông sang Trung Quốc và học vẽ từ các họa sỹ triều đình, và những suy nghĩ của ông về những người thầy của mình.

Lần theo câu chuyện dẫn đến sự ra đời của tác phẩm, chương trình khám phá một thời kỳ trong đó các thiền sư giữ một vai trò lớn trong văn hóa của Nhật Bản. Nghệ thuật vẽ tranh thủy mặc khai hoa từ những ngôi chùa theo phái Thiền, nơi tất cả hoạt động trong cuộc sống hàng ngày đều được coi là tu hành. Sesshu cũng là một thiền sư và các nhà thơ viết thơ trên cuộn tranh là những cao tăng danh tiếng. Tác phẩm truyền tải về giao lưu tri thức phong phú giữa các thiền sư Nhật Bản thời kỳ đó.
mithott
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $22,648
Posts: 2039
Joined: 17 May 2011
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng mithott từ: Que Huong

Re: Câu Chuyện Ðàng Sau Kiệt Tác Tại Bảo Tàng Quốc Gia Tokyo

Postby mithott » 18 May 2020


Kosode (kimono có ống tay nhỏ) hình chim uyên ương và cánh sóng trên vải sa tanh đen


Image



Giọng đọc: Thu Hà và Ngọc Hà


Chiếc áo kimono được làm vào nửa sau thế kỷ 17. Hoa văn mạnh mẽ trên lưng áo có lẽ thể hiện sóng biển, lưới đánh cá đang phơi, hoặc thậm chí là búp măng tượng trưng cho mùa Xuân của Nhật Bản. Giữa những hoa văn này là hình những chú chim uyên ương màu sắc tươi sáng đang nô đùa. Lưới đánh cá tượng trưng cho đánh bắt bội thu; búp măng thể hiện sự phát triển; chim uyên ương thể hiện hạnh phúc lứa đôi. Sử dụng lồng ghép nhiều hoa văn như đố người xem đó thực sự là hoa văn gì là kiểu thiết kế thịnh hành đương thời. Đó là thời kỳ yên bình, người dân phố thị sung túc, thời trang kimono phát triển cực độ ở Kyoto và Edo, tức Tokyo ngày nay, nhiều tuyển tập các loại mẫu thiết kế cũng được xuất bản mà mọi người thường dùng để tham khảo khi đặt may những chiếc áo kimono độc đáo cho riêng mình. Hoa văn cánh cung mạnh mẽ này là thiết kế điển hình xuất hiện trong những quyển mẫu đó.
Image
Image
mithott
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $22,648
Posts: 2039
Joined: 17 May 2011
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng mithott từ: Que Huong


Return to Hoa Thơm Cỏ Lạ



Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 19 guests