Cây Trinh Nữ Hoàng Cung

Những bài thuốc bí truyền từ thiên nhiên
sẽ được tiết lộ bí mật tại đây

Moderators: giamchua, A Mít

Cây Trinh Nữ Hoàng Cung

Postby justfun » 04 Aug 2009

Tình cơ lượn qua mấy cái web nên thấy cây này nên post gởi đến quý vị :

Chắc quý vị rất lạ với cái tên " Cây Trinh Nữ Hoàng Cung"?

Mấy năm trước tôi có đi chợ trời mua được 2 củ to hơn củ hành (khoảng 3-4 " đường kính ) giá 1$.

Sau vài năm nó sinh con đẻ cái bây giờ thành một cái bụi, tôi đã cắt chặt nó những lười biếng nên chưa đào gốc nhờ vậy nó vẫn còn sống.

Hôm nay vào web mới biết ném nữa mình bỏ đi cây quý.

Image

Image

Tên khoa học:

Crinum latifolium L., thuộc họ Thủy tiên Amaryllidaceae, cùng họ với Cây Náng. Cây Hành tây, Cây tỏi lõi.

Các tên khác:

Cây Đại Tướng Quân.

Hình dáng:

Trinh Nữ Hoàng Cung là một loại cỏ, thân đường kính 10-15cm, rộng 3-8 cm, bẹ lá úp vào nhau thành một thân giả lá mỏng có thể dài 80-100cm, hai bên mép lá lượn sóng. Gân lá song song, mặt trên lá lõm thành rãnh, mặt dưới lá có một sống lá nổi rất rõ, đáy bẹ lá nơi sát đất có màu tím.

Hoa mọc thành tán từ 6-18 hoa, trên một cán hoa dài 20-60c. Cánh hoa màu trắng có điểm màu tím đỏ, từ thân hành mọc rất nhiều củ con có thể tách ra để trồng riêng một cách dễ dàng .

Thành phần hóa học:

Năm 1984, Ghosal ở Ấn Độ đã phân lập và xác định từ cán hoa TNHC một Glucosealkaloid có tên là Latisolin. Thủy phân bằng enzyme thu được chất Aglycon. Ghosal và Shibnath còn phân lập được từ thân hành lúc cây đang ra hoa hai chất pratorimin và pratosin là chất alkaloid pỷrrolophennanthrindon mới cùng với những chất đã được biết như Pratorimin, Ambelin và Lycorin.

Năm 1986, ông công bố tách được từ TNHC một số dẫn chất alkaloid có tác dụng chống ung thư.

Năm 1989, Ghosal còn chiết được từ dịch ép của cán hoa TNHC thêm hai alkaloid mới có nhân pyrrolophennanthridin là epilycorin và epipancrassidin.

Một số nhà khoa học Nhật Bản như Kobayashi Shigenru, Tomoda và Masashi củng tìm thấy một số alkaloid khác từ cây TNHC.

Theo dược sĩ Đỗ Tất Lợi, tên Trinh Nữ Hoàng Cung do cây này được dùng để trị bệnh cho những phụ nữ còn trinh tiết được tuyển chọn vào cung nhưng không được vua chiếu cố vì harem quá dư thừa (Cung Oán Ngâm Khúc), nên mắc một số bệnh riêng của những cung phi sống cùng hoàn cảnh không được vua ghé xe dê. Lý do đó tôi đảo lộn tên lại là cây Cung Nữ Hoàn Trinh(?) .

Theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Trâm, tốt nghiệp Đại học kỹ thuật Sophia, Bulgaria thì sở dĩ cây có tên lạ đó là vì trước đây quan ngự y trong hoàng cung thường lấy lá cây TNHC để chửa ung thư *, ung thư tử cung cho các phi tần mỹ nữ và chửa ung thư nhiếp hộ tuyến cho các quan thái giám (eunuch).

Có sách gọi nhiếp hộ tuyến (prostate) là tuyến tiền liệt, trước năm 1975 tôi chưa bao giờ nghe tên đó. Nhiếp hộ tuyến là tuyến tích trữ tinh trùng, ở loài vật nó gọi là lưu tinh nang, là một tuyến cơ vòng bao quanh niếu đạo, nằm dưới bàng quang.

Đối với nam giới, thường trên 40, ai củng có thể bị phình nhiếp hộ tuyến (prostate enlargement), đó là “lành tính” nếu PSA không lên cao ( benign), nếu cao thì là “ác tính” có thể thành ung thư nhiếp hộ tuyến (malign, prostate cancer). Chỉ số trung bình là 4.0, nhưng nếu trên 2.5 thì nên theo dõi thật sát. Các thuốc thông dụng để kiểm soát lượng PSA là Hytrin, Vésicare, Avodart…

Vì NHT phình lên to, bóp chặt niếu đạo nên sinh ra đái gắt và áp lực đè lên bọng đái khiến mắc tiểu tiện thường xuyên, tuy không đi được nhiều, rất là bất tiện.

Nếu không chửa trị nó sẽ biến thành ung thư, một căn bệnh nan y giết 40,000 người hằng năm chỉ riêng ở Mỹ. Tại Việt Nam, theo giáo sư Trần Đức Thọ, Viện trưởng Viện Lảo khoa, Nội tiết và Tiểu đường bệnh viện Bạch Mai, thì năm 1990 có tới 59,1% nam giới trên 50 tuổi mắc chứng bệnh này, so với 76,9% cụ ông từ 75 đến 79. Còn các nước khác tôi chưa có thống kê.

