Bồ Công Anh

Những bài thuốc bí truyền từ thiên nhiên
sẽ được tiết lộ bí mật tại đây

Moderators: giamchua, A Mít

Bồ Công Anh

Postby giamchua » 11 Jun 2009

BỒ CÔNG ANH

Image


Xuất xứ: Đường Bản Thảo.

Tên gọi:
Hoa màu vàng thân chỉ có một chân như cái đinh nên gọi là Hoàng hoa địa đinh.

Tên khác:
Phù công anh (Thiên Kim Phương), Cấu nậu thảo, Bồ công anh (Cương Mục), Bộc công anh (Đồ Kinh Bản Thảo), Thái nại, Lục anh, Đại đinh thảo, Bột cô anh (Canh Tân Ngọc Sách), Bồ công định, Thiệu kim bảo, Bồ anh, cổ đính, Thiệu kim bảo, Ba ba đinh, Địa đinh thảo, Bát tri nại, Bạch cổ đinh. Nhĩ bản thảo (Tục Danh), Kim trâm thảo, Kim cổ thảo, Hoàng hoa lang thảo, Mãn địa kim tiền, Bột Bột đinh thái (Hòa Hán Dược Khảo), Hoàng hoa địa đinh (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Tên khoa học:
Taraxacum offcinal Wig (Taraxacum dens-leonis Desf.).

Họ khoa học:
Họ Cúc (Compositae).

Mô tả:
Cỏ sống dai, rễ đơn, dài, khỏe, thuộc loại rễ hình trụ. Lá mọc từ rễ nhẵn, thuôn dài hình trái xoan ngược, có khía răng uốn lượn hoặc xẻ lông chim, mép giống như bị xé rách. Đầu màu đơn độc ở ngọn, cuống dài rỗng, từ rễ mọc lên. Tổng bao hình chuông gồm nhiều dãy lá bắc, những cái ở phía ngoài xòe ra và cong xuống, còn các cái ở trong thì mọc đứng. Hoa hình nhỏ ở phía ngoài có màu nâu ở mặt lưng, quả bế 10 cạnh, có mỏ dài. Các tơ của màu lông sắp theo 1 dẫy, ra hoa từ tháng 3-10.

Địa lý:
Mọc hoang ở những nơi vùng núi cao như Đà Lạt, Tam Đảo, Sa Pa, mọc hoang nhiều ở Trung Quốc.

Thu hái, sơ chế:
Chọn vào giữa tháng 4 đến tháng 5 là thời kỳ có vị đắng nhiều nhất, có người dùng thứ nhỏ và dài, thân và cành màu tím là tốt nhất. Dùng toàn cây phơi trong râm cho khô.

Phần dùng làm thuốc:
Dùng rễ khô toàn cây phơi khô. Lựa thứ nhiều lá, mầu lục tro, rễ nguyên đủ là tốt.

Mô tả dược liệu:
Rễ Bồ công anh Trung Quốc hình dùi tròn, uốn cong, dài 3,3 - 5cm, mầu nâu, nhăn. Đầu rễ có những lông nhung mầu nâu hoặc mầu trắng vàng hoặc đã rơi rụng. Lá mọc từ rễ, lát lá dài, nhăn lại thành đám hoặc nhăn không đều. Mặt ngoài mầu nâu lục hoặc màu lục tro. Ở mặt sau lá có gân chính nổi rõ. Có nhiều cuống hoa dài, ở mỗi đầu đỉnh cuống mọc một hoa tự đầu trạng, mầu nâu vàng hoặc mầu trắng vàng nhạt. Không mùi, vị hơi đắng (Dược Tài Học).

Bảo quản:
Phơi thật khô, để nơi cao ráo, hoặc phơi nắng, bị ẩm thấp rất mau mốc và mục.

Thành phần hóa học:
+ Taraxasterol, Choline, Inulin, Pectin (Trung Dược Học).

+ Fructose (Power F B và cộng sự C A, 1913, 7: 13523).

+ Sucrose, Glucose (Belaev V F và cộng sự, C A, 1975, 51: 11495c).

Tác dụng dược lý:
. Thuốc sắc Bồ công anh có tác dụng ức chế các loại vi khuẩn như tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn dung huyết, phế cầu, não mô cầu, trực khuẩn bạch hầu, trực khuẩn lỵ Flexener, trực khuẩn mủ xanh, Leptospira hebdomadia (Trung Dược Học).

