Củ Nghệ

Những bài thuốc bí truyền từ thiên nhiên
sẽ được tiết lộ bí mật tại đây

Moderators: giamchua, A Mít

Củ Nghệ

Postby giamchua » 17 Oct 2009

Củ Nghệ

Image



Trước nay, củ nghệ (turmeric) thường được dùng về mặt điều vị, mùi vị thơm hắc của nó còn là món ăn chính của người Ấn Độ. Thật ra, củ nghệ cũng có rất nhiều tác dụng trong điều trị, người Ấn dùng một loại tinh chất từ nghệ để rửa mắt trong việc chữa viêm kết mạc. Có bằng chứng cho thấy, curcumin là thành phần hoạt chất chính trong nghệ, giúp tăng bài tiết dịch mật tiêu hóa chất béo, bảo vệ cho gan. Sau đây là một vài khám phá mới về hoạt chất thần kỳ curcumin trong nghệ.

Đặc tính kháng viêm vượt trội
Tiêu diệt gốc tự do xấu nhất: nghiên cứu của Đại học Dược khoa Ấn Độ cho biết, curcumin là thành phần của rễ củ nghệ nằm dưới đất, có hoạt tính kháng sinh rất mạnh, giới y học đang đi sâu thăm dò khả năng tẩy trừ gốc tự do mang oxy của nó trong quá trình phản ứng viêm. Do có hoạt tính kháng viêm vượt trội, nó cũng có thể tẩy trừ gốc tự do thuộc superoxide radicals hiệu quả.

Điều trị cơn đau: curcumin sẽ ức chế tạo thành prostaglandin, chất này trong cơ thể có liên quan đến cơn đau do viêm gây ra, chẳng hạn như cơn đau trong bệnh thống phong. Cơ chế làm giảm cơn đau của nó tương tự như aspirin, ibuprofen, nhưng không mạnh bằng. Tuy nhiên, khi dùng với liều cao, curcumin sẽ kích thích tuyến thượng thận bài tiết cortisone, mà cortisone có hiệu lực rất mạnh để ức chế phản ứng viêm.

Điều trị viêm kết mạc: trong một nghiên cứu về vi khuẩn học, thuốc nhỏ mắt Haridra làm từ nguyên liệu củ nghệ, có khả năng kháng khuẩn với trực khuẩn E.coli, staphylococcus aureus, klebsiella và pseudomonas… Nghiên cứu căn cứ theo kết quả thử nghiệm 50 ca bệnh viêm kết mạc trên lâm sàng, cho rằng loại thuốc nhỏ mắt này đạt hiệu quả điều trị viêm kết mạc.

Điều trị viêm khớp: nghiên cứu của Đại học Y Dược Gandhi, dùng curcumin dạng uống cùng với cortisone acetate dạng tiêm điều trị cho chuột bị viêm khớp. Những chú chuột được điều trị bằng những thuốc này sau 13 ngày thì tình trạng viêm sưng tại khớp đỡ hơn thấy rõ so với nhóm chuột đối chứng. Hiệu nghiệm của nghệ đến từ hoạt tính chống histamine. Hoạt tính chống viêm của curcumin không thua kém nhiều so với cortison, nó có thể giảm nhẹ phản ứng viêm trong cơ thể động vật, cũng có thể giảm nhẹ triệu chứng viêm của bệnh viêm đa khớp dạng thấp (ở người). Nghiên cứu báo cáo cho thấy, tác dụng của 1.200mg curcumin sẽ tương đương với một loại thuốc kháng viêm là phenylbutazone 300mg.

Điều trị tổn thương gan: theo kết quả nghiên cứu trên người và ngoài cơ thể thuộc Đại học Tohoku (Nhật Bản) thì tinh chất từ nghệ quả thật phòng ngừa được những tổn thương do carbon tetrachloride (CCl4) gây ra trên gan. Đây là một chất hóa học độc hại, có mùi hôi như clor, nó thường được dùng trong chất tan công nghiệp và chất đông lạnh.

