Chữ "Song Hỉ" Xuất Xứ Từ Đâu?

Điển tích văn học và lời hay ý đẹp

Moderators: littlehoney999, A Mít

Chữ "Song Hỉ" Xuất Xứ Từ Đâu?

Postby YaHuy » 24 Feb 2006

Image

Các bạn xem phim bộ, hoặc đi dự đám cưới, thường thấy chữ Song Hỉ. Đố các bạn vậy chứ chữ "Song Hỉ" này xuất xứ từ đâu? :tt:
Image
Live as if you were die tomorrow and learn as if you were live forever
User avatar
YaHuy
Múi Mít
Múi Mít
 
Tiền: $1,527,508
Posts: 3019
Joined: 05 Oct 2005
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng YaHuy từ: nguyenninhtran, Rentonly

Postby conde » 24 Feb 2006

Song: Hai cái, một đôi. Hỷ: mừng.

Song hỷ là hai điều vui mừng đến một lượt.

Song hỷ còn có nghĩa là hai việc vui mừng song song với nhau: nhà trai cưới được vợ cho con trai, nhà gái gả được chồng cho con gái.

Điển tích: Vương An Thạch đời nhà Tống bên Tàu, năm 20 tuổi đi lên kinh đô để thi Trạng nguyên, dọc đường dừng chân nghỉ tại một thị trấn có trang viện của Mã Viên ngoại. Vương An Thạch thấy trước nhà có treo một cái đèn kéo quân, trên đó có dán một vế câu đối:

Tẩu mã đăng, đăng tẩu mã, đăng tức mã đình bộ.
Nghĩa là: Đèn kéo quân, quân kéo đèn, đèn tắt quân ngừng đi.

Vế đối còn chờ người. Vương An Thạch xem xong nói:

- Câu nầy dễ đối thôi.

Nói rồi liền bỏ đi. Người nhà của Mã Viên ngoại nghe được, chưa kịp vào trình với Viên ngoại thì cậu thiếu niên Vương An Thạch đã lên đường lên kinh đô.

Nơi trường thi, Vương An Thạch làm bài thi xong, đem nộp quyển trước tiên. Quan Chủ khảo lật ra xem, tấm tắc khen tài, rồi bảo Vương qua thi vấn đáp.

Quan Chủ khảo thấy lá cờ vẽ hình con cọp đang bay phất phơ trước gió, liền nghĩ ra vế đối:

Phi hổ kỳ, kỳ phi hổ, kỳ quyển hổ tàng thân.
Nghĩa là: Cờ bay hổ, hổ bay cờ, cờ cuộn hổ ẩn mình.

Vương An Thạch chợt nhớ vế đối trên đèn kéo quân trước nhà Mã Viên ngoại, nếu đem đối vào đây thì rất hay và rất chỉnh, liền ứng khẩu đọc vế đối cho quan giám khảo nghe:

Tẩu mã đăng, đăng tẩu mã, đăng tức mã đình bộ.

Quan Chủ khảo không ngờ Vương An Thạch có tài ứng đối mau lẹ như vậy, câu đối rất chỉnh, nghĩa lý xuất sắc.

Thế là Vương An Thạch coi như đã thi đậu đầu trong kỳ thi ấy, chỉ chờ chánh thức đăng tên lên bảng vàng và giấy báo mà thôi.

Vương An Thạch trở về quê nhà, đi ngang qua nhà Mã Viên ngoại, người nhà của Mã Viên ngoại nhận biết Vương là người mà trước đây đã nói rằng vế đối dán trên đèn kéo quân dễ đối thôi, nên mời Vương vào nhà trình với Mã Viên ngoại.

Mã Viên ngoại yêu cầu Vương đọc vế đối. Vương liền lấy vế đối của quan Chủ khảo đọc lên:

Phi hổ kỳ, kỳ phi hổ, kỳ quyển hổ tàng thân.