. Nước sắc Bồ công anh có tác dụng lợi mật, bảo vệ gan, lợi tiểu (Trung Dược Học).

. Nước sắc Bồ công anh có tác dụng nhuận trường (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

Tính vị:
+ Vị ngọt, tính bình, không độc (Tân Tu Bản Thảo).
+ Vị hơi đắng, tính hàn (Đông Viên Dược Tính Phú).
+ Vị ngọt, tính bình, hơi hàn (Bản Thảo Thuật).
+ Vị đắng, ngọt, tính hàn (Dược Tính Công Dụng).
+ Vị ngọt, đắng, tính hàn (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Qui kinh:
+ Vào kinh Can, Vị (Trấn Nam Bản Thảo).
+ Vào kinh Dương minh Vị và Thái âm Phế (Bản Thảo Giảng Nghĩa Bổ Di).
+ Vào kinh Can, Vị (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Tác dụng:
+ Thanh nhiệt, giải độc, tán sưng tiêu ung [đặc hiệu trị * sưng đau] (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Chủ trị:
+ Trị đinh nhọt sưng tấy, tuyến * viêm, nhiễm trùng đường tiểu, amidal viêm cấp tính (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Liều dùng- Bên trong uống 12g đến 40g. Dùng tươi, gĩa nát đắp vào nơi sưng đau. Bên ngoài dùng tùy ý theo nhu cầu.

Kiêng kỵ:
Không có thấp nhiệt ung độc kỵ dùng. Ung thư thuộc hư hàn âm cấm dùng.

Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị gai đâm hoặc bị nhằm nước đái của con cáo làm cho thịt sưng phù: Bồ công anh gĩa nát lấy nước cốt bôi vào nhiều lần thì khỏi (Đồ Kinh phương).
+ Trị sản hậu không cho con bú, sữa tích lại làm cho * căng, sưng: Bồ công anh gĩa nát, đắp lên đó, ngày 3 đến 4 lần (Mai Sư phương).
+ Làm cho răng cứng, mạnh gân xương, sinh được thận thủy, tuổi chưa đến 80 có tác dụng làm đen râu tóc, tuổi trẻ uống gìa không yếu: Bồ công anh 1 cân, loại này thường sống ở trong vườn, nó có vào giữa tháng 3 tháng 4, sang mùa thu thì nở hoa, khi ấy cắt cả gốc lá, thân cây, 1 cân rửa sạch đem phơi âm can, không được phơi nắng, bỏ vào thùng đậy kín. Lấy 40g muối, 20g Hương phụ tử, tán bột rồi cho Bồ công anh vào đó ngâm 1 đêm, hôm sau chia làm 20 nắm, rồi dùng giấy bao 3-4 lớp thật chặt. Lấy phân giun đất buộc thật chặt cho vào lò sấy khô, dùng lửa nướng cho hồng lên là đủ. Xong đem ra bỏ phân giun đất đi rồi tán nhỏ, cứ sức vào răng vào buổi sáng, tối, nhổ cũng được, nuốt cũng được, làm lâu mới hiệu nghiệm (Hoàn Thiếu Đơn - Thụy Trúc Đường Kinh Nghiệm phương).
+ Trị * sưng đỏ: Bồ công anh 40g, Nhẫn đông đằng 80g, gĩa nát. Sắc với 2 chén nước còn 1 chén, uống trước bữa ăn (Tích Đức Đường phương).
+ Trị cam sang, đinh nhọt: Bồ công anh gĩa nát, lấy riêng một ít vắt nước trộn rượu sắc uống cho ra mồ hôi (Chứng Loại Bản Thảo).
+ Trị lở loét lâu ngày không khỏi, ong châm, rắn cắn, bọ cạp cắn: Bồ công anh gĩa nát, đắp vào vết thương (Cấp Cứu phương).
+ Trị tuyến sữa viêm cấp tính: Bồ công anh 32g, Qua lâu, Liên kiều mỗi thứ 20g, Bạch chỉ 12g, sắc uống. Bên ngoài dùng Bồ công anh tươi gĩa nát đắp (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị ung độc sưng tấy cấp tính: Bồ công anh 20g đến 40g, sắc uống (Bồ Công Anh Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị đinh nhọt, sưng độc phát sốt, lở loét ngoài da, đỏ mắt do phong hỏa: Bồ công anh 20g , Dã cúc hoa, Kim ngân hoa mỗi thứ 12g, Cam thảo sống 1,20g. Sắc uống.
+ Trị viêm ruột thừa chưa vỡ mủ: Bồ công anh 12g, Tử hoa địa đinh 20g, Mã xỉ hiện 40g, Hoàng cầm, Đơn sâm mỗi thứ 12g sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị kết mạc viêm cấp tính, mắt đỏ sưng đau [do Can hỏa bốc lên]: Bồ công anh (tươi) 80g , Chi tử 7 trái, sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị đường tiểu viêm, bàng quang viêm, tiêu hóa kém, căng đau vùng dạ dầy).: Bồ công anh 40g, Quất bì 24g, Sa nhân 12g, Tán bột. Mỗi lần uống 1-2g, ngày 3 lần (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị các chứng sưng *, thiếu sữa: Bồ công anh, Hạ khô thảo, Bối mẫu. Liên kiều, Bạch chỉ, Qua lâu căn, Quất diệp, Cam thảo, Đầu cấu, (gầu trên đầu). Hùng thử phẩn (phân chuột đực). Sơn đậu căn, Sơn từ cô, sắc uống làm viên tùy theo bệnh để làm quân, thần, tá, sứ (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Tham khảo:
1) Bồ công anh có hoa nở vàng, vị ngọt, giải được các độc do ăn phải, tán được khí trệ, Nhập vào kinh Dương minh, Thái âm, hóa giải được nhiệt độc, tiêu sưng hạch rất đặc hiệu. Sắc chung với Nhẫn đông đằng uống với 1 chút rượu để trị nhũ ung, sau khi uống mà muốn ngủ là có công hiệu, khi ngủ ra mồ hôi là lành bệnh (Đan Khê Tâm Pháp).