Phát huy hoạt tính chống ung thư
Hoạt tính chống đột biến: nghiên cứu của Viện nghiên cứu dinh dưỡng quốc gia Ấn Độ, thử nghiệm củ nghệ cho 16 người hút thuốc lâu dài về hoạt tính chống đột biến của curcumin. Người được thử nghiệm trong 1 tháng, mỗi ngày dùng 1,5g củ nghệ, kết quả cho thấy củ nghệ đã làm giảm chất gây đột biến trong nước tiểu của họ. Nghiên cứu nói rằng, củ nghệ có hoạt tính chống đột biến, do vậy cũng có thể là phương pháp dự phòng chứng ung thư bằng hóa học rất tốt.

Hoạt tính tẩy trừ gốc tự do: nghiên cứu khám phá tinh dầu nghệ (turmeric oil) và nhựa cây nghệ (turmeric oleresin) trong ống nghiệm biểu hiện hoạt tính tẩy trừ gốc tự do rất tốt. Với đột biến bệnh niêm mạc dưới lớp xơ (chứng ung thư), dùng tinh dầu nghệ, tinh chất từ nghệ, cũng như nhựa cây nghệ đều có tác dụng ức chế. Nhựa cây nghệ cũng có chứa tinh dầu nghệ, curcumin, cũng như các hợp chất nhựa cây khác. Tinh dầu nghệ và tinh dầu nhựa cây nghệ trong việc chống lại đột biến của AND có tác dụng “chung sức” bảo vệ.

Đối kháng với ung thư dạ dày và ung thư da: Đại học Northwestern, Mỹ khám phá rằng, curcumin I có thể ức chế benzopyrene gây ung thư trên chuột cái Thụy Sĩ (Swiss mice), mà curcumin III cũng có thể ức chế dimethybenzathracene (DMBA) gây ung thư trên chuột trụi lông Thụy Sĩ. Hai chất này đều là hợp chất phenol màu vàng trong củ nghệ. Tương tự, curcumin I cũng có thể ức chế DMBA gây ung thư da trên chuột cái Thụy Sĩ.
Curcumin hầu như có thể thay đổi hoạt tính của tác dụng chuyển hóa gây ung thư, hoặc loại bỏ được các độc tính, từ đó phát huy được hoạt tính chống ung thư. Hai loại curcumin đều thử nghiệm được ở ngoài cơ thể, ức chế được sự hình thành tế bào độc tính của bệnh ung thư máu ở người. Curcumin ức chế sự sinh sôi và phát triển của tế bào khối u, do vậy phát huy tác dụng chống ung thư.

Công dụng bất ngờ từ nghệ

Củ nghệ không chỉ có công dụng giúp liền sẹo mà còn mang lại rất nhiều tác dụng hữu ích, đặc biệt đối với sức khoẻ con người.

4 công dụng nổi bật

1. Nghệ giúp giảm cân, lưu thông và lọc máu.
2. Nghệ giúp cơ thể chống lại các vi khuẩn sống ký sinh trong ruột, đặc biệt tốt cho hệ tiêu hoá.
3. Mới đây người ta đã chứng minh được rằng có thể sử dụng nghệ để chống ung thư và nghệ có khả năng kháng viêm, giảm nguy cơ nhiễm trùng.
4. Có thể dùng nghệ để khử trùng và mau lành vết thương.

Sử dụng nghệ đúng cách để phát huy hết tác dụng:

Đối với bệnh ung thư ruột
Sử dụng nghệ thường xuyên trong các bữa ăn, bạn có thể giảm được nguy cơ ung thư ruột. Hiện nay, các chuyên gia sức khoẻ Hoa Kỳ đang tiến hành một cuộc thử nghiệm, điều trị bệnh ung thư ruột bằng một loại thuốc được chế biến từ củ nghệ.

Chữa bệnh viêm khớp
Củ nghệ có tác dụng giảm đau khi bạn bị chứng viêm khớp quấy nhiễu. Cách làm rất đơn giản, đun nóng một cốc sữa, trước khi sôi, bắc xuống cho một thìa cà phê nghệ dạng bột vào đó. Khuấy đều và mỗi ngày uống 3 lần. Bạn sẽ thấy hiệu quả bất ngờ.

Khi gặp rắc rối với tiêu hoá:
Nghiên cứu cho thấy, nghệ có thể kích thích tiêu hoá và giải phóng ra các emzim tiêu hoá, phá vỡ liên kết cacbonhydrat và các chất béo. Chính vì thế, trong trường hợp bị đau bụng, một cốc trà nghệ sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều.

