Tổ Nghề

Những tin tức hay, lạ, vui, và hữu ích cho đời sống.
Xin đừng tranh luận về chính trị, tôn giáo, sắc tộc ...

Moderator: A Mít

Tổ Nghề

Postby pleikey » 10 May 2009

.Image

Theo truyền thống dân tộc Á Châu, các ngành nghề đều có Ông Tổ hoặc Bà Tổ. Pleikey thấy tiết mục khá lý thú và đang sưu tầm các bài viết trên internet, nếu bạn nào có thêm thông tin hoặc hình ảnh các Ông Tổ hoặc Bà Tổ thì xin hãy tham gia hén :D


Phần 1: Ông tổ nghề nông:

Image

Thần Nông (chữ Hán: 神農), hay Viêm Đế (炎帝), là một trong các vị vua Trung Hoa đầu tiên đã dạy dân nghề làm ruộng, chế ra cày bừa và là người đầu tiên đã làm lễ Tịch Điền (còn gọi là lễ Thượng Điền, tổ chức sau khi gặt hái, thu hoạch mùa màng) hoặc Hạ Điền (lễ tổ chức trước khi gieo trồng), cũng như nghề làm thuốc trị bệnh, cho nên trong dân gian có câu Thần Nông giáo dân nghệ ngũ cốc (tức Thần Nông dạy dân trồng ngũ cốc). Theo truyền thuyết phương nam thì Thần Nông là tổ tiên năm đời của Lạc Long Quân. Lạc Long Quân và Âu Cơ được coi là tổ tiên của người Việt.

Có tài liệu cho rằng Hoàng Đế và Thần Nông là một người. Có tài liệu thì lại cho rằng Phục Hi, Thần Nông và Hoàng Đế là ba người khác nhau (gọi chung là Tam Hoàng). Thực ra tất cả chỉ đều là huyền thoại, không có gì đảm bảo là họ là ba người hay chỉ là một hoặc hai người.

Câu hỏi tại sao người Việt nhận là con cháu của Thần Nông, một trong những ông vua đầu tiên của Trung Hoa là vấn đề được nhiều người tranh cãi. Một số nhà nghiên cứu hiện nay, dựa trên các dữ liệu về sử học, thần thoại học, ngôn ngữ học, đã giả thiết rằng Thần Nông là một vị thần có nguồn gốc từ phương nam (từ phía nam sông Dương Tử xuống đến hết Việt Nam ngày nay, đó là vùng đất cư trú của cư dân Bách Việt). Sau khi nước Trung Hoa mở rộng từ phía tây sang phía đông (giai đoạn một), rồi từ phía bắc xuống phía nam (giai đoạn hai) thì Thần Nông được người Trung Hoa sát nhập vào văn hóa của họ và được coi là một trong các "ông vua" đầu tiên của họ. Thực ra trước đó, Thần Nông đã được coi là "ông tổ" của một số bộ tộc Bách Việt. Và sau này, do ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa rất mạnh, nhiều người lầm tưởng người Việt nhận một ông vua Trung Hoa làm ông tổ của mình.

Các dữ liệu ủng hộ giả thuyết trên:

* Thần Nông tức là vị thần về nông nghiệp, vị thần này thường được hình dung cưỡi trâu để đi lại nên vị thần gắn liền với văn hóa lúa nước.
* Thần Nông còn có một tên gọi khác là Viêm Đế (vua xứ nóng - vua phương nam), và được coi là vị thần cai quản phương nam.
* Cách đọc từ Thần Nông là cách đọc của phương nam, người phương bắc sẽ có xu hướng đọc là Nông Thần.
Tuy nhiên, điều này bị phản bác rằng từ Thần Nông vẫn hiểu được theo ngữ pháp phương bắc, và có nghĩa là người nông phu-thần linh.
* Truyền thuyết của một số dân tộc thiểu số của Việt Nam (ít bị ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa) như dân tộc Mèo cũng coi Thần Nông là ông tổ của nghề trồng lúa nước.

Lễ Thần Nông
Lễ Thần Nông tức là lễ tế vua Thần Nông để cầu mong được mùa và nghề nông phát đạt.

Trên các quyển lịch cổ hàng năm, người ta thường vẽ một mục đồng dắt một con trâu. Mục đồng tức là vua Thần Nông, còn con trâu tượng trưng cho nghề nông.

Hình mục đồng cũng như con trâu thay đổi hàng năm tùy theo sự ước đoán của Khâm thiên giám về mùa màng năm đó sẽ tốt hay xấu.

Năm nào được coi là được mùa, Thần Nông có giày dép chỉnh tề, còn năm nào mùa màng bị coi là kém, Thần Nông có vẻ như vội vàng hấp tấp nên chỉ đi giày một chân. Con trâu được đổi màu tùy theo hành của mỗi năm, nó có thể có một trong 5 màu vàng, đen, trắng, xanh, đỏ đúng với các hành Thổ, Thủy, Kim, Mộc, Hỏa.