2) Nước nhựa của Bồ công anh bôi vào chỗ nước đái của chồn đái là khỏi ngay (Tân Tu Bản Thảo Đồ Kinh).

3) Bồ công anh có thể giải được các thức ăn bị độc, làm tiêu tan được trệ khí, hòa được nhiệt độc, làm tiêu tan được trệ khí, hòa được nhiệt độc tiêu chỗ sưng đau, kết hạch đinh nhọt rất hiệu quả (Bản Thảo Diễn Nghĩa).

4) Dùng bồ công anh xát vào răng chữa được chứng đau răng, đen dược tóc, khỏe mạnh gân xương (Bản Thảo Cương Mục).

5) Bồ công anh khí không có gì độc cả, khí vị nhập vào Can, Vị. Đó là vị thuốc chính trong việc giải huyết, làm mát huyết. Nhọt sưng * thuộc Can kinh, phụ nữ sau khi hành kinh thì Can chủ sự nên nó làm chủ, người đàn bà bị nhũ ung sưng *, các chứng ấy nên dùng lá tươi (Bản Thảo Kinh Sơ).

6) Bồ công anh vị ngọt, tính bình, làm cho mát huyết, giải nhiệt, nên những chứng nhũ ung, * có ung nhọt thì nó là thuốc quan trọng được xem như đứng đầu. Vả lại nó hay thông lợi được chứng lâm, xát vào răng đau, bôi làm đen râu tóc, xức được gai chích, giải được thức ăn có độc, tiêu được đinh nhọt. Vì quanh đầu * thuộc Can, nhũ phòng thuộc Vị nên khi phát ra chứng nhũ ung, nhũ nham phần nhiều bởi nhiệt thịnh mà có huyết độc trệ, dùng vị này nhập vào 2 kinh ấy, bên ngoài đắp có tác dụng tan khỏi sưng, nhưng nếu muốn chóng chóng tiêu thì nên dùng với Hạ khô thảo, Bối mẫu, Liên kiều, Bạch chỉ là những vị thuốc trị được rất hay. Bồ công anh thuộc thổ, hoa màu vàng nên trị được thức ăn đình trệ, hoặc có hơi độc cũng phải tiêu tan, nó lại nhập vào kinh Thận làm cho mát huyết, nên nhuộm đen được râu tóc. Nhưng phải chú ý cây nào chỉ có 1 ngọn 1 hoa thì mới đúng, nếu thấy nhiều cành nhiều hoa là không đúng (Bản Thảo Cầu Chân).

