Cây Ba La Mật

Những bài thuốc bí truyền từ thiên nhiên
sẽ được tiết lộ bí mật tại đây

Moderators: giamchua, A Mít

Cây Ba La Mật

Postby justfun » 01 Aug 2009

Chắc quý vị không biết cây Ba la mật là cây gì thì phải vì chính tôi mới biết đây thôi.

Cây Ba La Mật
-Xuất xứ:
Bản Thảo Cương Mục.
-Tên khác:
Nãng gìa kết (Bản thảo cương mục), Ngư đởm tử thảo (Trung quốc cao đẳng thực vật đồ giám), Thiên bà la Vưu chu huyện (Trung quốc thụ mộc phân loại học), Thụ bà la (Quảng châu thực vật chí).
-Tên khoa học:
Artocarpus Heterophyllus Lam.
-Họ khoa học:
Moraceae.
-Mô tả: l
Loại cây to, cao có thể đến 30m, với cành non rất nhiều lông ở ngọn. Lá đơn, nguyên, dầy, dài 9-22cm, rộng 4-9cm, cuống 1-1,5cm. Hoa tự cái mọc ngay trên thân hoặc trên cành, dài 5-8cm, dầy 2-5cm. Hoa tự đực hình chùy. Quả phức to, dài 30-60cm, mặt tua tủa gai ngắn. Khi chín vỏ vẫn giữ mầu xanh lục hoặc hơi ngả vàng. Thịt quả chín, mầu vàng nhạt, vị ngọt, rất thơm, nhiều hạt.
-Thành phần hoa học:
Trong toàn cây và lá, có chất nhựa mủ mầu trắng, khô, rất dính. Trong múi mít khô có 11-15% đường (Fructoza và Glucoza), một ít tinh dầu thơm, 1,60% Protid, 1-2% muối khoáng bao gồm Calci (18mg%), Phospho (25mg%), Sắt (0,4mg%), Caroten (0,4mg%), Vitamin B2 (0,04mg%), Vitamin C (4mg%). Lá mít có chứa chất Cycloheterophyllin. Trong hạt mít có 70% tinh bột, 5,2% Protid, 0,62% chất béo, 1,4% muối khoáng. Ngoài ra, trong hạt mít có chất men ức chế men tiêu hóa trong ruột, vì vậy, ăn hạt mít dễ bị đầy hơi, trung tiện.
-Tính vị, quy kinh:
+Vị ngọt, thơm, hơi chua, tính bình, không độc (Bản Thảo Cương Mục).
+Vị ngọt, khí thơm, không độc (Nam Dược Thần Hiệu).
+Vị ngọt, khí thơm, không độc (Dược Phẩm Vậng Yếu).
+Hạt mít, vị ngọt, hơi chua, tính bình, không độc (Bản Thảo Cương Mục).
+Nhựa mít vị nhạt, sáp (Quảng Tây Trung Thảo Dược).
-Tác dụng, chủ trị:
+Chỉ khát, giải phiền, giải độc rượu (tỉnh rượu), ích khí (Bản Thảo Cương Mục).
+Chỉ khát, ích khí, trừ phiền, giải say rượu, ăn nhẹ mình, no bụng, đẹp da mặt (Nam Dược Thần Hiệu).
+Chỉ khát, ích khí, trừ phiền, giải rượu,ăn vào cơ thể cảm thấy nhẹ nhàng (Dược Phẩm Vậng Yếu).
+ Sinh tân, chỉ khát, vận tiêu hóa ( Quảng Tây Dược Thực Danh Lục).
+Lá mít trị lở loét (Quảng Tây Dược Thực Danh Lục).
+Lá mít gĩa nát, chưng, đắp vào vết thương bị chém (Trung Quốc thụ mộc phân loại học).
+Nhựa mít có tác dụng tán kết, tiêu thủng, chỉ thống. Đắp bên ngoài trị mụn nhọt sưng đỏ, hoặc mụn nhọt sưng nổi hạch (Quảng Tây Trung Thảo Dược).
+Chất rút từ vỏ cây mít dùng để trị lở loét (Trung Quốc Thụ Mộc Phân Loại Học).
+Hạt mít có tác dụng bổ trung ích khí ( Bản Thảo Cương Mục).
+Hạt mít có tác dụng ích khí, thông sữa, trị sinh xong ít sữa hoặc sữa không thông
(Trung Dược Đại Từ Điển).
+Hạt mít trị khí suy, thông sữa (Lục Xuyên Bản Thảo).
-Tham khảo:
“Ăn nhiều hạt mít nấu chín làm đầy hơi, lâu đói và hay trung tiện” (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Nguon: ykhoanet

Đọc gần cuối bài mới biết là cây mít

Thường thì những bài viết về khoa học người ta dùng tên thông thường, tên khoa học rồi tên bằng tiếng Latin. Bài này không theo quy củ đó.

