BẠC HÀ (Menthe)

Những bài thuốc bí truyền từ thiên nhiên
sẽ được tiết lộ bí mật tại đây

Moderators: giamchua, A Mít

BẠC HÀ (Menthe)

Postby giamchua » 29 May 2009

BẠC HÀ

Image


-Xuất xứ:
Lôi Công Bào Chích Luận.

-Tên khác:
Anh sinh, Bà hà, Bạt đài, Băng hầu úy, Đông đô, Kê tô, Thạch bạc hà (Hòa Hán Dược Khảo), Kim tiền bạc hà (Bản Thảo Cương Mục), Liên tiền thảo (Thiên Thật Đan Phương), Miêu nhi bạc hà (Ly Sàm Nham Bản Thảo), Nam bạc hà (Bản Thảo Diễn Nghĩa), Phiên hà, Phiên hà thái, Ngô bạc khá (Thiên Kim Phương - Thực Trị), Tẩu hà (Bản Thảo Mông Thuyên), Thăng dương thái (Trấn Nam Bản Thảo), Bạc hà diệp, Bạc hà não, Bạc hà ngạnh, Bạc hà than, Nam bạc hà, Sao bạc hà, Tô bạc hà (Đông Dược Học Thiết Yếu), Bạc thiệt (Lữ Thầm Tự Lâm), Dịch tức hoa (Thực Vật Danh Nghĩa),

-Tên khoa học:
Mentha Arvensis Lin.

-Họ khoa học:
Họ Hoa Môi (Lamiaceae).

-Mô tả:
Cây thảo, sống lâu năm. Thân mềm, hình vuông. Loại thân ngầm mang rễ mọc bò lan, loại thân đứng mang lá, cao 30-40cm, có khi hơn, mầu xanh lục hoặc tím tía. Lá mọc đối, hình bầu dục hoặc hình trứng. Cuống ngắn. Mép lá khía răng đều. Hoa nhỏ, mầu trắng, hồng hoặc tím hồng, mọc tụ tập ở kẽ lá thành những vòng nhiều hoa. Lá bắc nhỏ, hình dùi. Đài hình chuông có 5 răng đều nhau. Tràng có ống ngắn. Phiến tràng chia làm 4 phần gần bằng nhau, có 1 vòng lông ở phía trong. 4 nhụy bằng nhau, chi nhụy nhẵn. Quả bế có 4 hạt. Các bộ phận trên mặt đất có lông gồm lông che chở và lông bài tiết tinh dầu.

Mùa hoa quả vào tháng 7 - 10.

Phân biệt:
Bạc hà có rất nhiều loại, thường trong điều trị có hai loại;

(1) Bạc hà Việt Nam hay Bạc hà nam như vừa mô tả ở trên.

(2) Bạc hà Âu châu hay Bạc hà cay (Mentha piperita L) đó là cây thảo sống lâu năm, thân vuông ít hoặc không có lông. Lá mọc đối, hình bầu dục nhọn, mép khía răng, cụm hoa mọc thành bóng dầy đặc ở ngọn cành.

Có hai thứ:

a. Metha piperita var. offcinalis forma pallescens: Thân và lá, xanh nhạt, hoa trắng mùi nhẹ

b. Mentha piprita var. offcinalis forma rubescens: Thân và lá tía, hoa nâu đỏ, mùi thơm kém hơn, cây mọc khỏe hơn. Vò lá của cây Bạc hà nam có mùi thơm hắc, vị cay và tê, còn vò lá Bạc hà Âu châu có mùi thơm mát, vị cay tê mát.

Địa lý:
Mọc hoang và được trồng khắp nơi trong nước ta.

Phần dùng làm thuốc:
Dùng toàn bộ phận ở trên mặt đất.

Mô tả dược liệu: Thân khô màu vàng nâu hoặc tím nâu, hình vuông có nếp nhăn dọc, chất cứng rễ gãy có đốt mắt rõ ràng, lá mọc đối màu vàng nâu hoặc màu xanh lục nâu, teo nhăn rất khó nhìn ra nguyên hình, có mùi thơm mãnh liệt, tính chạy suốt, không dùng lá úa có sâu.

-Bào chế:
+ Lấy lá Bạc hà khô, tẩm nước, để vào chỗ râm mát, khi lá cây mềm, cắt ngắn từng đoạn, phơi trong râm cho khô để dùng (Trung Dược Đại Từ Điển).

+ Rửa qua, để ráo nước, cắt ngắn chừng 2cm, phơi trong râm cho khô (Dược Liệu Việt Nam).

Thành phần hóa học:

· Trong Bạc hà có: Menthol, Menthone, Menthyl Acetate, Camphene, Limonene, Isomenthone, Pinene, Menthenone, Rosmarinic acid, d-Neomenthol, Ethyl - n - Amylketone, Piperitone, Piperitenone, Pulegone (Trung Dược Học).