7) Bồ công anh có vị ngọt, khí bình cho nên thanh được phế, lợi được hung cách, hóa được đờm, tiêu tan được tích kết, chữa được những chứng mụn nhọt, nuôi dưỡng được âm phận, mát huyết, cứng xương, cứng răng, thông lợi được chứng nhũ ung, làm cho ít tinh khí. Khi non nó mềm mại như rau, lúc về gìa nó được dùng làm thuốc, đúng là 1 vị thuốc hay, người đời nay dùng nó để trị bệnh nhũ ung, sưng *, đau * nghĩa là bây giờ người ta chỉ biết dùng bình thường hoặc cũng bởi tính hẹp hòi sau đó mà không làm được việc gì (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

8) Bồ công anh và Tử hoa địa đinh đều có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Nhưng Bồ công anh có công hiệu sơ Can, trị viêm tuyến * rất tốt, còn Tử hoa địa đinh có tác dụng mạnh trong thanh nhiệt, giải độc, trị đinh nhọt rất tốt (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Phân biệt:
1) Tùy theo Bồ công anh có hoa tựa màu vàng hay tím, hoa màu vàng thì gọi là Hoàng hoa địa đinh, Hoa màu tím thì gọi là Tử hoa địa đinh hoặc Đại đinh thảo, không có hoa thì gọi là Địa đởm thảo, hoa trắng thì gọi là Bạch cổ đinh.

2) Ở Trung Quốc người ta đều dùng các cây Taraxacum mongolicum Hand Mazt, Taraxacum sinicum Kitag., Taraxacum heterolepis Nakai et Koidz. Hoặc một số loài khác giống nhưng cùng họ gọi với tên là Bồ công anh.

3) Khác với cây Bồ công anh nam (Lactuca andica L.).

4) Cần phân biệt với cây chỉ Thiên (Elephantopus scaber L.) Ở Việt Nam gọi là cây Bồ công anh hay cây Bồ công anh nam do hình thái cây này hơi giống hình thái lá cây Bồ công anh, có thể mua lầm cây Chỉ thiên này làm Bồ công anh (Danh Từ Dược Vị Đông Y).

Theo Yhoccotruyen
Tuế hữu tứ thời xuân tại thủ
Nhân ư bách hạnh hiếu vi tiên
User avatar
giamchua
Nhựa Mít
Nhựa Mít
 
Tiền: $54,936
Posts: 4256
Joined: 09 Apr 2006
Location: Vườn Nho Xứ Lạnh
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng giamchua từ: christiane, justfun, lkkevin

Re: Bồ Công Anh

Postby giamchua » 11 Jun 2009

Pissenlit

Son nom
Taraxacum signifie «je trouble, j'agite», par allusion à ses propriétés diurétiques, ce que confirme le nom de «pissenlit» qu'on lui donne en français. Officinale signifie «préparé en officine». Médicinal, quoi!

Son rôle dans l'environnement
«C'est le pissenlit, écrit le frère Marie-Victorin dans La Flore laurentienne, qui donne, vers le commencement de mai, la première miellée notable du printemps, fournissant abondamment aux abeilles - que l'on peut cesser de nourrir à ce moment - nectar et pollen.»

Et ça se mange?
Ça ne fait pas que se manger, ça se boit aussi! On fait de la salade avec les jeunes feuilles (voir notre recette dans Documents associés), un légume d'accompagnement ou des marinades avec les boutons floraux, et du vin avec les fleurs.

On peut aussi couper les feuilles en chiffonnade et les ajouter aux sandwiches, aux soupes (à la fin de la cuisson) ou à du fromage de chèvre crémeux.

Est-ce que ça soigne?
Ben tiens! Puissant tonique, nettoyeur du sang, stimulant de la sécrétion biliaire, capable de réveiller tout organisme qu'une alimentation riche et le manque d'exercice ont rendu paresseux, le jus de pissenlit, à raison d'une ou deux cuillérées à soupe le matin et le soir, était jadis conseillé en cure d'un mois au printemps. On l'exprime de préférence le jour même à l'aide d'un extracteur à jus. Il se prépare avec moitié feuilles et moitié racines et se boit en remerciant les dieux et déesses d'être aussi efficace à petites doses. Parce que, à plus hautes doses, on serait franchement pas capables!

Il paraît que c'est un remède divin pour tout ce qui s'appelle arthrite, arthrose, rhumatismes, à la condition de suivre la cure tous les printemps sans faute. Même les médicaments à base de cortisone ne seraient pas aussi efficaces, sans parler du fait qu'ils sont nettement plus toxiques. Pour en savoir encore plus sur les propriétés médicinales du pissenlit, voyez notre fiche complète.

