Tắm Sông Kiểu... Thái

Những tin tức hay, lạ, vui, và hữu ích cho đời sống.
Xin đừng tranh luận về chính trị, tôn giáo, sắc tộc ...

Moderator: A Mít

Tắm Sông Kiểu... Thái

Postby hcaht » 01 Apr 2007

Tắm sông kiểu... Thái

Người ta nói, ở Tây Bắc, có ba dấu hiệu để nhận biết sự có mặt của những cộng đồng người Thái: thứ nhất là điệu múa xoè, thứ hai là những cối nước ngày đêm giã lúa, ngô và thứ ba là hình ảnh những người phụ nữ mang cả váy xoè tắm dưới dòng suối, sông ấy rất gợi cảm và kín đáo...

Phụ nữ Thái tắm suối là cả một nghệ thuật...


Image
Nét đẹp trên những bến sông cạnh những bản làng Thái.

Nói chuyện tắm...

Chiều ở Bản Mới (Điện Biên) xuống chậm. Sương chiều buông mờ trên ngọn đồi lác đác những mái nhà sàn. Dòng sông Nậm Nhé chảy qua bản tạo một khúc quanh nhiều tâm trạng. Tiếng cối nước giã gạo vẫn vọng lên đều đều uể oải như đo nhịp thở thao thức của dòng sông trong mùa khô hạn. Nhưng trên dòng sông chảy ấy, những suối tóc dài của phụ nữ Thái vẫn mượt mà buông xoã theo làn nước... Chẳng hay ho gì khi đi rình rập cái cảnh người đang tắm. Nhưng chúng tôi cũng như đám đàn ông lớn lên trong những bản làng Thái thì chuyện mẫn cảm với dòng sông nhờ những suối tóc đen ấy để gần hơn với nước là điều dễ cảm thông.

Lò Văn Đôi, một đàn ông trung niên của bản Thái kể rằng, ký ức của ông về bản làng, dòng sông thường gắn với những buổi chiều theo mẹ ra suối tắm. Tuổi dậy thì, lại nôn nao những buổi chiều ra sông nhìn trộm bạn gái tắm. Gã trung niên kể về chuyện rình người khác tắm như một niềm... tự hào. Anh ta bảo đó là nét khó lẫn. Nhiều cuộc tình, nhiều mối quan hệ sẽ được sinh ra từ những bến sông.

Người Thái quan niệm xem những bến sông không chỉ là dòng nước gột bỏ dơ bẩn trên cơ thể mà còn là không gian sinh hoạt cộng đồng, nơi hội tụ sự sung túc, phồn thực và phô trương vẻ đẹp kín đáo, nhuần nhị. Nên trên dòng sông chảy qua những bản làng người Thái, có thể thấy những sinh hoạt đời sống như: giặt đồ, làm thịt súc vật, giã gạo, lấy nước và... tắm. Xét nét bằng con mắt văn minh thì thấy chẳng vệ sinh. Nhưng thử nhìn những dòng tóc khi người phụ nữ Thái cúi đầu phô bờ vai trần trắng mịn trước đất trời sẽ hiểu ngay, dòng sông rất sạch và người ta rất hiểu tâm tính từng mùa, từng dòng chảy của nó.

Điệu xoè Thái uyển chuyển dường như cũng mang tiết tấu tinh tế của những động tác người phụ nữ tắm. Thoạt nhìn tưởng có thể sở hữu ngay những khoảnh khắc phơi lộ vẻ đẹp thân thể, sự bí mật sau làn váy áo. Nhưng không...

Tắm đến đâu, che đến đó...

Với một chiếc váy xoè thường mặc (thường là váy đen), các cô gái Thái biến nó thành một... phòng tắm di động kín đáo nhưng gợi cảm trên dòng sông. Với sự điêu luyện của những động tác hình thể uyển chuyển, các cô gái có thể “vừa mặc vừa tắm”. Nghĩa là tắm đến đâu thì vén váy lên đến đó. Và váy được vén lên buộc kín phần ngực để lần lượt từng phần cơ thể đều được tiếp cận dòng nước tinh nghịch róc rách. Cho đến khi phần thân thể dưới ngực được tắm gội thì những cô gái tiếp tục thả váy xuống và đứng gập người về phía dòng chảy, xoã tóc, tắm phần lưng trần và gội đầu. Rất khéo, cho đến khi tắm xong, váy rất hiếm khi bị ướt dù cơ thể thì đã no say mơn man với dòng nước mát... Sau này, khi cái quần jean quần tây có mặt trong các bản Thái thì người phụ nữ Thái khi tắm suối vẫn... quyết tâm giữ nguyên bộ như thế mà tắm chứ không "xả láng thiên nhiên" như những chị em dân tộc láng giềng.

Các cô gái vừa tắm vừa có thể chuyện trò với những người tắm bên cạnh hay có thể vừa tự nhiên nói chuyện với các chàng trai đang bơi cạnh mình mà không sợ phơi lộ bất kỳ “bí mật” nào của “toà thiên nhiên”.

Phụ nữ Thái đã có chồng thì có tục vấn tóc thành búi trên đỉnh đầu. Khác với con gái, có thể xoã tóc dài quá lưng. Nhưng trước dòng suối, hình như dấu hiệu ấy không có ý nghĩa gì. Tất cả đều có thể xoã tóc và ngâm mình vào dòng suối mượt mà trong trẻo kia để tắm gội. Sự gợi cảm của hình thể đủ để gợi cho nhịp tim của những chàng trai mới lớn đập nhanh hơn cả nhịp thổn thức của tiếng chày của cối nước giã gạo dưới kia.

“Con gái Thái tắm rất kín đáo. Con trai Thái lớn lên ở làng, tắm chung với các cô gái nhưng không bao giờ thấy được gì đâu mà. Họ khéo lắm. Tắm là một nghệ thuật mà có lẽ họ học được từ thời biết thẹn thùng cơ!”- Lò Văn Đôi nói.

Cán bộ bưu chính ở Bản Mới - Trà Cang kể, cách đây năm năm, những chiếc xe máy đầu tiên chạy vào bản này, cả bản kéo nhau ra đường nhìn ngắm. Thời ấy, cô gái bán thuốc tây duy nhất ở bản phải đi bộ ba ngày đường để ra Mường Tè học cái chữ. Nhưng sau 5 năm, người Thái đã sắm xe máy nhiều, quen với phương tiện truyền thông và tỏ ra thích nghi nhanh hơn những người anh em Sila, Khơ Mú hay Hà Nhì, Mông...

Tập quán bay bổng gắn với dòng nước của những bản người Thái khó lẫn vào đâu được. Bến sông trở thành nơi giao lưu tình cảm, nơi gặp gỡ đời thường và thăng hoa xúc cảm con người với nhau. Có lẽ gần sông, hiểu được sự dịch chuyển của nó nên người Thái thích nghi rất nhanh.

Dù thế nào, chiều chiều trên dòng Nậm Nhé, tiếng cối nước vẫn thình thịch nhịp thao thức, bồi hồi của con nước. Đó là nhịp đập được cộng hưởng từ nhịp tim của những cô gái trong làn váy lụa mỏng, xoã tóc vào sông và nhịp tim hồi hộp bay bổng của đám trai tơ Bản Mới.
Không biết ký gì nữa
User avatar
hcaht
Cành Mít
Cành Mít
 
Tiền: $1,794
Posts: 60
Joined: 18 Mar 2007
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng hcaht từ: Saigonian, MuaThuDuoiMua, lehuutai, huynh

Return to Kiến Thức Đó Đây



Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 12 guests