Thời phong kiến, hàng năm đều có tục tế và rước Thần Nông tại triều đình cũng như ở các địa phương.

Nghi thức lễ tế Thần Nông thời Nguyễn

Lễ tế Thần Nông hàng năm cử hành vào ngày Lập xuân, bởi vậy nên lễ tế Thần Nông còn được gọi là tế xuân.

Theo chỉ dụ của vua Minh Mạng, hàng năm sau tiết Đông chí, tòa Khâm thiên giám phải lo sửa soạn việc tế Thần Nông. Các quan cùng nhau họp để nặn trâu và tượng Thần Nông.

Trước ngày lập xuân hai ngày, tại gần cửa Đông Ba (ngày nay là cửa chính Đông), các quan Khâm thiên giám cho lập một cái Đài hướng đông. Trâu và tượng Thần Nông cũng được đưa tới lưu tại phủ Thừa Thiên để ngày hôm sau các quan trong phủ mới rước từ phủ tới Đài. Các quan vận lễ phục, có quân lính mang gươm giáo, tàn lọng, cờ quạt theo hầu.

Tới Đài thì một lễ đơn giản được cử hành, ngụ ý trình với Thổ Công về sự hiện diện của tượng Thần Nông và trâu. Sau đó, trâu và tượng Thần Nông lại được khiêng về kho cất. Hôm tế xuân, tượng và trâu lại được rước ra Đài, nhưng lần này đi rước là các quan bộ Lễ và các quan phủ Thừa Thiên. Khi đám rước đi qua cung vua, một viên thái giám vào tâu để vua biết. Sau đó, đám rước lại tiếp tục đi và khi đi qua bộ Lễ, một viên quan đánh vào mông trâu ba roi, có ý thôi thúc trâu phải làm việc.

Tới Đài, các quan làm lễ tế Thần Nông theo như nghi lễ các cuộc tế khác. Tế Thần Nông xong, trâu và tượng Thần Nông được quân lính mang đi chôn sau buổi lễ.

Tại các tỉnh, trong ngày Lập xuân cũng có lễ tế Thần Nông và lễ cũng được sửa soạn từ sau ngày Đông chí. Các quan tỉnh phụ trách việc hành lễ. Trâu và tượng Thần Nông cũng được đem chôn.

Lễ tế Thần Nông của các dân tộc khác

Người Dao Tuyển, để cảm tạ công ơn và cầu xin cho mùa màng bội thu, nhà nhà hạnh phúc thì lễ hội ngày 6 tháng 6 âm lịch là ngày cúng Thần Nông lớn nhất trong năm. Ngoài ra họ còn thờ cúng Thần Nông vào các ngày 1 tháng 1 âm lịch và 9 tháng 9 âm lịch hàng năm
Last edited by pleikey on 10 May 2009, edited 2 times in total.
I thought I made a mistake once but it turned out it was a creative moment.
~ Scott Fleming
User avatar
pleikey
Nhựa Mít
Nhựa Mít
 
Tiền: $313,942
Posts: 5919
Joined: 13 Nov 2008
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng pleikey từ: msn, littlehoney999, Christiane, SongVyy, lkkevin, hÆ°Æ¡ng quê, huynhnhan, tien_quoc

Re: Tổ Nghề

Postby pleikey » 10 May 2009

Phần 2: Vài nét về Tổ Kim Hoàn Việt Nam


Nghề kim hoàn Việt Nam được xem là một trong những nghề thủ công truyền thống có từ rất lâu đời. Mặc dù chưa rõ gốc tích tổ nghề kim hoàn ở vào thế kỷ nào, nhưng theo sử sách ghi lại, khoảng 300 năm về trước, hai vị Cao Ðình Ðộ và Cao Ðình Hương được xem như hai vị tổ sư của nghề kim hoàn Việt Nam.

Ông Cao Ðình Ðộ sinh năm 1744 tại làng Cẩm Tú, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa. Tuy xuất thân từ một gia đình nông dân, nhưng ông lại có niềm mơ ước là trở thành người thợ kim hoàn xuất sắc. Trong thời kỳ chỉ có người Hoa biết nghề chế tác vàng và độc quyền sản xuất, buôn bán vàng bạc, ông cải trang thành người Hoa, xin vào giúp việc cho một chủ tiệm vàng ở Thăng Long (Hà Nội).

Mặc dù người Hoa thường không muốn truyền nghề cho người ngoài, thế nhưng do tư chất thông minh, hiếu học, cộng thêm tính trung thực, ông Cao Ðình Ðộ đã được người chủ tiệm kim hoàn này truyền nghề.

Năm 1783, sau khi thành nghề, ông đưa vợ và con trai vào làng Kế Môn, huyện Phong Ðiền, Thuận Hóa, lập nghiệp và truyền nghề cho con.

