Giải Thích Thành Ngữ - Tục Ngữ:

Điển tích văn học và lời hay ý đẹp

Moderators: littlehoney999, A Mít

Giải Thích Thành Ngữ - Tục Ngữ:

Postby Minh Chau » 31 Mar 2006

Giải thích thành ngữ - tục ngữ:
-- Sưu tầm

NÓI TOẠC MÓNG HEO: là nói thẳng, nói thật không úp mở quanh co.

Ý nghĩa chung của thành ngữ này là như vậy, song cơ chế nảy sinh ý nghĩa đó lại không đơn giản. Như đều biết, móng heo (móng lợn) là một loại sừng cứng bao bọc kín hết ngón chân lợn. Cái vỏ bọc bên ngoài vừa vững, vừa kín như vậy, hẳn là khó lòng biết rõ cái được bảo vệ ở bên trong. Vậy thì, muốn biết ngón chân heo chỉ có cách làm toạc móng. Quả nhiên, làm toạc móng heo, một mặt là làm mất cái che đậy bên ngoài, mặt khác làm bộc lộ rõ hoàn toàn phần bên trong của chân heo. Có lẽ vì thế, đ toạc móng heo với sự liên hệ ý nghĩa “làm mất cái vỏ bề ngoài, làm rõ cái bên trong”. Sự liên hệ này đã đưa vào trong nội dung ý nghĩa của thành ngữ hai nét nghĩa: nói không che đậy, nói trắng ra.

Thành ngữ nói toạc móng heo còn có biến thể là nói toạc móng lợn, song biến thể này ít được sử dụng.


Bà Ðiểm : Một xã thuộc huyện Hốc Môn


Bình Ðịnh: Một tỉnh ở Miền Trung, hồi thời tiền Đệ nhất Cọng Hòa thì gọi là phủ Qui Nhơn, Ðông giáp Nam Hải, Tây giáp tỉnh Pleiku và Komtum (ngày nay chỉ giáp với tỉnh Gia Lai, vì Komtum tách riêng ra thành tỉnh Komtum, còn Pleiku là trung tâm hành chánh của tỉnh Gia Lai), Nam giáp tỉnh Phú Yên. Tỉnh Bình Ðịnh (ngày nay) rộng 6.075 cây số vuông, trung tâm hành chánh tỉnh là Qui Nhơn; số mả điện thoại của tỉnh là 56. Đặc sản là bún Song Thằn.

Do Chúa Tiên Nguyễn Hoàng thiết lập vào Năm Canh Tý 1600 Bình Ðịnh còn gọi là Qui Nhơn, Ðến năm Tân Mão 1771, bị Nguyễn Nhạc chiếm đóng và đã trở thành kinh đô của Tây Sơn, khi Nguyễn Nhạc cùng với hai em là Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ nổi binh ở Tây Sơn chống lại Trương Phúc Loan vào năm Quý Tỵ 1773. Mùa Hè năm Kỷ Mùi 1799, Võ Tánh theo Nguyễn Vương ra đánh Tây Sơn lần thứ 3 ở Qui Nhơn ra hàng, cuối năm đó Nguyễn Vương đã đổi tên Qui Nhơn thành Bình Ðịnh. Thời Pháp thuộc lại đổi ra thành Qui Nhơn, nay là Bình Ðịnh.


Ba Xuyên: Thời Pháp thuộc từ năm 1955 được nhập lại một phần của tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Sóc Trăng; có rất nhiều người Việt gốc Miên sống tại đây.