Ung thư tuyến tiền liệt:
Ăn nhiều rau xanh, kết hợp với nghệ có thể ngăn ngừa được nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Các nhà khoa học tại New Jersey đã chứng minh rằng, kết hợp ăn nghệ với bông cải xanh, cải xoắn, củ cải và bắp cải có thể bảo vệ bạn chống lại căn bệnh chết người này.

Bệnh tim:
Bạn có thể giảm hàm lượng cholesterol độc hại trong máu và có khả năng chống lại chứng xơ vữa động mạch bằng củ nghệ.

Đối với người hút thuốc:
Bằng cách “nạp” vào cơ thể 1,5 g nghệ mỗi ngày chỉ trong vòng một tháng, bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt, cơ thể bạn sẽ giảm đáng kể các tế bào đột biến gây ung thư. Các bằng chứng thuyết phục đã cho thấy, thậm chí những người hút thuốc lá có sử dụng nghệ cũng có thể đạt được hiệu quả bất ngờ, giảm nguy cơ ung thư.

Theo TW

Củ nghệ với sức khoẻ và nhan sắc

Ngày xưa, khi thấy chồng con bị ho, các bà thường mang đến một đĩa bún xào lòng heovới nghệ vàng ngậy và hẹ xanh thẫm. Đó chính là bài thuốc dân gian trị ho quen thuộc. Một lát nghệ còn giúp cho vét sẹo mờ dần, trả lại làn da trắng mịn cho các bà, các cô...

Củ nghệ được sử dụng như là chất làm se và thanh tẩy rất tốt. Bạn có thể nghiền nát nghệ và xát lên da để lấy đi những tế bào da chết.

Trong ẩm thực
Không người phụ nữ nào không biết cách xử dụng hành, tiêu, ớt, tỏi, gừng, nghệ... Bánh khoái, bánh xèo, bò kho, gà xào xả ớt... đều có sự hiện diện của bột nghệ. Cà ri có hương vị đậm đà do sự phối hợp của tinh dầu, chất cay, chất béo và màu sắc đặc trưng của cà ri là từ chất màu curcumin trong nghệ tạo nên.

Trong y học
Nghệ có tên khoa học là Curcuma longa L, thuộc họ gừng, có chứa chất màu curcumin là sự phối hợp của 3 chất curcumin 1, 2, 3 cùng với tinh dầu (3-5%) tạo nên màu vàng sáng nhạt, mùi thơm dễ chịu với các dược tính như:

Kích thích sự bài tiết mật của tế bào gan, thông mật nhờ làm co thắt túi mật.

Tăng khả năng giải độc gan và làm giảm lượng urobilin trong nước tiểu.

Tinh dầu nghệ có đặc tính khử mùi hôi, đồng thời có tính kháng viêm rất hữu hiệu, bảo vệ niêm mạc miệng, lưỡi, dạ dày.

Tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, làm giảm cholesterol - huyết.

Trong dân gian, nghệ đã được tin dùng như phương thuốc hữu hiệu để trị tụ huyết, máu cam, làm cao dán nhọt, thoa chống vết thương tụ máu, làm mau lành sẹo, trị viêm gan, vàng da, đau dạ dày, ghẻ lở, mụn nhọt. Trong Đông y, thân rễ nghệ gọi là khương hoàng, rễ con gọi là uất kim thường dùng trị phong hàn, chậm có kinh, băng huyết, trị đau bao tử do thiếu axit, trị loét dạ dày...

Những khám phá mới trong trị bệnh

Các nhà khoa học nghiên cứu và các định được các ứng dụng đa dạng của nghệ như sau:

-Tác dụng hưng phấn và co bóp tử cung.
-Tác dụng chống viêm loét dạ dày do tác dụng tăng bài tiết chất nhày mucin.
-Tác dụng lợi mật, thông mật, kích thích tế bào gan và co bóp túi mật.
-Làm giảm hàm lượng cholesterol trong máu.
-Tác dụng kháng sinh cả trên vi khuẩn gram (+) lẫn gram (-) và tác dụng kháng nấm ngoài da.
-Ngăn chặn sự phát triển vi trùng lao nhờ làm rối loạn chuyển khoá men của chúng.
-Tác dụng kháng viêm tương đương hydrocortison và phenylbutazon.