· Hoạt chất chủ yếu trong Bạc hà là tinh dầu Bạc hà. Tỉ lệ tinh dầu trong Bạc hà thường từ 0,5-1% có khi lên đến 1,3-1,5%. Thành phần chủ yếu trong tinh dầu gồm: Mentola C10H19OH có trong tinh dầu với tỉ lệ 40-50% (Trung quốc) hoặc 70-90% (Nhật Bản). Menton C19H18O chừng 10-20% trong tinh dầu Bạc hà Trung quốc (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).

· Bạc hà tím Việt Nam trồng ở Mondavi cho hàm lượng tinh dầu là 1,82% (1980), 3% (1981 - 1982), bao gồm 23 thành phần trong đó đã xác định được: a Pinen 0,41%, b Pinen 0,72%, Myrcen 0,47%, Limonen 4,5%, P.Cymol 0,09%, Oetanol 3 - 3,2%, Menthol 5,8%, (-) Menthol 10,1%, Menthyl Acetat 1,6%, (+) Pulegon 24,9%, Piperiton 4%, Piperiton Oxyd 16%, Piperitenon Oxyd 21,5% (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).

· Tinh dầu Mentha Arvensis di thực vào Việt Nam chứa Sabinen, Myrcen, - a Pinen, Limonen, Cineol, Methylheptenon, Menthol, Isomenthol, Menthyl Acetat, Neomenthol, Isomenthol, Pulegon (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).

-Tác dụng dược lý:
+ Tác dụng kháng khuẩn: nước sắc Bạc hà có tác dụng ức chế đối với virus ECHO và Salmonella Typhoit (Trung Dược Học).

+ Tác dụng trên cơ trơn: Menthol và Menthone có tác dụng ức chế trên ruột thỏ, Menthone có tác dụng mạnh hơn (Trung Dược Học).

+ Ức chế đau: Tinh dầu Bạc hà và Menthol bốc hơi nhanh, gây cảm giác mát và tê tại chỗ, dùng trong trường hợp đau dây thần kinh (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).

+ Sát khuẩn mạnh: dùng trong những trường hợp ngứa của 1 số bệnh ngoài da, bệnh về tai, mũi, họng (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).

+ Ức chế hô hấp, tuần hoàn: đối với trẻ em ít tuổi, tinh dầu Bạc hà và Menthol bôi vào mũi hoặc cổ họng có thể gây hiện tượng ức chế dẫn tới ngừng thở và tim ngưng đập hoàn toàn. Người ta đã nhận xét thấy 1 số trường hợp chết do nhỏ mũi 1 giọt dầu Menthol 1% hoặc bôi vào niêm mạc mũi loại thuốc mỡ có Menthol. Vì vậy, cần hết sức thận trọng khi dùng tinh dầu Bạc hà hoặc dầu cù là cho trẻ nhỏ ít tuổi, nhất là trẻ mới đẻ (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).

+ Tác động đến nhiệt độ cơ thể: Bạc hà, tinh dầu Bạc hà hoặc Menthol uống với liều rất nhỏ có thể gây hưng phấn, làm tăng bài tiết của tuyến mồ hôi, làm nhiệt độ cơ thể hạ thấp (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).

+ Liều lớn có tác dụng kích thích tủy sống, gây tê liệt phản xạ và ngăn cản sự lên men bình thường trong ruột (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).

+ Bạc hà có tác dụng kháng vi khuẩn trong thí nghiệm In Vitro đối với các chủng vi khuẩn tả Vibrio Choreia Elto, Vibrio Choreia Inaba, Vibrio Choreia Ogawa (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).

+ Tinh dầu Bạc hà có tác dụng ức chế thần kinh trung ương do tác dụng chủ yếu của Menthol (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).

+ Tinh dầu Bạc hà làm giảm sự vận động và chống co thắt của ruột non. Các chất Menthol và Menthone ức chế sự vận động của đường tiêu hóa từ ruột xuống, có tác dụng làm gĩan mao mạch (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).

Tính vị:
+ Vị cay, the, tính mát (Trung Dược Học).

+ Vị cay the, tính mát, có mùi thơm (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Qui kinh:
+ Vào kinh Phế, Can (Trung Dược Học).

+ Vào kinh Phế, Can (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

-Tính vị, quy kinh:
+ Vị cay, tính mát (Y Học Khải Nguyên).

+ Vị cay, tính lạnh (Y Lâm Toản Yếu).

+ Vào kinh thủ thái âm Phế, thủ quyết âm Tâm bào (Thang Dịch Bản Thảo).

+ Vào kinh thủ thiếu âm Tâm, thủ thái âm Phế và túc quyết âm Can (Bản Thảo Cương Mục).

+ Vào kinh Phế và Tâm bào lạc, Can, Đởm (Bản Thảo Tân Biên).

+ Vị cay, tính ấm (Nam Dược Thần Hiệu).

+ Vị cay, hơi thơm, tính ấm, không độc, vào kinh Phế, Tâm (Dược Phẩm Vậng Yếu).

+ Vị cay tính mát, vào kinh Phế, Can (Trung Dược Đại Từ Điển).

+ Vị cay, the, tính mát, có mùi thơm, vào kinh Phế, Can (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Vị cay, tính mát, vào kinh Phế, Can (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển).

