Vàng Lếch “chợ Tình” Di Dân

Những tin tức hay, lạ, vui, và hữu ích cho đời sống.
Xin đừng tranh luận về chính trị, tôn giáo, sắc tộc ...

Moderator: A Mít

Vàng Lếch “chợ Tình” Di Dân

Postby hcaht » 30 Mar 2007

Vàng lếch “chợ tình” di dân

Gần đây, người Tây Bắc rỉ tai nhau, ở Vàng Lếch (thuộc huyện Mường Nhé - Điện Biên) có chợ tình vào mỗi chủ nhật. Khắp mạn ngược này, xưa nay chỉ nghe chợ tình Khâu Vai (Hà Giang) họp vào cuối tháng 3 hằng năm, chưa nghe nhắc đến chợ tình Vàng Lếch bao giờ...

Image

Sáng chủ nhật, chúng tôi phóng xe từ trung tâm huyện Mường Nhé, thả mấy ngọn đèo Lò Xo trên 50km để quay về Trà Cang - Si Sa Phìn. Từ cây cầu Nậm Pô, có con đường đất chạy men sườn đồi, chừng 12km là tới Vàng Lếch...

Cái chợ lưu lạc

Trên các rẻo cao Tây Bắc, những chợ phiên lớn được nhắc đến nhiều như: Sa Pa, Bắc Hà, Đồng Văn, Mèo Vạc... Những chợ phiên, từ chỗ mua bán trao đổi hàng hoá cho đến giao lưu tình cảm của người miền cao bản địa đã trở thành nguồn cảm hứng lớn cho những nhà kinh doanh du lịch. Nhưng Vàng Lếch là một chốn lạ. Một kiểu chợ phiên tự phát ít ai biết và nhờ thế chưa từng bị bê-tông xen vào, tất cả giữ được nét nguyên sơ khó cưỡng.

Người Mông từ trên những rẻo đồi cao của các bản: Nậm Tin, Vàng Lếch, Hội Trá, Nà Hài, Tàng Gio, Hội Tăng... đổ về như những dòng suối thổ cẩm muôn màu. Trên con đường đầy bụi đỏ, chốc chốc lại thấy những chàng trai Mông chở người tình vội vã vượt đèo, cô gái tay ôm chiếc cassette đời cũ, má ửng đỏ; trên dốc, bọn trẻ lóc nhóc chia nhau một cây mía dài hay một que kem trên đường đi chợ về, mấy bà già cõng cả gánh củi như cõng nguyên một bầu trời về chợ... Những hình ảnh ấy toát ra từ không khí, tinh thần chợ phiên truyền thống dần cuốn hút chúng tôi lặn vào đám đông ngập tràn những làn sóng hoa văn thổ cẩm xôn xao một ngọn đồi.

Chưa đến mười gian lán nhỏ lợp tre, bạt tạm bợ nhưng có khi khúc quanh con đường này ngập trong sắc thổ cẩm, có hôm chen chân không lọt. Vàng Vềnh (37 tuổi) đứng tựa vào vách nứa, phả khói mù một khoảng trước mặt bảo, đây là cái chợ theo người Mông lang thang. Không có cái chợ phiên là thiếu cả hồn vía. Thế nên, cứ đến sáng chủ nhật, không ai lên nương cả, con gái phải mặc vào những bộ đồ đẹp nhất, bà già phải gùi con gà, gánh rau, thanh niên dắt ngựa, ôm máy hát đi chợ... “Cả tuần mình đi làm nương khổ rồi. Cuối tuần về chợ chơi mà. Cả người ở xa chợ nhất là bản Nậm Tin 1, ở trên núi cao (cách 5km) cũng đi bộ xuống chợ chơi đó mà!”- Vềnh nói.

Chợ cái nuôi tình

Image

Năm 1994-1996 có nhiều bản Mông di dân từ Lào Cai sang Điện Biên, chủ yếu tập trung vào vùng Trà Cang - Mường Nhé (trước đây là Mường Tè). Chợ phiên Vàng Lếch chỉ được họp trong vòng khoảng 2 năm nay sau khi người Kinh ở mạn ngược mở một vài lán nhỏ bán hàng vào mỗi chủ nhật...

Sau mỗi mùa thu hoạch rẫy nương, một phiên chợ của người Mông Hoa thường mang lại nhiều giác quan: từ hương thơm của nồi thắng cố, đến chén rượu ngô ngất ngất say và nụ cười tươi tắn, ánh mắt đưa duyên, đợi chờ của những thiếu nữ hay sự trầm ngâm đáy mắt những người già... Ít thấy cảnh cãi cọ và thêm bớt. Người Mông nuôi được con gà lớn “đến tuổi đi chợ” thì đan rọ, bồng đi chợ bán. Con gà giá năm mươi ngàn, nếu có ai đó trả giá bốn mươi chín ngàn chín trăm đồng cũng không bán, mà ôm con gà về nhà nuôi tiếp đến buổi chợ sau lại mang ra bán. Và lạ nữa là hiện nay nhiều người Mông đi chợ vẫn chưa làm được tính cộng. Có hai vợ chồng ông lão người Mông nọ gom góp trong chuồng được năm mươi quả trứng gà, dùng lá tranh tết lại. Mỗi tết mười trứng. Khi bán, người mua phải tay này nhận trứng đồng thời tay kia đưa tiền. Cứ thao tác đủ như thế dù số tiền của mỗi tết trứng là bằng nhau.