On les récolte quand ces feuilles?
C'est simple : dès qu'elles sortent de terre et jusqu'à l'apparition des boutons floraux, soit environ de la mi-avril à la mi-mai sous nos latitudes. Idem pour les racines, qui offriront toutefois une deuxième récolte à l'automne.

Prudence!
N'allez pas cueillir vos pissenlits sur un terrain qui a été traité aux insecticides, herbicides, fongicides ou engrais chimiques. Vaut mieux éviter ce genre d'assaisonnement, c'est pas très bon pour la santé. Ignorez également les bords de routes très passantes et tout endroit où la pollution peut être importante. En cas de doute, abstenez-vous!

L'arracheur de racines de pissenlit
Essentiel pour ramasser les profondes racines sans trop abîmer votre pelouse ou terrain. Il s'agit d'un tube qu'on enfonce dans le sol et qui permet de retirer une carotte de terre avec la racine au centre.

Saviez-vous que?
Dans les années soixante, on fabriquait encore du caoutchouc avec le latex qu'exsude le pissenlit.
Jusque dans les années quarante, les jeunes filles de «bonne famille» étaient mises à contribution pour la récolte des fleurs de pissenlit avec lesquelles on faisait un vin médicinal qu'on offrait aux religieuses de l'«asile» pour le soin des malades. Ce vin était réputé remontant, tonique et à peu près bon pour tout.

Extrait passeport santé
Tuế hữu tứ thời xuân tại thủ
Nhân ư bách hạnh hiếu vi tiên
User avatar
giamchua
Nhựa Mít
Nhựa Mít
 
Tiền: $54,936
Posts: 4256
Joined: 09 Apr 2006
Location: Vườn Nho Xứ Lạnh
 
 

Re: Bồ Công Anh

Postby justfun » 12 Jun 2009

Nếu ai học tiếng Pháp thì biết quyển tự điển “ Larousse “ có hình một cô gái thổi một cái bông với “ Logo” Je s'aime à tout vent.

Cái bông đó chính là bông của cây Dandelion. ( dịch đúng nghĩa là “ Răng sư tử “)

Hình như Giấm đã viết một topic về cây này nhưng không chú trọng về dược tính của nó.

Tra Google thì có 2 loại : cây của Tàu và VN.

Có hai loại bồ công anh: bồ công anh Việt Nam (tên khoa học là lactuca indica L- còn gọi là rau bồ cóc, diếp dại, mót mét, lưỡi cày) có mặt ở khắp mọi nơi nên được nhiều người biết đến. Bồ công anh Trung Quốc (tên khoa học: taraxacum officinal wigg- còn gọi là hoàng địa đinh, nãi chấp thảo) chỉ mọc ở Đà Lạt và Sa Pa. Cả hai loại có tác dụng hạ sốt, chống viêm, giải độc, lợi sữa, lợi tiểu, nhuận gan, điều trị viêm đường tiết niệu, mụn nhọt... Không nên nhầm với cỏ chỉ thiên (tên khoa học là éléphantopus scaber L.), tuy cũng có một số tác dụng tương tự như bồ công anh.

Để điều trị viêm tuyến *, tắc tia sữa, mụn nhọt: dùng 50 gr bồ công anh giã nhỏ, vắt lấy nước uống, bã đắp vào vùng sưng đau; mỗi ngày uống 2 lần, sau 2-3 ngày sẽ thấy tác dụng. Đối với người bị viêm gan, xơ gan, thiểu năng gan, ăn khó tiêu, viêm đường tiết niệu (đái tắc, buốt, ra máu) thì sử dụng bồ công anh tươi 50 gr giã nhỏ, vắt lấy nước uống như trên. Riêng người bị các bệnh về gan có thể kết hợp với một số loại thuốc để cho kết quả tốt: bồ công anh 20 gr, nhân trần 12 gr, chi tử 8 gr sắc với 200 ml nước, còn 100 ml, chia làm hai lần uống trong vòng 15- 20 ngày (có thể sử dụng lâu dài). Với người bị viêm đường tiết niệu: bồ công anh 20 gr, cỏ mực khô 20 gr, kim ngân hoa 8 gr sắc với 200 ml nước, còn lại 100 ml, uống 2 lần trong ngày, kéo dài

5-7 ngày sẽ có tác dụng.