+ Vị cay, tính ấm (tuy ấm mà dùng mát), vào kinh Phế, Can (Đông Dược Học Thiết Yếu).

-Tác dụng, chủ trị:
+ Khứ uế khí, phát độc hãn, phá huyết, chỉ lỵ, thông lợi quan tiết (Dược Tính Luận).

+ Chủ tặc phong, phát hãn. Trị bụng đầy trướng do ác khí, hoắc loạn, ăn không tiêu, hạ khí (Đường Bản Thảo).

+ Dẫn thuốc vào doanh, vệ. Trị âm dương độc, thương hàn đầu đau (Thực tính bản thảo).

+ Trừ tặc phong, kích thích tiêu hóa. Trị trúng phong mất tiếng, nôn ra đờm, ngực, bụng đầy, hạ khí, đầu đau (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).

+ Thông các khớp, lạc. Trị cảm, đầu não đau, trẻ nhỏ bị phong đờm (Bản Thảo Đồ Kinh).

+ Trị trẻ nhỏ sốt cao co giật, nóng trong xương, dùng làm thuốc phát hãn (Bản Thảo Diễn Nghĩa).

+ Thanh lợi đầu mặt (Đông Viên Dược Tính Phú).

+ Sơ Can khí. Trị Phế thịnh, vai lưng đau, cảm phong hàn ra mồ hôi (Thang Dịch Bản Thảo).

+ Uống vào có tác dụng phát hãn, trừ phong nhiệt ở tạng Tâm (Thực Liệu Bản Thảo).

+ Trị trung phong, điên giản, thương táo, uất nhiệt (Bản Thảo Thuật).

+ Giải uất thử. Trị răng đau, ho nhiệt, chỉ huyết lỵ, thông tiểu tiện (Y Lâm Toản Yếu).

+ Tiêu mục ế [trừ mắt có màng mộng] (Bản Thảo Tái Tân).

+ Trị thương hàn đầu đau, hoắc loan, thổ tả, ung nhọt, ngứa (Trấn Nam Bản Thảo).

+ Thanh nhiệt, hóa đờm, tiêu tích thực. Trị đầu đau do phong tà, các bệnh nóng âm ỉ

(Nam Dược Thần Hiệu).

+ Phá huyết, chỉ lỵ, tiêu thực, hạ khí, thanh đầu, thanh mắt, thông quan, khai khiếu. Trị phong nhiệt ngoài da, hư lao, nóng trong xương, trẻ nhỏ bị phong đờm, kinh phong, sốt cao, hoắc loạn. Rắn cắn, mèo cắn, ong chích và bệnh thương hàn lưỡi trắng đều dùng Bạc hà hòa mật mà xát vào (Dược Phẩm Vậng Yếu).

+ Phát nhiệt, giải biểu, khu phong, giảm đau, tuyên độc, thấu chẩn (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Tuyên tán phong nhiệt, thanh đầu, thanh mắt, thấu chẩn. Trị cảm phong nhiệt, phong thấp mới phát, họng đau, miệng lở, ban sởi, mề đay phong ngứa, ngực sườn đầy tức (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển).

+ Phát hãn, trừ phong nhiệt, thanh đầu, thanh mắt, sơ uất khí ở Can. Trị cảm phong nhiệt, bệnh thời tiết nóng sốt không ra mồ hôi, mắt đỏ, răng đau, họng đau do phong hỏa, ban sởi không mọc ra được (Đông Dược Học Thiết Yếu).

-Liều dùng:
+ Uống trong: 4-8g dưới dạng thuốc hãm.

+ Gĩa ép lấy nước hoặc sắc lấy nước bôi.

+ Tinh dầu và Menthol, mỗi lần 0,02 - 0,20ml, một ngày 0,06 - 0,6ml.

-Kiêng kỵ:
+ Người mới bị ngứa, không dùng. Bị đổ mồ hôi do hư không dùng (Dược Tính Luận).

+ Uống nhiều hoặc uống lâu ngày sẽ bị lạnh người; âm hư gây ra sốt, ho, tự ra mồ hôi: không dùng (Bản Thảo Phùng Nguyên).

+ Bạc hà vị cay, thơm, phá khí, vì vậy, uống lâu ngày sẽ làm tổn Phế, thương Tâm, bị hư yếu (Bản Thảo Tùng Tân).

+ Uống nhiều thì tổn Tâm, Can. Dùng lâu, dùng nhiều thì tiết hết Tâm khí, hao âm, tổn dương. Bệnh mới khỏi: kiêng dùng vì sợ bằng ra mồ hôi gây vong dương. Chứng nội thương, biểu hư, âm hư đều cấm dùng. Bệnh nặng mới khỏi mà ăn vào thì ra mồ hôi không dứt: kiêng dùng (Dược Phẩm Vậng Yếu).

+ Người gầy yếu, suy nhược toàn thân, táo bón, huyết áp cao, trẻ em dưới 1 tuổi: không nên dùng (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).

- Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị mắt toét: Bạc hà, ngâm với nước Gừng 1 đêm, sấy khô, tán bột. Mỗi lần dùng 4g, hòa với nước đã đun sôi, rửa mắt ((Minh Mục Kinh Nghiệm Phương).

+ Thanh phần trên, hóa đờm, lợi hầu, cách, trị phong nhiệt: Bạc hà, tán bột, trộn mật làm hoàn, to như hạt súng (Khiếm thực), mỗi lần ngậm 1 hoàn (Giản Tiện Đơn Phương).

+ Trị lao hạch hoặc nhọt độc gây đau, nhọt vỡ mủ: Bạc hà 1 nắm to (20-30g), Tạo giáp 10 trái, (dài 1 xích 2 thốn), bỏ vỏ đen, tẩm dấm, nướng cho vàng, tán bột. Lấy 200ml rượu ngâm 3 đêm, phơi khô, lại tẩm 3 đêm, sấy khô, tán bột làm hoàn, to bằng hạt Ngô đồng, mỗi lần uống 20 viên trước bữa ăn, trẻ nhỏ giảm nửa liều (Bạc Hà Hoàn - Thánh Huệ Phương).

+ Trị lở ngứa do phong khí: Bạc hà, Thuyền thoái. Lượng bằng nhau, mỗi lần dùng 4g với rượu ấm (Vĩnh Loại Kiềm Phương).

+ Trị lỵ ra máu: Bạc hà, sắc uống (Phổ Tế Phương).

+ Trị chảy máu cam không cầm: Bạc hà tươi, vắt lấy nước cốt, hoặc Bạc hà khô, lấy nước chưng lên, thấm vào vải (bông), nhét vào mũi (Bản Sự Phương).

+ Trị ong chích: Bạc hà gĩa, đắp lên chỗ tổn thương (Tất Hiệu Phương).

+ Trị hỏa độc sinh ra lở loét, hỏa độc khí nhập vào trong làm cho 2 bắp chân lở loét chảy nước: Bạc hà, vắt lấy nước bôi (Y Thuyết).

+ Trị tai đau: Bạc hà tươi, ép lấy nước nhỏ vào tai (Mân Trần Bản Thảo).

+ Trị cảm giai đoạn đầu kèm phong nhiệt, biểu chứng: Bạc hà 8g, Thuyền thoái (bỏ chân) 12g, Thạch cao 24g, Cam thảo 6g, sắc uống (Thanh Giải Thang - Trung dược học).

+ Trị sốt cao, sợ nóng, mồ hôi không ra được, miệng khát, bứt rứt, đêm nằm không yên: Thạch cao (sống) 40g, Bạc hà diệp 20g, Tán bột, mỗi lần uống 2-4g với nước nóng, ngày 3 lần (Thạch Cao Bạc Hà Tán – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

+ Trị đầu đau, mắt đỏ, họng sưng đau do phong nhiệt: Bạc hà 4g, Cát cánh 8g, Kinh giới 12g, Phòng phong 8g, Cương tằm 12g, Cam thảo 8g, sắc uống (Tổng Phương Lục Vị Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

+ Trị ban sởi giai đoạn đầu chưa phát, mề đay, phong ngứa: Bạc hà 4g, Ngưu bàng tử 12g, Thuyền thoái 4g, Cam thảo 4g. Sắc uống thì sởi mọc ra (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

+ Trị đầu đau, mắt đau do phong nhiệt: Bạc hà 6g, Cúc hoa 10g, Tang diệp 10g. Sắc uống (Trung Quốc Dân Gian Bách Thảo Lương Phương).

+ Trị răng đau do phong hỏa: Bạc hà lá 10g, Cúc hoa 10g, Bạch chỉ 6g, Hoa tiêu 2g, Tổ ong 10g. Sắc uống (Trung Quốc Dân Gian Bách Thảo Lương Phương).

+ Trị ngứa ngoài da: Bạc hà 30g, Thuyền thoái 30g. Tán bột, mồi lần dùng 4g, uống với nước và rượu (Trung Quốc Dân Gian Bách Thảo Lương Phương).

+ Trị ong chích (đốt): Lá Bạc hà tươi, gĩa nát, bôi (Trung Quốc Dân Gian Bách Thảo Lương Phương).

+ Trị tai đau: Bạc hà tươi, gĩa nát, vắt lấy nước, nhỏ vào tai 3-5 giọt (Trung Quốc Dân Gian Bách Thảo Lương Phương).

-Tham khảo:
+ ”Bạc hà, vị cay, năng phát tán; tính mát, năng thanh lợi, dùng tiêu phong, tán nhiệt. Vì vậy nó là thuốc chủ yếu chữa đầu đau, đầu phong, các bệnh về mắt, họng, miệng, răng, trẻ nhỏ sốt cao co giật cũng như lao hạch, lở ngứa (Bản Thảo Cương Mục).