Mã Viên ngoại vô cùng mừng rỡ, thấy vế đối rất chỉnh rất khéo, nên nói với Vương An Thạch rằng:

- Vế đối dán trên đèn kéo quân là của con gái lão, nó kén chồng nên thách đối như thế, nếu ai đối được nó mới chịu ưng làm chồng. Để lão gọi con gái lão ra cho hai đàng giáp mặt.

Thế là đám cưới được tổ chức linh đình tại Mã gia trang.

Vương An Thạch cưới được vợ tài giỏi và giàu có, và ở luôn tại nhà Mã Viên ngoại.

Cũng ngay trong ngày đám cưới đó, triều đình đăng bảng, Vương An Thạch được chấm đậu Trạng nguyên, được triều đình đòi lên kinh đô lãnh chức.

Thế là chàng họ Vương nhờ may mắn mà đạt được một lượt hai điều vui mừng: một là cưới được vợ tài giỏi giàu có, hai là được chấm đậu Trạng nguyên.

Vương An Thách rất hứng chí, lấy giấy viết lớn hai chữ SONG HỶ dán trước nhà và ngâm:

Vận may đối đáp thành song hỷ,
Cờ hổ, đèn quân kết vợ chồng.

Vậy, gốc tích của chữ SONG HỶ là do điển tích nầy, tức là vừa cưới được vợ, vừa thi đậu Trạng nguyên.

Khéo đối thành ra khúc hỷ ca,
Ngựa phi hùm chạy thực giao hòa.
Động phòng hoa chúc, tên đề bảng,
Tiểu đăng khoa lại Đại đăng khoa.

Nhưng về sau, chữ SONG HỶ được dùng với ý nghĩa khác hơn một chút: là hai việc vui mừng song song nhau: nhà trai vui mừng có dâu mới, nhà gái vui mừng có rể mới
Đừng bảo rằng tôi quên người ấy
Quên, tức là nhớ vì có nhớ mới có quên.
User avatar
conde
Sơ Mít
Sơ Mít
 
Tiền: $8,250
Posts: 95
Joined: 09 Nov 2005
Location: các chuồng dê
 
 

Postby YaHuy » 25 Feb 2006

WOW... bạn conde giỏi nha :-) "Song Hỉ đúng là xuất từ điển tích của Vương An Thạch đời Tống.

Về việc... "chàng họ Vương nhờ may mắn mà đạt được một lượt hai điều vui mừng: một là cưới được vợ tài giỏi giàu có, hai là được chấm đậu Trạng nguyên", ta lại có câu thành ngữ "Hỉ thượng gia hỉ".

Khi... "Vương An Thạch rất hứng chí, lấy giấy viết hai chữ SONG HỶ thật lớn dán trước nhà và ngâm:

Vận may đối đáp thành song hỷ,
Cờ hổ, đèn quân kết vợ chồng. "

thì hai câu thơ này có nguyên văn là:

"Xảo đối liên thành song hỉ ca
Mã đăng phi hổ kết ti la"

Cảm ơn bạn conde đã tham gia tích cực vào việc giải đáp các câu đố, khiến cuộc thi đố thêm hào hứng và vui vẻ :-) YH bây giờ buồn ngủ rồi nên đi ngủ, ngày mai thức dậy sẽ vào đố tiếp nhe :tt:


**Sợ các bạn thắc mắc khi thấy hai chữ "hỉ" và "hỷ" trong cùng một post, nên YH giải thích thêm cho rõ. YH dùng chữ "Hỉ" thay vì chữ "Hỷ" vì viết theo cách viết của Hán Việt (TD Thiều Chửu), nhưng trên thực tế thì cả hai chữ đều dùng được và không có chữ nào sai chính tả cả.
Image
Live as if you were die tomorrow and learn as if you were live forever
User avatar
YaHuy
Múi Mít
Múi Mít
 
Tiền: $1,527,508
Posts: 3019
Joined: 05 Oct 2005
 
 


Return to Hoa Thơm Cỏ Lạ



Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 11 guests