Điển Tích: Dương Quý Phi Và Loạn An Lộc Sơn

Điển tích văn học và lời hay ý đẹp

Moderators: littlehoney999, A Mít

Điển Tích: Dương Quý Phi Và Loạn An Lộc Sơn

Postby YaHuy » 27 Feb 2006

DƯƠNG QUÝ PHI và LOẠN AN LỘC SƠN
Biên soạn: Như Vân (Hoài Lan)


Dương Quý Phi, nhũ danh là Ngọc Hoàn, sinh năm 719 tại huyện Vĩnh Lạc, tỉnh Bồ Châu (nay là huyện Hoa Âm, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc). Ngay từ thuở nhỏ, Ngọc Hoàn đã tinh thông âm luật, ca hay múa giỏi, nhan sắc trội hơn ba người chị của nàng gấp bội.

Năm 18 tuổi, nàng được Thọ vương Lý Dục (tức là con thứ 18 của Huyền Tôn) cưới về làm vợ. Mấy năm sau, trong một dịp tình cờ, vua Huyền Tôn nhìn thấy sắc đẹp yêu kiều diễm lệ của nàng. Vua mê mẩn tâm thần, muốn thâu nạp nàng vào hậu cung, nhưng sợ thiên hạ dị nghị là cướp vợ của con, vua bèn hạ lệnh phong nàng làm nữ đạo sĩ, tặng đạo hiệu là Thái Chân, truyền cho nàng phải dọn vào ở hẳn nơi cung Hoa Thanh để sớm hôm nhang đèn cầu phước cho vua, rồi xuống chiếu ban cho Thọ vương Lý Dục một người vợ khác.

Năm 745, Đường Huyền Tông chính thức tấn phong Dương Ngọc Hoàn làm Quý phi, lúc đó nàng được 27 tuổi, còn vua thì đã 61 tuổi. Gia đình họ Dương bắt đầu được đắc thế. Cha nàng là Dương Huyền Diễn được phong chức Binh Bộ Thượng Thư, ba người chị gái lần lượt được phong chức Hàn Quốc phu nhân, Quấc Quốc phu nhân, và Tề Quốc phu nhân. Ngay cả người anh họ là Dương Quốc Trung cũng được thăng lên tới chức Tể tướng. Họ Dương bấy giờ quyền khuynh triều dã, ai nấy đều nể nang, khiếp sợ.

Nhưng đối với đại thi hào Lý Bạch thì ông chẳng xem họ Dương này ra đâu. Một lần kia, trong lúc cùng Quý Phi thưởng ngoạn hoa mẫu đơn nở rộ ngoài vườn Thượng Uyển, vua cho người mời Lý Bạch đến làm vài bài thơ để giúp vui. Lý Bạch lúc ấy đang nửa say nửa tỉnh, trong bụng lại sẵn ghét hai kẻ quyền thần là Cao Lực sĩ và Dương Quốc Trung, bèn tâu xin vua bắt Cao Lực sĩ cởi giầy cho mình và Dương Quốc Trung phải đứng mài mực cho ông. Vua ưng thuận, Lý Bạch phóng bút làm ngay ba bài thơ ca tụng sắc đẹp của Dương Quý Phi, gọi là Thanh Bình Điệu Tam Thủ:

I.
Vân tưởng y thường hoa tưởng dung,
Xuân phong phất hạm lộ hoa nùng.
Nhược phi Quần Ngọc sơn đầu kiến,
Hội hướng Dao đài nguyệt hạ phùng.

II.
Nhất chi hồng diễm lộ ngưng hương,
Vân vũ Vu sơn uổng đoạn trường.
Tá vấn Hán cung thùy đắc tự,
Khả lân Phi Yến ỷ tân trang.

III.
Danh hoa khuynh quốc lưỡng tương hoan,
Trường đắc quân vương đới tiếu khan.
Giải thích xuân phong vô hạn hận,
Trầm Hương đình bắc ỷ lan can.

Bản dịch của Trần Trọng San: Điệu hát Thanh Bình

I.
Mặt tưởng là hoa, áo ngỡ mây ;
Hiên sương phơ phất gió xuân bay.
Nếu không gặp gỡ trên Quần Ngọc,
Dưới nguyệt Dao đài sẽ gặp ai.

II.
Một nhánh hồng tươi, móc đọng sương ;
Mây mưa Vu giúp uổng sầu thương.
Hỏi nơi cung Hán ai người giống ?
Phi Yến còn nhờ mới điểm trang.