Thông tin gần đây cho thấy có thể làm giảm tỷ lệ mắc ung thư như ung thư *, tuyến tiền liệt, phổi và ruột kết nếu chế độ dinh dưỡng có nhiều chất nghệ. Tác dụng chốn khối u có được nhờ đặc tính chống oxy hoá của curcumin.

Thuốc bào chế từ củ nghệ

Kết hợp cao tỏi - cao nghệ
Ngày nay, nghệ được sử dụng trong Tây y dưới các dạng dược phẩm trị sỏi mật, vàng da, táo bón kinh niên, rối loạn tiêu hoá. Thuốc bào chế từ dược thảo phối hợp cao tỏi và cao nghệ tạo nên những tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, điều hoà huyết áp, đường huyết đồng thời phòng chống nhiễm trùng, nhồi máu cơ tim và xơ vữa động mạch.

Kết hợp nghệ - mật ong - cao ban long - canxi
Một loại thuốc khác rất quen thuộc từ lâu là kết hợp nghệ với mật ong dùng chữa trị một số bệnh gan mật, dạ dày, ruột và làm thuốc bồi bổ. Sự kết hợp nghệ - mật ong - cao ban long - canxi gluconat cung cấp nhiều axit amin cần thiết cho cơ thể để bồi dưỡng, mật ong vị ngọt trị suy nhược, tì vị hư, đau loét dạ dày, táo bón, cùng với canxi cần cho phụ nữ có thai, cho con bú, người bị lao, trẻ em chậm lớn.

Dùng trong mỹ phẩm
Dùng củ nghệ rửa sạch, giã nhỏ lấy nước bôi lên vết thương đã rửa sạch để mau liền sẹo, sẹo không bị thâm. Trên thị trường hiện nay nghệ thường được thêm vào mỹ phẩm kết hợp với vitamin A, E để thành kem nghệ, sữa rửa mặt hạt nghệ... Ngoài ra, kết hợp nghệ và dầu vừng cũng được dùng điều trị nhanh khi mới bị bỏng nhẹ, giúp làm giảm phù nề, xung huyết quanh vết bỏng, giúp vết bỏng không lan rộng, chóng khô và liền sẹo. Nếu bôi thuốc sớm trong vòng 24 giờ sau khi bị bỏng, sẹo sẽ liền nhanh.

Củ nghệ được chế biến thành chất màu dùng trong thực - dược phẩm

Trong công nghiệp màu thực phẩm, dược phẩm

Chất màu thiên nhiên đóng vai trò quan trọng trong hai nền công nghiệp lớn: công nghiệp dược phẩm và công nghiệp thực phẩm. Một trong những nguyên nhân thường gây ra ngộ độc thực phẩm là sử dụng chất màu công nghiệp tạo nên những màu sắc loè loẹt và rẻ tiền để nhuộm thức ăn. Vì thế, việc sử dụng những chất màu thiên nhiên, không độc đáp ứng tiêu chuẩn y tế trong việc nhuộm màu thực phẩm - dược phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng.

Màu vàng của nghệ là chất màu thiên nhiên được Dược điển công nhận với mã số E.100 để nhuộm màu dược phẩm thay thế dẫn những chất màu tổng hợp như tartrazine E.102.

Chỉ riêng việc khai thác nghệ để chế biến thành chất màu dùng trong thực - dược phẩm cũng đủ mở ra một hướng đi khả thi với nguồn tài nguyên nghệ phong phú của Việt Nam. Việc tận dụng nghệ, một nguồn dược liệu rẻ tiền, phong phú trong nước và áp dụng kỹ thuật bào chế Tây y hiện đại sẽ tạo ra nguồn dược, mỹ phẩm nội địa, vừa kế thừa phát huy tiềm năng y học cổ truyền, góp phần bảo vệ hữu hiệu sức khoẻ cho nhân dân.