Bà Trưng : Tên là Trưng Trắc, có người em gái sanh đôi tên là Trưng Nhị, sanh ngày mồng 1 tháng 8 năm Giáp Tuất (năm thứ 14 sau Tây lịch)người xã Cổ Lai, huyện Châu Diên thuộc Phong Châu (nay thuộc làng Hạ Lôi, huyện Yên Lãng, tỉnh Phúc Yên, Bắc Phần). Bà là con của một vị quan Lạc Tướng ở huyện Mê Linh, mẹ là Man Thiện (có sách ghi là Trần thị Ðoan) thuộc dòng dõi Hùng Vương. Năm lên 19 tuổi bà đã kết duyên với một vị quan lệnh ở huyện Châu Diên tên là Thi Sách. Vì chồng bà đã vị tên Thái thú Trung Hoa tên là Tô Ðịnh giết chết, nên bà đã cùng người em gái là Trưng Nhị thành lập nghĩa binh, lúc đầu chỉ có được 27 nữ nhân dũng cảm trong làng ấp, nổi lên đánh đuổi Tô Ðịnh. Sau khi thanh thế của bà được dân chúng biết đến nhiều, nên đã có rất nhiều vị hào kiệt tham gia vào đội ngũ, như : Cao Doãn, Ðô Dương, Châu Bá. Về phía các nữ tướng thì có : Lê Chân, Bát Nàn, Hoàng Thiều Hoa, Nguyễn Ðào Nương v.v...), binh số đã lên tới hơn 8 vạn người.

Ngày mồng 6 tháng giêng năm Tân Sửu (năm thứ 41 sau Tây lịch), bà cùng với các chiến hữu đã làm lễ xuất quân và bà đã tuyên thệ với 4 lời thề:

- thề khôi phục lại cơ nghiệp lớn cho họ Hồng Bàng
- thề trả thù cho chồng là Thi sách
- thề phải giết cho bằng được tên Thái thú gian ác của trung Hoa là Tô Ðịnh
- thề sẽ gả em gái là Trưng Nhị cho những ai có công lớn trong việc khôi phục lại nước nhà.

Sau khi thao diễn binh sĩ ở bãi Trường Sa, bên sông Bạch Hạc, thuộc Vĩnh Yên, sau đó bà đã cầm quân đánh thẳng vào thành Liên Châu, nơi mà Tô Ðịnh lập phủ đô hộ và đóng binh nơi đó. Bị đánh bất ngờ, Tô Ðịnh và quân sĩ phải bỏ thành chạy trốn về Tàu. Bà Trưng đã chiếm được 65 thành trì đất Lĩnh Nam, giải phóng nước Giao chỉ thoát khỏi ách đô hộ của nhà Hán. Bà lên ngôi và đóng đô tại Mê Linh, xưng Vương, đặt tên nước là Triệu, phong cho em là Trưng Nhị mỹ hiệu Bình Khôi Công Chúa.

Tháng chạp năm Tân Sửu (năm thứ 41 sau Tây lịch) vua Hán Quang Võ đã ra lệnh cho Phục Ba tướng quân Mã Viện mang 20 vạn quân sang đánh chống lại quân hai bà tại hồ Lãng Bạc, Cẩm khe rồi sau đó đến hát Môn. Chống với quân hán suốt 2 năm rồng, cuối cùng quân của hai bà bị tan rã. Ngày mồng 6 tháng 2 năm Quý Mão (năm thứ 43 sau Tây lịch) hai Bà đã tự gieo mình xuống sông Hát mà tự tử.


Bậu: Có nghĩa là em; tiếng của người con trai miền Nam ngày xưa thường dùng để gọi vợ, người yêu hay bạn bè.


Cá Lẹp: Tên của một loại cá nước mặn (cá biển), mình thật dẹp và dài; cá Lẹp thường hay được phơi làm cá khô.


Cá Lý : Còn được gọi là Lý ngư hay cá Chép. Theo tích xưa kể rằng, cá Chép là tiền thân của Rồng, vì những con cá Chép sống lâu năm, to lớn, râu dài, mắt lộ to, vảy ửng vàng trông rất oai vệ. Ngày xưa ở miền Bắc và miền Trung, mỗi năm có một trận mưa lũ rất lờn, khiến nước trên nguồn đổ xuống đồng bằng, cuốn trôi theo những con cá Chép đã tu luyện lâu năm trên nguồn xuống để thi võ. Hễ con nào vượt được vũ môn thì sẽ được hóa thành rồng bay về trời, còn không được thì phải trở về tu luyện tiếp để chờ đến năm sau sẽ thi trở lại.