Chợ phiên, nhờ thế lại càng đông vui và kéo dài từ sáng đến xế chiều. Nghe nói hôm trời mát, thanh niên uống rượu tìm được người yêu, trên đường về bản xa có thể rủ nhau cùng về, tình tự và hẹn hò phiên chợ sau. Người Mông xem chuyện tình dục khá thoáng, họ xem đó là những giao lưu tình cảm đầy thiêng liêng và đáng chia sẻ, không sở hữu. Người đàn ông Mông ở Lào Cai, bạn của một hướng dẫn viên du lịch kể rằng, vợ ông ta có năm người con của năm mặt “tác giả” khác nhau. Nhưng ông ta vẫn lấy làm tự hào vì “con mái đẹp thì nhiều con trống theo”...

Chuyện vợ chồng như thế, thì chuyện tình tự trên đường về sau những phiên chợ của những cô gái, chàng trai Mông tuổi mới lớn là chuyện thuộc về cảm xúc hoang dã, nguyên sơ không gì có thể cầm buộc. Vì thế những phiên chợ càng thêm bồng bềnh, phiêu diêu. Chả trách khi thấy một phiên chợ mới của người Mông được họp nên, nhiều người bảo ngay đó là chợ tình. Vàng Lếch - chợ tình di dân là trường hợp như thế.

Người tình Vàng Lếch

Xế chiều, trên chái tranh đỉnh đồi, cô gái Mông tựa cột nhìn buổi chợ vãn như chờ đợi một người bạn để đường về bản không quá xa. Những bà mẹ gùi con và mớ thức ăn mua được nối đuôi nhau lên đồi. Những đứa trẻ tóc sém nắng chân trần từ nhỏ đã quen sương gió, món quà của chúng là những que kem và mấy lóng mía lót dạ trên con đường về bản đất đỏ, bụi mù...

Đến, để hiểu hơn trong ánh mắt đưa tình của thiếu nữ Vàng Lếch sau buổi chợ có niềm hy vọng rạo rực và nỗi buồn thăm thẳm từ những cuộc du cư không ngừng của dân tộc Mông hơn ba trăm năm qua... Chúng tôi đã đến tìm gặp trong ánh mắt Vàng Lếch một câu hò hẹn để nẻo về nhà không còn xa. Mong cho cô gái tựa cột chờ đợi trên đồi cao sẽ bắt gặp được ánh mắt người tình.

Sưu tầm
Không biết ký gì nữa
User avatar
hcaht
Cành Mít
Cành Mít
 
Tiền: $1,794
Posts: 60
Joined: 18 Mar 2007
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng hcaht từ: lehuutai, MuaThuDuoiMua, Minh Chau, huynh, mitom, haba

Re: Vàng Lếch “chợ Tình” Di Dân

Postby dustoflife » 27 May 2007

hcaht wrote:Vàng lếch “chợ tình” di dân

Và lạ nữa là hiện nay nhiều người Mông đi chợ vẫn chưa làm được tính cộng. Có hai vợ chồng ông lão người Mông nọ gom góp trong chuồng được năm mươi quả trứng gà, dùng lá tranh tết lại. Mỗi tết mười trứng. Khi bán, người mua phải tay này nhận trứng đồng thời tay kia đưa tiền. Cứ thao tác đủ như thế dù số tiền của mỗi tết trứng là bằng nhau.

Chợ phiên, nhờ thế lại càng đông vui và kéo dài từ sáng đến xế chiều. Nghe nói hôm trời mát, thanh niên uống rượu tìm được người yêu, trên đường về bản xa có thể rủ nhau cùng về, tình tự và hẹn hò phiên chợ sau. Người Mông xem chuyện tình dục khá thoáng, họ xem đó là những giao lưu tình cảm đầy thiêng liêng và đáng chia sẻ, không sở hữu.



Ở Vàng Lếch, cũng như Sapa, các bạn có thể gặp những đứa trẻ tóc hơi vàng, mắt hơi xanh. (xin xem hình dưới) Đó là những tác phẩm của cuộc 'tình cho không, biếu không ' của những thiếu nữ thơ ngây và những tay du lịch nước ngoài lợi dụng. Tội nghiệp, mẹ và con vẫn hồn nhiên sống trong xã hội đó. Chỉ tiêc cho xã hội đó vẫn chưa tiến kịp với thế giới để mà biết 'tính cộng trừ 'là cái gì !

Image
dustoflife
Cuống Mít
Cuống Mít
 
Tiền: $8,123
Posts: 120
Joined: 18 Sep 2006
 
 


Return to Kiến Thức Đó Đây



Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 28 guests