III.
Hoa trời, sắc nước thảy đều vui,
Luôn được vua trông với nụ cười.
Mối hận gió xuân bay thoảng hết ;
Bên đình, thơ thẩn tựa hiên chơi.

Khoảng thời gian Dương Quý Phi được sủng ái, mỗi khi nàng cần ra khỏi cung, thì đại hoạn quan Cao Lực sĩ luôn đích thân cầm roi ngựa theo hầu. Có khoảng 700 người chuyên lo phụ trách việc may mặc cung trang cho nàng, còn những việc khác như ăn uống, trang sức, vui chơi thì khỏi cần nói, thứ nào cũng phải thuộc loại quý hiếm, đắc tiền. Vua đang lúc mê đắm người ngọc, nên hễ ai mà đút lót hậu hĩ cho nàng hoặc gia đình nàng, thì đều được nàng ton hót xin vua gia phong chức tước cho những người ấy. Vì vậy, nhiều quan viên nhờ lo lót cho cánh họ Dương mà đã được giữ những chức vụ lớn như Lãnh Nam Kinh lược sứ Trương Cửu Chương và Quảng Lăng Trưởng sử Vương Dực. Do đó không ai lấy làm lạ khi thấy những giai thoại về việc các quan viên cho người đua nhau phóng ngựa nhanh để đem trái vải từ Lãnh Nam về Trường An dâng cho Dương Quý Phi.

Từ ngày được nàng, vua Huyền Tôn chỉ lo đàn hát, ăn chơi trác táng, thể lực ngày càng suy yếu. Sau đó, vua lại giao trọng quyền trong triều cho bọn Dương Quốc Trung và Lý Lâm Phủ, và giao phân nửa binh quyền cho An Lộc Sơn nắm giữ. Thế lực của bọn Dương Quốc Trung trong triều càng lớn mạnh bao nhiêu thì thế lực bên ngoài của An Lộc Sơn cũng lan tràn nhanh chóng bấy nhiêu. Hai phe vì vậy sanh ra hiềm khích với nhau, Quốc Trung thường kể những điều lỗi của An Lộc Sơn cho vua nghe, nhưng vua đang lúc tin dùng họ An, nên chỉ mỉm cười, không nghe theo. An Lộc Sơn khéo nịnh nọt, làm trò để lấy lòng vua, sau đó lại xin được làm làm con nuôi của Dương Quý Phi (mặc dù An lớn hơn Dương Quý Phi tới 14 tuổi), vua chấp thuận. Từ ấy An Lộc Sơn ra vào cung cấm một cách tự do như bọn Dương Quốc Trung.

Có lần An Lộc Sơn vào hậu cung chầu vua, gặp lúc Dương Quý Phi cũng đang hiện diện. An phủ phục xuống chào Quý Phi trước, rồi mới chào vua sau. Huyền Tôn ngạc nhiên hỏi tại sao lại làm chuyện nghịch lý như vậy. An bèn thưa:

- Thần vốn là người Khiết Đan, theo phong tục Khiết Đan, thì luôn xem mẹ là trọng hơn cả, vì vậy thần phải chào mẹ nuôi trước rồi mới chào cha nuôi sau.

Vua nghe xong, cả cười, không những không trách móc mà lại còn lấy làm việc thích ý.

Năm 755, An Lộc Sơn đã có đủ vây cánh và binh lực hùng hậu. Vì Dương Quốc Trung cứ theo ép bức, muốn tiêu diệt thế lực của An, nên An bèn cử đại binh làm phản, đem mười lăm vạn quân từ đất Phạm Dương kéo về chiếm Hà Bắc, Hà Nam, công hãm thành Lạc Dương, tự xưng là Yên đế, lấy hiệu là Thánh Võ, rồi kéo binh thẳng vào Trường An, tức là kinh đô nhà Đường lúc bấy giờ .

Thế của quân An Lộc Sơn mạnh như vũ bão, đánh đâu thắng đó, quân Đường chống đỡ không nổi, vua Huyền Tôn phải bỏ hoàng cung, dẫn gia quyến chạy vào đất Ba Thục lánh nạn. Đến Mã Ngôi, tướng quân Trần Huyền Lễ bèn tụ họp quân sĩ lại rồi nói:

- Chúng ta liều thân để bảo vệ Thiên tử, nhưng bên cạnh Thiên tử lại đầy dẫy những gian thần tặc tử. Hiện nay, giữa lúc quân sĩ đói khát mà gia đình họ Dương vẫn rượu thịt ê hề …