Những vị thuốc từ mít
+ Vị thuốc từ lá mít: Lá mít dày, hình bầu dục, dài 7-15cm. Khi dùng làm thuốc, người ta thường dùng lá tươi.
Làm thuốc lợi sữa: Sản phụ sau khi sinh nếu ít sữa, dùng lá mít tươi (30-40g/ngày) nấu nước uống giúp tiết ra sữa hoặc tăng tiết sữa. Cũng có thể dùng cụm hoa đực (dân gian thường gọi là dái mít), hay quả non sắc uống để tăng tiết sữa.
Chữa tưa lưỡi ở trẻ em: Phơi lá mít vàng cho thật khô rồi đốt cháy thành than, trộn với mật ong, bôi vào chỗ tưa lưỡi 2-3 lần/ngày, tối 1 lần.
Chữa chứng trẻ em tiểu ra cặn trắng: Lấy 20-30g lá già của cây mít mật, thái nhỏ, sao vàng, nấu nước uống.
Chữa hen suyễn: Lấy lá mít + lá mía + than tre (3 thứ bằng nhau) sắc uống.
Chữa mụn nhọt, lở loét: Lấy lá mít tươi giã nát, đắp lên mụn nhọt đang sưng, sẽ làm giảm sưng đau. Hoặc dùng lá mít khô nấu cô đặc thành cao, bôi lên vết lở loét sẽ mau khỏi.
+ Vị thuốc từ nhựa mít: Vỏ cây mít có nhiều nhựa, cũng thường được dùng làm thuốc chữa nhọt vỡ mủ. Hoặc có thể dùng nhựa mít trộn với giấm, bôi lên chỗ mụn nhọt sưng tấy.
+ Vị thuốc từ gỗ mít: Gỗ mít tươi đem mài lên miếng đá nhám, hoặc chỗ nhám của trôn bát, cho thêm ít nước (nước sẽ vẩn đục do chất gỗ và nhựa mít), ngày uống từ 6-10g, dùng làm thuốc an thần, chữa huyết áp cao hay những trường hợp co quắp. Hoặc dùng khoảng 20g gỗ phơi khô (hay vỏ thân gỗ), chẻ nhỏ, sắc với 200ml nước còn 50ml, uống một lần trong ngày, có tác dụng an thần.
Theo tạp chí “Science et vie” (1/1993), một nhóm nhà nghiên cứu ở Montpellier (Pháp) đã tìm thấy trong quả mít ở một số nước nhiệt đới có một chất tự nhiên mà họ đặt tên là Jacaline, có khả năng bảo vệ tế bào bạch huyết cầu của hệ thống miễn dịch chống lại virus. Công trình này đã được công bố và vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu, thử nghiệm.
Một số món bổ dưỡng từ mít
Mít lên men rượu: Múi mít chín 1kg, đường trắng 300g, men rượu (bánh men thuốc Bắc) 2 bánh. Cách làm: Lựa múi mít vừa chín tới, gỡ bỏ hạt, phần múi đem trộn với 150g đường. Men rượu đem tán nhỏ, rây mịn. Cho mít vào bình thủy tinh rộng miệng, cứ một lượt mít rắc một lượt men cho đến hết mít.
Số men còn lại rắc trên cùng, đậy kín nắp. Khoảng 4-5 ngày sau, mít lên men rượu bốc mùi thơm. Lấy 2 lít nước lọc hòa với 150g đường còn lại đổ vào, đậy kín nắp để lên men tiếp. Khoảng 9-10 ngày sau, thấy nước lên men rượu trong bình lắng trong là được. Chắt nước ra, lọc qua phễu có lót bông cho trong, đóng vào chai, nút thật chặt (vì lượng đường trong rượu còn lại vẫn tiếp tục lên men, dễ làm bật nút). Rượu mít lên men có màu vàng nhạt, có gas và dậy mùi thơm của hương mít. Rượu mít khá bổ, uống lâu say vì mít có tính giải rượu, dùng khai vị trong bữa ăn như bia hay rượu vang.
Mít nấu đường: Mít chín 30 múi to, đường trắng 300g, chanh tươi 1 quả. Chọn mít dai vừa chín, múi to thịt dày, loại bỏ hạt, thái miếng vuông. Cho đường vào soong cùng với 300ml nước, đun sôi, cho mít vào đảo đều. Rút bớt lửa chỉ để sôi lăn tăn, khi mít chín trong, nước đường hơi sánh lại là được. Khi mít nguội, đem ướp lạnh. Lúc ăn, lấy mít vào cốc, vắt chanh vào nước đường còn lại, quấy đều, tưới lên mít, ăn mát lạnh, dùng tráng miệng sau bữa ăn. Ngoài ra, mít còn giúp giải rượu bia.
Mít non xào thịt: Quả mít non gọt vỏ gai, thái lát, đem xào với thịt lợn nạc, nêm thêm gia vị, dùng ăn với cơm. Món này, theo Đông y có tác dụng bổ tỳ, hòa can, tăng và thông sữa, thích hợp cho phụ nữ sau sinh bị ốm yếu, ăn kém, ít sữa.
BS. VŨ HƯỚNG VĂN (Sức khoẻ Đời sống)

Những kinh nghiệm về "Mít"

1 Có 3 loại mít : Mít dừa dòn, ngọt, múi to được ưa chuộng nhất, mít nghệ màu vàng rất đẹp nhưng ít dòn và nhỏ hơn nhưng bù lại ngọt hơn, mít ướt ngọt nhứt nhưng mềm èo nhảo nhẹt ( có lẽ chính vì đặc tính này mà các cô hay khóc nhè bị gọi là mít ướt chăng?). Đây chỉ là sự hiểu biết của tôi không biết còn loại nào nữa không.