Người con trai ông, Cao Ðình Hương, nhanh chóng tiếp thu nghề kim hoàn của cha, trở thành một nghệ nhân thực thụ. Tại Thuận Hóa, ông Cao Ðình Ðộ còn thu nhận đệ tử, truyền nghề cho họ. Làng Kế Môn trở thành làng nghề kim hoàn kể từ đó.

Năm 1810, ông Cao Ðình Ðộ qua đời. Mặc dù còn được kế tục sự nghiệp của cha trong triều Nguyễn với chức quan lãnh binh, nhưng ông Cao Ðình Hương nhận thấy hoài bão của cha mình sẽ bị mai một nếu không có người nối nghiệp. Ông từ quan về nhà với ý định tìm người truyền nghề, nối nghiệp gia đình. Nghề kim hoàn ở miền Trung từ đó được phát triển.

Tại Thuận Hóa, ông Cao Ðình Hương nhận ba học trò là Trần Hòa, Trần Ðiện và Trần Ðiền. Tất cả là con của quan Thượng Thư Bộ Lại Trần Minh. Ngoài ra, ông còn truyền nghề cho ba người cháu Huỳnh Quang, Huỳnh Bảo và Huỳnh Nhật. Năm 1821, trước khi mất, ông dặn dò học trò mình phải đem nghề kim hoàn truyền bá rộng rãi trong dân gian.

Theo di chúc của thầy, ba anh em họ Trần ra Thăng Long mở lò thu nhận đệ tử. Anh em họ Huỳnh vào Nam, đến Phan Thiết thì dừng chân, vừa thu nhận đệ tử truyền nghề, vừa để tưởng nhớ một người anh em đã qua đời tại đây. Nghề kim hoàn ở Phan Thiết được khai sinh.

Sau đó, từ Thăng Long, anh em họ Trần quyết định vào Nam, và họ chọn Gia Ðịnh-Chợ Lớn là điểm dừng chân. Sau khi truyền nghề cho 36 thợ bạc ở Chợ Lớn, ba ông tiếp tục hành trình đến các tỉnh miền Tây, qua Cambodia, Thái Lan. Hiện nay, vẫn không biết ba ông qua đời vào lúc nào và ở đâu.

Như thế, Tổ Sư Thứ Nhất Cao Ðình Ðộ và Tổ Sư Thứ Nhì Cao Ðình Phương là hai vị khai sáng nghề kim hoàn. Anh em họ Trần và họ Huỳnh chính là những người có công phổ biến nghề kim hoàn đi khắp đất nước. Họ được người trong nghề tôn vinh là tổ sư thứ hai của nghề kim hoàn Việt Nam.

Hiện nay, lăng mộ hai vị Tổ sư đời thứ nhất đều tọa lạc tại phường Trường An, phía Nam thành phố Huế, theo kiến trúc văn hóa đặc trưng của triều Nguyễn. Ðền thờ hai ông được đặt tại phường Phú Cát, thành phố Huế.

Hàng năm, thợ kim hoàn tổ chức lễ giỗ Tổ Sư Thứ Nhất Cao Ðình Ðộ vào ngày 27 Tháng Hai Âm Lịch, lễ giỗ Tổ Sư Thứ Nhì Cao Ðình Phương vào ngày 7 Tháng Hai Âm Lịch. Tại làng Ðịnh Công, Hà Nội, có giỗ tổ sư họ Trần, tại Phan Thiết có giỗ tổ sư họ Huỳnh.

Trước năm 1975, nghề kim hoàn tại miền Bắc hoàn toàn im tiếng. Mặt hàng vàng bạc bị chính quyền cộng sản quản lý chặt chẽ, không cho tư nhân kinh doanh nên những người có tâm huyết với nghề chỉ làm chui, dạy chui để duy trì nghề gia truyền này. Trong khi đó tại miền Nam, ngành kim hoàn đã có một thời kỳ cực thịnh, nhưng mẫu mã mới chế tác công phu như những tác phẩm nghệ thuật luôn được giới thiệu đến công chúng.

Sau năm 1975, người thợ kim hoàn trong nước một lần nữa lại phải làm chui, bán chui, nhưng họ nhất quyết không bỏ nghề. Trong hàng trăm ngàn người vượt biển thập niên 1970-1980, đã có không ít người thợ kim hoàn ra đi. Gặp nhau trên đất khách quê người, một lần nữa họ lại phải làm lại từ đầu để tiếp tục đem đến cho xã hội những sản phẩm có ý nghĩa trong mỗi giai đoạn của đời người.