Dương Quốc Trung xưa nay đối xử với quân lính rất nghiêm khắc và tàn nhẫn, nên chỉ cần Trần Huyền Lễ nói khích vài câu, chúng tướng sĩ đã đồng lòng kéo nhau đến vây chặt dinh trại của Dương Quốc Trung. Khi vua hay tin, đến nơi, thì Dương Quốc Trung đã bị chém chết. Ba quân tướng sĩ bèn ép vua phải giết luôn Dương Quý Phi rồi mới chịu hết lòng chống giặc. Vua Huyền Tôn túng thế, đành hạ lệnh cho Cao Lực sĩ thắt cổ Dương Quý Phi đến chết. Năm đó nàng được 38 tuổi. Than ôi! Vóc ngọc dáng ngà, chỉ trong chớp mắt, đã ra người thiên cổ.

Sau khi tiêu diệt được gia đình họ Dương, tướng quân Trần Huyền Lễ bèn thu góp tàn binh, họp cùng với các đại tướng Quách Tử Nghi, Lý Quang Bật, chia binh ba đường, phá được quân An Lộc Sơn nơi núi Đông Giai, rồi tiến binh tới tấp. Lòng quân hăng hái, nhuệ khí ngày càng mạnh. Quân An Lộc Sơn thua trận liên tiếp, bèn rút về thành Phạm Dương cố thủ.

An Lộc Sơn (sinh năm 703, mất năm 757) vốn là người Hồ (Khiết Đan). Ông vóc người cao lớn, béo phệ, lại thường bị ung nhọt. Ngày thường mỗi khi cần thay y phục, thì phải có từ 3 đến 4 người phục thị. Mỗi khi đi đứng, cũng phải có người nâng đỡ hai bên. Sau khi thua trận rồi kéo về cố thủ ở Phạm Dương, mắt ông ngày càng thêm lòa, không thấy được đồ vật, chẳng khác chi người mù. Con út là Khánh Tự bèn mưu cùng gia thần, cho người ban đêm vào dùng đao đâm chết An, rồi tự mình lên nối ngôi. Không bao lâu thì Khánh Tự và toàn thể gia tộc lại bị bộ tướng của mình là Sử Tư Minh giết chết, rồi Sử đem toàn quân sang đầu phục nhà Đường. Loạn An Lộc Sơn phát khởi từ năm 755 đến năm 763 là dứt.

Loạn An Lộc Sơn xảy ra vỏn vẹn chỉ có ba năm, nhưng đã gây ra không biết bao nhiêu là tử thương, tang tóc. Có những nơi đói khổ đến độ dân chúng phải ăn thịt cả những côn trùng ngoài đồng, và số người chết lên vì chiến tranh và vì nạn đói lên đến hàng mấy mươi triệu, thật là một việc vô cùng thảm khốc.

Nhiều sách truyện đem việc An Lộc Sơn tạo phản ghép chung với Dương Quý Phi để viết thành ra một thiên tình sử lâm ly bi đát. Họ cho rằng việc An Lộc Sơn nhận Dương Quý Phi làm mẹ nuôi là để có thể tự do ra vào hậu cung làm việc dâm ô, rồi vì bị vua Huyền Tôn phát giác, đày An ra nơi khác, nên An Lộc Sơn mới đem quân tạo phản, v.v. Những điều đó thật là vô lý, vì An Lộc Sơn vốn là kẻ man rợ, người to lớn dình dàng, bụng lại béo phệ, râu ria rậm rạp, mặt mày xấu xí, và khi khởi loạn thì An Lộc Sơn đã quá 52 tuổi, thử hỏi, một người già và xấu như vậy thì làm sao mà là người yêu lý tưởng của người đẹp Dương Quý Phi cho được ?

Vua Đường Huyền Tôn (sử còn gọi là Đường Minh Hoàng và Đường Vũ Hoàng) tên thật là Lý Long Cơ, là vị vua thứ sáu đời nhà Đường. Lúc thiếu thời là một người anh minh, tài trí hơn người, lại có công tiêu diệt được Vi Hậu và dòng họ của Võ Tắc Thiên để khôi phục lại nhà Đường. Lên ngôi lúc 27 tuổi (712), làm vua được 44 năm, rồi truyền ngôi cho con thứ ba là Lý Hanh vào năm 756 (tức là một năm sau loạn An Lộc Sơn). Sáu năm sau đó (762) thì ông qua đời, thọ 78 tuổi.