+ ”Bạc hà cay, thơm, hay sơ thông khí kết trệ, vì cay thì giải mát, sưu tập Can khí và ức chế Phế khí đang thịnh, tiêu phong nhiệt để làm mát đầu, mắt. Đối với trẻ con bị kinh phong, sốt cao, Bạc hà lại cần thiết, vả lại tính nó thăng lên, có thể phát hãn, dẫn các vị thuốc vào phần doanh vệ” (Dược Phẩm Vậng Yếu).

+ ”Trẻ nhỏ sốt cao co giật, cần dùng Bạc hà để dẫn nhiệt. Lại có thể trị nóng âm ỉ trong xương. Dùng nước cốt và các thuốc khác sắc thành cao dùng. Khi dùng Bạc hà không được dùng với thịt mèo (Bản Thảo Diễn Nghĩa).

+ ”Bạc hà có thể dẫn các thuốc nhập vào phần doanh, vệ, vì vậy có thể phát tấn được phong hàn (Bản Thảo Mông Thuyên).

+ ”Khi có mồ hôi, dùng Bạc hà nên sao để bỏ vị cay, làm giảm bớt sức đi ra biểu, tránh mồ hôi ra quá nhiều. Bạc hà ngạnh (cành) thiên về lý khí và thông kinh lạc. Bạc hà thán (sao thành than) đi vào phần huyết, phần âm để thanh phong nhiệt và hư nhiệt ở phần huyết và phần âm. Bạc hà long não còn gọi là Kê tô, sức tán nhiệt, giải độc mạnh hơn Bạc hà (Đông Dược Học Thiết Yếu).

+ ”Theo tài liệu ghi chép thì tính vị của Kinh giới và Bạc hà đều cay, ấm nhưng áp dụng vào lâm sàng thì Bạc hà thiên về trị các bệnh phong nhiệt, có hiệu quả đặc biệt về tán phong nhiệt” (Đông Dược Học Thiết Yếu).

+ ”Kinh giới và Bạc hà đều là thuốc có vị cay, thơm, dùng để phát tán, sơ biểu, thanh lợi ở đầu, mắt. Các bệnh ban sởi, ngứa, họng sưng đau thường dùng phối hợp cả 2 vị này. Tuy nhiên, Kinh giới tính ấm, chủ yếu trị phong hàn ở biểu và trị phù, ngứa, cầm máu, kinh phong. Còn Bạc hà tính mát, chủ yếu sơ tán phong nhiệt tà ở biểu, thông khí, giải uất, giải độc, tẩy uế, trị lỵ (Trung Dược Lâm Sàng Giám Dụng Chỉ Mê).

Theo Yhoccotruyen
Tuế hữu tứ thời xuân tại thủ
Nhân ư bách hạnh hiếu vi tiên
User avatar
giamchua
Nhựa Mít
Nhựa Mít
 
Tiền: $54,936
Posts: 4256
Joined: 09 Apr 2006
Location: Vườn Nho Xứ Lạnh
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng giamchua từ: christiane, tiếu lâm

Re: BẠC HÀ (Menthe)

Postby giamchua » 29 May 2009

Menthe

Image


Noms communs : menthe verte, poivrée, aquatique, gentille, pouliot, basilic, citron, des champs, corse, crépue, marocaine, pomme, ananas, du Canada et menthe eau de Cologne; baume des champs, sentebon, herbe de Saint-Laurent.
Nom scientifique : Mentha spp.
Famille : labiées (synonyme : lamiacées).

Profil santé

La grande majorité des études sur la menthe ont été réalisées sur l’huile essentielle extraite de cette plante plutôt que sur la consommation des feuilles. Cette section traitera des feuilles de menthe fraîches, séchées ou en infusion. Il est important de considérer que les études effectuées sur les feuilles de menthe utilisent différentes variétés de menthes, qui ne sont pas toutes consommées fréquemment en Occident.

Principes actifs et propriétés
Les fines herbes ne sont habituellement pas consommées en grande quantité. Utilisées comme assaisonnements, elles ne peuvent alors pas procurer tous les bienfaits santé qui leur sont attribués. L’ajout de fines herbes de façon régulière et significative aux aliments permet de contribuer, ne serait-ce que de façon minime, à l’apport en antioxydants de l’alimentation. Par contre, la consommation de fines herbes à elle seule ne peut répondre aux besoins en antioxydants du corps.

La majorité des études sur les fines herbes ont été réalisées chez l’animal à partir d’extraits de la plante. L’extrait est utilisé afin d’être en mesure d’isoler et de concentrer les principes actifs, ainsi que pour comprendre les mécanismes d’action. Chez l’humain, il est difficile d’évaluer les effets santé de la consommation de fines herbes puisque les quantités consommées sont généralement faibles.

Infusion de feuilles de menthe
Des chercheurs ont remarqué que lorsque la feuille de menthe poivrée est consommée en infusion, 75 % de ses composés phénoliques se retrouvent dans la tisane8. Les infusions de feuilles de menthe conserveraient donc une bonne partie de leurs capacités antioxydantes.