Dù ngày nay được sự trợ giúp của máy móc hiện đại, thế nhưng trong mỗi sản phẩm vàng bạc, vẫn luôn lưu giữ dấu ấn của người thợ yêu nghề. Và cho dù thành công hay thất bại, tổ nghề vẫn luôn được họ coi trọng và tôn thờ. (V.Ð.T.)
(Theo Người Việt Online)
I thought I made a mistake once but it turned out it was a creative moment.
~ Scott Fleming
User avatar
pleikey
Nhựa Mít
Nhựa Mít
 
Tiền: $313,942
Posts: 5919
Joined: 13 Nov 2008
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng pleikey từ: msn, littlehoney999, SongVyy, lkkevin

Re: Tổ Nghề

Postby pleikey » 13 May 2009

Phần 3 - Ông Tổ Cải Lương

Ông Tổ Cải Lương tên thật là Tống Hữu Định, bút hiệu Tịnh Trai, người ta còn gọi là Thầy Phó Mười Hai - gọi Thầy Phó vì ông từng làm Phó Tổng đất Vãng (sau đổi thành tỉnh Vĩnh Long) và gọi Mười Hai là theo hạng thứ trong gia đình. Ông sanh năm 1896 tại làng Long Châu, Vĩnh Long và mất năm 1932.


Ông là một danh sĩ tài hoa, vốn dòng dõi một công thần nhà Nguyễn - ngài Tống Phước Hiệp, thần hoàng bốn tỉnh - người có công trùng tu và tân tạo Văn Thánh miếu mà cũng là người nâng đỡ chu toàn nền cổ nhạc Long Hồ.

Nhưng ông cũng là người ăn chơi nổi tiếng, hào hoa đứng đầu tỉnh Vĩnh Long vào những năm 1915-1920. Lúc sanh tiền ông hay tổ chức đờn ca tiệc tùng, đá gà nòi, bài bạc, đờn hát, ngâm thơ đủ thứ. Đệ nhất thế chiến 1914-1918, ông tổ chức hát dạo quyên tiền giúp quốc trái nhưng chưa bao giờ lên hát trên Sài Gòn. Họa chăng ông là người ham dạo chơi đó đây, nên ông từng ghé Mỹ Tho ngủ đêm tại đây để chờ sáng đáp xe lửa lên Sài Gòn, nhân dịp đó có lẽ ông đã từng xem hát bóng có đờn ca tài tử tại Mỹ Tho, cũng như ông từng lên ngồi uống rượu ở nhà hàng P.T. (góc Lê Thánh Tôn - Thủ Khoa Huân) và tại nhà hàng Lương Hữu, khách sạn ông Bảy Phương (đường Nguyễn Thiệp), ông thấy giàn đờn tài tử, ông chớp để bụng mang về nhà bày đờn ca ngồi trên ván ngựa v.v.

Tuồng Cải Lương được diễn lần thứ nhất tại nhà Thầy Phó Mười Hai (Vũng Liêm) là ngày 15-11-1918, kế đó diễn nơi Sa Đéc và Vũng Liêm.
Lúc bấy giờ, nói đến tên ông Tống Hữu Định, trong giới âm nhạc tài tử ai đều cũng biết. Ông là người có sáng kiến khai sinh ra điệu ca bộ, ông tổ chức nghệ thuật sân khấu Cải Lương. Khoảng đầu năm 1916, trong một buổi hòa tấu nhạc tại nhà ông, bài ca Tứ Đại Oán "Bùi Kiệm Thi Rớt Trở Về" được trình diễn bằng hình thức "ca ra bộ", vừa ca vừa ra bộ. Ba người thủ vai: Bùi Ông, Bùi Kiệm, Kiều Nguyệt Nga (Cô Ba Định thủ vai Nguyệt Nga, ông giáo Du trong vai Bùi Ông và ông giáo Diệp Minh Ký trong vai Bùi Kiệm).

Ông Tống Hữu Định nổi tiếng là người hào hoa phong nhã hiếu khách, say mê nghệ thuật đờn ca, hàng tuần vào ngày thứ bảy đều có tổ chức hòa nhạc, tiệc tùng tại nhà ông với đôi ba người tài tử nghệ sĩ. Phong trào âm nhạc tài tử nhờ đó mà phát triển mạnh mẽ ở miền Tây cách đây 75 năm. Ông vừa là người có tâm hồn nghệ sĩ vừa là một nhà thơ, đã đứng ra vận động thành lập Hội Văn Thánh, quyên tiền trùng tu Văn Thánh miếu Vĩnh Long.
I thought I made a mistake once but it turned out it was a creative moment.
~ Scott Fleming
User avatar
pleikey
Nhựa Mít
Nhựa Mít
 
Tiền: $313,942
Posts: 5919
Joined: 13 Nov 2008
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng pleikey từ: msn, SongVyy, littlehoney999