Trong mấy chục năm đầu của Đường Huyền Tôn, đất nước thanh bình, văn học toàn thịnh. Thời kỳ này còn được các sử gia gọi là thời Thịnh Đường với các thi hào Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Di, Mạnh Hạo Nhiên, Vương Xương Linh , v.v... Nhưng khi về già, vua vì mê say nhan sắc của Dương Quý Phi và tin dùng bọn gian thần Dương Quốc Trung (anh họ của Dương Quí Phi), Lý Lâm Phủ, An Lộc Sơn... nên quốc chính ngày càng suy đồi, cuối cùng đã dẫn đến việc An Lộc Sơn nổi loạn, và dân chúng bị sống trong cảnh lầm than suốt 3 năm.

Khi nói về việc Dương Quý Phi thắt cổ tự vẫn nơi gò Mã Ngôi, thi hào Lý Thương Ẩn có thơ trách Đường Minh Hoàng như sau:

Hải ngoại đồ văn cách cửu châu
Tha sinh vị bốc thử sinh hưu
Không văn hổ lữ truyền tiêu thác
Vô phục kê nhân báo hiểu trù
Thử nhật lục quân tề trú mã
Đương thời thất tịch tiếu Khiên ngưu
Như hà tứ kỷ vi Thiên tử
Bất cập Lư gia hữu Mạc Sầu

Bản dịch Trần Trọng San:

Ngoài biển nghe đồn, lại chín châu
Kiếp này là hết, biết đâu sau ?
Mõ đêm hổ trướng nay đang vẳng
Thẻ sáng kê nhân chẳng thấy nào.
Buổi ấy sáu quân đều buộc ngựa
Bấy giờ Thất tịch nhạo Khiên ngưu
Bốn mươi năm lẻ làm Thiên tử
Mà kém chàng Lư có Mạc Sầu!

Ý của Lý Thương Ẩn chê vua Đường Minh Hoàng trong lúc nguy khổn, lại đành lòng hy sinh người yêu, nên ông dùng hai chữ "Thất tịch" trong "Trường Hận Ca" của thi hào Bạch Cư Dị, để nhắc lại lời thề giữa đêm thất tịch (mồng 7 tháng 7) của Đường Minh Hoàng cùng Dương Quí Phi tại điện Trường Sinh năm nào:

Tại thiên nguyện tác tỷ dực điểu,
Tại địa nguyên vi liên lý chi.

Có nghĩa là:

Trên trời nguyện hóa làm chim liền cánh,
Dưới đất mong được làm cây nhánh dính liền.


****
Cỏ ơi, YH làm biếng nên lại chôm bài của em gái vô đây. She soạn sẵn nhiều điển tích lắm, YH rinh một cái là xong, đâu cần soạn làm chi cho mệt óc :nháy:
Last edited by YaHuy on 25 Mar 2007, edited 2 times in total.
Image
Live as if you were die tomorrow and learn as if you were live forever
User avatar
YaHuy
Múi Mít
Múi Mít
 
Tiền: $1,527,508
Posts: 3019
Joined: 05 Oct 2005
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng YaHuy từ: Mười Đậu, christiane, CoMay, ­1

Postby mauthoigian » 27 Feb 2006

cảm ơn YaHuy nhiều , bài soạn rất phong phú , chi tiết........bây giờ mtg mới biết rỏ sự tích ĐMH & DQP..
User avatar
mauthoigian
Múi Mít
Múi Mít
 
Tiền: $29,964
Posts: 350
Joined: 24 Feb 2006
 
 

Postby CoMay » 27 Feb 2006


Cảm ơn anh YaHuy và chị Như Vân rất nhiều. Bài soạn thật chi tiết - một tư liệu quý :tốt:

Nhưng Cỏ không thấy nhắc đến chi tiết "một món tóc mây" của Dương Quý Phi gởi cho Đường Minh Hoàng. Vậy, món tóc này xuất hiện khi nào, thưa anh?


Sẵn hồi sáng nay có anh Hồ Đình Vũ lật sách, gõ lại gởi cho Cỏ bài viết sau, Cỏ đem vô đây luôn để tiện tham khảo. Và, như anh Vũ nói thì "các điển tích văn học đều do người đời kể lại, hay ghi lại tuỳ theo ngẫu hứng của từng người và từng thời kỳ - không thể nào chính xác như khoa học được. Thành ra, có khi một tích mà nhiều dẫn chứng khác nhau, có truy ra thì cũng chỉ đến tác giả viết hoặc nhà xuất bản là cùng. Điển tích có khi thành chuyện cổ tích là vậy". :D

Cảm ơn anh Vũ đã "đọc 3, 4 cuốn về đời Đường, cuốn nào cũng nói đến tích này tương tự nhau, chỉ có khác chút hư cấu" :D



Trích trong "Truyện Lịch Sử Trung Quốc Đời Đường" của Ngô Hàm Bích, người dịch Hà Kim Sinh.