2 Có 3 giống Mít : Mít thường như kể trên, mít Tố Nữ và Mít Breadfruit ( hình như VN không có loại này.

Những liên quan về Mít :

Văn thơ :Thân em như quả mít trên cây
Da nó sù sì, múi nó dày
Quân tử có thương thì đóng cọc
Xin đừng mân mó nhựa ra tay


Quả Mít
Hồ Xuân Hương

Kinh nghiệm dân gian:

Muốn có sức khoẻ :
Ăn Mi't

uống nước Mi't

tập thể dục,Bằng cách để trên mỗi tay mỗi trái Mit'

Nếu trời mưa, trốn dưới cây mít .Vì "trời đánh tránh cây mít "

Nên lấy sơ mít đắp mặt cho da ko khô

Lót vỏ mít ở giường < chống đau lưng> ( tránh vợ bắt trả bài)

Cách lựa mít :

Lựa trái tròn, tọ Trái nhỏ và dài có thể là mít nghẹ hoặc mít ượt Chỗ lõm thường là chỗ có sợ Lấy tay ấn thử, độ ứng đều đều là múi độ cứng ít đi là chỗ sợ Trái mít càng chín càng bốc mùi ỵo7m ( Phải chăng vì vậy mà có câu " Thơm như múi mít " ( càng thơm càng không phải con ông biện lý.).

Cắt mít:

Nên bôi dầu ăn vào dao và tạy Nếu quên thì có thể dùng WD 40 ( loại làm trơn và bong sét có bán tại các tiệm hardware ).

Phân biệt:

Khi mà chúng ta gieo hạt mít, nó lên cây rùi lên lá.
Rùi khi mà cây mít non còn nhỏ, chỉ chừng độ vài chục lá, thì người trồng mít có thể nhìn lá của nó mà nhổ bỏ đi những cây mít ướt, chỉ để lại những cây mít ráo. Vì mít ướt khó bán mà bán lại hỏng đuợc giá nên phải nhổ bỏ thui.
Nhìn cái lá là biết ngay à, lá mít ráo bình thường, còn lá mít ướt sẽ bị chẽ ra làm ba. giống lá đu đủ nhưng chỉ chẻ làm ba thui. ( khoảng 60 đến 70 % lá mít trên cây mít non bị như vậy)

Ngoài ra cây mít làm củi rất tốt vì nó thuộc gỗ cứng (Hardwood). Làm mõ tiếng rất trong. Nếu tôi nhớ không lầm thì còn dùng để nhuộm cà sa.

Dân mít ( theo tôi nghĩ dân mít là dân Miền Nam theo từ Anamite tức người của xứ Anam mà Tây khi chia VN làm ba đặt tên )
nhac càng nghe càng buồn
justfun
Cuống Mít
Cuống Mít
 
Tiền: $1,798
Posts: 171
Joined: 28 Jul 2007
Location: usa
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng justfun từ: christiane, giamchua, loving-it

Re: Cây Ba La Mật

Postby justfun » 01 Aug 2009

Image

Cây mít đạt chỉ tiêu

Image

Chùm mít

Image

Trái mít

Image

Mít ướt

Image

Mít dừa

Image

Mít nghệ

Image

Mít non

Image

Người thơm hay mít thơm?

Image

Mit tố nữ
nhac càng nghe càng buồn
justfun
Cuống Mít
Cuống Mít
 
Tiền: $1,798
Posts: 171
Joined: 28 Jul 2007
Location: usa
 
 

Re: Cây Ba La Mật

Postby Christiane » 01 Aug 2009

Image
hột mít
User avatar
Christiane
Nhựa Mít
Nhựa Mít
 
Tiền: $582,698
Posts: 6193
Joined: 18 Jun 2005
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng Christiane từ: giamchua

Re: Cây Ba La Mật

Postby giamchua » 02 Aug 2009

christiane wrote:
Image
hột mít


Hột Mít này lùi vào than bếp.... sẽ ra sao? :ll:
Tuế hữu tứ thời xuân tại thủ
Nhân ư bách hạnh hiếu vi tiên
User avatar
giamchua
Nhựa Mít
Nhựa Mít
 
Tiền: $54,936
Posts: 4256
Joined: 09 Apr 2006
Location: Vườn Nho Xứ Lạnh
 
 

Re: Cây Ba La Mật

Postby Christiane » 02 Aug 2009

thì Hột Mít khóc tiếng Phi Châu :tt:
User avatar
Christiane
Nhựa Mít
Nhựa Mít
 
Tiền: $582,698
Posts: 6193
Joined: 18 Jun 2005
 
 


Return to Vườn Thuốc Thiên Nhiên



Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 33 guests