Re: Tổ Nghề

Postby pleikey » 29 May 2009

Phần 4 - Tổ Nghề Gốm

Trong truyền thuyết, sự xuất hiện của đồ gốm, đồ sứ như một điều bí hiểm, linh thiêng “Đồ gốm, sứ là loại chất bột nằm sâu trong lòng đất, ở những nơi linh thiêng có ma quỷ canh giữ. Muốn khai thác được phải chọn ngày lành tháng tốt. Lên tới mặt đất, nhờ ánh sáng chói lọi của mặt trời soi dọi chất bột đó mới biến thành gốm, sứ…”

Thực ra đó chỉ là truyền thuyết ly kỳ để tăng cái phần quan trọng của kỹ nghệ gốm, sứ xa xưa. Thực chất hàng gốm, sứ ra đời nhờ đôi bàn tay khéo léo và đầu óc sáng tạo của người thợ thủ công. Lịch sử Việt Nam, tập 1, trang 38 có ghi: “Trong giai đoạn Phùng Nguyên, kỹ thuật tạo chế đồ đá đã đạt đến trình độ cực thịnh. Những chiếc rìu, vồ đục… quy mô to nhỏ khác nhau, được chế tạo bằng cách mài, cưa khoan, rất hoàn thiện. Những vòng tay, hoa tai, hạt chuỗi… bằng đá được chau chuốt, tiện, gọt tinh vi. Những loại hình đồ gốm (nồi, bát, cốc, vò…) có hình dáng đẹp, chắc, khoẻ, phần nhiều đã được chế tạo từ bàn tay. Mặt ngoài đồ gốm phủ đầy hoa văn trang trí với những đường vạch sắc sảo, những nét cong uyển chuyển, mềm mại, được phối trí, đối xứng và hài hòa. Đó là một biểu hiện về óc thẩm mỹ khá cao của người Việt Nam lúc bấy giờ….”

Vậy là kỹ nghệ gốm giai đoạn Phùng Nguyên (cách ta gần 4.000 năm) ở nước ta đã phát triển mạnh. Con người buổi đó đã biết nghĩ ra bàn xoay và chế tạo ra thứ men để phủ ngoài, tăng thêm vẻ đẹp kỳ diệu của đồ gốm.

Đây là một thời kỳ của nước Văn Lang. Cho tới thời Âu Lạc, kỹ nghệ gốm đã phát triển mạnh lắm. Nghề nung gạch, làm ngói… cũng đã có từ ngày này.

Phải nói thời cực thịnh của gốm sứ là thời kỳ Lý – Trần (thế kỷ XI – XIV). Đó là những năm đất nước phồn thịnh, kinh tế mạnh mẽ, quân sự vững mạnh, văn hóa phát triển, đất nước an bình, mọi kỹ nghệ được khuyến khích phát đạt.

Nghề gốm, xem ra phát triển rải rác khắp đất nước. Ở tỉnh nào cũng có những vùng làm nghề gốm. Cứ ven các dòng sông, chúng ta gặp nhiều mảnh sành, mảnh gốm còn vương sót lại. Hoặc chúng ta gặp những dãy lò gốm đang ăn khói nghi ngút. Những trung tâm sứ gốm ở nước ta, xuất hiện từ thời Lý – Trần mà đến nay vẫn còn hưng thịnh nghề nghiệp, đó là Bát Tràng (Hà Nội), Thổ Hà, Phù Lãng (Bắc Ninh), Hương Canh (Vĩnh Phúc), Quế Quyển (Hà Nam Ninh), Chum Thanh (Thanh Hóa)… Mỗi vùng quê gốm lại giữ kỹ nghệ riêng biệt. Và mỗi nơi, lại có mặt hàng gốm đặc trưng riêng của mình, tạo thêm cái đa dạng và phong phú của công nghệ gốm Việt Nam. Nếu nói trung tâm gốm ở nước ta, phải nói tới Bát Tràng – Thổ Hà – Hương Canh. Một đặc điểm riêng biệt và rõ nét nhất của nghề gốm là đều phát triển dọc sát các triền sông. Bởi lẽ nó tiện đường chuyên chở, và đất sét dọc các triền sông là thứ nguyên liệu quý để sản xuất gốm, sứ.



Gốm Bát Tràng ngày nay




Theo tài liệu giới thiệu Lịch sử nghề gốm ở Thổ Hà của Ty Văn hóa Hà Bắc, và tài liệu Tìm hiểu nghề gốm ở Bát Tràng, tư liệu đánh máy của Viện Mỹ thuật, năm 1964, cho biết: Vào khoảng thời Lý – Trần có người đỗ Thái học sinh (đặc biệt chức Thái học sinh thì mới có từ thời Trần) được cử đi sứ nhà Tống (Trung Quốc) là: Hứa Vĩnh Kiều, người làng Bồ Bát (Thanh Hóa), Đào Trí Tiến, người làng Thổ Hà (Hà Bắc), Lưu Phong Tú, người làng Kẻ Sặt (Hải Dương). Cả ba ông này, khi đi sứ đã học được nghề sứ gốm. Khi về nước, ba ông chọn ngày lành tháng tốt lập đàn ở bên sông Hồng làm lễ truyền nghề cho dân làng. Công nghệ có được phân như sau: Ông Kiều về Bồ Bát, ông Tiến về Thổ Hà, ông Tú về Phù Lãng, và:

- Làng Bồ Bát chuyên chế các hàng gốm sắc trắng.