Trong truyện "Lý lâm Phủ khẩu mật dạ kiếm" chúng tôi nói đến Đường Huyền Tông đối với Võ Huệ phi trăm lần sủng ái, còn định dựng lên làm hoàng hậu. Nhưng Võ Huệ phi vẫn là người trong nhà họ Võ, mọi người trong triều Đường đã khiếp sợ Võ Tắc Thiên nên đã phản đối việc Võ Huệ phi lên làm hoàng hậu, do đó việc này mới được chấm dứt. Tuy vậy, Võ Huệ phi ở trong cung vẫn được đãi ngộ không khác nào so với hoàng hậu.

Huệ phi mất năm 25 thời Khai Nguyên, tuổi mới hơn bốn mươi, được truy tặng Hoàng hậu Trinh Thuận.

Đường Huyền Tông thương nhớ Huệ phi khôn nguôi, thở dài than ngắn, hậu cung tuy có vài nghìn giai nhân, nhưng không một người vừa ý. Lúc này có người nói rằng, sắc đẹp của Dương phi (Dương phi là phi tử của Thọ Vương) trần thế vô song. Thọ Vương là con đẻ của Võ Huệ phi và Đường Huyền Tông. Thế là ông bố Đường Huyền Tông đã cướp mất đứa con dâu trong tay con trai mình.

Vị Dương phi này, từ nhỏ là một đứa trẻ mồ côi, do người chú nuôi lớn. Bà ta thể hình khoẻ mạnh diện mạo tựa như tiên nữ, Đường Huyền Tông mới nhìn đã ưng. Thế là trước tiên, Huyền Tông để bà đi tu, hiệu là Thái Trân, sau đo ly dị với Thọ Vương, rồi đưa Thái Trân vào cung. Bà ta chính là Dương Qúy Phi, mỹ nữ lừng danh thiên hạ trong lịch sử.

Bạch Cư dị, nhà thơ lớn đời Đường trong "Trường Hận Ca" đã mô tả như sau:

"Hán Hoàng trọng sắc tư khuynh quốc, ngự vũ đa niên cầu bất đắc.
Dương gia hữu nữ sơ trưởng thành, dưỡng tại thâm quy nhân vi thức.
Thiên sinh lệ chất nan tự khí, nhất triều tuyển tại quân vương trắc.
Hồi mâu nhất thiếu bách vi sinh, lục cung phấn đại vô nhan sắc..."


Ý nói rằng: Đường Minh Hoàng háo sắc, trị vì thiên hạ nhiều năm vẫn chưa được người ưng ý. Có một nhà họ Dương vừa hay có một cô con gái kiều diễm mới lớn lên, được nuôi dưỡng trong khuê phòng nên người ngoài chưa phát hiện được sắc đẹp của cô ta. Nhưng trời đã sinh ra cô gái đẹp như vậy, trước sau cũng không thể bị bỏ rơi, cho nên một ngày nào đó sẽ được tuyển vào cung hầu bên cạnh quân vương. Cô ta chỉ cần liếc mắt, tức khắc khiến mọi người cảm thấy trăm ngàn hấp dẫn. Trong hậu cung ba ngàn mỹ nữ, nếu đem so với cô ta thì lu mờ quá.

Dương Quý Phi không những có sắc đẹp mà còn có năng khiếu âm nhạc, ngẫu nhiên cũng hợp với sở thích của Đường Huyền Tông, lại thêm vào tính cách hay làm nũng khéo nịnh. Do vậy chưa đấn một năm, sự sủng ái mà Quý Phi nhận được đã vượt quá năm xưa mà Võ Huệ đã từng có trong cung, trên dưới đều gọi bà là nương tử.

Mỗi lần Dương Quý Phi cưỡi ngựa đều do Cao Lực Sĩ - thái giám được Đường Huyền Tông tin tuởng - hướng dẫn, chăm sóc lên xuống ngựa. Qua đó có thể thấy được uy thế của Dương quý Phi.

Để không ngừng cung cấp quần áo mới cho Dương Qúy Phi, luôn có bảy trăm thợ thêu ngày đêm cắt may quần áo cho bà ta. Có nhu (áo ngắn), sam (áo lót), khoa (quần), áo ngắn tay, ao dài, áo khoá...Dương Quý Phi còn có một loại áo kiểu mới gọi là "liên phúc" (giống như loại quần liền tất) là loại thịnh hành thời ấy. Bà ta còn rất nhiều những kiểu áo hở lưng, vì phụ nữ thời Đường có thói quen phanh ngực.