Đối với rau bồ công anh Trung Quốc có thể làm rau ăn rất tốt (ăn sống hoặc nấu canh- vì bồ công anh Việt Nam có gai, khó ăn). Đây là loại rau được một số nước như Trung Quốc, Pháp, Mỹ rất ưa chuộng vì kích thích sự thèm ăn, có tác dụng lọc máu, lợi mật (như actisô); phòng một số bệnh về gan, mật.

Bồ công anh Việt Nam có ở mọi nơi nên rất dễ tìm. Riêng bồ công anh Trung Quốc trồng ở Đà Lạt và Sa Pa cũng rất dễ. Có thể trồng trong nền đất mùn, hoặc trong chậu cảnh vì hoa của bồ công anh rất đẹp (khi hoa tàn để lại một chùm quả, giống như bông ngoáy tai của thợ cắt tóc). Lưu ý, không nên dùng các loại phân hóa học để chăm bón, chỉ cần dùng đất mùn và tưới bằng nước sạch hoặc nước vo gạo là được.

Mọi nhà có thể xem bồ công anh là một loại rau ăn và nên sử dụng hằng ngày, nhất là những người tiêu hóa kém, thiểu năng gan.

Theo Web : lamchame

Cả hai cùng họ “ Cúc “ (Asteraceae. ) nhưng tên hoàn toàn khác

Của VN thuộc chi Pterocypsela tên Pterocypsela indica, đồng nghĩa: Lactuca indica L., ( còn gọi là Indian lectuce .

Khi tìm : Pterocypsela thì có cả thảy 8 loại :


Pterocypsela elata(Hemsl.) C.Shih

Pterocypsela formosana(Maxim.) C.Shih

Pterocypsela indica(L.) C.Shih

Pterocypsela laciniata(Houtt.) C.Shih

Pterocypsela mansuensis(Hayata) C.I Peng

Pterocypsela raddeana(Maxim.) C.Shih

Pterocypsela sonchus(Lévl. & Vant.) C.Shih

Pterocypsela triangulata(Maxim.) C.Shih

Vì bài viết nói : bồ công anh Việt Nam có gai thì loại Pterocypsela indica(L.) C.Shih
không có gai. Loại có gai thì là loại Pterocypsela sonchus-asper

Tìm : diếp dại thì họ lại nói là Pterocypsela sonchus trong khi web Y Học Cổ Truyền nói :

Cây Dễ Nhầm Lẫn

+ Rau Bao - Sonchus arvensisL. - Rau diếp dại, Corn sow thistle (Anh), Laiteron des
champs (Pháp). Lá có răng cưa sít và sâu. Đầu mọc thành ngù, màu vàng nhạt.

Có nhiều Web viết bài mà không có hình chứng minh và nếu có thì hình nhỏ síu không rõ để tham khảo.

Tóm lại nên thận trọng để khỏi lầm lẫn.

Nếu quỳ vị thích dung thì dùng Danelion. Loại này tôi thấy Mỹ họ trộn dầu dấm ăn sống , tôi có ăn thử, nó dòn như là loại Endive và rất đắng.



Image

sonchus asper 1

Image

sonchus asper 2

Image

Sonchus arvensis leaves 1

Image

Sonchus arvensis leaves 2



Image

dandelion plant



Image

Bo Cong Anh VietNam 1

Image

Bo Cong Anh VietNam 2

Image

Pterocypselas onchus

Image

Pterocypsela triangulata

Image

Image

Pterocypsela indica

Image

Pterocypsela formosana

Image

Sonchus Oleraceus


Ở Mỹ các cây này được liệt vào " Cỏ dại " Rất tốn kém để diệt chúng.
nhac càng nghe càng buồn
justfun
Cuống Mít
Cuống Mít
 
Tiền: $1,798
Posts: 171
Joined: 28 Jul 2007
Location: usa
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng justfun từ: giamchua, lkkevin

Re: Bồ Công Anh

Postby kimnguu » 16 Aug 2009

hay quá xá,mình rất thích bài này,cám ơn bạn đả chia sẻ
KN
kimnguu
Múi Mít
Múi Mít
 
Tiền: $12,642
Posts: 295
Joined: 06 Aug 2005
Location: Wellington, New Zealand
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng kimnguu từ: giamchua, lkkevin


Return to Vườn Thuốc Thiên Nhiên



Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 28 guests