Cà Mau: Doi đất cực Nam của nước Việt Nam; nguyên là đất Thủy Chân Lạp, tiếng Cam Bốt là Tuk Khmau có nghĩa là nước đen. Mũi Cà mau thòng xéo theo chiều Ðông Bắc xuống Tây Nam. Sau khi hiệp định Genève được ký kết, thì Cà Mau được chỉ định là nơi dành cho những người kháng chiến tập trung trong vòng 6 tháng, trước khi tập kết ra Bắc. Từ 1956 thì Cà Mau là một quận lớn cùng với vài quận khác (trừ Gia Rai), nhập chung với tỉnh Bạc Liêu cũ để trở thành tỉnh An Xuyên. Ngày nay đổi thành tỉnh Cà Mau, diện tích rộng 5.204 cây số vuông, dân số khoảng 1.067.925 người. Cà Mau cách Sài Gòn khoảng 347 cây số bằng đường bộ và khoảng đến 370 cây số bằng đường thủy.


Châu Ô : Theo Khâm Ðịnh Sử của triều Nguyễn thì châu Ô đổi thành châu Thuận. Căn cứ vào sự hiểu biết của dân chúng, thì châu Ô bao gồm cả Quảng Bình (tức Bố Chính, Ðịa Lý và Ma Linh)

Chim Sa Cá Lặn : Ngày nay, mọi người đều hiểu thành ngữ này là một cách nói ngoa dụ để chỉ người đàn bà rất đẹp, giống như cách hiểu thành ngữ "hoa hờn nguyệt thẹn", tức đẹp tới mức hoa phải hờn vì kém sắc, trăng phải thẹn vì kém tươi. Nhưng thật ra ý nghĩa ban đầu của thành ngữ này không phải vậy.

Trang Chu, hay thường gọi là Trang Tử, người đời Chiến Quốc học thức rất uyên bác, không môn gì không biết. Trong sách "Nam Hoa Kinh", ông chép rằng: Mao Tường và Lệ Cơ là hai người đàn bà đẹp, cá thấy: chìm vào chốn hang sâu, chim thấy: bay cao (ngư kiến chi nhập thâm, điểu kiến chi cao phi). Ý Trang Chu muốn nói rằng mọi sự trên đời đều là tương đối, Mao Tường, Lệ Cơ tuy đẹp, song chỉ đẹp đối với người, chứ biết đâu trông thấy họ, cá chẳng sợ mà lặn sâu, chim chẳng sợ mà bay cao ?

Người sau hiểu khác hẳn nguyên ý ấy của Trang Chu. Sách "Thông Tục Biên" dùng thành ngữ "trầm ngư lạc nhạn" tức "chim rơi cá chìm" để chỉ nhan sắc người đàn bà cực đẹp.


Cù lao Ông Chưởng: Một cù lao lớn nhất thuộc tỉnh An Giang ngày nay (tức Long Xuyên cũ), một trong 6 tỉnh Nam Kỳ từ năm 1867 trở về trước.

Năm Kỷ Mão 1699, vua xứ Chân Lạp là Nặc Ông Thu gây sự với nước ta, Chưởng binh Nguyễn Hữu Kính được Quốc Chúa Nguyễn Phúc Chu cử đi dẹp loạn. Khi đến thành Nam Vang, vua Nặc Ông Thu bỏ trốn, Nặc Ông Yêm (vua thứ nhì, con của Nặc Ông Nộn) mở cửa thành ra hàng, sau đó Nặc Ông Thu cũng ra hàng. Dẹp được loạn ở Chân Lạp xong, Chưởng binh Nguyễn Hữu Kính về đóng binh nơi đó cho đến ngày nay chết. dân chúng ngưỡng mộ mà gọi là cù lao Ông Chưởng. Con rạch nằm giữa cù lao với đất liền cũng mang cùng tên.


Cự Ðà : Thuộc tỉnh Hà Sơn Bình, nơi sản xuất lọai tương đậu nành mùi rất mạnh, dùng làm nước chấm cho gỏi cuốn, Đậu phụ chiên hay thịt bê thui thì thật là tuyệt cú mèo.