Người thiên hạ đều biết Đường Huyền Tông sủng ái Dương Quý Phi, do đó họ đều tranh thủ dựng lên các loại quần áo, vật dụng, trang sức, đồ chơi để nịnh bợ Quý Phi. Lĩnh Nam kinh lược sứ Trương Cửu Chương, Quảng Linh trường sứ Vương Dịch Sở, hai người này có những quà biếu đặc biệt tinh xảo. Do vậy, một ông được tăng quan Tam phẩm, một ông được đưa lên Hộ bộ thị lang. Tin được đưa ra, thiên hạ càng sốt sắng trong việc cung phụng.

Tất cả những yêu cầu của Dương Quý Phi, Đường Minh Hoàng chưa bao giờ từ chối. Dương Quý Phi không tránh khỏi ỉ vào sự sủng ái mà kiêu ngạo, luôn mang tính đố kỵ hống hách. Vào tháng 7 năm thứ năm Thiên Bảo, Đường Huyền Tông tức giận đuổi Dương Quý Phi về nhà người anh Dương Tiên. Mãi đến trưa ngày hôm sau, Đường Huyền Tông vẫn rất không vui, cơm không chịu ăn. Những người hầu đều bị đòn mà không hiểu lý do.

Cao Lực Sĩ thăm dò ý nghĩ của Đường Huyền Tông, thỉnh cầu chuyển hết vật dụng của Quý Phi về nhà bà ta, tổng cộng chuyển mất hơn một trăm xe. Đường Huyền Tông còn ban cơm vua để cho Quý Phi, như thế chứng tỏ vẫn còn thương nhớ bà ta.

Ngay tối hôm đó, Cao Lực Sĩ tâu lên xin được đưa Quý Phi về cung. Đường Huyền Tông đồng ý, Dương quý Phi được trở về, tình cảm hai người đằm thắm hơn trước.

Trong tháng 2 năm thứ 9 Thiên Bảo, Dương Quý Phi do ngang bướng chống lại thánh chỉ lại bị Đường Minh Hoàng đuổi về nhà lần nữa.
Bộ Hộ lang trung tâu lên rằng: "Đàn bà hiểu biết suy nghĩ nông cạn, ngang bướng đi ngược tâm ý hoàng thượng. Bệ hạ hà tất không ban cho chết ở trong cung, không cần thiết đuổi bà ta ra ngoài để bị nhục".

Thực ra, mới vừa đuổi Dương Quý Phi thì Đường Huyền Tông đã hối hận ngay lập tức, lại cho hoạn quan ban cho bữa cơm của vua. Dương Quý Phi khóc với vị thái giám đưa cơm đến rằng: "Tội của thiếp đáng chết, bệ hạ không cho giết, tha bổng về nhà, từ nay sẽ phải vĩnh viễn xa rời cung vua, tất cả vàng ngọc đều do bệ hạ ban cho, không đáng để dâng, duy chỉ có sợi tóc là của bố mẹ cho, mới dám lòng thành dâng vua". Nói rồi cắt một nhúm tóc xanh, nhờ người mang về.

Đường Huyền Tông mân mê mớ tóc xanh, trăm nghìn ân ái ngày qua hiện ra trước mắt, ông cảm thấy không thể chịu đựng nổi nỗi khổ tương tư thêm giây phút nào nữa, bèn lập tức ra lệnh Cao Lực Sĩ đi đón Dương Quý Phi về. Dù sao tình cảm giữa Huyền Tông và Quý Phi cũng là chân thật, có khác với những ông vua khác khi sống với các phi tần cung nữ.


User avatar
CoMay
Nhựa Mít
Nhựa Mít
 
Tiền: $68,968
Posts: 3743
Joined: 25 Sep 2005
Location: ... nơi cuối trời
 
 

Postby YaHuy » 27 Feb 2006

Cỏ ơi, YH chưa đọc qua "Truyện Lịch Sử Trung Quốc Đời Đường" nên không biết trong đó viết những giai thoại gì, và trích dịch từ đâu. Còn bài viết của Như Vân thì dựa theo quyển Cựu Đường Thư, phần bản kỷ, chí, và liệt truyện. Những chi tiết về An Lộc Sơn, Dương Quốc Trung đều có ghi trong chính sử rất rõ ràng.