Nghệ và mật ong chữa bệnh loét dạ dầy

Chất curcumin trong củ nghệ có tác dụng trợ tiêu hóa do thúc đẩy sự co bóp túi mật, nhưng lại không làm tăng tiết axit dạ dày. Curcumin cũng ức chế được các khối u ở bộ phận này. Do đó, nghệ là dược phẩm tốt đối với bệnh nhân viêm loét dạ dày, tá tràng.
Theo y học cổ truyền, nghệ có tác dụng hành khí, phá ứ huyết, lương huyết, thông kinh lạc. Dân gian coi nghệ là vị thuốc có tác dụng hàn gắn vết thương nên thường bôi lên các mụn nhọt sắp khỏi để mau liền miệng, lên da non và không để lại sẹo xấu. Có thể dùng nghệ với liều lượng 1-6 g/ngày (dưới dạng bột hoặc thuốc sắc) để chữa bệnh đau dạ dày, vàng da, đau bụng sau sinh. Để điều trị bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng, y học cổ truyền thường phối chế nghệ với mật ong.
Mật ong là vị thuốc phổ biến trong y học cổ truyền. Nó được sử dụng làm thuốc bổ cho người lớn và trẻ em, chữa bệnh loét dạ dày và ruột, an thần, viêm họng... với liều 20-50 g/ngày. Mật ong cũng thường được dùng làm tá dược chế thuốc viên hay các dạng thuốc khác. Theo các kết quả nghiên cứu của Nga, mật ong giúp giảm axit trong dạ dày, làm hết các triệu chứng đau xót khó chịu của bệnh loét dạ dày và ruột. Sau một thời gian điều trị bằng mật ong, các bệnh nhân đều lên cân, tiêu hóa tốt.
Tại Việt Nam, thuốc nghệ mật ong (phối hợp với nhau) đã được thử nghiệm trên các bệnh nhân bị loét hành tá tràng. Họ được dùng mỗi ngày 12 g bột nghệ trộn với 6 g mật ong. Sau 8 tuần, 50% bệnh nhân hết các triệu chứng lâm sàng, các vết loét đều lành.

BS Vũ Hướng Văn, Sức Khoẻ & Đời Sống

Vài nghiên cứu mới về củ nghệ
BS Phan Minh Trí

Củ Nghệ từ lâu đã quá quen thuộc với người dân Việt nam với tư cách vừa là món ăn-gia vị, vừa là vị thuốc. Tính đa năng của củ nghệ trong "công nghệ thực phẩm" được các bà nội trợ minh chứng qua việc dùng củ nghệ như một thứ gia vị đồng thời là một chất tạo màu thực phẩm, vừa an toàn cho sức khỏe, vừa làm món ăn có màu sắc hấp dẫn, khêu gợi vị giác và kích thích ... tuyến nước bọt của thực khách.

Kinh nghiệm dân gian dùng nghệ làm thuốc
Củ nghệ rửa thật sạch, giã nhuyễn bôi trực tiếp lên các vết nặn mụn trứng cá vừa khỏi sẽ giúp ngăn cản sự hình thành sẹo xấu do sức căng tự nhiên của da gây ra. Có thể dùng củ nghệ tươi sấy khô, tán thật mịn, cho vào lọ kín để dành dùng dần. Một dược phẩm đặc chế của Pháp có tác dụng tương tự là Crème Madecasol, thực chất chỉ là Cao rau má tinh chế. Do đó, dùng nghệ vừa có hiệu quả vừa rẻ tiền.
Thuốc trị bỏng từ nghệ: củ nghệ già 200gr đem rửa sạch, thái mỏng, phơi khô, tán nhỏ, cho vào khoảng 1/3 lít dầu vừng nấu sôi, vừa nấu vừa đảo đều, cho sôi khoảng 15 phút, để nguội, lọc bỏ bã. Dùng compress tẩm dầu này đắp vào vết bỏng có tác dụng tăng sinh mô hạt, giúp vết bỏng mau lành và tránh tạo thành sẹo rộng.
Người nông dân Việt nam từ xưa đã có kinh nghiệm nhai sống củ nghệ để làm dịu cơn đau do viêm loét dạ dày tá tràng, đồng thời có tác dụng trợ tiêu hóa, tránh đầy bụng.