Antioxydants. Les antioxydants sont des composés qui réduisent les dommages causés par les radicaux libres dans le corps. Ces derniers sont des molécules très réactives qui seraient impliquées dans l’apparition des maladies cardiovasculaires, de certains cancers et d’autres maladies liées au vieillissement. Quelques chercheurs ont évalué la capacité antioxydante des fines herbes et tous s’entendent pour dire que les fines herbes fraîches ont une capacité antioxydante non négligeable, parfois même plus élevée que celle de certains fruits et légumes1-3. Cela démontre qu’effectivement, l’ajout de fines herbes de façon régulière dans l’alimentation contribue à l’apport en antioxydants. Plus spécifiquement, les principaux composés antioxydants de la menthe poivrée seraient l’acide rosmarinique ainsi que différents flavonoïdes4.

Maladies cardiovasculaires. Une étude a démontré que la menthe des champs retardait l’oxydation du cholestérol LDL (mauvais cholestérol) in vitro5. Fait intéressant, sa capacité d’empêcher le processus d’oxydation serait supérieure à celle de neuf autres végétaux, telles la patate douce et la papaye. Rappelons que l’oxydation du cholestérol LDL dans le sang est un facteur de risque important de maladies cardiovasculaires. Étonnamment, l’inhibition de l’oxydation du cholestérol LDL par les différentes plantes à l’étude n’était pas reliée à leur contenu en flavonoïdes et les résultats obtenus n’ont pas permis de démontrer quels composés étaient responsables de l’effet observé. Il faut donc être vigilant avant de conclure que la menthe protège contre les maladies cardiovasculaires puisque aucune étude clinique n’a encore été effectuée sur le sujet.

Nutriments les plus importants
Voir la signification des symboles de classification des sources des nutriments

Fer. La menthe verte séchée est une source de fer pour la femme et une bonne source de fer pour l’homme. Quant à la menthe verte fraîche, elle est une source de fer pour l’homme, mais ne comble que 4 % des besoins quotidiens d’une femme. Il est à noter que le fer contenu dans la menthe, tout comme dans les autres végétaux, n’est pas aussi bien absorbé par l’organisme que le fer contenu dans les aliments d’origine animale. Toutefois, l’absorption du fer des végétaux est favorisée si on le consomme avec certains nutriments comme la vitamine C. Le fer est essentiel au transport de l’oxygène et à la formation des globules rouges dans le sang. Il joue aussi un rôle dans la fabrication de nouvelles cellules, hormones et neurotransmetteurs.

Manganèse. La menthe verte séchée est une source de manganèse. Le manganèse agit comme cofacteur de plusieurs enzymes qui facilitent une douzaine de différents processus métaboliques. Il participe également à la prévention des dommages causés par les radicaux libres. Il n’existe pas d’apport nutritionnel recommandé pour le manganèse, mais un apport suffisant.

Que vaut une « portion » de menthe?

Poids/volume
Menthe poivrée fraîche, 15 ml / 2 g
Menthe verte fraîche, 15 ml / 6 g
Menthe verte séchée, 15 ml / 2 g

Calories
5,0
3,0
5,0

Protéines
0,1 g
0,2 g
0,3 g

Glucides
0,2 g
0,5 g
0,8 g

Lipides
0,0 g
0,0 g
0,1 g

Fibres alimentaires
0,1 g
0,4 g
0,5 g


Source : Santé Canada. Fichier canadien sur les éléments nutritifs, 2005.

Précautions
Tout comme le thé, la tisane de menthe diminuerait l’absorption du fer dans l’organisme6. Dans l’intestin, les composés phénoliques de ces boissons formeraient un complexe avec le fer, empêchant son absorption. La tisane de menthe devrait préférablement être consommée au moins une heure avant ou après un repas, afin de permettre l’absorption optimale du fer contenu dans ce repas. Cela est particulièrement important pour les gens ayant des besoins plus élevés en fer (anémie, grossesse, allaitement, etc.).

Il n’y a pas suffisamment de données scientifiques démontrant l'innocuité des diverses tisanes durant la grossesse et la lactation. Santé Canada recommande donc aux femmes enceintes de faire preuve de modération quant à la consommation de différentes tisanes, telles les tisanes ou infusions à la menthe. Les femmes devraient consommer ces produits avec prudence et examiner d'un oeil critique l'information relative à leurs bienfaits allégués. Quoique la menthe (en tisane ou en infusion) soit communément utilisée contre les vomissements matinaux, elle ne devrait pas être consommée dans le premier trimestre de la grossesse, à moins d’être médicalement indiquée7.

La menthe contient des acides volatiles qui diminuent la tension de repos du sphincter oesophagien inférieur, causant ainsi le reflux du contenu de l’estomac dans l’oesophage. Les gens souffrant de reflux gastro-oesophagien, d’oesophagite peptique ou de hernie hiatale devraient donc éviter de consommer de la menthe ou des tisanes de menthe, particulièrement avant ou après un repas.