YH sáng nay cũng lật sách tìm xem có đoạn nào nói về việc "tóc mây một món" của Dương Quý Phi hay không, nhưng quyển sử này không có ghi việc đó, có lẽ là việc này chỉ là giai thoại bên lề nên không có ghi vào chánh sử, hoặc có lẽ quyển sử này không ghi rõ chi tiết. Để khi nào YH có thời gian thì sẽ vào check bên văn khố của Taiwan xem có quyển nào viết khác hơn hay không rồi mới viết tiếp cho Cỏ sau về vụ này nha.

Riêng về việc Dương Quý Phi là cô nhi, thì YH thấy không đúng lắm, vì trong quyển sử đời Đường (Hán văn) có ghi rõ là ... "gia đình của Dương Quý Phi lúc đó thật là rềnh rang, nhà ở huy hoàng tráng lệ, chẳng kém gì cung điện nơi hoàng cung. Mỗi khi vua ra ngoài, đều đi ngang qua cửa của NĂM nhà đó, ca vũ xênh xang, cờ xí rợp trời... " Năm nhà đó là nhà của Dương Quốc Trung, cha Dương Quý Phi, và ba người chị của nàng là Hàn Quốc phu nhân, Quấc Quốc phu nhân, và Tề Quốc phu nhân. Ba vị phu nhân này cũng bị loạn quân giết chết trong lúc ở Mã Ngôi á.

Cỏ cho YH gửi lời cảm ơn đến anh Hồ Đình Vũ nhé. Hy vọng anh ấy vào đây thường xuyên để YH và các bạn khác được học hỏi thêm.
Image
Live as if you were die tomorrow and learn as if you were live forever
User avatar
YaHuy
Múi Mít
Múi Mít
 
Tiền: $1,527,508
Posts: 3019
Joined: 05 Oct 2005
 
 

Postby Mười Đậu » 27 Feb 2006

Dương Quý Phi là người dzụ An Lộc Sơn phóng ngựa đi kiếm nhản dzìa xực phải không Huy?
Dziệc dzì để được ngày mai, thì không nên làm bửa nay!
User avatar
Mười Đậu
Nhựa Mít
Nhựa Mít
 
Tiền: $1,353,150
Posts: 21904
Joined: 15 Mar 2005
Location: Đằng Kia
 
 

Postby YaHuy » 27 Feb 2006

Mười Đậu wrote:Dương Quý Phi là người dzụ An Lộc Sơn phóng ngựa đi kiếm nhản dzìa xực phải không Huy?


Hì hì.... lúc đó ai mà muốn thăng quan tiến chức nhanh chóng thì đều đua nhau cho gia nhân phóng ngựa đi Lãnh Nam đem fresh lychee về Trường An cho Dương Quý Phi xực á Mười :tt:
Image
Live as if you were die tomorrow and learn as if you were live forever
User avatar
YaHuy
Múi Mít
Múi Mít
 
Tiền: $1,527,508
Posts: 3019
Joined: 05 Oct 2005
 
 

Postby CoMay » 27 Feb 2006

Để không ngừng cung cấp quần áo mới cho Dương Qúy Phi, luôn có bảy trăm thợ thêu ngày đêm cắt may quần áo cho bà ta. Có nhu (áo ngắn), sam (áo lót), khoa (quần), áo ngắn tay, ao dài, áo khoá...Dương Quý Phi còn có một loại áo kiểu mới gọi là "liên phúc" (giống như loại quần liền tất) là loại thịnh hành thời ấy. Bà ta còn rất nhiều những kiểu áo hở lưng, vì phụ nữ thời Đường có thói quen phanh ngực.


Hìhì, còn Cỏ, khi đọc được đoạn này thì tò mò quá, hong biết áo xống
thời đó kiểu gì mà nghe chừng nguy hiểm dzị ta??!!! :D


User avatar
CoMay
Nhựa Mít
Nhựa Mít
 
Tiền: $68,968
Posts: 3743
Joined: 25 Sep 2005
Location: ... nơi cuối trời
 
 

Postby YaHuy » 28 Feb 2006

CoMay wrote:
Vị Dương phi này, từ nhỏ là một đứa trẻ mồ côi, do người chú nuôi lớn. Bà ta thể hình khoẻ mạnh diện mạo tựa như tiên nữ, Đường Huyền Tông mới nhìn đã ưng. Thế là trước tiên, Huyền Tông để bà đi tu, hiệu là Thái Trân, sau đo ly dị với Thọ Vương, rồi đưa Thái Trân vào cung. Bà ta chính là Dương Qúy Phi, mỹ nữ lừng danh thiên hạ trong lịch sử.