Sau 14 năm nghiện cứu cây TNHC, Tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Trâm, thuộc Công ty nghiên cứu, phát triển và sản xuất dược phẩm CRINA, đã thành công trong việc chiết xuất chất Alkaloid từ cây TNHC. Hiện nay công trình nghiên cứu này đã được Bộ Y tế nghiệm thu và đánh giá kết quả tốt. Tỷ lệ bệnh nhân giảm phì đại khối u đạt 90%, trong đó 33,3% tuyến trở về bình thường sau 2 tháng điều trị, và đặc biệt là không gây phản ứng phụ (side effect).

Để có cơ sở nghiên cứu khoa học vững chắc, Tiến Sĩ Ngọc Trâm đã phối hợp với Tiến Sĩ Đỗ Tất Lợi cùng các nhà khoa học ở các Viện Nghiên Cứu khác như giáo sư Fuchs, giáo sư Simeon Popov, giáo sư Zvetkova thuộc viện Sinh hóa học (Biochemistry) nghiên cứu quy trình chiết xuất các hoạt chất chống ung thư và bệnh AIDS, xác định thành phần hóa học, cấu trúc hóa học và quy trình tối ưu là cách chiết xuất chất Alkaloid từ cây TNHC như chất Crinafolidine, Crinafoline, Pratorimine…là các chất có tác dụng ức chế sự tăng trưởng của các tế bào ung thư (antitumor).

Sau khi thử thành công trên chuột bạch. Viên nang cứng CRINA được thí nghiệm lâm sàng trên người, đã thu được những kết quả tuyệt vời.

Bên cạnh các điều trị khả quan, viên CRINA-TNHC còn chứng tỏ ưu thế vượt trội của nó so với các loại Tây Y cùng có tác dụng như Tedenan của Pháp, được chế từ vỏ cây mận gai Phi châu Pygeum africanum, hay Permixon của Mỹ, điều chế từ quả cây Senua repen.

Giá của CRINA- TNHC chỉ bằng 50% giá cả của các thuốc kể trên.

Hiện nay, TNHC capsule đã có mặt tại vườn cây Scala, đường McArthur, Santa Ana. Tác giả viết bài này củng đã thí nghiệm TNHC viên, kết quả rất khả quan, từ đi tiểu cả chục lần mỗi đêm xuống còn 2,3 lần coi như bình thường ở những người cao niên.

Liều lượng:

Theo Ts Ngọc Trâm, liều sử dụng là 3 lá một ngày, dùng 7 ngày, nghỉ 7 ngày, uống liên tục trong vòng 21 ngày. Mỗi đợt điều trị là 63 ngày.

Sách của Đỗ Tất Lợi thì bảo ngày uống nước sắc của 3 lá TNHC hái tươi thái nhỏ ngắn 1-2 cm , sao khô màu hơi vàng, uống luôn trong 7 ngày, rồi nghỉ 7 ngày, sau đó lại uống tiếp 7 ngày, lại nghỉ 7 ngày và uống tiếp 7 ng ày nữa, xen kẽ 2 đợt nghỉ uống. Tổng cộng cũng 63 ngày.

Có thể dùng cả ba dạng thuốc: Trà Trinh Nữ Hoàng Cung, trà thuốc bổ thận, hay loại trà phối hợp cả hai thứ.

Toa thuốc bổ thận:

Có người khi cho thêm 18 vị thuốc bổ này vào, cho biết hiệu quả cao hơn, nên tôi kê ra tùy nghi tiện dụng:

Chế viên chi
8 gr

Đản sâm
12 gr

Quảng bì
12 gr

Hắc đỗ trọng
12 gr

Sơn thù nhục
8 gr

Phục linh
12 gr

Nhục thung dung
12 gr

Câu kỷ tử
8 gr

Bạch truật
8 gr

Liên nhục
12 gr

Thục địa
12 gr

Mẫu đơn
12 gr

Hắc táo nhân
16 gr

Trích hoàng kỳ
8 gr

Trích thảo
8 gr

Ngưu tất
12 gr

Hoài sơn
12 gr

Trạch tả
12 gr

Chúc các bạn già “an toàn xa lộ” trong hành trình Chống Lão Hóa .

thaithuyvy_sceau

Thung lũng Phượng Hoàng

7-9-2006


Xin pót những cây khác cùng họ.

Image

Crinum latifolium L. : Náng lá rộng, Trinh nữ hoàng cung
Loài này rất giống với C.moorei nhưng có chùm nhiều hoa và hoa cong xụ xuống nhiều, hoa trắng.

Image

Crinum moorei Hook. f.: Náng củ
Chùm ít hoa hơn loài trên và thường có sọc hồng mặt ngoài.

Image

Crinum asiaticum L. : Náng, Đại tướng quân trắng
Cây trồng trang trí nhiều nơi
Image

Crinum amabile Donn. : Tỏi lơi tía, Đại tướng quân đỏ



Image

Crinum ensifolium Roxb. : Náng lá gươm

Image

Crinum moorei Hook. f.: Náng củ
Chùm ít hoa hơn loài trên và thường có sọc hồng mặt ngoài.
nhac càng nghe càng buồn
justfun
Cuống Mít
Cuống Mít
 
Tiền: $1,798
Posts: 171
Joined: 28 Jul 2007
Location: usa
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng justfun từ: christiane, giamchua, loving-it

Return to Vườn Thuốc Thiên Nhiên



Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 29 guests