Bến Tre: Tỉnh có số thứ tự là 7 ở Nam Kỳ thời Pháp thuộc, sau 1956 đổi tên là tỉnh Kiến Hòa. Ðông giáp biển Nam Hải, Tây giáp tỉnh Vĩnh Long (nay là tỉnh Ðồng Tháp), Nam giáp 2 tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh. Nhiều phụ lưu của Tiền Giang chảy ngang qua Bến Tre, nên có nhiều kênh rạch chằng chịt, dọc theo hai bên bờ trồng rất nhiều dừa. Ba cửa sông lớn là cửa Cung Hầu, Hàm Luông và Bình Ðại. Tỉnh Bến Tre (ngày nay) có diện tích rộng 2.225 cây số vuông, dân số khoảng 1.214.000 người; số mã điện thoại của tỉnh là 75. Bến Tre cách Sài Gòn khoảng 86 cây số bằng đường bộ và khoảng 101 cây số bằng đường thủy.


Ðạo người: Ðạo làm người gồm có Tam cương (Quân, Sư, Phụ), Ngũ Thường (Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín) và thêm 8 điều: Hiếu, Ðễ, Trung, Thứ, Tu, Tề, Trị, Bình


Ðiện Bà: Núi Ðiện bà, hay còn gọi là núi Bà Ðen ở Tây Ninh; cao đến 986 thước. (Xem Điển tích ở Trầm bay Truyện dài (Click))


Họ Hi, Hòa ( Hy, Hòa) : Tức Hy Trọng và Hòa Trọng là hai nhà bác học thời Ngũ Ðế ở Trung Hoa. Vua Nghiêu ( 2357 - 2257 trước thiên Chúa Giáo) đã sai hai vị học giả này cùng với Hi Thúc và Hòa Thúc soạn ra lịch, có định rõ tháng nhuận và phân ra làm 4 mùa rõ ràng. Lịch đó đến nay chúng ta vẫn còn dùng và người ta gọi là lịch tau hay lịch tàu.


Hốc Môn : Một huyện thuộc tỉnh Gia Ðịnh gồm 12 xã, phía Ðông có sông Sài Gòn làm ranh giới, giáp quận Thủ Ðức, sông Vàm Thuận làm ranh giới với quận Gò Vấp ở phía Tây và quận Bình Thạnh ở phía Nam; ngày nay là quận thứ 12 của Sài Gòn. Hốc Môn trồng rất nhiều trầu và nổi tiếng rất ngon, nên còn được gọi là " 18 thôn vườn trầu ".

Ngày 27.12.1884 (năm Giáp Thân), Quản Hớn đã cầm đầu dân chúng ở Hốc Môn nổi lên chống bọn tham nhũng, bè phái tay sai của thực dân Pháp, nhưng sau bị bắt và đã bị xử tử ở chợ Hốc Môn.

Nhà Cách Mạng Nguyễn An Ninh quê ở Quán Tre, thuộc Hốc môn; trong thời gian bị giam trong Khám lớn ở Sài Gòn, phong trào Hội Kín Nguyễn An Ninh ra đời và hoạt động mạnh mẻ ở vùng Hốc môn, Bà Ðiểm.


Lục Tỉnh : Ngày xưa là sáu tỉnh thuộc Nam Kỳ, gồm: Gia Ðịnh, Ðịnh Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên. Theo người Sài Gòn, thì Lục Tỉnh tức các tỉnh thuộc miền Tây, tức vùng 4 chiến thuật thời Việt-nam Cộng Hòa.


Nghề seo cau : Tức nghề làm giấy


Ông Tơ : Còn gọi là Nguyệt Lão/Bà Nguyệt: Ông lão tóc và râu bạc phơ ngồi dưới bóng trăng, tức vị thần xe duyên cho những cặp trai gái nào có căn tiền định, người ta gọi là ông Tơ.