Các nghiên cứu y học hiện đại về củ nghệ
Guy Laroche (1933) đã nhận thấy chất màu Curcumin trong nghệ làm tăng co bóp túi mật, do đó có tác dụng trợ tiêu hóa nhưng không làm tăng acid dạ dày. Tác dụng này cũng đã được nghiên cứu tại Viện hóa học các hợp chất thiên nhiên quốc gia và Học viện quân y .Điều này có ý nghĩa quan trọng trên những bệnh nhân bị viêm loét dạ dày vốn phải dùng thương xuyên các chế phẩm ức chế acid dạ dày.
Ngoài ra, các kết quả nghiên cứu còn cho thấy nước sắc củ nghệ tươi làm giảm lượng Cholesterol toàn phần và Lipid tòan phần. Không phải ngẫu nhiên mà từ xưa, đông y đã cho rằng Nghệ đi vào 2 kinh Can và Tỳ và đã được các thầy thuốc dùng chữa các trường hợp vàng da, đau dạ dày, phụ nữ bị huyết ứ sau sinh,...
Một công trình được thực hiện ở trường Đại học Bách khoa(Lê thị hồng Nhan) cho thấy các hoạt chất được tách chiết từ nghệ (trong đó chất chính là tinh dầu và Curcumin) có tác dụng ức chế sự phát triển của vi nấm Candida albicans.

Một nghiên cứu tại Khoa Y thuộc đại học Cornell Newyork năm 1997 cho thấy chất Curcuminoid trong củ nghệ có tác dụng làm giảm sự tiến triển của ung thư biểu mô tuyến đại tràng (colon adenocarcinoma).
Viện Y học dân tộc Hà nội đã chứng minh nghệ có tác dụng bảo vệ gan chống lại sự viêm nhiễm và hoại tử tế bào gan, ngăn ngừa tình trạng thoái hóa mỡ ở gan (Đặng mai An, Nguyễn như Oanh và cộng sự).
Mới đây, tính chất bảo vệ tế bào gan của củ nghệ vàng còn được củng cố qua một nghiên cứu phối hợp giữa 2 Trường đại học Y hà nội và Hải phòng cho thấy hoạt chất Curcumin trong nghệ có tác dụng chống oxy hóa (cả trong phòng thí nghiệm lẫn trên mô hình gây viêm gan ở chuột nhắt trắng), thể hiện ở tác dụng thu dọn các gốc tự do, ức chế quá trình peroxi hóa lipid màng tế bào (gốc tự do trong cơ thể là tác nhân chính trong quá trình peroxi hóa màng tế bào, tạo phản ứng dây chuyền dẫn tới phá hủy màng).
Y học cổ truyền gọi tên đầy đủ là củ nghệ vàng (Curcuma longa) để phân biệt với Nghệ đen (curcuma zedoaria) là tên gọi khác của cây Nga truật (còn gọi là Tam nại, Nghệ đen, Ngãi tím). Nghệ có vị đắng, cay, tính ấm, có tác dụng hành khi, phá huyết ứ, thông kinh lạc. Xem ra, những tác dụng của củ nghệ được yhct. ghi lại cũng có những tương đồng với các nghiên cứu của y học hiện đại.

ST từ nhiều nguồn
Tuế hữu tứ thời xuân tại thủ
Nhân ư bách hạnh hiếu vi tiên
User avatar
giamchua
Nhựa Mít
Nhựa Mít
 
Tiền: $54,936
Posts: 4256
Joined: 09 Apr 2006
Location: Vườn Nho Xứ Lạnh
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng giamchua từ: christiane, lkkevin

Re: Củ Nghệ

Postby giamchua » 17 Oct 2009

Curcuma



Curcuma longa, Linné ; Curcuma domestica, Val. ; Zingibéracées

On utilise le rhizome de cette plante médicinale comme antioxydant et anti-inflammatoire très puissant. Il diminue le taux de cholestérol et bien plus encore !

Partie utilisée:
Rhizome.

