Những Điều Cần Biết Về Bão

Những tin tức hay, lạ, vui, và hữu ích cho đời sống.
Xin đừng tranh luận về chính trị, tôn giáo, sắc tộc ...

Moderator: A Mít

Những Điều Cần Biết Về Bão

Postby trungnt » 07 Oct 2006

Có thể bạn đã chứng kiến nhiều trận bão kinh hoàng như bão Xangsane vừa qua đã đổ bộ vào miền Trung nước ta. Song còn những điều liên quan đến bão có thể bạn vẫn chưa hiểu rõ...

“Triệu chứng”... bão

Sóng: Trước khi bão đến, sóng biển bị gió bão thổi dồn thành từng đợt sóng lừng truyền đi trước bão khoảng 1.500 - 2.000km, nhưng rõ rệt nhất là khi tâm bão còn cách xa chừng 1.000km, lúc đó chưa có dấu hiệu gì về áp suất và gió. Thạc sĩ Lê Thị Xuân Lan - phó trưởng phòng dự báo Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ - lưu ý rằng trong những ngày đẹp trời, êm gió... khi đi biển mà thấy từng đợt sóng lừng lên xuống đều đặn, có vẻ hiền lành, im lặng, thứ tự nhịp nhàng thì cần đề phòng cẩn thận, theo dõi tình hình thời tiết liên tục vì có thể đó là một trong những dấu hiệu có bão sắp ập tới.

Nhiệt độ nước biển: cũng theo thạc sĩ Lê Thị Xuân Lan, nhiệt độ nước biển cũng là dấu hiệu quan trọng để nhận biết bão. Nhiệt độ nước biển ở vùng hình thành bão thường cao hơn 26,5oC (riêng ở vùng biển VN thì có cao hơn một chút). Đây là điều kiện cần để hình thành bão. Bà Lan cho biết khi bơi hay lặn mà cảm thấy nước biển nóng hơn bình thường, đồng thời có hiện tượng cá chết nổi lềnh bềnh thì sắp có bão.

Mây: Trước khi có bão, bầu trời thường quang đãng, trong xanh và nắng nóng, oi bức ngột ngạt, sau đó xuất hiện những chùm mây, sợi trắng như lông tơ hoặc như đuôi ngựa, tức hình chữ V, hoặc như một dải lụa mỏng, thường có màu vàng mỡ gà, buổi sớm hay chiều có màu vàng hồng chói hay đỏ thẫm thường xuất hiện khi tâm bão còn cách xa 1.000km. Kinh nghiệm những người đi biển và quan sát trên đảo cho biết nếu mây có màu nhạt, xung quanh tơi như bông thì báo hiệu một cơn bão lớn và đã hình thành từ lâu. Nếu mây rất trắng và từng khối rõ rệt thì báo hiệu cơn bão vừa mới phát sinh, phạm vi nhỏ nhưng mãnh liệt.

Những hậu quả

Gió bão: Gió trong các cơn bão có sức phá hoại rất lớn vì đó là gió giật, thổi từng đợt nhanh rồi lại chậm, làm cho nhà cửa, cây cối rung động, lắc qua lắc lại nên dễ đổ. Khi bão đi qua thì gió lại đổi chiều, thổi quật lại, như thêm một sức vặn, một sức uốn nữa, cho nên cây to, cột điện... cũng bị bẻ gãy. Khi bão đổ bộ, tốc độ gió thường đạt cấp 9-10, có lúc cấp 11- 12.

Mưa: Không phải bão to thì nhiều mưa. Có những cơn bão, gió không to lắm nhưng mưa rất nhiều. Mưa nhiều hay ít còn tùy mùa, bão cuối mùa nghĩa là vào các tháng 9,10 và 11 thì hay mưa nhiều. Thường ở phần phía bắc đường đi của bão, diện mưa rộng hơn và mưa nhiều hơn phía nam. Hầu hết các cơn bão gây nên mưa lớn tập trung trong vùng bán kính từ 100 - 200km quanh mắt bão, thường gây ngập úng nhiều khu vực, lũ lớn trên các triền sông.

Nước dâng do bão: Đôi khi kết hợp với nước dâng do sóng lớn và thủy triều hết sức nguy hiểm cho các vùng ven bờ ở phía bắc tâm bão, cách tâm bão 30 - 50km và có thể trải dài vài trăm kilômet, hủy diệt tất cả những gì tồn tại nơi nó tràn qua. Độ cao nước dâng từ 3 - 5m, có lúc 5 - 7m. Ở các nơi luồng nước bị chặn lại như các cửa biển hẹp thì nước lại lên cao hơn nữa (nên nhớ đây không phải là sóng thần).

Bão trên vùng biển tây bắc Thái Bình Dương được đặt tên từ năm 1945, lấy tên phụ nữ để đặt tên bão nhưng từ năm 1979 có thêm tên của nam giới. Từ 1-1-2000 bão được đặt tên theo danh sách nhiều tên mới và khác nhau. Các tên bão mới của châu Á do các nước thành viên Ủy ban bão của Tổ chức Khí tượng thế giới đặt, được chọn theo thứ tự chữ cái và theo quốc gia có tên đặt cho bão. Riêng bão trên Ấn Độ Dương không có tên. VN đóng góp vào “ngân hàng tên bão” có mười tên: Saomai, Lekima, Bavi, Conson, Sonca, Trami, Halong, Vamco, Songda, Saola.

Sưu tầm
Image
User avatar
trungnt
Múi Mít
Múi Mít
 
Tiền: $32,320
Posts: 471
Joined: 24 Aug 2005
 
 
Món quà tinh thần gởi tặng trungnt từ: Saigonian, sau rieng, NgÆ°Æ¡i vien xu

Return to Kiến Thức Đó Đây



Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 15 guests