Do sự tích ông Vi Cố trong lúc đi ngoại cảnh vào một đêm trăng, thấy có ông lão tóc bạc phơ ngồi dưới bóng trăng, trước một tòa cổ miếu bên đường, tay ông lão cầm một quyển sổ và mớ chỉ hồng. Thấy lạ, Vi Cố hỏi thì ông lão nói :" Ta đây là Nguyệt Lão, cuốn hôn thư này dùng để ghi tên những đôi trai gái phải lấy nhau và những sợi chỉ hồng này dùng để cột họ lại thành đôi vợ chồng". Nói xong, Nguyệt Lão cho Vi Cố xem, bên trong cuốn sổ có ghi chép rất nhiều tên tuổi của những đôi trai gái, mà họ sẽ được nên duyên chồng vợ với nhau.

Sẵn dịp, Vi Cố nhờ Nguyệt Lão xem giùm căn duyên của mình, thì Nguyệt Lão cho Vi Cố biết rằng, người vợ tương lai của Vi Cố sẽ là dứa con gái của mụ ăn mày trước chợ. Tin vào lời của vị tiên tri, nên Vi Cố sợ bị nhục, bèn lấy dao ra chợ chém vào đầu đứa con gái của mụ ăn mày, làm máu chảy đầm đìa, rồi sau đó Vi Cố trồn di mất.

Sau này Vi Cố lấy đứa con gái của một vị quan làm vợ. Khi tình cờ thấy trên đầu của người vợ mình có vết thẹo lớn, hỏi ra mới biết nàng đúng là đứa con gái của mụ ăn mày trước chợ đã bị chính Vi Cố chém vào đầu, vì bị bỏ rơi, nên đã được một vị quan mang về nuôi nấng cho đến ngày khôn lớn.

Người mình tin rằng, chuyện duyên nợ là do Trời định, nên khi những cặp uyên ương đã trót thề nguyền yêu thương nhau, nhưng lại không được thành vợ thành chồng, là bởi Nguyệt Lão không chịu xe duyên cho : "Bắt ông Tơ đánh cho ít chục, Mối chỉ sậm sờ, ông ngủ gục không xe" hay là : "Ông Tơ Hồng nói nhỏ anh nghe, Ðể xong mùa cưới ổng sẽ xe cho hai đứa mình" v.v...


Rế tai bèo: Ðồ dùng để lót nồi, thắt bằng mây hay tre, hình tròn và trẹt có hình dạng giống như tai bèo


Tam Bành: Tam Bành là ba vị ác thần đóng ở đầu, trán và bụng người ta tên là Bành Sứ, Bành Kiên và Bành Chất thường xúi ta làm bậy rồi tới ngày canh thân lên trời cáo tội của loài người. Vì vậy cứ tới ngày nầy người ta phải ăn chay làm lành để chạy tôi. Trong Kiều có câu: Giận rồi bà nổi tam Bành bà lên; Tam Bành thường đi chung với Lục tặc


Lục Tặc: Lục tặc là 6 loại giặc làm hư hỏng con người: Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc và Pháp (pháp thuật tà mị)


Vàm Nao: Tên chữ là Hồi Oa, con sông bắt ngang qua Hậu Giang và Tiền Giang. Năm Ðinh Mùi 1787, sau khi từ Xiêm trở về nước, vua Gia Long hội binh nơi đây để đánh Tây Sơn.


Rạch Gầm: Phụ lưu của Tiền Giang, gần Mỹ Tho.

Sau khi thua Tây Sơn nhiều trận, Nguyễn Ánh phải cầu vào viện binh Pháp, nhưng tàu Pháp lại chần chờ không chịu nhổ neo. Trong tình thế khó khăn, Nguyễn Ánh đành cầu viện nước Xiêm và được vua Xiêm cử hai tướng Chiêu Tăng và Chiêu Sương, cùng với 20 vạn quân và 300 chiến thuyền sang giúp đỡ cho Nguyễn Ánh, để khôi phục lại cơ đồ.

Năm ất Tỵ 1785 (có sách ghi là Giáp Thìn 1784), khi nhận được cấp báo cầu viện binh của viên trấn thủ Sài Côn (sau này là Sài Gòn) Trương Văn Đa, vua Thái Đức Nguyễn Nhạc ở Qui Nhơn cho cử Nguyễn Huệ mang quân đi dẹp loạn. Nhờ tài phục binh của Nguyễn Huệ, trong trận thủy chiến tại khúc sông Rạch Gầm và Xoài Mút (gần Mỹ Tho), quân Tây Sơn đã tạo đuoc chiến thắng vẻ vang. Sau trận chiến, quân Xiêm chỉ còn lại vài ngàn tàn binh tháo chạy về nước.


