Chữa Bệnh Bằng ổi

Những bài thuốc bí truyền từ thiên nhiên
sẽ được tiết lộ bí mật tại đây

Moderators: giamchua, A Mít

Chữa Bệnh Bằng ổi

Postby Khánh Phương » 20 Nov 2009

Image


Nhiều bộ phận của loại cây này như búp non, lá non, quả, vỏ rễ và vỏ thân... đã được dùng để làm thuốc. Tác dụng nổi bật của cây ổi là chữa các triệu chứng rối loạn tiêu hóa.

Theo dược học cổ truyền, lá ổi vị đắng sáp, tính ấm, có công dụng tiêu thũng, giải độc, cầm máu. Quả ổi vị ngọt hơi chua sáp, tính ấm, giúp tăng cường công năng dạ dày và ruột. Các bộ phận của cây ổi thường được dùng để chữa tiết tả (đi lỏng), cửu lỵ (lỵ mạn tính), viêm dạ dày ruột cấp và mạn tính, sang thương xuất huyết, tiêu khát (đái tháo đường), băng huyết. Xin giới thiệu một số cách dùng cụ thể:

Viêm dạ dày, ruột cấp và mạn tính

- Lá ổi non sấy khô, tán bột, uống mỗi lần 6 g, mỗi ngày 2 lần.

- Lá ổi một nắm, gừng tươi 6-9 g, muối ăn một ít, tất cả vò nát, sao chín rồi sắc uống.

- Quả ổi, xích địa lợi và quỷ châm thảo mỗi thứ 9-15 g, sắc uống.

Cửu lỵ

- Quả ổi khô 2-3 quả thái phiến, sắc uống.

- Lá ổi tươi 30-60 g, sắc uống.

- Với lỵ trực khuẩn cấp và mạn tính, dùng lá ổi 30 g, phượng vĩ thảo 30 g, cam thảo 3 g, sắc với 1 lít nước, cô lại còn một nửa, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 50 ml.

Trẻ em tiêu hóa không tốt: Lá ổi 30 g, hồng căn thảo (tây thảo) 30 g, hồng trà 10-12 g, gạo tẻ sao thơm 15-30 g, sắc với 1 lít nước, cô lại còn một nửa, cho thêm một chút đường trắng và muối ăn. Liều mỗi ngày là 1/4 lít với trẻ 1-6 tháng tuổi, nửa lít với trẻ 1 tuổi trở lên, chia làm vài lần.

Tiêu chảy

- Búp ổi hoặc vỏ dộp ổi 20 g, búp vối, búp hoặc nụ sim, búp chè, gừng tươi, hạt cau già mỗi thứ 12 g, rốn chuối tiêu 20 g, sắc đặc uống.

- Với tiêu chảy do lạnh, dùng búp ổi sao 12 g, gừng tươi 8 g nướng cháy vỏ, hai thứ sắc cùng nửa lít nước, cô còn gần phân nửa, chia uống 2 lần trong ngày.

- Với tiêu chảy do nóng (thấp nhiệt), dùng vỏ dộp ổi 20 g sao vàng, lá chè tươi 15 g sao vàng, nụ sim, trần bì, củ sắn dây mỗi thứ 10 g sao vàng, tất cả tán bột; người lớn mỗi lần uống 10 g, trẻ em uống bằng nửa liều người lớn.

- Với tiêu chảy do công năng tỳ vị hư yếu, dùng lá hoặc búp ổi non 20 g, gừng tươi nướng cháy 10 g, ngải cứu khô 40 g, sắc cùng 3 bát nước, cô còn 1 bát, chia uống vài lần trong ngày.

- Với trẻ em đi lỏng, dùng lá ổi tươi, rau diếp cá, xa tiền thảo mỗi thứ 30 g, sắc kỹ lấy 60 ml, trẻ dưới 1 tuổi uống 10-15 ml, trẻ em 1-2 tuổi uống 15-20 ml, mỗi ngày 3 lần.

Thổ tả: Lá ổi, lá sim, lá vối và hoắc hương lượng bằng nhau, sắc hoặc hãm uống.

Băng huyết: Quả ổi khô sao cháy tồn tính, tán bột, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 9 g với nước ấm.

Đái tháo đường

- Quả ổi 250 g rửa sạch, thái miếng, dùng máy ép lấy nước, chia uống 2 lần trong ngày.

- Lá ổi khô 15-30 g, sắc uống hằng ngày.

Đau răng: Vỏ rễ cây ổi sắc với giấm chua, ngậm nhiều lần trong ngày.

Mụn nhọt mới phát: Lá ổi non và lá đào lượng vừa đủ, rửa sạch, giã nát rồi đắp lên vùng tổn thương.

Theo Thuốc & Sức Khỏe
Tri thức làm người ta khiêm tốn,
Ngu si làm người ta kiêu ngạo.
User avatar
Khánh Phương
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $3,522
Posts: 220
Joined: 14 May 2006
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng Khánh Phương từ: christiane, giamchua, lkkevin

Return to Vườn Thuốc Thiên Nhiên



Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 39 guests