- Làng Thổ Hà chuyên chế các hàng gốm sắc đỏ.

- Làng Phù Lãng chuyên chế các hàng gốm sắc vàng, thẫm.

Nửa năm sau nghiên cứu, chế tạo thành công, ba ông lấy các đồ gốm do tay mình chế được, dâng Vua xem. Nhà Vua thấy sản vật đẹp, liền khen thưởng các quan sứ thần bốn chữ “Trung ái Quán Thế” và phong cho ba ông danh “Khởi nghệ tiên triết”. Tục truyền, dịp này, dân làng ở ba nơi đều tế lễ sầm uất và linh đình. Sau dâng ba tuần rượu, dân chúng nhảy nhót hoan hô để biểu dương các ngài đem nghề về truyền cho dân. Sau khi ba ông mất, dân chúng ba nơi đều tôn ba ông là “Tổ sư”, tức “Tổ nghề”.

Phường gốm Bồ Bát sau có rời ra ngoài Bắc. Dọc theo con sông Hồng, tới một bãi sông có đất thó trắng, họ dừng lại lập lò gốm ở đó, với tên gọi Bạch Phường thổ, sau này đổi là Bát Tràng phường. Và ngày nay, ta quen gọi là Bát Tràng.
I thought I made a mistake once but it turned out it was a creative moment.
~ Scott Fleming
User avatar
pleikey
Nhựa Mít
Nhựa Mít
 
Tiền: $313,942
Posts: 5919
Joined: 13 Nov 2008
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng pleikey từ: msn, littlehoney999

Re: Tổ Nghề

Postby littlehoney999 » 29 May 2009

wow....cái ông đó mát tay ghê..nuôi anh gà trống thiệt to (6)

Út st thêm với anh 7 nè


Tổ nghề dệt lụa - Công chúa Thiều Hoa

Ăn, ở, mặc…là những nhu cầu vật chất cơ bản của xã hội loài người nói chung và Việt Nam nói riêng. Ở Việt Nam có nhiều vị tổ nghề thủ công truyền thống, nhưng không ai không biết đến công chúa Thiều Hoa, người được tôn vinh là tổ nghề dệt lụa - một nghề truyền thống có lịch sử lâu đời gắn bó mật thiết với người phụ nữ Việt Nam.

Người Việt Nam từ ngàn xưa đến nay có câu “Người đẹp vì lụa…”, vải lụa là một sản phẩm văn hóa bản địa của Việt Nam có giá trị từ trong lịch sử đến ngày nay. Vải lụa đã đi vào ca dao Việt Nam:

Lụa này là lụa Cổ Đô
Chính tông lụa cống, các cô ưa dùng

Cùng với sự ra đời của nhiều giá trị văn hoá khác trong lịch sử dân tộc, lụa Cổ Đô gắn với bà tổ nghề là Công chúa con Vua Hùng Vương thứ 6 - Công chúa Thiều Hoa. Các triều đại Vua Hùng gắn với buổi bình minh lập nước của lịch sử Việt Nam. Nghề dệt lụa cũng có từ buổi ấy và gắn với truyền thuyết về một nàng công chúa xinh đẹp, một trong những vị tổ nghề quan trọng đặt nền tảng cho một giá trị văn hoá vật chất có sức sống lâu bền đến nay và là niềm tự hào của người Việt.

Truyện kể rằng công chúa là người hiền lành, xinh đẹp nhưng lại không chịu lấy chồng. Nàng từ chối ý định gả chồng của vua cha và sang sống ở trang trại khác. Nàng có biệt tài nói chuyện với chim và bướm mỗi khi vào rừng chơi. Một lần nói chuyện với bướm nâu, biết bướm nâu chỉ ăn một thứ lá dâu để đẻ ra trứng rồi nở thành sâu, nhả ra sợi vàng. Bướm đưa Thiều Hoa ra bãi dâu ven sông thấy hàng ngàn con sâu đang làm kén. Thiều Hoa xin bướm giống trứng và sâu ấy cũng như hỏi bướm cách kéo tơ rồi tìm cách đan chúng thành những mảnh, tấm nõn nà vàng tươi. Nàng đặt tên cho những tấm sợi ấy là lụa. Chính cái tên Thiều Hoa gọi bướm là ngài và giống sâu cho sợi ấy là tằm còn gọi đến ngày nay.