Rau Mưng: Một lọai cây mọc ở bờ hói (rạch) ở vùng Triều Sơn Đông, Sình hay Sịa (Thừa Thiên) có lá non mầu trắng ngà ăn ghém với mắm mòi, cho vị chan chát và thơm thơm


Sợi chỉ hồng : Hay còn được gọi là dây tơ hồng, mà Nguyệt Lão dùng để cột chân những cặp trai gái nào có duyên nợ tiền định, sẽ thành vợ chồng sống chung với nhau được bền chặt : "Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ, vô duyên đối diện bất tương phùng". Có nghĩa là khi sợ chỉ hồng của Nguyệt Lão đã cột chân đôi trai gái nào lại với nhau rồi, thì dù có cách xa ngàn dặm cũng khiến phải gặp nhau, còn không thì dầu có kề cận bên nhau cũng không bao giờ thành được chồng vợ.


Thanh Trà: Tên của một xã thuộc làng Tân Triều, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Biên Hòa (ngày nay thuộc tỉnh Ðồng Nai và Biên Hòa là trung tâm hành chính tỉnh). Biên hòa nổi tiếng là xứ bưởi, đặc biệt có loại bưởi Thanh Trà, trái nhỏ nhưng rất ngọt.Thanh trà còn là một lọai bưởi đặc biệt của xứ Huệ Trái nhỏ ăn có vị ngọt rất thạn, ít nước, đặc biệt có thanh trà ỏ Tuần.


Trống canh: Ngày xưa vì chưa có đồng hồ, nên cổ nhân chúng ta đã chia đêm ra làm năm phần, mỗi một phần được gọi là canh :"Ðêm năm canh, ngày sáu khắc". Tùy theo mỗi nơi, vào lúc đầu canh có trống đánh, tiếng mõ hay tiếng chuông... để báo hiệu cho dân chúng biết. Mãi đến đầu thế kỷ 20 còn vài nơi trong nước vẫn còn dùng trống canh.

Canh Một : giờ Tuất
Canh Hai : giờ Hợi
Canh Ba : giờ Tý
Canh Tư : giờ Sửu
Canh Năm : giờ Dần

Một ngày một đêm được chia ra làm mười hai khoảng cách nhau, gọi là giờ:

Giờ Sửu : từ 01 giờ đến 03 giờ sáng
Giờ Dần : từ 03 giờ đến 05 giờ sáng
Giờ Mão : từ 05 giờ đến 07 giờ sáng
Giờ Thìn : từ 07 giờ sáng đến 09 giờ sáng
Giờ Tỵ : từ 09 giờ sáng đến 11 giờ trưa
Giờ Ngọ : từ 11 giờ đến 13 giờ trưa
Giờ Mùi : từ 13 giờ đến 15 giờ chiều
Giờ Thân : từ 15 giờ đến 17 giờ chiều
Giờ Dậu : từ 17 giờ đến 19 giờ tối
Giờ Tuất : từ 19 giờ đến 21 giờ tối
Giờ Hợi : từ 21 giờ đến 23 giờ khuya
Giờ Tý : từ 23 giờ khuya đến 01 giờ sáng ngày hôm sau

Vì tình trạng đổi giờ tăng hay giảm do đó giờ ghi trên phải thay đổi tùy thời


Thầy Tăng: Tăng Sâm, người học trò giỏi của Khổng Tử

Thầy Lộ: Tử Lộ, là người học trò giỏi của Khổng Tử

Vương Khải, Thạch Sùng: Hai người giàu nổi tiếng nhất ngày xưa


Truông Nhà Hồ: Sử còn ghi lại, nơi địa đầu tỉnh Quảng Bình ngày nay có một vùng đất rộng lớn cạnh là Hồ Xá, nên gọi là Truông Nhà Hồ. Ngày xưa vùng này nổi tiếng nhiều trộm cướp. Về sau, ông Nguyễn Khoa Đăng được chúa Nguyễn ủy thác đi dẹp loạn. Ông liền nghĩ ra kế giả làm khác bộ hành đi ngang Truông Nhà Hồ, để cho bọn cướp bắt đem về giam ở sào huyệt, nhưng đi đến đâu ông rải lúa để làm dấu, nhờ đó mà quân lính của ông vào tận sào huyệt dẹp tan quân cướp.