Hôm qua YH nhiều việc, nên quên không nhắc việc này: đạo hiệu của Dương Ngọc Hoàn khi xuất gia là Thái Chân, không phải Thái Trân đâu á Cỏ. Chắc nhà sách in lộn, hoặc người sắp chữ không hiểu, nên đổi chữ "Chân" thành "Trân" cho có vẻ... con gái một chút :-)

Đố Cỏ và các bạn... Có nhân vật nào trong lịch sử Trung Hoa và Việt Nam có tên hoặc họ là "Chân" hoặc "Trân" hay không? :nháy:

Image
Live as if you were die tomorrow and learn as if you were live forever
User avatar
YaHuy
Múi Mít
Múi Mít
 
Tiền: $1,527,508
Posts: 3019
Joined: 05 Oct 2005
 
 

Postby CoMay » 28 Feb 2006

Cảm ơn anh YH đính chính giùm....

Àh, nhất thời Cỏ chỉ nhớ tới Huyền Trân Công Chúa với những ý chính liên can:

- ái nữ vuaTrần Nhân tông
- vợ vua Chiêm Chế Mân
- đổi 2 châu Ô, Lý.
- Trần Khắc Chung


:D
User avatar
CoMay
Nhựa Mít
Nhựa Mít
 
Tiền: $68,968
Posts: 3743
Joined: 25 Sep 2005
Location: ... nơi cuối trời
 
 

Postby Christiane » 28 Feb 2006

- Bà Lê Chân, nữ tướng của Hai Bà Trung
- Nữ diễn viên Chân Trân hay đóng cặp với Đặng Quang Vinh.
User avatar
Christiane
Nhựa Mít
Nhựa Mít
 
Tiền: $582,698
Posts: 6193
Joined: 18 Jun 2005
 
 

Postby YaHuy » 04 Mar 2006

Cảm ơn Cỏ và Christiane đã góp lời vào câu đố của YH :-) YaHuy đang định mở một tiêu đề "Bách Gia Tính Và Những Giai Thoại Xung Quanh" ... mà thấy bà con nhà mít ta ít thiết tha tới đề tài văn học quá, nên trong lòng cũng có chút nản nản...
Image
Live as if you were die tomorrow and learn as if you were live forever
User avatar
YaHuy
Múi Mít
Múi Mít
 
Tiền: $1,527,508
Posts: 3019
Joined: 05 Oct 2005
 
 

Postby ­1 » 04 Mar 2006

[color=blue][b]YaHuy mở Ä‘i, 1 hông có vô trả lá»
User avatar
­1
Múi Mít
Múi Mít
 
Tiền: $1,286
Posts: 378
Joined: 15 Nov 2005
 
 

Postby Christiane » 04 Mar 2006

Yahuy ơi chính mục Hoa Thơm Cỏ Lạ này là mục mà Christiane thích xem nhất, sau đó mới là Đối đáp và Đố Vui, rồi vân vân và vân vân... Nhưng đúng như 1 nói, hiểu biết ít quá thì làm sao mà "thưa thốt" được, thôi đành "dựa cột mà nghe". Yahuy và các Mít khác chắc cũng rộng lòng cho đám dựa cột học hỏi phải không?
User avatar
Christiane
Nhựa Mít
Nhựa Mít
 
Tiền: $582,698
Posts: 6193
Joined: 18 Jun 2005
 
 

Postby CoNhan » 04 Mar 2006

A di đà Phật. Thiện tai thiện tai, CN từ nhỏ tới lớn ở Đảo nên có học được chử nào đâu. Yahuy cứ tiến hành , CN xin lấy đây là nơi để mở rộng trí thức thô thiển của kẽ phàm phu này :). Yahuy thấy CN làm biếng nằm trên võng đó :tt:
Image

Dưa leo chấm với cá kèo .
Chử nghĩa tui nghèo xin bạn đừng chê.
User avatar
CoNhan
Nhựa Mít
Nhựa Mít
 
Tiền: $197,927
Posts: 1944
Joined: 20 Mar 2005
Location: Đảo Đào Hoa
 
 

Postby Christiane » 04 Mar 2006

Võng là của Christiane mà CN xô Christiane xuống đất rồi leo lên nằm tỉnh bơ mà còn khoe với người khác nữa.
User avatar
Christiane
Nhựa Mít
Nhựa Mít
 
Tiền: $582,698
Posts: 6193
Joined: 18 Jun 2005
 
 

Next

Return to Hoa Thơm Cỏ Lạ



Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 20 guests