La menthe fraîche contient des quantités non négligeables de vitamine K. Cette vitamine, nécessaire entre autres à la coagulation du sang, peut être fabriquée par l’organisme en plus de se retrouver dans certains aliments. Les gens prenant des médicaments anticoagulants, par exemple ceux mis en marché sous les appellations Coumadin®, Warfilone® et Sintrom®, doivent adopter une alimentation dans laquelle le contenu en vitamine K est relativement stable d’un jour à l’autre. Les fines herbes, dont la menthe, contiennent de la vitamine K et doivent donc être utilisées comme assaisonnement seulement. Il est conseillé aux personnes sous anticoagulothérapie de consulter une diététiste-nutritionniste ou un médecin afin de connaître les sources alimentaires de vitamine K et de s’assurer d’un apport quotidien le plus stable possible.

Usages culinaires
Bien choisir
C’est la menthe verte qui est la plus couramment employée en cuisine et c’est donc surtout elle qu’on trouve dans le commerce. Ses feuilles devraient être bien fraîches, vertes, sans taches ni jaunissement.

Apprêts culinaires
Trop de variétés pour les moines?
Au IXe siècle, on connaissait tellement de variétés de menthes, qu’un moine a écrit qu’il préférait avoir à compter les étincelles de la fournaise de Vulcain plutôt que d’essayer de les dénombrer.

Ajouter quelques feuilles de menthe fraîche aux salades de fruits, aux jus ou aux boissons frappées. L’employer dans les glaces, les sorbets ou les yogourts glacés.
Elle est également excellente dans les salades de légumes, par exemple dans une salade de haricots verts cuits quelques minutes et coupés en tronçons, auxquels on ajoutera de fines tranches d’oignon rouge, du fromage feta, quelques noix rôties à sec dans la poêle, et une bonne quantité de feuilles de menthe ciselées. Arroser de la vinaigrette de son choix.

Taboulé. Cette salade se prépare avec du boulgour, des dés de tomates, de l’oignon émincé, du jus de citron, de l’huile d’olive, et de la menthe et du persil frais hachés. À défaut de menthe fraîche, on prendra de la menthe séchée.
En assaisonner les pommes de terre cuites, les carottes, les petits pois ou les petits oignons braisés. La menthe rehaussera également la soupe aux pois verts.
Raita indien. Hacher finement des feuilles de menthe fraîches, de l’oignon et un petit piment rouge ou vert, et mélanger avec du yogourt nature. Saler, poivrer, mettre à refroidir et servir avec un curry de viande ou de légumes.
Saupoudrer de menthe séchée le hoummos ou les tartinades.
La gelée ou la sauce à la menthe est un accompagnement classique de l’agneau et du mouton.

Chorba. Cette soupe algérienne a de nombreuses variantes. Faire revenir des oignons hachés et de l’ail dans du beurre ou de l’huile d’olive, ajouter, si désiré, des cubes d’agneau (collier ou épaule), et bien dorer. Ajouter de l’eau, des tomates pelées et épépinées, quelques cuillerées de concentré de tomate et des pois chiches préalablement trempés ou en conserve et cuire jusqu’à ce que ces derniers soient tendres. Ajouter ensuite du boulgour, des feuilles de coriandre et de menthe hachées, et cuire une vingtaine de minutes.

Soupe à la laitue. Une recette idéale pour utiliser la laitue flétrie. Faire revenir des oignons dans de l’huile ou du beurre, ajouter de la laitue et de la menthe émincées, cuire une dizaine de minutes puis ajouter un peu de farine pour épaissir, du lait et du bouillon. Saler, poivrer, cuire une quinzaine de minutes et passer au mélangeur. Servir avec une cuillerée de crème fraîche, de crème aigre ou de yogourt.

Khmeli suneli. La composition de ce mélange d’épices de la Géorgie varie d’une région à l’autre. Le mélange suivant est un classique : poivre, safran, sarriette, basilic, marjolaine, persil et aneth séchés, auxquels on ajoute des feuilles fraîches de menthe et de coriandre. On s’en sert dans de nombreux plats - feuilles de chou farcies, viandes grillées ou plats de haricots - et pour la confection d’une sauce aux noix et aux fruits aigres que l’on sert avec du poisson ou des aubergines frites.

Omelette fromage et menthe. Séparer les jaunes d’oeufs des blancs, battre ces derniers et les ajouter aux premiers. Verser la préparation dans une poêle beurrée ou huilée, ajouter du fromage râpé et de la menthe hachée, saler et poivrer. Cuire quelques minutes puis replier l’omelette et terminer la cuisson.

Salade de poulet épicée à la thaïlandaise. Émincer finement de la poitrine de poulet et faire revenir dans de l’huile. Mettre dans un bol à salade, ajouter de la sauce de poisson et du jus de lime et bien mélanger. Ajouter des feuilles de coriandre et de menthe hachées, de l’oignon vert, une pâte composée d’ail et de piment fort pilés et une cuillerée de farine de riz grillée (à défaut, on fera griller un peu de riz à sec dans une poêle et on passera au moulin à café). Servir sur de la laitue ou de fines lanières de chou chinois.