Phá Tam Giang có khúc cạn khúc sâu bất thường nên việc đi lại rất khó khăn nguy hiểm. Nhiều thuyền bè qua lại bị sóng cuộn bất ngờ bị đắm chìm. Cho nên trong dân gian có câu:

"Thương em anh cũng muốn vô,
Sợ Truông Nhà Hồ, sợ Phá Tam Giang"

Câu đó ý nói nhiều trở ngại khó khăn khó mà vượt qua được.


Trúc Mai : Trong các tranh thủy mạc của Trung Quốc thường vẽ bụi trúc bên cành maị Hai loại cây này, dù trong đông giá vẫn không tàn úạ Đông đi xuân đến, mai lan cúc trúc, 4 muà của trời đất. Chuyện Trúc Mai được chép trong sách Lưỡng ban thư vũ tùy bút:

Huyện Long Môn, tỉnh Quảng Đông có một cái đầm nước rất đẹp.Vào dịp thu sang, lá vàng xào xạc, thân cây trơ trụi, riêng chỉ có hai loài mai và trúc thì lá vẫn xanh tươi\. Các gia đình quyền quí, thường đến đó ngoạn cảnh trong tiết thu sang. Trong tình cơ, có hai trai gái quen nhau, rồi yêu nhaụ Đôi uyên ương đều là con nhà gia phong thế phiệt. Chàng là Lâm Bá Trúc, nàng là Hoàng Kỳ Mai. Người xưa, khi nói người con gái có cốt cách cao sang thì được tả là mình hạc xương mai. Hai chị em Kiều cũng được cụ Nguyễn chấm phá đôi nét:

Mai cốt cách, tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười

Còn cây trúc được ví với các nho sinh, công tử. Ngày ngày Kỳ Mai, Bá Trúc đều hẹn nhau dạo chơi trên đầm. Những ngày thơ mộng. Nhưng rồi muà thu cũng ra đị Đôi uyên ương trao lời từ biệt. Buổi chiều cuối dạo thuyền trên đầm. Trúc bẻ một cành mai, Mai bẻ nhánh trúc, rồi cùng thành tâm khấn nguyện:

Hai cành trúc mai là đôi chúng tạ Chúng ta ném hai cành cây này xuống nước theo hướng khác nhaụ Nếu là duyên trời định thì giòng nước sẽ đưa đẩy hai cành cây này đến với nhau, thì đó là trúc mai hòa hợp, chúng ta sẽ nên duyên vợ chồng. Xin đất trời chứng giám. Một cơn gió nổi lên, mặt nước đang lặng lờ bỗng gợn sóng. Chỉ một lúc sau, sóng gió đưa đẩy hai cành trúc mai đến gối đầu lên nhau\.

Lời nguyện đã linh ứng. Đôi trẻ trở về thưa chuyện với lệnh đường đôi bên. Hai họ cho đó là duyên tiền định, nên hoan hỷ tác hợp cho Trúc Mai thành duyên vợ chồng.

Đời sau, khi nói trúc mai là nói đến tình nghĩa vợ chồng . Kim Kiều chỉ mới thề ước, nhưng đã như phu thê tình nồng. Nay thiếp tròn chữ hiếu, biết kiếp nào đền nghì trúc mai, thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây\...

Tỷ = Tỉ : so sánh
Image
User avatar
Minh Chau
Múi Mít
Múi Mít
 
Tiền: $122,698
Posts: 9857
Joined: 28 Sep 2005
Location: Việt Mỹ
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng Minh Chau từ: christiane

Return to Hoa Thơm Cỏ Lạ



Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 31 guests