Systèmes de prédilection
SYSTÈME LOCOMOTEUR : antioxydant, anti-inflammatoire, analgésique externe ;
SYSTÈME DIGESTIF : antioxydant, anti-inflammatoire, hépatoprotecteur, bactéricide, fongicide, parasiticide, antitumoral, cholagogue, cholérétique, antispasmodique, carminatif, antiviral ;
SYSTÈME IMMUNITAIRE : antioxydant, bactéricide, fongicide, parasiticide, antitumoral, antiviral ;
SYSTÈME CARDIO-VASCULAIRE : antioxydant, anti-inflammatoire, hypocholestérolémiant, fluidifiant sanguin ;
SYSTÈME TÉGUMENTAIRE : antitumoral, bactéricide, fongicide, vulnéraire.
Indications
SYSTÈME LOCOMOTEUR

COMME ANTI-INFLAMMATOIRE
En médecine Ayurvédique, le curcuma est utilisé depuis des millénaires pour traiter les affections à caractère inflammatoire. L’action anti-inflammatoire du curcuma est comparable à celle de la cortisone, de la phénylbutazone (utilisée dans le traitement de l’arthrite rhumatoïde) et des anti-inflammatoires non-stéroïdiens. Il semble que le curcuma agisse en inhibant des enzymes qui participent à la synthèse des substances inflammatoires - elles-mêmes dérivées de l’acide arachidonique - comme les prostaglandines E2 et les leucotriènes. On pense qu’il diminue le relâchement des médiateurs chimiques des cellules et des neutrophiles. Il semble également augmenter l’effet du cortisol sur les cellules ou peut être même prolonger la demie-vie de ce dernier et/ou en diminuer sa dégradation hépatique.

Lorsque le curcuma est associé à des acides gras essentiels, ils se potentialisent mutuellement dans leurs actions anti-inflammatoires. Contrairement à certains anti-inflammatoires de synthèse, le curcuma n’inhibe pas la prostacycline, qui est un important facteur de prévention des thromboses vasculaires. Aussi, sa grande action antioxydante joue un rôle important dans son effet anti-inflammatoire.

*arthrite
*rhumatisme
*arthrite rhumatoïde
*douleur musculaire
*bursite, tendinite

SYSTÈME DIGESTIF
Le curcuma améliore la digestion en stimulant le foie et la vésicule biliaire - l’excrétion de la bile en est augmentée de 100%. Il semble augmenter la production d’enzymes pancréatiques. Il est aussi hépatoprotecteur (surtout grâce à ses effets antioxydants causés par l’augmentation hépatique de glutathion et d’enzymes hépatiques - particulièrement le SGOT et SGPT - noms anglais - qu’il provoque), bactéricide et parasiticide.

*INFLAMMATION du foie ou de la vésicule biliaire ;
*HÉPATITE, JAUNISSE ;
-Augmente la solubilité de la bile, donc le curcuma peut prévenir la formation de CALCULS ;
-ULCÈRE GASTRIQUE : le curcuma protège la muqueuse de l’estomac en augmentant le taux de mucine qu’elle produit ;
*DIARRHÉE, DYSENTERIE AMIBIQUE ;
*FLATULENCES, BALLONNEMENTS ;
*DYSPEPSIE ;
*ATONIE DIGESTIVE.

SYSTÈME CARDIO-VASCULAIRE
ATHÉROSCLÉROSE
Tel que mentionné précédemment, le curcuma est antioxydant. Il prévient la peroxydation des lipides, dont le cholestérol. Et c’est justement ce cholestérol « peroxydé » qui se dépose dans la membrane des artères. De plus, le curcuma réduit de façon significative le taux de cholestérol dans le sang en diminuant sa réabsorption intestinale, en augmentant la transformation du cholestérol en acides biliaires et en augmentant l’excrétion de la bile.

THROMBOPHLÉBITE
De par son action anti-inflammatoire et fluidifiante (diminue l’agrégation plaquettaire, aide donc à garder le sang fluide), le curcuma aide à prévenir et à soulager la thrombophlébite.

SYSTÈME IMMUNITAIRE
CANCER

Utilisé en traitement préventif et en curatif. Il fait régresser les cancers déjà existants (surtout oral, du conduit digestif, du foie, des seins et de la peau), supprime l’effet mutagène de certaines substances (dont celles présentes dans le tabac) et inhibe la formation de nitrosamine. En plus, le curcuma prévient les changements génétiques qui peuvent survenir dans le noyau cellulaire (antimutagène). Tout comme le chardon marie, le curcuma est un puissant antioxydant. Il prévient la détérioration des tissus qui peut survenir lors des traitements de chimiothérapie.