Sau kỳ tích ấy Thiều Hoa đem truyền dạy cho mọi người trồng dâu, chăn tằm, kéo sợi, dệt lụa. Tấm lụa đầu tiên nàng đem tặng Vua cha. Hùng Vương khen ngợi con gái yêu và truyền cho dân chúng theo đó mà dệt lụa. Dân làng Cổ Đô, Vân Sa…rất nổi tiếng về nghề dệt lụa và nhiều làng tôn Thiều Hoa làm tổ sư nghề dệt lụa, làm thành hoàng làng của mình.

Lụa tơ tằm Việt Nam trong lịch sử cũng như hiện nay có tiếng trong nước và quốc tế. Nó không chỉ đưa lại giá trị kinh tế cho quốc gia, nhiều dòng họ, gia đình, nhiều làng mà còn là một nét đặc sắc của văn hóa Việt Nam gắn với một vị tổ nghề là phụ nữ sáng lập không có lợi ích riêng, một phụ nữ “Lá ngọc cành vàng”- Công chúa Thiều Hoa.
st

Em không làm thi nhân hay thi sĩ
Em chỉ làm tri kỷ của riêng anh :luv: :ôm:

Một Nụ cười bằng 10 thang thuốc bổ :) Không cười thì lỗ ráng chịu nghen ^_*

User avatar
littlehoney999
Nhựa Mít
Nhựa Mít
 
Tiền: $112,012
Posts: 6798
Joined: 01 Aug 2007
Location: trên cành cây, nơi có tổ ong ^_*
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng littlehoney999 từ: msn, pleikey

Re: Tổ Nghề

Postby pleikey » 29 May 2009

Cám ơn Út nghen! tẹng Út con gà đó, nhớ lát về dắt gà về theo hén :!:

Tổ nghề mộc và xây dựng - Lỗ Ban

Image

Lỗ Ban được xem là ông tổ của nghề mộc và nghề xây dựng. Trong ngành xây dựng thường nói tới “thước Lỗ Ban”, còn dân gian lại hay nhắc tới “bùa Lỗ Ban”. Có vài thuyết về lai lịch của ông.

Lỗ Ban là thợ mộc giỏi của nước Lỗ (nay là tỉnh Sơn Đông) thời Xuân Thu (770-476 TCN). Tên ông là Ban, họ là Công Thâu (cũng đọc Công Du). Lỗ Ban nghĩa là “ông Ban người nước Lỗ”.

E.T.C. Werner (A Dictionary of Chinese Mythology) cho rằng Lỗ Ban sinh năm 506 TCN. Cha là Công Thâu Hiền. Công Thâu Ban thuở trẻ là thợ giỏi về các loại vật liệu như gỗ, đá, kim loại. Năm 40 tuổi ông ở ẩn trên núi Lịch Sơn, tu luyện pháp thuật.


Tượng thờ Lỗ Ban ở Đài Loan. Chân tượng có khắc chữ Xảo thánh tiên sư , tức là Lỗ Ban Công.
Một thuyết khác cho rằng Lỗ Ban là người Đôn Hoàng , Túc Châu (nay là huyện Đôn Hoàng, tỉnh Cam Túc), thời Chiến Quốc (475-221 TCN). Ông có tài nghệ tinh xảo, chế tạo diều gỗ cho người ngồi trên đó bay đi do thám thành trì nước Tống.

Một thuyết khác lại cho rằng ông tên là Công Thâu Ban, thường gọi là Công Thâu Tử , vốn là con của Lỗ Mục Công (có sách chép là Lỗ Chiêu Công). Tương truyền Công Thâu Tử chế tạo nhiều loại máy móc, có thể dùng trong tác chiến, thí dụ như thang mây (vân thê) bắc lên tường thành để công phá thành. Mặc Tử là người chủ trương phản chiến, từng đánh bại Công Thâu Ban về kỹ thuật công phá thành. Sách Mặc Tử, thiên Công Thâu chép: “Công Thâu Ban làm thang mây cho nước Sở xong, sắp đem đi đánh Tống. Mặc Tử nghe tin, bèn đi suốt mười ngày mười đêm từ nước Lỗ đến kinh đô của nước Sở để yết kiến Công Thâu Ban. [...] Mặc Tử cởi đai lưng giả làm thành, lấy thẻ tre giả làm khí giới. Công Thâu Ban chín lần bày cách đánh thành giả ấy nhưng Mặc Tử chín lần cự lại. Công Thâu Ban dùng hết khí giới đánh thành mà Mặc Tử thì còn cách chống giữ. Công Thâu Ban chịu thua”.


Theo các thuyết trên, từ điển Từ Hải nói nên xem Lỗ Ban và Công Thâu Ban là hai người khác nhau. Trong dân gian thường truyền tụng về sự linh nghiệm của bùa Lỗ Ban, thước Lỗ Ban, v.v… Thợ mộc và thợ xây dựng thờ Lỗ Ban làm tổ sư, ngày vía là 13 tháng 6 âm lịch.