Rouleaux de printemps à la vietnamienne. Farcir des galettes de riz réhydratées d’une feuille de laitue, d’une grosse crevette cuite, de lanières de carottes, de pousses de soya, de ciboule et de feuilles de menthe fraîches. Rouler la galette en prenant soin de rabattre les côtés pour enfermer la garniture. Servir avec une sauce composée de sauce soya, jus de citron, ail haché, sel et poivre.
Miel à la menthe. Ajouter 1 c. à soupe de menthe dans 250 ml de miel. Laisser macérer trois semaines dans un endroit chaud. Mettre ensuite sur le feu pour faire fondre, passer et remettre le miel dans son bocal.

Le thé vert à la menthe est étonnamment rafraîchissant durant l’été. On pourra le boire chaud ou froid. Mettre 1 c. à soupe comble de thé vert dans une petite théière, ajouter un peu d’eau bouillante, puis une botte de menthe fraîche et combler avec de l’eau bouillante. Au Maghreb, on ajoute une bonne quantité de sucre à la préparation, mais on peut remplacer par du miel ou omettre entièrement les édulcorants.

La menthe s’entend à merveille avec le chocolat. On peut donc l’ajouter dans tous les desserts où celui-ci est employé. Il suffit de la faire infuser une dizaine de minutes dans le liquide chaud – eau, lait, crème – de la recette. Décorer le dessert de feuilles ciselées.

Conservation
Fraîche : de quelques jours à une semaine au réfrigérateur. La manière la plus efficace de conserver les feuilles consiste à les envelopper dans un papier essuie-tout humide qu’on place ensuite dans un sachet de plastique. On peut également les congeler en les étalant sur une plaque avant de les enfermer dans un sac de plastique. Ou, les hacher et les mettre dans un bac à glaçons avec de l’eau.

Séchée : dans un contenant hermétique au frais, au sec et à l’abri de la lumière. On peut facilement faire sécher ses surplus de menthe fraîche en débarrassant les tiges de leurs feuilles et en mettant ces dernières sur une toile moustiquaire de nylon. Ne les réduire en poudre qu’au moment de s’en servir afin qu’elles préservent leur arôme plus longtemps.

Macérée : hacher les feuilles et les mettre dans de l’huile ou du vinaigre. Laisser macérer une ou deux semaines, puis filtrer.

Jardinage biologique
Comme les semences ne donnent pas toujours de bons résultats, on propage habituellement les menthes par voie végétative (division des racines ou des plants, plantation de rhizomes). Les centres de jardinage offrent des plants de diverses variétés.

Choisir un endroit humide, mais qui s’égoutte bien, dans une partie partiellement ombragée du jardin.

Dans de bonnes conditions, la menthe se répand rapidement et peut devenir envahissante. On pourra la contenir en la plantant dans de grands pots ou en la cernant avec une bande de métal enfoncée de 5 cm à 10 cm dans le sol et dépassant de 12 cm à 15 cm.

On recommande de la changer de place aux trois ou quatre ans. Diviser les racines au printemps ou à l’automne.

On peut récolter quelques feuilles tout au long de la saison. La récolte principale se fera lorsque les plantes commencent à fleurir. Congeler ou sécher les surplus.

Écologie et environnement
La menthe contre le charançon
Des études indiquent que la menthone, un des constituants de la menthe des champs, pourrait remplacer les fumigants chimiques utilisés dans la lutte contre le charançon du riz, un insecte qui cause des dégâts importants dans les entrepôts de riz, de blé et de farine. La menthone ne laisse aucun résidu toxique, n’affecte pas la qualité du grain, n’est ni inflammable ni corrosive et peut facilement être évacuée par la ventilation.

La lutte contre le moustique qui cause la malaria constitue un véritable défi. Le recours aux insecticides chimiques est délicat, d’une part parce qu’ils sont la cause d’une importante pollution dans les régions où la malaria est épidémique, d’autre part parce que les insectes finissent par devenir résistants et qu’il faut sans cesse changer de produit.

Toutefois, des chercheurs indiens ont découvert que l’essence de menthe pouvait repousser et tuer les insectes. Il suffit de l’épandre sur les mares dans lesquelles se reproduisent les adultes pour qu’en l’espace d’une journée, 85 % des larves soient détruites. Bien que les quantités nécessaires pour traiter les régions infestées soient élevées, la menthe présente l’avantage d’être très facile à cultiver.

Par ailleurs, l’extraction de l’essence, qui demande des moyens rudimentaires et peu coûteux, peut être faite sur place par les villageois eux-mêmes. Selon les chercheurs, l’essence de menthe pourrait également protéger contre le virus du Nil, la filariose et la dengue, toutes des maladies transmises par les piqûres de moustiques.

Extrait Passeportsanté
Tuế hữu tứ thời xuân tại thủ
Nhân ư bách hạnh hiếu vi tiên
User avatar
giamchua
Nhựa Mít
Nhựa Mít
 
Tiền: $54,936
Posts: 4256
Joined: 09 Apr 2006
Location: Vườn Nho Xứ Lạnh
 
 


Return to Vườn Thuốc Thiên Nhiên



Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 32 guests