BACTÉRICIDE, FONGICIDE ET PARASITICIDE

Le curcuma inhibe la croissance de nombreuses bactéries gram positives et gram négatives, dont celles qui causent la dysenterie amibique (Entamoeba hisolytic) et d’autres, comme le Clostridium perfringens, le Sarcina, le Gaffkya, les Staphylococcus, les Streptococcus, les Bacillus et plusieurs champignons pathogènes. Il aide également lors d’infections en inhibant la production de certaines toxines bactériennes qui peuvent causer de sérieux torts à l’organisme, dont les aflatoxines, produites par les champignons qui croissent dans la nourriture mal préservée.

VIH
Plusieurs études ont démontré que le curcuma ralentit la progression du VIH et semble augmenter le taux de CD 4 et de CD 8 dans le sang. Deux fonctionnements sont énoncés : 1. Le premier étant que la curcumine (une des substances actives dans le curcuma) inhibe la synthèse de l’enzyme intégrase qui permet au virus de s’intégrer au code génétique de la cellule hôte. 2. Le deuxième est que la curcumine inhibe la production de cytokine par la cellule hôte. La cytokine stimule la formation du VIH dans les lymphocytes. De plus, comme les personnes infectées par le VIH ont un besoin accru en antioxydants, le curcuma peut répondre partiellement à ce besoin. Bref, l’utilisation de ce rhizome dans le traitement du VIH semble prometteur. Plusieurs études cliniques sont en cours actuellement et notre compréhension des mécanismes d’actions du curcuma se clarifieront dans les années à venir.

UTILISATION EXTERNE

Peut être utilisé sous forme d’huile infusée, d’emplâtres, de teinture...

*irritation cutanée
*plaie
*entorse
*foulure
*douleurs arthritiques
*psoriasis
*mycoses : pied d’athlète, vaginite
*pityriasis versicolor
*galle
*ulcères

NÉVRALGIES, SCIATIQUE...

Le curcuma a une action similaire à celle de la cayenne, relâchant la substance P, impliquée dans la production du message de la douleur. Cette substance étant subséquemment épuisée, le message de la douleur s’en trouve inhibé.

Solvants, modes d’utilisation et dosages
Pour apprécier les effets hépatiques et cholérétiques du curcuma, il est bon de le prendre avant les repas.

POUDRE 3 à 6 capsules par jour.

TEINTURE 5 à 20 gouttes, 2 à 3 fois par jour.

INFUSION Pas très agréable au goût, 1 à 3 tasses par jour.

COMPRESSE ET HUILE Pour les usages externes (ça tache !).

Constituants répertoriés
*COMPOSÉS PHÉNOLIQUES : curcumi, tumérone, zingibérène ;
*UN GROUPE DE CURCUMINOÏDES curcumine ;
-HUILES VOLATILES : monoterpène : cinéol sesquiterpènes : limonèle, tumérone, curcumine, zingibérène
*VITAMINES : béta-carotène (pro-A), acide ascorbique (C) ;
*MINÉRAUX : potassium (K) ;
*PEPTIDE HYDROSOLUBLE : 5-K dapeptide, tumérine ;
*POLYSACCHARIDES : arabinogalactane ukonan A et C ;
*Principes amers ;
*Résine.

Contre-indications et toxicité : Comme toutes les plantes fluidifiantes sanguines, il est préférable de ne pas les associer à des ANTICOAGULANTS. Aussi, il faut faire attention lorsqu’une OPÉRATION, un ACCOUCHEMENT ou une EXTRACTION DENTAIRE sont prévus. Peut être RÉCHAUFFANTE. Attention aux femmes en ménopause, sujettes à des BOUFFÉES DE CHALEUR. À hautes doses la curcuma peut occasionner des ULCÈRES DIGESTIFS. La haute dose en question est de 100mg par kg de poids corporel de curcumine ! Cette dose excède de façon astronomique une dose thérapeutique normale...

Extrait floramedicina.com
Tuế hữu tứ thời xuân tại thủ
Nhân ư bách hạnh hiếu vi tiên
User avatar
giamchua
Nhựa Mít
Nhựa Mít
 
Tiền: $54,936
Posts: 4256
Joined: 09 Apr 2006
Location: Vườn Nho Xứ Lạnh
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng giamchua từ: lkkevin


Return to Vườn Thuốc Thiên Nhiên



Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 25 guests