Ứng dụng thước Lỗ Ban (Lỗ Ban Xích) trong phong thủy

Image


Lỗ Ban tương truyền là ông tổ của nghề mộc đã được hoá thân thành Thánh đã phát minh ra cây thước Lỗ Ban. Cây thước Lỗ Ban có rất nhiều thuyết khác nhau liên quan đến xuất xứ của nó. Chỉ biết rằng trong Phong Thủy thì nó...

được ứng dụng để đo chiều dài trong thiết kế nhà cửa và âm phần.

Hiện nay người ta thường sử dụng loại thước Lỗ Ban dài 43cm chia thành 8 cung bằng nhau :

Cung _________ Ý Nghĩa

Tài........ Ứng với sao Tham Lang tức Sinh Khí - Tốt

Bệnh....... Ứng với sao Phá Quân tức Tuyệt Mệnh - Xấu

Ly......... Ứng với sao Vũ Khúc tức Phúc Đức - Tốt

Nghĩa...... Ứng với sao Cự Môn tức Thiên Y - Tốt

Quan....... Ứng với sao Văn Khúc tức Lục Sát - Xấu

Kiếp....... Ứng với sao Liêm Trinh tức Ngũ Quỷ - Xấu

Hại.........Ứng với sao Lộc Tồn tức Hoạ Hại - Xấu

Bổn.........Ứng với sao Tả Phụ tức Phục Vị - Tốt


Đo chiều dài của nhà cửa, vật dụng mà rơi vào các cung Tài, Ly, Nghĩa, Bổn là tốt, các cung khác là xấu.
Ngoài ra còn một loại khác dài 51cm chia thành 8 cung bằng nhau như sau :

Cung _________ Ý Nghĩa

Quý Nhân........ Hành Mộc – Tốt

Hiểm Hoạ........ Hành Thổ - Xấu

Thiên Tai....... Hành Thổ - Xấu

Thiên Tài....... Hành Thủy - Tốt

Nhân Lộc........ Hành Kim – Tốt

Cô Độc.......... Hành Hoả - Xấu

Thiên Tặc....... Hành Hoả - Xấu

Tể Tướng........ Hành Thổ - Tốt


Quý vị có thể sử dụng một trong hai loại trên để đo đạc và tính toán. Nếu cẩn thận có thể sử dụng cả hai loại thước trên.

Về tính khoa học của thước Lỗ Ban hiện có rất nhiều cách giải thích khác nhau, có thuyết cho rằng đó là sự trải dài của Bát Quái và việc sử dụng thước tuân theo Bát Quái và Ngũ Hành. Song theo khoa học thì ngay cả trong lòng đất cũng tồn tại những dao động với những tần số khác nhau, nhất là những dao động âm trong lòng đất vồn liên tục tồn tại. Vì vậy, nếu kích thước của nhà ở và các yếu tố trùng với bước sóng thì dễ gây ra cộng hưởng và làm giảm sự bền vững. Có thể, cây thước Lỗ Ban là sản phẩm của sự đúc kết kinh nghiệm trong xây dựng để tránh những sự cộng hưởng hoặc phần bụng sóng dao động mạnh, giảm thiểu được rủi ro, tăng tuổi thọ cho nhà ở và vật dụng.

Phong thủy Đông Phương - (Theo Phong thủy Việt Nam)
I thought I made a mistake once but it turned out it was a creative moment.
~ Scott Fleming
User avatar
pleikey
Nhựa Mít
Nhựa Mít
 
Tiền: $313,942
Posts: 5919
Joined: 13 Nov 2008
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng pleikey từ: msn

Re: Tổ Nghề

Postby ramputan » 03 Jun 2009

hey Pleikey, I love the picture of the "handsome man with a big cock!" lol.
Nhân Sinh Bằng Hữu Đa Như Cát
Tri Kỷ Nan Tầm Thiểu Tợ Châu.
User avatar
ramputan
Quả Mít
Quả Mít
 
Tiền: $70,130
Posts: 283
Joined: 06 Nov 2007
Location: Thung Lũng Hoa Vàng
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng ramputan từ: pleikey, msn

Re: Tổ Nghề

Postby pleikey » 03 Jun 2009

ramputan wrote:hey Pleikey, I love the picture of the "handsome man with a big cock!" lol.

hey Ram, welcome to our Knowlege there here (kiến thức đó đây) topic! :D
I think that man is the forefather of poultry :cười:
I thought I made a mistake once but it turned out it was a creative moment.
~ Scott Fleming
User avatar
pleikey
Nhựa Mít
Nhựa Mít
 
Tiền: $313,942
Posts: 5919
Joined: 13 Nov 2008
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng pleikey từ: msn


Return to Kiến Thức Đó Đây



Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 42 guests